Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 3674|Trả lời: 9
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Dù cho JYJ có thắng kiện, các công ty quản lý của Hàn Quốc vẫn sẽ không thay đổi

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
[Quan điểm văn hóa của Heon Shik] Các khái niệm về lòng biết ơn, sự trung thành và sự báo đáp giữa các ngôi sao và công ty quản lý cần phải biến mất trước tiên.



Trong mô hình ban đầu của các công ty giải trí Hàn Quốc, CEO là người có quyền lực gần như tuyệt đối. Sự thật là, không hề có sự phân chia giữa nhà quản lý và các CEO. Mô hình này phổ biến ở hầu hết các công ty giải trí Hàn Quốc. Tuy nhiên, một vài công ty có quy mô lớn đã bắt đầu đi trên một hướng khác.

Các công ty quản lý như Sidus hay SM thích một phương pháp phân chia rõ ràng và chuyên biệt hơn là mối quan hệ theo chiều thuận như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình quyết định các vấn đề cũng hoàn toàn được dàn ngang và chia đều. Không giống như ở Mỹ, các công ty giải trí Hàn Quốc có ý thức chiếm hữu mạnh mẽ hơn là chỉ đóng vai trò như một công ty quản lý bình thường.

Mười năm trước, khi các ca sĩ đứng trên sân khấu ở nhiều lễ trao giải khác nhau, các phương tiện truyền thông tràn ngập những hình ảnh họ bật khóc và gửi lời cảm ơn đến CEO của mình. Nhưng những năm sau đó, chẳng còn thấy được mấy ca sĩ như vậy. Vậy tại sao họ đã từng khóc và cảm ơn rối rít CEO của mình… Và rồi bây giờ lại chẳng còn thấy như vậy nữa?

Những ca sĩ không thể không biết ơn đến những người đã cung cấp cho họ phương tiện đi lại, nhà ở, cho phép họ phát hành album và xuất hiện trên các chương trình truyền hình, biến họ trở thành những ngôi sao sáng giá. Các CEO liệu có phải là những nhà hảo tâm sẵn sàng bỏ ra những khoản đầu tư không giới hạn để đưa những người xa lạ đến với hào quang, danh tiếng và tiền tài?

Nhưng những bạn trẻ lúc nào cũng mang theo lòng biết ơn đã sớm nhận ra lý do tại sao họ lại được đầu tư quá nhiều như vậy. Việc phát hiện, đào tạo và giúp đỡ họ ra mắt để trở thành ngôi sao không phải là hành động từ thiện, mà là phương thức sinh lời thuần túy. Vào đầu thập niên 90, SM đã đầu tư khoảng hơn 3 tỷ Won cho lần ra mắt của BoA, vốn chỉ là học sinh lớp 7 tại thời điểm đó. Tất nhiên, có người sẽ đặt câu hỏi, nếu toàn bộ kinh phí dùng để đầu tư cho BoA, vậy điểm mấu chốt là, họ tình nguyện mắc nợ để đầu tư sao? Viện nghiên cứu kinh tế Samsung (SERI) đã tuyên bố giá trị hiện tại của BoA ước tính lên tới 1 nghìn tỷ Won.

Trong một cuộc phỏng vấn, CEO Lee Soo Man của SM cho hay, “Ngân sách cho dự án lần đó là 3 tỷ Won. Nhưng công ty của chúng tôi không có trong tay số tiền đó nên đã phải đi vay. Nếu nhìn lại quãng thời gian ấy, tôi cảm thấy những gì chúng tôi đã làm thật điên rồ. Nhưng nó (T/N: Việc ra mắt của BoA) là thứ là tôi đã luôn muốn thúc đẩy.” Theo tài liệu thu thập được, các công ty quản lý khác đầu tư vào khoảng 2-3 tỷ Won trước và trong quá trình ra mắt của nhóm nhạc thần tượng của mình.

Ít nhất là khoảng 400~500 triệu Won được dùng để đầu tư cho mỗi người. Mặc dù thật khó để chấp nhận rằng giá trị này như một khoản đầu tư của công ty giải trí để phục vụ cho công chúng, nhưng không thể phủ nhận rằng lượng tiền đầu tư cho mội người quả thực rất lớn. Các công ty quản lý càng lớn và càng chuyên biệt thì mức đầu tư cũng theo đó mà nhiều hơn.

Động lực đằng sau việc họ tình nguyện sa vào nợ nần, sẵn sàng đầu tư cho ca sĩ từ ăn ở, trang phục cũng như cho họ cơ hội biểu diễn, không còn gì khác ngoài lợi nhuận. Thời điểm khi lợi nhuận bắt đầu tăng lên đến con số khổng lồ, cũng là lúc lòng biết ơn biến thành oán giận.

Những người nổi tiếng được đào tạo thông quá các khoản đầu tư khác nhau được cho là tài sản của công ty quản lý. Họ không thể tự quyết định bất cứ điều gì. Bởi vì khi đó, họ sẽ trở thành những con thú không trung thành dám cắn trả người nuôi chúng. Hợp đồng nô lệ chỉ là một trong rất nhiều rào chắn rủi ro mà các công ty quản lý tạo ra.

Trong trường hợp các ca sĩ không thể nổi tiếng dù cho rất nhiều tiền và nguồn lực đã đầu tư vào họ, hoặc nếu quá nhiều tiền đã được sử dụng, các công ty quản lý có thể trích hết lợi nhuận của các ca sĩ. Vậy tại sao hợp đồng nô lệ bất hợp pháp lại tồn tại, ngay cả khi lợi nhuận ở mức cao. Như đã nói ở trên, đó là vì ý thức sở hữu mạnh mẽ của các công ty quản lý. Khái niệm “Nhờ có chúng tôi nên mới có bạn” đang rất chiếm ưu thế.

Thực tế này ở Hàn Quốc có thể nhận thấy rất rõ trong nỗi ám ảnh sở hữu mà các bậc cha mẹ dành cho con cái của họ. Xung đội phát sinh giữa Jang Yoon Jung với gia đình cô ấy là một ví dụ cho điều này. Nếu nỗi ám ảnh vẫn còn tồn tại trong gia đình với một mức độ như vậy, thì ở các công ty quản lý còn tồi tệ hơn nữa. Bạn có thể kiếm được từ 100 tỷ đến 1000 tỷ Won từ số vốn vài tỷ Won bạn bỏ ra ban đầu nếu ca sĩ của bạn hoạt động hiệu quả.

Đây là lý do tại sao những công ty quản lý tình nguyện chịu cảnh nợ nần, và rồi đẩy món nợ đó qua cho người khác. Bởi vì khi một ngôi sao tỏa sáng, sẽ mang về cho họ một khoản lợi nhuận tăng dần theo cấp số nhân. Điều này càng củng cố thêm tham vọng nâng cao lợi nhuận của các công ty quản lý. Và càng làm vững chắc niềm tin rằng các ca sĩ là những sản phẩm và tài sản do chính họ tạo thành. Vậy là càng nhiều các hợp đồng bất hợp pháp được tạo nên, chí ít là đối với các nhóm nhạc thần tượng.

Vào tháng 7 năm 2009, JYJ tuyên bố rằng hợp đồng độc quyền với SM là trái pháp luật và đệ trình đơn xin tòa án vô hiệu hóa hợp đồng độc quyền. Thời gian hợp đồng là 13 năm, quá dài để có được sự công bằng, và phân chia thu nhập mà công ty được hưởng là quá nhiều. Khi JYJ rời khỏi TVXQ, Liên đoàn Nghệ thuật -Văn hóa nhạc pop Hàn Quốc (KFPCAI) mà SM liên kết với, đã gửi một thông báo chính thức cho các công ty phát thanh truyền hình và ra lệnh không cho phép JYJ xuất hiện trên các chương trình của họ. Bị thúc đẩy bởi mong muốn của công ty quản lí, các công ty phát thanh truyền hình chấp nhận yêu cầu này và không cho phép JYJ xuất hiện trên các chương trình của họ. Thậm chí JYJ còn phải dừng việc phát sóng phim tài liệu của mình và không được chiếu trong các rạp chiếu phim. Họ đã không thể tiếp cận với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.

Mặc dù sức ảnh hưởng của KFPCAI đã đụng được đến các album cũng như các công ty phân phối âm nhạc online, nhưng JYJ vẫn bán được hơn 300.000 bản trong album đầu tiên của họ. Lý do tại sao lại có một kì tích xảy ra như vậy, đó là do các fan hâm mộ trong nước và quốc tế của JYJ. Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) đã đi đến phán quyết rằng tội lỗi của SM và KFPCAI là đã can thiệp vào việc phân phối album của JYJ và xuất hiện trên sóng truyền hình, và điều này có được là nhờ sự tham gia tích cực của fan hâm mộ JYJ.

Nghịch lý thay, các nhóm fan hâm mộ được hình thành thông qua các nguồn lực và sự quảng bá của các công ty quy mô lớn. Nếu họ không tạo dựng một nền tảng mạnh mẽ thì các ca sĩ sẽ không có được khả năng thu hút người hâm mộ cả trong và ngoài nước. Đây là cách mà các công ty giải trí hoạt động. Mặt khác, các công ty không cần phải đào tạo ra nhiều thần tượng như trước đây nữa. Đó là vì chu kỳ luân chuyển trong việc trở thành ngôi sao thần tượng đã trở nên rất ngắn.

Hệ thống công ty của Hoa Kỳ đầu tư ít tiềm lực trong đào tạo nhân tài. Họ có một mô hình mà có những người đã trên con đường trở thành ca sĩ, và nâng cao giá trị của bản thân họ để thu về lợi nhuận. Họ không phải là những bộ óc tài năng được lấy ra từ đống hỗn tạp và phải chỉnh sửa để hoàn thiện lại toàn bộ như Hàn Quốc. Chúng tôi không thể nói đó là đúng hay là sai, nhưng suy nghĩ của mọi người ở đó chẳng qua cũng chỉ như các sản phẩm đơn thuần và hạn chế họ giành lấy sự độc lập vì mục đích lợi nhuận. Đây không phải là một hành động giao dịch kinh doanh công bằng, mà là 1 vi phạm nhân quyền.

Vì vậy, tình trạng khó xử hiện tại của JYJ làm cho người ta băn khoăn, liệu Hàn Quốc sẽ áp dụng các mô hình như các công ty ở Mỹ. Tuy nhiên, lý do tại sao mô hình của Hàn Quốc có thể tạo nên làn sóng Hallyu không phải là do tâm lý hết mình giành cho cơ quan này, nhưng là vì tâm lý tài sản kinh doanh. Tâm lý chiếm hữu đã áp đảo cảm giác trở thành công ty liên kết hoặc đại diện.

Tiến trình sản xuất tập thể hàng loạt cũng có ưu và khuyết điểm riêng của nó. Thật sự chỉ hợp với một số thị trường nhưng không thể hoạt động trong những thị trường khác. Nếu ngưng hoạt động tại các thị trường đã từng phát triển mạnh, và không thể mở rộng ra các thị trường mới, làn sóng Hallyu sẽ gặp số phận tương tự như phim điện ảnh Hồng Kông. Nếu lợi nhuận không như mong đợi, bất chấp tổng số tiền đầu tư kếch xù vào các dự án và các hợp đồng tiêu chuẩn đã được hoàn thành, vốn đầu tư cũng sẽ thực sự giảm.

Chúng ta phải ngồi chờ xem có thêm bất kỳ mô hình công ty kiểu môi giới sẽ được xuất hiện trong thế kỷ 21 này thà với nội dung không lệ thuộc còn hơn là sản xuất và tạo ra âm nhạc của riêng mình. Nhưng điều này chỉ có thể khi có nhiều cơ hội dành cho những người tài năng được đứng trước công chúng và được thể hiện hết những gì họ có. Chỉ khi đó các nội dung độc lập, góp thêm các đặc trưng độc đáo của mỗi cá nhân, mới được tạo ra.

Nếu không có một điều như vậy, bi kịch của việc không thể tiếp cận với công chúng mà không hòa hợp được với một số người nhất định sẽ kéo dài, thậm chí tạo ra nhiều sự bất bình đẳng hơn. Nội dung sáng tạo không thể tạo ra trong môi trường như vậy. "Hãy buông nỗi ám ảnh với con của mình. Đó không phải là tài sản của bạn." Tình cảm quá mức và sự liên lụy sẽ trở thành một điều trong quá khứ. Lòng trung thành và niềm tin, lòng biết ơn và sự báo đáp sẽ biến mất như một trạng thái tâm lý đã lỗi thời.

Source: dongbangdata.net
V.Trans by [email protected]

Rate

Số người tham gia 3Sức gió +15 Thu lại Lý do
leeimna + 5 Ủng hộ 1 cái!
winternote + 5 Bài viết hữu ích
yool_bluespill + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
Đăng lúc 26-7-2013 23:28:48 | Chỉ xem của tác giả
"Hãy buông nỗi ám ảnh với con của mình. Đó không phải là tài sản của bạn." Tình cảm quá mức và sự liên lụy sẽ trở thành một điều trong quá khứ. Lòng trung thành và niềm tin, lòng biết ơn và sự báo đáp sẽ biến mất như một tâm lý trạng thái đã lỗi thời.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
Đăng lúc 26-7-2013 23:39:05 | Chỉ xem của tác giả
Thật ra việc này cũng không có gì bất ngờ và vô lý.
Ngày trước và cả hiện tại các cty đều cấm vận JYJ đó chẳng qua là vì lợi ích của chính họ mà thôi. Họ sợ JYJ sẽ làm nên một tiền lệ mới, và mở ra một lịch sử mới trong công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Và cũng như bài viết trên, "đó là vì ý thức sở hữu mạnh mẽ của các công ty quản lý. Khái niệm “Nhờ có chúng tôi nên mới có bạn” đang rất chiếm ưu thế." Các công ty tự cho rằng mình là ân nhân của idol, mình là người tạo ra idol thì có quyền quyết định tất cả những gì thuộc về idol đó, kể cả chuyện riêng tư.

Nhưng mặc khác cũng thấy rõ họ không phải là những nhà từ thiện, sở dĩ họ chịu đầu tư chẳng qua là vì món lợi khổng lồ mà idol mang lại nếu họ nổi tiếng. Họ ko phải từ tâm mà muốn giúp người ta nổi tiếng, Vậy thì tại sao lại phải có sự mang ơn và phải trả ơn ở đây. Tại sao, khi idol ra đi thì bị coi là ăn cháo đá bát?

Nghịch lý thay, các nhóm fan hâm mộ được hình thành thông qua các nguồn lực và sự quảng bá của các công ty có quy mô lớn. Nếu họ không tạo dựng một nền tảng mạnh mẽ thì các ca sĩ sẽ không có được khả năng thu hút người hâm mộ cả trong nước và ngoài nước. Đây là cách mà các công ty giải trí hoạt động. Mặt khác, các công ty không cần phải đào tạo ra nhiều thần tượng như trước đây nữa. Đó là vì chu kỳ luân chuyển trong việc trở thành ngôi sao thần tượng đã trở nên rất ngắn.


Đúng là fan được hình thành thông qua các nguồn lực và quảng bá của cty có quy mô lớn, nhưng để nhóm fan này tồn tại thì phải thuộc vào chính các nghệ sỹ. Ai cũng biết thị hiếu bây giờ luôn thay đổi chóng vánh, họ không còn sự trung thành nhất định nữa. Nên vấn đề tồn tại của nó ko còn phụ thuộc hoàn toàn vào các cty nữa.

Kết quả này thực chất có lẽ ai cũng hiểu, JYJ có lẽ là ng hiểu rõ nhất, như Jae từng tweet, "Sự việc ở trên đời không thể chỉ nhìn bằng mắt là có thể thấy được."

Cho nên với mình JYJ ko lên đc TV cũng chả sao cả. KHông nằm trong các BXH cũng ko sao cả, miễn các anh luôn làm việc chăm chỉ, luôn bán hết được vé/album, luôn sống thoải mái, anh mệt anh có thể nghỉ ngơi, anh khỏe anh hãy làm tiếp. Anh được làm những công việc mà anh luôn yêu thích, tạo ra thứ âm nhạc mà anh muốn. Thì việc ko lên TV cũng ko sao cả. Fan vẫn ở bên cạnh anh. Thế có đủ không anh nhỉ? :D

đoạn kết của bài này thực sự rất hay

"Hãy buông nỗi ám ảnh với con của mình. Đó không phải là tài sản của bạn." Tình cảm quá mức và sự liên lụy sẽ trở thành một điều trong quá khứ. Lòng trung thành và niềm tin, lòng biết ơn và sự báo đáp sẽ biến mất như một trạng thái tâm lý đã lỗi thời.


câu này hay quá, đến nỗi tôi muốn nhắc lại thêm một lần nữa
"Hãy buông nỗi ám ảnh với con của mình. Đó không phải là tài sản của bạn."


Cám ơn các bạn đã dịch tin dài như thế này!

Bình luận

Like  Đăng lúc 28-7-2013 08:50 AM
;))  Đăng lúc 27-7-2013 12:06 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 27-7-2013 00:01:56 | Chỉ xem của tác giả
Lý do thật ... hãm =))

Ví dụ con cái với gia đình nhé. Theo tư tưởng cũ, bố mẹ sinh thành nuôi dưỡng con cái nên có quyền áp đặt lên con cái? Vì vậy mà công ty có công phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, và PR cho nghệ sỹ cũng có quyền "cầm tù" nghê sỹ?

Xin lỗi nhé, công ước quốc tế quyền trẻ em (Hàn Quốc có ký) thì cha mẹ không có cái quyền áp đặt lên con cái đâu ạ.
Và các công ty lại càng không. Đã làm kinh doanh thì đừng có giở cái giọng ân nghĩa với ơn huệ, các anh chỉ làm vì có lợi cho cái túi tiền của các anh mà thôi, thế nên đừng tỏ vẻ như mình đã ban ơn cho người khác.

Ở Mỹ và các nước phương Tây, 1 lò đào tạo bóng đá chẳng hạn, họ đào tạo cầu thủ sau đó chuyển nhượng, cầu thủ phục vụ cho CLB khác, chả cần phải trả ơn gì cho lò đào tạo mình hết, vì hợp đồng chuyển nhượng đã đủ mang lợi nhuận lại cho lò đào tạo rồi.

Tương tư ở đây cũng thế, các ông đào tạo họ rồi lại bóc lột họ, cái số họ kiếm cho cái túi tiền của các ông đều gấp cả trăm lần cái số vốn mà ông đã bỏ ra "ban ân" rồi, thế nên, các ông có quyền gì mà "giam cầm" họ như kiểu địa chủ nhốt nô lệ thế?

Thực nực cười!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 27-7-2013 09:07:26 | Chỉ xem của tác giả
Nếu để JYJ tạo ra một tiền lệ như thế sẽ kéo theo việc lợi nhuận của họ bị sụt giảm, chứ ko phải lí do là họ muốn làm ân nhân của idol hay ko. Nếu để JYJ có thể biểu diễn trên sân khấu thì liệu lúc đó Beast, Suju, SNSD, Infiniti, KARA có đứng lên hay ko? Liệu những vụ việc đó được phơi bày trước ánh sáng thì cổ phiếu của họ sẽ sụt giảm như thế nào? có thể chỉ tỉnh dậy trong đêm mà mất đi vài nghìn tỉ. Đó cũng là điều đã từng xảy ra ngay khi JYJ khởi kiện tách nhóm. Hơn thế nữa, họ càng muốn làm cho JYJ không ngóc đầu lên được để Idol xem đó là một bài học cấm có hó hé nửa câu. Còn nhớ ngày trước của KARA ko?

Bài viết này không sai một chút nào, bản thân chúng ta cũng biết là chặng đường phía trước rất khó khăn và vẫn tưởng chừng như chưa thể thấy ánh sáng. Nhưng thực sự là trong tâm của mỗi Cass như chúng ta đều hi vọng, bài viết này sẽ ko đúng sự thật, tương lai tươi sáng của JYJ sắp đến gần rồiThực sự là rất mâu thuẫn phải ko? Haiz
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 27-7-2013 09:59:55 | Chỉ xem của tác giả
Kiện thì thắng lâu rồi nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Có thấy thay đổi được gì đâu.

Dù lần này  FTC đưa ra tuyên bố vậy, fan mừng, các zai mừng, ai nấy đều mừng nhưng e hiện thực sẽ chả thay đổi được bao nhiêu. Nhiều lúc ức chế phát khóc. Giờ chờ đợi xem JunSu có thể xuất hiện trên các Musics Show với Incredible không là biết ngay.

Nhiều lần quá rồi thành ra mất lòng tin với các bác nhà đài và các công ty quản lý. Chỉ khổ các zai thôi {:168:}
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 27-7-2013 14:39:05 | Chỉ xem của tác giả
Lúc đầu đọc tin chắc hản ai cũng nghĩ JYJ từ nay sẽ rộng đường mà quảng bá nào là đi show âm nhạc bảng xếp hạng rồi show thực tế này nọ các kiểu... Với riêng mình thì mình lại đoán ra ngay là SM đã tác động được đến nhiều cơ quan tổ chức như vậy thì cái lệnh kìa có nhằm nhỏ gì khi mà các đài truyền hình cũng sẽ rất e dè SM trong thời điểm bây giờ chứ tất nhiên là họ ko dám đi ngược lại với SM rồi vì như thế có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác sau này vì SM là 1 đại gia lớn mà
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 27-7-2013 23:24:35 | Chỉ xem của tác giả
Thật ra thì cảm thấy cái news này đang phản pháo lại việc vô ơn của JYJ đối với SM thì phải? Cũng không còn gì xa lạ với cái kiểu đầu tư bóc lột của sm nữa

Bản thân không phải trong cuộc, không biết rõ cái gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào, nhưng chỉ cần nhìn thấy những tờ hợp đồng vs nội dung, hình thức và tiền lương thì sẽ rõ. Nếu tính từ thời gian debut đến 2 năm sau, lương như vậy là không thành vấn đề, nhưng đến khi đã nổi tiếng rồi, ngoài việc sức khỏe đi xuống chạy show nhiều, giờ tập dài + bay đi bay lại giữa các nước dần đã khiến các nghệ sĩ héo úa những khát khao ca hát thật sự.

Họ lúc này chả khác gì con rối nai lưng ra mà trả nợ ân tình như bài báo kia đã nói, và sự nổi tiếng được không phải chỉ là những cái họ được ban cho mà là sự phát triển tài năng, chẳng có 1 fan nào đi hâm một 1 ban nhạc không gì nổi bật cả. Ở đây không nói là Sm sai nhưng Sm mang trg mình quá nhiều tham vọng về danh lợi. Nếu là fan của DBSK thì sẽ biết họ cũng đã chịu đựng những gì từ công ty.

Thật sự buồn khi đọc cái tin này. Vì biết chắc cái tin này cũng chính là lời tuyên bố ngầm giữa các ông chủ vs nhau. Cứ tưởng sau 4 năm thì JYJ vẫn sẽ hoạt động một cách bình thường. Nhưng không, dù họ có thắng kiện hay không thì ở Hàn, SM vẫn là một ông chủ tai to mặt lớn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 28-7-2013 07:59:05 | Chỉ xem của tác giả
Tính sở hữu trong ai cũng cao. Ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình, trong kinh doanh không có cái gọi là công bằng, chỉ có lợi nhuận mà thôi. Cá lớn nuốt cá bé, thấp cổ bé họng thì vẫn vậy thôi. Dù sao thì ai cũng có đường đi của riêng mình, lợi ích của riêng mình. Sống cũng đừng chà đạp nhau quá là được!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 29-7-2013 13:41:33 | Chỉ xem của tác giả
Thực ra mà nói bản thân tôi luôn hâm mộ Lee Soo Man, cái cách mà ông ấy bắt đầu SM từ lợi nhuận của một nhà hàng - nơi mà ông ấy thành lập khi nhận ra số tiền mình có chưa đủ tạo ra môt cty giải trí, cái cách mà ông ấy bắt đầu SM mà nguyên album đầu đóng mác SM credit chi chít Soo Man, Soo Wan (anh trai ông) từ việc sáng tác, chụp hình đến edit, thông minh, kiên trì và có tầm nhìn. Lee Soo Man chọn hình thức này để quản lý công ty, liệu ông ấy có biết nguy cơ rằng sẽ có người dứt bỏ, có người đi chệch đường ray mà ông ấy vạch sẵn?
SM đã có những thời kỳ khủng hoảng khi nhiều nhóm ra mắt đem lại không mấy thành công, hay như thời kỳ JYJ kiện công ty giá cổ phiếu giảm mạnh và SM vẫn vượt qua. Tôi nói thật cái việc JYJ bán 300k bản đó bao nhiêu người là người cũ của họ từ khi họ vẫn ở trong DBSK, bao nhiêu người vì album hay mà mua, liệu JYJ debut ở một nơi khác có được như JYJ ở SM? Thỉnh thoảng tôi vẫn đọc thấy netizen nói SM là trại tập trung quân đội, gom lại và ép tất cả vào khuôn khổ. Có lẽ đúng, cái họ tạo ra không phải một cá thể duy nhất khiến người ta thích mà tạo ra loại hình khiến người ta thích. Vì thế có những người trước hâm mộ H.O.T rồi theo Shinhwa, trước theo Shinhwa rồi theo DBSK, tôi nhìn thấy trong fan EXO có fan SHINee, SJ, DBSK, SNSD thậm chí fan H.O.T, Fly to the sky cũng có. Idol sống nhờ fan, cty sống nhờ idol, trước hết hãy cứ tạo fandom hùng mạnh đã rồi thích làm gì thì làm. Là ép buộc nhưng cũng là cơ hội.

Thành thực mà nói chuyện các công ty, cụ thể hơn là SM có thay đổi hay không, đối với tôi không quan trọng. Tôi thấy idol tôi vẫn sống tốt, có những vất vả riêng nhưng coi đó là cái nghề nghiệp phải chịu đi. SM bây giờ cũng không phải SM cũ nữa, đội ngũ của họ trẻ hơn và họ tạo điều kiện cho những người trẻ nhiều hơn, tạo điều kiện cho idol mình nhiều hơn.
Lợi nhuận, người ta hay nghĩ nó theo cách tiêu cực, nhưng nó là động lực thúc đẩy tất cả những cái khác hoạt động vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách