Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: ht_216
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác - Xuất Bản] Trại Hoa Vàng | Nguyễn Nhật Ánh

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:04:26 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 6:



Chiều đó, tôi khoe với nhỏ Châu:

    - Tao thấy mặt "chị hai mày" rồi nghen mày !

    - Chỉ đẹp không?

    - Y như tiên !

    - Xạo đi !

    - Thật ! Còn hơn tiên nữa !

    Nhỏ Châu trề môi:

    - Người ta mà đẹp hơn tiên?

    - Chứ sao ! Con nhỏ này không những đẹp mà còn hiền nữa ! Hồi trưa, tao tông nó một cái "rầm", chiếc xe nát bấy, còn người nó thì máu me tùm lum, vậy mà nó không hề trách tao một câụ Nó còn cười với tao nữa !

    Nhỏ Châu đúng là đồ nhát gan. Nó chẳng thèm để ý đến khía cạnh trữ tình trong câu chuyện của tôị Vừa nghe tới "máu", nó đã đưa tay bụm mặt:

    Eo ôi, ghê quá !

    Tôi cười:

    - Ghê gì mà ghê !

    Nhỏ Châu vẫn không buông tay xuống:

    - Rồi anh có đưa chỉ đi bệnh viện không?

    - Cần gì đi bệnh viện ! - Tôi nhún vai - Nhà nó thuốc men cả khối ! Còn nhiều hơn bệnh viện nữa !

    - Anh lại dóc tổ rồi ! - Nhỏ Châu lắc lắc mái tóc. Nó làm tôi tự ái quá chừng.

    - Tao thèm vào nói dóc ! - Tôi hừ mũi - Mày biết tiệm thuốc tây Hồng Phát ở kế nhà Phú ghẻ không?

    - Biết ! Mà saỏ

    - Nhà nó đó !

    - Eo ôi ! - Nhỏ Châu lại kêu lên.

    - Gì mà "eo ôi"?

    Nhỏ Châu thè lưỡi:

    - Nhà chỉ giàu quá chừng !

    - Thì giàu chứ sao ! Nhà bán thuốc tây mà lại !

    Nhỏ Châu rụt cổ:

    - Nhưng nhà mình thì nghèo !

    Con nhỏ này, nó là con nít không hiểu sao lại lắm điều quá chừng ! Tự dưng nó "phang" một câu khiến tôi cụt hứng. Tôi đang hí hửng khoe nó về mối "duyên kỳ ngộ" giữa tôi với Cẩm Phô và tính quảng cáo tiếp về tính tình dịu dàng có một không hai của "chị hai" nó, bỗng nhiên nó lôi chuyện "giàu nghèo" ra khiến tôi bất giác xụi lơ.

    Thấy mặt tôi xịu xuống, nhỏ Châu có vẻ áy náỵ Nó vớt vát:

    - Mình nghèo vật chất nhưng mình giàu tình cảm !

    Tôi biết nhỏ Châu cố gỡ gạc lại câu nói khi nãy để xoa dịu nỗi buồn vừa nhú lên trong lòng tôị Nhưng cái lối lập luận của nó khiến tôi nổi đóa:

    - Tình cảm cái khỉ mốc ! Nghèo thì nói đại là nghèo cho rồi, còn bày đặt "giàu tình cảm" !

    Trước vẻ mặt hầm hầm của tôi, nhỏ Châu không dám nói tới nói lui về chuyện "giàu nghèo" nữạ Rồi sợ tôi phát khùng lên cốc nó u đầu, thừa lúc tôi đang bần thần nghĩ ngợi, nó len lén chuồn mất.

    Nhỏ Châu bỏ đi, để tôi ngồi thẩn thờ một mình suốt buổi chiều hôm đó.

    Tiệm thuốc tây Hồng Phát cùng với tiệm vàng Kim Long và tiệm vải Quang Hưng là ba đại phú gia tại thị trấn tôi ở. Nhà nào nhà nấy bốn, năm tầng lầu cao ngất, ngó lên muốn gãy cổ. Người dân trong thị trấn mỗi khi nói đến sự giàu có bao giờ cũng đem ví với ba nhà nàỵ

    Hồi trưa, lúc ủi phải Cẩm Phô, sự gặp gỡ bất ngờ với "người đẹp trong mộng" khiến hồn vía tôi bay tuốt lên mâỵ Lúc đó, mặt đờ ra, tôi chẳng còn đầu óc đâu để thắc mắc việc Cẩm Phô là con nhà bình dân hay con nhà quý tộc. Bây giờ, nghe nhỏ Châu nhắc khéo, tôi mới sực nhớ ra "thân phận bé mọn" của mình.

    Con gái hiệu thuốc Hồng Phát thuộc hạng "công nương" cành vàng lá ngọc có lý đâu để ý đến thằng con nhà buôn đồ đồng nát là tôị Chử Đồng Tử ngày xưa sở dĩ vớ được công chúa Tiên Dung là nhờ nàng buồn tình ra bờ sông quây màn đứng tắm. Công chúa Cẩm Phô ngày nay quanh năm tắm táp trong bồn tráng men, dù tôi có lặn lội ra bờ sông vùi mình suốt đời trong cát ướt cũng đừng hòng gặp hên như họ Chử. Tôi nhớ lại hồi trưa, lúc Cẩm Phô chào về, nó không thèm mời tôi vô nhà uống lấy một miếng nước. Nó bỏ mặt tôi lủi thủi ra về giữa trời nắng chang chang. Đích thị nó ỷ mình là công chúa, khinh thường những kẻ thư sinh áo vải như tôị

    Và như vậy, chuyện nó "bênh vực" tôi từ trước đến giờ chắc chẳng xuất phát từ động cơ sâu xa thầm kín nàọ Đó chẳng qua chỉ là lòng thương hại của người giàu đối với người nghèọ Chắc nó thấy tôi bốn mùa quần thừa áo vá, mặt mày lại ngơ ngơ ngáo ngáo trong giống con cù lần núi nên nó đem lòng tội nghiệp đó thôi ! Tôi tông nó móp xe, nó không thèm bắt đền không phải vì nó ưa thích gì cái bản mặt đần độn mà nó thừa biết ngữ tôi, có bắt đền, cũng chẳng đào đâu ra bạc cắc để nộp cho nó. Vậy mà trước giờ tôi cứ tưởng bở. Thấy nó bịt miệng con nhỏ miệng móm, tôi hí hửng tưởng mình là phò mã. Tôi vội phong ngay cho nó chức "chị hai của nhỏ Châu". May mà nó không biết, nếu biết, dù hiền đến đâu nó cũng sẽ chửi tôi tắt bếp ! Nhớ lại những lời ba hoa vung vít trước đây, thốt nhiên tôi bỗng rùng mình.

    Càng nghĩ ngợi, tôi càng ủ ê. Cây mộng mơ vừa mọc trong hồn tôi, mới vừa loe hoe ba chiếc lá còm, chưa kịp trổ hoa đã vội vàng tàn lụị Thật chả bù với những cành hoa đang lung linh khoe sắc trong vườn. Chúng nom mới tươi tắn làm sao, thật chẳng giống tí ti nào với ông chủ của chúng lúc này đang ngồi thừ người trong bóng chiều chập choạng, mặt mày ngẩn ngơ cứ như kẻ mất hồn.

    Trong lúc tôi đang mải mê gặm nhấm nỗi buồn của mình như con mọt đang say sưa gặm từng thớ gỗ, bỗng có tiếng chân vang lên lạo xạo sau lưng.

    Lại nhỏ Châu ! Tôi nhủ bụng và bất giác cảm thấy khó chịụ Nhỏ Châu là một đứa em gái cực kỳ dễ thương, dễ thương nhất là nó rất thương tôi, nhưng lúc này tôi chẳng muốn thấy mặt nó một chút xíu nàọ Tôi đã trót khoe khoang với nó quá nhiều về tình cảm của Cẩm Phô đối với tôi, bây giờ tôi rất ngượng khi phải trò chuyện với nó. Vậy mà nó chẳng biết điều, cứ mò ra định làm khổ tôi ! Ý nghĩa đó khiến tôi phát khùng. Và tôi gân cổ quát tướng:

    - Đi đi ! Đi chỗ khác chơi đi !

    Tiếng chân phía sau liền im bặt. Lâu thật lâụ Tôi lại nổi điên:

    - Mày còn đứng đó, tao cốc mày sói trán bây giờ !

    Nghe tôi dọa, nhỏ Châu không dám nấn ná nữạ Nó ngập ngừng bước lui về phía cổng ràọ Tự dưng thấy tội tội, tôi liền nghiêng đầu ghé mắt trông theọ Trời đất, trước mắt tôi không phải nhỏ Châu, mà là nhỏ Thảo hàng xóm. Nó đang cầm trên tay một trái ổi to tướng, chắc là nó định đem qua tặng tôị Tôi hốt hoảng kêu:

    - Thảo ! Thảo !

    Nhỏ Thảo quay đầu lại, tay còn vịn cách cổng. Tôi lật đật chạy tới và thấy cặp mắt nó đỏ hoẹ Tôi kéo tay nó, giọng chuộc lỗi:

    - Vô đây chơi với anh !

    Nhỏ Thảo sụt sịt:

    - Em không vô đâu ! Anh đuổi em !

    - Anh xin lỗi mà ! - Tôi phân trần - Khi nãy anh đâu có biết đó là em !

    Nhỏ Thảo giương đôi mắt mọng nước:

    - Chứ anh tưởng aỉ

    Tôi gãi tai:

    - À, à anh tưởng đó là mấy đứa bạn quỷ quái của anh !

    Nhỏ Thảo thật thà:

    - Bạn anh mà anh dám đòi cốc sói trán?

    Hết gãi tai, tôi lại gãi cổ:

    - Ờ, ờ anh cốc tuốt ! - Đang nói, ánh mắt chợt chạm phải trái ổi trên tay nhỏ Thảo, tôi liền nuốt nước bọt, "đế" thêm - Bị anh cốc hoài, đầu tụi nó trọc lóc giống như trái ổi kia kìa !

    Nghe tôi nhắc khéo, nhỏ Thảo sực nhớ, liền chìa trái ổi ra:

    - Tặng anh nè !

    Tôi cầm lấy tặng vật không chút khách sáo:

    - Để anh hái hoa tặng em nghen !

    Nhỏ Thảo phụng phịu:

    - Em hái ổi là để tặng anh chứ có phải để đổi lấy hoa đâu !

    Lời trách móc của nhỏ Thảo khiến tôi cà lăm mất ba mươi giâỵ Tới giây thứ ba mươi mốt, tôi nhe răng cười giả lả:

    - Thì đây đâu phải là chuyện đổi chác ! Tại anh biết em thích hoa nên anh hái tặng em thôi !

    Nói xong, không đợi cho nhỏ Thảo đồng ý hay không, tôi bước dọc các luống hoa, hái cho nó một chùm to tướng, đủ cả đồng tiền, cẩm chướng và các loại hoa hồng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:06:21 | Chỉ xem của tác giả
Nhỏ Thảo có vẻ bất ngờ trước món quà hậu hĩ nàỵ Trước nay, mỗi lần nhỏ Thảo xin hoa, tôi chỉ ngắt cho nó một cành và tất nhiên không phải là cành đẹp nhất. Bữa nay tự nhiên thấy tôi rộng rãi khác thường nhỏ Thảo ôm hoa mà mắt sáng rực:

    - Anh cho em làm gì nhiều thế !

    Tôi phẩy tay:

    - Em cứ cầm về cắm chơi đi ! Hoa phải cắm nhiều mới đẹp !

    Giọng của tôi rõ là giọng của một chàng trai hào hiệp. Nhỏ Thảo ôm bó hoa về mà lòng vẫn không hiểu tại sao một kẻ keo kiệt kinh niên như tôi lại đột ngột trở nên hào phóng như thế. Nó có biết đâu bữa nay tôi đang rầu thúi ruột. Tôi là con nhà buôn bán phế liệu, trót tơ tưởng đến tiểu thư con nhà quyền quý, bị người ta khi nh rẻ, nên chui ra góc vườn nhà ngồi ngắm bóng chiều rơị Ba nhỏ Thảo làm nghề mộc, cũng một cảnh bần hàn như nhà tôi, nên trông thấy nó lòng tôi bất giác nảy sinh một tình cảm gần gũi và tôi có tiếc chi một chùm hoa tặng nó. Đó là chưa kể từ lúc trước đến giờ nhỏ Thảo luôn luôn "thần phục" tôị Tôi bảo gì nó làm nấy, không cãi lại nửa lờị Những lúc ngứa ngấy tay chân hoặc bực bội trong lòng, tôi giở thói du côn cốc nó vài cái cho đỡ buồn, nó cũng chỉ biết khóc và ôm đầu chạy về nhà chứ chẳng hề mách lẻo với aị

    Nhỏ Thảo đúng là nhu mì thứ thiệt. Nó quí tôi và không hề coi thường tôị Nó khác xa với Cẩm Phô. Cẩm Phô không thèm mời tôi vô nhà. Nó sợ tôi làm bẩn nhà nó.

    Phú ghẻ không biết mây đen đang giăng ngang đầu tôị Sáng hôm sau, vừa vô lớp nó đã huých cùi chỏ vào hông tôi :
    - Cẩm Phô hỏi thăm mày kìa !

    Tôi làm thinh. Phú ghẻ lại nói tiếp:

    - Nó hỏi tao nhà mày ở đâủ

    Tôi vẫn không nói không rằng.

    Thái độ lầm lì của tôi khiến Phú ghẻ ngạc nhiên. Nó nhìn tôi lom lom:

    - Nó khen mày đẹp trai nhất thế giới !

    Tôi nhăn mặt:

    - Tao không giỡn à nghen !

    Phú ghẻ trố mắt:

    - Bữa nay mày làm sao vậỷ

    - Không làm sao hết ! - Tôi nhún vai - Tao không quan tâm đến Cẩm Phô, thế thôi !

    - Nhưng nó quan tâm đến mày !

    Tôi hừ mũi:

    - Con nhỏ đó khinh người !

    - Ai bảo mày vậỷ

    - Cần gì ai bảo ! - Tôi nhếch mép - Nhà nó giàu, còn nhà tao nghèo, đương nhiên là nó coi thường tao !

    Phú ghẻ bắt đầu hiểu ra tâm sự của tôị Nó hạ giọng:

    - Không có đâu ! Mày đừng nghi oan cho nó !

    Tôi cay đắng:

    - Hôm qua nó đâu có thèm mời tao vô nhà !

    - Trời đất, làm sao nó mời mày vô nhà được ! - Phú ghẻ kêu lên - Tao ở sát rạt bên cạnh, nó còn không dám rủ qua chơi nữa là mày !

    - Sao kỳ vậỷ - Tới phiên tôi ngạc nhiên.

    - Ông bà già nó còn "hắc ám" gấp mấy lần ông già của mày ! - Phú ghẻ thè lưỡi - Thằng nào xui xẻo bước vô nhà đó, đố mà ngồi được lấy năm phút !

    Tôi nuốt nước bọt:

    - Bị đuổi hả?

    - Đuổi thì không đuổi, nhưng ngồi lâu một chút là có chuyện ngay !

    Tôi nhếch mép:

    - Ông già nó suỵt chó cắn?

    - Tệ hơn vậy nữa ! Khách đang ngồi nói chuyện, ông già nó đột ngột bước ra, mặt mày lầm lì, tay cầm cái chổi lông.

    - Nện vào đầủ

    Phú ghẻ cười:

    - Không. Ổng chỉ phủi bụi trên bàn thôị Nhưng ổng nện rầm rầm, bụi bay tứ tán. Khách hít bụi, ho sặc sụa, lập tức đứng dậy cáo từ.

    - Và không bao giờ trở lạỉ

    - Chứ gì nữa !

    Sự tiết lộ của Phú ghẻ khiến tôi thở phàọ Như vậy, Cẩm Phô không phải là đứa khinh ngườị Nó không dám mời tôi vô nhà chỉ vì nó sợ ba mẹ nó. Song với ba tôi, ba mẹ nó còn "cao thủ" hơn một bậc. Ba tôi cấm tôi đàn đúm với bạn bè vì sợ tôi bê trễ việc học hành. Nếu tôi lỡ vi phạm ba tôi cũng chỉ trút cơn bực tức lên đầu tôi chứ không đả động gì đến lũ bạn quỷ quái kiạ Ba Cẩm Phô lại khác. Ông sẵn sàng hạ nhục bạn của con mình để không ai dám "đeo đuổi" và "quấy rầy" Cẩm Phô. Bữa đó nếu tôi liều mạng xông đại vô nhà nó, chắc chỉ ba mươI giây sau tôi đã phải bỏ của chạy lấy người ! Thật hú vía !

    Phú ghẻ còn cho tôi biết nhiều chuyện động trời khác. Nhà Cẩm Phô có tất cả ba chị em. Cẩm Phiêu, chị cả, đã lập gia đình, hiện nay ở với ông chồng gần bến xe thị trấn. Thằng Luyện là út, lại là con trai, nên được gia đình cho đi chơi thoải máị Chỉ riêng Cẩm Phô là bị canh giữ nghiêm ngặt. Ban ngày Cẩm Phô còn được tự do đi lại chứ ban đêm thì đố có ra khỏi nhà được lấy một bước. Ngày nào cũng như ngày nào, hễ ăn cơm tối xong là ba mẹ Cẩm Phô xách ghế ra ngồi trước cửa, mỗi người trấn một bên, "nội bất xuất ngoại bất nhập". Tụi con trai trong thị trấn gọi đùa là "thần giữ cửa".

    Nghe Phú ghẻ kể, thoạt đầu tôi không tin:

    - Vậy ai dám vô mua thuốc?

    - Khách mua thì được ! Còn bạn bè thì cấm tiệt !

    - Nhưng ba mẹ nó đi làm "bảo vệ" hết, ai đứng bán?

    Phú ghẻ hừ mũi:

    - Mày ngốc quá ! Nhà nó có một bà dì nữa !

    Rồi thấy tôi vẫn lộ vẻ ngờ vực, Phú ghẻ nhún vai :

    - Nếu không tin, tối nay mày chạy ngang nhà nó là biết liền !

    Trước nay, thỉnh thoảng tôi vẫn ghé chơi nhà Phú ghẻ buổi tối nhưng lúc đó tôi chưa "để ý" Cẩm Phô nên chẳng đóai hoài gì đến tiệm thuốc tây Hồng Phát. Vì vậy tôi chẳng rõ những thông tin mà Phú ghẻ cung cấp có chính xác hay không.

    Nhưng nỗi nghi ngờ của tôi chỉ tồn tại có một buổi chiềụ Tối đó, cỡi chiếc Huy Chương Vàng lượn ngang nhà Cẩm Phô, tôi mới biết Phú ghẻ không bịa chuyện. Quả nhiên trước tiệm Hồng Phát, hai bên cửa có hai "vị thần" đang ngồi thù lù, câm nín. Tôi chỉ đủ can đảm đưa mắt liếc một cái rồi cắm cúi phóng vù qua, trống ngực đập thình thịch.

    Hôm sau vừa thấy mặt tôi, Phú ghẻ hỏi liền:

    - Quan sát "trận địa" chưả

    - Rồị

    - Thấy saỏ

    Tôi xuôi xị:

    - Đúng y như mày nói !

    Phú ghẻ vỗ vai tôi:

    - Thấy chưa ! Tao xạo mày làm gì ! Nhưng mày cứ yên chí, có tao "chốt" ngay bên hông nhà nó, khi cần tao sẽ "hỗ trợ" cho mày !

    Tôi chơi thân với Phú ghẻ bao lâu nay nhưng chưa bao giờ tình bạn lại khiến tôi cảm động như thế nàỵ Tôi cầm tay nó nịnh nọt:

    - Mày tốt ghê !

    Phú ghẻ thản nhiên:

    - Vậy mà tốt lại với tao đi !

    - Nghĩa là saỏ - Tôi trố mắt.

    - Phú ghẻ cười hì hì:

    - Chiều nay đưa chiếc Huy Chương Vàng cho tao chạy một vòng !


------------HẾT CHƯƠNG 6----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:10:55 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 7:



Như vậy, Cẩm Phô không phải là cô công chúa hợm mình như tôi đã nghĩ oan cho nó. Nó không mời tôi vô nhà là để giữ thể diện cho "người yêu" của nó, chứ không phải sợ tôi làm bẩn sàn nhà. Rõ ràng tình cảm của nó dành cho tôi rất sâu đậm. Y hệt tình cảm của công chúa Tiên Dung dành cho gã thuyền chài họ Chử ngày xưạ

    Ngày xưa Chử Đồng Tử nghèo đến không quần mà mặc, khi đánh cá phải trầm mình dưới sông cho nước ngập ngang lỗ rốn, gặp con gái vội vàng đánh bài "độn thổ", vùi mình trong cát che thân, vậy mà rốt cuộc vẫn khiến Tiên Dung mê tít. Tôi ngày nay, trừ mỗi vụ "tam giác Béc-muđda" xúi quẩy kia, còn quần áo nói chung vẫn đàng hoàng, kín đáo, lẽ nào bạc phước hơn họ Chử.

    Không, Cẩm Phô đối xử với tôi rất đặc biệt. Nó không chê tôi là con nhà buôn đồ đồng nát. Chắc nó từng nghe bài hát "em yêu anh không kể giàu nghèo" và bây giờ nó đem ra áp dụng. Nó cũng bất chấp cả sự canh gác và theo dõi ngặt nghèo của ba mẹ. Nó cố tình đưa xe nó cho tôi tông để được làm quen với tôi, để được nói với tôi vài lời tình tứ. Vậy mà tôi nỡ trách nó , lại gán cho nó bao nhiêu ý nghĩa xấu xa, tội nghiệp nó ghê !

    Tôi kể lại sự tình với nhỏ Châụ

    Nhỏ Châu không tin. Tôi liền đợi trời tối chở nó chạy ngang tiệm thuốc tây Hồng Phát.

    Tới trước cửa tiệm, tôi phóng một cái vèo, rồi quay đầu lại:

    - Mày thấy chưả

    Nhỏ Châu không trả lời thẳng câu hỏi của tôị Mà xuýt xoa cảm thán:

    - Tội nghiệp chỉ ghê !

    Tôi mới tội nghiệp Cẩm Phô , bây giờ tới phiên nhỏ Châu tội nghiệp "chị hai" nó. Bất giác sinh lòng cảm khái, Tôi chép miệng ngậm ngùi:

    - Biết làm được! Đã yêu là phải chấp nhận thử thách! Chỉ tội cho Cẩm Phô , giờ này bị nhốt trong nhà , chắc nó nhớ tao phát khóc!

    Tôi tưởng sau khi nghe câu nói não lòng của tôi, nhỏ Châu sẽ xúc động mà sụt sùi phụ họạ Nào ngờ tôi vừa nói xong, nó hớt hơ hớt hải la lên:

    - Đừng, đừng!

    - Mày bảo đừng cái gì? - Tôi ngạc nhiên.

    - Anh đừng giễu nữa! Em tức cười quá !

    Vừa nói nhỏ Châu vừa cười hích hích khiến tôi tức muốn ói máụ

    Nhưng nhỏ Châu chỉ trêu tôi về cái tật khoác lác, nói năng một tấc đến trờị Còn những lúc tôi ngồi tỉ tê với nó về Cẩm Phô , nó đều lắng nghe nghiêm chỉnh, thỉnh thoảng lại hùa theo tôi khen "chị hai" nó một câu khiến tôi nức lòng nức dạ. Dạo này nó chẳng nhắc gì đến chuyện "nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm" nữa, không rõ vì nó sợ tôi buồn hay vì nó quên bẵng chuyện đó rồi!

    Nhưng "đề tài Cẩm Phô" nói hoài cũng cạn. "Mối tình" giữa tôi và Cẩm Phô kể từ sau vụ đụng xe hôm nọ chẳng tiến triển gì thêm. Nhiều hôm tôi đến chơi nhà Phú ghẻ , ngồi trước hiên thấy Cẩm Phô đi ra đi vô nhưng chẳng dám kêụ Ở trường, tôi lại càng không dám hó hé. Lũ nữ quái 10A2 lúc này đã không chòng ghẹo tôi nhưng nếu thấy tôi lân la gạ chuyện Cẩm Phô, chắc chắn tụi nó sẽ không thạ Tôi chỉ dám liếc trộm Cẩm Phô trong giờ ra chơi để sung sướng biết rằng thỉnh thoảng nó cũng quay đầu lại nhìn tôi chứ không chỉ riêng tôi quay đầu về phía nó. Nhưng tất cả cũng chỉ có thế thôị

    Rốt lại, những buổi "nói chuyện chuyên đề" của tôi với nhỏ Châu quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy câu:

    - Tên Cẩm Phô đẹp ghê mày hén? - Tôi nóị

    - Ừ , đẹp ghê ! - Nhỏ Châu phụ họạ

    Tôi lại nói:

    - Tên cũng đẹp mà người cũng đẹp!

    - Ừ , cái gì cũng đẹp!

    Tôi sờ cằm:

    - Tính tình lại hiền nữa!

    - Ừ , hiền nhất thế giới! - Nhỏ Châu tiếp tục a duạ

    Cứ thế , hai anh em người tung kẻ hứng suốt buổị Lúc đầu, kiểu đối đáp này khiến tôi khoái tít mắt. Nhưng càng về sau, tôi càng đâm chán. Cứ hết đẹp lại hiền, hết hiền lại đẹp. Chẳng có gì mới mẻ.

    Nhỏ Châu chắc cũng chán không kém gì tôi nhưng sợ tôi nổi đóa, nó không dám hỏi han lôi thôi, hễ tôi khen cái gì nó khen theo cái đó.

    "Mối tình" giữa công chúa Cẩm Phô và chàng Chử Đồng Tử thời đại đang có nguy cơ lâm vào bế tắc thì dịp may đột ngột xuất hiện.

    Bữa đó , tôi và Phú ghẻ đang chở nhau chạy ngang qua rạp hát Thống Nhất, bỗng nghe tiếng con gái gọi giật:

    - Phú ghẻ !

    Phú ghẻ dừng xe lại, hoang mang đảo mắt nhìn quanh. Trước nay chỉ có bạn trai, mà phải bạn thân như tôi và thằng Cường mới gọi Phú ghẻ bằng cái biệt danh khó nghe đó. Bữa nay cái tiếng đó lại từ miệng một đứa con gái thốt ra, lại kêu oang oang giữa đường giữa chợ , khiến Phú ghẻ không khỏi chột dạ.

    - Phú ! Chuẩn!

    Lần này, hai đứa tôi nhận ngay ra giọng thằng Cường. Nó đang đứng trước hiên một căn nhà nằm kế rạp hát, với một lô một lốc những đứa khác. Thấy tôi và Phú ghẻ dòm qua, nó ngoắt lia:

    - Vô đây chơi!

    Tôi liếc Phú ghẻ:

    - Nó đứng với tụi nào vậy màỷ

    - Tao không rõ ! - Phú ghẻ nhún vai - Qua bển là biết liền chứ gì !

    Vừa nói, Phú ghẻ vừa dắt xe băng qua đường. Tôi đi sau lưng Phú ghẻ , mới nửa đường đã đầu hoa mắt váng. Hóa ra tụi đứng chung với thằng Cường, tôi quen mặt không sót một đứa: Cẩm Phô, thằng Luyện, con nhỏ miệng móm và một con nhỏ tóc dài 10A2 khác.

    Phú ghẻ cười cười chào cả bọn, rồi quay sang Cường:

    - Làm gì tụ tập đông quá vậỷ

    - Tụi tao định đi coi phim.

    - Coi phim sao còn đứng đâỷ

    - Chưa hết xuất! - Rồi Cường nheo mắt, rủ - Tụi mày đi không?

    Trong khi tôi và Phú ghẻ đang ngần ngừ thì con nhỏ miệng móm đã nhanh nhẩu:

    - Mời hai bạn vô nhà ngồi chơi rồi tính! Mấy khi rồng đến nhà tôm.

    Con nhỏ miệng móm vừa cất tiếng, tôi và Phú ghẻ không hẹn nhau mà cùng giật mình đưa mắt nhó nhau, không phải vì lối ăn nói pha trò của nó mà vì chúng tôi nhận ngay ra nó chính là đứa gọi xách mé cái biệt danh "Phú ghẻ" vừa rồị

    Thằng Cường không hiểu tâm sự của hai đứa tôị Thấy tôi và Phú ghẻ lộ vẻ ngẩn ngơ, nó tưởng tụi tôi bỡ ngỡ trước "người lạ", liền vồn vã giới thiệu:

    - Đây là Liên.

    Nghe nhắc đến mình, con nhỏ miệng móm tỉnh bơ "bổ sung":

    - Tên thường gọi là Liên móm!

    Một lần nữa, tôi và Phú ghẻ liếc nhau, nhưng lần này cả hai đứa đều cố mím môi để khỏi phì cườị

    - Liên học chung trường với tụi tao chứ đâu phải học chung trường với mày mà mày giới thiệu kỹ thế !

    Phú ghẻ làm Cường cụt hứng. Nó ngắc ngứ một hồi rồi chỉ tay vào con nhỏ tóc dài:

    - Vậy tụi mày biết ai đây không?

    Tôi thù 10A2 vô hạn. Vì vậy, lần này Phú ghẻ chưa kịp đáp, tôi đã vọt miệng:

    - Nữ quái 10A2 ai mà không biết!

    Câu nói vừa thốt ra, tôi biết ngay là mình lỡ lời nhưng không làm sao thu lại kịp. Quả nhiên, Liên móm nhảy dựng:

    - Ông nói cái gì nữ yêu, nữ quái đó?

    Trong khi tôi đứng chết trân và thầm rủa mình không tiếc lời về cái tội ngứa mồm nói bậy thì Phú ghẻ liền kịp thời "cứu bồ". Nó quay sang tôi, giả vờ nạt nộ:

    - Cái thằng này! Mày đọc truyện Tàu riết rồi cứ lộn "nữ sinh" với "nữ quái", "con gái" với "con yêu" hoài!

    Thằng Cường có vẻ sốt ruột khi thấy tụi tôi chuẩn bị lạc đề. Nó xua tay lia lịa:

    - Thôi, thôi, đừng cãi nhau nữa! Tụi mày không cho tao giới thiệu, vậy tụi mày nói thử xem có đúng tên bạn này không?

    Thấy thằng Cường cứ nói lòng vòng về con nhỏ tóc dài hoài, tôi nhăn mặt:

    - Chung trường chứ phải chung lớp đâu mà biết tên!

    - Vậy mà cũng nói! - Cường hừ giọng, lên lớp - Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe tao giới thiệu nè: Bạn này là Thùy Dương, hoa khôi của trường Trần Cao Vân tụi mày đó !

    Lời "quảng cáo" của Cường khiến Thùy Dương mắc cỡ đỏ mặt, còn Liên móm và Cẩm Phô che miệng cười khúc khích. Riêng tôi, tôi tức muốn ói máụ Thằng Cường đúng là đồ mắt lé. Con nhỏ Thùy Dương kia mặt mày nói chung coi cũng được nhưng bảo là hoa khôi trường tôi thì bảo là bá láp! Cẩm Phô của tôi mới là người đẹp nhất, không những đẹp nhất trường mà còn đẹp nhất thì trấn nữạ
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:12:49 | Chỉ xem của tác giả
Tôi tức Cường nhưng không nói rạ Tôi chỉ nhìn nó gườm gườm. Đồng thời tôi cũng ngạc nhiên không hiểu sao nó học bên Huỳnh Thúc Kháng mà lại rành đám con gái trường tôi quá vậỵ Mãi sau này tôi mới biết Cường "để ý" con nhỏ Thùy Dương và nó thường léng phéng tới chơi nhà Liên móm với hy vọng gặp Thùy Dương ở đó.

    Trong khi tôi đang đực mặt nghĩ ngợi thì lũ bạn lục tục kéo nhau vào nhà. Đến khi Liên móm thò cổ ra kêu:

    - Ông Chuẩn ới ời!

    Tôi mới giật mình lẽo đẽo đi theo, bụng nhũ "May mà nó không kêu mình bằng cái tên "Béc-muđda" như bữa trước!".

    Nhưng tôi quá vội mừng. Liên móm không kêu tôi là "ông Béc-muđda" nhưng nó "giết" tôi bằng cách khác. Tôi vừa ngồi xuống ghế, nó đã cười hì hì:

    - Cẩm Phô vô trong này từ lâu rồi, ông không biết hay sao mà còn đứng ngóng?

    Liên móm làm tôi chết điếng. Tôi ú ớ như bị ai nhét giẻ vào mồm:

    - Đâu có.

    Vẻ ngớ ngẩn của tôi khiến tụi bạn phá ra cườị Thằng Cường khốn nạn kia cười đến nỗi nước sặc lên mũi và tung tóe ra đầy bàn, trông dơ dáy hết sức. Tai nóng bừng, tôi bóp chặt ly nước trong tay, ngồi nín thinh. Tôi không biết Cẩm Phô có cảm giác thế nào chứ riêng tôi, nếu chui được xuống nền nhà của nhỏ Liên thì tôi đã chui từ đời tám hoánh rồị Nếu Cẩm Phô cũng cùng ý định với tôi, hai đứa rủ nhauchui xuống đất, sống với nhau suốt đời ở dưới đó thì hay biết mấy! Như vậy tôi khỏi phải nhìn thấy mấy cái mặt mẹt đang cười hi hi ha ha kia!

    Liên móm đang cười, chợt thấy tôi sắp ngất xỉu trên ghế, nó liền tốp lại và hỏi sang chuyện khác:

    - Nghe nói ông có vườn hoa đẹp lắm phải không?

    Tôi không ngờ con nhỏ "trời đánh" này cũng để ý chuyện hoa cỏ của tôị Câu hỏi của nó khiến tôi khoan khoái quá xá , bao nhiêu bực bội nãy giờ bay biến đâu hết. Tôi tươi tỉnh hỏi lại:

    - Sao bạn biết?

    Liên móm hếch mặt:

    - Chẳng có chuyện gì của ông mà tôi không biết! Ông trồng cây gì trong vườn hoặc mơ tưởng đến ai trong lòng, tôi đều rõ hết!

    Cái con quỷ móm này, nó đúng là yêu tinh tu luyện lâu năm mà thành người! Tôi vừa mới khen thầm nó một câu, nó đã vội chứng minh là tôi khen bậy liền! Nhưng dù nó không nói, tôi cũng biết thừa kẻ mách lẻo là đứa nàọ

    Quả như tôi đoán, tôi vừa liếc mắt về phía Cường, nó đã vội quay mặt đi chỗ khác, miệng bâng quơ:

    - Mặt tao có dính lọ đâu mà mày nhìn chăm chăm vậy!

    Liên móm ngó tôi:

    - Nhưng chuyện tại sao tôi biết nhà ông trồng hoa đâu có gì quan trọng! Quan trọng là ông có sẵn lòng tặng hoa cho tụi này không!

    - Sẵn sàng thôi! - Tôi nóị

    - Vậy thì ông chạy về nhà hái một cành hoa tặng cho Cẩm Phô ngay bây giờ đi!

    Đề nghị bất thần của Liên móm khiến tôi dở cười dở khóc. Nếu chỉ có riêng Cẩm Phô với tôi và Cẩm Phô "sai" tôi như vậy, tôi sẽ không ngần ngại chạy bay về nhà lấy "lễ vật" đem tới liền. Nhưng khổ nỗi, đề nghị này lại do Liên móm đưa ra, mà lại đưa ra trước mặt lủ khủ bạn bè thì dù có mê Tiên Dung đến mấy, Chử Đồng Tử này cũng quyết không bao giờ tỏ ra nhu nhược để cho thiên hạ chê cườị

    - Ông thấy saỏ - Thấy tôi làm thinh, Liên móm liền lên tiếng - Nuốt lời rồi phải không?

    - Đâu có ! - Tôi ấp úng - Nhưng mà để lúc khác!

    - Tặng ngay bây giờ mới quý chứ để hôm khác thì nói làm gì ! Hôm khác chạy ra chợ mua cũng được vậy!

    Đúng là con nhỏ miệng móm này nó quyết hại tôi đến cùng! Thiếu gì lời tử tế nó không nói, lại cứ xổ toàn những câu "hắc ám", nghe một hồi chắc Cẩm Phô nó bỏ tôi để đi theo Phú ghẻ mất.

    Phú ghẻ không biết tôi đang nghĩ xấu cho nó. Thấy tôi bị Liên móm quay mòng mòng như quay dế, nó liền đứng dậy "giải vây":

    - Không được đâu! Bây giờ tôi với Chuẩn phải đi công việc gấp! Còn các bạn cũng vô coi phim đi, trễ giờ rồi!

    Rồi nó quay sang tôi, nháy mắt:

    - Đi mày!

    Hệt như kẻ sắp chết đuối vớ được cọc, Phú ghẻ vừa "ho" một tiếng, tôi liền lật đật xô ghế đứng lên.

    Cuộc tháo chạy đột ngột của hai đứa tôi diễn ra nhanh như chớp. Tụi kia chỉ kịp ú ớ , chưa nói được tiếng nào, tôi với Phú ghẻ đã ngồi chễm chệ trên chiếc Huy Chương Vàng.

    Lúc nãy Phú ghẻ chở tôị Lần này hoảng quá , tôi phóc lên yên trước giành lấy ghiđdông, đạp vội đạp vàng. Phú ghẻ đập tay lên lưng tôi:

    - Chậm lại đi! Con Liên móm có đuổi theo đâu mà mày chạy như bị ma đuổi thế !

    Tôi đạp chậm lại, miệng thở hổn hển.

    Phú ghẻ cười hích hích phía sau:

    - Con nhỏ đó ghê thật!

    - Aỉ

    - Thì "bà chằn" đó chứ ai!

    Tôi sực nhớ chuyện khi nãy, liền "khích" Phú ghẻ:

    - Nó dám kêu mày là Phú ghẻ !

    - Kệ nó.

    Tôi khịt mũi:

    - Mày sợ nó hả?

    - Tao cóc sợ ! Nhưng nó còn dám xưng nó là Liên móm thì nó kể gì tên người khác!

    - Nhưng tên nó, nó muốn kêu gì mặc nó, còn tên người khác nó đâu có quyền kêu lung tung!

    Bị tôi khích một hồi, Phú ghẻ ngồi im. Chắc nó đang nghiền ngẫm những lời vàng ngọc của tôị

    Tôi liền thăm dò:

    - Chứng tỏ nó coi thường mày!

    Phú ghẻ vẫn làm thinh.

    Tôi nghiến răng:

    - Như vậy có khác nào nó là kẻ thù của tụi mình!

    Tôi cố "gài" chữ "tụi mình" vào để Phú ghẻ thấy rằng tôi luôn luôn ở bên cạnh nó. Danh dự của nó cũng là danh dự của tôị Quả nhiên, Phú ghẻ chẳng hề phản đối lời "tuyên chiến" của tôi với "kẻ thù" Liên móm. Nó không nói không rằng, chỉ rên lên một cách tức tốị

    Chỉ đợi có vậy, tôi liền xổ ấm ức nãy giờ:

    - Vậy mà khi nãy, lúc con Liên móm "chơi quê" tao, mày lại ngoác mồm ra cười phụ họa với kẻ thù.

    - Kẻ thù cái đầu mày! - Phú ghẻ thình lình hét lên khiến tôi sém tí nữa lủi xe vô gốc cây - Nãy giờ tao ngồi im là tại tao đau bụng, chứ mày tưởng mày nói năng hay ho lắm hả?

    Đang nói, Phú ghẻ lại rên lên. Nhưng lần này tiếng rên của nó không làm tôi "xúc động" nữạ Bây giờ thì tôi biết nó rên vì đang bí cái "chuyện kia" chứ chẳng phải vì nó tức tối gì con nhỏ miệng móm cả.

    Rên xong, Phú ghẻ lại tiếp tục cự nự:

    - Con Liên móm tuy mồm miệng chanh chua nhưng nó đâu có ác ý gì với mày mà mày xúi tao "thù" nó !

    Cái thằng ghẻ ngứa này, đau bụng thì "nín" quách cho rồi, còn bày đặt trách với móc! Tôi nhủ bụng và phát cáu vặc lại:

    - Nó kê vào miệng tao cả chục cái tủ buýp-phê khiến tao ú ớ như thằng ngọng mà mày bảo là không ác ý? - Mày ngốc quá ! - Phú ghẻ hừ mũi - Nó làm như vậy chính là nó giúp mày đấy, thằng ngu ạ !

    - Giúp taỏ

    - Chứ gì nữa! Nhờ vậy mày mới dò được tình cảm của Cẩm Phô! Liên móm công khai "cáp đôi" hai đứa mày, nhưng Cẩm Phô lại làm thinh không tỏ ý gì phản đối, chứng tỏ là nó "khoái" mày!

    Phú ghẻ làm tôi mát dạ quá xá ! Nhờ nó "chỉ giáo", tự dưng tôi thấy nhỏ Liên móm không còn móm nữạ Tôi thôi thù Liên móm. Tôi cũngkhông giận Phú ghẻ. Tôi chỉ trách tôi: "người ta" yêu mình mà mình không thấy, ngu ơi là ngu!

    Tôi không giận Phú ghẻ nhưng Phú ghẻ giận tôị Nó trách:

    - Khi nãy thấy mày lúng túng như gà mắc tóc tao phải "cứu" mày ra chứ theo tao, lúc đó mày chạy về nhà hái hoa cho Cẩm Phô là "đúng sách" nhất!

    - Thôi đi! Mày đừng có xúi bậy! - Tôi gầm gừ - Nó có phải là ông nội tao đâu mà tao phải chạy tới chạy lui hầu hạ !

    Thấy tôi có vẻ ta đây "cao giá", Phú ghẻ không thèm "góp ý" nữạ Nó lặng thinh cho tới tận nhà.

    Cuộc chuyện trò giữa tôi và Phú ghẻ chỉ có vậy, thế mà không hiểu Phú ghẻ nói đi nói lại với Cẩm Phô thế nào, hôm sau tôi vừa chạy ngang tiệm thuốc tây Hồng Phát đã thấy thằng Luyện đứng đợi sẵn trước hiên.

    - Anh Chuẩn! - Luyện kêu tôị

    - Gì vậỷ - Tôi dừng xe lạị

    Luyện bước lại gần dúi vào tay tôi một mảnh giấy:

    - Chị Cẩm Phô gửi cho anh nè !

    Bức thư tình đầu đời khiến đầu óc tôi bỗng chốc quay cuồng. Ngực tức nghẹn, tôi không đủ kiên nhẫn để đợi về đến nhà. Cố nín thở để trấn áp nỗi hồi hộp, tôi run run mở tờ giấy rạ "Bức thư tình" chỉ một dòng vỏn vẹn: "Tôi làm gì mà anh chửi tới ông nội tôỉ".


-----------HẾT CHƯƠNG 7-------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:14:58 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 8:



Tôi thẩn thờ suốt mấy ngày liền. Bức thư (đúng là mẩu giấy) của Cẩm Phô khiến tay chân tôi xụi lơ, cất lên không muốn nổị Những dự định đẹp đẽ của tôi thế là bỗng chốc tiêu ma hết. Tình yêu chưa kịp trổ hoa, hận thù đã vội vàng kết trái, kiếp này chắc tôi hết mong sờ được ngón chân út của Tiên Dung.

    Tôi thẫn thờ không chỉ vì buồn mà còn vì cay đắng nữạ Oan cho tôi đúng là oan thấu trời xanh. Trước nỗi oan của tôi, sự khuất tất của Thị Kính ngày xưa chỉ đáng xếp hạng nhì. Ba mẹ Cẩm Phô đi ngang tôi còn không dám ngó , huống chi ba mẹ của ba mẹ nó. Ông nội Cẩm Phô cao hay thấp, béo hay gầy, còn sống hay đã "đi bán muối" tôi còn không biết, tôi "cà khịa" ổng làm chị Vả lại đang "yêu" Cẩm Phô, tôi ngu gì đi "chửi" ông nội nó ! Đầu đuôi câu chuyện chắc cũng tại Phú ghẻ. Nghĩ tới thằng bạn ghẻ ngứa này, ngực tôi muốn sôi lên. Chắc chắn là trong khi giở thói "mách lẻo", nó ăn nói thiếu trước hụt sau đó , Cẩm Phô mới nghe gà ra vịt mà giận tôi như thế.

    Sáng hôm sau, vừa thấy mặt nó, tôi hầm hầm:

    - Phú ghẻ !

    - Dạ , có em.

    Thấy nó rụt cổ pha trò, tôi muốn lộn tiết:

    - Bữa nay tao không giỡn với mày !

    Phú ghẻ giở giọng cù nhầy:

    - Nhưng tao thì tao khoái giỡn!

    - Kệ mày ! - Tôi nghiến răng trèo trẹo - Bây giờ mày hãy nói cho tao biết mày đã nói với Cẩm Phô những gì !

    - Tao nói tao yêu nó.

    - Yêu cái đầu mày ! - Tôi gầm gừ.

    Phú ghẻ lắc đầu:

    - Không, tao yêu cái đầu của Cẩm Phô kìa !

    Trước nay, bao giờ thằng ghẻ ngứa này pha trò, tôi cũng không nhịn được cườị Lần này cũng vậy, dù cố nén, cuối cùng tôi phải phì cườị

    Phú ghẻ nghiêng đầu ngó tôi và chép miệng:

    - Khi mày cười trông mày đẹp trai hơn khi mày giận !

    - Nhưng lúc này tao không cười nổi ! - Tôi thở dài móc "bức thư tình" trong túi ra đưa cho Phú ghẻ - Mày coi đây nè !

    Phú ghẻ đọc bức thư, nhíu mày:

    - Sao lạ vậy cà?

    - Lạ cái khỉ mốc ! - Tôi hậm hực - Mày ton hót những gì với nó vậỷ

    Phú ghẻ chớp mắt:

    - Tao có ton hót gì đâu ! Tao chỉ nói lại những gì mày nói !

    - Nhưng bữa đó tao đâu có "động chạm" gì đến ông nội nó ! - Tôi nói, giọng tức tốị

    - Thì tao cũng đâu có nói gì ! - Phú ghẻ gãi đầu - Chắc tại Cẩm Phô nghe lộn đó thôi !

    Tôi nhủ bụng: Lộn kiểu gì mà lộn ác nhơn vậy không biết ! Rồi nghĩ đến tình cảnh của mình hiện tại, bất giác tôi buông một tiếng thở dài não nuột. Thấy vậy, Phú ghẻ động lòng:

    - Để tao gặp Cẩm Phô tao thanh minh !

    - Khỏi ! - Tôi cộc lốc.

    - Sao lại khỏỉ Phải nói cho nó biết chứ !

    - Tự tao sẽ làm việc đó !

    Tôi gằn từng tiếng như dao chém đá. Phú ghẻ há hốc mồm:

    - Màỷ

    Mặc cho Phú ghẻ giương mắt ếch, tôi làm thinh không thèm đáp. Thực ra tôi chẳng phải "anh hùng" gì. Sở dĩ tôi quyết định nói chuyện trực tiếp với Cẩm Phô chẳng qua tôi sợ cái thói bộp chộp, nói năng không đến đầu đến đũa của Phú ghẻ làm hỏng chuyện. Nó làm hại tôi một lần rồi, tôi nhất định không để nó hại tôi lần thứ haị

    Phú ghẻ vẫn nhìn tôi lom lom:

    - Mày định gặp nó ở đâủ

    - Ở nhà mày chứ ở đâu !

    - Ấy chết, không được đâu ! - Phú ghẻ giãy nảy - Hai đứa mày "hẹn hò" ở nhà tao, ông già nó qua đốt nhà tao liền !

    Tôi tỉnh khô:

    - Đốt nhà mày chứ đâu phải đốt nhà tao ! Mày bép xép thì mày ráng chịu chứ !

    Mặt Phú ghẻ méo xẹo:

    - Thôi mà, Chuẩn !

    Tôi khăng khăng:

    - Không "thôi" gì hết !

    Trước quyết tâm sắt đá của tôi, Phú ghẻ biết phản đối cũng chẳng ăn thua gì. Nó tìm cách khác:

    - Nhà tao nhỏ xíu à !

    Tôi nhún vai:

    - Lớn nhỏ ăn nhằm gì !

    - Lại nóng nữa !

    - Nóng thì mở quạt.

    Phú ghẻ khịt mũi:

    - Mấy đứa em tao nó đái khai rình !

    Lần này, Phú ghẻ đưa ra lý do quá xá nặng ký. Tôi hết dám thờ ơ. Phú ghẻ khác tôị Tôi chỉ có một đứa em gáị Trong khi nó có cả một bầy em lúc nhúc. Hai đứa út sinh đôi, chưa tới hai tuổi, chuyên môn tè bậy khắp nhà. Trò chuyện với Cẩm Phô trong bầu không khí thoang thoảng đó chắc chắn câu chuyện sẽ mất hết vẻ trữ tình. Người ta không thể vừa nói về nỗi thổn thức của trái tim vừa đưa tay bịt mũị

    Thấy tôi ngồi im không chịu nói câu "khai rình thì ăn nhằm gì", Phú ghẻ mừng lắm. Nó vỗ vai tôi:

    - Mày đừng lo ! Tao sẽ chỉ cho mày một điểm hẹn cực kỳ thơ mộng !

    - Dóc đi !

    - Tao thèm vào nói dóc ! Mày biết quán chè bà Thường không?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:16:53 | Chỉ xem của tác giả
Vừa nghe Phú ghẻ nhắc đến quán chè bà Thường, tôi bỗng buột miệng "à" một tiếng và nghe lòng nhẹ nhõm hẳn đị

    Quán chè ba Thường nằm dưới chân cầu, sát bên bờ sông phía nam thị trấn. Những chiếc ghế mây kê rải rác trong vườn, dưới những tán cây xanh um tỏa bóng, cộng với làn gió mát từ dưới mặt sông thổi lên, tất cả dường như giúp cho chè bà Thường ngon lên gấp bộị Giữa khung cảnh hữu tình đó mà "trao đổi" với Cẩm Phô về đề tài "ông nội ông ngoại" thì thật hết ý. Gió sông sẽ nhanh chóng làm dịu đi cơn giận trong lòng nó. Chè ngon sẽ khiến nó mải ăn và không còn thì giờ rảnh để "lên án" tôị Tôi sẽ mặc sức thanh minh, tha hồ giải thích, nói gì mà nó chẳng gật !

    Dòm mặt tôi, Phú ghẻ biết ngay tôi đang nghĩ gì. Nó cười toe:

    - Vậy là mày đồng ý rồi hén?

    - Ừ ! Tôi ngập ngừng - Nhưng đó mới chỉ là chuyện địa điểm.

    - Thì tụi mình đang bàn về địa điểm mà !

    Tôi nhăn mặt:

    - Nhưng quan trọng là làm sao rủ được Cẩm Phô tới đó.

    - Trời đất ! - Phú ghẻ kêu lên - Đó là chuyện của mày chứ đâu phải chuyện của tao ! Mày đòi trực tiếp gặp nó mà !


    Tôi xuống nước:
    - Thì là trực tiếp ! Nhưng vẫn phải "thông qua" mày ! Mày nhắn với nó giùm tao một tiếng !

    Được tôi tâng bốc, Phú ghẻ sướng rơn. Nhưng nó vẫn làm bộ:

    - Chà, gay đấy !

    Tôi liền hạ mình sát đất:

    - Nếu mày không ra tay chắc tao chết !

    Phú ghẻ phổng mũi:

    - Thôi được rồi ! Tao sẽ nhắn !

    Bộ tịch của Phú ghẻ trông ngứa mắt không chịu được. Chính nó là đứa đầu tiên "ghép đôi" tôi với Cẩm Phô. Từ đầu tới cuối, nó toàn "bàn vô". Nó còn hứa sẽ hỗ trợ tôi đến cùng. Vậy mà bây giờ tôi nhờ nó , nó lại làm bộ õng ẹọ Mà cái chuyện "ông nội ông ngoại" rối rắm này do nó gây ra chứ ai ! Nhìn nó nhơn nhơn, tôi rủa thầm: "Đồ ghẻ ngứa". Phú ghẻ không biết tôi đang chửi nó. Nó cười hề hề, động viên tôi:

    - Mày yên chí đi ! Ngày mai thế nào tao cũng có tin vui cho mày !

    Trong khi chờ "tin vui", lòng tôi chẳng vui tí ti nàọ Tôi cứ sợ Cẩm Phô sẽ từ chối lời hẹn hò của tôị Nó sẽ bảo tôi là đồ mặt dày, đồ mặt mốc, mới chửi ông nội người ta bây giờ lại cả gan rủ người ta đi chơị Nếu vậy, chắc tôi không còn mặt mũi nào mời nó giữ chức "chị hai nhỏ Châu". Tôi cũng không dám cỡi chiếc Huy Chương Vàng lượn ngang tiệm thuốc tây Hồng Phát. Tôi sẽ lầm lũi đến trường, lầm lũi về nhà và suốt ngày đánh bạn cùng hoa cỏ trong vườn, chẳng cất bước đi đâụ

    Qua ngày hôm sau, đang "lầm lũi đến trường", chợt thấy Phú ghẻ chặn phía trước, tôi liền hối hả rượt theo, miệng rối rít:
    - Phú ghẻ ! Phú ghẻ !

    Phú ghẻ quay lại và khi nhận ra tôi nó chậm rãi lắc đầụ

    Thế là hỏng ! Nó bảo hôm nay nó sẽ báo tin vui cho tôi, nhưng chẳng ai báo tin vui bằng cách lắc đầụ Tôi hỏi và nghe trái tim chùng xuống:

    - Cẩm Phô nói saỏ

    - Nó không nói gì hết !

    "Tin vui" của Phú ghẻ khiến tôi cắn chặt môị Nhưng tôi chưa kịp thổn thức thì nó đã thản nhiên bổ sung:

    - Tao chưa gặp Cẩm Phô ! - Dẹp mày đi ! Đồ ghẻ ngứa ! - Tôi phát khùng, không thèm chửi thầm như mọi lần nữạ

    Phú ghẻ nhăn răng cười:

    - Suốt buổi chiều hôm qua, tao chẳng thấy nó đâụ Tối, thấy nó đứng trong nhà nhìn ra nhưng tao chẳng dám vào !

    Tôi tặc lưỡi:

    - Mày sợ "thần giữ cửa" hả?

    - Hai bên hai đống thù lù ai mà không sợ ! Nhưng mày đừng sốt ruột, bây giờ đến tối thế nào tao cũng gặp nó !

    Phú ghẻ trấn an tôị Nhưng rồi suốt năm ngày liên tiếp, ngày nào nó cũng báo "tin vui" cho tôi bằng một cái lắc đầụ Ngày thứ năm, kèm theo cái lắc đầu quen thuộc là lời than vãn:

    - Lúc bình thường, đi ra đi vô cứ đụng đầu nó hoài, đến khi cần kíp lại cóc thấy nó đâu !

    Dường như lời than thống thiết của Phú ghẻ thấu đến tai Cẩm Phô hay sao mà nó mới than buổi sáng, buổi chiều Cẩm Phô đã chường mặt ra cho nó gặp liền.

    Và tối đó Phú ghẻ tức tốc ghé nhà tôi, không đợi đến lúc lên trường.

    - Đi đâu vậy màỷ - Thấy nó lù lù dẫn xác tới vào lúc đêm hôm, tôi ngạc nhiên.

    Phú ghẻ liếc quanh một vòng rồi khẽ bấm tay tôị Hai đứa len lén chuồn ra sau vườn.

    Vẻ mặt dáo dác của Phú ghẻ khiên tôi sinh nghị Vừa ra tới hè , tôi đã hỏi liền:

    - Mày gặp Cẩ Phô rồi hả?

    - Ừ.

    - Mày nhắn giùm những gì tao nhờ chưả

    - Rồị

    Tôi hồi hộp:

    - Cẩm Phô nói saỏ

    - Nó "ừ".

    - "Ừ" là saỏ

    - Cái thằng đần này ! "Ừ" tức là nó đồng ý gặp mày trong quán chè bà Thường chứ sao !

    Tôi liếm môi:

    - Nó có nói gặp nhau vào lúc nào không?

    - Trưa maị Đúng mười hai giờ rưỡị

    - Trời đất ! - Tôi kêu lên - Bộ hết giờ hẹn rồi hay sao mà nó hẹn vào cái giờ nắng chang chang vậy nè !

    - Mày ngu quá ! Chính giờ đó mới là giờ "an toàn" nhất, tụi mày khỏi phải sợ gặp ai quen ! Cẩm Phô là con gái, nó ý tứ chứ đâu có thô lỗ sỗ sàng như mấy "thằng đầu bò" kia !

    - Ừ , tao ngốc thật !

    Đêm đó , tôi nằm thao thức đến gần sáng, cố tưởng tượng mình sẽ nói gì và làm gì vào mười hai giờ rưỡi trưa maị


----------HẾT CHƯƠNG 8-------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:20:02 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 9:



Trưa hôm sau, vừa đi học về, tôi đã sục ngay vô bếp bới cơm ăn một mình.

    Mẹ tôi mải buôn bán nên bữa nào cũng dọn cơm trưa trờ trưa trật. Có nhiều hôm mãi đến một giờ chiều, nhà tôi mới ngồi vào bàn ăn. Nhưng bữa nay thì tôi không đợi được.

    Thấy tôi bưng chén cơm và lấy và để bên ngách cửa, mẹ tôi hỏi:

    - Đói bụng lắm hả con?

    - Con phải tới nhà tụi bạn ôn tập ngay bây giờ ! - Tôi nói, cặp đũa vẫn ngoáy lia lịạ

    Mẹ tôi không ngờ thỉnh thoảng tôi cũng tỏ ra siêng học đến thế. Mặt mày mẹ rạng rỡ hẳn lên và dường như cảm thấy ân hận vì trước nay đã không "đánh giá đúng" con mình, mẹ nhìn tôi âu yếm:

    - Để mẹ đi pha nước chanh cho con uống nghen!

    Dĩ nhiên là tôi không từ chốị

    Nhỏ Châu tinh quái hơn mẹ tôi nhiềụ Nhìn tôi bưng ly nước chanh nốc một hơi cạn sạch, nó nheo mắt:

    - Anh nói thật đi! Anh chuẩn bị đi đâu vậỷ

    Tôi hừ mũi:

    - Thì tao đã nói rồi! Tao đi ôn tập!

    Nhỏ Châu bĩu môi:

    - Em không tin! Ai lại đi ôn tập vào giờ này!

    Nhỏ Châu cứ lẵng nhẵng làm tôi phát bực. Thực ra tôi chẳng muốn giấu giếm gì nó. Nhưng ngặt nỗi tôi chưa rõ cuộc gặp gỡ Cẩm Phô lát nữa đây sẽ diễn biến theo chiều hướng nàọ Nếu Cẩm Phô chịu làm hòa với tôi thì không saọ Ngược lại, nếu vừa trông thấy mặt tôi, Cẩm Phô đã mắng tôi sa sả như mẹ mắng con thì tôi không biết phải "tường thuật" lại với nhỏ Châu như thế nàọ Vì vậy, tôi cứ chối quanh:

    - Tao đi ôn tập thật mà !

    - Anh ôn tập ở đâủ

    Tôi liếm môi:

    - Ở nhà Phú ghẻ.

    Nhỏ Châu gật gù:

    - Vậy lát nữa em ghé nhà anh Phú xem anh có ở đó thật không?

    Giọng điệu đe dọa của nhỏ Châu khiến tôi giật thót và tự dưng tôi đâm ra giận ba mẹ tôi kinh khủng. Không hiểu sao họ lại sinh cho tôi một đứa em gái ranh mãnh quá chừng. Nghe nó "hù", tôi hết ham nói dóc.

    - Mày đừng tới nhà Phú ghẻ mất công! - Tôi thở dài - Tao không có ở đó đâu!

    Nhỏ Châu cười toe:

    - Vậy chứ anh đi đâủ

    Tôi tặc lưỡi:

    - Bây giờ tao chưa thể nói được! Lát chiều, tao sẽ kể cho mày nghe!

    Nghe tôi hứa hẹn, nhỏ Châu không buồn "làm khổ" tôi nữạ Khi tôi phóc lên chiếc Huy Chương Vàng, nó chỉ gọi với theo:

    - Nói phải giữ lời à nghen!

    Tôi đạp đến chân cầu đúng mười hai giờ hai mươi phút. Liếc đồng hồ trên tay, tôi thở một hơi dài nhẹ nhõm và đủng đỉnh dắt xe vào quán.

    Buổi trưa, quán vắng tanh. Những tán lá lim dim mơ ngủ , chốc chốc lại rung lên xào xạc khi có một làn gió từ dưới sông thổi lên. Tôi lựa một chiếc bàn ở góc vườn, kế gốc xoàị Đó là một vị trí kín đáo, khó bị phát hiện, đồng thời ngồi ở đó tôi có thể quan sát được những người vào quán. Hễ Cẩm Phô tới là tôi biết ngaỵ

    Bàn là một khúc gỗ cưa ngang, còn nguyên cả lớp vỏ xù xì , gai nhám. Bốn chiếc ghế mây kê chung quanh theo hình vòng tròn. Sau một hồi ngắm tới ngắm lui, tôi cảm thấy vị trí của bốn chiếc ghế có điều không ổn. Cứ theo cái kiểu "bố trí" này thì dù ngồi vào chiếc ghế nào, Cẩm Phô vẫn cách xa tôi gần cả thước.

    Sau khi kêu hai ly chè đậu đỏ bánh lọt, tôi thò tay kéo chiếc ghế bên cạnh lại gần. Để cho tự nhiên, hai chiếc ghế kia tôi cũng kê sát rạt như vậy và đặt chúng ở phía bên kia chiếc bàn gỗ. Thoạt nhìn vào, khó có ai có thể đoán ra hành động mờ ám của tôị Chắc chắn Cẩm Phô sẽ tưởng những chiếc ghế đã được sắp xếp như vậy từ thời khai thiên lập địạ

    Vẫn cảm thấy chưa chắc ăn, tôi liền nhặt nhạnh thêm một mớ lá khô và vứt đầy lên hai chiếc ghế đối diện. Một tiểu thư khuê các như Cẩm Phô chắc sẽ không bao giờ chịu ngồi lên những chiếc ghế vương vãi "rác rến" như vậỵ Và nếu đảo mắt nhìn quanh, nó sẽ thấy chỉ có chiếc ghế xếp cạnh tôi là sạch sẽ và hợp vệ sinh nhất. Cẩm Phô sẽ ngồi vào đó - như mẹ tôi vẫn ngồi bên ba tôi - bởi xét cho cùng, nó không thể ngồi trên bàn hay ngồi dưới đất được.

    Mải loay hoay bày mưu tính kế xếp ghế kê bàn, tôi quên phắt mất cái chuyện nhìn ra cổng. Vì vậy, Cẩm Phô tới lúc nào tôi chẳng haỵ

    Đang lui cui phủi bụi trên chiếc ghế "cò mồi", tôi bỗng giật bắn người khi nghe tiếng Cẩm Phô vang lên bên tai:

    - Anh đang làm gì vậỷ

    Tôi ngẩng đầu lên, thấy Cẩm Phô đã đứng sát rạt trước mặt. Đôi mắt nó nhìn tôi chăm chăm như thể đọc thấu hết những ý nghĩ "hắc ám" trong đầu tôị Quai hàm tôi bỗng chốc cứng đơ:

    - Ơ ơ tôi có làm gì đâụ

    Tôi ấp úng đáp và nghe mặt mày nóng ran, hệt như một tên trộm đang lom khom chui vách bỗng bị chủ nhà túm lưng quần kéo lạị

    Điệu bộ lóng ngóng của tôi có lẽ khiến Cẩm Phô thương hạị Nó không thèm hỏi tới mà lặng lẽ buông mình lên chiếc ghế ngổn ngang xác lá.

    Trong một thoáng, tim tôi như thắt lạị Cẩm Phô ngồi lên đống lá khô mà tôi tưởng như nó ngồi lên.trái tim bé bỏng của tôị Tôi nghe tiếng lá vỡ rào rạo, tưởng xương sường trong lồng ngực mình đang gãy rời từng khúc. Công trình sắp xếp của tôi nãy giờ thế là hỏng bét! Cẩm Phô thà mang tiếng "ở dơ" chứ nhất quyết không chịu ngồi gần tôi, chứng tỏ nó còn thù tôi ghê lắm.

    Tôi lấm lét nhìn nó.

    - Cẩm Phô ăn chè đi!

    Cẩm Phô ngồi quay ra sông nên tôi chỉ nhìn thấy có nửa mặt. Nửa mặt đó nói, giọng đượm vẻ lạnh lùng.

    - Anh mời Cẩm Phô ra đây chỉ để ăn chè thôi hả?

    Tôi không hiểu câu nói của Cẩm Phô có ý gì , đành cười cầu tài:

    - Thì trước là ăn chè , sau là làxin lỗi Cẩm Phô cái chuyện hôm nọ.

    - Chuyện hôm nọ là chuyện gì?

    Câu hỏi oái oăm của Cẩm Phô khiến tôi cắn chặt môị Con nhỏ này xưa nay vẫn hiền lành, tử tế với tôi sao hôm nay lại ăn nói móc họng hệt con Liên móm vậy không biết! Hay là trước khi đến đây, nó đã được Liên móm chỉ cách "trị" tôỉ Ý nghĩa đó làm tôi chột dạ. Ngắc ngứ một hồi, tôi mới mở miệng lắp bắp:

    - Thì chuyện "ông nội ông ngoại" đó.

    - Chuyện đó có gì để nóỉ

    Cẩm Phô hờ hững buông từng tiếng, mặt vẫn quay ra sông.

    Tôi nhăn nhó:

    - Bữa đó tôi đâu có nói động gì đến ông nội của Cẩm Phô.

    Cẩm Phô hừ giọng:

    - Cẩm Phô nghe anh Phú nói rõ ràng!

    Tôi đoán quả không lầm. Phú ghẻ đích thực là một tên hại bạn. Trong một phút tôi nghe đầu mình nóng lên:

    - Cái thằng ghẻ ngứa đó ...

    Đang gân cổ , sực nhớ trước mặt mình là Cẩm Phô chứ không phải Phú ghẻ , tôi liền hạ giọng:

    - Cẩm Phô đừng nghe lời thằng đó ! Nó nói bậy đó !

    Rồi sợ Cẩm Phô không tin, tôi đành thở một hơi dài và dở cười dở mếu nhắc lại nguyên văn câu nói của tôi bữa trước.
    Nghe xong lời "tường thuật" của tôi, Cẩm Phô không nói gì. Nó chỉ cúi đầu nhìn xuống đất. Tôi ngắm mái tóc óng ả của nó , bụng hồi hộp không thể tả. Tôi cố đoán xem nó đang nghĩ gì về lời tuyên bố "hách xì xằng" của tôi hôm nọ nhưng không tài nào đoán nổi, chỉ thấy khuôn mặt đang cúi thấp của nó dường như đã bớt vẻ lạnh lùng, thay vào đó là nét buồn buồn khiến tôi xốn xang trong dạ.

    Mãi một lúc lâu, không dằn nổi, tôi ngập ngừng hỏi:

    - Bộ Cẩm Phô giận tôi hả?

    - Cẩm Phô có giận gì đâu! Cẩm Phô chỉ bị bất ngờ thôi!

    Tôi liếm môi:

    - Bất ngờ chuyện gì?

    - Cẩm Phô đâu có biết chuyện tặng hoa cho Cẩm Phô đối với anh lại khó khăn như vậy! - Giọng Cẩm Phô đầy hờn mát.

    Tôi hốt hoảng:

    - Không phải đâu! Tại bữa đó đông người quá !

    - Đông người thì saỏ

    - Tôi sợ tụi nó cườị

    Cẩm Phô khẽ liếc tôi và bỗng buột miệng bâng quơ:

    - Nhưng bữa nay đâu có ai!

    Phải mất đến ba mươi giây tôi mới hiểu Cẩm Phô nói câu đó là nhằm ý gì.

    - Được rồi! - Tôi xô ghế đứng dậy - Nếu Cẩm Phô muốn, tôi sẽ chạy về nhà hái hoa đem tới cho Cẩm Phô ngay bây giờ !

    Nhìn thái độ hùng hổ như sắp nhảy vào lửa của tôi, Cẩm Phô mỉm cười:

    - Cẩm Phô chỉ nói đùa thôi! Đến giờ Cẩm Phô phải về rồi!

    Cẩm Phô làm tôi chưng hửng:

    - Sao Cẩm Phô về sớm vậỷ

    - Cẩm Phô chỉ xin phép đi được chút xíu thôị

    Tôi nhìn xuống ly chè còn nguyên trên bàn:

    - Còn ly chè?

    Cẩm Phô đứng lên:

    - Bữa nay Cẩm Phô đến đây là để gặp anh chứ đâu phải để ăn chè !

    Rồi như sợ tôi buồn, trước khi quay lưng bỏ đi, nó còn nhẹ nhàng hứa hẹn:

    - Ăn chè để lúc khác!

    Cẩm Phô đột ngột cáo từ khiến tôi không kịp nói thêm một câu, chỉ đực mặt nhìn nó yểu điệu quay gót. Mãi đến khi tà áo của nó sắp biến mất sau cánh cổng rào, tôi mới sực tỉnh và lật đật kêu lớn:

    - Lúc khác là lúc nàỏ

    - Lúc nào anh mời Cẩm Phô!

    Câu trả lời vọng lại từ sau dãy hàng rào xanh um. Tiếp đó là tiếng bánh xe lăn mỗi lúc một xa dần, chấm dứt cuộc hẹn hò mà không có từ ngữ nào diễn tả chính xác hơn từ: "cụt ngủn"!

    Cẩm Phô bỏ đi đã mười lăm phút, tôi vẫn chưa nhúc nhích. Tôi thẫn thờ đưa mắt nhìn mặt sông loáng nắng, lòng không rõ buồn vuị Cuộc gặp gỡ diễn ra chóng vánh ngoài dự liệụ Cẩm Phô thoạt đến thoạt đi như một cơn gió thoảng. Nó bỏ tôi ngồi một mình giữa trưa nắng quạnh hiụ

    Suốt đêm hôm qua tôi nằm day trở trên giường, đầu nghĩ ra bao nhiêu là lời hay ý đẹp, vậy mà bữa nay rốt cuộc tôi đã không thốt được câu nào ra hồn. Sự xuất hiện đột ngột của Cẩm Phô đã khiến tôi lính quýnh ngay từ lúc chưa bắt đầu câu chuyện. Và tôi đã để nó quay tôi như quay dế. Đến khi nó nằng nặc đòi về , tôi cũng chẳng biết cách giữ chân. Tôi bỏ tiền túi ra mua chè đãi nó , nó không thèm ăn, tôi cũng đành giương mắt ngó.

    Nghĩ đến đây, tôi phát giác "giương mắt ngó" ly chè Cẩm Phô để lạị Chè bà Thường ngon nổi tiếng, tôi đã "giải quyết" xong một ly rồi mà nhìn đến ly thứ hai tôi vẫn cảm thấy thòm thèm.

    Nhìn quanh quất không thấy ai, tôi thò tay với lấy ly chè kém ngọt. Tôi múc một muỗng cho vào miệng và lại nghĩ đến Cẩm Phô: "Con nhỏ này ngu quá chừng! Chè ngon vậy mà chê!".

    Ăn giùm chè cho Cẩm Phô xong, tôi chậm rãi dắt xe ra khỏi cổng. Nhưng tôi không dám về nhà ngaỵ Về nhà lúc này, chắc chắn tôi sẽ đụng đầu nhỏ Châu ngay ở cửạ Ai chứ nó dám bỏ cả ngủ trưa để thức đợi tôị Nếu biết tôi đi "hò hẹn" với "chị hai" nó và bị "chị hai" nó bỏ rơi trong quán bà Thường như mẹ bỏ rơi con, chắc nó sẽ cười tôi ba ngày ba đêm chưa hết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:23:08 | Chỉ xem của tác giả
Tôi trực chỉ tới nhà Phú ghẻ. Khi đi ngang qua tiệm thuốc tây Hồng Phát, tôi cố không nhìn ngang nhìn ngửa nhưng mặt mày vẫn nóng bừng.

    Tôi vừa đẩy xe vào, đã thấy Phú ghẻ ngồi trong nhà ngó ra, miệng cười toe toét. Điệu bộ của nó ý như thể nó đã ngồi chờ tôi đâu từ tuần trước.

    - Sao rồỉ - Tôi vừa bước qua khỏi cửa, Phú ghẻ đã nháy mắt hỏị

    Tôi ngồi phịch xuống ghế:

    - Rót cho tao ly nước!

    Phú ghẻ rót nước, mắt vẫn nhìn tôi lom lom.

    - Mở cho tao cái quạt! - Tôi lại nóị

    - Ỷ có "bồ" rồi làm "cha" thiên hạ hả?

    Mặc dù nói vậy nhưng Phú ghẻ vẫn bước lại góc nhà mở quạt.

    Tôi uống một hơi hết ly nước rồi thở ra:

    - Mệt quá !

    Phú ghẻ khịt mũi:

    - Hôn nhiều quá mệt chứ gì?

    - Hôn cái đầu mày!

    Phú ghẻ nhăn nhở:

    - Cái đầu Cẩm Phô chứ !

    Phú ghẻ lại giở mửng cũ. Nhưng lần này tôi không buồn nhếch mép trước sự pha trò của nó. Tôi lại thở ra:

    - Hỏng bét!

    - Hỏng cái khỉ mốc! Mày đừng làm bộ ! Tao thấy Cẩm Phô mới chạy xe về rõ ràng!

    - Thì vậy!

    Phú ghẻ hừ mũi:

    - Tụi mày một đứa về trước một đứa về sau cho thiên hạ khỏi để ý chứ gì !

    Tôi buồn bã lắc đầu:

    - Nó bỏ tao nó về trước!

    - Xạo đi! Phú ghẻ tỏ vẻ không tin.

    Tôi nhún vai:

    - Đứa nào xạo làm con!

    Đến đây thì Phú ghẻ biết tôi không đùạ Nó chớp mắt.

    - Sao kỳ vậỷ

    Tôi lắc đầu:

    - Tao cũng không biết!

    Phú ghẻ ngẫm nghĩ một hồi rồi chép miệng:

    - Chắc nó còn giận màỵ

    Tôi tủi thân:

    - Tao kêu chè cho nó , nó cũng không thèm ăn!

    Phú ghẻ vò đầu:

    - Vậy là nguy to rồi! Không thèm đụng đến bất cứ thứ gì của mày chứng tỏ nó thù mày ghê gớm!

    - Ừ , - tôi bùi ngùi - Nó bảo nó đến quán bà Thường là để gặp tao chứ không phải để ăn chè !

    - Như vậy là nó hận mày ghi xương khắc cốt! - Phú ghẻ tiếp tục bình luận.

    Thấy có người quan tâm chia sẻ , tôi càng ai oán kể lể:

    - Nó bảo muốn ăn chè thì để lúc khác!

    - Lúc khác là lúc nàỏ - Phú ghẻ ngạc nhiên. Nó hỏi tôi hệt như khi nãy tôi hỏi Cẩm Phô.

    - Lúc nào tao mời nó ! - Tôi đáp.

    - Trời đất! - Phú ghẻ kêu lên - Như vậy là nó "thương" mày chứ đâu phải "thù" mày!

    Tới phiên tôi há hốc miệng:

    - Thương taỏ

    - Chứ còn gì nữa! Nó nói vậy khác nào nó bảo mày muốn gặp nó lúc nào thì gặp! Hễ mày "mời" là nó tới ngay tức khắc!
    Phú ghẻ đúng là thông minh hơn tôi gấp bộị Hèn gì năm nào nó cũng đạt học sinh giỏị Nó chỉ cần phán một câu, tự nhiên tôi thấy đầu óc sáng láng hẳn rạ Nỗi buồn đeo đẳng tôi từ nãy đến giờ bỗng dưng biến mất không còn một dấu vết. Càng ngẫm nghĩ tôi càng nhận ra tôi quả là "thằng đầu bò". Con gái không giống như con traị Con trai giận là giận, thương là thương. Con gái đỏng đảnh và khó hiểu hơn nhiềụ Cẩm Phô giống như trái dưa hấu, xanh vỏ đỏ lòng. Nó ngầm "tạo điều kiện" cho tôi mà tôi chẳng hay biết tí ti ông cụ nàọ Nếu không nhờ Phú ghẻ , tôi sẽ tưởng Cẩm phô muôn đời chỉ là trái dưa xanh. Ngu ơi là ngu!

    Tôi hí hửng bảo Phú ghẻ:

    - Vậy mày "mời" nó giùm tao đi!

    - Taỏ

    - Chứ còn ai!

    Phú ghẻ hơi nhăn mặt nhưng rồi tính tới tính lui, nó thấy ngoài nó ra không còn ai đủ "tư cách" để làm chuyện đó , bèn chép miệng:

    - Chừng nàỏ

    Tôi hăm hở:

    - Ngay ngày mai!

    Phú ghẻ giật mình:

    - Mày khùng hả? Mới gặp đây mà !

    - Thì mai gặp nữa! - Tôi cười hì hì - Tao nhớ nó quá !

    Phú ghẻ chìa cùi chỏ:

    - Nhớ cái này nè !

    Giao "nhiệm vụ" cho Phú ghẻ xong, tôi hớn hở đạp xe về nhà. Quả như tôi dự đoán, nhỏ Châu ngồi ngay trước hàng hiên, chong mắt ngó rạ

    - Mày phụ bán với mẹ hả? - Tôi giả vờ hỏị

    - Em đợi anh!

    - Đợi tao chỉ

    Tôi vừa hỏi vừa dắt xe vào nhà. Nhỏ Châu đứng dậy đi theo:

    - Anh đi đâu về đó?

    Tôi thản nhiên:

    - Tao đi gặp chị hai mày!

    - Gặp ở đâủ - Giọng nhỏ Châu tò mò.

    Tôi nhún vai:

    - Chỗ này bí mật lắm! Mày con nít hỏi làm chi!

    Nhỏ Châu "xí" một tiếng:

    - Ở quán chè bà Thường chứ đâu mà bí mật!

    Đang đi, tôi bỗng đứng sững lại:

    - Sao mày biết? Bộ khi nãy mày len lén theo dõi tao hả ?

    Nhỏ Châu bĩu môi:

    - Em thèm vào theo dõi!

    - Chứ sao mày biết tao hẹn với Cẩm Phô ở quán bà Thường? - Tôi nhìn nhỏ Châu, giọng nghi ngờ.

    Nhỏ Châu hất mặt ra vẻ hiểu biết:

    - Cả thị trấn này ai hẹn nhau mà không dẫn vô đó !

    Tôi thót bụng:

    - Ai bảo mày vậỷ

    - Cần gì ai bảo! Lần nào vô đó ăn chè với mấy đứa bạn, em cũng thấy người ta ngồi từng cặp từng cặp!

    Hoá ra là vậy! Nhỏ Châu làm tôi hết hồn. Nếu khi nãy nó len lén theo tôi, chắc nó đã chứng kiến rõ mồn một cái trò lượm lá rải lên ghế của tôi như cái cảnh tôi ngồi xơi một lúc hai ly chè cho vơi cơn ấm ức. Và bây giờ nó sẽ tha hồ chế nhạo và tôi sẽ hết đường đón đỡ. Thật là may! Tôi thở phào nhủ bụng.

    - Em nói đúng không? - Nhỏ Châu lắc lắc tay tôị

    Tôi không đáp mà lặng lẽ dựng xe vô góc nhà rồi cầm tay nó kéo tuốt ra sau vườn, thì thầm:

    - Mày nói nho nhỏ thôi! Ba mẹ mà nghe thấy là tao với mày nhừ đòn!

    - Ba đi rồi! - Nhỏ Châu trấn an tôị

    Tôi liếm môi:

    - Ổng quay về mấy hồi!

    Nghe tôi hù , Nhỏ Châu khẽ liếc vào trong nhà rồi hạ giọng:

    - Anh gặp chị Cẩm Phô chi vậỷ

    - Mày ngu quá ! Yêu nhau thì gặp nhau chứ chi! Ai yêu mà chẳng vậy!

    Nhỏ Châu chớp mắt:

    - Anh rủ chỉ vô đó hả?

    - Nó rủ tao!

    - Xạo đi!

    - Tao xạo mày làm chi! Nó bảo nó nhớ tao quá , nó muốn nhìn thấy mặt tao!

    Nhỏ Châu cười hích hích:

    - Phịa ơi là phịa! Anh với chỉ học chung trường, ngày nào mà chả thấy mặt!

    Tôi hừ giọng:

    - Gặp trên trường thì ăn nhằm gì ! Phải gặp riêng thì mớicó giá trị !

    Nhỏ Châu nói, chẳng hiểu nó không biết thật hay nó giả vờ:

    - Gặp chung hay gặp riêng gì cũng vậy thôi! Em chẳng thấy có gì khác!

    Tôi nổi khùng:

    - Mày mà biết cóc khô gì ! Khi nào mày lớn bằng tao rồi mày mới thấy khác!

    Nhỏ Châu cúi đầu ngẫm nghĩ một hồi rồi lại hỏi:

    - Khi nãy chỉ nói gì với anh vậỷ

    Tôi ưỡn ngực:

    - Thì nó nói nó nhớ tao muốn chết!

    Tôi vừa nói vừa nhìn lom lom vào mặt nhỏ Châu xem nó có cười mím chi không. Nhưng lần này, nhỏ Châu có vẻ tin tôi thật. Nó không cười, mà tò mò hỏi tiếp:

    - Rồi anh nói saỏ

    - Tao hả? Tao cũng nói y như vậỵ Tao bảo tao cũng nhớ nó muốn chết.

    Nhỏ Châu liếm môi:

    - Rồi sao nữả

    - Sao là saỏ

    - Sau đó anh với chị Cẩm Phô nói với nhau những gì nữả

    Tôi nhíu mày:

    - Sau đó hả? Sau đó tụi tao không nói gì nữạ Tụi tao ăn chè.

    Nhỏ Châu nuốt nước bọt:

    - Mỗi người ăn mấy lỷ

    - Mỗi ngườ ăn một ly! - Tôi tặc lưỡi - Nói đúng ra thì chỉ có mình Cẩm Phô ăn. Tao nhường cho nó luôn ly của taọ

    - Làm gì có chuyện đó ! - Nhỏ Châu cười khúc khích - Ai chẳng biết anh là chúa giành ăn!

    Bị chạm tự ái, tôi nổi nóng:

    - Mày ngu quá ! Tao chỉ giành ăn với mày thôi! Còn Cẩm Phô thì khác!

    Thoạt đầu, nhỏ Châu ngoác miệng định cãị Nhưng rồi sợ tôi át giọng "khi nào lớn bằng tao mày mới thấy khác", nó phớt lờ và "phỏng vấn" tiếp:

    - Ăn chè xong rồi anh làm gì nữả

    Tôi khịt mũi:

    - Thì trả tiền rồi về chớ làm gì !

    Câu trả lời của tôi khiến nhỏ Châu ngơ ngác:

    - Chỉ vậy thôỉ

    Vẻ thất vọng của nó khiến tôi chột dạ. Ừ , chẳng lẽ cuộc hẹn hò giữa một cặp "tình nhân"nhớ nhau "muốn chết" mà chỉ gói gọn trong hai ly chè và từ đầu đến cuối mỗi người chỉ nói được có một câủ Tôi hít một hơi đầy lồng ngực và lật đật "bổ sung":

    - Không, không phải chỉ có vậy! Trước khi ra về , chị hai mày còn nói với tao một câu vô cùng tình tứ. Nó bảo bất cứ lúc nào tao rủ nó đi ăn chè , nó cũng sẵn sàng đi ngay!

    - Tình tứ gì đâu! - Nhỏ Châu trề môi - Như vậy là chỉ thích ăn chè chứ đâu phải thích anh!

    Bình luận xong một câu ác nhơn, nhỏ Châu quay mình chạy tọt vô nhà khiến tôi chỉ biết hậm hực trợn mắt nhìn theọ


-----------HẾT CHƯƠNG 9-------------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:25:37 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 10:



Phú ghẻ là một đứa bạn tốt nhưng mỗi khi đụng chuyện, nó luôn luôn chứng tỏ mình là một tên vô tích sự.

    Lần trước tôi nhờ nó nhắn lời giùm với Cẩm Phô , hai nhà sát rạt bên nhau, vậy mà cả tuần sau nó mới tìm gặp Cẩm Phô được. Đúng là đồ con rùạ

    Lần này cũng chẳng khá hơn. Tôi bảo nó tôi muốn mời Cẩm Phô đi ăn chè ngay ngày maị Nó gật đầu và suốt mấy ngày liên tiếp, nó cứ loay hoay như gà mắc tóc. Ngày nào gặp tôi, nó cũng vò đầu bứt tai:

    - Khổ ghê ! Tao rình suốt, nhưng chẳng lúc nào gặp riêng nó được!

    Phú ghẻ khổ một, tôi khổ mườị Tôi nôn nao muốn gặp Cẩm Phô biết baọ Từ hồi nghe Phú ghẻ hùng hồn khẳng định "nó thương mày chứ đâu phải nó thù mày", tôi càng mong gặp nó.

    Nhưng Phú ghẻ làm tôi thất vọng quá chừng. Nhìn bộ mặt nhăn nhó của nó , tôi phát chán. Tôi chẳng buồn trách nó , chỉ nói:

    - Ráng lên mày!

    Nhưng Phú ghẻ chưa kịp ráng thì tôi đã chộp được một cơ hội bằng vàng.

    Một buổi trưa lượn xe ngang tiệm thuốc tây Hồng Phát, tôi ngoảnh cổ ngó vào và giật thót người khi nhìn thấy Cẩm Phô đang đứng một mình, sau khi chạy thêm một đỗi xa, tôi cho xe vòng trở lạị

    Lần này tôi biết chắc mình không lầm. Đích thị là Cẩm Phô đang đứng sau quầy thuốc, thế chỗ cho dì nó. Buổi trưa vắng khách, Cẩm Phô lôi sách ra để trên tủ kiếng, cắm đầu đọc. Vì vậy, nó không phát hiện ra bộ tịch dáo dác như thằng trộm gà của tôị

    Tôi tấp xe bên kia đường, một chân chống xuống đất, mắt láo liên quan sát. Tiệm thuốc tây Hồng Phát vẫn vắng tanh vắng ngắt. Trừ Cẩm Pô ra, trước sau tịnh không một bóng ngườị Ba mẹ nó giờ này chắc đang ngủ trưa trên lầu, tôi hồi hộp nhủ bụng và cái ý định xông vào tiệm thuốc tây càng lúc càng cháy bổng trong đầu tôị

    Tôi phải đích thân gặp Cẩm Phô. Tôi sẽ trực tiếp mời nó đi ăn chè trong quán bà Thường màkhông cần thông qua Phú ghẻ. Phú ghẻ là con rùa đen. Đợi cho nó chuyển được lời mời của tôi tới Cẩm Phô, lúc đó chắc tôi đã già chát.

    Sau khi nghĩ tới nghĩ lui cẩn thận, tôi hít một hơi đầy lồng ngực và dắt xa băng qua đường. Dựng xe trước hiên, dòm quanh ngó quất một lần nữa không thấy ai, tôi hắng giọng một tiếng và hiên ngang bước vào nhà.

    Nghe tiếng đằng hắng, Cẩm Phô ngẩng lên. Thấy tôi đứng lù lù trước mặt, Cẩm Phô rất đỗi sửng sốt. Cặp mắt nó tròn xoe, như không nhắm lại được.

    Mãi một lúc, nó mới mỉm cười:

    - Sao anh gan quá vậỷ

    Tôi chớp mắt:

    - Nhà đâu có aị

    Cẩm Phô hất đầu:

    - Ba mẹ Cẩm Phô ngủ trên lầụ

    Tôi liếc về phía cầu thang bình tĩnh:

    - Ngủ mà sợ gì !

    - Nhưng sắp dậy rồi! - Cẩm Phô nói, nó hạ giọng vẻ đe dọạ

    Tôi cười:

    - Dậy cũng đâu có sao!

    - Anh sẽ bị xé làm hai mảnh.

    Tôi định nói "xé làm mười mảnh cũng không sợ" nhưng lời nói chưa kịp thốt ra khỏi miệng, bất giác tôi cảm thấy người run lên.

    Tiếng lịch kịch thình lình vang lên từ phía đầu cầu thang khiến tim tôi như ngừng đập. Tôi nhìn về phía phát ra tiếng động và tái mặt khi nhìn thấy một cái chân rồi một cái chân nữa thò xuống từ trên lầụ

    Không cần thấy mặt, chỉ nhìn hai cái chân cao lêu ngêu đó , tôi cũng biết là ba Cẩm Phô đang đi xuống.

    Cẩm Phô là con nhỏ ăn mắm ăn muốị Nó bảo ba mẹ nó sắp dậy, tôi tưởng nó xạo chơi, không dè đúng chóc. Trong một thoáng, tôi định tháo chạy nhưng chân cẳng tự dưng cứng đơ, hệt như bị ba nó đứng trên lầu "cách không điểm huyệt".

    Thoạt đầu, Cẩm Phô cố trấn tĩnh. Nhưng rồi thấy tôi mặt cắt không còn hột máu, nó bỗng lộ vẻ hoang mang. Nó nhìn tôi bằng ánh mắt lo âu, và gần như cùng một lúc cả hai đều buột miệng thì thầm:

    - Làm sao giờ?

    Nếu như trong một tình huống khác, có lẽ tôi và Cẩm Phô đã phá ra cười về sự trùng hợp ngộ nghĩnh nàỵ Nhưng đang lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm, chẳng ai còn bụng dạ nào để cười cợt. Tôi nhìn Cẩm Phô, lắc đầu, miệng méo xệch, bụng chỉ thầm mong cho ba nó quành ra sau nhà súc miệng rửa mặt hoặc đi tiểu đi tiêu gì cũng được.

    Có lẽ ba Cẩm Phô xuống lầu cũng với ý định đi ra nhà sau thật. Nhưng nhác thấy con gái mình đang đứng đối mặt với một người con trai lạ , ông nhanh chóng thay đổi ý định. Tôi thấy ông nhếch một nụ cười đanh ác và tiến thẳng lại phía quầy thuốc, với vẻ quỷ quyệt của một người thợ săn trông thấy con mồị

    Tôi rúm người lại, chưa kịp xỉu thì chợt thấy đôi mắt Cẩm Phô lóe lên. Và nó lật đật thò tay vào tủ kiếng lấy ra một vỉ thuốc đẩy về phía tôi:

    - Paracetamol của anh nè !

    Tôi ngơ ngác chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Cẩm Phô đã giúi vỉ thuốc vào tay tôi, suỵt khẽ:

    - Cầm đi!

    Phải mất mấy mươi giây tôi mới hiểu dụng ý của Cẩm Phô. Nó là công chúa, hèn gì nó thông minh quá xá. Ừ , tại sao tôi lại không thể vào đây để mua thuốc hén? Đâu phải ai bước chân vào chỗ này cũng với mỗi mục đích là tán tỉnh con gái ông chủ tiệm. Vậy thì việc quái gì tôi phải run như cầy sấy nãy giờ !

    Như tìm được lối thoát, tôi cố gắng hắng giọng rõ to và đứng thẳng lưng lên, thậm chí ngực hơi ưỡn về đằng trước ra vẻ mình là người đàng hoàng, cóc biết sợ aị Nhưng đến khi cho tay vào móc tiền ra trả , tôi bỗng nghe lạnh toát sống lưng. Trưa nay tính chạy đi một chút rồi về ngay, tôi không hỏi xin tiền mẹ tôi nên bây giờ hai túi rỗng không. Thằng Chuẩn quần thừa túi rỗng là chuyện thường tình nhưng hôm nay cái sự thường tình đó lại đâm ra cực kỳ nguy hạị Ba Cẩm Phô đã nhìn thấy nó "bán" thuốc cho tôị Nếu không nhìn thấy tôi móc tiền ra trả , chắc chắn ông sẽ nghi ngờ và chẳng chóng thì chầy sẽ khám phá ra tôi chỉ là một khách hàng giả mạọ Tới lúc đó , có trời mới biết chuyện gì xảy rạ Tôi bị xé tét thành hai mảnh đã đành mà đến ngay Cẩm Phô chắc cũng bị chặt làm chín khúc. Vừa than thầm tôi vừa cố thọc tay sâu hơn vào túi quần, những ngón tay như muốn xuyên thủng cả lớp vải, nhưng vẫn chẳng mò ra lấy một đồng bạc cắc. Thấy tôi lúng ta lúng túng, lục lục tìm tìm, mồ hôi lại chảy thành dòng trên trán, Cẩm Phô hiểu ngay ra cớ sự. Và cũng như lúc nãy, nó nhanh chóng tìm ra biện pháp thoát hiểm. Rút ngăn kéo đánh "soạt", Cẩm Phô lấy ra tờ bạc hai ngàn đưa cho tôi, giọng thản nhiên:

    - Tiền thối nè !

    Nó làm như trước đó tôi đã đưa tiền rồi, lại còn đưa dư nữạ

    Như một cái máy, tôi chộp vội lấy "tiền thối", môi mím lại cho tay khỏi run, và quay lưng bước đi một mạch.

    Cho đến khi phóc lên chiếc Huy Chương Vàng và chạy được một quãng khá xe, tôi mới thực sự tin rằng nỗi hiểm nghèo đã nằm lại sau lưng.

    Khi tôi kể lại chuyện này cho Phú ghẻ nghe, nó tặc lưỡi:

    - Nếu Cẩm Phô không ứng biến kịp thời, chắc giờ này mày đang nằm trong bệnh viện.

    - Ừ , nó thông minh ghê ! - Tôi hùa theọ

    - Còn mày thì ngu!

    Phú ghẻ phán một câu khiến tôi chưng hửng:

    - Mày nói gì?

    - Tao nói mày là một thằng ngụ Thứ nhất, lẽ ra mày không nên nóng ruột. Không nên xông bừa vào nhà nó như thế. Thứ hai, nếu đã liều mạng xông vào, phải nói ngay mục đích của mày rồi nhanh chóng rút luị Đằng này, mày sém bị ăn ghế vô đầu mà rốt cuộc chẳng nói được cái cóc khô gì cả !

    Tôi nhăn nhó:

    - Tao chưa kịp nói gì thì ba nó đã dậỵ

    Phú ghẻ hừ mũi:

    - Vì vậy tao mới bảo mày ngụ

    Lời trách móc của Phú ghẻ khiến tôi thừ ngườị Mãi một lúc tôi mới thở dài:

    - Trước mặt tao cũng là một thằng ngụ

    Phú ghẻ nhảy nhổm:

    - Tao mà ngủ

    Tôi bĩu môi:

    - Nếu mày khôn, mày đã chuyển lời mời của tao tới Cẩm Phô lâu rồi, đâu có để tao phải mạo hiểm như vừa rồị

    - Nhưng tao chẳng có cơ hội nào gặp riêng nó được! - Phú ghẻ nhún vai - Ông bà già nó lúc nào cũng theo giữ kè kè.

    Tôi nhìn Phú ghẻ bằng ánh mắt thất vọng:

    - Chẳng lẽ mày không còn cách nào khác?

    - Còn một cách.

    Tôi chớp mắt:

    - Cách gì?

    - Nhờ thằng Cường.

    Đề nghị của Phú ghẻ làm tôi xụi lơ:

    - Mày ở sát rạt nhà nó còn không ăn thua, thằng Cường ở xa lắc xa lờ làm được cái khỉ mốc gì !

    - Mày ngốc quá ! Thằng Cường học chung lớp với thằng Luyện bên Huỳnh Thúc Kháng. Nó đến tiệm Hồng Phát chơi với thằng Luyện còn dễ hơn mình chui rạp hát xem phim!

    Trước lời giải thích của Phú ghẻ , tôi như người ngủ mơ choàng tỉnh. Không đợi cho nó kịp thay áo, tôi cầm tay nó kéo xềnh xệch:

    - Lẹ lên! Tao với mày phải đi kiếm thằng Cường ngay!

    Thằng Cường cầm tinh con chạch. Lúc chẳng có việc gì nhờ vả , đi đâu cũng đụng đầu nó. Lúc cần kíp, nó trốn mất tiêụ

    Mãi đến chiều hôm sau, tôi với Phú ghẻ mới tóm được nó ở nhà Liên móm.

    Tôi ngán Liên móm, đứng ngoài giữ xe, chỉ để mình Phú ghẻ vào nhà.

    Tôi đợi một lát đã thấy thằng Cường lò dò bước ra cùng Phú ghẻ. Vừa thấy tôi, Cường đã bô bô:

    - Tụi mày định rủ tao đi thụt biđa hả?

    Tôi mỉm cười lắc đầu:

    - Vậy là rủ đi tắm sông?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 10-12-2011 22:28:02 | Chỉ xem của tác giả
Tôi lại lắc đầụ

    Cường liếc về phía rạp Thống Nhất:

    - Hay là đi xem phim?

    Lần này tôi không lắc đầu nữạ Mà nhún vaị

    Cường bắt đầu ngạc nhiên:

    - Chẳng lẽ tụi mày đi tìm tao chỉ vì nhớ taỏ

    Cuộc đối đáp tới đây đã chuyển sang chính đề. Tôi liếc Phú ghẻ , cầu cứụ Phú ghẻ khịt mũi:

    - Không phải nhớ , mà là nhờ !

    - Nhờ chuyện gì vậỷ - Cường hỏi, giọng tò mò.

    Phú ghẻ vẫn nhát gừng:

    - Chuyện của thằng Chuẩn.

    Cường sốt ruột:

    - Chuyện gì tụi mày nói đại ra cho rồi, cứ bày đặt úp úp mở mở , nghe mỏi lỗ tai quá !

    Phú ghẻ nhe răng cườị Và nó hỏi một câu chẳng ăn nhập gì đến yêu cầu của Cường:

    - Mày đến nhà Liên móm chi vậỷ

    - Tao ôn tập! - Cường liếm môị

    - Ôn tập? - Phú ghẻ cười hô hố - Ai đời một đứa học bên Trần Cao Vân một đứa học bên Huỳnh Thúc Kháng lại ôn tập chung với nhau bao giờ !

    - Nhưng tao thích thế ! - Cường gân cổ.

    Phú ghẻ trừng mắt:

    - Mày đừng dóc! Chính Thùy Dương mới là đứa đến học chung với Liên móm, chứ không phải là mày! Mày đến đây chỉ cốt gặp Thùy Dương thôị Thằng Chuẩn khù khờ họa may nó còn tin lời mày, chứ còn tao thì biết tỏng!

    Phú ghẻ "nổ" một tràng khiến Cường tắt đàị Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:

    - Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò "phá đám"?

    Phú ghẻ hừ mũi:

    - Phá mày làm cái mốc xì gì ! Nhưng mày muốn gặp em Thùy Dương thì thằng Chuẩn cũng muốc gặp em Cẩm Phô vậy!
    Văn phong vắn tắt của Phú ghẻ khiến Cường ngơ ngác. Nó nhìn sững tôi:

    - Mày muốn gặp ai thì cứ đi mà gặp, mắc mớ gì đến tao!

    Tôi cười méo xẹo:

    - Nhưng tao không "lọt" vô nhà nó được!

    Rồi tôi kể cho Cường nghe ngày hôm qua tôi suýt bị xé làm hai mảnh như thế nàọ

    - Sao mày không nhờ Phú ghẻ? - Nghe xong, Cường hỏị

    Phú ghẻ đứng bên lắc đầu:

    - Tao cũng chịu thuạ

    Tôi thở dài:

    - Ở nhà thì ba mẹ nó kề hai bên, lên trường thì tụi nữ quái 10A2 bao vòng trong vòng ngoàị Tóm lại, trừ mày ra, trên thế gian này không ai có thể tiếp cận nó được. Mày là bạn thằng Luyện.

    Thoạt đầu, thấy tôi liệt "hoa khôi" Thùy Dương của nó vào hạng nữ quái, cặp lông mày thằng Cường nhăn tít, nhưng rồi thấy tôi bốc nó lên tận mây xanh, nó khóai chí cười toe:

    - Được rồi, tao sẽ giúp mày!

    Cường giúp tôi chỉ với một ngón taỵ Buổi tối đến chơi với thằng Luyện, lúc đi ngang qua Cẩm Phô, Cường nói khẽ "Chuẩn nhắn" và nó bật một ngón tay lên.

    - Cẩm Phô sẽhiểu là mày hẹn nó lúc một giờ trưa mai ở quán bà Thường!

    Lần đầu tiên thực hiện "sứ mệnh", Cường về bảo với tôi như vậỵ Nhìn vẻ mặt hí hửng của nó mà tôi phát rầu:

    - Mày nhắn kiểu đó bố ai hiểu nổi!

    Mới đi "công tác" về , chưa được khen một lời đã bị phê bình, Cường đổ quạu:

    - Chỉ có đứa "đầu bò" như mày mới không hiểu chứ ai mà không hiểu!

    Tôi hỏi, cố dằn lòng:

    - Sao mày không nhắn miệng mà phải huơ tay huơ chân kiểu đó?

    - Bộ mày tưởng tao không sợ "thần giữ cửa" nhà nó hả ! - Cường nhăn nhó - Tao đấu láo với thằng Luyện cả buổi thì không sao chứ ấm ớ chừng vài câu với Cẩm Phô là ông già nó tống cổ tao ra khỏi nhà liền!

    Hóa ra thằng Cường cũng chẳng "oai hùng" gì hơn tôi và Phú ghẻ. Nó chỉ hơn mỗi cái khoản được tự do tới chơi với thằng Luyện. Mà tôi thì chẳng bao giờ có ý định mời thằng Luyện đi ăn chè. Tôi chỉ muốn mời chị nó thôị Trưa hôm sau, tôi xách xe ra khỏi nhà với tâm trạng đầy lo âụ

    Và đúng như sự nghi ngại của tôi, tới quán bà Thường trước giờ hẹn mười phút, tôi ngồi chết gì trên ghế đúng một tiếng đồng hồ vẫn chẳng thấy bóng dáng Cẩm Phô đâụ

    Lần này, hoang mang và thất vọng, tôi chẳng buồn rớ tới hai ly chè trên bàn. Đá trong ly tan ra thành nước, tôi cũng mặc. Tâm hồn ăn uống của tôi bữa nay đi chơi tận đẩu tận đâụ Trong lòng tôi chỉ ngập tràn một nỗi giận hờn vô bờ bến. Tôi giận cả Cẩm Phô lẫn thằng Cường. Với Cẩm Phô, dĩ nhiên tôi chỉ trách sơ sơ. Còn thằng Cường thì khỏi nóị Tôi rủa nó không tiếc lờị Nếu những lời nguyền của tôi mà thành sự thật thì thằng Cường không những bị xe cán mà còn bị sét đánh, bị té sông, bị quỷ một giò móc mắt. Đáng kiếp, ai bảo nó nhắn "người yêu" giùm tôi mà lại giơ ngón tay đầy cáu ghét của nó ra ngoắt ngắt, khều khềụ Thấy nó chĩa tay, biết đâu Cẩm Phô lại tưởng tôi nhớ nó hỏi xin tiền. Cẩm Phô tưởng tôi xài hết hai ngàn "tiền thối" bữa trước, nay được trớn đòi nó "thối" thêm một ngàn nữạ

    Suốt một tiếng đồng hồ , tôi ngồi ngóc cổ cò và nghĩ vơ vẩn. Trong thời gian đó , tôi chửi thầm thằng Cường đúng một trăm lẻ tám lần. Tôi không đủ sức ngồi chửi nó tới lần một trăm lẻ chín, đành thở dài đứng dậy dắt xe rạ

    Nào ngờ tôi chưa kịp ra tới cổng đã thấy Cẩm Phô trờ tớị Nó thắng "kít" trước mặt tôi, mặt lộ vẻ ngạc nhiên:

    - Anh hẹn Cẩm Phô tới, sao lại bỏ về?

    Sự xuất hiện ngoài mong đợi của Cẩm Phô khiến tim tôi ngừng đập mất mấy giâỵ Mãi một lúc tôi mới mở lời nổi, nửa mừng nửa giận nên miệng méo xệch:

    - Tôi cứ tưởng Cẩm Phô không tớị

    - Sao anh lại nghĩ vậỷ

    Cẩm Phô hỏi, nó đứng xuống đất và dựa xe vào gốc lê-ki-mạ

    - Tôi đợi Cẩm Phô hơn một tiếng đồng hồ rồi!

    Tôi cũng dựng xe lại chỗ cũ và đáp, cố giữ giọng ôn hòa nhưng không được. Câu nói của tôi hàm ý trách cứ rõ rệt.

    Nhưng Cẩm Phô chẳng tỏ vẻ gì áy náy vì đã đến trễ. Thậm chí nó còn cười:

    - Ai bảo anh đến sớm làm chi!

    - Cẩm Phô đến trễ thì có ! - Tôi giận dỗi - Tôi hẹn một giờ mà giờ này Cẩm Phô mới đến!

    - Anh hẹn hai giờ kia mà ! - Mắt Cẩm Phô tròn xoẹ

    - Ai bảo hai giờ? - Tới phiên tôi chưng hửng.

    Cẩm Phô chớp mắt:

    - Anh Cường. Cẩm Phô thấy ảnh giơ hai ngón taỵ Chẳng lẽ hai ngón tay không phải là hai giờ?

    Nếu thủ phạm là Phú ghẻ, tôi đã chửi toáng lên "cái đồ ghẻ ngứa" rồị Nhưng thằng Cường thì tôi chưa nghĩ ra một biệt danh xấu xa nào để gán cho nó. Vì vậy, lúc này tôi tức đến ói máu vẫn phải nuốt cục giận vào bụng. Tôi nhìn Cẩm Phô, cười gượng gạo:

    - Ờ , ờ , hai ngón tay thì đúng là hai giờ rồi! Cẩm Phô thông minh ghê!

    - Anh mới thông minh! Anh không những thông minh mà còn mà mãnh!

    Chắc Cẩm Phô tưởng tôi nghĩ ra cái trò dùng ngón tay làm ký hiệu như vậỵ Nó đâu có biết chính thằng Cường mới là tác giả của phương pháp liên lạc nàỵ Và Cường đã vịn vào đó để chơi tôi một vố đau điếng.

    Sau cuộc hẹn với Cẩm Phô, tôi tức tốc phóng xe tới nhà Cường. Tôi không tin sẽ tóm được nó vì sau khi gạt cho tôi ngồi ê mông trong quán bà Thường, nó thừa biết tôi sẽ đi tận chân trời góc bể để tìm nó.

    Nhưng khác với dự đoán của tôi, Cường không thèm lánh nạn. Nó vẫn ngồi lì ở nhà , thậm chí thấy tôi tới, nó còn nhe răng cười:

    - Thích hén!

    - Thích cái đầu mày! - Tôi hầm hầm.

    Cường giật thót:

    - Mày sao vậỷ Bộ Cẩm Phô không tới hả?

    - Tới! - Giọng tôi vẫn lạnh băng.

    Cường ngơ ngác:

    - Tới sao mày chửi taỏ

    Tôi không thèm trả lời Cường. Mà hỏi "đốp" ngay:

    - Hôm qua mày bật mấy ngón taỷ

    - Thì tao đã nói rồị Một ngón.

    - Vậy sao hồi trưa hai giờ Cẩm Phô mới tớỉ

    Cường liếm môi:

    - Làm sao tao biết được! Có thể nó bận chuyện nhà !

    - Bận cái mốc xì ! - Tôi hừ giọng - Nó bảo nó thấy mày đưa hai ngón tay!

    Vừa nói tôi vừa chồm tới khiến Cường vội bước lui một bước và kêu lên:

    - Tao chỉ giơ có một ngón hà !

    Tôi nghiến răng:

    - Mày thề đi!

    - Thề thì thề chứ sợ cóc gì ! - Đang hùng hổ , Cường đột ngột nhíu mày - À , à , tao nhớ rồi! Như vậy là hôm qua tao giờ trước sau tổng cộng hai ngón!

    - Hai ngón là hai ngón chứ "trước sau tổng cộng" là cái khỉ khô gì !

    Cường gãi cổ phân trần:

    - Thoạt đầu tao chỉ giơ ngón trỏ , ý nói mày hẹn một giờ .. Nhưng rồi sợ ra hiệu như vậy nó vắn tắt quá , tao mới giơ thêm ngón giữa chỉ chỉ về hướng nam ngầm bảo mày hẹn nó trong quán bà Thường.

    Nghe Cường giải thích, tôi không biết mình nên cười hay nên khóc. Có lẽ là nên cườị Vì mẹ tôi từng bảo: con trai khóc trông xấu lắm!


-----------HẾT CHƯƠNG 10----------
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách