Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 6337|Trả lời: 47
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Truyện Ngắn] Venise Và Những Cuộc Tình Gondola | Dương Thụy

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
Tên tác phẩm: Venise Và những Cuộc Tình Gondola
Tác giả: Dương Thụy
Thể loại: Truyện ngắn
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: Tự type


~~~~~~~~~~


Dương Thụy sinh năm 1975 tại Sài Gòn. Tác giả của: Oxford thương yêu (NXB Trẻ), Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình (NXB Trẻ) và một số tập truyện: Bồ câu chung mái vòm, Hành trình của nững người trẻ, Hai người đến từ phương xa, Dấu lặng trong điệp khúc...

"Truyện và ký của Dương Thụy thường dí dỏm như con người của tác giả. Dù văn phong giản dị, không trau chuôt cầu kỳ, rất "bình dân" nhưng ánh lên những điều đẹp đẽ thật đáng yêu. Tôi thường cười tủm tỉm khi đọc sách của cô. Sự nghịch ngợm và cái tài quan sát những điều "bất thường" giữa các nền văn hóa đã tạo một nét duyên trong phong cách viết đặc trưng Dương Thụy. Là một người sống và làm việc ở châu Âu, từng đi qua những nơi tác giả đã rong ruổi đến, tôi thấy ký sự của Dương Thụy đầy lý thú và tràn đầy nhiệt huyết. Tất cả những gì tác giả viết là những gì chúng ta có thể bắt gặp nếu có cơ hội du học hoặc làm việc ở phương Tây. Hãy đọc bài "Thành phố nhẹ nhất thế giới" để cùng tác giả cảm nhận về Liège của chúng tôi"
Lý Đông Phương Lâm
(Tiến Sĩ - Giảng viên Đại học Liège, Vương Quốc Bỉ)


"Lợi thế là một nhà văn nữ có góc nhìn nhạy cảm và quan sát tinh tế đã được Dương Thụy bộc lộ qua tạp ký sự này. Đọc "những ghi chép ngoài truyện" thu vị của Dương Thụy, những hoài niệm phieu bạt trên dặm đường châu Âu được gợi nhớ trong lòng tôi. Các thành phố châu Âu cổ kính, yên bình và tuyệt đẹp đang tái hiện qua mắt tôi. Những trang viết dịu dàng và sâu lắng của Dương Thụy lại thúc giục tôi lên đường hơn bao giờ hết. Vì như Dương Thụy đã kể, sau nhưng chuyến phiêu lưu cô luôn ấm lòng nhận ra thế giới này luôn nhiều người tốt hơn kẻ xấu. Đọc và bạn sẽ thấy...
Trung Nghĩa
(Biên tập viên báo Tuổi Trẻ)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:09:10 | Chỉ xem của tác giả
Những ghi chép ngoài truyện


Càng trẻ, người ta càng có nhu cầu được học hỏi, được đi xa, được tiếp cận với những nền văn hóa phong phú và nhất là được giao du với bạn bè không cùng ngôn ngữ lẫn màu da. Sau mỗi chuyến đi, có người đem về những bức hình tuyệt đẹp, những món quà lưu niệm và những mối quan hệ lý thú. Riêng tôi, được viết truyện lấy bối cảnh ở nước ngoài với những nhân vật ngộ nghĩnh và những mối tình nhẹ nhàng, là một "cơn nghiện". Các cuốn sách Bồ câu chung mái vòm, Hành trình của những người trẻ, Oxford thương yêu, Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình là những gì tôi "thu hoạch" được. Tuy nhiên có những điều tôi không thể chia sẻ với mọi người chỉ thông qua nhũng nhân vật tưởng tượng và những cuộc tình "tiểu thuyết". Những con người tuyệt vời tôi đã gặp, những danh lam thắng cảnh tôi đã qua, giây phút xúc động "xa quên hương ngộ cố tri"..., tất cả sẽ được tôi đưa vào tập sách này. Đó là những chi tiết thật, là cuộc đời thật, là những gì độc giả không thể lắc đầu chê tôi khéo tưởng tượng.

Thông qua cuốn sách, tôi mong được truyền cho các bạn trẻ niềm đam mê học hỏi, tính xốc vác, thú chu du. Đây không phải là "cẩm nang du lịch", càng không phải là sách du khảo-du ký. Bạn chỉ có thể gọi đó là "những ghi chép ngoài truyện" của tôi. Bạn cũng có thể hiểu vì sao tôi viết Đổ thừa Venise, Tú cầu vùng Bretagne, Con gà nói tiếng Đức, Diên vĩ đồng Provence, và nhất là Oxford thương yêu. Và nếu sau khi đọc tâp sách này, bạn được thôi thúc để tìm đến "Paris với những vườn văn thơ", "Brest sấm sét", "Bruxelles hóm hỉnh", "Lisbon hiền hòa", "Sững sờ Florence", "Eau de Cologne"...., hãy cho tôi cùng chia sẻ những giờ phút tuyệt vời nhất: được dấn thân.


Ba lần thi để được xuất ngoại

Cuốn sách cũng là để kỉ niệm 10 năm tôi được xuất ngoại. Tôi xin được chia sẻ những nỗ lực để có được chuyến đi đầu tiên này. Học tiếng Pháp từ nhỏ, ước mơ được một lần đặt chân đến kinh thành ánh sáng luôn thôi thúc tôi. Cuộc thi "Concours IDECAF" tìm hiểu về nước Pháp (do Lãnh sự quán Pháp tổ chức kết hợp với Viện trao đổi văn hóa Pháp - IDECAF) với phần thưởng dành cho người đứng nhất là một chuyến du lịch sang Pháp trong vòng một tháng thật hấp dẫn. Đây chính là con đường khá dĩ nhất nếu tôi muốn xuất ngoại.

Tôi đã cố gắng tìm gặp những người khách du lịch để thực tập tiếng. Ở đâu có người nói tiếng Pháp là có tôi lân la. Tôi kết bạn với rất nhiều căp vợ chồng sang Việt Nam xin con nuôi. Tôi xông xáo chở họ đi đây đó, làm "hướng dẫn viên" giúp họ thăm thú thành phố, cùng đến các cô nhi viện tìm trẻ bị bỏ rơi và mời họ về nhà dùng cơm thân mật. Và tôi trở thành mẹ đỡ đầu cho một em bé Việt Nam được một gia đình Pháp nhận nuôi. Do tiếp xúc nhiều, tôi tiến bộ rõ rệt trong cách phát âm, có nhiều từ lóng, tốc độ nói nhanh hơn. Những người bạn nước ngoàikhi đã về nước luôn gởi sách báo giúp tôi trau dồi thêm ngoại ngữ.

Khi đã là sinh viên năm nhất khoa Pháp trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, tôi mạnh dạn đăng kí dự thi "Concours IDECAF" và... thất bại. Có quá nhiều người giỏi nên tôi phải nỗ lực hơn nữa. Tôi tham gia làm việc bán thời gian, phiên dịch cho những thương gia sang Việt Nam tìm thị trường. Rồi tôi trở thành đại diện cho một công ty nhỏ, lãnh lương cố định hẳn hoi. Tôi đã kinh ngạc hỏi ông giám đốc vì sao lại chọn một sinh viên không chút kinh nghiệm thương trường, chỉ biết có mỗi ngoại ngữ làm đại diện văn phòng. Ông trả lời: "Kinh nghiệm rồi sẽ đến theo năm tháng, còn sự nhiệt tình, tính ham học hỏi và lòng trung thực không phải ai cũng có!". Được khích lệ bởi câu nói này, tôi tiếp tục dự thi "Concours IDECAF" và đến lần thứ ba, cuối cùng tôi đã đạt ước nguyện.


Chuyến xuất ngoại đầu tiên

Vậy là lần đầu xuất ngoại tôi được hai mươi hai tuổi, đang à sinh viên Cao học của CFVG (Trung tâm Pháp - Việt đào tạo MBA). Đó cũng là lần đầu tiên tôi biết thế nào là máy bay. Sau mười mấy tiếng đồng hồ vật vã vì bệnh say xe, tôi... lảo đảo bước xuống phi trường Charles De Gaulles. Mùa hè năm đó, nước Pháp đang sục sôi vì vô địch World Cup France 98, khắp nơi cờ phướn rợp trời. Lóng ngóng còn hơn "Tư Ếch đi Sài Gòn", tôi đã "mò mẫm" đi xe bus của hãng Air France vào Paris. Đến văn phòng cấp học bổng thì lại bị bảo phải quay lại phi trường để đi tiếp xuống tỉnh Brest. Bị đẩy ra đường, tôi run lập cập vừa đi vừa hỏi, cuối cùng cũng quay lại được phi trường sau mấy tiếng đồng hồ chu du bằng xe điện ngầm và xe bus. Khi về đến Brest với những cái bao nilon bốc mùi trên tay (vì liên tục bị say xe), tôi... khóc lóc thảm thiết, lòng oán hận bị "đem con bỏ chợ" và thề độc sẽ không bao giờ... đi nước ngoài nữa. Nhưng chỉ sang ngày hôm sau, khi đã hồi phục phần nào sức khỏe, toi hăm hở sục sạo khắp nơi. Tôi làm quen với những ông bà già, trẻ con và những… người thất nghiệp ngoài đường phố. Tôi “sống gấp”, di chuyển lien tục từ tỉnh này sang tỉnh khác theo lơi mời của những gia đình xin con nuôi và những người khách du lịch ngày trước từng quen biết với mình. Đi đến đâu tôi cũng được mọi người nồng nhiệt đón tiếp như muốn “trả ơn” ngày trước tôi nhiệt tình giúp họ ở Việt Nam. Họ chở tôi đi thăm thú khắp nơi, tôi say sưa chiêm ngưỡng kiến trúc, phong cảnh và nền ẩm thực Pháp.

Trong vòng một tháng ngắn ngủi, tôi đi thăm hầu hết những tỉnh đặc trưng của Pháp. Sau đó tôi sang Thụy Sĩ và ở một tháng với đất nước thần tiên này. Sau chuyến xuất ngoại đầu tiên đó, tôi “dằn túi” những trải nghiệm ngọt ngào và cả những kinh nghiệm “xương máu” về cách mua vé tàu xe, cách vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, những ngày làm phục vụ bàn ở Pháp, hái nho ở Thụy Sĩ, cách tiếp xúc với người địa phương… Những truyện ngắn Tú cầu vùng Bretagne, Đồi nho xanh, Hội người già xa xứ,… ra đời như nhu cầu được chia sẻ.


Những chuyến đi bụi

Hai năm sau chuyến xuất ngoại đầu tiên đó, tôi được sang Pháp tu nghiệp về nghề báo và cách quản lý một tờ báo tại Ouest France, tờ nhật báo có số phát hành cao nhất nước Pháp. Ba tháng trôi qua với biết bao kiến thức nhận được nhưng cũng lắm khó khăn làm “nản lòng chiến sĩ”. Mỗi sáng tôi vác dù đi bộ dưới làn mưa thu cả nưuax tiếng đồng hồ vì muốn… tiết kiệm tiền xe bus. Có những ngày mưa lớn quá, tôi đành bấm bụng mua vé xe, nhưng xui xẻo lại rơi vào lúc liên doàn xe bus đình công. Đi được vài trạm đã bi đuổi xuống. Những ngày cuối tuần tôi nằm chèo queo trong căn phòng nhỏ xíu như hộp quẹt, không bạn bè, không truyền hình, không sách báo. Phố xá vắng tanh, cửa hàng đóng hết. Truyện Một mùa thu ở Rennes là một kỷ niệm cho những ngày “thu cô đơn” này.

Hết thời gian tu nghiệp, tôi vác balô đi bụi khắp các nước châu Âu. Những chuyến đi gần như đơn độc, tôi ngồi xe đò và xe lửa đêm xuyên biên giới. Trên chuyến tàu sang Đức, tôi bị một thằng nhóc mười tám tuổi năn nỉ xin… hôn một cái. Ở Bỉ tôi lạc vào một con phố vắng và bắt gặp một người đàn ông đang… khỏa thân phần dưới, báo hại tôi vắt giò lên cổ chạy trối chết. Ỏ Hà Lan tôi bị chủ nhà trọ vô tình xếp ngủ cùng phòng với hai sinh viên nam (do tên Việt Nam không phân biệt được tôi là nam hay nữ). Ở Tây Ban Nha tôi suýt bị “làm thịt”, may sao vào phút tám chín có quới nhân can thiệp kịp. Ba tháng tôi lang bạt kỳ hồ ở châu Âu với những phòng trọ rẻ tiền ở cùng người lạ.những chuyến xe giảm năm mươi phần trăm vé vì đi vào những thời điểm không thuận lợi, những bữa ăn vô cùng đạm bạc chỉ gồm bánh mì và nước lọc mua trong siêu thị, thỉnh thoảng mới dám “hùng dũng” chui vào Mc Donald. Những truyện ngắn Con gà nói tiếng Đức, Đổ thừa Venise, Mùa hè ở Barcelone… được độc giả cho là lãng mạn, chỉ có tôi mới biets tình hình thực tế “thê thảm” thế nào.


Du học và những chuyến công tác

Càng đi, càng tiếp xúc, càng trải nghiệm ở xứ người, tôi càng… say máu xuất ngoại. Tôi lên kế hoạch tìm học bổng du học. Suôt một năm ròng tôi miệt mài viết thư cho các Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, các trường Đại học. Chiến dịch kết thúc với vài lời đề nghị  nhưng tôi chọn suất học bông toàn phần của chính phủ Bỉ. Tôi xúc động nhận ra một điều: nếu biết làm việc một cách chuyên nghiệp và nhiệt tình. Trời sẽ không phụ lòng!

Tôi “cụ bị” đồ đạc, hăm hở lên đường sang Bỉ học Cao học Quản trị kinh doanh tại Đại học Liège, một trường thuộc loại cổ xưa của châu Âu. Những vui buồn đời du học sinh với những áp lực trong học tập, những ánh mắt kỳ thị của dân bản xứ, tình bạn tha thiết với những cô nàng da đen, những anh chàng mũi lõ, tình thầy trò nồng ấm với giáo sư đỡ đầu… được tôi truyền tải vào các truyện ngắn Bồ câu chung mái vòm, Đồng môn xứ lạ, Đừng giận tình si… Đặc biệt, đời du học sinh trong một năm ngắn ngủi nhưng đầy ắp xúc cảm là chất liệu sống để tôi hoàn thành truyện dài Oxford thương yêu.

Tôi có thể ăn uống kham khổ, ngủ bờ ngủ bụi, chi tiêu bủn xỉn vì muốn để dành tiền đi đây đó. Càng “lăn lóc” bao nhiêu tôi càng có nhiều trải nghiệm quý giá bấy nhiêu. Và sau những chuyến phiêu lưu ấy, tôi ấm lòng nhận ra thế giới này người tốt luôn nhiều hơn kẻ xấu. Giờ tuy bận rộn công việc và gia đình, những lúc đi công tác ra nước ngoài tôi đều tranh thủ ở lại để thăm thú thêm nơi mình đến. Lisbon thân thiện đã cho tôi quyết định sẽ xây dựng mộ nhân vật nam người Bồ Đào Nha thật lý tưởng. Đó chính là Fernando trong Oxford thương yêu. Chuyến tu nghiệp ở Anh một tháng và vài ngày ở Oxford đủ khiến tôi cả gan chọn nơi đây làm bối cảnh chính cho truyện dài đầu tiên của mình.

Giờ tôi đã chẳng còn bệnh say xe do đã đi quá nhiều. Với tôi, những chuyến đi sẽ không bao giờ ngơi. Hãy cùng tôi đi khắp châu Âu trong suốt mười năm vừa qua nhé!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 7-10-2011 20:13:31 | Chỉ xem của tác giả
PHÁP

Paris ơi, bonjour!


Lần đầu đến Paris năm 1998, tôi hơi thất vọng vì trước đó hình dung kinh thành ánh sáng phải hoa lệ lắm. Học tiếng Pháp từ nhỏ với những giáo trình luôn ca ngợi Paris, tôi đắm chìm trong niềm mơ ước được một làn đặt chân lên thủ đô xinh đẹp của đất nước mang hình lục giác. Paris với đồi Monmatre, giáo đường Sacré Coeur, tháp Eiffel, công viên Lucxembourg, đại lộ Champs Élysée, Khải Hoàn Môn... tát cả đều được mô tả thật lộng lẫy, lãng mạn và không một tì vết. Thế nhưng khi lần đầu được chiêm ngưỡng dung nhan Paris, tôi biết mình đã quá giàu trí tưởng tượng.


Người vô gia cư trong gió rét

Paris vẫn đẹp với những gì người ta hay nhắc đến, Paris vẫn hoa lệ rực rỡ ánh đèn màu, Paris vẫn sang trọng với những cửa hàng cao cấp, nhưng tôi không thấy được cái hồn của thành phố có số khách du lịch thuộc loại cao nhất thế giới này. Những thành phố ít nổi tiếng hơn của Pháp lại được tôi yêu thích hơn, như Avignon, Aix en Provence, Grenoble... Đặc biệt có nơi hoàn toàn tỉnh lẻ nhưng tôi thấy xúc động khi đứng trước một của sổ gỗ màu xanh nhẹ nhàng hay những con đường lát đá thật duyên dáng. Có lẽ tôi đòi hỏi quá cao khi muốn Paris phải thật hoàn hảo, nên đã thất vọng khi nhìn thấy những người vô gia cư tái mình trong gió rét, những đoạn xe điện ngầm chen chúc, những con đường đầy rác, sông Seine đục ngầu và cả những "bãi mìn" của lũ chó cưng rái rác khắp nơi.

Hai năm sau, may mắn lại đến với tôi khi được quay lai nước Pháp. Lần này do không còn ảo tưởng về những thành phố châu Âu, tôi vui mừng được gặp lại Paris với tháp Eiffel chơi vơi, nhà thờ Đức Bà cổ kính, bảo tàng Louvre đa dạng. Bà Michèle, một người bạn thân thiết dù lớn hơn tôi đến bốn chục tuổi, đã nhiejt tình đón tôi về nahf, đưa tôi đi dạo đây đó, vào những con hẻm nhỏ vô danh, đến những tiệm ăn trong góc khuất. Lạ lùng thay, tôi bắt đầu thấy yêu Paris khi tiếp cận với cuộc sông thật ở đây.

Khi đi du học ở Bỉ, tôi đã buồn vơ vẩn mỗi khi nhớ về Paris, lòng thường hay nuối tiếc mình không được học ở đây. Tuy nhiên, tôi tự biết mình không thể chịu đựng nổi cuộc sống ở Paris nếu phải sống dài hạn. Tôi ngại phải di chuyển rất xa trong thế giới dưới hầm của hệ thống xe điện ngầm, tôi không thích cuộc sống đắt đỏ, tôi không ưa cảnh chen chúc. Thỉnh thoảng trong những kì nghỉ, tôi vẫn từ Bỉ đáp xe lửa hay xe đò về thăm lại Paris, xúc động nhìn người bạn già của mình đứng đón trong làn gió rét te tái rồi cũng chính bà đưa tôi lên xe quay lại Bỉ trong ánh mắt yêu thương và cái vẫy tay không muốn rời. Từ đó, tôi nhận ra Paris còn những người lớ tuổi cô đơn thật đáng yêu, như Michèle mà sau này tôi nhận làm mẹ tinh thần.


Cô đơn giữa Paris

Vào cuối năm 2005, tôi có dịp quay lại châu Âu, ghé vào thủ đô nước Pháp thăm lại bà mẹ Paris của mình. Chúng tôi quấn quýt bên nhau, cùng nhau đi dạo khắp nơi để được cảm nhận Paris thật gần. Khi từ trụ sở tập đoàn Sanofi-Aventis mà tôi đang làm việc trở về, tôi đã ngỡ ngàng nhìn thấy một bà lão gần chín mươi tuổi sống một mình trên một chiếc xà lan có mui. Bà cụ nói mình là Ma-đàm Petit, chồng chết nhiều năm, không con cái, không người thân, không ai quan tâm chăm sóc. Bà âm thầm chống chọi với sự cô đơn, với cái rét mùa đông, với cái nóng mùa hè, với tiếng động bất an trong đêm khuya, với những cơn bệnh không tên của người biết mình đã gần về với Chúa. Vài ngày một lần bà già phải leo từ xà lan ra đường phố để mua thức ăn. Có những ngày mực nước xuống thấp hơn con đường, bà loay hoay mãi không leo ra được, đành buồn rầu ngồi chờ không biết chừng nào mới có thể thoát ra. Tôi không hiểu nổi tại một khu phố với nhiều tòa nhà cao tầng của hàng trăm công ty, tại con sông Seine trứ danh vắt ngang Paris, tại một thủ đô của đất nước đề cao những giá trị con người lại có một Ma-đàm Petit tồn tại như thế. Tôi cố thuyết phục bà già leo lên bờ để đến tạm trú tại một nhà dưỡng lão nào đó, song bà cự tuyệt: “Cả đời tôi sống và làm việc trên chiếc xà lan này, tôi đã chuyên chở ngũ cốc cùng ông nhà tôi. Tôi không đi đâu hết. Rồi tôi sẽ chết ở đây, có thể lâu lắm người ta mới tìm ra, nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác.”

Cứ như một cái duyên không dứt, thỉnh thoảng tôi lại quay về Paris trong những dịp công tác. Tôi đi Paris nhiều đến nỗi những người bạn Pháp ở các tỉnh phải đùa rằng “Mày thành Parisienne rồi!” (dân Paris). Tôi thích Paris chẳng phải vì Paris là kinh thành ánh sáng mà để ru lòng mình nơi đây có cuộc sống vô cùng phong phú, với những kiếp người thật trái ngược nhau, với những cảnh tượng vô cùng đối lập. Song đó mới thật là một cuộc đời đúng nghĩa, với những ai muốn bon chen sẽ có nhiều cơ hội, những ai thích dừng chân vẫn tồn tại giữa cuộc sống đang trôi. Paris là nơi luôn quyến rũ người ta đến, để rồi một lần ghé qua sẽ chẳng thể nào dứt nổi lòng ham muốn được lần sau quay lại. Và tôi biết rằng mình đã trót yêu Paris, như yêu bà mẹ Michèle của mình và những cụ già đơn côi như Ma-đàm Petit. Paris ơi, bonjour!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
Đăng lúc 8-10-2011 05:49:49 | Chỉ xem của tác giả
Ủng hộ bạn nhé...
hôm nọ mượn của nhỏ bạn đọc là đã thấy thích lắm rồi ^^
cách viết văn của DT rất gần gũi, ko hoa mỹ nhưng mà ko hiểu sao lại lôi cuốn mình đến thế

Bình luận

á nhìn thấy chữ kí của bạn.......mình cũng 1 thời đam mê truyện ấy  Đăng lúc 9-11-2011 10:54 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
Đăng lúc 26-9-2012 18:40:06 | Chỉ xem của tác giả
Đi lại chốn kinh thành ánh sáng

Lần đầu cần đi xe điện ngầm ở Paris, tôi lóng ngóng phải hỏi người đi đường đâu là trạm. Mua vé rồi mà còn không biết cách đút nó vào máy. Thấy tội tôi quá, một người tốt bụng dừng lại chỉ cách. Lọt vào bên trong đường hầm, tôi lại tiếp tục hỏi thăm đường vì chẳng biết phải đi theo hướng nào trong vô số các hướng rẽ như chân rết. Người ta dẫn tôi đến trước cái bản đồ nhìn rắc rối hơn cả tơ nhện, làm tôi chóng mặt suýt té xỉu. Vậy mà loay hoay, cứ vừa đi vừa hỏi, cuối cùng tôi cũng đến trạm chót sau khi đổi không biết bao nhiêu tuyến. Và rồi mùi mồ hôi người, mùi chen lấn, mùi nghi kỵ làm tôi ác cảm vô cùng với xe điện ngầm Paris. Vậy mà giờ đây tôi lại thích phương tiện này và rành cách đi xe điện ngầm ở Paris đến mức thường đứng lại chỉ cách cho những người Pháp từ các tỉnh lên kinh thành.
“Mestro, boulot, dodo”
Không phải ngẫu nhiên mà dân Paris có câu “Mestro, boulot, dodo” (Xe điện ngầm, công việc, ngủ) để giễu cuộc sống đơn điệu của mình. Ở cái xứ này, có tiền cũng không ngồi xe hơi sang trọng được, phải chui xuống métro nếu không muốn kẹt xe cả giờ đồng hồ. Có lần tôi tháp tùng một bác sĩ trẻ Việt Nam có chút “vai vế” đi dự hội nghị ở Paris. Khi nghe tôi thông báo sẽ di chuyển bằng metro, anh chàng có vẻ rất sốc, một mực đòi đi taxi. Dù tôi giải thích đi taxi kẹt xe cũng không làm anh ta cảm thấy đỡ bị xúc phạm. Đến tối khi cùng các đoàn khách nước khác đi dự tiệc, mọi người di chuyển bằng xe du lịch năm mươi chỗ, lúc này anh mới thấm cái khổ của nạn kẹt xe và ước chi chui phứt xuống hầm metro cho nhanh, chẳng cần ngắm Paris by night gì nữa.
Ngồi metro thì anh nhà giàu cũng bằng vai phải lứa với cô nàng thất nghiệp. Chẳng ai lên mặt được với ai. Trong hầm xe ngột ngạt cũng có lắm phận người, nhiều giai cấp, mọi màu da. Trên métro đạo chích dày đặc mà những đôi tình nhân hôn hít nhau nóng bỏng cũng không ít. Kẻ hiền người dữ, kẻ xấu người tốt. Bạn muốn chộn rộn lo lắng cũng được mà bình tĩnh ngẹo đầu lim dim cũng chẳng sao.
Tình người trong metro
Một lần đã rất khuya, tôi lấy metro chuyến chót trong ngày ra ngoại thành. Lơ ngơ thế nào tôi đi ngược hướng. Đến lúc phát hiện ra thì đã đi quá xa. Tôi nhảy xuống đổi lại hướng trong cái nhìn lo lắng của một người hành khách ăn mặc có vẻ nghèo nàn. Ông sợ tôi đứng chờ một mình trong đêm khuya không an toàn và cũng không chắc giờ này còn metro nên cùng tôi xuống theo. Nhìn tôi lên xe rồi ông mới an tâm quay lại đi hướng của mình. Tôi biết ông phải cuốc bộ về nhà vì chẳng còn chuyến xe khuya nào nữa. Dù tôi có nói ngàn lần câu cảm ơn cũng không thấy đủ cho hành động này của ông, một người xa lạ chỉ tình cờ gặp nhau trên métro. Lần khác tôi làm rơi vé, khi đi ra khỏi hầm tôi không thoát ra được, một anh chàng da đen đứng lại chuyền vào cho tôi thẻ đi metro theo tháng của anh. Tôi chỉ việc gí cái thẻ đó vào cửa tự động thì thoát ra được. Tôi đang hí hửng chợt tái mặt vì một đám cảnh sát đang đứng ngáng đường kiểm tra. Hẳn họ thấy cảnh gian lận này nhưng rồi không hiểu sao lại phất tay bảo tôi đi. Ngoái đầu nhìn lại tôi thấy mặt ai cũng hiền, đa số đều da màu, họ cười với tôi thân thiện làm tôi thấy đời dễ thương quá đỗi.
Taxi Paris
Cũng đôi khi tôi chọn đi xe bus ở Paris nếu tuyến đường không kẹt xe lắm, tranh thủ ngắm phố phường và xem cảnh vật thay đổi theo thời tiết. Các trạm xe bus không dày đặc bằng trạm metro nên thường xuống bến rồi tôi phải đi bộ thêm một đoạn khá xa mới đến được nơi cần đến. Và thỉnh thoảng tôi cũng lấy taxi, đặc biệt là khi… được công ty hoàn tiện lại sau mỗi đợt công tác. Thường thì tôi chỉ đi taxi ra phi trường vì hành lý cồng kềnh. Các bác tài thích trò chuyện, hỏi han, nên đoạn đường được rút ngắn lại. Đi taxi ở Paris được xem là sang vì chi phí rất đắt. Người có thu nhập thấp có khi cả đời chưa biết mùi taxi là gì. Dù là ra phi trường hay có hành lý cồng kềnh đến đâu cũng mặc, phải đi xe bus hoặc métro hết. Bản thân tôi khi còn sinh viên cũng thế, chẳng dại chi tiêu cho cuốc taxi đắt hơn mấy chục lần so với các phương tiện công cộng khác. Tôi có một anh bạn Parisienne chính gốc, khi sang làm việc ở Sài Gòn anh tranh thủ đi taxi cho thỏa và còn bảo tôi chụp hình anh từ taxi bước xuống. Anh gởi tấm hình đó sang Paris để chứng minh “sự sang trọng” của mình làm nhiều người phải…ganh tị.
Riêng tôi, dù có đến nước khác, đi métro sạch sẽ hơn (như Singapore chẳng hạn), tôi vẫn thấy métro ở Paris có một cái hồn riêng, rất thực, nhưng nói không ngoa, cũng rất mộng, như chính cuộc đời này.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
Đăng lúc 26-9-2012 18:42:17 | Chỉ xem của tác giả
Paris của những khu vườn văn thơ

Những ai yêu văn chương lãng mạn Pháp đều biết đến tác phẩm Ngày tựu trường của Anatole France. Ngay từ khi còn là một cô bé, tôi đã ao ước được một lần đặt chân đến khu vườn Luxembourg thơ mộng. Và rồi khi đã là sinh viên văn chương Pháp, tôi tự dịch những câu thơ ấy theo cách riêng của mình: “Tôi sẽ kể bạn nghe, mỗi năm tôi đều nhớ lại, bầu trời xáo động vào thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn, và những chiếc lá dần úa vàng trên những vòm cây đang run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe, khi tôi đi ngang qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, cảnh vật man mác buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết, bởi vì, đó là khi, lá cây rơi từng chiếc từng chiếc, sà trên đôi vai trắng muốt của những bức tượng. Tôi đã thấy gì trong khu vườn đó? Một chú bé vai đeo cặp sách, tay đút trong túi, chú tung tăng đến trường như con sẻ nhỏ. Nhưng bạn ơi, chú bé ấy, thật ra chỉ tồn tại trong tâm trí tôi mà thôi, vì, chú chỉ là một bóng hình, bóng hình của chính tôi hai mươi năm về trước…
Luxembourg của Anatole France
Lần đầu đến Paris, tôi không mong được đưa đi thăm những kỳ quan nổi tiếng mà một mực đòi dẫn đến khu vườn Luxembourg. Khu vườn đó thật ra là một công viên khá rộng lớn, vào mùa hè nắng nhảy nhót trên những luống hoa sặc sỡ và du khách dập dìu nói cười rộn rã. Chẳng còn đâu cái man mác buồn của một chiều thu, không chiếc lá vàng nào nhẹ nhàng đậu xuống những bức tượng trắng phau cô quạnh. Nhưng rồi tôi tự nhủ, nếu mình cũng đi ngang vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, làm sao mình đủ sức… cạnh tranh lại những vần thơ Anatole France. Vậy thì bạn ơi, tôi sẽ kể bạn nghe về vườn Luxembourg của những ngày hè sôi động vậy. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đang hài lòng ngồi sưởi nắng trên những chiếc ghế dựa sau những giờ phút dạo chơi trong khu Latin và những công trình kiến trúc bao quanh đó, họ ngắm những bức tượng của những vị thần Hy Lạp, của các bà hoàng Pháp xa xưa, của nhạc sĩ Beethoven hay nhà thơ Baudelaire. Những đứa trẻ đang bu quanh cái hồ tròn với những chiếc tàu cánh buồm nhỏ xinh đủ mọi kiểu dáng. Chúng cũng thích đến chỗ múa rối vui nhộn và cười rộn lên vào những đoạn cao trào. Những người lớn tuổi chọn kiosque có dàn nhạc giao hưởng rồi nghiêm túc ngồi lắng nghe cho đến nốt nhạc cuối cùng.
Vườn Tuileries trưa hè
Ngoài Luxembourg, Paris còn vườn Tuileries, xem ra rộng lớn hơn và cổ xưa nhất kinh thành ánh sáng. Vườn Tuileries nằm trải dài giữa quảng trường Concorde sang trọng và điện Louvre duyên dáng, giữa con sông Seine nổi tiếng và đường Rivoli sầm uất. Xem ra tôi yêu Luxembourg vì trót mê Anatole France, nhưng lòng lại thật sự rung động với vườn Tuileries. Khu vườn này có nhiều loại cây từ rất lâu đời, thời Catherine de Medecis, bà đã cho trồng cây để tạo nên vườn Tuileries vào năm 1564. Cũng trong năm đó, điện Tuileries nằm ngay trong vườn cũng được khởi công. Vườn Tuileries cũng có những bức tượng điêu khắc sắc sảo, du khách có thể ngồi nhàn hạ trên những chiếc ghế đặt xung quanh cái hồ rộng ngắm những cánh buồm be bé lững lờ trôi. Sau khi ăn trưa, tôi chọn một góc khuất và… ngả lưng tìm chút giấc ngủ. Nhưng thật ra chẳng ai có thể ngủ ngay giữa lòng Paris, còn biết bao nhiêu nơi cần thăm thú.
Vincenne thơ mộng
Mỗi lần quay lại Paris, tôi đều náo nức tìm đến với những khu vườn tĩnh lặng. Chẳng cần Luxembourg của Anatole France hay Tuileries rộng lớn với bao nhiêu du khách giữa trung tâm kinh thành, tôi thích nhất khu rừng nhỏ Vincenne. Người ta không gọi là vườn vì cây cối ở đây mọc tự nhiên, không có những pho tượng trầm mặc cũng chẳng có vòi phun nước lộng lẫy. Vincenne có một cái hồ thiên nhiên nho nhỏ với nào là thiên nga, vịt xám, le le. Người bạn tôi sống gần đấy có cái thú đem vụn bánh mì ra phân phát cho chúng. Tôi thấy lòng vô cùng bình an được ngắm đàn thủy cầm tung tăng bơi lội và những cụ già cùng trẻ nhỏ hào phóng vung tay ban phát thức ăn. Những con quạ, chim chóc và cả các chú sóc bé bỏng từ trên các nhánh cây cũng sà xuống nũng nịu đòi quà.
Paris còn biết bao khu vườn và công viên xinh đẹp nằm rải rác khắp nơi. Những khoảng xanh tĩnh lặng ấy được người dân Paris hào phóng dành tặng thật nhiều diện tích. Vào những ngày nắng ấm, họ không ở trong những căn hộ bé tí chật chội của mình mà ùa cả vào những nơi có cây xanh, trên tay một cuốn sách, ai cũng chăm chú vừa nghe chim hót vừa trải lòng vào những dòng văn thơ. Tôi đã hiểu vì sao người Pháp là một trong những dân tộc yêu văn chương nhất thế giới. Hẳn Anatole France không thể có được bài thơ Ngày tựu trường tuyệt đến thế nếu ông không đi qua vườn Luxembourg vào một chiều đầu thu. Và hẳn tôi không thể có được cảm xúc trào dâng mỗi khi được quay lại Paris nếu kinh thành ánh sáng thiếu đi những khu vườn. Những khu vườn văn thơ…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
Đăng lúc 26-9-2012 18:43:58 | Chỉ xem của tác giả
Những chiếc cầu thành Ba-lê

Thưở còn mộng mơ, tôi thích bài Le pont Mirabeau của văn hào Guillaume Apolinaire (1880-1918) vì những câu thơ lãng mạn “Sous le pont Mirabeau coule la Seine - Vienne la nuit, sonne l ‘heure - Les jours s ‘en vont je demeure” (tạm dịch: “Dưới cầu Mirabeau trôi dòng Seine - Đêm cứ đến, giờ cứ điểm - Tháng ngày cứ trôi, tôi vẫn còn đây”). Bài thơ này tả chiếc cầu Mirabeau ở Paris và dòng sông Seine êm đềm. Tác giả hẳn đang đứng trên cầu nhìn dòng sông trôi, nghĩ đến mối tình đã qua của mình, thời gian cứ thế cuốn cuộc tình đi, chỉ còn mình ta ở lại.
Cầu Mirabeau
Sông Seine được người Pháp gọi là “La Seine” (giống cái), ý nói dòng sông mềm mại, lãng mạn, gợi cảm như người phụ nữ. Và cô nàng Parisienne này chảy vắt qua thành Ba-lê trứ danh với ba mươi hai chiếc cầu. Khi đến Paris lần đầu, tôi hơi thất vọng thấy “dòng Seine” không được kiều diễm như mong đợi, song vẫn nuôi hy vọng tìm đến cầu Mirabeau xem thế nào. Một ông người Paris khi đó thắc mắc “Sao trong vô vàn những chiếc cầu ở Paris cô lại chọn Mirabeau?”, khi biết lý do, ông nhún vai “Đúng là văn thơ chỉ làm thi vị hóa thêm cuộc đời”. Khi đặt những bước chân đầu tiên lên cầu Mirabeau, tôi thấy ông này quá khắt khe. Vì Mirabeau không hẳn là chiếc cầu đẹp nhất thành Ba-lê nhưng nó cũng xứng đáng được nhà thơ Guillaume Apolinaire chọn. Và tôi chắc rằng chẳng có nhà thơ nào ở Sài Gòn có thể làm nên những câu thơ như “Dưới cầu Bông trôi dòng kênh Nhiêu Lộc” hay “Dưới cầu Chà Và trôi dòng sông Sài Gòn”. Quả thật, chẳng có một chiếc cầu nào ở Việt Nam mình có thể sánh bằng cầu Mirabeau nói riêng và những chiếc cầu khác nói chung ở thành Ba-lê.
Cầu Mirabeau được xây xong vào năm 1896 bằng kim loại có dáng vẻ mềm mại. Cầu được trang trí bằng bốn biểu tượng: Thành phố Paris, Thần Thương Mại, Hàng Hải và Sự Sung Túc.
Cầu Neuf
Tuy vậy, công bằn mà nói, cầu Mirabeau không phải là chiếc cầu đẹp nhất nếu so sánh với cầu Neuf hay cầu Alexandre Đệ Tam. Cầu Neuf có nghĩa là cầu Mới. Thế nhưng đây là chiếc cầu cổ xưa nhất Paris, được xây từ năm 1578 dưới thời vua Henri Đệ Tam, nhưng do nhiều lý do khách quan, mãi đến thời vua Henri Đệ Tứ cầu mới được hoàn thành vào năm 1694. Trên cầu Neuf, tượng vua Henri Đệ Tứ đang cưỡi ngựa bằng đồng là một trong những pho tượng cổ xưa và thu hút du khách nhất Paris. Dưới những bệ cầu, hai bên hành lang và tại các chốt nghỉ chân là vô số những tượng của các vị thần được điêu khắc công phu. Chiếc cầu quả xứng đáng là một trong những cây cầu đẹp nhất kinh thành ánh sáng. Nhất là khi cầu Neuf bắt ngang đảo Cité (Ile de la Cité), hòn đảo tí hon xinh xinh nằm giữa dòng Seine. Nếu là một du khách lần đầu đến Paris, bạn nên đến ngay cầu Neuf vì nơi đây bạn sẽ có những góc chụp hình rất lý tưởng để thu vào ống kính một Paris hoa lệ.
Cầu Alexandre Đệ Tam
Cầu Alexandre Đệ Tam theo đánh giá của cá nhân tôi, là chiếc cầu đẹp nhất thành Ba-lê. Cầu được khởi công từ năm 1896 và hoàn thành năm 1900. Với mục đích sử dụng làm giảm thiểu lưu thông ở nhà ga Invalides nhưng khi xây dựng, cầu Alexandre Đệ Tam lại đặc biệt đề cao tính mỹ thuật. Cầu được đánh giá là di sản văn hóa và là di tích lịch sử từ năm 1975. Với những họa tiết trang trí rất hoàng gia của cuối thế kỷ mười chín, cầu Alexandre Đệ Tam được chăm chút từng chi tiết nhỏ do nhiều nghệ nhân dày công sáng tạo nên. Ở trên các bệ cao mười bảy mét là những bức tượng bằng đồng được dát vàng lấp lánh. Ở phía dưới thân cầu, ngoài dãy cột đèn chính là các cột đèn lớn có những thiên thần bao quanh đẹp rực rỡ. Ngoài ra tại các thành cầu, là những bức phù điêu vô cùng sắc sảo. Cầu Alexandre Đệ Tam được xem là chiếc cầu rộng nhất thành Paris.
Paris còn vô số những chiếc cầu lớn nhỏ khác mà nếu có thời giờ bạn có thể lượn lờ đi từ bờ đông sang bờ tây và ngược lại hết năm này sang năm khác cũng chẳng bao giờ thấy chán. Cầu nhỏ (Petit Pont) và cầu Notre Dame cũng là những chiếc cầu đẹp, dù không hoành tráng bằng Alexandre Đệ Tam nhưng do chúng bắt sang đảo Cité nên vị trí của chúng rất lý tưởng để ngắm Paris.
Paris nếu không có những chiếc cầu, hoặc Paris mà không “trôi dòng Seine” thật chẳng còn là Paris, một Paris của thi ca, của tình yêu, của cái đẹp toàn bích và lãng mạn. Vì thế, dù chẳng còn ở tuổi mộng mơ, tôi vẫn không nguôi giấc mơ quay lại thành Ba-lê, để được ngâm nga “Dưới cầu Mirabeau trôi dòng Seine - Đêm cứ đến, giờ cứ điểm - Tháng ngày cứ trôi, tôi vẫn còn đây”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
Đăng lúc 26-9-2012 18:45:42 | Chỉ xem của tác giả
Paris và giấc mơ shopping

Ai cũng biết Paris không những là kinh thành ánh sáng, là kinh đô thời trang, là trung tâm giải trí, mà Paris còn là thiên đường mua sắm.
Biết vậy, nên lần đầu đến Paris năm 1998, tôi lận túi vài ngàn francs Pháp (chừng vài triệu đồng). Người quen ở Việt Nam giao cho tôi “sứ mệnh” phải tha về nào dầu thơm, mỹ phẩm, áo quần, giày dép. Hỡi ơi! Liếc sơ vào những cửa kính trong veo ở các khu thương mại nổi tiếng (đường Saint Honoré, đại lộ Haussman, đường Montaigne, đường Champs Elysée), tôi gần ngất xỉu vì giá tiền vượt quá sức tưởng tượng của một con bé “nghèo mà chảnh”. Khi nghe tôi rên, những người bạn Pháp cười ngất: “Paris chỉ là thiên đường mua sắm cho giới quý tộc châu Âu, giới nghệ sỹ Hollywood hoặc khách du lịch Nhật Bổn! Họ “chơi” hàng hiệu của Cartier, Louis Vuiton, Channel. Còn dân Paris chính hiệu cũng không sờ nổi vào những món hàng cực kỳ xa xỉ đó đâu!”
TaTi muôn năm
Năm 2000 tôi quay lại Paris. Không dám bén mảng đến mấy khu sang trọng nữa, tôi monn men đến những quận nghèo của người nhập cư, dân da đen, người Pháp có mức sống trung bình. Theo sự hướng dẫn của một người Paris, tôi đặt chân lần đầu đến “đại bản doanh” của “thiên đường mua sắm giới trung bình” ở khu Barbès. Đó chính là TaTi. Một cái tên nghe dễ thương như người ta gọi con nít. Tôi không quan tâm về lịch sử kinh doanh hàng giá rẻ của TaTi cũng như TaTi vì sao lại có thể bán với giá “như cho”. Tôi chỉ biết mờ mắt nhào vô chụp đủ thứ nào quần áo, dầu thơm, mỹ phẩm, hàng trang trí… Sau lần “ra quân” thắng lợi, tôi tay xách nách mang đem hàng đựng trong những cái túi màu hồng nhạt kẻ ca-rô, một màu hồng đặc trưng của TaTi từ mấy chục năm nay về. Tuy nhiên, sự đời, tiền nào của đó, sau một thời gian “bình tĩnh lại”, tôi nhận thấy hàng của TaTi có chất lượng không mấy cao. Vậy nhưng, bạn đừng ngạc nhiên nếu những lần sau quay lại Paris, tôi vẫn tiếp tục bị “hấp lực” của TaTi lôi đến khu Barbés.
Dân Paris có câu “Hàng hiệu dành cho khách du lịch, TaTi dành cho ta!” Nếu trước kia chỉ có giới nhà nghèo mới lui tới TaTi thì những năm sau này, nhất là khi thất nghiệp và lạm phát tăng, đa phần dân Paris đều mua hàng của TaTi và chuỗi cửa hàng TaTi ngày càng bành trướng ra khắp các tỉnh khác. Công bằng mà nói, ở TaTi, nếu đừng choáng váng ham rẻ quơ tùm lum mà chịu khó chọn lựa tùy mặt hàng, bạn có thể mua rất nhiều đồ có chất lượng với các giá quá sức bèo. Tôi có thể ví dụ, một chai dầu thơm 200ml, “made in France” đàng hoàng, giá chỉ từ năm đến bảy Euros. Cũng một chai dầu thơm cùng dung tích đó, hàng hiệu “Chanel N5” hay “Christian Dior” bán trong Galeries Lafayette (đại bản doanh hàng hiệu ở Paris), giá trên một trăm Euros. Sở dĩ dầu thơm trong TaTi rẻ vì sản phẩm làm từ những xí nghiệp ở các tỉnh, chưa có thương hiệu, chưa tốn ngân sách làm marketing. Còn bao bì và mùi hương hoàn toàn có thể cạnh tranh với đồ xịn. Ngoài những sản phẩm có chất lượng nhưng chưa có tên tuổi, TaTi còn bán đồ hiệu hẳn hoi, loại hàng cần giải quyết tồn kho hoặc màu sắc hơi lỗi thời. Quần áo, mỹ phẩm, hàng gia dụng, đồ chơi… tha hồ cho bạn chọn, chỉ từ vài Euros cho đến mười mấy Euros là hết mức. Bà bạn Paris của tôi tự hào cho biết bà là chuyên gia đi lùng hàng xịn ở TaTi. Cũng cái gương hình mặt trời, ở TaTi chỉ bán năm Euros, nhưng tại một cửa hàng trang trí nội thất khác, giá là ba mươi Euros.
Hàng hiệu giá bình dân
Ngoài TaTi, Paris cũng có những hiệu quần áo dành cho giới trẻ như Jennifer, H&M, Pimky… với giá rất phải chăng. Gặp ngay cao điểm mùa “solde” (đại hạ giá), tôi có thể “vớt” một cái áo đầm rất độc đáo chỉ với bốn Euros trong H&M hoặc một cái áo thun giá hai Euros trong Jennifer.
Nếu bạn đừng nghĩ rằng mỹ phẩm nhất thiết phải đắt tiền, đến Paris, hãy vào Yves Rocher. Chuỗi cửa hàng Yves Rocher được rải đều khắp nơi, từ nhà ga, hầm xe điện ngầm đến cả những khu sang trọng. Yves Rocher của Pháp giống “The Body Shop” của Anh ở chỗ giá cả trung bình dành cho đại đa số. Những ai có thu nhập vừa phải mà lại có nhu cầu dùng hàng chất lượng, đều là khách hàng thân tín của Yves Rocher. Dân châu Âu do thời tiết thay đổi quanh năm nên rất cần dùng các loại kem dưỡng da, kem chăm sóc những vùng nhạy cảm và nước hoa. Yves Rocher đảm bảo một game hàng phong phú, bao bì dễ thương và giá cả hợp lý (khác với Nivea chỉ bán trong siêu thị, bao bì cố định và có mỗi một mặt hàng kem dưỡng da). Ngoài ra, Yves Rocher rất năng động trong kinh doanh, thường có những đợt khuyến mãi rất hấp dẫn. Lần nào đến Paris tôi cũng gom về một mớ nào son phấn, dầu gội, kem dưỡng… Và dĩ nhiên, khuyến mãi thứ gì tôi mua thứ ấy nên một cây viết chì kẻ mắt chỉ còn hai Euros, một thỏi son chỉ còn năm Euros, một hộp kem dưỡng da chỉ còn bảy Euros.
Mỗi khung kính mở ra một giấc mơ shopping
Lần đi Paris mới đây của tôi rơi vào dịp cuối năm, gần Giáng Sinh nên bà con shopping rất khiếp. Tôi đến đại lộ Haussemann có cửa hàng Printemps và Galaries Lafayette, một tòa nhà cổ có mái vòm tuyệt đẹp để… chụp hình. Ban đêm, tòa nhà được trang trí đèn cực kỳ sống động. Tôi dán mắt vào những cửa kính bên ngoài, tha hồ ngắm những con búp bê, những con rối được thiết kế nhún nhảy theo tiếng nhạc vui tai. Mỗi một khung cửa kính là một điệu nhạc khác, những con búp bê khác, đang ăn tối, đang dự sinh nhật, đang chơi thể thao… Vô cùng dễ thương! Chỉ có vào dịp Giáng Sinh này các cửa kính mới được trang trí như thế. Chẳng trách trẻ con xúm đen không chịu đi.
Dân Paris ví von mỗi khung kính mở ra một giấc mơ shopping. Vì thế trẻ con nuôi mộng mua sắm từ rất sớm, tạo ra một xã hội tiêu thụ cao. Ba mẹ chúng dân trung bình nên không dắt díu nhau vào bên trong làm gì. Bởi Galaries Lafayette chỉ dành cho ParisHilton, Victoria Beckham, công chúa Caroline xứ Monaco… những nhân vật tiêu tiền không xót cho việc mua sắm. Hãy thử tưởng tượng, thương hiệu đồ lót Aubade ở Sài Gòn được bán trên đường Đồng Khởi với giá cực đắt thì tại Galaries Lafayette, hàng này bị đổ thành một nhúm thảm hại. Ngoài ra, nơi đây còn là “thánh địa” cho khách du lịch Nhật, gần đây là Hàn Quốc rồi Trung Quốc. Và theo đánh giá của cá nhân tôi, sắp tới là khách du lịch Việt Nam, tầng lớp nhà giàu mới do kinh doanh địa ốc và chơi chứng khoán. Vì chính mắt tôi trông thấy những du khách Việt tỉnh bơ bốc từng nắm tiền toàn tờ một trăm Euros để mua hàng tại Galaries Lafayette. Thương thay cho dân Paris vẫn thường ganh tị chặc lưỡi “Dịch da vàng!” khi thấy từng đoàn khách du lịch châu Á hùng hổ vác cả chục cái túi hàng hiệu từ đây đi ra!
Hãy để Paris làm bạn mơ mộng với túi xách Louis Vuiton, với nước hoa Chanel No.5, với áo váy Yves Saint Lauren và mỹ phẩm Lancôme. Riêng tôi, dẫu mai sau có thành triệu phú (tiền Euros), tôi chẳng ngại ngùng chi mà rằng: “TaTi muôn năm!”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
Đăng lúc 26-9-2012 18:47:30 | Chỉ xem của tác giả
Paris đêm về

Paris được mệnh danh là kinh thành ánh sáng. Ánh sáng của văn minh, của nghệ thuật, của cái đẹp toàn mỹ. Điều này cũng có thể hiểu một cách đơn giản nếu bạn ở Paris khi đêm về. Thành phố được thắp sáng một cách rực rỡ nhưng chừng mực, đủ để làm nên một Paris by night sang trọng và lấp lánh. Những công trình kiến trúc được chiếu sáng theo một hệ thống đèn có tính toán, làm toát lên những góc cạnh huy hoàng trên cái nền đêm đen vô cùng quyến rũ. Này là Nhà Thờ Đức Bà (Notre Dame), này là giáo đường Thánh Tâm (Sacré Couer), này là Khải Hoàn Môn (L ‘arc de Triomphe), và còn tháp Eiffel nữa… bấy nhiêu đó đủ để bạn thấy yêu Paris khi màn đêm buông xuống. Rồi đại lộ Champs-Elysée triệu ánh đèn vàng, lóng lánh trên những hàng cây chạy dọc hai bên đường. Những bồn phun nước trên các quảng trường cũng được chiếu sáng, lung linh nhảy múa theo từng giọt nước tung trào. Ở khu ăn chơi Moulin Rouge, hàng vạn ánh đèn màu mặc sức tung hoành cổ vũ cho thế giới vũ hội.
Làm việc trong đêm
Thế nhưng Paris về đêm không chỉ có đèn, có nhạc, có tiếng cười của những du khách thập phương. Paris ôm trong lòng những góc khuất, những ngõ nhỏ, những con người đang âm thầm sống và lao động dưới ánh đèn đêm. Tôi không muốn bị lụy hóa khi đề cập đến giới ăn sương, đám lang thang hay những thân phận nằm ngoài rìa xã hội mà thành phố lớn nào cũng có. Tôi chỉ muốn nhắc đến những con người phải làm việc về đêm như các cảnh sát đường phố, những phục vụ bàn của các quán cà phê vỉa hè, những công nhân vệ sinh, những người bán hàng rong… Họ sống lương thiện và cần cù, có phần chất phác và dễ thương hơn những đồng nghiệp của họ làm việc ca ban ngày.
Hồi mới sang Paris lần đầu, tôi rất muốn được một mình lấy xe điện ngầm ra trung tâm bách bộ xem Paris by night. Những người Việt kiều thấy thế vội ngăn bằng cả tá vụ án về đêm. Nào là “hiếp dâm trong xe bus”, “bị đâm trong nhà vệ sinh công cộng”, “bị cắt cổ trong khu vắng người”. Quá “rét”, tôi không dám đi đâu ngoài những trung tâm shopping đèn hoa rực rỡ. Nhưng chỉ cần dừng chân trên vỉa hè đại lộ Champs Élysée xinh đẹp, tôi đã tiếp cận với những anh chàng da đen bán hàng rong. Họ trải tấm nhựa ra đường, bày lên đó những hình nhân nhảy múa, những móc khóa hình tháp Eiffel, những chiếc áo thun in dòng chữ “J ‘aime Paris” (Tôi yêu Paris). Tôi đã đòi mua vài móc khóa rồi trả giá kỳ kèo làm cô Việt kiều đi chung nhăn mặt xấu hổ “Ở Paris mà nó mặc cả như đi chợ Cầu Muối!”. Vậy mà thành công. Để rồi sau phút giây hí hửng vì mua được món hời, tôi ân hận khi thoáng nhìn thấy ánh mắt buồn thăm thẳm của người bán hàng da đen. Hẳn anh đã kỳ vọng tôi hào phóng như một du khách Nhật rồi đành bán giá thật bèo, đủ để kiếm miếng ăn đắp đổi qua ngày ở cái nơi đắt đỏ thế này. Không hiểu sao cũng cùng món hàng đó, cùng địa điểm đó, nhưng khi màn đêm buông xuống, hàng tự động rớt giá, người bán có cái chộn rộn khó tả, người mua cũng bần thần làm sao.
Thân thiện đêm về
Những năm sau quay lại Paris, tôi không còn thời giờ dạo phố đêm mà chỉ tranh thủ lúc ăn tối để ngắm Paris dưới ánh đèn và lại gặp những người làm việc theo ca ba. Những nhân viên cảnh sát cười toét miệng hỏi tôi đến từ đâu rồi vui vẻ đứng “tám chuyện” đến mức quên nhiệm vụ. Một người giao hàng chạy xe tay ga đang tranh thủ phóng lên vỉa hè và lạng lách giữa những quán cà phê. Tôi nhanh tay chộp được tấm hình rồi cả cười chọc dân Paris cũng chẳng văn minh gì mấy. Cảnh sát thanh minh về đêm ai cũng làm việc một cách dễ dãi hơn, mà cô nàng chạy xe trên vỉa hè đó cũng phải mưu sinh vất vả, chắc giao hàng gấp nên mới phạm luật giao thông.
Rồi một lần tôi có thời giờ nên dừng chân trước một quán cà phê vỉa hè và ngồi xuống gọi nước. Chàng phục vụ trẻ tuổi cho tôi biết ngồi ngoài vỉa hè giá mắc hơn ngồi trong nhà, nhưng chàng sẽ dối ông chủ, chỉ tính tiền cho tôi bằng giá bên trong. Buồn cười vì ở Việt Nam mình thường ngồi vỉa hè là nghèo hèn, ngồi phòng máy lạnh nhìn phố qua cửa kính mới là sang, tôi cũng cảm ơn anh chàng phục vụ rối rít và giữ chân chàng ở lại để “tán tỉnh” vài câu. “Chàng” còn trẻ quá, mới mười tám mà thôi, đi làm ban đêm để dành tiền vào đại học.
Giấc mơ trong lành
Mới đây nhất tôi sang Paris khi thành phố đang phát động mọi người dùng xe đạp để bảo vệ môi trường và nhất là để “chấp” các loại xe công cộng thường xuyên biểu tình. Dân Paris giờ sắm xe đạp để đi làm, hoặc nếu không có chỗ để xe do phải sống trong những căn hộ chật hẹp, họ đành thuê xe. Và dịch vụ cho thuê xe cũng làm ăn vào ban đêm để phục vụ khách du lịch. Trước cửa khách sạn “Hotel de Lourve” chỗ tôi trọ, một dãy xe đạp dạ quang sáng rực trong đêm đã hút tôi đến gần. Trốn dạ tiệc “Gala diner” của công ty, tôi thuê một chiếc xe đạp, rồi chạy vòng quanh quảng trường gần đó ngắm Paris đêm. Này là “Comedie francaise”, nhà hát kịch Pháp, có một hàng người đang xếp hàng chờ mua vé vào xem. Này là viện bảo tàng Lourve lấp lánh từ những kim tự tháp bằng kính và dãy cột đèn đường cổ xưa. Này là quảng trường Concorde có bồn phun nước lãng mạn được chiếu sáng rất chừng mực. Này là một trạm xe điện ngầm được trang trí bằng những bóng đèn xanh đỏ hình vương miện rất ngộ nghĩnh. Khi tôi quay về chỗ thuê xe, tôi bị lố giờ nhưng cô bé cho thuê thân tình nói không tính thêm. Cô này thật hiền và có vẻ thẹn thùng khi tôi khen có cặp mắt đẹp. Cô đến từ Roumani, tìm được việc làm ban đêm này để mưu sinh và có tiền gởi về nước giúp gia đình.
Những mảnh đời của Paris đêm, những con người mộc mạc dễ thương, những nhân công góp phần làm Paris thêm duyên dáng. Và khi những ánh đèn trên cao dần phụt tắt, nhường những tia nắng yếu ớt của một ngày mới đang e dè chiếu sáng, họ mệt mỏi lên xe điện ngầm của chuyến đầu tiên về nhà. Cầu cho họ có một giấc ngủ bù bình yên, và những giấc mơ trong lành. Paris by night của tôi là thế, tràn ngập ánh sáng, và tràn ngập tình thân hữu với những con người lao động trong đêm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
Đăng lúc 26-9-2012 18:48:45 | Chỉ xem của tác giả
Brest sấm sét

Nếu ai hỏi trong số các thành phố tôi qua ở gần hai mươi nước Á-Âu, tôi yêu nơi nào nhất. Tôi sẽ không suy nghĩ lâu mà rằng: Brest! Bạn có biết Brest là ở đâu, thuộc nước nào và tại sao lại là Brest? Tôi cũng luôn tự hỏi, sao không là Paris hoa lệ, là La Mã cổ kính, là Luân Đôn ngựa xe tấp nập, là Oxford với những tòa tháp trong mơ, là Liège nơi tôi trải qua một năm ròng du học?
Brest hầu như vô danh, tôi chỉ nghe đến Brest khi ngày nhỏ đọc truyện tranh Tintin (nguyên bản tiếng Pháp), thấy ông thuyền trưởng Haddock hay quạu quọ thốt lên: “Tonnerre de Brest!” (tạm dịch “Brest sấm sét!”) khi gặp xui xẻo. Và một lần tình cờ đọc được đâu đó câu tục ngữ: “On ne passe jamais par Brest, il fault y avoir une raison d ‘y aller” (tạm dịch: “Người ta không bao giờ đến Brest, phải có lý do gì mới đến đó!”)
Bến cảng thân thiện
Vậy mà lần đầu tiên trong đời được xuất ngoại, lúc tôi hồi hộp được đặt chân đến Paris trứ danh thì người ta cho tôi đến cái xứ “sấm sét” đó. Brest nằm tuốt luốt ở miền Tây Bắc nước Pháp, thuộc vùng Bretagne xinh đẹp, đi máy bay từ Paris cũng mất hơn một tiếng đồng hồ. Tôi chắc lưỡi: “Thôi thì hy vọng gặp được vài chàng thủy thủ đẹp trai ở phố cảng này vậy!”. Ấy thế mà hôm đầu đến Brest lại là ngày chủ nhật của tháng bảy, thời điểm dân Tây hè nhau đi nghỉ mát hàng loạt. Phố xá im lìm buồn, gió phe phẩy trên những luống hoa cẩm tú cầu (hortensia), không một bóng người, chẳng một tiếng động. Tôi tự hỏi: “Phải thành phố ma?”
Từ ký túc xá Lanredec, tôi và Quỳnh, cô bạn thân, rụt rè lú mặt ra đường rồi lò dò một chập ra được đến bến cảng trong làn gió hè tê tái (mùa hè nhưng trời vẫn lạnh, chừng 20 độ). Ở bến cảng có những con tàu đang neo nhấp nhô, một tốp những người đàn ông tụ tập câu cá xôm tụ. Chúng tôi mừng rỡ nói với nhau: “Thành phố có người!” rồi nhí nhảnh đứng tạo dáng chụp hình đủ kiểu. Chắc hành động của chúng tôi không giống ai nên thu hút ngay tức khắc sự chú ý của tốp đàn ông đang câu cá. Họ nhào đến thân thiện cười và mở miệng làm quen bằng tiếng Anh lốp bốp. Khi biết chúng tôi nói được tiếng Pháp và đến từ Việt Nam, họ bạo dạn hẳn lên. Một ông xung phong chụp cho hai đưa những kiểu hình với nền phía sau là những cánh buồm trắng căng tròn trong gió, là những con hải âu chao liệng trên trời xanh, là sóng biển đang rì rào tung bọt vào cầu cảng. Một ông khác chạy tìm mấy cái thùng gỗ rồi cởi áo khoác phủ lên cho chúng tôi ngồi xuống. Một ông “sồn sồn” đem tặng những con cá tươi rói vừa câu. Bạn tôi xua tay: “Cám ơn, nhưng chúng tôi ở ký túc xá, lại không biết làm cá!”. Vậy là ông ta nhanh nhẹn ra lệnh cho một thằng bé đem cá xuống cầu cảng moi ruột sạch sẽ để chúng tôi có thể đem về chế biến liền. Ông tự tiếp thị: “Tôi còn độc thân!”. Tôi hỏi lại: “Độc thân lần thứ mấy?”. Cả hội cười ồ còn ông tỉnh bơ: “Cô em ghê thật!”.
Hí hửng đem mấy con cá và lời hẹn hò “Chiều chiều ra cảng chơi!”, chúng tôi quay về ký túc xá rồi lại háo hức thám thính Brest theo hướng khác. Những con phố rực rỡ sắc hoa làm chúng tôi choáng ngợp. Người ta treo hoa hồng lơ lửng trên tường đá và trồng những bụi cẩm tú cầu đủ màu sắc trước cửa nhà. Ngất ngây trước vẻ đẹp này, chúng tôi len lén… mở cửa rào chui vào chụp hình loạn xạ. Một đoạn phố khác lại thơ mộng vô cùng với những dây leo đỏ rực phủ kín những bức tường đá xám. “Đây là thành phố hoa! - chúng tôi gào lên - Không phải thành phố ma!”.
Xa quê hương ngộ cố tri
Hôm sau thứ hai đầu tuần, chúng tôi ra xe bus đi học ở trường CIEL (Centre International d ‘Etudes de Langues). Đây là ngôi trường chuyên dạy ngôn ngữ cho con nhà giàu châu Âu. Toàn con em trong những gia đình “trâm anh thế phiệt” từ các nước Bắc Âu, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Anh, Ý… cắp cặp vào lớp. Họ phải đóng tiền học hè rất đắt nên khi biết hai đứa Việt Nam được “học chùa” một tháng thì lấy làm ganh tị. Chúng tôi nhanh chóng kết bạn với một cô bé xinh xắn Thụy Sĩ mười sáu tuổi, một chàng Tây Ban Nha bảnh tỏn và một cô bạn bốc lửa người Thụy Điển. Từ đó, nhóm chúng tôi liên tục hẹn nhau ở Tòa Thị Chính có vòi phun nước đẻ la cà đây đó. Nhưng rồi “không chơi lại” đám teenagers nhà giàu này vì tụi nó toàn rủ vào các bar và nhà hàng, hai bà chị Việt Nam đành tìm cớ tách ra.
Một lần, hai đứa đang cúp cua lang thang trên đường thì một bà gọi lại hỏi bằng tiếng Pháp: “Các cháu người Việt Nam hả?”. Chúng tôi mừng run gặp được đồng hương. Chưa bao giờ trong đời tôi thấm thía câu “Xa quê hương ngộ cố tri” như vậy. Bà Đậu hẹn cuối tuần mời chúng tôi đến nhà đãi tiệc và giới thiệu với những cô chú Việt kiều khác. Giờ đây, đã đi khá nhiều nơi, đã gặp một số đồng hương, nhưng với tôi, Việt kiều tại Brest là nhiệt tình và đáng kính nhất. Sau khi biết bà Đậu “nhặt” chúng tôi trên đường, các cô chú Việt kiều thay phiên nhau chở chúng tôi đi chơi và đem về nhà đãi ăn tưng bừng khói lửa.
Lễ hội “thứ năm ở cảng”
Brest còn là nơi diễn ra lễ hội “Jeudi du port” (Thứ năm ở cảng) vào mỗi thứ năm hàng tuần trong mấy tháng hè. Hằng năm cứ vào thời điểm này, dân Pháp và cả các nước châu Âu khác đều tụ về cùng dự. Đã gọi là lễ hội nên bến cảng ngập tràn tiếng nhạc, những màn văn nghệ tạp kỹ, các vũ công và khán giả đều ngất ngây trong những giai điệu ngày hè tha thiết. Mùi thơm quyến rũ của bánh crêpe Bretagne, đặc sản ở đây, bốc lên tra tấn hai đứa tôi vốn giàu tâm hồn ăn uống nhưng lại nghèo tiền bạc. Bánh crêpe được chế biến giống bánh xèo, bột đổ ra, rắc ở giữa phô-mai, jăm-bông, trứng, xúc xích… Hoặc nếu muốn ăn ngọt, bạn sẽ được nhét vào bánh crêpe mật ong, chocolate, mứt trái cây…
Thường sau mỗi tối thứ năm “xả láng” với lễ hội, sáng thứ sáu Brest thật yên bình. Chúng tôi lại lang thang dạo quanh thành phố, này là cầu Recouvrance, này là pháo đài bằng đá, này là tháp Tanguy… Người dân Brest sao mà thân thiện quá, ai cũng cười tươi và nhiệt tình hỏi “Các bạn có cần gì không?” khi thấy chúng tôi cầm bản đồ trên tay. Ngay cả cảnh sát mà cũng dễ thương, thân mật chỉ dẫn cách gia hạn visa để có thể ở lại Pháp chơi thêm. Nhớ Brest, tôi viết truyện “Tú cầu vùng Breatagne” (trong tuyển tập Bồ câu chung mái vòm) với hy vọng có dịp được quay về.
Sau lần đầu tiên đến Brest năm 1998 đó, quả thật tôi đã quay lại vài năm sau và… vài năm sau nữa. Brest hầu như không thay đổi. Vẫn những con phố rực hồng sắc hoa, vẫn những đóa cẩm tú cầu rung rinh trong gió, vẫn đây tháp Tanguy, vẫn đó bến cảng hiền hòa cùng những người câu cá và đàn hải âu chao liệng trên không. Chưa bao giờ tôi gặp được một chàng thủy thủ đẹp trai bước ra từ một con tàu với cánh buồm đỏ thắm. Nhưng tôi sẽ không bao giờ hối tiếc, bởi ở Brest, tôi đã luôn tìm được lý do để quay về. Và bởi vì, chừng nào tôi chưa thôi thắc mắc tại sao thuyền trưởng Haddlock lại nói “Brest sấm sét!”, Brest vẫn hoài là nơi tôi yêu quí nhất trên đời.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách