Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 2736|Trả lời: 5
Thu gọn cột thông tin

Những giọng ca vàng

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 13-2-2012 13:49:25 | Xem tất |Chế độ đọc
Elvis Phương




Elvis Phương, tên thật là Phạm Ngọc Phương là một ca sĩ pop rock của Việt Nam.

Elvis Phương quê quán: xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra tại thị xã Thủ Dầu Một năm 1945, Bình Dương, đi học trường Tây tại Sài Gòn. Ông khởi nghiệp chuyên hát ca khúc nước ngoài, mê vua nhạc rock Elvis Presley chính vì vậy Phạm Ngọc Phương đã đổi tên mình thành Elvis Phương. Ông biểu diễn trước công chúng lần đầu vào năm 1962 tại trường dòng Regina Pacis. Ông tham gia nhiều ban nhạc như Rockin' Stars, Les Vampires... Là một trong những tay khuấy động phong trào nhạc trẻ đầu tiên của Sài Gòn trong ban Phượng Hoàng lúc ấy còn có Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà..., sau này trở thành một ca sĩ có thể hát nhiều thể loại từ rock, pop, trữ tình cho đến ca khúc trữ tình quê hương.

Sau những năm 1975, Elvis Phương định cư tại nước ngoài, hiện nay ông là nghệ sĩ hải ngoại quay về Việt Nam.

Elvis Phương mê âm nhạc từ khi anh chỉ tròn 6 tuổi và anh đã tự học hát bằng cách nghe những dĩa nhạc nổi tiếng của thời bấy giờ, nhất là của nam danh ca Elvis Presly. Năm 18 tuổi, Elvis Phương đã cãi lệnh phụ thân ở lại Việt Nam tiếp tục sự nghiệp ca hát thay vì sang Pháp để học. Tên thật của anh là Phạm Ngoc Phương và vì thần tượng của anh là danh ca Elvis Presley, anh đã lấy tên Elvis Phương khi trình diễn.

Lần đầu tiên anh xuất hiện truớc khán thính giả là năm 1962 tại trường trung học Regina Pacis trong ngày khai giảng và anh đã trình bày nhạc phẩm "Nửa đêm Ngoài Phố" và "Ó Cangaceiro" Ban nhạc đầu tiên anh cộng tác chung là Rockin' Stars, một ban nhạc nổi tiếng của thập niên 60. Và kế đó, anh đã cộng tác với nhiều ban nhạc nổi tiếng khác như Les Vampires và Phượng Hoàng. Vào năm 1968, ông Ngọc Chánh của Trung Tâm Shotguns đã phát hành dĩa nhạc đầu tay của Elvis Phương mang tựa đề Shotguns 26: Tiếng hát Elvis Phương. Vào năm 1977, sự nghiệp âm nhạc của Elvis Phương đánh dấu một điểm son sau khi anh cho ra đời tác phẩm "Hát cho người vượt biển". Từ đó trở đi, anh trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và xuất hiện trên rất nhiều băng nhạc, CD và video. Elvis Phương nhanh chóng trở thành một danh ca trên vòm trời âm nhạc với nhiều thể loại nhạc khác nhau như Roc 'n Roll, Pop, Dân Ca, Tiền chiến, etc. Tên tuổi anh gắn liền với những tác phẩm nổi tiếng như: "Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang", "Áo Anh Sút Chỉ Đường Tà", "Đàn bà", "Đêm Nhớ về Sàigòn"...

Một bài hát tiêu biểu của Elvis Phương:

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-2-2012 15:41:52 | Xem tất
Khánh Ly




Tên thật: Nguyễn Thị Lệ Mai
Ngày sinh: 06/03 - Quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Khánh Ly sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai. Hiện cư ngụ tại Cerritos California, Hoa Kỳ. Phu quân của Khánh Ly là cựu ký giả, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Khánh Ly có 4 người con, 2 trai 2 gái, đều đã trưởng thành.

Khi còn ở Hà Nội, dù chưa tới 9 tuổi, Khánh Ly đã tham dự một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây cùa nhạc sĩ Anh Việt nhưng không được giải gì. Cuối năm 1956, mới 11 tuổi, Khánh Ly một mình đi nhờ xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Lệ Mai hát bài Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau "thần đồng" Quốc Thắng.

Năm 1962, Khánh Ly thực sự bước chân vào sự nghiệp ca hát, cô hát cho phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Cuối năm đó cô chuyển lên sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà ở đó. Năm 1964, Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó còn chưa nổi tiếng, ông mời cô về Sài Gòn biểu diễn. Lúc đó, vì không muốn rời Đà Lạt nên Khánh Ly từ chối lời đề nghị của người nhạc sĩ trẻ đó.

Năm 1967, do tình cờ cô gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh viên tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Họ tiếp tục trình diễn khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, nhất là trong sân cỏ trường đại học, nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ". Khánh Ly chính là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tổ chức sô (show) diễn riêng của mình.

Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều hãng đĩa tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các dĩa nhạc của các hãng dĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Continental và thâu vào băng Akai của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Sơn Ca, Họa Mi, Jo Marcel... Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng Trịnh Công Sơn - Khánh Ly Hát Cho Quê hương Việt Nam.

Trong hai năm 1969, 1970, được sự tài trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Khánh Ly đã có nhiều cuộc trình diễn cho các sinh viên Việt Nam ở châu Âu, Mỹ và Canada. Năm 1970, nhận được lời mời của đài truyền hình NHK, Khánh Ly sang biểu diễn ở Nhật Bản. Khánh Ly đã ghi âm và trình diễn các ca khúc bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật.

Năm 1970, Chiến tranh Việt Nam lan rộng, Trịnh Công Sơn viết nhiều ca khúc phản chiến và được Khánh Ly hát trong những cuốn băng Hát Cho Quê Hương Việt Nam. Khánh Ly cũng tham gia hát trong những buổi ca nhạc gây dựng quỹ của các hội đoàn, hội Công giáo Việt Nam để xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn. Năm 1972, cô mở một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.

Sau năm 1975, Khánh Ly rời Việt Nam và định cư tại Cerritos, California, Hoa Kỳ. Năm 1979, một lần nữa Columbia Nippon lại mời Khánh Ly đến Nhật để thâu băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Năm 1982, đài Bunka Honso Radio mời Khánh Ly tham gia Liên hoan Âm nhạc Châu Á với nhiều nghệ sĩ nhiều nước châu Á. Năm 1985, Khánh Ly cùng chồng là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan mở hãng thu riêng Khánh Ly Productions. Năm 1987, Khánh Ly trở lại Nhật để thâu băng cho phim Thuyền Nhân (Boat Man).

Năm 1988, Khánh Ly được mời đến Vatican trong lễ tưởng niệm những tu sĩ Việt Nam tử vì đạo (Thiên Chúa). Trong sự kiện này, Khánh Ly đã gặp mặt Giáo Hoàng John Paul II. Năm 1989, sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ, Khánh Ly và Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức. Năm 1992, Khánh Ly được mời đến Liên hoan Tuổi trẻ Thế giới ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ. Lần thứ hai Khánh Ly được gặp Giáo Hoàng John Paul II. Năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly.

Hiện nay Khánh Ly vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình.

Băng nhạc, CD Khánh Ly

1962 - 1975 tại Việt Nam

Trong những năm 1967 đến 1975 Khánh Ly thâu âm rất nhiều vào đĩa nhựa 45 tours, băng Akai của các hãng dĩa Sóng Nhạc, Sơn Ca, Nhạc Ngày Xanh, Shotguns, Phạm Mạnh Cương, Continental, Premier, Thương Ca - Mặc Thế Nhân, Nhã Ca - Anh Việt Thanh, Nhật Trường, Trường Hải, Diễm Ca...

* 1967 - Nhạc tuyển 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1969 - Hát cho quê hương Việt Nam 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1970 - Hát cho quê hương Việt Nam 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1971 - Băng nhạc Tình ca 1. Tiếng hát Khánh Ly, Sĩ Phú, Duy Trác, Thanh Lan
* 1971 - Hát cho quê hương Việt Nam 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1971 - Tứ quý. Tiếng hát Lệ Thu, Duy Trác, Khánh Ly, Tuấn Ngọc
* 1973 - Hát cho quê hương Việt Nam 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1973 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1974 - Hát cho quê hương Việt Nam 5. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1974 - Hát cho quê hương Việt Nam 6. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1974 - Sơn Ca 7. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn

Sau 1975

* 1976 - Giáng Sinh quê hương còn đó nỗi buồn. Khánh Ly, Sĩ Phú, Mai Hương
* 1976 - Khi tôi về
* 1976 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1977 - Hát cho những người ở lại
* 1977 - Tình ca mùa hạ
* 1979 - Người di tản buồn

Thập kỷ 1980

* 1980 - Lời buồn thánh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1981 - Đừng yêu tôi. Khánh Ly - Vũ Thành An
* 1981 - Giọt lệ cho ngàn sau. Khánh Ly - Từ Công Phụng
* 1981 - Bông hồng cho người ngã ngựa
* 1981 - Tủi nhục ca. Khánh Ly - Hà Thúc Sinh
* 1982 - Tắm mát ngọn sông đào
* 1983 - Ướt mi
* 1983 - Bản tango cuối cùng
* 1984 - Trong tay anh đêm nay, Valse
* 1984 - Lá đổ muôn chiều (Tà áo xanh). Nhạc tiền chiến Đoàn Chuẩn - Từ Linh
* 1984 - Bài tango cho em
* 1985 - Khối Tình Trương Chi. Khánh Ly, Sĩ Phú, Thanh Lan thực hiện
* 1985 - Biển nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1985 - Bông bưởi chiều xưa. Khánh Ly - Châu Đình An
* 1986 - Hạ trắng. Khánh Ly Trịnh Công Sơn
* 1986 - Niệm khúc cuối. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
* 1986 - Thương một người, Diễm Xưa
* 1986 - Tango tango
* 1987 - Tình không biên giới
* 1987 - Ai trở về xứ Việt
* 1987 - Bên ni bên nớ. Khánh Ly - Phạm Duy
* 1987 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly, Lệ Thu
* 1987 - Đêm hạ hồng. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Phong
* 1988 - Boston buồn
* 1988 - Tango điên (Khánh Ly - Vũ Nữ Thân Gầy)
* 1989 - Kinh khổ. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
* 1989 - Mưa hồng
* 1989 - Đêm hạnh ngộ
* 1989 - Niệm khúc hoa vàng
* 1989 - Xóa tên người tình. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương

Thập kỷ 1990

* 1990 - Tình nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1990 - Tình hờ. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
* 1991 - Vũng lầy của chúng ta. Khánh Ly – Lê Uyên Phương
* 1991 - Tưởng rằng đã quên
* 1991 - Lệ đá. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu và Kim Anh
* 1991 - Best of Khánh Ly
* 1992 - Ca dao mẹ
* 1992 - Bên đời hiu quạnh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1992 - Một cõi đi về. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1993 - Dốc mơ
* 1993 - Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Tiếng hát Khánh Ly, Trịnh Công Sơn và Trịnh Vĩnh Trinh
* 1994 - Để lại cho em. Khánh Ly - Phạm Duy
* 1994 - Em còn nhớ hay em đã quên
* 1994 - Ừ thôi em về (tái bản Shotguns record collection từ '70)
* 1995 - Đời vẫn hát
* 1996 - Ca khúc da vàng, Volume 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1997 - Mùa thu xa em: Khánh Ly Đặc Biệt
* 1998 - Ca khúc da vàng, Volume 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1999 - Ca khúc da vàng, Volume 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 1999 - Hiên cúc vàng. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
* 1999 - Nguyệt ca. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn

Thập kỷ 2000

* 2000 - Đời cho ta thế. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 2000 - Tình thu trên cao. Ca khúc Nguyễn Xuân Điềm
* 2001 - Một sớm mai về. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
* 2002 - Nếu có yêu tôi
* 2002 - Mưa trên cây hoàng lan. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
* 2003 - Còn tuổi nào cho em. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 2005 - Ca khúc da vàng, Volume 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
* 2008 - TangoGoTango

Bài hát tiêu biểu cho Khánh Ly:

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-2-2012 15:52:53 | Xem tất
Duy Khánh




Duy Khánh (1936-2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh, là một nam ca sĩ người Việt. Ông nổi danh từ thập niên 1960, với những bài hát mang âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy, nhạc quê hương. Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu ("tứ trụ nhạc vàng"), ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc, nổi tiếng phải kể đến Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê...
Duy Khánh sinh năm 1936 tại Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc làng An Cự, Triệu Phong, thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn.
Năm 1964 ông thành hôn với Âu Phùng, một phụ nữ gốc Hoa, sinh ra 2 người con. Về sau hai người đã ly dị.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam.
Giữa thập niên 1980 ông cưới bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu.
Đến 1988, ông được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác.
Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, thọ 68 tuổi.
Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.
Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.
Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.
Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến... Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Các sáng tác

Ai ra xứ Huế
Anh về một chiều mưa (viết chung với Anh Thy)
Bao giờ em quên
Biết trả lời sao
Đêm bơ vơ
Đêm trao kỷ niệm
Đi giữa lòng đất mẹ
Giã từ Đà Lạt
Huế đẹp, Huế thơ
Lời đắng cho cuộc tình
Lối về đất mẹ
Mưa bay trong đời
Mừng anh chiến sĩ
Ngày xưa lên năm lên ba (viết chung với Trầm Tử Thiêng, lấy bút danh chung là Duy Thiêng)
Người anh giới tuyến
Nỗi niềm riêng
Thư về em gái thành đô
Thương về miền Trung (viết chung với Châu Kỳ)
Tình ca quê hương
Trường cũ tình xưa
Sao đành bỏ quê hương (1979)
Sao không thấy anh về
Sầu cố đô
Vùng quê tương lai
Xin anh giữ trọn tình quê
[sửa]Băng nhạc, CD
Trường Sơn 1: Hát giữa quê hương (1969)
Trường Sơn 2: Quê hương và tuổi trẻ (1970 hay 1971)
Trường Sơn 3: Người tình và quê hương (1971)
Trường Sơn 4: (1971)
Trường Sơn 5: Tình trong khói lửa
Trường Sơn 6: Quê hương và tuổi loạn (1972)
Trường Sơn 7: Quê hương, mùa trăng, mùa thu (1972)
Trường Sơn 8:
Cỏ May 1:
Cỏ May 2:
Cỏ May Xuân: 1973
Trường Sơn Nhạc tuyển
Tiếng hát DUY KHÁNH 1
Tiếng hát DUY KHÁNH 2
Tiếng hát DUY KHÁNH 3 (1975)
Trường Sơn Duy Khánh 1 : Quê hương ta (1990)
Trường Sơn Duy Khánh 2 : Tình đời, Tình bạn, Tình yêu (1990)
Trường Sơn Duy Khánh 3 : Lính và đời lính (1990)
Trường Sơn Duy Khánh 4 : Xa nguồn yêu thương
Trường Sơn Duy Khánh 5 : Sớm muộn tôi cũng về (1991)
Trường Sơn Duy Khánh 6 : Không chủ đề 1 (1991)
Trường Sơn Duy Khánh 7 : Mẹ trong lòng người đi (1991)
Trường Sơn Duy Khánh 8 : Vườn dâu xanh (1991)
Trường Sơn Duy Khánh 9 : Những chiều không có em (1991)
Trường Sơn Duy Khánh 10 : Những mảnh tình quê (1992)
Trường Sơn Duy Khánh 11 : Lời đầu năm cho con (1992)

Bài hát tiêu biểu:

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 13-2-2012 16:00:11 | Xem tất
Nhật Trường - Trần Thiện Thanh



Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam chuyên viết về nhạc trữ tình. Bút hiệu ông thường dùng là TTT nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận). Ông còn là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Nhật Trường. Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975. Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng ("tứ trụ nhạc vàng"), ba người còn lại là: Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh.
Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết. Ông đến Sài Gòn năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt của ông được giới yêu nhạc Sài Gòn yêu mến.
Trần Thiện Thanh nguyên là giáo viên trung học, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975. Ông làm việc tại Ðài Phát thanh và sau đó Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài và sau năm 1968 ông còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.
Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là “Tiếng Hát Đôi Mươi”. Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi ("nữ hoàng" của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) hát phụ họa cùng với ông.
Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay ca diễn với Thanh Lan.
Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Lúc đó, Nhật Trường và Thanh Lan thường hát chung với nhau. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV thời kì đó và loạt nhạc cảnh này cũng được thu thành phim với tên Trên Đỉnh Mùa Đông.
Hai chủ đề lớn trong sáng tác của ông là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông thường không có thù hận, gay gắt hoặc kích động, thúc quân hoặc u uất, bi thảm mà nhạc của ông thường trong sáng vui tươi làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.
Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Trần Thiện Thanh từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù trong những năm ít xuất hiện trên sân khấu, ông vẫn soạn nhạc.
Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.
Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam do bệnh ung thư phổi.
[sửa]Âm nhạc

Trần Thiện Thanh sáng tác khoảng 200 ca khúc, ví dụ:
Ai nói yêu em đêm nay
Anh không chết đâu anh, vinh danh Đại úy Nguyễn Văn Đương
Anh về với em
Bà mẹ Trị Thiên
Bảy ngày đợi mong
Bắc Đẩu
Biển mặn. Đây là tác phẩm gần như kể về cuộc đời nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Bông nắng
Chị Ba Hàng Xanh
Chiếc áo bà ba, mang âm hưởng dân ca
Chiều trên phá Tam Giang (thơ Tô Thuỳ Yên)
Chủ nhật này Trẩm nhớ Ái Khanh không?
Chuyện hẹn hò
Chuyến đi về sáng, viết chung với Mạnh Phát [3]
Chuyện tình Mộng Thường
Cho anh xin số nhà
Dấu đạn thù trên tường vôi trắng
Đám cưới đầu xuân
Đôi ngả đôi ta
Đôi tiếng Tự Do
Giây phút tạ từ
Giọt cà phê đầu tiên
Góa phụ ngây thơ thơ Hà Huyền Chi
Gọi tên anh
Hai sắc hoa Tigôn
Hàn Mặc Tử
hạnh phúc nhỏ nhoi
Hiện diện của em,thơ Hữu Phương
Hoa biển, viết tặng Hải quân Việt Nam Cộng hòa (sáng tác chung với Anh Thy, tên thật là Phạm Văn Khổn, cố chuẩn úy nhất hải quân [3])
Hoa trinh nữ
Một đời yêu anh
Khi người yêu tôi khóc
Không bao giờ ngăn cách
Lâu đài tình ái (thơ Mai Trung Tĩnh)
Lời cho người yêu nhỏ
Lời tình viết vội
Màu mũ anh,màu áo em
Một đời yêu em
Một vì sao nhỏ
Một lần bay thấp
Một người nằm xuống
Mùa đông của anh
Mười sáu trăng tròn
Ngại ngùng sáng tác đầu tiên
Người chết trở về
Người ở lại Charlie, vinh danh Đại tá Nguyễn Ðình Bảo
Người yêu của lính
Phút giao mùa
Mùa xuân lá khô
Rừng lá thấp, viết tặng Đại Úy Vũ Mạnh Hùng tử trận trên cầu Thị Nghè
Sao anh không nói
Sư đoàn 1 Bộ binh hành khúc
Tình có như không
Tình yêu nhảy múa
Tâm sự người lính trẻ
Tạ từ trong đêm
Tình thư của lính, sáng tác trong biến cố Tết Mậu Thân 1968. Trong dịp này ông là Trung đội trưởng Trung đội ứng chiến phòng thủ Biệt Khu Thủ Đô.
Tình đầu tình cuối, viết chung với Trần Thiện Thanh Toàn là người em trai của ông
Trên đỉnh mùa đông
Trời chưa muốn sáng
Tình hận người vượt biển
Tình thiên thu (Chuyện tình Mộng Thường)
Tình yêu,rừng già và chúng ta
Tình yêu thứ nhất
Từ dạo xa em
Từ đó em buồn
Tuyết trắng, viết tặng Không lực Việt Nam Cộng hòa
Yêu ...
[sửa]Thông tin khác

Có lần Trần Thiện Thanh được hỏi vì sao ông chọn tên Nhật Trường. Ông trả lời: "Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là ... ngày dài." [4].
Sau khi định cư ở Hoa Kỳ, Trần Thiện Thanh gom bài Người bên lề cõi sống cùng với các bản khác như Đôi tiếng tự do, Từ nửa vòng trái đất, Ở giữa muộn phiền, Trại cấm,... để làm thành CD Đôi tiếng tự do.
Năm 2006, Trung tâm Asia có thực hiện chương trình đặc biệt Nhật Trường Trần Thiện Thanh - Anh không chết đâu anh (Asia DVD 50) và năm 2009 thực hiện chương trình "Nhật Trường - Trần Thiện Thanh 2" (Asia DVD 61), để vinh danh ông.
Một người con trai ông là Trần Thiện Anh Chương, khi đi hát có lấy tên là Anh Chương hoặc Nhật Chương, đôi khi lấy tên là Trần Thiện Thanh Toàn (để nhớ chú) nhưng sau này khi làm việc trong vai trò ký giả thì chỉ lấy tên là Thanh Toàn, hiện cộng tác với đài truyền hình SBTN và Trung tâm Asia.
Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có một số ít ca khúc của ông được phép lưu hành chính thức như Chiếc áo bà ba, Tình đầu tình cuối, Gặp nhau làm ngơ, Bảy ngày đợi mong...

Bài hát tiêu biểu:

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-2-2012 22:15:08 | Xem tất
GIAO LINH



Bước vào lãnh vực tân nhạc từ mấy thập niên qua, tiếng hát Giao Linh đã đi vào lòng khán thính giả mộ điệu bằng những âm thanh ngọt ngào truyền cảm qua những nhạc phẩm tình cảm phổ thông. Lần trình diễn đầu tiên góp vui cho chương trình văn nghệ của đoàn "Kim Hoàng - Như Mai", Giao Linh đã đoạt huy chương vàng vào năm1966 khi đại diện cho đoàn văn nghệ Air Việtnam. Cơ hội này mở ra cho người nữ ca sĩ khả ái một tương lai đầy hy vọng trong làng tân nhạc Việt Nam. Sau lần trình diễn đó, nhạc sĩ Thu Hồ giới thiệu Giao Linh với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả "Chiều Biên Giới". Được sự hướng dẫn tận tình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Ngọc Sơn, Giao Linh đã thành công ngay trong bước đầu dưới ánh đèn sân khấu. Có một thời gian, hầu như không một chương trình văn nghệ hay Đại Nhạc Hội nào thiếu bóng Giao Linh. Cả tại phòng trà hay vũ trường cũng có sự xuất hiện của cô. Đó là chưa kể sự đóng góp của cô trên những chương trình phát thanh hoặc truyền hình. Trong ánh sáng muôn màu của sân khấu hay dưới ánh đèn mờ ảo của vũ trường, người nữ ca sĩ duyên dáng nổi bật trong chiếc áo dài đã ru hồn khán giả bằng những bài ca tuyệt vời như: Lòng Mẹ, Mùa Sao Sáng, Tiếng Xưa, Màu Tím Pensée, Những Đóm Mắt Hỏa Châu... Mang bản chất nghệ sĩ, Giao Linh sống rất trọn vẹn cho tình yêu và gia đình, thích làm người vợ hiền và người nội trợ. Về hôn nhân, Giao Linh "mong muốn lúc nào người chồng cũng lịch sự, vui tính, luôn luôn chiều chuộng và hết lòng với vợ". Yêu thích cuộc sống bình thường, đạm bạc. Yêu màu tím và thích con số 7. Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1949, cô rời Việt Nam năm 1982. Giao Linh đã lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới như : Pháp, Đức, Bỉ, Áo, Úc, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển...

Giao Linh từng cùng với chồng đứng ra thành lập một trung tâm video vào khoảng giữa thập niên 90 với tất cả lòng đam mê và sự tận tình, tuy nhiên có thể do thiếu phương tiện và điều kiện nên trung tâm của vợ chồng cô đã không có thể hoạt động tiếp. Tuy nhiên có điểm cần ghi nhận là nhờ trung tâm đó, một số giọng ca mới đã được giới thiệu với khán thính giả để sau đó trở thành những khuôn mặt khá quen thuộc.

Gia đình Giao Linh hiện cư ngụ tại San Jose, là nơi cô đã có thời gian cộng tác với vũ trường Lido. Những ngày gần đây hoạt động của Giao Linh có phần giảm sút. Một phần có thể cô đã mỏi mệt sau trên 35 năm mang tiếng hát mình để đem lại nguồn vui cho người thưởng thức. Phần khác có thể cô muốn nhường bước cho lớp trẻ tiếp nối con đường nghệ thuật. Nhưng dù sao, tiếng hát giao Linh cũng đã trải qua một thuở vàng son đối với những người yêu nhạc.     

Bài hát tiêu biểu

                                                                                          

Bình luận

giọng hát tuyệt wa]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]:  Đăng lúc 31-7-2012 03:34 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 31-7-2012 15:35:11 | Xem tất
Kim likes Giao Linh,]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]::::::::::::::::
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách