Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 9122|Trả lời: 105
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác - Xuất Bản] Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương | Ngô Thị Giáng Uyên

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Đăng lúc 15-9-2011 22:36:49 | Chỉ xem của tác giả Trả lời thưởng |Xem thứ tự |Chế độ đọc


Tên tác phẩm: Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương
Tác giả: Ngô Thị Giáng Uyên
Thể loại: Du Ký
Tình trạng sáng tác:Đã hoàn thành
Nguồn: e-thuvien.com


Những câu chuyện kể của Uyên


Có một cô gái Việt Nam nhỏ nhắn, chiếc kính trắng trông vừa thông minh vừa nghịch ngợm trên khuôn mặt có đôi chút trẻ thơ. Cô gái trông chỉ ngoài tuổi đôi mươi ấy có cái duyên may mà bao người ao ước: được rong ruổi đó đây ở nhiều xứ sở xa xôi. Trên những chặng đường đi qua, cô khám phá không chỉ vẻ đẹp mê đắm của thiên nhiên, sự quyến rũ của những công trình kiến trúc cổ xưa, mà còn khám phá cả những món ăn thức uống ngon lành và hấp dẫn. Nhưng cô không thụ hưởng riêng cho mình mà kể lại cho nhiều người những ngọt ngào đã nếm, những xúc cảm đã trải qua bằng bài viết và hình ảnh. Độ đôi ba năm trở lại đây, tên cô xuất hiện khá đều trên nhiều báo và tạp chí. Một cái tên cũng khiến người ta dễ nhớ khi từng biết đến.

Khi đọc một vài bài đầu tiên của Ngô Thị Giáng Uyên gửi về từ Châu Âu hơn hai năm trước, lúc cô đang du học bên Anh, thật tình tôi không nghĩ đó là của một người trẻ như vậy. Uyên viết gần như hoàn chỉnh, những hình ảnh và màu sắc được cô diễn đạt giống như một đoạn phim tư liệu quay khéo, với “cái tôi” - cảm xúc thật rung động.

Trong số những câu chuyện kể của Uyên mà tôi rất thích có Ăn Ý. Một cái tựa báo thật khéo, ngắn gọn mà súc tích, hàm chứa cả sự khoái khẩu của người viết với các món ăn đặc trưng của xứ Ý. Không riêng những bài chỉ viết về ẩm thực, trong nhiều bài viết của Giáng Uyên cô thường kể chuyện ăn uống xứ người. Dường như khi nói đến các món ăn thì tác giả trở nên thật hào hứng. Mà đâu chỉ các bài trong du kí Châu Âu. Trong tạp bút Quê quán tôi xưa gửi về từ Anh (đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần), những hồi ức của Uyên về chén cơm nguội với cá cơm kho tiêu thật cay, rồi món bánh căn và tô bánh canh cá dầm sao mà ý nhị, sao mà da diết!

Ngô Thị Giáng Uyên là hình ảnh khá tiêu biểu của một lớp trẻ có học vấn, có tri thức, biết nắm lấy những cơ hội. Cô cựu sinh viên Đại học Ngoại Thương ấy từng làm việc cho một công ty lớn của nước ngoài, và là người miền Nam duy nhất nhận được học bổng Chevening năm học 2004-2005 để sang Anh học MBA tại đại học Southampton.

Thời gian sống và học tập ở Anh cũng là lúc Giáng Uyên có những chuyến đi đến nhiều đất nước ở Châu Âu. Có lẽ đó cũng là thời gian cô viết được nhiều nhất. Tập sách này mới chỉ là một phần trong những câu chuyện kể thật sống động của Uyên.

NGUYỄN TRỌNG CHỨC
(thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần)



Lời Cảm Ơn


Trước hết, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến những tổ chức đã trao cho tôi các học bổng tham dự các hội nghị quốc tế, đặc biệt là hội đồng Anh, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Anh tại Việt Nam với chương trình học bổng British Chevening, nhờ đó tôi đã có được những chuyến đi đáng nhớ cho những trang viết của cuốn Du ký Châu Du ký Châu Âu này.   Cảm ơn tủ sách Tuổi Trẻ và những nhà báo đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc viết và giới thiệu “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”.   Cảm ơn Alastair Warren, bạn thân nhất suốt thời gian du học Anh,đã “rong ruổi” cùng tôi ở Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ và cả những nẻo đường miền Nam nước Anh. Cảm ơn Daniel Eherer, bạn trai cũ cũng là người đồng hành ở Thụy Sỹ, Anh, Áo, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hi Lạp. Cảm ơn gia đình Lynette và Bruce Jackson ở London, Fiona Watson ở Manchester, đã “cưu mang” tôi những ngày mới đến Anh còn bỡ ngỡ.Tôi không kể hết được ở đây tên những người đã giúp đỡ tôi trong những chuyến đi xa. Dù tên các bạn có được nhắc đến trong cuốn sách hay không, cũng mong các bạn nhận lấy từ tôi lòng biết ơn sâu sắc.Tất nhiên lời cảm ơn lớn nhất xin được dành cho gia đình tôi, đặc biệt là mẹ: Trần Thị Hiệp và chị Ba: Ngô Thị Thùy Vy, những người luôn dõi theo và “cổ vũ” từng bước đi của tôi trong cuộc sống. Gửi đến các bạn độc giả của “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”: dù bạn đã từng sống ở Châu Âu nhiều năm hay chưa bao giờ đặt chân đến, hi vọng bạn cũng sẽ sống cùng tôi những ngày tháng vừa êm đềm vừa sôi nổi ở nơi này, những ngày tháng rất thật thời tuổi trẻ của tôi.

25-1-2007
(viết nhân dịp tái bản lần thứ nhất)

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
gaconlonton + 5 Là một trong những động lực mình .

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

106#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:53:13 | Chỉ xem của tác giả
Thay lời kết



Khi đọc đến trang cuối này, bạn đã cùng tôi đi qua những mùa xứ là. Ở Anh tôi khồng còn dáo dác nhìn xem hoàng tử William có đứng đâu đó không vì đứa bạn gái ở nhà dặn bao giờ thấy “chàng” nhớ chụp hình chung đem về cho coi. Tôi biết được Liechtenstein tuy đá banh dở nhưng giàu nứt đố đổ vách, còn về phần ẩm thực, nếu đến Đức mà chưa vào vườn bia ăn xúc xích với sauerkraut, cũng như đến Bỉ chưa ăn bánh waffle mới ra lò hay sò hấp rượu vang, đến Ý chưa uống cappuccino hay espresso, xem như chưa đến.

Nếu bạn đi Scotland, tôi sẽ dặn nhớ ghé thủ đô vào tháng tám xem liên hoan quốc tế Edinburgh, không chỉ là cơ hội rất tốt để xem các anh Scotland mặc váy carô mà còn để xem những tác phẩm cổ điển nổi tiếng khắp hành tinh. Tôi cũng biết mỗi lần dang Thuỵ Sĩ khi hôn xã giao phải chìa má ra cho người ta hôn đủ ba “miếng” mới đúng phép, còn ở Tây Ban Nha hôn xã giao lại áp má vào nhau. Tôi cũng thề khồn ăn uống phủ phê ở Pháp để đến nỗi phải trúng thực hai đêm kiền nằm rên hừ hừ, cũng không dại gì chọc ngỗng trời để ngỗng đầu đàn rượt chạy toé khói như ở Hi Lạp. Những chuyện ma lâu đài xứ Wales không làm tôi sợ nữa, còn đạo chích châu Âu cũng đừng hòng giở trò với tôi sau kinh nghiệm thương đau mất hết tiền bạc giấy tờ hộ chiếu phải vất vưởng như “cùi cơm xác mía” trước giáng sinh ở Áo.

Tôi sẽ không ngạc nhiên khi nghe chuyện ông trung niên người Hà Lan nọ đã có vợ con, bỗng một hôm tuyên bố mình là “gay” và quen một anh chàng hai mấy tuổi, ai đến nhà chơi cũng tưởng anh này là bạn trai của con gái ông. Cũng như không thắc mắc sao đường phố Thuỵ Điển đầy nhưng ông bố cao lớn tóc vàng vừa trò chuyện rôm rả với nhau vừa đẩu xe nôi em bé vì tôi biết các bà mẹ trẻ đã đi làm để chồng tình nguyện ở nhà giữ con.

Hơn tất cả, qua không ít lần hội nghị, gặp gỡ những ngườI bạn cùng trang lứa, tôi càng có cơ hội học tập và trưởng thành. Những người bạn mà tôi từng gặp – đấy là những con người trẻ tuổi sâu sắc trong nhận thức, nhiệt tình trong hành động và chân thành trong các mối quan hệ. Những “thu hoạch” mà tôi chắc lọc từ những bài viết trên đây, chỉ phản ảnh phần nào quan điểm sống của giới trẻ châu Âu ngày nay. Song tôi luôn hi vọng đó là tấm gương để bạn trẻ Việt Nam có dịp soi vào và suy nghiệm với hoàn cảnh của mình.

Tóm lại, dĩ nhiên tôi không dám nhận mình biết rõ châu Âu như dân bản xứ hay những người đã sống ở lục địa xinh đẹp này nhiều năm, song tôi cũng không còn là cô cái ngồi ngẩn ngơi nhìn châu Âu hiện ra dần trong sương sớm trên chuyến xe điền từ sân bay Heathrow bốn năm về trước.

Nhưng lạy trời, những cảm xúc về châu Âu của tôi so với ngày ngơ ngác kia dường như vẫn còn nguyên vẹn.



HẾT ^^

Bình luận

Mình đã tìm mua cuốn này mà ko thấy. Tình cờ gặp bạn post ở đây, vui lắm, cám ơn bạn. Viết ngay dòng này, tối về sẽ đọc 1 mạch ;)  Đăng lúc 18-9-2012 07:51 AM
Quên, ko phải truyện. Gọi là gì nhỉ? "Khác" ư? :)). Cái bìa của sách này mình cũng thích nữa :X. Màu tím nhẹ nhẹ :X  Đăng lúc 7-10-2011 10:47 PM
Cảm ơn bạn post truyện. Mình cực thích quyển này. Rất thích :X.  Đăng lúc 7-10-2011 10:45 PM
truyện ngắn ah e iêu :* . mới thấy đăng ký ngày nào . h đã hết r  Đăng lúc 18-9-2011 11:13 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

105#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:52:23 | Chỉ xem của tác giả
Tôi có đọc một bài về tình hình xe máy ở Việt Nam, những con số đáng giật mình. Bộ công nghiệp đã dự đoán đến năm 2010 số lượng xe máy được sử dụng ở VN sẽ lên đến 16,6 triệu chiếc. Việc người người đua nhau mua xe “xịn” làm tôi nghĩ ngay đến tâm lý “sức ép từ những người đồng trang lứa” (tạm dịch từ tiếng Anh: peer pressure), khi ta tự nhiên cảm thấy phải làm một điều gì đó vì xung quah ta ai cũng có. ĐÁnh vào tâm lý này, các nhà sản xuất tha hồ hốt bạc ở VN vì nói theo ngôn ngữ bình dân, “người Việt nghèo mà ham sài sang”. Có lần tôi sang Thuỵ Sĩ, thấy ngoài đường chạy xe đời cũ của Toyota hay Ford, có cả xe Hàn Quốc nữa, mới bảo anh bạn người địa phương: “Cứ tưởng dân Thuỵ Sĩ giàu ai cũng chạy Audi với BMW” thì được biết: “Có xe gì chạy xe nấy chớ, miễn là còn tốt, không hao xăng, không chết máy thì thôi”. Mới đây tình cờ đọc cuốn Mười vạn cau hỏi vì sao có đề cập đến sức ép tâm lý này (mà sách gọi là “hiệu ứng theo đàn”), tôi thấy câu trả lời khép lại với: “Nói chung, người có trí thông minh càng cao, tinh thần càng vững và quan điểm riêng càng mạnh, càng khó hành động mù quáng theo đàn”. Mà phải đâu giới trẻ VN mình không thông minh? Những giải thưởng quốc tế về giáo dục cũng như việc sinh viên ta ở nước ngoài lúc nào cũng học tập xuất sắc hơn người chứng tỏ trí thông minh của chúng ta có thừa. Vậy phải chăng tinh thần giới trẻ chúng ta không vững và quan điểm riêng không mạnh, nên nếu hình thức bề ngoài không “sang trọng”, đắt tiền bằng người khác lại cảm thấy bất an?

Tuần trước, tôi đang đi dạo quanh Diamond Plaza tìm mua một ít đồ dùng (mỏi cả chân cuối cùng cũng chỉ mua được… một cái gối vì đồ trong này mắc quá) thì có tin nhắn trong điện thoại cầm tay. Sau khi tôi đọc xong tin nhắn và gửi trả lời, định cất máy vào túi, có một đôi bạn trẻ khoảng chừng 19, 20 tuổi bước lại hỏi: “Chị mua cái Motorola này ở nước ngoài phải không chị?”. Đúng là chiếc điện thoại này khá hiện đạI, tôi được tặng và đã dùng hơn một năm ở Anh, nay đem về VN dùng luôn, nhưng bề ngoài rất bình thường không có vẻ gì “lộng lẫy” như trong những quảng cáo điện thoại di dộng nhan nhản trên các phương tiện thông tin ở đay hết. Tôi gật đầu xác nhận nhưng vẫn không giấu vẻ ngạc nhiên: “Bộ hai đứa em bán cửa hàng điện thoại hay sao mà rành quá vậy?”. Cô gái nọ liếc anh bạn trai đi cùng: “Thấy chưa?” rồi trả lời tôi: “Thì mua xài, rồi đổi điện thoại mới riết rành luôn. Cái điện thoại của chị ở VN không có đâu”. Khi tôi hỏi còn trẻ lấy tiền đâu đổi điện thoại mới hoài thì anh chàng nhún vai: “Ông bà già cho chớ đâu”.

Báo Tuổi trẻ cho biết theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia Pte, trong sáu tháng đầu năm 2005, 1,6 triệu chiếc điện thoại mới đã được bán hết trên thị trường VN, gấp đôi dự đoán ban đầu, và con số này còn có thể cao hơn nữa vào sáu tháng cuối năm nay. Quả là một mảnh đất màu mỡ cho các đại gia trong ngành sản xuất điện thoại di động. Khi ngồi dự một đám cười, điện thoại anh bạn từ thời đại học ngồi cùng bàn tôi réo inh ỏi. Anh đang nghe chiếc này thì từ trong túi một chiếc điện thoại nữa réo lên, lại phải lập cập xin lỗi người ở đầu dây bên kia để ngừng nói chuyện. Anh xong hai câu chuyện ở hai máy, tôi tính hỏi “Sao phải làm khổ mình vậy trời!” nhưng thôi. Mà đây không phải trường hợp hiếm hoi, rất nhiều người bạn của tôi cá hai điện thoại cùng lúc, toạn loại không mới nhất thì mới nhì trên thị trường. Mà cơ khổ, sở hữu nhiều điện thoại nên có lúc nào được yên đâu. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy những tác hại của điện thoại di động đến não bộ và cơ thể nếu dùng trong thời gian dài, và còn cảnh bảo đến việc dùng điện thoại di động có ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ trẻ em. Nhưng dường như người tiêu dùng VN, đặc biệt là giới trẻ vẫn bỏ ngoài tai.

Chuyện “hội chợ phù hoa” của VN không chỉ dừng lại ở đó. Tôi theo bà chị ruột đang là giám đốc marketing và PR cho một khách sạn năm sao của Sài Gòn đến khu Parkson của Saigontourist, mà theo lời bà chị, “dẫn em đi cho biết chứ mỗi lần tới đây chị không mua được gì hết á!”. Quả thật những nhãn hiệu như Dolce & Gabbana hay Versace, ngay cả người nước ngoài cũng phải là dân thật giàu mới mua nổi, lại được bày bán trong này và vẫn có khách hàng, Lúc chúng tôi còn đứng ngoài cửa, một chiếc Mercedes Kompressor bóng lộn dừng lại cho một cô nàng trẻ măng đỏng đảnh bước xuống đi vào. Bà chị tôi bảo: “Mấy con nhỏ đang trong thời kỳ cố gắng “hôi của” từ mấy ông bồ đó mà”.

Chuyện này làm tôi suy nghĩ mãi. Tôi nhớ thời ở Anh, anh bạn thân học cao học cùng trường chở tôi về nhà chơi. Ngang qua một ngôi nhà nọ cách nhà anh khoảng 1km, anh chỉ: “Hồi học cấp II, tôi đi giữ em cho nhà này nè”. Ba mẹ anh khá sung túc và ở một khu rất giàu có gần London, chỉ riêng ngôi nhà đã được định giá với số tiền bảng Anh tương đương hàng triệu USD. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Đi giữ em bao lâu? Rồi anh có làm gì nữa không?”. “Giữ em khoảng một năm. Hồi nhỏ hơn có đi giao báo, rồi lúc học đại học nghỉ hè đi làm thu ngân siêu thị nữa”.

Giọng anh rất thản nhiên, không tự hào cũng không xấu hổ, như thể đó là một điều rất bình thường. Mà quả đó là một điều rất bình thường, chỉ có điều khi nghĩ về những cô nàng trẻ đẹp trong thời kỳ đi “hôi của”, hay những bạn trẻ thoả sức lấy tiền cha mẹ đổi điện thoại di động và mua xe đời mới ở VN, tôi lại thấy nao nao trong lòng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

104#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:51:27 | Chỉ xem của tác giả
Hội chợ phù hoa


Bài viết này không nhằm mục đích bàn đến tiểu thuyết nổi tiếng Hội chợ phù hoa (Vanity fair) của William Makepeace Thackeray, chỉ mược tựa để nêu lên một vấn đề đáng suy nghĩ trong giới trẻ Việt Nam hôm nay: sỏ thích tiêu xài để chứng tỏ mình “bằng chị bằng em”.


Cách đây vài tuần, anh chàng giữ xe trong một quán cà phê nộ ở Sài Gòn vừa dắt xe cho tôi vừa hỏi: “Chừng nào chị về “bển” lại?”. Ngạc nhiên, tôi hỏi: “Bển nào? Người Việt mà”, anh chàng khăng khăng: “Chị ơi, chị là Việt kiều em cũng không lấy tiền thêm đâu, giầu làm gì! Người Việt bây giờ ai mà đi chiếc Cub 81 như chị” (?).

Kể chuyện cho mấy đứa bạn cũ, tùi nó cười ngặt nghoẽ: “Thì đúng rồi, thời buổi này mấy ông chạy xe ôm còn đi xe xịn hơn”.

Quả thật, mới xa nhà có mười mấy tháng (chứ không phải mười mấy năm đâu nhé) mà tôi thấy mình quê mùa hết sức. Ngoài đường phố Sài Gòn bây giờ chạy toàn xe tay ga @, Dylan, Spacy, hay chí ít cũng Attila. Vậy là tôi trở thành Việt kiều trong mất anh chàng nọ - và có lẽ của nhiều người khác không biết chừng – nhờ đi chiếc Honda cũ kỹ. Có điều chiếc xe “bôi bác” như nguyên văn lời đám bạn tôi mô tả này rất có ích trong những quãng đường ngập nước, ngay cả khi những chiếc xe máy đắt tiền chủ xe phải khổ sở xuống dắt bộ. Cô bạn thân lương mỗi tháng chỉ 1,5 triệu đồng, mooic lần gặp là than thở những khoản đám cưới, sinh nhật… ngốn hết số tiền còm cõi, những vẫn tậu cho mình một chiếc xe tay ga xịn đàng hoàng. “Rồi xe hư tiền đâu mà sửa?”. Cô nàng cười:  “Thì tời lúc đó tính, chứ bây giờ ai cũng đi xe này, mình đi mấy chiếc cũ quê thấy mồ! Pử Sài Gòn còn đỡ, ra Hà Nội mà coi. Xe Dream, Wave đã lạc hậu sáu, bảy năm nay rồi đó”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

103#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:43:31 | Chỉ xem của tác giả
Mặc dù ở Anh đến nay đã có hơn ba triệu bạn trẻ thực hiện những hoạt động tình nguyện dưới nhiều hình thức khác nhau, Gordon Brown – bộ trưởng tài chình Anh – vẫn muốn nhiều bạn trẻ giúp đỡ những nước đang phát triển trên thế giới, đúng theo tinh thần của chương trình Make Povety History (tạm dịch: biến đói nghèo thành quá khứ) mà chính phủ Anh vừa phát động cho cả nước vào năm 2005.

Hiện nay, để đăng ký tham gia với những cơ quan hay công ty tổ chức những chương trình tương tự của Rob, Lucy, hay Pauline, mỗi bạn trẻ phải bỏ ra một số tiền trung bình từ 50 triệu đến 200 triệu đồng VN chưa kể vé máy bay, cho từ một đến ba tháng làm việc tình nguyện không lương: dù là giúp đỡ trẻ mồ côi Việt Nam, săn sóc sư tử con ở Nam Phi hay chích thuốc cho người nghèo ở Ấn Độ. Vì vậy, phần lớn chỉ có những bạn trẻ gia đình tương đối khá giả mới có đủ tiền đi tình nguyện. Chỉ có khoảng  6% trong số 50.000 bạn trẻ tốt nghiệp trung học đi gap year chọn đi tình nguyện. Chương trình mới này của chính phủ đã làm nức lòng giới trẻ Anh và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ giới kinh doanh. Trong giai đoạn đầu, chỉ riêng sáu tháng nhà tài trợ chính đã tài trợ đến 3 triệu bảng Anh (tương đương hơn 90 tỉ đồng VN) để đóng tiền học phí đại học năm sau cho những bạn trẻ đi gap year vì cộng đồng, và trong giai đoạn sau chính phủ hy vọng sẽ có được thêm từ 6 đến 7 triệu bảng nữa.

Ở VN, rất cần những chương trình tương tự để khuyến khích các bạn trẻ hoạt động cộng đồng hơn nữa. Dĩ nhiên, những chương trình tình nguyện trong SVHS hiện nay, như Mùa hè xanh chẳng hạn, hoàn toàn do các bạn tự ý thức và có tấm lòng chia sẻ yêu thương, không chỉ vì hỗ trợ về tài chính mà đăng ký tham gia. Nhưng những hỗ trợ nhất định về tài chính ấy sẽ khuyến khích các bạn tham gia nhiều hơn và cũng cảm thấy an tâm hơn, nhất là đối với những bạn muốn đi tình nguyện nhưng hoàn cảnh tương đối khó khăn. Đây quả là một điều rất nên học tập từ những nước tiên tiến trên thế giới.

                                  (Theo Observer, Guardian)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

102#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:42:50 | Chỉ xem của tác giả
Lucy, 19 tuổi, từ Windsor, đi Honduras làm việc cho một tờ báo tiếng Anh tại đây.

“Chỉ sau tháng đầu tiên, biên tập tờ báo rời toà soạn còn mỗi mình tôi với một bạn phóng viên trẻ người địa phương cũng chỉ mới 18 tuổi phải cáng đáng tất cả dù không có chút kinh nghiệm nào. Công việc rất đa dạng: từ viết bài về các khách sạn cho đến phỏng vấn những băng nhóm gangster. Tôi học được mọi thứ: viết bài, gặp gỡ nhiều người thú vị, nhìn thấy sự vật từ một góc nhìn khác… Cách nhìn thế giới của tôi cũng thay đổi rất nhiều”

“Tôi tự đặt cho mình kế hoạch làm việc rất đàng hoàng. Tôi cũng được tiếp xúc làm bạn với rất nhiều người dân địa phương. Về định hướng nghề nghiệp, tôi ho vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích tôi nhiều trong tương lai, khi tôi chọn nghề làm báo. Chương trình ở đây không chỉ là một năm du lịch gap year bình thường mà đã thay đổi đời tôi. Nghe có vể hơi “sáo”, nhưng thật đấy!”

Vốn mê bóng đá, Rob tình nguyện đến châu Phi  xa xôi đăng ký dạy môn thể thao vua này. Đến Ghana cùng ba bạn trai cùng sở thích, Rob “hết hồn” ngay ngày đầu tiên khi phải dạy cùng một lúc 75 “học viên” rất ồn ào từ 9 đền 21 tuổi trên bãi đất trống của làng. “Nhưng rồi mọi việc cũng ổn, có bảy trái bóng cả thảy nên mình chia tất cả ra làm nhiều nhóm chơi, mỗi bên năm người. Chơi vui lắm, mình thật sự ngạc nhiên khi sau buổi chơi tất cả đều vỗ tay hoan hô tụi mình, lại còn tranh nhau xung phong mang giày “thầy” về chà sạch sẽ. 6 giờ sáng hôm sau, cả đám đã đứng trước cửa réo gọi mình dạy tiếp”. Sau vài buổi chơi, Rob chọn được 18 cầu thủ hay nhất để thi đấu tranh giải. Đội của anh chơi với nhẽng đội bóng làng bên, cũng được những bạn trẻ Anh tình nguyện dạy, trong tiếng trống ồn ào rất đặc trưng châu Phi và nhạc địa phương sôi động. “Đội mình vào được bán kết đấy nhé, nhưng thua ở loạt luân lưu 11m. Chắc lúc đó trông mình buồn lắm nên một cầu thủ trong đội mình chạy đến bảo: “Thầy Rob đừng lo, đó chỉ là trò chơi thôi mà!” và cả đội xúm lại an ủi mình trong khi đúng ra mình phải an ủi mới phải. Quả là những kỉ niệm vui quá chừng!”

Theo tờ The Observer gần đây, những bạn trẻ Anh làm tình nguyệ trong “gap year” của mình có thể sẽ được chính phủ trả tiền học phí khi học đại học. Sáng kiền này nhằm khuyến khích thanh niên làm từ thiện nhiều hơn, đồng thời giúp đỡ những bạn trẻ gia đình thu nhập thấp hơn có điều kiện du lịch trong “gap year” của mình. Nhưng mục đích lớn nhất của chính sách này vẫn là giúp làm thuấn nhuần ý nghĩa trở thành tình nguyện viên cho cộng đồng không chỉ trong “gap year” mà cho cả cuộc đời.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

101#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:40:54 | Chỉ xem của tác giả
Nào cùng đi “gap year” tình nguyện


Trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, rất thịnh hành chương trình “gap year”: Các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp những chương trình tương đương trung học ở Việt Nam không vào đại học ngay mà bảo lưu kết quả, dành mội năm liền đi du lịch ba lô, đi làm thêm kiếm tiền để trau dồi thêm hiểu biết về xã hội và thế giới.


Năm 2005, ở Anh có hơn 50.000 bạn trẻ vào độ tuổi 18, 19 đi gap year. Phần lớn các bạn đi du lịch vòng quanh thế giới “thuần tuý”, số ít hơn di lịch kết hợp làm việc có lương, chủ yếu là dạy tiếng Anh cho ngưới địa phương, Nhưng xu hướng mới nhất vẫn là du lịch kết hợp tình nguyện: những chương trình như thế này rất phong phú, từ làm việc ở trại hè thiếu nhi Trung Quốc đến cứu rùa biển ở Mexico. Pauline, đến từ London, danh một phần gap year của mình dạy tiếng Anh ở Costa Rica trước khi về nước theo học chương trình dược tại đại học Bath. Cô chuẩn bị cho chuyến đi từ trước đó một năm, làm việc toàn thời gian trong nước trong vòng sáu tháng dành dụm tiền theo học một lớp đào tạo dạy tiếng Anh và mua vé máy bay sang Nam Mỹ. Số tiền đó cũng cho cô học thêm lớp căn bản tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ chính ở Costa Rica, để dễ dàng hoà hợp với người địa phương hơn.

Ngôi làng cô đến dạy học có đồi núi bao quanh và chưa bị thương mại hoá do du lịch nên rất thanh bình và đáng yêu. Ở đó cô sống với một gia đình người địa phương và dạy học ở một trường cấp 1 công lập. Cô dạy nhiều lớp mỗi ngày, từ 7g sáng đến 12g trưa và tiếp tục từ 2g đến 5g chiều. Nhưng cô và các bạn đi cùng vẫn không thấy mệt vì “bọn trẻ dễ thương hết sức”. Ngày cuối cùng cô đứng lớp, các học sinh nhỏ tuổi còn tổ chức một buổi tiệc chia tay. “Thành quả lớn nhất của bọn mình là dạy cho bọn trẻ hát tiếng Anh, như bài “Anh thuỷ thủ đi ra biển” chẳng hạn”. Cô vừa nói vừa cười.

Chỗ ở của Pauline ở làng không được tiện nghi: mái tôn, không nước nóng, nhưng cô vẫn rất bằng lòng. “Nhà chúng tôi trên đỉnh núi. Tôi được người nhà cho ở phòng trên gác mái, đêm đêm, điện cả láng thắp sáng và cảnh đẹp đến nỗi làm tôi nghẹt thở”. Và cô cho biết cô không đổi những kỉ niệm vô giá ấy lấy bất cứ điều gì.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

100#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:40:05 | Chỉ xem của tác giả
Một trong những bài học đáng nhớ nhất với chúng tôi là “Xã hội 2.000 watt”, do hai giáo sư Viện kỹ thuật Masschusetts (MIT) giảng dạy. Ở thời điểm hiện tại, năng lượng tiêu thụ bingf quân toàn cầu là 2.000 watt mỗi đầu người, nhưng việc tiêu thụ này lài thay đổi từ mức chỉ 290 watt ơt Etiopia đến mức 10.000 watt ở Mĩ. Vậy làm sao để tạo lên một xã hội 2.000 watt trên khắp thế giới nhưng không phảo từ bỏ những tiện nghi của lối sống phương Tây là một vấn đền khả thi về mặt kĩ thuật nhưng hết sức nan giải khi áp dụng. Thầy cũng đưa ra phương pháp tính mức tiêu thụ năng lượng của mỗi người, được chia làm năm phần chính: dùng trong hộ gia đình, phương tiện vận chuyển, dinh dưỡng, tiêu thụ cá nhân, tiêu thụ công cộng. Tôi vốn tự cho mình ít tiêu thụ năng lượng nên tá hoả khi tổng cộng mức tiêu thụ của tôi lên đến gần 10.000 watt, nawmg trong mức cao nhất thế giới, trong khi bình quân châu Âu chir gần 5.000. Thấy tôi ngồi thừ ra trước máy tính, Daniel – anh bạn người Áo, sinh viên ngành khoa học môi trường – cầm tờ giấy của tôi lên: “À, tại bạn đi máy bay nhiều qus thôi! Ôi trời, mỗi năm gần trăm tiếng đồng hồ, riêng khoản này đã chiếm gần 6.500 watt rồi còn đâu”.

Trong khi cả lớp vẫn còn bần thần với kết quả tiêu thụ năng lượng của mình, cô Michelle lên tiếng giới thiệu về tổ chức Khí hậu của tôi (My Climate), được thành lập với nỗ lực ngăn ngừa thay đổi khí hậu – một trong những vấn đề nan giải nhất của thế giới. My Climate giúp tiết kiềm năng lượng và giảm lượng CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính bằng cách xây dựng hàng trăm thiết bị làm nóng nước từ năng lượng mặt trời. Quĩ hỗ trợ dự án này được gây dựng từ những cá nhân, tổ chức và công ty tình nguyện nộp sồ tiền tương đương với mỗi quãng đường bay để bù đắp cho lương CO2 thải ra. (Ví dụ, Liên minh Phát triển bền vững toàn cầu đã tình nguyện góp cho My climate 127 USD cho chuyến bay khứ hồi TP.HCM – Zurich của tôi).
Trong khuôn khổ chương trình chúng tôi được mời xem bộ phim Hollywood Ngày mốt, nói về thảm hoạ tàn khốc do thiên nhiên gây ra. Hình ảnh những người dân Tokyo hoảng loạn chạy tránh và chết dưới nhưng viên mưa đá to đùng, hay người dân New York bì đóng băng ngay lập tức với nỗi kinh hoàng vẫn còn trên mặt… làm tôi sợ cứng người. Nhưng có lẽ đắt nhất vẫn là chi tiết mà khoa học trả lời điện thoại với khuôn mặt thất thần: “Tôi biết điều này sẽ xảy ra nhưng không ngờ nhanh đến vậy”. Hôm sau, tại buổi picnic bên bờ sông Linthal, chúng tôi cùng ngồi bàn luận về bộ phim này. Thầy tôi nói: “Có ai ngờ năm 2003 băng lại tan trên đỉnh Alps của Thuỵ Sĩ với mức kỉ lục 150m do thay đổi khí hậu? Chúng ta đang sống trong một thê giới mà tất cả mọi thứ đều có thể. Vậy nên trong tương lai các em phải là những người quyết đình việc gì xảy ra và việc gì không được xảy ra”.

Nhưng có lẽ gây ấn tượng nhất trong tôi vẫn là hình ảnh “ăn trái xanh” của thầy Ludwig trong một buổi học. “Ở một ngôi làng nọ trên nước Mozambique, tất cả cư dân đều được sở hữu bất cứ loại trái cây nào họ hái được. Ban đầu mọi việc đều suôn sẻ cà tất cả đều cảm thấy hạnh phúc. Nhưng dần về sau, tất cả mọi người đều ăn trái còn xanh vì sợ đợi đén lúc chín người khác giành hái mất. Cứ như vậy, trái cây họ hái và ăn ngày một non dần… “. Vài phút trước đó, chúng tôi còn chia làm sáu nhóm “ẩu đả” nhau không thương tiếc trong trò chơi “Cá và ngân hàng” do thầy Jens hướng dẫn, trong đó mỗi nhóm – tượng trưng cho một tập đoàn đánh cá – đều tìm cách mua thật nhiều thuyền và đánh bắt cả gần bờ lẫn thật xa bờ để thu được nhiều lời nhuận. Gần như không còn nhóm nào nghĩ đến nhóm khác, cũng như đến khả năng chịu đựng của đại dương. Nhưng càng ngày lượng cá đánh bắt càng ít dần đi và gần như bằng 0. Kết luận câu chuyện và cuộc chơi, thầy nói: “Các em có đầy đủ tố chất trở thành những nhà lãnh đạo tương lai, thông minh, đầy nhiệt tâm và có cái nhìn sâu rộng. Chỉ cần các em được hướng dẫn đi đúng đường mà thôi”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

99#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:37:31 | Chỉ xem của tác giả
Xã hội 2.000 watt



Từ 8 đến 28-7-2004 tôi bay sang Thuỵ Sĩ để tham gia khoá đào tạo “Gặp gỡ thanh niên về phát triển bền vững”. Khoá học được tổ chức dưới chủ đề “cuộc sống cho 10 tỉ người”.


Một trong những hoạt động được 37 học viên, phần lớn là sinh viên cao học các khoa kỹ thuật, công nghệ và môi trường, hưởng ứng nhiệt tình nhất là buổi chinh phục dãy núi Alp của Thuỵ Sĩ. Dọc đường đi, bên những phiến đá mấp mô, hoa đủ màu mắc đua nhau nở mặc thời tiết buốt giá. Thỉnh thoảng bắt gặp những vũng tuyết trắng xoá trên triền núi ngy giữa mùa hừ, cả đám lại ùa tới vốc tuyết ném nhau. Không khí trên núi trong như pha lê, ngọt như sương đọng trên bông hoa dại nở vàng bên dòng suối chảy xiết qua những viên đá cuội trắng muốt. Toi hít căng lồng ngực không khí sớm mai, kéo tay cô bạn đi cùng: “Nghĩ gì vậy?”. “À, đang nghĩ làm thề nào để thành phố mình cũng được trong lành như thế này, không còn ô nhiễm, khói bụi, ồn ào nữa”. Cả đám nhao nhao: “Sao giống mình quá vậy?”.

Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm nơi làm phó mát từ sữa bò vẫ dê theo cách cổ truyền vùng Glarus. Thật thú vị khi biết được một đất nước phát triển như Thuỵ Sĩ, với những nhãn hiệu sôcôla và phó mát sản xuất hàng loạt nổi tiếng thế giớI, vẫn còn giữ cách sản xuất thủ công như vậy. Thầy Roger giải thích: “Đây cũng là một khía cạnh nhỏ của phát triển bền vững, giữ lại cho các thế hệ sau những tinh hoa truyền thống”.

Ở túp lều treo leo trên đỉnh núi, chúng tôi được uống nước lấy từ những mạch nước ngầm tinh khiết trên đỉnh Alps và được chia nhóm để phân tích hoạt động của ba công ty lớn trên thế giới: Netstle, P&G và Sony. Bài giảng về mối quan hệ giữa kinh doanh và môi trường sau đó của thầy xem ra dễ hiểu hơn lúc nào hết, ngay cả đỗi với những bạn sinh viên không học ngành kinh doanh.
  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

98#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:36:50 | Chỉ xem của tác giả
Tôi tham gia hội thảo chuyên đề “Toàn cầu hoá”. Thông qua nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau, các đại biểu cùng rút ra được những mối quan tâm chung về chủ đề này. Theo yêu cầu của khoá học, mỗi nhóm chuyên đề phải thực hiện một dự án, nhóm tôi làm một phim tài liệu xoay quanh quan điểm về toàn cầu hoá của các nước. Tôi phỏng vấn Steve, sinh viên đại học Harvard, về ý kiến của thanh niên Mĩ đối với những chính sách đối ngoại của chính quyền Bush, và anh đã làm mọi người ngạc nhiên khi phát biểu: “Cũng như nhiều người trẻ tuổi ở nước tôi, tôi phải thú nhận rằng chính quyền chúng tôi không thật sự công bằng trong trò chơi toàn cầu. Họ nghĩ rằng họ mạnh hơn tất cả, và vì thế họ có quyền làm mọi điều họ muốn. Vầy toàn cầu hoá (globalization) thực chất chỉ là Mĩ hoá (Americanization), đó là điều tôi còn nghi ngờ”.

Khi bước trên đường phố London, qua tháp chuông Big Ben, điện Buckingham, quảng trườn Tralfagar, sông Thames... tự nhiên tôi nhó năm học cấp II, háo hức đoạ bài viết trong sách giáo khoa Anh văn lớp 9 về những cảnh đẹp ở London trong giờ học tiếng Anh. Khi đó tôi không biết gì về vi tính, ít tham gia vào các hoạt động phong trào, London là một thành phố sương mù xa lắc xa lơ, “toàn cầu hoá” là một từ xa lạ cà VN còn chưa gia nhập ASEAN. Chỉ mới mấy năm mà biết bao nhiêu thay đôie, VN đã gia nhập cuộc chơi toàn cầu, đã là thành viên của ASEAN, APEC và hi vọng trong tương lai không xa lắm là WTO; tôi đã là sinh viên năm cuối đại học, thành viên ban chấp hành hội sinh viên TP.HCM, đã đi vài nước trên thế giới, được học bổng này qua mạng Internet và trở thành đại biểu duy nhất của VN tham gia chương trình, được thăm sân vận động bóng đá Highbury của câu lạc bộ Arsenal... Và hơn hết, được gặp gỡ và học hỏi từ những người bạn đủ quốc tịch, màu da nhưng cùng một ước mơ trở thành một trong “Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách