Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 3234|Trả lời: 31
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Tiếng Rền Của Núi | Kawabata Yasunari (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


Tiếng Rền Của Núi


Tác giả: Kawabata Yasunari

Dịch giả: Ngô Quý Giang

Độ dài: 16 chương

Thể loại: Truyện dài

Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành

Nguồn: vnthuquan.net


Sơ lược:

Tiếng rền của núi là tiếng vọng lên từ lòng đất, không mang quá khứ hiện tại, bỏ cả bối cảnh xã hội, để chỉ giữ lấy phần phi thời gian, chiếu thẳng vào nội tâm con người, là tiếng vọng trong tâm hồn những lão ông, chưa đủ già để an phận và đã qua thời trẻ để có thể xây dựng lại cuộc đời. Tiếng rền của núi cũng là ngọn đồi chôn những tạp âm chồng chất của cuộc sống bị dồn ép trong cõi không nói được, không thổ lộ được, của một kiếp người đã trọng tuổi.

Singo Ogata cực kỳ nhậy cảm, đặc biệt thính tai, đã nhận thấy những tín hiệu đãng trí, lãng tai của mình. Với độ nhạy cảm bất bình thường, suốt đời Shingo đã nghe, và cảm thấy tất cả âm thanh của cuộc sống chung quanh, từ tiếng hạt dẻ rơi trong bữa tiệc cưới, tiếng ngáy của người vợ già, đến tiếng sương rơi trên lá... Ở độ nhạy cảm như thế, cuộc sống tầm thường sẽ có một ý nghĩa khác thường…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 10-1-2014 06:54:49 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG I


TIẾNG RỀN CỦA NÚI


1

Singo Ogata khẽ nhíu mày, miệng hơi trễ và đắm chìm trong suy tư. Ở ngoài nhìn vào, thấy ông có vẻ buồn rầu hơn là đăm chiêu.

Anh con trai Suychi nhìn cha mình như vậy nhưng không lấy làm bận tâm, vì ông Singo vẫn thường có những tâm trạng tương tự. Suychi hiểu rằng ông già đang cố gắng nhớ lại chuyện gì đó.

Thấy ông già lột mũ đặt lên đầu gối. Suychi lẳng lặng đón lấy và cất nó lại giá.

- À này... Gì nhỉ? - Ông Singo tìm lời một cách khó khăn: - Cái cô người làm mới bỏ đi đấy, tên là gì nhỉ?

- Kaio.

- Ờ, phải rồi, Kaio. Cô ra đi lúc nào vậy?

- Thứ năm tuần trước. Được năm ngày rồi.

- Năm ngày... Cô ta mới đi được năm ngày mà ta đã chẳng còn nhớ mặt mũi cô. Thật đáng sợ quá!

Tất nhiên là ông già quá cường điệu, Suychi thầm bảo.

- Anh có biết Kaio nói gì với ba trước hôm ra đi không? - Singo nói tiếp: - Hôm đó ba định đi dạo một chút nên mới xỏ đôi dép vào và nhìn thấy ở chân mình có một vết đau. Lúc ấy cô ta kêu lên: "Thưa tiên sinh chính trực, chân ngài mọc chai rồi kìa." Lời cô ấy nói làm ba cảm động. Việc quai dép làm phồng chân thì đã hẳn rồi, nhưng giọng nói cô ấy mới xao xuyến làm sao. Ba vẫn nghĩ là cô định nói "Thưa tiên sinh đáng kính" nhưng lại nói nhầm thành ra "tiên sinh chính trực", song bây giờ ba mới vỡ lẽ chữ "đích thực" cô muốn nói về vết chai. Vậy là lẽ ra chẳng có gì phải xúc động cả. Kaio có một lối phát âm lạ quá và nó đã làm ba hiểu lầm. Ờ... bây giờ thì rõ rồi. Này, anh hãy thử nói: "Thưa tiên sinh chính trực, chân ngài mọc chai kìa" xem?

- Thưa tiên sinh chính trực, chân ngài mọc chai kìa.

- Còn bây giờ thử nói: "Thưa tiên sinh, đích thực là chân ngài mọc chai kìa?"

- Thưa tiên sinh, đích thực là chân ngài mọc chai kìa.

- Ừ phải rồi. Cách nhấn giọng đã làm ba nhầm.

Singo sinh trưởng ở nông thôn và ông không tự tin rằng mình có thể phát âm đúng giọng Tokyo. Còn Suychi thì từ nhỏ đã sống ở Tokyo.

- Vậy mà ba cứ tưởng là từ "chính trực" dành cho mình. Cô gái đã tiễn ba ra tận cửa và cúi mình chào. Ba nhớ được câu nói về chuyện mọc chai ở chân, thế mà tên cô ấy và cả nét mặt lẫn hình dáng thì không làm sao nhớ nổi. Kaio ở nhà ta có đến nửa năm ấy nhỉ?

- Vâng.

Singo quên rất nhiều, song Suychi đã quen và không bận tâm đến việc an ủi ông nữa.

Chính Singo cũng đã quen dần, nhưng dù sao ông ta vẫn sợ hãi. Mỗi khi vắt óc mà chẳng nhớ ra được điều gì, ông thường rơi vào một cơn đa cảm.

Và lần này cũng vậy. Có người ở đã sống trong nhà cả sáu tháng trời, vậy mà trong ký ức của ông chỉ phục hồi được có mỗi câu chuyện ở ngưỡng cửa.

Với ý nghĩ đó, Singo cảm thấy cuộc sống đang từ từ rời bỏ ông.

2

Bà Yasuco vợ ông năm nay sáu mươi ba tuổi. Bà lớn hơn chồng một tuổi.

Vợ chồng ông có hai người con. Fusaco là con gái lớn. Cô có hai đứa con gái nhỏ. Bà Yasuco trẻ khá lâu. Không ai có thể ngờ rằng bà lớn tuổi hơn chồng.

Chẳng phải vì Singo trông già hơn tuổi. Chỉ đơn giản là theo lệ thường thì trong gia đình, người vợ phải trẻ hơn chồng, vì thế việc Yasuco trông vẫn trẻ được coi là chuyện tự nhiên. Mặc dù vóc người nhỏ, nhưng bà khá mập và chắc.

Khó mà nói được rằng Yasuco đẹp. Lúc còn trẻ, sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người lộ rõ và bà không thích thò mặt ra ngoài cùng với chồng.

Singo không rõ từ lúc nào vợ ông bắt đầu không còn trông già hơn ông nữa. Có lẽ đó là lúc bà đã ngoài năm mươi. Theo lẽ thường thì phụ nữ vẫn già nhanh hơn, nhưng ở vợ chồng ông thì ngược lại.

Đêm nay, Singo thấy trong người khó chịu, không ngủ được. Ông bật ngọn đèn ở đầu giường và lay vợ để bà khỏi ngáy. Mỗi khi trong người khó ở, cái cảm giác động chạm với da thịt già nua của Yasuco làm ông thấy ghê ghê.

Trời nóng và ngột ngạt đến không thể chịu nổi. Singo dậy và mở một cánh cửa sổ ở hàng hiên. Thế rồi ông quỳ xuống cạnh đó.

Một đêm sáng trăng.

Từ ngoài vườn vẳng vào tiếng ve sầu. Singo không ngờ rằng tiếng ve lại có thể râm ran đến như vậy. Phải chăng là chúng đang ngủ mơ những ác mộng, ông thầm nghĩ. Đêm trăng này đối với ông hun hút vô bờ bến. Tháng tám vừa mới bắt đầu, vậy mà các loài côn trùng mùa thu đã lên tiếng.

Singo nghe có tiếng động nhẹ nào đó. Hình như sương đang rơi trên cành lá.

Sau đó ông nghe thấy tiếng núi rền. Trời không gió. Trăng gần rằm sáng rõ, nhưng qua màn đêm ẩm ướt, hình dáng quả núi phía sau nhà nhòa nhạt, mờ ảo và hoàn toàn bất động. Cả ngàn lá cây trên hàng hiên cũng không hề lay động.

Thỉnh thoảng ban đêm, tiếng ầm ào của sóng biển cũng vang vọng đến tận chốn thâm sơn cùng cốc này. Singo bỗng chợt nghĩ hay là ông vừa nghe tiếng biển. Nhưng không - đây rõ ràng là tiếng núi.

Nó giống như tiếng gió xa, nhưng có thể ví với tiếng rền rĩ trầm vang từ sâu trong lòng đất vọng ra. Singo cảm thấy như đó là tiếng rền từ trong chính bản thân mình hoặc bị ù tai, vì thế ông lắc mạnh đầu.

Tiếng rền biến mất.

Đến lúc ấy Singo mới cảm thấy sợ. Biết đâu đó chẳng là dấu hiệu thần chết sắp gọi ông?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 10-1-2014 07:09:30 | Chỉ xem của tác giả
3

Quả núi đã rền lên, như thể có một con quỷ vừa bay qua đầu nó.

Sườn núi gập ghềnh, hiện lên trong bóng đêm nhạt nhòa giống như một bức tường đen. Trông nó nhỏ nhoi, như có thể thu gọn vào mảnh vườn của Singo vậy. Những vì sao run rẩy trên những rặng cây mọc chon von trên đỉnh núi.

Singo sập cửa sổ lại và chợt nhớ đến một câu chuyện kỳ lạ.

Trước đây mười hôm, ông có chờ một người quen trong một phòng trà mới mở. Người ông đợi không tới, cả các nữ tiếp viên cũng đến muộn.

- Sao ngài không tháo cravát? - Người nữ tiếp viên duy nhất có mặt trong quán hỏi Singo: - Trời nóng bức quá.

Singo gật đầu và để cho cô gái tháo cravát giúp ông. Sau đó cô gái bắt đầu kể cho ông nghe chuyện đời mình.
Trước đó hai tháng, thiếu chút nữa cô đã tự kết liễu cuộc đời cùng với một anh thợ mộc (cũng là người làm cho quán trà này).

Đúng vào lúc hai người chuẩn bị uống thuốc độc, cô gái bỗng hoài nghi vào tác dụng của liều thuốc.

Thuốc đủ mạnh, anh con trai khẳng định, song cô không tin.

- Ai đã chỉ định thuốc này thế? - Cô gái hỏi người yêu: - Anh nói đi! Biết đâu họ chơi xỏ, đưa liều thuốc nhẹ, khiến chúng ta phải đau đớn thì sao? Anh lấy thuốc của bác sĩ nào, ở hiệu thuốc nào vậy? Anh không muốn nói hả? Nực cười quá? Chúng ta thề cùng chết với nhau, vậy mà ngay cả chuyện như thế anh cũng không chịu nói...

Sau đó cô đòi phải xác định lại tác dụng của liều thuốc rồi mới tự tử. "Chuyện khôi hài biết chừng nào!" thiếu chút nữa thì Singo đã buột miệng như vậy.

Giờ đây Singo bỗng nhớ câu chuyện đó, khi đang đóng cửa lại. Ông đi nằm và quyết định không đánh thức vợ dậy, để kể cho bà nghe về nỗi khiếp sợ do tiếng rền của núi xâm chiếm lòng ông.

Hai cha con Singo cùng làm việc trong một hãng. Ngoài công việc chuyên môn, anh con trai còn phải đảm nhiệm thêm vai trò "nhắc nhở" cho cha mình.

Ở nhà thì hai người phụ nữ - bà Yasuco và Kikuco, vợ của Suychi - thực hiện nhiệm vụ đó. Như vậy là ba người trong gia đình phải lo lấp những chỗ trống trong trí nhớ của người còn lại.

Một hôm, vào cuối giờ làm việc, Suychi vào phòng giấy của cha, nhặt đại một cuốn sách từ trên giá và lật qua loa.

- Xem này! - Anh kêu lên và lại bên bàn cô thư ký của Singo để cho cô xem một đoạn viết gì đó.

- Cái gì vậy? - Singo hỏi và mỉm cười.

- Chuyện Paris ạ. Đây là hồi ký về một chuyến du hành sang Tây Âu.

Singo thừa hiểu Suychi không quan tâm đến trang sách. Anh ta chỉ tìm cớ để hẹn hò với cô thư ký.

Trên đường về nhà Singo mới sực nhớ, lẽ ra ông phải về cùng với Suychi. Xe buýt đông nghẹt và Singo quyết định đi bộ. Người chủ hiệu mời chào và Singo bước vào. Thấy có món trai tươi, ông quyết định mua mấy con về nhà. Khi người chủ tiệm hỏi lấy bao nhiêu thì Singo lưỡng lự.

- Ờ thì... lấy ba con xem! Phải rồi, ba con lớn nhất ấy.

- Xong ngay ạ. Chúng tôi làm xong liền đây.

Hai cha con người bán hàng dùng loại dao làm bếp lớn để nạy thịt trai. Những tiếng cọ sắc nhọn của dao vào vỏ trai làm Singo rùng mình. Sau đó họ rửa sạch thịt trai và đem thái nhỏ trên một tấm thớt lớn. Xong xuôi, người chủ tiệm chia chỗ thịt trai ra làm ba và nhồi lại vào ba cái vỏ của nó.

Bất giác Singo bỗng để ý đến một việc, thoạt nhìn thì thấy nhỏ nhặt: thịt của ba con trai đã lẫn lộn cả với nhau và chẳng còn biết thịt con nào để bỏ vào vỏ con nào nữa.

Ở nhà có bốn người, nhưng Singo chỉ mua có ba con trai. Bởi ông biết rằng Suychi sẽ không về nhà ăn tối và vô tình, ông đã loại anh ta ra khỏi danh sách. Có điều ông chẳng nghĩ được ra rằng, như vậy ông sẽ đặt con dâu Kikuco vào một tình thế bất tiện.

4

Thật hiếm khi Singo mua hải sản về nhà, nhưng cả vợ ông lẫn con dâu đều không tỏ vẻ ngạc nhiên. Có thể là họ muốn che giấu tình cảm của mình khi thấy ông trở về một mình, không có Suychi.

Singo đưa gói đồ ăn cho Kikuco và đi theo cô vào bếp. Thấy trong bồn rửa có sò và tôm, ông ngán ngẩm kêu lên:

- Thế này thì tôi đi mua mấy con trai làm gì kia chứ? Bây giờ rồi sẽ ra sao: sò với trai đều cùng một vị cả!

- Nhà mình có thể mở hàng ăn hải sản được đấy! - Kikuco cười nói và cái đầu lưỡi hồng hồng của cô thoáng hiện ra: - Để con xem nhé. Trai thì cứ để nguyên cả vỏ luộc lên. Tôm thì đem nướng, còn sò thì rán vậy. Con sẽ chạy đi mua nấm, còn ba hái giúp con ít rau thơm ngoài vườn.

- Ừ, được rồi.

Kikuco đặt lên bàn bếp hai con trai.

- Có ba con cơ mà! - Singo ngạc nhiên hỏi.

- À, con thứ ba ạ? Con nghĩ ông bà răng yếu, chắc chỉ ăn được một con thôi...

Bà Yasuco cúi mặt xuống và cười thầm.

- Con nói gì vậy?... - Singo ngạc nhiên: - "Ông bà?" Làm như là chúng ta đã có cháu nội trong nhà rồi vậy?

- Con xin lỗi! - Kikuco nhanh nhẹn vọt đi để lấy nốt con trai thứ ba.

- Này ông, con bé nó nói phải đấy, tôi với ông chia nhau một phần là được rồi. - Bà Yasuco can.

Những lời của cô con dâu nói thực đúng chỗ, đã tránh cho ông cái khó xử vì chỉ mua có ba suất ăn. Kikuco quả là nhạy cảm và khéo léo. Có thể là cô đã nghĩ đến cách khác để dành phần cho Suychi, như cô sẽ không ăn hoặc ăn chung một phần với bà Yasuco...

- Chỉ có ba con trai cả thảy thôi à? - Bà Yasuco hỏi. Bà hoàn toàn không nhạy cảm về sự đồng điệu: - Sao ông chỉ mua có ba trong khi nhà ta những bốn người?

- Ba con là đủ rồi, Suychi sẽ không về đâu.

Yasuco nhếch mép cười cay đắng, Kikuco không để lộ tình cảm của mình, mà cô cũng không hỏi Suychi đi đâu.

Kikuco vốn là con thứ tám trong một gia đình đông con. Các anh chị của cô đều đã có vợ có chồng và họ đã có một đàn con. Singo vẫn ngạc nhiên vì sự mắn con của gia đình nhà Kikuco. Còn Kikuco thì vẫn thường trách bố chồng chẳng nhớ được tên các anh chị của cô.

Như mọi đứa con út khác, Kikuco lớn lên trong sự nâng niu chiều chuộng của gia đình. Điều đó làm cho cô quen thói nhõng nhẽo.

Trong điệu bộ ngúng nguẩy đôi vai của Kikuco, Singo nhận thấy có một vẻ gì đó rất đáng yêu, thoáng một nét đỏm dáng ngây thơ, trong trắng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 10-1-2014 07:21:56 | Chỉ xem của tác giả
Thân hình cân đối của Kikuco gợi cho Singo nhớ đến người chị gái của vợ ông. Hồi trẻ, Singo đã từng yêu mê mệt chị gái của Yasuco. Chị đã mất sớm, để lại mấy đứa con nhỏ với người chồng đẹp trai.

Yasuco đã dọn đến ở nhà người chị gái quá cố để săn sóc lũ cháu côi cút. Cô đã làm việc xả thân với niềm hy vọng thầm kín là sẽ thay thế được bà chị. Một mặt cô say mê người anh rể, mặt khác - cô ngưỡng mộ người chị gái quá cố. Chị xinh đẹp đến nỗi không ai ngờ được là hai chị em cùng một mẹ. Đối với Yasuco, hồi ấy, chị gái và anh rể cô là những con người của thế giới thần tiên.

Yasuco đã hy sinh bản thân mình cho anh rể và các cháu, nhưng người anh rể dường như không đoái nghĩ đến tình cảm ấy.

Khi hiểu rõ câu chuyện, Singo đã lấy Yasuco.

Từ đó tới nay đã hơn ba mươi năm và Singo chưa bao giờ nghĩ là mình đã sai lầm. Một cuộc hôn nhân lâu bền không phụ thuộc vào việc nó được bắt đầu như thế nào. Có điều suốt ngần ấy năm, hai vợ chồng đều giữ những kỉ niệm về người chị gái ở trong tim. Họ không nhắc đến chị, nhưng không một phút nào quên chị ấy cả.

Kể từ ngày Kikuco về làm dâu trong nhà này, những kỉ niệm cũ của Singo lại bùng cháy, song nỗi đau thì không còn dữ dội như trước nữa.

Mới lấy vợ được chưa đầy hai năm mà Suychi đã có nhân tình.

Đối với Singo thì điều đó không thể nào hiểu nổi. Khác với người cha đã lớn lên ở nông thôn, cậu con trai không có vẻ gì là xúc động trước tình yêu và sự say mê. Chưa khi nào anh tỏ ra đau khổ, Singo đoán rằng, hiện tại Suychi đang dan díu với một người phụ nữ dễ dãi nào đó, hoặc thậm chí có thể là với một gái điếm mạt hạng.

Anh ta vẫn mời các nữ nhân viên ở hãng đi nhảy, cách đó chỉ cốt đánh lạc hướng ông bố. Dù là thế nào đi nữa, thì chắc gì nhân tình của Suychi đã trẻ trung và thanh khiết như Kikuco. Có cái gì đó khiến Singo cho rằng con dâu ông vẫn chưa hay biết gì về chuyện ngoại tình của Suychi. "Hình như mọi chuyện vẫn ổn cả, bất chấp mấy con sò khốn khổ", ông thầm nhủ.

5

Ở sân ga Tokyo, Suychi lẹ làng nhảy lên tàu rồi giữ một chỗ cho Singo lên sau.

Sau khi đưa ông già ngồi vào chỗ, Suychi móc túi lấy ra cho ông tờ báo và đôi kính. Singo cũng có mang kính nhưng hay quên, nên ông đưa cho Suychi mang thêm một đôi để dự phòng.

Suychi nghiêng về phía cha nói:

- Tanizaki mới bảo con là có một cô bạn của cô ấy đang tìm việc làm. Con đã nhờ cô hỏi giùm, xem cô kia có muốn đến giúp việc cho nhà mình không?

- Vậy hả? Thế để bạn của Tanizaki làm trong nhà mình con nghĩ là không nguy hiểm sao?

- Sao lại nguy hiểm?

- Nó có thể biết chuyện gì đó rồi đem nói lại cho Kikuco.

- Sao ba nghĩ vậy? Đâu có chuyện gì.

- Ờ, thì ba cũng cần hiểu rõ là đưa ai vào nhà mình chứ! - Singo chấm dứt câu chuyện và chăm chú vào tờ báo.

Lúc xuống tàu ở ga Kamakura, Suychi bỗng hỏi:

- Cô Tanizaki đã nói gì với ba về con phải không?

- Chẳng nói gì cả, dường như anh bảo cô ấy phải giữ mồm giữ miệng.

- Sao? Ba nói cái gì vậy? Con mà có chuyện gì với thư ký của ba, chẳng hóa làm ba thành trò cười cho cả hãng sao?

- Thế đấy, liệu làm sao cho Kikuco khỏi biết chuyện.

- Có nghĩa là Tanizaki đã mách lẻo với ba? - Suychi tiếp tục gặng hỏi. Anh có vẻ không có ý định giấu giếm.

- Chẳng hiểu sao nó còn nhận lời đi chơi với mày khi biết mày có nhân tình?

- Thì... chắc là vì ghen.

- Khiếp quá!

- Con sẽ chấm dứt ạ.

- Tôi hết hiểu nổi anh. Hy vọng là anh sẽ kể hết cho tôi biết.

- Con sẽ kể, nhưng để con giải quyết xong đã.

- Đừng có để chuyện đến tai Kikuco.

- Sợ là cô ấy biết rồi cũng nên.

- Ra thế đấy...

Suốt buổi tối, Singo ở trong một tâm trạng hết sức khó chịu.

Ăn tối xong ông rời khỏi bàn, không nói lời nào và đi về phòng mình. Kikuco đem dưa hấu đến cho ông. Bà Yasuco nhắc cô lấy thêm chút muối.

- Kikuco gọi ông mấy lần là có dưa mà ông không nghe sao? - Bà hỏi Singo.

- Tôi chẳng nghe thấy gì cả. - Singo đáp: - Hình như gần đây tai tôi có chuyện gì thì phải. Hôm qua, khi tôi mở cửa sổ cho mát thì nghe thấy tiếng rền của quả núi sau nhà. Còn bà thì ngáy thôi là ngáy!

Hai người đàn bà ngoảnh nhìn về phía núi.

- Núi rền được sao? - Kikuco thốt lên: - Mà hình như có lần mẹ đã kể cho con nghe một chuyện như vậy? Hình như là chị gái của mẹ trước khi chết cũng có nghe tiếng núi rền thì phải?

Singo choáng người như bị sét đánh. Ông không thể tha thứ cho mình vì đã quên chuyện đó. Làm sao mà ông lại chẳng nhớ ra khi nghe tiếng núi rền kia chứ? Thật hết sức lạ lùng!

Kikuco dường như đến lúc này mới hiểu mình vừa làm gì. Cô ngồi lặng đi, đôi vai đẹp hay ngúng nguẩy trơ như đá.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 10-1-2014 07:35:12 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG II


TIẾNG VE KÊU


1

Fusaco về, mang theo hai đứa con. Đứa lớn lên bốn, còn đứa nhỏ chưa đầy tuổi.

- Bao giờ thì có đứa thứ ba nữa đây? - Singo hỏi giữa chừng câu chuyện.

- Lần trước ba cũng đã hỏi con như vậy! - Fusaco đáp lại: - Còn cô Kikuco nhà này vẫn chưa định có con ư?

Câu nói của chị ta không hề có ẩn ý, nhưng nét mặt của Kikuco lúc đang nhìn đứa bé bỗng đờ ra.

- Đặt con bé nằm xuống đi. - Singo xen vào.

- Kunico chứ không phải là "con bé". - Fusaco nói: - Chính ba đã đặt tên cho cháu mà bây giờ ba lại gọi là "con bé"?

Dường như chỉ mình Singo nhận từ sự thay đổi trong nét mặt Kikuco. Tuy nhiên, ông không để lộ ý nghĩ của mình và quay ra chơi với đứa cháu đang thích thú giãy đạp lung tung.

Fusaco lục khăn gói lấy đồ rồi cùng Satoco, đứa con gái lớn, đi vào nhà tắm.

- Tôi thấy con bé con này nó dễ tính và biết nghe lời hơn chị nó đấy! - Bà Yasuco nói với chồng.

- Chắc tại vì bố mẹ nó lục đục với nhau nên ảnh hưởng lên tính cách của Satoco đó thôi. - Singo đáp: - Vợ chồng nó bắt đầu cãi cọ nhau ngay sau khi sinh Satoco mà, phải không?

- Chẳng lẽ một đứa trẻ bốn tuổi có thể hiểu được những chuyện như thế sao?

- Sao không? Những chuyện ấy ảnh hưởng đến đứa bé lắm...

- Nào, mợ cháu mình đi chơi nhé? - Kikuco bế đứa nhỏ lên nói nựng và bồng cháu đi ra khỏi phòng.

Bà Yasuco đứng bật dậy, chạy đến chỗ khăn gói của con gái và móc cái ví của chị ta ra.

- Này, bà làm cái gì vậy? - Singo khẽ cảnh cáo: - Để cái bóp xuống ngay! Bà có nghe tôi nói gì không?

- Nhưng tại sao cơ chứ, nếu tôi có thể được biết? - Yasuco hỏi lại tỉnh bơ.

- Để nó lại chỗ cũ đi! Bà không hiểu mình đang làm gì ư? - Singo nhắc lại và tay ông run lên.

- Chẳng lẽ tôi lại đi ăn cắp của nó à?

- Còn tệ hơn ăn cắp nữa.

Bà Yasuco bỏ lại cái bóp và ngồi xuống bên tay nải của Fusaco.

- Tôi muốn xem tiền bạc của con gái mình ra sao thì có gì là xấu nào? Ông thử nói coi! Biết đâu nó chẳng có lấy một xu để mua kẹo cho con cũng nên. Tôi chỉ muốn xem tình trạng của nó ra sao, vậy thôi.

Singo nhìn bà hằn học. Sau đó một phút, Fusaco từ nhà tắm đi ra.

- Này con, tao vừa định bảo để xem trong bóp mày có tiền bạc nhiều ít thế nào mà ba mày la tao quá. - Bà Yasuco nói luôn khi vừa thấy chị ta: - Nếu tôi đã làm gì không phải thì thôi, xin lỗi vậy.

- Xì! "Nếu tôi đã làm gì không phải". - Singo đay lại. Lời phân trần của vợ đã làm ông nổi giận.

Sau đó, ông cố trấn an mình bằng cái ý nghĩ rằng, hành vi của vợ ông là rất bình thường trong quan hệ của người mẹ đối với con gái, nhưng ông không sao trấn tĩnh được. Dường như nỗi mệt mỏi của năm tháng đã trào ra từ nơi nào đó thật sâu và đã nhấn chìm ông.

Fusaco nhìn chăm chăm vào khuôn mặt phẫn nộ của Singo. Chị sững sờ không phải vì hành vi của bà mẹ, mà là vì phản ứng của ông bố.

- Thì đấy, mẹ muốn xem gì thì cứ xem đi. - Cuối cùng chị ta kêu lên đầy vẻ khiêu khích và quẳng cái bóp vào lòng bà Yasuco.

Singo lại càng nổi giận hơn nữa. Bà Yasuco không động đến cái bóp.

- Aikhara nghĩ rằng nếu không có tiền con chẳng dám bỏ nhà đi. - Fusaco nói tiếp: - Mẹ cứ việc xem, dù sao bóp cũng rỗng không.

Vừa lúc ấy Kikuco dắt đứa bé chập chững bước vào. Fusaco đón lấy con và cởi áo cho nó bú. Chị có khuôn mặt xấu, nhưng thân hình thì đẹp. Đôi vú lớn căng sữa, cứng chắc.

- Thế còn Suychi đâu rồi? Hôm nay chủ nhật cơ mà? - Fusaco bỗng hỏi. Hẳn là chị muốn làm dịu tình hình.

2

Khi Singo về đến cổng nhà, ông bỗng ngước lên và nhìn từ những cây hoa hướng dương bên hàng rào nhà bên cạnh. Ông trở lui mấy bước, đến sát bên dưới những bông hoa đang trĩu xuống trên cánh cổng.

Sau lưng Singo, cô bé hàng xóm vừa về tới. Ông tránh lối cho cô bé và lẩm bẩm:

- Những bông hoa to quá. Thật là một kỳ quan!

Cô bé mỉm cười bẽn lẽn:

- Đó là vì nhà cháu tỉa bớt, chỉ để mỗi nhánh một bông thôi.

- À ra vậy! Hoa mới to đến thế!

Singo nhìn những cây hướng dương của mấy nhà xung quanh.

Trên các nhánh đều có vài ba bông hoa, nhưng chúng chỉ nhỏ bằng nửa những bông hoa bên rào nhà hàng xóm, ông đang định trước về nhà, chợt nghe tiếng Kikuco reo lên:

- Ba!

Cô bước đến sau lưng ông, trong túi xách chìa ra những mầm giá non.

- Con chào ba, ba ngắm hoa hướng dương ư? - Kikuco hỏi han ân cần, nhưng hẳn là cô để tâm đến việc Singo đi làm về một mình, không có Suychi hơn là đến chuyện mấy bông hoa.

- Một kỳ quan thật sự con ạ. - Singo nói: - Giống như đầu người khống lồ, phải không?

Sự so sánh hoàn toàn không có chủ định. Nói ra điều đó rồi Singo mới chợt cảm thấy cái sức mạnh không ngờ của những bông hoa to lớn nọ. Và cả sự hoàn thiện tuyệt đối trong cách sắp xếp của những búp, đài, nhị ở đó nữa. Những lá nhỏ ở cuống hoa tạo thành một vương miện. Mọi thứ ở đây xen chặt vào nhau nhưng không hề tạo ra cảm giác lộn xộn. Chúng toát ra một vẻ hài hòa, êm ả.

Chúng tỏa ra một sức mạnh không ai ngờ tới.

Những bông hướng dương lớn hơn đầu người. Có thể là sự hoàn hảo tuyệt vời của chúng đã gợi ra ở Singo một mối liên tưởng đến bộ óc. Trong cái sức mạnh hoang phí ấy của thiên nhiên, ông phát hiện ra biểu tượng của lòng dũng cảm. Ông không biết những bông hoa hướng dương là đực hay cái, nhưng ông có cảm giác rằng, chính ở trong chúng tiềm tàng sinh lực của dương tính.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 10-1-2014 07:49:00 | Chỉ xem của tác giả
Sánh bước cùng Kikuco về nhà, Singo tự hỏi phải chăng những ý nghĩ kỳ lạ sinh ra trong đầu ông là do sự có mặt của cô.

- Gần đây, ba thấy đầu óc mụ mẫm quá. Chắc hẳn là vì thế mà mấy cái hoa hướng dương đã gợi cho ba nghĩ đến đầu người. Chà... ba muốn đầu mình được hoàn hảo như thế biết bao nhiêu? Lúc trên tàu về đây, ba đã thử tưởng tượng xem nếu có thể tháo cái đầu để đem đi lau dầu, hay sửa chữa thì tuyệt biết chừng nào. Riêng cái đầu thôi. Cắt nó ra, (kể nghe thì cũng khiếp đấy!), đưa nó đến một bệnh viện. "Làm ơn sửa giùm cái này?", sẽ nói với người ta như vậy. Việc còn lại thì họ sẽ lo. Rửa óc, căn chỉnh, chữa lại chỗ hỏng... Trong thời gian đó, độ vài ba ngày hoặc một tuần, thân xác ta được ngủ thật là sâu. Chẳng phải thức giấc, cũng chẳng phải khổ sở vì những ác mộng.

Trên mặt Kikuco thoáng hiện một nét u ám.

- Có lẽ là ba mệt mỏi rồi. - Cô nói chỉ đủ nghe thấy.

- Thì đúng thế rồi. Hôm nay, ở sở ba tiếp một người khách và lấy thuốc lá ra hút. Ba châm một điếu, hút một hơi rồi đặt vào cái gạt tàn, xong lại châm điếu thứ hai, hút một hơi rồi lại bỏ vào gạt tàn. Một lúc sau nhìn lại, thì ra trong cái gạt tàn có ba điếu thuốc còn dài nguyên đang bốc khói. Lúc ấy thật là khó xử quá.

Khi còn ở trên tàu, quả thực Singo có nghĩ về cái thú của việc tháo đầu ra đem tu bổ, nhưng ông còn bị cám dỗ hơn bởi việc thân thể được ngủ sâu - giấc ngủ tuyệt vời của thân xác được giải phóng khỏi đầu óc. Còn gì trên đời có thể thú hơn? Quả là ông đã mệt mỏi quá mất rồi.

- Sao ba không đi nghỉ hè? - Kikuco hỏi.

- Ba cũng tính đi Camicochi. Chẳng thế thì cũng không ở đâu nhận sửa óc cơ mà! Có điều là Fusaco vừa về đến nhà. Ba ở lại sẽ tốt hơn cho nó, phải không?

- Ôi, con ganh với chị biết bao vì có một người cha tốt như vậy? - Kikuco thốt lên.

Trong giọng nói của cô, Singo nhận thấy những xáo động của tâm hồn. "Chẳng hiểu mình có hy vọng là khi nói huyên thuyên với nó về những chuyện không đầu không đuôi như thế này, có làm cho nó quên đi việc Suychi không về hay không nhỉ?". Ông thầm hỏi, có lẽ là không, nhưng ai mà biết được. Thế rồi ông hỏi thẳng:

- Cái câu con vừa nói ấy là để chế nhạo đấy à?

Kikuco giật mình.

- Hãy xem Fusaco nó ra nông nỗi nào rồi hãy bảo rằng ta là người cha tốt. - Singo nói tiếp.

Kikuco thực sự bối rối. Mặt cô đỏ lựng tận mang tai.

- Nhưng ba đâu có lỗi gì về việc đó. - Cô khẽ đáp và trong giọng nói của cô, Singo nhận thấy một ý muốn an ủi đối với ông.

3

Đêm đêm ve sầu từ cây anh đào ngoài vườn lại bay vào nhà.

Singo bước ra vườn và đến dưới gốc cây. Tiếng ve vang lên ong ong từ khắp mọi phía. Ông kinh ngạc không chỉ bởi tiếng ve kêu, mà còn vì số lượng của chúng nữa. Liên tục có những con ve tách khỏi cây và bay vào trong không trung. Những đám mây vùn vụt trôi về phía đông. Mặc dù dự báo thời tiết nói. Ngày tai họa (1) năm nay sẽ không có bão, nhưng Singo vẫn có linh cảm rằng đến đêm sẽ có gió lớn, mưa to và trở lạnh.

- Có chuyện gì thế ba? - Tiếng Kikuco vang lên ở sau lưng ông: - Ve kêu dữ quá làm con nghĩ hay là có chuyện gì xảy ra...

- Ừ, không biết đằng nào mà lần. Người ta vẫn còn nói rằng vịt với ngỗng lắm mồm, nhưng ve cũng chẳng kém.

Kikuco săm soi một chiếc kim có xâu chỉ và đáp:

- Con không nói về chuyện con nào lắm mồm đâu, có điều tiếng ve kêu nghe có vẻ khác thường. Nó lanh lảnh như thể sợ cái gì.

- Ba cũng không để ý nữa. - Singo đáp và nhìn vào trong nhà, nơi mấy người đàn bà đang túm tụm để may quần áo cho hai đứa trẻ.

- Satoco vẫn còn chơi ve phải không? - Ông hỏi tiếp.

Kikuco khẽ gật đầu. Vốn là đứa trẻ "thành thị" nên lúc đầu Satoco rất sợ ve. Để nó khỏi sợ, Fusaco đã cắt cánh ve đi cho con chơi. Từ đó, hễ bắt được ve là con bé chạy đi tìm kéo để cắt cánh.

Việc đó đã làm bà Yasuco khiếp sợ và kêu rên rằng hồi nhỏ Fusaco đâu có tàn nhẫn, nhưng chồng cô đã làm cô thành ra như vậy. Bà Yasuco thậm chí còn suýt ngất xỉu khi nhìn thấy lũ kiến lửa tha những xác ve cụt cánh. Vốn dĩ bà không phải là loại người dễ xúc động vì những chuyện như vậy, cho nên phản ứng của bà làm Singo kinh ngạc. Hẳn là việc Yasuco ghê sợ đã xuất phát từ những linh cảm u ám nào đó ở bà. Vấn đề hoàn toàn không phải ở mấy con ve.

Fusaco kể lể đủ chuyện với mẹ, song không hề nhắc đến chuyện khi nào sẽ ra đi - nghĩa là chị ta vẫn chưa có đủ can đảm để nói về cái chính yếu nhất. Là người cha, Singo cho rằng mình có bổn phận khuyên bảo con gái. Tuy nhiên, vì Fusaco đã có gia đình nên việc can thiệp ở đây cũng rất tế nhị. Còn việc để mẹ con chị ở lại cũng chẳng đơn giản chút nào. Vì thế Singo cứ lần lữa mãi với quyết định của mình, làm như mọi việc tự nó sẽ có thể thu xếp được.

Một lần trong bữa ăn, Fusaco bỗng buột ra:

- Ba quý cô Kikuco quá, phải không cả nhà?

- Dĩ nhiên là ông quý nó. - Bà Yasuco trả lời: - Và cả ta nữa, nếu mày muốn biết, ta cũng hết sức quý nó. Hơn nữa, Kikuco cũng cư xử rất lễ độ đối với chúng ta.

Mặc dù câu nói của Fusaco có tính chất khẳng định, nhưng bà Yasuco thấy cần phải trả lời cô. Bà có vẻ đùa giỡn, song hẳn là bà muốn đặt con gái vào đúng chỗ. Trong giọng nói của bà bộc lộ mối thiện cảm đối với người con dâu hạnh phúc và ác cảm đối với người con gái bất hạnh.

Singo cũng có những cảm nghĩ tương tự và ông thấy khổ tâm khi nghe chính Fusaco nói ra điều đó. Đối với ông, Kikuco như một ô cửa sổ mà qua đó, ông nhìn ra ngoài cuộc đời từ trong ngôi nhà buồn tẻ của mình. Các con đẻ của ông - máu và thịt của ông, thì lại không được như ông hằng mong muốn.

Cái quan trọng nhất là chúng không có khả năng sống được như chính bản thân chúng muốn, và điều đó đã khiến cho gánh nặng của mối quan hệ máu mủ trở nên không chịu đựng nổi. Người con dâu trẻ đã là niềm an ủi duy nhất đối với Singo. Tình thương yêu dành cho cô là một tia sáng trong sự cô đơn buồn khổ của ông, thông qua nó, ông muốn làm cho cuộc sống của chính mình được tốt hơn.

Mấy lời nói của Fusaco đã động chạm đến bí mật nhỏ ấy của Singo.

Chú thích:
(1) Ngày thứ 210 trong năm ở Nhật (tính từ đầu mùa xuân, tức là khoảng mồng một tháng chín) được coi là ngày tai họa, vì vào dịp đó thường xảy ra bão lụt hoặc các thiên tai khác.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 11-1-2014 04:23:13 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG III


VỪNG HỒNG Ở CHÂN MÂY


1

Trái với các dự báo thời tiết, vào đêm trước của ngày tai họa vẫn xảy ra một cơn bão.

- Hôm nay tôi hy vọng là anh sẽ về sớm. - Singo nhắc nhở Suychi vào cuối ngày làm việc.

Ayco Tanizaki, thư ký của Singo giúp ông sửa soạn rồi ra về cùng cha con Singo. Trong chiếc áo mưa trong suốt, bộ ngực nhỏ của Ayco trông lại càng nhỏ.

Về gần đến cổng nhà, qua tiếng mưa gió ào ào Singo, Suychi nghe thấy bài hát "Những ngày hội Paris". Kikuco đang mở một bài hát của Liz Goti.

- Cô nàng nhà ta không có vẻ sợ lắm thì phải! - Suychi nói.

Giông tố vẫn gào thét, còn máy hát thì mở hết cỡ nên Kikuco không nghe tiếng cha con Singo vào nhà.

- Chà, mưa mới khiếp chứ? Giày tôi ướt hết cả. - Suychi càu nhàu trong khi cởi giày ở phòng đệm.

- A, ba và anh đã về! - Kikuco reo lên. Mặt cô thật rạng rỡ.

Bài hát đã hết. Kikuco mở lại đĩa và mang những quần áo ướt ra ngoài.

- Em có biết là cả phố đều nghe thấy không? - Suychi cảnh cáo: - Hình như em chả bận tâm gì đến việc đang có bão thì phải.

- Chính vì thế mà em mở nhạc. Em sợ chết khiếp đi được. Em lo cho anh với ba quá, đến nỗi chẳng ngồi yên được.

Suychi thích các bài hát Pháp nên anh đã mua cho vợ cả một đĩa hát. Suychi biết tiếng Pháp, còn Kikuco thì không, nhưng cô rất thông minh nên chỉ sau mấy bài học phát âm, cô đã hát theo các bài trong đĩa khá thành công.

Kikuco có một tập đĩa các bài hát ru con của toàn thế giới do các bạn cô tặng vào ngày cưới. Cô rất thích nghe các bài hát ấy và thường hay khe khẽ hát theo khi xung quanh không có ai. Mỗi khi thấy cảnh ấy, trái tim Singo như muốn chảy tan ra vì trìu mến. Theo ông, những bài hát ru là một lời ngợi ca cao nhất đối với phái nữ.

- Hay là để tôi chuẩn bị sẵn một bài dành cho lúc chết nhỉ? - Một lần ông đã nói với Kikuco như thế: - Tôi sẽ ra đi không cần đến lời cầu nguyện, nếu như có tiếng hát ru.

Lúc ấy Singo nói đùa, nhưng mắt ông đầy lệ.

2

Bữa ăn chiều trôi qua trong ánh nến vì mất điện. Gió lùa qua khe cửa làm những ngọn nến mỏng manh bị tắt mấy lần. Qua tiếng gió gào, nghe vọng đến cả tiếng gầm của biển như muốn làm tăng thêm nỗi khủng khiếp.
Mỗi lần ngôi nhà rung chuyển vì gió bão, bà Yasuco lại lần tìm bao diêm và lắc lắc như để trấn an Singo và cả chính bản thân mình. Sau đó, bà nắm lấy tay ông.

- Ôi, không biết mọi cái có còn nguyên không nhỉ?

- Đương nhiên là còn nguyên rồi. Mà nếu có bay mất cái gì thì ta cũng đuổi theo kịp.

- Ở chỗ Fusaco chẳng hiểu mọi chuyện ra sao?

- Chỗ Fusaco à? Chắc cũng chẳng có gì đáng sợ. Cái gì có thể xảy ra với trận gió này được chứ? Hẳn là vợ chồng nó đã đi nằm như mọi cặp vợ chồng bình thường khác thôi.

Im lặng một lúc rồi Yasuco lại nói:

- Dù sao thì ở đó cũng có hai đứa trẻ. Không như chúng ta ở đây đâu.

- Mà bà cụ bên ấy lại không đi được cơ chứ...

- Đấy ông thấy chưa? Nếu có chuyện gì thì Aikhara phải cõng bà cụ mà chạy. Thật nghĩ mà rầu lòng.

Singo hơi buồn cười vì nghe từ "rầu lòng" từ miệng của người vợ sáu mươi ba tuổi, và ông bỗng cảm thấy day dứt vì cảnh ngộ của con gái.

- Bà thì cũng không dịu dàng lắm với Fusaco dạo nó đến chơi vừa qua. Tôi cảm thấy nó ra đi có vẻ tuyệt vọng.

- Ông không thấy là tại ông đã truyền tình cảm của mình sang cho tôi sao? Tại vì ông chỉ nghĩ đến Kikuco đó thôi.

- Làm gì có chuyện. Bà nói vớ vẩn rồi.

- Không vớ vẩn đâu. Thời gian gần đây ông không yêu thương Fusaco. Trong đầu ông chỉ biết có Suychi. Và ông sẽ không thay đổi. Hiện thời ông biết nó có nhân tình, nhưng ông không nói nó câu nào và ông trở nên dịu dàng hơn với Kikuco. Chuyện đó theo tôi là tàn nhẫn, ông có hiểu không? Con bé không dám lộ sự ghen tuông, sợ làm ông buồn khổ. Tất cả những chuyện đó đã làm tôi rầu rĩ. Sao cái cơn bão chết tiệt này không cuốn quách chúng ta đi cho rảnh...

Singo phát hoảng và ông chỉ lẩm bẩm một câu "bão" để đáp lại những lời nói giận dữ của vợ mình.

- Thì bão chứ còn sao nữa. - Bà Yasuco nói tiếp: - Mà cái con Fusaco cũng chẳng vừa đâu. Nó đang đợi để tôi với ông cho nó ly dị đây.

- Đến nước ấy cơ à? Vợ chồng nó đã đi đến chỗ hết chịu nổi nhau rồi hay sao?

- Đến rồi hay chưa đến thì cũng thế cả. Sợ nhất là tôi phải nhìn thấy cái vẻ mặt chua chát của ông, khi nó trút lên vai ông hai đứa nhỏ để ông chăm sóc.

- Bà thì cũng chẳng vui vẻ gì khi mẹ con nó ở đây.

- Đó là tại con Kikuco mà ông quá nâng niu . Nhưng dù không có Kikuco thì tôi cũng đủ khó chịu rồi. Thú thật là nhiều lúc con bé chỉ cần nói một lời hay làm một cái gì đấy, là tôi thấy thư thái nhẹ nhõm hẳn. Còn với Fusaco thì gánh nặng lại càng nặng hơn. Nó không còn được như trước đây nữa. Tôi hiểu rõ là tôi đang nói chuyện về con đẻ của mình, nhưng tôi không tài nào nói khác được. Thật đáng sợ quá! Lại còn thêm ảnh hưởng của ông nữa chứ!

- Bà còn khó ưa hơn cả Fusaco.

- Tôi nói giỡn thôi, ông đừng giận, dù sao tôi cũng là mẹ nó và ông, ông cũng là cha con Fusaco, đúng không?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 11-1-2014 04:25:11 | Chỉ xem của tác giả
- Tôi không phản đối việc cho nó về ở đây, nếu bà muốn. - Singo quả quyết tuyên bố. Sau đó, dường như chợt nhớ ra điều gì, ông hỏi thêm: - Còn tấm khăn mà Fusaco dùng để gói đồ lần vừa rồi, tôi nhớ đã thấy ở đâu rồi thì phải?

- Thì mình đã dùng để gói tấm gương cho nó hồi trước đó.

- Ra thế đấy!

- Tôi giật mình khi thấy nó tha cái tay nải ấy. Có phải là nó không có vali đâu.

- Ừ nhưng mà vali thì nặng. Một nách hai đứa con... Vả lại nó cũng chả thiết gì đến hình thức.

- Thì ít ra nó cũng phải biết ngượng với Kikuco chứ? Còn tấm khăn... tôi đã dùng để gói đồ đi theo mình khi chúng ta lấy nhau đấy.

- Vậy ư?

- Nó là của chị gái tôi để lại. Khi đi lấy chồng, chị ấy đã dùng nó để gói một cây cảnh của cha chúng tôi tặng. Sau khi chị ấy mất, người ta đem nó trả lại cho tôi.

Những kỷ niệm cũ lại choán ngộp tâm tưởng Singo. Trong một góc khuất nào đó của tâm trí, bỗng lóe lên ý nghĩ rằng, phải chăng đến tận bây giờ, ba mươi năm sau khi lấy Yasuco, nỗi khát vọng từ thời trai trẻ đối với người chị gái của bà vẫn còn cắn xé trái tim ông như một vết thương cũ.

Vừa ngủ thiếp đi sau hơn một giờ trằn trọc, Singo bỗng choàng tỉnh vì một tiếng động mạnh.

- Cái gì thế nhỉ? - Ông kêu lên.

Từ phía hành lang tối om vang lên tiếng Kikuco:

- Ba tỉnh rồi đấy ạ? Chắc là một tấm tôn lợp đền thờ bay xuống mái nhà.

3

Bão đã làm tốc hết cả mái tôn của ngôi đền cạnh nhà. Nhiều tấm rơi vào vườn nhà Singo và sáng hôm sau, người thủ tự đã đến nhặt lại.

Xe lửa tuyến Yocosuca vẫn chạy và Singo lên tàu để đi làm.

- Mọi sự ra sao? Cô có ngủ được không? - Ông hỏi cô thư ký khi cô bưng trà lại cho ông.

- Tôi không chợp mắt nổi ạ! - Ayco đáp và bắt đầu kể cho Singo nghe lúc đi trên tàu, cô đã thấy những chuyện khủng khiếp như thế nào.

- Dạo này Suychi có mời cô đi chơi nữa không?

- Không ạ.

- Chắc là cô có biết người tình của nó?

Ayco bối rối.

- Một vũ nữ ư? - Singo gặng hỏi.

Im lặng.

- Có lớn tuổi không? - Ông tiếp tục.

- Lớn tuổi không ư? Thì lớn hơn so với vợ anh ấy.

- Và chắc là đẹp?

- Vâng, cũng đẹp. - Ayco ngập ngừng nhưng rồi nói tiếp: - Chỉ có điều là cô ta có cái giọng khàn kinh khủng. Nghe như là hai giọng nói lẫn vào nhau. Thế mà Suychi lại cho là gợi dục.

Cô ta định nói thêm nhưng Singo không muốn nghe nữa. Ông cảm thấy xấu hổ, nếu như câu chuyện tiếp thêm vài câu nữa là bộ mặt thật của cả Ayco lẫn người đàn bà kia sẽ phơi bày ra trước mắt ông. Cô thư ký thấy ông giận dữ bèn im lặng.

Chiều hôm đó Suychi ra về cùng với ông bố. Ăn tối xong cả nhà đi xem bộ phim quay vở diễn Noh, đầu đề là "Kanjincho". Ba diễn viên chính đóng trong vở này: Cosinp, Utzacmon và Kikuguro đều đã chết cả.

Thành phố sáng lấp lánh tắm mình trong ánh trăng.

Singo ngước nhìn lên bầu trời. Mặt trăng dường như nằm trong một ngọn lửa. Những đám mây hình thù quái dị, gợi nghĩ đến những lưỡi lửa mà người ta vẫn dùng để thể hiện thần lửa Fudo. Mặt trăng hơi khuyết dịch chuyển về phía đông, nơi vừng hồng trên những đám mây, khuôn mặt rạng rỡ của chị Hằng bị mây phủ một tấm voan trong suốt. Bầu trời đêm sau cơn bão thăm thẳm như một vực sâu không đáy.

Tất cả hàng quán đã đóng cửa và thành phố chìm trong im lặng, sầu tư của ban đêm.

- Đêm qua tôi không ngủ được, vì thế tôi sẽ đi nằm ngay. - Singo nói khi về đến nhà. Ông cảm nhận thấy cái giá lạnh của cô đơn và thấy khao khát một chút ấm áp của tình người.

Dường như cuối cùng thì cái khoảnh khắc quyết định của đời ông cũng đã đến: một quyết định nào đấy đang tiến lại đầy vẻ uy quyền và tấn công vào ý thức của ông.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 11-1-2014 04:44:24 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG IV


QUẢ HẠT DẺ


1

- A, cây gbinco (1) đã đâm chồi! - Kikuco reo lên.

- Bây giờ con mới thấy ư? - Singo ngạc nhiên nói: - Còn ta thì đã ngắm nó từ mấy hôm nay rồi.

- Đó là vì ba luôn ngồi quay mặt về phía cây hoa.

Năm tháng trôi qua, trong nhà mỗi người đều chọn cho mình một chỗ cố định bên bàn ăn dưới bếp. Singo ngồi hướng về phía đông. Bên trái ông, nhìn về phía Bắc là chỗ của bà Yasuco, bên phải là chỗ của Suychi, Kikuco ngồi đối diện với bố chồng và nhìn về hướng tây. Như thế là hai ông bà già được ngồi những chỗ tốt nhất, từ đó có thể ngắm khu vườn trải ra phía đông và phía nam.

Hơn nữa như vậy thì tiện cho Kikuco và bà Yasuco đứng lên ngồi xuống dọn dẹp các thức trong bữa ăn. Dù Kikuco có ngồi quay lưng về phía cây gbinco đi nữa, thì Singo cũng vẫn thấy việc cô không nhận ra cây đã đâm chồi là không bình thường. Ông lo ngại điều gì đang diễn ra trong tâm hồn cô gái.

- Thôi được! - Singo hỏi vặn: - Nhưng hàng ngày con vẫn quét dọn hiên nhà và mở cửa trông ra vườn kia mà. Vậy thì tại sao con lại không nhận ra điều đó?

- Đúng là con vẫn đi ra ngoài luôn và mở cửa thật, nhưng...

- Đó, thấy chưa? Đấy là chưa nói đến việc hàng ngày, từ cổng vườn vào nhà, con cũng nhìn thấy cái cây đó. Hay là con cúi đầu đi, đắm chìm trong suy tư?

- Kìa, ba nói gì vậy? - Kikuco xấu hổ khẽ nguẩy đôi vai đẹp: - Thôi, từ giờ trở đi con sẽ cố phát hiện và ghi nhớ những gì mà ba để ý vậy.

Trong suốt cuộc đời Singo, chưa có người đàn bà nào yêu thương ông đến mức muốn để tâm đến tất cả những gì khêu gợi sự chú ý của ông.

- Trong cây gbinco ẩn chứa một sức mạnh kỳ lạ mà ở cây anh đào không có. - Singo nhận xét: - Thực sự thì phải cần đến một sức mạnh như thế nào cho một cái cây già cỗi, để nó có thể đâm chồi lần nữa vào giữa mùa thu?

Trong bếp vọng ra tiếng nước chảy. Lát sau có tiếng bà Yasuco gọi gì đó, nhưng tiếng nước chảy mạnh làm Singo nghe không rõ.

- Bà nói gì vậy? - Đến lượt ông hét gọi bà.

- Mẹ con bảo là cỏ xa trục đã trổ bông.

- Chà...chà!

Yasuco lại réo lên trong bếp.

- Nào, thôi đi! - Singo giận dữ quát: - Chẳng còn nghe thấy gì cả.

- Để con dịch cho. - Kikuco vừa nói vừa cố nhịn cười: - Mẹ con bảo là đêm qua nằm mơ thấy ngôi nhà ở quê bị đổ.

- Hừm...

Cuối cùng Yasuco cũng khóa vòi nước và gọi Kikuco:

- Đem cắm mấy bó hoa này vào bình đi con. Mẹ thấy đẹp quá nên hái vào.

- Để con đưa cho ba ngắm cái đã. - Kikuco nói và ôm vào một bó lớn cỏ xa trục và cỏ tóc tiên nở hoa.

Bà Yasuco đem vào phòng một chiếc bình gốm Sigaraki và nói:

- Cả thu hải đường ở nhà bên cạnh cũng nở rồi. Đẹp hết chỗ nói.

Singo bỗng nhớ đến những bông hướng dương của nhà hàng xóm. Bão đã tàn phá những cây hoa tuyệt vời ấy. Những bông hoa bị gió dứt đứt nằm lăn lóc trong bụi như những đầu người bị chặt. Mấy thân cây cụt đầu vẫn còn lô nhô bên vòm cổng. Trên mình chúng không còn lấy một chiếc lá.

Mỗi lần đi qua, Singo lại giẫm phải nhành hoa gãy, nhưng ông cố gắng để không nhìn chúng.

2

Ngôi nhà đổ nát trong giấc mơ của bà Yasuco chính là ngôi nhà chôn nhau cắt rốn của bà. Kể từ ngày cha mẹ bà chết đi, không còn ai sống ở đó. Khi còn sống, cha của Yasuco đã có ý định để lại ngôi nhà cho bà. Hẳn là ông đã tính cho cô con gái lớn xinh đẹp có nhiều người theo đuổi đi làm dâu ở nơi khác. Sau khi cô này chết, thấy Yasuco đến ở với các cháu và anh rể để chăm sóc họ, ông già đã xúc động sâu sắc và rất lo lắng cho số phận của cô con gái út. Cũng chẳng có gì lạ nếu ông cảm thấy có lỗi, vì chính cảnh ngộ gia đình đã đưa Yasuco đến nước ấy. Vì thế mà khi Yasuco lấy Singo, cha của bà đã vô cùng sung sướng.

Mẹ Yasuco chết trước và khi cha mất, bà được thừa kế ngôi nhà với một khoảng rừng hiện đang được những người bà con ở quê trông nom.

Ở đó, họ đã phải chặt hết cây trong cánh rừng để lấy tiền đóng thuế. Từ nhiều năm nay, Yasuco không thu lợi được gì từ món tài sản thừa tự, nhưng cũng không phải chi phí gì cho nó. Trong thời gian chiến tranh, nhiều người tản cư về vùng quê và có người hỏi mua ngôi nhà, song Yasuco không nỡ chia tay với nó. Và Singo cũng không ép bà bán.

Trong ngôi nhà ấy, Singo và Yasuco đã nên vợ nên chồng. Cha của Yasuco muốn đám cưới của cô con gái duy nhất còn lại, diễn ra ở ngay dưới mái nhà của ông.

Một trái hạt dẻ đã rụng đúng vào lúc cặp tân hôn đang trao nhau ly rượu cưới. Quả dẻ rơi trúng một hòn đá và văng xuống suối. Việc đó diễn ra thật khác thường khiến Singo suýt la lên vì kinh ngạc.

Những người có mặt trong đám cưới không ai nhận thấy gì.

Ngay sau ngày cưới, Singo đã lần ra suối để tìm hạt dẻ. Tìm được nó, ông đã định mang về cho Yasuco, nhưng rốt cuộc lại từ bỏ ý định. Sau đó, ông đã vùi hạt dẻ vào trong đám cỏ um tùm bên bờ suối.

Singo không nói gì với ai, bởi vì ông ngại người anh rể. Nếu anh ta không có ở đó, hẳn ông đã kể cho tất cả mọi người nghe về chuyện trái dẻ rụng. Singo cảm thấy có lỗi, vì sau khi người chị của Yasuco đã lấy chồng, ông vẫn còn khao khát nhớ nhung chị ta, và giờ đây khi chị ta đã thành người thiên cổ, ông lại lấy đi người em gái. Vậy là, dù thế này hay thế khác, ông cũng đã xâm phạm đến sự bình yên của người anh rể.

Đối với Yasuco, tình thế còn thảm hại hơn. Ai cũng biết là, người anh rể vì không nhận thấy tình cảm thực của bà, đã để bà ở trong nhà như một con ở tận tụy.

Người anh rể đẹp trai, đẹp hơn hẳn so với chàng tân lang Singo. Chính Singo cũng hiểu điều đó, thậm chí ông còn thấy trên đầu anh ta tỏa hào quang. Đối với Yasuco thì vợ chồng bà chị đã hẳn là thần tượng. Chấp nhận lấy bà, Singo đã phải cam chịu thân phận của một kẻ không đọ được với họ. Và cái khoảng trống kia - câu chuyện về trái hạt dẻ không được nói ra - mãi mãi còn đó giữa hai người.

Vài ba ngày sau khi Yasuco nằm mơ thấy ngôi nhà bị đổ, bà nhận được một bức điện tín, mấy người bà con ở quê báo tin Fusaco và hai đứa trẻ đã về ở đó.

- Liệu có phải giấc mộng của tôi báo trước chuyện này không? - Yasuco nôn nóng hỏi và chìa cho Singo xem bức điện khi ông đi làm về.

- Hừm, thì ra là nó về quê. - Singo nói: - Chỉ có điều là tôi không hiểu vì sao nó lại về đó?

"Nhưng ít ra thì cũng không có nguy cơ nó sẽ kết liễu cuộc đời nữa". Ông thầm nghĩ.

- Chắc nó sợ Aikhara sẽ tìm ra nó ở đâu rồi đến đón về.

- Thế có tin tức gì về thằng đó không?

- Không.

- Nếu vậy thì giữa chúng nó đã chấm dứt rồi. Fusaco đem theo con bỏ đi, mà thằng kia cũng không thèm tìm kiếm?

- Có thể là nó nghĩ mẹ con Fusaco về đây chăng?

- Không. Bà muốn nói gì thì nói, nhưng chuyện chúng nó thế là hết rồi.

- Tuy vậy, tôi vẫn không hiểu vì sao nó lại về quê.

- Theo suy luận như thế thì lẽ ra nó phải về đây.

- "Phải về đây"! Ông nói điều đó mới thờ ơ làm sao. Sự thực chúng ta cần phải hiểu rõ bất hạnh đến thế nào, một khi quay về ngôi nhà ruột thịt của mình cũng không được. Nó là con cái trong nhà, vậy mà chúng ta đã đẩy nó đến chỗ nào! Tim tôi nứt ra thành từng mảnh đây này.

Singo nhíu mày và bắt đầu thay quần áo.

- Trước tiên bà hãy bảo tôi, cái áo kimono của tôi ở đâu đã.

Kikuco liền đưa lại cho ông chiếc kimono và cầm lấy bộ y phục, lặng lẽ đi ra.

Yasuco ngồi cúi đầu một lúc rồi nhìn về phía cửa, nơi Kikuco mới đi ra, nói:

- Cũng chả có gì lạ là nó lại bỏ đi.

- Chẳng lẽ cha mẹ phải chịu trách nhiệm suốt đời về cuộc sống riêng của con cái hay sao?

- Ông nói vậy vì ông không hiểu phụ nữ... Mọi cái nó khác hẳn kia, khi người đàn bà đau khổ.

- Suychi hôm nay cũng chưa thấy đâu.

- Sao cha con ông không chịu về cùng với nhau? Ông toàn đi làm về một mình, còn con Kikuco mừng rỡ với ông. Chuyện đó đúng hay không?

Singo không trả lời.

- Thế ông không định bàn bạc gì với Suychi về việc của Fusaco.

- Để tôi bảo nó đón chị nó về đây.

- Fusaco sẽ chẳng thích Suychi đến. Thằng đó toàn nhạo báng nó thôi.

- Bây giờ không phải là lúc nói chuyện vớ vẩn. Suychi sẽ lên đường vào thứ bảy này, thế thôi.

- Tôi hình dung ra trong con mắt những người ở làng thì chúng ta ra sao rồi. Thật đáng xấu hổ! Chả bao giờ về quê cả, cắt đứt quan hệ họ hàng, thế rồi đùng một cái, Fusaco là đứa không biết họ hàng là thế nào, lại mò về đấy!

- Nó có thể về ở nhà ai được nhỉ?

- Hẳn là nó sẽ ở ngôi nhà cũ... Đâu có thể ở mãi chỗ bà dì tôi được?

Đối với Singo, cái ý nghĩ khó chịu nhất là Fusaco lại bỏ về ngôi nhà mà Yasuco đã nằm chiêm bao bị đổ.

Chú thích:
(1) Một loại cây lớn hạt trần, thường được trồng để làm cảnh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 11-1-2014 05:04:39 | Chỉ xem của tác giả
3

Ngày thứ bảy, hai cha con Singo cùng ra khỏi nhà. Trước khi ra tàu đi về quê, Suychi ghé vào phòng làm việc của bố. Ở đó anh ta gửi cô thư ký cất giùm chiếc dù rồi quay sang bảo Singo:

- Con đã lỡ mời Ayco đi nhảy tối nay.

Sau đó Suychi xách cặp và đi khỏi. Ayco chạy theo ra cửa, nhưng rồi lại quay vào. Trong động tác của cô, Singo nhận thấy một vẻ gì đó rất phụ nữ và ông thấy vui vui.

- Tiếc quá hả? Hứa đi chơi với người ta rồi lại bỏ đi mất. - Singo nói.

- Gần đây tôi cũng không còn tin nhiều vào những lời hứa lắm.

- Còn cô nhân tình của Suychi có đến chỗ khiêu vũ không?

- Không, không bao giờ.

Đối với Singo, việc ông và gia đình không biết gì về người tình của Suychi trong khi cô thư ký của ông lại biết, thật khó mà giải thích. Trước mặt Ayco thì điều đó đối với ông lại càng khó hơn nữa.

Thoạt nhìn thì Ayco có vẻ nhẹ dạ và hời hợt, nhưng phút này đây, cô như một tấm màn bí ẩn của chính cuộc sống.

- Suychi giới thiệu cô ta với cô à? - Singo hỏi tiếp.

- Cũng không hẳn như vậy...

- Tôi chả hiểu ra sao cả. Có lẽ nó định làm cô ghen chăng?

Ayco nhún vai.

- Tôi không phải là vật cản đối với họ.

Singo hiểu rằng cô hoàn toàn không thờ ơ với Suychi và thực sự cô có ghen tuông.

- Cũng không phải là dở nếu cô là vật cản của họ. - Ông nói.

- Sao ngài lại nói thế ạ? - Ayco cười và cúi mặt xuống. Sau đó, cô nói thêm: - Mà ả kia lúc ấy cũng đâu có đi một mình.

- Sao kia? Cô ta cũng có người khác nữa à?

- Không phải người tình, mà là một phụ nữ. Đó là người cùng sống một nhà với ả ta.

- Nhà thuê ư?

- Không, một cái nhà riêng. Nhỏ, nhưng rất dễ ưa.

- Cô muốn nói rằng cô đã đến đó?

- Vâng! - Ayco đáp vừa đủ nghe.

- Nhà ấy ở đâu? - Singo hỏi đường đột.

- Tôi không nói đâu ạ! - Ayco lắp bắp và mặt cô biến sắc.

Singo im lặng, cuối cùng Ayco tự nói:

- Ở khu Honggo, gần trường Đại học Tổng hợp ấy. Người đàn bà ở cùng với ả kia là một người rất đẹp và hết sức dễ thương.

Dường như việc nói ra những phẩm chất siêu việt của người đàn bà kia, giúp cho Ayco tự thanh minh với chính bản thân mình vậy.

Singo không thể giải thích nổi điều đó, tuy nhiên ông cho rằng, thông qua việc ca ngợi người kia, cô ta muốn tấn công trực diện vào ả nhân tình của Suychi.

Người phục vụ mang vào mấy bức thư. Ayco cầm lấy và đưa lại cho Singo.

- Đấy, lại đám ma! - Ông đọc một bức và làu bàu: - Một việc chẳng đáng ưa chút nào! Lần này là Toriama ư? Chà... có sự gì xảy ra với vợ ông ta chăng?

Cô thư ký đã quen với việc Singo tự nói một mình, nên để kệ ông. Singo bảo cô, vẻ xao lãng:

- Chiều nay tôi không đi nhảy với cô được. Có một đám ma. Người chết này bị vợ con hành hạ suốt, kể từ khi ông ta gặp vận hạn. Bà vợ thậm chí không cho ông ta ăn. Con cái cũng đứng về phía bà mẹ để hành hạ bố. Con người khốn khổ không dám ở nhà, ông ta lang thang đây đó, đợi cho đến lúc vợ con đi nghỉ rồi mới dám mò về.

- Tại sao lại thế ạ?

- Thì nó thế đấy. Khi tuổi tác đã đến cái giới hạn của nó rồi thì thật đáng sợ.

- Có thể là do lỗi tại ông ta?

- Bậy nào. Ông ta là một quan chức cao cấp của nhà nước, sau đó chuyển về làm ở một hãng tư nhân. Ở đây viết là tang lễ được cử hành ở nhà chùa, như vậy là ông ấy giàu có. Hồi là viên chức, ông hết sức mực thước.

- Và có chăm lo đến gia đình, tôi nghĩ thế?

- Tất nhiên.

- Nếu vậy thì tôi không hiểu nổi ạ.

- Vì cô còn trẻ. Có biết bao nhiêu người đàn ông đàng hoàng, ở cái tuổi năm mươi, sáu mươi tối tối lại lang thang khắp các ngõ phố, chỉ vì ở nhà thì sợ vợ.

Singo cố gắng nhớ lại nét mặt Toriama nhưng vô ích. Ông tự hỏi phải chăng ông ta chết ở nhà?

4

Singo đã nghĩ rằng, ở đám tang, thế nào ông cũng gặp lại những người đồng học cũ, vì thế khi thắp nén nhang cầu nguyện cho vong hồn người chết xong, ông ra đứng trước cửa chùa. Nhưng ông đã không gặp người quen nào cả. Hẳn là ông đến quá muộn.

Lúc cúi chào bà quả phụ, Singo thoáng nghĩ rằng Toriama đã ốm liệt giường và chết trên giường bệnh, bởi mái tóc nhuộm của bà vợ ông ta đã bạc màu ở gốc tóc và chưa được nhuộm lại. Trong khi nói lời chia buồn với gia quyến người quá cố, Singo đã quên bẵng đi mất là lúc còn sống, Toriama là nạn nhân của vợ mình. Mãi đến lúc cúi mình vái trước quan tài, ông mới sực nhớ ra điều đó và thấy rùng mình.

Không phải vì sự hồi tưởng về mối quan hệ trong gia đình người bạn, mà vì sự đãng trí của bản thân ông. Số bạn bè cũ biết rõ vợ chồng Toriama còn rất ít. Trước đây, không ai trong bọn họ nhìn nhận vấn đề của Toriama một cách nghiêm túc cả, thậm chí trong những buổi tụ họp, có người còn đùa cợt và thêm thắt phóng đại lên nữa. Giờ đây, Singo bỗng nghĩ rằng, sự thực vợ chồng Toriama cũng chẳng hề suy xét đến việc tại sao bà vợ lại dày vò ông chồng, và tại sao ông ta lại cam chịu như vậy.

Toriama đã chui xuống mồ mà chẳng được giác ngộ, còn với bà vợ thì mọi chuyện đã trôi qua. Không còn Toriama, câu chuyện của vợ chồng họ đã đi vào dĩ vãng.

Bức ảnh trên quan tài được chụp khi Toriama còn là một quan chức nhà nước. Khuôn mặt hiền lành của ông ta thành ra quá trẻ so với bà vợ góa đang đứng bên linh cữu. Người ngoài hẳn sẽ nghĩ rằng bà vợ là một nạn nhân trong gia đình và đã già trước tuổi vì vất vả.

Nếu có ai hỏi thăm việc gia đình Singo lúc ấy, hẳn là ông sẽ trả lời: "Ồ nhà tôi thì cũng tàm tạm, chỉ có điều gia đình riêng của cả con trai lẫn con gái đều trục trặc thế nào ấy".

Ông bỗng thấy muốn được chia sẻ với ai đó nỗi lo lắng của mình. Ông muốn được hỏi ý kiến người khác về những điều như: "Cuộc sống của con người ta có thể gọi là mĩ mãn được không, nếu con cái người ta có gia đình riêng hạnh phúc?", hoặc: "Cha mẹ có trách nhiệm tới đâu đối với cuộc sống riêng của con cái?". Những ý nghĩ của Singo cứ ùa ra và ông lẩm bẩm thành lời những điều ông nghĩ.

5

Khi Singo đi dự tang lễ trở về, đã có hai người khách đợi ông ở hãng. Ông bảo cô thư ký rót cho ông chút rượu Whisky vào tách trà để giúp cho trí óc được tỉnh táo.

Tiễn khách ra về, Singo bảo Ayco:

- Cô dẫn tôi đến nhà tình nhân của Suychi!

Cô thư ký hết sức kinh ngạc. Lúc đầu cô tỏ vẻ phản đối, nhưng rồi cô đành phải phục tùng.

- Ngài định làm gì nếu tôi đưa ngài đến đó? - Cô hỏi bằng một giọng đúng mực nhưng lạnh nhạt và xa lạ.

- Không làm gì bất tiện cho cô đâu.

Trong xe taxi, Ayco ngồi im lặng. Singo thấy khó xử vì đã buộc cô ta phải đi, ông ta xấu hổ vì cả con trai lẫn bản thân mình.

- Tôi nghĩ ngài nên nói chuyện với cô bạn của ả kia. - Cuối cùng Ayco lên tiếng: - Nếu ngài muốn, tôi sẽ gọi cô ta đến hãng.

- Tôi cũng không biết nữa... - Singo lưỡng lự trả lời.

- Khi đến đằng ấy, Suychi uống rượu say sưa và hóa điên khùng. Anh ta la hét và bắt cô bạn phải hát. Ẳ tình nhân thì khóc. Mà đã khóc thì, theo tôi, ả không hờ hững với Suychi đâu.

Họ xuống xe ở trước cửa trường Đại học Tổng hợp và rẽ vào một phố nhỏ.

- Nếu con trai ngài biết chuyện thì tôi sẽ không dám thò mặt đến hãng nữa. - Ayco nói khẽ: - Chắc tôi sẽ phải bỏ việc.

Singo rùng mình. Ayco đứng lại và bảo:

- Ngài hãy đi dọc theo bức tường đá kia. Nhà thứ tư là nhà của ả ta đấy. Tôi không thể đi thêm được nữa, vì họ sẽ nhìn thấy tôi.

- Nếu thế thì ta bỏ cuộc vậy. Hóa ra tôi làm khổ cô quá!

- Sao? Ngài đến tận đây để rồi... Ngài làm việc đó vì sự yên ấm của gia đình mình kia mà? Đừng có bỏ cuộc chứ! - Trong lời nói khích ấy của Ayco, Singo nhận thấy một vẻ độc địa.

Ngôi nhà thứ tư với tấm biển đề "Ikeda" trông bé nhỏ, cũ kỹ và không được lành mạnh. Cửa vào tối tăm, cửa sổ đóng kín. Trong nhà không có một tiếng động.

Singo bỏ đi và cảm thấy kiệt sức. Con trai ông đã sống một cuộc đời nào ở sau bức tường này? Không, ông thì chưa được chuẩn bị để sục vào đó mà không báo trước.

Khi về đến nhà, Singo lảng tránh cái nhìn của Kikuco. Ông thấy mệt rũ và đi nằm sớm. Ông nghĩ miên man đến sự vất vả mà Kikuco sẽ phải gánh vác khi mẹ con Fusaco đến. "Vợ chồng Suychi sẽ phải ra ở riêng", ông thầm bảo.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách