Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: love_milk_tea9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Lịch sử Việt Nam

 Đóng [Lấy địa chỉ]
91#
Đăng lúc 20-4-2013 23:52:47 | Chỉ xem của tác giả
NHÀ NGUYỄN - LỊCH SỬ THĂNG TRẦM CỦA MỘT DÒNG HỌ

(KỲ CUỐI): - KHƠI DÒNG LỊCH SỬ




Tuy nhiên, sự đánh giá đối với vương triều Nguyễn có vẻ đặc biệt hơn so với các triều đại khác trong lịch sử nước ta. Đặc biệt ở chỗ nhiều người chưa có được sự nhất trí trong nhận thức và sự giống nhau trong quan điểm. Chẳng hạn có người cho rằng nhờ có nhà Nguyễn nên nước ta mới có được một đất nước rộng lớn và hoàn chỉnh như ngày nay, cũng có người lên án nhà Nguyễn là một triều đại “bán nước”.



Đà Nẵng lấy tên chúa Nguyễn Hoàng đặt cho một con đường ở quận Hải Châu trung tâm thành phố -Ảnh: Đoàn Cường


Thịnh rồi suy

Vương triều Nguyễn chỉ mới được thành lập một cách chính thức vào đầu thế kỷ 19, nhưng sự chuẩn bị để đi đến kết quả đó đã bắt đầu từ rất lâu, muộn lắm là cũng vào thế kỷ 17. Theo bước thăng trầm của lịch sử mọi triều đại phong kiến, ngai vàng của các chúa Nguyễn Đàng Trong đã bị lung lay ngay sau cái chết của chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1765. Từ đó, Quốc phó Trương Phúc Loan, một con người vừa tham quyền vừa tham tiền, đã khuấy động cả triều đình Phú Xuân.

Bằng mọi thủ đoạn gian ác, ông đã đưa hoàng tử thứ 16 của vị chúa thứ 8 Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Phúc Thuần mới 11 tuổi lên nối ngôi để lợi dụng. Sự lộng quyền của Trương Phúc Loan đã làm bộ máy cai trị của nhà chúa yếu kém dần và lâm vào tình trạng “dột từ nóc dột xuống”.

Đó chính là lý do khiến ba anh em nhà Tây Sơn nổi dậy ở Quy Nhơn vào năm 1771. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân từ Quy Nhơn vào đánh Gia Định, chúa tôi nhà Nguyễn phải chạy xuống Định Tường, Cần Thơ rồi Long Xuyên. Quân Tây Sơn đuổi theo, bắt được chúa và đoàn tùy tùng, họ đều bị giết, chỉ trừ Nguyễn Phúc Ánh kịp thời rời đất liền ra trốn tránh ở đảo Thổ Châu.

Sau đó, ông trở về Long Xuyên tụ tập được một số người thân tín và tái khởi binh đánh chiếm lại Sài Gòn. “Rồi từ đó, suốt 24 năm trời, từ năm 1778 - 1802, Nguyễn (Phúc) Ánh liên tiếp chống lại kẻ thù họ Nguyễn. Cuối cùng ông gây dựng được cơ đồ cũ, lên ngôi với đế hiệu Gia Long, cai trị trên một lĩnh thổ to rộng hơn bao giờ hết về trước, và lĩnh thổ này chính ông đã đặt cho tên Việt Nam” (Nguyễn Phương, 82 năm Việt sử, 1802-1884, Đại học Sư phạm Huế xuất bản, 1963).

Nếu nói công bằng thì sự thống nhất quốc gia vào đầu thế kỷ 19 không phải là công riêng của ông vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, mà nó đã được đặt sẵn nền tảng trước đó trên dưới hai thập niên với việc xóa bỏ ranh giới sông Gianh khi quân Trịnh mở cuộc Nam chinh vào đầu năm 1775, và nhất là lúc hoàng đế Quang Trung mở cuộc Bắc phạt vào năm 1788. Việc thiết lập vương triều Nguyễn cũng dựa trên nền tảng của một số triều đại tiền nhiệm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, mà căn cơ và quan trọng nhất của vương triều này vẫn là thời của các chúa Nguyễn.

“Thà làm dân một nước độc lập”

Gia Long là vị vua khai sáng vương triều Nguyễn, kéo dài 143 năm (1802-1945) qua 13 đời vua. Nay nhìn lại lịch sử 143 năm trải qua 13 đời vua ấy, các nhà sử học dễ nhất trí với nhau rằng có thể chia đại khái ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn độc lập tự chủ tồn tại dưới đời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và một phần đời vua Tự Đức. Nhưng sau cái chết của vị vua thứ tư này thì thực dân Pháp đã có thể gây áp lực trực tiếp lên chính triều đình Huế, buộc Nam triều phải ký hiệp ước Patenôtre (6-6-1884) và tước đoạt nền độc lập của Việt Nam.

Mặc dù ngay sau đó, ngọn lửa giành lại chủ quyền có lóe lên vào năm 1885 dưới thời Hàm Nghi, rồi Thành Thái và Duy Tân, nhưng lực bất tòng tâm, kinh đô thất thủ, Việt Nam hoàn toàn bị đặt dưới quyền cai trị của người Pháp. Vương triều Nguyễn đã để mất nước (cho đến năm 1945), như chính Bảo Đại đã tuyên bố khi thoái vị: “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Khi đang viết bài này, tôi đọc được một cuộc phỏng vấn ngắn với nhà thơ Nguyễn Duy trên báo Lao Động ra ngày 16-7-2008, với nhan đề “Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”. Đây là câu thơ mà Nguyễn Duy dùng để mở đầu kịch bản phim Đi tìm dấu tích ba vua do Đài truyền hình TP.HCM thực hiện. Khi trả lời câu hỏi tại sao lại phải “khơi dòng lịch sử bị nghẽn” vào thời điểm này, nhà thơ Nguyễn Duy thổ lộ: “Cho đến bây giờ nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa”.
Nhìn chung, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, kể cả “tấm huy chương” mà một số sử gia, trong đó có các nhà bỉnh bút ở Quốc Sử Quán, Nội các và Hàn Lâm viện triều Nguyễn đã gắn cho vua Gia Long nói riêng và vương triều Nguyễn nói chung. Nhưng vì chính vua Gia Long là người muốn giành lại vương quyền cho dòng họ mình để thành lập triều Nguyễn với bất cứ giá nào, kể cả việc cầu viện ngoại bang, cho nên con cháu ông sau đó đã phải trả một cái giá rất đắt khi quân đội thực dân Pháp đến xâm lược nước ta.

Trong bài “Vài suy nghĩ về vị thế xứ Huế và vị thế lịch sử của nó” đăng trên tạp chí Sông Hương tháng 5-6 năm 1987, giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra một nhận định đầy công tâm và chính xác về nhà Nguyễn: “Có thời Nguyễn, chúng ta mới có được một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay”. Và trong ngót hai thập niên qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu đã dần dần đem lại một cái nhìn rộng mở hơn chứ không còn gay gắt như trước đối với vương triều Nguyễn.

cre: http://www.lyhocdongphuong.org.v ... i-dong-lich-su-332/

Bình luận

ss ơi từ post 84 trở đi hình hư hết rồi, ss sửa lại nhé. Cảm ơn ss đã post thêm nha!  Đăng lúc 21-4-2013 05:40 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

92#
Đăng lúc 21-4-2013 22:31:22 | Chỉ xem của tác giả
love_milk_tea9 gửi lúc 3-1-2012 12:56
C. Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Đinh 12 năm (968 - 980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa ...


bạn ơi mình cũng thích trao đổi về lịch sử Việt Nam lắm nhưng cũng không có nhiều cơ hội. Hôm nay thấy bạn lập cả trang về lịch sử mạo muộn hỏi bạn vấn đề này bạn giúp mình một ích ý kiến nha
theo như lời dẫn của bạn là:

"Năm 978, Đinh Tiên Hoàng lập con nhỏ là Hạng Lang làm thái tử, phong con thứ là Toàn làm Vệ vương. Đinh Liễn là con trai đầu, đã từng có nhiều công lao trong sự nghiệp đánh dẹp 12 sứ quân, dựng nên triều đại mới, chỉ được phong Nam Việt vương. Không chấp nhận điều đó, Đinh Liễn cho người ngầm giết Hạng Lang. Sự việc chưa có gì đổi mới thì cuối năm 979, nhân một bữa tiệc rượu trong cung của hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, một viên quan hầu tên là Đỗ Thích đã ám hại cả hai.

Đỗ Thích bị bắt giết. Triều thần đưa Vệ vương Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Vì nghi ngờ Lê Hoàn có ý định cướp ngôi, các tướng cũ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bạc, Phạm Hạp đã đưa quân về kinh định giết ông. Cuộc chiến xảy ra. Đinh Điền, Phạm Hạp, Nguyễn Bạc đều bị giết."


Quả thật các tư liệu lịch sử nước của chúng ta đều ghi chép lại như thế (tuy nhiên bạn cũng biết đó có một số việc, sự việc lịch sử nó không vô tư mà bị 1 thế lực nào đó ....) vì sau mình lại nói thế vì mình đã suy nghĩ khá nhiều ở giai đoạn này mình thấy nó có 1 sự vô lý về cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Vua và con vua đều là do Đỗ Thích giết hại (Đỗ Thích chính là thái giám quan) mình thật sự không hiểu nổi anh này có động cơ gì mà giết nhà vua ghê gướm thật (giết vua tru vi 9 họ) mà sau khi giết rồi chẵn thấy 1 cái lợi ích gì hết thật vô lý (ông này bị Lê Hoàn giết trả thù cho vua)
và có 1 giải thuyết đặt ra rằng giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga đã có ABC trước đó liên kết Đỗ Thích giết hại nhà vua mua đồ soán ngô sau khi thành công giết chết đỗ Thích bịch đầu mối vì đến thời điểm hiện tại chỉ công bố Đỗ Thích đã bị giết chết nhưng chưa từng nêu là đây là 1 vụ án được xử công khai mà có cảm giác rất kỳ hoặc trong cái chết này bởi 1 người như Đỗ Thích giết vua là khó rồi còn phải giết cả Đinh Liễn (không được phong Thái Tử giết làm gì ta) nếu không có 1 thế lực giúp sức liệu Đỗ Thích có làm được việc đó hay không???????????? nên việc nghi ngờ cướp ngôi theo mình là có cơ sở

Không biết bạn có lý giải gì không nhỉ? rất mong nhận phản hồi từ bạn^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

93#
Đăng lúc 6-8-2013 00:05:47 | Chỉ xem của tác giả
HÀO KHÍ ĐÔNG A: TẢN MẠN HỒI CỨU TRẦN HỮU LƯỢNG & CHU NGUYÊN CHƯƠNG TRANH HÙNG (QUA LINH KHU ĐỒ)


Tác giả: Lê Hưng
I.Từ dã sử võ hiệp đến chính trị lịch sử:

1.1- Từ dã sử võ hiệp Trung Hoa:

Học giả - sử gia Trần Trọng Kim (1882 – 1953) khi đề cập việc giao thiệp chính trị của nước ta (thời gian vua Trần Dụ Tông: 1341 – 1369) với nước Tàu:

-bấy giờ ở bên Tàu, nhà Nguyên đã suy, trong nước rối loạn, có bọn Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương khởi binh đánh phá. Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Từ Châu (tỉnh An Huy) chiếm giữ thành Kim Lăng, rồi trong 15 năm dứt được nhà Nguyên, dẹp yên thiên hạ …

(Việt Nam Sử Lược – NXB. Tổng Hợp Tp.HCM – 2005)

Câu chuyện tranh hùng của các nhân vật lịch sử Trung Hoa nói trên, đã được nhà văn Kim Dung (người Hồng Kông – TQ) viết thành tiểu thuyết võ hiệp dã sử “Cô gái Đồ Long” khá nổi tiếng. Bạn đọc người Việt chúng ta (khi đọc các bản dịch Việt ngữ cuốn truyện này) đều chú ý tới nhân vật Trần Hữu Lượng – thủ lĩnh hệ thống Cái Bang – khởi xướng cuộc nổi dậy của dân nghèo chống lại nhà nước Đại Nguyên (tộc người Mông Cổ cai trị nước Trung Hoa), đồng thời cũng là đại kình địch của lực lượng Bạch Liên giáo (chủ trương phục hồi nhà Tống, giải phóng ách cai trị của nhà Nguyên – Mông Cổ) do chủ soái Chu Đức Dụ tức Chu Nguyên Chương cầm đầu. Trần Hữu Lượng (THL) dưới bút pháp tác giả Kim Dung, có tài năng hiếm lạ:

- lúc còn tuổi ấu nhi, chỉ nghe lén Trương Tam Phong đọc khẩu quyết “Chân Kinh” tại chùa Thiếu Lâm, mà cậu bé THL đã “thuộc nằm lòng” toàn bộ nội dung “bí kíp Chân Kinh” (nghĩa là có trí nhớ siêu việt như thần đồng Lê Quí Đôn thời hậu Lê – thế kỷ 18 ở nước ta)

- đến khi vào tuổi thanh niên, THL đã toả sáng tinh thần ham học hỏi, mạnh dạn tiếp cận nhiều cao thủ võ lâm (như dâm tăng Thành Khôn, quái hiệp khiếm thị Tạ Tốn …) để cầu học thêm võ nghệ bậc cao của các kỳ nhân trong thiên hạ …

1.2- Đến chính sử Đại Việt:

Hai bộ sách lịch sử có uy tín và lâu đời của nước ta:

- bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” của Lê Văn Hưu (đời Trần thế kỷ 13), Ngô Sỹ Liên (thế kỷ 15 đời Lê …(1))

- bộ “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sỹ thời hậu Lê (2)

là khá rõ ràng về nhân thân – lý lịch của “nhân vật có thật” trong lịch sử: Trần Hữu Lượng (THL). Vậy THL là ai ?

II. Nhân thân lịch sử Trần Hữu Lượng:

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi:

- Giáp Ngọ năm thứ 14 (1354), Nguyên Chí Chính năm thứ 14. Mùa Xuân tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc: Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hoà thân (Trần Hữu Lượng là con Trần ích Tắc).

Theo “Việt sử tiêu án” ghi:

- Trần Hữu Lượng khởi binh ở Giang Châu, sai sứ giả sang nước ta xin hoà (Hữu Lượng là con của Ích Tắc, cuối đời Nguyên cùng vua Minh Thái Tổ khởi binh). Ngoài ra các sách “Đại Nam thực lục” “Đại Việt sử ký bản kỷ” cũng cho biết: THL là con Trần Ích Tắc.

Theo tài liệu “Trần Triều thế phổ”, người Việt chúng ta đều đã biết:

* vua Thái Tông Trần Cảnh có 3 con trai với Chiêu Thánh hoàng hậu là Trần Quốc Khang, Trần Quang Hoảng (tức là vua Trần Thánh Tông), Trần Quang Khải; và có thêm 2 con trai khác (với hai bà phi) là Trần Ích Tắc và Trần Nhật Duật. Vậy Trần Ích tắc là hoàng đệ của vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278)

* Người anh ruột Thái Tông Trần Cảnh là ông Trần Liễu có hai con trai: Trần Quốc Doãn và Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương).

Như vậy: Trần Hưng Đạo và Trần Ích Tắc là anh em thúc bá; do đó ta suy ra ngay phả hệ: Trần Hữu Lượng là cháu gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bằng BÁC (họ bên nội của dòng dõi Đông A nhà Trần Việt Nam)

Sử gia – học giả Trần Trọng Kim ghi trong “Việt Nam sử lược” như sau:

- “hoàng đệ Trần Ích Tắc là một người hay chữ trong nước lúc ấy, mở học đường để những người văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đỉnh Chi cũng học ở trường ấy ra …” (trang 121 – VNSL)

- “bọn hoàng tộc là Trần ích Tắc, Trần Tú Viên … đều ra hàng Thoát Hoan cả. Chỉ có Hưng Đạo Vương phụng xa giá đi, trèo non vượt bể, trải gió dầm mưa, thế lực tuy cùng, nhưng vẫn bền vững một lòng tìm kế đánh giặc …” (trang 136 – VNSL); sự việc xảy ra năm 1284 khi quân nhà Nguyên vây hãm Thăng Long).



- “Vua nhà Nguyên nghe lời, cho quân sĩ nghỉ vài tháng: Còn Trần Ích Tắc đã theo Thoát Hoan về Tàu, thì cho ra ở Ngọc Châu”

(trang 143 – VNSL; sự việc xảy ra năm 1285 trước khi Thoát Hoan sang đánh nước ta lần thứ hai – 1287)

Từ các chi tiết đã dẫn ở trên, chúng ta đã có thể biết thêm: Chiêu quốc Vương Trần ích Tắc theo phò nhà Nguyên và dời khỏi nước Đại Việt từ năm 1287 đời vua Trần Nhân Tông ông sống lưu vong và trở thành công dân nước Trung Hoa từ đời vua Nguyên Thành Tông (khi Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt qua đời) và được cấp ruộng ở vùng Hán Dương, làm chức Bình Chương tỉnh Hồ Quảng, thọ 76 tuổi (3). Như vậy: Trần Hữu Lượng là người Hoa gốc Việt Nam, mang dòng máu “Đông A hào kiệt”hậu duệ của những danh tướng Việt Nam đời Trần (Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản …), nên mới đủ bản lãnh “tranh bá đồ vương” với Chu Nguyên Chương (tức Chu Đức Dụ) người Hoa bản địa gốc nông dân tỉnh An Huy (TQ), tuy cả hai người này đều nhằm mục đích chung: giải phóng nước Trung Hoa thoát khỏi ách đô hộ của tộc người Mông Cổ.

III. Linh khu đồ của hai nhân vật nổi dậy chống nhà Nguyên:

3.1- Trong các nhóm nổi dậy kháng Nguyên vào hậu bán thế kỷ 14 ở Trung Hoa, chỉ có ba lực lượng đáng kể:

3.1.1- Chu Nguyên Chương phò vua nhà Tống (Tiểu Minh Vương) đóng đô ở Hào Châu, tự xưng là Ngô Vương phía tây đất Ngô (sau này ám sát vua Tống – 1366, sáng lập ra nhà Minh).

3.1.2- Trương Sĩ Thành, tự xưng là Chu đế, đóng đô ở vùng phía đông đất Ngô.

3.1.3- Trần Hữu Lượng tự xưng là Hán Đế ở đất Giang Sở. Tuy ba nhóm nổi dậy đều chống phá lật đổ nhà Đại Nguyên Mông Cổ, thực sự họ lại tranh chấp – tiêu diệt lẫn nhau, để dành quyền cai trị nước Trung Hoa đáng kể nhất là lực lượng quân sự to lớn của Trần Hữu Lượng và của Chu Nguyên Chương. Lịch sử Trung Hoa cho biết thêm nhân thân của hai nhân vật:

* Chu Đức Dụ (tức Chu Nguyên Chương) sinh ở Hào Châu tỉnh an Huy (TQ) thuộc giới nông dân nghèo, sớm mồ côi cha mẹ, tuổi ấu thơ đi tu ở Hoàng giác tự, tuổi thanh niên gia nhập hàng ngũ kháng Nguyên của môn phái Bạch liên giáo …

* Trần Hữu Lượng sinh ở Miễn Dương tỉnh Hồ Bắc (TQ), thuộc giới người làm nghề chài lưới (xin lưu ý: ông tổ các vua Trần nước ta, là ông Trần Lý cũng xuất thân làm nghề đánh cá ở tỉnh Nam Định – Việt Nam); nhà văn Kim Dung (tác giả nhiều bộ sách võ hiệp nổi tiếng ở Hồng Kông – TQ) đã mô tả THL là mẫu người “đặc sắc hiếm có” (như cách đúc kết của nhà nghiên cứu y – sử TS.BS Bùi Minh Đức – California):

- Thông minh, có chí ham học, khôn ngoan giảo quyệt, mưu mô, nhiều tham vọng nhưng lại là người chỉ huy giỏi … (4). Nhưng theo nhận xét riêng của người viết: những đặc sắc hiếm có vừa nêu là thiên hướng chỉ CNC nhiều hơn (khi thẩm định bằng LKĐ)

3.2- Linh khu đồ của THL&CNC

Khá nhiều tài liệu nghiên cứu “Tử Vi đẩu số” về các nhân vật lịch sử được lưu truyền đến bây giờ (như Đông A di sự, Tử vi nghiệm lý, Gia phổ huyền thư dòng họ Lê Lã …) đã cho biết các “thông số thời gian” để lập được linh khu đồ (LKĐ):

- Chu Nguyên Chương (5) sinh năm Mậu Thìn (1328) ngày 21 tháng 10 âl giờ Mùi – Mệnh Mộc, cục Thổ, thân cư Phúc)

- Trần Hữu Lượng (6) sinh năm Nhâm Tuất (1322) ngày 26 tháng 9 âl giờ Tý – Mệnh Thuỷ, cục Kim, Thân cư Mệnh)

IV. Nhận dạng thắng – thua tranh hùng giữa CNC & THL:

Nhóm nghiên cứu hậu TL phát hiện một lý thú đầu tiên, là cấu trúc 14 dữ kiện VIP của LKĐ CNC & LKĐ THL hoàn toàn giống như nhau, chỉ khác ở các dữ kiện chi tiết (để biết tại sao THL thất bại trước CNC):

4.1- dạng thức của CNC là “Sát Phá Tham” ở tam giác địa chi Thân Tý Thìn; còn dạng thức của THL là “Tử Phủ Vũ Tướng Liêm” ở tam giác địa chi Dần Ngọ Tuất. Lời giải đáp: xem mục 2.2 và mục 2.6 trang 30 – 31 sách “biết mình – hiểu người, hài hoà cuộc sống” và trang 173 sách đã dẫn sẽ tường minh “con người thật” của CNC và THL !

4.2- Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm:

- Mệnh tốt không bằng Thân tốt

Thân tốt không bằng phúc đức tốt

rất đúng khi nhìn vào LKĐ.CNC: thân cư Phúc ở Ngọ (thuộc dạng thức VIP : Tử Phủ Vũ Tướng Liêm: thuần âm của dữ kiện Thái Âm) hơn hẵn cung Phúc của LKĐ.THL ở Tý (dạng thức VIP: Sát Phá Tham: thuần dương của dk. Thái Dương). Nên nhớ quan điểm thuần Âm Dương của nhóm n/c hậu TL:

- Âm là tiếp thu, nhận thêm vào …

- Dương là phát tán, làm vơi bớt đi …

(xem trang 62 – 63 sách đã dẫn, hoặc sách “nghiệm lý hệ điều hành âm dương” trang 13 – 14 – 15 – 16. NXB Tổng Hợp Tp. HCM 2010)



4.3- Thế “minh lộc – ám lộc” của LKĐ CNC: Hoá Lộc ở quan lộc địa chi Thân “nhị hợp” với Lộc Tồn ở phụ mẫu địa chi Tỵ, là lợi thế sáng giá; trong khi LKĐ THL: minh lộc (Hoá Lộc) và ám lộc (Lộc tồn) lại chung đụng sát phạt nhau tại Phụ mẫu: cực kỳ bất lợi (mỗi khi 2 dk này đồng cung) chưa kể nhóm sát thủ: Địa không – Địa kiếp – Kiếp sát – Thiên không – Lưu hà cũng hiện diện tại đây !

4.4- Còn luận về tư thế “chính nhân quân tử” (theo truyền thống đạo lý cổ truyền), rõ ràng LKĐ THL đẹp nhân cách hơn LKĐ CNC:

- Mệnh và an Thân cùng nằm trong tam giác Thái tuế – Quan phù – Bạch hổ gọi là vòng Thái tuế (của LKĐ THL) so sánh với Mệnh tuy nằm trong vòng Thái tuế nhưng an Thân lại nằm ở tam giác Tuế phá – Tang môn – Điếu khách, gọi là mẫu Tuế phá (của LKĐ CNC). Lời giải đáp: mục IV trang 102 – 103 – 104 sách đã dẫn, sẽ hiểu thêm: khi có tham vọng chính trị, thì phải biết “tung hoả mù” nhiều thủ đoạn để đối phương … hết biết ! Cách hành động của CNC (nói một đàng làm một ngả) hơn điểm THL ở chỗ này đây!

4.5- THL tử trận năm 45 tuổi âm lịch (1366, tại mặt trận thuỷ chiến trên hồ Thẩm Dương – Trường Giang, bị CNC dùng hoả công vây hãm) đúng vào đại vận 44 – 53 tuổi ở tam hạp cục hoả (Dần Ngọ Tuất) trong khi bản mệnh và an Thân cũng thuộc tam hạp hoả (Dần Ngọ Tuất) hoả gặp hoả! Cụ Thiên Lương sinh thời đã truyền cho con cháu một “nghiệm lý” về qui luật ngũ hành:

- mộc gặp mộc: tốt

- kim gặp kim: tốt (kim gặp hoả cục: kim khắc lúc sau)

- hoả gặp hoả: xấu (hoả gặp kim cục: hoả khắc lúc đầu)

mà LKĐ của THL lại thuộc kim cục (nên mới bước vào đại vận thái tuế, đã gặp ngay sự xấu)

- thuỷ gặp thuỷ: xấu

- thổ gặp thổ: hoà

4.6- THL lại thua điểm CNC (được báo trước từ linh khu đồ) rất hiển thị trên 2 LKĐ như sau:

- LKĐ THL: cung quan lộc bị Triệt án ngữ; cung tật ách có dk Thiên hình (mũi tên, hòn đạn) chờ sẳn

- LKĐ CNC: cung tật ách được 2 dk che chở: Tuần không và Thiên Lương; cung quan lộc lại thuộc tam giác vàng “Thân Tý Thìn” (xem lời giải đáp ở mục 4.1 trang 102 sách đã dẫn, hoặc mục 2.2 trang 30, mục 2.6 trang 31 sách đã dẫn)

4.7- Sống ở đời phải biết nghiệm lý như người Âu Châu:

“Vivre, c’est lutter” (sống ấy là tranh đấu), trong khoa “linh khu thời mệnh lý” cũng quan niệm: cung thiên di là môi trường sống luôn luôn phải bị cung mệnh chế ngự! Do đó, khi nhìn vào thân thế sự nghiệp của CNC và của THL, chúng ta thấy bản minh hoạ “sống động”:

- LKĐ CNC: cung Mệnh ở Thân Tý Thìn (tam hạp thuỷ, đồng thời cũng là tam giác vàng quí nhất trong mỗi LKĐ) là thế thượng phong thiên hạ!

Cung Thiên di ở Dần Ngọ Tuất (tam hạp hoả) luôn bị kém thế hơn, vì thuỷ chế ngự hoả!

- LKĐ THL: cung Mệnh ở Dần Ngọ Tuất (hoả)

Cung Thiên di ở Thân Tý Thìn (thuỷ) luôn luôn mạnh mẽ khắc chế cung mệnh (hoả)

THL lại thua điểm CNC quá rõ ràng!


V. Tâm tư của người viết:

Mỗi khi đọc lại 3 đoạn viết trong bộ sử ký chính thống “Đại Việt Sử Ký toàn thư” (tác giả là các sử quan Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên …) như sau:

5.1- Năm Giáp Ngọ - 1354 Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hoà thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”

5.2- Năm Tân Sửu – 1361: “tháng 2, Minh Thái Tổ đánh Giang Châu. Trần Hữu Lượng lui giữ Vũ Xương, sai người sang ta xin quân (cứu viện). Vua không cho”

5.3- Năm Bính Ngọ - 1366: “Hán là quốc hiệu của Trần Hữu Lượng. Lượng đánh nhau với Chu Nguyên Chương ở hồ Thẩm Dương, bị chết trận. Chu Nguyên Chương đến vây Vũ Xương, con của Lượng là Trần Lý đầu hàng)

Người viết bài này không khỏi ngậm ngùi một nhánh “hào khí Đông A Việt Nam” ngày xưa bị rơi vào tình huống:

- Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương!

(thơ Nguyễn Du thế kỷ 18)

bởi vì nhân vật THL đúng là “mẫu người tài” được nhận dạng qua học thuật “linh khu thời mệnh lý” nhưng chịu số phận “có tài mà cậy chi tài; chữ tài liền với chữ tai một vần”và qua đời khi tuổi nam nhi còn nhiều tráng khí như thi hào Nguyễn Du nghiệm lý trong truyện Kiều.

Tôi cũng cảm thông con cháu tôi (hậu duệ nhà giáo TL và thầy thuốc ĐS) dòng họ Lê Lã – Hưng Yên thường phàn nàn, tiếc nuối về cuộc tranh hùng bá vương này:

- Giá như “ngày xa xưa ấy” các vua nhà Trần ( Đại Việt ) chi viện quân lương tích cực cho ông Trần Hữu Lượng theo thỉnh nguyện cầu cứu của ông ấy (vì tình nghĩa họ hàng gần cận, cũng như vì đồng chủng dân tộc), thì rất có thể “người hùng hậu duệ hào khí Đông A” THL đã không thua … Chu Nguyên Chương!

Nhưng tôi (cũng như những ai đã am hiểu tinh hoa nguồn văn hoá phi vật thể “linh khu thời mệnh lý”) đều “càng thông cảm hơn” cho các vua nhà Trần thời bấy giờ (vua Trần Minh Tông, Trần Dụ Tông…) đã phải “khước từ” lời cầu viện của người bà con ruột thịt THL cũng chỉ vì “sinh mệnh tồn tại” của quốc gia Đại việt, với lý do rất dễ hiểu: giữ gìn hoà khí ngoại giao với nước Tàu đất rộng người đông, khi mà:

- Linh khu đồ sáng sủa của CNC hơn hẳn LKĐ của THL (như nhiều chi tiết đã dẫn giải ở phần IV bài viết này), bởi lẽ hoàng tộc đời nhà Trần VIỆT NAM có “chìa khoá vàng” giải mã các linh khu đồ (tức số Tử Vi cổ truyền) là cẩm thư bí truyền “Đông A di sự” nổi tiếng của dòng họ Trần; tất nhiên khi “hội chẩn” LKĐ của hai hào kiệt nêu trên, thì các vua Trần phải gạt bỏ tình riêng gia tộc (không ứng cứu THL) để sau này CNC (khi ông ta thống nhất được thiên hạ Trung Hoa) sẽ không kiếm cớ “gây khó dễ” với xứ Đại Việt của … chúng ta!

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... a-linh-khu-do-2932/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

94#
Đăng lúc 6-8-2013 00:09:24 | Chỉ xem của tác giả
KHẢO VỀ VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT QUA LÊ THÁNH TÔNG - KỲ 1


Tác giả: Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển
Bậc hiền vương văn minh lỗi lạc

Những hành xử của Lê Thánh Tông cả trước và sau khi lên ngôi không những tỏ rõ “khí lượng thiên tử” mà còn cho thấy ông đã được đào tạo một cách bài bản như thế nào về quan niệm trị nước theo tiêu chuẩn của Nho giáo.

Lê Thánh Tông thuộc loại hình nhân vật lịch sử đáng chú ý. Có thể có nhiều cách phân loại khác nhau. Từ quan điểm hiện đại, nhiều người coi ông như một mẫu hình nhà văn hóa của Đại Việt hay nhà chính trị lỗi lạc, nhà thơ lớn của Đại Việt vào thế kỷ XV.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu bất cứ một lĩnh vực nào thì người nghiên cứu nên tự đặt mình vào bối cảnh thời đại cũng như bối cảnh tri thức của thời đại đó, tộc người đó. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn từ bên trong, tránh đi lối nhìn đã “hiện đại hóa” của đời sau.

Chính vì vậy, bài viết xuất phát từ việc khảo về khái niệm văn hiến trong bối cảnh tri thức Nho gia Việt Nam cũng như “văn hiến Đại Việt” qua trường hợp Hoàng Đế Lê Thánh Tông, để ngõ hầu lý giải được phần nào những đóng góp lịch sử của vị hoàng đế này đối với lịch sử và dân tộc.

Với thức nhận như trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về từ nguyên của khái niệm “văn hiến” trong bối cảnh tri thức của Nho gia1. Kết quả có thể tóm lược như sau. Về mặt tự nguyên, Văn có bốn nghĩa: văn tự, ngôn ngữ, văn thư, và văn chương (2), cũng như trỏ những tư liệu nói chung có liên quan đến điển chương chế độ, hiến chỉ người hiền tài, chủ thể sáng tạo có học thức.

Các quá trình hoạt động văn hóa xã hội trên (Sáng tạo văn tự, ghí tái ngôn ngữ; Dịch thuật; Mở mang giáo hóa; Thiết định pháp độ; Thiết định phong tục) đều có thể quy vào quá trình kiến tạo văn hiến và có thể coi như là những tiêu chuẩn để chúng tôi tiến hành khảo sát từng tiêu chí cụ thể qua trường hợp hoàng đế Lê Thánh Tông. Việc khảo sát này dựa trên những thư tịch cổ còn lại, cũng có khi có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây. Vì vậy, bài viết sẽ mang dáng dấp một bài tổng thuật, đôi chỗ có phát hiện mới cũng chỉ mang tính chất bổ sung.

Thân Nhân Trung trong Thánh Tông Chiêu lăng bi minh viết: “cập sinh, thiên tư nhật biểu, thần thái anh dị, càn kiện khôn thuận, chí tính thuần toàn, kỳ kỳ nhiên, ngực ngực nhiên, chân tác Hậu chi thông minh, biểu bang chi trí dũng” nghĩa là [vua sinh ra] tư trời rạng rỡ, thần thái anh dị, có cái cương kiện của quẻ càn, có cái nhu thuận của quẻ khôn, tính nết thuần toàn, chững chạc thay, vời vợi thay! Thực là [tư chất] thông minh của bậc Hoàng đế, thực là [khí tượng] trí dũng của kẻ biểu bang” (3).

Khi Thái Tông mất, hai đại thần Lê Khả và Lê Xí phò Nhân Tông hoàng đế lên ngôi. Niên hiệu Thái Hòa năm thứ 3 (1445), ông được phong tước Bình Nguyên vương, phủ đóng ngay tại kinh đô, hàng ngày cùng các vị vương khác vào Kinh diên học tập.

Như ta biết, Tư Thành là em út, cách ứng xử của Nho gia cũng đã nằm lòng. Giữ hiếu đễ với anh, cũng tức là tỏ lòng trung với nước. Mặt khác, những bài học lịch sử mà Nho giáo đã đưa ra trong kinh sử trước đây về mối quan hệ anh em trong hoàng tộc, khiến ông nhận thực rõ ràng hơn về vị thế của mình. Phương thức ứng xử “giữ phận”, “ẩn mình” có thể nói là cách tốt nhất để “hành đạo”. Cho nên, lúc ấy, quan giữ chức Kinh diên là Trần Phong, thấy ông “cử chỉ đoan chính, thông tuệ hơn người” cũng đã giật mình.

Còn Tư Thành cũng đã ngay lập tức đọc được việc mình bị “đọc”, nên “càng dè dặt, không dám lộ vẻ anh hoa, mà chỉ lấy sách vở cổ kim và nghĩa lý thánh hiền làm thú, ...suốt đêm không rời quyển sách; thiên tài cao cả mà việc chế tác lại rất lưu tâm, yêu việc thiện, mến người hiền luôn luôn không mỏi.”

Đến khi loạn Nghi Dân nổ ra, ông vẫn thản nhiên không tham gia chính sự, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến các đại thần thời bấy giờ như Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, ...mới nhận ra rằng ông là “bậc minh tuệ, độ lượng trầm nhã, vượt trên nhân quần” nên mới đón rước ông về nối ngôi hoàng đế.

Có thể nói, những hành xử của Lê Thánh Tông cả trước và sau khi lên ngôi không những tỏ rõ “khí lượng thiên tử” mà còn cho thấy ông đã được đào tạo một cách bài bản như thế nào về quan niệm trị nước theo tiêu chuẩn của Nho giáo.

“Vua tư trời sao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, ... Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần, cái gì cũng tinh thông.” (Vũ Quỳnh 1453-1516, ĐVSKTT. T3. nxb KHXH. H.)

Qua lời trên của Vũ Quỳnh, có thể thấy, Lê Thánh Tông đã/ được trang bị cho mình mọi kiến thức cần thiết nhất để sau này ông đứng ở ngôi vị thiên tử. Hiếu đễ để thuận lòng người, hợp ý trời. Khi đã gặp thời, “phi long tại thiên” thì dùng “chư khoa bách nghệ” để ứng phó và xử lý mọi công việc. Dùng võ là để bình định thiên hạ, oai chấn tứ di, đánh dẹp các thế lực cát cứ ở trong và ngoài nước. Dùng văn để giáo hóa thiên hạ. Dùng đức để cải hóa nhân tâm. Dùng pháp để răn dè sai trái.

Có thể nói, bản thân Lê Thánh Tông xét cả về tư chất cũng như đức độ, cũng như tầm tri thức là vị vua “kiểu mẫu” theo đúng kinh sách của Nho gia. Ở khía cạnh này, có thể coi nhân vật Nhà Nho- Hoàng đế là loại hình nhân vật đáng chú ý hơn cả để nghiên cứu về khía cạnh “hiến” trong khái niệm văn hiến. Bậc hiền vương Lê Thánh Tông là biểu hiện tiêu biểu nhất cho văn hiến Đại Việt vào thế kỷ XV. Bởi từ bối cảnh tri thức và bối cảnh thời đại, Hoàng đế vừa là sản phẩm của thời đại ấy lại vừa là nhân tố quan trọng nhất tạo tác nên thời đại đó.

Sở dĩ nói, Lê Thánh Tông là hiền vương bởi ông là một trong hai vị vua thực hiện một cách đầy đủ nhất những tiêu chuẩn của quan niệm Nho giáo chính thống. “Hiền” là một khái niệm của Nho, là một phức thể định hình cụ thể giữa hai yếu tố “tự tu” và “kinh tế”. Hiền là một danh từ trỏ chung cho những nhân vật ngưỡng mộ và thực hành đức trị theo những mô hình cổ đại thời Chu. Đời sau, người ta còn dùng các từ hiền nhân, hiền sĩ. Nhưng về cấp độ và vị thế chính trị thì hiền chia làm hai loại: 1. Hiền thần và 2. hiền vương.

Trong đó hiền vương là người thực hiện một cách hoàn bị những bài học đạo đức (nội thánh) và chính trị (ngoại vương) (4) theo nguyên lý và hình mẫu có sẵn. Không chỉ có vậy, khái niệm hiền của Nho gia còn được gia cố bởi nhiều tiêu chí khác, như chúng tôi đã thảo luận khi đề cập về Sĩ Nhiếp (5).

Dù là với tiêu chí nào đi chăng nữa thì Lê Thánh Tông là một thực thể sống động cho những nguyên tắc hành xử và hoạt dộng xã hội của Nho gia. Điều ấy sẽ dần dần được đề cập đến như dưới đây.

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... anh-tong-ky-1-2801/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

95#
Đăng lúc 6-8-2013 00:12:16 | Chỉ xem của tác giả
KHẢO VỀ VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT QUA TRƯỜNG HỢP HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG - KỲ 2


Tác giả: Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

Nằm trong hoạt động kiến tạo văn hiến, Lê Thánh Tông là một trong những vị vua có nhiều trước thuật có giá trị, ông đã sai Nho thần biên soạn nhiều bộ sách mang tính học thuật, có ý nghĩa thiết lập những giá trị mới có khuynh hướng Nho hóa về nhiều phương diện như lịch sử, chế độ, pháp luật, dân tục, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...

Các sách trước tác của Lê Thánh Tông
Về các tập thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông có các tập:
* Minh Lương cẩm tú

*Quỳnh Uyển cửu ca

* Chinh Tây kỷ hành

* Cổ Tâm bách vịnh

* Châu cơ thắng thưởng

* Văn minh cổ xúy

* Anh hoa hiếu trị

* Cổ kim cung từ thi tập

* Xuân vân thi tập

Trong đó, ba tập cuối hiện đã mất. Minh lương cẩm tú 明 良 錦 繡 gồm 18 bài, phần đa vịnh các cửa biển từ cửa Thần Phù đến Hải Vân quan. Đại Việt thông sử 大越通史 của Lê Quý Đôn ghi nhận, tập thơ do từ thần biên tập thơ ngự chế và các bài do bề tôi họa lại1. Quỳnh Uyển cửu ca 瓊 苑 九 歌 là tập thơ do vua tôi xướng họa nhân dịp hai năm liền được mùa theo chín chủ đề: 1. Phong niên (được mùa), 2.
Quân đạo (đạo làm vua), 3. Thần tiết (tiết làm bề tôi), 4. Minh lương (vua sáng tôi hiền), 5. Anh hiền (các bậc anh tài hiền triết), 6. Kỳ khí (khí lạ), 7. Thảo tự (chữ Thảo), 8. Văn nhân, 9. Mai hoa. Tập thơ còn 1 bài tựa của Lê Thánh Tông và bài bạt của Đào Cử. Chinh tây kỷ hành 征西紀行 là tập thơ nhật ký theo lộ trình tiến đánh Chiêm Thành từ năm 1470 đến 1471, gồm ba mươi bài. Cổ tâm bách vịnh 古心百詠 là tập thơ “họa thơ vịnh sử của nhà Nho đời Minh là Tiên Tử Nghĩa. Các từ thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình. Thơ đều làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú.”2 Châu cơ thắng thưởng 珠 璣勝賞 như tên của nó là những vần thơ châu ngọc được viết khi du ngoạn cảnh núi sông danh thắng của đất nước, như chùa Sài Sơn, núi Chiếu Bạch, động Long Quang,... gồm 20 bài. Văn minh cổ xúy 文明鼓吹 là tập thơ Lê Thánh Tông cùng các hoàng tử và triều thần viết3nhân dịp về bái yết sơn lăng, viếng thăm lăng mộ hoàng tộc để tỏ lòng hiếu kính tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an. Xuân vân thi tập春雲詩集 là một tuyển tập các tác phẩm thơ của Lê Thánh Tông, không biết có phải được tập hợp ngay khi tác giả còn sống hay không. Nhưng theo Phan Huy Chú khen thì tập thơ này “bài nào cũng có khí khái mạnh mẽ, lời ý bay bướm.”4 Ba tập thơ sau cùng đến nay đã không còn. Tuy nhiên, qua nhiều cổ thư khác như Đại Việt sử ký toàn thư, Toàn Việt thi lục, Thiên Nam dư hạ tập, Hoàng Việt thi tuyển,... thì Lê Thánh Tông còn khoảng 150 bài không thuộc các tập thơ trên. Số lượng tác phẩm thi văn của Lê Thánh Tông thực tế có thể còn nhiều hơn, nhưng còn lại đến nay chỉ có khoảng 350 bài5.
Văn chữ Hán Lê Thánh Tông còn để lại khá phong phú với khoảng hơn 40 sắc phong, chỉ dụ. Nhất là tập truyện Thánh Tông di thảo 聖宗遺草 với gần 20 truyện ngắn.
Ngoài thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông còn có khá nhiều thơ Nôm, tập trung chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập 洪 德國音詩集. Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác các bài thơ Nôm của ông. Nhưng bài văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn 十戒孤魂國語文 có thể coi là bài văn biền ngẫu có giá trị bậc nhất của thế kỷ XV.

Các sách thời Hồng Đức
Là một mẫu điển hình nhất của người hành đạo nhập thế, Lê Thánh Tông hơn ai hết ý thức được việc phải biên soạn lịch sử với tư cách là những công cụ để nối liền đạo thống. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư có thể coi là một sản phẩm của Nho học thế kỷ XV. Bộ sách này do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn theo chỉ dụ của Lê Thánh Tông năm 1479. Để biên soạn được bộ sử này, hoàng đế đã nhiều lần xuống chiếu sưu tầm tư liệu, sách vở và dã sử dân gian. Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn có chép về việc này như sau: “Hồi đầu Quang Thuận, hạ chiếu tìm tòi các dã sử, thu thập những truyện ký cổ kim còn chứa ở tư gia, hạ lệnh cho đem dâng lên tất cả. Khoảng năm Hồng Đức, nhà vua lại hạ chiếu cầu những sách còn sót, lại đem chứa cất ở bí các. Trong dịp này, có người đem dâng những sách lạ, sách bí truyền, đều được khen thưởng nhiều.”6 Có thể coi, đây là những hoạt động xây dựng kho tư liệu sử liệu dân tộc đầu tiên sau thời thuộc Minh. Từ kho sử liệu này, Ngô Sĩ Liên đã biên soạn nên cuốn sử ký của triều đại mình. Cụ thể là, ông đã dựa vào truyền thuyết và các dã sử để biên soạn phần Ngoại kỷ - đây cũng là lần đầu tiên lịch sử của Đại Việt được kéo dài thêm 2000 năm từ đời Hồng Bàng đến nhà Thục Triệu, đến nhà Ngô. Ở các phần Bản kỷ(10 quyển, từ nhà Đinh đến Lê Thái Tổ), Ngô Sĩ Liên dựa vào hai bộ chính sử có trước đó là Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên rồi tiếp tục bổ sung sử liệu mới, phê phán đúng sai, sửa sang chau chuốt lời văn cũng như thêm phần lời bàn. Bộ sách được viết theo thể thức biên niên, gồm 15 quyển. Đây là bộ sử quan phương còn lại đến nay, được coi là bộ sử có giá trị nhất, có quy mô hệ thống nhất theo quan điểm thời bấy giờ.
Thiên Nam dư hạ tập 天南餘暇集 là bộ sách lớn nhất do Lê Thánh Tông chủ biên sai các văn thần như Đỗ Nhuận 杜 潤, Nguyễn Trực 阮 直 biên soạn vào năm 1483. Sách được biên soạn theo loại sách hội yếu, thông điển, gồm 100 quyển ghi chép đầy đủ các chế độ, luật lệ, văn thư, điển lệ, các giấy tờ văn thư hành chính (như chiếu, dụ, cáo, sắc...). Hiện nay, bộ sách đã tàn khuyết gần hết, chỉ còn lại 10 tập chép tay viết về các mảng quan chế, điều luật, bản đồ, sớ văn; Thơ, văn, điển lệ, điều luật, chinh chiến, quan chức, thiên văn, địa lí, lịch sử… của nhà Lê, từ Lê Thánh Tông trở về trước. Cụ thể như sau: 1. Điều luật và Quan chế (A.334/1 – 10)7; 2. Bình thi văn (A.334/2); 3.Liệt truyện, Tạp thức (A.334/3); 4.Khảo sử (A.334/4)8; 5.Thi tập; Đối liên (A.334/5); 6.Phú tập (A.334/6); 7.Thi tiền tập; Chinh tây kỉ hành; Minh lương cẩm tú và Quỳnh uyển cửu ca (A.334/7 và VHv.1313/a); 8.Chinh Chiêm Thành sự vụ; Chinh Tây kỉ hành (A.334/8); 9.Điển lệ; Phú tập (A.334/9); 10.Thiên hạ bản đồ; Quan chế (A.334/10). Ngoài ra còn thấy chép cả một số tác phẩm của Lê Thánh Tông bài Lam Sơn lương thủy phú, bài văn tế Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Theo đánh giá của Bùi Duy Tân: “Thiên Nam dư hạ tập là bộ tùng thư hội điển quy mô bậc nhất thời Trung đại. Sự xuất hiện của bộ sách thể hiện ý thức xây dựng điển chương chế độ cho một đất nước có văn hiến của Lê Thánh Tông và các văn thần thời Hồng Đức.”9
Ngoài ra, những năm thuộc niên hiệu Hồng Đức đời Lê Thánh Tông còn biên soạn và bàn hành hai bộ sách khác là Lê triều quan chế 黎 朝 官 制 (6 quyển, ghi Chế độ quan chức triều Lê, gồm quan tước, phẩm trật, thể lệ tuyển bổ, phong tặng, tập ấm v.v.) và Sĩ hoạn châm quy (đã mất?). Ba bộ sách về hệ thống luật pháp, điển chế trên có lẽ ít nhiều tiếp thu bộ Hình thư (6 quyển) do Nguyễn Trãi san định vào năm Đại Bảo triều Lê Thái Tông (1440-1442). Và cả bốn bộ này lại là cơ sở cho các sách hình luật được biên soạn các đời vua sau đó như Trị bình bảo phạm (1 quyển, 50 điều) đời vua Lê Tương Dực (1509-1516), Quốc triều điều luật (6 quyển) năm Cảnh Hưng thứ 30 (1769), Khám tụng điều lệ(2 quyển) năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), Quốc triều thiện chính tập (7 quyển?), Thiện chính tục tập (8 quyển) chép chính lệnh từ sau đời Trung hưng đến năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759).
Tập bản đồ thời Hồng Đức còn lại có Hồng Đức bản đồ 洪 德 版 圖, An Nam quốc Trung đô tịnh tam thập thừa tuyên hình thế đồ thư 安南國中都並三十承宣形勢圖書, An Nam địa chí 安 南 地 輿 志, Thiên hạ bản đồ 天 下 本 圖, Toản tập Thiên Nam lộ đồ thư纂 集天南路圖書 vẽ năm Hồng Đức 21 (1490),... gồm bản đồ toàn quốc, bản đồ Trung Đô (Thăng Long) và 13 bản đồ thuộc 13 thừa tuyên (Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, An Bang, Thuận Hóa, Quảng Nam), trong đó có ghi rõ 49 châu, 181 huyện, 53 phủ, các núi, sông, thành trì, đường sông, đường bộ, đường biển. Trong số 49 bản đồ, có 14 bản đồ đời Lê10, trong đó phần đa đều tiếp thu từ bản đồ được vẽ vào thời Hồng Đức. Nhóm thứ nhất gồm các bản đồ hình thế, dùng cho việc quản lý hành chính hoặc học tập, như Bản quốc dư đồ, Bắc Kỳ các tỉnh toàn đồ... Ở loại bản đồ này, người vẽ thường quan tâm đến các chi tiết như cương vực, ranh giới các tỉnh, phủ, huyện, sông, biển, núi, thành trì, nơi đô hội...
Cuốn Hồng Đức niên lệ thể thức 洪德 年 例 體 式 là sách ghi thể thức các loại giấy tờ trình báo, cung khai, khám nghiệm, chúc thư, văn khế... và một số điều luật về bộ và hình thời Hồng Đức. Cuốn Hồng Đức thiện chính 洪 德 善 政ghi 76 điều luật của đời Hồng Đức về ruộng đất, nông tang, hôn nhân, chia gia tài, chúc thư, văn tự v. v. Cuốn Quốc triều Hồng Đức niên gian thư cung thể thức 國 朝 洪 德 年 間 諸 供 體 式 ghi thể thức lấy cung, làm giấy tờ, khám nghiệm và các điều luật về hình, hộ dưới thời Hồng Đức (1470 - 1479) như: cách xử phạt việc đánh người bị thương tích, việc người bị đánh chết sau 18 ngày, việc tranh chấp ruộng đất, việc xử vợ chồng không có con... Ngoài các thư tịch cổ nêu trên, triều Lê Thánh Tông cũng để lại số lượng lớn các di sản văn khắc, trong đó đáng kể đến các bia đề danh tiến sĩ tại Văn miếu tại Hà Nội, các văn bản thơ ma nhai, biển gỗ được in khắc ở nhiều nơi như Hòa Bình, Hải Dương, Lai Châu, Hà Tây, Quảng Ninh,... Các sắc phong cổ thời này cũng được ghi chép tản mát trong nhiều thần tích, thư tịch địa bạ, cổ chỉ, xã chí khác, và đến nay chưa có ai thực hiện việc sưu tầm thống kê toàn bộ.
=

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... anh-tong-ky-2-2807/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

96#
Đăng lúc 6-8-2013 00:13:28 | Chỉ xem của tác giả
KHẢO VỀ VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT QUA TRƯỜNG HỢP HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG - KỲ 3


Không chỉ thực hiện những chính sách ngôn ngữ văn tự phù hợp với bối cảnh lịch sử của đất nước và tình hình văn hóa của khu vực, điều đáng nói hơn là Lê Thánh Tông và các triều thần thi nhân của mình đã tiến hành thành công một cuộc cải cách về ngôn ngữ thơ ca thế kỷ XV.
Về văn tự
Từ thời Lý Trần cho đến thời Lê Thánh Tông, Đại Việt sở dĩ đã được coi là nước văn hiến bởi lẽ các triều đại này đã thực hiện những chính sách ngôn ngữ văn tự phù hợp với bối cảnh lịch sử của đất nước và tình hình văn hóa của khu vực.
Đến triều Lê Thánh Tông, Đại Việt vẫn sử dụng chính sách song ngữ (tiếng Hán và tiếng Việt) và tam văn tự (chữ Hán, chữ Sancrit và chữ Nôm). Tuy nhiên, có sự phân chia khả năng hành chức cho từng ngôn ngữ và các hệ thống chữ viết. Tiếng Hán (chữ Hán) được coi là ngôn ngữ của nhà nước, ngôn ngữ quan phương dùng cho việc quản lý hành chính (công văn giấy tờ), ngoại giao với khu vực, ghi chép lịch sử, văn học, tôn giáo và khoa cử. Tiếng Việt và chữ Nôm được coi là tiếng bản ngữ và văn tự bản sắc, dùng để giao tiếp thường nhật (kể cả khi thiết triều?)1. Đây đồng thời là công cụ giao tiếp giữa triều đình với các cấp quản lý phía dưới và với dân chúng. Và quan trọng nhất, nó là công cụ giao tiếp chính thức của toàn bộ cộng đồng cư dân Việt.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh kiến tạo văn hiến, Lê Thánh Tông có đóng góp lịch sử nhất định ở phương diện này. Ông là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử, đưa chữ Nôm và ngôn ngữ bản địa (tiếng Việt) vào sáng tác thơ ca cung đình. Tập thơ Nôm lớn nhất thế kỷ XV - Hồng Đức quốc âm thi tập (HĐQATT) có thể coi là một kho tàng về ngôn ngữ tiếng Việt cổ thế kỷ này. Tập thơ là những sáng tác thơ Đường luật của Lê Thánh Tông và triều thần với nội dung khá phong phú, gồm ba trăm hai mươi tám bài (328) với độ dài văn bản là 18368 lượt chữ (so với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có hai trăm năm tư (254) bài với độ dài văn bản là 14224 lượt chữ).

Cải cách ngôn ngữ dân tộc
Điều đáng nói hơn nữa là Lê Thánh Tông và các triều thần thi nhân của mình đã tiến hành thành công một cuộc cải cách về ngôn ngữ thơ ca thế kỷ XV. Nhiều người vẫn coi Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một đỉnh cao không thể vượt qua. Từ định kiến đó, một số ý kiến coi HĐQATT là một sự “giậm chân tại chỗ” hay là “vệt kéo dài” của ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi đầu thế kỷ XV. Chúng tôi cho rằng, quan niệm như vậy xuất phát từ mục đích nghiên cứu của giai đoạn đó: đề cao tuyệt đối thơ Nguyễn Trãi để làm nổi bật tính nhân dân, tính dân tộc của tác phẩm, hạ thấp thơ văn cung đình của triều thần vua tôi Lê Thánh Tông để phê phán những tệ lậu của chế độ phong kiến.
Thực tế, Lê Thánh Tông đã tạo ra một đỉnh cao khác về ngôn ngữ nghệ thuật vào thế kỷ XV. Đỉnh cao này đã được ông chuẩn bị một cách bài bản và học thuật2. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập hàng loạt các thủ pháp tu từ mới đã được thiết lập.
Lần đầu tiên, lối ngôn ngữ thơ cảm giác được hiện thực hóa bằng cách sử dụng các từ láy thuần Việt. Các từ láy tập trung với mật độ dày đặc, để tạo nên những hiệu ứng đa chiều từ tất cả các giác quan:

Rỡ rỡ cửa vàng ngày Thuấn rạng Làu làu phiến ngọc lịch Nghiêu phân Cao vòi vọi ngôi hoàng cực Khắp lâng lâng phúc thứ dân(Nguyên đán)

Cũng lần đầu tiên các từ láy đi đôi với lối điệp từ để tạo sóng âm:
Mặt làu làu, vóc thỏ thanh thanh Tròn tròn, méo méo in đòi thuở Xuống xuống, lên lên suốt mấy canh Tháng tháng liếc qua, lầu đỏ đỏ Đêm đêm liền tới, trướng xanh xanh

Theo thống kê của Vương Lộc, số lượng từ láy trong HĐQATT lên đến ba trăm bảy mươi lăm (375) đơn vị3, ví dụ như: chạnh chạnh, cạy cạy, chấp chảnh, chắm chắm, êu ếu, dặng dặng, kềnh kềnh, lam am, lom om, năm nắm, nghể ngái, tha la, xun xoăn, lởm thởm,… Kỹ thuật này sau đó đã trở thành một thủ pháp quen thuộc rất hay được các chúa Trịnh sử dụng trong các tập thơ Nôm Ngự đề Thiên hòa doanh bách vịnh, Lê triều ngự chế quốc âm thi, Kiền nguyên ngự chế thi tập. Truyện Kiều cũng không ít lần sử dụng biện pháp tu từ học này, ví dụ như: trông vời bạt lệ phân tay, góc trời thăm thẳm, ngày ngày đăm đăm…
Lê Thánh Tông cũng là người đầu tiên đưa ngôn ngữ dân gian vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật cung đình. Thực ra, dùng các ngữ liệu của văn học dân gian vào việc sáng tác thơ Đường luật đã bắt đầu thấy từ Nguyễn Trãi. Nhưng thơ Nguyễn Trãi là thơ ở ẩn; dân dã cũng là có lý do khách quan và chủ quan riêng của nó. Còn thơ trong HDQATT thì cái dân dã ấy, cái dân gian ấy lại bắt nguồn từ ý định nghệ thuật chủ quan. Đáng nói hơn, đó là nhận thức của một vị vua “sùng Nho chuộng Chữ” như Lê Thánh Tông. Nhận thức ấy của ông đã truyền sang cho cả các Nho thần tài hoa của mình, ví dụ những câu như: mướp đắng khen ai đổi mạt cưa, hay chớ chơi chống bỏi trẻ xem khinh, hay Kìa ai vẽ rắn sự còn gương.
Không những thế, Lê Thánh Tông và các hiền thần của mình còn ý thức một cách sâu sắc về việc tận dụng từ vựng thuần Việt và hạn chế một cách tối đa các từ Hán Việt trong thơ của mình. Theo thống kê của Bùi Duy Tân, từ thuần Việt trong HĐQATT chiếm hơn 70% (khoảng 2400 từ), từ Hán Việt chiếm 30% (khoảng 1000 từ)4. Số liệu này càng có ý nghĩa khi chúng ta biết trong tiếng Việt hiện đại, từ vựng gốc Hán chiếm đến 70% đến 80%. Ví dụ:
Sông trăng lạt vẻ sao thưa, Gác cũ, rêu đầy, lấp dấu thơ. Mưa tạnh, hoa sầu, chiều lạt mạt, Xuân về, én thảm, tiếng u ơ. Đêm tàn, ruột thắt, hồn xơ xác. Gối chiếc, châu đằm, giấc ngẩn ngơ. Lá thắm, thơ bài, mong bắt chước, Nước xuôi, thơ ngược, biết bao giờ…? (Hoài viễn bài 16)

Bài thơ không có một từ Hán Việt song tiết nào, chỉ có 12 từ Hán đã gia nhập khá sâu vào tiếng Việt như: hoa, xuân, tạnh,chiếc, sầu, châu, hồn, mong, thảm, én, gác, thơ. Về mặt phong cách học, đây rõ ràng là một kỹ pháp khác hẳn so với đời sau, như trường hợp thơ Bà Huyện Thanh Quan với lối thơ đài các mà xa xăm kiểu “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Lần đầu tiên, kỹ xảo âm thanh được sử dụng như một phương pháp tạo nghĩa, tạo cảm giác. Cũng là lần đầu tiên, một tác giả viết tiếng Việt đã “hình dung khởi điểm về điều rằng tổ chức âm thanh là có nghĩa”5 và ý thức về “những lặp lại về nhịp điệu”6. Các kỹ thuật này tân kỳ đến mức, nói như Vương Lộc, “nếu lấy ra khỏi tập thơ, khó có thể nghĩ rằng nó đã được viết ra cách đây năm thế kỷ”7. Đến đây, người viết đột nhiên nhớ đến những câu kiểu như Thơ mới của Phạm Thái: “buồn đốt lò vàng hương nhạt khói, sầu nâng chén ngọc rượu không hơi” (thơ tế Trương Quỳnh Như). Nhưng cái ấn tượng về cách chơi chữ “nước xuôi> < thơ ngược” quả cũng khiến người đọc giật mình.

Lần đầu tiên, thơ Nôm Việt xuất hiện lối tư duy ngôn ngữ nghệ thuật theo hệ hình. Nhà thơ đã tổ chức bài thơ bằng cách thiết lập các phương trình đồng đẳng, để tạo nên những biểu tượng thơ đa chiều8:
Chín vạc đặt yên bằng núi Ai rằng sự chẳng đến muôn dân (Ông đầu rau)

Ba ông đầu rau (một vật rất đỗi dân gian) là đồ dùng để đặt nồi nấu nướng. Từ đó, Lê Thánh Tông đã đặt ra các hệ phương trình bất ngờ:
Ông đầu rau (dùng để đặt nồi) = ba chân vạc (của đỉnh, vạc) Muôn dân (nhờ đó mà nấu nướng) = trăm họ được nhờ

Mặt khác, tác giả cũng đã sử dụng lại một hệ phương trình biểu tượng song trùng khác trong truyền thống mỹ học của Nho gia:

Chín vạc = biểu tượng truyền quốc = tượng trưng cho giang sơn đất nước Nấu canh (trong vạc) = điều canh = chăn dân, vỗ trị quốc gia

Và phương trình bất ngờ nhất, thú vị nhất là:
ông đầu rau = người ở dưới khuông phò bách tính và xã tắc = Thừa tướng.

Nói như Nguyễn Phan Cảnh, thì Lê Thánh Tông ở đây đã thực hiện thao tác cơ bản nhất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật: “tùy theo nội dung của tiêu chí lựa chọn để lập phương trình”9. Theo chúng tôi, đây là một trong những kỹ xảo thơ phức tạp nhất trong kho tàng văn học cổ của dân tộc. Biểu tượng ông đầu rau có lẽ cũng là hình tượng thơ độc đáo trong lịch sữ mỹ học Nho giáo. Điều đáng nói hơn nữa là lối tư duy ngôn ngữ này đã được Lê Thánh Tông sử dụng một cách triệt để, từ đó ông sáng tạo ra một thể loại mới. Đó là lối thơ vịnh vật- khẩu khí với hàng loạt các hệ hình như: thằng bù nhìn- tướng soái, con cóc- ông vua, quả dưa- hiền thần, đám khoai- gia tộc,…
Có thể nói, những đóng góp trên của Lê Thánh Tông về mặt ngôn ngữ dân tộc, cụ thể là ngôn ngữ nghệ thuật là không thể phủ nhận. Không những thế, những đóng góp ấy còn thể hiện ở một số mặt khác về mảng Hán văn Việt Nam trung đại, như bài viết sẽ bàn dưới đây.

Thiết lập khuynh hướng văn học Nho gia quan phương
Văn học Nho gia đã bắt đầu khởi phát từ đời các triều đại trước đó, và rõ nét nhất là trong thơ của một số tác gia cuối đời Trần. Thế nhưng thơ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh có hơi hướng xuất thế của người đi ở ẩn. Phải đến Lê Thánh Tông, xu hướng văn học Nho gia theo dòng chính thống mới thực sự xuất hiện, bởi cũng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vị chủ tao đàn nguyên soái lại chính là một hoàng đế thánh vương. Văn chương là một nhu cầu của đạo đức. Nghệ thuật là một cách để giáo hóa. Làm thơ là một hành vi chính trị. Nhà thơ Hoàng đế cũng là Nguyên soái của Tao đàn mà “các hội viên” không ai khác chính là đám Nho thần tài năng. Mục đích của thơ ca là hướng đến một trạng thái bình hòa của ổn định chính trị theo mẫu hình Đường Ngu Nghiêu Thuấn. Vua tôi cùng xướng họa để làm một cuộc hòa tấu bất tận về một nền đức trị lý tưởng. Niềm cảm hứng thơ ca đồng nhất với cảm hứng đạo đức. Đạo đức- thơ ca cùng vận hành với nhịp vận hành của vũ trụ và thời đại. Nói như John K. Whitmore, “giai đoạn này đã tạo ra nét riêng cho ba thập kỷ tiếp theo: vua ham văn chương, các nhà Nho trẻ tài giỏi; thơ ca và đạo Khổng.”10
Cái cộng cảm ấy là một thứ tình cảm đạo đức mà thời nay khó có thể tưởng tượng được. Niềm vui ngây ngất trong Quỳnh uyển cửu ca không hẳn là vì hai năm được mùa liên tiếp, mà bởi bản chất của hiện tượng: mùa màng bội thu là một phong vũ biểu “lấy vũ trụ để xác định chuẩn mực đạo đức.”11 Cho nên, Hồng Đức (đức cực lớn)- niên hiệu thứ hai ông dùng cho thời đại cai trị của mình, chính là một biểu hiện về bản chất của thể chế Nho giáo thời bấy giờ. Trong bài Quân minh thần lương, ông viết dâng lên Thái Tổ Cao Hoàng Đế rằng:

孝孫洪德承丕緒, 八百姬周樂治平。
Hiếu tôn hồng đức thừa phi tự
Bát bách Cơ Chu lạc trị bình
(cháu hiếu hồng đức nối cơ đồ lớn
Sẽ vui với cảnh trị bình như tám trăm năm nhà Chu)

Thực chất, Lê Thánh Tông muốn nói rằng: ông đang được thừa hưởng cái đức lớn của tổ tông để lại (đức ấm). Hành động “tự tu, tự tỉnh” của cá nhân được chuyển đổi thành “đạo đức tông tộc.” Công lao cá nhân khởi nguồn từ công nghiệp của tổ tiên.
Hơn thế nữa, “thiên đức” đã nhất thể hóa với “tổ tông chi đức”, để trở thành một thực thể siêu hình tối thượng đang hiện thực hóa qua hành động “thay trời hành đạo” của bậc thiên tử. Cho nên, Thân Nhân Trung có lần mới họa lại rằng:

格天帝德妙全能 協應休徵百榖登
Cách thiên đế đức diệu toàn năng
Hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng
(tiếp được với trời, đức của nhà vua mới diệu kỳ toàn năng Phúc lành ứng hợp, tỏ rõ ra ở việc mùa màng bội thu)

Trời cảm ứng với đức của người cầm quyền sẽ tạo ra những điềm lành (hưu trưng). Nhà vua là người “thông linh” bằng những nghi lễ cúng tế thần, đó là các nghi lễ “báo cáo đạo đức” chứ không phải là “báo cáo chính trị”. Lần đầu tiên trong lịch sử Đại Việt, thơ ca- đạo đức- chính trị hòa làm một. Cảm hứng nghệ thuật- xúc cảm đạo đức thiêng liêng và ý thức trách nhiệm chính trị đã nhất thể hóa một cách tuyệt đối
Lê Thánh Tông đã gây dựng nên cả một triều đại thi ca. Các Nho thần văn sĩ trẻ trong triều đều do chính tay ông tuyển chọn. Vua cùng các hoàng tử và các quan trong Hàn lâm viện và Đông các nhiều lần xướng họa. Con số các tác giả trong triều của ông còn lại tác phẩm đến nay cỡ khoảng 70 người, số lượng nhiều hơn hẳn các văn thần trong Tao đàn nhị thập bát tú. Lần đầu tiên trong lịch sử, vua tôi đã có sự cộng cảm và tiến hành các sáng tác tập thể.
Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu ca (năm 1494), chính nhà vua đã viết: “ta nhân lúc muôn việc được rỗi, nửa ngày được nhàn, thường xem các sách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thị dục ít, tinh thần trong sáng, ở yên hứng cao, mới phấn khởi nghĩ đến khuôn phép lớn của thánh đế minh vương, lòng cẩn thận của trung thần lương bật. Gọi chàng “giấy”, họ “bút”, thượng khách “mực”, trọng thần “nghiên đá”, bảo đi bảo lại rằng: chân tình ta phát triển ra, có anh khí dào dạt, thành cách ngôn hay. Các ngươi có thể ghi chép giúp ta được không?” Đây có thể coi là những lời tự sự chân thành hay một nét chân dung tạ họa của ông ở cạnh khía này.

Sáng tạo thể tài thơ Nôm vịnh sử dân tộc là một đóng góp nữa ở mặt văn chương của Lê Thánh Tông.
Vịnh sử là một thể thơ chức năng của Nho giáo nhằm nêu lên những bài học của tiền nhân và khuyến giới cho người hành đạo, học hỏi quá khứ để áp dụng cho thực tiễn hiện tại. Từ trước Lê Thánh Tông, thơ vịnh sử chỉ nằm gọn trong giới hạn của thơ chữ Hán. Tập thơ Cổ tâm bách vịnh của Lê Thánh Tông- tập thơ vịnh Bắc sử cũng nằm trong lối đi cũ như vậy. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Lê Thánh Tông cùng quần thần đã tạo nên một bước phát triển mới. Cái mới và cũng là đóng góp của Lê Thánh Tông đối với văn học và văn hiến Đại Việt được thể hiện ở hai mặt: (1) đưa thể tài vịnh sử vào việc sáng tác thơ Nôm, (2) chú trọng vịnh các nhân vật lịch sử của Đại Việt. Đúng như Bùi Duy Tân đã phát hiện “chỉ đến thời Lê Thánh Tông mới xuất hiện lối thơ vịnh Nam sử và viết bằng chữ Nôm. Lê Thánh Tông là người đầu tiên dùng chữ Nôm vịnh nhân vật lịch sử dân tộc, mở đường cho sự xuất hiện một lối thơ rất độc đáo và rất phong phú về cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam”12 . Đây có thể coi là sự dung hội hợp lý giữa quan niệm thẩm mỹ Nho gia với mục đích phát triển của dân tộc. Bài học lịch sử và bài học đạo đức không gì hùng hồn hơn, thiết thực hơn bằng cách chiêm nghiệm qua chính các nhân vật lịch sử của đất nước mình.
Như trên đã nói, chức năng của thơ vịnh sử là nêu lên những bài học theo tiêu chuẩn của Nho gia. Đó có thể là bài học về khí tiết, về đạo đức, về phẩm hạnh, về tài năng, về sự nghiệp trị bình. Thơ Nôm Lê Thánh Tông còn có đóng góp nữa, đó là “thể hiện cảm hứng lịch sử qua việc đề cao nhân cách văn hóa của danh nhân đất Việt.”13 Hơn thế nữa, ông còn vịnh cả... bề tôi của mình. Đây cũng là hiện tượng ít thấy trong lịch sử Nho giáo cũng như văn học dân tộc. Bài vịnh về trạng nguyên Nguyễn Trực có thể coi là “một kiểu vinh danh rất mới” của ông:

Nối dòng thi lễ nhà truyền báu Tranh giải khôi nguyên bảng chói vàng

Còn đối với trạng nguyên Lương Thế Vinh, ông đã có những câu thơ “huyền thoại hóa” vị hiền thần của mình:

Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách tiên đành kíp tới nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ước hồn hoa
Khí thiêng đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm trạng nước Nam ta

Có thể nói, ở khía cạnh văn học sử, Lê Thánh Tông đã mở rộng nguyên mẫu của thể tài thơ vịnh sử. Ở khía cạnh ngôn ngữ, ông đã mở rộng biên độ chức năng của thơ Nôm, hơn nữa là của tiếng Việt. Thơ Nôm Lê Thánh Tông là “sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nho giáo tích cực và tinh thần dân tộc tự chủ về mặt văn hóa”14. Đó là những đóng góp không thể phủ nhận được.

Thơ Nôm đề vịnh phong cảnh Đại Việt
Đầu thế kỷ XV, thơ Nôm Nguyễn Trãi chủ yếu là lối thơ trữ tình, với những biểu trưng ước lệ của Nho giáo, với trúc quân tử, tùng đống lương, mai ẩn dật, lan giấu hương. Lê Thánh Tông là người đã “giải truyền thống” lối diễn đạt ấy bằng cách đưa những vấn đề của bản địa vào thơ. Thơ ông tràn ngập các địa danh của đất nước Đại Việt. Không những thế ông tỏ ra có một ý thức rõ rệt về vấn đề cương vực địa lý, về “Nam quốc”, “Nam thiên”. Có thể nói như Yves Lacoste, đằng sau những bài thơ vịnh phong cảnh là cả “một tầm vóc lịch sử”15.
Kinh lịch khắp các nơi trên lãnh thổ của mình, Thiên Nam động chủ là người có nhiều cảm xúc hơn cả, và có nhiều ý thức về lãnh thổ quốc gia về hơn ai hết. Kia sông Bạch Đằng, nọ núi Song ngư, đó cửa Thần Phù, nữa chùa Trấn Quốc. Nhìn ngắm giang sơn, nhà thơ vẫn đọc trong đó những bài học lịch sử và niềm tự hào về chiến công hiển hách của cha ông:

Leo lẻo doành xanh nước tựa dầu
Trăm ngòi ngàn lạch chảy về chầu
Rửa không thảy thảy thằng Ngô dại
Dịa mọi lâng lâng khách Việt hầu
Nọ đỉnh Thái Sơn rạnh rạnh đó
Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu
Bốn phương phẳng lặng kình bằng thóc
Thong thả dầu ta bủa lưới câu
(Bạch Đằng giang)

Đôi câu thơ kết của bài thơ là một cái lạ. Tự hào về đất nước với tư cách là vị quân chủ mà không chút kiêu căng, cái tư thế thanh thản buông câu trên dòng sông chiến địa có phần nào mang dáng dấp của một thi nhân minh triết.

Thơ Nôm khẩu khí
Như trên đã đề cập đến thơ Nôm khẩu khí từ góc độ của ngôn ngữ hệ hình. Ở đây, chúng ta còn thấy loại thơ này còn là một đóng góp của Lê Thánh Tông về mặt giọng thơ. Giọng thơ là điều hiếm thấy trong bối cảnh văn hóa trung đại, khi quan niệm mỹ học thời này là việc “giả giọng truyền thống” với các định hướng sáng tác là “nghĩ cổ, tập cổ, hoài cổ”. Loại thơ này hầu che lấp con người cá nhân của chủ thể sáng tạo. Thế nhưng, giọng thơ của Lê Thánh Tông nổi lên như một hiện tượng độc đặc, đến mức nó là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt nhà thơ này với các tác giả khác trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập, đó là chất giọng đế vương, mà trước đến nay người ta vẫn thường định danh bằng cụm từ “thơ khẩu khí”16.
Thơ khẩu khí của Lê Thánh Tông lấy những vật tầm thường, nhỏ mọn làm đối tượng chính, từ những đồ gia dụng như bếp, cái rế, quạt, ấm đất, bù nhìn cho đến những con vật bình thường như gà, chó, kiến, cóc, rận, muỗi... Thấp thoáng sau những ẩn dụ là chất hóm hỉnh, hài hước, vừa thông minh dí dỏm nhưng cũng hết sức ý vị. Những vật bình dị thế kia nhưng khi qua ngòi bút của ông bỗng biến thành những nhân vật có tài ích đối với triều đình, xã tắc.

Mở đường Truyện thơ Nôm Đường luật
Truyện thơ Nôm là một sản phẩm độc đáo của văn hóa Việt Nam. Trước nay, phần đa công chúng chỉ biết đến các tác phẩm truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát hay song thất lục bát được sáng tác khá muộn, quãng từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Thế nhưng trong Hồng Đức quốc âm thi tập có đến hai truyện thơ Nôm viết theo thể thơ Đường luật. Cấu trúc của mỗi truyện gồm nhiều bài thơ ghép lại với nhau theo trình tự tuyến tính thời gian của chuyện kể. Chuyện thứ nhất là Lưu Nguyễn gặp tiên với các tình tiết: hai chàng vào núi, gặp tiên nữ, tống biệt, và quay lại nũi cũ tìm người tiên. Chuyện thứ hai là chuyện Chiêu Quân cống Hồ(gồm 49 bài thơ Nôm Đường luật) với các tình tiết: nhà vua lên ngôi, xã tắc thái bình, vua cầu tôi hiền, vua kén cung nữ, Chiêu Quân nhập cung, Chiêu Quân được sủng ái, Chiêu Quân bị thất sủng, Chúa Hung Nô cầu hôn, Chiêu Quân bị cống sang Hồ, Chiêu Quân từ biệt vua và song thân, Chiêu Quân ở đất khách, oán trách quân vương, và tự tử. Về cấu trúc vĩ mô thì cả hai đều là các câu truyện có mở đầu và kết thúc trọn vẹn. Tuy nhiên, mỗi một khúc đoạn được thể hiện bằng một bài thơ Đường luật đồng thời cũng là một bài thơ độc lập, mang tính trữ tình. Vì vậy, đặc điểm lớn nhất của chúng là tính trữ tình- tự sự. Tự sự là cái cớ để tác giả thể hiện cái tình cảm của mình vào đó. Hơn hết lối kể chuyện với nhân vật thứ ba- người kể, đã khiến cho tác phẩm giầu sức cuốn hút hơn. Đây có thể coi là một sáng tạo nữa của Hồng Đức quốc âm thi tập.
Tạm thời, có thể đi đến nhận định rằng đây là hai truyện thơ Nôm Đường luật sớm nhất trong lịch sử17 mà đến nay còn lưu giữ được18. Dù rằng, đó có thể là sáng tác tập thể chứ không phải của Lê Thánh Tông. Đây là những sự kiện có ý nghĩa sâu sắc, rằng: 1.truyện thơ Nôm Đường luật là lối truyện thơ cổ xuất hiện trước, và có thể là tiền thân của các truyện thơ Nôm lục bát ở các thế kỷ sau. 2.truyện thơ Nôm là sản phẩm của các Nho sĩ bác học, xuất phát từ cung đình19.

Lê Thánh Tông với văn nôm biền ngẫu
Thập giới cô hồn quốc ngữ văn là bài văn tế Nôm được chép trong bộ Thiên Nam dư hạ tập do chính Lê Thánh Tông và các triều thần biên soạn. Tác phẩm gồm mười một đoạn, đoạn mở đầu và mười đoạn răn mười loại cô hồn: thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thầy thiên văn địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ (lái buôn), đãng tử (kẻ lang thang). Tác phẩm viết theo lối văn biền ngẫu. Mười đoạn sau đều kết thúc bằng một bài kệ theo thể thất ngôn bát cú, đôi chỗ pha lục ngôn. Toàn bài văn tế xấp xỉ bốn trăm câu văn, câu thơ. Cùng với bài thệ văn của Lê Lợi, đây có thể coi là hai áng văn Nôm cổ còn lại của thế kỷ XV.

Mặt mũi vẻ vang,
Chân tay rún rẩy.
Sắm của ăn, lo của mặc;
Săn mớ thuốc, sắp mớ rau.
Khoét móng chân, vẹn mẽ đồng tiền;
Nhổ lông mũi, bương đầu cái nhíp...
Để trễ việc cửa việc nhà;
Lo lắng đánh đàn đánh đúm.
Thăm tìm quán khách, chơi bời dại nguyệt dại hoa;
Đủng đỉnh cầu đình, lơ lửng đứng đường đứng sá...
Hỡi ôi!
Sống bởi chưng ở nết ỡm ờ,
Thác cho phải nên thân đói khát...

Văn tế là thể loại giao thoa giữa Phật giáo với quan niệm tín ngưỡng của người Việt. Văn tế cô hồn có xuất phát từ văn hóa Phật giáo. Bùi Duy Tân cho rằng bài này đã dựa vào khoa Mông sơn thí thực - một loại văn “thỉnh âm hồn” thường dùng trong tết trung nguyên, dùng để cúng các cô hồn20. Dân gian có câu: tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân. Một số nhà nghiên cứu coi đây chỉ là một bài văn để giáo huấn theo tư tưởng chính thống chứ không phải là mục đích nhân đạo theo tinh thần tư bi bác ái của Phật giáo. Song, chúng tôi cho rằng không hẳn như vậy. Đây có lẽ là bài văn tế được soạn ra nhân dịp tiết trung nguyên để tuyên đọc trong một đại lễ cúng cô hồn của triều đình. Điều này chứng tỏ rằng, Lê Thánh Tông chỉ bài Phật trên phương diện mô hình nhà nước và quản lý xã hội. Tức là ngay ở thời kỳ thịnh trị nhất của Nho gia- thời được coi “độc tôn Nho thuật”, Phật giáo vẫn tồn tại với những chức năng cứu rỗi tâm linh ngay trong tầng lớp phía trên của xã hội. Nhập triều vẫn là Nho. Nhưng trong các mối quan hệ khác, các tôn giáo “khác mối” (dị đoan) vẫn hành chức như thường. Điều này có thể thấy rõ qua những ghi chép về Lê Thánh Tông qua Đại Việt sử ký toàn thư, ông cùng từng có quan hệ với giới tăng lữ và đạo lưu và viết khá nhiều thơ văn cầu đảo.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt đáng nói đến của bài văn tế chính là hơi hướng Nho giáo của nó. Người chủ đàn tế chính là đương kim hoàng thượng. Cúng cô hồn là cúng xá tội vong linh. Nhưng các vong linh ấy vẫn là bề tôi, là thần dân của ông. Cho nên, bài văn tế ngoài chức năng cứu rỗi siêu thoát, còn mang tính chất giáo giới, khuyến trừng. Lê Thánh Tông đã mượn lời răn cô hồn để giáo huấn người sống21, mượn Phật lễ để nói về lễ nhà Nho:
Mừng hội công danh;

Đua tài văn võ.
Chĩnh chện áo dài đai rộng;
Nghênh ngang đòng cả mác dài...
Vào thì làm rường làm cột, khỏe chống miếu đường;
Ra thì nên ải nên thành, bền che phiên chấn...
(Giới quan liêu)

Qua bài văn, tác giả đã phần nào phác ra được những hiện thực của xã hội thế kỷ XV. Đó là “sứ điệp văn nghệ lời Việt” (chữ của Thanh Lãng)22. Bài Thập giới cô hồn quốc ngữ văn là áng văn tế cổ nhất, là đóng góp nữa của Lê Thánh Tông về mặt thể loại23.

Thánh tông di thảo - tập truyện truyền kỳ đầu tiên của văn học trung đại
Thánh Tông di thảo là tập truyện do Lê Thánh Tông sáng tác, được người đời sau tập hợp và chép lại. Cuối mỗi truyện đều có lời bàn của Sơn Nam Thúc. Tập truyện này gồm có mười chín truyện ngắn và một truyện phụ lục. Tập truyện này lấy những dữ kiện lịch sử xã hội thời chống Minh và thời Lê Thánh Tông, ngoài ra còn tiếp thu những truyện dân gian. Về mặt loại hình, thì tập truyện bao gồm các thể loại truyền kỳ, truyện kỳ ảo, truyện ngụ ngôn và tạp ký. Tập truyện này được đánh giá là “bước tiến rõ rệt của văn tự sự truyện ký từ chỗ nặng về ghi chép sự tích cũ đến chỗ hư cấu, phóng tác những truyện mới.” 24
Văn xuôi trung đại Việt Nam trước Thánh Tông di thảo có ba tác phẩm. Việt điện u linh là tập thần tích với bút pháp thần thoại.Thiền uyển tập anh chỉ là những ký chép về hành trạng các thiền sư, phả hệ các dòng thiền, Có thể coi đây là hai tác phẩm thiền phả, ít nhiều có tính chất văn học. Tác phẩm thứ hai là Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh thì đơn thuần là sưu tập truyện dân gian. Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là hai tác phẩm thuộc thể loại chí quái. Phải đến Thánh Tông di thảo mới có những “bước đột khởi của thể loại”25 (chữ của Vũ Thanh).
Thoát khỏi folklore và sử ký, Thánh Tông di thảo lần đầu tiên chạm đến ngưỡng của sự sáng tạo bằng các thủ pháp nghệ thuật. Lần đầu tiên, truyện ngắn trung đại xuất hiện nhân vật thứ ba. Đó là tác giả- người kể chuyện. Người kể chuyện tham gia vào cấu trúc của tác phẩm với tâm trạng trữ tình: “ta ở địa vị Đông cung là bậc quý, sau này lên ngôi nam diện là bậc tôn, cả thiên hạ cung phụng một người, giàu sang còn gì bằng nữa? Tại sao chỉ nửa thuyền trăng tỏ, khúc địch véo von đã làm cho ta thay đổi, coi thường mọi vị trân cam không bằng một bầu mây nước. Nỗi lòng này do từ đâu?” (Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc). Và đây đó trong chuyện xuất hiện những đoạn miêu tả tâm lý nhân vật. Đây là “tiền đề cho những truyện ngắn tâm lý”26 của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ vào thế kỷ XVI. Xuyên suốt toàn bộ tập truyện còn là những tình tiết hư cấu của tác giả trên cơ sở của truyền thuyết và truyện dân gian. Năng lực hư cấu của tác giả đồng thời cũng loại bỏ các thủ pháp truyền thống của văn xuôi lịch sử (sử ký). Các dữ kiện lịch sử có thật đã được tác giả “tiêu hóa” nhằm hướng đến một tác phẩm nghệ thuật thuần túy, điều này chứng tỏ truyện ngắn của Lê Thánh Tông đã “tách rời khỏi thế bất phân với sử học và triết học.”27 Thêm nữa, tác giả cũng đã sử dụng các yếu tố kỳ ảo như là một thủ pháp kỹ thuật nhằm tạo sự lôi cuốn cho chuyện kể, nhiều tình tiết đan xen như mơ như thực, như mộng như đời.
Những chuyện kể còn được mở rộng về mặt đối tượng phản ánh. Lần đầu tiên những hạng người rất bình thường (chứ không chỉ là thần, thánh, thiền sư) trở thành nhân vật chính của tác phẩm. Nói như Vũ Thanh, “sự đa dạng của đề tài được phản ánh, sự xuất hiện của những màu sắc mỹ học mới mẻ, việc hướng tới bản sắc nghệ thuật của thể loại, cũng như việc quan tâm đến cuộc sống, đến con người trong một ngòi bút đã bắt đầu tạo được những nét riêng biệt quý giá đã xác định vị trí quan trọng của Thánh Tông di thảo trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam trung cổ.”28

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... anh-tong-ky-3-2808/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

97#
Đăng lúc 6-8-2013 00:15:05 | Chỉ xem của tác giả
KHẢO VỀ VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT QUA TRƯỜNG HỢP HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG - KỲ 4


Trong các khía cạnh của sự nghiệp kiến tạo văn hiến, thì việc mở mang giáo hóa được coi là kế sách rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Lê Thánh Tông là vị vua đã kiến tạo nên một mô hình khoa cử hoàn bị, khiến cho khoa cử thời đại của ông đi đến sự hưng thịnh nhất trong lịch sử.

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484
Sự coi trọng khoa cử về bản chất là coi trọng người tài. Lê Thánh Tông là người nhận thức một cách sâu sắc về vị trí và vai trò của kẻ sĩ trong việc xây dựng thể chế theo mô hình Nho gia cũng như cho việc xây dựng một nền văn hiến của dân tộc. Tinh thần trọng học, chuộng tài ấy thể hiện một tầm nhìn chiến lược để Đại Việt phát triển về mọi mặt ở nhiều thế kỷ sau. Lê Thánh Tông đã sai Thân Nhân Trung sai soạn bài văn đề danh tiến sỹ của Khoa thi năm Đại Bảo thứ 3 (1442) để khắc lên bia đá dựng tại Văn miếu Quốc tử giám. Bài văn đã nêu lên một tư tưởng phổ quát cho mọi thời đại:
"Hiền tài quốc gia chi nguyên khí, nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long, nguyên khí nỗi tắc quốc thế nhược dĩ ô. Thị dĩ thánh đế minh vương mạc bất dĩ dục tài thủ sĩ, bồi thực nguyên khí vi tiên vụ dã."
賢材國家之元氣,元氣盛則國勢強以隆,元氣餒則國勢弱以污。是以聖帝明王莫不以育材取士培植元氣為先務也
(Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thì thế nước yếu mà xuống thấp. Do đó, các bậc thánh đế, minh vương không ai không lấy việc đào tạo nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc quan trọng đầu tiên.).

Trạng nguyên Vũ Duệ trong bài văn sách cũng có ý kiến tương tự: “nhân tài không phát triển, không lấy gì để dùng, để giữ cương thường muôn thuở, khơi dẫn nguyên khí quốc gia”. Luận điểm trên đã nêu bật mối quan hệ tất yếu giữa người hiền tài với vận mệnh quốc gia trong tiến trình phát triển của đất nước.
Lê Thánh Tông thực sự đã thực hiện một cuộc cải cách triệt để về giáo dục và khoa cử Nho học. Thứ nhất là về giáo dục. Nếu như thời Lý Trần, giáo dục Nho học chỉ thu hẹp phạm vi tứ thư ngũ kinh, thì đến thời Lê Thánh Tông đã mở rộng thêm các sách khác như Ngọc đường văn phạm, Văn hiến thông khảo, Văn tuyển, cương mục1... Ngoài ra, ông còn cho xây dựng các kho sách công ngay tại từng phủ. Triều đình cũng thực hiện chính sách cấp học bổng cũng như lương học cho các sĩ tử khi còn đang đi học. Mỗi tháng, thượng xá sinh2 được 10 quan, trung xá sinh được 9 quan, hạ xá sinh được 8 quan. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử khoa cử Nho học. Không những thế, các sĩ tử còn được học tập trong Nhà thái học (mà trước đó chỉ dành cho các hoàng tử). Kho Bí thư và các phòng ốc ăn ở cũng được xây dựng ngay trong khuôn viên để các sĩ tử tiện theo học. Không những thế, triều đình Lê Thánh Tông còn có chính sách bổ dụng các loại sĩ tử trên. Bộ Lại và học quan của Quốc Tử giám chiếu theo các chức còn khuyết mà bổ dụng theo từng cấp để khuyến khích nhân tài. Đây là vừa là chính sách khuyến học lại vừa là chính sách đào tạo nhân tài bằng cách “học nhi hành”. Sử dụng ngay trong quá trình đào tạo, và ngược lại đào tạo trong khi sử dụng. Lê Thánh Tông còn xuống Chiếu khuyến học3 và đích thân vi hành đến các học xá. Ông cũng cho đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, mỗi người chuyên trị một kinh để dạy học trò.
Lê Thánh Tông định khoa chế thi cử một cách quy củ từ thi Hương đến thi Hội. Năm 1462, ông định ra lệ thi Hương, cứ ba năm một lần. Đây là một bộ máy tuyển chọn nhân tài từ cấp cơ sở, nhằm chọn ra những sĩ tử xuất sắc nhất từ các địa phương. Thi Hương gồm có bốn kỳ: kỳ thứ nhất thi tứ thư ngũ kinh (5 bài), kỳ thứ hai thi thể loại (chế, chiếu, biểu, tứ lục), kỳ thứ ba thi thơ phú (thơ Đường, phú cổ thể và Ly tao) và văn tuyển, kỳ thứ tư thi văn sách (hỏi về kinh, sử và những vấn đề thời sự về trị quốc)4. Người trúng ba kỳ thi Hương được gọi là sinh đồ, trúng cả bốn kỳ được gọi là hương cống5. Trong đó, chỉ có hương cống mới được tiếp tục vào thi Hội. Trong suốt 37 năm với 12 khoa thi dưới triều Lê Thánh Tông, có khoảng 7000 sĩ tử đỗ sinh đồ, hương cống. Đây có thể coi là lượng nhân tài đông đảo nhất trong lịch sử, gấp sáu đến bảy lần so với tổng số sĩ tử của ba triều Lý- Trần- Hồ cộng lại6.
Thi Hội đời Lê Thánh Tông cũng được chuẩn quy với bốn kỳ giống như thi Hương. Tuy nhiên, cấp độ cao hơn rất nhiều. Các quan giỏi nhất, có uy tín nhất, có nhân cách nhất, giữ những chức vụ trọng yếu nhất trong triều mới được làm khám khảo. Vua đích thân ngự ở điện Kính Thiên ra đề văn sách ở kỳ tứ để hỏi về trị đạo. Đây cũng là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử khoa cử Nho học. Về mặt thể lệ, trước đó, hễ ai đã vào đến thi Hội thì sẽ trúng cách; nhưng đến thời Lê Thánh Tông vua thân hành khảo xét nếu thấy không thực tài vẫn có thể bị xóa tên. Điều này chứng tỏ, Lê Thánh Tông rất coi trọng thực học. Từ chương thi phú kinh nghĩa suông thì vẫn không đủ, quan trọng nhất của một nhân tài là việc áp dụng lý thuyết Nho giáo vào những vấn đề thời sự của quốc gia. Tiêu chí này phần nào phù hợp với khái niệm trí thức hiện nay: trí thức phải là người “dấn thân” cho đời sống xã hội. Về bản chất, cuộc sách vấn giữa vua và sĩ tử trong thời Lê Thánh Tông là “cuộc hiến kế sách”7 của những trí thức Nho học đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của triều đình, đất nước, là một cuộc sát hạch trình độ tư duy, khả năng vận dụng học thuyết đức trị của Nho giáo vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế xã hội. Có khi sách vấn còn là một cách để Lê Thánh Tông thử Nho sĩ về khả năng phản biện xã hội, nhất là phản biện...chính đương kim hoàng thượng. Các sĩ tử khi thực hiện đối sách có khi phải thẳng thắn bàn đến nghĩa vụ của của quân vương, hay hình mẫu của ông vua lý tưởng. Như trạng nguyên Vũ Kiệt thì hình mẫu lý tưởng ấy là vị vua biết “dùng người hiền, cầu can gián, yên muôn vật, thương muôn dân, sùng Nho thuật...”8, ông hy vọng: “bậc thánh nhân làm việc không theo sự sáng suốt của riêng mình mà hợp với sáng suốt của thiên hạ, không theo tiêu chí của riêng mình mà hợp chí của thiên hạ”. Hay như trạng nguyên Vũ Duệ trong bài đối sách đã viết: “ba điều Trí- Nhân- Dũng là cái đức thông suốt trong thiên hạ, ý nói bậc làm vua phải sáng tỏ điều đó để trị nước.”
Văn sách đình đối thời Lê Thánh Tông còn bàn đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực xã hội khác như: sửa đổi phong tục tập quán, chống tham quan ô lại, vấn đề chống thiên tai, vấn đề ngoại giao, ổn định dân cư, củng cố quốc phòng, kinh tế sản xuất... Ví dụ, khi bàn về binh phòng quân sự, Vũ Kiệt viết: “sự nhiệm mầu của cơ biến, cách thức của việc bày bố dàn trận cũng không ngoài nhân nghĩa... đạo trị nước lo dùng đức giáo hóa sau mới dùng võ công...thần mong bệ hạ nắm chắc điều tín tất có uy quyền để khích lệ tướng sĩ,...lại biết lấy lễ để cố kết nhân tâm, lấy ân phủ dụ để bền chí quân sĩ...” Hay khi bàn về việc kinh tế, trạng nguyên Vũ Dương viết: “việc làm giàu mà không có nhân nghĩa trung chính ấy cũng không thể làm dân no, nước đủ chi dùng.” Các biện pháp đưa ra đều rất cụ thể, nhưng tựu chung vấn đề cốt lõi nhất để thực hiện và giải quyết các vấn đề ấy đều dựa trên học thuyết đức trị của Nho gia. Một điều đáng chú ý nữa là những người đưa ra kế sách, sau khi cập đệ liền được đưa vào bộ máy chính trị để thực hiện, thi hành chính những kế sách mà mình đưa ra. Đó là một trong những điểm tích cực nhất của khoa cử và giáo dục đời Lê Thánh Tông. Với 502 tiến sĩ9 và 9 trạng nguyên chọn lọc được trong số mười tám nghìn (18000) sĩ tử đương thời. Trong thời gian 38 năm trị vì (so với 845 lịch sử khoa cử), tức thời gian chỉ bằng 1/22, mà thời Lê Thánh Tông đã lấy đỗ 502 / 2896 tiến sĩ, tức tỷ lệ bằng 1/6 tổng số tiến sĩ, và 9/45 trạng nguyên tức là tỷ lệ bằng 1/5 tổng số trạng nguyên trong lịch sử10. Những trí thức Nho sĩ này đã góp phần tạo nên một phong khí học thuật lớn nhất trong lịch sử, góp phần quan trọng vào việc chấn hưng đất nước, xây dựng một nền văn hiến của cả một thời đại, tạo đà để văn hóa Đại Việt tiếp tục phát triển trong nhiều thế kỷ sau này.

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... anh-tong-ky-4-2809/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

98#
Đăng lúc 6-8-2013 00:23:38 | Chỉ xem của tác giả
NHỮNG KHOA THI CUỐI CÙNG CỦA NHÀ NGUYỄN


Tác giả: Đinh Văn Niêm
Nguồn: www.bee.net.vn

Gia Long lên ngôi, tình hình chính trị xã hội còn rất phức tạp, nhưng việc học hành đã bắt đầu được quan tâm. Tháng 5/1802, bắt đầu bổ nhiệm quan chức học hiệu những vùng trọng yếu ở Bắc Hà. Tháng 9, đặt chức đốc học trấn Bắc thành.
Năm 1803, cho dựng nhà Đốc học ở Quốc Tử Giám, lập trường học theo hệ thống từ trấn, phủ, huyện, xã và quy định con em từ 8 tuổi trở lên vào tiểu học rồi đến học sách hiếu kinh, trung kinh; 12 tuổi trở lên học sách Luận ngữ, Mạnh tử rồi tới sách Trung dung, Đại học; 15 tuổi trở lên học Thi, Thư, sau học Dịch, Lễ, Xuân thu, học kèm Chư tử và Sử. Cấp lương tháng cho các quan dạy học.

Năm 1807, định phép thi Hương và thi Hội. Phép thi và danh vị những người thi đỗ vẫn theo quy chế nhà Lê. Gia Long mở được 3 khoa thi Hương vào các năm 1807, 1813 và 1819 lấy đỗ 256 hương cống và hơn 1.000 sinh đồ. Còn thi Hội chưa mở được khoa nào. Minh Mệnh lên ngôi năm 1821, mở Ân khoa thi Hương. Năm 1822, mở Ân khoa thi Hội. Năm 1825, Minh Mệnh xuống chiếu đổi danh sắc. Trước, người đỗ thi Hương gọi là hương cống nay đổi là cử nhân, người đỗ sinh đồ nay gọi là tú tài. Nhà Nguyễn theo luật tứ bất: không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không phong tể tướng, không phong vương cho người ngoại tộc. Trong các khoa thi nhà Nguyễn không có danh hiệu đệ nhất giáp đệ nhất danh.
Năm 1829, Minh Mệnh cho lấy thêm danh hiệu phó bảng trong các kỳ thi Hội. Về quyền lợi đãi ngộ không bằng tiến sĩ nhưng việc bổ dụng vẫn được trọng thị.
Đến đời Vua Thiệu Trị, cứ 3 năm 1 khoa thi. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hương. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Hội.

Thời Tự Đức còn có các khoa thi đặc biệt như năm 1851 vừa thi chính khoa xong lại mở thêm Chế khoa Cát sĩ. Các cử nhân, giám sinh Quốc Tử Giám, các giáo thụ, huấn đạo ở các phủ, huyện, các tiến sĩ, phó bảng chưa bổ nhiệm, các cử nhân, tú tài đều được dự thi. Khoa thi này khó hơn khoa thi tiến sĩ. Những người đỗ được ân chuẩn, đãi ngộ cao hơn.
Năm 1865, lại mở thêm khoa Nhã sĩ, những người đỗ được khắc tên vào bia tiến sĩ. Ân khoa tiến sĩ còn được mở thêm một khoa vào năm 1884 đời vua Kiến Phúc. Sau hiệp ước Patenotre 1884, triều Hàm Nghi, Đồng Khánh không mở được khoa thi nào. Thành Thái lên ngôi, khoa thi tiến sĩ lại được tiến hành đều đặn như thường lệ.

Những năm cuối triều Thành Thái, Duy Tân, những nhà nho nhiệt huyết Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đòi phải đề cao tân học, cải cách khoa cử để đào tạo nhân tài có thực học.
Những khoa thi cuối thời Duy Tân bị dư luận phê phán không còn là một khoa thi Nho học đơn thuần vì đã thêm kỳ thi tiếng Pháp và luận quốc ngữ. Những khoa thi dưới triều Khải Định càng bị dư luận phê phán là không hợp thời thế, các nhà khoa bảng ở giai đoạn này cũng thấy cần phải có một cuộc cải cách thi cử lớn mới mong đáp ứng vai trò kẻ sĩ với thời đại. Khoa thi Hội năm 1919 là khoa thi cuối cùng của lịch sử khoa bảng nước nhà.

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... cua-nha-nguyen-347/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

99#
Đăng lúc 6-8-2013 00:23:46 | Chỉ xem của tác giả
THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH - KHÁNH HÒA


Tác giả: Mộng Đắc
Nguồn: www.hoidisan.vn

Năm 1775, sau khi đánh bại quân Chúa Nguyễn, chiếm thành Diên Khánh, Nghĩa quân Tây Sơn đã lấy đây làm sở lị của dân Bình Khang. Vào năm Quý Sửu (1793), sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng Diên Khánh thành một căn cứ vững chắc, một công trình vừa mang tính phòng thủ từ xa, vừa là trụ sở mang tính chính trị. Thành Diên Khánh chính thức xuất hiện từ đó. Ngày nay, thành cổ Diên Khánh nằm ở trung tâm huyện Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang khoảng 10 km về phía Tây, bên phải Quốc lộ 1A.

Thành cổ Diên Khánh là một quần thể kiến trúc kiểu thành trì quân sự phổ biến ở Châu Âu thế kỷ 12-13. Nó nằm trên một vùng đất cao thuộc địa phận xóm Đông Môn, thị trấn Diên Khánh, xung quanh đắp đất, với tổng diện tích khoảng 36.000m2. Tường thành lục giác, dài 2.693m, 6 cạnh thông đều nhau, đắp bằng đất, cao gần 4m. Mặt ngoài gần như dựng đứng. Xưa, thành có 6 cửa nhưng nay có 2 cửa đã bị lấp bớt, 4 cửa còn lại được xây gạch kiên cố, trên có Vọng Lâu để quan sát. Mỗi cổng thành là một kiến trúc rộng khoảng 17m, cao 4.5m gồm 2 tầng với lối xây dựng hình vòng cung vừa bền, vừa chịu được áp lực từ trọng lượng của Vọng Lâu dồn xuống. Mái Vọng lâu lợp ngói âm dương, 4 đầu đao uốn cong như đầu thuyền. Phía ngoài thành có hào sâu thông ra sông Cái, vì vậy hào luôn luôn đầy nước. Chung quanh hào lại có luỹ tre bao bọc dầy đặc, cho nên thành luỹ tuy bằng đất nhưng lại rất kiên cố. Rễ tre giữ thành rất tốt, còn thân tre tạo thành một hàng rào phòng ngự chống lại đạn pháo từ ngoài bắn vào.
Với lối kiến trúc thành cao hào sâu, trên mặt tường thành và phía ngoài hào cây cối um tùm, thành Diên Khánh đã trở thành một cứ điểm quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ của tỉnh Khánh Hoà trước kia. Theo các tài liệu lưu trữ và dấu tích còn sót lại thì bên trong thành Diên Khánh có nhiều công trình kiến trúc như: Hoàng cung (xây theo kiểu Điện Thái Hoà ở Huế), sân Chầu, dinh Tuần vũ, Án sát, Lãnh binh, Tham tri, nhà kho, nhà lao... rất kiên cố. Từ khi xây xong cho đến cuối thời Pháp thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng các quân đầu não địa phương của Triều Nguyễn và là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của địa phương. Trong phong trào Cần Vương (1885- 1886), thành là tổng hành dinh của Nghĩa quân Khánh Hoà. Pháp đã nhiều lần nã pháo vào thành. Khi chiếm được, thực dân Pháp cho san bằng 2 mặt Bắc Nam. Thời kháng chiến chống xâm lược Pháp (1945-1954) thành Diên Khánh lại trở thành trụ sở của Bộ Tư lệnh Mặt trận Nha Trang. Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh, quân dân Nha Trang, Diên Khánh đã phối hợp cùng nhau đánh thắng nhiều trận giòn giã trong cuộc chiến đấu 101 ngày đêm lịch sử, từ Cầu Mới Nha Trang đến thành Diên Khánh. Từ năm 1975 đến nay, thành Diên Khánh trở thành trụ sở của các cơ quan lãnh đạo huyện Diên Khánh.
Nói đến thành Diên Khánh, không thể không nhắc tới Văn Miếu Diên Khánh, được dựng lên để thờ Đức Khổng Tử. Văn Miếu xây dựng và trùng tu vào năm 1864 trên một khu đất cao ráo nhất trong vùng, có diện tích rộng gần 1.500m2. Văn Miếu có tấm bia đá khắc tên những người đỗ đạt cao trong các khoa thi. Những ông Cử, ông Tú thời ấy như Nguyễn Khanh, Lê Thiện Kế, Lê Nghị, Lê Viết Tạo... Ngoài việc lấy đạo học làm người quân tử, nhiều người đã đem lòng yêu nước, ủng hộ phong trào Cần Vương chống Pháp hồi đầu thế kỷ 20.
Với lịch sử 200 năm, thành Diên Khánh chứng kiến bao biến động, thăng trầm của xã hội thời phong kiến cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân Khánh Hòa trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Thành Diên Khánh và Văn Miếu Diên Khánh đã trở thành di tích lịch sử cấp Quốc gia, một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách trong nước và quốc tế.

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... hanh-khanh-hoa-348/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

100#
Đăng lúc 6-8-2013 00:26:22 | Chỉ xem của tác giả
KHOA CỬ TRIỀU TÂY SƠN: MỘT GIẤC MƠ VÀNG


ác giả: Đinh Văn Niêm
Nguồn: www.bee.net.vn

Mùa thu tháng 8, Quang Trung năm thứ 2 (1789) vừa lên ngôi chính vị, đánh bại quân nhà Thanh, việc triều chính chưa được củng cố, nhưng nhà vua đã mở khoa thi Hương cho học trò  xứ Nghệ (có người gọi là khoa thi Tuấn sĩ). Sai Nguyễn Khải Xuyên - La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm Đề điệu kiêm chức chánh chủ khảo chấm thi. Đồng thời nhà vua xuống chiếu cho lập Sùng Chính viện:

"Chiếu cho La Sơn Phu tử được biết: Ông tuổi, đức đều cao, tất cả sĩ  phu đều trông ngóng... nay trong nước đã yên, trẫm toan hưng khởi chính học. Ông đã lấy học thuật hiện rõ bên tà, bên chính trong phép học trẫm rất vui lòng. Trẫm định đặt Sùng chính thư viện ở Vinh Kinh tại núi Nam Hoa, ban cho ông chức Sùng chính viện viện trưởng chuyên coi việc dạy học. Nhất định theo phép học Chư Tử khiến cho nhân tài có thể thành tựu, phong tục trở lại tốt đẹp.
Từ nay, phàm trong các viên tư nghiệp, đốc học, mỗi năm nếu có ai học hay, hạnh tốt thì kê quê quán, tên họ đề đạt đến thư viện giao cho ông khảo sát đức nghiệp và hạnh nghệ tâu lên triều đình để bổ dụng. Ông nên gắng giảng rõ đạo đức, rèn đúc nhân tâm để cho xứng với ý của Trẫm khen chuộng người tuổi cao, đức lớn". Khâm tại đặc chiếu Quang Trung năm thứ 4, ngày 20 tháng 8 Sau khi xuống chiếu lập Sùng chính viện, vua Quang Trung còn hạ chiếu lập các nhà học cấp xã và cấp phủ, huyện.
Nội dung: "Chiếu cho quan viên và trăm họ trong nước được biết: Dựng nước lấy việc học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc, trước đây nhiều việc, việc học không sửa sang được, khoa cử bỏ dần, nhân tài ngày càng ít. Phàm hết loạn thành trị, lẽ tuần hoàn là thế, sau loạn càng cần sửa sang hưng khởi, lập giáo hóa, lập khoa cử là quy mô lớn để chuyển loạn thành trị. Trẫm khi mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho, có lưu tâm quý mến kẻ sĩ, muốn được người thực học để dùng cho quốc gia.
Vậy ban chiếu xuống cho dân các xứ cần lập học xã chọn nho sĩ học thức, có đức hạnh đặt làm thày học giảng dạy cho học trò xã mình. Hẹn năm nay mở khoa thi Hương. Những tú tài thi Hương đỗ hạng ưu được đưa lên trường Quốc học, đỗ hạng thứ thì đưa vào trường Phủ học. Những Hương Cống ở triều cũ chưa làm chức nhiệm gì nay tới chầu thì bổ các chức huấn đạo, tri huyện. Nho sinh và sinh đồ đợi kỳ thi vào thi lại, đỗ hạng ưu thì tuyển dụng, hạng kém thì bãi về trường xã học tiếp. Còn những "sinh đồ ba quan" nhất thiết bắt về làm dân, cùng dân chịu sưu hạch". Đây là những chủ trương tích cực, biện pháp rõ ràng, khoa học nhằm dồn công sức xây dựng đất nước nhưng thời gian quá ngắn, vua Quang Trung chỉ mới tổ chức được 1 khoa thi Hương, còn khoa Tiến sĩ thì chưa tổ chức được khoa nào. Thực là một giấc mơ vàng.

http://www.lyhocdongphuong.org.v ... t-giac-mo-vang-346/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách