Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: myngoc2708
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Kafka Bên Bờ Biển | Haruki Murakami

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 13:11:50 | Chỉ xem của tác giả
Chương 28


Đối với một người ở tuổi ông, Đại tá Sanders đi nhanh thoăn thoắt, cứ như một cựu quán quân môn chạy bộ vậy. Và dường như ông thuộc hết mọi ngõ ngách của thành phố. Ông chọn những đường tắt qua những cầu thang vừa hẹp vừa tối, len lách qua những ngách hẹp ngoằn ngoèo giữa những ngôi nhà. Ông nhảy qua một cái rãnh, quát một tiếng ngắn để suỵt một con chó sủa ăng ẳng sau một hàng rào. Như một hồn ma nôn nóng tìm đường về nhà, cái bóng nhỏ thó mặc đồ trắng ấy lao vun vút qua những ngõ hẻm của thành phố. Hoshino phải cố hết sức mới theo kịp ông. Chẳng bao lâu gã đã thở hổn hển, mồ hôi ướt đẫm nách. Đại tá Sanders không một lần ngoái lại để xem gã có theo sau không.
“Này, đã sắp đến chưa?” cuối cùng, Hoshino sốt ruột gọi
“Cậu nói gì vậy, cậu nhỏ. Đây chỉ là một cuốc dạo bộ thôi mà,” Đại tá Sanders đáp, vẫn không buồn ngoái lại.
“Phải, nhưng ông nên nhớ tôi là một khách hàng. Nếu ông bắt tôi rượt theo ông đến mệt lử thì còn đâu là cơn nứng tình nữa?”
“Thật là nhục! Thế mà cũng gọi là đàn ông! Nếu mới dạo bộ tí ti đã làm tắt ngấm cơn dục của cậu thì thà dẹp ngay từ đầu đi!”
“Chà,” Hoshino làu bàu.
Đại tá Sanders đi xuyên một nhánh phố nữa, băng qua một đường chính bất chấp đèn đỏ và tiếp tục sải bước. Qua một cái cầu, ông chui vào khuôn viên một miếu đường. Trông có vẻ là một miếu đường khá lớn, nhưng lúc này đã muộn, nên chẳng có ai ngoài họ. Đại tá Sanders chỉ một cái ghế băng trước chái của miếu đường, ra hiệu cho Hoshino ngồi đó. Cạnh chiếc ghế có một ngọn đèn thủy ngân chiếu sáng tất cả như ban ngày. Hoshino làm theo và Đại tá Sanders cũng ngồi xuống cạnh gã.
“Ông không bắt tôi làm chuyện ấy tại đây đấy chứ?” Hoshino băn khoăn hỏi.
“Đừng có ngớ ngẩn thế. Mình có phải là loài hươu nai đâu mà làm chuyện bậy bạ ở nơi thánh đường tôn nghiêm. Ta sẽ không để cậu làm chuyện ấy trong một miếu đường đâu. Cậu nghĩ ta là cái quái gì chứ?”
Rồi ông ta rút trong túi ra một chiếc điện thoại di động và bấm số. “Phải, ta đây,” ông nói khi đầu dây đằng kia trả lời. “Chỗ cũ. Miếu đường. Có một chàng trai tên là Hoshino đang ở đây với ta. Phải... như mọi khi. Ừ, ta hiểu rồi. Đến ngay nhé.”
Ông tắt máy, đút trả
“Bao giờ ông cũng gọi từ cái miếu đường này ư?” Hoshino hỏi.
“Thế thì có gì không ổn ư?”
“Không, thực ra thì không. Tôi chỉ nghĩ hẳn phải có nơi tốt hơn chứ. Một nơi nào đó bình thường hơn. Một tiệm cà phê hay một phòng khách sạn chẳng hạn.”
“Miếu đường vừa tĩnh lặng, không khí lại mát mẻ và tinh khiết.”
“Đúng, nhưng đợi gái trên một chiếc ghế băng trước nhà chái một miếu đường thì... Khó thư giãn lắm. Tôi cảm thấy như sắp bị ốp đồng ấy.”
“Cậu nói gì vậy? Cậu đang giễu vùng Shikoku đấy ư? Takamatsu là một thành phố đàng hoàng, thủ phủ của vùng. Đâu phải một tỉnh lẻ. Ở đây làm gì có đồng bóng.”
“Thôi được, tôi chỉ nói đùa... Nhưng ông đã đi vào kỹ nghệ dịch vụ, vậy tôi nghĩ ông nên bận tâm hơn đến chuyện tạo không khí, ông hiểu tôi muốn nói gì chứ? Một chút gì xa hoa để gây hứng thú. Nhưng có lẽ đó không phải việc của tôi.”
“Cậu nói đúng. Đó không phải việc của cậu.” Đại tá Sanders nói. “Bây giờ nói về phiến đá đó nhé.”
“À phải. Phiến đá... Nói cho tôi biết về nó đi.”
“Chỉ sau khi cậu hành sự. Rồi ta mới nói chuyện.”
“Việc ấy quan trọng thế hử?”
Đại tá Sanders trịnh trọng gật đầu hai lần và vuốt bộ râu dê. “Phải. Đó là một thủ tục mà cậu phải trải qua. Sau đó, ta sẽ nói chuyện về phiến đá. Ta biết rồi cậu sẽ thích con bé này. Đó là số một của chúng ta. Vú thơm phức, da mượt như lụa, thắt đáy lưng ong. Và ấm nóng và nhiều nước ở chỗ cậu muốn nó như thế. Một cỗ máy tình dục chính hiệu. Nói theo thuật ngữ xe hơi thì đó là một chiếc xe mọi địa hình trên giường, cậu vừa dận ga nó đã tăng áp tuốc-bin, tay nắm cần sang số ngỏng lên, ngoặt cua, sang số rất ngọt, vèo! vèo! Và hầy Hoshino, thẳng một mạch đến thiên đường!”
“Ông thật độc đáo!” Hoshino thán phục nói.
“Như ta đã nói mà, ta làm nghề này đâu phải xoàng...”
Mười lăm phút sau, cô gái đến. Đại tá Sanders nói đúng: quả là mê ly. Mini juýp bó, giày cao gót đen, một chiếc xắc nhỏ đen bóng đẹp ở vai. Thừa tiêu chuẩn để làm người mẫu thời trang. Ngực tràn ra hào phóng trên diềm cổ áo hở vai.
“Hàng có được không?” Đại tá Sanders hỏi.
Quá sững sờ để trả lời, Hoshino chỉ gật đầu.
“Một cỗ máy tình dục đích thực đấy, Hoshino. Hãy vui vẻ dầm dề đi,” Đại tá Sanders nói, lần đầu tiên mỉm cười. Ông véo mông Hoshino một cái.
Cô gái đưa Hoshino đến một khách sạn ái tình gần đấy. Cô vặn nước đầy bồn tắm, mau lẹ cởi đồ cho mình rồi cho Hoshino. Cô tắm cho gã rất kỹ, rồi bắt đầu liếm, trình diễn một tiết mục khẩu dâm cực kỳ nghệ thuật, cho gã thưởng thức những ngón gã chưa từng thấy, thậm chí chưa từng nghe nói đến trong đời. Gã không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài việc đạt đến cực khoái, và gã đã cực khoái thực sự.
“Chu cha, kinh dị! anh đây chưa bao giờ cảm thấy như vậy,” Hoshino nói và uể oải ngụp trở lại vào bồn nước nóng.
“Đấy mới chỉ là mở đầu thôi,” cô gái nói. “Hãy chờ xem phần tiếp theo.”
“Ờ, nhưng mà đã tốt lắm rồi.”
“Tốt đến mức nào?”
“Đến mức không quá khứ hay tương lai nữa.”
“Hiện tại thuần túy là một bước tiến không thể nắm bắt của quá khứ gặm nhấm tương lai. Thực ra, mọi cảm giác đã là ký ức.”
Hoshino ngước lên, miệng he hé, và nhìn chằm chằm vào mặt cô. “Em nói cái gì vậy?”
“Henri Bergson,” cô đáp, liếm một giọt tinh dịch ở đầu dương vật gã. “Vachat và kiuc”.
“Là cái gì?”
“Vật chất và ký ức. Anh chưa bao giờ đọc cuốn ấy à?”
“Chắc là chưa,” Hoshino đáp sau một lát suy nghĩ. Trừ cuốn sách giáo khoa dạy lái những loại xe đặc biệt mà gã phải nghiền khi tại ngũ và những cuốn về lịch sử Shikoku mà gã vừa mới đọc ở thư viện, gã chẳng thể nhớ được mình đã đọc gì ngoài manga[26].
“Còn em?”
Cô gái gật đầu. “Em bắt buộc phải đọc. Em đang theo học khoa triết ở đại học và kỳ thi sát hạch sắp đến.”
“Ra thế,” Hoshino nói, vẻ thán phục. “Vậy đây là việc làm thêm?
“Để gom đủ tiền trả học phí.”
Cô kéo gã vào giường, mơn man khắp người gã bằng đầu ngón tay và lưỡi, làm cho gã lại cương cứng lên. Cột buồm dựng hiên ngang như Tháp Pisa vào dịp lễ hội hóa trang.
“Xem này, anh lại sẵn sàng chiến đấu rồi,” cô gái nhận xét, chuyển sang đợt thao tác tiếp theo. “Anh có yêu cầu gì đặc biệt không? Một ngón gì anh muốn em làm? Ông Sanders dặn em chiều theo mọi ý thích của anh.”
“Anh không nghĩ ra điều gì đặc biệt, nhưng em có thể dẫn thêm vài đường của cái món triết học ấy không? Anh không biết tại sao, nhưng có thể nó giữ cho anh khỏi xuất tinh quá sớm. Kẻo em làm thế này, anh sẽ ra rất nhanh đây.”
“Để xem...”
“Bất cứ cái gì cũng được.”
“Em dẫn Hegel nhé. Tay này hơi lỗi thời nhưng đích thị là quái kiệt.”
“Nghe hay đấy.”
“Cùng lúc ‘tôi’ là nội dung một chuyện kể, ‘tôi’ cũng lại là cái làm việc kể chuyện.[12]”
“Hmm...”
“Hegel tin rằng một người không chỉ ý thức về bản ngã và khách thể như là những thực thể tách biệt, mà qua việc phóng chiếu bản ngã lên khách thể bằng cách suy ngẫm, còn có thể chủ động hiểu sâu hơn về bản ngã. Tất cả những cái đó là tự ngã ý thức.”
“Anh chẳng hiểu em nói cái cóc khô gì.”
“Ví dụ như cái em đang làm với anh đây này. Đối với em, tôi, còn a khách thể. Đối với anh thì hoàn toàn ngược lại – anh là bản ngã còn em là khách thể. Và bằng cách hoán đổi bản ngã với khách thể với nhau, chúng ta có thể tự phóng chiếu lên nhau và đạt đến tự ngã ý thức. Một cách chủ động.”
“Anh vẫn chả hiểu gì, nhưng chắc chắn là hiệu nghiệm đấy.”
“Cốt là thế mà.” cô gái nói.
Tàn cuộc, gã chào tạm biệt cô gái và quay trở lại miếu đường. Đại tá Sanders vẫn ngồi nguyên trên ghế băng y như lúc gã đi.
“Ông ngồi chờ đây suốt đấy à?”
Đại tá Sanders bực bội lắc đầu. “Đừng có ngu ngốc thế. Cậu nghĩ ta có thừa thì giờ để phí phạm hả? Trong khi cậu ngây ngất ở chín tầng mây thì ta lại phải lùng sục các ngõ ngách săn khách. Khi cậu xong cuộc, con bé gọi cho ta và ta hộc tốc chạy về đây. Vậy chứ cỗ máy tình dục của chúng ta thế nào? Oách chứ?”
“Tuyệt vời, không chê vào đâu được. Tôi chủ động xuất tinh ba lần. Chắc tôi phải mất tới hai ký rưỡi.”
“Ta rất hài lòng nghe cậu nói vậy. Giờ đến chuyện phiến đá nhé.”
“Phải, đó là mục đích chuyến đi của tôi.”
“Thực tế, phiến đá ở ngay trong cánh rừng đằng sau miếu đường này.”
“Ông đang nói về phiến đá cửa vào đấy chứ?”
“Phải, phiến đá cửa vào.”
“Ông có chắc là ông không bịa chuyện không?”
Đại tá Sanders hất hàm. “Cậu nói cái quái gì thế, đồ ngu? Từ đầu đến giờ đã khi nào ta nói dối cậu chưa? Ta có phịa không? Ta bảo ta sẽ kiếm cho cậu một cỗ máy tình dục ngon lành và ta đã giữ lời. Và với giá rất mềm nữa – có mười lăm nghìn yen mà cậu xuất tinh không dưới ba lần, đồ mặt dày! Thế mà cậu còn nghi ngờ ta.”
“Đừng có nổi xung. Dĩ nhiên là tôi tin ông. Chỉ là vì khi mọi chuyện có vẻ quá thuận buồn xuôi gió, thì tôi hơi ngờ ngợ, có thế thôi. Ý tôi là thế này, ông thử đặt mình vào địa vị tôi mà coi – đang lang thang thì một tay ăn vận dị dạng gọi lại và bảo là biết chỗ có phiến đá mình đang tìm, thế rồi đi theo y và vui vẻ với một em ác chiến.”
“Ba phát, đúng không?”
“Ừ thì ba phát. Thế rồi ông bảo hòn đá tôi đang tìm ở ngay đây, phải không nào? Như thế thì ai mà chả hoang mang.”
“Cậu vẫn chưa hiểu à? Ta đang nói về một sự thiên khải,” Đại tá Sanders tặc lưỡi nói. “Sự thiên khải vượt qua giới hạn của cái thường nhật. Đời mà không có thiên khải thì còn ra cái gì. Điều quan trọng là phải chuyển từ lý trí quan sát sang lý trí hành động. Cái đó có tính chất quyết định. Cậu có hiểu ta đang nói cái gì không, đồ đầu lừa?”
“Sự phóng chiếu và hoán đổi giữa bản ngã và khách thể... phải không?” Hoshino rụt rè nói.
“Tốt. Ta hài lòng là ít ra cậu cũng biết chừng nấy. Vấn đề là ở chỗ đó. Nào, hãy theo ta và cậu có thể khấn vái phiến đá của cậu. Một chương trình đặc biệt dành cho cậu.”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 13:24:52 | Chỉ xem của tác giả
Chương 29


Tôi gọi Sakura từ máy công cộng của thư viện. Tôi chợt nhận ra là mình đã bỏ bẵng không liên lạc từ cái đêm tạm trú ở chỗ cô - chỉ mấy dòng thư ngắn ngủi để lại, có thế thôi. Tôi hơi ngượng về cái cách tạm biệt ấy. Sau khi rời căn hộ của cô, tôi đi thẳng tới thư viện, Oshima lái xe đưa tôi đến ở căn nhà gỗ mấy ngày, cách xa mọi trạm điện thoại. Rồi tôi đến ở và làm việc tại thư viện, đêm nào cũng gặp linh hồn sống của Miss Saeki, đâm ra yêu say đắm cô gái mười lăm tuổi ấy. Hàng tấn sự việc đã nối tiếp nhau xảy ra, đủ khiến bất kỳ ai cũng bù đầu. Tuy nhiên, không thể viện lý do đó để bao biện.
Tôi gọi vào khoảng chín giờ tối. Sau sáu hồi chuông reo, cô nhấc máy.
"Cậu đã đi những đâu vậy?" Sakura hỏi, giọng cộc cằn.
"Em vẫn ở Takamatsu."
Cô không nói gì một lúc. Tôi nghe thấy tiếng nhạc nền - một chương trình ca nhạc truyền hình.
"Cách nào đó, em đã sống sót," tôi nói thêm.
Im lặng, rồi một tiếng thở dài cam chịu.
"Cậu biến mất tăm mất tích như thế là nghĩa làm sao? Hôm ấy, mình lo cho cậu nên về nhà sớm. Trên đường về còn mua sắm vài thứ cho cậu."
"Em biết thế là không phải. Thật vậy. Nhưng em phải đi. Đầu óc em rối tung lên và em phải đi để suy ngẫm sự việc, trấn tĩnh lại. Ở với chị thì... em không biết... em không diễn tả bằng lời được."
"Kích thích quá mức?"
"Vâng. Trước đây, em chưa bao giờ gần một cô gái đến thế."
"Thật ư?"
"Chị biết đấy, cái mùi thơm con gái và còn bao nhiêu thứ khác nữa..."
"Trai tơ mà, kể cũng gay nhỉ?"
"Em nghĩ thế," tôi nói. "Vậy công việc của chị ra sao?"
"Bí bét lắm. Nhưng tôi muốn làm việc kiếm ít tiền để dành, thì không nên phàn nàn."
Ngừng một lát, tôi quay sang kể cô nghe về việc cảnh sát truy tìm tôi.
Sau một lát im lặng, cô thận trọng hỏi "Có dính dáng gì đến... chỗ máu trên người cậu không?"
Tôi quyết định chưa nói hết sự thật ngay bây giờ. "Không, không phải thế, không liên quan gì đến máu. Họ truy tìm em vì em trốn nhà. Họ muốn bắt em, tống lên tàu trả về Tokyo, có thế thôi. Vậy có thể cảnh sát sẽ tiếp xúc với chị. Chả là cái hôm ấy, cái đêm em đến chỗ chị, em có gọi máy di động của chị bằng máy của em, và họ kiểm tra nhật ký điện thoại và truy ra em đang ở Takamatsu."
"Đừng lo," cô nói. "Đây là điện thoại dùng thẻ trả trước, nên không cách nào truy ra chủ sở hữu đâu."
"Em nhẹ cả người," tôi nói. "Em không muốn gây thêm phiền phức cho chị."
"Cậu thật tình cảm, cậu làm mình khóc đến nơi bây giờ."
"Không, em thực sự cảm thấy như thế mà."
"Mình biết," cô nói, hơi bối rối. "Vậy những ngày nay, cậu bé trốn nhà của chúng ta tá túc ở đâu?"
"Một người quen cho em ở nhờ."
"Cậu bắt quen với ai ở đây từ khi nào?"
Làm sao tôi có thể tóm tắt mọi chuyện đã xảy đến với tôi trong những ngày qua? "Đó là một câu chuyện dài," tôi nói.
"Với cậu thì bao giờ cũng là những câu chuyện dài."
"Em không biết tại sao sự việc bao giờ cũng xoay ra như thế."
"Kiểu như một thiên hướng tự nhiên?"
"Có lẽ vậy," tôi đáp. "Một hôm nào đó có thì giờ em sẽ kể hết với chị. Không phải em muốn giấu chị điều gì đâu, chỉ là em không thể giải thích rõ qua điện thoại."
"Thôi được. Mình chỉ hy vọng cậu không mắc vào chuyện gì không nên thôi."
"Không đâu, không có gì như thế cả. Em ổn thôi, chị đừng lo."
Cô lại thở dài. "Mình có thể hiểu cậu muốn tự lập, nhưng chớ có dây vào bất cứ chuyện gì phi pháp nhé. Chả bõ bèn đâu. Mình không muốn thấy cậu chết khốn khổ ở tuổi vị thành niên như Billy the Kid." 1
"Billy the Kid không chết ở tuổi vị thành niên," tôi đính chính. "Anh ta giết hăm mốt người và chết ở tuổi hăm mốt."
"Ờ thế à... Rốt cuộc, cậu gọi mình có việc gì vậy?"
"Em chỉ muốn cảm ơn chị thôi. Em cảm thấy ân hận đã lẳng lặng bỏ đi sau khi được chị đối đãi tốt như thế."
"Cám ơn, nhưng sao ta không quên chuyện ấy đi nhỉ?"
"Em cũng muốn nghe giọng chị nữa."
"Nghe mà sướng, nhưng tại sao cậu lại muốn nghe giọng mình?"
"Em không biết nói thế nào cho chính xác... Nói thế này nghe cũng kỳ, nhưng quả thực là chị đang sống trong thế giới thực, hít thở không khí thực, nói những từ đích thực. Nói chuyện với chị khiến em cảm thấy được nối kết với thực tại. Và điều đó lúc này là thực sự quan trọng đối với em."
"Những người cậu đang ở cùng không thực sao?"
"Em không dám chắc," tôi đáp.
"Vậy cậu muốn nói là cậu đang ở một nơi không thực cùng những người tách rời khỏi thực tại sao?"
Tôi nghĩ một lúc rồi đáp, "Cách nào đó, có thể nói thế."
"Kafka này," Sakura nói, "đây là cuộc đời của cậu, mình biết mình không nên can thiệp, nhưng mình nghĩ tốt hơn là cậu nên ra khỏi đó. Mình không biết nơi cậu đang ở thuộc loại gì, nhưng mình có cảm giác đó là ứng xử thông minh. Có thể gọi đây là linh cảm. Tại sao cậu không đến chỗ mình? Cậu muốn ở bao lâu tùy thích."
"Tại sao chị tốt với em thế?"
"Cậu đúng là thằng đần!"
"Tại sao?"
"Tại vì mình thích cậu - cậu không hình dung ra ư? Về cơ bản, mình thuộc loại tò mò, nhưng không phải với ai mình cũng làm thế. Mình đối với cậu như thế vì mình thích cậu. Mình không biết diễn đạt như thế nào, nhưng mình cứ cảm thấy cậu như là em trai mình vậy."
Tôi nắm chặt ống nghe không nói gì. Trong khoảng một giây, tôi hoàn toàn bối rối, thậm chí bàng hoàng. Chưa ai từng nói với tôi những điều như vậy. Chưa từng.
"Cậu vẫn nghe đấy chứ?" Sakura hỏi.
"Vâng," tôi thốt lên được một tiếng.
"Vậy thì nói điều gì đi chứ."
Tôi đứng thẳng lên và hít một hơi thật sâu. "Chị Sakura, em ước gì em có thể làm thế. Em thực sự muốn thế. Nhưng ngay bây giờ thì chưa được. Như em đã nói với chị, em không thể rời nơi này. Em đang yêu."
"Yêu một con người phức tạp, không thực sự tồn tại? "
"Có thể nói thế."
Tôi nghe thấy cô lại thở dài - một tiếng thở dài sâu thăm thẳm. "Cậu biết không, khi bọn choai choai tuổi cậu tập tọng yêu, chúng thường có khuynh hướng hơi mênh mông, vậy nên nếu người cậu yêu là kẻ tách rời thực tế thì quả là một vấn đề rắc rối đấy. Cậu vẫn nghe đấy chứ?"
"Vâng, em nghe rõ."
"Kafka?"
"Dạ."
"Nếu xảy ra chuyện gì, nhớ gọi tôi, nghe không? Đừng có ngần ngại gì hết."
Tôi tắt máy, về phòng, đặt chiếc đĩa nhựa Kafka bên bờ biển lên bàn xoay và hạ cần kim xuống. Và một lần nữa, muốn hay không muốn, tôi lại bị cuốn về nơi ấy. Về thời ấy.
Tôi cảm thấy một sự hiện diện và mở mắt. Tối mịt. Kim đồng hồ báo thức dạ quang bên cạnh giường tôi chỉ ba giờ hơn. Chắc tôi đã ngủ thiếp đi. Trong ánh sáng yếu ớt của cột đèn ngoài vườn lọt vào, tôi nhìn thấy cô ngồi đó. Như mọi khi, cô vẫn ngồi bất động tại bàn, tay chống cằm, đăm đăm nhìn bức tranh trên tường. Và cũng như mọi khi, tôi nằm trên giường, ráng nhịn thở, he hé mắt [13], ngắm hình bóng cô. Ngoài cửa sổ, gió từ biển thổi vào khua xào xạc những cành sơn thù du...
Tuy nhiên sau một lúc, tôi cảm thấy có gì khang khác. Một cái gì đó trong không khí làm khuấy động sự hài hòa hoàn hảo của thế giới nhỏ bé này của chúng tôi. Tôi căng mắt nhìn qua bóng tối. Đó là cái gì nhỉ? Gió thổi mạnh hơn và tôi bắt đầu cảm thấy máu trong huyết quản chạy rần rật, nặng và đặc một cách kỳ lạ. Những cành sơn thù du in bóng trên ô kính cửa sổ thành một thứ trận ma khắc khoải. Cuối cùng, tôi vỡ nhẽ ra. Bóng đen ngồi đó không phải là cô gái. Nom rất giống cô, gần như cùng một khuôn đúc, nhưng không đích thị là cô. Như kiểu bản can một hình vẽ, chỉ sai sót vài chi tiết. Thí dụ, kiểu tóc của cô không phải thế. Và quần áo của cô cũng khác. Sự hiện diện của cô khác về tổng thể. Bất giác, tôi lắc đầu. Không phải cô đang ngồi đấy, mà là một ai khác . Đã xảy ra một điều gì, một điều rất quan trọng. Tôi riết chặt tay dưới tấm chăn và tim tôi hết chịu nổi, bắt đầu đập dữ dội theo một nhịp loạn xạ bất ngờ.
Như thể tiếng tim đập đó là một hiệu lệnh, bóng đen trên ghế bắt đầu cử động, từ từ xoay mình tựa như một con tàu chuyển hướng đi. Bóng đen nhấc đầu khỏi tay đỡ và quay về phía tôi. Và tôi giật mình nhận ra đó là Miss Saeki. Bà nhìn tôi một lúc, lặng lẽ tập trung nhãn lực như khi ngắm bức tranh và tôi chợt nghĩ đến cái gọi là trục thời gian . Ở đâu đó tôi không biết, một điều gì dị thường đang xảy đến với thời gian. Thực tại và mộng mơ trộn lẫn như nước biển và nước sông hòa vào nhau. Tôi vắt óc cố tìm ra ý nghĩa ẩn đằng sau đó, vô hiệu.
Cuối cùng, Miss Saeki đứng dậy và chậm rãi đi về phía tôi, người rất thẳng như bao giờ cũng vậy. Bà để chân trần và ván sàn khẽ cọt kẹt dưới bước đi của bà. Bà lẳng lặng ngồi xuống mép giường và cứ giữ nguyên tư thế đó một lúc. Rành là thân thể bà có độ đậm đặc và trọng lượng thực sự. Bà mặc áo lụa trắng và máy vào xanh nước biển chấm đầu gối. Bà đưa tay ra sờ đầu tôi, những ngón tay lùa qua mái tóc cắt ngắn của tôi. Bàn tay ấy, những ngón tay ấy rành là thật. Bà lại đứng lên và trong ánh sáng lờ mờ từ bên ngoài rọi vào, bắt đầu cởi quần áo, tựa như đó là việc tự nhiên nhất trên đời. Không vội vàng mà cũng không do dự. Bằng những cử chỉ nhẹ nhàng, tự nhiên, bà cởi khuy áo, trút bỏ váy rồi quần lót. Từng chiếc một, y phục bằng tơ lụa mềm của bà rơi xuống sàn, hồ như không một tiếng động. Tôi nhận ra là bà đang buồn ngủ. Mắt bà mở nhưng dường như bà đang mộng du.
Khi không còn gì trên người, bà buông mình xuống chiếc giường hẹp và quàng đôi cánh tay trắng muốt ôm lấy tôi. Hơi thở ấm của bà phả vào cổ tôi, nạm lông mu của bà cọ vào đùi tôi. Chắc hẳn bà ngỡ tôi là người bạn tình quá cố của mình và tưởng mình đang làm cái điều họ vẫn thường làm hồi xa xưa tại đây, ngay trong căn phòng này. Trong giấc ngủ mê mệt, trong cơn mơ, bà lặp lại những động tác thuở xư
Tôi nghĩ mình nên đánh thức bà dậy thì hơn. Bà đang lầm to và tôi cần nói cho bà biết. Đây không phải là một giấc mơ - đây là đời thực. Nhưng mọi sự diễn ra quá nhanh và tôi không đủ sức để cưỡng lại. Hoàn toàn mất thăng bằng, tôi cảm thấy như mình đang bị hút thỏm vào một đoạn cong vênh của thời gian.
Và mày bị hút thỏm vào một đoạn cong vênh của thời gian.
Trước khi mày kịp nhận ra, giấc mơ của bà ấy đã quấn quanh tâm trí mày. Êm dịu, nồng ấm như một thứ nước ối. Miss Saeki sẽ cởi áo phông và quần lót của mày ra. Bà sẽ hôn hít cổ mày, rồi nắm lấy chim mày lúc đó đã rắn như sành. Tay bà nhẹ nhàng mơn quanh tinh hoàn của mày, và lặng lẽ kéo tay mày đặt lên mu bà. Âm đạo bà ấm nóng và ướt. Bà hôn ngực mày, bú đầu vú mày. Ngón tay mày, như bị hút, từ từ luồn vào bên trong bà.
Trách nhiệm của mày bắt đầu từ đâu? Gạt lớp sương mù che mắt mày, mày ráng sức níu lấy thực tại. Mày cố xác định hướng của dòng chảy ấy để bám trụ vào trục thời gian. Nhưng mày không thể định vị được ranh giới phân cách thực với mộng, hoặc thậm chí ranh giới giữa cái gì là thực và cái gì là khả thể. Điều duy nhất mày biết chắc là mày đang ở một thế khó xử. Khó xử và nguy hiểm. Mày bị cuốn đi thành một bộ phận của nó, không thể nắm chắc những nguyên lý của tiên tri hoặc của lô gích. Như khi một dòng sông tràn bờ, làm ngập lụt một thành phố, tất cả các biển báo giao thông đều chìm dưới những con sóng. Và ta chỉ còn trông thấy phần mái vô danh của những ngôi nhà bị lấp chìm.
Mày nằm ngửa và Miss Saeki cưỡi lên mày. Bà cầm con cu rắn như đá của mày ấn vào cửa mình bà. Mày không làm gì được - bà là người chủ động. Bà uốn mình vặn người như thể phác những hình vẽ trong không khí. Tóc bà xõa thẳng xuống vai mày và run rẩy không một tiếng động như những nhành liễu. Từng tí một, mày bị hút xuống lớp bùn ấm. Cả thế giới trở nên nồng ấm, ướt át, mờ mịt và chỉ còn tồn tại con cu cứng đơ, bóng nhẫy của mày. Mày nhắm mắt lại và giấc mơ của chính mày bắt đầu. Mày mất hết ý thức về thời gian. Triều dâng và trăng lên. Và chẳng mấy chốc mày xuất tinh. Mày không cách nào hãm lại được. Mày xuất lấy xuất để trong bà. Âm đạo bà co thắt, đón nhận hạt giống của mày. Suốt thời gian đó, bà vẫn ngủ mở mắt. Bà đang ở một thế giới khác biệt và đó là nơi dòng tinh trùng của mày chảy đến để bị hút vào một nơi riêng biệt.
Một quãng thời gian dài trôi qua. Tôi không sao cử động được. Toàn thân tôi tê liệt. Liệt hẳn hay có thể là tôi không muốn cố cử động. Miss Saeki đã rời khỏi tôi và giờ đang nằm cạnh tôi. Một lúc sau, bà đứng dậy, mặc quần lót và váy vào, và cài khuy áo. Một lần nữa, bà đưa tay dịu dàng vuốt tóc tôi. Tất cả diễn ra từ đầu đến cuối không một lời trao đổi giữa chúng tôi. Bà không hé răng từ khi bước vào phòng. Âm thanh duy nhất là tiếng cọt kẹt của ván sàn, tiêng gió không ngừng thổi bên ngoài. Căn phòng thở, ô kính nhẹ rung. Đó là dàn đồng ca đằng sau tôi.
Vẫn ngái ngủ, bà đi ngang phòng và bỏ đi. Cửa chỉ mở hé nhưng bà lách qua như một con cá tinh tế và mộng mơ. Cửa đóng lại không một tiếng động. Từ giường, tôi nhìn theo bà đi ra, vẫn không sao cử động được. Thậm chí tôi không nhấc nổi một ngón tay. Môi tôi như bị gắn xi. Ngôn từ ngủ lịm trong một góc khuất của thời gian.
Không động đậy được một cơ bắp, tôi nằm đó dỏng tai lên nghe. Tôi chờ đợi tiếng chiếc Golf của bà nổ máy trong bãi đậu xe nhưng mãi chẳng thấy gì. Gió xua mây tan tác trên bầu trời. Những cành sơn thủ du run rẩy và vô số lưỡi dao lóe lên trong đêm tối. Cửa sổ căn phòng này là cửa sổ lòng tôi, cửa phòng là cửa vào hồn tôi. Tôi nằm đó thức chong chóng cho đến bình minh, trân trân nhìn vào chiếc ghế trống.--------------------------------
1        Biệt hiệu của William H.Bonney (1859-1881), nhân vật quái kiệt sống ngoài vòng pháp luật, huyền tôi hoại sống của miền Viễn Tây (Mỹ), thậm chí đi vào lịch sử. Năm 1938, Eugene Loring đã xây dựng vở balê Billy the Kid, với tổng phổ nhạc của Aaron Copland.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 13:30:53 | Chỉ xem của tác giả
Chương 30


Hai người len lách qua những hàng rào thấp vào cánh rừng đằng sau miếu đường. Đại tá Sanders rút trong túi ra một chiếc đèn pin nhỏ soi đường. Rừng không sâu lắm nhưng toàn cây cổ thụ với những cành chằng chịt kết thành tán sẫm tối trên đầu. Một mùi cỏ nồng đượm xông lên từ mặt đất.
Đại tá Sanders dẫn đường, lần này đi thong thả. Rọi đèn cho chắc chỗ đặt chân, ông thận trọng lần từng bước một.
Hoshino bám theo gót ông. “Này, ông già, ông định thử thách tôi hay sao vậy?” gã nói với cái lưng áo trắng. “Úi, ma!”
“Cậu có kéo phéc-mơ-tuya mồm lại được không?” Đại tá Sanders không ngoái lại, nói.
“Thôi được.” Đột nhiên, Hoshino tự hỏi không biết giờ này Nakata đang làm gì. Có lẽ đang ngủ say như chết. Dường như cụm từ ngủ say như chết được đặt ra cốt để mô tả lão – đã ngủ không còn biết trời đất gì nữa. Mà chẳng biết lão mơ những gì trong những đợt ngủ phá mọi kỷ lục ấy nhỉ? Hoshino không thể hình dung ra. “Đến nơi chưa?”
“Sắp,” Đại tá Sanders đáp.
“Tôi hỏi cái này nhé,” Hoshino mào đầu.
“Cái gì?”
“Có thật ông là Đại tá Sanders không?”
Đại tá Sanders đằng hắng. “Thật ra thì không. Ta chỉ mượn tạm cái vẻ bề ngoài của ông ta thôi.”
“Tôi cũng đoán thế,” Hoshino nói. “Vậy thật ra ông là ai?”
“Ta không có tên.”
“Thế thì cũng rắc rối đấy nhỉ.”
“Chẳng sao cả. Ta vốn chẳng bao giờ có tên hay hình hài gì.”
“Vậy là giống như một phát rắm ấy à?”
“Cậu muốn nói thế cũng được. Vì ta không có hình hài, ta có thể trở thành bất kỳ cái gì ta muốn.”
“Hừm...”
“Lần này, ta quyết định chọn một hình dáng quen thuộc, hình dáng của một thánh thượng tư bản chủ nghĩa. Ta đã toan lấy hình tượng Chuột Mickey, nhưng Hãng Disney rất khắt khe về chuyện bản quyền đối với những ai mô phỏng nhân vật của họ.”
“Dù sao đi nữa, tôi cũng không muốn Chuột Mickey dắt gái cho.”
“Ta hiểu quan điểm của cậu.”
“Cải trang như Đại tá Sanders cũng hợp với tính cách của ông nữa.”
“Nhưng ta làm gì có tính cách hay tình cảm. Ta có thể mượn hình hài, ta có thể trò chuyện, nhưng ta không phải là trời phật, mà là một sinh vật vô cảm có trái tim khác với tim người. ”
“Ông nói gì vậy...?”
“Một câu trong Những chuyện ánh trăng và mưa của Ueda Akinari. Ta chắc cậu chưa đọc?”
“Ông nói trúng phóc."
“Ta đang hiển hiện trong hình hài con người, nhưng ta không phải là trời cũng chẳng phải là phật. Tim ta không vận hành giống tim người vì ta hoàn toàn vô cảm. Đó là ý nghĩa của câu đó.”
“Hừm,” Hoshino nói. “Tôi không dám chắc là mình đã hiểu, nhưng phải chăng ông muốn nói ông không phải là người mà cũng chẳng phải là trời phật gì cả?”
“ Trời, phật chẳng phải, ta chỉ là kẻ vô cảm nên ta bất cần thiện, ác, không nghi vấn mà cũng chẳng theo đằng nào .”
“Có nghĩa là...?”
“Vì ta không phải là trời cũng chẳng phải là phật, nên ta chẳng cần phải phán xét ai tốt ai xấu. Tương tự như thế, ta không cần phải hành động theo những tiêu chuẩn của thiện/ác.”
“Nói cách khác, ông đứng ngoài thiện và ác.”
“Cậu quá đôn hậu đấy. Chính xác ra, ta không đứng ngoài thiện và ác – có điều những cái đó đối với ta không quan trọng. Ta không biết thế nào là thiện, thế nào là ác. Ta là một kẻ rất thực dụng. Một khách thể trung lập, có thể nói thế, tất cả những gì ta quan tâm là hoàn mãn chức năng ta được giao phó.”
“ Hoàn mãn chức năng của ông? Chức năng đó là gì?”
“Trước cậu có đi học không?”
“Có, tôi học đến trung học, nhưng đó là một trường dạy nghề. Tôi dành tất cả thời gian vào những cuộc đi chơi nhổng bằng xe máy.”
“Ta giống như một tay giám sát đôn đốc công việc, bảo đảm cho mọi khâu hoàn tất đến nơi đến chốn. Kiểm tra tương quan giữa các thế giới khác nhau sao cho mọi thứ diễn ra đúng trình tự. Sao cho hậu quả đến sau nguyên nhân và các ý nghĩa không lẫn lộn. Quá khứ đến trước hiện tại, tương lai đến sau hiện tại. Sự vật có thể hơi lệch lạc tí chút , nhưng không sao. Không có gì là hoàn hảo cả. Với ta, miễn sao về cơ bản, trong sổ quyết toán, thu chi thăng bằng, thế là tốt rồi. Nói thật với cậu, ta không phải là người chi ly lắm. Thuật ngữ kỹ thuật gọi đó là ‘lược gọn quy trình giác quan của thông tin liên tục’, nhưng ta không muốn đi sâu vào cái đó, giải thích lằng nhằng mất thì giờ lắm, ta biết cậu chả hiểu được đâu. Vậy hãy để ta tóm tắt. Điều ta muốn nói là: ta không xét nét từng việc nhỏ một. Dĩ nhiên, nếu chung cuộc thu chi không thăng bằng thì đó là vấn đề. Ta phải có trách nhiệm xem xét.”
“Tôi muốn hỏi ông một câu. Nếu ông là một người quan trọng như thế, tại sao ông lại phải làm công việc dắt gái trong những ngõ ngách này của Takamatsu?”
“Ta không phải là người , hiểu chưa? Ta phải nói với cậu bao nhiêu lần nữa đây?”
“Dù là gì...”
“Dắt gái chỉ là một cách để dụ cậu đến đây. Có một chuyện ta cần cậu giúp một tay, nên ta nghĩ nên cho cậu thư giãn vui vẻ trước đã, coi như một phần thưởng. Một thứ thủ tục ấy mà.”
“Giúp ông một tay?”
“Như ta đã giải thích, ta chẳng có hình dạng gì. Ta là một vật thể khái niệm, siêu hình. Ta có thể khoác bất kỳ hình dạng gì, nhưng ta thiếu thực chất. Và muốn làm một hành động thật, ta cần sự giúp đỡ của ai đó có thực chất.”
“Và trong trường hợp cụ thể này, cái thực chất ấy là tôi.”
“Chính thế,” Đại tá Sanders đáp.
Họ thận trọng men theo con đường nhỏ và đến một cái miếu nhỏ hơn dưới bóng một cây sồi lớn. Ngôi miếu già nua và hư nát không có đồ cúng tế hay trang trí gì cả.
Đại tá Sanders rọi đèn lên mặt tiền của miếu. “Phiến đá ở trong này. Mở cửa ra đi.”
“Không được,” Hoshino nói. Cửa miếu đường shinto không phải là thứ muốn mở lúc nào thì mở. Không khéo bị thánh vật đấy. Rụng tai, mất mũi chứ chẳng chơi.”
“Đừng lo. Ta bảo không sao đâu. Cứ mở ra. Cậu sẽ không bị vật vã gì đâu, tai mũi cậu sẽ nguyên vẹn. Chà, cái cậu này cổ hủ thật!”
“Thế thì tại sao bác không mở? Tôi không muốn dây vào những trò này đâu.”
“Ta phải giải thích điều này cho cậu bao nhiêu lần nữa? Ta đã bảo cậu là ta không có thực chất. Ta là một khái niệm trừu tượng. Ta không thể tự làm bất cứ cái gì. Chính vì thế ta mới cất công lôi kéo cậu đến đây. Và cho cậu làm tới ba phát với mức đại hạ giá.”
“Ờ, con bé quả là ác chiến... Nhưng phạm vào miếu đường thì tôi chịu thôi! Từ nhỏ, ông nội vẫn dặn tôi chớ có làm uế tạp chốn thánh đường. Về điểm này, ông tôi rất nghiêm ngặt.”
“Quên ông cậu đi. Đừng có lên lớp ta bằng thói đạo đức nhà quê của cái tỉnh Gifu ấy, được không? chúng ta đâu có thì giờ dành cho chuyện ấy.”
Làu bàu luôn miệng, Hoshino ngập ngừng mở cửa ngôi miếu và Đại tá Sanders rọi đèn vào trong. Quả là có một phiến đá tròn cũ kỹ trong đó. Đúng như Nakata nói, đó là một phiến đá trắng nhẵn bóng, kích cỡ bằng cái bánh đa lớn.
“Nó đây à?" Hoshino hỏi.
“Phải,” Đại tá Sanders đáp. “Mang nó ra đi.”
“Khoan đã. Thế là ăn trộm đấy.”
“Không sao. Thiếu đi một viên đá như thế này, chẳng ai nhận thấy đâu. Và cũng chẳng ai hơi đâu mà quan tâm.”
“Nhưng phiến đá là của giời, ngài sẽ nổi giận nếu ta mang nó ra ngoài.”
Đại tá Sanders khoanh tay, nhìn thẳng vào mặt Hoshino. “Giời là gì?”
Câu hỏi làm Hoshino ngớ ra một lúc.
Đại tá Sanders dồn thêm. “Mặt mũi giời như thế nào và ông ta làm cái thá gì?”
“Đừng có truy tôi. Giời là giời. Ngài có mặt ở khắp nơi, quan sát xem chúng ta làm gì, phán xét những điều ta làm là tốt hay xấu.”
“Như trọng tài bóng đá ấy à?”
“Có lẽ đại loại như thế.”
“Vậy giời mặc quần soọc, miệng ngậm còi, mắt nhìn đồng hồ?”
“Bác thừa biết tôi không định nói thế,” Hoshino nói.
“Giời của Nhật Bản và giời của Tây có bà con họ hàng với nhau hay không, hay là kẻ thù của nhau?”
“Làm sao tôi biết được?”
“Nghe này – giời chỉ tồn tại trong tâm trí con người thôi. Đặc biệt, ở Nhật Bản, giời bao giờ cũng là một khái niệm rất biến động. Này nhé, trước kia, ở đây, hoàng đế là giời, thế mà sau chiến tranh, uglas Arthur ra lệnh cho ông ta thôi không làm giời, thế là ông ta tuân theo, đọc ngay một bài diễn văn tuyên bố mình chỉ là một người bình thường. Vậy sau 1946, ông ta không còn là giời nữa. Đấy, giời của Nhật Bản là thế đó: có thể vặn vẹo, điều chỉnh dễ dàng. Một tên tướng Mỹ ngậm một cái tẩu rẻ tiền vừa ra lệnh một cái là a-lê-hấp giời nghỉ là giời. Một quan niệm rất chi là hậu hiện đại. Nếu anh nghĩ có giời thì là có giời. Nếu anh nghĩ không thì là không. Và nếu giời là thế thì có gì phải lo?”
“Thôi được...”
“Vậy cậu chịu mang phiến đá ra chứ? Ta sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Tuy ta không phải là trời hay phật, nhưng ta cũng có một số quan hệ. Ta sẽ bảo đảm để cậu không bị thánh vật.”
“Ông chắc chứ?”
“Ta đã nói là giữ lời.”
Hoshino đưa tay ra nhấc phiến đá một cách hết sức thận trọng như thể đó là một quả mìn sát thương vậy. “Nặng ra trò.”
“Đây đâu phải đậu phụ. Đá thì phải nặng chứ.”
“Nhưng ngay cả đối với đá, thế này vẫn là nặng,” Hoshino nói. “Vậy ông muốn tôi làm gì với nó?”
“Mang nó về nhà và đặt cạnh giường, sau đó sự việc phải đến sẽ đến.”
“Bác muốn tôi mang nó về nhà trọ?”
“Cậu có thể đi taxi nếu nó nặng quá,” Đại tá Sanders đáp.
“Vâng, nhưng mang nó đi quá xa như vậy có được không?”
“Nghe này, mọi sự vật đều luôn vận động. Trái đất, thời gian, các khái niệm, tình yêu, cuộc đời, lòng tin, cái ác... tất cả đều vận động và chuyển đổi, không giữ nguyên một hình thái hay ở nguyên một chỗ mãi mãi. Cả vũ trụ giống như một dịch vụ bưu điện khổng lồ vậy.”
“Hừm.”
“Phiến đá này tạm thời ở đây dưới dạng đá. Di chuyển nó sẽ không thay đổi gì cả.”
“Thôi được, nhưng phiến đá này có gì đặc biệt thế? Nom nó chẳng có vẻ gì là khác thường.”
“Bản thân nó chẳng có nghĩa gì. Hoàn cảnh đòi hỏi sự tham gia của một vật nào đó và vào thời điểm cụ thể này, vật đó ngẫu nhiên là phiến đá này. Anton Chekhov đã diễn đạt ý này rất hay khi ông nói: “ Nếu một khẩu súng lục xuất hiện trong một câu chuyện, cuối cùng nó tất phải nhả đạn .” Cậu có hiểu thế nghĩa là gì không?”
“Không.”
Đại tá Sanders thở dài. “Ta cũng chắc thế, nhưng ta cứ phải hỏi cho lịch sự.”
“Đa tạ.”
“Điều Chekhov muốn nói là: sự cần thiết là một khái niệm độc lập. Nó có cấu trúc khác với lô-gích, đạo lý hay ý nghĩa. Chức năng của nó hoàn toàn nằm trong vai trò nó đóng. Cái gì không có vai trò gì thì không cần tồn tại. Nghệ thuật soạn kịch là thế. Nó chẳng cần đến lô-gích, đạo lý hay ý nghĩa. Tất cả chỉ là vấn đề tương quan. Chekhov hiểu rất tường tận nghệ thuật soạn kịch.”
“Chao... ông nói cao siêu quá, tôi chả hiểu gì cả.”
“Phiến đá cậu đang mang là cây súng lục của Chekhov. Nó sẽ phải được dùng để bắn. Theo nghĩa đó, nó là một vật quan trọng. Nhưng nó chẳng có gì là thiêng liêng hay thần thánh cả. Cho nên cậu đừng lo bị thánh vật.”
Hoshino cau mày. Phiến đá này là một khẩu súng lục ư?”
“Theo nghĩa ẩn dụ thôi. Đừng lo, không có đạn gì trong đó đâu.” Đại tá Sanders rút trong túi ra một tấm vải rộng, đưa cho Hoshino. “Bọc nó vào, tốt nhất là đừng để cho mọi người trông thấy.”
“Tôi đã bảo bác thế này là ăn trộm mà!”
“Cậu điếc à? Đây không phải là ăn trộm. Chúng ta cần nó cho một việc quan trọng, cho nên chúng ta chỉ mượn tạm trong một thời gian thôi.”
“Thôi được, thôi được. Tôi nghe ra rồi. Theo quy tắc của nghệ thuật soạn kịch, chúng ta đang di chuyển vật chất do sự cần thiết.”
“Chính xác,” Đại tá Sanders gật đầu nói. “Thấy không, quả là cậu đã hiểu những điều ta nói.”
Bê phiến đá bọc trong tấm vải màu xanh nước biển, Hoshino lộn lại theo con đường nhỏ, ra khỏi cánh rừng. Đại tá Sanders cầm đèn pin soi đường cho gã. Phiến đá nặng hơn nhiều so với vẻ bề ngoài của nó và Hoshino phải dừng lại mấy lần để lấy hơi. Họ nhanh chóng đi tắt qua mặt sân được chiếu sáng của miếu đường để khỏi bị trông thấy, rồi ra đến một phố chính. Đại tá Sanders gọi một chiếc taxi và chờ cho Hoshino vào xe cùng với phiến đá.
“Vậy là tôi phải đặt nó cạnh gối hả?” Hoshino hỏi.
“Phải,” Đại tá Sanders nói. “Cậu chỉ cần làm thế thôi. Đừng làm gì khác cả. Điều chủ yếu là có được nó ở đấy.”
“Tôi phải cảm ơn ông đã chỉ chỗ phiến đá cho tôi."
Đại tá Sanders cười toét miệng. “Không cần phải cảm ơn, ta chỉ làm việc của mình thôi. Chỉ là hoàn tất sứ mạng của mình. Nhưng này... con bé thế nào, Hoshino?”
“Tuyệt.”
“Ta hài lòng nghe cậu nói thế.”
“Con bé ấy là thật đấy chứ? Không phải là ma cáo hay một cái gì trừu tượng hay đại loại thế chứ?”
“Không phải ma, không phải trừu tượng. Mà là một cỗ máy tình dục đích thực. Cơn dâm dục chính hiệu hóa thân thành xe địa hình. Không dễ gì tìm được đứa như nó đâu. Yên trí đí.”
“Úi chà!” Hoshino thở hắt ra.
Khi Hoshino đặt phiến đá bọc trong tấm vải xuống cạnh gối Nakata thì đã hơn một giờ sáng. Gã nghĩ đặt nó cạnh gối Nakata thay vì gối của chính mình sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ bị thánh vật. Như gã đã đoán, Nakata vẫn ngủ như một khúc gỗ. Hoshino cởi tấm khăn bọc cho phiến đã lộ ra. Gã thay đồ ngủ, vào giường nằm và ngủ ngay lập tức, chìm vào một giấc mơ ngắn: một vị thần mặc quần đùi, đôi chân lông lá, chạy quanh một cánh đồng, vừa chạy vừa thổi sáo.
Năm giờ sáng hôm ấy, Nakata thức giấc và thấy phiến đá ngay cạnh gối mình.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 13:33:38 | Chỉ xem của tác giả
Chương 31


Ngay sau một giờ chiều, tôi mang cà phê lên tầng hai. Như mọi khi, cửa phòng vẫn mở. Miss Saeki đứng cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài, một tay đặt trên bậu cửa. Chìm đắm trong suy tư đến độ không biết là những ngón của bàn tay kia đang vân vê khuy áo. Lần này, trên bàn không có cả bút lẫn giấy viết. Tôi đặt tách cà phê lên bàn. Một lớp mây mỏng che phủ bầu trời và không thấy tiếng chim hót bên ngoài.
Cuối cùng, bà cũng nhận thấy sự có mặt của tôi, bứt khỏi dòng suy tưởng, rời cửa sổ, ngồi vào bàn và nhấp một ngụm cà phê. Bà ra hiệu cho tôi ngồi vào chiếc ghế hôm qua. Tôi ngồi xuống và nhìn bà đang nhấp từng ngụm cà phê bên kia bàn. Liệu bà có nhớ gì về chuyện xảy ra đêm hôm qua không? Tôi không cách chi biết được. Bà có vẻ như biết hết đồng thời lại như chẳng biết gì cả. Hình ảnh thân thể bà thoát y trở lại trong trí tôi và tôi nhớ lại cảm giác khi tiếp xúc với những bộ phận khác nhau của bà. Tôi thậm chí không dám chác đó có phải là thân thể người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi không. Tuy nhiên, lúc đó thì tôi chắc chắn một trăm phần trăm.
Bà mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt mượt như lụa và một chiếc váy bo màu be, cổ đeo một chiếc vòng bạc mảnh rất sang. Những ngón tay thon thả của bà đan vào nhau trên mặt bàn, đẹp như một món đồ mỹ nghệ. "Vậy bây giờ cháu đã thích vùng này chưa?"
"Cô muốn nói Takamatsu?"
"Phải."
"Cháu không biết. Cháu chưa thăm được nhiều nơi trong thành phố, chỉ mới thấy vài thứ trên dọc đường đi. Nhà ga, một phòng tập thể dục công cộng, khách sạn cháu ở lúc đầu và tất nhiên là thư viện này... đại loại những nơi như thế."
"Cháu có thấy nó buồn chán không?"
Tôi lắc đầu. "Cháu chưa biết. Cháu chưa có thì giờ để buồn chán, vả chăng các thành phố đều na ná như nhau. Tại sao cô lại hỏi thế? Cô nghĩ đây là một thành phố buồn tẻ chăng?"
Bà khẽ nhún vai. "Hồi còn trẻ cô nghĩ thế. Cô cực kỳ muốn thoát khỏi nó. Rời bỏ nó và đến một nơi nào khác, ở đó một cái gì khác thường đang chờ mình, ở đó mình có thể tìm thấy những người thú vị hơn."
"Những người thú vị?"
Miss Saeki khẽ lắc đầu. "Dạo ấy cô còn trẻ," bà nói. "Cô đồ rằng hầu hết những người trẻ tuổi đều có những ý nghĩ như thế. Cháu có thế không?"
"Không, cháu không bao giờ cảm thấy rằng nếu mình đến một nơi nào khác, ở đó sẽ có cái gì đặc biệt đang chờ mình. Cháu chỉ muốn hiện hữu ở một nơi nào khác, đơn giản thế thôi. Bất cứ nơi nào trừ nơi ấy ."
" Nơi ấy? "
"Là Nogata, quận Nakano. Nơi cháu sinh ra và lớn lên."
Nghe nhắc đến cái tên ấy, một cái gì vụt lóe lên trong mắt Miss Saeki. Ít nhất là tôi cũng có cảm giác như thế.
"Cháu chẳng mấy quan tâm đến chuyện mình đi đâu, miễn là rời khỏi nơi đó?" bà hỏi.
"Đúng vậy," tôi đáp. "Đi đâu không thành vấn đề. Cháu cần phải ra khỏi đó, bằng không cháu sẽ xong đời, cháu biết thế. Cho nên cháu mới bỏ nhà đi."
Bà nhìn xuống đôi bàn tay đặt trên bàn với một vẻ rất vô tư trong mắt. Rồi rất điềm đạm, bà nói, "Hồi hai mươi tuổi, khi cô rời nơi này, cô cũng nghĩ như cháu - mình phải đi, bằng không sẽ không sống nổi. Và cô tin chắc rằng cô sẽ không bao giờ thấy lại nơi này chừng nào cô còn sống. Cô không bao giờ tính chuyện trở lại, nhưng rồi một số sự việc xảy ra, thế là giờ cô lại ở đây. Như thể tất cả lại bắt đầu lại từ đầu vậy." Bà quay mặt đi nhìn ra ngoài cửa sổ.
Lớp mây che phủ bầu trời vẫn không đổi màu và không một gợn gió nào gọi là có. Tất cả im sững như phông cảnh trong một cuốn phim vậy.
"Trong cuộc đời, có lúc xảy ra những điều không thể tin được," bà nói.
"Cô muốn nói có thể cháu sẽ lại quay về điểm xuất phát?"
"Cô không biết. Cái đó còn tùy thuộc cháu, mà nếu điều đó có xảy ra thì cũng còn lâu. Nhưng cô nghĩ với một con người, nơi sinh ra cũng như nơi chết là rất quan trọng. Anh không thể chọn nơi ra đời, nhưng nơi chết thì anh có thể chọn... trong chừng mực nào đấy." Bà nói những lời này với một giọng bình thản, mắt đăm đăm nhìn qua cửa sổ như đang nói với một người nào ngoài đó. Chợt nhớ đến sự hiện diện của tôi, bà quay lại. "Cô tự hỏi tại sao cô lại tâm sự tất cả những điều đó với cháu."
"Vì cháu không phải là người vùng này và cô cháu mình khác xa nhau về tuổi tác."
"Cô cũng đồ là thế," bà nói.
Trong vòng hai mươi thậm chí là ba mươi giây, chúng tôi lặng thinh, mỗi người chìm đắm trong dòng suy nghĩ của riêng mình. Bà nhấc tách cà phê lên và nhấp một ngụm nữa.
Tôi quyết định nói thẳng ra. "Miss Saeki, cháu cũng có điều cần tâm sự với cô."
Bà nhìn tôi và mỉm cười. "Cô thấy là cô cháu ta đang trao đổi những bí mật riêng tư."
"Về phần cháu thì không phải là một bí mật. Chỉ là một giả thuyết
"Một giả thuyết?"
"Vâng."
"Nghe hay đấy."
"Đó là hệ luận của những gì cô cháu mình đang trao đổi," tôi nói. "Ý cháu muốn hỏi có phải cô trở về thành phố này để chết?"
Như một vành trăng bạc lúc bình minh, một nụ cười thoáng hiện trên môi bà. "Có lẽ thế. Nhưng điều đó không quan trọn. Dù ta đến một nơi để sống hay để chết, những điều ta làm hằng ngày vẫn chẳng khác gì nhau."
"Cô có mong chết không?"
"Cô tự hỏi...," bà nói. "Chính cô cũng không biết."
"Sinh thời, cha cháu đã mong được chết."
"Cha cháu chết rồi ư?"
"Cách đây không lâu," tôi nói. "Thực ra là rất gần đây thôi."
"Tại sao cha cháu muốn chết?"
Tôi hít một hơi thật sâu. "Trong một thời gian dài, cháu không sao đoán được. Nhưng bây giờ thì cháu đã vỡ ra. Sau khi đến đây, rốt cuộc, cháu đã hiểu."
"Tại sao?"
"Cha cháu yêu cô nhưng không thể làm cách nào để khiến cô trở lại. Hoặc có thể là ngay từ đàu, ông đã không sao thực sự chiếm hữu được cô. Ông biết rõ điều đó và chính vì thế mà ông muốn chết. Và cũng vì thế mà ông muốn con trai ông - cũng là con trai của cô - giết ông. Nói cách khác, là cháu đây. Ông muốn cháu ngủ với cô và với cả chị cháu nữa. Đó là lời tiên tri của ông, lời nguyền của ông. Ông đã lập trình như vậy ngay trong nội tạng cháu."
Miss Saeki đặt tách cà phê xuống đĩa đánh cạch một cái. Bà nhìn thẳng vào tôi, nhưng bà không thực sự thấy tôi. Cái nhìn của bà đối với một khoảng chân không nào đó ở một nơi nào khác. "Cô có biết cha cháu không?"
Tôi lắc đầu. "Cháu đã nói với cô đây chỉ là một giả thuyết mà."
Bà đặt cả hai tay lên bàn, tay nọ chồng lên tay kia. Vẫn còn thấp thoáng một nét cười ở khóe môi. "Vậy trong giả thuyết này, cô là mẹ cháu?"
"Đúng thế," tôi nói. "Cô đã sống với cha cháu, sinh ra cháu và rồi bỏ đi, để cháu lại. Vào cái mùa hè năm cháu vừa lên bốn."
"Vậy giả thuyết của cháu là thế?"
Tôi gật đầu.
"Đó là lý do khiến cháu hôm qua hỏi cô có con hay không?"
Tôi lại gật đầu.
"Cô đã nói với cháu rằng cô không thể trả lời câu hỏi đó. Rằng cô không thể nói đơn giản là có hoặc không."
"Cháu biết."
"Vậy giả thuyết của cháu chỉ là tự biện."
Tôi lại gật đầu. "Đúng thế."
"Vậy hãy nói cho cô nghe cha cháu chết như thế nào?"
"Ông ấy bị ám sát."
"Cháu không giết ông ấy đấy chứ?"
"Không, cháu không giết ông. Cháu có chứng cớ ngoại phạm."
"Nhưng cháu không chắc chắn hoàn toàn, phải không?"
Tôi lắc đầu. "Cháu không chắc chắn một trăm phần trăm."
Bà lại nhấc tách cà phê lên, nhấp một ngụm nhỏ như thể nó chẳng có vị gì. "Tại sao cha cháu lại trút lên đầu cháu một lời rủa nguyền như vậy?"
"Chắc ông muốn cháu tiếp nối ý chí của ông."
"Tức là thèm muốn cô?"
"Vâng," tôi nói.
Miss Saeki nhìn trân trân vào tách cà phê trong tay, rồi lại ngẩng lên.
"Vậy cháu có... thèm muốn cô không?"
Tôi gật đầu một cách dứt khoát.
Bà nhắm mắt lại. Tôi đăm đăm nhìn cặp mí mắtn hắm nghiền của bà hồi lâu, và qua đó, tôi có thể cảm nhận vùng bóng tối bà đang thấy. Những hình thù kỳ dị nổi lên trong đó, bồng bềnh rồi tan biến.
"Cuối cùng, bà mở mắt ra. "Cháu muốn nói trên giả thuyết đó?"
"Không, không chỉ trên giả thuyết. Cháu thèm muốn cô thật, vượt xa giới hạn của giả thuyết."
"Cháu muốn giao hợp với cô?"
Tôi gật đầu.
Bà him mắt lại như thể bị chói sáng. "Cháu đã bao giờ làm tình với một cô gái chưa?"
Tôi lại gật đầu. Đêm qua... với cô ấy , tôi nghĩ thầm. Nhưng tôi không thể nói thành tiếng. Bà tịnh không nhớ gì hết.
Một cái gì đó gần giống như tiếng thở dài thoát ra khỏi môi bà. "Kafka, cô biết cháu ý thức được điều này: cháu mới mười lăm mà cô thì đã ngoài năm mươi."
"Vấn đề không đơn giản như thế. Ở đây ta không bàn trên bình diện thời gian ấy. Cháu biết một Miss Saeki ở tuổi mười lăm. Và cháu yêu cô ở độ tuổiấy. Người thiếu nữ ấy hiện vẫn ở trong cô, vẫn ngủ trong cô. Tuy nhiên, khi cô ngủ thì nàng thức dậy và cháu đã thấy điều đó."
Bà nhắm mắt lại một lần nữa, mí mắt nhè nhẹ rung.
"Cháu yêu cô, và đối với cháu, đó là điều quan trọng. Cháu nghĩ cô hiểu điều đó."
Như một người từ đáy biển ngoi lên mặt nước, bà hít một hơi thật sâu. Bà cố tìm lời để diễn đạt mà không ra.
"Cô xin lỗi, Kafka, cháu có thể để cô một mình một lúc được không? cuối cùng, bà nói. "Và khi ra nhớ đóng cửa lại giùm cô."
Tôi gật đầu, đứng dậy đi ra, nhưng một cái gì kéo tôi lại. Tôi dừng lại ở cửa, quay lại, bước tới chỗ bà. Tôi đưa tay vuốt tóc bà. Qua những mớ tóc, tay tôi chạm vào vành tai nhỏ nhắn của bà. Tôi không thể ngăn mình lại.
Miss Saeki ngạc nhiênước lên và sau một thoáng lưỡng lự, đặt tay lên tay tôi. "Dù sao chăng nữa, cháu và cái giả thuyết của cháu đã nhắm trúng một mục tiêu xa hơn cháu tưởng nhiều. Cháu có biết thế không?"
Tôi gật đầu. "Cháu biết. Nhưng khoảng cách có thể rút ngắn bằng ẩn dụ."
"Chúng ta không phải là ẩn dụ."
"Cháu biết," tôi nói. "Nhưng ẩn dụ giúp loại bỏ những gì ngăn cách cô với cháu."
Bà thoáng mỉm cười, ngước nhìn tôi. "Đó là lời tán tỉnh kỳ lạ nhất cô từng nghe thấy đấy."
"Có biết bao điều kỳ lạ đang diễn ra, nhưng cháu cảm thấy mình đang từ từ đến gần chân lý hơn."
" Thực sự đến gần một chân lý ẩn dụ, hay đến gần một chân lý đích thực theo nghĩa ẩn dụ ? Hay có thể hai đằng bổ sung cho nhau?"
"Đằng nào thì cháu cũng không chịu nổi nỗi buồn cháu đang cảm thấy lúc này đây," tôi nói với bà.
"Cô cũng cảm thấy như cháu."
"Vậy cô trở về đây để chết?"
Bà lắc đầu. "Nói thật tình, cô không tìm đến cái chết. Cô chỉ chờ nó đến thôi. Như kiểu ngồi trên một chiếc ghế băng ở ga, chờ tàu đến vậy."
"Thế cô có biết bao giờ thì tàu đến không?"
Bà cất tay khỏi tay tôi và áp những đầu ngón tay lên mí mắt. "Kafka, cô đã sống đền mòn xơ đời mình, mòn xơ bản thân mình. Đến một độ nào đó, lẽ ra cô đã nên ngừng sống, nhưng cô đã không làm thế. Cô biết đời mình đã hết ý nghĩa mà vẫn không thể từ bỏ nó. Thành thử cô đâm lần lữa, phí phạm thời gian vào những việc vô ích, kết quả là làm tổn thương bản thân mình và những người xung quanh. Vì thế giờ đây, cô đang bị trừng phạt, tựa như chịu một lời rủa nguyền vậy. Cô đã từng có một cái gì đó quá trọn vẹn, quá hoàn hảo, thế rồi sau đó, cô chỉ có thể tự khinh bỉ mình mà thôi. Đó là sự rủa nguyền mà cô không bao giờ thoát được. Cho nên cô chẳng sợ chết. Và để trả lời câu hỏi của cháu - có, cô biết khá rõ khi nào thì tàu đến."
Một lần nữa, tôi lại cầm lấy tay bà. Bàn cân đang chòng chành, chỉ một trọng lượng tí xíu cũng đủ để làm nó nghiêng về bên này hay bên kia. Tôi cần phải suy nghĩ. Tôi cần phải quyết định. Tôi cần tiến một bước. "Miss Saeki, liệu cô có bằng lòng ngủ với cháu không?" tôi hỏi.
"Ngay cả nếu theo giả thuyết của cháu, cô là mẹ cháu ư?"
"Cháu có cảm giác như tất cả xung quanh cháu đều trôi chảy triền miên... như thể tất cả đều có hai nghĩa."
Bà ngẫm nghĩ một lúc về điều tôi vừa nói. "Nhưng với cô, có lẽ không phải như thế. Với cô, có lẽ sự vật không mang sắc thải nửa vời như thế. Nó dứt khoát hơn: hoặc là tất cả, hoặc là không có gì."
"Và cô biết đó là tất cả hay không có gì ?"
Bà gật đầu.
"Cháu có thể hỏi cô một câu được không?"
"Về cái gì?"
"Cô kiếm đâu ra hai hợp âm đó?"
" Hợp âm? "
"Hai hợp âm trong điệp khúc bài Kafka bên bờ biển ấy."
Bà nhìn tôi. "Cháu thích những hợp âm ấy à?"
Tôi gật đầu.
"Cô tìm thấy những hợp âm ấy trong một căn phòng cũ, rất xa đây. Cửa phòng lúc ấy để mở," bà nói nhỏ nhẹ. "Một căn phòng rất rất xa."
Bà nhắm mắt lại, đắm mình trong kỷ niệm. "Kafka, đóng cửa lại khi cháu đi ra nhé," bà nói.
Và tôi làm đúng như vậy.
Sau khi chúng tôi đóng cửa thư viện nghỉ đêm, Oshima lái xe đưa tôi đến một nhà hàng hải sản cách thư viện một quãng xa. Qua một cửa sổ rộng của nhà hàng, tôi có thể thấy biển đêm và tôi nghĩ về những sinh vật sống dưới đó.
"Thỉnh thoảng chúng mình cũng phải ra ngoài kiếm chút gì ăn cho ngon miệng," anh bảo tôi. "Thư giãn đi. Mình không nghĩ là cảnh sát canh chừng thư viện đâu. Cả hai chúng ta đều cần phải thay đổi cảnh trí một tí."
Chúng tôi ăn một đĩa xa-lát to tướng rồi gọi một suất paella 1 chia đôi.
"Mình rất thích một ngày nào đó được sang Tây Ban Nha," Oshima nói.
"Tại sao lại Tây Ban Nha?"
"Để tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha."
"Nhưng nó đã kết thúc từ lâu rồi mà."
"Mình biết chứ. Lorca thì chết, còn Hemingway sống sót," Oshima nói. "Nhưng mình vẫn có quyền muốn sang Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến đó."
"Theo nghĩa ẩn dụ?"
"Tất nhiên," anh nói, nhăn nhó nhìn tôi. "Một kẻ giới tính không xác định mắc chứng máu không đông hầu như chưa bao giờ đặt chân ra ngoài vùng Shikoku làm sao có thể thực sự đi chiến đấu ở Tây Ban Nha."
Chúng tôi đả món paella đầy tú ụ, chiêu bằng nước khoáng Perrier.
"Vụ án cha em có diễn biến gì mới không?"
"Không có gì thực sự đáng kể. Trừ một cáo phó não nùng ở trang nghệ thuật, các báo chẳng đưa tin gì nhiều về vụ này. Chắc là cuộc điều tra bị bế tắc. Điều đáng buồn là những ngày này, tỉ lệ bắt giữ tội phạm liên tục đi xuống hệt như thị trường chứng khoán. Mình muốn nói là cảnh sát thậm chí không dò ra tung tích của cậu con trai đã biến mất tăm."
"Một thiếu niên mười lăm tuổi."
"Mười lăm tuổi và những triệu chứng bạo hành," Oshima bổ sung. "Chú bé bỏ nhà mang đầy ám ảnh."
"Còn sự kiện mưa cá thì sao?"
Oshima lắc đầu. "Họ tạm ngừng điều tra vụ này. Không có vật lạ nào khác từ trên trời rơi xuống, ngoại trừ cú sét đáng xếp vào Kỷ lục Guiness cách đây hai ngày."
"Vậy là tình hình đã lắng xuống?”
"Có vẻ thế. Hoặc giả ta đang ở giữa mắt bão."
Tôi gật đầu, nhặt một con ngao lên, dùng dĩa khều ruột ra rồi vứt vỏ vào một chiếc đĩa đựng vỏ.
"Cậu vẫn đang yêu?"
Tôi gật. "Còn anh?"
"Cậu muốn nói là mình có đang yêu không à?"
Tôi lại gật.
"Nói cách khác, cậu đang cả gan tọc mạch hỏi về bản tình ca phản xã hội điểm tô cho đời sống riêng tư của kẻ đồng giới tínhphải dục, ái nam ái nữ là tôi đây?"
Tôi gật và anh cũng gật theo.
"Phải, mình có một bạn tình," anh thừa nhận (anh ăn một con ngao với vẻ mặt nghiêm túc). "Đó không phải là loại tình yêu bão tố, say đắm như trong các vở nhạc kịch của Puccini. Bọn mình giữ một khoảng cách thận trọng vớinhau, không năng gặp nhau lắm, nhưng về cơ bản, bọn mình hiểu nhau sâu sắc."
"Hiểu nhau?"
"Khi sáng tác nhạc, bao giờ Haydn cũng ăn mặc rất chỉnh tề, thậm chí đeo cả tóc giả rắc bột."
Tôi ngạc nhiên nhìn anh. "Haydn thì có liên quan gì đến chuyện này?"
"Ông không thể sáng tác hay nếu không ăn mặc như thế?"
"Tại sao?"
"Mình không biết. Đó là chuyện riêng tư giữa Haydn và bộ tóc giả của ông. Không ai khác hiểu được. Mình nghĩ chuyện đó là bất khả giải thích."
Tôi gật đầu. "Những lúc một mình, anh có thi thoảng nghĩ đến người bạn tình và cảm thấy buồn không?"
"Dĩ nhiên," anh nói. "Điều đó thi thoảng xảy ra. Khi ánh trăng chuyển qua màu xanh, khi chim chóc bay về phương Nam, khi..."
"Tại sao lại dĩ nhiên ?" tôi hỏi.
"Bất kỳ ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại. Đó là một tình cảm rất tự nhiên. Cậu không phải là người phát hiện ra tình cảm ấy, vậy nên đừng có tìm cách giành bằng phát minh ra nó, hiểu không?"
Tôi đặt dĩa xuống và ngước lên.
"Một căn phòng cũ thân thương, xa xưa?"
"Đúng," Oshima nói, giơ thẳng chiếc dĩa như để nhấn mạnh. "Dĩ nhiên đó chỉ là ẩn dụ."
Đêm ấy, Miss Saeki đến phòng tôi sau chín giờ. Tôi đang ngồi ở bàn đọc một cuốn sách thì nghe thấy tiếng chiếc Golf của bà vào bãi đậu xe. Cửa đóng lại đánh sầm. Tiếng giày đế cao su chậm rãi bước lạo xạo qua bãi đậu xe. Và cuối cùng, một tiếng gõ lên cửa phòng tôi. Tôi mở cửa và thấy bà đứng đó. Lần này, rành là bà thức. Bà mặc một chiếc áo sơ mi lụa sọc hồng, quần jeans mỏng màu xanh lơ, đi giày tennis trắng. Trước đây, tôi chưa từng thấy bà mặc quần tây bao giờ.
"Lâu lắm cô chưa trở lại căn phòng này," bà nói. Bà đứng cạnh tường và nhìn bức tranh. "Cả bức tranh này nữa."
"Cảnh trong tranh có ở gần đây không?"
"Cháu có thích bức tranh này không?"
Tôi gật đầu. "Ai vẽ vậy cô?"
"Một họa sĩ trẻ tạm trú ở nhà Komura mùa hè năm ấy," bà nói. "Hồi ấy, ông ta chưa nổi tiếng lắm. Cô quên mất tên ông ta. Nhưng ông ta là người rất thân thiện và theo cô, đây là một bức tranh đẹp. Nó có một cái gì... cô không biết nói thế nào... một cái gì đầy cường lực. Cô ngồi cạnh ông ta suốt, xem ông làm việc. Cô đưa ra hàng lô gợi ý nửa đùa nửa thật trong khi ông vẽ. Hai người bọn cô rất hợp nhau. Đó là vào mùa hè cách đây lâu lắm rồi. Hồi ấy, cô mới mười hai. Cậu bé trong tranh cũng mười hai."
"Trông giống như biển ở vùng này."
"Ta đi dạo một vòng đi," bà nói. "Cô sẽ dẫn cháu đến đó."
Tôi đi với bà đến bờ biển. Chúng tôi xuyên qua một rừng thông và xuống một bãi cát. Mây hé ra và một vầng trăng bán nguyệt chiếu lấp lánh trên sóng. Những con sóng nhỏ chỉ hơi chạm vào bờ đã vỡ ra. Bà ngồi xuống bãi cát và tôi cũng ngồi xuống cạnh bà. Cát vẫn còn âm ấm.
Đưa tay lên như để kiểm tra góc nhìn, bà chỉ một chỗ trên bờ biển. "Chính xác ở chỗ kia kìa," bà nói. "Ông ấy ngồi dây vẽ. Ông đặt một chiếc ghế bố ở đằng kia để cậu bé ngồi mẫu và dựng giá vẽ ngay đây. Cô nhớ rất rõ. Cháu có nhận thấy vị trí của hòn đảo y hệt như trong tranh không?"
Tôi nhìn theo hướng bà chỉ. Vị trí hòn đảo thì quả đúng như vậy, nhưng, cho dù tôi có nhìn lâu đến mấy, phong cảnh này vẫn không giống trong tranh. Tôi nói với bà thế.
"Cảnh vật đã thay đổi hoàn toàn," Miss Saeki đáp. "Xét cho cùng, đã bốn mươi năm rồi còn gì. Vật đổi sao dời mà. Biết bao nhiêu thứ tác động đến bờ biển - sóng, gió, bão. Cát bị cuốn đi hay lấn vào. Nhưng dứt khoát là chỗ này đấy. Cô nhớ rất rõ, dạo ấy vào mùa hè. Cũng là thời điểm cô thấy kinh lần đầu."
Chúng tôi ngồi đó ngắm cảnh. Mây thay hình đổi dạng và ánh trăng vỡ ra lốm đốm mặt biển. Gió thổi qua rừng thông, nghe như cả đám người quét đất cùng một lúc. Tôi vốc cát, để cho chảy qua kẽ tay. Nó rơi xuống và, giống như thời gian trôi qua, lại hòa làm một với bãi cát bên dưới. Tôi lặp đi lặp lại trò chơi đó.
"Cháu đang nghĩ đến cái gì?" Miss Saeki nói.
"Đến chuyện đi Tây Ban Nha," tôi đáp.
"Cháu sẽ làm gì ở bên đó?"
"Ăn một chầu paella thật khoái khẩu."
"Thế thôi ư?"
"Và tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha."
"Cuộc chiến đó đã chấm dứt cách đây sáu mươi năm rồi."
"Cháu biết," tôi nói. "Lorca chết và Hemingway sống sót."
"Nhưng cháu vẫn muốn tham gia?"
Tôi gật đầu. "Vâng. Giật mìn phá cầu và các thứ khác."
"Và yêu Ingrid Bergman?"
"Nhưng trong thực tại thì cháu đang ở Takamatsu. Và đang yêu cô."
"Thật không may."
Tôi quàng tay ôm vai bà.
Mày quàng tay ôm vai bà.
Bà dựa người vào mày. Và một quãng thời gian dài trôi qua.
"Cháu có biết cách đây lâu lắm, cô đã làm đúng như thế này?"
"Cháu biết," mày nói với bà vậy.
"Làm sao cháu biết được?"
"Khi đó cháu ở đây mà?"
"Giật mìn phá cầu?"
"Vâng, cháu đã ở đây - giật mìn phá cầu."
"Một cách ẩn dụ?"
"Cố nhiên."
Mày ôm bà trong tay, ghì sát nữa, hôn bà. Mày có thể cảm thấy rõ sức lực từ cơ thể bà.
"Cả hai chúng ta đang mơ, phải không? bà nói.
Phải, tất cả chúng ta đều đang mơ.
"Tại sao anh lại phải chết?"
" Anh không thể làm khác được," tôi đáp.
Mày cùng Miss Saeki đi xuôi bãi biển quay về thư viện. Mày tắt đèn trong phòng, kéo rèm và không nói thêm một lời, cả hai lên giường và làm tình. Khá giống cách làm tình đêm hôm trước. Nhưng với hai điểm khác biệt. Sau cuộc ân ái, bà bắt đầu khóc. Đó là một. Bà vùi mặt vào gối và lặng lẽ khóc. Mày không biết nên làm gì. Mày dịu dàng đặt một tay lên bờ vai trần của bà. Mày biết là mày nên nói một điều gì đó, nhưng mày chẳng nghĩ ra ý gì. Lời chữ đã chết hết trong vực thẳm thời gian, lặng lẽ chất đống dưới đáy tăm tối của một cái hồ-miệng-núi-lửa. Và lần này, khi bà rời khỏi thư viện, mày có thể nghe thấy tiếng động cơ của chiếc Golf. Đó là điểm khác biệt thứ hai. Bà khởi động máy, tắt đi một lúc như thể chợt nghĩ điều gì, rồi lại mở khoá công tắc và lái xe ra khỏi bãi đậu xe. Cái khoảng trống im lặng giữa hai lần khởi động ấy làm mày buồn, buồn ghê gớm. Như lớp sương mù trên biển, sự trống trải ấy len vào tim mày và lưu lại đó hồi lâu, rất lâu, để rồi cuối cùng, trở thành một bộ phận của chính mày.
Bà để lại một chiếc gối đẫm nước mắt. Mày đặt tay lên lần vải ướt và ngó nhìn bầu trời bên ngoài dần dần sáng. Đằng xa, một tiếng quạ kêu. Trái Đất vẫn tiếp tục quay chậm rãi. Nhưng bên kia những chi tiết ấy của thực tại, có những giấc mơ. Và mỗi người đều đang sống trong giấc mơ của mình.--------------------------------
1        Món cơm thập cẩm của Tây Ban Nha có đồ hải sản, thịt gà, rau quả, v.v…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 13:38:28 | Chỉ xem của tác giả
Chương 32


Khi Nakata thức giấc vào lúc năm giờ sáng, lão nhìn thấy phiến đá lớn ngay cạnh gối mình. Hoshino vẫn đang ngủ vùi trên tấm nệm futon cạnh đó, miệng hơi hé, tóc rối bù, chiếc mũ Chunichi Dragons vứt lăn lóc bên mình. Bộ mặt ngủ say sưa của gã có một vẻ cương quyết như muốn nói: bất kể có chuyện gì cũng đừng đánh thức tôi.
Nakata không quá ngạc nhiên khi thấy phiến đá ở đó. Tâm trí lão thích ứng ngay với cái thực tại mới ấy, chấp nhận nó, không hề tự hỏi tại sao nó lại ở đấy. Suy nghĩ về nguyên nhân và hậu quả không bao giờ là điểm mạnh của lão.
Lão trịnh trọng ngồi xếp bằng bên tấm nệm, chăm chú nhìn ngắm phiến đá một hồi lâu. Cuối cùng, lão với tay ra chạm nhẹ vào nó như vuốt ve một con mèo đang ngủ. Thoạt đầu, rón rén, chỉ bằng đầu ngón tay, rồi khi thấy có vẻ an toàn, lão xòe cả bàn tay thận trọng xoa khắp bề mặt phiến đá. Suốt quãng thời gian đó lão đăm chiêu suy nghĩ – hay ít nhất cũng có vẻ như đang suy nghĩ. Như thể đang đọc một tấm bản đồ, lão sờ lần khắp các mặt và cạnh góc của phiến đá, ghi nhớ từng chỗ lồi lõm, từng vết rạn để có một cảm giác thật chuẩn xác về nó. Rồi đột nhiên, lão đưa tay lên xoa mái tóc húi cua, như thể tìm kiếm một tương quan giữa đầu mình với phiến đá ấy.
Cuối cùng, lão trút ra một tiếng tựa như thở dài, đứng dậy, mở cửa sổ và thò mặt ra ngoài. Từ đây, chỉ còn thể nhìn thấy mặt sau của ngôi nhà bên cạnh. Một ngôi nhà lầm than, bệ rạc. Cái loại nhà trong đó những con người bệ rạc sống lần lữa những ngày bệ rạc của mình, kiếm ăn bằng công việc bệ rạc của mình. Cái loại nhà thất sủng ta có thể gặp ở bất cứ thành phố nào, cái loại nhà mà Charles Dickens có thể dành cả chục trang để mô tả. Những đám mây trôi trên bầu trời giống như những mớ bụi đã vón cục từ một chiếc máy hút bụi mà từ lâu không ai cọ rửa nữa. Hoặc có thể những mâu thuẫn tạo nên bởi cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ ba đã đông đặc lại dưới dạng đó để trôi trên trời. Bất kể thế nào thì cũng sắp mưa thôi. Nakata nhìn xuống và thấy một con mèo đen gầy giơ xương, đuôi ngỏng lên, đang rình mò trên bức tường hẹp giữa hai ngôi nhà. “Hôm nay, sẽ có sấm chớp đấy,” lão nói vọng ra. Nhưng con mèo có vẻ như không để tai nghe lão, thậm chí không buồn ngoảnh lại, chỉ tiếp tục uể oải bước rồi biến mất trong bóng râm của ngôi nhà.
Nakata đi xuôi hành lang, tay cầm chiếc túi nhựa đựng đồ dùng vệ sinh, đến phòng tắm công cộng. Lão rửa mặt, đánh răng và cạo râu bằng một lưỡi dao an toàn. Lão nhẩn nha làm từng thao tác một. Lão nhẩn nha rửa mặt thật cẩn thận, nhẩn nha đánh răng thật cẩn thận, nhẩn nha cạo mặt thật cẩn thận. Lão lấy kéo cắt lông mũi, chải lông mày, cọ tai. Lão thuộc loại người làm việc gì cũng nhẩn nha, nhưng sáng nay, thậm chí lão còn đủng đỉnh hơn mọi khi. Không có ai khác rửa mặt vào cái giờ sớm sủa này và còn khá lâu nữa mới đến giờ ăn sáng. Xem ra Hoshino chưa chắc đã dậy ngay được. Một mình chiếm lĩnh cả phòng tắm, Nakata soi gương, ung dung chuẩn bị đón ngày mới và mường tượng mặt mũi tất cả những con mèo trong cuốn sách lão đã xem tại thư viện hai hôm trước. Lão không đọc được nên không biết tên từng giống, loại, nhưng hình ảnh mỗi gương mặt mèo đều được in rõ nét trong trí nhớ của lão.
“Quả thật có vô số mèo trên thế giới, đó là cái chắc,” lão vừa nghĩ thầm vừa ngoáy tai với một que đầu bọc bông mềm. Buổi đầu tiên trong đời đến thăm một thư viện đã khiến lão đau đớn hiểu ra rằng lão biết quá ít. Khối lượng những điều lão chưa biết về thế giới này thật mênh mông vô tận. Cái vô tận, theo định nghĩa, là không biên giới và chỉ nghĩ sơ sơ về nó đã khiến lão đau đầu. Lão bỏ dở, quay sang nghĩ về cuốn Các giống mèo trên thế giới . Giá có thể nói chuyện được với từng con mèo trong đó thì thú biết bao, lão nghĩ. Chắc hẳn trên thế giới có đủ các loại mèo với những cách nghĩ và cách nói chuyện khác nhau. Liệu mèo nước ngoài có nói tiếng nước ngoài không nhỉ? Lão tự hỏi. Nhưng đây lại là một đầu đề khó khác và lão lại bắt đầu nhức đầu.
Rửa ráy xong, lão vào toa-lét đi vệ sinh theo thông lệ hàng ngày. Việc này không mất nhiều thời gian như rửa mặt đánh răng. Xong xuôi, lão xách túi đồ vệ sinh về phòng. Hoshino vẫn ngủ ngon lành, y nguyên như khi lão bỏ gã nằm đó. Nakata nhặt chiếc áo sơ mi Hawai và chiếc quần jeans vứt dưới sàn lên, gấp lại gọn gàng và xếp cạnh tấm nệm futon của Hoshino. Lão đặt thêm chiếc mũ của đội bóng chày Chunichi Dragons lên trên cùng như để đặt tên cho một tập hợp những ý tưởng pha tạp. Lão cởi chiếc áo choàng tắm của khách sạn, mặc sơ mi và quần thường ngày của mình vào rồi xoa tay và hít một hơi thật sâu.
Lão lại ngồi xuống trước phiến đá, nhìn ngắm một hồi trước khi rụt rè đưa tay chạm vào nó. “Hôm nay, sẽ có sấm chớp đây,” lão thông báo, không nhằm cụ thể vào ai. Có thể là lão nói với phiến đá cũng nên. Lão gật đầu hai cái như để chấm câu cho lời thông báo đó.
Cuối cùng, khi Hoshino thức dậy thì Nakata đang đứng cạnh cửa sổ, tập một bài thể dục thông thường. Lão vừa làm các động tác khớp với nhịp của điệu nhạc thể dục trên đài phát thanh vừa khẽ huýt sáo theo.
Hoshino liếc nhìn đồng hồ. Tám giờ hơn. Gã vươn cổ nhìn để yên trí rằng phiến đá vẫn nằm nguyên ở chỗ gã đã đặt nó. Trong ánh sáng ban ngày, trông nó xù xì và lớn hơn nhiều so với trong trí nhớ của gã. “Vậy rốt cuộc, không phải là mình nằm mơ,” gã nói.
“Xin lỗi... cậu nói gì?” Nakata hỏi.
“Phiến đá,” Hoshino nói. “Nó thực sự ở đây. Không phải cháu nằm mơ.”
“Chúng ta đã có phiến đá,” vẫn đang đứng giữa chừng bài thể dục, Nakata khẳng định một cách dứt khoát như phát biểu một mệnh đề trung tâm nào đó của triết học Đức thế kỷ XIX.
“Tuy nhiên, làm sao đưa được nó về đây , lại là cả một câu chuyện dài đấy ông nội ạ.”
“Phải, Nakata này cũng nghĩ thế.”
“Dù sao đi nữa,” Hoshino nói, ngồi dậy và thở dài đánh thượt, “cái đó cũng chả thành vấn đề. Điều quan trọng là nó đã ở đây. Nói thế cho nhanh.”
“Chúng ta đã có phiến đá,” Nakata nhắc lại. Đó mới là điều quan trọng.
Hoshino định đáp lại nhưng đột nhiên, gã bỗng nhận ra là mình đang đói muốn chết. “Này ông nội, ta đi kiếm cái gì điểm tâm chứ?”
“Phải, Nakata này cũng đang đói mèm.”
Ăn sáng xong, Hoshino vừa uống trà vừa hỏi. “Thế bây giờ ông định làm gì với phiến đá?”
“Nakata này nên làm gì với nó?”
“Ông phải để cháu nghỉ lấy hơi tý đã chứ,” Hoshino lắc đầu nói. “Ông bảo cháu phải tìm cho ra phiến đá, vì thế đêm qua cháu đã cất công kiếm được nó. Bây giờ, ông lại tra tấn cháu với cái câu hỏi chết tiệt nên làm gì với nó ?”
“Phải, cậu có lý. Nhưng nói thật tình, lão vẫn chưa biết mình phải làm gì với nó.”
“Rắc rối đấy.”
“Quả thật là rắc rối,” Nakata đáp, tuy nhiên vẻ mặt lão chẳng biểu lộ điều gì chứng tỏ lão cảm thấy “rắc rối”.
“Nếu ông bỏ thì giờ suy nghĩ, liệu ông có hình dung ra được điều cần làm không?”
“Lão nghĩ là được. Nakata làm gì cũng mất nhiều thời gian hơn mọi người khác."
“Ô-kê nhưng nghe này ông nội.”
“Dạ, thưa cậu Hoshino.”
“Cháu không biết ai đặt tên cho nó, nhưng một khi đã gọi là phiến đá cửa vào thì chắc ngày xưa, nó đã từng là cửa dẫn vào một cái gì đó, phải không nào? Chắc phải có một truyền thuyết gì về nó chứ?”
“Phải, chắc thế.”
“Nhưng ông không biết đó là cửa vào đâu à?”
“Không, lão chưa biết. Trước đây, lão thường trò chuyện với mèo suốt, nhưng chưa bao giờ nói chuyện với đá.”
“Có vẻ như chả dễ gì.”
“Khác xa nói chuyện với mèo, đó là cái chắc.”
“Cơ mà lấy phiến đá đó ra khỏi một miếu thờ, liệu chúng ta có bị thánh vật không nhỉ? Điều đó thực sự khiến cháu áy náy đấy. Lấy được nó là một chuyện, nhưng bây giờ, một khi có nó trong tay, xử trí như thế nào với nó lại là cả một vấn đề hóc búa. Đại tá Sanders bảo cháu là sẽ không có chuyện thánh vật, nhưng cháu không thể tin lão ta hoàn toàn, ông hiểu ý cháu chứ?”
“Đại tá Sanders nào?”
“Có một lão già tên là thế. Cái tay trên các tấm quảng cáo Kentucky Fried Chicken ấy. Lão mặc một bộ com-lê trắng, để râu dê, đeo kính nhỏ xíu. Ông không biết à?”
“Xin lỗi, nhưng lão không quen quý ông ấy.”
“Ông không biết tập đoàn Kentucky Fried Chicken ư? Kể cũng lạ đấy. Mà thôi, chả quan trọng. Dù sao đi nữa, lão cũng chỉ là một khái niệm trừu tượng. Lão không phải là ngườ cũng chẳng là thần phật gì cả. Lão không có hình thù, nhưng vì phải mang một vẻ bề ngoài, nên lão chọn cái lốt Đại tá Sanders.”
Vẻ bối rối, Nakata đưa tay vò mái tóc muối tiêu. “Lão không hiểu.”
“Nói thực tình, cháu cũng chả hiểu, mặc dầu cháu nói chuyện huyên thuyên thế,” Hoshino thú nhận. “Không biết từ đâu, lão già kỳ quặc ấy tự dưng xuất hiện và ba hoa đủ thứ với cháu. Nói cho ngắn gọn, lão giúp cháu tìm ra phiến đá và cháu khuân nó về đây. Không phải cháu kể công để tranh thủ tình cảm của ông, nhưng cháu có thể nói với ông đó là một đêm dài gian truân. Điều cháu thực sự muốn làm ngay lúc này là bàn giao tất tật cả cho ông.”
“Lão xin nhận.”
“Mau lẹ đấy.”
“Cậu Hoshino?”
“Gì vậy?”
“Sắp sửa có rất nhiều sấm đấy. Ta hãy đợi đến lúc ấy.”
“Ông muốn nói là sấm sẽ tạo ra một cái gì giúp chúng ta xử trí với phiến đá?”
“Lão chưa biết chắc, nhưng lão đã bắt đầu cảm thấy như thế.”
“Sấm ư? Nghe có vẻ lặng lẽ thế này mà. Thôi được, ta sẽ chờ xem điều gì xảy ra.”
Khi trở về phòng Hoshino gieo mình nằm sấp trên tấm nệm futon và bật tivi. Chẳng có gì ngoài một mớ tiết mục tạp kỹ dành cho các bà nội trợ, nhưng vì không có cách nào khác để giết thì giờ nên gã vẫn cứ theo dõi, vừa xem vừa luôn mồm bình luận mọi thứ diễn ra trên màn hình.
Trong khi đó, Nakata ngồi trước phiến đá, mắt nhìn chăm chăm, tay sờ lần khắp mọi chỗ, miệng thỉnh thoảng lẩm bẩm điều gì mà Hoshino không nghe được. Gã chỉ đoán là có thể Nakata đang nói chuyện với phiến đá.
Khoảng hai giờ sau, Hoshino chạy ra một cửa hàng gần đấy mua về một bịch đầy sữa và bánh mì ngọt để hai ông con ăn trưa. Trong khi họ ăn, cô phục vụ đến dọn phòng, nhưng Hoshino bảo khỏi phiền, họ thấy thế này được rồi.
“Bác và anh không đi đâu ra ngoài?”
“Không,” gã đáp. “Chúng tôi có việc phải làm ở đây.”
“Bởi vì sắp sửa có sấm,” Nakata nói thêm.
“Sấm ư... ra thế” cô phục vụ nói, vẻ hoài nghi, trước khi rút lui. Coi bộ cô không muốn dính dáng gì với cái bộ đôi kỳ quặc này nữa.
Vào quãng trưa, sấm ì ầm ở đằng xa và như chỉ chờ hiệu lệnh ấy, mưa bắt đầu lắc rắc. Sấm không to lắm, chỉ như một chú lùn uể oải giậm chân lên mặt trống. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, những hạt mưa lớn dần để trở thành một trận hồng thủy thật sự, bao bọc thế giới trong một mùi ẩm ướt, ngột ngạt.
Khi sấm bắt đầu nổi, hai người bèn ngồi xuống đối diện nhau với phiến đá ở giữa, như kiểu những người da đỏ truyền tay nhau tẩu thuốc hòa bình. Nakata vẫn lẩm bẩm một mình, lúc xoa đầu, lúc xoa phiến đá. Hoshino rít một điếu Marlboro và quan sát.
“Cậu Hoshino?” Nakata nói.
“Gì vậy ông?”
“Cậu có vui lòng ở bên lão một lúc không?”
“Tất nhiên rồi. Mưa thế này, cháu còn đi đâu làm gì.”
“Có thể một điều kỳ lạ sắp diễn ra.”
“Ông có giỡn cháu không đấy?” Hoshino hỏi. “Mọi thứ vừa xảy ra đã đủ kỳ lạ rồi.”
“Cậu Hoshino?”
“Sao nữa?”
“Bỗng nhiên, lão tự hỏi – mình là cái gì nhỉ? Phải, Nakata này là cái gì?”
Hoshino ngẫm nghĩ. “Đó là một câu hỏi hóc búa. Hơi xa vời đấy. Cháu thậm chí cũng không biết mình là cái gì nữa, cho nên ông đừng có hỏi cháu. Suy nghĩ không phải là thế mạnh của cháu, ông lạ gì. Nhưng cháu biết ông là người tốt, trung thực. Ông có chập cheng một tí, nhưng là người cháu tin cậy. Vì thế cháu mới đi suốt với ông đến tận Shikoku. Cháu cũng chả thông minh sáng láng gì, nhưng cháu biết nhìn người.”
“Cậu Hoshino?”
“Gì nữa?”
“Lão không chỉ đần độn mà thôi. Nakata này còn rỗng tuếch nữa. Cuối cùng, lão đã nhận ra điều ấy. Nakata này giống như một cái thư viện chẳng có quyển sách nào vậy. Không phải bao giờ cũng thế: trước kia, đã từng có sách trong bụng lão. Một thời gian dài, lão quên mất, nhưng bây giờ lão đã nhớ ra. Lão đã từng bình thường như mọi người khác. Nhưng một sự việc đã xảy ra, khiến lão trở thành một thứ thùng rỗng chẳng có gì bên trong.”
“Phải, nhưng nếu ông nhìn nhận theo cách ấy thì chúng ta ít nhiều đều rỗng cả. Ta ăn, ta ị, ta làm một công việc tồi tàn để kiếm đồng lương vét đĩa, thi thoảng tẩn bậy một phát nếu gặp dịp. Ngoài ra, còn có gì khác nữa? Tuy nhiên, cũng có những điều thú vị xảy đến trong đời – như với chúng ta bây giờ. Cháu cũng chẳng biết tại sao. Ông nội cháu dạo xưa thường nói sự vật chẳng bao giờ diễn ra như ta tưởng, nhưng chính như thế, cuộc đời mới lý thú và thế mới hợp lý. Nếu đội Chunichi Dragons trận nào cũng thắng thì ai còn thiết xem bóng chày làm gì?”
“Cậu yêu ông nội mình lắm phải không?”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 13:49:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 32 (tiếp)


“Vâng. Không có ông cháu thì chẳng biết đời cháu đã ra sao. Ông đã khiến cháu cảm thấy muốn gắng sức làm một cái gì đó cho nên người. Ông đã khiến cháu cảm thấy... Cháu không biết diễn đạt như thế nào... Cảm thấy mình được gắn liền với cuộc đời. Chính vì thế mà cháu bỏ cái băng mô-tô và gia nhập Lực lượng Tự vệ. Và cháu thoát khỏi rắc rối lúc nào không biết.”
“Nhưng cậu Hoshino, cậu biết đấy, Nakata này chẳng có ai thân thích trên đời. Không gắn liền với bất cứ cái gì. Lão không biết đọc. Và cái bóng của lão teo lại chỉ còn một nửa.”
“Ai chả có nhược điểm.”
“Cậu Hoshino?”
“Dạ?”
“Nếu lão vẫn nguyên là con người bình thường như ban đầu thì hẳn lão đã có một cuộc đời khác hẳn. Giống như hai em trai của lão, hẳn lão đã vào đại học, làm việc ở một công ty nào đó, lấy vợ và có một gia đình hẳn hoi, lái một chiếc xe hơi cỡ bự, chơi golf vào những ngày nghỉ. Cơ mà lão lại không bình thường nên mới ra cái lão Nakata ngày nay. Đã quá muộn để làm lại từ đầu. Lão hiểu thế. Nhưng lão vẫn muốn được là một Nakata bình thường , cho dù chỉ trong một thời gian ngắn. Cho đến nay, lão chưa bao giờ muốn làm một điều gì đặc biệt. Lão chỉ luôn luôn gắng sức làm những gì người ta bảo lão làm. Có thể, điều đó đã thành một thói quen. Nhưng bây giờ, lão muốn trở lại bình thường . Lão muốn là một Nakata với những ý tưởng riêng của mình, với một cuộc đời có ý nghĩa của riêng mình.”
Hoshino thở dài. “Nếu ông muốn thế thì ông hãy làm đi. Cháu thì chả có tí khái niệm nào về một ông Nakata bình thường cả.”
“Nakata này cũng thế.”
“Cháu chỉ mong điều đó thành sự thật. Cháu sẽ cầu nguyện cho ông... cầu sao ông có thể trở lại bình thường.”
“Trước khi lão trở lại là người bình thường, lão cần phải giải quyết một số chuyện.”
“Chẳng hạn?”
“Chẳng hạn như Johnnie Walker.”
“Johnnie Walker?” Hoshino nói. “Phải, ông đã nhắc đến cái tên này. Có phải thằng cha mang tên hãng rượu whisky không?”
“Phải. Lão đã đến đồn cảnh sát ngay và kể với họ về ông ta. Lão biết là lão phải báo cáo với ngài Tỉnh trưởng, nhưng họ không chịu nghe. Thành thử lão phải tìm một giải pháp của riêng mình. Lão phải lo cho xong chuyện này thì mới trở lại thành Nakata bình thường được. Nếu như có thể trở lại bình thường.”
“Cháu không hiểu thật rõ những gì ông đang nói, nhưng cháu đoán ông cần phiến đá để làm điều ông cần làm.”
“Đúng thế. Lão cần hồi phục nửa kia cho cái bóng của mình.”
Lúc này, sấm đã trở nên đinh tai. Chớp nhằng nhằng trên trời, tiếp theo là sấm ùng oàng. Không khí rung chuyển và những ô kính lỏng lẻo kêu lanh canh. Khắp trời bịt bùng mây đen và trong nhà tối đến nỗi họ hầu như không nhìn rõ mặt nhau. Tuy nhiên, họ vẫn không bật điện. Họ vẫn ngồi nguyên như lúc trước, với phiến đá ở giữa. Mưa quất lồng lộn đến nỗi chỉ nhìn đã đủ nghẹt thở. Mỗi lần chớp lóe, căn phòng lại bừng sáng một thoáng. Hồi lâu, chẳng ai nói gì.
“Thôi được, nhưng tại sao ông lại dính dáng với cái phiến đá này, ông Nakata?” Hoshino tranh thủ lúc ngơi sấm, hỏi. “Tại sao lại là ông ?”
“Bởi vì lão là kẻ đã nhập rồi lại xuất .”
“Cháu không hiểu ông nói gì.”
“Lão đã rời nơi đây một lần và đã quay trở lại. Điều đó xảy ra khi Nhật Bản đang trong một cuộc chiến lớn. Cái vung bật mở và lão thoát ra. Rồi ngẫu nhiên, lão trở lại. Vì thế nên lão không bình thường và bóng lão chỉ còn một nửa. Nhưng bù lại, lão biết nói chuyện với mèo, mặc dù bây giờ không trôi chảy như trước nữa. Lão còn có thể làm cho các thứ rơi từ trên trời xuống.”
“Như trận mưa đỉa bữa nọ?”
“Phải.”
“Một cái tài độc nhất vô nhị, đó là cái chắc.”
“Đúng, không phải ai cũng làm được thế.”
“Và được thế là vì ông xuất rồi lại nhập? Cháu nghĩ ông quả là khác thường đấy.”
“Sau khi trở lại, lão không còn bình thường nữa. Lão hết biết đọc. Và lão chưa bao giờ đụng đến một người đàn bà.”
“Thật khó tin.”
“Cậu Hoshino?”
“Sao?”
“Lão sợ. Như lão đã nói với cậu, bên trong lão hoàn toàn trống rỗng. Cậu có biết hoàn toàn rỗng nghĩa là thế nào không?”
Hoshino lắc đầu. “Cháu nghĩ là không.”
“Nó giống như một cái nhà trống không. Một cái nhà không người ở, cửa không khóa. Bất kỳ ai cũng có thể vào bất kỳ lúc nào họ muốn. Đó là điều làm lão sợ nhất. Lão có thể khiến các thứ từ trên trời trút xuống, nhưng phần lớn thời gian, lão không biết nên trút thứ gì xuống tiếp theo. Giả dụ lần tới là một vạn con dao, hay một trái bom lớn, hay khí độc... Thì không biết lão phải làm gì... Lão có thể nói lời xin lỗi mọi người, nhưng ích gì...”
“Ông nói đúng,” Hoshino nói. “Chỉ xin lỗi suông thì giải quyết được gì. Đỉa đã là xấu, nhưng những thứ kia còn tệ hại hơn.”
“Johnnie Walker đã nhập vào Nakata này. Ông ta khiến lão làm những điều lão không muốn. Johnnie Walker sử dụng lão, nhưng lão không đủ sức chống lại. Bởi vì lão chẳng có gì bên trong cả.”
“Vì thế nên ông mới mong muốn trở lại là một Nakata bình thường có tố chất bên trong mình?”
“Chính xác, lão chẳng thông minh sáng láng gì, nhưng trước đây, lão có thể đóng đồ gỗ và lão đã làm công việc đó ngày này qua ngày khác. Lão thích làm ra các đồ vật – bàn ghế, hòm tủ. Làm ra những đồ vật có hình dáng đẹp thật là thú vị. Trong những năm làm đồ gỗ ấy, lão không khi nào nghĩ đến chuyện muốn trở lại bình thường. Và không có ai trong số những người quen tìm cách nhập vào lão. Nakata không cảm thấy sợ bất cứ cái gì. Cơ mà sau khi gặp Johnnie Walker, lão thấy rất sợ.”
“Vậy cái cha Johnnie Walker ấy đã khiến ông làm những gì sau khi hắn nhập vào ông?”
Một tiếng ầm dữ dội xé trời, hẳn là sét đánh rất gần. Hoshino cảm thấy màng nhĩ nhoi nhói.
Nakata hơi nghiêng đầu sang một bên, thận trọng lắng nghe đồng thời chậm rãi xoa bề mặt phiến đá. “Ông ta đã khiến lão gây đổ máu.”
Hoshino ngẫm nghĩ một lúc, vẻ bối rối. “Dù sao đi nữa, một khi ông mở phiến đá cửa vào, thì tất cả mọi thứ tự khắc sẽ đâu lại hoàn đó theo đúng trật tự tự nhiên, phải không? Như nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp?”
Đến lượt Nakata ngẫm nghĩ. “Có thể không đơn giản thế. Nhiệm vụ của Nakata này là tìm phiến đá cửa vào và mở nó. Còn sau đó điều gì xảy ra thì e rằng lão không biết.”
“Thôi được, nhưng tại sao phiến đá lại ở Shikoku?”
“Phiến đá ở khắp nơi. Không chỉ ở Shikoku. Và không nhất thiết phải là một phiến đá.”
“Cháu không hiểu... Nếu nó ở khắp nơi thì ông có thể làm mọi chuyện này tại nhà ở Nakano, tội gì phải mất bao thì giờ và công sức tới đây?”
Nakata đưa tay vò mái tóc húi cua. “Đó là một câu hỏi khó đấy. Lão đã lắng nghe phiến đá suốt từ nãy đến giờ, nhưng vẫn chưa hiểu rõ nó nói gì. Cơ mà lão nghĩ cả hai chúng ta phải tới đây. Chúng ta phải tìm qua một cái cầu lớn. Điều ấy không ứng ở Nakano.”
“Cháu có thể hỏi một điều khác được không?”
“Được.”
“Nếu ông mở phiến đá cửa vào tại đây, liệu có một điều gì kỳ diệu xảy ra không? Như là cái vị thần gì-gì-đó nhảy ra từ cây đèn của A-la-đanh? Hoặc một hoàng tử bị biến thành cóc sẽ ôm chầm lấy cháu mà hôn lên môi? Hoặc nữa những người sao hỏa sẽ xuất hiện và ăn thịt chúng ta?”
“Có thể sẽ có một điều gì xảy ra, mà cũng có thể là chẳng có gì. Lão chưa mở được nên lão chưa biết. Khi nào mở ra mới biết.”
“Nhưng cũng có thể nguy hiểm, hả?”
“Phải, đúng thế.”
“Chà!” Hoshino rút trong túi ra một điếu Marlboro và châm lửa hút. “Ông nội cháu luôn luôn bảo cháu: điểm yếu của cháu là cứ nhắm mắt đi theo những người lạ chẳng cần suy xét xem mình đang làm gì. Cháu nghĩ có lẽ bản chất cháu vốn thế. Như người ta thường nói: ‘Trẻ con là cha người lớn’. Sao cũng được, giờ cháu cũng chả làm cách gì để thay đổi được. Cháu đã theo ông suốt và cất công tìm ra phiến đá, cho nên cháu không thể quay về nhà mà không thấy mọi sự đến đầu đến đũa. Chúng ta biết là có thể nguy hiểm, nhưng thây kệ! Tại sao không mở nó ra xem điều gì sẽ xảy đến? Ít nhất, đó cũng sẽ là một câu chuyện li kỳ để kể cho cháu chắt nghe.”
“Cậu Hoshino, Nakata này muốn nhờ cậu một việc.”
“Việc gì?”
“Cậu có thể nhấc giùm phiến đá lên được không?”
“Không thành vấn đề.”
“Nó nặng hơn nhiều so với lúc cậu mang về đấy.”
“Cháu biết mình không phải là Schwarzenegger 1 , nhưng cháu khỏe hơn nhiều so với vẻ bề ngoài đấy. Hồi ở Lực lượng Tự vệ, cháu đoạt giải nhì cuộc thi vật tay của đơn vị đấy. Hơn nữa, ông đã chữa cho cháu khỏi bệnh đau lưng, nên cháu phải ra tay để chứng tỏ mình chứ.”
Hoshino đứng dậy, nắm lấy phiến đá bằng cả hai tay và ráng nhấc lên. Phiến đá không nhúc nhích. “Ông nói đúng, nó nặng hơn trước nhiều,” gã nói, thở hắt ra. “Cách đây một lúc, nhấc nó lên chả là vấn đề gì. Bây giờ, nó như bị găm chặt xuống đất.”
“Đây là phiến đá cửa vào nơi đầy giá trị nên không thể xê dịch dễ dàng được. Nếu vậy thì đã rắc rối rồi.”
“Có lẽ thế.”
Đúng lúc đó, mấy lằn chớp loằng ngoằng rạch trời và một loạt sấm làm rung chuyển đến tận lòng sâu trái đất. Như thể ai đó vừa mở nắp địa ngục vậy, Hoshino nghĩ. Một tiếng sấm cuối cùng nổ vang gần đấy và tiếp theo là một im lặng đột ngột, dày đặc đến tức thở. Không khí ẩm ướt và tù đọng, phảng phất một cái gì khả nghi, tựa hồ vô số cái tai đang rình rập trong không trung, nghe ngóng xem có dấu vết âm mưu gì. Hai người ngồi im sững, bao bọc trong bóng tối giữa ban ngày. Thình lình gió lại nổi, quất mưa vào cửa sổ. Sấm ùng oàng nhưng không dữ như trước. Tâm điểm cơn giông đã qua thành phố.
Hoshino ngước lên, đưa mắt nhìn khắp căn phòng. Mọi thứ dường như lạnh lẽo và xa vời lạ lùng, bốn bức tường trống trơn hơn trước. Mẩu thuốc lá Marlboro trong chiếc gạt tàn đã thành tro. Gã nuốt khan và cất tiếng để xua tan im lặng. “Ông Nakata này!”
“Gì vậy, cậu Hoshino?”
“Cháu cảm thấy như đang ở trong một cơn ác mộng.”
“À, ít nhất thì chúng ta cũng cùng chung một ác mộng."
“Ông nói phải, Hoshino nói và gãi tai, vẻ cam chịu. “Ông nói phải, củ cải cũng nghe, le le cũng gật, lật đật đi tìm, con chim bắt được... Ấy, cứ nói lăng nhăng thế mà cũng thấy đỡ.”
Gã đứng dậy, thử nhấc phiến đá một lần nữa. Gã hít một hơi thật sâu, nắm lấy nó, dồn hết sức lực vào đôi tay. Với một tiếng “hự”, gã nhích được phiến đá đi vài phân.
“Cậu dịch nó đi được một tí rồi đấy,” Nakata nói.
“Vậy là ta biết nó không bị găm xuống đất. Chắc cháu phải đẩy nó thêm nữa.”
“Cậu cần phải lật sấp nó hoàn toàn.”
“Như lật cái bánh xèo ấy à?”
Nakata gật đầu. “Phải. Bánh xèo là một món ưa thích của lão.”
“Nghe mà sướng. Ở dưới âm phủ, họ cũng làm bánh xèo hả? Nào, để cháu thử một keo nữa. Cháu nghĩ là có thể lật được đấy.”
Hoshino nhắm mắt lại, huy động toàn bộ sức lực, tập trung vào cú quyết định này. Lần này là phải được! gã tự nhủ. Bây giờ hoặc không bao giờ!
Gã bám thật chắc, thận trọng gì riết hai cạnh rồi hít một hơi dài, “dô huầy!” một tiếng và hấp một cái nhấc nó lên, giữ ở một góc bốn mươi lăm độ. Giới hạn sức lực của gã chỉ đến thế. Cách nào đó, gã đã có thể giữ phiến đá ở tư thế đó. Gã thở hồng hộc, cảm thấy đau khắp người, từng đốt xương, từng bắp thịt, từng thớ thần kinh đều kêu đau, nhưng gã vẫn không chịu bỏ cuộc. Gã hít một hơi dài thét lên một tiếng hò xung trận, nhưng gã không nghe thấy tiếng mình. Gã không biết mình đang nói gì. Mắt nhắm chặt, gã khơi được một nguồn sức mạnh mà gã không ngờ là mình vốn có, một sức mạnh vượt quá tầm của gã. Mặt gã trắng bệch vì thiếu ô-xy. Gã cảm thấy từng sợi thần kinh nối tiếp nhau đứt phựt như những cầu chì nổ. Gã không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy gì, thậm chí không thể nghĩ. Gã ngạt thở. Tuy nhiên, từng tí một, gã vẫn nâng dần phiến đá lên và với một tiếng thét tối hậu, lật sấp được nó. Gã buông tay cho phiến đá tự úp xuống bằng chính trọng lượng của nó. Một tiếng thịch lớn làm rung chuyển cả căn phòng. Tưởng như toàn bộ ngôi nhà cũng chao đi.
Lực giật ngược đẩy Hoshino ngã vật ra sau. Gã nằm đó, quều quào, trên chiếc chiếu tatami, mặt ngửa lên hổn hển lấy hơi, đầu quánh đặc một thứ bùn nhão cứ xoáy lộn, xoáy lộn hoài. Chừng nào mình còn sống, gã nghĩ, chắc mình sẽ chẳng bao giờ nhấc một vật gì nặng như thế này nữa. (Tuy nhiên, sau này, hóa ra sự tiên đoán này lại là quá lạc quan).
“Cậu Hoshino?”
“C... c... cái gì?”
“Nhờ có cậu, cửa vào đã mở.”
“Ông biết không, ông Nakata?”
“Chuyện gì vậy?”
Vẫn trong tư thế nằm ngửa, mắt nhắm nghiền, Hoshino hít một hơi thật dài, thật sâu nữa rồi thở hắt ra: “ May mà nó đã mở. Bằng không, cháu đã uổng công hy sinh thân mình.”
--------------------------------
1        Arnold Schwarzenegger, sinh ngày 30/07/1947 tại Graz, Áo, một nhân vật nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực – lực sĩ thể dục thể hình, doanh nhân, tài tử điện ảnh, chính trị gia. Tập thể dục thể hình từ năm 14 tuổi, Arnold sang Mỹ được mệnh danh là “Cây sồi nước Áo”. Nhờ thể hình tuyệt vời, Arnold gia nhập làng điện ảnh Hollyword, trở thành minh tinh với những vai trong một loạt phim hành động như Conan tên Man Rợ, Kẻ Hủy Diệt.. . Nhập quốc tịch năm 1983. Chuyển sang hoạt động chính trị, ông trở thành vị thống đốc thứ 38 của bang California với biệt danh là Governator ghép hai từ Governor (thống đốc) với Terminator Kẻ Hủy Diệt , bộ phim nổi tiếng do ông thủ vai chính. Vợ ông là Maria Shiver, cháu gái cố tổng thống bị ám sát J.F.Kennedy. Ở đây, Hoshino nhắc đến ông như là lực sĩ thể hình, hay là tài tử điện ảnh của những phim hành động.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 19:08:49 | Chỉ xem của tác giả
Chương 33


Tôi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị để mở trước khi Oshima đến. Hút bụi toàn bộ sàn nhà, lau chùi các cửa sổ và bàn ghế, cọ rửa phòng vệ sinh công cộng. Rẩy nước và lau bóng loáng tay vịn cầu thang. Phủi bụi thật kỹ tấm kính mờ ở chỗ chiếu nghỉ. Quét vườn, bật máy điều hòa nhiệt độ trong phòng đọc và máy hút ẩm trong kho sách. Pha cà phê, gọt bút chì. Không khí một thư viện vắng vẻ vào lúc sáng sớm có một cái gì đó làm tôi thực sự xúc động. Tất cả những lời hay ý đẹp con người có thể nghĩ ra đều ở đây, an tĩnh nghỉ ngơi. Tôi muốn làm những gì trong tầm khả năng của mình để bảo toàn nơi này, giữ cho nó ngăn nắp, gọn gàng. Thi thoảng tôi dừng lại ngắm tất cả những cuốn sách lặng lẽ nằm trên giá, với tay ra sờ vào gáy mấy cuốn. Như mọi khi, vào lúc mười rưỡi, chiếc Mazda Miata rồ máy vào bãi đậu và Oshima xuất hiện, coi bộ hơi buồn ngủ. Chúng tôi chuyện gẫu một lúc cho đến giờ mở cửa.
"Nếu có thể, em muốn ra ngoài một lúc," tôi nói với anh sau khi chúng tôi mở cửa.
"Đi đâu?"
"Em cần đến phòng thể dục công cộng tập luyện. Đã lâu, em bỏ bẵng không tập gì cả."
Đó không phải là lý do duy nhất. Buổi sáng, Miss Saeki đi làm muộn, và tôi không muốn chạm trán với bà. Tôi cần có thời gian để trấn tĩnh trước khi gặp lại bà.
Oshima nhìn tôi, im lặng một lát rồi gật đầu. "Dù sao cũng phải cảnh giác đấy. Tôi không muốn giám sát chặt cậu, nhưng ở hoàn cảnh của cậu, cẩn thận mấy cũng không thừa, hiểu không?"
"Anh khỏi lo, em sẽ cẩn thận," tôi bảo đảm với anh.
Ba lô ngoắc một bên vai, tôi lên tàu. Tới ga Takamatsu, tôi đáp xe buýt đến một câu lạc bộ thể hình. Tôi thay đồ trong phòng gửi quần áo, rồi bắt tay vào một loạt bài tập đa năng, cắm phích nghe Prince gào hết cỡ qua chiếc Walkman của tôi. Lâu không tập, cơ bắp tôi cưỡng lại, nhưng tôi có cách khắc phục. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể - cơ bắp kêu rên phản đối gánh nặng gia tăng áp đặt lên nó. Vừa nghe bài Little Red Corvette , tôi vừa cố xoa dịu phản ứng đó, chế ngự nó. Tôi hít một hơi thật sâu, nín một lát rồi thở ra. Hít vào, nín, thở ra. Tôi dặn như thế, lặp đi lặp lại. Từng bước một, tôi đẩy các cơ bắp của mình đến cực hạn. Mồ hôi toát ra như tắm, ướt đẫm áo phông, mấy lần tôi phải ra thùng ướp lạnh uống nước.
Tôi thực hiện tất cả các bài tập bằng máy theo trình tự thông thường, mà chỉ nghĩ đến Miss Saeki. Đến cái đêm ân ái của chúng tôi. Tôi cố dọn sạch đầu mình, xua đi mọi thứ, nhưng chẳng dễ dàng gì. Tôi tập trung vào các cơ bắp, miệt mài luyện theo thông lệ. Vẫn những máy ấy, vẫn những quả tạ ấy, vẫn số lượng bài tập như mọi khi. Lúc này, Prince đang hát Sex Motherfucker . Đầu dương vật vẫn còn hơi nhoi nhói đau khi tôi đi tiểu. Quy đầu đỏ hỏn. Chim tôi, với bao quy đầu tươi nõn, vẫn đầy sức trẻ và mẫn cảm. Những hoang tưởng tình dục cô đọng, cái giọng ngọt như mía lùi của Prince, những trích dẫn từ mọi loại sách - toàn bộ cái mớ hỗn độn ấy xoáy lộn trong óc tôi và đầu tôi như sắp nổ tung.
Tôi tắm vòi hoa sen, thay đồ lót mới và đáp xe buýt trở về ga. Đói mè, tôi chui vào một tiệm ăn, đánh một bữa nhanh gọn. Trong khi ăn, tôi nhận ra đây chính là nơi tôi đã ăn hôm đầu tiên đến Takamatsu. Ờ, mình đã ở đây bao nhiêu ngày rồi nhỉ? tôi tự hỏi. Tôi đã lưu trú tại thư viện khoảng một tuần, vậy là tôi đã tới Shikoku ba tuần trước.
Ăn xong, tôi vừa uống trà vừa nhìn đám người hối hả qua lại trước cửa ga. Tất cả đều nhằm đến một nơi nào đó. Nếu muốn, tôi cũng có thể hòa vào với họ. Đáp một chuyến tàu đến một nơi nào khác. Vứt bỏ tất cả lại đây, hướng tới một nơi nào tôi chưa từng đến bao giờ, bắt đầu lại từ đầu. Như thể giở sang một trang mới trong sổ tay. Tôi có thể đi Hiroshima, Fukuoka, bất cứ nơi nào. Chẳng có gì giữ tôi ở lại đây. Tôi hoàn toàn tự do. Tất cả những gì tôi cần để sống tạm đều ở trong ba lô: quần áo, đồ vệ sinh, túi ngủ. Tôi hầu như chưa đụng đến khoản tiền mặt lấy ở thư phòng cha tôi.
Nhưng tôi biết mình không thể đi đâu cả.
"Nhưng mày không thể đi đâu hết, mày biết rõ thế mà," cái thằng tên là Quạ nói.
Mày đã ngủ với Miss Saeki, xuất tinh trong bụng bà bao lần. Và bà đã thuận tình đón nhận. Chim mày vẫn còn nhoi nhói, nhớ cái cảm giác khi cắm ngập trong bà. Đích thị là một nơi dành cho mày. Mày nghĩ đến thư viện. Những cuốn sách lặng lẽ, bình yên trên các giá. Mày nghĩ đến Oshima. Căn phòng của mày. Bức Kafka bên bờ biển treo trên tường, cô gái mười lăm tuổi đăm đăm dán mắt vào bức tranh. Mày lắc đầu. Không cách chi mày rời được nơi này. Mày không tự do đâu. Nhưng tự do, đó có phải là điều mày thực lòng muốn không?
Trong nhà ga, tôi đi qua mặt những nhân viên tuần tra đang làm nhiệm vụ, nhưng họ chẳng buồn chú ý đến tôi. Nhà ga đầy những thiếu niên da rám nắng cỡ tuổi tôi, vai đeo ba lô. Thành thử tôi chỉ là một trong số đó hòa lẫn vào quang cảnh chung. Chẳng việc gì phải nơm nớp. Cứ đi lại hành động tự nhiên là chẳng ai để ý đến mình.
Tôi nhảy lên con tàu nhỏ hai toa và trở về thư viện.
"Về rồi đấy à," Oshima nói. Anh sửng sốt nhìn chiếc ba lô trên lưng tôi. "Ủa, đi đâu cậu cũng tha cả đống hành lý như thế này à? Giống như nhân vật Charlie Brown trong truyện tranh đi đâu cũng mang chăn riêng theo [14] ?
Tôi đun ít nước pha tách trà, uống. Như mọi khi, Oshima xoay xoay trong tay một trong những cây bút chì dài bao giờ cũng vót nhọn của anh. Chả biết khi chúng ngắn đi thì anh vứt chúng ở đâu?
"Cái ba lô này tựa như biểu tượng tự do của cậu," anh bình luận.
"Chắc thế," tôi nói.
"Có một vật tượng trưng cho tự do có thể khiến người ta sung sướng hơn là thực sự đạt được chính cái tự do ấy."
"Đôi khi," tôi nói.
"Đôi khi," anh nhắc lại. "Này, nếu có một cuộc thi trả lời ngắn gọn nhất thế giới, chắc cậu sẽ thắng, bỏ xa các đối thủ đấy."
"Có thể."
"Có thể," Oshima nói, vẻ như chán ngấy. "Kafka ạ, có thể hầu hết mọi người trên thế giới đều không cố gắng để được tự do. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng mình tự do. Ảo tưởng hoàn toàn. Nếu họ thực sự được tự do, phần lớn sẽ cảm thấy thực sự gò bó. Cậu nên nhớ kỹ điều đó. Thực ra người ta thích không tự do hơn."
"Kể cả anh?"
"Phải. Mình cũng thích mất tự do hơn. Đến một mức độ nào đó. Jean-Jacques Rousseau đã định nghĩa văn minh là khi người ta biết dựng hàng rào. Một quan sát rất là sâu sắc. Đúng thế, tất cả các nền văn minh đều là sản phẩm của việc hạn chế tự do bằng cách rào nó lại. Tuy nhiên, những thổ dân Úc lại là một ngoại lệ. Họ đã duy trì được một nền văn minh không có rào cản cho đến thế kỷ XVIII. Họ tự do triệt để. Họ muốn đi đâu, lúc nào thì đi, thích gì làm nấy. Cuộc đời họ là một cuộc hành trình theo nghĩa đen. Lang thang là một ẩn dụ hoàn hảo cho cuộc sống của họ. Khi người Anh đến dựng hàng rào để nhốt gia súc của họ, những người thổ dân không lường hết được. Và vì không hiểu mục đích của động thái này, họ bị coi là nguy hiểm và chống xã hội, do đó bị dồn về những vùng khỉ ho cò gáy. Cho nên mình muốn cậu nên cẩn thận. Những kẻ dựng hàng rào cao, chắc chắn là những kẻ tồn tại lâu nhất. Cậu phủ nhận thực tế đó thì chỉ chuốc lấy nguy cơ bị dồn về chốn hoang dã mà thôi."
Tôi trở về phòng mình, cất ba lô, rồi vào bếp pha cà phê mang lên phòng Miss Saeki. Hai tay bưng chiếc khay kim loại, tôi thận trọng bước từng bước lên những bậc cầu thang gỗ kêu cọt kẹt. Trên chiếu nghỉ, tôi bước qua một thứ cầu vồng lung linh sắc màu lọc qua tấm kính mờ.
Miss Saeki đang ngồi viết ở bàn giấy. Tôi đặt tách cà phê xuống và bà ngước lên, mời tôi ngồi vào chiếc ghế mọi khi. Hôm nay, bà mặc một chiếc sơ mi màu cà phê sữa ra ngoài chiếc áo phông màu đen. Tóc bà kẹp sau gáy và tai đeo hoa tai bằng ngọc trai.
Hồi lâu, bà không nói gì. Bà đang xem lại những gì bà vừa mới viết. Vẻ mặt bà không có gì khác thường. Bà vặn nắp chiếc bút máy rồi đặt lên trên tập giấy viết. Bà xòe các ngón tay kiểm tra xem có bị dây mực không. Ánh nắng chiều Chủ nhật chiếu qua cửa sổ. Có tiếng người trò chuyện trong vườn.
"Oshima bảo cô là cháu đến phòng tập thể dục công cộng," bà nhìn tôi, nói.
"Đúng vậy," tôi nói.
"Cháu tập môn gì?"
"Cháu tập máy luyện cơ bắp và các loại tạ tự do," tôi đáp.
"Còn gì khác nữa không?"
Tôi lắc đầu.
"Có vẻ là một môn thể thao cô đơn, phải không?"
Tôi gật đầu.
"Cô đoán chắc cháu muốn khỏe hơn."
"Người ta cần phải khỏe để tồn tại. Nhất là trong hoàn cảnh của cháu."
"Vì cháu chỉ trơ trọi có một mình."
"Không ai giúp cháu. Ít nhất là cho đến bây giờ. Cho nên cháu phải tự lực cánh sinh. Cháu phải luyện cho mình khỏe hơn - như một con quạ lạc đàn. Vì thế cháu tự đặt tên mình là Kafka. Cô biết đấy, Kafka trong tiếng Tiệp nghĩa là quạ."
"Hừm," bà có vẻ thán phục. "Vậy cháu là Quạ cô đơn."
"Đúng thế."
Đúng thế, cái thằng tên Quạ nói.
"Tuy nhiên, ắt phải có một giới hạn cho kiểu sống ấy chứ," Miss Saeki nói. "Cháu không thể sử dụng sức mạnh ấy như một bức tường bảo vệ quanh mình. Bao giờ cũng có cái gì đó mạnh hơn có thể phá vỡ pháo đài của cháu. Ít ra là về nguyên lý mà nói."
"Bản thân sức mạnh trở thành đạo lý."
Miss Saeki mỉm cười. "Cháu nắm bắt nhanh đấy."
"Sức mạnh cháu tìm kiếm không phải là loại sức mạnh quyết định thắng thua. Cháu không muốn dựng một bức tường để đẩy lùi những cường lực ngoại lại. Điều cháu muốn là loại sức mạnh có khả năng hấp thụ cái cường lực ngoại lai đó và chịu nổi nó. Loại sức mạnh cho phép ta bình thản chịu đựng sự đời - bất công, bất hạnh, lỗi lầm, buồn đau, hiểu lầm..."
"Đó là loại sức mạnh khó đạt được nhất."
"Cháu biết..."
Nụ cười của bà đậm nét thêm. "Cháu có vẻ biết đủ mọi thứ."
Tôi lắc đầu. "Không đúng. Cháu mới mười lăm tuổi, còn rất nhiều điều cháu chưa biết. Có nhưng điều lẽ ra cháu nên biết mà cháu lại mù tịt. Chẳng hạn, cháu chẳng biết tí gì về cô."
Bà cầm tách cà phê lên, nhấp một ngụm. "Về cô thì chẳng có gì cần biết đâu, cô chẳng có chuyện gì cháu cần biết cả."
"Cô có nhớ giả thuyết của cháu không?"
"Dĩ nhiên là có," bà nói. "Nhưng đó là giả thuyết của cháu , không phải của cô. Cho nên cô không chịu trách nhiệm về nó, phải không?"
"Đúng. Người nào đưa ra giả thuyết thì người ấy phải chứng minh nó," tôi nói. "Vì vậy cháu có một câu hỏi."
"Về cái gì?"
"Cô có kể với cháu là cô từng xuất bản một cuốn sách về những người bị sét đánh."
"Đúng."
"Hiện giờ còn kiếm được cuốn đó không?"
Bà lắc đầu. "Họ in với số lượng rất ít nên hết lâu rồi. Số còn lại chắc đã bị hủy. Bản thân cô cũng không có bản nào. Như cô đã nói bữa trước, chả mấy ai quan tâm."
"Tại sao cô lại quan tâm đến đề tài này?"
"Cô không dám chắc lắm. Cô đoán là nó có một cái gì tượng trưng. Hoặc có thể cô chỉ muốn có việc để làm nên tự đề ra một mục đích để chạy lăng xăng cho đầu óc mình bận rộn. Giờ cô không thể nhớ nổi động cơ ban đầu là như thế nào. Cô nảy ra ý tưởng và bắt đầu tìm kiếm tài liệu. Hồi ấy, cô đã là nhạc sĩ, không phải lo nghĩ về tiền nong và rất nhiều thì giờ rảnh, nên cô có thể làm bất cứ cái gì mình thích. Tuy nhiên, khi bập vào nó, bản thân đề tài đã làm cô say mê, Gặp gỡ đủ mọi loại người, nghe mọi thứ chuyện. Nếu không nhờ cái dự án dó, có lẽ cô đã rút xa hơn nữa khỏi thực tại và trở nên biệt lập hẳn với đời rồi."
"Hồi còn trẻ, cha cháu làm chân mang gậy, nhặt bóng ở một sân golf và đã bị sét đánh. Ông may mắn sống sót, còn người bị cùng với ông thì không qua khỏi."
"Nhiều người bị sét đánh chết ở các sân golf vì đó là những khoảng không lớn, rộng mở lại không có chỗ trú ẩn. Mà sét thì lại thích các câu lạc bộ golf. Cha cháu cũng mang họ Tamura chứ?"
"Vâng, và cháu nghĩ ông cũng trạc tuổi cô."
Bà lắc đầu. "Cô không nhớ ai mang họ Tamura cả. Cô không phỏng vấn người nào mang họ ấy."
Tôi không nói gì.
"Đó là một phần trong giả thuyết của cháu, phải không? Rằng cha cháu và cô đã gặp nhau trong thời gian cô tìm tài liệu cho cuốn sách và kết quả là cháu ra đời?"
"Vâng."
"Vậy là ngã ngũ nhé, điều đó đã không hề xảy ra. Giả thuyết của cháu không đứng vững."
"Không nhất thiết là thế," tôi nói.
"Nghĩa là thế nào?"
"Bởi vì không phải bất cứ điều gì cô nói, cháu đều tin cả."
"Tại sao?"
"À, cô đã lập tức nói phắt là không hề phỏng vấn ai mang họ Tamura mà chẳng hề suy nghĩ lấy một giây. Hai mươi năm là một quãng thời gian dài và cô đã phỏng vấn rất nhiều người. Cháu nghĩ cô không thể nhớ lại nhanh đến thế là có hay không có người mang họ Tamura."
Bà lắc đầu và nhấp một ngụm cà phê nữa. Một nụ cười thoáng nở trên môi bà. "Kafka ạ, cô..." Bà dừng lại, tìm chữ cho chuẩn.
Tôi đợi bà tìm được lời chính xác.
"Cô có cảm giác mọi sự đang bắt đầu thay đổi xung quanh cô," bà nói.
"Thay đổi như thế nào ạ?"
"Cô thực sự không biết diễn đạt như thế nào, nhưng có một cái gì đó đang xảy ra. Áp suất không khí, những âm thanh cùng những vang vọng của chúng, những phản quang, vật thể chuyển động và thời gian trôi - tất cả đều đang biến đổi, từng tí một. Như thể mỗi thay đổi nhỏ là một giọt nước cứ không ngừng tích tụ dần thành một dòng chảy vậy." Bà cầm cây bút máy Mont Blanc lên nhìn một lúc, đặt về chỗ cũ, rồi nhìn thẳng vào tôi. "Điều xảy ra giữa chúng ta đêm qua trong phòng cháu có lẽ là một bộ phận của dòng chảy đó. Cô không biết điều chúng ta làm đêm qua là phải hay quấy nữa. Nhưng vào lúc ấy, cô đã quyết định không buộc mình phải phán định bất cứ cái gì. Nếu dòng chảy đó hiện hữu, có lẽ cô cứ để mặc cho nó cuốn mình đi đến đâu thì đến."
"Cháu có thể nói với cô cháu nghĩ gì không?"
"Nói thẳng ra đi."
"Cháu nghĩ cô đang cố bù đắp lại thời gian đã mất."
Bà ngẫm nghĩ một lúc. "Có thể cháu đúng," bà nói. "Nhưng làm sao cháu biết được điều đó?"
"Bởi vì cháu cũng đang làm như thế."
"Bù đắp lại thời gian đã mất?"
"Vâng," tôi nói. "Biết bao thứ đã bị đánh cắp đi khỏi tuổi htơ của cháu. Biết bao thứ quan trọng. Và bây giờ cháu phải giành lại."
"Để có thể tiếp tục sống?"
Tôi gật đầu. "Cháu cần phải làm thế. Con người ta cần có một nơi để trở về. Cháu nghĩ hãy còn thời gian để làm điều đó. Cho cháu, và cho cô nữa."
Bà nhắm mắt lại và chắp tay trên mặt bàn. Như thể cam phận, bà lại mở mắt ra. "Cháu là ai?" bà hỏi. "Và tại sao cháu biết nhiều thế về mọi thứ?"
Và mày nói bà ắt phải biết mày là ai chứ. Là Kafka bên bờ biển. Người yêu của bà - và con trai bà. Cái thằng tên là Quạ. Và hai chúng ta không thể tự do. Chúng ta bị mắc vào một xoáy lốc, bị kéo ra ngoài thời gian. Ở đâu đó, chúng ta đã bị sét đánh. Nhưng không phải loại sét ta có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy.
Đêm ấy lại là một đêm ân ái. Mày lắng nghe khoảng trống trong bà đầy lên. Với một âm thanh khẽ khàng như cát mịn bên bờ nước sụt lở dưới ánh trăng. Mày nín thở, lắng nghe. Lúc này, mày ở bên trong giả thuyết của mày. Rồi mày ở ngoài giả thuyết ấy. Và lại bên trong, rồi bên ngoài. Bên trong, bên ngoài. Hít vào, ngưng, thở ra. Hít vào, ngưng, thở ra. Prince hát mãi, như một loài nhuyễn thể trong đầu mày. Trăng lên, triều dâng. Nước biển tràn vào một dòng sông. Một cành sơn thù du run lật bật ngay ngoài cửa sổ. Mày ghì chặt bà, bà úp mặt vào ngực mày. Mày cảm thấy hơi thở của bà trên làn da trần. Bà mơn man từng bắp thịt của mày. Cuối cùng, bà nhẹ nhàng liếm dương vật sưng phồng của mày như để xoa dịu nó. Mày lại xuất tinh một lần nữa, trong miệng bà. Bà nuốt hết như thể mỗi giọt đều quý giá. Mày hôn âm hộ bà, chạm lưỡi vào mọi chỗ mềm mềm, âm ấm. Mày trở thành một kẻ khác, một vật gì khác. Mày đang ở một nơi nào khác.
"Trong cô, chẳng có gì cháu cần biết cả," bà nói. Chúng tôi ôm ghì nhau cho tới rạng sáng thứ Hai, lắng nghe thời gian trôi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 19:10:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 34


Đám mây đen tích điện khổng lồ lừ đừ qua thành phố, trút xuống một trận tơi bời sấm sét, như thể sục sạo mọi ngóc ngách tìm lại một đạo lý đã thất truyền từ lâu, để rồi cuối cùng bặt dần đi, chỉ còn là một vang vọng giận dữ, yếu ớt nơi chân trời phía Tây. Và ngay sau đó, cơn mưa dữ dội cũng đột ngột tạnh, kéo theo một im lặng kỳ bí. Hoshino đứng dậy, mở cửa sổ cho không khí ùa vào. Mây giông đã tan, một lần nữa bầu trời lại bao phủ một màng mây trắng mỏng tang. Tất cả các ngôi nhà đều ướt sũng và những kẽ nứt trên tường nổi bật lên đen ngòm như những đường gân xanh của người già. Nước từ những dây điện nhỏ xuống thành vũng trên mặt đất. Chim chóc từ chỗ trú bay ra, vừa kêu ríu rít vừa đua nhau tìm lũ sâu bọ cũng đã túa ra sau khi dứt cơn giông.
Hoshino quay cổ từ bên này sang bên kia vài lần để kiểm tra cột sống của mình. Gã vươn vai một cái hết cỡ, ngồi xuống cạnh cửa sổ, nhìn ra ngoài, rồi rút bao Marlboro, châm một điếu.
“Ông thấy đấy, ông Nakata, sau bao cố gắng trầy vẩy để lật phiến đá và mở cửa vào, vẫn chẳng có gì phi thường xảy ra. Chẳng thấy cóc nhái, ma quỷ nào xuất hiện, chẳng có gì lạ kỳ hết. Về phần cháu thì chả sao, tất nhiên... Dàn cảnh thật ghê, sấm sét đùng đùng, nhưng cháu phải nói với ông rằng cháu hơi thất vọng đấy.”
Không thấy trả lời, gã ngoảnh lại. Nakata đang ngả người về đằng trước, hai tay chống sàn, mắt nhắm chặt. Nom lão như một con sâu ẻo lả.
“Có chuyện gì thế? Ông không sao chứ?” Hoshino hỏi.
“Xin lỗi, lão chỉ hơi mệt thôi. Nakata cảm thấy khó ở. Lão muốn nằm xuống, ngủ một lúc.”
Quả thật, mặt Nakata nom tái nhợt dễ sợ. Mắt trũng xuống, tay run bần bật. Dường như chỉ trong vài giờ, lão đã già đi ghê gớm.
“Thôi được, để cháu trải futon cho ông. Ông cứ tha hồ ngủ bao lâu tùy thích,” Hoshino nói. “Nhưng ông chắc là mình không sao chứ? Ông có thấy đau bụng không? Có buồn nôn không? Tai có ù không? Hay có lẽ ông muốn đi cầu? Có cần cháu gọi bác sĩ không? Mà ông có bảo hiểm không nhỉ?”
“Có, ngài Tỉnh trưởng có cho lão một thẻ bảo hiểm. Lão cất kỹ nó trong túi xắc."
“Thế thì tốt,” Hoshino vừa nói vừa lôi tấm futon trong tủ ra, trải. “Cháu biết bây giờ không phải lúc đi vào chi tiết, nhưng không phải là tỉnh trưởng Tokyo cho ông thẻ đâu. Đây là một tấm thẻ bảo hiểm y tế quốc gia, nên phải là chính phủ Nhật Bản cấp. Cháu không hiểu thấu đáo lắm, nhưng riêng về điểm này thì cháu chắc chắn. Đích thân tỉnh trưởng không lo từng chi tiết nhỏ cho đời sống của ông đâu, ông hiểu không? Vậy hãy tạm quên ông ta đi.”
“Nakata này hiểu. Ngài tỉnh trưởng không cho lão thẻ bảo hiểm. Lão sẽ cố tạm quên ngài đi. Dù sao, lão cũng không nghĩ là cần gọi bác sĩ. Lão chỉ cần ngủ một chút là sẽ ổn thôi.”
“Khoan đã. Ông sẽ không đánh một giấc ma-ra-tông ba mươi sáu tiếng liền tù tì như lần trước đấy chứ?”
“Lão không biết. Lão không quyết được là mình sẽ phải ngủ bao lâu.”
“Ờ, cũng có lý,” Hoshino thừa nhận. “Không ai làm thế. Thôi được, ông cứ ngủ bao lâu tùy thích. Ông đã qua một ngày vất vả. Nào là sấm sét đùng đùng, lại còn phải nói chuyện với phiến đá. Rồi thì mở cửa vào đâu chả biết . Không phải ngày nào cũng chứng kiến những sự việc như thế, đó là cái chắc. Ông đã phải động não rất nhiều, mệt là phải. Ông đừng lo lắng gì, cứ thư giãn và ngủ cho sướng mắt. Các chuyện khác cứ để Hoshino này giải quyết.”
“Đa tạ. Lão lúc nào cũng làm cậu vất vả. Nakata này không biết cảm ơn cậu thế nào cho vừa về những gì cậu đã làm. Nếu không có cậu đi cùng, lão ắt chẳng biết xoay xở ra sao. Mà cậu còn có công việc quan trọng phải làm chứ có chơi đâu.”
“Vâng, có lẽ thế,” Hoshino nói giọng ảo não. Quá nhiều chuyện xảy ra khiến gã quên bẵng nhiệm vụ của mình. “Giờ ông nhắc đến, cháu mới nhớ: quả thật cháu phải mau về làm việc thôi. Sếp của cháu lúc này hẳn đang lôi đình thịnh nộ, cháu dám cá thế. Cháu đã gọi điện thoại cho ông ấy xin nghỉ phép mấy ngày giải quyết chuyện riêng, nhưng từ bữa đó, cháu chưa gọi lại. Khi nào cháu về, thể nào ông ấy cũng xạc cho một trận.”
Gã châm một điếu Marlboro mới, ung dung nhả khói. Gã nhìn một con quạ đậu trên chóp một cột điện thoại và nhăn mặt nhệch mồm làm trò giễu nó. “Nhưng cần quái gì! Ông ấy muốn nói gì thì nói – có hét sùi bọt mép cháu cũng mặc. Ông ạ, cháu đã làm quần quật quá sức mình bao năm, như trâu kéo cày. Này, Hoshino, chúng ta đang thiếu người, chịu khó chạy một chuyến đêm đến Hiroshima nhé! Vâng, thưa sếp, tôi lên đường đây ... Bảo sao làm vậy, chẳng bao giờ kêu ca phàn nàn. Bởi thế nên lưng mới đau khốn đau khổ. Nếu ông không chữa cho cháu thì tình hình ắt đã mỗi ngày một tệ. Cháu mới hai lăm hai sáu, thế thì tại sao phải hủy hoại sức khỏe vì một công việc thảm hại thế này, phải không? Thỉnh thoảng nghỉ mấy ngày thì có gì là sai trái? Cơ mà, ông Nakata ạ, cháu...”
Hoshino chợt nhận ra là ông già đã ngủ ngon lành. Mắt nhắm nghiền, mặt ngửa lên trần, môi mím chặt, Nakata đang thở bình yên, phiến đá lật sấp nằm cạnh gối.
Chà, mình chưa thấy ai ngủ say lẹ như ông lão, Hoshino nghĩ thầm, thán phục.
Thừa thì giờ, gã nằm duỗi dài xem tivi một lúc nhưng rồi không chịu nổi cái chương trình buổi chiều quá nhạt nhẽo, gã bèn quyết định ra ngoài. Gã không còn đồ lót sạch, cần phải mua thêm vài cái. Gã không thích giặt đồ. Thà mua mấy chiếc quần đùi rẻ tiền còn hơn ngồi giặt ba cái đồ cũ bẩn, gã luôn nghĩ thế. Gã đến quầy nhà trọ trả tiền cho ngày hôm sau và bảo họ người bạn đồng hành của gã đang ngủ, chớ có đánh thức ông dậy. “Mà có cố đánh thức cũng chả được đâu,” gã nói thêm.
Gã lang thang dọc các phố, hít cái mùi thơm sau mưa trong không khí, vẫn trong trang phục quen thuộc: sơ mi Hawai, mũ Chunichi Dragons, kính râm Ray Bans mắt xanh. Gã mua một tờ báo ở ki-ốt cạnh ga, xem kết quả trận đấu – Dragons thua Hiroshima trên sân khách – lướt qua chương trình chiếu bóng và quyết định đi xem bộ phim mới nhất của Jackie Chan. Vừa vặn sắp đến giờ chiếu. Gã ghé trạm cảnh sát hỏi đường, hóa ra rạp ở ngay gần đấy, nên gã đi bộ đến, mua vé, vào rạp, vừa xem vừa nhai lạc.
Ra khỏi rạp, trời đã tối. Gã chưa đói lắm, nhưng vì không nghĩ ra việc gì khác để làm, gã quyết định đi ăn tối. Gã vào một tiệm gần đó, gọi sushi và bia. Gã mệt hơn là gã tưởng và chỉ uống hết nửa suất bia.
Cũng phải thôi, gã nghĩ. Nhấc cái phiến đá nặng như núi ấy, làm sao mà không mệt. Mình có cảm giác như mình là chú cả trong Ba Chú Lợn Con. Tên Sói gian ác chỉ cần hà hơi thổi phù một cái là mình bay đến tận Okayama.
Gã rời tiệm sushi và bắt gặp một điểm pachinko. Loáng cái, gã đã thua hai nghìn yen . Hôm nay không phải là ngày của mình, gã nghĩ vậy, không chơi nữa và đi lòng vòng. Gã chợt nhớ là vẫn chưa mua đồ lót. “Khỉ thật, mà mình ra phố cốt là để làm việc ấy,” gã nghĩ thầm. Gã vào một cửa hàng giảm giá trong khu phố buôn bán, mua một mớ quần đùi, áo phông và bít tất. Cuối cùng, giờ đây, mình đã có thể vứt đồ lót bẩn đi được rồi. Gã quyết định đã đến lúc sắm một chiếc sơ mi Hawai mới, nhưng sau khi lùng sục mấy cửa hàng, gã kết luận rằng loại mặt hàng này ở Takamatsu không hợp “gu” gã. Mùa hè cũng như mùa đông, bao giờ gã cũng chỉ mặc loại này, nhưng thế không có nghĩa là gã xài bất kỳ kiểu sơ mi Hawai nào.
Gã dừng ở một hiệu bánh, mua ít bánh mì, phòng khi nửa đêm, Nakata thức dậy đói bụng, và cả một hộp nước cam nữa. Sau đó, gã đến một ngân hàng, dùng thẻ ATM rút năm mươi nghìn yen . Kiểm tra số dư, gã thấy hãy còn khối. Mấy năm vừa rồi quá bận rộn nên gã chẳng có mấy thời gian để tiêu tiền.
Lúc này trời đã tối mịt và gã bỗng thấy thèm một tách cà phê. Gã nhìn quanh, thấy một biển hiệu cà phê ngay bên ngoài khu phố chính. Đó là một tiệm cà phê kiểu cổ thuộc loại ít thấy bây giờ. Gã bước vào, ngồi thoải mái trên một chiếc ghế bành êm ái và gọi một tách cà phê. Nhạc thính phòng thánh thót bay ra từ bộ loa Anh chắc nịch bằng gỗ bồ đào. Hoshino là người khách duy nhất. Gã ngả người trên ghế và lần đầu tiên sau một thôi dài, cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Mọi thứ trong tiệm đều tự nhiên, làm người ta cảm thấy bình an, dễ chịu. Cà phê, rót trong một chiếc tách sang nhã, đặc sánh và ngon tuyệt. Hoshino nhắm mắt lại, nhẹ nhàng hít vào và lắng nghe tiếng đàn dây xoắn xuýt quyện với dương cầm. Trước đây, gã hầu như không nghe nhạc cổ điển, nhưng bản nhạc này làm gã nguôi dịu và rơi vào một tâm thế hướng nội.
Ngả người trên chiếc ghế êm ái, mắt lim dim, chìm đắm trong tiếng nhạc, một số ý nghĩ chợt đến trong đầu gã – phần lớn là liên quan đến bản thân gã. Nhưng càng nghĩ về bản thân, gã càng thấy đời mình có vẻ thiếu thực chất. Gã bắt đầu cảm thấy mình như một thứ phụ tùng vô nghĩa.
Xưa nay, mình vốn là một fan cuồng nhiệt của Chunichi Dragons, nhưng rốt cuộc, đội này là cái gì đối với mình? Chẳng hạn, họ thắng đội Giants, thì điều đó có làm cho mình trở thành người tốt hơn không? Làm sao có thể thế được? Vậy thì việc quái gì mình cứ suốt ngày háo hức kích động như thể đó là một bộ phận nối dài của bản thân mình?
Ông Nakata bảo con người ông trống rỗng. Có thể thế, theo chỗ mình biết. Nhưng cái đó thì việc quái gì đến mình? Ông bảo là hồi bé ông bị tai nạn nên đâm ra trống rỗng thế. Nhưng mình thì có bao giờ bị tai nạn gì đâu. Nếu ông Nakata trống rỗng thì mình còn tệ hơn cả trống rỗng! Chí ít ông cũng còn có cái gì của mình, một cái gì đặc biệt khiến mình bỏ tất cả để theo ông đến tận Shikoku. Đó là cái gì, mình cũng chả biết, nhưng mà...
Hoshino gọi thêm một tách cà phê.
“Cậu thích cà phê của bản hiệu?” ông chủ tóc bạc tiến lại, hỏi (đó là một cựu quan chức của bộ Giáo dục – cố nhiên Hoshino làm sao biết được. Sau khi về hưu, ông trở về thành phố quê hương Takamatsu, mở tiệm giải khát này, phục vụ cà phê tuyệt hảo và nhạc cổ điển).
“Tuyệt. Hương vị rất thơm.”
“Tự tay tôi rang hạt cà phê. Chọn lọc từng hạt một.”
“Thảo nào mà ngon thế.”
“Nhạc không làm cậu phiền chứ?”
“Nhạc ấy à?” Hoshino đáp. “Không, nhạc hay đấy chứ. Tôi không phiền chút nào. Hoàn toàn không. Ai chơi đấy?”
“Tam tấu Rubinstein-Heifetz-Feuermann 1 , được mệnh danh là dàn Tam Tấu Triệu Đô. Những nghệ sĩ siêu việt. Đĩa thu từ năm 1941 mà đến nay âm thanh vẫn sáng không xỉn đi chút nào.”
“Quả là thế. Những cái hay cái đẹp không bao giờ già cỗi, phải không?”
“Một số người lại thích bản tam tấu Archduke này được chơi theo cách cổ điển hơn, cấu trúc chặt chẽ hơn. Như cách của dàn tam tấu Oistrach 2 ấy.”
“Không, tôi nghĩ đĩa này là tuyệt,” Hoshino nói. “Nó có một cái gì... biết nói thế nào nhỉ?... một cái gì thật dịu dàng.”
“Rất cảm ơn,” ông chủ nói, như thể nhân danh dàn Tam Tấu Triệu Đô mà nhận lời khen ấy, và trở về đứng sau quầy.
Trong khi thưởng thức tách cà phê thứ hai, gã quay trở lại với những suy ngẫm ban nãy. Nhưng mình đang giúp ích cho ông Nakata mà. Mình đọc tài liệu cho ông và chung cục, chính mình đã tìm ra phiến đá. Giúp ích được cho ai là một điều tốt, thế mà trước đây mình hồ như chưa bao giờ cảm nhận thấy... Mình đã bỏ việc, đi đến tận Shikoku, dính vào những chuyện điên rồ, hết chuyện này đến chuyện khác, nhưng mình tuyệt đối không hề hối tiếc.
Mình cảm thấy rơi vào đúng chỗ hoàn toàn phù hợp. Ở bên ông Nakata, mình không cần phải bận tâm với câu hỏi Ta là ai? Nói thế này có lẽ hơi quá, nhưng mình dám chắc các Phật tử và các thánh tông đồ của Chúa Jêsu cũng có cảm nhận giống nhau, đại loại như: Khi ở bên Đức Phật, bao giờ ta cũng cảm thấy phù hợp. Quên những lý sự về văn hóa, chân lý, mọi thứ phức tạp ấy đi. Chỉ cần thứ cảm hứng kia thôi.
Hồi nhỏ, ông nội thường kể những truyện về môn đồ của Đức Phật cho mình nghe. Trong số đó có một người tên là Myoga. Anh ta tối dạ đến nỗi không nhớ nổi một câu kinh sutra . Các bạn đồng môn luôn luôn trêu chọc anh. Một hôm, đức Phật bảo anh: “Myoga, con không được sáng dạ lắm, vậy con không cần phải học kinh. Thay vào đó, ta muốn con ngồi ở cửa vào và đánh giày cho mọi người”. Vốn tính ngoan ngoãn vâng lời, Myoga không cãi lại thầy, cứ thế mười năm, hai mươi năm liền đánh giày cho mọi người. Rồi một hôm, Myoga bỗng Ngộ và trở thành một trong những Phật tử lớn nhất. Đó là một chuyện mà Hoshino luôn luôn nhớ, vì trước nay, gã vẫn nghĩ lầm lũi mấy chục năm đánh giày cho kẻ khác thì quả là một cuộc đời vét đĩa nhất. Chắc đây là chuyện đùa, gã nghĩ. Nhưng bây giờ suy xét kỹ, gã bắt đầu thấy nó có một hàm ý khác. Cách nào đi nữa, đời vẫn là vét đĩa. Điều đó, dạo bé, gã không hiểu ra, có thế thôi.
Những ý nghĩ đó chiếm lĩnh đầu óc gã cho đến khi bản nhạc kết thúc. Bản nhạc dường như đã tạo đà cho gã suy tưởng.
“Này,” gã gọi ông chủ. “Bản nhạc này tên là gì nhỉ, tôi quên mất rồi."
“Tam tấu Archduke của Beethoven.”
“Mác- duke ?”
“Ác. Archduke . Beethoven viết tác phẩm này tặng Đại công tước Rudolph của nước Áo. Do vậy, người ta gọi thế, chứ đó không phải tên chính thức của nó. Rudolph là con trai của Hoàng Đế Leopold đệ nhị. Ông rất có năng khiếu âm nhạc và được Beethoven dạy piano và nhạc lý từ năm mười sáu tuổi. Ông sùng bái Beethoven. Đại công tước Rudolph không thành danh cả với tư cách nhà soạn nhạc lẫn với tư cách nghệ sĩ dương cầm, nhưng ông đứng đằng sau giúp đỡ Beethoven vốn vụng về không biết xoay xở ra sao trong giới xã giao. Nếu không có ông Beethoven ắt cơ cực hơn nhiều.”
“Những người như thế là cần thiết trong đời, phải không?”
“Hết sức cần thiết.”
“Nếu tất cả mội người đều là thiên tài thì thế giới loạn xà ngầu mất. Phải có người canh chừng, lo toan công chuyện chứ.”
“Đúng. Một thế giới đầy thiên tài ắt nảy sinh nhiều vấn đề.”
“Tôi thực sự thích bản nhạc này.”
“Một tác phẩm tuyệt vời. Nghe mãi không chán. Tôi nghĩ đó là bản tinh tế nhất trong tất cả các tam tấu piano của Beethoven. Ông viết nó năm bốn mươi tuổi và sau đó không viết thêm bản tam tấu nào nữa. Chắc ông coi là mình đã đạt tới đỉnh trong thể loại này.”
“Tôi nghĩ là tôi hiểu ông muốn nói gì. Đạt tới đỉnh là điều quan trọng trong mọi sự,” Hoshino nói.
“Mong lại có dịp đón tiếp cậu.”
“Vâng, tôi sẽ trở lại.”
Khi Hoshino về nhà trọ, Nakata, đúng như dự đoán, vẫn ngủ li bì. Đã có kinh nghiệm, nên lần này gã không lấy làm lạ. Cứ để ông lão muốn ngủ bao lâu thì ngủ, gã quyết định. Phiến đá vẫn đó, ngay cạnh gối. Hoshino đặt túi bánh mì xuống cạnh đó. Gã đi tắm, thay đồ lót mới, vo tròn đồ cũ bỏ vào một cái túi giấy vứt vào sọt rác. Gã nằm lên tấm nệm futon của mình và chẳng mấy chốc đã ngủ ngon lành.
Sáng hôm sau, gã dậy đúng trước chín giờ. Nakata vẫn ngủ, hơi thở đều đặn, nhẹ nhàng.
Hoshino xuống ăn sáng, dặn cô hầu phòng đừng đánh thức bạn đồng hành của mình. “Không cần phải dọn phòng đâu,” gã nói.
“Bác ấy ngủ lâu thế có sao không ạ?” cô hầu phòng hỏi.
“Đừng lo, ông ấy không chết đâu. Ông ấy cần ngủ để lấy lại sức thôi. Tôi biết đích xác thế nào là tốt nhất cho ông ấy mà.”
Gã mua một tờ báo ở ga, ngồi trên một ghế băng, giở xem mục chiếu phim trong ngày. Một rạp ở gần ga đang có chương trình hồi cố các tác phẩm của Francois Truffaut. Hoshino không biết Truffaut là ai, thậm chí không biết đó là nam hay nữ, nhưng một buổi chiếu liền hai phim là cách tốt để giết thì giờ cho đến tối, nên gã quyết định đi xem. Chương trình gồm hai bộ phim Les 400 coups (Sống văng mạng) và Tirez sur le pianiste (Hãy bắn vào người chơi piano). Chỉ có một dúm khán giả trong rạp. Hoshino tuyệt nhiên không phải là dân nghiền điện ảnh. Thỉnh thoảng gã mới đi xem một phim hành động hoặc võ thuật. Cho nên những tác phẩm đầu tay này của Truffaut có chỗ khó hiểu đối với gã, tiết tấu thì lề mề như thường thấy ở các phim cổ. Tuy nhiên, gã thích tâm thế độc đáo và không khí chung của phim, cách mô tả thế giới nội tâm của các nhân vật. Ít nhất cũng không đến nỗi chán. Mình sẵn sàng xem thêm vài phim nữa của tay này, gã nghĩ thầm.
Ra khỏi rạp, gã thả bộ đến khu phố buôn bán và lại vào tiệm cà phê đêm qua. Ông chủ nhận ra gã. Hoshino ngồi vào chỗ cũ và gọi cà phê. Cũng như hôm trước, gã là người khách duy nhất. Dàn máy stereo đang phát ra một khúc nhạc do dàn dây biểu diễn.
“Concerto số 1 cho cello của Haydn, người độc tấu là Pierre Fournier,” ông chủ giải thích khi bưng cà phê đến cho Hoshino.
“Âm thanh rất tự nhiên,” Hoshino bình luận.
“Đúng thế,” ông chủ tán thành. “Pierre Fournier là một trong những nhạc công yêu thích nhất của tôi. Như một thứ tiên tửu, ngón đàn của ông có một hương vị và một tố chất làm ấm bầu nhiệt huyết và khiến ta phấn chấn. Tôi luôn gọi ông là Thầy Fournier để tỏ lòng tôn kính. Dĩ nhiên, tôi không đích thân quen biết ông, nhưng tôi luôn cảm thấy như đó là thầy tôi.”
Lắng nghe tiếng cello sang nhã vào dào dạt của Fournier, Hoshino như được đưa trở về thời thơ ấu. Dạo ấy, mình thường ra sông bắt cá, chẳng lo nghĩ gì, gã nhớ lại. Mỗi ngày đến thế nào thì mình sống thế ấy, mình là một cái gì . Cứ tự nhiên thế thôi. Nhưng rồi một hôm, tất cả bỗng thay đổi, cuộc sống khiến mình không là cái gì nữa. Thật kỳ lạ... Người ta sinh ra là để sống, phải không nào? Nhưng càng sống, mình càng mất đi cái gì ở bên trong mình, và rốt cuộc, mình trở thành trống rỗng. Và mình dám chắc là càng sống, mình sẽ càng trống rỗng hơn, vô giá trị hơn. Ở đây, có một cái gì đó không ổn. Đời lại cứ phải xoay ra như thế sao? Liệu mình có thể xoay chiều đổi hướng được không?
“Xin lỗi...” Hoshino gọi ông chủ đang đứng ở quầy.
“Tôi có thể giúp gì?”
“Không biết ông có thì giờ và có thể đến ngồi trò chuyện với tôi một lúc được không? Tôi muốn biết thêm về tay Haydn này.”
Ông chủ vui thích có dịp làm một bài thuyết trình mini về thân thế và âm nhạc của Haydn. Về cơ bản, ông là một người dè dặt, nhưng hễ đề cập đến âm nhạc cổ điển thì ông rất hùng biện. Ông giải thích là trong cuộc đời dài của mình, Haydn đã phục vụ nhiều vị quân vương, sáng tác không biết bao nhiêu tác phẩm theo đơn đặt hàng. Haydn vốn tính thực tế, dễ mến, khiêm nhường và rộng lượng, ông nói, nhưng cũng là một con người phức tạp với một vùng bóng tối lặng lẽ trong nội tâm.
“Haydn là một tính cách bí hiểm. Không ai thực sự biết được những cảm xúc mãnh liệt ẩn kín trong lòng ông. Tuy nhiên, sinh ra trong thời phong kiến, ông buộc phải khéo léo che giấu bản ngã của mình dưới cái vẻ ngoài tươi tỉnh, phục tùng. Nếu không, ông ắt bị đè bẹp. Nhiều người chê ông không bằng Bach và Mozart, cả về tác phẩm lẫn cách sống. Đành rằng ông cũng có cách tân, nhưng chưa bao giờ đích thực là người tiên phong cả. Nhưng nếu nghe thật chăm chú, ta có thể cảm nhận thấy một khát vọng sâu kín vươn tới cái tôi hiện đại. Như một vang vọng xa xăm đầy mâu thuẫn, nó hiện diện và lặng lẽ đập trong nhạc của Haydn. Hãy lắng nghe hòa âm này chẳng hạn. Rất em nhẹ, nhưng mang một tinh thần khăng khăng, hướng nội đầy một niềm ham hiểu biết trẻ trung.”
“Như phim của Francois Truffaut.”
“Chính xác,” ông chủ reo lên vui thích, vỗ vai Hoshino theo phản xạ tự nhiên. “Cậu nói trúng phắp. Cậu thấy được phim của Truffaut cũng xộn rộn cái tinh thần ấy. Một tinh thần khăng khăng, hướng nội đầy một niềm ham hiểu biết trẻ trung,” ông nhắc lại.
Khi bản concerto Haydn chấm dứt, Hoshino yêu cầu ông cho nghe lại bản tam tấu Archduke do Rubinstein, Heifetz và Feuermann chơi. Trong khi nghe, gã lại chìm đắm trong suy nghĩ. “Chậc, mình cóc cần chuyện gì xảy ra, cuối cùng gã quyết định. Chừng nào còn sống, mình sẽ tiếp tục theo ông Nakata. Kệ thây công việc!"--------------------------------
1        Arthur Rubinstein (1887-1982), nghệ sĩ piano Mỹ, gốc Ba Lan; Jascha Heifetz (1901-1987), nghệ sĩ violon Mỹ gốc Nga; Emanuel Feuermann (1902-1942), nghệ sĩ cello Mỹ gốc Ukraina. Cả ba đều được xếp vào hàng đầu thế giới.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 19:11:24 | Chỉ xem của tác giả
Chương 35


Khi chuông điện thoại réo vào lúc bảy giờ sáng, tôi vẫn còn ngủ say. Trong giấc mơ, tôi đang ở tít dưới một cái hang, lom khom trong bóng tối, tay cầm đèn pin soi tìm một cái gì đó. Tôi nghe thấy tiếng ai gọi tên mình văng vẳng từ tít tận cửa hang. Tôi gào lên trả lời, nhưng người đó hình như không nghe thấy và cứ tiếp tục gọi tên tôi. Cực chẳng đã, tôi đứng thẳng dậy và bắt đầu đi ra phía cửa hang. Chỉ một chút nữa thôi là mình đã có thể vớ được vật đang tìm kiếm, tôi tiếc rẻ nghĩ thầm. Nhưng đồng thời, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm vì đã không tìm thấy nó. Chính lúc đó, tôi choàng tỉnh dậy. Tôi nhìn quanh, cố gom những mảnh ý thức vương vãi, định thần lại và nhận ra là chuông điện thoại đang reo từ quầy tiếp tân của thư viện. Ánh mặt trời rực rỡ chiếu qua rèm cửa sổ và Miss Saeki không còn bên tôi nữa. Chỉ trơ một mình tôi trên giường.
Tôi nhảy ra khỏi giường, mặc vội áo phông, quần đùi và chạy tới nghe điện thoại. Phải mất một lúc tôi mới tới được đó, nhưng chuông vẫn còn reo.
"Alô?"
"Cậu đang ngủ à?" Oshima hỏi.
"Vâng."
"Xin lỗi đã đánh thức cậu sớm thế vào một ngày nghỉ, nhưng chúng ta đang có vấn đề."
"Có vấn đề?"
"Mình sẽ cho cậu biết sau, nhưng tốt nhất là cậu nên lánh khỏi đây một thời gian. Ta phải đi sớm, nên cậu hãy chuẩn bị sẵn sàng đi. Khi mình tới, cậu cứ ra bãi đỗ xe và vào thẳng xe mình, đừng hỏi han gì. Ô-kê?"
"Ô-kê," tôi đáp.
Tôi trở về phòng và gói ghém hành lý. Không việc gì phải hấp tấp vì chỉ cần năm phút là đã xong xuôi. Tôi lấy các đồ giặt phơi trong buồng tắm, nhét dụng cụ vệ sinh, sách và nhật ký vào ba lô, rồi mặc quần áo và soạn lại giường gọn gàng - kéo drap cho phẳng phiu, vỗ mặt gối cho căng đều trở lại, gấp chăn mền cho ngay ngắn, xóa mọi dấu vết của những gì diễn ra đêm qua. Rồi ngồi xuống ghế và nghĩ về Miss Saeki mới cách đây mấy giờ còn ở bên tôi.
Tôi còn thì giờ để điểm tâm một bát bánh đa ngô. Rửa bát, thìa và cất đi. Đánh răng, rửa mặt. Đang soi gương thì nghe thấy tiếng chiếc Miata vào bãi đỗ.
Mặc dù trời rất đẹp, Oshima vẫn kéo mui xe lên. Tôi khoác ba lô lên vai, bước tới chỗ xe đậu, leo vào ghế cạnhh tay lái. Như lần trước, Oshima cột chặt ba lô của tôi ở phía sau. Anh đeo kính râm kiểu Armani, mặc một chiếc sơ mi lanh kẻ sọc bên ngoài áo phông trắng cổ chữ V, quần jeans trắng và đi giày Corverse All-Stars cổ thấp màu xanh nước biển.
Anh đưa tôi một chiếc mũ lưỡi trai màu xanh nước biển mang logo North Face. "Bữa nọ cậu nói là đã đánh mất mũ, phải không? Hãy dùng tạm cái này, nó sẽ che bớt mặt cậu đi một chút."
"Cám ơn," tôi nói và kéo sụp chiếc mũ xuống.
Oshima duyệt lại hình ảnh tôi dưới chiếc mũ và gật đầu phê chuẩn. "Cậu có kính râm chứ?"
Tôi gật đầu, rút từ trong túi ra cặp kính Revos màu xanh da trời và đeo lên mắt.
"Rất bảnh," anh nói. "Cậu thử quay ngược mũ ra đằng sau xem nào."
Tôi làm theo lời anh, xoay mũ ra đằng sau.
Oshima lại gật đầu. "Tuyệt. Nom cậu như một ca sĩ rap con nhà tử tế." Anh sang số một, từ từ dận ga và nhả phanh.
"Chúng ta đi đâu? tôi hỏi.
"Vẫn chỗ cũ lần trước."
"Vùng núi Kochi?"
Oshima gật đầu. "Phải. Lại một cuốc xe dài." Anh bật máy nghe nhạc. Một bản Mozart vui tươi tôi đã từng nghe. Hình như là Posthorn Serenade thì phải.
"Cậu đã chán vùng núi chưa?"
"Không, em thích chỗ ấy. Yên tĩnh và có thể tha hồ đọc."
"Tốt," Oshima nói.
"Vậy vấn đề anh nhắc tới lúc nãy là thế nào?"
Oshima phóng một cái nhìn nhăn nhó vào kính chiếu hậu, liếc về phía tôi rồi lại quay mặt về phía trước. "Thứ nhất là cảnh sát lại sờ đến mình. Đêm qua, họ phôn cho mình. Nghe như họ thực sự bắt tay vào truy tìm cậu. Xem ra họ làm rất ráo riết."
"Nhưng em có chứng cứ ngoại phạm cơ mà?"
"Phải, một chứng cứ ngoại phạm rất vững. Ngày hôm xảy ra vụ án mạng, cậu đang ở Shikoku. Họ không nghi ngờ điều đó. Họ nghĩ là có thể cậu đã âm mưu với một người nào khác."
"Âm mưu?"
"Có thể cậu có một đồng lõa."
"Đồng lõa?" tôi lắc đầu. "Họ mọi đâu ra cái ý ấy?"
"Họ rất kín miệng về chuyện này. Khi thẩm vấn thì họ dồn ép người ta, nhưng khi người ta hỏi lại thì họ làm lơ. Cho nên cả đêm mình lướt mạng, tải xuống những thông tin về vụ này. Cậu có biết họ đã lập vào website về nó không? Cậu đã trở nên nổi tiếng. Chàng hoàng tử phiêu lãng nắm giữ chìa khóa của bí mật!"
Tôi khẽ nhún vai. Hoàng tử phiêu lãng?
"Với những thông tin trên mạng, thật khó tách biệt sự việc thật với suy diễn do ước muốn, nhưng ta có thể tóm tắt như sau: Cảnh sát hiện đang tìm kiếm một người khoảng gần bảy mươi tuổi. Đêm xảy ra vụ án mạng, ông ta xuất hiện ở một trạm cảnh sát gần khu phố buôn bán Nogata và thú nhận là vừa giết một ai đó trong vùng. Nói là đã dùng dao đâm người kia. Nhưng ông ta cũng tuôn ra đủ các chuyện chẳng ra đâu vào đâu đến nỗi viên cảnh sát trẻ trực đêm tưởng ông ta điên dại nên tống khứ ông đi mà không nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Cố nhiên, khi vụ án mạng được phát hiện, viên cảnh sát mới biết là mình đã sai lầm. Anh ta thậm chí đã không buồn ghi tên hoặc địa chỉ của ông già, chuyện này nếu cấp trên biết thì lôi thôi to, thế nên anh ta giấu nhẹm đi không nói gì. Nhưng một chuyện gì đó đã xảy ra - mình không biết cụ thể là chuyện gì - và tất cả vỡ lở. Tất nhiên, viên cảnh sát bị kỷ luật. Tội nghiệp, có lẽ anh ta sẽ không bao giờ nguôi hối tiếc."
Oshima giảm số, vượt một chiếc Toyota Tercel màu trắng rồi lại lẹ làng trở về làn đường của mình. "Cảnh sát huy động tổng lực và có thể tìm ra ông già. Họ không nắm được lai lịch cụ thể của ông ta, nhưng hình như đó là một người thiểu năng trí tụê. Không hẳn là ngây dại nhưng hơi tàng tàng. Ông ta sống một mình bằng trợ cấp cứu tế xã hội và sự giúp đỡ của một số bà con. Nhưng rồi ông bỗng biến mát khỏi nhà. Cảnh sát dò theo dấu vết của ông và nghĩ rằng ông đã đi nhờ xe từng chặng theo hướng Shikoku. Một tay lái xe buýt liên tỉnh ngờ ngợ rằng một người có đặc điểm nhận dạng như thế đã đáp xe anh ta ở Kobe. Sở dĩ anh ta nhớ là vì ông lão có cách nói chuyện khác thường và kể những điều kỳ dị. Hình như ông đi cùng với một thanh niên trạc hai lăm hai sáu tuổi. Hai người xuống xe ở ga Tokushima. Cảnh sát tìm ra lữ quán họ đã trọ và, theo một bà nội trợ, họ đã đáp tàu đi Takamatsu. Hành trình của ông già và của cậu y hệt nhau. Cả hai cùng rời Nogota thuộc quận Nakano và hướng thẳng tới Takamatsu. Một sự trùng hợp hơi quá khớp để có thể coi là ngẫu nhiên, cho nên đương nhiên là cánh át ngờ răng hai người đã cùng nhau vạch ra toàn bộ kế hoạch. Thậm chí Cục Cảnh sát Quốc gia cũng vào cuộc và hiện họ đang rà soát thành phố này. Không thể giấu cậu ở thư viện được nữa, nên mình quyết định đưa cậu về lánh ở vùng núi."
"Một ông già thiểu năng trí tụê ở Nakano?"
"Có khiến cậu nhớ ra điều gì không?"
Tôi lắc đầu. "Không."
"Địa chỉ của ông ta cách nhà cậu không xa. Đi bộ mất khoảng mươi lăm phút."
"Nhưng có biết bao nhiêu người ở Nakano. Em thậm chí không biết ai ở cạnh nhà mình."
"Còn điều này nữa," Oshima nói và liếc nhìn tôi. "Ông ta là người đã làm cho cá thu và cá mòi từ trên trời rơi xuống khu phố buôn bán Nogata. Ít nhất thì ông cũng cảnh báo điều đó cho viên cảnh sát trẻ một hôm trước khi sự việc xảy ra."
"Thật kỳ lạ."
"Phải không?" Oshima nói. "Và cùng ngày, vào buổ tối, một khối lượng lớn đỉa trút xuống trạm dừng nghỉ Jujigawa trên xa lộ Tomei. Cậu nhớ không?"
"Vâng, em có nhớ."
"Tất nhiên, không một sự việc nào trong số này lọt khỏi mắt cảnh sát. Họ đoán hẳn phải có một mối liên hệ nào đó giữa những sự kiện này và con người bí hiểm họ đang truy tìm. Vì tất cả đều diễn ra trên đường đi của ông."
Khúc nhạc Mozart kết thúc và một bản khác bắt đầu.
Tay đặt trên vô lăng, Oshima lắc đầu mấy lần liền. "Một loạt diễn biến thật lạ lùng. Bắt đầu đã kỳ quặc và càng ngày càng kỳ quặc. Không thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là: tất cả dường như đều hội tụ về đây. Đường đi của ông già và của cậu tất phải giao nhau."
Tôi nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng động cơ ro ro. "Có lẽ em nên đến một thành phố nào khác," tôi nói với anh. "Ngoại trừ mọi cái khác, em không muốn gây thêm rắc róố cho anh hoặc Miss Saeki."
"Nhưng cậu sẽ đi đâu?"
"Em chưa biết. Nhưng em sẽ nghĩ ra nếu anh đưa em đến nhà ga. Điều đó không thực sự quan trọng."
Oshima thở dài. "Mình không nghĩ đó là một ý hay. Nhà ga ắt nhan nhản những cớm truy lùng một thiếu niên mười lăm tuổi bảnh trai, cao lớn, đeo một cái ba lô và một mớ ám ảnh."
"Thế thì cho em tới một ga nào xa xa không có cảnh sát lùng sục."
"Cũng vậy thôi. Trước sau, họ cũng tìm ra cậu."
Tôi lặng thinh.
"Nghe này, hiện họ chưa có lệnh bắt giữ cậu. Cậu chưa ở trong danh sách bị truy nã khẩn cấp, rõ không?"
Tôi gật đầu.
"Có nghĩa là cậu còn tự do. Cho nên tôi có thể đưa cậu đến bất kỳ nơi nào tôi muốn mà không cần phải xin phép ai. Tôi không vi phạm pháp luật. Thậm chí đến tên thật của cậu tôi cũng không biết, Kafka. Bởi vậy đừng có lo cho tôi. Tôi là người rất thận trọng. Chẳng ai tóm được tôi dễ dàng thế đâu."
"Anh Oshima!"
"Gì vậy?"
"Em không bày mưu tính kế với ai cả. Nếu em định giết cha em, em ắt không nhờ ai làm hộ."
"Mình biết."
Anh dừng xe trước một đèn đỏ, chỉnh lại kính chiếu hậu, ngậm một viên kẹo chanh và mời tôi một viên.
Tôi bỏ tọt viên kẹo vào mồm. "Rồi sao nữa?"
"Cái gì sao nữa? "
"Lúc nãy, anh nói thứ nhất là - lý do khiến em phải lánh về vùng núi. Nếu có thứ nhất thì phải có thứ hai chứ."
Oshima trừng trừng nhìn cái đèn đỏ nhưng nó vẫn chưa chịu chuyển màu. "So với điểm thứ nhất, thì điểm thứ hai không quan trọng."
"Dù sao em vẫn muốn nghe."
"Đó là về Miss Saeki," Oshima nói. Cuối cùng, đèn cũng chuyển xanh và anh dận ga. "Cậu đã ngủ với bà ấy phải không?"
Tôi không biết trả lời ra sao.
"Đừng lo, mình không trách cứ cậu đâu. Mình chỉ linh cảm thế thôi. Bà là một con người tuyệt vời, một phụ nữ rất hấp dẫn. Bà rất... đặc biệt, theo mọi cách. Dĩ nhiên, bà lớn tuổi hơn cậu nhiều, nhưng có sao? Mình hiểu được sức hút của bà đối với cậu. Cậu muốn làm tình với bà, tại sao không? Bà muốn làm tình với cậu? Thì cứ việc. Chẳng bận gì đến mình. Nếu hai người ngon lành, mình cũng thấy tốt thôi." Oshima xoay viên kẹo chanh lòng vòng trong mồm. "Nhưng mình nghĩ tốt nhất hai người nên giữ khoảng cách trong một thời gian. Và mình nói vậy không phải là vì cái chuyện rắc rối chết tiệt ở Nakano."
"Vậy thì tại sao?"
"Bà ấy đang ở một tình thế rất mong manh."
"Như thế nào?"
"Miss Saeki..." anh mào đầu, rồi tìm chữ. "Mình muốn nói là bà đang chết . Mình cảm thấy điều đó từ lâu rồi."
Tôi nhấc cặp kính râm lên và nhìn anh thật kỹ. Anh đang nhìn thẳng phía trước, tay cầm lái. Xe vừa vào xa lộ đi Koichi. Lần này, lạ lùng thay, anh chạy trong vòng giới hạn tốc độ. Một chiếc Toyota Supra lao đánh vèo vượt qua chúng tôi.
"Khi anh nói bà đang chết.." tôi ấp úng. "Có nghãi là bà mắc bệnh nan y? Ung thư hay máu trắng hay gì đó tương tự?"
Oshima lắc đầu. "Có thể. Mình không biết đích xác về tình trạng sức khỏe của bà. Có thể bà mắc một bệnh thuộc loại ấy. Nhưng mình nghĩ nó thiên về tâm lý hơn. Liên quan đến ý chí sống - đại loạn thế."
"Anh muốn nói là bà không muốn sống nữa?"
"Mình nghĩ thế. Mất ý chí muốn tiếp tục sống."
"Anh có nghĩ bà sẽ tự tử không?"
"Không, mình không nghĩ thế," Oshima đáp. "Chỉ đơn giản là bà đang đi đến cái chết, rất từ từ nhưng rất chắc chắn."
"Như một đoàn tàu hướng tới ga?"
"Đại loại như thế," Oshima nói, rồi dừng bặt, môi mím chặt. "Thế rồi, Kafka," anh nói tiếp, "bỗng nhiên cậu xuất hiện, ngon lành như trái dưa tươi và bí hiểm như chàng Kafka thật. Hai người bị hút vào nhau và bắt đầu - cho phép mình dùng cái từ cổ lỗ này - dan díu với nhau."
"Thế rồi sao?"
Oshima buông cả hai tay khỏi vô lăng một thoáng. "Thế rồi thế đấy."
Tôi chậm rãi lắc đầu. "Em dám chắc anh đang nghĩ em chính là đoàn tàu ."
Hồi lâu, Oshima không nói gì. "Chính xác," cuối cùng, anh bật ra. "Có thế thật, chính xác."
"Nghĩa là em mang cái chết đến với bà?"
"Cậu nên nhớ là mình không trách cậu về chuyện ấy. Thực tế, thế mà lại tốt cơ đấy."
"Tại sao?"
Anh không trả lời. Cậu phải tự tìm ra câu trả lời , sự im lặng của anh nhủ tôi vậy. Hoặc có thể là: Cái đó quá hiển nhiên, việc gì phải nghĩ .
Tôi ngả người vào lưng ghế, nhắm mắt lại và thả lỏng người. "Anh Oshima!"
"Em chẳng còn biết làm gì nữa. Thậm chí em không biết mình đang hướng tới đâu. Cái gì là đúng, cái gì là sai, nên tiếp tục tiến tới hay nên quay lui - em vô cùng hoang mang."
Oshima lặng thinh, không trả lời.
"Anh phải giúp em. Em phải làm gì bây giờ?" tôi hỏi anh.
"Cậu chẳng phải làm gì hết," anh đáp gọn lỏn.
"Không làm gì hết?"
Anh gật đầu. "Vì thế nên tôi mới đưa cậu về lại vùng núi."
"Nhưng em nên làm gì khí tới đó?"
"Chỉ việc nghe gió thôi," anh nói. "Xưa nay mình vẫn làm thế mà."
Tôi ngẫm nghĩ về điều đó.
Anh dịu dàng đặt tay lên tay tôi. "Có biết bao điều không phải lỗi tại cậu. Cũng chẳng phải lỗi tại mình. Chẳng phải tại những tiên đoán hay những lời nguyền. Chẳng phải tại gien, cũng chẳng phải tại sự phi lý. Chẳng phải tại chủ nghĩa cấu trúc hay cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Tất cả chúng ta đều sẽ chết và biến mất, nhưng đó là vì thế giới vốn dựa trên một cơ chế của hủy diệt và tiêu vong. Cuộc đời chúng ta chỉ là những cái bóng của cái nguyên lý chủ đạo ấy. Chẳng hạn như gió thổi. Đó có thể là một cơn gió mạnh, dữ dội hay một làn gió nhẹ. Nhưng rốt cuộc, mọi kiểu gió rồi cũng tắt và biến mất. Gió không có hình dạng. Nó chỉ là sự chuyển động của không khí. Cậu nên lắng nghe thật kỹ, rồi cậu sẽ hiểu ẩn dụ đó."
Tôi siết chặt tay anh. Bàn tay mềm và ấm. Bàn tay mượt mà, sang nhã, phi giới tính. "Vậy theo anh, ngay lúc này, em nên tạm tách xa Miss Saeki thì tốt hơn, đúng không?"
"Mình nghĩ thế đấy, Kafka ạ. Ngay bây giờ đó là điều tối ưu. Chúng ta nên để bà một mình. Bà là người thông minh và kiên cường. Bà đã chịu đựng được sự cô đơn khủng khiếp trong một thời gian dài đằng đẵng với bao ký ức đau đớn. Bà có thể tự quyết định bất cứ điều gì cần cho bản thân."
"Vậy ra em chỉ là một thằng nhóc nhiễu sự?"
"Mình không có ý ấy," Oshima nhẹ nhàng nói. "Hoàn toàn không phải thế. Cậu đã làm những gì cậu phải làm. Những điều có ý nghĩa đối với cậu cũng như với Miss Saeki. Hãy để bà lo nốt phần còn lại. Nói thế này nghe có vẻ phũ phàng, nhưng hiện giờ, cậu không thể làm gì cho bà đâu. Cậu cần đi về miền núi và làm việc riêng của mình. Với cậu, bây giờ là đúng lúc."
"Làm việc riêng của mình?"
"Hãy dỏng tai lên, Kafka," Oshima đáp. "Hãy lắng nghe. Hãy tưởng tượng mình là một con nghêu hay con sò."
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 28-7-2012 19:16:11 | Chỉ xem của tác giả
Chương 36


Khi trở về nhà trọ, Hoshino thấy Nakata vẫn ngủ miết - chả có gì là lạ. Chiếc túi đựng bánh mì và nước cam gã để cạnh lão vẫn nguyên đó, chưa được đụng đến. Ông già không mảy may thay đổi tư thế, có lẽ suốt thời gian qua, không hề thức giấc lấy một lần. Hoshino nhẩm tính: Nakata ngủ từ hai giờ chiều hôm trước, vậy là đã đẫy ba mươi tiếng. Nhưng hôm nay là ngày thứ mấy rồi nhỉ? Hoshino tự hỏi. Gã đã hoàn toàn quên trình tự thời gian. Gã lấy cuốn sổ ghi nhớ ra để kiểm tra. Xem nào, gã tự nhủ, hai ông con đến Tokushima trên chuyến xe buýt từ Kobe hôm thứ Bảy, rồi ông Nakata ngủ đến thứ Hai. Rời Tokushima đi Takamatsu cũn vào hôm thứ Hai. Thứ Năm là ngày náo động với cuộc vận lộn lật phiến đá giữa sấm chớp đùng đùng, và chiều hôm ấy, ông lão bắt đầu ngủ. Đã qua một đêm, vậy hôm nay đã là... là thứ Sáu. Cứ như là ông lão đến Shikoku để dự một Festival Ngủ vậy.
Cũng như đêm trước, sau khi tắm, Hoshino xem tivi một lúc rồi ngả lưng trên tấm nệm futon. Nakata vẫn thở bình yên trong giấc ngủ say. Thôi kệ, đến đâu thì đến, Hoshino nghĩ. Cứ để ông lão ngủ cho đã. Khỏi cần phải lo chuyện ấy. Và chính gã cũng ngủ thiếp đi lúc mười rưỡi.
Năm giờ sáng hôm sau, chuông điện thoại di động trong túi dết làm gã choàng thức. Nakata vẫn say sưa giấc nồng.
Hoshino vớ lấy điện thoại. "Alô."
"Cậu Hoshino?" Một giọng đàn ông.
"Đại tá Sanders?" Hoshino nhận ra giọng ông ta.
"Chính ta đây. Thế nào, khỏe mạnh chứ?"
"Cũng khá... Nhưng làm sao ông biết được số điện thoại này. Tôi có cho ông đâu, mà tôi luôn luôn tắt máy để cho cái bọn nhăng nhố cùng xường khỏi quấy rầy tôi. Vậy làm thế nào mà ông gọi được tôi? Như kiểu ông theo dõi tôi vậy."
"Thì như ta đã nói với cậu, ta không phải là thần, phật mà cũng chẳng là người. Ta là một cái gì khác - một khái niệm . Cho nên làm cho điện thoại di động của cậu đổ chuông là chuyện dễ như bỡn. Trò trẻ. Mở hay tắt máy cũng thế thôi, chả khác một mảy, anh bạn ạ. Đừng ngạc nhiên vì những cái vặt vãnh như vậy, Ô-kê? Lẽ ra ta có thể chạy đến và ngồi ngay cạnh cậu lúc cậu thức giấc, nhưng ta nghĩ làm thế ắt sẽ khiến cậu bị sốc."
"Khỏi phải nói."
"Cho nên ta mới phôn trước. Dù sao ta cũng là người lịch sự."
"Cám ơn," Hoshino nói. "Vậy chúng ta phải làm gì với phiến đá đây? Ông Nakata và tôi đã lật được nó, vậy là cửa vào đã mở. Ngoài trời sấm chớp như điên và phiến đá nặng đến cả tấn. À, phải... tôi quên chưa nói với ông về Nakata. Đó là ông già cùng đi với tôi."
"Ta biết mọi chuyện về Nakata, khỏi phải giải thích," Đại tá Sanders nói.
"Thế ư?" Hoshino nói. "Ô-kê... Sau đó, Nakata đã chìm vào giấc "ngủ đông" và phiến đá vẫn nằm đây. Ông có nghĩ là ta nên mang trả nó về miếu đường không? Ta có thể bị thánh vật vì đã mang nó đi mà không được phép."
"Cậu không bỏ cái ý nghĩ đó đi được à? Đã bao lần ta bảo cậu là chả có thành nào vật cả," Đại tá Sanders ngán ngẩm nói. "Cứ tạm giữ phiến đá ở đó. Các người đã mở nó và cuối cùng các người sẽ phải đóng nó lại. Rồi thì cậu có thể mang nó trả về chỗ cũ. Nhưng bây giờ thì chưa phải lúc. Hiểu chưa? Ô-kê?"
"Ô-kê, tôi hiểu," Hoshino nói. "Cái gì đã mở ra thì phải đóng lại. Mượn cái gì, lúc trả lại phải nguyên như thế. Được rồi. Dù sao, tôi cũng đã quyết định không nghĩ ngợi lôi thôi nữa. Tôi sẽ nghe theo bất kỳ cái gì ông muốn, cho dù nó có vẻ điên khùng đến đâu chăng nữa. Đêm qua, tôi ngộ ra một điều: coi những cái điên khùng là thực, quả là... thực sự lãng phí thời gian."
"Một kết luận rất chi là khôn ngoan. Tục ngữ có câu: Suy nghĩ vô bổ còn tệ hại hơn là chẳng suy nghĩ gì."
"Tôi thích câu ấy."
"Rất chí lý, phải không?"
"Ông đã bao giờ nghe câu tục ngữ: Đồi trọc lóc nhóc tóc tiên bóc cọc quả cóc lăn lóc chưa?"
"Thế nghĩa là cái cóc khô gì?"
"Một câu làm líu lưỡi. Tôi bịa ra."
"Cậu có chủ ý gì?"
"Chả chủ ý gì cả. Tôi chỉ bỗng dưng thích xướng nó lên thôi."
"Cậu có thôi trò dấm dớ đi không? Ta không mấy kiên nhẫn với những trò ngớ ngẩn. Nếu cậu tiếp tục thì ta phát điên mất."
"Xin lỗi," Hoshino nói. "Nhưng rốt cuộc, ông gọi tôi có việc gì đấy? Chắc ông phải có lý do gì mới gọi sớm thế chứ?"
"Phải, ta quên bẵng đi mất," Đại tá Sanders nói. "Thế này nhé, ta muốn cậu rời nhà trọ ngay lập tức. Không ăn sáng nữa. Đánh thức ông Nakata dậy, ẵm phiến đá lên và đi luôn. Kiếm một chiếc taxi, nhưng đừng để nhà trọ gọi. Ra phố chính mà vẫy. Rồi đưa địa chỉ này cho lái xe. Có bút ghi không?"
"Có, đợi một giây," Hoshino đáp và vớ lấy một cây bút và cuốn sổ tay từ túi đeo. "Chổi và xẻng hót rác đã sẵn sàng!"
"Xin đủ những câu đùa ấm ớ của cậu!" Đại tá Sanders quát lên trong máy. "Ta đang nói chuyện nghiêm túc đây. Đâu có phút nào để phí phạm."
"Ô-kê, ô-kê. Đọc đi."
Đại tá Sanders đọc địa chỉ và Hoshino ghi rồi nhắc lại để kiểm tra cho chắc ăn: "3-16-5, căn hộ 308, Takamatsu Park Heights. Đúng chưa?"
"Tốt," Đại tá Sanders đáp. "Cậu sẽ thấy chìa khoá dưới giá để ở ô cửa trước. Mở khóa vào nhà, ở lại đó bao lâu tùy thích. Ở đó, sẵn có đồ ăn thức uống dự trữ cùng các vật dụng, nên tạm thời các người không cần phải ra ngoài."
"Đó là chỗ ở của ông?"
"Quả vậy. Nhưng ta không phải là chủ sở hữu, ta thuê cho các người dùng. Vậy nên cứ thoải mái nhé."
"Đại tá?"
"Gì?"
"Ông bảo ông không phải là thần, phật mà cũng chẳng phải là người?"
"Đúng."
"Vậy tôi đồ rằng ông không thuộc thế giới này."
"Cậu hiểu ra rồi đấy."
"Vậy làm sao ông thuê được một căn hộ? Ông không phải là người, do đó không có các giấy tờ cần thiết, phải không nào? Sổ gia đình, đăng ký hộ tịch, chứng từ thu nhập có dán tem, đóng dấu và đủ thứ linh tinh. Nếu không có những thứ ấy, chẳng ai cho ông thuê nhà. Ông có lừa họ không? Chẳng hạn làm ảo thuật biến tờ giấy trắng thành văn bản chính thức có dấu má hẳn hoi? Đã khá những chuyện khuất tất rồi, tôi không muốn dính líu thêm nữa."
"Cậu chẳng hiểu gì cả!" Đại tá Sanders tặc lưỡi, nói. "Cậu đúng là chúa ngốc, đã óc bã đậu lại không cảnh sát xương sống. Giấy trắng? Cậu nghĩ ta là gì, một tên ảo thuật gia bú dù à? Ta là một khái niệm, hiểu không? K-h-á-i n-i-ệ-m! Khái niệm với bú dù khác xa nhau. Thật đần độn... Cậu thực sự nghĩ là ta đã đến gặp nhân viên nhà đất, điền vào các tờ khai, mặc cả với họ để giảm bớt giá tiền thuê nhà sao? Lố bịch! Ta có một cô thư ký lo liệu các chuyện trần thế . Thư ký của ta chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết. Chứ cậu tưởng thế nào?"
"À... hóa ra ông có một cô thư ký. "
"Hẳn nhiên rồi. Chứ cậu nghĩ ta là ai? Cậu trật quá xa rồi đấy. Ta là một người bận rộn, vậy tại sao ta lạ không có thư ký riêng?"
"Ô-kê, ô-kê, đừng nổi đóa nữa. Tôi chỉ đùa ông thôi mà. Nhưng tại sao chúng tôi lại phải rời đi cấp tốc thế? Không thể ăn sáng một chút trước khi đi à? Tôi đang đói meo và ông Nakata thì ngủ say như chết, lay thế nào cũng không dậy."
"Nghe này, không phải chuyện đùa đâu. Cảnh sát đang lùng sục khắp thành phố tìm các người. Sáng nay, việc đầu tiên là họ kiểm tra các khách sạn và nhà trọ, lục vấn từng người. Họ đã có chi tiết nhận dạng của cả hai người. Cho nên một khi họ đã bắt đầu rà soát thì chỉ còn là vấn đề thời gian thôi. Hai ông con nhà cậu thì rành là nổi bật không trộn vào đâu được, phải thừa nhận thế. Không thể để mất thêm phút nào đâu."
"Cảnh sát ư?" Hoshino kêu lên. "Xin đủ nhé! Chúng tôi chả làm điều gì sai trái. Đành rằng hồi học trung học, tôi có cuỗm vài chiếc xe máy. Chỉ cốt chạy nhông cho vui, chứ đâu có để bán. Mà bao giờ tôi cũng đem trả về chỗ cũ. Từ đó đến nay, tôi chưa hề làm điều gì phạm pháp. Mang phiến đá này ra khỏi miếu đường là điều tệ hại nhất tôi từng làm. Mà là do ông bảo tôi làm."
"Việc này không liên quan gì đến phiến đá," Đại tá Sanders nói sổ toẹt. "Đôi khi cậu thật ngớ ngẩn. Hãy quên phiến đá đi. Cảnh sát không hay biết gì về phiến đá, mà có biết cũng cóc cần. Họ ắt không dậy từ tinh mơ gõ cửa từng nhà vì một phiến đá nào đó. Ta đang nói về một vụ nghiêm trọng hơn nhiều."
"Nghĩa là thế nào?"
"Cảnh sát đang truy lùng ông Nakata vì vụ này."
"Tôi không hiểu. Không ai có thể tưởng tượng ông Nakata phạm tội được. Là loại tội gì? Và làm sao ông ấy lại liên quan?"
"Không có thì giờ giải thích đâu. Cậu phải đưa ông ta ra khỏi đó. Mọi sự tùy thuộc vào cậu đấy. Rõ chưa?"
"Tôi không hiểu," Hoshino lắc đầu nhắc lại. "Chẳng ra sao cả. Vậy họ sẽ bắt luôn cả tôi với tư cách là tòng phạm ư?"
"Không, nhưng ta dám chắc họ sẽ tra vấn cậu. Cậu đang lãng phí thời gian đấy. Đừng có thắc mắc nữa, cứ làm như ta bảo."
"Này, ông nên biết là tôi rất ghét cớm. Chúng còn tệ hơn cả bọn yakuza hay LLTV nữa... những điều chúng làm thật kinh hoàng. Nghênh ngang, chẳng thích gì hơn là hành hạ kẻ yếu. Hồi còn đi học và cả dạo mới bắt đầu làm tài xế, tôi đã nhiều lần đụng bọn cớm, nên tôi tránh nhất là có chuyện với chúng. Không bao giờ thắng được chúng, hơn nữa sau đó, chúng cứ bám như đỉa chẳng cách nào rũ bỏ được. Ông hiểu ý tôi chứ? Trời đất, làm sao tôi lại dính vào chuyện này chứ? Ông thấy đấy, điều tôi..."
Điện thoại vụt tắt.
"Chao!" Hoshino thở dài đánh thượt và ném chiếc điện thoại di động vào rút rết, rồi cố đánh thức Nakata dậy.
"Ông ơi! Ông Nakata! Cháy! Lũ lụt! Động đất! Cách mạng! Godzilla 1 đến! Dậy đi!"
Phải mất một lúc Nakata mới dậy.
"Lão vừa bào xong," lão nói. "Phoi bào để nhóm bếp. Không, mèo đâu có tắm. Chỉ có lão tắm thôi."
Rõ ràng lão đang ở trong cái thế giới nhỏ bé của riêng mình.
Hoshino lay vai ông già, véo mũi, véo tai lão và cuối cùng, kéo được lão trở về cõi trần thế.
"Cậu đấy à, cậu Hoshino?" lão đáp.
"Vâng, cháu đây," Hoshino đáp. "Xin lỗi đã đánh thức ông."
"Không sao. Dù gì thì Nakata này cũng sắp dậy. Đừng bận tâm. Lão đã lo xong thứ nhóm lửa rồi."
"Tốt. Nhưng có chuyện không hay xảy ra, ông con mình phải đi khỏi đây ngay lập tức."
"Có phải liên quan đến Johnnie Walker không?"
"Cái đó thì cháu không biết. Cháu có nguồn tin riêng cảnh báo rằng tốt hơn hết là chúng ta nên lánh đi. Cảnh sát đang truy lùng chúng ta."
"Thật không?"
"Họ bảo cháu thế. Nhưng có chuyện gì giữa ông và tay Johnnie Walker ấy?"
"Nakata này chưa kể với cậu à?"
"Chưa, ông chưa kể."
"Tuy nhên, hình như lão đã kể rồi thì phải."
"Ông chưa kể phần quan trọng nhất."
"À, thế này... Nakata này đã giết ông ta."
"Ông nói đùa!"
"Không, lão đâu có đùa."
"Chu cha!" Hoshino lẩm bẩm.
Hoshino ném đồ vào túi dết và lại gói phiến đá vào tấm vải bọc. Nó đã trở lại trọng lượng lúc ban đầu. Không nhẹ, nhưng ít nhất thì cũng vừa sức gã. Nakata bỏ đồ của mình vào cái túi bạt. Hoshino đến quầy tiếp tân, nói họ có việc đột xuất phải đi khỏi và trả phòng. Vì gã đã trả tiền trước nên cũng nhanh thôi. Nakata còn hơi chệch choạng, nhưng vẫn đi được.
"Lão đã ngủ bao lâu?" lão hỏi.
"Để xem," Hoshino nói và tính nhẩm. "Khoảng bốn mươi tiếng."
"Lão cảm thấy mình đã ngủ tốt."
"Có gì là lạ. Nếu ông không cảm thấy sảng khoái sau giấc ngủ phá mọi kỷ lục ấy, thì ngủ còn có nghĩa lý gì nữa. Này, ông có đói không?"
"Có. Lão đói lắm."
"Ông có thể nhịn thêm một lúc được không? Trước hết, ta phải ra khỏi đây càng sớm càng tốt. Rồi ta sẽ ăn sau."
"Cũng được. Lão có thể chờ."
Hoshino đỡ lão ra phố chính và vẫy một chiếc taxi. Gã nói địa chỉ, người lái gật đầu và phóng xe đi. Chiếc xe rời thành phố, theo một quốc lộ rồi đi vào một khu ngoại ô. Khu này sang trọng và yên tĩnh trái ngược hẳn với khu phố ồn ào gần ga mà họ đã trọ. Cuốc xe mất độ hai mươi lăm phút.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách