Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: cuncon87
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám - Xuất Bản] Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie | Agatha Christie (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:09:33 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 9

BÀ LEIDNER KỂ CHUYỆN


Hôm sau, ngay sau bữa trưa, bà Leidner về phòng mình để nghỉ như thường lệ. Tôi đỡ bà lên giường, lót mấy chiếc gối dưới đầu và đưa bà một cuốn sách. Tôi sắp đi ra, thì bà gọi lại:
- Cô y tá đừng đi. Tôi muốn nói chuyện.
Tôi quay trở lại.
- Cô đóng hộ cái cửa.
Tôi làm theo.
Bà đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Rõ ràng, bà đang suy nghĩ trước khi quyết định, và tôi cứ để yên.
Cuối cùng, sau khi thu hết sức lực, bà quay lại tôi nói:
- Mời cô ngồi.
Tôi ngồi xuống cạnh bàn. Bà run run mở đầu:
- Những chuyện vừa xảy ra, chắc cô lấy làm lạ phải không?
Tôi khẽ gật đầu.
- Vì vậy tôi quyết định nói cho cô rõ... nói hết! Phải có người để thổ lộ, nếu không tôi phát điên mất!
- Thưa bà, được như thế thì rất tốt. Rất khó cho tôi làm nhiệm vụ, nếu tôi không biết sự thật.
Bà dừng bước, nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Cô có biết tôi sợ cái gì?
- Một người!
- Phải... Nhưng tôi không nói sợ ai, mà là cái gì.
Tôi yên lặng, chờ. Bà tiếp:
- Tôi sợ bị ám sát.
- Thật vậy ư? - tôi ngạc nhiên.
Bà phá lên cười... cười... cười đến mức nước mắt ứa ra trên gò má.
- Nào, nào! Xin bà hãy nói nghiêm chỉnh - tôi kiên quyết.
Tôi đẩy bà ngồi xuống ghế, lấy khăn thấm mặt bà.
- Bà hãy bình tĩnh, nói cho tôi biết có chuyện gì.
Những lời ấy có tác dụng làm bà hồi tâm hẳn, nói giọng bình thường:
- Cô đúng là một bà tiên. Ở với cô, tôi lại thấy mình như con trẻ. Tôi sẽ nói hết...
- Thế thì hay quá! Bà cứ thư thả, không đi đâu mà vội.
Bà thong thả kể:
- Năm hai mươi tuổi, tôi lấy chồng là công chức ở một Bộ. Đó là năm 1918.
- Tôi biết. Bà Mercado có nói với tôi. Và ông đã hy sinh trong chiến tranh.
Nhưng bà Leidner lắc đầu:
- Đó là bà ấy tưởng thế... như tất cả mọi người khác. Sự thật lại khác. Hồi đó tôi là một thiếu nữ nhiệt thành, rất yêu nước, đầy lý tưởng. Lấy nhau được vài tháng, tình cờ tôi phát hiện chồng tôi là gián điệp cho nước Đức; tin tức do ông ta cung cấp đã giúp quân Đức đánh chìm một tầu biển Mỹ, chết hàng trăm người. Không biết người khác ở vào địa vị tôi sẽ hành động thế nào, còn tôi thì làm như sau. Tôi báo cáo tất cả sự thật với bố tôi, công chức ở Bộ chiến tranh. Và đúng là Frederick đã chết trong chiến tranh... nhưng là chết ở Mỹ... bị xử bắn vì tội gián điệp.
- Trời! - Tôi kêu lên - Thê thảm vậy sao!
- Phải, thê thảm! Chồng tôi là người rất hiền và yêu vợ. Vậy mà.. Song hồi đó tôi hành động không do dự. Có thể tôi đã sai.
- Thật khó phán xét. Ở những trường hợp như vậy, rất khó xử.
- Chuyện này được giữ kín, ngoài mấy người trên Bộ, không ai biết. Tin chính thức là ông ấy ra mặt trận và hy sinh. Bạn bè, thân quyến đều coi tôi là vợ liệt sĩ.
Giờ bà kể tiếp với giọng chua chát:
- Rất nhiều người muốn lấy tôi, nhưng tôi đều từ chối. Cú sốc quá mạnh, tôi thấy mình không thể tin ai nữa.
- Ở địa vị bà, tôi cũng nghĩ như thế.
- Vài năm sau, tôi gắn bó hơn với một người, còn đang do dự thì một việc lạ xẩy ra. Tôi nhận được một thư nặc danh... của Frederick, dọa sẽ giết nếu tôi đi bước nữa.
- Của Frederick? Người chồng đã chết?
- Phải. Mới đầu, tôi đến phát điên, tự hỏi mình có mê ngủ hay không. Tôi đến hỏi bố. Bố cho biết sự thật: chồng tôi chưa bị xử bắn. Ông ấy trốn khỏi nhà tù, nhưng không ích gì hơn. Vài tuần sau, trong một tai nạn xe lửa trật bánh, người ta thấy xác ông trong số các nạn nhân. Bố tôi giấu không nói tin ông trốn, nhưng nay ông ta đã chết, nên thấy không cần giữ bí mật.
Lá thư ấy đã khơi lại cả vấn đề. Chồng tôi hãy còn sống chăng?
Bố tôi điều tra việc này và tuyên bố cái xác chôn dưới tên Frederick đúng là của Frederick, ít nhất theo những gì xác định được, vì khuôn mặt đã bị biến dạng. Theo ông, Frederick đã chết thật, lá thư kia chỉ là trò đùa ma quái.
Việc đó còn tiếp diễn nữa: cứ mỗi lần định làm lại cuộc đời với ai, tôi lại nhận được thư đe dọa.
- Chính là chữ của chồng bà?
Bà Leidner thong thả đáp:
- Câu hỏi thật khó: tôi không giữ một thư nào của ông trước đây. Chỉ nhớ mang máng.
- Bà có nhận ra trong thư cách nói nào đặc trưng của ông nhà?
- Không. Trong lúc trò chuyện riêng tư, chúng tôi thường dùng những từ thân mật - chỉ hai chúng tôi biết - nếu có trong thư thì tôi đã không còn nghi ngờ.
- Thế đấy. Có vẻ như không phải thư của ông nhà. Nhưng thế thì của ai?
- Frederick có một cậu em trai mười hai tuổi lúc chúng tôi lấy nhau. Cậu rất yêu Frederick, hết lòng vì anh trai. Về sau cậu ta ra sao, tôi không biết. Cậu ta tên là William. Hay là cậu ta thù tôi, cho tôi là người gây ra cái chết của ông anh? Hồi trước, cậu ta đã hay tỏ ra ghen tị với tôi, nay giở trò này để trừng phạt tôi chăng.
- Có thể lắm - tôi nói - Trẻ con chúa hay thù dai.
- Chắc cậu ta quyết tâm trả thù cho anh.
- Xin bà kể tiếp.
- Ồ! không còn nhiều nữa. Ba năm trước đây, tôi quen anh Eric, không có ý định xây dựng gì. Nhưng rồi anh thuyết phục được tôi hết do dự. Cho đến ngày hôm cưới, tôi chờ có thư đe dọa mới, nhưng không có. Tôi cho là kẻ viết thư nặc danh đã chết, hoặc đã nản cái trò độc ác. Hai ngày sau hôm cưới, tôi nhận được cái này.
Bà lấy chiếc cặp da trên bàn, mở khóa, rút ra lá thư đưa tôi.
Mực viết đã hơi nhạt. Chữ viết rất ngả, nét như của phụ nữ.
“Bà đã không tuân lời. Bây giờ không thể thoát khỏi số phận. Bà chỉ là của Frederick Bosner mà thôi. Hãy chuẩn bị để chết!”
- Tôi rất sợ, nhưng có Eric ở bên, tôi yên tâm. Một tháng sau, lại lá thư thứ hai.
“Tôi chưa quên đâu. Đang lập kế hoạch. Bà sẽ chết. Tại sao dám không tuân lời?”
- Ông nhà có biết những lời đe dọa này không?
Bà Leidner từ tốn đáp:
- Ông ấy biết. Nhận được lá thư thứ hai, tôi đưa cả hai cho ông xem. Ông ngả về ý cho đây là trò đùa rẻ tiền. Hoặc là kẻ nào cố tung tin chồng trước của tôi còn sống để tống tiền.
Ngừng một lát, bà nói tiếp:
- Vài hôm sau khi nhận lá thư thứ hai, chúng tôi suýt bị chết ngạt. Có kẻ đã vào nhà trong khi chúng tôi ngủ và mở vòi hơi đốt. May mà tôi thức kịp, ngửi thấy mùi lạ. Không thể giấu mãi mọi chuyện, tôi liền kể anh Eric nghe tất cả những sự đe dọa từ nhiều năm trước. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy Frederick thực sự muốn giết tôi.
Eric thì không bi kịch hóa vấn đề như tôi. Anh muốn báo cảnh sát. Tôi kiên quyết không đồng ý. Cuối cùng, tôi quyết định theo anh đến đây, như thế tốt hơn là ở lại London hoặc Paris, hay đi nghỉ hè ở Hoa kỳ.
Đến đây, mọi việc đã khá hơn, tôi đã nguôi nỗi lo. Dù sao, thì khoảng cách giữa tôi và kẻ thù cũng là một nửa trái đất.
Thế rồi cách đây ba tuần, tôi nhận được một phong thư, dán tem Irắc gửi qua bưu điện...
Bà đưa tôi lá thư thứ ba:
“Bà tưởng thoát rồi sao. Lầm to. Tôi không cho phép bà phản bội. Đã cảnh cáo nhiều lần rồi: cái chết đã đến gần.”
- Còn đây là cái tôi thấy để trên bàn, cách đây một tuần. Thư đặt thẳng vào đây, không cần qua bưu điện.
Tôi cầm lấy mảnh giấy. Chỉ một câu nguệch ngoạc:
“Tôi đã tới.”
Bà nhìn thẳng vào tôi:
- Lần này, cô hiểu chưa? Hoặc là Frederick... hoặc là thằng em William... nó giết tôi đến nơi.
Giọng bà run lên. Tôi nắm cổ tay bà, nói để an ủi:
- Thôi nào, nào... hãy can đảm! Có chúng tôi canh chừng rồi. Bà có lọ dầu nào không nhỉ?
Bà chỉ lên bàn trang điểm, và tôi lấy dầu xoa cho bà. Đôi má bà hồng hào trở lại.
- Tốt, đỡ rồi - tôi nói.
- Phải, tôi thấy khá hơn. Nhưng, bây giờ cô đã hiểu tại sao tôi hay hốt hoảng? Lúc thấy người đó nhòm qua cửa sổ phòng tôi, tôi nghĩ: hắn đấy. Hôm cô đến, tôi còn ngờ cả cô nữa. Tôi cho cô là đàn ông đóng giả gái.
- Ồ, lại buồn cười thế!
- Đúng, buồn cười thật, nhưng nhỡ cô không phải y tá, mà là người thông đồng với hắn... nhiều khi trí óc tôi rối lên như thế.
Tôi bỗng nẩy ra một ý, hỏi:
- Bây giờ gặp người chồng trước, bà có nhận ra không?
- Không chắc. Bi kịch xảy ra đã hơn mười lăm năm. Mặt mũi ông có thể thay đổi.
Bà rùng mình:
- Một đêm tôi nhìn thấy mặt ông ấy, nhưng là mặt người chết. Tôi nghe có tiếng gõ ở cửa sổ, nhìn ra thấy thấp thoáng một cái đầu lâu nhăn nhó áp vào kính. Tôi hét lên... vậy mà mọi người bảo là không có gì!
Lúc đó tôi liên tưởng đến câu chuyện của bà Mercado.
- Hay là bà mơ ngủ?
- Ồ, không, tôi bảo đảm là thật!
Tôi thì chưa tin. Trong hoàn cảnh bà Leidner, rất dễ lẫn lộn mơ và thật. Nguyên tắc của tôi là không bao giờ nói trái ý người bệnh, vì vậy tôi chỉ cố an ủi, nói nếu có kẻ lạ nào quanh quẩn đâu đây tất sẽ bị mọi người phát hiện.
Bà đã hồi tâm, tôi để bà đó và đi tìm ông Leidner, nói lại những điều bà vợ đã kể. Ông đáp đơn giản:
- Nhà tôi đã tâm sự với cô, thế là tốt. Những trò dọa dẫm đó cũng làm tôi rất bận tâm. Tôi cho rằng cái mặt nhìn thấy ở cửa sổ và tiếng gõ kính đều chỉ là do bà ấy tưởng tượng. Tôi không biết làm thế nào cho bà yên tâm. Cô y tá nghĩ sao?
Tôi trả lời:
- Có thể những bức thư chỉ là một trò đùa ác.
- Đúng. Nhưng biết làm thế nào? Nhà tôi mất trí rồi, có nghe ai.
Tôi cũng cảm thấy như vậy. Tôi ngờ có bàn tay phụ nữ bên trong. Các bức thư là chữ viết phụ nữ. Tôi ngầm nghĩ đến bà Mercado. Giả thử tình cờ bà ta biết được sự thật về người chồng trước của bà Leidner, bà ta rất có thể khủng bố bà này cho bõ ghen tức.
Nghĩ vậy, song tôi không nói với ông Leidner, sợ biết đâu ông lại hiểu lầm.
- Ồ, không có gì đáng bi quan - tôi nói để an ủi - Sau khi nói hết nỗi lo của mình, tôi thấy bà có vẻ nhẹ nhõm.
- Tôi rất mừng là nhà tôi đã trao đổi với cô. Thế là dấu hiệu tốt. Như vậy là nhà tôi tin cậy cô lắm. Chứ còn tôi, tôi đã hết cách.
Hôm sau, ông Coleman phải đi Hassanich để lĩnh lương cho thợ. Đồng thời, ông cũng sẽ chuyển thư từ của chúng tôi cho bưu điện. Chúng tôi viết thư rồi bỏ tất cả vào một hộp gỗ đặt trên gờ cửa sổ phòng ăn. Tối đó, trước khi đi ngủ, Coleman lấy thư, bó lại thành nhiều bó bằng dây cao su.
Đột nhiên, ông ta cất tiếng kêu.
- Chuyện gì thế? - tôi hỏi.
Ông ta chìa cho tôi xem một phong bì, cười:
- Nàng Louise xinh đẹp tâm trí để đâu hết cả? Bà gửi thư này về địa chỉ: phố 42, Paris, Pháp. Paris làm gì có phố 42? Bà ấy lẫn rồi. Nhờ cô vui lòng mang về, bảo bà viết lại địa chỉ nhé? Bà ấy vừa về phòng xong.
Tôi cầm phong bì chạy về phòng bà Leidner. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chữ viết của bà, vậy mà sao thấy nó quen quen.
Nửa đêm, một ý nghĩ vụt lóe trong đầu tôi: chữ viết ấy giống hệt nét chữ trong các thư nặc danh, có điều to hơn, không đều hơn. Biết bao câu hỏi ùa vào óc: có phải bà Leidner tự viết các thư nặc danh? Và ông chồng có tin vào những lời kể của vợ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:19:59 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 10

BUỔI CHIỀU THỨ BẢY


Bà Leidner nói chuyện với tôi hôm thứ sáu. Sáng thứ bảy, bầu không khí trong nhà có vẻ nhẹ nhõm.
Bà Leidner có ý tránh mặt tôi. Tôi không ngạc nhiên, vì đã nhiều lần chứng kiến tâm lý ấy ở các phu nhân thuộc giới thượng lưu. Trong một lúc lai láng, họ bộc bạch tâm sự với mình để rồi hôm sau, gặp mình họ thấy ngượng và tiếc là đã tự buông thả.
Tôi cũng tránh không đả động đến cuộc chuyện trò hôm trước.
Buổi sáng, Coleman lái chiếc xe tải nhỏ đi Hassanich. Bao nhiêu thư từ, ông nhét vào cái túi to. Ngoài việc ra nhà băng rút tiền về trả lương công nhân, ông còn nhận mua giúp các thứ do mọi mười nhờ, nên dự định phải chiều muộn mới về.
Tôi nghịch ngợm nghĩ bụng: có thể ông ta sẽ rủ Shella Reilly đi ăn trưa.
Những chiều lĩnh lương, thiên hạ nghỉ, không ra công trường, vì khi lương về, sẽ phát lúc ba giờ rưỡi.
Cậu bé Abdullah, mà công việc là lau rửa đồ gốm, ngồi ở giữa sân như mọi khi, vừa làm vừa hát líu lo. Giáo sư Leidner và ông Emmott chuẩn bị tiếp tục soạn lại các cổ vật chờ Coleman về, còn ông Carey đi ra nơi khai quật.
Bà Leidner đi về phòng nghỉ. Như thường lệ tôi giúp bà lên giường. Tôi không buồn ngủ, nên vớ một cuốn sách đem về phòng mình, đóng cửa ngồi đọc. Lúc đó khoảng một giờ kém mười lăm, và hai giờ nữa êm ái trôi qua. Tôi đọc cuốn Thần chết trong nhà an dưỡng, một tiểu thuyết đọc rất vui, mặc dù theo tôi tác giả không am hiểu lắm về sinh hoạt ở các nhà nghỉ, ít nhất là tôi chưa từng thấy có chuyện như trong sách, nên định sẽ viết thư để góp ý với tác giả.
Cuối cùng tôi gấp sách, nhìn đồng hồ và ngạc nhiên thấy đã là ba giờ kém hai mươi.
Tôi đứng dậy, sửa sang tóc tai, đi ra sân.
Abdullah vẫn vừa lau chùi, vừa ư ử hát. David Emmott đứng bên, đỡ lấy những lọ đã rửa sạch, còn những mảnh vỡ thì xếp vào hộp để sau này gắn lại. Tôi tiến về phía họ, thì trông thấy giáo sư Leidner từ trên sân thượng đi xuống thang gác, ông rất vui vẻ:
- Chiều nay trời đẹp. Tôi vừa xếp gọn mọi thứ. Bà Louise chắc sẽ vừa lòng. Mấy ngày nay, bà cứ phàn nàn trên ấy ngổn ngang quá, không còn chỗ đi dạo. Để tôi báo cho bà ấy biết.
Ông đi về phòng vợ, gõ cửa rồi vào.
Một hay hai phút sau, ông đã chạy ra. Tôi nhìn phía ấy, và không tin ở mắt mình. Lúc vào ông vui và hồ hởi, thì nay mắt nhớn nhác như người say.
- Y tá! Cô y tá đâu! - Tiếng hét của ông the thé.
Tôi hiểu ngay đã có chuyện bất thường, chạy lại. Mặt ông xám ngoét vì kinh hoàng, tưởng chừng sắp ngất xỉu.
- Vợ tôi! Vợ tôi! Ôi trời ơi!
Tôi gạt ông sang bên, lao vào phòng. Nhìn cảnh tượng bên trong, tôi như nghẹt thở.
Bà Leidner nằm co quắp cạnh giường.
Tôi cúi xuống. Bà đã chết ít nhất được một tiếng. Nguyên nhân thấy rõ, một cú đập mạnh vào trán, ngay trên thái dương phải. Chắc bà vừa nhổm dậy và bị giáng đòn, gục tại chỗ.
Tôi tránh hết sức không đụng vào thi thể, nhìn quanh phòng xem có dấu tích gì không, nhưng mọi thứ dường như vẫn trật tự. Các cửa sổ đều đóng, hung thủ không thể trốn ở đâu. Hiển nhiên hắn đã tếch từ lâu.
Tôi khép cửa lại, đi ra.
Lúc này, giáo sư Leidner đã hoàn toàn mất trí. David Emmott đứng bên ông, đưa mắt nhìn tôi, thầm hỏi.
Tôi kể lại vắn tắt chuyện gì đã xảy ra.
Như tôi đã đánh giá, Emmott là người vững vàng, có thể dựa vào trong lúc nguy nan. Bình tĩnh, tự chủ, ông bảo tôi:
- Phải báo cảnh sát ngay. Bill Coleman chắc sắp về. Còn ông Leidner, ta nên thế nào?
- Ông giúp tôi đưa ông ta về phòng.
Emmott gật đầu:
- Có lẽ ta nên khóa cửa phòng kia đã.
Nói rồi, ông làm, rồi đưa đùa khóa cho tôi:
- Cô giữ lấy.
Chúng tôi cùng dìu ông Leidner vào giường. Ông Emmott đi kiếm chai rượu brandy rồi trở lại cùng cô Johnson. Cô này có vẻ lo lắng, nhưng giữ được bình tĩnh. Tôi giao cô trông ông Leidner.
Tôi đi nhanh ra ngoài sân, vừa lúc chiếc xe tải nhỏ đi vào qua cổng vòm. Chúng tôi vô cùng bất bình khi nhìn bộ mặt hồng hào, hớn hớ của Bill Coleman. Ông ta nhảy từ trên xe xuống, nhăn nhở như một khi:
- Hê lô! Hê lô! Tôi đã về. Tiền đây rồi. May không bị ai trấn lột dọc đường.
Ông ta bỗng đứng khựng:
- Ô! Có chuyện gì vậy? Các vị làm sao cả thế này?
- Bà Leidner đã chết... bị ám sát.
- Gì?
Bộ mặt đang vui chuyển hẳn. Ông ta tròn xoe mắt.
- Bà Leidner chết? Các vị đùa?
- Chết rồi?
Tiếng thốt lên làm tôi quay lại và bà Mercado đã ở phía sau:
- Các người bảo bà Leidner bị ám sát?
- Phải - tôi đáp - Ám sát.
- Không! - bà Mercado kêu - Không thể tin. Hay bà tự vẫn?
Tôi sẵng giọng:
- Người tự vẫn không thể tự đập lên đầu mình. Thưa bà Mercado, rõ ràng là một vụ giết người.
Bà ta ngồi thụp xuống một cái hòm:
- Ôi, kinh quá, sợ quá!
Rõ là kinh sợ rồi, chả đợi bà nói chúng tôi mới biết. Tôi nghĩ: có thể bà ta có chút hối hận về những gì đã nghĩ xấu và nói xấu về người quá cố chăng.
Một lát sau, bà ta hỏi:
- Bây giờ các người định làm gì?
Ông Emmott, với sự trầm tĩnh thường lệ, đưa ra những quyết định cần thiết:
- Bill, ông phải quay thật nhanh về Hassanich. Tôi không rõ phải làm những thủ tục gì. Cố gắng gặp đại úy Maitland, cảnh sát trưởng. Hỏi ý kiến bác sĩ Reilly, ông ấy sẽ bảo ta nên làm gì.
Coleman gật đầu, nhận lời. Mặt ông ta nghiêm trang, sợ hãi như một đứa trẻ. Không nói một lời, ông nhảy lên xe tải đi ngay.
Emmott lưỡng lự nói:
- Có lẽ ta nên ngó qua xem chung quanh có gì không.
Rồi lên giọng gọi:
- Ibrahim!
Cậu bé giúp việc chạy đến. Emmott nói với nó bằng tiếng Ả rập, hai bên đôi đáp nhau khá lâu. Ibrahim có vẻ kịch liệt chối cãi điều gì. Cuối cùng, Emmott nói với tôi:
- Hắn bảo không có ai vào đây suốt buổi chiều. Hung thủ hẳn phải lên vào lúc nào không ai biết.
- Tất nhiên - ông Mercado nói - Hắn lên vào lúc những người gác lơ là, không để ý.
- Có lẽ thế - Emmott nói.
Sự lưỡng tự của ông khiến tôi phải đưa mắt ngầm hỏi. Ông lại quay sang hỏi Abdullah, cậu bé đáp lại rất dài, vẫn vui vẻ phản đối kiên quyết. Ông Emmott chau mày đến nhăn cả trán, lẩm bẩm:
- Thật không hiểu ra làm sao.
Nhưng ông quên không nói cho tôi biết là chuyện gì.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:21:41 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 11

VỤ VIỆC KỲ LẠ


Trong truyện này, tôi chỉ thu hẹp vào phần nói về vai trò của tôi trong tấn bi kịch. Vì vậy tôi bỏ qua những gì diễn ra trong vòng hai giờ tiếp theo: đại úy Maitland cùng một số cảnh sát, rồi bác sĩ Reilly đến. Sự có mặt của họ làm đảo lộn cả khu nhà; các cuộc thẩm vấn rồi tất cả mọi thủ tục liên quan được tiến hành.
Vào khoảng năm giờ, xem ra những công việc bước đầu đã vãn, bác sĩ Reilly kéo tôi vào văn phòng rồi đóng cửa lại. Ông ngồi vào chiếc ghế bành của giáo sư Leidner, chỉ cho tôi chiếc ghế đối diện mời ngồi, hơi cấp tập:
- Nào, cô y tá nói đi: ở đây có chuyện gì ám muội.
Tôi vén tay áo, đưa mắt hỏi lại ông.
Ông rút sổ tay trong túi:
- Vì sự tìm hiểu của riêng tôi, mong cô cho biết giáo sư Leidner phát hiện vợ mình chết lúc mấy giờ.
- Có lẽ vào khoảng ba giờ kém mười lăm.
- Vì sao cô khẳng định giờ ấy?
- Vì lúc đứng lên tôi có nhìn đồng hồ, lúc đó là ba giờ kém hai mươi.
- Cho phép tôi xem đồng hồ của cô.
Tôi tháo đồng hồ đưa ông.
- Chính xác đến từng phút. Hoan nghênh. Theo cô, lúc đó bà Leidner đã chết từ bao lâu?
- Thưa bác sĩ, tôi không thể trả lời.
- Thôi nào, hãy bỏ qua cái thói thận trọng nghề nghiệp ấy đi. Tôi muốn biết ý kiến của cô có giống tôi không.
- Thế thì, tôi nghĩ bà đã chết độ một tiếng.
- Tốt. Tôi đã xem xét tử thi lúc bốn giờ rưỡi, và đồ là cái chết xẩy ra giữa một giờ mười lăm và một giờ bốn lăm, thì cứ cho là một giờ rưỡi đi.
Ông ngừng nói, trầm ngâm gõ tay lên bàn, rồi tiếp:
- Thật lạ lùng! Cô có biết gì hơn không? Cô bảo lúc đó cô đang nghỉ? Cô có nghe tiếng gì không?
- Lúc một giờ rưỡi? Không. Lúc một giờ rưỡi, cũng như lúc khác, tôi không nghe thấy gì. Nằm trên giường từ một giờ kém mười lăm đến ba giờ kém hai mươi, tôi không nghe tiếng nào khác tiếng hát ư ử của thằng bé ngoài sân, và mấy tiếng ông Emmott gọi với ông Leidner trên sân thượng.
- Cái thằng bé người Ả rập ấy hả... - ông cau mày.
Đúng lúc đó, cửa mở, giáo sư Leidner và đại úy Maitland đi vào. Đại úy người nhỏ lũn cũn, nhưng đôi mắt tinh ranh, sắc sảo.
Bác sĩ Reilly đứng lên, nhường ghế bành cho ông Leidner.
- Mời các vị ngồi. Rất mừng được gặp, tôi cần sự giúp đỡ của các vị. Trong vụ này có một cái gì tôi chưa hiểu.
Giáo sư Leidner cúi đầu, rồi nhìn tôi.
- Tôi biết. Vợ tôi đã nói sự thật cho cô Leatheran. Đến lúc này, ta không nên giấu pháp luật điều gì. Vậy cô hãy kể cho bác sĩ Reilly và đại úy Maitland những gì vợ tôi đã nói với cô hôm qua.
Tôi liền kể ra, cố hết sức thật chính xác.
Thỉnh thoảng, đại úy Maitland à lên một tiếng. Tôi kể xong, ông quay lại giáo sư Leidner.
- Mọi việc đúng như thế, phải không giáo sư?
- Những gì cô Leatheran nói là đúng sự thật.
- Một vụ án kỳ quặc! - bác sĩ Reilly nói - Ông có thể cho xem các thư ấy?
- Các ông sẽ tìm thấy chúng trong số các đồ đạc của vợ tôi.
- Bà nhà đã lấy các thư trong cái cặp da để trên bàn - tôi nói.
- Chắc chúng vẫn còn ở đó.
Giáo sư quay về phía đại úy Maitland, mặt sa sầm:
- Không cần phải giấu giếm chuyện này. Quan trọng là phải tìm ra hung thủ và xử tội hắn.
- Ông có nghĩ chính là người chồng trước của bà nhà? - tôi nói.
- Ý kiến cô y tá là thế chăng? - đại úy Maitland hỏi.
Tôi ngập ngừng:
- Dù sao vẫn mới là nghi ngờ.
- Dù thế nào thì hung thủ cũng chỉ là một tên sát nhân tầm thường, và xin nói thêm, một tên điên nguy hiểm: Bắt hắn chắc không khó - ông Leidner nói.
Bác sĩ Reilly thong thả chen vào:
- Không dễ như ông tưởng đâu. Phải không đại úy?
Maitland đưa tay vuốt ria mép, không đáp.
Tôi bỗng nhớ ra.
- Xin lỗi, tôi vừa nghĩ đến một chuyện nhỏ, nhưng có thể có ý nghĩa.
Tôi nói về người Irắc định nhòm qua cửa sổ, và hôm sau tôi lại gặp ở gần nhà, nói chuyện với cha Lavigny.
- Tốt. Chúng tôi ghi nhận điều này - đại úy Maitland nói - Cũng là một hướng để cảnh sát nghiên cứu. Biết đâu hắn chả dính đến vụ án mạng.
- Có thể với tư cách là kẻ dò đường cho hung thủ - tôi gợi ý- Hắn báo cho hung thủ biết lúc nào là thuận tiện.
Bác sĩ Reilly đưa tay gãi mũi, vẻ mệt mỏi.
- Đó là một điểm đáng chú ý. Cứ cho là đã có người trung gian trên đường đi của hung thủ.
Đại úy Maitland quay về phía giáo sư Leidner:
- Tôi yêu cầu ông chú ý nghe nhé. Xin điểm lại những điều đã thu thập được. Sau bữa ăn trưa kết thúc vào khoảng một giờ kém hăm lăm, vợ ông về phòng, có cô Leatheran đi cùng. Bản thân ông thì lên sân thượng, ở đó suốt hai tiếng sau đó. Đúng thế không?
- Đúng.
- Suốt thời gian ấy, ông có xuống sân lần nào không?
- Không.
- Có ai đi lên gặp ông không?
- Có. Có ông Emmott lên nhiều lần. Ông ấy làm con thoi liên lạc giữa tôi và thằng bé rửa đồ vật dưới sân.
- Ông có nhìn xem có chuyện gì trong sân?
- Một, hai lần… để hỏi Emmott vài điều.
- Mỗi lần, thằng bé vẫn ngồi giữa sân lau rửa?
- Vẫn ngồi.
- Ông Emmott không ở dưới sân, mà lên với ông lâu nhất là bao nhiêu?
Giáo sư Leidner suy nghĩ.
- Thật khó mà nhớ... có lẽ chừng mười phút. Với tôi, có khi tôi cho chỉ là hai, ba phút, song kinh nghiệm cho thấy là khi chăm chú vào công việc, nhiều khi không còn khái niệm về thời gian.
Đại úy nhìn bác sĩ Reilly. Ông này gật đầu, nói:
- Rồi chúng ta sẽ làm sáng tỏ mọi thứ.
Đại úy Maitland lại giở sổ:
- Ông Leidner, tôi sẽ đọc ông nghe mỗi thành viên trong đoàn làm gì từ một đến hai giờ chiều nay. Đây là theo lời khai của họ.
- Nhưng...
- Khoan... Chỉ một phút thôi, ông sẽ hiểu tôi muốn đi tới đâu. Trước hết, là ông và bà Mercado... Ông Mercado làm việc trong phòng thí nghiệm, còn bà gội đầu trong phòng mình. Cô Johnson ở trong phòng chung, lấy dấu những mẫu tròn. Ông Reiter rửa phim trong phòng tối. Cha Lavigny làm việc thường lệ trong phòng mình. Hai người cuối cùng là Carey và Coleman. Carey ra nơi khai quật, Coleman đi Hassanich. Đó là nói người trong đoàn khảo cổ. Giờ ta sang số người phục vụ. Anh đầu bếp người Ấn Độ ngồi trước cổng vòm, vừa làm lông gà vừa nói chuyện với anh gác cổng. Ibrahim và Mansur lo việc trong nhà, lúc một giờ mười lăm cũng ra đó tán gẫu cho đến hai giờ rưỡi. Lúc đó, vợ ông không còn sống nữa.
Giáo sư ngả người về phía trước:
- Tôi vẫn chưa hiểu... cuối cùng ông muốn nói gì.
- Từ bên ngoài, có cách nào vào phòng bà Leidner, ngoài cửa chính mở ra sân?
- Không. Có hai cửa sổ, nhưng đều có chấn song to, hơn nữa, những cửa sổ ấy cũng đóng.
- Những cửa ấy đóng bằng xoay quả đấm - tôi nói thêm.
Đại úy Maitland nói:
- Không quan trọng, dù cửa sổ có mở, cũng không thể ra vào bằng đường đó. Người của tôi đã thử rồi. Chấn song sắt rất vững. Muốn đột nhập phòng vợ ông, người lạ nhất thiết phải vào bằng cổng vòm, rồi đi qua sân. Nhưng cả anh bếp, anh gác và mấy thằng bé bảo đảm là không có ai đi vào.
Giáo sư Leidner vụt đứng dậy:
- Ông định ám chỉ chuyện gì? Nói đi?
Bác sĩ Reilly can:
- Bình tĩnh, ông bạn. Ta không ngại nhìn thẳng sự thật, dù sự thật đó cay đắng đến đâu: hung thủ không từ bên ngoài vào, vậy hắn đã ở sẵn bên trong… Mọi thứ dẫn đến giả thuyết là bà Leidner đã bị chính một người trong đoàn của ông giết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:22:53 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 12

“TÔI KHÔNG TIN...”


Không! Không!
Giáo sư Leidner bối rối đi lại trong phòng.
- Reilly, điều ông vừa nói là không thể, không thể có! Sao? Một người trong đoàn tôi? Nhưng, tất cả đều quý bà ấy mà!
Một cái nhếch mép thoáng hiện trên môi bác sĩ Reilly. Lúc này thật khó nói thẳng ý kiến của mình, nhưng sự im lặng của bác sĩ đã nói lên tất cả.
- Không thể có! - Giáo sư Leidner nhắc lại - Ai cũng yêu quý bà ấy.
Bác sĩ Reilly khẽ ho:
- Leidner, xin lỗi, nhưng đó là ý kiến cá nhân ông. Nếu có người nào trong đoàn căm ghét vợ ông, người đó chẳng dại gì để ông biết.
Giáo sư Leidner tỏ vẻ cụt hứng:
- Phải, có thể. Tuy nhiên, có lẽ anh lầm. Tôi bảo đảm rằng ở đây ai cũng có tình cảm tốt với bà ấy.
Ông lặng yên một lát, rồi lại nổi nóng:
- Điều các ông vừa nói là một sự sỉ nhục. Không, tôi không tin!
- Ông không thể chối sự thật hiển nhiên.
- Hiển nhiên? Hiển nhiên nào? Tên đầu bếp Ấn độ và hai thằng bồi Ả rập nói láo. Ông Reilly, cả ông Maitland nữa, các ông đều biết tụi bản xứ này. Mình muốn gì thì chúng nói thế. Sự thật có ý nghĩa gì với chúng. Chúng nói dối như cuội.
Bác sĩ Reilly sẵng giọng:
- Trong trường hợp cụ thể này, họ nói chính những điều mà ta không muốn nghe. Trước cổng luôn có một nhóm túm tụm ngồi chuyện gẫu. Tôi đến đây luôn, tôi biết, đúng là như thế.
- Ông quá vội kết luận. Biết đâu cái tên giết người đó không vào từ sớm rồi nấp ở đâu đó?
- Nói thế cũng được - giọng ông Reilly lạnh nhạt - Cứ cho là có kẻ lạ đột nhập mà không ai biết. Thế thì hắn lẩn trốn ở ngay trong phòng bà Leidner, mà phòng này làm gì có chỗ nào ẩn. Hơn nữa, lúc vào và ra khỏi phòng, thì ông Emmott và tên bồi phải thấy chứ, vì họ luôn luôn ở ngoài sân.
- Thằng bồi. Giờ tôi mới nghĩ ra - ông Leidner kêu - Thằng này tinh lắm, nó phải nhìn thấy hung thủ vào phòng vợ tôi.
- Chúng tôi đã xem xét điểm này. Suốt buổi chiều, hắn ngồi lau rửa, trừ một lúc. Lúc ông Emmott lên sân thượng với ông vào khoảng một giờ rưỡi: ông ấy không thể nói rõ hơn.
- Ông ấy lên đó độ mười phút, phải không nào?
- Phải. Chính tôi cũng nói với ông là không nhớ chính xác.
- Tên bồi lợi dụng lúc ngắn ngủi đó, chạy ra góp chuyện với những người ở trước cổng. Lúc ông Emmott xuống, không thấy nó, ông tức giận gọi nó, hỏi tại sao bỏ việc. Có vẻ như vợ ông bị giết trong khoảng mười phút ấy.
Giáo sư Leidner thốt lên một tiếng rên, ngồi xuống, lấy tay ôm đầu. Bác sĩ Reilly thản nhiên nói tiếp:
- Thời khắc ấy ăn khớp với nhận xét của tôi. Khi tôi xem tử thi, bà Leidner đã chết khoảng ba tiếng. Câu hỏi duy nhất bây giờ là: ai giết?
Yên lặng một lúc. Giáo sư Leidner đứng lên, đưa tay ôm trán:
- Lập luận của ông quả có lý. Như vậy là hung thủ đã ở trong nhà từ trước. Tuy nhiên, tôi vẫn cho là giả thuyết ấy có chỗ chưa ổn.
- Còn điều gì nữa?
- Vợ tôi nhận được những thư đe dọa. Rồi thì bà ấy bị giết. Thế mà các ông lại bảo kẻ giết người là người khác, không phải kẻ viết những thư ấy? Nghe không xuôi.
- Thoạt nghi... thì... là như thế - bác sĩ Reilly đáp.
Ông đưa mắt nhìn đại úy Maitland, như để hỏi.
- Thế nào, ông nghĩ sao? Tôi có một ý này, nếu các ông đồng ý thì tôi nói.
Đại úy gật đầu:
- Ông cứ nói.
- Các ông có biết một người tên là Hercule Poirot?
Giáo sư Leidner hơi ngạc nhiên, nhìn người vừa nói:
- Nghe hơi quen quen. Ông Van Aldin bạn tôi, hình như khen ông ấy lắm. Một thám tử tư thì phải?
- Đúng thế.
- Nhưng cái ông Poirot ấy ở tận London, làm sao giúp ta được?
- Đúng - bác sĩ Reilly đáp - ông ấy ở London, nhưng tình cờ thay, lúc này ông không ở London, mà ở Syria, và ngày mai ông sẽ qua Hassanich trên đường đi Bát-đa!
- Ai bảo ông thế?
- Jean Bérat, lãnh sự Pháp. Tối qua, ông lãnh sự dùng bữa với tôi và cho biết tin ấy. Nghe nói ông Poirot vừa khám phá vụ việc gì ở Syria. Trên đường về London, ông sẽ qua đây. Các ông bảo thế có tình cờ không?
Giáo sư Leidner do dự một lát, liếc nhìn đại úy Maitland:
- Đại úy thấy thế nào?
- Nếu được ông ấy cộng tác thì tôi hoan nghênh - đại úy vội đáp - Người của tôi rất thạo khi xục xạo các nơi để giải quyết các vụ việc giữa người Ả rập với nhau, nhưng còn việc này, xin thú thật, hơi bất thường, có phần bí hiểm nữa. Nếu ông thám tử tư ấy nhận đảm đương thì tốt quá.
- Tóm lại, ông khuyên tôi nên mời ông ấy giúp? - ông Leidner nói - Nhỡ ông ấy từ chối?
- Ông ấy không từ chối đâu - bác sĩ Reilly khẳng định.
- Sao ông biết?
- Vì ngay như tôi, là bác sĩ, nếu có ai đến cầu cứu về một ca bệnh nặng, tôi không thể có can đảm từ chối. Mà đây không phải là vụ án mạng thông thường.
Giáo sư Leidner nhăn nhó:
- Vâng. Vậy ông Reilly vui lòng mời giúp ông Hercule Poirot hộ tôi nhé?
- Được thôi.
Giáo sư Leidner khoát tay ra chiều cảm ơn, thong thả nói:
- Đến lúc này, tôi vẫn chưa tin là Louise đã chết.
Tôi không thể chịu được hơn, bột phát nói:
- Ôi, giáo sư Leidner! Tôi không thể nói hết sự ân hận của tôi. Tôi đã không làm tròn nhiệm vụ. Trách nhiệm của tôi là phải trông nom bà nhà thế mà...
Giáo sư Leidner nghiêm nghị lắc đầu:
- Không, không, cô không có lỗi gì. Chính tôi mới đáng trách... Tôi đã không tin... Tôi thật sự không tin là vợ tôi bị nguy hiểm. Tôi đã để mặc bà ấy... tôi đã không làm gì để ngăn chặn tai họa... chỉ vì tôi không tin.
Ông lảo đảo bước ra khỏi phòng.
Bác sĩ Reilly ngước nhìn tôi:
- Tôi cũng cảm thấy có lỗi. Trước đó tôi vẫn cho là bà ấy hù dọa chồng và bày chuyện.
- Tôi cũng vậy, tôi cũng không cho những chuyện bà kể là nghiêm túc - tôi nói.
- Cả ba chúng ta đều lầm - Bác sĩ Reilly kết luận.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:24:00 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 13

HERCULE POIROT XUẤT HIỆN


Không bao giờ tôi quên cảm giác do ông Hercule Poirot gây ra khi tôi gặp ông lần đầu tiên. Tất nhiên, về sau này tôi quen dần, chứ thoạt đầu, dáng bộ của ông khiến tôi phải kinh ngạc, đó có lẽ cũng là cảm nhận của mọi người.
Tôi cứ hình dung ông như một nhân vật kiểu Sherlock Holmes, người cao, gầy, mặt thông minh, tinh tế. Tôi đã được báo Poirot là người nước ngoài, song không ngờ ông ấy trông lạ lẫm đến vậy.
Chỉ nhìn ông, tôi đã muốn bật cười. Trông ông cứ như diễn viên trên sân khấu hoặc màn ảnh. Trước hết, con người nhỏ thó tròn xoe đó, cao chỉ bằng năm foot, để râu mép rậm nên trông càng có vẻ già lão. Đó là con người sẽ khám phá kẻ giết bà Leidner.
Hẳn sự thất vọng hiện rõ trên mặt tôi, vì lập tức ông nháy mắt nhìn tôi một cách ngồ ngộ, nói:
- Trông tôi có vẻ không vừa ý cô lắm, phải không? Nên nhớ phải ăn bánh rồi mới biết mùi vị của bánh.
Câu phương ngôn Anh ấy không phải không đúng, dù sao ông Poirot chưa gây cho tôi niềm tin cậy.
Bác sĩ Reilly đưa ông tới hôm chủ nhật, ít lâu sau bữa trưa. Ngay lập tức ông thám tử người Bỉ này yêu cầu được gặp tất cả mọi người.
Chúng tôi vào ngồi trong phòng ăn. Ông Poirot ngồi đầu bàn, một bên là giáo sư Leidner, một bên là bác sĩ Reilly.
Khi mọi người đã an vị, giáo sư Leidner đằng hắng, ngập ngừng cất giọng nhỏ nhẹ:
- Các bạn hẳn đều đã nghe nói về ông Hercule Poirot. Nhân hôm nay ghé qua Hassanich, ông đã vui lòng tạm ngừng hành trình để đến đây giúp đỡ chúng ta. Cảnh sát Irắc và đại úy Maitland tất nhiên đã hết sức cố gắng, nhưng trong trường hợp này, có những hoàn cảnh... (ông lúng túng đưa mắt cầu cứu bác sĩ Reilly) phức tạp.
- Phải rồi, tất nhiên trong chuyện này có điều ám muội - Poirot nói.
Bà Mercado kêu to:
- Nhất định phải bắt nó bằng được! Không thể để nó thoát!
Nhà thám thử Bỉ nhìn bà, hỏi:
- Bắt nó? Nó là ai, thưa bà?
- Thằng giết người chứ ai!
- À! Tên giết người! - Hercule Poirot lặp lại.
Ông ta nói cứ như ông không quan tâm gì đến tên giết người.
Mọi người nhìn cả vào ông và ông cũng lần lượt nhìn tất cả mọi người. Ông nói:
- Hình như chưa ai ở đây có dịp điều tra một vụ hình sự.
Mọi người trả lời bằng một tiếng xác nhận ồn ào. Hercule Poirot nở một nụ cười:
- Cho nên các bạn không biết những điều sơ đẳng của một cuộc điều tra. Nó gồm những công việc rất nhàm chán... Trước hết, phải có sự nghi ngờ.
- Nghi ngờ?
Đó là lời cô Johnson thốt lên, ông Poirot nhìn cô vẻ suy nghĩ. Tôi có cảm tưởng ông tán thành câu hỏi đó. Ông có vẻ đang nghĩ: Đây rồi, đây là một phụ nữ thông minh, biết suy xét!?
- Vâng thưa cô. Nghi ngờ! Khỏi phải nói vòng vo: tất cả các vị trong nhà này đều là đối tượng nghi ngờ, không trừ một ai: anh đầu bếp, anh hầu phòng, vân vân, và tất cả thành viên của đoàn.
Bà Mercado đứng dậy, người run bần bật, mặt giận dữ:
- Cả gan! Sao ông dám nói như vậy? Thật bỉ ổi! Không thể tha thứ! Giáo sư Leidner, ông có cho phép ông này... ông này...
Giáo sư mệt mỏi cắt lời:
- Bà Merie, xin bà hãy bình tĩnh.
Đến lượt ông Mercado đứng lên, tay run run, mắt đỏ ngầu:
- Vợ tôi nói đúng. Đây là một sự... sỉ nhục!
- Không! Không! - Poirot nói - Tôi không sỉ nhục ai. Tôi chỉ yêu cầu mọi người nhìn thẳng vào sự việc: khi có án mạng xảy ra trong nhà, thì đối tượng nghi ngờ là tất cả những ai ở trong nhà ấy. Các vị nói đi, có bằng chứng nào tỏ ra là hung thủ từ bên ngoài vào?
Bà Mercado phản đối:
- Rõ ràng là nó từ bên ngoài nhảy vào! Có thể khác được sao! - bà ngừng lại, rồi nói từ tốn hơn - Bất cứ giả thuyết nào khác đều không thể chấp nhận.
Poirot nghiêng mình đáp:
- Có thể bà nói đúng. Tôi chỉ muốn để mọi người hiểu cách tiến hành từ đầu một cuộc điều tra là như thế nào. Trước khi đi tìm hung thủ ở nơi nào khác, tôi muốn được chắc chắn là các vị có mặt tại đây đều vô can.
- Như thế thì có sợ sẽ kéo dài đến tận đêm khuya? - Cha Lavigny cất tiếng nhẹ nhàng.
- Thưa cha, rùa rồi sẽ vượt qua thỏ.
Cha Lavigny nhún vai, vẻ cam chịu:
- Chúng tôi ở trong tay ông. Chỉ xin ông mau chóng làm rõ sự vô tội của chúng tôi trong vụ án khủng khiếp này.
- Vâng, sẽ cố hết sức. Trách nhiệm của tôi là phải trình bày rõ tình hình để các vị khỏi khó chịu vì những câu hỏi tọc mạch mà tôi có thể buộc phải đặt ra, Thưa cha, có lẽ Nhà thờ nên làm gương trước chăng?
- Ông cứ thẩm vấn tôi tùy thích - cha Lavigny đáp.
- Đây có phải là chuyến đầu tiên cha công tác ở đây?
- Phải.
- Cha đến đây... từ bao giờ?
- Cách đây ba tuần... chính xác là 27 tháng Hai.
- Trước đó, cha ở đâu?
- Tu viện dòng các Cha Trắng. Ở Carthage.
- Cảm ơn. Trước khi tới đây, cha có biết bà Leidner?
- Không, chưa gặp bà bao giờ.
- Xin cha cho biết, lúc xảy ra án mạng, cha đang làm gì?
- Tôi đang giải mã các thư tịch cổ trong phòng của tôi.
Tôi nhận thấy, dưới khuỷu tay Poirot, đã có bản sơ đồ khu nhà.
- Đó là căn phòng ở góc tây nam, đối xứng với phòng bà Leidner phía bên kia?
- Vâng.
- Cha vào phòng mình lúc mấy giờ?
- Ngay sau bữa ăn trưa... cho là lúc một giờ kém hai mươi.
- Và cha ra khỏi phòng lúc nào?
- Trước ba giờ một chút. Tôi nghe tiếng xe tải về rồi lại đi. Lấy làm lạ, tôi chạy ra xem có chuyện gì.
- Từ một giờ kém hai mươi đến ba giờ, cha có lúc nào ra khỏi phòng?
- Không lần nào.
- Cha có nghe hoặc nhìn thấy gì bất thường có thể liên quan vụ án?
- Không.
- Phòng của cha có cửa sổ nhìn ra sân?
- Không, cả hai cửa sổ đều nhìn ra ngoài đồng quê.
- Nếu có gì xẩy ra ngoài sân, liệu cha nghe được không?
- Rất ít. Có nghe ông Emmott đi lên sân thượng rồi lại xuống một, hai lần.
- Lúc đó cha nhớ là mấy giờ?
- Không. Tôi đang chú tâm vào công việc.
Ngừng một lát, Poirot tiếp:
- Cha còn điều gì nói có thể soi sáng vụ việc này? Ví dụ, cha có thấy gì bất thường trong mấy ngày trước khi xẩy án mạng?
Cha Lavigny hơi bối rối, nhìn giáo sư Leidner như dò hỏi, rồi nghiêm nghị nói:
- Ông hỏi thế, thật khó trả lời. Nhưng đã hỏi, tôi xin nói thẳng rằng bà Leidner có vẻ như sợ ai hay sợ điều gì. Có người lạ tới là bà ấy bồn chồn một cách khó hiểu... chắc vì một nguyên nhân nào tôi không biết. Vì bà không nói với tôi.
Poirot hắng giọng, nhìn vào cuốn sổ cầm tay:
- Hình như hai đêm trước có nghi ngờ xảy ra vụ trộm.
Cha Lavigny gật đầu rồi kể chuyện ánh đèn nhìn thấy trong phòng cổ vật, rồi ai nấy lục lọi song không thấy gì.
- Cha đã nghĩ là có người lạ vào nhà lúc đó?
- Thực ra tôi chẳng hiểu thế nào. Không mất, không suy xuyển vật gì. Có thể là một tên phục vụ.
- Hay một thành viên của đoàn?
- Hay một thành viên của đoàn. Nhưng nếu vậy, sao người đó không nói thẳng ra là mình vào?
- Cũng có thể là người từ bên ngoài?
- Tất nhiên.
- Giả thử có người ngoài đột nhập, liệu hắn trốn ở đâu suốt ngày hôm sau cho đến chiều hôm sau nữa?
Poirot đặt câu hỏi này cho cả cha Lavigny và giáo sư Leidner. Cả hai suy nghĩ lúc lâu. Giáo sư ngập ngừng:
- Tôi nghĩ khó có thể ẩn nấp vào đâu? Cha Lavigny nghĩ sao?
- Không... không có chỗ nào.
Cả hai đều có vẻ luyến tiếc phải gạt bỏ khả năng đó.
Poirot quay về phía cô Johnson:
- Còn cô, cô có thấy khả năng ấy không?
Cô Johnson lắc đầu:
- Không. Mọi phòng đều có người ở, đồ đạc lại sơ sài. Phòng tối, phòng vẽ và phòng thí nghiệm lúc nào cũng có người, ở đó chẳng có tủ lớn, góc khuất nào hết. Hay lũ gia nhân đồng lõa...
- Điều đó có thể, nhưng chưa có gì chứng minh - Poirot nói.
Một lần nữa, ông hỏi cha Lavigny.
- Một câu nữa. Hôm nọ, cô Leatheran đây trông thấy cha nói chuyện với một người ở trước cổng. Cô ấy cũng một lần bắt gặp người này đang cố nhòm vào trong một cửa sổ. Có vẻ như hắn ta cứ lẩn quẩn quanh nhà nhằm mục đích nào đó.
- Lại rất có thể - cha Lavigny lơ mơ.
- Hắn ta bắt chuyện với cha trước?
Cha Lavigny suy nghĩ một lát:
- Phải... hình như thế. À phải, nhớ ra rồi, hắn nói trước.
- Hắn nói gì với cha?
Cha Lavigny có vẻ cố nhớ lại:
- Hình như hắn hỏi nhà này có phải của đoàn khảo sát Mỹ. Rồi hắn nói ở công trường sao mà lắm công nhân. Thú thật tôi không hiểu rõ những điều hắn nói, song tôi cố góp chuyện để luyện tiếng Ả rập của mình. Hy vọng hắn là người thành phố, ngôn ngữ chuẩn hơn các thợ đấu ở công trường
- Hai người còn nói những chuyện gì khác?
- Tôi nói rằng Hassanich cũng to, nhưng không to bằng Bát-đa. Hắn hỏi tôi là người Ácmêni hay Syria.
- Cha có thể mô tả hình dáng người ấy?
Cha Lavigny lại chau mày, vẻ suy nghĩ, rồi mới nói:
- Người đậm, thấp. Mắt hơi lác, da xanh vàng.
Poirot quay về phía tôi:
- Cô Leatheran, cô thấy như thế không?
- Không đúng. Tôi lại thấy hắn cao, hơi gày, da nâu, và mắt không lác.
Poirot nhún vai, thất vọng:
- Luôn luôn là như thế! Nếu các vị là cảnh sát các vị sẽ kinh nghiệm điều này: bao giờ hai nhân chứng cũng đưa ra hai nhận dạng khác nhau về cùng một người. Luôn mâu thuẫn nhau về chi tiết.
- Về mắt lác, thì tôi nhớ rõ. Các điểm khác, có thể cô Leatheran nói đúng. Khi tôi nói vàng, tôi cho với người Irắc thế là vàng, còn cô Leatheran gọi là nâu thì cũng không có gì lạ.
- Rất nâu - tôi nhấn mạnh.
Bác sĩ Reilly cắn môi, mỉm cười.
Poirot giơ tay lên trời, nói:
- Ta cho qua. Chưa biết ý nghĩa sự có mặt của người này là thế nào, rồi ta phải cố gắng tìm ra hắn. Ta tiếp tục.
Ông lưỡng lự một lát, nhìn các khuôn mặt chung quanh bàn, rồi đột nhiên hất đầu, hướng về ông Reiter:
- Nào ông bạn, nói xem ông làm gì chiều hôm qua?
Bộ mặt hồng hào, múp míp của người được hỏi đỏ ửng:
- Tôi?
- Phải, ông. Trước hết ông cho biết tên, tuổi.
- Carl Reiter. Hai tám tuổi.
- Người Mỹ, phải không?
- Phải, người Chicago.
- Đây là lần đầu tiên ông công tác ở đây?
- Phải. Công việc của tôi là nhiếp ảnh.
- A! Vậy chiều qua ông làm gì?
- Tôi ở trong phòng tối gần như suốt ngày.
- Gần như suốt ngày?
- Phải. Trước hết là tráng phim, sau là chuẩn bị các đồ vật để chụp.
- Chụp ở bên ngoài?
- Ô không. Trong xưởng ảnh.
- Phòng tối thông với xưởng ảnh?
- Phải.
- Ông có để ý những gì xảy ra ngoài sân?
Reiter lắc đầu:
- Không, không thấy gì. Tôi rất bận. Có nghe tiếng xe tải đi về, nên rỗi một lúc là tôi ra để xem mình có thư từ gì không. Lúc đó tôi mới... được tin.
- Ông bắt đầu công việc ở xưởng lúc mấy giờ?
- Một giờ kém mười.
- Trước khi gia nhập đoàn khảo sát, ông có biết bà Leidner?
- Không. Chưa gặp bao giờ.
- Ông cố nhớ xem... việc gì dù nhỏ... ngõ hầu soi sáng vấn đề.
Carl Reiter lắc đầu, đáp:
- Không, tôi chẳng thấy gì.
- Ông Emmott?
David Emmott phát biểu rành rẽ, bằng giọng trong veo, dễ nghe:
- Từ một giờ kém mười lăm đến ba giờ kém mười lăm, tôi chọn các mảnh gốm vỡ, đồng thời vẫn trông chừng thằng Abdullah. Nhiều lần tôi lên sân thượng, giúp ông Leidner một tay.
- Mấy lần?
- Đâu vào khoảng bốn lần.
- Và ông ở trên ấy bao lâu?
- Độ hai phút... không hơn. Nhưng một lần, tôi ở trên ấy đến mười phút để thảo luận với ông Leidner xem nên bỏ mảnh nào, giữ mảnh nào.
- Khi ông xuống, không thấy thằng Abdullah ở chỗ cũ?
- Vâng. Tức quá, tôi gọi ầm lên và hắn từ cổng vòm đi vào. Thì ra nó ra chuyện gẫu với các bạn.
- Nó chỉ bó việc có mỗi lúc ấy?
- Tôi có sai nó một, hai lần mang các mảnh gốm lên sân thượng.
Poirot nghiêm nghị nói:
- Trong thời gian đó, ông có thấy ai ra hoặc vào phòng bà Leidner?
Emmott trả lời ngay:
- Tôi không thấy bất kỳ ai. Suốt hai giờ tôi làm việc, không có ai vào sân cả.
- Và, ông có nhớ chính xác, cả ông và thằng Abdullah vắng mặt không có ở sân lúc một giờ rưỡi?
- Vào khoảng giờ ấy. Tôi không thể nhớ chính xác.
Poirot quay về bác sĩ Reilly:
- Những lời khai này khá khớp với nhận xét của ông về giờ nạn nhân tắt thở, phải không nhỉ?
Vừa nói, ông vừa vuốt đôi ria mép.
- Đúng vậy - bác sĩ xác nhận.
- Vậy là có lẽ ta có thể kết luận rằng bà Leidner đã chết trong khoảng mười phút ấy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:25:19 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 14

MỘT NGUỜI TRONG CHÚNG TÔI?


Một lát im lặng... và dường như một làn sóng kinh hoàng tràn ngập trong phòng.
Lần đầu tiên, lúc này tôi bắt đầu tin vào giả thuyết của Hercule Poirot, có cảm tưởng rõ rệt rằng hung thủ đang có mặt cùng chúng tôi... trong phòng ăn này và đang nghe. Một người trong chúng tôi...
Có lẽ bà Mercado cũng có linh tính như vậy, vì bà rít lên một tiếng thét, rồi nấc lên:
- Không chịu nổi. Thế này thì không chịu nổi!
- Can đảm lên, Merie! - ông chồng vỗ về.
Ông Mercado nhìn mọi người như thanh minh:
- Cô ấy vốn nhạy cảm, dễ xúc động.
- Tôi... tôi rất quí bà Leidner! - bà Mercado thều thào.
Không biết tình cảm của tôi có lộ rõ trên nét mặt hay không, mà tôi bỗng thấy ông Poirot đăm đăm nhìn tôi, môi nở nụ cười. Tôi đáp lại bằng cái nhìn lạnh nhạt. Ông tiếp tục cuộc hỏi cung:
- Xin bà cho biết chiều qua bà làm gì?
- Tôi gội đầu - bà Mercado vẫn mếu máo - Thật kinh khủng khi nghĩ rằng trong lúc tôi làm cái việc thông thường ấy, lại xẩy ra chuyện động trời.
- Bà ở trong phòng của bà?
- Vâng.
- Có lúc nào ra ngoài không?
- Không, cho đến lúc xe tải về. Nghe tiếng xe, tôi mới ra, lúc đó mới biết chuyện. Ôi khủng khiếp!
- Bà có ngạc nhiên không?
Bà Mercado thôi không thổn thức, mở đôi mắt giận dữ:
- Sao ông nói vậy? Ông định ám chỉ gì?
- Tôi nói gì ư? Chỉ là, theo lời bà, bà rất quí bà Leidner. Do đó bà ấy có thể đã tâm sự với bà.
- Ồ! Tôi hiểu... Không, không, bà Louise chưa bao giờ nói với tôi điều gì... có nghĩa là không điều gì cụ thể. Tôi chỉ nhận thấy bà hay bồn chồn lo lắng cái gì đó. Hơn nữa, bà hay kể những chuyện lạ lùng: bàn tay gõ vào cửa sổ... rồi những gì gì nữa!
- Toàn những chuyện tưởng tượng, bà cho là thế, phải không? - Tôi đế vào, không thể giữ im lặng mãi.
Và tôi thích thú thấy bà bỗng nhiên lúng túng.
Một lần nữa, ông Poirot lại nhìn về phía tôi, vẻ hiểu ngầm.
Ông tóm tắt:
- Có nghĩa là bà gội đầu, không nhìn, không nghe gì. Bà có nhớ ra chi tiết nào có thể giúp chúng tôi không?
Bà Mercado đáp ngay, không cần suy nghĩ:
- Không gì hết. Với tôi, chuyện này thật bí hiểm. Song tôi chắc một điều: kẻ giết người là từ bên ngoài vào.
Poirot quay về phía chồng bà:
- Còn ông, ông có gì để nói?
Ông Mercado hơi giật mình, bối rối đưa tay vuốt râu:
- Rõ ràng là người từ bên ngoài. Ai trong đoàn lại có thể làm hại bà Leidner? Bà ấy rất tốt... dễ thương như thế... Kẻ nào giết bà là một con quỷ... Phải, một con quái vật!
- Vậy chiều hôm qua, ông ở đâu?
- Tôi ấy à?
Ông nhìn vào khoảng không. Bà Mercado nhắc:
- Lúc đó anh ở trong phòng thí nghiệm.
- A! Phải. Vâng, tôi đang làm việc như thường lệ.
- Mấy giờ ông bắt đầu vào việc?
Một lần nữa, ông Mercado lại có vẻ hoang mang, nhìn vợ. Bà này lại đáp thay:
- Lúc một giờ kém mười.
- A! Phải. Một giờ kém mười.
- Ông có ra sân không?
- Không... hình như không - (ngừng một lát) - Không, không ra sân lần nào.
- Lúc nào thì ông biết tin vụ án?
- Vợ tôi đến báo cho biết. Tôi không tin. Đến lúc này tôi cũng không thể tin...
Đột nhiên ông run lên:
- Kinh khủng... thật kinh khủng.
Bà Mercađo vội vàng đến bên chồng:
- Được rồi, được rồi, anh Joseph. Tất cả mọi người đều đau buồn, nhưng không nên quá u sầu. Đừng làm giáo sư Leidner thêm khổ tâm.
Nét mặt giáo sư lúc này càng nhăn nhó, tôi hiểu nỗi đau đớn của ông. Ông ngước nhìn Poirot như khẩn cầu ông tiếp tục cho xong.
- Cô Johnson? - Poirot gọi.
- Tôi e là không có gì để nói nhiều.
Giọng nói rành rọt của cô gái già làm cho bầu không khí thư thái hơn, sau những xúc động rối rít của vợ chồng Mercado. Cô nói tiếp:
- Tôi làm việc ở phòng chung, sao lại những dấu ấn tròn.
- Và cô không nghe, không thấy gì?
- Không.
Poirot nhìn thẳng vào cô một lúc. Giống như tôi, hình như ông cũng nhận thấy chút do dự trong thái độ của cô.
- Cô có chắc như thế không? Cô thử cố nhớ xem nào?
- Không... quả thật không.
- Một điều gì cô nhìn thấy... dù chỉ vô tình liếc qua.
- Tôi bảo là không mà.
- Hay là một tiếng động nào nghe thấy, tự nhiên nghe thấy mà không hề để ý?
Cô Johnson cười khẩy:
- Ông gặng quá nhiều đấy, ông Polrot ạ. Cứ như ông muốn buộc tôi phải nói ra những điều chỉ có trong tưởng tượng.
- Như thế, là có một cái gì đó trong tưởng tượng của cô?
Cô Johnson thong thả đáp, cân nhắc tùng lời.
- Về sau tôi tưởng tượng... như vào một lúc nào đó chiều hôm ấy, tôi có nghe một tiếng kêu khẽ. Giờ tôi dám khẳng định đã nghe tiếng kêu đó. Tất cả các cửa sổ của phòng chung đều mở, có thể nghe đủ các thứ tiếng cửa dân quê đang làm trên đồng ruộng. Nhưng, từ đó… tôi có cảm giác… đã nghe thấy bà Leidner kêu. Tôi tự dằn vặt mình tại sao lúc đó lại ngồi im. Biết đâu, nếu không, tôi sẽ đến kịp…
Bác sĩ Reiny nói át đi:
- Cô khỏi phải băn khoăn như vậy. Theo tôi, hung thủ vừa vào trong phòng là ra tay ngay. Chắc chắn bà Leidner đã chết ngay tức khắc, nếu không, bà đã kêu cứu…
- Lẽ ra tôi phải báo động, biết đâu mọi người không chạy ra bắt được hung thủ - cô Johnson vẫn ương ngạnh nói.
Poirot hỏi:
- Lúc đó là khoảng mấy giờ? Một giờ rưỡi chăng?
- Phải, vào khoảng ấy - cô Johnson nghĩ, rồi trả lời.
Poirot đăm chiêu.
- Như vậy là cũng khớp. Cô còn nghe tiếng nào khác không? Tiếng mở hoặc đóng cửa, chẳng hạn?
Cô Johnson lắc đầu:
- Không, tôi không nhớ có tiếng nào cả.
- Chắc lúc đó cô đang ngồi ở bàn? Quay mặt về phía nào? Ra sân? Ra phòng cổ vật? Hay quay mặt ra hiên? Hay ra ngoài đồng?
- Tôi ngồi đối mặt với sân.
- Từ chỗ cô ngồi, cô có nhìn thấy thằng Abdullah đang lau rửa?
- Có, mỗi lần nhìn lên, nhưng nói chung tôi tập trung vào công việc.
- Tuy nhiên, nếu có người đi qua cửa sổ ngoài sân, cô phải nhìn thấy?
- Vâng, tất nhiên.
- Và cô không thấy ai?
- Không.
- Nếu có người đi ở giữa sân, cô có thấy không?
- Tôi không rõ... có lẽ không... trừ khi đúng lúc đó tôi nhìn ra ngoài.
- Cô có biết lúc thằng Abdullah đã bỏ việc đi nói chuyện với bạn?
- Không.
- Mười phút... - Poirot thở dài - Mười phút chết tiệt.
Im lặng một lát.
Bỗng cô Johnson ngửng đầu nói:
- Ông Poirot, tôi sợ mình vô tình đã làm ông lầm. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi không tin là từ chỗ tôi ngồi có thể nghe được tiếng động từ phòng bà Leidner. Còn cách cả một phòng cổ vật, mà cửa sổ phòng này đều đóng.
- Cô hãy yên tâm - Poirot nói, vẻ hiền từ - Dù sao, chi tiết đó không quan trọng.
- Đành vậy. Nhưng riêng tôi, tôi cho là quan trọng, vì nếu nghe được tôi đã phải làm một điều gì.
Ông Leidner nói để an ủi:
- Thôi, cô khỏi phải băn khoăn. Tiếng cô nghe thấy có khi chỉ là tiếng người gọi nhau ngoài đồng.
Cô Johnson hơi đỏ mặt trước sự thông cảm của giáo sư với mình. Vài giọt nước mắt lăn xuống gò má, rồi cô quay mặt đi, nói:
- Vâng, chắc vậy. Sau chuyện bi thảm ấy, ta có thể tưởng tượng nhiều điều không hề có.
Một lần nữa. Poirot lại nhìn sổ tay:
- Chúng ta sắp xong rồi. Ông Carey?
Carey nói từ tốn, đều đều:
- Tôi sợ không nói thêm được điều gì mà ông chưa biết. Tôi làm việc ở khu khai quật. Tôi biết tin ở đó.
- Và ông không thấy điều gì lạ trong mấy ngày trước án mạng?
- Không.
- Ông Coleman?
- Tôi hoàn toàn đứng ngoài chuyện này - ông Coleman đáp với giọng như tiếc rẻ - Sáng hôm qua, tôi đi Hassanich lĩnh lương để về trả cho công nhân. Lúc về, Emmott báo tin chuyện xảy ra, và tôi lại lên xe đi ngay để báo cảnh sát và bác sĩ Reilly.
- Còn trước đó?
- Không khí hơi lủng củng, mọi người đã biết. Trước hết là sự việc trong phòng cổ vật, rồi những cái đầu, những bộ mặt hiện qua cửa sổ, ông nhớ chứ, thưa ông? - Coleman vừa nói vừa xoay sang giáo sư Leidner, ông này gật đầu - Theo tôi, chắc chắn có người ngoài đã đột nhập. Tên này rất ranh mãnh!
Poirot quan sát Coleman một hồi, rồi hỏi:
- Ông là người Anh?
- Trăm phần trăm, thưa ông. Nhãn hiệu trình tòa.
- Đây là mùa đầu tiên ông làm với đoàn khảo sát?
- Đúng vậy.
- Ông say mê môn khảo cổ?
Câu hỏi dường như hơi làm Coleman bất ngờ. Ông hơi đỏ mặt, liếc nhìn giáo sư Leidner, bối rối như cậu học trò bị bắt quả tang.
- Tất nhiên, môn khoa học ấy rất lý thú. Song bảo là tôi mê thì không hẳn.
Coleman im bặt, và Poirot không gặng thêm. Ông gõ gõ bút chì lên bàn, cẩn thận kéo lọ mực đặt trước mặt:
- Hôm nay có lẽ làm đến đây là đủ. Nếu bỗng dưng có ai nhớ ra chi tiết gì có ích, xin cứ đến gặp tôi. Bây giờ, tôi muốn gặp riêng giáo sư Leidner và bác sĩ Reilly.
Đó cũng là dấu hiệu tan họp. Mọi người lần lượt ra khỏi phòng. Tôi cũng sắp đi ra thì có tiếng gọi:
- Cô Leatheran, xin mời cô ở lại - ông Poirot nói - Như vậy sẽ tốt hơn.
Tôi quay lại, trở về ngồi vào chỗ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:26:25 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 15

MỘT GỢI Ý CỦA POIROT


Khi mọi người ra hết, bác sĩ Reilly đứng lên, ra đóng cửa cẩn thận. Sau khi đưa mắt nhìn Poirot, ông đóng nốt một cửa sổ còn mở ra sân, rồi về ngồi xuống cùng mọi người.
- Tốt! - Poirot nói - Bây giờ chúng ta họp hẹp, có thể nói thoải mái. Ta đã nghe mọi người trong đoàn nói... À mà này, cô đang nghĩ gì vậy?
Tôi đỏ mặt. Không thể chối cãi: lão thám tử nhỏ bé này có cái nhìn thấu suốt tâm can. Ông ta đã nhìn thấy cái ý nghĩ vừa thoáng trong đầu tôi hay tại vẻ mặt tôi để lộ quá rõ ý nghĩ của mình?
- Ồ! Không có gì! - Tôi ngập ngừng đáp.
- Thôi đi, cô y tá, đừng bắt thám tử phải chờ đợi - bác sĩ Reilly động viên.
- Thật mà, không có gì. Tôi chỉ chợt nghe ra rằng nếu ai đó biết hoặc nghi ngờ điều gì, chắc khó nói ra trước mặt mọi người... đặc biệt là trước giáo sư Leidner.
Thật bất ngờ, Poirot gật đầu tán đồng:
- Đúng thế, đúng thế. Điều cô nói rất đúng. Song tôi xin giải thích: cuộc họp vừa rồi là có mục đích. Ở Anh, trước mỗi cuộc đua, người ta dắt ngựa ra trình diễn, giới thiệu. Ngựa diễu qua khán đài để ai nấy nhìn và đánh giá. Đó là lý do tại sao tôi họp mọi người. Để điểm mặt tất cả những người tham dự.
Giáo sư Leidner hung hăng đối lại:
- Không một phút nào tôi lại chấp nhận có ai dưới quyền tôi dính vào vụ án này.
Rồi quay về phía tôi, ông nói như ra lệnh:
- Cô y tá, cô hãy nói ông Poirot biết tất cả những gì nhà tôi nói với cô cách đây hai ngày.
Thể theo yêu cầu ấy, tôi kể lại, cố gắng giữ nguyên từng lời của bà Leidner. Tôi kể xong, Poirot nhận xét:
- Rất tốt! Rất tốt! Tôi hoan nghênh cách nói rõ ràng, trật tự của cô. Rất, rất bổ ích.
Ông quay lại ông Leidner:
- Ông có những lá thư đó không?
- Có đây. Tôi chắc ông muốn xem chúng ngay.
Poirot cầm các lá thư, nghiên cứu kỹ. Tôi cứ nghĩ ông sẽ rắc thuốc lên hoặc soi kính hiển vi để tìm dấu tay, nhưng không. Xem ra ông thám tử này thuộc lớp người cổ, không biết các phương pháp hiện đại, vì ông chỉ đọc thư như mọi người phàm trần khác.
Đọc xong, ông đặt thư trước mặt, khẽ ho một tiếng, nói:
- Bây giờ, ta cần sắp xếp các sự việc cho thứ tự. Lá thư đầu tiên, bà Leidner nhận được ít lâu sau khi kết hôn với ông ở Mỹ. Sau đó còn một số thư nữa mà bà đã hủy. Rồi đến lá thư thứ hai, và tiếp đó ít lâu, cả hai người thoát khỏi bị chết ngạt vì khí đốt. Sau đó, hai ông bà đi du lịch nước ngoài, và trong gần hai năm không có thư nào. Đến đầu mùa công tác ở đây, tức là khoảng ba tuần trở lại, lại có thư. Phải thế không nào?
- Phải.
- Thấy vợ luôn luôn sợ hãi, ông gặp bác sĩ Reilly nhờ giới thiệu một cô y tá, tức cô Leatheran đây để làm bạn với bà, cho bà bớt lo?
- Phải.
- Một vài chuyện xảy ra: bàn tay gõ cửa sổ, bộ mặt ma quái xuất hiện sau cửa kính, những tiếng động nghe thấy ban đêm trong phòng cổ vật. Bản thân ông không từng chứng kiến những sự việc đó?
- Không.
- Mà thực ra chỉ mình bà Leidner biết?
- Cha Lavigny có nhìn thấy ánh sáng trong phòng cổ vật.
- Đúng. Tôi đã có ghi.
Sau một phút yên lặng, Poirot hỏi:
- Vợ ông có để lại di chúc?
- Không.
- Tại sao?
- Vì bà thấy không cần thiết.
- Bà không có tài sản sao?
- Có, lúc sinh thời, ông bố cho bà một số tiền lớn song bà không được đụng tới vốn. Nếu chết, tiền đó thuộc về các con bà, nếu bà có con. Bà chết mà không có con, tài sản sẽ chuyển cho Bảo tàng Pittstown.
Poirot gõ gõ lên bàn, nói:
- Vậy ta có thể loại ngay một động cơ của vụ án. Mỗi khi có người bị giết, ngay từ đầu bao giờ tôi cũng tự đặt câu hỏi: cái chết này lợi cho ai? Trường hợp này là một bảo tàng. Chứ nếu bà Leidner mất đi mà để lại tài sản lớn, tôi sẽ hỏi ngay ông: Ai là người thừa kế? Ông... hay người chồng trước? Nhưng ở đây không có chuyện đó. Như đã nói, đầu tiên tôi nghĩ đến vấn đề lợi ích. Thứ hai, bao giờ tôi cũng nghi ngờ chồng hoặc vợ của nạn nhân! Tuy nhiên, có ba điều bênh vực ông: một là ông không hề bén mảng đến phòng vợ suốt chiều qua; hai là vợ chết thì ông nghèo đi chứ không giàu lên. Và ba là...
Poirot ngừng lời.
- Ba là gì?
- Hừm! Có những thái độ khiến tôi không thể lầm. Thưa giáo sư Leidner, tình yêu với bà nhà là mối tình lớn của đời ông, có phải không?
Giáo sư trả lời đơn giản:
- Phải.
- Ta tiếp tục - Poirot nói.
- Nhanh lên một chút, không biết bao giờ mới xong - bác sĩ Reilly có vẻ sốt ruột.
Poirot ném cho bác sĩ một cái nhìn trách móc:
- Cứ từ từ, ông bạn. Trong một vụ án mạng như thế này, phải xem xét mọi khía cạnh một cách tuần tự, có phương pháp. Không bao giờ tôi xa rời nguyên lý ấy. Sau khi đã gạt đi nhiều khả năng, chúng ta đang tới một điểm rất quan trọng. Nên đánh bài ngửa, không giấu giếm điều gì.
- Đồng ý - bác sĩ Reilly nói.
- Vì vậy tôi yêu cầu phải nói hết sự thật - Poirot tiếp.
Giáo sư Leidner nhìn ông, ngạc nhiên:
- Xin bảo đảm là tôi đã nói hết những gì tôi biết. Tôi có giấu gì đâu.
- Giáo sư Leidner... hãy suy nghĩ kỹ... Ông chưa nói hết.
- Hết rồi! Còn chi tiết nào mà ông không biết?
Giáo sư tỏ vẻ khắc khoải. Poirot lắc đầu:
- Chẳng hạn, ông chưa giải thích vì sao ông đưa cô Leatheran vào nhà này.
Giáo sư Leidner hơi lúng túng.
- Thì tôi nói rồi... Vợ tôi tâm thần không ổn định... luôn sợ hãi...
Poirot ngã người về phía trước, đưa tay chặt lên chặt xuống:
- Không, không và không! Còn một lý do khác. Vợ ông gặp nguy hiểm, bị dọa giết. Ông không gọi... cảnh sát, không mời thám tử tư... mà lại một y tá. Không rõ ràng chút nào!
- Tôi... tôi... tôi nghĩ…
Mắt đỏ dừ, ông ngưng bặt. Poirot động viên:
- A!... Ông nghĩ gì?
Giáo sư vẫn im lặng.
- Các lời khai của ông đến nay theo tôi là hợp lý, trừ vấn đề cô y tá. Tại sao lại y tá? Chỉ có thể một lời giải thích. Ông không tin vợ ông bị nguy hiểm.
Giáo sư Leidner khẽ kêu lên, như được giải thoát.
- Ôi, đúng thế! Tôi không tin bà ấy bị nguy hiểm gì.
Poirot chăm chú nhìn giáo sư như mèo rình mồi, chỉ chờ chuột con xuất hiện là chồm lên.
- Vậy ông tin là thế nào?
- Tôi không biết... không biết.
- Không, ông biết. Ông biết rất rõ là đằng khác, để tôi giúp ông nhé... Tôi nói thế này, không biết có đúng không: ông nghi là chính vợ ông đã viết những thư đó?
Còn biết trả lời sao? Poirot đoán quá đúng. Giáo sư Leidner giơ tay như xin chịu thua.
Tôi thở một hơi dài. Thế ra tôi cũng đã đoán đúng. Tôi nhớ lại cái giọng lạ lùng của ông Leidner khi trao đổi với tôi về những lá thư. Bỗng mặt ông Poirot nhìn xoáy vào tôi:
- Cô y tá, cả cô cũng đã nghĩ như thế?
- Vâng - tôi thực thà đáp - tôi cũng có ý nghĩ ấy.
- Tại sao?
Tôi liền nói rằng chữ viết trong các thư nặc danh hao hao giống chữ trên phong bì mà Coleman đưa tôi.
Poirot quay lại ông Leidner:
- Vậy ông cũng thấy là hai thứ chữ giống nhau?
Giáo sư cúi đầu:
- Vâng, có thế. Chữ nhỏ và sít hơn chữ của Louise. Chữ bà ấy to và thưa hơn, nhưng nhiều nét lại giống nhau. Để tôi chỉ ông xem.
Từ túi trong, ông rút mấy lá thư, chọn một cái đưa cho Poirot. Đó là một lá thư của bà viết cho ông. Poirot so sánh thật kỹ với các thư nặc danh.
- Đúng vậy - ông lẩm bẩm... - Các chữ s và e đều giống nhau. Tôi không phải chuyên gia chiết tự, và không dám đoán chắc (mà tôi cũng chưa thấy hai nhà chiết tự nào lại đồng ý nhau chuyện gì), song có thể tạm khẳng định hai thứ chữ giống nhau một cách lạ kỳ. Rất có thể chúng đều do một người viết. Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn, ta chưa nên vội kết luận.
Ngả người vào lưng ghế, ông trầm ngâm nói tiếp:
- Lúc này ta có ba giả thuyết: một, chữ giống nhau chỉ là tình cờ; hai, các thư đe dọa do bà Leidner viết, vì lý do nào đó ta không rõ; ba, là do một người khác viết, nhưng cố tình bắt chước chữ bà Leidner. Nhằm mục đích gì? Ta chưa tranh luận. Dù sao, nhất định chỉ là một trong ba giả thuyết.
Ông suy nghĩ một lát, rồi quay về giáo sư Leidner, hỏi:
- Khi ông nghi là bà Leidner viết những thư đó, thì ông nghĩ gì?
Giáo sư lắc đầu:
- Tôi vội gạt ngay cái ý tưởng kỳ cục đó đi.
- Ông có tìm cách lý giải sự việc đó?
- Tôi nghĩ, hay là ký ức sâu xa về quá khứ đã làm tâm thần vợ tôi suy yếu, và bà đã viết những thư đó một cách vô ý thức. Có thể lắm chứ, phải không bác sĩ? - Giáo sư quay lại hỏi Reilly.
Bác sĩ nhăn mặt, trả lời chung chung:
- Với bộ óc con người thì cái gì cũng có thể xảy ra.
Rồi ông đưa mắt nhìn Poirot có vẻ ăn ý nhau, và Poirot nói tiếp:
- Các lá thư là rất đáng chú ý, song ta không chỉ dừng ở đó. Ba lời giải đặt ra.
- Ba?
- Phải. Lời giải thứ nhất, rất đơn giản. Người chồng trước của vợ ông vẫn còn sống. Hắn viết thư đe dọa, rồi thực hiện lời đe dọa. Nếu chấp nhận lời giải này, nhiệm vụ chúng ta là tìm xem hắn vào rồi ra khỏi đây bằng cách nào mà không ai biết.
Cách giải thích thứ hai. Bà Leidner, vì những lý do cá nhân nào đó, tự mình viết những thư đó. Vụ suýt chết ngạt cũng là do bà dựng lên (nên nhớ là chính bà thức dậy trước rồi báo cho ông biết có mùi hơi đốt thoát ra). Tuy nhiên, nếu do bà viết, thì bà chẳng gặp nguy hiểm gì. Vậy phải tìm hung thủ ở chỗ khác, tức là trong số những người của đoàn khảo sát. Đó là kết luận lô gích duy nhất - Poirot nói trịnh trọng, mặc cho giáo sư Leidner phản đối.
Một người trong đoàn đã giết bà vì tư thù. Người đó phải biết có chuyện những bức thư... hoặc ít nhất biết là bà Leidner đang sợ một ai đó. Và hung thủ đã lợi dụng điều đó để hành động mà không bị ngờ. Hắn biết trước rằng người đầu tiên bị tình nghi, sẽ là tác giả của những thư đe dọa kia.
Một biến thể khác của lời giải này là hung thủ biết chuyện cũ của bà Leidner, đã chủ động viết những thư ấy. Nhưng trường hợp này, tại sao hắn lại bắt chước chữ viết của bà? Hắn đang muốn để cho mọi người tưởng là có kẻ ở bên ngoài đột nhập kia mà...
Cách giải thích thứ ba, theo tôi, là hay nhất. Tôi cho các thư là do người chồng trước của bà Leidner viết - hoặc là thằng em trai của hắn. Và người đó hiện đang là thành viên của đoàn khảo cổ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:27:57 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 16

NHỮNG NGUỜI TÌNH NGHI


Giáo sư Leidner nhẩy chồm lên:
- Không thể! Không thể như thế! Ý kiến của ông là vô lý.
Ông Poirot bình tĩnh nhìn lại, không nói gì.
- Ông bảo người chồng trước của vợ tôi là người trong đoàn khảo cổ, mà bà ấy lại không nhận ra?
- Đúng vậy. Hãy chịu khó suy nghĩ. Hai mươi năm trước, bà nhà chỉ sống với hắn ta mấy tháng. Đến nay gặp lại, liệu có nhận ra không? Chưa chắc. Nét mặt, hình dạng đã thay đổi, giọng nói thì có thể không khác lắm, nhưng hắn thì cố tình, còn bà nhà thì vô tình, coi hắn như một người nào khác, không chú ý. Một khả năng khác là thằng em trai. Nó ngưỡng mộ và tôn thờ kỷ niệm về người anh. Giờ đây nó đã lớn. Thằng nhãi con mươi, mười hai tuổi nay đã xấp xỉ ba mươi, làm sao bà Leidner nhận ra? Chớ quên tên William Bosner này. Dưới mắt nó, anh trai nó chết không phải là người phản bội, mà là hy sinh vì tổ quốc Đức của nó. Nó coi bà Leidner là kẻ thù, người đã đưa anh nó lên đoạn đầu đài. Trẻ con khi đã coi ai là thần tượng thì nhớ rất dai, thù rất dai.
- Hoàn toàn đúng - bác sĩ Reilly tán đồng - Người đời hay nghĩ trẻ con chóng quên, không phải.
- Được. Thế là một mặt, ta có Frederick Bosner, năm nay chừng năm mươi tuổi, mặt khác có William Bosner, trạc ba mươi. Giờ ta hãy soát từng người một trong đoàn.
- Vô lý! - Giáo sư Leidner rên rỉ - Nhân viên của tôi! Người của chính tôi!
- Và vì vậy ông cho là không thể nghi ngờ - Poirot sẵng giọng - Điều ấy cần phải xét lại. Bắt đầu, trước hết, ai chắc chắn không thể là Frederich hoặc William?
- Các bà phụ nữ!
- Rõ quá! Xin gạch khỏi danh sách cô Johnson và bà Mercado. Ai nữa?
- Carey. Ông ấy và tôi đã cùng làm việc với nhau nhiều năm trước khi tôi gặp Louise.
- Vả lại tuổi không khớp. Hình như ông này tuổi băm tám, băm chín, quá trẻ so với Frederick, và nhiều tuổi hơn nhiều so với William. Số còn lại? Cha Lavigny và ông Mercado: họ đều có thể là Frederick Bosner.
Giáo sư Leidner cất tiếng nửa bực tức, nửa buồn cười:
- Thôi nào, ông, mọi người đều biết cha Lavigny là nhà nghiên cứu văn cổ, còn ông Mercado đã làm việc lâu năm ở một bảo tàng lớn New York. Cả hai không thể là người mà ông nghi vấn! Không thể!
Poirot phẩy nhẹ tay:
- Không thể! Không thể! Tôi lại cần nghiên cứu kỹ những cái không thể! Nhưng thôi, hãy cho qua. Còn ai nữa nhỉ? Carl Reiter, một anh chàng có tên Đức, và David Emmott...
- Chớ quên là ông này đã làm với tôi hai đợt.
- Anh chàng Reiter này có tính rất cặm cụi, kiên trì. Nếu giết ai, anh ta sẽ nghiên cứu và chuẩn bị rất kỹ.
Giáo sư Leidner phác một cử chỉ chán ngán.
- Cuối cùng, Willian Coleman - Poirot nói.
- Ông ta là người Anh.
- Người Anh thì sao? Bà Leidner chả nói rằng Bosner em rời nước Mỹ rồi mất tăm. Biết đâu hắn không lớn lên ở nước Anh?
- Thế nào ông cũng nói lấy được - giáo sư Leidner nhận xét.
Poirot ghi ghi chép chép vào sổ tay, ông nói:
- Phải xem xét một cách trật tự, có phương pháp. Một bên, ta có hai cái tên: cha Lavigny, ông Mercado; bên kia có ba: Coleman, Emmott và Reiter.
Bây giờ, ta xem xét một khía cạnh khác của vấn đề: phương tiện và cơ hội: Trong số người của đoàn, ai có phương tiện và cơ hội để phạm tội ác? Carey thì ở khu khai quật. Coleman đi Hassanich. Ông, ông ở trên sân thượng. Còn lại cha Lavigny, ông Mercado, bà Mercado, David Emmott, Carl Reiter, cô Johnson và cô Leatheran.
- Ồ! - Tôi nhảy chồm lên, kêu.
- Vậy xin lỗi, tôi vẫn phải để tên cô vào danh sách. Cô muốn vào phòng bà Leidner, giết bà trong lúc sân vắng người thì rất dễ. Cô cũng khá khỏe mạnh, và bà Leidner càng không nghi ngờ gì cho đến khi cô ra tay.
Tôi kinh ngạc đến mức không thốt nên lời.
Bác sĩ Reilly lợi dụng lúc đó để trêu tôi; ông nói nhỏ:
- Án mạng ly kỳ: y tá giết bệnh nhân.
Tôi lườm ông ta một cái dài.
Đầu óc ông Leidner lại đang hướng về ý nghĩ khác:
- Ông Poirot, ông không thể nghi cho Emmott. Ông không nhớ ông ta ở trên sân thượng với tôi trong mười phút ấy sao?
- Nhưng vẫn không thể gạch tên. Khi xuống, ông ta có thể vào phòng bà Leidner thi hành thủ đoạn, rồi mới ra gọi thằng Abdullah. Hoặc là ông ta tranh thủ lúc sai thằng bé lên gặp ông.
Giáo sư Leidner thở dài:
- Không hiểu ra làm sao nữa... Ôi bí ẩn!
Ngạc nhiên sao, Poirot lại đồng tình với ông Leidner:
- Ông nói đúng: hiếm có vụ án nào lại bí ẩn đến thế này. Thông thường, hung thủ tàn bạo... song tương đối đơn giản. Nhưng ở đây ta đứng trước một vụ phức tạp. Thưa giáo sư Leidner, vợ ông phải là một người khác thường.
Poirot biết giáng cú đánh vào đúng chỗ, khiến tôi giật mình.
- Có phải thế không, cô y tá?
Giáo sư Leidner bình thản bảo tôi:
- Cô… làm ơn nói cho ông ấy biết Louise là người thế nào. Như thế ông ấy không thể bảo là thiên vị.
Và tôi đã nói thực lòng:
- Bà ấy rất đẹp, không ai lại không chiêm ngưỡng và tìm cách chiều ý bà. Tôi chưa bao giờ gặp một phu nhân như vậy.
- Cám ơn! - giáo sư mỉm cười nhìn tôi.
- Lời chứng từ một người mới tới như cô Leatheran có giá trị riêng của nó - Poirot lịch sự tuyên bố - Ta tiếp tục. Dưới mục Phương tiện và cơ hội, ta đã ghi sáu cái tên: cô Leatheran, cô Johnson, bà Mercado, ông Reiter, ông Emmott và cha Lavigny.
Một lần nữa, ông lại hắng giọng. Quả là những người nước ngoài này có lắm thói quen lạ!
- Lúc này, ta hãy tạm coi giả thuyết thứ ba là đúng: Frederich hoặc William Bosner là hung thủ, và hắn nằm ngay trong đoàn khảo cổ. So sánh hai danh sách, ta có thể giảm số người tình nghi còn bốn: cha Lavigny, ông Mercado, Carl Reiter và David Emmott.
- Cha Lavigny hoàn toàn vô can - giáo sư Leidner kiên quyết can ngăn - Cha thuộc dòng Cha Trắng ở Carthage.
- Và râu của cha là râu thật - tôi nói thêm.
- Thưa cô, những tên sát nhân thượng hạng không bao giờ mang râu giả.
- Sao ông biết hắn là sát nhân thượng hạng? - Tôi cãi.
- Vì, nếu không thì tôi đã tìm ra được ngay... Còn hiện tại thì tôi chịu.
“Con người này thật kiêu ngạo”, tôi nghĩ bụng.
Giáo sư Leidner không ngồi yên, băn khoăn:
- Thật vô lý... cha Lavigny và ông Mercado là những người có tiếng từ lâu.
Poirot nhìn thẳng giáo sư:
- Lập luận của ông không vững. Nếu Fredrich Bosner không chết, thì suốt bao nhiêu năm nay, hắn làm gì? Hắn mượn tên giả và đủ thì giờ để tạo lập địa vị trong xã hội...
- Bằng cách vào tu ở dòng Cha Trắng? - bác sĩ Reilly hỏi, vẻ không tin.
- Nghe thì cũng hơi lạ thật - Poirot công nhận - Ra tòa rồi sẽ biết. Ta xét những người tình nghi khác.
- Những người trẻ - Reilly nói - Theo ý tôi chỉ có một người hội đủ các điều kiện.
- Ai?
- Chàng Carl Reiter. Chúng ta không biết gì cụ thể về anh ta, nhưng xem kỹ, thì hắn có độ tuổi phù hợp, một cái tên Đức, lại mới đến làm. Anh ta có thế lợi dụng cơ hội ra khỏi xưởng ảnh, qua sân, thi hành thủ đoạn rồi chuồn nhanh trong lúc sân vắng người. Nếu trong lúc hắn vắng mặt mà có ai vào xưởng ảnh, hắn sẽ chống chế là đang ở trong buồng tối. Tôi không khẳng định anh ta là thủ phạm, nhưng trong danh sách này, Reiter có vẻ đáng nghi nhất.
Ông Poirot không tán thành ý kiến ấy, ông gật đầu một cách nghiêm trang, nhưng chưa chịu:
- Lập luận của ông nghe được, nhưng vấn đề phức tạp hơn ông tưởng. Hãy tạm dừng ở đây. Nếu các ông cho phép, tôi xin ngó qua hiện trường vụ án một chút.
- Xin tự nhiên.
Giáo sư Leidner lục túi và nhìn lên bác sĩ Reilly, nói:
- Đại úy Maitland cầm mất rồi.
- Ông ấy đã trao lại cho tôi trước khi đi có việc.
Bác sĩ đưa chìa khóa.
Giáo sư Leidner ngập ngừng:
- Nếu không có gì bất tiện, tôi không muốn... Có lẽ cô y tá…
- Không sao. không sao... - Poirot đáp - Tôi thông cảm, không muốn ông thêm đau buồn vô ích. Cô y tá, cô cùng đi với tôi chứ?
- Xin sẵn lòng - Tôi đáp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:29:05 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 17

VẾT MÁU BÊN BÀN RỬA MẶT


Để mổ xét nghiệm, tử thi bà Leidner đã được chuyển đi Hassanich, song căn phòng được giữ nguyên. Đồ đạc sơ sài nên cảnh sát lục lọi không tốn bao thời gian.
Thoạt đi vào, nhìn bên phải, có chiếc giường. Đối diện với cửa ra vào, có hai cửa sổ chấn song sắt nhìn ra ngoài đồng. Kê giữa hai cửa sổ, là một bàn gỗ sồi dùng làm bàn trang điểm của bà Leidner. Áp sát tường về phía đông, là một tủ gỗ trắng và một hàng mắc áo, quần áo treo được bọc vào túi vải. Ngay bên trái cửa ra vào là chiếc bàn rửa mặt. Giữa phòng kê một bàn to, bên trên có lọ mực, bàn thấm và một cặp nhỏ bằng da, trong đó bà Leidner cất các thư nặc danh.
Các cửa sổ có rèm trắng xọc da cam. Bốn tấm da dê trải trên sàn: ba chiếc nhỏ màu nâu đặt trước hai cửa sổ và bàn rửa mặt, một chiếc màu trắng to hơn và tốt hơn, có sọc màu nâu, đặt giữa giường và bàn to.
Căn phòng không có tủ, không có chỗ nào kín đáo, cũng không có vải ngăn để mà ẩn náu. Chiếc giường sắt, rất đơn giản, phủ khăn trải trắng. Ba chiếc gối lông rất nhẹ là vật xa xỉ nhất trong phòng, không người nào khác có.
Bác sĩ Reilly tường trình vắn tắt vị trí, tư thế của bà Leidner nằm phục trên tấm da dê cạnh giường.
Để minh họa, ông ra hiệu cho tôi lại gần:
- Mời cô lại đây.
Tôi rất bình tĩnh, nằm xoài xuống đất, cố gắng giữ đúng tư thế khi tìm thấy xác chết.
- Khi vào và phát hiện ra, Leidner có hơi nhấc đầu người chết - bác sĩ nói - Nhưng tôi đã hỏi kỹ, ông ấy không xê dịch thi thể.
- Đến giờ mọi việc có vẻ là rõ - Poirot nói - Bà Leidner nằm trên giường, hoặc ngủ, hoặc nghỉ... thì có người mở cửa, bà nhìn ra và nhổm dậy...
- Và hung thủ đánh vào đầu bà - bác sĩ nói tiếp - Bà ngất đi và chết ngay lập tức. Ông hiểu không... .
Bác sĩ giải thích tác động của vết thương bằng từ chuyên môn.
- Như vậy, không có máu chảy? - Poirot hỏi.
- Không, chảy máu não bên trong.
- Giải thích thế cũng được, trừ một điểm. Nếu kẻ đột nhập là người lạ, sao bà Leidner không kêu cứu? Nếu kêu, sẽ có người nghe thấy, như là cô Leatheran, Emmott và thằng bồi.
- Giải đáp không khó - bác sĩ Reilly nói khô khốc - Hung thử không phải người lạ.
Poirot gật đầu:
- Đúng. Có thể bà ngạc nhiên khi thấy hắn vào, nhưng không sợ. Lúc nó giáng vào đầu, bà có thể kêu khẽ... nhưng muộn rồi.
- Tiếng kêu mà cô Johnson nghe thấy?
- Phải, nếu đúng là cô ấy có nghe. Nhưng không chắc. Tường bằng đất rất đày, cửa sổ lại đóng.
Poirot lại gần giường hỏi tôi:
- Lúc cô ở đây đi ra, bà đã lên giường chưa?
Tôi nói lại những gì đã làm.
- Bà ấy định ngủ hay nằm đọc sách?
- Tôi đưa bà hai quyển, một tiểu thuyết, một hồi ký. Thường bà đọc một lát rồi ngủ.
- Lúc đó, tinh thần bà có bình thường không?
Tôi suy nghĩ một lúc.
- Bình thường. Bà còn có vẻ vui nữa. Tôi cho đó là do hôm trước bà đã trút bầu tâm sự với tôi.
Poirot nhìn quanh phòng.
- Khi cô vào đây lúc án mạng đã xảy ra, mọi thứ trong phòng vẫn trật tự như cũ?
Tôi cũng đưa mắt nhìn quanh:
- Dường như vẫn nguyên.
- Không có dấu vết gì để ta đoán được viên sát nhân đã dùng hung khí gì?
- Không.
Poirot quay lại bác sĩ Reilly:
- Theo ông, hắn dùng vũ khí gì?
Bác sĩ đáp ngay:
- Một vật không sắc, nhưng to và rất nặng, ví dụ như cái đáy tròn cửa một pho tượng nhỏ chẳng hạn. A! Tôi không nói là đúng thứ ấy, nhưng một cái gì tương tự. Giáng xuống rất mạnh.
- Giáng bởi một cánh tay lực lưỡng... Cánh tay đàn ông?
- Đúng.. trừ khi...
- Trừ khi... gì?
Bác sĩ Reilly thong thả:
- Có thể lúc đó bà Leidner ở tư thế quỳ... Trường hợp ấy, cú đánh từ trên cao bằng vật nặng, thì sức lực giáng xuống không cần nhiều.
- Đang quỳ... - Poirot lẩm bẩm - Cũng là một ý kiến!
- Hãy cẩn thận! - bác sĩ vội nói - Chỉ là một ý tôi đưa ra thế thôi. Hoàn toàn không có chứng minh.
- Nhưng cũng là trong phạm vi có thể?
- Phải. Vả lại, xét hoàn cảnh, tôi thấy cũng không lạ... Có thể bà sợ quá nên quỳ xuống chân tên đao phủ xin tha chết. Bà không kêu vì linh tính thấy rằng kêu không kịp nữa.
- Đúng - Poirot trầm ngâm - đó là một ý hay...
Ý vớ vẩn, tôi nghĩ bụng. Tôi không thể tưởng tượng bà Leidner chịu quỳ xuống van xin bất kỳ ai.
Poirot đi một vòng quanh phòng, ông mở các cửa sổ, thử xem chấn song có chắc không, thò đầu ra ngoài để thấy rằng không có cách nào lách cả vai vào. Ông nói:
- Cửa sổ đóng lúc cô vào và thấy xác chết. Vậy lúc một giờ kém mười lăm cô đi ra, để bà Leidner lại, thì chúng có đóng không?
- Có. Cửa sổ buổi chiều bao giờ cũng đóng. Cửa này không che vải xô như cửa sổ phòng chung và phòng ăn, nên phải đóng kín cho muỗi khỏi vào.
- Và không ai có thể vào qua cửa sổ - Poirot nhận xét - Tường tuy bằng đất nhưng chắc như gạch. Không có khe hở nào khác. Muốn vào phòng, chỉ có cách đi qua cửa chính, muốn qua cửa chính phải qua sân. Sân chỉ có một lối vào, là cổng vòm. Trước cổng vòm có năm người, họ đều khai giống nhau, và tôi cho là họ nói sự thật. Không, họ không nói dối. Được gì mà họ nói dối. Hung thủ là người trong nhà...
Tôi không nói gì. Lúc nãy, khi họp chung, tôi chẳng cũng có cảm giác như vậy sao?
Poirot đi thong thả trong phòng. Ông cầm một tấm ảnh trên tủ, ảnh một ông già. Ông đưa mắt hỏi tôi.
- Cụ thân sinh bà Leidner - tôi nói - Chính bà nói với tôi.
Ông đặt ảnh vào chỗ cũ, liếc nhìn các đồ vật để trên bàn rửa mặt... đều bằng đồi mồi, giản dị nhưng đẹp. Ông nhìn lên giá để sách, đọc to vài đầu đề:
- Người Hy Lạp là ai? Sơ luận về thuyết tương đối. Cuộc đời phu nhân Hester Stanhope. Chuyến tàu Crewe, Trở về Mathusalem, Linda Condon. Bà Leidner là người có học thức đây.
- Ồ! Bà ấy rất thông minh - tôi nói - Bà đọc rất nhiều, biết nhiều chuyện. Bà Leidner đúng là một phụ nữ khác người.
Ông mỉm cười nhìn tôi:
- Phải. Tôi đã đoán ra ngay.
Ông tiếp tục xem xét, dừng một lúc trước bàn rửa mặt, trên đó đặt rất nhiều lọ nước hoa và kem mỹ phẩm.
Bỗng ông quỳ xuống, xem kỹ tấm da dê.
Bác sĩ Reilly và tôi cũng theo ông đến xem. Ông chăm chú nhìn một vết sẫm nhỏ, gần như khó nhìn thấy trên nền lông màu nâu. Sự thực là chỉ nhìn thấy vết sẫm đó khi nó chờm lên một cái sọc mầu trắng.
- Bác sĩ xem nó là cái gì? Có phải là máu?
Bác sĩ Reilly cũng đã quỳ xuống.
- Có thể. Tôi sẽ kiểm tra, nếu ông muốn.
- Thế thì hay quá.
Ông Poirot xem xét bình nước và các chậu. Bình nước đặt một bên bàn rửa mặt, chậu thì không có nước, nhưng cạnh bàn, có một can xăng cũ đựng nước thải.
Ông quay lại tôi:
- Lúc một giờ kém mười lăm ra khỏi phòng, cô có nhớ bình nước đặt bên ngoài chậu không?
- Không dám chắc - tôi suy nghĩ một lát - song hình như bình nước đặt trong chậu.
- A!
Tôi vội nói luôn:
- Ông hiểu cho, tôi nói thế vì nó thường vẫn đặt như thế. Bọn bồi thường dọn dẹp mọi thứ đâu vào đấy. Tôi có cảm tưởng nếu không thấy bình nước đặt đúng chỗ, thì tôi cũng đặt lại.
Ông gật đầu:
- Tôi hiểu. Cô làm việc ở bệnh viện nên quen trật tự. Vật gì không để đúng chỗ, là cô đặt lại ngay. Thế còn sau lúc xảy ra án mạng? Mọi thứ có giống như lúc này không?
- Tôi không chú ý đến các chi tiết này, lúc đó tôi chỉ để ý xem hung thủ ở chỗ nào, hoặc hắn có để quên vật gì không.
- Đúng là máu - bác sĩ Reilly đứng lên tuyên bố - Ông coi điều này có tầm quan trọng gì không?
Poirot chau mày, phân vân. Ông huơ hai tay lên:
- Tôi chưa biết. Vết máu này có thể chẳng có ý nghĩa gì. Song có thể từ đó suy luận rằng hung thủ bị tay vấy máu, phải đi rửa. Có thể thế lắm. Tuy nhiên ta chưa vội kết luận.
- Vết thương thỉ chảy máu rất ít - bác sĩ Reilly nhận xét - Máu không vọt, cùng lắm chỉ rỉ ra. Tất nhiên, nếu hung thủ sờ vào vết thương...
Tôi rùng mình. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trong ý nghĩ tôi: một kẻ đập chết người phụ nữ cao sang, rồi cúi xuống lấy ngón tay thọc vào vết thương, thích thú một cách điên loạn.
Bác sĩ Reilly nhận ra sự run rẩy của tôi:
- Cô y tá cô làm sao thế?
- Không... chỉ sởn gai ốc một chút - tôi đáp.
Porot quay lại nhìn tôi:
- Tôi thấy cô cần cái gì rồi. Lát nữa, nghiên cứu xong, tôi sẽ trở về Hassanich cùng với bác sĩ và sẽ mời cô đi theo. Bác sĩ, hãy rót một tách trà cho cô Leatheran.
- Cô hãy làm theo lời tôi - Poirot nói tiếp - Hơn nữa, cô sẽ giúp chúng tôi nhiều. Tôi muốn thảo luận với cô một vài vấn đề mà đề cập ở đây thì không tiện. Ông Leidner rất yêu vợ, và tin rằng ai cũng quý bà ấy như ông ấy quý. Theo tôi, như thế là không tự nhiên! Không, chúng ta còn phải bàn về bà Leidner... như thế nào nhỉ... phải nói thẳng nói thật. Thế nhé, quyết định nhé. Xong việc ở đây cô sẽ cùng chúng tôi về Hassanich.
- Dù thế nào, tôi cũng phải xin thôi việc ở đây. Vị trí của tôi lúc này thật khó xử.
- Cô chớ nên làm thế trong một hai ngày tới - bác sĩ Reilly khuyên - Cô không thể đi trước khi tang lễ cử hành xong.
- Được. Thế nhỡ đến lượt tôi cũng bị ám sát?
Tôi nói nửa đùa nửa thật.
Bác sĩ cũng biết tôi đùa, và tôi chờ một câu dí dỏm đáp lại. Nhưng tôi ngạc nhiên thấy ông Poirot bỗng đứng khựng giữa phòng và đưa tay đập lên trán:
- A! Rất có thể lắm! - ông lẩm bẩm - Có sự nguy hiểm... phải, nguy hiểm to. Nhưng biết làm thế nào tránh được?
- Ô, ông Poirot, tôi chỉ nói vui thôi mà. Ai giết tôi làm gì, xin hỏi ông đấy?
- Cô… hoặc một người khác...
Giọng nói của ông khiến tôi lạnh xương sống.
- Tại sao? - Tôi gặng.
Ông nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tôi cũng nói vui thôi mà! Song cô chớ quên rằng, trên đời, Không phải cái gì cũng đem ra đùa cợt được. Nghề nghiệp của tôi đã dạy tôi nhiều sự thật, mà sự thật ghê gớm nhất là thế này: kẻ đã giết người sẽ quen thói giết nữa!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 22-7-2013 20:30:12 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 18

BỮA TRÀ Ở NHÀ BÁC SĨ REILLY


Trước khi đi, Poirot đảo một vòng quanh khu nhà ở và cả các khu phụ. Ông cũng hỏi chuyện vài người phục vụ thông qua bác sĩ Reilly, ông này dịch các câu hói từ tiếng Anh sang tiếng Ả rập, và ngược lại.
Các câu hỏi tập trung vào hình dáng bên ngoài của người lạ mặt mà bà Leidner và tôi đã bắt gặp nhòm vào cửa sổ, và hôm sau lại thấy cha Lavigny nói chuyện với hắn.
Trong lúc chúng tôi ngồi trên xe xóc nẩy người đi Hassanich, bác sĩ Reilly hỏi:
- Ông nghĩ rằng người đó thật sự dính đến vụ này?
- Tôi thích thu thập mọi thông tin có thể - Poirot đáp.
Điều này là rất tiêu biểu cho cách làm của nhà thám tử Bỉ. Sau này tôi cảm, thấy là dưới mắt ông, không chi tiết nào được bỏ sót. Dù là chuyện tào lao, ông cũng để ý ghi chép.
Thú thật là về đến nhà bác sĩ Reilly, tôi thật sung sướng được uống chén trà nóng. Ông Poirot bỏ tới năm cục đường vào tách của mình, khuấy rất kỹ, và nói:
- Nào, giờ chúng ta lại nói thoải mái để tìm ra ai có thể là kẻ giết bà Leidner?
- Lavigny, Mercado, Emmott hay Reiter? - bác sĩ Reilly hỏi lại.
- Không, không. Danh sách đó lập nên theo giả thuyết số 3. Nay ta nên xét giả thuyết số 2... để sang một bên ông chồng bí hiểm hoặc cậu em chồng bỗng từ quá khứ hiện về. Giờ ta tìm xem ai là người có phương tiện và cơ hội để thủ tiêu bà Leidner, và ai có thể làm việc đó?
- Ý này, hình như lúc nãy ông không quan tâm lắm.
- Quan tâm chứ, nhưng tôi phải giữ ý - Poirot đáp - Trước mặt ông Leidner, lẽ nào tôi lại thảo luận về động cơ thúc đẩy một người nào trong đoàn giết vợ ông ta? Như vậy, là thiếu tế nhị. Cứ để cho ông ta ôm cái ảo tưởng là vợ ông tuyệt vời và tất cả thiên hạ đều ngưỡng mộ bà ấy! Nhưng rõ ràng sự thực không phải như vậy. Ở vấn đề này, sự trợ giúp của cô Leatheran là rất quý. Tôi tin là cô có khiếu nhận xét sắc sảo.
- Ồ! Tôi không đáng được khen thế đâu - tôi chống chế.
Bác sĩ Reilly đưa tôi một đĩa bánh nóng rất ngon:
- Cô ăn đi để lấy can đảm.
Porot tuyên bố:
- Bây giờ, ta đi vào vấn đề. Cô y tá, cô hãy trình bày xem tình cảm của mỗi người trong đoàn đối với bà Leidner như thế nào.
- Nhưng tôi chỉ mới ở một tuần với họ.
- Với người thông minh như cô, ngần ấy là quá đủ. Các cô y tá đánh giá mọi người rất nhanh để tùy theo từng bệnh nhân mà đối xử. Nào, ta bắt đầu từ cha Lavigny có được không?
- Ông làm tôi tất khó nói. Cha Lavigny và bà Leidner thường chuyện trò với nhau có vẻ ăn ý, nhưng họ nói bằng tiếng Pháp, mà tôi tuy có học ở trường nhưng nghe rất lõm bõm. Theo tôi, họ thường nói chuyện văn chương là chính.
- Nói cách khác, họ có vẻ hòa hợp?
- Nói thế cũng được, nhưng tính cách của bà Leidner khiến cha Lavigny có vẻ ngỡ ngàng... và hơi ngài ngại. Tôi nói vậy, không biết ông có hiểu không.
Tôi liền kể lại câu chuyện giữa tôi với ông tu sĩ ngay hôm đầu đi thăm khu khai quật. Hôm đó cha Lavigny đã gọi bà Leidner là "đàn bà nguy hiểm".
- Nhận xét hay đấy - Porot nói - Còn bà... Ý kiến của bà về ông cha này thế nào?
- Làm sao tôi biết được bà Leidner nghĩ gì về mọi người? Có lúc, tôi nghĩ bà Leidner cũng hơi lạ về cha Lavigny. Một lần tôi nghe bà nói với chồng trông ông ta không giống bất cứ một thầy tu nào đã gặp.
- Cô có vẻ khắc nghiệt quá đối với ông thầy tu tội nghiệp đó - bác sĩ Reilly nói, giọng bông lơn.
Poirot bỗng hỏi:
- Ông bạn này, liệu ông có phải đi thăm người bệnh nào không? Tôi không muốn ông mất thì giờ quá nhiều lạm vào trách nhiệm nghề nghiệp của ông.
- Bệnh nhân lúc nào cũng có. Đầy cả một nhà thương - bác sĩ nói, vừa cười vừa đi ra.
- Thế cũng dễ chịu - Poirot nói - Giờ ta nói chuyện tay đôi, thú vị hơn và bổ ích hơn. Nhưng cô uống trà đi chứ.
Ông đẩy một đĩa đầy bánh trước mặt tôi, rót cho tôi chén trà thứ hai. Quả thực ông rất quan tâm và muốn làm tôi vui lòng.
- Bây giờ, ta trở lại vấn đề, và cô hãy nói cảm tưởng của mình. Theo cô, ai trong đoàn không ưa bà Leidner?
- Tôi chỉ phát biểu ý kiến rất cá nhân, ông không được nói lại với người khác.
- Hãy tin ở tôi.
- Vâng, theo ý tôi, bà Mercado là người không thích thú gì bà Leidner!
- A! Thế còn ông Mercado?
- Có lẽ ông ta cũng hơi say bà Leidner. Thực ra ngoài vợ ông ra, phụ nữ chẳng ai để ý đến ông, Nhưng bà Leidner là người rất khéo, biết làm ra vẻ quan tâm mọi người, nghe mọi người tâm sự! Do đó anh chàng có phần ngộ nhận.
- Và bà Mercado chẳng thích gì chuyện đó?
- Bà ấy ghen... nói thẳng ra là thế. Người ta phải luôn luôn cảnh giác khi sống với những người đã có gia đình. Tôi đã có kinh nghiệm. Ông không thể ngờ phụ nữ nghĩ gì khi có ai động đến chồng mình.
- Ồ! Tôi hiểu lắm chứ. Vậy là bà Mercado ghen và rất ghét bà Leidner?
- Tôi đã thấy bà ta lườm nguýt chồng bằng con mắt sắc như dao... Ồ! Xin lỗi ông, tôi không định nói vậy... Không, tôi không nghĩ...
- Không! Không! Tôi rất hiểu. Cô đã buột miệng nói ra, nhưng thế là tôi hiểu. Bà Leidner có nhận thấy và e ngại gì sự ác cảm của bà Mercado?
Tôi suy nghĩ trước khi trả lời:
- Bà ấy có vẻ không quan tâm. Với lại, tôi cũng không rõ bà có biết hay không. Một lần, tôi có nói bóng gió... nhưng rồi lại thấy hối tiếc. Lẽ ra nên ngậm miệng thì hơn.
- Cô thử kể vài ví dụ bà Mercado để lộ tình cảm trước mặt cô?
Tôi kể lại cuộc chuyện trò giữa chúng tôi trên sân thượng.
- Vậy là bà ta có nói đến lần kết hôn đầu tiên của bà Leidner. Lúc đó bà ta có nhìn cô để xem cô có biết gì khác hơn?
- Ông có cho là bà ta biết rõ sự thật không?
- Rất có thể. Bà ta có thể là người viết các thư và bịa chuyện bàn tay gõ cửa, vân vân.
- Tôi cũng đã nghĩ thế. Bà ta hoàn toàn có khả năng hành động trả thù hèn hạ đến mức ấy.
- Phải. Tôi tin là bà ta tàn bạo, nhưng không đủ gan để giết người, trừ phi...
Ngừng một lát, ông tiếp:
- Tôi nghĩ đến câu nói lạ lùng của bà ta với cô: “Tôi biết vì sao cô đến đây". Định bóng gió gì vậy?
- Tôi cũng không rõ.
- Bà ta ngờ là cô đến nhằm mục đích khác. Mục đích gì? Và sao bà ta lại vận mục đích ấy vào mình? Tại sao nhìn chòng chọc vào cô trong bữa trà hôm cô mới đến?
- Ồ! Bà Mercado không tinh tế lắm trong xử thế - tôi vội đáp
- Điều đó chỉ để thanh minh, không phải lời giải thích.
Tôi không hiểu ông định nói gì thì ông lại tiếp:
- Còn những người khác trong đoàn?
Tôi suy nghĩ.
- Cô Johnson cũng không có cảm tình lắm với bà Leidner, nhưng cô không giấu giếm và nói thẳng điều đó trước mặt tôi. Cô vốn rất tận tụy phục vụ ông Leidner, đã làm việc nhiều năm với ông. Và bây giờ ông có vợ, tất nhiên nhiều thứ đã đổi khác.
- Phải rồi - Poirot nói - và theo quan điểm cô Johnson, cuộc hôn nhân đó là dở. Đáng lẽ ông phải lấy cô ta...
- Đúng, tôi cũng nghĩ thế. Nhưng đàn ông bao giờ vẫn là đàn ông, khi chọn vợ có ai nghe theo lý trí. Chúng ta không thể trách giáo sư Leidner. Cô Johnson tội nghiệp xinh đẹp làm sao bằng bà Leidner... dù bà không còn trẻ... Ôi, nếu ông nhìn thấy bà ấy! Bà có sức mạnh quyến rũ... Ông Coleman có lần đã ví bà như thần nữ rừng xanh. Ông sẽ cười tôi, nhưng tôi cũng công nhận bà Leidner có dáng bộ... thiên thần.
- Tóm lại. là một phụ nữ có thiên phú bẩm sinh làm cho người khác phải yêu mình. Tôi hiểu rồi.
- Mặt khác, ông Carey với bà cũng không hợp nhau - tôi nói tiếp - Tôi thấy ông ta cũng ganh ghét theo kiểu cô Johnson. Hai người nói với nhau toàn bằng giọng khô khốc. Khi bà chuyển đĩa thức ăn cho ông ta; bà tỏ ra trịnh trọng, một điều ông, hai điều ông. Tất nhiên, ông ta là cộng sự lâu năm của chồng bà, và một số phụ nữ lại không thích có người nào khác thân với chồng mình trước cả mình... Ông hiểu tôi muốn nói gì.
- Hiểu, hiểu, tôi hiểu. Còn ba người đàn ông nữa? Cô vừa nói Coleman bỗng trở thành nhà thơ khi nói về bà Leidner?
Tôi bấm bụng để khỏi cười thành tiếng:
- Cũng kỳ thật đấy: một anh chàng thực dụng như thế...
- Còn hai chàng kia?
- Ông Emmott thì tôi chưa hiểu lắm, ông ta kín tiếng, bình thản. Bà Leidner đối xử với ông rất nhẹ nhàng: gọi tên thân mật là David và trêu chọc, ghép ông với con gái bác sĩ Reilly.
- À, thế ư? Ông ta có thích những trò đùa ấy không?
- Tôi không biết. Ông ta chỉ nhìn lại bà một cách ngỡ ngàng, không thể biết ông nghĩ gì trong óc.
- Còn ông Reiter?
- Với ông này, bà không nhẹ nhàng. Hình như bà còn khó chịu vì ông ta. Mỗi lần nói với ông, bà đều có giọng châm chọc.
- Thế ông ta có khó chịu không?
- Ông ta đỏ mặt tía tai lên. Thực ra bà Leidner không hẳn có ý gì xấu với ông.
Rồi đột nhiên, sự khoan dung của tôi với Reiter tiêu tan, và tôi tin là anh chàng này rất có thể là hung thủ, và tất cả thái độ từ trước đến nay chỉ là đóng kịch. Tôi thốt lên:
- Ồ! Ông Poirot! Vậy sự thật là như thế nào?
Ông suy ngẫm và lắc đầu:
- Tôi hỏi thật nhé: đêm nay cô trở lại ngủ ở đây có được không?
- Ồ không! Tôi chưa quên lời ông, nhưng ai muốn giết tôi?
- Không ai cả, tất nhiên. Chính vì thế mà tôi muốn nghe ý kiến của cô về từng người. Bây giờ, tôi chắc chắn là cô không có gì phải sợ.
- Nếu lúc ở Bát-đa, có ai nói với tôi...
Tôi ngừng bặt. Poirot hỏi:
- Trước khi đến đây, cô đã nghe những lời đồn đại về vợ chồng Leidner và những người trong đoàn khảo cổ?
Tôi kể lại những điều đã nghe, nhất là lời của bà Kelsey.
Cửa mở, cô Reilly đi vào. Cô vừa chơi quần vợt, chiếc vợt còn cầm ở tay. Tôi biết là Poirot đã được giới thiệu với cô khi ông đến Hassanich.
Cô chào tôi một cách dửng dưng, tay vớ chiếc bánh, nói:
- Thế nào, ông Poirot, vụ án của ông đi đến đâu rồi?
- Thưa cô, chưa đâu vào đâu.
- Tôi nhận thấy ông đã kịp cứu cô Leatheran khỏi con tàu chìm.
- Cô đây vừa cung cấp cho tôi những thông tin quý giá về những người trong đoàn khảo cổ. Do đó tôi biết được nhiều chi tiết về nạn nhân... mà nạn nhân đôi khi nắm được chìa khóa cửa bí mật.
- Chúc mừng sự sắc sảo của ông. Dù sao, cho phép tôi được nói rằng nếu có một phụ nữ nào đáng gặp kết cục bi thảm ấy, người đó chính là bà Leidner!
- Cô Reilly! - Tôi công phẫn, kêu lên.
Cô ta mỉm nụ cười ác:
- A! Tôi biết ngay là người ta chưa nói với ông sự thật chính xác. Giống mọi người khác, cô Leatheran cũng bị đưa vào tròng. Thưa ông Poirot, tôi mong người nào giết Louise Leidner sẽ tuột khỏi tay ông. Tôi rất có cảm tình với người đó, vì xin thú thật là chính tôi, tôi cũng sẵn sàng thủ tiêu bà ta mà không hối tiếc. Con rắn độc này làm tôi thực sự kinh hãi.
Ông Poirot nghe mà không tỏ thái độ, ông nghiêng mình, giọng vẫn nhẹ nhàng:
- Trường hợp này hy vọng là quý cô đã có sẵn một bằng chứng ngoại phạm, và cho biết chiều qua cô ở đâu, làm gì?
Một phút im lặng, và cây vợt của cô Reilly rơi xuống sàn. Cô không buồn nhặt, nói hối hả:
- Tôi chơi quần vợt ở câu lạc bộ. Nhưng tôi hỏi thực ông Poirot, không biết ông có hiểu bà Leidner là loại đàn bà nào hay không.
Ông lại nghiêng mình đáp:
- Là loại đàn bà nào, mong cô cho biết.
Cô ta ngập ngừng một lát, rồi phát biểu bằng giọng khô khốc ráo hoảnh:
- Có một định kiến cho rằng không nên nói xấu người chết. Thật vớ vẩn, sự thật là sự thật. Và nghĩ cho cùng, không nói xấu người sống mới đứng, để khỏi làm hại họ. Người chết thì còn cần gì nữa. Ấy vậy nhưng hậu quả cái xấu họ gây ra lúc còn sống di hại mãi về sau. Cô Leatheran có nói với ông về bầu không khí nặng nề bao phủ Tell Yarimjah? Có nói rằng tất cả mọi người đều có vẻ ngờ vực, không yên? Tất cả chỉ tại Louise Leidner. Ba năm trước, lúc đó tôi còn nhỏ, tôi rất thích đến chơi đoàn khảo sát, ai nấy đều vui vẻ, hạnh phúc. Ngay năm ngoái, mọi việc còn tốt đẹp. Nhưng đợt này, thì mây đen bao phủ. Vì bà ta. Bà ta thuộc loại đàn bà không muốn cho người khác được yên ấm, thích gây rối, tạo mâu thuẫn, chỉ vì bà ta thích thế hoặc thích ngồi lên trên tất cả... hoặc đơn giản bản chất bà ta như thế. Hơn nữa, muốn chinh phục tất cả đàn ông quanh mình.
- Cô Reilly - tôi la lên - cô lầm rồi. Tôi phản đối!
Cô ta không thèm đếm xỉa, nói tiếp:
- Đã có chồng chiều chuộng mình rồi, còn định chài cả anh chàng Mercado ngu ngốc. Rồi lại vươn sang Bill Coleman, ông này thì nghiêm chỉnh, nhưng dù sao cũng bị bà ta làm lóa mắt. Còn Carl Reiter, cũng bị bà ta hành cho khốn khổ! Anh này nhút nhát, hơi tí thì đỏ mặt như con gái. Nhưng trò ấy với David Emmott lại ít kết quả. Anh này công nhận bà ta hấp dẫn, nhưng cưỡng lại được. Anh ta hiểu bà ta chẳng tình cảm gì, chỉ lấy trái tim đàn ông ra làm trò đùa, gây mâu thuẫn giữa họ với nhau. Việc đó thì bà ta rất tài! Bà ta không mâu thuẫn với ai, nhưng biết bao mâu thuẫn nảy sinh là do bà gây ra. Nấp trong bóng tối, bà giật dây tất cả rồi cười cợt khi người ta đau khổ. Ông hiểu chứ, ông Poirot?
- Vâng, có lẽ hiểu hơn cả cô mong đợi.
Ông thám tử không tỏ vẻ bất bình, nhưng giọng nói ông có một cái gì... cái gì? Tôi không thể mô tả.
Tuy nhiên, Sheila Reilly hiểu điều đó hơn tôi, vì mặt cô ta bỗng ửng đỏ.
- Ông nghĩ thế nào thì tùy - cô ta nói tiếp - Ttôi cứ nói đúng như sự thật. Con người ấy thông minh nhưng buồn tình, vì thế giải trí bằng cách lấy con người làm vật thí nghiệm, chẳng khác gì người khác thí nghiệm trên các chất hóa học. Tội nghiệp cô Johnson, cô ấy bị bà ta khiêu khích, nhưng mỗi lần bị mắc bẫy, đã tự kiềm chế được.
Bà ta cũng kích động bà Mercado, làm bà này tức điên. Bà ta chọc cả tôi, và thú thật tôi cũng bị lôi cuốn vào vòng! Bà ta nắm được điểm yếu của mỗi người, để lợi dụng khi cần thiết. Gọi là tống tiền thì không hẳn: bà chỉ hé cho mọi người biết mình đã nắm được thóp, còn bà sẽ làm gì ta chưa biết... A! con người này thật là điệu nghệ, thi hành thủ đoạn rất tài tình!
- Thế chồng bà ta? - Poirot hỏi.
- Bà ta rất tôn trọng và dịu hiền - cô Reilly thong thả nói - Có vẻ yêu chồng lắm. Ông là người tốt, dễ thương, luôn luôn chuyên tâm vào công việc. Ông mê vợ, đặt vợ lên bệ thờ. Hoàn toàn mê mẩn, coi vợ là lý tưởng. Mặt khác, rất khó dung hòa sự tin cậy ấy với...
- Xin cô cứ nói tiếp - Poirot gặng.
Cô Reilly bỗng quay về phía tôi:
- Cô đã nói gì với ông Poirot về Richard Carey?
- Về ông Carey? - tôi ngạc nhiên, hỏi lại.
- Phải, về bà Leidner và ông Carey?
- Hừ, tôi nói là hai người không hợp ý nhau.
Cô phá lên cười:
- Không hợp ý nhau! Quá ngây thơ! Ông ta mê bà ấy đến phát rồ và rất đau khổ, vì ông ta vốn là bạn thân ông Leidner. Chỉ lý do ấy đủ làm bà ta gián cách giữa hai người. Tuy nhiên tôi cho rằng...
- Làm sao?
- Tôi nghĩ, lần này đi quá xa, nên bà lại mắc vào bẫy do mình giương ra! Carey là đàn ông rất hấp dẫn... Thường bà ta cứ quyến rũ một cách lạnh lùng, nhưng với ông ta thì bà bốc lửa thực sự.
Tôi phản đối:
- Những lời nói của cô có tính nhục mạ quá đáng. Cô nói thế mà nghe được. Họ có chuyện trò với nhau mấy khi!
- A! thực thế ư? Vậy là cô chẳng hiểu gì. Trong nhà, thì một điều "ông Carey", một điều "bà Leidner" nhưng họ hẹn nhau bên ngoài cơ. Bà ấy xuống tận sông Tigre. Cùng lúc, chàng kia cũng bỏ công trường đi đâu mất, một giờ sau mới về. Một hôm, tôi bắt gặp chàng từ biệt nàng và vội vã về khu khai quật, còn nàng đứng trông theo. Cô kết tôi tội gì cũng được, nhưng tôi có ống nhòm trong túi nhé, tôi theo dõi quan sát nét mặt của nàng. Tin tôi đi: bà mê ông Richard Carey rồi...
Cô ta quay lại nói với Poirot:
- Xin lỗi đã lạm vào chức trách của ông, song ông phải cảm ơn tôi vì tôi đã cho ông những tin tức chính hiệu.
Rồi cô đùng đùng ra khỏi phòng ăn. Tôi nói:
- Ông Poirot! Tôi không tin một lời nào của cô ta.
Ông nhìn tôi mỉm cười, nói bằng một giọng lạ lùng:
- Song không thể chối cãi được là, cách nhìn của cô Reilly cũng soi thêm chút ánh sáng vào vụ này.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách