Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: ht_216
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Phù Thế Phù Thành | Tân Di Ổ

[Lấy địa chỉ]
141#
 Tác giả| Đăng lúc 21-7-2012 01:06:17 | Chỉ xem của tác giả
“Đó là bộ quần áo tôi mang theo. Khắp người anh ướt đầm, không thay quần áo làm sao được? Nếu là quần áo của anh chủ nhà thì sợ anh không chịu mặc, rồi lại gây sự với tôi! Hơn nữa, đồ ngủ của tôi cũng rất rộng rãi.”

“Ý của cô là, kể từ sau khi được khiêng về đây, tôi cứ mặc bộ quần áo này sao?” Trì Trinh tưởng tượng đến cảnh mình mặc bộ đồ ngủ này và để cho mọi người băng bó vết thương, nẹp chân, sau đó còn không biết có những ai ra vào căn phòng này nhìn thấy nữa, bất giác chỉ muốn đập đầu chết cho rồi.

Tiếng của Tuần Tuần nghe cứ như đang cố nén cười, “Mà anh mặc nó cũng đâu có xấu. Vừa rồi chị chủ nhà nói trông anh xinh hơn cả mấy cô gái trong bản”.

Trì Trinh tức giận: “Cô coi tôi là đồ ngốc à? Cô nghe hiểu được tiếng địa phương của chị ta?”.

“Mười câu thì cũng hiểu được một câu”, Tuần Tuần đáp.

“Cô chỉ nghe hiểu được những câu nói xấu tôi! Dù sao thì tôi cũng đã như thế này rồi, cô cứ việc cười đi.” Trì Trinh tức giận, dùng một tay cởi bộ quần áo đang mặc trên người, định thay bằng bộ quần áo của mình, nhưng đáng buồn là một tay rất khó làm, vết thương lại chưa lành, cử động mạnh một cái là đau tới mức méo cả mặt.

“Cô cười cái gì, nhìn thấy thế mà không đến giúp tôi à?”, Trì Trinh giận dữ nói.

Tuần Tuần kéo tay Trì Trinh xuống, khuyên: “Anh chịu khó một chút đi, chân anh bị thương như vậy, ai mà dám mặc quần vào bây giờ, chẳng may để lại di chứng thì làm sao?”.

“Cô sợ tôi bị què thì phải chăm sóc tôi cả đời chứ gì?”, Trì Trinh cướp lời.

“Ai mà sống suốt đời với anh?”

Trì Trinh nghe nói thế ngây người ra, ngẫm nghĩ một lát cười lạnh lùng: “Đúng thế, cô tính toán nhanh lắm, chỗ dựa lâu dài tìm đâu mà chẳng thấy, cần gì phải tìm đến một chỗ tạm thời, đấy là chưa kể còn thiếu một chân nữa chứ”.

Tuần Tuần nén cơn tức giận, “Giữa chúng ta như thế nào, anh là người rõ nhất, cho dù anh bị liệt hoàn toàn cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Những chuyện trước đây tôi không muốn nhắc lại nữa, tôi thấy thương hại anh nên mới chăm sóc anh!”.

“Tôi mà cần đến sự thương hại của cô sao?” Trì Trinh thay đổi sắc mặt, kéo chăn nhìn bốn xung quanh, rồi lại nói với Tuần Tuần, “Đưa điện thoại di động của tôi đây. Tôi sẽ tìm người đưa tôi xuống núi bây giờ”.

Tuần Tuần tìm thấy chiếc điện thoại cuối giường, không nói không rằng ném nó tới cạnh tay Trì Trinh.

Quả nhiên, người đầu tiên mà Trì Trinh gọi là Chu Thuỵ Sinh, anh đưa máy ghé sát vào tai nghe một hồi lâu, mãi vẫn không liên lạc được với đối phương. Trì Trinh sực nhớ ra những chuyện mà Chu Thuỵ Sinh mới làm, chắc hẳn giờ này ông ta đã cuốn gói và ẩn kín ở một nơi nào đó rồi. Trì Trinh cũng chợt nhớ ra là mình còn để xe dưới chân núi, lập tức gọi tới phòng ban của khu danh thắng, chờ một hồi lâu thì nhận được câu trả lời rằng, chiếc xe ấy không còn ở đó nữa, vì sau khi hai người đến, Chu Thuỵ Sinh đã lái xe đi ngay lập tức.

Trì Trinh tức giận tới mức mắt như toé lửa, “Gã khốn đó đến tôi mà cũng còn chơi một vố”.

Trì Trinh xem nhật ký cuộc gọi, có hàng loạt các cuộc gọi nhỡ, có cuộc thì là của cha anh, có cuộc là của đồng nghiệp trong công ty, có cuộc là của khách hàng và có cả các cuộc gọi của đủ loại bạn. Nhưng nghĩ mãi cũng không thể tìm được ai là người có thể đội gió mưa đến đón và chăm sóc mình trong số đó! Trì Trinh buồn bã phát hiện ra rằng, trong những lúc thế này, những người mà Trì Trinh có thể nghĩ ra được thì trừ đồ vô sỉ Chu Thuỵ Sinh sẵn sàng làm mọi chuyện vì cái lợi ra thì chỉ còn lại người đang đứng bên nhìn anh với con mắt lạnh lùng, bàng quan. Xét theo một khía cạnh khác cũng có thể nói là, bây giờ Trì Trinh không thể trông cậy được bất cứ ai.

Trì Trinh ném điện thoại xuống cuối giường trước mặt Tuần Tuần, rồi nằm phịch xuống, vì không lường trước được độ cứng của tấm phản giường nên bị đau kêu toáng cả lên.

Tuần Tuần quay lưng về phía Trì Trinh, thu xếp những bộ quần áo được sấy khô, tưởng rằng Trì Trinh đã ngủ hoặc đã lịm đi, yên lặng một hồi lâu sau mới nghe thấy tiếng anh ta từ trong chăn: “Tôi muốn vào nhà vệ sinh”.

“Cái gì?”, Tuần Tuần không hiểu, quay đầu lại hỏi.

“Tôi nói là… tôi muốn đi tiểu!” Trì Trinh cao giọng, nhưng không có vẻ tức giận lấn át người như trước. Thấy Tuần Tuần vẫn không động đậy, Trì Trinh lại cố nhấc người lên, gằn từng tiếng: “Nhờ cô dìu tôi vào nhà vệ sinh!”.

Tuần Tuần lặng lẽ cầm từ dưới gầm giường lên một vật dụng trông giống như chiếc bô.

“Cái gì?” Trì Trinh bày tỏ phản ứng mạnh mẽ của mình bằng giọng nói theo kiểu “chắc hẳn là cô đang đùa”.

Tuần Tuần nói rõ cho Trì Trinh biết: “Lúc anh trong cơn mê man không phải là chưa dùng đến thứ này đâu, trước khi anh có thể xuống giường thì đây là biện pháp duy nhất để anh giải quyết mọi vấn đề của chuyện ấy”.

Trì Trinh nhìn chằm chằm vào mặt Tuần Tuần, cho đến khi xác định được đó là sự thật, đành cúi đầu rũ rũ nói: “Cô đi ra ngoài đi”.

“Anh chắc chắn rằng sẽ đi tiểu chính xác vào đó mà không để dây ra ngoài chứ?”

“Triệu Tuần Tuần…”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

142#
 Tác giả| Đăng lúc 21-7-2012 01:07:24 | Chỉ xem của tác giả
Tuần Tuần nói, mặt không chút biểu cảm: “Dù sao thì kể từ sau khi tới đây không có việc gì là tôi chưa làm. Và anh nữa, đến lúc này rồi thì chẳng việc gì phải xấu hổ, ngượng ngùng”.

Sau khi giải quyết vấn đề xong, Tuần Tuần đỡ Trì Trinh nằm xuống, rồi bước đến giường đối diện, chống chiếc cửa sổ bằng gỗ bé tẹo lên. Trì Trinh sửng sốt nhìn vào dãy núi trắng mênh mông ngoài cửa sổ, những cậy tuyết tùng ở Cốc Dương Sơn trong truyền thuyết cuối cùng cũng đã xuất hiện, nhưng Trì Trinh chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ cùng cô ngắm nhìn cảnh tượng ấy trong hoàn cảnh như lúc này.

Người tuần núi đã cứu Trì Trinh và Tuần Tuần họ Cổn, đó là đặc trưng của dân tộc Động trong vùng núi này. Trì Trinh gọi hai vợ chồng họ là “anh Cổn” và “chị Cổn” theo Tuần Tuần, lúc đầu cảm thấy cũng hơi ngượng, nhưng gọi mấy lần rồi cũng thấy quen.

Vợ chồng anh Cổn là những người thật thà, chất phác và tốt bụng. Chưa nói tới chuyện anh Cổn chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm thầy thuốc cho Trì Trinh, còn thu xếp cho Trì Trinh và Tuần Tuần ở trong nhà của họ, bảo cứ ở đây cho đến khi nào vết thương của Trì Trinh đỡ hẳn, hoặc thời tiết tốt lên. Anh Cổn còn tìm tam thất tự nhiên hầm với xương lợn rừng cho Trì Trinh uống, nghe nói đó là một bài thuốc rất tốt cho xương cốt. Chị Cổn đúng là điển hình của phụ nữ dân tộc Động, chị không biết nhiều từ phổ thông, khi nói chuyện với Tuần Tuần và Trì Trinh đều phải dùng động tác của chân tay, mọi sinh hoạt đều trông nhờ vào sự chăm sóc chu đáo của chị, thậm chí hầu như cơm nước chị đều mang đến tận giường.

Tuần Tuần biết, cuộc sống của anh chị Cổn cũng rất khó khăn, con trai của ang chị đi làm ở bên ngoài vẫn chưa về, tuy là ngày Tết, nhưng bữa nào mang ra cũng đều là những thứ ngon nhất có được trong nhà. Tuần Tuần hiểu những phiền phức mà hai người mang lại cho gia đình anh chị Cổn, vì thế, ngoài việc chăm sóc Trì Trinh, những khi rỗi rãi cô đều ở bên chị Cổn, giúp chị làm những việc có thể làm được.

Vì nhà anh chị Cổn chỉ có hai phòng có thể ở được, thêm vào đó khi phát hiện thấy Tuần Tuần và Trì Trinh, thấy hai người dựa bên nhau, nên ngay lập tức anh Cổn nghĩ rằng họ là một đôi yêu nhau gặp nạn trên đường đi du lịch. Tuần Tuần không biết phải giải thích về mối quan hệ giữa cô và Trì Trinh như thế nào, bởi chính cô cũng có lúc không hiểu rõ và cũng không muốn làm cho rõ. Để tránh gây phiền hà cho người khác, buổi tối cô và Trì Trinh cùng ngủ trong phòng của con trai anh chị Cổn, như thế cũng tiện cho việc chăm sóc người bị thương. Trì Trinh cũng không có ý kiến gì về chuyện này.

Đến đêm, hai người ngủ trên một chiếc giường. Mặc dù trước đó không lâu, cả hai đã cùng chia sẻ niềm sung sướng về những bí mật sâu kín trên cơ thể của nhau, nhưng lúc này mỗi người có một tâm sự riêng, tuy cùng đắp chung một chiếc chăn, nhưng cả hai đều thấy ngượng ngùng. Buổi tối hôm Trì Trinh vừa tỉnh lại, Tuần Tuần làm xong mọi việc, nhìn thấy Trì Trinh có vẻ ngủ say rồi, mới khẽ khàng nằm ghé vào một bên. Không biết Trì Trinh có bị đánh thức hay không, vì trên người có vết thương nên anh nằm dang tay dang chân ra, một mình chiếm gần hết cả chiếc giường, Tuần Tuần chỉ còn cách nằm ép sát vào tường.

Trước khi Trì Trinh tỉnh lại, Tuần Tuần và thầy thuốc của trạm y tế bận túi bụi, vết thương nhỏ trên tay chân của cô cũng chẳng kịp xử lý, tiếp sau đó vì không muốn làm phiền chị Cổn, cô giặt hết quần áo mà hai người thay ra, rồi lại cầm trên tay hong khô trên bếp lò, sau khi Trì Trinh tỉnh lại thì lại càng không có lúc nào ngơi tay, nên vừa đặt lưng xuống giường lập tức cảm thấy toàn thân rã rời, dù là ở một nơi xa lạ rất khó thích nghi, nhưng cô vẫn ngủ mê mệt ngay.

Chiếc chăn bông thủ công người nhà nông, nhìn thì dày và nặng, nhưng lại không dính vào người, nửa đêm Tuần Tuần tỉnh dậy một lần, cảm thấy vai lạnh cóng, gió lùa vào qua khe hở giữa hai người.

Tuần Tuần đã ngủ say, hơi thở nặng nề. Điều kiện y tế ở vùng núi kém, vết thương trên người khiến Trì Trinh rất khó chịu, điều đó Tuần Tuần rất hiểu, khi Trì Trinh bị ngấm lạnh, lúc đó Tuần Tuần đã ôm anh, có những lúc Tuần Tuần gần như không cảm thấy chút hơi ấm nào trên cơ thể Trì Trinh. Thầy thuốc của trạm y tế nói, nếu Trì Trinh không phải là người có sức khoẻ thì có lẽ đã nguy hiểm đến tính mạng rồi. Nghĩ đến đây, Tuần Tuần đẩy chiếc chăn về phía Trì Trinh, trùm kín vai cho Trì Trinh, rồi lấy cả áo khoác của hai người trùm lên trên.

Tiếp đó, Tuần Tuần lại mơ màng ngủ một giấc, chân tay lạnh cóng mà trời vẫn chẳng thấy sáng. Cô cứ co ro, nhưng chăn không đủ, việc thay đổi tư thế khiến cho một phần cơ thể lộ ra ngoài không khí dường như đang ngưng đọng lại. Hình như Trì Trinh bị đánh thức, khẽ cựa mình, chiếc áo khoác rơi xuống người Tuần Tuần, Tuần Tuần đắp lại cho Trì Trinh, Trì Trinh đẩy chăn ra vẻ thiếc kiên nhẫn.

“Có để cho người khác ngủ hay không nữa, cô có thể không động đậy được không?”

Tuần Tuần không đáp, Trì Trinh càng được thể, nói tiếp: “Chiếc giường rộng như vậy, liệu cô có thể co người đến chân trời được không? Ai người ta thèm cơ chứ, mà cũng có phải là chưa ngủ với nhau đâu”.

Tuần Tuần nhắm mắt giả vờ ngủ say. Trì Trinh lại nằm xuống, một hồi lâu sau lại lẩm bẩm: “Tôi không dịch người lại được, cô nhích lại gần hơn đi, cẩn thận kẻo đè vào chân tôi đấy. Cô mà bị lạnh thì lấy ai là người chăm tôi?”.

“Tôi đâu có kêu lạnh”, Tuần Tuần đáp cố giữ vẻ cứng cỏi.

Trì Trinh tức giận nói: “Nhưng mà tôi lạnh!”.

Trì Trinh nằm chờ một lúc, tới khi gần như sắp mất hết kiên nhẫn thì Tuần Tuần mới dịch người tới sát bên Trì Trinh. Khi cô chỉnh lại tư thế, không cẩn thận đã chạm vào chân có nẹp của Trì Trinh, biết chắc như vậy sẽ rất đau, Tuần Tuần định xin lỗi nhưng không nghe thấy Trì Trinh nói câu nào.

Khi hai cơ thể sát lại bên nhau, chiếc chăn dường như rộng hẳn ra. Tuần Tuần nghiêng mặt lại, lần đâu tiên cố nhìn gương mặt Trì Trinh trong bóng tối. Dường như cô chưa bao giờ nhìn thẳng vào Trì Trinh trong trạng thái tỉnh táo và ở cự ly gần như vậy, cũng chưa bao giờ nằm yên lặng bên cạnh anh. Gạt bỏ những ham muốn xác thịt như cuồng phong bão táp và những toan tính giữa cái được, cái mất, dường như họ đều trở nên yếu ớt hơn hẳn. Không nhìn thấy rõ vẻ mặt và đường nét trên khuôn mặt của người nằm bên cạnh, nhưng cảm giác về sự tồn tại trở nên mạnh mẽ hẳn lên, hơi ấm truyền cho nhau và sự nương tựa vào nhau sao mà hiển hiện và quan trọng đến thế. Tuần Tuần nhắm mắt lại, hơi thở của Trì Trinh làm ấm cả khoang cổ của cô.

Đối với phụ nữ, thế nào thì gọi là sự yên ổn? Ngoài thứ cần cân nhắc như vật chất, thì có lẽ chỉ còn lại là những tiếng thở đều đều của người đàn ông bên cạnh những lúc nửa đêm. Không cần người ấy phải làm gì, chỉ cần người ấy ở đó, để khi giơ tay ra là có thể chạm vào thì con người ta sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa.

Một lúc sau đó, cả hai đều nhanh chóng đi vào giấc ngủ say nồng, hình như Tuần Tuần còn mơ nữa, nhưng khi tỉnh dậy thì không nhớ rằng đã mơ thấy chuyện gì, cô cứ thấy tiêng tiếc, nhất định đã có thứ gì đó quý giá bị đánh mất trong giấc mơ.


-----------HẾT CHƯƠNG 32-----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

143#
Đăng lúc 21-7-2012 07:16:46 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 33 : MỘT BÁT ĐAM MÊ

Bản làng mà Tuần Tuần và Trì Trinh đang ở chỉ có không đầy năm chục hộ gia đình, đây cũng là nơi tụ cư của những người dân tộc Động, vì giao thông không thuận tiện nên sự giao tiếp với thế giới bên ngoài rất hạn chế. Theo lời anh Cổn thì, có một số người già suốt đời chưa bao giờ ra khỏi núi, ngay cả đến một người phụ nữ như chị Cổn nhiều nhất một năm cũng chỉ xuống thị trấn hai lần. Ngành du lịch mới mở hoàn toàn chưa mang lại những thay đổi thực sự cho cuộc sống của họ, họ vẫn sống theo kiểu tự cung tự cấp từ hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm trước. Mỗi khi mùa đông đến, gặp khi mưa tuyết, bản làng lại càng trở nên cách biệt với thế giới bên ngoài. So với sự tất bật của thành phố thì dường như thời gian ở đây trôi qua rất chậm.

Trì Trinh bị chiếc chân bị thương cột chặt trên giường , ngày ngày chỉ nhìn thấy bầu trời bừng sáng rồi lại tối sầm bên ngoài cửa sổ, ngày vì thế trở nên dài lê thê, chân tay buồn bực, bứt rứt tới mức Trì Trinh cảm thấy da thịt mình như dính chặt xuống giường và Tuần Tuần trở thành tiêu điểm toàn bộ sự chú ý của anh.

Những khi Tuần Tuần ở bên, hai người chưa hẳn đã hợp nhau. Trì Trinh thì thấy sốt ruột vì mãi cũng không xuống khỏi giường được, tính tình trở nên rất khó chịu. Không phải lần nào Tuần Tuần cũng nhường nhịn, nên hai người thường xuyên nói mấy câu rồi thì cãi nhau. Nhưng hễ Tuần Tuần rời khỏi phòng, lập tức Trì Trinh cảm thấy bất an, thính giác bỗng trở nên rất nhạy. Anh có thể nghe rõ tiếng động khác nhau trong khi làm việc của Tuần Tuần và chị Cổn, cũng nghe rõ tiếng bước chân bên ngoài và tất nhiên có cả tiếng bước chân nhẹ nhàng hơn người khác của cô nữa.

Tất nhiên Tuần Tuần cũng cảm thấy sự dựa dẫm của Trì Trinh với mình, nhưng Trì Trinh trong lúc ốm đau càng rất khó gần. Giống như buổi sáng sớm ngày mùng Sáu, khó khăn lắm cô mới đun được thùng nước để cho Trì Trinh rửa mặt, nhưng không biết dây thần kinh nào bị chập mạch mà anh ta cứ nhất quyết đòi thay bằng nước giếng múc lên.

Lúc đó nước giếng lạnh buốt như kim châm, Tuần Tuần đã biết điều đó khi giặt quần áo, nên nhất quyết khuyên Trì Trinh đừng có gây sự, còn Trì Trinh thì lại một mực đòi cô ra ngoài múc nước giếng. Tuần Tuần không thể chịu nổi nữa, liền ra ngoài múc một gầu nước giếng mang vào phòng, Trì Trinh được đằng chân lân đằng đầu, lại đòi Tuần Tuần dùng chiếc bát to của chủ nhà múc cho anh một bát. Tuần Tuần làm theo, múc một bát nước đầy đưa đến trước mặt Trì Trinh, rồi nhìn xem Trì Trinh còn định giở trò gì nữa. Trì Trinh dựa vào đầu giường, chỉ nhìn qua một cái rồi lại đòi Tuần Tuần múc lại.

Nghĩ đến chuyện Trì Trinh bị thương nhàn rỗi, vô vị, nên Tuần Tuần không so đo với anh, và múc lại bát khác, Trì Trinh vẫn cứ lắc đầu mấy lần như vậy, dù là người rất kiên nhẫn cũng không chịu đựng thêm được nữa. Lần cuối cùng, Tuần Tuần vục mạnh chiếc bát vào thùng, cơn tức giận của cô khiến cho một ít nước bắn cả ra ngoài cô cũng mặc. Trong bụng Tuần Tuần đã nghĩ, nếu Trì Trinh còn nghĩ cách gây khó dễ cô sẽ đánh anh. Không ngờ, lần này nhìn thấy bát nước đưa tới, Trì Trinh lại mỉm cười có vẻ rất vừa lòng, rồi yêu cầu cô đem bát nước đó đi đun để pha trà.

Bát nước ấy là do Tuần Tuần tự tay múc từ dưới giếng lên, cô biết rõ, đó là một thứ vô cùng bình thường, trong đó ngoài một chút bọt ra chẳng còn gì nữa. Cô nghi ngờ, không biết có phải là do Trì Trinh ngã mà ảnh hưởng đến não hay không, hoặc là do hoàn cảnh thay đổi đột ngột dẫn đến sự biến thái trong tâm lý, nên mới tìm cách khác để gây sự với cô như vậy. Rồi Tuần Tuần lại nghĩ, có lẽ vì lúc thường do nghĩ đến vết thương của Trì Trinh cô đã nhường nhịn quá nhiều cho nên bây giờ mới dẫn đến hậu quả như thế này. Sau khi pha trà xong, một hai ngày sau đó, Tuần Tuần không thèm nói năng gì với Trì Trinh.

Ngày mùng Tám trời bắt đầu tạnh mưa, nhiệt độ hơi nhích lên. Nhưng sau khi đi thăm dò đường về, anh Cổn nói với họ rằng, đường xuống núi vẫn còn nhiều nơi đóng băng, chưa có xe nào lên tới nới, xe xuống núi cũng không dám đi, kể cả xe buýt du lịch trong sơn trang. Tuy vậy, đường núi thì có thể đi được rồi, chỉ cần cẩn thận một chút thì không còn phải lo trượt ngã nữa.

Xuất phát từ lòng tốt, anh Cổn hỏi Trì Trinh và Tuần Tuần có định nhân lúc này chuyển về khách sạn không, vì dù sao thì điều kiện ở đó cũng tốt hơn, nếu họ đồng ý thì anh có thể tìm người đến giúp cùng khiêng Trì Trinh đi theo con đường núi. Tuần Tuần hơi do dự, một mặt vì những lời anh Cổn nói là sự thực, nhưng mặt khác, vì băng ở đường núi vừa mới tan ra, đường lại hiểm trở, nếu khiêng người bị thương đi trên con đường như vậy vẫn nguy hiểm, hơn nữa cũng lại phiền đến mọi người. Và theo cô được biết, những người ở lại làm việc trong sơn trang dịp Tết không nhiều, trong phòng y tế cũng không có người trực ban, trở về đó, ngoài điều kiện vật chất được cải thiện hơn một chút, họ vẫn cứ mắc kẹt như cũ.

Tuần Tuần vẫn còn chưa kịp nói gì thì Trì Trinh đã thẳng thắn tỏ rõ thái độ của mình. Anh hỏi vợ chồng anh chị Cổn, có phải họ ở đây lâu đã mang lại phiền toái cho gia đình không, nói rồi Trì Trinh móc tiền trong ví ra, giúi vào tay anh Cổn, chứng tỏ rằng mình không làm phiền hà cho gia đình.

Vợ chồng anh chị Cổn nhìn thấy mớ tiền Trì Trinh nhét vào tay luống cuống không biết phải nói gì. Mãi cho đến khi Tuần Tuần trừng mắt nhìn Trì Trinh một cái, Trì Trinh mới ngượng ngùng cầm tiền về, nhưng vẫn giữ nguyên ý rằng, anh mong muốn chủ nhà tiếp tục cho họ ở thêm mấy ngày nữa, đến khi nào đường lớn thông xe thì thôi. Vợ chồng anh Cổn thì một mực bày tỏ rằng, gia đình rất vui vì có khách đến nhà, họ không hề có ý định đuổi khách đi, thế nên mọi người không bàn đến chuyện chuyển về khách sạn nữa.

Nhớ đến chuyện Trì Trinh còn để lại đồ trong khách sạn, Tuần Tuần quyết định nhân lúc đường dễ đi, quay trở lại đó lấy đồ giúp Trì Trinh.

Nhưng Trì Trinh lại không hề tỏ ra biết ơn vì điều đó, mà nói rằng chỉ là mấy bộ quần áo chẳng đáng tiền, không cần thiết phải mất công như vậy. Tuần Tuần không hiểu thực sự Trì Trinh muốn gì nữa, rõ ràng hôm qua khi cô lau người giúp, anh ta cứ ca cẩm về bộ quần áo hoa mặc trên người, chỉ mong sao nhanh chóng có bộ quần áo vừa hơn để thay ra.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

144#
Đăng lúc 21-7-2012 07:25:07 | Chỉ xem của tác giả
Tuần Tuần vẫn cứ quyết định đi một chuyến, ít ra thì cũng phải tới đó trả phòng. Anh Cổn sợ trên đường xảy ra chuyện ngoài ý muốn nên đã sai chị Cổn đưa Tuần Tuần đi. Trước khi ra khỏi cửa, Tuần Tuần nhìn thấy vẻ không thích của Trì Trinh, tựa hồ như chuyến đi này của cô là dứt khoát dứt bỏ anh không bằng, vì thế trong lòng cô không khỏi cảm thấy buồn cười.

Trên đường đi, Tuần Tuần xin lỗi vì chuyện Trì Trinh không nói gì mà đã nhét tiền vào tay anh chị Cổn. Cô không biết rốt cuộc thì chị Cổn có nghe hiểu những lời nói của cô hay không, chỉ biết rằng khi cô nói xong rồi thì chị Cổn xì xồ một thôi một hồi, khuôn mặt đen xạm nở một nụ cười tươi như hoa, Tuần Tuần không hiểu câu nào, chỉ còn biết mỉm cười đáp lễ với vẻ ngượng ngùng. Có lẽ chị Cổn cũng biết cô không hiểu những lời mình nói, nên vừa cười vừa lắc đầu, vẻ hơi lo lắng. Sau đó chị cố gắng nói thật chậm, và dùng những lời gần với tiếng phổ thông nhất, kết hợp với các động tác chân, tay nhấn mạnh lại một lần nữa. Tuần Tuần chăm chú lắng nghe, chỉ nghe thấy mấy từ "nước giếng" và "uống trà", hình như chị Cổn đang giải thích về hành động kỳ quặc của Trì Trinh hai hôm trước. Tuần Tuần chợt nhớ ra, hôm ấy, khi cô đang đun trà, chị Cổn cũng ngồi bên bếp lửa và nhìn cô cười.

Lúc này Tuần Tuần cũng thấy tò mò hẳn lên. Khi lên tới sơn trang Minh Đăng lấy hành lý xong, Tuần Tuần đến quầy làm thủ tục trả phòng, chợt nảy ra một ý nghĩ, tiện thể hỏi người phục vụ xem có hiểu tiếng địa phương không. Một cô gái trong số họ nói mình là người bản địa, nên Tuần Tuần đã nhờ cô làm phiên dịch giúp cho.

Chị Cổn lại nói một thôi một hồi, cô gái kia nghe xong thì cười. Cô nói lại với tuần Tuần, ý của chị Cổn là, ở bản của chị có một phong tục, là tục "Tết múc nước" vào ngày mùng Sáu Tết, theo truyền thống, buổi sáng hôm ấy, các cô gái chuẩn bị lấy chồng sẽ múc một bát nước giếng và đun trà cho người yêu, nếu bát nước được múc lên có bọt trắng thì có nghĩa là mang điều may mắn, chứng tỏ cô gái ấy và chàng trai kia thật lòng yêu thương nhau, người con trai uống bát trà ấy xong thì hai người có thể sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

Cô gái kia nói xong, chị Cổn cứ gật đầu và cười với Tuần Tuần. Có thể anh Cổn đã vô tình nói cho Trì Trinh biết phong tục này cho vui, nhưng không ngờ Trì Trinh tưởng thật. Chị Cổn đã chứng kiến toàn bộ quá trình múc nước đun trà, chị mong muốn cho tình cảm giữa hai người thật tốt và bảo Tuần Tuần đừng giận Trì Trinh về chuyện này.

Hai bàn tay của Tuần Tuần chống trên quầy phục vụ bằng đá lạnh toát, thẩn thờ.

Cô nhớ bát nước đầu tiên cô múc không có bọt, có lẽ đó mới thực sự là ý định của ông Trời. Cô không sẵn lòng, Trì Trinh cũng không có ý nghiêm chỉnh, đầu bạc răng long chỉ là hoa trong gương, trăng nơi đáy nước. Trì Trinh biết điều đó nhưng lại cứ buộc cô nếm trải hết lần này đến lần khác, cho dù là đi ngược lại quy tắc của trò chơi cũng đòi cho bằng được kết cục mà anh ta muốn có.

Hình ảnh Trì Trinh mỉm cười bê bát trà lên thưởng thức vẫn hiện lên trước mắt Tuần tuần, niềm vui sướng đó chẳng khác gì khi đứa trẻ được người lớn dỗ dành rằng "ngày mai cho con đi chơi công viên". Nhưng anh ta lại là người chẳng tin tưởng vào điều gì.

Chị Cổn chộp lấy bàn tay của Tuần Tuần, dùng bàn tay thô ráp xoa lên mu bàn tay của cô. Cô gái kia lại tiếp tục vai trò phiên dịch của mình, nói chị Cổn bảo rằng Tuần Tuần là người có phúc. Tuần Tuần mỉm cười với chị Cổn nhưng cảm thấy trong lòng gợn lên một nỗi buồn khó tả.

Trên đường xuống núi, Tuần Tuần nhận được điện thoại của Tạ Bằng Ninh.  Anh nói ngày Ba mươi anh gọi cho cô mãi cũng không sao liên lạc được.  Mấy ngày trước, vì để giữ lễ, anh chuẩn bị một ít quà đến thăm mẹ vợ cũ, trước khi đi đã chuẩn bị sẵn tâm lý rằng sẽ bị mẹ vợ cũ lạnh nhạt, bóng gió xa xôi, nhưng không ngờ mẹ Tuần Tuần vừa nhìn thấy anh đã như người chết đuối vớ được cọc, khóc lóc ầm ĩ lên.

Lúc ấy Tuần Tuần cũng đã gọi điện về báo cho mẹ biết mình vẫn bình an, mẹ Tuần Tuần tuy biết con gái mắc kẹt trong núi nhưng không gặp nguy hiểm gì. Bà khóc là vì hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải và chưa tìm đâu ra sự nương nhờ, thế nhưng người con rể sau khi ly hôn mà bà luôn thấy chướng mắt đã mang đến cho bà sự an ủi và chút ấm áp thiếu vắng từ lâu.

Tạ bằng Ninh an ủi mẹ vợ mãi, sau đó thì được biết Tuần vẫn Tuần đang trên núi nên rất không yên tâm. Anh nói mấy ngày nay anh dò hỏi về cách đi lên núi thông qua đủ mọi nguồn, nhưng bất cứ lái xe nào nghe đến Cốc Dương Sơn sau trận mưa tuyết cũng đều nói là không dám mạo hiểm tới đó. Bây giờ mưa tuyết tạm ngừng, có thể đi bộ lên lưng chừng núi, Tạ Bằng Ninh nói vừa may có mấy người lái xe của đơn vị bạn thân đi qua vùng núi này, nên đã nhờ và họ cũng đã đồng ý sẽ lái xe tới chờ ở cửa vào khu danh thắng, chỉ cần Tuần Tuần đi được tới đó, thì hôm nay có thể đón cô về thành phố.
Tạ Bằng Ninh còn nói, nếu không vì phải đi làm, cơ quan lại đang có việc gấp thì nhất định anh sẽ đích thân lái xe đến đón cô.
Tuần Tuần vội đáp: "Xin lỗi vì đã để anh phải bận tâm".

Trong lúc này, cô thấy rất khó thích ứng với sự lo lắng bận tâm của người chồng trước đối với mình. Lúc hai người còn sống với nhau, có lần cô đi mua rau, chẳng may gặp trận mưa lớn mắc kẹt ở siêu thị, trong khi cơ quan của Tạ Bằng Ninh cách đó không xa, anh biết rõ lúc đó vợ mình rất có khả năng chưa về được nhà, nhưng không hề nghĩ đến chuyện tiện thể ghé qua đón cô. Tuần Tuần đã phải đợi hai tiếng đồng hồ, trời tối rồi mới gọi được xe về nhà. Nói như vậy không có nghĩa là lòng dạ anh sắt đá, đối xử tồi tệ với vợ, anh không thuộc dạng người khắc nghiệt mà chỉ là vì không nghĩ ra được. Sự chia ly nhiều khi không phải là vì sự oán hận mà là vì sơ xuất.

Tạ Bằng Ninh nói: "Em không cần phải khách sáo với anh như thế. Tuần Tuần, em cứ yên tâm, chuyện của mẹ em, anh sẽ nghĩ cách. Anh có người bạn làm việc bên Sở công an, anh cũng đã hỏi rồi, sẽ nhanh chóng tìm ra kẻ lừa gạt thôi. Em đừng vội nghĩ đến chuyện bán nhà, anh cũng còn chút tiền, anh đã đưa để mẹ em trả lại số tiền vay của người thân rồi".
Trước mắt Tuần Tuần dường như xuất hiện một vị cứu tinh, nhưng cô hiểu, trên đời này chẳng có thứ gì cho không, cho dù những thứ đó là từ chỗ người chồng cũ.

"Cám ơn anh. Nhưng anh không cần phải làm tất cả những điều đó vì em đâu", Tuần Tuần nói với Tạ Bằng Ninh.
Tạ Bằng Ninh có vẻ thất vọng, bèn tự đùa rằng: "Tuy chúng ta đx ly hôn, nhưng có nhất thiết phải vạch ranh giới rõ ràng như thế không? Đúng, trước đây anh đã đối xử với em không tốt, anh đã coi nhẹ sự tồn tại của em...".
Tuần Tuần đột nhiên ngắt lời anh, "Mẹ em đã nói với anh về chuyện em và Trì Trinh chia tay nhau rồi à? Bà ấy đã cam kết với anh những gì nữa?".

Tạ Bằng Ninh sửng sốt, giọng nói bỗng trở nên sượng sùng, anh nói tiếp: "Thực ra dù mẹ em có nói gì cũng không quan trọng, điều quan trọng là chúng ta biết mình cần gì. Con người rất tệ, trước Tết thu dọn nhà cửa, người dọn nhà lôi từ dưới gầm giường ra một cái túi đồ dùng khi cần kíp. Anh nhớ, trước đây cứ cách một khoảng thời gian em lại thay mấy thứ như lương khô hoặc nước uống trong đó, lúc ấy anh thấy việc làm ấy thật buồn cười. Anh đã bảo người lau dọn mở chiếc túi ấy ra xem, tất cả những thứ để trong đó đều đã quá thời hạn, chị ta hỏi anh có nên vứt nó đi không, nhưng anh hoàn toàn không muốn. Bởi vì, khi nhìn vào những thứ đó, anh mới nhớ đến những ngày tháng có em ở bên. Vốn dĩ chúng ta đã có thể trở thành vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc răng long, nhưng đáng tiếc giờ đây đã mất hết thời gian bảo hành. Anh gói ghém chiếc túi đựng đồ ấy và để nó vào chỗ cũ. Tuần Tuần, có lẽ chúng ta đều đã đi qua một đoạn ngã ba đường, nhưng vẫn còn kịp quay đầu lại, anh...anh hy vọng rằng những thứ bên trong chiếc túi đựng đồ khi cần kíp ấy sẽ được chính tay em thay".
Những lời này được nói ra từ miệng một người không giỏi nói năng như Tạ Bằng Ninh quả là một việc không dễ dàng, và anh đã nói bằng một giọng gấp gáp, sau đó nín thở chờ đợi.

Tuần Tuần cảm thấy trong lòng rất rối ren, đây là việc được gọi bằng cái tên"quay lại" của người chồng cũ ư? Rất nhiều khi không phải là mất rồi mới cảm thấy trân trọng, quý giá, mà là sau khi bị mất rồi biết rõ đó chẳng có gì to tát, nhưng ở một nơi sâu kín trong lòng vẫn cảm thấy một khoảng trống vắng.

Cô nên lấy hết can đảm nói to lời từ chối, mọi người đều nói, ngựa tốt không nhai lại cỏ,bởi vì, thứ cỏ nhai lại đó phần nhiều đã thấm nước bọt của con ngựa khác. Nhưng nếu phía trước chỉ có gai góc thì liệu bạn có nhai lại thứ cỏ đó không? Huống chi, phần lớn mọi người đều không phải là những con ngựa tốt, tiếp tục kiếm tìm có thể chỉ toàn gặp những cây khô cằn cỗi, quay đầu lại thì chỉ cần một sự thỏa hiệp và dũng khí trong một khoảnh khắc mà thôi.

Tuần Tuần đã nếm thử cuộc sống đến đầu bạc răng long với Tạ Bằng Ninh, tuy thất bại, nhưng không có nghĩa là họ không có khả năng ấy, bởi họ đều cam tâm tình nguyện làm những người bình thường, trải qua sự vấp váp, mỗi người sẽ biết cách trân trọng, đời người bình dị có được không phải dễ dàng.

Mỗi sự lựa chọn đầy sức cám dỗ được đặt ra trước một Tuần Tuần luôn khao khát một cuộc sống ổn định. Thế nhưng cô không suy nghĩ lâu, mà nói ngay với Tạ Bằng Ninh rằng "không". Cô có thể đi bộ xuống núi được nhưng còn Trì Trinh thì sao?
Tuần Tuần cũng không hiểu mình ra sao nữa, có lẽ cô đã trúng phải bùa mê của bát nước ấy. Một lời nói dối sẽ kèm theo rất nhiều lời nói dối khác, một sự hoang đường trong một đêm cũng nhất định phải cần tới vô số lần hoang đường khác để bù đắp vào đó?

Tuần Tuần và chị Cổn cùng về đến ngôi nhà nhỏ. Đoạn đường núi bằng gỗ vẫ rất trơn, hai người đã phải bước đi rất thận trọng, bởi họ đều biết có người đang đợi họ ở nhà. Lần đi về này tốn không ít thời gian, khi nhìn thấy ngôi nhà gạch bằng đất cũ mà tường vôi trắng đều đã lở hết thì trời cũng vừa lúc hoàng hôn, phía đầu núi bên kia đã nhìn thấy ánh nắng chiều từ lâu không thấy.

Anh Cổn đang làm sạch chiếc tẩu thuốc của mình ở trước nhà, người ngồi dựa vào cửa cách đó không xa chính là Trì Trinh nhiều ngày liền không xuống khỏi giường. Trên chân của Trì Trinh phủ một chiếc chăn dày, người khoác chiếc áo gió của Tuần Tuần. Chị Cổn lại cười và nói điều gì đó, Tuần Tuần vẫn không hiểu. Chân cô giẫm vào một mẩu giấy gói pháo màu đỏ bị nước mưa làm ướt, đi gần về phía người ngồi trước nhà. Anh Cổn đứng dậy ra hiệu cho vợ đi nấu cơm, Trì Trinh nửa cười nửa không nhìn Tuần Tuần nhưng không nói câu nào. Bỗng nhiên Tuần Tuần cảm thấy Trì Trinh có thể nghe hiểu những lời của chị Cổn.

Tuần Tuần cất hành lý của Trì Trinh xong, quay ra cửa hỏi, vì sao anh lại ra ngồi ngoài cửa để bị gió thổi như vậy. Trì Trinh từ chối không chịu để Tuần Tuần dìu trở lại trong phòng, nói rằng mình sắp bị mốc meo trên giường rồi và cảm thấy người khỏe hơn trước rất nhiều, có thể đi được mấy bước nếu được người khác dìu, vì vậy cảm thấy rất dễ chịu.

Nếu đã vậy Tuần Tuần cũng không ép nữa. Cô mang một chiếc ghế thấp ra ngồi bên cạnh Trì Trinh vò mấy bộ quần áo hai người thay ra tối hôm trước. Trì Trinh đung đưa cái chân không bị thương, soi gương cạo râu, vì không cẩn thận chạm vào vết thương vừa đóng vẩy, bật tiếng kêu đau, rồi sau đó lại cất tiếng ngân nga hát chẳng thành vần điệu gì. Tuần Tuần giặt quần áo xong, dùng hết sức để vắt ga trải giường, Trì Trinh cười trêu rằng cô ngốc, rồi bảo cô đi lại gần, dùng một tay túm lấy một đầu chiếc ga giường vắt kiệt giúp cho cô.

Mùi thơm của thức ăn nhanh chóng tỏa ra khắp nhà, anh Cổn gọi hai người vào ăn cơm. Tuần Tuần đỡ Trì Trinh dậy, anh nhảy cà nhắc từng bước một, rồi đột nhiên sờ vào bàn tay của Tuần Tuần đang đỡ ngang người mình.

"Tay của cô lạnh quá", Anh nói.

Tuần Tuần cười, tưởng rằng cuối cùng thì Trì Trinh cũng đã hiểu cho nỗi vất vả phải giặt quần áo bằng tay trong nước lạnh của cô, ai ngờ câu tiếp theo lại là câu trêu chọc.

"Điệu bộ của cô khi giặt quần áo rất giống với một bà già".

Tuần Tuần đáp với vẻ không vui: "Người mặc bộ quần áo ngủ bằng vải hoa mới là bà già".

"Tôi lại đang muốn cô nói rằng tôi là một ông già", Trì Trinh đáp lớn không hề xấu hổ.

Tuần Tuần cố ý không nhắc Trì Trinh về bục cửa dưới chân, quả nhiên vì mải giành phần thắng bằng lời, nên khi chân còn lại vấp phải, Trì Trinh suýt nữa thì bị ngã bổ chửng.


--------- Hết Chương 33 ---------

Bình luận

Truyện hay quá vẫn là Tân Di Ổ nhưng văn phong hoàn toàn khác không còn ám ảnh như Ánh trăng không hiểu lòng tôi, đau thương như cho anh nhìn về phía em ...  Đăng lúc 7-8-2012 01:47 PM
hàng mới nóng hổi đã về. Thanks bạn tye và post ^^  Đăng lúc 21-7-2012 08:56 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

145#
Đăng lúc 21-7-2012 09:43:41 | Chỉ xem của tác giả
mình rất thix cách lý giải của Tuần Tuần "ngựa tốt k nhai lại cỏ"...nhưng có mấy ai là ngựa tốt đâu. mình thấy cách suy nghĩ của Tuần Tuần rất lạ nhưng cũng rất hay. cũng may trước sự lựa chọn cám dỗ của TBN thì Tuần Tuần đã thẳng thắn nói không. mà sự lựa chọn này cũng đã lệch khỏi quỹ đạo yên ổn mà TT đã dựng lên...
thank ss ht_216, pạn saigon nhá
{:301:}{:301:}{:301:}
yêu lắm cơ{:306:}{:306:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

146#
Đăng lúc 21-7-2012 12:47:35 | Chỉ xem của tác giả
minh rat mong Tuan Tuan co duoc hanh phuc, cam on ban ht_216 va chi saigon nha, mong cho chuong moi that nhanh
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

147#
Đăng lúc 21-7-2012 13:04:39 | Chỉ xem của tác giả
Các bạn có share bản word thì cho mình xin với ^^

Chuyện mới đọc lướt lướt qua vì ko có nhiều thời gian, nhưng thấy khá thú vị ^^

Kamsa vì đã post nha, hóng típ ><"
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

148#
Đăng lúc 22-7-2012 09:52:56 | Chỉ xem của tác giả
Đợi mãi, đợi mãi. Cám ơn bạn đã post chương tiếp. Tksssssssssssssssssssssssssssssssss!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

149#
Đăng lúc 22-7-2012 21:23:31 | Chỉ xem của tác giả
tnks bạn nhé, hay quá đi ,chắc HE cho Tuần Tuần thôi nhỉ {:290:}{:290:}{:290:}.................................
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

150#
 Tác giả| Đăng lúc 23-7-2012 10:56:12 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 34: LỜI TRONG MƠ CỦA HAI NGƯỜI


Bữa tối hôm đó không có món nào ngon nhưng bởi vì đây là lần đầu tiên Trì Trinh ngồi ăn cơm ở bàn, vì thế mà nó trở nên khác biệt. Anh Cổn đã rót cho mọi người một chén đầy rượu do nhà ngâm, và đặc biệt ép Trì Trinh uống thêm mấy chén nữa, anh nói loại rượu này rất tốt cho vết thương của Trì Trinh.

Trì Trinh không quen uống rượu thuốc, cảm thấy có vị rất lạ, nhưng trước sự nhiệt tình của chủ nhà khó lòng từ chối nên đành liều uống mấy chén. Một lát sau, hơi rượu bốc lên, cảm giác lạnh và đau của vết thương bỗng nhiên đơ hơn hẳn, Trì Trinh cũng thấy vui hơn.

Sau khi ăn cơm tối xong, Tuần Tuần vào bếp giúp chị Cổn thu dọn bát đũa, Trì Trinh và anh Cổn vẫn tiếp tục anh một chén, chú một chén chuyện trò rất rôm rả. Một lúc sau, hai người đàn ông đã chuếnh choáng vì hơi men, khoác vai nhau nhận anh nhận em, cảm giác xa cách, sự khác nhau về thới giới quan, nhân sinh quan… tất cả đều tan biến như mây khói, chủ đề câu chuyện từ những chuyện vui của thời du học ở nước ngoài, cho đến những vụ móc nối, đấu đá nhau ở chốn thương trường, đến những điều cần biết trong phòng chống cháy rừng, rồi lại đến làm thế nào để bắt được báo trong mùa xuân, chuyện gì cũng đáng để thêm một chén. Đến khi Tuần Tuần rửa bát xong chuẩn bị đi ngủ, thì thấy hai người đàn ông chụm đầu bên chiếc bàn nhỏ, dưới ánh đèn vàng vọt, không biết đang bàn tính chuyện gì, thì ra nhân lúc có men rượu, Trì Trinh đang làm giúp anh Cổn một bản phân tích đầu tư sản xuất đối với việc nhận thầu trồng rừng.

Sau cùng, anh Cổn gục xuống bàn ngáy khò khò, còn Tuần Tuần thì phải vừa doạ vừa dỗ mới kéo được Trì Trình vẫn đang trong trạng thái lơ mơ về phòng. Trước khi ngủ, Tuần Tuần lấy nước nóng lau người cho Trì Trinh, anh ta bắt đầu giở trò, khiến cho nước bắn ra tung toé. Tuần Tuần đỏ bừng mặt, ném chiếc khăn mặt lại, không thèm lau cho Trì Trinh nữa.

Trì Trinh chỉ còn một chân bị thương là chưa lành, hôm nay thầy thuốc của trạm y tế đến thay thuốc, nói tình hình hồi phục của anh rất tốt. Mặc dù nẹp gỗ chưa thể tháo được, nhưng anh đã có thể trở mình nhẹ nhàng trên giường. Trì Trinh vòng tay ôm Tuần Tuần từ phía sau, rồi tiếp tục di chuyển xuống phía dưới, Tuần Tuần không nén được vừa giằng ra vừa nói: “Vừa mới đỡ được một chút mà anh đã lập tức lộ nguyên hình, không sợ chân bị gãy lại à?”.

Trì Trinh khẽ cọ má lên gáy Tuần Tuần, nói với giọng liều lĩnh: “Đây không phải là lỗi tại tôi. Cô không biết rượu của anh Cổn ngâm bằng gì đâu! Không phải là đuôi hươu thì cũng là đuôi hổ, đều là những thứ bổ cả, không lẽ cô nhẫn tâm nhìn tôi thất khiếu[1] chảy máu sao?”.

Tuần Tuần dở khóc dở cười, nhấc tay này của Trì Trinh xuống, thì tay kia của anh lại bám riết lên người cô, không cần quay đầu lại cô cũng có thể ngửi thấy mùi rượu nồng nặc trong hơi thở của anh.

“Lẽ ra lúc trước anh phải ngã cho thất khiếu chảy máu mới phải! Anh mà còn dám động đậy nữa thì cứ chờ đấy, phiền anh giữ chút văn hoá uống rượu được không?”

Trì Trinh cười: “Cô mà nói tới văn hoá uống rượu với tôi à, khi cô uống say thì văn hoá của cô còn không bằng tôi đâu”.

“Chỉ nói linh tinh!”

“Nếu tôi nói sai lời nào thì lần sau bị ngã sẽ trở thành thái giám. Có đúng là cô quên hết rồi hay không, cô không biết còn tôi thì nhớ rất rõ ràng.”

Mặc dù Tuần Tuần biết Trì Trinh vốn là người lắm mưu nhiều kế, để đạt được mục đích thì không có gì là không làm, nhưng nhớ tới cái đêm ba năm trước, cô không khỏi giật mình. Cô vừa thấy sợ, những cũng vừa mong muốn được gỡ tấm màn bao phủ trong ký ức, vì thế quay người lại hỏi: “Sau đó anh đưa tôi đến toà nhà đó đập chén hay là vì buổi tối hôm đó chúng ta ở dưới nhà hàng ở tầng dưới?”.

Trì Trinh vùi đầu vào ngực cô, gật đầu liên tiếp, “Thấy chưa, không phải cô không nhớ chút nào đâu nhé”.

“Những điều tôi nhớ thì đều là khi tỉnh dậy và rời khỏi đó… Tối hôm ấy chắc là tôi đã say tới mức mê man không biết gì, chắc chẳng khác gì một cây chuối đổ đâu nhỉ?”, Tuần Tuần nói với hy vọng có được sự buông tha.

Nhưng Trì Trinh đã lập tức làm tan biến ảo tưởng ấy của cô không chút nể nang.

“Cái gì mà như cây chuối đổ? Có cây chuối đổ nào lại chủ động như cô không? Cô muốn nói là mình không biết gì và đổ mọi lỗi lầm sang cho tôi hả, đừng có mơ!” Trì Trinh cố ý nói to, “Cô không biết lúc đó cô buồn cười thế nào đâu. Tôi thì rất trong sáng, một lòng một dạ đưa cô về phòng mà cậu họ đã chỉ định để nghỉ ngơi một đêm, cô cứ luôn mồm nói luyên thuyên tôi cũng chịu, rồi cô nói một thôi một hồi về triết lý sống lạ lùng của cô, tôi cũng chịu. Nhưng khi tôi vừa dìu cô lên giường, vẫn chưa kịp đứng dậy, thì đã bị cô đè xuống giường như núi Thái Sơn rồi”.

Tuần Tuần nghĩ, chắc là không phải thế, không lẽ cảm giác mình sẽ trả tiền trong tiềm thức đã khiến cô phóng túng và bừa bãi như vậy? Trì Trinh tiếp tục khơi ra những điều mà cô không muốn nghe nhất, “Điều buồn cười nhất là, tôi vẫn còn đang định tỏ ra mình là người không lợi dụng lúc người khác nguy khốn mà làm bậy, khó khăn lắm mới thoát ra được và lấy hết can đảm để nói với cô mấy điều tâm sự trong lòng. Tôi đã nói rất thật lòng, rất đúng với tình cảm của mình, trái tim trong sáng của tôi còn đập loạn xạ cả lên, nhưng không ngờ khi quay lại thì đã thấy cô cởi hết quần áo trên người…”.

“Làm sao có chuyện đó được!”, Tuần Tuần mặt đỏ đến tận mang tai, chỉ còn biết phủ nhận lời của Trì Trinh.

“Lúc đó tôi cũng đã nghĩ rằng chắc là mình bị ảo giác. Nhưng cô cứ cười một cách ngốc nghếch, nói những câu nào là ‘quân tử cởi mở, tiểu nhân giấu nhẹm’, và nhất định lột quần áo để tôi thành quân tử… Lúc đó tôi có hiểu gì đâu? Tất cả là do cô dạy tôi làm những điều xấu!”

Tuần Tuần thấy hối hận vì đã hỏi Trì Trinh về những chuyện này, cô chỉ muốn đập đầu vào tường cho rồi. “Quân tử cởi mở, tiểu nhân giấu nhẹm…” là câu danh ngôn của Tăng Dục trong một thời gian nào đó, không hiểu sao nó lại được lưu vào trong bộ nhớ của cô một cách vô thức như vậy. Ảnh hưởng của tấm gương xấu quả nhiên thể hiện rất rõ.

“Thôi, anh uống nhiều rồi, đừng có nói nữa”, Tuần Tuần vội ngắt lời.

Trì Trinh vẫn cười, Tuần Tuần cảm thấy cả nhịp rung lồng ngực anh.


---------------------------------------
[1] Thất khiếu là bảy lỗ trên mặt gồm: hai mắt, hai tai, hai mũi, miệng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách