Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: alice2000phuong
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Lịch Sử] Ngày Dài Nhất | Cornelius Ryan (hoàn)

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 11:38:20 | Chỉ xem của tác giả
Trong khi Meyer ngồi chờ, cách đó 200km, Tư lệnh Cụm quân B đang chuẩn bị đi về Đức.

Thống chế Rommel cẩn thận phết chút ít mật ong lên bánh mì. Ngồi cùng ăn sáng ở bàn là vị tham mưu trưởng xuất sắc của ông, Thiếu tướng Dr. Hans Speidel và nhiều thành viên Bộ Tư lệnh. Không có nghi thức nào. Cuộc trao đổi thoải mái và nhẹ nhàng; nó gần như là cả gia đình quây quần bên người cha. Đây là một gia đình gắn bó. Rommel đã lựa chọn từng sĩ quan một và tất cả đều hết lòng với ông. Sáng nay họ đang tóm tắt lại những câu hỏi mà họ hy vọng ông sẽ đặt cho Hitler. Rommel nói rất ít. Ông đơn giản là lắng nghe. Ông đang sốt ruột muốn đi. Rommel nhìn đồng hồ. “Các vị”, thống chế nói đột ngột, “Tôi phải đi đây”.

Bên lối đi chính, tài xế của Rommel, Daniel, đứng cạnh chiếc xe đã mở cửa. Rommel mời Đại tá von Tempelhof, ngoài Lang ra là người duy nhất trong Bộ Tư lệnh đi cùng ông trên chiếc Horch. Xe của Tempelhof có thể đi sau. Rommel bắt tay với từng người trong Bộ Tư lệnh, nói ngắn gọn với Tham mưu trưởng và ngồi vào vị trí thường lệ cạnh tài xế. Lang và Đại tá von Tempelhof ngồi phía sau. “Ta đi thôi, Daniel”, Rommel nói.

Chiếc xe chậm rãi quay vòng trong sân và tiến ra cổng chính, vượt qua 16 cây chanh cắt tỉa ngay ngắn nằm dọc con đường. Sau khi đi vào làng nó rẽ phải sang đường chính về Paris.

Đó là 7:00 sáng. Rời La Roche-Guyon trong sáng Chủ nhật 4 tháng 6 đặc biệt buồn tẻ này làm Rommel thấy ổn. Thời gian chuyến đi không thể tốt hơn. Cạnh ghế của ông đặt một hộp các tông đựng đôi giày xám bằng da lộn làm riêng, cỡ 5,5 cho vợ ông. Một lí do đặc biệt và rất con người khiến ông muốn gặp vợ vào thứ Ba, 6 tháng 6. Hôm đó là sinh nhật bà. *

* Từ sau Thế chiến II, nhiều sĩ quan cấp dưới của Rommel đã hợp sức với nhau thanh minh cho sự vắng mặt của ông ở mặt trận hôm 4, 5 tháng 6 và bản thân ngày quan trọng nhất D-Day. Trong các cuốn sách, bài báo và phỏng vấn họ đã nói rằng Rommel rời Đức ngày 5 tháng 6. Điều đó không đúng. Họ cũng tuyên bố rằng Hitler ra lệnh cho Rommel về Đức. Điều đó không đúng. Người duy nhất ở sở chỉ huy của Hitler biết về chuyến viếng thăm dự định của Rommel là Thiếu tướng Rudolf Schmundt, sĩ quan quản trị của Hitler. Đại tướng Walter Warlimont, lúc đó là Cục phó Tác chiến OKW nói với tôi rằng cả Jodl, Keitel hay chính bản thân ông cũng không hề hay biết là Rommel đang ở Đức. Thậm chí vào D-Day, Warlimont còn nghĩ là Rommel đang điều hành trận đánh ở sở chỉ huy. Về ngày Rommel đi về Đức, đó là 4 tháng 6; bằng chứng không thể chối cãi nằm trong nhật ký được ghi chép tỉ mỉ của Cụm quân B, đã cho biết thời gian chính xác – TG.

Ở Anh lúc đó là 8:00 sáng (giờ mùa hè ở Anh chênh 1 tiếng so với giờ Đức). Trong toa xe kéo trong khu rừng gần Portsmouth, Đại tướng Dwight D. Eisenhower, Tổng tư lệnh quân Đồng minh đang ngủ say sau khi thức trắng cả đêm. Suốt nhiều giờ qua các thông điệp mã hoá đã được sở chỉ huy của ông ở gần đó chuyển đi qua điện thoại, điện báo và vô tuyến điện. Trong khoảng thời gian mà Rommel thức giấc, Eisenhower đã đưa ra một quyết định quan trọng: do thời tiết xấu, ông đã hoãn cuộc đổ bộ của Đồng minh 24 giờ. Nếu thời tiết tốt lên, D-Day sẽ là thứ Ba, ngày 6 tháng 6.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 11:39:32 | Chỉ xem của tác giả
Vị Thiếu tá 33 tuổi George D. Hoffman, Thuyền trưởng khu trục hạm USS Corry nhìn qua ống nhòm hàng dài tàu phía sau đang rẽ sóng vượt qua Eo biển Anh. Có vẻ khó tin được chuyện họ đã triển khai thế này mà không tấn công. Họ đang trên hành trình và đúng giờ. Đoàn tàu chậm rãi đi theo đường vòng với không quá 6,5km mỗi giờ đã vượt qua 130km sau khi rời Plymouth đêm trước. Nhưng vào lúc này Hoffman đang chờ đợi sẽ gặp vấn đề nào đó – tàu ngầm hoặc máy bay hoặc là cả 2 vào bất cứ lúc nào. Ít nhất anh cũng lường trước là sẽ đụng phải những bãi mìn khi họ từng phút tiến sâu vào vùng biển của kẻ địch. Nước Pháp nằm phía trước giờ chỉ còn cách 65km.

Vị chỉ huy trẻ tuổi – anh đã “nổi lên” ở Corry từ một trung uý lên thuyền trưởng trong không đầy 3 năm – vô cùng tự hào khi được dẫn đầu đội hình hoành tráng này. Nhưng khi nhìn qua ống nhòm anh biết đây là mồi ngon cho kẻ thù.

Đi trước là các tàu quét mìn, 6 chiếc tàu nhỏ tản ra theo hàng chéo, giống như một cạnh của chữ V ngược, bên phải mỗi chiếc thả xuống một sợi dây dài hình răng cá mập để quét qua và kích nổ mìn. Phía sau các tàu quét mìn là bóng dáng dốc đứng và bóng loáng của những “người chăn cừu” - các khu trục hạm hộ tống. Và đằng sau chúng, trải suốt trong tầm mắt là cả đoàn tàu, một đám diễu hành lớn của những tàu đổ bộ kềnh càng và ì ạch chở theo hàng nghìn lính, tăng, pháo, xe cộ và đạn dược. Mỗi chiếc tàu trĩu nặng đó thả một quả khí cầu chống máy bay được buộc chắc bằng dây cáp. Khí cầu được giữ ở cùng độ cao, nhún nhảy trong gió mạnh, khiến cả đoàn tàu trông như một gã say rượu.

Đối với Hoffman đây quả là một khung cảnh ngoạn mục. Ước tính khoảng cách giữa các tàu và biết được số lượng tàu, anh đoán rằng tốp cuối của đoàn diễu hành hoành tráng này vẫn còn ở Anh, trong cảng Plymouth.

Và đây mới chỉ là một đoàn. Hoffman biết hàng tá khác đang trên đường hay sẽ rời Anh trong ngày. Tối nay tất cả sẽ cùng tập trung về vịnh Seine. Đến sáng, một hạm đội khổng lồ gồm 5.000 tàu sẽ dàn quân trước các bãi đổ bộ ở Normandy.

Hoffman không thể chờ để chứng kiến nó. Đoàn tàu mà anh dẫn đầu đã rời Anh sớm vì phải đi chặng đường xa nhất. Đó là một phần của lực lượng Mỹ hùng hậu, Sư đoàn Bộ binh số 4, dự định đổ xuống một nơi mà Hoffman cũng như hàng triệu lính Mỹ khác chưa bao giờ nghe nói tới – một bãi biển lộng gió phía đông bán đảo Cherbourg mang mật danh “Utah”. Cách 19km về phía đông nam, trước mặt những ngôi làng duyên hải Vierville và Colleville là một bãi biển khác cho quân Mỹ, “Omaha”, một dải cát trắng hình lưỡi liềm nơi Sư đoàn 1 và 29 sẽ đổ bộ.

Thuyền trưởng tàu Corry đã chờ đợi sẽ thấy các đoàn tàu khác đi cùng mình sáng nay, nhưng dường như cả Eo biển Anh chỉ có mỗi anh ta. Anh không thấy phiền lắm. Ở đâu đó quanh đây, anh biết các đoàn khác của “Lực lượng U” và “Lực lượng O” đang tiến về Normandy. Hoffman không biết rằng do tình trạng thời tiết không chắc chắc, Eisenhower lo ngại nên trong đêm đó số đoàn tàu được cho khởi hành đã giảm.

Đột nhiên điện thoại trên đài chỉ huy kêu vang. Một trong những sĩ quan trên boong tiến lại, nhưng Hoffman đứng gần hơn nhấc ống nghe. “Đài chỉ huy”, anh trả lời, “thuyền trưởng đây”. Anh lắng nghe một giây. “Có chắc không?”, anh hỏi, “Thông báo đã được nhắc lại à?”. Hoffman lắng nghe thêm một giây, sau đó anh gác máy. Không thể tin được: cả đoàn được lệnh quay trở lại Anh – không lí do nào được đưa ra. Điều gì đã xảy ra? Phải chăng cuộc đổ bộ đã bị hoãn lại.

Hoffman quan sát qua ống nhòm những chiếc tàu quét mìn phía trước; chúng không đổi hướng. Cả những khu trục hạm đi sau cũng vậy. Họ đã nhận được thông báo chưa? Anh quyết định tự mình xem lại thông báo đảo chiều đó trước khi làm bất cứ điều gì – anh phải thật chắc chắn. Hoffman nhanh chóng trèo xuống khoang điện đài ở tầng dưới.

Điện đài viên cấp 3 Bennie Glisson đã không mắc sai sót nào. Đưa cho thuyền trưởng xem sổ liên lạc, anh nói: “Tôi đã kiểm tra hai lần cho chắc”. Hoffman hối hả quay lại đài chỉ huy.

Nhiệm vụ của anh và các khu trục hạm khác là cho đoàn tàu khổng lồ này quay lại, và phải thật khẩn trương. Vì đang dẫn đầu nên mối quan tâm lập tức của anh là nhóm tàu quét mìn ở phía trước vài km. Anh không thể liên lạc với họ qua điện đài do đã có lệnh cấm. “Tất cả động cơ đạt tốc độ tối đa”, Hoffman ra lệnh. “Thu ngắn khoảng cách với các tàu quét mìn. Tín hiệu viên vào vị trí đèn”.

Khi Corry lao lên, Hoffman nhìn lại và thấy các khu trục hạm phía sau quay lại, vòng qua bên sườn đoàn tàu. Giờ đây, bằng đèn hiệu, họ bắt đầu công việc nặng nề là chuyển hướng đoàn. Hoffman lo lắng nhận ra hạm đội đang ở gần Pháp tới mức nguy hiểm – chỉ 60km. Họ đã bị phát hiện chưa? Sẽ là điều kì lạ nếu họ quay lại mà không bị phát hiện.

Dưới khoang điện đài Bennie Glisson tiếp tục nhận được các thông điệp trì hoãn được mã hoá cứ 15 phút một lần. Đây là tin tức tệ nhất mà anh nhận được trong suốt thời gian dài, nó có vẻ là bằng chứng cho sự nghi ngờ vẫn đeo đẳng: quân Đức đã biết tất cả về cuộc đổ bộ. Có phải D-Day bị huỷ vì chúng đã phát hiện? Giống như hàng nghìn người khác, Bennie không thể hình dung sự chuẩn bị – các đoàn vận tải, tàu bè, người và hàng hoá chất đầy các vịnh, bến tàu và cảng biển từ Land’s End tới Portmouth có thể qua mắt máy bay trinh sát Đức. Và nếu cuộc đổ bộ chỉ đơn giản là bị hoãn vì lí do nào khác thì vấn đề tiếp theo là quân Đức sẽ có thêm thời gian để phát hiện ra.

Người điện đài viên 23 tuổi bật một máy khác và chuyển sang nghe Radio Paris, đài phát thanh tuyên truyền của Đức. Anh muốn nghe giọng nói gợi cảm của “Sally quốc xã”. Chương trình cay độc của cô ta rất buồn cười, vì nó quá thiếu chính xác, nhưng bạn không bao giờ nói được. Có một lí do khác: “Con mụ Berlin” - như cô ta vẫn thường bị gọi - dường như có một nguồn vô tận những ca khúc mới nhất.

Bennie không có cơ hội nghe vì ngay sau đó một loạt báo cáo thời tiết được chuyển tới. Nhưng khi anh đánh máy xong thì “Sally quốc xã” bắt đầu bản nhạc đầu tiên trong ngày. Bennie lập tức nhận ra đoạn nhạc dạo của ca khúc thời chiến nổi tiếng “I Double Dare You”. Nhưng lời mới đã được viết. Khi lắng nghe, chúng xác thực những lo ngại tồi tệ nhất của anh. Trước 8 giờ sáng hôm đó Bennie và hàng nghìn binh sĩ Đồng minh khác đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc đổ bộ lên Normandy vào 5 tháng 6, và họ giờ đây có 24 giờ khổ sở nữa để chờ đợi, nghe “I Double Dare You” với những câu ớn lạnh một cách thích hợp:

"I double dare you to come over here.  I double dare you to venture too near.

Take off your high hat and quit that bragging. Cut out that claptrap and keep your hair on.  Can't you take a dare on?

I double dare you to venture a raid.  I double dare you to try and invade. And if your loud propaganda means half of what it says, I double dare you to come over here. I double dare you."
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 11:45:54 | Chỉ xem của tác giả
Trong trung tâm hành quân lớn của Bộ Tư lệnh Hải quân Đồng minh ở Southwick House bên ngoài Portsmouth, người ta đang chờ những đoàn tàu quay về.

Căn phòng cao, dài với giấy dán tường trắng và vàng là nơi diễn ra các hoạt động sôi nổi. Cả một bên tường được che phủ bởi tấm bản đồ Eo biển Anh lớn. Cứ từng phút một, hai nữ quân nhân Hải quân Hoàng gia Anh đứng trên thang gấp dịch chuyển những kí hiệu màu thể hiện vị trí mới của các đoàn tàu trên bản đồ. Tụm lại thành từng nhóm 2 hay 3 người, sĩ quan tham mưu của đủ các binh chủng yên lặng đọc mỗi khi có báo cáo mới. Bề ngoài họ tỏ ra bình tĩnh, nhưng không thể giấu được sự căng thẳng mà mọi người đang phải chịu đựng. Mỗi đoàn tàu không chỉ phải quay lại hầu như ngay trước mũi kẻ địch và trở về Anh theo những tuyến đường đặc biệt đã được quét sạch mìn; họ còn phải đối diện với một mối đe doạ khác – bão biển. Đối với những chiếc tàu đổ bộ đi chậm, chất đầy lính và hàng hoá, cơn bão là một hiểm hoạ lớn. Gió trên Eo biển đã đạt tới 48km/h, với sóng cao 1,5m, và thời tiết đang xấu đi.

Từng phút trôi qua, tấm bản đồ cho thấy lệnh triệu hồi được thực hiện nghiêm chỉnh. Những dòng ký hiệu quay lại biển Irish, tập hợp lại quanh khu vực đảo Wight và dồn đống trong các cảng và bến tàu dọc theo vùng bờ biển tây nam của Anh. Một vài đoàn phải mất cả ngày mới về tới cảng.

Vị trí của từng đoàn và gần như từng chiếc tàu của hạm đội Đồng minh đều có thể liếc qua là thấy trên bản đồ. Nhưng có hai chiếc không được đánh dấu – một cặp tàu ngầm nhỏ. Chúng dường như đã hoàn toàn biến mất.

Trong một văn phòng gần đó, một nữ đại uý Hải quân xinh đẹp 24 tuổi đang tự hỏi khi nào thì chồng cô mới về tới cảng. Naomi Coles Honour hơi băn khoăn nhưng chưa tới mức lo lắng, thậm chí các bạn bè trong phòng Tác chiến dường như còn không biết gì về vị trí của chồng cô, Đại uý George Honour và chiếc tàu ngầm mini dài 17m của anh, chiếc X23.

Ngoài khơi bờ biển nước Pháp 1,5km, một ống kính tiềm vọng trồi lên khỏi mặt nước. Phía dưới 9m, đứng cúi trong căn phòng chỉ huy chật chội của chiếc X23, Đại uý George Honour chỉnh lại chiếc mũ lưỡi trai. “Được rồi, các cậu”, anh triệu tập mọi người, “ta cùng xem nào”.

Ghé một mắt vào ống kính bọc cao su, anh chậm rãi xoay kính tiềm vọng và khi những hình dáng nhấp nhô của mặt nước biến mất, những hình ảnh mờ ảo trước mắt anh trở nên rõ ràng hơn, đó là thị trấn nghỉ mát Ouistreham gần cửa sông Orne đang còn ngủ say. Nó quá gần và tầm nhìn được phóng đại đến mức Honour có thể thấy khói bốc lên từ ống khói và ở xa một chiếc máy bay vừa mới cất cánh từ sân bay Carpiquet gần Caen. Anh cũng có thể thấy kẻ địch. Bị thu hút, anh quan sát lính Đức bình thản làm việc giữa những vật cản chống đổ bộ trên bờ cát trải dài cả hai phía.

Đó là một khoảnh khắc đáng nhớ với viên đại uý của Lực lượng Dự bị Hải quân Hoàng gia. Quay lại, anh nói với Đại uý Lionel G.Lyne phụ trách lái chính, “Nhìn này, Thin, ta gần như ngắm vào đúng mục tiêu”.

Ở một khía cạnh nào đó, cuộc tấn công đã bắt đầu. Chiếc tàu đầu tiên và người lính đầu tiên của quân Đồng minh đã vào vị trí ngoài khơi Normandy. Thẳng phía trước tàu X23 là khu đổ bộ của quân Anh – Canada. Đại uý Honour cùng thuỷ thủ đoàn không còn để ý đến ngày tháng. Vào một ngày 4 tháng 6 khác, 4 năm trước, ở một địa điểm cách đó không đầy 320km, người cuối cùng trong số 338.000 lính Anh đã được di tản ở một cảng biển nóng bỏng có tên Dunkirk. Trên chiếc X23, đây là những giây phút căng thẳng, đầy tự hào của 5 quân nhân Anh được tuyển chọn đặc biệt. Họ là đội tiên phong của nước Anh; thuỷ thủ đoàn X23 sẽ dẫn đường cho hành trình trở lại Pháp của hàng nghìn người đồng hương sẽ sớm có mặt.



Tàu ngầm lớp X của Hải quân Hoàng gia Anh.

Năm người mặc đồ lặn sao su chen chúc nhau trong cabin chung nhỏ bé của X23, họ mang những giấy tờ được làm giả tài tình có thể qua mặt sự kiểm tra của tên lính Đức đa nghi nhất. Mỗi người có một thẻ căn cước giả của Pháp với đầy đủ ảnh, giấy phép làm việc và tem phiếu có con dấu chính thức của Đức cùng thư từ và các tài liệu khác. Trong trường hợp xấu, chiếc X23 bị chìm hay phải bỏ, thuỷ thủ đoàn sẽ bơi vào bờ, cố gắng trốn thoát với nhân thân mới và liên lạc với lực lượng kháng chiến Pháp.

Nhiệm vụ của X23 rõ ràng là rất nguy hiểm. 20 phút trước H-Hour, chiếc tàu ngầm này và người anh em của nó – chiếc X20 nằm cách đó 32km xuôi theo bờ biển, đối diện ngôi làng nhỏ Hamel – sẽ táo bạo nổi lên mặt nước để làm nhiệm vụ chỉ đường, đánh dấu chính xác giới hạn khu đổ bộ của quân Anh – Canada: 3 bãi biển được đặt tên Sword, Juno và Gold.

Kế hoạch mà họ phải thực hiện khá phức tạp và tỉ mỉ. Một thiết bị phát sóng vô tuyến sẽ liên tục truyền tín hiệu ngay khi họ nổi lên. Cùng thời gian, máy phát sonar sẽ tự động truyền sóng âm dưới nước để các thiết bị nhận có thể thu được. Đội tàu chở quân Anh và Canada sẽ dựa vào một hoặc cả hai tín hiệu đó.

Mỗi chiếc tàu cũng được trang bị ống kính tiềm vọng cao 5,5m, gắn đèn chiếu sáng nhỏ nhưng mạnh, sẽ tạo ra luồng sáng có thể quan sát từ khoảng cách 8km. Nếu luồng sáng màu xanh, có nghĩa là tàu ngầm đã vào vị trí; ngược lại, ánh sáng sẽ là đỏ.

Bổ sung vào các biện pháp dẫn đường, theo kế hoạch mỗi tàu sẽ thả một xuồng cao su được neo cố định do một thuỷ thủ điều khiển và cho phép nó giữ cố định hướng thẳng với bờ. Những chiếc xuồng được gắn thêm đèn chiếu do thuỷ thủ điều khiển. Dựa vào luồng sáng của tàu ngầm và xuồng, các tàu sẽ xác định được vị trí chính xác của bãi đổ quân.

Không được phép quên điều gì, kể cả mối nguy là chiếc tàu ngầm nhỏ có thể bị một tàu đổ bộ kềnh càng nào đó va phải. Để bảo vệ, chiếc X23 được đánh dấu rõ ràng bằng một lá cờ vàng lớn. Vấn đề không buông tha Honour là lá cờ cũng sẽ biến họ thành mục tiêu tốt cho bọn Đức. Ấy thế mà, anh vẫn dự định treo lá cờ thứ hai, lá cờ trắng “lau bụi chiến trận” (“battle duster”) của Hải quân. Honour và thủy thủ đoàn chuẩn bị sẵn sàng hứng chịu hoả lực địch, nhưng họ sẽ không có cơ hội nào ngoài việc bị nghiền nát và đánh chìm.

Tất cả đồ dùng cá nhân và nhiều thứ nữa đã được xếp vào lòng chiếc X23 chật cứng. Hai thủy thủ đều là nhân viên hàng hải được bổ sung cho thủy thủ đoàn 3 người thông thường. Giờ không có chỗ để đứng hay ngồi trong khoang chung duy nhất chỉ cao 1,65m, rộng 1,5m và dài gần 2,4m. Rất nóng và ngột ngạt, áp suất sẽ còn trở nên tệ hơn cho tới trước khi họ mạo hiểm nổi lên, việc sẽ không được tiến hành cho tới khi trời tối.

Honour biết rằng vào ban ngày, kể cả ở vùng nước nông này lúc nào họ cũng có thể bị phát hiện bởi máy bay trinh sát hay tàu tuần tiễu – và càng ở lâu, nguy hiểm càng tăng.

Qua kính tiềm vọng, Đại uý Lyne nhìn quanh các hướng. Anh nhanh chóng nhận ra những điểm mốc: ngọn hải đăng Ouistreham, nhà thờ thị trấn và hai ngọn tháp ở làng Langrune và St. Aubin-sur-Mer cách đó vài km. Honour nói đúng. Họ gần như đã “ngắm vào đúng mục tiêu”, vừa vặn 120m từ vị trí đặc biệt này.

Honour thấy nhẹ nhõm khi đã vào gần như thế. Đó là một hành trình dài đầy khổ sở. Họ đã vượt qua 145km từ Portsmouth trong suýt soát 2 ngày, và phần lớn thời gian phải di chuyển qua những bãi mìn. Giờ họ đã vào vị trí và lặn xuống đáy. “Cuộc hành quân Gambit” đã khởi đầu tốt đẹp. Anh ước thầm rằng người ta đã chọn một mật danh khác. Mặc dù không mê tín, nhưng khi tìm hiểu ý nghĩa từ này người thuyền trưởng trẻ tuổi vẫn bị sốc khi khám phá ra “gambit” có nghĩa là “thí tốt”.

Honour quan sát lần cuối đám lính Đức làm việc trên bãi biển qua kính tiềm vòng. Địa ngục sẽ đổ xuống những bãi biển này vào giờ này ngày mai, anh nghĩ. “Hạ kính xuống”, anh ra lệnh. Lặn xuống và ngừng liên lạc vô tuyến với căn cứ, Honour cùng thủy thủ đoàn X23 không biết cuộc đổ bộ đã bị hoãn.

Đến 11:00 sáng gió trên Eo biển vẫn thổi mạnh. Trong các khu vực bờ biển cấm ở Anh, cách biệt với những người dân khác của đất nước, lực lượng đổ bộ đang chờ đợi. Thế giới của họ hôm nay là các khu vực tập kết, các sân bay và những chiếc tàu. Có vẻ họ bị chia cắt gần như hoàn toàn với đất liền – để theo kịp sự khác nhau giữa thế giới thân quen ở Anh và thế giới xa lạ ở Normandy. Họ biết việc ngăn cách này nhằm đảm bảo an ninh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 11:47:07 | Chỉ xem của tác giả
Ở phía kia cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Người dân tiếp tục những công việc thường lệ mà không biết rằng hàng trăm ngàn binh sĩ đang chờ đợi mệnh lệnh sẽ đánh dấu sự bắt đầu của việc kết thúc Thế chiến II.

Trong thị trấn Leatherhead, Surrey, một giáo viên vật lý mảnh khảnh 54 tuổi đang dắt chó đi dạo. Leonard Sidney Dawe là kiểu người trầm tính, khiêm tốn ngoài một nhóm bạn ra thì chẳng ai biết đến ông. Giờ đây ông Dawe về hưu đang tận hưởng thú vui còn hơn cả ngôi sao điện ảnh. Mỗi ngày hơn 1 triệu người nỗ lực giải những ô chữ mà ông và người bạn Melville Jones, một giáo viên khác chuẩn bị cho tờ London Daily Telegraph ra hàng sáng.

Dawe có thâm niên sáng tác cho Telegraph và trong thời gian đó những ô chữ phức tạp, khó nhằn đã làm đau đầu và cả thoả mãn cho vô số người. Một số người say mê đòi hỏi chúng phải khó hơn, nhưng các fan của Dawe nhanh chóng chỉ ra rằng ô chữ không bao giờ lặp lại đến lần thứ hai. Đó là niềm tự hào đáng kể của ông Dawe kín đáo.

Dawe sẽ ngạc nhiên nếu biết từ ngày 2 tháng 5 ông đã trở thành mục tiêu của cuộc điều tra bí mật nhất do một bộ phận của Scotland Yard phối hợp với cơ quan phản gián MI5. Trong vòng 1 tháng những ô chữ của ông đã gieo hết hoang mang này tới hoang mang khác cho nhiều cơ quan của Bộ Tổng tư lệnh Đồng minh.

Chính buổi sáng chủ nhật này, MI5 quyết định đến nói chuyện với Dawe. Khi về nhà ông thấy hai người đàn ông đang chờ sẵn. Dawe cũng như mọi người đã được nghe về MI5, nhưng họ muốn gì ở ông?

“Ông Dawe”, một người nói và cuộc hỏi cung bắt đầu, “trong tháng vừa rồi một số mật ngữ quan trọng liên quan tới hoạt động của Đồng minh đã xuất hiện trên tờ Telegraph. Ông có thể cho biết điều gì khiến ông sử dụng chúng – hay ông lấy chúng từ đâu?”

Trước khi ông Dawe đang ngạc nhiên có thể trả lời, nhân viên MI5 rút trong ví ra một danh sách và nói: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc làm thế nào mà ông lại lựa chọn những từ này”. Anh ta chỉ vào danh sách. Ô chữ có thưởng trên tờ Telegraph ngày 27 tháng 5 có một gợi ý (hàng ngang 11), “Nhưng vài nhân vật quan trọng như vậy đôi khi đạt được điều đó bằng mưu mẹo”. Lời gợi ý bí ẩn liên quan đến thuật giả kim xa lạ này rất có ý nghĩa với những người đang chăm chú theo dõi ông. Đáp án công bố chỉ 2 ngày trước, ngày 2 tháng 6 là mật danh của toàn bộ chiến dịch tấn công - “Overlord”.

Dawe không biết họ đang nói đến hoạt động nào của Đồng minh, do vậy ông không lo sợ hay bực mình vì những câu hỏi này. Ông nói với họ, không thể giải thích đơn giản là vì sao hay làm thế nào mà ông chọn chính từ đó. Ông chỉ ra rằng nó là một từ thông dụng trong các sách lịch sử. “Nhưng làm sao mà tôi nói được là cái gì đang được dùng làm mật mã và cái gì không?”, ông quả quyết.

Hai nhân viên MI5 tỏ ra lịch sự: họ đồng ý là khó. Nhưng không lạ hay sao khi tất cả những mật mã đó xuất hiện trong cùng một tháng?

Họ dò từng từ một trong danh sách với vị giáo viên mảnh khảnh đeo kính. Ở ô chữ ngày 2 tháng 5 gợi ý “Một bang của nước Mỹ” (dòng 17) cho đáp áp “Utah”. Đáp án cho cột 3, “Người da đỏ ở Missouri” ngày 22 tháng 5 là “Omaha”.

Ô chữ ngày 30 tháng 5 (dòng 11), “Loại cây bụi này là trung tâm của cuộc cách mạng về ươm giống” cho ra từ “Mulberry” (cây dâu tằm) – mật danh của hai cảng nhân tạo sẽ được đặt ở bãi biển. Và đáp án cho cột 15 ngày 1 tháng 6, “Britannia và người này cùng mang một thứ” là “Neptune” – mật danh của các cuộc hành quân trên biển.

Dawe không biết giải thích thế nào. Tất cả những gì ông biết, Dawe nói, là các ô chữ trong danh sách này đã được hoàn thành từ 6 tháng trước. Vậy giải thích thế nào? Ông chỉ có thể đưa ra một điều: sự trùng hợp lạ lùng.

* Còn có những trường hợp ớn lạnh khác. Ba tháng trước ở bưu điện trung tâm Chicago, một bưu phẩm lớn gói không đúng cách đã bị bục, để rơi ra trên bàn một số tài liệu đáng ngờ. Ít nhất một tá nhân viên đã kịp nhìn thấy nội dung: những thứ liên quan đến một chiến dịch mang tên Overlord.

Các nhân viên tình báo nhanh chóng xem xét toàn bộ vụ việc. Những nhân viên bưu điện bị tra hỏi và được yêu cầu quên đi tất cả những gì họ đã thấy. Tiếp đó người nhận đã bị thẩm vấn: một cô gái hoàn toàn vô tôi. Cô không thể giải thích vì sao những giấy tờ đó lại được chuyển đến cho mình, nhưng cô nhận ra nét chữ viết tay trên phong bì. Qua đó lai lịch các giấy tờ này đã được dò ra, một hạ sĩ cũng vô tội ở bộ chỉ huy Mỹ tại London. Anh ta đã đề sai địa chỉ trên phong bì. Do lỗi này mà anh ta đã gửi chúng đến cho em gái mình ở Chicago – TG.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 11:48:29 | Chỉ xem của tác giả
Những tai nạn nhỏ kiểu này có thể đã gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều khi Bộ Tổng tư lệnh biết rằng cơ quan tình báo Đức - Abwehr đã khám phá ra ý nghĩa của mật danh “Overlord”. Một trong những điệp viên của họ, một người Albania tên Diello nhưng thường được Abwehr biết đến với cái tên “Cicero”, đã gửi tin cho Berlin vào tháng 1. Ban đầu Cicero xác định kế hoạch là “Overlock”, nhưng sau đã sửa lại. Và Berlin tin tưởng Cicero – anh ta phục vụ trong sứ quán Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên Cicero không khám phá được bí mật lớn của Overlord: thời gian và địa điểm của D-Day. Do đó biện pháp phòng vệ được tiến hành nghiêm ngặt đến mức vào cuối tháng 4 cũng chỉ có vài trăm sĩ quan Đồng minh biết điều đó. Nhưng vào tháng đó, bất chấp những cảnh báo của cơ quan phản gián rằng điệp viên đang hoạt động ở Anh, 2 sĩ quan cao cấp, một viên tướng Mỹ và một đại tá Anh đã bất cẩn vi phạm quy định an ninh. Trong một bữa tiệc cocktail ở khách sạn Claridge, vị tướng Mỹ nói cho vài sĩ quan thân quen rằng cuộc đổ bộ sẽ diễn ra trước ngày 15 tháng 6. Ở một nơi khác trên nước Anh, vị đại tá tiểu đoàn trưởng còn để lộ nhiều hơn. Ông ta cho mấy người bạn dân sự biết đơn vị của mình đang luyện tập để đánh chiếm một mục tiêu đặc biệt và lờ mờ nói rằng địa điểm là ở Normandy. Cả hai vị sĩ quan đều bị hạ cấp và cách chức.

* Mặc dù vị tướng đó là đồng môn của Đại tướng Eisenhower ở West Point, ông vẫn không thể làm gì khác ngoài việc gửi trả ông ta về. Sau D-Day trường hợp của viên tướng này được đưa ra công khai và sau đó ông về hưu với quân hàm đại tá. Không có ghi chép nào cho thấy tổng hành dinh của Eisenhower đã ít ra là được nghe về sơ xuất của vị đại tá Anh. Nó đã được xử lý trong im lặng bởi các cấp trên của ông ta. Vị này sau đó còn trở thành đại biểu quốc hội – TG.

Và bây giờ, trong ngày Chủ nhật căng thẳng này, 4 tháng 6, Tổng hành dinh đang choáng váng bởi một sự rò rỉ tin tức tồi tệ nhất từ trước đến nay. Trong đêm một nhân viên điện báo của AP đang tập gõ trên một máy bỏ không. Do sai sót, băng đục lỗ ghi lại buổi tập “khẩn” của cô ta đã được đưa vào thông cáo thường lệ buổi tối của Nga. Nó được sửa chữa chỉ trong 30 giây, nhưng tin tức đã lọt ra. Bản tin được chuyển đến Mỹ viết “KHẨN CẤP PRESS ASSOCIATED NYK TIN NÓNG SỞ CHỈ HUY CỦA EISENHOWER THÔNG BÁO VỀ CUỘC ĐỔ BỘ CỦA ĐỒNG MINH LÊN PHÁP” (“URGENT PRESS ASSOCIATED NYK FLASH EISENHOWER'S HQ ANNOUNCED ALLIED LANDINGS IN FRANCE.")

Hậu quả của tin này xem ra cực kỳ nghiêm trọng, đã quá trễ để có thể làm gì. Cỗ máy khổng lồ của cuộc đổ bộ đã vào vòng quay cao nhất. Giờ đây, khi từng giờ trôi đi và thời tiết vẫn tiếp tục xấu, lực lượng đường không và đường biển hùng hậu nhất từ trước đến giờ đã tập hợp chờ đợi quyết định của Eisenhower. Ike có chọn ngày 6 tháng 6 là D-Day? Hay ông sẽ bắt buộc phải hoãn cuộc đổ bộ một lần nữa do thời tiết xấu trên Eo biển, xấu nhất trong 20 năm qua?

Trong khu rừng mưa như trút cách sở chỉ huy Hải quân ở toà nhà Southwick 3,2km, người Mỹ sẽ phải đưa ra quyết định vĩ đại đó đang đấu tranh tư tưởng và cố thư giãn trong chiếc toa xe kéo 3 tấn rưỡi lèo tèo vài thứ đồ đạc. Mặc dù có thể chuyển sang một toa xe kéo khác. Mặc dù có thể chuyển sang trụ sở ở toà nhà lớn Southwick tiện nghi hơn, Eisenhower đã không làm như vậy. Khi binh lính lên tàu, ông muốn ở càng gần cảng càng tốt. Mấy ngày trước Eisenhower đã cho lập một sở chỉ huy dã chiến nhẹ - vài căn lều cho họp hành và mấy toa xe kéo, trong đó có toa mà từ lâu ông vẫn gọi là “cái rạp hát di động của tôi”.

Toa xe của Eisenhower dài và thấp giống một chiếc xe tải, có 3 khoang được dùng làm phòng ngủ, phòng khách và phòng làm việc. Ngoài ra, đặt ngay ngắn dọc theo chiều dài là một cái bếp nhỏ, một trạm điện thoại mini, một bồn cầu khử bằng hoá chất và cuối cùng một khung cửa kính. Nhưng Tổng tư lệnh hiếm khi ở đây đủ lâu để dùng hết những tiện nghi này. Ông hầu như không sử dụng phòng khách hay phòng làm việc; các cuộc họp thường được tổ chức trong một căn lều gần đó. Chỉ phòng ngủ là trông có vẻ “có người ở”. Nó rõ ràng là của ông: một chồng sách phương Tây bìa mềm đặt trên chiếc bàn gần giường ngủ, cũng trên đó là những bức hình duy nhất - ảnh của vợ ông, Mamie và người con trai 21 tuổi John trong bộ quân phục học viên West Point.

Từ toa xe này Eisenhower chỉ huy gần 3 triệu quân Đồng minh. Hơn một nửa trong số đó là lính Mỹ: gần 1,7 triệu binh sĩ, thủy thủ, không quân và phòng vệ bờ biển. Lính Anh và Canada cộng lại khoảng 1 triệu người và ngoài ra còn các đơn vị Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ, Na Uy và Hà Lan. Chưa bao giờ một người Mỹ chỉ huy nhiều quân của nhiều quốc gia và mang trên vai trọng trách vĩ đại như thế.

Mặc dù có quyền hạn và chức vụ lớn như vậy, không có gì về con người cao, rám nắng với nụ cười tươi đến từ vùng Midwestern này cho thấy ông là Tổng tư lệnh. Không giống những chỉ huy nổi tiếng khác của Đồng minh, những người có thể nhận ra ngay nhờ dấu hiệu riêng như chiếc mũ kì quái hay bộ quân phục sặc sỡ đính huy chương lên đến tận vai, mọi thứ về Eisenhower đều bị bỏ đi. Ngoài 4 ngôi sao trên quân hàm, một dây lưng vắt chéo trước ngực và phù hiệu thanh kiếm trên nền ngọn lửa của SHAEF (Supreme Headquarters Allied Expeditionary Force – Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Đồng minh), Eisenhower bỏ hết những dấu hiệu nhận biết khác. Ngay cả trong toa xe cũng có rất ít bằng chứng về quyền hạn của ông: không cờ, bản đồ, chỉ thị hoặc những bức ảnh có kí tên của những nhân vật tầm cỡ hay gần gần tầm cỡ thường viếng thăm ông. Nhưng trong phòng ngủ, gần chiếc giường là 3 máy điện thoại tối quan trọng, mỗi chiếc một màu: đỏ cho những cuộc gọi “khẩn” về Washington, xanh lá cây là đường liên lạc trực tiếp với tư gia của Winston Churchill ở số 10 phố Downing, London, và đen để liên lạc với vị tham mưu trưởng xuất sắc, Thiếu tướng Walter Bedell Smith ở tổng hành dinh hiện thời cùng các thành viên cao cấp khác thuộc Bộ Tổng tư lệnh.



Đại tướng (sau này là Đại tướng 5 sao) Dwight D. Eisenhower, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Đồng minh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 12:48:24 | Chỉ xem của tác giả
Chính chiếc điện thoại đen này đã bổ sung thêm vào những lo âu khác của ông, khi Eisenhower nghe tin báo “khẩn” sai lạc về “những cuộc đổ bộ”. Ông im lặng khi được biết. Sĩ quan phụ tá hải quân, Đại tá Harry C. Butcher nhớ lại rằng Tổng tư lệnh chỉ đơn thuần là nói cảm ơn. Biết nói gì hay làm gì bây giờ?

Bốn tháng trước, khi chỉ định ông vào vai trò Tổng Tư lệnh, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân ở Washington đã giải thích rõ ràng trong một đoạn của quyết định bổ nhiệm. Nó viết: “Ông sẽ tiến vào lục địa châu Âu, và kết hợp với các quốc gia Đồng minh khác, đảm trách các chiến dịch nhằm vào trái tim của nước Đức và tiêu diệt các lực lượng vũ trang của nó …. “

Câu này cho biết mục tiêu và ý định của cuộc tấn công. Nhưng đối với toàn thế giới Đồng minh nó còn nhiều hơn một chiến dịch quân sự. Eisenhower gọi đây là “cuộc thập tự chinh vĩ đại” – cuộc thập tự chinh để xóa sổ một lần và mãi mãi chế độ tàn bạo đã đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, đã gieo rắc tai hoạ lên lục địa và đặt ách nô lệ lên 300 triệu người (thực tế, thời điểm đó không ai có thể tưởng tượng được quy mô tội ác mà chế độ Quốc xã đã gây ra ở châu Âu – hàng triệu người đã biến mất trong những căn phòng hơi ngạt và những lò thiêu của Heinrich Himmler, hàng triệu người đã bị lùa khỏi đất nước để lao động như nô lệ, một số lớn sẽ không bao giờ trở lại, hàng triệu người đã bị tra tấn đến chết, bị hành quyết hay chết đơn giản bởi nạn đói). Mục tiêu bất biến của cuộc thập tự chinh vĩ đại này không chỉ là kết thúc chiến tranh mà còn là tiêu diệt chế độ Quốc xã và chấm dứt một giai đoạn khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới.

Nhưng trước tiên cuộc đổ bộ phải thành công đã. Nếu thất bại, sẽ phải mất nhiều năm nữa mới đánh bại được nước Đức.

Để chuẩn bị cho cuộc tấn công tổng lực phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố này, người ta đã tiến hành xây dựng kế hoạch trong hơn 1 năm. Từ lâu trước khi Eisenhower được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh, một nhóm sĩ quan Anh – Mỹ dưới quyền Trung tướng Anh Sir Frederick Morgan đã xây dựng cơ sở cho cuộc tấn công. Vấn đề của họ phức tạp đến khó tin – không có dẫn dắt nào, không có tiền lệ nào, nhưng có hàng đống dấu chấm hỏi? Cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào lúc nào và ở đâu? Cần sử dụng bao nhiêu sư đoàn? Nếu cần X sư đoàn, họ có thể được huấn luyện và sẵn sàng đi vào ngày Y không? Cần sử dụng bao nhiêu phương tiện chuyên chở? Pháo kích của hải quân, tàu yểm trợ và hộ tống sẽ thế nào? Các tàu đổ bộ sẽ xuất phát từ đâu – có thể cho một số chuyển hướng từ mặt trận Thái Bình Dương và Địa Trung Hải không? Cần có bao nhiêu sân bay để đảm bảo cho hàng nghìn máy bay tham gia? Cần bao nhiêu thời gian để dự trữ đủ đồ tiếp tế, trang thiết bị, súng pháo, đạn dược, phương tiện vận tải và thực phẩm, và khối lượng cần dự trữ là bao nhiêu, không chỉ cho cuộc tấn công và cho cả các hoạt động sau đó?



Trung tướng Sir Frederick Edgeworth Morgan, Phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tình báo và tác chiến Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Đồng minh.

Đấy mới chỉ là một vài trong số những câu hỏi khó khăn mà các nhà hoạch định kế hoạch của Đồng minh phải trả lời. Còn có hàng ngàn câu khác. Rốt cục, các nghiên cứu của họ được mở rộng và chỉnh sửa để trở thành kế hoạch chung Overlord sau khi Eisenhower nắm quyền chỉ huy, yêu cầu thêm quân, thêm tàu, thêm máy bay, thêm trang bị và vật lực với số lượng kỉ lục từng được huy động cho một chiến dịch quân sự.

Công trình quả là khổng lồ. Ngay cả khi kế hoạch chưa hoàn thành, dòng người và vật chất chưa từng thấy đã bắt đầu ùn ùn đổ vào Anh. Trong nhiều thị trấn và ngôi làng, người Mỹ đông đến mức thường xuyên áp đảo số lượng dân Anh sống ở đây. Những rạp chiếu phim, khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy và quán rượu yêu thích của họ bỗng nhiên bị tràn ngập bởi những người lính đến từ khắp các quốc gia trong liên minh.

Sân bay mọc lên khắp nơi. Để phục vụ cho chiến dịch đường không vĩ đại, 163 căn cứ được xây dựng bổ sung cho số đã có, đến khi chúng nhiều tới mức xuất hiện một câu đùa phổ biến trong các phi công của Tập đoàn Không quân 8 và 9 là có thể cho máy bay chạy trên cả chiều dài và chiều rộng của hòn đảo mà không sợ va quẹt. Các bến cảng đầy ứ. Một hạm đội yểm trợ gồm gần 900 tàu, từ các thiết giáp hạm đến các tàu phóng lôi bắt đầu tập trung. Các đoàn tiếp tế đến với số lượng lớn đến mức tới mùa xuân họ đã chuyển gần 2 triệu tấn hàng và nhu yếu phẩm – hơn 270km đường sắt mới đã được xây dựng để vận chuyển chúng.

Đến tháng 5 miền nam nước Anh trông giống như một kho vũ khí khổng lồ. Giấu mình trong các khu rừng là hàng núi đạn dược. Trải khắp các cánh đồng, xe tăng, half-track, xe bọc thép, xe tải, xe jeep và xe cứu thương nối đuôi nhau - hơn 50.000 chiếc. Trên mặt đất là hàng dài những khẩu pháo hay cao xạ, một khối lượng lớn vật chất được chuẩn bị sẵn, từ nhà gỗ Nissen đến đường băng, và kho lớn những thiết bị xây dựng từ máy ủi đến máy xúc. Ở các kho chính chất đầy thực phẩm, quân nhu và thuốc men, từ những viên thuốc chống say sóng cho đến 124.000 giường bệnh. Nhưng cảnh tượng kinh ngạc nhất là những thung lũng với hàng dài đường xe lửa: gần 1.000 đầu máy mới tinh và gần 20.000 toa chở dầu, chở hàng sẽ được sử dụng sau khi đầu cầu được thiết lập để thay thế các thiết bị của Pháp bị phá huỷ.

Có cả những dụng cụ chiến tranh mới. Đó là những xe tăng có thể bơi, một số mang những cuộn tấm lát lớn sử dụng khi gặp hào chống tăng hay vượt tường, một số khác lại được trang bị con lăn với gai nhọn cày đất phía trước để phá mìn. Có những chiếc tàu bẹt, hình hộp dài mang theo một rừng ống sẽ được dùng để bắn đi thứ vũ khí mới nhất, rocket. Có lẽ lạ nhất là 2 cảng nhân tạo sẽ được kéo tới bờ biển Normandy. Chúng là những kì công kỹ thuật và một trong những bí mật của Overlord; chúng sẽ đảm bảo dòng cung cấp người và hàng hoá không đứt đoạn trong những tuần then chốt đầu tiên, cho đến khi đánh chiếm được một hải cảng nào đó. Các cảng nhân tạo này được gọi là “Mulberry”, trước tiên gồm một đê chắn sóng ngoài làm bằng các phao thép. Tiếp đó 145 khối bê tông lớn với nhiều kích cỡ khác nhau sẽ lần lượt được đánh chìm tạo thành đê chắn sóng bên trong. Khối lớn nhất có cả doanh trại và pháo cao xạ, sau khi được lắp đặt sẽ giống như một toà nhà 5 tầng nằm trên. Trong những cảng nhân tạo này các tàu lớn kiểu Liberty có thể ra vào để chuyển hàng lên bãi biển. Các tàu nhỏ hơn như tàu buôn hay tàu đổ bộ có thể đưa hàng xuống tại những cầu cảng lớn bằng thép, từ đó xe tải chuyển vào bờ qua cầu phao. Bên ngoài cảng Mulberry, một hàng 60 khối bê tông được đánh chìm làm đê chắn sóng bổ sung. Khi vào vị trí trên bờ biển Normandy, mỗi cảng này sẽ có quy mô ngang với cảng Dover.  

Trong tháng 5 người và hàng bắt đầu được chuyển xuống cảng và các khu tập kết. Tắc nghẽn là một vấn đề lớn, nhưng bằng cách này hay cách khác, hậu cần, quân cảnh và những người điều hành đường sắt ở Anh đã giữ mọi thứ đúng thời gian và ổn định.

Tàu hoả nối đuôi tràn khắp các tuyến đường chờ đợi để tập trung về bờ biển. Các đoàn xe làm tắc nghẽn mọi con đường. Tất cả làng mạc, thôn xóm bị bao phủ bởi bụi, và trong những đêm xuân yên tĩnh, miền nam nước Anh bị đánh thức bởi tiếng rì rì của xe tải, tiếng vo vo và lọc cọc của xe tăng và giọng nói không lẫn đi đâu được của người Mỹ, dường như tất cả đều hỏi cùng một câu: “Cái chỗ khỉ gió ấy còn cách xa bao nhiêu nữa?”

Gần như suốt đêm, những thành phố toàn nhà gỗ Nissen và lều bạt ở vùng duyên hải trở nên sôi động khi binh lính đổ vào khu tập kết. Họ ngủ trong những chiếc giường 3 hay 4 tầng. Nhà tắm và nhà vệ sinh thường ở cách xa và người ta phải xếp hàng. Đôi khi hàng người kéo dài đến 400m. Quân số đông đến mức cần 54.000 người chỉ để phục vụ cho riêng quân đội Mỹ, trong đó có 4.500 đầu bếp mới được huấn luyện. Trong tuần cuối cùng của tháng 5, người và hàng bắt đầu được chuyển lên tàu vận tải và tàu đổ bộ. Thời khắc cuối cùng đã điểm.

Các số liệu đúng như hình dung; lực lượng này xem ra quá mạnh. Bây giờ thứ vũ khí khổng lồ này – những thanh niên của thế giới tự do, nguồn lực của thế giới tự do – đang chờ quyết định của một người: Eisenhower.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 12:50:06 | Chỉ xem của tác giả
Trong phần lớn ngày 4 tháng 6, Eisenhower ở một mình trong toa xe. Ông và các chỉ huy đã làm tất cả để đảm bảo cơ hội thành công lớn nhất với cái giá phải trả về sinh mạng thấp nhất. Nhưng giờ đây, sau nhiều tháng chuẩn bị cả về chính trị và quân sự, Chiến dịch Overlord đang trông đợi vào yếu tố may mắn. Eisenhower không thể giúp gì; tất cả ông có thể làm là chờ và hy vọng thời tiết sẽ khá hơn. Nhưng bất kể thế nào, ông cũng sẽ phải đưa ra quyết định quan trọng vào cuối ngày hôm đó – tiến hành đổ bộ hay hoãn một lần nữa. Chiến dịch Overlord thành công hay thất bại là phụ thuộc vào quyết định này. Và không ai có thể thay ông. Trọng trách này là của ông và chỉ riêng ông.

Eisenhower đang đối diện với một vấn đề hóc búa. Ngày 17 tháng 5 ông đã quyết định D-Day sẽ là một trong ba ngày của tháng 6 – ngày 5, 6 hoặc 7. Nghiên cứu khí tượng cho thấy vào những ngày đó dự kiến sẽ đạt được 2 điều kiện thời tiết cần thiết cho cuộc đổ bộ ở Normandy: trăng lên muộn và thủy triều thấp ngay sau bình minh.

Những người sẽ mở màn cuộc tấn công là lính dù và bộ binh đổ bộ bằng tàu lượn - 18.000 quân của Sư đoàn 82, 101 Mỹ và Sư đoàn 6 Anh cần ánh trăng. Nhưng yếu tố bất ngờ phụ thuộc vào việc trời tối cho đến khi họ tới khu vực đổ quân. Do đó yêu cầu quyết định là trăng phải lên muộn.



Lính đổ bộ đường không Mỹ triển khai từ tàu lượn.

Cuộc đổ bộ đường biển phải bắt đầu khi thủy triều xuống đủ thấp để làm lộ ra các vật cản của Rommel trên bãi biển. Thời điểm của cả cuộc đổ bộ sẽ phụ thuộc vào thủy triều. Và để làm phức tạp hơn các tính toán khí tượng, các thê đội đổ bộ sau trong ngày cũng cần thuỷ triều thấp – và điều đó phải xảy ra trước khi trời tối.

Hai yếu tố quan trọng là trăng và thủy triều đã hạn chế Eisenhower. Yếu tố thủy triều khiến số ngày có thể tấn công trong tháng chỉ còn 6, và 3 trong số đó lại không trăng.

Nhưng đó chưa phải tất cả. Còn rất nhiều thứ nữa mà ông phải cân nhắc. Trước tiên, tất cả các lực lượng cần thời gian trời sáng kéo dài và tầm nhìn tốt để nhận diện các bãi biển, để hải quân và không quân xác định được mục tiêu và giảm nguy cơ xảy ra va chạm khi 5.000 chiếc tàu bắt đầu cơ động gần như sát bên nhau trong vịnh Seine. Thứ hai, biển phải lặng. Biển động gây nguy hiểm cho hạm đội, say sóng sẽ khiến binh sĩ không làm gì nổi kể cả khi họ đặt chân được lên bờ. Thứ ba, gió nhẹ thổi hướng vào bờ để xua tan khói che khuất mục tiêu. Và cuối cùng, quân Đồng minh cần thêm 3 ngày lặng sau D-Day để dễ dàng tăng cường thêm quân và hậu cần.

Không ai ở Bộ Tổng tư lệnh hy vọng có thời tiết hoàn hảo vào D-Day, kể cả Eisenhower. Ông đã tự mình nghiên cứu cùng các nhân viên khí tượng trong vô số tính toán vô vị, để nhận định và cân nhắc từng yếu tố sẽ cho ông điều kiện tối thiểu chấp nhận được. Nhưng theo các nhân viên khí tượng, cơ hội có một ngày trong tháng 6 thời tiết ở Normandy đạt yêu cầu tối thiểu là 1 trên 10. Trong ngày Chủ nhật mưa bão này, với Eisenhower đang đơn độc trong chiếc toa xe xem xét mọi khả năng, cú đòn này quả là nặng.

Trong 3 ngày có thể đổ bộ được, ông đã chọn ngày 5 để nếu phải hoãn thì có thể mở cuộc tấn công vào ngày 6. Nhưng nếu ra lệnh đổ bộ vào ngày 6 và lại hủy một lần nữa, vấn đề tiếp liệu cho các đoàn tàu đang quay về sẽ khiến ông không thể tấn công vào ngày 7. Từ đó có 2 khả năng khác: hoãn D-Day tới khi có yếu tố thủy triều vào ngày 19 tháng 6; nhưng làm thế, lực lượng đổ bộ đường không sẽ phải tấn công trong bóng tối vì đêm 19 tháng 6 không trăng. Khả năng thứ hai là đợi đến tháng 7, và một sự trì hoãn lâu như vậy, như ông nhớ lại sau này, “quá đắng để tính đến”.

Ý nghĩ phải hủy cuộc đổ bộ đáng sợ tới mức thậm chí nhiều chỉ huy thận trọng nhất của Eisenhower cũng chuẩn bị để mạo hiểm tấn công vào ngày 8 hay 9. Họ không thấy làm cách nào mà hơn 200.000 người trên tàu, trong các khu tập kết và ở các sân bay - phần lớn đã được phổ biến có thể được giữ tách biệt và kiềm chế hàng tuần mà không để lộ bí mật. Kể cả khi an ninh được bảo đảm suốt giai đoạn đó, chắc chắn máy bay trinh sát của Luftwaffe cũng sẽ phát hiện hạm đội khổng lồ này (nếu hiện tại chúng vẫn còn chưa phát hiện), hoặc các điệp viên Đức bằng cách nào đó sẽ dò ra. Đối với tất cả, viễn cảnh về một sự trì hoãn thật sự đen tối. Nhưng Eisenhower sẽ phải đưa ra quyết định.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 12:52:16 | Chỉ xem của tác giả
Trong ánh sáng mờ của chiều muộn, Tổng tư lệnh thỉnh thoảng lại bước ra cửa và nhìn chằm chằm lên những ngọn cây nghiêng ngả vì gió trên nền mây bao phủ bầu trời. Vào những lúc khác ông đi loanh quanh, hút thuốc lá liên tục, đá những đám tro than trên con đường nhỏ - dáng người cao, vai khom, tay đút sâu vào túi.

Trong những chuyến tản bộ một mình ấy Eisenhower dường như sợ gặp người khác, nhưng buổi chiều ông để ý đến một trong 4 phóng viên được cử đến trực ở sở chỉ huy – Merrill “Red” Mueller của NBC. “Ta đi dạo nào, Red”, Ike đột ngột nói, và không chờ Mueller ông bước đi với vẻ nhanh nhẹn thường thấy, tay đút túi. Người phóng viên hối hả chạy theo khi ông biến mất vào khu rừng.

Đó là một cuộc đi dạo yên lặng, lạ lùng. Ike hoàn toàn không nói một lời. “Ike dường như bị những suy tư xâm chiếm hoàn toàn”, Mueller nhớ lại, “Ông gần như quên mất có tôi đi cùng”. Có rất nhiều câu hỏi Mueller muốn đặt cho Tổng tư lệnh nhưng anh không làm thế; anh cảm thấy không thể quấy rầy.

Khi họ quay lại trại và Eisenhower nói tạm biệt, người phóng viên dõi theo ông leo lên chiếc thang nhôm nhỏ dẫn vào toa xe. Vào giây phút đó đối với Mueller dường như Eisenhower “bị đè nặng bởi những lo lắng… như là mỗi ngôi sao trên vai ông nặng đến cả tấn”.

Ngay trước 9:30 tối hôm đó, các chỉ huy cao cấp của Eisenhower và sĩ quan tham mưu của họ tập trung trong thư viện của toà nhà Southwick. Đó là một căn phòng lớn tiện nghi với một chiếc bàn phủ khăn xanh, mấy chiếc ghế thoải mái và hai chiếc xôpha. Những kệ sách bằng gỗ sồi màu tối xếp ở 3 cạnh tường, nhưng chỉ có vài cuốn sách trên giá và căn phòng nhìn rất trống trải. Cửa sổ treo những tấm màn dày treo và trong tối nay chúng bị bóp nghẹt bởi tiếng mưa rơi lộp bộp và tiếng gió thổi.

Các sĩ quan tham mưu đứng thành từng nhóm nhỏ trong phòng, khe khẽ thảo luận. Gần lò sưởi, tham mưu trưởng của Eisenhower, Thiếu tướng Walter Bedell Smith trao đổi với Phó tổng tư lệnh, Đại tướng Không lực ** Tedder ngậm tẩu thuốc. Ngồi bên cạnh là Tư lệnh Hải quân Đồng minh, Đô đốc Ramsay nóng tính và cạnh đó là Tư lệnh Không quân Đồng minh, Đại tướng Không lực Leigh-Mallory. Chỉ có một người ăn mặc giản dị, tướng Smith nhớ lại. Montgomery nóng nảy, người sẽ chỉ huy cuộc tấn công D-Day, với chiếc quần nhung rộng và áo len cao cổ. Đó là những người sẽ truyền lệnh tấn công khi Eisenhower quyết định tiến hành cuộc đổ bộ. Lúc này họ cùng các sĩ quan tham mưu – tổng cộng 12 chỉ huy cao cấp trong phòng – đang chờ Tổng tư lệnh đến và cuộc họp then chốt này sẽ bắt đầu vào 9:30. Lúc đó họ sẽ nghe dự báo thời tiết của bộ phận khí tượng.

** Trong nguyên bản tiếng Anh: Air Chief Marshal, tương đương Đại tướng - chiangshan.



Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Đồng minh (SHAEF) - Từ trái qua phải, hàng đứng: Trung tướng (sau này là Đại tướng 5 sao) Omar Bradley - Tư lệnh Tập đoàn quân 1 Mỹ; Đô đốc Sir Bertram Ramsay - Tư lệnh Hải quân; Đại tướng Không lực Sir Trafford Leigh-Mallory - Tư lệnh Không quân; Thiếu tướng (sau này là Đại tướng) Walter Bedell Smith - Tham mưu trưởng. Hàng ngồi: Đại tướng Không lực (sau này là Thống chế) Sir Arthur Tedder - Phó Tổng tư lệnh; Đại tướng (sau này là Đại tướng 5 sao) Dwight D. Eisenhower, Tổng tư lệnh; Đại tướng (sau này là Thống chế) Sir Bernard Montgomery - Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân 21 (toàn bộ lục quân Đồng minh).


Chính xác lúc 9:30, cửa phòng bật mở và Eisenhower trong bộ quân phục ngay ngắn màu xanh sẫm sải bước vào. Ông thoáng cười khi chào hỏi những người bạn cũ, nhưng vẻ lo âu nhanh chóng trở lại trên khuôn mặt lúc cuộc họp bắt đầu. Không cần mào đầu; mọi người đều biết tầm quan trọng của quyết định được đưa ra. Do vậy gần như ngay lập tức, 3 sĩ quan Khí tượng cao cấp của Chiến dịch Overlord bước vào, dẫn đầu bởi Đại tá J.N Stagg thuộc Không quân Hoàng gia.

Căn phòng im lặng khi Stagg bắt đầu tóm tắt tình hình. Ông nhanh chóng phác thảo bức tranh thời tiết 24 giờ qua rồi khẽ nói: “Thưa các vị… tình hình đã có vài tiến triển mau lẹ và bất ngờ…”. Tất cả dõi theo Stagg, khi ông gieo cho Eisenhower và các vị chỉ huy đang lo lắng một tia hy vọng mong manh.

Một phông thời tiết mới đã được quan sát thấy, nó sẽ di chuyển vào Eo biển trong vài giờ tới và từng bước làm quang đãng khu vực đổ bộ. Điều kiện thuận lợi sẽ kéo dài suốt ngày hôm sau và tiếp tục trong sáng 6 tháng 6. Sau đó thời tiết sẽ xấu trở lại. Trong giai đoạn hứa hẹn thời tiết đẹp này, gió sẽ giảm đáng kể và bầu trời sẽ quang đãng – ít nhất đủ cho máy bay ném bom hoạt động trong đêm ngày 5 tới sáng ngày 6. Đến trưa mây sẽ dày hơn và trời sẽ lại trở nên mù. Nói ngắn gọn, những gì Eisenhower được nghe là một giai đoạn thời tiết tốt hiếm hoi vẫn còn xa mới bằng được yêu cầu tối thiểu sẽ kéo dài chỉ trong có 24 giờ.

Vào lúc Stagg nói xong, ông và 2 nhân viên khí tượng bị cuốn ngay vào một đống câu hỏi. Họ có tin chắc vào mức độ chính xác của dự báo không? Dự báo của họ có thể sai không? Họ đã kiểm tra báo cáo từ tất cả các nguồn chưa? Liệu thời tiết có khả năng tốt lên trong vài ngày ngay sau ngày 6 không?

Một vài trong số đó vượt quá khả năng của họ. Báo cáo đã được kiểm tra đi kiểm tra lại và họ đang lạc quan nhất có thể về dự báo đó, nhưng luôn có khả năng sự thất thường của thời tiết sẽ khiến nó trở nên sai. Họ cố gắng trả lời trong phạm vi có thể rồi rút lui.

Trong 15 phút sau đó Eisenhower và các chỉ huy của ông suy nghĩ. Yêu cầu phải quyết định gấp làm Đô đốc Ramsay lo lắng. Lực lượng Mỹ đổ bộ vào Omaha và Utah dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc A. G Kirk cần phải nhận được lệnh trong nửa giờ nữa nếu Overlord tiến hành vào thứ Ba. Mối lo của Ramsay còn được bổ sung thêm bằng vấn đề tiếp liệu; nếu lực lượng đó xuất phát muộn hơn và rồi bị triệu hồi thì sẽ không thể sẵn sàng cho cuộc tấn công vào thứ Tư, ngày 7.

Eisenhower hỏi ý kiến từng người một. Smith cho rằng có thể tiến hành vào ngày 6 – sẽ là một canh bạc nhưng phải được thực hiện. Tedder và Leigh-Mallory đều lo ngại về khả năng hoạt động hiệu quả của không quân kể cả khi tình hình mây được dự báo sẽ khá hơn. Điều đó có nghĩa cuộc tấn công sẽ diễn ra mà không có không quân yểm trợ đầy đủ. Họ cho rằng nó rất “bấp bênh”. Montgomery kiên trì với quyết định mà ông đã có từ buổi tối trước khi D-Day ngày 5 tháng 6 bị hoãn lại. “Tôi bảo, cứ làm đi”, ông nói.

Giờ tới lượt Ike. Lúc này chỉ ông mới đưa ra được quyết định. Im lặng kéo dài khi Eisenhower cân nhắc các khả năng. Tướng Smith theo dõi đã bị ấn tượng bởi sự “cô đơn và tách biệt” của Tổng tư lệnh khi ông ngồi, tay đan vào nhau trước mặt, nhìn xuống bàn. Thời gian trôi đi, có người nói 2 phút, người khác bảo 5. Sau đó Eisenhower, khuôn mặt căng thẳng, nhìn lên và tuyên bố quyết định của mình. Ông nói chậm rãi, “Tôi rất chắc chắn là chúng ta phải ra lệnh… Tôi không thích thế này, nhưng nó là vậy… Tôi không thấy là ta có thể làm gì khác”.

Eisenhower đứng dậy. Ông trông mỏi mệt, nhưng chút ít căng thẳng đã biến mất trên khuôn mặt. Sáu giờ nữa trong cuộc họp ngắn để đánh giá lại thời tiết, ông sẽ giữ và xác nhận lại lựa chọn đó – Thứ Ba, ngày 6 tháng 6 sẽ là D-Day.

Eisenhower và các chỉ huy rời phòng, khẩn trương sắp đặt cuộc tấn công lớn. Sau lưng họ, trong thư viện trống trải, một làn khói xanh lơ lửng trên bàn họp, ngọn lửa in hình lên cánh cửa bóng loáng, và trên bệ lò sưởi, kim đồng hồ chỉ 9:45.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 12:54:24 | Chỉ xem của tác giả
Lúc đó là khoảng 10:00 tối khi Binh nhì Arthur B. “Dutch” Schultz của Sư đoàn 82 quyết định ngừng ván bài vớ vẩn; anh chưa bao giờ có nhiều tiền như vậy. Ván bạc đã kéo dài từ lúc cuộc đổ bộ đường không bị huỷ ít nhất 24 giờ trước. Nó bắt đầu sau một căn lều, sau đó di chuyển đến dưới cánh một chiếc máy bay, và bây giờ đã lan ra khắp chiếc hangar đã được sửa lại thành một phòng tập thể lớn. Kể cả ở đây nó cũng được tiến hành giữa lối đi của những dãy giường đôi. Và Dutch là một trong những người ăn đậm nhất.

Anh không rõ mình đã thắng được bao nhiêu. Nhưng anh đoán đống giấy bạc nhàu nhĩ với dấu hiệu của ngân hàng Anh và dấu màu xanh lá cây – xanh lam nhạt lưu hành cho cuộc đổ bộ lên Pháp đang ôm trong tay này nhiều hơn 2500 đô. Đó là số tiền lớn nhất mà anh từng thấy trong suốt 21 năm sống.

Anh đã chuẩn bị mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất cho cuộc nhảy dù. Tín đồ của đủ mọi tôn giáo tập trung trong sân bay buổi sáng và Dutch, một người Công giáo đã tới xưng tội và ban thánh thể. Giờ anh biết chính xác mình sẽ làm gì với số tiền này. Anh nhẩm tính sẽ chia chúng ra. Sẽ để lại 1000 đô ở văn phòng quản trị; anh sẽ dùng đến nó khi trở về Anh. 1000 đô khác dự định gửi cho mẹ anh ở San Francisco nhờ bà giữ hộ, nhưng anh muốn bà nhận 500 đô trong đó như một món quà – bà chắc chắn sẽ dùng nó. Dutch có một mục đích đặc biệt cho số còn lại: sẽ dùng nó để chè chén thoải mái khi đơn vị của anh, Trung đoàn 505 tới Paris.

Người lính dù trẻ tuổi cảm thấy ổn; anh đã chuẩn bị mọi thứ - nhưng liệu đã đủ chưa? Vì sao tai nạn sáng nay lại xảy ra, làm anh thấy khó chịu đến vậy?

Sáng nay ở trạm quân bưu anh nhận được thư từ mẹ. Khi xé phong bì thì một chuỗi tràng hạt tuột ra và rơi xuống chân anh. Không để cho đám đông lém lỉnh xung quanh kịp để ý, anh nhanh chóng nhặt các hạt và nhét chúng vào balô.

Giờ suy nghĩ về chuỗi hạt đột nhiên làm nảy sinh một câu hỏi mà trước đây anh chưa từng để ý tới: sao lại đánh bạc vào một thời điểm như thế này? Anh nhìn vào đám giấy bạc nhàu nát  trong tay mình – lớn hơn cả số có thể kiếm được trong 1 năm. Chính lúc đó Binh nhì Dutch Schultz biết nếu giữ chúng, anh chắc chắn sẽ bị giết. Dutch quyết định không liều. “Đặt thêm”, anh nói, “để tớ chơi tiếp nào”. Anh liếc nhìn đồng hồ và tự hỏi sẽ mất bao lâu để thua hết 2500 đô.

Schultz không phải người duy nhất hành xử kì quặc trong buổi tối hôm nay. Không ai, từ người lính thường cho tới những vị tướng tỏ ra muốn thách thức số mệnh. Tại sở chỉ huy Sư đoàn 101 gần Newbury, Thiếu tướng Maxwll D. Taylor đang có cuộc gặp thân mật với các sĩ quan cao cấp của ông. Có lẽ có khoảng nửa tá người trong phòng và một trong số đó, Chuẩn tướng Don Pratt, Sư đoàn phó, đang ngồi trên giường. Họ đang trao đổi thì một sĩ quan khác tới. Ông ta bỏ mũ lên giường. Tướng Pratt nhảy dựng lên, hất chiếc mũ xuống sàn và nói, “Lạy Chúa, thật là một điềm xấu khốn kiếp!”. Mọi người cười ồ, nhưng Pratt không ngồi lên giường nữa. Ông đã được chọn để chỉ huy lực lượng đổ bộ bằng tàu lượn của Sư đoàn 101 tấn công Normandy.

Đêm xuống, lực lượng đổ bộ trên khắp nước Anh tiếp tục chờ đợi. Được cổ vũ bằng hàng tháng huấn luyện, họ đã sẵn sàng lên đường. Và lệnh tạm hoãn đã khiến họ bồn chồn. Giờ đã là 18 tiếng kể từ lúc đó, và mỗi giờ trôi qua lại lấy đi thêm sự kiên trì và nhiệt tình của binh lính. Họ không biết D-Day chỉ còn gần 26 giờ nữa; vẫn còn quá sớm để thông báo. Và thế là, trong buổi tối Chủ nhật mưa bão này, người ta chờ đợi trong sự lo ngại khắc khoải, cô đơn và kín đáo một thứ gì đó, bất cứ thứ gì, xảy ra.

Họ làm chính xác những gì mà người ta sẽ làm trong hoàn cảnh này: nghĩ về gia đình, những người vợ, những đứa con, những người yêu. Và tất cả đều nói về cuộc chiến ở phía trước. Những bãi biển thực sự sẽ thế nào? Cuộc đổ bộ có khó khăn như ai cũng nghĩ không? Không ai hình dung ra D-Day, nhưng mỗi người đều chuẩn bị cho nó theo cách của riêng mình.

Trong đêm tối sóng vỗ trên biển Irish, trên chiếc khu trục hạm USS Herndon, Đại úy Bartow Farr, Jr, cố tập trung vào ván bài bridge. Điều này khá là khó, có quá nhiều thứ nghiêm túc xung quanh nhắc nhở rằng đây không phải là một buổi tối giải trí thân mật. Trên tường đính những bức không ảnh lớn chụp các vị trí pháo binh Đức khống chế bờ biển Normandy. Những khẩu pháo đó là mục tiêu của Herndon trong D-Day. Farr chợt nghĩ Herndon cũng sẽ là mục tiêu của chúng.

Farr khá tin tưởng rằng anh sẽ sống sót qua D-Day. Đã có rất nhiều lời đùa cợt về việc ai sẽ qua được và ai không. Khi quay lại cảng Belfast, thủy thủ tàu Corry, người anh em với tàu của anh đã cá 10 ăn 1 rằng Herndon sẽ không trở về. Thủy thủ tàu Herndon trả đũa bằng cách phát tán tin đồn là khi hạm đội tiến hành đổ bộ, Corry sẽ được giữ lại cảng do tinh thần xuống thấp.

Đại úy Farr chắc chắn Herndon sẽ trở về an toàn cùng mình. Dù thế, anh đang vui vì đã viết một lá thư dài cho cậu con trai chưa chào đời. Farr chưa bao giờ mảy may nghĩ rằng vợ anh, Anne, ở New York sẽ sinh con gái (và đúng như vậy. Tháng 11 năm đó gia đình Farr đã có một cậu con trai).
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 7-8-2013 13:22:36 | Chỉ xem của tác giả
Ở một khu tập kết gần Newhaven, Binh nhất Reginald Dale của Sư đoàn 3 Anh đang ngồi trên giường và lo lắng cho người vợ, Hilda. Họ cưới nhau năm 1940 và đã mong mỏi có một đứa con. Trong chuyến về phép cuối cùng chỉ vài ngày trước, Hilda cho biết cô đã có mang. Dale đã giận dữ; mọi thứ mà anh ý thức được là cuộc đổ bộ đã gần kề và anh sẽ phải tham dự. “Anh phải nói, thật là đúng vào cái lúc khốn nạn này”, anh bẻ ngón tay. Trong đầu Dale thấy lại sự tổn thương xuất hiện trong mắt cô, và anh lại tự trách mình vì những lời hấp tấp đó.

Nhưng giờ đã quá muộn. Dale còn không thể gọi cho vợ. Anh nằm xuống, và giống như hàng nghìn người khác trong các khu tập kết của quân Anh, cố gắng chợp mắt.

Một vài người điềm tĩnh và bình thản, đang ngủ ngon lành. Ở Sư đoàn 50 Anh, Thượng sĩ nhất Stanley Hollis là một người như thế. Từ lâu anh đã học được cách ngủ bất cứ khi nào có thể. Cuộc tấn công sắp đến không làm Hollis lo lắng nhiều; anh có lí do để chờ đợi nó. Anh đã từng được di tản ở Dunkirk, đã chiến đấu cùng Tập đoàn quân 8 ở Bắc Phi và đã đổ bộ lên Sicily. Giữa hàng triệu quân nhân ở Anh tối nay, Hollis là trường hợp khá đặc biệt. Anh đang mong đợi cuộc đổ bộ; anh muốn quay lại Pháp để giết thêm vài tên Đức.

Đó là chuyện riêng của Hollis. Tại Dunkirk anh từng là một lính liên lạc xe đạp, và trong cuộc rút lui anh đã chứng kiến một cảnh tượng không bao giờ quên được ở thành phố Lille. Bị cắt rời khỏi đơn vị, Hollis rẽ nhầm vào con đường mà quân Đức vừa đi qua. Anh lọt vào một phố cụt chứa hơn 100 thi thể đàn ông, phụ nữ và trẻ em Pháp vẫn còn ấm. Họ bị súng máy bắn chết. Sát chân tường cạnh các thi thể và vương vãi trên mặt đất là hàng trăm vỏ đạn. Kể từ giây phút đó Stan Hollis đã trở thành một thợ săn xuất sắc. Thành tích diệt địch của anh đã đạt hơn 90 tên. Vào cuối D-Day, anh sẽ khắc lên khẩu Sten của mình vạch thứ 102.

Còn có những người khác cũng đang khắc khoải chờ được đặt chân lên đất Pháp. Sự chờ đợi này dường như dài vô tận đối với Trung tá Philippe Kieffer và 171 lính đặc công Pháp dày dạn của ông. Ngoại trừ vài người bạn tại Anh, không có ai để chào tạm biệt – gia đình họ vẫn ở Pháp.

Trong doanh trại gần cửa sông Hamble, họ dành thời gian kiểm tra vũ khí và học tập trên sa bàn bằng cao su địa hình bãi Sword cùng các mục tiêu ở thị trấn Ouistreham. Một lính đặc công, Bá tước Guy de Montlaur, người tự hào mang quân hàm Hạ sĩ, tối đó đã rất hoan hỉ khi biết kế hoạch có một chút thay đổi: tiểu đội của anh sẽ dẫn đầu cuộc tấn công vào sòng bạc của khu nghỉ mát, giờ được tin chắc là một sở chỉ huy được bố phòng mạnh của quân Đức. “Rất vui lòng”, anh nói với Trung tá Kieffer, “tôi đã rất đen đủi ở đó”.

Cách đó 240km, ở khu vực Sư đoàn Bộ binh 4 Mỹ gần Plymouth, Hạ sĩ Harry Brown hoàn thành phiên gác và thấy một lá thư đang chờ anh. Đã nhiều lần anh thấy những thứ tương tự trong những bộ phim chiến tranh nhưng chưa bao giờ nghĩ nó lại xảy ra với mình: bức thư kèm theo quảng cáo của hãng giày đế cao Alder. Bài quảng cáo làm viên hạ sĩ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Mọi người trong nhóm của anh đều thấp đến mức họ bị gọi là “đám người lùn của Brown”. Hạ sĩ là người cao nhất – 1,65m.

Trong khi anh đang tự hỏi ai đã đưa tên mình cho công ty Adler, một người lính trong tiểu đội xuất hiện. Binh nhất John Gwiadosky quyết định tới trả số tiền đã vay. Hạ sĩ Brown từ chối khi Gwiadosky long trọng đưa món tiền. “Đừng hiểu nhầm”, Gwiadosky giải thích, “tớ chỉ không muốn cậu phải đi theo tớ xuống tận âm phủ để lấy lại”.

Ở vịnh, trên chiếc tàu vận tải New Amsterdam thả neo gần Weymouth, Thiếu úy George Kerchner của Tiểu đoàn Biệt kích số 2 chìm đắm trong công việc thường lệ. Anh đang kiểm duyệt thư từ của trung đội. Tối nay thật sự vất vả, dường như ai cũng viết rất dài. Tiểu đoàn Biệt kích số 2 và số 5 đã được giao một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của D-Day. Họ sẽ phải trèo lên vách đá cao 30m gần như thẳng đứng tại địa điểm có tên Pointe du Hoc và khoá họng 6 khẩu pháo tầm xa ở đây – những khẩu pháo mạnh đến mức chúng có thể khống chế bãi Omaha hoặc khu vực vận tải của bãi Utah. Họ chỉ có 30 phút để hoàn thành nhiệm vụ.



Tiểu đoàn Biệt kích số 2 Mỹ ở Anh trước Chiến dịch Overlord.

Thương vong dự kiến là sẽ nặng – vài người nghĩ có thể đến 60 phần trăm – trừ khi hải quân và không quân tiêu diệt những khẩu pháo đó trước khi biệt kích tới. Còn ngược lại, không ai trông chờ một cuộc tấn công dễ dàng. Không ai, trừ Hạ sĩ nhất Larry Johnson, một trong những phân đội trưởng của Kerchner.

Thiếu úy ngạc nhiên khi đọc lá thư của Johnson. Mặc dù thư sẽ không được gửi cho tới sau D-Day – bất kể thế nào – nhưng lá thư này thậm chí còn không thể gửi được theo cách thông thường. Kerchner cho gọi Johnson và đưa trả bức thư. “Larry”, Kerchner nói cộc lốc, “tốt hơn cậu nên tự mình chuyển nó – sau khi đã tới Pháp”. Johnson viết thư cho một cô gái đề nghị sắp xếp cuộc hẹn sớm vào tháng 6. Cô ta sống ở Paris.

Khi viên hạ sĩ rời phòng, thiếu úy có ấn tượng rằng chừng nào còn có những người lạc quan như Johnson thì không có gì là không thể xảy ra.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách