Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Lịch Sử] Ngày Dài Nhất | Cornelius Ryan (hoàn)

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 16:25:22 | Chỉ xem của tác giả
Quân Mỹ có nhiệm vụ giữ cánh phải của khu vực đổ bộ, trong khi quân Anh giữ cánh trái. Nhưng nhiệm vụ của lính dù Mỹ nặng nề hơn: trên vai họ là số phận của cả bãi Utah.

Chướng ngại chính ngăn cản thành công của cuộc đổ bộ lên Utah là dải nước có tên sông Douve. Công binh của Rommel đã tận dụng lợi thế của Douve và phụ lưu chính Merderet để biến nó thành một phần của các biện pháp chống đổ bộ. Những chướng ngại nước này chảy qua phần đất thấp của Cherbourg có hình như ngón tay cái về phía nam và tây nam qua khu đất trũng, nối với kênh Carentan ở gốc của bán đảo và đổ vào Eo biển Anh gần như song song với sông Vire. Bằng việc kiểm soát con đập La Barquette tuổi đời nhiều thế kỉ nằm ngay phía trên thị trấn Carentan vài km, quân Đức đã làm ngập nhiều vùng đất khiến cho bán đảo giờ trở nên lầy lội, gần như bị chia tách với phần còn lại của Normandy. Do đó, giữ những con đường và cây cầu chạy qua những khu vực bỏ hoang đó, chúng có thể kìm chân lực lượng đổ bộ và thậm chí đánh bại họ. Nếu cuộc đổ bộ diễn ra ở vùng bờ biển phía đông, quân Đức tiến đánh từ phía bắc và tây có thể khép chặt vòng vây và đẩy những người tấn công xuống biển.

Đó ít nhất là chiến thuật chung. Nhưng quân Đức không có ý định cho phép cuộc đổ bộ phát triển tới mức ấy; chúng đã thực hiện một biện pháp triệt để hơn là làm ngập hơn 30km2 khu đất trũng phía sau các bãi biển trên bờ đông. Bãi Utah nằm gần như chính giữa những cái hồ nhân tạo đó. Chỉ có một cách để Sư đoàn Bộ binh 4 (cùng với xe tăng, pháo binh, xe cơ giới và hậu cần) có thể tiến vào sâu trong đất liền là qua 5 con đường xuyên qua đầm lầy. Và pháo binh Đức khống chế những con đường đó.

Phòng thủ bán đảo và những chướng ngại thiên nhiên này là 3 sư đoàn Đức: Sư đoàn 709 ở phía bắc và dọc bờ biển phía đông, Sư đoàn 243 bố trí ở bờ biển phía tây, và Sư đoàn 91 mới đến ở trung tâm và xung quanh gốc của bán đảo. Ngoài ra, nằm phía nam Carentan trong tầm tấn công là một trong những đơn vị Đức rắn nhất ở Normandy – Trung đoàn Dù số 6 dưới quyền Nam tước von der Heydte. Chưa kể tới các đơn vị Hải quân phụ trách các cụm pháo bờ biển, các đơn vị phòng không của Luftwaffe và số quân ở lân cận Cherbourg, quân Đức có thể gần như ngay lập tức tung ra 40.000 lính để ngăn chặt bất kì cuộc tấn công nào của Đồng minh. Trong khu vực phòng thủ dày đặc này, Sư đoàn Đổ bộ đường không 101 của Thiếu tướng Maxwell D. Taylor và Sư đoàn Đổ bộ đường không 82 của Thiếu tướng Matthew B. Ridgway được giao nhiệm vụ quan trọng là thiết lập và giữ vững một “đầu cầu” – một dải phòng ngự chạy từ khu vực bãi Utah tới phía tây dọc theo gốc của bán đảo. Họ sẽ dọn đường cho Sư đoàn 4 và giữ đến khi được giải toả. Trong và quanh bán đảo, lính dù Mỹ bị áp đảo với tỉ số hơn 3 trên 1.



Bố trí các đơn vị Đức trên bán đảo Cherbourg.

Trên bản đồ khu đầu cầu trông giống như một vết chân trái rộng với mũi hướng về phía bờ biển, ngón chân cái ở đập La Barquette và gót ở xa hơn phía sau các đầm lầy của Merderet và Douve. Nó dài 19km, rộng 11km ở chỗ mũi và rộng 6,5km ở gót. Đây là một khu vực quá lớn cho 13.000 người bảo vệ, nhưng phải được chiếm giữ trong không đầy 5 giờ.

Quân của Taylor sẽ phải đánh chiếm trận địa pháo 6 khẩu ở St-Martin-de-Varreville, gần như ở ngay phía sau bãi Utah và giành lấy 4 trong số 5 con đường giữa khu vực này và làng Poupeville. Cùng lúc đó, các cây cầu và bến vượt dọc sông Douve và kênh Carentan, đặc biệt là đập La Barquette phải bị chiếm giữ hoặc phá hủy. Trong khi Những chú đại bàng gầm thét của Sư đoàn 101 chiếm những mục tiêu trên, quân của Ridgway phải giữ phần gót và cạnh trái của bàn chân. Họ sẽ bảo vệ các điểm vượt sông ở Douve và Merderet, làm chủ Ste-Mere-eeglise và chiếm lĩnh các vị trí phía bắc thị trấn để ngăn chặn đối phương phản kích vào bên sườn khu đổ bộ.

Các sư đoàn đổ bộ đường không còn một nhiệm vụ quan trọng nữa. Họ phải quét sạch quân địch ở các bãi đổ bộ dành cho các chuyến tàu lượn tăng viện cho quân Mỹ - cũng như đối với quân Anh - vào trước bình minh và một chuyến nữa vào buổi chiều tối. Theo kế hoạch chuyến đầu tiên với hơn 100 tàu lượn sẽ tới lúc 4:00 sáng.

Ngay từ đầu quân Mỹ đã phải hứng chịu thử thách. Cũng giống người Anh, các sư đoàn Mỹ bị phân tán nghiêm trọng. Chỉ có một trung đoàn nhảy dù chính xác, Trung đoàn 505 Sư đoàn 82. Sáu mươi phần trăm trang thiết bị bị thất lạc, bao gồm phần lớn điện đài, súng cối và đạn dược. Còn tệ hơn, nhiều người cũng bị lạc. Họ cách xa bất kì vật chuẩn nào có thể nhận ra được hàng cây số, bối rối và đơn độc. Hành trình của máy bay từ tây sang đông chỉ mất 12 phút để đi hết bán đảo. Nhảy quá muộn là rơi xuống biển, nhảy quá sớm là rơi vào đâu đó giữa bờ tây và khu vực ngập nước. Một số bị thả lạc tới mức họ còn rơi gần bờ tây bán đảo hơn là khu đổ bộ ở phía đông. Hàng trăm binh lính với trang bị nặng tiếp đất ở khu vực lầy lội nguy hiểm của sông Merderet và Douve. Nhiều người chết đuối, một số ở độ sâu dưới 0,6m. Những người khác nhảy quá muộn, lao vào màn đêm mà họ tưởng là Normandy và đã chết dưới biển.

Cả một nhóm của Sư đoàn 101 – khoảng 15 đến 18 người – đã hy sinh như thế. Binh nhất Louis Merlano trên chiếc máy bay tiếp theo rơi xuống một bãi cát phía trước là tấm biển “Achtung Mine!”. Anh là người thứ hai trong nhóm nhảy. Trong bóng đêm Merlano có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ lặng lẽ. Anh đang nằm trên một đụn cát bao bọc bởi các vật cản chống đổ bộ của Rommel. Nằm đó nín thở, Merlano nghe thấy tiếng kêu gào ở xa. Sau này anh mới biết tiếng kêu đó đến từ biển, nơi 11 người còn lại trên máy bay đang chết đuối.

Merlano nhanh chóng rời bãi biển, mặc kệ khả năng nó đã bị gài mìn. Anh trèo qua hàng rào dây thép gai và chạy tới một hàng rào cây. Ai đó đã ở đây; Merlano không dừng lại. Anh băng qua đường và bắt đầu trèo lên bức tường đá. Ngay sau đó anh nghe thấy tiếng kêu đau đớn phía sau. Merlano quay lại. Một khẩu súng phun lửa đã thiêu cháy hàng rào cây anh vừa đi qua, và trong lửa hiện lên bóng dáng của một lính dù. Choáng váng, Merlano chúi xuống nấp sau tường. Ở phía bên kia có tiếng quát tháo của lính Đức và tiếng súng máy. Merlano đã bị kẹt giữa một khu vực phòng thủ dày đặc với quân Đức ở khắp nơi xung quanh. Anh chuẩn bị để chiến đấu cho mạng sống của mình. Có một việc anh phải làm trước. Merlano, người đã được phối thuộc cho một đơn vị thông tin, lôi trong túi ra cuốn sổ liên lạc kích thước mỗi chiều 5cm ghi mã và mật khẩu trong 3 ngày. Anh cẩn thận xé cuốn sổ và nhai nuốt từng trang một.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:40:54 | Chỉ xem của tác giả
Ở phía bên kia của đầu cầu binh sĩ đang lúng túng trong những đầm lầy tối đen. Khu vực Merderet và Douve rải rác đầy những chiếc dù đủ màu sắc và ánh sáng yếu ớt của những bó vật dụng lấp ló kì quái trên những mặt hồ và đầm lầy. Những người lính rơi xuống từ trên trời, mất hút giữa những đám bọt nước trên mặt hồ. Một số không bao giờ xuất hiện nữa. Những người khác quẫy đạp, thở hổn hển tìm không khí và cố cắt những sợi dây buộc dù và trang bị đang lôi họ xuống.

Cũng giống như cha tuyên úy John Gwinnett của Sư đoàn 6 Anh cách đó 80km, cha tuyên úy Sư đoàn 101, Đại úy Francis Sampson rơi xuống một khu đất hoang. Nước ngập quá đầu ông. Vị linh mục bị đống vật dụng dìm xuống và chiếc dù bị gió thổi mạnh vẫn bập bung trên đầu. Ông cuống cuồng cắt các thứ trên người, kể cả bộ đồ làm lễ. Rồi với chiếc dù như một cánh buồm lớn, ông bị lôi đi gần 90m cho tới khi dừng lại ở chỗ nước nông. Kiệt sức, ông nằm đó trong 20 phút. Sau cùng, bất chấp súng máy và súng cối bắt đầu bắn tới, Cha Sampson quay lại chỗ rơi xuống lúc đầu và kiên trì mò tìm bộ đồ làm lễ. Đến lần thứ năm ông tìm được nó.

Không quá lâu sau này, khi Cha Sampson nghĩ lại về những gì vừa trải qua, ông nhận ra lời kinh Ăn năn (Act of Contrition) mà mình đọc vội vã trong lúc vật lộn với dòng nước thực tế là lời cầu nguyện trước bữa ăn.

Từ vô số những cánh đồng và bãi cỏ nằm giữa biển và vùng ngập nước, lính Mỹ tập hợp lại trong đêm tối, không phải bằng tiếng tù và đi săn mà bằng một cái bấm. Sinh mạng họ phụ thuộc vào thứ đồ chơi trẻ con bằng thiếc hình con cá chỉ đáng giá vài cent này. Một tiếng bấm được trả lời bằng hai tiếng và với riêng Sư đoàn 82, một mật khẩu. Hai tiếng bấm được trả lời bằng một. Sau tín hiệu đó, những người lính rời chỗ nấp, gốc cây và rãnh đất, bên tường nhà chào đón lẫn nhau. Thiếu tướng Maxwell D. Taylor và một người lính đầu trần không rõ tên gặp ở góc hàng rào và nhiệt tình ôm chầm lấy nhau. Một số lính dù tìm được ngay đơn vị của mình. Những người khác lại thấy những gương mặt lạ trong đêm, và sau đó là thứ quen thuộc đầy an ủi - lá cờ Mỹ nhỏ đính bên cánh tay.



Thiếu tướng (sau này là Đại tướng) Maxwell Davenport Taylor, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Đổ bộ đường không 101 Mỹ.

Sự lộn xộn là thứ mà những người này chấp nhận nhanh chóng. Những cựu binh của Sư đoàn 82 với kinh nghiệm đổ bộ đường không ở Sicily và Salerno biết điều gì sẽ đến. Sư đoàn 101 trong lần nhảy đầu tiên quyết tâm không để thua kém đơn vị bạn có tiếng hơn này. Tất cả cố gắng phung phí thời gian ít nhất có thể vì họ không có thời gian để mà phung phí. Ai may mắn biết mình ở đâu thì nhanh chóng tập hợp và tiến đến mục tiêu. Những người lạc đơn vị thì gia nhập những nhóm nhỏ tạo thành từ các đại đội, tiểu đoàn và trung đoàn khác nhau. Lính Sư đoàn 82 được chỉ huy bởi các sĩ quan Sư đoàn 101 và ngược lại. Cả hai sư đoàn sát cánh chiến đấu với nhau, trong nhiều trường hợp là để giành những mục tiêu mà họ chưa từng nghe tới.

Hàng trăm binh sĩ thấy mình lọt giữa những cánh đồng nhỏ, bao bọc bởi những hàng cây cao. Cánh đồng là một thế giới nhỏ yên tĩnh, tách biệt và rùng rợn. Ở trong đó mỗi bóng đen, mỗi tiếng sột soạt, mỗi tiếng cành cây gãy đều có thể là kẻ thù. Binh nhì Dutch Schultz ở một nơi tối tăm như thế đã không tìm được đường. Anh quyết định dùng cái bấm. Ngay từ tiếng đầu tiên anh đã nhận được câu trả lời không hề mong đợi: một tràng súng máy. Anh lao mình xuống đất, chĩa khẩu súng trường M1 về hướng đó và bóp cò. Không có gì xảy ra. Anh đã quên nạp đạn. Khẩu súng máy tiếp tục bắn và Dutch chạy tới nấp ở hàng cây gần nhất.

Anh thận trọng quan sát cánh đồng một lần nữa. Và rồi có tiếng cành cây gãy. Dutch cảm thấy một giây căng thẳng tột độ, nhưng anh bình tĩnh trở lại khi thấy đại đội trưởng của mình, Trung úy Jack Tallerday xuất hiện. “Cậu đấy à, Dutch?”, Tallerday hỏi khẽ. Schultz vội vã đi theo. Họ cùng rời cánh đồng và nhập với một nhóm mà Tallerday đã tập hợp được. Đó là những binh sĩ thuộc Sư đoàn 101 và từ cả 3 trung đoàn của Sư đoàn 82. Lần đầu tiên kể từ lúc nhảy Dutch cảm thấy nhẹ nhõm. Anh không còn đơn độc nữa.

Tallerday di chuyển dọc hàng rào trong khi cả nhóm tản ra phía sau anh. Không lâu sau họ nghe có tiếng động và thấy một toán người tiến lại phía mình. Tallerday dùng chiếc bấm và nghĩ là anh đã nghe thấy tiếng bấm trả lời. “Khi cả 2 nhóm chạm mặt nhau”, Tallerday kể, “những chiếc mũ sắt cho thấy rõ ràng họ là lính Đức”. Và rồi diễn ra một trong những tình huống kì quặc và hiếm thấy nhất trong chiến tranh. Cả hai nhóm im lặng đi qua nhau trong chết lặng mà không nổ một phát súng nào. Khi khoảng cách tăng dần, bóng dáng họ bị màn đêm che khuất như thể chưa bao giờ tồn tại.



Lính dù Mỹ ở Normandy.

Đêm nay trên khắp vùng Normandy lính dù và quân Đức chạm nhau một cách đột ngột. Trong những cuộc đụng độ ấy sinh mạng mỗi người phụ thuộc vào việc họ giữ được bình tĩnh và khoảnh khắc ngắn ngủi để bóp cò. Cách Ste-Mere-eeglise 4,8km, Trung úy John Walas Sư đoàn 82 gần như đụng phải một lính Đức trong ổ súng máy. Trong một khoảnh khắc hãi hùng, họ nhìn chăm chăm vào nhau. Rồi tay lính Đức phản ứng. Hắn bắn thẳng vào Walas. Viên đạn găm trúng quy lát trên khẩu súng trường của trung úy đang nằm ngay trước cổ họng, sát tay anh và bật đi. Cả hai cùng quay người bỏ chạy.

Có một người, Thiếu tá Lawrence Legere ở Sư đoàn 101 đã ứng biến nhờ khả năng ăn nói của mình. Trên một cánh đồng giữa Ste-Mere-eeglise và bãi Utah, Legere tập hợp được một nhóm và đang dẫn họ tới mục tiêu định trước. Đột nhiên anh bị hỏi bằng tiếng Đức. Legere không biết tiếng Đức nhưng lại nói trôi chảy tiếng Pháp. Trong khi những người khác ở cách phía sau vẫn chưa bị lộ, Legere trong bóng tối giả vờ là một nông dân trẻ, giải thích mau lẹ bằng tiếng Pháp rằng anh vừa ghé thăm người yêu và đang trên đường trở về. Anh xin lỗi vì đã ra ngoài trong giờ giới nghiêm. Vừa nói, Legere vừa bóc lớp băng dính dán trên quả lựu đạn để giữ chốt không bị tuột. Vẫn tiếp tục trò chuyện, anh rút chốt, ném lựu đạn và nhào ngay xuống đất. Anh thấy mình đã hạ được 3 lính Đức. “Khi tôi quay lại với nhóm nhỏ dũng cảm của mình”, Legere nhớ lại, “tôi thấy họ đã tản ra khắp nơi”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:42:44 | Chỉ xem của tác giả
Có những khoảnh khắc rất buồn cười. Trong một vườn cây tối om cách Ste-Mere-eeglise 1,5km, Đại úy Lyle Putnam, bác sĩ phẫu thuật của một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 82 thấy mình hoàn toàn đơn độc. Anh thu thập các dụng cụ quân y và bắt đầu tìm đường ra. Gần hàng rào anh thấy một bóng người đang thận trọng đi tới. Putnam khựng lại, ngả người về phía trước và đọc mật khẩu của Sư đoàn 82, “Chớp”. Một giây im lặng, Putnam chờ ám hiệu tương ứng, “Sấm”. Thay vào đó, trong sự ngạc nhiên của anh, Putnam nhớ lại, người kia hét lên “Jesus Christ” và quay lại “bỏ chạy như một kẻ điên”. Bác sĩ bực đến mức quên luôn cả nỗi sợ. Cách đó 800m, bạn anh, Đại úy George Wood, cha tuyên úy Sư đoàn 82 cũng chỉ có một mình và đang bận rộn với chiếc bấm. Không thấy ai bấm trả lời. Rồi anh nhảy dựng lên vì sợ khi một giọng nói vang lên từ đằng sau: “Vì Chúa, mục sư ạ, dừng cái tiếng ồn khỉ gió này lại đi”. Kiềm chế, Wood  theo người lính dù rời khỏi đây.

Đến chiều hai người này sẽ ở trong trường học của bà Angeele Levrault ở Ste-Mere-eeglise để chiến đấu một cuộc chiến của riêng mình – một cuộc chiến mà bộ quân phục không làm nên sự khác biệt nào. Họ sẽ chăm sóc những người bị thương của cả hai phía.

Đến 2:00 sáng, mặc dù đã hơn 1 giờ trôi qua kể từ khi tất cả lính dù tiếp đất, nhiều nhóm nhỏ gồm những người ở khắp các đơn vị vẫn còn đang trên đường tiếp cận mục tiêu. Một nhóm trên thực tế đã tấn công mục tiêu được phân công, một vị trí phòng ngự với hầm hào, súng máy và pháo chống tăng ở làng Foucarville ngay sau bãi Utah. Vị trí này hết sức quan trọng, nó kiểm soát mọi sự di chuyển trên con đường chính chạy phía sau khu vực bãi Utah mà xe tăng đối phương có thể lợi dụng để đánh vào đầu cầu. Cần 1 đại đội để tấn công Foucarville nhưng mới chỉ có 11 người dưới quyền Đại úy Cleveland Fitzgerald tới nơi. Fitzgerald quyết định tấn công mà không đợi thêm quân. Trong trận đánh này, trận đánh đầu tiên được ghi chép lại của Sư đoàn 101 trong D-Day, Fitzgerald và đồng đội đã tiếp cận được tới sở chỉ huy của địch. Đó là một trận chiến ngắn ngủi đẫm máu. Fitzerald bị bắn trúng phổi, nhưng khi gục xuống anh cũng hạ được tên Đức. Cuối cùng những lính Mỹ ít hơn phải rút lui ra ngoài chờ trời sáng và viện binh đến. Họ không biết rằng 9 lính dù đã tới Foucarville khoảng 40 phút trước đó. Họ đã rơi vào chính cứ điểm. Giờ họ đang bị canh giữ trong một căn hầm, không biết gì về trận đánh, và nghe một tay lính Đức tập chơi harmonica.

Đó là những giây phút điên loạn đối với tất cả - đặc biệt là các vị tướng. Họ thiếu sĩ quan tham mưu, thiếu phương tiện liên lạc và thiếu quân. Thiếu tướng Maxwell Taylor thấy xung quanh ông có nhiều sĩ quan nhưng chỉ có 2 hay 3 người lính. “Chưa bao giờ lại có ít lính được chỉ huy bởi nhiều sĩ quan thế này”. Ông nói với họ.

Thiếu tướng Matthew B. Ridgway đang đơn độc trên cánh đồng, súng ngắn trong tay, tự thấy mình may mắn. Như ông nhớ lại sau này, “không có đồng đội thì ít nhất cũng không gặp kẻ thù”. Phó của ông, Chuẩn tướng James M “Jumpin Jim” Gavin, người lúc này đang nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 82 ở cách đấy vài km trong khu đầm lầy Merderet.



Thiếu tướng (sau này là Đại tướng) Matthew Bunker Ridgway (trái), Sư đoàn trưởng và Chuẩn tướng (sau này là Trung tướng) James Maurice Gavin (phải), Sư đoàn phó Sư đoàn Đổ bộ đường không 82 Mỹ.

Gavin cùng một số lính dù đang cố thu thập các gói trang bị rơi xuống đầm lầy. Chúng bao gồm điện đài, bazooka, súng cối và đạn dược mà Gavin rất cần. Anh biết đến sáng đầu cầu sẽ bị tấn công ác liệt. Giờ trong khi anh đang đứng ngập đến đầu gối trong nước lạnh, một mối lo khác đang đến. Anh không biết chắc mình đang ở đâu, và tự hỏi phải làm gì với những người bị thương đã gặp được nhóm và đang nằm trên bờ.

Gần một giờ trước, nhìn thấy ánh sáng đỏ và xanh ở xa phía bên kia hồ, Gavin đã cử phụ tá của mình, Trung úy Hgo Olson đi tìm hiểu. Anh hy vọng đó là tín hiệu tập hợp của 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 82. Olson vẫn chưa trở về và Gavin càng lúc càng lo lắng. Một trong những sĩ quan của anh, Trung úy John Devine đang trần như nhộng lặn ngụp ở giữa hồ để mò tìm các túi trang bị. “Mỗi lần lên bờ, anh ta đứng như một bức tượng trắng toát”, Gavin nhớ lại, “và tôi không thể không nghĩ là anh ta sẽ trở thành bia sống nếu bọn Đức nhìn thấy”.

Đột nhiên một bóng người chật vật đi tới từ đầm lầy. Người anh ta phủ đầy bùn và ướt nhẹp. Đó là Olson trở về để báo cáo có một đường xe lửa chạy thẳng ở bên kia, nằm trên bờ đường đắp cao chạy qua đầm lầy. Đây là tin tốt đầu tiên. Gavin biết chỉ có một đường xe lửa trong khu vực – đường xe lửa Cherbourg-Carentan chạy qua thung lũng Merderet. Vị tướng bắt đầu cảm thấy khá hơn. Lần đầu tiên anh biết mình đang ở đâu.

Trong một vườn táo phía ngoài Ste-Mere-eeglise, người sẽ phải giữ cửa ngõ phía bắc thị trấn – bên sườn đầu cầu đổ bộ Utah – đang bị đau và cố để không thể hiện ra. Trung tá Benjamin Vandervoort ở Sư đoàn 82 đã bị vỡ mắt cá khi nhảy, nhưng anh quyết định ở lại chiến đấu cho dù chuyện gì xảy ra.

Vận rủi đã đeo đuổi Vandervoort. Anh luôn thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh, đôi lúc quá nghiêm chỉnh. Không giống các sĩ quan khác, Vandervoort không bao giờ có một biệt danh nào hay cho phép mình có một quan hệ gần gũi, dễ dãi với binh sĩ như nhiều người hay làm. Normandy đã thay đổi tất cả - và hơn thế. Nó đã khiến anh trở thành “một trong những chỉ huy dũng cảm nhất, gan lì nhất mà tôi từng biết” như Thiếu tướng Matthew B. Ridgway sau này nhớ lại. Vandervoort sẽ chiến đấu với cái chân bị vỡ mắt cá thêm 40 ngày, sát cánh bên những người mà sự chấp nhận của họ là thứ anh mong muốn nhất.

Bác sĩ quân y của tiểu đoàn Vandervoort, Đại úy Putnam, vẫn đang dò dẫm sau cuộc chạm trán với người lính dù lạ ở hàng rào, tình cờ gặp trung tá và người của anh. Putnam vẫn còn nhớ rõ hình ảnh đầu tiên về Vandervoort mà anh thấy “Anh ta ngồi, trùm áo mưa, xem bản đồ nhờ ánh đèn pin. Anh ta nhận ra tôi và gọi tôi lại, khẽ đề nghị tôi xem chỗ mắt cá cho anh ta càng kín đáo càng tốt. Mắt cá của anh ấy rõ ràng là bị vỡ. Anh ta khăng khăng đòi chiếc bốt và chúng tôi buộc chặt nó lại”. Sau đó, trước sự chứng kiến của Putnam, Vandervoort nhặt khẩu súng trường và dùng nó như một cây nạng, bước từng bước. Anh nhìn những người lính xung quanh. “Nào”, anh nói, “lên đường thôi”. Anh bước đi trên cánh đồng.



Lính dù Sư đoàn 82 ở Normandy, D-Day.

Giống như những lính dù Anh ở phía đông, các lính dù Mỹ - hài hước, buồn phiền, sợ hãi và đau đớn – bắt đầu thực hiện công việc mà vì nó họ đã tới Normandy.

Đó là sự khởi đầu. Những người lính xung kích đầu tiên của D-Day, gần 18.000 quân Mỹ, Anh và Canada đang ở trên hai bên sườn của chiến trường Normandy. Ở giữa họ là 5 bãi đổ bộ và ngoài khơi, hạm đội với 5.000 tàu đang đều đặn tiến đến. Chiếc tàu đầu tiên, USS Bayfield chở theo chỉ huy Lực lượng U của Hải quân, Chuẩn đô đốc D. P. Moon giờ chỉ còn cách bãi Utah 19km và đang chuẩn bị thả neo.

Kế hoạch đổ bộ đang bắt đầu được triển khai một cách chậm rãi – và quân Đức vẫn mù tịt. Có nhiều lí do. Thời tiết, thiếu trinh sát (chỉ có vài máy bay được cử đến khu vực tập kết quân mấy tuần trước, và đều đã bị bắn hạ), niềm tin vững chắc vào việc cuộc đổ bộ sẽ diễn ra ở Pas-de-Calais, sự bối rối và chồng chéo của các mệnh lệnh và thất bại trong việc giải mã các thông điệp của quân kháng chiến, tất cả đều góp phần. Ngay cả các đài radar đêm đó cũng không phát hiện điều gì. Những trạm không bị ném bom đã bị nhầm lẫn bởi các bó “gây nhiễu” – những dải lá thiếc được máy bay Đồng minh thả xuống dọc bờ biển đã che phủ màn hình. Chỉ có một trạm báo cáo về. Nó chỉ cho biết “lưu thông bình thường trên Eo biển”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:45:02 | Chỉ xem của tác giả
Hai giờ đã qua tính từ lúc lính dù đầu tiên tiếp đất. Chỉ đến lúc này các chỉ huy Đức ở Normandy mới bắt đầu nhận ra điều gì đó hệ trọng có thể đang diễn ra. Những báo cáo đầu tiên bắt đầu tới rải rác và chậm chạp. Giống như một bệnh nhân sau khi bị gây mê, quân Đức đang tỉnh dần.

Đại tướng Erich Marcks đứng bên chiếc bàn dài nghiên cứu tấm bản đồ trải trước mặt. Các sĩ quan tham mưu đứng quanh ông. Họ đã ở đây từ lúc tổ chức tiệc sinh nhật, tóm tắt cho vị Tư lệnh Quân đoàn 84 về cuộc diễn tập ở Rennes. Mỗi lúc tướng quân lại yêu cầu một tấm bản đồ khác. Với sĩ quan tình báo của ông, Thiếu tá Friedrich Hayn thì Marcks đang chuẩn bị cho cuộc diễn tập như thể đó là một trận đánh thực sự, chứ không phải một cuộc đổ bộ giả định vào Normandy.

Trong khi họ đang bàn bạc thì chuông điện thoại kêu. Cuộc thảo luận ngừng lại khi Marcks nhấc ống nghe. Hayn nhớ lại rằng “cơ thể tướng quân dường như hoá đá lại khi ông nghe”. Marcks ra hiệu cho tham mưu trưởng nghe máy song song. Người đang gọi là Thiếu tướng Wilhelm Richter, Tư lệnh Sư đoàn 716 bảo vệ khu duyên hải phía trên Caen. “Lính dù đã đổ bộ xuống phía đông sông Orne”, Richter nói, “Phạm vi dường như là quanh Breeville và Ranville… dọc theo phía bắc rừng Bavent…”

Đây là báo cáo chính thức đầu tiên về cuộc tấn công của Đồng minh tới được một sở chỉ huy cấp cao của Đức. “Nó làm chúng tôi choáng váng như sét đánh”, Hayn kể. Lúc đó là 2:11 sáng (giờ mùa hè Anh).

Ngay lập tức Marcks gọi cho Thiếu tướng Max Pemsel, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 7. Lúc 2:15, Pemsel đặt Tập đoàn quân 7 vào Alarmstruffe II, cấp sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đó là 4 tiếng kể từ khi bắt được thông điệp Verlaine thứ hai. Cuối cùng Tập đoàn quân 7, đơn vị đảm trách khu vực xảy ra đổ bộ đã được báo động.

Pemsel không liều lĩnh. Ông đánh thức Tư lệnh Tập đoàn quân 7, Chuẩn thống chế Freidrich Dollmann. “Tướng quân”, Pemsel nói, “Tôi tin rằng đây là cuộc đổ bộ. Ngài có thể đến đây ngay được không?”.

Khi đặt ống nghe xuống, Pemsel sực nhớ ra một điều. Trong số hàng đống bản tin tình báo đã tới suốt buổi chiều có tin của một điệp viên ở Casablanca. Anh ta thông báo rõ ràng rằng cuộc đổ bộ sẽ diễn ra ở Normandy ngày 6 tháng 6.



Thiếu tướng (sau này là Trung tướng) Max Josef Johann Pemsel, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 7 Đức.

Trong khi Pemsel đang đợi Dollmann, Quân đoàn 84 tiếp tục báo cáo: …”Có thả dù ở gần Montebourg và St-Marcouf [trên bán đảo Cherbourg] … Một bộ phận đã giao chiến với địch”. * Không chần chừ, Pemsel gọi cho tham mưu trưởng của Rommel, Thiếu tướng Dr. Hans Speidel ở Cụm quân B. Lúc đó là 2:35.

* Có nhiều tranh cãi về thời điểm các phản ứng của quân Đức và thời điểm các bức điện được chuyển tới các sở chỉ huy. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu, Chuẩn thống chế Franz Halder, nguyên Tổng tham mưu trưởng Đức (giờ làm việc cho bộ phận nghiên cứu sử của quân đội Mỹ ở Đức) đã khuyên tôi “đừng tin vào bất kì thứ gì của bên tôi trừ khi nó khớp với các nhật ký chiến trường chính thức của các sở chỉ huy”. Tôi đã làm theo lời khuyên đó. Các mốc thời gian (lấy theo giờ mùa hè Anh), báo cáo và các cuộc điện thoại liên quan tới các hoạt động của quân Đức đều từ nguồn trên – TG.

Cùng thời điểm đó, Đại tướng Hans Von Salmuth ở sở chỉ huy Tập đoàn quân 15 gần biên giới Bỉ đang cố gắng tìm thông tin trực tiếp. Mặc dù phần lớn lực lượng của ông ở cách xa khu vực có đổ bộ đường không, có một sư đoàn - Sư đoàn 711 của Thiếu tướng Josef Reichert đang bố trí ở phía đông sông Orne, điểm tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 7 và Tập đoàn quân 15.

Nhiều thông điệp đã đến từ Sư đoàn 711. Một báo cáo rằng lính dù thực tế đã đổ bộ gần sở chỉ huy ở Cabourg; cái thứ hai cho biết giao tranh đang diễn ra khắp nơi xung quanh sở chỉ huy.

Von Salmuth quyết định tự mình kiểm tra. Ông gọi cho Reichert. “Cái quái gì đang diễn ra ở đây vậy?”, ông gặng hỏi.

“Tướng quân”, từ đầu dây bên kia vang lên giọng nói phiền não của Reichert, “nếu ngài cho phép, tôi sẽ để ngài tự nghe”. Dừng lại một chút, và rồi Von Salmuth có thể nghe thấy rõ tiếng xành xạch của súng máy.

“Cám ơn”, Von Salmuth nói rồi dập máy. Và ông cũng ngay lập tức gọi cho Cụm quân B, báo cáo rằng ở sư đoàn bộ 711 “có thể nghe thấy tiếng giao tranh hỗn loạn”.

Các cuộc gọi của Pemsel và Von Salmuth đến gần như cùng lúc, đã cung cấp cho tổng hành dinh của Rommel thông tin đầu tiên về cuộc tiến công của Đồng minh. Đó có phải là cuộc đổ bộ đã được chờ đợi từ lâu không? Không ai ở Cụm quân B lúc đó được chuẩn bị để trả lời. Thực tế, phụ tá hải quân của Rommel, Phó đô đốc Friedrich Ruge nhớ rõ ràng rằng trong số nhiều báo cáo về quân đổ bộ đường không “có một số nói chúng là những hình nộm bị tưởng lầm là lính dù”.

Bất kể là ai thì họ cũng đúng một phần khi nhận xét như vậy. Để gây thêm bối rối cho quân Đức, Đồng minh đã thả xuống phía nam vùng đổ bộ Normandy hàng trăm hình nộm cao su trông như thật, mặc như lính dù. Mỗi hình nộm được gắn theo một dây pháo sẽ phát nổ khi rơi xuống đất, gây ra cảm tưởng đó là tiếng súng. Trong hơn 3 giờ một số hình nộm đó đã đánh lừa Đại tướng Marcks tin rằng lính dù đã đổ bộ xuống Lessay, cách sở chỉ huy của ông khoảng 40km về phía tây nam.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:46:40 | Chỉ xem của tác giả
Đó là những giây phút kì quặc, hoang mang đối với các sĩ quan tham mưu của Von Rundstedt tại OB West ở Paris và của Rommel ở La Roche-Guyon. Báo cáo đến từ khắp nơi – những báo cáo thường thiếu chính xác, đôi khi khó hiểu và luôn trái ngược nhau. Tổng hành dinh Luftwaffe ở Paris cho biết “50 đến 60 máy bay 2 động cơ đang tới“ trên bầu trời bán đảo Cherbourg và lính dù đã đổ bộ “gần Caen”. Sở chỉ huy của Đô đốc Theodor Krancke - Marinegruppenkommando West (Bộ Tư lệnh Hải quân Mặt trận phía Tây) xác nhận có quân Anh nhảy dù và lo lắng chỉ ra rằng đối phương đã nhảy xuống gần một trong những trận địa pháo bờ biển, và rồi bổ sung rằng “một số dù là các hình nộm rơm”. Không báo cáo nào nhắc đến quân Mỹ ở bán đảo Cherbourg, mặc dù thời điểm đó trận địa pháo ở St-Marcouf ở ngay phía sau bãi Utah đã thông báo cho sở chỉ huy tại Cherbourg là một tá lính Mỹ đã bị bắt sống. Sau báo cáo đầu tiên vài phút, Luftwaffe gọi báo một tin khác. Họ nói quân dù đã nhảy xuống gần Bayeux. Thực tế vào thời điểm đó không có ai đổ bộ ở đấy.

Ở các sở chỉ huy người ta cố gắng đánh giá những chấm đỏ đang lan rộng trên bản đồ. Các sĩ quan Cụm quân B thông báo cho OB West những con số trái ngược, làm rối tung tình hình và đi đến những kết luận mà rất nhiều trong số đó khi so sánh với những gì thực sự xảy ra thì dường như không thể tin được. Ví dụ, khi quyền sĩ quan tình báo của OB West, Thiếu tá Doertenbach gọi cho Cụm quân B yêu cầu báo cáo, anh đã được tin là “Tham mưu trưởng đã bình tĩnh đánh giá tình hình” và “có khả năng những lính dù được báo cáo chỉ đơn thuần là các phi công ném bom phải nhảy dù”.

Tập đoàn quân 7 không nghĩ thế. Đến 3:00 sáng, Pemsel đã chắc chắn là Schwerpunkt – hướng chủ công – đang nhằm vào Normandy. Tấm bản đồ của ông cho thấy lính dù xuất hiện ở cả hai đầu của khu vực do Tập đoàn quân 7 đóng – trên bán đảo Cherbourg và ở phía đông sông Orne. Giờ cũng có cả những báo động từ các trạm của hải quân ở Cherbourg. Sử dụng thiết bị định hướng bằng âm thanh và radar, các trạm này phát hiện tàu thuyền cơ động trên vịnh Seine.

Theo suy nghĩ của Pemsel, không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc đổ bộ đang được tiến hành. Ông gọi cho Speidel. “Cuộc tấn công đường không”, Pemsel nói, “là giai đoạn đầu cho một hoạt động lớn hơn của kẻ thù”. Rồi ông nói thêm, “Có thể nghe thấy tiếng động cơ từ phía biển”. Nhưng ông không thuyết phục được tham mưu trưởng của Rommel. Câu trả lời của Speidel được ghi lại trong sổ liên lạc của Tập đoàn quân 7 là “các sự kiện chỉ giới hạn ở mức cục bộ”. Đánh giá mà ông cho Pemsel biết lúc đó được tóm tắt lại trong nhật ký chiến trường: “Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân B tin rằng đây không phải là một chiến dịch lớn”.

Thậm chí khi Pemsel và Speidel đang trao đổi, người lính dù cuối cùng trong số 18.000 quân đổ bộ đường không vẫn còn lơ lửng trên bầu trời Cherbourg. 69 tàu lượn chở quân, pháo và trang bị nặng chỉ vừa mới tiến vào bờ biển nước Pháp, hướng tới bãi đổ bộ của quân Anh gần Ranville. Và ngoài khơi Normandy 19km, chiến hạm Ancon, kỳ hạm của Lực lượng O dưới quyền Chuẩn đô đốc John L. Hall đã thả neo. Dàn hàng phía sau là đội tàu vận tải chở theo những binh sĩ sẽ đổ bộ đợt đầu lên bãi Omaha.

Nhưng ở La Roche-Guyon vẫn chưa có gì chỉ ra được quy mô cuộc tấn công của Đồng minh, và ở Paris OB West chấp nhận đánh giá tình hình đầu tiên của Speidel. Viên sĩ quan tác chiến tài năng của Rundstedt, Trung tướng Bodo Zimmermann khi biết về cuộc tranh luận của Speidel với Pemsey đã gửi điện đồng tình với Speidel: “Phòng Tác chiến OB West giữ ý kiến rằng đây không phải một cuộc tấn công đường không quy mô lớn, ngoài ra Đô đốc vùng Eo biển (sở chỉ huy của Krancke) đã báo cáo rằng kẻ địch thả nhiều hình nộm rơm”.

Khó mà trách được những sĩ quan này vì đã hoàn toàn nhầm lẫn. Họ ở cách chỗ chiến sự xảy ra nhiều km, hoàn toàn chỉ dựa vào những báo cáo được gửi đến. Chúng quá không đồng nhất và nhiều sai lạc đến nỗi ngay cả những sĩ quan có kinh nghiệm nhất cũng không thể định rõ được quy mô của cuộc đổ bộ đường không – hay bằng cách nào đó, nhận ra toàn bộ ý đồ tấn công của Đồng minh. Nếu đó là cuộc đổ bộ, liệu nó có nhằm vào Normandy không? Dường như chỉ có Tập đoàn quân 7 tin thế. Có thể quân nhảy dù đơn giản nhằm mục đích đánh lạc hướng cho cuộc đổ bộ thật sự nhằm vào Tập đoàn quân 15 của Đại tướng Hans von Salmuth ở Pas-de-Calais, nơi hầu như tất cả đều tin là Đồng minh sẽ tấn công. Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 15, Thiếu tướng Rudolf Hofmann tin tưởng cuộc tấn công sẽ diễn ra ở khu vực của mình tới mức ông đã gọi cho Pemsel và cá cược bữa tối. “Đây là vụ cá cược mà ông sẽ thua”, Pemsel trả lời. Vào lúc này cả Cụm quân B và OB West đều không đủ chắc chắn để đưa ra kết luận nào. Họ cho báo động vùng duyên hải và chỉ thị các biện pháp đối phó với quân dù. Đó là những gì ít ỏi có thể làm.



Quân Đức truy lùng lính dù Đồng minh.

Đến giờ, các bản tin đang tràn ngập các sở chỉ huy trên khắp Normandy. Một trong những vấn đề đầu tiên với nhiều sư đoàn là tìm chỉ huy của họ - những người đã lên đường tới Rennes. Mặc dù phần lớn đều nhanh chóng liên lạc được, hai người – Trung tướng Karl von Schlienben và Thiếu tướng Wilhelm Falley, chỉ huy các sư đoàn ở bán đảo Cherbourg đều không thể tìm thấy. Von Schlieben đang ngủ trong khách sạn ở Rennes còn Falley vẫn đang trên đường.

Đô đốc Krancke, Tư lệnh Hải quân Mặt trận phía Tây đang trong chuyến đi thị sát ở Bordeaux. Viên tham mưu trưởng đánh thức ông trong căn phòng khách sạn. “Lính dù đang đổ bộ gần Caen. OB West cho rằng đây là nghi binh và không phải cuộc tiến công thực sự, nhưng chúng tôi đang tập hợp tàu. Chúng tôi nghĩ đó là cuộc đổ bộ thật”. Krancke lập tức cho báo động lực lượng hải quân ít ỏi của ông và nhanh chóng lên đường về sở chỉ huy tại Paris.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:49:08 | Chỉ xem của tác giả
Một trong những người nhận lệnh của Krancke ở Le Harve là huyền thoại của Hải quân Đức. Thiếu tá Heinrich Hoffmann đã ghi danh mình với tư cách thuyền trưởng E-boat **. Gần như ngay khi chiến tranh bắt đầu, những phân đội tàu phóng lôi cao tốc mạnh mẽ của anh đã quần thảo khắp Eo biển, tấn công bất cứ tàu thuyền nào họ phát hiện. Hoffmann cũng đã chiến đấu trong trận Dieppe và táo bạo hộ tống các thiết giáp hạm Scharnhorst, Gneisenau, Prinz Eugen trong cuộc hành trình ấn tượng từ Brest tới Na Uy năm 1942.

** E-boat tức Enemy boat, được quân Đồng minh dùng để chỉ tàu phóng lôi của Hải quân Đức – chiangshan.

Khi mệnh lệnh từ sở chỉ huy tới, Hoffmann đang trên cabin chiếc tàu chỉ huy T-28 của Hải đội 5, chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ rải mìn. Anh lập tức cho gọi các thuyền trưởng. Họ đều còn trẻ, và mặc dù Hoffmann nói rằng “đây có thể là cuộc đổ bộ”, họ cũng không ngạc nhiên. Họ đã chờ đợi nó. Chỉ có 3 trong 6 tàu sẵn sàng, nhưng Hoffmann không thể đợi những chiếc kia nạp ngư lôi xong. Vài phút sau 3 chiếc tàu nhỏ rời Le Harve. Trên boong T-28, với chiếc mũ lưỡi trai trắng thủy thủ đội ngược như thường lệ, vị thiếu tá 34 tuổi chăm chú nhìn vào bóng đêm. Phía sau anh, 2 chiếc tàu dàn hàng ngang, theo sát mỗi hành động của chỉ huy. Chúng lao đi trong đêm tối với tốc độ hơn 23 hải lý/h – lặng lẽ tiến thẳng về nơi có hạm đội lớn nhất từng được tập hợp.



Một tàu phóng lôi của Hải quân Đức.

Ít nhất họ cũng đã vào trận. Có lẽ những người đang thất vọng nhất ở Normandy đêm nay là 16.242 binh sĩ dày dạn của Sư đoàn Panzer 21 từng tham gia Quân đoàn Phi Châu lừng danh của Rommel. Bị kẹt ở những ngôi làng, thôn xóm và khu rừng chỉ cách Caen 40km về phía tây nam, những người lính này gần như đang ngồi ngay bên rìa chiến trường, sư đoàn xe tăng duy nhất nằm trong tầm công kích trực tiếp đối với quân dù Anh và là đơn vị cựu binh duy nhất trong khu vực.

Kể từ lúc được báo động, sĩ quan và binh lính đã đứng sẵn bên các xe tăng, xe cơ giới, nổ máy sẵn, chờ lệnh lên đường. Đại tá Hermann von Oppeln-Bronikowski, chỉ huy trung đoàn xe tăng của sư đoàn không thể hiểu nổi sự trì hoãn này. Ngay sau 2:00 sáng ông đã bị Trung tướng Edgar Feuchtinger, Sư đoàn trưởng đánh thức. “Oppeln”, Feuchtinger thở hổn hển, “Thử tưởng tượng mà xem! Họ đã tấn công”. Ông tóm tắt tình hình cho Bronikowski và nói ngay khi nhận được lệnh Sư đoàn sẽ “lập tức quét sạch khu vực giữa Caen và bờ biển”. Nhưng sau đó không có thêm lời nào. Bronikowski tiếp tục chờ, càng lúc càng thấy bực mình và nóng ruột.

Cách đó hàng km, Trung tá Priller của Luftwaffe nhận được thông tin gây bối rối nhất. Anh và trợ thủ, Hạ sĩ Wodarrczyk đã đi ngủ lúc khoảng 1:00 ở căn cứ Phi đoàn Tiêm kích 26 gần Lille giờ trống trơn. Họ đã trút bỏ nỗi bực dọc đối với Bộ Chỉ huy Luftwaffe bằng mấy chai cô nhắc hảo hạng. Giờ trong giấc ngủ say Priller nghe thấy tiếng chuông điện thoại kêu như thể vọng đến từ một nơi xa lắm. Anh chậm chạp tỉnh giấc, tay trái dò dẫm tìm điện thoại đặt trên chiếc bàn cạnh giường.

Sở chỉ huy Quân đoàn Tiêm kích số 2 đang gọi. “Priller”, sĩ quan tác chiến nói, “có vẻ một cuộc tấn công đang diễn ra. Tôi đề nghị anh cho báo động cả phi đoàn”.

Vẫn còn ngái ngủ, cơn giận của Priller lập tức bùng phát trở lại. 124 máy bay dưới quyền anh đã bị chuyển khỏi Lille chiều hôm trước và giờ đây điều anh lo ngại đã xảy ra.

Những gì Priller đã tuôn ra, như anh nhớ lại, vô cùng khiếm nhã, sau khi hỏi người đối thoại rằng chuyện gì đang xảy ra với bộ chỉ huy Quân đoàn và cả Bộ Chỉ huy Luftwaffe, viên phi công kì cựu hét lên, “Anh nghĩ tôi còn cái chó gì để báo động? Tôi đã được báo động. Wodarrczyk đã được báo động! Nhưng lũ đầu đất các anh cũng biết là tôi chỉ còn có 2 máy bay!”. Anh dập máy.

Vài phút sau chuông điện thoại lại kêu. “Gì nữa?”, Priller quát. Vẫn là vị sĩ quan đó. “Priller thân mến”, ông nói, “tôi thực sự xin lỗi. Tất cả là nhầm lẫn. Không hiểu sao chúng tôi lại nhận được báo cáo sai. Mọi thứ đều ổn – không có cuộc đổ bộ nào”. Priller vẫn điên tiết đến mức không thể trả lời. Tệ hơn, anh không ngủ lại được nữa.

Bất chấp sự bối rối, do dự và thiếu quyết đoán ở các cấp chỉ huy cao, những lính Đức thực sự đụng phải đối phương đang phản ứng lại khá mau lẹ. Hàng nghìn quân đã chuyển động, khác với các vị tướng ở Cụm quân B và OB West, họ không nghi ngờ gì về việc cuộc tấn công đã diễn ra. Nhiều người đã giao chiến những trận đơn lẻ, mặt đối mặt kể từ lúc những lính Anh, Mỹ đầu tiên nhảy dù. Hàng nghìn người khác đã được báo động, chờ đợi trong những công sự phòng thủ bờ biển, sẵn sàng đánh trả cuộc đổ bộ bất kể nó diễn ra ở đâu. Họ lo sợ, nhưng cũng kiên quyết.  

Ở sở chỉ huy Tập đoàn quân 7, viên chỉ huy cao nhất không bị bối rối cho triệu tập các sĩ quan tham mưu. Trong căn phòng bản đồ được chiếu sáng rực rỡ, Thiếu tướng Pemsel đứng trước các sĩ quan. Giọng ông vẫn khẽ khàng và bình thản như thường. Chỉ những lời ông nói ra mới thể hiện mối quan tâm sâu sắc trong lòng. “Các vị, tôi tin chắc cuộc đổ bộ sẽ đến lúc bình minh. Tương lai phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ chiến đấu như thế nào trong ngày hôm nay. Tôi kêu gọi các vị hãy nỗ lực và cố gắng hết sức có thể”.

Ở Đức, cách đó 800km, người có lẽ sẽ đồng ý với Pemsel – người chỉ huy đã thắng nhiều trận nhờ khả năng nhìn thấu phi thường ngay cả những trường hợp khó hiểu nhất vẫn đang ngủ. Ở sở chỉ huy Cụm quân B, người ta cho rằng tình hình chưa nghiêm trọng đến mức phải gọi Thống chế Erwin Rommel.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:50:56 | Chỉ xem của tác giả
Những viện binh đầu tiên đã đến với quân đổ bộ đường không. Trong khu vực Sư đoàn 6 Anh, 69 tàu lượn đã hạ cánh, 49 chiếc ở đúng đường hạ cánh gần Ranville. Những đơn vị tàu lượn nhỏ đã đến lúc trước – đáng kể nhất là đơn vị của Thiếu tá Howard ở cầu và đội tàu lượn chở trang bị nặng cho sư đoàn – nhưng đây mới là đợt chính. Công binh đã làm nhiệm vụ khá tốt. Họ không đủ thời gian dọn sạch một bãi dài, nhưng chừng đó là đủ. Sau khi các tàu lượn hạ cánh, bãi đổ bộ là một quang cảnh khá ngoạn mục. Dưới ánh trăng trông nó giống như một nghĩa địa Daliesque. Xác tàu với những cái cánh rách nát, cabin bẹp dúm và phần đuôi tan tành nằm khắp nơi, tưởng như không ai có thể sống sót sau những vụ va chạm như thế, mặc dù thương vong khá thấp. Số người bị thương vì đạn cao xạ lớn hơn là do lúc hạ cánh.


Tàu lượn của quân Anh đổ bộ ở Ranville.

Đợt tàu này đã mang tới cho Sư đoàn trưởng 6, Thiếu tướng Richard Gale và ban chỉ huy của ông thêm nhiều quân, trang bị nặng và quan trọng nhất là những khẩu pháo chống tăng. Những người chui ra từ tàu lượn đã hình dung ra cảnh cánh đồng với hoả lực dày đặc của địch; thay vào đó họ thấy một sự im ắng lạ lùng. Hạ sĩ John Hutley, phi công lái chiếc Horsa đã chờ đợi một sự đón tiếp dữ dội và đã cảnh báo phi công phụ của anh, “Khi ta tiếp đất, hãy thoát ra nhanh nhất có thể và tìm chỗ nấp”. Nhưng dấu hiệu của chiến tranh duy nhất là những luồng sáng đủ màu của đạn vạch đường và tiếng súng máy ở đằng xa gần Ranville mà Hutley có thể nhìn và nghe thấy. Quanh anh bãi đổ bộ đang nhộn nhịp khi người ta lôi trang bị từ trong xác tàu và móc những khẩu pháo chống tăng vào sau xe jeep. Ở đây thậm chí còn có không khí hân hoan vì hành trình bằng tàu lượn đã kết thúc. Hutley và những người lính đi cùng ngồi lại trong cabin vỡ nát uống một tách trà trước khi lên đường tới Ranville.

Ở phía bên kia chiến trường Normandy, trên bán đảo Cherbourg, đợt tàu lượn đầu tiên vừa tới. Ngồi trên ghế phi công phụ của chiếc đi đầu là Sư đoàn phó 101, Chuẩn tướng Don Pratt, vị sĩ quan mà lúc còn ở Anh đã hoảng hốt khi có người đặt mũ lên chiếc giường ông đang ngồi. Pratt, như được người ta kể lại, đã “nhột như một cậu học sinh” khi bay chuyến tàu lượn đầu tiên. Trải ra phía sau là 32 tàu lượn theo đội hình 4 chiếc, mỗi chiếc được kéo bởi một máy bay Dakota. Đợt này mang theo xe jeep, pháo chống tăng, toàn bộ một đơn vị quân y không vận và thậm chí một xe ủi nhỏ. Trên mũi chiếc tàu lượn của Pratt sơn chữ “No. I” lớn. Một con “đại bàng gầm thét” to, phù hiệu Sư đoàn 101 và một lá cờ Mỹ được trang trí hai bên buồng lái. Trong đội hình đó, chuyên gia phẫu thuật Emile Natalle nhìn xuống những đám nổ, những chiếc xe cháy phía dưới và thấy “cả một màn lửa chào đón chúng tôi”. Những chiếc tàu lượn vẫn còn nối với máy bay lắc lư từ bên này qua bên kia lướt qua “màn đạn cao xạ đủ dày để hạ cánh lên”.

Không giống máy bay chở lính dù, các tàu lượn đến từ hướng Eo biển và tiến vào bán đảo từ phía đông. Chỉ vài giây sau khi bay qua bờ biển họ thấy đèn tín hiệu ở bãi đổ bộ Hiesville, cách Ste-Mere-eeglise 6,5km. Những sợi thừng nylon dài 300m lần lượt được tháo ra và những chiếc tàu lượn vòng xuống. Tàu của Natalle lỡ mất bãi đổ bộ và đâm vào một cánh đồng đầy “cây măng tây của Rommel” – những hàng cọc nặng cắm trên mặt đất làm vật cản chống tàu lượn. Ngồi trên chiếc jeep bên trong, Natalle nhìn chăm chăm qua ô cửa sổ nhỏ và quan sát cảnh tượng hãi hùng khi những chiếc cánh bị xén đứt và những chiếc cọc sượt qua vèo vèo. Sau đó là một tiếng rắc lớn và chiếc tàu lượn gãy đôi ngay phía sau chiếc jeep mà Natalle ngồi. “Tôi thoát ra rất dễ dàng”, anh nhớ lại.

Cách đó một quãng là xác chiếc tàu lượn “No. I”. Trượt trên đồng cỏ, những chiếc phanh không thể hãm lại tốc độ 160km/h, nó đã lao vào một hàng rào.

Natalle tìm thấy người phi công bị bắn ra ngoài nằm bên hàng rào với đôi chân bị gãy. Chuẩn tướng Pratt đã chết ngay lập tức, bị khung buồng lái vỡ nát đè lên người. Ông là sĩ quan cấp tướng đầu tiên đối với cả hai phe tử trận trong D-Day.



Chuẩn tướng Don Forrester Pratt, Sư đoàn phó Sư đoàn Đổ bộ đường không 101 Mỹ.

Pratt là một trong số ít thương vong của Sư đoàn 101 trong khi hạ cánh. Hầu như tất cả các tàu lượn của sư đoàn đã hạ xuống hoặc gần cánh đồng Hiesville. Mặc dù phần lớn đều bị hủy hoại, đa số các trang thiết bị chúng mang theo vẫn nguyên vẹn. Đây là một thành quả xuất sắc. Một số phi công mới chỉ có 3 hay 4 giờ luyện tập hạ cánh, và đều là vào ban ngày.  *

* Có sự thiếu hụt các phi công tàu lượn. “Có lúc chúng tôi không nghĩ là mình sẽ có đủ”, tướng Gavin nhớ lại, “trong cuộc tấn công ghế phi công phụ được bố trí một lính dù. Dường như không thể tin được, những người lính đó không được huấn luyện lái hay hạ cánh tàu lượn. Hôm 6 tháng 6, một số rơi vào tình thế phải điều khiển một tàu lượn chở đầy người và trang bị qua bầu trời dày đặc đạn cao xạ khi phi công chính đã bị thương. May mắn thay, những tàu lượn được sử dụng không quá khó để lái hay hạ cánh. Nhưng làm việc đó trong trận đánh đầu tiên thực sự là một điều khó khăn; hiển nhiên nó khiến người ta phải kính phục – TG.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:56:34 | Chỉ xem của tác giả
Mặc dù Sư đoàn 101 gặp may, Sư đoàn 82 đã không được thế. Sự thiếu kinh nghiệm của các phi công đã gần như gây ra thảm hoạ với 50 tàu lượn của sư đoàn. Không đầy một nửa trong số đó tìm được đúng bãi hạ cánh ở tây bắc Ste-Mere-eeglise; số còn lại lao vào những hàng rào và toà nhà, rơi xuống sông hoặc hạ xuống vùng đầm lầy Merderet. Trang bị và xe cộ cần thiết bị rải ra khắp nơi và số thương vong lên cao. Chỉ riêng phi công đã có 18 người chết trong những phút đầu tiên. Một tàu lượn chở đầy lính lao vút qua đầu Đại úy Robert Piper, sĩ quan quản trị Trung đoàn 505 và trước sự hãi hùng của anh, “loạng choạng quệt vào ống khói của một ngôi nhà, lao xuống sân sau, lộn nhào trên  mặt đất rồi đâm vào một bức tường đá dày. Thậm chí bên trong không có một tiếng kêu nào”.

Đối với Sư đoàn 82 đang khó khăn, việc số lớn tàu lượn bị phân tán là một tai hoạ. Sẽ mất hàng giờ để thu hồi và tập trung những khẩu pháo và đồ hậu cần ít ỏi đã tới nơi an toàn. Trong lúc ấy, lính dù phải chiến đấu với vũ khí cá nhân. Nhưng sau tất cả, điều đó là chuyện bình thường với lính dù: họ sẽ chiến đấu bằng những gì có thể cho tới khi được giải vây.

Lúc này Sư đoàn 82 giữ khu vực phía sau của đầu cầu – những cây cầu bắc qua sông Douve và Merderet – đã vào vị trí và sẵn sàng nghênh chiến với quân Đức. Họ không có xe cơ giới, không có pháo chống tăng, chỉ có vài khẩu bazooka, súng máy hay súng cối. Tệ hơn, họ không có được liên lạc thông tin. Họ không biết điều gì đang xảy ra xung quanh, vị trí nào đang được giữ và mục tiêu nào đã bị chiếm. Tình cảnh cũng tương tự với Sư đoàn 101 ngoại trừ việc vận may đã giúp họ lấy được phần lớn trang bị. Các binh sĩ của cả hai sư đoàn vẫn còn đang bị phân tán và tách biệt, nhưng các nhóm nhỏ đang tiến đánh các mục tiêu chính và các vị trí đang bắt đầu sụp đổ.

Ở Ste-Mere-eeglise, trong khi người dân sững sờ quan sát sau cửa sổ, lính dù Trung đoàn 505 Sư đoàn 82 thận trọng tiến qua những đường phố vắng tanh. Chuông nhà thờ đã ngừng kêu. Trên tháp chuông chiếc dù của Binh nhì John Steele buông rũ, thỉnh thoảng những đám tàn lửa từ ngôi biệt thự của M. Hairon lại bùng lên, làm nổi lên bóng dáng những hàng cây trên quảng trường. Đôi khi một phát đạn bắn tỉa réo lên giận dữ trong đêm tối, nhưng đó là âm thanh duy nhất; khắp nơi bao trùm một sự im ắng khó chịu.

Trung tá Edward Krause chỉ huy cuộc tấn công đã hình dung là sẽ phải chiến đấu ác liệt ở Ste-Mere-eeglise, nhưng trừ vài tay bắn tỉa có vẻ lính Đức đã rút hết. Quân của Krause nhanh chóng tận dụng tình hình: họ chiếm lĩnh các ngôi nhà, triển khai các chốt đường và các ổ súng máy, cắt dây điện thoại. Các tiểu đội khác tiếp tục chậm rãi tiến sâu vào thị trấn, di chuyển như những cái bóng từ góc tường này sang góc tường khác, từ ô cửa này sang ô cửa khác, tất cả cùng hướng về trung tâm thị trấn, quảng trường Place de I’eeglise.



Quân Mỹ tuần tra ở Ste-Mere-eeglise.

Vòng qua phía sau nhà thờ, Binh nhất William Tucker tới quảng trường và bố trí súng máy sau một gốc cây. Khi nhìn sang quảng trường dưới ánh trăng, anh thấy một lính dù, và nằm cạnh đó là một xác lính Đức. Ở phía xa là những những xác chết co quắp rải rác. Trong khi Tucker ngồi trong cảnh tranh tối tranh sáng cố đoán xem chuyện gì đã xảy ra, anh bắt đầu cảm thấy mình không chỉ có một mình – ai đó đang đứng phía sau. Chộp lấy khẩu súng máy cồng kềnh, anh quay ngoắt lại. Ngang tầm mắt anh là đôi bốt chầm chậm đu đưa. Tucker vội lùi lại. Một lính dù đã chết bị treo trên cây đang nhìn xuống.

Giờ những lính dù khác tiến vào quảng trường và lập tức thấy những xác chết lơ lửng trên cây. Trung úy Gus Sanders nhớ lại rằng “họ chỉ đứng đó nhìn chằm chằm với sự giận dữ khủng khiếp”. Trung tá Krause tới nơi. Khi nhìn thấy những tử sĩ, anh chỉ thốt lên 3 từ: “Ôi, lạy Chúa”.

Rồi Krause rút trong túi ra lá cờ Mỹ. Nó đã cũ và bạc – lá cờ đã được Trung đoàn 505 phất cao ở Naples. Krause đã hứa với binh lính “trước bình minh của D-Day lá cờ này sẽ được cắm trên Ste-Mere-eeglise”. Anh bước tới toà thị chính và treo nó lên cột cờ cạnh cửa. Không có nghi thức nào. Trên quảng trường với những lính dù đã hy sinh, cuộc chiến đấu đã kết thúc. Lá cờ Sao và Vạch tung bay trên thị trấn đầu tiên của nước Pháp được quân Mỹ giải phóng.

Sở chỉ huy Tập đoàn quân 7 Đức ở Le Mans nhận được điện từ Quân đoàn 84 của Đại tướng Marcks. “Mất liên lạc với Ste-Mere-eeglise…”. Lúc đó là 4:30 sáng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 18:58:21 | Chỉ xem của tác giả
Đảo St-Marcouf cấu thành bởi hai khối đá cằn cỗi nằm ngoài khơi bãi Utah 4,8km. Trong bản kế hoạch đổ bộ to lớn và phức tạp, những hòn đảo này đã không được chú ý cho đến trước D-Day 3 tuần. Sau đó Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định đó có thể là các trận địa pháo. Không ai dám liều lĩnh bỏ qua. Rất nhanh chóng, 132 binh sĩ của Sư đoàn 4 Mỹ và Tiểu đoàn Kỵ binh 24 được huấn luyện cho cuộc tấn công trước H-Hour. Họ đổ bộ lên đảo lúc khoảng 4:30 sáng. Họ không thấy quân địch, không thấy pháo – chỉ có những cái chết bất thình lình. Khi người của Trung tá Edward C. Dunn tiến vào bãi biển, họ rơi vào một mê cung những bãi mìn. Những quả mìn S sẽ nhảy lên khi bị dẫm vào và bắn ra một đám bi đã được gài khắp nơi như gieo hạt. Chỉ trong vài phút màn đêm bị xé tan bởi những chớp lửa và tiếng kêu gào của những người bị thương. Ba trung úy bị thương gần như tức thì, hai binh sĩ chết và Trung úy Afred Rubin cũng nằm trong số thương vong không bao giờ quên được “hình ảnh một người lính nằm trên mặt đất bị găm đầy những viên bi”. Đến cuối ngày, tổn thất của họ sẽ là 19 chết và bị thương. Đứng giữa những người chết và đang hấp hối, Trung tá Dunn phát tín hiệu thành công, “Nhiệm vụ đã hoàn thành”. Đây là lực lượng Đồng minh đầu tiên đổ bộ bằng đường biển lên châu Âu đang nằm dưới ách Hitler. Nhưng nhìn toàn cảnh, hành động của họ chỉ đơn thuần là một bổ sung nhỏ cho D-Day, một chiến thắng cay đắng và vô ích.


Đảo St-Marcouf.

*

*  *


Trong khu vực của quân Anh, gần như ngay bên bờ biển và chỉ cách bãi Sword 4,8km, đơn vị Trung tá Terence Otway đang nằm ngoài hàng rào và bãi mìn dưới hoả lực súng máy dữ dội của trận địa pháo Merville. Tình cảnh của Otway khá tuyệt vọng. Suốt hàng tháng luyện tập anh chưa bao giờ hy vọng cuộc tấn công không-bộ sẽ diễn ra hoàn hảo như kế hoạch. Nhưng anh cũng chưa bao giờ chuẩn bị cho sự đảo lộn hoàn toàn này. Thế nhưng, bằng cách nào đó nó đã xảy ra.

Cuộc ném bom đã thất bại. Những tàu lượn đặc biệt đã mất và cùng với chúng là pháo binh, súng phun lửa, súng cối, máy dò mìn và thang gấp. Trong số 700 người của tiểu đoàn Otway chỉ tập hợp được 150, và để đánh chiếm trận địa pháo do 200 lính Đức bảo vệ họ chỉ có súng trường, tiểu liên Sten, lựu đạn, vài ống bộc phá và một khẩu đại liên. Mặc dù gặp bất lợi, người của Otway đã vật lộn với khó khăn và ứng biến một cách xuất sắc.

Với kéo cắt rào họ mở đường qua lớp rào đầu tiên và đặt bộc phá để sẵn sàng phá tung số còn lại. Một toán đã dọn sạch lối qua bãi mìn. Đó là một công việc hết sức nguy hiểm. Họ trườn đi dưới ánh trăng, cảm nhận các kíp mìn và xăm đất xung quanh chúng bằng lưỡi lê. Giờ 150 binh sĩ của Otway nấp dưới các rãnh và hố bom, dọc theo hàng rào, chờ lệnh tấn công. Sư đoàn trưởng 6, Thiếu tướng Gale đã chỉ thị cho Otway: “Anh phải xác định quan điểm là không được nghĩ đến thất bại…”. Khi nhìn những người lính xung quanh, Otway biết thương vong sẽ cao. Nhưng những khẩu pháo phải bị khoá họng – chúng có thể tàn sát lực lượng đổ bộ lên bãi Sword. Tình thế hoàn toàn chênh lệch, anh nghĩ, nhưng không có cách nào khác. Anh phải tấn công. Otway biết điều đó ngay cả khi anh biết phần cuối cùng của kế hoạch cũng đã thất bại. Ba tàu lượn dự kiến sẽ hạ thẳng xuống trận địa pháo khi cuộc tấn công bắt đầu sẽ không đáp xuống trừ khi nhận được tín hiệu đặc biệt – một viên đạn sáng bắn bằng súng cối. Otway không có cả viên đạn lẫn súng cối. Anh chỉ có khẩu súng ngắn Very bắn pháo sáng, nhưng chúng chỉ dùng để thông báo cuộc tấn công đã thắng lợi. Cơ hội cuối cùng để được giúp đỡ đã mất.

Các tàu lượn đến đúng giờ. Các máy bay kéo bật đèn báo hạ cánh và tách các tàu lượn ra. Chỉ có hai chiếc, mỗi chiếc chở 20 người. Chiếc thứ ba bị tách ra khi vẫn còn ở trên Eo biển, đã quay về Anh an toàn. Lính dù nghe thấy tiếng sột soạt nhẹ nhàng khi tàu lượn bay tới trận địa pháo. Otway chứng kiến trong bất lực cảnh những chiếc tàu lượn, bóng dáng nổi lên dưới ánh trăng, từ từ hạ độ cao và lượn vòng, các phi công tìm kiếm vô vọng tín hiệu mà anh không thể gửi. Khi họ xuống thấp, quân Đức nổ súng. Những khẩu súng máy đang ghìm đầu quân dù giờ quay sang bắn tàu lượn. Những luồng đạn vạch đường 20mm xé toang lớp vỏ không được bảo vệ. Các tàu lượn vẫn gan lì quần lượn tìm tín hiệu như kế hoạch. Và Otway, gần như khổ sở đến trào nước mắt, không thể làm gì.



Trung tá Terence Brandram Hastings Otway - Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 9, Lữ đoàn Dù số 3, Sư đoàn Đổ bộ đường không số 6 Anh.

Sau đó họ từ bỏ. Một chiếc chuyển hướng, hạ cánh cách đó 6,5km. Chiếc kia bay quá thấp trên đầu những người đang lo lắng và chờ đợi khiến Binh nhì Alan Mower và Pat Hawkins nghĩ rằng nó sẽ đâm xuống trận địa. Trong giây phút cuối cùng, nó bốc lên và đâm xuống khu rừng cách đó một quãng. Theo bản năng, một số người bật dậy định rời chỗ nấp đến tìm cứu người sống sót. Nhưng họ bị chặn lại ngay lập tức. “Không được di chuyển! Không được rời vị trí!”. Các sĩ quan liên tục thì thào. Không còn gì để chờ đợi. Otway ra lệnh tấn công. Binh nhì Mower hét lên, “Tất cả xông lên! Chúng ta sẽ chiếm cái trận địa chó chết này!”.

Và họ xông lên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 19:00:00 | Chỉ xem của tác giả
Với tiếng nổ dữ dội, các ống bộc phá mở ra những khoảng trống trên hàng rào. Trung úy Mike Dowling quát, “Xung phong! Xung phong!”. Một lần nữa hồi tù và đi săn nổi lên trong đêm. Vừa quát tháo vừa bắn, các lính dù băng qua màn khói bụi và vượt qua hàng rào. Phía trước họ, sau ranh giới với các bãi mìn, các chiến hào và ụ súng, trận địa pháo hiện ra mờ ảo. Đột nhiên pháo sáng đỏ nổ toé ra trên đầu và lập tức súng máy, tiểu liên Schmeisser và súng trường trút đạn vào họ. Các lính dù bò và trườn, chạy, nằm, lại bật dậy và chạy tiếp, vượt qua lưới lửa chết chóc đó. Họ nấp vào những hố bom, tự lôi mình ra và lại tiếp tục tiến lên. Mìn nổ. Binh nhì Mower nghe thấy tiếng kêu và ai đó hét lên, “Dừng lại! Dừng lại! Có mìn ở khắp nơi!”. Phía bên phải, anh thấy một binh nhất bị thương nặng ngồi trên mặt đất xua tay gào, “Đừng lại gần tôi! Đừng lại gần tôi!”.

Giữa tiếng súng, tiếng mìn nổ và tiếng la hét, Trung úy Alan Jefferson đi đầu, tiếp tục thổi tù và. Bất ngờ Binh nhì Sid Capon nghe thấy tiếng mìn nổ và chứng kiến Jefferson ngã xuống. Anh chạy về phía trung úy, nhưng Jefferson quát, “Đi tiếp đi! Đi tiếp đi!”. Rồi, nằm trên mặt đất, Jefferson đưa tù và lên môi và bắt đầu thổi. Giờ có những tiếng la hét, kêu gào và chớp lửa khi lính dù ném  lựu đạn xuống hào và đánh giáp lá cà với kẻ địch. Binh nhì Capon lao xuống một đoạn hào, bất ngờ đối mặt với 2 lính Đức. Một tên vội vàng giơ chiếc hộp có dấu chữ thập đỏ lên đầu ra dấu xin hàng và nói “Russki, Russki”. Chúng là các “lính tình nguyện” người Nga. Trong một giây, Capon không biết phải làm gì. Rồi anh thấy các lính Đức khác đầu hàng và bị lính dù giải đi dọc hào. Anh bàn giao 2 tù binh và tiếp tục tiến về hướng trận địa pháo.

Ở đây Otway, Trung úy Dowling và khoảng 40 người đang chiến đấu quyết liệt. Lính dù sau khi quét sạch các đoạn hào và ụ súng đang chạy quanh bờ tường bê tông, trút đạn Sten và lựu đạn vào các ô cửa. Trận đánh đẫm máu và hoang dại. Binh nhì Mower, Hawkins cùng một xạ thủ Bren vượt qua làn đạn cối và súng máy tới được bên trận địa, thấy một cánh cửa mở và xông vào. Một xạ thủ Đức nằm chết giữa lối đi; ở đây xem ra không còn ai nữa. Mower để hai người kia lại ở cửa và đi dọc hành lang. Anh tới một căn phòng lớn với những khẩu pháo lớn đặt trên bệ. Bên cạnh là những đống đạn pháo. Mower quay lại và hào hứng trình bày kế hoạch “thổi tung cái chỗ này bằng cách cho nổ đạn pháo bằng lựu đạn”. Nhưng họ không có cơ hội. Trong khi ba người đang trao đổi thì một tiếng nổ lớn vang lên. Người xạ thủ Bren hy sinh ngay lập tức. Hawkins bị thương vào cổ. Mower nghĩ rằng lưng của anh đã bị “hàng ngàn mũi kim nóng đỏ châm vào”. Anh không thể cử động chân. Họ bị co giật vô thức – cùng một kiểu với các xác chết anh đã thấy. Anh chắc mình sẽ chết và không muốn kết thúc như thế này, anh bắt đầu kêu gọi giúp đỡ. Anh đã gọi mẹ.

Trên khắp trận địa quân Đức đang đầu hàng. Binh nhì Capon nhập bọn với toán của Dowling vừa đúng lúc để thấy “bọn Đức chui ra từ các cánh cửa và gần như cầu xin được hàng”. Nhóm Dowling làm nứt nòng pháo hai khẩu bằng cách bắn đồng thời hai viên đạn qua mỗi nòng, và tạm thời loại bỏ hai khẩu kia. Sau đó Dowling tìm Otway. Anh đứng trước mặt trung tá, tay phải đặt lên ngực trái. Anh nói, “Trận địa đã được chiếm giữ thưa sếp. Các khẩu pháo đã bị phá”. Trận đánh kết thúc chỉ sau 15 phút. Otway bắn phát pháo hiệu màu vàng từ khẩu Very – tín hiệu thành công. Máy bay trinh sát RAF đã nhìn thấy và liên lạc về tàu HMS Arethusa ở ngoài khơi đúng 15 phút trước khi chiếc tuần dương hạm bắt đầu trận pháo kích. Cùng lúc đó, sĩ quan thông tin của Otway gửi một thông điệp xác nhận bằng chim bồ câu. Anh đã mang chú chim theo trong suốt trận đánh. Một mảnh giấy bỏ trong vỏ nhựa buộc vào chân chú chim ghi mật mã “Cái búa”. Một thoáng sau Otway thấy thi thể của Trung úy Dowling. Anh đã hy sinh sau khi báo cáo.



Công sự pháo tại trận địa Merville.

Otway dẫn tiểu đoàn xộc xệch của mình rời khỏi trận địa Merville đẫm máu. Anh không được yêu cầu giữ nó sau khi đã loại bỏ các khẩu pháo. Họ còn những nhiệm vụ khác cho D-Day. Họ chỉ bắt 22 tù binh. Trong số 200 lính Đức, 178 đã chết, và Otway mất một nửa quân số – 70 chết và bị thương. Trớ trêu thay, những khẩu pháo này có cỡ nòng chỉ bằng một nửa như được báo cáo *. Trong 48 giờ nữa, quân Đức sẽ trở lại trận địa và 2 trong số những khẩu pháo sẽ bắn xuống bãi biển. Nhưng trong những giờ quyết định sắp tới, trận địa pháo Merville sẽ câm lặng và bị bỏ hoang.

* Tác giả (C. Ryan) cho rằng ở Merville quân Đức bố trí pháo 75mm, nghĩa là bằng một nửa so với cỡ nòng 150mm mà trước đó tình báo Đồng minh đã phán đoán. Trên thực tế đây là pháo cỡ 100mm của Tiệp Khắc – chiangshan.

Otway phải để lại phần lớn những người bị thương nặng vì không có cả thuốc men lẫn phương tiện chuyên chở. Mower được khiêng trên một tấm ván. Hawkins bị thương quá nặng để có thể di chuyển. Cả hai sẽ sống sót – kể cả Mower với 57 mảnh đạn găm trên người. Điều cuối cùng mà Mower nhớ khi họ rời trận địa là tiếng Hawkins kêu lên, “Các cậu, vì Chúa, đừng bỏ tôi!”. Tiếng anh cứ yếu dần và rồi Mower lịm đi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách