Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: connhenxanh
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết - Xuất Bản] Emma | Jane Austen

[Lấy địa chỉ]
31#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:34:12 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11


Có thể không cần phải khiêu vũ gì cả. Đã từng có nhiều trường hợp giới trẻ trải qua nhiều tháng liên tiếp mà không khiêu vũ với nhau, không có thương tổn gì lên thể chất hoặc tinh thần. Nhưng sau khi qua buổi ban đầu – khi đã cảm nhận niềm hạnh phúc dù là mong manh, quả là nặng nề nếu không yêu cầu gì thêm.
Frank Churchill đã khiêu vũ một lần ở Highbury, và tha thiết muốn khiêu vũ một lần nữa. Khi anh đến để thuyết phục ông Woodhouse cùng với cô con gái đến Randalls, hai người trẻ cùng sắp đặt kế hoạch. Frank là người đầu tiên đưa ra ý tưởng, cũng là người cổ vũ nồng nhiệt nhất, và cô là người phán xét tốt hơn về những khó khăn và lo lắng nhất về việc sắp xếp và hình thức. Nhưng cô vẫn muốn cho thiên hạ một lần nữa thấy anh Frank Churchill và cô Woodhouse khiêu vũ với nhau đẹp như thế nào, mà trong lĩnh vực này cô không phải xấu hổ khi so sánh mình với Jane Fairfax – và chỉ khiêu vũ tuần tuý chứ không cần sự hỗ trợ phù phiếm nào. Cô giúp anh bước tới lui trong gian phòng nơi họ sẽ khiêu vũ và để xem xét làm thế nào cho thuận lợi, rồi đo kích thước hành lang để xem có rộng rãi hơn không, dù ông Weston đã nói cả hai rộng bằng nhau.
Anh đề nghị bắt đầu bằng bản nhạc đã kết thúc ở nhà ông Cole, mời cùng những khách mời lần trướcmùi, và thuê cùng ban nhạc. Lời đề nghị của anh được chấp nhận ngay. Ông Weston hoàn toàn vui mừng với ý tưởng của hai người và chị Weston sẵn lòng cho ban nhạc chơi đến chừng nào mà họ còn muốn tiếp tục khiêu vũ. Kế tiếp họ bàn tính chính xác ai phải ngồi ở trong phòng nào,và chia chỗ cho từng cặp.
Họ lặp đi lặp lại "Anh vvc Smith, với cô Fairfax sẽ là ba, thêm hai cô nhà Cox là năm". Rồi thêm "Và ở đây là hai người nhà Gilbert, anh trai trẻ nhà Cox, bố tôi và tôi, ngồi kế bên anh Knightley. Vâng, như thế là đủ để vui. Anh và cô Smith, với cô Fairfax sẽ là ba, thêm hai cô nhà Cox là năm, và với năm cặp sẽ có đủ chỗ rộng".
Nhưng một người nói:
-       Nhưng liệu có đủ chỗ cho năm cặp không? Tôi nghĩ sẽ không đủ.
Người khác:
-       Và suy cho cùng, nếu chỉ có năm cặpthì không nên để cho họ đứng. Năm cặp không là gì cả nếu ta xem xét nghiêm túc. Mời năm cặp thì không ổn. Chỉ đành phải chấp nhận trong tình huống đột xuất.
Một người nào đấy nói cô Gilbert sẽ đến cùng với người anh, và phải được mời. Một người khác tin anh Gilbert hẳn đã khiêu vũ tối hôm trước nếu được mời. Họ quyết định mời thêm anh trai trẻ thứ hai của nhà Cox. Cuối cùng ông Weston đề nghị phải mời một gia đình em họ của ông, thêm một gia đình đã thân quen từ lâu nên không thể phớt lờ. Thế là năm cặp trở thành mười cặp, phải tính toán để thu xếp cho họ ra sao.
Hai gian phòng có hai cánh cửa đối diện nhau. "Có thể nào dùng cả hai phòng, và khiêu vũ qua hành lang?" dường như đấy là kế hoạch hay nhất, nhưng vì không hay lắm nên nhiều người muốn kế hoạch hay hơn. Emma nói như thế là gây lúng túng, chị Weston lấy làm lo âu về  bữa ăn nhẹ lúc khuya, còn ông Woodhouse cực lực chống đối vì lý do sức khoẻ. Ông tỏ ra không vui đến nỗi mọi người phải xóa bỏ ý tưởng này.
Ông nói :
-        Không được ! như thế là rất khinh suất. Tôi rất lo cho Emma. Emma không được khoẻ. Con nhỏ có thể  bị cảm lạnh. Harriet tội nghiệp cũng thế. Tất cả quý vị cũng thế. Chị Weston, chị sẽ kiệt lực, đừng nghe họ nói chuyện hoang đường như thế. Xin đừng nghe họ bàn. Anh trai trẻ ấy – ông hạ giọng – không biết suy xét. Đừng nói cho bố anh ta biết, nhưng anh trai trẻ ấy chả ra gì. Buổi tối nay, anh ta thường mở cánh cửa và cứ khinh suất để cửa mở luôn. Anh ta không nghĩ đến gió lùa. Tôi không có ý chia rẽ giữa chị và anh ta, nhưng thật sự anh trai trẻ ấy chả ra gì.
Chị Weston không vui vì lời luận tội này. Chị biết tầm quan trọng trong lời nói này, và cố tìm mọi  cách để xoa dịu. Bây giờ họ bàn nhau sẽ đóng kín tất cả cánh cửa, bỏ ý định sử dụng hành lang, trở lại kế hoạch ban đầu là chỉ có một phòng khiêu vũ. Với thiện ý của Frank Churchill, không gian lúc trước bị cho là vừa đủ cho năm cặp, bây giờ được xem là đủ cho mười cặp.
Anh nói:
-       Chúng ta đã quá tuyệt vời. Chúng ta đã tạo không gian cần thiết. Mười cặp có thể đứng thoải mái ở đây được.
Emma vẫn tỏ vẻ ngần ngại:
-       Thế là quá đông đúc, khiêu vũ mà thiếu chỗ xoay trở thì còn gì tệ hại hơn?
Anh nghiêm nghị trả lời:
-       Rất đúng, thật là tệ.
Nhưng anh vẫn tiếp tục đo kích thước gian phòng, rồi nói:
-        Tôi nghĩ vừa đủ cho năm cặp.
Cô nói:
-       Không, không, anh nói không hợp lý. Đứng kề với nhau như thế này thật là khó chịu. Khiêu vũ trong một đám đông thì chẳng thích thú gì cả - lại là đám đông trong một phòng nhỏ!
Anh đáp:
-       Không thể chối cãi gì được. Tôi hoàn toàn đồng ý với cô. Đám đông trong một phòng nhỏ…Cô Woodhouse có nghệ thuật diễn tả bằng từ ngữ ngắn gọn. Tinh tế, thật tinh tế! tuy nhiên, sau khi ta đã bàn đến đây thì không nên thối lui. Bố tôi sẽ thất vọng, và nhìn chung – tôi không biết ra sao – tôi có ý kiến là mười cặp có thể đứng ở đây rất tốt.
Emma nhận ra rằng bản chất nịnh đầm của anh là do kiềm chế phần nào, và rằng anh thà thôi chống đối còn hơn là mất thú vui được khiêu vũ với cô, thế nên cô chấp nhận ý nguyện của anh mà tha thứ cho những việc còn lại. Nếu cô có ý định kết hôn vbanh, có thể cần ngừng lại mà xem xét và cố thấu hiểu giá trị ý thích của anh và tính khí của anh; nó đối với mọi mục đích trong mối quan hệ giữa hai người, anh tỏ ra khá dễ mến.
Ngày kế, anh trở lại Hartfield với nụ cười dễ mến như thể xác nhận rằng kế hoạch vẫn được xúc tiến. Đúng hơn,  anh đến để thông báo một sự cải tiến. Anh nói ngay khi  bước vào:
-       Cô Woodhouse, tôi mong cô không thối chí vì những gian phòng bé nhỏ ở nhà bố tôi. Tôi mang đến một đề nghị - một ý nghĩ của bố tôi – chỉ cần chờ cô chấp thuận là mang ra thi hành. Tôi xin có vinh dự được mời cô nhảy hai bản đầu trong dạ hội khiêu vũ nhỏ sẽ được tổ chức không phải ở Randalls, mà ở Công xá.
-       Công xá!
-       Vâng, nếu cô và ông Woodhouse không phản đối – và tôi mong hai vị sẽ không phản đối – bố tôi có vinh hạnh được đón tiếp mọi người ở đó. Ông ấy có thể đảm bảo khung cảnh sẽ thuận lợi hơn, và sự tiếp đón cũng sè long trọng như ở Randalls. Đây là ý tưởng riêng ông ấy. Bà Weston không phản đối, miễn cô hài lòng là đủ.tất cả chúng tôi đều nghĩ thế. À, cô hoàn toàn đúng! Mười cặp nhảy, ở bất cứ phòng nào tại Randalls cũng làm mọi người quá khổ sở! Kinh khiếp! tôi thấy cô lúc nào cũng đúng, nhưng vì muốn được đảm bảo điều kiện gì khác nên chưa chịu nhượng bộ. Đổi địa điểm như thế là tốt chứ? Chỉ cần cô thuận lòng. Cô thuận lòng chứ?
-       Tôi nghĩ mọi người sẽ chấp nhận phương án này một khi hai vợ chồng Weston chấp nhận. Tôi thấy ý tưởng rất hay, và riêng tôi, tôi thấy hài lòng. Có vẻ như đây là cách cải tiến duy nhất. Papa có thấy việc cải tiến thế này là xuất sắc không?
Cô phải lặp lại và giải thích thêm thì ông bố mới hiểu rõ và vì kế hoạch này còn mới lạ, họ phải trình bày thêm để ông chấp thuận.
Không, ông nghĩ như thế là không có cải tiến gì cả - một phương án tồi tệ, còn tệ hơn phương án trước. phòng tại Công xã luôn ẩm ướt và có hại cho sức khoẻ, không bao giờ được thông thoáng. Nếu phải khiêu vũ thì nên khiêu vũ tại Randalls. Cả đời ông chưa từng bước vào Công xã. Không được, một phương án tồi tệ. Người ta sẽ bị cảm lạnh.
Frank Churchill nói:
-       Thưa bác, cháu thấy một trong những lý do để thay đổi phương án là có rất ít khả năng bị cảm lạnh – còn tốt hơn là ở Randalls! Ông Perry có thể không muốn thay đổi, nhưng những người khác lại không ngại.
Ông Woodhouse nói nhẹ nhàng:
-        Anh ạ, anh lầm to nếu cho ông Perry là người như thế. Ông Perry tỏ ra quan ngại sâu sắc khi có người trong chúng ta ngã bệnh. Nhưng tôi không hiểu làm thế nào Công xã lại tốt lành hơn ở nhà của bố anh.
-       Thưa bác, vì lý do không gian khoảng khoát hơn. Chúng ta sẽ không cần phải mở cửa sổ - bất kỳ một cái cửa sổ nào cả buổi tối. Chính vì thói quen mở cửa cho gió lạnh lùa vào làm người ta ngã bệnh, như bác đã biết rõ.
-       Mở cửa sổ ! nhưng anh Churchill ạ, không ai ở Randalls nghĩ đến việc mở cửa sổ. Không ai khinh suất đến thế! Tôi chưa từng nghe nói đến chuyện này. Khiêu vũ với cửa sổ mở! tôi tin chắc cả bố anh và chị Weston (chính là chị Taylor tội nghiệp) sẽ phải ngã bệnh.
-       À đúng! Thưa bác. Nhưng một người trẻ thiếu suy nghĩ đôi lúc bước đến phía sau rèm cửa sổ rồi đẩy cánh cửa lên mà không ai phát hiện. Chính cháu biết có người thường làm thế.
-       Thật à? Trời ơi! Trước giờ tôi chưa từng biết . Nhưng tôi sống xa lánh trần thế và thường ngạc nhiên khi nghe nhiều chuyện. Tuy nhiên, chuyện này lại là khác, cần phải suy nghĩ kỹ. Ta không nên hấp tấp. Nếu hai vợ chồng Weston đến đây, chúng ta có thể bàn tính nên phải làm gì.
-       Nhưng thưa bác, không may là thời gian có hạn…
Emma cắt ngang:
-        Có đủ thời gian để bàn tính mọi việc. Không nên gấp gáp. Papa ạ, nếu có thể tổ chức ở Công xã thì sẽ thuận tiện cho mấy con ngựa vì được ở gần chuồng.
-       Như thế là rất tốt, con ạ. Không phải do James than phiền, nhưng đúng là nên giữ sức cho ngựa khi có thể được. Nếu bố biết chắc các gian phòng sẽ được thoáng khí, nhưng liệu có thể tin nơi bà Stokes được không? Bố không biết bà ấy, thậm chí còn chưa gặp.
-       Cháu có thể trả lời về việc này, thưa bác, bởi vì bà Weston lo việc này. Bà Weston nhận trách nhiệm lo cho tất cả.
-       Đấy, Papa! Bây giờ hẳn papa đã thông suốt rồi. Chính là chị Weston thân yêu của chúng ta, lúc nào cũng chu toàn. Papa còn nhớ lời ông Perry nói mấy năm trước, khi con lên sởi? "nếu chị Taylor chăm sóc cô Emma thì ông không cần phải lo lắng". Đã bao lần con nghe papa khen chị ấy!
-       Đúng thế. Ông Perry có nói. Bố không bao giờ quên, Emma bé nhỏ tội nghiệp! con bị bệnh sởi nặng, ý bố nói là đáng lẽ nặng, nếu không nhờ ông Perry quan tâm hết sự. Trong cả một tuần, mỗi ngày ông đến thăm bệnh bốn lần. Ngay từ đầu, ông ấy đã nói bệnh không nặng, khiến cho bố bớt lo, nhưng bệnh sởi là căn bệnh kinh khiếp! Bố mong mỗi khi mấy đứa nhỏ của Isabella tội nghiệp nếu bị bệnh sởi thì mẹ nó nên mời ông Perry đến.
Frank Churchill nói:
-       Lúc này bố cháu và bà Weston đã đến Công xã để xem xét khả năng của ngôi nhà. Cháu đến Hartfield vì sốt ruột muốn nghe ý kiến của cô Emma, và mong có thể thuyết phục cô đi đến đấy hầu cho hai người lời khuyên tại chỗ. Hai người sẽ rất vui nếu cô cho phép tôi đưa cô đến đấy. Nếu không có cô thì hai người không thể làm được gì thoả đáng.
Emma rất vui vì lời mời. Hai người trẻ đi ngay đến Công xã trong khi ông bố cô có thời giờ suy nghĩ. Vợ chồng Weston rất vui khi thấy cô và nghe cô tỏ ý chấp thuận. Họ đang bận bịu và vui vẻ theo cách khác nhau, phần cô vợ có vài băn khoăn trong khi ông chồng hoàn toàn thoả nguyện.
Chị Weston nói:
-        Emma, giấy dán tường này tệ hơn chị nghĩ. Xem này! nhiều chỗ quá bẩn thỉu,. Còn ván ốp chân tường thì vàng ố.
Ông chồng nói:
-        Em yêu, em quá câu nệ đấy. Mấy khuyết điểm này thì có nghĩa lý gì chứ? Em sè không nhìn thấy gì cả dưới ánh đèn nến. Khi tụ họp ở đây thì các ông chẳng thấy gì cả.
Hai người phụ nữ nhìn nhau như có ý nói "Các ông chẳng bao giờ thấy bẩn hay không", còn hai ông có lẽ nghĩ thầm "phụ nữ cứ nghĩ đến chuyện vụn vặt và lo lắng không cần thiết".
Tuy nhiên có một chi tiết mà các ông không thể bỏ qua: phòng ăn bữa khuya. Vào lúc người ta xây phòng khiêu vũ, không hề có việc dùng bữa khuya, vì thế họ chỉ xây thêm một phòng chơi bài nhỏ kế bên. Phải làm gì đây? Phòng chơi bài sẽ vẫn được dùng làm phòng chơi bài, hoặc nếu các ông không thích chơi bài thì liệu nó quá nhỏ cho phòng ăn bữa khuya không? Có một phòng rộng hơn nhưng nằm ở đầu kia của ngôi nhà, và phải đi dọc một hành lang dài mới đến nơi. Thế là có khó khăn. Chị Weston e ngại gió lùa trong hành lang, còn Emma và hai ông không thể chấp nhận việc chen chúc nhau khi dùng bữa khuya.
Chị Weston đề nghị không đãi bữa khuya thông thường mà chỉ dọn bánh mì kẹp thịt cùng vài món khác trong một phòng nhỏ, nhưng bị phản đối vì cho là ý tưởng bôi bác. Một đêm khiêu vũ mà không ngồi xuống để dùng bữa bị xem là sự lừa lọc đối với quyền của đàn ông và phụ nữ, và chị Weston không được nhắc đến việc này nữa.
Rồi chị Weston xét qua hướng khác, nhìn vào gian phòng và nhận xét:
-       Tôi nghĩ ở đây không hẹp lắm. Sẽ không có quá nhiều khách.
Cùng lúc ông Weston bước những bước dài dọc hành lang rồi lớn tiếng nói:
-       Các bạn nói nhiều đến chiều dài nhưng chẳng là gì cả và không hề có gió lùa từ cầu thang.
Chị Weston nói:
-        Tôi ước gì được biết khách mời của ta thích sắp xếp ra sao. Cần phải làm theo ý họ thích, giả như ta biết được họ thích gì.
Frank thốt lên:
-       Vâng, đúng, đúng lắm. Bà muốn nghe ý kiến của những người láng giềng. Tôi không thấy làm lạ. Giá mà ta có thể dọ hỏi vài người chủ chốt – ví dụ như nhà Cole. Họ không ở quá xa. Tôi có thể đến hỏi được không ? Hoặc là chị Bates? Chị ấy còn ở gần hơn. Và tôi nghĩ chị Bates hiểu được những người khác muốn gì. Tôi nghĩ bà muốn có thêm người cho ý kiến. Tôi nên đi mời chị Bates tham gia với chúng ta nhé?
Chị Weston nói có vẻ khá miễn cưỡng:
-       Vâng, xin anh vui lòng nếu anh thấy chị ấy giúp ích được.
Emma nói:
-       Chị Bates sẽ không thể cho ý kiến gì được cả. Chị ấy chỉ toàn cảm thấy thích thú và cảm kích, nhưng sẽ không nói gì hết. Thậm chí chị ấy  còn không nghe câu hỏi của anh. Tôi thấy không ích gì mà hỏi ý kiến chị Bates.
-       Nhưng chị ấy thật là vui, cực kỳ vui vẻ! tôi rất mê nghe chị Bates nói chuyện. Và tôi không cần phải dẫn theo cả gia đình, cô biết mà.
Đến đây, ông Weston tham gia cuộc tranh luận, và khi nghe qua đề xuất, ông tỏ ý ủng hộ:
-       Được, làm đi Frank. Đi mời chị Bates, ta nên nhất trí. Tôi tin chị ấy sẽ thích phương án của ta, và tôi không thấy ai giúp gỡ rối hay hơn. Hãy đi mời chị Bates. Chúng ta đang trở nên tử tế hơn một chút. Người phụ nữ ấy là tấm gương về việc làm thế nào sống cho hạnh phúc. Nhưng nên đi mời cả hai.
-       Nhưng thưa ông, liệu bà cụ…
-       Bà cụ! không phải, cô gái trẻ kia, Frank, bố nghĩ con là thứ ngu xuẩn nếu mời dì mà không mời cháu gái.
-       Ôi chao! Con xin lỗi. Con không nghĩ ra ngay. Nếu bố muốn, con sẽ cố mời cả hai.
Rồi anh chạy đi.
Trước khi anh trở về, đưa đến người dì thấp bé, ngăn nắp, đi nhanh nhẹn và cô cháu gái thanh nhã, thì chị Weston – vốn là người phụ nữ nhu mì và người vợ hiền – đã xem xét từ hành lang và thấy không đến nỗi tệ như chị nghĩ ban đầu, thế nên quyết định không còn khó khăn nữa. Mọi việc khác đều êm thấm. Mọi việc khác như cách xếp đặt bàn ghế, ánh sáng và âm thanh, trà và bữa ăn nhẹ, cùng những việc lặt vặt đều được giao cho chị Weston và bà Fockes. Những người được mời chắc chắn sẽ đến dự. Frank đã biên thư cho Enscombe xin về muộn vài ngày, vì anh nghĩ sẽ không bị từ chối. Và họ sẽ có một dạ vũ rất thích thú.
Vui nhất là khi chị Bates đến, chị tỏ ý đồng tình. Với tư cách là cố vấn thì chị không được đánh gia cao, nhưng với tư cách cổ động viên (một cương vị an toàn hơn), thì chị được hoan nghênh thật sự. Thái độ đồng thuận của chị vừa bao quát vừa nhỏ nhặt, nồng nhiệt và không dứt, khiến cho mọi người vui. Họ đi tới đi lui từ phòng này đến phòng kia, người ra đề xuất, người đáp ứng, tất cả đều hứng chí. Họ chỉ chia tay nhau ra về sau khi người hùng được Emma hứa sẽ dành độc quyền khiêu vũ với hai bản đầu tiên.
Ông Weston nghe lỏm được và thầm thì với cô vợ:
-       Em yêu ạ, nó đã tỏ tình cảm với cô ấy rồi. Đúng thế. Anh biết nó sẽ làm thế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:34:56 | Chỉ xem của tác giả
Chương 12


Chỉ còn một điều kiện nữa là Emma hài lòng hoàn toàn : buổi dạ vũ phải diễn ra trong khoảng thời gian anh Frank Churchill được cho phép lưu lại Surry, bởi vì, dù ông Weston tỏ ra tự tin, cô e sợ nhà Churchill có thể không cho phép anh lưu lại quá hai tuần. Nhưng việc chuẩn bị mất nhiều thời giờ, phải kéo dài qua tuần thứ ba. Trong vài ngày, cô nghĩ cả nhóm đang trù định, tiến hành và hy vọng trong sự bất định – trong sự rủi ro nếu công lao mọi người biến thành công cốc.
Tuy nhiên Enscombe bằng lòng tuy không bằng mặt. Hiển nhiên là nhà Churchill không vui vì nah muốn lưu lại thêm, nhưng họ vẫn không ngăn cản anh. Sau khi cảm thấy an tâm, một ước muốn thường kéo theo một ước muốn khác: Emma bắt đầu bực mình vì thái độ lãnh đạm của anh Knightley. Hoặc vì anh không muốn khiêu vũ hoặc anh không được hỏi ý kiến về kế hoạch, anh cho biết mình không quan tâm, không muốn tò mò và không thấy vui.
Emma chỉ nghe anh nói:
-       Được rồi. Nếu nhà Weston nghĩ bao nhiêu công lao cũng đáng để đánh đổi lấy vài giờ tiêu khiển ồn ào thì an không có gì phải chống đối, nhưng họ không nên nghĩ họ sẽ tạo thú vui cho anh. À vâng, anh phải đến, anh không thể từ chối, anh sẽ cố tránh buồn ngủ nếu có thể được, nhưng anh phải thú nhận là thật sự mình muốn ở nhà, xem qua sổ sách hàng tuần của William Larkins. Vui gì mà xem khiêu vũ! Anh thì không, anh không bao giờ ngắm nhìn, anh không biết có ai nhìn không. Anh nghĩ nghệ thuật khiêu vũ chính nó là phần thưởng, giống như đức tính. Người bàng quan đứng ngoài thường là đang nghĩ đến chuyện khác.
Emma nghĩ câu này nhắm đến mình, và cô rất bực.
Tuy nhiên, khi anh tỏ ra thờ ơ hoặc khinh miệt tức là anh không có ý lấy lòng Jane Fairfax, anh không bị cảm nghĩ của cô dẫn dắt khi bài xích buổi dạ vũ vì chính cô này tỏ ra thích thú với ý tưởng này. Jane trở nên sôi nổi – cởi mở thì đúng hơn – cất tiếng:
-       Cô Woodhouse ạ, tôi mong buổi dạ vũ không có gì trở ngại, nếu không thật là đáng tiếc! Tôi mong chờ đến ngày này với niềm vui vô bờ.
Thế nên, Hy Lạp phải vì chiều theo Jane Fairfax mà anh muốn ở bên cạnh William Larkins. Không ! Emma càng lúc càng tin rằng chị Weston đã đoán sai về chuyện này. Anh đã bày tỏ nhiều tình cảm thân hữu và  trắc ẩn – nhưng không phải là tình yêu.
Hỡi ôi! Chẳng bao lâu cô không còn rảnh rỗi mà tranh luận với anh Knightley. Hai ngày an tâm vu ivẻ được tiếp nối ngay sau đó là sự sụp đổ tất cả. Một lá thư của ông bác Churchill thúc giục đứa cháu phải trở về ngay. Bà Churchill ngã bệnh quá nặng nên cần có anh hiện diện kế bên. Ông bác cho biết bà đã yếu, hai ngày trước nhiều lúc biên thư cho đứa cháu, nhưng vì vẫn muốn giấu giếm như lệ thường và có thói quen không nghĩ đến mình, bà đã không nói ra. Nhưng bây giờ, khi bệnh tình nặng thêm, bà khẩn khoản anh trở về Enscombe ngay lập tức.
Chị Weston vội viết tin báo cho Emma biết về nội dung lá thư. Việc anh phải trở về là không tránh được. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh phải đi dù không hề cảm thấy lo lắng cho bà bác. Anh biết rõ về bệnh tật của bà: không bao giờ có bệnh gì cả, đấy chỉ là cái cớ vì lợi ích của bà.
Chị Weston thêm là anh chỉ dành thời giờ vội vàng đi Highbury sau bữa ăn sáng để giã từ vài người quen biết, rồi anh có thể đến Hartfield ngay sau đó.
Tin báo của chị Weston chấm dứt bữa ăn sáng của Emma. Sau khi đọc qua một lần, Emma chỉ than thở. Mất đi buổi dạ vũ – mất đi anh trai trẻ - và tất cả những gì anh đang cảm nhận! thật là tệ hại! đáng lẽ phải là một buổi tối thật thích thú! Mọi người sẽ thật vui! Cô và anh bạn nhảy của cô sẽ là cặp vui nhất! cô chỉ còn biết tự an ủi khi nghĩ thầm "Mình đã nói sự thể sẽ như thế này".
Cảm nghĩ của bố cô thì khá khác biệt. Ông chủ yếu nghĩ về cơn bệnh của bà Churchill và muốn biết bà được chữa trị như thế nào, còn về buổi dạ vũ, ông thấy sốc khi Emma thất vọng, nhưng tất cả sẽ được an toàn hơn khi ở nhà.
Emma đã sẵn sàng trước khi anh đến. Vẻ mặt buồn rầu của anh chuộc lại phần nào việc anh phải hấp tấp ra đi. Anh hầu như không thể nói nên lời. Vẻ thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt anh. Anh ngồi im lặng một lúc rồi chìm đắm trong suy nghĩ, rồi mới nói:
-        Trong số những việc kinh khiếp, từ giã là việc tệ hại nhất.
Emma nói:
-       Nhưng anh sẽ quay lại. Đây không phải là chuyến đi Randalls duy nhất.
-       À! – anh lắc đầu – tôi không chắc khi nào sẽ quay lại! tôi sẽ cố! đấy sẽ là mục tiêu của tất cả tâm tư và mối quan tâm của tôi ! và nếu mùa xuân này hai bác của tôi đi thành phố .. Nhưng tôi e…mùa xuân rồi họ không đi…tôi e họ không còn thói quen ấy nữa.
-       Buổi dạ vũ của chúng ta sẽ phải bị huỷ bỏ.
-       À! Buổi dạ vũ ấy ! tại sao ta phải chờ đợi ? Tại sao không nắm bắt ngay cơ hội? Đã  bao nhiêu lần hạnh phúc bị huỷ hoại vì lo chuẩn bị, việc chuẩn bị ngu xuẩn! cô đã nói với chúng tôi sự thể sẽ như vậy. Ôi chao ! Cô Woodhouse ạ, tại sao cô luôn đúng như thế ?
-       Thật ra tôi thấy tiếc khi mình đã đúng trong trường hợp này. Tôi thà được vu ivẻ còn hơn là khôn ngoan.
-       Nếu tôi có thể trở lại, chúng ta vẫn có thể tổ chức dạ vũ. Bố tôi hứa chắc như thế . Xin đừng quên lời hứa của cô .
Emma tỏ ra độ lượng .
Anh tiếp :
-       Quả thật là hai tuần đáng nhớ ! mỗi ngày đều đáng quý và thích thú hơn ngày trước ! Mỗi ngày đều khiến tôi thấy yêu mến nơi này hơn bất kỳ nơi nào khác . Quả là hạnh phúc cho những người ở lại Highbury !
Emma cười to :
-       Vì anh đã ngợi khen đủ rồi , bây giờ tôi xin hỏi, lúc mới đến anh có thấy hồ nghi chút nào không ? Có đúng là chúng tôi vượt quá mong đợi của anh không ? Tôi tin là đúng. Tôi tin ban đầu anh không nghĩ sẽ mến chúng tôi . Nếu anh có thiện cảm với Hartfield từ trước thì anh sẽ không phải mất thời gian lâu mới đến .
Anh cười và dù anh có ý phủ nhận, Emma cho rằng sự thật là như cô nghĩ.
-       Anh phải đi sáng nay thật sao ?
-       Vâng. Bố tôi sẽ đến đây , chúng tôi sẽ cùng về nhà rồi tôi đi ngay. Tôi e ông ấy sẽ đến đây bất cứ lúc nào.
-       Anh không thể dành ra năm phút cho cô Fairfax và chị Bates được sao ? Quả là không may ! đầu óc mạnh mẽ hay biện luận của chị Bates có thể củng cố tinh thần anh.
-       Vâng. Tôi đã đến đấy. Khi đi ngang qua nhà họ, tôi nghĩ tốt hơn nên ghé vào. Dấy là việc làm đúng. Tôi định ghé vào ba phút rồi phải ngồi lâu hơn vì chị Bates đi vắng, nên tôi nghĩ không thể nào không chờ cho đến khi chị ấy trở về. Chị ấy là một phụ nữ mà người ta có thể cười cợt, mà người hẳn cười cợt, nhưng không nên khinh rẻ. Tôi nghĩ ta nên vào thăm, và rồi ….
Anh ngập ngừntg, đứng dậy, bước đến khung cửa sổ. Anh nói :
-       Tóm lại là, có lẽ…cô Woodhouse…tôi nghĩ cô hẳn đã hồ nghi…
Anh nhìn cô như thể muốn đọc ý nghĩ của cô . Cô không biết nói gì. Xem dường đây là bước mào đầu có điều gì đấy thật nghiêm túc mà cô không mong muốn. Vì thế, cố gắng, cất tiếng để mong lảnh tránh, cô nhẹ nhàng nói :
-       Anh nghĩ đúng, lẽ tự nhiên là anh nên vào thăm, rồi …
Anh im lặng. Cô tin anh đang nhìn cô , có lẽ đang suy ngẫm về điều cô vừa nói và cố thấu hiểu . Cô nghe anh thở dài. Lẽ tự nhiên là anh có lý do để thở dài. Anh không thể tin rằng cô đang khích lệ anh. Một khoảnh khắc lúng túng trôi qua, anh lại ngồi xuống, rồi trongthái độ cả quyết hơn, anh sống :
-       Có cái gì đó khiến tôi cảm nhận rằng tôi có thể dành cả quãng đời còn lại của mình cho Hartfield. Tâm tư của tôi đối với Hartfield thật là nồng nàn…
Anh ngưng, lại đứng lên, và lộ vẻ bối rối. Anh đã yêu cô hơn là cô nghĩ, và nếu bố cô không xuất hiện, ai có thể biết được chuyện này sẽ kết thúc ra sao ? Ông Weston đi theo, và anh bắt buộc phải trấn tĩnh lại.
Chỉ cần vài phút là qua thử thách. Ong Weston rất nhanh nhẹn khi phải xử lý sự việc và không muốn trì hoãn chuyện không vừa ý khi không thể tránh được, nên ông không thể dự đoán có việc gì đáng ngờ đang xảy ra, chỉ nói :
-       Đã đến lúc phải đi.
Chàng trai trẻ phải nghe theo, và giã từ . Anh nói :
-       Tôi sẽ được an ủi khi nhận được tin tức của mọi người . Tôi sẽ quan tâm đến mọi việc xảy ra ở đây . Tôi đã nhờ bà Weston giữ liên lạc với tôi . Bà đã tử tế mà hứa với tôi . Ôi chao ! Ân sủng của một thông tín viên phụ nữ, khi người ta chỉ thật sự quan tâm đến người vắng mặt ! bà ấy sẽ kể cho tôi nghe mọi chuyện . Qua thư từ của bà ấy tôi sẽ cảm thấy gần gũi trở lại với Highbury.
Một cái bắt tay rất thân tình, một câu « Xin giã từ « chấm dứt lời tâm sự, rồi cánh cửa đóng lại sau khi anh đi ra. Ngắn ngủi thay tin báo, ngắn ngủi thay cuộc gặp gỡ, anh đã ra đi, Emma cảm thấy buồn vì chia tay. Cô dự đoán việc anh ra đi là sự mất mát to lớn cho xã hội bé nhỏ ở đây , nên cô e mình sẽ nuối tiếc quá mức và vương vấn quá mức. Dấy là một sự thay đổi buồn . Từ lúc anh đến , hai người đã gặp nhau hầu như hàng ngày. Sự hiện diện của anh ở Randalls đã mang đến tinh thần phấn khởi trng hai tuần vừa qua. Nỗi mong chờ gặp anh mỗi buổi sáng được đền đáp bằng lòng săn đón của anh, nét sống động của anh, tư cách của anh ! mười lăm ngày trôi qua là những ngày hạnh phúc, thật là buồn khi phải trở lại cuộc sống bình thường ở Hartfield. Dể hoàn tất mọi điều tốt lành khác , anh gần như nói ra rằng anh yêu cô . Tình yêu của anh mãnh liệt hoặc bền lâu như thế nào là chuyện khác , nhưng hiện tại cô không thể ngờ vực tình ý nồng nàn và mối quan tâm có ý thức của anh đối với cô và nghĩ hẳn cô đã một thoáng yêu anh, dù trước giờ cô đã có chủ định ngược lại.
Cô nghĩ thầm « mình hẳn đã yêu. Cảm giác bồn chồn buồn chán, ngu xuẩn như thế này, không con muốn nghĩ làm việc gì và cảm thấy mọi thứ trong ngôi nhà đều tẻ nhạt và vô vị. Mình hẳn đã yêu. It nhất trong vài tuần. Thôi được ! chuyện không hay cho người này là chuyện tốt cho người kia. Sẽ có nhiều người tiếc nuối cho buổi dạ vũ nếu không cho Frank Churchill, nhưng anh Knightley sẽ vui. Anh ấy có thể gần ông William Larkins thân thuộc của anh ấy cả buổi tối nếu muốn « .
Tuy nhiên anh Knightley không ra vẻ vui trong chiến thắng. Anh không thể nói rằng theo ý kiến của mình anh lấy làm tiếc, vì nếu nói thì vẻ tươi vui của anh lại tỏ ra mâu thuẫn. Nhưng anh nói rằng anh lấy làm tiếc vì thấy nhiều người thất vọng, và với vẻ ân cần, anh thêm :
-       Em Emma ạ, em đã có quá ít cơ hội khiêu vũ mà bây giờ lại không may, em quả là không may !
Vài ngày sau, Emma đi gặp Jane Fairfax để xem cô có tiếc nuối thật sự hay không , và thấy thái độ điềm tĩnh của Jane thật là đáng ghét. Tuy nhiên, Jane đang bị bệnh, khiến cho dì cô bảo rằng dù cho có buổi dạ vũ, cô cháu hẳn không thể tham dự. Kể cũng nên lượng thứ mà cho rằng thái độ hờ hững không hợp thời là do tình trạng suy nhược trong cơn bạo bệnh.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:43:13 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13


Emma tiếp tục tin rằng mình đã yêu, ý nghĩ của cô chỉ thay đổi ở chỗ tình yêu này sâu đậm đến mức nào. Ban đầu cô nghĩ đấy là nồng nàn, rồi sau đấy cho rằng chỉ là thoáng qua. Cô rất vui khi nghe Frank Churchill nói chuyện, và vì anh , càng cảm thấy vui hơn bao giờ khi gặp hai vợ chồng Weston. Cô thường nghĩ về anh và nôn nóng dctin của anh qua một lá thư để được biết anh ra sao, tinh thần anh như thế nào, bà bác bệnh tình ra sao và liệu anh có cơ hội trở lại Randalls vào mùa xuân hay không . Nhưng mặt khác, cô không thể tự nhận mình đang buồn hoặc , sau ngày đầu tiên , đang chán làm việc. Cô vẫn có vẻ bận bịu và vui tươi. Dù anh là người dễ mến, cô vẫn có thể nhận ra khuyết điểm của anh. Hơn nữa ,dù có nghĩ nhiều đến anh, và khi cô ngồi vừa làm việc vừa suy nghĩ ra hàng nghìn cách thức để tiếp tục và chấm dứt mối tình, mường tượng những mẩu đối thoại vui,và vẽ vời những bức thư đầy tình cảm – sau mỗi một việc kết luận của cô là vẫn muốn từ khước anh. Tình yêu giữa hai người sẽ hạ xuống mức tình bạn. Mọi ý tình trièu mến và thu hút là để đánh dấu sự chia tay giữa hai người , nhưng họ vẫn phải chia tay. Khi nghĩ về điều này, cô chợt nhận ra mình đã không thể yêu sâu đậm, bởi  vì dù cho đã có chủ định không bao giờ sống xa ông bố, không bao giờ kết hôn, một tình yêu mãnh liệt chắc chắn đã dày vò tinh thần cô mạnh hơn .
Cô nghĩ thầm ‘Mình thấy không thể dùng từ hy sinh . Trong những lời đối đáp khôn ngoan của mình đã không có ngụ ý gì cho thấy phải hy sinh. Anh ấy không thật sự cần thiết để tạo hạnh phúc cho mình. Thế thì càng tốt . Mình sẽ không tự thuyết phục phải cảm nhận hơn mức mình cảm nhận được . Mình chỉ một thoáng yêu đương thôi. Mình sẽ lấy làm tiếc nếu yêu sâu đậm thêm »
Nói chung, cô thấy hài lòng với ý tình của anh.
Cô nghĩ thầm « anh ấy chắc chắn đã yêu tha thiết, mọi chuyện đều thể hiện rất tha thiết. Khi anh ấy đến một lần nữa , nếu anh ấy vẫn còn yêu, mình phải dè chừng và không khích lệ anh. Nếu không làm thế thì không có gì biện minh được, vì mình đã quyết chí. Không phải do mình tưởng tượng ra anh ấy nghĩ trước giờ mình có ý khích lệ. Không , nếu anh ấy tin mình có ý đáp ứng, anh đã không tỏ vẻ buồn rầu đến thế. Nếu anh ấy nghì anh được khích lệ, dáng vẻ và ngôn từ của anh khi giã từ hẳn phải khác đi. Tuy thế, mình phải đề phòng. Dấy là nếu anh vẫn trung kiên trong tình yêu, nhưng mình không nghĩ thế, mình không mong anh nhất quán hoặc bền chí. Tâm tình của anh là nồng nàn, nhưng mình nghĩ có thể thay đổi. Xét qua mọi điều, mình thấy mừng là đã không mang hạnh phúc của mình ra đánh đố. Sau một thời gian, mình sẽ lấy lạithăng bằng, và rồi những ngày tươi đẹp sẽ qua đi, vì người ta nói ai cũng yêu một lần trong đời, và rồi mình sẽ được buông tha dễ dàng ».
Khi được thư anh viết cho chị Weston, cô đọc với niềm vui và ngưỡng mộ. Thoạt tiên, cô lắc đầu vì nghĩ mình đã đánh giá thấp cảm xúc của mình. Anh viết dài với ngônfr chuẩn mực, thuật lại chuyến đi và tâm tư của anh, biểu lộ mọi  niềm thương mến, cảm kích và tôn trọng theo cung cách tự nhiên. Không có sáo ngữ để cáo lỗi hoặc bày tỏ âu lo, đấy là ngôn từ của cảm xúc thật sự đối với chị Weston. Anh cũng nói đến sự chuyển biến từ Highbury đến Enscombe, đề cập sơ qua sự tương phảnbet hai nơi về đời sống giao tiếp hoặc cho biết anh cảm nhận sâu sắc như thế nào, và đáng lẽ anh phải nói thêm như thế nào nhưng phải kiềm chế cho đúng mực.
Anh không quên nhắc đến tên cô , cô Woodhouse được viết ra vài lần, mỗi lần đều liên quan đến điều gì đấy làm cho cô hài lòng, hoặc khen cô có óc thưởng ngoạn hoặc nhớ đến lời nói của cô . Đến lần cuối, tuy anh viết theo cách giản đơn nhưng cô vẫn nhận ra ảnh hưởng của mình và lời tán dương trong thư. Thêm những dòng chữ viết nén vào một góc thấp « Như bà biết , ngày thứ Ba, tôi không có thời giờ rảnh để đến gặp cô bạn bé nhỏ xinh xinh của cô Woodhouse. Xin bà cho tôi gửi lời cáo lỗi và giã biệt cô ấy « . Emma tin rằng tất cả lời này là dành riêng cho mình. Anh chỉ nhớ đến Harriet như là người bạn của cô . Tin tức về Enscombe không tê hơn hoặc xấu hơn dự đoán : bà Churchill đang bình phục, và anh chưa dám xác định khi nào sẽ trở lại Randalls lần nữa .
Khi trả lại lá thư cho chị Weston, Emma nhận thấy tuy nội dung lá thư làm cho cô hài lòng, ý tình của anh không tỏ ra nồng nàn bền chặt, nên cô nghĩ mình có thể sống mà không có tác giả lá thư và anh có thể sống mà không có cô, ý cô vẫn không đổi: vẫn muốn từ chối anh và bây giờ còn trù định mang đến cho anh niềm an ủi một hạnh phúc. Anh đã nhắc đến Harriet và câu "cô bạn bé nhỏ xinh xinh" khiến cho cô nảy ra ý tưởng là Harriet thay thế cô trong tình cảm của anh. Liệu có thất bại không? Không .đúng là Harriet thua kém anh về mặt kiến thức, nhưng anh đã có ấn tượng với gương mặt khả ái và tính nết đơn giản của cô bé, và cô bé được thuận lợi về mặt gia thế và quan hệ.
Emma nghĩ thầm "Mình không nên vương vào chuyện này. Mình không nên nghĩ tới nó. Ức đoán rằng thế là nguy hiểm. Nhưng chuyện lạ lùng vẫn xảy ra. Khi chúng ta còn nghĩ về nhau nữa, đấy sẽ là cách chúng ta xác nhận tình bạn vô tư thật sự mà chúng ta có thể vui lòng đón nhận".
Cảm thấy thoả nguyện cho Harriet là đúng tuy rằng tốt hơn là để cho vọng tưởng tự phát huy, bởi vì có sự việc tệ hại. Vì lẽ người ta đã chuyển sự chú ý từ việc hứa hôn của anh Elton sang chuyến thăm viếng của Frank Churchill, bây giờ khi Frank Churchill đã ra đi, chuyện anh Elton trở lại trên đầu môi trót lưỡi của mọi người o Highburry, anh đã định ngày cử hành hôn lễ. Chẳng bao lâu, anh sẽ trở về với họ, lần này có thêm cô dâu. Sau khi bàn tán về lá thư thứ nhất từ Enscombe, người ta quay sang "Anh Elton và cô dâu" và quên bẵng Frank Churchill. Emma cảm thấy chán ngán khi nghe chuyện. Cô đã có ba tuần lễ được nhẹ nhàng và lánh xa anh Elton, còn tâm tư của Harriet đang dần ổn định. Khi họ lo tổ chức buổi dạ vũ của ông Weston, không ai chú tâm đến chuyện gì khác, nó bây giờ rõ ràng là Harriet không giữ được tĩnh tâm với những gì sắp xảy ra – cỗ xe cuới, hồi chuông giáo đường và mọi việc khác.
Harriet tội nghiệp đang bị xáo động tinh thần, cần được Emma dẫn giải, xoa diụi và chăm chút. Emma nghĩ rằng mình không thể làm được nhiều cho cô bé, rằng Harriet cần khéo léo và nhẫn nhục, nhưng khó cứ thuyết phục mãi mà không tạo ra kết quả nào, khó được đồng tình khi ý kiến hai người không giống nhau.
Harriet lắng nghe một cách thụ động, rồi nghĩ "Đúng là thế, đúng như cô Woodhouse đã diễn tả, không đáng để bận tâm, mình không nên nghĩ ngợi nữa". Nhưng cô không thể nghĩ đến việc khác, rồi chỉ nửa giờ sau cô lại xao động vì nhà Elton như trước.
Cuối cùng Emma tìm luận cứ khác.
-       Harriet ạ, khi em càng bận tâm và khổ sở vì việc anh Elton kết hôn thì chị càng tự trách mình thêm. Chị biết đấy là do lỗi của chị. Em nên biết chị vẫn chưa quên điều ấy. Khi tự dối mình, chị đã làm việc tệ hại là dối em, và chị vẫn mãi chịu dằn vặt. Đừng nghĩ chị đang quên.
Harriet xúc động đến nỗi chỉ thốt lên ít tiếng cảm thán.
Emma tiếp tục:
-       Chị khuyên em tự vực mình lên không phải là vì chị; nghĩ ít hơn và nói ít hơn về anh Elton không phải vì chị mà vì em. Chị mong mỏi như thế vì có những việc quan trọng hơn sự thoải mái của chị: tập tự chủ, nghĩ về bổn phận của em, giữ mình cho đúng mức, tránh để người khác nghi ngờ về mình, giữ gìn sức khoẻ, và lấy lại an bình trong tâm hồn, đấy là những động lực mà chị muốn em theo đuổi. Đấy là quan trọng, và chị lấy làm tiếc vì em không thấy là quan trọng. Việc tránh cho chị dằn vặt chỉ là thứ yếu. Chị muốn em tránh cho em khỏi khổ sở. Chị hy vọng em không quên mình phải làm gì.
Lời kêu gọi đến niềm thương yêu của cô bé có hiệu quả hơn bất kỳ việc gì khác, ý nghĩ mình thiê'như cảm kích và suy xét đối với cô Woodhouse – người mà Harrriet rất yêu mến – khiến cho cô bé cảm thấy khổ sở trong một thời gian, và khi bình tĩnh lại cô nhận ra đúng sai.
-       Chị, người bạn thân nhất trong đời em, mà em lại thờ ơ! Không có ai được như chị! em quan tâm đến chị hơn bất cứ ai khác ! Ôi chao! Chị Woodhouse, em đã phụ lòng chị!
Những ngôn từ như thế, cộng thêm mọi dáng vẻ và cử chỉ, làm cho Emma thương mến Harriet hơn bao giờ hết, càng trân trọng tình cảm của Harriet hơn bao giờ.
Sau đấy , cô tự nhủ "Không có gì cuốn hút bằng con tim thuỳ mị. Con tim nồng nàn và hiền hoà, cùng với tính cách có tình cảm và cởi mở, còn tốt hơn là cái đầu thông suốt. Chính vì có con tim hiền hoà mà ông bố thân yêu của mình được nhiều người thương mến, mà ông dồn tình thương cho Isabella. Mình không được như Isabella, nhưng mình biết đánh giá cao và tôn trọng ông. Harriet còn khá hơn mình về sự cuốn hút. Harriet thân yêu! Chị không muốn đánh đổi em cho người bạn gái có tinh thần tỉnh táo nhất, tầm nhìn xa nhất và óc phán đóan nhất. Ôi chao! Cái cô Jane Fairfax lãnh đạm! Harriet đáng giá gấp trăm lần. Cô bé sẽ là một người vợ đáng quý, vợ của một người nhạy cảm. Mình không muốn nêu ra tên ai, nhưng người chọn Harriet thay cho Emma sẽ được hạnh phúc".
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:44:00 | Chỉ xem của tác giả
Chương 14


Cô Elton xuất hiện lần đầu tiên ở nhà thờ. Tuy tinh thần mộ đạo  bị xáo trộn, tính hiếu kỳ của thiên hạ vẫn không được thoả mãn khi chỉ quan sát cô dâu ngồi ở hàng ghế hành lễ. phải chờ sau khi thăm viếng qua lại theo xã giao mới xác định được có phải đúng là cô thật xinh, hoặc khá xinh, hoặc chả xinh gì cả.
Không đến nỗi hiếu kỳ mà chỉ do tính kiêu hãnh hoặc mực thước, Emma không muốn là người cuối cùng đến gặp cô Elton. Emma có chủ ý cho Harriet đi cùng, nói rằng để chuyện buồn đi qua càng nhanh càng tốt.
Emma không thể bước vào ngôi nhà ấy lần nữa, ngồi trong gian phòng ấy lần nữa nơi ba tháng trước đây cô đã dùng mưu mẹo giả vờ cột lại sợi dây giày, mà không hồi tưởng. Hàng nghìn ý nghĩ phiền toái sẽ trở lại: những lời khen tặng, trò đố chữ, những sai lầm tệ hại. Không nên cho rằng Harriet không nhớ đến, nhưng cô bé trấn tĩnh khá giỏi, chỉ nhợt nhạt một chút và im lìm. Chuyến viếng thăm diễn ra ngắn ngủi vì tâm trạng bối rối và bận rộn, đến nỗi Emma không thể có ý kiến kết luận về cô Elton và không có cơ hội cho ý kiến ngoài cách nói tầm phơ như "ăn mặc thanh lịch, rất dễ nhìn".
Emma không thật sự thích cô Elton, Emma không vội tìm khuyết điểm, nhưng nghĩ không có vẻ thanh lịch – cởi mở thì có nhưng không thanh lịch. Cô nhận thấy với tư cách một phụ nữ trẻ, một người xa lạ, một cô dâu, thì cô Elton quá cởi mở. Ngoại hình cô trong khá đẹp, gương mặt không phải là không xinh, nhưng dáng vẻ giọng nói, cử chỉ thì không thanh lịch.
Còn về anh Elton, thái độ của anh không có vẻ, nhưng không, cô không muốn kết luận quá vội vã về thái độ của anh. Một chú rể lúc nào cũng  bối rối  khi tiếp khách đến thăm xã giao, nên cần độ lượng với anh. Cô dâu được lợi hơn, có thể nhờ lụa là và tính cả thẹn, trong khi chú rể chỉ trông cậy vào ý thức. Khi xét đến việc anh Elton đang ngồi trong cùng một gian phòng với người mà anh vừa cưới, thêm người mà anh đã muốn cưới, thêm người đã được trông chờ anh sẽ cưới, Emma nghĩ lẽ tự nhiên là anh trông không được linh lợi và thoải mái.
Sau khi họ ra về, chờ mãi không nghe chị bạn mình nói gì, Harriet đành nói:
-       À chị Woodhouse, - cô thở dài – Chị nghĩ  gì về cô ấy ? Cô ấy trông có hấp dẫn không ?
Câu trả lời của Emma có chút ít lưỡng lự:
-       À, rất…rất dễ mến…
-       Em nghĩ cô ấy đẹp, khá đẹp.
-       Ăn mặc rất đẹp, chiếc áo đó trông khá thanh lịch.
-       Em nghĩ không lạ gì mà anh ấy yêu cô.
-       Ôi chao! Không, không có gì lạ cả. Cô ấy có gia sản khá, thế là hợp với anh.
-       Em dám nói… - Harriet lại thở dài – Em dám nói cô ấy rất yêu anh.
-       Có lẽ, nhưng không phải anh nào cũng cưới được người yêu mình nhất. Có lẽ cô Hawkins mong mỏi một tổ ấm, và nghĩ cô có điều kiện để đạt được.
Harriet sôi nổi nói:
-        Vâng, đúng thế, không ai khác có điều kiện tốt hơn. Em thành thực mừng cho hai người. Và bây giờ, chị ạ, em không ngại gì mà gặp lại họ. Khi đã kết hôn, anh ấy trở thành con người khác. Chị ạ,  chị không cần phải lo lắng, em có thể ngồi nhìn anh ấy mà không khổ sở gì cả. Thấy anh không bỏ phí cuộc đời mà an tâm! Cô ấy có vẻ là một phụ nữ quyến rũ, xứng đôi với anh ấy. Một người hạnh phúc!
Khi hai vợ chồng Elton đến thăm trả lễ, Emma đã có chủ định. Cô có thể quan sát họ mà có xét đoán đúng hơn. Vì lẽ Harriet không có mặt ở Hartfield còn ông bố bận tiếp anh Elton, cô có khoảng mười lăm phút trò chuyện với vợ anh. Mười lăm phút đủ cho thấy rằng vợ anh là một phụ nữ phù phiếm, rất tự mãn và nghĩ mình là quan trọng, muốn tự đề cao nhưng qua thái độ cho thấy không được giáo dục tốt, rằng tất cả ý tưởng của cô là do từ một giai cấp và từ một cách sống, rằng nếu cô không phải ngu xuẩn thì là kém hiểu biết, và rằng chắc chắn những mối giao tiếp của cô sẽ không có lợi cho anh Elton.
Harrriet hẳn xứng đôi với anh hơn, nếu không được khôn ngoan, cô bé vẫn có thể làm cầu nối cho những quan hệ tốt cho anh. Đàng này, cô Hawkins chỉ là người nổi nhất trong gia tộc cô này. Ông anh rể sống gần Bristol là niềm tự hào của họ, còn vị thế và các cỗ xe là niềm tự hào của ông ta.
Chủ đề trao đổi đầu tiên là Maple Grove, như cô Hawkins nói là "nơi cư trú của anh Suckling tôi", ý so sánh giữa Hartfield và Maple Grove. Nông trang Hartfield nhỏ nhưng ngăn nắp và xinh đẹp, ngôi nhà trông hiện đại và khang trang. Cô Elton tỏ vẻ có ấn tượng với gian phòng rộng, cửa ra vào, và tất cả những gì cô có thể trông thấy hoặc tưởng tượng. Rất giống như Maple Grove! Cô thấy ấn tượng vì hai nơi trông giống nhau! Gian phòng này có hình dạng và kích thước như phòng buổi sáng ở Maple Grove, là phòng mà người chị thích nhất. Rồi cô kêu đến anh Elton để được phụ hoạ, và nói mình tưởng như đang ngồi ở Maple Grove.
Cô Hawkins nói:
-       Còn cầu thang, cô biết không, khi tôi bước vào đây, tôi nhận thấy giống như cầu thang đàng ấy, cũng cùng vị trí trong ngôi nhà. Tôi rất lấy làm lạ! Cô Woodhouse ạ, tôi rất thích cầu thang như thế này, làm cho tôi nhớ đến Maple Grove mà tôi rất yêu mến. Tôi đã trải qua nhiều tháng hạnh phúc ở đấy!
Cô thở dài một cách đầy tình cảm rồi nói tiếp:
-       Đúng đấy là một nơi chốn quyến rũ. Ai đã thấy qua đều có ấn tượng về vẻ đẹp ở đó, nhưng đối với tôi, đấy là quê nhà ấm cúng. Cô Woodhouse ạ, mỗi khi cô chuỷên dịch nơi chốn như tôi, cô sẽ hiểu mình vui thích đến thế nào khi gặp cái gì đó giống như cái mình đã  bỏ lại đàng sau. Tôi luôn nói rằng đấy là một trong những bất lợi của hôn nhân.
Emma cố đáp lời nhẹ nhàng, nhưng như thế cũng đủ cho cô Elton vốn thích mình nói cho mình nghe.
-       Thật giống Maple Grove! Mà đấy không chỉ là ngôi nhà. Theo tôi nhận xét thì khung cảnh cũng giống. Những cây nguyệt quế ở Maple Grove cũng sum suê như ở đây, và tán lá cũng khá giống – phủ rộng mặt sân cỏ. Tôi nhìn thoáng qua một cây to đẹp, với băng ghế chung quanh đúng như trong đầu tôi nghĩ đến ! Anh chi .của tôi sẽ mê thích chốn này. Những người có vườn cây cảnh rộng luôn được vui với những gì có cùng kiểu.
Emma nghĩ tâm tư này là không chân thật. Cô biết người có vườn cây cảnh rộng không cần biết đến vườn cây cảnh của bất kỳ ai khác, nhưng cô thấy không đáng chỉ trích sai sót thô thiển như thế, nên chỉ trả lời:
-        Khi cô nhìn thấy thêm vùng này, tôi e cô sẽ nghì là đã nói quá đáng về Hartfield. Surry có đầy những cảnh đẹp.
-       À  vâng, tôi biết. Người ta gọi đấy là khu vườn của nước Anh, như cô đã biết. Surry là khu vườn của nước Anh.
-       Vâng, nhưng chúng ta không nên tự mãn vì điều ấy. Tôi tin có nhiều vùng cũng được gọi là khu vườn của nước Anh, giống Surry.
Với nụ cười tự đắc, cô Elton trả lời:
-       Không, tôi nghĩ không phải. Tôi chưa từng biết có hạt nào ngoại trừ Surry được gọi như thế.
Emma im lặng.
Cô Elton tiếp:
-       Anh chị tôi hứa sẽ đến thăm chúng tôi vào mùa xuân, hoặc chậm lắm là vào mùa hè, và đấy sẽ là lúc chúng tôi đi du lịch khám phá. Khi họ đến đây, chúng tôi sẽ du lịch khám phá khắp nơi. Dĩ nhiên là họ sẽ có cố xe lớn đủ để chở bốn người, vì thế không cần đến xe của của chúng tôi cũng đủ khám phá những cảnh đẹp. Vào mùa xuân và mùa hè, họ ít khi đi bằng xe ngựa nhỏ của họ. Khi gần đi, tôi sẽ yêu cầu họ dùng cỗ xe lớn, tiện lợi hơn. Cô Woodhouse ạ, như cô biết, khi người ta đến vùng đẹp như thế này dĩ nhiên là người ta muốn tham quan càng nhiều càng tốt và anh Suckling rất mê du lịch khám phá . Vào mùa hè qua, chúng tôi đã đi King'sợ - Weston hai lần theo cách ấy, thật là thích, ngay sau khi có cỗ xe lớn đầu tiên. Tôi đoán cô có nhiều nhóm đi du lịch khám phá như thế ở đây, có phải thế không hở cô Woodhouse?
-       Không, ở ngay vùng này thì không có. Chúng tôi thích đi xa hơn để tham quan cảnh đẹp nổi tiếng có sức quyến rũ những người đam mê khám phá như cô nói. Ở đây là những người trầm lặng, phần lớn thích ở nhà thay vì đi chơi nhiều đây đó.
-       À, không gì bằng ở nhà để được thoải mái. Không ai gắn bó với cuộc sống trong nhà như tôi. ở Maple Grove, người ta ai cũng biết thế. Nhiều lần, mỗi khi chuẩn bị đi Bristol, Selina đều nói "Tôi không thể kéo cô ấy ra khỏi nhà. Tôi rất muốn đi dù ghét bị gò  bó torng cỗ xe mà không có bạn đồng hành, nhưng Augusta vì có sở thích riêng mà không bao giờ chịu bước chân ra ngoài khu vườn". Nhiều lần chị ấy nói như thế, nhưng dù vậy tôi không cổ vũ việc giam mình hoàn toàn. Trái lại, tôi nghĩ người ta không nên tự cô lập khỏi xã hội bên ngoài, mà nên hoà mình với thiên hạ theo cung cách đúng mực, không quá đáng mà cũng không quá gò bó. Tuy nhiên cô Woodhouse ạ, tôi hoàn toàn hiểu được tình cảnh của cô – cô Elton liếc nhìn qua ông Woodhouse – Sức khoẻ của ông không được tốt. Tại sao ông ấy không đi Bath? Đúng là ông ấy nên đi. Tôi có lời đề nghị với cô. Tôi cam đoan với cô là sẽ có lợi cho sức khoẻ của ông Woodhouse.
-       Trước đây, hơn một lần bố tôi đã có thử nhưng không thấy có lợi gì. Còn ông Perry, mà hẳn cô đã rõ, cho rằng bây giờ không ích gì mà đi đến đấy.
-       À, thế thì thật tiếc. Cô Woodhouse, tôi cam đoan là nếu nước ở đấy hợp với người thì sẽ giúp ích được nhiều. Khi tôi còn sống ở Bath, tôi đã thấy nhiều trường hợp như thế! Đó còn là nơi chốn tươi vui nên tôi nghĩ sẽ giúp nâng cao tinh thần ông Woodhouse, vì tôi hiểu đôi lúc tinh thần người cao tuổi có xuống thấp. Nhiều người hiểu những lợi điểm của Bath đối với giới trẻ. Vì cô sống biệt lập, cô sẽ thấy nơi này có sức hấp dẫn, và tôi có thể giới thiệu để cô giao du với những người tốt nhất ở đấy. Chỉ cần tôi biên ít chữ là cô sẽ có thêm vài bạn hữu. Bạn thân của tôi – bà Partridge, người luôn cho tôi ở nhờ mỗi khi tôi đến Bath – sẽ rất vui mà đón tiếp cô, và là người thích hợp để đưa cô đi giao tiếp.
Đến đây là những gì Emma có thể chịu đựng mà không tỏ ra thất lễ. Cứ nghĩ đến việc mang ơn cô Elton trong buổi sơ kiến – đi giao tiếp dưới quyền bảo hộ của một bà bạn của cô Elton – có lẽ là một quả phụ thô lỗ, táo tợn sống nhờ việc cho thuê phòng trọ! Đúng là phẩm giá của cô Woodhouse, của Hartfield, đã bị hạ thấp!
Tuy thế, Emma vẫn không lên tiếng phản bác, mà chỉ ngỏ lời cám ơn một cách lạnh nhạt, nói rằng nhà cô không có ý định đi Bath, và co không tin nơi ấy hợp với sức khoẻ của cô hơn là với ông bố. Và rồi, vì không muốn nghe thêm lời lẽ xúc phạm, cô chuyển sang đề tài khác:
-        Cô Elton, tôi chưa hỏi cô có thích âm nhạc hay không. Trong những trường hợp như thế này khi có người mới đến nhập cư, người ta thường tìm hiểu nét đặc sắc trước, và từ lâu Highbury đã biết cô chơi nhạc rất hay.
-       Ôi chao! Không, tôi phải phủ nhận lời khen ấy. Tôi mà chơi nhạc hay à? Trái ngược lại, cô tin tôi đi. Hãy xét xem những người nói như thế thiên vị ra sao. Tôi có cá tính yêu thích âm nhạc – rất yêu thích – và bạn bè tôi nói tôi không thiếu trình độ thưởng thức, nhưng về những mặt khác tôi phải là người chơi nhạc rất tồi. Cô Woodhouse ạ, tôi biết rõ cô chơi nhạc rất hay. Xin co tin rằng tôi rất lấy làm mãn nguyện, thoải mái và thích thú khi nghe sẽ được quen  biết với người chơi nhạc hay như cô. Tôi không thể nào sống mà không có âm nhạc. Đối với tôi, đây là điều cần thiết của cuộc sống. Sau khi đã giao du với bạn hữu rất giỏi về âm nhạc ở cả Maple Grove và Bath, bây giờ đúng là tôi phải hy sinh. Tôi thành thực nói như thế với anh E. Khi anh ấy bàn về mái ấm tương lai của hai chúng tôi, tôi e mình phải buồn vì xa những bạn hữu đó. Còn ngôi nhà không được thoải mái – anh ấy đã biết tôi quen sống ra sao – dì nhiên anh đã không vô tâm. Khi anh ấy  bàn bạc với tôi, tôi thành thực nói rằng đấy là cuộc sống mà tôi sẽ lìa bỏ - những buổi tụ họp, dạ vũ, nhạc kịch – vì tôi không ngại . Vì tôi được ơn phước có nhiều thiên bẩm, cuộc sống ấy không thiết yếu đối với tôi. Tôi có thể xoay sở mà không có nó. Đối với người không có thiên bẩm thì là chuyện khác, nhưng thiên bẩm giúp tôi được tự chủ. Còn về những gian phòng nhỏ hơn so với cuộc sống của tôi trước đây thì tôi thật sự không quan tâm. Tôi mong dù có hy sinh như thế tôi vẫn sống được. Tôi đã quen với cách sống xa hoa ở Maple Grove, nhưng tôi có sống cho anh ấy an tâm là hai cỗ xe hoặc những gian phòng rộng không phải là cần thiết để tạo hạnh phúc cho tôi. Tôi cho thế. Nhưng thành thực mà nói, tôi nghĩ mình không thể sống mà không có bạn hữu về âm nhạc. Tôi thích nghi với mọi điều kiện khác, nhưng nếu không có âm nhạc thì cuộc sống đối với tôi sẽ là trống rỗng.
Emma mỉm cười:
-       Hẳn anh Elton đã không ngần ngại mà dám trấn an cô là cư dân Highbury rất giỏi âm nhạc, và tôi mong anh ấy có thể được tha thứ vì nói quá sự thật, xét qua động cơ của lời nói dối.
-       Không phải đâu. Thâm tâm tôi không nghi ngờ gì cả. Tôi lấy làm vui với những mối quen biết mới như thế này. Tôi mong chúng ta sẽ có những buổi hoà nhạc nhỏ và hay ho với nhau. Cô Woodhouse ạ, tôi nghĩ cô và tôi sẽ thành lập một câu lạc bộ âm nhạc và tổ chức họp mặt hàng tuần ở nhà cô, hoặc nhà chúng tôi. Kế hoạch này hay đấy chứ? Tôi nghĩ chẳng bao lâu sẽ có nhiều người đồng tình. Loại hình sinh hoạt như thế là rất tốt cho tôi vì tạo cơ hội cho tôi tập dượt. Cô biết đấy. phụ nữ có gia đình thường chịu nhiều thiệt thòi. Khi đã có năng khiếu thì khó mà bỏ chơi nhạc.
-       Nhưng cô rất yêu thích âm nhạc thì hẳn phải chịu thiệt thòi chứ nhỉ?
-       Tôi mong không phải thế, nó thật sự là khi tôi nhìn quanh đám bạn bè mình thì tôi run sợ. Selina đã bỏ vắng âm nhạc – không bao giờ đụng đến đàn nữa – dù chị ấy chơi rất hay. Trong cùng hoàn cảnh là bà Jeffereys, trước đây là cô Clara Partridge – và hai ch. Em nhà Colman, bây giờ là bà Bird Cooper và bà James Cooper, và còn nhiều người nữa mà tôi không nhớ hết. Nói thật như thế đủ cho tôi hoảng sợ. Tôi thường lấy làm tức giận cho Selina, nhưng bây giờ tôi bắt đầu hiểu rằng một phụ nữ có gia đình phải chăm lo nhiều việc. Chỉ buổi sáng nay tôi đã mất cả nửa giờ chịu giam mình làm việc với gia nhân.
Emma nói:
-       Nhưng dần dà công việc sẽ đi vào nề nếp.
Cô Elton cười:
-        À, ta chờ xem.
Vì đã quyết chí từ bỏ âm nhạc, Emma không nói gì thêm.
Sau một khoảng khắc tĩnh lặng, cô Elton chọn đề tài khác:
-       Chúng tôi đã đến thăm Randalls, được gặp cả hai vợ chồng, hai người tỏ ra rất dễ mến./ tôi rất thích họ. Ông Weston tỏ ra là người tuyệt vời mà tôi rất quý. Còn chị ấy đúng là người tốt, có nét gì đó như mẹ hiền với lòng tử tế thu phục cảm tình của tôi ngay. Chị ấy là bảo mẫu của cô trước đây phải không?
Emma quá kinh ngạc nên không thể lên tiếng ngay, nhưng cô Elton không đợi câu trả lời mà nói tiếp:
-       Được biết như thế, tôi ngạc nhiên thấy chị ấy giống như phụ nữ quý phái. Nhưng chị ấy thật sự có tư cách tốt.
Emma nói:
-       Chị Weston có cách cư xử đặc biệt tốt. Tính mực thước, giản đơn và tao nhã khiến cho cách cư xử ấy trở thành mẫu mực cho bất kỳ phụ nữ trẻ nào.
-       Cô đoán xem ai đến khi chúng tôi ở đấy?
Emma cảm thấy khó hiểu. Giọng điệu như là nói đến người quen cũ: làm thế nào cô đoán được?
Cô Elton tiếp:
-       Knightley! Chính là Knightley! May mắn phải không? Bởi vì ngày nọ anh đến thăm chúng tôi thì tôi đi vắng. Trước đây tôi chưa gặp anh ấy lần nào ,thế nên tôi rất tò mò muốn biết vê` một người bạn của anh E. Anh ấy thường nhắc đến "anh bạn Knightley của anh", đến nỗi tôi nóng lòng muốn gặp anh ấy, và tôi muốn chứng tỏ đức lang quân của tôi là đúng khi nói rằng anh không có gì xấu hổ về người bạn cả. Knightley xứng đáng là quý ông. Tôi rất mến anh ấy. Tôi nghĩ anh ấy dúng là giống như một quý ông.
Vui thay, đến đây là lúc giã từ. Hai vợ chồng Elton ra về và Emma được dễ thở.
Emma thầm than van "Một phụ nữ không thể chịu nổi. Còn tệ hơn mình nghĩ. Hoàn toàn không thể chịu nổi. Knightley! Mình không thể tin được. Knightley! Trước đây chưa được gặp anh ấy lần nào mà đã gọi Knightley! Lại còn nhận ra anh ấy là quý ông! Một người mới phất, thô lỗ, cùng anh E. Của cô ta, cùng đức lang quân của cô ta, cùng gia sản của cô ta, cùng thiên bẩm của cô ta, cùng thái độ kỳ vọng hợm hĩnh và cảnh vẻ hạ cấp. Rồi còn nhìn ra Kinghtley là quý ông ! mình không nghĩ anh sẽ đáp lại lời khen và nhìn ra cô ta là quý bà. Không thể tin được! rồi còn đề xuất hợp nhau thành lập một câu lạc bộ âm nhạc! người ta có thể tưởng tượng cô ta và mình là đôi bạn tri âm! Còn ý nghĩ về chị Weston nữa! tỏ vẻ ngạc nhiên là người đã nuôi nấng mình lại giống như phụ nữ quý phái. Tệ hại và tệ hại hơn. Mình chưa bao giờ gặp người như thế. Không thể tưởng tượng được! Hartfield bị hạ thấp theo mọi cách so sánh. Ôi chao! Nếu có mặt ở đây, Frank Churchill sẽ nói với cô ta ra sao? Anh hẳn sẽ nổi giận và phân tán tư tưởng! Còn mình ở đây hiện đang nghĩ về anh. Lúc nào cũng là người đầu tiên mà mình nghĩ đến! Frank Churchill thường xuất hiện trong ý nghĩ của mình!
Những ý nghĩ tiếp nối diễn ra trong đầu óc cô, trong khi ông bố đã tiễn khách và trở vào, cô đã tập trung được đầu óc để nghe ông nói. Ông nói một cách thận trọng:
-       À con yêu ạ, xét qua việc ta chưa hề gặp cô ấy lúc trước, cô ấy xem chừng là một phụ nữ trẻ rất xịnh và ta tuổi nước ấy rất mến con\ .cô ấy nói có phần nhanh. Chỉ cần nói nhanh một tí là tai bố đã nhức nhối. Nhưng bố nghĩ mình đã giữ lịch sự. Bố không thích nghe giọng nói chói tai, và không ai nói như con và chị Taylor tội nghiệp. Tuy nhiên, cô ấy xem dường như là một phụ nữ trẻ sốt sắng có tư cách khá, và chắc chắn sẽ là người vợ tốt của anh ấy. Dù rất bố nghĩ anh ấy đừng kết hôn thì tốt hơn. Bố đã giải thích lý do tại sao không thể đi viếng họ vào dịp hạnh phúc này. Bố nói bố hy vọng sẽ đi vào mùa hè. Nhưng đáng lẽ trước đây bố phải đi. Không đi thăm cô dâu là việc thiếu sót. Ôi! Như thế cho thấy bố đã già yếu như thế nào! nhưng bố không thích đi qua khúc rẽ vào đường làng Vicarage.
-       Con tin lời tạ từ của bố được chấp nhận. Anh Elton biết rõ bố mà.
-       Đúng, nhưng một phụ nữ trẻ - một cô dâu – đấy là chuyện khác. Bố phải đi thăm cô ấy nếu có thể. Mình đã thiếu sót.
-       Nhưng bố yêu ạ, bố không quen việc tham dự hôn lễ, vì thế tại sao bố lo lắng phải đi thăm một cô dâu? Không ai khuyên bố phải làm thế. Nếu bố làm ra vẻ quan trọng thì chỉ khuyến khích thêm người kết hôn.
-       Không con ạ, bố không bao giờ khuyến khích ai kết hôn nhưng bố luôn mong tỏ phép lịch sự đối với một phụ nữ - đặc biệt là một cô dâu – mà không bao giờ nên bỏ sót. Mình đã nợ thêm cô ấy. Con yêu ạ, con biết không, một cô dâu lúc nào cũng cần có người đưa đón chăm sóc, dù cho người kia là ai.
-       Này bố ạ, nếu đấy không phải là sự khuyến khích kết hôn thì con không biết gọi là gì. Và con không bao giờ trông mong bố giăng ra cái bẫy phù phiếm với một phụ nữ trẻ như thế.
-       Con yêu, con không hiểu bố. Đây chỉ là chuyện xã giao thông thường và không liên quan gì đến việc khích lệ người ta kết hôn.
Emma đã khích lệ nó nta kết hôn. Bố cô càng thêm lo lắng và không thể hiểu cô. Đầu óc cô quay lại những hành động xúc phạm của cô Elton, và trong một thời gian dài, rất dài, cô còn vương vấn mãi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:44:38 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15


Dựa theo những gì xảy ra tiếp theo, Emma vẫn giữ nguyên quan điểm về cô Elton. Emma đã quan sát khá chính xác. Giống như lúc gặp nhau lần thứ hai, giống như mỗi khi hai người gặp lại, cô Elton vẫn thế: tự cho mình là quan trọng, tự phụ, thiếu hiểu biết, và thiếu giáo huấn. Cô Elton có vài nét xinh xắn và một ít thành tựu nhưng óc phán đoán cũng kém đến nỗi cho rằng mình được sinh ra với kiến thức ưu việt so với người khác, để khai hoá vùng còn sơ khai, rồi còn tự cho mình lúc chưa chồng giữ vị thế mà chỉ lúc có chồng càng vượt trội.
Không có lý do cho rằng anh Elton nghĩ khác vê` vợ anh. Dường như anh không chỉ hạnh phúc với cô, mà còn tự hào. Anh có vẻ tự đề cao mình đã đưa đến Highburry một phụ nữ như thế, mà ngay cả cô Woodhouse cũng chưa bằng. Phần lớn những người mà vợ anh mới quen vốn có xu hướng ngợi khen hoặc không có thói quen phê phán, noi theo gương thiện ý của bà Bates hoặc luôn cho rằng cô dâu phải là khôn ngoan và dễ mến như cô đã tự bày tỏ. Thế là họ đều hài lòng, đến nỗi lời khen ngợi của Elton lan truyền từ người này sang người khác. Cô Woodhouse không phản bác mà chỉ lặp lại nhận xét ban đầu "dễ nhìn, ăn mặc thanh lịch".
Theo một khía cạnh, cô Elton còn trở thành tệ hơn là lúc đầu. Những cảm nghĩ của cô đối với Emma đã thay đổi. Có lẽ khó chịu vì không được khích lệ để thân thiết thêm, nên đến phiên cô đổi ra lạnh nhạt và xa cách dần. Dù Emma đồng lòng với mối quan hệ như thế, cô vẫn thêm ác cảm vì chủ ý dẫn đến tình trạng này. Thái độ của hai vợ chồng Elton đều tỏ ra khó chịu với Harriet , đều có ý nhạo báng và phớt lờ cô bé. Emma đã mong Harriet chóng thoát qua khỏi cơn đau khổ, nhưng cảm nhận về hành vi như thế càng làm cho hai cô bực tức thêm. Harriet tội nghiệp đã yêu mà không so đo thắc mắc gì về điều kiện hôn nhân, còn vai trò của Emma trong vụ việc khiến cô bé trông kém cỏi và anh ta trông mềm yếu của là lý do. Dĩ nhiên cô là đối tượng cho cả hai cùng ghét bỏ. Khi hai người không còn gì để nói, họ dễ dàng quay sang đối xử tệ với cô Woodhouse, và thái độ thù nghịch mà họ không dám thể hiện công khai thì lại được thể hiện mà khinh khi cô Harriet.
Ngay từ đầu, cô Elton tỏ ra mến thích Jane Fairfax. Cô có cảm tình với một phụ nữ trẻ không phải là do ác cảm với một phụ nữ trẻ khác, mà ngay từ đầu đã là như thế. Cô không chỉ hài lòng với việc bỉêu lộ tình cảm tự nhiên và hợp lý, nhưng nếu không có sự xúi giục, hoặc khẩn khoản, hoặc đặc ân thì hẳn cô không làm quen với Jane. Trước khi mất tín nhiệm nơi cô Elton và vào lúc hai người gặp gỡ lần thứ ba, Emma nghe tất cả cảm nghĩ hào hiệp của cô Elton:
-       Cô Woodhouse ạ, cô Jane Fairfax thật là quyến rũ. Tôi rất mến cô ấy. Một người hiền hậu, thật mềm mỏng và giống như quý bà, và còn có những tài năng như thế ! tôi nghĩ cô ấy có những tài năng xuất chúng. Tôi không ngần ngại gì mà cho rằng cô ấy chơi nhạc rất hay. Tôi biết khá nhiều về âm nhạc để cả quyết về việc này. Ôii chao! Cô ấy thật là quyến rũ!cô hẳn chế nhạo tôi đã nồng nhiệt, nhưng tôi chỉ sống đến Jane Fairfax. Và hoàn cảnh của cô ấy đã được xếp đặt để tạo ảnh hưởng! cô Woodhouse ạ, chúng ta nên nỗ lực để làm điều gì đấy cho cô ấy. Chúng ta nên nâng đỡ cô ấy. Tài năng như thế không nên để bị uổng phí. Tôi tin cô đã nghe qua hai câu thơ đầy cuốn hút:
"nhiều đoá hoa nở không ai ngắm
Uổng cho mùi hương trong gió khô".
Chúng ta không nên để tình trạng tương tư, xảy ra cho Jane Fairfax hiền hậu.
Emma bình thản trả lời:
-        Tôi nghĩ không đáng lo. Khi cô đã hiểu thêm về hoàn cảnh của cô Fairfax thì biết được lai lịch của cô ấy, cô sẽ thấy tài năng của cô ấy không bị uổng phí với ông bà Đại tá Campbell.
-       Nhưng cô Woodhouse thân yêu ạ, cô ấy hiện không còn hoạt động tích cực, bị chìm trong bóng tối, bị mai một. Dù cô ấy có những lợi điểm gì nơi nhà Campbell bây giờ lợi điểm đã hết. Tôi nghĩ cô ấy nhận ra điều này. Cô ấy rất rụt rè và kín miệng. Người ta có thể nhận ra cô thiếu người khích lệ. Tôi càng mến cô ấy về điều này. Tôi phải nói thật đấy là do tự tôi đề nghị. Tôi thích cổ vũ cho tính kín miệng, và tôi tin chắc ta rất ít gặp người như thế. Nhưng trong số những người kém cỏi thì tính kín miệng rất dễ gây cảm tình. Ôi chao! Jane Faifax là người rất dễ mến, người khiến cho tôi quan tâm sâu s('cô không thể kể.
-       Xem ra cô cảm nhận rất nhiều, nhưng tôi không hiểu làm thế nào cô hoặc bạn bè của cô Fairfax ở đây – bất kỳ ai đã quen biết cô ta lâu hơn chính cô – lại có thể quan tâm hơn là….
-       Cô Woodhouse thân yêu ạ, giá như người ta dám làm thì có thể làm được nhiều việc. Cô và tôi không nên e ngại. Nếu chúng ta nêu gương, nhiều người sẽ làm theo, dù không phải ai cũng có điều kiện như chúng ta. Chúng ta có xe để đưa đón cô ấy, và mức sống của chúng ta có thể hỗ trợ cho cô ấy bớt nhọc nhằn. Tôi sẽ rất bất bình nếu Wright được lệnh chuẩn bị ăn tối như thế, vì khiến cho tôi lấy làm tiếc đã đòi hỏi Jane Fairfax phải tham gia. Tôi không biết gì về việc này, và không thể nào phải biết, nói qua lối sống của tôi. Có lẽ trong việc tề gia tôi có khuyết điểm là thiếu cẩn trọng về chi tiêu. Có lẽ cuộc sống của tôi bây giờ sẽ không bằng như ở Maple Grove  bởi vì chúng tôi không làm ra vẻ ngang bằng ông anh Suckling của tôi về lợi tức. Tuy nhiên, tôi đã quyết chí quan tâm đến Jane Fairfax. Tôi sẽ mời cô ấy đến nhà thường xuyên, giới thiệu cho cô ấy thêm mối quen biết ở bất cứ nơi nào có thể được, tổ chức những buổi hoà nhạc để cho cô ấy thể hiện tài năng, và luôn để ý thăm dò người có hoàn cảnh thích hợp. Tôi quen biết nhiều người, nên tôi tin chẳng bao lâu sẽ được nghe có ai đấy xứng đôi với cô ấy. Dĩ nhiên là tôi sẽ giới thiệu cô ấy với anh chị của tôi khi họ đến thăm chúng tôi. Tôi tin chắc họ sẽ rất mến cô ấy , và khi cô ấy đã quen biết qua họ, cô ấy sẽ không còn e ngại. Khi họ đến thăm, tôi sẽ mời cô ấy đến thường xuyên, và đôi lúc chúng tôi sẽ mời cô ấy đi trên cỗ xe lớn trong những chuyến du lịch khám phá của chúng tôi.
Emma nghĩ " tội nghiệp Jane Fairfax! Cô không đáng phải chịu như thế . Có lẽ cô đã phạm sai lầm đối với anh Dixon, nhưng thế này là hình phạt quá nặng! lòng tử tế và sự che chở của cô Elton! Jane Fairfax và Jane Fairfax! Trời đất! Mình không nên nghĩ rằng cô ấy dám đi khắp nơi, chơi trò Emma Woodhouse thaycho mình! Nhưng đúng là cái lưỡi của người đàn bá xem chừng quá phóng túng!"
Emma không muốn nghe những lời phô trương ấy nữa – những lời lẽ được tô điểm một cách đáng kinh tởm bằng câu từ "cô Woodhouse thân yêu". Chẳng bao lâu sau đó, về phía cô Elton có thay đổi, và Emma được an thân, không bị bắt buộc làm người bạn thân thiết của cô Elton, hoặc không phải làm người bảo trợ tích cực cho Jane Fairfax dưới sự hướng dẫn của cô Elton.
Emma nhìn vụ việc mà cảm thấy nực cười. Lòng kích của chị Bates và mối quan tâm của cô Elton đối với Jane được thể hiện qua tính giản đơn một cách ngây thơ. Chị tỏ ra thân thiện, niềm nở, vui tính – vừa đủ mức chỉnh chu và hạ mình mà cô Elton muốn thấy. Emma chỉ ngạc nhiên ở chỗ Jane Fairfax lại chấp nhận những săn sóc ấy và chịu đựng được cô Elton. Emma nghe việc Jane đi dạo chơi với nhà Elton, ngồi trò chuyện với nhà Elton, đến chơi với nhà Elton cả ngày! Quả là kỳ lạ! cô không thể nào tin rằng tố chất hoặc lòng tự trọng của cô Fairfax chịu đựng được mối giao tiếp và tình thân hữu ở tại dinh Cha xứ.
Emma nghĩ thầm "Cái cô Jane này là hiện tượng khó hiểu! khá khó hiểu! lưu lại đây từ tháng này sang tháng khác, chịu thiếu thốn đủ điều! và bây giờ còn chịu hành xác vì lòng quan tâm của cô Elton và ngôn từ hèn kém của cô này, thay vì quay về với những người tốt hơn vốn thương mến cô thật lòng".
Jane đã nói là trở về Highbury trong ba tháng, vợ chồng Campbell đã đi Ireland trong ba tháng, nhưng bây giờ vợ chồng Campbell đã hứa với con gái họ sẽ ở lại ít nhất cho đến giữa mùa hè, và họ đã mời Jane đến ở với họ tại đấy. Theo lời chị Bates – mọi tin tức đều qua chị Bates – cô Dixon đã biên thư mời rất thiết tha. Chỉ cần Jane chấp nhận, họ sẽ cấp phương tiện, phái gia nhân đi đón, bạn bè họ sẽ giúp đỡ. Chuyến đi sẽ không gặp khó khăn gì cả, nhưng cô vẫn từ chối.
Emma kết luận "Cô ấy hẳn phải có lý do gì đó – lýdo mạnh mẽ hơn là bề ngoài cho thấy – nên mới từ chối lời mời. Cô ấy hẳn đang cảm thấy ăn năn, hoặc do vợ chồng Campbell hoặc do chính cô tạo ra. Có sự lo lắng nghiêm túc, giữ kẽ nghiêm túc, cả quyết nghiêm túc ở đâu đây. Cô ấy không nên gặp vợ chồng Dixon. Hẳn ai đấy đã quyết định như thế. Nhưng tại sao cô chịu giao du với vợ chồng Elton? Đây là một ẩn số khác.
Khi cô nói lên nỗi ngạc nhiên của mình về việc này, trước mặt một số ít người biết cảm nghĩ của cô về Elton, chị Weston đưa ra lời giải thích cho Jane:
-       Emma thân yêu, ta không nên nghĩ cô ấy vui thíc ở Tư dinh Cha xứ, chỉ vì như thế tốt hơn là mãi ru rú trong nhà. Dì của Jane là người tốt, nhưng nếu là người làm  bầu bạn thì sẽ khiến người ta chán ngán. Ta phải xét qua cô Fairfax trốn lánh những gì, trước khi ta chê trách cô ấy đi tìm những gì.
Anh Knightley nồng nhiệt nói:
-        Chị Weston, chị nói đúng lắm. Cô Fairfax có khả năng ngang bằng với bất cứ ai trong chúng ta để nhận định về cô Elton. Nếu có quyền chọn lựa ai để giao du, thì cô ấy hẳn đã không chọn cô Elton. Nhưng – anh mỉm cười trách móc với Emma – cô ấy được cô Elton chăm chút trong khi không có ai khác ngó ngàng gì đến.
Emma cảm thấy chị Weston thoáng nhìn cô, và cô có ấn tượng với ý tình nồng ấm của anh. Mặt hơi ửng đỏ, cô đáp ngay:
-       Tôi nghĩ những mối chăm chút của cô Elton hẳn khiến cho cô Fairfax khinh miệt hơn là cảm kích.
Chị Weston nói:
-        Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cô Fairfax bị lôi kéo ngược với ý riêng của cô ấy, do người dì đã quá sốt sắng chấp nhận cử chỉ lịch sự của cô Elton. Rất có thể chị Bates tội nghiệp vì thiếu suy xét đã đẩy cô cháu vào mối quan hệ thân thiết ấy.
Hai phụ nữ đều nóng lòng muốn nghe anh Knightley nói tiếp.
Sau vài phút im lặng, anh nói:
-       Cũng nên xét qua một khía cạnh khác. Cô Elton nữa với cô Fairfax không giống như khi nói về về cô ấy. Tất cả chúng ta đều rõ sự khác biệt giữa các đại danh từ "cô ấy" và "cô", cách nói đơn giản nhất giữa chúng ta. Chúng ta đều nhận ra tầm ảnh hưởng của cái gì đấy vượt quá phép lịch sự thông thường trong khi chúng ta giao tiếp với nhau – cái gì đấy tiêm nhiễm từ đầu. Chúng ta không thể nói ra với ai đó những ẩn ý khó chịu mà một tiếng đồng hồ  trước chúng ta còn hoang mang. Chúng ta cảm nhận về sức việc một cách khác nhau. Ngoài ra, cô có thể tin chắc rằng cô Fairfax e dè cô Elton qua sức mạnh vê` tinh thần và tư thái, và rằng khi đối diện với nhau cô Elton đòi hỏi lòng tôn trọng khi đối xử với cô ấy. Có lẽ trước đây một thiếu nữ như Jane Fairfax chưa từng gặp người có cá tính như cô Elton, và sự phù phiếm ở mức độ nào cũng không thể ngăn cản cô Elton nhìn nhận tính nhỏ nhen trong hành động, nếu không phải trong ý thức.
Emma nói:
-       Em biết anh đánh giá cao Jane Fairfax. Cô ấy nghĩ đến cậu bé Henry, và sự pha trộn lo lắng và tế nhị khiến cô không biết phải nói gì khác.
Anh trả lời:
-        Đúng, ai cũng biết tôi  đánh giá cao cô ấy.
Emma nói:
-       Tuy vậy – đôi mắt cô hiện lên ánh tinh quái rồi dịu lại ngay – nhận ra ngay điều tệ hại thì tốt hơn. Có lẽ anh thú nhận ra mình đã đánh giá cao đúng đến mức nào. Một ngày nào đó, anh có thể ngạc nhiên về mức ngưỡng mộ của mình.
Anh Knightley đang loay hoay với những chiếc cúc dưới cùng của đôi giày ủng bằng da của anh. Hoặc vì công việc này hoặc vì lý do nào khác, gương mặt anh ửng đỏ khi anh trả lời:
-        Ôi chao! Lại em nữa rồi phải không? Nhưng em quá chậm chân. Sáu tuần trước, ông Cole đã ngụ ý cho anh biết.
Anh ngưng lại. Emma cảm thấy chân chị Weston đặt lên chân mình, và không biết suy nghĩ ra sao. Anh tiếp:
-       Không bao giờ có chuyện đó, anh có thể xác tín với em. Anh dám nói cô Fairfax sẽ không chấp nhận anh cho dù anh tỏ tình, và anh chắc chắn mình sẽ không bao giờ tỏ tình với cô ấy.
Emma vui vẻ lên tiếng:
-       Anh Knightley, anh không phải là phù phiếm. Em sẽ nói về anh như thế.
Có vẻ anh không nghe rõ lời cô, anh đang nghĩ ngợi trong dáng vẻ cho thấy anh không được vui. Rồi anh nói:
-       Thế là em đã nghi anh sẽ cưới Jane Fairfax hả?
-       Không, thật tình không phải thế. Anh đã la rầy em quá nhiều vì lo làm mai, nên em đâu dám phóng túng như thế với anh. Điều mà em với nói thì không có nghĩa gì cả. Dĩ nhiên thiên hạ hay nói những chuyện như thế mà không có ý nghiêm túc. Ôi chao! Không, em không hề mong muốn anh cưới Jane Fairfax hoặc Jane nào đấy. Nếu anh kết hôn thì anh sẽ không đến đây mà ngồi với chúng em được thoải mái như thế này.
Anh Knightley lại tỏ vẻ nghĩ ngợi. Anh mơ màng nói:
-       Không Emma, anh không nghĩ anh sẽ ngạc nhiên về mức ngưỡng mộ của mình. Em tin đi, anh chưa hề nghĩ đến cô ấy theo cách đó.
Anh ngưng một chút rồi tiếp:
-        Jane Fairfax là người rất quyến rũ, nhưng ngay cả Jane Fairfax vẫn không hoàn thiện. Cô ấy có một khuyết điểm. Cô ấy không có tính khí cởi mở mà đàn ông mong muốn nơi người vợ của mình.
Emma vui mừng khi nghe nói Jane có một khuyết điểm. Cô nói:
-        Em nghĩ sau đó ít lâu, anh đã đính chính với ông Cole, có phải không?
-       Đúng, không lâu. Ông ấy nói ý bóng gió với anh, anh bảo ông ấy đã nhầm, ông ấy xin lỗi anh và không nói gì nữa. Ông Cole không muốn tỏ ra khôn ngoan hơn hoặc nhậy bén hơn những người láng giềng của ông.
-        Về khía cạnh này thì cô Elton thân yêu không giống tí nào, cô muốn tỏ ra khôn ngoan hơn hoặc nhậy bén hơn tất cả thiên hạ! em tự hỏi cô nói về nhà Cole như thế nào, coi họ là gì!  Làm thế nào mà cô tìm ra cách xưng hô với họ theo cách thô lỗ thường thấy? Cô ấy gọi anh trống không là Knightley – liệu cô ấy gọi ông Cole là gì? Vì thế em không ngạc nhiên là Jane Fairfax chấp nhận cung cách lịch sự của cô ấy. Chị Weston ạ, em chấp nhận lý lẽ của chị. Em sẵn lòng chạy trốn khỏi chị Bates hơn là tin cô Fairfax cưỡng lại được ý chí của cô Elton. Em không tin cô Elton nhìn nhận mình có suy nghĩ, lời nói hoặc hành động thấp kém, và cũng không tin cô ấy biết kiềm chế theo đúng phép lịch sự. Em nghĩ cô ấy sẽ tiếp tục xúc phạm Jane với những lời khen tặng, khích lệ và ý muốn giúp đỡ, và sẽ tiếp tục phô bày những ý định hoành tráng từ việc tìm cho cô người hôn phối đến việc đưa cô đi du lịch khám phá trên cỗ xe lớn.
Anh Knightley nói:
-       Jane Fairfax có cảm nhận tốt. Anh không phê phán cô ấy thiếu cảm nhận. Anh nghĩ cô ấy có tình cảm mạnh mẽ, có tư cách ưu tú trong sự chịu đựng, kiên nhẫn, tự kiềm chế, nhưng cô thiếu tính cởi mở. Anh nghĩ cô ấy quá kín kẽ, kín kẽ hơn lúc trước. Và anh yêu thích tư cách cởi mở. Không đâu, cho đến khi ông Cole đoán anh yêu cô ấy, ý tưởng này không bao giờ chen vào đầu óc anh. Anh đã gặp gỡ và trò chuyện với Jane Fairfax, lúc nào anh cũng thấy ngưỡng mộ và thích thú, nhưng ngoài ra không có ý tình gì khác.
Khi anh ra về, Emma đắc chí nói:
-       Này, chị Weston, bây giờ chị nói gì về việc anh Knightley cưới Jane Fairfax?
-       Emma yêu, chị nói rằng anh ấy quá vướng bận với ý nghĩ không yêu Jane, đến nỗi chị sẽ không tự hỏi liệu cuối cùng anh ấy sẽ yêu hay không. Em chưa thắng được chị đâu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:45:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 16


Tất cả những người sống ở Highbury và các vùng phụ cận có quen biết anh Elton đều quan tâm đến cuộc hôn nhân của anh. Những bữa ăn và những buổi tụ họp ban tối được tổ chức cho anh và cô dâu. Những lời mời được gửi đến dồn dập khiến cho cô lấy làm vui mà cho rằng hai người không còn ngày nào rảnh rỗi. Cô nói:
-       Em thấy ra sao rồi. Em thấy cuộc sống của mình ở đây như thế nào. Vợ chồng mình sẽ vô cùng hao mòn. Từ thứ hai cho đến thứ bảy sẽ không có ngày rảnh rỗi. Một phụ nữ với điều kiện vật chất kém hơn em thì không cần phải hoang mang.
Cô hài lòng với tất cả lời mời nhận được. Nhờ những giao tiếp ở Bath, cô không lạ gì với những buổi tụ họp ban tối, và cuộc sống ở Maple Grove đã giúp cô quen thuộc với những bữa ăn tối. Cô cảm thấy sốc một chút khi thấy ngôi nhà thiếu hai phòng khách, món bánh ngọt không ngon, và không có nước đá ở Highburry. Bà Baton, bà Perry, bà Goddard và những người khác không hiểu biết về lối sống thượng lưu, thế nên cô sẽ chỉ dẫn họ cách thu xếp. Đến mùa xuân, cô phải trả lễ bằng cách mời họ đến dự một buổi tụ họp sang cả, trong đó cô sẽ trang trí gian phòng lộng lẫy, có thêm người phục vụ để dọn từng món giải khát theo đúng từng thời điểm và đúng thứ tự.
Trong lúc này, Emma không thể thoả nguyện nếu không mời vợ chồng Elton đến dùng  bữa tối tại Hartfield. Gia đình cô không thể làm kém hơn những người khác, nếu không người ta sẽ ức đoán những chuyện đáng ghét hoặc sẽ bị oán giận. Phải có một bữa ăn tối. Sau khi Emma trình bày việc này, ông Woodhouse chấp nhận, chỉ đặt điều kiện thường lệ là ông sẽ không ngồi ở đầu bàn, với với khó khăn thường lệ là quyết định ai sẽ ngồi ở vị trí này thay ông.
Không cần phải băn khoăn sẽ mời những ai. Ngoài vợ chồng Elton còn phải có vợ chồng Weston và anh Knightley, và không tránh khỏi mời thêm Harriet tội nghiệp để có đủ tám người. Không phải ai cũng hài lòng mà nhận được lời mời: Emma lấy làm vui vì Harriet xin được phép từ chối, vì cô bé sẽ khó chịu khi trông thấy anh và cô vợ quyến rũ hạnh phúc bên nhau, thế nên nếu cô Woodhouse không phiền hà, cô bé xin kiếu. Đấy đúng là điều mà Emma mong, giá như cô có thể  mong. Cô lấy làm vui với tính chịu đựng của cô bạn nhỏ, nên bây giờ cô có thể mời một người mà cô thật lòng muốn là người khách thứ tám: cô Jane Fairfax. Từ lúc trò chuyện với chị Weston và anh Knightley, cô để ý đến Jane Fairfax nhiều hơn lúc trước. Lời lẽ của anh Knightley vẫn còn vương vấn tâm trí cô, anh đã nói rằng Jane được cô Elton chăm chút trong khi không có ai khác ngó ngàng gì đến cô.
Cô nghĩ thầm "Đúng là thế, ít nhất là đối với mình, thật là xấu hổ. Trạc tuổi nhau và quen biết nhau từ lâu. Đáng lẽ mình nên thân thiết với cô ta hơn. Bây giờ cô ấy sẽ không hề mến mình. Đã từ lâu mình bỏ bê cô ấy. Nhưng mình sẽ cho cô ấy thấy mình quan tâm đến cô nhiều hơn lúc trước".
Các vị khách đều nhận lời mời, tất cả đều cởi mở và vui vẻ. Tuy nhiên, một tình huống không may xảy ra. Hai đứa con đầu của nhà Knightley đến thăm ông ngoại và dì trong vài tuần vào mùa xuân, bây giờ bố của chúng đề nghị cho chúng đến ở tại Hartfield trọn một nngày – đúng vào ngảy tổ chức tiệc đãi khách. Bố bận công việc chuyên môn không thể hoãn lại, nhưng cả ông ngoại và dì đều lấy làm bực mình. Ông Woodhouse cho rằng tám người ở bàn tiệc là mức tối đa mà thần kinh ông có thể chịu đựng, và bây giờ có người thứ chín. Emma e rằng thực khách thứ chín này sẽ phá hỏng bữa tiệc.
Cô an ủi ông bố hay hơn là tự an ủi mình, bằng cách nói rằng tuy cậu bé là người thứ chín, vì cậu có tính ít nói nên sẽ không gây ồn ào thêm nhiều.
Bữa tiệc thuận lợi cho ông Woodhouse hơn là cho Emma. John Knightley đến dự, nhưng ông Weston có chuyện đột xuất đi thành phố nên phải vắng mặt. Anh có thể nhập bọn vào buổi tối, nhưng chắc chắn không thể dự bữa tiệc. Ông Woodhouse khá thoải mái. Khi nhìn thấy ông và hai đứa trẻ, Emma không còn cảm thấy khó chịu  nữa.
Ngày đãi tiệc đã đến, khách đến đúng giờ ngoại trừ anh John Knightley đến sớm. Trong khi chờ đợi giờ ăn, anh trò chuyện với cô Fairfax. Anh im lặng nhìn cô Elton – vẫn trang nhã nhờ nữ trang – chỉ muốn quan sát vừa đủ để thuật lại với Isabella, còn cô Fairfax vì đã quen thân và trầm lặng nên anh có thể trò chuyện thoải mái hơn. Anh đã gặp cô trước bữa ăn sáng, khi cùng hai đứa con đi dạo trở về lúc trời vừa bắt đầu đổ mưa. Lẽ tự nhiên là theo phép xã giao, anh nên đề cập đến chuyện này, nên anh nói:
-       Cô Fairfax, tôi mong sáng naycô không đi xa lắm, nếu không cô hẳn bị ướt. Bố con chúng tôi vừa kịp về đến nhà đúng lúc. Tôi mong cô đã trở về ngay lúc ấy.
Cô nói:
-       Tôi chỉ đi đến nhà bưu điện và về đến nhà trước khi mưa nặng hạt. Mỗi ngày tôi đều đi lấy thư như thế, vừa lấy thư nhanh vừa có lý do để đi dạo. Tôi thấy khỏe người khi đi dạo trước bữa ăn sáng.
-       Nếu không phải đi dạo dưới trời mưa.
-       Không, khi tôi ra khỏi nhà thì trời chưa mưa.
Anh John Knightley mỉm cười:
-       Đấy là cô quyết chí muốn đi, vì cô vừa ra khỏi cửa vài bước thì tôi có hân hạnh được gặp cô, lúc ấy Harry và John đã thấy nhiều giọt mưa đến nỗi chúng đếm không xuể. Có một dạo trong đời chúng tôi, nhà bưu điện có sức hấp dẫn. Khi đã đến tuổi của chúng tôi, cô sẽ bắt đầu nghĩ không đáng công mà đi lấy thư dưới cơn mưa.
Mặt hơi ửng đỏ, cô trả lời:
-       Tôi không mong được ở trong hoàn cảnh của anh, sống giữa những người thân thương nhất, vì thế tôi không nghĩ khi già đi thì sao nhãng chuyện thư từ.
-       Sao nhãng! Ôi chao! Không, tôi không bao giờ tưởng tượng cô trở thành sao nhãng. Thư từ không phải là chuyện cho ta sao nhãng, mà là tai ương có tính tích cực.
-        Anh nói đến thư từ về công việc làm ăn, thư từ của tôi là về tình bạn.


Anh trả lời một cách trầm tĩnh:
-       Tôi thường nghĩ đấy là loại thư tệ hại hơn. Cô biết đấy, thư từ về công việc làm ăn có thể mang đến tiền bạc, như tình bạn thì ít khi như thế.
-       À há! Bây giờ anh thiếu nghiêm túc đấy. Tôi biết anh John Knightley rất rõ, nên tôi biết chắc anh thấu hiểu giá trị của tình bạn. Tôi có thể tin rằng thư từ không có giá trị mấy đối với anh, càng ít giá trị đối với tôi, nhưng không phải vì lời hơn mười tuổi mà có khác biệt, đấy không phải là do tuổi tác mà là do hoàn cảnh. Chung quanh anh luôn có những người thân thương nhất, còn tôi  sẽ không bao giờ còn được như thế, vì thế cho đến khi tôi sống thọ hơn những người thân, nhà bưu điện luôn có mãnh lực khiến cho tôi đi ra ngoài, cho dù trời mưa nặng hạt hơn hôm nay.
John Knightley nói:
-        Khi nói đến việc cô sẽ thay đổi theo năm tháng, tôi chỉ muốn ngụ ý sự thay đổi về hoàn cảnh mà thời gian thường mang đến. Thời gian thường làm giảm lòng quan tâm đến những mối quan hê. Không gần gũi hàng ngày, nhưng đấy không phải là sự thay đổi mà tôi nói với cô. Cô Fairfax ạ, vì là bạn thân quen, xin cô cho phép tôi hy vọng rằng mười năm sau này cô sẽ có nhiều đối tượng tập trugn như tôi đang có hiện giờ.
Đấy là ngôn từ mang nhiều thiện ý, không hề gây khó chịu. Đáng lẽ một tiếng "cám ơn" vui vẻ sẽ giúp hai bên cười thoải mái, nhưng một khuôn mặt ửng đỏ, một vành môi mím lại và một giọt nước mắt cho thấy đấy không phải là chuyện để cười cợt
Ông Woodhouse đi đến, theo thói quen hay đi vòng quanh những  người khách của ông, và đặc biệt hay tỏ lời khen tặng phụ nữ. Với phong cách tao nhã nhất, ông nói dịu dàng:
-       Cô Fairfax, tôi không vui được nghe sáng nay cô bị mắc mưa. Các cô gái trẻ nên tự chăm sóc lấy mình. Các cô gái trẻ là những cây non yếu, cần để ý chăm sóc đến sức khoẻ và làn da. Này, cô đã thay đổi bít tất mới chưa?
-       Thưa ông, tôi thay rồi, và tôi xin cảm ơn ông đã có lời khuyên tốt bụng.
-       Cô Fairfax thân yêu, đúng là các cô gái trẻ cần được quan tâm. Tôi mong bà ngoại và dì cô đều mạnh khoẻ. Hai người là những người bạn già thân thiết nhất của tôi. Tôi mong có sức khoẻ khá hơn để làm người láng giềng tốt hơn. Nhà cô đã cho chúng tôi có vinh dự được đón tiếp hôm nay. Con gái tôi và tôi đều trân trọng lòng tốt của nhà cô, và rất vui được đón tiếp cô tại Hartfield.
Ông cụ tốt bụng, lịch ws có thể ngồi xuống và nghĩ mình đã thể hiện đủ phép xã giao để giúp tất cả phụ nữ được thoải mái.
Lúc này câu chuyện đi trong mưa đã đến tai cô Elton, và bây giờ cô bắt đầu mở giọng quở trách với Jane:
-       Jane thân yêu, chị vừa nghe chuyện gì thế? Đi đến nhà bưu điện trong mưa! Không nên làm thế. Tại sao em lại làm thế? Như thế thì chị không thể lo cho em được đâu.
Jane kiên nhẫn trấn an rằng rằng cô không  bị cảm lạnh.
-       Ôi chao, đừng nói với chị. Em thật là đáng trách, không biết tự lo cho mình. Đi đến nhà bưu điện! Chị Weston, chị đã từng nghe chuyện như thế bao giờ chưa ? Chị và tôi nên có ý kiến cả quyết.
Chị Weston nói một cách hiền hoà với ý thuyết phục:
-        Tôi cũng muốn cho lời khuyên. Cô Fairfax, cô không nên khinh suất như thế. Cô có thể bị cảm lạnh nặng, nên thật tình cô cần cẩn thận, đặc biệt là trong mùa này. Tôi vẫn nghĩ trong mùa xuân ta càng cẩn trọng. Thà đợi thư trong một hoặc hai giờ, thậm chí nửa ngày, còn hơn là mang thư về rồi bị ho. Có vẻ như cô sẽ không làm như thế nữa.
Cô Elton nhanh nhẩu góp lời:
-       Ôi chao! Cô ấy sẽ không làm như thế nữa. Chúng ta sẽ không phép cho cô ấy làm như thế nữa.
Gật đầu làm ra vẻ hệ trọng, cô Elton nói tiếp:
-       Phải có biện pháp. Chi sẽ nói chuyện với anh E. Có một gia nhân của chị (mà chị quên mất tên), đi lấy thư mỗi buổi sáng, anh này sẽ giúp nhận thư của em. Như thế là tránh đi mọi khó khăn. Jane thân yêu ạ, chị nghĩ em không nên đắn đo chấp nhận việc nhờ vả này.
Jane nói:
-       Chị rất tử tế, nhưng em không muốn bỏ việc đi dạo buổi sáng. Em được khuyên nên rra khỏi nhà càng nhiều càng tốt, em phải đi tản bộ đâu đó, và nhà bưu điện là đích nhắm, em chưa bao giờ ngã bệnh vì đi bộ buổi sáng.
-       Em Jane thân yêu, đừng nói gì về việc chuyện này nữa. Đã quyết như thế rồi – cô cười một cách thân mật – ý là nếu chị có quyền quyết định chuyện gì mà không cần có ý phu quân của chị đồng thuận. Nhưng Jane thân yêu ạ, chị lấy làm vui khi thấy mình vẫn còn có chút ảnh hưởng. Thế thì nếu không có ý gì khác, ta xem như đã thu xếp xong.
Jane nói nghiêm chỉnh:
-        Xin chị thứ lỗi, em không thể nào chấp thuận cách thu xếp như thế, làm phiền gia nhân một cách không cần thiết. Nếu em không thích làm việc này, như khi em không có ở đây, thì gia nhân của bà ngoại em sẽ lo.
-       Ôi chao! Em yêu, nhưng Patty phải làm nhiều việc trong nhà. Nên giao việc ấy cho đàn ông thì tốt hơn.
Jane lộ vẻ như co không muốn bị khuất phục, nhưng thay vì trả lời, cô quay sang tiếp tục câu chuyện với anh John Knightley:
-       Nhà bưu điện là một cơ sở tuyệt diệu! luôn luôn đúng giờ! nếu ta nghĩ đến những việc họ phải làm và làm tốt như thế, ta mới thấy ngạc nhiên.
-       Đúng là việc điều hành rất tốt.
-       Rất hiếm khi có sơ suất! rất ít khi có một lá thư bị giao nhầm lẫn trong số hàng nghìn lá thư luôn luân chuyển khắp nước – tôi đoán có không đến một trong số một triệu lá thư bị thất lạc hẳn ! và nếu ta xét qua có biết bao nhiêu bàn tay – lại có bàn tay xấu – can dự vào công việc, thì là điều càng đáng ngạc nhiên.
-       Các thư ký trở thành chuyên viên nhờ thói quen. Ho .phải bắt đầu bằng mắt và tay lanh lợi, rồi thành thạo thêm qua công việc.
Anh mỉm cười nói tiếp:
-       Nếu cô muốn nghe thêm lời giải thích, thì là do họ được trả lương để làm việc đó. Đấy là chìa khoá cho sự hữu hiệu. Dân chúng trả thuế nên phải được phục vụ tốt.
Họ quay sang bàn về nét chữ viết. John Knightley nói:
-       Tôi nghe người ta nói rằng trong gia đình thường có một loại nét chữ, khi họ cùng gia sư thì đấy là lẽ tự nhiên .nhưng tôi nghĩ các phụ nữ trong cùng gia đình thì mới có nét chữ giống nhau, đàn ông con trai thì được dạy bảo khác nhau. Tôi nghĩ Isabella và Emma có nét chữ viết khá giống nhau. Tôi không thể nhận ra sự khác biệt.
Anh George Knightley nói một cách ngập ngừng:
-       Vâng, hai người có nét chữ giống nhau. Tôi biết ý anh muốn nói gì, nhưng nét chữ của Emma trông cứng cỏi hơn.
Ông Woodhouse nói:
-       Cả Isabella và Emma đều viết chữ đẹp, lúc nào cũng thế. Chị Weston tội nghiệp cũng thế.
Ông nửa thở dài nửa cười mỉm hướng về phía cô Weston.
Emma cũng nhìn về phía chị, nói:
-       Em chưa từng thấy nét chữ viết của quý ông nào cả.
Cô ngưng lại khi thấy chị Weston đang nói chuyện với người khác, và cô có cơ hội suy nghĩ thêm "Bây giờ làm thế nào mình giới thiệu anh ấy? Mình có nên nói đến tên anh ấy trước mặt những người này? Có cần phải nói quanh co không ? Người thân ở Yorkshire…người liên lạc thư từ ở Yorkshire…Mình nghĩ nên nói như thế. Không, mình có thể nói ra tên anh ấy mà không ngượng ngập. Mình sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Bây giờ nên làm thế".
Chị Weston không còn tiếp chuyện với ai, nên Emma nói tiếp:
-       Anh Frank Churchill có nét chữ của một quý ông đẹp nhất mà em từng thấy qua.
Anh Knightley nói:
-       Anh không nghĩ thế. Nét chữ quá nhỏ, thiếu cứng cỏi. Trông giống như nét chữ của phụ nữ.
Cả hai phụ nừ đều không đồng ý. Emma nói:
-        Không đâu, không phải thiếu cứng cỏi. Nét chữ không được to, nhưng rõ ràng. Chị Weston, chị có lá thư nào của anh ấy để cho xem không?
Chị Weston trả lời:
-       Không, gần đây chị không nhận được thư anh ấy. Chị đem cất thư anh ấy sau khi đã hồi âm.
Emma nói:
-       Nếu có bàn viết, em có thể viết cho xem. Em có một tấm thiếp của anh ấy. Chị Weston, chị có nhớ ngày nọ chị đã nhờ anh ấy viết cho chị không ?
-       Anh ấy thích nói anh được nhờ …
-       Được, được, em có tấm thiếp đó, và sau bữa ăn em sẽ mang ra để thuyết phục anh Knightley.
Anh Knightley nói một cách khô khan:
-       Ôi chao! Chỉ một anh trai trẻ có tính ga lăng như Frank Churchill viết cho một tiểu thư như cô Woodhouse, dĩ nhiên là anh ấy cố viết theo cách hay nhất.
Bàn ăn đã được dọn ra. Cô Elton sẵn sàng khi chưa được mời, và trước khi ông Woodhouse tiến đến cô để mời cô đi vào phòng ăn ,cô đã nói:
-       Tôi phải đi trước sao? Tôi cảm thấy ngượng khi luôn dẫn đầu.
Việc Jane sốt ruột muốn đi nhận thư từ không thoát khỏi sự để ý của Emma. Cô đã nghe tất cả và tò mò muốn biết liêu chuyến đi dạo buổi sáng nay của Jane có mang đến lá thư nào không. Cô đoán rằng có, rằng đấy là vì cô này đang trông ngóng tin tức của người nào đấy rất thân thiết, và rằng cô đã được thoả nguyện. Emma nhận ra dáng vẻ vui tươi hơn ngày thường – một nét rạng rỡ trên gương mặt và trong tinh thần.
Đáng lẽ cô đã dọ hỏi đôi điều về những lá thư từ Ireland – ngôn từ đã ở trên đầu môi cô – nó cô kiềm chế. Cô có chủ ý không thốt lên lời nào khiến làm tổn thương cảm nghĩ của Jane Fairfax. Hai người khoác tay nhau theo những phụ nữ khác đi ra khỏi phòng ăn, với thiện ý phù hợp với vẻ xinh xắn và yêu kiều của cả hai.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:45:59 | Chỉ xem của tác giả
Chương 17


Khi các phụ nữ bước vào phòng gia đình, Emma thấy mình và bạn mình bị phân cách trong hai nhóm riêng biệt: với cách đối xử tệ hại và kiên quyết, cô Elton đeo bám lấy Jane Fairfax và không ngó ngàng gì đến Emma. Thế là Emma và chị Weston hoặc phải cùng nhau nói chuyện hoặc cùng nhau im lặng. Cô Elton không cho họ có cơ hội nào khác. Nếu Jane dứt ra một chốc, cô lại tiếp tục trò chuyện. Dù cả hai chỉ thầm thì nhất là về phía cô Elton, họ chỉ nói quanh quẩn những chuyện cũ: hết chuyện nhà bưu điện đến chuyện bị cảm lạnh, nhận thư từ, tình bạn – tất cả đều làm cho Jane khó chịu. Rồi đến những câu họ hỏi liệu Jane đã nghe tin về việc làm nào thích hợp cho cô chưa, và những lời tuyên xưng của cô Elton về ý định của mình.
Cô Elton nói:
-       Đã đến tháng tư rồi! Chị lấy làm lo cho em. Tháng sáu sắp đến.
-       Nhưng em không định làm gì cụ thể trong tháng sáu hoặc  bất kỳ tháng nào, em chỉ mong mùa hè đến sớm thôi.
-       Nhưng em chưa nghe tin tức gì à?
-       Em không dọ hỏi gì cả. Em không muốn dọ hỏi.
-       Ôi chao! Em thân yêu, chúng ta bắt đầu thế này không phải là quá sớm, em không nhận thức được tìm một nơi phù hợp khó khăn ra sao.
Jane lắc đầu:
-       Em không nhận thức được! Chị Elton thân yêu, ai cũng nghĩ em là như thế!
-       Nhưng em đã không giao tiếp rộng. Em không biết với bao nhiêu ứng viên thích hợp cho những cơ hội đầu tiên. Chị đã thấy nhiều trường hợp như thế chung quanh Maple Grove. Mtnn chị họ của anh Suckling, bà Bragge, quen biết với rất nhiều ứng viên như thế, ai ai cũng mong mỏi đến thăm gia đình bà vì bà giao du trong giới thượng lưu. Đèn nến trong phòng học! em có thể mường tượng được xứng đáng như thế nào. Trong số tất cả các gia đình trong vương quốc thì chị mong mỏi em đến viếng gia đình của bà Bragge.
Jane nói:
-       Ông bà đại tá Campbell sẽ trở lại thành phố vào giữa mùa hè, em phải đến với họ một thời gian, em tin họ muốn như thế. Sau đấy, có lẽ em sẽ vui mà tự thu xếp cho riêng mình. Nhưng em không muốn chị cất công dọ hỏi gì trong lúc này.
-       Cất công! Chị biết em còn đắn đo. Em ngại chị cất công , nhưng Jane thân yêu ạ, chị mong em hiểu rằng nhà Campbell không quan tâm đến em như chị. Trong một, hai ngày tới, chị sẽ biên thư cho bà Partridge để nhờ bà dò  xét xem có chỗ nào phù hợp.
-       Cảm ơn chị, nhưng em xin chị đừng nói gì với bà ấy về chuyện này, mà đợi đến khi thời gian gần kề. Em không muốn ai phải bận lòng vì em.
-       Nhưng cô bé ơi, thời gian đã gần kề. Bây giờ là tháng tư, rồi tháng sáu và thậm chí tháng bảy cũng rất gần với công chuyện trước mắt phải thu xếp cho xong. Chị lấy làm ngạc nhiên thấy em quá thiếu kinh nghiệm. Một chỗ làm phù hợp với em và những người bạn sẵn lòng giúp em thì không phải ngày nào cũng có, không phải cần đến là có ngay. Thật sự và thật sự là chúng ta phải dọ hỏi ngay từ bây giờ.
-       Xin lỗi chị, nhưng em không bao giờ có ý định như thế .bản thân em không muốn dọ hỏi, và em sẽ lấy làm tiếc nếu có bạn bè nào của em dọ hỏi hộ em. Khi em quyết định đã đến lúc, em không hề lo sợ sẽ không có việc làm trong thời gian lâu. Có những chỗ làm ở thành phố , các văn phòng, nơi mà em dọ hỏi rồi sẽ tìm được việc gì đấy. Công việc bán hàng – không phải lao động bằng chân tay mà bằng trí óc.
-       Ôi trời! em yêu, lao động bằng tay chân! Em làm chị bị sốc, em có ý nói lao động nô lệ. Chị mong em tin rằng anh Suckling luôn là người cổ vũ cho việc bãi bỏ nô lệ.
Jane trả lời:
-        Em không có ý như thế, em không nghĩ đến lao động nô lệ. Em chỉ nhắm đến việc làm nữ gia sư. Người làm nghề này chắc chắn có mặc cảm rất khác nhau, nhưng em nghĩ nghề này không có gì là tệ hại . Nhưng em chỉ có ý nói là có những văn phòng quảng cáo, khi em xin việc ở đó em sẽ có thể tìm được nơi nào đấy thích hợp.
Cô Elton nói:
-       Nơi nào đấy thích hợp! À, nơi nào đấy có thể thích hợp với ý tưởng khiêm tốn về bản thân em. Chị biết em là người khiêm tốn, nhưng bạn bè của em sẽ không hài lòng khi thấy em chọn chỗ làm thấp kém, tầm thường, trong một gia đình không giao du rộng, hoặc có lối sống không được phong nhã.
-       Chị rất tử tế với em, nhưng em không màng gì đến những chuyện ấy. Em không có chủ định xin làm việc cho những gia đình giầu có. Em nghĩ gia đình càng giàu  có thì càng khó khăn cho em hơn. Em chỉ cần thích ứng với gia đình của một quý ông.
-       Chị hiểu em, chị hiểu em; em sẽ nhận làm cho bất cứ gia đình nào, nhưng chị muốn giúp em thêm. Chị tin chắc nhà Campbell tốt bụng sẽ đồng ý với chị, với tài năng vượt trội của em, em có quyền giao du với giới thượng lưu. Chỉ với kiến thức về âm nhạc, em có thể đặt điều kiện cho mình, yêu cầu có bao nhiêu phòng tuỳ thích, chị tin chắc em có thể đòi hỏi mọi thứ, nhưng em cũng hát hay như đàn – đúng thế, chị tin em có thể ra điều kiện tuỳ thích. Em phải ổn định theo ý thích, theo danh dự và được thoải mái để nhà Campbell và chị được yên tâm.
-       Chị có thể phân hạng ý thích, danh dự và sự thoải mái của một việc làm như thế, những điều kiện này phải ngang bằng nhau. Tuy nhiên, em có ý nghiêm túc là bây giờ đừng tính gì hết cho em. Chị Elton, em lấy làm cảm kích đối với bất cứ ai lo cho em, nhưng em có ý nghiêm túc là không muốn tính gì cho đến mùa hè. Trong hai hoặc ba tháng tới đây, em vẫn là như thế này.
Cô Elton trả lời vui vẻ:
-       Và chị cũng có ý nghiêm túc để nhất quyết luôn nghe ngóng, và sẽ nhờ bạn bè của chị nghe ngóng để không bỏ lỡ cơ hội tốt nào.
Theo cách như thế, cô tiếp tục lải nhải không dứt, cho đến khi ông Woodhouse bước vào phòng. Tính phù phiếm của cô đổi đề tài.
Emma nghe cô thì thầm với Jane:
-        Cái ông nịnh đầm của chị đã đến, chị phải phản đối! Chỉ nghĩ đến lòng hào hiệp của mình đi trước mấy ông khác! Quả là một người thân quý! Chị rất mến ông ấy. Chị ngưỡhg mộ cách xã giao cổ lỗ sĩ ấy, đúng với sở thích của chị hơn là sự thoải mái thời thượng, đôi lúc chị ghét sự thoải mái thời thượng. Nhưng đây là ông già Woodhouse tốt bụng, ước gì em nghe những lời tử tế của ông ấy nói với chị trong phòng ăn. Chị nghĩ đức lang quân của chị hẳn phải ghen tức. Chị tưởng tượng chị là người được yêu mến, ông ấy để ý đến chiếc áo maxi của chị. Em có thích không? Selina chọn cho chị đấy. Chị nghĩ áo này trông thanh lịch, nhưng không biết có được trang trí quá đáng không. Chị rất ghét ý tưởng phải trang trí quá đáng – lộng lẫy đến khủng khiếp . Bây giờ chị phải thêm ít chi tiết trang trí vì người ta nghĩ chị phải như thế. Em biết mà, một cô dâu thì phải ăn mặc như cô dâu, nhưng sở thích của chị là vẻ đơn giản, một kiểu đơn giản thì hay hơn là loè loẹt. Nhưng chị thuộc phe thiểu số, vì chị tin không mấy người đánh giá cao tính đơn giản trong trang phục, họ chỉ thích thấy sự phô trương và loè loẹt. Chị có vài ý tưởng trang trí như thế này cho loại hàng popeline màu trắng mờ và trắng bạc. Em thấy có đẹp không?
Khi tất cả thực khách vừa tụ tập đông đủ trong phòng gia đình thì ông Weston xuất hiện. Ông vừa trở về để dự một bữa ăn tối muộn, và khi ăn xong ông vội đi đến Hartfield. Nhiều người mong được gặp ông, khiến cho ông ngạc nhiên. Ông Woodhouse tỏ vẻ vui, ngang bằng như khi ông lấy làm tiếc khi gặp ông Weston lần trước.
Riêng John Knightley lấy làm kinh ngạc trong im lặng, nghĩ thầm "Đáng lẽ ông ta phải ở nhà sau một ngày lo công chuyện ở London, đàng nay lại đi bộ nửa dặm đường đến nhà một người đàn ông khác, giao tiếp cho đến giờ đi ngủ, để chấm dứt một ngày bằng những nỗ lực xã giao trong đám đông ồn ào, kể cũng lạ. Ông ta đã hoạt động từ lúc tám giờ sáng mà bây giờ đáng lẽ phải nghỉ ngơi, đã nói cả ngày mà bây giờ đáng lẽ phải im lặng, đã gia nhập một nhóm người mà bây giờ đáng lẽ phải ngồi một mình! Ông đã xa rời không khí tĩnh lặng bên lò sưởi, để trong một buổi tối tháng Tư lạnh giá và ẩm ướt đi ra giao tiếp với thiên hạ! nếu ông ta có mục đích đến đón cô vợ về nhà thì còn được, nhưng ông đến đây khiến cho cuộc tụ họp kéo dài thêm thay vì rút ngắn". John Knightley nhìn ông với nỗi kinh ngạc, nhún vai rồi nghĩ thầm "Mình không thể hiểu nổi đấy lại là ông ta!"
Trong khi ấy, không hoàn toàn biết gì về nỗi căm ghét mình gây ra, ông Weston vẫn vui vẻ như thường ngày, vẫn ăn nói hoạt bát, dù sau một ngày đi họp ở nơi xa vẫn tỏ ra dễ mến với mọi người. Sau khi ông thoả mãn những câu hỏi của cô vợ về bữa ăn tối của mình, ông trấn an cô là các gia nhân không quên lời dặn dò cẩn thận của cô. Rồi ông kể cho cô nghe tin tức ông được nhận được trong chuyến đi, nhưng mọi người trong phòng cũng rất hiếu kỳ muốn biết. Ông trao cho cô một lá thư của Frank và nói với vợ rằng ông đã tự tiện mở ra xem. Ông nói:
-       Em đọc, đọc đi, em sẽ thấy vui, chỉ có ít dòng, không mất thời giờ nhiều, hãy đọc cho Emma nghe.
Cả hai người phụ nữ cùng đọc lá thư, trong lúc ông luôn mỉm cười và nói nhỏ với họ nhưng mọi người khác đều nghe được:
-       Này, nó sắp đến, em thấy đấy, anh nghĩ đó là tin tốt lành. Này, em phải nói gì đây? Anh luôn bảo em là nó sẽ nhanh chóng quay lại, có phải thế không? Em yêu ạ, có phải anh luôn bảo em như thế mà em không tin. Em thấy đấy, anh tin chậm nhất là vào tuần tới, vì có lẽ rất sốt ruột, rất có thể ngày mai hoặc thứ bảy. Còn về bệnh tình của bà ấy, dĩ nhiên là không có gì cả. Rất vui khi Frank trở lại với chúng ta, cũng gần thành phố, nó sẽ ở đây dài ngày khi đến đây, còn nó sẽ chia phân nửa thời gian cho chúng ta. Đây đúng là điều anh mong chờ. Thật là tin vui đấy chứ? Em đọc xong chưa ? Emma đã đọc hết chưa ? Cất nó đi, cất đi, khi khác ta sẽ nói nhiều về việc này, bây giờ là không phải lúc. Anh sẽ thông báo cho những người khác theo cách thông thường.
Chị Weston tỏ ra rất vui. Dáng vẻ và ngôn từ của chị thì không có gì kiềm chế được. Chị vui, chị biết mình đang vui, và biết mình phải vui. Chị sôi nổi và cởi mở  thốt lời chúc mừng, nhưng Emma không thể nói được thông suốt như thế. Đầu óc của cô bận rộn với những ý nghĩ cân nhắc, cố nhận ra mình xúc động đến mức nào, mà cô nghĩ là đáng kể.
Tuy nhiên, ông Weston vì quá háo hức nên không quan sát kỹ ai khác và quá huyên thuyên nên không muốn để người khác góp lời. Ông cảm thấy vui với bất kỳ lời nào Emma nói ra, rồi để cho những người khác bàn tán to nhỏ về chuyện mà cả phòng đã nghe lỏm được.
Có vẻ như ông cho rằng đương nhiên là mọi người đều vui, hoặc ông nghĩ đặc biệt ông Woodhouse hoặc anh Knightley hẳn phải vui. Sau khi chị Weston và Emma, họ là những người kế tiếp có lý do để vui. Ông định đi gặp cô Fairfax, nhưng cô đang bận trò chuyện với John Knightley, nên sẵn đang đứng gần cô Elton, ông bắt chuyện với cô này.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:46:48 | Chỉ xem của tác giả
Chương 18


Ông Weston nói với cô Elton:
-       Tôi mong sẽ có vinh dự giới thiệu con trai tôi được biết cô.
Nghĩ rằng mong ước đó là lời đề cao, cô Elton nở nụ cười rất hoà nhã.
Ông tiếp:
-        Hẳn cô đã nghe nói đến Frank Churchill và biết nó là con trai tôi, dù nó không mang họ của tôi.
-       À vâng, và chúng tôi sẽ rất vui được quen biết anh ấy. Tôi tin anh Elton sẽ sớm đến thăm anh ấy và hai chúng tôi sẽ rất vui được tiếp anh ấy tại dinh Cha xứ.
-       Cô thật là tử tế. Tôi tin Frank sẽ rất vui. Nó sẽ đi thành phố chậm lắm là tuần tới. Hôm nay chúng tôi nhận được thư báo. Sáng nay tôi nhận được thư, và khi nhận ra nét chữ của con tôi, tôi mạo muội giở ra dù bì thư không đề tên tôi mà là tên bà Weston. Cô ấy là người chính yếu liên lạc thư từ với nó. Tôi ít khi nhận được lá thư nào.
-       Và thế là ông nhất quyết mở bì thư đề tên chị ấy! Ôi trời ! Ông Weston! – cô nói một cách thân mật – tôi phải phản đối chuyện này. Đúng là một tiền lệ rất nguy hiểm. Tôi mong ông đừng để những người hàng xóm của ông noi theo gương ông. Tôi nghĩ nếu chuyện này sẽ xảy ra với tôi, thì phụ nữ có chồng như chúng tôi phải bắt đầu nỗ lực. Ôi trời ! Ông Weston, tôi không thể tin được rằng ông làm chuyện đó.
-       Vâng, đàn ông chúng tôi là những người đáng trách. Cô Elton, cô nên bảo trọng lấy mình. Lá thư này báo cho chúng tôi – đấy là lá thư ngắn ngủi, được viết ra một cách vội vã, chỉ để báo tin – báo cho chúng tôi là họ sẽ đi thành phố vì lo cho bà Churchill, bà ấy không được khoẻ suốt mùa đông này, và nghĩ thời tiết ở Enscombe quá lạnh đối với bà, thế nên họ nhanh chóng đi về phía nam.
-       Thế thật ư! Tôi nghĩ từ Yorkshire, Enscombe nằm trong Yorkshire phải không ?
-       Vâng, cách London khoảng ba trăm cây số, một quãng đường khá dài.
-       Vâng, tôi nghĩ đúng là  đáng kể. So với Maple Grove đến London còn xa hơn cả trăm cây số. Nhưng ông Weston ạ, đối với người có tiền của thì quãng đường có nghĩa lý gì? Ông hẳn sẽ ngạc nhiên nếu biết được anh Suckling của tôi đôi lúc cứ như bay ấy. Chắc ông không tin tôi, vì có lúc hai lần trong vòng một tuần anh ấy và ông Bragge đi London, rồi trở về bằng bốn con ngựa.
Ông Weston nói:
-       Quãng đường từ Enscombe có điều bất lợi là, theo chúng tôi hiểu, bà Churchill không thể xa rời chiếc ghế bành trong một tuần. Trong lá thư của Frank vừa rồi nó viết bà than quá yếu nên khi muốn đi vào nhà kính phải có Frank và ông bác của nó dìu đi! Cô biết đấy, việc này cho thấy bà ốm yếu như thế nào, nhưng bây giờ bà nôn nóng đi thành phố, chỉ ngủ hai đêm trên đường đi. Đấy là theo thư của Frank. Những phụ nữ mảnh khảnh đều có thể chất rất đặc biệt, cô Elton ạ. Cô phải đồng ý với tôi về điều này.
-       Không, tôi sẽ không đồng ý với ông về điều gì cả. Tôi luôn đứng về phía phụ nữ. Thật đấy. Cho ông hay nhé, ông sẽ thấy tôi là đối thủ đáng gờm về điểm này. Tôi luôn đứng lên tranh đấu cho phụ nữ. Nếu ông biết tôi cảm thấy thế nào khi ngủ trong một phòng trọ, ông sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu bà Churchill cố gắng tránh việc này. Selina kể đối với cô ấy, ngủ tại phòng trọ là chuyện khủng khiếp, và tôi hiểu ra ít điều tế nhị của cô ấy. Cô luôn mang theo khăn trải giường trên đường đi, là cách đề phòng rất hay. Bà Churchill có làm như thế không?
-       Chắc hẳn rồi. Bà Churchill làm mọi việc mà bất kỳ phụ nữ quý phái nào từng làm. Bà Churchill sẽ không thua kém bất kỳ quý bà nào khác về việc …
Cô Elton vội cắt ngang:
-       Ôi chao! Ông Weston, xin đừng hiểu lầm tôi. Selina không phải là phụ nữ quý phái. Ông đừng để cho ý nghĩ mình đi xa như thế.
-       Thật à? Thế thì cô ấy không phải là mẫu mực cho bà Churchill, vì bà là một phụ nữ quý phái thực thụ.
Cô Elton nghĩ mình đã sai lầm khi phủ nhận một cách sôi nổi như thế. Cô không hề có ý muốn nói chị cô không phải là phụ nữ quý phái, có lẽ cô không thiếu cảm xúc khi giả vờ, nên cô định nói chữa lại, nhưng ông Weston đã tiếp:
-       Bà Churchill không chiếu cố đến tôi nhiều như cô hẳn đã đóan được. Nhưng đấy là chuyện giữa hai chúng tôi. Bà rất thương Frank, vì thế tôi không thể nói xấu về bà. Hơn nữa, bây giờ sức khoẻ bà yếu kém nhưng thật ra trước giờ bà ấy vẫn thế. Cô Elton ạ, tôi không muốn nói chuyện này với bất kỳ ai, nhưng tôi không tin bà Churchill bị bệnh.
-       Nếu bà ấy thật sự có bệnh, tại sao bà không đi Bath hở ông Weston? Đi Bath, hoặc đi Clifton?
-       Bà ấy đã mang ý nghĩ trong đầu là khí hậu Enscombe quá lạnh đối với bà. Tôi đoán bà cảm thấy chán Enscombe, bà đã chôn chân ở đấy quá lâu, nên bây giờ muốn thay đổi. Đấy là một vùng hẻo lánh. Một vùng đẹp, nhưng quá hẻo lánh.
-       Đúng, giống như Maple Grove. Không có nơi nào hẻo lánh như Maple Grove. Đồn điền bao la vây phủ chung quanh! Người ta có cảm tưởng như bị cô lập với mọi thứ. Và bà Churchill có lẽ không có sức khoẻ hoặc tinh thần như Selina để vui hưởng cuộc sống cô lập như thế. Hoặc có lẽ bà không có đủ điều kiện vật chất để sống đời thôn dã. Tôi luôn nói phụ nữ có bao nhiêu điều kiện vật chất cũng không đủ, và tôi cảm thấy mãn nguyện là riêng tôi đã có đủ để sống đời tự chủ.
-       Frank đã ở đây trong hai tuần.
-       Tôi nhớ có nghe nói. Khi đến đây, anh ấy sẽ thấy rõ hội Highbury có thêm thành viên, ấy là nếu tôi có thể gọi mình là thành viên. Nhưng có lẽ anh ấy chưa bao giờ nghe đến có người như thế trên đời.
Không thể nào bỏ qua lời lẽ của cô hiển nhiên có ý mong mỏi sự đề cao. Với vẻ hoà nhã tột độ, ông Weston lập tức thốt lên:
-       Chỉ có cô mới nghĩ như thế. Chưa bao giờ nghe đến nó! Tôi tin những lá thư gần đây của vợ tôi đều nói nhiều đến cô Elton.
Ông đã làm xong bổn phận và có thể quay lại đề tài về con trai ông:
-       Khi Frank ra đi kỳ rồi, chúng tôi không rõ  bao giờ sẽ gặp lại nó, thế nên tin báo ngày hôm nay khiến tôi vui mừng gấp bội. Hoàn toàn  bất ngờ, ý tôi muốn nói là, tôi luôn tin nó sẽ trở lại một ngày gần đây, nhưng không ai tin tôi. Cả nó và nhà tôi đều nản lòng. "Làm thế nào nó tìm cách đi đến đây? Làm thế nào tin được ông bà bác sẽ cho phép nó đi nữa", và đại loại như thế. Tôi luôn tin rằng có chuyện gì đấy  sẽ xảy đến, và đúng như thế, cô thấy mà. Cô Elton ạ, tôi nghiệm thấy rằng trong đời tôi, nếu có việc bất như ý xảy ra thì sau đó sẽ có việc thuận lợi bù đắp lại.
-       Đúng thế, ông Weston ạ, thật đúng. Tôi thường nói với một người thân thiết trong thuở còn hẹn hò, khi sự việc xảy ra không ổn, không diễn tiến nhanh chóng như ý anh ấy muốn, anh ấy dễ chán nản và than là cho đến tháng Năm hẳn con tuổi manh vẫn chưa vui trở lại. Chao ôi, tôi đã dốc sức giúp anh ấy gạt bỏ những ý nghĩ ảm đạm để vực tinh thần anh ấy lên. Tôi còn nhớ có một buổi sáng, anh ấy đến tìm tôi với tâm trạng rất chán nản.
Cô ngưng lại để hắng giọng, và ông Weston lập tức bắt lấy cơ hội để tiếp nối:
-       Cô đang nói đến tháng Năm, đấy chính là tháng mà bà Churchill được lệnh – hoặc chính bà ra lệnh – đi đến nơi ấm hơn Enscombe, tóm lại là đi London. Thế là chúng tôi được vui vì Frank có dịp đi đến đây thường xuyên cả mùa hè. Đây chính là mùa mà người ta nên đi thăm nhaum, ngày dài hơn, khí hậu ôn hoà, không quá nóng khi người ta phải vận động. Khi nó đến đây kỳ rồi, chúng tôi phải tuỳ nghi, nhưng khí hậu rất ẩm ướt, trời mù mịt. Cô biết tháng Hai luôn là như thế, nên chúng tôi không thể làm đến phân nửa những gì muốn làm. Bây giờ là đúng lúc. Cô Elton ạ, tôi không rõ liệu sự hồ nghi và bồn chồn – tự hỏi nó sẽ đến ngày hôm nay hoặc ngày mai hoặc bất kỳ giờ nào – có khiến cho chúng tôi hạnh phúc hơn là khi thật sự có nó trong ngôi nhà hay không. Tôi nghĩ là có. Tôi nghĩ chính tâm trạng của ta khiến cho ta được phấn khởi và vui sướng nhất. Tôi mong cô sẽ mến con trai tôi, nhưng cô không nên nghĩ nó là con nhà nòi. Nói chung nó là một thanh niên tốt, nó cô đừng nghĩ nó là con nhà nòi. Nhà tôi cũng mến thích nó, cho nên cô hẳn hiểu được tôi lấy làm cảm kích như thế nào. Cô ấy nghĩ không ai bằng nó.
-       Ông Weston, tôi tin chắc tôi sẽ có cảm nghĩ tốt với anh ấy. Tôi đã nghe nhiều người khen anh Frank Churchill. Cùng lúc, cần nói là tôi luôn tự mình phán xét và không hề chịu để cho người khác dẫn dắt. Tôi xin hứa cho ông biết rằng khi tôi gặp anh ấy, tự tôi sẽ phán xét. Tôi không thích tâng bốc ai.
Ông Weston trầm ngâm rồi trả lời:
-       Tôi mong mình đã không khắt khe với bà Churchill tội nghiệp. Nếu bà thực sự bị bệnh, tôi sẽ lấy làm buồn vì mình đã thiếu công tâm với bà, nhưng cá tính bà có nét nào đấy khiến cho tôi thấy khó mà nói về bà với lòng độ lượng như tôi muốn. Cô Elton, cô hẳn đã biết về mối quan hệ giữa tôi với gia tộc, hoặc cách đối xử với tôi, và nói riêng cho cô nghe, tất cả là do bà ấy. Bà là người chủ mưu. Nếu không do bà, mẹ của Frank đã không bị khinh rẻ như thế. Ông Churchill có niềm hãnh diện nhưng niềm hãnh diện của ông không thấm gì so với của bà, ông là người ít ăn ít nói, biếng nhác, với niềm hãnh diện như là một quý ông vốn không làm hại ai mà chỉ biến ông thành người bất lực và khó chịu, nhưng niềm hãnh diện của bà là tật kênh kiệu và xấc xược! và điều khiến cho người ta không chịu nổi là về dòng dõi. Bà không là gì cả khi cưới ông ấy, chỉ đơn thuần là con gái một nhà quý tộc, nhưng từ khi là thành viên trong dòng họ Churchill, bà ra vẻ mình như là người vượt trội hơn những người khác mang họ Churchill, trong khi bản thân bà chỉ là người mới phất lên.
-       Chỉ nghĩ thế mà kinh! Tôi cảm thấy sợ người mới phất. Maple Grove có đầy những người như thế, vì có một gia đình hay ra vẻ kiêu kỳ khiến cho anh chị tôi rất khó chịu. Việc ông mô tả họ Churchill khiến cho tôi nghĩ ngay đến những người đó. Người trong họ Tupman mới đến định cư, có những mối quan hệ thấp kém, lại làm ra vẻ quan trọng, xem mình ngang hàng với danh gia vọng tộc lâu đời. Họ mới đến ở tại West Hall cùng lắm được một năm rưỡi, không ai biết họ tạo dựng gia sản bằng cách gì. Họ đến từ Birmingham, là nơi không có gì hứa hẹn cả, như ông đã biết. Người ta không trong mong gì tại Birmingham. Tôi luôn nói có điều gì đấy kinh khiếp trong cái tên, nhưng không ai biết điều gì tốt lành về họ Tupman, dù người ta ức đoán nhiều chuyện. Thế mà họ cứ ra vẻ ngang hàng với anh Suckling của tôi, là một trong những láng giềng gần nhất của họ. Thật là tệ hại. Anh Suckling đã từng sống ở Maple Grove mười một năm, trước đó là cha anh ấy – tôi nghĩ ít nhất là thế - tôi hầu như chắc chắn ông cụ đã thanh toán xong xuôi cho điền trang trước khi qua đời.
Cuộc trò chuyện giữa hai người bị gián đoạn, gia nhân mang trà ra phục vụ. Sau khi đã nói hết những điều muốn nói, ông Weston nhân cơ hội này tản đi nơi khác.
Sau tiệc trà, hai vợ chồng Weston và anh Elton cùng ngồi chơi bài với ông Woodhouse. Năm người còn lại được tự do. Emma nghĩ họ không hợp với nhau, vì anh Knightley có vẻ như không thích trò chuyện, cô Elton mong được để ý đến nhưng không ai đáp ứng.
Anh John Knightley chứng tỏ mình ăn nói hoạt bát hơn người em trai. Anh sẽ ra đi vào ngày hôm sau, và dặn dò:
-       Này Emma, anh không còn gì để nói thêm về mấy đứa trẻ, em đã nhận được thư chị em kể mọi chuyện rồi. Mấy đứa mà anh lo thì đơn giản hơn mấy đứa khác cần cô ấy, và có vẻ như không theo cùng một cung cách, kể cả lời khuyên của anh là không làm hư bọn trẻ và không tống thuốc men cho chúng.
Emma đáp:
-       Em mong sẽ làm cả hai anh chị được hài lòng, và em sẽ cố hết sự mình cho chúng nó được vui, thế là đủ đối với Isabella. Tạo nguồn vui phải đi trước thói quen chiều chuộng sai lầm và cho thuốc men vô tội vạ.
-       Nếu thấy tụi nó quấy rầy quá thì em phải gửi chúng nó về nhà.
-       Rất có thể như vậy. Anh nghĩ thế, phải không?
-       Anh e chúng nó gây ồn ào cho bố em, hoặc thậm chí có thể làm phiền đến em, nếu em bận bịu thêm vì những cuộc thăm viếng như mấy lúc gần đây.
-       Bận bịu thêm!
-        Đúng rồi, em phải nhớ lại rằng trong vòng nửa năm qua lối sống của em đã khác biệt nhiều…
-       Khác biệt! thật ra không phải thế.
-       Đúng là em bận bịu nhiều với bạn bè hơn lúc trước. Hãy xem hiện tại đi. Anh mới đến đây được một ngày mà em đã bận trong một bữa tiệc! lúc trước có khi nào như thế? Láng giềng của em đông đúc thêm, em giao du với họ thêm. Lúc gần đây, mỗi lá thư em viết cho Isabella đều kể nhiều chuyện vui, ăn tối ở nhà ông Cole, hoặc dạ vũ ở Công xá. Sự khác biệt mà Randalls tạo ra – chỉ tính riêng Randalls thôi – đã là đáng kể.
Anh Knightley nhanh chóng chen vào:
-        Vâng, đúng là Randalls đã tạo ra mọi sự khác biệt.
Anh John Knightley nói:
-       Được rồi. Anh nghĩ Randalls hẳn gây ảnh hưởng nhiều hơn lúc trước, thế nên Emma ạ, anh chợt nghĩ Harry và John có thể gây phiền phức cho em. Nếu vậy, anh chỉ mong em gởi chúng nó trở về nhà.
Anh Knightley thốt lên:
-       Không, không cần phải thế. Nên gửi chúng nó đến Dunwell. Chắc chắn em sẽ được khoẻ thân.
Emma than:
-       Anh làm em buồn cười quá! Em muốn biết có bao nhiêu cuộc tụ họp mà anh không tham dự, và tại sao anh lại lo em muốn khoẻ thân nên không chăm sóc đến hai đứa trẻ? Những dịp em tham dự là gì? Ăn bữa tối một lần với nhà Cole, rồi có một buổi dạ vũ mà chỉ bàn bạc chứ không hề xảy ra. Em có thể hiểu anh – cô gật đầu về phía anh John Knightley – anh được may mắn gặp gỡ nhiều người quen biết cùng một lúc ở đây khiến cho anh quá vui nên hay để ý đến mọi chuyện. Nhưng anh – cô quay sang anh Knightley – Anh đã biết em rất ít khi đi ra khỏi nhà quá hai tiếng đồng hồ, thế thì em không hiểu tại sao anh tiên đoán là em sẽ bận bịu nhiều. Còn về hai đứa trẻ đáng yêu, nếu dì Emma không có thời giờ cho chúng, em không nghĩ chú Knightley sẽ chăm sóc chúng nó tốt hơn vì dì bận một tiếng thì chú bận năm tiếng, và khi ở nhà thì chú chỉ lo đọc sách một mình hoặc tính toán chuyện riêng.
Anh Knightley ra vẻ như cố kìm hãm một nụ cười.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 14:47:34 | Chỉ xem của tác giả
III

Chương 1


Một khoảnh khắc im lặng đủ giúp cho Emma hiểu tại sao cô trở nên phấn khích khi nghe tin về Frank Churchill. Cô tin rằng cô cảm thấy lo âu hoặc bối rối không phải là vì mình, mà là vì anh. Tình cảm của cô sụt giảm xuống mức không còn gì nữa, không đáng để nói đến. Nhưng nếu anh – người chắc chắn đã yêu cô – trở về với tình cảm nguyên vẹn như lúc anh ra đi, thì đấy là một chuyện khiến cho cô ray rứt. Nếu thời gian hai tháng xa cách không giúp cho anh nguội lạnh thì cô sẽ phải đối diện với nghịch cảnh. Cả anh và cô đều phải cẩn trọng. Cô không muốn bị vướng víu trong tình cảm, nên cô phải tránh làm gì có vẻ như khích lệ anh tiến xa thêm.
Cô mong mình có thể ngăn chặn anh tỏ tình, nếu không sẽ khiến cho mối quan hệ giữa hai người trở thành thương đau! Tuy thế, cô vẫn mong đợi điều gì đấy có tính quyết định. Cô có cảm tưởng như mùa xuân sẽ trôi qua với một cơn khủng hoảng, một biến cố, một chuyện gì đấy gây chuỷên biến cho tâm tư điềm tĩnh và yên bình của cô.
Không phải mất thời giờ lâu – tuy rằng lâu hơn ông Weston đoán – để cô có thể đo lường tình cảm của Frank Churchill. Gia đình Enscombe không đi đến thành phố nhanh như đã định, nhưng không lâu sau khi anh đến Highbury. Khi anh từ Randalls đến Hartfield, cô có thể nhanh chóng quan sát và nhanh chóng xác định tâm tư của anh và xác định mình phải phản ứng như thế nào.
Hai người gặp nhau trong không khí thân hữu tột cùng. Đúng là anh tỏ ra rất vui khi gặp lại cô. Nhưng lập tức cô có ý nghĩ là anh không quan tâm đến cô nhiều như trước, hoặc tình cảm của anh không còn thắm thiết như trước. Cô kỹ lưỡng quan sát anh. Rõ ràng là anh yêu cô kém hơn trước. Có lẽ một phần là do cô hờ hững, sự xa vắng tạo nên hiệu ứng tự nhiên, như cô mong muốn.
Anh tỏ ra phấn chấn, vẫn luôn nói cười như lúc nào, có vẻ thích thú khi nói về chuyến đến thăm trước của anh, và cũng có vẻ bối rối . Không phải trong thái độ bình thản của anh mà cô nhận ra sự khác biệt. Anh không bình thản, tinh thần anh rõ ràng là bị kích động, có vẻ gì đấy bồn chồn trong anh. Dù anh có sinh động, điều khiến cho cô lo nghĩ mình đã đóan đúng là anh chỉ nán lại mười lăm phút rồi vội vã đi thăm viếng nơi khác ở Highbury.
Cô nghĩ thầm "Anh chàng đã gặp một vài người quen cũ trên đường tới đây, anh đã không dừng lại, không dừng lại dù để chỉ nói một lời nhưng anh có tính phù phiếm khi nghĩ rằng họ sẽ thất vọng nếu anh không đến thăm họ, thế là dù muốn nán lại lâu hơn ở Hartfield, anh vẫn vội vã ra về".
Cô chắc chắn rằng anh không còn yêu cô sâu đậm như trước, tuy rằng tinh thần anh bị kích động và việc ra về vội vã chưa phải là dấu hiệu tất cả đều chấm dứt. Cô nghĩ mình phải hành động cả quyết và không nên tin tưởng nơi anh nữa.
Đấy là chuyến viếng thăm duy nhất của Frank Churchill trong mười ngày. Anh thường muốn đi lần nữa, nhưng lúc nào cũng  bị ngăn cản. Bà bác anh không muốn anh xa bà. Đấy là lý do anh giải thích tại Randalls. Nếu anh nói thực, nếu anh thật sự muốn đến, thì có thể suy diễn là việc bà Churchill đi đến London không giúp đỡ gì cho đầu óc bướng bỉnh và kích động của bà. Chắc chắn là bà có bệnh, anh đã xác nhận điều này ở Randalls. Dù một phần có thể là do bệnh tưởng, khi nghĩ lại mới tin rằng sức khoẻ của bà đã xấu hơn nửa năm về trước. Anh tin rằng bệnh của bà không phải là vô phương cứu chữa, và ít nhất bà còn sống thêm nhiều năm nữa, nhưng trái với nỗi hồ nghi của ông bố, anh không muốn nói là bà chỉ vẽ chuyện hoặc bà vẫn còn khoẻ mạnh như trước.
Có vẻ như bà không hợp với London. Bà không chịu nổi tiếng ồn ở đây. Tinh thần bà luôn bị bứt rứt, và mười ngày sau anh biên thư cho Randalls báo tin có một thay đổi trong kế hoạch. Họ phải dời đến Richmond ngay. Bà Churchill đã được giới thiệu cho một bác sĩ có tiếng tăm ở đấy, và mặt khác bà tỏ ra thích nơi này. Họ thu xếp một ngôi nhà được trang bị đầy đủ nội thất ở một địa điểm thích hợp, và mong sẽ có nhiều ích lợi.
Emma được nghe rằng Frank biên thư cho biết anh phấn khởi với kế hoạch mới, và vui vì sẽ có hai tháng được sống gần nhiều người bạn của anh, vì họ thuê ngôi nhà trong tháng năm và tháng sáu. Cô được biết anh báo tin mình sẽ được gặp gỡ họ thường xuyên như ý anh mong muốn.
Emma nhận ra ông Weston hiểu được tại sao anh vui, ông xem cô là lý do khiến cho anh vui. Cô mong rằng không phải thế. Hai tháng sẽ cho thấy chứng cứ.
Đương nhiên là ông Weston rất vui, đấy chính là hoàn cảnh mà ông luôn mong mỏi. Bây giờ, Frank thật sự sống gần ông. Chín dặm thì có nghĩa lý gì đối với một anh trai trẻ? Chỉ một giờ cưỡI ngựa. Anh sẽ đi thăm ông thường xuyên. Sức khác biệt giữa Richmond và London có nghĩa là sức khác  biệt giữa việc thường xuyên gặp ông và không bao giờ gặp ông. Mười sáu dặm – không phải, mười tám dặm, Manchester phải cách xa mười tám dặm hơn – là một trở ngaị đáng kể. Nếu có cơ hội đi thăm ông, anh phải mất một ngày đường đi và về. Khi anh sống ở London, thì không nghĩa lý gì, cũng giống như khi anh ở Enscombe, nhưng Richmond ở rất gần. Càng tốt hơn là gần!
Một chuyện tốt đẹp lập tức trở thành hiện thực vì họ đang gần gũi nhau, buổi dạ vũ tại Công xá. Mọi người trước giờ vẫn không quên, nhưng nếu định ngày cụ thể thì là phù phiếm. Bây giờ chuyện này là chắc chắn, mọi người lại bắt tay vào việc chuẩn bị. Không bao lâu sau khi nhà Churchill dời đến Richmond, Frank viết ít dòng cho biết bà  bác anh đã khoẻ lên nhiều, thế nên bất cứ lúc nào anh có thể đến chơi trong hai mươi bốn giờ đồng hồ. Anh yêu cầu định ngày càng nhanh càng tốt.
Buổi khiêu vũ của ông Weston là điều chắc chắn. Chỉ còn ít ngày nữa là giới trẻ ở Highbury sẽ được vui thích.
Ông Woodhouse đành phải cam chịu. Mùa này trong năm không phải là vấn đề đối với sức khoẻ của ông. Với mọi hoạt động, tháng năm đều thích hợp hơn tháng hai. Bà Bates được yêu cầu đến làm bầu bạn với ông một buổi tối. James được dặn dò kỹ lưỡng để chăm sóc hai đứa trẻ, và ông này tin bé yêu Henry hoặc bé yêu John sẽ không làm quấy trong khi dì Emma yêu dấu vắng nhà.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
 Tác giả| Đăng lúc 3-10-2011 22:36:17 | Chỉ xem của tác giả
Chương 2


Không có chuyện bất thường gây trở ngại cho buổi dạ vũ. Ngày lại qua ngày, và sau một buổi sáng sốt ruột trông ngóng, Frank Churchill đi đến trước giờ dùng bữa tối, thế là mọi việc đều ổn thoả.
Anh và Emma chưa gặp lại lần thứ hai. Họ chỉ đối diện nhau ở Công xá, nhưng thế là tốt hơn cuộc gặp gỡ thông thường trong một đám đông. Ông Weston đã khẩn khoản Emma đến sớm hơn những người khác nhằm giúp cho ý kiến sắp xếp trong các gian phòng. Cô không thể chối từ, thế là cô phải gặp anh trong vài khoảnh khắc tĩnh lặng. Cô đi đón Harriet, rồi hai người đến Công xá kịp lúc nhà Randalls cũng đã đến.
Có vẻ như Frank Churchill đang nóng lòng trông ngóng. Dù anh không nói nhiều, ánh mắt anh cho thấy anh sẵn sàng hưởng một buổi tối vui thích. Họ đi bên nhau để rà soát mọi việc đâu ra đấy. Trong vòng vài phút, một cỗ xe khác chạy đến khiến cho Emma tỏ ra ngạc nhiên. Cô định thốt lên "Đến sớm thế!" nhưng kịp nhận ra đấy là một gia đình trong số những người bạn cũ. Giống như cô, họ đến sớm để phụ giúp ông Weston. Kế tiếp là một cỗ xe khác, cũng đến sớm với cùng mục đích. Dường như phân nửa số cư dân địa phương cùng tụ tập với nhau với mục đích sắp xếp chuẩn bị.
Emma nhận ra rằng ông Weston không chỉ dựa vào ý kiến của cô, và nghĩ nếu không được tin cậy hoàn toàn bởi một người đàn ông vốn có nhiều bạn thân và cố vấn thì đấy không phải là điều đáng phiền. Cô thích thái độ cởi mở của ông, nhưng nếu ông ít bộc trực một chút thì hẳn ông được lòng người hơn. Ông phải là mẫu người của lòng nhân từ nhưng không phải của tình thân hữu. Cô có thể muờng tượng ra một người như thế. Cả nhóm người đi vòng quanh, nhìn ngắm, ca ngợi, và rồi vì không còn việc gì phải làm, họ tụ tập quanh lò sưởi và nhận xét là đã tháng năm, một ánh lửa vẫn tỏ ra dễ chịu.
Emma thấy không phải do lỗi của ông Weston khiến cả nhóm tư vấn của ông không đông đảo hơn. Họ đã ghé qua nhà bà Bates để cho đi nhờ xe, nhưng hai vợ chồng Elton đã đón người dì và cô cháu đi cùng.
Frank đứng kế bên Emma nhưng có lúc anh tản ra nơi khác. Anh có vẻ bồn chồn, cho thấy đầu óc anh không được thoải mái. Anh nhìn quanh quất, đi đến cánh cửa, nghe ngóng âm thanh của những cỗ xe khác – sốt ruột muốn bắt đầu, hoặc ngại đứng gần cô.
Anh nói về cô Elton:
-       Tôi nghĩ cô ấy sắp đến. Tôi rất hiếu kỳ muốn gặp cô Elton. Tôi nghe nhiều về cô ấy. Tôi nghĩ không bao lâu thì cô ấy sẽ đến.
Có tiếng động của một cỗ xe đang đến gần. Anh vã đi ra, nhưng lại đi vào, nói:
-       Tôi quên là mình chưa quen biết với cô ấy. Tôi chưa từng gặp cả hai vợ chồng Elton. Tôi không nên đường đột.
Hai vợ chồng Elton xuất hiện, rồi mọi người tươi cười chào hỏi nhau.
Ông Weston nhìn quanh quất, nói:
-       Nhưng còn chị Bates và cô Fairfax. Chúng tôi nghĩ là anh đi đón họ.
Sự nhầm lẫn chỉ là nhỏ nhặt. Một cỗ xe bây giờ được phái đi đón họ. Emma muốn biết cảm nghĩ đầu tiên của Frank về cô Elton, muốn biết anh phản ứng như thế nào đối với bộ áo thanh lịch của cô Elton và nụ cười tử tế của cô này. Ngay lập tức anh có ý kiến bằng cách để ý ngay đến cô Elton sau những lời giới thiệu.
Trong vòng vài phút, cỗ xe kia quay lại. Có người nào đấy nói về trời mưa.
Frank nói với ông bố:
-       Không nên bỏ quên chị Bates.
Rồi anh đi ra. Ông Weston định ra theo, nhưng cô Elton giữ ông lại để ông nghe ngôn từ cô khen ngợi con trai ông. Cô nói một cách nhanh nhẩu khiến cho anh chàng tuy đi nhanh vẫn nghe lỏm được cô:
-       Ông Weston, anh ấy là người rất tốt. Hẳn ông còn nhớ tôi đã thẳng thắn bảo với ông là tôi có ý kiến của riêng mình, và tôi lấy làm vui mà nói rằng tôi rất mến anh ấy. Ông nên tin lời tôi. Tôi không bao giờ tâng bốc ai. Tôi nghĩ anh ấy rất đẹp trai, và tư thái của anh ấy chính là điểm tôi đánh giá cao – đúng là một quý ông, không hề có vẻ dối trá hoặc hợm hĩnh. Ông nên biết tôi rất ghét kẻ hợm hĩnh – thật là kinh! Ở Maple Grove người ta không bao giờ chấp nhận họ. Cả anh Suckling và tôi đều không thể kiên nhẫn với họ, và đôi lúc chúng tôi phải nói một cách gay gắt! Còn Selina vì có tâm tính hiền hoà nên chịu đựng giỏi hơn.
Khi cô nói về anh con trai, ông Weston còn chú ý lắng nghe. Nhưng khi đề cập đến Maple Grove, ông nhớ ra rằng phải lo đón tiếp những phụ nữ đang đi đến. Với nụ cười tươi, ông vội bước ra ngoài.
Cô Elton quay sang chị Weston:
-       Đấy là xe của chúng tôi đi đón chị Bates và Jane. Người phu xe và mấy con ngựa của chúng tôi thật là nhanh nhẹn! tôi nghĩ họ đi nhanh hơn bất kỳ ai khác. Cho xe của mình đi đón một người bạn là cả niềm vui! Tôi được biết chị định cho xe đi đón họ, nhưng vào cả những lúc khác thì việc này sẽ không cần thiết. Xin chị hãy tin là tôi sè luôn chăm sóc họ.
Được hai quý ông hộ tống, chị Bates và cô Fairfax bước vào. Có vẻ như cô Elton nghĩ mình có bổn phận giống như là chị Weston phải đón tiếp họ. Bất kỳ người nào như Emma nhìn cô đều hiểu ý nghĩ của những cử chỉ của cô, nhưng chẳng bao lâu ngôn từ của cô, ngôn từ của tất cả mọi người, đều bị mất hút vì chị Bates liến thoắng một hồi sau khi gia nhập đám người quanh lò sưởi.
Khi cánh cửa vừa mở, chị Bates mở miệng ngay:
-        Quý vị thật là tử tế! không có mưa gì cả. Không có gì đáng nói. Tôi không lo cho bản thân mình. Đôi giầy của tôi khá tốt. Và Jane cho biết…À! – khi cô vừa bước qua cánh cửa – Này! Này! Trông thật là lộng lẫy! thật đáng ca ngợi! rằng sáng sủa! này Jane, Jane, hãy nhìn xem! Cháu có thấy gì không? Ôi chao! Chị Weston, chị hẳn phải có cây đèn thần của Aladdin. Bà Stokes tốt bụng hẳn không nhận ra chính phòng của mình. Tôi gặp bà ấy khi mới đến, bà ấy đang ở cửa ra vào. Tôi nói "Ôi chao! Bà Stokes". Nhưng tôi không có thời giờ nói thêm gì.
Bây giờ chị Bates gặp chị Weston, chị tiếp:
-       Tốt lắm, tôi xin cảm ơn chị. Tôi mong chị vẫn khoẻ. Tôi rất vui được nghe thế. Tôi rất lo chị bị nhức đầu! tôi thấy chị thường đi ngang qua và biết chị phải tất bật nhiều. Đúng là thật vui được nghe như thế.
À, cô Elton thân yêu, cảm ơn cô đã tử tế cho xe đến đón rất kịp lúc. Jane và tôi đã chuẩn bị xong. Mấy con ngựa không phải chờ đợi gì cả. Cỗ xe thật là tiện nghi. Ôi! Và chị Weston ạ, chúng tôi phải cảm ơn chị về việc nà. Cô Elton đã tử tế mà gửi thiếp mời cho Jane, nếu không chúng tôi đã…nhưng hai lời mời cùng ngày! Chưa có bao giờ có láng giềng như thế! Tôi nói với mẹ tôi "Mẹ ạ, con tin rằng…" Xin cảm ơn, mẹ tôi vẫn khoẻ. Đã đi đến nhà ông Woodhouse. Tôi xin bà ấy phải đội khăn choàng đầu, vì buổi tối không được ấm…tấm khăn choàng lớn còn mới của bà. Quà cưới của cô Dixon. Cô ấy rất tử tế mà có lòng nghĩ đến mẹ tôi ! mua ở Weymouth, chị biết đấy…anh Dixon chọn giúp, Jane nói có ba tấm khăn choàng khác khiến cho họ phải phân vân hồi lâu. Đại tá Campbell thích màu xanh ô liu.
Cháu Jane thân yêu, cháu có chắc chân không bị ướt chứ? Chỉ có vài giọt, nhưng dì vẫn lo…nhưng anh Frank Churchill thật là..và có tấm thảm để lau giày..Dì sẽ không bao giờ quên lòng tử tế tột độ của anh ấy.
Ôi chao! Anh Frank Churchill, tôi phải cho anh từ lúc anh giúp sửa đến nay cặp kính của mẹ tôi không hề hư hỏng nữa, cái đinh ốc không bao giờ sút ra nữa. Mẹ tôi thường nhắc đến lòng tốt của anh. Có phải thế không hở Jane? Chúng ta thường nhắc đến anh Frank Churchill phải không?
À, cô Woodhouse đây rồi. Cô Woodhouse thân yêu, cô vẫn khoẻ chứ? Rất cảm ơn cô, tôi vẫn khoẻ. Đây giống như là xứ thần tiên! Quả là sự chuyển đổi! tôi biết không nên đề cao – nhìn Emma với giọng tự mãn – như thế là thô lỗ, nhưng cô Woodhouse ạ, hãy tin tôi đi, cô trông thật là.. Cô có thích kiểu tóc của Jane không ? Cô là người phán quyết. Con nhỏ tự làm tóc lấy. Quả là diệu kỳ khi nó tự làm tóc! Tôi nghĩ thợ làm tóc nào ở London vẫn không bằng. À! Tôi nha6.nó ra bác sĩ Hughes và bà vợ. Tôi đến đến chào hai ông bà Hughes.
Ông có khoẻ không? Bà có khoẻ không? Rất khoẻ, xin cảm ơn. Thật là vui, phải không? Anh Richard ở đâu? À, anh ấy đàng kia. Xin đừng làm phiền anh ấy. Nên để anh trò chuyện với các cô gái trẻ.
Anh có khoẻ không anh Richard? Ngày nọ tôi trông thấy anh đi qua thành phố…Bà Otway, tôi ngạc nhiên quá! Còn có ông Otway tốt bụng với cô Otway và cô Caroline. Thật là vui được gặp đủ bạn bè! Còn có ông George và ông Arthur.
Ông có khoẻ không ? Ông có khoẻ không? Vẫn thường… Tôi rất cảm kích. Chưa bao giờ thấy vui như hôm nay. Có phải tôi nghe tiếng một cỗ xe nữa? Ai thế? Có lẽ là nhà Coles. Thật là vui đứng giữa những người bạn như thế này. Và lò sưởi trông thật sang! Tôi thấy gần như bị nướng….Không, cảm ơn. Tôi không dùng cà phê – không bao giờ dùng cà phê. Nhân tiện, xin ông vui lòng cho một tí trà…Không cần vội. À! đây rồi. Mọi thứ đều thật ngon.
Frank Churchill trở lại đứng kế bên Emma. Ngay khi chị Bates ngừng lại, Emma nghe lỏm được những lời trao đổi giữa cô Elton và cô Fairfax, vì hai người đứng phía sau cô không xa. Anh có vẻ nghĩ ngợi. Cô không thể xác định anh cũng nghe lỏm hay không.
Sau nhiều lời khen ngợi Jane về dáng vẻ và trang phục, những lời khen ngợi thật nhỏ nhẹ và đúng mức, hiển nhiên là cô Elton muốn mình được khen lại:
-       Em thấy chiếc áo cô chị thế nào? Em thấy hoa văn trang trí thế nào? Wright làm tóc cho chị thế này trông ra sao?
Với những câu hỏi khác, cô đều được trả lời với sự lịch sự pha chút kiên nhẫn.
Cô Elton lại nói:
-       Những người khác đều chú trọng đến ăn mặc hơn chị, nhưng trong những dịp như thế này, khi mọi cặp mắt đều đổ dồn về chị, và để tỏ ra trọng vọng nhà Weston – vốn tổ chức buổi dạ vũ này để dành vinh hạnh cho chị - thì chị không muốn tỏ ra thua kém người khác. Và chị thấy ngoài chị ra, ít người khác mang ngọc trai. Chị nghe nói Frank Churchill khiêu vũ giỏi. Chị sẽ xem sở thích của anh ấy và chị có hợp nhau không. Frank Churchill đúng là người tốt. Chị rất mến anh ấy.
Đúng lúc này, Frank bắt đầu ăn nói một  cách sôi nổi khiến cho Emma đóan anh đã nghe lỏm được những lời đề cao anh nhưng cô không muốn nghe thêm. Tiếng của các phụ nữ khác bị chìm lấp một lúc, cho đến khi giọng nói của cô Elton lại cất lên mồn một. Anh Elton vừa nhập bọn, và cô vợ anh đang ba hoa:
-         Ôi chao! Cuối cùng anh tìm ra được bọn này đang ẩn náu ở đây, phải không? Em đang  bảo Jane, em nghĩ anh hẳn đã bắt đầu hết kiên nhẫn với tin tức của đám phụ nữ này.
Frank tỏ vẻ ngạc nhiên và bất bình:
-       Jane! Nói thì dễ, nhưng tôi nghĩ hẳn cô Fairfax không đồng ý.
Emma thầm thì:
-       Anh có thích cô Elton không?
-       Không thích tí nào.
-       Anh vô tâm.
-       Vô tâm! Cô có ý gì?
Rồi khuôn mặt anh mất vẻ nhíu mày, thay vào đó là một nụ cười:
-       Không, đừng nói cho tôi biết. Tôi không muốn biết ý cô nói gì. Bố tôi đâu? Lúc nào thì ta bắt đầu khiêu vũ?
Ema không thể hiểu được anh: có vẻ anh đang bực tức. Anh bước đi tìm ông bố, nhưng quay lại ngay cùng với vợ chồng Weston. Anh đã bàn với hai người một chuyện rắc rối, nên họ phải đến gặp Emma. Chị Weston được biết rằng phải mời cô Elton bắt đầu buổi dạ vũ vì cô này trông mong việc ấy, đi ngược lại với ý muốn của họ là dành cho Emma vinh dự này. Emma đón nhận tin báo với tính ngoan cường.
Ông Weston hỏi:
-       Rồi chúng ta sắp xếp bạn nhảy của cô ấy ra sao? Cô ấy hẳn nghĩ Frank phải mời cô.
Lập tức Frank quay sang Emma để nhắc lại lời hứa trước đây của cô , và khoe rằng anh là người bận rộn, khiến cho ông bố anh rất thoả dạ. Và rồi có vẻ như chị Weston muốn ông khiêu vũ với cô Elton, nên họ phải giúp thuyết phục ông. Việc sắp xếp được thông qua nhanh chóng.
Ông Weston và cô Elton bước đi dẫn đầu, anh Frank Churchill và cô Woodhouse theo sau. Emma phải chấp nhận vị thế của mình đứng thứ nhì sau cô Elton, dù cô luôn nghĩ buổi dạ vũ này là dành vinh dự cho cô. Điều này gần như là ép buộc cô phải kết hôn. Hiển nhiên là vào lúc này cô Elton có lợi thế, trong tính phù phiếm cô được hoàn toàn mãn nguyện, vì dù cô đã định bắt đầu buổi dạ vũ với Frank, sự thay đổi không làm cô mất mát gì. Ông Weston có danh giá cao hơn con trai ông.
Cho dù bị cản trở một ít, Emma vẫn thích thú tươi cười để xem sự thể diễn ra thế nào, và cảm thấy trước mắt mình còn nhiều tiếng đồng hồ của một buổi tụ họp bất thường. Cô lấy làm bứt rứt hơn bất kỳ nguyên do nào khác khi thấy anh Knightley không khiêu vũ. Anh đứng đây, trong số những người bàng quan, đó không phải là chỗ của anh. Đúng ra anh phải khiêu vũ, không nên nhập bọn với những ông chồng, ông bố vợ, người chơi bài – những người không quan tâm gì đến khiêu vũ. Có lẽ không như nơi nào khác, nơi đây anh có lợi thế nhất. Dáng người cao, rắn chắc của anh nổi bật trong số những thân người kềnh càng, những bờ vai lòm khòm, khiến cho Emma nghĩ mọi người hẳn phải hướng tầm mắt về anh. Không có ai so sánh được với anh ngoại trừ bạn nhảy của cô. Anh di chuyển ít bước gần hơn, với chỉ ít bước đó – với tư thái phong nhã và dáng đi tự nhiên – đủ để chứng tỏ anh phải khiêu vũ nếu anh chịu khó. Mỗi khi bắt gặp ánh mắt của anh, cô đều mỉm cười nhưng anh lại tỏ ra nghiêm nghị. Cô ước gì anh thích phòng khiêu vũ hơn, và mến Frank Churchill hơn. Có vẻ như anh đang quan sát cô. Cô không nên tự mãn khi anh nghĩ cô khiêu vũ đẹp, nhưng dù anh có phê phán hành vi của cô, cô vẫn không e ngại. Giữa cô và bạn nhảy không có vẻ gì như đang tán tỉnh nhau. Hai người chỉ là hai người bạn vui vẻ thoải mái hơn là hai người đang yêu nhau. Hiển nhiên là bây giờ Frank Churchill nghĩ về cô ít hơn trước .
Buổi khiêu vũ diễn ra trong bầu không khí vui vẻ. Chị Weston vẫn luôn ân cần phục vụ mọi người. Ai nấy đều tỏ vẻ thích thú. Thường thì khi chấm dứt người ta mới lên tiếng khen ngợi tài tổ chức của gia chủ, nhưng ở đây, ngay từ lúc bắt đầu họ đã tán thưởng không ngớt. Tuy nhiên, có một sự việc mà Emma phải nghĩ ngợi: hai bài nhạc trước khi ăn tối đã bắt đầu mà Harriet không có bạn nhảy – cô là phụ nữ trẻ duy nhất ngồi xem người ta khiêu vũ. Họ đã sắp xếp cho đủ cặp, thế nên đáng ngạc nhiên khi có một người dư thừa! nhưng chỉ ít lâu sau Emma hiểu ra, khi thấy anh Elton đang đi quanh quẩn. Hẳn anh không muốn mời Harriet khiêu vũ, Emma biết thế, và nghĩ anh đang muốn trốn lánh trong phòng chơi bài.
Nhưng anh không có ý định trốn lánh. Anh đi đến nơi có một nhóm người đang ngồi trò chuyện với vài người, rồi đi qua laị trước mặt họ như thể cho họ thấy anh đang được tự do và muốn được tự do như thế. Đôi khi anh đi đến trước mặt cô Smith hoặc trò chuyện với những người quanh cô. Emma thấy rõ tất cả. Cô chưa khiêu vũ tiếp, cô được sắp xếp khiêu vũ bản nhạc cuối nên vì vậy có thể nhàn nhã nhìn quanh, chỉ cần quay đầu đi một tí là cô thấy tất cả. Khi cô đi đến, cả nhóm người đứng ngay phía sau cô, và cô không còn nhìn thấy gì nhưng anh Elton đang ở gần, thế nên cô nghe được từng lời trao đổi giữa anh và chị Weston. Cô nhận ra vợ anh đang đứng gần, không chỉ nghe lỏm mà khuyến khích anh bằng tia nhìn đầy ý nghĩa.
Chị Weston tốt bụng đứng lên, đi đến anh và nói:
-       Anh Elton, anh có thích khiêu vũ không?
Anh trả lời ngay:
-       Có, chị Weston à, nếu chị khiêu vũ với tôi.
-       Tôi? À, không! Tôi sẽ giới thiệu cho anh một bạn nhảy giỏi hơn tôi. Tôi không biết khiêu vũ.
Anh nói:
-       Nếu bà Gilbert muốn khiêu vũ, tôi sẽ rất hân hạnh vì dù cho tôi có cảm tưởng mình là một ông già đã kết hôn và đã qua thời nhảy nhót, tôi vẫn lấy làm vui khi bước ra cùng với một người bạn đứng tuổi như bà Gilbert.
-       Bà Gilbert không có ý định khiêu vũ, nhưng có một tiểu thư trẻ đang cô độc mà tôi rất vui nếu được ngắm cô khiêu vũ. Đấy là cô Smith.
-       Cô Smith! Ôi chao! Tôi đã không thấy. Chị rất tử tế, và nếu tôi không phải là một ông già đã kết hôn. Nhưng thời nhảy nhót của tôi qua rồi, chị Weston ạ. Xin chị thứ lỗi cho tôi, bất kỳ chuyện gì khác chị sai bảo tôi sẽ tuân theo, nhưng thời nhảy nhót của tôi qua rồi.
Chị Weston không nói gì thêm. Emma nghĩ chị hẳn phải ngạc nhiên và bực bội. Anh Elton là thế đấy! Cái anh Elton thường ngày dễ mến, thích chiều lòng người, hiền hoà. Cô nhìn quanh quất, anh Elton đã đến gần anh Knightley ở một khoảng xa, đang bắt chuyện, trong khi anh và cô vợ trao đổi những nụ cười hân hoan.
Cô không muốn nhìn nữa. Con tim cô đang bỏng cháy, và cô e gương mặt mình cũng đang bừng bừng lên.
Trong khoảnh khắc kế tiếp, cô nhận ra một cảnh tượng đáng yêu: anh Knightley đang dìu Harriet ra sàn nhảy! Cô chưa bao giờ kinh ngạc hơn, ít khi vui miệng hơn, so với giây phút này. Cô thấy rộn rã niềm vui vì cảm kích, cả cho Harriet và cho chính cô, và muốn cảm ơn anh Knightley. Dù khoảng cách quá xa nên cô không thể cất tiếng với anh, nét mặt của cô đã nói lên tất cả ngay khi cô bắt được ánh mắt của anh.
Đúng như cô vẫn tin, anh khiêu vũ thật đẹp. Nếu không vì chuyện buồn trước kia và ý thức rõ ràng về sự đối xử đặc biệt thể hiện trên khuôn mặt tươi vui, hẳn Harriet đã được xem là quá may mắn. Harriet không bỏ lỡ dịp may này, cô lả lướt hơn  bao giờ, lượn vào giữa sàn nhảy, và môi luôn nở nụ cười.
Anh Elton đã rút vào phòng chơi bài, lộ vẻ - trong ý nghĩ của Emma – rất ngu xuẩn. Cô nghĩ anh không cứng cỏi như vợ anh, dù tâm tính rất giống vợ anh. Cô thầm thì với bạn nhảy của mình về cảm nghĩ của cô:
-       Knightley có lòng thương cảm đối với cô bé Smith tội nghiệp! Rất có tình nghĩa!
Gia chủ mời dùng bữa ăn nhẹ. Mọi người rục rịch di chuyển. Từ lúc này người ta lại nghe giọng nói của chị Bates liến thoắng cho đến khi chị ngồi vào bàn và cầm lấy chiếc thìa.
-       Jane, Jane, cháu Jane thân yêu, cháu ở đâu? Khăn choàng của cháu đây. Chị Weston nài nỉ cháu khoác khăn vào. Chị ấy nói chị e có gió lùa trong hành lang, dù đã sửa sang mọi việc. Một cánh cửa được đóng chặt..Sàn trải nhiều thảm...cháu yêu ạ, cháu nên khoác khăn choàng vào.
Anh Churchill, chao ôi! Anh quá tử tế! anh choàng dùm rất hay! thật đáng hài lòng! Buổi khiêu vũ thật tuyệt!
Vâng, cháu yêu, dì chạy về nhà như đã hứa để đưa bà ngoại lên giọng rồi dì quay lại mà không ai cảm thấy thiếu vắng dì. Dì đi về mà không nói cho ai biết, như dì đã  bảo cháu. Bà ngoại vẫn khoẻ, có một buổi tối ấm cúng với ông Woodhouse, trò chuyện nhiều, và còn chơi cờ nữa. Dưới nhà người ta dọn trà, bánh quy, bánh táo nướng, và rượu vang trước khi bà trở về. Bà hỏi han nhiều về cháu, hỏi cháu có vui không, khiêu vũ với những ai. Dì nói "Ôi chao, con không thể ngăn cấm Jane. Con để cháu khiêu vũ với ông George Otway, ngày mai cháu nó sẽ tự kể cho bà nghe, bạn nhảy đầu tiên là anh Elton. Con không biết ai là người kế tiếp mời cháu nó khiêu vũ, có lẽ là ông William Cox".
Thưa ông, ông thật là tử tế. Còn có ai mà ông không đối xử tử tế ? Tôi tự lo được mà. Ông ạ, ông quá tốt bụng. Jane ở một bên cánh tay, còn tôi bên cánh tay kia! Dừng, dừng lại. Để chúng tôi nán lại một chút, cô Elton đang đi tới. Cô Elton thân yêu trông thanh lịch làm sao! Dải đăng ten trông thật đẹp! bây giờ chúng ta đi theo cô. Quả là nữ hoàng trong đêm! À, ta ra tới hành lang rồi. Hai bậc dưới chân, Jane, coi chừng hai bậc ấy. Ôi! Không, chỉ có một bậc. Thế mà tôi cứ nghĩ có hai bậc. Lạ thật! tôi đã tin chắc có hai bậc, thế mà chỉ có một. Tôi chưa bao giờ thấy không khí thoải mái và kiểu dáng như thế này. Đèn nến cùng khắp.
Jane, dì kể cho cháu nghe về bà ngoại. Thất vọng một tí! Bánh táo nướng và bánh quy thật ngon! Cháu biết mà, nhưng món thịt hầm dùng với măng tây và bánh mì ngọt được dọn lên trước. Ông Woodhouse nghĩ măng tây chưa được nấu kỹ nên chưa cho mang vào phòng ăn. Bà ngoại không thích gì hơn là bánh mì ngọt và măng tây nên bà khá thất vọng, nhưng bà và dì đồng ý không nên cho ai biết vì e chuyện sẽ đến tai cô Woodhouse yêu dấu, kẻo cô lo lắng…
Này, thật là lộng lẫy! dì lấy làm ngạc nhiên! Không nghĩ ra việc gì…Thật thanh lịch và phong phú! Dì không thấy như thế bao giờ kể từ..Này, ta ngồi ở đâu đây? Ngồi ở đâu? Ở đâu cũng được, để Jane không bị gió lùa. Tôi ngồi ở đâu cũng không sao.
À, anh đề nghị phía này hở? Được đấy, anh Churchill..chỗ này quá tốt, nhưng anh đã muốn thế. Anh mà chỉ dẫn trong ngôi nhà này thì không thể chê được .
Cháu Jane thân yêu, làm thế nào chúng ta nhờ mang về phân nửa các món ăn cho bà ngoại? Còn có xúp nữa! trời ạ! Đáng lẽ không nên dọn cho tôi sớm quá nhưng món này có mùi thật là thơm, tôi phải bắt đầu dùng ngay.
Emma không có cơ hội trò chuyện với anh Knightley cho đến khi bữa ăn nhẹ kết thúc. Khi họ trở về phòng khiêu vũ, cô dõi đôi mắt đến anh khiến anh không thể làm ngơ, phải tiến đến bên cô và được nghe cô cảm ơn. Anh chê bai thậm tệ cách cư xử của anh Elton, cho rằng đấy là sự xúc phạm không thể tha thứ được. Cô Elton càng bị anh chê trách. Anh nói:
-       Họ nhắm đến làm thương tổn không chỉ Harriet. Emma, làm thế nào mà họ trở thành kẻ thù của em vậy?
Anh nở nụ cười đầy ý nghĩa, và khi không nghe câu trả lời, anh tiếp:
-       Cô ấy không nên tức giận đối với em, dù cho anh ấy có như thế nào. Dĩ nhiên là em không nói gì về ức đóan ấy, nhưng Emma ạ, em nên thú nhận là em muốn anh ấy cưới Harriet.
-       Đúng là em muốn, và họ không thể tha thứ cho em.
Anh lắc đầu, nhưng với nụ cười bao dung chỉ nói:
-       Anh không thể trách em. Anh để tuỳ em suy nghĩ.
-       Anh có tin em qua những lời tâng bốc như thế không? Liệu tinh thần phù phiếm của em có từng bảo em là em sai không?
-       Không phải tinh thần phù phiếm, mà là tinh thần nghiêm túc của em. Nếu tinh thần này dẫn dắt em đi đến sai lầm thì tinh thần kia báo cho em biết.
-        Em không tự nhận ra mình đã lầm to về anh Elton. Anh ấy có tính hẹp hòi mà anh đã nhận ra nhưng em không nhìn thấy, nên em hoàn toàn tin anh ấy yêu Harriet. Đấy là một loạt những sai lầm ngớ ngẩn.
-       Để đáp lại việc em nhìn nhận nhiều điều như thế , anh sẽ công tâm mà nói với em rằng người em chọn cho anh ấy còn tốt hơn người do anh ấy tự chọn. Harriet Smith có những phẩm chất hàng đầu mà cô Elton không hề có. Một cô gái tự nhiên, chân chất, không cảnh vẻ - chắc chắn là đàn ông có ý thức và sự tinh tế phải thích hơn so với một phụ nữ như cô Elton. Anh thấy Harriet nói chuyện hay hơn là anh nghĩ lúc đầu .
Emma vô cùng cảm kích. Hai người bị cắt ngang vì tiếng ông Weston gọi mọi người tiếp tục khiêu vũ:
-       Này cô Woodhouse, cô Otway, cô Fairfax, các cô đang làm gì thế? Này Emma, cô nêu gương cho những người khác đi. Mọi người đều lười biếng. Mọi người đều buồn ngủ!
Emma đáp:
-       Tôi đã sẵn sàng khi có ai đấy mời tôi.
Anh Knightley nói:
-       Em định sẽ khiêu vũ với ai?
Cô do dự rồi trả lời:
-       Với anh, nếu anh mời em.
Anh đưa bàn tay ra:
-       Với anh hả?
-       Đúng thế. Anh đã cho em thấy là anh có thể khiêu vũ. Anh đã biết chúng ta không thực sự là anh em với nhau nên không có gì là thiếu hợp cách khi khiêu vũ với nhau.
-       Anh em! Không phải thế đâu.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách