Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: camngoc
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Kế Hoạch Hoàn Hảo | Sidney Sheldon

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 12-12-2011 23:06:18 | Chỉ xem của tác giả
Nghị sĩ Davis mỉm cười. "Tôi phải lo lắng chứ, Oliver. Tôi không bảo anh tuyệt đối không được nhăng nhít, nhưng nhớ là đừng để chuyện đó biến anh thành thằng ngốc".
Khi Todd Davis và Peter đi dọc theo hành lang Toà thị chính, Nghị sĩ nói: "Tôi muốn anh dựa ngay cho tôi là một đội quân chuyên dụng cho chiến dịch vận động này. Đừng ngại chuyện chi phí. Song song với nó, tôi muốn có những văn phòng chuyên trách về việc này đặt tại một số nơi trọng yếu như New York, Washington, Chicago và San Francisco. Cuộc bầu cử chọn ứng cử viên Đảng bắt đầu sau 12 tháng tới đây. Hội nghị bỏ phiếu còn 18 tháng nữa. Sau đó thì chúng ta sẽ chẳng còn phải lo lắng gì". Họ đã tiến lại gần chiếc xe, "đi cùng chúng tôi ra sân bay, Peter".
"Oliver sẽ là một vị Tổng thống tài giỏi". Peter nhận xét.
Nghị sĩ Davis gật đầu. Và ta có nó trong tay đây. Nó sẽ là con rối của ta. Ta giật dây một cái, thế là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ nhảy múa.
Ngài nghị sĩ rút trong túi ra hộp xì gà. "Xì gà chứ?"
Chiến dịch quảng cáo cho cuộc bầu cử chọn ứng cử viên của Đảng trên khắp nước Mỹ bắt đầu tốt đẹp. Nghị sĩ Davis quả không nhìn nhầm người. Peter Tager là một trong những nhà sắp đặt chính trị tài giỏi nhất thế giới, các tổ chức mà ông ta sáng lập ra thật không chê vào đâu được. Trong mắt mọi người, Tager là một người chồng, người cha mẫu mực và một con chiên ngoan đạo. Ông ta chiếm được cảm tỉnh của nhà thờ Thiên chúa giáo. Bởi vì biết điều hành những công việc chính trị, do vậy Tager còn có thể thuyết phục được những người theo Đảng tự do bỏ qua những sự khác biệt của họ mà cùng hợp tác hành động. Khuôn mặt với dải băng đen che một bên mắt hỏng giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người.
Lịch làm việc do Peter lập cho Oliver kín đặc các chuyến bay cho đến tất cả các bang của Mỹ. Oliver nhìn mà phát hoảng, nói. "Không... không thể được Peter".
"Anh có đơn phương độc mã đâu" Peter trấn an. "Chúng ta sẽ di chuyển bằng chiếc máy bay Challenger của bố vợ anh cho mượn. Biết bao nhiêu người đỡ từng bươc chân của anh. Rồi còn có tôi ở bên cạnh anh đây".
Nghị sĩ Davis giới thiệu Sim Lombardo với Oliver. Lombardo là một gã đàn ông to cao, lực lưỡng, đen cả về mặt hình thức cũng như tâm hồn. Gã rất ít nói.
"Anh ta hoà hợp thế nào với chúng con được?" Oliver hỏi bố vợ khi chỉ còn lại hai người.
"Sin là người chuyên giải quyết các vấn đề ngáng trở chúng ta. Đôi khi, có những kẻ phải thêm một tí thuyết phục mới chịu nghe. Sim là người giỏi thuyết phục lắm".
Oliver không thể còn nghĩ ngợi gì thêm.
Khi chiến dịch tranh cử Tổng thống đến gần hơn, Peter bắt đầi cho Oliver biết những điều cần nói, khi nào cần nói, và nói như thế nào. Ông ta thấy Oliver luôn gây được ấn tượng ở những bang chủ chốt. Đến bất kỳ nơi nào, anh cũng nói trúng những điều người ta muốn nghe.
Tại Pennsylvania: "sản xuất là dòng máu nóng của cả nước. Chúng ta không được quên điều đó. Chúng ta sẽ mở cửa lại các công xưởng, và đưa cả nước Mỹ vào guồng máy sản xuất".
Hoan hô.
Tại California: "công nghiệp máy bay là một trong những thế mạnh nhất của Mỹ. Khôn có lý do gì để một xưởng sản xuất máy bay của chúng ta phải đóng cửa. Chúng ta sẽ mở lại chúng".
Hoan hô.
Tại Detroit: "Chúng ta sản xuất ô tô, song lại để người Nhật đi trước chúng ta về mặt công nghệ. Chúng ta sẽ giành lại vị trí số một này. Detroit sẽ lại là trung tâm ô tô của cả thế giới".
Hoan hô.
Tại sân bãi của các trường đại học, anh nói về việc cho sinh viên vay tiền với lãi suất giảm.
Tại các trại lính đóng quanh đất nước, anh nói về tinh thần vô địch của quân đội Hoa Kỳ.
Lúc đầu Oliver còn là một cái tên chưa nổi, những kẻ đối nghịch với còn coi thường anh. Nhưng khi chiến dịch đi vào guồng, tỉ lệ tín nhiệm đối với anh ngày càng tăng.
Trong tuần đầu tiên của tháng bảy, hơn bốn nghìn đại biểu và thành viên dự khuyết của hàng trăm đảng phái khác nhau, và các ứng cử viên, cùng dồn về dự hội nghị ở Cleveland, khiến thành phố này tràn ngập không khí ngày hội với những cuộc diễu hành, những xe chăng cờ hoa và các yến tiệc. Camera truyền hình ở hầu hết các nơi trên thế giới dều tụ tập về đây. Peter và Sim bố trí để Oliver luôn ở trong tầm ngắm của các phóng viên.
Có khoảng nửa tá người sẽ là đối thủ của Oliver nhưng Nghị sĩ Davis đã khéo léo làm việc ở hậu trường để loại bỏ dần từng người một trong số đó. Ông ta gọi điện thoại đến một số những người đã chịu ơn mình, có những chuyện đã cách đây hàng chục năm.
"Toby đấy à, Todd đây, Emma và Suzzy thế nàoA?... Tốt, tôi muốn nói về cậu con trai của các anh, Andrew ấy. Tôi lo cho hắn lắm đấy, Toby ạ. Anh biết không, theo ý kiến của tôi, hắn hơi tự do quá. Phía nam sẽ không chấp nhận hắn đâu. tôi gợi ý với anh thế này nhé...
"Alfred à, Todd đây. Roy dạo này thế nào?...
Không cần phải cám ơn tôi. Tôi rất vui vì được giúp được nó mà. Tôi muốn nói với anh về ứng viên của các anh, Jerry ấy. Theo tôi hắn quá hữu khuynh đấy. Nếu anh ủng hộ hắn, ta sẽ mất miền bắc đấy, tôi thử gợi ý anh thế này nhé...
"Kenneth đấy à, Todd đây. Tôi rất vui khi nói với anh là cái vụ nhà đất ấy đã giải quyết êm thấm. Tất cả chúng ta đã chơi một cú thật đẹp, đúng không? Nhân tiện, tôi nghĩ chúng mình nên nói một chút về Staler. Tên này yếu quá. Hắn bại mất. Mà mình thì không thể ủng hộ một người bại trận được, tôi cho là..."
Cứ thế, cho đến khi người duy nhất có khả năng đoạt vị trí ứng cử viên cho đảng là Thống đốc Oliver Russell.
Trong đợt bỏ phiếu kín lần thứ nhất, Oliver kiếm được 700 phiếu: hơn 200 phiếu so với đại diện của 6 bang công nghiệp phía bắc, 150 phiếu so với sáu tháng New England, 40 phiếu so với bốn bang miền Nam, 180 phiếu với hai bang trang trại, và cân bằng với ba bang Thái Bình Dương.
Peter làm việc cật lực để chiến dịch quảng cáo cho Oliver luôn diễn ra rầm rộ và hiệu quả. Lần kiểm phiếu cuối cùng két thúc, Oliver là người chiến thắng. Anh được bầu là chủ tịch đảng Cộng hoà trong tiếng vỗ tay vang trời.
Bước tiếp theo là chọn phó chủ tịch. Melvin Wicks là một sự chọn lựa lý tưởng. Ông là chính khách gốc California, một tài chủ sung sức, và là người theo chính kiến cộng hoà.
"Họ sẽ bổ sung cho nhau", Peter nói. "Bây giờ công việc chính mới bắt đầu đây. Chúng ta sẽ thuận lợi lớn với số phiếu vừa có, 700 phiếu". Số phiếu đại biểu đủ để chiếm ghế Tổng thống.
Tager nói với Oliver, "Người dân muốn có một vị Tổng thống trẻ trung... đẹp trai, hài hước một chút và phải có cái nhìn xa trông rộng. Họ muốn anh nói với họ là họ vĩ đại như thế nào, và họ muốn tin vào điều đó... Hãy để họ thấy anh thông minh, nhưng đừng quá... Nếu anh tấn công đối thủ của mình, hãy làm như không phải vì anh... Đừng bao giờ coi thường nhà báo. Cứ đối xử với bọn này như bạn bè, và họ sẽ cũng coi anh là người bạn... Cố gắng tránh mọi chuyện xầm xì. Nên nhớ rằng anh là môt người của mọi người".
Chiến dịch quảng cáo vẫn chưa dừng lại. Chiếc máy bay của Nghị sĩ Davis cần mẫn chở Oliver đến Taxas trong ba ngày, đến Massachusetts trong sáu giờ. Mỗi một phút đều được tính toán. Có những ngày Oliver phải đến mười thành phố và đọc khoảng mười bài diễn văn. Mỗi đêm lại là một khách sạn khác. Khách sạn Drạke ở Chicgo, St. Regis ở Detroit, Carlyle ở New York, Place D armes ở New Orleans, đến nỗi, cuối cùng Oliver thấy cái nào cũng giống cái nào. Bất cứ nơi nào Oliver đến, anh cũng đều được đón rước bằng xe dẫn đường của cảnh sát, đám đông và những cử tri cuồng nhiệt.
Jan tháp tùng Oliver trong hầu hết các chuyến đi, và anh phải công nhận cô là một người tuyệt vời. Jan hấp dẫn và thông mình, đám nhà báo rất thích cô. Thỉnh thoảng, Oliver cũng đọc được trên báo về những cuộc mua bán gần đây nhất của Leslie: một tờ báo ở Madrid, một trạm truyền hình ở Mexico, một đài phát thanh ở Kansas. Anh mừng cho thành công của nàng, nó khiến anh bớt đi dằn vặt về những gì anh đã gây ra cho nàng.
ở tất cả những nơi Oliver tới, các phóng viên chụp hình anh, phỏng vấn anh... Có khoảng hơn một trăm nhân viên phục vụ chiến dịch quảng cáo cho anh, nhiều người trong số họ đến từ những miền xa nhất của trái đất. Càng về cuối, tỉ lệ tín nhiệm càng chỉ ra Oliver là người dẫn đầu. Nhưng, điều không chờ đợi là đối thủ của anh, phó tổng thổng Cannon, đang bắt đầu tấn công anh.
Peter thấy lo lắng. "Tỉ lệ tín nhiệm của Cannon đang tăng. Chúng ta phải chặn ông ấy lại mới được.
Hai cuộc khẩu chiến trực tiếp trên truyền hình giữa phó tổng thống Cannon và Oliver Russell đã được lên lịch.
"Cannon sẽ nói về vấn đề kinh tế", Peter bảo Oliver, "và đó là thế mạnh của ông ấy. Nhưng chúng ta sẽ biến ông ấy thành trò cười. Đây là kế hoạch của tôi..."
Buổi tối diễn ra cuộc khẩu chiến thứ nhất, trước camera truyền hìn, phó Tổng thống Cannon phát biểu về vấn đề kinh tế. "Nước Mỹ chưa bao giờ có một nền kinh tế sung sức như hiện nay. Các nghành công nghiệp đang nở hoa..." Ông trình bày khoảng mười phút, cố gắng thuyết phục mọi người bằng dẫn chứng và số liệu.
Đến lượt Oliver đứng trước máy, anh nói, "Thật kinh ngạc. Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều hài lòng vì nền kinh tế nước nhà hưng thịnh", anh quay sang đối thủ, "nhưng ngài quên không đề cập đến một lý do khiến các công ty của chúng ta làm ăn phát đạt. Đó mà cái mà người ta gọi một cách hoa mỹ là hậu quả của công nghệ. Để cho rõ ràng, tôi xin được giải thích: hậu quả công nghệ có nghĩa là hàng loạt con người bị sa thải để nhường chỗ cho máy móc. Chúng ta có số người thất nghiệp nhiều hơn bao giờ hết. Đó chính là khía cạnh phi nhân bản trên bức tranh kinh tế sáng lạn mà chúng ta đã thấy. Tôi sẽ không chia sẻ với ngài đây quan điểm cho rằng sự thành công về mặt tài chính quan trọn hơn con người..."
Khi phó tổng thống Cannon nói về kinh tế, Oliver bàn về khía cạnh con người, tình cảm và các cơ hội.
Trong bài nói của mình, Oliver như đã biến phó Tổng thống Cannon thành một chính khách máy móc lạnh lùng, chẳng quan tâm gì đến người dân Mỹ và cuộc sống của họ.
Sau hôm khẩu chiến đầu tiên, tỉ lệ tín nhiệm của Olver vọt hẳn lên, dẫn trước ngài phó tổng thống đáng thương ba điểm. Nhưng vẫn còn một cuộc đọ sức nữa.
Athur Cannon đã được một bài học nhớ đời. Tại lần đọ sức thứ hai này, ông đứng trước micro và nói "Đất nước của chúng ta là nơi mà mọi người đều có những cơ hội như nhau. Nước Mỹ là thánh địa của tự do nhưng thế thôi thì chưa đủ. Người dân chúng ta còn phải có quyền lao động và quyền tận hưởng thành quả lao động của mình...".
Ông ta bắt chước cái kiểu đề cao con người của Oliver và tất cả những gì mà ông ta dự định phát biểu cũng chỉ nhằm vào chủ đề đó. Nhưng Peter đã đi trước một bước. Khi Cannon kết thúc bài nói của mình, Oliver bước lên hùng hồn. "Thật gần gũi. Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều đang mủi lòng trước những điều ngài đây đã nói về những cảnh ngộ khó khăn của những người thất nghiệp, và, như ngài gọi họ là "những người đã quên không nói đến việc chúng ta phải phải làm thế nào để đem lại hạnh phúc cho những người đó..."
Và cứ như thế, khi phó Tổng thống Cannon nói về tình cảm con người, Oliver chỉ trích ông ta bằng các vấn đề chính trị, bằng kế hoạch phát triển kinh tế khiến ngài phó Tổng thống trở nên cô độc như một con người lạc lõng.
Oliver, Jan và Nghị sĩ Davis cùng ăn tối tại nhà riêng của Nghị sĩ ở Georgetown. Ngài nghị sĩ mỉm cười với Jan. "Cha vừa xem kết quả tín nhiệm gần đây nhất. Cha nghĩ là con sắp được vào trang trí lại Nhà trắng đấy".
Khuôn mặt Jan rạng rỡ. "Cha có thực sự nghĩ rằng chúng con sẽ thắng không?"
"Cha đã sai lầm về nhiều chuyện, con gái ạ, nhưng chưa bao giờ cha sai lầm về chính trị. Nó đã ăn vào máu của cha rồi. Tháng Mười một này, chúng ta sẽ có một Tổng thống mới, và người đó đang ngồi cạnh con đấy".

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:38:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 10 -

''Xin thắt dây lưng lại.”
“Thế là chúng ta đã lên đường!” Dana vui vẻ nghĩ. Nàng nhìn Benn Alberson và Wally Newman, hai đồng sự của nàng trong chuyến đi này. Benn Alberson, phụ trách sản xuất băng cho Dana, là một người đàn ông râu ria đầy mồm, cực kỳ năng động, khoảng 40 tuổi. Anh đã làm một vài chương trình tin tức được xếp hạng nhất và rất được vị nể. Wally Newman, phụ trách quay camera, mới qua tuổi 50, vừa có tài, vừa rất nhiệt tình, luôn hăm hở đón nhận những công việc được giao.
Dana nghĩ về sự mạo hiểm mà họ sắp đối đầu. Họ sẽ hạ cánh xuống Paris rồi bay đi Zagreg, Croatia và cuối cùng là Sarajevo.
Trong tuần cuối ở Washington, Dana đã có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Shelley McGuire, trưởng ban biên tập phần tin nước ngoài.
“Cô cần có một chiếc xe phát sóng ở Sarajevo để chuyển bài của mình lên vệ tinh.” Mc Guire nói. “Chúng ta không có trạm vệ tinh tại đó nên sẽ phải thuê của công ty Yugoslavi. Nếu mọi việc xuôn sẻ, chúng tôi sẽ gửi một xe đến sau. Sẽ có nhửng cảnh cô phải trực tiếp có mặt ở trận địa đấy. Benn Alberson sẽ nói với cô anh ấy muốn gì. Cô sẽ chọn cảnh để quay và sau đó dựng phim, làm tiếng tại một phòng thu địa phương. Tôi tặng cô hai chuyên gia sản xuất và quay phim giỏi nhất của công ty đấy. Yên tâm, không có chuyện gì đâu.”
Dana sẽ nhớ như in những lời nói lạc quan đó.
Mười ngày trước khi Dana lên đường, Matt Baker gọi điện tới và bảo nàng đến văn phòng gặp ông ta ngay.
“Mình sẽ phải đến đó.” Dana gác máy với một linh cảm kỳ lạ, “ông ta đã thay đổi ý định và sẽ không cho mình đi nữa. Sao ông ấy lại có thể làm thế với mình? Mình sẽ bắn chết ông ta ngay.”
Mười phút sau, Dana bước vào văn phòng của Matt.
“Tôi biết ông sắp nói gì rồi”, nàng phủ đầu, “nhưng như thế là không hay đâu. Tôi sẽ đi! Tôi đã chờ đợi ngày này từ khi còn là một đứa trẻ. Tôi hy vọng mình có thể làm được một việc gì có ý nghĩa ở đó. Ông đã cho tôi cơ hội để thử thách.” Nàng hít một hơi thật sâu. “ Thôi được, ông muốn nói gì đây?”
Matt Baker nhìn nàng và nói với vẻ trìu mến, “Bon voyage”.
Dana nhìn ông ta một cách ngạc nhiên. “Cái gì kia?”
“Bon voyage, tiếng Pháp có nghĩa là chúc chuyến đi tốt lành.”
“Tôi biết nó có ý nghĩa gì chứ. Nhưng tôi... không ngờ ông lại chúc tôi...”
“Tôi chúc cô điều đó vì tôi đã trò chuyện với một số phóng viên thường trú ở những nước có hoàn cảnh tương tự. Họ cho tôi một số lời khuyên để tôi chuyển đến cô...”
Dana không tin nổi vào tai mình nữa. Người đàn ông khô khan và thô lỗ này lại chịu mất thời gian và công sức đi hỏi kinh nghiệm của những phóng viên thường trú ở nước ngoài để mách bảo cho nàng ư?
“Tôi... Tôi không biết cám ơn ông...”
“Đừng có làm vậy”, ông nói nhanh, “cô sắp đi vào một nơi chiến sự. Không có nổi 1% đảm bảo là có thể tự bảo vệ được mình, bởi vì bom đạn thì không có mắt để tránh những người vô tội. Nhưng khi cô đang ở giữa một khung cảnh ác liệt, lượng adrenaline trong cô sẽ dâng cao. Cô có thể bị kích động, làm những điều ngu ngốc mà cô không bao giờ lường trước được. Cô phải chú ý đến điều này. Đừng lang thang ở những đường phố vắng lặng. Không có một tin tức giật gân nào giá trị bằng mạng sống của cô cả. Một điều nữa là...”
Những lời dặn dò kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ. Cuối cùng, ông nói. “Thế đấy, bảo trọng lấy mình. Nếu có rủi ro gì xảy ra với cô, tôi sẽkhông thể tự than thứ cho mình được.”
Dana bước đến hôn lên má ông.
“Đừng có làm cái trò đó lần nữa đấy”, ông nạt nộ rồi đứng đậy. “Sẽ khốc liệt đấy, Dana ạ. Bất kỳ lúc nào muốn trở về, hãy báo tôi biết, tôi sẽ lo cho.”
“Tôi sẽ không đâu,” Dana nói với vẻ tự tin.
Sau này, nàng mới biết là mình nhầm.
Chuyến bay tới Paris không xảy ra chuyện gì. Họ hạ cánh ở sân bay Charles de Gaulle, rồi một chiếc xe nhỏ chở họ đến phòng chờ của hãng Hàng Không Croatia Airlines, trễ mất 3 tiếng đồng hồ. 10 giờ tối hôm đó, máy bay đáp xuống sân bay Butmir tại Sarajevo. Hành khách được đưa vào khu nhà bảo vệ, nơi họ bị những ngươì gác mặc quân phục kiểm tra hộ chiếu. Khi Dana đi ra gần đến cửa, một người đàn ông lùn tịt vẻ rất khó chịu, mặc đồ dân sự, chặn nàng lại. “Hộ chiếu đâu?”
“Tôi đã trình họ hộ...”
“Tôi là đại tá Gordan Divjak. Hộ chiếu của cô đâu?”
Dana đưa cho ông ta hộ chiếu cùng với tấm thẻ ưu tiên dành cho nhà báo.
Ông nhìn lướt qua. “Nhà Báo hả?” rồi ngửng lên nhìn nàng, cái nhìn sắc như dao cạo. “Cô đứng về phía nào?”
“Tôi chẳng ở bên nào cả”, Dana bật lên tự nhiên.
“Thế thì ghi chép phải cẩn thận đấy, chúng tôi không nhẹ tay với gián diệp đâu.” Đại tá Gordan Divjak răn đe trước.
ĐÓN CHÀO BẠN ĐẾN SARAJEVO!
Chiếc xe Land Rover lỗ chỗ vết đạn đang chờ họ ở sân bay. Lái xe là một chàng chỉ mới qua tuổi 20 một chút, khá vui tính. “Tôi là Jovan Tolj, tôi sẽ làm tài xế cho các vị ở Sarajevo này.”
Jovan nhấn nút ga, cho xe rẽ vào qua các khúc cua và phi như bay trên những phố vắng như thể đang bị săn đuổi.
“Xin lỗi”, Dana thấy lo lắng, “tại sao chúng ta phải vội vàng thế?”
“Là vì nếu chị muốn còn sống sót để đến khách sạn.”
“Nhưng...”
Đúng lúc đó, Dana nghe thấy những âm thanh rền vang như tiếng sấn từ xa, và có vẻ như đang tiến đến gần.
Tiếng động mà nàng nghe thấy đó không phải là sấm.
Trong bóng tối, Dana vẫn thấy được những tòa nhà sạt hết mặt tiền, những căn hộ không mái, những nhà hàng không còn cửa kính... Nàng đã thấy khách sạn Holiday Inn ở trước mặt. Phía trước khách sạn chỉ còn là một đống đổ nát. Một cái hô sâu, đen sì nằn chình ình trên đường vào. Chiếc xe lao qua cửa.
“Chờ chút, đây là khách sạn của chúng tôi”, Dana kêu lên, “Anh còn phóng đi đâu nữa?”
“Cửa trước nguy hiểm lắn,” Jovan nói. Anh cho xe rẽ vào một con đường nhỏ, “mọi người đều ra vào bằng cửa hậu.”
Môi Dana khô lại. “Ồ, ra thế à?”
Phòng chính của khách sạn Holiday Inn đầy những người đang túm tụm trò chuyện. Một người đàn ông Pháp còn trẻ trông khá hấp dẫn, tiến lại phía Dana.
“A, chúng tôi đang chờ chị đây. Chị là Dana Evans, đúng không?”
“Vâng.”
“Tôi là Jean Paul Hubert, phóng viên của M6 Métropole Télévision.”
“Rất vui được gặp anh. Đây là Benn Albertson và Wally Newman.” Mấy người đàn ông bắt tay nhau.
“Chào mừng các bạn đến với những gì còn sót lại của một thành phố đang nhanh chóng biến mất.”
Những người khác cũng tiến đến chào họ. Từng người một giới thiệu mình.
“Steffan Mueller, phóng viên Kabel Network.”
“Roderick Munn, BBC 2.”
“Marco Benelli, Italia I.”
“Akihiro Ishihara, TV Tokyo.”
“Juan Santos, Kênh 6, Guadalajara.”
“Chun Qian, Truyền Hình Thượng Hải.”
Dana cảm tưởng như tất cả các nước trên thế giới đều gửi phóng viên của mình đến đây. Màn giới thiệu tưởng như không bao giờ hết. Cuối cùng là một người đàn ông Nga, béo lùn, miệng nở nụ cười, để hởp lấp lánh mấy cái răng vàng.
“Nikolai Petrovich, Gorizont 22.”
“Có bao nhiêu phóng viên ở đây?” Dana hỏi Jean Paul.
“Khoảng hơn 250 người. Không có mấy trận chiến lại tập trung nhiều màu cờ sắc như thế này đâu. Đây là chuyến công tác đầu tiên của chị à?”
Giọng anh ta như kiểu đang bình luận về một trận tennis.
“Vâng.”
Jean Paul nói. “Nếu tôi giúp được gì thì cứ cho biết nhé.”
“Cám ơn,” nàng ngập ngừng, “thế cái gã đại tá Gordan Divjak ấy là ai vậy?”
“Chị không cần phải biết làm gì. Tất cả chúng tôi đều thấy hắn như một dạng Gestapo của phía Séc, nhưng không chắc lắm. Tôi khuyên chị nên tránh xa con người đó ra.”
“Tôi sẽ nhớ.”
Một lúc sau, khi Dana đã lên giường, bỗng có một tiếng nổ dữ dội ở gần ngay đó, rồi lại một tiếng nữa. Căn phòng rung lên bần bật. Có cái gì đó, như không thể hình dung được, nằm ngoài cả phim ảnh. Dana thức cả đêm, nằm nghe tiếng động của những cỗ máy giết người khủng khiếp và nhìn qua cửa sổ những luồng sáng vụt lóe ngang bầu trời.
Buổi sáng, Dana trở dậy, mặc vào người quần bò, ủng lính, áo jacket chống đạn. Nàng cảm thấy khá yên tâm, nhưng bỗng có tiếng của Matt vang lên trong đầu, “đừng coi thường những khu phố không người. Không tin tức giật nào bằng mạng sống của cô đâu.”
Dana, Benn và Wally gặp nhau tại phòng lớn của khách sạn, họ nói chuyện về gia đình. “Tôi quên chưa thông báo cho hai bạn một tin mừng của tôi.” Wally nói. “Tôi sẽ có cháu ngoại vào tháng tới.”
“Thật tuyệt vời.” Dana reo lên, rồi nàng nghĩ, “Không biết mình còn sống được đến lúc có con rồi có cháu không nhỉ? Thôi cái gì phải đén sẽ đến.”
“Tôi có một ý tưởng đây,” Benn nói, “Chúng ta sẽ làm chương trình đầu tiên về ngay những gì xảy ra ở đây, cho thấy cuộc sống của con ngườibị ảnh hưởng như thế nào. Tôi và Wally sẽ đi trinh sát địa điểm để ghi hình. Còn cô thì đi thuê giờ vệ tinh, được không Dana?”
“Được.”
Jovan đã đợi ở cửa, trong chiếc xe Land Rover, “Doboro Jutro, chúc buổi sáng tốt lành.”
“Xin chào, Jovan, tôi muốn đến nơi người ta cho thuê thời gian sử dụng vệ tinh.”
Xe lăn bánh, lần đầu tiên Dana có thể thoải mái ngắm nghía Sarajevo. Nàng có cảm tưởng rằng thành phố này không còn một ngôi nhà nào gọi được là lành lặn. Tiếng súng như không bao giờ ngớt.
“Họ không bao giờ dừng à?” Dana hỏi.
“Họ sẽ dừng khi nào hết đạn.” Jovan nói với vẻ tức giận, “mà họ thì không bao giờ hết đạn cả.”
Đường phố vắng tanh vắng ngắt, thỉnh thoảng mới thấy một vài gã đồng tính dập dờ. Tất cả các hiệu cà phê đều đóng cửa. Vỉa hè bị cày xớikỹ kưỡng. Họ đi qua tòa nhà Oslobodjenje.
Jovan tự hào giới thiệu. “Đây là tòa báo của chúng tôi, bọn Séc cố phá hủy nó, nhưng không được.”
Vài phút sau, họ đến trung tâm vệ tinh, Jovan nói. “Tôi sẽ đợi chị.”
Đằng sau chiếc bàn đón tiếp ở cửa ra vào là một ông già chừng 80 tuổi. “Ông có nói được tiếng Anh không ạ?” Dana hỏi.
Ông già ngước nhìn nàng, khinh khỉnh. “Tối nói được 9 thứ tiếng, thưa cô, cô cần gì và thích nói bằng tiếng nước nào?”
“Tôi là phóng viên của WTE, tôi muốn thuê thời gian sử dụng vệ tinh và thương lượng về...”
“Lên tầng 3.”
Tấm bảng trên cửa viết “Trạm phân phối vệ tinh Yugoslavia.” Phòng chờ chật người, lố nhố đứng ngồi trên những thanh gỗ dài chống vào tường như ghế.
Dana len vào gặp cô gái trẻ tại bàn đón tiếp. “Tôi là Dana Evans, phóng viên của WTE, tôi muốn thuê thời gian sử dụng vệ tinh.”
“Xin mời chị ngồi, và đợi đến lượt mình.”
Dana nhìn quanh căn phòng. “Tất cả những người này là đều đến thuê thời gian sử dụng vệ tinh đấy ư?”
Cô gái ngửng lên nhìn Dana, đáp. “Đúng thế đấy.”
Phải đến gần 2 giờ sau Dana mới lê đến được phòng của người quản lý. Đó là một người đàn ông béo lùn, phì phèo điếu xì gà trên môi, trông rất giống những ông bầu phim ảnh Holywood khoảng giữa thế kỷ. Giọng nói của ông ta nghe rất nặng. “Tôi giúp được cô cái gì đây?”
“Tôi là Dana Evans, phóng viên truyền hình WTE. Tôi muốn thuê một trong những chiếc xe của ông và đặt trước thời gian để sử dụng vệ tinh, khoảng 30 phút thôi. Vào 6 giờ sáng, giờ ở Washington, liên tục tất cả mọi ngày.” Nàng dò xét thái độ của ông ta. “Có vấn đề gì không ạ?”
“Một thôi. Không có chiếc xe nào dành cho cô bây giờ cả. Tất cả đều đã được trước rồi. Tôi sẽ gọi điện cho cô nếu có ai hủy.”
Dana như không tin vào tai mình. “Không ư...? Nhưng tôi cần phải truyền về vệ tinh, tôi...”
“Những người khác cũng vậy, thưa cô. Trừ những người đã có xe riêng của họ.”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:47:32 | Chỉ xem của tác giả
Dana quay lại phòng đón tiếp. Nó còn đông hơn ban nãy, chật kín người.
“Mình phải làm gì chứ nhỉ.” Nàng nghĩ.
Ngồi vào xe, Dana nói với Jovan. “Tôi muốn anh đưa tôi đi quanh thành phố.”
Chàng trai quay lại nhìn nàng rồi gật gù. “Nếu chị muốn.”
Chiếc xe lao đi như bay. “Làm ơn đi chậm lại được không, tôi muốn có một chút cảm nhận về nơi này.”
Sarajevo như một thành phố của thời kỳ đồ đá, không có điện, nước và cứ mỗi giờ trôi qua lại có thêm vài ngôi nhà bị bom phá hủy. Tiếng bom đạn thường xuyên đến nỗi người ta không buồn để ý đến nữa. Không khí tang tóc như bao trùm lấy toàn thành phố.
Hầu như góc phố nào cũng có những tốp người; đàn ông, đàn bà, và trẻ con, đủ cả, đang chia nhau nhúm thức ăn ít ỏi còn giữ được.
“Họ là những người chạy trốn khỏi Bosnia và Croatia,” Jovan giải thích, “đang cố kiếm lấy ít tiền để mua thức ăn.”
Lữa cháy ở khắp nơi. Không có bóng dáng của bất kỳ người chữa cháy nào.
“Không có đội xe cứu hỏa ở đây à?” Dana hỏi.
Jovan lắc đầu. “Có, nhưng không dám đến. Họ sẽ là những mục tiêu ngon lành đối phương.”
Lúc đầu, Dana cho rằng cuộc chiến Bosnia và Herzegovina cũng có một chút ý nghĩa nào đó. Nhưng chỉ sau một tuần ở Sarajevo, nàng đã nhận thấy rằng nó thật vô nghĩa, cái cuộc chiến tranh tương tàn này. Không ai có thể giải thích được nguyên do. Ai đó đã nhắc tới một giáo sư đại học, vốn là một sử gia nổi tiếng. Ông bị thương và đang nằm diều trị tại nhà. Dana quyết định tới gặp ông ta.
Jovan đưa nàng tới một trong những khu phố lâu đời nhất của thành phố. Giáo sư Mladic Staka người nhỏ bé, tóc đã bạc, vẻ hiểu biết hiện rõ trên gương mặt. Ông bị thương vào sống lưng và phải nằm bất động trên giường.
“Cám ơn cô đến thăm tôi,” ông nói, “những ngày này không mấy ai còn nghĩ tới chuyện thăm viếng nhau. Cô nói là cần nói chuyện gì với tôi?”
“Vâng, tôi đang làm một chương trình truyền hình về cuộc chiến này.” Dana trả lời. “Nhưng để nói lên sự thật, tôi cần phải hiểu nó đã.”
“Lý do rất đơn giản, cô gái ạ. Cuộc chiến này đã là điều không thể hiểu được rồi. Từ hàng thập kỷ nay, người Séc, người Croatia, người Bosnia và Hồi giáo từng sống hòa bình bên nhau, dưới thời Tito. Họ là bạn bè, là hàng xóm của nhau. Họ cùng lớn lên, cùng làm việc, cùng tới trường và lấy nhau.”
“Thế còn bây giờ?”
“Những người anh em ấy đang bắn giết nhau. Họ đã làm với nhau những việc mà tôi không thể nói ra được nữa.”
“Tôi có được nghe một vài chuyện,” Dana nói. Những chuyện nàng nghe được đó tưởngnhư không thể tin nổi: những hố chôn người tập thể, những đứa trẻ và bóp cổ, những người dân vô tội bị lùa vào nhà thờ rồi bị thiêu sống. “Bên nào bắt đầu trước?”
Vị giáo sư lắc đầu. “Điều này còn tùy thuộc vào việc cô hỏi người nào. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng trăm nghìn người Séc, ở bên phía Allies, đã bị người Croatia giết, ở phía Nazis. Giờ đây, người Séc đang đòi nợ máu. Họ bắt giữ con tin và rất tàn bạo. Hàng trăm bức tường ở Sarajevo đã sập xuống. Ít nhất đã có 10 000 người bị chết và hơn 60 000 bị thương. Những người Bosnia và Hồi giáo cũng phải chịu trách nhiệm vì họ đã tham gia vào việc tra tấn và bắn giết. Rồi tất cả những người căm ghét chiến tranh cũng buộc phài lao vào cuộc. Người ta không còn biết tin vào cái gì nữa. Điều duy nhất mà họ còn là lòng hận thù, là những đám lửa lớn đang liên tục cháy, mà nhiên liệu của nó là xác những người dân vô tội.”
Khi Dana quay về khách sạn, chiều hôm đó, Benn Alberson đang chờ nàng, nói rằng họ đã có một chiếc xe phát sóng và thời gian là 6 giờ chiều mai.
“Tôi đã tìm được một chỗ lý tưởng để chúng ta ghi hình.” Wally Newman nói. “Đó là khu quảng trường với một nhà thờ Thiên Chúa giáo, một nhà thờ Hồi giáo, một nhà thờ Tin Lành và một giáo đường Do Thái. Tất nhiên, riêng biệt nhau. Tất cả đều đã bị đánh bom. Cô có thể viết rằng ngay cơ bị hủy diệt là như nhau, và đó cũng là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra đối với những người dân sống ở đây, những người không hề đón chào chiến tranh nhưng đang phải chịu đựng nó.”
Dana gật đầu, vui mừng “Tuyệt vời. Sẽ gặp lại nhau vào buổi tối. Tôi phải đi làm việc đây,” rồi nàng chạy về phòng.
Đúng 6 giờ tối hôm sau, Dana, Wally và Benn tụ họp tại quảng trường Benn đã nói đến hôm trước. Wally đặt camera trên chiếc giá 3 chân, còn Benn thì đang đợi tín hiệu nhận từ Washington. Tiếng súng ở đâu đó vẫn dội tới. Dana mừng vì trên mình đang khoác chiếc áo chống đạn. “Chẳng việc gì phải sợ. Họ sẽ không bắn chúng ta. Họ đang bắn nhau cơ mà. Họ cần chúng ta để nói cho thế giới biết về câu chuyện của họ.”
Dana nhìn thấy wally vẫy tay. Nàng hít một hơi thật sâu, nhìn vào ống kính camera, và bắt đầu. “Những ngôi nhà thờ bị trúng bom mà các bạn nhìn thấy ở sau lưng tôi là hình ảnh tiêu biểu cho những gì đang diễn ra tại đất nước này. Không còn một bức tường nào nguyên vẹn để che chở cho con người ở đây, không còn một chốn an toàn. Chỉ mới đây thôi, họ còn đến xưng tội tại nhà thờ của tôn giáo mình. Nhưng giờ đây, quá khứ, hiện tại và tương lai như đang hòa quyện vào nhau và...” Đúng lúc đó, Dana nghe thấy tiếng rít của một viên đạn. Nàng ngửng lên và thấy đầu của Wally vỡ ra, loang loáng đỏ, chắc là một thủ thuật của ánh sáng đây mà, nhưng khi nhìn lại, nàng thấy thân hình to lớn của ông đổ sập xuống vỉa hè. Dana lạnh toát người, không thể tin vào mặt mình. Tiếng la ầm ĩ vang lên.
Tiếng súng mỗi lúc càng nổ gần hơn và Dana bắt đầu run rẩy như không thể kiểm soát được bản thân. Có những cánh tay túm lấy nàng và đẩy nàng nằm xuống. Nàng giãy dụa, đấm đạp họ, cố gắng giải thoát mình. Không, phải về thôi. Chúng ta không cần phải tốn dù chỉ 10 phút nữa ở đây... Cũng chẳng cần gì nữa. Thật là sai lầm khi cứ phải lãng phí sức lực, tinh thần và cả tính mạng nữa ở đây. Đừng mơ nữa, cô bé ngốc nghếch ạ. Những đứa trẻ ở Trung Quốc đang chết đói kìa. Mày nghĩ mày là Chúa Trời chắc. Này, để ta nói cho mày biết điều này. Mày là một con dở hơi. Một Chúa Trời không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ để cho đầu của Wally vỡ toang ra thế kia. Wally đang chờ đứa cháu ngoại cuả ông ấy ra đời. Mày có nghe thấy gì không? Hả? Có nghe thấy gì không?
Dana đang trong 1 cú sốc khủng khiếp. Nàng không hề biết rằng mình đã được đưa qua đường để trở lại xe.
Khi mở mắt, nàng thấy mình nằm trên giường. Benn và Jean Paul đang bên.
Dana nhìn họ. “Đã xảy ra rồi phải không?” Nàng nhắm chặt mắt lại.
“Tôi xin lỗi,” Jean Paul nói. “Thật khủng khiếp khi phải tận mắt chứng kiến. Cô thật may mắn vì đã sống sót.
Chuông điện thoại vang lên. Benn cầm máy. “Xin Chào.” Anh nghe một lát. “Vâng có đây.” Anh quay sang Dana. “Matt Baker đấy. Cô có nói chuyện được với ông ta không?”
“Được,” Dana bước xuống, đi về phía điện thoại. “Xin chào,” cổ họng nàng khô khốc, rất khó phát âm.
Giọng Matt Baker đầy vẻ lo lắng. “Tôi muốn cô về ngay, Dana.”
Tiếng Dana giờ chỉ như những lời thì thầm. “Vâng tôi muốn về nhà.”
“Tôi sẽ sắp đặt cho cô chuyến bay đầu tiên rời khỏi đó.”
“Xin cám ơn.” Nàng nói rồi đặt máy.
Jean Paul và Benn giúp nàng ngồi xuống giường.
“Tôi xin lỗi,” Jean Paul nói, “mọi người đều không biết nói gì...”
Nước mắt trào ra, lăn xuống má Dana. “Tại sao họ lại giết Wally? Ông ấy có bao giờ hại ai đâu. Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Con người bị bắn giết như súc vật mà không ai quan tâm. Không ai quan tâm!”
Benn nói, “Dana, chúng ta không thể làm gì lúc này về việc...”
“Phải có chứ,” giọng Dana chợt trào lên nỗi tức giận. “Cháung ta phải làm cho họ quan tâm. Cuộc chiến này không chỉ phá hủy nhà thờ, phố xá, trường học... mà nó còn giết hại bao nhiêu con người, những con người hoàn toàn vô tội. Chúng ta cần phải kể lại câu chuyện này. Đó là cách tố cáo duy nhất để thế giới biết và lên án nó.” Nàng quay về phía Benn và hít một hơi thật sâu. “Tôi sẽ ở lại, Benn ạ. Tôi sẽ không để bất kỳ ai nghĩ rằng tôi chạy trốn.”
Anh nhìn nàng, vẻ lo lắng. “Dana, cô có chắc là mình...”
“Tôi chắc. Tôi biết bây giờ mình phải làm gì rồi. Anh có thể gọi điện cho Matt và bảo ông ấy đừng sắp lịch bay cho tôi nữa.”
“Nếu như đó là điều cô thực sự muốn.”
“Đó là điều thực sự tôi muốn.” Nàng nhìn Benn rời khỏi phòng.
Jean Paul nói. “Có lẽ tôi nên đi để chị...”
“Không,” trong phút chốc, Dana lại nhớ tới cái đầu của Wally vỡ ra đầy máu và thân hình ông đổ xuống đất. “Không,” nàng nói, nhìn Jean Paul “làm ơn ở lại, tôi cần có anh.”
Jean Paul ngồi bên giường, và Dana kéo Anh lại gần mình hơn.
Sáng hôm sau, Dana nói với Benn. “Anh có thể kiến được một người quay camera không? Jean Paul nói với tôi về một cô nhi viện ở Kosovo vừa mới bị ném bom. Tôi muốn đến đó làm chương trình.”
“Tôi sẽ cố tìm ra ai đó.”
“Cám ơn anh. Tôi sẽ đến trước và gặp anh ở đó.”
“Cẩn thận đấy.”
“Đừng lo.”
Jovan đợi nàng ở cửa. “Chúng ta sẽ đến Kosovo.” Dana nói với anh chàng lái xe.
Jovan quay hẳn lại nhìn nàng. “Nguy hiểm lắm, thưa cô. Con đường duy nhất đến đó phải qua một cánh rừng và...”
“Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro, Jovan. Sẽ ổn thôi.”
“Nếu cô muốn.”
Họ băng qua thành phố, và khoảng 15 phút sau thì đến một cánh rừng khá rậm.
“Còn khoảng bao xa nữa?”
“Không xa nữa đâu. Chúng ta chỉ nên ở đó trong...”
Đúng lúc đó, chiếc Land Rover rơi vào bãi mìn.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:49:28 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11 -

Ngày bầu cử càng đến gần, cuộc đua tranh chiếc nghế Tổng thống càng ác liệt.
- Chúng ta thắng ở Ohio rồi - Peter Tager nói , "tại đó chúng ta được 21 phiếu đại biểu.
Tại Alabama cũng ổn, 9 phiếu. Florida, chúng ta được 25 phiếu. ông ta hua hua bảng tổng kết,
Illinois 22 phiếu... New York 38, và Califomia 44 phiếu. Thực ra thì thế cũng chưa phải là nhiều.."
Mọi người đều lo lắng, trừ Nghị sĩ Davis. "Tôi có một cái mũi thính" - chúng ta sẽ thắng.
Tại bệnh viện Frankfort, Minam Frilandan đang trong tình trạng hôn mê.
Vào ngày bầu cừ, thứ ba đầu tiên của tháng Mười một? Leslie ở nhà một mlnh ngồi xem tivi.
Ollver Russell đă kiếm được hơn hai triệu phiếu thường và đa số phiếu đại biểu. Anh ta đã trở thành Tổng thống của nước Mỹ. một trong những con người quyền lực nhất trên thế giới.
Không ai theo dõi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng kỳ này sát sao hơn Leslie Stewart Chambers. Mặc dù nàng luôn bận rộn với việc xây dựng đế chế của mình và liên tục mua bán nhứng tờ báo mới, những trạm truyền hình, phát thanh trên khắp nước Mỹ, cũng như cả nước Anh, hay châu á và brazil..
- lúc nào thì bà mới thấy là đủ ? - Tổng biên tập của nàng, bà Daml Solana hỏi.
- "Sắp rồi, sắp rồi mà".
Chỉ còn một bước nữa mà nàng phải đi: và cái bước cuối cùng đó đã đến với nàng vào một bữa tiệc tối ở Scottsdale.
Một vị khách nói.
- "Tôi nghe nói margaretportman sắp li dị.
Margaret là chủ của Tập đoàn Viễn thông Washington Tribune.
Leslie không nói gì vào lúc đó, nhưng sang hôm sau, nàng gọi điện cho Chad Morton, một trong những luật sư của mình.
- "Tôi muốn anh tim hiểu xem có đúng là Washington Tribune đang rao bán không ?.
Câu trả lời đến ngay vào ngay hôm sau
- "Tôi không hiểu tại sao bà biết tin này, bà Chambers, nhưng có vẻ như bà nói đúng đấỵ Bà Portman và chồng vừa li dị trong im lặng. HỌ đang chia tài sản. Tôi nghĩ là Tribune sắp bị rao bán đấy".
- "Tôi muốn mua nó".
Bà đang nói đến một vụ động trời đấỵ Tập đoàn WTE này không chỉ bao gồm một hệ thống báo và tạp chi mà còn cả một đài truyền hình liên mạng, và...".
- "Tôi vẫn muốn mua".
Buổi chiều hôm đó, Leslie và Chad Morton lên đường đến Washington, D.C.
Leslie gọi điện cho Margaret Portman, người mà nàng đã giao thiệp từ mấy năm naỵ
- "Tôi đang ở Washington", Leslie nói, "và tôi..".
- Tôi biết.
đúng là bức vách có tai, Leslie nghĩ.
- "Tôi nghe nói chị có ý định bán Tribune.?
- có thể.
- Không biết liệu chị có ý định gạt lại phần báo chí cho tôi không ?".
- Cô quan tâm đển việc này hả, Leslie ?".
- CÓ thể. .
Margaret hỏi Matt Baker.
- Anh có biết gì về Leslie Chambers không ?.
- "Nàng công chúa tuyết đấy".
- CÔ ấy sẽ đến đây trong vài phút nữa. Tôi muốn anh đưa cô ấy đi xem phần báo chí".
Tất cả mọi người trong Tribune đã biết là Tập đoàn của họ sắp bị bán.
- Thật là sai lầm nếu bán Trlbune cho Leslie Chambers".
Matt Baker kêu lên.
- Tại sao anh lại nói thế ?".
- đầu tiên, tôi không chắc là bà ta có hiểu biết gì về việc kinh doanh báo chí. Bà có biết Leslie Chambes đã làm gì với những tờ báo đầy uy tín mà bà ta mua về không ? Biến chúng thành những tờ lá cải rẻ tiền. Bà ta sẽ huỷ diệt Tribune. Bà ta sẽ...",
ông dừng lại. Leshe Chambers đang đứng ở cửa, im lặng.
Margaret xởi lởi
- Ô Leslie, được gặp cô tôi vui quá
- đây là Matt Baker, Tổng biên tập của Tnbune.
HỌ chào nhau bằng cái nhìn lạnh giá.
- "Matt sê đưa cô đi xem một vòng".
- Tôi cũng đang chờ việc đó.
Matt Baker thở dài . "Thôi được, chúng ta đi nào".
MỞ đầu cho chuyến thăm thú, Matt Baker lạnh lùng giới thiệu
- "Cấu trúc của chúng tôi như thế này: cao nhất là Tổng biên tập...".
- Là ông đấy phải không, ông Baker ?".
- Phảị Dưới tôi là hai người phụ trách, một về kinh doanh và một về nhân sự. dưới nữa lả các Trưởng Ban biên tập về các mục như : Thể Thao, Văn Hóa, Cuộc Sống, Kinh doanh. Du Lịch , v..vv... Tôi đã bớt đi một số mục không cần thiết lắm".
"Tuyệt vời quá. Thế WTE này có bao nhiêu nhân viên ?".
Khoảng trên năm nghìn".
HỌ đi qua một bàn làm việc.
- đấy là nơi các tin tức được trình bày lên báo. Ngươi kia phụ trách việc đặt tranh ảnh như thế nào cho phù hơp và tin nào sẽ lên trang nào. Ban này làm việc viết tựa đề cho các tin.
- Hay quá.
- Bà có muốn xem qua xưởng in không ?
- ồ có chứ, tôi muốn xem tất cả.
Matt cảm thấy đăng đắng trong cổ họng. "Tôi xin lỗi !".
- Tôi nói là tôi muốn xem.
HỌ đi thang máy xuống và đến một toà nhà khác. Xưởng in tổng thể chừng bằng khoảng bốn cái sân bóng đá. Tất cả mọi thứ trong khoảng không vĩ đại này đều được tự động hoá. CÓ 30 ró-bót đang làm việc. chúng vác những cuộn giấy to tướng và xếp vào những trạm quanh đó.
Baker giải thich.
- Mỗi một cuộn giấy này nặng khoảng 2 tấn. Nếu trải ra, nó dài khoảng tám dặm. Những cuộn giấy này được đưa vào máy in với vận tốc khoảng 21 dặm một giờ. Một con ró-bót lớn có thể mang được mười sáu cuộn một lúc.
Có SÁU máy in ở đó; mỗi bên ba cáị Leslie và Matt Baker đứng ở giữa, nhìn những tờ báo tuồn từ trong máy in ra, được cắt, được đóng vào với nhau, được bó lại rồi được bỏ vào những cái thùng và cuối cùng là được chuyển tớì các xe tải đang chờ để chở chúng đi.
- Trước kia, chúng tôi phải dùng tới ba mươi người để làm những việc mà bây giờ chỉ cần một ngưòi làm". Matt nói. "Thờí đại của công nghệ mà".
Leslie nhìn ông một lúc.
- Thời đại của hậu quả công nghệ.
- Tôi không biết bà có thực sự quan tâm đến tình hình kinh tế của công nghiệp báo chí không?"
Matt Baker hỏi một cách khô khan.
- có thể bà đã nghe luật sư hay kế toán của bà nói...".
- Tôi thực sự quan tâm, thưa ông Baker. Ngân sách in ấn của tờ báo này là 15 tnệu đô la. Lượng ấn bản hàng ngày của các ông là 816 ngàn, 474 ngàn, 1 triệu, 140 ngàn, 498 ngàn vào chủ nhật, và lượng quảng cáo của các ông là 68,2 phần trăm".
Matt nhìn nàng ngạc nhiên.
- Nếu tính cả việc sở hữu toàn bộ dây chuyền báo chí, thì lượng ấn bản của các ông mỗi ngày là trên hai triệu, và hai triệu tư vào chủ nhật.
- Tất nhiên, Tribune chưa phải là tờ báo lớn nhất thế giới, phải không ông Baker ? Hai tờ chiếm giữ vị trí đó đều được in tại London. Tờ Sun, với lượng ấn bản một ngày là bốn triệu. TỜ Daily Mirror, hơn ba triệu.
Matt ngỡ ngàng, ông hít một hơi thật sâu
- Tôi xin lỗi, tôi không ngờ là bà.....
Tại Nhật Bản có trên 200 tờ nhật báo ra mỗi ngày, bao gồm Asahi Shimbun, Mainchi Shimbun, và Yomiun Shimbun, ông có nghe tôi nói không, ông Baker ?".
- có thưa bà, tôi xin lỗi vì đã có thái độ không thiện chí.
- đồng ý, ông Baker, bây giờ chúng ta quay lại với bà Margaret Portman chứ ?.
Buổi sáng hôm sau, Leslie đối mặt với Margaret Portman và khoảng nửa tá luật sư trong phòng họp của Tribune.
- Nào, chúng ta sẽ bàn về vấn đề giá cả.
Leslie nói. Cuộc thảo luận diễn ra trong khoảng bốn tiếng, cuối cùng, Leslie đã là chủ mới của WTE.
Tập đoàn này đắt hơn là nàng nghĩ. Nhưng đó chẳng phải là vấn đề.
Còn có những điều quan trọng hơn thế.
Sau hôm đó, Leslie cho gọi Matt Baker lên phòng làm việc của nàng.
- ông có dự định gì không ?- Nàng hỏi.
- Tôi sẽ đi.
Nàng nhìn ông một cách tò mò. "Tại sao ?".
- Bà cũng có chút tai tiếng đấỵ Người ta không thich làm việc cho bà, người ta nói bà thường biến những tờ báo có uy tín thành những tờ lá cải chỉ đăng tin chó cán xe !
- ông làm việc ở đây đã bao lâu rồi ?.
- Mười lăm năm.
- và bây giờ ông sẵn sàng vứt bỏ tất cả ư ?.
- Tôi không vứt bỏ cái gì hết. Chỉ là....
- Nghe tôi nói đâỵ Tôi cũng nghĩ Tribune là một tờ báo tốt, nhưng tôi còn muốn nó thành một tờ báo vĩ đại cơ. ông có thể giúp tôi được không?
- Không, tôi không thể...
- Sáu tháng. Hãy thử làm việc ở đây với tôi trong sáu tháng. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tăng lương ông lên gấp đôi hiện nay.
Matt nhìn nàng một lúc lâu. Trẻ trung. xinh đẹp và thông minh. Nhưng... ông vẫn có cảm giác là không thích nàng.
- ..Thế ai sẽ lãnh đạo ở đây ?".
Leslie mỉm cườị
- ông từng là Tổng biên tập của Tribune, bây giờ cũng vẫn vậy thôi.
Và ông tin nàng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:52:20 | Chỉ xem của tác giả
Chương 12 -

Đã sáu tháng trôi qua kể từ ngày chiếc Land Rover của Dana bị rơi vào bãi mìn. Thật là một cú nhớ đờị Nàng thoát chết và không bị gì nặng hơn ngoài một chiếc xương sườn gãy, cổ tay sai khớp, những vết bầm tím và một chút chấn động. Jovan bị gãy một chân, bị rách vài chỗ không nặng lắm và cũng đầy những vết bầm tím. Matt Baker gọi điện cho Dana ngay đêm hôm đó và ra lệnh cho nàng lập tức quay về Washington. Nhưng tai nạn này khiến Dana quyết tâm ở lại hơn giờ hết. "Mọi người ở đây đang thất vọng", nàng nói với ông, "tôi không thể chạy trốn như thế được. Nếu ông buộc tôi phải về, thì sau đó tôi cũng bỏ việc".
"Cô ra điều kiện với tôi đấy hẳn?".
"Phải".
"Thế thì để tôi cho cô biết điều này nhé. Tôi chưa từng để ai ra điều kiện với tôi đâu, cô hiểu không?".
Dana không nói gì.
"Cô nghĩ thế nào nếu tôi cho cô một cái giấy phép vắng mặt?"
"Tôi không cần cái giấy đó", nàng nghe tiếng ông thở dài trong máỵ
"Thôi được, cứ ở đó, Dana, nhưng...".
"Vâng?"
"Hứa với tôi là cô sẽ cẩn thận".
Từ cửa sổ khách sạn, Dana có thể nghe thấy tiếng nhạc của những cỗ máy chết chóc, nàng nóị "Vâng, tôi hứa".
Suốt đêm đó, thành phố phải chịu một cuộc tấn công khủng khiếp. Dana không tài nào ngủ được. Mỗi một tiếng pháo nổ có nghĩa là một ngôi nhà sập xuống, là một gia đình tan nát, kẻ mất người còn...
Sáng sớm hôm sau, Dana cùng nhóm của mình xuống đường, sẵn sàng lên hình. Benn chờ cho tiếng pháo và súng bớt đi, gật đầu với Danạ "Mười giây nữa".
"Sẵn sàng", nàng nóị
Benn nhấn nút, Dana quay nhìn đống đổ nát sau lưng rồi đối mặt với camerạ
"Đây là một thành phố đang dần biến mất khỏi mặt đất. Không có điện, thành phố này không còn con mắt... Các trạm truyền hình và phát thanh bị đóng cửa, thành phố này mất tai... Toàn bộ hệ thống giao thông công cộng không còn nữa, thế là nó mất nốt chân...".
ống kính camera chuyển dịch theo lời nàng nóị Còn nguyên vẹn dấu vết đổ nát, và mới tinh khôị
"Và ở một cuộc sống khác, bọn trẻ vẫn chơi đùa, tiếng cười hồn nhiên của chúng vẫn vang lên".
Tiếng pháo kích nghe có vẻ gần hơn. Còi báo động đột nhiên rú lên. Những người qua lại trên đường phố phía sau Dana vẫn cắm cúi đi như chẳng hề nghe thấy gì.
"âm thanh mà các bạn vừa nghe thấy là còi báo động báo cho người ta phải chạy đi tìm chỗ trú ẩn. Nhưng những người dân của thành phố Sarajevo này không còn tìm nổi chỗ nào khả dĩ an toàn nữa, nên họ đành cứ tiếp tục đi trong im lặng. Những người có thể, đã chạy trốn khỏi đất nước của mình, từ bỏ nhà cửa và tài sản. Những người ở lại thì chết dần. Một sự lựa chọn đau lòng. Cũng có phong phanh những lời đồn đại về hoà bình. Có quá nhiều lời đồn nhưng lại có quá ít hoà bình. Liệu hoà bình có thật sự đến đây không? Và nếu đến thì khi nàỏ Liệu trẻ em có được ra khỏi hầm để lên mặt đất chơi đùa không? Không ai biết được câu trả lờị Họ chỉ có thể hy vọng. Đây là Dan Evans, chương trình làm từ Sarajevo cho WTE".
Nút đỏ trên camera tắt.
"Chúng ta đi khỏi đây thôi", Benn nóị
Anday Casarez, người quay camera mới của họ vội vàng thu xếp đồ nghề.
Một cậu bé đứng ở bên kia đường nhìn Dana chằm chằm. Cậu mặc bộ quần áo rách rưới và đi đôi giầy há mõm. Đôi mắt nâu rất sáng trên khuôn mặt nhem nhuốc. Cánh tay phải của cậu bé không còn nữạ
Dana thấy cậu bé cứ chăm chú nhìn mình, bèn mỉm cười chàọ "Xin chào".
Không có câu trả lờị Dana quay lại phía Benn. "Chúng ta đi thôi".
Một vài phút sau, họ đã lên đường trở về khách sạn Holyday Inn.
Khách sạn đầy chật nhà báo của các hãng thông tấn, phát thanh và truyền hình ở khắp quốc gia trên thế giới hội tụ lại và tạo nên một gia đình lớn. Họ ở những nước đối lập nhau về mặt chính trị, nhưng trong hoàn cảnh nguy hiểm này, họ cùng chia sẻ với nhau mọi thứ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhaụ Họ cùng viết những bài về chiến sự xảy rạ
Có một trận pháo kích ở Motenegrọ..
Có một trận đánh bom ở Vukovar...
Một bệnh viện ở Petrovo Selo bị phá huỷ...
Jean Paul đã ra đị Anh phải thuyên chuyển tới một nơi khác và Dana nhớ anh đến se sắt.
Một buổi sáng, khi Dana rời khách sạn, cậu bé hôm nọ nàng nhìn thấy đang đứng ở bên đường. Jovan mở cửa chiếc xe Land Rover mới cho Danạ "Xin chào chị".
"Xin chào", cậu bé vẫn đứng đó, nhìn như dán vào Danạ Nàng lại gần cậu bé, "xin chào".
Vẫn không có câu trả lờị Dana quay sang hỏi Jovan. "Nói xin chào bằng ngôn ngữ ở đây như thế nàỏ"
Cậu bé con đáp luôn, "Dobro, Jutro".
Dana quay lại cậu tạ "Vậy là cháu hiểu tiếng Anh?"
"Có thể".
"Thế tên cháu là gì?".
"Kemal".
"Cháu bao nhiêu tuổi hả Kemal?"
Cậu bé chạy biến đị
"Chắc nó sợ người lạ", Jovan nóị
Dana nhìn theo cậu bé, "Tôi không trách nó. Vì đúng tôi là người lạ".
Bốn tiếng sau, khi chiếc Land Rover quay lại khách sạn. Kemal đang đứng đợi họ ở lối ra vàọ
Chờ Dana ra khỏi xe, cậu nói, "Mười hai".
"Cái gì cơ?" Rồi nàng sực nhớ ra, "ồ". Cậu bé hơi còi so với tuổị Nàng nhìn bên tay phải không còn nữa của cậu bé và định hỏi, nhưng kịp dừng lạị "Cháu sống ở đâu, Kemal? Cô đưa cháu về nhà nhé". Cậu bé lại bỏ chạỵ
Jovan nóị "Thằng bé này đúng là không được dạy dỗ".
Dana nói nhỏ, :"Có thể điều đó đã mất đi cùng với cánh tay nó!"
Buổi tối hôm đó, tại phòng ăn tối của khách sạn, các phóng viên bàn tán về tin đồn một lệnh ngừng bắn. "Cuối cùng thì Liên hiệp quốc cũng tham gia vào", Gabrella Orsi nóị
"Vừa đúng lúc đấy".
"Nếu mà anh hỏi tôi, thì là quá muộn rồi".
"Không bao giờ là quá muộn cả". Dana nói nhỏ.
Buổi sáng hôm sau, có hai thông tin đến theo đường điện báọ Tin thứ nhất nói về một thoả ước hoà bình của hai bên có sự chứng kiến của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc. Tin thứ hai thông báo rằng, Oslobodjenje, tờ báo của Sarajevo, đã trúng bom và bị xoá sổ khỏi mặt đất. "Các tờ báo ở Washington đang hả hê với tin thoả ước hoà bình, vậy thì chúng ta sẽ làm chương trình Oslobodjenje". Dana nói với Benn.
Dana đứng trước một đống đổ nát, nơi đã từng là trụ sở của Oslobodjenjẹ Nút đỏ trên camera loé sáng.
"Không ngày nào là không có người chết", Dana nhìn thẳng vào ống kính, "và không có nhà cửa bị phá huỷ". Như toà nhà này, nó vừa bị ném bom ngày hôm quạ Đây là trụ sở của tờ báo tự do duy nhất tại Sarajevo, tờ Oslobodjenje, một tờ báo dám nói lên sự thật. Từ khi thành phố rơi vào cuộc chiến tàn khốc này, người ta phải chuyển tờ báo xuống tầng hầm, để giữ cho nó được sống. Khi không còn cửa hàng để bán báo, chính các phóng viên phải đi ra đường và bán từng tờ báo cho những người qua lạị Họ bán được một thứ lớn hơn tờ báo đó là tự dọ Với cái chết của Oslobodjenje, một mảnh của tự do đã chết ở đâỵ
Trong văn phòng của mình, Matt Baker đang xem chương trình của Danạ
"Mẹ kiếp, còn nhỏ khá quá". Ông quay sang viên trợ lý. "Tôi muốn cô ấy phải có một xe phát vệ tinh riêng. Anh lo vụ đó đi".
"Vâng, thưa ông".
Khi Dana về đến phòng riêng, một vị khách đã ngồi sẵn sàng đợi nàng. Đại tá Gordan Divjak.
Dana dừng lại bất ngờ. "Không ai báo cho biết là tôi có khách".
"Đây không phải là một chuyến thăm viếng thông thường", con mắt đen của gã chiếu thẳng vào nàng. "Tôi xem chương trình của cô về Oslobodjenje".
Dana nhìn gã. "Vâng".
"Cô được phép vào đất nước của chúng tôi để làm báo, chứ không phải đưa ra nhận định".
"Tôi có đưa rạ..".
"Đừng có ngắt lời tôị ý tưởng về tự do của các người không cần thiết cho bọn nàỵ Cô có hiểu không?"
"Không, e là tôị.."
"Thế thì để tôi giải thích cho cô nhé, cô Evans. Cô là một vị khách ở đất nước tôị Cũng có thể là điệp viên của chính phủ cô".
"Tôi không phải là...".
"Đừng có ngắt lời tôị Tôi đã cảnh cáo cô ở sân bay rồị Chúng tôi không phải đang chơi đùa đâu nhé. Chúng tôi đang chiến đấụ Bất kỳ ai là gián điệp cũng bị xử tử. "Từng lời của gã lạnh như băng giá".
Gã gườm gườm nhìn nàng rồi đứng dậỵ "Đầy là lần cảnh cáo cuối cùng".
Dana nhìn gã đi rạ Mình sẽ không để hắn doạ mình, nàng nghĩ quả quyết như vậỵ
Nhưng thực sự là nàng sợ.
Matt Baker gửi cho Dana một gói bưu phẩm. Đó là một hộp to khủng khiếp đầy kẹo, sôcôla thanh, bánh bích quy và nhiều thứ đồ ăn linh tinh khác. Dana mang cho cả xuống phòng lớn của khách sạn và chia cho các phóng viên khác. Tất cả đều vui vẻ.
"Sếp thế mới gọi là sếp chứ", Santomi Asaka nóị
"Này, làm thế nào để tôi cũng kiếm được việc gì đó ở Tribune nhỉ?" Juan Santos đùạ
Kemal lại đợi họ ở lối ra vàọ Chiếc áo jaket rách mà cậu mặc đã tả tơi đến mức người ta có cảm giác như nó sắp rời ra từng mảnh...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

26#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:54:29 | Chỉ xem của tác giả
"Xin chào, Kemal".
Cậu bé đứng đó, không nói gì, nhìn nàng dưới chiếc mũ phớt đã mất chỏm, gần như che sụp xuống mặt.
"Cô sắp đi chợ đây, cháu có muốn đi với cô không?"
Không có câu trả lờị
"Để tôi thử cách khác nhé, Dana nói với Jovan, nàng mở cửa sau của chiếc xe và nói, vẻ mời mọc. "Nào, cháu vào xe đi".
Cậu bé đứng lặng đi, vẻ ngạc nhiên, rồi chậm chạp tiến lại gần.
Dana và Jovan nhìn cậu chui vào ghế saụ
Dana nói với Jovan. "Anh có biết cửa hàng quần áo nào còn mở không?".
"Tôi biết một chỗ".
"Đi đến đó". Họ ngồi im lặng trong một vài phút đầụ
"Cháu có mẹ hay cha không, Kemal?"
Cậu bé lắc đầụ
"Thế cháu sống ở đâủ".
Cậu bé nấc lên.
Và rồi Dana thấy cậu ngồi sát vào hơn như để cảm nhận hơi ấm từ thân thể nàng.
Cửa hàng bán quần áo nằm ở Bascarrsija, nơi từng là khu chợ sầm uất của Sarajevọ Mặt tiền đã bị trúng bom, nhưng cửa hàng vẫn phục vụ khách. Dana nắm lấy cánh tay trái Kemal và dần nó vào trong cửa hàng/
Người bán hàng ra đón họ.
"Tôi có thể giúp gì được đâỷ"
"Vâng, tôi muốn mua một chiếc áo jaket cho cậu nhỏ của tôi". Nàng nhìn Kemal. "Phải vừa mới cỡ cậu ấy".
"Xin mời theo lối này".
Khu bán quần áo cho trẻ em bay la liệt các loại jaket. Dana quay lại hỏị "Cháu thích cái nàỏ"
Kemal đứng im, không đáp. Nàng nói với người bán hàng. "Lấy cho chúng tôi cái màu nâu", và rồi nàng nhìn xuống quần của Kemal. "Chúng tôi muốn mua hai cái quần và một đôi giầy nữa".
Họ rời khỏi cửa hàng khoảng một giờ sau, Kemal đã mặc bộ quần áọ Nó ngồi vào ghế sau xe và vẫn không nói một lờị
"Mày không biết mở mồm nói lời cảm ơn à?" Jovan giận dữ mắng.
Cậu bé oà khóc. Dana choàng tay qua người nó. "Thôi mà, ổn rồi, ổn rồi mà". Hãy xem cuộc chiến này đã làm gì với những đứa trẻ.
Khi họ quay về khách sạn. Dana nhìn theo Kemal ra khỏi xe và chạy biến đi, không nói một lờị
"Không biết những đứa trẻ như vậy thì sống ở đâu nhỉ? Nàng hỏi Jovan.
"Trên đường phố, chị ạ. Có hàng trăm những đứa trẻ mồ côi như nó ở cái thành phố Sarajevo nàỵ Chúng không có gia đình, nhà cửạ..".
"Làm thế nào mà chúng sống được?".
Anh ta nhún vaị "Tôi không biết".
Ngày hôm sau, khi Dana ra khỏi khách sạn, Kemal đã đứng đợi ở cửa, mặc bộ đồ nàng mua cho hôm qua, và đã rửa mặt.
Tin về hiệp ước hoà bình đã đến vào giờ ăn trưa hôm đó. Dana quyết định lại tới thăm giáo sư Mladic Staka và hỏi xem ông nghĩ gì về chuyện nàỵ
Trông giáo sư còn tiều tuỵ hơn cả lần trước.
"Tôi rất vui được gặp lại cô, cô Evans ạ. Tôi nghe nói cô làm được một số chương trình rất tuyệt, nhưng..." ông ngừng lại ấp úng, "rất tiếc là nhà tôi lại không có điện thoại để bật ti vị Tôi có thể giúp được việc gì đâỷ"
"Tôi muốn biết ý kiến của giáo sư về hiệp ước hoà bình mới đây, thưa giáo sư".
Ông ta ngả người vào lưng ghế và chậm rãi nói: "Tôi thấy thật thú vị khi ở những nơi như Dayton, Ohio, người ta lại ra được một quyết định liên quan đến tương lai của Sarajevo này".
"Họ sẽ thống nhất trên cơ sở tay ba, một cuộc họp của ba vị lãnh tụ, bao gồm lãnh tụ của người hồi giáo, người Croatia, và người Serbiẹ Giáo sư nghĩ gì về chuyện nàỷ"
"Chỉ khi nào cô tin vào điều kỳ diệu mà thôi", ông cau mày, "sẽ có một chính thể quốc gia với 18 vị thủ lĩnh và 109 chính quyền địa phương nữạ Đó là thứ mà người ta gọi là tháp Balel chính trị. Còn người Mỹ thì gọi đó là hôn nhân gượng ép đấỵ Không ai trong số họ muốn rời bỏ quyền tự trị của mình. Họ sẽ tạo ra quốc kỳ riêng, tiền tệ riêng, và luật pháp riêng". Ông lắc đầụ "Một kiểu sáng hoà bình, chiều chiến tranh thôi".
Dana Evans không còn làm phóng viên vô danh tiểu tốt nữa mà trở thành một huyền thoại quốc tế. Những chương trình truyền hình của nàng chất chứa niềm yêu quý nhân loại sâu sắc. Và bởi vì Dana quan tâm, nên những khán giả của nàng cũng quan tâm, và chia sẻ cùng nàng những tình cảm nóng bỏng.
Matt Baker bắt đầu nhận được điện thoại của những hãng truyền thông khác xin được phát chương trình của Danạ Ôngthấy hãnh diện thay cho nàng. Con bé bắt đầu làm việc cần mẫn và bây giờ là làm việc tốt.
Với chiếc xe truyền vệ tinh riêng. Dana bận rộn hơn bao giờ. Nàng không còn phải chịu sự kiểm soát của công ty vệ tinh Yogoslavie nữạ Dana và Benn cùng quyết định sẽ làm chương trình gì mà họ muốn. Một số chương trình họ làm ngay tại hiện trường, và một số khác họ thu sẵn vào băng. Dana, Benn len lỏi khắp phố xá và quay phim chụp ảnh bất kỳ cái gì mà họ cần, rồi Dana sẽ thu lời bình luận của nàng trong một phòng thu địa phương, sau đó gửi chúng về Washington.
Vào giờ ăn trưa, tại phòng ăn của khách sạn, có rất nhiều đĩa lớn đựng bánh xăng-đuých đặt ở giữa bàn. Các phóng viên đều tự phục vụ lấỵ Roderick Munn phóng viên đài BBC bước vào phòng ăn, tay vung vẩy một mảnh bảo AP bị cắt rạ "Mọi người nghe đây", anh gào to, "Dana Evans, phóng viên thường trú của WTE, giờ đây đang được phát chương trình của mình trên khoảng một tá các đài truyền hình. Và Evans còn được chỉ định nhận giải thưởng Vì hoà bình...".
Lời bình luận nổi lên theo đó. "Chúng mình thật may mắn vì được làm việc cùng với một người nổi tiếng như vậy". Một phóng viên nói, vẻ hoan hỉ.
Đúng lúc đó, Dana bước vào phòng ăn. "Xin chào mọi ngườ. Tôi không có thời gian ăn trưa cùng các vị hôm naỵ Tôi sẽ lấy theo vài cái bánh xăng-đuých". Nàng lấy khá nhiều bánh và gói chúng lại bằng giấy bạc. "Gặp lại mọi người sau nhé". Họ im lặng nhìn nàng đi rạ
Kemal đang đợi nàng.
"Xin chào, Kemal".
Không trả lời
"Cháu vào xe đi".
Kemal ngồi vào ghế saụ Dana đưa cho cậu bé chiếc bánh và im lặng nhìn cậu nhai nghiến ngấụ Nàng đưa thêm chiếc nữa, cậu bé tiếp tục gần như nuốt chửng nó.
"Cháu ăn chầm chậm thôi", Dana nóị
"Đi đâu đây chị?" Jovan hỏị
Dana quay lại Kemal. "Đi đâu đâỷ". Nó ngước lên nhìn nàng tỏ vẻ không hiểụ "Cô sẽ đưa cháu về nhà, Kemal ạ. Cháu sống ở đâủ".
Nó lắc đầụ
"Cô muốn biết là cháu ở đâu".
Hai mươi phút sau đó, chiếc xe dừng lại trước một bãi trống gần nhà Mijackạ Khoảng một tá những cái lều được dựng bằng giấy bồi và chặn bằng đủ loại gạch vỡ xung quanh.
Dana ra khỏi xe và quay về phía Kemal. "Đây là nơi cháu sống saỏ".
Cậu bé miễn cưỡng gật đầụ
"Và cả những bạn khác cũng vậy, đúng không?"
Nó lại gật đầụ
"Cô muốn quay những cảnh này, Keml ạ".
Nó lắc đầu, "Không".
"Tại sao không?"
"Bọn cớm sẽ đến và đuổi chúng cháu đi mất. Cô đừng làm như thế".
Dana nhìn cậu bé một lúc, "Thôi được, cô hứa là không".
Sáng hôm sau, Dana chuyển đi khỏi khách sạn Holyday Inn. Khi không thấy nàng xuất hiện ở bữa ăn sáng, Gabriella Orsi từ đài phát thanh Altre Station của Italia hỏi, "Dâ đâu nhỉ?"
Roderick Munn trả lờị "Cô ấy đi rồị Thuê nhà dân để ở. Cô ấy bảo thích ở một mình".
Nikolai Ptrovich, phóng viên đài Gorizont của Nga nóị "Tất cả chúng ta đều thích ở một mình. Thế là không đủ tử tế với cô ta saỏ"
Có cảm giác chúng là không hài lòng.
Chiều hôm đó, lạic có một gói bưu phẩm lớn gửi cho Danạ Nikolai Petrovich nóị "Cô ta không có ở đâỵ Chúng mình cứ chia nhau dùng chứ nhỉ?"
Nhân viên giữ đồ của khách sạn từ chốị "Tôi xin lỗị Cô Evans sẽ cho người đến nhận".
Mấy phút sau, Kemal đến. Các phóng viên nhìn cậu nhận gói đồ rồi đi luôn. "Cô ấy không chia cho chúng ta nữa đâu". Joan Santos lầm bầm. "Tôi cho là cô ấy đã trở nên kiêu ngạo mất rồi".
Trong tuần tiếp theo đó, Dana vẫn có chương trình phát trên truyền hình, nhưng nàng không hề xuất hiện tại khách sạn nữạ Những lời bàn tán không hay về nàng ngày càng nhiềụ
Dana và chú bạn nhỏ của nàng đã trở thành đề tài chủ yếu cho những cuộc đối thoạị Sau đó mấy ngày, một gói bưu phẩm to tướng, như mọi lần lại đến khách sạn. Nicolai Petrovich hỏi nhân viên giữ đồ. "Cô Evans có cho người đến lấy nó bây giờ không?"
"Có thưa ông".
Vị người Nga vội vàng quay vào phòng ăn. "Lại một gói bưu phẩm nữa đến rồi". Ông ta nói, "ai đó sẽ đến lấỵ Tại sao chúng ta không đi theo người đó và nói với Evans tất cả những gì chúng ta nghĩ về cô ấy". Mọi người đều đồng ý.
Khi Kemal đến lấy gói đồ, Nicolai nói với cậu bé. "Cháu đem đến cho cô Evans à?".
Kemal gật đầụ
"Evans muốn gặp chúng tôi, cháu dẫn chúng tôi đến chỗ cô ấy nhé?" Kemal nhìn ông ta một lúc rồi nhún vaị
"Chúng tôi sẽ có xe đưa cháu đi, cháu chỉ đường cho chúng tôi nhé?".
Mấy phút sau, một đoàn ô tô lên đường. Khi ra đến ngoại thành, Kemal chỉ một khu trang trại đã bị đánh bom. Đoàn xe dừng lạị
"Cháu hãy đi trước và đưa cho cô ấy cái gói này, Nicolai nói, "chúng ta sẽ cùng làm cho cô ấy ngạc nhiên".
Họ nhìn Kemal đi vào khu trang trại đổ nát. Họ chờ một chút rồi đi theo và đẩy cửa rạ Tất cả dừng lại vì quá bất ngờ. Căn phòng đầy chật những đứa trẻ với nhiều lứa tuổi, màu dạ Đa phần chúng đều bị tàn tật, thương vong, què hoặc cụt. Khoảng hơn ba chục cái võng nhà binh được chăng ngang tường. Dana đang phân phát gói quà cho bọn trẻ thì cửa bật mở. Nàng ngửng lên nhìn, hoảng hốt khi thấy cả nhóm ùa vàọ
"Các vị... làm cái gì ở đâỷ".
Rodevich Munn nhìn quanh, ngượng ngùng. "Tôi xin lỗi Danạ Chúng tôi đã nhầm. Chúng tôi cứ nghĩ là..."
Dana quay về phía họ. "Tôi hiểụ Bọn chúng đều là những trẻ mồ côị Chúng không có chỗ nào để ở và cũng không có ai chăm sóc. Phần lớn đều đang cần chữa trị trong khi bệnh viện mới bị thả bom. Nếu cảnh sát tìm thấy, chúng sẽ bị đưa vào những nơi mà người ta gọi là trại trẻ mồ côi và sẽ chết dần chết mòn tại đó. Còn cứ để chúng sống ở đây, rồi chúng cũng chết. Tôi đang cố nghĩ xem làm cách nào để cứu bọn trẻ ra khỏi nơi này".
Nàng nhìn đám đông vẻ cầu cứụ "Các bạn có cách gì không?"
Rodevich nói nhỏ. "Tôi cho là có đấỵ Có một chiếc máy bay của tổ chức Chữ thập đỏ sẽ từ Paris đến đây vào tối naỵ Người phi công là bạn tôi".
Dana hỏi, vẻ tràn trề hy vọng. "Anh có thể nói với anh ấy được không?"
Munn gật đầụ "Được".
Nicolai Petrovich nóị "Hãy xem, chúng ta mà dính vào chuyện này, họ sẽ quẳng chúng ta ra khỏi đây ngay".
"Anh không buộc phải tham gia", Munn nói, "chúng tôi sẽ giải quyết vụ này".
"Tôi phản đối", Nicolai gắng sức thuyết phục, "chuyện này sẽ đưa tất cả chúng ta vào nguy hiểm".
"Thế còn bọn trẻ thì saỏ Dana hỏi ông tạ "Chúng ta đang nói về cái sống và cái chết của chúng đấy".
Chiều hôm ấy, Munn đến chỗ Danạ "Tôi vừa nói chuyện với bạn tôị Anh ấy rất sung sướng được giúp chúng ta đưa bọn trẻ đến Paris, ở đó chúng sẽ an toàn. Anh ấy cũng có hai cậu con trai".
Dana mừng run lên. "Thật tuyệt vờị Rất cám ơn anh, Munn".
Munn nhìn nàng. "Chính chúng tôi phải cám ơn cô".
Vào 8 giờ tối hôm đó, một chiếc xe tải có biểu tượng của hội chữ thập đỏ bên sườn xe đỗ lại trước khu trang trại đổ nát đó. Người lái xe tắt đèn, và dưới ánh sáng của vầng trăng non, Dana cùng bọn trẻ nhanh chóng trèo lên xẹ
Mười lăm phút sau, chiếc xe chuyển bánh về phía sân bay Butmir. Sân bay đã ngừng hoạt động và chỉ dành phục vụ cho chuyến bay của hội chữ thập đỏ đến cung cấp đồ cứu tế. Con đường ra sân bay là con đường dài nhất mà Dana từng đị Tưởng như dài vô tận. Khi nhìn thấy ánh đèn đỏ của máy bay đằng trước, nàng nói với lũ trẻ. "Chúng ta gần đến rồi".
Kemal nắm chặt lấy tay nàng. "Cháu sẽ ổn thôi", Dana trấn an nó. "Tất cả các cháu sẽ được chăm sóc" và nàng nghĩ mình sẽ nhớ nó. ở cổng sân bay, người gác cổng vẫy tay ra hiệu cho quạ
Xe chạy thẳng đến bên chiêc máy bay chở hàng có ký hiệu của hội chữ thập đỏ. Người phi công đang đứng cạnh đó.
Anh chạy vội về phía Danạ "Vì chúa, tại sao tới muộn thế. Đưa bọn trẻ vào trong đi, nhanh lên. Chúng tôi buộc phải bay từ cách đây hai mươi phút rồi".
Dana đẩy bọn trẻ vào trong máy bay, Kemal là người cuối cùng.
Nó quay lại nhìn nàng môi run run, "Cháu còn được gặp cô nữa không?"
"Cô tin là còn, cháu ạ". Nàng ôm lấy nó, lòng thầm cầu chúa một điều tốt lành. "Vào đi, cháu".
Cửa khoang đóng lạị Tiếng động cơ rú lên và máy bay bắt đầu lăn trên đường băng. Dana và Munn đứng đó, nhìn theo chiếc máy bay cất cánh vào bóng đêm, về hướng bắc, hướng tới Paris.
"Anh chị làm được một điều thật tuyệt vời," người lái xe nói, "tôi muốn anh chị biết rằng"...
Tiếng phanh gấp của một chiếc xe phía sau làm họ quay lạị Đại tá Gordan nhảy ra khỏi xe và tức tối nhìn lên bầu trời, chiếc máy bay đã biến mất, bên cạnh gã là Nikolai Petrovick, nhà báo người Ngạ
Đại tá Gordan nhìn Danạ "Cô bị bắt. Tôi đã cảnh cáo cô là tội gián điệp sẽ phải trả giá bằng mạng sống".
Dana hít một hơi thật sâụ "Đại tá, nếu ông muốn bắt tôi để xét xử trước toà vì tội làm gián điệp...".
Gã nhìn sâu vào mắt nàng, lạnh lùng ngắt lờị "Ai nói với cô là xét xử trước toà?"

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

27#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:56:31 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13 -

Lễ nhậm chức, diễu hành, tuyên thệ, tất cả rồi cũng qua đi, Oliver háo hức bước vào nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Washington D.C là một thành phố duy nhất trên trái đất thấm đẫm chất chính trị. Đây là cái rốn quyền lực của thế giới và Oliver là trung tâm của cái rốn đó. Có vẻ như tất cả mọi người ở đây đều ít nhiều liên quan tới bộ máy của chính phủ. Tại đây có liên quan tới bộ máy của chính phủ. Tại đây có tới 15 ngàn người hoạt động ngoài nghị viện và hơn năm nghìn nhà báo. Tất cả họ đều được bú chung một bầu sữa bà mẹ chính quyền. Oliver Russell vẫn còn nhớ câu nói nổi tiếng của John Kennedy "Washington, D.C là thành phố mang vẻ duyên dáng của miền Bắc và tính hiệu quả của miền Nam.
Ngày đầu tiên làm Tổng thống, Oliver đi quanh Nhà Trắng cùng với Jan. Họ đã thuộc lòng từng chi tiết trong đó: Nhà Trắng là một quần thể với 132 phòng ngủ, 32 phòng tắm, 29 lò sưởi, 3 cầu thang máy, một bể bơi, một phòng tập thể dục buổi sáng, bãi đua ngựa, sân bóng, bãi đua ngựa, sân bóng rổ, một ophòng chiếu phim cùng 18 acres đất trồng cỏ và hoa. Họ từng mơ ước tới cuộc sống nơi đây không biết bao nhiêu lần, nhưng giờ đây, khi mơ ước đã thành sự thực, họ vẫn không choáng ngợp.
"Cứ như một giấc mơ ấy, anh nhỉ?". Jan thì thào.
Oliver cầm tay vợ". "Anh rất vui là chúng mình sẽ cùng nhau chia sẻ giấc mơ này, em yêu ạ". Và đúng như Oliver nghĩ như vậy thật. Jan đã trở thành một người bạn đời tuyệt vời, càng ngày Oliver càng yêu Jan.
Khi Oliver ra khỏi phòng bầu dục, Peter Tager đang ngồi chờ ỏ dó. Ngay sau ngày nhậm chức, Oliver đã cử ông ta làm thư ký riêng cho mình. "Tôi thực sự chưa tin nó là sự thực, Peter ạ".
Peter mỉm cười. "Dân chúng tin điều đó và họ đã bỏ phiếu cho ngài, thưa Tổng thống".
Oliver ngửng lên nhìn ông ta. "Cứ gọi tôi là Oliver như cũ".
"Thế cũng được. Nhưng chỉ khi có hai chúng ta thôi. Và anh luôn nhớ cho, bắt đầu từ giờ phút này, bất cứ điều gì anh nói, việc gì anh làm cũng có thể ảnh hưởng đến thế giới này".
Cửa phòng bật mở, "Thưa Tổng thống, Nghị sĩ Davis đang đợi ở ngoài ạ".
"Để ông ấy vào đi, Heather".
Peter đứng dậy. "Tôi nên đi thì hơn. Bàn làm việc của tôi còn cả đống giấy tờ cần giải quyết".
Nghị sĩ Davis bước vào. "Ôi, Peter...".
"Xin chào nghị sĩ". Hai người bắt tay nhau.
Peter quay lại nói. "Xin gặp lại ngài sau, thưa Tổng thống".
NGhị sĩ Davis tiến đến bên bàn của Oliver và gật đầu. "Cái bàn này hợp với anh lắm, Oliver ạ. Tôi không thể nói là tôi thực sự vui như thế nào khi thấy anh ngồi ở đây".
"Cảm ơn cha, con đang cố để làm quen với nó. Con muốn nói là Adams đã từng ngồi ở đây... Licoln... và cả Roosevlt nữa...".
Nghị sĩ Davis cười phá lên. "Đừng để những bóng ma đó doạ anh. Trước khi họ trở thành những huyền thoại thì họ cũng là người trần mắt thịt như tôi và anh thôi. Họ cũng ngồi ở đó và cố gắng làm những việc đáng phải làm. Lần đầu tiên đặt cái mông vào đó họ cũng phát hoảng lên ấy chứ. Tôi vừa nói chuyện với Jan xong, con bé cứ như đang ở trên mây trên gió. Nó sẽ là một Đệ nhất phu nhân tuyệt vời đấy".
"Con biết ạ".
"Nhân đây, tôi cũng có một danh sách muốn bàn cùng anh, thưa Tổng thống, cái giọng ông ta nhấn vào câu thưa Tổng thống nghe có vẻ như đùa cợt.
"Vâng, thưa cha".
Nghị sĩ Davis trải tờ giấy lên mặt bàn.
"Cái gì đó ạ?"
"Đây là một vài gợi ý mà tôi muốn dành cho văn phòng của anh".
"Ô, thưa cha, con đã quyết định rồi..."
"Tôi nghĩ anh cứ xem qua cái này đi một chút".
"Nhưng không có..."
"Cứ nhìn qua đi, Oliver", giọng ngài Nghị sĩ trở nên lạnh lùng.
Mắt Oliver tròn xoe. "Cha..."
Nghị sĩ nắm lấy tay anh, "Oliver, tôi muốn anh đừng có trong đầu, dù chỉ một giây, cái ý nghĩ cho rằng tôi áp đặt lên anh những ý muốn của tôi. Thế là anh sai rồi đấy. Tôi đưa cho anh bản danh sách này vì tôi nghĩ họ là những người tốt nhất giúp anh điều hành đất nước. Tôi là người yêu nước. Oliver ạ, và tôi không một chút xấu hổ vì điều đó. Đất nước này là tất cả với tôi". Ông ta ngừng lại một chút, "Phải, tất cả đấy. Nếu anh cho rằng tôi giúp anh vào được nhà trắng chỉ vì anh là con rể tôi thì anh nhầm to rồi. Tôi đưa anh vào đây vì tôi nghĩ anh là người thích hợp nhất cho vị trí này. Đó là điều tôi quan tâm hơn cả". Ông ta gõ ngón tay lên tờ giấy. "Và đây là những người sẽ giúp anh làm tốt công việc của mình".
Oliver ngồi đó, lặng im. "Tôi đã ở thành phố này hàng chục năm nay rồi Oliver ạ. Và anh có biết tôi đã học được điều gì không? Đó là không gì buồn hơn bằng việc làm Tổng thống có một nhiệm kỳ. Anh có biết tại sao không? Bởi vì trong bốn năm đó, anh mới chỉ có một chút khái niệm về việc mình cần phải làm gì để đất nước tốt đẹp hơn. Anh có biết bao giấc mơ cần biến thành hiện thực. Và vào lúc anh vừa sẵn sàng làm điều đó, vừa khi anh muốn làm một điều gì đó đặc biệt", ông ta nhìn quanh căn phòng, "thì một người khác đã vào đây thế chỗ cho anh, và những giấc mơ của anh tan biến. Thật là buồn khi phải nghĩ đến cảnh tượng đó, đúng không? Biết bao nhiêu người đã phải giã từ giấc mơ ấy chỉ vì họ có mỗi một nhiệm kỳ Tổng thống. Anh có biết là từ khi McKinley vào ngồi đây, năm 1897, hàng loạt vị Tổng thống sau ông ta đã chỉ có một nhiệm kỳ không? Nhưng anh, Oliver, tôi muốn nhìn thấy anh là Tổng thống với hai nhiệm kỳ. Tôi muốn anh thực hiện được tất cả những giấc mơ của mình. Tôi sẽ chứng kiến việc anh tái cử"
Nghị sĩ Davis liếc nhìn đồng hồ và đứng dậy. "Tôi phải đi đây. Chúng tôi có một buổi họp ở Nghị viện. Tôi sẽ gặp lại anh vào bữa tối nay". Ông ta đi ra.
Oliver nhìn theo một lúc lâu. Rồi ngài ngồi xuống đọc bản danh sách mà ông ta để lại.
Hắn mơ thấy Miriam tỉnh dậy và ngồi dậy ngay ngắn trên giường. Một viên cảnh sát đến bên, nhìn cô và hỏi. "Bây giờ cô có thể nói cho chúng tôi biết ai đã làm như vậy đối với cô không?"
"Được".
Hắn tỉnh dậy, người ướt đẫm mồ hôi.
Sáng sớm hôm đó, Oliver gọi điện đến bệnh viện, nơi Miriam đang điều trị "Tôi e là không có cơ may nào cho cô ấy hêt, thưa Tổng thống". Vị trưởng khoa thần kinh trả lời. "Nói thật ra, trong sắc diện cô ấy không tốt tí nào".
Oliver ngập ngừng giây lát rồi nói: "Cô ấy không có gia đình gì cả. Nếu ông cho là cô ấy không có cơ may hồi phục thì để cho cô ấy được giải thoát có nhân đạo hơn không?".
"Tôi cho là chúng ta nên đợi thêm một thời gian nữa, biết đâu lại có điều kỳ diệu xẩy ra thì sao?".
Trưởng ban lễ tân, Jay Perkins, đang báo cáo. "Có 147 nhà ngoại giao làm việc tại Washington, thưa Tổng thống. Quyển sách màu xanh da trời này là danh sách ngoại giao, bao gồm tên tuổi tất cả các đại diện nước ngoài và vợ con họ. Quyển sách màu xanh lá cây kia là danh sách xã hội, trong đó có tên tất cả các chính khách đứng đầu và thành viên đảng cộng hoà".
Ông ta đưa cho Oliver một tập giấy nữa. "Đây là danh sách các đại sứ của các nước mà ngài sẽ đón tiếp".
Oliver nhìn lướt qua bảng danh sách và tìm thấy ngay tên của vị đại sứ người Italia và vợ ông ta: Atilio Picone và sylva. Ôi Sylva. Oliver hỏi như vô tình. "Thế họ có mang vợ đi cùng không?".
"Không. Vợ họ sẽ giới thiệu sau. Tôi cho là ngài nên bắt đầu gặp gỡ những người này càng sớm càng tốt".
"Được".
Perkins nói. "Tôi sẽ bố trí việc này vào tuần tới. Tất cả các đại sứ đều sẽ được mời. Ngài nên tổ chức một bữa tiệc tại nhà trắng để ra mắt họ".
"ý kiến hay đấy". Oliver lại liếc nhìn bản danh sách đặt trên bàn. Atilio và Sylva Picone.
Tối thứ bảy, phòng ăn tối nhà trắng treo đầy quốc kỳ của các nước trên thế giới. Oliver đã gặp Atilio Picone hai ngày trước, khi ông ta đến trình quốc thư.
"Phu nhân Picone có được khoẻ không?" Oliver hỏi.
Có một chút ngập ngừng. "Vợ tôi vẫn khoẻ, xin cảm ơn Tổng thống"
Bữa tiệc thật thành công. Oliver đi từ bàn nọ sang bàn kia, trò chuyện vui vẻ với các quan khách. Một vài nhân vật đặc biệt nhất thế giới cũng có mặt tại bữa tiệc.
Oliver đi tới chỗ ba người phụ nữ đã kết hôn với những những người đàn ông hết sức quan trọng nhưng vẫn làm chủ được cuộc sống của mình: Leonore... Delores... Carol...
Khi Oliver đi ngang qua phòng, Sylva Picone đến bên cạnh ông và chìa tay ra. "Đây là giờ phút tôi mong đợi từ lâu, thưa Tổng thống". Đôi mắt bà sáng rực lên.
"Tôi cũng vậy". Oliver thì thầm.
"Tôi biết thế nào rồi ngài cũng đắc cử", gần như thì thầm.
"Chúng ta có thể nói chuyện sau được không?" Không một chút ngập ngừng. "Tất nhiên rồi".
Sau bữa tiệc, tất cả chuyển xuống phòng khiêu vũ. Oliver nhìn Sylva trong vũ điệu cổ điển, và thầm nghĩ đúng là một phụ nữ đẹp, thân hình mới quyến rũ làm sao.
Tiệc nhảy còn thành công hơn cả tiệc ăn.
Tuần sau đó, trên trang nhất của tờ Washington Tribune, chạy ngang dòng tít lớn: Tổng thống bị buộc tội tranh cử gian lận.
Oliver nhìn chằm chằm mà không tin nổi vào mắt mình? Đây là điều tệ hại nhất có thể xảy ra. Tại sao nó lại xảy ra nhỉ? Và rồi Oliver bất chợt hiểu được lý do. Câu trả lời nằm ngay trước mặt, ở góc tờ báo. "Chủ bút: Leslie Stewart". Tuần tiếp theo, lại có một hàng chữ trên trang đầu tờ Washington Tribune Tổng thống bị nghi ngờ làm sai lệch thuế lợi tức của bang Kentucky khi còn là thống đốc bang này
Hai tuần sau, lại có chuyện khác đăng trên trang đầu Washington Tribune: Cựu trợ lý của Tổng thống Rusell dự định kiện Tổng thống vì tội quấy rối tình dục.
Cửa phòng bầu dục bật mở và Jan bước vào. "Anh đã xem báo sáng nay chưa?".
"Rồi, anh...".
"Tại sao anh lại làm những chuyện đó hả, Oliver? Anh...".
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

28#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 11:59:19 | Chỉ xem của tác giả
"Chờ một chút đã. Em không thấy điều gì đang xảy ra ư? Jan? Leslie Stewart đứng sau tất cả những vụ này. Anh tin chắc là cô ấy muốn trả thù anh. Cô ấy hẳn không quên chuyện cũ. Được rồi, coi như cô ấy thắng lần này, mọi chuyện qua rồi em ạ".
Nghị sĩ Davis gọi điện. "Oliver, tôi muốn gặp anh trong một giờ nữa".
"Con sẽ ở đây thưa cha".
Oliver đang trong phòng đọc sách nhỏ thì Davis đến. Ông đứng lên đón bố vợ.
"Xin chào cha".
"Đúng là một buổi sáng chết tiệt". Giọng nghị sĩ chứa đầy tức tối. "Người đàn bà kia sẽ phá đổ mọi thành quả của chúng ta mất".
"Không, cô ấy sẽ không định làm vậy đâu, cô ấy chỉ...".
"Tất cả mọi người đọc cái tờ báo rác rưởi đó, và người ta tin vào cái mà người ta đọc".
"Todd, chuyện đó đã qua rồi và...".
“Chuyện đó chưa qua đâu. Anh có nghe bài bình luận sáng nay của kênh WTE không? Nó bàn về việc ai sẽ là người có khả năng làm Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ đấy. Anh đứng cuối danh sách, Oliver ạ. Leslie đang cố tìm cách hạ bệ anh. Anh phải dừng cô ta lại, bằng mọi giá".
"Nhưng điều đó là không thể, cha biết mà. Họ được bảo vệ bằng quyền tự do báo chí. Chúng ta không thể làm gì được họ cả".
Nghị sĩ nhìn Oliver vẻ thăm dò. "Có đấy".
"Cha định nói về cái gì?".
"Ngồi xuống đi", hai người cùng ngồi xuống. "Người đàn bà đó rõ ràng là còn yêu anh, Oliver ạ. Đây là cách cô ta trừng phạt anh vì đã bỏ rơi cô ta. Lời khuyên của tôi là nên giải quyết trong hoà bình".
"Con phải làm gì bây giờ?".
Nghị sĩ Davis nhìn Oliver thật lâu. "Hãy dùng cái đầu của anh đi".
”Chờ một chút nào, Todd. Có phải cha khuyên con là...“.
”Điều mà tôi khuyên anh là làm nguội con bé lại. Để cho nó thấy là anh rất hối hận. Tôi vừa nói là nó còn yêu anh. Nếu không còn yêu nữa, nó sẽ không làm vậy“.
”Chính xác, cha bảo con phải làm gì?“.
”Quyến rũ nó, con rể ạ. Anh đã làm được một lần thì anh cũng có thể làm lại một lần nữa. Anh sẽ nắm lại được nó trong tay. Anh sắp có một bữa chiêu đãi vào tối thứ sáu tới, mời nó đi. Anh có thể thuyết phục nó không đối đầu với anh nữa“.
”Con không biết là mình sẽ làm như thế nào...“.
”Tôi không cần biết anh làm thế nào. Có thể anh sẽ đưa nó đi đâu đó, nơi anh chị tha hồ trò chuyện riêng với nhau. Tôi có một căn nhà nghỉ ở Virginia. Rất biệt lập. Tôi sẽ về Florida mấy ngày cuối tuần, và sẽ đưa Jan đi cùng“. Ông ta móc túi và đưa cho Oliver một mảnh giấy gấp cùng chùm chìa khóa. ”Đây là vị trí ngôi nhà và chìa khóa“.
Oliver nhìn bố vợ chằm chằm. ”Chúa ơi, cha đã sắp xếp tất cả rồi sao? Thế nếu Leslie không... à giả sử cô ấy không đồng ý thì sao? Nếu cô ấy từ chối thì sao?“.
Nghị sĩ đứng dậy. ”Nó sẽ đồng ý, nó sẽ đi. Gặp lại anh vào thứ hai nhé, Oliver. Chúc may mắn“.
Oliver đứng đực ra hồi lâu và nghĩ. Không, mình không thể một lần nữa xử sự xấu với Leslie. Mình không thể.
Buổi tốm hôm đó, khi chuẩn bị ngồi vào bàn ăn, Jan nói. ”Oliver này, cha sẽ đưa em đi Florida vào kỳ nghỉ cuối tuần này. Cha được trao giải thưởng gì đó, em nghĩ là ông muốn khoe quý phu nhân của Tổng thống đấy mà. Anh có muốn em đi không? Em biết là có một bữa tiệc vào tối thứ sáu này, nếu anh cần em ở nhà...“.
”Không, không, em cứ đi đi, anh sẽ rất nhớ em đấy, ”và đúng là mình sẽ nhớ cô ấy thật. Khi nào giải quyết xong vụ này, mình sẽ dành nhiều thời gian hơn cho Jan.
Leslie đang nghe điện thoại thì cô thư ký chạy vào thông báo. ”Thưa bà...“.
”Cô không thấy là tôi đang...“.
”Tổng thống Russell đang ở đường dây số 3“.
Leslie nhìn cô gái rồi mỉm cười. ”Thôi được“, nàng nói qua điện thoại. ”Tôi sẽ gọi lại cho anh sau“. Nàng bấm nút số 3.
”Xin chào“.
”Leslie đấy à?“.
”Chào anh, Oliver, hay là tôi phải gọi là ngài Tổng thống đây?“.
”Em muốn gọi anh là gì cũng được“, ông trả lời mềm mỏng, ”và có...“, đột nhiên ông dừng lại ”Leslie, anh muốn gặp em“.
”Anh có chắc đó là một ý kiến hay không?“.
”Anh chắc chắn“.
”Anh là Tổng thống, liệu tôi có thể chối từ lời đề nghị của Tổng thống không nhỉ?“.
”Không, nếu em là một người Mỹ yêu nước. Có một bữa tiệc tại Nhà Trắng vào tối thứ sáu này. Em đến nhé“.
”Lúc mấy giờ?“.
”Tám giờ tối“.
”Được, tôi sẽ đến“.
Trông nàng thật lộng lẫy trong chiếc váy kiểu Thượng Hải bó sát người với những chiếc khuy vàng nặng tới 22 karat, và một đường xẻ dài bên trái.
Khi Oliver nhìn thấy nàng, những kỷ niệm xưa lại ào ạt dội về trong ông.
”Leslie...“.
”Vâng, thưa Tổng thống“.
Ông nắm lấy tay nàng, cảm nhận được sự mềm mại lẫn ẩm ướt. Một tín hiệu đây. Oliver nghĩ. Nhưng nó là cái gì? Sự căng thẳng? Tức giận?
Hay nàng cũng đang hồi tưởng lại kỷ niệm xưa? ”Anh rất mừng vì em đến, Leslie ạ“.
”Tôi cũng vậy“.
”Chúng minh nói chuyện sau nhé“. Nụ cười của nàng làm ông thấy ấm cả lòng.
”Vâng“.
Ngồi cách Oiver hai bàn là một nhóm các nhà ngoại giao người Arập. Một người trong số họ, với những nét rất sắc sảo, đôi mắt đen, có vẻ như không rời mắt khỏi Oliver.
Tổng thống quay sang Peter Tager và hất đầu về phía người Arập kia. ”Ai đấy?“.
Tager nhìn lướt theo hướng đó. ”Ali tất cả Fulani. Ông ta là thư ký của các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. Anh hỏi ông ta làm gì?“.
”Chẳng để làm gì cả“. Oliver ngửng lên lần nữa. Đôi mắt kia vẫn chằm chằm nhìn ông.
Oliver là một chủ nhà tuyệt vời, ông đã khiến cho tất cả các quan khách cảm thấy thoải mái. Sylva ngồi ở một bàn, Leslie ngồi ở bàn kia. Khi bữa tiệc sắp kết thúc, Oliver cố gắng gặp riêng Leslie.
”Chúng ta cần nói chuyện với nhau. Anh còn nhiều điều phải nói với em. Chúng ta có thể gặp nhau ở đâu đó được không?“.
Có một chút ngập ngừng trong giọng nói của nàng. ”Oliver, có lẽ tốt hơn là chúng ta không...“.
”Anh có ngôi nhà ở Manassas, bang Virginia, cách Washington khoảng một tiếng xe hơi. Em sẽ tới đó chứ?“.
Nàng nhìn thẳng vào mắt ông, lần này không một chút do dự. ”Nếu anh muốn em đến“.
Oliver tả qua đường đi đến đó. ”Ngày mai, lúc tám giờ tối“.
Giọng Leslie khàn khàn hẳn đi. ”Em sẽ đến“.
Tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia sáng hôm sau, giám đốc CIA James Frisch, đang trình bày một vấn đề khá nóng bỏng.
”Thưa Tổng thống, sáng nay chúng tôi vừa nhận được tin báo rằng Liby mua rất nhiều vũ khí nguyên tử của Iran và Trung Quốc. Có một tin đồn rất đáng chú ý là họ chuẩn bị tấn công Israel. Khoảng một hay hai ngày nữa chúng tôi sẽ chính thức trình lên ngài tin này“.
Lou Werner, Bộ trưởng Ngoại giao, nói. ”Tôi thấy chúng ta không nên chờ đợi. Cứ phản ứng ngay từ bây giờ, vào thời điểm nhanh nhất mà chúng ta có thể làm được“.
Oiver nói với Werner. ”Thôi, chúng ta cứ chờ thêm một hai ngày để xem có tin gì mới không“.
Cuộc họp kéo dài cả buổi sáng. Thỉnh thoảng Oliver lại nhận ra rằng ông bị phân tâm bởi cuộc hẹn với Leslie tối nay. ”Quyến rũ nó đi, con rể, con sẽ lại nắm được nó trong tay“.
Tối thứ bảy, Oliver dùng chiếc xe dành cho nhân viên của Nhà Trắng, do một nhân viên mật vụ điều khiển, đi thẳng tới Manasas. Ông rất muốn bãi bỏ cuộc hẹn này, nhưng đã quá muộn rồi. Mình chẳng có lý do gì để lo ngại cả. Chắc chắn là Lelie sẽ đến.
Đúng tám giờ tối, Oliver nhìn qua cửa sổ thấy chiếc xe của Leslie đang lăn bánh vào tòa nhà của Nghị sĩ Davis. Ông thấy nàng ra khỏi xe, bèn chạy tới đón. Họ đứng nhìn nhau, không nói gì. Thời gian như ngừng trôi và tưởng như họ chưa hề xa nhau.
Oliver là người lên tiếng trước. ”Chúa ơi, tối qua, khi anh nhìn em... Anh đã gần như quên mất là em đẹp thế nào rồi“. Oliver nắm lấy tay nàng. Họ cùng bước vào phòng khách. ”Em muốn uống gì đây?“.
”Em không cần gì đâu, cảm ơn anh“.
Oliver ngồi cạnh nàng trên chiếc ghế phôtơi. ”Anh phải hỏi em điều này, Leslie ạ. Em có căm ghét anh không?“.
Nàng chậm chạp lắc đầu. ”Không, nhưng em đã từng nghĩ là em căm ghét anh“, rồi nàng nhếch mép cười. ”Phần nào đó, em cũng coi đấy là nguyên nhân cho sự thành đạt của em hôm nay“.
”Anh không hiểu“.
”Em muốn theo đuổi anh để trả hận, Oliver ạ. Em mua các tờ báo, trạm truyền hình và phát thanh là để tấn công anh. Anh là người đàn ông duy nhất mà em đã yêu thật sự. Và khi anh... anh bỏ em đi, em... em không thể chịu đựng nổi“, khuôn mặt nàng giàn giụa nước mắt.
Oliver choàng tay qua người nàng. ”Leslie...“. Sau đó, môi họ gắn chặt vào nhau, họ hôn nhau cuồng nhiệt.
”Ôi, Chúa ơi“, nàng nói, ”em không ngờ chuyện này lại xảy ra“. Và Oliver đưa nàng vào phòng ngủ. Họ cởi quần áo cho nhau.
”Anh ơi, nhanh lên đi“, Leslie rên rỉ, ”nhanh lên đi, anh yêu...“.
Họ ở trên giường, ôm chặt lấy nhau, thân thể dính vào nhau như một. Cuộc tình của họ thật nhẹ nhàng và thấm đượm, tựa như mới bắt đầu. Và nó luôn luôn như mới bắt đầu. Rồi hai người nằm lăn ra, hạnh phúc, thỏa mãn.
”Buồn cười quá anh nhỉ?“ Leslie nói.
”Gì cơ em?“.
”Tất cả những chuyện tồi tệ về anh đã đăng trên báo ấy. Em muốn anh phải chú ý đến em“, nàng nép vào người tình cũ, ”và em đã đạt được mục đích, đúng không?“.
Oliver cười to, ”Đúng rồi“.
Leslie ngửng lên và nhìn ông. ”Em rất tự hào về anh, Oliver ạ. Tổng thống của nước Mỹ“.
”Anh cố gắng để làm một vị Tổng thống tốt. Đó là điều thực sự quan trọng với anh. Anh muốn làm một cái gì đó khác người“. Oliver nhìn đồng hồ. ”Anh e là mình phải về thôi“.
”Tất nhiên rồi, em sẽ để anh đi trước“.
”Khi nào thì anh lại được gặp em nữa đây, Leslie?“
”Bất kỳ lúc nào anh muốn“.
”Chúng mình phải thật cẩn thận đấy“.
”Em biết, chúng mình sẽ rất cẩn thận“. Leslie vẫn nằm đó, lim dim mắt nhìn Oliver mặc quần áo.
Khi chuẩn bị ra về, ông cúi xuống nàng và nói. ”Em của anh thật tuyệt vời“.
”Và anh của em cũng tuyệt vời. Anh hãy luôn luôn như vậy đối với em“.
Ông hôn nàng. ”Ngày mai anh sẽ gọi điện cho em“.
Oliver đi nhanh ra và quay về Washington. Biết bao nhiêu điều đã đổi thay, nhưng chúng mình vẫn như ngày xưa. Mình phải cẩn thận để không làm nàng đau khổ nữa. Ông nhấc điện thoại và bấm dẫy số mà Nghị sĩ Davis đã đưa cho.
Nghị sĩ Davis cầm ngay máy. ”Xin chào“.
”Con, Oliver đây“.
”Anh đang ở đâu thế?“.
”Con đang trên đường trở về Washington. Con muốn báo cho cha một tin vui. Chúng ta không cần phải lo lắng gì về chuyện đó nữa. Mọi việc đã ở trong vòng kiểm soát“.
”Tôi không thể nói cho anh biết là nghe được tin đó tôi vui như thế nào đâu“. Có sự tin tưởng trong giọng nói của Nghị sĩ Davis.
”Con biết vậy mà, thưa cha“.
Sáng hôm sau, khi Oliver mặc quần áo, ông tiện tay cầm tờ Washington Tribune lên xem. Trên trang nhất của tờ báo là hình ngôi nhà của Nghị sĩ Davis ở Manassas. Dòng chữ chú thích ở dưới làm ông choáng váng: Đây là lâu đài tình yêu bí mật của Tổng thống Russell.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

29#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 12:04:10 | Chỉ xem của tác giả
Chương 14 -

Leslie tham gia vào mọi việc trong tờ báo: biên tập, viết bài, trình bày... Một hôm nàng bảo người phụ trách ban quảng cáo, "Tại sao ta không kiếm được hợp đồng quảng cáo nào của Gleason s nhỉ? Đó là cửa hàng số một của Georgtown".
"Tôi đã thử, nhưng...".
"Tôi biết người chủ của nó, tôi sẽ gọi điện cho ông ta".
Nàng gọi ngay, và nói. "Allan này, ông không ký hợp đồng quảng cáo nào với Tribune cả, tại sao vậy?".
Ông ta cười vang. "Leslie, độc giả của cô toàn đến cửa hàng toi ăn trộm thôi".
Trước khi đến một cuộc họp, Leslie thường đọc tất cả những thông tin về những con người ở đó. Nàng biết điểm yếu và điểm mạnh của từng người và nàng trở thành một người thương thuyết cực kỳ cứng rắn và khéo léo.
Matt Baker cảnh cáo nàng.
"Đôi khi bà có thể cứng rắn. Nhưng đôi lúc cũng nên để lại cho người ta một cái gì đó chứ, Leslie".
"Quên đi. Tôi là người tin tưởng vào chính sách "tiêu thổ"
Trong năm tiếp theo đó, tập đoàn Washington Tribune đã mua thêm một tờ báo, một trạm phát thanh ở úc, một đài truyền hình ở Denver và một tờ báo ở Hammond, ấn độ. Cứ khi nào có một cuộc mua bán mới là nhân viên của những nơi đó lại lo lắng về những gì sẽ đến với họ. Leslie ngày càng nổi danh.
Leslie Stewart có một sự ganh tỵ nực cười với Katharine Graham.
"Bà ta may mắn thật", nàng nói, "và bà ta nổi tiếng là một kẻ đáng ghét".
Matt Baker định hỏi rằng nàng có biết mình danh tiếng gì không, nhưng rồi ông lai thôi.
Một buổi sáng, Leslie đến văn phòng và phát hiện ra có ai đó đặt trên bàn làm việc của nàng một hộp gỗ nhỏ bên trong có hai quả bóng bằng đồng thau.
Matt Baker rất bối rối. "Tôi xin lỗi, tôi sẽ mang..."
"Không, để nó đấy".
"Nhưng..."
"cứ để lại".
Matt Baker đang có một cuộc họp trong văn phòng của mình thì có tiếng Leslie qua bộ đàm.
"Matt, đến đây ngay".
"Không hề "mời ông", cũng không có "xin chào". Chắc bà ta lại cáu kỉnh gì đây. Matt ngán ngẩm nghĩ. Nàng công chúa Tuyết đang ngọc thể bất an. "Giờ tôi phải lên đấy một lát", Matt nói với mọi người.
Ông rời khỏi văn phòng, đi dọc theo hành lang, nơi có hàng trăm nhân viên bận rộn với công việc. Ông đi thang máy lên Tháp Ngà và bước vào phòng làm việc sang trọng, rộng rãi của Leslie. Khoảng nửa tá Trưởng ban biên tập đã tụ hội đông đủ ở đó.
Leslie đang ngồi sau chiếc bàn to tướng của nàng ngửng lên khi Matt bước vào và nói, "Nào chúng ta bắt đầu thôi".
Nàng triệu tập một cuộc họp các biên tập viên. Matt vẫn còn nhớ như in lời nàng nói. "Ông sẽ điều hành tờ báo, còn tôi sẽ không nhúng tay vào". Đáng lẽ ông phải biết hơn cả nàng chứ. Nàng không có quyền triệu tập một cuộc họp như thế này. Đây là việc của ông cơ mà. Nhưng mặt khác, nàng lại là chủ bút và chủ sở hữu và Washington Tribune, và nàng có quyền làm bất cứ điều gì mình thích.
Matt Baker nói. "Tôi muốn nói chuyện với bà về bài báo viết về tổ ấm tình yêu bí mật của Tổng thống Russel ở Washington Post, tờ báo cạnh tranh với họ. "Các anh đã xem nó chưa?".
Matt đã xem. "Rồi, nhưng chỉ là..."
"thời gian gần đây tờ này được mọi người gọi là người mang tin sốt dẻo đấy. Ông và các phóng viên của ông ở đâu khi tờ Post săn được tin hả?".
Dòng chữ nổi bật trên trang nhất của tờ Post: Người vận động hành lang thứ hai bị phát hiện đã hối lộ bộ trưởng nội vụ. "Tại sao không phải là chúng ta có tin này?"
"Bởi vì đó là tin không chính thức, tôi sẽ kiểm tra nó. Chỉ là..."
"Tôi không muốn là kẻ chạy sau đít người khác".
Matt Baker thở dài và ngồi xuống. Người đàn bà này sắp gieo sấm sét đây.
"Chúng ta sẽ là tờ báo số một, hoặc là chúng ta không là gì cả". Leslie tuyên bố. "Và nếu đã không là gì cả thì chúng ta cũng không có việc cho bất kỳ ai ở đây, đúng vậy không?"
Leslie quay sang Arnie Cohn, Trưởng ban biên tập của Đặc san chủ nhật. "Khi người ta tỉnh dậy vào sáng chủ nhật, chúng ta muốn họ đọc đặc san này chứ không muốn họ ngủ tiếp. Bài vở của tuần vừa rồi nhạt nhẽo lắm".
Cohn nghĩ thầm, bà ta là đàn ông thì ta sẽ... "Xin lỗi", ông nói nhỏ, lần tới tôi sẽ cố gắng".
Leslie quay lại Jeff Connors, Trưởng ban biên tập thể thao. Connors khá đẹp trai, khoảng 35 tuổi, cao lớn, có dáng dấp của một vận động viên điền kinh, tóc vàng, đôi mắt xám, thông mình. Anh là người luôn biết mình phải làm gì cho tốt.
"Anh viết rằng Fielding sắp bị bán cho Pirates".
"Người ta bảo tôi là..."
"Người ta bảo gì anh cũng nghe ư? Nó sai hoàn toàn. Tờ Tribune đã cho đăng một tin không bao giờ là sự thật cả".
"Tôi đã kiếm được tin đó từ người quản lý của Fielding", Jeff Connors nói, không hề bối rối, "ông ta bảo tôi rằng..."
"Lần sau phải kiểm tra kỹ nguồn tin, và phải kiểm tra đi kiểm tra lại". Leslie quay lại và chỉ một tờ báo đã ố vàng, được đóng khung treo trang trọng trên tường. Đó là trang nhất tờ Chicago Tribune, ra ngày 3 tháng mười một năm 1948. Dòng tít rất rõ chạy qua mặt tờ báo: DEWAY đã đánh bại TRUMAN.
"Đây là điều tồi tệ nhất mà một tờ báo có thể gây ra", Leslie nói, "là việc tạo nên tin giả. Chúng ta đang làm cái công việc đòi hỏi luôn phải đăng tin chính xác".
Nàng liếc nhìnđồng hồ. "Thôi, chỉ có vậy. Tôi mong là các anh chị làm công việc của mình tốt hơn".
Khi họ đứng dậy chuẩn bị ra ngoài, Leslie nói với Matt Baker. "Tôi muốn ông ở lại".
"Được thôi", ông ngồi xuống ghế và nhìn những người khác đang rời khỏi phòng.
"Tôi có quá khắc nghiệt với họ không?". Nàng hỏi ông.
"Bà cứ làm những gì mình muốn. Tất cả bọn họ đều là những người làm thuê".
"Ông biết rằng chúng ra đến đây không phải là để kết bạn, mà là để làm báo". Nàng ngẩng đầu lên nhìn lại tờ báo đóng khung treo trên tường. "Ông tưởng tượng xem, chủ bút của tờ báo kia sẽ cảm thấy thế nào khi nó ra mắt bạn độc và Truman thì trở thành Tổng thống nước Mỹ? Tôi không bao giờ muốn có cảm giác đó, Matt. Không bao giờ".
"Cứ cho là sai đi". Matt nói. "Câu chuyện về Tổng thống Russell trên trang nhất sẽ thích hợp hơn với một tờ báo lá cải đấy. Sao bà cứ chăm chăm moi móc ông ta vậy? Thử cho ông ta một cơ hội đi".
Leslie nói với vẻ mơ màng bí mật. "Tôi cho ông ấy một cơ hội rồi". Nàng đứng bật dậy và trở lại tỉnh táo. "Tôi có linh cảm là Tổng thống sẽ không thông qua luật thuế mới đánh vào viễn thông. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể thanh toán đựơc hai cái trạm ở San Diego và Omaha".
"Chúng ta chẳng thế làm được gì chuyện này".
"Thì đúng vậy chứ sao. Tôi mốn ông ta bị bật ra khỏi văn phòng đó. Matt. Tôi muốn một người khác sẽ vào nhà trắng, một người biết mình phải làm gì".
Matt không muốn đi vào bất kỳ một cuộc tranh luận nào với Leslie về chuyện Tổng thống. Nàng là người vô cùng quyết liệt trong vấn đề này.
"Ông ta không xứng đáng với vị trí đó. Và tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để chắc chắn rằng ông ta không thể tái cử ở nhiệm kỳ sau".
Philip Cole, trưởng ban tin tức quốc tế, chạy vội vàng đến phòng làm việc của Matt Baker khi ông chuẩn bị về. Nét ông ta đầy vẻ lo lắng: "Chúng ta có chuyện rồi. Matt ạ".
"Có thể để đến ngày mai không? Tôi đang muộn giờ..."
"Chyện về Dana Evans".
Matt hỏi giật. "Chuyện gì về cô ấy?"
"Bị bắt rồi".
"Bị bắt?" Ông hỏi một cách ngờ vực. "Nhưng vì sao cơ?"
"Vì tội làm gián điệp. Ông có muốn tôi...
"Không, tôi sẽ tự mình lo vụ này". Matt Baker chạy vội đến bàn làm việc và bấm số, số điện thoại của văn phòng chính phủ.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

30#
 Tác giả| Đăng lúc 13-12-2011 12:07:37 | Chỉ xem của tác giả
Chương 15 -

Nàng bị lôi sềnh sệch từ xà lim đến một khoảng sân tối om và lạnh lẽo. Nàng chống trả điên cuồng, cố thoát khỏi hai người đàn ông đang lôi tay mình, nhưng chẳng kết quả gì. Sáu tên lính đã chờ sẵn, tay lăm lăm súng trường và mặc nàng gào thét, chúng kéo nàng đến cột gỗ được chôn sẵn dưới đất. Đại tá Gordan đứng nhìn bọn lính trói nàng vào cột.
"Sao ông dám làm nhục tôi, tôi không phải là gián điệp". Nàng la hét, nhưng tiếng la của nàng bị nuốt chửng bởi tiếng súng cối ở đâu đó.
Gã đại tá bước ra xa và gật đầu ra lệnh cho bọn lính. "Chuẩn bị, nhằm...".
"Câm mồm đi".
Có bàn tay thô ráp lắc mạnh. Dana mở mắt, tim đập như trống thúc. Nàng đang nằm trên giường, trong cái xà lim chật hẹp và tối tăm. Đại tá Divjak đứng sững trước mặt.
Dana hoảng sợ, ngồi bật dậy, cố giũ khỏi cơn ác mộng. "Ông... định làm gì tôi?"
Đại tá Divjak nói lạnh lùng. "Đáng lẽ cô phải bị xử bắn, nhưng thật không may tôi được lệnh thả cô ra".
Tim Dana đập mạnh.
"Cô phải rời khỏi đây trong chuyến bay đầu tiên", gã dừng lại nhìn sâu vào mắt cô, gằn giọng, "và đứng bao giờ quay trở lại nữa".
Bộ Ngoại giao và thậm chí cả tổng thống Mỹ đã phải tạo sức ép để Dana Evans được thả ra. Khi Peter Tager biết được vụ bắt giữ Dana, ông ta đã tìm gặp tổng thống.
"Bộ ngoại giao vừa thông báo cho tôi. Dana Evans bị bắt vì họ cho rằng cô ấy là gián điệp. Chúng đang định hành hình cô ấy".
"Chúa ơi, thật kinh khủng, chúng ta không được để chuyện đó xảy ra".
"Đúng vậy, cho phép tôi sử dụng danh nghĩa của anh".
"Được, hãy làm bất cứ điều gì mà anh cho là cần thiết".
"Tôi sẽ làm việc với bộ ngoại giao. Nếu chúng ta gỡ được vụ này, có thể Tribune sẽ nhẹ nhàng hơn với anh".
Oliver lắc đầu. "Tôi chẳng trông mong gì chuyện ấy. Chúng ta phải tìm mọi cách để đưa Dana ra khỏi đó ngay".
Sau hàng tá những cú điện thoại khẩn cấp cộng với sức ép từ phòng bầu dục, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ và cả thậm chí Tổng thư ký liên hiệp quốc, bon bắt Dana mới miễn cưỡng thả nàng ra.
Biết được tin này, Peter chạy vội báo cho Oliver. "Dana được thả rồi. Cô ấy đang trên đường về Mỹ".
"Tuyệt vời".
Hắn nghĩ về Dana trên đường đi dự một cuộc họp vào buổi sáng hôm đó. Mình thật vui vì đã cứu được cô ấy.
Hắn không hề biết rằng sau này hắn sẽ phải trả giá bằng cả cuộc sống bằng hành động này.
Khi biết chuyến bay của Dana hạ cánh xuống sân bay quốc tế Dulles, Matt Baker cùng hàng tá phóng viên từ các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình đã chờ sẵn để chào đón nàng. Dana không hề tin nổi khi nhìn thấy đám đông. "Chuyện gì...?"
"Đi lối này, Dana, cười lên nào".
"Cô đã bị đối xử ra sao? Có thô bạo không?"
"Cô cảm thấy thế nào khi trở về nhà?"
"Hãy cho chúng tôi chụp một bức ảnh"
"Cô có ý định quay lại đó không?"
Tất cả như nói cùng một lúc. Dana đứng đó, chìm ngập trong những câu hỏi dồn dập.
Matt Baker xô đẩy đám đông, đưa Dana vào chiếc xe limousine chờ sẵn và phóng đi.
"Có... chuyện gì xảy ra vậy?" Dana hỏi.
"Cô đang là nhân vật nổi tiếng đấy".
Nàng lắc đầu. "Tôi không cần, Matt. Rồi nàng nhắm nghiềm mắt lại một lúc lâu. "Cảm ơn ông đã cứu tôi ra khỏi đó".
"Cô phải cám ơn tổng thống và ngài Peter Tager. Họ là người gỡ nút cho toàn bộ chuyện này. Cô cũng nên cám ơn Leslie Stewart nữa".
Khi Matt cho Leslie biết tin Dana bị bắt, nàng đã nói với ông. "Bọn chó má, chúng dám đối xử thô bạo như thế đối với phóng viên của Tribune à. Tôi muốn anh phải làm mọi cách, mọi giá để chúng thả cô ấy ra. Cứ làm mọi việc có thể đưa cô ấy ra khỏi nơi đó".
Dana nhìn ra ngoài cửa xe. Người ta đi lại nói cười trên đường phố. Không có âm thanh của súng nổ, không có tiếng bom đầy chết chóc. Thật kỳ lạ.
"Trưởng ban biên tập chương trình Nhà đất đã tìm được một căn hộ cho cô. Giờ tôi sẽ đưa cô tới đó. Cô cứ nghỉ ngơi, bao lâu cũng được. Khi nào khoẻ hẳn, bọn tôi sẽ lại đón cô trở lại làm việc". Ông nhìn vào mắt cô. "Cô khoẻ chứ? Nếu cô muốn đi khám bệnh, bọn tôi sẽ sắp xếp..."
"Không, tôi khoẻ, tôi đã được khám bệnh ở Paris rồi".
Căn hộ nằm trên đường Calvert, nội thất được bài trí hài hoà với một phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà tắm và cả một phòng làm việc nhỏ.
"Được chứ?", Matt hỏi.
"Rất đầy đủ, cảm ơn ông, Matt".
"Rôi cô còn phải họp báo để tường thuật lại mọi chuyện đấy. Tôi sẽ lo vụ đó cho cô".
Nàng đang đứng trên một chiếc cầu, nghe thấy tiếng súng nổ và nhìn những thân thể trương phình trôi lập lờ phía dưới. Nàng tỉnh giấc và khóc nức nở. Đó là giấc mơ của nàng ở nơi đây nhưng lại là thực tế đang xảy ra ở nơi kia. Những con người vô tội đã bị tàn sát dã man, bất kể họ là ai, đàn ông, đàn bà, hay người già, trẻ em. Nàng nhớ lại lời giáo sư Staka. "Cuộc chiến này bản chất là không thể hiểu được". Và điều nàng tưởng như không thể tin nổi là người ta hầu như không quan tâm đến nó. Nàng không dám ngủ nữa, sợ nhưng cơn ác mộng sẽ có cơ hội ập đến với mình. Nàng đứng dậy, bước lên cửa sổ, nhìn ra ngoài. Thành phố thật yên tĩnh, không súng đạn, không có những người la hét, nó có vẻ như không tự nhiên. Nàng tự hỏi không biết bây giờ Kemal ra sao và liệu nàng còn được gặp cậu bé nữa không. Biết đâu giờ này nó quên mất mình rồi.
Cả buổi sáng hôm sau Dana đi mua sắm quần áo. Tại bất cứ nơi nào nàng đến, mọi người đều nhìn nàng chằm chằm. Dana nghe thấy họ thì thầm với nhau: "Đấy, cô ấy đấy, Dana Evans". Những người bán hàng cũng nhận ra nàng, nàng đã nổi tiếng, và nàng ghét điều đó.
Dana bỏ ăn sáng và cũng chẳng ăn trưa. Nàng đói nhưng không sao nuốt được. Nàng thấy quá căng thẳng, như đang chờ đợi một tai họa nào đó rơi xuống đầu. Khi đi trên phố, nàng cố gắng thu người lại, lẩn tránh ánh mắt của những người lạ vì thấy nghi ngờ tất cả. Trong tai nàng như luôn có tiếng súng nổ. Mình không ghể cứ sống mãi thế này được. Dana nghĩ.
Buổi trưa, Dana đến văn phòng của Matt Baker.
"Cô làm gì ở đây thế? Cô đang trong thời gian nghỉ mà".
"Tôi muốn trở lại làm việc, Matt ạ".
Matt nhìn Dana và nhớ lại người con gái trẻ trung ông gặp cách đây một vài năm. "Tôi làm việc ở đây. Tất nhiên, tôi đã có một chỗ ở đây rồi. Nó giống như một cuộc chuyển giao, phải không?... Tôi có thể bắt đầu ngay bây giờ...". Và cô gái ấy còn làm được nhiều hơn cả lời hứa lúc đầu. Giá mà mình có được một đứa con gái...
"Sếp của chúng ta muốn gặp cô đấy". Matt bảo nàng.
Họ cùng đến văn phòng của Leslie Stewart.
Hai người phụ nữ gặp nhau. "Chúc mừng cô đã trở về, Dana".
"Cảm ơn bà".
"Hai người ngồi xuống đi". Dana va Matt kéo ghế ngồi đối diện với Leslie.
"Tôi tới để cảm ơn bà vì đã cứu tôi ra khỏi chỗ đó".
"Chắc ở đó kinh khủng lắm nhỉ. Tôi xin lỗi", nang quay sang Matt Baker, "chúng ta sẽ xếp cô ấy vào chỗ nào bây giờ hả Matt?"
Ông quay sang Dana. "Chúng tôi đang muốn bổ nhiệm lại vị trí phóng viên của chuyên mục Nhà Trắng. Cô thích việc đó không, Dana?"
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách