Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: linh2511
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Khác - Xuất Bản] Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương | Ngô Thị Giáng Uyên

[Lấy địa chỉ]
91#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:43:35 | Chỉ xem của tác giả
Trên đảo Murano cách trung tâm thành phố Venice nửa giờ đi phà, tôi được thưởng thức món bánh pizza vừa ra lò nóng bỏng tay. Rìa bánh giòn tan nhưng chính giữa lại mềm và dẻo nhờ lớp phó mát tươi, trên phủ những miếng thịt pepperoni đỏ au và mấy trái ô liu xắt lát mỏng. Ăn món này đúng kiểu Ý không phải trong một nhà hàng sang trọng mà phải ngồi bệt xuống chân một trong những cây cầu giữa trời nắng chang chang, gặm pizza gói trong một lớp giấy nâu. Cũng như ăn ốc luộc chấm mắm gừng đúng điệu ở Hà Nọi phải ngồi vỉa hè trong con hẻm đầy gió thổi hun hút lạnh lẽo vậy.

Nhưng bữa hải sản ở một nhà hàng gần ga Santa Lucia ở Venice thì chỉ có thể miêu tả bằng một từ: hoàn hảo. Hai bên cầu đầy những nhà hàng Ý (ristorante hoặc trattoria) với bàn ghế kê sát con kênh nước chảy loang loáng trong ráng chiều, đầy dân địa phương tóc xoăn tít và ngoại hình rất Ý đang cười nói ồn ào. Nhà hàng không hề có thực đơn, khách vào không có chọn lựa nào hết vì ai cũng được dọn lên những món như nhau, món nào cũng ngon chết mê chết mệt. Nào sò tươi rói trộn thịt heo băm nhuyễn và rau thơm, nhồi trong vỏ sò xanh to bằng ba ngón tay. Nào bạch tuộc kho đẫm cà chua tươi đỏ. Nào tôm và mực nang bọc bột chiên giòn. Tôi thích nhất món gỏi cả nướng than thoang thoảng mùi khói, xé nhỏ trộn thứ nước xốt từ chanh, cà chua và kem. Tất cả được ăn kèm với món bánh polenta vàng ruộm làm từ bắp tươi xay nhuyễn trộn bơ và những thứ gia vị chỉ người Ý mới biết, vừa thơm vừa dẻo, nhấm nháp với rwouj vang trắng thật ngon lành. Bữa ăn hết 50 euro cho hai người, có lẽ là phần “xa xỉ” nhất trong chuyến đi đối với túi tiền sinh viên hạn hẹp của chúng tôi, nhưng thật đáng và “có lý” hơn nhiều so với những menu turistico (thực đơn cho khách du lịch) của những nhà hàng gần quảng trường Thánh Marco.

Đến Verona cổ kính, nổi tiếng với chuyện tình Romeo và Juliet, buổi tối đầu tiên tôi và ba người bạn sinh viên mới quen ở cùng nhà trọ thanh niên rủ nhau ra quảng trường thành phố, vào một quán ăn đông kín người. Cả ba bạn mới đến Ý ngày đầu tiên nên chọn ngay món pizza, riêng tôi gọi món linguine trộn tôm. Ngồi chờ dài cổ nửa tiếng đồng hồ, uống hết mấy ly nước vẫn không thấy thức ăn đâu, chúng tôi sốt ruột gọi ngay cô phục vụ đang chạy tất bật từ bàn này sang bàn khác. Cô cười bảo: “Chờ chút xíu thôi nhé” nhưng mãi gần mười phút sau mới chạy lại, bảo nhà hàng đã làm mất miếng giấy ghi món ăn của bàn tôi. (Lúc đó tôi mới biết vì sao Ý là một cường quốc nhưng người Ý lại khét tiếng khắp châu Âu vì khả năng tổ chức và sắp đặt rất luộm thuộm, đúng như trong bài “Paris ẩm thực” có nhắc đến). Thêm mười phút nữa, ba đĩa pizza được dọn lên nhưng món linguine của tôi vẫn không thấy đâu, cô phục vụ bảo “Hay thay bằng pizza luôn nhé, sẽ có ngay, còn linguine phải chờ thêm nữa”. Đến lúc này tôi đã vừa mệt vừa đói, mất hết kiên nhẫn. Tôi chỉ còn chưa đến 48 tiếng ddooongf hồ ở Verona, và đáng lẽ lúc này tôi phải ngồi trên một bậc thềm bằng đá ở quảng trường nghe những ca sĩ đàn hát những bản nhạc tiếng Ý du dương, không phải sưng sỉa xem trận đấu Inter Milan và AS Roma phát lại trên màn hình TV khi xung quanh mọi người đang hào hứng ăn uống ngon lành. Đến lúc dọn đĩa linguine ra, ba bạn tôi đã ăn hết nửa phần pizza, biết tôi giận cô phục vụ cười rất tươi “Spiacente! Buon apetio” (Xin lỗi! Chúc ngon miệng!) Tôi cũng cười đáp lại, nhưng có lẽ nụ cười khá mếu máo nên cô đi mà mặt vẫn băn khoăn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

92#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 22:44:15 | Chỉ xem của tác giả
Nhưng khi ăn miếng đầu tiên, tôi tha thứ cho sự chậm trễ đó ngay lập tức. Đĩa linguine rải những cọng mì  vàng nhạt, tươi rói, sần sật trong miệng, thoảng nhẹ mùi trứng, ăn kèm tôm bóc vỏ hồng nhạt trộn xốt và rắc zucchini xanh cắt sợi. Có lẽ đó là món mì Ý ngon nhất tôi từng được ăn trong đời. Vì vậy, khi anh chàng phục vụ đẹp trai như Paolo Maldini (phải tội mặt mũi hớt hơ hớt hải vì phải phục vụ nhiều bàn) chậm đem hoá đơn thanh toán ra, tôi cũng tươi cười vui vẻ như thường.

Có lẽ sẽ là thiếu sót rất lớn nếu viết về ẩm thực Ý mà quên nhắc đến gelato – món kem Ý béo ngậy, lạnh buốt răng có mặt khắp năm châu. Khách du lịch đến đây ăn kem que nhiều đến nỗi một số cửa hàng bán đồ lưu niệm phải treo biển bên ngoài “Vui lòng không ăn kem khi vào đây”. Một tuần ở Ý, tôi ăn không biết bao nhiêu cây kem ốc quế trên những xe kem có mặt khắp nơi với hàng dãy kem đủ mùi vị: crema fiorentina, pistachio, vanilla... Cắn miếng ốc quế dòn tan kemg với lớp kem dày, béo ngậy, vị ngọ thanh còn đọng lại trong cổ lành lạnh thật hợp với nhừng ngày tháng bảy ở Ý nóng bức.

Ở các nhà ga xe lửa Ý, abnj rất dễ thấy bảng thông báo những tuyến đường xuyên quốc gia với những cái tên tiếng Ý du dương và êm đềm: Torino – Milano – Vicenezia – Venezia, Alessandria – Piacenza – Parma – Firenze, Genova – Pisa – Roma – Napoli... Những cái tên ấy dễ gợi nhớ đến giải Series A với những ai mê bóng đá ngoại hạng Ý; riêng với những ai lỡ có “tâm hồn ăn uống”, những cái tên ấy lại dậy lên trong lòng ý muốn được thưởng thức những món ngon địa phương trong một trattoria hay ristorante có hoa tươi nở trên đầu vào một buổi chiều mùa hè nước Ý đầy nắng và gió.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

93#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 23:52:48 | Chỉ xem của tác giả
Verona, phố xá mơ màng

Tôi không dự định đi dến Verona trong chuyến đi Ý của mình, nhưng Venice dù yêu kiều xinh đẹp mấy cũng làm tôi chán. Ở đây quá phát triển du lịch và một nơi có lực lượng du khách “hùng hậu” cùng những dịch vụ kéo theo dễ làm bạn cảm thấy mệt mỏi. VÌ vậy, sau ba ngày không gặp được bóng dáng người địa phương nào ở phố cổ có những con kênh xanh với thuyền gondola xuôi dòng, tôi quyết định gửi vali lại chỗ cô lễ tân vui tính ở khách sạn tôi ở, chỉ đem theo ít đồ cần thiết trong ba lô rồi leo lên tàu đi Verona.

Thật không may cho tôi khi đến Verona vào chiều chủ nhật, văn phòng dịch vụ du lịch ở nhà ga đã đóng cửa trong khi tôi không có lấy một cuốn sách hướng dẫn trong tay để timd chỗ ở qua đêm. Bên ngoài văn phòng có một máy vi tính để truy cập thông tin những khách sạn địa phương (Intranet, không phải Internet), nhưng những khách sạn này giá thấp nhất cũng đã bảy tám chục euro, vượt quá ngân sách của tôi nên tôi ssi loanh quanh nhà ga một lúc. Cuối cùng, tôi quay trở lại văn phòng, dí mắt vào sát tấm gương và tình cờ đọc được bảng chỉ dẫn về nhà trọ thanh niên tên biệt thự Francescatti dán bên trong. Vui mừng, tôi quay ra trạm xe buýt ngồi chờ.

Một gã trẻ tuổi ốm nhom ốm nhách trông bộ dạng không mấy lương thiện đang lảng vảng xung quanh khách chờ xe buýt. Tôi không lạ gì những chuyện như thế này nữa, kinh nghiệm xương máu ở Áo trước giáng sinh đã khiến tôi tâm niệm “Ở đâu cũng có anh hùng. Ở đâu cũng có... thằng khùng thằng điên”, và trở thành chuyên nghiệp trong việc cảnh giác mất cắp, đến nỗi đạo chích Paris hay Venice (những nơi vốn khét tiếng về nạn móc túi du khách) cũng không “làm ăn” được gì với tôi huống chi giang hồ tỉnh lẻ. Tôi liếc xéo gã một cái, ra điều “ta đây biết rồi, đừng hòng giỏ trò móc túi ở đây” rồi đeo ba lô ra trước ngực, ôm khư khư vào lòng. Nhắm thấy con mồi không phải tay vừa, gã bỏ đi.

Anh chàng lái xe buýt từ nhà ga trung tâm Verona đến nơi tôi ở cũng như hầu hết những người Ý ở đây, tóc xoăn tít và mặc quần tây áo sơ mi thật lịch lãm, đeo kiếng đen hiệu Gucci trông đẹp trao hơn cả Ben Affleck. Nhưng anh chàng không biết tiếng Anh nên sau một hồi giải thích nơi muốn đến trong vô vọng, toi bước xuống ngồi ở giữa xe. Thật may mắn, đôi bạn trẻ lên xe cùng lúc với tôi đang đứng với mớ ba lô túi xách to tướng cũng đến cùng nhà trọ nên tôi thở phào nhẹ nhõm. Qua trò chuyện, tôi được biết hai bạn người Hà Lan, vừa đến sân bay Milan vào buổi trưa và đã quyết định không vào thành phố mà đáp xe lửa thẳng đến Verona. Quả là một quyết định đúng đắn vì Milan là một trong những thành phố xấu nhất nước Ý. Trừ khi bạn là phóng viên muốn dự tuần lễ thời trang hoặc là cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt của Inter hoặc AC Milan, có rất ít lý do để bạn đến đây.
  
  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

94#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 23:55:03 | Chỉ xem của tác giả
Nhà trọ thanh niên Villa Francescatti là một biệt thự cổ duyên dáng nằm trên đồi, trong khu vườn rộng xanh um cây lá và đài phun nước mát rượi bên thảm cỏ tươi tốt mượt mà. Những căn phòng rộng của biệt thự xưa đã được biến thành một dạng ký túc xá sinh viên với những chiếc giường tầng và cửa sổ hướng ra vườn chim hót ríu rít. Bạn phải ở chung với bảy người khác và nhà trọ có lock-out period bắt buộc bạn phải ra khỏi phòng từ 9g sáng đến 5g chiều. Phòng ốc ở đây rất sạch sẽ yên tĩnh, không gian trong lành và giá chỉ 13.5 euro mỗi người có cả ăn sáng nên chúng tôi không lấy đó làm phiền.

Buổi sáng đầu tiên bước ra khỏi biệt thự, thấy ban mai trong suốt như một giọt sương. Con đường hẹp quanh co từ ngọn đồi chúng tôi ở vẫn còn ngái ngủ, thưa thớt người, những cửa sổ cạnh bao lơn nở hoa đỏ tím li ti khép hờ. Có tiếng chim hót (không biết có phải từ “bụi mận gai” nào quanh đây) làm lòng tôi thật thư thái nhẹ nhàng, vừa tản bộ vừa ngắm những ngôi nhà Verona tư lự, tường gạch tróc lở vết thời gian vầ những mái ngói nâu hồng mang vẻ đẹp hài hoà và mơ màng. Biệt thự Francescatti đã có mặt hơn năm trăm năm trước nhưng tuổi đời so với những nhà hàng xóm vẫn còn thua xa. Verona ra đời từ thế kỷ 1 trước công nguyên, và đã được công nhận là di sản UNESCO do những phát triển đô thị trải qua hơn hai thiên niên kỷ vẫn còn giữ lại rất nhiều thành trì, pháo đài thời La mã cùng những kiến trúc Trung cổ và Phục hưng.

Chúng tôi băng qua cây cầu bắc ngang sông Adige trong xanh bên sườn đồi trồng đầy cây bách reo trong gió sớm. Thành phố sáng đầu tuần vắng lặng, ngay cả ở khi trung tâm. Những ngôi nhà tinh khiết ở đây giống như vừa bước ra từ một bức tranh sơn dầu với những gam màu hồng đậm nhạt pha trắng và ban công bằng sắt uốn lượn như dải lụa, Một tờ báo ở Anh đã gọi Verona là thành phố sắc hồng, quả thật đúng. Màu hồng là chủ đạo trên nhưng ngôi nhà xưa duyên dáng nơi đây. Ngay cả những ngôi nhà sơn màu vàng nhạt hay nâu vẫn điểm những giàn hoa tươi ửng hồng đẫm sương đêm và chiếc xe đạp dựa hờ hững lên tường đá cũng được sơn hồng cánh sen. Cô gái Hà Lan đi cùng thốt lên: “Thích thành phố này quá đi!” và chúng tôi cùng gật đầu đồng ý.

Tôi quyết định chia tay hai bạn để làm một chuyến shopping. Ở Venice gì cũng đắt đỏ và toàn đồ cho du khách nên tôi không mấy hứng thú mua. Tuy nhiên, ở đây có những shop giản dị và “điền viên” hơn nhiều, bán đồ ăn địa phương: mì vàng ươm, cà phê bột thơm lừng, xí muội kiểu Ý là lạ, hạt sôcôla trắng nhỏ li ti đựng trong túi lưới màu kem cột nơ xinh xắn..., quần áo ở Ý cũng đẹp và giá vừa phải (trừ khi bạn muốn mua đồ Armani, Gucci, Versace hay D&G...) nên tôi thích thú rảo một vòng ngó nghiêng những cửa hàng nhỏ nhắn trên đường tĩnh lặng. Sau khi ghé mua một số đồ làm quà cho mình và cho mẹ, cho chị ở nhà, tôi lại ra khu phố chính, đứng tần ngần nhìn những nghệ sĩ lang thang chơi guitar và thổi sáo bên cạnh một shop bán trái cây tươi ngoài vỉa hè
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

95#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 23:55:58 | Chỉ xem của tác giả
Đã sang trưa, du khách bắt đầu túa ra từ những khách sạn, nhà nghỉ trong thành phố, Verona đã mất vẻ ngái ngủ ban sáng. Tôi băng qua những con đường hẹp, tình cờ thấy trên ban công căn nhà nhỏ nhắn trong hẻm nhỏ, một và cụ đang đạp bụi hai trăng lưỡi liềm vàng nhồi bông, có lẽ là đồ chơi các cháu nhỏ của bà. Thấy tôi cừa tủm tỉm cười vừa ngước nhìn từ bên ngoài đầu hẻm, bà ngừng tay đập, cũng cười với tôi.

Trong lòng vui và nhẹ nhõm, tôi rảo bước đến thăm một trong những sức hút lớn nhất của Verona: nhà nàng Juliet. Nhà soạn kịch lỗi lạc người Anh Shakespeare viết lại “Romeo và Juliet” vào thế kỷ 17. Nhưng huyền thoại về tình yêu ngây thơ và mơ mộng của hai người trẻ tuổi đã bắt nguồn ở Verona từ hơn ngàn năm trước đó và đã có mặt trên những truyện ngắn, kịch, thơ của nhiều tác giả khác trên thế giới trước khi Shakespeare ra đời. Bức tường gần cổng vào nhà đầy những dòng chữ nguệch ngoạc của những kẻ đang yêu đến thăm nhà cô gái xinh đẹp, tưởng nhớ một trong những câu chuyện tình lãng mạn nhất lịch sử nhân loại với kết thúc bi thương do thù hận gia đình. Tôi thích thú đọc chữ “Nhà Juliet” bàng nhiều thứ tiếng trong bảng đá đặt trước nhà, ngộ ra “Juliet’s house” trong tiếng Anh nghe rất “chuyên nghiệp” như đang trong một phi vụ làm ăn, “Juliethaus” tiếng Đức nghe đanh thép làm mất hết vẻ lãng mạn, “Maison de Juliette” tiếng Pháp nghe cũng khá êm đềm, nhưng chỉ tiếng Ý “Casa di Julietta” mới du dương và thi vị nhất, chỉ bản thân chữ đó cũng đủ làm ta mơ màng hơn cả một bài thơ.

Nhà Juliet lớn những không đồ sộ mà rất xinh xắn, xây bằng gạch nâu xưa đã tróc vôi, những vòm cửa cong cong như trong truyện cổ và ban công nhỏ xíu giản dị. Tôi trả ba euro để được vào trong, trèo lên ban công nhỏ đáng yêu nhìn xuống bức twowngd dây leo rậm rạp xanh um, tưởng tượng chang Romeo đẹp trai vẫy tay bên dưới sân. Tôi dụi mắt, không tin vào mắt mình vì có ai đang vẫy tay cới tôi bên dưới thật, hay là duyên nợ chăng? Nhưng tôi thất vọng ngay khi nhận ra người vẫy tay là anh chàng Hà Lan đang đi cùng cô bạn gái tôi gặp trên xe buýt hôm qua. Tôi trèo xuống, Romeo rủ: “Ăn trưa ít nên đói bụng quá. Đi ăn thêm không?”.

Như đã viết trong bài  “Ăn Ý”, đồ ăn ở đây chỗ nào cũng ngon và đầy hương vị. Chúng tôi chỉ ăn đò nguội mua trong một quầy thức ăn giản dị, nhưng món bánh mì tròn kẹp giăm bông và củ cải chua làm ai cũng tấm tắc khen. Tôi ra ngoài quảng trường Roman Arena nhấm nháp món tráng miệng bánh gừng, làm tôi nhớ lại Alastair ở nhà hay kể chuyện thiếu nhi về anh chàng người bánh gừng (Gingerbread man) chạy từ lò nướng trồn bà cụ nướng bánh: “Run, run as fast as you can. You can’t catch me, I’m a gingerbread man”. “Chạy, chạy nhanh hết sức đi. Cũng không bắt được tôi đâu, tôi là người bánh gừng”.
  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

96#
 Tác giả| Đăng lúc 17-9-2011 23:56:39 | Chỉ xem của tác giả
Roman Arena, một trong những công trình vĩ đại nhất châu Âu, là đầu trường La Mã được xây dựng từ thế kỷ thứ một sau công nguyên, vào năm cuối cùng của triều đại Augustus. Kỳ công đến nỗi trận động đất dữ dội vào thế kỷ 12 tại đây chỉ phá hỏng được một phần bên ngoài. Khi xưa nơi này đã diễn ra nhiều cuộc chiến của các dũng sĩ giác đấu tương tự những cảnh hoành tráng mà ai từng xem bộ phim Gladiator khó có thể quên. Đến thế kỷ 18, đấu trướng xây hình elip bằng đá cẩm thạch hồng dài gần 150m ấy được chuyển thành một nơi nhự nhàng hơn nhiều: thay vì những cuộc cưỡi ngựa đấu thương là những vở nhạc kịch êm đềm du dương rất Ý. Ngày nay, Roman Arena là nơi tổ chức hoà nhạc và opera thu hút hàng chục ngàn khán giả mỗi đên. Vậy mà khi tôi đến, tôi chẳng thấy áp phích giới thiệu chương trình nào, chỉ có một poster quảng cáo lớn bằng một toà nhà của hãng Lycra có ảnh một cô gái mặc bikini thật hấp dẫn, quả là một ví dụ sống động cho cổ xưa chen lẫn hiện đại.

Tôi ngồi nhâm nhi bánh gừng, chợt nghe tiếng nhạc trong vắt đâu đây; quay lại, thấy một nghệ sĩ đường phố trong trang phục quí tộc xưa đang biểu diễn nhạc nước pha lê: khi ông huơ tay trên những chiếc ly cốc thuỷ tinh đủ kích cỡ hình thù đựng nước lọc, những âm thanh tinh khiết vang lên như một bản nhạc êm đềm.

Tôi còn lang thang nữa qua phố G Mazzini mua bức tranh khắc nổi hình cô gái múa balê của một người đàn ông Nam Tư, những bánh xà bông thơm nức từ các cửa hiệu nhỏ xinh, rồi đi lạc trong những con phố có mái vòm arcade, những tu viện, giáo đường, nhà thờ trầm mặc, những pháo đài cổ có đôi chim bồ câu đứng gù. Tranh thủ trở lại quảng trường Piazza Brà ngắm du khách và người địa phương lười biếng ăn cioccolato (sôcôla) và crostata (bánh trái cây nướng) mới mua được từ nhứng pasticceria xung quanh. Sau rốt, tôi tạt vào một quán cà phê khuất nẻo, nghe cô chủ và những khách người địa phương trong quán nhiệt tình chỉ tôi caffè lungo và caffè Americano gần như là mộ loại, còn capuccino phải được uống ấm chứ không quá bóng bỏng sẽ làm mất đi độ ngọt tự nhiên của sữa và độ mịn của bọt (Lạy trời, cả đời tôi không tưởng tượng được một ngày nào đó mình sẽ tinh tế đến mức này).

Tôi đi bộ một mình về chỗ trọ sau một ngày lang thang mỏi chân băng qua cây cầu cong cong đỏm dáng ban sáng với những ngôi nhà xưa mái ngói ửng hồn có những ô cửa sổ hình chữ nhật soi bóng xuống sông Adige trong xanh. Xung quanh vắng lặng đến khó tin, có lẽ tất cả du khách đã ở hết khi trung tâm thành phố. Những cây tung cây bách vẫn reo trên mái nhà và nhưng sườn đồi thoai thoải, nhưng cảnh hoàng hôn buông xuống đẹp huy hoàng hơn ban sáng gấp nhiề lần. Ánh mặt trời miền Bắc nước Ý nhuộm cảnh vật một màu óng ả như tơ tằm, như mật, như dầu ô liu nguyên chất, như vàng ròng, hắt xuống mặt nước lăn tăn lấp loáng. Tôi nhìn buổi chiều Verona mơ màng, quên mình đang ở một xứ sở có thực.

Song tiếng xe Vespa rồ ga của cô nàng có gương mặt thanh thoát như thiên thần đang đội nón bảo hiểm phóng vù vù làm tôi giật nảy mình, nhận ra đã đến con hẻm nhỏ dẫn cào nhà trọ biệt thự Francescatti. Và chợt hiểu mình không phải đang ở trong truyện cổ tích mà đang ở Ý, “thủ phủ” của những quái xế chạy xe ẩu nhất thế giới. Nhưng có hề chi, đối với tôi Verona vẫn mãi là phố xá mơ màng với những ngôi nhà mái ngói thương vôi in vết thời gian, ban công xinh xinh nhà Juliet và cảnh hoàng hôn nhuộm dòng sông Adige vàng óng ả làm  “có người lòng như nắng qua đèo”(*).

(*)Lời một bài hát của Trịnh Công Sơn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

97#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:35:39 | Chỉ xem của tác giả
Những câu chuyện góp nhặt từ hội nghị ở châu Âu


“Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”



Đó là tên chương trình giao lưu thanh niên quốc tế tại vương quố Anh (5 đến 9-8-2002). Có 300 đại biểu đại diện cho những thủ lĩnh thanh niên từ năm châu lục trên thế giới tham dự chương trình.


Mỗi đại biểu dự một trong năm hội thảo chuyên đề: Toàn cầu hoá, Sức khoẻ, Công bằng xã hội và nhân quyền, Văn hoá, Môi trường. Ngoài thời gian tranh luận về các chủ đề trên, các nhòm còn tham gia việc xây dựng tượng từ chất liệu thiên nhiên, người mẫu là một cô bé người Anh có khuôn mặt rất xinh xắn. Bức tượng này được đặt tại một nơi trang trọng như một món quà kỉ niệm của các đại biểu đối với trường cao đẳng Atlantic, xứ Wales: khuôn viên là lâu đài Thành Donat, một toà lâu đài bằng đá kiên cố được xây dựng từ thế kỷ 14 có tường thành và biển bao quanh, nơi được ban tổ chức chọn làm địa điểm thực hiện chương trình giao lưu này.

Chúng tôi cũng chia nhau tham gia các hoạt động vẽ trảnh tuyên truyền giao lưu quốc tế và làm những con diều mang thông điệp hoà bình. Bức tranh rất lơn, đủ màu sắc do chính chúng tôi vẽ bằng màu nước và kí tên, với hình ảnh thiếu nhi trên thế giới nắm tay nhau tạo thành năm vòng xoắn ốc to dần từ trong ra ngoài được treo trên lối đi của tiền sảnh. Những con diều được các bạn Ấn Độ khởi xướng với những dòng chữ “Cứu lấy thế giới”, “Hoà bình hay không gì cả”, “Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”..., sau mấy tiếng đồng hồ được những bàn tay vụng vè cắt dán cũng bay cao tít trên bầu trời chan hoà ánh nắng, một ngày nắng ấm hiếm hoi của xứ Wales lạnh già và quanh năm mưa phùn.

Có một sự kiện trong đem quốc tế đã làm tất cả đại biểu thế giới sửng sốt và xúc động: các thành viên trong đoàn Israel và Palestine cùng xuất hiện bên nhau trên sâu khấu, trong trang phục truyền thống khác nhau, cùng hát những bài hát của hai dân tộc.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

98#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:36:50 | Chỉ xem của tác giả
Tôi tham gia hội thảo chuyên đề “Toàn cầu hoá”. Thông qua nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau, các đại biểu cùng rút ra được những mối quan tâm chung về chủ đề này. Theo yêu cầu của khoá học, mỗi nhóm chuyên đề phải thực hiện một dự án, nhóm tôi làm một phim tài liệu xoay quanh quan điểm về toàn cầu hoá của các nước. Tôi phỏng vấn Steve, sinh viên đại học Harvard, về ý kiến của thanh niên Mĩ đối với những chính sách đối ngoại của chính quyền Bush, và anh đã làm mọi người ngạc nhiên khi phát biểu: “Cũng như nhiều người trẻ tuổi ở nước tôi, tôi phải thú nhận rằng chính quyền chúng tôi không thật sự công bằng trong trò chơi toàn cầu. Họ nghĩ rằng họ mạnh hơn tất cả, và vì thế họ có quyền làm mọi điều họ muốn. Vầy toàn cầu hoá (globalization) thực chất chỉ là Mĩ hoá (Americanization), đó là điều tôi còn nghi ngờ”.

Khi bước trên đường phố London, qua tháp chuông Big Ben, điện Buckingham, quảng trườn Tralfagar, sông Thames... tự nhiên tôi nhó năm học cấp II, háo hức đoạ bài viết trong sách giáo khoa Anh văn lớp 9 về những cảnh đẹp ở London trong giờ học tiếng Anh. Khi đó tôi không biết gì về vi tính, ít tham gia vào các hoạt động phong trào, London là một thành phố sương mù xa lắc xa lơ, “toàn cầu hoá” là một từ xa lạ cà VN còn chưa gia nhập ASEAN. Chỉ mới mấy năm mà biết bao nhiêu thay đôie, VN đã gia nhập cuộc chơi toàn cầu, đã là thành viên của ASEAN, APEC và hi vọng trong tương lai không xa lắm là WTO; tôi đã là sinh viên năm cuối đại học, thành viên ban chấp hành hội sinh viên TP.HCM, đã đi vài nước trên thế giới, được học bổng này qua mạng Internet và trở thành đại biểu duy nhất của VN tham gia chương trình, được thăm sân vận động bóng đá Highbury của câu lạc bộ Arsenal... Và hơn hết, được gặp gỡ và học hỏi từ những người bạn đủ quốc tịch, màu da nhưng cùng một ước mơ trở thành một trong “Những người trẻ tuổi làm thay đổi thế giới”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

99#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:37:31 | Chỉ xem của tác giả
Xã hội 2.000 watt



Từ 8 đến 28-7-2004 tôi bay sang Thuỵ Sĩ để tham gia khoá đào tạo “Gặp gỡ thanh niên về phát triển bền vững”. Khoá học được tổ chức dưới chủ đề “cuộc sống cho 10 tỉ người”.


Một trong những hoạt động được 37 học viên, phần lớn là sinh viên cao học các khoa kỹ thuật, công nghệ và môi trường, hưởng ứng nhiệt tình nhất là buổi chinh phục dãy núi Alp của Thuỵ Sĩ. Dọc đường đi, bên những phiến đá mấp mô, hoa đủ màu mắc đua nhau nở mặc thời tiết buốt giá. Thỉnh thoảng bắt gặp những vũng tuyết trắng xoá trên triền núi ngy giữa mùa hừ, cả đám lại ùa tới vốc tuyết ném nhau. Không khí trên núi trong như pha lê, ngọt như sương đọng trên bông hoa dại nở vàng bên dòng suối chảy xiết qua những viên đá cuội trắng muốt. Toi hít căng lồng ngực không khí sớm mai, kéo tay cô bạn đi cùng: “Nghĩ gì vậy?”. “À, đang nghĩ làm thề nào để thành phố mình cũng được trong lành như thế này, không còn ô nhiễm, khói bụi, ồn ào nữa”. Cả đám nhao nhao: “Sao giống mình quá vậy?”.

Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm nơi làm phó mát từ sữa bò vẫ dê theo cách cổ truyền vùng Glarus. Thật thú vị khi biết được một đất nước phát triển như Thuỵ Sĩ, với những nhãn hiệu sôcôla và phó mát sản xuất hàng loạt nổi tiếng thế giớI, vẫn còn giữ cách sản xuất thủ công như vậy. Thầy Roger giải thích: “Đây cũng là một khía cạnh nhỏ của phát triển bền vững, giữ lại cho các thế hệ sau những tinh hoa truyền thống”.

Ở túp lều treo leo trên đỉnh núi, chúng tôi được uống nước lấy từ những mạch nước ngầm tinh khiết trên đỉnh Alps và được chia nhóm để phân tích hoạt động của ba công ty lớn trên thế giới: Netstle, P&G và Sony. Bài giảng về mối quan hệ giữa kinh doanh và môi trường sau đó của thầy xem ra dễ hiểu hơn lúc nào hết, ngay cả đỗi với những bạn sinh viên không học ngành kinh doanh.
  
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

100#
 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 05:40:05 | Chỉ xem của tác giả
Một trong những bài học đáng nhớ nhất với chúng tôi là “Xã hội 2.000 watt”, do hai giáo sư Viện kỹ thuật Masschusetts (MIT) giảng dạy. Ở thời điểm hiện tại, năng lượng tiêu thụ bingf quân toàn cầu là 2.000 watt mỗi đầu người, nhưng việc tiêu thụ này lài thay đổi từ mức chỉ 290 watt ơt Etiopia đến mức 10.000 watt ở Mĩ. Vậy làm sao để tạo lên một xã hội 2.000 watt trên khắp thế giới nhưng không phảo từ bỏ những tiện nghi của lối sống phương Tây là một vấn đền khả thi về mặt kĩ thuật nhưng hết sức nan giải khi áp dụng. Thầy cũng đưa ra phương pháp tính mức tiêu thụ năng lượng của mỗi người, được chia làm năm phần chính: dùng trong hộ gia đình, phương tiện vận chuyển, dinh dưỡng, tiêu thụ cá nhân, tiêu thụ công cộng. Tôi vốn tự cho mình ít tiêu thụ năng lượng nên tá hoả khi tổng cộng mức tiêu thụ của tôi lên đến gần 10.000 watt, nawmg trong mức cao nhất thế giới, trong khi bình quân châu Âu chir gần 5.000. Thấy tôi ngồi thừ ra trước máy tính, Daniel – anh bạn người Áo, sinh viên ngành khoa học môi trường – cầm tờ giấy của tôi lên: “À, tại bạn đi máy bay nhiều qus thôi! Ôi trời, mỗi năm gần trăm tiếng đồng hồ, riêng khoản này đã chiếm gần 6.500 watt rồi còn đâu”.

Trong khi cả lớp vẫn còn bần thần với kết quả tiêu thụ năng lượng của mình, cô Michelle lên tiếng giới thiệu về tổ chức Khí hậu của tôi (My Climate), được thành lập với nỗ lực ngăn ngừa thay đổi khí hậu – một trong những vấn đề nan giải nhất của thế giới. My Climate giúp tiết kiềm năng lượng và giảm lượng CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính bằng cách xây dựng hàng trăm thiết bị làm nóng nước từ năng lượng mặt trời. Quĩ hỗ trợ dự án này được gây dựng từ những cá nhân, tổ chức và công ty tình nguyện nộp sồ tiền tương đương với mỗi quãng đường bay để bù đắp cho lương CO2 thải ra. (Ví dụ, Liên minh Phát triển bền vững toàn cầu đã tình nguyện góp cho My climate 127 USD cho chuyến bay khứ hồi TP.HCM – Zurich của tôi).
Trong khuôn khổ chương trình chúng tôi được mời xem bộ phim Hollywood Ngày mốt, nói về thảm hoạ tàn khốc do thiên nhiên gây ra. Hình ảnh những người dân Tokyo hoảng loạn chạy tránh và chết dưới nhưng viên mưa đá to đùng, hay người dân New York bì đóng băng ngay lập tức với nỗi kinh hoàng vẫn còn trên mặt… làm tôi sợ cứng người. Nhưng có lẽ đắt nhất vẫn là chi tiết mà khoa học trả lời điện thoại với khuôn mặt thất thần: “Tôi biết điều này sẽ xảy ra nhưng không ngờ nhanh đến vậy”. Hôm sau, tại buổi picnic bên bờ sông Linthal, chúng tôi cùng ngồi bàn luận về bộ phim này. Thầy tôi nói: “Có ai ngờ năm 2003 băng lại tan trên đỉnh Alps của Thuỵ Sĩ với mức kỉ lục 150m do thay đổi khí hậu? Chúng ta đang sống trong một thê giới mà tất cả mọi thứ đều có thể. Vậy nên trong tương lai các em phải là những người quyết đình việc gì xảy ra và việc gì không được xảy ra”.

Nhưng có lẽ gây ấn tượng nhất trong tôi vẫn là hình ảnh “ăn trái xanh” của thầy Ludwig trong một buổi học. “Ở một ngôi làng nọ trên nước Mozambique, tất cả cư dân đều được sở hữu bất cứ loại trái cây nào họ hái được. Ban đầu mọi việc đều suôn sẻ cà tất cả đều cảm thấy hạnh phúc. Nhưng dần về sau, tất cả mọi người đều ăn trái còn xanh vì sợ đợi đén lúc chín người khác giành hái mất. Cứ như vậy, trái cây họ hái và ăn ngày một non dần… “. Vài phút trước đó, chúng tôi còn chia làm sáu nhóm “ẩu đả” nhau không thương tiếc trong trò chơi “Cá và ngân hàng” do thầy Jens hướng dẫn, trong đó mỗi nhóm – tượng trưng cho một tập đoàn đánh cá – đều tìm cách mua thật nhiều thuyền và đánh bắt cả gần bờ lẫn thật xa bờ để thu được nhiều lời nhuận. Gần như không còn nhóm nào nghĩ đến nhóm khác, cũng như đến khả năng chịu đựng của đại dương. Nhưng càng ngày lượng cá đánh bắt càng ít dần đi và gần như bằng 0. Kết luận câu chuyện và cuộc chơi, thầy nói: “Các em có đầy đủ tố chất trở thành những nhà lãnh đạo tương lai, thông minh, đầy nhiệt tâm và có cái nhìn sâu rộng. Chỉ cần các em được hướng dẫn đi đúng đường mà thôi”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách