Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: love_milk_tea9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lịch sử Việt Nam

 Đóng [Lấy địa chỉ]
211#
Đăng lúc 14-8-2013 23:28:15 | Chỉ xem của tác giả
Đoàn Văn Ưu (Tân dậu 1921 – Kỉ mão 1999)


Đoàn Văn Ưu (Tân dậu 1921 – Kỉ mão 1999). Tướng lãnh QĐND Việt Nam, dân tộc Tày, quê xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1940, cựu sinh viên Trường Võ bị Hoàng Phố - Trung Quốc từ năm 1944. Từng là chính trị viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944.

Các chức vụ từng đảm nhiệm: Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn Hải Dương, Tham mưu trưởng, Đại Đoàn phó Đại Đoàn 34, Phó Tư lệnh Quân khu 4 (1966-1967), Phó Giám đốc học viện Quân sự, cao cấp và được Nhà nước và QĐNDVN tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... id=28&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

212#
Đăng lúc 14-8-2013 23:35:41 | Chỉ xem của tác giả
Đồng Khánh (1886-1888)


  Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
  Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
  Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.
  Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
  Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... =1682&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

213#
Đăng lúc 14-8-2013 23:40:02 | Chỉ xem của tác giả
Lê Dụ Tông


Lê Duy Đường (Dụ Tông) (Canh Thân 1680 – Tân Hợi 1731)
Vua nhà Hậu Lê, miếu hiệu Dụ tông Hòa hoàng đế, con Lê Hi tông, lên ngôi vào tháng 4 năm Ất Dậu 1705.

  Tháng 4 năm Kỉ Dậu 1729, ông bị chúa Trịnh Cương buộc nhường ngôi cho con ông là Duy Phường để làm Thái thượng hoàng. Thoái vị xong, hai năm sau (1731) ông mất, hưởng thọ 52 tuổi. Chôn tại Cổ Đô lăng, làng Cổ Đô, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa.

  Ông ở ngôi 25 năm, đổi hiệu năm 2 lần:

+ Vĩnh Thịnh 15 năm, (1705-1719).

+ Bảo Thái 10 năm (1720-1729).

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=444&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

214#
Đăng lúc 14-8-2013 23:41:23 | Chỉ xem của tác giả
Dục Đức (1883, 3 ngày)


Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.
  Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.”
  Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).
  Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.
  Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.
  Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... =1679&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

215#
Đăng lúc 14-8-2013 23:42:29 | Chỉ xem của tác giả
Dương Bích Liên (1924-1988)


Họa sĩ Dương Bích Liên là sinh viên khóa cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông sinh năm 1924 và mất năm 1988, quê làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu (nay là thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang).

Dương Bích Liên tham gia hoạt động mỹ thuật sớm. Ngay từ những ngày đầu cách mạng tháng Tám, ông vẽ tranh cổ động, áp phích phục vụ kháng chiến trong các đoàn tuyên truyền lưu động, đoàn kịch giải phóng, hoạ sĩ của báo Vệ quốc quân. Ông cũng tham gia đều đặn các triển lãm mỹ thuật ở Phú Thọ (năm 1948), Khu An toàn Việt Bắc (năm 1950), Triển lãm toàn quốc (năm 1954) và giành được nhiều giải thưởng. Năm 1980 ông đoạt giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc với tác phẩm: Hồ Chủ tịch qua suối.

Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than. Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của ông có đến 2/3 tác phẩm về đề tài phụ nữ, trong đó có những tác phẩm là tuyệt tác của hội hoạ Việt Nam hiện đại.

Là một hoạ sĩ tài ba, tâm huyết, Dương Bích Liên rất say mê vẽ, ngay cả trong những ngày chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông cũng không rời giá vẽ. Sự nghiệp hội hoạ của Dương Bích Liên là một tài sản quý của kho tàng Mỹ thuật Việt Nam.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... id=14&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

216#
Đăng lúc 14-8-2013 23:44:35 | Chỉ xem của tác giả
Dương Diên Nghệ (…- Đinh Dậu 937)


Danh tướng có sách chép là Dương Đình Nghệ, không rõ năm sinh. Thượng tướng của Khúc Thừa Hạo. Ông hết lòng giúp họ Khúc chăn dân trị nước. Đến năm Đinh Sửu 917 Khúc Hạo mất, ông phù tá con Hạo là Khúc Thừa Mĩ.

Năm Quý vị 923, nhà Nam Hán sai Lý Khắc Chính và Lý Tiến sang đánh. Khúc Thừa Mĩ bị bắt. Dương Diên Nghệ tạm lánh, lập cách báo thù cho họ Khúc, bèn lập ra trường đánh vật, chiêu tập hào kiệt cứu nước.

Năm Tân Mão 931, ông hưng binh, đánh tan quân đội của Thứ sử Lí Khắc Chính và Lí Tiến. Nhà Nam Hán lại sai Trần Bảo đem quân sang. Ông đón đánh, chém luôn Trần Bảo. Với chiến công lẫy lừng đó ông được nhân dân tin phục, suy tôn ông làm Tiết độ sứ. Ông mến tài viên thuộc tướng Ngô Quyền, gả con cho và cho giữ ái châu.

Được 6 năm, một đêm, ông bị tên thuộc hạ là Kiều Công Tiễn phản bội ám sát chết.

Ngô Quyền hay tin, lập tức kéo binh về đánh giết Kiều Công Tiễn dựng ra nhà Ngô.

So với Triệu Quang Phục trong thời Tiền Lý, Dương Diên Nghệ thật đáng liệt ngang hàng.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=412&Itemid=34

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
ruangolani + 5 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

217#
Đăng lúc 15-8-2013 00:16:52 | Chỉ xem của tác giả
Dương Khuê (Kỉ Hợi 1839 – Nhâm Dần 1902)


Dương Khuê (Kỉ Hợi 1839 – Nhâm Dần 1902)

Danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Vân Trì. Tục gọi ông Nghè Vân Đình vì ông quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là TP. Hà Nội). Cháu nội cụ Đốc học ở tỉnh Sơn Tây Dương Đức Ứng, húy Thụy, con cả cụ Đô ngự sử Dương Quang, anh ruột Dương Lâm.

Ông văn hay chữ tốt, đỗ cử nhân lúc ngoài 20 tuổi. Vào kinh thi Hội bị hỏng khoa đầu, nhân được Tùng Thiện Vương mời về nhà dạy con cháu học, ông nán ở lại chờ khoa sau.

Năm Mậu Thìn 1868 ông đỗ tiến sĩ lúc 29 tuổi. Sơ bổ Tri phủ Bình Giang rồi thăng Bố chính. Giặc Pháp xâm lăng. Ông dâng sớ bàn phải quyết liệt chống Pháp. Vua Tự Đức xem sớ phê là “Bất thức thời vụ”, giáng làm chánh sứ Sơn phòng, trông nom khai hoang. Mấy năm sau, thăng Án sát tỉnh Hải phòng, lại bị cách chức lần nữa trở ra Sơn Phòng như trước. Được vài tháng lại bổ làm Đốc học Nam Định, rồi thăng Bố chính. Đời Thành Thái giữ chức Tham tá Nha kinh lược Bắc Kì. Sau làm Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Về hưu được tặng hàm Thượng thư bộ binh.

Thơ văn ông truyền tụng hầu hết là những bài hát nói, đặc sắc hơn cả là bài “Đề: Động Hương Tích”.

Năm Nhâm dần 1902, ngày 6-3 ông mất, thọ 63 tuổi.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... d=413&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

218#
Đăng lúc 15-8-2013 00:29:28 | Chỉ xem của tác giả
Dương Mạc Thạch


Dương Mạc Thạch, người chính trị viên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đồng chí Dương Mạc Thạch, sinh năm 1915, quê ở xã Gia Bằng (nay là xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là người Đảng viên, Bí thư Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Nguyên Bình và là người chính trị viên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ).
Đồng chí Dương Mạc Thạch vốn là người sáng dạ, thông minh, nhanh nhẹn, có hoài bão và chí hướng, năm 1934 đồng chí tham gia cách mạng và được kết nạp vào Đảng. Đồng chí là người cán bộ nhiệt tình với phong trào ở Nguyên Bình, vận động nhiều người theo cách mạng và cũng là một trong những hạt nhân lãnh đạo, là Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Nguyên Bình. Năm 1940, đồng chí Dương Mạc Thạch là Ủy viên Ban chấp hành lâm thời tỉnh Cao Bằng, vốn là người am hiểu địa bàn, nắm chắc phong trào cách mạng và là người có uy tín ở địa phương, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc, do vậy sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Dương Mạc Thạch được tổ chức phân công bám trụ hoạt động ở Nguyên Bình và vùng giáp ranh với Bắc Kạn. Tại những vùng này, đồng chí đã tích cực xây dựng và phát triển cơ sở, vận động đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao vào Hội cứu quốc, tổ chức Mặt trận Việt Minh ở các xã, tổng. Tháng 12/1942, các ban Việt Minh tổng đã họp tại Lũng Dẻ (châu Nguyên Bình) bầu ra Ban Việt Minh châu do đồng chí Dương Mạc Thạch làm chủ nhiệm. Đồng thời, đồng chí còn được Tỉnh uỷ phân công trực tiếp cùng với đồng chí Võ Nguyên Giáp “Nam tiến” xuống vùng Bắc Kạn để phát triển phong trào, tổ chức các đội tự vệ. Nhờ vậy, sau một thời gian các Chi bộ Đảng ở Ngân Sơn, Chợ Rã lần lượt được thành lập. Thời kỳ này, đồng chí Dương Mạc Thạch là Tỉnh uỷ viên Cao - Bắc - Lạng và là người cán bộ chủ chốt chỉ đạo xây dựng và phát triển phong trào khu vực này, vì vậy đồng chí là một đối tượng luôn bị địch săn lùng, truy bắt. Tháng 02/1944, trên đường xuống núi Phja Boóc gặp địch khủng bố gắt gao, đồng chí đã phải ở lại hoạt động ở các xã phía Bắc huyện Ngân Sơn và cũng tại đây, đồng chí đã 2 lần bị địch phục kích nhưng may mắn thoát được.
Ngày 22/12/1944, tại buổi lễ thành lập Đội VNTTGPQ, đồng chí Dương Mạc Thạch được cử làm chính trị viên của đội. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp, đã cùng với đội trưởng Hoàng Sâm chỉ huy Đội VNTTGPQ làm nên chiến thắng ngay từ trận đầu. Buổi đầu, đội VNTTGPQ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính (chỉ được cấp 50 đồng bạc Đông Dương), đồng chí đã vận động một số người quyên góp ủng hộ và bàn bạc, vận động gia đình mình ủng hộ Đội 500 đồng.
Sau khi đánh đồn Đồng Mu trở về, đầu năm 1945 khi Đội VNTTGPQ đã phát triển thành nhiều đại đội, đồng chí Dương Mạc Thạch được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy một đại đội hoạt động dọc đường 3b, vừa vũ trang tuyên ruyền, vừa chặn đánh quân Nhật ở Nà Phặc, Hà Hiệu, Đèo Giàng… Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, đã cùng đơn vị tham gia giải phóng Thị xã Bắc Kạn, đến năm 1948 có thời kỳ làm Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến Bắc Kạn,… Giữa năm 1948, đồng chí được điều về Bộ Tư lệnh làm đặc phái viên các tỉnh miền núi, đầu năm 1949 được bổ nhiệm làm Trưởng phòng quốc dân Miền núi của Liên khu I.
Từ năm 1950, đồng chí Dương Mạc Thạch được cử đi học trường Chính trị Hà Nam (Trung Quốc), cuối năm 1951 về nước được bổ sung vào Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái sau đó được Trung ương điều lên Hà Giang. Gần 20 năm, đồng chí đã trải qua các chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Giang. Tên tuổi của đồng chí đã gắn bó với quê hương nơi đây, đã góp phần xây dựng và phát triển đối với tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn này. Đầu năm 1970 đồng chí Dương Mạc Thạch được điều về làm Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái, cho đến tháng 8/1978 được nghỉ hưu, trở về sống tại quê hương Cao Bằng và mất một năm sau đó.
Sau hơn 40 năm tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí Dương Mạc Thạch được giao trọng trách trên nhiều cương vị, nhiều vùng quê khác nhau. Trong buổi đầu cách mạng còn nhiều khó khăn, song đồng chí luôn tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, sự quyết đoán của người chỉ huy quân đội, của người lãnh đạo, xứng đáng là một trong những người con ưu tú trên quê hương cách mạng Cao Bằng. Với những công lao to lớn đó, đồng chí Dương Mạc Thạch đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh, huân chương kháng Pháp hạng nhất và nhiều huân chương khác. Để gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại, mọi cán bộ, Đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu đẹp xứng đáng là nơi thành lập Đội VNTTGPQ, là cái nôi của cách mạng Việt Nam.
Nam Tuấn (Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng)

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... =1954&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

219#
Đăng lúc 15-8-2013 00:38:46 | Chỉ xem của tác giả
Dương Quảng Hàm


Dương Quảng Hàm (Sinh 14/07/1898)
(Sinh 14/07/1898) Dương Quảng Hàm hiệu là Hải Lượng, quê làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Ông sinh ngày 14 tháng 7 năm 1898 trong một gia đình có truyền thống nho học. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập lên Đông Kinh nghĩa thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.

Ngay từ nhỏ Dương Quảng Hàm đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, đĩnh ngộ. Tuy chuyển sang Tây học sớm, song ông đã kịp tiếp thu một số vốn nho học của cha, anh, cái vốn ban đầu đó chính là nền tảng để sau này ông trở thành một người uyên bác về Hán học. Năm 1920 ông tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm với tiểu luận “Khổng Tử và học thuyết Khổng Mạnh trong nền giáo dục cũ”. Sau khi tốt nghiệp ông về làm giáo viên trường Bưởi (tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay, là trường trung học nổi tiếng thời Pháp) và ở đó cho đến ngày toàn quốc kháng chiến (1946).

Thời gian đầu ông dạy sử - địa, tiếng Việt, tiếng Pháp bậc cao đẳng tiểu học. Cách mạng Tháng Tám thành công ông được bổ nhiệm làm thanh tra trung học rồi hiệu trưởng trường Chu Văn An. Cùng với nhiều giáo viên, giáo sư khác, giáo sư Dương Quảng Hàm đã đem hết nhiệt tình, tài đức để góp phần xây dựng một nhà trường cách mạng mới, một nền giáo dục dân chủ mới. Là lớp giáo sư đầu tiên được đào tạo có hệ thống và cũng là lớp người đầu tiên tiếp cận với khoa học giáo dục Pháp, với cách giảng dạy mới, cho nên, ngoài giờ giảng dạy ông còn vận dụng vốn tri thức nho học và tân học đi sâu nghiên cứu kho tàng văn học Việt Nam theo phương pháp khoa học.

Khi sưu tầm, nghiên cứu văn học, ông quan tâm đến nhiều vấn đề văn hóa, lịch sử, học thuật có liên quan. Hơn 20 năm (từ 1920 - 1945) Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa cho nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt như các sách: Leccons d’ histoire d’ An Nam (1927), Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (1926 soạn cùng Dương Tụ Quán), Quốc văn trích diễm (1927), Việt văn giáo khoa thư (1940), Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942), cùng nhiều bài viết đăng trên các tạp chí như Hữu Thanh, Nam Phong, Tri Tân, Văn học tạp chí, với các bút danh Hải Lượng, Uyên Toàn. Song có giá trị nghiên cứu rõ rệt là hai cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” và “Việt Nam thi văn hợp tuyển”.

“Việt Nam văn học sử yếu” là quyển văn học sử đầu tiên của nước ta bằng chữ quốc ngữ có 48 chương, 11 thiên. Đây là một giáo khoa thư dùng cho học sinh 3 năm trung học song là một công trình khoa học lớn, có giá trị về nhiều phương diện, cả học thuật và tư tưởng, cả tư liệu lẫn phương pháp nghiên cứu. Nó vừa là mở đường, vừa là khẳng định giá trị của một nền văn học trước đó còn chưa được nhiều người biết đến, lại vừa đặt nền móng cho việc xây dựng bộ môn lịch sử văn học nước ta. Dương Quảng Hàm là một trong những người đầu tiên phân chia các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam và đề cập khá đầy đủ đến cơ sở và ảnh hưởng của sự phát triển: Ngôn ngữ, văn tự, chế độ học tập, thi cử, ảnh hưởng của nước Pháp, Trung Hoa.

Nhiều thế hệ học sinh đã nhờ sách đó mà hiểu được tính chất phong phú và đa dạng của nền văn học nước nhà. Còn các nhà nghiên cứu coi đó là cuốn cẩm nang trong việc nghiên cứu văn học sử. Cho đến nay “Việt Nam văn học sử yếu” đã được tái bản trên 10 lần.

Để ghi nhớ công ơn của người thầy giáo mẫu mực, người viết sách giáo khoa văn học, cũng đồng thời là người nghiên cứu lịch sử văn học uyên bác, ngày 14 tháng 7 năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Khoa học giáo dục và Viện Văn học đã tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về Dương Quảng Hàm nhân 95 năm ngày sinh của ông.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... id=15&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

220#
Đăng lúc 15-8-2013 00:50:49 | Chỉ xem của tác giả
Dương Quốc Chính (Lê Hiến Mai) (1918 - 1992)


Lê Hiến Mai (Mậu ngọ 1918 – Nhâm thân 1992). Tướng lãnh QĐNDVN, Thứ trưởng bộ Quốc phòng, quê xã Trạch Mĩ Lộc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tây.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1939 bị Pháp bắt mấy lần. Sau cách mạng tháng 8-1945 nhập ngũ đến năm 1974 được thăng quân hàm Trung tướng. Từng giữ những chức vụ quan trọng về quân sự, chính trị và chính quyền từ chính trị viên trung Đoàn đến phó bí thư xứ ủy, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và điện lực, Bí thư đảng ủy Quân khu 4, Ủy viên Quân ủy trung ương, Bộ ttrưởng Bộ Thương binh và xã hội kiêm chủ nhiệm ủy ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của Mĩ.

Năm 1982 làm chủ nhiệm ủy ban y tế xã hội của Quốc hội , Ủy viên Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa III, IV…

Ông được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ông mất năm 1992, thọ 74 tuổi.

http://www.lichsuvietnam.vn/home ... id=18&Itemid=34
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách