Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: linh2511
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác - Xuất Bản] Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương | Ngô Thị Giáng Uyên

[Lấy địa chỉ]
81#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:26:42 | Chỉ xem của tác giả
Lần nào đến đây, tôi cũng không khoit "A" lên khi gặp lại "cố nhân". Một chí bò bằng đá sơn màu xanh lơ nhạt có gương mặt rất sưng sỉa, cổ đeo chuông đồng đứng gác hai chân trước lên ban công thấp của nhà hang Bếp Thuỵ Sĩ (Swiss Chuchi). Sẵn đây, chữ Chuchi là một điển hình của việc tiếng Đức của người Thuỵ Sĩ (Swiss German) khác với tiếng Đức của người Đức đến mức nào. Để kiểm tra xem bạn có thật sự biết Swiss German hay không, dân địa phương thường đố bạn đọc được chữ Chuchichaschtli nghĩa là "tủ trong bếp" (trong khi tiếng Đức chính thống phải là Kuchekasten). Lần nào tôi cũng thành công và được người ở đây tròn mắt thán phục vì chữ "ch" ở đây được đọc bằng âm tương tự âm "kh" trong tiếng Việt không phải ai cũng đọc được. Ngoài chú bò làm tôi nhớ những cánh đồng xứ Alps xanh bạt ngàn nở hoa vàng hoa trắng li ti có những đàn bò đeo lục lạc gặm cỏ thật êm đềm, nhà hàng Bếp Thuỵ Sĩ còn có một điểm ấn tượng nữa là bộ bàn ghế sơn đủ màu kê xen kẽ vào nhau thật vuimawt bên ngoài. Tên nhà hàng và logo có mình một nồi phô mai vàng ươm, khiến ai cũng liên tưởng ngay đến fondue, món lẩu truyền thống với rất nhiều phô mai từ vùng nói tiếng Pháp Neuchatel miền Tây Thuỵ Sĩ, nấu với trứng và bơ, thêm ít rượu anh đào và vang trắng. Người ăn ngồi quây quần bên nồi lẩu phô mai sôi lục bục, xiên bánh mì mềm vào que dài nhúng vào thứ nước đặc quánh béo ngậy ăn ngon lành.

Aly khều tôi: "Ê, sao Thuỵ Sĩ là nước trung lập mà nãy giờ thấy cảnh sát quá trời luôn? Lúc sáng ở nhà ga cũng vậy". Nhìn quanh thấy mấy anh chàng và cô nàng cảnh sát mặc đồng phục đang bước chầm chậm trong khu phố cổ, tôi ra vẻ kẻ cả (dù gì đây cũng là lần đến Zurich đầu tiên của Aly): "Nước trung lập đâu có nghĩa là không có cảnh sát? Thuỵ Sĩ không bao giờ có chiến tranh, nhưng quân đội họ rất mạnh. Không thấy con dao đa năng mình hau dùng được gọi là dao quân đội Thuỵ Sĩ (Swiss army knife) à?" - Daniel gật đầu xác nhận: "Đùng rồi, ở đây có một câu nói: "Thuỵ Sĩ không có quân đội, bản thân Thuỵ Sĩ là một quân đội". Nhìn mấy ngọn núi tuyết phủ kia bình yên vậy chứ toàn là pháo đài giấu trên đó, còn đồng cỏ bạt ngàn êm đềm cũng giấu bên dưới nhiều đường băng cho máy bay quân dụng mà mình không thấy thôi".

Binh lính của Thuỵ Sĩ được gọi là "chiến binh sôcôla" như trong một bài báo của một cô phóng viên sách du lịch Fodors. Một phần chocolate là đặc sẳn của đất nước xinh đẹp này, một phần do binh lính ở đây được huấn luyện nhưng không bao giờ có dịp chiến đấu. Ngay cả trong chiến tranh thế giời thứ hai khi cả châu Âu loạn lạc, Thuỵ Sĩ không theo phe nào nhưng quân phát xít cũng như quân đồng minh không ai động đến lãnh thổ xứ Alps nhỏ bé diện tích chỉ bằng 1/8 Việt Nam. Tôi thích ví Thuỵ Sĩ như một con nhím, rất hiền lành không tấn công ai những vẫn luôn sẵn sàng đáp trả nếu có ai tấn công mình.

Vừa đi vừa mải suy nghĩ, tôi không nhận ra mình đã băng qua Schipfe, một trong những góc xưa nhất thành phố, đã có từ trước thới Trung cổ và từng là trung tâm ngành công nghiệp lụa Thuỵ Sĩ. Giữa một nơi hiện đại và tấp nập như Zurich, thật sảng khoái khi được dạo quanh góc phố mang đạm chất bôhêmiêng với những shop đồ thủ công xinh xẻo và lãng mạn nghiêng bóng xuống dòng sông Limmat xanh màu ngọc lục bảo. Chúng tôi đi ngang mái vòm cầu, bước ra lại những con đường nhộn nhịp. Daniel cắt ngang nguồn suy nghĩ của tôi: "CÓ nhớ nhà hàng này không?". Làm sao không nhớ được khi cách đây chưa đầy hai năm tôi đã được tổ chức sinh nhật lần thứ 23 bất ngờ ở đây, một buổi tối cuối tháng 7 ấm áp và đầy sao. Đó là ngày cuối cùng khoá học quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Braunwald, cả khoá lên Zurich ăn bữa tối chuẩn bị hôm sau ai về nước nấy. Tôi đang vừa ăn vừa buồn rầu nhìn thành phố lần cuối cùng thì giật nảy mình vì đội ngũ phục vụ bàn đang vừa hát một cách nồng nhiệt vừa bưng bánh kem có cả nến ra đứng bên bàn tôi từ lúc nào. Lần duy nhất sinh nhật tôi có người phục vụ cầm bánh trong khay ra hát Happy birthday ấy là "tác phẩm" của Karin, cô gái người Zurich tóc xoăn tít có gương mặt vui vẻ trong ban tổ chức chương trình học của chúng tôi năm đó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

82#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:27:17 | Chỉ xem của tác giả
Hai ngọn tháp tròn của nhà thờ Grossmunter đã hiện ra trước mắt. Huyền thoại kể rằng Charlemagne cho xây nhà thờ này ngay tại nơi tìm thấy mộ của hai vị thánh tử vì đạo của thành phố. Tôi hào hứng rủ hai anh chàng trèo lên đỉnh tháp chơi ngắm toàn cảnh Zurich. Chỉ với hai franc mỗi người, bạn sẽ có được những phút giây thư giãn tuyệt đối trên đỉnh thành phố, nhìn hồ Zurich nước trong như lọc với những con thuyền thuôn dài rẽ nước bơi. Thành phố được quy hoạch tuyệt vời, với những mái nhà màu nâu xinh xắn như trong truyện cổ tích xen lẫn cây cối xanh um. Phía xa, rặng núi Alps quanh năm tuyết phủ trắng xoá nổi bật trên nền trời xanh biếc, nhấp nhô những ngôi nhà nhỏ trên thung lũng nhìn xuống bao la. Trông nhỏ nhắn, giản dị vậy thôi, chứ rất nhiều khả năng đó là ngôi nhà của các triệu phú qua Thuỵ Sĩ rửa tiền.

Nhắc đến chuyện xài tiền, tôi quên không tả cho bạn nghe con đường Bahnhofstrasse hào nhoáng và xa hoa với những cửa hiệu thời trang sang trọng. Ở đó người ta thản nhiên bước vào rút thẻ tín dụng ra mua một chiếc đồng hồ Rolex trị giá vào trăm ngàn Swiss franc như ta đi mua một cây kem. Tiếng Anh có câu "Đường phố được lát bằng vàng" (The streets are paved with gold) với nghĩa bóng chỉ những nơi dễ kiếm ra tiền. Những ở đây, câu nói đó gần đúng nghĩa đen vì phía bên dười con đương Bahnhofstrasse là những hầm vàng nặng trĩu vàng đúc, vàng thỏi, vàng lá... của hệ thống ngân hàng Thuỵ Sĩ. Vì vậy khi bước trên Bahnhofstrasse bạn xem như đang bước trên đống vàng. Đất nước nhỏ bé này có trữ lượng vàng nhiều nhất thế giới, với ngành dịch vụ ngân hàng nổi tiếng khắp hành tinh. Gần như toàn bộ những ngân hàng lớn đều có mặt ở Zurich. Lấy ví dụ một ngân hàng UBS thôi ( tôi nhắc đến UBS - United Bank of Switzerland - vì đây là một trong nhà tài trợ lớn nhất cho chương trình hội nghị tôi tham gia năm nay) đã có tài sản trị giá 600 tỉ đô la, bằng GDP của cả nước Thuỵ Sĩ. Lần đầu tiên đến đây, lòng tôi còn phơi phới chẳng thèm để ý dưới chân mình là vàng, chỉ thích thú nhìn những cửa hảng bán hoa tươi rất có duyên trên con phố, say sưa ngắm những chậu hoa xứ lạnh lạ lẫm đặt trên vỉa hè lốm đốm nắng lọc qua tàn lá xanh. Từ ngày ấy đến này không biết có phải do mấy năm đi làm lo lắng cơm áo gạo tiền hay do đã quen nhìn hoa xứ lạnh, đến Zurich tôi không buồn nhìn những bông hoa tươi thắm nữa mà chăm chăm nhìn xuống dưới chân mình ao ước có được một phần số vàng bên dưới đó. Vậy ra thành phố không thay đổi chút nào, chỉ có tôi là thay đổi.

Mặc dù diện tích lớn nhất nước những Zurich vẫn chỉ là một thành phố nhỏ bé với mọi con đường gần như đều dẫn về hồ Zurich có những cây thích (maple trê) cao lớn tán tròn như được Mẹ Thiên nhiên cắt tỉa cẩn thận, rợp bóng khoảng sân đá sạch như li như lau. Hôm ấy là một ngày nắng ấm, chúng tôi nghỉ chân, ăn xúc xích mới nướng thơm phức kẹp bánh mì giòn trên những bậc thềm ximăng cạnh hồ. Đàn thiên nga trắng muốt yêu điệu bơi xung quanh những chú vịt trời cổ xanh biếc rẽ nước lười biếng. Tôi bẻ một ít vụn bánh mì ném xuống nước, tức thì lũ thiên nga không còn duyên dáng điệu đà mà xô lại đớp bánh trông rất "phàm phu", không có vẻ gì là những cô hoa khôi hồ Zurich nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

83#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:29:36 | Chỉ xem của tác giả
Chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ to gấp mấy lần người thật trên thảm cỏ trồng hoa sặc sỡ bên hồ đã chỉ 3g chiều. Tôi ngồi bệt ra bãi cỏ êm mượt ven hồ nhìn ra phía xa xa, nơi vòi phun nước như dải lụa mềm mại rũ xuống hồ, thỉnh thoảng lại ánh lên bảy sắc cầu vồng. Tự nhiên tôi nhớ lần đầu tiền ra thẳng hồ Zurich khi vừa đến sân bay. Lúc ấy mặt tôi ủ dột vì vừa bị lạc ở "ma trận" CharlesDe Gaulle ở Pháp, phải chờ chuyến sau hết mấy tiếng đồng hồ. Những đứa trẻ địa phương theo cô giáo ra đây chơi, vừa ăn kem vừa nhìn tôi, rụt rè nói "Hello, Hello" rồi cười khúc khích nấp sau lưng nhau. Những đứa trẻ ấy bây giờ chắc đã thành thiếu niên, có nhớ chũng đã làm cô gái chấu Á mệt mỏi đứng tựa lưng trên lan can hồ Zurich mỉm cười vì sự hồn nhiên đáng yêu của chúng?

Ngày cuối cùng của chúng tôi ở đây, Daniel phải đi làm nên chỉ có Aly và tôi lang thanh ra khu phố cổ sáng sớm đầu tuần im vắng. Chúng tôi dừng lại ở một shop nhỏ bán hoa, có một xô đầy hoa oải hương tim tím đặt bên ngoài, đứng ngắm rồi kê mũi vào hoa hít hà. Bà chủ đang lúi húi dọn hàng ra, ngừng tay cười và giải thích phải lấy tay xát nhẹ tren hoa rồi ngửi mới thấy thơm. Chúng tôi làm theo và thấy quả thật hoa tươi toả mùi hương nhẹ nhàng rất dễ chịu.

Tôi chia tay Zurich cũng thật nhẹ nhàng và dễ chịu. Lần đến đầu tiên cách đây đúng ba năm, thành phố đón tôi bên ngoài sân bay bằng tấm bảng quảng cáo to tướng "Trông bạn thật tuyệt, bạn mới bay hãng hàng không Thuỵ Sĩ đúng không?" (Yoi look great! Did you fly Swiss?) Tôi nhìn lại mình sau mười mấy tiếng đồng hồ bay "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long lên sòng sọc" (2), nghĩ bụng lần sau nhất quyết phải bay hàng không Thuỵ Sĩ cho bằng được, không bay hãng nào khác nữa. (Bạn thấy chưa, dân làm marketing như tôi cũng bị quảng cáo dụ như thường). Lần đi cuối cùng này, thành phố tạm biệt tôi bằng cơn mưa phùn lất phất khi chúng tôi tay xach nách mang băng qua những con đường xe điện ngang dọc rồi tạm biệt nhau ở nhà ga trung tâm.

Tôi ngồi chống cằm trên tàu, nhìn non xanh nước biếc Zurich lùi lại phía sau. Trước mắt tôi dần hiện ra những cánh đồng ngoại thành có đàn bò đen trắng đeo chuông leng keng nhìn con tàu xé gió lao vun vút. Tự nhiên nghe xung quanh thoang thoảng một mùi hương quen quen, theo phản xạ tôi đưa tay lên mũi. Thì ra từ sáng sớm đến chiều, ngón tay mình còn thơm mùi oải hương...

(1) kebab: món ăn Thổ Nhĩ Kỳ gồm bánh mì kẹp thịt nướng và rau, rất phổ biến ở châu Âu.
(2) Trích "Lão Hạc" của Nam Cao.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

84#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:31:58 | Chỉ xem của tác giả
Lucerne, phố cổ muôn màu...


Những ngày theo học khoá học về môi trường ở Thuỵ Sĩ, tôi quyết tâm phải đến Lucerne (Luzern hoặc Lucerne theo cách viết của dân địa phương, thành phố nằm ở trung tâm Thuỵ Sĩ) bằng được., vì bị mê hoặc bởi những tấm ảnh phố cổ Lucerne trên Internet và trong những brochure về du lịch châu Âu. Nghe lời dụ dỗ của tôi, anh bạn thân người Áo từ chối tất cả những lời rủ rê đi leo núi, đi bộ đến hồ hay đi Zurich của những sinh viên khác. Thứ bảy, ngày nghỉ duy nhất trong chương trình, hai chúng tôi vác balô đáp xe lửa đến thành phố xinh đẹp này.


Phố cổ Lucerne nằm không xa trạm xe lửa là bao. Chỉ cần đi dọc hồ Lucerne xanh thẫm (có cái tên tiếng Đức dài ngoằng là Vierwaldstattersee), với những đàn thiên nga trắng muốt chậm rãi bơi. Băng qua cây cầu gỗ dài Chapel Bridge được xây từ đầu thế kỷ 14 trồng đầy hoa tươi đủ màu sắc, đi bộ thêm một đoạn ngắn, những ngôi nhà cổ nằm im lìm dưới ánh nắng đã hiện ra trước mắt chúng tôi.

Nhà ở Lucerne khác với những thành phố khác ở Thuỵ Sĩ mà tôi từng ghé thăm ở chỗ ngoài mặt thường có những hình vẽ công phu trong như những ngôi nhà trong truyện cổ tích. Đặc biệt những ngoi nhà có mặt tiền hướng ra quảng trường, đều có những tầng lầu dùng để ở và tầng trệt là shop thời trang rất thanh lịch, hướng ra những bồn nước ngọt mát chảy từ dãy núi Alps, có thể uống ngay được mà không cần đun sôi. Chúng tôi rót đầy thứ nước tinh khiết đó vào chai mang theo rồi đi bộ đến bờ hồ, ngồi trên bậc thềm dẫn xuống mặt nước coá những con thuyền nằm lười biếng, mở bánh sandwich ra ăn trưa. Bên cạnh chúng tôi là nhà hàng kiểu alfresco rất đặc trưng châu Âu dưới những tán dù trắng tinh. Nhà hàng đông khách, nhưng có lẽ mọi người đang say sưa uống bầu không khí trong lành của một buổi trưa cuối hè ấm áp nên xung quanh chúng tôi rất tĩnh lặng, có thể nghe tiếng mấy chú thiên nga lạc đàn rẽ nước bơi cạnh bên.

Phố cổ Lucerne có rất nhiều khách du lịch, nhiều khi còn hơn cả quảng trường Trafalgar ở London không chừng, có lẽ do chúng tôi đến đây vào dịp cuối tuần và đúng ngày nắng ấm. Anh bạn đi cùng bảo đến Lucerne cả ngày trời chưa gặp một ai nói một câu tiếng Đức kiểu Thuỵ Sĩ nào. Chúng tôi nghe tiếng Anh kiểu Anh, kiểu Mỹ, kiểu Úc, tiếng Tây Ban Nha, Nhật, Pháp, Ý..., thậm chí cả tiếng Hi Lạp, nhưng ngoại trừ những cô bán hàng trong shop, tất cả những người chúng tôi gặp đều không phải là dân địa phương, nhất là trên những đường phố chình như thế này. Phải chăng họ cũng bị Lucerne cám dỗ như tôi và quả thật Lucerne đẹp hơn những gì bạn trông đợi. Ngay cả cửa hiệu bán thức ăn đóng hộp với màu sơn và hình vẽ gợi nhớ đến món phó mát Thuỵ Sĩ béo ngậy ngon lành này cũng làm bạn khó cưỡng lại ý định đưa máy ảnh lên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

85#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:32:29 | Chỉ xem của tác giả
Tại một đường phố chính, tôi bắt gặp Manor - một chuỗi cửa hiệu rất nổi tiếng của Thuỵ Sĩ bán đủ mọi thứ từ quần áo thời trang, túi xách, giày dép đến thức ăn, phần mềm máy tình, máy ảnh...và nằng nặc đòi vào, mặc cho anh bạn tôi cố cản vì còn rất ít thời gian. Trong khi say mê chọn đồ, tôi tình cờ phát hiện ra cửa sau của shop mở ra con đường nhỏ có một ngôi nhà sơn xanh vàng rất đẹp nên nhất quyết đòi ra ngoài, khiến cho anh bạn phải kêu trời vì sự thay đổi như chong chóng đó của tôi. Nhưng khi thấy ngôi nhà với ánh nắng chiếu xiên in bóng toà nhà đối diện, làm nổi bật màu sơn như tranh vẽ, anh thôi không càu nhàu nữa mà khen tôi tinh mắt.

Chúng tôi chỉ có vài tiếng đồng hồ ở Lucerne để thăm những góc phố muôn màu thường làm tốn khá nhiều phim ảnh của du khách. Đó còn là tháp Lucerne với bức tường phủ đầy cây xanh, núi Pilatus tuyết phủ trắng xoá ngay giữa mùa hè, những ngôi nhà trầm mặc nối dài với những bồn hoa đỏ thắm trên bệ cửa sổ, hay bậc lan can mở ra hồ nước trong vắt xanh như ngọc. Chiều tối, ngồi gà gật ngủ trên chuyến xe lửa trở về, những hình ảnh tươi đẹp đó vẫn khiến tôi mỉm cười...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

86#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:33:33 | Chỉ xem của tác giả
Braunwald, phố núi đầy sương

Phố núi Braunwald - cách trung tâm thành phố Zurich (Thuỵ Sĩ) không xa - là một trong những thành phố hiếm hoi ở châu Âu hoàn toàn không có xe hơi hay bất cứ một phương tiện cơ giới nào khác. Còn gì bằng được sống ở đây ba tuần bên dãy núi Alps quanh năm tuyết phủ, khi Sài Gòn đang vào mùa nắng cháy da, lúc nào cũng ồn ào tiếng động cơ xe.


Từ Zurich đến Braunwald phải đổi hai trạm xe lửa và một trạm cáp treo. Lôi theo mình một vali to tướng và một balô cũng nặng không kém từ trạm này đến trạm khác, nhưng tôi cảm thấy thật nhẹ lòng khi nhìn cảnh quan xung quanh. Những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh, dãy núi Alps tuyết phủ trắng xoá, những em bé địa phương đáng yêu đạp xe đi ngang và đặc biệt ngộ nghĩnh là những que diêm gỗ khổng lồ sơn đủ màu như bộ đồ chơi xếp hình của trẻ con, kế những chậu hoa tươi bên thềm một ngôi nhà gần khách sạn Alpenblick, nơi chúng tôi lưu trú.

Từ toà nhà bốn tầng xây bằng đá ấy, chúng tôi bước xuống những bậc thềm dẫn lên lan can nở đầy hoa tươi có những bộ bàn ăn trải khăn sặc sỡ rất "hội hè" hướng ra dãy Alps hùng vĩ và thung lũng với những ngôi nhà ngói nâu đỏ nhấp nhô. Những ngày nắng ấm, lúc sương tan, vào giờ giải lao hay lúc ăn trưa chúng tôi thường ra đó ngồi uống cà phê hay thưởng thức món xúc xích Thuỵ Sĩ ngon lành.

Braunwald thu hút du khách vào cả mùa đông lẫn mùa hè. Mùa đông, đây là địa điểm lý tưởng để trượt tuyết vì những sườn núi thoai thoải dường như được thiên nhiên cố ý tạo ra cho mục đích này. Mùa hè, còn gì bằng đi bộ trên núi, hít thở không khí trong lành, ngắm sương mù bảng lảng như phố núi Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định và hoa dại nở đầy trên những lối đi dọc theo triền núi. Ngay cả giữa mùa hè cũng dễ bắt gặp những vũng tuyết trắng xoá. Dọc đường, chúng tôi nghỉ chân ở túp lều mọc cheo leo trên đỉnh núi, uống thứ nước ngọt mát chảy từ rặng Alps và nhấm nháp món phó mát béo ngậy làm từ sữa bò và sữa dê theo cách truyền thống vùng Glarus.

Và khi hồ Oberblegi trong như lọc hiện ra, tôi chỉ muốn nằm lăn ra bãi cỏ xanh rờn cho gió núi vờn qua tóc. Hồ Oberblegi được hình thành từ băng trên núi tan chảy xuống nên nước trong vắt thấy cả đáy với những hòn cuội trơn nhẵn, nhưng chớ dại dột nhảy xuống tắm vì nước lạnh buốt da. Ở những thành phố khác, với chất thải công nghiệp, rác và khói bụi ô nhiễm, lấy đâu ra hồ nước tinh khiết như ở Braunwald.

Braunwald đối với tôi thân thương hơn những nơi khác tôi từng đi qua, dù đó là những thành phố nổi tiếng hơn gấp nhiều lần. Rời xa phố núi, tôi cứ nhớ mãi chiếc ghế gỗ dài hướng ra rặng Alps tuyết phủ và thung lũng đầy hoa, nơi tôi thường ngồi với các bạn cùng khoá học bàn luận cho bài giáo trình cuối khoá. Nhớ ngôi nhà có shop Keissler và những luống hồng tươi tắn với những cánh hoa khép nở rung rinh trong gió. Nhớ bậc thềm bằng đá dẫn lên khách sạn, nơi chúng tôi thương ngồi co ro và thỉnh thoảng sương từ những giỏ hoa mọc trên đầu nhỏ xuống vai lạnh buốt. Nhớ ngày cuối khoá thật lạ lùng đúng vào sinh nhật tôi, cả lớp ngồi buồn thiu trên lối đi rải đá vì sắp phải xa phố núi thật nhiều kỉ niệm này...

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

87#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:35:07 | Chỉ xem của tác giả
Xứ Wales


Làng Mạc Êm Đềm


Hơi lạnh làm tôi giật mình thức dậy. Ở những giường bên, các bạn cùng phòng vẫn thở đều. Tôi xỏ chân vào dép, lục vali lấy thêm vớ, áo ấm và một khăn len dày quàng vào người rồi co ro bước lại giường. Tàn lá ngoài cửa sổ in những hình thù kì dị lên nền trời có trăng lưỡi liềm trắng bạc. Chúng tôi đang ở trong lâu đài St. Donat được xây dựng từ thế kỉ 14.

Đây được xem là lâu đài bị nhiều ma ám, trong đó có Lady Stradling, một bà già nghiêm nghị mang giày cao gót và mặc váy dài phết đất đã bị ám sát cũng tại nơi này. Người ta đồn bà thường xuất hiện ở Long Gallery, và tuy không thường xuyên, mỗi lần bà xuất hiện thường báo trước điềm gở. Lần cuối cùng người ta thấy bà vào năm 1938, trước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.

Long Gallery khá xa chỗ tôi ở nhưng không vì thế mà tôi bớt sợ. Tôi quen sống một mình nhưng trong toà lâu đài bảy trăm năm tuổi thì lại là chuyện khác. Đã vậy trước khi tôi đi còn đọc đủ chuyện ma quái về những bá tước trong những toà lâu đài vương quốc Anh. Những câu chuyện khi đọc bạn biết chắc chắn sẽ làm mình sợ ít nhất một tuần lễ, nhưng lôi cuốn đến nỗi khó cưỡng lại ý định đọc tiếp. Cũng may phòng tôi còn ba bạn nữa, nếu không chắc tôi run lấy bẩy vì sợ. Những bóng ma trong lâu đài St. Donat tôi đọc trên trang web của vùng Vale of Glamorgan còn bao gồm một mụ phù thuỷ già vẫn thường được thấy ở kho vũ khí, hồn một con báo mắt sáng quắc hay bước nhẹ dọc hành lang, và rùng rợn nhất là bàn tay vô hình chơi đàn piano mặc dù nắp đàn đóng lại. Sáng nay tôi có thấy cây đàn piano đó nhưng vì đang háo hức làm quen bạn mới và ổn định chỗ ở nên quên bẵng mất, bây giờ những chi tiết đó mới hiện rõ mồn một trong đầu. Tôi trùm chăn kín đầu sợ hãi không dám nhìn ra cửa sổ, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

88#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:36:20 | Chỉ xem của tác giả
Chúng tôi đến Llantwit Major, một vùng quê xinh đẹp và yên ả thuộc vùng Vale of Glamorgan tham dự chương trình hội nghị quốc tế "Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới". Tất cả ba trăm thanh niên tham gia chương trình đều ở trong lí túc xá của trường Atlantic College trong khuôn viên lâu đài St. Donat nhìn xuống đại dương mệnh mông. Sáng dậy, tôi mới nhận ra mình quả yếu bóng vía. Bầu trời xứ Wales ngày tháng tám xanh biếc, chim chóc hót ríu rít trên đường tôi đi bên thảm cỏ xanh mướt trước cổng vào lâu đài còn đẫm sương. Đang loay hoay dò bản đồ, thấy một anh chàng cao lớn nhưng mặt non choẹt đang chạy bộ ngược chiều, tôi mới gọi lại hỏi đường. Anh chàng người Anh chit đường rất "khí thế" ấy là David, sau đó tình cờ ở chung nhóm chuyên đề "toàn cầu hoá" với tôi và trở thành bạn thân thiết trong chương trình (hai năm sau ngày gặp gỡ ở Wales chúng tôi còn gặp nhau nhiều lần nữa khi tôi sang Anh học).  Hai người bạn thân khác tôi có nhắc đến nhiều trong những bài viết về nước Anh là Lynette và Fiona. Lynette nằm trong ban tổ chức chương trình, lúc đó đang có bầu bé Molly sáu tháng nhưng rất năng động, chạy đi chạy lại như con thoi, hết bộ đàm đến điện thoại di động réo rắt. Cô rất mến tôi nen dù bận mấy cũng kéo tôi ra lấy di động bảo tôi nói chuyện với Jacko - chồng cô - vì cô kể nhiều về tôi với anh. Còn Fiona tôi gặp khi tất cả mọi người đang đững ngồi chen chúc trong bar lúc DJ đang chơi bài Dancing in the moonlight. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in cô gái tóc vàng dễ thương mặc váy jeans xanh áo trắng xinh xắn, cười với tôi rất tươi làm quen.

Llantwit Major, tiếng xứ Wales là Llanilltud Fawr, đã có người ở hơn ba ngàn năm trước, từ thời đồ đồng, đồ đá đến thời Roman, nhưng những toà nhà xưa nhất trong thị trấn được xây dựng bởi người Norman sau đó. Sẵn đề cập đến tiếng xứ Wales, thật ra Wales thuộc liên hiệp vương quốc Anh và nơi tiếng anh như tiếng mẹ đẻ nhưng ít ai biết được quốc gia này hiện nay vẫn còn ngôn ngữ riêng, chỉ có điều đã mai một đi đáng kể. Tôi có anh bạn người Úc, trước làm việc tại đại sứ quán Úc tại Hà Nội, trong những cuộc nói chuyện thấy anh không thích người Anh mấy. Tò mò hỏi chuyện, mới biết bố mẹ anh gốc người xứ Wales. Bởi vậy anh không có cảm tình với nước Anh vì trong lịch sử đã chinh phục xứ Wales và làm mất đi ngôn ngữ truyền thống nước này. Tôi gân cổ "nhưng nhờ vậy mà bây giờ nói tiếng Anh khỏi cần đi học chi cho khổ". Anh vặn lại: "Vậy Việt Nam bây giờ không có tiếng Việt mà nói tiếng Trung Quốc, khỏi cần phải đi học chi cho khổ, chịu không?". Tôi có thể cãi lại "nhưng tiếng Trung Quốc đâu "có giá" bằng tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế cả thế giới giao tiếp". Tuy nhiên, nghe anh nói có lý nên tôi thôi không tranh luận nữa.

Buổi chiều, sau những ngày tham gia hội thảo vất vả, chúng tôi đón taxi ra trung tâm thị trấn chơi. Llantwit Major chỉ cách thủ đô Cardiff rộn ràng chừng ba mươi cây số nhưng cả đám nhất trí không đi Cardiff mà ở lại làng mạc êm đềm hít thở bầu không khí của một miền quê xứ Wales. Quảng trường nhỏ của thị trấn đẹp như mơ, yên tĩnh đến lạ lùng. Chúng tôi say sưa nhìn quán rượu Old White Hart với những giỏ hoa tươi rung rinh trên tường sơn trắng sần sùi. Mãi sau này tôi mới biết đây là ngôi nhà có người ở xưa nhất thị trấn, được gia đình Raglan xây dựng từ giữa thế kỉ 15. Tôi mê mẩn nhing những bộ bàn ghế gỗ kê bên ngoài quán rượu đầy người địa phương đang ngồi uống bia vầ trò chuyện trông thật thư giãn, rồi theo đám bạn làm một vòng pub crawl (*). Thỉnh thoảng tôi lại tách ra một mình lang thang qua những con đường vắng với những ngôi nhà xinh xắn êm đềm đặc trưng làng quê xây bằng đá xưa, có cả những mái nhà tranh lúp xúp như nấm bên ngoài dây leo phủ kín, tường treo đầy những giỏ hoa tươi. Hoa thuỷ tiên (daffodil) là biểu tượng của xứ Wales nhưng cuổi hè thuỷ tiên đã tàn hết, chỉ có những loài hoa khác nở bừng trên những khoảng sân be bé trước nhà. Tôi cũng thích khoảng sân rải đá dăm trắng trước những quán rượu yên tĩnh, nơi cư dân Llantwit Major làm việc xa ở Cardiff sau một tuần lễ tất bật được ngồi thư thái trên ghế gỗ dài trong khu vườn dẫn ra con suối róc rách, nhấm nháp trà và bánh ngọt phủ quả dâu tằm đỏ mọng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

89#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:36:53 | Chỉ xem của tác giả
Ngày cuổi cùng, chúng tôi kéo nhau ra bờ biển chơi. Khuôn viên trường Atlantic nằm trên đồi nhìn xuống bãi biển vắng người đầy đá tảng lô xô, bao bọc là vách đá dựng đứng của vịnh Tresilian được thiên nhiên đẽo gọt thành những nấc thang có thể trèo lên được. Chúng tôi thi nhau trèo lên chụp ảnh, khi về đến nhà đọc trên Internet mới biết những vách đá này rất nguy hiểm, có thể rớt vỡ bất cứ lúc nào, hú hồn hú vía. Vịnh Tresilian cũng là nơi những hoá thạch từ thời xa xưa được tìm thấy, còn vách đá chúng tôi leo lên có một hang khuất bên trong, nơi thời xưa cướp biển và dân buôn lậu trú ẩn vì có đường hầm ăn thông ra lâu đài St. Donat. Tôi mê nhất vườn hoa nằm giữa lối đi giữa bãi biển và lâu đài, nhỏ nhắn thôi nhưng hoa mọc đẹp như tranh vẽ thế kỷ 18, có cả loại hồng to bằng cái tô lớn nhưng vẫn chưa bung hết cánh ra. Nếu có một vườn hoa như thế này ở nhà, tôi có thể nằm ngoài vườn đọc sách cả ngày không chán.

Trời ngả về chiều, xa xa một nhóm bạn đang tắm biển vẫy chúng tôi rối rít. Tôi chưa kịp thay đồ bơi, đang đứng lò dò trên mép nước lạnh buốt như nước đá trong nhiệt độ buổi chiều 8 độ C, nửa muốn xuống nửa không thì James - người London, cũng chung hội thảo toàn cầu hoá của tôi - chạy thật nhanh từ ngoài biển lên bờ. Tôi chưa kịp định thần đã bị anh chàng bế xốc lên chạy trở lại xuống biển thảy ùm xuống nước. Tôi lạnh còng, lại không biết bơi nên vừa khua nước tứ tung vừa run lập cập. Lên được bờ rồi, tôi rượt anh chàng láu cá chạy chối chết.

Đã bốn năm trôi qua kể từ những ngày vừa êm đềm vừa sôi nổi ấy. Tôi không tả hết được vẻ đẹp giản dị của thôn xóm Llantwit Major vùng thung lũng Glamorgan, cũng như đồi núi chập chùng ruộng đồng xanh ngắt, với những đàn bò khoang trắng khoang đen thong thả gặm cỏ. Tôi cũng quên mặt phần lớn những người bạn cùng chương trình, ba bạn gái cùng phòng giúp đỡ tôi đỡ sợ ma đêm đầu tiên ở lâu đài St. Donat. Rồi anh chàng trẻ tuổi sinh viên trường Atlantic đã tình nguyện chìa chân mình làm bậc cho tôi bước lên khi tôi đang lúng túng kiếm chỗ leo lên bờ trong hồ bơi sâu đến cổ. Cả những người bạn cùng tôi cắt diều thả lên nền trời đầy nắng... Sau này sống ở Anh hơn một năm, cảnh miền quê lặng lẽ với những mái nhà lợp tranh xinh xắn không còn mới mẻ với tôi nữa. Nhưng lần nào cũng vậy, mỗi lần nghĩ về những quán rượu rải sỏi tĩnh lặng trong chiều và những giỏ hoa tươi trên tường đá, tôi lại muốn khoác ba lô trốn chạy phố phường về lại những ngày êm đềm ở làng mạc xứ Wales xưa.

(*) pub crawl: đi la cà vào nhiều quán rượu khác nhau, rất phổ biến ở sinh viên châu Âu sau mỗi mùa thi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

90#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:39:45 | Chỉ xem của tác giả
Ý


Ăn Ý

Ẩm thực những vùng khác nhau ở Ý rất dễ phân biệt. Ở miền bắc (Milan, Venice, Bologna, Turin...) thức ăn có xu hướng dẻo như kem và béo hơn, trong khi dân địa phương miền trung (Florence, Perugia, Siena...) dùng rất nhiều dầu ooliu và rau thơm, thức ăn cũng đơn giản, thanh đạm và tươi hơn. Càng về phía nam (Rome, Naples, Catanzaro...), những món ăn Ý càng nóng và cay hơn đáng kể...

Còn cà phê Ý? Caffè latte là một phiên bản rất giống cafè au lait của Pháp, cũng sữa nóng đầy ắp những tách lớn, pha ít cà phê đen. Nâng tách lên, khói nghi ngút phả lên mặt khiến tỉnh cả người, rất hợp để trị "hangover" (chứng nhức đầu sau khi uống nhiều thức uống có cồn). Còn espresso là một thức uống tao nhã, trong một tách nhỏ xíu như chung uống trà của những cj già Việt Nam hay Trung Hoa. Trong tách sóng sánh cà phê đen với lớp bọt mỏng li ti nâu vàng, thơm ngào ngạt, uống muỗng đầu tiên những ai không quen dễ nhăn mặt vì vị đắng đọng lại trong cổ họng, nhưng đến khi hết tách, mùi cà phê thơm lừng còn thoảng qua rất dễ ghiền.

Những có lẽ "quốc hồn quốc tuý" của nước Ý vẫn là cà phê cappuccino có mặt ở hàng trăm nước trên thế giới. Khó ai từ chối lời mời đi uống cappuccino ở một trong những quán cà phê vỉa hè ở Ý, có hoa tươi mọc trên cửa sổ, bên con kênh êm đềm với những ngôi nhà xưa nghiêng mình. Ở đó, thật "đã" khi nhấm nháp tách cappuccino sủi bọt dày, rắc quế xay li ti màu nầu trên mặt, hớp lớp bọt nhuyễn mịn và béo như kem kèm nước cà phê nóng thơm và hơi đắng bên dưới, ăn kèm bánh tiramisu màu nâu sôcôla kẹp những lớp kem mỏng trắng muốt mịn màng.

Trên đây chỉ là ba loại cà phê nổi tiếng nhất của Ý, nhưng nếu đã cất công đến nơi này, bạn nên thử các loại khác cũng không kém phần thú vị như caffè corretto có kèm vài giọt rượi congac, caffè freddo bỏ đá lạnh gợi nhớ cà phê đá Sài Gòn, hay caffè d'orzo có ít cacao mà tôi có dịp uống trong một quán cà phê khuất gần quảng trường lớn ở Verona
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách