Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 2285|Trả lời: 21
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám] Xử Án Trong Tu Viện | Robert van Gulik (Hết)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Đăng lúc 18-10-2013 16:00:58 | Chỉ xem của tác giả Trả lời thưởng |Xem thứ tự |Chế độ đọc


XỬ ÁN TRONG TU VIỆN


Tác giả: Robert van Gulik

Dịch giả: Giang Tân

Độ dài: 19 chương

Người đánh máy: Cunhoi, nguyen thanh, heo_mapyeu

Thể loại: Trinh thám - Hình sự

Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành

Nguồn: vnthuquan.net


Lời tựa


Cũng như tất cả các truyện trinh thám cũ của Trung Hoa, ở đây nhân vật trung tâm của truyện là một vị phán quan.

Từ bước khởi đầu của đế chế Trung Quốc cho đến ngày thành lập nền Cộng Hoà vào năm 1912, vị công chức này vừa đóng vai quan toà, bồi thẩm, chưởng lý và cả thám tử.

Lãnh thổ thuộc quyền tài phán dân sự lẫn quân sự đặt dưới quyền hành của vị công chức đó, được coi như là đơn vị hành chánh nhỏ nhất trong guồng máy cai trị của nhà vua. Thường thường đó là một đô thị có thành quách bao bọc ăn rộng ra vào khoảng một trăm cây số vùng đồng quê lân cận.

Tất cả quyền hành của vị phán quan trải rộng trên lãnh thổ nhỏ bé đó.

Vị công chức đó vừa làm công việc xử án, vừa thu thuế, kê khai bộ đời, bộ tử, lập giá thú, trông coi cả việc trị an trong lãnh thổ.

Vì phải trông coi và chịu trách nhiệm mọi việc trong lãnh thổ của mình nên vị công chức đó được dân chúng liệt vào hàng “phụ mẫu chi dân”.

Trong việc điều hành guồng máy nhà nước, vị công chức này chịu trách nhiệm mở những cuộc điều tra tư pháp và luôn luôn dưới danh nghĩa của một vị phán quan.

Trong chuyện, vị phán quan này tên là Dịch Nhân Tiết, sinh vào năm 630, mất năm 700 ở thời đại của chúng ta.

Theo tác giả, phán quan Dịch Nhân Tiết là người có thật ở ngoài đời. Lúc ông còn giữ chức phán quan ở tỉnh ông đã điều tra được những vụ giết người hết sức bí ẩn, do đó tên tuổi của ông được khắp nước Trung Hoa biết đến. Ít lâu sau, ông được bổ về triều giữ một bộ quan trọng và đã giúp được nhiều việc cho triều đình thời ấy.

Các tác giả những tiểu thuyết trinh thám cũ của Trung Hoa thường thường là các nhà trí thức thuộc môn đồ của Đức Khổng. Lẽ dĩ nhiên, giọng văn cũng như phần lý luận thiên vị nhiều về đạo Khổng hơn là các tôn giáo khác.

Ở đây, chúng tôi chỉ làm công việc trước tác và dịch thuật với mục đich trình bày và giới thiệu một tác phẩm văn nghệ thuộc thể loại tiểu thuyết trinh thám được xây dựng với kỹ thuật cao đã được rất nhiều người hăm hở tìm đọc.

Câu chuyện xảy ra vào năm 666, sau khi phán quan Dịch Nhân Tiết vừa được thuyên chuyển đến tỉnh Hàn Nguyên. Dịch Nhân Tiết lúc đó mới ba mươi sáu tuổi và Hàn Nguyên là tỉnh thứ hai ông đến nhậm chức.

Chuyện xảy ra trong lúc Dịch Nhân Tiết cùng ba nàng thiếp và quan phụ tá Tào Can từ kinh đô đã tới Hàn Nguyên.

Vào buổi hoàng hôn, bất thần một trận giông bão nổi lên, Dịch Nhân Tiết cùng đoàn tuỳ tùng phải vào tạm trú trong một tu viện, thuộc đạo Lão.

Đêm đó, Dịch Nhân Tiết phải thức trắng đêm. Nhiều chuyện kỳ lạ đã diễn ra trước mắt vị phán quan.

Những chuyện đó gần như là những chuyện thần kỳ. Những gì đã xảy ra sau đó?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 20-10-2013 00:50:26 | Chỉ xem của tác giả
Bàn tay Mặc Đức bíu lấy cán dao. Tào Can nhìn thấy mồ hôi đổ giọt trên trán Mặc Đức. Một phút dài im lặng trôi qua, Mặc Đức dấu dao vào áo.

- Ta không còn gì để làm ở đây nữa.

Quay gót, Mặc Đức đi về phía cầu thang, dáng người lảo đảo.

Im lặng lại đè nặng trong căn phòng. Dịch Nhân Tiết mở mắt, giọng buồn rầu nói với Tào Can:

- Hãy quên tất cả những gì ta đã kể cho nhà ngươi nghe. Trên giấy tờ thì để Chân Hiền đã giết ba thiếu nữ và đã đem Mai Quế bỏ vào hành lang kinh hoàng. Đồng lõa với Chân Hiền là bà Bảo Mẫu. Còn cái chết của Tuyên Minh là do tai nạn mà ra.

Dịch Nhân Tiết và Tào Can ngồi nghe một hồi lâu tiếng tụng kinh từ nơi chánh điện vang lên. Tiếng mõ gõ nhịp đều đều. Không khí buồn man mác.

"Chết là trở về với gia đình.
Giọt nước chảy ra sông
Con sông lớn đời đời."

Dịch Nhân Tiết đứng dậy.

- Hãy đi tới phòng chứa vật liệu và bí mật bịt kín ổ khóa lại. Hiện chỉ còn trong đó một bức tượng bị mối ăn mà thôi. Từ nay ta cấm trưng bày những hình ảnh đàn bà trần truồng ở hành lang kinh hoàng. Và hành lang đó cũng từ nay không gây ảnh hưởng xấu cho bất kỳ ai nữa. Hãy đi mau, sau bữa ăn điểm tâm ta sẽ gặp lại nhà ngươi đó.

Tào Can bước đi. Dịch Nhân Tiết bước theo đến cửa sổ, nơi còn treo chiếc áo choàng bên ngoài của đạo sĩ Tuyên Minh. Trong lúc Tào Can thi hành lệnh của Dịch Nhân Tiết thì chính vị phán quan lo kéo tất cả màn các cửa sổ. Phía dưới im lặng trở lại. Một bóng đen chạy nhanh trong chiếc sân nhỏ. Đi theo bóng đen có một bóng khác. Đàn kên kên trên núi bay xuống. Dường như chúng vừa khám phá được một con mồi ngon.

Dịch Nhân Tiết trở lại tầng dưới. Vừa bước đến cửa ngôi đền, vị phán quan ngước mắt nhìn lên trời. Hửng đông vừa nhuộm một màu hồng trên vách núi đá. Dịch Nhân Tiết tiếp tục bước tới cánh cửa phía đông ngôi tu viện. Khi đến cửa chiếc sân nhỏ, vị phán quan bỗng dừng lại. Một bàn tay nhuộm đầy máu dính lên bức thành cửa. Trong phút chốc, Dịch Nhân Tiết tưởng tượng đến đạo sĩ Tuyên Minh trong một cố gắng đến tuyệt vọng đã bíu lấy thành cửa hầu cố tránh cái chết trước mặt. Bỗng một con kên kên từ trên trời bổ nhào xuống đớp lấy bàn tay đó, bay gấp về núi.

Vị phán quan mệt nhọc bước lên cầu thang tầng lầu thứ hai. Mỗi bước đi như một cực hình. Dịch Nhân Tiết phải dừng lại nhiều lần thở lấy sức. Khi Dịch Nhân Tiết bước đến cửa thì đôi chân của vị phán quan đã bắt đầu run… vì quá mệt mỏi. Trong căn phòng rộng, bọn gia nhân đang lo quạt lò than sửa soạn buổi ăn điểm tâm.

Dịch Nhân Tiết đi về phía phòng ngủ. Màn treo chưa kéo. Dưới ánh sáng các ngọn nến, căn phòng xem ra có vẻ ấm cúng. Ba người vợ của vị phán quan cũng vừa mới thức dậy. Nàng thiếp thứ nhứt, mình trần ngồi ở bàn điểm phấn, hai nàng thứ hai và thứ ba, vẫn còn trong bộ quần áo ngủ giúp nàng chải tóc, chít khăn.

Vị phán quan nặng nề ngồi xuống một chiếc ghế cạnh bàn nước. Ông ta bỏ mũ xuống, mở cái băng vải quấn ngang đầu, sờ lại vêt thương. Nàng thiếp thứ ba, vẻ lo lắng hỏi:

- Thưa phu quân, chẳng hay cái băng vỏ cam khô có giúp ích cho phu quân chăng?

- Nhờ đó mà ta thoát chết!

Nàng thiếp thứ ba không rõ chuyện đầu đuôi ra sao nhưng nghe câu trả lời của Dịch Nhân Tiết, mặt nàng vui mừng hiện thấy rõ. Nàng bèn dâng cho chồng một tách trà nóng và nói:

- Để thiếp kéo hết các màn cửa lại. Giông tố chắc đã tạnh.

Vừa chậm rãi nhấp chén trà nóng, vị phán quan vừa đưa mắt theo dõi những cử chỉ mềm mại của người thiếp thứ nhứt đang đan lưới tóc trước mặt gương do tay nàng thứ hai cầm đưa lên. Dịch Nhân Tiết đưa tay lên mắt. Trong không khí êm ả của căn phòng, tất cả những chuyện kinh sợ trong đêm qua lúc này đối với vị phán quán chỉ còn như là một cơn ác mộng.

Người thiếp thứ nhất sửa soạn mớ tóc lần cuối và ngỏ lời cảm ơn hai người thiếp kia. Choàng cái áo ngủ lên bộ ngực no tròn và xinh đẹp, nàng xê lại gần đức lang quân. Nhận thấy Dịch Nhân Tiết có vẻ mệt mỏi, nàng âu yếm:

- Phu quân có vẻ mệt lắm thì phải! Hẳn suốt đêm qua, phu quân đã không chợp mắt được chút nào chăng? Thiếp có thấy phu quân tìm hộp đựng thuốc. Chẳng hay có tai nạn xảy ra?

Vị phán quan chỉ đáp:

- Phải. Có người ngộ bệnh. Ta bận chăm sóc cho họ. Bây giờ họ đã thoát khỏi cơn hiểm nghèo rồi!

- Phu quân đã bị cảm mà lại còn thức đêm, ái ngại thật. Để thiếp nấu cho phu quân một chén cháo bồ câu ra ràng, phu quân dùng chắc sẽ bớt mệt phần nào!

Lúc đi ngang qua cửa sổ, đưa mắt nhìn ra ngoài, người thiếp thứ nhất vui vẻ nói:

- Chúng ta trở về Hàn Nguyên vào lúc này thì tuyệt! Trời đã quang đãng trở lại.


HẾT
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

21#
 Tác giả| Đăng lúc 20-10-2013 00:49:16 | Chỉ xem của tác giả
Chương XIX (Kết)


MẶC ĐỨC XUẤT HIỆN LẦN CUỐI CÙNG


Vị phán quan lại một lần nữa bước lên bậc tam cấp dẫn đến khoang cầu thang chánh. Vẫn không thấy bóng dáng Tào Can. Dịch Nhân Tiết liền đến hành lang của phòng chứa vật liệu và mở cánh cửa sổ thứ hai. Những tiếng gầm gừ dữ tợn xen lẫn những tiếng rên rỉ từ cái sân nhỏ vọng ra, tiếp đó là một tiếng động khô khan giống như một cành khô bị gẫy. Dịch Nhân Tiết đưa mắt lo lắng nhìn những tấm màn ở cánh phía đông nhưng không thấy gì động đậy cả. Vị phán quan buông một tiếng thở dài: quan tòa của trời đất đã kết thúc phiên xử.

Dịch Nhân Tiết đặt cái áo choàng của Tuyên Minh lên bờ cửa sổ và bỏ đi. Sau bữa ăn sáng, vị phán quan vội thảo báo cáo: Đạo sĩ Tuyên Minh đã cúi xuống nhìn con gấu, mất thăng bằng và ngã xuống. Phán quan nhìn về phía khoang cầu thang. Có bước chân nhanh nhanh báo hiệu Tào Can đi tới. Nét mặt vui tươi, Tào Can la lớn:

- Phán quan khỏi phải nhọc công tìm kiếm Mặc Đức nữa. Tiện hạ đã tóm cổ được hắn rồi.

Tào Can dẫn Dịch Nhân Tiết đến hành lang thứ hai. Một thanh niên lực lưỡng mặc áo tu sĩ đang nằm bất tỉnh giữa nền nhà, tay và chân bị trói gô lại. Dịch Nhân Tiết nhận ra con người có nét mặt buồn buồn đó. Chính hắn đã ngồi chung với một tu sĩ già ở phòng chứa vật liệu vào lúc Dịch Nhân Tiết đến thăm nơi đây lần thứ hai.

- Làm sao nhà ngươi đã tìm ra được hắn?

- Sau khi phán quan tìm đến đạo sĩ Tuyên Minh, tiện hạ bắt gặp hắn lảng vảng nơi đây. Tiện hạ bám theo hắn như hình với bóng. Cuối cùng tiện hạ liệng dây, cũng may dây quấn được quanh vòng cổ hắn. Tiện hạ chỉ cần kéo mạnh dây một chút là hắn ngã xuống bất tỉnh, tiện hạ liền tìm cách trói hắn lại.

- Bây giờ thì nhà ngươi có thể mở trói hắn cho ta vì hắn không phải là người chúng ta theo dõi. Ta đã lầm ngay lúc đầu. Chính hắn là Linh. Và em gái hắn cũng tên Linh, cả hai đều ở trong một đảng trộm cướp danh tiếng. Có khi hắn đóng vai diễn viên. Có lúc là một tu sĩ đi hành khất. Hắn đột nhập tu viện với một dự định đáng khen vì mục đích của hắn là tìm cách trả thù cho cái chết của em hắn. Lúc nào nhà ngươi mở trói hắn xong, hãy đến gặp ta ở khoang cầu thang. Nay ta thấm mệt rồi!

Mặc cho Tào Can đứng ngẩn người vì sửng sốt, Dịch Nhân Tiết tới ngồi ở một chiếc ghế, dựa đầu vào tường. Khi Tào Can đến, Dịch Nhân Tiết ra hiệu cho vị quan hầu cận ngồi xuống bên cạnh mình rồi mới bắt đầu kể lại câu chuyện đã qua. Nói xong về căn phòng bí mật, kể lại cuộc đàm thoại với Tuyên Minh, vị phán quan kết luận:

- Ta quả đáng trách khi tỏ ra chậm hiểu trong sự nhận xét cái mũ của kẻ lạ mặt vì thật ra đó là mớ tóc óng ánh của đạo sĩ Tuyên Minh. Cho đến nay ta vẫn không tin sự việc kia là có thật. Vì sao một con người danh tiếng lẫy lừng như Tuyên Minh lại phạm vào những tội ác ghê tởm như thế? Nhưng rồi ta nhận thấy Chân Hiền có tham gia vào những hành động trái với phong tục thì ta mới thấy nội vụ sáng tỏ hơn.

Tào Can nghe Dịch Nhân Tiết nói nhưng trong lòng vẫn do dự.

- Tiện hạ cũng không hiểu vì sao Chân Hiền phải tìm Tuyên Minh để thú tội.

- Một con người thông minh, lịch lãm có danh tiếng như đạo sĩ Tuyên Minh không thể không biết tất cả những gì xảy ra trong tu viện này. Trong cuộc đàm đạo với Tuyên Minh ngay sau khi xảy ra cái chết của Chân Hiền, Tuyên Minh có nói với ta là đạo sĩ không bao giờ rời khỏi thư viện. Điều làm cho ta thắc mắc rất nhiều khi nghe Chân Hiền nói ngược lại. Cuối cùng ta đi đến kết luận là chính đạo sĩ Tuyên Minh cũng nói dối luôn. Chính Tuyên Minh đã đóng vai trò quan trọng trong nội vụ và khi nhận thấy Chân Hiền sắp khai hết sự thật, Tuyên Minh phải tìm cách đẩy Chân Hiền xuống vực để khóa miệng kẻ tố cáo. Sau đó, khi uống trà với Tùng Lập ta vẫn còn thắc mắc ở một chi tiết, mãi cho đến khi xảy ra sự việc cái đĩa bể, ta mới tìm ra được cái chìa khóa hầu mở những bí ẩn còn lại.

Dịch Nhân Tiết buông một tiếng thở dài, đưa tay cố che đậy một cái ngáp mệt nhọc.

- Đạo Lão đã tiến tới trong việc nghiên cứu rất xa về những bí ẩn của cuộc sống và cả sự chết. Con người không phải sống để tìm hiểu bí ẩn của cuộc đời. Biết được bí ẩn đó chưa chắc gì làm cho con người sung sướng hơn. Tất cả vấn đề là ở chỗ đó Tào Can ạ! Đạo Lão là một tôn giáo rất cao siêu. Đạo dạy ta không những chỉ làm điều lành để trả lại điều lành mà làm điều lành trả lại cả điều ác. Ta ngại rằng thực hiện được điều đó rất khó và e quá sớm. Bây giờ chỉ là một giấc mộng. Giấc mộng đẹp… cũng là giấc mộng phải không? Còn ta, Tào Can ạ! Ta chỉ muốn được trở thành môn đồ của đức Khổng. Sự khôn ngoan của Ngài hợp với thực tế hơn. Chúng ta làm điều thiện để trả lại điều thiện nhưng với điều ác phải đưa ra công lý. Lẽ dĩ nhiên cũng không được từ chối về sự hiện hữu của vài sự việc có tính cách siêu nhiên. Nhưng luôn luôn chúng ta phải khám phá ra lời giải thích hoàn toàn tự nhiên. Trong đêm qua khi đi qua hành lang mà vừa rồi nhà ngươi đã để Mặc Đức bị trói gô nằm đó, ta nghe dường như có tiếng gọi tên ta. Trí óc ta liên tưởng ngay đến các hồn ma của các phiến loạn bị giết tập thể tại đây nên ta bắt đầu lo lắng đến cái chết rình rập bên ta. Sau đó ta gặp Mặc Đức ở phòng chứa vật liệu. Hắn vừa trút bỏ bộ quần áo diễn tuồng, mặc lên chiếc áo tu sĩ, và ngồi cạnh một tu sĩ già. Ta nghĩ rằng hai người đó đã nhắc đến tên ta, luồng điện trong thanh âm họ phát ra chuyển đến cuối hành lang và đã lọt vào tai ta.

Có một giọng ồ ồ vang lên:

- Ngài giải thích rất đúng. Một người bạn của tôi khuyên tôi nên báo cáo với ngài về vụ người ta đã giết hại em gái tôi. Nhưng tôi cứ nghĩ rằng các vị quan lớn như ngài ít khi bênh vực cho kẻ nghèo.

Dịch Nhân Tiết ngước mắt nhìn người lạ mặt.

- Nhà ngươi nên theo lời của bạn nhà ngươi. Như thế cả hai bên có dịp chia sẻ những buồn phiền của nhau.

Mặc Đức nhìn Dịch Nhân Tiết với cặp mắt căm hờn. Đưa những ngón tay lên sờ vệt đỏ quanh cổ, hắn bước tới vị phán quan hét lớn:

- Ai đã giết em gái ta?

Dịch Nhân Tiết trả lời một cách khô khan:

- Ta đã tìm ra thủ phạm. Hắn đã thú tội và ta đã lên án tử hình hắn. Em gái của nhà ngươi như thế là đã được báo thù rồi! Nhà ngươi không cần biết thêm gì nữa!

Mặc Đức lẹ làng rút một cây dao dài ra khỏi chiếc áo. Đưa lưỡi dao kề vào cổ vị phán quan, hắn lại thét lên:

- Nếu nhà ngươi không chịu nói rõ tên sát nhân, ta sẽ giết ngươi. Đồ thứ quan lại vô bổ! Ta là anh ruột của nạn nhân đây. Ta phải trừng trị kẻ sát nhân.

Dịch Nhân Tiết vòng tay lại. Vị phán quan nhìn Mặc Đức với cặp mắt của kẻ bề trên, dằn mạnh từng tiếng.

- Ta là biểu hiện cho luật pháp. Mặc Đức ạ! Chính ta có bổn phận bắt kẻ làm ra tội ác phải đền tội.

Đoạn Dịch Nhân Tiết hạ giọng.

- Và một ngày nào đó ta sẽ tường trình mọi việc của ta lên thượng cấp của ta.

Vị phán quan từ từ nhắm mắt gục đầu vào vách.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 20-10-2013 00:46:31 | Chỉ xem của tác giả
Nở một nụ cười đầy vẻ thân tình, Tuyên Minh nói thêm:

- Còn chuyện cô Mai Quế. Ồ! Đó là chuyện thường tình. Chẳng nên nhắc lại làm chi. Ngài hẳn là tay chơi cờ tướng giỏi? Có thể đến sáng mai, ta sẽ hầu ngài một bàn được không? Ngài chơi cờ tướng đấy chứ?

- Ít khi lắm. Hay chơi cờ gánh.

- Cờ gánh? Mỗi người có một sở thích. Mất bà Bảo Mẫu, xin ngài chớ lo. Ta sẽ tìm ra người khác thay thế bà ta.

Dịch Nhân Tiết nhìn Tuyên Minh, vẻ suy nghĩ.

- Tại sao đạo sĩ lại đến trú ngụ trong ngôi tu viện này? Trước kia ngài ở kinh kỳ kia mà?

Nghe nhắc đến cuộc đời quá khứ của mình, Tuyên Minh lại nở nụ cười. Đạo sĩ vuốt mấy sợi tóc bạc óng ánh lên phía sau chiếc đầu tròn rồi chậm rãi:

- Khi ta được hân hạnh trình bày lên nhà vua tất cả những gì về đạo Lão, cả triều thần và các mệnh phụ phu nhân tỏ ra nóng lòng muốn tìm biết những buổi lễ bí ẩn. Ái nữ của một đai thần, một tuyệt sắc giai nhân hăm hở tìm ta học đạo. Nhưng rồi cô gái chết giữa lúc ta truyền bá cho cô những bài thuyết giảng. Nội vụ được ém nhẹm, lẽ dĩ nhiên, sau đó ta phải rời kinh đô. Tu viện này có vẻ thích hợp với ta. Ta quyết định ở lại đây tiếp tục cuộc học hỏi với một số thiếu nữ khác do bà Bảo Mẫu dẫn đến cho ta, hầu làm cho cuộc sống bớt nỗi cô liêu. Các cô gái ấy cũng tạo khá nhiều thích thú cho ta, nhưng rất tiếc lần lượt người này đến người nọ thay phiên nhau qua đời.

- Một cô trong số đó gặp tai nạn?

- Đâu phải như vậy! Đáng lý chẳng cần nói tên cô gái cho ngài biết làm chi. Nhưng… cứ nói ra vậy. Nàng tên là Hoằng. Nàng được hân hạnh ở trong căn phòng đặc biệt của ta. Chắc ngài đã biết đến căn phòng đặc biệt đó chứ? Phải đến xem mới rõ. Căn phòng có treo màn gấm vàng và ta cũng tưởng rằng căn phòng đó sẽ làm cho Mai Quế ưa thích. Hãy nói đến cô gái tên Hoằng. Nàng đã bước ra khỏi căn phòng này cùng con đường mà bà Bảo Mẫu đã đi qua. Chỉ có một điều này là hơi khác với bà Bảo Mẫu. Bà Bảo Mẫu bị ép buộc đi theo con đường đó, còn nàng Hoằng thì tự ý nàng. Ta đã nhốt nàng tại đây để phạt nàng. Ta cũng không còn nhớ nàng đã phạm lỗi gì. Ta định quên hẳn cuộc sống của nàng trong hai hoặc ba ngày. Nhưng phán quan Dịch Nhân Tiết ạ! Cô gái đã mon men tới cái lỗ thông hơi và luồn mình qua cái lỗ đó. Trông nàng mảnh mai hơn bà Bảo Mẫu nhiều!

Dịch Nhân Tiết nghiêm nghị:

- Nếu ngài cứ tiếp tục cung cấp nhiều chuyện trước toà án của bản chức có lẽ công việc của bản chức sẽ bớt đi một phần nhọc mệt.

Tuyên Minh ngước đôi lông mày rậm:

- Trước tòa án của ngài? Phán quan định nói cái gì đó?

- Ngài đã phạm đến năm vụ giết người, chưa kể đến một vụ hiếp dâm và một vụ bắt cóc. Chắc giờ đây ngài không còn chối tất cả những tội ác đó?

Tuyên Minh la lớn:

- Á ông bạn ạ! Ta có cần gì phải chối tội đâu! Những người chứng duy nhất của ngài là hòa thượng Chân Hiền và bà Bảo Mẫu. Rất tiếc cả hai người đó đã không còn ở lại trên cõi đời này. Trong biên bản của ngài, Chân Hiền và bà Bảo Mẫu là những người duy nhất chịu trách nhiệm trong vụ Mai Quế.

Nhìn Dịch Nhân Tiết lắc đầu, Tuyên Minh lại càng nổi giận hơn:

- Ta đã cho rằng ngài là con người thông minh. Xin đừng để ta phải thất vọng về sự nhận xét đó. Triều thần sẽ nghĩ như thế nào nếu như ngài tố cáo ta – một vị chân tu có tiếng tăm – một vị quốc sư… mà phạm đến năm tội giết người… nhưng lại không có một mảy may chứng cứ? Lúc đó, có lẽ người ta sẽ nghĩ rằng ngài là kẻ điên khùng chăng, đường quan lộ của ngài do đó mà sụp đổ không cách nào cứu nổi. Còn ta, ta cũng buồn vô hạn vì ta vẫn cảm mến ngài kia mà!

- Bản chức sẽ nhắc đến cái chết của ái nữ vị đại thần mà ngài đã kể cho ta nghe lúc nãy.

Đạo sĩ Tuyên Minh cười rũ rượi:

- Phán quan Dịch Nhân Tiết ạ! Ngài không biết rằng có nhiều tai to mặt lớn đã dính líu vào vụ ấy sao? Chỉ cần ngài nói lên một tiếng thôi là lập tức ngài bị cất chức ngay, hoặc bị đày đi tận biên giới xa xôi… và cũng có thể người ta hạ ngục ngài lập tức.

Dịch Nhân Tiết suy nghĩ một lát, buông một tiếng thở dài:

- Ngài nói có lý!

- Lẽ dĩ nhiên! Ta thích thú được nói chuyện với ngài, vì ít ra thì ngài cũng là con người thông hiểu nhiều chuyện. Ta chỉ muốn ngài hãy quên hết những gì trong các cuộc đàm đạo giữa chúng ta. Và ngày mai ngài sẽ trở về Hàn Nguyên một cách yên ổn. Còn ta, ta lại tiếp tục cuộc sống êm ả trong tu viện này! Mà ngài cũng chẳng nên tìm cách cản trở công việc riêng của ta làm chi. Chắc chắn là ngài đủ thông minh để biết rằng ta vẫn còn chút ảnh hưởng đối với triều đình đó chứ? Ngài cần hiểu rõ một sự thật căn bản là luật lệ được làm ra để áp dụng cho người dân thường còn lớp người như ta thì lại khác. Ta ở trong nhóm người mà tài năng và sự hiểu biết được đặt lên trên cả luật pháp. Chúng ta đã vượt xa những khái niệm qui điều mà người ta thường gọi là điều thiện, điều ác. Lúc một cơn sét phá tan nhà cửa, giết hại người dân, ngài có đưa cơn sét ra tòa án không? Bài học đó sẽ bổ ích cho ngài về sau này hơn, khi ngài có cơ hội nắm giữ được chức quyền cao trọng ở kinh đô. Rồi ngài hãy nhớ lại cuộc đàm đạo giữa chúng ta, chắc chắn ngài sẽ nhớ ơn ta đã nói hết sự thật ra cho ngài rõ.

Tuyên Minh đứng dậy, đưa tay vỗ vào vai Dịch Nhân Tiết nói nhỏ:

- Ta sẽ lau nền nhà đầy máu này sau. Bây giờ hãy đi xuống dưới đó. Các tu sĩ đang sửa soạn bữa ăn sáng và cả hai ta cần phải lấy lại sức. Đêm vừa qua cả hai ta đều phải mệt mỏi quá nhiều rồi!

Vị phán quan cũng đứng dậy. Nhìn thấy Tuyên Minh cầm lấy áo che mưa, Dịch Nhân Tiết lễ phép:

- Xin ngài để bản chức cầm hộ. Xem chừng cơn giông đã tạnh rồi!

Tuyên Minh vừa nói cảm ơn vừa trao chiếc áo cho Dịch Nhân Tiết. Đạo sĩ nói thêm:

- Những cơn giông ở núi có những đặc điểm kỳ lạ: bùng nổ một cách đột ngột, phá phách dữ dội, rồi lại lặng yên mau chóng giống như lúc mới bắt đầu. Tuy nhiên ta cũng không buồn phiền gì, vì giông bão chỉ xảy ra trong mùa thu, còn lại cả năm, khí hậu ở đây lại tuyệt vời.

Dịch Nhân Tiết cầm lấy cây đèn. Lúc hai người bước ra khỏi tủ, Tuyên Minh xoay cái vòng tròn và nói:

- Ta cũng chẳng buồn thay thế cái ổ khóa này làm chi vì những kẻ có khả năng nhận xét vị trí của nó ở đây cũng hiếm.

Cả hai im lặng bước xuống cầu thang. Bước đến bực cửa, nhìn những tảng đá mà hửng đông đang chiếu lên, những tảng đá đó mang màu xám. Tuyên Minh nói có vẻ thích thú:

- Khô tạnh cả rồi! Lại không có gió. Chúng ta có thể bước qua cái sân rộng để đi đến phòng ăn.

Vừa bước đi, Dịch Nhân Tiết vừa hỏi:

- Còn cái phòng bí mật kia, ngài sử dụng nó trong công việc gì? Bản chức có nhận thấy một căn phòng nhỏ nằm phía trên phòng chứa vật liệu đó! Đáng lý ra thì bản chức cũng chẳng nên đặt câu hỏi ấy làm chi.

Đạo sĩ Tuyên Minh đứng lại.

- Ngài nói thế nào? Một căn phòng bí mật khác nữa sao? Ta không hề biết đến. Các nhà kiến trúc thời xưa thật rắc rối. Dù sao, ngài quả là một kẻ thông minh có thừa. Hãy chỉ cho ta thấy căn phòng bí mật đó đi!

Dịch Nhân Tiết dẫn Tuyên Minh tới một cái sân nhỏ nằm giữa cánh phía đông phòng chứa vật liệu. Đặt đèn và áo xuống mặt đất, vị phán quan nâng cái then cài nặng nề rồi mở cửa, đoạn ông ta lùi lại để Tuyên Minh bước tới. Tuyên Minh vừa bước vào thì Dịch Nhân Tiết đóng ngay cửa, cài then vào chỗ cũ. Đạo sĩ Tuyên Minh bất thần bị nhốt kín bên trong, đưa tay đập cửa thình thịch. Bên ngoài, Dịch Nhân Tiết bình tĩnh cầm đèn lên và đưa mắt nhìn qua kẽ hở. Phía bên trong, Tuyên Minh vẫn la lớn:

- Ngài định nhốt ta vào đây sao? Như vậy nghĩa là thế nào?

- Như vậy nghĩa là ngài sẽ bị xử ở ngay đây, đạo sĩ Tuyên Minh ạ! Chính ngài đã nói với ta là ngài không thể nào bị xử trước tòa án của ta. Thế thì ta phải đưa ngài ra trước một vị quan tòa lớn hơn ta. Ông Trời sẽ định đoạt vụ xử này. Để xem thủ phạm năm vụ giết người có bị trừng phạt không, hay chính ta sẽ bị hại thay thế cho ngài. Trong hai cách, ít ra ngài có đến được hai cái may mắn để tự giải thoát trong khi các nạn nhân của ngài không có được một may mắn nào cả. Có thể rằng dụng cụ của công lý để ngài yên. Cũng có thể nó sẽ tấn công ngài và ngài sẽ kêu cứu được một người duy nhứt ở đây để cứu ngài.

Tuyên Minh sợ tái mặt. Vị đạo sĩ hét như điên:

- Người duy nhứt? Người đó là ai? Đồ khốn nạn! Chỉ chừng một tiếng đồng hồ nữa là hàng chục tu sĩ sẽ đổ ra sân và họ sẽ tìm cách cứu ta.

- Vâng. Nếu như ngài sống đến giờ phút đó! Nhưng ngài nên nhớ dụng cụ công lý đang ở cạnh ngài.

Tuyên Minh quay mình lại. Có tiếng gầm gừ dữ tợn từ trong bóng tối vang ra. Bám mình lên mấy song cửa, Tuyên Minh la lên với giọng cuống quýt lo sợ:

- Việc gì sẽ xảy đến cho ta đây?

Dịch Nhân Tiết ráng trả lời lần cuối:

- Rồi ngài sẽ biết ngay mà!

Trong lúc Dịch Nhân Tiết bước qua cánh cửa của ngôi đến thờ thì một tiếng thét kinh sợ vang lên như muốn xé tan bầu không khí êm ả trong buổi hửng đông.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 20-10-2013 00:45:10 | Chỉ xem của tác giả
Chương XVIII


THỦ PHẠM NGỎ LỜI KHEN NGỢI VỊ PHÁN QUAN


Người đàn ông với đôi vai rộng quay đầu lại, nở nụ cười:

- Phán quan Dịch Nhân Tiết! Cuối cùng rồi ngài cũng tìm ra được căn phòng này. Ngài quả thật thông minh. Xin mời ngài ngồi lên chiếc giường này. Ta vừa mới lau giường đó. Hãy thử kể cho ta nghe ngài đã làm cách nào để tìm được đến đây. À! Mà coi chừng có máu ở nền nhà!

Dịch Nhân Tiết ngồi cạnh Tuyên Minh, đưa mắt nhìn kỹ căn phòng. Căn phòng chỉ rộng hơn sáu trượng vuông, đồ đạc ngoài chiếc giường không có gì nữa. Ở góc phòng có một bức tượng đàn bà, tượng lớn bằng người thật. Tượng bị cụt tay trái vì gỗ bị mối ăn. Ở phía kia có một lỗ hổng lớn đen khoét vào vách. Phía trước mặt có một lỗ tròn, có lẽ là lỗ thông hơi. Dịch Nhân Tiết ngỏ lời:

- Bản chức vẫn đinh ninh là thế nào cũng có một căn phòng bí mật ở góc tu viện này. Nhưng cứ đo bề sâu của các khung cửa thì ý nghĩ trên đây quả thật vô lý.

Đạo sĩ Tuyên Minh cười lạt:

- Nhưng mà có thật! Bức tường ở hành lang không dành để chứa một căn phòng như thế này, nhưng ở góc kia kìa, ở đó có bức tường đôi, trong đó người ta xây nên chỗ trú ẩn này. Ở bên ngoài người ta không thấy vực sâu bao quanh tu viện, người ta cũng không thấy những cửa sổ ở cánh phía đông. Những nhà kiến trúc sư xưa hiểu rất rõ nghề nghiệp của họ. Ồ! Mà tại sao ngài lại có ý định đi tìm căn phòng bí mật này làm chi?

- Đó chỉ là một sự tình cờ mà thôi! Tối qua, lúc bản chức đến đây, giông bão nổi lên dữ dội làm tung tấm liếp lên, một dịp để bản chức nhìn thấy căn phòng này đúng vào lúc ngài đang mang bức tượng gỗ. Bản chức chỉ nhìn thấy ngài ở phía sau lưng nên bản chức lầm lẫn mớ tóc bạc óng ánh của ngài thành ra cái mũ, còn bức tượng lại hoá ra thiếu phụ. Bản chức tự hỏi không rõ bản chức thấy cảnh tượng đó do ảo giác mà có chăng? Bản chức cũng đã đưa thắc mắc ấy kể ra ngài hay.

Đạo sĩ Tuyên Minh cười nghiêng ngả:

- Phán quan bày tỏ thắc mắc đó với ta?

Dịch Nhân Tiết không thể nào cùng cười với Tuyên Minh được.

- Còn Mặc Đức lúc lên sân khấu đội cái mũ xưa mà bản chức nhận thấy giống cái mũ trên đầu kẻ lạ mặt, do đó làm cho bản chức nghi ngờ, nên đặt vấn đề theo đuổi hắn. Còn một điều này nữa mà bản chức chưa hiểu được là tại sao cánh cửa phía bên mặt ở bên ngoài lại không trông thấy được? Có phải là cánh cửa mà tối qua bản chức đã nhìn thấy, có phải như vậy không?

- Lẽ dĩ nhiên. Nhưng đó chỉ là một cánh cửa giả. Ồ! Đừng cho ta đã có sáng kiến cho xây cánh cửa đó. Sự thật cánh cửa ấy đã có từ lâu, từ khi ta khám phá ra căn phòng bí mật này. Tấm màn, như ngài nhìn thấy nằm bên trong, bên ngoài là một miếng giấy dầu treo ngang với bức tường, được tô vẽ bắt chước giống màu gạch. Nói tóm lại, đó là một bức hoạ trong suốt, ban ngày mở màn ra, căn phòng vẫn sáng mà sự thật thì không ai thấy gì ở bên trong cả.

Đạo sĩ Tuyên Minh im lặng một lát, nói tiếp:

- Phải. Ta nhớ ra rồi! Tối qua, ta muốn có ít chút không khí lọt vào. Ở phía này, chúng ta có thể tránh được gió mà không sợ bị dòm ngó vì tất cả các màn cửa ở cánh phía đông đều đóng kín để tránh cơn giông. Đến khi ta nghe giông bão làm rớt một bức màn, thì ta vội tìm cách đóng cửa lại - lẽ dĩ nhiên ta đã không lanh tay - kể ra đó cũng là một sự bất cẩn đáng tiếc.

- Nhưng ngài lại còn phạm một lỗi lầm rất lớn khi giải thích cho bản chức hay là dấu hiệu của đạo Lão luôn luôn được chia cắt làm hai theo chiều hướng thẳng đứng. Còn bản chức thì lại thấy một trong những hình tròn đó lại bị cắt theo đường ngang. Nếu như ngài nói con đường cắt ngang đó có thể vạch ra bất kỳ theo chiều hướng nào thì bản chức đã không thắc mắc về sự trông thấy trên đây.

Đạo sĩ Tuyên Minh đưa tay vỗ lên đùi, vui vẻ:

- Phải rồi! Ngài có đặt câu hỏi đó với ta. Nhưng có bao giờ ta nghĩ đến cái ổ khoá của căn phòng bí mật để làm đề tài giải thích cho ngài biết đâu. Tuy nhiên ngài là người quan sát rất giỏi, phán quan Dịch Nhân Tiết ạ! Nhưng làm thế nào mà ngài biết xoay cái vòng tròn đó? Tác động của cái vòng tròn ấy làm cho một cái then ngang nằm dọc thẳng với cánh cửa lên hoặc xuống, mà cái vòng tròn đó không phải xoay trở dễ dàng đâu. Phải có một chìa khoá đặc biệt.

Đạo sĩ Tuyên Minh lấy trong túi áo ra một cái nĩa bằng sắt có hai cái răng ăn đúng vào hai lỗ thủng trên vòng tròn. Dịch Nhân Tiết tiếp tục giải thích:

- Bản chức chỉ dùng đến cái kim cài tóc. Lẽ dĩ nhiên, bản chức phải mất thì giờ nhiều hơn. Nhưng thôi. Hãy trở lại cái việc của chúng ta. Thế là ngài đã phạm vào lầm lỗi thứ ba khi đem Mai Quế đặt vào hành lang kinh hoàng. Mai Quế không thể cử động được. Cũng không nói năng gì được, thân hình của nàng lại được quét lên một lớp bột dày màu đen, nhưng đối với mọi người đến xem hành lang kinh hoàng thì việc làm đó rồi ra cũng sẽ bị khám phá.

Đạo sĩ Tuyên Minh cắt ngang lời của Dịch Nhân Tiết:

- Điều ấy, chính ngài đã lầm. Vào mùa này trong năm, tu viện không mở cửa hành lang kinh hoàng. Nhưng dù sao, sáng kiến đó cũng thích thú đó chứ? Ta suy nghĩ chắc chắn rằng sau một đêm nằm lại đó, cô gái sẽ trở nên dễ dạy hơn. Ta muốn rằng ta sẽ thí nghiệm lại một lần nữa, vào một ngày nào đó, công việc đó cũng chẳng có gì khó nhọc khi phải đắp lên mình cô gái một lớp bột đen. Ngài quả thật thông minh, phán quan Dịch Nhân Tiết ạ! Nhận xét của ngài về hai bức tranh vẽ con mèo - cặp mắt của con vật lúc buổi sáng ra sao, buổi trưa ra sao – đã tỏ ra ngài là người xuất chúng. Chính lúc ta đưa đề nghị cho Chân Hiền phương cách làm thế nào để loại trừ hoà thượng Ngọc Kính, ta đã không nghĩ đến điều đó. Chân Hiền chỉ là một con người tầm thường, tham lam quyền lực và tiền bạc nhưng lại không có những đức tính cần thiết để nắm lấy địa vị đó. Lúc ông ta giữ vai trò trông giữ tu viện này, ông ta đã lấy trộm khá nhiều của cải vàng bạc của tu viện, nếu không có ta can thiệp thì ông ta đã bị tống giam từ lâu rồi. Từ đó, Chân Hiền phải chịu qui phục ta. Hoà thượng Ngọc Kính thì lại khác. Khi hoà thượng nhận thấy một vài việc kỳ cục xảy ra, hoà thượng bắt đầu nghi ngờ ở con người thật của Chân Hiền.

Đạo sĩ Tuyên Minh ngưng trong giây lát, đoạn nhíu mày lại, rồi tiếp tục:

- Nhưng gần đây, Chân Hiền tỏ ra thiếu can đảm. Những câu thơ của Tùng Lập đã làm cho Chân Hiền run sợ thì thế nào nội vụ cũng sẽ bị phát giác. Chân Hiền cho ta hay có một tu sĩ từ bên ngoài đột nhập vào tu viện, có lẽ để làm công việc dò thám. Tu sĩ có vẻ mặt buồn buồn, có lẽ hắn chính là người mà ngài đang theo dõi đó. Ồ! Tất cả đều là chuyện phiếm cả! Ngay trước khi ngài đến tu viện này, ta đã gọi Chân Hiền lên phòng riêng mắng ông ta một trận. Dường như sau đó, Chân Hiền càng mất tinh thần. Có lúc Chân Hiền toan giết ngài đó. Cũng may mà hắn ám sát hụt ngài. Ta mừng lắm, Phán quan Dịch Nhân Tiết có tin lời nói của ta không?

Dịch Nhân Tiết không trả lời. Vị phán quan suy nghĩ một lát rồi mới nói:

- Sự lo sợ của Chân Hiền đối với tu sĩ có nét mặt buồn buồn đó có lý lắm! Nhưng thưa ngài, thế thì ngài hẳn biết rõ thiếu nữ tên Linh bị chết bệnh héo mòn ở đây đã từ nơi đâu đến không?

- Bệnh héo mòn? Phán quan nói gì vậy? Thật là kỳ lạ! Nàng Linh là một cô gái đẹp, mạnh khoẻ và rất hăng hái. Nàng có chân trong một nhóm trộm cướp. Quân lính đã bắt nàng giữa lúc nàng tham dự một vụ bắt trộm gà ở một trại. Còn bà Bảo Mẫu chỉ là một kẻ mối lái.

- Có lẽ đúng như vậy. Có người cho bản chức hay rằng vị tu sĩ có nét mặt buồn đó tên thật là Linh. Hẳn là anh của cô gái chết vì bệnh. Hắn đã đội lốt tu sĩ và không phải là lần đầu tiên hắn đến tu viện này đâu. Hắn tin chắc là em gái hắn đã bị giết ở đây nên hắn lấy tên là Mặc Đức để trở lại tu viện này cố tìm cho ra kẻ sát nhân. Chân Hiền lo sợ là phải. Mặc Đức chơi kiếm rất hay. Những tên nào đã ở trong đảng cướp luôn luôn nghĩ đến việc trả thù cho đồng bọn nếu như có một tên trong bọn chúng bị sát hại.

Đạo sĩ Tuyên Minh cười lạt:

- Chân Hiền đã qua bên kia thế giới. Tất cả tội lỗi chúng ta cứ trút lên đầu ông ta. Hẳn tên múa kiếm của ngài sẽ lấy làm thích thú. Nhưng có điều lầm lẫn sau cùng của Chân Hiền là ông ta muốn phản lại ta hầu cứu vớt danh dự cho ông ta.

Dịch Nhân Tiết lưỡng lự:

- Phải! Bản chức vẫn nghi ngờ rằng Chân Hiền không dễ dàng gì mà tự tử như vậy. Chính ngài đã xô ông ta vào khoảng không, có phải như vậy chăng?

- Đúng vậy!

Nụ cười nở sáng trên mặt Tuyên Minh.

- Trong khi đó, ta đã có sáng kiến kịp thời. Nhưng ngài hãy cho phép ta tỏ bầy lời khen ngợi ngài một chút. Ngài lý luận thật vững chắc. Ta chỉ buồn không có trà để dâng ngài uống. Căn phòng này quá hẹp để không có đủ những tiện nghi đó. Mong ngài bỏ qua.

- Đồng loã của ngài là Chân Hiền và bà Bảo Mẫu, vậy còn có ai khác nữa không?

- Không còn ai nữa. Kinh nghiệm làm phán quan của ngài chắc ngài thừa hiểu rằng nếu cần giữ một điều bí ẩn nào, tốt hơn là không nên nói ra cho nhiều người hay.

Dịch Nhân Tiết nhìn cây dao nhuộm đầy máu, nói:

- Giả thử như ngài đã giết chết bà Bảo Mẫu tại đây?

- Phải! Khi ta không còn thấy Mai Quế ở trong hành lang kinh hoàng thì ta phải biết đề phòng. Giết bà Bảo Mẫu không khó khăn gì. Nhưng bà ta quá nặng nề… như ngài đã thấy. Ta đã phải nhọc công chặt thây bà ta ra làm nhiều miếng nhỏ, cứ thế ta liệng xuống theo lỗ thông hơi. Phía dưới kia là vực thẳm. Chưa có một người nào dám xuống nơi đó. Tuy nhiên, ta cũng tiếc là phải để mất bà ta. Y thị giúp ta được khá nhiều việc. Và cũng nhờ ta mà bà ta được nổi danh khắp cả kinh kỳ. Nhưng cuối cùng ta phải loại bà ta vì bà ta là người chứng duy nhất trong vụ Mai Quế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 20-10-2013 00:39:55 | Chỉ xem của tác giả
Chương XVII


CÁNH CỬA BÍ MẬT


Vừa bước theo hành lang, Dịch Nhân Tiết nói:

- Có lẽ rồi đây, ta nên xin từ chức phán quan để làm ông tơ hồng. Ta đã xe duyên cho hai cặp rồi nhưng ta lại tỏ ra bất lực trong việc bắt giữ một tên thủ phạm nguy hiểm. Bây giờ nên trở về phòng của Tào Can và hãy tìm cách tóm cổ cho được thủ phạm.

Tào Can lẩm bẩm:

- Tiện hạ hối hận là đã có mắt mà chẳng trông thấy gì lúc tiện hạ đi qua hành lang. Nếu tiện hạ nhìn thấy có máu thì…

- Nhà ngươi chớ có thắc mắc. Hãy để người bạn thân của chúng ta là Mã Đông lo công việc săn sóc các thiếu phụ trần truồng.

Về đến phòng riêng, Tào Can lo việc pha chế trà. Dịch Nhân Tiết uống cạn tách nước, buông một tiếng thở dài và nói:

- Có lẽ mắt ta đã nhìn thấy một bức tượng trong hành lang kinh hoàng. Bức tượng nằm trên tay của Mặc Đức lúc cánh cửa sổ mở ra. Thắc mắc đó đã được giải đáp. Lúc này ta chỉ còn thắc mắc là lý do nào mà ta đã nhìn thấy cảnh ấy qua khung cửa sổ chẳng bao giờ có cả. Thôi hãy xếp vấn đề đó qua một bên và kiểm điểm các sự việc mà chúng ta đã khám phá ra được. Bà Bảo Mẫu là tay mai mối của Mặc Đức. Hòa thượng Chân Hiền đã nhúng tay vào những việc làm ghê tởm. Mặc Đức đã bồng Mai Quế đặt vào hành lang kinh hoàng cách đây vài tiếng đồng hồ. Hắn đã dấu bức tượng bằng gỗ trước khi chúng ra đến nơi đó.

Dịch Nhân Tiết đưa tay vuốt râu mà lòng chưa hết căm giận:

- Nếu ta đòi được đến thăm Mai Quế trước khi ta rời nơi đây, có lẽ người ta sẽ trả lời cho ta biết là nàng phải ẩn mình vào một nơi nào đó, mà nơi ấy lại cấm quần chúng lui tới. Họ sẽ tha hồ tra tấn Mai Quế.

Dịch Nhân Tiết nhíu đôi lông mày rậm của ông. Tào Can ngồi nghe trong khi mấy ngón tay vuốt lên vuốt xuống mấy sợi lông mọc quanh một cái mụn cóc trên ngón tay. Dịch Nhân Tiết nói tiếp:

- Chân Hiền đã trốn thoát khỏi toà án trên cõi trần này. Nhưng còn Mặc Đức. Hắn phải trả nợ tội của hắn nặng gấp đôi. Chính hắn là chánh phạm. Chân Hiền tỏ ra hèn nhát. Để ta đánh thức đạo sĩ Tuyên Minh dậy. Chúng ta buộc các tu sĩ nhóm họp lại. Quan Lai và Quảng Tế duyệt lại số người đó. Nếu không có bóng dáng Mặc Đức trong đám, ta sẽ ra lệnh tìm kiếm khắp nơi trong ngôi tu viện này. Chính lúc mới đặt chân đến đây ta cũng đã có ý định đó.

Tào Can không mấy tán đồng kế hoạch của vị phán quan.

- Bẩm phán quan! Nếu phán quan ra lệnh tập hợp tất cả các tu sĩ, Mặc Đức sẽ nghi ngờ ngay là phán quan muốn lùng kiếm bắt hắn, tất nhiên hắn phải tìm cách cao chạy xa bay. Thật có đến trời mới thuộc hết các ngõ ngách trong ngôi tu viện này. Và một lúc mà Mặc Đức trốn được vào dãy núi kia thì khó lòng mà chúng ta bắt được hắn. Trong trường hợp chúng ta có Mã Đông, Tào Tai và lối hai chục tên lính bên cạnh thì sự việc lại khác. Nhưng bây giờ chỉ có phán quan và tiện hạ có mặt ở đây thôi.

Tào Can chưa dứt câu bỗng im bặt. Dịch Nhân Tiết nhìn nhận lời giải thích đó có lý. Vị phán quan buông thõng một câu ngắn:

- Vậy phải làm gì đây?

Nói xong, Dịch Nhân Tiết cầm lấy một chiếc đũa, để cái đĩa trên đầu cây đũa, bắt chước trò tung hứng. Tào Can lại than thở:

- Thật đến bực mình vì không có một bản hoành đồ của tu viện. Có hoành đồ trên tay, chúng ta mới nhắm ra được căn phòng nào mà chúng đã dẫn Mai Quế tới đó. Có lẽ căn phòng đó ở không xa nơi phán quan đã nhìn thấy Mặc Đức ôm bức tượng bằng gỗ. Nhưng rồi đây chúng ta cũng phải tìm biết bề dày của bức tường mới được.

- Đạo sĩ Tuyên Minh có chỉ cho ta xem một bức hoành đồ sơ lược.

Dịch Nhân Tiết vừa nói nhưng cặp mắt không rời cái đĩa lúc này như đã đứng vững được ở đầu cây đũa.

- Có hoành đồ thì cũng tạm định rõ được phương hướng nhưng tiếc rằng hoành đồ quá tổng quát, không chỉ rõ một chi tiết nào cả.

Vừa nói xong, Dịch Nhân Tiết đã để cái đĩa rơi xuống nền nhà. Cái đĩa bể tan làm nhiều mảnh. Tào Can lượm mấy mảnh đĩa lại, hì hục chắp gắn, lên tiếng hỏi:

- Phán quan định làm gì đó?

Dịch Nhân Tiết có vẻ bối rối:

- Ta bắt chước nàng Đinh đấy mà! Người ta đã làm cho cái đĩa quay vì cái đũa đã không thoát khỏi cái vòng tròn ở đây. Đó là một trò chơi khéo tay. Cái đĩa này quay làm ta nhớ đến lời giải thích của đạo sĩ Tuyên Minh về bức vẽ của đạo sĩ. Hình tròn đen và trắng biểu hiện cho tác động trái ngược của hai sức mạnh căn bản của vũ trụ. Đó là âm và dương. Vì sao cái đĩa ta xoay lại rơi xuống, còn nàng Đinh xoay sao trông dễ dàng đến thế?

Tào Can nở nụ cười:

- Khi khéo tay thì trông rất dễ. Thật ra thì phải tập luyện khá lâu. Các mảnh vỡ ra đều đầy đủ. Ngày mai, tiện hạ sẽ tìm cách hàn gắn chúng lại và như vậy cái đĩa còn có thể dùng trong nhiều năm nữa.

- Nhà ngươi quá tằn tiện, đáng khen. Nhưng ta biết nhà ngươi cũng có chút ít tiền lại không phải bao bọc ai cả, không tiêu xài, chắc sống cũng dư dả chứ?

Tào Can giải thích:

- Trời đất đã giúp chúng ta bao nhiêu điều: cho ta mái nhà, cho cơm ăn, quần áo mặc… Chúng ta thừa hưởng được những thứ đó, tiện tạ nghĩ rằng chúng ta nên gìn giữ mà không dám phung phí. Đây tất cả những miếng vỡ đều thu lại đầy đủ, chỉ tiếc rằng đường bể đã cắt ngang hình vẽ bông hoa trên mặt đĩa.

Dịch Nhân Tiết ngồi dậy, lưng rất thẳng. Vị phán quan nhìn chăm chú cái đĩa vừa tạm ráp lại nằm trong bàn tay Tào Can. Rồi đột nhiên, Dịch Nhân Tiết đứng dậy đi đi lại lại, lẩm bẩm những gì không ai nghe rõ. Tào Can sửng sốt nhìn theo vị phán quan rồi hạ mắt nhìn chiếc đĩa, tìm hiểu xem cái gì đã làm cho Dịch Nhân Tiết phải đăm chiêu suy nghĩ. Vị phán quan vẫn giữ thái độ im lặng:

- Trí óc ta tối tăm quá. Tào Can ạ! Có cần gì mà phải tập họp các tu sĩ lại. Bây giờ ta rõ Mặc Đức ở nơi đâu rồi! Nhưng lúc này ta phải đến thăm đạo sĩ Tuyên Minh. Hãy ra ngoài đợi ta ở khoang cầu thang nhìn xuống căn phòng tế lễ chánh.

Vị phán quan cầm đèn bước ra ngoài, đi theo sau có Tào Can. Đến một cái sân rộng, hai người chia tay. Dịch Nhân Tiết bước theo con đường đi đến tháp phía Tây Nam, trèo lên bậc thang hình trôn ốc. Vị phán quan gõ nhiều lần vào cánh cửa lớn. Không có ai trả lời, Dịch Nhân Tiết đẩy cửa bước vào thư viện, nơi đây có bốn ngọn nến cháy sắp tàn. Một cái cửa thứ hai nằm ngay sau bàn giấy. Cửa này ăn thông qua phòng ngủ của đạo sĩ Tuyên Minh.

Dịch Nhân Tiết lại gõ cửa rồi áp tai vào cánh cửa nghe ngóng. Không có một tiếng động nào vọng lại. Vị phán quan toan mở cửa nhưng nhận thấy cửa khoá. Dịch Nhân Tiết xoay mình chung quanh và nghiên cứu cái vòng tròn tượng trưng trên một bức vẽ treo ở tường. Ngước đầu lên, vị phán quan bước ra khỏi phòng. Chiếc lan can gãy đập vào mắt Dịch Nhân Tiết, đứng lặng một lát, sau đó vị phán quan đi về phía khoang cầu thang chính.

Tào Can không có mặt nơi đây. Vị phán quan tỏ ý bực mình và sau khi lắng tai nghe tiếng đọc kinh từ gian giữa của tu viện vang lên, Dịch Nhân Tiết đi về phía phòng chứa vật liệu. Cửa ở đây hé mở. Vị phán quan cầm đèn lên để nhìn thấy rõ hơn. Căn phòng vẫn có cái cảnh tượng giống như lần viếng thăm đầu tiên của vị phán quan, nhưng cánh cửa của chiếc tủ xưa nằm ở góc xa nhất lại được mở rộng.

Vị phán quan bước vào tủ, đưa ngọn đèn gần sát hai con rồng được vẽ lên ở phía trong cánh tủ, mắt quan sát kỹ lưỡng bức vẽ. Cái vòng tròn đặt ở giữa hai con rồng đúng là dấu hiệu tượng trưng của đạo Lão, nhưng đáng lý một đường thẳng thì ở đây lại là một đường cong chạy ngang ngăn cách hai sức mạnh. Trong cuộc đàm đạo với đạo sĩ Tuyên Minh, Dịch Nhân Tiết có đưa thắc mắc về con đường thẳng và đường ngang và nhờ Tuyên Minh giải thích. Con đường ngang chạy trên mặt đĩa do Tào Can vừa ráp lại làm cho vị phán quan càng thắc mắc hơn.

Có một chi tiết mà trước đây Dịch Nhân Tiết không để ý, lúc này hiện ra trong trí óc vị phán quan. Điểm đặt ở mỗi nửa vòng tròn (theo sự giải thích của Tuyên Minh là mầm mống của sức mạnh tương phản) thật sự ra là một cái lỗ nhỏ đục vào gỗ. Đưa ngón tay trỏ xoay xoay bức hình tượng trưng, Dịch Nhân Tiết nhận thấy hình như không phải bằng gỗ mà bằng kim khí. Có một kẽ hở hẹp ngăn cách bề mặt tô sơn của chiếc tủ.

Dịch Nhân Tiết rút ở tóc ra một cái kim cài tóc dài. Vị phán quan đưa đầu mũi kim vào trong một cái lỗ, cố xoay cái dĩa về phía trái. Bất động. Cầm cây kim lần này trong hai tay, vị phán quan lặp lại cử chỉ trước nhưng cố xoay cái dĩa về bên mặt. Bỗng cái dĩa tự động xoay một vòng. Dịch Nhân Tiết cho dĩa xoay đủ năm vòng, sau đó thêm bốn vòng nữa. Một nửa bên mặt phía trong tủ bỗng mở ra như một cánh cửa. Dịch Nhân Tiết nghe có tiếng động ở phía bên kia nên nhẹ nhàng đóng cửa lại.

Bước khỏi tủ, Dịch Nhân Tiết đi về phía hành lang. Vẫn không thấy bóng dáng Tào Can. Thôi chẳng cần đến nhân chứng nữa! Dịch Nhân Tiết lại bước vào tủ và đẩy cánh cửa bí mật. Một lối đi hẹp nằm song song với bức tường hiện ra. Lối đi rẽ ngay về phía mặt, dẫn tới một khoảng trống. Đây là một căn phòng nhỏ được thắp sáng bằng một ngọn đèn dầu.

Ngọn đèn bám đầy bụi được treo ở phía bên dưới. Một người đàn ông vai rộng đang cúi xuống một cái giường bằng tre đặt ở vách phía cuối. Người đàn ông đang cầm giẻ lau chùi mặt giường. Trên nền nhà có một cây dao nhà bếp, cây dao nằm lăn lóc trên vũng máu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 19-10-2013 23:23:17 | Chỉ xem của tác giả
Chương XVI


MAI QUẾ THUẬT LẠI BIẾN CỐ HÃI HÙNG


Dịch Nhân Tiết gõ cửa khá lâu, nàng Đinh mới xuất hiện. Thiếu nữ mặc bộ đồ ngủ mỏng dính sát vào da. Đôi mắt còn ngái ngủ, nàng Đinh nói:

- Ai gọi cửa vào giờ này?

Dịch Nhân Tiết trả lời, vẻ khô khan:

- Xin nàng cho chúng tôi được phép.

Nàng Đinh mở to đôi mắt kinh ngạc khi thấy hai người khiêng Mai Quế nằm bất động trên chiếc cáng bước vào. Dịch Nhân Tiết nóng nảy:

- Hãy đốt lò than lên mau. Chuẩn bị cho ta một bình nước trà thật nóng và hãy cho Mai Quế uống thật nhiều vào. Y thị đã nằm trần truồng như vậy trong nhiều giờ rồi, ta chỉ ngại là nàng sẽ bị sưng phổi, nguy hiểm lắm. Nàng Đinh hãy tìm cách gỡ lớp phấn khắp thân mình Mai Quế. Hãy lấy một chiếc khăn nhúng nước nóng và làm công việc ấy. Hãy cẩn thận về những vết thương ở tay và chân. Lại còn một vấn đề nữa. Có lẽ nàng Đinh biết rõ. Hãy xem thử tay chân có nơi nào bị trật khớp xương không?

Nàng Đinh gật đầu vâng lệnh.

- Hãy xem kỹ lưng nàng có sao không? Coi xương sống có hề hấn gì không? Còn bản chức sẽ lo đi tìm thuốc cho nàng uống. Tào Can và Tùng Lập cần đứng canh gác ở cửa.

Nàng Đinh không nói năng gì đi tìm một cây quạt bằng tre quạt lò lửa. Dịch Nhân Tiết kéo Tào Can và Tùng Lập ra ngoài rồi truyền lệnh:

- Hai người hãy đi tìm Quảng Tế lại đây cho ta. Nếu gặp Mặc Đức ở dọc đường, bắt lấy hắn, bây giờ không có vấn đề nhân nhượng gì nữa cả.

Dịch Nhân Tiết bước nhanh về phòng riêng của mình, nơi đây các gia nhân đã chờ đón sẵn, mở cửa cho vị phán quan. Dưới ánh sáng chập chờn của mấy ngọn nến, Dịch Nhân Tiết nhìn thấy ba người vợ cùng nằm chung trên một chiếc giường. Cả ba đang ngủ ngon. Cố không để gây tiếng động, vị phán quan bước lại cái tráp đựng thuốc, dốc tráp ra tìm những loại thuốc cao và thuốc bôi. Đúng vừa lúc Dịch Nhân Tiết quay lưng lại thì người vợ thứ nhất đã kịp ngồi dậy nhìn vị phán quan với cặp mắt ngái ngủ, trong lúc một tay nàng đưa lên che lấy ngực. Dịch Nhân Tiết mỉm cười như để làm cho nàng yên trí rồi nhanh bước ra.

Lúc Dịch Nhân Tiết đến hành lang tầng lầu nhất, vị phán quan đã thấy Tào Can có mặt tại đây. Tào Can báo tin cho Dịch Nhân Tiết biết là ông ta không thấy Quảng Tế ở phòng riêng của hắn, con gấu cũng đã biến đâu mất. Còn Mặc Đức, vẫn biệt vô âm tín. Dịch Nhân Tiết nói:

- Hãy tới phòng bà Bảo Mẫu, dẫn bà ta đến đây ngay!

Tùng Lập vừa lo lắng, vừa giận giữ:

- Tên nào đã hành hạ Mai Quế nhỉ?

Dịch Nhân Tiết đáp:

- Rồi chúng ta sẽ biết.

Tào Can trở về nói:

- Cửa phòng bà ấy khóa chặt. Tiện hạ tự động phá khóa. Không còn có hành lý nào trong phòng. Chỉ còn lại quần áo của Mai Quế. Trên hai chiếc giường, dường như không có ai ngủ trên đó cả.

Dịch Nhân Tiết không trả lời. Chắp tay sau lưng, vị phán quan bắt đầu dò xét ở hành lang. Thời gian khá dài trôi qua. Nàng Đinh mở cửa và ra dấu cho vị phán quan bước tới. Dịch Nhân Tiết nói với Tào Can và Tùng Lập:

- Chốc nữa, ta sẽ gọi đến các ngươi.

Dịch Nhân Tiết bước lại gần chiếc giường. Nàng Đinh kéo một phần chiếc mền đắp trên mình Mai Quế, đoạn cầm nến soi sáng. Mai Quế vẫn còn bất tỉnh nhưng đôi môi của nàng cử động khi vị phán quan có ý xem xét đến các vết thương nặng trên mình nàng. Dịch Nhân Tiết lấy ra một cái hộp nhỏ và nói:

- Cho gói thuốc này tan trong một tách nước trà thật nóng. Đó vừa là thuốc ngủ, vừa là thuốc an thần.

Dịch Nhân Tiết lại loay hoay khám xét. Ngoài vết bầm ở thái dương bên trái, người ta không còn thấy những vết thương nào khác. Tim đập bất thường, nhưng dường như không có vết thương nào bên trong người cả. Dịch Nhân Tiết đắp những miếng thuốc cao và bôi thuốc lên các vết thương chảy máu. Vị phán quan vui mừng khi thấy nàng Đinh đã biết lấy lòng trứng gà thoa lên vết thương ở ngực. Đắp mền lại cho nạn nhân, Dịch Nhân Tiết mở một chiếc hộp khác rồi lấy một nhúm bột rắc vào mũi của Mai Quế.

Nàng Đinh trao tách nước trà trong đó đã có pha thuốc ngủ. Dịch Nhân Tiết ra dấu cho nàng Đinh đỡ đầu Mai Quế lên. Vị phán quan ngồi ở đầu giường bắt đầu cho Mai Quế uống thuốc. Thiếu nữ từ từ mở mắt và kinh ngạc nhìn vị phán quan.

- Hãy gọi cho Tào Can và Tùng Lập vào đây! Mai Quế sắp nói được rồi đấy! Ta muốn hai người đó làm nhân chứng.

- Sức khỏe của nàng có đến mức nguy ngập không?

- Không đến nỗi nào!

Dịch Nhân Tiết đưa tay vỗ nhẹ lên vai nàng Đinh và nói:

- Nàng đã giúp ta khá nhiều việc. Hãy gọi bạn bè đến đây.

Nàng Đinh bước ra. Một lát sau Tùng Lập và Tào Can bước vào. Dịch Nhân Tiết nói với Mai Quế:

- Nàng không còn phải sợ hãi gì nữa cả. Vừa rồi nàng đã ngủ một giấc ngủ say, giấc ngủ đó chẳng bao giờ tái diễn nữa.

Mai Quế nhìn vị phán quan không chớp mắt làm cho Dịch Nhân Tiết lo lắng thêm. Quay sang Tùng Lập, Dịch Nhân Tiết nói:

- Hãy bảo nàng nói đi!

Tùng Lập nghiêng mình xuống Mai Quế, gọi tên nàng lên. Dường như Mai Quế nghe tiếng Tùng Lập nên ngước mắt hỏi:

- Có việc gì đã xảy ra ư? Ồ! Tôi nhớ lại hình như đó là một cơn ác mộng.

Dịch Nhân Tiết ra hiệu cho Tùng Lập đừng trả lời gì cả.

Tùng Lập quì xuống bên giường, cầm lấy tay Mai Quế, đặt tay nàng trong tay mình rồi đưa tay vuốt ve những ngón tay của người yêu. Dịch Nhân Tiết an ủi:

- Không còn cơn ác mộng nào nữa! Nàng cứ yên trí!

Mai Quế lắc đầu:

- Tôi vẫn nhìn thấy họ. Ồ! Những nét mặt ghê rợn quá!

- Hãy kể hết cho ta nghe nào! Nàng nên biết rằng những cơn ác mộng nếu được kể ra thì lần lần cơn ác mộng đó sẽ biến mất. Ai đã dẫn nàng ra hành lang?

Mai Quế buông một tiếng thở. Đôi mắt nàng nhìn lên bức màn treo ở giường, nàng bắt đầu chậm rãi kể:

- Sau buổi hát, tôi cảm thấy đảo lộn tâm trí. Tôi là em ruột của Quảng Tế. Chúng tôi thương mến nhau và trò múa kiếm của Mặc Đức làm cho tôi kinh sợ đến tính mạng của anh tôi. Lúc tan hát, tôi không nhớ đã làm gì để vượt được khỏi sự nhòm ngó của bà Bảo Mẫu và đi tìm gặp anh tôi. Tôi nói là tôi đang cực kỳ bối rối và tôi muốn thuật chuyện tỉ mỉ với anh tôi. Anh tôi nảy ý kiến bảo tôi tới phòng riêng của anh tôi. Và anh tôi đã cải trang ra chính tôi như các ngài đã rõ.

Mai Quế nhìn Dịch Nhân Tiết dò hỏi. Vị phán quan nói:

- Phải, ta biết rõ điều đó. Nhưng sau đó thì nàng đi đâu?

- Đến chỗ rẽ của hành lang, tôi lại rơi vào tay bà Bảo Mẫu. Bà ta giận dữ ra mặt, kéo tôi vào phòng. Ở đó bà ta bắt tôi phải thú tội. Bà giải thích cho tôi biết là bà phải chịu trách nhiệm về tôi, cấm tôi đi lại với một nữ diễn viên mà tính tình đang bị nghi ngờ. Bị chạm tự ái quá mạnh, tôi nói với bà ta là chưa chắc gì tôi đã tu thật sự. Tôi còn nói chính tôi đã ngỏ ý kiến đó với Ngẫu Dương vì tôi đã quen biết nàng lúc chúng tôi còn ở kinh kỳ. Bà Bảo Mẫu có vẻ bình tĩnh. Bà nói là tôi có quyền quyết định nhưng các tu sĩ đã bắt đầu chuẩn bị lễ nghi tiếp nhận lời nguyện của tôi, nếu vậy bà ta cần báo tin cho họ biết ngay. Khi bà ta trở lại thì bà tin cho tôi biết là hòa thượng Chân Hiền đang đợi tôi.

Mai Quế quay qua nhìn thi sĩ Tùng Lập, nói tiếp:

- Bà Bảo Mẫu đưa tôi đến đền thờ, bảo tôi đi về phía cầu thang bên mặt. Sau khi lên và xuống nhiều bậc thang, tôi không rõ tôi đã bước lên bước xuống bao nhiêu bậc, chúng tôi bước vào một phòng tắm thì đúng hơn. Bà Bảo Mẫu muốn tôi mặc quần áo tu vào. Bà nói y phục đó là cần thiết khi tôi đến yết kiến hòa thượng Chân Hiền. Tôi biết là người ta đang ép buộc tôi nên tôi không chịu mặc. Bà Bảo Mẫu nổi cơn giận. Chưa bao giờ tôi thấy bà ta lên cơn giận dữ như lúc đó. Bà ta đã dùng đến những từ mà tôi không có can đảm lặp lại, đoạn bà ta lột hết quần áo của tôi để tôi trần truồng và đẩy tôi vào một căn phòng bên cạnh. Tôi rất ngạc nhiên là tôi không còn sức để chống cự.

Mai Quế lại nhìn vị phán quan. Dịch Nhân Tiết trao cho nàng một tách nước trà khác. Uống xong, Mai Quế tiếp tục với giọng nói nhỏ hơn:

- Tôi bị đẩy vào một căn phòng ngủ sang trọng. Cuối cùng là một chiếc giường lớn có treo màn bằng gấm màu vàng che kín. Một giọng nói từ phía trong giường vang ra: "Hãy lại đây! Đây là lúc nàng nhận lấy nghiệp tu!" Tôi biết là tôi đã sa vào bẫy. Tôi quyết phải tìm cách tự giải thoát với bất cứ giá nào, nhưng bà Bảo Mẫu đã bước lại, trói tay tôi lại phía sau lưng. Nắm lấy tóc của tôi, bà lôi tôi lại chiếc giường. Tôi đưa chân đạp bà ta và miệng kêu la cầu cứu vang dội. Lại có giọng nói vang lên: "Hãy thả nàng ra. Để ta thưởng thức sắc đẹp của nàng!"
Bà Bảo Mẫu đẩy tôi ngã xuống, đoạn bà ta lùi lại. Có tiếng cười gằn ở phía giường trong lúc tôi khóc nức nở. Bà Bảo Mẫu nói: "Hãy làm theo những gì người ta ra lệnh." Tôi đáp là tôi thích được chết còn hơn là sống như thế này. Bà ta lại nói: "Muốn ta dùng đến roi vọt phải không?" Giọng nói từ phía trong giường lại vang ra: "Không! Đừng dùng roi e làm hại đến làn da đẹp của nàng. Để nàng có thì giờ suy nghĩ! Hãy dụ dỗ nàng ưng theo." Bà Bảo Mẫu bước lại gần, đánh mạnh vào thái dương của tôi. Tôi bất tỉnh từ đó.

Tùng Lập muốn lên tiếng nhưng Dịch Nhân Tiết ra hiệu im miệng… Nghỉ một lát, Mai Quế tiếp:

- Tôi cảm thấy đau đớn phía sau lưng. Tôi nằm lên một vật gì rất cứng. Tôi không biết là vật gì vì tóc tôi đã phủ lên đầy mặt. Tôi định lên tiếng, nhưng miệng đã bị nhét đầy giẻ. Tay và chân bị trói chặt. Những chiếc vòng sắt bóp chặt vào da thịt làm tôi rất đau đớn dù khi cử động thật nhẹ. Tôi bị nhức nơi phía sau lưng, còn toàn thân, tôi cảm thấy như được trét lên một thứ bột. Bỗng chốc tôi quên hết đau đớn khi bắt gặp một khuôn mặt xanh của quỉ sứ. Tôi nghĩ rằng tôi đã chết rồi và tôi đang ở hỏa ngục. Quá sợ, lại một lần nữa tôi bất tỉnh. Nhưng rồi tay chân nhức nhối làm cho tôi dần dần tỉnh lại. Tôi dùng hơi thở đẩy nhẹ những sợi tóc ở mũi. Dần dần tôi nhận ra rằng con quỉ cầm lao chỉ là con quỉ bằng gỗ. Tôi biết là họ đã bỏ tôi ở “hành lang kinh hoàng”, ở ngay chỗ đứng của bức tượng. Họ đã quét lên thân mình tôi một nước sơn nào đó. Tôi đang cảm thấy lòng nhẹ nhõm vì thấy mình thoát chết thì một nỗi sợ khác lại đến. Có kẻ nào đến bên tôi, trên tay lại cầm một cây nến. Họ lại sắp tra tấn tôi chăng? Một lát sau, căn phòng trở lại tối đen. Những bước chân xa dần. Tôi cố gắng la lên nhưng không thành tiếng. Người ta bỏ tôi ở lại một mình trong bóng tối ghê rợn đó. Và rồi im lặng bị cắt đứt. Những con chuột chạy sục sạo khắp mọi nơi.

Mai Quế nhắm mắt lại. Nàng bỗng rùng mình một cái. Tùng Lập bắt đầu khóc tức tưởi. Nước mắt của thi sĩ ướt đầm cả tay Mai Quế. Mai Quế đưa mắt nhìn Dịch Nhân Tiết, kể tiếp:

- Tôi không biết tôi đã nằm lại ở đó trong bao lâu. Người tôi như điên dại vì đau đớn và sợ hãi. Sự đau đớn thấu tận xương. Cuối cùng tôi nhìn thấy một luồng ánh sáng. Cố chứng tỏ sự hiện diện của mình, tôi cố gắng cử động tay chân. Nhưng tay chân như bị tê cóng lại. Thân hình tôi lúc ấy trần truồng như nhộng. Có phải thế không?

- Đúng vậy! Nhưng sau đó…

Dịch Nhân Tiết không nói hết câu. Mai Quế lại tiếp tục:

- Tôi cũng không biết gì vì một lớp phấn dày phủ đầy lên thân mình của tôi. Cũng vì vậy mà ngài không nhận ra được gì cả nên lại tiếp tục bước đi. Tôi chỉ còn mong mỏi là tôi sẽ được cứu thoát nếu như có dịp nào ngài đi ngang qua đây một lần nữa. Tôi suy nghĩ lung lắm. Và tôi đã tìm ra được một cách. Tôi đã cố ưỡn ngực lên để cho mũi lao đâm sâu vào da thịt. Máu chảy ra nhuộm đỏ lớp phấn trên ngực chắc sẽ làm cho ngài chú ý. Mũi lao đâm vào da thịt làm cho tôi đau đớn thật đó, nhưng cái đau đó không thấm gì đối với cái nhức nhối ở tay chân và ở lưng. Lớp phấn trét đầy trên mình tôi làm cho tôi không cảm biết là máu có rịn ra ở vết thương không, nhưng sau đó có một giọt máu nhỏ xuống nền gạch mới làm cho tôi biết là sáng kiến của tôi đã thành công. Tôi lấy can đảm trở lại. Những bước chân vang dội ở hành lang. Có một kẻ nào đó đã đi qua mà không thèm ngó ngàng gì tới tôi. Tôi đinh ninh là ngài cũng sẽ đi qua đó và thời gian tôi chờ đợi ngài quả lâu bằng cả một thế kỷ. Cuối cùng, tôi đã nghe tiếng bước chân của ngài đi tới.

Dịch Nhân Tiết nói:

- Nàng tỏ ra hết sức can đảm. Thật đáng khen. Bây giờ còn hai câu hỏi nữa. Sau đó, nàng có thể nằm nghỉ dưỡng sức. Nàng có thể tả một cách có chi tiết hơn lối đi mà bà Bảo Mẫu đã dẫn nàng theo để cuối cùng đẩy nàng vào căn phòng có màn bằng gấm màu vàng treo ở giường không?

Mai Quế nhíu đôi mày cố nhớ lại.

- Tôi chắc rằng căn phòng đó nằm ở cánh phía đông tu viện, tôi chưa hề đặt chân tới phía đó, hơn nữa, tôi phải đi quanh co nhiều vòng nên…

- Vậy nàng có đi qua một nơi mà ở giữa có một cái lỗ vuông, chung quanh có hàng rào bằng gỗ.

Mai Quế buồn bã lắc đầu:

- Tôi không còn nhớ gì nữa.

- Thôi, việc đó không quan hệ. Hãy nói cho ta rõ là giọng nói trong giường phát ra nghe có quen thuộc không? Giọng đó có giống giọng của hòa thượng trụ trì không?

Mai Quế lại lắc đầu:

- Tiếng nói đó vẫn còn văng vẳng bên tai của tôi, nhưng tôi không nhớ đến bất kỳ một giọng nào mà tôi đã nghe.

Mai Quế mỉm cười nói tiếp:

- Tôi có lỗ tai rất thính. Tôi biết ngay giọng nói của Tùng Lập ngay lần đầu tiên khi ngài bước vào hành lang mặc dù tiếng nói đó nghe rất xa.

- Chính những điều nghe thấy của Tùng Lập làm cho ta nhớ lại “hành lang kinh hoàng” lần thứ hai. Không có Tùng Lập, ta đã không bao giờ tìm ra nàng.

Mai Quế âu yếm nhìn Tùng Lập đang quì xuống cạnh giường. Quay sang Dịch Nhân Tiết, thiếu nữ nói tiếp:

- Bây giờ tôi cảm thấy sung sướng vì đã được yên ổn. Tôi không bao giờ quên ơn ngài.

- Việc ấy rất dễ, trái lại là khác. Nàng hãy giúp Tùng Lập sáng tác thơ hay hơn nữa.

Mai Quế muốn cười nhưng nàng đã kiệt sức. Mắt thiếu nữ cứ chớp chớp liên hồi. Thuốc ngủ bắt đầu có hiệu nghiệm. Dịch Nhân Tiết nói nhỏ với nàng Đinh:

- Khi Mai Quế đã ngủ rồi, nhớ bảo Tùng Lập bước ra ngoài.

Có tiếng gõ cửa, Quảng Tế xuất hiện. Lần này hắn mặc nam phục.

- Tôi vừa cho con gấu của tôi ra ngoài một chút. Có việc gì vừa xảy ra?

Vị phán quan nói:

- Ta không có thì giờ để giải thích cho nhà ngươi nghe nữa. Hãy hỏi nàng Đinh.

Nàng Đinh nhìn Quảng Tế mà lòng vui sướng:

- Ồ! Anh là một thanh niên?

Vị phán quan tiếp lời:

- Chắc Quảng Tế sẽ giúp ích ta vài việc.

Quảng Tế không nhìn thấy Tùng Lập mà cũng không nhìn thấy Mai Quế nằm trên giường, xăm xăm bước tới gần nàng Đinh. Đúng lúc Dịch Nhân Tiết vừa bước ra, Quảng Tế đã ôm lấy nữ diễn viên trong cánh tay của chàng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 19-10-2013 22:47:23 | Chỉ xem của tác giả
Chương XV


DỊCH NHÂN TIẾT TRỞ LẠI “HÀNH LANG KINH HOÀNG”


Khi ba người bước tới gian phòng lớn của đền thờ thì họ thấy vị tăng sĩ lo việc nghi lễ đang bàn chuyện với một nhóm tu sĩ. Vị này đến gặp Dịch Nhân Tiết rồi dẫn vị phán quan đến một căn phòng bên cạnh. Thi hài của hoà thượng Chân Hiền được đặt trên ba cái niềng cao. Dịch Nhân Tiết đưa tay kéo tấm gấm đỏ trên có thêu những dấu hiệu Lão giáo, vị phán quan ngắm một chốc nét mặt của Chân Hiền. Vị tăng sĩ lo việc nghi lễ bước lại gần nói nhỏ:

- Suốt đêm nay sẽ có bốn tu sĩ cắt phiên nhau đọc kinh cầu hồn cạnh thi hài. Sáng tinh sương là lo việc thông báo cái chết của hoà thượng Chân Hiền cho hoà thượng trưởng lão tường.

Dịch Nhân Tiết ngỏ lời chia buồn rồi bước ra. Tào Can và Tùng Lập đứng đợi vị phán quan ở ngoài hành lang. Tùng Lập ngỏ lời:

- Phán quan cho phép tiện hạ được mời phán quan đến phòng riêng dùng trà.

- Ta không thể nào bước lên một bậc tam cấp nào nữa. Nhà ngươi hãy bảo một tu sĩ nào đó đem đến đây ngay một bình nước trà thật đậm là quá tốt rồi.

Dịch Nhân Tiết bước thẳng đến một căn phòng trước mặt và ngồi vào một chiếc ghế đặt trước một cái bàn có chạm trổ mỹ thuật. Sau khi ra dấu hiệu cho Tào Can ngồi đối diện với mình, Dịch Nhân Tiết bắt đầu nhìn kỹ những bức chân dung của các đấng tử vì đạo được treo ngay ngắn ở vách. Nhìn qua một bức chắn ngang, Dịch Nhân Tiết nhìn thấy một cách mù mờ bóng những bức tượng cao lớn sơn son thếp vàng được dựng lên ở phòng bên cạnh. Giữa lúc đó, Tùng Lập đã mang tới một bình trà lớn. Thi sĩ rót trà ra liền. Dịch Nhân Tiết ra hiệu cho thi sĩ ngồi xuống. Có tiếng đọc kinh vang lên đâu đó. Đó là những bản kinh cầu hồn.

Vị phán quan đã cảm thấy thấm mệt nên ngồi bất động. Ngài cảm thấy nhức mỏi ở đôi chân, ở lưng, còn đầu óc như trống rỗng. Vị phán quan đang liên tưởng đến cái chết của hoà thượng Ngọc Kính và việc Chân Hiền tự tử. Vài chi tiết vẫn còn mù mờ. Hình ảnh Mặc Đức có phần lôi cuốn vị phán quan, nhưng lúc này ông ta đã quá mệt mỏi nên không thể làm thêm được việc gì nữa.

Cái mũ mà Mặc Đức đội trên đầu trong khi diễn tuồng luôn luôn hiện ra trước mắt vị phán quan. Ở cái mũ ấy có rất nhiều điều bí ẩn mà vị phán quan chưa thể nào giải thích được. Đầu óc vị phán quan rối rắm nhiều chuyện vì quá mệt. Dịch Nhân Tiết thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Nhưng rồi vị phán quan bỗng ngồi dậy, đặt mạnh cùi chỏ xuống bàn rồi đưa mắt nhìn mọi người. Tào Can thấy Tùng Lập cũng tỏ ra đã thấm mệt. Sự mệt mỏi cũng làm cho Tùng Lập mất đi sự ương ngạnh thường lệ. Sau khi uống cạn một tách trà. Dịch Nhân Tiết nói với Tùng Lập:

- Bây giờ nhiệm vụ của nhà ngươi đã xong, tại sao nhà ngươi không trở lại công việc đèn sách. Nhà ngươi còn có thể ứng thi vài khoá nữa, cố làm rạng danh ông thân sinh nhà ngươi chứ!

Đưa tay đẩy cái mão đội trên đầu ra phía sau một chút, Dịch Nhân Tiết tiếp lời:

- Bây giờ, hãy bàn chuyện về Mặc Đức. Ta đang muốn cứu sống nạn nhân cuối cùng của hắn. Muốn vậy ta phải thộp cho được cổ hắn, buộc hắn phải cho ta rõ là hắn đã dấu thiếu phụ cụt tay ở nơi nào.

- Thiếu phụ cụt tay?

Tùng Lập lặp lại câu nói đầy vẻ kinh ngạc.

- Đúng vậy! Nhà ngươi có lần nào gặp thiếu phụ đó không?

Dịch Nhân Tiết có ý dò xét nét mặt của Tùng Lập. Thi sĩ lắc đầu:

- Bẩm phán quan. Không gặp. Tôi có mặt ở thiền viện này chỉ mới hai tuần lễ nay, nhưng chưa hề nghe nói đến người đàn bà cụt tay đó.

Mỉm cười, Tùng Lập tiếp lời:

- Hay phán quan muốn nói đến bức tượng ở “hành lang kinh hoàng”?

Dịch Nhân Tiết có vẻ sửng sốt:

- Bức tượng nào?

- Bức tượng được chằng dây rất kỹ. Gỗ ở cánh tay trái bị mối ăn nên cánh tay không còn dính với thân tượng nữa. Các tu sĩ cũng không buồn sửa chữa.

Nhận thấy vị phán quan nhìn chằm chằm mình, Tùng Lập nói rõ hơn:

- Người đàn bà trần truồng này lại bị một con quỷ mặt xanh đâm mũi lao vào ngực, chính phán quan có nói với Tào Can là…

Dịch Nhân Tiết bỗng đập mạnh tay xuống bàn, lớn giọng cướp lời:

- Tại sao nhà ngươi không nói sớm cho ta hay điều đó?

- Lúc chúng ta bước vào “hành lang kinh hoàng”, tiện hạ đã có nói là một bức tượng đang được sửa chữa và…

Dịch Nhân Tiết như quên mệt nhọc, cầm đèn lên và ra lệnh:

- Hãy đi theo ta!

Vị phán quan lẹ chân bước qua căn phòng lớn, trèo lên cầu thang ở tầng lầu thứ nhất. Tào Can và Tùng Lập phải mệt nhọc lắm khi phải bước theo chân vị phán quan. Dịch Nhân Tiết vẫn thoăn thoắt bước khi đi qua hành lang của ngọn tháp phía Tây Nam để bước xuống bậc tam cấp dẫn tới “hành lang kinh hoàng”. Đưa chân đẩy cánh cửa, Dịch Nhân Tiết dừng lại trước con quỷ mặt xanh và người đàn bà nằm duỗi thẳng dưới nền nhà. Dịch Nhân Tiết lẩm bẩm:

- Có máu chảy…

Tào Can và Tùng Lập nhìn tia máu rỉ ra ở phía đầu mũi lao. Dịch Nhân Tiết cúi mình xuống, đưa tay rẽ mớ tóc trùm lên mặt nạn nhân. Bỗng Tùng Lập la lớn:

- Mai Quế! Bọn chúng đã giết chết Mai Quế!

Dịch Nhân Tiết nói:

- Không. Nàng chưa chết. Kìa! Trông bàn tay nàng còn cử động đó!

Một lớp phấn dày được trét lên thân hình thiếu nữ và người ta đã tô đen chân và tay nàng để làm cho khó nhận thấy hơn khi ở trong bóng tối. Thiếu nữ mở mắt nhìn vị phán quan, cặp mắt hiện lên sự sợ hãi lẫn sự đau đớn. Một miếng da che phía dưới mặt có công hiệu làm cho cái đầu trở thành bất động. Tùng Lập hăm hở muốn giải thoát thiếu nữ nhưng vị phán quan đẩy chàng thi sĩ lui ra.

- Không được đụng chạm tới vì nếu vô ý, chỉ làm cho nạn nhân đau đớn thêm. Hãy để ta tính.

Tào Can bắt đầu mở từng sợi dây.

- Tất cả những thứ này cốt để che dấu những cái móc sắt đóng chặt vào đá.

Tào Can vừa nói vừa đưa tay chỉ vào những miếng kẽm bao lấy mắt cá, đùi, cánh tay, cổ tay của nạn nhân. Tào Can định mở nắp hộp đựng dụng cụ ra thì Dịch Nhân Tiết đã đưa tay cản lại. Vị phán quan nhận thấy mũi lao vừa chỉ đụng nhẹ vào da thịt. Có máu rỉ ở vết thương, máu nhuộm cả lớp phấn trên ngực. Vết thương không sâu lắm. Dịch Nhân Tiết xoay xoay ngọn lao, tránh việc đưa mũi lao cắm sâu vào ngực thiếu nữ. Tìm được chiều thuận tay, vị phán quan nắm cả cây lao giật mạnh, đôi tay bằng gỗ của quỷ sứ cũng rớt theo luôn.

Dịch Nhân Tiết ra lệnh cho Tào Can:

- Bây giờ hãy cho ta mượn cái kềm của nhà ngươi và nhà ngươi lo mở trói ở chân nàng ra.

Tào Can lo tháo gỡ những miếng thiếc bao lấy mắt cá, đùi và chân, còn Dịch Nhân Tiết hì hục tháo gỡ miếng da trùm lên nửa mặt. Khi miếng da được tháo gỡ, Dịch Nhân Tiết rút ở miệng thiếu nữ ra một nùi bông gòn. Vị phán quan từ từ tháo gỡ những bao sắt bọc lấy cánh tay của nạn nhân.

- Thật là tài tình!

Tào Can vừa nói vừa lấy ra một vòng sắt vừa được tháo gỡ khỏi đùi của thiếu nữ. Tùng Lập, hai tay ôm đầu, khóc nức nở. Vị phán quan nói:

- Nhà ngươi hãy giúp ta một tay. Hãy đỡ nàng dậy.

Trong lúc Tùng Lập đưa tay đỡ lấy lưng Mai Quế, thì Dịch Nhân Tiết giúp Tào Can tháo gỡ một cái khoen cuối cùng, đoạn ba người ẵm Mai Quế lên, đặt nàng xuống nền nhà. Vị phán quan tháo chiếc khăn quàng ở cổ đắp lên bụng cho thiếu nữ.

Tùng Lập ngồi bên Mai Quế đưa tay vuốt má nàng, lẩm bẩm những lời nói dịu dàng. Mai Quế không nghe biết gì vì thật ra nàng vẫn còn bất tỉnh. Dịch Nhân Tiết và Tào Can lại loay hoay tháo gỡ hai cây lao do một cặp quỷ sứ mặt xanh đang cầm trong tay. Tào Can lấy ra một tấm vải, dùng hai cây lao làm ra một cái cáng cứu thương. Mai Quế được đặt lên cáng, Dịch Nhân Tiết ra lệnh:

- Hãy mang nàng đến phòng của nàng Đinh cho ta!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 19-10-2013 21:03:40 | Chỉ xem của tác giả
Chương XIV


DIỄN VIÊN MẶC ĐỨC VẪN BIỆT TĂM


Dịch Nhân Tiết đưa cao chiếc đèn lên khỏi đầu. Đạo sĩ Tuyên Minh, nét mặt biến sắc nắm lấy tay vị phán quan giải thích:

- Hoà thượng Chân Hiền quên rằng chiếc lan can này đã bị hư từ lâu rồi sao?


Vị đạo sĩ buông bàn tay khỏi cánh tay Dịch Nhân Tiết rồi đưa tay lau mồ hôi ướt đầm trên trán. Dịch Nhân Tiết ra lệnh cho Tào Can:

- Nhà ngươi hãy tìm cách xuống dưới đó xem thử sự tình ra sao?

Rồi quay qua đạo sĩ Tuyên Minh, vị phán quan nói:

- Bản chức nghĩ rằng Chân Hiền khó sống nổi. Thôi chúng ta cứ đến thư viện, nếu được ngài cho phép.

Hai người bước đến thư viện, còn Tùng Lập đã đi theo Tào Can. Đạo sĩ Tuyên Minh ngồi vào chiếc ghế của mình, lẩm bẩm:

- Bẩm phán quan. Hoà thượng Chân Hiền định nói với ta điều gì đó?

Đôi chân của vị phán quan run lên vì quá mệt mỏi, Dịch Nhân Tiết ngồi phịch xuống ghế đặt cuộn giấy trước mặt vị đạo sĩ.

- Bản chức mới đến thăm nơi cất dấu di hài. Bản chức muốn được xem những bức vẽ khác về con mèo. Hoà thượng Ngọc Kính là một hoạ sĩ có chân tài. Ở trên một bức tranh, chúng ta thấy rằng đôi mắt của con vật được vẽ lên bằng hai kẽ hở hẹp. Chúng ta biết là hoà thượng Ngọc Kính đã vẽ bức tranh đó vào giữa trưa, nghĩa là vào lúc ánh sáng còn chói chang. Điều đó làm cho bản chức nghĩ rằng, tác phẩm cuối cùng của hoà thượng, tức bức tranh mà ngài đã cho bản chức xem ở trong ngôi đền, ở bức tranh đó, đôi ngươi của con vật, trái lại được vẽ tròn trịa, điều đó chứng tỏ tác phẩm được vẽ vào buổi sáng, không phải buổi trưa, như hoà thượng Chân Hiền đã nói.

Mở tờ giấy ra, Dịch Nhân Tiết chỉ cặp mắt con mèo cho đạo sĩ Tuyên Minh nhìn kỹ. Nhưng đạo sĩ Tuyên Minh nhíu mày, hỏi:

- Ta không hiểu những chi tiết đó sẽ dẫn đến kết luận nào. Chúng có liên hệ gì đến cái chết của hoà thượng Ngọc Kính không? Chính ta có mặt bên cạnh ngài và xác nhận rằng ngài đã nghỉ hơi thở cuối cùng một cách êm ả.

Dịch Nhân Tiết lễ phép:

- Xin ngài cho phép bản chức được đưa ra vài lời giải thích.

Dịch Nhân Tiết kể lại lá thư của hoà thượng Ngọc Kính gửi cho tiến sĩ Tùng Thiện, trong thư ngài có nhắc đến loại cây có hạt độc, rồi vị phán quan nói tiếp:

- Tất cả những dấu hiệu ngộ độc vì hạt loại cây này được nhận thấy rõ ràng ở những giờ phút cuối cùng của hoà thượng Ngọc Kính.

Dịch Nhân Tiết ngập ngừng trong giây lát rồi nói tiếp:

- Xin đạo sĩ cho phép được nói, theo như ý nghĩ của bản chức, những lời di chúc của hoà thượng Ngọc Kính, thật ra rất khó hiểu vì trong cơn mê sảng, dường như ngài nhớ đến đâu là ngài chỉ biết nói ra như vậy. Hoà thượng trưởng lão đã mất nhiều thì giờ ghi lại chú thích hầu tạo cho những lời đó có một ý nghĩa đó thôi…

Dịch Nhân Tiết ngưng lại một lát để dò xét ý nghĩ của kẻ đối thoại với mình, nhưng thật ra đạo sĩ Tuyên Minh vẫn giữ được vẻ bình tĩnh thường lệ của ngài. Vị phán quan lại tiếp:

- Hoà thượng Chân Hiền đã bỏ một liều thuốc độc khá mạnh vào chén trà của hoà thượng Ngọc Kính ngay sau khi hai vị vừa dùng cơm trưa xong. Lúc đó bức tranh đã gần hoàn thành. Suốt cả buổi sáng hoà thượng Ngọc Kính đã vẽ xong con mèo và tất cả các chi tiết khác. Ngài còn đang dở dang tô thêm những nét đậm lạt trên những lá tre thì đến giờ dùng cơm trưa. Sau khi đã để hoà thượng Ngọc Kính uống chén nước trà có bỏ chất độc, Chân Hiền bước ra khỏi phòng và loan tin cho hai vị tu sĩ phục dịch biết là hoà thượng Ngọc Kính bắt đầu vẽ con mèo của ngài và ngài không muốn ai khuấy rầy ngài cả. Chất thuốc độc đã kích thích hoà thượng Ngọc Kính. Do đó, ngài bắt đầu ngâm nga luôn miệng kinh kệ, nói lên chỉ để một mình ngài nghe. Người ngoài tưởng rằng ngài đang ở trong tình trạng cảm hứng lên cao, nhưng nào ai biết là chính ngài đã bị đầu độc. Ngài không hề tuyên bố là ngài sắp đọc di chúc mà ngài chỉ muốn báo cho tín đồ biết vài phát giác của ngài. Rồi ngài đã ngã xuống ghế sau khi đã thật đuối sức. Và cho đến khi ngài thở hơi cuối cùng.

Đạo sĩ Tuyên Minh thở dài:

- Phán quan có lý. Nhưng tại sao Chân Hiền lại muốn giết hoà thượng Ngọc Kính và tại sao Chân Hiền lại muốn tìm ta để thú tội?

- Bản chức nghĩ rằng Chân Hiền e ngại bị đưa ra hạch hỏi trước bá tánh vì chính hoà thượng Ngọc Kính đã viết thư riêng cho tiến sĩ Tùng Thiện kể qua những hành động vô luân của Chân Hiền đối với các nữ tu sĩ. Lẽ dĩ nhiên, nếu những việc đó đến tai bá tánh thì con đường tu của Chân Hiền coi như chấm dứt.

Đạo sĩ Tuyên Minh đưa hai tay che lên mắt.

- Những hành động vô luân! Con người ấy luôn luôn nghĩ đến những buổi lễ bí ẩn có tính cách tửu sắc với các tu sĩ phái yếu. Trời đất! Chính ta cũng có phần trách nhiệm trong vụ dơ bẩn này. Ta biết ta đã lầm lẫn vì tối ngày không ra khỏi cái thư viện này. Từ nay ta sẽ dành thì giờ chia sẻ cuộc sống chung trong tu viện mới được. Nhưng… chính hoà thượng Ngọc Kính cũng có lỗi nữa. Vì sao ngài không nói cho ta hay về tất cả mọi dị nghị của ngài? Cũng vì vậy mà ta đã không có dịp góp ý với ai cả.

Trong khi đạo sĩ Tuyên Minh chưa dứt lời thì Dịch Nhân Tiết đã lên tiếng:

- Bản chức tin rằng Chân Hiền và tên vô loại với cái tên là Mặc Đức phải chịu trách nhiệm về cái chết trong năm rồi của ba thiếu nữ ở ngôi thiền viện này. Có lẽ họ đã ép buộc các nạn nhân tham dự vào những trò chơi có tính cách tửu sắc của họ. Mặc Đức từng quen biết ngôi thiền viện này từ lâu. Lần này hắn cải trang thành diễn viên, để rồi lại đến đây gieo rắc sợ hãi cho mọi người. Hơn nữa, khi Tùng Lập đọc những bài thơ có ý ám chỉ đến cái chết bí ẩn của hoà thượng Ngọc Kính, thì người lo sợ nhất chính lại là Chân Hiền. Do đó khi Chân Hiền nhận thấy Tùng Lập thân mật chuyện trò với bản chức trong bữa tiệc, và sau câu chuyện, bản chức ngỏ ý muốn đi thăm nơi cất dấu di hài, thì Chân Hiền biết ngay là bản chức muốn mở cuộc điều tra. Với ý nghĩ đó, Chân Hiền như kẻ mất trí liền để ý giám sát bản chức. Chân Hiền đã đánh mạnh vào đầu bản chức, bản chức chỉ mới bất tỉnh mà chưa chết. Trước khi bị đánh, bản chức đã cảm ngửi một mùi hương kỳ lạ. Mùi thơm đó chính là mùi thơm của cây nhang mà Chân Hiền đốt lên trong phòng của ông ta. Mùi thơm ấy quyện vào nếp áo và khi Chân Hiền có cử chỉ mạnh thì mùi thơm từ nếp áo bay ra. Sau đó, Chân Hiền cũng đã đứng nghe lén ngoài cửa khi bản chức bàn chuyện với Tào Can. Thấy động, Chân Hiền bỏ đi và cũng đã để lại mùi thơm đó. Quả thật, Chân Hiền đã trở thành người mất trí.

Đao sĩ Tuyên Minh uể oải gật đầu. Sau một phút im lặng, đạo sĩ lên tiếng hỏi:

- Nhưng tại sao Chân Hiền lại tìm ta để thú tội. Ông ấy tưởng rằng ta sẽ bênh vực cho ông chăng? Ý nghĩ đó thật quá sức tưởng tượng của ta.

- Thưa đạo sĩ, trước khi trả lời câu hỏi của đạo sĩ, bản chức muốn biết là Chân Hiền biết rõ chiếc lan can đã bị hỏng rồi chứ?

- Lẽ dĩ nhiên! Chính ta đã nói với ông ta nên gấp rút cho người sửa chữa. Thường lệ thì ông ta đâu có chểnh mảng đến như vậy. Chiếc lan can bị hỏng, ông ta phải biết trước hơn ai hết chứ!

- Trong trường hợp ấy, rõ ràng Chân Hiền muốn tự tử!

- Không phải thế đâu! Chính ta nhìn thấy bàn tay của ông ta tìm chiếc lan can mà!

- Ông ta đã tìm cách đánh lừa cả hai chúng ta. Xin đạo sĩ nhớ rõ là ông ta không tìm đợi đạo sĩ ở dưới cầu thang. Ý định của ông ta là không tuyên bố một lời nào cả. Ông ta muốn đến nơi đây vì thật sự ông ta cảm thấy quá lạc lõng và chiếc lan can hư này là cái cớ hay nhất để giúp cho ông ta thực hiện ý định trước khi chúng ta ngăn cản. Chân Hiền tự ý muốn tạo tai nạn để khỏi làm ô danh dòng họ của ông ta. Bây giờ, thật ra chúng ta chưa được biết rõ ràng về vai trò của Chân Hiền trong các câu chuyện khác.

Tào Can và Tùng Lập lại xuất hiện:

- Bẩm phán quan, hoà thượng Chân Hiền bị gãy xương sống. Cái chết đã đến ngay lúc ấy. Xác của hoà thượng hiện được đưa lên đặt ở gian phòng lớn của đền thờ. Tiện hạ đã giải thích cho vị tu sĩ trông coi thiền viện biết đây chỉ là một tai nạn xảy ra trong khi hoà thượng trên đường đến yết kiến đạo sĩ Tuyên Minh.

Dịch Nhân Tiết đứng dậy và ngỏ lời với đạo sĩ:

- Thưa đạo sĩ. Tốt hơn hết là nên giữ đúng nguồn tin là hoà thượng Chân Hiền đã chết vì tai nạn. Hoà thượng trưởng lão chắc sẽ được loan báo kịp lúc?

- Chúng tôi sẽ lo việc ấy. Tinh sương hôm nay, chúng tôi sẽ loan báo cho hoà thượng trưởng lão biết. Trong khi chờ đợi quyết định của ngài, vị tu sĩ trông coi tu viện sẽ lo những chuyện lặt vặt khác.

- Bản chức xin để lại bức tranh vẽ con mèo ở lại đây. Đây là một bằng chứng quan trọng. Kính mong đạo sĩ giúp ý kiến trong việc thảo bản tường trình của bản chức.

Đạo sĩ Tuyên Minh gật đầu và sau khi nhìn kỹ nét mặt vị phán quan, đạo sĩ nói:

- Phán quan cần ngủ một hay hai tiếng đồng hồ. Xem chừng phán quan mệt sức lắm thì phải?

- Thưa đạo sĩ. Bản chức còn phải tìm cho ra tông tích Mặc Đức. Bản chức nghĩ rằng tội của hắn ta còn nặng gấp mấy lần tội của Chân Hiền. Theo tôn ý, về cái chết của Chân Hiên, bản chức nên đề là tự tử hay là tai nạn? Mặc Đức có lẽ là người duy nhất có thể cho chúng ta biết rõ về cái chết của ba thiếu nữ.

- Hắn làm nghề gì? Dường như người nói với ta hắn là diễn viên phải không? Ta có xem vở tuồng nhưng không xem màn cuối.

- Mặc Đức có mặt từ đầu đến cuối vở tuồng. Hắn đóng vai thần chết, nhưng đạo sĩ khó mà nhận được mặt thật của hắn vì khi lên sân khấu hắn đeo mặt nạ bằng gỗ. Đóng tuồng xong, hắn vẫn thoa son trét phấn lên mặt. Có thể lúc này, hắn cải trang thành một tu sĩ. Đó là một thanh niên to lớn, có đôi vai rộng, nhưng có nét mặt u buồn.

- Ồ! Phần nhiều các tu sĩ đều có nét mặt u buồn như vậy. Có thể vì họ thiếu ăn? Vậy phán quan đã gặp hắn lần nào chưa?

- Bẩm chưa. Nhưng thưa đạo sĩ, bản chức không thể hoàn thành được cuộc điều tra nếu chưa gặp hắn.

Dịch Nhân Tiết cúi đầu chào đạo sĩ Tuyên Minh, rồi bước ra cửa. Tào Can và Tùng Lập bước theo. Lúc vừa bước ra, họ bắt gặp một chú tiểu, vẻ mặt lo lắng trông thấy rõ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 19-10-2013 20:45:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương XIII


CON MÈO TỐ CÁO THỦ PHẠM


Hoà thượng Chân Hiền cảm thấy nhẹ nhõm khi đã nhận ra các vị khách. Những nét căng thẳng trên mặt bớt lần, tuy giọng nói của vị hoà thượng hãy còn run run:

- Hân hanh…

Dịch Nhân Tiết ngắt ngang câu nói:

- Xin hoà thượng cùng vào. Bản chức có điều muốn thưa với hoà thượng.

Chân Hiền dẫn Dịch Nhân Tiết và Tùng Lập qua phòng riêng đi tới thư viện. Một mùi thơm quen thuộc phảng phất trong căn phòng mà vị phán quan biết đó là mùi từ một cây hương lớn toả ra.

Đến đây Chân Hền chỉ tay xuống một chiếc ghế mời Dịch Nhân Tiết ngồi, còn vị hoà thượng ngồi xuống chiếc ghế quen thuộc của mình, vừa ra hiệu cho Tùng Lập ngồi vào một chiếc ghế đặt gần cửa sổ. Chân Hiền chưa nói gì. Có lẽ vị hoà thượng vẫn còn bị xúc động mạnh mẽ về sự viếng thăm quá đột ngột của vị phán quan. Dịch Nhân Tiết ngồi xuống ghế. Sau khi dò biết nét mặt của Chân Hiền, vị phán quan lên tiếng:

- Một ngàn lần bản chức có lời xin lỗi hoà thượng vì đã đến khuấy rầy hoà thượng trong giờ giấc khuya khoắt này. Nhưng thật ra trời cũng sắp hửng đông rồi. Cớ sao hoà thượng thức dậy sớm như vậy? Ngài định đi đâu khi đã mặc quần áo chỉnh tề như thế? Chẳng hay ngài đang chờ đợi ai?

- Không đợi ai cả. Chẳng qua là tiện hạ ngồi nghỉ trên ghế, rồi thiu thiu ngủ. Vì nhận thấy trời sắp sáng, có nằm ngủ lại cũng vô ích. Ồ! Nhưng tại sao quan lớn lại gõ cửa phía sau.

Dịch Nhân Tiết buông một câu nói ngoài đề nhưng có cả ngụ ý ở bên trong:

- Hoà thượng Ngọc Kinh sống lại!

Nhận thấy nét sợ hãi thật sự trên khuôn mặt Chân Hiền, Dịch Nhân Tiết nói tiếp:

- Nói vậy thôi nhưng sự việc đó không thể nào xảy ra được! Bản chức xin bảo đảm việc đó với ngài vì bản chức mới đến thăm nơi cất dấu di hài của cố hoà thượng.

Hoà thượng Chân Hiền lúc này đã tự chủ được nên đứng dậy, với giọng lạnh lùng không còn che giấu:

- Quan lớn đã đi xuống nơi cất dấu di hài? Tiện hạ từng nói với ngài là mùa này trong năm...

- Vâng. Bản chức nhớ điều dặn đó nhưng bản chức nhận thấy rất cần phải tới duyệt xét những tài liệu do cố hoà thượng Ngọc Kính đã để lại. Bản chức muốn cứu xét vài chi tiết khi nhận thấy những chi tiết đó xét ra còn mới mẻ ở trong trí nhớ của bản chức. Do đó mà bản chức đã phải khuấy rầy hoà thượng vào giờ giấc này. Hẳn hoà thượng còn nhớ những gì đã xảy ra trong ngày cuối cùng của hoà thượng Ngọc Kính chớ? Chính hoà thượng đã dùng cơm trưa với hoà thượng Ngọc Kính ở phòng ăn. Rồi sau đó đã xảy ra những việc gì?

Hoà thượng Chân Hiền tiếp lời ngay:

- Rồi hoà thượng Ngọc Kính rút về thư viện, nghĩa là ngay trong căn phòng mà chúng ta đang ngồi ở đây. Phòng này thường là nơi lui tới của các vị hoà thượng trong ngôi thiền viện này.

- Bản chức biết điều đó.

Nói xong Dịch Nhân Tiết nhìn lên ba cánh cửa sổ cao.

- Những cánh cửa này nhìn xuống một cái sân chánh. Có phải thế không?

- Chính phải! Ban ngày, căn phòng này rất sáng sủa. Cũng vì vậy mà hoà thượng Ngọc Kính thích ở lại đây để vẽ tranh. Hội họa là thú giải trí duy nhất của hoà thượng Ngọc Kính đó!

- Một thú giải trí đáng nêu gương!

Suy nghĩ một lát, Dịch Nhân Tiết nói tiếp:

- Bản chức muốn nhắc đến một việc. Trong khi bản chức đang đàm đạo với ngài ở phòng tiếp khách, có một kẻ đã vô lễ tông cửa bước vào, hoà thượng có lên tiếng phàn nàn về thái độ của kẻ đó, vậy xin hoà thượng cho bản chức biết là hoà thượng còn nhớ mặt tên vô loại đó không?

Hoà thượng Chân Hiền ngập ngừng:

- Không... Đó... Đó là Mặc Đức - Diễn viên múa kiếm.

- Xin cảm ơn hoà thượng.

Dịch Nhân Tiết vuốt râu, vừa nhìn chằm chằm Chân Hiền. Im lặng kéo dài, trong lúc đó hoà thượng Chân Hiền lại tỏ ra lo lắng hơn. Tùng Lập ngồi không yên trên chiếc ghế đặt gần cửa sổ. Dịch Nhân Tiết bất động, lắng tai nghe tiếng mưa rơi lộp độp bên ngoài tấm liếp. Mưa bớt nặng hột hơn lúc nãy.

Có tiếng gõ cửa. Tào Can bước vào cầm một cuộn giấy trong tay trao cho Dịch Nhân Tiết, đoạn vị quan hầu cận lùi lại ngồi vào chiếc ghế đặt gần cửa lớn. Dịch Nhân Tiết mở cuộn giấy ra đặt trước mặt hoà thượng Chân Hiền.

- Đây có phải là tác phẩm cuối cùng của hoà thượng Ngọc Kính?

- Đúng vậy! Sau bữa cơm trưa, hoà thượng cùng tiện hạ dùng trà cũng ở trong phòng này, đoạn hoà thượng từ giã tiện hạ và nói là ngài sẽ dùng cả buổi chiều vẽ bức tranh con mèo của ngài. Con vật ngồi trên chiếc bàn nhỏ bằng gỗ mun chạm trổ, như ngài nhìn thấy ở đây. Tiện hạ cũng không ở gần ngài nữa vì từng biết tính ngài thích làm việc trong sự lặng. Khi từ giã ngài, tiện hạ nhìn thấy ngài đã để sẵn một tấm giấy trên chiếc bàn này...

Dịch Nhân Tiết đứng dậy, đập tay mạnh xuống bàn la lớn:

- Ngài nói dối!

Chân Hiền vẫn ngồi yên trên chiếc ghế. Vị hoà thượng định lên tiếng, nhưng Dịch Nhân Tiết đã át giọng:

- Xin ngài hãy nhìn kỹ bức tranh vẽ này. Đây là tác phẩm cuối cùng của vị hoà thượng đáng kính, đáng mến đó mà chính ngài đã ám sát hoà thượng bằng cách bỏ chất độc vào nước trà ngay sau bữa ăn trưa. Thưa ngài! Sao ngài lại có thể tin rằng người ta có thể vẽ một bức tranh như thế này trong một tiếng đồng hồ? Hãy xem kỹ lại. Ít nhất bức tranh này cũng đòi hỏi đến hai tiếng đồng hồ làm việc. Ngài đã nói dối khi ngài nói là hoà thượng Ngọc Kính đã bắt tay làm việc ngay sau khi từ giã ngài. Bức tranh phải được vẽ vào buổi sáng, trước bữa ăn trưa mới đúng.

Chân Hiền tức giận, cũng la lớn:

- Xin quan lớn đừng đưa ra những luận điệu đó với tiện hạ. Quan lớn nên biết rằng Ngọc Kính là một hoạ sĩ có chân tài. Ngài vẽ rất nhanh.

Dịch Nhân Tiết đáp lại:

- Xin đừng kể những chuyện phiếm ở đây. Con mèo, con vật ưa thích nhất của hoà thượng Ngọc Kính. Ít ra trong lúc này cũng đã giúp chủ nó một việc khá quan trọng. Xin hoà thượng hãy xem kỹ đôi mắt của nó. Đôi ngươi con vật mở tròn. Nếu như bức tranh được vẽ vào buổi trưa của một mùa hè, lại ở trong một căn phòng sáng sủa như thế này, đôi mắt con vật phải là hai đường hở nhỏ hẹp.

Nghe đến đây, Chân Hiền bỗng giật mình đánh thót một cái. Vị hoà thượng trụ trì đưa tay lên trán nói ngay:

- Tiện hạ muốn tuyên bố một điều quan trọng nhưng cần có sự hiện diện của đạo sĩ Tuyên Minh.

Dịch Nhân Tiết cuốn bức tranh và nói:

- Không dám sai ý muốn của ngài!

Hoà thượng Chân Hiền dẫn đoàn người bước xuống một cái cầu thang lớn. Đến bậc cuối của cầu thang, Chân Hiền nói với giọng yếu ớt:

- Cơn giông đã dứt. Chúng ta có thể đi ngang qua cái sân rộng kia.

Mặt sân còn đọng nước và những miếng ngói bể nằm rải rác đây đó. Dịch Nhân Tiết cũng bước ngang hàng với Chân Hiền, Tào Can và Tùng Lập bước theo sau.

Khi đoàn người đến góc tây nam của sân, Chân Hiền mở cánh cửa lớn và một hành lang nhỏ hẹp cuối cùng dẫn đoàn người đến một cầu thang hình trôn ốc. Lúc họ toan bước lên cầu thang, bỗng một giọng nói vang lên:

- Kìa! Ai làm gì đó giữa đêm khuya vậy?

Đạo sĩ Tuyên Minh cầm chiếc đèn ở tay nhìn đoàn người. Dịch Nhân Tiết đỡ lời:

- Hoà thượng trụ trì muốn tuyên bố một điều quan trong trước sự hiện diện của đạo sĩ!

Đạo sĩ Tuyên Minh cầm chiếc đèn trên tay, đôi mắt nhìn đầy vẻ kinh ngạc vào hoà thượng Chân Hiền.

- Hãy bước lại thư viện của ta. Ở đó yên tịnh hơn. Ở đây gió nhiều quá!

Nhìn Tào Can và Tùng Lập, đạo sĩ Tuyên Minh lại nói:

- Sự hiện diện của hai người này có cần thiết không?

- Bẩm ngài. Cần thiết lắm đó. Vì họ là chứng nhân quan trọng.

- À nếu vậy, các ngươi hãy cầm lấy đèn, còn ta đã quen thuộc đường rồi.

Chiếc cầu thang quá dài. Đôi chân của vị phán quan bắt đầu run run. Lúc đoàn người leo lên đến đỉnh cầu thang, đạo sĩ Tuyên Minh đặt chân trước nhất xuống sân thượng. Đi theo sau là hoà thượng Chân Hiền. Giữa lúc Dịch Nhân Tiết sắp bước theo thì tiếng đạo sĩ Tuyên Minh la lớn:

- Coi chừng cái lan can.

Cũng vừa lúc, Chân Hiền la thét lên một tiếng ngắn ngủi thì tiếp đó là tiếng rơi của một vật nặng nề khi chạm mặt đất.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách