Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: cuop.heo
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Thực - Xuất Bản] Không Phải Trò Đùa | Khuất Quang Thụy

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 29-3-2013 23:04:10 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG BA

“ Ký ức về những ngày tháng giang khổ và máu lửa này sẽ mãi mãi đè nặng lên tâm hồn tôi”
Nhật kí của một người lính trinh sát.


I

Từ bến ô tô của thị trấn, anh đi bộ một mạch hơn bẩy cây số về làng. Khi nhìn thấy cây gạo hiện lên trong ánh trăng mờ tỏ ở đầu thôn, anh mới tin rằng mình không lạc đường. Thế có nghĩa là anh đã thực sự khỏi bệnh. Đi bộ mộ mạch bảy cây số không nghỉ ngơi, không bị lạc… ghê thật. Nhưng cũng phải công nhận là nhờ có cây gạo này, nó đã đứng ở đó từ khi anh sinh ra, đã chờ đợi anh hơn mười năm trời khi anh đánh giặc, và đợi thêm ba năm nữa khi anh chữa bệnh… để tối hôm nay đứng đó, cam kết với anh rằng quả thực anh đã về đúng làng mình rồi chứ không lạc như nhũng lần trước.


Anh về làng lần này có lẽ là lần thứ ba hay thứ tư gì đó kể từ khi chiến tranh kết thúc. Lần đầu tiên, từ quân y viện anh trốn về, trên mình chỉ có bộ quần áo của bệnh nhân đã ngả màu cháo lòng. Có trời mà biết tại sao anh lại có thể tìm được bến ô tô, rồi bằng cách nào anh lên được ô tô khi trong túi chỉ có một cái giấy xét nghiệm máu?Ấy thế mà anh lên được ô tô ra được thị xã, rồi lại lên ô tô về Hà Nội. Từ Hà Nội, giữa những đường phố chằng chịt người và xe như mắc cửi, anh vẫn tìm được đường ra bến ô tô Kim Mã để lên xe về huyện lỵ của huyện nhà. Từng ấy chặng đường anh không hề lạc, nhưng khi về đến huyện lỵ, bắt đầu cuộc đi bộ bảy cây số, thì anh không còn biết mình đang ở đâu nữa. Sáng hôm sau, có thể là hai ba hôm sau, người ta tìm thấy anh nằm lịm trong ruộng ngô…Và có lẽ, nhờ cái giấy thử máu, người ta đưa anh lên huyện đội, rồi từ đó người ta tìm cách trả anh về bệnh viện, nơi anh đang điều trị.


Lần thứ hai, anh từ chiếc xe cứu thương kín như hũ nút trốn đi. Hình như người ta đang đưa anh tới một bệnh viện tâm thần nào đó. Giữa đường, những người chuyển thương vào quán ăn uống gì đó. Cánh cửa sau của chiếc xe đã khóa, nhưng anh có cách của anh chứ! Chẳng gì thì anh cũng là lính trinh sát! Anh đập vỡ cửa kính và chui ra ở phía đối diện với cái quán nước kia. Cuộc trốn chạy này rất thú vị vì nó nhắc lại cho anh những  kỷ niệm mạo hiểm khi anh còn là một chiến sĩ trinh sát dày dạn. Chui ra khỏi xe rồi, anh nhìn thấy trong cabin có một cái cặp da. Tim anh đập rộn lên “ Đây hẳn là tài liệu của bọn sĩ quan”. Ký ức về đời lính trinh sát nhắc nhở anh. Anh nhẹ nhàng tiến tới, nhắc lấy chiếc cặp. Rồi cũng nhanh nhẹn, khôn khéo như vậy, anh lẩn nhanh vào cánh đồng mía bát ngát. Tiếc rằng anh không có lựu đạn, nếu không thì chiếc xe nhất định phải bị thiêu cháy ra tro và “bọn sĩ quan” có thể cũng đi đứt. Nhưng bù lại, anh đã có trong tay một cặp tàu liệu, nó sẽ rất có ích cho Bộ tư lệnh Sư đoàn. Qua những tài liệu này sư trưởng có thể biết thằng tư lệnh quân khu hai Nguyễn Văn Toàn đang âm mưu nhũng gì?. Không chừng còn có cả nhũng mật lệnh của đích thân tổng thống Thiệu gửi cho hắn cũng nên. Bây giờ thì có lẽ “bọn sĩ quan” cũng nhậu nhẹt xong! Và …haha, chúng sẽ há hỗ mồn ra vì kinh ngạc khi thấy tên “tù binh” đã trốn thoát cùng với cặp tài liệu mật! Chúng sẽ báo động, sẽ làm cả khu vực náo loạn lên và dĩ nhiên, cuối cùng những tên sĩ quan ngốc nghếch sẽ ra tòa án binh! Ý nghĩ ấy làm anh vô cùng khoái chí. Anh nằm trong cánh đồng mía cho đến hết đêm rồi tảng áng hôm sau mò ra đường vẫy một chiếc xe về Hà Nội. Anh cũng không hề bị lạc trong thành phố đông đúc ấy và vẫn tìm ra bến xe Kim Mã. Anh phải về ngay bộ tư lệnh sư đoàn để trao chiếc cạp quan trọng này! Anh nhớ rằng hình như bộ tư lệnh đang đóng quân ở ngay quê mình và đồng chí sư trưởng đặt sở chỉ huy ngay trong đình Mê Văn. Còn đại đội trinh sát thì đóng quân ở xóm Trình, tiểu đội của anh ở ngay trong nhà Hiền, người yêu của anh. Anh lên xe về huyện lỵ. Tất cả đều ổn thỏa, máy bay địch không hoạt động và bọn thám báo biệt kích hình như đã chết toi hết cả. Anh bắt đầu đi bộ chặng đường bảy cây số về làng Mê Văn. Nhưng … Bỗng dưng anh buồn ngủ đến rũ người ra. Và cuối cùng người ta tìm thấy anh tỏng một đống cỏ khô cạnh một  chiếc lò gạch. Dĩ nhiên họ không tìm thấy chiếc cặp nữa. Bọn kẻ cắp ở quê cũng không phải lại xoàng, chúng có thể tha cho anh, nhưng không vì lý do gì chúng có thể tha cho chiếc cặp, nhất là trogn cặp toàn là tiền và thuốc quý. Anh bị đưa về huyện đội, ở đấy anh hốt hoảng nhìn thấy “tên sĩ quan” đã áp giải anh. Anh ta nhẩy bổ vào anh và hét lên “chiếc cặp đâu rồi?”. Anh mỉm cười thương hại hắn ta và uể oải đáp :”Tao nộp cho Bộ tư lệnh rồi”. Hắn gần như phát điên “Bộ tư lệnh nào, thằng điên, mày quẳng nó ở đâu rồi? trời ơi”!


Anh mỉm cười và tự nhủ :”CHính mày mới đang phát điên lên thì có. Còn tao thì đã hoàn thành nhiệm vụ của tao rồi. Bây giờ chúng mày có thể bắn tao cũng được!”


Dĩ nhiên, người ta trói anh lại, cho anh lên xe và đưa anh tới bệnh viện tâm thần.


Lần thứ ba, anh được cậu em trai lên tận bệnh viện đón về nhà vì bố anh chết. Lúc ấy anh đã gần như khỏi bệnh, bằng chứng là anh đã khóc và chạy lên gặp ông bác sĩ viện trưởng, xin ông cho anh về chịu tang bố. Ông viện trưởng lúc đầu kiên quyết từ chối, nhưng sau thấy anh khóc nhiều quá và có lẽ tin rằng, nếu cứ giữ anh lại thì rất có thể anh sẽ lên cơn kịch phát và công phu điều trị của ông bấy lâu nay sẽ thành công cốc, nên đã đồng ý để cho chú em đưa anh về sau khi đã dặn dò đủ thứ và gói cho một lô thuốc mang theo. Lần này anh đã về đến nhà mình sau hơn mười năm xa cách. Đám tang ông bố anh được cử hành trọng thể vì ông là cán bộ cũ của một Bộ lớn và là một trong ba Đảng viên đầu tiên của huyện nhà. Tuy đau buồn vì sự ra đi của bố anh, nhưng ra đình đã được an ủi rất lớn vì sự trở về của anh. Anh đã khỏi bệnh thật rồi chăng?Có thể là như thế. Thậm chí Mẹ anh, sau tang lễ vài ba ngày đã nói đến chuyện có thể cưới vợ cho anh vào cuối năm tới ngay sau khi giỗ đầu bố anh. Mẹ có lý do để suốt ruột vì bà biết rằng, khi mà chồng bà đã ra đi thì thời gian cho bà nán lại trên thế gian này cũng không còn là bao nữa. Có lẽ mẹ chỉ còn mỗi một việc quan trọng cần phải làm xong ở cõi đời này, đó là việc cưới vợ cho anh mà thôi. Nhưng mẹ đã không kịp làm việc đó, mặc dù mẹ vẫn sống tới cuối mùa đông năm sau.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 29-3-2013 23:05:27 | Chỉ xem của tác giả

Sau tang lễ của bố anh vài ngày, anh tự thấy có nghĩa vụ phải đến thăm gia đình anh trai mình. Trong những ngày tang tóc, anh ấy đã đóng trọn vai trò của một đứa con hiếu thảo. Anh nhận phần việc quan trọng nhất, đó là ciệc tiếp các đại diện cơ quan, đoàn thể từ Hà Nội và các nơi trong tỉnh về thăm viếng. Mãi sau này, anh mới đủ thông minh để tin rằng, đó là một thời cơ tuyệt vời đối với con đường thăng quan tiến chức mà anh trai mình đnag theo đuổi. Hiện nay anh ấy đang giữ chức chánh văn phòng huyện ủy. Con trai cả của một vị cán bộ lão thành, đâu phải chuyện đùa? Chính vì thế mà từ cương vị kĩ sư, trạm trưởng trạm máy kéo, anh bỗng được chuyển sang ngạch cán bộ Đảng và có lẽ trong tương lai không xa, anh ấy sẽ là bí thư huyện ủy!


Hôm anh lên huyện lỵ thăm anh trai (lúc đó còn là trạm trưởng trạm máy kéo) anh đã phải sững sờ khi đứng trước cái cơ ngơi mới xây dựng của anh trai mình. Đó quả là một biệt thự xinh đẹp và kiểu cách, thoạt trông cứ như một chiếc tàu thủy mắc cạn với mặt tiền phết đủ các màu sắc sặc sỡ. Rất tiếc rằng anh không có thời gian để tiến hành cuộc tham quan bên trong ngôi nhà. Vì …khi anh vừa lách  qua chiếc cổng sắt khép hờ để vào bên trong khu nhà thì từ xó xỉnh nào đó, một con chó béc giê to như một con bê con hùng hổ lao ra. Và ngay lập tức, anh nhớ rằng sau lưng anh là mười bảy lớp hàng rào dây thép gai và tổ trinh sát của anh do đồng chí chủ nhiệm trinh sát sư đoàn trực tiếp chỉ huy đang bám sát ngay sau lưng anh. Nếu cho chó khốn khiếp này mà kịp lên tiếng báo động thì lập tức, bão lửa sẽ trùm ngay lên đầu các anh, sẽ khó có ai còn kịp chui lộn trở ra qua mười bày lớp rào để sống sót trở về. Thế là, nhanh như một tia chớp và dũng mãnh như một con hổ, anh lao tới ôm ghì lấy con chó, dùng khủy tay kẹp chặt lấy cổ nó, mặc cho nó ra sức vùng vẫy và dùng cả bốn chân với bộ móng vuốt sắc như dao cào xé khắp người anh. Con chó được nuôi dưỡng tử tế và được giáo dục kỹ lưỡng về lòng trung thành đã chiến đấu với anh vô cũng quyết liệt. Mắt người và mắt chó cùng long lên sòng sọc, cùng thở như bão và cùng gầm gừ , dữ tợn như nhau. Nhưng chó thì không thể kêu to được vì cổ đã bị kẹp cứng trong cánh tay cứng như thép của người lính trinh sát, còn anh thì dĩ nhiên không thể kêu lên để gọi đồng đội tới chi viện khi đang ở bên trong mười bảy lớp rào thép gai của căn cứ địch. Cuộc vật lộn đã sắp đến hồi kết thúc thì bà chị dâu anh từ trong nhà chạy ra. Chị đứng sững lại, miệng há hốc nhưng không làm sao có thể kêu lên một tiếng. Cảnh tượng đang diễn ra trước mắt chị ta thật khủng khiếp! Chừng một phút sau chị ta mới kêu thét lên được một tiếng. Tiếng kêu thất đảm của chị đã báo động kịp thời cho anh chồng và cánh bạn bè của anh đang nhậu nhẹt trên gác, họ rầm rầm chạy từ trên gác xuống và…cũng thất kinh khi nhìn thấy cảnh tượng quái dị kia. Nhưng cuộc chiến đấu giữa người và chó đã đến lúc phân thắng bại. Anh thấy con chó đã thôi không còn cào xé nữa và mềm oặt trong cánh tay anh. Anh mệt mỏi buông tay ra, con chó rơi phịch xuống đất và hoàn toàn bất động. Anh đưa tay vuốt mồ hôi và máu trên mặt mình, nhìn trân trân vào cái đám người xanh đỏ đang trố mắt ra hết nhìn anh lại nhìn con vật. Bà chị dâu của anh là người đầu tiên tỉnh trí và thấy hết quy mô của tấm thảm kịch. Chị bỗng lao tới xác con chó vừa lay nó vừa tru tréo lên “ Trời ơi! Thằng khốn nạn! Thằng điên rồ kia!Mày giết chết con chó của tao rồi!” Mấy người đàn ông cũng bắt đầu lao xao lên tiếng. Anh nghe thấy tiếng của anh trai mình vang lên trong cái mớ âm thanh hỗn độn ấy “Cẩn thận! Nó lên cơn đây! Các cậu tìm cách trói nó lại cho mình”.


Nhưng rất tiếc rằng lúc đó anh lại rất tỉnh táo. Anh bình thản nói với anh trai mình “ Em không điên đâu, nếu anh chị tiếc con chó thì em sẽ đền. Nhưng đừng có ai đụng vào người tôi”. Nói rồi anh lặng lẽ bước vào nhà  anh chị mình ,t ìm nươc rửa mặt, rửa các vết thương do chó cào, lấy một chiếc áo cũ của anh trai mình thay cho chiếc áo đã rách tan, ra giếng múc một gấu nước lạnh lên uống một hơi rồi lặng lẽ bước ra cổng. Trong khi bà chị dâu vẫn đang gào khóc, kể lể, chửi rủa và cánh đàn ông vừa theo dõi mọi hành động của anh vừa rì rầm bàn tán.


Hôm sau anh bảo cậu em út mượn xe máy đưa anh tới bệnh viện. Anh buồn bã báo cáo với bác sĩ sự việc không hay ấy và xin được chuyển về một bệnh viện thần kinh của trung ương để điều trị thêm. Vết thương trên đầu lại tiếp tục hành hạ anh, anh tưởng rằng mình sẽ không có hy vọng ra khỏi nhà thương điên. Nhưng thật lạ lùng, đến bệnh viện mới anh không lên một cón nào nữa và ngày càng béo ra. Để thử thách trí não của mình, anh mua mấy cuốn sách tự học tiếng Nga về học thử và thấy trí nhớ của mình vẫn tốt, anh học khá nhanh và bây giờ có thể đọc được báo tiếng Nga. Anh được chuyển về trại an dưỡng của tỉnh, ăn chơi ở đó sáu tháng trời và rồi thì người ta quyết định cho anh xuất ngũ.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 30-3-2013 22:51:18 | Chỉ xem của tác giả
II

Anh đã được xuất ngũ, đã chữa khỏi bệnh, đã trở về, nhưng mẹ anh thì đã qua đời.  Anh sẽ không bao giờ tha thứ cho anh trai mình vì đã không báo tin mẹ mất cho anh. Những ngày ấy, anh đã hoàn toàn khỏe mạnh, đang nằm dài ở trại an dưỡng, nhưng có lẽ anh trai của anh sợ rằng anh sẽ lại lên cơn nên đã không cho anh biết tin. Sau đó chừng hơn một tháng, anh ấy đã tới trại an dưỡng, , đã rào đón đủ điều rồi mới cho anh biết cái tin khủng khiếp kia. Anh như chết lặng đi, nhưng lạ lùng thay anh không khóc ngay được mà chỉ khẽ nói “ Anh là một kẻ tàn ác”, rồi lặng lẽ trở về phòng mình, lên giường trùm chăn kín. Chỉ đến lúc ấy anh mới khóc được. Anh khóc lặng lẽ, âm thầm suốt mấy ngày trời, người anh gầy rộc đi.  Chính vào những ngày ấy, anh đã quyết tâm tìm cách xin được trở về làng, mặc dù anh được xếp vào loại thương tật bậc cao, nếu muốn có thể sống ở trại suốt đời. Anh không xin phép về thăm mộ mẹ ngay lúc ấy, anh thầm hứa với người sẽ trở về sống trên mảnh đất quên hương của người. Chỉ khi nào nắm trong tay mọi giấy tờ thủ tục để có thể trở về với cuộc sống của một người bình thường anh mới trở về đến bên mộ mẹ mà thưa rằng :”Thưa mẹ, con đã trở về đây và sẽ sống bên mẹ suốt quãng đời còn lại. Dù đó là những tháng ngày hạnh phúc hay đau khổ thì con cũng sẽ ở bên mẹ, tìm sự che chở và an ủi từ nơi mẹ đã nằm xuống! Thưa mẹ, hôm nay con đã trở về đây, trên người con đầy thương tật nhưng lòng con vẫn vẹn nguyên, trái tim con vẫn dạt dào niềm yêu quê hương xứ sở và lòng tin yêu con người”. Anh gần như nói lên thành tiếng những ý nghĩ ấy khi bước trên con đường nhỏ rẽ vào ngõ nhà mình.


Anh đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc trở về lần này, từ giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng đến các lại giấy tờ chứng nhận sự thương tật của anh, để hàng tháng có thể lãnh một khoản tiền trợ cấp nào đó. Anh cũng đem về được một số tiền, không hiểu những khoản tiền gì người ta cấp cho anh cùng với các loại giấy tờ…Số tiền này anh sẽ làm gì nhỉ? Thực tình anh đã hoàn toàn quên thói xấu tiêu tiền của con người. Đến nỗi, khi xuống ô tô ở thị trấn, rẽ vào một cửa hàng nhỏ anh rất đỗi ngạc nhiên khi anh chỉ đưa ra một tờ giấy năm mươi đồng mà cô bán hàng đưa lại cho anh một lô bánh mì. Anh sẽ làm gì với số tiền còn lại? Chắc rằng cậu em út thông minh của anh sẽ giúp anh việc này. Đáng lẽ anh phải mua một cái gì đó cho nó. Và …mua một cái gì đó cho Hiền. Anh cũng không hiểu tại sao cô ấy vẫn chờ mình trong khi cả gia đình cô ấy đã cam đoan rằng sẽ không bao giờ để cô ấy lấy một thằng điên! Chính anh trai cô ấy đã được chứng kiến “vụ con chó” và đã mô tả nó trước toàn thể gia đình anh ta như một sự kiện khủng khiếp. Nhưng, như lời kể của Hiền trong thư viết cho anh, cô ấy được một trận cười no nê. Vì  theo như cô biết thì người hỉ hả nhất về việc con chó bẹc giê bị siết cổ chết chính là anh trai cô chứ không phải ai khác. Anh cô, là cán bộ cấp dưới của Ân (đâu như phụ trách việc chạy vật tư xăng dầu cho trạm). Hàng ngày, ngoài công việc của trạm, sáng nào anh cũng phải sang lò mổ của cưa hàng thực phẩm huyện xin cho con chó của ông trạm trưởng chừng nửa cân các thứ phổi phèo bạc nhạc, coi như đó là một bộ phận trong toàn bộ nghĩa vụ của cấp dưới đối với cấp trên. Anh tận tụy là công việc đó “suốt cả năm trời”. Để bù lại, ông trạm trưởng lờ đi cho anh những vụ làm ăn “khó hiểu”, những chứng từ hóa đơn đáng ngờ, và thỉnh thoảng hứa là khi nào anh ta lên bí thư hay chủ tịch huyện thì nhất định sẽ “mang anh theo”, mà điều đó nhất định sẽ phải đến. Tuy anh trai cô tận tụy như thế nhưng con chó cũng không hề biết ơn, không ngày nào anh không bị nó làm cho hết vía. Mỗi khi anh bước qua cái cổng sắt ấy là anh lại run lên. Nếu không bị xích thì thể nào cái con khốn khiếp ấy cũng lao tới, chồm lên tận mặt anh mà sủa, có lần nó còn liếm cả lên mặt anh nữa. Anh căm thù con chó, nhưng dĩ nhiên không được biểu lộ điều đó ra ngoài, trừ việc than thở với cô em gái của mình. Vì thế nên hôm ấy anh đã run lên, không phải vì sợ mà vì vui mừng không phải vì sợ mà vì được chứng kiến cuộc chiến đấu hào hùng giữa em trai người trạm trưởng máy kéo và con chó bẹc giê gốc Đức. Cái chết của con chó đã giải phóng cho anh khỏi cái công việc nhục nhã là mỗi sáng một lần tới lò mổ để xin ăn cho nó.” Những ngày ấy trông anh trai em thật thích,lúc nào anh ấy cũng tươi tỉnh, vui vẻ và hình như béo ra nữa”. ( Hiền đã viết như vậy). Nhưng hạnh phúc của anh không lâu bền, chỉ hơn một tháng sau ông trạm trưởng đã lôi ở đâu đó về một con chó bẹc giê khác, làm như không có bẹc giê thì nhất định không phải là một ông cán bộ quan trọng và đang lên ấy. Thế là nỗi khổ ải của anh ta lại bắt đầu. Nhưng bù lại thì cũng xứng đáng. Ông trạm trưởng đã trở thành ông chánh văn phòng huyện ủy và anh ta thì đã được lên chức trạm phó. Nhưng chức vụ cao hơn thì trách nhiệm cũng nặng hơn! Ông chánh văn phòng của anh ta bây giờ đã có những hai con chó béc giê. Và ông chánh không tín nhiệm bất cứ ai ngoài ông trạm phó trong công việc nặng nề này. Đâu như một lần, thấy anh ta ca thán rằng bây giờ công việc nhiều quá do có những trách nhiệm mới, nên anh sợ là sẽ không…Ông chánh văn phòng đã nói ngay “ Nếu anh bận quá thì có thể bỏ quoách cái trạm ấy cho chúng nó, về làm nhân viên văn phòng huyện ủy với tớ cho vui”. Ông trạm phó vội vã tìm cách cứu chữa cái sư dại mồn dại miệng của mình bằng cách hứa dù nay mai có được thủ trưởng cất nhắc lên cái chức trạm trưởng, thì anh ta cũng “ không thể trao cái việc quan trọng này – tức là việc tiếp phẩm cho hai con béc giê -  cho bất kỳ ai được”.


Hiền đã viết cho anh tất cả những chuyện ấy trong những lá thư nửa tháng một lần, đều đặn như chế độ báo cáo vậy. Những điều ấy đã giúp anh có đề tài để góp vui với anh em bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần và … hình như đóng một vai trò khá quan trọng trong việc chữa bệnh của anh. Mặc cảm của người mắc chứng điên vợi đi đến một nửa, khi biết rằng ở ngoài đời người ta có thể điên hơn cả mình.


Nay mai anh sẽ phaỉ tới thăm Hiền, liệu anh có thể nói thẳng với cô rằng :”Đã đến lúc chúng ta có thể cưới nhau rồi đấy, em thân yêu ạ”. Hay anh phải nói :”Anh đã trở về, đã hoàn toàn khỏi bệnh và đã đến lúc chấm dứt những ngày tháng chờ đợi dài đằng đẵng của em” hay…phải nói hoàn toàn khác. Trong cái khoảng thời gian hơn mười năm anh đi đánh giặc và bị bệnh tật, mọi sự ở đời dường như đã đổi khác, nhưng có lẽ tình yêu thì vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi, vẫn cũ kỹ như hàng nghìn năm trước. Anh tin là như thế,  ít nhất là tình yêu của em, tình yêu mà em dành cho anh.


Hình như chính thứ ánh sáng dịu dàng bền bỉ ấy của tình em đã giúp anh vượt qua những tháng ngày tối tăm nhất của đời mình. Giúp anh vượt qua được vực thẳm của sự vô tri vô giác để giành lại ánh sáng cho trí tuệ và nhân tính. Cuối cùng, đêm nay, anh đã lần theo ánh sáng bền bỉ ấy để tìm ra lối ngõ nhà mình.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 1-4-2013 21:10:12 | Chỉ xem của tác giả
III

Trong sân nhà anh đang có một cuộc vui. Khoảng chừng hơn chục chàng trai và cô gái trạc tuổi em trai anh, say sưa lắng nghe một người trong số họ vừa chơi đàn ghi ta vừa hát. Anh nhận ra một bài hát của Trịnh Công Sơn, bài hát về một anh phi công chết trận mà anh đã biết từ những năm còn ở chiến trường. Vì bài hát này mà cậu Tiến bị khai trừ lưu Đảng ba tháng. Ngày ấy người ta “dị ứng” một cách tự nhiên  với tất cả những gì từ phía bên kia. Ngày ấy cũng không ai biết rằng tác giả của bài hát đó là một nghệ sĩ chống chiến tanh tích cực bằng vũ khí nghệ thuật của mình ngay trong sào huyệt kẻ thù. Những bài hát nói về cái vô nghĩa của chiến tranh, về nỗi buồn của những tâm hồn bị lưu đày của những người lính phía bên kia cũng bị coi là “cấm kỵ “ với những người lính phía bên này. Ai cũng công nhận đó là điều hiển nhiên và cần thiết, bời vì ai cũng biết, con người dù ở bên này hay bên kia của chiến tuyến thì cũng có trái tim giống nhau. Cái buồn  bã vô vọng của người lính phía bên kia cũng có thể bị lây sang phía bên này nếu không có những biện pháp “tiêm chủng” và phòng ngừa. Nhưng đó là nỗi lo xa xôi của những nhà chính trị, chứ nỗi vui buồn của người lính và sự hình thành nhân cách cách của họ đâu chỉ vì những bài hát. Tiến đã bị kỉ luật, nhưng trong những đêm “chỉ có lính trinh sát với nhau” cậu ấy vẫn làm cái công việc đáng yêu là hát những bài “nhạc vàng”, chủ yếu là những bài của TRịnh Công Sơn cho anh em nghe để giải sầu và giữ vững tinh thần trong những ngày tháng quyết liệt ấy! Cuối cùng thì cậu ấy cũng nằm xuống như anh chàng phi công kia trong một trận “tao ngộ chiến” với bọn biệt kích của quân khu hai ngụy.


Vậy mà bây giờ bài hát ấy đã vang lên ở đây, ngay trên thềm nhà anh? Anh ngỡ ngàng giống như hôm nào, anh tỉnh dậy sau những ngày đầu óc u mê, anh nhìn thấy một chiếc xe hon đa vậy. những thứ ấy đã ra miền Bắc nhanh hơn cả những cuộc trở về của các anh.  Nhưng ai hát mà lạ vậy? anh nhận ra cái giọng nửa Bắc nửa Nam của một người thanh niên, anh ta có giọng ấm và vang, phù hợp với những bài hát loại này. Nhưng người hát là ai nhỉ? Làm sao anh có thể biết được. Tốt nhất hãy cứ bước vào nhà đã. Anh tự nhủ như vậy và mạnh dạn bước tới. Khi anh hiện ra sừng sững trên sân nhà thì tiếng hát bỗng ngừng và tiếp đó là những tiếng reo lôn xộn “A, anh Tình, anh Tình về đây này Nghĩa ơi!”Mọi người lao xao chạy tới, và, anh lập tức rơi vào vòng tay ôm chặt của em trai mình.


-         Lần này anh về thật đấy chứ? – Nghĩa vừa thở dồn dập vì xúc động, vừa hỏi?


-        Cứ coi như vậy?


-        Thế thì hay quá… Em cũng đang chuẩn bị để đi đây!


-        Đi đâu? – Anh hỏi, thoáng sững sờ.


-        Đi lính chứ còn đi đâu, đã có giấy gọi rồi đây.


Đám thanh niên ồn ào lên một lúc rồi lặng lẽ giải tán dần, hình như họ có ý hơi ngại gây ồn ào, ai cũng biết rằng Tình đã bị bệnh tâm thần.


-        Ở chơi đã các chú! – Anh vớt vát lên tiếng nhưng cánh thanh niên đã đứng dậy lễ phép chào anh. Khi mọi người đã về cả, anh quay vào nàh thì thấy vẫn còn một người đang đứng đó, dáng vẻ bẽn lẽn.


-        Đây là Đô, con chú Đốc, ở trong kia mới ra đấy.


-        Chú nào? – Anh ngỡ ngàng hỏi.


-        Chú Đốc, em ruột chú Sang nhà mình ấy.


Anh không làm sao biết được em ruột chú Sang là ai.


-        Chú ấy vào Nam làm ăn từ những năm bốn mươi kia mà.


-        A, thảo nào – Anh quay sang anh thanh niên tên là Đô theo hệ tộc thì anh ta là cháu của anh -  Chú với ông ra hồi nào?


-        Dạ, ba con mới đưa tụi con ra tuần trước ạ.


Anh ngước nhìn người thanh niên và đoán chừng anh ta bằng tuổi mình.[/p

-        Chà… vậy là họ Kiều nhà mình có một nhánh tận trong đó cơ đấy. Nhà ta ở tỉnh nào trong đó?


-        Dạ, ba má con ở Sài Gòn luôn.


-        Chú ngồi xuống đi – Anh thân mật nhắc Đô – anh em trong nhà thôi mà.


-        Dạ, xin phép ông, con ngồi.


Gương mặt dày dạn, từng trải, nước da sạm nắng và bộ ria con kiến ngang tàng kia thật trái ngược với vẻ lễ phép khiêm nhường của Đô, khiến anh đâm tò mò muốn biết “thằng cháu” của mình thực sự thế nào?


-        Hai cha con ăn nghỉ ở đâu? Anh hỏ.


-        Dạ , bên bác Sang ạ


-        Nếu ông và chú muốn thì sang tôi ở cho tiện, bên chú Sang đông người, nhà lại quá chật chội, còn bên này nhà chỉ có hai anh em tôi.


Anh thanh niên nửa Bắc nửa Nam mỉm cười:


-        Dạ, đâu có được. Bác Sang con nói đã ra đây thì không có được đi ở nhà ai ngoài nhà bác.


Nghĩa bưng ra một bộ ấm chén và một phíc nước. Đô cũng đã tự nhiên hơn, họ vừa uống trà vừa trò chuyện. Anh quan tâm trước hết đến việc mà Nghĩa vừa thông báo.


-        Chú đi bộ đội thật đấy à?


-        Vâng, giấy báo gửi tới chiều hôm kia. Em đang lo không biết giao nhà cửa vườn tược cho ai thì anh về. Thật là may…- Nghĩa khẽ thở dài – Giá như mẹ còn thì mọi việc thật đơn giản.


Tình bỗng thấy lòng mình nhói đau, anh không muốn để Nghĩa phải lo lắng nên đành tặc lưỡi:


-        Mẹ cũng đã hơn bảy mươi tuổi rồi còn gì…


-        Em biết… anh giận em và anh Ân lắm…


-        Thôi, không nhắc đến chuyện đó nữa – Tình vội gạt đi – Nhưng sao anh Ân không xin hoãn cho em, em đang đợi kết quả thi đại học kia mà…


-        Em đã có giấy báo điểm thi rồi. Em đỗ. Nhưng… em không muốn phải nói với anh Ân, nhờ anh ấy chạy chọt cho mình. Thâm tâm anh ấy muốn em đi đợt này.


-        Sao lại vậy?


-        Vì … vấn đề gọi thanh niên nhập ngũ đang là vấn đề nóng bỏn hiện nay. Lại bắt đầu có chiến tranh mà. Anh Ân không muốn nêu một gương xấu. Anh ấy đang là người có uy tín trong huyện mà…


-        Không được, mai tao sẽ lên gặp anh ấy, bắt anh ấy phải đi xin hoãn cho mày. Họ cũng phải biết rằng hoàn cảnh nhà mình như thế nào chứ?


-        Thôi anh – Nghĩa khẽ nhăn mặt – em đi một hai năm rồi trở về học cũng được. Anh em mình cũng không nên làm phiền anh Ân nữa. Vả lại, chúng em đi bộ đội bây giờ có gian nan vất vả như các anh hồi đánh Mỹ.


-        Nhưng … hình như lại đang bắt đầu một cái gì đó đấy. nghe nói tình hình biên giới trong kia căng thẳng lắm.


Nghĩa tặc lưỡi:


-        Chuyện vặt vãnh thôi mà


-        Sao lại có thể là chuyện vặt vãnh được? Tình ngắt lời em – Chú chưa biết gì về chiến tranh nên mới nghĩ nông nổi như vậy. Đã đụng đến bom đạn thì không còn là trò đùa nữa đâu.


-        Dạ thưa ông đúng là như vậy – Đô từ nãy đến giờ vẫn im lặng bỗng lên tiếng – Không thể xem thường chiến tranh được đâu. Cháu ở trong đó gần những nơi xung đột hơn, nghe chừng cũng không êm thấm lắm đâu. Trên Tây Ninh đã có những người tính bán bỏ nhà cửa ruộng vườn để chạy đi tới nơi khác, bệnh viện Thống Nhất đã đông nghịt thương binh rồi.


-        Thế đấy – Tình bỗng trầm ngâm suy nghĩ. Một lát sau như sực tỉnh, anh đứng dậy bước vào nhà. Trên bàn thờ vẫn đỏ đèn. Anh lặng lẽ bước tới châm một nén hương lên bàn thờ rồi rì rầm trò chuyện với người mẹ đã quá cố. Đằng sau anh, Nghĩa đứng tựa vào bậu cửa, khóc rấm rứt. Tấm hình của mẹ mở tỏ trong đèn và trong hương khói. Tiếng mẹ như từ đâu đó xa xôi lắm vọng về. Mẹ nói với anh những lời giản dị nhưng vô cùng quan trọn “Con trai của mẹ ơi, thế là cuối cùng con đã trở về. Mẹ có lỗi vì đã không chờ đợi được đến ngày con trở về. Nhưng mẹ mệt mỏi quá rồi. Mẹ đã sống hơn bẩy mươi năm trong cõi đời này. Mẹ cũng chẳng chuẩn bị được gì cho con để cuộc sống của con đỡ nhọc nhằn hơn sau những năm ở mặt trận trở về. Bây giờ con phải bắt đầu lại tất cả. Nhưng mẹ tin rằng con sẽ đứng vững trước cuộc đời còn nhiều khó khăn này, một khi kẻ thì đã không quật nổi con thì con sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống. Nhưng hãy coi chừng, cái ác không chỉ có trong tâm địa của kẻ thù, mà có khi nó ở ngay trong lòng bạn bè đồng chí. Con là người tốt, nhưng người tốt muốn chiến thắng cũng phải có sức mạnh con ạ!”.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 3-4-2013 20:19:15 | Chỉ xem của tác giả
IV

Tiếng gõ cửa vang lên dồn dập. Nghĩa vẫn ngủ ngon, đối với nó tiếng gõ cửa kia chẳng hơn gì tiếng vo ve của những con muỗi. Nó đang ở vào độ tuổi ăn ngủ vui chơi và hy vọng.  Nhưng nó sắp trở thành một người lính và như thế nghĩa là cuộc đời nó sắp có một bước ngoặt lớn. Nhưng cũng như anh ngày nào, lúc này nó đang tin vào sức mạnh của mình, nó đang mơ ước và hy vọng, đang dư kiến cho tương lai những gì đẹp đẽ và cao thượng nhất. Cầu mong nó gặp may mắn hơn anh trong quãng đời cầm súng nếu như đó là một quãng đời không thể tránh được của mỗi người.


Tiếng gõ cửa lại vang lên dồn dập.


Ai có thể tới vào lúc này? Ai? Ngôi nhà của những chàng trai chưa vợ này có gì hấp dẫn đâu? Những ngày tới lại càng buồn. Những cậu thanh niên, bạn bè của Nghĩa sẽ không đến đây ca hát nữa. Sẽ có những người khác thường lui tới đây với anh, những chàng thương binh hoặc bộ đội đã phục viên, những anh chàng mà bom đạn của Mỹ coi là xương xẩu quá, hoặc có thể có cả những anh chàng may mắn. Có không ít những anh chàng may mắn đâu. Nhưng những anh chàng may mắn ít lui tới đây với anh hơn, họ còn bận bịu với những công việc do những chức vụ và cương vị mới sinh ra. Trong số họ cũng có không ít những người tốt.


Nhưng ai gõ cửa?


-        Ai đấy?- anh khẽ hỏi nhưng vẫn nằm trong giường, anh ngỡ rằng mình đang mơ.


-        Em đây mà, anh Tình…


Tim anh bỗng đập rộn lên. Anh vội choàng dậy, vội vã mặc quần áo, anh bỗng run lên, không làm sao cài được khuy áo. Tiếng gõ cửa lại vang lên dồn dập.


-        Anh Tình…


-        Anh ra ngay đây – Giọng anh run rẩy. Nhưng anh làm sao thế này? Đáng lẽ phải đi ra cửa nhưng anh lại bước tới bên bàn thờ mẹ “Mẹ ơi, cô ấy đến đấy, con phải làm gì bây giờ?” “Con hãy ra mở cửa, và hãy yêu thương cô ấy” “Nhưng … nhưng con đã làm được gì mà xứng đáng hưởng tình yêu của cô ây?” “ Đừng có đặt câu hỏi đối với những người yêu thương mình con ạ”


Tiếng gõ cửa lại vang lên. Anh bước tới nắm lấy chốt cửa. Anh đứng bất động một vài giây để tự trấn tĩnh rồi nhẹ nhàng, thận trọn rút then cửa. Khi cánh cửa vừa hé ra , theo bản năng của người lính, anh thận trọng né người qua một bên như để tránh một luồn đạn, một lưỡi dao.  Nhưng một cái bóng trắng toát nhanh nhẹn lách vào cùng với một hơi thở nóng hổi dồn dập.Anh ôm choàng lấy cái bóng ấy. Một thân thể nóng hổi, ngát hương “Em, anh đây”. Giọng người con gái thì thào mệt mỏi :”Kìa anh, buông em ra chứ, anh điên à?” “Ừ, anh điên, anh vừa ở bệnh viện tâm thần ra mà” “Nhưn anh khỏi rồi, đúng không?”. “Có thể anh sẽ phát điên bất cứ lúc nào”. “Ứ, không được, kìa nhẹ tay chứ, anh bóp chết em bây giờ!”.


Họ cùng bước ra sân. Ồ, hoá ra trời chưa sáng rõ.


-        Em biết anh về à?


-        Biết chứ.


-        Ai báo tin cho em?


-        Không ai báo tin. Em..  nằm mơ. Mà không, rõ ràng em thức dậy rồi. em ngồi dậy hẳn hoi, châm đèn và bỗng nhìn thấy anh. Y như thế này. Em thấy anh đứng ở đầu hè, nhìn ra ngõ và vẫy tay gọi ai đó. Có lẽ, anh cũng nhìn thấy em, phải không?


-        Có lẽ, anh khẽ thốt lên.


-        Thế là em vội vã chạy đến đây ngay. Em chưa kịp chải đầu, chưa kịp thay quần áo nữa. em nghĩ rằng phải đến nhanh kẻo rồi anh sẽ lại biến đi mất.


Anh ôm chặt cô hơn nữa. Rồi bất ngờ, anh kéo cô xuống ngôi nhà ngang. Cô vừa bối rồi, hãi hùng vừa để mặc cho anh kéo mình đi hệt như cô chỉ là một hạt bụi sắt còn anh thì là một thanh nam châm vậy. nhưng cô thực sự hoảng hốt khi anh đóng chặt cửa lại, cài then kỹ càng và kéo cô tới chiếc phản gỗ.


-        Anh…định làm gì thế?


-        Anh chỉ… yêu em thôi…! Hiền…! – Vừa thở gấp, vừa kéo cô nằm xuống bên mình.


-        Không…anh Tình…chúng mình còn phải cưới nhau đã…


Cô mệt mỏi chống đỡ, giọng cô chơi vơi hụt hẫng nhưng cô vẫn nằm gọn trong vòng tay của người yêu.

-        Rồi chúng ta sẽ cưới…có sao em? Anh …không thể chờ đợi lâu hơn nữa…Anh yêu em…


-        Nhưng…anh đã khỏi hẳn chưa? Em sợ…em sợ …cho con sau này…


Cô thở dốc từng hồi, người cô bỗng nóng ran lên dưới bàn tay vuốt ve của anh. Cô lả đi như vừa đi bộ một chặng đường dài và bây giờ đã tới đích. Bây giờ thì anh sẽ mãi mãi là của em, mãi mãi bên em. Anh đi lâu quá rồi. Đi từ khi em còn nư một con bé con. Ngày ra đi anh chỉ nói với em rằng hãy đợi ngày anh trở về. Và em đã đợi. Vậy thì việc gì em phải đợi lâu hơn nữa? Hơn mười năm chờ đợi chưa đủ sao?. Khi anh bị bệnh, người ta nói rằng anh đã bị điên, mãi mãi không bao giờ trở thành một người bình thường. Nhưng em không tin. Không thể có chuyện vô lý như thế khi mà em đêm nào cũng cầu trời khấn phật cho anh bình yên trở về. Người ta bảo em phải đi đội bát nhang, phải đi cầu đi cúng cho anh gặp may mắn. Tháng nào em cũng đi chùa, chẳng lẽ công lao của em đổ xuống sông, xuống biển hay sao? Cuối cùng thì thần phật cũng công bằng, em không quá mê tín đâu, nhưng em tin rằng phải có một nơi nào đó người ta biết tới lẽ công bằng. Nơi ấy có thể em chưa tới, nhưng bao giờ em cũng ngưỡng vọng, thành kính, vậy thì thật vô lý nếu em không được hạnh phúc.


Họ quyện chặt lấy thân thể nhau, tan hòa trong nhau, không còn biết tới thời gian, trời đất. Hình như mặt trời đã lên ánh nắng ban mai như những ánh mắt tò mò, tinh nghịch chiếu qua khe cửa, chim chóc đang cãi nhau chí chóe ngoài vườn.


-        Anh…em phải về thôi. Muộn quá rồi.


-        Không. Anh không cho em đi đâu cả buổi sáng nay cả - Anh quả quyết trả lời và lại ôm chặt lấy cô.


-        Trời ơi! Không thể được đâu. Cả nhà sẽ nháo nhác lên vì không thấy em đâu cả.


-        Anh sẽ bảo Nghĩa sang nói với gia đình rằng em đang ở đây.


Cô vùng dậy, sững sờ nhìn anh:


-        Anh là sao thế? Anh không biết rằng như thế có khác nào…[/p

-        Không sao cả đâu. Không ai dám làm gì em đâu.


-        Anh Tình, - cô bỗng gục đầu vào ngực anh khóc rấm rứt.- Anh cũng biết rằng em yêu anh bao nhiêu chứ? Nhưng…chúng ta phải cưới đã…Sau đó… anh có thể nhốt em trong buồng cả tháng cũng không sao. Nhưng.. bây giờ phải cho em về…


Giọng năn nỉ tội nghiệp của Hiền, khiến anh không thể không nao núng. Anh khẽ thở dài, nới vòng tay đang ghì xiết thân hình người yêu.


-        Thôi được…em muốn về thì…anh cũng không giữ nữa. Nhưng …cái ông trạm phó trạm máy kéo sẽ cản trở chúng ta đây.


-        Kệ anh ấy! Anh ấy chẳng làm gì được chúng mình đâu.


-        Thế còn bố mẹ em. Chắc gì bố mẹ em đồng ý cho em lấy một… một thằng điên.


-        Không ai ngăn cản được em…- cô nói giọng kiên quyết, rắn rỏi.


-        Nhưng nếu…


-        Nếu gì? Nếu cả nhà chống lại em thì em sẽ mặc kệ họ. Em đã từng là đứa con ngoan từng ấy năm rồi. Bây giờ em phải có quyền sống cho bản thân mình chứ, phải không? Nếu cha mẹ không tổ chức lễ cưới thì…em sẽ..cứ đến đây ở với anh…


-        Ôi em! Vậy mà anh cứ…lo ngại đủ thứ.


-        Anh đừng lo sợ gì hết. Bộ đội sao mà nhát!


Cô lườm anh rồi kiên quyết đứng dậy, bới lại tóc, vuốt lại quần áo cho phẳng phiu rồi quay lại nhìn anh chờ đợi. Anh bước tới ôm chầm lấy cô mà hôn một chập rồi mới buông cô ra và đi mở cửa.


Một ngày mới đã bắt đầu. Ngày đẹp nhất của cuộc đời anh.



Hết chương ba.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 5-4-2013 20:38:39 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG BỐN

        “Nhiều lúc tôi tự hỏi: có nên tin vào trực giác, vào linh cảm hay không? Trong kho tàng kinh nghiệm của loài người chỉ thấy phần lớn những linh cảm về tai họa, về nỗi bất hạnh. Sao hiếm hoi những linh cảm về hạnh phúc?”
Nhật ký của một người lính trinh sát.


I

Bảy giờ sáng. Nhà ga đông nghịt những người. Một chuyến tàu Bắc vừa vào ga trả khách. Từ khung cửa sắt chật chội lần lượt tuôn ra từng dòng người, tay sách nách mang, gồng gồng gánh gánh. Mấy anh cán bộ thuế vụ đứng ngấp nghé bên cửa, nhìn soi mói dòng người đang chuyển động. Bỗng, như một con bói cá, một anh thuế vụ lao vào dòng người, túm lấy chiếc túi du lịch của người đàn bà to béo phốp pháp. Mặt bà ta thoắt biến sắc, nhưng lập tức bà ta lấy lại sự bình thản, nhoẻn một nụ cười nhà nghề và lên giọng ngọt sớt:


-        Chị đi thăm người nhà về, có gì đâu, mấy chú?  Thôi được, nếu mấy chú cần kiểm tra hành lý của chị thì cũng được, nhưng ta ra hẳn ngoài kia. Ở đây đông người, lôi ra ba cái đồ phụ nữ khó coi lắm!


Dường như đã hiểu ý, anh chàng thuế vụ mặt đang hằm hằm bỗng chùng hẳn xuống.


-        Thôi được, mời chị ra ngoài kia, ta nói chuyện.


Bên cạnh dòng người đang tuôn ra khỏi nhà ga là một dòng người khác đang xếp hàng chờ đợi đến lượt vào ga đi tàu Thống Nhất. Tuấn cũng có mặt trong đoàn người đang xếp hàng chờ đợi này. Anh ra ga một mình,  khiêm tốn lẫn vào dòng người như bất kỳ một anh bộ đội nào đi phép hay đi công tác vậy. Hành lý của anh chứa vẻn vẹn trong chiếc ba lô Trung Quốc đã bạc màu, chiếc ba lô anh đã dùng đến gần chục năm trời. Trong ba lô, ngoài quần áo, chăn màn còn có vài cuốn sách mà anh thích  và một cân thuốc là sợi, một cân thuốc lào. Đó là những mặt hàng chiến lược đối với người lính ở chiến hào. Trong số những cuốn sách mà anh mang theo có một tập chuyện ngắn của Pautôpxki mà anh rất thích. Anh cũng không rõ vì sao mà anh lại mê văn của ông nhà văn Nga này? Dường như ở Pautôpxki mọi điều đều giản dị trong sáng, ngay cả khi nhân vật của ông rơi vào những tình huống éo le, gay cấn của cuộc đời.  Nhiều tác phẩm của ông không có cốt truyện mà hình như chie có một mảng đời với tất cả sự sống động, xanh tươi của nó. Anh gặp Pautôpxki cũng tình cờ như gặp một người bạn đường vậy. Năm bảy mươi mốt sau chiến dịch đường Chín – Nam Lào, một đoàn nhà văn, nhà báo đã tới đơn vị anh  thâm nhập thực tế để lấy tư liệu sáng tác. Một nhà văn đã tới ngủ với trung đội trinh sát của anh , để nghe các anh kể chuyện về bọn lính dù ngụy, ông ta bắt anh kể cho nghe hết sức tỉ mỉ chi tiết về bọn lính dù, từ trang phục, vũ khí đến sở trường, thói quen của chúng. Anh đã phải vẽ vào sổ tay của ông ta cả một tên lính dù với đầy đủ các chi tiết. Ông ta rất thú “bức chân dung” ấy, và để trả công anh, ông tặng anh một tập truyện ngắn của các nhà văn Liên Xô, trong đó có cái truyện “bình minh mưa” mà anh rất thích. Nhưng mãi tới khi chiến tranh kết thúc, được ra Hà Nội học anh mới tìm được một tập truyện ngắn của Pautôpxki. Từ đó, anh giữ rịt cuốn sách bên mình và hầu như đã đọc đến thuộc lòng một vài truyện ngắn của ông. Lần này ra trận, anh quyết địn mang theo cuốn sách quý giá ấy.


Nhà ga bắt đầu mở cửa cho khách đi tàu vào ga. Anh xốc lại ba lô và móc túi ngực lấy ra tấm vé của mình. Ngẩng lên, tình cờ anh lại nhìn thấy hắn, cái thằng cha hôm qua đã gạ mua lại vé của anh. Thế là hắn cũng tìm được cách để lên tàu cùng đi với anh. Hắn cười nói rang rang với mấy người ra tiễn hắn, vẻ mặt hắn thật hể hả thỏa mãn vì coi trời bằng vung. Anh muốn thoi một quả đấm vào cái mặt câng câng ấy. Nhưng anh bỗng nghe có ai gọi tên mình. Anh ngoảnh lại và chợt nhận ra dáng Hảo đang cố lách qua dòng người, tiến về phía anh. Luồn lách một hồi, Hảo cũng tới được bên anh, cô vừa cười, vừa nói trong hơi thở.


-        May quá! Em cứ lo không ra kịp trước khi tàu rời ga. Xe của em bị thủng săm dọc đường. Tức đến phát điên lên được. Đi cả tháng không sao, bỗng dưng hôm nay nó lại dở chứng mới điên lên được chứ.


-        Thế xe Hảo gửi ở đâu?


-        Em gửi…ông sửa xe đạp ở ngã tư Bà Triệu rồi chạy bộ ra đây.


-        Chết – Tuấn sững sờ - Cô có quen người ta không má dám gửi?


-        Không, em…không quen. Nhưng cũng chẳng sao. Miễn là …em đã tới kịp – Vừa nói Hảo vừa dúi vào tay anh một gói ta để trong chiếc túi lưới – Thức ăn đi đường của anh đây…


-        Ôi – Anh bỗng trở lên lúng túng trước cử chỉ chăm sóc ấy – Tôi…có thể ăn bất cứ thứ gì người ta bán trên tàu cơ mà.


-        Không sao, anh cứ mang theo…Nếu như anh từ nhà đi thì mẹ đã chuẩn bị cho anh đủ thứ. Còn ở Hà Nội này… có ai… chăm sóc anh đâu…?


Giọng Hảo đã nghẹn lại, thoáng chốc đôi mắt cô đã mọng nước.


-        Cô cứ làm như tôi còn là trẻ con ấy.


Vừa trao gửi họ vừa bước theo dòng người. Một lát sau Tuấn đã tới bên cánh cửa sắt của nhà ga. Anh đưa tay cho Hảo rồi cố lấy giọng bình thản:


-        Cảm ơn Hảo nhé. Tôi đi đây…cho tôi gửi lời thăm anh ấy…


-        Vâng…vâng… anh cố thận trọng, giữ mình…viết thư về nhé….


Đoàn người đã đẩy anh bước tới. Vượt qua khuông cửa sắt, anh ngoái lại thì đã không còn thấy bóng Hảo đâu nữa. Anh hít căng lồng ngực để nén một tiếng thở dài rồi vội vã bước ra sân ga.


“Thế là mọi việc đã xong. Bây giờ thì tất cả là ở phía trước”. Anh nghĩ vậy rồi bám vào cửa toa tàu , quả quyết bước lên. Thế là một cái dấu chấm hết cho một đoạn đời đã chấm xong. Ngày ba mươi tháng tư năm bảy mươi nhăm. Trước cửa dinh Độc Lập anh cũng đã đánh một dấu chấm hết cho quãng đời chiến đấu của mình. Anh cứ nghĩ trước mắt sẽ là một quãng đời khá dài, anh sẽ được sống yên ổn trong hòa bình, sẽ được học hành đỗ đạt, sẽ là sự ra đời của một tổ ấm gia đình. Không ngờ, quãng đời bình yên đó mới chỉ kéo dài hai năm trời và anh vẫn chưa kịp làm gì cho riêng mình. Hôm nay, sau cái dấu chấm này, lại một đoạn đời mới, một cuộc ra trận mới. Cái cuộc ra trận mới lạ lùng làm sao? Anh đi lẫn với hàng trăm người dân bình thường. Họ lên tàu đi về phương Nam vì nhiều công việc khác nhau. Kẻ đi làm ăn, người đi nhận công tác ở một vùng đất mới,  có người lặn lội vào miền Nam để tìm ngôi mộ của người thân đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lại có những người sẵn tiền bạc và thời gian đã quyết định đi du lịch một chuyến vào Nam xem thử chủ nghĩa đế quốc đã để lại những gì sau khi phải cuốn gói? Còn anh và có thể nhiều đồng chí cùng đi trên chuyến tàu này, thì ra mặt trận. Cũng như anh, họ lặng lẽ lên tàu, khiêm tốn lẫn vào với mọi người.


Chộn rộn một lúc rồi anh cũng tìm được số ghế ngồi của mình. Nhưng trên ghế của anh đã có một người, một cô gái rất trẻ và đẹp. Cô ngồi đúng vào vị trí của anh bên cửa sổ toa tàu. Anh đang đứng tần ngần, lúng túng không biết nên xử trí ra sao thì cô gái liền quay lại, nhoẻn cười.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 8-4-2013 21:22:07 | Chỉ xem của tác giả

- Số ghế của anh đây, phải không?


-        Vâng, xin lỗi cô…


-        Em phải xin lỗi anh mới đúng chứ. nhưng …nếu anh đồng ý thì xin anh đổi cho em chỗ này. Số ghế của em liền bên cạnh anh, nhưng em muốn được ngồi bên cửa sổ. Lần đầu tiên đi tàu Thống Nhất vào Nam mà không được ngồi bên cửa sổ thì…Anh đồng ý nhé!


-        Được rồi, nếu cô thích thì tôi xin chiều cô đấy.


-        Ôi, thật may cho em quá. Anh đưa ba lô em bỏ lên gác hành lý cho nào. Còn cái túi này thì anh cầm lấy. Chắc là đồ ăn chị ấy gói cho anh ăn đường, phải không?


Tuấn thoáng đỏ mặt, anh lúng túng đáp bừa:


-        Vâng, có lẽ là thức ăn thức uống gì đấy.


-        Đấy, em đoán ngay mà – Cô gái bỗng cười khúc khích – Em nhìn thấy chị ấy rồi đấy nhé. Chị ấy xinh đấy. Khi anh vào ga rồi, chị ấy vụt chạy trở ra khóc òa lên. Chị ấy đã cố ghìm cho tới lúc ấy  để khỏi khóc trước mặt anh đấy.

-        Nhưng… Tuấn càng bối rối hơn – Cô ấy chỉ là bạn chứ có phải vợ tôi đâu. Cô nhầm to rồi!


-        Không phải? Cô gái liếc xéo về phía anh với ánh mắt sắc như lá lúa – Anh giấu làm sao được bọn con gái chúng em cơ chứ?


Tiếng còi tàu bỗng vang lên một hồi dài. Cô gái đang cười tươi như hoa bỗng lặng trang, mặt xiu xuống, mắt rân rấn lệ. “Cô bé này chắc lần đầu tiên đi xa đây”. Anh nghĩ vậy và lên tiếng:


-        Này đừng có khóc nhé. Cô mà khóc là tàu nó không chạy đâu đó.


-        Em đâu có khóc…


Nói vậy nhưng cô bé bỗng gục xuống chiếc bàn con gần kề bên cửa sổ, đôi vai nhỏ nhắn của cô rung lên nhè nhẹ.

Đoàn tàu chuyển bánh rồi từ từ rời nhà ga. Phút chốc, Tuấn bỗng thấy lòng mình se lại. Có lẽ đó là cảm xúc tất yếu sẽ xảy ra trong lòng mỗi người trước một chuyến đi xa. Một nỗi buồn man mác từ từ dâng lên theo nhịp đều đặn của bánh xe nghiến trên đường sắt. Để trấn tĩnh lòng mình. Tuấn lấy thuốc lá ra châm một điếu rồi hút chậm rãi. Cô bé ngồi bên đã nín khóc và đang cố nhoài người ra cửa sổ ngắm nhìn Hà Nội một lần nữa trước khi đi xa. Bàn tay trắng hồng, nhỏ nhắn của cô  luôn huơ lên vẫy chào bất kì một người Hà Nội nào mà cô nhìn thấy qua ô cửa sổ. “ Một cô bé có trái tim trong sáng”, Tuấn thầm nhận xét như vậy và vui lây những niềm vui trong trẻo của cô trong cuộc chia tay nồng nhiệt của mình.


Cuối cùng thì Hà Nội cũng lui lại phía sau. Những cánh đồng, làng xóm lần lượt hiện ra qua ô cửa toa tàu. Con tàu lao về phía trước với tốc độ ổn định hơn, từ tốn hơn. Hình như chính nó cũng biết rằng đường còn rất xa, mọi sự nóng vội, xốc nổi đều phải được nén lại để dành sức lực cho cuộc hành trình dằng dặc.


-        Cô đi đến tận Sài Gòn chứ?


-        Vâng, em đi tới Sài Gòn luôn. Anh cũng vậy, phải không?


-        Dĩ nhiên,…thế cô vào đó thăm người nhà à?


-        Không, em đi nhận công tác ấy chứ. Anh không nhìn thấy chiếc va ly to sụ của em kia à.  Em không biết ai ở trong đó, thành ra phải chuẩn bị thật chu đáo.


-        Đi đâu chứ công tác ngay Sài Gòn thì có gì mà phải lo? Ở thành phố này có quan nào mà chẳng có một vài chị em ngoài ta mới vào công tác. Mọi việc sẽ ổn cả thôi.


-        Ôi, nhưng em vẫn run lắm anh ơi – Cô gái xuýt xoa, biểu hiện nỗi lo thực sự của mình – Người ta kể bao nhiêu là chuyện về Sài Gòn, hay cũng có, dở cũng có. Bạn bè, anh chị mỗi người khuyên một câu. Rốt cuộc, đầu óc em cứ mụ mị, loạn ù cả lên. Không còn biết nghe theo lời khuyên của ai nữa.


Anh cười.


-        Vậy thì tôi cũng xin biếu cô một lời khuyên nữa. Cứ sống theo đúng với bản thân mình dù ở bất kỳ đâu,  khi ấy cô sẽ tìm được những người bạn tốt và chân thành. Khi đã có những người bạn tốt rồi thì dẫu có trời sập cô cũng có thể vượt qua được hết.


-        Cám ơn anh. Nhưng, để sống được đúng như bản thân mình đâu là chuyện dễ.


-        Đúng thế - Tuấn gật đầu tán thành và lại thầm  nhận xét.” Cô bé này cũng không đến nỗi nông nổi đâu”.


Rồi, không hiểu sao anh bỗng kể cho cô nghe về những ngày đầu tiên khi các anh tiến vào giải phòng Sài Gòn. Anh nói nhỏ, chỉ đủ cho cô nghe, nhưng giọng anh vẫn dạt dào xúc động khi nhớ lại kỷ niệm của những ngày lịch sử ấy. Cô gái chăm chú lắng nghe và cười rinh rích khi anh kể đến cái “quê” của những anh chiến sĩ giải phóng khi lần đầu tiên đặt chân đến một thành phố hoa lệ vơi đầy đủ sự choáng lộn của nền văn minh vật chất kiểu phương Tây. Trò chuyện qua lại đã giúp anh nhanh chóng hiểu cô. Cô bộc bạch về bản thân mình một cách tự nhiên, thoải mái với một thái độ tin cậy khiến anh cảm động. Chỉ nửa buổi sáng anh đã hiểu được một vài sở thích của cô như màu áo, loại hoa, các loại sách cô thường đọc và thậm chí cả tên một vài người bạn của cô nữa. Anh cũng biết cô vừa tốt nghiệp trường đại học Kinh tế kế hoạch và đang trên đường vào nhận công tác ở một cơ quan kinh tế thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Cái cô bé này mà đi làm kinh tế thì cũng lạ thật cô giống một cô giáo trẻ hơn là “một nhà kinh tế”. Khi anh nói ra nhận xét ấy, cô không phật lòng mà còn mỉm cười khen:


-        Anh đoán trúng điều em mơ ước đấy. Học xong phổ thông, em định thi vào đại học sư phạm, nhưng má em không chịu. Bà bắt em theo nghề của bà, thế mới ức. Người duy nhất có thể bênh vực em lúc ấy là ba em thì ông lại đang đi chiến đấu xa, thành ra em đành chịu…


-        Tôi cũng đã có một thời mong được trở thành nhà giáo đấy.


-        Thế sao anh không xin phục viên rồi thi vào trường sư phạm? – Cô gái thật thà hỏi.


-        Bây giờ thì muộn rồi.


-        Sao lại muộn? Anh vẫn còn trẻ kia mà.


Tuấn khẽ cười:


-        Trẻ à? Thảo nào cô chưa gọi tôi bằng chú là phải. Nhưng bây giờ  thì tôi chưa thể nghĩ tới chuyện nghề nghiệp. Vì cô thấy đấy, tôi vẫn còn phải đi đánh nhau kia mà.


-        Đánh nhau?


-        Đúng là đánh nhau. Đấy là nói nôm, văn hoa một chút thì người ta gọi là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.


-        Nhưng… chỉ sơ sơ thế thôi hay lại xảy ra một cuộc chiến tranh nữa, hả anh?


-        Chắc cô có nghe những tin tức về tình hình ở biên giới Tây Nam chứ?


-        Có… em có nghe… và em còn có những lý do để mà lo lắng nữa kia. Ba em …cũng vừa vào trong đó tháng trước.


-        Vậy à? – Tuấn hơi bất ngờ trước điều mà cô gái vừa bộc lộ. Hóa ra cô quan tâm đến tình hình chiến sự nhiều hơn là anh tưởng. Hình như chính vì điều cô vừa thổ lộ đã khiến họ gần gũi nhau hơn. Anh sôi nổi phân tích cho cô bạn của mình nghe những khả năng có thể xảy xa trên chiến trường biên giới.


-        Đấy, theo tôi thì một cuộc chiến tranh mới đã thực sự bắt đầu rồi mặc dù chúng ta đang cố tìm mọi cách để tháo ngòi nổ. Chúng ta đã tự kiềm chế tối đa. Nhưng mọi cố gắng của chúng ta đã tỏ ra vô ích. Chúng ta đã phải cầm lấy vũ khí để bảo vệ lãnh thổ của mình. Đồng đội của tôi, trong đó có cả ba cô nữa đã vào cuộc. Theo tôi biết, cuộc chiến đấu ở phía trước không đơn giản dễ dàng như một số ít người hiểu biết đã nói. Tôi nhận được tin một vài người bạn thân của tôi đã hy sinh, họ là những người lính rất tài ba, thiện chiến. Vậy mà,…


-        Trời ơi, sao người ta cứ phải đánh nhau mãi? – Cô gái thốt lên – Không còn cách nào khác, phải không anh?


-        Tôi không phải là một nhà ngoại giao, cũng không phải là một nhà chính trị… Tôi chỉ biết rằng khi khẩu súng đã phải lên tiếng thì mọi phương sách để giải quyết vấn đề bằng thương lượng hòa bình đã không còn hy vọng đem lại kết quả gì. Hơn ba chục năm chiến đấu đã quá đủ để dân tộc ta kinh tởm sự phá hủy của nó rồi. Có lẽ chính vì thế mà vừa qua chúng ta đã nhún nhường một cách hơi quá đáng. Thậm chí đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa chính thức gọi bọn Pôn Pốt là kẻ thù kia mà….Có lẽ, sự nhún nhường của chúng ta đã góp phần vào việc nuôi lớn thêm những ảo tưởng mù quáng của chúng. Chúng đang tuyên truyền rằng Việt Nam lúc này yếu nhất, dễ đánh bại nhất. Thế đấy, rồi chúng sẽ có dịp để mà hiểu rằng chúng lầm lẫn đến như thế nào.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 12-4-2013 22:38:17 | Chỉ xem của tác giả

Câu chuyện về một cuộc chiến tranh mới đang ngấp nghé ngoài biên cương Tổ Quốc khiến cô bé ngồi bên anh bỗng thay đổi hẳn. Cái vẻ hồn nhiên, vô tư bỗng biến đâu mất. Gương mặt cô trở lên trầm lặng, băn khoăn. Những nét mới xuất hiện phản ánh một khía cạnh mới của tâm hồn cô bé. Phát hiện ra điều đó. Tuấn như thấy cô bé ngồi bên anh như lớn hơn một chút, gần gũi với anh hơn một chút.


-        Xin lỗi, đi nửa ngày đường rồi mà vẫn chưa biết tên cô là gì?


-        Em tên là Thủy.


-        Thanh Thủy hay Bích Thủy?


-        Không Thanh cũng không Bích – Cô gái khẽ mỉm cười – Em tên là Hương Thủy cơ.


-        Cái tên đẹp đấy.


-        Để làm gì cơ? Chẳng lẽ em sẽ xấu gái hơn nếu mang cái tên khác?


-        Tôi không định nói vậy. Tôi chỉ định nói về bản thân cái tên thôi. Còn cô thì – Anh mỉm cười và liếc xéo về phía cô – dù có tên là gì thì cô cũng rất đẹp rồi.


-        Thế…chị ban sáng tên là gì, anh?


Tuấn bỗng bật cười trươc sự láu lỉnh của cô bé.


-        Sao cô không hỏi tên tôi mà hỏi tên cô ấy?


-        Tên anh thì em biết tỏng rồi còn gì!


-        Sao cô biết?


-        Thế cái tên trên nắp ba lô kia không phải là tên anh sao?


-        A, giỏi thật! Cô có năng khiếu của lính trinh sát đấy.


-        Đó chỉ là cái ranh vặt của phụ nữ thôi, anh ơi – Thủy ngước nhìn anh vẻ đắc thắng – Đã thế để em nói nốt để anh khen một thể, nghe.


-        Nói đi, lời khen thì tôi rất sẵn. Nhưng tôi là người khe khắt đấy.


-        Vâng…để em nói. Này nhé cái chị ban sáng tiễn anh ra ga nhất định không phải là vợ anh…


-        Sao cô biết? Tuấn thốt lên vì ngạc nhiên.


-        Đấy – Cô gái vỗ tay reo lên – một điểm rồi nhé!


-        Nhưng tại sao cô có thể tin rằng người ấy không phải là vợ tôi?


-        Nếu là vợ anh thì chị ấy đã không phải lúng túng đến như thế khi trao gó thức ăn đi đường cho anh và anh cũng không nói những lời khách sáo như thế khi nhận quà.


-        Trời ơi – Tuấn khẽ reo lên – Cô tinh quái thật! Hóa ra tôi bị theo dõi từ ngoài cửa ga?


-        Anh lại đoán sai rồi – Cô gái khẽ nheo mắt lộ rõ vẻ thú vị vì đã giành được quyền chủ động – Anh đã bị theo dõi từ sáng hôm qua ở quầy vé cơ.


-        Lại thế nữa?


-        Vâng, em xếp hàng mua vé ngay phía sau anh, cách một người. Em đã để ý  số ghế và biết rằng người ngồi bên cạnh mình là một anh bộ đội.


-        Trời ơi – Tuấn thốt lên một lần nữa rồi cười vang – Thế mà khi mới nhìn thấy cô, tôi cứ ngỡ cô vẫn còn non nớt lắm cơ đấy.


-        Đi đường dài nên em phải để ý mọi điều chứ anh. Khi biết chắc chắn ngồi bên cạnh mình là một anh bộ đội em rất yên tâm. Khi nhìn thấy gương mặt hiền khô của anh, em thầm nghĩ :”Thôi, thế là ổn rồi. Lên tàu, nhỡ mình có ngủ một đôi chút cũng khỏi lo”.


Sự tin cậy chân thành của cô gái khiến anh cảm động. Anh ngước nhìn cô lần nữa và như thấy cô lạ hẳn đi. Những nét hồn nhiên ngây thơ vẫn còn đó nhưng dường như chỉ là cái vẻ làm duyên, anh đã nhận ra những nét biểu hiện sự sắc sảo cương nghị trên gương mặt cô. Cái nhìn hơi quá chăm chú của anh khiến cô bối rối. Tuy vậy cô vẫn tự chủ được và lại bất ngờ hỏi anh.


-        Sao anh Tuấn không hút thuốc đi?


-        Ờ…hút cũng được. Nhưng sao cô lại quan tâm đến điều đó?


-        Cũng chẳng biết… Nhưng đột nhiên em nghĩ rằng lúc này nếu anh hút một điếu thuốc thì hay lắm.


Như một cái máy, anh lấy thuốc lá ra hút và cảm thấy quả thật là thú vị. Nhưng không hiểu vì lý do gì cái cô bé này  bỗng dưng nhắc anh hút thuốc. Anh vừa thong thả nhả khói vừa theo đuổi những ý nghĩ vẩn vơ. Giữa lúc ấy, cô gái ngồi bên anh bỗng cất tiếng hát nho nhỏ. Đó là một bài dân ca quan họ rất đỗi quen thuộc, nhưng khi nghe cô hát anh bỗng thấy nó hiện ra với một dáng vẻ hoàn toàn mới lạ. Giống như vào một buổi sáng tươi đẹp nào đó, ta vừa từ trong ngõ nhà mình bước ra và chợt gặp cái cô hàng xóm quen thuộc nhưng bỗng nhận thấy cô đẹp và duyên dáng hơn hẳn cái cô hàng xóm hôm qua ta vẫn gặp. Và ta bỗng bâng khuâng như vừa có một làn gió nhẹ lướt qua. Giọng hát của cô gái ngồi bên bỗng cho anh cảm giác ấy. chất giọng của cô rõ ràng là để dành cho những hát dân ca. Nó óng mượt và đậm đà da diết làm sao? Nó giản dị và trong sáng, không hàm chứa phô diễn những yếu tố kỹ thuật thanh nhạc, mà nó vút lên thanh thoát, bình dị như chỉ là sự tiếp tục của lời nói, của tâm sự.


-        Cô hát hay quá!


Tuấn buột miệng thốt lên khi tiếng hát của người con gái ngồi bên anh vừa ngừng.


-        Anh vừa nói rằng anh rất khắt khe khi cất lời khen kia mà?


-        Đúng vậy.  Trong trường hợp này cũng không có sự chiếu cố nào đâu. Cô hát hay thật, hay vì giọng hát của cô tự nhiên, giản dị. Những bài dân ca bao giờ cũng đòi hỏi phải được hát như vậy. Bộ đội chúng tôi rất thích những bài dân ca thấm đậm tình người như thế. Cô chưa biết ở chiến trường, một tiếng hát, nhất là một bài hát trữ tình, quan trọng đối với chúng tôi đến nhường nào đâu? Cuộc chiến đấu càng quyết liệt thì chúng tôi càng cần những tiếng hát gợi nhớ gợi thương, vì đó là cuội nguồn của tình người. Những bài dân ca trữ tình đã lưu giữ trong đó không chỉ những yếu tố dân tộc mà  cả những yếu tố nhân loại nữa.


-        Anh nói hay quá đi mất! – Cô gái bỗng thốt lên. Đôi mắt đen tròn của cô long lanh vì ngạc nhiên.


-        Vậy thì tốt nhất là cô hãy hát tiếp đi.


-        Không – Cô gái vội vã lắc đầu – Đâu phải lúc nào cũng có thể cất tiếng hát được. Anh cứ chịu khó chờ, đến một lúc nào đó, em sẽ hát.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 17-4-2013 21:34:31 | Chỉ xem của tác giả
II

Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ấy đã diễn ra trên tàu vào đúng tối hôm đó, khi đoàn tàu vừa dời ga Vinhg được vài cây số. Hình như Tuấn nhìn thấy anh ta lướt nhanh qua toa tàu của mình trong lúc hành khách ngủ gà ngủ gật. Mấy tiếng vừa qua Thủy bắt anh kể cho nghe những chuyện ở mặt trận. Anh có nhắc nhiều đến anh ta. Nhưng…anh hoàn toàn không thể ngờ rằng anh ta cũng đang có mặt trên đoàn tàu này. Nhưng…chẳng lẽ lại có sự giống nhau kỳ lạ như vậy giữa hai con người?

Khi anh ta lướt qua trước mặt mình, Tuấn bật đứng dậy định hét lên một tiếng và gọi tên anh ta. Nhưng anh đã ghìm lại được tiếng kêu ấy và lặng lẽ đứng dậy đi theo. Khi anh ta ra đến lan can ở khoảng cách giữa hai toa tàu thì cũng là lúc con người kia dừng lại, đứng tựa lưng vào lan can nhìn ra khoảng đồi ngập ánh trăng trước mặt.

-        Thái, có phải Thái đấy không?

Bóng người kia quay lại, im lặng hồi lâu, nhìn ngắm Tuấn từ đầu đến chân và bật cười.

-        Tớ đã nhận ra cậu rồi đấy!

-        Tớ cũng vậy! Nhưng…có đúng cậu là Thái không nhỉ?

Tuấn tiến lại gần anh ta, bật lửa châm thuốc hút, anh cố tình để bật lửa cháy hồi lâu, nhìn trân trân vào gương mặt của người đứng đối diện, hy vọng sẽ nhận ra rằng mình đã lầm.

-        Sao cậu lẩn thẩn thế nhỉ! Chẳng lẽ tớ lại không được phép xuất hiện trước mặt cậu hay sao?

-        Nhưng …cậu…cậu đã chết rồi cơ mà. Mình nhớ bọn mình đã chôn cậu dưới chân dãy cao điểm 1015 ở phía Tây sông Pô Cô, bên dưới một bụi le rất to. Tuy rằng, quả thật…bọn mình vùi cậu có hơi sơ sài, vì lúc đó địch vòng trong, vòng ngoài không thể làm hơn được. Nhưng không thể vì thế mà cậu có thể đội đất mà sống lại được. Không thể có chuyện kỳ lạ như vậy được.

-        Nếu điều kỳ lạ đó xảy ra thì sao? Cậu cũng thừa biết chiến tranh thiếu gì những điều kỳ lạ.

-        Tớ cũng nghĩ thế…Nhưng, chuyện này nó phi lý làm sao ấy! Cậu có hút thuốc không? Hãy kể cho mình nghe xem cậu đã sống lại như thế nào đi!

-        Không! Chưa đến lúc mình kể cho mọi người nghe điều ấy. vì chiến tranh đang còn đó. Và cậu, có lẽ lại đang đến mặt trận phải không? Tớ đoán thế, khổ cái thân cậu chưa vợ con gì à? Đấy tớ đã bảo mà. Những người lính các cậu chưa kịp xoay sở gì cho riêng mình cả thì lại sấp ngửa ra đi. Thế là cái quái gì hả?

-        Còn cậu? Chẳng lẽ cậu không phải là người lính hay sao?

-        Tớ rời bỏ quân ngũ lâu rồi. Cứ cho rằng ngày ấy tớ đã thoát chết.Thế thì, sau khi được may mắn nhìn qua cái thế giới bên kia, tớ chẳng thấy có gì hấp dẫn cả. Ở đó, thằng nào cũng như thằng nào hết. Người anh hùn cũng chẳng khác gì kẻ phản bội. Ta cũng chẳng khác gì địch, da trắng cũng chẳng khác gì da đen. Cộng sản cũng chẳng khác gì không cộng sản. Có nghĩa là đối với thế giới bên kia thì mọi cái ở cuộc đời chúng ta đều vô nghĩa hết. Cái truyền thuyết cho rằng khi chết có kẻ được lên thiên đàng, có kẻ phải xuống địa ngục, có kẻ sung sướng, có kẻ đau khổ là láo toét hết. Khi biết điều đó, tớ chẳng dại gì mà không quay trở lại thế giới đầy hấp dẫn của cánh ta. Nhưng tớ trở lại không phải để làm lính. Ở góc độ này thì tớ đã chết như cậu nói! Nhưng ở góc độ khác thì tớ vẫn tồn tại. Rời quân ngũ trở về, tớ mới biết rằng trong khi cánh ta đi uỵch nhau thì ở phía sau bọn họ thi nhau làm giàu, chia nhau những gì béo bở. Nhưng tớ sẽ không chịu thua. Tớ sẽ bắt đầu lại từ đầu. Tớ tìm mọi cách để làm ra thật nhiều tiền…Cậu cũng biết người lính trinh sát có một kho kinh nghiệm về sư láu cá. Tớ đã sử dụng cái kho ấy theo kiểu của tớ. Khi các cậu trống giong cờ mở tiến vào Sài Gòn thì đầu tớ lạnh như băng. Tớ phải tỉnh táo để hoạch định một kế hoạch làm ăn vào thời hậu chiến! Hai tháng sau khi hậu chiến tớ đã nhảy được vào Sài Gòn rồi. Trong lúc các cậu còn đang kiểm điểm các trận đánh để bình bầu các loại huân chương thì tớ lo tìm cách đưa ra Bắc những thứ “của độc” của nền văn minh Nhật Bổn và phương Tây. Với một vài thủ đoạn vặt của lính trinh sát, tớ đã vượt qua được tất cả các loại barie. Mở đầu như thế là tốt, đúng không nào? Đến khi tuyến đường sắt tuyệt với này hoàn thành thì khỏi phải nói, cánh tớ được chắp cánh. Cánh tớ đã khai thác không thương tiếc cái thây ma của chiến tranh ở miền Nam và đã phất to rồi đấy. Cậu ngạc nhiên à? Thế cậu cứ nghĩ rằng tất cả những người lính trở về sau năm bảy lăm rồi đều đắc đạo , đều trở thành thánh nhân rồi sao? Tớ cũng vậy , nếu tớ chết như cậu vừa nói, thì tớ đã trở thành một anh hùng, ít nhất là trong tâm tưởng đồng đội. Còn, nếu tớ sống…thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Thôi, cậu trở vào mà tiếp tục tán cái con bé kháu khỉnh ấy đi. Mình đi đây, chúng ta sẽ còn gặp nhau nhiều lần cơ mà.

-        Nhưng này…thế…có phải cậu…cậu còn sống thật không?

-        Khỉ ạ! Cậu cũng nên lẩn thẩn nó vừa vừa chứ?

Nói rồi anh ta bước vụt qua rồi lẻn vào toa tàu sau, bỏ mặc Tuấn đứng ngơ ngác nhìn theo. Anh dụi mắt, véo vào tai vào mắt để tin rằng mình đang thức chứ không phải mơ ngủ.

Không, không phải một giấc mơ, nhưng cũng không thể là điều có thực. Anh không bao giờ quên được buổi chiều ẩm ướt ấy. Đội trinh sát của anh vừa lội dọc dãy cao điểm phía Tây sông Pô Cô, nơi hai lữ đoàn dù vừa đổ quân xuống. Các anh đã nằm khuất trong vòm cây, chiếu ống nhòm xem chúng nó cưa gỗ, đào công sự, ăn uống, nhậu nhẹt, xem bọn gái nhảy vừa được đưa từ thị xã Kon Tum lên đang vừa cười éo éo vừa nhét thức ăn, đổ bia rượu vào miệng bọn sĩ quan mũ đỏ. Sau khi đã nắm được sơ bộ khu phòng thủ dã chiến của bọn chúng, anh cho đội tụt xuống theo dông đồi yên ngựa. Xuống tới khe suối cạn thì đụng bọn “đèn cù”, thế là phải nổ súng. Thái, người bạn chiến đấu tin cậy, trúng đạn ngay từ những phút đầu, máu ra nhiều quá. Thái lịm đi trên vai anh. Vừa chạy, anh vừa cảm thấy những dòng máu nóng hổi của Thái ngấm dần vào áo, vào da thịt mình, hơi thở của Thái cũng nóng dần. Nhưng cậu ấy đã không kêu than một lời.

Thấy động, địch cho bọn lính dù đổ quân lung tung, bịt hết mọi lối. Đêm xuống mà các anh vẫn còn loanh quanh trong khu vực bị địch khống chế. Thái đã tắt thở, cứng đờ trên vai anh.

Họ tạm dừng trong một vạt rừng le. Sau khi bàn bạc với anh em, Tuấn quyết định chôn cất Thái tại đây, nhiệm vụ của các anh còn rất nặng nề, không thể cứ lẵng nhẵng thay nhau mang Thái trên lưng được. Bằng mấy con dao găm, các anh đã đào được một cái hố sâu chừng tám chục phân và đặt Thái nằm xuống đó sau khi đã thay quần áo và cuốn chặt Thái trong một bộ tăng võng.

Sự thể là như thế, làm sao anh có thể tin rằng làm sao thằng Thái có thể sống lại, có thể đội đất mà lên. Nhưng, chẳng lẽ anh lầm và cả hắn cũng lầm. Rõ ràng hắn cũng nhận ra anh kia mà. Chẳng lẽ những chuyện kì lạ vẫn có thể xảy ra, có thể biến người đã chết thành người sống, có thể biến một người chiến sĩ gan góc dạn dày như Thái  trở thành một tên đầu cơ, buôn lậu hay sao?

Không! Anh không tin. Không tin. Thà rằng cứ tin rằng cậu ấy đã chết còn hơn là được nhìn thấy cậu ấy như vừa rồi.

Anh nghĩ vậy và vươn vai làm mấy động tác hít thở cho tỉnh táo rồi trở vào trong toa. Con tàu vẫn sầm sầm lao về phía trước với dáng vẻ lì lợm vốn có của nó.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 21-4-2013 20:58:47 | Chỉ xem của tác giả

Tuy trong toa tàu chưa lên đèn nhưng ánh trăng chiếu rọi qua các cửa sổ đã tạo nên một thứ ánh sáng dìu dịu. Hành khách trong toa đều thức. những người có diễm phúc được ngồi bên cửa sổ say sưa ngắm trăng. Thủy cũng ở trong số những người may mắn ấy, nhưng không hiểu sao cô lại không ngắm trăng. Cô ngồi quay lưng về phía cửa sổ và dường như cô cũng đang chờ anh.


-        Anh đi đâu mà lâu thế? – Cô khẽ hỏi khi anh lặng lẽ ngồi xuống bên cô.


-        Tôi…đứng ngoài lan can đầu toa một lát cho thoáng.


-        Nhớ…cái chị ban sáng, phải không anh…?


-        Rất tiếc là…không, cô bé ạ!


-        Sao lại không nhỉ? Chẳng lẽ anh lại vô ơn đến thế kia à? Vừa làm đầy một bụng xôi với thịt gà mà anh không bỏ ra được mươi phút để nhớ người ta sao?


-        Có chứ. Nhưng… là lúc khác.


-        Theo em…lúc này là lúc thích hợp nhất để nhớ người yêu. Kìa…anh nhìn mà xem, trăng mới đẹp làm sao?

-        Sao cô lại nghĩ rằng cô ấy là người yêu của tôi nhỉ?


-        Chẳng lẽ vị trí ấy không hợp với chị ấy hay sao?


-        Không…ít nhất là trong hoàn cảnh này. Vì cô ấy đã có chồng rồi.


Cô gái im lặng một lát rồi khẽ buông một tiếng thở dài. Anh không muốn nói gì thêm nữa. Hình như với mẫn cảm của một người con gái, Thủy cũng đã hiểu điều đó nên không hỏi gì thêm nữa. Và, cô đột ngột cất tiếng hát. Cô hát một bài dân ca miền Trung. Khéo chưa sao cô ta lại chọn đúng bài hát đó nhỉ? Lý con sáo sang sông? Tiếp theo là một loạt những bài dân ca da diết nhớ thương của nhiều vùng quê khác nhau. Dường như cô gái đã cố ý chọn những bài về tình yêu và sự trái ngang của nó. Hết Lý con sáo sang sông, Lý chiều chiều, lại đến Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay…vv…


Anh ngồi im như đá, thở nhẹ nhàng và lắng nghe, lòng anh nhẹ nhàng thư thái lạ. Những bài hát đã an ủi anh. Dường như người xưa đã biết hết, thấu hiểu hết nỗi lòng anh, nên đã chuẩn bị đầy đủ những lời an ủi ấy. Đúng, giá như đêm nay bên khung cửa sổ chan hòa ánh trăng này mà không có cô bé hát dân ca, hẳn lòng anh sẽ trĩu nặng vì suy tư, vì buồn nhớ.


-        Anh có buồn lắm không?


Cô hỏi sau khi hát xong một bài.


-        Không, cô bé ạ. Nghe cô hát, tôi quên hết tất cả.


-        Ôi! Sao lại thế? Những bài hát ấy là để giúp người ta nhớ nhau đấy chứ! EM tò mò hỏi một chút nhé? Anh có yêu chị ấy không?


“ Cô bé vẫn không buông tha mình, đáo để thật”. Anh nghĩ vậy và đáp nhỏ.


-        Có, tôi đã yêu cô ấy.


-        Anh chia động từ chính xác đấy chứ?


-        Chính xác.


-        Em hiểu rồi.


-        Cô chưa hiểu gì đâu, cô bé ạ - Anh bất giác quay sang, nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của cô – Để tôi kể cho mà nghe…


-        Vâng… nếu…anh thấy cần thiết…- Cô đáp nhỏ, giọng hơi chơi vơi và vẫn để yên bàn tay nhỏ nhắn của mình trong tay anh. Anh không hiểu vì sao bỗng dưng mình lại muốn kể cho cô nghe về mối tình dang dở của anh, mặc dù chưa có ai được nghe anh kể một cách ngọn ngành về mối tình ấy. Anh muốn đáp lại tấm lòng của cô hay tự trong lòng anh bỗng dưng xuất hiện ý muốn giãi bày tâm sự. Anh không biết nữa, nhưng anh bỗng nảy ra một ý nghĩ rất kỳ lạ. Đây là dịp duy nhất mình có thể dốc bầu tâm sự, sẽ không còn dịp nào nữa. Sẽ không bao giờ anh nhắc lại với ai về cuộc tình buồn bã của mình nữa.


Kể xong anh thấy lòng mình nhẹ nhõm thư dãn như vừa được tắm gội. Hay, giống như một kẻ đi đường xa mang nặng, bỗng dưng gặp một người bạn đường hào hiệp, nhận mang đỡ mình một nửa số hành lý cồng kềnh đang trĩu nặng trện vai vậy.


-        Anh có buồn nhiều không, anh Tuấn?


-        Buồn chứ, chẳng lẽ cô không thấy buồn khi nghe câu chuyện này hay sao?


-        Buồn chứ anh! Nhưng… em tiếc cho chị ấy nhiều hơn.


-        Sao vậy?


-        Chị ấy đã để mất cái quý nhất mà mình có thể có.


-        Chẳng lẽ..tôi lại đáng giá đến thế hay sao?


-        Không, em chưa nói đến anh. Em chỉ nói đến tình yêu, chị ấy đã để mất tình yêu của mình. Bậy giờ chị ấy sẽ buồn khổ suốt đời vì điều đó.


-        Còn tôi?


-        Anh…vẫn còn nhiều khả năng để…tìm được một người khác yêu mình.


-        Có lẽ…nhưng phải có thời gian. Phải đợi đến khi dập tắt cuộc chiến tranh vừa mới xẩy ra này đã, khi ấy…nếu tôi còn sống trở về…


-        Anh sẽ sống…


-        Cô có theo đạo nào không?


-        Không! Nhưng nếu cần…em sẽ hằng ngày cầu nguyện cho anh…được sống trở về…và…được yêu…

Nói xong những lời ấy, cô gái bỗng gục xuống chiếc bàn nhỏ gắn bên cửa sổ, đôi vai nhỏ của cô khẽ rung lên. Không một chút băn khoăn, Tuấn đặt nhẹ bàn tay lên đôi vai ấy và cảm thấy lòng mình dịu lại, nhẹ lâng….



HẾT CHƯƠNG  BỐN.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách