Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 1869|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Các phương pháp tính giá thành: phương pháp hệ số

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Phương pháp hệ số
http://linkq.com.vn/Content/files/cost.jpg
 Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, SỬ DỤNG CÙNG 1 LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng được cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho tất cả SẢN PHẨM. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất (LÚC NÀY TRỞ VỀ BÀI TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN, tức là tính giá thành cho 1 sản phẩm). Và sản phẩm duy nhất này gọi là sản phẩm tiêu chuẩn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Và các sản phẩm còn lại phải luôn có 1 hệ số quy đổi bằng mấy lần sản phẩm tiêu chuẩn => Để từ đó quy đổi các sản phẩm không tiêu chuẩn về sản phẩm tiêu chuẩn.

Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành


Giảm 980,000₫


 Ví dụ: một vài loại hình doanh nghiệp mà tính giá thành theo phương pháp hệ số để các bạn tham khảo.
– Trong công nghiệp hoá chất, hoá dầu (cùng một loại nguyên vật liêu trên cùng 1 dây chuyền nhưng sản xuất ra nhiều loại hóa chất khác nhau, nhưng luôn có hệ số quy đổi).
– Chăn nuôi bò sữa (cùng một loại nguyên liệu nuôi chung nhưng cho ra nhiều giống bò sữa khác nhau nhưng luôn có hệ số quy đổi);
– Chăn nuôi ong (cùng một loại nguyên vật liệu được nuôi chung nhưng cho ra nhiều loại ong khác nhau, nhưng luôn có hệ số quy đổi),
– Sản xuất giày dép (cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất giày dép cho ra nhiều loại dép khác nhau, nhưng luôn có hệ số quy đổi)

 Để tính được giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế hoặc kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành (Có thể tính bằng cách lấy giá bán của từng loại sản phẩm chia cho giá bán của sản phẩm làm tiêu chuẩn từ đó ra hệ số của từng sản phẩm không chuẩn bằng mấy lần của sản phẩm chuẩn), trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn => Từ đó quy đổi các sản phẩm không chuẩn về sản phẩm chuẩn bằng một hệ số. => Lúc này bài toán trở về tính giá thành theo phương pháp giản đơn CHỈ CÓ 1 SẢN PHẨM.

 Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng tiêu chuẩn theo công thức sau:


 Trình tự tính giá thành của từng loại sản phẩm trong trường hợp này được tóm tắt như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất ra các sản phẩm A, B, C sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là: QA, QB, QC và hệ số quy đổi tương ứng: HA, HB, HC

-Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ (Hay tập hợp chi phí theo dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm hoặc tập hợp chi phí thep từng phân xưởng..); Quy đổi sản phẩm hoàn thành của từng loại thành phẩm trở thành sản phẩm chuẩn theo công thức sau:

QH (Sản phẩm chuẩn) = QA HA + QB HB + QC HC

-Bước 2: Đánh giá được giá trị của sản phẩm dở dang chuẩn (Xem phần đánh giá sản phẩm dở dang CỦA PHẦN BÀI HỌC BÊN TRÊN)

-Bước 3: Tính tổng giá thành chung của tất cả các sản phẩm hoàn thành:
Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = DĐK (Dở dang đầu kỳ) + C (Phát sinh trong kỳ) – DCK (Dở dang cuối kỳ)

-Bước 4: Tính giá thành của sản phẩm chuẩn
Z=(DĐK + C – DCK) /QH

-Bước 5: Tính giá thành của từng loại sản phẩm theo công thức sau:


1Lưu ý: Hệ số có thể được xác định theo quy định của ngành hoặc xác định dựa trên cơ sở giá thành kế hoạch hoặc trên giá bán. Chẳng hạn, giá thành kế hoạch tương ứng là ZKA, ZKB, ZKC. Chọn QA là loại sản phẩm có sản lượng lớn nhất có hệ số chuẩn HA = 1, khi đó:
1Ví dụ 1 (CÁC BẠN THAM KHẢO): Một doanh nghiệp sản xuất hóa chất, trong cùng một quy trình công nghệ dùng cùng một loại nguyên vật liệu, đồng thời thu được 2 loại sản phẩm A và B, trong tháng 1/2015 có các tài liệu sau: (Đơn vị 1.000đ)
– Hệ số giá thành quy định: Sản phẩm A là 1; Sản phẩm B là 0,8
– Chí phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.000
+ Chi phí sản xuất chung: 1.500
– Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ:
+ Chi phí nguyên vật liệu, trực tiếp: 45.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 9.000
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ: 11.500
– Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng (đề bài cho sẵn, sau này đi làm, các bạn phải tính ra)
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000
+ Chi phí nhân công trục tiếp: 700
+ Chi phí sản xuất chung: 1.000
– Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 180 sản phẩm A và 150 sản phẩm B.
Yêu cầu: Tính giá thành của từng loại sản phẩm?

Lời giải: (CÁC BẠN THAM KHẢO)
Bước 1: Quy đổi sản phẩm hoàn thành của các sản phẩm thành sản phẩm hoàn thành quy chuẩn:
Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Hệ số Sản phẩm hoàn thành quy chuẩn
http://tuhocketoan.com/wp-content/uploads/2016/08/2-4.png

Bước 2;3;4;5: Lập bảng tính giá thành của sản phẩm A và sản phẩm B hoàn thành trong tháng:
(Đơn vị tính: 1.000đ)



Khoản mục giá thành Chi phí SXKD dở dang đầu tháng (1)

Chi phí phát sinh trong tháng (2) Giá thành chung của các loại sản phẩm Sản phẩm A (180) Sản phẩm B (150) Chi phí SXKD dở dang cuối tháng (10)

Tổng giá thành (4)=1+2-10 Giá thành đơn vị SP chuẩn (5)=4/300 Tổng giá thành (6)=7*SL 180 Giá thành đơn vị (7)=(5)*Hệ số 1 Tổng giá thành (8)=(9)*SL 150 Giá thành đơn vị (9)=(5)*Hệ số 0.8
1-Chi phí NVL trực tiếp 5.000 45.000 48.000
160 28.800 160 19.200 128 2.000
2-Chi phí NC trực tiếp 1.000 9.000 9.300 31 5.580 31 3.720 24,8 700
3-Chi phí SX chung 1.500 11.500 12.000 40 7.200 40 4.800 32 1.000
Cộng 7.500 65.500 69.300 231 41.580 231 27.720 184,8 3.700

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI CHO CÁC BẠN THỰC HÀNH PHẦN TÍNH GIÁ THÀNH THEO HỆ SỐ

Công ty TNHH An Tâm tiến hành sản xuất 3 loại sản phẩm A1; A2; A3 có quy trình sản xuất giản đơn
+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là : 10.000.000
+ Chi phí sản xuất phát sinh:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 300.000.000
Chi phí nhân công trực tiếp: 60.000.000
Chi phí SX chung: 40.000.000
+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 20.000.000 (đánh giá theo chi phí NVLTT)
+ Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho :
100 sản phẩm A1
80 sản phẩm A2
50 sản phẩm A3
+ Hệ số quy đổi cho 3 sản phẩm A1,A2, A3 lần lượt là 1; 1.5; 2
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP A1; A2; A3 và định khoản nghiệp vụ

Giải: (CÁC BẠN THỰC HÀNH)

Bài giải: (CÁC BẠN THAM KHẢO)

– Tổng số sản phẩm chuẩn hoàn thành:
100 *1 + 80*1.5 + 50* 2 = 320
– Tổng giá thành sản phẩm chuẩn
10.000.000+400.000.000-20.000.000 = 390.000.000
– Gía thành đơn vị sản phẩm chuẩn:
390.000.000/320 = 1.218.750
+ Giá thành đơn vị SP A1: 1.218.750*1 = 1.218.750
Tổng giá thành SP A1 : 1.218.750*100 = 121.875.000
+ Giá thành đơn vị SP A2: 1.218.750*1.5 = 1.828.125
Tổng giá thành SP A2: 1.828.125*80 = 146.250.000
+ Giá thành đơn vị SP A3: 1.218.750*2 = 2.437.500
Tổng giá thành SP A3: 2.437.500*50 = 121.875.000

Định khoản tập hợp chi phí:

Nợ TK 154
Có TK 621: 300.000.000
Có TK 622: 60.000.000
Có TK 627: 40.000.000

Định khoản nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155 A1: 121.875.000
Nợ TK 155 A2: 146.250.000
Nợ TK 155 A3: 121.875.000
Có TK 154: 390.000.000
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 29-1-2018 09:35:34 | Chỉ xem của tác giả

RE: Các phương pháp tính giá thành: phương pháp hệ số

Bài viết hữu ích lắm nhé ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 29-1-2018 14:55:25 | Chỉ xem của tác giả
đây là 1 trong khá nhiều cách tính giá
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách