Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Gumi
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Truyện Ngắn] Tuyển Tập Truyện Ngắn | Nguyễn Thị Châu Giang

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 1-12-2011 16:52:13 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Bữa Tiệc


Mưa lác đác từng hạt lớn. Sao vẫn nhì nhằng con mở con tỏ trên nền trời không một gợn mây. Trăng một vầng non tơ hoà với ánh đèn rải vàng trên khắp bờ cỏ, trườn lên những hàng ghế dựa, bám đầy lên quần áo. Bạn bè ngồi vây quanh chiếc bàn nhỏ kê dưới tán cây mít. Những chiếc lá mít to, hắt bóng đen sẫm xuống khiến không khí buồn buồn, dù tiếng nói chuyện vẫn lao xao. Mến kêu: “Sinh nhật gì thế này. Mở nhạc to lên đi”. Người ta kéo hai cái loa từ trong nhà ra, đặt trên những thùng gỗ cũ chất ở góc sân. Nhạc vỡ ra ồn ã. Tiếng đũa gõ vào chén, tiếng chân dậm thịch thịch. Bầu không khí đậm đặc loãng ra đầy hứng khởi.
Cách cổng sắt bật mở, rít lên ken két. Hinh hỏi to: “Phải Ngạc không?” Tôi giật mình quay lại. Hai cái bóng mờ mờ tiến lại gần, một nam một nữ. Thôi đúng là Ngạc rồi. Dáng đi lùi lũi vai hơi khòm, lưng bè ra vạm vỡ. Anh chẳng có gì thay đổi cả.
Tôi rời ghế, chạy lại mừng rỡ: “Anh Ngạc!”. Ngạc tặng hoa cho tôi, hôn nhẹ nhàng lên má tôi: “Ôi, anh nhớ em quá!”. Tôi đờ người. Một làn hơi cay xộc lên mũi. Tôi nhủ thầm: “Mình đã nghe lầm” và lấy lại bình tĩnh. Nhưng bàn tay của anh vẫn nắm tay tôi xiết mạnh. Rất đau. Tôi liếc sang bên cạnh. Một cô bé con nhút nhát nhìn tôi cười. Đôi mắt mở to hơi ngơ ngác. Mến đến gần quàng vai Ngạc: “Ê này, giới thiệu đi chứ”. Ngạc ngớ người: “Quên mất, đây là Thiên, bạn gái tôi”. Trán hơi cau lại vẻ tự ái nhưng cô vẫn cười. Tôi tôij nghiệp: “Anh Ngạc với Thiên vô nhập tiệc đi. Cũng vừa mới bắt đầu thôi”. Mến hí hửng: “Sinh nhật của Tiên là nhất. Có người muôn năm cũ quay về”. Tôi kéo mạnh áo Mến làm cậu ta ngượng im bặt. Tôi trịnh trọng giới thiệu: “Đây là anh Ngạc, đây là Thiên, bạn gái anh Ngạc. Ở đây ai cũng biết anh Ngạc rồi. Còn một nhân vật quan trọng – Tôi dừng lại hắng giọng – Anh Lẫm, bạn trai em”. Mọi người gật đầu chào nhau rồi lại cắm mặt ăn như chẳng biết gì ngoài việc ấy. Tôi bối rối. Tất cả mọi người ở đây đều biết chuyện giữa tôi và Ngạc. Chỉ có Lẫm và Thiên là hai người tới sau. Họ tin tưởng hoàn toàn vào hạnh phúc họ đang có.
Nhạc chuyển sang một bài hát buồn. Những mối tình dang dở thường rất buồn. Tôi đề nghị “đổi nhạc”. Lẫm can: “Đừng em, Anh thích nó” và lại vô tư cười, mắt mơ màng nhìn ra xạ Tôi thở phào. Thật may vì cả Thiên lẫn anh Lẫm đều chưa nhận ra điều gì khác thường cả.
Ngạc hết nhìn tôi lai ngọ nguậy người, chén đã đầy thức ăn nhưng vẫn máy móc gắp tiếp thức ăn trên đĩa. Anh đang bối rối. Đúng là anh đang bối rối. Tôi thấy mình lại bắt đầu tò mò hệt như lần đầu tiên thấy anh ngồi một mình trong quán ăn, chén đầy ngập mà vẫn lơ đãng gắp. Tôi hỏi: “Anh sao thế?. Ngạc cúi đầu: “Anh tiếc”. Không, đúng ra là anh đang bối rối. Với cô bé con ngồi sát bên anh.
Một vài đôi rời bàn ăn ôm nhau nhảy. Sau mỗi bữa tiệc nên nhảy như thế để dạ dày nhẹ bớt hơn là nhu cầu giao lưu tình cảm. Cô bé con háo hức. Tôi từ chối Lẫm: “Hôm nay em không muốn, xin lỗi”. Lẫm dìu cô bé ra giữa sân. Một đám mây lớn nuốt chửng mặt trăng vào bụng. Mưa tiếp tục đầy lên. Tôi dúi miệng vào lòng bàn tay, bật cười. Lẫm ngước nhìn tôi, cau mày khó hiểu.
Đến giờ Ngạc phải đưa Thiên về. Một lúc thì quay trở lại. Bây giờ mọi người đã tản mác hết. Ra đến cổng, Lẫm nhìn vào mắt tôi, hôn rất sâu vào môi tôi: “Ngủ ngon nhé, bé”. Tim tôi nhói đau. Tôi không biết anh có nhận ra điều gì bất thường không.
Tôi kéo ghế ngồi trước mặt Ngạc. Anh đăm đăm nhìn mặt đồng hồ mờ nước: “Còn sớm, tụi mình đi dạo chút nghe Tiên?”. Tôi cười khẽ: “Anh hệt như xưa”. Tôi bứt mạnh môt lá cây làm nước bắn tung toé. Anh phá cười: “Em cũng có khác gì đâu”. Chúng tôi chậm rãi đi ra đường. Tôi không thể nào dứt ra được hình ảnh ban đầu cả anh trong quán ăn ẩm mốc. Chén ngày càng đầy thức ăn nhưng anh nhất định không ăn miếng nào.
Nhanh thật. Đã trôi qua một năm. Mà cũng có thể là hai năm. Từng cặp tình nhân đi dạo trên những con đường nhỏ, giữa trời Noel se lạnh. Anh lơ đãng nghe tôi nói, ngẩn ngơ nhìn cô gái đi đằng trước. Một cô gái đẹp và quyến rũ. Anh hỏi: “Đẹp phải không?”. Tôi im lặng. Cô gái sửa lại dáng. Anh ngạc nhiên: “Em sao thế?”, “Em đang tự hỏi nếu cô ấy ngồi sau lưng anh lúc này, cô ấy nghĩ gì?” “Em lại ghen vớ vẩn”, “Không, em buồn”. Anh là một người thích đẹp. Tôi chỉ là cô gái bình thường. KHông, tôi chỉ buồn. Có thể khóc lên được.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 1-12-2011 16:54:02 | Chỉ xem của tác giả
Nhưng mẹ bảo khóc vì những chuyện như thế là ngơ ngẩn. Hãy để dành đến một lúc nào đấy. Và tôi để dành.
Ngạc vuốt tóc tôi: “Em có muốn đi làm không?”, “Công việc thế nào?”, “Rất đơn giản. Họ muốn em đưa ra những ý tưởng độc đáo để làm quảng cáo”, “Nhưng em chưa tốt nghiệp”, “Còn anh đã đi làm từ năm mười sáu tuổi”, “Em không biết Anh văn và vi tính”, “Anh cũng không biết nhưng anh đã học. Bây giờ thì không gì là không biết”. Tôi nhằn: “Lúc nào anh cũng so sánh anh với em”, “Vì anh vào đời sớm hơn mà”. Anh vẽ ra trước mặt tôi thiên đường đầy kẹo. Tôi lạc đường đành ở lại trong đó.
Tôi đến công tỵ Sếp là một người đàn ông đẹp trai, phong trần, nụ cười bặt thiệp và duyên dáng. Sếp dẫn tôi đi các phòng, giải thích công việc, giới thiệu tôi với mọi người như tôi là nhân viên văn phòng. Trở về phòng, sếp hỏi: “Thế nào cổ”, “Rất tuyệt ạ”. Trong bụng tôi thầm nghĩ, như thế là mình lạc nghề rồi. Quảng cáo không thể, không phải là công việc mình chọn, Tiên ạ.
Ngạc nhăn mặt: “Em thật trẻ con, chứ?
Tôi cảm thấy khó khăn khi nói câu: “Xin lỗi…” Nhưng sếp đứng dậy và bảo: “Tôi hiểu”. Sếp chìa tay ấm ra trước mặt. Từ đó sếp trở thành Lẫm của tôi bây giờ từ khi cả tuần Ngạc không gọi điện lại. Ngạc đi công tác xa mà không nói với tôi một tiếng nào.
“Cô ấy còn trẻ con lắm” - Ngạc bảo. Tôi bật cười: “Ngày xưa anh cũng bảo em trẻ con. Người ta thì nghĩ khác. Họ bảo em già trước tuổi”, “Vì sao?”, “Vì yêu anh. Em cảm thấy đau khổ vì yêu anh”.
Anh luôn kể cho tôi nghe về những người bạn gái của anh. Những mẩu ký ức được nghiền nát, xay đi xay lại nhiều lần. Trong đó có Linh duyên dáng và dịu dàng. Mỗi lần nhớ đến người ấy, anh lại bối rối.Chén vẫn đầy thức ăn nhưng anh vẫn tiếp tục gắp. Anh đau đớn. Anh không biết rằng tôi cũng đau khổ không kém gì anh. Ôi, những mối tình đầu dang dở thường hay buồn và khó quên. Thật khó quên.
“Sao không bao giờ em nói với anh về chuyện đó?” “Anh cho em là nhỏ nhặt. Có bao giờ anh chịu hiểu em. Lúc nào anh cũng cho mình là đúng.” Ngạc im lặng. Điếu thuốc quơ một vòng trong bóng tối. “Buồn cười, hồi đó em đã nghĩ anh là một người bạn thân sẽ tốt hơn là người yêu. Bây giờ em vẫn nghĩ – Tôi kéo cao cổ áo – Anh tốt và chiều tất cả nhiều người bạn gái mà anh quí. Nhưng trong tình yêu, không có từ “tất cả”. Còn Thiên, hy vọng cô ấy khác. Cô ấy sẽ chịu đựng được”. “Em đang phán xét anh”. “Đấy – Tôi cười – Anh lại không hiểu em rồi”.
Chúng tôi quay trở về. Mưa nhẹ và đều hơn như phải bụi vào mặt. Tiếng chân bước trên cỏ ướt lụp phụp. Vài con côn trùng ngái ngủ, kêu rền rĩ.
“Em muốn anh đối xử với Thiên đừng như với em. Đừng khơi dậy quá khứ làm gì. Cô ấy yêu anh lắm”, “Cô ấy cũng biết là anh yêu em. Anh luôn nhớ em, Thiên không thay được chỗ của em trong anh”, “Nhưng anh Lẫm thì thay được”. Tôi lại cay xè mũi. Tôi có nói dối mình không khi ở bên Lẫm tôi lại quay quắt nhớ Ngạc? Ôi, không thể nào dễ dàng quên đi mối tình đầu được. “Lẫm có biết chuyện chúng mình không?” - Ngạc nhấn mạnh từ “chúng mình” với vẻ cay đắng hiếm có. Hai gò má đẫm nước của tôi lạnh buốt. Cả bàn tay và người cũng lạnh. Anh ấy thông cảm và bỏ qua hết những chuyện xưa của em”, “Thế em có tiếc không?”, “Em chỉ tiếc là không hiểu anh sớm hơn, từ lần đầu gặp anh trong quán ăn. Em đã hỏi anh sao thế. Và anh trả lời: “Anh tiếc…”. Em thật tò mò. Nhưng thật lòng em yêu anh”. Tiếng tôi nhẹ bỗng như gió thoảng. Tôi muốn khóc.
Bất thần Ngạc cúi xuống hôn tôi. Nụ hôn lơ lửng rơi trên trán. Tôi lách người ra, hoảng hốt: “Đừng anh Ngạc. Em yêu anh. Em yêu anh Lẫm. Em đã cho anh tất cả. Còn anh Lẫm thì chẳng có gì, ngoài tình yêu của em. Đừng kéo em ra khỏi anh ấy”. Nước mắt tôi chảy ra nhoè nhoẹt. Tôi thấy khó thở. Chúng tôi im lặng. Sau cùng tôi hỏi: “Anh giờ làm ở đâu?”, “Tháng sau anh chuyển sang công ty mới. Ba bốn công ty rồi nhưng anh chưa tìm được chỗ của mình”. Chúng tôi lại im lặng suốt quãng đường về còn lại.
Tôi tiễn Ngạc ra cổng. Tôi nhìn rất lâu gương mặt yêu dấu của anh, vuốt lại mớ tóc bồng đẫm nước trên trán anh và bảo: “ Anh lẫm yêu em và hiểu em khủng khiếp”.
Nhưng tôi vẫn khôgn dứt ra được hình ảnh thiểu não cuả Ngạc bên chén thức ăn đầy ắp, tay vẫn gắp lia lịa mà không ăn một miếng nào trong quán nhỏ ẩm ướt. Ra khỏi quán, anh là người đầu tiên nói: “ôi, anh đói quá!”.
Và cho đến bây giờ anh ấy vẫn đang là người đói.
Hết


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 1-12-2011 17:00:28 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Nhà trọ


Không khí đặc quánh. Trời phồng giộp lên rồi vỡ ra vài gịot nước bám bụi đen sì chảy chậm chạp trên thành lan can bằng gỗ mốc xỉn. Mọi ngừơi đâm bổ ra đường, cố hít vào ngực một thứ sền sệt để giảm bớt sự ngột ngạt. Nhưng vô hiệu. Trời vẫn bỏng giộp và cây cối héo rũ.
Ba tôi từ công sở về, mặt mày hốc hác. Ông ngồi dựa lưng vào cánh cửa, đầu gục xuống. Mẹ mom men lại gần giọng sợ hãi: "Có chuyện gì thế?". "Giảm biên chế". Mẹ ngơ ngác: "Sao bảo chỉ còn vài năm nữa ông nghỉ hưu". Ba ngẩng lên thểu não: "Thế nó mới đểu. Thằng Hiền bảo công ty làm ăn thua lỗ vì cơ cấu tổ chức nhân sự. Phải thay đổi. Ba ứa nước mắt. Mình tung hê nó lên. Bây giờ rõ thằng ăn cháo đá bát. Tôi giật mình. Chỉ mới một ngày, mặt ba già sọm. Những nếp nhăn chảy ngoằn ngoèo. Không phương hướng trên mặt, ba đã già rồi, và đôi khi lầm lẫn nữa. Tôi bảo "Con thấy ba nghỉ được rồi. Thời buổi này bọn trẻ nhanh chân lẹ mắt lên nắm quyền mới được". "Nhưng tao nhiều kinh nghiệm". Ba nhấm nhẳn. Tôi cười: "Kinh nghiệm nhưng vi tính, tiếng Anh, giao thiệp không có, ba cạnh tranh nổi với ai". Ba nổi cáu: "Mày thì biết gì?". Những mạch máu chạy trên trán ông căng ra như sắp đứt. Mẹ suỵt khẽ "Thì con nó cũng chỉ muốn ông nghỉ ngơi". "Nghỉ ngơi gì". Ba thở dài- Biết lấy gì sống đây? Đang đi đường bằng tự nhiên bước hụt xuống hố. Bà bảo không đau sao được". Và ông nặng nề đứng dậy, bỏ vào nhà.
Chị Nhân bày cơm ra bàn, hỏi khẽ: "Cãi nhau à?" "Không. Ba nghỉ làm rồi". Chị Nhân để nghiêng tô canh, nước trào ra bàn. Tôi cười: "Bình tĩnh. Chứ kiểu này về làm dâu là tiêu rồi". Chị ngỏn nghẻn cười: "Em thấy anh Hiền thế nào?", "Ai?- Tôi trố mắt- lão Hiền vừa cho ba nghỉ việc đấy". Mặt chị Nhân tái xanh. Hai mắt thất thần nhìn ra ngoài cửa sổ vần vũ mây mà không sao mưa nổi. "Làm sao bây giờ". "Thì cứ yêu đã- Tôi nháy mắt- Đợi ba nguôi tính sau!". Và tôi cố sửa lại vẻ mặt nghiêm túc, ảm đạm.
Bữa cơm trôi qua nhạt thếch. Chị Nhân không nuốt nổi cơm, cứ len lén nhìn ba mẹ. Tôi đá chân chị: "Chị Nhân ơi, ăn nhanh lên đi chơi". Ba ra lệnh: "Mai hai chị em lên gác. Tầng dưới cho thuê bớt mới đủ sống". Tôi nhăn nhó:
"Nhưng nhà chật lắm" và hì hụi dắt xe máy chạy ra đường. Những cơn gió hiếm hoi thổi thốc vào mặt làm tôi quên hết mọi chuyện.
Hai chị em chuyển lên gác. Căn phòng bé xíu, ẩm mốc và ngột ngạt. Phía bên trái có cánh cửa sổ phủ cây và trông sang một mái tôn đầy phân mèo. Buổi tối gió hiu hiu thổi, một thứ mùi lờm lợm bốc lên không sao chịu được. Lâu lắm nó mới được mở ra, sau khi xịt nước hao đầy phong.
Nhà dưới ba mẹ ngăn làm đôi. Đằng trước vừa làm phòng khách vừa làm phòng ngủ của ông bà và một cái bếp bé tý hin. Phía sau còn hai phòng nhỏ kê một cái giường và một cái bàn cũ kỹ bằng gỗ, một cánh cửa cũng bằng gỗ thông ra con hẻm khác. Tất cả cùng sử dụng chung một công trình phụ đặt dưới chân cầu thang. Ban đầu mẹ định lắp máy lạnh cho người nước ngoài thuê nhưng tính đi tính lại thế nào mẹ bảo ba để thế cũng hời. Ba ừ hữ, bỏ mặc mọi chuyện cho mẹ. Ba lãnh đạo và lẩn thẩn với tất cả.
Người đầu tiên đến thuê là một phụ nữ còn trẻ dẫn theo hai đứa bé giống nhau như đúc. Cô không đẹp như có duyên. Cái duyên ngầm càng nhìn lâu càng đắm đuối, hợp vai trò của cô thư ký phải luôn cặp bồ với những ông chủ cỡ bự. Cô xách theo linh tinh đồ đạc, bày đầy góc nhà và nhìn tôi cười: "Cháu xem cô còn trẻ thế này mà bận bịu quá". Tôi lơ láo nhìn lên trần nhà bám muội than đen sì: "Thế chú ấy đâu". Cô ngẩn ngơ không trả lời. Tôi lí nhí.
"Cháu không biết nên mới hỏi", chỉ muốn chui xuống kẽ đất! Vừa may chị Nhân chạy sang dặn: "Ba mẹ đi chơi. Sáu giờ rồi, chị cũng phải đi đây".
Hôm nay chị Nhân rất đẹp. Chị diện váy trắng, tóc xoã loăn xoăn kiểu cách trên khuôn mặt buồn dịu. Tôi ghẹo: "Đi chơi với anh Hiền à? Không sợ ba mẹ biết à". Chị im lặng cắm cúi bước đi. Cô Diệu lắc đầu bảo: "Chị cháu khổ vì tình, luỵ vì tình. Đàn bà như thế không sướng được. Nhất là tâm". "Thế còn cháu?". Cô nắm chặt tay tôi, mắt ánh lên những tia ma quái: "Cháu thì khác. Cháu mạnh mẽ hơn chị Nhân nhiều". Cô thở dài "Mà con gái thế nào thì cũng khổ".
Hai đứa bé con đã lăn ra ngủ vùi. Tôi khen: "Hai đứa chắc giống bố". Cô bỏ nốt túi xách vào gậm bàn" "ừ, mỗi người một nét", giọng lạnh tanh. Tôi đi về nhà thấy nhà vắng vẻ và buồn như nhà trọ không người thuệ Tôi mở cửa. Lại một mùi chua lòm bốc lên hầm hập.
Mẹ đẩy cửa vào, hai bàn tay nổi đầy gân xanh miết chặt vào nhau. Mẹ nhìn t ấm ảnh của cô gái treo đầu giường vẻ khó chịu nhưng rút cục không phê phán như mọi hôm mà chỉ hỏi giọng lo lắng: "Con có hay nói chuyện với chị không? Ba con giờ giở tính, mẹ không lo lắng gì cho hai con cả... lại còn chuyện buôn bán". Tôi cười: "Tụi con lớn rồi mẹ à". Trong bụng nghĩ thầm, mẹ lúc nào cũng thế, có lo lắng gì đâu ngoài chuyện phiền trách chúng con. "Dạo này chị mày hay về muộn thế". Mẹ mơ màng- "Hồi xưa đi chơi chín giờ về mẹ đã bị bà ngoại rầy. Bây giờ tự do quá dễ hư". "Cũng còn tuỳ- Tôi giúi đầu vào ngực mẹ. Mẹ đâu phải là bà ngoại. Mà tụi con là con gái ngoan". Mẹ gật đầu: "ừ mẹ mong thế. Con giá xảy chân ra đường bao nhiêu là cạm bẫy". Mẹ xuống nhà. Căn phòng yên trở lại. Chiếc quạt máy chạy lè xè như đuổi ruồi. Một con mèo đi lang thang trên mái tôn kêu gào thảm thiết.
Chị Nhân về, mồ hôi ướt đẫm. Chị bảo "Mệt quá" và đổ vật xuống giường. Mắt mũi khép lờ đờ. Tự nhiên tôi thấy chị giống như một con mèo hoang. Con mèo hoang trắng muốt. Chị hé mắt: "Em ngủ khuya thế?" "Em đợi chị". "Lần sau cứ ngủ trước đi. Chị đi cổng nhà chị Diệu, ba mẹ không biết đâu" "Mẹ vừa ở đây. Mẹ đang lọ Tôi cười. Thế nào nhỉ? Con gái ra đường xảy chân bao nhiêu cạm bẫy". Chị nghiêm nét mặt vẻ bồn chồn dữ. Rồi quay mặt vào tường "ngủ đi", vẻ đầy bí ẩn. Đôi vai gầy nẩy lên một cái. Tôi hỏi: "Có chuyện gì thế?". "Yêu đương. Mày con nít không biết đâu", "Chị lầm rồi. Con nít bây giờ tinh lắm. Chuyện gì cũng giỏi cả". "Vậy à. Chị vật vã... Chữ trinh có đáng ngàn vàng không?" "Có chứ". Tôi quả quyết quay sang đã thấy chị ngủ mất, hơi thở thật bình yên.
Bạn trai của cô Diệu rất nhiều. Nhưng tuyệt nhiên không thấy bố của hai đứa bé. Gặng hỏi cô cũng chỉ bảo đang làm ăn ở xạ Cô với hai đứa bé sống phần nhiều là nhờ vào những ngừơi bạn tốt bụng. Nhiều hôm cô đi khuya mới về, tôi lại sang trông con cho cộ Hai đứa bé như hai con búp bê nhưng ngớ ngẩn. Chúng không biết nói, biết cười. Cô bảo:"Cô sống đến giờ là vì hai đứa. Chứ đời cô bầm giập, chẳng còn tương lai". Tôi vuốt mái tóc óng mượt của cô: "Sao lại không?Cháu thấy cô như thế này bao nhiêu bạn bè là hạnh phúc". Cô cười lúc lắc mình không nói, mặt bỗng dưng hóp lại như mặt bà già.
Khoảng tháng sau, cô Diệu bàn với mẹ tôi để nhà cho thêm một người khách thuệ Cô ở ngoài người đó ở trong. Đó là một người đàn ông cứng tuổi- một hoa. sĩ nghiệp dự Ông ta mang theo các loại khung và giá vẽ, những bức tranh ngoằng nguỵt, khó hiểu, bốn chiếc lọ gốm xanh đậy kín nắp và một con mèo mun ăn nhiều nhưng gầy gò giơ xương.
Tôi dẫn hai đứa bé vào phòng ông, lặng yên xem ông vẽ. Ông hỏi: "Mẹ chúng nó đâu". "Đi làm rồi ạ". Ông gật gù: "Một người đàn bà tốt". "Cháu cũng nghĩ thế". Tôi ru hai đứa ngủ. Ngồi hết giờ này đến giờ khác xem ông phết lên toile những mảnh màu đỏ ối hoặc tăm tối mà sau cùng được chú thích bằng một dòng chữ nhỏ. "Ký ức chiến tranh" nghiên ngả như những bóng người lội dưới bom. Cho đến khi chị Nhân về, mẹ của bọn trả về tôi mới lồm cồm bỏ lên lầu.
Chị Nhân vẫn chơi với anh Hiền, dù đôi khi lương tâm cắn rứt, hạnh phúc lung lay khổ sở. Tôi nhắc khéo: "Coi chừng ba mẹ biết". Chị bĩu môi: "Ba mẹ vô tư lắm, không biết đâu". Chị treo áo vào tủ: "Sau này có con chị sẽ quan tâm đến nó, nhưng theo cách khác" "Là sao?" Chị nhún vai bất cần và lơ mơ ngủ mất .Tôi nằm mãi mà không ngủ được. Không hiểu sao giờ này mẹ con cô Diệu đã ngủ chưa. Ông hoa. sĩ đáng mến đang làm gì bên bốn chiếc lọ màu ngọc bích đậy kín bưng. Họ đang làm gì khi đêm chậm rãi trôi qua.
Cơm dọn ra mà không ai ăn nổi. Hôm nay ba mẹ từ nhà dì về, mặt mày hớt hải. Vừa bước vào nhà ba đã hỏi chị Nhân về chưa. Tôi lắc đầu: "Chị Nhân chiều nay đi ăn cơm với bạn bè". Ông nghiến răng: "với thằng Hiền phải không?". Tôi hốt hoảng: "Con không biết". "Thế mà tao biết. Hai đứa chúng nó đi trước mắt tao tình tứ lắm". Mẹ rụt rè: "Thì khoan đã. Ông cứ nhặng xị cả lên con nó sợ". Ba vò đầu bứt tóc: "Lửa cháy đến nơi mà còn bảo khoan. Làm sao tôi khoan được".
Khoảng mười giờ chị Nhân về, hát nho nhỏ từ cổng. Mẹ nhắc khéo: "Vui vẻ nhỉ. Sao không đi hết đêm đi". Chị ngơ ngác. Tôi thò tay kéo áo chị. "Lộ rồi!". Ba gầm ghì: "Mày bỏ nó đi. Cái thằng áy không đáng xách dép cho mày. Nó hại đời cha mày chưa đủ, định để hại cả mày luôn à". Chị nức nở: "Nhưng anh ấy đàng hoàng, yêu con thật lòng. Chuyện của ba anh ấy bảo vì công ty không cần công việc đó nữa. Mà ba cũng đã già". "Nó nói láo. Nó bị tao cản trở việc làm ăn phi pháp của nó- ba xuống giọng- Thôi con ạ, nghe ba còn bao nhiêu đám khác". Tôi can: "Ba ơi, chuyện tình yêu khó nói, khó dứt lắm". Trong bụng hoang mang không biết nên bênh chị Nhân không. Anh chị cũng tội nhưng đứng về phía ba có thằng con rể từng hất cẳng như thế cũng kỳ. Mà trong sách báo không có trường hợp nào như vậy cả. Tôi dáo dác. Chị Nhân nhìn tôi biết ơn. Ba hầm hè: "Nhưng tao cấm. Mày đừng có mang voi về giày xéo nhà này".Chị Nhân khóc, gào to: "Nhưng con và anh ấy yêu nhau, ba không có quyền" "Tao có quyền là ba mày". Ba ôm ngực ho sù sụ, mặt tái nhợt. Mẹ hốt hoảng: "Đưa ba vào giường mau". Ba uống mấy viên thuốc an thần, vật vã một lúc mới ngủ được. Tôi nghe mẹ thì thầm và giọng chị Nhân nghẹt cứng. "Ba mẹ cứ yên tâm" và tiếng hít mũi đánh roẹt.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 1-12-2011 17:01:59 | Chỉ xem của tác giả
Tôi bỏ sang nhà ông hoa. sĩ, nằm lên chiếc đi văng bọc nhung đỏ, nước mắt chảy ướt đẫm gối. Ông hỏi: "Sao thế cháu?"."Chuyện tình yêu. Người ta hay khổ vì chuyện tình yêu". Tôi cảm thấy khó thở khi kể mọi chuyện cho ông nghe. Ông sẽ vuốt tóc tôi: "Ngốc quá. Chưa có gì là nghiêm trọng cả cô bé ạ" Tôi nhổm dậy "Thế khi nào mới là nghiêm trọng?" "Khi khôn còn ai ở bên mình nữa. Lo lắng cho mình nữa". Mặt ông cau lại. Một giọt nước to tướng chạy xuống má ông. Tôi rụt rè: "Chú khóc à?" "Lại đây tôi cho cô xem". Ông chỉ chiếc bình gốm đặt trên cao: "Gia đình của tôi đấy. Họ chết vì bom Mỹ. Từ lâu rồi, một người vợ và ba đứa con.Tôi tưởng là không sống nổi nhưng cô thấy đấy, tôi vẫn đang ngồi cạnh cô đây, đang cầm tay cô đây. Cái gì rồi cũng qua hết. Cô Nhân cô ấy vẫn còn hạnh phúc". Ngừng một lát, ông thì thầm: "Tôi yêu họ", "Sao chú không thờ?" "ở đây- Ông đưa tay lên ngực- Lúc nào cũng ở đây thì cần gì phải thờ". Tôi bối rối. "Cháu xin lỗi vì đã nhắc đén chuyện buồn của chú". "Không đã thành sẹo rồi. Mà tôi cũng muốn cô biết. Cô thật đáng yêu". Ông đưa tay kéo con mèo gầy lại gần và dịu dàng vuốt cổ nó. Tôi thấy khung cảnh này thật quen thuộc, đáng yêu. Bên cạnh ông tôi cảm thấy mình hạnh phúc và yên lành. Tôi khoan khoái duỗi người, đoán chắc chị Nhân sẽ không bỏ anh Hiền được. Tôi mỉm cười với ông: "Nếu chú cô đơn chú cứ nói chuyện với cháu. Nhé! ông gật đầu và cũng cười. Nụ cười làm mặt ông sáng lên rạng rỡ.
Vân tới chơi mang theo mưa đầu mùa ướt rượt. Từ ngày vào Đại học, hai đứa ít gặp nhau hẳn. Bạn bè, bài vở. Kỷ niệm cũng ít khi giở ra ngăm ngias.
Chúng tôi leo lên gác. Căn phòng tối mù, thoảng mùi mưa vọng qua ô cửa.
Vân hỏi: "Đã yêu chưa?" Tôi ngập ngừng: "Chắc là đã". Vân rú lên: "Người thế nào?" "Tuyệt lắm". "Già hay trẻ?". "Già" "Làm gì". "Hưu rồi". "Có giàu không?". "Không. Nếu không nói là rất nghèo". Vân ngạc nhiên "Con điên. Vậy mà cũng yêu". "Thì sao? Tao thấy hợp". Tôi ngồi thần mặt, phân vân không biết có thật hợp không. Hay chỉ là ảo tưởng. Mà như thế buồn lắm. Bỗng nhiên chỉ muốn chạy xuống căn phòng cso cái chụp đèn màu hồng, con mèo mun gầy gò và bên giá vẽ, một người đàn ông hiền lành. Mái tóc thưa và mỏng ép sát vào da đầu. Hai túi thịt ở mắt kéo xuống làm mặt ông đầy vẻ đau khổ và từng trải. Tôi yêu vẻ từng trải ấy, sự dịu dàng ấy từ những ngón tay thô của ông. Những thứ mà tụi con trai bây giờ không có, chỉ hời hợt và nhạt phèo. Mà ông thì có tất cả. Tôi yêu ông ấy vì tất cả.
Váy áo của chị Nhân ướt sũng, dính vào da thịt. Tôi bảo: "Đi chơi với bồ mà tênh hênh thế kia. Mỗi lần như thế chị nên mặc váy đen thì hơn" "Không. Chị rơm rớm nước mắt. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng". Tôi sững người, cổ họng đau buốt: "Sao chị vội vàng thế?"
Đêm ấy hai chị em không ngủ. Mưa tạnh từ lâu. Những con mèo lại đi tuần hành trên mái nhà gọi nhạ thắm thiết. Cả hai cùng thức nhưng không thể nói với nhau một tiếng nào. Mắt tôi bỏng rát, tôi đi xuống nhà.Căn phòng của ông vẫn còn sáng đèn. Tôi đến vừa lúc ông đang nấu mì. Tôi nhìn ông rồi nói: "Để cháu nấu cho". Ông ngượng nghịu. "Tôi vừa lên cơn sốt. Cảm xoàng thôi nhưng mệt". Ông nằm xuống hơi thở khò khè. "Chiến tranh không chấm dứt được". "Thôi đừng nghĩ nữa. Chú ngủ một chút đi". Tôi cầm tay ông cho đến khi ông tiếp đi. Một cái gì nhồn nhột sau gáy. Tôi quay lại. Những hình đàn bà và trẻ con lơ đãng nhìn tôi. Nhưng miệng cười và ánh mắt lạnh buốt. Họ đang đến từ quá khứ đầy seo. của ông và ở căn phòng này vĩnh viễn. Họ muốn tôi đi. Họ không muốn có tôi ở đây. Cái con bé của hiện tại và tương lai nhộn nhịp, bon chen.
Cô Diệu gửi hai đứa về quệ Cô cũng đi đâu đó. Hai ba ngày mới về một lần. Căn phòng vắng hơn, bụi mờ trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Tôi cảm thấy đang rơi xuống vực thẳm tìn cảm không lối thoát. Tôi tìm cách bỏ ra khỏi nhà vào bất cứ lúc nào để quên ông nhưng không được. Vân đèo tôi lang thang: "Đừng ủ rũ nữa. Đã lỡ yêu thì tiến tới. Nhưng tao thấy mày dở quá. Lão ấy không có gì chấm được". Tôi cau mày "Tao chẳng chấm gì cả". "Nhưng mày học hành tụt dốc rồi". "Mặc kệ". Một chiếc Dream chạy qua văng bùn tung tóe. Vân chửi: "Mẹ kiếp. Vênh thế". Tôi thoáng thấy bóng cô Diệu ngồi đằng sau, đầy tình tứ. Tôi giục :Chạy mau lên người quen". Vân cho xe rà sát chiếc Dream. Tôi gọi: "Cô Diệu". Cô quay lại. Ngừơi đàn ông quay lại. Cả hai đều tràn trề hạnh phúc. Tôi há hốc mồm, anh ta không hề biết tôi. Cái anh chàng chị Nhân yêu đắm đuối. Cái anh chàng Hiền mà tôi đã viện đủ mọi lý do để bảo vệ tình yêu trong sáng của họ. Anh ta vẫn nhăn nhở cười, vòng tay qua eo lưng cô Diệu siết chặt. Tôi kéo áo Vân: "Quẹo phải. Sao?". Vân ngơ ngác: "Thằng bồ của chị tao" Tôi cúi gầm mặt cố không nghe tiếng cô Diệu gọi "Nó không biết tao". "Sao mày không chửi nó?" Vân hậm hực. "Thôi kệ, mình là người có học". Nước mắt chảy dài xuống má tôi bỏng rát.
Tôi ngồi trước mặt cô Diệu. Tôi bảo: "Cô ạ, anh Hiền là bạn trai của chị Nhân". Cô Diệu tái mặt, lắp bắp: "Cô không biết, cô xin lỗi". Tôi khóc:"Cô biết nhưng vẫn thích thế". "Không. Cô gặp anh ấy ở một bar rượu. Anh Hiền có kể về người yêu của anh ấy cho cô nghe. Nhưng cô không biết là Nhân. Cô chỉ là bạn". Tôi nhìn cô căm thù: "Cô nói dối". "Không- cô bật khóc, cô đến đón khách".Hai bàn tay cô run bắn, giọng lạc hẳn: "Cô đón khách. Và gặp anh Hiền cùng mấy ngừơi bạn như là những khách qua đường. Còn cô Nhân ăn đời ở kiếp". Tôi sợ hãi cắt ngang. "Cô làm thế lâu chưa?" "Lâu rồi. Trước khi đến đây giờ thành quen". Tôi bỏ về. Tôi gặp chị Nhân ở cầu thang ngừơi sực nước hoa. Chị Ôm chặt tôi vui vẻ thông báo: "Chị hạnh phúc quá. Hôm qua anh Hiền cầu hôn chị". Tôi lách người ra gắt: "Chị có biết anh Hiền hôm nay đi chơi với gái không?" "Anh ấy có xin phép chị. Công việc làm ăn cần phải thế nhiều lúc cũng buồn nhưng chị hiểu anh ấy chỉ yêu chị". "Thế lại khác". Một cái gì vỡ ra tê buốt ở ngực. Thất vọng và mệt mỏi. Nỗi trống trải giăng kín làm tôi không sao cử động nổi.
Sáng sớm mẹ vào phòng. Mẹ đưa cho tôi một phong bì và bảo: "Của chị Diệu. Chị ấy vừa dọn nhà đi". Bức thư vỏn vẹn vài chữ "Cháu đã biết cô là ai nên cô phải đi. Cô biết cháu sẽ khinh cô lắm. Nhưng cuộc sống không phải là cái bánh để sẵn trên đĩa. Ai đói thì lấy xuống mà ăn. Cháu đừng cho chị Nhân biết gì hết. Ngàn lần xin lỗi cháu vì cháu là cô bé đáng yêu. Diệu". Chị Nhân chồm người qua: "Chị ấy viết gì thế". "à, chào hỏi lung tung ấy mà". Tôi xếp tập vở vào cặp, bỗng nhớ da diết hai con bé xinh như hai con búp bê nhưng không biết nói, biết cười. Vẫn ăn uống và lớn lên như thổi.
Tôi chậm chạp bước xuống thang, miệng lẩm bẩm theo nhịp bước chân. "Yêu, không yêu. Nói, không nói... " Bậc cuối cùng không nói. Tôi đẩy cửa. Ông đang ở trần, mặc quần đùi giải rút màu trắng nom rất trẻ trung. Trên giá chiếc bình gốm này được ủ một tấm vải hoa màu xám nhạt. Ông khẽ giật mình: "A, bé". Tôi ngồi xuống chiếc đi văng. Đã hai ngày con mèo đen gầy guộc bỏ nhà đi mất. Vài hạt cơm khô còn vương chỗ đĩa ăn cùng một bầy kiến lổm nhổm. Tôi kết luận "Căn phòng thiếu bàn tay phụ nữ". Ông đề nghị lần đầu tiên sau nhiều ngày quen biết: "Cô ngồi mẫu cho tôi nhé". Ông lấy toile đặt lên giá. Tôi im lặng. Một lúc, tôi lí nhí: "Sao chú không lấy vợ. Không ai sống mãi với quá khứ được". Ông nhìn tôi không nói. Tôi nhắc lại cầu khẩn "Chú lấy vợ đi"
ông cười: "Ai thèm yêu tôi". "Có". Tôi tiến lại gần ông tay chân lạnh buốt. Ngực đánh trống liên hồi. Tôi đưa tay vuốt nhẹ bờ vai vẫn còn săn chắc của ông, cảm nhận cái rùng mình rất khẽ. "Có ngừơi yêu chú lắm". Trong đầu thoáng qua một ý nghĩ: "Anh ấy chưa già. Chưa già như mọi người tưởng". Tôi quỳ xuống, úp mặt vào hai bàn tay đầy mùi sơn dầu của ông. Ông nâng tôi dậy ghì chặt vào lòng. Khi nút áo cuối cùng bung ra, ngực tôi đau buốt. Tôi nhắm chặt mắt. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng. Mẹ Ơi, khi yêu trên đời chẳng còn gì là có lý cả. Mọi giáo huấn của mẹ chui lọt qua tai mất rồi.
ông chợt lùi phắt lại, cái hôn bay lơ lửng trong gió và lọt thỏm xuống sàn nhà. Ông run rẩy. "Em còn trẻ quá. Tôi thì già rồi". "Có sao đâu". "Dư luận. Tương lai. Còn phải học hành và lấy tấm chồng cho ra nhẽ. Còn ba mẹ em nữa". "Em yêu anh". Người nào đó trong tôi thét lên "Dư luận không cho phép". Ông tuyệt vọng "Em phải giữ cho em". Tôi cắn chặt môi "Anh hèn lắm". Tôi cẩn thận gài lại từng nút áo. "Chú hèn lám!". Đầu tôi vỡ tung. Thất vọng và đau đớn. Tôi muốn chết quách đi cùng những ảo tưởng tình yêu xinh đẹp mà tôi dành cho ông. Nhưng sau cùng tôi đã không chết. Tôi lặng lẽ rời khỏi căn phòng có chiếc bình gốm màu xanh ngọc bích và lỉnh kỉnh các loại mặt đàn bà trẻ con, lạnh buốt. Tôi nghĩ chắc mẹ hài lòng về tôi. Một con bé trinh trắng ít đi chơi và về nhà đúng giờ vào bất cứ lúc nào.
Mẹ cằn nhằn: "Căn nhà này không hợp hướng. Không cho thuê được. Ai đến rồi cũng đi". Tôi bỏ chạy xuống nhà sau. Cánh cửa mở toang hoác. Đồ đạc dọn đi, chỏng chơ chiếc giường và chiếc bàn gỗ cũ mèm. Một bức tranh lật úp vào tường. Tôi giở ra. Bức tranh vẽ tôi của đêm trước, ngây thơ và đau khổ. Bên dưới đề "Em còn trẻ con lắm", với chữ ký loằng ngoằng như người đang lội bom. Tôi nặng nề mang nó lên lầu, treo ở đầu giường như để thờ phụng một mối tình đầu rất đẹp của mình.
Tôi lao vào học để quên. Chiều tối lại cùng vài đứa bạn kéo nhau vào quán cà phệ Tôi thấy nhẹ nhõm và trẻ trung, cái bầu không khí này tôi đã bỏ quên một thời gian rất lâu. Tôi ngắm nhìn anh chàng có chiếc răng khểnh non tơ đang ba hoa chích choè ở góc kia, thấy cũng dễ thương và đáng yêu hơn trước đây tôi nghĩ. Tự nhiên thầm cảm ơn ông. Vì ông đã giữ lại cho tôi những phút giây bình yên và trong sáng thế này.
Hai chị em vẫn ở trên gác. Ba mẹ vẫn tiếp tục sống bên lề của hai đứa con. Chị Nhân mất dạng, khuya mới lao về, hạnh phúc chấp chới trên mắt. Ngôi nhà trở thành nhà trọ, cho chính mỗi ngừơi chủ của nó. Một cái nhà trọ khi mọi mối quan hệ gần với lỏng lẻo.
Đêm đêm những con mèo lại tuần hành trên mái tôn gọi nhau da diết. Trong đám đó chắc đã có thêm chú mèo mun gầy guộc bỏ nhà đi từ lúc nào đó lâu lắm rồi. Như những kỷ niệm buồn cũng đã bỏ đi xa.
Hết
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 1-12-2011 17:04:28 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Mùa của năm


Mùa thu đến với chiếc giỏ con đựng đầy bụi vàng và mật ngọt trên taỵ Nó bay là là trên những ngọn cây ngoài bờ sông làm rơi vãi bụi vàng lên những chiếc lá mỏng mảnh. Nó sà xuống nước đùa nghịch với những ngọn sóng bé làm tung những hột nước vàng óng. Nó thảy lên trời xanh trong veo những cụm mây nhỏ trắng nõn viền chỉ vàng. Nó rảy vào không khí vị ngọt ngào của sương thu ướt đầm trên tóc. Nó cột những chiếc nơ đỏ ngang mái tóc vàng óng ả của những khu rừng và thắp những ngọn lửa rực rỡ vào đêm. Buổi sớm nó quàng chiếc khăn lụa màu khói, rủ chàng họa mi ra ngồi trên những thanh gỗ mục bắc ra sông, hát bài tình ca ca ngợi bình minh với những ráng hồng tuyệt đẹp. Đêm, nó cài lên trời cao muôn vàn hạt pha lê xanh biếc. Cuối cùng nó leo lên những bậu cửa sổ, dùng chiếc chìa khóa vàng bé xíu mở cửa những căn phòng màu xanh nhạt để đánh thức hoa cúc kim vàng thức dậy.
Khi bụi vàng và mật ngọt trong giỏ đã cạn, nó trèo lên con chim hoàng yến dệt bằng sợi tơ vàng, vẫy những bàn tay nhỏ còn bám đầy bụi vàng và bay đi. Lúc đó Mùa đông cũng vừa cưỡi con cừu có bộ lông xốp và đôi cánh trắng mịn bay tới. Những chiếc chuông bằng ngọc trắng đeo trên cổ nó phát ra những tiếng trong veo.
Đầu tiên Mùa đông đến ngồi trên những ngọn cây, dịu dàng ngắt từng chiếc lá vàng ánh thả vào không khí. Cho đến khi cả rừng cây chỉ còn lại những cành khẳng khiu trơ trụi, nó bắt đầu thoa một lớp phấn trắng thật dày lên da cây đen thẫm và nứt nẻ. Nó kéo những đám bông lớn từ bầu trời xám xanh xuống để phủ trắng xóa trên những nóc nhà bằng gỗ và những con đường nhỏ. Nó thở vào không khí hơi thở lạnh giá và mùi vị nhàn nhạt của tuyết. Nó hà làn khói xám nhạt làm mờ những ô cửa kính và đặt những bông tuyết trắng tươi lên bậc tam cấp. Nó dùng chiếc đũa thần bằng pha lê biến nước sông thành mặt gương trắng khổng lồ. Ngày, nó cùng Gió và bọn trẻ con chơi trò ném tuyết, thảy những đám bụi trắng lên đầy quần áo. Khuya ngồi buồn, nó dùng những mảnh thủy tinh rạch lên trời những tia sáng nhỏ màu bạc. Sau cùng nó làm nốt công việc của mình là dùng chiếc cưa bằng vàng và chiếc dùi bằng bạc chạm khắc hoa văn trên những tảng băng trong suốt bám trên cây.

Khi đã hoàn thành xong mọi việc, nó nhờ Mặt trời gọi Mùa xuân đến và ra đi. Mùa xuân đến vào ban đêm, ngồi trên một bông Anh đào màu phấn có những tay vịn kết bằng dây leo xanh. Trong đêm tối, nó lén cài những chồi non biếc lên cây. Nụ cười ấm áp của nó làm tan băng tuyết, biến chúng thành những dòng suối nhỏ chảy tràn trên những bụi cỏ xanh mượt. Nó dùng chiếc khăn lụa xanh lau sạch những vụn tuyết còn bám trên ô kính. Nó đập chiếc búa nhỏ bằng ngọc bích lên mặt sông làm tấm gương sáng vỡ thành từng mảnh óng ánh. Nó trải chiếc khăn quàng xanh điểm li ty hoa vàng lên đồng cỏ hoang. Nó tung vào không khí những giọt hương ngào ngạt và treo lên trời vầng trăng màu xanh nhạt. Nó hái tặng những khu vườn những đóa hoa rực rỡ nhất của mẹ Đất và cột lên hàng rào gỗ những chùm Tầm xuân thơm ngát. Tiếng hát dịu dàng của nó làm bừng tỉnh những nụ Anh đào còn ngái ngủ ngoài bờ sông. Khi những cánh Anh đào rơi xuống, nó lại nhẹ nhàng đẩy chúng trôi lững lờ trên dòng nước biếc như những chiếc thuyền hồng con con.
Khi Mùa xuân chưa kịp ra đi thì Mùa hè đã hăm hở lao tới. Mùa hè đứng trên một quả cầu kết bằng những tia lửa đỏ. ánh lửa bắn ra như pháo hoa làm bầu trời sáng lên rực rỡ. Nó mang lại cho bầu không khí hơi nóng ẩm ướt và mùi cỏ cháy từ những cánh đồng xạ Nó vắt ngang trời chiều những dải mây màu mỡ gà và nhuộm Mặt trời đỏ ối. Nó đốt những ngọn nến nhỏ đỏ rực trên bờ rào tóc tiên. Nó vung vãi khắp nơi những cuộn gai nhỏ vừa nhám vừa thô rát. Nó thò chân xuống nước làm dòng sông sôi lên, chuyển dần sang màu tím với những con sóng nhỏ tựa những vảy đồng lấp lánh. Nó đứng chụm chân trên thành lan can, huýt sáo lanh lảnh làm giật mình lũ sẻ con. Nó chạy ào vào trong vườn, đùa nghịch thô bạo với những bông hoa làm chúng tím mặt giận dữ. Rồi nó thò chiếc mũi cà chua và mái tóc hung bù xù qua cửa sổ, thao láo mắt ngạc nhiên khi cậu bé từ chối không đi chơi với nó mà đến ngồi bên bàn học.
Mải vui chơi nó quên mất rằng nó sắp phải ra đi. Còn cậu bé ấy phải chuẩn bị bài vở cho một năm học mới, bắt đầu từ mùa thu.
2000
Hết


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 1-12-2011 17:07:46 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Mùa thu vàng


" Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa "
(Tế Hanh)
Tôi còn nhớ một ngày xa xưa năm tôi học lớp Mười, chị tôi đi học ở Nga về. Qùa chị tặng tôi là một bức tranh nhỏ vẽ mùa thu vàng của nước Ngạ Một con đường nhỏ phủ dầy cỏ dại. Những tán lá vàng rực rỡ trong ánh nắng của buổi chiều tà. Nó đẹp và lộng lẫy đến nỗi, trong suốt nhiều năm liền, nó trở thành niềm mơ ước dai dẳng và thầm kín trong lòng tôi.
Nên khi nghe bạn rủ ở lại thêm ba tuần vào độ cuối tháng Mười để đợi đón mùa thu về thì tôi đồng ý ngaỵ Ngày Một tháng Chín, tôi cùng đoàn rời Washington DC đi Chicagọ Khi đó những khu rừng ở Virginia vẫn còn xanh ngát. Những cây cúc kim trên những bậu cửa mới bắt đầu hé một vài cái nhụy màu ngà. Buổi sáng ngủ dậy vẫn còn có thể mặc được một chiếc áo thun mỏng, một chiếc quần cộc đi lang thang trên các con phố. Thỉnh thoảng gọi điện cho nhau tôi lại nao nức hỏi, mùa thu đã về đến Virginia chưa? Bạn cười, nửa đùa nửa thật, người đang ở xa thế kia, làm sao mùa thu đến được. Một buổi sáng ở Iowa, tôi mở cửa sổ nhìn ra ngoài bờ sông. Thật kinh ngạc làm sao. Giữa muôn trùng màu xanh của trời, nước và đất, cái cây con mọc phía bên kia sông tự nhiên đỏ rực lên như một ngọn lửa. Tiếng bạn từ đầu dây bên kia xen lẫn với tiếng cười, cầu được ước thấy nhé, năm nay mùa thu đến sớm rồi.
Năm nay mùa thu đến sớm. Nhưng khi quay lại Virginia đã thấy gì đâu. Vẫn là những khu rừng xanh. Vẫn là tấm bảng " Virginia for lovers" ở đầu đường đi về Falls Church cũ kĩ màu xanh chữ trắng. Vẫn là những căn nhà gỗ mái nâu tường sơn màu xanh da trời nhạt. Chẳng có gì mang dấu hiệu mùa thu cả.
Thế rồi một ngày, khi sự chờ đợi đã chuyển dần sang sự mệt mỏi thì những khu rừng đột nhiên thay da đổi thịt. Giống như những con sóng vàng và đỏ, chúng liếm từ từ lên bờ cát xanh. Đầu tiên là cái cây cao trước nhà, qua bãi đậu xe, với những chiếc lá mỏng mảnh, vàng ánh. Rồi đến những rặng cây chạy dọc theo những con đường nhỏ của Virginia, đổ tràn xuống những khu rừng lớn ở Maryland. Thứ hai đầu tuần, mọi người nghỉ học nghỉ làm, mua một túi bánh mì to tướng ở quán Ba Lẹ, cho vào cốp xe rồi rong ruổi lên Skylinẹ Đường lên núi quanh co, người ngả nghiêng như đánh võng. Một bên là rừng núi, một bên là vực sâu. Nhưng quanh tôi chỗ nào cũng như được dát vàng. Trời vì thế xanh hơn. Nắng vì thế vàng hơn. Đứng trên mỏm đá nhìn xuống, những con suối nhỏ chảy quanh co thành những sợi chỉ bạc. Mây vướng vào những tàn cây trắng nõn. Bạn bảo, mùa thu ở Skyline đẹp nhất nước Mỹ. Tôi không phản đối, chỉ bảo, tôi thích thu ở khu Great Falls hơn.
Là bởi vì ở Great Falls có những con đường nhỏ nằm chìm trong rừng cây. Chỉ thưa thớt vài chiếc xe qua lại. Cây mọc đan vào nhau, tạo thành cổng vòm bằng vàng chạm trổ những đường hoa văn đen nhánh của thân cây và những tàn lá đỏ rực trên suốt đường đi.
Là bởi vì ở Great Falls có đường Sài Gòn nhỏ và cao như một con dốc. Phía cuối đường có một hộp thư nhỏ bằng gỗ cũ kĩ bỏ hoang lâu ngày. Đi ngang qua đấy lại thấy thân thuộc như đang đi trên đường về nhà. Mới thấy lòng nhớ quê của mình nhiều quá. Nhìn một chút gì có hơi hướng quê hương là lại thấy gần gụi ruột rà ngay.
Là bởi vì ở Great Falls có khu rừng vàng nằm trên đường Georgetown Pike, bạn và tôi đã ngồi đó suốt một buổi chiều để ngắm mây trời bay và lá thu rơi. Bạn bảo, khung cảnh này đẹp như một bức tranh. Nhưng tôi thấy nó đẹp hơn tranh nhiều lần lắm. Bởi vì chỉ ở ngoài đời thực này, tôi mới cảm thấy hết vẻ thu bằng tất cả ngũ quan của mình. Mắt tôi trông thấy được những độ biến màu tinh tế từ xanh biếc sang xanh non, chuyển dần sang vàng rồi cam và cuối cùng là đỏ thắm của sắc thụ Mũi tôi ngửi được mùi hương ngai ngái từ những thân gỗ ẩm mục và đám lá ruỗng của mùa thu năm ngoái để lại. Lưỡi tôi nếm được vị ngọt ngào và trong lành của bầu khí thụ Tai tôi nghe được tiếng lá chạm không tiếng động xuống chỗ ngồi. Da tôi cảm được sự mơn man của gió thu rơi xuống từ bầu trời đầy mây xám. Bạn bảo, ước gì bây giờ có một cơn gió lớn thổi quạ Lá vàng trên cây sẽ đổ rào xuống như một cơn mưa. Những giọt mưa vàng như trong truyện thần thoại Hy Lạp, thần Zớt biến thành giọt mưa vàng đi gặp người yêu. Thật đẹp và thơ mộng. Vậy mà rồi bỗng dưng tôi lại buồn. Ngày hôm qua tôi nghe đài Hải ngoại báo tin lụt quê nhà. Mưa và gió là nỗi hãi hùng của hàng vạn đồng bào mình đang ngày đêm chống chọi với cái đói, cái rét và tận cùng là cái chết. Tiếng khóc đang chảy âm ỉ dưới lòng đất. Đang hòa vào tiếng lá xào xạc trên đầu.
Đêm mùa thu bạn chở tôi đi từ Virginia sang tận Maryland rồi lại vòng về Virginia đến tận ba giờ sáng. Bạn bảo, thôi nhắm mắt ngủ một chút đi. Nhưng tôi làm sao ngủ được. Trời thu và cánh rừng thu về đêm đẹp theo một cách khác hẳn. Trời như sâu hơn với vầng trăng tròn bị che phủ bởi những đám mây lớn. Sương thu phủ xám những ô cửa kính. Trong giá rét, những vồng cây vàng lên rực rỡ. Chúng như đốt cháy trời đất. Đốt cháy lòng tôi. Mơ màng, tôi nghe tiếng bạn hát theo điệu nhạc vẳng ra từ chiếc radio cũ " Anh chẳng cần quan tâm em là ai, em từ đâu tới, em làm gì. Anh chỉ cần biết là em đang yêu anh…" Đó là một bài hát sôi động. Nhưng trong đêm thu, bỗng nhiên thành dịu dàng và buồn đến lạ.
Tôi bảo, ngày mai mình đi hái lá. Tôi muốn giữ lại một vài chiếc lá làm kỉ niệm cho tương lai. Mai này còn có cái để giở ra mà ngắm nghía, mà nhớ nhung. Bạn lại bảo, chẳng mấy chốc nữa thôi tất cả sẽ chìm trong băng giá. Cây cành trơ trọi, khẳng khiu. Những chiếc lá vàng sẽ chìm dần vào quên lãng. Đến mùa, Chính phủ phải có những đợt đi thu lượm lá. Nếu không, lá rụng nhiều, ngập cả lối đi. Không làm nghẽn tắc giao thông thì cũng mục ruỗng từ từ rất bẩn. Vì thế người ta dễ dàng ghét bỏ thay vì đã từng say đắm vẻ đẹp xưa của nó trên cành. Tôi nghĩ bụng, cứ gì những chiếc lá. Ở đời, chuyện gì cũng như thế cả. Thời gian lúc nào cũng sẵn sàng ra tay để bào mòn kí ức. Quan trọng là lòng mình. Nghĩ thế, tôi bật nói to thành tiếng, quan trọng là lòng mình. Đã muốn nhớ thì chẳng thể nào quên được. Bạn ngân nga " Thời gian đi không bao giờ trở lại. Chỉ có lòng người quay lại với thời gian". Và bạn nhìn tôi cười, đúng thế phải không?
Ngày chia tay về Cali, mùa thu Virginia đang vào mùa rực rỡ nhất. Tôi tự cho mình là người hạnh phúc vì đã ra đi vào đúng lúc này. Giống như một người nghệ sỹ giã từ sân khấu hay một cầu thủ giã từ sân cỏ khi đang bay trên đỉnh cao, sự nuối tiếc sẽ làm đầy lên nỗi nhớ. Vì thế sẽ nhớ mãi, nhớ hoài.
Sân bay buổi tối ấy vắng người. Nhìn ra ngoài trời chỉ thấy đêm đen và gió rét. Gương mặt bạn mờ dần sau hai hàng nước mắt. Tôi giờ chỉ thấy những cánh rừng Virginia mênh mông. Nhưng không phải là những cánh rừng thu như những dải lụa cháy lên trong nắng chiều. Mà là một cánh rừng băng giá vừa tan. Trên cành khẳng khiu, sau lớp vỏ cây khô cứng, những chiếc búp non màu ngọc bích đang khẽ cựa mình vươn lên.
Và thấy rõ nhất tấm bảng màu xanh chữ trắng đi về khu Falls Church "Virginia for lovers". Virginia, xứ sở dành riêng cho những người yêu.
Virginia-Vietnam, 11.1999
N. T. C. G.
Hết


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
Đăng lúc 3-12-2011 16:27:13 | Chỉ xem của tác giả
Chào bạn.

Mặc dù đây là một tuyển tập nhưng toàn bộ đều lầ truyện ngắn, nên mình sẽ edit phần thể loại trong tiêu đề từ Khác sang Truyện Ngắn nhé ^^

Thứ hai làt title của bạn đặt chưa đúng quy định của box. Cụ thể, mỗi chữ cái đầu tiên của từng từ trong title đều phải viết hoa (Ví dụ: [Truyện Ngắn] Tuyển Tập Truyện Ngắn | Nguyễn Thị Châu Giang, không để là [Truyện ngắn] Tuyển tập truyện ngắn | Nguyễn Thị Châu Giang). Cả ba thread mà bạn post đều mắc phải lỗi này. Mình đã edit cả ba cho bạn rồi, mong bạn chú ý hơn trong lần sau.

Cảm ơn bạn đã đóng góp cho box :)

Thân,
Mod.

Bình luận

Thanks^^  Đăng lúc 4-12-2011 06:33 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 7-12-2011 00:48:25 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Vợ Chồng Ngâu


Người ta bảo cưới vợ cưới chồng cấm kỵ vào tháng bảy mưa ngâu. nếu không sẽ lại như Ngưu Lang _ Chúc Nữ, biền biệt mỗi người một phương.
Nghe vậy ai lại chả sợ. Nên ngay như Thi, vốn chẳng bao giờ tin vào thuật bói toán coi số mạng, cũng phải dời ngày cưới vợ sang tháng mười một âm lịch tức tháng mười hai dương lịch.
Ngày tốt, tháng tốt vậy mà lại thêm lắm nhiêu khê. Đến đâu đặt nhà hàng, người ta cũng bảo hết chổ. Cuối cùng họ phải mướn một cái vườn trẻ có rất nhiều cây xanh và trò chơi trẻ con để làm tiệc.
Chín giờ làm lễ gia tiên, năm rưỡi sáng cô dâu đã tập tễnh ra ngồi chờ ở tiệm làm tóc trang điểm mặt có tiếng nhất thành phố.Thỉnh thoảng, chuông điện thoại réo, lại nghe tiếng cô dâu thỏ thẻ nói:
_ Sắp đến lượt mình rồi. Trời, anh ra mà coi nè, người ta xếp hàng đông khủng khiếp.
Họ hàng đã đến đông đủ, ngồi kín trên các ghế đẩu xếp dài từ trong nhà ra ngoài hiên mà vẫn chưa thấy cô dâu đâu. Mãi đến khi xe chú rể bấm còi tin tin báo hiệu đã đến nơi, đang đợi ngoài ngõ, mới thấy cô dâu hớt hải chạy vào, hoa cài đầu bị tuột một bên, miệng cười toe toét:
_ Đông quá mà. May mình quen, họ mới ưu tiên cho xong sớm đó.
Cuối cùng đám cưới cũng diễn ra như dự định, chỉ trể hơn vài mươi phút. Ai cũng khen cô dâu xinh, chỉ những người thân thiết nhất mới nhận ra hôm nay mắt cô dâu bên to bên bé, không cân xứng như thường ngày.
Hỏi ra mới biết vì vội quá, người ta gắn hàng lông mi giả bên trái không đúng tiêu chuẩn, làm mắt cô dâu cứ bị sụp xuống như thế.
Mặc dù đã tránh ngày Ngâu tháng Ngâu, nhưng vợ chồng Thi vẫn xa nhau biền biệt. Huê, vợ Thi, là tiếp viên hàng không của Việt Nam Airline. Xinh đẹp, duyên dáng, tiếng Anh thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi nên cô thường được cử đi những tuyến đường dài xuyên qua các châu lục.Mỗi chuyến đi của cô kéo dài từ ba ngày đến một tuần. Nên tính cộng lại, một tháng cô chỉ còn được đúng năm ngày bên chồng.
Thi là một họa sĩ tự do, suốt ngày chúi mũi trong phòng vẽ ủa mình. Tranh anh tùy lúc bán đuọc hoặc không. Nhưng anh không quan tâm đến chuyện này. Điều anh quan tâm hơn cả là tìm được đích đến cho nghệ thuật của mình. Đích đến này anh đã nhọc công đi tìm. Nhưng càng đi, anh càng thấy nó mơ hồ và huyễn hoặc đối với mình.
Những lúc rảnh, có nghĩa là không vẽ, không nấu cơm đi chợ hoặc quét nhà thì anh ra quán cóc đàn đúm với vài người bạn xưa học chung trường Mỹ Thuật. bạn bè một trường, nhưng giờ mỗi đứa mỗi nghề, tán hết chuyện này sang chuyện nọ bên ly cà phê đen pha loãng toẹt đến tối mịt. Thường thì anh dạo thêm hai vòng thành phố, ngó nghiêng những dãy hàng quán đang lên đèn rồi anh mới về nhà.
Nhiều lúc nghĩ thấy thương cảnh chồng lục cục lui cui một mình ở nhà. Huê bảo:
_ Hay em chẳng đi bay nữa. Em ở nhà với anh.
_ Không sao đâu, anh ổn mà.
Thi an ủi vợ, mặc dù trong lòng chỉ muốn bảo: "Ừ, em thôi quách cái việc bay lượn ấy đi. Cứ một mình thế này, anh mệt mỏi lắm rồi".
Huê nhìn đăm đăm vào mặt anh, nũng nịu:
_ Anh nói thật chứ?
_ Anh xin thề.
Thi cười tươi hơn bao giờ hết. Nụ cười dẹp tan mọi lo âu trong lòng Huê. Và thế là những chuyến bay lại tiếp tục làm họ trở thành vợ chồng Ngâu.
Khi dừng chân lại đôi ba ngày ở các nước, ngoài những giờ đi dạo phố hoặc shopping trong những cửa hàng lớn hoặc bé đang mùa giảm giá, nhóm tiếp viên hàng không lại tụm năm tụm ba tán gẫu trong những phòng khách sạn. Những ngày đầu, Huê ít ngồi với họ mà dành thời gian đi thăm thú mọi nơi. Đi mãi cũng nhạt, lại chỉ lủi thủi một mình nên về sau, cô lại sà xuống trò chuyện với mấy chị em.
Họ có đủ thứ chuyện để nói. Nhưng chuyện rôm rả, xôm tụ nhất vẫn là về các đức ông chồng. Với Thuyên Và Khuê thì đàn ông không đáng tin cậy một chút nào, nhất là trong tình cảm. Miệng nói một lòng một dạ với mình nhưng chỉ cần mình khuất mặt khuất mày một tí là biết tay nhau liền. Hoa, chưa chồng thì bảo:
_ Khiếp, mấy chị nói thế thì ai dám lấy chồng nữa.
Huê cũng đồng ý như vậy. Cô không tin, cũng chưa một lần nào có ý nghĩ rằng Thi sẽ phản bội mình. Cô bảo:
_ Em chẳng tin ông xã nhà em làm những chuyện như vậy. Ai đời vợ nai lưng ra làm, đi sớm về khuya cực khổ mà chồng ở nhà lại nỡ lòng làm chuyện đó.
Thuyên cười rũ ra, chê Hoa và Huê lạc hậu, quá ngây thơ. Cười xong thì khóc nức nở. Những giọt nước mắt to cồ cộ cứ thế mà tuôn xối xả làm Huê bối rối quá. Khuê bảo:
_ Cứ để cho nó khóc. Khóc xong là nhẹ lòng ngay ấy mà. Nó có chuyện buồn đấy.
Gặng mãi mới biết tin lần vế trước, Thuyên muốn thử chồng nên không báo ngày giờ mình về. Cô đột ngột về nhà thì bắt gặp trên giường mình một người con gái khác. Không đẹp, không giỏi bằng cô, nhưng bù lại, cô ta có thể gần gũi với chồng cô hằng ngày. "Đàn ông là vậy đó". Khuê chặc lưỡi rồi lại bảo: "Không tin được đâu".
Huê bó gối trên giường, chăn trùm đến tận cằm, lơ mơ suy nghĩ. Khuê bảo:
_ Cũng chẳng trách được đâu. Có vợ, vợ lại đi biền biệt. Lúc về mệt mỏi quá, chuyện chăn gôi có khi lại dửng dưng. Đàn ông khoản này bản năng lắm. Nhẹ thì hắn đi bia ôm, ăn bánh trả tiền. Nặng thì dấm dúi dài lâu với một cô ả.. Nếu hiểu thì cũng dễ bỏ qua mọi chuyện.
Huê rụt rè bảo:
_ Nhưng em nghĩ đã yêu thì phải chung thủy với nhau chứ. Kể cả chuyện ấy cũng vẫn chịu đựng được.
_ Mày ngây thơ lắm em ạ.
Thuyên đã thôi khóc. Hai cánh mũi đỏ như hai quả cà chua:
_Nhiều ông có nhu cầu giải quyết sinh lý mà đâu dính gì đến chuyện yêu đương. Họ nghĩ ăn bánh trả tiền là xong thôi, là quên. Như một vụ làm ăn vậy thôi. Họ nghĩ như vậy là đâu có lỗi với vợ.
_ Đàn bà mình mới là cực thân nhất.
Hoa tiếp lời, nét mặt suy tư hẳn.
Huê nghe họ nói vậy thì biết vậy. Nhưng lần lữa, những câu chuyện của họ cứ nhập vào đầu, thành nỗi ám ảnh không dứt. Cô bắt gặp mình hay tự hỏi thầm, Thi đang làm gì, ở đâu, với ai. Anh có giống như những người đàn ông trong chuyện kể của Thuyên và Khuê không? Anh có khi nào phản bội cô, dù chỉ một lần không?
Công việc của Thi vẫn chỉ có vậy. Vẽ những bức tranh khó bán hoặc lang thang cà phê với những thằng bạn từ thời đại học. Đôi lần, đám bạn rủ đi bia ôm, nhưng anh đều lẩn tránh. Cũng không bao giờ dám tơ tưởng tới một bóng hồng nào, dù anh biết trái tim mình rất dễ rung động. Đơn giản vì anh không muốn Huê buồn. Cả cuộc đời này anh chỉ muốn dành cho riêng Huê.
Sáng nay, anh dậy khá sớm để đón Huê từ Pháp về. Máy điện thoại reo chuông inh ỏi. Một giọng nữ ấm áp đầu dây vang lên:
_ Dạ, có phải đây là máy của anh Tâm không?
_ Không, chị nhầm rồi.
Anh toan bỏ máy xuống thì đầu dây bên kia lại thỏ thẻ cất lên:
_ Sao lạ vậy, anh Tâm cho em số này mà. Có phải số...
_ Không đâu. Số cuối là 6 chứ không phải là 9 chị ạ.
_ Khoan, anh đừng cúp máy. Gọi lộn số cũng không sao. Em... em đang buồn quá!
Đầu dậy bên kia có tiếng khóc thút thít. Trên đời anh sợ nhất nghe con gái khóc. Anh cuống quýt xin cô gái lạ hãy bình tĩnh, có chuyện gì cứ kể anh nghe. Anh như bị cuốn hút vào câu chuyện tình đầy bi thương của cô. Đến khi đồng hồ điểm 9 giờ, anh mới giật mình cúp máy.
Chuông điện thoại lại reo. Lần này là Huê. Cô hỏi anh đang ở đâu mà sao đến đón cô trể thế. Thi ấp úng, bảo:
_ Anh bị đau bụng quá, phải ngồi toa-lét nãy giờ. Anh đến đón Huê liền đây.
Suốt hôm đó, người Thi cứ nôn nao. Anh vừa mong vừa sợ cô gái ấy gọi điện lại. Buổi tối, vợ Thi vừa đi công việc thì số máy ấy lại xuất hiện. Vẫn giọng con gái miền Bắc ấm áp, đầy truyền cảm. Lần này, cô thôi khong kể chuyện mình mà khéo léo dẫn dắt để Thi kể hết mọi chuyện.Chỉ là một cuộc chơi, Thi tự nhủ như vậy nên nói dối: "Anh vẫn còn độc thân em ạ", bằng một giọng vừa rất tôi nghiệp vừa rất hào hứng.
Huê đi Hà Nội ba ngày. Ba ngày này, Thi và cô gái xưng tên Lan liên lạc với nhau độ khỏng năm ba lần. Mỗi lần không dưới hai mươi phút.
Thi vẫn luôn thầm dặn mình đây chỉ là một trò chơi. Nhưng càng lúc anh càng thấy mình bị hút vào trò chơi đó. Nên đến khi suốt bốn ngày cô không gọi lại, Thi cũng không liên lạc được với cô, tự nhiên anh thấy lo lắng bồn chồn như mình sắp bị mất một cái gì vô cùng quý giá (lúc này Huê đang ở Úc). Đến ngày thứ năm, cũng vào một buổi sáng còn rất sớm, Lan gọi lại cho anh và bảo:
_ Xin lỗi anh, mấy hôm nay em bận có việc phải về quê. Ở đó không phủ sóng nên không cách gì gọi được cho anh. Nhưng nhờ vậy em mới hiểu được lòng mình (Lan ngập ngừng một lát). Em mới thấy anh thật quý giá với em biết bao nhiêu.
Thi không diễn tả được cảm xúc của mình lúc này. Anh cũng bảo:
_ Anh rất nhớ em.
Bên kia im lặng một lát. Rồi lan hẹn:
_ Tối nay mình gặp nhau đi anh. Chẳng lẽ cứ vầy hoài, em không chịu đựng nổi nữa.
Giọng nói nũng nịu ngọt ngào của Lan làm Thi không cầm lòng được. Anh nghĩ mai Huê mới về. Đây chỉ là trò chơi, gặp nhau một lần cũng chẳng mất gì, nên quyết định bảo:
_ Ừ, tối nay, chín giờ, quán Tuấn Ngọc nhé.
Đúng giờ, Thi xuất hiện ở cửa, mặc sơ mi đen, quần kaki xám, tóc chải bóng mượt, trên tay cầm một bông hồng trắng. Anh dự định tối nay gặp cô để nói rõ hết mọi chuyện. Và để xin lỗi cô vì trò đùa quá trớn của mình.
Len lỏi qua những dãy bàn ghế khập khiễng và qua những đám khói thuốc mờ mịt, Thi thấy thấp thoáng bóng một người con gái mặc chiếc áo màu tím, tóc búi cao, trên bàn để một bông hồng đỏ.
"Đúng là cô ấy rồi", Thi khẽ reo lên rồi tiến lại gần. Khi đã sát bên thì anh thấy chân tay mình bủn rủn. Một nỗi kinh hoàng chưa bao giờ có trong đời làm cả người anh tê điếng.
Huê, vợ anh, đang quay lại nhìn anh, nhoẻn miệng cười. Cười rất tươi, nhưng mắt đã ngậm đầy nước, báo hiệu một cơn lụt lội mà anh không biết sẽ chống đỡ bằng cách nào.
Hết

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 7-12-2011 00:52:18 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Vẻ Đẹp Nước Mỹ


Đó là một buổi sáng muộn trong khách sạn Lucerne trên đường Bảy mươi chín Đông New York. Cửa sổ trông ra một thành phố hoa lệ với những tòa nhà có những chóp nhọn bằng sắt cao chọc trời. Những đường hoa văn uốn lượn trên mái vòm và những bức tường bằng kính lấp lánh. Những tòa nhà này luôn nhắc tôi nhớ đến bài tập làm văn năm lớp Tám, trong một buổi chiều mưa gió, cô giáo ra đề tài em hãy tưởng tượng cuộc sống của em vào năm hai ngàn . Mười đứa nhóc chúng tôi đã ngồi trong căn phòng tối tăm và đầy mùi mưa, cắn bút mơ mộng. Và tôi mơ về một thành phố năm hai ngàn với những tòa nhà lắp bằng kính. Kính từ trên mái xuống tận dưới chân tường. Mỗi khi có ánh mặt trời lại sáng lên lấp lóa. Bài tập làm văn ấy cuối cùng không chấm điểm. Nhưng cái cảm giác được tự do bay bổng trong thế giới của mình đã theo tôi suốt trong một thời gian dài. Bây giờ ở đây, khi mọi thứ đã hiện ra trước mắt, còn người vẫn phải ngồi đếm từng ngày chờ đến năm hai ngàn, tự nhiên mà tôi thấy như nuối tiếc một điều gì đó.
Lola đã từ nhà tắm bước ra, mang theo mùi hương đặc trưng của nước Nigieria xa xôi. Cô chỉ quấn quanh người một chiếc khăn bông trắng. Mái tóc quăn ép sát vào đầu. Nắng làm da cô đen bóng lên. Cô trông ra cửa sổ, hỏi tôi, đẹp phải không? Không đợi tôi trả lời, cô đã quay sang bật tivị Lola giống tính cách Mỹ. Là khi ra ngoài đường, quen hay không quen họ cũng hỏi " How are yoủ" mà không bao giờ đợi nghe câu trả lời. Lola đang dò tìm kênh. Có tất cả khoảng trên dưới một trăm kênh truyền hình cablẹ Tôi chỉ luôn chọn kênh chiếu những bộ phim cổ điển của Mỹ. Còn Lola ngược lại. Cô thích xem tất cả những show gay cấn và độc đáo kiểu Mỹ. Trong đó có show "Maurice". Maurice là tên người sáng lập. Nó đưa lên truyền hình tất cả những vấn đề mâu thuẫn trong gia đình và xã hội. Bằng cách đo ùnó đã phần nào phơi bày được một bộ mặt khác của xã hội Mỹ. Mặc dù quả thật là nó rất "crazy"( điên cuồng), như lời bạn nói với tôi. Hôm qua là vấn đề tình yêu. Một cô gái yêu hai chàng trai. Cả ba đều lên sân khấu. Chửi mắng và đánh nhau ầm ĩ. Nếu như không có sự can thiệp của người dẫn chương trình thì chẳng thể biết được họ sẽ đi đến đâu. Nó gần như là một hình thức đánh ghen công khai. Lạ lùng hơn là nó được sự cổ vũ của khán giả. Còn hôm nay? Tôi quay mặt lại. Lola mắt trợn ngược, đang gào lên bằng giọng khàn khàn, chỉ mới mười ba tuổi. Chúng nó chỉ mới mười ba tuổi. Một lũ con nít. Tôi nhìn lên màn hình. Gương mặt của một cô thiếu nữ, tóc vàng mắt xanh , xinh đẹp như một thiên thần. Nhưng có thể gọi cô là một thiếu nữ được không, khi cô đã ngủ với bảy người đàn ông và bỏ nhà đi hoang từ ba tháng trước? Người mẹ của cô đau khổ ngồi kia, nước mắt chảy không ngừng. Chảy từ khi cô vĩnh viễn tuột khỏi tay bà. Hai mẹ con ngồi bên nhau như hai người dưng. Tania là cộ Cô nói rằng mẹ cô không bao giờ quan tâm đến cộ Không hiểu cộ Mẹ cô là a bitch ( chó cái) và một loạt những từ thô tục khác. Trong khi tất cả mọi người ồ lên phản đối thì Merry, mẹ cô bảo, cô luôn gọi bà như thế. Luôn luôn như thế, từ khi cô chưa đầy mười tuổi. Lola cáu kỉnh, tại sao lại không cho nó một bạt tai chứ? Tôi cười, luật nước này đâu có được thế. Cha mẹ đánh con cái, cho dù vì nó hư đi nữa, cũng có thể bị con cái kiện ra tòa. Bạn ở New York bảo, luật ở Mỹ chặt nhưng nhiều khe hở lắm. Trên chuyến tàu điện đi từ chỗ tôi ở lên Chinatown, bạn kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt. Một cô gái nghèo khổ, không có việc làm. Một Cha linh mục thương tình cho cô tiền học Trường Luật, hy vọng cô có thể dễ dàng kiếm việc làm hơn. Nhưng khi ra trường, cô vẫn thất nghiệp và quay sang kiện ông Cha, với lý do nếu ông không cho cô tiền đi học thì có thể giờ đây cô đã có một việc làm nào đó rồi. Cuối cùng tòa đã xử cô thắng kiện. Cha phải bồi thường bảy trăm năm mươi ngàn đôlạ Số tiền đó được đánh đổi bằng một viên đạn tự kết liễu vào đầu Chạ Thật đấy, báo chí đăng những vụ như thế hà rầm, bạn bảo, thật không tin được phải không? Tôi không trả lời, chỉ bảo, ờ, sao mà đau xót. Lola cũng bảo, sao mà đau xót. Thà không có những đứa con như thế còn hơn. Rồi cô kết luận, đó chính là mặt trái của sự tự do dân chủ quá độ. Chúng tôi không biết sẽ còn bao nhiêu cô gái, chàng trai mười ba tuổi cùng với cha mẹ mình lên sân khấu theo kiểu ấy nếu như Slawik không gọi điện thoại rủ chúng tôi đi Bảo tàng Brooklyn. Ti vi đã tắt . Nhưng tôi vẫn còn như nhìn thấy gương mặt đầm đìa nước mắt của người me, in thật rõ nét trên màn hình tối đen. Tóc vàng, mắt xanh, da trắng…dần một lúc thì chuyển thành những bà mẹ Việt nam mắt đen da vàng. Những đôi mắt khác màu. Nhưng những giọt nước mắt khóc vì những đứa con hư thì bao giờ cũng cùng mang một màu đau khổ.
Hôm quay trở lại Virginia, bạn hồ hởi, rạp đang chiếu " American beauty" ( Vẻ đẹp Mỹ) hay lắm. Chơi xong bida ngoài khu chợ Eden chạy đến rạp X-Max đã mười hai giờ khuya, vừa đúng lúc chiếu xuất phim cuối cùng trong ngày. Đó là một câu chuyện ít nhân vật. Người cha thất nghiệp, sống nhạt nhẽo với vợ con, ngoại tình tư tưởng với bạn của con gái. Người mẹ vì muốn kiếm lợi, sau một phần vì sự cô đơn, ngoại tình với người hàng xóm. Đứa con gái không tìm được sự đồng cảm, sống lạc lõng và xa lạ với cha mẹ của cô, yêu một chàng trai ở nhà đối diện, người sau này cung cấp ma túy cho cha cộ Cả người mẹ và cô con gái đều có những lúc muốn hạ sát người cha, người chồng của họ, như một cách trốn thoát khỏi sự cô đơn và bế tắc. Mẹ của chàng trai là một người đàn bà câm lặng và chịu đựng, chỉ có nỗi đau hằn trên nét mặt chứ không hề có một lời nào thốt ra trong suốt bộ phim. Cha chàng trai là thành viên của chủ nghĩa phát xít, sống cô độc và lạnh lùng trong xã hội, người đã bắn chết cha cô gái vì nghi ông quan hệ tình dục với con trai của mình. Tất cả mọi người đều có một sợi dây ràng buộc với nhau. Nhưng sợi dây ấy bị cột thêm những tảng đá của sự hồ nghi, lạnh nhạt, cô độc …nên trở thành một sợi dây tạm bợ, lỏng lẻo và dễ đứt. Đó là một bộ phim hay nhưng nặng nề. Thì cũng đúng thôi. Khi đề cập đến những vấn nạn của xã hội, có bao giờ là mang lại cho lòng người một cảm giác êm đềm và nhẹ nhàng. Chân dung của nước Mỹ đấy. Bạn quay sang nói với tôi. Im lặng một chút. Rồi sợ như tôi không hiểu rõ, bạn lại bảo, tựa phim là một cách chơi chữ đầy châm biếm. Nước Mỹ høào nhoáng và đẹp như một thiên đường. Nhưng bước qua thiên đường là đến địa ngục. Xảy chân một cái là rơi xuống địa ngục liền một khi.
Chúng tôi ra đến đường. Bây giờ là hai giờ rưỡi sáng. Trên xa lộ, xe hơi vẫn tấp nập chạy. Mở cửa xe xuống, gió thổi vào lạnh buốt đến tỉnh ngủ. Thỉnh thoảng lại có một màn sương mờ đục phủ ngang thành cửa xe. Đang giữa tháng mười, nhưng năm nay mùa thu đến sớm. Có những hàng cây lá đã đổi màu. Về đêm, dưới ánh đèn vàng, những chiếc lá vàng và đỏ như đươc dát thêm một lớp nhũ vàng ánh. Chúng óng lên và nổi bật trên nền trời tím thẫm, rừng rực như một bó lửa nhỏ phóng thẳng lên trời những tàn lửa bé bằng vàng. Những giây phút ấy thấy nước Mỹ sao mà đẹp và lòng sao bình yên. Tôi bảo, trời ơi chắc chết mất. Thế là bạn cười. Hai mắt bạn tít lại. Cả bạn nữa, trong đêm mùa thu dịu dàng này, cũng trở nên đáng yêu hơn bao giờ hết.
Rồi trong khi mải ngắm nhìn những cánh rừng thu trôi dạt vào trong đêm, ngắm nhìn vầng trăng thu to tròn treo lơ lửng phía trước kính xe, ngắm bầu trời thu đang hồng lên cho một bình minh mới, tôi lại nghe văng vẳng lời thì thầm của Lester Burnham, cha của cô gái trong "American beauty" : Thật khó mà giữ được trạng thái cân bằng khi có quá nhiều cái đẹp trong thế giới này… Thỉnh thoảng, khi nhìn thấy được gần hết những vẻ đẹp ấy cùng một lúc, tôi lại cảm thấy trái tim tôi đầy tràn lên như một quả banh chỉ chực vỡ tan…
Trái tim tôi giờ đây cũng như muốn vỡ tan ra, bạn nơi xa biết không?.
Virginia- Vietnam,11-1999
Hết

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 7-12-2011 18:46:23 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Thị Châu Giang

Uống cà phê ở Mỹ



Cà phê Mỹ nhạt, cả màu lẫn vị. Một chất nước loãng nâu lờ nhờ, hơi có vị khét, thường pha trong một cái bình thủy tinh to và rót vào những chiếc ly giấy xốp.
Cho thêm hai, thậm chí ba gói đường và nửa ly sữa cũng không làm chất nước ấy ngọt và thơm hơn. Sáng đầu tiên ở Mỹ, ngồi một mình trong vườn khách sạn mọc đầy những bụi cúc kim xanh ngắt, trong bầu khí mùa hè khô ráo với ánh nắng vàng như mật ong, tôi dùng bữa điểm tâm bằng một chiếc bánh sừng trâu quệt bơ nhỏ và một ly cà phê lớn. Tôi chỉ có cảm giác tôi đang uống một chất nước đắng hơi có vị chua khi nó trôi qua cuống họng. Cùng với mùi hương ngai ngái từ những bông dại cắm thành bình lớn trên bàn, chúng làm mũi tôi nghẹn lại và mắt cay cay. Một cảm giác gần như sự trống vắng lớn dần lên trong lòng.
Thế nên khi bạn bảo, uống cà phê ngon ở một thành phố lạ không có bạn bè cũng trở thành nhạt nhẽo thì tôi tin bạn lắm. Vì chẳng phải chúng ta đã có những buổi sớm tinh sương hoặc trong chiều muộn, ngồi trên ban công với nhau, nhìn ra bầu trời mùa thu đầy mây gió, tay cầm ly cà phê phả nhè nhẹ những làn khói xám, tự nhiên chúng ta thấy lòng ấm áp và vị cà phêđậm đà lên hẳn đó sao. Chẳng phải cùng ngồi trên chuyến xe đêm xuyên qua những rừng thu lạnh giá, ngoảnh lại sau lưng chỉ thấy một màu sương xám rơi rắc vài chiếc lá óng như những vảy vàng và một quầng trăng thu xanh nhạt, ngheVanessa Williams hát bài tình ca "Đôi khi điều quý giá nhất em muốn tìm kiếm lại là điều em không thể thấy…Đôi khi tuyết rơi vào tháng Sáu. Đôi khi mặt trời quay quanh mặt trăng…Khi em nghĩ rằng cơ hội của chúng ta đã trôi qua…" , nhấp một ngụm nhỏ cà phê Mỹ đựng trong ly giấy tự nhiên lại thấy ngọt ngào hơn đó sao.
Hôm nào ở Iowa, khi gió đã bắt đầu rét, những cây mọc bên sông đã bắt đầu nhuộm màu đỏ thắm, tôi trèo lên quán cà phê của tiệm sách Prairie Lights. Đó là một quán cà phê nhỏ thơm mùi bơ, sữa, bánh ngọt, chất đầy sách với những bộ bàn ghế gỗ vàng nhạt có tay cầm nhỏ nhắn. Aùnh sáng từ trên trần đổ xuống chỉ vừa đủ để đọc sách, phục vụ nhu cầu cao nhất của khách hàng, đọc sách và uống cà phê. Vì thế không khí trở nên yên tĩnh lạ lùng khi chỉ nghe thấy tiếng giở loạt soạt của những trang sách mỏng, tiếng ho khẽ và tiếng nói chuyện thì thào của đôi bạn trẻ ngồi ở góc phòng. Tôi kêu một ly cà phê Pháp sủi bọt. Những bọt nhỏ thơm phức màu nâu nhạt nổ lách tách quanh thành ly, báo hiệu trước một cảm giác ngọt ngào. Nhưng cuối cùng, nó lại quá ngọt so với khẩu vị của tôi và đương nhiên nó phá vỡ mất một phần vẻ đẹp trang nghiêm của bốn bức tường – sách và sự yên bình trong lòng tôi.
Hôm quay trở lại Virginia, anh chị họ rủ tôi đi uống cà phê trong một quán cà phê " đặc Mỹ", như lời anh chị nói. Hơn bảy năm sống ở Mỹ nhưng đó là lần đầu tiên họ đặt chân vào môt quán như vậy, mặc dù chúng mọc khắp thành phố. Một gian phòng nhỏ lỏng chỏng bàn ghế. Trên bàn đặt một chiếc giỏ nan nhỏ đựng các loại snack trong bao ni lông, có thể ăn thoải mái mà không phải trả tiền. Cửa ra vào lắp kiếng luôn luôn có chữ pull và push, dán chằng chịt những tờ quảng cáo và những hình thú ngộ nghĩnh. Những cô phục vụ mặc váy ngắn dù trời nóng hay lạnh uyển chuyển qua lại giữa các bàn. Chúng tôi ngồi nhâm nhi cà phê sữa nóng giữa tiếng nhạc và tiếng cười nói ồn ào của đám thanh niên. Cứ mỗi ly cà phê vừa vơi đi một nửa là lại có một cô phục vụ tới rót một đợt cà phê mới. Khói từ chiếc bình không nắp đậy phả vào mặt nóng ran. Sau cùng, chúng tôi mua thêm một chiếc bánh kem nhân táo cho cả bốn người. Nhưng sau miếng đầu tiên không ai có ý định dùng tiếp vì vị ngọt khé họng của nó. Kem bắt đầu chảy nhẫn nại trên chiếc dĩa thủy tinh màu xanh, tràn qua lớp vỏ bột vàng óng. Ông anh tôi ngó quanh ,bảo, nó cũng bình dân thôi nhỉ. Mình cứ nghĩ quán cà phê Mỹ nó phải thế nào chứ. Tôi hỏi, thế anh lên cà phê Skydome chưa? Skydome nằm gần Costco, giữa Virginia và Washington DC, trên tầng thượng của một khách sạn cao tầng. Khách lên đó ngồi, ăn mặc như đi dạ hội hay vào công sở. Thể nào cũng có một cô quản lý to béo, tóc hoe vàng đến tận thắt lưng, dẫn anh đến một chiếc bàn có chân cao bằng sắt kê sát tường. Phía sau lưng anh, phía trước mặt anh, bên phải hay bên trái anh đều là những bức tường kiếng trong suốt.
Đêm ấy sương chỉ bám một lớp mỏng màu lam nhạt lên thành kính nên nhìn ra rất rõ bầu trời thu đen thẳm với vầng trăng thu to tròn lẫn giữa mây. Những vì sao nhấp nhánh như những đầu đinh gút bằng kim cương ghim thẳng vào da trời. Những cuộn mây xám nhẹ như những cuộn khói trôi lững lờ ngang mặt. Bạn ngồi đối diện tôi và chúng ta như đang trôi đi trong mây, khi quán chậm chạp xoay tròn. Đầu tiên tôi chỉ nhìn thấy bức tường xanh của toà nhà đối diện và một góc bé của Washington DClấp lánh ánh đèn. Rồi đến toà nhà Quốc Hội, tháp Bút Chì, lầu Năm Góc dần hiện ra, nhờ ánh đèn mà sáng rực lên như những khối thủy tinh trong suốt. Chẳng mấy chốcWashington DC đã biến thành một dải sao dài vắt ngang trời. Lúc ấy đất trời lẫn lộn. Chẳng còn biết sao đã hạ xuống trần hay đèn đã bay lên trời nữa. Mải ngắm cảnh, mải ngắm nhau ( bởi vì trong ánh đèn vàng mờ ảo cho những cặp tình nhân ôm nhau nhảy giữa sàn, chúng ta đẹp lên hơn nhiều lắm), ly cà phê của chúng ta nguội dần. Vị chua của cà phê Mỹ cũng biến đi mất.
Rời khỏi đó mới hơn chín giờ. Bạn tấp vào một siêu thị dọc đường mua cà phê đóng hộp mang nhãn hiệu " Mr Brown" và chạy thẳng ra sân bay Reagan. Trên bãi cỏ ngoài bờ sông đã có vài cặp tình nhân đến ngồi. Mưa thu phả vài giọt mát lạnh vào mặt, vào tóc. Chúng ta đến ngồi trên những cầu gỗ bắc ra sông. Gió thổi làm những thanh gỗ mục đong đưa và cà phê thỉnh thoảng lại trào ra ngoài miệng lon . Cà phê lon có vị thanh nhưng chỉ đơn thuần là nước giải khát. Dưới ánh sáng trăng, dòng sông ánh những gợn vàng, đẹp một cách kiêu kỳ và lộng lẫy. Bạn bảo, ngồi một lát sẽ thấy máy bay bay lên , cảm giác lạ lắm. Nhưng những ngày ấy họ lại đổi đường bay. Chúng ta đã ngồi hết giờ này sang giờ khác, đêm này sang đêm khác mà từng năm phút một chỉ có một chiếc máy bay hạ cánh. Tiếng ầm ì dội trên đầu. Cảm giác như chỉ một vài gang tay nữa, bụng máy bay sẽ chạm thẳng vào đầu. Và gió từ cánh quạt sẽ cuốn chúng ta đi. Bạn bảo, nhìn máy bay chúng ta đang nghĩ gì? Tôi bảo,chúng ta đang nhớ về Việt nam. Tôi thì nghĩ đến chuyến bay về lại nhà. Còn bạn, tôi biết điều bạn đang mơ ước. Phải chi trên một chiếc máy bay nào đó đang hạ cánh, có chở theo người yêu dấu của bạn về đây.
Rồi để nỗi nhớ thêm đầy và đêm mau qua, bạn và tôi quay trở lại quán cà phê Phong Lan ở khu chợ Eden. Tối thứ bảy ở đó đông nghẹt thanh niên Việt và Mexico cũng tóc đen da vàng, thêm một vài cảnh sát Mỹ đứng gác sợ bạo động. Mà chuyện đó thì xảy ra như cơm bữa, bạn bảo sau khi dặn tôi, hễ có tiếng động lạ là phải nằm rạp xuống sàn ngay nhé.
Vào quán Phong Lan không thích uống cà phê hát karaoke thì chạy vào phía sau uống cà phê chơi bi da. Bạn bè cả tuần, có khi cả tháng mới gặp mặt, rủ nhau chơi thâu đêm suốt sáng. Không khí đặc quánh trong khói thuốc và tiếng ồn. Ngồi nhìn những viên bi xanh đỏ chạy qua lại một chút thì chóng mặt. Nhưng cà phê ở đây mùi vị giống hệt cà phê Việt Nam. Trong chiếc ly thủy tinh trong suốt, cà phê nâu óng, hương bay ra ngào ngạt. Nhấp một ngụm, nhắm chặt hai mắt, nghe vị đắng tan dần trên lưỡi thành vị ngọt, lại có bạn vai kề vai, thấy hệt như ngày nào cả bọn kéo xuống Thanh Đa uống cà phê.
Buổi tối ấy cũng đầy trăng sao và mây gió.
Buổi tối ấy cũng đầy tiếng nhạc và tiếng cười.
Buổi tối ấy cũng đầy hơi ấm bạn bè.
Để giờ đây đêm ở Virginia mà lòng tôi nghe như có sóng và gió từ ngoài sông Sài Gòn thổi lại.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách