Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 1600|Trả lời: 7
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Hướng dẫn kê khai tạm tính thuế TNCN theo tháng hoặc quý trên HTKK

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả

Thuế TNCN là một trong những loại thuế mà khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì bắt buộc phải kê khai thuế TNCN. Vẫy vấn đề mà các bạn sinh viên mới ra trường cần quan tâm cũng như các bạn đang tự học kế toán mà không biết cách kê khai như thế nảo??? và nộp như thế nào cũng như biểu mẫu ra làm sao. An Tâm biết được trăn trở đó đã viết bài “HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TẠM TÍNH THUẾ TNCN TRÊN HTKK VÀ KÊ KHAI QUA MẠNG” bằng hình ảnh minh họa rất phù hợp cho những bạn không có điều kiện đến trung tâm để học.
1. Văn bản pháp luật:

TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn về thuế TNCN
TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111
TT151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111
TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật quản lý thuế
2. Đối tượng nộp thuế TNCN: Đó chính là những cá nhân cư trú và cá nhân không cứ trú mà có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Tại sao phải tách ra 2 đối tượng tượng này ?(Bởi vì lý do rất đơn giản là do cách tính thuế TNCN của 2 đối tượng khác nhau).

Câu hỏi: như thế nào là cá nhân cư trú và như thế nào là cá nhân không cư trú?

Trả lời: Cá nhân cư trú phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau:

Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN. Trong đó, ngày đến và ngày đi cũng được tính là một (01) ngày.
Hoặc có nơi ở thường xuyên tại VN hay có nhà thuê để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên
+Thế nào gọi là có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên (Áp dụng cho người nước ngoài)

Tính theo năm dương lịch từ 1/1 đến 31/12: cộng all số ngày có mặt của những lần đến và lần đi
Tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến VN

-Ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày
-Nếu đến và đi cùng 1 ngày thì tính là 1 ngày cư trú
-Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành)

(Các bạn có thể xem cá nhân cư trú và không cư trú tại Điều 6 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 để hiểu rõ hơn về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú )

=>VẬY CÁ NHÂN KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC ĐIỀU KIỆN TRÊN THÌ TRỞ THÀNH CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ. VÀ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG CỦA CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ KHI TRẢ THÌ CÔNG TY KHẤU TRỪ 20% ĐỂ NỘP THUẾ TNCN CHO NHÀ NƯỚC.

3. Thu nhập chịu thuế TNCN gồm những khoản thu nhập nào?
Những khoản thu nhập dưới đây mà cá nhân nhận được phải chịu thuế TNCN, bao gồm các khoản sau:

1. Thu nhập từ kinh doanh
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
9. Thu nhập từ thừa kế
10. Thu nhập từ quà tặng

Ở bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến thu nhập từ tiền lương, tiền công. Vì đây là 1 khoản thu nhập phổ biến và thường hay gặp. Và tất cả những bạn đang đi làm công có thu nhập từ tiền lương, tiền công đều phải chịu thuế TNCN

Vậy thu nhập từ tiền lương tiền công là gồm những khoản thu nhập nào?

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. (Tức là giữa Công ty và cá nhân có ký 1 hợp đồng lao động)
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. (Tức là không ký hợp đồng với công ty mà ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với công ty, hàng tháng nhận được khoản thù lao tư vấn)
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. (Tức là cá nhân nhận được các khoản tiền từ các hiệp hội nghề nghiệp hoặc là thành viên của hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát)
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức

4. Kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo quý?
Câu hỏi: doanh nghiệp của bạn kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo quý? Trong tháng đó hoặc quý đó không phát sinh khấu trừ thuế thì có phải kê khai thuế hay không? Việc kê khai tháng hay quý là áp dụng có thống nhất trong năm hay không?

Trả lời
Theo như Điểm 1 của Điều 16 TT156/2013/TT-BTC như sau:

• Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.

• Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm

Theo như tinh thần của Điểm 1 Điều 16 TT156/2013/TT-BTC. Kể từ 1/7/2013 thì việc kê khai thuế TNCN theo quý sẽ áp dụng cho những đối tượng sau:

• Tổ chức, cá nhân trả thu nhập được xác định thuộc diện kê khai thuế GTGT theo Quý=> Thuế TNCN được kê khai theo Quý mà ko phân biệt là tổng các loại tờ khai thuế TNCN có số thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu.

• Hoặc Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có số thuế TNCN khấu trừ của các loại tờ khai thuế TNCN dưới 50 triệu.

Ví dụ 32: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng; các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN đều từ 50 triệu đồng trở lên. Như vậy trong năm 2014, Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2, từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo quý và thực hiện khai thuế từ quý I/2014.

=>Vậy doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên thì sẽ kê khai thuế TNCN theo tháng.

5. Thời hạn kê khai và thời hạn nộp
Theo quy định tại Điểm 3 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013

a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Thời gian nộp tờ khai nếu có số thuế TNCN phải nộp cũng chính là thời gian nộp thuế TNCN

6. Hồ sơ kê khai
Theo như Điều 16 của TT156 TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013: Hồ sơ khai thuế tháng, quý

• Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên; Từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc hợp đồng tư vấn dịch vụ của cá nhân cư trú

TH1: Tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
“Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế (I)*Biểu thuế lũy tiến từng phần (II)”
– (I)Thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công={Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công+Những khoản phúc lợi khác mà người lao động được hưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật Trừ (-) bản thân (9 triệu)Trừ (-) người phụ thuộc (3,6 triệu/người/tháng) kể từ lúc nuôi dưỡng Trừ (-) BHXH (8%*Lương đóng BHXH)-BHYT (1.5%*Lương đóng BHXH)-BHTN (1%*Lương đóng BHXH) Trừ (-) Quỹ hữu trí tự nguyện không quá 1 triệu đồng/tháng (Nếu người lao động có đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện)Trừ (-) Các khoản đóng góp từ thiện theo những quy định, thông tư, nghị định của Nhà nước}
– (II): Biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

+ Như thế nào là người phụ thuộc của người nộp thuế (các bạn phải xem tại Điểm c.2 Khoản 1 Điều 9 của TT111). Cụ thể một vài trường hợp người phụ thuộc

Con đẻ; Con nuôi; Con ngoài giá thú;
Vợ hoặc chồng ngoài độ tuổi lao động mà không có thu nhập
Cha đẻ; mẹ đẻ…..
+ Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế. (nhằm tránh trùng lắp)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 08:19:26 | Chỉ xem của tác giả
+ Để được giảm trừ giao cảnh cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

Thứ 1: người nộp thuế phải có mã số thuế. Việc đăng ký mã số thuế TNCN, các bạn có thể xem bài đăng ký mã số thuế TNCN online trên trang www.ketoanantam.com
Thứ 2: người nộp thuế phải đăng ký mẫu 16 theo TT156. Các bạn có thể xem mẫu 16 để điền và gửi cho cơ quan thuế như sau:
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 08:20:49 | Chỉ xem của tác giả
Thứ 3: người nộp thuế phải cung cấp bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc nộp cho Cty (Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thì các bạn có thể lấy bất kỳ giấy tờ nào không cần phải công chứng mà chứng minh được mối quan hệ như đã nói bên trên). Ví dụ mẫu giấy khai sinh của con như sau:
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 08:45:29 | Chỉ xem của tác giả
Cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
+ Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 08:52:57 | Chỉ xem của tác giả
Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.

+Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế (nếu cá nhân này không muốn ủy quyền cho Cty quyết toán thay)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 08:54:48 | Chỉ xem của tác giả
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.
Lưu ý: trong trường hợp mà nếu cá nhân đó không bị khấu trừ thuế tại công ty, nhưng nếu cá nhân này trong năm có thu nhập 2 nơi và phải quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuế thì yêu câu Cty xác nhận phần thu nhập thì làm theo biểu mẫu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 08:59:17 | Chỉ xem của tác giả
8. Bộ hồ sơ mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau :

Giấy giới thiệu của cơ quan
Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN( mẫu số 17/TNCN theo TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013)
Giấy chứng nhận ĐK thuế hoặc giấy phép ĐK Kinh doanh của công ty.
Bản photo CMND của người xin cấp (có tên trong giấy giới thiệu). Nhớ mang Chứng minh thư nhân dân bản chính để đối chiêu.
Danh sách lao động thuộc diện khấu trừ thuế (có lúc bắt nộp, có khi không).
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 30-1-2018 09:00:40 | Chỉ xem của tác giả
9.Cách kê khai thuế TNCN trên phần mềm HTKK

Cơ sở dữ liệu để kê khai thuế TNCN tạm tính hàng tháng hoặc hàng quý là từ bảng lương hàng tháng của doanh nghiệp (Bao gồm cả hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động dưới 3 tháng) và những khoản chi ra cho hợp đồng dịch vụ hoặc tư vấn thuộc diện chịu thuế TNCN (không phân biệt có khấu trừ hay không khấu trừ 10% thuế TNCN)
Ví dụ: Chúng ta có bảng lương tháng 1/2014 của Cty ABC với Mã số thuế là 0312581896, Ngày kê khai là ngày 20/02/2014 và người ký tờ khai là Nguyễn Thị A như sau:


Yêu cầu: các bạn dựa vào bảng lương trên để tiến hành kê khai thuế TNCN trên phần mềm HTKK và tiến hành kê khai qua mạng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách