|
Vào ủng hộ bạn vì mình rất thích truyện này.
Nhiều ng` bảo Hóa ra anh vẫn ở đây nhàm, nữ 9 tính cách không tốt, tự làm khổ mình. Nhưng bản thân mình thấy cách lí giải của tác giả cũng rất hợp lý. Và cốt truyện rất hay.
Ở đời đâu có nhiều chiện cô bé lọ lem đến thế. Và đương nhiên là Tô Vận Cẩm cũng thế.
Đời người có câu "Gặp được người có duyên với mình vào thời điểm thích hợp là hạnh phúc cả cuộc đời. Gặp được người có duyên với mình vào thời điểm không thích hợp chỉ là một tiếng thở dài"
Trình Tranh & Tô Vận Cẩm cũng thế. Vào cái thưở học sinh ấy. Ở cái tuổi trẻ, ai mà chẳng từng mang cái lòng tự tôn, kiêu hãnh to đùng và niềm tin mãnh liệt rằng bản thân mình sau này cũng sẽ thành đặt, nở mày nở mặt. Cả Tô Vận Cẩm cũng thế, với cái gốc một con bé tỉnh lẻ nhà nghèo ra tỉnh học trường chuyên. Cô mang theo kì vọng của bố mẹ, của xóm làng, của cả ngôi trường cô đang theo học và kì vọng của cả chính bản thân vào một tương lai đổi đời. Bởi thế những hành động của Tô Vận Cẩm đôi khi cũng có thể lí giải được. Ở cái tuổi trẻ chưa chín chắn ấy, cô vẫn mang trong mình lòng kiêu hãnh về bản thân. Cho dù gia đình cô có nghèo thật, có khó khăn thật. Ai cũng có thể giúp đỡ cô nhưng cô không muốn người đó là Trình Tranh. Vì nó làm cô cảm thấy mình ở địa vị thấp bé hơn. Một mối quan hệ mà không cân bằng chẳng chóng thì chầy cũng tan vỡ. Còn Trình Tranh ở cái tuổi ấy vẫn còn ham chơi và chưa suy nghĩ sâu xa đến những cảm nhận của Vận Cẩm. Cuối cùng thì chia tay cũng là một kết cuộc hoàn toàn hợp lý kết thúc một đoạn tình cảm của một đôi đũa lệch với những khác biệt, khoảng cách từ gia cảnh đến suy nghĩ mà cả Tô Vận Cẩm và Trình Tranh không biết phải kê sao cho bằng
Để rồi sau 4 năm xa cách, Tô Vận Cẩm của tuổi 28 đã là một người phụ nữ trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống và thấu hiểu được giá trị của gia đình, đã biết cần đến một vòng tay che chở và đã chịu bỏ bớt lòng tự tôn của mình để nhận sự giúp đỡ từ Trình Tranh. Vận Cẩm của tuổi 28 đã biết thẳng thắn mà nói với mẹ chồng rằng “…Con không thể. Chẳng ai bảo đảm được hạnh phúc cả, nhưng điều con có thể nói với cô là, nếu như Trình Tranh không hạnh phúc, con sẽ còn đau lòng hơn cả cô nữa”. Nếu là Vận Cẩm trước đây thì có lẽ cô không thể nào hạ mình nhún nhường mà cầu xin mẹ chồng cho phép cô quay lại đâu. Còn Trình Tranh của tuổi 28 đã là người đàn ông thành đạt, đã biết bỏ bớt những thú vui trai trẻ và biết suy nghĩ cho gia đình. Mình vẫn còn nhớ mãi cái chi tiết ở đoạn cuối câu chuyện. Dù Trình Tranh vẫn rất mong mỏi có con nhưng khi đi thăm nhà hàng xóm mới sinh em bé, Trình Tranh vẫn không hề lưu luyến nựng nịu đứa bé ấy. Anh đã thay đổi rồi đã biết nghĩ đến cảm nhận của những người ở bên cạnh mình.
Âu có lẽ 4 năm chia tay ấy là điều tất yếu. Để Trình Tranh và Tô Vận Cẩm trải nghiệm nhiều hơn và học được cách phải kê sao cho bằng những chỗ lệch ấy, để biết cách gìn giữ vun vén gia đình, và học được bài học rằng "Hôn nhân không chỉ có tình yêu là đủ". Chỉ có điều bài học ấy quá đắt phải trả bằng sinh mệnh của đứa bé chưa ra đời và khả năng làm mẹ của Vận Cẩm. Có lẽ đây cũng là quan điểm của tác giả không có bài học nào là miễn phí, không có ai là không thể thay đổi và chúng ta phải chấp nhận thôi.
Kết thúc của câu chuyện khá hay và thực tế làm mình rất thích vì nó không chỉ toàn màu hồng. Tân Di Ổ là một trong số các tác giả mà mình rất yêu thích.
PS: Đến bây giờ sau 2 năm bắt đầu đọc cuốn Anh có thích nước Mỹ không, mình vẫn chưa đọc hết mặc dù đã biết ending
Mình cứ ám ảnh mãi, chỉ muốn giá mà Trịnh Vi cứ vui vẻ bên Trần Hiếu Chính như thế mãi mãi, không day dứt đắn đo với những toan tính. |
Rate
-
Xem tất cả
|