Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: voi_manly
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Thiếu nhi - Xuất bản] Những Câu Chuyện Thời Tiền Sử | Alberto Moravia (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 29-9-2016 23:29:36 | Chỉ xem của tác giả
Cặp sừng của Lạc-Đà


Huơu ta lấy làm cay đắng ngậm ngùi vì dung mạo giản dị, nếu không muốn nói là tầm thường của mình. Điều gì có thể giúp phân biệt Huơu với bất kì loài vật có bốn chân và đuôi nào khác? Chẳng gì cả. Thậm chí là màu da: môt màu nâu tầm thường nhờ nhạt.
Một hôm, có thông báo khiêu vũ dành riêng cho các động vật có sừng. Huơu muốn đi lắm, nhưng chao ôi, nó quả là một loài vật thường hết sức, đến một cái sừng cũng chẳng có. Tóm lại, nếu không nhờ kích thước tương đối lớn, thì chắc nhìn Huơu ai cũng tưởng chỉ là một con cừu tầm thường thôi.
Cần phải biết rằng bấy giờ Lạc-Đà, loài vật mà ngay cả ngày nay cũng vẫn rất độc đáo, có cặp sừng tuyệt đẹp với rất nhiều nhánh chĩa ra mọi hướng.
Lạc-Đà chẳng có ý định tới buổi khiêu vũ dành cho các loài vật có sừng, bởi nó đang bị nhức một bên bướu. Huơu tới tìm gặp Lạc-Đà, nói ngay vào vấn đề, chẳng thèm úp mở gì: “Tôi muốn tới buổi khiêu vũ dành cho các loài vật có sừng lắm, nhưng chỉ có điều tôi lại chẳng có sừng. Bác cho tôi mượn cặp sừng nhé? Sáng mai tôi sẽ đem trả bác. Tôi xin lấy danh dự của loài nhai lại mà cam đoan với bác”.
Lạc-Đà là kẻ thà gây khó cho mình còn hơn khiến kẻ khác thỏa mãn. Nên nó trả lời cộc lốc: “Còn lâu. Ta cần sừng. ta chẳng cho ai mượn cả.”
“Cho tôi thuê chúng đi. Tôi sẽ gửi lại bác một đấu cỏ chất lượng hảo hạng.”
“Chẳng dám. Thế ta là ai? Kẻ cho thuê sừng chắc?”
“Nhưng nếu bác không đi vũ hội, thì bác cần chúng để làm gì?”
“Để gãi bụng. Đảm bảo với chú là trò đó khoái lắm.”
“Sao bác không dùng móng mà gãi bụng, còn sừng thì cho tôi mượn?”
“Không, ta không cho ai mượn sừng hết. Rõ vớ vẩn. Của ai nấy hưởng. Không có thì chịu.”
Huơu hiểu rằng nếu cứ tấn công trực diện như thế thì sẽ chẳng có tác dụng gì. Nó nghĩ cách xoay hướng khác. Biết Lạc-Đà vốn phù phiếm và ích kỷ, nên nó nói:
“Nhưng bác cần gì tới bộ sừng kia, bởi không biết bác có rõ hay không, chứ bác là sinh vật độc đáo nhất quả đất. Bác có hai cái bướu, riêng điều này thôi đã như giáng cú đấm vào bụng lũ lạc đà một bướu rồi. Hai chân bác thôn thả thế mà nâng được cả các bụng tròn tịa lẫn hai cái bướu to. Cặp mắt bác lờ đờ trầm tư, với hàng lông mi dài như bất tận. Cái đuôi bác như một chùm lông dài, lỗ mũi lớn có thể nhét cả một quả táo cỡ trung, màu da bác nổi tiếng tới mức người ta đặt tên một loại màu là màu da lạc đà. Và sinh vật nào là loài khuỵu gối cầu đức Chúa trời trước khi đứng lên bắt đầu một hành trình dài trong sa mạc? Kể cả không có dừng, bác vẫn là sinh vật tuyệt diệu nhất quả đất. Còn tôi thì sao? Tôi chẳng là gì cả. thậm chí một đôi sừng tầm thường nhất cũng chẳng có.”
“Đúng vậy, nhưng đôi sừng này phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của cái đầu ta. Nó sẽ ra sao nếu không có sừng? ngươi không thấy đầu ta cần sừng à?”
Huơu phản đối:
“Về việc đôi sừng có thể tôn lên vẻ đẹp cái đầu bác hay không, còn nhiều điều phải bàn. Nhưng nếu ta cứ cho là đúng đi chăng nữa, thì trong khi cần cho cái đầu, chúng lại làm hại cái thân. Bác không thấy là vì sức nặng của chúng mà dần dần cổ bác cong lại thành hình chữ S, giống dáng của một con rắn sao? Bác thử nghĩ mà xem, nếu cổ bác vươn thẳng lên được khi không có sức nặng của cặp sừng, thì nó sẽ đẹp chẳng kém gì cổ ngựa!”
“Làm sao ta biết trông mình sẽ khá hơn nếu không có sừng với cái cổ thẳng kia chứ? Nhiều việc phải nhìn mới biết, không tưởng tượng suông được. Biết đâu không có sừng trông ta lại giống rùa, vốn nổi tiếng là loài vật xấu nhất quả đất.”
Huơu ngạc nhiên hỏi: “Rùa thì liên quan gì?”
“Thì ta cứ nói thế.”
“Tôi thì tôi nghĩ cứ thử xem sao, chỉ có lợi cho bác mà thôi. Bởi bác có cho hẳn cặp sừng đâu, chỉ à cho mượn thôi mà.”
“Làm sao ta có lại được chúng?”
“Đơn giản lắm, ngay sau bữa tiệc, tôi sẽ đi ra sông, lúc bác tới đó để uống nước như mọi ngày. Tôi sẽ trao lại cho bác ý nguyên như khi mượn. Có điều nếu tôi đến muộn một chút thì bác đợi nhé, bác biết đấy, đêm trước tiệc tùng thì sáng hôm sau thể nào chẳng ngủ nướng.”
Tóm lại là nghe Huơu lải nhải mãi, cuối cùng Lạc-Đà cũng phải tháo sừng cho nó mượn, Huơu đặt cặp sừng lên đầu và đi soi gương: nó thấy cặp sừng quá hợp với mình. Sung sướng, nó chạy tới bữa tiệc. Về bữa tiệc thì các bạn có thể tưởng tượng ra cảnh: tất cả các loài vật có sừng đều kéo đến tham dự, không trừ loài nào. Có thể thấy các loại sừng đủ kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, nhưng cặp sừng đẹo nhất, không phải nghi ngờ gì nữa, chính là cặp sừng mà Huơu mang trên đầu. Chúng đẹp tới mức mà mới vừa trông thấy thôi, một con Linh-Dương đã bị hút hồn đem lòng yêu mến Huơu. Chúng nhảy cùng nhau suốt đêm, từ điệu đầu tiên tới điệu cuối cùng. Đâu đâu cũng thấy sừng chúng quấn quýt bên nhau: trên sàn nhảy, trong phòng tiệc, trong vườn, trong phòng khách, trên các thang, bên trong và bên ngoài phòng nghỉ  của biệt thự rộng lớn nơi tổ chức vũ hội. Cuối cùng, Linh-Dương nói nếu chúng không sớm cưới nhau thì nàng sẽ chết vì đau đớn mất. Huơu cũng yêu nàng ngây ngất, nên đồng ý ngay tắp lự, thế là sau buổi khiêu vũ, chúng chẳng buồn ghé qua nhà. Chúng vừa nhảy múa vừa đợi tới sáng rồi đi thẳng tới nhà thờ, nơi ngài Dê-Rừng trọng vọng làm lễ hợp nhất cho đôi trai gái.
Rồi chúng sống tại một căn nhà nhỏ xinh xắn cuối rừng, nhưng vẫn còn điều gì đó khiến Huơu không thể thanh thản hưởng hạnh phúc: ấy là lời hứa trả lại Lạc-Đà cặp sừng khi buổi lễ kết thúc. Làm gì bây giờ? Một mặt thì rõ ràng nó đã trịnh trọng hứa với Lạc-Đà rồi; nhưng mặ khác, Linh-Dương liệu sẽ nói gì khi phát hiện ra Huơu không có sừng – phải, chính là cặp sừng đã khiến nàng mê mẩn nó. Huơu nghĩ lung lắm, rồi cuối cùng quyết định sẽ không trả lại sừng cho chính chủ. Thế là Lạc-Đà không còn sừng trên đầu nữa.
Có lẽ vì vậy mà mỗi khi Lạc-Đà tới uống nước bên sông, nó lại uống rất chậm rãi và nhìn ngó xung quanh: nó vẫn hy vọng một ngày Huơu sẽ quay lại mà trả cho nó cặp sừng.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2016 23:36:36 | Chỉ xem của tác giả
Ghét mày lắm, Cân à!


Một tỷ năm trước, vào một buổi sáng đẹp trời, một con Hà-Mã vốn nổi tiếng béo phì bước lên cân để kiểm tra cân nặng của mình như thường lệ. Cần biết là thuở ấy vạn vật đều biết nói, rất lâu sau này chúng mới trở nên câm lặng, có lẽ bởi loài người bất đầu nói và nói mãi không ngừng. Gì thì gì, sáng hôm đó, sau một vài giây, cái cân hoan hỉ khen: “Xin chúng mừng, Hà-Mã thân mến! Bạn đã giảm được nửa ký.”
Không tin vào tai mình, Hà-Mã thốt lên: “Có thể thế được chăng!”
“Không phải có thể, mà là chắc chắn ấy chứ.”
“Cân thân mến ơi, ta biết bạn luôn luôn nói thật, hãy để ta ôm hôn bạn một cái nào.”
“Không hôn hít gì hết đâu nhá! Giờ thì những nỗ lực của bạn đã bắt đầu mang lại kết quả, hay tiếp tục theo sát chế độ kiêng khem này.”
“Cân thân mến, chào bạn nhé. Chúc bạn luôn bình an.”
Vui sướng và thỏa mãn, việc đầu tiên Hà-Mã quyết định làm là nới lỏng một chút chết độ kiêng khem rất nghiêm ngặt của mình. Nó ngồi vào bàn, nơi bà quản gia Lợn-Nái đã bày sẵn bữa sáng, bao gồm (chao ôi, chỉ có) nước trà, nước cam vắt, hai lát bánh mì nướng quết một lát mỏng bơ và mật ong. Hà-Mã hỏi: “Bà Lợn-Nái, bà không thấy tôi thay đổi gì sao?”
Bất ngờ trước câu hỏi, Lợn-Nái đáp: “Sao kia ạ?”
“Bà nhìn tôi thử coi, bà không thấy tôi giảm cân, tôi gầy đi sao? Tôi đã giảm được nửa cân kia đấy. Hẳn trông phải khác chứ.”
Lợn-Nái cuối cùng đã hiểu ra: “À vâng, hẳn rồi. Ngài đúng là đã gầy đi, gầy đi nhiều ấy chứ. Sáng nay khi trông thấy ngài, tôi đã nghĩ ngay: ông chủ sao trông khác trước thế. Chẳng hiểu làm sao mà ông gầy đi trông thấy?”
Hài lòng trước lời nịnh bợ này, Hà-Mã ra lệnh: “Bà làm ngay hai quả trứng ốp la với thịt ba rọi xông khói. Mỗi miếng trứng ba miếng thịt đi.”
Lợn-Nái chẳng để phải nhắc lại hai lần: “ Có ngay. Trứng với thị ba rọi. Ái chà, kiêng với chả khem.”
Hà-Mã gọi với theo bà quản gia đang hấp tấp đi vào bếp: “Bà nhớ để ý thịt ba rọi chín giòn đúng độ nhé.”
Đĩa ứng ăn kèm thịt xông khói mới ngon làm sao, nhất là khi ta đã phải kiêng món này suốt một năm trời. Chao ôi, vị mặn, vị béo, vị khói ngầy ngậy cuộn vào vị trứng rán thơm phức! Hà-Mã chén một hơi, rồi quet sạch sành sanh cái đĩa bóng lóng mỡ bằng một ẩu bánh mì con con, bé tí tẹo: nó vẫn sợ lên cân mà.
Lợn-Nái đứng bên nhìn, khi ông chủ ăn xong , liền hỏi: “Bữa trưa này ta làm món gì bây giờ?”
Hà-Mã  liệt kê: cá hồi hun khói kèm bánh mì que, măng tây, sườn tẩm bột rán kèm sốt kem, kem tươi trộn dâu tây.
Lợn-Nái đánh bạo nói: “Thực ra thì thực đơn ăn kiêng ngày hôm nay phải là bí luộc kèm hai lát phô mai ạ. Ngài không lo là… biết nói thế nào nhỉ… thực đơn khác quá so với các món ngài yêu cầu sao?”
Hà-Mã hét lên: “Nhưng tôi đã giảm được những nửa ký, bà không hiểu sao! Những nửa ký kia đấy! Thôi được rồi, thế này đi, thay vì hai dẻ sườn, bà chỉ làm một thôi.”
“Tôi cứ làm hai, rồi ngài ăn hay không thì tùy.”
Hà-Mã nhặt vụn bánh mì rơi trên áo cho vào miệng, rồi với lấy mũ đội đầu bước ra ngoài.
Nửa ký! Những nửa ký kia đấy: cuối cùng cũng được tự do ăn gì thì ăn. Trong số tất cả các loại hình tự do, tự do ăn là có liên hệ mật thiết nhất tới mỗi chúng ta, mang tính cá nhân nhất, không ảnh hưởng chút nào tới tự do của kẻ khác. Kẻ tham tiền, bủn xỉn hẳn sẽ tự cô lập bản thân bởi niềm vui tận hưởng tiền bạc. Nhưng kẻ tham ăn lại muốn có bạn đồng hành cùng hưởng niềm vui ăn uống, và chỉ tận hưởng thức ăn nhiều nhất nếu có bạn đồng hành. Đương nhiên Hà-Mã có người yêu, Hươu-Cao-Cổ rất duyên dánh, cầu kỳ, nếu không muốn nói là kiểu cách, nàng đặt điều kiện, nếu muốn kết hôn với mình, Hà-Mã phải giảm được ít nhất nửa tấn. Nang thường nói: “Sẽ chẳng ra sao cả nếu khi đi cùng nhau, người ta thấy em thì cao, toàn cổ với chân, trong khi anh lại thấp ơi là thấp, toàn bụng với đầu!” Sáng hôm đó, Hươu-Cao-Cổ đang bực mình: để ăn được một bông hoa nằm tít trên ngọn cây cao, nàng đã với lên và bị sái cổ. Nên khi Hà-Mã vui vẻ gọi điện thông báo đã giảm được nửa ký, nàng xẵng giọng: “Nửa ký ư? Anh gọi điện báo giảm được nửa ký! Khác gì núi Everest thông báo đã lún xuống nửa mét kia chứ! Nếu muốn lấy nhau, anh phải giảm thêm bốn chăm chín mươi chín ký rưỡi nữa. Thôi chào anh, tôi chẳng thể mất thời gian vì nửa ký của những kẻ nặng ba tấn đâu!” rồi nàng gác máy đánh cạch một cái.
Để tự an ủi bản thân trước sự phũ phàng này, Hà-Mã tới văn phòng, nơi cô thư ký Lợn-Vòi đang đợi nó. Ấy là một cô gái tốt tính, vẻ ngoài tràn trề nhựa sống của cô khiến chỉ thoạt nhìn thôi, người ta đã thấy tin tưởng, an tâm rồi. Hà-Mã vừa đọc cho cô thảo rất nhiều lá thư giao dịch, vừa đi quanh văn phòng và thỉnh thoảng dừng lại nhìn Lợn-Vòi tập trung đánh máy một cách đầy thiện cảm. Cuối cùng, đến khoảng giữa trưa, nó không nhịn được nữa, liền tới gần Lợn-Vòi thì thầm, khẽ rít lên mê mẩn: “Cô nghĩ sao nếu chúng ta nghỉ tay ăn gì đó? Ăn nhẹ thôi. Tôi vừa giảm được nửa ký nên…” Lợn-Vòi ngượng ngùng trước giọng nói đầy cảm xúc đó, liền khôn ngoan trả lời: “Vậy ngài cố gắng giảm thêm nửa ký nữa đi, sẽ thành một ký.” Nhưng Hà-Mã đã phóng lao thì buộc phải theo lao: “Chỉ vài lát bánh mì kẹp, bánh mì mềm phết bơ, kẹp thịt nguội, dưa leo và măng tây ngâm giấm thôi?” Lợn-Vòi vẫn cự lại: “Thôi ạ, ngài đừng dụ em. Chúng ta tập trung làm việc, không nghĩ tới bánh mì kẹp nữa.” “Với một cốc bia bơ bùi béo?”
Tất cả những chữ “b” khiến cô thư ký tận tụy với công việc thấy lạnh cả sống lưng: “Xin ngài đừng thế chứ. Tôi còn trẻ, sẽ ra sao nếu để mình bị cám dỗ đánh bại?” “Thêm một đĩa tôm xốt kem thì tuyệt.” “Xin ngài đấy, nếu có ai bước vào…” “Tráng miệng là hai chiếc bánh nấm xinh xinh?” “Ôi, cô Hươu-Cao-Cổ mà nghe thấy thì sao!” Hà-Mã phấy tay: “Đừng có mà nhắc tới Hươu-Cao-Cổ nữa: cô ấy muốn ta gầy đi. Thôi nào, ít nhất còn có cô hiểu ta!” “Thôi được rồi. Em chiều ý ngài, nhưng lần này thôi đấy. Ngài gọi người ta mang bánh kẹp đến đi.”
Phục vụ từ quầy bar đi tới, với chiếc liễn đựng khoảng hai chục chiếc bánh kẹp: ngay cả ở quán bar người ta cũng biết tính háu ăn của Hà-Mã. Hà-Mã nhét vào miệng hai cái bánh một lúc, vừa nhai, vừa chỉ chiếc liễn ý mời Lợn-Vòi bắt chước mình. Lợn-Vòi không khách khí. Nàng cũng với lấy một miếng bánh mà cắn bẳng hàm răng trắng muốt đều đặn. Rồi nàng ngắm nghía nó một lúc, xong cắn tiếp. Tất cả những động tác này khiến Hà-Mã chết mê: còn gì đẹp hơn khi ngắm một phụ nữ đẹp ăn ngon lành kia chứ?
Nhưng nửa ký kia vẫn ám ảnh nó. Bữa ăn nhẹ này đâu kém gì một bữa trưa đầy đặn; trong khi vẫn còn một bữa trữa nữa phải ăn, vì dáng nay lúc say sưa với chiến thắng, nó đã lệnh cho bà Lợn-Nái trung thành chuẩn bị. Nó miễn cưỡng đi đến chỗ điện thoại, đầu máy bên ka ngay lập tức trả lời. Nó nói luôn: “Bỏ qua đi, bà Lợn-Nái!” “Là sao ạ?” “Tôi sẽ quay trở lại chế độ giảm cân: Bí luộc và phô mai! Muộn nhất nửa tiếng nữa tôi sẽ về nhà.” “Thế bữa trưa tôi đã chuẩn bị thì sap?” “Bà xử lý hết đi.” Quả thế, Hà-Mã về nhà, ăn hai quả bí và một lát mỏng phô mai tươi, rồi đi ngủ luôn. Hai giờ sau, khi thức dậy, nó them món dẻ sườn rán xốt kem muốn chết. Hầu như vẫn còn mơ màng, nó vào bếp, mở tủ lạnh. Đây rồi, một đĩa sường mà bà Lợn-Nái đảm đang để dành. Chẳng nghĩ ngợi gì, nó tống hết vào miệng món ăn nguội lạnh và đông mỡ kia. Nhưng trong tủ lạnh còn có  cả một liễn cá hồi xông khói, một tô đựng chục búp măng tây, một cốc đầy dâu tây và toàn bộ hộp kem mà bà Lợn-Nái không động tới. Vẫn như trong mơ, Hà-Mã trút tất cả những món ngon lành đó vào dạ dày àm bầu bạn với dẻ sườn. Rồi sau khi căn dặn bà Lợn-Nái chuẩn bị một bữa tối thật thanh đạm, nó quay trở lại văn phòng.
Cả chiều nó thảo luận công việc kinh doanh, nghiên cứu tài liệu và đọc thư cho thư ký đánh máy. Gần tối, khi nó đang sửa soạn ra về, thì một chú Lợn-Ỉn ngó mặt vào, Lợn-Ỉn, bạn đông hành trước kia của nó trong những bữa tiệc tùng no say, hồ hởi thông báo: “Tối nay tất cả tới chỗ Heo! Hắn vừa ở biển về với nguyên một tàu cá tươi rói, do chính hắn đánh bắt. Không kèm phụ nữ đâu nhá, chỉ đàn ông với nhau thôi!”
Nên nhớ Hà-Mã rất háu ăn cá, do vậy nó biết ngay lần này mình sẽ không kháng cự được trước cám dỗ. nhưng nó vẫn thử yếu ớt phản đối, gỉai thích với Lợn-Ỉn về vụ nửa ký: hẳn là nó đã tăng bù lại rồi, với tất cả số trứng, thịt ba rọi và những món bổ dưỡng kia; nếu chấp nhận lời mời của Heo thì sẽ ra sao? Lợn-Ỉn biết rõ thằng bạn mình, những giả bộ nghiêm trang: “Đúng thế, nhưng cậu quên mất một điều: hôm nay đã đi vũ trụ chưa? Tức là cậu đi vệ sinh bao nhiêu lần rồi?” “Ờ, hai lần.” “Thế thì với cơ thể đồ sộ của cậu, chít ít cậu cũng thải được năm ký rồi ấy chứ.”
Quả là rất thuyết phục, mà Hà-Mã lại chỉ cần được thuyết phục thôi. Nó nói: “Ừ, mình sẽ chú ý, chỉ ăn cái gì nhẹ nhẹ thôi. Ta đi nào!”
Trong biệt thự của Heo, người ta kê một cái bàn lớn hình móng ngựa, trên đó đặt đầy khay liễn đụng đủ các loại hải sản, chỉ chờ khách tới. Tất cả khách khứa đã sẵn sàng lâm trận, cổ quấn khăn ăn, tay cầm dĩa, đĩa đặt trước mặt, nào là xúp cá, đựng trong những chén lớn. Nào là tôm hùm, nghêu, sò, ốc, hến đủ loại. Nào là cá nướng còn bốc hơi, bạch tuộc, mực ống, mực nang, mực lá, hấp, xốt, chiên, xào, nướng đủ kiểu. Lại còn cả một con cá mú ngon lành nặng gần ba mươi ký chứ chẳng đùa. Hà-Mã lại gần đĩa cá mú, rồi muốn ra sao thì ra, nó chén bay nửa con. Thêm hai con tôm hùm, một suất đầy tôm hấp, một liễn đầy trai xốt phô mai nướng bỏ lò, một đĩa bự hải sản rán giòn. Thỉnh thoảng Hà-Mã vừa ăn vừa nhìn quanh, đưa xiên châm vài con cá nhỏ ngon lành mà nó bỏ sót. Đúng là nó có nghĩ tới nửa ký, tới Hươu-Cao-Cổ, tới bữa tối với bí luộc và phô mai ở nhà, tưởng như  không con can hệ gì tới nó nữa. Kết quả là nó ních đầy bụng tới mức hầu như không thể cử động nổi. Nhưng nó tự an ủi: “Người La Mã ngày xưa thì sao? Họ ăn rồi nôn hết ra, để lại được ăn tiếp. Ta  cũng sẽ làm thế.”
Tiệc tàn. Trên bàn chẳng còn lại gì trừ những cái liễn đựng toàn xương cá. Hà-Mã tạm biệt Heo và các bạn nhậu rồi chạy về nhà, gọi bà Lợn-Nái toáng lên, phi vào nhà tắm và trong khi bà quản gia dùng tay giữ đầu nó, nó nôn lấy nôn để vào bồn, giống người La Mã ngày xưa. Rồi nó xuống bếp, mở tủ lạnh, để đổi vị nó nhấm nháp hai lạng phô mai xanh. Thời điểm quan trọng cũng tới. Nó cởi đồ, trần như nhộng bước lên bàn cân.
Tức thì cái cân điên tiết hét lên: “Lại thế rồi! Ngươi đã tăng thêm năm ký!” Hà-Mã hét theo: “Không thể thế được! Ngay cả ngươi cũng nói dối sao!” Cái cân khinh khỉnh đáp: “Ta lúc nào cũng nói thật. Ta nhắc lại lần nữa; ngươi tăng…” Nhưng chưa kịp nói hết câu thì Hà-Mã đã giậm chân một cú khủng khiếp làm cái cân bẹp gí, kèm theo đó là một cú đá khiến nó tan thành trăm mảnh. Nhưng từ những mảnh vụn, hồn của cái cân vẫn thốt ra lời cuối cùng: “Đánh chết cũng không chừa được thói tham ăn!”

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 1-10-2016 12:01:00 | Chỉ xem của tác giả
Vương miện băng tan chảy


Sau khi vị khách vua Sư-Tử vừa rời khỏi nhà mình ở địa cực, Móoc đã hỏi ngay vợ: “Tại sao Sư-Tử có vương miện mà ta lại không? Ở địa cực này ta quan trọng chằng kém gì hắn ở chốn nhiệt đới. Thế mà hắn đeo vương miện, còn ta thì không.”
Vợ Móoc trả lời: “Hắn được toàn bộ động vật bầu phiếu kín tôn làm Vua Rừng Xanh. Còn mình thì phải biết là người ta chỉ cười mình thôi.”
Móoc phồng mang trợn má, phật lòng hỏi: “Cười tôi ấy hả?”
“Chứ sao. Mình chẳng đã đi vào các câu thành ngữ châm biếm vì sự nặng nề và lóng ngóng đấy thôi Người ta vẫn nói: “Tròn vo như Móoc, lóc cóc đi vòng.” Mình mà lại đòi làm  Vua Rừng Xanh nữa thì… mà ở địa cực này làm gì có rừng.”
Móoc gào lên: “Tôi muốn có vương miện, và sẽ có được nó.”
“Tùy mình. Nhưng nói trước là em không muốn đeo vương miện đâu đấy. Em sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng chính trực. ở nhà em chẳng ai nói tới vương miện cả. Cha em làm nghề đánh cá bằng cách hát những bài tình ca sướt mướt làm cá nổi lên bờ để nghe. Mẹ em là một giáo viên khiêm tốn, dạy cua cách bò thẳng. thế nên em nhắc lại: không vương miện vương miếc gì cho em hết.”
Nhưng Móoc giờ đã vị vương miện ám ảnh mất rồi. Nó tới gặp các loài vật ở địa cực: Hải-Cẩu, Cánh-Cụt, Cá-Voi, Sư-Tử-Biển, Cá-Heo, Hải-Âu, Mòng-Biển, vân vân và vân vân. Tới đâu, Móoc cũng tặng quà, hứa trao đủ các loại chức tước nếu được tôn làm vua. Nếu kẻ nào phản đối rằng từ trước tới này ở địa cực có vua bao giờ đâu, thì nó liền trả lời: “Cần phải có vua chứ. Lượng cá đang ngày càng khan hiếm. Kẻ có hiều, kẻ có ít. Vua, tức là tôi đây, sẽ tính làm sao cho tất cả đều có phần công bằng.”
Cuối cùng, sau khi đã chắc chắn rằng phần lớn cư dân sẽ bầu nó làm vua, Móoc nghĩ tới vương miện – điều mà nó ao ước nhất. Cần có một thợ thủ công khéo léo, phải làm ra được một chiếc vương miện hoàn hảo, khiến vua Sư-Tử cũng phải ghen tị. Móoc nghẫm nghĩ mãi, bởi chẳng có ai làm thợi vương miện ở địa cực hết. Cuối cùng nó lên đường, trèo từ tảng băng này tới tảng băng kia, tới tận Siberia, nơi toàn rừng là rừng, ở đó có một chú Hải-Ly vốn là thợ mộc tài ba sinh sống.
Móoc nghĩ thế này: “Nếu đã biết chế tạo gỗ, thì hẳn phải biết xử lý cả vàng, sao lại không chứ?” Nhưng nó nhầm. Khi tới xưởng sản xuất của Hải-Ly trình bày mong muốn, nó thấy người thợ gãi đầu băn khoăn: “Tôi có thể làm cho bác một vương miện rất đẹp bằng gỗ thông, gỗ sồi, gỗ bạch dương, hay chanh yên đều được. Nếu muốn, tôi có thể dùng gỗ hoàng đàn quý hiếm, loài cây mọc cao hơn tất thảy. Nhưng bằng vàng ư? Tôi không thạo đúc vàng.” Móoc nói: “Gỗ thì không. Chỉ có đám rối mới đội vương miện gỗ trên đầu. Không, hoặc là vàng, hoặc là một chất liệu nào đó óng ánh như vàng!”
Hải-Ly lại gãi đầu gãi tai. Đang định nói “thế thì đành chịu”, thì nó nảy ra một ý. Tại Siberia, mùa đông lạnh cóng, con sông nơi Hải-Ly sống đóng băng hết. Thông cũng phủ đầy tuyết trắng, nhũ băng lủng lẳng đầy các phiến đá. Đúng lúc đó, mặt trời chiếu vào đám nhũ băng khiến chúng tỏa ánh sáng lấp lánh. Hải-Ly nghĩ: “Giờ ta sẽ làm cho hắn một chiếc vương miện băng và nói đó là kim cương. Chắc chắn hắn chẳng biết đâu, vì trước hết, băng nhìn khác gì kim cương, sau nữa là sống ở địa cực thì băng có tan bao giờ.”
Nó vui vẻ nói với Móoc: “Tôi sẽ làm cho bác một chiếc vương miện bằng kim cương, thứ đáng giá và lấp lánh gấp vạn lần vàng.”
Móoc hỏi: “Thế ngươi lấy kim cương ở đâu ra?”
“Tôi biết một mỏ khoáng sản nằm sâu trong một cái hang. Bác cứ yên tâm về địa cực, ta sẽ gặp lại nhau trong vòng mười lăm ngày nữa. Kim cương là chất liệu rất cứng, cần thời gian để chế tác.”
Móoc bị thuyết phục, nó trở lại địa cực, còn Hải-Ly thì bắt tay ngay vào việc. Nó đập một khối băng lứn khỏi phiến đá và với dụng cụ của mình, dần dần tạo ra một khối băng hình trụ, từ đó khéo léo đẽo gọt được một khối tròn rộng một gang tay, dài hai ngón tay. Nó đục một lỗ ở giữa, rồi khoét dần ra, tạo thành một chiếc vương miện theo đúng số đo đầu Móoc. Nhưng đó vẫn là một cái vương miện đơn giản, chưa đươc trang trí. Hải-Ly tiếp tục làm việc, mài giũa mãi, cuối cùng, dưới mặt trời, chiếc vương miện bằng băng ánh lên hàng trăm tia lấp lánh như thể được nạm những viên đá quý.
Đương nhiên Móoc phấn khởi vì chiếc vương miện lắm. Nó đội lên đầu và trở về địa cực, nơi nó ngay lập tức thông báo ngày giờ cử hành lễ đăng quang. Vào ngày đã định, tất cả cư dân địa cực tụ tập tập tại quảng trường. Móoc bệ vệ với vương miện ngay ngắn trên đầu, leo lên núi băng mà nói: “Các thần dân yêu quý…”
Cư dân địa cực ngẩn người: kể từ khi nào và làm thế nào mà cư dân địa cực lại trở thành thần dân của Móoc vậy?
Móoc tiếp tục: “Các thần dân yêu quý, các người cần có một vị vua. Đây là nhu cầu cấp thiếu. Nếu không, thì thần dân cái nỗi gì? Không thể thần dân không vua, cũng như không thể có vua không thần dân được. Vậy là các người cần vua, và ta ở đây: dài năm mét và nặng ba tấn.”
Một giọng nói kêu lên: “Thế còn Gấu? Gấu thì sao?”
Móoc không hề mất tinh thần: “Gấu không thể đua với ta được. Hắn kém ta cả về chiều dài: chỉ mỗi hai mét rưỡi; lẫn cân nặng:  chưa tới một tấn. Tình hình là thế đấy, ta phải lên ngôi vua, đó là vị lợi ích của các ngươi. Nhưng liệu có vua nào lại không đội vương miện? Dĩ nhiên là không có rồi, như thế khác gì làm gà trống mà không có mào. Đo đó, vương miện của ta đây, các ngươi hãy chiêm ngưỡng nó đi: một khối kim cương tuyệt vời, đẹp và đáng giá hơn nhiều chiếu vương miện bằng vang của gã Sư-Tử khốn khổ. Tóm lại: ta là vua của các người và các ngươi, so với ta, chỉ là giun dế, bùn đất, rác rưởi thôi!”
Bữa đó, mặt trời ẩn sau các đám mây, nhưng Móoc vừa kết thúc bài phát biểu ngắn ngủi thì mặt trời ló dạng, một tia nắng chiếu đúng vào chiếc vương miện, khiến nó lóe lên hàng trăm tia sáng phản chiếu đủ sắc màu. Đám đông hoang mang một lúc. Rồi tiếng vỗ tay nổi lên, kéo dài mãi. Móoc đã toại nguyện, trở thành vua địa cực.
Nhưng nó vẫn còn một mong ước, đó là khoe chiếc vương miện kim cương với Sư-Tử. Nó nghĩ ngợi, rồi một hôm bảo vợ: “Chúng ta phải đáp lại chuyến viếng thăm của Sư-Tử. Chúng ta phải tới vùng nhiệt đới.”
Vợ Móoc đáp: “Nói thật đi, mình muốn đem khoe Sư-Tử cái vương miện để hắn ghen tị chứ gì?”
“Thế thì sao?”
“Đừng có mong em sẽ đi với mình! Em vốn quen quanh quẩn trong bốn bức tường nhà, thì sẽ mãi như thế thôi. Em chẳng cảm thấy mình là hoàng hậu hay gì cả, nên em sẽ ở lại đây.”
Móoc không thích câu trả lời này, nhưng cuối cùng, tính phù phiếm đã thắng cả tình cảm dành cho vợ. thế là, sau khi trao đổi thư từ và nhận được lời mời. Nó khởi hành tới vùng nhiệt đới, trên một chuyến bay đặc biệt do Sư-Tử đài thọ.  Hẳn các bạn muốn biết vùng nhiệt đới là như thế nào. Xin trả lời đó là chốn rất nóng, vô cùng nóng. Quá đỗi nóng. Quả thật, đã có thời những chốn hừng hực như thế được gọi là “nhiệt nhiệt đới” vì mức nhiệt quá cao của chúng. Thế rồi một chữ “nhiệt” rụng bớt đi, và giờ ta chỉ gọi ngắn gọn là nhiệt đới. Sư-Tử không quên ở địa cực Móoc đã đón tiếp mình đặc biệt thế nào nên cũng tổ chức đón tiếp Móoc linh đình lắm. Thành phần tham sự bao gồm hai đội danh dự, một là quân nhân, một là triều thần và dân chúng. Đương nhiên buổi lễ được tiến hành ngoài trời, vào buổi sáng.
Máy bay hạ cánh trên đường băng, giữa những hàng cọ, kèn trompet thổi quốc ca của địa cực, một đoàn bao gồm Khỉ-Đầu-Chó, Khỉ-Đuôi-Dài, Tinh-Tinh và Gô-ri-la giới thiệu đội danh dự. Sư-Tử và Móoc sánh bước bên nhau đi duyệt hàng ngũ lính. Mặt trời chói lọi, dù mới chỉ bảy giờ sáng. Đám đông tụ tập phía sau hàng lính cùng chiêm ngưỡng hai vương miện và xì xào so sánh. Kẻ thích vàng hơn kim cương, kẻ lại thích kim cương hơn vàng. Nhìn chung, có vẻ vương miện của Móoc được coi là độc đáo và quý giá hơn vương miện của Sư-Tử.
Hai vị quân vương bước lên ô tô, đi về phía cung điện. Giờ đã là chín giờ và mặt trời nóng bỏng hơn bao giờ hết. Bấy giờ Móoc mới lo lắng nhận thấy vương miện của mình đang rỏ nước, nhiều tới mức ròng ròng xuống cả trán và gáy. Phải, nó đang tan chảy: giờ thì tụt xuống cả mũi rồi, chẳng mấy chốc sẽ xuống tận cổ, và chiếc vương miện nhà vua sẽ chẳng khác gì một chiếc vòng cổ chó. Móoc đột nhiên hiểu ra trò bịp bợm của Hải-Ly, nó ân hận nguyền rủa cái tính phù phiếm của mình lắm. Nhưng có hối cũng chẳng kịp nữa rồi, có vẻ như Sư-Tử và bộ sậu đã nhận ra vương miện của vua địa cực đang tan chảy. Chúng nhìn nhau đầy ngụ ý và nhếch mép cười thầm. Móoc buộc phải lấy can đảm thì thầm với Sư-Tử ngồi cạnh mình trong ô tô: “Thật phiền toái quá, vương miện của ta đang tụt xuống vì nó quá lỏng. ngài không có chiếc vương miện nào khác, một chiếc dùng ở nhà chẳng hạn, cho ta mượn tạm mấy bữa sao?”
Cần phải biết rằng Sư-Tử là một kẻ tinh ranh. Ngay từ đầu nó đã hiểu Móoc muốn vượt mặt nó với chiếc vương miện kim cương kia; nên giờ muốn trả thù. Nó nghiêm trang nói: “Sao lại không chứ. Một chiếc vương miện đơn giản ta thường dùng ở nhà. Đương nhiên rồi.”
Nó thì thầm vài tiếng vào tai quản gia Đười-Ươi; thế là vừa về đến dinh thự, tay này biến mất một lúc rồi quay trở lại với một chiếc vương miện. Trên thực tế, đó không phải là vương miện, mà chỉ là một con cá chình mì ống. Ở vùng nhiệt đới, nó được hun khói với cái miệng ngậm lấy đuôi, tạo thành một vòng tròn hoàn hảo rồi rao bán. Sư-Tử nói với Móoc mình thường hay đội nó ở nhà thay cho vương miện, rồi chưa kịp để Móoc hiểu đầu cua tai nhe ra sao, đ đã chụp nó lên đầu Móoc, nắm tay Móoc kéo ra lan can cung điện để ra mắt trước đám đông dân chúng đang tập hợp dưới quảng trường.
Thật tình mà nói thì Móoc hầu như phát ngất đi được vì mùi cá tanh nồng nặc, nhưng Sư-Tử đã đặt lên đầu nó thì biết từ chối thế nào đây? Móoc vừa bước ra  lan can cung điện thì từ dưới đám đông chin chúc kín mít quảng trường cất lên những tiếng cười không thể kìm nén:  tất cả đều nhận ra trên đầu vị vua địa cực thay vì vương miện lại là một con cá chình mì ống. Cá chình mì ống vốn là loại thức ăn rẻ mạt nhất ở vùng nhiệt đới, sao lại có thể ở trên đầu một vị vua được kia chứ? Tiếng cười ngày một rộ lên và càng lúc càng ầm ĩ, cho đến khi Móoc giờ một tay lên và nói: “Các cư dân thân mến, ta, vua của địa cực…” rồi bởi Móoc định chỉnh cho ngay ngắn con cá chình mì ống, một tràng cười từ mọi phía lại rồ lên: triều thần, quân lính, dân chúng, cả đ cũng cười, dù là cười một cách ý nhị, cười ẩn dưới râu…
Đó là câu chuyện có thực về vương miện bằng băng của Móoc. Bài học rút ra là:


“Mọi vương miện đều cần một cái đầu
Nhưng không phải cái đều nào cũng đội được vương miện!”

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 1-10-2016 12:58:43 | Chỉ xem của tác giả
Bà Mẹ Thiên-Nhiên quyết định thay đổi thế giới


Một tỷ năm trước, trên quần đảo Galapagos, có một cặp vợ chồng sinh sống. Người vợ tên là Thiên-Nhiên, còn người chồng là Tiến-Hóa. Thiên-Nhiên là một phụ nữ to khỏe, nhưng lại chẳng hề hiện dịu như những người phụ nữ béo tốt ta thường hay gặp. Tính bà rất thất thương, hay mè nheo, vừa hung hăng lại hay phiền muộn. Tiến-Hóa thì ngược lại, ông nhỏ thó, gầy đét, lại có vẻ bị gù, mặt choắt lanh lẹ, đeo kính và tốt tính. Vì là nhà nghiên cứu, rất tận tụy với công việc, học hành suốt ngày, thành ra ông mới gầy như thế.
Cần phải biết rằng vào thời điểm những chuyện tôi sắp kể xảy ra, quần đảo Galapagos rất khác so với ngày nay. Không phải về địa hình: chỗ này trước đã trần trụi toàn sởi đá thì giờ cũng thế; mà về hệ động vật. Có thể nói thuở ấy trên toàn bộ quần đảo chỉ có duy nhất các loài bò sát khổng lồ sinh sống. chúng đông vô kể, giữa các tảng đá, trên cao nguyên, trên đỉnh núi, trong vịnh và quanh các mũi đất: toàn là một bầy quái thú, con này xấu xí chẳng kém gì con kia. Đâu đâu cũng thấy những con Khủng-Long đồ sộ nặng nền, chậm chạp di chuyển với đuôi và cổ dài tít tắp, đầu bè tẹo, thân phình to như thùng phuy. Quả là có nhiều chủng loài với kích thước khác nhau thật đấy, nhưng tất cả đều có một điểm chung: ấy là vẻ ngoài xấu xí phát gớm lên được. Đã thế chúng lại suốt ngày choảng nhau ầm ĩ, con này gây chiến với con kia: đám ăn thị như Khủng-Long-Bạo-Chúa thì chén đám Khủng-Long-Ăn-Cỏ, nhưng đương nhiên, đám ăn cỏ đời nào chịu để bị ăn thịt, chúng cũng dùng hết sức mình phản công; thế nên những trận chiến kinh hoàng mới không bao giờ dứt, những tiếng rống rít hú hét vang tận trời xanh. Chưa kể lũ quái thú chẳng thèm bận tâm tới vấn đề vệ sinh: nói không khoa chứ cả đảo chẳng khác gì bãi thải. Xương xẩu, thịt thối, những mảnh vụn nát đủ kiểu phủ khắp vùng, khiến không khí nồng nặc mùi hôi thối.
Thiên-Nhiên khổ sở chứng kiến hòn đảo ngày càng suy thoái. Mùi hôi thối, sự ồn ào, bẩn thỉu của loài Khủng-Long khiến bà bất an, nhiều lúc phát điên lên được. Bà chẳng thể làm gì vì thế giới toàn quái thú này được tạo ra từ chính yêu cầu của bà. Phải, vài tỷ năm trước không có bò sát; thế giới chỉ toàn nước mênh mông ấm áp. Đây đó nổi lên vài hoàn đảo xinh đẹp xanh mướt đầy hoa trái. Đó quả là một thế giới yên bình, thanh tĩnh, dịu hiền. Nhưng Thiên-Nhiên vốn tính khí thất thường nên sớm chán ghét thế giới lý tưởng đó. Bà bắt đầu tra tấn Tiến-Hóa, bởi ông là người tạo nên thế giới như vậy (đương nhiên cũng chỉ để thỏa mãn yêu cầu của vợ): “Anh hãy phá hủy cái thế giới tẻ ngắt này đi cho em, không thì em phát điên vì chán mất.” Tiến-Hóa liền nói: “Nhưng chẳng phải đây là thế giới em muốn sao?” “Đúng vậy, nhưng giờ em không thích nữa!” “Vậy giờ em muốn thế nào?” “Sống động hơn, kỳ lạ hơn, thú vị hơn. Em chẳng thích sự ì trệ này nữa! Em muốn một thế giới khiến mình phải sợ hãi, nhưng đầy phấn khích thích thú! Một thế giới toàn quái thú chẳng hạn! Phải rồi, quái thú càng hay, để chúng kéo em ra khỏi sự buồn chán!” Tiến-Hóa sẵn sàng chiều vợ: “Em muốn quái thú à? Thôi được, em sẽ có chúng.” Đó chính là lý do mà ít lâu sau (chỉ khoảng một triệu năm), thế giới bị loài bò sát vừa to lớn vừa kinh khủng này xâm lấn.
Vậy mà giờ đây bà vợ đồng bọng lại ngồi thương tiếc thế giới trước đây, tet nhạt thật đấy, nhưng cũng hết sức thư giãn. Bà buộc phải ở trong nhà cả ngày để được yên tân, và bịt lỗ tai để khỏi nghe tiếng gầm gào, rú rít cũng những âm thanh rùng rợn khác vẳng lại suốt từ tinh mơ tới tối mịt. Thỉnh thoảng Tiến-Hóa lại hét lên: “Thôi đi, thôi ngay đi, em phát điên mất thôi, phải, em điên lên đây này.” Nhưng Tiến-Hóa chẳng thèm nghe: quá hiểu tính đồng bóng hay thay đổi của vợ, Tiến-Hóa muốn để bà phải đối mặt với hiện thực tàn nhẫn này, nếu không chỉ một triệu năm nữa, kiểu gì Thiên-Nhiên cũng sẽ nảy ra trò khác! Quái thú là do Thiên-Nhiên muốn, càng khủng khiếp ầm ĩ càng tốt, vậy giờ phải chịu thôi.
Nhưng trò chơi nào cũng vậy, muốn nó thú vị thì không được kéo dài quá lâu, nên Tiến-Hóa tin Thiên-Nhiên chịu phạt thế là đủ. Một hôm ông nói: “Thiên-Nhiên ạ, tôi thấy mình chịu đựng đủ rồi, giờ phải để mọi thứ kết thúc. Mình muốn thế giới quái thú chấm dứt. Được thôi, nói tôi nghe mình muốn cụ thể thế nào. Thây đổi thế giới là quá trình rất khó khăn, tôi chẳng muốn mắc sai lầm, nên ta phải thống nhất trước cái đã.”
Thiên-Nhiên suy nghĩ hồi lâu, rồi cất giọng hứng thú: “Em muốn một thế giới khác, hoàn toàn khác với thế giới ngày nay. Một thế giới thật đẹp.”
“Ừ, nhưng đẹp thế nào?”
“Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, thật nhẹ nhàng.”
“Nhẹ nhàng, sao nữa?”
“Em chẳng muốn có cái gì đó lê lết, bò trườn, hay lạch bạch gì hết.”
“Rồi, không có gì bò trườn lê lết cả.”
“Em chẳng thích những màu xấu xí, màu bùn, màu mật, màu phân, màu hắc ín, màu thối rữa. Em muốn một thế giới sáng sủa, rực rỡ sắc màu như cầu vồng vậy.”
“Được, rồi sao nữa?”
Tiến-Hóa lim dim mắt: “Thay vì những tiếng rống, tiếng hú, tiếng sủa, tiếng gâm, em muốn những giọng nói biết hát, biết thì thầm, líu lo, du dương, êm ái, nhẹ nhàng.”
“Sao có thể không muốn thế được kia chứ! Đó là tất cả những gì em muốn ư?”
“Bình tĩnh, giờ mới tới điều quan trọng nhất. Em muốn tất cả những loài hiện lạch bạch trên mặt đất có thể bay. Phải, bay, bay, bay.” Cứ mỗi lần nói tiếng “bay”, Thiên-Nhiên lại cất giọng cao hơn một chút, rồi nói: “Chúng bay rồi biết đâu chẳng quay lại nữa.”
Tiến-Hóa nói: “Như vậy mình muốn những con vật nhẹ cân, nhiều màu, biết nói, biết bay. Xem nào, trước hết cần phải tìm cho chúng một cái tên. Đặt tên là điều khó khăn nhất. Mình nghĩ sao nếu tôi gọi chúng là: Bay-Ca?”
“Nghĩa là gì?”
“Nghĩa là vừa biết bay,vừa biết nói hoặc hát.”
“Nghe phức tạp quá.”
“Thế Thiên-Vật vậy.”
“Nghĩa là sao?”
“Là loài ở trên trời, tái với ở dưới đất.”
“Em chẳng thích.”
Tiến-Hóa gãi đầu gãi tai rồi nói: “Tiếng hót thánh thót của loài này sẽ không làm phiền tới ai. Mà khi bay trên cao chũng cũng chẳng gây ồn ào gì, cứ im lìm như thế, hay ta gọi là Chim nhé.”
Thiên-Nhiên nói: “Không tệ chút nào. Tên này hay đấy.”
Giờ còn lại một vấn đề: làm gì với lũ quái thú kia? Thiên-Nhiên vốn cực đoan, sẵn sàng hủy diệt tất cả: “Em muốn chúng chết hết đi, chết ngay lập tức, không sót con nào, chết vì lạnh, chết vì nóng, chết vì đói, chết vì khát, chết vì động đất, vì đại hồng thủy, vì sấm sét, vì núi lửa phun trào. Ta có thể cho một làn sóng lướn dâng lên nhấn chìm toàn bộ quần đảo, chỉ cần tất cả chìm trong nước mười phút thôi là xong hết. Làm luôn đi mình ơi!”
Nhưng Tiến-Hóa không nhìn vấn đề theo cách đó: “Tại sao lại giết chúng? Tại sao lại phá hủy tất cả? Cần phải làm mọi việc một cách trơn tru, không ngắt đoạn, đứt quãng. Lũ quái thú sẽ không bị hủy diệt, chúng sẽ tuyệt chủng dần, đơn giản vì không có con cái.”
“Làm sao thế được? Chúng sinh sôi như nấm vậy.”
“Ta sẽ tạo ra một loài thú duyên dáng, gọi là chó. Bọn này sẽ nghiền món trứng quái thú. Do đó quái thú sẽ chết già mà chẳng có con.”
Thiên-Nhiên đã khá nguôi ngoai rồi, liền nói: “Cái đó tùy mình. Giờ nói về loài chim đi. Mình làm thế nào tạo ra chúng được?”
“Cần chút thời gian mới tạo ra được chúng: chỉ khoảng vài triệu năm thôi. Mình phải biết rằng rất nhiều loài bò sát cỡ nhỏ, da bằng vảy có tính đàn hồi rất cao. Chỉ cần kiên nhẫn một chút, khoảng ba trăm triệu năm chứ mấy, hy vọng đám vảy kia sẽ biến thành cái gì đó nhẹ, mềm và linh hoạt mà ta gọi là lông. Lông mọc trên tay sẽ trở thành cánh. Và với canh, loài chim sẽ biết bay.
Thiên-Nhiên vỗ tay sung sướng: “Ôi, thích quá!”
Mọi việc đã diễn ra như vậy. Chó ăn trứng cái loài quái thú. Lũ quái thú chết già, chẳng còn hậu duệ. Hòn đảo giờ tràn ngập những bộ xương khổng lồ trắng phớ. Giờ tất cả đều im lìm, và trong sự tĩnh lặng đó ta nghe thấy tiếng Tiến-Hóa vỗ về vợ: “Kiên nhẫn, kiên nhẫn một chút đi mình. Chậm mà chắc. Rồi ta sẽ sớm giới thiệu với mình con chim đầu tiên. Mình sẽ thấy nó đẹp biết nhường nào!” “Sớm là bao giờ?” “Ờ, chỉ năm mươi triệu năm nữa thôi.”
Ngày trọng đại cuối cùng cũng tới. Tiến-Hóa khoe vợ con chim đầu tiên do mình tạo ra, đang đậu ngật ngưỡng trên vai ông: một con chim màu sắc sặc sỡ, đầy lông và biết nói. Một con vẹt đẹp tuyệt vời. Tiến-Hóa bảo vợ: “Giới thiệu với mình con chim vẹt đầu tiên! Vẹt, nói gì với bà chủ đi!”
Con chim vươn mình trên hai cẳng chân, ưỡn ngực ra mà hét vào mặt Thiên-Nhiên: “Mụ quỷ già!”
Cuộc hôn nhân giữa Thiên-Nhiên và th kết thúc như thế đó. Bị tổn thương vì ý nghĩ chồng đã dạy vẹt lăng mạ mình, Thiên-Nhiên bỏ đi, để mặc Tiến-Hóa ở lại với lũ chim. Bọn chim giờ đây con nào cũng biết hát, nhưng nói thì tuyệt nhiên không: Tiến-Hóa chẳng muốn lặp lại sai lầm đã làm với vẹt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra vào ngày vợ chồng họ làm lành trở lại? Liệu Thiên-Nhiên có lại nổi cơn đồng bóng mà vòi vĩnh? Liệu bà có muốn thay đổi hoàn toàn thế giới một lần nữa không?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 1-10-2016 14:04:54 | Chỉ xem của tác giả
Người đẹp và con thú


Một tỷ năm trước có nhà họ Trương sinh được một mụn con gái xinh đẹp rạng rõ như ánh mặt trời. Người ta liền đặt cho tên cho em bé là Đẹp.
Năm tháng trôi qua, Đẹp trở thành thiếu nữ xinh đẹp nhất trong số tất cả các cô gái ở ngôi làng bên Rừng Đen; mắt cô tròn to xanh thẳm, tóc vàng óng ánh, mũi thuôn thuôn, miệng chúm chím như nụ hồng.
Lão Trương làm nghề thuộc da. Tầng trệt lão dành làm cửa hàng, vốn nổi tiếng đàng hoàng, to đẹp nhất vùng. Trong các tủ kính lúc nào cũng trưng bày biết bao bộ đồ da lông thú hảo hạng: nào là da rái cá, da hải ly, nào là lông chồn đủ loại. Phía sau cửa hàng,  lão có một xưởng thuộc da nơi lão biến những bộ lông thú do thợ săn đem tới thành những bộ đồ da thú mà người ta sẵn sàng khoác lên người. Những người thợ săn tới từ rừng sâu, người còn phủ đầy bông tuyết, vai vác những chiếc túi nặng trịch đựng các bộ da. Lão Trương hồ hởi tiếp đón họ, kiểm tra kỹ từng bộ, rồi mua với giá tốt và những người thợ săn hài lòng rời đi, với cái túi đựng đầy tiền và cái bụng ấm nhờ vài cút rượu mạnh.
Một hôm, một con Gấu mẹ sống tít sâu trong Rừng Đen nói với Gấu con: “Mẹ thèm mật phát điên lên được! Con ngoan đi kiếm mật cho mẹ đi.”
Gấu con thông minh nói: “Giờ không phải là mùa mật. Con biết tìm đâu ra mật giữa mùa đông thế này?
Gấu mẹ đáp: “Trong thành phố, mật được đựng trong lọ. Con hãy tới thành phố, vào một ngôi nhà bất kỳ mà lấy một lọ mật cho mẹ.”
Gấu con rất yêu mẹ, nên sau khi suy ngẫm một lúc, nó quyết định sẽ lên đường. Tối đến, nó rời hang, cất bước trong khu rừng phủ đầy tuyết để vào thành phố.
Đi mãi, đi mãi, cuối cùng nó cũng ra khỏi rừng, men theo con đường dài, tới những ngôi nhà đầu tiên trong làng. Tuyết tiếp tục rơi dày, dưới con bão tuyết, dường như cả khu làng còn chìm trong giấc ngủ. Gấu rẽ hết vào đường này sang đường khác mà chẳng gặp ai; và cửa kính tiệm đồ da khiến nó chú ý. Trong đó trừng bày hai bộ lông thú mà Gấu chắc là của hai người bạn nối khố của mình: bạn Gấu béo và bạn Gấu còm. Hẳn các bạn đã nhận ra rồi đấy, Gấu là kẻ có trái tim nhân hậu, trông thấy hai bộ da đó, nó nhớ tới những người bạn thuở bé từng cùng nhau chơi đùa trong tuyết mà bật khóc ầm ĩ. Vừa nức nở, nó vừa nhắc đi nhắc lại: “Chao ôi, các bạn sao chết thảm thế này!”
Bỗng có tiếng nói ngọt ngào nhè nhẹ vẳng lại từ cửa sổ tầng trệt, nằm ngay phía trên cửa hàng: “Gấu xinh đẹp ơi, sao lại khóc thế kia?”
Gấu ngẩng đầu lên và trông thấy Đẹp đang tò mò nhìn mình với vẻ ngoài lộ rõ vẻ cảm thông. Gấu liền kể một cách lẫn lộn, giữa những tiếng sụt sùi, về mật ngọt và mẹ, về chuyến đi xuyên khu rừng, hành trình mà nó trải qua để tới được ngôi làng, và cuối cùng đến đây và thấy trong tủ kính hai người bạn thân thiết. Đẹp nghe nó kể rồi nói: “Giờ ta sẽ cho ngươi vào nhà, cho ngươi mật ngọt. Rồi ngươi phải đi luôn và cho ta, Đẹp, con gái thợ thuộc da gửi lời chào tới mẹ Gấu nhé.”
Nói là làm, Đẹp bước xuống cửa hàng, cho Gấu vào nhà rồi dẫn thẳng xuống bếp. ở đó có rất nhiều mật, chứa trong các bình đặt ngay ngắn trên tủ. Đủ loại mật hảo hạng nhất: mật cây keo, mật hoa ban, hoa hồng, cỏ ba lá. Đẹp với tay lấy mấy lọ, rồi nhét tất cả vào một cái túi. Đúng lúc nàng đang buộc túi lên lưng Gấu thì có tiếng động trên cầu thang và tiếng lão Trương kêu lên: “Đẹp, con ở dưới đó làm gì?”
Đẹp trả lời mình đang uống nước. Nhưng không kịp nữa rồi: Đẹp cầm tay Gấu dẫn ra ngoài cửa hàng và nói: “Giờ thì ngươi hãy đứng trong tủ, giữa hai bộ lông này. Sẽ không ai nhận ra điều gì đâu. Trông ngươi giống hệt hai bạn ngươi, họ sẽ tin là trong tủ kính của cha ta có ban bộ lông, chứ không phải hai.” Gấu làm theo, nó đứng vào giữa hai bộ lông, tay giơ lên, hai chân đứng thẳng; trông nó chẳng khác gì một bộ lông da thuộc, sẵn sàng được khoác lên người.
Đẹp còn chần chừ đứng đó một lúc. Nàng thích Gấu lắm, hình như có cảm tình mất rồi. Đẹp hỏi: “Gấu có biết Gấu đẹp lắm không?”
Gấu đáp: “Mẹ cũng thường bảo tôi thế?”
Đẹp gio tay hỏi: “Tôi có thể chạm một ngón tay vào da Gấu không?”
“Đương nhiên rồi.”
Đẹp chạm một ngón tay vào da Gấu, bàn tay nàng chìm sâu trong lớp lông tới tận cổ tay. Đẹp thốt lên: “Lớp lông mới dày làm sao, thật tuyệt vời. Gấu thân mến ơi, ta muốn cưới chàng, chàng là người chồng lý tưởng dành cho ta.”
Đúng lúc ấy lão Trương đã mặc xong quần áo và xuống tới cửa hiệu. Thấy con gái nói chuyện với Gấu, lão hiểu ngay lập tức điều gì đang diễn ra, liền vờ hỏi: “Thế này là thế nào? Tối qua ta để hai bộ lông trong tủ kính, giờ lại có những ba bộ?”
Đẹp đáp: “Tối qua cha mệt quá, nên tưởng đã đặt hai bộ, chứ thực ra cha đã vác những ba bộ kia đấy.”
Người cha đáp: “Hẳn thế rồi. Nhưng ta cũng muốn thử xem bộ lông thú này có muốn rít muột hơi hay không.” Vừa nói, lão vừa lôi từ túi áo ra một bịch thuốc lá và gí vào dưới mũi Gấu. Gấu cố nín thở càng lâu càng tốt, nhưng nó không kìm nổi nên hắt hơi ầm ĩ. Thế là lão thợ thuộc da quàng ngay sợi xích to đùng quanh cổ gấu và kéo nó ra khỏi tủ kính, không màng gì tới sự ngăn cản tuyệt vọng của Đẹp: “Ngươi ở trong đó quá sớm đấy! Giờ ta sẽ dành cho ngươi một sự chăm sóc đặc biệt và ngươi sẽ sớm được trở lại đó thôi.!”
Trước những lời này, Đẹp phủ phục dưới chân cha mà khóc: “Cha ơi, đừng làm thế!”
Lão Trương nói: “Ta là thợ thuộc da, con gấu này tự dẫn xác tới đây. Nếu không tận dụng cơ hội thì ta còn là thợ thuộc da cái nỗi gì nữa!”
Đẹp đáp: “Cha ơi, kẻ mà cha muốn lấy lông để bán, con lại chọn làm chồng mất rồi. Con yêu Gấu, nếu cha biến Gấu thành một bộ lông thì chắc chắn con sẽ chết vì đau đớn.”
Lão Trương sững sờ thất vọng. Không phải vì sợ mất bộ lông đẹp, mà bởi lão đã nhắm gả con gái cho một trong những mối giàu có nhất vùng, thế mà giờ nó lại sẵn sàng bỏ vào rừng sâu với một con thú lông lá! Tức giạn, lão tóm lấy Đẹp nhốt nàng vào chuồng sắt, nơi thường giam những con thú sống trước khi bị lột da. Về phần Gấu, lão không có can đảm giết nó, vì biết Đẹp dám chết vì đau khổ. Thế nen lão bán nó cho đám dân gypsy sống trong các túp lều ở ngoại ô thành phố. Tối tối, Gấu phải diễn đủ trò mua vui. Chẳng bao lâu sau, nó thành tiêu điểm của gánh xiếc.
Trong lúc đó, Đẹp phải sống những ngày cơ cực hết mức. Người cha cung cấp thức ăn cho nàng đầy đủ, nhưng tất cả chỉ có thế: lão đối xử với nàng như với bất cứ con vật nào khác, chẳng hề giấu giếm điều này. “Với ta, một đứa con giá yêu một con vật chẳng khác nào một con vật. Hãy thay đổi ý định đi. Và ta sẽ cho mi ra khỏi đây. Còn không, mi sẽ sống suốt đời trong chuồng.”
Đẹp ngày càng tiều tụy. Quần áo rách nát, người ngợm bẩn thỉu, tóc tai rũ rượi toàn ghẻ lở với chấy rận, mặt mũi cáu ghét lúc nào cũng đẫm nước mắt. Chẳng ai còn nhận ra người con gái xinh đẹp trước kia nữa. Giờ người cha lại càng trở nên thô lỗ, lão ném thức ăn vào chuống cho nàng chẳng khác gì ném cho thú hoang. Còn nàng lồm cồm bò tới nhặt những mẩu bánh mì, những quả đào thối mà đút vào miệng như một con thú. Nhưng nàng vẫn một lòng chung tình: “Con chỉ muốn có Gấu, nếu cha không đưa Gấu về với co, con thà héo mòn trong cái chuồng này suốt đời còn hơn.”
Thế rồi một sáng nọ, Đẹp nhận ra một điều đáng kinh ngạc: toàn bộ cơ thể nàng dần phủ một lớp lông tơ mềm mại màu nâu nhạt! Hệt như một trong những con thú mà cha nàng từng biến thành những bộ áo lông!
Ngày qua ngày, tuần qua tuầ, lớp lông tơ càng lúc càng trở nên rậm dày hơn. Ngay cả khuôn mặt Đẹp cũng thay đổi theo, mũi nhô lên như mũi gấu, cánh tay và cẳng chân to ra, bàn chân cũng khỏe hơn với những cái móng cứng. Tóm lại vì tình mà Đẹp đã trở thành một cô Gấu.
Khó mà tưởng tượng được nỗi thất vọng của người cha! Lão Trương gào lên thảm thiết: “Ta có một đứa con gái đẹp như mặt trời, thế mà giờ phải đối mặt với một con quái vật thế này sao! Có người cha nào khốn khổ hơn ta chăng!”
Đúng lúc ấy, có tiếng gõ cửa. Người cha ra mở cửa và há hốc miệng ngạc nhiên: trước mặt lão là một chàng trai xinh đẹp tuyệt vời: “Tôi là Gấu, tôi tới xin hỏi Đẹp làm vợ.” Các bạn hiểu rồi chứ? Cũng giống như Đẹp, vì tình mà Gấu biến đổi. Chỉ có điều trái khoáy là Đẹp muốn được giống như Gấu còn Gấu lại muốn giống Đẹp. Giờ thì chẳng thể làm gì được nữa: tình yêu đã vĩnh viễn biến Gấu thành người, còn Đẹp thành thú. Với sự đồng ý của người cha, Gấu cầm dây xích dắt Đẹp ra khỏi nhà.
Người ta không biết thêm gì về họ nữa. Chỉ có những lời đồn thổi mà thôi. Tại một phiên chợ, có người trông thấy họ bên nhau: Gấu trở thành người huấn luyện thú còn Đẹp trở thành một con vật được thuần hóa. Đẹp biết khiêu vũ, nhảy qua vòng lửa và làm trò vui. Sau buổi trình diễn, cả hai rời đi, họ ngủ cùng nhau trong một chiếc xe moóc xinh đẹp. Có người nói rằng, trong khi Gấu rất dịu dàng âu yếm thì Đẹp lại thường cư xử phũ phàng, để Gấu hiểu rằng mình thà ở bên một con gấu thật sự, còn hơn một con vật biết thành người, dù là vì tình yêu dành cho nàng đi chăng nữa.
Có kẻ lại nói, Gấu và Đẹp, trong lúc vào rừng tìm mật, gặp phải đám thợ săn vốn làm việc cho cha của Đẹp. Gấu chạy thoát, nhưng những người thợ săn đã giết chết Đẹp và thế là một vài ngày sau, da của Đẹp được thuộc thành một bộ lông thú sang trọng, bày trong tử kính của người cha mà trong lúc thuộc da và khâu da, lão đã không nhận ra chính con mình.
Nhưng có lẽ tất cả chỉ là lời đồn đại. Chỉ có một điều chắc chắn không thể phủ nhận, ấy là tình yêu có thể khiến con người ta sẵn sàng làm mọi thứ.



HẾT
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách