Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 7384|Trả lời: 44
Thu gọn cột thông tin

[Tiếng Trung] Chữ Hán không phải chữ tượng hình

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 31-3-2013 20:00:07 | Xem tất |Chế độ đọc
Chào các bạn, hôm nay mình post bài này để cùng mọi người chia sẻ những quan niệm sai lầm rằng chứ Hán của Trung Quốc là chứ Tượng Hình và rất khó học.
Phải chắc chắn rằng Chữ tượng hình chỉ chiếm 10% trong kho tàng chữ Hán thôi nhé. Rất ít.
Những bạn muốn học Tiếng Trung đừng bởi nghĩ chữ Hán khó học mà bỏ lơ.
Bởi khi học thử các bạn sẽ biết nó rất thú vị.
Mình đi dạy học sinh, Học sinh của mình rất hay ồ à vì họ phát hiện ra điều thú vị của chữ hán và tiếng trung.
Để nói thêm là Chứ hán là chữ tượng nhanh nhiều hơn là tượng hình, bởi nhìn 1 chữ dù chưa biết nó là chữ gì nhưng vẫn có thể đọc được. Nói chung phần lớn 1 chữ sẽ hài hòa gồm 2 phần biểu thị ý nghĩa là tượng hình nằm bên trái chữ, và tượng thanh nằm bên phải chữ.
Ví dụ: 清 qing, 请 qing, 情 qing, 青 qing.
4 chữ này bên phải nó đều có kết cấu giống nhau, bạn có thấy k. Chỉ khác nhau ở bộ thủ bên trái. Như vậy bên trái biểu thị nghĩa.
1. chữ 清 có bộ 3 chấm thủy liên quan đến nước, chữ này có nghĩa là thanh (khiết)
2.  请 qing có bộ ngôn, liên quan đến lời nói, có nghĩa là Mời
3.情 qing có bộ tâm đứng, liên quan đến tim, có nghĩa là tình (yêu)
4. 青 qing chính là biểu âm của 3 từ kia. nghĩ là Thanh (nhà Thanh)
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người CẤU TẠO CỦA CHỮ HÁN gọi là LỤC THƯ



Chữ Hán được lập thành theo sáu phép, gọi là lục thư 六書: tượng hình, chỉ sự, hội ý, chuyển chú, giả tá, hài thanh.

1- Tượng hình 象形
Là phép vẽ hình tượng của các vật để tạo nên chữ, tùy theo thể mà thêm bớt. Đây là phép lập chữ sơ khai nhất của các loại chữ tượng hình. Chữ tượng hình giữ một vai trò quan trọng trong văn tự Hán. Khoảng 10% tổng số các nét trong chữ Hán hiện đại có nguồn gốc từ các hình tượng này.

Ví dụ:

日 Nhật = mặt trời : nguyên thủy là hình tròn, trong có lằn sáng nhấp nháy là chữ nhất 一, một nét thuộc dương. Mặt trời còn được gọi là thái dương.

月 Nguyệt = mặt trăng : nguyên thủy là hình mặt trăng khuyết, bên trong có chữ nhị 二, hai nét thuộc âm. Mặt trăng cũng gọi là thái âm.

人 Nhân = người : là hình người đứng dang hai chân.

木 Mộc = cây : là hình một cái cây có gốc, rễ, thân, cành

v.v...

2- Chỉ sự 指 事 (còn gọi là Tượng sự 象事)
Là phép chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, nhìn mà xét ra ý.

Ví dụ:

上 Thượng = ở trên : lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dưới lên trên.

下 Hạ = ở dưới : nét ngang dài làm mốc, nét ngang nhỏ ở dưới chỉ một vị trí ở dưới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dưới.

本 Bản (bổn) = gốc cây : nét ngang nhỏ phía dưới chữ mộc chỉ rõ đó là phần gốc cây.

末 Mạt = ngọn cây : nét ngang phía trên chữ mộc chỉ rõ đó là phần ngọn cây.

v.v...

Chữ chỉ sự (tượng sự) rất dễ nhầm với chữ tượng hình và chữ hội ý. Nên trong lục thư, số lượng chữ thuộc về dạng chỉ sự không nhiều lắm.

3- Hội ý 會意 (hay còn gọi là Tượng ý 象意)
Là hợp ý của từng phần lại để hình thành nghĩa mới.

Ví dụ:
武 Vũ (hay Võ) = vũ / võ (lực). Lấy uy sức mà phục người, gọi là vũ. Chữ này gồm chữ 止 chỉ = dừng lại + 戈 qua = ngọn giáo ==> dùng vũ ngăn cấm điều bạo ngược, chỉnh đốn sự rối loạn, thôi việc can qua.

信 Tín = lòng tin; tin tức : gồm chữ 人nhân = người + 言 ngôn = lời nói ==> Lời người nói hẳn có căn cứ, có thể tin được; lời người đến báo cho biết

林 Lâm = rừng. Hai chữ 木 mộc ==> ngụ ý nhiều cây hợp lại tạo thành rừng.

v.v…

4- Chuyển chú 轉注
Là mượn từ chữ có sẵn, đem thay hình đổi dạng thành chữ khác, nhưng có nghĩa tương cận (gần gũi)

Ví dụ:

長 Trường = dài / Trưởng = lớn (trưởng thành). Do chữ長 trường = dài  đọc thành “trưởng”. Hai âm “trường” / “trưởng” và hai nghĩa “dài” / “lớn” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.

少 Thiểu = ít / Thiếu = nhỏ tuổi. Do chữ少 “thiểu” chuyển chú đọc thành “thiếu”. Hai âm “thiểu” / “thiếu” và hai nghĩa “ít” / “nhỏ” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.

中 Trung = trúng, đúng / ở giữa, trong. Vốn do chữ中 “trúng” chuyển chú thành “trung”. Hai âm “trúng”, “trung” và hai nghĩa “bắn trúng”, “ở giữa” tuy đã chuyển biến nhưng vẫn cùng một ý = khi bắn trúng, mũi tên ghim vào giữa cái bia.

5- Giả tá 假借
Vốn là không có chữ, mượn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ, không có quan hệ duyên do suy diễn.

Ví dụ:

烏 Ô = con quạ đen ==> được mượn làm chữ “ô” trong烏乎 ô hô = than ôi.

令 Lệnh = như trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh” ==> được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh”.

說 Duyệt = vui. Do chữ 說 thuyết = nói, giả tá đọc là “duyệt”.

Tiểu chú: Vẫn có một chữ悅 cũng đọc là “duyệt”, đồng nghĩa là “vui lòng, đẹp ý”

般若 Bát Nhã = trí huệ thanh tịnh. Do chữ 般 Ban = xoay thuyền về + chữ 若 nhược (còn một âm là “nhạ”) giả tá đọc Bát Nhã.

Tiểu chú: Có lẽ vì vậy mà có người dịch một môn võ công cao thâm của Phật môn là Ban Nhược thần công chăng?

道 đạo = con đường, sau giả tá thành đạo trong “đạo lý”, “đạo đức”

v.v…

6- Hài thanh 諧聲 (hay còn gọi là 形聲 Hình thanh, hay 象聲 Tượng thanh)
Là lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành. Đây là phép thông dụng nhất để hình thành Hán tự. Chữ hài thanh gồm một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh. Vị trí của hai phần này thay đổi tùy theo chữ, chia thành 8 loại:

6.1- Nghĩa bên trái, thanh bên phải:

江 Giang = sông (thường dùng ở miền Hoa Nam). Gồm chữ 水 Thủy + 工 Công

河Hà = sông (thường dùng ở miền Hoa Bắc). Gồm chữ 水 Thủy + 可 Khả

沐 Mộc = tắm gội. Gồm chữ水 Thủy + 木 Mộc

銅 Đồng = một loại kim loại (ký hiệu hóa học là: Cu). Gồm chữ 金 Kim = kim loại + 同 đồng = cùng nhau.

6.2- Nghĩa bên phải, thanh bên trái:

鴉 (鸦) Nha = con quạ khoang. Gồm 牙Nha + 鳥 Điểu (鸟)

鳩 (鸠) Cưu = con tu hú. Gồm 九 Cửu (số chín) +鳥 Điểu (鸟)

鴿 (鸽) Cáp = chim câu. Gồm 合 Hạp (hợp, có một âm đọc là cáp = lẽ) +鳥 Điểu (鸟)

郡 Quận = một khu đất chi theo địa giới hành chính. Gồm君Quân + 邑 Ấp

6.3- Nghĩa ở trên, thanh ở dưới:

芳 Phương = cỏ thơm. Gồm草 Thảo (thủa xưa viết là艸) +方 Phương

筒 Đồng = ống tre, ống trúc. Gồm 竹 Trúc +同 Đồng

藻 Tảo = loài rong, tảo, các loài thực vật dưới nước. Gồm草 Thảo +澡 Táo (tháo) = tắm rửa

6.4- Nghĩa ở dưới, thanh ở trên:

婆 Bà = phụ nữ lớn tuổi. Gồm 女 Nữ + 波 Ba (sóng)

勇 Dũng = mạnh. Gồm 力 Lực + 甬 Dũng

帛 Bạch = lụa dệt bằng tơ trần. Gồm 巾Cân = khăn + 白Bạch

6.5- Nghĩa ở ngoài, thanh ở trong:

固 Cố = vững bền. Gồm 囗 Vi = vây quanh + 古 Cổ

圃 Phố = vườn trồng rau. Gồm囗 Vi = vây quanh + 甫 Phủ

閣 (阁) Các = gác. Gồm門(门) Môn = cửa, nhà + 各 Các

6.6- Nghĩa ở trong, thanh ở ngoài:

問 (问) Vấn = hỏi. Gồm 門(门) Môn + 口 Khẩu

齎 (赍) Tê = đem cho. Gồm 貝 (贝) Bối = của quý + 薺 Tề

6.7- Nghĩa ở giữa, thanh ở hai bên:

辮 (辫) Biện = bện, gióc, đan (vd: Biện tử = đuôi sam). Gồm 糸 (纟) Mịch = sợi tơ ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.

辯 (辩) Biện = biện luận. Gồm 言 (讠) Ngôn = lời nói ở giữa chỉ nghĩa, hai chữ 辛Tân ở hai bên là chữ Biện 釆 hay 辨 chỉ thanh.

6.8- Nghĩa ở hai bên (hoặc ở trên, hoặc ở dưới), thanh ở giữa:

術 (术) Thuật = nghề (thuật sỹ), phương pháp, đường đi trong ấp. Gồm 行 Hành = đi, thi hành chỉ nghĩa + 朮 Truật chỉ thanh (tr chuyển thành th).

裏 Lý = áo lót. Gồm 衣 Y = áo + 里 Lý

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
anglemoon + 5 Cảm ơn bạn

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 31-3-2013 20:22:54 | Xem tất
Bài viết rất hay. Lâu nay mình cũng quan niệm rằng chữ Hán là chữ tượng hình.
Bạn có thể chia sẻ cho mình kinh nghiệm để học thuộc chữ Hán được không? Mình thấy chữ Hán học rất khó nhớ.
Ps: 92 mà đã đi dạy à. Cậu đi gia sư à?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 31-3-2013 20:56:45 | Xem tất
sunkid gửi lúc 31-3-2013 20:22
Bài viết rất hay. Lâu nay mình cũng quan niệm rằng chữ Hán là chữ tượng hình.
Bạn c ...


Kinh nghiệm à. Học chữ nào nhớ luôn chứ ấy. Nhưng quan trọng là phải có người hướng dẫn và phân tích cho bạn hiểu thì mới thấy cái hay của nó. Ví dụ chữ 好 hảo là tốt đẹp là ghép của chữ 女 người phụ nữ. và chữ 子 người con trai. Vì thế nhà mà có con gái đầu lòng và con trai thứ 2 là nhà có phúc.
Tớ mở lớp dạy tiếng trung và đi gia sư toán văn anh thêm thôi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 31-3-2013 23:05:22 | Xem tất
shiakichan92 gửi lúc 31-3-2013 20:56
Kinh nghiệm à. Học chữ nào nhớ luôn chứ ấy. Nhưng quan trọng là phải có người hư ...

Mình cũng từng làm theo cách của cậu nhưng  vẫn rất khó nhớ bởi vì số lượng từ quá nhiều.
Hơn nữa không phải chữ Hán nào cũng phân tích được theo kiểu đấy.
Cậu tự mở lớp dạy tiếng Trung à? Giỏi thế! Đang học đại học mà vẫn có thời gian làm nhiều việc nhỉ
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 31-3-2013 23:35:43 | Xem tất
sunkid gửi lúc 31-3-2013 23:05
Mình cũng từng làm theo cách của cậu nhưng  vẫn rất khó nhớ bởi vì số lượng từ q ...

:D chẳng còn cách nào cả. Cái này hướng dẫn cũng khó lắm. Phải gặp và trực tiếp dạy mới được. Cậu chịu khó viết đoạn văn, học bài nào viết 1 đoạn văn sử dụng tất cả những từ đã học đó. và tập viết nhiều chữ ấy. Dù cậu có học tiếng gì đi nữa thì việc viết từ mới là k tránh khỏi mà.
Tớ đi làm từ năm nhất. Năm nay mới mở lớp dạy có 4 em thôi. Đang tính mở thêm lớp nữa. :D
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 31-3-2013 23:48:53 | Xem tất
shiakichan92 gửi lúc 31-3-2013 23:35
:D chẳng còn cách nào cả. Cái này hướng dẫn cũng khó lắm. Phải gặp và trực tiếp  ...

Mình thấy phải sử dụng thường xuyên thì mới nhớ được chứ mà học thuộc rồi mà lâu ngày không sử dụng thì cũng quên ngay. Từ giờ đến tháng 7 mình cần học thuộc khoảng 800 từ thì không biết có kịp không nhỉ?
Mà cậu học tiếng Trung ở Đại học Hà Nội à, hay là học trước từ cấp 3 rồi?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 1-4-2013 21:14:16 | Xem tất
sunkid gửi lúc 31-3-2013 23:48
Mình thấy phải sử dụng thường xuyên thì mới nhớ được chứ mà học thuộc rồi mà l ...

Mình vào đh mới học. ^^ học đại học hà nội. Vì khó sử dụng nên mình mới bảo bạn nên viết những từ mới học thành đoạn văn. Đến bây giờ mình đã học dịch rồi chứ k học tiếng nữa nhưng mình vẫn phải tạo môi trường cho mình quen sử dụng ngôn ngữ mà, k quên ngay
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 1-4-2013 22:07:52 | Xem tất
shiakichan92 gửi lúc 1-4-2013 21:14
Mình vào đh mới học. ^^ học đại học hà nội. Vì khó sử dụng nên mình mới bảo bạ ...


Bạn học ghê nhỉ. Mới năm 3 mà đã thành thạo rồi. Mình ngưỡng mộ cậu thật. Bạn học chuyên ngành tiếng Trung à? Mình học tiếng Nhật nên cũng phải học chữ Hán mà thấy khó nhớ quá.
Cậu định lên kites dịch sub film à?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 1-4-2013 22:31:39 | Xem tất
sunkid gửi lúc 1-4-2013 22:07
Bạn học ghê nhỉ. Mới năm 3 mà đã thành thạo rồi. Mình ngưỡng mộ cậu thật. Bạn h ...

Năm 3 k thành thạo mới là vấn đề ấy. Tớ học tiếng trung và tiếng pháp. Cũng học song ngành tiếng nhật nữa. Tớ cũng định sub cho kites nhưng kites k nhờ :D
Với làm biên dịch có tiền công quen rồi. Không quen đi làm miễn phí lắm. Tại cũng không có thời gian rảnh. Toàn phải đi làm thui.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 1-4-2013 22:48:25 | Xem tất
shiakichan92 gửi lúc 1-4-2013 22:31
Năm 3 k thành thạo mới là vấn đề ấy. Tớ học tiếng trung và tiếng pháp. Cũng học s ...


Ghê thật. Sao cậu có thể học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc thế. Lại còn có thời gian đi làm nữa. Cậu có bí quyết gì không? Mình học kỹ thuật, phải học thêm cả tiếng Nhật với tiếng Anh mà đã thấy vất lắm rồi. Chưa đâu vào đâu. Học mà cứ như không. Ngưỡng mộ bạn quá.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách