Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: cubin
Thu gọn cột thông tin

[Nam] Felix Wong - Huỳnh Nhật Hoà ( 黃日華)

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 21:30:54 | Xem tất
Huỳnh Nhật Hoa là một trong số những diễn viên rất có duyên đóng phim của Kim Dung. Anh đã tham gia một số phim như: anh hùng xạ điêu 1983, Thiên Long Bác Bộ (cả 02 bản của TVB phiên bản năm 1982 (vai Hư Trúc) và Thiên Long Bác Bộ bản 1997 (vai Kiều Phong)), Bích Huyết Kiếm (vai Viên Thừa Chí) và Tuyết Sơn Phim Hồ (vai Thập Nhất Đao). Huỳnh Nhật Hoa được nhà văn Kim Dung khen gợi là Quách Tĩnh giống với nguyên tác nhất.

Giới thiệu 1 ít về Kim Dung nhé ^^





Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (phồn thể: 查良鏞, giản thể: 查良镛, bính âm: Cha Leung Yung), sinh vào ngày 6 tháng 2 năm 1924 tại trấnViên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố là Tra Thận Hành, nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội là Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô. Tra Văn Thanh về sau từ chức, đến đời con là Tra Xu Khanh bắt đầu sa sút; Tra Xu Khanh theo nghề buôn, sau sinh sáu đứa con, Kim Dung là con thứ hai.

Thuở nhỏ Kim Dung thông minh, lanh lợi, nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể truyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là "Tra thị tàng thư" nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé.

Sáu tuổi, ông vào học tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy dạy văn cho ông lúc bé có Trần Vị Đông, là người rất thương yêu và tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung, nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo, tờ báo nổi tiếng nhất Trung Quốc bấy giờ.

Năm lên tám tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc đến bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, cảm thấy rất say mê, từ đó thường sưu tầm tiểu thuyết thể loại này.

Năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Kim Dung được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Tuy xa nhà nhưng cuộc sống của ông cũng không khác mấy, ngoài đi học vẫn chúi đầu đọc sách, và vẫn đứng đầu lớp. Một hôm nhân dịp về thăm nhà, ông khoe gia đình cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi là cuốn sách đầu tiên của ông, viết năm 15 tuổi và được nhà sách chính quy xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim Dung lại soạn Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách in ra bán rất chạy, đem lại cho ông khoảng nhuận bút hậu hĩnh.

Năm 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Cuộc du hành của Alice tuy đem lại tai hại, nhưng đă cho thấy tài tưởng tượng, cũng như tinh thần phản kháng của Kim Dung, mà sau này thể hiện rất rõ trên các tác phẩm. Ông lại chuyển đến học trường Cù Châu. Tại trường này có những quy định rất bất công với học trò, học sinh không được quyền phê bình thầy giáo, nhưng thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh. Năm thứ hai tại trường, ông viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, được giới học sinh tranh nhau đọc. Ban giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Không những vậy, một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình do hâm mộ tác giả bài báo, đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo, mà không biết tác giả chỉ là một học sinh.

Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, ban giám hiệu quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ.

Tại học viện chính trị Trung Ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Có lần viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, Kim Dung lần thứ hai trong đời bị đuổi học, năm 19 tuổi.

Sau ông xin làm việc tại Thư viện trung ương. Ở chung với sách, tri thức nâng cao lên rất nhiều. Ngoài đọc sách sử học, khoa học và những tiểu thuyết võ hiệp đương thời, ông còn đọc những cuốn như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông bắt đầu nảy sinh ý định sáng tác truyện võ hiệp. Ông cũng sáng lập ra một tờ báo lấy tên Thái Bình dương tạp chí, nhưng chỉ ra được một số đầu, số thứ 2 nhà xuất bản không chịu in, tờ báo đầu tiên của ông xem như thất bại.

Năm 1944, ông đến làm việc cho một nông trường ở Tương Tây. Nơi này rất tịch mịch hẻo lánh, đến năm 1946, không chịu nổi ông xin thôi việc, người chủ nông trường không cản được, tiễn ông bằng một bữa thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông về lại quê cũ ở Hải Ninh, cha mẹ nghe tin ông bị đuổi học, rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm ra đi lập nghiệp.

Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio.

Chẳng bao lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế.
Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi, được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên của ông rất xinh đẹp.

Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đ́nh. Trong lúc này, vợ ông không chịu nổi cuộc sống ở Hồng Kông, trở về gia đình bên mẹ, không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn.

Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất. Được nhiều thành công đáng kể.

Từ khi mới vào làm cho Tân Văn Báo, ông quen thân với La Phù và Lương Vũ Sinh. Đến năm 1955, được hai người ủng hộ và giúp đỡ, ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông, nghĩa là "cái chuông lớn". Thư kiếm ân cừu lục ra đời, tên Kim Dung được chú ý đến, dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa.

Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua những bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Không như một số tờ báo do ông sáng lập khác, Minh Báo theo ông đến khi kết thúc sự nghiệp.

Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.

Vào tháng 10 năm 1976, sau cái chết đột ngột của con trai trưởng của mình, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả là ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó.
Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.
Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.

Kim Dung viết tổng cộng 15 truyện trong đó 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo gồm:

1. Thư kiếm ân cừu lục năm 1955       
2. Bích huyết kiếm năm1956       
3. Xạ điêu anh hùng truyện năm 1957 (Xạ điêu tam bộ khúc I)
4. Thần điêu hiệp lữ năm 1959        (Xạ điêu tam bộ khúc II)
5. Tuyết sơn phi hồ năm 1959       
6. Phi hồ ngoại truyện năm 1960
7. Bạch mã khiếu tây phong năm 1961       
8. Uyên Ương đao năm 1961       
9. Ỷ thiên Đồ long ký năm 1961 (Xạ điêu tam bộ khúc III)
10. Liên thành quyết năm 1963       
11. Thiên long bát bộ năm 1963
12. Hiệp khách hành năm 1965       
13. Tiếu ngạo giang hồ năm 1967       
14. Lộc Đỉnh ký năm 1969-1972       
15. Việt nữ kiếm năm 1970 (truyện ngắn)

Một số tác phẩm của Kim Dung có những nhân vật và chi tiết bắc cầu với nhau, tuy nhiên đều có thể đọc độc lập.
Chùm truyện có thể nói là nổi tiếng nhất, và cũng có nhiều chi tiết liên kết chặt nhất, là Xạ điêu tam bộ khúc (射鵰三部曲), gồm ba tác phẩm Xạ điêu anh hùng truyện (cuối đời Tống), Thần điêu hiệp lữ (thời Mông Cổ đánh Tống), Ỷ thiên Đồ long ký (thời nhà Minh nổi lên đánh Mông Cổ).

Thiên Long bát bộ (thời Tống) lấy bối cảnh trước Xạ điêu anh hùng truyện, nhưng nội dung câu chuyện vốn là độc lập. Khi Kim Dung sửa chữa Xạ điêu anh hùng truyện đã sửa lại vài chi tiết để bắc cầu với Thiên Long bát bộ. Vài nhân vật của Bích huyết kiếm (thời Minh mạt, Mãn Châu vào đánh) xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký (đời Khang Hy). Vài nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục xuất hiện trong Phi hồ ngoại truyện, tác phẩm này lại kể lai lịch, hành trạng của Hồ Phỉ và một số nhân vật khác của Tuyết sơn phi hồ (các truyện này lấy bối cảnh đời Càn Long). Các truyện khác của Kim Dung không liên quan với nhau và cũng không có bối cảnh lịch sử cụ thể, trừ Việt nữ kiếm xảy ra thời Xuân Thu.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_Dung
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 21:55:00 | Xem tất
Có thể nói Hồng Kông chính là nơi mà Kim Dung chọn lựa để phát triển sự nghiệp của mình
và đây cũng chính là nơi chuyển thể nhiều các tác phẩm võ hiệp của ông lên truyền hình, điện ảnh nhất
và cũng với các tác phẩm Kim Dung đã đưa tên tuổi của rất nhiều diễn viên lên 1 tầm cao mới như:
1. Huỳnh Nhật Hoa - Quách Tĩnh
2. Lưu Đức Hòa - Dương Quá
3. Trần Ngọc Liên - Tiểu Long Nữ
4. Lương Triều Vỹ - Trương Vô Kỵ, Tiểu Ngư Nhi và Vi Tiểu Bảo
5. Lê Mỹ Nhàn - Triệu Mẫn
6. Cổ Thiên Lạc - Dương Quá bản 1995
7. Lý Nhược Đồng - Tiểu Long Nữ bản 1995
và còn nhiều diễn viên khác

Mv tổng hợp phim Kim Dung

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 22:02:27 | Xem tất
Phim thứ 6: Thiên Long Bát Bộ 1982

Đạo diễn: Tiêu Sinh
Diễn viên: Huỳnh Nhật Hoa, Thang Chấn Nghiệp, Trần Ngọc Liên
Thể loại: Võ Thuật-Kiếm Hiệp
Quốc gia: Hong Kong
Năm phát hành: 1982

Nội dung: Hoàng tử Đại Lý - Đoàn Dự vì không muốn học võ công nên trốn khỏi hoàng cung ngao du thiên hạ, Trớ triêu thay, trên đường ngao du, Đoàn Dự lại vô tình học được tuyệt kỷ trong thiên hạ, những thứ mà nhân sĩ võ lâm cầu mà chẳng được. Trên đường ngao du, Đoàn Dự đã vô tình quen biết và kết huynh đệ với Kiều Phong và Hư Trúc, trải qua những cuộc phiêu lưu mà không bao giờ nghĩ tới... Kiều Phong do bị phát hiện thân thế là người liêu nên bị cả võ lâm quay lưng, trên đường truy tìm thân tế của mình dù không muốn nhưng hai tay đã nhuộm đầy máu tươi, Hư Trúc từ một tiểu tăng thiếu lâm, trải qua nhiều kỳ ngộ đã trở thành Cung chủ Thiên Dực Cung, chưởng môn phái tiêu dao và thậm chí là phò mã Tây Hạ, còn Đoàn Dự, trên đường đi đã gặp và mê đắm Vương Ngữ Yên, tiếc rằng nàng là em gái cùng cha khác mẹ của chàng... Mộ Dung Bác giả tu hành, lén luyện thần công trong Tàng Kinh Các, hợp sức với Cưu Ma Trí trong tay có Dịch Cân Kinh, hạ sát Vô Danh tăng và Tiêu Viễn Sơn. Tuy nhiên Vô Danh tăng phát hiện âm mưu sớm nên kịp thời đẩy Tiêu Viễn Sơn xuống giếng sâu, chỉ là không đánh lại hai người kia hợp sức. Tiếp đó Mộ Dung Bác hợp với Cưu Ma Trí khống chế Thiếu Lâm, lấy đi Lục Ngọc Trượng, dùng tên Duyên Căn làm trụ trì. Sau này Hư Trúc đem Mộng Cô về thăm chùa mới cứu nạn Thiếu Lâm Tự..


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 22:08:03 | Xem tất



Thang Chấn Nghiệp (vai Đoàn Dự) và Trần Ngọc Liên (vai Vương Ngữ Yên)







Nguồn: baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 22:10:07 | Xem tất



Huỳnh Nhật Hòa vào vai Hư Trúc so với nguyên tác thì ngoại hình của Huỳnh Nhật Hoa tương đối đẹp trai nhưng do cách diễn thật thà chất phát nên vai diễn Hư Trúc của anh để lại một ấn tượng nhất định trong lòng khán giải





Nguồn: baidu
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 22:18:46 | Xem tất
http://www.nhaccuatui.com/m/bAx36c2MSr
Bài hát Thiên Long Bát Bộ 1982 OST ca sĩ Susanna Kwan (Quan Cúc Anh), Michael Kwan (Quan Chính Kiệt) trình bày


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-3-2013 22:36:38 | Xem tất
Hình ảnh Hư Trúc qua một số phiên bản ^^


Thiên Long Bác bộ 1982


Thiên Long Bác Bộ 1996


Thiên Long Bác Bộ 2004


Thiên Long Bác Bộ 2013


p/s đang rất mong chờ Hư Trúc của anh Hàn Đống ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 29-3-2013 04:53:18 | Xem tất


sau bản làm lại của bộ Tuyết Sơn Phi Hồ '99, thì Kim Dung đã cấm TVB phát hành phim từ tác phẩm của ông vì lý do thay đổi quá nhiều ... nhưng ông lại cho Vu Chính làm lại bản Tiếu Ngạo Giang Hồ ... giờ còn thêm Thần Điêu Hiệp Lữ ... ko biết ông lại nghỉ như thế nào với sự thay đó ...

Theo mình thấy, tác phẩm của Kim Dung, TVB làm hay nhứt .... có lẽ vì quá ấn tượng những diễn viên của thập niên 80, từ những ng` thủ vai chính cho tới vai phụ ... điều là thành phần xuất sắc ...  

còn về phần anh Huỳnh Nhựt Hoà, mình thấy anh đúng là với câu ... gừng càng già càng cay ... anh thì càng ngày càng giỏi ... đóng phim rất có phong độ ... rất lôi cuôn.  Mình thấy anh giờ có phần hay hơn xưa

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-3-2013 21:14:43 | Xem tất
purpletulips gửi lúc 29-3-2013 04:53
sau bản làm lại của bộ Tuyết Sơn Phi Hồ '99, thì Kim Dung đã cấm TVB phát hành phim  ...

Theo mình thì phim Vu Chính chỉ xem 1 lần khó thể xem lần thứ 2 ^^
mình cũng giống bạn thích những tác phẩm Kim Dung do TVB làm khoảng thập niên 80
phải nói là diễn xuất đồng đều từ tuyến vai phụ đến chính, kịch bản cũng chặt chẽ vừa phải ^^
còn về anh Huỳnh Nhật Hòa thì mình thích cả phim và con người của ảnh
Trong giới diễn viên ảnh thuộc hàng hiếm ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 29-3-2013 21:19:26 | Xem tất
Nói về tác phẩm của Kim Dung thì ai cũng nghĩ ngay đến xạ điêu tam bộ khúc đó là
1. Anh hùng xạ điêu
2. Thần điều đại hiệp
3. Cô gái đồ long
tuy nhiên TVB cũng có dựng một số tác phẩm ăn theo chuỗi 3 tác phẩm này
theo mình nếu lấy cửu âm chân kinh làm nền tản thì có một số tác phẩm kèm theo như:
Giáo chủ vương trùng vương: tác phẩm này đã mô tả một cách tóm tắt về quá trình, hoàn cảnh ra đời của Vương Trùng Vương đồng thời giải thích mối thù hận của phái Toàn Chân Giáo và Cổ Mộ sau này (đạo sĩ thúi Doãn Chí Bình và Cô Cô ^^)



(Phim này cũng không hay lắm @@)


Cửu âm chân kinh: phim này nói về quyển bí kíp võ công thiên hạ vô địch thất truyền trên giang hồ gọi là Cửu Âm Chân Kinh. Bộ phim xoay quanh 5 vị cao thủ võ lâm: Đông Tà (Hoàng Dược Sư - ba của Hoàng Dung sau này), Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Chính Minh, Bắc Cái Hồng Thất Công và cuối cùng là đạo nhân Vương Trùng Dương. Trong trận chiến của tứ đại cao thủ diễn ra quyết liệt để giành lấy quyển cửu âm chân kinh nhưng bất phân thắng bại. Cuối cùng sau trận luận kiếm ở Hoa Sơn, Trùng Dương Chân Nhân đã lấy được quyển cửu âm chân kinh. Sau khi qua đời,Trùng Dương giao lại trọng trách bảo quản bí kíp cho Châu Bá Thông. Về phần Hoàng Dược Sư, sau nhiều gian nan ông và thánh nữ sống bên nhau ở Đào Hoa Đảo nhưng lại bị trúng độc và chỉ có cưu âm chân kinh mới có thể đẩy lùi độc tố. Lúc này Âu Dương Phong dùng mưu kế lấy được Cửu Âm Chân Kinh, sau đó trở về đấu với từng người một trong tứ đại cao thủ. Tương truyền bí kíp võ công đệ nhất thiên hạ Cửu Âm Chân Kinh có liên quan đến bức tranh của Cái Bang & Thánh Nữ của Sát Mãn Giáo, ai ai cũng muốn chiếm đoạt... Đông Tà Hoàng Dược Sư trên đường nảy sinh tình cảm với thánh nữ nhưng vì phụ hoàng, Thánh Nữ gạt bỏ tình riêng quay về Sát Mãn Giáo. Đứng trước cơ hội giành lấy Cửu Âm Chân Kinh. 4 đại cao thủ Đông Tà - Tây Độc - Nam Đế - Bắc Cái ngang tài ngang sức nhau. Trước tình thế này Vương Trùng Dương Trương chân nhân đã mở ra "Hoa Sơn Luận Kiếm". Ai là người chiến thắng sẽ đoạt được Cửu Âm Chân Kinh. Cuối cùng Cửu Âm Chân Kinh do Trương Chân Nhân cất giữ, trước khi chết ông giao lại cho sư đệ Châu Bá Thông với di ngôn không để ai đọc được Cửu Âm Chân Kinh.


Phim này xem cũng hay thích tình yêu của đông tà ^^
và càng hiểu hơn vì sau sau này ông đặt biệt ủng hộ tình yêu của Dương Quá



Ngoài ra còn có 01 tác phẩm đó là Nam đế bắc cái: qua bộ phim này chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa Đoàn Dương gia - Anh Cô - Châu Bá Thông cũng như vì sau Hồng Thất Công xuất thân từ một gia đình phú quý, là con trai độc nhất nên được cả gia tộc quan tâm chiều chuộng lại trở thành một lão ăn mày nổi tiếng sau này.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách