Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: grace_Mk
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Other] Ý nghĩa các loài hoa

[Lấy địa chỉ]
61#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:35:22 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa vạn thọ
Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường bị ốm đau luôn… Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học. Sau khi mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này. Năm đó cha em ốm khá nặng. ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông cũng nghèo.

Ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng hắn lại hỏi em:

-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.

-Thưa ông chuyện gì?

-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo. Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:

-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con…

-Con ông nào? Con nhà ai?

-Con chứ còn con nhà ai nữa?

-Mày ấy à?

-Dạ!

-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?

-Dạ!

-Mày tự làm à?

-Dạ!

-Mày làm không được thì sao?

-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.

-Được!

-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?

-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục ông thóc. Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói:

-Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem. Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay. Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc:

-Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem! Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:

-Hi! Hi! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi! Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!

-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.

-Hi! Hi! ừ! Như vậy cũng được! Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói:

-Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông! Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai người nhà làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói:

-Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không? Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:

-Hi! Hi! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi.

-Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà! Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:

-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông. Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:

-Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tôi sống lại đến đây à?

-Dạ! Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về… Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:

-Ông cụ nhà tôi sống lại chưa?

-Dạ rồi!

-Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:

-Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:

-Thế này mà gọi là sống à?

-Dạ!

-Mày điên à?

-Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?

-Không chết thì sống đấy? Em bé điềm tĩnh trả lời:

-Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao? Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:

-Hi! Hi! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi… Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào?

- Ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói. Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:

-Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:

-Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về. Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở:

-Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Hi! Hi! Thưởng cho nó cũng phải lắm. Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười ông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng… Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:

-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi. Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng:

-Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. Một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!

Em bé vốn khéo tay lại vô cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha thấy thế liền hỏi con:

-Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:

-Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!

-Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật. Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé này sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:

-Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:

-Hoa này là hoa thật hay hoa giả?

-Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.

-Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?

-Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:

-Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm. Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.

-Ừ, đố đi!

-Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.

-Còn nếu không đoán đúng?

-Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.

-Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.

-Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:

-Tao đếm có được không?

-Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm. Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.

-Tao mở ra đếm có được không?

-Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở. Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. Ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi… Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. Ông ta hớn hở trả lời luôn:

-Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:

-Ông bảo là một nghìn cánh?

-Hi! Hi! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?

-Vậy thì ông sai, sai to rồi!

-Sao lại sai! Mày đếm đi!

-Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.

-Hi! Hi! Thằng này nói lạ: đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?

-Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.

-Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?

-Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:

-Ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!

-Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?

-Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.

-Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?

-Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.

-Hi! Hi! Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày! Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày!

Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng.

Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ ở chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước.

Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

62#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:39:35 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa mào gà

Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.



Mọi vật quay qua nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu”.

Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

- Bạn sao thế?

Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

- Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

- Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

Cây sung sướng vẫy là rối rít:

- Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn!

Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ.

Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

63#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:42:08 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa đại

Ngày xưa, xưa lắm, có một em bé nghèo, rất thương mẹ mà đành phải xa mẹ, đi ở cho một lão đồ tể chuyên nghề giết lợn. Lão đồ tể ngày ngày bắt em lên rừng hái củi để đun nước giết lợn, cạo lông. Dăm ngày một lần, em lại đi đường vòng xa hơn, để ghé qua nhà thăm mẹ cho đỡ nhớ.  Lên đến chỗ hái được củi thì mặt trời cũng vừa lên cao. Em bé nhìn xuống chân núi tìm bến nước và túp lều của mẹ, xa quá em không thấy gì nhưng cũng nhìn cho đỡ nhớ.



Một hôm em đang chặt củi ở bên một sườn núi thì bỗng thấy ở dưới một cái hố sâu có một chú hươu con bị sa xuống đó từ lúc nào không rõ. Chú hươu con lo lắng một cách im lặng. Chú mở to đôi mắt, ngẩng đầu lên nhìn quanh, như đợi mẹ đến cứu mình. Chú bé cũng nhìn quanh xem hươu mẹ có ở đâu đó không. Chỉ thấy cây rừng và tiếng gió chạy vòng quanh chân núi. Em bé liền lần xuống hố ẵm chú hươu con lên. Thấy người, lúc đầu chú hươu con cũng lo sợ. Nhưng chỉ một lúc, chú đã để yên cho em bé vuốt ve. Em bé bứt một ít cỏ non cho hươu con ăn, rồi lại bẻ một miếng cơm nhỏ xíu ở cái nắm cơm không lớn bằng nắm tay của mình, chấm vào muối bón thử cho hươu con. Hươu con chưa quen ăn cơm, nhưng hình như thích cái vị mằn mặn của muối. Em bé muốn đem hươu con về nhà mẹ nhưng sợ lão chủ biết. Còn đem về nhà lão chủ, thì lão sẽ thịt mất hươu con của mình. Lão vẫn thường nói với mọi người là lão rất thèm thịt hươu. Em vẫn nhìn quanh và mong đợi hươu mẹ trở lại để cho hươu con được gặp và sống với mẹ.

Chờ mãi không thấy, mà trời đã xế chiều. Em bé đành tìm một cái hang nhỏ, cho hươu con vào đó và lấy đá chặn kín lại.


- Ngày mai ta sẽ lên với hươu con! Hươu con đừng lo, cứ ngủ cho ngon nhé! Hôm sau em bé lại lên rừng. Em thở phào mừng rỡ khi thấy hươu con vẫn còn đó. Gặp lại em, hươu con cũng vui lắm, cứ lấy mũi ngửi ngửi vào tay em.

- À! Mày lại muốn ăn cơm với muối chứ gì? Chú bé lại bẻ một miếng cơm nhỏ xíu, chấm vào muối rồi bón cho hươu con. Em lại đi hái cỏ non mang đến. Trong lúc chặt củi, em cho hươu con đứng cạnh. Có hươu con, em chặt củi không mệt chút nào. Từ đó em bé và hươu con trở thành đôi bạn, ngày nào cũng gặp nhau, nhưng đêm nào cũng phải xa nhau. Thương hươu con không có mẹ, lại quấn quít với mình, nhiều đêm em bé nằm mơ gặp hươu con đùa giỡn với nó. Một đêm lão đồ tể thức dậy ra sân xem trời gần sáng chưa để giết lợn. Bỗng hắn nghe ở dưới bếp tiếng em bé đang nằm nói mê, rõ thành lời như đang thức:

- Hươu à, hươu ăn chóng lớn, hươu mọc đôi sừng thật cao, thật đẹp nhé!

Lần ấy lão không để ý mấy. Nhưng sau đó, lão lại nghe bọn người nhà mách là em bé cứ thường nói mê như thế. Và cái câu em hay nói nhất vẫn là câu này:

- Hươu à, hươu ăn chóng lớn, hươu mọc đôi sừng thật cao, thật đẹp nhé!

Lão đồ tể cau đôi mày sâu róm lại nghĩ bụng:

- Biết đâu lại chẳng có hươu thật! Lão sai người nhà lén theo em bé lên rừng. Tên người nhà ranh ma lên rừng, thấy hết cảnh em bé cùng chú hươu con gặp nhau và sống bên nhau suốt cả ngày. Nó về mách với lão chủ. Lão chủ liền nói:

- Đúng vậy thì ngày mai tao sẽ đi xem, chúng mày theo tao bắt cho kỳ được con hươu về. Hôm sau em bé lại lên rừng. Lòng em vui biết bao nhiêu. Mới chỉ một thời gian ngắn, hươu con đã lớn lên trông thấy và ngày càng tỏ ra khôn ngoan không ngờ. Hình như em bé nói gì, nghĩ gì, hươu con đều hiểu được cả và ngoan ngoãn làm theo. Nhưng hôm đó, khi em vừa đón hươu con ở trong hang ra, chưa kịp cho hươu ăn, lão đồ tể cùng hai tên người nhà đã ập tới. Em bé đành quát to:

- Hươu ơi chạy đi!

Hươu còn chần chừ. Em bé bèn phát vào cổ nó một cái thật mạnh và quát:

- Chạy đi!

Hươu con hiểu ý phóng như bay vào rừng. Lão đồ tể và hai tên người nhà đuổi theo nhưng không kịp. Hươu con lẫn vào với cây cỏ, không biết đâu mà tìm. Lão đồ tể giận lắm, quay lại đánh em bé một trận. Trong cơn điên tiết lão lấy luôn một hòn đá nện vào lưng em bé. Không may hòn đá lại trúng vào đầu. Em bé ngã lăn ra nằm không động đậy. Lão đồ tể bỏ mặc em giữa rừng, cùng hai tên người nhà trở về. Hươu con chạy rất xa, lên một đỉnh đồi nhìn xuống. Thấy lão đồ tể độc ác cùng hai tên người nhà đã về thật rồi, hươu con chạy xuống với người bạn thân thiết của mình. Hươu con hà hơi ấm vào lưng, vào ngực em bé. Một lúc lâu em bé tỉnh dậy. Thấy hươu con, em mừng quá, ôm lấy cổ hươu và khóc.

- Không có hươu thì ta chết rồi!

Người và hươu kéo nhau đi sang khu rừng khác, tránh ngày mai lão đồ tể lại có thể đưa người và dắt cả chó lên theo. Phải đi thật xa, thật xa. Vì vậy, đã khuya rồi, trăng đã lặn mà vẫn có hai cái bóng nhỏ, em bé và hươu con nương vào nhau mà đi. Vết thương ở trên đầu đau nhức nhưng muốn cứu hươu, cứu mình, em bé cố bước đi. Lúc nào mệt quá em lại ngồi xuống, hươu con lại quấn quýt như vỗ về, an ủi, lại hà hơi ấm vào lưng, vào ngực em bé. Hôm sau, lão đồ tể đưa người, đưa chó lên thật. Nhưng lùng sục mãi không thấy hươu đâu, lão đành hậm hực trở về. Không thấy xác em bé, lão cũng hơi lo lo, không biết là thú rừng đã ăn thịt hay em bé đã sống lại? Em bé ở với hươu mấy ngày liền trong khu rừng xa, tìm lá để chữa vết thương. Người và hươu toàn ăn quả rừng, cỏ rừng để sống. Được mấy ngày, nhớ mẹ quá, em bé nói với hươu con:

- Hươu ơi, ta nhớ mẹ quá. Ta về thăm một bữa rồi trở lên ngay với hươu.

Hươu con như hiểu được ý em bé. Nó mở to đôi mắt nhìn người chủ nhỏ. Đôi mắt nó bỗng ươn ướt như đang khóc. Rồi nó gật đầu liền mấy cái. Nó đưa người chủ nhỏ ra tận bìa rừng và quay lại đứng trên một hòn đá to nhìn theo.

Em bé về gặp mẹ, được cho hay là, cách đây vài hôm, lão chủ có sai người đến dò hỏi xem em bé có trốn về không… Mẹ em không hề hay biết là em đã bị lão đánh suýt chết. Em về thì cũng gặp ngay người chú đi chèo thuyền thuê ghé thăm, nghe chuyện em kể, người chú liền nói:

- Đã vậy thì cháu cứ theo chú. Chú sẽ giúp cho cháu ăn học nên người.

Em bé lo lắng:

- Nhưng còn hươu con?

- Hươu con ở trong rừng thì có gì mà cháu lo?

- Cháu hẹn với hươu con sẽ trở lên với nó mà!

- Hươu con làm sao mà hiểu được lời người nói?

- Chú ơi, nó hiểu được đấy. Nó tiễn cháu đi, còn biết khóc nữa kia mà!

- Thì cháu cứ theo chú ăn học. Nay mai khôn lớn cháu trở về. Lúc đó sẽ gặp lại hươu không muộn.

- Liệu hươu có chờ cháu không?

- Có chứ! Nó khôn vậy thì nó sẽ biết chờ.

- Cháu chỉ thương nó sống một mình, nó sẽ buồn lắm.

- Cháu đừng lo! Rồi nó sẽ tìm đàn, nhập đàn mà sống.

- Nhưng rồi nó có quên cháu không?

- Nó khôn ngoan, nó thương cháu thì sẽ không quên cháu đâu.

Em bé đành nghe theo lời dỗ dành của chú và mẹ. Chỉ khổ cho em là ngay tối hôm đó, người chú đã phải cho thuyền rời bến để đi về cho kịp ngày đã hẹn với chủ thuyền. Đêm đó, em bé cứ ngồi ở đầu mũi thuyền nhìn lên ngả núi cao… Hươu con ơi! Hươu chờ ta nhé! Ta sẽ về, sẽ đưa hươu xuống dưới này sống với mẹ con ta. Lòng em bé muốn vậy, nhưng cuộc đời đâu có phải ai muốn gì thì được nấy.

Em bé về với ông chú, được ông chú gửi cho ăn học ở nhà một ông đồ nghèo nhưng rất thương người. Trong một chuyến đi xa, thuyền ông chú bị đắm. Ông chú không về nữa. Em bé được ông đồ nuôi dạy, nhưng từ đó phải ở luôn với ông. Đường về quê mẹ xa quá, em càng thấy thương mẹ gấp bội. Sau đó vài năm em nghe tin mẹ đã mất… Hết thương mẹ, em lại nhớ đến hươu, chú hươu con ngày nào, nhưng em cứ tin là chú hươu bây giờ đã lớn và đã nhập đàn sống với đồng loại của nó. Và chắc nó đã quên mình… Nhưng hươu kia không quên. Hươu vẫn nhớ người bạn, người chủ nhỏ của mình.

Người thì ác như lão đánh em và hai cái tên cứ chực đuổi bắt cho được hươu. Một hôm từ trên mỏm đồi cỏ tranh cao, hươu bỗng thấy có bóng người đi lại ở ngôi chùa. Từ xa hươu cứ tưởng trong đấy có em bé, bạn và chủ của mình, người đã cứu mình. Hươu liền đi về phía ngôi chùa. Nhưng hươu cũng biết nghĩ chưa chắc đã là cậu bé, nếu không cậu ấy đã đi tìm gặp mình. Dù sao cũng cứ đến gần xem… Những con người này có vẻ cũng không phải là ác như cái lão đồ tể và hai tên kia… Hươu đến sát chân chùa thì bỗng nghe một tiếng chuông đánh. Tiếng chuông đánh gần quá làm hươu hoảng hồn. Hươu phóng thẳng một mạch vào rừng sâu. Nhiều năm trôi qua… Hươu lớn lên, sừng bắt đầu mọc. Đôi sừng cao khỏe, nhưng nhìn hươu vẫn rất hiền lành. Hươu vẫn có ý chờ gặp lại người bạn chủ cũ. Đời hươu không thể dài bằng đời người. Hươu đã trở thành con hươu đầu đàn. Một hôm hươu bỗng gặp một đoàn người đi đốt than. Hươu muốn đến gần nhưng ngại lắm.

Chờ cho họ về hết, hươu mới rời đàn, một mình đến gần chỗ họ đã ngồi tụ tập với nhau. Một ít muối của những người đốt than còn để rơi lại. Hươu nếm cái vị mặn của muối bỗng thấy nhớ người bạn của mình không chịu nổi. Thế là hươu để đàn lại cho một con hươu khác, rồi một mình tìm đến chốn cũ, nơi có cái hang xưa hươu đã sống ở đó để ngày ngày chờ cậu bé đã cứu mình. Cái hang vẫn còn nguyên. Cỏ mọc quanh miệng hang rất tốt, rất xanh nhưng hươu mỗi ngày một già dần. Mặt trời sắp lặn. Hươu già nằm xuống, giấu mình trong bụi cây rậm ở ngay bên hang. Hươu cảm thấy mình không thể đứng dậy được nữa. Một thời gian sau, hươu già chết. Chết ở ngay bên miệng hang. Người bạn của hươu lúc này ở một nơi xa, đã có vợ có con. Một hôm, thấy người đi bán sừng hươu, anh bỗng nhớ lại chuyện cũ và kể cho vợ con nghe. Anh nhắc lại câu nói năm xưa khi cho hươu ăn:

- Hươu à, hươu ăn chóng lớn, hươu mọc đôi sừng thật cao, thật đẹp nhé!

Đứa con lập tức đòi bố phải đưa về thăm quê, viếng mộ bà và đi lên rừng tìm xem chú hươu có còn không? Thương con, nhớ mẹ và nhớ hươu, một thời gian sau người bố đưa vợ con về quê. Hỏi người trong làng, mới biết lão đồ tể độc ác một hôm dẫn chó lên rừng săn hươu, bị rắn độc cắn chết. Thật đáng đời nhà lão.

Thăm mộ mẹ xong, người bố đưa con lên rừng. Đường vẫn phải đi ngang qua ngôi chùa nhỏ ở lưng núi. Hai bố con đi mãi, đi mãi… Trong gió bỗng có mùi hương, vừa gần gũi, vừa xa xôi. Mùi hương như chào đón như dẫn đường. Theo mùi hương, hai bố con đến ngay được chỗ cái hang ngày xưa đã giấu chú hươu con. Cả hai bố con sửng sốt, cùng đứng im lặng. Bên cạnh miệng hang có một giống cây lạ đang nở đầy hoa. Mùi hoa thơm đậm. Nhìn kỹ thì cành cây rất giống những cái sừng hươu. Có mấy người đốt than đi qua. Họ kể rằng, trước đây ngay tại chỗ cây hoa đang nở, có một con hươu già từ đâu không biết, đến đó rồi nằm chết luôn, mà không ai biết. Sau đó, ở gần miệng hang bỗng thấy xuất hiện một giống cây lá to giống tai hươu, cành giống sừng hươu. Người bố nghe nói, đoán ngay đấy là chú hươu con ngày xưa. Thì ra chú vẫn nhớ mình. Lớn lên vẫn nhớ. Và chờ đợi mình về nữa. Lòng đầy ân hận người bố liền nói:

- Hươu ơi, ta muốn về sớm với hươu mà nào có về được. Dù sao bây giờ ta cũng đã gặp lại nhau.

Hai bố con cùng khấn xin hươu cho mình mấy cành cây lạ mang về làng quê để trồng, để luôn nhớ tới hươu. Lúc hai bố con đi ngang qua chùa, các ông sư nghe kể cũng cảm thương về chuyện con hươu có nghĩa nên họ xin người bố một cành cây lạ để trồng trước sân chùa. Cây hoa ấy là cây hoa đại ngày nay. Có người bảo chữ Đại là do chữ Đợi, chờ đợi mà có. Cây hoa Đại, lá to giống tai hươu, cành giống sừng hươu đã đành mà những bông hoa cũng giống như những con mắt hươu đang mở tròn, mở to, để trông ngóng, đợi chờ…

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

64#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:43:55 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa dã quỳ

Cây hoa Dã quỳ có những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.

Ngày xửa ngày xưa, nơi buôn sóc nọ có chàng K’lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H’limh của con suối. Ngày ngày chàng K’lang vào rừng săn bắt thú rừng còn nàng khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Rồi tối tối họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ trôi đi.



Đến một ngày kia khi H’limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K’lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K’lang. Nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K’lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó.

Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K’lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá hờn ghen với tình yêu của H’limh dành cho K'lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H’limh – người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.

Từ đó cứ mỗi độ tháng mười nơi nàng H’limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa Dã Quỳ. Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

65#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:47:35 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa Violet

Hoa Violet mang màu tím thủy chung

Ở một tỉnh miền nam nước Pháp, nơi có những cánh đồng cỏ xanh rì như những dải lụa xanh thăm thẳm, lóng lánh trong ánh nắng là những dòng suối trong veo, những thảm hoa tươi thắm sặc sỡ màu sắc của sự phồn vinh, những đàn bò thản nhiên gặm cỏ, từng đàn gia súc chen chúc nhau, nơi đó có một trang trại rộng xa ngút ngàn của một vị Bá Tước đầy quyền uy và giàu có



Ông ta có tất cả mọi thứ quí giá nhất trên đời, nhưng điều mà ông ta hãnh diện nhất đó chính là cậu con trai duy nhất. Cậu chủ Anfaret là một chàng trai thật tuyệt vời, rất đẹp trai, thông minh, hào hoa phong nhã và rất tài hoa. Chàng có sức hút rất mãnh liệt với tất cả các cô gái con nhà quí tộc trong vùng, chàng là niềm tự hào của cả dòng tộc. Cuộc sống bình yên trôi qua, cho đến một ngày xuất hiện cô gái làm vườn mới, tên nàng là Violeta.

Violeta là một cô gái con nhà nghèo, nhà nàng nghèo nhất trong vùng, thuộc tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Nàng không có một sắc đẹp lộng lẫy nhưng vẻ hiền dịu trong trắng thanh thoát thơ ngây toát ra từ gương mặt dịu dàng như Đức mẹ của nàng đã khiến cả khu vườn như bừng sáng, khu vườn nhờ có bàn tay nàng càng rực rỡ sắc hoa. Và cũng chính gương mặt như thiên thần ấy đã làm cho trái tim chàng Anfaret rung động và tình yêu đã đến. Vượt qua khoảng cách giai cấp, họ đến với nhau thật nồng nàn say đắm, nhưng vào thời đó sự khác biệt giai cấp đã gây ra bao mối tình, không ai chấp nhận mối tình ấy và rồi tình yêu đó đã đến tai cha mẹ chàng, sóng gió bắt đầu nổi lên cho đôi bạn trẻ.

Cha chàng trai đã nổi trận lôi đình, ông cảm thấy thật nhục nhã và ra sức ngăn cản tình yêu của họ, mẹ chàng thì ngày càng căm ghét ra sức hành hạ nàng Violet, nhưng nàng vẫn cắn răng chịu đựng tất cả. Nhưng lẽ đời vốn vậy, tình yêu càng ngăn cản thì càng trở nên nồng thắm, gắn bó hơn. Họ vẫn lén lút gặp nhau, vẫn trao cho nhau những nụ hôn những vòng tay nồng ấm, dường như mọi thứ không thể ngăn cản được tình yêu của đôi bạn trẻ.

Rồi một hôm cha mẹ chàng cũng phát hiện ra và trận bão phẫn nộ xoáy trút lên người nàng Violeta . Ông ta nhốt Anfaret vào phòng rồi cho gọi Violetta đến, sau một trận đòn ông ta tuyên bố nếu nàng vẫn còn tiếp tục gặp Anfaret thì ông ta sẽ đuổi nàng ra khỏi nhà. Ông không thể chấp nhận một người thuộc tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội như nàng trong nhà được, nếu nàng yêu Anfaret thì hãy rời xa chàng, vì nếu không chính nàng sẽ cản trở tương lai của chàng, nếu yêu nàng chàng Anfaret sẽ mất tất cả, sẽ không còn địa vị danh dự trong xã hội, ông ta còn đe doạ sẽ bắt mẹ nàng để làm áp lực. Biết là dù có khóc lóc van xin cũng vô ích trước sự sắc đá của Bá tước, vì tình yêu nồng thắm với Anfaret, vì lòng hiếu thảo, Violeta cuối đầu chấp thuận từ đó nàng bắt đầu xa lánh Anfaret…

Nhưng Anfaret là một chàng trai kiên định, chàng không vì thế mà khuất phục… Chàng vẫn tìm đến Violeta dù nàng cố tình tránh mặt. Ngày qua ngay cha mẹ chàng rất tức giận, Bá tước cố tìm mọi cách ngăn cản họ, nhưng vẫn bất lực. Cuối cùng, một hôm ông ta đã nghĩ ra một cách, bèn gọi Anfaret lại và nói :

– Ta sẽ không ngăn cản con nữa, nhưng con phải hứa với ta một đìều kiện, con phải lên Paris học thành tài, sau 5 năm trở về ta sẽ cho con cưới Violeta, nếu con không chấp nhận ta sẽ gả cô ta cho Adrey người làm vườn xấu xí, hãy vì tương lai của con cũng như của nó mà quyết định đi. Một là sau khi trở về con sẽ có Violeta, hai là hai đứa sẽ mất nhau vĩnh viễn. Nhưng khi con ra đi, nó vẫn phải ở lại đây làm việc như trước. Hãy lựa chọn đi con trai yêu quí của ta!

Trước quyết định đó, đôi bạn trẻ đành phải xa nhau và hứa hẹn ngày trở về. Đêm cuối cùng bên nhau, nước mắt nàng thấm đẫm vai áo chàng, Anfaret hứa rằng sẽ trở về để cưới nàng làm vợ, chàng hứa rằng sẽ viết thư về thường xuyên cho nàng, hãy vững tin và chờ chàng trở về, bởi tình yêu chàng dành cho nàng mãi mãi không gì có thể ngăn cách được. Nhưng Violeta dường như linh cảm được rằng có lẽ đây là lần cuối cùng họ còn được bên nhau, nhưng nàng vẫn im lặng vì không muốn làm chàng xao lòng. Chàng Anfaret ra đi, mang theo trong lòng hình ảnh thân thương và đôi mắt đau đớn của người yêu.

Violeta ở lại trang trại chịu mọi sự hành hạ của gia đình Bá Tước, họ xem nàng như cái gai trong mắt nên không từ một thủ đoạn nào để hành hạ nàng, nhưng Violeta vẫn cắn răng chịu đựng tất cả vì tình yêu dành cho Anfaret. Nhưng rồi ngày qua ngày, bóng chim tăm cá, nàng không hề nhận đuợơc tin chàng, không một lá thư hay lời nhắn trở về trang trại. Nàng âm thầm mỏi mong chờ đợi, bao đêm nàng khóc ướt đẫm gối vì thất vọng…. Rồi một hôm, mẹ chàng đưa cho nàng một bức điện tín và nói rằng hãy quên Anfaret đi, vì chàng sắp cưới con gái Nam tước bạn của Bá Tước tại Paris. Nghe tin như sét đánh ngang mày, nàng ngất xỉu trước nỗi đau ấy, nàng đau đớn gần như chết lịm, cũng từ hôm ấy nàng trở nên câm lặng. Sự hành hạ cùa gia đình Bá tước ngày càng khắc nghiệt hơn, nàng không được ăn no, phải dậy từ sáng sớm, làm việc quần quật từ sớm tới khuya, lại thêm phần đau khổ trong lòng, uất ức vì chàng Anfaret phụ tình nên sức khoẻ của nàng ngày càng suy sụp. Và rồi một đêm mưa gió họ đã đuổi nàng ra khỏi nhà, từ đó không ai còn biết tin tức gì của nàng nữa.

Còn về phần Anfaret, 5 năm sống nơi thủ đô Paris tráng lệ, TY của chàng không hề suy chuyển, hình bóng nàng Violeta vẫn lung linh trong trái tim chàng, chưa một ngày nào chàng không nhớ về người yêu đang ở trang trại chờ chàng trở về. Mỗi tuần chàng đều gửi một lá thư về cho nàng, động viên nàng hãy ráng đợi chàng trở về, tin tưởng tình yêu của chàng, rằng cuộc đời chàng chỉ yêu duy nhất có nàng mà thôi, chàng sẽ trở về và cưới nàng làm vợ. Những hỡi ơi, cả chàng và Violeta nào có ngờ đâu, những lá thư tình yêu ấy chưa bao giờ đến được tay nàng Violeta. Chàng có ngờ đâu khi chàng ra đi bao sóng gió đã đổ ập lên người chàng yêu dấu. Chàng vẫn tin rằng bằng sự cố gắng của mình để học thật nhanh mà trở về ….

Và rồi ngày cuối cùng của 5 năm đã đến, sắp đến ngày trở về. Trước ngày tốt nghiệp, chàng muốn quay về bất ngờ để báo tin cho nàng biết rằng chàng sắp được cưới nàng, rằng họ sắp được bên nhau. Nhưng hỡi ôi, khi chàng quay trở về nhà thì mọi thứ không còn như trước, nàng Violeta đã không còn ở đó nữa, gia đình chàng tìm mọi cách bôi xấu nàng nhưng Anfaret không hề tin. Chàng như điên dại chạy khắp nơi tìm kiếm hình bóng người yêu, chàng óan hận cha mẹ đã đuổi nàng, hành hạ nàng qua lời kể của Adrey người làm vườn, cũng là người đã đối xử với Violeta rất tốt.

Chàng bôn ba khắp nước Pháp tìm nàng, dò hỏi người quen, chàng không tiếc gì tiền bạc đi khắp nơi nhưng vẫn bặt tin nàng. Cho đến một ngày, trải qua bao tháng tìm kiếm vô vọng, sức cạn lực kiệt, chàng lâm bệnh nặng tưởng chừng như không thể qua khỏi, cha mẹ chàng xót con nên đành phải tung tiền ra thuê người tìm kiếm lần nũa, nhưng bóng dáng nàng Violeta vẫn bặt tăm. Họ hối hận vì đã gây cảnh đau lòng để giờ đây nhìn đứa con trai yêu quý đang thoi thóp trên giường trong nỗi đau khổ tột cùng. Họ đã đưa tin khắp nước Pháp nếu ai tìm được nàng Violeta họ sẽ không tiếc bất cứ thứ gì…Hai năm trôi qua, bệnh tình chàng Anfaret ngày càng trầm trọng, cả dòng tộc gần như tuyệt vọng thì một hôm xuất hiện một cậu bé rách rưới với bộ dạng lo lắng hốt hoảng dừng lại ở trang trại đem lại tin tức về Violeta, nhưng cậu bé chỉ đòi gặp chàng Anfaret và chỉ muốn nói riêng với chàng. Nghe được tin này, chàng Anfaret chợt bật dậy, chạy như bay đến bên cậu bé, ôm chầm lấy cậu mừng rỡ mà không kịp nhìn vào đôi mắt đang rơi lệ của cậu, cậu bé ấy chính là em trai của Violeta. Cậu bé đưa tay ra cho chàng và nói : “ Cậu chủ hãy đi theo cháu!”

Dường nhu có một sức mạnh thúc đẩy, chàng Anfaret cố gượng đi theo cậu bé, đi thật xa, thật lâu, về tận một vùng thật hẻo lánh, một nơi rất xa trang trại mà không ai có thể ngờ tới,. Cậu bé liên tục thúc hối chàng đi thật nhanh, trông câu rất vội vã….Quãng đường xa khiến Anfaret như kiệt sức, cha mẹ chàng cũng gần như ko đủ sức để đi tiếp, muốn được nghỉ ngơi nhưng cậu bé vẫn không muốn dừng, cậu luôn thúc hối mọi người đi thật nhanh, cậu nói : “Xin các ngài hãy theo cháu mau lên kẻo không kịp.”

Anfaret dường như linh cảm được điều không lành đang xảy đến nên chàng vẫn tiếp tục lên đường. Và rồi, khuất sau những ngọn núi kia là một vùng quê thật hẻo lánh nghèo nàn, trong một căn nhà tối tăm nàng Violeta đang trong cơn hấp hối., xanh xao gầy gò, chỉ còn đôi mắt như đang trông ngóng điều gì, đôi môi nàng trong cơn mê sảng vẫn gọi tên Anfaret không thôi. Anfaret bàng hoàng đau đớn, chàng vừa chạy đến quỳ bên nàng thì cũng là lúc nàng nhắm mắt, không còn kịp nhìn thấy Anfaret. Chàng bật khóc gào thét tên Violeta, van xin mọi người hãy cứu lấy nàng…nhưng …mọi người đều quay đi và rơi lệ…Violeta đã mãi mãi ra đi mà không kịp nhìn thấy gương mặt của người nàng yêu dấu và chờ đợi….

Cậu bé đã kể cho chàng nghe tất cả mọi điều, từ ngày nàng rời khỏi nhà Bá tước, đã mang trong người căn bệnh hiểm nghèo, hậu quả của những ngày bị hành hạ ngày ấy…Nhưng nàng vẫn cố thoi thóp sống mong ngày chàng Anfaret trở về…nàng vẫn muốn chờ đợi ngày chàng về để nói với chàng rằng nàng vẫn yêu nàng, vẫn chờ đợi chàng…rằng vẫn không tin chàng đã phản bội lại lời thề hứa năm xưa…rồi mới thanh thản ra đi…nhưng tất cả đều đã muộn…nàng đã ra đi ko kịp nói lời trăn trối…ko kịp nhìn thấy chàng Anfaret…

Cha mẹ chàng nhìn thấy cảnh đau thương đó đã gục xuông trước mặt nàng mong nàng tha thứ…nhưng nàng nào còn biết gì?

- Cha mẹ đã vừa lòng chưa?- Anfaret gào lên thảm thiết – các người đã thoả mãn chưa? Nàng đã ra đi thật rồi, nàng bỏ ta rồi, ta còn sống để làm gì nữa” – Ánh mắt và giọng nói của Anfaret như vang từ cõi xa xăm nào đó….

Đám tang Violeta được đưa về trang trại tổ chức với những vòng hoa hồng trắng muốt, trắng tinh khiết như gương mặt im lìm lạnh giá của nàng Violeta. Còn Anfaret, chàng ôm lấy linh cữu của Violeta không rời, môi chàng mấp máy gọi tên ngườI yêu như một kẻ mất trí…Ai nhìn vào đều cũng phải rơi lệ, khuyên giải thế nào chàng cũng bỏ ngoài tai. Và từ đó, chàng không hề rời khỏi nàng, ngày này sang ngày khác chàng vẫn ngồi im lìm bên mộ nàng, nỗi đau ấy không thể vơi đi, Anfaret như một kẻ mất trí, chỉ biết kêu tên nàng trong nỗi đau tột cùng. Tình yêu ấy quá lớn, tình yêu ấy đã trở nên bất diệt trong lòng chàng. Cha mẹ chàng trở nên bất lực không thể khuyên gì chàng được nữa vì bản thân họ cũng cảm thấy quá ân hận. Trang trại phồn vinh ngày nào giờ đây chìm trong ảm đạm u uất…

Rồi một ngày cuối Đông, vì kiệt sức và cũng vì quá đau khổ chàng Anfaret đã gục ngã trút hơi thở sau cùng tbên mộ nàng Violeta. Di chúc sau cùng chàng chỉ muốn được chôn chung cùng nàng. Mùa Đông lạnh lẽo trôi qua, mùa xuân lại trở về nơi trang trại, nơi đây chỉ còn lại vợ chồng Bá tước già hiu quạnh, ai cũng tiếc thương cho mối tình của chàng Anfaret và nàng Violeta.

Một buổi sáng thức dậy, người ta bỗng chợt nhìn thấy trên mộ hai người xuất hiện một nhánh hoa màu tím vươn cao trong gió, một màu tím ngát thắm sắc cả khu vườn, cành khẳng khiu nhưng vẫn vững vàng trước gió, vươn cao mạnh mẽ như tình yêu bất diệt của chàng Anfaret và nàng Violeta. Người ta tiếc thương cho cô gái nết na hiền dịu, tiếc thương cho một mối tình ngang trái chung thuỷ ấy bèn đặt tên cho loài hoa ấy là VIOLET, loài hoa mang tên người con gái bạc mệnh. Một màu hoa mang màu tìm thuỷ chung!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

66#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:49:19 | Chỉ xem của tác giả
ruyền thuyết hoa Tử đinh hương Ba Tư

Chuyện xảy ra vào thời mà muôn loài đều vô cùng sợ hãi rồng và phù thủy. Cứ chiều chiều, khi gió bắt đầu thổi ù ù vào các ống máng đầu hồi, tức là lúc có dấu hiệu rồng sai mụ phù thủy gieo tai hoạ xuống đầu một người nào đó. Rồng vốn đam mê công chúa. Nhưng rồng thì nhiều mà công chúa lại hiếm. Thế nhưng, loại quỷ này lại không tha cả đám đàn bà, con gái dân thường.



Một đêm nọ, gió xộc vào nhà bà Pécxia. Các chàng trai quy ước với nhau thế này: chỉ để một người ở nhà canh gác, còn tất cả phải đi làm việc. Các anh lớn thay nhau cầm gươm bảo vệ mẹ. Tám ngày liền trôi qua không gặp chuyện gì trắc trở. Rồi đến lượt chàng út ở nhà.

Chàng đứng ở cổng, canh chừng các ống máng đầu hồi nhà đã lâu không thấy có điều gì khả nghi, nhưng khi chàng định vào nhà ăn trưa thì nghe có tiếng cười vui vẻ ở ngoài vườn. Chàng vội ghé mắt nhìn… chuyện gì thế kia. Chàng thấy một cô gái xinh đẹp, trên ngực cài bông hoa Anh Túc đỏ thắm. Nàng chào mời chàng: “Hãy lại đây với em! Chỉ có điều xin chàng hãy cất gươm đi đã, em không thích loại vũ khí này!” Chàng trai liền rời tay gươm. Lập tức cô gái ré lên, gỡ bông hoa Anh Túc trên ngực đưa cho chàng trai mời chàng thưởng thức hương thơm. Vốn bản tính trung thực, chàng trai vừa đưa bông hoa đỏ ối lên mũi thì lập tức thấy buồn ngủ quá rồi ngã lăn quay ra vườn. Chàng chỉ còn kịp nhận ra tiếng con rồng vừa gầm gào vừa lao đến cướp mẹ chàng bay lên cao. Còn cô gái xinh đẹp thì đã hoá thành mụ phù thủy nổi gió bay đi mất.

Chàng út thiếp đi một lát, lúc choàng tỉnh dậy chàng không biết nên làm gì và nên nói với các anh thế nào? Tốt nhất là nên đi tìm ngay hang rồng. Chàng dắt thanh gươm vào thắt lưng, bỏ vào túi ít lương khô rồi lên đường.

Chàng đi mãi, đi mãi, đến cuối ngày thì chàng gặp một cụ già có vẻ mệt mỏi đang ngồi bên đường, miệng lầm rầm cầu xin:

- Hãy thương người già, hỡi chàng trai, ta muốn xin chàng mẩu bánh mì!

- May mắn là con được gặp già – Chàng út đáp – Xin già hãy cho con biết, già có thấy con rồng mang mẹ con đi về hướng nào không?

Ông già cầm mẩu bánh mì đoạn chỉ tay về hướng Nam. Chàng út rảo chân bước.

Chàng lại mải miết đi cho đến tận cuối ngày, và cũng thật lạ kỳ! – Chàng lại đến chỗ ông già đang ngồi. Ông già nói:

- Con ơi, con hãy đào hố và trồng cho ta một cây táo. Ta muốn ăn táo nhưng không còn sức trồng cây nữa.

Chàng út dùng gươm thoăn thoắt đào hố và trồng xuống đó một cái cây non. Rồi chàng xin chỉ đường cho chàng đi về hang rồng.

Ông già chỉ về hướng Bắc. Và chàng út lại cắm cúi đi cho đến cuối ngày. Thật lạ lùng quá, rốt cuộc chàng lại đến đúng chỗ ông già vẫn ngồi. Ông già khẩn khoản nhờ chàng hãy giết chết con rắn độc đang bò vào túp lều của ông, mà đêm đêm nó thường quấy rầy không cho ông chủ.

Chàng trai xông vào lều, dùng gươm chặt đứt đầu rắn. Chàng xin ông già đừng đánh lừa chàng nữa.

- Ta đã thử thách con ba lần về tính hào hiệp, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con trai ạ, hãy đi về hướng Tây, chính hang rồng ở gần kề đó. Con sẽ phải chiến đấu với nó. Ta cho con một câu thần chú, giúp con biến hoá theo ý muốn của con. Có điều này phải nhớ: con chỉ có thể biến hoá thành dạng khác được hai lần, lần thứ ba con phải trở lại làm người ngay. Nếu lần thứ ba con biến thành cái gì đó thì con sẽ vĩnh viễn phải chịu số phận như vậy.

Chàng trai nhập tâm câu thần chú và đi về hướng Tây. Chàng cứ đi mãi cho đến khi nhìn thấy một ngọn lửa xanh leo lét trong đêm.

Chàng bóp chặt thanh gươm trong tay và bước về phía ngọn lửa. Nhưng chàng bị sa xuống một bãi lầy. Chàng thấy một người đàn bà lưng gù, trên vai vác một khúc gỗ nặng đi lại phía chàng. Ai thế kia? Phải chăng người đó là mẹ chàng?

Chàng trai lên tiếng gọi, song người đàn bà sợ hãi hét:

- Con ơi, con đến tìm mẹ ở đây mà làm gì! Không một ai sa chân vào cái đầm lầy này mà còn sống trở về! Thà chết một thân mẹ còn hơn là thấy con trở thành nô bộc cho Rồng!

- Không, mẹ ơi – chàng trai đáp – Vì con mà mẹ bị rồng cầm tù. Mẹ hãy ngồi lên khúc gỗ già, con sẽ đọc một câu thần chú, con sẽ biến thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi chốn này.

Hai mẹ con làm đúng những điều đã bàn.

Nhưng khi phát hiện ra nữ nô tỳ Pécxia bỏ trốn, Rồng liền đuổi theo. Dòng sông cứ chảy mãi cho tới khi cập vào một bãi cát mà ở đó nước đã cạn kiệt.

- Mẹ ơi, con sẽ biến thành con ngựa, mẹ hãy cỡi lên lưng con và túm lấy bờm. Con sẽ đưa mẹ băng qua sa mạc cát này – chàng trai nói và biến ngay thành con tuấn mã khôn ngoan.

Ngựa tung bốn vó phi nước đại, Rồng đuổi theo sau, nhưng dọc đường ngựa lại gặp một cái hố vừa sâu vừa rộng chặn ngang.

- Con trai ơi, con phải trở lại làm người ngay và nấp dưới đáy hào này – Người mẹ van xin, song chàng út không chịu nghe.

- Mẹ có chín người con trai, nhưng chín người con chỉ có một mình mẹ – chàng trai đáp – Con sẽ biến thành khóm hoa rậm rạp chắn che, bảo vệ mẹ.

Chàng trai đọc câu thần chú, lập tức trên mặt hào mọc lên một bụi cây rậm có những bông hoa tím thơm ngát. Bà Pécxia vừa ẩn mình trong bụi cây thì đúng lúc con rồng phun lửa phì phì bay qua.

Ðó chính là loài hoa Tử Ðinh Hương Ba Tư. Hôm nay đây, loài hoa ấy đang làm đẹp cho biết bao mảnh vườn.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

67#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:52:17 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa cải vàng

Ngày xưa, tại vùng đồi núi nọ, có một cụ già chỉ bán dao kéo mà nổi tiếng khắp gần xa. Không ai biết ông cụ ở đâu. Cũng không biết ông đi mua dao kéo hay làm ra dao kéo để bán.  Vì vậy, mỗi lần thấy ông, mọi người lại xô đến mua dao kéo. Người trong vùng ai cũng biết là dao kéo ông cụ bán vừa sắc, vừa bền.



Một hôm, có một chú bé chừng mười bốn tuổi, mười lăm tuổi tìm đến gặp ông cụ ở chợ phiên. Chú mừng lắm. Nhưng chú chỉ đứng nhìn ông trân trân… ông cụ liền hỏi:

-Cháu muốn gì cứ nói cho ta biết!

-Thưa cụ, không biết có cái kéo nào… Chú bé ngập ngừng. ông cụ lại khuyến khích chú:

-Cháu cần thứ kéo gì? Thấy vẻ mặt ông vẫn hiền lành, vui vẻ, chú bé mới dám nói thêm:

-Thưa cụ, cái thứ kéo có thể cắt được… nắng ấy mà! Mọi người đứng xung quanh đấy cười ồ lên… trừ ông cụ. ông cụ ôn tồn hỏi chú bé:

-Cháu cần cắt nắng để làm gì?

-Thưa cụ, bà cháu già yếu quá. Mùa đông vừa mới đến mà ban đêm, đắp chiếu nằm trên ổ lá, bà cháu kêu là rét quá cứ như nằm trên nước… Bà cháu ốm liền hai trận. Bà cháu ước có cái kéo, cắt được một vạt nắng mang về cất giữ, đêm đến mang ra cho bà cháu đắp, chắc bà cháu sẽ được ấm, sẽ khỏi bị ốm và chết vì rét ạ!

-Nhà cháu ở gần đây chứ?

-Thưa cụ xa lắm ạ. Cháu phải đi mất hai ngày đường.

-Bố mẹ cháu đâu?



-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm cả rồi. Bà cháu đã vất vả nuôi cháu từ bao năm nay.

-Bà bao nhiêu tuổi rồi, còn làm gì được không?

-Thưa cụ, sang năm là bà cháu đúng bảy mươi tuổi đấy ạ! Bà cháu vẫn dệt cho nhà người ta mỗi ngày được một ít vải để kiếm gạo ăn.

-Còn cháu?

-Cháu đi chăn lợn cho nhà hàng xóm, và cũng bắt đầu đi xin học dệt ạ. Ông cụ nhìn chú một cách trìu mến rồi bảo:

-Cháu ạ! Đây là lần đầu tiên ta nghe có người hỏi mua kéo để cắt nắng… Cũng hay, hay lắm. Nhưng ta chưa có để bán cho cháu ngay được… Phiên sau, ta sẽ mang kéo đến đây. Liệu cháu có thể đến được lần nữa không?

-Thưa cụ, một lần chứ hai lần, ba lần, cháu vẫn xin đến. Vào ngày phiên chợ sau chú bé lại đến ngóng đợi ông cụ. Mọi người biết chuyện cũng kéo đến xem. ông cụ đến chào mọi người rồi đưa cho chú bé một cái túi xếp bằng bẹ chuối khô. Chú bé mở ra thấy một cái kéo, chỗ cầm cắt thì bằng sắt nhưng lưỡi lại bằng cật tre, và kèm theo một mảnh giấy có chép mấy câu thơ. Ông cụ bảo chú bé:

-Cháu cứ làm đúng theo mấy câu này thì sẽ cắt được nắng cho bà cháu đắp. Ta biết cháu nghèo lắm nên tặng cho cháu cái kéo này. Thôi, cháu về đi.

Nói xong, ông xách bị dao kéo đi luôn. Mọi người xúm lại bảo chú bé đọc mấy câu thơ, chú liền đọc:

Kéo cắt một lần

Biến mất liền tay

Nắng chảy thành sợi

Cắt ngay! Cắt ngay!

Cái chăn toàn nắng ấm đêm ấm ngày

Chăn truyền hơi ấm

Nhà ấy, nhà này,

Nắng chui xuống đất

Trở về, lung lay…

Mang cái kéo và mấy câu thơ về làng, chú bé kể lại hết mọi chuyện cho bà nghe. Cả hai bà cháu nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu mấy câu thơ nói gì. Một buổi trưa, đang ngồi bần thần nhìn mấy tia nắng từ mái nhà tranh dột nát rọi xuống nền nhà, chú bé bỗng reo lên:

-Đúng là nắng chảy thành sợi kia rồi! Chú bé liền chạy đi lấy cái sàng gạo, rồi leo lên mái nhà. Chú bới chỗ mái tranh bị dột nát cho rộng ra rồi đặt cái sàng vào đó. Mặt trời rọi xuống, cái sàng có bao nhiêu lỗ thì có bấy nhiêu tia nắng rọi xuống, nhìn cứ vàng óng. Chú bé liền đem cái kéo của ông cụ cho thử cắt những sợi nắng xem có cắt được không. Lạ lùng chưa, những sợi nắng theo nhau rơi xuống cứ óng ánh, lấp lánh. Chú bé liền cắt tiếp. Những sợi nắng chồng lên nhau cao dần. Chú lại cắt nữa, cắt nữa. Bây giờ thì những sợi nắng đã vun lên thành một đống khá cao. Cái kéo tự nó đã biến mất ở ngay trong tay chú bé lúc nào không hay. Chú bé liền chạy ra vườn sau mừng rỡ gọi bà về. Thấy cả một núi sợi nắng nằm sáng rực ở giữa nền nhà, bà cụ mừng quá cứ tưởng mình đang nằm mê.

-Bà ơi! Cháu và bà hãy dệt những sợi nắng này thành một tấm chăn thật dày. Bà không còn phải lo bị rét, bị ốm nữa! Hai bà cháu dệt xong tấm chăn thì người trong xóm kéo đến chật cả nhà. Ai cũng sờ tấm chăn và ai cũng khen là ấm quá. Chú bé sực nhớ hai câu thơ:

Chăn truyền hơi ấm

Nhà ấy, nhà này

Chú liền bảo mấy người hàng xóm mang chăn của họ đến nhà chú. Chú trải từng cái chăn của họ rồi đắp cái chăn vàng óng của bà mình lên trên. Chỉ một lúc sau, cả hai cái chăn đều ấm như nhau. Người xóm gần xóm xa thấy thế mừng quá liền rủ nhau mang chăn đến để xin cái hơi nắng ấm. Nhớ ơn ông cụ đã cho mình cái kéo có phép lạ, chú bé liền đi tìm ông để tạ ơn. Nhưng một lần, rồi hai lần, đi chợ phiên chú bé không làm sao gặp lại được ông cụ. Chú bé đành buồn rầu ra về. Nhờ có cái chăn ấm, tuổi thọ của bà cụ được kéo dài ra. Chú bé đã thành một chàng trai, dệt giỏi có tiếng. Chàng trai lấy vợ rồi có con. Bà cụ vui lắm. Nhưng rồi cũng đến lúc bà phải từ giã cõi đời. Trước khi nhắm mắt, bà dặn các cháu chắt:

-Các cháu đã thương bà hết lòng. Bà con ai cũng yêu quý các cháu. Bà chết mà lòng rất nhẹ nhàng. Nhớ đến cái chăn quý, bà cụ lại dặn:

-Bà về với đất, đất ấm chứ chẳng lạnh đâu. Các cháu cứ giữ cái chăn quý lại mà dùng. Ngày chôn cất bà cụ, trời bỗng trở rét đậm. Hai vợ chồng người cháu bàn nhau mang cái chăn quý ra đắp lên trên mộ cho bà được ấm. Trời xẩm tối. Bó hương cắm ở đầu nấm mồ đỏ rực. Cái chăn phủ lên nấm mồ cũng sáng bừng lên.

Hai vợ chồng người cháu ngồi bên nấm mồ một lúc lâu rồi trở về nhà. Nửa đêm thức dậy, nhìn ra nấm mồ của người bà, chôn ngay trên cái gò ở trước mặt nhà, hai vợ chồng người cháu bỗng thấy có khói bốc nhiều trên nấm mồ. Hai vợ chồng chạy ra thì thấy tàn lửa của bó hương bay đáp xuống làm cái chăn cứ cháy âm ỉ, lửa không bốc thành ngọn. Cái chăn đã thành tàn tro đen. Sáng hôm sau, ra thăm lại mộ thì những tàn tro đen của cái chăn đã bị gió thổi bay tản mạn khắp trên gò.

Mùa đông năm sau đến. Cái gò trước kia, vào mùa giá rét, thường vẫn trở lạnh, vắng vẻ, năm nay bỗng mọc đầy một loài cây mới lá xanh một màu xanh thật hiền lành, lặng lẽ. Khi những cây ấy trổ hoa thì cả khu gò vàng rực lên như được phủ đầy nắng. Gió bấc thổi, cả khu gò đầy hoa vàng lại lung lay. Mãi đến lúc này, người cháu mới sực nhớ đến hai câu cuối trong bài thơ: Nắng chui xuống đất Trở về, lung lay Như thế có nghĩa là loài cây mới, có hoa vàng như nắng này là từ những tàn tro của cái chăn dệt bằng những sợi nắng, vùi xuống đất, sinh ra. Mang những hạt ấy về vườn gieo vãi, bà con trong xóm lại thấy mọc lên loài cây mới mà ngày nay ta gọi là cây Cải Hoa Vàng.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

68#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:54:07 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa Tigôn

Theo truyền thuyết Oedipus Rex cho rằng Cadmus, người lập thành phố Athens, tức giận thần Apollo nên giết chết vị thần rắn. Thần Apollo tức giận nên có lời nguyền, dân Athens sẽ bị bệnh dịch cứ mười năm sẽ có một trân dịch lớn, giết hại ngàn người.

Cho đến ngày kia những đứa con của Camuds sẽ mắc vào lời nguyền nếu Laius (vua Thebes sau này) và vợ Jocasta khi nào sinh ra một đứa con mà chân có bớt đỏ màu máu thì chính đứa bé này ngày kia sẽ giết cha, rồi kết hôn với mẹ.
Vua Athens, Laius, sau khi nghe tin vợ mình, Jocasta, sanh một bé trai khỏe mạnh, gót chân bé có một màu đỏ máu, trước rất vua mừng, nhưng chợt nhớ đến lời nguyền truyền kiếp trăm năm trước nên vua lo sợ sai tên hầu cận, đêm khuya phải đem đứa bé lên núi cao mà giết nó, rồi đem trái tim nó về trình diện cho ta.
Người hầu cân nghe lời, nửa đêm đợi hoàng hậu ngủ yên, tên này mới bồng đứa bé, rồi cưỡi ngựa chạy về dãy núi cao. Dãy núi cao đó tên là Mt. Cithaeron. Đứa bé sơ sanh ngủ ngon lành, tên hầu cận không nỡ giết, nên giao bé cho một kẻ chăn cừu trên triền núi Cithaeron, rồi đem một trái tim cừu về trình diện vua Laius. Thấy trái tim con mình, vua Lauis bật khóc, nhưng làm sao hơn được.
Tên chăn cừu ôm đứa bé, xuống làng chân núi mà xin sữa cho bé, bé không chịu uống sữa cừu. Gõ ngay cửa nhà, người đàn bà ra mở cửa, thấy bé dễ thương nên cho tiền tên chăn cừu mà mua đứa bé cho mình. Merope, vợ vua Polybus (vua xứ Corynth) đặt tên bé là Oedipus Rex (Oedipus nghĩa là gót chân đỏ hay gót chân sưng danh từ Hy Lạp cổ xưa). Đứa bé lớn lên khỏe mạnh, làu thông võ nghệ, chân tay chắc nịch, gươm giáo, tên nỏ chàng làu thông.

Ngày kia lên trên đền thờ Delphi, thì chàng gặp một giáo sĩ tiên tri Pythia lập lại lời nguyền của Apollo là Oedipus sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ. Oedipus kinh hoàng, nên bỏ xứ Corynth mà trốn đi xa. Trên con đường rong ruổi, chàng thấy một cỗ xe ngựa chạy vùn vụt đến, trên xe có 2 người, chưa kịp tránh thì bánh xe ngựa cán ngang chân chàng trai, tên lái xe lại vụt Oedipus một roi vào mặt rồi cười khoái trá. Oedipus tức giận, dù chân bị thương nhưng chàng vẫn rượt kịp chiếc xe ngựa.

Giải quyết xong, Oedipus hướng về thành Athens. Lúc này dân trong thành đang cực kỳ hoảng hốt, vì thành Athens đang bị bệnh dịch. Cứ 10 năm thì đáo trở lại không ai trị được bệnh dịch này. Đồng thời kèm bệnh dịch thì có thêm một hung thần Sphinx (đầu người mình sư tử), xuất hiện mai chỗ này mốt chỗ kia. Hung thần này hay ăn thịt người. Trước khi ăn thịt thì thần Sphinx hỏi nạn nhân một câu: “Con vật gì mà ban mai thì đi bốn chân, trưa thì hai chân, chiều tối thì ba chân?” Nếu trả lời được, thì lời nguyền sẽ được tan biến theo hình ảnh của hung thần Sphinx. Dân chúng xứ Thebans không một ai trả lời được.

Cùng lúc đó, vua láng giềng Damasistratus được lính báo rằng vua Laius bị kẻ lạ mặt giết chết trên con đường về thành Delphi. Như vậy hoàng hậu Jocasta trở thành góa bụa rồi. Vua ban chiếu khắp xứ Creon, luôn thành Athens, nếu ai mà giết được hung thần Sphinx thì nhà vua sẽ chia nửa giang sơn cho người đó, và gả em gái mình là Jocasta cho người đó. Hung thần Sphinx rất dễ giết nếu giải được câu hỏi mà hung thần hỏi trước khi bị giết thì thần Sphinx sẽ bị biến hình bốc hơi mất lên cung đình Zeus. Phần thưởng được dán khắp ngã tư đường, từ mọi ngã đường về thành phố Athens. Dân Thebans càng lúc càng chết nhiều hơn và hung thần Sphinx xuất hiện thường xuyên hơn nữa. Dân xứ Creon kinh hoàng, thành phố Athens trở nên hoang vắng. Không một ai dám ra khỏi nhà khi màn đêm kéo đến.

Oedipus không biết chuyện này, chàng trai trẻ đi đến cổng thành Athens thì thấy bảng treo của vua láng giềng Damasistratus cho ai giải được câu hỏi của thần Sphinx thì sẽ cưới được em gái vua tên là Jocasta, rồi được chia nửa giang sơn Creon cho.

Thình lình hung thần đầu người mình sư tử Sphinx hiện ra, trước khi xé xác chàng trai lạ mặt, thần đưa câu hỏi kết thệ (riddle) như lần trước: “Vật gì mà ban mai đi bốn chân, trưa đến thì đi hai chân, chiều về thì đi ba chân?” Chàng trai Oedipus Rex không do dự trả lời liền: “Đó là con người. Lúc ấu thơ thì bò bằng bốn chân, khi lớn thì đi bằng hai chân, về già với cây gậy thì đi bằng ba chân.” Lời thệ nguyện (riddle) được giải lập tức hung thần Sphinx rùng mình biến hình, rồi bốc hơi tan mất trước hàng ngàn cặp mắt sợ sệt dân thành Athens. Bệnh dịch lập tức không còn nữa.

Giữ lời hứa, vua Damasistratus làm lễ thành hôn Jocasta, em gái mình cho chàng trai trẻ phương xa đến. Toàn dân hoan hỉ, hoàng hậu Jocasta xinh đẹp cũng nguôi ngoai tang lòng ngày xưa. Chàng trai làm vua được hai chục năm, thì biết được tin vua trước mình là Laius bị kẻ lạ mặt giết chết, hung thủ không tìm ra. Vua Oedipus Rex bèn treo giải thưởng cho toàn dân tìm cho ra hung thủ giết vua Laius. Oedipus và Jocasta có 4 người con, tên là Antigone, Ismene, Eteocles và Polyneices. Riêng người con gái Antigone trẻ nhất, xinh đẹp và rất có hiếu với cha mẹ.

Ngày kia, tin dữ dưa đến. Người hầu cận ngày xưa của vua Laius, người mà được lệnh vua đem đứa bé có gót chân đỏ vào núi rừng giết chết. Hầu cận này tình cớ thấy gót chân vua, khi vua bước qua một tảng đá cuội trên dòng suối cạn. Hầu cận này đã già, nhưng vẫn nhớ chuyện ngày xưa. Vua Oedipus nghe được chuyện, biết chính mình là kẻ đã giết cha ruột. Vua Oedipus nghe được câu chuyện ngày xưa của mình. Về cung điện, bỏ ăn bỏ ngủ ba ngày đêm liên tiếp. Chuyện kinh hoàng không thể nói nên lời.

Ngày kia, vua Oedipus không chịu nỗi cắn rứt lương tâm, không muốn thấy Jocasta, Antigone, Ismene, Eteocles. Vua Oedipus Rex bèn dùng tay móc cặp mắt của mình. Trọn đời mù lòa. Ông bỏ cung điện mà lang thang trong rừng sâu núi thẳm. Cô gái xinh đẹp nhất, Antigone thương cha mình tự dưng nổi điên mà tự làm đui mù, nên Antigone khóc nức nở mà chạy theo cha vào rừng sâu núi thẳm.  Một lòng hiếu thảo vô biên, nhưng cô không hiểu tại sao cha mình, từ khi đui mù thì lại tìm cách xa lánh, không muốn nói chuyện gì với cô hết, ngày đêm than khóc mà thôi.

Cho tới ngày kia vua Oedipus chết héo rủ trong một ngôi đền Eumenides ở Colone. Chôn cất cha xong, Antigone trở về Athens. Antigone bị bắt, rồi Thượng hội Đồng kết án tử nàng. Bắt giam sống trong ngôi nhà mồ của dòng họ. Cửa nhà mồ bị bít kín, ngày đêm dưới mộ sâu, Antigone chiu không nỗi thảm cảnh xảy ra liên tiếp cho đời mình. Antigone đành quyên sinh. Dân làng sau đó lập một ngôi mộ mới chôn nàng. Nhưng tại ngôi mộ của cô gái đầy lòng hiếu thảo với cha, lòng thương anh và mẹ, có một loài hoa lạ mọc trên ngôi mộ của mình. Dân thành Athenes không dám gọi thẳng là tên Antigone, mà người ta gọi tắt là hoa Tigone.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

69#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:57:49 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa bất tử
"Cổ tích" buồn của một loài hoa
Hoa bất tử - một loài hoa không xa lạ gì với chúng ta, nhất là những người đang yêu. Thế nhưng không phải ai cũng đã có cái may mắn được nghe câu chuyện về loài hoa này, với một câu chuyện tình đẫm nước mắt của một chàng trai nghèo khổ với một cô gái xinh đẹp...


Chuyện kể rằng có một đôi trai gái yêu nhau thắm thiết. Một ngày nọ, người con gái ước ao có được chùm hoa quí ở trên một đỉnh núi cao nhiều người biết đến nhưng không sao hái được, vì nghe đâu, đỉnh núi rất cao, trong khi hoa thì chỉ nởvào mùa đông tuyết phủ dày đặc nhất. Như vậy, người nào muốn trở thành chủ nhân của loài hoa quí hiếm ấy sẽ phải vượt qua mọi con đường băng tuyết, chinh phục đỉnh núi cao nghìn mét mới hái được hoa.
Chiều lòng người yêu, chẳng quản gian khổ nhọc nhằn, chàng trai đã từ biệt cô gái vào một ngày đầu xuân băng giá đang tan, để lặn lội đến nơi có chùm hoa quí. Khi tới chân núi, tuyết trời đã sang thu, chàng quyết tâm ngay lập tức trèo lên đỉnh núi để kịp mang hoa quí về cho người yêu đúng vào mùa xuân để kỉ niệm tròn một năm họ xa nhau.
Chàng leo, leo mãi từ mõm đá sắc nhọn này đến mõm đá sắc nhọn khác, mặc cho mưa rơi, mặt cho tuyết phủ, mặc cho băng giá quây quanh chàng vẫn trèo, mặt hướng về phía đỉnh núi cao, bò rạp cả thân hình xuống để tập trung mọi sức lực trèo lên đỉnh núi. Đói, khát, lạnh cóng... Không làm chàng lùi bước.
Cho đến một ngày đông có ánh mặt trời le lói, chàng trai đã hoàn toàn kiệt sức và không thể trèo lên đỉnh núi cao nữa. Chàng quay xuống vào đúng cái ngày tròn một năm xa cách người yêu trong tư thế quỳ rạp xuống, nhưng gương mặt vẫn hướng về phía đỉnh núi mà người ta lưu truyền là có loài hoa quí. Chàng tắt thở vì kiệt sức.
  Và kì lạ thay, nơi chàng trai ngã xuống đã mọc lên một chùm hoa đỏ thắm như máu con tim, có thân mềm yếu nằm rạp xuống đất, nhưng đóa hao lại tươi thắm sắc đỏ và vươn về phía có đỉnh núi. Về sau, người ta lại tìm thấy loài hoa lạ nơi nấm mồ chàng trai trẻ và để kỉ niệm mối tình bất diệt của chàng người đời đã đặt tên cho loài hoa ấy là hoa bất tử.
Hoa bất tử chẳng ai bán mà cũng chẳng ai mua. Người dân ở vùng núi cao nơi chàng trai hi sinh vì tình yêu đả lên núi ngắt lấy đóa hoa màu đỏ thắm vì chẳng thể lấy được cành hoa mềm rũ, yếu ớt, nên họ chỉ ngắt lấy bông hoa đem về phơi khô làm thuốc uống và quà tặng. Cũng thật kì lạ, khi phơi những đóa hoa ấy dưới nắng mặt trời thì bông hoa se lại và cánh thêm tươi thắm sắc màu. Người dân lấy những cành cây vót nhọn đầu và cắm hoa bất từ khô lên đó, làm những chiếc lá giả quanh cành cây tạo nên những cành hoa thật đẹp, và họ đem tặng nhau vào những dịp lễ hội. Còn những cặp trai gái lấy đó làm tặng truyền thống quý báu vào ngày Lễ tình nhân 14/2.

Có nơi gọi hoa bất tử là cúc dại, hoa tình yêu. Song, dẫu với tên gọi nào thì nó vẫn luôn mang trong mình một ý nghĩa cao đẹp: Tình yêu là bất tử, giống như hoa bất tử - loài hoa không bao giờ chết trong gian khổ khó khăn

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

70#
 Tác giả| Đăng lúc 5-12-2011 21:59:35 | Chỉ xem của tác giả
Truyền thuyết hoa sen
Tôi bắn một mũi tên lên không gian
Nó rớt xuống đất tôi không biết ở đâu
Vì nó bay nhanh quá tôi mõi mắt
Không thể theo dõi nó trong khi nó bay
Lâu về sau trên một cành sen
Tôi tìm thấy mũi tên còn nguyên vẹn trên một cành sen .

Chuyện xưa kể rằng…
Có một vị vua trị vì vương quốc nọ rất yêu cảnh vật thiên nhiên nên nhà vua dành khá nhiều thời gian để tìm đến với cây cỏ ruộng đồng. Nhà vua đã đi rất nhiều nơi và tìm hiểu dân tình.
Ngày nọ ngài dừng chân trên một đồng cỏ rộng vì trời mưa rất to. Những cơn mưa như không ngớt hạt cứ thay nhau trút xuống đồng cỏ để biến cả một vùng rộng lớn thành hồ rộng mênh mang…

Rồi cơn mưa cũng qua đi. Nắng ấm chan hòa khắp nơi.
Những bông hoa đồng nội thi nhau khoe sắc lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
Nhà vua đắm hồn mình trong cảnh vật chung quanh và phát hiện ra một tiếng hát véo von lan tỏa trên mặt nước xôn xao… Ngài lần theo tiếng hát và bắt gặp một cô gái thôn dã đang cắt cỏ trên đồng rộng. Người con gái có khuôn mặt trắng hồng giấu trong chiếc khăn choàng nâu. Dáng vẻ đó thanh thoát nhẹ nhàng và toát lên vẻ thánh thiện.

Không kìm được lòng mình nhà vua bật lên lời yêu thương.
Đáp lại người con gái ấy cứ hát, lời hát của tình yêu say mê mảnh đất đã nuôi dưỡng nàng lớn lên. Và nàng tuông chạy … Đôi chân trần lướt trên đồng cổ còn loáng nước và để lại một mùi hương thoang thoảng nồng nàn…

Nhà vua cho quân lính đuổi theo và đến ngôi làng của nàng, vào trong túp lều nghèo nàn của nàng và xin phép cha mẹ nàng rước nàng đi. Người con gái ấy đã ngưng tiếng hát và ngước cặp mắt trong veo nhìn đức vua. Đôi mắt lóng lánh ánh nước.

Nàng được đưa về cung, được khoác lên mình gấm vóc lụa là. Đôi chân trần được mang những đôi hài đính ngọc châu.
Nhưng nàng không hát nữa. Khuôn mặt nàng u sầu. Dáng vẻ nàng héo rũ. Nàng chỉ ngồi bên cửa sổ suốt ngày với ánh mắt hướng về những đồng cỏ xa xăm loang loáng nước.

Nhà vua tìm đủ mọi cách để nàng hát.
Tìm mọi cách để nàng vui. Thậm chí xây bên bệ cửa sổ một hồ nước nhỏ để nàng ngắm cảnh.  Nhưng Nàng vẫn không hát.Nhà vua không quan tâm tới nàng được vì còn bao việc phải lo.

Cho đến một ngày kia…
Nhà vua chợt nhớ tiếng hát véo von của nàng nên đã tìm đến căn phòng cao sang trong lâu đài của mình.Nhà vua nhận ra căn phòng tỏa hương thơm ngào ngạt. Và cạnh cửa sổ, trong hồ nước nhỏ có một thân cây đang vươn cao tỏa hương từ những cánh hoa phớt hồng. Nhà vua nâng cành hoa lên và nhận ra những chiếc gai nhọn bé nhỏ đâm nhẹ vào tay mình đau buốt. Những cánh hoa như hé mở đón ngọn gió mai và mỏng manh sắp rời rụng.

Nhà vua nhìn quanh và không tìm đâu được người con gái mình đã mang về từ đồng cỏ.
Từ trong xa xăm nhà vua nghe như có tiếng hát của nàng cất lên từ đồng cỏ. Tình yêu của đức vua, sự giàu sang quý phái đã không thể bắt nàng lìa xa quê hương mình.
Người sai quân lính mang cây hoa về đồng cỏ …
Và từ đó hoa mọc lan khắp nơi. Dân gian xem hoa như biểu tượng của tín ngưỡng và tượng trưng cho hình ảnh người dân quê chân lắm tay bùn. Tâm hồn họ trong sáng thánh thiện “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Hoa sen - lời từ chối tình yêu là vậy!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách