Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Gumi
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Yêu Người Ở Bên Ta | Emily Griffin

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:30:23 | Chỉ xem của tác giả
Chương 19


Margot bật khóc khi chúng tôi nói với cô về việc đang làm hợp đồng mua ngôi nhà, mẹ chồng tôi còn biểu hiện mạnh mẽ hơn khi khẳng định rằng thông tin đó chính là sự đền đáp cho lời cầu nguyện của bà. Phải nói là, Margot rất dễ khóc ngay cả thời còn chưa mang thai, cô bật khóc suốt mỗi lần lên thăm hay khi nghe một vài đoạn nhạc trong "Những hành khúc trọng thể" đón tiễn chúng tôi, và Stella đã cầu nguyện nhiều hơn bao giờ hết để con trai bà trở về nhà sinh sống sau quá nhiều năm "lên miền Bắc". Thế nhưng. Sự thật vẫn chẳng có sự trở về nào sau tất cả những hành động đó người ta không thể cứ loanh quanh lẩn quẩn với tình cảm gia đình tha thiết được.

Vậy nên khi mùa xuân đến New York, quyết định dứt khoát, chớp nhoáng đưa ra sau món bánh quế nướng, một đêm mất ngủ, và cảm giác tội lỗi quá lớn của tôi đã đem đến sự thay đổi khủng khiếp đó.

Thật may, khi Andy hân hoan thông báo trước cho hãng luật của anh về chuyện thôi việc, cũng như tôi, ít nhất cũng có vẻ có cảm giác mâu thuẩn nửa chờ đợi nửa lo âu về chuyến đi sắp tới của hai vợ chồng, mặc dù sự quan tâm của anh vẫn dành nhiều hơn cho những chuyện quan trọng và gần như rạo rực đắm chìm trong đó - giống hệt với cảm giác của những học sinh năm cuối trung học hướng tới buổi liên hoan chia tay và ngày tốt nghiệp. Anh hăng hái vạch kế hoạch gặp gỡ bạn bè thân thiết của chúng tôi, lên lịch cho những bữa tiệc tối chia tay tại những nhà hàng yêu chuộng của chúng tôi, vội vàng đặt vé các buổi diễn tại sân khấu Broadway mà chúng tôi đã dự tính từ cả thế kỷ là sẽ đi xem. Một buổi sáng thứ Bảy, anh còn khăng khăng rủ tôi thuê tàu ra xem Tượng Thần Tự do - một biểu tượng mà tôi dám chắc chỉ được ngưỡng mộ từ những khung cửa sổ máy bay, tựa như một công trình để tự hào. Rồi khi chúng tôi đang chịu đựng cảnh khách tham quan đông đúc, trời mù mưa, và một gã hướng dẫn viên với cái giọng đều đều như tra tấn, Andy đề nghị tôi chụp hình phong cảnh xung quanh để chúng tôi có tranh trang trí trong ngôi nhà mới. Tôi trêu anh, nhưng không thể thôi nghĩ rằng một bức ảnh đóng khung chụp Cảng New York, dù có ngoạn mục tới mức nào (nếu tôi có thể nói như vậy về những bức ảnh của mình) thì cũng sẽ không thể nào đem lại sự khuây khỏa khi tôi nhớ nhung những nguồn năng lượng khó tả của New York.

Nói về cảm giác này, chính những điều nhỏ bé lại là những điều làm tôi nhớ hơn cả vào lúc chúng tôi hoàn tất mọi công việc ở thành phố và nôn nao đón chờ ngày tháng Sáu chia ly của chúng tôi. Đó là sự phong phú trong từng ngày của cuộc đời tôi - những thứ mà trước đây tôi hầu như chẳng mấy lưu tâm nhưng lúc này bỗng thấm đầy xúc cảm. Đó là con đường dạo bộ đến chỗ làm và tình bạn âm thầm của tôi với những người đi làm bằng vé tháng khác được nhen nhóm lên từ những giao lộ xung quanh tôi. Đó là những câu đùa cợt hào hứng của Sabina và Julian trong phòng làm việc của chúng tôi, và mùi hăng hắc từ những ấn phẩm của Oscar. Đó là cái cau mày nhăn nhó của người thợ giặt khô cho chúng tôi khi anh ta quả quyết thắt nút chiếc túi nhựa bọc đống áo sơ mi của Andy rồi chúc chúng tôi một ngày tốt lành bằng giọng Thổ Nhĩ Kỳ, và người thợ tỉa móng tay Hàn Quốc của tôi vui vẻ đề nghị tôi "chọn sơn móng đi", mặc dù cô ta biết rõ rằng tôi luôn mang theo đồ dùng của mình. Đó là điệu đung đưa lắc lư của tàu điện ngầm nghiêng nghiêng theo nhịp đường ray và cảm giác sung sướng khi nhào vào taxi trong một đêm cuối tuần rộ rịp ở khu Village. Đó là món Burger trong tiệm P.J.Clarke’s, món sủi cảo ở Chinatown Brasserie, món bánh vòng ở quầy tạp hóa cạnh nhà tôi. Đó là ý niệm rằng khi bước ra khỏi khu nhà tập thể của mình, mỗi ngày tôi đều sẽ thấy những điều mới mẻ. Đó là vô khối sự lựa chọn và con người, là vẻ đẹp đô thị tinh nguyên, là những cơ hội bất tận ở khắp mọi nơi.

Tha thiết nhất trong những nỗi nhớ này là Leo - sự hiện diện thường trực của anh trong tâm trí tôi, cùng với đó, tôi phiền muộn nhận ra rằng mình hoàn toàn gắn Leo với New York và ngược lại. Điều đấy, trên thực tế, có nghĩa là rời bỏ New York cũng mang lại cảm giác khủng khiếp như rời xa anh vậy.

Mặc dù thế, không một lần nào tôi liên lạc với anh. Không liên lạc ngay cả khi tôi nghĩ ra ít nhất nửa tá lý do liên quan đến công việc gần như hoàn hảo và vô khối cách biện minh khôn khéo rằng thì tại sao mà thân thiết hơn một chút lại là điều tốt đẹp cho tất cả mọi người. Không liên lạc ngay cả khi sự cám dỗ mạnh mẽ tới nỗi làm tôi thực sự cuồng loạn - theo đúng cách mà tôi tưởng tượng mình sẽ cảm nhận về cocain nếu có khi nào dùng nó.

Hơn thế nữa, tôi kiên quyết giữ quan điểm rõ ràng rằng đúng đối lập với sai, trắng đối lập với đen, và một trăm phần trăm chung thủy với Andy. Như một chính sách bảo đảm tuyệt đối, tôi nỗ lực để giữ anh sát bên minh bất cứ khi nào có thể, có nghĩa là gần như toàn bộ thời gian anh không vướng công việc tại hãng luật. Tôi nài nỉ anh đi cùng tới công sở hoặc những buổi chụp hình, đi theo anh tới phòng tập thể hình, và lên kế hoạch để lúc nào cũng được ăn cùng nhau. Tôi thường xuyên chủ động va chạm cơ thể với anh - kể cả trong phòng ngủ và trên các hẻm phố giữa chốn công cộng. Tôi nói với anh thương xuyên rằng tôi yêu anh, nhưng không bao giờ nói một cách học vẹt máy móc. Nhiều hơn thế, tôi thật sự nghĩ về từng chữ, chúng có ý nghĩa gì. Yêu như là một động từ. Yêu như là một cam kết.

Trong mọi khoảnh khắc tôi đều tự nói với mình rằng tôi sắp sửa kết thúc chuyện này rồi. Cảm xúc của tôi sẽ sớm quay về quỹ đạo của nó, và mọi thứ sẽ trở lại bình thừơng - hay ít nhất là trở về trạng thái trước khoảnh khắc trên giao lộ đó. Và, nếu nó không bình thường được trước khi tôi đã về Atlanta, trong một môi trường mới, rất xa Leo.

Nhưng khi nhiều ngày đã qua đi, và thời khắc rời thành phố tới gần, tôi nhận ra mình vẫn băn khoăn không biết chính xác bình thường đã là như thế nào. Mọi thứ có bình thường không khi Andy và tôi bắt đầu hò hẹn? Mọi thứ có bình thường không vào cái thời điểm chúng tôi đính hôn hay khi sánh bước trên thánh đường? Có phải tôi đã từng thật sự quên hẳn Leo? Vào một thời điểm nào đó tôi từng chắc chắn rằng câu trả lời là có. Nhưng nếu việc gặp lại Leo - và khẽ chạm vào tay anh - có thể làm cuộn trào lên bao nhiêu tầng bậc cảm xúc trong trái tim tôi, thì có thực là tôi đã từng không còn yêu anh theo cách mà người ta vẫn nghĩ về chuyện không còn yêu tất cả những người khác ngoại trừ người mình cùng chung sống? Nếu câu trả lời là không thì liệu dòng chảy thời gian và sự thay đổi địa lý có thật sự giải quyết được vấn đề. Và bất chấp câu trả lời đó ra sao, thì đâu là câu hỏi chính xác cho mối quan hệ giữa tôi và Andy?

Mọi chuyện còn rối hôn khi tôi mơ hồ, lạ lùng cảm nhận ra rằng nổi niềm này không hoàn toàn xa lạ - tôi đã từng trải qua một vài cảm xúc y như vậy trước đây rất lâu khi mẹ tôi qua đời. Những sự việc được so sánh ở đây không giống hệt nhau bởi chẳng có yếu tố bi kịch nào trong việc rời xa New York và không còn được nói chuyện với Leo. Nhưng, theo một cách u buồn khó gọi thành tên chính xác, chúng có một sự trùng hợp nhất định.

Vậy nên vào một buổi tối muộn khi Andy ra ngoài cùng bạn bè, tôi đành chiu thua mà gọi cho chị gái, hy vọng có thể tìm ra lối thoát hợp lý - và những từ ngữ chính xác - để diễn đạt cảm xúc của tôi lúc này mà không tâng bốc ý nghĩa của Leo hay là giảm sự tôn kính đối với ký ức về mẹ chúng tôi.

Suzanne nhận điện thoại của tôi trong tậm trạng vui vẻ - và nói rằng Vince cũng đang đi ra ngoài cùng bạn bè, với anh ta đó là chuyện cơm bữa. Chúng tôi nói chuyện phiếm một lúc và rồi tôi mải mê nghe những than phiền của chị về tuần qua, hầu như toàn là những chuyện liên quan tới Vince kèm thêm dăm ba câu chuyện hấp dẫn chị cóp nhặt được trong lúc phục vụ trên máy bay. Câu chuyện làm tôi thích thú là một bà già dở hơi trong khoang hạng nhất đã làm đổ cốc nưóc hoa quả trộn Bloody Mary không chỉ một lần, cũng chẳng phải hai lần mà tới ba lần lên vị khách kế bên bà ta và rồi nổi điên lên khi Suzanne từ chối phục vụ bà ta cốc thứ tư.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:31:26 | Chỉ xem của tác giả
"Nổi điên như thế nào?" tôi hỏi, luôn luôn thích thú - và kinh ngạc về những vở bi hài trên máy bay.

"Bà ta gọi chị là đồ chó cái. Hay đấy chứ, hử?"

Tôi cười lớn và hỏi sau đó chị làm gì, biết chắc rằng sẽ có một màn trả đũa nào đó.

"Chị gọi mấy người quản lý an ninh tới gặp mụ già say xỉn đó ở ngoài cổng."

Cả hai chúng tôi cùng cười phá lên.

"Bà ta nói đúng đó. Chị thực sự là đồ chó cái," tôi nói,

"Chị biết mà," chị nói. "Đúng là phải gọi chị như vậy."

Chúng tôi lại cười, và một lát sau, Suzanne bỏ qua câu chuyện đó và hỏi tôi xem có nghe gì từ Leo không.

Tôi định nói với chị về chuyến bay, nhưng quyết định rằng đó là điều mà tôi phải mãi mãi giữ bí mật, bất khả xâm phạm. vậy là tôi chỉ nói không và thở dài lớn đến nỗi khiến nó lại dẫn dắt câu chuyện tiếp tục.

"U ừ," chị hỏi. "Còn gì nữa đây?"

Tôi suy nghĩ một vài giây - rồi sau đó thú nhận rằng kể từ khi rời Los Angeles tôi vẫn tiếp tục cảm thấy nhớ Leo trong một nỗi nhớ chưa lúc nào vơi bớt. Rằng tâm trạng của tôi lúc này nhắc tôi nhớ đến "mùa đông năm đó" - vốn là cách nói giảm đi mà chúng tôi thường dùng để nhắc về cái chết của mẹ để chúng tôi không phải khơi gợi lên tất thảy nỗi đau buồn.

"Oa, Ellen," chị nói. "Em đang so sánh việc không được nói chuyện với Leo với cái chết của mẹ?"

Tôi lập tức kịch liệt phản đối và rồi nói thêm, "Có lẽ chỉ là vì em quá sầu muộn khi phải rời xa thành phố này… tất cả những sự thay đổi."

"Vậy thì… thế nào nào. Em đang so sánh việc rời khỏi New York với cái chết?"

"Không. Không hẳn là chuyện nào trong cả hai cái đó," tôi nói, nhận ra đáng lẽ mình không nên phiền toái khi cố gắng truyền tải một cảm xúc mơ hồ đến thế, ngay cả là với chị tôi.

Nhưng với tính cách của Suzanne, chị ép tôi phải giải thích. Tôi suy nghĩ một lát rồi nói với chị rằng nó còn vượt lên trên cả cảm giác về sự kết thúc đang dần đến, và càng cố gắng để chuẩn bị tinh thần đón nhận những điều sắp tới, tôi càng thật sự không biết phải chờ đợi điều gì. "Và nỗi lo sợ cứ bao trùm lên suốt những ngày chờ đợi," tôi ngập ngừng nói. "Giống như với mẹ… Chúng ta biết trước mấy tuần rằng sự kết thúc đã đến rất gần. Cái chết của mẹ chẳng phải điều gì bất ngờ. Vậy mà... nó vẫn có cảm giác giống như một sự bất ngờ, không phải thế sao?"

Suzanne khẽ nói phải, và trong khoảnh khắc tôi biết rằng cả hai chúng tôi đang lặng lẽ hồi niệm lại ngày hôm đó khi giáo viên chủ nhiệm xuất hiện trong lớp học của mỗi chị em tôi rồi cùng chúng tôi chờ đợi bên ngoài cột cờ và lớp tuyết dày che phủ tầng tầng, cho đến khi cha tôi tới đón chúng tôi và đưa chúng tôi về nhà gặp mẹ lần cuối cùng.

"Và rồi sau đó," tôi nói, buộc mình không được khóc hay khơi gợi thêm bất kỳ chi tiết hiển hiện nào khác của cái ngày khủng khiếp đó hơn cả những ngày tiếp sau. "Em thật sự cảm thấy mong mỏi đến mức tuyệt vọng được kết thúc năm học, để bắt đầu nhịp sống mới… một không gian mới nơi em không phải thường xuyên nhắc nhớ tới mẹ…"

"Phải rồi," Suzanne nói. "Đi cắm trại hè năm đó quả là một sự giải khuây."

"Đúng vậy," tôi nói, nhận ra đó là một phần động lực khiến tôi chọn một trường đại học cách xa Pittsburgh, nơi mẹ chưa bao giờ đến thăm hay nhắc tới, với những người không biết rằng tôi không còn mẹ. Tôi nuốt khang và nói tiếp, "Nhưng cùng lúc đó, em càng muốn rời khỏi ngôi nhà cùng tất cả những kỷ niệm về mẹ và nước mắt của bố - thậm chí cả chị nữa - thì em càng lo sợ rằng khi em đi xa, hay thời gian trôi qua, hay khi em làm bất cứ điều gì khác với những điều chúng ta đã làm khi còn mẹ, chúng ta có thể sẽ đánh mất hoàn toàn nhanh hơn nữa. Và chúng ta sẽ hầu như… xóa bỏ mẹ khỏi cuộc sống."

"Chị biết chính xác điều em muốn nói," Suzanne nói. "Chính xác… Nhưng… Ellie…"

"Sao cơ?" tôi khe khẽ hỏi, biết rằng một câu hỏi khó sắp được đặt ra cho tôi.

Chắc chắn rồi, Suzanne nói, "Tại sao em lại không muốn xoá bỏ Leo?"

Tôi suy nghĩ một lúc rất lâu, sự im lặng bao trùm lên cả không gian. Nhưng mặc dù rất cố gắng, tôi vẫn không thể nghĩ ra một câu trả lời hợp lý - hay thậm chí là bất cứ một câu trả lời nào cho chuyện đó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:32:36 | Chỉ xem của tác giả
Chương 20


Đó là ngày thứ Bảy đầu tiên của tháng Sáu, và là thứ Bảy cuối cùng chúng tôi ở New York. Một nhóm ba nhân viên vận chuyển lực lưỡng từ Hoboken đã đến từ sáng, và sau chín tiếng đồng hồ cật lực đóng gói đồ đạc, căn hộ của chúng tôi đã trống trơn ngoại trừ vài cái va li dựng ở cửa, mấy cuộn băng dính trên mặt quầy bếp, và tôi mồ hôi đầm đìa và mệt lả, đứng tại nơi từng là phòng khách của chúng tôi, yên lặng hồi lâu lắng nghe tiếng o o phát ra từ chiếc điều hòa bên cửa sổ đang chạy ì ạch trong không khí nóng nực.

"Anh nghĩ đến lúc phải đi rồi," Andy nói, giọng anh vọng vào những bức tường trắng mà chúng tôi chưa khi nào có thời gian để sơn một thứ màu thú vị hơn. Anh cọ má lên ống tay chiếc áo phông cũ lem nhem, một trong chừng ba mươi chiếc dành riêng cho việc "chuyển đồ và sơn tường", mặc dù tôi từng trêu rằng còn khuya mới có khả năng anh có thể ở trong tình trạng chuyển nhà và sơn tường đến tròn một tháng.

"Vâng. Mình đi anh," tôi nói, tâm trí đã chuyển đến bước tiếp theo trong hành trình của chúng tôi - cuốc taxi tới khách sạn nơi chúng tôi sẽ tắm rửa và thay đồ cho buổi tiệc giã từ đêm nay. Hai người bạn thân học cùng trường luật của Andy giữ vai trò chủ trì, và bạn bè từ mọi giai đoạn trong quãng thời gian ở New York của chúng tôi sẽ tề tựu đủ. Thậm chí Margot và Webb cũng đang bay đến đây chung vui, chỉ để sáng hôm sau cùng chúng tôi trở về Atlanta nơi họ sẽ chính thức chào đón chúng tôi. Tôi đập hai tay vào nhau và xốc tinh thần hăng hái hơn, "lên đường thôi nào."

Andy ngừng lại rồi nói, "Chúng ta có nên làm gì đó… trịnh trọng trước đã không?"

"Ví dụ?" tôi hỏi.

"Anh không biết nữa… Chụp một tấm hình chẳng hạn?"

Tôi lắc đầu, thầm nghĩ lẽ ra Andy phải hiểu tôi hơn chứ; tôi có thể là một nhiếp ảnh gia, nhưng tôi thực sự không phải người chụp ảnh lưu niệm cho những khoảnh khắc tượng trưng kiểu như thế này - kết thúc, khởi đầu, ngày lễ và các dịp đặc biệt. Tôi thích bắt hình những thứ ngẫu nhiên vô tình gặp hơn nhiều - một điều khiến bạn bè và gia đình tôi dường như thấy phiền lòng - và đôi khi thất vọng.

"Thôi anh," tôi nói. Tôi hướng ánh nhìn ra ngoài cửa sổ đuổi theo chú bồ câu đang la đà trên sân thượng tráng xi măng của tòa nhà bên kia đường.

Một lúc sau, Andy cầm tay tôi nói, "Em thấy thế nào?"

"Ổn cả," tôi nói, nhẹ nhõm nhận ra đó là cảm giác thật. "Chỉ hơi buồn chút."

Anh gật đầu như thể thừa nhận rằng mỗi sự kết thúc hầu như luôn chứa đựng chút nỗi buồn, ngay cả khi có một điều gì đó háo hức chờ đợi tiếp sau. Rồi không làm gì phô trương thêm nữa, chúng tôi rời khỏi tổ ấm đầu tiên của hai vợ chồng.



Một lát sau, taxi của chúng tôi dừng lại trước khách sạn Gramercy Park và trong cảm giác hối tiếc xen lẫn sợ hãi, tôi nhận ra rằng Andy và tôi đã đột nhiên, lập tức biến thành những du khách - khách du lịch - tại thành phố nơi chúng tôi từng cư ngụ.

Nhưng sau khi chúng tôi bước vào hành lang rực rỡ ánh điện được trang trí bằng gạch lát Maroc, thảm dệt thủ công, chúc đài thủy tinh Venice và tranh siêu thực của các danh họa như Andy Warhol, Jean Michel Basquiat và Keith Haring, tôi đoan chắc lại với mình rằng có sự thú vị riêng khi cảm nhận New York theo cách này.

"Ôi," tôi nói, ngưỡng mộ cái lò sưỡi to đùng làm bằng cẩm thạch và cây đèn hình răng cưa đặt phía trước nó. "Chỗ này tuyệt quá."

Andy mỉm cười nói, "Phải. Phong cách bohemia cực kỳ trang nhã. Hệt như vợ anh."

Tôi mỉm cười lại với anh trong khi chúng tôi đi tới bàn lễ tân, nơi một cô gái gợi cảm, bảng tên đề là Beata, chào đón chúng tôi bằng giọng Đông Âu nặng trịch.

Andy chào cô, và con người chỉnh chu, quy củ trong anh cảm thấy cần phải giải thích về ngoại hình lôi thôi của chúng tôi, thế nên anh khẽ nói đầy vẻ xin lỗi, "Chúng tôi mới chuyển khỏi căn hộ của mình hôm nay."

Beata gật đầu thấu hiểu và lịch sự hỏi, "Vậy anh chị sắp đi đâu?"

Tôi nhận phần trả lời, nói với giọng mạch lạc nhất có thể rằng chúng tôi đi Atlanta, Georgia, thậm chí còn vung tay lên không trung như thể đang bày tỏ một bí mật chưa khai mở ở Bắc mỹ, một thành phố hòn ngọc mà cô chắc chắn nên viếng thăm nếu thực tình cô chưa từng tới. Tôi không chắc chính xác tại sao tôi cảm thấy phần quãng bá Atlanta với một người hoàn toàn xa lạ - để giúp chính mình cảm thấy thoải mái hơn, hay để chống lại cảm giác phòng vệ trong tôi mỗi khi tôi nói với ai đó tên thành phố chúng tôi tới sống và chắc chắn nhận lại ánh nhìn đăm đăm tiếc rẻ hoặc một lời phê bình thẳng thắn, "Sao lại là Atlanta?"

Andy phần nào cảm thấy không hài lòng về chuyện này - y như tôi cảm thấy mỗi khi nghe ai đấy nói không hay về Pittsburgh - nhưng tôi thực sự không nghĩ rằng phản ứng đó là sự xem thường Atlanta, mà đó là vì sự siêu đa dạng của New York, vì cảm giác tự mãn rằng phần còn lại trên thế giới, hay chí ít phần còn lại của đất nước này, đều nghèo nàn, thiếu đa dạng và phần nào kém cỏi hơn. Và mặc dù lúc này đây tôi đang bực bội với thái độ đó, sự thật đáng phiền vẫn là tôi không hoàn toàn bất đồng với cách đánh giá ấy, và tự nhận thức rằng mình cũng cảm thấy tương tự như vậy khi bạn bè rời khỏi thành phố - bất kể vì công việc, hay một mối quan hệ, hay để sinh con đẻ cái ở các vùng ngoại ô. Người New York may mắn hơn mình, tôi đã nghĩ thế, mặc dù có thể có lúc nào đó tôi từng kêu ca khổ sở về thành phố này. Trên tất cả, tôi nghĩ cảm xúc mãnh liệt chính là điều lôi cuốn nhất trong đời sống New York, và cũng chính là điều tôi sẽ tiếc nhớ nhất.

Bất kể thế nào, giọng điệu ngợi ca, tự hào của tôi dường như tác động thành công tới Beata, bởi vì cô gật đầu mỉm cười và thốt lên, "Ôi, mỹ lệ quá," như thể tôi vừa nói về thành Paris, Pháp. Sau đó cô lấy phòng cho chúng tôi và giới thiệu qua với chúng tôi về khách sạn trước khi trao cho Andy chìa khóa và chúc chúng tôi nghỉ lại thoải mái.

Chúng tôi cảm ơn cô, và len lén đi vòng ra sau xuyên qua tiền sảnh mé bên khu Rose Bar, nơi được trang hoàng lộng lẫy không thua gì tiền sảnh, điểm trang hoàn thiện với chiếc bàn bi da nhung đỏ và một bức tranh khác của Andy Warhol. Tôi cảm thấy tâm trí mình bắt đầu trôi dạt tới Leo, và lần gần đây nhất tôi ở quầy bar một khách sạn hạng sang, nhưng rồi gạt ngay những ý nghĩ đó đi khi Andy nói với giọng điệu trịnh trọng. "Thưởng một ly khai vị nhé?"

Tôi liếc qua thực đơn cocktail rồi bảo anh rằng ly mojito quế và dứa có vẻ tuyệt đấy. Anh đồng ý và gọi hai ly đưa lên phòng cho chúng tôi, và một chốc sau chúng tôi còn lại hai người với nhau trong căn phòng xa hoa tráng lệ nhìn xuống công viên Gramercy, một trong những nơi tôi yêu thích ở New York, mặc dù tôi chưa từng vào bên trong cánh cửa khóa im ỉm - có lẽ bởi vì tôi chưa bao giờ vào trong.

"Lộng lẫy quá," tôi nói, nhấm nháp ly mojito trong khi ngắm nhìn khung cảnh khu công viên lãng mạn, giữ được nét riêng tư hoàn hảo.

"Anh biết em luôn muốn vào trong đó xem," anh nói vòng tay quanh người tôi. "Anh nghĩ đây sẽ là một cách tạm biệt hay ho."

"Anh luôn nghĩ chu đáo mọi thứ," tôi nói, cảm thấy trào lên một niềm cảm kích sâu sắc với chồng mình.

Anh cười rạng rỡ kiểu "ôi, chao ơi" với tôi rồi tu một hơi rượu dài trước khi cởi phăng quần áo, chỉ còn mặc độc chiếc quần trong và hào hứng cất giọng hát bài "The devil went down to Georgia".

Tôi bật cười và lắc đầu. "Vào tắm di," tôi nói, nguyện với lòng mình rằng đêm nay sẽ thật hạnh phúc. Mặc cho tôi rất mệt. Mặc cho tôi ghét trở thành trung tâm của sự chú ý. Mặc cho tôi không thích giã từ. Và mặc cho một ai đó ở đại lộ Newton sẽ không có mặt mà thậm chí cũng chẳng mảy may biết rằng tôi sắp ra đi.



Một tiếng sau, bữa tiệc của chúng tôi ở Blind Tiger, một quán bia trên đường Bleeker, đã đâu vào đó cả. Ánh đèn mờ ảo, nhạc êm êm vừa tai, và tôi đang say sưa với ly bia thứ tư trong đêm nay. Lựa chọn hiện thời, bia Lagunitas Hairy Eyeball, là thức uống ưa chuộng nhất của tôi tính cho đến thời điểm này, mặc dù có lẽ nó là tác nhân của cơn choáng ong ong đang mỗi lúc một mãnh liệt hơn trong tôi. Có một điều chắc chắn - tôi đã quẳng tất cả những lo âu của mình qua một bên và thực sự đang có một đêm tuyệt vời hơn cả lòng tôi tự hứa, phần lớn bởi vì mọi người dường như đang vui vẻ cực độ, điều mà chẳng bao giờ có được với một buổi tiệc gộp chung nhiều nhóm bạn xa lạ với nhau. Những bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh của tôi thực sự có rất ít điểm chung với nhóm bạn luật sư của Andy hay những chuyên gia thời trang hàng đầu sống ở vùng Thượng Đông - những người mà Margot và tôi thường đi chơi cùng thời cô còn sống ở đây. Phảii nói rằng, Margot thực sự xứng đáng được ghi nhận công lao vì đã là cầu nối đưa mọi người lại gần nhau và mang lại cho mọi thứ cảm giác hết sức gắn kết, bởi vì cô chính là báu vật tuyệt vời độc nhất vô nhị mà ta có thể có trong bất kỳ bữa tiệc nào. Cô cởi mở, lịch thiệp và bao quát, luôn tìm cách đưa ngay cả những vị khách rụt rè, e ngại nhất nhập vào đám đông. Lúc này đây, tôi đang ngắm nhìn cô đang làm chủ căn phòng, ly rum nguyên chất trong tay, trông thật lộng lẫy với chiếc váy suông màu hồng tươi mát và đôi xăng đan gót nhọn màu bạc có quai đeo. Đã gần sang tháng mang thai thứ sáu, bụng cô tròn, hơi nhô ra phía trước, nhưng mọi bộ phận khác trên cơ thể chẳng mập lên lấy một gram, đã thế mái tóc, móng tay móng chân và làn da của cô thậm chí còn tuyệt mỹ hơn cả bình thường. Cô nói rằng đó là nhờ các loại vitamin dành cho bà bầu, mặc dù tôi không nghĩ gói spa đắt tiền cô thực hiện hôm nay gây tổn hại gì tới nguyên nhân thật sự. Tóm lại, cô là bà bầu xinh đẹp nhất mà tôi từng thấy, ý kiến này của tôi đã được ít nhất năm người trong bữa tiệc đêm nay chia sẻ, tính cả một phụ nữ xinh đẹp làm cùng hãng luậtt với Andy, một người chính xác thì cũng cao sang sánh ngang Margot nhưng trông như thể cô ấy đã bơm heli khắp cả người - từ mũi tới mắt cá chân, thậm chí cả dái tai.

"Tránh xa tớ ra nhé," cô ấy đùa với Margot. "Cậu khiến tớ trông tệ quá."

"Cô ấy khiến trông ai cũng tệ cả - dù mang bầu hay không," tôi nói.

Margot thẹn thùng xua xua chúng tôi và nói chúng tôi đừng có ngớ ngẩn như thế, nhưng trong lòng cô chắc hẳn biết đó là sự thật. Tuy nhiên, còn may là cô cũng quyến rũ hơn tất cả các cô gái khác trong bữa tiệc, thế nên chẳng ai thực sự vì ngoại hình đó mà chống lại cô, kể cả những bà bầu trông bệ rạc nhất.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:33:42 | Chỉ xem của tác giả
Mắt Margot bắt gặp ánh mắt tôi khi cô tới nhập vào nhóm tôi, Julian, Hillary, lúc này đang ngồi ở một chiếc bàn gỗ vân phía sau quầy bar, vừa đúng lúc Hillary đang sôi nổi bày tỏ lòng ngưỡng mộ với quyết định của Andy từ bỏ môi trường làm việc ở hãng luật hàng đầu. Tối nay đám luật sư sôi sục bất bình anh cũng trao đổi với nhau ý kiến tương tự như vậy, và vì Andy, tôi cảm thấy dễ chịu hơn về cuộc chuyển cư của chúng tôi.

"Tôi đã định cuốn gói đến bảy năm nay rồi ấy chứ," Hillary nói, cười lớn trong khi đưa tay giật giật đuôi tóc dài vàng hoe. "Thế mà chưa khi nào biến hẳn được."

Julian lắc đầu nói, "Nếu cứ mỗi lần cô ấy bảo sẽ thôi việc tôi lại nhận được một hợp đồng thì giờ cả hai chúng tôi đã có thể nghỉ hưu rồi… Nhưng thay vì thế cô ấy làm gì chứ?"

"Làm gì?" Margot và tôi đồng thanh hỏi.

Julian vỗ nhẹ lên vai vợ và nói đầy tự hào, "Cô ấy tiếp tục và trở thành hội viên của công ty."

"Không thể nào! Sao mà anh chẳng nói với tôi gì cả?" tôi bảo với Julian, đánh vào tay anh ta.

"Cô ấy mới nghe tin hôm nay," anh ta nói, trong khi tôi nghĩ đến tất tật những mẫu chuyện thú vị trong đời sống của Julian mà tôi chắc sẽ nhớ nhiều khi rồi đây chúng tôi không còn chia sẻ không gian làm việc nữa. Chúng tôi đã hứa là sẽ giữ liên lạc - và tôi nghĩ thỉnh thoảng chúng tôi sẽ viết thư hay gọi điện cho nhau - nhưng sẽ không còn giống như cũ nữa, tôi sợ rằng rồi cuối cùng Julian, Sabina và Oscar sẽ đều chỉ còn là những người bạn để gửi thiệp cho nhau mỗi khi lễ lạt. Nhưng tôi thầm đặt chuyện đó vào danh sách những điều không được lo lắng trong đêm nay, rồi quay sang Hillary để chúc mừng cô. "Andy vẫn nói rằng hầu như chẳng có khả năng nào trở thành hội viên của một hãng luật lớn được."

"Đặc biệt là với một phụ nữ," Margot gật đầu thêm vào.

Hillary cười tươi nói, "Ôi, tôi chắc chuyện này chẳng kéo dài đâu. Chí ít tôi hy vọng thế… Tôi sẽ bám trụ chỗ đó cho đến khi có bầu… Xong rồi tôi sẽ được nghỉ sinh và cao chạy xa bay."

Tôi bật cười nói, "Nghe như một kế hoạch vậy."

"Cô tính sẽ có em bé sớm chứ?" Julian hỏi tôi.

Đó là câu hỏi Andy và tôi đã nghe rất nhiều kể từ khi tuyên bố chuyển cư, thế nên tôi đã có một câu trả lời vừa là chuẩn bị sẵn vừa là để diễn tập kỹ càng. "Không phải nay mai," tôi nói, cười mơ hồ. "Nhưng cũng sớm thôi…"

Hillary và Julian tươi cười với tôi, ai ai dường như cũng đều thích nhất cái phần "sớm" trong câu trả lời của tôi. Đứng đầu danh sách ấy là Margot, lúc này cô đang vòng tay qua tay tôi. Tôi hít vào hương thơm từ cô trong khi cô giải thích rằng cô muốn con cái của hai chúng tôi sát tuổi nhau.

Hillary nói, "Ôi, chắc chắn rồi. Thật sẽ rất tuyệt với các bạn… Tôi ước gì mình có ai đó đồng hành về chuyện sinh nở, nhưng mà tôi tụt hậu quá xa so với bạn bè rồi. Họ giờ đã phải lo chuyện xin học tiểu học cho con, một giai đoạn hoàn toàn khác trong đời đấy… Các bạn thật may mắn khi có nhau, mà lại sống sát nhau thế nữa chứ."

Margot và tôi cùng nói rằng chúng tôi biết, chúng tôi thật may mắn, và trong một khoảnh khắc đầy mãn nguyện, tôi cảm nhận toàn bộ sức nặng và sự thật trong đó. Chắc chắn rồi, quyết định ra đi lúc này có thể không phải là lý tưởng. Tôi có thể chưa sẳn sàng rời xa thành phố, và con cái tôi có thể có ít hơn con cái Margot vài tuổi, nhưng những điều đó chỉ là tiểu tiết. Toàn cảnh lớn lao thực sự vô cùng tuyệt diệu. Tình bạn của tôi với Margot, hôn nhân của tôi với Andy, ngôi nhà của chúng tôi ở Atlanta - tất cả những điều đó thật tuyệtt diệu.

Và đó là suy nghĩ sau cùng của tôi trước khi người đại diện của tôi, Cynthia, xuất hiện ở chỗ quầy bar, nhìn một lượt khắp phòng, và ném một cái nhìn thẳng tắp nghẹt thở về phía tôi. Vốn từng là người mẫu ngoại cỡ kiêm diễn viên sân khấu, Cynthia có ngoại hình cao lớn, mập mạp và mộtt phong thái hơi kỳ lạ khiến người ta thường nhìn cô chằm chằm và băn khoăn phải chăng cô là người nổi tiếng. Trên thực tế, cô có lần đã bảo tôi cô thường xuyên bị nhầm với nữ diễn viên Geena Davis, và thậm chí đôi khi còn ký bút tích giả và trả lời các câu hỏi về việc sản xuất bộ phim Thelma and Louise hoặc Beetlejuice. Tôi dõi mắt theo khi cô dừng lại hôn mạnh lên cả hai má Andy rồi tóm ngược tóc anh trước khi tiếp tục cuộc diễu hành có chủ đích về phía tôi, với Andy theo sau.

"Đợi đã! Đợi xem tôi có cái gì đã," tôi có thể nói với Andy từ giữa phòng vọng tuốt vào trong. Một giây sau, cả hai người đã đứng cạnh tôi, và khi cảm ơn cô vì đã đến, tôi nhận ra trong một nỗi hoảng sợ choáng váng đang dâng lên, đâu là điều cô sắp công khai trong bữa tiệc chia tay của chúng tôi.

Quả nhiên, đôi môi dày mọng đỏ của cô chu lên một cách rất kịch khi cô lôi tờ tạp chí cỡ lớn từ trong chiếc túi xách Balenciaga màu trắng có tua rua của cô và rồi uốn lưỡi đọc to với đám khán giả mỗi lúc một đông của cô, "Tạp chí Platform! Báo mới ra lò!"

"Tôi đã nghĩ phải cuối tháng mới ra cơ đấy," tôi nói, cảm thấy tê liệt và như bị vạch trần khi tôi quan sát không phải những bức ảnh của Drake mà tôi đã phải quần quật xử lý và hoàn thiện trong suốt bao nhiêu giờ, mà là dòng tên ghi trên bài báo.

"Ồ, cô nói đúng, mấy tuần nữa nó mới xuất hiện trên sạp báo," Cynthia nói. "Nhưng tôi đã sử dụng tài phép mang về trước cho cô một tờ… Vì nghĩ nó sẽ là món quà chia tay hoàn hảo dành cho cô, cưng à." Cô cúi xuống và đưa ngón trỏ gõ nhẹ hai cái lên mũi tôi.

"Ôi, Chúa ơi. Tuyệtt quá," Andy nói. Anh xát hai bàn tay vào nhau đầy hào hứng rồi lên tiếng gọi thêm mấy cậu bạn đang đứng bên kia bàn, trong đó có Webb.

"Anh xem ảnh rồi mà," tôi nói với Andy bằng giọng khẽ khàng, lo lắng, như thể tôi chẳng còn cách nào khác để ngăn chặn công cuộc thu hút sự chú ý của Cynthia .

"Đúng em, nhưng không phải là trên một trang bìa khổ lớn hào nhoáng," Andy nói, đứng ngay bên cạnh xoa bóp vai tôi.

Một phút trì hoãn đầy khổ sở nữa trôi qua trong khi Cynthia tiếp tục nhiệm vụ kiến tạo cảm giác hồi hộp bằng cách cứ ấn trang bìa lên bộ ngực đồ sộ của cô và độc diễn một bài đúng giọng kịch Shakespear rằng tôi có năng khiếu biết bao, và cô tự hào vì được làm đại diện của tôi như thế nào, và tôi sẽ trở thành người thực sự vĩ đại ra sao, bất kể tôi sống ở đâu.

Trong khi đó tôi dán mắt vào bìa sau tờ tạp chí, một hình quảng cáo đen trắng của Kate Moss, người mẫu tôi vô cùng yêu thích và cũng là người tôi khao khát được chụp hình. Trong bức ảnh đó, cặp môi cô hơi tách ra, mái tóc rối che khuất một phần mắt phải, và khuôn mặt cô trong sáng nhưng đầy khêu gợi. Khi nhìn sâu vào đôi mắt xám của cô, tôi đột ngột có cảm giác tin tưởng một cách kỳ cục rằng cô ở kia trên trang báo đó không phải để quảng bá cho hãng đồng hồ David Yurman, mà rõ ràng là để trách móc tôi. Cô lẽ ra nên nói với họ sớm hơn, tôi nghe cô nói thế bằng chất giọng Anh chuẩn xác. Cô đã có hết tuần này sang tuần khác để nói với họ, nhưng thay vì thế cô lại chờ đến bữa tiệc đông người vào đêm cuối cùng ở New York. Hay ho lắm.

"Thôi nào, Cynthia!" Andy kêu lên, cắt ngang dòng suy nghĩ hoang tưởng của tôi. "Cho chúng tôi xem tờ tạp chí cực kỳ oách đó đi!"

Cynthia cười lớn rồi nói, "Thôi được! Thôi được!" Rồi cô lật một vòng mặt báo có hình Kate, giơ tờ tạp chí lên cao trên đầu, từ từ xoay để lộ ra bức ảnh Drake với trọn vẹn vẻ rực rỡ của ông. Trong mấy giây, giữa lúc nhóm khán giả ít ỏi nhưng chăm chú của cô vỗ tay và huýt sáo chúc mừng, tôi có một cảm giác mãn nguyện lạ lùng rằng đó thực sự là trang bìa của tôi. Bức hình Drake Watters tôi chụp.

Nhưng nỗi sợ trở lại trong tôi mạnh mẽ tột độ khi Cynthia đưa tờ báo cho Andy và nói, "Trang bảy mươi tám nhé, chú cừu non."

Tôi nín thở, cảm thấy tất cả gân cốt căng ra khi Andy ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh Julian và háo hức giở đến bài viết về Drake. Trong khi đó, mọi người tụ tập sau lưng anh, xuýt xuýt xoa xoa các bức ảnh mà tôi đã khổ công hoàn thành và hầu như nhớ làu làu chi tiết nhưng lại không thể cho phép mình ngắm nhìn lúc này. Thay vì thế, tôi chăm chú quan sát gương mặt Andy, trỗi lên một cảm giác nhẹ nhõm tột độ khi nhận ra anh còn say sưa mê mải hơn tôi, và chẳng tâm trạng đâu để đọc bài báo dù chỉ là chú mục vào một chữ nào đó trên trang. Anh mỉm cười rạng rỡ, thưởng thức những lời bình luận không ngớt từ đám bạn nhiếp ảnh gia của tôi, những người quan tâm khen ngợi các yếu tố mỹ thuật của tác phẩm, trong khi số khán giả còn lại say sưa hỏi tôi cảm nhận thế nào về Drake, và Margot, với cách ủng hộ đặc trưng của cô, nhắc nhở mọi người cẩn thận đừng làm quăn mép hay để dây bất cứ thứ gì lên các trang báo. Cuộc trò chuyện rôm rả thêm một hồi lâu, trong khi tờ tạp chí được chuyền tay quanh bàn rồi cuối cùng dừng lại trước mặt Margot và tôi, đang lật giở ở trang cuối cùng của bài báo.

"Tuyệt vời quá," cô kêu khẽ. "Tớ tự hào về cậu lắm."

"Cảm ơn cậu," tôi quan sát cô chầm chậm giở ngược năm trang cho đến khi quay về đầu bài báo.

"Tớ nghĩ tớ thích bức này nhất," Margot nói, chỉ vào bức ảnh Drake đầu tiên, đóng khung trong những dòng báo của Leo, với tên anh lơ lửng ngay trên đầu, chính giữa trang. Mặc dù đôi mắt tôi đã cuốn chặt vào dòng tên đó nhưng thật sự thì cỡ chữ không lớn đến như tôi đã lo sợ, cũng không quá sậm màu hay bôi đậm. Thế nên trong khi Margot thao thao về chuyện Drake nổi tiếng như thế nào và tôi đã bắt được thần thái của ông tuyệt diệu ra sao, tôi kết luận rằng đêm nay tôi chắc sẽ thoát nạn bình an vô sự. Thực sự thì, tôi có thể thậm chí còn thoát được chuyện này vĩnh viễn luôn. Cả cơ thể tôi cuộn lên - cảm giác giải thoát và chiến thắng tràn ngập trong tôi vượt lên bất cứ sự xấu hổ nào mà tôi biết lẽ ra mình phải cảm thấy. Chắn hẳn một kẻ cuỗm đồ trong cửa hàng cũng cảm thấy y hệt như thế khi cô ta gật đầu lặng lẽ tạm biệt anh chàng nhân viên an ninh của cửa hàng trong khi cảm thấy những món đồ ăn trộm được đang nặng đến trĩu cả lớp lót áo quần của cô ta.

Nhưng ngay sau đó, vận may của tôi tuột dần khi tôi cảm thấy Margot đờ ra bên cạnh tôi rồi bỗng rùng mình chùng người lại. Tôi nhìn cô, và cô nhìn thẳng lại tôi, và tôi có thể nói ngay rằng cô đã nhìn thấy tên Leo, nhận ra ý nghĩa của nó, và biết chuyện. Rõ ràng cô không thể biết chính xác tôi đã làm gì hay không làm gì, nhưng chắc chắn cô biết rằng tôi không thành thật với cô và quan trọng hơn, với anh trai cô. Nếu đó là bất kỳ ai khác, tôi hẳn đã bị đẩy vào một làn sóng phẫn nộ, hoặc ít nhất cũng là chuỗi dài những chất vấn và buộc tội. Nhưng tôi biết rõ Margot. Tôi biết cô rất giỏi kiềm chế, vô cùng cẩn trọng trong lời nói, luôn tránh đối đầu. Và quan trọng hơn, tôi biết triệu năm nữa cô cũng không bao giờ nói bất cứ điều gì để phá hoại bữa tiệc này, bất kỳ bữa tiệc nào. Thay vì thế, cô quẳng ra một hình phạt nặng nề gấp bội. Cô trở nên im lăng, gương mặt lạnh lùng và khắc khoải, trong khi cô đóng cuốn tạp chí lại và tránh mặt tôi suốt phần còn lại của buổi tối.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:34:53 | Chỉ xem của tác giả
Chương 21


"Em có thực sự nghĩ rằng cô ấy phát điên lên vì vụ chụp ảnh của em không?" Suzanne hỏi tôi vào buổi sáng hôm sau khi tôi gọi cho chị từ một cửa hàng quà tặng ở LaGuardia, kể tóm tắt cho chị nghe về buổi tối hôm trước và khẩn khoản xin chị lời khuyên về việc phải đối diện với Margot như thế nào khi chúng tôi gặp cô ấy dưới cổng trong vòng mấy phút nửa. "Có thể chỉ là do em hoảng hốt quá chăng?"

Tôi căng thẳng dõi theo Andy trong dãy người chờ mua cà phê trong quán Starbucks và nói, "Đúng như vậy mà. Chắc chắn đấy. Ngoại trừ một câu tạm biệt qua loa thì cô ấy không hề nói lại gì với em. Không một lần nào."

Suzanne hắng giọng nói, "Trong một buiổi tiệc lớn thì chuyện đó có gì lạ cơ chứ? Chẳng phải có rất nhiều bạn bè xung quanh à? Bọn em có thể thường xuyên kè kè bên nhau suốt cả đêm được không?"

Tôi chần chừ, biết rằng những câu hỏi này chính là kiểu châm chọc chẳng- mấy- tế- nhị của Suzanne đối với cái mà chị tin, và thậm chí từng có lần nói, là sự lệ thuộc quá sức giữa tôi và Margot. Và, mặc dù tôi thường tìm cách khéo léo đánh lạc hướng cuộc thẫm vấn và bảo vệ tình bạn của chúng tôi, nhưng bây giờ tôi không có thời gian để đẩy câu chuyện sang hướng khác đấy. Thay vì đó tôi lặp lại, "Nghe này, Suzanne. Cô ấy đương nhiên không vui vẻ gì trước toàn bô chuyện này… Và nói một cách công bằng - em không thể hoàn toàn đổ lỗi cho cô ấy. Em cưới anh trai của cô ấy, chị nhớ chứ?... Giờ thì cho em ý kiến để giải quyết nó đi?"

Tôi nghe tiếng nước chảy và tiếng loảng xoảng của bát đĩa bữa sáng - hay trong trường hợp của Suzanne thì là bát đĩa ăn tối từ hôm qua. "Em nên làm gì hoặc chị sẽ làm gì trong hoàn cảnh của em?" chị hỏi.

"Em không biết. Trường hợp nào cũng được,’ tôi nôn nóng nói. "Chị nhanh lên… Andy sẽ quay lại trong vòng vài giây nữa."

"Okay," Suzanne nói, tắt vòi nước. "Được rồi, chị sẽ chủ động làm rõ mọi chuyện và nói để cho cô ấy hiểu mọi điều. Hãy thôi cái điệu bô kiêu căng, ngạo mạn ấy đi."

Tôi mỉm cười, thầm nghĩ, Được lắm, dĩ nhiên là chị sẽ làm thế, trong khi chị vẫn tiếp tục bài diễn văn của mình. "Ý chị là, có chuyện gì to tát đâu chứ? Bạn trai cũ của mình mang đến cho mình một cơ hội phát triển sự nghiệp để đời - chụp ảnh cho nhân vật nổi tiếng hàng đầu - và mình chớp lấy cơ hội ấy một cách khôn ngoan và hợp lý… vì công việc của mình, chứ không phải để nhen nhóm lại những câu chuyện lãng mạn."

Khi tôi không trả lời, Suzanne nhắc hỏi tôi, "Đúng chứ?"

"Ồ, phải," tôi nói. "Dĩ nhiên rồi."

"Okay. Vậy rồi em bay đến Los Angeles và ngoài dự kiến của em, Leo cũng đang ở đó. Không nằm trong dự định của em, đúng chứ?"

"Cũng đúng nốt," tôi nói, phần nào thỏa mãn với lời an ủi này, cho đến giờ nó vẫn hết sức chính xác, đúng với sự kiện đã diễn ra.

"Rồi, em từ chối lời mời ăn tối cũa Leo - sự thực là bỏ rơi anh ta hoàn toàn - và ở cùng với chị suốt buổi tối."

Tôi gật đầu háo hức, nghĩ rằng tôi lẽ ra đã gọi cho Suzanne từ lúc ở quán bar tối hôm qua; tôi có thể ngăn được phần nào sự xung đột trong lòng với cuộc hội ý này.

Chị tiếp tục, "Và đến buổi chụp ảnh ngày hôm sau, em chỉ đứng với anh ta có mười phút tất tật, luôn luôn giữ bản thân mình trong phong cách làm việc hoàn toàn chuyên nghiệp. Đúng thế không?"

Xét theo nghĩa đen, tất cả những điều này cũng đều đúng, nhưng tôi băn khoăn, nghĩ tới những ý nghĩ đầy nhục cảm của tôi đêm trước buổi chụp, cái nhìn rơi rớt của Leo trong quán ăn; và dĩ nhiên, cả chuyến bay dài, gian díu, tim đập thình thịch, tay nắm trong tay. Rồi tôi hắng cổ và nói với giọng đôi phần kém thuyết phục, "Đúng."

"Và em không nói năng gì với anh ta kể từ khi em trở lại thành phố?"

"Không," tôi nói, nghĩ rằng điều này vô cùng đúng - và là một kỳ công đáng được vinh danh sau cả khối lần tôi muốn gọi cho anh. "Em không."

"Vậy nói cho chị nghe coi" Suzanne hỏi. "Có chỗ nào là xúc phạm ghê gớm tới gia đình Graham?"

Tôi lấy một quả cầu tuyết có chữ "Tôi yêu New York" từ trên giá chật ních đồ lưu niệm và nhẹ nhàng lắc nó. Khi ngắm nhìn những bông tuyết rơi trên tòa nhà Empire State, tôi nói, "Chẳng có chỗ nào cả, em đoán là thế."

"Suy nghĩ chuyện này xem," chị nói tiếp, cáu kỉnh hơn một chút. "Margot có biết em đã gặp Leo không?"

"Ồ…không," tôi nói. "Có vẻ như cô ấy chỉ đoán là có thông qua một kênh liên lạc nào đó… mà, dĩ nhiên là đúng như vậy thật."

"Liên lạc vì công việc," chị nói.

"Okay. Em nghe chị," tôi nói. "Vậy… chị có nghĩ là em nên loại bỏ sự hiểu lầm và nói với cô ấy tất cả những chuyên này?"

"Đương nhiên là không. Chị không bảo vậy," Suzanne nói. "Hai người có thể chơi trò gây hấn thụ động của cô ấy. Chị nghĩ em chỉ việc ngồi yên và chờ cô ấy đến tra vấn em."

"Nếu cô ấy không làm như vậy thì sao?" tôi hỏi, nghĩ về Courtney Finnamore, một trong những người bạn thân nhất của Margot trong trường đại học mà cô đã tẩy chay khi Courtney đã say khướt trong một bữa tiệc của hội nữ sinh và nôn mửa khắp chiếc Saab mới toanh của Margot. Mặc dù tỏ ra hối lỗi hết sức nhưng Courtney không đề xuất đưa xe đi rửa hay thanh toán tiền sửa chửa xe. vấn đề không phải tiền bạc, Margot khăng khăng, và tôi tin đúng là vậy; vấn đề là hành động thiếu ý thức và sự thô lỗ cục mịch không thể tưởng tượng nổi, cũng như cái suy nghĩ rằng bởi vì Margot nhiều tiền nên cô ta không cần phải để tâm tới việc thanh toán tiền rửa xe. Margot chẳng thể nào bỏ qua chuyện đó, nhắc đi nhắc lại rằng Courtney đã ích kỷ và hời hợt tới mức nào. Tuy vậy, mặc cho sự bực mình dữ dội này, Margot chưa bao giờ tranh luận với Courtney. Thay vì đó, cô chỉ lặng lẽ rút lui khỏi tình bạn ấy - thực tế là hết sức lặng lẽ đến mức tôi không nghĩ Courtney thật sự nhận ra sự thay đổi tình cảm trong Margot mãi cho đến khi Courtney kết hôn và nhờ Margot làm phù dâu. Sau một thoáng suy nghĩ hết sức nhanh gọn, Margot quyết định cô không thể làm người hai mặt nên đã lịch sự từ chối "vinh dự" đó, không đưa ra một lời giải thích, không một lý do bào chữa hay xin lỗi nào. Margot vẫn tham dự lễ cưới, nhưng rõ ràng là sau đó tình bạn của họ giảm sút mau chóng, và bây giờ, hai người chẳng nói gì với nhau nữa - thậm chí kể cả khi họ tình cờ gặp nhau ở cuộc hội họp của hội nữ sinh đại học trong lần về thăm nhà cuối tuần mùa thu năm ngoái.

Mặc dù không thể biết chắc rằng sự ly cách đó có xảy ra giữa tôi và Margot hay không, tôi vẫn thấy trào lên nỗi lo lắng khi nói với Suzanne, "Margot không phải kiểu người thích tranh luận với người khác."

"Em không phải ‘người khác’. Em là cái- gọi- là bạn thân nhất của cô ấy. Em đang muốn nói với chị là Margot không bao giờ truy vấn em về những chuyện như thế này sao?" Suanne huýt sáo cho câu nói thêm phần kịch tính.

"Em không biết. Có lẽ là cô ấy sẽ truy vấn em." Tôi nói, gai cả người trước cách chị dùng từ cái- gọi- là trong khi tôi cố gắng nhớ ra một lần nào đó Margot tranh luận với tôi. Mỉa mai thay, dẫn chứng duy nhất mà tôi nhớ lại là kỷ niệm liên quan tới Leo. "Cô ấy tranh luận với em khi em chia tay với Leo và em suy sụp rồi trở thành kẻ thất bại ngu ngốc…"

Suzanne nghiêm khắc ngắt lời, "Em không phải kẻ thất bại ngu ngốc. Em đã đau khổ rất nhiều. Có sự khác nhau đó."

Cảm nghĩ này dĩ nhiên đã xoa dịu lòng tôi, bởi vì chẳng ai lại muốn tin mình từng là kẻ ngu ngốc - hay một kẻ thất bại, dĩ nhiên lại càng không phải một kẻ thất bại ngu ngốc, nhưng tới lúc này, tôi quả thật không còn thời gian nói chuyện nữa vì Andy đã trên đường mang cà phê tới chỗ tôi. "Anh ấy đến đây rồi," tôi nói, "Cho em một kết luận đi."

"Kết luận là đây là chuyện riêng của em và Andy… không phải giữa em và em chồng, người bạn thân nhất suốt đời hay bất kỳ ai khác," chị nói, phì ra từ người bạn thân nhất suốt đời một cách châm biếm. "Nhưng nếu em cảm thấy cần phải làm rõ mọi hiểu lầm thì em cứ làm như vậy…"

"Okay," tôi nói.

"Bất kể em định làm gì, dù thế nào cũng đừng nhát như thỏ đế. Và không được qụy lụy hay né tránh… hiểu chứ?"

"Hiểu rồi," tôi vừa nói vừa nhận tách cà phê từ tay Andy và trao cho anh ánh nhìn cám ơn. Tôi không nhớ mình đã bao giờ cần caffein một cách khẩn cấp như lúc này chưa.

"Nghe này Ellie?" Suzanne nhiệt thành nói.

"Vâng?"

"Nếu em quỵ lụy hay né tránh… em sẽ tạo ra một định kiến tồi tệ là bản thân mình thấp kém hơn người miền Nam."

Lời khuyên của Suzanne vang lên bên tai tôi khi Andy và tôi mua quả cầu tuyết với ý thích lãng mạn chợt nảy ra vào phút cuối rồi vòng quanh góc đi ra cổng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:35:56 | Chỉ xem của tác giả
Không quỵ lụy hay né tránh, tôi nghĩ, tự hỏi rằng đó có phải là một thái độ mà tôi đã thể hiện tối hôm qua. Tôi biết mình không quỵ lụy vì chẳng có lời trao đổi nào cả nhưng có phải là tôi né tránh? Có phải tôi đã lảng tránh Margot bằng với, hoặc có lẽ là nhiều hơn cả Margot lảng tránh tôi? Nếu đúng vậy, có thể tôi đã làm tình hình trở nên xấu hơn, thổi phồng nỗi lo lắng nhỏ bé của Margot thành mối nghi ngờ khủng khiếp. Và, mặc dù tôi chắc chắn cô đã nhìn thấy tên Leo, có thể tôi cũng đã phóng đại phản ứng của cô trong đầu tôi, dựa theo lương tâm khuất tất của chính mình, những cảm xúc quá dữ dội về chuyến chuyển cư của vợ chồng tôi, và ít nhất thì chỉ có một cốc rượu cũng đủ để bóp méo sự thật. Có thể sáng nay mọi việc sẽ được nhìn nhận theo cách khác. Đó là điều mà mẹ tôi thường nói, và khi chúng tôi tới, Margot và Webb đã đứng chờ sẵn ở cổng, tôi bắt chéo hai ngón tay hy vọng rằng hôm nay cô sẽ chẳng làm gì khác với thông thường cả.

Tôi hít thở thật sâu và lên tiếng chào trước đầy hăng hái, hy vọng rằng giọng mình không quá giả tạo như những gì tôi cảm nhận bên trong.

Như thường lệ, Webb bước đến hôn lên má tôi, "Chào buổi sáng, người đẹp!"

Margot, trong chiếc áo len chui đầu màu hải quân tuyệt mỹ, chiếc quần trắng thanh lịch, và đôi giày đế bằng màu hồng anh đào rất phù hợp với màu son môi của cô, ngước mắt khỏi cuốn tiểu thuyết của Nicholas Sparks và mỉm cười. "Xin chào! Phần cuối buổi tối hôm qua như thế nào?"

Đôi mắt xanh của cô di chuyển từ tôi sang Andy, rồi quay lại tôi và tôi chẳng tìm ra một dấu hiệu nào trên gương mặt hay giọng nói hay thái độ của cô để đoán được rằng cô đang tức giận hay buồn bã. Ngược lại, cô trông dường như vẫn là con người ấm áp, gần gũi của ngày thường.

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút khi ngồi xuống bên cạnh cô và đưa ra một câu trả lời an toàn. "Vui vẻ thôi," tôi nói nhẹ nhàng.

"Hơi vui vẻ quá ấy chứ," Andy nói, huých vào sườn tôi và ném đống túi xách của chúng tôi xuống cạnh chân. "Có lẽ anh không nên làm chầu rượu cuối cùng lúc hai giờ sáng ấy nhỉ."

Margot đánh dấu nhớ vào trang sách, gấp lại và thả nó vào chiếc túi đen to rộng của cô. "Hai người quay lại khách sạn lúc mấy giờ?" cô hỏi chúng tôi.

Andy và tôi nhìn nhau và nhún vai.

"Ba giờ, chắc thế?" tôi nói, lúc này đã gần như cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

"Khoảng như vậy," Andy nói, bóp bóp thái dương.

Margot nhăn mặt lộ vẻ thông cảm. "Em phải nói rằng… đây là một trong những điều tuyệt vời nhất khi mang thai. Suốt chín tháng liền thoát khỏi mọi cuộc rượu chè nhậu nhẹt."

"Em yêu, em đã thoát khỏi mọi cuộc rượu chè nhậu nhẹt suốt chín năm rồi," Webb nói.

Tôi cười, nghĩ rằng có lẽ anh ta đã đúng khi nói vậy. Trên thực tế, tôi đếm trên đầu ngón tay những lần Margot mất kiểm soát ở trường đại học hay trong tuổi hai mươi của chúng tôi. Và khi nói "mất kiểm soát" tôi không có ý là nhảy ngực trần trong tiệc tùng - ý tôi là, rút cặp kính sát tròng tuyệt hảo ra và búng vào bụi cây trên đường về nhà sau bữa tiệc, hoặc đánh bay cả túi to khoai tây chiên.

Sau vài phút nói chuyện vu vơ, nhẹ nhàng nữa, Webb nói rằng anh ta phải kiếm tờ báo trước khi chúng tôi bay. Andy đề nghị đi cùng, vậy là Margot và tôi đột nhiên phải ở lại một mình, trong khoảnh khắc dường như là khoảnh khắc thật lòng.

Quả nhiên, đúng là như thế.

"Okay, Ellie," cô nói vội vã. "Tớ muốn nói chuyện với cậu đến chết đi được."

Tớ lại nghĩ hoàn toàn ngược lại, tôi nghĩ, đưa mắt nhìn ngang sang cô và nhận ra gương mặt cô có vẻ tò mò hơn là kết tội.

"Tớ biết," tôi chần chừ nói.

"Leo?" cô nói, đôi mắt mở to, không chớp.

Bụng tôi cuộn lên một chút khi nghe gọi tên anh ấy, và tôi đột nhiên mong rằng anh có cái tên phổ biến hơn một chút, như là Scott hay Mark chẳng hạn. Một cái tên hòa chung trong những mối quan hệ và giao tiếp thông thường khác. Nhưng trong đời tôi, chỉ có một Leo.

"Tớ biết," tôi lại nói, trì hoãn bằng cách uống một hơi dài cà phê. "Tớ lẽ ra đã kể cho cậu sớm hơn… tớ đã định nói… nhưng việc chuyển nhà… em bé của cậu… Quá nhiều thứ làm xao lãng…"

Tôi nhận ra mình đang nói lắp ba lắp bắp, và Suzanne có thể xem lối nói chuyện của tôi tương tự như kiểu quỵ lụy nhát như thỏ đế, vậy nên tôi lấy lại tinh thần và cố gắng chuyển sang cách khác. "Nhưng chuyện không hoàn toàn giống như bề ngoài… tớ… tớ chỉ tình cờ một hôm đụng độ anh ta trên đường, và bọn tớ chỉ gặp nhau chớp nhoáng… Rồi, một thời gian ngắn sau đó, anh ta gọi cho trợ lý của tớ và sắp xếp vụ Drake. Và thật sự, chuyện là thế đấy…"

Những lời tôi nói đó cũng đủ chân thật để khiến tôi không cảm thấy day dứt vì đã biên tập lại câu chuyện - bỏ qua việc tôi đã gặp anh ở Los Angeles, và sau đó nữa là chuyến bay cùng nhau về thành phố.

Margot trông rõ ràng nhẹ nhõm hẳn. "Tớ biết nó chỉ có như thế thôi mà," cô nói. "Tớ… chỉ nghĩ là cậu lẽ ra phải nói với tớ chuyện đó chứ?" cô rụt rè nói thêm câu cuối, tỏ ra thất vọng nhiều hơn phán xét.

"Tớ thật ra đã định như vậy… và tớ đã muốn nói trước khi tờ tạp chí xuất bản," tôi nói, không chắc liệu đó có phải sự thực hay không, nhưng dù sao thì do vẫn còn sự ngờ vực đó nên tôi sẽ không phải buộc tội chính mình. "Tớ xin lỗi."

Tôi lại nghĩ về những điều Suzanne nói, nhưng tự nhủ rằng một lời xin lỗi giản đơn còn xa mới bị gọi là quỵ lụy.

"Cậu không cần phải xin lỗi," Margot nói nhanh. "Ổn mà."

Một khoảnh khắc im lặng dịu dàng trôi qua giữa chúng tôi, và ngay khi tôi tưởng mình đã hoàn toàn giải thoát được sự khúc mắc này, cô xoay đầu nút chiếc hoa tai kim cương một vòng và hỏi thẳng thắn, "Andy có biết không?"

Vì một vài lý do , đó là câu hỏi tôi đã không liệu trước, và nó bùng lên cảm giác tội lỗi và sự váng vất còn dư lại trong tôi. Tôi lắc đầu, nhận biết hầu như chắc chắn đó không phải là câu trả lời mà cô mong đợi.

Hẳn vậy rồi, cô nhìn tôi bằng ánh mắt sầu muộn và hỏi, "Cậu có định nói không?"

"Tớ… có lẽ là nên thế?" tôi nói, lên giọng như một câu hỏi.

Margot xoa tay lên bụng. "Tớ không biết," cô trầm tư nói. "Có lẽ là không."

"Thật sao?"

"Có lẽ là không," cô nói lại quả quyết hơn.

"Cậu không nghĩ là anh ấy sẽ để ý tới… dòng tên à?"

Tôi hỏi Margot, bất chợt nhận ra rằng chúng tôi không có kiểu kết hợp phân tích và lên kế hoạch thế này đã nhiều năm rồi. Nhưng mặt khác thì, chúng tôi cũng chẳng cần phải thế. Ngoài một vài vụ tranh luận ngớ ngẩn xảy ra trong khi bàn kế hoạch đám cưới của chúng tôi (trong đó Margot đứng về phía tôi), Andy và tôi chưa bao giờ có mối bất hòa thật sự - ít nhất là không theo kiểu phải nhờ tới sự can thiệp hay thông đồng của một người bạn gái.

"Chắc là không đâu," Margot nói. "Anh ấy là đàn ông… Và liệu anh ấy có biết tên họ của Leo không?"

Tôi nói với cô rằng tôi không chắc lắm. Anh ấy đã từng biết, tôi nghĩ, nhưng có lẽ anh đã quên.

"Và thật sự," cô nói, bắt tréo chân qua mắt cá, "dù sao thì nó cũng có vấn đề gì chứ?"

Tôi nhìn cô, chín mươi phần trăm kinh ngạc vì những suy nghĩ mà cô vừa nói ra, và mười phần trăm lo lắng rằng nó có thể là cái bẫy mà một người chị em chân thành bày ra với người kia.

Một giọt máu đào hơn ao nước lã, tôi có thể thấy câu nói đó của Suzanne trong lúc tôi gật đầu vu vơ và chờ Margot nói hết suy nghĩ.

"Leo đâu có phải là tình yêu lớn của đời cậu hay cái gì tương tự," cuối cùng cô nói.

Khi tôi không lập tức trả lời, Margot nhướn đôi lông mày tỉa cong khéo léo lên cao và nhìn tôi, rõ ràng đang chờ đợi sự xác nhận và đoan chắc.

Vậy là tôi nói với tất cả sự kiên quyết mà tôi có thể, "Không, anh ta chẳng là gì cả."

Lần này tôi biết mình đang nói dối, nhưng tôi đâu có sự lựa chọn nào đâu nữa chứ?

"Anh ta chỉ là… một anh chàng nào đó từ thởi xửa thời xưa," Margot nói, giọng kéo dài.

"Phải," tôi nói, co rúm lại khi nghĩ về chuyến bay chúng tôi đã cùng đi.

Margot mỉm cười.

Tối ép mình cười lại với cô.

Rồi, ngay khi có tuyên bố mở cửa đón khách chuẩn bị khởi hành chuyến bay, hai ông chồng của chúng tôi cùng đi tới mang theo một xếp báo, tạp chí và nước đóng chai, cô tựa người ra sau và nói giọng quả quyết, "Vậy cậu nghĩ sao nếu bọn mình cứ tiếp tục như vậy và giữ bí mật này cho riêng bọn mình thôi?"

Tôi gật đầu, hình dung ra lúc hai chúng tôi vừa mải mê quét những mảnh vụng dưới tấm thảm Oriental bát ngát vừa cùng ngân nga hát theo bài hát chủ đề của Golden Girls, một trong những chương trình truyền hình yêu thích nhất mà chúng tôi thường xem sau lúc tan trường thời đại học.

"Mọi thứ đều ổn thì kết thúc ổn thôi," Margot nói, những lời nói, thật kỳ lạ, vừa yên ủi lòng tôi lại vừa dội lên trong tôi những dự cảm chẳng an lành. Những lời nói đó vọng lên trong đầu tôi khi bốn chúng tôi cùng nhau bước dọc theo hành lang rồi từ từ đi xuống đường băng hướng về cuộc đời mới của tôi, một sự khởi đầu mới tinh, và một cái gì đó mang đến cảm giác gần như là cứu rỗi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:37:08 | Chỉ xem của tác giả
Chương 22


Trong mấy tuần sau đó, khi Andy và tôi ổn định cuộc sống trong căn nhà mới, tôi nỗ lực hết sức giữ mọi thứ tốt đẹp để chuộc lại lỗi lầm. Mỗi sáng thức dậy tôi tự nói với mình vài lời động viên, nhắc đi nhắc lại thật to những câu cổ vũ dưới vòi hoa sen - những câu kiểu như, Gia đình là nơi ôm ấp trái tim, hay Hạnh phúc là một trạng thái của tâm hồn. Tôi nói với Andy, Margot, Stella, và thậm chí cả với những người xa lạ, ví như cô nhân viên đứng quầy ở cửa hàng Whole Foods hay một bà xếp hàng ngay sau tôi ở trung tâm bảo dưỡng xe DMV, rằng ở đây tôi hạnh phúc, rằng tôi không nhớ New York đâu. Tôi tự nhủ chỉ cần tôi có thể chấp nhận rằng những điều này là thật thì ký ức tôi sẽ bị xóa sạch, tâm trí tôi trống trơn, và Leo sẽ đi vào quên lãng mãi mãi.

Nhưng bất chấp những nỗ lực tối đa, kiên quyết nhất của tôi, mọi thứ không đạt hiệu quả như mong đợi. Thay vì vậy, khi thực hiện moi công việc để thích nghi - dù đó là sắp đặt những bức tranh đóng khung trên tủ sách âm tường bên chiếc lò sưỡi cẩm thạch, hay đọc lướt qua những miếng nhãn dán trên hộp nhựa đựng đồ ăn, hay nghiền ngẫm những mẫu hoa văn trên vải cùng với nhà thiết kế nội thất của Margot, hay trồng những cây môn cảnh trắng muốt vào mấy cái chậu đồng lớn trên hàng hiên trước nhà chúng tôi - tôi vẫn thấy mình không thuộc về những việc này mà cũng chẳng thuộc về nơi đây.

Tệ hơn, tôi có cảm giác nôn nao bứt rứt rằng trên chuyến bay đêm đó tôi được là chính mình hơn là trong những tháng ngày này - và rằng tôi đã sai lầm khi rời khỏi New York. Một sai lầm lớn. Kiểu sai lầm rồi sinh ra oán giận và những rạn nứt nguy hiểm. Kiểu sai lầm làm tim ta đau. Kiểu sai lầm khiến ta khao khát về một lựa chọn khác, về quá khứ, về một người nào đấy khác.

Trong khi đó, sự mãn nguyện, niềm vui sướng hầu như thường trực của Andy khiến tôi càng cảm thấy mình lạc lỏng hơn. Không hẳn là vì tôi khổ sở rồi cũng muốn anh phải thế - mặc dù phần nào đúng như vậy thật - mà bởi vì niềm hạnh phúc của anh hàm nghĩa rằng cuộc chuyển cư này là vĩnh viễn, và tôi sẽ bị mắc kẹt trong thế giới này mãi mãi. Thế giới của anh. Một cuộc sống hằng ngày bó buộc trong việc đi lại, cứ phải lái xe khắp nơi cho dù chỉ để uống vội một tách cà phê hay sửa sang qua loa bộ móng trong những khu bách hóa nghèo nàn mà không thể gọi chuyển phát đồ ăn lúc khuya muộn. Trong hàng đống đồ đạc gom góp vô tôi vạ chất đầy mọi chỗ trống trong căn nhà bừa bộn của chúng tôi. Trong sự thiếp ngủ giữa lúc lắng nghe không gian yên tĩnh lặng như tờ thay vì chìm vào âm thanh thành phố êm êm đầy thõa mãn. Và nữa, trong mọi kỳ cuối tuần giữa mùa hè oi ả cùng Andy đi chơi golf hoặc đánh tennis và chẳng có cơ hội nào nhìn thấy Giáng isnh ngập tuyết. Trong mối quan hệ với những người hàng xóm mắt xanh, tóc vàng, ngọt xớt, mặc đồ Lilly Pulitzer sặc sỡ, ham mê chơi trò xúc xắc, những người mà tôi hầu như không có điểm gì chung.

Thế rồi, một sáng tháng Tám, ngay sau khi Andy đi làm, tôi thấy mình đang đứng giữa bếp, cầm bát ngũ cốc mà anh vô tình quên dọn trên bàn, và tôi nhận thấy rằng đó không còn là một cảm giác mơ hồ nữa. Đó là sự nghẹt thở đang dâng lên. Tôi chạy ào lại bồn rửa, ném cái bat vào đó, rồi gọi cho Suzanne trong cơn hoảng lọan.

"Em ghét ở đây," tôi nói với chị, cố kiềm nước mắt. Việc hét vào thật to những từ ấy dường như đã củng cố lập trường và khiến những cảm giác của tôi trở nên vừa hiện hữu vừa chắc chắn.

Suzanne lấy giọng yên ủi và rồi ướm lời. "Thay đổi nơi sống lúc nào cũng chẳng khó khăn. Chẳng phải ban đầu em cũng ghét New York sao?

"Không," tôi nói, tì người lên bồn rửa và hầu như chìm trong cảm giác giống như một người nội trợ bị đè nén quá đáng. "Ở New York là sự điều chỉnh. Ban đầu em có choáng ngợp thật… Nhưng em chưa bao giờ ghét nó. Không như thế này."

"Vấn đề là gì?" chị hỏi, và trong một giây, tôi nghĩ chị rất chân tình - cho tới khi chị nói tiếp, "Anh chồng si tình? Ngôi nhà vĩ đại? Bể bơi? Con xe mới coóng? Hay, chờ chút - đó chắc chắn là tha hồ ngủ nướng mà chẳng cần phải dậy đi làm, thế chăng?"

"Này, ngừng lại đã," tôi nói, cảm thấy tức giận và bất bình, giống như một ngôi sao đang than van về sự mất riêng tư, khăng khăng mãi rằng cuộc sống của cô quá sức khó khăn. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục tin rằng cảm giác của mình đều là hợp lý. "Em phát điên mất vì đại diện của em chẳng bảo cho được vụ nào cả và em suốt ngày chỉ biết chụp hình hoặc mấy cây hoa mộc lan sau nhà, hoặc Andy khi anh ấy lăng xa lăng xăng loanh quanh với bộ đồ nghề, vờ như mình rất được việc… hay là bọn trẻ chơi đồ hàng ở góc phố, tất nhiên là trước khi mấy bà vú nhìn em chằm chặp như thể là mẹ mìn… Em muốn làm việc…"

"Nhưng em không phải làm việc," Suzanne cắt ngang lời tôi. "Khác lắm đấy. Tin chị đi."

"Em biết. Em biết em may mắn. Em biết em nên sướng điên lên - hoặc ít nhất cũng thỏa mãn với tất cả… thứ này," tôi nói, đưa mắt quanh khu bếp rộng bát ngát - với mặt quầy bếp bằng cẩm thạch, giàn bếp Viking sáng choang và sàn nhà thảy đều lát bằng những tấm, gỗ tuyết tùng lớn. "Nhưng thật sự em không cảm thấy nơi này hơp với mình… Khó giải thích lắm."

"Thử đi," chị nói.

Đầu tôi diễn lại lê thê một lọat những điều thường tình đáng để than vãng nhưng có vẻ là giai thoại điển hình vừa xảy ra đến trước. Tôi kể cho chị nghe cô bé hàng xóm đã tạt qua chào bán món bích quy Girl Scout như thế nào, rồi tôi đã tức giận ra sao khi quan sát Andy đánh vật tờ mẫu đăng ký mua hàng như thể đó là quyết định cả đời người. Tôi nhại theo, cường điệu hóa giọng anh, "Cô chú nên lấy ba hộp Tagalong với hai hộp Thin Mint hay hai hộp Tagalong và ba hộp Thin Mint cháu nhỉ?"

"Thì cũng là một quyết định đáng kể đấy chứ," Suzanne dửng dưng nói.

Tôi phớt lờ chị và nói tiếp, "Xong rồi Andy và mẹ cô bé làm hai mươi phút chuyện phiếm về những người họ cùng biết - mà rõ là ở thành phố này thì có vô khối - và tất cả người quen chung của họ trong Westminster…"

"Cái chỗ ở London ấy hả?" chị hỏi.

"Không đâu. Quan trọng hơn cái tu viện Anh nhỏ tí nhà quê ấy nhiều. Westminster đây là ngôi trường tư danh giá nhất ở Atlanta… ở trên khắp cả miền Nam cơ, chị thân yêu ạ."

Suzanne cười khúc khích, thế là tôi chợt nghĩ rằng mặc dù chị muốn tôi được hạnh phúc, nhưng ở một mức độ nào đó chị hẳn đang thấy thích thú trước tất cả chuyện này. Xét cho cùng, chính chị đã nói với tôi thế còn gì. Em là kẻ ngoại cuộc. Em chẳng giống họ đâu. Em sẽ không bao giờ thực sự thuộc về thế giới đó.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:38:16 | Chỉ xem của tác giả
"Thế rồi," tôi nói, "Khi em nghĩ chắc hết chuyện rồi, bọn em đã có thể trở vào ngồi yên xem ti vi chẳng nghĩ ngợi gì - tiện thể cũng cho chị biết, đấy dường như là tất cả những gì bọn em làm, chẳng có gì hơn - thì bà mẹ hối cô con gái cảm ơn ‘Ông bà Graham’ và trong một tích tắc nhầm lẫn, em ngoái cổ ra sau hòng nhìn thấy bố mẹ Andy. Cho đến khi em nhận ra rằng em chính là bà trẻ Graham."

"Em không muốn là Bà trẻ Graham?" Suzanne hỏi đầy châm chọc.

Tôi thở dài. "Em không muốn điều tươi sáng nhất của em là hộp Thin Mint."

"Thin Mint ngon khủng khiếp mà," Suzanne nói. "Đặc biệt khi để lạnh."

"Thôi nào," tôi nói.

"Xin lỗi," chị nói. "Tiếp đi."

"Em không biết nữa. Chỉ là em cảm thấy quá… tù túng… cô độc."

"Margot thì sao?"

Suzanne hỏi.

Tôi suy nghĩ câu hỏi đó, cảm thấy giằng xé giữa cảm giác coi trọng lòng chung thủy với bạn mình và điều dường như là sự thực đáng buồn trong chuyện này - đó là, bất kể sự thật rằng chúng tôi nói chuyện với nhau mấy bận mỗi ngày, gần đây tôi có cảm giác hơi xa ngái, một cảm giác khởi nguồn từ cái nhìn nhiếc móc của cô hôm tiệc chia tay, cái nhìn ấy vẫn còn vương vất đến tận hôm sau khi chúng tôi ra phi trường dù cho chúng tôi đã nói chuyện lại.

Khi đó tôi thầm biết ơn vì cô đã giảm tội, đã che giấu cho tôi bất chấp lỗi lầm của tôi. Nhưng giờ đây tôi lại có cảm giác xáo trộn, bưc bội khi nghĩ cô thực sự tin rằng tôi nợ cô, nợ Andy và cả gia đình quá nhiều. Rằng tôi quá may mắn được về đây, trong sự huy hoàng của triều đại Graham, và rằng tôi chẳng thể nào lại nhớ New York, và rằng tôi không có quyền có bất cứ cảm xúc nào về bất cứ thứ gì hay bất cứ ai nếu trên bất kể phương diện nào điều ấy sai chệch với cái nhìn của họ, quan điểm của họ về sự đúng mực và chân giá trị.

Thứ lôi cuốn ta nhất đích xác là thứ rồi sẽ khiến ta phát cuồng, tôi nghĩ thế và điều đó thực sự đúng. Tôi đã luôn yêu thế giới vô cùng hoàn hảo nhà Graham. Tôi ngưỡng một tài sản của họ, thành công của họ, sự thân ái của họ - ngưỡng mộ cả cái nỗ lực của cậu con nỗi loạn James (Người rốt cuộc đã chuyển khỏi phòng dành cho khách trong nhà bố mẹ) trong việc thu xếp có mặt ờ nhà thờ hầu hết các sáng Chủ nhật, dù cho với đôi mắt đỏ ngàu và mùi khói tuốc đặc trưng ám khắp bộ đồ ka ki nhàu nhĩ. Tôi yêu chuyện mọi người đều thảo luận cùng nhau trước khi làm một điều gì, đều hết sức tự hào danh tính và truyền thống của gia đình, và chuyện mọi người đều tôn thờ Stella trên hết. Tôi yêu chuyện không ai trong gia đình chết hoặc li dị hoặc thậm chí gây thất vọng.

Nhưng giờ đây. Giờ đây tôi thấy tù túng. Bởi họ. Bởi tất tật điều đó.

Trong khoảnh khắc, tôi toan tính thừa nhận chuyện này với Suzanne, nhưng tôi biết rằng nếu tôi làm thế, chuyện coi như xong. Tôi sẽ không bao giờ rút lại hay làm nhẹ bớt lời nói của mình, và ngày nào đó, khi cơn bão đi qua, chị tôi thậm chí có thể sẽ ném trả lại vào mặt tôi tất cả. Chị vốn vẫn quen làm thế.

Thế nên tôi chỉ nói, "Margot bình thường. Bọn em vẫn nói chuyện suốt… Nhưng chỉ là cô ấy sang trang khác rồi… Cô ấy quá bận bịu nghĩ chuyện bầu bì - điều này dễ hiểu thôi, em nghĩ thế…"

"Em nghĩ em sẽ sang trang đó sớm chứ?" chị hỏi, hiển nhiên là đang dò xét kế hoạch bắt đầu cuộc sống gia đình thật sự của chúng tôi.

"Có lẽ. Em chắc cũng phải sinh ngay vài đứa chứ. Bọn em đã trong tâm thế như thể có bọn nhỏ rồi ấy. Em mới nghĩ về chuyện đó đêm qua… bạn bè bọn em ở New York sinh con rồi làm cha làm mẹ có vẻ dễ dàng làm sao chứ. Họ dường như chẳng thay đổi tí gì - có con nhỏ phải nuôi dạy mà vẫn thế. Những con người hiện đại sục sôi hoài bão. Những trào lưu thành thị. Vẫn được ra ngoài thưởng thức nhạc và ăn trưa ở nhà hàng sang trọng."

Tôi thở dài, nghĩ đến Sabina, không chỉ bọn nhóc sinh ba của cô đến nhà bạn bè chơi hay tham gia các lớp học nhạc quậy phá, cô còn đưa chúng đến cả Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại hay Đại nhạc hội CMJ. Và thay vì những chiếc áo màu mè dễ thương, cô mặc cho chúng áo phông đen trơn bằng cotton hữu cơ và quần jean vải bông chéo, tạo ra kiểu Sabina, xóa mờ cái vẻ chung chung nhàm chán.

"Nhưng ở đây có vẻ như điều ngược lại mới đúng, " tôi nói, cảm thấy vô cùng sôi sục. "Mọi người đã khôn trưởng hoàn toàn thậm chí trước cả khi người ta có con cái. Cứ như trở lại thập niên 1990, cái thời mà người ta làm cha làm mẹ khi mới hai mươi mốt ấy… Em cảm thấy bọn em cũng thành ra thế, Andy và em… Chẳng còn bí ẩn nào nữa, không thử thách, không cảm xúc, không kịch tính. Nó chính là… thế, chị hiểu chứ? Đây chính là cuộc sống của bọn em từ giờ trở đi. Chỉ là cuộc sống của Andy thôi. Không phải của em."

"Thế cậu ta vui vì bọn em đã chuyển về?" chị hỏi. "Không nuối tiếc tí nào?"

"Không. Anh ấy vui lắm… Còn huýt sáo nhiều hơn trước nữa,,, Anh ấy là một Andy Griffith(1) đích thực. Huýt sáo ở nhà. Huýt sáo ngoài sân trong ga ra . Huýt sáo khi đi làm với bố rồi khi đi chơi golf với đám bạn nhà quê của anh ấy."

"Những anh chàng nhà quê?" Chị nghĩ em từng nói những kẻ thiếu văn hóa không sống ở Atlanta chứ nhỉ?"

"Em không nói tới những kẻ nhà quê thiếu văn hóa. Em đang nói về đám bạn cục mịch thôi."

Suzanne cười phá lên trong khi tôi dội mấy mẩu bột thừa Trix đang trôi nổi trong một vũng sữa trứng Phục sinh màu hồng xuống dưới ống dẫn nước, và mặc dù từng có lúc nào đó tôi có thể thấy lựa chọn bữa sáng của Andy thật thân thương, ngay lúc này đây tôi chỉ tự hỏi kiểu đàn ông nào đã trưởng thành, không còn trẻ nít gì nữa mà lại ăn thứ bột ngũ cốc lờ nhờ đựng trong cái hộp có hình thỏ chứ.

"Em đã nói với cậu ta cảm giác của mình chứa?" chị hỏi.

"Không," tôi nói. "Chẳng ích gì."

"Chân thật chẳng ích gì?" chị nhẹ nhàng dò hỏi.

Đó là điều tôi luôn nói với chị khi chị và Vince có trục trặc. Cởi mở. Chia sẻ cảm xúc của mình. Nói hết ra. Chợt nhiên tôi nhận ra rằng không chỉ vai trò của chúng tôi vừa đảo ngược mà còn nhận ra lời khuyên ấy thực tình nói dễ hơn làm. Mọi chuyện chỉ có vẻ dễ dàng khi vấn đề của ta nho nhỏ. Mà ngay lúc này đây, vấn đề của tôi có cảm giác không nhỏ chút nào.

"Em không muốn Andy cảm thấy có lỗi," tôi nói - đó là sự thực vô cùng rắc rối của vấn đề này.

"Thế đấy, có lẽ cậu ta nên cảm thấy có lỗi," Suzanne nói. "Cậu ta buộc em phải chuyển nhà."

"Anh ấy không buộc em làm bất cứ thứ gì," tôi nói, nhói lên cảm giác phải biện hộ cho Andy. "Anh ấy đưa ra rất nhiều giải pháp. Chỉ là em không có ý kiến gì thôi… Em không phản đối chút nào cả."

"Đấy, thật ngớ ngẩn," chị nói.

Tôi quay phắt người khỏi bồn nước và, cảm giác như thời lên mười, thốt lên, "Chị mới ngớ ngẩn ấy."







(1) Andy Griffith (sinh năm 1926): một nghệ sĩ đa tài, nổi tiếng nhất với vai chính trong series phim hài Andy Griffith Show, nhân vật thường xuyên huýt sáo.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 17:41:50 | Chỉ xem của tác giả
Chương 23


Vài ngày sau, lúc Oprah đang dẫn chương trình trên ti vi thì tôi đang tuyệt vọng chống lại chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và dán những miếng nhãn trơn tru lên các ngăn kéo tủ bếp. Khi đang làm chiếc nhãn có chữ dao phết, tôi nghe có tiếng gõ cửa bên và nhìn lên thấy Margot đang đứng bên kia khung kính.

Trước khi tôi kịp vẫy tay chào cô, Margot mở cửa ra và nói, "Chào bạn yêu. Tớ đây mà!"

Khi tôi tắt tiếng ti vi và ngước mắt lên khỏi mấy chiếc nhãn mới làm, hai phần trong tôi cảm thấy cảm ơn người bạn, và một phần thấy phiền toái vì kiểu đi vào quá tự phụ của cô. Và có thể cả một chút ngại ngùng vì mình đã trở nên say sưa xem ti vi suốt ngày - điều mà tôi chưa bao giờ làm ở New York.

"Này," cô nói, trao cho tôi một nụ cười mệt mỏi, mặc một chiếc áo hai dây ôm sát, quần bó màu đen, đi tông, lần đầu tiên cô trông đúng là một bà bầu ì ạch, gần như là kềnh càng - ít nhất là so với Margot của ngày thường. Thậm chí chân và mắt cá của cô đã bắt đầu phù lên. "Tối nay vẫn ăn ở bên nhà tớ đấy chứ?"

"Chắc rồi. Tớ vừa định gọi cho cậu để xác nhận lại… Cậu ở đâu vậy?" tôi nói, nhận ra thật bất thường biết bao khi tôi không biết chính xác Margot đang ở chỗ nào.

"Phòng tập yoga cho bà bầu," cô nói, ném người xuống trường kỷ kèm theo một tiếng rên rỉ. "Thế cậu đã làm gì?"

Tôi làm một chiếc nhãn thìa có rãnh và cầm nó lên. "Sắp xếp mọi thứ thôi," tôi nói.

Cô gật đầu hăng hái và rồi nói, "Thế Josephine thì sao nhỉ?"

Tôi nhìn cô dò hỏi cho tới khi nhận ra rằng cô đang nói về những cái tên định đặt cho em bé. Lại nữa rồi. Gần đây, dường như đó là tất cả những gì chúng tôi bàn tới. Về cơ bản, tôi thích tìm tên đặt cho con trẻ, và đương nhiên hiểu được tầm quan trọng của việc đặt tên cho chúng - đôi khi có vẻ như một cái tên sẽ định hình một con người - nhưng tôi đã dần thấy có chút chán chường với chủ đề này. Nếu Margot ít ra đã biết giới tính của đứa trẻ thì sẽ giảm được nửa phần công việc cho nhiệm vụ này của chúng tôi.

"Josephine," tôi nói to. "Tớ thích nó đấy… Nó hấp dẫn… khác thường… rất dễ thương."

"Còn Hazel?" cô hỏi.

"Hừm," tôi nói. "Hơi màu mè. Hơn nữa… Đó chẳng phải là tên của con gái Julia Roberts à? Cậu không muốn bị nghĩ là bắt chước ngôi sao, phải thế chứ?"

"Chắc là không," cô nói. "Thế còn Tiffany?"

Tôi không thích cái tên đó lắm, và nó có vẻ hơi nằm ngoài danh sách cổ điển của Margot, nhưng tôi vẫn suy nghĩ cẩn thận. Nói rằng mình không thích cái tên định đặt cho con bạn là một tuyên bố hết sức nguy hiểm (cũng giống như nói rằng mình không thích người bạn trai mà họ đảm bảo chắc chắn sẽ lấy làm chồng vậy.)

"Tớ không chắc lắm," tôi nói. "Tên cũng đẹp đấy nhưng dường như hơi kiểu cách… Tớ nghĩ cậu phải thích những cái tên truyền thống mà gia đình hay dùng hơn chứ?"

"Tớ thích vậy đấy chứ. Tiffany là tên một người em họ của Webb - cô ấy chết vì bệnh ung thư vú… Nhưng mẹ cho rằng đó là cái tên từ thập niên tám mươi, cũ rồi… đặc biệt là bây giờ khi nó đã trở nên phổ biến…"

"Ồ, tớ có biết một số Tiffany ở Pittsburgh," tôi nói trúng trọng tâm. "Cũng có thể mẹ nói đúng khi cho rằng cái tên này hơi thông dụng quá…"

Margot bỏ qua lời phản đối tế nhị của tôi và vui vẻ tiếp tục. "Nó làm tớ nghĩ đến bộ phim Breakfast at Tiffany’s Audrey Hepburn… Này! Tên Audrey thì thế nào nhỉ?"

Tớ thích tên Audrey hơn Tiffany đấy… mặc dù âm điệu của nó nghe có vẻ phô trương," tôi nói.

Margot bật cười - cô là một người hâm mộ nhiệt tình đối với trò giễu nhại mà tôi dành cho những cái tên không thông dụng. "Sao mà một đứa trẻ sơ sinh có thể biết cái tên đó nghe phô trương được chứ?"

"Cậu không biết đấy thôi," tôi nói. "Và nếu cậu dính thêm cái tên đệm là Sims, tên viết tắt sẽ là ABS - cơ bụng… và rồi con gái cậu tốt nhất là nên có cái bụng phẳng lỳ. Nếu không cậu sẽ khiến con gái cậu suốt đời bị chứng khiếp sợ ăn uống…"

Margot lại cười lớn, lắc đầu. "Cậu đúng là kỳ khôi."

Sẽ thề nào nếu đặt là Louisa?" tôi hỏi.

Trong nhiều tuần, Louisa - một cái tên truyền thống khác - đã được xem xét nhiều nhất trong việc đặt tên cho bé gái. Margot thậm chí còn mua quần áo bơi tại hội chợ quần áo trẻ em và chọn chiếc có chữ viết tắt L - phòng trường hợp cô sinh con gái. Điều đó thể hiện một cách rõ ràng mong muốn của Margot đến nỗi tôi bắt đầu lo đến khả năng cô ấy sẽ sinh con trai. Ngay đêm trước, tôi nói với Andy rằng Margot rồi sẽ giống một ngôi sao được đề cử giải Oscar đang ngồi chờ nghe công bố kết quả. Tình trạng chờ đợi đó sẽ dẫn đến niềm vui sướng hân hoan nếu cô thắng giải - và phải giả vờ cảm động không kém nếu cô ta không thắng .

Margot nói, "Tớ yêu Louisa. Tớ chỉ chưa hoàn toàn duyệt cái tên đó thôi."

"Ồ, cậu tốt hơn là nên nhanh nhanh duyệt một cái tên nào đó," tôi nói. "Cậu chỉ còn bốn tuần nữa thôi."

"Tớ biết," cô nói. "Cậu làm tớ nhớ ra - chúng ta cần phải chụp ảnh lưu niệm lúc mang bầu… Tớ sẽ nhuộm tóc vào thứ Hai, và Webb bảo rằng tuần sau tối nào anh ấy cũng có thể về sớm. Vậy bất kể lúc nào cậu rảnh…"

"Phải rồi," tôi nói, nhớ lại lần chúng tôi nói chuyện nhiều tháng trước đây khi cô ấy đề nghị - và tôi đã đồng ý - rằng tôi sẽ chụp, theo cách gọi của cô ấy, "Những bức ảnh đen trắng đậm tính nghệ thuật với bụng bầu". Nó có vẻ là một ý tưởng hay vào lúc ấy, nhưng trong trạng thái tâm lý của mình lúc này, tôi chỉ có cảm giác bị ép buộc nếu phải chụp ảnh, đặc biệt là giờ đây khi tôi biết rằng Webb cũng sẽ tham gia chụp cùng. Tôi hình dung ra cảnh anh ta đang nhìn Margot đắm đuối, vuốt ve cái bụng trần của cô, và thậm chí còn có thể hôn lên rốn cô nữa. Ôi trời. Tôi đã xuồng cấp đến thế nào rồi đây. Nếu không cẩn thận, tôi sẽ rơi từ chụp hình cho tạp chí Platform sang việc lau dãi cho nhóc sơ sinh hay gõ trống om sòm chiều lòng một đứa bé cáu kỉnh.

Vậy nên, với tất cả những suy nghĩ này, tôi nói, "Cậu có nghĩ rằng như vậy hơi… Tớ không biết nữa… phô mai không?"

Không hiểu sao gọi cô là phô mai bằng tiếng Pháp có vẻ như làm giảm sự nhỏ mọn của câu hỏi đó.

Trong một khoảnh khắc Margot có vẻ bị tổn thương, nhưng cô nhanh chóng bình tĩnh lại và nói với giọng hơi xúc động , "Không. Tớ thích chúng mà… ý tớ là, không phải để trưng bày trong đại sảnh - mà để trong phòng ngủ và cho vào album. Ginny và Craig cũng có ảnh như vậy, chúng thật sự tuyệt vời."

Tôi kiềm chế để không nói với cô rằng tôi không hề mong muốn được giống như Ginny hay Craig, những người đứng đầu trong danh sách những thứ khó ưa ở Atlanta của tôi.

Ginny là người bạn xa xưa nhất, và trước khi tôi choán chỗ thì cô cũng là người bạn thân nhất của Margot. Tôi đã nghe chuyện hai người gặp nhau như thế nào ít nhất phải một tá lần, thường thường là do chính Ginny kể. Ngắn gọn thế này, mẹ họ tham dự một nhóm mẫu giáo trong khu phố thời các cô con gái của hai bà còn bé bỏng, nhưng rồi ra khỏi nhóm hai tuần sau đó vì cho rằng không có bà mẹ nào khác chia sẻ được cảm giác của họ. (Cụ thể là, có một bà mẹ trong nhóm làm quà sáng với món bột Cheerios chiên, sự việc đã có thể được lờ đi nếu không có chuyện bà ấy cũng mang luôn món đó ra mời các bà bạn cùng hội. Trong một chiếc bát nhựa, ngạc nhiên thế chứ. Kể đến đây, Ginny luôn chêm vào câu nói khó chịu và kém chân tình quen thuộc của người miền Nam, "Chúa phù hộ cô ta." Đồng nghĩa: "Kẻ thô lỗ thảm thương."

Thế rồi chuyện đương nhiên, hai bà mẹ rút khỏi nhóm đó để lập hội riêng, và phần còn lại thì như ta đã biết. Qua những bức ảnh trong các cuốn album của Margot, có thể thấy hai người dính nhau như sam suốt thời thiếu nữ, dù là khi lãnh đạo đội cổ động viên (cũng nói thêm, Ginny luôn theo sát phía sau bên trái Margot trong một đội hình hình kim tự tháp, tôi xem đó là biểu tựơng tình bạn của họ), hay khi nằm thư giãn ở một câu lạc bộ tư trong cặp bikini màu vàng đồng loại, hay khi thưởng trà và nhảy điệu Cotillion và tham dự dạ vũ đầu đời. Luôn tươi cười rạng rỡ, luôn có làn da rám nắng, luôn nổi bật hẳn lên giữa những cô gái xinh đẹp đang ngưỡng mộ họ. Một sự khác biệt xa so với mấy bức ảnh tôi chụp với Kimmy - bạn thân nhất của tôi ở quê - tại sân trượt pa tanh Ches- A- Rena, trưng ra kiểu tóc rẽ ngôi thập niên 1970, áo ba lỗ sáng màu và hàng đống chỉ đeo tay lóng lánh, lộn xộn.

Dù sao đi nữa, cũng như Kimmy và tôi đã đi hai con đường khác nhau sau khi tốt nghiệp (cô theo học ngành thẩm mỹ và giờ vẫn đang say sưa với công việc làm đẹp ở salon của cô ở Pittsburgh), Ginny và Margot cũng vậy. Cứ cho là những trải nghiệm của họ có phần tương đồng hơn của tôi và Kimmy đi, vì Ginny vào Đại học Georgia và cũng tham gia hội nữ sinh, nhưng họ vẫn có nhiều trải nghiệm khác nhau với nhiều người khác nhau trong suốt một quãng đời sôi nổi - điều đó hầu như sẽ luôn lấy đi chữ Nhất trong Bạn Thân Nhất Suốt Đời. Nói về điều này, Ginny vẫn đang say sưa với đám bạn ở Atlanta (ít nhất một nửa trong số họ vào học ở trường Đại học Georgia), còn Margot thì rẽ nhánh, tạo dựng cuộc sống riêng ở Wake Forest. Và một phần trong cuộc sống riêng ấy chính là kết bạn với tôi, một cô gái Yankee không phù hợp (nếu không muốn nói là hoàn toàn coi thường) trật tự xã hội của Atlanta. Trên thực tế, khi nhìn lại, đôi khi tôi nghĩ rằng làm bạn với tôi là một cách để Margot xác định lại bản thân, kiểu như thích thú nhập vào một nhóm người mới mẻ, khác lạ. Không phải là tôi lập dị hay gì cả, nhưng một cô gái da sẫm màu, mắt nâu, nói giọng địa phương Pittsburgh, theo đạo Thiên Chúa rõ ràng là một sự khác biệt với hệ thống giáo dục xã hội miền Nam của Margot. Thẳng thắn mà nói, tôi còn nghĩ Margot thích một điều rằng tôi rất thông minh, nếu không muốn nói là thông minh hơn cô, đối lập hoàn toàn với Ginny, một người khá sáng ý nhưng không ham tìm tòi hiểu biết bất cứ điều gì. Thực sự thì, qua vài điều tình cờ nghe được trong những lần trò chuyện điện thoại thời đại học của họ, tôi thấy dường như Ginny chẳng hứng thú với bất kể thứ gì ngoài tiệc tùng, quần áo và các cậu trai, và mặc dù Margot chia sẻ những đam mê đó nhưng ẩn dưới bề nổi ấy con người cô phong phú hơn nhiều.

Thế nên dễ dàng đoán được rằng Ginny trở nên ghen tị và ganh đua với tôi, nhất là trong suốt mấy năm đầu của bước chuyển quyền lực dần dần đó. Tuyệt nhiên không có bất cứ chuyện gì hai năm rõ mười, chỉ là thái độ lạnh lùng đi kèm với cái lối cay nghiệt toàn kể lại những chuyện riêng và vui đùa cá nhân khi có mặt tôi. Có thể là do tôi hoang tưởng, nhưng cô ta dường như quá đáng đến độ chỉ thảo luận những thứ mà tôi chẳng tài nào hiểu nổi - kiểu như mẫu hoa văn bạc của từng người (bà của cả hai người chọn hoa văn cho họ tại tiệm bạc Beverly Bremer trên đường Buckhead, dựa theo ngày sinh) hay cuộc trò chuyện gần đây nhất ở câu lạc bộ Piedmont Driving, hay mức cara lý tưởng của viên kim cương đính bông tai (hình như bất kể viên nào dưới một cara đều quá ư "tuổi mười sáu ngọt ngào" và bất kể viên nào trên hai cara rưỡi đều "tiềm siêu mới").

Thời gian trôi qua, khi tình bạn của họ càng lúc càng lùi dần về quá khứ còn tình bạn của tôi và Margot trở thành tất cả những gì hiện hữu, trước là trong trường đại học và sau đó là New York, Ginny biết điều gì phải tới. Thế rồi, lúc tôi và Andy chính thức yêu nhau, và cô ta nhận ra rằng mặc cho cô ta và Margot đã quen biết nhau bao lâu, tôi sẽ là người một nhà, chuyện trở nên hiển nhiên rằng tôi sẽ chiếm mất vị trí của cô ta để thành phụ dâu cho Margot - một điều chắc chắn, rõ ràng tương đương với việc được đeo chiếc dây chuyền của người bạn thân nhất. Và mặc dù Ginny luôn tỏ ra lịch thiệp chấp nhận vị trí thứ hai trong tất cả các bữa tiệc đính ước và tiệc trưa cho phù dâu, tôi có cảm giác rõ rành rành rằng cô ta nghĩ Margot, và thậm chí Andy, lẽ ra có thể lựa chọn tốt hơn thế.

Tuy vậy, tất cả những xung đột ngầm mang tính đàn bà này chẳng làm tôi suy nghĩ bao nhiêu cho tới khi Margot trở lại Atlanta. Ban đầu, cô dường như còn miễn cưỡng khi bám vào những mối quan hệ cũ. Cô vẫn luôn chung thủy đủ đầy với Ginny - một trong những tính cách tốt đẹp nhất của Margot - nhưng cũng thỉnh thoảng đưa ra bình luận tùy tiện về đầu óc nhỏ nhen của Ginny, tại sao cô ta lại không có mơ ước đi tới một nơi nào khác ngoài Sea Island, hay tại sao cô ta chưa bao giờ đọc một tờ báo, hay thật "nực cười" khi cả đời Ginny chưa bao giờ có một công việc độc lập. (Và khi tôi nói chưa bao giờ thì có nghĩa là chưa bao giờ. Không có một công việc đảm bảo cuộc sống thời trung học mà cũng chẳng có một công việc ngắn ngủi trước khi cô ta kết hôn và ngay lập tức có - gì khác được chứ? - một cậu con trai, và sau đó, hai năm tiếp là một cô con gái. Cô ta chẳng bao gờ thanh toán một tờ hóa đơn. Và nhân tiện cũng nói, với tôi, người đã làm việc liên tục từ khi mới mười lăm tuổi, sự thật đó còn hơn cả là nưc cười. Nó giống như cảm giác quen biết cặp song sinh dính nhau hay một kẻ nhào lộn trên không thì đúng hơn. Quá chừng quái dị, và cả một chút đáng buồn nữa.)

Nhưng kể từ khi chúng tôi chuyển đến Atlanta, Margot dường như chẳng cón để ý tới những thứ đó ở Ginny nữa mà thay vào đấy đưa cô ta từ một người bạn nối khố đáng tin cậy trở lại thành người bạn thân nhất. Và mặc dù những người thật sự trưởng thành (như tôi muốn xem mình là như vậy) không còn chơi trò phân hạng bạn thân nhất, tôi vẫn không thể cảm thây bị kích động bởi kẻ địch thủ cũ tóc vàng mà khi giờ đây đã gia nhập vào cùng cái thế giới Buckhead của cô ta.

Vậy nên, khi Margot nói những lời tiếp theo, "Ồ, tiện thể, tối nay tớ cũng mời cả Ginny và Craig. Hy vọng là thế cũng được đấy chứ?" tôi nở một nụ cười rạng rỡ giả tạo, "Nghe ngon đó."

Một tính từ mới học được rất hợp với cuộc sống mới ở Georgia của tôi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 18:16:20 | Chỉ xem của tác giả
Tối hôm đó, tôi cố tình đi muộn để đến khi tới thì bữa ăn đã sẵn sàng, một chuyện tương đối lạ lùng khi mà suốt cả ngay tôi chẳng có việc gì làm. Lúc hong khô mái tóc còn ướt và bôi kem lên má, tôi nghe tiếng Andy chạy lên bậc thang và gọi tên tôi bằng giọng tất- cả- mọi- thứ- trên- thế- gian- đều- tuyệt và nói thêm, "Em yêu! Anh về rồi!"

Tôi nghĩ tới đoạn trích từ cuốn sách kinh tế học gia đình thập niên 1950, thường xuyên được bàn luận trên Internet, viết về những điều khiến phụ nữ là và không là một người vợ tốt và đặc biệt là cách chúng ta nên đón chào chồng sau một ngày anh ta làm việc mệt nhọc ở nhiệm sở. Làm cho buổi tối là của người chồng… Cài ruy băng lên mái tóc và giữ dáng vẻ thật tươi mát… đề nghị được cởi giày cho chồng… Nói bằng giọng dịu dàng.

Tôi hôn lên môi Andy và nói vẻ giễu cợt, châm chọc, "Tin vui đây, anh yêu. Ginny và Craig sẽ dùng bữa tối với chúng ta hôm nay."

"Ồ, vậy hả," anh nói, mỉm cười. "Cứ lịch sự. Họ cũng đâu đến nỗi tệ."

"Quá ấy chứ," tôi nói.

"Cứ lịch sự," anh nhắc lại, khi tôi cố nghĩ xem đó có phải là một câu nói đúng lúc hay không. Luôn luôn lịch sự sẽ làm phương hại đến sự thật.

"Okay," tôi nói. "Em sẽ lịch sự cho đến lần thứ năm cô ấy gọi cái gì đó là ‘cực kỳ dễ thương’. Sau đấy thì em sẽ là lại là chính em. Vậy được chứ?"

Andy bật cười khi tôi tiếp tục, bắt chước Ginny, "Chiếc váy này thật là cực kỳ dễ thương. Cái cũi kia thật là cực kỳ dễ thương. Jessica Simpson và Nick Lachey đã từng cực kỳ dễ thương bên nhau. Tớ biết chuyện rối loạn ở Trung Đông và khắp nơi tệ hại thật, nhưng cuộc chia tay của hai người họ vẫn thật sự là điều đáng buồn nhất trần đời."

Andy lại cười khi tôi quay lại với tủ đựng quần áo khổng lồ, mới chỉ treo hết khoảng một phần ba của mình và chọn một chiếc quần jean, đôi dép xỏ ngón bằng da và một chiếc áo phông Orange Crush màu nho.

"Anh có nghĩ thế này có hơp với bữa tối không?" tôi hỏi, tuột chiếc áo qua đầu và hầu như hy vọng Andy sẽ phản đối sự lựa chọn của tôi.

Thay vì đó, anh lại hôn lên mũi tôi và nói, "Chắc rồi. Em trông cực kỳ dễ thương."



Đúng như mọi lần, Ginny ăn mặc rất điệu đà với váy liền, xăng đan da và vòng ngọc trai, còn Margot mặc váy trùm bầu màu xanh nhạt, cũng đi kèm vòng ngọc trai. (Phải thừa nhận là vòng của Margot gồm những hạt ngọc to bự lạ mắt được buộc lại phía sau bằng một chiếc ruy băng sọc trắng chứ không phải sợi dây đẹp đẽ do bà để lại, nhưng dù sao thì chúng vẫn là ngọc trai.)

Tôi ném ánh nhìn về phía Andy nhưng anh không nhận ra vì còn đang mải cúi xuống vỗ vỗ con cún không lông giống Trung Quốc tên là Delores của Ginny, con vật mà không có nó thì cô ta nhất định không rời khỏi nhà (và, thậm chí tệ hơn, còn là con vật được cô ta thường xuyên bôi kem chống nắng cho). Tôi thề là cô ta thích Dolores hơn cả mấy đứa con - hoặc ít nhất là đứa con trai bị chứng Mất khả năng tập trung nghiêm trọng mà Ginny luôn gào la về chuyện phải thường xuyên mang theo thuốc Benadryl cho nó mỗi lúc đi xe đường dài hay khi dùng bữa tối ở ngoài.

"Tớ thấy mình ăn mặc thật tuềnh toàng," tôi nói, đưa cho Margot một chai rượu mà tôi vớ từ tủ rượu trên đường rời khỏi nhà. Tôi nhét tay vào túi chéo của quần và nói thêm, "Tớ tưởng cậu bảo là thông thường thôi mà?"

Ginny trông có vẻ vui sướng, ơ hờ trước thực tế là tôi đã thầm tưởng rằng thât thích hợp, thậm chí diện bộ, trong quần jean và áo phông - và rằng tôi nghĩ cô ta là người ăn mặc quá đỏm. Nhoài người ôm tôi bằng cái ôm xương- đòn- chạm- vào- xương- đòn khẽ khàng, Margot cảm ơn vì chai rượu và nói, "Tớ nói thế mà. Cậu trông rất tuyệt." Rồi, khi rót rượu margaritas vào những chiếc cốc thủy tinh thổi tay ngoại cỡ, cô nói thêm, "Chúa ơi, ước gì tớ có chiều cao của cậu… Đặc biệt là thời gian này. Ginny, cậu có kết cặp chân như vậy không chứ?"

Ginny, kẻ chẳng bao giờ lấy lại được vóc dáng sau khi sinh mặc dù có một huấn luyện viên thể dục riêng và từng phẫu thuật vùng bụng bị sổ - một việc mà cô ta không nghĩ là tôi biết cô ta đã làm, liếc nhìn đôi chân của tôi đầy thèm khát rồi lẩm bẩm mấy câu vô cảm. Rõ ràng cô ta muốn lời khen dành cho tôi chỉ là lời cợt nhã châm biếm - giống như những lời ngọc ngà vừa nãy cô ta phát ra trong khi chúng tôi đang chọn thiệp mời ở Paces Papers cho lễ chào đón em bé của Margot (một sự kiện mà thật xấu hổ là tôi khiếp sợ). Sau khi rề rà quyết định từ ngữ và lựa chọn giấy chưa xén mép màu hồng nhạt, mực than, cùng hình ảnh xe cũi theo mô típ cổ điển, tôi nghĩ rằng công việc của chúng tôi đã xong. Tôi đã cầm ví lên chuẩn bị rời khỏi đó thì Ginny chạm vào cổ tay tôi, mỉm cười vẻ kẻ cả và nói, "Phông chữ nữa, cưng ạ. Mình còn phải chọn phông chữ nữa."

"Ờ, phải rồi," tôi nói, nhớ đến phòng làm việc của mình ở New York và biết bao nhiêu kiểu chữ mà tôi đã học được từ Oscar. Kiểu chữ khác với những kiểu mà Ginny có thể đã chọn cho thiệp cưới, mấy lần sinh con, và những bữa tiệc từ thiện. Nhưng tôi vẫn mua vui cho mình mà buông lời, "Tớ đoán là phông Times New Roman không hợp với lần này hả?"

Đến đó thì Ginny đã cố gắng hết sức để truyền tải sự kinh hoàng cho cô gái tóc đỏ dễ thương giúp chúng tôi làm thiệp và tuyên bố, "Ôi, Ellen. Tớ vô cùng ngưỡng mộ đấy, những chi tiết cậu lựa chọn mới bình dị làm sao… Tớ cố gắng lắm để theo được lối đó, nhưng mà thật sự chẳng được."

Chúa phù hộ cho tôi.

Dù sao đi nữa, lúc này tôi đang ngồi đây giữa phòng khách của Margot trong chiếc áo phông Orange Crush, sắc màu giản đơn duy nhất trong một biển những bộ sưu tập thời trang sang trọng mùa hè. Và cũng là người duy nhất đã chẳng hề theo dõi những tin tức nóng hổi - ví như Cass Phillips phát hiện ra chồng mình, Morley, tậu một chiếc đàn hạc ba- ngàn- đô- la cho cô bồ hai- mươi- mốt- tuổi vốn là con đỡ đầu của người bạn thân nhất của cô ta. Điều này, như ta có thể hình dung, đã tạo ra cơn chấn động ở Cherokee, một câu lạc bộ tư chỉ chứa chấp những thành viên thích hơp.

"Một chiếc đàn hạc?" tôi nói. "Bất kể là người ta mặc quần áo xoàng xĩnh sao?"

Ginny ném cho tôi một cái nhìn như thể tôi vừa hoàn toàn để lỡ mất trọng tâm câu chuyện và nói, "Ôi, Ellen. Cô ta là một nghệ sĩ đàn hạc."

"Rồi," tôi nói, lầm bầm rằng tôi rất hiểu vấn đề, nhưng dù sao, có kẻ quỷ tha ma bắt nào lại quyết định nhận quà là một chiếc đàn hạc chứ?

Andy nháy mắt với tôi và nói, "Elizabeth Smart(1)."

Tôi nhớ lại tấm hình "mất tích" chụp Elizabeth đang chơi đàn hạc, mỉm cười với khả năng tìm ra những ví dụ thích đáng cho mọi chuyện của chồng mình, trong lúc đó Ginny phớt lời những trao đổi của chúng tôi và cho tôi biết rằng cô ta và Craig đã mời một nghệ sĩ đàn hạc biểu diễn trong tiệc đêm trước đám cưới của họ, cùng với cả một dàn tứ tấu đàn dây nữa.

"Elizabeth là ai?" Craig hỏi, quay lại phía Andy, như thể đang cố gắng tìm kiếm cái tên đó trong môi trường Buckhead chật hẹp của anh ta vậy.

"Anh biết đấy," tôi nói. "Một cô gái theo đạo Mormon, người đã bị bắt cóc và được tìm thấy một năm sau đó lúc đang dạo chơi quanh thành phố Salt Lake trong chiếc áo ngủ cùng tên râu ria đã bắt cóc cô."

"Ồ phải rồi. Cô ta hả," Craig trả lời lơ đãng. Khi nhìn anh ta xắn một miếng bơ Brie to và kẹp nó vào giữa hai lát bánh, tôi đột nhiên nghĩ rằng dù anh ta giống Webb ở một vài điểm nào đó - cả hai đều là những anh chàng thể thao, khỏe mạnh, ưa nói đùa - nhưng anh ta chẳng có một chút nào sự nhã nhặn và khả năng tạo sự thoải mái cho người khác như Webb. Ngẫm cho kỹ, anh ta chưa bao giờ thật sự biết rõ về tôi hay thậm chí là để ý đến cuộc sống của tôi. Anh ta phủi vài mẫu vụn trên chiếc quần sọc rồi nói, "Tôi nghe nói nghệ sĩ đàn hạc là những cô nàng hot nhất…"

"Craig!" Ginny gào tên chồng và trông có vẻ thất kinh, như thể cô ta vừa bắt gặp anh ta đang thủ dâm khi xem tạp chí khiêu dâm Penthouse vậy.

"Xin lỗi, em yêu," Craig nói , hôn cô ta theo một cách sẽ khiến người khác tưởng rằng họ chỉ mới bắt đầu hò hẹn, trong khi sự thật thì họ đã cặp bồ từ những ngày đầu tiên vào đại học.

Webb trông có vẻ thích thú khi hỏi tại sao Morley lại bị vỡ chuyện.

Ginny giải thích rằng Cass phát hiện ra khoản chi trên thẻ tín dụng Amex của Morley, "Cô ta nghĩ có gì đó ám muội và gọi đến cửa hàng… Rồi cô ta xem xét chuyện này cùng với sở thích âm nhạc đột ngột của anh ta," cô nói, đôi mắt sáng lên trước những chi tiết đậm màu sắc scandal.

"Anh ta không nghĩ rằng khi có những tin đồn về chuyện đàn bà, cô ta sẽ kiểm tra thẻ tín dụng Amex của mình hay sao?" Margot hỏi.

Craig nháy mắt nói, "Thông thường thì nó là một nơi che giấu an toàn."

Ginny lại gào tên chồng lần nữa, rồi xô đùa anh ta một cái. "Em phải bỏ anh ngay thôi" cô nói.

Phải, tôi nghĩ. Cô ta chính xác là kiểu phụ nữ khéo giữ chuyện, có thể chịu đựng được vô khối chuyện xấu xa. Làm bất cứ điều gì để giữ cho hình ảnh của họ luôn hoàn hảo.

Khi mọi người tiếp tục bàn luận về vụ đàn hạc xấu xa đó thì ý nghĩ của tôi trôi về Leo, tôi băn khoăn ít nhất là lần thứ một trăm, theo cung cách như trong trò hỏi- một- trăm- người- trên- Quảng- trường- Thời- đại, rằng tôi có lừa dối Andy về buổi đêm hôm đó trên chuyến bay hay không. Mọi lần trước đây, tôi mong muốn rằng câu trả lời sẽ là không - vì lợi ích của cả Andy và tôi. Nhưng trong đêm nay, tôi nhận ra rằng một phần nhỏ trong tôi gần như mong câu trả lời sẽ rơi vào bên đen tối. Muốn có một bí mật tách biệt tôi khỏi Ginny và toàn bộ thế giới những bà nội trợ hết thuốc chữa mà tôi thấy mình đã gia nhập vào này. Tôi có thể nghe thấy câu chuyện ngồi lê đôi mách của cô ta với nhóm bạn Buckhead - "Tôi không biết Margot nhìn thấy gì trong một cô nàng Yankee chọn- phông- chữ- đơn- giản, mặc áo phông, không nhuộm tóc màu."

Phần còn lại của buối tối trôi qua bình thường - đám đàn ông thì sôi nổi bàn về golf và kinh doanh, còn cánh phụ nữ thì say sưa trò chuyện về em bé - cho tới khoảng giữa bữa tối thì Ginny nhấp một ngụm rượu, nhăn mặt nói, "Margot, này cưng. Chúng ta đang uống cái gì đây vậy?"

"Đó là một loại rượu nho," Margot nói nhanh, một điều gì đó trong giọng nói của cô khiến tôi cảm thấy có vấn đề. Tôi nhìn sang chai rượu và nhận ra đó là chai tôi mang đến tối nay - và khi tôi nghĩ kỹ hơn thì đó chính xác là chai mà bố tôi và Sharon đã cho Andy và tôi khi chúng tôi dọn đến căn hộ ở New York.

"Ôi, nó có mùi như mông đít ấy," Ginny nói,. Như thể cô ta là một cô nàng người Anh ưa chọc nguấy tôi vậy. (Vừa mới đầu bữa tối hôm nay, cô ta nói rằng cô ta và Craig sẽ làm một chuyến du lịch tới Mexico).

Margot liếc Ginny bằng ánh nhìn nhắc nhở đầy ngụ ý - một cái nhìn có thể khiến người ta nghĩ tới việc họ đã tuyệt đối thân thiết lúc còn học phổ thông - nhưng Ginny vừa vô tình để nhỡ vừa chủ ý phớt lờ ánh mắt đó, tiếp tục lời giễu cợt của cô ta. "Cậu kiếm ra nó ở đâu vậy? Siêu thị Wal- Mart à?"

Trước khi Margot kịp đưa lời chặn trước, Craig đã chộp lấy chai rượu trên bàn, liếc qua cái nhãn và mỉa mai, "Pennsylvania. Nó từ Pennsylvania đấy. Phải rồi. mọi người đều biết những vườn nho ở Philadelphia vang danh thế giới đến cỡ nào mà." Anh ta cười to, tự hào về câu đùa của mình, tự hào về màn phô diễn sự tinh tế và khả năng đánh giá của anh ta đối với tất cả những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. "Moi người chẳng nên biết làm gì," anh ta nói thêm, trông chờ tất cả chúng tôi sẽ phá lên cười.

Andy gửi cho tôi một ánh nhìn ngụ ý, hãy mặc kệ họ. Cũng như em gái và mẹ mình, anh là người luôn tránh mọi loại va chạm, và trong thâm tâm, tôi biết đó chính xác là điều tôi nên làm lúc này. Tôi công bằng mà nghĩ rằng không ai có ý định xúc phạm tôi cả - rằng Craig và Ginny có lẽ cũng không hùa nhau để biết là tôi đã mang chai rượu tới - và rằng đó chỉ là một chuyện vui đùa rất tự nhiên giữa những người bạn thân. Một kiểu vô- tình- làm- bối- rối người khác mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải.

Nhưng bởi vì chuyện đó bắt nguồn từ Craig và Ginny, và bởi vì tôi không thích Craig và Ginny cũng như họ không thích tôi, và bởi vì ngay thời điểm này tôi muốn được ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này ngoại trừ ngồi bên một cái bàn trong thành phố Atlanta mới mẻ của tôi để dùng bữa tối với Craig và Ginny, tôi nói to lên, "Pittsburgh, chính xác là như vậy."

Craig nhìn tôi, băn khoăn. "Pittsburgh?" anh ta hỏi.

"Phải đấy. Pittsburgh… không phải Philadelphia," tôi nói, gương mặt cháy lên nỗi căm phẫn. "Đó là loại rượu nho ngon nhất ở Pittsburgh."

Craig, người chẳng biết tí gì về nguồn gốc của tôi và dĩ nhiên chẳng bao giờ phải phiền tâm để hỏi tới, tiếp tục nhìn đầy dò hỏi trong khi tôi bắt gặp Webb và Margot trao nhau một ánh nhìn khó chịu.

"Tôi đến từ Pittsburgh," tôi nói vẻ hài hước, biện hộ. "Tôi mang chai rượu đó tới hôm nay đó đấy." Tôi chuyển ánh nhìn sang Ginny và xoáy tít cốc rượu. "Xin lỗi vì nó không có mùi vị thơm tho gì."

Rồi, khi Craig trông có vẻ ngượng ngùng và Ginny lắp bắp những lời kỳ cục trong họng và Margot cười mệt mỏi và Webb chuyển sang chủ đề khác và Andy hoàn toàn chẳng làm một cái gì, tôi lặng lẽ nâng cốc lên uống một ngụm lớn rượu nho đỏ rẻ tiền.



(1) Cô gái 14 tuổi người Mỹ bị bắt cóc và giam cầm 9 tháng trước khi được giải thoát vào năm 2002. Trong tấm ảnh đăng tìm kiếm cô ấy đang chơi đàn hạc
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách