Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: love_milk_tea9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lịch sử Việt Nam

 Đóng [Lấy địa chỉ]
71#
Đăng lúc 25-1-2012 23:07:04 | Chỉ xem của tác giả
Thích học sử nhưng mấy sự kiện thì chẳng nhớ nổi
Thích nghe người khác kể chuyện xưa hơn là tự mình đọc, vừa dễ nhớ lại thấy thích thú hơn
Thực ra hồi bé tí teo ước mong là sau này sẽ thành nhà sử học hay khảo cổ học gì đó nhưng lớn thêm chút nữa mới biết là chẳng còn gì cho mình đi tìm tòi nữa. Haiz!
Nếu được thay vì tìm hiểu lịch sử mình muốn tìm hiểu trang phục dân tộc của VN từ xưa hơn
Tìm đọc nhiều tài liệu rồi mà vẫn không thấy văn bản nào ghi rõ cả, toàn mô tả qua loa
Đọc vài dòng mà để liên tưởng rồi vẽ ra cũng đau cả đầu
Tò mò không biết trang phục ngày xưa của VN như thế nào
Nếu bạn có tài liệu thì chia sẻ nhé
Thanks{:263:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

72#
Đăng lúc 3-4-2013 20:55:44 | Chỉ xem của tác giả
ôi

mềnh thích học sử dã man

thích đọc sách sử và các tiểu thuyết lịch sử

thật ra lịch sử cũng k khó lắm đâu

nếu mn đừng đọc những con số khô khan và thuộc lòng là được

chỉ cần nhớ dữ liệu,những sư kiện quan trọng

và nhất là nếu yêu thích lịch sử thì sẽ thấy môn này rất thú vị
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

73#
Đăng lúc 5-4-2013 22:22:51 | Chỉ xem của tác giả
Những tài liệu lịch sử, Văn hoá này hay quá.
Đây là những nghiên cứu của bạn hay biên chép từ sách nào?
(Xin lỗi mình không ở VN nên không rành)
Cảm ơn bạn đã chia sẽ.

Bình luận

Cái này mình tìm trên mạng rồi post về đây đó bạn.  Đăng lúc 5-4-2013 10:26 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

74#
Đăng lúc 6-4-2013 06:42:25 | Chỉ xem của tác giả
"love_milk_tea9  - Cái này mình tìm trên mạng rồi post về đây đó bạn"

Oh thì ra vậy. Dù gì bạn cũng tốn nhiều công lao và thời giờ để sưu tầm...
Việc làm nầy rất hửu ích cho sự tăng trưởng kiến thức về văn hóa cho
mọi người trong đây. Cảm ơn bạn.  

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

75#
Đăng lúc 19-4-2013 01:43:15 | Chỉ xem của tác giả
Nếu bạn chấm dứt từ cái post thứ 48 thì có lẽ hay hơn.
Sử tuy được viết bởi người đương thời nhưng khi đưa vào chính sử để chúng ta học tập thì cần phải được những đời sau (sau khi nhà cầm quyền đương thời không còn nắm quyền lực nữa) viết thì hy vọng mới đảm bảo được tính trung thực và độ chính xác của đoạn sử đó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

76#
Đăng lúc 20-4-2013 13:17:04 | Chỉ xem của tác giả
           An Dương Vương chọn đất đóng đô ở nơi… chó đẻ

Theo Ngọc phả Đền Hùng: “…Thục An Dương Vương được nước, cảm thấy sự nhường ngôi của (Hùng) Duệ Vương công đức như trời đất, bèn dóng xe về núi Nghĩa Lĩnh, dựng giao đàn để quốc gia phụng tự, dựng hai cột đá ở giữa núi, chỉ lên trời mà khấn  rằng: Nguyện có trời cao lồng lộng chứng giám xét soi, xin đời đời giữ gìn non sông bền vững và trông nom miếu vũ họ Hùng, sai lời thề sẽ bị trăng vùi gió dập…”.

Sau đó An Dương Vương đã rời đô về đất Cổ Loa, xây dựng tòa thành 9 vòng theo hình xoáy ốc mà lịch sử, huyền tích thường gọi là thành Ốc (Loa thành), Cổ Loa thành hoặc bằng nhiều tên khác như Khả Lũ, Côn Lôn thành, Khả Lưu thành, Qủy Long thành, Tư Long thành, Trung Quy thành…

Dã sử và truyền tụng ở địa phương cho biết, ban đầu An Dương Vương chọn đất Uy Nỗ (Tó) làm nơi xây dựng kinh đô, nhưng đàn chó của vua cứ kéo nhau sang đất Cổ Loa, trong đó có con chó quý tìm đến một khu gò đất lót ổ đẻ con, vì thế vua cho dời đô sang Cổ Loa, dựng cung điện ngay trên gò đất nơi chó đẻ. Với quan niệm “đất chó đẻ là đất quý” nên người dân Cổ Loa trước đây có tục làm nhà trên khu đất chó đẻ con.

Đời Lý Thái Tổ dựng cung điện trên núi Nùng ở Thăng Long hay chuyện Trần Hưng Đạo chọn nơi dựng thái ấp ở Kiếp Bạc cũng đều gắn với việc chó tìm đất để lót ổ sinh con…

cre: http://www.lyhocdongphuong.org.v ... -vua-viet-nam-2749/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

77#
Đăng lúc 20-4-2013 13:25:12 | Chỉ xem của tác giả
Lý Anh Tông cho…10 vạn quân đi dẹp trộm cướp



Lý Anh Tông là vị vua cho huy động một lực lượng đông nhất trong lịch sử để trấn áp tội phạm. Dưới triều ông trị vì, ngoài một số cuộc khởi nghĩa, nổi loạn còn xuất hiện tình trạng binh lính đào ngũ đi làm cướp, vì thế vào tháng 8 năm Qúy Mùi (1163) vua sai Phí Công Tín đem 10 vạn quân đi đánh dẹp các đảng cướp.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Bọn lính bỏ trốn, rủ nhau tụ họp thành bầy cướp bóc nhân dân trên đường bộ. Vua sai Phí Công Tín đem quân 10 vạn quân đi đánh dẹp yên được”.

Huy động cả một lực lượng khổng lồ để trấn áp chứng tỏ tình trạng cướp bóc lúc bấy giờ rất nghiêm trọng nhưng may mắn là triều đình đã khắc phục được. Điều thú vị là người có công lớn trong việc trấn áp tội phạm không phải là một võ tướng mà ông xuất thân từ quan văn, về sau mới chuyển sang ban võ nắm binh quyền.  Phí Công Tín làm quan dần dần từ chức Nội thường thị lên đến chức Tả ty, rồi Chư vệ, Binh bộ thượng thư, hàm Thái bảo và được Lý Anh Tông ban quốc tính (họ Lý).

cre: http://www.lyhocdongphuong.org.v ... -vua-viet-nam-2749/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

78#
Đăng lúc 20-4-2013 13:28:09 | Chỉ xem của tác giả
Trần Nhân Tông xem bói quốc gia đại sự


Trong lịch sử có những vị vua rất không ưa chuyện bói toán, thuật số nhưng ngược lại có người thậm chí còn thưởng cả chức quan, tước vị cho người đã gieo quẻ, bói trúng, đó là trường hợp đặc biệt liên quan đến vua Trần Nhân Tông.

Tháng 5 năm Kỷ Sửu (1289), sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 3, vua Trần Nhân Tông đã phong cho Phùng Sĩ Chu chức Hành Khiển, lý do là “khi người Nguyên sang, vua sai Sĩ Chu bói. Sĩ Chu đoán rằng: Thế nào cũng đại thắng! Vua mừng bảo: Nếu đúng như lời đoán, sẽ có trọng thưởng. Giặc yên, vua nói: Thiên tử không có nói đùa. Do đấy, có lệnh này” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đến năm Nhâm Thìn (1292) vua lại phong cho một viên quan là Trần Thì Kiến giữ chức An phủ lộ Yên Khang (nay là đất Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) cũng vì ông đã bói trúng.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho hay: “Trước đây, quân Nguyên vào cướp, vua sai Thì Kiến bói, được quẻ Dự biến sang quẻ Chấn, đoán là tốt. Mùa hạ năm sau, quân Nguyên đại bại, quả đúng như lời đoán. Mùa thu năm Trùng Hưng thứ 2 (1285), quân Nguyên lại vào cướp, vua lại sai bói, được quẻ Quan biến sang quẻ Hoán, Thì Kiến đoán: "Hoán nghĩa là tan, là điềm giặc tan". Sau quân Nguyên đến sông Bạch Đằng, quả nhiên tan chạy. Vua khen tài của Kiến, cho nên có lệnh này”.

cre: http://www.lyhocdongphuong.org.v ... -vua-viet-nam-2749/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

79#
Đăng lúc 20-4-2013 13:34:43 | Chỉ xem của tác giả
Vua Lê Thánh Tông cấm phá thai


Trong bộ luật Hồng Đức do Lê Thánh Tông ban hành có nhiều quy định liên quan đến nghề y như trừng phạt thầy thuốc kém đức, vấn đề về pháp y... Đặc biệt, vị hoàng đế này còn ra lệnh cấm phá thai và ít nhất hai lần đã đề cập đến vấn đề này.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào tháng 3 năm Giáp Thìn (1484): “Ngày 12, nhắc lại việc đàn bà phá thai và phá thai cho người khác. Trước đây có lệnh cấm rằng: loại đàn bà tàn nhẫn, vì muốn ít con cái để giữ lấy nhiều của, hoặc ngại việc sinh đẻ, muốn tránh khó nhọc, thấy mình có thai, dùng kế cho sẩy thai, thương tổn tính mệnh, làm hại luân thường, cùng là những kẻ phá thai cho người khác, đều phải tra xét, trị tội theo luật pháp.

Thế mà chúng vẫn coi là tờ giấy lộn, không đổi lỗi trước, vẫn theo thói cũ, tệ trước càng tăng, coi thường pháp luật, làm hư phong tục không gì hơn thế. Nay hãy nhắc rõ lệnh trước, răn cấm nghiêm hơn, nếu có người đàn bà nào như hạng nói trên mà mọi người đều biết, cùng là người chồng không biết răn cấm, đều trị tội theo luật pháp”.

cre: http://www.lyhocdongphuong.org.v ... -vua-viet-nam-2749/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

80#
Đăng lúc 20-4-2013 13:35:58 | Chỉ xem của tác giả
Vua Minh Mạng ban hành lệnh cấm thuốc phiện đầu tiên


Khó có thể biết được thuốc phiện được sản xuất, sử dụng ở nước ta từ bao giờ nhưng dần dần đến những thập niên đầu thế kỷ 19, hoạt động buôn bán, sử dụng thuốc phiện đã gây ra những tiêu cực, nhất là khi người nước ngoài mang thứ hàng này vào bán kiếm lời ở nước ta. Trước tình hình đó vua Minh Mạng đã ban lệnh cấm đầu tiên nhằm ngăn cấm việc buôn bán, sử dụng thứ “thuốc độc” này.

Sách Đại Nam thực lục chính biên cho biết vào tháng 7 năm Canh Thìn (1820) vua Minh Mạng ban dụ rằng: “Thuốc phiện là thứ thuốc độc từ ngoại quốc đem lại, những phường du côn lêu lổng mới hút cho là phong lưu, rồi chuyển thành thói quen, thường thường nghiện mà không thể bỏ được. Vì nó, quan bỏ cả chức vụ, dân thì phá hết sản nghiệp, thậm chí gầy yếu sinh bệnh tổn tạng, thương sinh. Vậy nên bài để nghiêm cấm đi”.

“Lúc ấy, đình thần bàn tâu: Bất luận quan hay dân, ai nghiện hút, chứa, nấu hoặc bán thuốc phiện đều bị xử tội đồ; ai bắt được thì thưởng 20 lạng bạc; cha anh không ngăn cấm con em, xóng giềng biết mà không tố đều bị xử trượng…” (Đại Nam thực lục chính biên).

Lời tấu nghị tâu lên, vua Minh Mạng sửa là quan chức có phạm tội này thì bị cách chức, còn các điều khác thì theo lời bàn của đại thần mà cho thi hành. Tiếp đó, vào các năm Giáp Thân (1824), Nhâm Thìn (1832), Kỷ Hợi (1839), vua Minh Mạng lại ban hành thêm quy định mới với hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các tội trạng liên quan đến mua bán, sử dụng thuốc phiện, như người hút thuốc phiện bị phạt theo mức từ “đánh 100 trượng, phát lưu 3.000 dặm” đến “tịch thu toàn bộ gia sản”; người nấu, tàng trữ thuốc phiện, bị phạt theo mức từ “sung quân đi biên viễn” đến “xử giảo và tịch thu gia sản”...

cre: http://www.lyhocdongphuong.org.v ... -vua-viet-nam-2749/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách