Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 909|Trả lời: 5
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Phương pháp học hiệu quả và tips làm bài thi

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Đây sẽ là phòng về bí kíp học tiếng Anh hiệu quả và các tips khi làm bài thi.

Hạn chế 888 trong thread này.
Mọi thắc mắc các bạn cứ thoải mái com và bình luận^^
Hạn chế 888 trong thread này.
Mọi thắc mắc các bạn cứ thoải mái com và bình luận^^

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
nhoxsongngu + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 27-5-2013 16:10:47 | Chỉ xem của tác giả
Seven tips for learning English


1. Relax and enjoy speaking

When you use English, don’t worry about making mistakes. The chances are you will always make small mistakes when speaking a foreign language. The important thing is to learn from the errors you make. Babies don’t learn to walk without falling over a lot!

2. Learn about how you learn

Recent research has shown that many of us have a preferred way of learning. If you are a visual learner, you can link language to pictures and images. Watch films with subtitles, try to visualise yourself in imaginary situations speaking English, fix words with pictures in your mind  If you have an auditory style, you have a ‘good ear’ for language and should listen to as much music as possible and watch movies in English. If you have an analytic style, then spend time studying grammar and comparing Vietnamese with English. A learner with an interactive style needs to spend as much time as possible speaking with others, discussing language and generally working in a team. A really good learner spends time on all these styles. Yet it is a sad fact that all over the world, many people are still taught in a traditional style that favours analytic and auditory learners.

3. Learn memory techniques

There are plenty of books on how to improve your memory. It is a skill that the successful learners I know take very seriously.

4. Immerse yourself

I once visited the home of a Spanish student who was actually quite a successful businessman. His house was littered with those small pieces of yellow paper called post-it notes! Every time he went to the kitchen to make a cup of coffee, to the bathroom to shave or used the remote control to change channel, he looked at those words. Again and again and again. Once the word was fixed in his mind, he put the paper into a file that he looked through at the end of the week. This way, he learnt 10 words a day, seven days a week. Read, listen and speak English at every opportunity! The best musicians and football players practise their skill over and over. The skill of communicating in a foreign language is the same.

5. Get Connected

I recently met someone who three times a week leaves her small village outside Hanoi, travels 1 hour on a motorbike and when she arrives at her destination, speaks in English for two hours to her friends in Britain, Australia and the US.  Her destination?  An Internet Café with voice chat facilities in the nearest small town. When I met her, she had never spoken to a foreigner face to face before, but after only two months of practising, she could hold a conversation with me in English.

The Internet has brought so many benefits to language learners. You can find great sites for practising grammar, vocabulary, listening, pronunciation and now, most importantly of all, speaking.

6. Learn Vocabulary systematically

Remember that learning English is not just about learning grammar. When we speak, we express most of our ideas through our choice of vocabulary, through collocations and fixed expressions. Think carefully about how you organise your notebook, don’t just write a long list of new words! Try to divide your notebook into sections. Here are some ideas…

subject pages; shopping, holidays, money verbs and nouns that go together; do your homework; make a cake expressions which use common words; overweight, to get over something, over the moon phrasal verbs; to grow up, to tell off, to look after fixed expressions; on the other hand, in my opinion, by the way idioms; once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue expressions with prepositions; at night, at the weekend, in March, in 1988

Finally….

7. Get motivated: don’t put off until tomorrow, what you can do today.

In London, I had a Thai friend who was attending university there, studying fashion design. Her English was excellent. She told me that when she was fifteen she decided that it was her dream to study fashion in the UK. She found out what IELTS score she needed and started studying right away. When she was nineteen and old enough to go, she was ready. Her early start was a smart move: when she returned to Thailand after a year, some of her friends were still studying English, waiting to go abroad to study. She is now fluent, well qualified and walked into a great job!

(By Tim Hood – British Council)

P/s: Have any question about these tips? Plz contact me  :)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 28-5-2013 10:08:30 | Chỉ xem của tác giả
mình tham khảo được kinh nghiệm cải thiện kĩ năng nói muốn chia sẻ với mọi người.Còn cả nhà học nói tiếng anh như thế nào zậy?

I improve my speaking skill step by step:

Firstly, I learnt to think in English. When I was driving, I often thought of many things. You know, driving is boring, especially when there are lots of traffics. So, I thought of my study, my work, my boyfriend, my family, my friends, etc. I thought of everything; therefore I was rarely annoyed by the traffic jam. When I get used to English thinking, I can speak and write more easily. Now, I just write what I'm thinking. I don't translate. I don't care of grammar or vocabulary. That's dangerous because I still make careless mistakes. But it helps me to speak more fluently.

Secondly, I learn how to pronounce correctly. I attended the Pronunciation course at Apollo. It was very helpful. The teacher was very passionate. She inspired me to speak correctly. But I think we can also learn by ourselves. The textbook that was used in Apollo is "Pronunciation in Use" of Mark Hancook. It's really useful and engaging. The first thing we should learn is the phonetic chart. I recognize that English phonetic syllabus is just exactly the same as Vietnamese. When you are aware of that, it will be a lot easier for you to pronounce correctly. I advise you to pay attention to the ending sound because it's the heart of English speaking. By the way, it took me 3 months to get used to the right pronunciation.

The next step is improving my intonation. You would have recognized that native speaker's voice are up and down, up and down as they are singing. I deeply fall in love with English because of that. But I couldn't do that until recently. I don't want to sound like a Vietnamese speaking English, I want to speak as natives. So, it took me 2 years to improve my intonation. At this moment, I'm still not very satisfied with my speaking skill. But overall, I'm doing good and maybe better than many.

How did I improve my intonation? That was mainly because I had chance to listen to native speakers every day when I was in Melbourne (Australia accent was strange to me btw). I listened to them every time I went out. For the first 2 months, I couldn't get what they said, but I still listened to them. Honestly, it was hard not to listen to them when they were surrounding me. You may find that my above experience is not useful because you are not surrounding by the native speakers. How about making them surrounding you? I recommend the following podcasts that you can listen to.

http://www.nytimes.com/ref/multimedia/podcasts.html
http://www.newyorker.com/online/podcasts/fiction
http://www.radiolab.org/
http://www.cnet.com/buzz-out-loud-podcast/
http://www.mnsu.edu/voices/projects/humanrace.html

I think you should listen to the podcast without script so that you can pay more attention to their rhyme, tones, and accent rather than the content. So, I spent 6 months to listen to native speakers. When I came home, I was still not good at Speaking!!!!!!!!!

The chance came when I agreed to host a Swiss girl. She came here to attend the International Week as an international student. She lived with me at the same room. At the first night, we talked in 4 hours!!!! Thanks God, she has excellent speaking skill. So, I both learnt from her and talked to her. We talked almost every night in 2 weeks she staying here. When she came home, I can finally talk without translating in my mind and my intonation is good.
source:onlinespeakingclub.org
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 28-5-2013 11:40:19 | Chỉ xem của tác giả
Học nghe tiếng anh thế nào cho đúng?



Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu.

Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi!

Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

* Những điều cần lưu ý khi nghe/ nói tiếng Anh:

1/ Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.

Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm:

một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt.
Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm.
Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr – nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam – chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ – không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp.

Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả.
Ví dụ: khi học từAmericata thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’.

Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) – nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) – và những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm).

Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu?
Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting!
Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng?
Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả.
Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng.
Mà các âm (i) (ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa.
Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang ‘tris’!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau – khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối.

Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc ‘fai’ thôi thì không ai hiểu cả.

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

2/ Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau.
Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh).

Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ!
Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra.
Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hươngnhư người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tự như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người ViệtNamđối với ngôn ngữ của họ.

Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt.
Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt.
Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói.
Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức.
Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa.

Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếngNam: ít – ích.

Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả!
Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai!

Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam!

Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!


(Sưu tầm)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 28-5-2013 12:54:13 | Chỉ xem của tác giả

Ngộ nhận khi học Listening nói chung và IELTS Listening nói riêng.



  Hiện nay, theo mình được biết, đa phần các trung tâm tiếng Anh hay thậm chí các gia sư tiếng Anh cũng như luyện thi IELTS nói chung đều hướng dẫn bạn 2 kĩ năng viết và nói là chính. Bởi vì đây là hai kĩ năng thuộc chủ động nên có thể hướng dẫn để thay đổi. Kĩ năng nghe thì thường là chỉ giao bài về làm, sau đó chữa, mà không hề có những lời khuyên, hướng dẫn chi tiết trong việc học nghe. Hoặc khá hơn thì có thể là cho làm 1 bài test IELTS ngắn trên lớp, rồi cũng chỉ đọc câu đáp án. Việc tiếp cận học nghe gần như là khó, lí do mình sẽ phân tích ở dưới. (ở bài viết này chỉ nói tới vấn đề chung, không mang tính áp đặt cho bất kỳ giáo viên hay trung tâm nào)

Nguyên nhân khó tiếp cận luyện nghe tại lớp?

Trả lời cho câu hỏi này, các bạn có thể hiểu chung thế này.

Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có 2 nhóm kĩ năng (thực chất gồm 4 kĩ năng) là in-put và out-put. Out-put là kĩ năng đầu ra, gồm có viết và nói – writing và speaking. Hai kĩ năng này giáo viên có thể can thiệp bằng cách dạy kiến thức, cho tập luyện, sai thì sẽ sửa, tiến bộ dần dần. Hai kĩ năng này tiến bộ không thể nhanh được, nên việc nói học cấp tốc 2,3 tháng mà lên được 6.5 hay 7.0 mà không có nền tảng vững rồi (thường là người đã 6.0 hay đạt sẵn 6.5 rồi) đều là những lời theo mình nghĩ là khó tin một chút.

Kĩ năng thuộc nhóm còn lại thụ động là kĩ năng nghe và đọc – listening và reading. Hai kĩ năng này ngoài việc tự bản thân tiếp nhận thông qua quá trình tự rèn luyện thì nếu chỉ trông đợi vào các tips, mẹo vặt vãnh của giáo viên thì không thể khá hơn được, thường sẽ có thể đạt điểm lúc đó, nhưng nhanh chóng sẽ lại kém bởi không có cái nền tảng.
Việc học listening trên lớp thì cũng có thể coi là hơi phí phạm thời gian, bởi thời gian đó đáng lẽ các bạn có thể được chữa bài kĩ, được tập speaking (tất nhiên lớp đông thì cũng hơi khó). Listening thì nên được cho bài về làm, nhưng nhiều bạn có nói, làm mãi mà cũng chẳng lên, theo mình đó là do việc học listening của các bạn có thể là chưa đúng chiến thuật và các bạn nên xác định tự học nghe ở nhà.

Tại sao tôi nghe nhiều mà không thấy lên?

Thực tế là, nghe nhiều không phải là cách hay và duy nhất để các bạn nâng điểm môn nghe hay tăng khả năng nghe thực sự. Việc nghe tốt có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc này, mình sẽ phân tích ở dưới đây:

1. Phát âm

Phát âm (pronunciation) của nhiều bạn là chưa thực sự tốt, đặc biệt là các bạn chưa có điều kiện tiếp cận tiếng Anh từ sớm. Trong khi đi học trung tâm, số lượng đông hay thậm chí không đông, giáo viên thường không chú ý tới việc cải thiện pronunciation của các bạn. Nhiều giáo viên cũng quan niệm lấy điểm môn này bù môn kia nên thường ép các bạn nghe và làm bài nghe nhiều, tập trung vào đọc và viết, bù cho speaking, mà speaking thì mới cần pronunciation. Điều này cũng là một quan niệm đúng của giáo viên. Nhưng mình thì tin rằng, việc dạy qua về pronunciation là cũng cần thiết không kém trong việc trang bị cho bạn các ngữ pháp, từ vựng,…

Việc luyện ngữ âm là điều cực kỳ cần thiết, tối thiểu nhất các bạn cần luyện được pronunciation, tức là phát âm tốt các âm cơ bản. Việc phát âm không tốt dẫn tới việc các bạn không phân biệt được các âm, các bạn phát âm theo cách của bạn, không đúng với người bản xứ. Có thể lấy ví dụ rõ ràng nhất là, khi bạn không thuộc một vùng nào đó, khi các bạn tới nơi đó, việc nghe người bản xứ nói là không dễ, cho dù ngôn ngữ mà bạn và họ đang dùng là tiếng Việt. Có rất nhiều ví dụ trong sự nguy hiểm của phát âm sai dẫn tới hiểu sai nghĩa, điều này cũng tương tự với việc các bạn nghe thôi, mình và người nói không có chung quy ước về phát âm thì cũng khá là khó trong việc hiểu nhau.

Chưa kể, nếu không biết những quy tắc chung của Phonetics thì các bạn cũng khó mà nghe được tốt khi người ta nói nối âm, nói lướt, đọc các âm cuối, dẫn tới việc bạn chẳng hiểu người ta nói gì cả. Trong khi đó, nhiều câu trong IELTS, người ta cố tình nói bằng các thủ pháp đó để nhằm tạo ra độ khó cho bài nghe. Hi vọng, sắp tới mình sẽ làm một loạt bài học về pronunciation và phonetics để các bạn có thể theo dõi nhé, mong rằng vốn kiến thức hạn hẹp của mình về phần này sẽ giúp các bạn một phần nào đó.

2. Từ vựng

Từ vựng là một điều rất quan trọng trong mọi kĩ năng của tiếng Anh, không riêng gì với listening. Việc từ vựng kém thì đúng là lí do để điểm của các bạn không cao. Nhưng thực tế, nếu chỉ xoay quanh IELTS, từ vựng trong bài nghe của IELTS thực tế là không quá khủng đâu, các bạn có thể đọc một tape scripts trong bộ đề Cambridge để hiểu điều này.
Vốn bản thân IELTS có chủ đề cũng khá tổng quát, nhất là ở sessions 1,2,3 chủ đề khá gần gũi. Ở session 4 thì chủ đề đã bắt đầu bước vào mức độ học thuật khá cao, đây thường là một phần của bài giảng (lecture) nào đó. Tuy nhiên thường thì trong các buổi dạy này, các giáo sư cũng ít sử dụng từ vựng quá cao siêu (nếu có họ cũng sẽ giải nghĩa). Mình nhận ra là các bài nghe ở phần 4 này thường là các bài nghe ở phần học “đại cương” như đại học mình thôi, nếu bước vào chuyên ngành thì từ vựng sẽ rất khủng.

Một ngộ nhận nữa mà nhiều người gặp phải trong vấn đề từ vựng này, đó là, các bạn thường nghĩ, có thể nhận biết mặt chữ của nhiều từ vựng, biết nghĩa tiếng Việt của nó là có vốn từ rộng, khủng và điểm nghe chắc sẽ cao. Tuy nhiên, nắm 1 từ vựng không phải chỉ thế, cái mà bạn cần là phải nắm được cách đọc của nó, phát âm ra sao, trọng âm thế nào, dự đoán khi đọc trong câu nó sẽ thế nào. Có thế bạn mới nghe được nó, nói được nó chứ. Ngoài ra thì nên nắm được cả giải nghĩa của nó trong các từ điển Anh-Anh truyền thống (như Oxford, Longman, McMillan, Cambridge). Điều này lại quay lại vấn đề ngữ âm rồi nhỉ?

3. Khả năng nghe trọng âm trong câu (sentence stress)

Khả năng bắt từ, thường thì các giáo viên thường gọi nó là vậy. Khả năng này có nghĩa là, trong một câu dài hoặc nói nhanh, các bạn rất khó có thể nghe bắt kịp tất cả các từ, chúng ta thường chỉ kịp nghe một lượng từ nhất định, và nhớ một lượng từ nhất định, sau đó chúng ta sẽ đoán nội dung câu đó, đoạn đó. Đó chính là khả năng bắt từ và từ được bắt đó chính là key words. Thường thì trong IELTS, mình thấy, các từ key words để trả lời này có lúc được nhấn mạnh hoặc lên giọng. Do đó hiểu về sentence stress và luyện nghe trọng âm trong câu là rất cần thiết.

Nghe tiếng Anh hay tiếng Việt cũng vậy, bắt từ là cực quan trọng, bởi chúng ta đâu thể nghe cô giáo hay bạn bè thao thao bất tuyệt từng từ một trong 3,4 giờ đồng hồ được, thậm chí trong 10 phút nghe liên tục thôi chúng ta đã rất mệt mỏi rồi, nói gì chúng ta còn phải đọc câu hỏi, gạch key words trong câu hỏi, chờ đợi key words. Đầu óc không nổ bùng mới là chuyện lạ.

4. Cách nghe hàng ngày – thói quen nghe

Đây cũng là điều làm kĩ năng của bạn không tăng lên nhiều, không xứng với thời gian các bạn dành cho nó. Về cách nghe hàng ngày, mình sẽ đề xuất một cách nghe ở bài sau. Nhìn chung cần nghe đúng và biết cách nghe hợp với bản thân mình.

5. Cách luyện bài tập nghe để luyện thi

Nhiều bạn nghĩ rằng luyện nghe thì cứ nghe thật nhiều, làm thật nhiều, điểm ắt sẽ cao. Có thể, điểm sẽ cao thật, nhưng không nghĩ là điểm sẽ cao như các bạn kỳ vọng.

Nghe nhiều các bài nghe thuộc bộ đề luyện thi thì đúng là có giúp ích, nhưng mình không nghĩ nó có thể giúp các bạn nhảy vọt điểm của bạn lên được trong thời gian ngắn.

6. Kĩ năng nghe, trình độ nghe thấp hơn các tài liệu bạn đang nghe

Đây là một cách tốt nhất để làm giảm ý chí và hứng thú học. Theo mình, học là quá trình rất cần có hứng thú và ý thích. Trong khi các bạn chưa đủ trình độ nghe các bài bản tin của BBC, nghe các thể loại bài giảng hay thậm chí audio books – sách nói thì sao các bạn có thể đủ kiên nhẫn để nghe nó hàng ngày, nghe nó thường xuyên được chứ. Và bỏ cuộc.

7. Không tìm ra nguồn tiếp cận luyện nghe

Thời đại bây giờ, internet đã tới mọi nhà, mình nghĩ, việc không có nguồn nghe chỉ có thể do bản thân lười. Mình e rằng bạn có thể chết trước khi bạn nghe hết các nguồn luyện nghe trên mạng. Về nguồn nghe các bạn có thể tham khảo note “Cách tự học listening” do admin Minh Hoa viết trước đây.

Trên đây là một số ngộ nhận mà mình, bạn mình và một số người mình hướng dẫn đã trải qua, trong bài sau mình sẽ thử đề xuất một số cách để giải quyết các ngộ nhận này, giúp các bạn học nghe tốt hơn. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của bản thân, chắc chắn còn thiếu sót, mong các bạn có thể đóng góp chân thành một số kinh nghiệm của các bạn.

(sưu tầm)

Bình luận

thank u very much  Đăng lúc 28-5-2013 05:45 PM
Thanks bạn! Bài viết của bạn rất hữu ích!  Đăng lúc 28-5-2013 01:56 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 28-5-2013 16:27:33 | Chỉ xem của tác giả
Theo như s thấy, các e muốn học tốt trước tiên phải yêu môn Anh Văn đã
Mà làm như thế nào để yêu? Đó là nghe nhạc. Trước giờ theo như phương pháp s học, thầy khiến s thấy tiếp thu được nhiều nhất là cho nghe nhạc.
Bài đầu tiên mấy em nghe nên là Pretty Boy (M2M), âm điệu chậm.
Hãy nghe và viết ra tờ giấy những gì mình nghe dc. CỐ lên!!!!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách