Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Lãng Mạn - Xuất Bản] Lý Trí Và Tình Cảm | Jane Austen (HOÀN)

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2013 08:27:16 | Chỉ xem của tác giả
Chương 10

Willoughby - con người có phong cách, người bảo hộ sức khoẻ cho Marianne cũng như cho Margaret - đến ngôi nhà nghỉ mát vào sáng hôm sau để thăm hỏi bệnh tình theo tư cách rieng, có thêm vẻ thanh lịch ở bề ngoài chứ không phải thêm lý do chính xác là thăm bệnh. Bà Daswood đón tiếp anh qua phép lịch sự hơn cả ngày trước - cộng thêm thái độ tử tế do lời của Ngài John kể về anh và cũng do chính bà cảm thấy biết ơn anh. Mọi việc diễn ra trong buổi thăm viếng đều cho anh thấy khả năng nhận thức, phong cách, thái độ trìu mến lẫn nhau, và vẻ thoải mái trong tình thân gia đình mà tai nạn kia đã giới thiệu cho anh. Anh không cần phải thăm viếng lần thứ hai để nhận ra sự thu hút của họ.

Anh nhận thấy cô Daswood có nước da mịn màng, dáng vẻ cân đối, vóc người khá đẹp; nhưng Marianne càng xinh đẹp hơn. Vóc người cô càng nổi bật hơn, dù không được cân đối như cô chị qua khuyết điểm về chiều cao. Khuôn mặt cô trông yêu kiều đến nỗi dù có giả dối ca tụng cô là mỹ nhân, vẫn có nhiều sự thật hơn là trắng trợn. Da cô nâu giòn nhưng tươi sáng; dáng vẻ đều đẹp;nụ cười ngọt ngào, hấp dẫn; và từ đôi mắt đen tuyền của cô ánh lên một sức sống, một tinh thần, một háo hức mà ai nhận ra cũng vui theo. Đối với Willoughby, những biểu lộ từ đôi mắt cô ban đầu có phần dè dặt khi cô xấu hổ nhớ lại cách anh cứu giúp cô. Nhưng khi việc này qua đi, khi cô trấn tĩnh lại được tinh thần - khi cô nhận ra anh đã kết hợp thẳng thắn với sinh động trong phong cách gia giáo hoàn hảo của một người cao quý. Và trên hết, khi cô nghe anh nói rằng anh mê thcíh âm nhạc và khiêu vũ, cô nhìn anh với vẻ chấp thuận như để thu tóm cho cô phần quan trọng nhất của ngôn từ anh trong cả thời gian thăm viếng còn lại.

Chỉ cần nhắc đến bất kỳ thú đam mê nào là đủ thu hút cô vào câu chuyện. Cô không thể giữ im lặng với các đề tài như thế, cũng không cả thẹn hoặc dè dặt khi thảo luận. Hai người nhanh chóng nhận ra rằng họ cùng chia sẻ thú vui khiêu vũ và âm nhạc, và đấy là xuất phát từ sự hòa hợp của óc phán đoán trong mỗi chủ đề. Cảm thấy được khích lệ để tìm hiểu thêm quan điểm của anh, cô bắt đầu hỏi han anh qua đề tài văn học. Qua tinh thần cuồng nhiệt, cô nhắc đến tác giả mà cô yêu mến; đến nỗi bất kỳ thanh niên nào ở tuổi 25 hẳn sẽ vô cảm nếu không chứng tỏ tác phẩm ấy là kiệt tác, bất luận trước đó anh ta đã chê bai đến đâu. Những khiếu thưởng thúc của họ trùng hợp nhau một cách nổi bật. Hai người đều tâm đắc với cùng một tựa sách, cùng những đoạn văn. Nếu anh có ý kiến dị biệt hoặc phản bác thì cũng không kéo dài lâu với luận cứ mạnh mẽ và đôi mắt tinh anh của cô. ANh đồng ý với mọi khẳng định của cô, nắm bắt lấy mọi nhiệt tình của cô; và chẳng bao lâu họ cùng nhau trò chuyện như hai người đã thân quen một thời gian dài.

Ngay sau khi anh ra về, Elinor nói:

- Này, Marianne, chị thấy chỉ trong môt buổi sáng em đã kết thúc được nhiều việc. Em đã đồng tình với mọi ý kiến của anh Willoughby trong hầu hết đề tài quan trọng. Em biết anh ấy nghĩ thế nào về Cowper và Scott; em tin tưởng cách thức anh ta phê bình các vần thơ này; em nhìn nhận anh ca ngợi không quá đáng về Pope. Nhưng làm thế nào mối giao tiếp của em sẽ kéo dài theo cách giải quyết rốt ráo mọi đề tài thảo luận như thế? Chẳng bao lâu em không còn đề tài tâm đắc nào khác . Gặp thêm một buổi nữa cũng đủ giải thích những cảm tưởng của anh về vẻ đẹp nên thơ, buổi thứ hai về những cuộc hôn nhân, rồi em sẽ không còn gì thêm để hỏi.

Marianne thốt lên:

- Chị Elinor, thế này có đúng mực không? Có công tâm không? Những ý tưởng của em có hời hợt không? Nhưng em hiểu chị muốn nói gì. Em đã qua thoải mái , quá vui vẻ, quá thẳng thắn. Em đã liều sai sót mà không muốn màu mè! Em đã cởi mở và chân tình trong khi đáng lẽ em phải dè dặt , vô hồn, nhạt nhẽo và dối trá. Nếu em chỉ nói về thời tiết và đường sá, và nếu 10 phút chỉ nói một câu, thì hẳn sẽ không bị trách cứ như thế.

Bà mẹ nói:

- Con yêu, con không nên cảm thấy bị xúc phạm vì Elinor- chị con chỉ muốn bông đùa thôi. Mẹ có thể trách mắng chị con, nếu nó muốn kiểm soát niềm vui của con khi trò chyện với người bạn mới của chúng ta.

Marianne được xoa dịu ngay.

Về phần Willoughby, anh tỏ ra mọi cách đẻ biểu lộ niềm vui trong mối giao tiếp của họ và cho thấy anh ước muốn mói giao tiếp càng gắn bó thêm.Anh đến thăm viếng họ mõi ngày. Ban đầu anh lấy lý do là thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Marianne, nhưng anh được khích lệ qua thái độ chào đón ngày càng lịch sự, nên sau đấy lý do trở nên không cần thiết trước khi anh không thể viện cớ nào, vì Marianne đã lành hẳn. Cô phải giam mình trong nhà vài ngày, nhưng chưa bao giờ bị giam mình ít tẻ nhạt hơn lần này. Willoughby là chàng trai trẻ có nhiều tài năng, óc tưởng tượng nhạy bén, tinh thần sôi động, cử chỉ phóng khoáng đầy tình cảm. Anh đúng là người có mãnh lực lôi cuốn con tim của Marianne; vì qua các tố chất như thế, anh kết hợp không chỉ nhân cách quyến rũ mà còn là nhiệt tâm tự nhiên, bây giờ được nhiệt tâm của cô khơi dậy thêm và càng được tình cảm của cô chấp nhận hơn là bất cứ thứ gì khác.

Mối giao hảo với anh, dần dần trở nên niềm vui tuyệt diệu nhất cho cô. Họ cùng nhau đọc văn thơ, trò chuyện , đàn hát; anh có khiếu âm nhạc đáng kể; anh đọc văn thơ bằng mọi cảm nhận và tâm hồn mà Edward không may còn thiếu.

Trong xét đoán của bà Daswood, anh cùng toàn bích như Marianne. Elinor không thấy gì để chê anh, ngoại trừ anh muốn nói thật nhiều những gì anh nghĩ mỗi khi có dịp mà không để ý ai đang nói với ai hoặc nói trong hoàn cảnh nào-nhưng cái tật này lại rất giống cô em và đặ biệt làm hài lòng cô em. Anh thiếu cẩn trọng qua cách hấp tấp định hình và phát biểu ý kiến về những người khác, bỏ qua phép lịch sự khi bắt người khác chú ý tuyệt đối đến điều đang ngự trị trong tư tưởng anh, và dễ dàng xem nhẹ những khuôn phép xã hội. Elinor không thể chấp nhận tư cách này, mặc cho tất cả những gìanh và Marianne muốn nói để biện hộ.

Bây giờ Marianne bắt đầu nhận ra rằng nỗi vô vọng chiếm lĩnh cô ở tuổi 16-e không thể gặp một người có thể thỏa mãn các ý tưởng của cô về toàn bích-đã trở nên vội vàng và vô lý. Willoughby là tất cả những gì mà trí tưởng tượng của cô đã vẽ vời-trong những giờ phút bất hạnh ấy và cả trong mọi thời khoảng vui vẻ hơn-về người có khả năng làm cho cô gắn bó. Cử chỉ của nah biểu lộ ý anh muốn mình là con người trong mộng như thế của cô, cũng tha thiết ngang bằng với năng lực mạnh mẽ của anh.

Mẹ cô cũng thế, trong tâm tưởng bà không hề hồ nghi về cuộc hôn nhân giữa hai người. Trước khi một tuần trôi qua, vơi triển vọng sang giàu của anh, bà đã hy vong và chờ đợi cuộc hôn nhân này; rồi bà thâm tự chú mừng mình đã có được hai chàng rể như Edward và Willoughby.

Ý tình của Đại tá Brandon dành cho Marianne, vốn đã được những người bạn của ông sớm khám phá ra, bây giờ trở nên rõ ràng trước mắt Elinor, trong khi những người kia không còn nhận ra nữa. Họ quay ra chsu ý và hóm hỉnh với tình địch may mắn hơn của ông, và các chế giễu với ông là đối tượng trước khi ý tình lộ ra, giờ đã được rút lại khi sự bông đùa bắt đầu thực sự gắn kết với cảm nhận của ông. Mặc dù không muốn tịn, Elinor vẫn phải tin rằng những tâm tư mà bà Jennings gán cho ông chỉ để thỏa mãn cho riêng bà, bây giờ thật ra là được em gái cô khích động. Tuy nhiên, cô cũng thấy dù tình cảm của em gái mình nghiêng về Willoughby do hai người có tính khí giống nhau, tố chất trái ngược chưa hẳn là trở ngại cho Đại tá Brandon. Cô nhìn sự viêc mà lo lắng, vì một người đàn ông trầm lặng ở tuổi 35 có thể mong đợi được gì, khi đối đầu với một anh trai trẻ sinh động ở tuổi 25? Vì cô không thể ngay cả khi chúc cho ông được toại ý, cô thật tâm mong ông nên dửng dưng. Cô mến ông-dù cho ông nghiêm nghị và kín đáo, cô thấy nơi ông một đối tượng đáng quan tâm. Tư thái của ông dịu dàng, dù nghiêm túc, vẻ kín đáo của ông dường nư là do kièm chế tính khí hơn là do tâm tư u sầu tự nhiên. Ngài John đã nói bóng gió về những thương đau và tuyệt vọng trong quá khí, nên qua đấy cô tin rằng ông là một người bất hạnh, nên cô phán xét ông với kính trọng và cảm thông.

Có lẽ cô thương hại và tôn quý ông thêm vì Willoughby và Marianne xem nhẹ ông, nghĩ ông không được sinh động và tươi trẻ, dường nư quyết tâm đánh giá thấp các phẩm chất của ông.

***

Một ngày, khi họ cùng nhau đề cập đến ông, Willoughby nói:

- Brandon chỉ là một mẫu người ai nấy có thể nói tốt, nhưng không ai màng đến; là người tất cả đều thích gặp, nhưng không ai nhớ đã nói đến.

Marianne thốt lên:

- Đúng là em nghĩ ông ấy như thế.

Elinor nói:

- Nhưng đừng nói khoác về điều này, vì hai người đều không công tâm. Mọi người trong gai đình Ngài John đều trọng vọng ông ấy, còn bản thân tôi lúc nào gặp ông cũng đều muốn bỏ thời giờ trò chuyện với ông.

Willoughby đáp:

- Được cô bảo trợ chắc chắn có lợi cho ông ấy; nhưng được những người khác trọng vọng, chính đây là điều đáng chê trách. Ai lại muốn hạ mình tự làm nhục để được những phụ nữ như Phu nhân Middleton và bà Jennings đánh giá cao, là những người ai nấy đều dửng dưng?

- Nhưng có lẽ sự sỉ nhục của những người như anh và Marianne giúp bù đắp cho ý kiến của Phu nhân Middleton và mẹ của bà. Nếu lời ngợi khen của họ có giá trị chê bai, lời chê bai của hai người có thể có giá trị ngợi khen; vì họ không phải kém phân biệt tốt xấu so với định kiến và bất công của hai người.

- Khi bảo vệ cho người cô che chở, cô có thể trở nên thô lỗ.

- Người được tôi che chở, theo cách anh nói, là một người đầy nhận thức; và nhận thức luôn hấp dẫn tôi. Đúng thế, Marianne, ngay cả dối với một người đàn ông ở tuổi giữa 30 và 40. Ông ấy đã kinh qua nhiều việc trên thế gian; đã sống ở nước ngoài, đã từng đọc nhiều, có đầu óc biết suy nghĩ. Chị đã tìm thấy nơi ông khả năng cho chị nhiều kiến thức trong những lĩnh vực khác nhau, và ông luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của chị qua tư cách có gia giáo và bản chất tôt đẹp.

Marianne khinh thường thốt lên:

- Điều này có nghĩa, như ông ấy đã kể cho chị nghe, rằng Đông Ấn có khí hậu nóng bức và muỗi mòng gây phiền toái.

- Chị chắc chắn là ông ấy đã kể cho chị nghe, nếu chị có hỏi; nhưng các câu hỏi của chị là về những điểm chị dã biết trước.

Willoghby nói:

- Có lẽ những gì ông ấy đã qua sát là các quan thuộc địa, tiền vàng mẫu quốc và kiệu cáng.

- Tôi có thể nói rằng những quan sát của ông ấy rộng hơn tính ngay thẳng của anh. Nhưng tại sao anh có ác cảm với ông ấy?

- Tôi không có ác cảm. Ngược lại, tôi xem ông ấy là người đáng kính, được mọi người khen và không được ai chú ý đến; người có nhiều tiên hơn mức có thể chi tiêu, có nhiều thời giờ hơn là biết phải dùng như thế nào, và có hai áo choàng mõii năm.

Marianne thốt lên:

- Thêm vào đấy là ôgn không có khả năng thiên bẩm, khiếu thẩm mĩ, hoặc tinh thần. Thêm nữa là sự cảm thông của ông không thấy rạng rỡ, các cảm xúc của ông không nồng nàn, giọng nói của ông không biểu lộ ý tình.

Elinor đáp:

- Em nói qua các khiếm khuyết của ông mà quá thiên về khối lượng và năng lực của chính mình, đến nỗi lời khen mà chị có thể dành cho ông so ra lại là lạnh nhạt và chán ngắt. Chị chỉ có thể nhận xét ông ấy là người có tình cảm, có gia giáo, có kiến thức, cách ăn nói nhẹ nhàng và, chị tin chắc, có một tâm hồn dễ mến.

Willoughby thốt lên:

- Cô Daswood, bây giờ cô đang đối xử với tôi một cách không khoan nhượng. Cô đang cố xoa dịu tôi bằng lý lẽ, thuyết phục tôi chống lại chủ ý của tôi. Nhưng không được đâu. Cô có thể thấy tôi cũng bướng bỉnh giống như cô có thể khéo léo. Tôi có ba lý do không thể lý giải được cho ác cảm với Đại tá Brandon: ông ấy cảnh cáo tôi về mưa bão khi tôi muốn trời quang đãng, ông ấy chê bai việc tôi phóng tốc độ trên xe song mã hai bánh, và tôi không thể thuyết phục ông ấy mua con ngựa nâu của tôi. Tuy thế, nếu cô có thấy mãn nguyện để được nghe rằng tôi tin cá tính cảu ông ấy là không thể chê trách theo những phương diện khác, thì tôi sẵn sàng thú nhận. Và để đáp lại lời xác nhận này mà tôi cảm thấy đau đớn, cô không thể tước đoạt quyền của tôi có ác cảm với ông ấy như bấy lâu nay.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 10-5-2013 09:06:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11

Khi họ vừa đến Devonshire, bà Daswood và các cô con gái đã không thể mường tượng ra có nhiều giao tiếp chiếm thì giờ của họ đến thế, hoặc là có nhiều lời mời và khách thăm viếng đến thế khiến họ không còn nhiều thời giờ để làm những việc qua trọng. Mà thật đúng như thế. Khi Marianne đã bình phục, những kế hoạch vui chơi trong nhà hoặc nơi xa, mà Ngài John đã vạch ra, được thực hiện. Thế là những buổi khiêu vũ thân mật bắt đầu; những buổi đi chơi trên sông hồ tiến hành thường xuyên khi thời tiết Tháng Mười cho phép. Trong mọi cơ hội, Willoughby đều tham dự; và không khí xuề xòa thân thiện vốn được tạo ra tự nhiên trong các buổi họp mặt như thế đều có tính toán đúng mức để anh được thêm gần gũi trong mối giao tiếp với gia đình Daswood, để tạo cơ hội cho anh chứng kiến tài năng xuất chúng của Marianne, cho anh chứng tỏ lòng ngưỡng mộ sôi động dành cho cô, cho anh đón nhận tình quý mến của cô qua thái độ cô đáp lại anh.

Elonor không lấy làm ngạc nhiên về quan hệ giữa hai người, Cô chỉ mong rằng mối quan hệ này không quá lộ liễu, và một đôi lần cô khuyên Marianne nên tự kiềm chế. Nhưng Marianne ghét cay ghét đắng mọi cách che đậy vì cô em thấy không có gì phải hỏ thẹn khi cởi mở. Đối với cô em, kiếm chế tình cảm, vốn tự nó không phải là đáng chê trách, không những là nỗ lực không cần thiết, mà còn lệ thuộc một cách đáng hổ thẹn vào những quy ước đời thường sai lạc. Willoughby có ý tưởng tương tư, nên hành vi của hai người luôn luôn biểu hiện quan điểm của họ.

Khi ở bên anh, cô không màng đến ai khác. Mọi việc anh làm đều đúng; mọi việc anh nói đều khôn ngoan. Nếu có ván bài trong chương trình họp mặt, anh ăn gian chính mình và ăn gian cả những người khác để cô có tay bài tốt. Nếu có dạ vũ, họ nhảy với nhau cả nửa buổi; chỉ đành phải tách ra trong vài bản nhạc, cố ý đứng gần nhau, ít khi nói tiếng nào với bất kỳ ai khác. Dĩ nhiên là người ta giễu cợt tư cách như thế, nhưng giễu cợt không làm họ hổ thẹn và dường như không khiêu khích được họ.

Bà Daswood can dự vào những tâm tư của họ với thái độ nồng nà, nên không buồn kiểm soát sự biểu lộ quá trớn của họ. Đối với bà, đây chỉ là kết quả tự nhiên của tình cảm trong tinh thần tươi trẻ và cháy bỏng.

Đây là một mùa hạn phúc của Marianne. Quả tim của cô được dâng hiến cho Willoughby; và lòng quyến luyến Norland mà cô mang từ Sessex đã nguôi ngoai nhiều hơn là cô nghĩ, do những cuốn hút mà mối giao tiếp với anh mang đến cho nơi định cư mới của cô.

Elinor không được hạnh phúc như em gái. Quả tim cô không được yên ổn như thế, và cô không cảm thấy thỏa mãn trong các vui thú của mọi người. Trong đám họ không có ai thân thiết với cô để bù đắp cho những gì cô bỏ lại phía sau, và cũng không có ai giúp cô nghĩ về Norland với ít tiếc nuối hơn. Phu nhân Middleton và bà Jennings không thể khiến cô quên những buổi chuyện trò trước kia, dù cho bà là người nói huyên thuyên và Phu nhân đối xử tử tế với cô để cô chịu trao đổi trong phần lớn câu chuyện. Bà đã kể cho cô nghe ba hoặc bốn lần tiểu sử của bà; và néu trí nhớ của Elinor ngang bằng với cách tận dụng của bà, ngay từ lúc đầu quen nhau cô đã biết được mọi chi tiết của cơn bệnh cuối cùng của ông Jennings và những gì ông nối với bà trước khi qua đời.

Phu nhân Middleton chỉ dễ chịu hơn bà mẹ ở chỗ giữ im lặng nhiều hơn. Không cần quan sát nhiều nhưng Elinor cũng biết tính dè dặt của Phu nhân chỉ là tư thái điềm đạm, không liên quan gì đến nhận thức. Cách thức Phu nhân đối xử với ông chồng và bà mẹ cũng giống như với khách mời, vì thế không cần phải tìm kiếm hoặc yêu cầu tình thân. Phu nhân thường nói lại những chuyện đã nói ngày trước. Bà luôn luôn nhạt nhẽo, vì ngay cả tinh thần của bà lúc nào vẫn thế. Mặc dù Phu nhân không chống đối việc ông chồng tổ chức những buổi họp mặt miễn là đúng nghi thức và có hai đứa con lớn tham dự, có vẻ như bà không bao giờ lấy đó làm vui hơn là khi ngồi nhà. Sự hiện diện của Phu nhân không làm những người khác vui thêm bao nhiêu, đến nỗi chỉ khi bà tỏ ra quan tâm đến mấy đứa con trai hay quấy, người ta mới nhớ đến sự hiện diện của bà.

Trong số các mối giao tiếp mới, Elinor chỉ tìm thấy nơi Đại tá Brandon là người có thể được cô kính trọng về khả năng, khơi dậy mối quan tâm về tình bạn, hoặc tạo niềm vui như là người bạn đồng hành. Willoughby thì hoàn toàn không. Tình thương mến của cô, ngay cả tình thương mến của cô em, là cho riêng anh; nhưng anh là người đang yêu, anh chỉ chú tâm đến Marianne, và một người kém tương hợp hơn nhiều vẫn có thể dễ thương hơn. Không may cho Đại tá Brandon, ông không được khích lệ như thế chỉ nghĩ đến Marianne; và trong khi trò chuyện cùng Elinor, ông tìm thấy niềm an ủi bù đắp cho sự hờ hững của em gái cô.

Mối đồng cảm của Elinor dành cho ông càng dâng cao, vì cô có lý do để đoán rằng ông đã biết khổ vì tình tuyệt vọng. Suy đoán này là do ông vô tình thốt ra ít lời vào buổi tối tại Brandon Park, khi hai người cùng ngồi với nhau trong khi những người khác đang khiêu vũ. Đôi mắt đang dán lên Marianne, và sau im lặng ít phút, ông nói với nụ cười nhẹ nhàng:

- Theo tôi hiểu, em gái cô không chấp nhận người có mối tình thứ hai.

Elinor đáp:

- Đúng thế, các ý tưởng của nó đều lãng mạn.

- Hoặc là cô ấy cho rằng không thể có tình yêu lần thứ hai.

- Tôi có cùng nhận xét. Nhưng tôi không biết làm thế nào có chủ kiến như thế mà không nhận xét đến bản chất của ông cụ chúng tôi, vì ông có hai vợ. Tuy nhiên, trong vài năm nữa ý tưởng của nó sẽ có nền tảng hợp lý dựa trên nhận thức và quan sát. Lúc ấy, chính nó chứ không ai khác có thể xác định và biện minh các ý tưởng một cách dễ dàng hơn là bây giờ.

Ông đáp:

- Có lẽ là như thế, nhưng những định kiến của một đầu óc non trẻ có cái gì đấy dễ hương, đến nỗi người ta lấy làm tiếc khi thấy các định kiến này nhường chỗ cho việc tiếp thu những ý kiến phổ cập hơn.

Elinor nói:

-Tôi không thể đồng ý với ông về điểm này. Có nhiều bất lợi khi mang tính khí như Marianne, mà mọi sức quyến rũ của nhiệt tình và dốt nát trên đời không thể chuộc lại. Cả tâm tư nó đều có xu hướng không may là không hề biết như thế nào là đúng mực; và tôi muốn thấy nó có hiểu biết tốt hơn về nhân thế, xem như là lợi thế lớn nhất có thể có cho nó.

Sau một hồi im lặng, ông tiếp tục câu chuyện:

- Em gái cô có đối xử phân biết gì về mối tình thứ hai không, hoặc xem đấy đều là tội lỗi nơi tất cả mọi người không? Liệu những người đã thất vọng trong chọn lựa thứ nhất, hoặc là do đối tượng của họ thiếu trung kiên hoặc là do tình cảnh éo le, lẽ nào vo cảm trong suốt cả cuộc đời còn lại được?

- Thú thật, tôi không hiểu rõ uẩn khúc trong các nguyên tắc của nó. Tôi chỉ biết rằng tôi chưa hề nghe nó chấp nhận có thể tha thứ cho cuộc tình thứ hai.

Ông nói:

- Ý kiến như thế không đứng vững; phải có thay đổi, thay đổi tư tưởng hoàn toàn. Khong, không, ta không nên mong ước, vì khi tinh túy lãng mạn của một con tim non trẻ phải ra đi, có thể tiếp theo thường là những ý tưởng quá thông thường, quá nguy hiểm! Tôi nói theo kinh nghiệm. Có một dạo tôi biết một phụ nữ với tính khí và đầu óc rất giống em gái cô, suy nghĩ và phán xét như em gái cô, nhưng từ một thay đổi bị thúc ép - từ một loạt tình huống bất hạnh-

Đến đây ông thình lình ngừng lại, dường như cho là ông đã nói quá nhiều; nét mặt ông toát ra điều gì đấy khiến người ta ức đoán, nếu đã không xâm nhập vào tư tưởng Elinor. Có lẽ cô sẽ không nghĩ ngợi gì, nếu không muốn nói ra việc gì liên quan đến người phụ nữ ấy. Đàng này, chỉ cần một ít tưởng tượng là có thể liến kết xúc cảm cuat ông với hồi tưởng dịu dàng về một mối quan hệ trong quá khứ. Elinor không muốn nghĩ thêm. Nhưng nếu ở trong hoàn cảnh của cô, có lẽ Marianne không muốn dừng lai ở đây. Cô em hẳn sẽ nhanh chóng thêu dệt cả câu chuyện qua trí tưởng tượng phong phú của mình; mọi điều được hình thành trong bối cảnh u buồn nhất của một cuộc tình bất hạnh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 10-5-2013 09:10:11 | Chỉ xem của tác giả
Chương 12

Khi Elinor và Marianne cùng nhau đi dạo sáng hôm sau, cô em báo cho chị một tin khiến chị cô, dù đã hiểu rõ tính kém cẩn trọng và thiếu suy nghĩ của em mình, vẫn ngạc nhiên theo cả hai góc độ. Với cả sướng thỏa, cô em bảo rằng Willoughby đã tặng cô một con ngựa mà anh đã tự gây giống tại bất động sản của anh ở Somesetshire, được nuôi dưỡng để phụ nữ cưỡi. Đã không suy xét rằng mẹ cô không có ý định nuôi một con ngựa nào; và nếu bà có thay đổi ý định để chấp nhận món quà, bà sẽ phải mua một con ngựa khác cho gia nhân, rồi thuê một gia nhân để cưỡi nó, rôi còn phải xây chuồng cho nó - thế mà cô em lại không do dự chấp nhận món quà và còn hào hứng thông báo cho chị cô hay. Cô thêm:

- Anh ấy định gửi người nài ngựa đi ngay Somesetshire, và khi nó đến chúng ta sẽ cưỡi ngựa mỗi ngày. Chị có thể dùng chung nó với em. Chị Elinor thân thương, hãy tưởng tưởng thú vui khi phóng nước đại trên mấy ngọn đồi này.

Cô không muốn thoát ra khỏi giấc mơ hạnh phúc như thế để hiểu thấu mọi sự thật khổ tâm liên quan đến vụ việc, nên trong một thời gian cô không muốn chấp nhận. Về việc có thêm một gia nhân, chi phí sẽ là chuyện vặt vãnh; chắc chắn bà mẹ sẽ không bao giờ phản đối, có thể mua cho anh ta bất kỳ con ngựa nào; anh ta có thể nhận một con ở Brandon Park; còn chuồng ngựa, chỉ cần một cái chái nhỏ cũng đủ. Rồi Elinor tỏ ý nghi ngờ tính phải phép khi nhận món quà như thế từ một người đàn ông mà cô biết quá ít, hoặc ít nhất chỉ mới quen biết gần đây.

Thế là qua mức đối với cô em. Cô nói:

- Chị Elinor, chị lầm rồi khi cho là em biết rất ít về Willoughby. Đúng thật là em chưa quen anh ấy lâu, nhưng em hiểu rõ anh ấy hơn là hiểu bất cứ ai trên đời này, ngoại trừ chính chị và mẹ. Không phải thời gian hoặc cơ hội quyết định mồi thân thiết: chỉ là tâm hồn thôi. Bảy năm có thể không đủ để vài người hiểu nhau; bảy ngày quá đủ cho những người khác. Em nên bị quở trách là càng không phải phép khi nhận một con ngựa từ ông anh, hơn là từ Willoughby. Em biết rất ít về John, mặc dù chúng ta đã sống cùng nhau nhiều năm; nhưng đối với Willoughby em đã có phán đoán từ lâu.

Elinor nghĩ tốt nhất không nên đả động gì thêm về việc này. Cô đã hiểu tính khí của em gái. Càng ngăn cản chuyện tình cảm như thế chỉ càng khiến cô em bám lấy quan điểm của mình. Nhưng Marianne dịu ngay khi chị cô kêu gọi tình thương dành cho bà mẹ, trình bày những bất tiện mà bà mẹ thích nuông chiều sẽ phải tự gánh vác, nếu (có thể như trong trường hợp này) bà thuận tình với cac khoản chi tieu gia tăng. Cô em hứa không nhác đến món quà để thử thách bà mẹ nuông chiều thiếu cẩn trọng, và sẽ từ chối anh Willoughby khi cô gặp anh lần đầu.

Cô em giữ lời hứa; và khi Willoughby đến thăm trong ngày ấy, Elinor nghe cô nói nho nhỏ với anh, bày tỏ tiếc rằng phải từ chối quà tặng của anh. Cô cũng trình bày những lý do theo cách anh không thể nài ép. Tuy nhiên, anh vẫn nồng nà tỏ lộ quan tâm, rồi thầm thì nói thêm:

- Nhưng Marianne, con ngựa vẫn là của cô, dù bây giờ cô không thể dùng nó. Tôi sẽ nuôi nấng nó cho đến khi cô muốn nhận. Khi cô rời Barton để ổn định nơi chốn lâu dài, con Queen Mab sẽ đón tiếp cô.

Cô Daswood đã nghe lỏm tất cả. Trong suốt câu chuyện và trong cách anh chàng thân mật gọi cô em bằng tên thay vì bằng họ, lập tức cô nhận ra sự thân thiết rát khẳng định, một ý nghĩa rất thẳng thắn, như thể chứng tỏ hai người đã đồng thuận tuyệt đối. Từ lúc này, cô không còn nghi ngờ việc hai người đã hẹn ước với nhau; và niềm tin này tạo ra không gì khác hơn là sự ngạc nhiên rằng cô, hoặc bất kỳ người bạn nào của họ, bị những tâm tính thẳng thắn như thế giữ tín mà lại biết về sự việc chỉ qua tình cờ.

Ngày kế, Margaret kể cho cô nghe một việc giúp làm sáng tỏ sự kiện. Willoughby đã đến với gia đình buổi tối trước, và cô em út có cơ hội quan sát họ. Qua vẻ mặt nghiêm trọng nhất, cô bé kể lại với chị cả khi chỉ có hai chị em với nhau.

- Chị Elinor, em kể cho chị nghe một bí mật về Marianne.Em chắc chắn là chị ấy sẽ cưới anh Willoughby một ngày rất gần.

Elinor đáp:

- Em đã nói như thế hầu như mỗi ngày kể từ khi họ gặp nhau trên Thung lũng Highchurch. Chị nhớ, lúc họ quen nhau chưa đầy một tuần mà em đã quyết định rằng Marianne mang ảnh của anh ấy trên cổ, nhưng hóa ra chỉ là ảnh của ông chú chúng ta.

- Nhưng đây là một việc khác. Em chác chắn chẳng bao lâu họ sẽ cưới nhau, vì anh đã lấy một lọn tóc của chị ấy.

- Marianne, hãy cẩn thận. Có thể chỉ là tóc của ông chú nào đấy của anh ấy.

- Nhưng, chị Elinor, đúng thật là tóc của Marianne. Em hầu như chắc chắn, vì em thấy anh ấy cắt lấy lọn tóc. Sau tuần trà tối qua, khi chị và mẹ đi ra khỏi phòng, hai người đang cùng nhau to nhỏ, nói liến thoắng với nhau, có vẻ như anh đang cầu xin hị ấy món gì đấy, rồi anh cầm lấy cái kéo cắt một lọn tóc của chị ấy, vì bộ tóc rủ trên lưng của chị ấy; rồi anh hôn nó, gấp vào một mảnh giấy, rồi đặt trong quyển sách bỏ túi của anh.

Elinor không thể nghi ngờ các chi tiết như thế, được tường thuật một cách thông suốt như thế: cô không phải nghĩ ngợi, vì tình huống hoàn toàn phù hợp với những gì chính cô đã nghe và thấy.

***

Đầu óc sắc sảo của Margaret không phải lúc nào cũng thuận lợi cho chị của cô. Một buổi tối ở Barton Park, khi bà Jennings trêu ghẹo cô cho biết điều bà tò mò đã lâu về anh thanh niên mà cô đặc biệt mến, Margaret nhìn cô chị và nói:

- Em không nên nói ra, có phải thế không hở chị Elinor?

Dĩ nhiên là câu noi này khiến mọi người cười vang, Elinor cũng gượng gạo cười theo. Nhưng gượng gạo này khiến cô rất khó chịu. Cô tin rằng Margaret có ý nhắm đến tên cô không thể giữa bình tĩnh để chịu đựng lời cợt đùa của bà Jennings.

Marianne thật lòng cảm thông với chị; nhưng cô lại làm tình thế trầm trọng hơn, khi mặt đỏ bừng giận dữ nói với Margaret:

- Nên nhớ rằng dù em có ức đoán gì, em không có quyền nói ra.

Margaret đáp:

- Em chưa bao giờ ức đoán; chính chị đã nói cho em nghe.

Câu nói này lại khiến mọi người cười cợt thêm, và Margaret bị thúc bách phải nó ra thêm.

Bà Jennings nói:

-Cô Margaaret, xin vui lòng nói cho chúng tôi nghe, anh này tên là gì?

- Thưa bà, cháu không thể nói. Nhưng cháu biết rất rõ anh ấy là ai, và cháu còn biết anh ấy ở đâu nữa.

- Vâng, vâng, chúng tôi có thể đoán anh này là ai; chắc chán là ngụ tại Norland. Tôi đoan chắc anh là mục sư của giáo xứ.

- Kông , không phải thế. Anh ấy không có nghề nghiệp gì cả.

Marianne nói rất ngọt ngào:

- Margaret, em biết rõ rằng tất cả chỉ là tưởng tượng của em; không có người nào như thế.

- Được rồi, chị Marianne, thế thì anh ấy cuối cùng đã chết, vì em chắc chắn có lúc đã có một người như thế, tên anh bắt đầu bằng chữ F.

Lúc này, Elinor cảm thấy vô cùng biết ơn Phu nhân Middleton khi nghe bà nhận xét "trời đang mưa lớn", tuy cô nghĩ lời cắt ngang không phải đẻ mọi người bớt chú ý đến cô, mà chỉ vì Phu nhân có ác cảm với các đề tài giễu cợt kém thanh lịch như thế trong khi ông chồng và bà mẹ lại vui thích. Tuy thế, Đại tá Brandon nối tiếp ý tưởng của bà vì ông luôn để ý đến tâm tư người khác; và hai người nói chuyện chủ yếu về mưa nắng. Willoughby mở nắp chiếc dương cầm và yêu cầu Marianne ngồi xuống đấy, nhờ thế mọi người không thể bắt lại câu chuyện cũ. Nhưng Elinor không thể dễ dàng trấn tĩnhtừ tâm trạng hoảng hốt.

Vào buổi tối ấy, họ hẹn nhau ngày hôm sau sẽ cùng đi xem một vùng rất đẹp cách Barton 12 dặm, do em rể của Đại tá Brandon làm chủ. Nếu không có Đại tá họ không thể vào xem được, vì chủ nhân lúc ấy đã di xa và ra ệnh nghiêm ngặt như thế. Mọi người được biết phong cảnh vùng này rất đẹp, do Ngài John nồng nhiệt ca ngợi. Có thể là ông phán đoán đúng, vì ông đã tổ chức ít nhất hai chuyến đi vào moiix mùa hè trong thời gian qua. Có một hồ nước nên thơ, đi thuyền buồm ở đây sẽ tạo vui thú cho gần hết buổi sáng. Họ sẽ mang theo thức ăn nguội, chỉ dùng xe ngựa mui trần, mọi việc đều theo cách xuề xòa để đoàn du ngoạn vui vẻ với nhau.

Đối với vài người trong nhóm, chuyến đi có phần mạo hiểm vào mùa này trong năm, và trong hai tuần qua mỗi ngày đều có mưa. Elinor khuyên bà Daswood nên ở nhà vì bà đang bị cảm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 11-5-2013 08:53:51 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13

Chuyến đi Withwell có nhiều thay đổi so với những gì Elinor dự kiến ban đầu. Cô đã dự phòng sẽ bị ướt đẫm, mệt mỏi và hãi sợ; nhưng sự việc còn bất hạnh hơn nữa, bởi vì họ không đi đâu cả.

Vào lúc 10 giờ, cả đoàn đã tề tựu ở Barton Park và dùng điểm tâm. Tiết trời buổi sáng khá tốt mặc dù mưa cả đêm, mặt trời thường ló dạng. Tinh thần mọi người đều phấn chấn, hào hứng, háo hức để vui thú, quyết tâm chịu đựng mọi bất tiện và khó nhọc thay vì than phiền.

Trong khi mọi người đang dùng điểm tâm, gia nhân mang thư từ vào. Có một lá thư cho Đại tá Brandon; ông cầm lên , đọc qua, đổi sắc mặt, lập tức ra khỏi phòng.

Ngài John hỏi:

- Có chyện gì xảy đến cho Brandon thế?

Không ai có thể trả lời.

Phu nhân Middleton nói:

- Tôi hy vọng ông ấy không nhận tin chẳng lành. Hẳn có việc bất thường gì đấy khiến Đại tá Brandon phải rời bàn điẻm tâm của tôi đột ngột như thế.

Ông trở lại 5 phút sau.

Khi ông bước vào, bà Jennings nói:

-Đại tá, tôi hy vọng không phải tin chẳng lành.

- Thưa bà, không có gì, xin cảm ơn.

- Có phải thư đến từ Avignon không? Tôi mong tin tức không phải là bệnh em ông nặng thêm.

- Thưa bà, không thư đến từ thành phố (*), chỉ là thư thương mại.

- Nhưng nếu đây chỉ là thư thương ại, tại sao ông bối rối thế kia? Này, này,Đại tá, như thế không được. Hãy cho chúng tôi biết sự thật.

- Mẹ yêu ạ, xin hãy giữ lời.

Bà Jennings không đếm xỉa gì đến lời trách móc của con gái:

- Có lẽ thư báo cho ông rằng cô em họ Fanny của ông kết hôn phải không?

- Không, thật ra không phải.

- Thế thì, Đại tá, tôi biết đấy là ai rồi. Và tôi mong cô ấy vẫn khoẻ.

Ông ửng đỏ mặt:

-Bà muốn nói đến ai?

- À! Ông biết tôi muốn nói đến ai.

Ông nói với Phu nhân Middleton:

- Thưa bà, rất tiếc là tôi nhận được lá thư này hôm nay, vì thư nới đến công việc cần ngay đến sự hiện diện của tôi ở thành phố.

Bà Jennings thốt lên:

- Ở thành phố! Ông làm gì được ở thành phố vào thời gian này trong năm?

Ông nói tiếp:

- Tôi rất tiếc khi phải kiếu từ buổi họp mặt vui vẻ như thế này, vì tôi e phải có tôi đi cùng thì quý vị mới được phép vào Whitwell.

Anh đã giáng một đòn cho mọi người!

Marianne sốt sắng:

- Nhưng nếu ông viết lời nhắn cho người quản gia, như thế không đủ hay sao?

Ông lắc đầu.

Ngài John nói:

- Chúng tôi phải đi. Không thể hoãn được khi đã sẵn sàng đâu vào đấy. Brandon, đến ngày mai anh mới đi thành phố được, chỉ có thế.

- Tôi ước có thể dàn xếp được dễ dàng như thế. Nhưng tôi không có quyền trì hoãn dù chỉ một ngày!

Bà Jennings nói:

- Nếu ông nói cho chúng tôi biết công việc của ông là gì, chúng tôi sẽ thấy trì hoãn được hay không.

Willoughby nói:

- Dù cho ông hoãn ra đi cho đến lúc chúng tôi trở về, ông bị muộn cũng không quá sáu giờ đồng hồ.

- Tôi không thể để mất một giờ.

Lúc ấy Elinor nghe Willoughby thầm thì cùng Marianne:

- Có những người không thể chịu đựng một nhóm vui thú với nhau. Brandon là một người như thế. Tôi đoan chắc ông ấy sợ bị cảm lạnh, bày ra tiểu xảo này để thoát thân. Tôi muốn cá cược 50 tiền vàng lá thư là do chính ông ấy viết.

Marianne nói:

- Tôi cũng nghĩ chắc như thế.

Ngài John đáp:

- Brandon, tôi biết không thể thuyết phục anh đổi ý một khi anh đã quyết tâm. Nhưng tôi hy vọng anh sẽ suy nghĩ kỹ hơn. Thử nghĩ xem, có hai cô em nhà Carey từ Newtonddeens, ba cô em nhà Daswood lội bộ từ nhà nghỉ mát, còn anh Willoughby phải thức dậy 2 giờ sớm hơn lệ thường, với mục đích đi Whitwell.

Một lần nữa, Đại tá Brandon nói ông tiếc phải khiến cả đoàn thất vọng; nhưng cùng lúc ông cho biết không thể tránh được.

- Được rồi, thế thì, chừng nào ông sẽ trở lại?

Phu nhân thêm:

-Tôi mong chúng tôi sẽ gặp ông tain Barton ngay khi thuận tiện ông có thể rời thành phố, còn chúng tôi phải hoãn chuyến đi Whitwell cho đến khi ông trở lại.

- Cảm ơn bà rất nhiều. Nhưng tôi không chắc lúc nào có thể trở lại, nên không dám hứa trở lại.

Ngài John thốt lên:

- Ông ấy phải trở lại và sẽ trở lại. Nếu cuối tuần tới ông ấy không đến đây, tôi sẽ đi lùng ông ấy.

Bà thốt lên:

- Đúng, Ngài John, hãy làm như thế, có lẽ lúc ấy ông sẽ biết được ông ấy có việc gì.

Gia nhân gọi người dẫn ngựa của Đại tá Brandon đến.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 11-5-2013 08:54:57 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13
(tiếp theo)

Ngài John thêm:

- Ông không cưỡi ngựa đi thành phố, phải không?

- Không. Tôi chỉ cưỡi ngựa đến Honiton. Rồi tôi sẽ dùng xe ngựa trạm. (**)

- Được, nếu ông nhất quyết đi, tôi chúc ông đi bnhf an.Nhưng ông nên đổi ý.

- Xin ông hiểu cho hoàn cảnh bắt buộc.

Rôi ông từ giã mọi người, và thêm:

- Cô Daswood, có cơ hội nào tôi được gặp cô và hai cô em cô ở thành phố vào mùa đông này không?

- Tôi e là không có cơ hội nào.

- Thế thì tôi phải từ biệt cô trong một thời gian dài hơn là tôi muốn.

Với Marianne, ông chỉ cúi đầu mà không nói gì.

Bà Jennings nói:

- Này Đại tá, trước khi ông đi, cho tôi biết ông đi vì việc gì.

Ông chào bà, rồi được Ngài John tiễn ra cửa.

Các than phiến và trách móc, đã được mọi người kiềm chế vì lịch sự, giờ bộc phát; và họ cùng lặp đi lặp lại với nhau rằng thật là tức tối bị thất vọng như thế.

Bà Jennings hớn hở.

- Tuy nhiên, tôi đã đoán được ông ấy có việc gì.

Hầu như mọi người đều đồng thanh:

- Bà đoán được à?

- Vâng, tôi chắc chắn đấy là cô Williams.

Marianne nói:

- Cô Williams là ai?

- Cái gì! Cô không biết cô Williams là ai à? Tôi tin chắc cô đã nghe nói đến cô này. Cô là người thân của Đại tá, cháu gái ạ, một người rất thân thiết. Chúng tôi không muốn nói thân thiết như thế nào, vì e các cô gái trẻ bị sốc.

Rôi, hạ giọng một tí, bà nói với Elinor:

- Cô này là con ruột của ông.

- Thật thế!

- À, vâng, giống ông như đúc. Tôi đoan chắc Đại tá sẽ để lại cho cô toàn bộ tài sản của ông.

Khi Ngài John trở lại, ông phụ họa cùng mọi người tỏ ý tiếc nuối đã có sự cô không may; tuy nhiên kết luận rằng họ phải làm gì đấy để vui với nhau vì dù sao đã tụ tập nơi đây. Sau một lúc bàn bạc, tất cả đồng ý dù họ không thể đi chơi ở Whitwell, họ có thể đánh xe vòng quanh để giải buồn. Gia nhân dẫn các cõ xe đến; xe của Willoughby đến trước nhất, và Marianne chưa bao giờ trông hạnh phúc như thế khi cô bước lên cỗ xe này. Anh đỗ xe chạy thật nhanh và chẳng bao lâu hai người đã mất hút, và chỉ sau khi mọi người quay về, hai người mới trở về. Cả hai trông hào hứng sau cuộ du ngọa; nhưng chỉ nói chung chung là họ đi dọc theo các con đường, trong khi những người khác đi xuống các triền đồi.

Họ đồng ý một buổi khiêu vũ tối ấy, thế là mọi người sẽ rất vui vẻ cả ngày. Thêm vài người trong họ Carey đến dự bữa ăn tối, và gần 20 người cùng vui vẻ ngồi tại bàn ăn, mà Ngài John quan sát với hài lòng tột độ. Willoughby chọn chỗ ngồi thường lệ giữa hai cô chị nhà Daswood. Bà Jennings ngồi bên phải Elinor. Họ chỉ vừa ngồi xuống không lâu, rồi bà nghiêng đến phía sau Marianne và Willoughby, nói với cô nhưng đủ to cho hai người cùng nghe:

- Tôi đã biết được dù hai người có mọi tiểu xảo. Tôi biết hai người đi đâu sáng nay.

Marianne đỏ mặt, trả lời hấp tấp:

- Ở đâu, thưa bà?

Willoughby nói:

- Bà không biết sao, là chúng tôi đi trên xe song mã hai bánh của tôi?

- Vâng, vâng, Ông Trơ Tráo, tôi biết rất rõ, tôi nhất quyết tìm ra hai người đã đi đâu. Tôi hy vọng cô thích ngôi nhà của cô, cô Marianne ạ. Đấy là ngôi nhà rất to, tôi biết, và khi tôi đến thăm cô, tôi mong cô đã nâng cấp nó, vì sáu năm trước khi tôi đến đấy, tôi thấy còn thiếu nhiều thứ.

Marianne quay mặt đi trong thẹn thùng vô tả. Bà Jennings cười thoải mái. Elinor hiểu ra rằng trong quyết tâm tìm hiểu hai người đã đi đâu, thật ra bà đã phái cô hầu của mình dọ hỏi anh đánh xe của Willoughby; qua cách này bà được thông báo rằng họ đã đi Allenham và dành nhiều thời gian để đi vòng quanh khu vườn và đi xem khắp ngôi nhà.

Elinor khó tin rằng đây là sự thật, vì không có lý nào Willoughby đề nghị, hoặc Marianne đồng ý, đi vào ngôi nhà trong khi bà Smith đang ở trong ấy, mà Marianne không hề quen biết với bà.

Ngay sau khi họ ra khỏi phòng ăn, Elinor hỏi em gái về chuyện này; càng ngạc nhiên khi được biết mọi tình tiết mà bà Jennings thuật lại đều đúng. Marianne giận dữ vì thấy chị có ý nghi ngờ.

- Chị Elinor, tại sao chị lại tưởng tượng rằng chúng tôi đã không đi đến đấy, hoặc chúng tôi không đến xem ngôi nhà? Có phải chính chị cũng thường ước mong đi đến đấy sao?

- Đúng thế, Marianne, nhưng chị sẽ không đến đấy khi bà Smith có nhà, và đi với ai khác chứ không đi cùng anh Willoughby.

- Nhưng anh là người duy nhất có quyền dẫn cho xem ngôi nhà; và vì anh đi trên xe song mã, không thể nào có thêm người khác đi cùng. Em chưa từng trải qua một buổi sáng thú vị như thế trong đời.

Elinor đáp:

- Chị e rằng một chuyến đi thú vị không phải lúc nào cũng là lý do để biện minh là phải phép.

- Chị Elinor, ngược lại, không có lý do nào mạnh hơn thế; vì nếu có gì thật sự không phải phép trong việc em làm, em đã cảm thấy như thế lúc ấy, vì chúng em luôn luôn biết khi nào mình làm quấy, và khi biết như thế em không thể cảm thấy thích thú.

- Nhưng, em Marianne yêu, chính việc em làm đã gây cho em những bình phẩm xấc xược, bây giờ em có bắt đầu nghi ngờ tư cách chín chắn của em chưa?

- Nếu các bình phẩm xấc xược của bà Jennings là minh chứng cho tư cách thiếu chính chắn, chúng ta sẽ luôn bị xúc phạm trong cuộc đời chúng ta. Em không coi trọng lời chê trách của bà, cũng như em không coi trọng lời khen tặng của bà. Em không cảm thấy bức xúc đã làm việc gì sai trái khi đi dạo trên vườn bà Smith, hoặc vào xem nhà của bà. Một ngày nào đấy, tất cả sẽ thuộc về anh Willoughby, và –

- Marianne, dù cho có một ngày nào đấy nó là của em, em vẫn không thể bào chữa cho việc em đã làm.

Cô em đỏ mặt với ẩn ý này, nhưng lại cảm thấy hài lòng ra mặt. Sau khoảng mười phút suy nghĩ nghiêm chỉnh, cô vui vẻ nói với Elinor:

- Chị Elinor, có lẽ em đã thiếu suy xét khi đi đến Allenham; nhưng anh Willoughby tha thiết muốn chỉ cho em xem nơi ấy; và đấy là ngôi nhà thật quyến rũ, chị tin em đi. Có một phòng khách khá xinh xắn trên lầu, rộng thoải mái để sử dụng thường xuyên, cùng nội thất hiện đại trông dễ nhìn. Phòng nằm ở một góc, với cửa sổ mở ra hai bên. Từ một bên chị nhìn qua một khoảng cỏ chơi bowling, phía sau ngôi nhà, đến một khu vườn treo xinh đẹp; từ bên kia chị thấy phong cảnh ngôi nhà thờ và xóm làng, xa hơn nữa là các dãy đồi mà chúng ta vẫn thường ngắm. Em không lợi dụng ngắm nhìn nhiều, vì không gì đáng thương hơn là mấy món nội thất, nhưng nếu được sửa sang – Willoughby nói chỉ cần vài trăm bảng là đủ để tạo ra một trong những căn phòng mùa hè dễ chịu nhất cả nước Anh.

Nếu không có những người khác chen vào, Elinor đã có thể nghe em gái mô tả mọi phòng ốc trong ngôi nhà với cùng niềm phấn khởi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 12-5-2013 15:14:23 | Chỉ xem của tác giả
Chương 14

Việc Đại tá Brandon thình lình cắt ngang chuyến thăm viếng Barton Park và thái độ kiên quyết giữ kín nguyên nhân ông phải ra đi đã lấp đầy ý nghĩ và thắc mắc của bà Jennings trong hai, ba ngày. Bà có tính hay thắc mắc, cũng giống như mọi người khác vốn hay để ý đến việc đi lại của những người quen biết. Bà luôn thắc mắc về lý do của việc này, tin chắc rằng đây phải là do tin dữ, nghĩ ra mọi tình huống khổ sở ông có thể vấp phải, rồi nhất quyết cho rằng ông không thể nào vượt qua tất cả. Bà bảo:

- Tôi tin chắc có điều gì đấy rất u uẩn. Tôi thấy được trên nét mặt ông ấy. Tội nghiệp! Tôi e rằng tình cảnh của ông có thể không sáng sủa. Sự sản ở Delaford không bao giờ mang lại quá hai nghìn mỗi năm, và anh ông ấy để lại mỗi thứ đều mang lại nợ nần lôi thôi. Tôi nghĩ ông được mời đến vì chuyện tiền bạc, chứ nếu không thì là chuyện gì khác! Tôi không rõ có đúng không. Tôi muốn hy sinh tất cả để biết được sự thật.

“Có lẽ đấy là chuyện cô Williams, và dần dà tôi dám chắc đúng thế, vì tôi nghe nói cô này bị bệnh khá nặng. Tôi có thể đánh cuộc bất kỳ bao nhiêu về cô Williams. Không lẽ nào ông ấy bị khổ sở về hoàn cảnh của ông ấy hiện giờ, vì ông là người rất cẩn trọng, chắc chắn lúc này đã thu xếp sự sản xong xuôi. Tôi không hiểu đấy là thu xếp như thế nào!”

“Có thể cô em ở Avignon bị bệnh nặng thêm và đã mời ông đến. Ông ấy phải đi vội vã dường như là do chuyện này. Trong thâm tâm tôi mong ông ấy vượt qua mọi buồn phiền, và xem xét cưới một cô vợ.”

Bà Jennings thắc mắc như thế, nói năng như thế. Bà thay đổi ý kiến theo từng ước đoán mới, tất cả đều dường như hợp lý như nhau khi bà chợt nghĩ ra. Mặc dù Elinor thật lòng quan tâm đến tình cảnh của Đại tá Brandon, cô không thể chiều theo ý muốn của bà Jennings mà đưa ra mọi ước đoán về việc ông ra đi thình lình. Ngoài việc cô cho là không nên cứ thắc mắc hoặc suy đoán mãi sự việc như thế, tâm trí cô còn bị vướng bận vì chuyện khác.

Đấy là sự im lặng khác thường của cô em và Willoughby về chuyện hai người, mà đáng lẽ họ phải biết mọi người đều để tâm đến. Khi hai người tiếp tục im lặng, mỗi ngày trôi qua đều khiến họ có vẻ lạ lùng hơn, trái ngược hơn với tính khí của cả hai. Elinor không thể hiểu được tại sao họ không công khai xác nhận với bà mẹ và cô, điều mà thái độ mỗi người đối với người kia đã cho thấy.

Cô có thể dễ dàng nhận ra rằng vào lúc này hai người chưa đủ điều kiện để tiến hành hôn nhân; vì dù Willoughby có khả năng tự lập, không có lý do mà tin rằng anh giàu có. Ngài John đã ước lượng sự sản của anh cho lợi tức khoảng sáu hoặc bảy trăm bảng mỗi năm, nhưng mức này khó bằng mức anh chi tiêu, và chính anh thường than túng thiếu. Nhưng cô không thể lý giải việc hai người kín đáo một cách lạ lùng như thế này so với quan hệ của họ vốn không giữ kín đáo gì cả. Vì sự kiện nghịch lý hoàn toàn với quan điểm và lối sống của hai người, đôi lúc cô nảy sinh ý nghĩ họ chưa thật sự tỏ tình với nhau; nên ý nghĩ này đủ để ngăn cô dọ hỏi Marianne.

Đối với mọi người, hành vi của Willoughby biểu hiện rõ nhất ý tình giữa hai người. Đối với Marianne, đấy là tất cả niềm thương mến đặc biệt mà quả tim một người biết yêu có thể bộc lộ; đối với những người khác trong gia đình đấy là sự chăm chút trìu mến của một người con rể và anh, em rể. Có vẻ như anh xem ngôi nhà nghỉ mát là nhà của mình: anh đến đấy thường hơn là ở Allenham. Nếu không có buổi họp mặt nào tại Barton Park, việc anh ra khỏi nhà buổi sáng hầu như chỉ để đến đấy; anh ở bên Marianne suốt ngày cùng với con chó săn của anh quấn quít bên chân cô.

-o0o-

Một buổi tối, khoảng một tuần sau khi Đại tá Brandon ra đi, tâm hồn anh dường như cởi mở hơn cho mọi cảm nghĩ gắn bó với những vật thể chung quanh anh. Khi nghe bà Daswood nói đến ý định nâng cấp ngôi nhà vào mùa xuân, anh nồng nàn phản đối mọi thay đổi cho nơi chốn mà tình cảm anh xem như đã hoàn thiện. Anh thốt lên:

- Gì thế! Cải tạo nơi chốn thân yêu này! Không, tôi không bao giờ đồng ý việc này. Nếu tôn trọng cảm nhận của tôi, thì xin đừng thêm một viên đá nào trên bức tường, đừng nới rộng ra một phân nào.

Cô Daswood nói:

- Anh không nên lo lắng, sẽ không có việc như thế; vì mẹ tôi sẽ không bao giờ có đủ tiền để muốn thử.

Anh thốt lên:

- Tôi rất hài lòng được biết như thế. Tôi mong bà ấy nghèo mãi, nếu bà ấy dùng tiền bạc vào mục đích tốt hơn.

Bà nói:

- Cám ơn, Willoughby. Nhưng anh nên yên tâm là tôi sẽ không hy sinh tâm tư của anh hoặc của ai khác tôi mến, để chi tiêu nâng cấp cả thế gian. Hãy tin rằng khi tôi tính toán tiền nong của tôi vào mùa xuân, dù có khoản nào chưa dùng đến, tôi thà để nó vô dụng thay vì chi tiêu khiến anh phải khó chịu. Nhưng có thật là anh yêu mến nơi này nên không thấy nó có khuyết điểm nào không?

Anh nói:

- Đúng thật. Đối với tôi, nơi chốn này là hoàn hảo. Không, hơn nữa, tôi xem đây là mẫu nhà duy nhất trong đó người ta được hạnh phúc; và nếu tôi có đủ tiền tôi sẽ cho tháo dỡ Combe, xây lại đúng theo mẫu nhà nghỉ mát này.

Elinor thêm:

- Cùng những cầu thang tối tăm và nhà bếp tỏa khói, tôi đoán thế.

Anh vẫn nồng nhiệt:

- Vâng, cùng mọi thứ thuộc về nó; nếu vì tiện lợi hoặc bất tiện thì mọi thay đổi càng ít lộ liễu càng tốt. Lúc này, và chỉ lúc này, dưới mái nhà như thế, tôi mới cảm thấy hạnh phúc ở Combe giống như đã hạnh phúc ở Barton.

Elinor đáp:

- Tôi cảm thấy tự hào rằng ngay trong hoàn cảnh bất tiện đòi hỏi phòng ốc tốt hơn và cầu thang rộng hơn, anh lại thấy nơi đây như là ngôi nhà hoàn hảo của anh.

Willoughby nói:

- Chắc chắn có những tình huống tạo cho tôi ý tình sâu đậm hơn, nhưng nơi này sẽ mãi mãi chiếm giữ tâm tư tôi mà không nơi nào khác chia sẻ được.

Bà Daswood hài lòng nhìn Marianne, trong khi đôi mắt cô dán lên anh Willoughby với đầy ý nghĩa, như thể chỉ ra rõ ràng cô thật sự hiểu ý tình của anh.

Anh thêm:

- Trong mười tháng tôi lưu lại Allenham, bao nhiêu lần tôi đã ước ao có ai đấy cư ngụ trong nhà nghỉ mát Barton! Lúc nào đi ngang qua đây tôi đều ngưỡng mộ khung cảnh của nó, đau xót nhận thấy không có ai đến ở. Lần kế khi tôi về đây, được bà Smith báo tin đã có người đến cư ngụ, rồi tôi cảm thấy hài lòng và để tâm đến việc này, tôi không ngờ đây lại là khởi đầu cho niềm hạnh phúc trong tôi.

Rồi anh hạ thấp giọng:

- Có phải thế không, hở Marianne?

Và anh cao giọng tiếp tục:

- Và tuy thế, căn nhà này bà Daswood định hủy hoại đấy à? Bà sẽ đánh mất chất giản đơn của nó qua việc nâng cấp trong vọng tưởng! Hành lang thân thương này nơi chúng ta bắt đầu quen nhau, trong đó chúng ta đã trải qua nhiều giờ hạnh phúc, bà lại hạ giá trị xuống còn một lối vào thông thường, rồi mọi người sẽ hồ hởi đi qua căn phòng từ trước đến giờ đã cung hiến nhiều tiện nghi thật sự hơn bất cứ gian phòng nào có kích thước rộng rãi nhất trên đời.

Một lần nữa, bà Daswood lại trấn an anh rằng bà sẽ không thực hiện sửa chữa nào như thế.

Anh nồng ấm đáp:

- Bà thật là tử tế. Lời hứa của bà làm tôi an tâm. Chỉ cần bà hứa thêm một tí là tôi được hạnh phúc. Xin hãy nói với tôi rằng không những ngôi nhà của bà sẽ được giữ nguyên, mà tôi còn luôn thấy bà và những người khác cũng không thay đổi; và lúc nào bà cũng đối xử với tôi qua lòng hiền hòa vốn đã khiến những gì thuộc về bà trở nên rất thân thiết với tôi.

Bà Daswood sẵn lòng hứa, và thái độ của Willoughby trong cả buổi tối hôm ấy tỏ rõ mọi vẻ nồng thắm và hạnh phúc.

Khi anh từ giã, bà Daswood nói:

- Chúng tôi có thể gặp lại anh tại bữa ăn tối ngày mai không? Tôi không yêu cầu anh đến buổi sáng vì chúng tôi phải đi thăm Phu nhân Middleton.

Anh hẹn sẽ trở lại lúc bốn giờ chiều.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 12-5-2013 15:18:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15

Bà Daswood cùng hai cô con gái đi thăm Phu nhân Middleton ngày kế; bởi Marianne xin kiếu, lấy cớ vặt vãnh bận việc gì đấy. Bà Daswood hoàn toàn hài lòng để cô ở nhà, vì đoán Willoughby đã hẹn đến gặp cô khi ba người đi khỏi.

Khi trở về, họ thấy chiếc xe song mã hai bánh và gia nhân của Willoughby tại nhà nghỉ mát, và bà Daswood nghĩ mình đã đoán đúng. Cho đến lúc này mọi việc đều như bà tiên liệu, nhưng khi bước vào nhà bà thấy rằng mình đã không nhìn xa trông rộng hết. Khi ba người vừa đi vào hành lang, Marianne vội vàng đi ra với vẻ đau khổ tột độ, khăn tay chấm đôi mắt; và cô chạy lên lầu mà không để ý đến họ. Ngạc nhiên và hoang mang, họ đi thẳng vào căn phòng cô vừa đi ra, thấy Willoughby đang đứng tựa bệ lò sưởi, quay lưng về phía họ. Anh quay lại khi họ bước vào, và nét mặt của anh cho thấy anh góp phần vào nỗi xúc động đang hành hạ Marianne.

Bà Daswood thốt lên:

- Con nhỏ có việc gì thế – nó có bị bệnh không?

Cố tạo nét vui vẻ, anh đáp:

- Tôi hy vọng là không.

Và qua nụ cười gượng, anh tiếp:

- Chính tôi là người có thể ngã bệnh – vì tôi đang thất vọng não nề.

- Thất vọng?

- Vâng, vì tôi không thể giữ lời hẹn với bà. Sáng nay, bà Smith lấy quyền của người giàu đối với một đứa cháu nghèo còn sống nương tựa, bằng cách phái tôi đi lo công việc ở London. Tôi vừa nhận được tin nhắn và đã giã biệt Allenham, bây giờ tôi đến để giã biệt bà.

- Đi London! Anh chuẩn bị đi sáng nay à?

- Hầu như là ngay bây giờ.

- Thật là không may. Nhưng cần làm theo ý bà Smith; tôi hy vọng công việc sẽ không bó buộc anh phải xa chúng tôi lâu.

Anh đỏ mặt khi trả lời:

- Bà thật tử tế, nhưng tôi không có kế hoạch trở lại Devonshire ngay. Những lần tôi đến với bà Smith không bao giờ kéo dài dưới mười hai tháng.

- Nhưng có phải anh quen biết duy nhất bà Smith đâu? Có phải chỉ ngôi nhà Allenham tiếp đón anh thôi sao? Thật xấu hổ, Willoughby, anh phải đợi tôi mời à!

Mặt anh càng đỏ bừng. Với đôi mắt cúi gằm, anh chỉ có thể trả lời:

- Bà thật quá tốt bụng.

Bà Daswood kinh ngạc nhìn Elinor. Elinor sửng sốt không kém. Trong một lúc, mọi người đều im lặng. Bà Daswood nói trước:

- Anh Willoughby thân yêu, tôi chỉ biết nói thêm là nhà nghỉ Barton lúc nào cũng sẵn lòng tiếp đón anh. Tôi sẽ không nài ép anh trở lại ngay, vì chỉ anh mới liệu định được bà Smith sẽ hài lòng đến mức nào về việc này. Theo ý này, tôi không thể hồ nghi việc định liệu của anh cũng như không nghi ngờ tâm tư anh.

Willoughby lúng túng:

- Chuyện tôi đang bận rộn có tính cách … đến nỗi … tôi xấu hổ –

Anh ngưng bặt. Bà Daswood quá ngạc nhiên nên không thể trả lời. Thêm một khoảnh khắc im lặng. Rồi anh mỉm cười:

- Kể cũng điên rồ mà kéo dài giây phút này. Tôi không muốn tự dằn vặt thêm nữa để lưu luyến với những người bạn mà bây giờ gặp nhau chỉ thêm buồn.

Anh vội vàng giã từ họ và đi ra khỏi phòng. Họ thấy anh bước lên cỗ xe ngựa, và trong một thoáng anh đã mất hút.

Bà Daswood quá xúc động mà không thể nói nên lời, lập tức đi ra khỏi hành lang để được một mình sống với lo âu và hoang mang do cuộc giã biệt bất ngờ.

Elinor ít nhất cũng có cùng tâm trạng bất ổn như bà mẹ. Cô nghĩ về những gì đã xảy ra với nỗi lo lắng và nghi ngờ. Hành vi của Willoughby khi từ biệt họ, vẻ bối rối và gượng gạo làm vui, và trên tất cả, việc anh không muốn nhận lời mời của bà mẹ, hoàn toàn ngược lại với cử chỉ của người đang yêu – không hề giống con người anh chút nào; tất cả đều khiến cô hoang mang. Có một lúc cô nghĩ anh không có ý định gì nghiêm túc; lúc khác cô cho là giữa anh và đứa em gái bất hạnh đã xảy ra tranh cãi; nét sầu thảm ở Marianne có thể minh chứng một cách hợp lý nhất có tranh cãi căng thẳng, dù khi cô xét qua tình yêu của Marianne dành cho anh, cãi lẫy dường như khó thể xảy ra.

Nhưng bất luận tình tiết trong cuộc phân ly giữa hai người có là thế nà, Elinor không thể nghi ngờ gì là cô em bị buồn khổ. Qua niềm cảm thông thắm thiết nhất, cô nghĩ về tính tình ủy mị của em gái: bộc lộ đau khổ dữ dội không phải để được nhẹ nhàng, mà như thể làm tròn nghĩa vụ với anh ta sau khi phân ly.

Khoảng nửa giờ sau bà mẹ quay lại, và dù đôi mắt bà đỏ, nét mặt của bà không phải kém vui.

- Elinor, Willoughby thân yêu của chúng ta giờ đã đi xa khỏi Barton nhiều dặm. Không hiểu tâm tư của anh ấy nặng nề thế nào khi phải đi?

- Mọi chuyện đều rất lạ lùng. Ra đi thình lình như thế! Dường như là quyết định bộc phát trong giây phút. Tối hôm qua, có phải anh ấy còn ở bên chúng ta thật hạnh phúc, thật vui vẻ, thật tình cảm? Bây giờ, chỉ sau mười phút báo tin, ra đi mà không hứa sẽ trở lại! Có chuyện gì đấy đã xảy ra ngoài những gì anh thú nhận với chúng ta. Anh ấy không nói, không hành xử giống như bản chất của anh. Mẹ hẳn đã thấy sự khác biệt như con thấy. Đây là chuyện gì? Có thể hai người cãi vã với nhau chăng? Còn lý do nào khác khiến anh không muốn nhận lời mẹ mời quay lại?

- Elinor à, anh ấy không muốn từ chối; mẹ thấy rõ điều này. Anh ấy không có thực quyền để nhận lời. Hãy tin đi, mẹ đã nghĩ kỹ mọi điều, mẹ có thể lý giải rõ ràng mọi chuyện mà lúc đầu cả mẹ và con đều thấy lạ lùng.

- Thật thế sao?

- Đúng vậy. Mẹ đã tự lý giải cho mình theo cách hợp lý nhất; nhưng con, Elinor à, con cứ hay nghi ngờ mọi chuyện – con sẽ không an tâm, mẹ biết; nhưng con không nên khuyên mẹ đừng tin tưởng. Mẹ tin rằng bà Smith đã nghi anh ấy có ý tình với Marianne, không chấp nhận chuyện này (có thể vì bà đã nhắm đến người khác cho anh), nên vì lý do đó muốn đẩy anh đi, rồi ngụy tạo ra công việc nào đó để tống khứ anh đi. Mẹ tin như thế. Hơn nữa, anh biết bà ấy đích thực chống đối mối quan hệ với em con, nên anh không dám thú thực anh đã tỏ tình với Marianne, rồi vì không có khả năng tự lập anh thấy nên thuận theo bà, làm theo ý bà, đi khỏi Devonshire một thời gian. Mẹ biết con sẽ bảo đấy có thể đúng hoặc không đúng; nhưng mẹ không muốn nghe con cãi bướng, trừ khi con có ý khác lý giải hợp lý sự việc như thế này. Elinor, bây giờ con muốn nói gì?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 12-5-2013 15:19:55 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15
(tiếp theo)

- Con không muốn nói gì cả, vì mẹ đã tiên liệu câu trả lời của con.

- Thế thì đáng lẽ con đã nói rằng chuyện này có thể hoặc không thể xảy ra. Ôi, Elinor, tâm tư của con khó hiểu thế nào ấy! Con thà nghĩ về chuyện xấu hơn là tốt. Con thà tìm kiếm nỗi đau khổ cho Marianne và trách cứ Willoughby tội nghiệp hơn là tha thứ cho anh ấy. Con nhất quyết cho rằng anh ấy đáng bị kết án, vì anh giã từ chúng ta qua ít ý tình hơn là thái độ thường nhật của anh biểu lộ. Nhưng con không nghĩ do anh ấy sơ ý, hoặc do sa sút tinh thần vì bị thất vọng lúc gần đây, hay sao? Không thể chấp nhận điều khả dĩ nào hay sao, chỉ vì không biết chắc? Liệu không có gì xứng đáng với người mà chúng ta đều có lý do để thương mến, và không có lý do nào để nghĩ xấu, hay sao? Hoặc với giả định của những động lực tự nó không thể trả lời được, mặc dù là bí mật không thể tránh trong một thời gian? Rốt cuộc, con nghi ngờ anh ấy điều gì?

- Tự con khó thể nói ra. Nhưng nghi ngờ về điều khó chịu gì đấy là hậu quả tất yếu của sự thay đổi như thế mà ta thấy nơi anh. Tuy nhiên, mẹ rất có lý khi thuyết phục nên thông cảm cho anh, và con rất muốn thẳng thẳn khi xét đoán mọi người. Phải công nhận Willoughby có thể có lý do rất chính đáng khi tỏ thái độ ấy; con hy vọng như thế. Nhưng người như Willoughby đáng lẽ phải bày tỏ ngay các lý do này. Có thể cần bí mật, nhưng con không thể không băn khoăn tại sao anh lại thế.

- Con đừng trách anh ấy khi anh hành xử không như tố chất của mình, khi anh cần phải thay đổi. Nhưng con có thật lòng nhìn nhận mẹ công tâm khi biện hộ cho anh ấy không? Mẹ rất đẹp lòng – và anh được tha thứ.

- Không phải hoàn toàn như thế. Có thể là hợp cách khi che giấu tình cảm của hai người (nếu thật sự họ có tình ý với nhau) đối với bà Smith; và nếu đúng thế, sẽ có lợi cho anh khi che đậy chút ít ở Devonshire. Nhưng không có lý do để che giấu với chúng ta.

- Che giấu với chúng ta! Con yêu, ý con kết án Willoughby và Marianne che giấu à? Thật là lạ, vì chính con đã mỗi ngày trách cứ hai người là thiếu cẩn trọng.

Elinor nói:

- Con không cần chứng cứ của ý tình hai người, nhưng chứng cứ là họ đã hẹn ước với nhau thì con cần.

- Mẹ hoàn toàn hài lòng ở cả hai điểm.

- Tuy vậy, không ai nói một lời nào với mẹ về chuyện của họ.

- Mẹ không cần nghe lời lẽ khi hành động đã nói lên rõ ràng như thế. Có phải thái độ của anh dành cho Marianne và tất cả chúng ta, ít nhất trong nửa tháng qua, đã nói lên rằng anh ấy yêu và xem em gái của con như là vợ tương lai, anh ấy cảm thấy chúng ta là những người thân gần gũi nhất, đúng không? Không phải chúng ta đã hiểu nhau rất rõ rồi hay sao? Có phải những ánh mắt của anh ấy, cử chỉ của anh ấy, thái độ trọng vọng trong chăm chút và tình cảm của anh ấy, đều có ý xin mẹ chấp thuận, hay sao? Elinor của mẹ, lẽ nào con hồ nghi chuyện hẹn ước của hai người? Làm thế nào con lại có ý nghĩ như thế? Làm thế nào con cho là Willoughby lại có thể rời xa em gái của con, rời xa có lẽ trong nhiều tháng, mà lại không tỏ tình với con nhỏ, khi đã chắc rằng con nhỏ yêu nó; và tại sao con lại nghĩ họ đã xa nhau mà không hẹn ước với nhau?

Elinor đáp:

- Con nhìn nhận rằng ngoại trừ một điều, thì mọi tình huống đều cho thấy họ đã hẹn ước, và cái điều này là cả hai đều hoàn toàn im lặng về sự việc. Đối với con, điều này lấn át các tình huống khác.

- Thật là lạ lùng! Con thật sự nghĩ tồi tệ về Willoughby, nếu con vẫn còn hồ nghi bản chất của mối quan hệ giữa hai người, sau khi mọi chuyện đã lộ rõ. Có phải trong suốt thời gian qua, một phần thái độ anh ấy là do đóng kịch với em của con không? Con nghĩ anh ấy hoàn toàn hờ hững với con nhỏ hay sao?

- Không, con không thể nghĩ như thế. Con tin chắc anh ấy yêu em con.

- Nhưng yêu theo thứ ý tình lạ lùng, theo cách con gán cho anh ấy, khi anh có thể từ giã con nhỏ mà hững hờ như thế, mà vô tâm như thế về chuyện tương lai.

- Mẹ yêu ạ, xin mẹ nhớ con chưa bao giờ nói chắc chắn về chuyện này. Con nhìn nhận là riêng con đã có nghi vấn; nhưng những nghi vấn này yếu hơn lúc trước, có thể chẳng bao lâu không còn nữa. Nếu chúng ta thấy hai người thư từ qua lại với nhau, mọi e ngại của con sẽ biến mất.

- Lời thú nhận quả thật lớn lao! Nếu con thấy hai đứa đứng trước bàn thờ, con sẽ đoán rằng họ sắp cưới nhau. Đứa con gái hẹp hòi! Nhưng mẹ không cần chứng cứ như thế. Trong đầu óc mẹ không hề có ý nghĩ nào để biện minh cho nghi ngờ; không hề giữ bí mật nào; tất cả đều bộc lộ và thẳng thắn. Con không thể nghi ngờ các ước vọng của em con. Vì thế, Willoughby chính là người mà con nghi ngờ. Nhưng tại sao? Anh ấy không phải là người có danh dự và tình cảm hay sao? Anh đã có cái gì thiếu nhất quán khiến ta phải lo lắng hay sao? Lẽ nào anh là người dối trá?

Elinor thốt lên:

- Không phải con hy vọng thế, không phải con tin như thế. Con mến Willoughby, thật tình con mến anh ấy. Khi nghi ngờ về tư cách của anh, con cũng đau đớn như mẹ. Tự ý con nghi ngờ, con không muốn khuyến khích ý nghi ngờ. Thú thật, con rất đỗi ngạc nhiên về thái độ thay đổi của anh ấy sáng nay: anh ấy ăn nói không phải theo cách của anh, không đáp lại lòng tử tế của mẹ bằng cử chỉ thân thiện gì cả. Nhưng tất cả có thể giải thích là do hoàn cảnh của anh, như mẹ đã nói. Anh vừa giã từ em con, đã thấy nó rời xa anh trong đau khổ nhất. Nếu vì sợ xúc phạm bà Smith mà anh không dám trở về sớm, tuy thế, hiểu rằng khi từ chối lời mời của mẹ bằng cách nói sẽ đi xa một thời gian, anh có thể nghĩ gia đình chúng ta sẽ thấy anh hẹp hòi, nghi ngờ, thế thì đáng lẽ anh phải lấy làm bối rối và khó xử. Trong trường hợp như thế, nếu anh thú nhận rõ ràng và thẳng thắn các khó khăn của mình thì mới đúng là theo danh dự của anh, cũng như nhất quán với tư cách của anh. Nhưng con sẽ không phản đối tư cách của bất kỳ ai theo cơ sở khắt khe đến thế, dù cho có khác với phán xét của con hoặc khác với điều con nghĩ là đúng và nhất quán.

- Con nói rất hợp cách. Chắc chắn Willoughby không đáng bị nghi ngờ. Mặc dù chúng ta chưa quen anh ấy lâu, anh không phải người xa lạ ở đây; và đã có ai từng nói không tốt về anh ấy đâu? Nếu anh ấy ở trong hoàn cảnh được làm theo ý mình và xúc tiến hôn nhân ngay, hẳn đúng là kỳ hoặc khi anh giã từ chúng ta mà không tỏ lộ gì ngay với mẹ; nhưng không phải là trường hợp ở đây. Xét theo vài khía cạnh, đây là việc hẹn ước chưa bắt đầu thuận lợi, vì cuộc hôn nhân của hai người chưa thể chắc chắn ngay; và theo mẹ thấy, ngay cả giữ kín đáo là việc nên làm.

Hai người bị cắt ngang vì Marianne đi vào. Elinor có cơ hội để suy nghĩ về những điều bà mẹ nói, để nhìn nhận vài điều là có thể, và hy vọng tất cả đều đúng.

Họ chỉ thấy Marianne vào giờ ăn tối, khi cô đi vào phòng và ngồi vào bàn mà không nói một lời. Đôi mắt cô sưng đỏ; có vẻ như ngay cả lúc này cô cũng phải cố kiềm giữ nước mắt. Cô tránh ánh mắt của mọi người, không thể ăn uống hoặc chuyện trò; và sau ít khoảnh khắc khi bà mẹ nắm lấy bàn tay của cô qua cảm thông trìu mến, sự chịu đựng yếu ớt của cô đã đến giới hạn – cô khóc òa lên và rời khỏi phòng ăn.

Tinh thần cô xuống dốc thảm hại cả buối tối. Cô không còn sức lực nào, vì cô không thiết tự kiềm chế. Chỉ cần nhắc đến điều gì có liên quan đến Willoughby là đủ để khiến cô đau khổ. Mặc dù cả gia đình thiết tha chăm chút mong cho cô được thoải mái, họ không thể làm được gì để giúp cô xa lánh mọi ý nghĩ liên quan đến anh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 13-5-2013 07:41:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 16

Marianne hẳn nghĩ rằng không thể tự bào chữa được nếu cô ngủ ngon giấc vào đêm đầu tiên sau khi Willoughby giã từ. Cô có thể cảm thấy ngượng ngùng nhìn vào mắt mọi người sáng hôm sau nếu cô thức dậy trong trạng thái dễ chịu, không cần nghỉ ngơi thêm nữa. Cô nghĩ nếu mình còn giữ bình tĩnh thì là đáng hổ thẹn, nhưng cô không phải chịu dằn vặt do cảm nghĩ này, vì cô không thể bình tĩnh: cô thao thức suốt đêm, khóc nhiều trong đêm. Cô trở dậy với cơn nhức đầu, không thể chuyện trò, không muốn ăn uống một thứ gì; mỗi lúc đều khiến bà mẹ và chị em cô đau đớn, và không cho ai an ủi cô. Cảm nhận của cô quả thật khá dai dẳng!

Sau khi xong điểm tâm, cô một mình bước ra ngoài, đi thơ thẩn quanh làng Allenham, đắm chìm trong hồi tưởng hạnh phúc đã qua, khóc về nỗi bất hạnh trong suốt buổi sáng.

Buổi tối trôi qua cũng buông thả vào cảm xúc. Cô đàn mọi bản nhạc mà cô từng đàn cho Willoughby nghe, mọi cung điệu mà hai người thường hát với nhau, đăm đăm nhìn mỗi dòng nhạc mà anh đã viết ra cho cô, cho đến lúc con tim cô trở nên nặng nề đến nỗi không thể nào buồn hơn được nữa. Mỗi ngày cô đều ấp ủ nỗi thảm sầu như thế. Cô ngồi trước chiếc dương cầm hàng giờ, hết hát lại khóc, giọng cô thường xuyên nghẹn ngào vì những giọt nước mắt. Cũng như khi chơi nhạc, lúc đọc sách cô khổ sở với khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Cô chỉ tìm đọc những gì hai người thường đọc với nhau.

Nỗi đau khổ dữ dội như thế không thể kéo dài lâu; trong vòng vài ngày nó chìm vào trạng thái u uẩn nhẹ nhàng hơn. Nhưng những công việc thường ngày, những chuyến đi dạo cô độc trong suy tư thầm lặng thỉnh thoảng tuôn ra nỗi u sầu vẫn da diết như ngày đầu.

Không có lá thư nào đến từ Willoughby, và dường như Marianne không trông đợi gì. Mẹ cô ngạc nhiên, và Elinor lại trở nên bất an. Nhưng mỗi khi muốn, bà Daswood tìm ra được lời giải thích, tự nó có thể giúp bà mãn nguyện. Bà bảo:

- Elinor, nên nhớ đã bao lần Ngài John giúp nhận thư cho chúng ta ở bưu điện và mang thư chúng ta đi gửi. Chúng ta đã đồng ý cần giữ kín đáo, và phải nhìn nhận rằng không thể giữ kín nếu thư từ của hai người qua tay Ngài John.

Elinor không thể phủ nhận sự thật trong cách lý giải này, gượng gạo xem đây là một lý do chính đáng cho việc mất liên lạc giữa hai người. Nhưng có một cách rất thẳng thắn, rất đơn giản, và theo ý cô, rất phù hợp để biết được tình trạng đích thật của sự việc, và để xóa đi mọi bí ẩn, nên cô phải đề nghị với bà mẹ:

- Tại sao mẹ không hỏi Marianne ngay, liệu nó đã hẹn ước với Willoughby chưa! Câu hỏi như thế từ mẹ, mẹ của nó, bà mẹ thật tử tế, thật nuông chiều, thì không thể gây xúc phạm. Đây là kết quả tất yếu từ tình thương của mẹ dành cho nó. Nó vẫn thường bộc trực, nhất là với mẹ.

- Mẹ không thể nào hỏi câu này. Giả dụ hai đứa chưa hẹn ước, hỏi như vậy sẽ gây đau khổ đến thế nào! Dù sao đi nữa, như thế là quá hẹp hòi. Mẹ không còn xứng đáng với lòng tin tưởng của nó, sau khi đã thúc ép nó phải thú nhận điều mà hiện giờ nó không muốn nói cho ai nghe. Mẹ biết rõ tâm tính của Marianne: mẹ biết nó rất thương mẹ, và mẹ cũng biết mẹ sẽ không phải là người cuối cùng nó muốn thổ lộ, khi hoàn cảnh được thuận tiện. Mẹ không muốn bức bách ai phải tiết lộ chuyện riêng tư; ngay đối với một đứa trẻ càng không nên như thế; bởi vì nhận thức về bổn phận sẽ khiến nó không thể chối cãi, đi ngược với ý muốn của nó.

Elinor nghĩ tính phóng khoáng của bà bị căng ra quá mức xét theo tuổi non nớt của em gái. Cô muốn thúc ép thêm, nhưng vô ích: nhận thức thông thường, quan ngại thông thường, cẩn trọng thông thường, tất cả đều chìm ngập trong cung cách tế nhị lãng mạn của bà Daswood.

-o0o-

Phải nhiều ngày trôi qua, gia đình mới nhắc đến tên anh Willoughby trước mặt Marianne. Thật ra, Ngài John và bà Jennings không được tế nhị như thế: những giễu cợt của họ mang thêm đau đớn cho nhiều thời khắc đau đớn. Nhưng một buổi tối, bà Daswood tình cờ cầm lấy một tác phẩm của Shakespeare, thốt lên:

- Marianne này, chúng ta chưa đọc xong Hamlet; anh Willoughby thân yêu của chúng ta đã ra đi trước khi chúng ta có thể đọc xong. Ta có thể chờ khi anh ấy trở về… Nhưng hẳn phải mất nhiều tháng, việc này mới xảy ra.

Marianne thốt lên, ngạc nhiên tột độ:

- Nhiều tháng! Không – không đến nhiều tuần.

Bà Daswood tiếc đã lỡ lời; nhưng Elinor được vui, vì bà đã khiến cô em trả lời với sự tin tưởng nơi anh Willoughby và cho thấy cô đã biết ý định của anh.

-o0o-

Một buổi sáng, một tuần sau khi anh ra đi, Marianne được thuyết phục đi dạo cùng chị và em gái, thay vì thơ thẩn một mình. Từ trước đến giờ cô cẩn thận tránh đi cùng ai khác. Nếu chị em cô định đi lên đồi, cô đi ngược về phía các con đường; nếu họ nói về thung lũng, cô vội trèo lên các đỉnh đồi và hai người kia không bao giờ tìm ra cô khi họ khởi hành. Nhưng cuối cùng, Elinor phản đối mạnh mẽ cách tự cô lập trường kỳ như thế, nên cô em nghe theo lời thuyết phục của chị. Họ đi dọc con đường chạy qua thung lũng, ít nói năng gì, vì tâm tư của Marianne không được tự chủ, còn cô chị không muốn nài ép sau khi đã đạt mục tiêu đầu tiên. Vượt qua lối vào thung lũng nơi quang cảnh không hoang dã lắm và thoáng đãng hơn tuy vẫn còn nhiều cây cối, trước mặt ba người là một con đường dài dẫn đến Barton. Họ dừng lại ở một điểm họ chưa từng đi đến trong những buổi đi dạo trước, ngắm nhìn quanh quất, chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh mà họ thấy từ nhà nghỉ mát.

Trong số những mục tiêu mà ba người quan sát, chẳng bao lâu họ nhận ra một mục tiêu di động: một người đàn ông trên lưng ngựa đang phi về phía họ. Trong ít phút họ phân biệt được đấy là một người quý phái, và trong khoảnh khắc kế tiếp Marianne reo lên:

- Đấy là anh ấy, đúng thật; em biết đúng là như thế.

Và cô chạy đến để gặp anh, trong khi Elinor kêu lên:

- Marianne, thật ra chị nghĩ em đã nhầm. Không phải Willoughby. Người này không cao như anh ấy, hình dáng không giống.

- Giống, giống. Em biết chắc là anh ấy! – hình dáng, áo choàng, con ngựa. Em đã biết anh sẽ sớm quay lại.

Cô vừa nói một cách hào hứng vừa rảo bước, và Elinor bước vội theo để che chắn cho em vì cô hầu như chắc chắn người kia không phải Willoughby. Chẳng bao lâu hai người đã cách người kia vài chục bước. Marianne nhìn kỹ lần nữa; tim cô chùng xuống. Cô nhanh chóng quay mặt đi, bước nhanh trở lại, rồi tiếng nói của chị em cô cất lên gọi cô lại. Một tiếng gọi thứ ba, gần quen thuộc như Willoughby, phụ họa kêu cô đứng lại. Cô quay lại, ngạc nhiên, và lên tiếng chào hỏi Edward Ferras.

Anh nhảy xuống, giao ngựa cho người hầu, cùng hai người đi bộ về Barton, là nơi anh đang đi đến để thăm viếng họ.

Mọi người chào đón anh trong thái độ thân mật tột cùng, nhưng đặc biệt là Marianne khi cô tỏ ra nồng nàn với anh hơn là chính Elinor. Đối với Marianne, cuộc gặp gỡ giữa Edward và chị cô chỉ là tiếp nối của quan hệ lạnh lùng không thể hiểu được giữa hai người mà cô nhận thấy ở Norland. Đặc biệt hơn, về phần Edward, ánh mắt và ngôn từ trong dịp như thế này không có vẻ như của người đang yêu. Anh bị bối rối, dường như ít tỏ ra vui mừng được gặp lại họ, không tỏ vẻ hồ hởi hoặc sung sướng, ngôn từ ít ỏi khi bắt buộc phải nói để trả lời, không tỏ lộ với Elinor ý tình gì đặc biệt. Càng quan sát và lắng nghe, Marianne càng ngạc nhiên hơn. Cô bắt đầu gần như có ác cảm với Edward; và cũng như các sự kiện khác, việc này khiến cô nhớ đến Willoughby, người có thái độ hoàn toàn khác hẳn với ông anh cọc chèo tương lai.

Sau khoảnh khắc im lặng tiếp theo ngạc nhiên ban đầu và những câu chào đón, Marianne hỏi Edward anh có đi thẳng từ London hay không. Không, anh đã ở tại Devonshire được nửa tháng. Cô lặp lại “Nửa tháng!”, ngạc nhiên vì anh đã ở gần Elinor mà không đến thăm sớm hơn.

Anh có vẻ rất khổ sở khi nói thêm rằng mình đã lưu lại với vài người bạn gần Plymouth.

Elinor hỏi:

- Gần đây anh có đến Sussex không?

- Tôi có đến Norland khoảng một tháng trước.

Marianne thốt lên:

- Và Norland rất yêu dấu giờ trông ra sao?

Elinor nói:

- Norland rất yêu dấu mùa này có lẽ trông như mọi năm trước – rừng cây và lối đi phủ đầy lá úa.

Marianne thốt lên:

- Ôi, em đã từng nhìn lá vàng rơi mà cảm thấy như thế nào ấy! Em đã thú vị biết bao khi đi dạo nhìn lá vàng thổi theo gió bay cuộn quanh em! Cảm nghĩ mấy chiếc lá khuấy động ra sao cùng với mùa, với tiết trời! Bây giờ không còn ai nhìn ngắm. Người ta chỉ xem lá vàng như phiền toái, vội vã quét đi, mang đi càng xa cho khuất mắt càng tốt.

Elinor nói:

- Không phải ai cũng mê đắm với lá vàng như em.

- Không. Các ý tình của em ít khi được sẻ chia, ít khi được thấu hiểu. Nhưng cũng có đôi lúc.

Khi nói, cô chìm vào mơ mòng trong một khoảnh khắc, rồi bật dậy, gọi anh về với thực tại:

- Edward ạ, ở đây là thung lũng Barton. Anh nhìn xem, cố để tâm tư được an bình. Nhìn mấy quả đồi này. Anh có thấy ở đâu đẹp như thế không? Phía bên trái là Barton Park, nằm giữa mấy khu rừng và đồn điền ấy. Anh có thể thấy phần sau ngôi nhà. Còn đàng kia, dưới quả đồi xa nhất ấy, nhô lên hoành tráng, là nhà của gia đình chúng tôi.

Anh đáp:

- Vùng này thật đẹp, nhưng mấy vùng trũng hẳn phải lấm bẩn trong mùa đông.

- Làm thế nào anh lại nghĩ đến bùn đất với quang cảnh trước mắt anh như thế này?

Anh mỉm cười:

- Bởi vì trong số những cảnh vật trước mắt mình, tôi thấy một con đường đầy bụi đất.

Marianne đáp, khi cô vẫn đều bước:

- Lạ quá!

- Cô có láng giềng dễ chịu không? Những người trong gia tộc Middleton có vui vẻ không?

- Không, không phải tất cả, chúng tôi không thấy ở đâu tệ như ở đây.

Cô chị nói:

- Marianne, làm thế nào em nói như thế được? Làm thế nào em lại bất công như thế? Anh Ferras, đây là gia đình được trọng vọng, và họ đối xử với chúng tôi theo cách thân thiện nhất. Marianne, em quên sao ta đã có bao nhiêu ngày vui nhờ có họ?

Marianne trầm giọng:

- Em không quên, cũng như em không quên bao nhiêu thời khắc đau khổ.

Elinor tảng lờ câu này. Cô hướng chú ý đến người khách của họ, gượng gạo làm việc gì đấy khi tiếp chuyện anh, nói về nơi ở hiện giờ của gia đình cô, những tiện lợi…, khuyến khích anh hỏi han hoặc cho nhận xét. Thái độ lãnh đạm và dè dặt của anh khiến cô cảm thấy mất thể diện nặng nề; cô vừa phật ý vừa có phần tức giận, nhưng quyết tâm tỏ cho anh thấy cách hòa hoãn dựa theo quá khứ hơn là hiện tại. Cô tránh lộ vẻ tức giận hoặc bực bội, đối xử với anh theo cách cô nghĩ nên đối xử với một người có quan hệ với gia tộc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 13-5-2013 07:47:02 | Chỉ xem của tác giả
Chương 17

Bà Daswood chỉ ngạc nhiên trong phút chốc khi vừa gặp anh; vì trong ý nghĩ của bà, việc anh đến thăm là hoàn toàn tự nhiên. Niềm vui của bà và lòng quý mến dành cho anh đã vượt quá mọi ngạc nhiên. Anh được bà đón tiếp theo cách chân tình nhất; và những nhút nhát, lạnh nhạt và e dè không thể tồn tại qua cách đón tiếp như thế. Trước khi anh bước vào nhà, anh mang mọi tính cách này, nhưng thái độ của bà Daswood đã xóa đi tất cả. Đúng thật là một thanh niên không thể yêu cô con gái nào mà không biểu lộ ý tình với bà mẹ. Elinor hài lòng thấy anh đã chóng trở lại như con người của anh. Tình cảm anh dường như sống lại đối với tất cả mọi người, và anh lại tỏ lộ quan tâm đến cuộc sống an sinh của họ. Tuy nhiên, tinh thần anh không được phấn khởi; anh khen ngôi nhà của họ, trầm trồ khung cảnh, anh tỏ ra chú tâm và hòa nhã, nhưng vẫn không phải trong háo hức. Cả gia đình đều nhận thấy điều này, riêng bà Daswood cho đấy là do mẹ anh thiếu phóng khoáng, nên bà ngồi xuống bàn ăn trong sự khinh miệt mọi bậc cha mẹ ích kỷ.

Khi bữa ăn tối đã xong và mọi người ngồi quanh lò sưởi, bà hỏi:

- Edward à, bà Ferras hiện nghĩ về anh như thế nào? Anh vẫn còn là nhà hùng biện đại tài tuy anh không muốn thế?

- Không. Tôi nghĩ giờ mẹ tôi phải chấp nhận là tôi không có biệt tài gì để trở thành con người của công chúng!

- Nhưng làm thế nào để gầy dựng tiếng tăm của anh? Để được nổi tiếng, anh phải làm cả gia tộc anh hài lòng, và nếu không chịu bỏ chi phí, không thích gặp gỡ người lạ mặt, không hành nghề chuyên môn, không có gì đảm bảo cho cuộc sống, anh có thể thấy là cả vấn đề khó khăn.

- Tôi không muốn thử. Tôi không kỳ vọng trở nên xuất chúng, và có mọi lý do để hy vọng không bao giờ. Cảm ơn Trời! Tôi không thể bị ép buộc để trở nên thiên tài và hùng biện.

- Tôi biết rõ anh không có tham vọng. Mọi ước vọng của anh đều vừa phải.

- Cũng vừa phải như phần lớn thiên hạ, tôi nghĩ thế. Cũng như bất kỳ ai khác, tôi muốn được hoàn toàn hạnh phúc; và cũng như ai khác đấy phải là theo ý của tôi. Trở nên vĩ đại sẽ không mang đến cho tôi hạnh phúc này.

Marianne kêu lên:

- Điều lạ là nó có thể! Được giàu sang hoặc nổi tiếng thì liên quan gì đến hạnh phúc?

Elinor nói:

- Nổi tiếng thì không, nhưng giàu sang thì liên quan rất nhiều.

Marianne nói:

- Chị Elinor, xấu hổ quá! Tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc khi không có cái gì khác để tạo hạnh phúc. Ngoài tài năng, tiền bạc không tạo mãn nguyện thật sự, nếu chỉ có cái tôi.

Elinor mỉm cười:

- Có lẽ chúng ta đi đến cùng một quan điểm. Tài năng của em và giàu sang của chị rất giống nhau. Nếu không có cả hai, như thế gian cho thấy, chúng ta sẽ thiếu thốn mọi thứ tiện nghi bên ngoài. Chỉ có điều là ý tưởng của em cao nhã hơn của chị. Này, tài năng của em là gì?

- Khoảng một nghìn tám hoặc hai nghìn mỗi năm, không cao hơn thế.

Elinor cười:

- Hai nghìn mỗi năm! Một là mức giàu sang của chị! Chị đã đoán được mức này sẽ cạn kiệt như thế nào.

Marianne nói:

- Tuy thế, hai nghìn mỗi năm là thu nhập rất khiêm tốn. Một gia đình không thể sống khá nếu có ít hơn. Em tin rằng em không đòi hỏi quá mức. Một vài gia nhân, một cỗ xe, có thể là hai, và những người đi săn; không thể sống với ít hơn được.

Edward lặp lại:

- Người đi săn! Nhưng tại sao cô phải có người đi săn? Không ai đi săn cả.

Marianne mặt ửng hồng:

- Nhưng phần lớn người ta đi săn.

Marianne bật lên một ý nghĩ mới:

- Em muốn có ai đấy cho mỗi người chúng ta cả gia sản lớn.

Elinor thốt lên:

- Ồ, em yêu! Thế thì chị sẽ hạnh phúc biết bao! Chị tự hỏi sẽ làm gì với gia sản này!

Marianne ra vẻ như thể cô không nghi ngờ chuyện này.

Bà Daswood nói:

- Tôi sẽ bị bối rối khi chi tiêu một gia sản lớn, nếu các con tôi đều giàu có mà không cần tôi trợ giúp.

Elinor nhận xét:

- Mẹ nên bắt đầu nâng cấp ngôi nhà này, rồi các khó khăn của mẹ sẽ chóng qua.

Edward nói:

- Với việc như thế, các đơn đặt hàng từ gia đình này gửi đến London sẽ tuyệt diệu biết bao! Đây sẽ là ngày hạnh phúc của cửa hàng sách, cửa hàng âm nhạc, nhà in. Cô Daswood, cô sẽ cho hoa hồng hậu hỉ cho mỗi tác phẩm gửi đến cô; còn đối với Marianne, tôi biết tâm hồn vĩ đại của cô ấy – âm nhạc ở London sẽ không có đủ để chiều lòng cô ấy. Còn nói về sách! Thomson, Cowper, Scott – cô ấy sẽ mua và mua thêm những tác phẩm: tôi tin cô ấy sẽ mua hết những bản in để không cho rơi vào tay không xứng đáng, cô sẽ mua hết những tựa sách hướng dẫn cho cô cách chiêm ngưỡng một cây khô. Có phải thế không, hở Marianne? Xin thứ lỗi, nếu tôi quá sỗ sàng. Nhưng tôi sẵn lòng muốn chứng tỏ cho cô thấy tôi đã không quên các tranh cãi của chúng ta.

- Edward, tôi thích được nhắc về quá khứ – dù u uẩn hoặc hoạt náo, tôi muốn nhớ lại – và anh sẽ chẳng bao giờ xúc phạm tôi khi nói về những ngày qua. Anh rất đúng khi giả dụ tôi sẽ tiêu tiền của mình như thế nào – một tý tiền, ít nhất tiền lẻ của tôi chắc chắn sẽ được dùng để bổ sung bộ sưu tập âm nhạc và sách của tôi.

- Và phần lớn số gia sản của cô sẽ được trả định kỳ cho các tác giả hoặc người thừa kế của họ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách