Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: mozilla199
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Persuasion (Thuyết Phục) | Jane Austen

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:01:22 | Chỉ xem của tác giả
Chương 8


Từ lúc này trở đi, Đại tá Wentworth và Anne Elliot thường hiện diện cùng nhau trong các cuộc gặp gỡ những người khác. Hai người đã đến dự bữa tối ở nhà ông Musgrove, bởi vì cậu bé không còn là lý do cho bác gái nó viện cớ vắng mặt, và đấy chỉ là khởi đầu cho những bữa ăn tối và những buổi gặp gỡ khác.

Liệu những tình ý ngày xưa trỗi dậy hay không cần được mang ra thử thách. Chắc chắn là mỗi bên vẫn còn hoài niệm đến những tháng ngày cũ, và điều không tránh khỏi là cả hai người đã quay lại quá khứ. Anh vẫn nhớ về thời gian hai người hẹn ước với nhau, trong những lời kể lể hoặc miêu tả ngắn do cuộc chuyện trò đưa đẩy. Vị thế nghề nghiệp cho phép – và tính khí của anh cũng dẫn dụ - trong buổi tối đầu tiên hai người hiện diện cùng với nhau anh nói ra những câu như “Đấy là năm thứ sáu”, hoặc “Chuyện này xảy ra trước khi tôi đi phục vụ ngoài biển trong năm thứ sáu”. Cho dù giọng nói của anh không ngập ngừng và cho dù cô không có lý do nào để nghĩ ánh mắt anh hướng về cô khi anh nói, vì đã hiểu tâm tính anh, Anne vẫn cảm thấy chưa hẳn anh có hoài niệm kém cô. Phải có sự kết hợp tức thời của ý nghĩ, tuy cô không chắc ý nghĩ ấy có gây đau đớn ngang bằng cô hay không.

Hai người không trò chuyện với nhau, không có giao lưu nào ngoài phép lịch sự thông thường đòi hỏi. Ngày xưa đã có nhiều trò chuyện! Bây giờ không có gì cả! Đã có thời, trong cả đám đông như bây giờ lấp đầy phòng khách của Biệt thự Uppercross, hai người thấy khó khăn lắm mới ngưng nói chuyện với nhau được. Có lẽ ngoại trừ Đô đốc và bà Croft vốn có vẻ như gắn bó và hạnh phúc, (Anne không thấy ngoại lệ nào khác trong số các cặp vợ chồng), không có hai con tim nào khác rộng mở như thế, không có cảm xúc nào khác hòa điệu đến thế, không có phong thái nào khác được yêu mến đến thế. Bây giờ họ là hai người xa lạ với nhau; không phải, còn tệ hại hơn là xa lạ, bởi vì họ không thể nào quen thân với nhau nữa. Đấy là một ngăn cách vĩnh viễn.

Khi anh cất tiếng, cô nghe cùng giọng nói như ngày xưa, nhận ra cùng đầu óc như ngày xưa. Suốt buổi họp mặt, mọi người tỏ vẻ không biết gì đến những sự vụ hải quân. Nhiều người hỏi han anh, đặc biệt là hai cô gái nhà Musgrove vốn có vẻ như chỉ quan tâm đến anh. Hai cô muốn biết về cuộc sống trên tầu chiến, quy định làm việc hàng ngày, thức ăn, giờ giấc – đủ chuyện. Họ ngạc nhiên khi nghe anh kể, khi biết về sinh hoạt và những cách sắp xếp cuộc sống cho thực dụng. Họ lấy làm lý thú nghe những chuyện bông đùa, khiến cho Anne nhớ lại những ngày cũ khi bản thân cô cũng không biết gì, và cô cũng bị chế giễu khi cho rằng lính hải quân sống trên tàu mà không có gì ăn, hoặc không có đầu bếp nấu nướng cho dù có thực phẩm, hoặc không có bồi bàn bưng dọn, hoặc không dùng dao và nĩa khi ăn.

Khi nghe ngóng và nghĩ ngợi như thế, Anne để ý đến lời thì thầm của bà Musgrove, trong vẻ tiếc nuối:

- À, cô Anne, nếu Ơn Trên phù hộ đứa con trai tội nghiệp của tôi, thì tôi dám chắc giờ này nó đã trở nên một người khác giống như thế.

Anne cố giấu nụ cười và lắng nghe một cách lịch sự, trong khi bà Musgrove trải lòng mình thêm một tí. Vì thế, cô không theo kịp cuộc trò chuyện của những người khác.

Khi chú ý trở lại câu chuyện đang diễn tiến, cô thấy các cô gái nhà Musgrove vừa tìm được một Danh bạ Hải quân (danh bạ của riêng hai cô, bản đầu tiên hiện diện ở Uppercross) và cùng ngồi bên nhau để dò tìm, nói là muốn tìm ra tên những chiếc tàu mà Đại tá Wentworth đã chỉ huy.

- Tôi còn nhớ chiếc tàu đầu tiên anh chỉ huy là Asp[13]; chúng tôi sẽ dò tìm chiếc Asp.

- Các cô sẽ không tìm được trong danh bạ này. Chiếc tầu đã quá cũ nát. Tôi là người chỉ huy cuối cùng. Lúc ấy nó không thích hợp mấy để ra khơi nữa. Tôi nghe nói nó phục vụ ở nhà khoảng một hoặc hai năm, và thế là tôi được phái đi Tây Ấn[14].

Hai cô gái ra vẻ kinh ngạc lạ lùng.

Anh tiếp:

- Bộ Tư lệnh Hải quân thỉnh thoảng làm trò tự tiêu khiển bằng cách phái vài trăm người ra khơi trên một con tàu chẳng thích hợp gì cả. Nhưng vì họ phải cung ứng cho nhiều nhu cầu, và trong số hàng nghìn người có nguy cơ rơi xuống lòng đại dương, họ không thể phân biệt con tầu nào cần loại bỏ.

Vị Đô đốc thốt lên:

- Nhảm! Nhảm! Thứ chuyện bọn trẻ này nói ra! Thời ấy không có tầu tuần tra nào tốt hơn chiếc Asp. Đối với loại tầu tuần tra cũ thì không có chiếc nào bằng. Anh nào được chỉ huy nó là may mắn! Anh ta phải biết có hai mươi người giỏi hơn cùng lúc xin được chỉ huy nó. May mắn thay cho anh chàng nào nhận được chức vụ ấy nhanh như thế, mà chính mình lại không quan tâm hơn.

Đại tá Wentworth trả lời một cách nghiêm chỉnh:

- Thưa Đô đốc, xin ngài tin rằng tôi nhận ra mình may mắn. Tôi lấy làm mãn nguyện việc bổ nhiệm tôi theo mức độ như ngài mong muốn. Lúc ấy, mục đích lớn lao của tôi là ra khơi; một mục đích lớn lao, tôi muốn làm việc gì đấy.

- Chắc hẳn rồi. Một chàng trai trẻ như anh nên làm gì khác trên bờ trong một năm rưỡi? Nếu một anh chàng không có vợ thì chẳng bao lâu anh ta lại muốn đi biển.

Louisa thốt lên:

- Nhưng Đại tá Wentworth ạ, hẳn anh phải bực bội làm sao khi bước lên chiếc Asp, để thấy rằng người ta đã giao cho anh con tầu cũ kỹ.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:02:48 | Chỉ xem của tác giả
Anh mỉm cười nói:

- Tôi đã biết khá rõ tình trạng con tầu lúc ấy. Tôi không cần phải tìm hiểu thêm hơn là cô tìm hiểu về kiểu dáng và độ bền của một chiếc áo choàng cũ mà người ta đã cho nhiều người quen mượn rồi đến một ngày ẩm ướt được cho cô mượn. Hà! Nó vẫn là chiếc Asp già nua thân thương đối với tôi. Nó được mọi việc mà tôi muốn. Tôi biết nó làm được. Tôi đã biết hoặc là chúng tôi cùng nhau xuống đáy biển, hoặc là nó sẽ giúp tôi thắng lợi. Không bao giờ tôi có liên tiếp hai ngày thời tiếp xấu trong thời gian tôi ra khơi trên chiếc tầu ấy. Sau khi đã bắt được một số hải tặc đủ để lấy làm vui, tôi đã gặp may mắn khi trên đường trở về nhà, chạm trán với chính chiếc khu trục của Pháp mà tôi đang tầm nã. Tôi dẫn nó về Plymouth[15], và ở đây tôi được thêm một vận may. Chúng tôi vừa vào vịnh chưa đến sáu giờ đồng hồ thì có một cơn giông kéo dài bốn ngày đêm, và đáng lẽ kết thúc số phận của chiếc Asp già nua thân yêu chỉ trong phân nửa thời gian ấy; thử thách của chúng tôi trên Đất nước Vĩ đại[16] cũng không cải thiện tình hình. Hai mươi bốn giờ đồng hồ sau, đáng lẽ tôi đã là một Đại tá Wentworth dũng cảm, được nêu tên trong một đoạn ngắn ở góc một tờ báo[17], và vì biến mất trong một chiếc tầu nhỏ thì chẳng ai nghĩ đến tôi.

Chỉ có Anne rùng mình cho riêng cô; còn các cô gái mà Musgrove vừa cởi mở vừa thành thực mà thốt lên lời lẽ thương hại và kinh hoàng.

Bà Musgrove thì thầm như thể đang suy nghĩ thành tiếng:

- Thế thì, tôi đoán khi anh ra đi trên chiếc Laconia, anh gặp đứa con tội nghiệp của tôi. Charles, con yêu à (ra dấu cho anh lại gần bà), hãy hỏi Đại tá Wentworth xem lần đầu tiên anh gặp đứa em tội nghiệp của con là khi nào. Mẹ cứ quên mãi.

- Mẹ ạ, lúc ấy là ở Gibraltar, con biết mà. Dick đang dưỡng bệnh ở Gibraltar, và được chỉ huy của nó giới thiệu cho Đại tá Wentworth.

- À thế! Nhưng mà này Charles, nói với Đại tá Wentworth, anh ấy không nên e ngại nhắc đến Dick trước mặt mẹ, vì mẹ thấy vui được nghe một người bạn tốt như thế kể về nó.

Charles chỉ gật đầu và bước đi, vì biết rõ những gì có thể xảy ra.

Bây giờ hai cô gái trẻ đang dò tìm chiếc Laconia, và Đại tá Wentworth không thể từ chối niềm vui mà đưa tay đón lấy quyển danh bạ, và một lần nữa đọc to lên phần mô tả về con tầu, cho biết nó cũng là một trong những người bạn thân thiết nhất mà anh từng có.

- À há! Đấy là những ngày thần tiên khi tôi chỉ huy chiếc Laconia! Tôi nhanh chóng kiếm được tiền thưởng nhờ nó! Bạn tôi và tôi có chuyến tuần tra thắng lợi ngoài khơi Quần đảo Tây[18]. Cô em à, tội nghiệp anh chàng Harville! Cô biết không, anh ta mong muốn kiếm tiền, còn mong muốn hơn cả tôi nữa. Anh ấy đã cưới vợ. Một anh chàng tốt mọi bề. Tôi sẽ không bao giờ quên được hạnh phúc của anh ấy. Anh cảm thấy rất sâu đậm vì muốn lo cho cô vợ. Tôi chúc anh được thêm may mắn vào mùa hè sau, khi tôi vẫn còn được may mắn trên vùng Địa Trung Hải.

Bà Musgrove nói:

- Tôi tin chắc rằng đấy cũng là một ngày hạnh phúc đối với chúng tôi, khi anh làm hạm trưởng con tầu ấy. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những cử chỉ tử tế của anh.

Nỗi xúc cảm khiến cho bà hạ thấp giọng. vì chỉ nghe loáng thoáng và có lẽ chưa kịp nghĩ đến Dick Musgrove, Đại tá Wentworth lộ vẻ căng thẳng, như thể đang chờ đợi bà nói tiếp.

Một trong hai cô gái thì thầm:

- Anh ạ, ma-man đang nghĩ đến Richard tội nghiệp.

Bà Musgrove tiếp:

- Đứa con thân thương tội nghiệp! Nó lớn lên khỏe mạnh, và siêng năng thông tin về gia đình khi đang phục vụ dưới quyền anh! À! Đáng lẽ là kết cục có hậu nếu nó vẫn tiếp tục làm việc với anh. Đại tá Wentworth ạ, xin anh tin rằng chúng tôi rất lấy làm tiếc khi nói rời xa anh.

Khuôn mặt Đại tá Wentworth biến đổi trong một khoảnh khắc, đôi mắt sáng khẽ liếc nhìn, làn môi đẹp trai khẽ cong lại. Do đó, Anne tin rằng thay vì chia sẻ với những mong ước hiền hòa của và Musgrove đối với đứa con trai, có lẽ Đại tá Wentworth cảm thấy khổ sở vì đã muốn tống khứ anh này. Tuy nhiên, phản ứng tự lấy làm vui của anh thoáng qua mà chỉ có người hiểu rõ về anh như Anne mới nhận ra được. Trong khoảnh khắc kế tiếp, anh hoàn toàn bình tâm và nghiêm túc, hầu như lập tức bước đến bên chiếc ghế bành nơi cô và bà Musgrove đang ngồi, ngồi xuống bên bà, rồi với giọng nhỏ nhẹ tiếp tục lại câu chuyện với bà về đứa con trai. Anh hành xử với vẻ cảm thông và ân cần tự nhiên, thể hiện mối quan tâm tử tế đối với tình cảnh chân thật và đúng lý của bà mẹ.

Ba người thật sự ngồi trên cùng một chiếc ghế bành, chỉ có bà Musgrove ngăn cách giữa anh và cô vì bà sẵn lòng nhường chỗ cho anh. Thật ra, đấy vẫn là sự ngăn cách đáng kể. Bà Musgrove có thân hình béo tốt, lại do thiên tính mà có tư thái vui vẻ và hài hước hơn là dịu dàng và tình cảm, và tư thái ấy có phần bị gò bó bởi thể hình thon thả và gương mặt đăm chiêu của Anne. Phải ghi công Đại tá Wentworth khi anh có thái độ chững chạc đồng cảm với những câu than thở u uất về số phận của đứa con trai mà khi còn sống không ai màng để ý đến.

Vóc dáng bề ngoài và nỗi đau trong tâm hồn chắc chắn không tương quan với nhau. Một ngoại hình phục phịch vẫn có quyền đau khổ ngang bằng ngoại hình mảnh dẻ nhất. Nhưng, dù công bằng hay không, đấy là mối tương quan không phù hợp mà lý lẽ không làm chủ được, óc thẩm mỹ không chấp nhận được, chỉ có việc chế giễu là chính.

Sau khi chắp tay sau lưng đi lại hai, ba vòng quanh phòng, vị Đô đốc được bà vợ nhắc nhở phải giữ trật tự, thế nên ông đi đến Đại tá Wentworth, và không cần biết mình có chen vào câu chuyện người khác không, ông chỉ quan tâm đến những ý nghĩ của mình mà nói:

- Này Frederick, khi cậu trải qua một tuần ở Lisbon vào mùa hè rồi, đáng lẽ cậu nên ghé thăm Phu nhân Grierson và các con gái của bà.

- Em phải làm thế hay sao? Thế thì em vui vì đã không ở thêm một tuần.

Vị Đô đốc trách anh thiếu lịch sự với phụ nữ. Anh chống chế, tuy nhìn nhận rằng mình chưa bao giờ mời phụ nữ lên con tầu anh đang chỉ huy, ngoại trừ một buổi khiêu vũ hoặc một chuyến thăm chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ. Anh nói:

- Nhưng mà, em tự biết mình không thiếu lịch sự với phụ nữ . Đấy chỉ là vì em nghĩ dù có cố gắng và hy sinh đến đâu vẫn không thể nào tiếp đãi phụ nữ trên tầu cho đúng mức. Đô đốc ạ, không thể nào thiếu lịch sự khi đặt ra yêu cầu thoải mái phụ nữ ở mức độ cao, và em đã làm thế. Em không thích nghe việc phụ nữ hiện diện trên tầu hoặc gặp gỡ họ trêu tầu, và chưa từng có chiếc tầu nào dưới quyền em chở phụ nữ đi đâu cả, khi em có quyền quyết định.

Bà chị Sophia Croft của anh nói:

- Ồ! Frederick! Chị không tin được em lại thế. Tất cả chỉ là ứng xử tinh tế khi nhàn rỗi! Phụ nữ có thể cảm thấy thoải mái trên tầu cũng giống như khi ngụ trong ngôi nhà tiện nghi nhất nước Anh. Chị đã từng sống trên tầu như phần đông phụ nữ khác, và chị không thấy gì tốt hơn những tiện nghi trên một tầu chiến. Chị chưa từng thấy thoải mái hoặc được buông thả, ngay cả ở Dinh thự Kellynch (cúi đầu hướng về phía Anne), hơn là trên các con tầu chị đã sống, và đấy là tổng cộng năm con tầu.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:05:07 | Chỉ xem của tác giả
Em trai bà nói:

- Chẳng theo chủ đích gì cả. Chị sống với chồng chị, và là phụ nữ duy nhất trên tầu.

- Nhưng em, chính em, đã đưa cô Harville, em gái cô ấy, em họ cô ấy cùng ba đứa trẻ đi một vòng từ Portsmouth[19] đến Plymouth. Đấy có phải là sự chiêu đãi hết mực khác thường của em không?

- Chị Sophia à, tất cả chỉ là tình thân hữu. Em cố giúp đỡ bất kỳ bà vợ sĩ quan nào nếu có thể được, và em sẽ dẫn bất kỳ người thân nào của Harville đi chân trời góc biển, nếu anh ấy muốn. Nhưng đừng nghĩ em không thấy chính đấy là điều tệ hại.

- Chắc chắn là các phụ nữ đều hoàn toàn được thoải mái.

- Có lẽ em không thích họ hơn vì lý do này. Số phụ nữ và trẻ con như thế không thể đòi hỏi tiện nghi trên tầu.

- Frederick thân yêu, em ăn nói vu vơ quá! Này, nếu ai cũng có cảm nghĩ như em thì các bà vợ tội nghiệp của sĩ quan hải quân bọn chị sẽ ra sao khi muốn được đưa đi từ cảng này sang cảng khác?

- Chị thấy đấy, cảm nghĩ của em không ngăn cản em đưa cô Harville và bầu đoàn thê tử của cô đi Plymouth.

- Nhưng chị không thích em nói như một quý ông cao nhã và một phụ nữ nhưulà quý bà cao nhã, thay vì là những con người bình thường. Phụ nữ bọn chị cũng không mong đợi mọi ngày trong đời đều được êm ả.

Vị Đô đốc thốt lên:

- Ối dào! Em yêu, khi cưới vợ thì cậu ấy sẽ nói theo cách khác. Khi cậu ấy kết hôn, nếu chúng ta may mắn sống qua một cuộc chiến khác, thì ta sẽ thấy cậu ấy hành xử như em và anh, và như nhiều người khác. Cậu ấy sẽ mang ơn bất kỳ ai giới thiệu cho cậu ấy một người vợ.

- Đúng, ta sẽ làm thế.

Đại tá Wentworth đáp:

- Thế thì đời em đã được định đoạt. Một khi người đã kết hôn bắt đầu công kích em với câu "Ôi dào! Khi kết hôn anh sẽ nghĩ khác đi," thì em chỉ có thể nói thế này: "Không, em sẽ không nghĩ khác đi", và rồi họ nói: "Có, anh sẽ nghĩ khác," và thế là chấm dứt tranh luận.

Anh đứng dậy và bỏ đi.

Bà Musgrove nói với bà Croft:

- Bà ạ, quả là bà được đi đây đi đó nhiều!

- Khá nhiều, bà ạ, trong cuộc hôn nhân mười lăm năm, dù nhiều phụ nữ còn đi nhiều hơn. Tôi đã vượt Đại Tây Dương bốn lần, một lần đến Đông Ấn rồi trở về, chỉ một lần. Ngoài ra, còn có những chuyến đi các nơi khác: Cork, Lisbon, Gibraltar. Nhưng tôi chưa đi qua vùng Streights[20], và chưa từng đến vùng Tây Ấn. Chúng tôi chưa ghé qua Bermuda hoặc Bahama, chị biết đấy, thuộc vùng Tây Ấn.

Bà Musgrove không có lời nào phản bác; suốt đời mình bà không quen làm thế.

Bà Croft tiếp:

- Bà ạ, hãy tin khi tôi nói rằng không gì tốt hơn tiện nghi trên tầu chiến; ý tôi nói đến mức cao nhất. Nếu bà ở trên một chiếc khu trục thì dĩ nhiên bị gò bó hơn, tuy rằng bất kỳ phụ nữ nào không khó tính quá đều hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Tôi có thể nói khoảng thời gian vui nhất trong đời mình là lúc sống trên một con tầu. Bà biết không, khi chúng tôi bên nhau thì không có gì phải sợ hãi cả. Tạ ơn trời đất tôi có sức khỏe và thời tiết không làm cho tôi khó chịu gì cả. Hai mươi bốn giờ đồng hồ đầu tiên trên tầu luôn có một ít xáo trộn, nhưng sau đấy tôi chẳng đau yếu gì. Lần duy nhất tôi bị ảnh hưởng về thể chất hoặc tinh thần, lần duy nhất mà tôi nghĩ mình không được khỏe hoặc có mối hiểm nguy nào đấy, là vào một mùa đông mà tôi trải qua ở Deal[21], khi Đô đốc Croft (lúc ấy còn là Đại tá) phục vụ trên Biển Bắc. Lúc ấy, tôi luôn sống trong sợ hãi và luôn bị mọi loại bệnh tưởng vì không biết làm gì cho bản thân mình, hoặc không biết khi nào tôi được gặp lại anh ấy. Nhưng những khi ở bên nhau thì tôi chẳng bệnh tật gì, và không hề bị phiền hà gì dù là nhỏ nhặt.

Bà Musgrove hồ hởi đáp:

- Đúng là thế. Vâng, đúng thế. Bà Croft ạ, tôi đồng ý với bà. Không có gì tệ hại hơn khi sống xa cách. Tôi đồng ý với bà. Tôi biết cuộc sống ấy là như thế nào, bởi vì ông Musgrove luôn đi vắng lo công việc. Tôi rất vui mà thấy ông ấy chu toàn mọi chuyện và trở về bình yên.

Buổi tối kết thúc bằng khiêu vũ. Khi được yêu cầu chơi nhạc, Anne đáp ứng như thường lệ. Tuy rằng đôi lúc mắt cô long lanh giọt lệ khi ngồi bên chiếc đàn, cô rất vui được phục vụ, không đòi hỏi gì khác mà chỉ muốn mọi người đừng để ý đến mình.

Đấy là một buổi họp vui vẻ, hào hứng và không ai vui bằng Đại tá Wentworth. Cô nghĩ anh có đủ điều kiện để được mọi người chú ý và tán dương, đặc biệt là từ phía phụ nữ. Có vẻ như các cô gái nhà Hayter và các cô em họ khác được phép tự do giao thiệp với anh hầu như mong đi đến hôn nhân. Riêng hai cô Henrietta và Louisa đều luôn bận rộn vì anh, và chỉ có thiện ý giữa chị em mới ngăn hai cô trở thành tình địch. Nếu anh hư người vì được nhiều cô gái mến thích nồng nhiệt đến thế thì không ai lấy làm ngạc nhiên cả.

Đấy là những ý nghĩ vương vấn Anne trong khi các ngón tay cô bận rộn trên phím đàn, tiếp tục trong nửa giờ đồng hồ mà không vấp váp, không chú ý đến người khác. Có một lúc cô cảm nhận anh đang nhìn cô, quan sát dáng vẻ thay đổi của cô, có lẽ cố tìm lại nét nào đấy trên gương mặt cô có thời làm cho anh mê đắm. Có một lần cô đóan anh đang nói về mình, và chỉ biết chắc như thế khi cô nghe câu trả lời, biết rằng anh đang hỏi người kế bên rằng cô Elliot có bao giờ khiêu vũ hay không? Câu trả lời là:

- Ồ, không, không bao giờ; cô ấy đã từ bỏ khiêu vũ. Cô chỉ thích chơi nhạc. Cô không bao giờ chán chơi nhạc.

Cũng có một lần, anh nói với cô. Lúc ấy, cô đã rời khỏi chiếc đàn vì đã xong một bản khiêu vũ, và anh đã ngồi xuống để cố tỏ thái độ mà anh mong các cô nhà Musgrove nhận ra ý tưởng. Không có chủ ý, cô quay lại chỗ ngồi cũ trong gian phòng. Anh trông thấy cô, lập tức đứng dậy, với vẻ lịch sự có tính toán, nói:

- Tôi xin lỗi cô, đây là chỗ ngồi của cô.

Dù cô lập tức thối lui với thái độ từ chối hẳn, anh vẫn không muốn ngồi xuống lại chỗ cũ.

Anne không mong muốn nhìn thấy thêm cử chỉ và lời nói như thế. Vẻ lịch sự lạnh lùng và phong thái thanh nhã theo nghi thức của anh còn tệ hại hơn bất kỳ điều gì khác.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:07:33 | Chỉ xem của tác giả
Chương 9


Đại tá Wentworth xem Dinh thự Kellynch như nhà mình, có thể đến chơi và ngồi lâu tùy thích, vì anh được hai vợ chồng Đô đốc chiêu đãi thân thiết. Khi mới đến vùng này lần đầu, anh đã định nhanh chóng đi tiếp đến Shropshire để thăm người anh đang sống ở đấy, nhưng rồi sự hấp dẫn ở Biệt thự Uppercross đã dẫn dụ trì hoãn chuyến đi. Nhiều người tỏ ra thân thiện với anh, tâng bốc anh, mọi việc tiếp đón anh đều khiến cho anh mê mẩn. Người lớn tỏ ra thật hiếu khách và người trẻ thật dễ mến, đến nỗi anh muốn lưu lại thêm, hoãn việc trả lễ cho lòng tử tế của cô vợ Edward.

Chẳng bao lâu, anh đến chơi ở Biệt thự Uppercross hầu như hàng ngày. Gia đình Musgrove không cần phải tha thiết mời mà anh vẫn đến, đặc biệt là vào buổi sáng khi anh không có ai bầu bạn ở nhà, bởi vì hai vợ chồng Đô đốc Croft thường đi ra ngoài với nhau, quan tâm đến những công việc mới, thảm cỏ, đàn cừu, cùng nhẩn nha làm những việc khiến người thứ ba mất kiên nhẫn, hoặc cùng đi chơi với nhau trên chiếc xe một ngựa hai bánh, dần dà lấy đó làm thú vui thường ngày.

Cho đến giờ, Đại tá Wentworth chỉ có một ý nghĩ về gia đình Musgrove, đấy là sự ngưỡng mộ kiên định và nồng nàn dành cho anh. Nhưng rồi tình thân thiện ấy bị lung lay khi một anh Charles Hayter nào đấy trở về, cảm thấy bị phá bĩnh, cho rằng Đại tá Wentworth chen vào cuộc sống của gia đình.

Charles Hayter là anh cả trong số tất cả anh em họ, một người trẻ rất dễ mến, dễ làm vui lòng người. Giữa anh và Henrietta đã có quan hệ tình cảm trước khi Đại tá Wentworth được giới thiệu với gia đình. Anh đã được thụ phong và đang giữ chúc cha phó trong vùng nhưng không bị bắt buộc phải sống ở đây, thế nên anh cư ngụ tại ngôi nhà của cha anh, chỉ cách Biệt thự Uppercross hơn ba kilômét. Chỉ một thời gian vắng mặt khỏi gia đình đã khiến người anh yêu không được sự chăm sóc của anh kiềm chế trong thời khắc gay cấn này, và khi trở lại anh không vui vì thấy cô thay đổi thái độ, và vì thấy Đại tá Wentworth.

Bà Musgrove và bà Hayter là chị em. Mỗi người có tài sản riêng, nhưng cuộc hôn nhân của mỗi người cho kết quả khác biệt về vật chất. Ông Hayter có một ít bất động sản cho riêng mình, nhưng không đáng kể so với bất động sản của ông Musgrove. Trong khi gia đình Musgrove có vị thế xã hội hàng đầu trong vùng, những người con nhà Hayter không có vị thế gì cả do cha mẹ ở vị thế thấp lại sống trong cảnh kém thanh nhã và do bản thân họ thiếu nền học vấn, thế nên họ dựa vào mối quan hệ với Biệt thự Uppercross. Chỉ có khác biệt là anh trai trưởng đã chọn cho mình con đường học giả, có văn hóa và tư cách vượt trội so với những người em.

Hai gia đình luôn đối xử rất tốt với nhau, một bên bỏ qua kiêu hãnh, bên kia bỏ qua tị hiềm, nên các anh chị em bạn dì kết thân với nhau, chỉ trừ ý thức về vị thế mà các cô nhà Musgrove cảm nhận. Cha mẹ của Henrietta không phản đối việc Charles để ý đến con gái mình. "Cuộc hôn nhân này không phải là cao quý đối với nó, nhưng nếu Henrietta yêu anh kia thì cũng được." Và có vẻ như Henrietta đã yêu anh.

Trước khi Đại tá Musgrove đến, Henrietta hoàn toàn nghĩ thế, nhưng sau đấy cô quên bẵng người anh bạn dì Charles.

Theo những gì mà mình quan sát được, Anne không rõ Đại tá Wentworth để ý đến ai trong số hai cô gái. Có vẻ như Henrietta xinh đẹp hơn, Louisa có tính khí vui tươi hơn, và Anne không rõ tâm tư hiền hòa hay tính khí sinh động thu hút anh hơn.

Hai ông bà Musgrove hoặc vì thiếu để ý quan sát hoặc vì tin tưởng hoàn toàn rằng hai cô con gái và các anh thanh niên đến với hai cô sẽ tỏ ra kín đáo, nên hai vợ chồng đã phó mặc cho mọi sự việc tự diễn biến. Hai ông bà không nói ra ước vọng hoặc nhận xét, nhưng ở Biệt thự Uppercross thì hoàn toàn khác: hai cô gái trẻ bị săm soi phỏng đoán, còn Đại tá Wentworth cũng thế sau bốn, năm lần đến chơi với các cô nhà Musgrove và sau khi Charles Hayter trở về, lúc ấy Anne phải nghe ý kiến của vợ chồng em gái đoán xem cô nào được Đại tá Wentworth mến. Charles Musgrove nghĩ rằng đấy là Louisa, còn Mary nghĩ đấy là Henrietta, nhưng nếu anh Wentworth chịu cưới cô nào thì hai người cũng rất lấy làm vui.

Charles nhận xét:

- Anh chưa từng thấy người nào dễ mến như thế trong đời, và có lúc người ta nghe chính Đại tá Wentworth nói anh ấy có tài sản ít nhất hai mươi nghìn bảng kiếm được từ cuộc chiến. Đây là cả một gia sản chợt phát, hơn nữa, còn có cơ hội trong một cuộc chiến tương lai, và chắc chắn rằng Đại tá Wentworth sẽ là người tỏ ra nổi bật trong hàng ngũ sĩ quan hải quân. Ồ! Đây sẽ là cuộc hôn nhân tốt đẹp cho bất kỳ cô em nào.

Mary đáp:

- Em tin chắc thế. Ôi trời! Ước gì anh ấy thăng tiến lên bất kỳ vị thế danh dự nào! Ước gì anh ấy đựơc phong làm tòng nam tước! Cái tiếng "Phu nhân Wentworth" nghe quả là hay. Đối với Henrietta thì đấy là địa vị quý tộc. Lúc ấy Henrietta sẽ vượt qua vị thế em, và cô ấy sẽ không ngại ngùng. Ngài Frederick và Phu nhân Wentworth! Tuy nhiên, đấy sẽ là những vị thế được thành lập mới, và em chưa bao giờ nghĩ nhiều đến vị thế mới của anh.

Mary có thiên kiến mà chọn Henrietta vì cô mong Charles Hayter chấm dứt kỳ vọng. Cô khinh rẻ nhà Hayter, và nghĩ nếu gia đình cô và gia đình Hayter làm thông gia với nhau thì đấy là điều vô phúc - đáng buồn cho cô và đám con của cô.

Mary nói:

- Anh biết không, em nghĩ anh ta không xứng với Henrietta, và nếu xét qua những mối quan hệ mà nhà Musgrove đã tạo dựng thì cô ấy không nên buông thả. Em nghĩ không một người con gái nào có quyền chọn lựa rồi khiến cho bộ phận chủ yếu của gia đình mình bị chê bai và bất lợi, và tạo mối quan hệ xấu với gia tộc đã có vị thế tốt. Và rồi, xin hỏi, Charles Hayter là ai kia chứ? Anh ta không hề xứng đáng với một cô Musgrove ở Uppercross.

Tuy nhiên, chồng cô không đồng ý về điểm này, vì ngoài quan hệ với người bà con bạn dì của mình, Charles Hayter còn là con trai trưởng, và anh xét sự việc qua nhãn quan của bản thân mình là con trai trưởng. Vì thế, anh trả lời:

- Mary à, bây giờ em nói điều càn bậy rồi đấy. Đối với Henrietta thì cuộc hôn phối này không phải là cao, nhưng Charles có vị thế tốt, qua gia đình Spiter, để nhận ân huệ từ vị Giám mục trong vòng một, hai năm tới. Em nên vui mà nhớ rằng anh ấy là con trai trưởng, khi cha anh ấy qua đời thì anh ấy sẽ thừa kế gia tài. Bất động sản ở Winthrop rộng ít nhất một trăm héc-ta, thêm một trang trại gần Taunton, là vùng đất màu mỡ nhất. Anh dám chắc với em là hôn phối với những người khác trong số họ là việc gây sốc nặng, chỉ có riêng Charles rất xứng đáng với Henrietta; anh ấy là người duy nhất xứng đáng trong số họ. Anh ấy là người có tố chất tốt, và sau khi tiếp nhận Winthrop thì anh ấy sẽ biến nó thành một mảnh đất khác hẳn, sẽ sống một cuộc đời khác hẳn, và với bất động sản ấy thì anh ấy sẽ không bao giờ là người thấp kém, trong khi người có tâm tính tốt và có tài sản toàn quyền sử dụng. Không, không, nếu không cưới Charles Hayter thì Henrietta sẽ lâm vào hoàn cảnh tệ hại hơn; nếu nó chịu cưới anh ấy và Louisa cưới Đại tá Wentworth thì anh sẽ rất mãn nguyện.

Ngay khi anh bước ra khỏi phòng, Mary nói với Anne:

- Cứ để cho Charles nói gì tùy thích, nhưung để cho Henrietta cưới Charles Hayter sẽ là một chuyện gây sốc; một chuyện tồi tệ đối với cô ấy và còn tồi tệ hơn đối với em, thế nên ước gì Đại tá Wentworth giúp Henrietta loại anh ta ra khỏi đầu óc của cô ấy, mà em tin anh làm được. Hôm qua, cô ấy chẳng để ý gì đến Charles Hayter cả. Em ước gì chị có mặt ở đó để thấy thái độ của cô ấy. Còn bảo Đại tá Wentworth thích Louisa và Henrietta ngang nhau thì đấy là chuyện xằng bậy, bởi lẽ anh ấy rất mến Henrietta. Nhưng Charles là người quyết đoán! Em ước gì hôm qua chị có mặt ở bên em, để lúc ấy chị xem trong hai vợ chồng em, ai đúng ai sai, và em tin chị sẽ cho rằng em đúng, trừ phi chị quyết tâm chống đối em.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:08:56 | Chỉ xem của tác giả
Bữa ăn tối trong gia đình Musgrove là cơ hội cho Anne nhìn thấy mọi sự việc, nhưng cô vẫn không đi dự, viện cớ mình bị nhức đầu và Charles con se mình trở lại. Lúc đầu cô chỉ muốn lánh mặt Đại tá Wentworth, nhưng bây giờ một buổi tối an bình có thêm lợi điểm là không bị lôi kéo làm trọng tài.

Về quan điểm của Đại tá Wentworth, cô nghĩ điều quan trọng là anh phải biết rõ con tim mình mà đừng làm thương tổn hạnh phúc của một trong hai chị em hoặc làm hại danh dự của anh, còn việc anh mến Henrietta hơn hay Louisa hơn thì không quan trọng bằng. Một trong hai cô rất có thể làm người vợ tình cảm, vui tươi của anh. Về chuyện của Charles Hayter, tính tế nhị của cô cảm thấy buồn dùm cho anh này khi một phụ nữ tỏ thái độ khinh thường tuy có lý do đúng đắn, và con tim của cô cảm thông với nỗi đau khổ mà cô kia gây ra. Nhưng nếu Henrietta thấy mình bị nhầm lẫn thì người ta vẫn chưa nhận ra ngay sự thay đổi nơi cô.

Đối với thái độ của Henrietta, Charles Hayter phản ứng trong sự trầm lặng và đau khổ. Cô đã quen thân với anh từ lâu nên khó tỏ ra lạnh lùng với anh chỉ sau hai lần gặp gỡ kia để dập tắt mọi hy vọng trong quá khứ và khiến cho anh không làm gì được ngoài lánh xa Biệt thự Uppercrross, nhưng đấy là điều có thể xảy ra khi một nhân vật như Đại tá Wentworth được xem là nguyên do. Charles Hayter chỉ mới vắng mặt hai tuần lễ, và khi từ giã đã cho Henrietta biết anh thiết tha muốn từ bỏ công việc cha phó hiện tại để xin làm cha phó ở Uppercross. Có vẻ như lúc ấy cô thật lòng mong mỏi việc này: Tiến sĩ Shirley, vị mục sư địa phương, trong hơn bốn mươi năm đã bám lấy trách nhiệm, nhưng bây giờ đã già yếu nên muốn có cha phó để phụ giúp ông nhiều việc; ông sẽ tạo chức cha phó có vị thế, và hứa sẽ giao chức này cho Charles Hayter. Có nhiều lợi điểm cho Henrietta và thậm chí cho Louisa khi anh làm việc ở Uppercross thay vì phải đi xa hơn mười ki-lô-mét. Chức vụ cha phó lại tốt hơn chỗ cũ, được thân cận với Tiến sĩ Shirley tốt bụng trong khi ông này từ bỏ một số công việc mà ông không còn đảm đương được. Than ôi! khi anh trở về, niềm hăng say trong chuyện này đã tan biến. Louisa không muốn nghe anh kể về cuộc trao đổi gần đây giữa anh và Tiến sĩ Shirley.

Thậm chí Henrietta chỉ quan tâm một ít, và có vẻ như đã quên bẵng tất cả những điều nghi ngại và ước ao trước kia trong cuộc thương lượng.

- Chị thật sự rất vui, luôn tin rằng em sẽ đạt được, chị luôn tin chắc thế. Chị đã không nghĩ rằng…tóm lại, em biết đấy. Tiến sĩ Shirley phải có một cha phó và anh ấy đã được ông hứa. Louisa à, anh ấy sẽ đến nhận không?

Một buổi sáng, ngay sau bữa ăn tối ở nhà Musgrove mà Anne vắng mặt, Đại tá Wentworth bước vào phòng khách ở Biệt thự Uppercross, nơi chỉ có cô và Charles con đang đau yếu nằm trên ghế bành.

Anh kinh ngạc vì chỉ thấy có mình cùng Anne Elliot, đến nỗi anh mất vẻ bình tĩnh thường ngày. Anh chỉ có thể nói:

- Tôi nghĩ các cô nhà Musgrove ở đây; bà Musgrove cho biết tôi sẽ gặp hai cô ấy ở đây.

Rồi anh bước đến khung cửa sổ để tự trấn tĩnh và suy tính xem phải hành xử như thế nào.

Trong sự bối rối tự nhiện, Anne trả lời:

- Hai cô đang ở trên lầu cùng em gái tôi và sẽ xuống ngay bây giờ.

Nếu đứa trẻ không gọi cô làm giúp một việc cho nó thì cô đã đi ra ngoài, để giải thoát cho anh và cho cô khỏi cảnh ngượng ngập.

Anh vẫn đứng bên cửa sổ, rồi nói một cách nhỏ nhẹ và lịch sự:

- Tôi mong đứa trẻ đang bình phục.

Rồi anh im lặng.

Cô phải quỳ bên ghế bành để chăm sóc cho cậu bé, và thêm vài phút im lặng trôi qua, rồi cô vui mà nghe tiếng người bước qua tiền sảnh. Khi quay mặt ra, cô hy vọng đấy là anh chủ nhà Charles Musgrove, nhưng lại thấy đấy là người không thể giúp giải thoát tình thế - là Charles Hayter, vốn có lẽ không được vui khi thấy Đại tá Wentworth, cũng giống như Đại tá Wentworth không được vui khi thấy Anne.

Cô chỉ cố gắng nói:

- Chào anh. Xin mời anh ngồi. Những người kia sẽ đến ngay.

Tuy nhiên, Đại tá Wentworth rời xa cửa sổ, hiển nhiên là không ngại tiếp chuyện, nhưng Charles Hayter chặn đứng ý muốn ấy bằng cách ngồi xuống gần chiếc bàn và cầm lấy tờ báo, nên Đại tá Wentworth quay trở lại cửa sổ.

Thêm một phút trôi qua, có thêm người. Đứa trẻ nhỏ hơn, khỏe mạnh và lanh lợi, mới lên hai tuổi, được một người nào đấy bên trong mở cánh cửa, đã mạnh dạn bước vào, tiến thẳng đến ghế bành để xem chuyện gì đang xảy ra và sẵn sàng đón nhận bất cứ thứ gì ban tặng cho nó.

Không có gì để ăn, đứa trẻ chỉ có thể chơi đùa. Vì bác gái nó không cho phép nó chọc phá đứa anh đang đau yếu, nó bắt đầu đeo bám lấy bác gái. Trong khi đang quỳ gối bận rộn, Anne không thể gỡ nó ra được. Cô nói chuyện với nó, ra lệnh cho nó, van nài nó, quyết liệt với nó, nhưng đều vô ích. Cô cố đẩy nó ra, nhưng đứa trẻ lấy làm vui mà bám trên lưng cô. Cô nói:

- Walter, xuống ngay. Cháu phá phách quá. Bác bực với cháu lắm.

Charles Hayter kêu lên:

- Walter, tại sao cháu lại không nghe lời hở? Cháu có nghe bác gái cháu nói không? Xuống đi, Walter, đến chơi với bác Charles này.

Nhưng Walter không nhúc nhích.

Trong khoảnh khắc kế tiếp, cô thấy mình được giải thóat khỏi đứa bé. Ai đấy đang gỡ cậu bé ra khỏi người cô cho dù cậu đã đè đầu cô xuống thấp, hai cánh tay nó bị gỡ ra khỏi cổ cô, rồi nó bị tách ra khỏi người cô. Chỉ đến lúc ấy, cô mới biết Đại tá Wentworth ra tay giúp mình.

Khi nhận biết được như thế, cô không nói được tiếng nào. Thậm chí cô không thể mở lời cảm ơn anh. Cô chỉ biết bám víu lấy Charles con, với cảm xúc xáo trộn. Lòng tử tế khi anh bước đến giúp cô, cử chỉ, sự trầm lặng trong khi ra tay, những chi tiết nhỏ nhặt trong tình huống mà cô nhận ra khi anh cất tiếng với đứa trẻ, cho cô thấy anh có ý tránh nghe cô cảm ơn, mà còn không muốn trò chuyện với cô, khiến cho cô có cảm xúc lẫn lộn nhưng rất đau khổ mà không trấn tĩnh được.

Cảm xúc kéo dài cho đến khi Mary và hai cô gái nhà Musgrove bước vào để chăm sóc cho bệnh nhân nhỏ, rồi cô bước ra ngoài. Cô không thể ở lại. Đáng lẽ cô đã có cơ hội để nhìn ngắm tình cảm và ganh tị giữa bốn người - bây giờ cả bốn đều hiện diện, nhưng cô không muốn ở lại chứng kiến gì cả. Rõ ràng là Charles Hayter không có cảm tình với Đại tá Wentworth. Cô có ấn tượng mạnh khi nghe anh nói, sau khi Đại tá Wentworth đã can thiệp:

- Walter, cháu phải nghe lời bác. Bác đã bảo cháu đừng phá bác Anne.

Cô hiểu anh lấy làm tiếc vì Đại tá Wentworth đã làm việc mà đáng lẽ anh phải làm. Nhưng cô không quan tâm đến tâm tư của Charles Hayter hoặc của bất cứ ai khác, vì tâm tư cô đang xáo trộn. Cô lấy làm xấu hổ với bản thân mình, xấu hổ vì đã ngượng ngập, mất bình tĩnh trong chuyện nhỏ nhặt như thế. Phải mất một thời gian chỉ có một mình và suy ngẫm cô mới trấn tĩnh lại được.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

26#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:10:01 | Chỉ xem của tác giả
Chương 10


Luôn có thêm những cơ hội khác cho cô quan sát. Chẳng bao lâu, Anne đã hiện diện cùng tất cả bốn người trong thời gian đủ dài để cô nhận xét, cho dù cô khôn ngoan mà không nói ra vì biết sẽ làm cho cả hai vợ chồng em gái mình không hài lòng. Trong khi cô thấy Louisa là người thắng thế, theo những gì cô nhớ được và trải nghiệm, cô nghĩ Đại tá Wentworth không yêu ai trong hai chị em. Hai người mến thích anh hơn là anh mến thích họ, nhưng không có tình yêu. Anh chỉ có ít ý ngưỡng mộ nồng nàn, nhưng cuối cùng có thể, có lẽ chắc chắn sẽ kết thúc trước khi đến ít yêu đương. Dường như Charles Hayter tự biết mình bị khinh rẻ, tuy thế đôi lúc Henrietta có vẻ phân vân giữa hai người. Anne ước gì mình có thể cho hai người thấy con người họ là như thế nào và chỉ ra một số điểm yếu mà họ tự phơi bầy. Cô không thấy ai có tính xảo trá. Cô hài lòng tin rằng Đại tá Wentworth không hề nhận ra nỗi khổ mà anh đang gây ra. Không có chiến thắng, không có chiến thắng đáng kính trọng trong cung cách của anh. Có lẽ anh chưa bao giờ nghe và chưa bao giờ nghĩ. Charles Hayter đã có hẹn ước. Anh chỉ sai lầm khi nhanh chóng đón nhận (vì đón nhận là từ ngữ mô tả đúng) những mối quan tâm nơi hai cô gái trẻ.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn giằng co, có vẻ như Charles Hayter chịu thua. Trong ba ngày liên tiếp, anh không đến Biệt thự Uppercross - một sự thay đổi có tính quyết định. Thậm chí anh còn từ chối một lời mời theo thông lệ đến dự bữa tối, lúc ông Musgrove thấy anh với vài quyển sách dày trước mặt. Ông bà Musgrove tin chắc rằng tình hình như thế là không ổn, và cùng bàn bạc với nét mặt nghiêm trọng về việc anh đang học tập đến kiệt sức. Riêng Mary hy vọng và tin rằng anh đã bị Henrietta từ chối dứt khoát, và chồng cô muốn hôm sau gặp anh để biết chắc. Anne chỉ có thể cho rằng Charles Hayter là người khôn ngoan.

Một buổi sáng, trong khi Charles Musgrove và Đại tá Wentworth đã đi săn và hai chị em ở Biệt thự Uppercross đang im lặng, ngồi làm việc, các cô ở Đại Biệt thự đi đến.

Đấy là một buổi sáng tháng mười một đẹp trời. Các cô nhà Musgrove đi qua khu hoa viên nhỏ và dừng lại để chỉ nói rằng hai cô sẽ tản bộ trên một đoạn đường dài, vì thế hẳn Mary không muốn đi cùng. Vì bị chê là không có sức đi bộ đường dài, Mary lập tức trả lời:

- Nhưng mà chị đi được, chị rất muốn đi cùng các em, chị thích đi dạo đường dài.

Qua ánh mắt hai cô gái trẻ, Anne tin rằng đấy chính là điều hai cô không mong muốn. Cô lại ngưỡng mộ thói quen của gia đình họ khi họ muốn thông báo cho nhau mọi việc và cùng làm với nhau mọi việc cho dù việc đấy không được ưa thích và không thuận tiện. Cô cố thuyết phúc Mary đừng đi nhưng hoài công. Cô nghĩ nếu thế thì tốt nhất là mình nên nhận lời mời thân thiết của các cô nhà Musgrove mà đi theo, để rồi cô có thể trở về cùng em gái và không làm ngáng trở dự định riêng của hai cô kia.

Khi đi đến thang lầu, Mary nói:

- Em không tưởng tượng được tại sao chúng nó nghĩ em không thích đi dạo đường dài. Mọi người đều nghĩ em không giỏi đi bộ, nhưng nếu ta từ chối đi với họ thì họ không vui. Khi người ta mời mình theo cách có chủ định như thế thì làm thế nào mình từ chối được?

Khi các cô chuẩn bị đi thì cánh thanh niên trở về. Hai anh đã dẫn theo một con chó còn nhỏ tuổi khiến cho chuyến đi săn bị thất bại, nên phải trở về sớm. Vì thế hai anh có dư thời giờ, sức lực và tinh thần cho cuộc tản bộ, và vui vẻ cùng tham gia. Nếu Anne có thể lường trước việc họp đoàn như thế thì cô đã ở nhà, nhưng qua cảm nghĩ quan tâm và hiếu kỳ, cô nghĩ bây giờ là quá muộn nên khó mà từ chối. Thế là nhóm sáu người đi theo hướng do hai cô nhà Musgrove chọn - hiển nhiên hai cô nghĩ rằng mình có quyền hướng dẫn cuộc tản bộ.

Anne có chủ ý không làm ngáng trở ai, nên khi đến đoạn đường thu hẹp lại giữa đồng cỏ, nhóm người phải phân tán, cô đi cùng hai vợ chồng em gái. Cô cảm thấy vui do được vận động trong một ngày trời đẹp, do quang cảnh của những nét tươi vui cuối cùng trong năm còn vương trên tán lá nâu vàng và những hàng giậu héo úa, và do cô thầm ngâm một vài trong hàng nghìn câu thơ miêu tả mùa thu, nói về mùa tạo ảnh hưởng lạ kỳ và miên man trên hương vị và sự hiền hòa, nói về mùa mà mọi thi nhân đều hạ bút sáng tác, đáng ngâm nga, một ít cố gắng để miêu tả, một ít cố gắng để cảm nhận. Cô muốn tâm trí mình bận rộn với những mơ mộng và trích dẫn như thế, nhưng không được, đấy là khi cô thoáng nghe Đại tá Wentworth trò chuyện với một trong hai cô gái nhà Musgrove. Cô không muốn nghe lỏm, nhưng vẫn nghe rõ từng lời. Đấy chỉ là cuộc trò chuyện sống động như là giữa những người trẻ thân thiện với nhau. Anh trao đổi với Louisa nhiều hơn là với Henrietta. Hiển nhiên là Louisa muốn làm mình nổi bật hơn Henrietta. Có vẻ như sự khác biệt này càng lúc càng rõ nét, và có một câu nói của Louisa khiến cho Anne ấn tượng mạnh.

Sau khi nói vài câu ca ngợi về buổi đi dạo, Đại tá Wentworth tiếp:

- Thời tiết quả là tuyệt vời cho Đô đốc và chị tôi! Hai người định đánh xe theo đường dài sáng nay; có lẽ chúng ta sẽ gặp ông bà từ một ngọn đồi kia. Hai người đã nói đến việc đi qua khu vực này. Tôi tự hỏi họ sẽ quậy tưng ở những nơi nào. Ôi! việc này diễn ra thường, tin tôi đi, nhưng chị tôi xem chẳng là gì cả; chị ấy sẵn sàng chịu nhồi xóc.

Louisa kêu lên:

- Ái chà! Tôi biết anh chỉ muốn khai thác việc này. Nhưng nếu đúng thế, tôi cũng làm như bà ấy. Nếu tôi yêu một người như bà ấy yêu Đô đốc thì tôi sẽ muốn ở bên anh ấy mãi, không có gì ngăn cách chúng tôi, và tôi thà cực khổ chạy theo anh ấy còn hơn là được ai khác đánh xe an toàn.

Cô nói với giọng phấn khích.

Anh nói với cùng giọng điệu như cô:

- Thật thế à? Tôi ngưỡng mộ cô!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

27#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:11:46 | Chỉ xem của tác giả
Tiếp theo là khoảnh khắc im lặng giữa hai người.

Anne không thể ngâm lại những vần thơ. Trong một thoáng, những mùi hương ngọt ngào của mùa thu bị gạt sang một bên; chỉ còn vương trong hồi tưởng bài thơ trữ tình dịu hiền giống như năm sắp hết, với hạnh phúc tàn tạ, và những hình ảnh của tuổi trẻ và hy vọng và mùa xuân - tất cả đã trôi qua. Khi đoàn kéo nhau đi theo một lối mòn khác, cô bừng tỉnh kêu lên:

- Có phải lối này đi đến Winthrop không?

Nhưng không ai nghe cô, hoặc ít nhất không ai trả lời cô.

Winthrop hoặc vùng phụ cận là đích đến, vì đôi lúc họ gặp những anh trai trẻ quanh quẩn gần nhà. Thêm nửa dặm đường đi lên con dốc qua những mảnh đất có rào giậu, nơi những chiếc cày đang làm việc và con đường mòn mới mở cho thấy người nông dân đáp trả lại sự ngọt ngào trong nỗi chán ngán thi ca, và chủ định sẽ chào đón mùa xuân lần nữa. Đoàn đi đến đỉnh một ngọn đồi cao nhất ngăn cách Uppercross và Winthrop, và chẳng bao lâu nhìn xuống toàn cảnh của Winthrop, ở chân triền đồi bên kia.

Winthrop không có vẻ đẹp mà cũng không có phẩm giá cao, là một ngôi nhà trông tầm thường kéo dài trước mặt, vươn thấp thấp, bao bọc chung quanh là những nhà kho và khoanh chuồng.

Mary kêu lên:

- Trời đất! Winthrop đây mà. Tôi không hề biết trước! Bây giờ tôi nghĩ chúng ta nên quay lại; tôi mệt lắm rồi.

Herietta có ý thức và xấu hổ, và vì không nhìn thấy người anh bạn dì Charles đi trên con đường mòn nào hoặc đứng tựa bên cánh cổng nào, nên sẵn lòng làm theo ý Mary. Nhưng Charles Musgrove kêu lên: "Không". Louisa kêu càng thiết tha hơn: "Không, không!" rồi kéo chị qua một bên, xem dường muốn tranh luận.

Trong lúc ấy, Charles Musgrove đã cho biết mình rất muốn ghé thăm người dì, và bây giờ anh đang đến rất gần, nên anh cố thuyết phục vợ mình đi theo. Nhưng đây là điểm mà vợ anh thắng thế. Khi anh đề nghị cô nghỉ ngơi mười lăm phút ở Winthrop vì cô đã quá mệt mỏi, cô nhất quyết trả lời :

- Ôi, không được. Đi lên ngọn đồi đó nữa còn mệt hơn là ngồi nghỉ ở đây.

Thế là, dáng vẻ và cử chỉ cho thấy cô không chịu đi.

Sau một hồi bàn bạc thêm, Charles và hai em gái đồng ý là anh cùng Henrietta sẽ chạy xuống để thăm người dì và các anh em bạn dì, trong khi những người khác chờ trên ngọn đồi. Có vẻ như Louisa là người thu xếp kế hoạch này, và trong khi cô đi xuống một đoạn đường, vẫn còn trao đổi với Henrietta, Mary nhân cơ hội khinh bỉ nhìn quanh và nói với Đại tá Wentworth:

- Có họ hàng như thế quả là khó chịu! Tin tôi đi, tôi chưa từng ghé qua nhà đó quá hai lần trong đời.

Cô không nhận câu trả lời nào khác hơn là một nụ cười tán đồng giả tạo, theo sau là ánh mắt khinh thường khi anh quay mặt đi. Anne hiểu rõ ý nghĩa trong cử chỉ này.

Sườn đồi nơi họ nghỉ ngơi là nơi dễ chịu. Louisa đã quay lại. Mary tìm được một chỗ ngồi thoải mái cho mình trên một bục trèo[22]­, cảm thấy tự mãn vì những người khác đều phải đứng chung quanh. Nhưng khi Louisa kéo Đại tá Wentworth đi nơi khác để hái vài quả cây trên rào giậu kế bên và bóng dáng lẫn tiếng nói của hai người mất hút, Mary không còn được vui nữa. Cô bực bội với chỗ ngồi của mình, tin rằng Louisa đã tìm được chỗ ngồi của mình, tin rằng Louisa đã tìm được chỗ ngồi tốt hơn ở đâu đấy, và không gì ngăn cô đi tìm chỗ ngồi tốt hơn nữa. Cô đi vòng qua cùng cánh cổng, nhưng không thấy hai người. Anne đã tìm cho mình một chỗ ngồi thoải mái, trên triền đồi khô và đầy nắng ấm, dưới hàng rào giậu, và cô nghĩ hai người vẫn quanh quẩn đâu đây. Mary ngồi xuống một lúc nhưng rồi không chịu được, tin chắc Louisa đã tìm được chỗ ngồi tốt hơn ở đâu đấy, và muốn đi tiếp cho đến khi tìm được chỗ tốt hơn.

Anne đã thật sự mệt mỏi nên thấy vui mà ngồi nghỉ. Chẳng bao lâu, cô nghe thấy tiếng nói của Đại tá Wentworth bên kia hàng rào giậu phía sau mình, như thể hai người đang đi trở lại dọc theo một đường hầm lởm chởm, hoang vắng. Họ đang trò chuyện khi tiến đến gần. Giọng nói của Louisa nghe sôi nổi:

- Và thế là, tôi bảo chị ấy phải đi. Tôi không chịu được nếu chị ấy e dè trong việc viếng thăm vì chuyện vô lý ấy. Cái gì! Liệu tôi có thể thối lui một việc mà tôi đã quyết chí, mà tôi biết đấy là đúng, chỉ vì thái độ và sự can dự của một người như thế, hoặc của bất cứ người nào? Không, tôi không dễ bị thuyết phục như thế. Khi đã quyết tâm thì tôi không lay chuyển. Hình như Henrietta đã quyết tâm ghé thăm Winthrop hôm nay, nhưng chị ấy gần như bỏ cuộc chỉ vì nghe theo người khác một cách vô lý!

- Đáng lẽ lúc đó cô ấy đã trở lại, chỉ vì cô mà cô ấy mới đi, phải không?

- Đúng vậy. Tôi thấy có phần ngượng mà nói thế.

- Kể cũng tốt cho cô ấy vì có một đầu óc như cô sẵn sàng giúp đỡ. Sau những ẩn ý của cô mới vừa rồi, mà xác nhận những gì tôi đã quan sát khi đi với anh ấy lần trước, bây giờ tôi không cần tác động đến ai để khỏi phải lo lắng chuyện gì đang xảy ra. Tôi nghĩ không chỉ có vấn đề đi thăm dì cô theo bổn phận sáng nay. Sẽ có rắc rối cho anh ấy và chị cô nữa, khi xét đến hậu quả, khi hai người bị đặt vào hoàn cảnh cần đến sự chịu đựng và tinh thần rắn rỏi, nếu cô ấy không có đủ kiên định để cưỡng lại sự can thiệp nhỏ nhặt như thế này. Chị cô là người dễ mến, nhưng tôi thấy riêng cô có tố chất quyết đoán và cứng cỏi. Nếu cô trân quý tư cách hoặc hạnh phúc của chị cô thì hãy truyền càng nhiều càng tốt tinh thần cô cho chị cô. Nhưng hẳn là cô đã làm thế rồi. Tố chất dễ bị lung lay và thiếu cả quyết là tệ hại nhất, đến nỗi người ta không biết có thể dựa vào ảnh hưởng nào trong tố chất ấy. Cô không bao giờ biết chắc một ấn tượng tốt sẽ kéo dài lâu; ai cũng có thể làm lung lay ấn tượng đó. Hãy để những người sẽ được hạnh phúc tỏ ra kiên định.

Anh hái lấy một quả hạch trên một cành rồi nói tiếp:

- Quả này là một ví dụ: một quả hạch bóng loáng đẹp đẽ, nhờ có sức mạnh nguyên thuỷ mà vượt qua những cơn mưa gió trong mùa thu. Không có lỗ thủng, không có vết nhũn ở đâu cả.

Anh tiếp tục với vẻ vừa trang nghiêm vừa đùa cợt:

- Trong khi nhiều quả khác cùng thời đã rơi rụng và bị những bàn chân chà đạp lên, quả này vẫn mang tất cả niềm hạnh phúc mà một quả phỉ[23] đáng được hưởng.

Rồi giọng nói anh sôi nổi trở lại:

- Ước mong đầu tiên của tôi đối với tất cả những người tôi quan tâm là họ nên kiên định. Nếu Louisa Musgrove còn giữ vẻ đẹp và hạnh phúc trong Tháng Mười Một của cuộc đời thì cô ấy sẽ giữ mãi mọi sức mạnh tinh thần.

Anh đã nói hết, và không được trả lời. Anne sẽ lấy làm lạ nếu Louisa có thể trả lời ngay lời lẽ như thế: ngôn từ của mối quan tâm như thế, thốt lên với sự sôi nổi nghiêm túc như thế! Cô có thể mường tượng Louisa đang cảm thấy ra sao. Về phần mình, cô ngồi bất động vì e bị phát hiện. Trong khi cô ngồi đấy, một bụi cây ô rô rậm thấp che chắn cho cô, và hai người tiếp tục đi.

Trước khi hai người đi xa, Louisa lại cất tiếng:

- Mary có tính tốt theo nhiều phương diện, nhưng đôi lúc chị ấy khiêu khích tôi quá đáng, vì tính tầm phào có quá nhiều kiêu hãnh của dòng họ Elliot. Chị ấy rất mong Charles cưới Anne. Tôi nghĩ anh biết có lúc anh ấy muốn cưới Anne, phải không?

Sau một lúc ngập ngừng, Đại tá Wentworth hỏi:

- Ý cô nói là cô ấy từ chối hở?

- À, đúng, chắc chắn rồi.

- Chuyện ấy xảy ra khi nào?

- Tôi không biết chắc, vì khi ấy Henrietta và tôi còn ở trong trường, nhưng tôi nghĩ khoảng một năm trước khi anh ấy cưới Mary. Tôi ước gì Anne chấp nhận anh ấy. Chúng tôi đều yêu mến chị ấy hơn, còn pa-pa và ma-mam luôn nghĩ chính vì Phu nhân Russell mà chị ấy từ chối. Hai ông bà nghĩ có lẽ Charles không thích học tập và đọc sách nên Phu nhân Russell không thích, vì thế bà ấy thuyết phục Anne từ chối.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

28#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:13:16 | Chỉ xem của tác giả
Tiếng nói hai người nhỏ dần; Anne không nghe rõ nữa. Cô vẫn ngồi yên vì xúc động. Cô phải trấn tĩnh nhiều trước khi có thể di chuyển. Hai người không cố ý nói trực tiếp đến người nghe lỏm; cô đã không nghe nói xấu mình, nhưng đã nghe nhiều điều gây đau đớn. Cô đã thấy Đại tá Wentworth nhìn ra tố chất của mình như thế nào, và giao động mạnh vì mức độ anh cảm nhận và hiếu kỳ về cô.

Khi đã trấn tĩnh được, cô đi tìm Mary rồi cùng em gái đi đến chỗ cũ, kế bục bên trèo, cảm thấy thoải mái với cả nhóm, và lại cất bước. Đầu óc cô mong ước cảnh đơn côi và trầm lắng, mà chỉ nhóm này mới cho phép.

Charles và Henrietta trở lại. dẫn theo Charles Hayter, như mọi người đã đoán. Anne không buồn tìm hiểu những chuyện vụn vặt của sự việc; thậm chí Đại tá Wentworth có vẻ như không hiểu hết chuyện riêng tư ở đây. Nhưng hiển nhiên là phía Chales Hayter giữ kẽ và phía Henrietta dịu lại, nên bây giờ hai người thấy vui bên nhau. Henrietta có vẻ hơi ngượng nghịu nhưng hài lòng; Charles Hayter vô cùng sung sướng; khi cả đoàn quay gót trở về Uppercross, hai người dành hết thời gian bên nhau.

Mọi việc đều chỉ ra mối quan hệ thân thiết giữa Louisa và Đại tá Wentworth; không còn gì rõ ràng hơn. Dù có lúc đường hẹp khiến cho nhóm phải tách ra hay dù đường rộng, hai người luôn đi bên nhau như hai người kia. Trên một quãng đồng cỏ dài có nhiều khoảng trống cho tất cả, đoàn tách ra làm ba nhóm riêng rẽ; Anne thuộc nhóm ít sống động nhất và ít ân cần với nhau nhất. Cô nhập đoàn cùng Charles và Mary, và vì thấy mệt nên tỏ ra vui khi dựa vào cánh tay của Charles. Nhưng tuy Charles vui vẻ với cô, anh lại tỏ ra bực bội với vợ mình. Mary đã chống đối anh nên giờ phải gánh lấy hậu quả: anh bỏ tay cô vợ ra ngay mỗi khi dùng cây gậy để gạt qua một bên đầu những cây tầm ma trên rào giậu. Khi Mary theo thói quen bắt đầu phàn nàn và than phiền việc cô bị ngược đãi vì phải đi bên cạnh rào giậu trong khi Anne được thoải mái đi phía bên kia, anh bỏ tay cả hai chị em ra để đuổi theo con chồn, và hai cô không thể chạy kịp theo anh.

Đồng cỏ dài chạy dọc theo một đường làng với lối mòn mà nhóm người băng qua ở đoạn cuối, và khi đoàn đi đến cánh cổng mở ra ngoài, một cỗ xe đang tiến đến theo hướng mà họ đã nghe tiếng từ trước, và đấy là cỗ xe của Đô đốc Croft. Ông và bà vợ đã đánh xe đi chơi một vòng như đã dự định, bây giờ đang trên đường trở về nhà. Khi nghe nhóm người trẻ đã đi tản bộ một quãng đường dài, hai ông bà có nhã ý mời cô nào thấy mệt lên xe đi cùng để đỡ một dặm đường, và sẽ đưa về Uppercross. Lời mời không nhắm vào một ai, và cả nhóm từ chối. Hai cô nhà Musgrove không mệt nhọc gì cả, còn Mary hoặc vì bất mãn vì không được mời trước những người khác, hoặc vì tính kiêu hãnh của dòng họ Elliot mà không thích làm người thứ ba trên cỗ xe một ngựa.

Nhóm người tản bộ đã băng ngang con đường làng và đi lên bục trèo đối diện, và trong khi vị Đô đốc vừa giật cương cho con ngựa chạy tiếp, Đại tá Wentworth bước xa khỏi rào giậu để nói câu gì đấy với chị anh. Câu gì đấy được phỏng đoán qua câu trả lời. Bà Croft kêu lên:

- Này cô Elliot, tôi tin cô đã mệt. Hãy để cho chúng tôi được vui mà đưa cô về nhà. Có đủ chỗ cho ba người, tin tôi đi. Nếu như nhóm cô thì bốn người có thể ngồi. Cô nên đi với chúng tôi.

Anne vẫn còn bước trên con đường làng, và tuy theo bản năng muốn từ chối, cô không được phép bước tiếp. Vị Đô đốc tiếp lời bà vợ; hai người không muốn bị từ chối; hai người cùng ngồi xích lại với nhau để chừa lại một góc trên băng ghế. Không nói một lời, Đại tá Wentworth quay sang cô, và nhỏ nhẹ xin đỡ cô bước lên xe.

Vâng, anh đã làm thế. Cô ngồi trên cỗ xe, cảm thấy như anh đã đặt cho cô ngồi đấy, ý chí và đôi bàn tay anh đã làm thế. Cô thầm cảm ơn anh nhận ra cô đã mỏi mệt, và anh kiên quyết muốn cô được nghỉ khoẻ. Cô cảm động vì anh sắp đặt cho mình, theo tất cả những sự việc hiển nhiên như thế. Tình huống nhỏ nhoi này xem dường hoàn thiện tất cả những gì xảy ra trước đây. Anh không tha thứ cho cô, nhưng cũng không vô cảm. Dù kết án cô vì chuyện trong quá khứ và vẫn còn bất mãn tuy không công tâm; dù không hề màng đến cô và đang có quan hệ thân mật với người khác, anh vẫn không đành nhìn thấy cô cực khổ, mà ngược lại vẫn muốn trợ giúp. Đấy là tình cảm ngày xưa còn sót lại; đấy là sự thôi thúc thuần khiết tuy không nhìn nhận của tình thân ái; đấy là bằng chứng con tim anh vẫn nồng nàn và dễ mến. Cô ngẫm nghĩ về những điều này với mọi xúc động của niềm vui và nỗi đau, tuy cô không rõ phần nào hơn.

Trong vô thức, cô cất tiếng cảm ơn lòng tử tế và nghe hai người đồng hành đáp. Khi cỗ xe đã chạy được nửa đoạn đường gồ ghề, cô mới nhận ra hai vợ chồng nói gì. Hai người đang nói về “Frederick”. Đô đốc nói:

- Sophy à, cậu ấy định cưới một trong hai cô, nhưng không rõ là ai. Người ta hẳn nghĩ cậu ấy đã theo đuổi hai cô trong thời gian dài nên đã quyết định được. Ối giào, chỉ vì hoà bình đã đến. Nếu bây giờ còn chiến tranh thì cậu ấy đã ổn định lâu rồi. Cô Elliot ạ, lính hải quân chúng tôi không có nhiều thời giờ để theo đuổi tình yêu trong thời chiến. Em ạ, từ lần đầu tiên anh gặp em đến khi chúng ta ngồi cạnh nhau ở North Yarmouth mất bao nhiêu ngày?

Bà Croft vui vẻ đáp:

- Anh yêu à, tốt hơn thì không nên nói về chuyện ấy, vì cô Elliot biết được chúng ta hiểu nhau nhanh như thế nào thì cô ấy không bao giờ tin rằng chúng ta có thể hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, trước đấy từ lâu em đã hiểu tư cách của anh.

- À, và anh đã nghe nói em là cô gái xinh đẹp, thế nên chúng ta còn đợi gì nữa? Anh không muốn chần chừ lâu chuyện như thế. Anh ước gì Frederick chịu khó tranh thủ thêm chút ít rồi dẫn về Kellynch một trong các cô gái trẻ cho chúng ta. Rồi thì hai người luôn bầu bạn bên nhau. Và cả hai cô gái trẻ đều dễ thưong; anh chịu khó mà phân biệt người này với người kia.

- Đúng là các cô vui tươi, vô tư lự, và gia đình rất có danh giá.

Bà Croft nói với giọng ca ngợi trầm tĩnh hơn, khiến cho Anne nghi rằng đầu óc nhậy bén của bà có thể xem không ai trong hai chị em kia xứng đáng với em trai bà. Rồi bà tiếp:

- Không có mối quan hệ nào tốt hơn thế. Này Đô đốc thân yêu, cây cột ấy! Chúng ta chắc va phải cây cột ấy.

Nhưng bà trầm tĩnh kéo dây cương cho cỗ xe tránh chỗ hiểm nguy, và có lúc còn rất nhanh tay giúp tránh đâm vào một xe goòng chở phân. Cô thấy ngạc nhiên lạ lùng về cách hai người điều khiển cỗ xe, và mường tượng cách điều hành công việc của hai vợ chồng cũng như thế. Cuối cùng, hai người đưa cô về đến Biệt thự Uppercross bình an.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

29#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:15:07 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11


Gần đến lúc Phu nhân Russell trở về: thậm chí ngày chính xác đã được định. Đã định tiếp xúc với bà ngay khi bà trở về, Anne chuẩn bị sớm quay về Kellynch, và bắt đầu tự hỏi việc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần mình ra sao.

Cô và Đại tá Wentworth đang ở trong cùng một ngôi làng, chỉ cách nhau nửa dặm đường; hai người sẽ phải đi lễ ở cùng một nhà thờ, và sẽ có những cuộc giao tiếp giữa hai gia đình. Cô không hề mong muốn những việc này. Nhưng mặt khác, anh dành nhiều thời gian cho Uppercross nên cô nghĩ khi rời Uppercross xem như cô sẽ bỏ lại anh sau lưng mình thay vì tìm đến anh. Về mặt này, cô nghĩ mình được thuận lợi, giống như sự thay đổi bổn phận khi cô giao Mary tội nghiệp lại cho Phu nhân Russell.

Cô ước mong mình tránh gặp mặt hẳn Đại tá Wentworth ở Dinh thự Kellynch: những gian phòng ở đây đã chứng kiến những cuộc gặp gỡ ngày xưa giữa hai người, những kỷ niệm đau buồn sẽ hiện về trước mặt cô. Cô còn ước mong tha thiết hơn rằng Phu nhân Russell và Đại tá Wentworth sẽ không bao giờ gặp nhau ở đâu cả. Hai người trước đây đã không ưa nhau, và gặp gỡ lại bây giờ cũng chẳng ích gì. Còn nếu Phu nhân Russell trông thấy anh và cô bên nhau thì hẳn bà nghĩ anh có quá nhiều chủ động, và cô có quá ít.

Những điểm này làm cô náo nức mong chờ rời khỏi Biệt thự Uppercross, mà cô nghĩ mình đã lưu lại đây đủ lâu. Việc cô chăm sóc Charles con trong hai tháng là kỷ niệm ngọt ngào, nhưng cậu bé đang bình phục từng ngày, và cô không có mục đích gì để lưu lại lâu thêm.

Tuy nhiên, kế hoạch trở về của cô bị thay đổi theo chiều hướng cô không hề tưởng tượng ra. Sau hai ngày liền không ai thấy hình bóng và tiếng nói của Đại tá Wentworth ở Biệt thự Uppercross, anh lại xuất hiện để giải thích tại sao mình đã vắng mặt.

Một người bạn của anh là Đại tá Harville đã tìm ra địa chỉ anh và báo tin mình cùng gia đình sẽ sống ở Lyme trong mùa đông, vì thế mà tình cờ hai người bạn cũ sống xa nhau chỉ hơn ba mươi ki-lô-mét. Từ khi bị một vết thương nặng hai năm trước, sức khoẻ của Đại tá Harville vẫn chưa hồi phục hẳn, vì thế Đại tá Wentworth nôn nóng đi Lyme ngay để thăm bạn, rồi lưu lại trong hai mươi bốn giờ. Bổn phận với bạn đã chu tất, tình bạn được củng cố nồng thắm; bạn anh cảm thấy phấn khởi. Khi anh mô tả vùng Lyme đẹp đẽ, cả nhóm chăm chú lắng nghe, rồi tỏ ý muốn đi tham quan Lyme. Thế là một kế hoạch cho chuyến đi thành hình.

Nhóm người trẻ cảm thấy háo hức đi Lyme, và Đại tá Wentworth muốn đi lần nữa. Đường từ Uppercross cách không đến ba mươi ki-lô-mét; tuy vào Tháng Mười Một nhưng thời tiết không phải là xấu. Riêng Louisa là người phấn khởi nhất trong nhóm. Sau khi đã nhất quyết đi và vui vì được làm theo ý mình, bây giờ cô còn nuôi ý định làm ngược lại ý muốn của bố mẹ cô là dời lại việc này cho đến mùa hè. Thế là nhóm những người trẻ ra đi – Charles, Mary, Anne, Henrietta, Louisa và Đại tá Wentworth.

Kế hoạch đầu tiên là thiếu suy xét vì đi buổi sáng và về buổi tối, mà ông Musgrove không đồng ý vì lo cho các con ngựa của mình không đủ sức. Theo suy xét đúng lý, ngày ngắn đêm dài vào giữa Tháng Mười Một khiến cho không có nhiều thời giờ để tham quan phong cảnh sau khi đã trừ ra bảy tiếng đồng hồ đi và về. Vì thế, đoàn phải ở lại nghỉ đêm, và sẽ về đến nhà trước bữa tối hôm sau. Thế mà phải thay đổi đáng kể trong kế hoạch. Tuy đoàn tụ họp ở Đại Biệt thự sau bữa ăn sáng và lên đường đúng giờ, mãi đến sau bữa trưa hai cỗ xe mới chạy xuống một triền đồi dài để đến Lyme: cỗ xe lớn của ông Musgrove chở bốn cô gái, còn chiếc song mã hai bánh của Charles chở anh cùng Đại tá Wentworth. Hiển nhiên là thời giờ còn lại không đủ để tham quan nhiều trước khi trời sụp tối.

Sau khi đã nhận phòng qua đêm và đặt bữa tối tại một quán trọ, việc kế tiếp không tránh khỏi là tản bộ xuống bờ biển. Ngày này trong năm đã là quá muộn nên Lyme không tạo nhiều thú vui chơi cho khách du lịch. Nhiều quán trọ đóng cửa, đa số khách thuê phòng đã ra đi, chỉ còn lại cư dân địa phương, và do không có gì chiêm ngưỡng ở các toà nhà, các hoạt động của thị trấn và con đường chính hầu như dồn về phía bờ biển; con đường đi bộ về tuyến đê biển Cobb vòng quanh một vịnh nhỏ nên thơ, trong mùa cao điểm tấp nập thuyền và người. Chính Cobb, với những kết cấu cổ và những cải tiến mới cùng hàng vách đá hùng vĩ kéo dài đến phía đông thị trấn, là mục tiêu của đôi mắt khách đường xa; và phải là khách đường xa rất kỳ lạ vốn không trông thấy vẻ mê hoặc của vùng phụ cận Lyme đã khiến cho họ mong được biết nhiều hơn.

Phong cảnh vùng phụ cận, Charmouth, với những ngọn đồi cao và đồng cỏ rộng lớn, và còn nữa: vịnh nước thơ mộng khép kín, bao quanh là vách đá sẫm màu, nơi những mảng đá hạ thấp giữa bờ cát, tạo nên một thắng cảnh quyến rũ để du khách ngắm nhìn dòng thuỷ triều và ngồi trầm tư nhàn nhã. Lại còn ngôi làng tươi vui Up Lyme giữa rừng cây đa dạng, và trên hết là Pinny với những vực thấp phủ màu lục giữa những mỏm đá thơ mộng, nơi các khoảnh rừng và vườn cây ăn quả mọc sum suê, cho thấy nhiều thế hệ đã đi qua kể từ khi một phần vách đá rơi xuống tạo nên một khung cảnh tuyệt vời và dễ thương, còn hơn những quang cảnh tương tự ở vùng Đảo Wright[24]. Du khách cần thăm viếng những thắng cảnh này nhiều lần thì mới nhận ra giá trị của Lyme.

Nhóm người trẻ từ Uppercross đi xuống dọc những căn phòng trống vắng và trông u uẩn, rồi đi xuống tiếp, chẳng bao lâu đến bờ biển, chỉ dừng lại một lúc, như tất cả những người dừng lại và ngắm nhìn trong lần đầu tiên trở lại biển. Rồi đoàn đi về hướng Cobb, chính là đích đến theo chỉ dẫn của Đại tá Wentworth: một ngôi nhà nhỏ, gần một cầu tầu cũ mà không ai còn nhớ bao nhiêu tuổi, là nơi gia đình Harville sinh sống. Đại tá Wentworth đi vào để gọi bạn; những người kia tiếp tục bước, rồi anh sẽ đi gặp họ ở Cobb.

Đoàn không hề thấy mệt mỏi khi thưởng ngoạn, và ngay cả Louisa không nhận ra họ đã tách khỏi Đại tá Wentworth một thời gian lâu, vì kịp lúc họ thấy anh đi theo sau cùng ba người khác mà họ đã biết qua mô tả: vợ chồng Đại tá Harville, và một Đại tá tên Benwick, người đang ngụ cùng hai vợ chồng.

Đại tá Benwick có lúc làm hạm phó chiếc Laconia. Sau khi trở về từ Lyme trong chuyến đi trước, Đại tá Wentworth đã kể về anh, ca ngợi anh là người trai trẻ và sĩ quan xuất sắc và luôn được đánh giá cao. Lời ca ngợi làm cho mọi người đều quý trọng Đại tá Benwick, tiếp theo là câu chuyện về đời tư của anh làm cho các cô gái trẻ đặc biệt quan tâm. Anh đã đính ước với em gái của Đại tá Harville, và giờ đang tiếc thương cái chết của cô. Hai người đã chờ đợi trong một, hai năm cho đến khi anh có tài sản và được thăng cấp. Anh đã có tài sản vì được nhiều tiền thưởng cho hạm phó; cuối cùng anh cũng được thăng cấp, nhưng Fanny Harville không còn sống để chứng kiến. Cô qua đời vào mùa hè năm trước trong khi anh đang phục vụ ngoài khơi. Đại tá Wentworth tin rằng khó có người đàn ông nào gắn bó với một phụ nữ như anh Benwick tội nghiệp gắn bó với Fanny Harville, và cũng không ai chịu ảnh hưởng hơn trong hoàn cảnh bi thương như thế. Anh nhìn ra một tâm tư đau khổ nặng nề cộng với cảm nhận mạnh mẽ, thái độ thâm trầm, nghiêm nghị và khép kín; sở thích đọc sách và những thú giải trí trong nhà.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

30#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 11:16:53 | Chỉ xem của tác giả
Điểm cuối cùng trong câu chuyện là có vẻ như tình bạn giữa anh và hai vợ chồng Harville càng thêm thắm thiết bởi biến cố kia vốn đáng lẽ đã chấm dứt mọi mối quan hệ, và bây giờ Đại tá Benwick sống hẳn với hai người. Đại tá Harville đã dời đến ngụ trong ngôi nhà hiện tại được nửa năm. Sở thích, sức khoẻ và tài sản của anh, tất cả đều hướng đến cuộc sống giản đơn, bên bờ biển. Vẻ hùng vĩ của khu vực và cuộc sống khép kín ở Lyme trong mùa đông hoàn toàn đáp ứng tinh thần của Đại tá Benwick. Luôn có sự cảm thông và thiện ý to tát dành cho Đại tá Benwick.

Khi ba người đi đến gặp cả nhóm, Anne thầm nghĩ: “Có lẽ anh ấy không đau khổ hơn mình. Không thể tin được rằng anh sẽ khổ mãi. Anh ấy trẻ hơn mình; trẻ hơn về cảm nhận nếu không về tuổi tác; trẻ hơn như là một con người. Anh sẽ vực dậy và sẽ hạnh phúc với một người khác.”

Hai bên gặp nhau và được giới thiệu cho nhau. Đại tá Harville có khổ người cao, nước da sậm, với khuôn mặt mẫn cảm, nhân hậu; dáng đi hơi khập khiễng; do nét khắc khổ và yếu ớt nên trông già hơn Đại tá Wentworth nhiều. Đại tá Benwick lúc nào cũng vẫn trông trẻ hơn hai người kia, và thấp người hơn. Anh có khuôn mặt dễ nhìn, tư thái u uẩn, và ít nói.

Dù không bằng Đại tá Wentworth về cách cư xử, Đại tá Harville vẫn là một quý ông hoàn hảo, không giả tạo, thân thiện, hay giúp người. Cô Harville không thanh lịch bằng chồng, nhưng vô cùng nhạy cảm. Cả hai vợ chồng đều muốn đối xử với đoàn như là những người bạn của mình, vì cả nhóm là bạn của Đại tá Wentworth. Cả hai cũng vô cùng hiếu khách khi khẩn khoản mời cả nhóm đến dùng bữa tối. Cuối cùng, hai người đành phải chấp nhận lời khiếu từ vì bữa tối đã được đặt trước ở quán trọ, nhưng tỏ vẻ phiền hà vì Đại tá Wentworth đã đưa đoàn đến mà không xét đến việc hiển nhiên là dùng bữa tối với gia đình.

Trong mọi việc đều có nhiều tình cảm dành cho Đại tá Wentworth, và sức quyến rũ trong tình hiếu khách quá đặc biệt, không giống như cung cách thông thường mời mọc qua lại, không hề giống những bữa ăn trịnh trọng và phô trương, đến nỗi Anne nghĩ nếu quen thân hơn với những sĩ quan huynh đệ của anh thì hẳn tinh thần cô cũng không khá lên. Cô nghĩ: “Tất cả họ phải là bạn của mình”, và cô phải chống chỏi với xu hướng gây chán nản.

Sau khi rời Cobb, đoàn đi vào nhà cùng với những người bạn mới, và thấy những gian phòng nhỏ đến nỗi chỉ người có nhã ý mời từ con tim mới có thể nghĩ tiếp nhận được nhiều người đến thế. Trong một khoảnh khắc Anne lấy làm ngạc nhiên, rồi cô chìm vào cảm nghĩ hài lòng khi nhìn thấy sự trù tính tài tình và sắp đặt tinh tế của Đại tá Harville, để chuyển biến không gian hạn hẹp thành nơi chốn cư ngụ tốt nhất, để bù đắp cho việc thiếu đồ nội thất, và để bảo vệ các cửa sổ cùng cửa cái chống lại giông bão mùa đông. Sự đa dạng trong việc bài trí các gian phòng – do gia chủ cung cấp những món cần thiết thông dụng trong hoàn cảnh khó khăn thường ngày – tương phản với vài món vật làm bằng gỗ hiếm được gia công tinh vi, thêm vài kỷ vật quý giá từ những vùng đất xa xôi mà Đại tá Harville đă đặt chân đến. Anne vô cùng thích thú, cho rằng tất cả có liên quan đến nghề nghiệp, thành quả lao động, thói quen trong cuộc sống của anh, và cũng liên quan đến hình ảnh thư giãn và hạnh phúc gia đình, tạo cho cô cảm nghĩ hài lòng.

Đại tá Harville không phải là người mê đọc sách, nhưng anh đã xoay sở xếp đặt rất tài tình, tạo ra những giá sách xinh xắn để chứa bộ sưu tập những quyển sách được đóng bìa cẩn thận, là tài sản của Đại tá Benwick. Anh đi đứng khó khăn nên không vận động được nhiều, nhưng đầu óc và sáng kiến của anh vẫn làm cho anh bận rộn thường xuyên trong ngôi nhà. Anh vẽ kiểu, anh đánh vécni, anh tạo ra đồ mộc, anh dán các bộ phận với nhau; anh làm đồ chơi cho trẻ em; anh chế tác và cải thiện những món nữ công may vá; và khi đã xong các việc khác anh ngồi làm việc với tấm lưới đánh cá rộng ở một góc phòng.

Anne nghĩ mình đã để lại sau lưng niềm hạnh phúc lớn lao khi đoàn của cô rời khỏi ngôi nhà. Còn Loiusa, lúc này đang cất bước, cất tiếng thán phục và thích thú về tố chất sĩ quan hải quân: tình thân ái, tình huynh đệ chi binh, tính cởi mở, tính ngay thẳng. Cô tin chắc rằng lính hải quân có chân giá trị và tâm tình nồng thắm hơn là bất cứ đàn ông nào khác ở Anh quốc, rằng họ biết cách sống, rằng chỉ có họ là đáng được ngưỡng mộ và yêu mến.

Mọi người trở vào để thay trang phục và dùng bữa tối. Kế hoạch đã được sắp đặt hoàn hảo đến nỗi không có gì bị bỏ sót, cho dù những nhận xét “hoàn toàn không đúng mùa”, “không có đường lớn ở Lyme” và “vắng người làm quen” khiến cho chủ nhân quán trọ phải cất nhiều lời tạ lỗi.

Đến lúc này, Anne cảm thấy kề cận với Đại tá Wentworth thì tâm tư mình càng rắn rỏi hơn là cô đã tưởng tượng lúc đầu. Cô thấy việc ngồi chung bàn ăn với anh bây giờ và trao đổi về những chuyện xã giao thông thường không gây ảnh hưởng gì lên tâm trí cô cả.

Đêm quá tối khiến các cô thấy chỉ nên tụ họp với nhau lại sáng hôm sau, nhưng Đại tá Harville hứa sẽ đến thăm đoàn vào buổi tối. Anh đến và còn dẫn thêm người bạn, là việc các cô không mong đợi. Ai nấy vẫn nghĩ Đại tá Benwick có vẻ lạc lõng giữa nhiều người mới gặp. Tuy nhiên, anh vẫn đến, tuy có vẻ như tố chất của anh không hợp với cách cười đùa của nhóm.

Trong khi Wentworth và Harville dẫn đầu câu chuyện ở một bên của gian phòng, nhắc đến những ngày cũ, kể thêm những giai thoại làm cho mọi người lắng nghe và thích thú, thì Anne ngồi gần Đại tá Benwick ở bên kia, và sự thôi thúc tự nhiên bắt buộc cô phải làm quen với anh. Anh có tính rụt rè, có phần lơ đãng, nhưng chẳng bao lâu cử chỉ duyên dáng và tư thái lịch sự của cô tạo ảnh hưởng, và anh vượt qua rào cản ban đầu. Hiển nhiên anh là một người trai trẻ có thú đọc sách, dù chủ yếu đọc thi ca. Ngoài việc dẫn dụ anh bàn về nhiều đề tài - việc mà những người bạn của anh có lẽ không quan tâm – cô còn mong mình hữu ích đối với anh khi nói đến bổn phận và lợi điểm trong việc vượt qua nỗi đau. Đến đây thì cuộc chuyện trò đã trở nên tự nhiên. Đấy là vì, tuy rằng rụt rè, có vẻ như anh không giữ kẽ, mà thay vào đấy đã cảm thấy vui khi thoát ra khỏi những gò bó thường nhật. Anh nói về thi ca và về sự phong phú của thời đại; anh vắn tắt so sánh các nhà thơ hàng đầu, cố phân tích Marmion [25] hay The Lady of the Lake[26] là có giá trị hơn. Anh thảo luận việc đánh giá Giaour và The Bride of Abydos[27], và còn nói phải phát âm “Giaour” như thế nào. Anh cho thấy sự thông hiểu sâu sắc mọi bài ngâm dịu dàng của một nhà thơ, và mọi mô tả đầu ấn tượng về nỗi đau vô vọng của một nhà thơ khác. Anh ngâm nga với cảm xúc rung động những vần thơ gợi trí tưởng tượng về một con tim đổ vỡ hoặc một tâm hồn tan nát đau khổ, với dáng vẻ như thể anh mong sự đồng cảm. Cô nêu lên ước mong anh không nên chỉ đọc mãi thi ca, nói rằng điều không may của thi ca là ít khi được thưởng thức trong thảnh thơi đối với người biết thưởng thức, và rằng cảm xúc mạnh mẽ để đánh giá thi ca lại là những cảm xúc cần phải được kiềm chế.

Anh không có vẻ bị xúc phạm, mà lấy làm vui vẻ về việc ám chỉ đến hoàn cảnh của mình. Cô càng thêm mạnh dạn để tiếp tục, và bản thân cô cảm nhận một tinh thần chín chắn, thế nên cô đề nghị mỗi ngày anh nên đọc thêm văn xuôi. Khi được hỏi cụ thể, cô đề cập đến tác phẩm của những tác giả thuộc trường phái luân lý, những tuyển tập các bức thư hay nhất, những hồi ký của các nhân vật đáng kính và chịu đau khổ. Các ý tưởng bất chợt hiện ra trong trí cô có tính toán để khơi dậy và củng cố tinh thần anh qua những quy tắc cao cả nhất, và những ví dụ mạnh mẽ nhất về sự chịu đựng trong đạo đức và tôn giáo.

Đại tá Benwick chăm chú lắng nghe, có vẻ cảm kích về sự quan tâm của cô. Cho dù anh lắc đầu và thở dài, nói mình ít tin tưởng những loạt sách như thế sẽ giúp giảm nỗi đau, anh vẫn ghi chú tựa đề các tác phẩm cô giới thiệu, và hứa sẽ tìm đọc.

Khi buổi họp mặt kết thúc, Anne chẳng đặng đừng mà thấy thích thú về ý tưởng, cô đi đến Lyme để rao giảng tính kiên nhẫn và chấp nhận cho một anh trai trẻ mà cô chỉ mới gặp lần đầu. Khi suy nghĩ nghiêm túc, cô chẳng đặng đừng mà thấy e sợ rằng, giống như những nhà luận lý và rao giảng khác, cô đã trở nên hùng hồn về một điểm mà chính cách hành xử của mình còn phải chịu phê phán.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách