Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 3435|Trả lời: 61
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Viễn Tưởng - Xuất Bản] Cuộc Lữ Hành Kỳ Diệu Của Nilx Holyerxon Qua Suốt Nước Thụy Điển | Selma Lagerlöf

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Cuộc Lữ Hành Kỳ Diệu Của Nilx Holyerxon Qua Suốt Nước Thụy Điển



Tên tác phẩm: Cuộc Lữ Hành Kỳ Diệu Của Nilx Holyerxon Qua Suốt Nước Thụy Điển
Tác giả: Selma Lagerlöf
Độ dài: 34 chương
Thể loại: Tiểu thuyết - Cổ tích
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: motsach.info
Giới thiệu sơ lược: Nils là một cậu bé 14 tuổi, con trai của gia đình nông dân nghèo. Cậu lười biếng và sống vô tâm với những người xung quanh. Một lần cậu bị một vị 'thiện thần' biến thành một cậu bé tí hon, chỉ bé bằng nắm tay của cậu. Thú vị ở chỗ, cậu lại nghe được tiếng nói của loài vật.
Một đàn ngỗng trời bay về phương Nam tránh rét đi ngang qua trang trại của Nils. Trong nổ lực ngăn cản 'Ngỗng Trắng' bay đi, tình cờ cậu tham gia vào một cuộc phiêu lưu xuyên qua đất nước Thụy Điển. Cùng với đàn ngỗng, cậu bắt đầu một cuộc hành trình hết sức thú vị nhưng cũng không ít hiểm nguy.
Cuộc du hành kì diệu của Nils Holgersson là tác phẩm nổi tiếng nhất của nữ nhà văn từng đoạt giải Nobel Selma Lagerlöf. Lối viết sinh động, hóm hỉnh cùng những tình tiết phong phú khiến cuộc phiêu lưu trở nên kì diệu đến nỗi bất cứ đứa trẻ nào, thậm chí là cả người lớn, đều mơ ước. Nhân vật Nils hiện diện rất nhiều tại Thụy Điển, được in hình lên tiền xu, bản đồ và nhiều vật phẩm văn hóa khác. Cuốn sách cũng nhiều lần được dựng thành phim và anime, bản phim mới nhất ra đời năm 2011.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 10:03:48 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG I - PHẦN 1: ĐỨA CON TRAI


ÔNG GIA THẦN

Chủ nhật 20 tháng Ba

Có một chú bé khoảng mười bốn tuổi, người cao, lớn khỏe, tóc vàng như sợi gai. Chú chẳng được tích sự gì. Chỉ thích ăn và ngủ, lại còn bày ra những trò nghịch nữa.

Một buổi sáng chúa nhật, bố mẹ sắp sửa đi lễ nhà thờ, chú mặc chiếc sơ-mi, ngồi ở một góc bàn. Chú bé trông thấy bố mẹ sắp đi và mình sẽ được tự do chẳng ai cai quản trong hai giờ. Chú nghĩ bụng: "mình có thể lấy súng của bố xuống, bắn vài ba viên đạn, chẳng ai biết cả".

Có thể nói là bố mẹ đã đoán được ý định của chú, lúc ra đi bố dừng lại trên bậu cửa và nói:

- Con đã không muốn theo bố mẹ đi nhà thờ thì có thể đọc kinh ở nhà. Con có hứa với bố như vậy không?

- Vâng, nếu bố muốn. Nhưng trong bụng chú đã nghĩ là chỉ đọc cái gì chú thích mà thôi.

Chưa bao giờ chú thấy mẹ chú nhanh nhẹn đến thế chỉ nháy mắt mẹ đã đến trước cái giá nhỏ treo trên rương, lấy cuốn sách thuyết giáo của Luthơ, đặt lên cái bàn kê trước cửa sổ, giở ra đúng trang có bài giảng hôm ấy. Mẹ lại tìm cả đoạn kinh Phúc âm sẽ đọc hôm chúa nhật ấy, đặt luôn lên cuốn thuyết giáo. Sau cùng, mẹ kéo sát vào bàn bên chiếc ghế bành lớn mua năm trước, hồi bán đấu giá cái nhà mục sư ở Vemmenhơg, cái ghế mà thường chỉ có bố mới được ngồi.

Chú bé nghĩ rằng mẹ chú đã quá nhọc trong công việc dàn cảnh ra như vậy vì chắc là chú sẽ đọc chỉ một hai trang thôi. Nhưng hình như bố lại đoán biết ý định của chú; bố nói, giọng nghiêm nghị:

- Cố đọc cho kỹ đấy, lúc về bố sẽ hỏi từng trang, nếu bỏ bớt thì liệu hồn.

- Bài thuyết giáo những mười bốn trang rưỡi, mẹ nói thêm. Muốn đọc hết thì hãy bắt đầu ngay đi.

Cuối cùng bố mẹ đi ra, qua cửa chú bé muốn nhìn bố mẹ đi xa dần và chú thấy hình như mình bị mắc mưu vậy. Chú lẩm bẩm: "biết mình phải chúi mũi vào quyển sách suốt cả buổi mà họ vắng mặt thế này, bố mẹ chắc bằng lòng lắm đấy".

Nhưng mà bố mẹ chắng bằng lòng chút nào, trái lại còn rất phiền muộn. Bố mẹ là những nông dân nghèo, mảnh đất làm ăn chẳng rộng hơn một cái chéo vườn chút nào. Khi mới đến đây, cái trại chỉ nuôi được có một con lớn và mấy con gà. Nhờ chịu khó, siêng năng, tháo vát, giờ đã có mấy con bò cái và đàn ngỗng. Nghĩa là họ làm ăn đã khá và nếu như không phải nghĩ gì đến đứa con trai thì buổi sáng đẹp trời hôm ấy họ đã đi về nhà thờ rất vui vẻ. Bố phiền lòng vì thấy con lười quá sức, ỳ quá sức, chẳng muốn học hành gì ở trường cả, may ra chỉ có thể đi chăn ngỗng được mà thôi. Mẹ cũng thấy đúng như thế, nhưng mẹ buồn nhất là thấy nó độc ác, quá nhẫn tâm, quá tàn bạo với súc vật, xấu bụng với mọi người. Mẹ than thở: "Lạy Chúa bẻ gẫy cái đinh độc ác của nó đi và phú cho nó một tâm tình khác nếu không chính nó sẽ gây ra bất hạnh cho nó và cho cả nhà nữa".

Sau khi suy nghĩ một hồi lâu, chú bé quyết định lần này nên vâng lời bố mẹ thì hơn. Chú ngồi vào chiếc ghế bành lớn và bắt đầu đọc lẩm nhẩm. Chưa được bao lâu giọng chú đã như ru chú ngủ. Chính chú cũng thấy là mình cứ thế thiếp đi.

Bên ngoài, trời xuân đẹp tuyệt. Mới hai mươi tháng Ba, nhưng làng Vextra Vemmenhơg ở tận cùng miền Nam tỉnh Xkhônê đã vào xuân hẳn rồi. Tiết trời chưa làm cây cối xanh lại, nhưng khắp nơi đã đâm chồi và sáng lên, con mương nào cũng đã có nước, hoa tử uyên đã nở bên những vệ đường. Tất cả rêu và địa y mọc trên đường đã chuyển sang màu nâu và ánh lên. Rừng dẻ gai ở phía tận cùng, lớn lên trông thấy và như mỗi lúc một thêm um tùm. Bầu trời dường như cao thăm thẳm và xanh một màu trong vắt. Cửa ngôi nhà nhỏ vẫn để mở hé, nghe lọt tiếng ríu rít của chim sơn ca. Ngoài sân, gà và ngỗng đang kiếm mồi; những con bò cái cảm thấy không khí mùa xuân đến tận cuối chuồng thinh thoảng rống lên một tiếng dài.

Chú bé đọc, thiếp đi, giật mình tỉnh dậy và cố chống lại cơn buồn ngủ. "Mình không muốn ngủ vì ngủ thì mất cả buổi sáng cũng chẳng đọc xong". Nhưng dù quyết tâm như vậy, cuối cùng chú cũng phải nhượng bộ cơn buồn ngủ.

Chú ngủ đã lâu hay chỉ mới một lúc? Chú cũng chẳng biết nữa, nhưng một tiếng động khẽ ở đằng sau đánh thức chú dậy.

Trên bậu cửa sổ, trước mặt chú, có tấm gương nhỏ phản chiếu gần hết căn phòng. Chú ngẩng đầu lên thì nhìn ngay vào tấm gương và thấy chiếc hòm lớn của mẹ đã mở nắp.

Bà mẹ có một cái hòm gỗ sồi lớn tướng, nặng nề đóng đai sắt, không cho phép ai mở ra bao giờ. Mẹ cất vào đó tất cả những vật thừa hưởng được của bà ngoại và rất quý những thứ ấy. Đó là những chiếc áo dài thêu kiểu cổ bằng dạ đỏ, thân ngắn, váy gấp nếp và trước ngực thêm ngọc trai. Đó là những chiếc mũ trắng, hồ bột, và những chiếc hoa tai nặng, và những dây chuyền bằng bạc. Giờ người ta không muốn mặc những áo xấu kiểu cổ ấy nữa, và nhiều lúc mẹ đã nghĩ đến việc bỏ đi hết, nhưng rồi cũng không quyết được: những thứ ấy đối với lòng mẹ thân thiết quá.

Thế mà chú bé trông thấy rõ ràng trong gương là nắp hòm bị mở. Chú không hiểu tại sao lại có thể nào mở được vì chắc chắn là mẹ đã khóa hòm trước khi đi; chẳng bao giờ mẹ lại bỏ ngỏ khi chỉ có một mình con trai mẹ ở nhà.

Chú thấy khó chịu hết sức. Chú sợ có tên trộm nào đã lẻn vào nhà. Chú không dám cựa, ngồi yên chú nhìn chăm chăm vào tấm gương.

Chú chờ tên trộm ló mặt ra, bỗng chú tự hỏi cái bóng đen vừa rơi xuống nắp hòm kia là cái gì. Chú nhìn, nhìn mãi mà vẫn không tin vào mắt mình. Nhưng dần dần cái mà lúc đầu chỉ là một bóng đen kia đã hiện rõ ra, và chú liền hiểu ngay rằng đó là một vật có thật. Trước mặt chú có một ông tumtê không hơn không kém, đang ngồi như cưỡi ngựa trên mép hòm.

Tất nhiên chú đã nhiều lần nghe nói đến các gia thần, nhưng vì chưa bao giờ chú lại nghĩ rằng họ bé nhỏ đến thế. Vị thần lần này không cao hơn gang tay. Mặt gia thần nhăn nheo và không có râu; thần mặc chiếc áo đen rất dài, cái quần chẽn, đội chiếc mũ đen rộng vành; trang phục rất chải chuốt: hai cổ tay áo và cổ áo đều viền đăng ten trắng, đôi giày có những cái vòng đẹp, và bít tất thắt nơ to. Thần lấy một chiếc yếm thêu trong hòm ra, ngắm nghía cái công trình ngày xưa ấy say mê đến nỗi không thấy chú bé đã thức giấc.

Thấy gia thần, chú bé rất ngạc nhiên, nhưng chú không sợ lắm. Làm sao mà chú phải sợ một kẻ bé tí teo như thế? Và trong khi gia thần đang mải mê đến mức chẳng trông mà cũng chẳng nghe thấy gì cả, thì chú bé nghĩ là chơi ông ta một vố thì thích quá: chẳng hạn đẩy ông ta vào hòm rồi đậy nắp lại, hoặc là một trò gì đó đại loại như vậy.

Tuy nhiên chú cũng không đủ can đảm đến mức đưa tay ra sờ vào thần. Bởi vậy, chú đưa mắt tìm một vật gì có thể dùng để nện thần một cái. Chú nhìn từ giường sang bàn và từ bàn đến lò sưởi. Ngước nhìn lên xoong chảo và ấm cà phê để trên cái giá gỗ nhỏ; nhìn khẩu súng của bố treo trên tường giữa những bức chân dung của vương thất Đan Mạch, lại nhìn tới những cây phong to và vẫn ánh nở hoa trước cửa sổ, rồi cuối cùng chú dừng mắt lại nơi cái vợt bắt bướm cũ treo ở cửa sổ con.

Thoáng thấy chiếc vợt bắt bướm là chú vớ ngay lấy vọt lên và úp sập xuống mép hòm. Chính chú cũng ngạc nhiên về sự may mắn của mình, vì chú đã bắt được gia thần, rõ mười mươi; vị thần bé nhỏ đáng thương nằm gọn ở đáy vợt, đầu lộn ngược xuống, không sao chui ra được.

Mới đầu chú bé không biết làm gì với cái mồi của mình, Chú chỉ lắc đầu chiếc vợt cho gia thần không trèo ra được thôi.

Thần liền lên tiếng và hết sức van chú trả lại tự do cho mình. Thần nói là trong bao nhiêu năm đã đem cho gia đình chú những sự tốt lành, và đáng được đối xử khác thế này. Nếu chú thả ra, thần sẽ biếu cho một cái thìa bạc, và một đồng tiền vàng to bằng cái hộp đồng hồ của bố.

Chú bé cho những thứ ấy chẳng nhiều nhặn gì, nhưng từ khi bắt được gia thần chú lại đâm ra sợ. Chú thấy mình đang liên quan đến một cái gì lạ lùng, khủng khiếp không thuộc về thế giới của mình, và chỉ mong sao ra khỏi cuộc phiêu lưu này.

Vì vậy, chú đồng ý tức thì với đề nghị của gia thần và ngừng tay lắc vợt để cho kẻ nhỏ bé kia trèo ra. Nhưng đúng lúc tù nhân của chú ra gần khỏi vợt thì chú chợt nảy ra cái ý là phải nắm lấy những của cải lớn và đủ mọi thứ khác nữa. Để mở đầu, ít ra chú phải biết rằng bài thuyết giáo cứ tự nhiên nhập vào óc. Chú nghĩ: "Để cho ông ta thoát thì mình ngu thật". Thế là đột nhiên chú lại lắc lắc cái vợt.

Nhưng đúng vào lúc ấy chú bị một cái tát dữ dội đến nỗi tưởng như đầu sắp nổ toang ra; trước chú bị bắn vào tường, rồi bật sang tường bên kia sau cùng ngã vật xuống đất và nằm bất tỉnh nhân sự.

Lúc tỉnh lại, chú chỉ còn một mình trong phòng, chẳng thấy chút dấu vết nào của gia thần cả. Nắp hòm đã đậy lại; chiếc vợt bướm treo ở chỗ cũ, nơi cửa sổ. Nếu không thấy đau rát ở má thì chú đã có thể cho rằng tất cả những chuyện ấy chỉ là chiêm bao. Chú tự nhủ: "Dù sao đi nữa thì bố mẹ vẫn cho rằng đó chỉ là giấc chiêm bao. Bố mẹ sẽ chẳng vì gia thần mà tha cho mình bài thuyết giáo. Vì vậy, tốt nhất là mình hãy đọc lại đi".

Nghĩ vậy chú đi lại phía bàn, bỗng chú nhận thấy một điều gì rất lạ. Lẽ nào cái nhà lại to ra thế này. Nhưng mà giải thích bằng cách nào khác được, vì chú phải đi bao nhiêu bước mới tới cái bàn. Và cái ghế thì ra sao thế này? Hình như cái ghế không to ra; thế mà trước hết chú phải đu mình lên thanh gỗ bên dưới rồi từ đó mới leo lên được chỗ ngồi. Cái bàn cũng vậy cố trèo lên tay ghế bành mới trông thấy được mặt bàn.

Chú nghĩ: “Thế này là thế nào? Mình cho là gia thần đã hóa phép thay đổi cái ghế bành, và cái bàn rồi!”

Cuốn thuyết giáo vẫn để mở trên bàn và hình như không biến đổi gì; thế mà rõ ràng là trên sách vẫn có cái gì kỳ quái, vì chú không thể nào đọc được một chữ nếu không đứng hẳn lên trên cuốn sách.

Chú đọc vài dòng, rồi ngẩng đầu lên. Mắt chú lại bắt gặp tấm gương và chú kêu to lên: “Kìa, lại một gia thần nữa!”

Trong gương, chú thấy rõ ràng một người bé nhỏ tí tẹo, đội mũ nhọn, mặc quần chẽn bằng da.

“Tay này ăn mặc hệt như mình”, chú reo lên, hai tai chắp lại vì ngạc nhiên. Thế là con người bé nhỏ trong gương cũng làm động tác như thế.

Chú bé liền bứt tóc mình, tự cấu mình, xoay mình như chong chóng; tức thì người trong gương làm đúng động tác như chú.

Chú liền chạy vòng quanh cái gương xem có kẻ nào đứng nấp đằng sau không. Nhưng chẳng thấy ai cả. Thế là chú bắt đầu run, vì chú chợt hiểu ra rằng gia thần đó là chú, và hình người phản chiếu trong gương chính là hình của chú.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 10:13:19 | Chỉ xem của tác giả
PHẦN 2: ĐÀN NGỖNG TRỜI


Tuy nhiên, chú bé vẫn không thể tin rằng mình đã bị biến thành gia thần. Chú nghĩ: “Chỉ có thể là một giấc mơ hay là mình tưởng tượng ra đó thôi. Một lúc nữa, mình sẽ còn là một con người”.

Chú đứng trước gương nhắm mắt lại. Vài phút sau chú mới mở mắt ra, mong cho pháp thuật hết tác dụng. Nhưng không: chú bé vẫn bé tí tẹo như thế. Ngoài kích thước ra thì chú vẫn hoàn toàn như trước. Vẫn mớ tóc vàng nhạt, vẫn những tàn nhang trên mũi, vẫn những miếng vá trên chiếc quần da, và chỗ vá ở bít tất, chú thấy đủ tất cả nhưng đều nhỏ tí xíu hết.

Chờ đợi cũng chẳng ích gì. Phải hành động và tốt hơn cả là đi tìm gia thần để cố làm lành với thần.

Chú bèn nhảy xuống đất, và bắt đầu tìm. Chú nhìn phía sau các chiếc ghế tựa và các cái tủ, dưới gầm giường và trong bếp lò. Chú lách cả vào mấy cái hang chuột nhưng vô ích.

Vừa tìm chú vừa khóc, vừa van, hứa hẹn đủ điều: nào là không bao giờ làm sai lời hứa nữa, không bao giờ độc ác nữa, nào là không bao giờ ngủ trong giờ thuyết giáo nữa. May mà chú được trở lại thành người thì chú sẽ là chú bé biết vâng lời nhất, hiền lành nhất, và đáng yêu nhất. Nhưng chú cứ việc hứa hẹn, việc đó vẫn chẳng ích gì.

Bỗng chú sực nhớ là có nghe mẹ nói rằng các gia thần thường quen ở chuồng bò, thế là chú quyết ra đấy. May mà cửa ra vào vẫn để ngỏ, nếu không thì chằng bao giờ chú có thể mở nổi cái then. Chú đi ra chẳng vướng mắc gì.

Ra đến bậc cửa, chú đưa mắt tìm đôi giày gỗ của chú, vì ở trong nhà chú thường đi lại bằng giày vải. Nhưng mà chú sẽ mang thế nào nổi đôi giày gỗ to và nặng của chú đây? Vừa đúng lúc ấy chú thấy trên ngưỡng cửa một đôi giày gỗ bé tí tẹo. Việc phát hiện này chỉ làm chú thêm sợ; nếu thần đã lo trước đến việc thay đổi cả kích thước đôi giày gỗ của chú thì chẳng nên nghĩ rằng cuộc phiêu lưu tai hại này sẽ còn kéo dài nữa sao?

Một con chim sẻ nhảy nhót trên cái bậc bằng gỗ sồi đã cũ ở trước cửa. Vừa trông thấy chú bé là nó đã ríu rít kêu lên: “Chuỵt, chuỵt, nhìn kìa. Nhìn Nilx, thằng bé chăn ngỗng kìa! Nhìn thằng bé Tí Hon kia! Nhìn Nilx Hôlyerxôn Tí Hon kia!”

Những con ngỗng và những con gà mái lập tức quay về phía Nilx, tiếng cục cục và cà kíu liền nổi lên ầm ĩ. Con gà trống gáy:

“Cúc cù cu cu! Đáng lắm!”

“Cục cục cục, đáng lắm!” bọn gà mái cũng kêu lên và cứ nhắc đi nhắc lại mãi cái câu ấy. Các con ngỗng tụ tập lại, chen chúc nhau, tất cả đều vươn dài cổ ra cùng hỏi:

“Ai gây ra việc này? Ai gây ra việc này?”

Điều kỳ diệu thứ nhất là chú bé hiểu được tiếng nói của chúng nó. Ngạc nhiên, chú đứng lại một lúc trên bậc cửa để nghe chúng nó nói.

Chú nghĩ bụng: “Bởi vì mình đã biến thành gia thần nên biết tiếng nói của loài chim”.

Chú thấy các con gà mái thật là khó chịu, cứ cục cục và kêu mãi: “đáng kiếp”. Chú ném chúng nó một hòn đá để bắt chúng im. “Có im mồm đi không, đồ vô lại”. Khôn thay, chú quên mất rằng chú không còn đủ sức để làm cho bọn gà mái sợ nữa. Cả bọn chạy xô đến, vây lấy chú và cứ cục cục. “Cục cục cục, thật đáng đời! Cục cục cục, thật đáng đời!”.

Chú tìm cách chạy trốn, nhưng đám gà mái đuổi theo và kêu đến điếc cả tai. Chú chẳng tài nào thoát nổi đàn gà nếu lúc đó con mèo nhà không hiện ra. Vừa trông thấy nó, đàn gà liền im tiếng và làm bộ mải miết bới đất tìm sâu.

Chú chạy lại phía con mèo và nói: “Này Miu bé nhỏ của mình, cậu biết rõ hết mọi hang lỗ ngõ ngách trong trại, cậu làm ơn bảo cho mình biết đi tìm gia thần ở chỗ nào đây?”

Mèo không trả lời ngay. Nó ngồi lại, xếp cái đuôi quanh mình thật duyên dáng, rồi chằm chằm nhìn chú bé. Miu là một con mèo đen to, ngực trắng. Bộ lông mượt ánh lên dưới tia mặt trời. Móng nó quắp lại hết. Mắt nó toàn một màu xám, có một khe rất hẹp ở giữa. Nó có vẻ hiền.

Nó nói giọng rất dịu dàng: “Tất nhiên mình biết gia thần ở đâu, nhưng cậu tin tưởng mình sẽ nói cho cậu biết đấy à?”

- Miu thân mến ạ, phải giúp mình tí. Miu không thấy mình bị ông ấy chài đấy à?

Con mèo hé mắt ra, ác ý lộ qua ánh mắt màu lục. Nó gầm gừ thích chí mãi rồi mới nói: “Cậu muốn mình giúp cậu để cảm ơn cậu cứ thường thường kéo đuôi mình ấy à?”

Chú bé nổi giận và quên hẳn rằng mình bé nhỏ và bất lực, hét lên: “Tao ấy à, tao vẫn rất có thể kéo đuôi mày nữa! Đợi đấy tí!”

Trong nháy mắt con mèo thay đổi đến nỗi khó mà nhận ra nó. Mỗi sợi lông trên mình nó tua tủa lên. Lưng cong vòng lại, chân duỗi ra, móng cào cào đất, cái đuôi xù lên và co lại, đôi tai rụt sát vào đầu, mồm nhỏ dãi, cặp mắt mở to rực lên như một ánh lửa đỏ.

Chú bé không muốn để cho một con mèo lại dọa mình. Chú bước lên một bước. Thế là con mèo lại vọt lên, nhào thẳng vào chú bé, hất chú ngã xuống đất và đứng chắc trên mình chú, hai chân trước đè lên ngực, mõm há to ngay trên cuống họng chú.

Chú thấy các móng của con mèo đang cắm vào thịt mình qua làn áo vét và áo sơ-mi; những chiếc răng nhọn cọ vào họng chú buồn buồn. Chú lấy hết hơi kêu cứu.

Nhưng chẳng ai chạy tới cả và chú tưởng rằng giờ cuối cùng của đời chú đã đến. Sau cùng chú bỗng thấy mèo thu móng lại và thả chú ra.

“Đấy! Thế là đủ. Lần này tớ tha cho cậu vì tớ nghĩ đến bà chủ. Tớ chỉ muốn cho cậu hiểu là cậu với tớ ai khỏe hơn thôi”.

Nói xong mèo bỏ đi, vẫn uyển chuyển và hiền lành như trước. Chú bé xấu hổ đến nỗi không thốt nên lời, nhưng chú cứ đi về phía chuồng bò tìm gia thần.

Trong chuồng chỉ còn có ba con bò cái. Thế mà khi chú bé hiện ra là tiếng rống lên huyên náo tưởng chừng ít ra cũng phải có đến ba chục con bò.

- Mòò! Mòò! Mòò! – Con Hồng Hoa Tháng Năm kêu – Sướng thay trên đời này có công lý!

- Mòò! Mòò! Mòò! – Cả ba con bò cái cùng kêu tiếp. Chú bé không thể nghe rõ chúng nói gì vì con nọ cố rống to hơn con kia.

Chú muốn nói chuyện gia thần, nhưng không làm thế nào cho chúng nghe tiếng được: mấy con bò cái đang giữa cơn nổi loạn. Chúng nhốn nháo lên như lúc chú đem một con chó lạ vào chuồng vậy. Chúng tưng cẳng lên đá, lắc lắc dây xích, quay đầu ra đằng sau và giương sừng đe dọa:

- Cứ lại đây! – Con Hồng Hoa Tháng Năm hét – Tao sẽ cho mày một cái đá không quên ngay được đâu!

- Lại đây! – Con Hoa Kèn Vàng nói – Ta sẽ cho nhảy lộn trên đôi sừng này!

- Lại đây đi, lại gần đây tí! – Con Ngôi Sao gầm lên – Ta ấy à, ta sẽ cho biết là ta đã đau như thế nào lúc mày lấy giày gỗ ném ta mùa hè năm ngoái.

- Lại đây! – Con Hoa Kèn Vàng rống lên – Ta sẽ cho đền cái tội bỏ ong vò vẽ vào tai ta!

Hoa Hồng Tháng Năm, con bò cái lớn tuổi là khôn ngoan hơn cả lại là con bò tức giận hơn cả; nó nói: “Lại đây, ta sẽ thưởng công cho về việc bao lần kéo cái chân chiếc ghế đẩu lúc mẹ mày sắp vắt sữa chúng ta, về tất cả những lần ngáng chân mẹ mày lúc bà ấy xách những xô sữa đi qua, về tất cả những giọt nước mắt đã khóc vì mày ngay tại đây”.

Chú bé muốn nói với chúng là chú hối hận vì đã độc ác với chúng, rằng chú sẽ không bao giờ chơi ác lại như vậy, chỉ cần chúng bằng lòng cho chú biết gia thần ở đâu thôi. Nhưng mấy con bò làm ầm ĩ và vùng vằng dữ quá đến nỗi chú sợ là dây buộc sẽ đứt mất, nên chú nghĩ là cứ lẻn ra khỏi chuồng là hơn cả.
Ra ngoài sân, chú nản lắm. Chú thấy rõ là chẳng một ai sẵn lòng giúp chú tìm gia thần cả. Vả lại, tìm thấy được thần có lẽ cũng chẳng ích gì cho lắm.

Chú trèo lên bức tường đá xếp quanh trại mà từng quãng bị phủ kín những cây mâm xôi và những bụi gai. Chú ngồi đấy, ngẫm nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu chú không trở lại thành người bình thường. Trước hết bố mẹ ở nhà thờ sẽ ngạc nhiên đến thế nào! Phải rồi, tất cả các xứ khác sẽ kinh ngạc và người ta sẽ kéo đến Vemmenhơg Đông, từ Turp, từ Surup, từ các xã đến để xem chú. Và có thể là bố mẹ sẽ đưa chú tới chợ phiên Kivik bày cho thiên hạ xem nữa.
Khủng khiếp thật! Chú muốn từ nay không một ai trông thấy chú nữa. Thật bất hạnh quá! Chẳng có ai đáng phàn nàn như chú! Chú không còn là một con người nữa, mà là một quái vật.

Dần dần chú hiểu ra rằng: không còn là con người thì sẽ như thế nào? Từ nay chú bị xa cách tất cả: chú không còn được chơi với những đứa trẻ khác nữa; chú không thể lĩnh canh cái trại sau khi bố mẹ qua đời, và chắc chắn là sẽ không bao giờ tìm ra một cô gái muốn lấy mình làm chồng. Chú nhìn cái nhà mình. Một túp lều tranh nhỏ, tường đất, trông như tụt vào trong lòng đất dưới sức nặng của cái mái rạ cao và dốc. Những buồng phụ cũng đều nhỏ tí, rẻo đồng thì hẹp đến nỗi một con ngựa cũng khó có đủ chỗ quay mình. Nhưng dù có bé nhỏ và tồi tàn đến đâu thì bây giờ đây ở chỗ ở này đối với chú cũng tốt đẹp quá rồi. Chú không còn có quyền đòi hỏi gì hơn một cái lỗ nhỏ dưới sàn chuồng ngựa.

Trời đẹp lạ lùng. Xung quanh chú nước chảy tràn trề, cành cây đâm chồi, chim chóc ríu rít. Riêng chú mang một nỗi buồn ghê gớm. Chú chẳng còn thấy vui với cái gì nữa cả.

Chưa bao giờ chú thấy trời xanh đến thế. Những loài chim di cư bay qua từng đàn. Chúng đến từ nước ngoài về, vượt biển Baltika, bay thẳng đến mũi Xmuyyêhuk giờ đây đang bay lên phương Bắc. Có nhiều loài chim khác nhau, nhưng chú chỉ nhận ra những con ngỗng trời bay theo hai hàng dài, họp lại thành một hình chữ nhân.

Đã nhiều đàn ngỗng bay qua rồi. Chúng bay rất cao, nhưng chú vẫn nghe thấy tiếng chúng kêu: “Chúng tôi bay lên cái cao nguyên băng tích, chúng tôi bay lên các cao nguyên băng tích”.

Khi trông thấy những con ngỗng nhà lững thững đi trong sân gà, vịt, thì đàn ngỗng trời bay thấp xuống và gọi: “Đi với chúng tôi đi! Đi với chúng tôi đi! Chúng tôi bay lên cái cao nguyên băng tích!”

Những con ngỗng nhà không thể không ngửng đầu lên nghe. Nhưng chúng đáp lại, rất khôn ngoan: “Ở đây chúng mình sướng rồi. Ở đây chúng mình sướng rồi!”

Như đã nói, hôm ấy là một ngày đẹp tuyệt vời, không khí mát mẻ làm sao, nhẹ nhàng làm sao, như mời người ta bay lên. Những đàn ngỗng trời khác càng bay qua thì những con ngỗng nhà càng băn khoăn. Có lúc chúng vỗ cánh như đã quyết bay theo bọn ngỗng trời. Nhưng mỗi lần lại có một mụ ngỗng già lắm mồm nào đó lên tiếng nói: “Này, đừng có điên rồ thế. Bọn chúng nó rồi sẽ phải khổ vì đói, vì rét đấy”.

Nhưng lại có một con ngỗng đực, nghe tiếng gọi của các ngỗng trời, tỏ ra rất khát khao được bay đi. Nó nói: “Nếu còn một đàn nữa đến, tôi sẽ theo ngay”.
Một đàn nữa bay tới, lại gọi như những đàn trước. Thế là con ngỗng đực đáp: “Đợi tí! Đợi tí! Tôi đi ngay”.

Nó dang cánh bay lên, nhưng vì chẳng quen bay tí nào nên lại rơi xuống đất.

Nhưng hình như những con ngỗng trời đã nghe tiếng ngỗng đực. Chúng thong thả bay lộn lại xem ngỗng đực có theo chúng không. “Đợi tí! Đợi tí!” ngỗng đực kêu rồi lại cố bay lên.

Ngồi nấp trên bờ tường, chú bé nghe thấy tất cả “Ngỗng đực mà bay đi thì thiệt quá! Đi lễ về mà thấy ngỗng bay đi mất thì bố mẹ sẽ buồn lắm”.

Lại một lần nữa chú quên rằng mình nhỏ bé và yếu đuối. Chú nhảy vào giữa đàn ngỗng nhà, vòng tay ôm lấy cổ ngỗng đực, miệng hét: “Mày phải ở lại đây nghe chưa?”.

Nhưng đúng lúc ấy, ngỗng đực hiểu là phải làm thế nào để bay lên khỏi mặt đất. Nó không thể dừng lại để hất chú bé xuống, và thế là chú bị mang theo lên không.

Chú bị mang đi nhanh đến chóng cả mặt. Chưa kịp nghĩ đến việc bỏ tay ôm cổ ngỗng thì chú đã lên cao đến nỗi nếu ngã xuống đất thì sẽ chết ngay.

Chú chỉ còn cách là cố trườn lên lưng ngỗng. Chú đã lên được, nhưng thật vất vả. Lại cũng chẳng phải dễ dàng gì mà ngồi yên được trên cái lưng nhẵn mượt và trơn tuột, giữa đôi cánh đập liên hồi. Chú phải thọc sâu hai tay vào bộ lông, đến tận lông tơ của ngỗng để cho khỏi bị lao nhào xuống đất.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 10:16:26 | Chỉ xem của tác giả
PHẦN 3: TẤM VẢI KẺ Ô


Chú bé bị chóng mặt một hồi lâu, chẳng nhận ra cái gì hết. Không khí rít lên, quật vào chú, cánh ngỗng đập, lưng ngỗng rung ầm ầm như bão. Mười ba con ngỗng bay quanh chú. Tất cả đều kêu cà-kíu và vỗ cánh. Mắt lóa, tai ù, chú chẳng biết là chúng bay cao hay bay thấp, cũng chẳng biết cái đích của cuộc lữ hành này là gì?

Sau đó chú trấn tỉnh lại và hiểu là mình phải cố tìm cho biết xem chúng đưa mình đi đâu. Nhưng làm sao chú có đủ can đảm để nhìn xuống đất được?

Đàn ngỗng trời không bay cao lắm, vì bạn đồng hành mới sẽ không thở nổi không khí quá nhẹ. Và cũng vì nó mà đàn bay sẽ không bay nhanh như thường lệ.

Sau cùng chú bé mới dám táo bạo nhìn một cái xuống đất. Chú ngạc nhiên thấy dưới ấy trải ra như thể một tấm vải rộng, chia thành vô số những ô vuông nhỏ.

“Mình ở đâu thế nhỉ?” – chú tự hỏi.

Chú nhìn lại. Chỉ toàn những ô vuông hẹp và dài; vài ô nằm chéo, nhưng chú thấy nhiều, nhất là những góc vuông và những bờ thẳng. Chẳng có cái gì tròn cả, chẳng có một đường cao nào.

“Tấm vải kẻ ô to tướng kia là cái gì thế nhỉ?” – chú nói làu bàu, chẳng đợi ai trả lời.

Nhưng những con ngỗng trời đang bay xung quanh quanh liền lên tiếng: “Những đồng ruộng và những đồng cỏ. Những đồng ruộng và những đồng cỏ”.
Bấy giờ chú mới hiểu rằng tấm vải kẻ ô kia là đồng bằng tỉnh Xkônê mà cả đàn đang bay qua. Và chú cũng hiểu tại sao trông nó sặc sỡ đến thế. Những ô màu lá mạ, chú nhận ra trước tiên: đó là những cánh đồng lúa mạch gieo từ mùa thu trước, và vẫn còn xanh dưới tuyết phủ. Những ô vàng nhạt pha xám là chân rạ của lúa mì mùa hạ, những ô đen là ruộng trồng củ cải đường đã thu hoạch hết nay trơ trụi hay là những đám đất bỏ hóa. Những ô màu nâu viền vàng chắc là những rừng dẻ gai, vì trong những rừng ấy, mùa đông những cây cao mọc ở giữa đều trụi lá; trái lại, những cây non ở ven rừng giữ được lá vàng khô trên cành đến tận mùa xuân. Cũng có những trại lớn mà nhà lợp rạ đã đen, bao quanh những cái sân lát gạch. Lại còn những ô khác, ở giữa thì xanh, chung quanh viền nâu; đó là những mảnh vườn với những bãi cỏ đã xanh, dù còn trông thấy lớp vỏ trần trụi của những bụi cây và những hàng rào.
Chú bé ngắm tất cả những ô đó mà không sao nhịn được cười.

Nhưng nghe chú cười, những con ngỗng trời liền kêu to, giọng trách cứ: “Đất nước tốt lành và màu mỡ. Đất nước tốt lành và màu mỡ”.

Chú liền trở lại nghiêm chỉnh, nghĩ thầm: “Làm sao mà mày dám cười khi vừa gặp phải bước phiêu lưu ghê gớm nhất có thể xảy đến cho một con người như thế?”

Chú tập nghiêm được một lát, rồi trở lại vui vẻ ngay.

Chú quen liền với kiểu du hành này, với tốc độ lớn, và có thể nghĩ đến việc khác ngoài việc cố ngồi cho vững trên lưng con ngỗng đực; chú bắt đầu nhận thấy không gian có biết bao đàn chim, tất cả đều đang bay lên phương Bắc. Và thế là tiếng kêu lên, tiếng gọi nhau từ đàn này qua đàn khác. Đàn này kêu:

- A, các bạn đấy à. Các bạn vừa vượt biển hôm nay à?

- Vâng. Vâng. Đàn ngỗng đáp. Mùa xuân ở đây thế nào rồi?

- Không một chiếc lá trên cây và nước các hồ thì lạnh như băng. – Những con chim khác trả lời.

Bay qua một nơi, trông thấy những gà nhà, đàn ngỗng gọi và hỏi: “Trại này tên là gì?” Thế là con gà trống vươn dài cổ ra và gáy: “Trại tên là Đồng Nhỏ, năm nay cũng như năm ngoái, năm nay cũng như năm ngoái!”.

Phần lớn các trại đều mang tên chủ cả, theo tục lệ của tỉnh Xkônê, nhưng đáng lẽ nói đây là trại của Permatxon hay của Ola Bôxton thì lũ gà trống đặt ra những tên mà chúng cho là hợp hơn. Nơi nhà tranh nghèo nàn và trại nông dân nhỏ thì kêu: “Trại này tên là Hạt Bay”; ở những nơi nghèo khổ nhất thì: “Trại này tên là Nhai Ít! Nhai Ít! Nhai Ít!”

Những trại lớn của nông dân giàu thì được những tên đẹp như “Đồng Giàu Có”, “Đồi Trứng”, “Thị trấn Bạc”. Những bọn gà trống ở các lâu đài và các trang trại ấp lớn thì kiêu ngạo lắm, chẳng thèm đùa. Một con trong bọn ấy lên giọng gáy thật to như muốn làm cho mặt trời cũng phải nghe tiếng: “Đây là lâu đài Duybeck. Năm nay cũng như năm ngoái, năm nay cũng như năm ngoái!”

Xa ít nữa, một con khác kêu lên: “Đây là Xvanơhulm. Mọi người đều biết!”.

Chú bé nhận thấy rằng đàn ngỗng không bay thành đường thẳng. Chúng bay và lượn trên khắp đồng bằng rộng lớn tỉnh Xkônê, dường như vui sướng được trở về, chúng muốn chào mỗi một ngôi nhà bên dưới.

Chúng đến một nơi mọc lên mấy tòa nhà lớn nặng nề, trên có những ống khói cao, và bao bọc xung quanh có nhiều ngôi nhà nhỏ.

“Đây là nhà máy đường Yorđberga. Bọn gà trống kêu. Đây là nhà máy đường Yorđberga!”. Chú bé giật mình. Làm sao mà chú không nhận ra được nơi này? Nó cách nhà chú bao xa, hè năm ngoái chú còn đến đây chăn ngỗng mướn cơ mà. Nhưng từ trên cao nhìn xuống, mọi thứ đều khác cả.

Yorđberga! Yorđberga. Và Axa, con bé chăn ngỗng và thằng bé Matx đều là bạn chú! Chú rất muốn biết chúng nó còn ở đấy không. Chúng sẽ nói gì nếu biết rằng lúc này Nilx đang bay trên đầu chúng.

Nhưng chẳng mấy chốc đã mất hút Yorđberga; đàn ngỗng bay về phía Xvêđala và Sabersơ để trở về phía nhà tu Bơringê.

Chỉ trong có một ngày hôm nay mà chú bé thấy được nhiều thứ trên tỉnh Xkônê hơn tất cả bao nhiêu năm chú đã sống.

Những lúc ngỗng trời gặp ngỗng nhà chính là lúc chơi đùa vui nhất; chúng bay rất thong thả và gọi: “Chúng ta đang trên đường lên những cao nguyên băng tích. Có đi không?”

Nhưng các bạn ngỗng nhà đáp: “Trong xứ đang còn là mùa đông. Các bạn đến sớm quá. Trở lại đi! Trở lại đi!”

Đàn ngỗng trời xuống thấp nhất, để cho ngỗng nhà nghe thật rõ, chúng kêu: “Lên đây, chúng tớ sẽ bảo cho mà bay, mà bơi”.

Bực mình, các ngỗng nhà chẳng thèm đáp lại một lời.

Đàn ngỗng trời lại sà xuống thật thấp nữa, đến là là sát mặt đất, rồi lại bay vụt lên như những mũi tên, vừa bay vừa làm ra vẻ sợ hãi: Âi, Âi, Âi! Chúng kêu lên. Nào phải là ngỗng. Chỉ là những con cừu. Chỉ là những con cừu!”

Đến lúc ấy thì các ngỗng nhà tức giận và hét lên: “Mong cho người ta bắn chúng mày và hạ cả lũ chúng mày, cả lũ chúng mày”.

Nghe những lời bông đùa đó, chú bé cười. Rồi lại nghĩ đến nỗi bất hạnh của mình, chú khóc, để rồi một lát sau lại cười. Từ trước đến nay chưa bao giờ chú được đi nhanh như thế; chú thường vẫn thích cho ngựa đi nhanh, thật nhanh. Nhưng tất nhiên là chú không bao giờ tưởng tượng ra là ở trên cao không khí lại mát mẻ thú vị đến thế, cũng như trên này ta được hít những hương thơm đến thế, của đất ẩm và nhựa cây, từ mặt đất bốc lên. Mà cũng chẳng bao giờ chú có thể biết là bay cao đến như thế thì sẽ ra sao. Có thể nói là đã bay xa những nỗi lo lắng và cả những nỗi muộn phiền, và những điều buồn bực đủ mọi thứ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 10:23:34 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG II - PHẦN 1: AKKA NÚI KEBNÊKAYXÊ

BUỔI CHIỀU

Lao theo đàn ngỗng trời, con ngỗng đực nhà ta rất làm tự hào được cùng các bạn đi khắp đất nước, và được trêu ghẹo, giễu cợt các gia cầm khác. Nhưng dù vui sướng đến đâu, chiều đến nó cũng bắt đầu thấy mệt. Nó cố thở thật sâu và đập cánh cho mau hơn nhưng vô ích. Nó vẫn tụt lại sau mấy sải.

Khi những con ngỗng đi tập hậu trông thấy ngỗng đực không thể theo chúng được nữa, liền gọi con dẫn đầu đang bay ở mũi nhọn của đội hình: “Akka núi Kebnêkayxê! Akka núi Kebnêkayxê!”

- Gì thế?

- Con trắng tụt lại đằng sau! Con trắng tụt lại đằng sau!

- Bảo nó bay nhanh dễ hơn bay chậm! Akka đáp và cứ tiếp tục bay như trước.

Ngỗng đực cố theo lời khuyên ấy, bay nhanh lên, nhưng chẳng được mấy chốc đã mệt hết hơi và tụt xuống thấp, là là sát những rặng liễu bị xén ngọn ở hai bên đường và ven những cánh đồng.

- Akka, Akka, Akka núi Kebnêkayxê! Những con ngỗng tập hậu gọi lại khi trông thấy những cố gắng vất vả của ngỗng trắng.

- Lại gì nữa đấy? – Ngỗng đầu đàn hỏi giọng giận dữ.

- Con trắng rơi! Con trắng rơi!

- Bảo nó bay cao dễ hơn bay thấp! Akka đáp. Nó chẳng giảm tốc độ chút nào, vẫn bay như trước.

Ngỗng đực lại cố làm theo lời khuyên ấy, nhưng khi muốn bay cao hơn, nó lại hụt hơi, tưởng như sắp vỡ tung lồng ngực.

- Akka! Akka! Những con ngỗng bay ở hai bên lại gọi.

- Các người không thể để ta yên được sao? Một giọng bực tức hơn bao giờ hết đáp lại.

- Con đực trắng sắp chết. Con đực trắng sắp chết!

- Kẻ nào không theo nổi đàn thì quay về đi! Con ngỗng đầu đàn trả lời và không một lúc nào nó có ý bay chậm lại.

“À! Ra thế đấy!” Ngỗng đực nghĩ bụng. Nó vừa chợt hiểu là bọn ngỗng trời không bao giờ nghĩ đến việc đưa nó theo tới Lapplanđ. Chúng chỉ muốn làm cho nó rời khỏi nhà để cho vui thôi.

Ngỗng đực tức giận khi thấy sức mình phản lại mình, và không thể tỏ ra cho bọn lang thang kia thấy rằng ngỗng nhà này cũng chẳng thua kém gì chúng. Cái bực tức nhất là nó lại gặp đúng Akka ở Kebnêkayxê! Dù chỉ là một con gia cầm, không phải nó không nghe nói đến một con ngỗng đầu đàn tên Akka, đã sống trên trăm tuổi. Akka nổi tiếng đến mức những con ngỗng trời cừ nhất cũng muốn nhập vào đàn của nó. Nhưng chẳng có ai mà khinh bỉ ngỗng nhà hơn cái mẹ Akka và cả đàn của nó, vì vậy mà ngỗng đực lại càng muốn tỏ ra cho chúng biết là mình chẳng thua kém gì chúng.

Vừa nghĩ đến việc quyết định làm, ngỗng trắng vừa bay chậm lại tụt sau một chút. Bỗng cái con người bé một mẩu mà nó cõng trên lưng lên tiếng nói: “Ngỗng đực Martin thân mến à, cậu cũng thừa hiểu là chẳng bao giờ bay cả thì không thể nào theo bọn ngỗng trời đến tận Lapplanđ được. Trở về nhà ngay, đừng tự làm khổ mình có phải hơn không?”

Vả lại đứa con trai này, cái thằng mất dạy ấy, ngỗng đực ghét nó quá. Cho nên vừa hiểu rằng thằng bé tưởng nó không thể nào theo nổi chuyến bay đi này, nó bèn quyết định không bỏ cuộc. “Cậu nói thêm tiếng nữa là tớ quẳng hầm đá sét gặp đầu tiên đấy” – Ngỗng đực rít lên như vậy. Cơn giận đem cho nó sức mạnh, khiến nó bay ngay chẳng kém gì những con ngỗng trời kia.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì chắc là nó cũng không thể tiếp tục bay lâu được; may thay cũng chẳng cần bay làm gì nữa, mặt trời đã xuống nhanh, và vừa lặn thì đàn ngỗng liền lao thẳng xuống. Chưa kịp nghĩ gì thì ngỗng đực và chú bé đã thấy mình ở bên bờ hồ Vômbsơ.

“Chắc là chúng mình sẽ ở lại đêm nay tại đây” – chú bé vừa nghĩ vừa nhảy xuống đất!

Chú ở trên một cái dải cát hẹp, trước mặt trải ra là một cái hồ rộng, chẳng có vẻ gì làm cho người ta yên tâm cả; một lớp băng phủ kín mặt hồ, đen, lổn nhổn, đầy kẻ nứt và lỗ thủng như thường thấy trên mặt băng mùa xuân. Người ta thấy rõ băng ấy nhất định phải tan đến nơi rồi. Đã tách khỏi bờ, băng nằm giữa một dải nước rộng, đen và phẳng. Tuy vậy, nó vẫn còn đấy, và nó mà còn đấy là còn tỏa khí lành và nỗi buồn mùa đông lên tất cả cảnh vật.

Bên kia hồ hình như là một vùng quang đãng và sáng sủa, nhưng ở nơi đàn ngỗng lao xuống là một khu trồng thông rộng. Có thể nói là rừng cây có nhựa này có uy lực giữa mùa đông lại. Khắp nơi mặt đất trơ trụi, nhưng dưới những cành lá chằng chịt này, tuyết đã tan ra rồi đông lại nhiều lần, và đã rắn như băng.

Chú bé nghĩ rằng mình đã đến một hoang mạc trên xứ sở của mủa đông, và thấy lòng khắc khoải tưởng như phải kêu lên.

Chú đói, cả ngày có ăn chút gì đâu. Nhưng mà tìm ra được cái gì? Vào tháng ba, mặt đất cũng như cây cối, chẳng có cái gì ăn được cả.

Phải rồi, chú kiếm cái ăn ở đâu được? Và ai sẽ cho chú trú nhờ? Ai sẽ dọn giường trải nệm cho chú? Ai sẽ cho chú lò sưởi trước lò sưởi của họ? Ai sẽ bảo vệ chú chống lại các thú dữ?

Bây giờ mặt trời đã lặn. Khí lạnh từ hồ bốc lên. Đêm đen buông xuống, nỗi kinh hoàng trườn theo bước đi của đêm tối, và trong rừng thóang nghe thấy những bước chân rón rén và những tiếng sột soạt. Thế là tiêu tan cái can đảm vui vẻ mà chú đã biểu lộ khi ở trên trời. Trong cơn khắc khoải chú quay về với các bạn đồng hành: chú chỉ còn chúng nữa mà thôi.

Chú thấy ngỗng đực lại còn khổ sở hơn mình. Nó ở nguyên tại chỗ, nó lao xuống, và như sắp chết. Cổ nó vươn dài ra, bất động trên mặt đất; mắt nhắm lại và hơi thở chỉ là một tiếng rít thoi thóp.

“Ngỗng Martin thân yêu này, - chú nói, - cố gắng uống lấy một ngụm. Hồ nước chỉ cách có hai bước”

Nhưng ngỗng đực không hề nhúc nhích.

Chú bé trước đây vốn độc ác với mọi vật, và với cả ngỗng đực nữa. Nhưng bây giờ chú nghĩ rằng ngỗng đực là chỗ dựa độc nhất của nó, nên chú rất sợ mất nó. Chú bèn đẩy nó xuống nước. Ngỗng đực to và nặng, và chú bé phải vất vả lắm, nhưng cuối cùng cũng làm được.

Ngỗng đực rơi xuống hồ, lao đầu xuống trước. Nó nằm im lìm một lát trong bùn, nhưng chẳng bao lâu nó ngóc đầu lên, lắc cho hết nước đã làm mờ mắt nó, và thở ra. Rồi nó bắt đầu bơi, khỏe mạnh, giữa những cỏ lác và lau sậy.

Những con ngỗng trời đã lao xuống trước ngỗng đực. Chúng chẳng bận tâm đến ngỗng đực, cũng như người cưỡi trên lưng nó, mà cứ nhào hết xuống hồ. Chúng tắm táp, rửa ráy, giờ thì đang thong thả, nhai cây nhãn tử thái đã thối một nửa và cỏ chẻ ba lá dưới nước.

Ngỗng trắng may mắn trông thấy một con cá măng nhỏ, nó đớp vội lấy, bơi vào bờ và đặt nó trước mặt chú bé: “Này, để cảm ơn cậu đã đẩy mình xuống nước”, - nó nói.

Lần đầu tiên trong ngày hôm nay, chú bé được nghe một lời nói thân tình. Chú vui sướng quá, đến nỗi muốn nhảy lên ôm lấy cổ ngỗng đực, nhưng chú lại không dám. Chú hài lòng về món quà. Thọat tiên chú cho rằng không thể nào mà ăn một con cá sống, nhưng rồi chú lại muốn thử xem sao.

Chú tự hỏi không biết mình có còn con dao nhỏ nữa không? May sao chú thấy con dao vẫn còn lủng lẳng ở thắt lưng, nhưng bé tí tẹo, không dài hơn một que diêm, tuy thế cũng đủ đánh vảy và moi ruột cá. Chẳng mấy chốc con cá măng đã bị nuốt sống.

No bụng rồi, chú thấy xấu hổ quá, vì đã ăn tươi một vật sống. “Rõ ràng mình không còn là một con người nữa, mà là một gia thần thực sự rồi”.

Trong khi chú bé ăn, ngỗng đực đứng lặng im bên cạnh; chú ăn xong miếng cuối cùng thì khẽ nói:

- Chúng ta gặp phải một đàn ngỗng trời kiêu ngạo, khinh miệt các loài gia cầm.

- Đúng! Mình cũng thấy thế. Thật là vinh dự nếu tôi có thể theo chúng đến tận Lapplanđ và tỏ cho chúng thấy rằng, một con ngỗng nhà không phải là vô tích sự.

- Phải đấy, - chú bé ngập ngừng đáp lại, vì không tin nổi là ngỗng đực sẽ làm nổi việc ấy, nhưng chú không muốn nói trái lời nó.

- Nhưng tôi không tin là một mình mà nó có thể vượt qua nỗi khó khăn trong một chuyến đi xa như thế này, - ngỗng đực nói. Tôi muốn hỏi xem cậu có thể cùng đi để giúp tôi được không?

Tất nhiên chú bé không có một dự định nào khác hơn là quay về nhà cho thật nhanh. Chú ngạc nhiên và chỉ biết trả lời: “Mình cứ ngỡ rằng mình với ngỗng vốn là kẻ thù kia mà”.

Nhưng hình như ngỗng đực không nhớ đến chuyện ấy nữa. Nó chỉ nhớ là chú bé vừa cứu nó thoát chết.

- Mình phải về nhà bố mẹ mình chứ! – chú bé nói.

- Tôi sẽ đưa cậu về nhà trong mùa thu, - ngỗng đực nói, - tôi sẽ không bỏ cậu trước khi đặt cậu xuống ngưỡng cửa nhà cậu.

Chú bé nghĩ rằng tốt nhất là nên để yên thời gian rồi hãy ra mắt bố mẹ. Dự định của ngỗng đực không phải làm cho chú không thích và chú sắp đáp lại là mình nhận lời thì bỗng nghe tiếng ồn ào sau lưng. Những con ngỗng trời đã cùng nhau ra mặt nước tất cả và đang giũ cánh. Rồi chúng xếp thành hàng dài, con đầu đàn đi trước, và tiến về phía chú bé và ngỗng đực.

Nhìn kỹ đàn ngỗng trời, ngỗng đực thấy khó chịu. Nó cứ tưởng ngỗng trời giống ngỗng nhà nhiều hơn, và thấy mình họ hàng với ngỗng trời hơn. Ra, chúng nó nhỏ hơn có nhiều, lại chẳng có con nào trắng, tất cả đều màu xám có những vạch nâu nhạt, và mắt chúng gần làm nó phát sợ. Mắt vàng và sáng rực như có lửa cháy ở đằng sau. Bấy nay, ngỗng đực vẫn được dạy dỗ rằng đi thì phải bước đi thong thả và đung đưa thân hình dưới mới là đúng mực, thế mà chúng nó thì không đi từng bước, lại cứ chạy. Nhất là nó ngài ngại khi trông thấy bàn chân của chúng. Những bàn chân to, gan bàn chân mòn và rách xơ. Rõ ràng là ngỗng trời không bao giờ quan tâm đến việc chân mình đi trên cái gì. Chúng chẳng bao giờ đi quanh, đi vòng tránh cái gì hết. Chúng ăn mặc thì đẹp và rất trau chuốt, nhưng nhìn bàn chân thì người ta thấy ngay rằng chúng là những dân nghèo sống ở hoang mạc.

Ngỗng đực chỉ kịp rỉ tai chú bé: “Cứ mạnh dạn trả lời phần cậu, nhưng đừng có xưng mình là ai”.

Chúng đã đến cả đấy. Đàn ngỗng trời gật gật cổ chào nhiều lần, và ngỗng đực chào lại đúng như vậy, nhưng lâu hơn. Chào nhau đủ rồi, ngỗng đầu đàn nói: “Chúng ta muốn biết các người là ai?”

- Về phần tôi, chẳng có gì đáng nói nhiều, ngỗng đực đáp. Tôi sinh ở Sanơr mùa xuân năm ngoái. Đến mùa thu tôi bị bán cho Hôlyer Nilxôn ở Vemmenhơg. Tôi ở nhà ông ta từ đó đến nay.

- Hình như anh chẳng có một ai nhận là gia đình cả, - ngỗng đầu đàn nói. Vậy thì cái gì khiến anh muốn đi cùng với ngỗng trời?

- Có lẽ là để tỏ cho ngỗng trời thấy rằng ngỗng nhà cũng có thể làm được cái gì đó.

- Chúng ta chẳng đòi hỏi gì hơn, - Akka nói. – Giờ chúng ta biết là về môn bay của anh có thể làm gì rồi. Nhưng có lẽ về các môn thể thao khác anh còn giỏi hơn chăng. Chẳng hạn anh có muốn đấu với chúng ta về bơi lội không?

- Tôi không dám khoe là biết bơi, ngỗng đực đáp (nó cứ tưởng rằng Akka đã quyết đuổi nó đi và không để ý tới lời nói nữa). Tôi chưa bao giờ bơi xa quá chiều rộng của một cái ao.

- Vậy ta cho rằng anh chạy rất giỏi – Ngỗng trời nói

- Chưa bao giờ tôi thấy một con ngỗng nhà chạy cả, mà chính tôi, tôi cũng chưa bao giờ chạy thử cả. Ngỗng đực ngang nhiên đáp lại như vậy.

Giờ thì ngỗng đực chắc mẩm rằng Akka sắp bảo nó là đàn ngỗng không muốn cho nó đi theo. Vì thế nó rất ngạc nhiên khi Akka reo lên: “Anh trả lời các câu hỏi bạo dạn lắm, và ai mà dũng cảm thì có thể làm người bạn đường tốt, dù lúc đầu chẳng biết là gì đi chăng nữa. Anh nghĩ thế nào nếu chúng ta mời anh ở lại với chúng ta ít ngày, cho đến khi thấy rõ anh có thể làm được những gì?”

- Tôi muốn thế lắm, - ngỗng đực đáp, hết sức hài lòng.

Tức thì Akka đưa mỏ chỉ chú bé hỏi:

- Anh mang theo cái gì thế kia? Ta chưa bao giờ trông thấy một vật bé như kẻ ấy.

- Bạn đường tôi đấy, - ngỗng đực đáp. Cả đời cậu ấy chỉ chăn ngỗng. Tôi nghĩ là cậu ấy sẽ có thể có ích cho chúng ta.

- Có lẽ có ích cho một con ngỗng nhà thôi. – Akka đáp. – Anh gọi cậu ta là gì?

- Cậu ta có nhiều tên. – Ngỗng đực đáp, hơi lúng túng và chỉ còn cách ứng khẩu bịa ra một cái tên (nó không muốn phản chú bé và tố giác chú có một cái tên người). Sau cùng nó nói: “Cậu ta tên là Tí Hon”.

- Cậu ta dòng họ gia thần à? – Akka lại hỏi

Ngỗng đực không trả lời, hỏi một câu khác để ngắt câu chuyện:

- Mấy giờ ngỗng trời các ngươi mới đi ngủ? Giờ này mắt tôi đã díp lại vì buồn ngủ rồi.

Con ngỗng đang nói với con ngỗng đực đã già lắm, điều này dễ thấy rõ thôi. Bộ lông nó toàn xám, một màu xám bóng không có một vạch sẫm màu nào. Đầu nó to hơn, chân khỏe hơn, bàn chân mòn nhiều hơn những con ngỗng khác. Lông nó cứng, vai nhô lên, cổ gầy. Tác động của thời gian mà. Chỉ có đôi mắt là tuổi tác không thể thắng nổi. Đôi mắt sáng lên, trong hơn và có phần nào trẻ con hơn các con khác. Nó quay lại ngỗng đực, vẻ hết sức kiêu kỳ: “Anh phải biết rằng ta là Akka ở núi Kebnêkayxê. Bay bên phải ta là Uykxi ở Vatxiyamê, bên trái ta là Kakxi ở Nuôlia. Thứ hai bên phải là Kôlmê ở Xaryêktyôkkô và thứ hai bên trái là Nelyô ở Xvappavara. Đằng sau bên phải là Viixi ở cao nguyên Ôvik và Kuuxi ở Xyanyêli. Anh phải biết rằng: tất cả chúng ta, và cả đến sáu ngỗng con bay đằng sau, ba bên phải và ba bên trái, tất cả chúng ta đều là ngỗng núi cao, và thuộc những dòng họ lớn nhất cả. Đừng lầm tưởng chúng ta là những kẻ lang thang, cứ nhận bất kỳ ai làm bạn đường, và hãy tin chắc rằng chúng ta sẽ không chia sẻ nơi trú đêm của chúng ta cho kẻ nào không muốn nói rõ họ hàng nguồn gốc của mình ra”.

Akka nói đến đây thì chú bé liền bước nhanh tới một bước. Chú rất bực thấy ngỗng đực trả lời về phần nó rất trôi chảy, mà về phần mình thì rất bâng quơ.
“ Tôi là ai, tôi không giấu, - chú nói- tên tôi là Nilx Hôlyerxôn; và tôi là con trai một trại chủ nhỏ. Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn là một con người, nhưng sáng nay,..”

Chú không có thì giờ nói thêm nữa. Chú vừa mới nói ra cái tiếng “người” thì ngỗng đầu đàn liền lùi lại ba bước, những con ngỗng khác còn lùi xa hơn nữa. Và cả đàn ngỗng đều vươn dài cổ và rít lên, tức giận.

“Đúng như ta đã nghi ngờ khi vừa trông thấy mày trên bờ, Akka nói. – Và giờ thì cút đi! Chúng ta không chịu được cái giống người ở với chúng ta”.

Nhưng mà, ngỗng đực liền can thiệp: “Có thể nào các vị ngỗng trời lại đi sợ một sinh linh bé nhỏ như thế. Ngày mai chắc chắn cậu ấy sẽ trở về nhà. Nhưng mà đêm nay các vị có thể để cậu ấy ở lại với chúng ta chứ. Làm sao mà chúng ta có thể để mặc kẻ bé nhỏ đáng thương này một mình chống chọi với những con cáo, con cầy được?”

Ngỗng đầu đàn lại gần, nhưng ngó có vẻ nghi ngờ ra mặt. Akka nói: “Tôi đã hiểu được là phải ghê sợ tất cả cái gì thuộc về loài người, dù lớn dù bé. Nhưng nếu anh bảo đảm cho nó, ngỗng đực à, thì nó có thể ở lại đây. Vả lại chẳng lấy gì làm chắc là nơi trú đêm nay của chúng ta thích hợp với anh và với nó, vì chúng ta sẽ ngủ giữa tảng băng trôi trên mặt hồ”.

Hẳn là ngỗng đầu đàn nghĩ rằng ngỗng đực sẽ do dự, ngại đi theo đàn của nó ra đấy. Nhưng mà ngỗng đực chỉ nói: “Các vị chọn nơi trú đêm chắc chắn như thế là khôn ngoan lắm”.

Akka hỏi thêm: “Nhưng anh hứa là ngày mai nó sẽ trở về nhà nó đấy chứ?”

- Thế thì tôi cũng sẽ từ biệt các vị, vì tôi đã hứa không bỏ rơi cậu ấy. – Ngỗng đực nói

- Anh tự do, có thể đi đâu tuỳ anh. – Ngỗng trời đáp lại.

Nói xong, ngỗng cất cánh bay ra tảng băng; những ngỗng khác, con trước con sau, lần lượt bay theo.

Chú bé ngao ngán quá vì thấy mơ ước đi đến Lapplanđ của mình thế là không thành; thêm nữa chú lại sợ đêm tối. Chú nói: “Mỗi lúc lại một xấu thêm, ngỗng đực ạ. Chúng ta chết rét trên tảng băng mất thôi”.

Nhưng ngỗng đực vẫn can đảm, nó nói: “Chẳng có gì nguy hiểm cả. Nhờ cậu nhanh tay nhặt thật nhiều cỏ và rạ. Mang ra được bao nhiêu nhặt hết lấy bấy nhiêu”.

Khi chú bé đã nhặt được một ôm cỏ khô, ngỗng đực liền cắp lấy cổ áo sơ mi của chú, nhấc bỗng chú bay lên và bay về phía tảng băng; ở đấy những con ngỗng trời đã ngủ, con nọ đứng cạnh con kia, mỏ rúc vào dưới cánh.

“Giờ cậu trải cỏ ra cho tôi để chân lên, khỏi dính vào băng. Cậu giúp tôi và tôi giúp lại cậu”, ngỗng đực nói.

Chú bé làm theo lời nó và làm xong thì ngỗng đực cắp lấy cổ áo sơ mi của chú và vùi chú vào dưới cánh nó. “Tôi tin là ở đó cậu sẽ ấm lắm”, ngỗng đực vừa nói vừa khép cánh lại.

Chú bé được vùi kín trong lớp lông tơ đến nỗi không trả lời được; đúng vậy, chú được ấm thật, và vì mệt quá, chẳng bao lâu chú đã ngủ thiếp đi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 11:19:49 | Chỉ xem của tác giả
PHẦN 2: BAN ĐÊM


Băng là thứ tráo trở, tin vào là sai lầm, đó là một sự thật được công nhận xưa nay. Vào lúc nửa đêm, mảng băng nổi ở hồ Vômbsơ đổi chỗ và như một chiếc tàu, giạt vào mắc cạn trên bờ. Lại phải lúc Xmirrê, con cáo, hồi đó đang ở bên phía Đông, trong vườn cây Ơveđxlôxter, trông thấy thế khi đang săn mồi ban đêm. Xmirrê đã thấy đàn ngỗng trời từ chập tối, nhưng không hy vọng gì bắt nổi một con, nên nó tức khắc lao đến. Những con ngỗng trời choàng dậy và lập tức bay lên, nhưng Xmirrê nhanh hơn. Nó nhảy vụt lên ngoạm lấy cánh một con, rồi tha mồi tẩu thoát về phía đất liền.

Nhưng đêm hôm ấy đàn ngỗng trời không phải cô độc, giữa chúng nó có một con người, dù nhỏ bé đến thế nào đi nữa. Khi ngỗng đực dang cánh thì chú bé tỉnh dậy. Chú bị rơi xuống và ngã trên mặt băng, ngơ ngác vì phải thức đột ngột. Chú chẳng hiểu tí gì về việc báo động này trước khi trông thấy một con chó nhỏ, chân ngắn, chạy tháo thân qua mảng băng, mồm ngoạm con ngỗng.

Chú bé liền lao theo để bắt ngỗng lại từ mõm con chó độc ác ấy. Chú nghe rõ tiếng ngỗng đực hét phía sau: “Coi chừng, Tí Hon! Coi chừng!”

Nhưng Nilx không thấy tại sao mình lại phải sợ một con chó nhỏ như thế, và chú cứ đuổi theo nó.

Con ngỗng trời bị Xmirrê cắp đi, nghe tiếng giày gỗ dội trên băng mà không dám tin vào tai mình. “Làm sao mà thằng bé nghĩ là có thể giật mình ra khỏi miệng con chó được?” Nó tự nhủ. Và mặc dù đang ở trong thế nguy, nó cũng không sao kìm nổi một tiếng “tục tục” nhỏ tận trong đáy họng, giống như một tiếng cười. “Trước tiên là nó sẽ ngã vào một cái khe băng nứt”, ngỗng nghĩ thế.

Nhưng dù có đêm tối, chú bé vẫn phân biệt rất rõ những kẻ nứt và những hố lõm, và tránh được hết. Bây giờ chú đã có đôi mắt của gia thần, nhìn rõ trong bóng tối.

Xmirrê ra khỏi mảng băng ở chỗ dính vào đất liền, và sắp sửa leo lên sườn dốc của bờ hồ, thì chú bé hét to lên bảo nó: “Mày có nhả ngay con ngỗng ra không, đồ vô lại!”

Xmirrê không cần biết ai đã gọi mình, nó chẳng buồn mất thì giờ ngoái lại nhìn mà càng chạy nhanh hơn.

Nó chạy vào một khu rừng dẻ gai toàn những cây cao tuyệt đẹp, theo sau là chú bé vẫn chưa lường được nỗi nguy hiểm. Nilx nghĩ đến cách đón tiếp khinh thị của đàn ngỗng đối với mình lúc tối; chú nóng lòng muốn tỏ cho chúng thấy rằng con người là cái gì hơn hẳn các sinh vật khác.

Chú thét nhiều lần bắt con chó phải nhả con ngỗng ra: “Có ai thấy bao giờ một con chó trâng tráo đến thế, ăn trộm một con ngỗng to mà không biết xấu hổ, chú bé thét lên: mày có nhả nó ra không, nếu không mày sẽ nhừ đòn. Nhả ra, bằng không tao mách chủ mày cho”.

Khi Xmirrê thấy nó bị trông lầm là một con chó nhát đòn thì điều ấy đối với nó buồn cười quá sức, đến nỗi nó suýt để xổng mất con ngỗng. Ximirrê là một tên côn đồ đáng gờm, không chịu săn bắt chuột đồng, chuột trũi ngoài đồng mà thôi, lại còn liều mạng vào tận cả các ấp trại bắt trộm gà mái và ngỗng nữa. Nó là nỗi khiếp sợ của cả vùng này. Từ lúc còn bé tí, nó chưa hề nghe cái gì khôi hài hơn câu vừa rồi.

Chú bé chạy nhanh đến mức những thân cây dẻ gai to lớn như lao vào người chú; khoảng cách giữa chú với cáo rút ngắn lại, sau cùng chú đến sát và nắm được đuôi nó. “Tao sẽ lấy được con ngỗng của mày đây”, chú vừa hét vừa đem hết sức kéo con cáo lại. Nhưng chú không thể nào hãm Xmirrê được. Con này lôi chú đi nhanh đến nỗi lá khô cuốn lên như cơn lốc xung quanh nó.

Sau cùng Xmirrê nhận ra kẻ tấn công chẳng thể làm được gì nó. Nó dừng lại, đặt con ngỗng xuống đất, hai chân trước giữ lấy và sắp sửa cắn đứt họng con này nhưng nó không thể cưỡng lại được ý thích trêu chú bé một tí đã. Nó nói: “Mày chạy nhanh đến ông chủ mà kiện đi, vì tao sắp giết con ngỗng đây”. Nilx kinh ngạc biết bao khi trông thấy cái mũi nhọn và nghe cái giọng khàn khàn và điên cuồng của con con chó kỳ quặc này. Nhưng đồng thời chú lại tức giận quá sức vì bị con cáo chế giễu, đến nỗi quên cả sợ nó. Chú bám chặt hơn vào cái đuôi của kẻ thù, gò người tỳ vào một dẻ cây dẻ gai, và đúng cái lúc cáo há mồm nhằm vào họng con ngỗng thì bất thình lình chú bé đem hết sức ra giật mạnh. Xmirrê bị bất ngờ đến nỗi phải để cho Nilx kéo lùi mấy bước, và thế là con ngỗng trời được tự do. Nặng nhọc nó bay lên, một cánh bị thương và gần như không cử động được nữa. Vả lại nó như mù trong bóng tối dày đặc của khu rừng và không thể giúp chú bé được chút gì. Nó tìm một khe hở trong tán cây và bay về phía hồ.

Xmirrê vọt một cái đến bắt chú bé. “Đứa nọ thoát, tao bắt đứa kia”. Nó nói, giọng run lên vì tức giận.

- Mày tưởng thế à? ấy vậy mày lầm rồi! chú bé nói, phấn chấn hẳn lên vì thắng lợi. Chú vẫn không thả đuôi cáo ra.

Thật là một cuộc nhảy múa điên loạn dưới tán rừng giữa đám là khô cuốn lên như cơn lốc. Xmirrê quay vòng tròn, đuôi nó cũng quay theo, và chú bé thì bám vào cái đuôi.

Mới đầu Nilx chỉ cười giễu con cáo, Xmirrê có cái kiên trì dai dẳng của một tay thợ săn già, và chú bé bắt đầu lo rằng cuộc phiêu lưu sẽ trở thành bất lợi cho mình.

Chợt chú trông thấy một cây dẻ non thân mảnh như một cái sào dài, vươn cao lên bầu không khí tự do trên tàn lá mà những cây dẻ gai già trùm lên đầu nó. Thình lình chú bé buông đuôi con cáo và trèo ngay lên cây dẻ non.

Giữa lúc hăng máu, Xmirrê chưa biết ngay được cứ tiếp tục múa vòng tròn mất một lúc nữa. “Mày múa đủ rồi đấy hiểu chưa?”, chú bé cất tiếng bảo nó.
Xmirrê không chịu nổi cái nhục để cho một con người bé tí tẹo chẳng ra gì, lừa và giễu nó; nó liền nằm dưới gốc cây chờ.

Chú bé ngồi như cưỡi ngựa trên một cành cây nhỏ và yếu, thấy khó chịu quá. Cây dẻ non chưa cao tới một tán rừng do những cành rễ già họp thành. Như vậy Nilx không thể trèo sang một cây khác, mà cũng không thể tụt xuống đất được. Chẳng mấy chốc chú rét cóng, đến nỗi khó mà ngồi cho vững, lại còn phải chống cơn buồn ngủ, chẳng dám chợp mắt sợ ngã xuống đất.

Vào giờ này, giữa đêm khuya, rừng ảm đạm khủng khiếp. Trước đây, chưa bao giờ chú hiểu rõ bóng đêm là như thế nào. Toàn thể thế giới như tê cóng lại, vĩnh viễn.

Cuối cùng trời hửng sáng. Chú bé sung sướng thấy mọi vật đã trở lại quang cảnh bình thường, dù cái rét buốt hơn.

Khi mặt trời mọc lên thì không vàng mà lại đỏ. Có thể nói rằng mặt trời đỏ vì tức giận, và chú bé tự hỏi vì lẽ gì mà tức giận như vậy. Phải chăng vì trong lúc vắng bóng mặt trời, bóng đêm đã làm cho mặt đất tối tăm và rét buốt đến thế.

Tia mặt trời lóe thành những chòm lớn, chạy khắp nơi để xem cho kỹ những mối hại của đêm tối; và mọi vật đều đỏ mặt lên, tựa hồ lương tâm không được thanh thản; những đám mây trên trời, những thân dẻ gai mượt mà, những cành cây mảnh dẻ chằng chịt trong rừng, băng phủ lên lớp lá rụng trên mặt đất; mọi thứ đều rực lên một màu đỏ thắm.

Mỗi lúc một nhiều thêm, những chùm tia sáng tỏa ra khắp không gian; chẳng mấy chốc nỗi khủng khiếp của bóng đêm không còn gì nữa. Cảnh tê cóng cũng chấm dứt, và khắp nơi hiện ra không biết bao nhiêu là sinh vật. Chim gõ kiến lông đen mào đỏ, bắt đầu gõ mỏ vào một thân cây; con sóc ra khỏi tổ, mang theo một hạt dẻ, và ngồi lên một cành cây để bóc vỏ. Chim se đá chợt đến, mỏ ngậm vào một rễ cây, và chim mai hoa đang hót trên một ngọn cây.

Chú bé hiểu rằng mặt trời đã nói với tất cả những sinh vật nhỏ bé ấy: “Dậy đi! Và ra khỏi nhà đi! Có ta đây. Chẳng có gì mà phải sợ nữa”.

Bên kia hồ, nghe tiếng đàn ngỗng đang xếp hàng để bay đi. Lát sau cả mười bốn con bay qua khu rừng. Nilx cố gọi, nhưng chúng bay cao quá tiếng chú không thấu. Có lẽ chúng tưởng rằng cuối cùng con cáo đã ăn thịt chú rồi… Thậm chí chúng không tìm chú nữa.

Lòng khắc khoải, chú bé muốn khóc, nhưng giờ đây, mặt trời sáng rực trên trời; màu vàng như vàng thật, và vui vẻ như đem nỗi phấn chấn đến cho toàn thể tạo vật. “Nilx Hôlyerxôn, mặt trời nói, mình mà có mặt ở đây thì chú chẳng có gì phải phiền muộn và lo ngại cả, chú hiểu thế”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 11:24:40 | Chỉ xem của tác giả
PHẦN 3: CÁI TRÒ CỦA ĐÀN NGỖNG


Thứ hai, 21 tháng Ba

Trong khoảng thời gian tạm đủ cho một con ngỗng đi săn sáng, không có gì xảy ra trong rừng nữa; nhưng vào quãng giữa trưa, một con ngỗng lẻ loi bay qua, len xuống dưới tán rừng dày những cành cây. Dường như nó tìm đường bay giữa những thân cây và cành lá um tùm, và tiến rất chậm. Vừa trông thấy nó, Xmirrê liền bỏ chỗ đang nằm dưới gốc dẻ non, và trườn về phía nó. Ngỗng không tránh con cáo, mà lại bay đến sát cạnh con cáo, Xmirrê liền nhảy vọt lên bắt, nhưng hụt. Và ngỗng tiếp tục bay về phía hồ.

Một lúc sau, một con ngỗng khác lại hiện ra. Nó bay theo đường của con trước, mà còn thấp hơn và chậm hơn. Cũng cùng bay lướt sát Xmirrê, và con cáo lại vọt lên cao bắt; đôi tai nó đã gần chạm vào chân ngỗng, nhưng ngỗng cứ bay tiếp về phía hồ, im lặng như một cái bóng.

Lại một lúc nữa trôi qua, và kìa, lại một con ngỗng nữa, bay thấp hơn, chậm hơn, hình như thấy vất vả hơn khi tìm đường giữa những thân cây bạch dương. Ximirrê vọt lên, chỉ cao hơn một ngón tay nữa là tóm được con ngỗng. Lần này nữa, con ngỗng lại bay thoát về phía hồ.

Nó vừa bay khuất thì con ngỗng thứ tư lại hiện ra. Nó bay chậm và thấp đến nỗi Xmirrê nghĩ rằng nó mà muốn là có thể tóm gọn, chẳng chút khó khăn gì, nhưng nó sợ trượt một lần nữa, và quyết định để mặc cho ngỗng bay qua. Ngỗng vẫn bay theo đường như những con trước rồi khi đến đúng trên đầu của Xmirrê, liền hạ xuống thấp đến nỗi con cáo không cưỡng nổi cái thèm liền nhảy lên bắt. Con cáo nhảy khá cao, chân đã chạm vào con ngỗng nhưng bỗng nó lao sang một bên rồi thoát mất.

Xmirrê chưa kịp thở thì ba con ngỗng bay tới thành một hàng. Chúng cũng làm như những con trước, và Xmirrê lại nhảy cuống cuồng lên.

Rồi thì những năm con ngỗng lại hiện ra. Chúng bay giỏi hơn những con trước, và dù chúng như muốn dử Xmirrê nó cứ để mặc cho chúng bay qua, không cố bắt nữa.

Một lúc khá lâu trôi qua, một con ngỗng đơn độc hiện ra. Đây là con thứ mười ba. Nó già quá, đến nỗi mình nó xám tuyền, không một vạch sẫm nào cả. Hình như nó không sử dụng được một cánh, và nó bay một cách thảm hại, loạng choạng. Có lúc nó là là sát mặt đất, Xmirrê không buồn vọt lên bắt, mà đuổi theo, vừa chạy vừa nhảy cho đến tận bờ hồ, nhưng lần này, những cố gắng của nó đều vô hiệu.

Khi con ngỗng thứ mười bốn bay tới thì thật là một cảnh đẹp. Nó trắng muốt, khi nó vẫy đôi cánh rộng, người ta có thế nói là một khoảng trời lóe sáng chạy dài trong rừng âm u. Trông thấy nó, Xmirrê dồn hết sức nhảy lên nhưng con ngỗng trắng kia bay thoát, bình yên vô sự như những con ngỗng kia.
Dưới bóng những cây dẻ gai, được một lúc yên tĩnh.

Chợt Xmirrê nhớ đến tù nhân của nó và ngước mắt nhìn lên cây. Cậu bé Tí Hon không còn đó nữa như người ta có thể đóan được.

Xmirrê không thể ngẫm nghĩ lâu về sự tổn thất của nó vì con ngỗng thứ nhất đã từ phía hồ bay trở lại, bay thấp dưới các cành lá. Mặc dù vừa mới gặp sự không may. Xmirrê cũng bằng lòng thấy ngỗng bay trở lại, bèn lao lên đuổi, nhưng nó đã không tính kỹ đà nhảy và lại vồ hụt.

Sau con ngỗng ấy, lại đến một con ngỗng khác, rồi một con thứ ba, con thứ tư, con thứ năm cho đến cả loạt chấm dứt với con ngỗng già lông xám như ánh thép và con ngỗng trắng to. Tất cả bay rất thong thả và rất thấp; khi đến phía trên đầu Xmirrê chúng còn hạ thấp xuống, như mời nó lên bắt. Và Xmirrê nhảy, nó vọt lên nhiều lần, và lao theo chúng, nhưng không sao bắt được lấy một con.

Hôm ấy là ngày xấu nhất mà Xmirrê đã sống trên đời. Những con ngỗng trời cứ bay mãi trên đầu nó; chúng bay đi, bay lại, rồi bay lại nữa. Cứ như thế, những con vật đẹp tuyệt đã lớn lên và béo ra trong những cánh đồng và truông trảng bên Đức, bay suốt ngày qua khu rừng, dưới những cành cây, thường chạm nhẹ vào cáo, mà nó không thể nào bắt được một con để làm dịu bớt nỗi đói lòng.

Mùa đông vừa mới chấm dứt và Xmirrê nhớ lại những ngày và những đêm mà nó vô công rồi nghề, rình mò, rình mò, chẳng gặp được một con mồi, những loài chim di cư đã bay đi cả rồi, giống chuột đã lặng xuống dưới mặt đất đóng băng. Bọn gà mái thì còn bị nhốt trong chuồng. Nhưng mà nạn đói trong mùa đông nào ăn thua gì so với những nỗi thất vọng của ngày hôm nay.

Xmirrê không còn là con cáo non nữa, biết bao phen nó đã bị chó đuổi sát đít và nghe đạn rít bên tai. Nó đã từng nằm bẹp dưới đáy hang, trong lúc những con chó lùn tai dài, bò vào các ngạch hầm, chỉ chút nữa là tìm thấy nó. Nhưng mà nó khắc khoải đã siết chặt lấy họng nó trong những cuộc săn đuổi mệt nhoài…. cũng chẳng thể nào sánh được với những gì mà nó cảm thấy lúc này sau mỗi cái vồ hụt.

Sáng nay, khi cái trò này mới bắt đầu, Xmirrê trông đẹp mã đến mức tưởng chừng đàn ngỗng phải lóa mắt. Xmirrê thích vẻ lộng lẫy: bộ lông nó đỏ rực, ngực nó trắng, mõm nó đen, và đuôi nó dày, phong phú như lông đà điểu vậy. Nhưng chiều tối cũng ngày hôm nay, bộ lông của Xmirrê rũ từng túm rối chằng chịt, mình nó đẫm mồ hôi, đôi mắt mất hết vẻ sáng, và lưỡi thè ra khỏi cái mõm hổn hển, sùi những bọt.

Buổi chiều, Xmirrê đã mệt lả, đến mức như bị mê sảng. Đâu đâu nó cũng chỉ trông thấy nhưng con ngỗng đang bay. Nó chồm vào những vệt ánh sáng mặt trời nó thấy trên mặt đất, chồm vào một con bướm tội nghiệp mới từ nhộng nở ra quá sớm.

Thế nhưng những con ngỗng trời vẫn không thôi, cứ bay qua rừng và hành hạ Xmirrê. Chúng chẳng chút thương hại nào, dù Xmirrê đã bị đánh bẹp, đang run lẩy bẩy, điên loạn rồi. Chúng vẫn cứ tiếp tục, dù biết rằng Xmirrê chỉ còn trông thấy chúng lờ mờ và vồ theo bóng của chúng mà thôi.

Chỉ đến lúc mà Xmirrê gục xuống một đống lá khô, kiệt sức và đờ đẫn, sắp trả lại linh hồn, thì chúng mới chấm dứt trò chơi.

“Cáo này, từ nay mày đã được biết là cuộc tấn công Akka núi Kebnêkayxê thì phải trả giá như thế nào!” chúng kêu to vào tai con cáo, sau cùng khi buông tha cho nó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 12:03:37 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG III - PHẦN 1: LỐI SỐNG CỦA MỘT CON CHIM TRỜI


CÁI TRẠI

Thứ năm, 24 tháng Ba

Đúng trong những ngày ấy, ở tỉnh Xkônê xảy ra một việc được bàn tán nhiều, cả báo chí cũng nói tới, mà nhiều người cho là chuyện huyễn hoặc, vì không thể giải thích được.

Câu chuyện như thế này: người ta bắt được một con sóc cái trong khu rừng trăn thưa trên bờ hồ Vômbsơ; mang về một cái trại gần đó. Từ già đến trẻ, mọi người trong trại đều thích thú ngắm con vật bé nhỏ, xinh quá với cái đuôi đẹp, đôi mắt tò mò và thông minh, những cái chân xinh xắn. Người ta tính sẽ được giải trí suốt mùa hè với những động tác nhanh nhẹn, cách cắn vỏ hạt dẻ mau lẹ và những trò chơi vui vẻ của nó. Người ta cho nó vào một cái lồng sóc cũ, gồm một chiếc bánh xe bằng dây thép. Chiếc nhà nhỏ có cửa lớn và cửa sổ, làm phòng ăn và phòng ngủ; trong đó người ta xếp lá thành một chiếc giường nhỏ, để một bát sữa và một nắm hạt dẻ. Chiếc bánh xe phải là phòng chơi, nơi con vật bé nhỏ có thể chạy nhảy và leo trèo.

Những người trong trang trại là đã thu xếp cho con sóc tất cả mọi thứ rất chu đáo, và lấy làm lạ rằng chỗ ở của nó dường như chưa làm cho con sóc hài lòng. Nó cứ buồn bã và khó tính, trong một góc của chiếc nhà nhỏ: thỉnh thoảng lại thốt ra một tiếng kêu đau khổ nhức nhối. Nó không đụng đến thức ăn. Người ta bảo: “Nó còn sợ, mai kia quen chỗ ở rồi sẽ ăn và chơi”.

Cũng vào độ ấy, các bà nội trợ bận rộn sửa soạn một bữa tiệc, và cái hôm bắt được sóc, người ta nướng bánh mì. Hoặc do một sự không may nào đó làm cho bột nở, khiến công việc chậm lại, hoặc vì người ta uể oải nên phải ở lại coi bánh đến khuya.

Trong bếp, công việc tíu tít và tất nhiên người ta không có thì giờ nhớ đến con sóc. Nhưng trong nhà có một bà cụ già, vì tuổi cao quá không giúp việc nướng bánh được. Bà cụ già hiểu rõ như thế lắm, nhưng bà cụ không thể chấp nhận được ý nghĩ mình bị gạt ra ngoài công việc.

Buồn ngủ, không thể đi ngủ được, bà cụ già ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Vì trời nóng, cửa nhà bếp để ngỏ, ánh sáng từ cửa ấy chiếu ra sáng cả sân. Cái sân bốn mặt đều có nhà bao quanh, cái nhà trước mặt được chiếu sang đến nỗi bà cụ già có thể phân biệt được rõ các lỗ hổng và kẽ nứt trên mặt tường đất.
Bà cụ cũng trông thấy cái chuồng sóc treo đúng chỗ sáng nhất.

Bà cụ để ý thấy con sóc chạy suốt đêm, không lúc nào nghỉ, từ cái nhà nhỏ đến chiếc bánh xe, rồi từ cái bánh xe về cái nhà nhỏ. Bà cụ nghĩ rằng con vật không ngủ được vì đang bị một nỗi lo ngại lạ thường giày vò, nhưng bà cụ lại cho là vì cái ánh sáng quá chói chang.

Giữa chuồng bò và tầu ngựa có một lối đi rộng lợp mái, ăn thông ra cổng cho xe ngựa ra vào. Cái lối đi ấy nằm theo hướng được chiếu sáng. Đêm cũng đã khá khuya, bà cụ già chợt thấy một con người bé tí, không cao hơn một gang tay, từ dưới mái vòm đi ra từng bước thận trọng. Người ấy đi giày gỗ, mặc quần chẽn bằng da như một người thờ. Bà cụ vẫn nghe nói là gia thần thường ở những nơi như thế, và biết rằng thần đến đâu là mang hạnh phúc đến đó.
Vừa vào đến sân, gia thần liền chạy ngay đến chiếc lồng sóc. Không với tới lồng được, thần đi kiếm một cái sào đem dựa vào lồng, rồi leo theo sào mà lên như một người thủy thủ leo sợi dây thừng vậy. Thần lắc cánh cửa cái nhà nhỏ màu lá cây, nhưng bà cụ rất yên tâm, bà biết rằng trẻ con đã khóa cửa lại vì sợ trẻ hàng xóm đến lấy trộm con sóc của chúng.

Gia thần không thể mở được cửa; bà cụ già thấy con sóc đi ra chỗ bánh xe. Ở đó hai bên thì thầm với nhau một hồi lâu, rồi thần theo cây sào tụt xuống đất và ra cửa biến mất.

Bà cụ già nghĩ là chẳng còn thấy lại thần trong đêm hôm nay nữa, tuy vậy bà vẫn ngồi bên cửa sổ. Một lát sau, bà thấy thần quay trở lại. Thần vội đến mức chân đi như không chạm đất. Thần chạy đến bên chiếc lồng. Với đôi mắt viễn thị, bà cụ trông thấy thần rất rõ. Bà thấy cả thần cầm vật gì trong tay, nhưng không thể nhận ra là cái gì. Thần đặt vật cầm trong tay trái xuống sân và mang vật cầm trong tay phải lên tận chiếc lồng. Thần lấy chiếc giày gỗ đá vào cánh cửa sổ nhỏ, phá vỡ ra và đưa vật dang cầm cho con sóc. Rồi thần tụt xuống cầm lấy vật đã để dưới đất và lại trèo lên lồng đưa cho sóc. Tức khắc sau đó thần chạy trốn, nhanh đến nỗi bà cụ nhìn theo không kịp.

Thế là bà cụ không thể ngồi yên trong nhà được nữa: bà rón rén đi ra cửa, và nấp vào bóng tối của cái bơm nước để rình gia thần. Một vật khác cũng trông thấy thần và nổi lòng tò mò. Đó là con mèo. Nó lướt nhẹ đến tận bức tường và dừng lại ở gần chỗ có ánh sáng một chút. Bà cụ và con mèo đợi một lúc lâu trong đêm tháng Ba giá lạnh. Bà đang định trở vào thì nghe có tiếng động trên sàn và thấy gia thần lon ton trở lại. Cũng như lần trước, hai tay thần đều mang vật gì, và vật thần mang kêu rối rít và vùng vẫy. Bà cụ hiểu ra là thần đã đi kiếm những đứa con của con sóc ở trong rừng trăn và mang đến cho nó, để chúng khỏi phải chết đói.

Bà cụ giả đứng yên không động đậy, để gia thần khỏi sợ và hình như thần không trông thấy bà. Thần định đặt một con sóc con xuống đất để mang nhanh con kia lên lồng thì thấy lóe lên ngay cạnh mình đôi mắt xanh của con mèo. Thần đứng không nhúc nhích, bối rối, mỗi tay cầm một con sóc con; rồi thần quay lại nhìn khắp chung quanh và trông thấy bà cụ già. Thần chẳng do dự, chạy lại chỗ bà và chìa ra một con sóc con đưa cho bà.
Bà cụ già không muốn tỏ ra không xứng đáng với lòng tin cậy ấy. Bà cụ cúi xuống, đỡ lấy con sóc con, và giữ nó cho đến lúc gia thần đã mang được con cóc kia lên lồng, và trở lại lấy con sóc con đưa gửi bà.

Sáng hôm sau, khi mọi người trong trại tập tụ tập lại ăn sáng thì bà cụ không thể giấu mà không kể lại những việc bà cụ đã trông thấy đêm qua. Tất nhiên là mọi người đều chê bai bà cụ già, và cho là bà cụ đã nằm mê. Vào độ này trong năm, làm gì mà có sóc con.

Nhưng bà cụ tin chắc ở lời mình nói, và bà mời mọi người đến lồng sóc mà xem. Họ làm theo lời bà. Ở đấy, trên một lớp lá trải giường, có bốn con sóc con mình nửa trần trụi và mắt chưa mở hết, ra đời ít nhất trong hai ba ngày rồi.

Khi trông thấy lũ sóc, người chủ trại nói: “Dù sao đi nữa, có điều chắc chắn là chúng ta phải lấy làm xấu hổ”. Rồi ông mở lồng lấy con sóc cùng lũ con nó ra, đặt vào tạp dề của bà cụ và nói: “Mang chúng vào rừng trăn, trả tự do cho chúng”.

Đó là sự kiện mà người ta nói nhiều trên các tờ báo, mà nhiều người không chịu tin vì họ không thể giải thích nổi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 12:06:21 | Chỉ xem của tác giả
PHẦN 2: VITTSƠVLÊ


Thứ bảy, 26 tháng Ba

Vài hôm sau lại xảy ra một việc lạ lùng. Buổi sáng nọ, một đàn ngỗng trời hạ xuống một cánh đồng ở phía Đông tỉnh Xkônê không xa thái ấp lớn Vittsơvlê mấy.. Đàn ngỗng gồm mười ba ngỗng màu tro thường thấy và một ngỗng đực màu trắng lưng cõng một thằng người nhỏ xíu mặc cái quần chẽn bằng da vàng, chiếc gi-lê màu lục và đội cái mũ vải trắng.

Bây giờ đàn đã đến gần biển Baltika và cánh đồng nơi chúng đỗ xuống là đất cát như thường thấy dọc bờ biển. Chắc là ở đây ngày trước có những cồn cát di động mà người ta đã phải cố định lại vì ở nhiều nơi thấy có những khu trồng thông lớn.

Đàn ngỗng ăn cỏ đã một lúc thì có những trẻ con đến ven cánh đồng. Con ngỗng canh phòng tức khắc vút lên không, vỗ cánh báo cho đàn biết là có nguy cơ đe dọa. Cả đàn liền bay đi, nhưng con ngỗng trắng cứ bình tĩnh ở lại dưới đất. Trông thấy các con kia bay đi trốn, nó ngửng đầu lên kêu theo: “Việc gì mà phải trốn bọn đó. Trẻ con cả mà!”

Đứa bé mà nó cõng đang ngồi ở bìa rừng, cắn vỡ quả thông để ăn cái nhân. Đám trẻ con đến gần quá, nên nó không dám chạy băng qua cánh đồng để đến với con ngỗng trắng. Không chần chừ nó liền ẩn mình dưới một ngọn lá cây gai khô to và kêu lên một tiếng báo hiệu.

Nhưng rõ ràng là con ngỗng trắng nhất định không thèm sợ, cứ dẫn diệu qua cánh đồng, chẳng để ý gì đến hướng đi tới của đám trẻ con.

Mà bọn này thì bỏ con đường cái, băng qua cánh đồng đi về phía con ngỗng. Sau cùng khi nó ngước mắt lên thì chúng đã đến ngang bên cạnh, nó bải hoải và hoảng hốt đến nỗi quên là nó biết bay, và cứ thế chạy cho xa chúng ra. Bọn trẻ đuổi theo lùa cho nó sa xuống một cái rãnh, rồi vội vàng bắt lấy. Đứa lớn nhất cặp nó vào nách và mang đi.

Đứa trẻ nấp dưới ngọn lá cây gai thấy thế liền vọt phắt dậy như muốn cướp lại con ngỗng. Nhưng sực nhớ lại là thân hình nó bé nhỏ như thế nên bất lực nó nằm lăn ra bãi cỏ, nắm hai bàn tay lại, đấm lấy đấm để mặt đất.

Con ngỗng đực cố hết sức kêu cứu: “Tí Hon, đến giúp tôi với! Tí Hon, đến giúp tôi với!”. Nhưng nghe thế, đứa bé dù đau đớn vô cùng, lại bật ra cười và nói một mình: “Vâng, cứ như mình thì có thể cứu giúp được ai?”

Tuy vậy, nó cũng đứng dậy và đi theo con ngỗng đực, vừa đi vừa nói: “Mình không thể giúp nó, nhưng ít ra cũng muốn xem chúng sẽ làm gì nó”.
Bọn trẻ con đi trước nó rất xa, nhưng đứa trẻ chẳng khó khăn gì mà không theo dõi được chúng cho đến khi tới trước một khoảng đất trũng có một con suối mùa xuân chảy quanh quất. Con suối lòng chẳng rộng mà chảy cũng chẳng ào ạt, thế mà nó cũng phải chạy dọc bờ mãi mới tìm được một chỗ để sang ngang.

Vừa leo lên bờ, nó thấy ngay là bọn trẻ đã mất hút đâu rồi. Tuy vậy, nó cũng tìm ra vết chân của chúng trên một con đường hẹp vào rừng, và nó tiếp tục đi theo chúng.

Rồi nó đến một ngã tư, ở đấy chắc là bọn chúng ắt đã chia tay nhau, vì thấy những vết chân đi theo hai hướng. Thế là đứa bé có vẻ hoàn toàn tuyệt vọng.
Nhưng lúc ấy nó trông thấy trên một bụi thạch thảo một chiếc lông tơ nhỏ màu trắng, và nó hiểu ngay rằng con ngỗng đực đã thả xuống đấy ven con đường kiệt, để chỉ cho nó biết là bọn kia đã mang mình đi về phía nào. Thế là đứa bé cứ tiếp tục đi. Nó cứ như vậy, theo mãi bọn trẻ con qua suốt cả cánh rừng. Nó chẳng trông thấy con ngỗng một lần nào, nhưng ở mỗi một đôi chỗ mà nó có thể đi lầm đường là có một chiếc lông tơ nhỏ màu trắng chỉ hướng cho nó.

Đứa bé tiếp tục đi theo các chiếc lông rất cẩn thận. Các chiếc lông đưa nó ra khỏi cánh rừng, qua hết mấy cánh đồng, đến một con đường cái, rồi sau cùng đến một lối đi ấy thấy những đầu hồi và những cái tháp xây gạch đỏ, vẽ những đường màu tươi và những hình trang trí nhìn thấy toàn gia trạch là đứa bé như đã hiểu việc gì đã xảy cho con ngỗng rồi. “Chẳng chút nghi ngờ gì nữa, bọn trẻ con đã mang con ngỗng đức đến gia trạch này để bán và thế thì chắc là ngỗng đã chết rồi”. Nghĩ thế, nhưng nó như chẳng chịu bằng lòng với điều giả sử như vậy và càng chạy hăng hái hơn trước nữa. Nó chẳng gặp ai trong lối đi, và lại thế là may mắn lắm vì cái loài như nó thường rất sợ bị loài người bắt gặp.

Gia trạch mà nó đến là một tòa kiến trúc theo kiểu cổ, gồm bốn ngôi bao quanh một cái sân danh dự mở ra phía Đông. Đứa bé không chút do dự chạy ngay đến mái hiên ở mặt tiền nhưng dừng lại đấy, không dám đi liều vào bên trong. Đứng chôn chân ở đấy, nó nghĩ xem phải làm gì.

Còn mải nghĩ, một ngón tay để lên sống mũi, bỗng nghe những bước chân đi đến phía sau lưng và quay lại thì thấy một tóan người đang theo lối đi mà kéo vào. Nó vội luồn vào phía sau một cái thùng nước để ở gần mái hiên và nấp ở đấy.

Những người mới đến có lẽ gần hai chục thanh niên ở một trường đại học bình dân đi tham quan. Một giáo sư đi với họ và đến hiên trước thì bảo họ chờ để ông ta vào xin phép được thăm toà lâu đầi cổ Vittsơvlê.

Họ thấy nóng và hình như mệt vì cuộc đi dài. Một người khát nước quá liền đến bên thùng nước và cúi xuống uống. Cái hộp đừng cây cỏ sưu tầm đeo trên vai ý chừng vướng víu, nên anh ta vứt xuống đất. Nắp hộp mở ra và bên trong thấy có vài đóa hoa mùa xuân.

Cái hộp rơi đúng trước mặt đứa bé, và nó phải nghĩ rằng đó là một cơ hội tuyệt vời để nó vào trong lâu đài và biết được việc gì đã xảy ra với con ngỗng đực. Nó liền lẹ làng trườn vào hộp và nấp kín đáo nhất dưới những hoa mào lương và tử uyển.

Nó vừa ẩn vào đấy thì anh niên đã nhặt lấy cái hộp, đeo lên vai và đậy nắp lại.

Vừa lúc ông giáo sư trở ra, bảo cho họ biết là đã được phép vào lâu đài. Thế là họ vào sâu trong sân danh dự, và ông giáo sư liền dừng lại để nói cho họ biết về ngôi nhà cổ này.

Ông ta nhắc lại rằng những cư dân đầu tiên trên đất nước này đã phải ẩn náu trong những hang, những lỗ, dưới những mái lều bằng da thú, bằng cành lá và phải lâu lắm họ mới nghĩ ra được việc làm nhà bằng những thân cây gỗ. Và sau đấy phải biết bao nhiêu thời gian làm việc và chịu đựng gian khổ mới biến chuyển từ một chiếc nhà gỗ một gian sang xây dựng một toà lâu đài một trăm phòng như Vittsơvlê này!

Ông ta lại nói tiếp là cách ngày nay ba thế kỷ, những người giàu có và những kẻ quyền thế đã xây cho mình những lâu đài như thế. Và có thể thấy rõ là Vittsơvlê được xây dựng vào một thời mà chiến tranh và cướp bóc làm cho đời sống chẳng chút chắc chắn gì ở tỉnh Xkônê cả. Khắp chung quanh người ta đã đào hào lại bắc một chiếc cầu mà ngày xưa có thể kéo lên được; ở trên hiên phía trước còn thấy một vọng lâu dọc các thành quách là những cầu nhỏ để canh phòng và ở các góc thành là những tháp, tường dày một mét. Tuy nhiên tòa thành này không phải xây vào những hồi chiến tranh tệ hại nhất và Yenx Brahê kiến trúc sư, cũng đã cố làm cho nó thành một chốn ăn ở gọn ghẽ và trang hoàng tráng lệ. Giá một ngày nào đó họ trông thấy một ngôi nhà to lớn, đồ sộ ở Glimminyê, xây trước đó có một thế hệ thì họ chẳng khó khăn gì mà không nhận thấy rằng Yenx Holyerxen Ulfxtand người xây dựng chỉ có mỗi một mối lo độc nhất là xây cho đồ sộ, kiên cố và hùng dũng chẳng thèm nghĩ một tí nào đến vẻ đẹp cũng như sự thoải mái trong việc ăn ở. Và nếu ngược lại, họ trông thấy những lâu đài như Marvxvinhôlm, Xvenstorp hay Ơvedxklôxter xây một hay hai thế kỷ sau Vittsơvlê thì họ sẽ hiểu là thời buổi đã thanh bình hơn. Các lãnh chúa đã dựng lên những chốn ấy, đã không xây thành những công trình phòng ngự kiên cố mà chỉ quan niệm đó là những nơi ăn chốn ở rộng rãi và chắc chắn mà thôi.

Ông giáo sư nói lâu quá, lắm chi tiết quá, và đứa bé bị nhốt trong hộp thảo mộc đã thấy sốt ruột. Nhưng nó biết nằm yên lặng, vì người chủ chiếc hộp chẳng nhận thấy chút nào là đang mang nó đi cả.

Họ đi rất chậm, ông giáo sư cứ dừng lại mãi để giải thích và dạy dỗ.

Một phòng trong lâu đài có cái lò sưởi to và ông giáo sư dừng lại để nói về các lọai lò, bếp mà loài người đã dùng qua các thế kỷ. Loại bếp đầu tiên đặt trong nhà được xây trên một tấm đá lát mặt đất ở chính giữa căn phòng độc nhất, có lỗ thông khói qua mái nhà, nhưng cũng để gió lùa và mưa rơi vào nhà. Rồi người ta nghĩ ra một cái lò xây không có ống khói, tất nhiên là sưởi ở gian phòng rất ấm, nhưng cũng tỏa khói ra để mò hóng bám đầy phòng.
Thời xây dựng Vittsơvlê vừa đúng cái lúc người ta nghĩ ra kiểu lò sưởi hở, có ống dẫn khói ra ngoài nhưng cũng để thoát mất một phần lớn hơi nóng ra theo.
Và đứa bé đã có lần nóng nẩy và sốt ruột thì hôm đó được một bài học tốt về tính kiên nhẫn. Và thế là đúng một giờ rồi nó đã phải nằm im không cựa quậy.
Ở phòng tiếp theo ông giáo sư dừng lại trước một cái giường xưa có trần hình bán nguyệt rất lộng lẫy. Và tức khắc ông ta chuyển sang nói đến các thứ giường và gỗ đóng ngày xưa.

Ông giáo sư cứ nhẩn nha. Nhưng ông cũng không biết rằng trong một cái hộp sưu tầm thực vật có một đứa bé tội nghiệp đang bị nhốt chỉ chờ bài giảng của ông chấm dứt. Đến một cái phòng mà tường được bọc da dê thuộc thiếp vàng, ông ta lại kể là loài người, từ thuở sơ khai đã hay trang trí vách tường nhà mình. Đến trước một bức chân dung giả đình cổ, ông ta còn nói về lịch sử ly kì của y phục, và vào các lễ đường thì ông tả ngày xưa người ta tổ chức đám cưới và đám tang như thế nào.

Ông giáo sư lại nói thêm mấy lời về bao nhiêu người đàn ông, đàn bà giá trị đã ở tòa lâu đài này, về dòng họ Brahê cổ và dòng họ Barnêkôv xưa, về Krischian Barnêkôv đã nhường ngựa cho vua trong cơn loạn tẩu, về Margarêta Aschebey, vợ Kyell Barnêkôv góa chồng, đã điều khiển trang ấp mình và cả một vùng này trong năm mươi ba năm, về nhà ngân hàng Hayerman, con một viên quản lý quán rượu ở Vittsơvlê đã giầu đến mức mua hết tất cả trang ấp, về dòng họ Xtyernxvôd đã đem đến cho dân tỉnh Xkônê những chiếc cày tốt khiến họ đã xếp vào hàng phế thải những chiếc cày bằng gỗ thảm hại của họ mà ba con bò đực chung sức lại mới động được một chút.

Và suốt cả thời gian ấy, đứa bé phải im lìm bất động. Mà nếu một ngày nào đó nó có nhẫn tâm, tàn ác giam bố hay mẹ nó lại trong hầm kín thì cái ngày hôm đó nó đã biết được bố mẹ nó sẽ phải chịu đựng những gì, vì nhiều giờ trôi qua mà ông giáo sư vẫn chưa dứt lời.

Sau cùng, ông giáo sư lại đi ra sân danh dự và ở đấy ông ta nói về lao động trường kì mà nhân loại đã phải tiến hành để kiếm lấy công cụ và vũ khí, áo quần và nhà cửa, đồ đạc và vật trang hoàng. Ông ta nói rằng một tòa lâu đài như Vittsơvlê là như thể một cột mốc trên con đường ấy, một cột mốc cho thấy người ta đã đến được đây cách nay ba trăm năm mươi năm, cho mỗi người tự mình xét xem là từ ấy đến nay người ta đã tiến hay lùi.

Nhưng mà đứa bé thoát được khỏi phải nghe bài diễn thuyết ấy, vì anh học trò mang nó trên vai lại bị cơn khát hành hạ, đã lỉnh vào trong nhà bếp để xin nước uống. Được vận chuyển vào bếp như thế, đứa bé liền nghĩ đến việc tìm lại con ngỗng đực. Nó liền cựa quậy và thế là đã ấn thật mạnh vào nắp cái hộp đến nỗi nắp bật ra ngay. Nắp các hộp sưu tầm thực vật thường vẫn bật ra như thế nên anh học trò chẳng cần để ý làm gì lắm, đóng luôn nó lại. Nhưng bà nấu bếp liền hỏi anh ta có nhốt một con rắn trong hộp phải không.

- Không, chỉ có mấy cái cây. – Anh ta trả lời

- Nhưng chắc chắn là tôi thấy cái gì đó cựa quậy. – Chị ta lại nói

Anh học trò liền mở cái hộp ra, giơ cho chị ta thấy rằng chị ta đã nhầm.

- Chị cứ nhìn lại xem xem.

Anh ta không thể nói hết câu vì đứa bé, không dám ở thêm trong hộp, đã nhảy tót xuống đất và lao ra ngoài sân. Các chị người nhà chỉ thoáng thấy cái gì đang chạy nhưng cũng đuổi theo.

Ông giáo sư đang nói thì bị những tiếng hét ngắt lời: “Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!” các chị vừa hét từ nhà bếp ùa ra thế là tất cả các chàng thanh niên cũng ùa ra đuổi theo đứa bé đang chạy trốn nhanh hơn một con chuột cống. Họ cố dồn cho nó kẹt vào dưới hiên trước, nhưng chẳng dễ gì bắt được một kẻ bé nhỏ đến thế và thế là nó may mắn thoát ra được bên ngoài.

Nó không dám chạy theo lối đi mà chọn hướng khác. Nó chạy băng băng qua khu vườn rồi vào sân sau. Và tất cả mọi người vẫn đuổi theo nó, vừa hét vừa cười. Đứa bé tội nghiệp đem hết sức bình sinh ra mà chạy, nhưng tất nhiên là họ sắp tóm được nó mất thôi.

Đang chạy qua trước nhà của một người làm công thì nó nghe một con ngỗng kêu và thấy một sợi lông tơ trắnng trên ngưỡng cửa. Đây rồi! Ngỗng đực ở đây rồi! Ra, cho mãi lúc này đứa bé đã lần theo một con đường không đúng. Thế là quên tất cả các chị người nhà và các anh đàn ông đang đuổi theo nó, nó leo lên các bậc thềm, lao lên tam cấp trước nhà, nhưng không thể đi xa hơn được nữa vì cửa đóng rồi. Từ bên trong nghe tiếng con ngỗng đực đang rên rỉ và than thân trách phận, nhưng mà nó thì không thể nào mở được cái cửa này. Lũ người đuổi nó đang đến gần, và trong gian phòng con ngỗng đực vẫn than vãn mỗi lúc một thảm thiết hơn. Thế là trong cảnh nguy nan cùng cực ấy, đứa bé dồn hết can đảm, đem hết sức bình sinh đập vào cánh cửa.
Một đứa trẻ mở cửa, và nó nhìn thấy bên trong, ở chính giữa phòng, một người đàn bà đang sắp cắt lông cánh con ngỗng. Mấy đứa con của bà ta bắt được nó và bà ta không muốn làm hại nó, chỉ muốn đem thả nó và đàn ngỗng của nhà mình, và muốn cắt cánh nó là cốt để giữ lại không cho nó bay đi thôi. Nhưng mà chẳng có tai họa nào lớn bằng có thể xẩy ra đến cho ngỗng đực, và thế là nó kêu la than vãn không ngớt.

Và thật may người đàn bà chưa bắt đầu cắt. Chỉ mới có hai chiếc lông vai chạm phải lưỡi kéo là cửa mở và người đàn bà trông thấy đứa bé ở ngưỡng cửa. Và bà ta chưa bao giờ thấy cái gì nhỏ như thế cả. Tin chắc là đang đối diện với chính gia thần Nisxê phúc hậu, bà ta khiếp đảm, đánh rơi mất cái kéo hai tay nắm chặt với nhau và quên giữ lấy con ngỗng.

Vừa lúc thấy mình được tự do, ngỗng đực liền chạy ào ra cửa. Nó không có thì giờ để dừng lại, nhưng khi chạy qua thì nó liền tóm lấy cổ áo đứa bé và mang đi theo. Ùa ra đến ngưỡng cửa, là nó giang đôi cánh bay vút lên không, vừa bay vừa duyên dáng uốn cái cổ dài để đặt đứa bé lên cái lưng phủ kín lông tơ mịn màng của nó.

Và cứ thế chúng nó vút lên trên không trong khi toàn thể trang ấp Vittsơvlê nhìn ngắm chúng nó từ dưới đất.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 28-1-2014 12:10:07 | Chỉ xem của tác giả
PHẦN 3: TRONG VƯỜN CÂY ƠVEĐSLÔXTER


Suốt cả ngày, trong khi ngỗng đang trêu cợt con cáo thì Nilx ngủ trong một tổ sóc bỏ không. Đến khi thức giấc chú rất lo. “Mình sắp bị đuổi về nhà, và không thể tránh mặt bố và mẹ được nữa”, chú nghĩ thế. Nhưng khi chú đến tìm đàn ngỗng trời đang tắm trong hồ Vômbsơ thì không một con nào nói với chú về việc phải trở về cả. Chú nghĩ bụng: “Có lẽ chúng nó nghĩ rằng ngỗng trắng mệt quá, không đưa mình về tối nay được”.

Sáng hôm sau, đàn ngỗng đã thức giấc lúc mới tảng sáng, trước khi mặt trời mọc khá lâu.

Nilx tin chắc rằng thế nào chúng cũng đuổi chú đi, nhưng lạ thay, cả chú lẫn ngỗng đực trắng đều được theo đàn ngỗng trời dạo chơi buổi sáng.

Chú không hiểu nguyên nhân của sự chùng chình này, chú tự nhủ rằng đàn ngỗng trời không muốn đuổi chú đi trước khi chú được ăn thật no. Dù sao chú cũng cứ hưởng lấy mỗi phút giây người ta cho chú, trước lúc quay về gặp bố mẹ.

Đàn ngỗng trời bay trên ấp Ơveđslôxter, có vườn cây tươi tuyệt đẹp nằm ở mạn đông hồ. Đây là một trang ấp đẹp, có tòa lâu đài lớn, một sân danh dự rộng lát đá, bao quanh có thành lũy và đình tạ, một khu vườn cổ trồng những cây cắt xén, uốn lại thành vòm, những lối đi có lợp mái, những bể nước, những vòi phun những cây đại thụ, những bãi trồng cỏ thẳng tắp; bên rìa điểm các loại hoa mùa xuân.

Khi đàn ngỗng bay trên trang ấp vào lúc rất sớm thì chưa một ai dậy. Biết chắc như vậy, đàn ngỗng sà xuống một cái cũi chó, và kêu: “Cái lều con này tên là gì? Cái lều con này tên là gì?”

Con chó giữ nhà lao ngay ra khỏi cũi, giận dữ, sủa inh lên trời: “Chúng mày bảo đây là cái lều à, những quân lang thang khốn khổ kia? Chúng mày không thấy đây là một lâu đài bằng đá cao lớn à? Chúng mày không thấy những bức thành đẹp kia à, tất cả những cửa sổ, cửa lớn và cái sân thượng tráng lệ kia à? Gâu, gâu, gâu, gâu. Chúng mày bảo đây là cái lều à? Chúng mày không thấy khu vườn, các nhà ươm trồng cây, những tượng cẩm thạch à? Chúng mày bảo đây là cái lều à? Từ bao giờ mà các cái lều lại có vườn cây với những khu rừng trồng dẻ gai, những rừng trồng cây trăn, những chòm cây sồi, và những bãi cỏ xanh, và những trảng trồng đầy thông, nhung nhúc những con hoẵng, con gấu. Gâu, gâu, gâu! Chúng mày bảo đây là cái lều à? Có ai thấy những cái lều mà lại có bao nhiêu là tòa ngang, dãy dọc, có thể nói như là một cái làng thế kia không? Chúng mày đã thấy cái lều nào mà có nhà thờ riêng, và nhà mục sư riêng, ngự trị trên những gia trạch, và những trang trại, và những ấp phát cảnh, và những nhà ở cho người làm công như thế à? Cái lều ấy có những vùng đất rộng nhất cả tỉnh Xkônê đấy. Đồ ăn mày khốn nạn! Chúng mày có ở đâu nữa chúng mày cũng không thể trông thấy một vạt đất nào mà không thuộc quyền cái lều này! Gâu, gâu, gâu!”

Con chó sủa lên một tràng như vậy, không ngững, cũng không nghỉ lấy hơi; còn những con ngỗng thì cứ lượn trên cái sân, đợi lúc mà nó buộc phải ngừng lời. Bấy giờ chúng mới kêu lên: “Vì sao mà cậu giận? Chúng mình có nói tòa lâu đài đâu, chúng mình nói cái cũi của cậu kia mà”.

Nghe câu đùa này, lúc đầu chú bé cười thỏa thích, rồi một ý nghĩ chiếm lấy tâm hồn cậu, khiến chú trở nên nghiêm trang: “Hãy nghĩ xem, nếu người ta để cho mày đến Lapplanđ thì mày còn được nghe bao nhiêu chuyện vui đùa như thế nữa. Trong hoàn cảnh của mày hiện nay, một chuyến đi như thế sẽ là cái hạnh phúc nhất có thể đến với mày đấy”.

Đàn ngỗng trời bay tiếp, rồi hạ xuống một trong những cánh đồng rộng ở phía Đông tòa lâu đài để ăn rễ cỏ, như thế mất mấy tiếng đồng hồ. Trong thời gian ấy, chú bé đi sâu vào khu vườn rộng bên cạnh, tìm đến một khoảng trồng cây trăn, rồi bắt đầu đi kiếm những hạt dẻ còn sót lại. Những ý nghĩ về chuyến du hành vẫn trở lại trong óc chú mãi. Chú hình dung ra tất cả những niềm thích thú sẽ được, nếu chú đi theo đàn ngỗng. Có thể là đôi lúc phải chịu đói, chịu rét, nhưng bù lại chú sẽ không phải làm lụng, mà cũng không phải học hành.

Trong khi chú lang thang trong khu vườn cây, con ngỗng đầu đàn già đến nỗi chú đã kiếm được cái gì ăn chưa. Không, chú chẳng kiếm được gì cả. Nó liền giúp chú. Chính nó cũng không tìm thấy hạt dẻ, nhưng có trông thấy những quả tường vi dại. Chú bé ăn ngon lành và vừa ăn vừa nghĩ mẹ chú sẽ bảo sao nếu biết chú ăn những cá sống và quả cây đã cứng vì băng.

Khi ăn đã no rồi, đàn ngỗng lại đến gần hồ và vui chơi đến tận giữa trưa. Những con ngỗng trời mời ngỗng đực thi với chúng: thi bay, thi bơi và thi chạy. Ngỗng đực có cố hết sức cũng vô ích, những con ngỗng trời lanh lẹn vẫn thắng luôn luôn. Chú bé suốt buổi ngồi trên lưng ngỗng đực và động viên nó, vui chơi không kém gì những ngỗng khác. Tiếng reo, tiếng cười, tiếng cà kíu ầm ĩ, cũng lạ là những người ở trong lâu đàu không nghe thấy gì cả.

Chơi đùa đã chán, đàn ngỗng mới bay qua mặt hồ, và đậu lên tảng băng để nghỉ trong hai tiếng đồng hồ. Buổi chiều cũng qua đi như buổi sáng: trước tiên chúng ăn có hai hay ba tiếng, rồi tắm và chơi đùa trong hồ, bên cạnh tảng băng cho đến khi mặt trời lặn; sau cùng thì chúng đi ngủ.

“Đúng là lối sống thích hợp với mình hoàn toàn. Nilx nghĩ bụng lúc trườn vào dưới cánh con ngỗng đực. Nhưng ngày mai họ sẽ đuổi mình”.

Trước khi đi ngủ, chú còn kiểm tra lại tất cả những cái lợi sẽ được nếu chú đi theo đàn ngỗng. Chú sẽ không bị mắng vì lười biếng nữa, sẽ có thể suốt ngày đi dông dài chẳng phải làm gì hết; chỉ có mỗi lo duy nhất là tìm thấy cái ăn. Nhưng mà bây giờ chú chỉ cần ăn ít đến thế này, thì việc ấy cũng chẳng khó khăn gì lắm.

Hôm sau, thứ tư, chú vẫn luôn luôn chờ bị đuổi những ngày hôm sau ấy nữa, đàn ngỗng vẫn chẳng nói gì hết. Lại hết một ngày trôi qua như hôm trước; cuộc đời hoang dã mỗi lúc một làm cho chú thêm thích. Chú thấy hình như cả khu rừng Ơveđslôxter là của riêng mình chú; chú chẳng còn chút ý muốn nào trở về cái nhà nhỏ hẹp với những mảnh đồng bé tí của quê hương nữa.

Chú bắt đầu hy vọng đàn ngỗng sẽ giữ chú lại với chúng; nhưng sang hôm thứ năm thì chú lại mất hy vọng.

Ngày hôm ấy bắt đầu như mọi ngày. Đàn ngỗng ăn cỏ trong những cánh đồng rộng, và chú bé thám sát khu rừng kiếm thức ăn. Được một lúc, Akka đến hỏi xem chú đã tìm gì ăn chưa, và khi biết chú chưa tìm được chút gì, liền đưa cho chú một thân cây thìa là còn cả hạt.

Khi chú bé ăn xong, Akka bảo rằng chú đã chạy chơi trong rừng quá táo bạo. Chú có biết là chú có bao nhiêu kẻ thù, khi mà chú bé nhỏ thế không? Không biết, phải không? Và Akka liền kể ra cho chú nghe.

Đi chơi trong rừng, trước hết phải đề phòng con cáo và con cầy lông hoe; trên bờ nước thì phải nhớ đến những con rái cá; đứng trên những bức tường đã thì không nên quên con cầy mình dài thường chui qua bất kỳ lỗ thủng nào; và muốn nằm trên một đồng cỏ thì xin phải xem kỹ có con rắn độc nào ngủ mùa đông ở đó không đã. Bước chân ra khỏi những cánh đồng quang đãng thì phải dò xem bọn chim cắt và chim diều, những đại bàng và chim ưng bơi lội trong không. Ở những khu rừng trăn, có thể bị con cắt trống bắt cóc; ác là và quạ thì đâu cũng có, tốt nhất là đừng tin gì ở bọn chúng cả; đêm tối thì phải dỏng tai lên cố đoán xem ở đâu có những con cú mèo to và những con vọ bay nhẹ đến nỗi ở ngay cạnh chúng cũng chẳng nghe thấy gì.

Nghe nói đến bao nhiêu là giống vật muốn sát hại mình, Nilx thấy như là không sao thoát nổi chúng được. Không phải ý nghĩ phải chết làm cho chú sợ lắm đâu, mà ý nghĩ bị ăn thịt; vì vậy chú hỏi Akka là phải làm gì để tự vệ.

Akka khuyên chú nên ăn ở tử tế với những con vật nhỏ trong rừng ngoài nội, với tộc đoàn các con sóc và tộc đoàn các con thỏ rừng, với những giống chim tước và những chim sẻ núi, và những chim gõ kiến, và những con sơn ca. Nếu chú thành bạn của chúng thì chúng sẽ có thể báo cho chú biết trước những mối nguy hiểm, giúp chú những nơi ẩn náu và nếu cần thì liên minh lại để bảo vệ chú nữa.

Nhưng chiều hôm đó, khi muốn rút lại lợi ích từ lời khuyên của Akka, chú ngỏ lời với Xirlê, con sóc, xin nó che chở cho mình, thì con này từ chối không chịu giúp. Nó nói: “Đừng bao giờ chờ đợi gì ở tôi, cũng như những con vật nhỏ khác. Tưởng tôi không biết cậu là Nilx chăn ngỗng à? Năm ngoái cậu đã phá các tổ én, cậu đập nát trứng chim sẻ đá, cậu bắt những con quạ ra khỏi tổ và ném xuống ao, cậu đánh bẫy những chim sáo và bắt những con sóc nhốt vào lồng. Hãy tự giúp lấy mình đi, chúng tôi mà không hợp nhau lại để đánh cậu, đuổi cậu ra khỏi đây, và bắt cậu phải quay về gia đình, thì cậu cũng đã phải lấy làm hài lòng lắm rồi”.

Đó là một trong những câu trả lời mà trước kia, hồi còn là Nilx, tay chăn ngỗng, chú không thể nào bỏ qua mà không trừng trị được; nhưng bây giờ thì chú bé rất sợ những con ngỗng trời biết rằng chú đã độc ác như thế nào. Vì sợ bị đuổi, chú chẳng dám một trò chơi khăm nhỏ nào ra từ khi ở cũng đàn ngỗng. Thật ra thì chú không có khả năng làm việc ác, vì bé nhỏ như thế, nhưng nếu muốn thì cũng có thể đập vỡ mấy quả trứng chim. Không, chú ngoan lắm, chú không nhổ đến cả cái lông ở cánh các con ngỗng. Không một lần nào trả lời một câu vô lễ, và mỗi buổi sáng chào Akka, chú đều bỏ mũ ra.

Suốt ngày thứ năm, chú nghĩ xem, có thể làm gì để những con ngỗng quyết định đưa chú theo đến Lapplanđ. Buổi tối, được biết vợ của Xirlê bị bắt, và mấy đứa con của nó sắp chết đói, chú quyết giúp gia đình này. Chúng ta đã kể là chú thành công như thế nào rồi.

Ngày thứ sáu, bước vào vườn cây, chú nghe tiếng những con chim mai hoa hót khắp nơi trong các bụi mâm xôi và thuật lại chuyện vợ Xirlê đã bị những kẻ tàn ác bắt đi như thế nào, và Nilx, chú chăn ngỗng đã liều mình vào giữa loài người và mang những con sóc con đến cho nó như thế nào.
Bầy chim mai hoa nói: “Giờ đây trong vườn cây Ơveđslôxter ai cũng được chúc mừng, hậu đãi bằng chú bé Tí Hon, kẻ mà tất cả đều ghê sợ lúc còn là Nilx, tay chăn ngỗng. Xirlê, con sóc, sẽ cho Tí Hon hạt dẻ, các chú thỏ rừng đáng thương sẽ chơi với chú, các con hoẵng sẽ cõng chú trên lưng và đưa chú chạy trốn khi Amirrê, con cáo, đến gần; các chim sơn tước sẽ báo cho chú biết lúc chim ưng đến, giống chim tước và các chim sơn ca sẽ hót lời ca chúc mừng”.
Chú bé tin chắc rằng Akka và những con ngỗng trời khác đều nghe thấy tiếng chim mai hoa, nhưng cả ngày thứ sáu trôi qua mà đàn ngỗng chẳng nói gì với chú và chuyện giữ chú lại với chúng cả.

Đến tận thứ bảy, đàn ngỗng có thể ăn cỏ trong những cánh đồng chung quanh Ơveđslôxter mà không bị Xmirrê, con cáo quấy nhiễu gì, nhưng sáng thứ bảy, khi chúng kéo nhau ra đồng, thì con cáo đã rình sẵn, và rượt chúng từ đồng này sang đồng khác, không cho chúng có thì giờ ăn nữa. Khi hiểu ra rằng cáo sẽ không để cho chúng yên, Akka liền tức khắc quyết định cùng cả đàn bay lên và dẫn đàn bay ra xa nhiều dặm, qua vùng đồng hoang Pherx, và những ngọn đồi thưa có trên cao nguyên Linđêrơđ. Đàn ngỗng chỉ dừng lại ở vùng lân cận Vittsơvlê gần biển Baltika thôi.

Lại đến chúa nhật. Cả một tuần lo lắng về việc đó cả; buổi chiều chú ngồi trên cành cây liễu lớn um tùm bên bờ nước, thổi ống sậy chơi. Khắp xung quanh chú, đến đậu những chim sơn tước, mai hoa, sẻ đá; bụi liễu chịu đựng được bao nhiêu, và đàn chim hót những điệu mà chú cố thổi theo. Nhưng mà chú không giỏi trong nghệ thuật này lắm. Chú thổi sai đến nỗi lông trên mình tất cả, và những người bạn bé nhỏ của chú đều dựng đứng cả lên, và chúng kêu lên, chúng đập cánh thất vọng. Chú bé vui thích vì nhiệt tình của chúng, đến nỗi rơi cả ống sậy.

Rồi chú thổi lại, cũng vẫn tồi như trước; tất cả những con chim bé nhỏ đều than phiền: “Hôm nay cậu thổi tồi hơn bao giờ hết, Tí Hon ạ. Cậu phải thổi đúng âm thanh trong của tôi. Đầu óc cậu để cả đâu thế, Tí Hon à?”.

- Để ở chỗ khác, chú bé trả lời, mà nếu đúng thế thật chú vẫn luôn luôn tự hỏi là đàn ngỗng còn giữ được bao nhiêu lâu nữa.

Bỗng chú bé quẳng ống sậy đi và nhảy xuống đất. Chú vừa thấy Akka và những con ngỗng trong đàn xếp thành một hàng dài, đi về phía chú. Chúng thong thả và trịnh trọng; chú hiểu ngay là cuối cùng chúng đã phải nói cho chú biết điều mà chúng ta đã quyết định về việc chú.

Khi đàn ngỗng dừng bướcm Akka nói: “Cậu có quyền ngạc nhiên về cách cư xử của ta, Tí Hon ạ! Ta đã không cảm ơn cậu cứu ta thoát khỏi Xmirrê, con cáo. Nhưng ta thuộc cái hạng thích cảm ơn bằng việc làm, chứ không phải bằng lời nói. Và đây, Tí Hon ạ, ta tưởng đây là đến lúc lượt ta giúp lại cậu một việc. Ta đã cứ tin sứ đến vị gia thần đến nhà cậu. Thoạt đầu thần không muốn nghe nói đến việc trả lại cho cậu hình dáng ban đầu của cậu; nhưng ta đã gửi đến thần hết tin này đến tin khác, để nói cho cậu biết là, sống với chúng ta, cậu đã xử sự tốt như thế nào. Cuối cùng, thần tin cho cậu biết để cậu trở lại làm người, ngay khi cậu trở về nhà”.

Khi ngỗng trời bắt đầu nói, chú bé vui mừng bao nhiêu thì nghe xong chú càng thêm phiền muộn bấy nhiêu; chú không nói một lời, ngoảnh mặt đi và bắt đầu khóc.

“Thế là nghĩa thế nào? Akka nói. Có thể nói là cậu ta còn chờ đợi ở ta nhiều hơn những gì ta đã hiến cho cậu ư?”

Nilx đang nghĩ đến những ngày sống vô tư và những trò đùa vui vẻ, những cuộc mạo hiểm và cảnh tự do, và những chuyến lữ hành trên đất nước, mà ngày nay phải bỏ đi, chú buồn quá, kêu rống lên: “Tôi không muốn trở lại làm người. Tôi muốn đi Lapplanđ với đàn”.

- Nghe kỹ đây, Akka nói, ta sắp nói với cậu một điều. Gia thần dễ tức giận lắm, ta lo đấy, cậu mà không nhận lời ngay bây giờ, thì lần khác khó mà lay chuyển được lòng thần.

Lạ thay, suốt đời chú bé chưa bao giờ thương yêu ai cả, chú chưa bao giờ yêu bố chú, cả mẹ chú, cả thầy giáo, cả bạn học, cả những đứa bé trong các trại lân cận. Tất cả những gì người ta muốn bảo với chú là làm, dù là trò chơi hay là công việc, đối với chú đều đáng chán. Bởi vậy chú chẳng thấy thiếu thốn ai cả, và chú chẳng nhớ tiếc ai cả.

Chỉ có vài kẻ ít ỏi hợp với chú một chút, là Axa, cô bé chăn ngỗng, và chú bé Malx, hai đứa cùng chăn ngỗng ngoài đồng như chú. Nhưng chú có thực sự yêu thương gì chúng nó đâu, còn lâu.

“Tôi không muốn trở lại làm người! – chú bé gào lên. Tôi muốn theo đàn đến Lapplanđ. Vì thế mà tôi đã ngoan ngoãn suốt một tuần”.

- Ta không muốn chối không cho cậu theo chúng ta đi xa đến đâu mà cậu muốn, Akka nói, nhưng trước hết, hãy nghĩ kỹ lại xem, có phải cậu không muốn về nhà không. Có thể một ngày kia cậu sẽ hối hận về quyết định ấy.

- Không, tôi sẽ không hối hận gì hết, chú bé đáp. Tôi chưa bao giờ thấy sung sướng như ở đây với đàn.

- Vậy thì cứ như ý cậu muốn thôi.

- Cám ơn, Nilx đáp. Chú sung sướng quá đến nỗi òa lên khóc vì vui mừng, cũng như trước đây chú đã khóc vì buồn bực.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách