Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 4586|Trả lời: 11
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Truyện Ngắn] Sống | Dư Hoa

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


Tên tác phẩm: Sống
Tác giả: Dư Hoa
Thể loại: Truyện ngắn
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: http://vnthuquan.net/truyen/truy ... tectCookieSupport=1

Giới thiệu sơ lược:

        Nhân vật chính trong Sống là Phú Quý, quý tử trong một gia đình địa chủ giàu có. Phú Quý kiêu căng ngạo mạn, ăn chơi lêu lỏng. Đến khi tán gia bại sản vì thói ham mê cờ bạc, anh mới tỉnh ngộ, mới biết xót thương cho cha mẹ, vợ con. Rồi chính cái nghèo đã mở đường cho bi kịch đầu tiên trong cuộc đời anh. Cha anh vì đau buồn, chua xót trước sự lụn bại của dòng dõi đã đâm đầu vào đất tự sát. Những tưởng cuộc đời đã trừng phạt anh bài học cay đắng bấy nhiêu đó. Một lần ra tỉnh tìm thầy lang chữa bệnh cho mẹ, cuộc sống đang dần êm xuôi của anh sau 2 biến cố lớn thình lình rẽ sang một hướng khác, anh không còn cơ hội giã biệt người mẹ bệnh tật và vợ con dưới quê, và còn chưa kịp bù đắp cái quá khứ lầm lạc của mình.

        Phú Qúy bị bắt đi lính suốt 2 năm. Trận địa ác liệt, sự sống mong manh. Đồng đội đang song hành bỗng té ngã, tưởng như bị ngất, nhìn kỹ lại hóa ra anh ta bị mất một bên đầu. Chết chóc nhan nhản như lá rụng mùa thu. Khoảng thời gian đó, chịu đựng đói khổ và chứng kiến vô số mạng sống của đồng đội bị vứt lại như cỏ rác tại chiến trường, Phú Quý nghĩ anh sẽ không thoát khỏi vòng vây của số phận. Chưa biết chết lúc nào thì anh được đội quân giải phóng cứu và cho về nhà.

        Anh thầm nghĩ “nạn lớn không giết được mình thì sẽ hạnh phúc về sau.” Có đâu ngờ cuộc đời đã phản bội niềm tin của anh. Cảm tưởng như ông trời thích chơi trò bất công, gom góp, sắp đặt bao nhiêu nỗi mất mát lớn lao vào cuộc đời Phú Qúy.

        Tôi đọc được đâu đó rằng, người ta sống vì 3 lẽ: có ai đó để yêu thương, có công việc nào đó để làm, và có niềm tin để chờ đợi. Số phận nghiệt ngã cứ kiên trì tước đi lẽ sống quan trọng đầu tiên. Mất mát con người muôn đời là mất mát đau thương nhất. Phú Quý gào khóc, dẫu có lúc khổ đau nhấn chìm anh đến mức trở nên trơ lì không hắt ra nổi 1 tiếng thở dài, nhưng anh vẫn không than van, oán trách số phận. Thậm chí khi thế gian quá hiu quạnh, gửi lòng đời biết bao tiếng gọi yêu thương để rồi nhận lại chỉ là sự ghẻ lạnh, thì niềm tin vào cuộc đời của Phú Quý vẫn không lụi tắt. Ông (lúc này tuổi đã xế chiều) tìm nguồn an ủi với súc vật, thấy đồng cảm với chúng. Ông mua trâu già làm bầu bạn, “lúc buồn thì chuyện trò, dắt trâu ra bờ sông ăn cỏ như dắt 1 đứa trẻ”, đặt tên trâu như tên người. Niềm tin mãnh liệt và sức chịu đựng phi thường không ngừng sinh sôi đã giúp ông sống hết kiếp người và có một tuổi già thanh thản. Và như nhà văn Dư Hoa đã viết “Con người ta sống vì bản thân sự sống…”


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:06:16 | Chỉ xem của tác giả
1.

Lúc còn trẻ hơn bây giờ mười tuổi, tôi được giao cho một nghề rong chơi nhàn lắm: Về các vùng quê thu thập cao dao dân gian. Cả mùa hè năm ấy, tôi như một con chim sẻ bay tung tăng, rong ruổi trên đồng quê thôn xóm ăm ắp tiếng ve sầu và ánh nắng. Tôi thích uống nước trà có vị đắng của nông dân. Họ để thùng nước trà ở dưới bong cây bên bờ ruộng. Tôi cứ việc cầm cái bát bám cáu trà đen nhẻm múc nước uống tự nhiên, lại còn rót đầy một bình toong của mình, nói với cánh đàn ông trên ruộng dăm ba câu vớ vẩn, rồi đi thẳng trong tiếng cười khúc khích vì tôi của các cô gái. Tôi đã từng nói chuyện với một ông già coi ruộng dưa cả một buổi chiều. Đây là lần tôi được ăn dưa nhiều nhất trong đời. Khi tôi đứng lên chào tạm biệt, đột nhiên phát hiện mình bước đi khó khăn như người đàn bà chửa. Sau đó, tôi ngồi ở ngưỡng cửa với một người phụ nữ đã lên chức bà nội. Bà vừa bện giày cỏ, vừa hát cho tôi nghe bà “Tháng mười mang thai”. Tôi thích nhất là vào lúc chiều tối, ngồi trước nhà nông dân, nhìn họ té nước giếng lên sân cho bụi khỏi bay lên, ánh nắng cuối ngày lung lay nhè nhẹ trên ngọn cây; tôi cầm cái quạt họ đưa cho, nếm miếng dưa nén của họ mằn mặn như muối, nhìn cô gái nào đó, nghe mấy bà già kể chuyện ngày xửa ngày xưa.

Mùa hè ấy suýt nữa tôi còn lao vào một chuyện tình. Tôi gặp một cô thôn nữ xinh xinh thinh thích, mãi bây giờ khuôn mặt trái xoan bánh mật của cô ấy vẫn còn lấp lánh trước mắt tôi. Lúc tôi gặp chô ấy, thì cô ấy đang xắn ống quần ngồi trên bãi cỏ xanh bên bờ song, tay cầm một cái roi tre, chăn đàn vịt béo mùm mĩm. Cô gái mười sáu mười bảy tuổi này đã e thẹn nói chuyện với tôi suốt một buổi chiều nóng nực. Tôi nhìn cô ấy len lén bỏ ống quần xuống, giấu chẽ ngón chân đi đất của mình vào lùm cỏ. Chiều hôm ấy tôi tán dóc lắm, rêu rao kế hoạc sẽ đưa cô ấy đi chơi ở các nơi như thế nào. Cô ấy vừa ngạc nhiên vừa mừng. Lúc đang cơn say sưa, quả là tôi cũng đã nói những câu thật long. Có điều ở bên cô ấy, chỉ cảm thấy thâm tâm mình vui vẻ, chứ không suy nghĩ say này sẽ ra sao. Nhưng sau đó, ba người anh trai lực lưỡng khỏe như trâu của cô ấy đi đến, tôi mới giật nảy người, cảm thấy mình nên vĩnh biệt cô gái đáng yêu này; nếu không, tôi sẽ chẳng thể tránh khỏi việc lấy cô ấy làm vợ.

Tôi bỏ đi với dáng dấp thế này: Đầu đội mũ lá rộng vành, chân đi dép lê, một cái khăn mặt giắt vào thắt lưng da ở đằng sau như cái đuôi đập vào mông. Tôi há to mồm ngáp một cái, bước tản mạn trên con đường mòn. Đôi dép lê của tôi cứ lạch bạch lạch bạch, hất tung bụi đường, y như cảnh lúc bánh xe lăn qua.

Một hôm sau buổi trưa, tôi đến dưới một cây cành lá sum suê, bỏ mũ lá xuống, rút chiếc khăn mặt đằng sau lau mồ hôi trên mặt. Tôi đưa mắt nhìn bốn phía, lúc đó các cánh đồng đã hái hết bông, có mấy người đàn bà khăn tay đội đầu đang nhổ cây bông trong ruộng, họ chốc chốc lại rung người rũ sạch bùn đất ở rễ cây. Đằng sau tôi là một cái ao, ánh nắng dát vàng lên mặt nước. Tôi ngồi dựa vào gốc cây nhìn ra ao. Tôi lục trong ba lô của mình, đang do dự trước mấy cuốn sách cùng tụt ra một lúc, thì rơi ra một bức thư; tôi liền cho hết sách vào trong ba lô, cầm bức thư bố tôi gửi mà tôi nhận được trước khi đi công tác. Bố tôi chỉ viết có hai câu như thế này: “Nhận được thư của con, bố mẹ vui vẻ cả một ngày. Nhưng lúc đó bố mẹ con đều còn trẻ, dễ xúc động”. Bố tôi châm biếm một cách có thiện chí, làm cho tôi cảm thấy hết sức vui vẻ khi đọc lại. Đã hơn một năm tôi không gửi thư về nhà; sau khi đọc bức thư này, tôi vẫn cảm thấy không có việc gì đáng kể để viết thư nói với bố mẹ. Tôi bỏ thư vào ba lô và nhanh chóng quên bố mẹ. Tôi cảm thấy mình buồn ngủ, liền nằm trên bãi cỏ xanh dưới bóng cây, úp chiếc mũ lá lên mặt, gối chiếc ba lô vào đầu, nhắm mắt lại.

Trên con đường đi vào giấc ngủ, khi màn đêm buông xuống, tôi nhìn thấy bố mẹ mình ngồi trong chăn trên giường, chiếc radio kiểu cũ để ở nóc tủ đầu giường phủ một tấm vải lụa có hình vẽ lá tre. Bố mẹ tôi bàn luận về tôi với một giọng như khi bàn luận về chiếc máy radio. Trên mặt bố mẹ tôi nở nụ cười nhàn nhạt. Cảnh tượng này khiến tôi bừng tỉnh, tôi mở mắt, cảm thấy ánh nắng lọt qua kẽ lá và khe nan mũ chiếu vào mình.

Trẻ hơn bây giờ mười tuổi, tôi nằm giữa bãi cỏ và lá cây ngủ liền hai tiếng đồng hồ. Trong lúc nằm ngủ, có mấy con kiến bò lên chân; tuy ngủ say tôi vẫn búng trúng những con kiến ấy. Sau đó hình như tôi đã đến gần bờ sông, một ông già chống bè nứa từ xa quát lanh lảnh. Tôi giật mình ngồi dậy, nhìn thấy một ông già đang dạy bảo con trâu già ở thửa ruộng bên cạnh.

Có lẽ con trâu già cày ruộng đã thấm mệt, nó cứ cúi gằm đầu xuống đứng ì tại chỗ. Ông già lưng trần cầm cày ở đằng sau, hình như bất bình trước thái độ lì lợm của con trâu. Tôi nghe rõ cái giọng sang sảng của ông nói với nó:

- Làm thân con trâu thì phải kéo cày, làm thân con chó thì phải giữ nhà, làm ông hòa thượng thì phải đi xin của bố thí, làm thân con gà sống thì phải gáy sáng, làm thân đàn bà thì phải dệt cửi. Thử hỏi có con trâu nào không phải kéo cày? Cái lý này có từ ngày xửa ngày xưa. Đi! Đi nào!

Sau khi nghe ông già nói vậy, hình như con trâu già mệt mỏi đã biết sai. Nó ngẩng đầu kéo cái cày đi lên phía trước.

Tôi thấy lưng ông già đen thủi đen thui như lưng trâu. Hai cái mạng sống già nua lật từng luống đất của thửa ruộng khô cứng lên kêu sần sật, trông như những con sóng nổi lên trên mặt nước. Tiếp theo đó, tôi nghe giọng ông già hát khan khan thô thô mà hết sức cảm động. Ông hát một bài ca dao cổ, đầu tiên là một chuỗi lời dân í a í ơi, sau đó là hai câu:

Hoàng để cho ta làm con rể.

Đường xa vời vợi ta không đi.

Bời vì đường xa thăm thẳm, không muốn đi làm con rể vua. Lời hát đắc ý của ông già khiến tôi cười không thành tiếng. Có lẽ con trâu đã đi chậm lại, ông già nói to:

- Nhị Hỷ, Hữu Khánh, không được chây lười. Gia Trân, Phượng Hà cày tốt lắm. Khổ Căn cũng được.

Một con trâu lại có nhiều tên gọi thế sao? Tôi hiếu kỳ đi đến bờ ruộng, hỏi ông già đang đến gần:

- Con trâu này rút cuộc có bao nhiêu tên, thưa ông?

Ông già vịn cày đứng lại, ngắm ngía tôi từ đầu đến chân một lúc rồi hỏi:

- Cậu là người ở tỉnh phải không?

- Vâng ạ! - Tôi gật gật đầu.

Ông già đắc ý:

- Tôi nhìn một cái là nhận ra ngay.

- Con trâu này có bao nhiêu tên, thưa ông? - Tôi hỏi lại.

- Nó chỉ có một tên, gọi là Phú Quí. - Ông già trả lời.

- Vừa giờ ông gọi những mấy tên cơ mà?

- Ồ! - Ông già cười hềnh hệch, vẫy vẫy tay với tôi tỏ vẻ bí mật.

Khi tôi bước đến gần, ông định nói lại thôi. Ông nhìn con trâu đang ngẩng đầu nghe ngóng, liền quát:

- Mày đừng có nghe trộm, cúi xuống!

Con trâu quả nhiên cúi xuống. Lúc này, ông già mới khe khẽ bảo tôi:

- Tôi sợ nó biết chỉ có mình nó kéo cày, nên đã gọi ra vài cái tên để đánh lừa nó. Nghe thấy còn có những con trâu khác cũng đang kéo cày, nó sẽ vui lên, kéo khỏe hơn.

Trong ánh nắng, nụ cười trên khuôn mặt đen sạm của ông già trông rất tươi, những nếp nhăn trên mặt uốn lượn một cách vui vẻ, bám đầy bùn đất ở bên trong, trông như những con đường mòn ngang dọc trên đồng ruộng.

… Bốn mươi năm trước, bố mẹ tôi thường đi đi lại lại ở đây. Thời đó, cảnh nhà còn chưa lụn bại, gia đình họ Từ chúng tôi có hơn một trăm mẫu ruộng; từ đây cho mãi đến chỗ ống khói của nhà máy đằng kia đều là đất của gia đình tôi. Bố tôi và tôi là ông bố và ông con giàu có nức tiếng gần xa. Khi chúng tôi đi đường, tiếng giày vang lên như tiền đồng kêu xủng xoảng. Vợ tôi là Gia Trân, con gái ông chủ buôn gạo ở thành phố; cô ấy cũng xuất thân từ gia đình có tiền của, nghĩa là xếp tiền lên, tiền rơi trên tiền kêu leng keng. Đã bốn mươi năm nay tôi không còn nghe những tiếng kêu ấy.

Tôi là đứa con hư hỏng của gia đình họ Từ. Nói theo lối nói của bố tôi, thì tôi là đứa con nghiệp chướng của ông. Tôi đã học mấy năm trường tư thục. Thầy giáo trường tư thục mặc áo dài, khi thầy gọi tôi đọc một đoạn sách là lúc tôi vui vẻ nhất. Tôi đứng dậy, cầm quyển “Văn ngàn chữ” đóng bằng chỉ, nói với thầy giáo:

- Chú ý lắng nghe, bố đọc cho con nghe một đoạn nhé!

Thầy giáo tư thục mái tóc đã hoa râm, bảo với bố tôi:

- Cậu con trai nhà ông lớn lên chắc chắn sẽ là một tên lưu manh.

Ngay từ lúc còn bé tôi đã hết phương cứu chữa. Bố tôi bảo thế. Thầy giáo trường tư thục bảo tôi là gỗ mục không chạm trổ được. Bây giờ nghĩ lại, bố tôi và thầy giáo đều nói đúng. Thời đó tôi không nghĩ thế, tôi nghĩ tôi có tiền, hơn nữa bố tôi chỉ có tôi là đứa con trai duy nhất.

Lúc học trường tư thục, tôi không bao giờ đi bộ, ngày nào cũng có một người làm thuê cõng đến trường. Lúc tan học, anh ta đã ngồi xổm cong lưng cung kính chờ sẵn ở đó. Sau khi cưỡi lên, tôi vỗ vỗ vào đầu anh ta, bảo:

- Trưởng Căn, chạy đi.

Kẻ đi ở có tên là Trưởng Căn co chân chạy. Tôi ngồi trên lưng cứ ngật ngà ngật ngưỡng, ý như con chim sẽ đậu trên ngọn cây, tôi giục anh ta:

- Bay đi chứ!

Anh ta liền nhảy quớ từng bước ra vẻ đang bay.

Sau khi lớn, tôi thích lên tỉnh chơi, thường mười ngày nửa tháng không về nhà. Tôi mặc áo lụa trắng, mái tóc bôi va-dơ-lin bong loảng; đứng soi trước gương, tôi nhìn thấy đầu tóc mình bóng nhãy mượt mà, ra dáng con nhà lắm tiền.

Thời gian đầu tôi ưa vào các lầu xanh, nghe những cô gái ngứa nghề chơi suốt đêm cười cợt chí chóe; những âm thanh ấy nghe như đang gãi ngứa cho tôi. Về sau, tôi thích đánh bạc hơn. Đến nhà chứa chỉ là để thư giãn, còn đánh bạc thì hoàn toàn khác, tôi vừa sung sướng vừa căng thẳng, nhất là khoản căng thẳng hồi hộp thì không thể miêu tả nổi.

Trước đây, tôi sống ngày nào hay ngày ấy, suốt ngày uể oải, sang sớm nào thức dậy cũng buồn tình không biết hôm nay sống ra sao. Bố tôi thường thở dài, mắng tôi không biết làm vẻ vang cho tổ tông họ hàng. Tôi nghĩ bụng, việc quái gì phải lo chuyện rạng rỡ tổ tông; tại sao phải bắt mình từ bỏ cuộc sống sung sướng đi lo chuyện rạng rỡ tổ tông cho mệt xác. Hơn nữa lúc còn trẻ, bố tôi cũng như tôi, ông bà nội tôi có hơn hai trăm mẫu ruộng, khi chuyển sang tay bố tôi quản lý, thế quái nào chỉ còn hơn một trăm mẫu. Tôi nói với bố:

- Bố đừng buồn, con sẽ làm rạng rỡ tổ tông.

Cũng nên để cho đời con cháu chút ít vẻ vang chứ! Mẹ tôi nghe nói thế cười hì hì. Bà len lén bảo tôi, lúc còn trẻ bố tôi cũng nói với ông nội như thế. Tôi thâm nghĩ, phải rồi, việc bố không làm nổi lại bắt con phải làm, con làm thế nào được? Thời đó, con trai tôi Hữu Khánh chưa ra đời, con gái tôi Phượng Hà vừa tròn bốn tuổi. Gia Trân mang thai Hữu Khánh đương nhiên nom có phần ơn ớn, tôi chê cô ấy:

- Cô ấy à, hễ gió thổi một cái là bụng phưỡng ra.

Gian Trân chưa bao giờ đối chọi lại với tôi, nghe tôi gằn hắt thế, trong lòng không vui, nhưng cô ấy cũng chỉ thủ thỉ một câu:

- Đâu có phải có gió thổi mà to được?

Từ sau khi lao vào cờ bạc, đúng là tôi đã nghĩ đến chuyện làm rạng rỡ tổ tông, định lấy lại hơn một trăm mẫu ruộng bố tôi đã để tuột khỏi tay. Trong thời gian ấy, bố tôi hỏi tôi:

- Con làm những trò gì ở tỉnh thế?

Tôi trả lời:

- Con không làm trò ma gì đâu, hiện giờ con đi buôn.

- Buôn cái gì? - Bố tôi hỏi.

Tôi đáp:

- Buôn tiền đồng.

Vừa nghe xong, ông đã nổi giận. Lúc còn trẻ, bố tôi cũng đã từng trả lời ông tôi như thế. Bố tôi biết tôi đang đánh bạc, liền tụt giày vải ra đánh tôi. Tôi tránh bên này nấp bên kia, thầm nghĩ cứ để ông ấy đánh mấy cái cho xong chuyện. Những ông bố bình thường chỉ có ho mới có sức lực này, càng đánh càng dữ. Tôi cũng đâu chỉ là con ruồi, cứ để bố đánh đi đánh lại mãi. Tôi chộp luôn tay bố, nói:

- Mẹ kiếp, thôi đi bố ơi! Ta nể ông đẻ ra ta mà ta nhường nhịn ông đó. Thôi đi ông ơi, mẹ kiếp!

Tôi bóp chặt tay phải của bố, ông lại giơ tay trái tụt giày vải ở chân phải ra định đánh tiếp. Tôi lại bóp chặt tay trái của ông, thế là bố tôi hết động đậy, ông tức đến mức cứ ú ớ mãi mới nói được một tiếng:

- Thằng mất dạy!

- Mẹ kiếp!

Tôi đẩy mạnh hai tay một cái, bố tôi liền ngã bổ chửng ngồi vào góc tường.

Thời còn trẻ, rượu chè, cờ bạc, gái trai… việc gì tôi cũng làm. Nhà chứa mà tôi thường lui tới còn gọi là lầu xanh. Ở đấy có một con điểm béo phốp pháp khiến tôi ưa thích. Khi cô ta đi, hai cái mông to như cái đèn lồng treo ở trước cửa nhà, cứ vặt bên nọ vặt bên kia. Khi cô ta nằm ngửa tênh hênh không động đậy trên giường, tôi nằm sấp lên trên như nằm trên thuyền, cứ tròng trà tròng trành trong nước. Tôi thường sai cô ta cõng tôi đi dạo phố, tôi cười lên người cô ta như cười trên lưng ngựa.

Bố vợ tôi - ông chủ hãng gạo - mặc áo lụa đen đứng ở sau quầy. Mỗi lần đi qua đây, tôi đều túm tóc con điếm bảo nó dừng lại, bỏ mũ chào bố vợ:

- Gần đây có khỏe không?

Khuôn mặt của bố vợ tôi lúc ấy như quả trừng muối, còn tôi thì cười ha ha đi qua. Sau đó bố tôi bảo, bố vợ tôi đã bị tôi làm cho mấy lần phát ốm. Tôi nói với bố tôi:

- Đừng có nói dóc, bố là bố con mà không tức giận đến phát ốm, thì bản thân ông ấy ốm đau lại đẩy lên thân con?

Ông ấy sợ tôi, tôi biết lắm chứ. Từ đó trở đi, lần nào tôi cưỡi lưng gái điếm đi qua cửa hàng gạo, bố vợ tôi cũng vội vàng chuồn vào trong nhà ý như con chuột chạy trốn. Ông ấy không dám gặp tôi. Nhưng làm thân thằng con rể đi qua cửa hàng của bố vợ cũng phải tỏ ra lễ độ chứ, tôi liền cất tiếng rõ to chào ông bố vợ bỏ trốn.

Gia Trân, vợ tôi đương nhiên biết rõ những chuyện lăng nhăng của tôi ở thành phố. Cô ấy là một người đàn bà tử tế, đời tôi kiếm được một người vợ thảo hiền như vậy, có lẽ do kiếp trước làm chó sủa một đời đánh đổi lại. Gia Trân xưa nay bao giờ cũng chịu nhịn chồng; tôi ra ngoài ăn chơi bậy bạ như thế, cô ấy chưa khi nào ca cẩm tôi một lời. Giống mẹ tôi, cô ấy chỉ nuốt nước mắt vào bụng.

Ở tỉnh thành tôi làm những việc quả thật quá quắt, đương nhiên trong lòng Gia Trân rối như tơ vò, hết sức phiền muộn không thể nào yên. Một hôm tôi từ tỉnh về, vừa ngồi xuống, Gia Trân tươi cười bưng ra bốn món thức ăn bày trước mặt tôi, lại còn rót cho tôi một chén rượu đầy ăm ắp, rồi ngồi luôn ở bên cạnh hầu hạ tôi ăn uống. Nụ cười tươi rói của vợ khiến tôi cảm thấy là lạ, không biết cô ấy gặp chuyện tốt lành gì; tôi nghĩ mãi không ra hôm nay là ngày gì, hỏi thì cô ấy cứ im lặng, chỉ tươi cười nhìn tôi. Bốn món thức ăn kia đều là rau xanh. Gia Trân làm mỗi món một khác, nhưng ăn xuống dưới thì bát nào cũng có một miếng thịt lợn to gần bằng nhau. Lúc đầu tôi không để ý lắm, ăn đến món cuối cùng thì ở dưới bát lại là một miếng thịt lợn. Tôi ngần người một lát, sau đó cười hì hì. Tôi hiểu ý của Gia Trân. Cô ấy đang gợi ý cho tôi, đành bà trông vào thì ai chả giống ai, nhưng bên dưới thì đều thế cả. Tôi nói với Gia Trân:

- Anh cũng biết cái lý này.

Lý lẽ tôi cũng biết, nhìn thấy đàn bà ở trên khác nhau thì điều tôi nghĩ ở trong lòng cũng khác nhau. Đây là việc quả thật không biết làm thế nào.

Gia Trân là một người đàn bà như vậy, trong lòng rất bất mãn với tôi, song không để tôi nhìn thấy trên nét mặt, đã bày ra cái trò quanh co vòng vèo ấy để uốn nắn tôi. Tôi cứ thế đấy, mềm chẳng chịu, rắn không nghe; giày vải của bố, món ăn của vợ đều không giữ nổi chân tôi. Tôi cứ thích lên tỉnh, tôi cứ mò vào lầu xanh. Vẫn là mẹ tôi hiểu tâm địa cánh đàn ông chúng tôi. Mẹ tôi bảo Gia Trân:

- Đàn ông đều là con mèo thèm ăn.

Mẹ tôi nói thế không chỉ để gỡ tội cho tôi, mà còn là vạch rõ tim đen của bố tôi. Bố tôi ngồi trong ghế, vừa nghe nói thế đã cười tít mắt. Bố tôi thời trai trẻ cũng không tỉnh ngộ, ông già rồi không còn làm ăn được, mới thật thà đó thôi.

Tôi đánh bạc cũng ở lầu xanh, thường chơi mạt chược, xúc xắc và tổ tôm. Tôi đánh bạc lần nào cũng thua, càng thua tôi càng muốn lấy lại hơn một trăm mẫu ruộng thời trẻ bố tôi đã để mất. Lúc đầu thua tôi trả tại chỗ, không có tiền thì đi lấy trộm đồ trang sức của mẹ tôi, của Gia Trân, ngay đến dây chuyền vàng của con gái Phượng Hà tôi cũng lấy đi. Sau đó tôi khất nợ, các chủ nợ đều biết gia cảnh của tôi nên cho nợ. Từ sau khi cho nợ, tôi không biết mình đã thua bao nhiêu, chủ nợ cũng không nhắc, ngày nào cũng ngấm ngầm tính vào hơn một trăm mẫu ruộng của nhà tôi.

Khi tôi đánh bạc lần cuối cùng thì Gia Trân đến. Lúc ấy trời đã chạng vạng, sau này vợ tôi nói lại, chứ lúc đầu tôi hoàn toàn không biết trời còn sang hay sắp tối. Gia Trân vác cái bụng chửa đến tìm, năm ấy con gái Phượng Hà đã lên bốn, con trai Hữu Khánh đang còn trong bụng mẹ mới được hơn sáu tháng. Tìm được tôi, Gia Trân không nói gì, quì ngay xuống trước mặt. Lúc đầu tôi không nhìn thấy vợ. Hôm ấy tôi rất may, mười con xúc xắc ném ra thì có đến tám chin con là số điểm của tôi. Ngồi đối diện tôi là một con bạc có tiếng tăm tên là Long Nhị. Anh ta rất biết chơi ném xúc xắc, người trong cuộc đều gọi anh ta là sư phụ xúc xắc. Song anh ta cũng đã đổ vào tay tôi, mồm anh ta ngậm thuốc lá cuốn, hai mắt lim dim như chẳng xảy ra chuyện gì, hai cánh tay xương xương, khi đẩy tiền ra cứ run bần bật. Tôi nghĩ bụng, Long Nhị ơi, mày cũng phải thua thảm hại một lần chứ. Người ta ai cũng thế, khi thò tay vào túi người khác móc tiền ra thì ai nấy cũng hớn ha hớn hở; đến lượt mình bỏ tiền ra, thì ai ai cũng mếu máo như đưa đám. Tôi đang vui vẻ thì có người kéo áo, cúi xuống nhìn thì ra là vợ mình. Thấy Gia Trân đang quì, tôi liền nổi giận, nghĩ bụng con trai mình chưa chào đời mà đã quì thế này thì không tốt lành lắm. Tôi liền giục Gia Trân:

- Đứng dậy, đứng dậy! Mẹ kiếp, đứng dậy cho ta xem nào!

Gia Trân còn biết nghe lời, đứng dậy ngay. Tôi bảo:

- Đến đây làm gì? Không mau mau xéo về đi.

Nói xong tôi phớt tỉnh cô ấy, nhìn Long Nhị cầm con xúc xắc trên lòng bàn tay lắc lư mấy cái như lạy Phật, vừa hất xuống sắc mặt anh ta đã tái đi. Nhìn thấy mình lại thắng, tôi bảo Long Nhị:

- Long Nhị ơi, cậu rửa tay đi đã.

Long Nhị tay đã nhũn nhưng miệng hãy còn cứng, anh ta nghiêng nghiên cái đầu đáp:

- Cậu hãy lau sạch mồm rồi hẵng nói.

Gia Trân lại kéo áo tôi. Tôi nhìn xuống thì thấy cô ấy đã lại quì dưới đất. Gia Trân khe khẽ nói:

- Mình về với tôi đi.

Phải theo một người đàn bà về nhà ư? Gia Trân làm thế chẳng phải cố ý bôi tro trát trấu vào mặt tôi hay sao? Tôi sôi máu lên, nhìn Long Nhị, anh ta cười gằn một cái, tôi quát Gia Trân:

- Cô cút về đi!

Gia Trân vẫn nói:

- Mình về với tôi đi.

Tôi tát vợ liền hai cái, đầu vợ tôi lắc la lắc lư mấy cái như trống bỏi. Bị tôi đánh, cô ấy vẫn quì tại chỗ, nói:

- Mình không về, tôi sẽ không đứng dậy đâu.

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy xót xa, lúc còn trẻ tôi đúng là thằng mất dạy. Một người đàn bà tốt đến vậy, mà tôi vừa đánh vừa đá cô ấy. Tôi đánh thế nào, cô ấy cũng cứ quì không đứng dậy, đánh tới cuối cùng ngay đến bản thân tôi cũng cảm thấy mất hứng. Gia Trân đầu tóc rối bung, nước mắt ròng ròng, hai tay ôm mặt. Tôi bốc một nắm tiền trong đống tiền thắng cuộc đưa cho hai người đứng bên cạnh và bảo họ:

- Lôi đi càng xa càng tốt.

Khi bị lôi đi, Gia Trân hai tay ôm chặt cái bụng chửa, trong đó có thằng con tôi. Gia Trân không kêu khóc, bị lôi ra phố lớn, hay người kia quăng cô ấy đi, cô ấy liền vịn tường đứng dậy, lúc đó trời đã tối hẳn, cô ấy lần mò quay về. Sau này tôi hỏi vợ: “Lúc ấy mình có hận tôi không?”, cô ấy lắc đầu trả lời không.

Vợ tôi gạt nước mắt về đến cửa hàng bán gạo của bố để đứng một lúc rất lâu. Nhìn thấy mái đầu bố in hắt lên tường bởi ánh đèn dầu, cô ấy biết ông đang kiểm kê sổ sách. Cô ấy đứng ở đấy khóc hu hu một lúc rồi bỏ đi. Cô ấy không vào nhà, đi đêm hơn mười dặm về nhà tôi. Thân gái một mình, bụng mang dạ chửa thằng Hữu Khánh mới hơn sáu tháng, chó sủa suốt dọc đường, trời lại vừa đổ một trận mưa to, đường trơn, lắm ổ gà…

Mới ngày nào, Gia trân còn là nữ sinh. Hồi ấy, ở thành phố có trường học buổi tối, Gia Trân mặc áo dài trắng, xách một cái đèn dầu cùng mấy bạn gái đi học. Tôi nhìn thấy cô ấy ở một chỗ ngoặt, cô ấy thoăn thoắt đi tới, mắt tôi cứ nhìn chằm chằm. Lúc ấy gia Trân xinh lắm, vừa nhìn thấy cô ấy, tôi nghĩ bụng, mình phải lấy cô gái này làm vợ. Hôm ấy sau khi về nhà, tôi liền bảo với mẹ: “Con định lấy con gái ông Trần chủ cửa hàng gạo ở tỉnh, mau mau đi tìm người làm mối”.

Tối hôm ấy sau khi Gia Trân đi, tôi bắt đầu rủi ro, thua liền mấy ván, đống tiền xếp bên bàn giống một dốc núi nhỏ bị nước rửa chân hắt trôi đi. Long Nhị thì nét mặt rạng rỡ, cười hì hì. Lần ấy tôi đánh cho tới lúc trời sáng, đánh tới mức đầu choáng mắt hoa, mùi hôi từ dạ dày xộc ra cả đằng mồm. Ván cuối cùng tôi đặt cược với số tiền lớn nhất so với ngày thường. Nhổ bọt vào lòng bàn tay xoa xoa rồi cầm lấy con xúc xắc ném ra, tôi nghĩ thầm cơ nghiệp ngàn thu dồn vào cả cú ném này; còn được, số điểm cũng rất lớn.

Khi đến lượt Long Nhị, anh ta đặt con xúc xắc ở con số bảy, giơ lòng bàn tay về một cái thật mạnh, hét một tiếng:

- Bảy điểm.

Long Nhị cầm lấy con xúc xắc hất một phát, quả nhiên bảy điểm thật. Tôi nhìn vào, đầu choáng váng, lần này thua thảm hại, song liền nghĩ dù sao thì cũng cứ khất nợ cái đã, sau này thế nào cũng có dịp thắng trở lại nên vui vẻ đứng lên bảo Long Nhị:

- Cứ ghi vào nhé!

Long Nhị vẫy vẫy tay bảo tôi ngồi xuống rồi nói:

- Không thể cho anh khất nợ được nữa, anh đã thua sạch sành sanh hơn một trăm mẫu ruộng nhà mình rồi, còn nợ tiếp thì lấy gì để trả ?

Tôi nghe xong lạnh toát cả người, rối rít bảo:

- Đâu có, đâu có.

Long Nhị và hai chủ nợ khác liền đem sổ ra, tính với tôi từng khoản. Long Nhị vỗ vỗ vào đầu tôi đang chúi xuống quyển sổ nợ:

- Phú Quí này, nhìn rõ rồi chứ? Khoản nào cũng có chữ ký thế chấp của cậu cơ đấy.

Lúc này tôi mới biết mình đã nợ bọn họ từ nửa năm trước, trong vòng sáu tháng nay tôi đã thua sạch số tài sản ông nội tôi để lại. Tính được nửa chừng, tôi nói với Long Nhị:

- Đừng tính nữa!

Tôi đứng dậy đi ra khỏi lầu xanh như một con gà rù. Lúc ấy trời đã sáng hẳn, tôi đứng trên phố không biết nên đi về đâu. Có một người quen xách túi đậu phụ nhìn thấy tôi, cất tiếng chào sang sảng:

- Xin chào cậu con trai nhà họ Từ.

Tôi giật mình, ngơ ngác nhìn anh ta. Anh ta cười tít mắt:

- Trông dáng cậu thành bã thuốc mất rồi.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:07:17 | Chỉ xem của tác giả


Anh ta cứ tưởng tôi bị các cô gái kia hành hạ, anh ta không biết tôi đã phá sản, tôi đã nghèo như một người đi ở. Tôi nhăn nhó nhìn anh ta đi xa, nghĩ bụng, đi thôi, đừng đứng ở đây nữa. Lần này khi đi qua cửa hàng bán gạo của bố vợ, tôi đâu còn dám lên tiếng chào mà rụt cổ đi qua thật nhanh. Tôi nghe thấy bố vợ đang ho ở bên trong, sau đó nhổ đờm ra đất đánh toẹt một tiếng.

Tôi nghĩ biết làm sao đây? Lấy ông quần thắt cổ chết đi cho xong chuyện. Thật ra tôi hoàn toàn không muốn chết, chỉ định tìm cách giận dỗi với mình. Tôi nghĩ, mình chết đi thì món nợ kia đâu có chết theo mình, và nhủ thầm:

- Thôi, đừng có chết.

Món nợ ấy sẽ để bố tôi trả. Hễ nghĩ đến bố tôi, lòng tôi lại tê tái đi, chuyến này ông ấy sẽ đánh tôi chết mất thôi. Tôi vừa đi vừa nghĩ, nghĩ thế nào thì cũng chỉ có một con đường chết. Thôi thì cứ về nhà để bố đánh chết, còn hơn treo cổ chết ở ngoài như một con chó hoang.

Chỉ có trong ngần ấy thời gian, tôi đã gầy xọp đi, nhưng bản thân nào có biết. Lúc về đến nhà, mẹ tôi vừa nhìn thấy đã ngạc nhiên kêu lên. Bà nhìn vào mặt tôi, hỏi:

- Con là Phú Quí đấy à ?

Tôi không trả lời mẹ, đẩy cửa vào buồng riêng. Gia Trân đang chải đầu, thấy tôi cô ấy cũng ngạc nhiên, há hốc mồm. Nghĩ đến chuyện tối qua cô ấy đến khuyên tôi về nhà, song tôi vừa đánh vừa quát cô ấy, tôi liền quì sụp xuống trước mặt vợ bảo:

- Gia Trân ơi, anh đi đứt rồi!

Nói xong, tôi khóc hu hu. Gia Trân vội vàng đỡ tôi dậy. Cô ấy mang thai Hữu Khánh đâu có đỡ nổi tôi. Cô ấy gọi mẹ tôi. Hai người đàn bà cùng khiêng tôi lên giường. Nằm trên giường, tôi sùi bọt mép trông y như sắp chết, làm hai mẹ con sợ hết hồn, vừa đám vai vừa lắc lắc cái đầu tôi. Tôi đưa tay đẩy hai người ra, bảo:

- Con đã thua sạch của cải của gia đình.

Nghe tôi nói vậy, lúc đầu mẹ tôi ngớ người ra, bà cứ trân trân nhìn tôi. Bộ dạng của tôi khiến bà ngồi bệt xuống đất gạt nước mắt nói:

- Bố nào con nấy, nhà dột từ nóc dột xuống mà!

Lúc ấy mẹ tôi còn thương tôi, mẹ không trách con lại đi trách chồng.

Gia Trân cũng khóc. Cố ấy vừa đấm lưng cho tôi vừa nói:

- Chỉ cần từ này về sau anh không cờ bạc nữa là được.

Tôi đã thua sạch, sau đấy có muốn đánh cũng không có vốn. Tôi nghe thấy bố mắng nhiếc tôi ở nhà bên; ông vẫn chưa biết mình đã nghèo rớt mồng tơi, ông chê tiếng khóc của hai người đàn bà quấy rầy ông. Nghe thấy tiếng bố tôi, mẹ tôi nín khóc, bà đứng dậy đi ra ngoài, Gia Trân cũng đi theo. Tôi biết mẹ và vợ đi sang buồng bố. Một lát sau thấy bố mắng ở bên kia:

- Thằng mất dạy!

Lúc này, đứa con gái lên bốn Phượng Hà đẩy cửa đi vào rồi hấp ta hấp tấp khép cửa lại, Phượng Hà khe khẽ mách tôi:

- Bố ơi, bố mau mau nấp đi, ông sẽ sang đánh bố bây giờ đấy.

Tôi nhìn con gái không nhúc nhích, Phượng Hà liền chạy đến kéo tay tôi, kéo không nổi nó òa khóc. Nhìn con gái khóc, lòng tôi đau như cắt. Con bé mới tí tuổi đã biết bênh vực bố; chỉ nhìn đứa trẻ này, tôi cũng đáng xẻo thành trăm thành ngàn miếng.

Tôi nghe thấy tiếng bố tôi xồng xộc đi vào. Ông quát:

- Thằng mất dạy, tao phải xẻo mày, thiến mày, xé xác mày ra!

Tôi thầm nghĩ, bố cứ vào đi, cứ róc xác con ra. Nhưng bố tôi bước đến cửa thì lảo đảo một cái rồi ngã vật xuống đất, tức ngất đi. Mẹ tôi và Gia Trân gào khóc nâng bố dậy, dìu vào giường của bố. Một lúc sau, tôi nghe thấy tiếng bố khóc như thổi kèn ở bên kia.

Bố tôi đã nằm lên giường là nằm ba ngày liền. Ngày đầu tiên ông khóc hu hu, sau đó không khóc nữa, bắt đầu thở dài, vọng sang buồng tôi từng tiếng não nuột. Tôi nghe ông than thở:

- Báo ứng đấy mà, thế là báo ứng đấy!

Ngày thứ nhất, bố tôi tiếp khách ở trong buồng riêng. Ông cứ ho sù sụ, mỗi khi nói lại thấp giọng nghe không rõ. Đến tối, mẹ tôi sang chỗ tôi bảo “Bố gọi con”. Tôi đứng khỏi giường, thầm nghĩ lần này thì dứt khoát đi đời. Bố tôi nằm trên giường ba ngày, bây giờ đã có sức chọc tiết tôi, ít nhất thì cũng đánh tôi bò lê bò lết. Tôi thầm bảo mình, cứ để bố đánh thế nào thì đánh, mình cũng không đánh lại. Tôi đi sang chỗ bố, ông không còn một chút sức lực, cơ thể mềm nhũn nhùn nhùn, hai chân như chân giả. Tôi bước vào buồng bố, đứng ở sau lưng mẹ, len lén nhìn dáng dấp bố tôi nằm trên giường. Ông trợn mắt nhìn tôi, chòm râu bạc cứ run run. Ông bảo mẹ:

- Bà cứ ra đi.

Mẹ tôi đi qua cạnh tôi, mẹ vừa đi khỏi tôi đã thấy rờn rợn, chưa biết chừng bố tôi sẽ nhảy khỏi giường liều chết với tôi. Bố tôi vẫn nằm yên, cái chăn đắp ở ngực đã tuột rơi xuống đất.

- Phú Quí này, - bố gọi tên tôi, vỗ vỗ vào cái thành giường - con ngồi xuống.

Tôi hồi hộp ngồi xuống mép giường. Bố tôi sờ vào tay tôi, tay ông lạnh như băng, lạnh thẳng vào tim tôi. Bố tôi khe khẽ nói:

- Phú Quí này, nợ cờ bạc cũng là nợ, xưa nay không có cái lý nào không trả nợ. Bố đã thế chấp hơn một trăm mẫu ruộng và cả ngôi nhà này, ngày mai họ sẽ đem tiền đồng đến. Bố già rồi, không gánh được nữa, con sẽ tự gánh tiền đi trả nợ.

Nói xong bố tôi lại thở dài một tiếng. Nghe hết lời bố, mắt tôi cay cay, tôi biết ông không liều mạng với tôi. Nhưng lời của ông thì như một con dao cùn cứa vào cổ tôi, cổ không đứt hẳn mà đau đớn tới mức chết đi sống lại. Bố vỗ vỗ vào tay tôi:

- Con về buồng mà ngủ đi.

Sáng hôm sau, tôi vừa thức dậy đã nhìn thấy bốn người đi vào sân nhà mình, người đi đầu mặc quần áo lụa là ông chủ. Ông ta chỉ tay bảo ba người gánh mặc quần áo vải thô đi ở đằng sau:

- Đặt xuống.

Ba người gánh bỏ đòn gánh xuống, kéo vạt áo lau mồ hôi. Ông chủ kia nhìn tôi, song lại gọi bố tôi:

- Thưa ông Từ, hàng ông cần đã đến.

Bố tôi cầm khế ước ruộng và khế ước nhà ho sù sụ bước ra, ông đưa hai tờ khế ước cho người kia, cúi lưng nói:

- Vất vả nhỉ!

Người kia chỉ vào ba gánh tiền đồng, nói với bố tôi:

- Ở cả đấy, ông đếm đi.

Bố tôi hoàn toàn không có cái oai của người có tiền nữa, bố tôi kính cẩn nói như một kẻ nghèo hèn:

- Khỏi cần, khỏi cần, mời vào nhà uống chén trà.

Người kia đáp:

- Xin miễn.

Nói xong, ông ta nhìn tôi, hỏi bố tôi:

- Đây là cậu nhà ư?

Bố tôi gật đầu lia lịa, ông cười hì hì nói với tôi:

- Khi đưa hàng đi nhớ cấu mấy lá bí ngô đậy lên trên, đừng để người ta cướp mất.

Bắt đầu từ hôm nay, tôi gánh tiền đồng đi hơn mười dặm lên tỉnh trả nợ. Lá bí ngô đậy trên tiền đồng do mẹ tôi và Gia Trân hái. Nhìn thấy tôi gánh tiền đến, Long nhị hớn hở chào:

- A, cậu ấm nhà họ Từ, đến đấy hả!

Anh ta mở lá bí ra, chay chau mày, nói với tôi:

- Cậu làm thế này chẳng hóa ra tự chuốc khổ vào thân, sao không đổi ra một ít tiền bạc cho tiện ?

Sau khi tôi gánh gánh tiền đồng cuối cùng đến, thì anh ta không còn gọi tôi là cậu nữa. Anh ta gật đầu bảo:

- Phú Quí ơi, để ở chỗ này này.

Một chủ nợ khác tỏ ra thân mật hơn, anh ta vỗ vỗ vào vai tôi:

- Phú Quí ơi, đi uống một ấm nhé!

Long Nhị nghe xong rối rít nói:

- Phải, phải, đi uống một ấm nhé, tôi bỏ tiền.

Tôi lắc lắc đầu, nghĩ bụng ta về thôi, cả ngày nay chiếc áo lụa bị cọ sát cũng đã sờn, da ở vai bị thấm máu. Tôi lủi thủi đi về nhà, đi lại khóc, khóc lại đi. Tôi thầm nghĩ, mình mới gánh có một ngày tiền mà người đã rã rời cả ra, đời ông nội kiếm ra ngần ấy tiền không biết bao nhiêu người chết mệt. Đến bây giờ tôi mới biết tại sao bố tôi không lấy tiền bạc mà lấy tiền đồng, bố tôi muốn tôi biết cái lý này, muốn tôi hiểu làm ra đồng tiền là hết sức khó khăn. Nghĩ thế, tôi không sao bước đi được nữa, tôi ngồi xổm cạnh đường khóc nức nở. Lúc này, người ở cũ của nhà tôi, tức anh Trưởng Căn cũng tôi đi học thời còn bé, đeo một cái bọc rách đang đi tới; anh ta làm cho nhà tôi đã mấy chục năm, bây giờ cũng phải ra đi. Anh ta mồ côi bố mẹ từ lúc còn rất nhỏ. Ông nội tôi dẫn anh ta về, sau này cũng chẳng lấy vợ đẻ con. Cũng như tôi, anh ta khóc nức nở, hai bàn chân đi đất nứt nẻ; anh ta bước tới, nhìn thấy tôi ngồi xổm ở cạnh đường, anh ta cất tiếng chào:

- Chào ông trẻ.

Tôi bảo anh ta:

- Đừng gọi tôi là ông trẻ nữa, cứ gọi là đồ súc vật.

Anh ta lắc đầu nói:

- Hoàng đế an xin cũng là Hoàng đế, ông trẻ không có tiền cũng vẫn là ông trẻ.

Nghe nói vậy, nước mắt tôi lại ròng ròng. Anh ta cũng ngồi xổm bên cạnh tôi, tay úp mặt khóc hu hu. Chúng tôi khóc một trận, rồi tôi bảo anh ta:

- Trời sắp tối rồi, Trưởng Căn về nhà tôi đi.

Trưởng Căn đứng lên, lê từng bước. Tôi nghe thấy anh ta nói ồm ồm:

- Tôi làm gì còn có nhà mà về, thưa ông trẻ.

Sau khi Trưởng Căn đi, tôi cũng đứng lên đi về nhà. Khi tôi về đến nhà thì trời đã tối mịt. Người ở và con hầu trong nhà trước kia đều đi hết. Mẹ tôi và Gia Trân đang ở trong bếp, một người đốt lửa, một người nấu cơm. Bố tôi vẫn còn nằm trên giường, chỉ có con gái Phượng Hà vẫn vui vẻ như ngày thường. Nó đâu có biết từ nay trở đi sẽ phải khổ phải nghèo. Nó hớn hở chạy đến sà vào lòng tôi hỏi:

- Tại sao bọn họ bảo con không phải là tiểu thư nữa hả bố?

Tôi vuốt ve khuôn mặt bé nhỏ của nó, không nói nổi câu nào. Được cái Phượng Hà không hỏi nữa, nó lấy móng tay cạy hết vết bùn trên quần tôi, vui vẻ nói:

- Con giặt quần cho bố nhé!

Đến giờ ăn cơm, mẹ tôi đến cửa buồng bố tôi hỏi:

- Tôi bưng cơm vào buồng cho ông nhé?

Bố tôi đáp:

- Tôi ra ăn.

Bố tôi xách cây đèn dầu trong ba ngón tay từ trong buồng đi ra, ánh đèn chiếu vào mặt ông nửa sáng nửa tối. Ông còng lưng ho sù sụ, ngồi xuống hỏi tôi:

- Trả hết nợ rồi chứ?

Tôi cúi đầu trả lời:

- Trả hết rồi.

Bố tôi bảo:

- Thế là tốt. Thế là tốt.

Nhìn thấy vai tôi rớm máu, bố tôi lại hỏi:

- Vai cũng toạc ra ư?

Tôi im lặng, len lén nhìn mẹ tôi và Gia Trân. Cả hai người đều nhìn vai tôi, rơm rớm nước mắt. Bố tôi ăn chậm rãi, mới ăn được mấy miếng đã bỏ đũa bát xuống không ăn nữa. Một lúc sau, bố tôi nói:

- Ngày trước, ông bà tổ tiên họ Từ nhà mình chẳng qua là nuôi một con gà con, nuôi to rồi biến thành ngỗng, ngỗng nuôi to rồi biến thành dê, dê nuôi to rồi dê biến thành trâu. Gia đình họ Từ nhà mình phất lên như thế đấy.

Giọng bố tôi khò khè, ông dừng một lát rồi nói tiếp:

- Đến tay tôi, thì con trâu nhà họ Từ biến thành con dê, dê lại biến thành ngỗng; truyền đến anh, thì ngỗng biến thành gà, bây giờ thì ngay đến gà cũng không có.

Nói đến đây bố cười hì hì, cứ cười, cứ cười rồi khóc hu hu. Bố tôi giơ hai ngón tay nói với tôi:

- Nhà họ Từ đẻ ra hai thằng con hư đốn.

Chưa đầy hai ngày, Long Nhị đến nhà. Dáng anh ta khác hẳn. Trong mồm anh ta đã gắn hai cái răng vàng, há rõ to, cười khì khì. Anh ta đã mua nhà và ruộng đất chúng tôi thế chấp, anh ta đến xem tài sản của mình. Long Nhị giơ chân đá đá vào chân tường, lại dí sát tai vào tường, giơ lòng bàn tay vỗ vỗ, nói rối rít:

- Chắc lắm, chắc lắm!

Long Nhị đến một cái là chúng tôi phải dọn khỏi ngôi nhà đã từng ở mấy đời, dọn ra lều tranh.

Hôm dọn đi, bố tôi chắp hai tay ra đằng sau, đi đi lại lại trong mấy gian nhà, sau đó nói với mẹ tôi:

- Tôi vẫn cứ muốn sẽ chết ở trong ngôi nhà này.

Nói xong, bố tôi phủi bụi trên áo lụa, vươn cổ bước ra ngoài. Chưa bước ra khỏi ngưỡng cửa, bố tôi đã đâm đầu xuống đất. Bố tôi tắt thở trước khi trời tối. Ông là người cuối cùng chết trong ngôi nhà này của gia đình họ Từ chúng tôi.

Sau khi bố tôi chết, mẹ tôi và Gia Trân đều không dám khóc to, sợ tôi không chịu nổi cũng đi theo bố. Thỉnh thoảng tôi vô ý va vào cái gì đó, hai mẹ con lại giật nẩy người; thấy tôi không ngã gục ra đất như bố, mẹ tôi và vợ tôi mới yên tâm lên tiếng hỏi:

- Không sao đấy chứ?

Những ngày ấy tôi rã rời toàn thân như bị ôn dịch, suốt ngày ngôi trên đất trước lều tranh, khóc lóc chán lại thở dài thườn thượt. Mẹ tôi bước đến bảo:

- Chỉ cần còn người là vui rồi, nghèo cũng không sợ.

Mẹ an ủi tôi, mẹ cứ tưởng tôi bị cảnh nghèo hành hạ thành ra thế này. Thật ra trong lòng tôi đang nghĩ đến người bố đã chết. Bố tôi đã chết trong tay tôi. Mẹ tôi, Gia Trân, cả cháu Phượng Hà nữa sống khổ sống sở theo tôi.

Ngày thứ ba sau khi bố tôi chết, bố vợ tôi đã đến. Ông thuê một cái kiệu bốn người khiêng từ ngoài đường xồng xộc đi vào. Lúc ấy tôi đang làm việc ở ngoài đồng, vừa nhìn thấy đôi chân của bố vợ tôi bước lập cập, tôi đã biết ngay ông ấy đến đón Gia Trân về nhà. Ông bảo người khiêng đặt kiệu trước lều tranh nhà tôi, tay phải nhấc áo dài bước vào. Đầu tiên tôi nghe thấy tiếng ông giận dữ, sau đó là tiếng khóc của Gia Trân, không nghe thấy tiếng của mẹ tôi. Chẳng bao lâu Gia Trân ưỡn cái bụng to đi ra. Cô ấy đứng ở bên kiệu nhìn tôi. Bố vợ tôi nói với con gái mấy câu, cô ấy bước lên kiệu. Người mẹ đáng thương của tôi đứng ở một bên, không nói sao. Khi kiệu lên vai khiêng đi, mẹ tôi vẹo vọ bước đôi chân bé xíu đi theo ra mãi đầu làng, đứng ở ngoài đó lâu lắm.

Bố vợ tôi tay nhấc áo dài, đi nhanh như kiệu. Sau khi họ đi xa, mẹ tôi lau nước mắt tập tễnh quay về.

Lúc này Phượng Hà chạy đến, mở to mắt nói với tôi:

- Bố ơi, mẹ con ngồi kiệu cơ đấy.

Cái dáng hớn hở của Phượng Hà khiến tôi đau khổ. Tôi bảo con gái:

-Phượng Hà ơi, con đừng quên bố là bố của con đấy nhé!

Nghe tôi nói vậy, Phượng Hà cười khanh khách, nói:

- Bố cũng đừng quên con là Phượng Hà.

Sau khi Gia Trân đi, mẹ tôi thường ngồi ở một bên len lén lau nước mắt. Tôi muốn nói mấy câu an ủi mẹ, nhưng cứ nhìn bóng dáng bà như thế, tôi chẳng nói được câu nào. Ngược lại, mẹ thường bảo tôi:

- Gia Trân là vợ của con, không phải của ai cả, chẳng người nào cướp đi được.

Long Nhị trở thành địa chủ ở đây, tôi liền đi cày thuê cấy rẽ cho anh ta.

Ngồi ở trên ghế thái sư trong nhà tôi, Long Nhị há mồm có cái răng vàng, cười tít mắt hỏi tôi:

- Anh cần mấy mẫu? (Ghi chú luôn là mỗi mẫu TQ bằng 667 m2)

Tôi đáp:

- Thuê năm mẫu.

- Năm mẫu à? -Anh ta rướn long mày mấy cái, hỏi -Sức anh thế này, được ư?

Tôi đáp:

- Rèn luyện thì sẽ được.

Anh ta suy nghĩ rồi bảo:

- Chúng ta là chỗ quen biết cũ, tôi để cho anh năm mẫu ruộng tốt.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:09:00 | Chỉ xem của tác giả



Long Nhị vẫn còn giữ chút ít tình bạn cũ, anh ta cho tôi cấy rẽ năm mẫu ruộng tốt thật. Một mình tôi cày cấy năm mẫu ruộng. Lúc nào còn nhìn thấy, tôi đều ở ngoài ruộng. Phượng Hà ngày nào cũng theo tôi ra ngồi ở bờ ruộng. Nó hái những bông hoa dại cài lên đầu, luôn mồm hỏi bố nó giống cái gì. Lúc mùa vụ bận rộn, mẹ tôi cũng ra đồng làm giúp tôi một số việc.

Long Nhị thường mặc áo tơ lụa, tay phải cầm ấm trà đi đi lại lại ở bờ ruộng, trông ra vẻ lắm. Lúc nào anh ta cũng cười, khi nhìn thấy người nông dân không ưng ý, mẹ kiếp, anh ta cũng cười. Lúc đầu, tôi cứ tưởng anh ta đối xử thân mật với mọi người, dần dần tôi mới biết anh ta muốn ai ai cũng nhìn thấy cái răng vàng của mình.

Một hôm tôi đang gặt lúa, Phượng Hà đi mót ở đằng sau, Long Nhị khệnh khạng bước đến bảo:

- Phú Quí ơi, tôi chừa đánh bạc rồi, để sau này khỏi phải đến nỗi như anh.

Tôi khom lưng kính cẩn:

- Vâng,thưa ông trẻ Long.

Long Nhị chỉ vào Phượng Hà, hỏi:

- Con gái anh đây à?

Tôi lại khom lưng lễ phép đáp:

- Vâng, thưa ông trẻ Long.

Tôi nhìn thấy Phượng Hà đứng ở đó, cầm bông thóc trong tay, mắt cứ nhìn chòng chọc vào Long Nhị, liền vội vàng giục con:

- Phượng Hà, mau mau chào ông trẻ Long đi con.

Phượng Hà cũng học tôi lom khom lưng cất tiếng:

- Vâng, thưa ông trẻ Long.

Tôi thường nhớ Gia Trân, nhớ cả đứa con ở trong bụng vợ. Gia Trân đi được ba tháng, nhờ người nhắn tin về, bảo là đã ở cữ, đẻ một cậu con trai, bố vợ tôi đặt cho nó cái tên là Hữu Khánh. Mẹ tôi khẽ hỏi người nhắn tin:

- Hữu Khánh họ gì?

Người kia đáp:

- Họ Từ.

Lúc ấy tôi đang ở ngoài ruộng, mẹ tôi lật đật bước hai bàn chân nhỏ xíu dặt dẹo ra đồng báo tin. Mẹ chưa nói hết đã đưa vạt áo lau nước mắt, sau đó cứ rối rít bảo phải ra tỉnh thăm cháu nội. Vài ngày sau không thấy mẹ đi, tôi cũng không tiện hỏi. Theo tục lệ ở địa phương chúng tôi, gia Trân bị người nhà mẹ đẻ bắt ép phải đi thì cũng nên do người nhà mẹ đẻ đưa về. Mẹ tôi bảo:

- Hữu Khánh họ Từ thì Gia Trân cũng về nay mai thôi.

Mẹ tôi còn nói:

- Gia Trân hiện giờ còn đang yếu, vẫn nên ở trên tỉnh thì hơn. Gia Trân phải được tẩm bổ tử tế.

Khi Hữu Khánh được sáu tháng thì Gia Trân trở về. Khi trở về cô ấy không ngồi kiệu, cô ấy địu Hữu Khánh ở sau lưng đi bộ hơn mười dặm về nhà. Hữu Khánh nhắm mắt, cái đầu bé tí tẹo tựa vào lưng mẹ, lắc bên này lư bên kia, trở về nhận bố.

Gia Trân mặc áo dài màu đỏ tươi, xinh xắn trở về. Đi đến cửa lều tranh nhà tôi, cô ấy không bước vào ngay mà đứng ở ngoài tươi cười nhìn mẹ tôi.

Mẹ tôi ngồi đan giày cỏ ở trong nhà, khi ngẩng mặt lên thì nhìn thấy một người đàn bà xinh đẹp đứng ở cửa. Người Gia Trân đã che mất ánh sáng, mẹ tôi không nhận ra con dâu, cũng không nhìn thấy Hữu Khánh ở sau lưng. Mẹ hỏi:

- Tiểu thư nhà nào vậy, cô tìm ai?

Nghe vậy, Gia Trân cười khanh khách, nói:

- Con đây, Gia Trân đây, thưa mẹ!

Lúc ấy, tôi và Phượng Hà đang ở ngoài đồng. Phượng Hà ngồi ở bờ ruộng xem tôi cấy. Tôi nghe thấy có tiếng gọi mình, giống tiếng mẹ tôi mà cũng có phần không giống. Tôi bảo con gái:

- Ai đang gọi thế con?

Phượng Hà quay người nhìn, rồi đáp:

- Bà nội, bố ạ.

Tôi đứng thẳng lên nhìn thấy mẹ đang đứng ở cửa lều tranh còng lưng gọi to, Gia Trân mặc áo dài màu đỏ tươi bế Hữu Khánh đứng bên cạnh. Phượng Hà vừa nhìn thấy mẹ đã co cẳng chạy đi. Tôi đứng giữa ruộng nước, nhìn dáng mẹ lưng còng gọi con, mẹ gọi khỏe quá, hai tay chống vào đùi để khỏi ngã gập người xuống. Phượng Hà chạy thục mạng, đứa con gái lên năm của tôi cứ chao chao đảo đảo trên bờ ruộng, rồi nó sà vào lòng mẹ. Gia Trân bế Hữu Khánh ngồi xuống ôm Phượng Hà. Lúc này tôi mới lên bờ, mẹ tôi vẫn đang gọi, càng đến gần nhà, đầu tôi càng choang choáng. Tôi đến trước mặt Gia Trân mỉm cười với vợ. Gia Trân đứng lên, cứ chằm chằm nhìn tôi. Lúc này tôi đã không còn là Phú Quí mặc áo lụa, tôi đang mặc quần áo vải thô rách rưới, toàn thân lấm bê lấm bết. Nhìn dáng tôi như vậy, Gia Trân cúi đầu sụt sịt khóc.

Gia Trân trở về, gia đình lại đông đủ, tôi đi làm cũng có người giúp việc. Tôi bắt đầu thương vợ mình. Gia Trân bảo tôi như vậy, chứ tôi có cảm thấy gì đâu. Tôi thường nói với Gia Trân:

- Em lên bờ nghỉ một lúc đi.

Gia Trân là cô gái thành thị, da mịn thịt non, chân yếu tay mềm, nhìn cô ấy làm việc đồng áng, tôi cứ thấy thương thương. Nghe tôi giục đi nghỉ, Gia Trân vui vẻ cười và bảo:

- Em không mệt.

Mẹ tôi nói đúng, chỉ cần con người sống vui vẻ là không sợ nghèo. Gia Trân cởi bỏ áo dài, cũng mặc áo vải thô như tôi, suốt ngày cô ấy làm việc mệt thở không ra hơi, mà vẫn cứ tươi cười. Phượng Hà là con bé ngoan, chúng tôi từ nhà ngói dọn ra ở lều tranh, mà cháu vẫn vui vẻ, ăm cơm độn ngô độn khoai mà cũng không nhổ đi. Sau khi em trai về, nó càng vui hớn hở, không còn theo bố ra đồng nữa, cứ luôn luôn ở nhà bế em. Hữu Khánh mới ở tỉnh được sáu tháng đã phải về bên bố chịu khổ. Tôi cảm thấy mình rất có lỗi với con trai.

Cứ như thế sống được một năm thì mẹ tôi bị ốm. Mới đầu chỉ là chóng mặt, mẹ tôi bảo nhìn con cháu cứ lờ mờ; tôi cũng không để ý lắm, nghĩ bụng mẹ đã cao tuổi, mắt mờ là chuyện đương nhiên. Sau đó có một hôm, lúc đun bếp đột nhiên mẹ tôi gục đầu vào tường như đang ngủ. Khi hai vợ chồng tôi từ ngoài đồng về, mẹ tôi vẫn gục như vậy. Gia Trân gọi mẹ, mẹ cũng không đáp; đưa tay lay người mẹ, thì mẹ trượt theo bờ tường. Gia Trân sợ quá gọi tôi, khi tôi vào bếp thì mẹ đã tỉnh, mẹ trân trân nhìn chúng tôi. Chúng tôi hỏi mẹ, mẹ cũng không trả lời. Một lúc sau, mẹ ngửi thấy mùi khét, biết nồi cơm đã cháy, mới cất tiếng:

- Ái chà, sao mẹ lại ngủ thế nhỉ?

Mẹ tôi hốt hoảng định đứng lên, mới đứng được nửa người thì chân thõng ra, người ngã xuống. Tôi vội vàng bế mẹ lên giường, mẹ tôi cứ luôn mồm nói mình đã ngủ say, mẹ sợ chúng tôi không tin. Gia Trân kéo tôi ra một bên, bảo:

- Anh lên tỉnh mời thầy lang về xem sao.

Mời thầy lang thì phải có tiền, tôi cứ đứng lặng thinh. Gia Trân lật nệm lấy ra hai đồng bạc gói trong khăn mùi xoa. Nhìn hai đồng tiền bằng bạc, tôi có phần đau lòng, đó là số tiền Gia Trân đem từ tỉnh về, chỉ còn lại hai đồng này. Sức khỏe của mẹ tôi càng khiến tôi lo lắng, tôi liền cầm lấy tiền. Gia Trân gấp ngay ngắn chiếc khăn mùi xoa lại nhét vào dưới nệm, lấy ra một bộ quần áo sạch sẽ bảo tôi mặc vào. Tôi bảo vợ:

- Anh đi nhé.

Gia Trân không đáp, cô ấy đi theo tôi ra cửa. Đi được mấy bước tôi quay đầu nhìn vợ, vợ tôi vuốt vuốt tóc về đằng sau gật gật đầu chào tôi. Từ sau khi Gia Trân trở về, đây là lần đầu tiên tôi xa nhà. Tôi mặc bộ quần áo tuy rách nhưng sạch sẽ, chân đi giày cỏ mẹ tôi bện để vào thành phố. Phượng Hà ngồi ở sân trước cửa bế Hữu Khánh đang ngủ. Nhìn thấy bố mặc gọn gàng sạch sẽ, nó hỏi:

- Bố ơi, bố ra đồng đấy à?

Tôi đi nhanh lắm, chưa đầy nửa tiếng đồng hồ đã đến tỉnh. Đã hơn một năm rồi tôi không lên tỉnh, bây giờ vào thành phố trong lòng có phần ngỡ ngàng. Tôi liền nghĩ đến Gia Trân, nghĩ đến vợ cũng không sợ gặp người quen nữa. Tôi ăn mặc có rách rưới một chút, nhưng Gia Trân vẫn tốt với tôi như trước. Tôi biết hết mấy thầy thuốc trong thành phố trình độ khám chữa thế nào, ai lấy đắt, ai lấy vừa phải. Suy nghĩ một lát, tôi quyết định vẫn nên đến tìm thầy lang Lâm ở cạnh cửa hàng lụa. Ông lang này là bạn của bố vợ tôi, thấy người nhà của Gia Trân có lẽ ông ta cũng không nỡ lấy quá đắt.

Khi đi qua phủ cụ huyện, tôi nhìn thấy một em bé mặc áo lụa đang kiễng chân cố sức định nắm lấy cái vòng đồng gõ cổng. Cậu bé suýt soát tuổi con gái tôi, tôi bảo nó:

- Để ta gõ giúp cháu.

Cậu bé vui vẻ gật đầu, tôi liền móc tay cầm vòng đồng gõ thật mạnh mấy cái, ở bên trong có người nói vọng ra:

- Có đây.

Lúc này cậu bé mới nói với tôi:

- Chúng ta mau mau chạy đi thôi.

Tôi chưa hiểu ra sao, thì cậu bé nép sát bờ tường chuồn mất. Sau khi mở cổng, một người đàn ông ăn vận kiểu đầy tớ vừa nhìn thấy bộ quần áo của tôi, chẳng nói năng chi, giơ tay đẩy tôi một cái. Tôi không ngờ anh ta lại làm thế, loạng choạng ngã từ bậc thềm xuống. Tôi bò dậy, vốn định cho qua, song thằng cha kia lại bước xuống đá tôi một phát, còn bảo:

- Đi ăn mày thì cũng phải xem xem chỗ này là chỗ nào chứ.

Tôi cáu tiết, chửi luôn:

- Ta có phải gặm xương mục trong mộ tổ nhà người, cũng không thèm đến ăn xin nhà ngươi đâu nhé!

Hắn xô đến đánh liền, tôi bị một quả đấm vào mặt, hắn cũng bị tôi đá một cú, hai chúng tôi túm đánh nhau trong phố. Thằng nhãi này gớm ra phết, xem chừng không thắng nổi tôi, liền túm chặt đũng quần nhấc chân, còn tôi cho hắn mấy cái đá đít. Cả hai đứa chúng tôi không biết đánh nhau, quần đảo nhau một lúc thì nghe có ai đó ở đằng sau quát:

- Ê, xấu quá, hai thằng súc sinh này đánh nhau trông ngứa mắt quá thể.

Chúng tôi bỏ nhau ra, nhìn về phía đằng sau, thì thấy một ông đội lính Quốc dân đảng mặc quần áo vàng đứng ở đó, mười cỗ pháo lớn đều do ngựa kéo. Người quát vừa giờ đeo súng lục ở lưng là một sĩ quan. Tên người hầu kia quả là linh hoạt, vừa nhìn thấy viên sĩ qua, hắn liền cúi đầu khom lưng:

- Thưa quan lớn, hì hì, thưa quan lớn.

Viên sĩ qua huơ huơ tay bảo chúng tôi:

- Hai con lừa ngu xuẩn, không biết đánh nhau thì kéo pháo cho ta.

Tôi vừa nghe nói vậy đã rùng mình lạnh toát người, ông ta định bắt tôi đi lính. Tên người hầu kia cũng hãi, bước lên nói:

- Thưa quan lớn, con vốn là người trong nhà cụ huyện của huyện này.

Viên sĩ quan nói:

- Công tử của cụ huyện lại càng phải dốc sức vì đảng vì nước.

- Không, không! – Tên đầy tớ sợ hãi rối rít – Con không phải là công tử, có đánh chết con cũng không dám. Thưa ông trung đội trưởng, con là đầy tớ của cụ huyện.

- Mẹ kiếp! – Viên sĩ quan chửi to – Ta là đại đội trưởng.

- Vâng, vâng, thưa đại đội trưởng, con là đầy tớ của cụ huyện.

Tên đầy tớ kia có nói đến mấy cũng vô ích, ngược lại còn làm cho ông sĩ quan bực tức, ông ta giờ tay cho hắn một cái tát.

- Mẹ kiếp, nói in ít thôi, đi kéo pháo! – Ông ta nhìn đến tôi – Cả mày nữa!

Tôi đành phải bước tới kéo một dây cương ngựa đi theo họ về phía trước. Tôi nghĩ, đến lúc ấy sẽ tìm cơ hội trốn chạy sau. Tên đầy tớ vẫn còn van nài cầu xin trước mặt đại đội trưởng; đi được một đoạn, đại đội trưởng tự nhiên đồng ý. Ông ta bảo:

- Được, được, nhà ngươi về đi, mày làm tao chán chết đi mất.

Tên đầy tớ hớn hở run lên, hắn ta như muốn quì xuống cúi đầu lạy đại đội trưởng, song lại không quỳ, chỉ đứng trước mặt đại đội trưởng xoa xoa tay liên tục. Đại đội trưởng quát:

- Còn chưa cút đi hả?

Tên đầy tớ thưa:

- Cút, cút, con cút đây ạ!

Nói xong hắn quay người đi luôn. Bấy giờ đại đội trưởng mới rút súng lục ở lưng ra, giơ tay ngang vai, ngắm một mắt vào nhằm trúng tên đầy tớ đang đi. Tên đầy tớ đi được hơn mười bước quay đầu lại nhìn, thấy vậy hắn sợ tới mức đứng ngây ra tại chỗ không nhúc nhích, giống như con chim sẻ ban đêm để đại đội trưởng ngắm bắn. Lúc ấy đại đội trưởng bảo hắn:

- Đi đi, đi đi!

Tên đầy tớ quì sụp xuống đất, vừa khóc vừa nói:

- Thưa đại đội trưởng, đại đội trưởng, đại đội trưởng…

Đại đội trưởng bắn hắn một phát, không bắn trúng mà bắn cạnh hắn, viên đá nhỏ văng vào làm hắn toạc chảy máu. Đại đội trưởng cầm súng huơ tay nói:

- Đứng lên, đứng lên!

Hắn đứng dậy, đại đội trưởng lại nói:

- Đi đi, đi đi!

Hắn khóc thảm thiết lắm, cứ lắp ba lắp bắp:

- Con xin kéo pháo, thưa đại đội trưởng.

Đại đội trưởng lại giơ súng ngang vai ngắm vào hắn lần nữa, mồm nói:

- Đi nào, đi nào!

Lúc này tên người hầu mới đột nhiên vỡ lẽ, hắn quay người chạy như bay như biến. Khi đại đội trưởng bắn phát thứ hai, thì hắn vừa vặn tạt vào trong ngõ. Đại đội trưởng nhìn khẩu súng lục của mình, chửi một tiếng:

- Mẹ kiếp, ta lại nhắm sai một con mắt.

Đại đội trưởng quay lại nhìn tôi đứng ở đằng sau, giơ súng bước đến chĩa nòng vào ngực tôi, bảo:

- Mày cũng về chứ?

Hai chân tôi run bần bật, nghĩ bụng lần này cho dù ông ta có nhắm cả hai mắt cũng cho tôi một phát về chầu giời. Tôi rối rít nói:

- Con kéo pháo, con kéo pháo.

Tay phải tôi nắm dây cương, tay trái nắm chặt hai đồng bạc Gia Trân cho tôi để trong túi áo. Khi ra khỏi thành phố, nhìn thấy cánh đồng và cái lều tranh giống nhà mình, tôi cúi đầu rưng rưng nước mắt.

Tôi đi theo đại đội pháo này lên phía Bắc, càng đi càng xa. Hơn một tháng sau chúng tôi đến An Huy. Mấy hôm đầu tôi cứ định trốn. Lúc bấy giờ không phải chỉ có tôi muốn trốn, cứ hai ngày trong đại đội lại thiếu đi một vài khuôn mặt quen quen. Tôi liền hỏi một linh cũ là Lão Toàn. Lão Toàn bảo:

- Không ai chạy nổi đâu.

Lúc kháng chiến Lão Toàn cũng bị bắt đi lính, hành quân đến Giang Tây anh ta đã bỏ trốn, vài hôm sau lại bị quân đội Phúc Kiến bắt đi. Đi lính hơn sáu năm, chưa đánh nhau với quân Nhật, chỉ đánh nhau với du kích của Đảng Cộng sản. Trong thời gian ấy, Lão Toàn trốn lính bảy lần, lần nào cũng bị bắt lại. Lần cuối cùng chỉ cách nhà hơn một trăm dặm, kết quả gặp phải đơn vị này. Lão Toàn không định trốn lính nữa. Anh ta bảo:

- Mình đào ngũ chán rồi.

Sau khi chúng tôi vượt dòng Trường Giang thì bắt đầu mặc áo bông. Qua được Trường Giang thì ý định đào ngũ của tôi cũng chết hẳn, cách nhà càng xa thì tôi càng không có gan đào ngũ nữa. Đại đội của tôi có đến mười đứa con trai mới mười lăm mười sáu tuổi, trong đó có một cậu lính choai choai là Xuân Sinh, người Giang Tô, hắn cứ dò hỏi tôi đi lên phía Bắc có phải đánh nhau không, tôi bảo phải. Thật ra tôi cũng không biết. Tôi nghĩ, đã đi lính thì tránh sao khỏi đánh nhau. Xuân Sinh và tôi thân nhau lắm. Cậu ấy cứ bám riết tôi, kéo cánh tay tôi hỏi:

- Liệu chúng mình có bị đánh chết không?

Tôi đáp:

- Mình không biết.

Khi nói ra câu ấy, trong lòng tôi cũng đau đớn khó chịu lắm. Sau khi vượt sông Trường Giang, chúng tôi bắt đầu nghe thấy tiếng súng. Đầu tiên nghe văng vẳng từ xa vọng lại, chúng tôi đi tiếp hai ngày nữa, tiếng súng tiếng pháo càng ngày càng to. Hôm ấy, chúng tôi vào một làng, trong làng đừng nói chi đến người, ngay đến con gà con lợn cũng không có. Đại đội trưởng ra lệnh cho chúng tôi lắp đại bác, tôi biết chuyến này chắc là sắp đánh nhau thật sự. Có người đi đến hỏi đại đội trưởng:

- Đây là đâu, thưa đại đội trưởng?

Đại đội trưởng đáp:

- Mày hỏi ta, mẹ kiếp, ta hỏi ai hả?

Ngay đến đại đội trưởng cũng không biết chúng tôi đã đến đâu. Người trong làng đã bỏ chạy sạch, tôi nhìn bống chung quanh, ngoài cây cối trơ trụi chẳng thấy cái gì khác. Được hai hôm thì lính mặc áo vàng mỗi lúc một đông, ở chung quanh họ rút đi đội này, thì đội khác lại đến, có những đơn vị đóng ngay cạnh chúng tôi. Lại qua hai hôm nữa, đại bác của chúng tôi vẫn chưa bắn. Đại đội trưởng nói với chúng tôi:

- Chúng ta đã bị bao vây.

Không phải chỉ có đại đội của chúng tôi bị bao vây, cả quân đoàn có đến mười vạn người hoàn toàn bị vây hãm trong một địa phương chỉ có hai mươi dặm vuông, đâu đâu cũng có lính áo vàng, cứ y như đi trẩy hội. Lúc này Lão Toàn thánh thật, anh ta ngồi hút thuốc trên một mô đất trong chiến hào, nhìn những anh lính da vàng đi đi lại lại, thỉnh thoảng chào hỏi ai đó trong bọn họ, anh ta quen nhiều người lắm. Lão Toàn đi Nam về Bắc, đã từng sống ở bảy đơn vị quân đội. Anh ta hỉ hả nói bậy bạ với mấy người quen cũ, hỏi thăm nhau mấy tên người, tôi nghe họ nói không phải chết đâu, vì hai hôm trước có nhìn thấy nhau mà. Lão Toàn sau đó nói với tôi, nhưng anh có đó trước đây đã cùng đào ngũ với anh ta. “Cậu xem, - Lão Toàn nói – chẳng ai chạy thoát đâu”.

Lúc mới đầu chúng tôi chỉ bị vây, quân Giải phóng không lập tức đến đánh chúng tôi, chúng tôi cũng không sợ mấy, đại đội trưởng cũng không sợ. Ông ta bảo Ủy viên Tưởng Giới Thạch sẽ cử xe tăng đến cứu chúng tôi. Sau đó, tiếng súng ở phía trước mỗi lúc một gần, chúng tôi cũng không phải sợ lắm, chỉ có điều chẳng ai có việc gì làm, đại đội trưởng cũng không ra lệnh chúng tôi bắn pháo. Có một người lính cũ nghĩ đến anh em ở phía trước đổ máu toi mạng; chúng tôi chơi dài cũng chẳng phải chuyện hay, anh ta liền đi hỏi đại đội trưởng:

- Chúng ta có nên bắn mấy quả pháo không ạ?

Lúc ấy đại đội trưởng đang nấp trong hầm đánh bạc, ông ta giận dữ hỏi lại:

- Bắn vào đâu hả?

Đại đội trưởng nói cũng đúng, nếu bắn mấy quả vào đầu anh em quân mình, cả quân đoàn ở phía trước cáu tiết lên quay lại thanh toán chúng tôi thì chẳng phải chuyện đùa. Đại đội trưởng ra lệnh cho chúng tôi cứ ngồi tại trận địa, thích làm gì thì làm, chỉ có điều không được bắn pháo.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:18:47 | Chỉ xem của tác giả
2.

Sau khi bị bao vây, toàn bộ lương thực đạn dược đều dựa vào thả dù. Hễ máy bay xuất hiện ở trên trời, thì toàn quân ở dưới cứ nhao nhao chen nhau như kiến cỏ đi cướp gạo. Hễ máy bay bay đi là toàn quân lại chia thành từng tốp kéo về các ngôi nhà và cây cối trơ trụi, vừa dỡ nhà vừa chặt cây, đâu có giống đánh nhau. Những tiếng kêu loạn xị gần như át cả tiếng súng tiếng pháo ở phía trước.

Chẳng bao lâu, những nhà ở và cây cối mắt nhìn thấy đều mất sạch, chỗ nào cũng có khói nấu cơm bốc lên bay lơ lửng trên bầu trời.

Lúc bấy giờ đạn nhiều hơn cả, ngả lưng xuống chỗ nào cũng đè lên đau nhói. Chưa được một ngày, các ngôi nhà ở chung quanh đã bị dỡ sạch, cây cối cũng bị chặt sạch, chỗ nào cũng có lính cầm lưỡi lê đi cắt cỏ khô, trông chẳng khác gì cảnh vào vụ gặt hái, có những người đánh gốc cây mồ hôi nhễ nhại. Vào những lúc này, người đi cướp gạo đã ít đi, chúng tôi ra khiêng ba bao tải gạo rõ to về hầm rải ra làm giường ngủ, nằm lên bao gạo không sợ đạn chọc vào lưng đau đớn khó chịu nữa.

Đến khi không còn kiếm ra thứ gì để làm củi nấu cơm nữa, mà Ủy viên Tưởng Giới Thạch vẫn chưa cứu được chúng tôi đi, được cái máy bay không còn thả gạo nữa, mà thay bằng thả bánh bích qui, bánh nướng. Từng bao từng bao bánh nướng thả xuống, những người anh em như bầy súc vật lao tới tranh cướp loạn xạ, xếp thành từng lớp từng tầng y như đế giày của mẹ tôi xếp đống, bọn họ kêu gào hò hét om sòm chẳng khác gì sói rừng.

Lão Toàn bảo:

- Chúng ta chia nhau đi cướp.

Lúc này chỉ có thể chia nhau đi cướp, mới cướp được nhiều bánh nướng đem về. Chúng tôi bò ra khỏi hầm, tự chọn hướng mà đi. Lúc này đạn đã bay đi bay lại ở gần đó, thường có những viên đạn bay sượt qua. Một lần tôi đang đi, đang đi, một người bên cạnh đột nhiên ngã xuống, tôi cứ tưởng anh ta bị ngất, quay lại nhìn thì nửa bên đầu của anh ta không còn, tôi sợ bủn rủn cả chân tay, suýt nữa cũng ngã. Cướp bánh nướng còn khó hơn cướp gạo, nghe nói quân ta ngày nào cũng có người chết do liều mạng. Khi có máy bay từ đằng xa bay đến, tất cả quân lính đều từ đất bật dậy chạy theo máy bay; cứ tưởng mặt đất trơ trụi đột nhiên mọc lên những vạt cỏ, hễ bao bánh nướng thả xuống là mọi người tản ra, đuổi theo từng cái dù mà mình đã nhìn sẵn. Bao bánh nướng gói không chắc, hễ rơi xuống đất là rơi vãi, hàng chục hàng trăm người xông vào vồ, có những người còn chưa chạm đất đã bị xô ngất xỉu. Mỗi lần tôi lao vào cướp bánh là toàn thân đau đớn như bị người ta treo lên lấy thắt lưng da đánh cho một trận. Rút cuộc thì cũng chỉ cướp được mấy cái bánh nướng. Về đến hầm thì Lão Toàn đã ngồi ở đó, mặt anh ta sây sát chỗ tím chỗ đỏ, anh ta cũng chẳng cướp được nhiều hơn so với tôi. Lão Toàn đã tám năm đi lính nhưng lòng dạ vẫn lương thiện. Anh ta để bánh của mình lên trên bánh của tôi, bảo chờ Xuân Sinh về cùng ăn. Hai chúng tôi ngồi trong hầm thò đầu ra nhìn ngó Xuân Sinh.

Một lúc sau, chúng tôi nhìn thấy Xuân Sinh ôm một đống giày cao su lom khom chạy về. Anh chàng ta hớn hở mặt đỏ bừng, cậu ta quăng người một phát lăn vào trong, chỉ giày cao su rơi đầy đất, hỏi chúng tôi:

- Nhiều không?

Lão Toàn nhìn tôi, hỏi Xuân Sinh:

- Thứ này ăn được à?

Xuân Sinh đáp:

- Có thể nấu cơm chứ.

Chúng tôi nghĩ cũng đúng lắm. Nhìn mặt Xuân Sinh không hề sây sát gì, Lão Toàn bảo tôi:

- Tay này tinh khôn hơn tất cả mọi người.

Sau đó, chúng tôi không đi cướp bánh nướng nữa, áp dụng luôn cách làm của Xuân Sinh. Khi cướp bánh nướng, người nọ đè lên người kia, thì chúng tôi liên tụt luôn giày cao su trên chân họ đem về đốt, dù sao thì gạo đã có sẵn, như thế còn tránh được thịt da khỏi ăn đòn. Ba đứa chúng tôi ôm vách chiến hào nhìn những người để chân trần vừa đi vừa nhảy lò cò trong mùa đông, cứ cười hì hì suốt.

Tiếng súng tiếng pháo ở phía trước mỗi lúc một gấp, không kể ban ngày hay ban đêm, ở trong hầm chúng tôi nghe cũng đã quen; thường xuyên có đạn pháo nổ ở gần, đại bác của chúng tôi đều bị phá nát. Những cỗ pháo lớn ấy không hề bắn một phát, như thế chúng tôi càng rỗi rãi. Nhưng ngày này, Xuân Sinh cũng chẳng sợ gì nữa, lúc này có sợ cũng vô ích. Tiếng súng tiếng pháo mỗi lúc một gần, chúng tôi cứ tưởng hãy còn xa. Khó chịu nhất là thời tiết càng ngày càng lạnh, ngủ được vài phút thì lạnh cóng lại thức dậy. Khi đạn phảo nổ ở ngoài đất rung chuyển, tai chúng tôi ù tịt. Nói gì thì nói, Xuân Sinh cũng chỉ là thằng nhóc, nó đang nhắm mắt mơ mơ màng màng, thì một quả rốc két nổ gần đó hất bổng nó lên. Bị đánh thức, nó giận dữ xông ra đứng ở đường hào quát to với tiếng pháo tiếng súng ở phía trước:

- Mẹ kiếp, khẽ một chút, cứ ầm ầm lên bố mày ngủ sao được!

Tôi vội vàng kéo nó vào, lúc này đạn bay chiu chiu trên chiến hào. Trận địa của quân ta mỗi ngày một thu hẹp, chúng tôi không dám ra khỏi hầm hào, trừ khi đói mềm mới bò đi kiếm ăn. Ngày nào cũng có mấy ngàn thương binh được khiêng tới, trận địa của đại đội chúng tôi ở tuyến sau đã trở thành gầm trời của thương binh. Mấy hôm liền tôi, Lão Toàn và Xuân Sinh bám vào đường hào, thò đầu lên nhìn những chiếc băng ca chở thương binh cụt chân gẫy tay đi qua. Chẳng bao lâu có hàng xâu băng ca đi tới, những người khiêng cáng ai ai cũng khom lưng chạy đến trước gần chỗ chúng tôi tìm một vạt đất trống, hô một hai ba, hô đến số ba, thì hất băng ca một cái vứt thương binh xuống đất như hất rác, chẳng nhòm ngó gì đến. Thương binh đau đớn gào khóc ầm ĩ. Tiếng kêu trời kêu đất cứ vang lên hết chuỗi này đến chuỗi khác. Nhìn bọn chở băng ca bỏ đi, Lão Toàn chửi một câu:

- Những đồ súc vật!

Thương binh càng ngày càng nhiều, chỉ cần ở phía trước còn có tiếng súng thì còn có băng cáng khiêng đến đây, hô một hai ba vất thương binh xuống. Mới đầu chỉ có từng đống từng đống thương binh, về sau thành một bãi lớn, thương binh cứ kêu oai oái ở đó. Suốt đời, tôi không quên được những tiếng kêu đau đớn ấy. Tôi và Xuân Sinh chứng kiến cảnh tượng đó, cứ rùng mình dựng tóc gáy liên tục, ngay cả đến Lão Toàn cũng phải chau mày. Tôi nghĩ đánh nhau kiểu gì thế không biết.

Trời vừa tối, lại mưa tuyết, có một khoảng thời gian dài im tiếng súng, chúng tôi liền nghe thấy tiếng hu hu của mấy ngàn thương binh chưa chết nằm ở ngoài chiến hào, lúc thì giống như là đang khóc, lúc lại giống như đang cười. Đó là những tiếng kêu đau đớn chịu không nổi, cả đời tôi chưa bao giờ nghe thấy những tiếng kêu khủng khiếp như thế, cứ từng đợt từng cơn như nước thủy triều à à ập qua người chúng tôi. Tuyết rơi xuống, trời tối quá, chúng tôi không nhìn thấy hoa tuyết, chỉ cảm thấy vừa lạnh vừa ướt, từng cánh mềm mại trên tay tan dần, chẳng mấy chốc lại đọng lại một lớp tuyết dày khác.

Ba người chúng tôi co quắp nhau mà ngủ, vừa đói vừa lanh. Lúc này máy bay cũng ít đến, tìm được cái ăn đã khó khăn lắm, chẳng còn ai mong ngóng Ủy viên trưởng Tưởng Giới Thạch đến cứu nữa, tiếp theo là cũng chẳng ai biết mình sống hay chết. Xuân Sinh hích hích vào tôi hỏi:

- Phú Quí ngủ rồi hả?

Tôi đáp:

- Chưa.

Hắn lại hích hích Lão Toàn. Lão Toàn không trả lời. Xuân Sinh khịt mũi hai cái, bảo tôi:

- Phen này thì chết mất thôi.

Tôi nghe vậy cũng cay cay trong mũi. Lúc này Lão Toàn mới lên tiếng, anh ấy duỗi duỗi hai cánh tay bảo:

- Đừng nói gở thế. – Anh ấy ngồi dậy, lại bảo – Ta cũng đánh mấy chục trận to nhỏ, lần nào cũng bụng bảo dạ: Ta có chết cũng phải sống, đạn sạt qua đủ mọi chỗ trên người ta, chỉ có điều không găm vào thân ta. Xuân Sinh này, chỉ cần nghĩ mình không chết sẽ không chết.

Sau đó,chẳng ai nói gì thêm,anh nào nghĩ đến việc của anh nấy.

Tôi luôn luôn nghĩ đến nhà mình,nghĩ đến Phượng Hà đang bế Hữu Khánh đứng ở cửa,nghĩ đến mẹ tôi và Gia Trân…Cứ nghĩ,cứ nghĩ miên man,trong lòng y như bị đút nút chặt,thở không nổi,y như bị ai đó bịt chặt mồm chặt mũi.

Vào khoảng nửa đêm, tiếng gào khóc của thương binh ở ngoài hầm đã nhỏ dần; tôi nghĩ phần đông bọn họ đã ngủ, chỉ còn vài ba người đang kêu rên. Những tiếng kêu rên ấy đứt đoạn, cứ văng vẳng, y như đang nói chuyện, người này hỏi một câu, người kia đáp một lời, tiếng kêu thảm thương tới mức không giống người sống nói ra. Được một lúc nữa thì chỉ còn lại một tiếng đang nức nở, nghe nhỏ như tiếng muỗi kêu vo ve qua lại trên mặt tôi. Tôi cứ nghe cứ nghe, đã không giống đang kêu rên, mà trái lại như đang hát điệu gì đó, bốn chung quanh im phăng phắc, chỉ có một tiếng này cứ quanh đi quẩn lại mãi ở đó. Tôi nghe đến nỗi phát khóc, tuyết trên mặt tan ra chảy vào cổ, y như gió lạnh thổi đến.

Lúc trời sáng, chẳng còn tiếng gì nữa. Chúng tôi thò đầu ra xem, mấy ngàn thương binh hôm qua còn gào khóc, giờ đã chết hết, nằm ngổn ngang ra đó không nhúc nhích, một lớp tuyết mỏng phủ lên người. Bọn người nằm trong chiến hào vẫn còn sống chúng tôi cứ ngây người ra mà nhìn. Chẳng ai nói một lời, ngay đến Lão Toàn là lính cũ đã nhìn thấy không biết cơ man nào là người chết cũng thừ người ra rất lâu, cuối cùng anh ấy thở dài, lắc lắc đầu nói với chúng tôi:

- Thảm quá!

Nói rồi, anh Toàn bò ra đường hào đi vào giữa đám người chết rộng mông mênh, lật người này nhấc người kia. Anh Toàn lom khom bước qua bước lại giữa đống xác, thỉnh thoảng ngồi xổm lấy tuyết xoa xoa mặt cho ai đó. Lúc này tiếng súng tiếng pháo lại rộ lên, một số viên đạn bay về phía này. Tôi và Xuân Sinh sực tỉnh, vội vàng gọi Lão Toàn:

- Mau mau quay về, anh Toàn ơi!

Lão Toàn tỉnh bơ, cứ tiếp tục xem đi xem lại. Một lúc sau, anh ấy đứng lên, nhìn ngó qua lại mấy lần nữa, rồi mới đi về phía chúng tôi. Khi đến gần, anh ấy giơ ra bốn ngón tay, lắc lắc đầu bảo chúng tôi:

- Mình nhận ra bốn người.

Vừa nói xong, anh Toàn đột nhiên trợn tròn mắt với chúng tôi, hai chân anh đứng tại chỗ như đông cứng, sau đó cả người quỳ sụp xuống. Chúng tôi không biết tại sao anh lại thế, chỉ nhìn thấy có đạn pháo bay đến liền hét toáng lên:

-Anh Toàn, mau mau lên!

Gọi mấy lần mà anh Toàn vẫn cứ thế, chúng tôi mới nghĩ ra: Hỏng rồi, anh Toàn có chuyện rồi. Tôi vội vàng bò khỏi đường hào, chạy đến chỗ Lão Toàn, chạy đến trước mặt nhìn thì lưng anh Toàn đã đẫm máu. Mắt tôi nảy đom đóm, rối rít gọi Xuân Sinh. Sau khi Xuân Sinh đến nơi, hai chúng tôi khiêng anh Toàn xuống hào, mảnh đạn bay vèo vèo sát ngay bên chúng tôi.

Chúng tôi đặt anh Toàn nằm xuống. Tôi lấy tay bịt chỗ chảy máu trên lưng anh ấy, vết thương vừa ướt vừa mỏng, máu vẫn đang chảy lọt qua kẽ tay tôi. Mắt anh Toàn từ từ mở ra, có lẽ là để nhìn chúng tôi một lát, sau đó động đậy mồm, giọng khản đặc hỏi chúng tôi:

- Đây là đâu nhỉ?

Tôi và Xuân Sinh ngẩng lên nhìn chung quanh, chúng tôi làm sao biết được đây là đâu, đành phải nhìn lại anh Toàn. Anh Toàn nhắm chặt mắt lại, rồi từ từ mở ra, càng mở càng to, mồm anh đã méo xệch trông y như nhăn nhó. Chúng tôi nghe thấy giọng anh khàn khàn:

- Ngay đến chết ở đâu ta cũng không biết nữa.

Nói xong câu này được một lúc thì anh tắt thở. Anh Toàn chết, đầu ngoẹo sang một bên. Tôi và Xuân Sinh biết anh đã chết, chúng tôi đang nhìn nhau thì Xuân Sinh khóc trước, Xuân Sinh đã khóc thì tôi cũng không cầm được nước mắt.

Sau đó, chúng tôi nhìn thấy đại đội trưởng, ông ta đã thay áo lính mặc quần áo dân thường, trong thắt lưng buộc toàn tiền là tiền, xách một cái túi đi về hướng Tây. Chúng tôi biết là ông ta định bỏ chạy. Buộc tiền trong quần áo, nên khi ông ta đi người cứ vặn vọ như bà ba béo. Có một người lính họ Oa gọi ông ta:

-Thưa đại đội trưởng, Ủy viên trưởng Tưởng Giới Thạch có còn cứu chúng ta không?

Đại đội trưởng quay lại bảo:

-Thằng ngốc, mẹ cậu lúc này cũng chẳng đến cứu cậu đâu, vẫn là mình tự cứu lấy mình thôi.

Một lính cũ bắn ông ta một phát, đạn không trúng, đại đội trưởng vừa nghe thấy tiếng đạn bay về hướng mình, liền co cẳng chạy thục mạng, mất hế vẻ oai phong ngày trước. Mấy người lính đều giơ súng bắn ông ta, ông ta kêu oai oái, chạy qua chạy lại trông cánh đồng tuyết rồi mất hút.

Tiếng súng tiếng pháo đã nổ đến trước mặt chúng tôi. Chúng tôi đều đã nhìn thấy bóng người bắn súng ở phía trước, trong khói đạn cứ từng người từng người ngã xuống. Tôi tính toán thấy mình không sống nổi đến tuổi trung niên, chưa bước sang tuổi trung niên đã đến lượt mình bị chết. Một tháng nay quần đảo trong bom đạn, tôi không còn sợ chết cho lắm, chỉ có điều cảm thấy mình chết không rõ ràng minh bạch. Thế này quả thật là oan uổng. Mẹ tôi và Gia Trân đều không biết tôi chết ở đâu. Tôi nhìn Xuân Sinh, một tay cậu ta còn gác lên người anh Toàn, cũng nhìn tôi và nét mặt buồn rười rượi. Chúng tôi đã ăn gạo sống mấy hôm, mặt Xuân Sinh bị phù, cậu ấy thè lưỡi liếm liếm môi bảo tôi:

- Em muốn ăn bánh nướng.

Đến bây giờ thì chết chóc đã không quan trọng nữa. Trước khi chết được ăn bánh nướng là cũng biết đủ rồi. Xuân Sinh đứng lên, tôi cũng không bảo cậu ấy cẩn thận với tiếng súng đạn. Cậu ấy nhìn rồi bảo:

- Có lẽ ở ngoài còn bánh nướng. Em đi tìm thử xem.

Xuân Sinh bò ra chiến hào, tôi không ngăn cậu ấy. Dù sao thì chẳng đến trưa nay đâu, chúng tôi sẽ đều phải chết, nếu cậu ấy được ăn bánh nướng thật thì tốt quá. Tôi nhìn cậu ấy uể oải bước qua các xác chết, đi được vài bước còn quay lại bảo tôi:

- Anh đừng đi đâu nhé! Tìm được bánh em sẽ quay về.

Cậu ta buông thõng hai tay, cúi đầu đi vào chỗ khói lửa mù mịt ở phía trước. Lúc này trong không khí đầy mùi khét lẹt và bụi bẩn, hít thở vào họng đều cảm thấy có từng viên từng hạt như đá nhỏ.

Chưa đến trưa, thì những người còn sống trong đường hào đều bị bắt làm tù binh. Khi quân Giải phóng cầm súng xông đến, có một lính cũ bảo chúng tôi giơ hai tay lên. Anh ta căng thẳng đến mức tái mặt đi, hò hét bảo chúng tôi chớ có động vào khẩu súng ở bên cạnh. Anh ta sợ đến lúc ấy ngay cả anh ta cũng xúi quẩy. Một người lính Giải phóng trạc tuổi Xuân Sinh chĩa thẳng nòng súng đen ngòm vào tôi; tôi sững sờ, nghĩ thầm lần này thì chết thật. Nhưng anh ta không nổ súng, nói với tôi câu gì đó, tôi nghe thấy tiếng bảo tôi bò ra, trong lòng bỗng hồi hộp, tôi lại có ý mong được sống. Sau khi tôi bò ra khỏi hầm, anh ta bảo:

- Bỏ tay xuống.

Tôi bỏ hai tay xuống, cũng hết hồi hộp. Một hàng hơn mười hai tù binh chúng tôi do anh ta áp giải đi về hướng Nam, đi được một quãng thì nhập vào một đội tù binh lớn hơn. Khắp nơi chỗ nào cũng có những cột khói cao vút, đổ nghiêng về một phía. Trên mặt đất chi chít hố bom, xác chết ngổn ngang, những cỗ xe quân sự cháy đen vẫn còn đang nổ lép bép. Sau khi chúng tôi đi được một chặng, thì hơn hai mươi bộ đội giải phóng gánh bánh bao từ hướng Bắc đi thẳng đến; bánh bao nóng hôi hổi, tôi nhìn thấy thèm rỏ cả nước dãi. Một sĩ quan áp giải chúng tôi bảo:

- Các anh tự xếp hàng vào tử tế.

Không ngờ họ đã đem bánh bao đến cho chúng tôi ăn. Nếu Xuân Sinh còn ở đây thì hay quá. Tôi nhìn ra xa xa, không biết thằng bé này còn sống hay đã chết. Chúng tôi tự động xếp thành đội hình hơn mười hai hàng dọc, cứ lần lượt mỗi người nhận hai cái bánh bao. Tôi chưa bao giờ nghe thấy tiếng ăn rào rào to đến thế, còn to hơn vài trăm con lợn ăn xốc. Người nào cũng ăn rất nhanh, có một số người cứ ho thục mạng, tiếng ho sau cao hơn tiếng ho trước. Một người ở cạnh tôi ho dữ hơn ai hết, anh ta cứ ôm lưng, ho chảy cả nước mắt. Nhiều người đã bị nghẹn, ai cũng ngẩng mặt trợn mắt, không nhúc nhích.

Sáng hôm sau, chúng tôi được tập hợp trên một bãi trống, ngồi thành từng hàng ngay ngắn. Ở trước mặt có hai cái bàn, một người có dáng sĩ quan nói chuyện với chúng tôi. Ông ta nói một thôi một hồi về lí lẽ giải phóng Trung Quốc, cuối cùng tuyên bố:

- Ai tự nguyện tham gia quân Giải phóng thì tiếp tục ngồi, còn ai muốn về nhà thì đứng lên, đi lĩnh lệ phí về quê.

Vừa nghe có thể về nhà, tim tôi đập thình thịch. Nhưng tôi nhìn thấy người sĩ quan kia đeo súng lục ở lưng thì lại đâm sợ. Tôi nghĩ, làm gì có chuyện tử tế như thế. Rất nhiều người ngồi im lặng, cũng có một số người đi ra, họ đã đến trước bàn lĩnh lộ phí thật. Ông sĩ quan kia luôn nhìn họ. Sau khi nhận tiền đi đường, còn lĩnh cả giấy thông hành, tiếp đó là lên đường. Tôi hồi hộp vô cùng, viên sĩ quan kia dứt khoát sẽ rút súng ra bắn họ, giống như đại đội trưởng của chúng tôi đã bắn. Nhưng sau khi họ đã đi rất xa, ông ta vẫn không bắn. Lúc này tôi hồi hộp căng thẳng, tôi biết quân Giải phóng bằng lòng tha chúng tôi về nhà thật, tôi biết qua chiến trận vừa rồi, thế nào gọi là đánh nhau, tôi đã thầm nhủ không bao giờ đi đánh nhau nữa, tôi phải về nhà. Tôi liền đứng lên, bước thẳng tới trước mặt viên sĩ quan, quỳ sụp xuống khóc thút thít. Tôi vốn định nói xin về nhà, song vừa há mồm lại thay đổi, tôi cứ thưa rối rít:

-Thưa đại đội trưởng, thưa đại đội trưởng, thưa đại đội trưởng….

Tôi không nói được gì khác. Viên sĩ quan kia dìu tôi đứng dậy, hỏi tôi định nói gì. Tôi vẫn gọi ông ấy là đại đội trưởng, vẫn khóc. Một người giải phóng quân đứng cạnh nói với tôi:

- Đây là trung đoàn trưởng.

Nghe nói vậy tôi hết hồn,nghĩ bụng hỏng bét rồi, nhưng nghe thấy tiếng cười rộ lên của đám tù binh đang ngồi, lại nhìn thấy trung đoàn trưởng mỉm cười hỏi tôi:

- Anh định nói gì?

Tôi lúc này mới vững tâm, nói với trung đoàn trưởng:

- Tôi xin về nhà.

Quân Giải phóng đã cho tôi về nhà, còn cho cả tiền đi đường. Tôi hấp ta hấp tấp đi về hướng nam, đói thì lấy tiền quân Giải phóng cho mua bánh nướng ăn, mệt thì tìm một nơi bằng phẳng đánh một giấc. Tôi nhớ nhà lắm rồi, cứ nghĩ đời này kiếp này được đoàn tụ với mẹ, Gia Trân và hai đứa con, tôi lại vừa cười vừa khóc, hối hả chạy về phía Nam.

Khi tôi đến bến sông Trường, miền Nam còn chưa giải phóng, quân Giải phóng đang chuẩn bị vượt sông. Tôi không qua được, phải ở đấy mất mấy tháng; tôi tìm việc làm ở khắp nơi để khỏi chết đói.

Tôi biết quân Giải phóng thiếu người chở thuyền. Ngày trước sẵn tiền ham chơi, tôi đã từng học chở thuyền; đã mấy lần tôi định gia nhập quân Giải phóng, chở thuyền cho họ qua sông Trường. Tôi nghĩ, quân Giải phóng tốt với mình, mình phải đáp lại ơn đó. Nhưng quả thật tôi sợ đánh nhau, sợ không được gặp người ruột thịt. Vì mẹ con Gia Trân, tôi đã thầm nhủ:

- Mình không đền ơn nữa, mình sẽ ghi nhớ việc đối xử tử tế của quân Giải phóng.

Tôi đã bám sau lưng quân Giải phóng về đến nhà. Tính thời gian tôi xa gia đình đã sắp được hai năm. Lúc đi là giữa thu, khi về là đầu thu. Bụi đất đầy người, tôi bước đi trên đường quê hương, tôi nhận thấy thôn mình chẳng thay đổi chút nào hết, cứ nhìn vào là thấy, tôi sốt ruột xồng xộc đi lên trước. Tôi nhìn thấy trước tiên ngôi nhà ngói ngày nào là của gia đình tôi, rồi lại nhìn thấy mái lều tranh bây giờ. Vừa nhìn thấy lều tranh ấy, tôi không còn nhịn được chạy phứa lên.

Đến chỗ cách đầu thôn không xa, có một bé gái bảy tám tuổi dắt theo một cậu bé ba tuổi đang cắt cỏ. Vừa nhìn thấy con bé ăn mặc rách rưới, tôi đã nhận ra ngay đó là Phượng Hà của tôi. Phượng Hà đang dắt tay Hữu Khánh, Hữu Khánh bước đi còn chập chững. Tôi liền gọi Phượng Hà và Hữu Khánh:

- Phượng Hà ơi!Hữu Khánh ơi!

Phượng Hà như không nghe thấy, song Hữu Khánh quay người lại nó vẫn đang bị chị dắt đi nên chỉ ngoẹo đầu lại. Tôi gọi tiếp:

- Phượng Hà ơi!Hữu Khánh ơi!

Lúc này Hữu Khánh kéo chị lại. Phượng Hà quay về phía tôi. Tôi chạy đến ngồi xổm trước mặt Phượng Hà :

- Phượng Hà ơi, có biết ai đây không?

Phượng hà tròn mắt nhìn tôi một lúc, cái mồm động đậy không thành tiếng. Tôi bảo Phượng Hà:

- Ta là bố con đây.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:24:39 | Chỉ xem của tác giả


Phượng Hà nhoẻn cười, mồm nó cứ há ra há ra nhưng không nói tiếng nào. Lúc ấy, tôi đã cảm thấy ngờ ngợ cái gì, chỉ có điều tôi không nghĩ kĩ. Tôi biết Phượng Hà đã nhận ra bố, nó há mồm cười với tôi, răng cửa nó đã rụng hết. Tôi đưa tay âu yếm ờ mặt nó, mắt cháu sáng lên úp mặt vào tay tôi. Tôi lại nhìn Hữu Khánh, đương nhiên Hữu Khánh không nhận ra tôi, nó sợ cứ nép vào người chị. Tôi kéo nó, nó liền tránh tôi. Tôi bảo nó:

- Con trai ơi, ta là bố con đây.

Hữu Khánh liền nấp sau lưng chị, đẩy Phượng Hà bảo:

- Chúng ta mau về đi.

Lúc này, có một người đàn bà chạy đến chổ chúng tôi, rối rít gọi tên tôi, tôi nhận ra vợ mình.Gia Trâm chạy lảo đà lảo đảo, chạy đến trước mặt tôi gọi một tiếng:

- Anh Phú Quí!-Rồi ngồi bệt xuống đất khóc hu hu.

Tôi nói với Gia Trân:

- Khóc cái gì, khóc cái gì.

Nói xong, tôi cũng khóc hu hu.

Coi như tôi đã về nhà. Nhìn thấy Gia Trân và hai đứa con đều khỏe mạnh, tôi cũng yên tâm. Cả ba mẹ con theo bố về nhà. Đi gần lều tranh nhà mình, tôi rối rít gọi:

- Mẹ ơi, mẹ!

Gọi xong, tôi chạy vượt lên, chạy vào trong lều tranh không nhìn thấy mẹ đâu, mắt tôi tối sầm lại, quay ra hỏi Gia Trân:

- Mẹ đâu…em?

Gia Trân không nói gì, nước mắt giàn giụa nhìn tôi. Tôi biết mẹ đi xa rồi. Tôi đứng ở cửa cúi đầu lau nước mắt.

Tôi xa nhà được hơn hai tháng thì mẹ tôi mất. Gia Trân nói với tôi, trước khi chết, mẹ cứ nhắc đi nhắc lại mãi: “Phú Quí không đi đánh bạc đâu”.

Gia Trân đã lên tỉnh dò hỏi về tôi bao nhiêu lần, nhưng không có ai bảo với cô ấy tôi đã bị bắt đi lính, nên mẹ tôi mới nói như vậy. Thương cho mẹ tôi quá, lúc chết mẹ tôi vẫn không biết tôi ở đâu. Phuợng Hà của tôi cũng đáng thương, một năm trước đây, sau một trận sốt cao nó không nói được nữa. Khi Gia Trân khóc nức nở nói với tôi những chuyện này thì Phượng Hà ngồi ngay trước mặt tôi. Nó biết bố mẹ đang nói về nó, liền khe khẽ cười với tôi. Nhìn con gái cười, tôi như đứt từng khúc ruột. Hữu Khánh cũng đã nhận ra bố, chỉ có điều nó còn sờ sợ tôi; tôi bế nó, nó cứ cố giãy ra nhìn chị. Dù sao thì tôi cũng đã về đến nhà. Đêm đầu tiên tôi không sao ngủ được. Hai vợ chồng cùng hai đứa con chen vào nhau; nghe gió thổi cỏ tranh phần phật trên nóc nhà, nhìn ánh trăng sáng vằng vặc ở bên ngoài, trong lòng tôi vừa cảm thấy yên tâm vừa cảm thấy ấm áp. Tôi hết sờ Gia Trân lại sờ hai đứa con tôi. Tôi cứ thầm nói hết lần này đến lần khác:

- Mình đã về nhà.

Khi tôi về nhà thì trong làng bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất. Tôi về được chia năm mẫu ruộng, tức năm mẫu cấy rẽ của Long Nhị ngày đầu. Long Nhị xúi quẩy lớn, hắn làm địa chủ, lên mặt chưa được ba năm, giải phóng một cái liền đi toi.

Đảng Cộng sản tịch thu ruộng đất của hắn, chia cho nông dân ngày trước. Hắn còn cố sống cố chết không chịu, đi dọa những gia đình nông dân ấy, có người không nghe, hắn liền giơ tay đánh người ta. Thế là Long Nhị tự chuốc lấy rủi ro, chính quyền nhân dân đã bắt hắn, qui hắn là địa chủ ác bá, tống hắn vào nhà giam ở tỉnh. Long Nhị vẫn không thức thời, cái mồm cứ cứng như đá, cuối cùng bị xử bắn.

Hôm xử tử Long Nhị, tôi cũng đi xem. Đứng trước cái chết, Long Nhị mới nản lòng. Nghe nói khi bị giả ra khỏi nhà tù, nước mắt cứ lưng tròng, mồm chảy nước dãi nói với một người quen:

- Có nằm mơ cũng không nghĩ đến ngày mình bị xử bắn.

Long Nhị cũng hồ đồ qua. Hắn cứ tưởng bị giam vài hôm sẽ thả ra, hoàn toàn không tin sẽ bị bắn. Hôm đó vào buổi chiều, xử bắn Long Nhị ở thôn cạnh chúng tôi, đã có người đào huyệt sẵn. Hôm đó, dân chúng ở mấy thôn đều đến xem. Long Nhị bị trói giật cánh khỉ áp giải đến, gần như hắn bị lôi xềnh xệch, mồm nửa há, thở hồng hộc. Khi đi qua cạnh tôi, Long Nhị đưa mắt nhìn tôi một cái, tôi cảm thấy anh ta không nhận ra tôi, nhưng đi qua mấy bước anh ta liền cố tình quay đầu lại, sụt sịt nói với tôi:

- Phú Quí ơi, tao chết thay mày đấy.

Nghe hắn nói vậy, tôi đâm hoảng, nghĩ bụng rời khỏi đây vẫn hơn, đừng có xem anh ta chết như thế nào nữa. Tôi chen khỏi đám đông, lủi thủi đi ra ngoài. Đi được chừng mười bước thì nghe “đoàng” một tiếng, nghĩ bụng Long Nhị đi đời hẵn rồi; nhưng lại nghe thấy “đoàng” một phát nữa, tiếp theo là ba phát liền, cả thảy bắn năm viên đạn. Tôi thầm nghĩ hay là còn những người khác cũng bị xử bắn. Trên đường về, tôi hỏi một người cùng làng:

- Bắn mấy người?

- Chỉ có một mình Long Nhị.-Anh ta đáp.

Long Nhị xúi quẩy hết mức, anh ta đã ăn năm phát súng, cho dù anh ta có năm mạng sống cũng rồi đời.

Sau khi Long Nhị chết, trên đường về nhà, cổ tôi cứ lạnh toát, tôi càng nghĩ càng sợ, nếu hồi đó bố tôi và tôi không là hai đứa con hư hỏng, thì biết đâu kẻ bị xử tử hôm nay sẽ là tôi. Tôi vuốt vuốt mặt mình, lại nắn nắn bóp bóp cánh tay của mình, tất cả vẫn còn nguyên. Tôi nghĩ, kẻ đáng chết là tôi lại không chết, từ chiến trường tôi đã sống sót trở về; về đến nhà, Long Nhị lại trở thành kẻ chết thay tôi. Mồ mả nhà tôi đã chôn đúng chỗ. Tôi nhắc nhở bản thân : “Phen này phải sống cho tử tế”.

Khi tôi về nhà, Gia Trâm đang bện đế giày cho tôi. Nhìn sắc mặt tôi, cô ấy giật nảy người, cứ tưởng tôi ốm. Tôi nói lại, những điều vừa nghĩ với vợ, cô ấy sợ tím tái mặt mày mồm lẩm bẩm:

- Nguy hiểm quá!

Sau đó tôi đã nghĩ ra, cảm thấy khỏi cần tự dọa mình, đây là số phận cả thôi. Thường nghe nói: Nạn lớn không chết tất sẽ có hạnh phúc về sau. Tôi nghĩ, nửa đời về cuối của mình sẽ mỗi ngày một khấm khá. Tôi đã nói với Gia Trân như thế. Gia Trân lấy răng cắn đứt sợi chỉ, nhìn tôi nói:

- Em cũng không muốn phải có hạnh phúc gì, chỉ cầu năm nào cũng làm được cho anh một đôi giày mới.

Tôi hiểu lời của vợ, cô ấy đang cầu mong chúng tôi từ nay trở đi không bao giờ phải sống xa nhau. Nhìn khuôn mặt già đi nhiều của Gia Trân, tôi cay đắng trong lòng, Gia Trân nói đúng đấy, chỉ cần người trong nhà ngày nào cũng sống bên nhau, thì chẳng bận tâm đến hạnh phúc làm gì nữa…

Ông già kể đến đây thì dừng lại. Tôi nhận ra chúng tôi đã ngồi dưới ánh nắng. Mặt trời di chuyển khiến bóng cây từ từ rời xa chúng tôi, chuyển sang chỗ khác. Ông già vặn mình mấy cái rồi mới đứng lên. Ông vỗ vỗ vào đầu gối, nói với tôi:

- Toàn thân tôi đều càng ngày càng cứng, chỉ có mỗi một chỗ càng ngày càng mềm.

Nghe xong, tôi tự dưng cười phá lên, nhìn vào chỗ đũng quần thõng xuống của ông già, ở đó có dính mấy sợi cỏ non. Ông già cũng cười hì hì, tỏ ra rất vui bởi tôi đã hiểu ý của ông. Sau đó ông quay người gọi con trâu:

- Phú Quí!

Con trâu đã lên khỏi ao nước, đang gặm cỏ non ở bờ ao. Con trâu đứng ở dưới hai cây liễu, cành liễu trên lưng trâu đã mất dáng rủ xuống, bị cong vênh đi, cọ sát trên lưng trâu, mấy chiếc lá liễu chậm chạp rơi xuống. Ông già lại gọi một tiếng:

- Phú Quí!

Mông con trâu giống như một hòn đá to từ từ quay về hướng ao, sau đó đầu nó chui ra khỏi cành liễu, hai con mắt tròn xoe nhìn chúng tôi, nó đủng đỉnh bước đến. Ông già bảo con trâu:

- Bọn Gia Trân đã đi làm từ đời nảo đời nào, mày cũng nghĩ đủ rồi. Ta biết mày còn đói, ai bảo mày ngâm ở ao lâu thế hả?

Ông già dắt trâu ra ruộng, lắp vạy cày vào vai. Ông nói với tôi:

- Trâu già cũng như người già, đói bụng hãy nghĩ một lúc mới ăn được.

Tôi ngồi trở lại chỗ bóng râm, lấy ba lô đệm vào lưng dựa vào gốc cây, dùng mũ lá làm quạt. Da bụng con trâu già sệ hẳn xuống hẳn một vệt dài. Khi nó kéo cày, chỗ da bụng ấy y như cái túi nước to cứ quăng đi quăng lại. Tôi lại để ý đến chỗ đũng quần thõng xuống của ông già, đũng quần của ông ấy cũng đang lắc qua lắc lại, giống da bụng con trâu lắm.

Ngày hôm ấy, tôi ngồi dưới bóng cây cho đến mãi chiều tối. Tôi không đi bởi vì câu chuyện ông già kể chưa kết thúc. Mùa hè năm ấy, tôi lăng quăng đây đó trong ánh nắng và bụi đất. Tôi đã được nghe các bài ca dao và truyền thuyết, đồng thời cũng được chứng kiến nhiều chuyện khác. Tôi đã từng gặp một người già như ông Phú Quí, mắt sưng mũi tím ngồi ở bờ ruộng. Tôi hỏi ai đánh ông thế này, ông nói sang sảng: “Thằng con trai tôi nó đánh đấy”. Khi tôi hỏi cụ thể hơn vì sao nó đánh ông, thì ông cứ ấp a ấp úng nói không rõ. Tôi biết ngay đích thị ông này chim chuột vụng trộm với con dâu. Còn một buổi tối, tôi cầm đèn pin đi đường, soi thấy hai tấm thân lõa lồ ở cạnh một bờ ao, cái này đè lên cái kia. Khi tôi rọi đèn vào, thì cả hai nằm im thin thít không động đậy, chỉ có một tay đang gãi nhẹ vào đùi. Tôi vội vàng tắt đèn pin đi thẳng. Một buổi trưa vụ gặt, tôi đi vào một ngôi nhà mở toang cửa tìm nước uống; kết quả, một người đàn ông mặt quần đùi hốt ha hốt hoảng dẫn tôi ra cạnh giếng nước, rất ân cần múc cho tôi một xô nước, sau đó lại lủi vào trong nhà như một con chuột… Những chuyện tương tự như thế nhiều lắm, nhiều gần bằng những bài ca dao tôi nghe được, thế là khi tôi nhìn mảnh đất đâu đâu cũng mượt mà màu xanh này, tôi cũng rõ hơn vì sao hoa màu cây cối ở đây tốt tươi như vậy.

Buổi chiều hôm đó tôi cứ ngồi nhìn ông Phú Quí cày ruộng. Ngay từ đầu tôi đã biết mình khó mà quên được người đàn ông này. Lúc ấy, trên cánh đồng ở chung quanh, tiếng nói chuyện của bà con nông dân cứ vang qua vang lại. Ồn ào nhất là trên bờ ruộng gần đó, hai người đàn ông lực lưỡng đưa thùng nước trà lên thì uống nước, một đám thanh niên ở bên vừa kêu vừa hét, họ vui vẻ bởi họ đứng ngoài cuộc. Còn chỗ ông Phú Quí ở bên này tỏ ra vắng vẻ hơn nhiều. Trong ruộng nước ở ben cạnh ông có hai người dàn bà đầu chít khăn đang cấy lúa. Họ nói chuyện về một người đàn ông tôi hoàn toàn không quen biết, người đàn ông này hình như là một người rất khỏe mạnh, có thể anh ta là người kiếm được nhiều tiền nhất trong thôn. Qua câu chuyện của họ, tôi biết anh ta làm công việc bốc vác vận chuyển ở trên tỉnh. Một người đàn bà đứng thẳng lưng lên, giơ tay đấm đấm vào lưng;tôi nghe thấy chị ta bảo:

- Tiền anh ta kiếm được dùng trên người vợ một nửa, còn nửa kia dùng trên thân người đàn bà khác.

Lúc này,ông Phú Quí vịn cày đi đến cạnh họ, nói chen vào:

- Làm người không được quên bốn điều: Không nói lời sai, không ngủ nhầm giường, không bước nhầm ngưỡng cửa, không được sờ nhầm túi.

Vịn cày đi qua rồi,ông còn quay đầu lại nói:

- Anh chàng ấy đã quên điều thứ hai, ngủ nhầm giường.

Hai người đàn bà cười hì hì. Tôi nhìn thấy nét mặt ông già tỏ ra đắc ý, ông quát to một tiếng với con trâu. Thấy tôi cũng cười, ông nói với tôi:

- Đấy đều là những đạo lí làm người.

Sau đó, chúng tôi lại ngồi dưới bóng cây. Tôi đề nghị ông tiếp tục kể về mình, ông nhìn tôi có phần cảm động, phảng phất như thể tôi đang làm việc gì đó vì ông, bởi vì thân thế của ông được người khác coi trọng nên ông tỏ ra vui vẻ.

…Bắt đầu kể từ đâu nhỉ? Sau khi tôi về nhà, khổ thì có khổ, song cuộc sống coi như yên ổn. Phượng Hà và Hữu Khánh mỗi ngày một khôn lớn, còn tôi thì càng ngày càng già đi. Nhưng tôi vẫn không cảm thấy thế, Gia Trân cũng không cảm thấy thế. Tôi chỉ cảm thấy sức lực kém xa ngày trước. Đến một hôm, tôi quẩy một gánh rau lên tỉnh bán, đi qua chỗ cửa hàng lụa trước kia, một người quen nhìn thấy tôi, liền gọi:

- Phú Quí ơi, tóc anh bạc rồi đấy.

Thật ra tôi và anh này cũng chỉ sáu tháng chưa gặp nhau. Anh ấy nói như vậy, tôi mới cảm thấy mình đã già đi nhiều. Về đến nhà, tôi cứ nhìn Gia Trân mãi, nhìn tới mức cô ấy không biết đã xảy ra chuyện gì, cúi đầu nhìn mình, lại quay nhìn sau lưng, rồi mới hỏi:

- Anh nhìn cái gì vậy?

Tôi cười, trả lời vợ:

- Tóc em cũng bạc rồi.

Năm đó Phượng hà mười bảy tuổi, con bé đã ra dáng thiếu nữ, nếu nó không vừa câm vừa điếc thì cũng đã có nơi ăn hỏi. Dân làng ai cũng khen con bé xinh.Phượng Hà hao hao giống Gia Trân thời trẻ. Hữu Khánh cũng đã bước sang tuổi mười hai, cháu học tiểu học ở trên tỉnh.

Lúc đầu có cho Hữu Khánh đi học hay không, vợ chồng tôi cũng cứ do dự mãi vì không có tiền. Phượng Hà lúc đó mười hai tuổi, tuy nó cũng giúp bố làm được việc đồng áng, giúp mẹ làm một số việc ở nhà, nhưng vẫn coi như sống dựa vào chúng tôi. Tôi và Gia Trân bàn nhau hay là đem Phượng Hà cho người ta, số tiền còn lại để cho Hữu Khánh ăn học. Đừng tưởng Phượng Hà không biết nghe, không biết nói, nó thông minh đáo để. Tôi và Gia Trân vừa nói đến chuyện đem Phượng Hà cho người ta, nó quay phắt đầu lại nhìn bố mẹ, hai mắt cứ chớp chớp. Tôi và Gia Trân bị cháu nhìn mà chua xót cõi lòng, suốt mấy ngày liền không nhắc đến chuyện ấy nữa.

Tuổi đi học của Hữu Khánh ngày càng đến gần, không thể không giải quyết việc đó. Tôi đã nhờ người trong làng khi đi ra ngoài tiện thể dò hỏi xem có nhà ai bằng lòng nhận nuôi một bé gái mười hai tuổi. Tôi bảo với Gia Trân:

- Nếu gặp được một gia đình tử tế, thì Phượng Hà còn sống khá hơn bây giờ.

Gia Trân gật đầu lia lịa song lại lau nước mắt. Lòng dạ người làm mẹ bao giờ cũng yếu mềm. Tôi khuyên vợ suy nghĩ thoáng một chút. Phượng Hà số khổ, xem ra phải chịu khổ hết đời. Hữu Khánh thì không thể khổ cả đời được, phải cho nó đi học, đi học mới có ngày thành đạt. Tóm lại, không thể để cả hai đứa con bị cảnh nghèo trói buộc, phải để một đứa sau này sống khá hơn.
Người trong làng đi dò hỏi về cho biết Phượng Hà hơi lớn một chút, nếu giảm được nửa số tuổi thì nhiều người nhận nuôi. Nghe nói vậy, chúng tôi cũng từ bỏ ý định ban đầu, ai ngờ một tháng sau, có hai gia đình nhắn tin đến xin Phượng Hà về làm con gái; còn gia đình nữa nhận Phượng Hà về trông nom bố mẹ già. Tôi và Gia Trân đều cảm thấy gia đình không có con hay hơn, coi Phượng Hà là con thì thường yêu thương hơn, liền nhắn họ đến xem. Họ đến, nhìn thấy Phượng Hà, cả hai vợ chồng đều rất mừng, nhưng vừa nghe bảo Phượng Hà bị câm, họ liền đổi ý định. Anh chồng nói:

- Người sạch sẽ đấy, chỉ có điều…

Ông ta không nói tiếp, sau đó ra về một cách khách khí. Tôi và Gia Trân đành phải để cho gia đình thứ hai. Người ta đến nhận Phượng Hà, đúng là gia đình này không quan tâm đến chuyện Phượng Hà có biết nói hay không. Họ bảo, chỉ cần chăm chỉ nhanh chân nhanh tay là được.

Hôm Phượng Hà bị đưa đi, lúc tôi vác cuốc chuẩn bị ra đồng, thì nó xách ngay rổ và liềm đi theo tôi. Mấy năm qua tôi làm việc ở ruộng, Phượng Hà thường cắt cỏ ở bên cạnh đã quen rồi. Hôm ấy thấy con gái đi theo, tôi đẩy đẩy bảo nó về. Nó tròn xoe hai mắt nhìn tôi. Tôi bỏ cuốc xuống, lôi nó vào trong nhà, cầm lấy cái liềm và cái rổ trong tay con vứt vào một góc. Nó vẫn trân trân nhìn tôi. Nó không biết chúng tôi đã đem nó cho người khác. Khi Gia Trân thay cho nó bộ quần áo màu đỏ tươi, nó không nhìn tôi nữa, cúi đầu để mẹ thay quần áo, đó là bộ quần áo Gia Trân đã mặc, nay sửa đi khâu lại. Khi Gia Trân cài cúc cho Phượng Hà, nước mắt nó ròng ròng chảy, Phượng hà biết mình sắp phải đi. Tôi vác cuốc ra, đi đến cổng rồi nói với Gia Trân:

- Tôi ra đồng đây, người ta đến nhận Phượng Hà, cứ bảo họ đưa đi, đừng ra gặp tôi nữa.

Tôi ra đến ruộng, khi tung cái cuốc lên bổ xuống cứ cảm thấy hẫng hụt, không ngọt lưỡi cuốc, không chắc đẫy tay, trong lòng trống trải. Tôi nhìn xung quanh, không thấy Phượng Hà cắt cỏ ở đó. Từ nay trở đi không còn bao giờ nhìn thấy Phượng Hà khi làm việc nữa, tôi buồn chán chẳng còn một chút sức lực nào. Giữa lúc đo tôi nhìn thấy Phượng Hà đứng ở bờ ruộng, bên cạnh có một người đàn ông trạc năm mươi tuổi dắt tay nó. Nước mắt Phượng Hà chảy giàn giụa trên mặt, nó khóc tới mức toàn thân cứ run run, khóc mà không hề có một chút âm thanh, nó cứ nâng cùi tay gạt nước mắt liên tục. Tôi biết nó lau nước mắt là để nhìn rõ bố. Người đàn ông kia cười bảo tôi:

- Anh yên tâm, tôi sẽ đối xử tử tế với cháu.

Nói xong, ông ta dắt Phượng Hà đi. Phượng Hà đi theo ông ấy. Khi Phượng hà bị dắt đi, người cháu cứ ngã về phía tôi, nó nhìn tôi. Phượng Hà cứ đi cứ đi, tôi không nhìn thấy mắt nó nữa, một lát sau lại thấy cánh tay nó giơ lên lau nước mắt, rồi không nhìn thấy gì nữa. Lúc này thật tình tôi không chịu nổi nữa, ngoẹo đầu khóc nức nở. Lúc Gia Trân bước đến, tôi đã trách vợ:

- Bảo mình đừng cho họ ra đây, mình lại cứ để họ ra gặp tôi.

Gia Trân đáp:

- Phượng Hà nó tự ra gặp bố đấy.

Sau khi Phượng Hà đi, Hữu Khánh đã phá bĩnh. Mới đầu, lúc Phượng Hà bị người ta dắt đi, nó trố mắt tkhông biết đã xảy ra chuyện gì; mãi đến khi Phượng Hà đi xa, không nhìn thấy nữa, nó mới gãi đầu gãi tai đi từng bước về nhà. Tôi thấy nó nhìn ngó ra chỗ mình mấy lần, chỉ có điều không đi đến tận nơi hỏi. Khi nó còn ở trong bụng mẹ đã từng bị tôi đánh, nên nhìn thấy tôi nó sợ.

Lúc ăn cơm trưa không có Phượng Hà ở mâm, Hữu Khánh chỉ và hai miếng rồi bỏ, mắt hết nhìn mẹ lại nhìn bố. Gia Trân giục nó:

- Ăn mau lên con.

Nó lắc lắc cái đầu bé xíu, hỏi mẹ:

- Chị đâu hả mẹ?

Gia Trân nghe nói vậy cúi đầu, bảo con:

- Con ăn nhanh nhanh đi nào.

Thằng bé đặt luôn đũa xuống, hỏi mẹ:

- Bao giờ chị về hả mẹ?

Phượng Hà ra đi, trong lòng tôi vốn đang rối bời bời. Bây giờ thấy Hữu Khánh như vậy, tôi đập tay lên mâm cơm nói:

- Phượng Hà không về nữa.

Hữu Khánh sợ run người, nhìn thấy tôi không nổi nóng nữa, nó mắm môi cúi đầu khẽ nói:

- Con cần chị cơ.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:25:49 | Chỉ xem của tác giả



Gia Trân liền nói với nó, bố mẹ đã đem Phượng Hà cho người ta, để dành một ít tiền cho con đi học. Nghe thấy bảo đem Phượng Hà cho người ta, Hữu Khánh há mồm òa khóc, vừa khóc vừa nói:

- Con không đi học, con cần chị cơ.

Tôi mặc kệ nó, nghĩ bụng nó khóc thì cứ để cho khóc, ai ngờ nó lại nói:

- Con không đi học.

Tôi rối ruột, quát nó:

- Mày khóc cái gì hả?

Hữu Khánh sợ rụt người lại, nhìn thấy tôi lại cúi đầu ăn cơm, nó liền rời khỏi mâm, đi đến góc nhà đột nhiên lại nói to một tiếng:

- Con cần chị cơ.

Tôi biết lần này không đánh con không xong, liền cầm cái cán chổi ở sau cửa đi vào, bảo với nó:

- Quay ra!

Hữu Khánh nhìn Gia Trân, ngoan ngoãn quay ra, hai tay vịn vào tường. Tôi nói:

- Cởi quần ra!

Hữu Khánh quay đầu nhìn mẹ, sau khi cởi quần lại quay mặt nhìn mẹ, thấy mẹ không bước đến ngăn bố, nó hoảng lên. Khi tôi giơ cán chổi lên, nó sợ hãi nói:

- Bố, đừng đánh con nữa có được không?

Nó nói như vậy, tôi cũng mềm lòng. Hữu Khánh có tội tình gì đâu, Phượng Hà đã trông coi nó lớn, nó thân thiết với chị, nhớ chị đấy mà. Tôi xoa xoa đầu nó, bảo:

- Nhanh nhanh ra ăn cơm đi con.

Hai tháng đã qua đi, đến ngày Hữu Khánh đi học rồi. Khi bị dẫn đi, Phượng Hà đã mặc một bộ quần áo đẹp, còn Hữu Khánh đi học thì ăn mặc rách rưới, trong lòng người làm mẹ đau khổ lắm. Ngồi xổm trước mặt con. Gia Trân hết kéo kéo chỗ này, lại vuốt vuốt chỗ kia, nói với tôi:

- Chẳng có bộ quần áo ra hồn nào.

Nào ngờ Hữu Khánh lại nói:

- Con không đi học.

Đã hai tháng trôi qua, tôi cứ tưởng Hữu Khánh quên chuyện Phượng Hà từ lâu rồi, vậy mà đến ngày đi học, nó lại bảo như thế. Lần này tôi không nổi nóng, tôi dịu ngọt nói với con, đem Phượng Hà cho người ta là để cho con đi học, con chỉ có chăm chỉ học tập mới xứng đáng với chị. Hữu Khánh cứng rắn hẳn lên, ngẩng cao đầu nói với tôi:

- Con không đi học đấy!

Tôi bảo:

- Lại ngứa đít đấy hả?

Nó quay ngoắt một cái, chân giẫm bình bịch trên đất đi vào trong nhà, nói vọng ra:

- Bố có đánh chết, con cũng không đi học.

Tôi nghĩ thằng này đòi ăn đòn, liền cầm cán chổi đi vào. Gia Trân kéo tôi lại, van xin:

- Mình nhẹ tay một chút, đừng có đánh con thật.

Tôi vào đến nhà, thì Hữu Khánh đã nằm ở trên giường, quần đã tụt xuống đùi lộ ra hai cái mông con con, nó đang chờ ăn đòn. Nó làm như thế, ngược lại, đã khiến tôi không ra đòn nổi, tôi dọa nó trước:

- Bây giờ nói đi học vẫn còn kịp.

Nó hét giãy nẩy lên:

- Con cần chị cơ!

Tôi đánh vào mông nó một cái, nó ôm chặt đầu nói:

- Không đau!

Tôi đánh tiếp roi nữa,miệng hỏi:

- Có đau không?

Nó vẫn nói:

- Không đau.

Thằng bé này buộc tôi phải ra tay đây, tôi tức lộn ruột, vụt thật mạnh vào mông, lần này nó chịu không nổi, khóc hu hu, tôi mặc kệ, cứ vụt tới tới. Dù sao thì thằng bé vẫn còn nhỏ, một lúc nữa quả thật cu cậu đau đớn không chịu nổi, van xin tôi:

- Bố đừng đánh nữa, con đi học.

Hữu Khánh là đứa con ngoan, ngày đầu tiên đi học buổi trưa về, hễ nhìn thấy tôi là cứ run bần bật. Tôi cứ tưởng buổi sáng bị ăn đòn nó còn sợ, liền thân mật hỏi nó trường học có đẹp không, nó cúi đầu khẽ đáp một tiếng. Lúc ăn cơm, nó cứ ngẩng đầu lấm lét nhìn tôi có vẻ sợ hãi, khiến tôi thấy ân hận, thầm nghĩ sáng nay tôi đánh con cũng đau quá, nặng quá. Lúc ăn sắp xong, Hữu Khánh gọi tôi một tiếng:

- Bố ơi!-Nó nói-Thầy giáo bảo con về nói với bố mẹ, thầy giáo phê bình con, nói con ngồi trên ghé cứ nhấp nhấp nhổm nhổm, không chăm chỉ đọc sách.

Tôi vừa nghe đã nổi nóng, Phượng Hà đã phải đem cho người ta, mà nó thì không chịu học. Tôi quăng cái bát xuống mâm, nó khóc trước,vừa khóc vừa nói:

- Bố ơi, bố đừng đánh con, đít con đau lắm ngồi không vững.

Tôi vội vàng tụt quần con ra xem, trên mông đít Hữu Khánh hằn lên từng vệt roi tím tái bị tôi đánh sáng nay. Thế này thì làm sao nó ngồi yên trên ghế được! Nhìn dáng con co rúm run run, mũi tôi cay cay, mắt tôi ướt nhòe.

Phượng Hà được người ta dẫn đi mới mấy tháng nó đã bỏ về. Phượng Hà về nhà vào lúc đêm khuya. Hai vợ chồng tôi nằm trên giường, nghe thấy có tiếng gõ cửa ở bên ngoài, lúc đầu gõ một tiếng rất khẽ, một lát sau lại gõ hai tiếng. Tôi nghĩ: “Ai thế nhỉ? Đang đêm khuya khoắt thế này”. Tôi bò dậy ra mở cửa, cửa vừa mở ra thì nhìn thấy Phượng Hà, lại quên mất nó không nghe được, vội vàng bảo:

- Phượng Hà, mau mau vào đây con.

Tôi nói thế, làm cho Gia Trân bỗng bật khỏi giường không kịp xỏ dép, cứ giậm chân đất chạy ra cửa, kéo Phượng Hà vào nhà. Gia Trân ôm chặt con khóc hu hu. Tôi đẩy đẩy vợ, nhắc đừng làm thế.

Quần áo và tóc Phượng Hà bị sương bám ướt rượt. Chúng tôi kéo con gái ngồi lên giường, một tay của nó giữ chặt ống tay áo tôi, còn tay kia níu chặt áo Gia Trân, toàn thân run rẩy, khóc nghẹn. Gia Trân định đi lấy khăn mặt lau mái tóc cho con, nhưng nó cứ giữ rịt không cho mẹ đi, Gia Trân đành phải lấy tay lau tóc cho nó. Lâu lắm nó mới nín, buông tay ra. Tôi cầm hai bàn tay con xem đi xem lại, định xem gia đình kia có bắt Phượng Hà làm việc như trâu như ngựa không. Tôi nhìn lâu lắm song rút cuộc chẳng phát hiện được gì, vết chai dầy dầy trên tay Phượng Hà lúc ở nhà cũng đã có. Tôi lại nhìn mặt con, trên mặt cũng không có vết thương nào, lúc này mới có phần nào an tâm.

Tóc Phượng Hà khô rồi, Gia Trân liền thay quần áo cho con, để nó ngủ bên Khánh. Sau khi nằm xuống, Phượng Hà mở mắt nhìn em trai đang ngủ một lúc, cười trộm một cái, rồi mới nhắm mắt lại. Hữu Khánh trở mình, gác tay lên mồm Phượng Hà, trông như tát vào mồm chị. Khi ngủ, Phượng Hà giống như con mèo bé bỏng, vừa ngoan, vừa yên lành, không hề giãy giụa.

Sáng ra vừa thức dậy, nhìn thấy chị gái, Hữu Khánh cứ dụi mạnh hai mắt, dụi xong mắt nhìn tiếp, thì vẫn là Phượng Hà.Không kịp mặc quần áo, nó nhảy phốc từ trên giường xuống,há mồm gọi rối rít:

- Chị ơi, chị ơi!

Thằng bé này ngay từ sáng sớm đã hỉ hả cười nói luôn mồm. Gia Trân giục con trai mau mau ăn cơm để còn đi học; Hữu Khánh thôi cười, len lén nhìn tôi, khẽ hỏi mẹ:

- Hôm nay con nghỉ học được không mẹ?

Tôi bảo:

- Không được!

Hữu Khánh không dám nói thêm. Khi đeo cặp sách ra khỏi cửa, nó giậm mạnh chân mấy cái, sau đó sợ tôi nổi nóng, nó đã chạy thật nhanh. Hữu Khánh đi học rồi, tôi bảo vợ đem bộ quần áo sạch sẽ ra, sửa soạn đưa Phượng Hà đi về. Vừa quay người đã thấy Phượng Hà cầm liềm xách rổ đứng ở cửa đợi tôi. Phượng Hà nhìn tôi như van xin, khiến tôi thật tình không nhẫn tâm đưa con về. Tôi nhìn Gia Trân, cặp mắt Gia Trân cũng đang nhìn tôi như cầu xin. Tôi bảo:

- Để Phượng Hà ở đây một ngày nữa.

Ăn cơm tối xong, tôi đưa Phượng Hà về. Phượng Hà không khóc. Nó nhìn mẹ nhìn em một cách đáng thương, bám ống tay áo đi theo tôi. Ở đằng sau, Hữu Khánh vừa khóc, vừa làm ầm ĩ, dù sao thì Phượng Hà cũng không nghe thấy, tôi cứ kệ xác nó.

Con đường ấy bước đi sao mà đau đớn nặng nề đến thế, tôi cố không nhìn Phượng Hà, cứ cắm đầu cắm cổ đi, đi mãi đi mãi. Trời đã tối, gió thổi vù vù vào mặt tôi, lùa cả vào trong cổ. Hai tay Phượng Hà nắm chặt ống tay áo tôi, nó không nói gì cả. Khi trời tối hẳn, Phượng Hà vấp phải hòn đá trên đường, cứ đi được một quãng người nó lại dúi dụi sang một bên. Tôi ngồi xuống bóp hai chân cho con, hai tay bé nhỏ của nó để trên cổ tôi, tay lạnh lắm, không hề động đậy. Chặng đường về sau tôi liền cõng con gái. Đến tỉnh lỵ, thấy sắp sửa về gần nhà họ, tôi đặt Phượng Hà xuống dưới một cây đèn đường, tôi cứ nhìn nó mãi. Phượng Hà là con bé ngoan, đến lúc này cũng không khóc, chỉ trố mắt nhìn tôi. Tôi đưa tay sờ má con, nó cũng thò tay sờ má tôi. Tay nó vừa sờ vào mặt tôi, tôi không còn bụng dạ nào đưa con đến gia đình nhà kia nữa. Tôi cõng con quay về nhà, cánh tay nhỏ của con gái cứ ghì chặt cổ tôi. Đi được một đoạn, Phượng Hà tự dưng ôm chặt tôi, nó đã biết tôi đưa nó về nhà. Về đến nhà, nhìn thấy hai bố con, Gia Trân ngớ người ra. Tôi bảo:

- Dù cả nhà chết đói thì cũng không cho Phượng Hà đi nữa.

Gia Trân khe khẽ cười, cười mãi, cười mãi rồi nước mắt cứ giàn giụa.

Hữu Khánh học được hai năm, đến năm lên mười thì không có thời gian rong chơi nữa. Lúc ấy đã có công xã nhân dân, Phượng Hà mười lăm tuổi cũng theo bố mẹ ra đồng, lúc ghi công điểm, người ta tính cho nó một nửa công, Phượng Hà coi như đã có thể tự nuôi thân. Nhà có hai con dê hoàn toàn do Hữu Khánh cắt cỏ nuôi chúng. Ngày nào Gia Trân cũng đánh thức Hữu Khánh vào lúc tờ mờ sáng. Thằng bé quăng liềm vào rổ, một tay cầm rổ, một tay dụi mắt, lật bật bước ra khỏi nhà đi cắt cỏ. Trông nó đáng thương quá, đang ở độ tuổi ăn tuổi ngủ, lại phải thức dậy vào lúc đang ngủ ngon ngủ say hơn cả, nhưng biết làm sao được? Không có Hữu Khánh cắt cỏ thì hai con dê sẽ chết đói. Khi Hữu Khánh bưng rổ cỏ về thì cũng sắp muộn giờ đi học, nó vội vội vàng vàng ăn một bát cơm nguội, vừa nhai vừa chạy đến trường. Buổi trưa đi học về lại phải cắt cỏ nuôi dê rồi mới ăn cơm. Lúc Hữu Khánh lên mười tuổi, một ngày hai lần đi về nó phải cuốc bộ hơn năm mươi dặm.

Hữu Khánh đi như thế, đương nhiên giày chóng rách. Gia Trân xuất thân trong gia đình có tiền ở tỉnh lỵ, cảm thấy Hữu Khánh là đứa trẻ đi học không thể đi chân đất, nên đã làm cho nó một đôi giày. Tôi lại thấy đi học chỉ cần học giỏi là được, đi giày hay không không có quan hệ gì, Hữu Khánh đi đôi giày mới vừa được hai tháng, tôi đã thấy Gia Trân khâu lại đế giày; hỏi làm giày cho ai, Gia Trân đáp cho Hữu Khánh.

Công việc đồng áng đã làm cho Gia Trân mệt nhoài nói không ra hơi. Hữu Khánh làm cho mẹ nó chết mệt mất thôi. Tôi cầm đôi giày Hữu Khánh mới đi được hai tháng ra xem. Đây mà là giày ư? Không kể đế giày mài thủng, ngay đến má giày cũng rơi ra. Khi Hữu Khánh bưng rổ cỏ đầy có ngọn về, tôi quăng đôi giày ra, túm chặt lấy tai nó bảo nó nhìn xem:

- Mày đi giày hay là mày gặm giày thế hả?

Hữu Khánh sờ tai bị túm đâu, mếu máo định khóc nhưng lại không dám. Tôi đe nó:

- Mày còn đi giày thế này nữa, ông chặt đứt chân cho mày biết đời.

Thật ra tôi đuối lý, nhà có hai con dê hoàn toàn do Hữu Khánh cắt cỏ nuôi chúng. Thằng bé ở nhà làm việc nặng nhọc như thế, đi học thì sợ muộn giờ cứ phải chạy gằn. Buổi trưa tan học muốn về sơm sớm cắt cỏ lại phải chạy, không kể đến việc phân dê bón ruộng, mà ngay đến số tiền cắt lông đem bán hàng năm cũng không biết có thế sắm cho Hữu Khánh bao nhiêu đôi giày. Sau khi tôi đe nẹt vậy, Hữu Khánh trên đường đi học thì đi chân không, lúc đến trường mới xỏ giày vào. Có một hôm mưa tuyết, nó vẫn để chân trần chạy bành bạch trong tuyết đến trường, người làm bố tôi thấy thương tâm quá, liền gọi nó lại hỏi:

- Tay con cầm cái gì vậy?

Thằng bé đứng trong tuyết nhìn giày ở tay.Có thể là rối trí, không biết nói thế nào. Tôi giục:

- Đó là giày, không phải găng tay, con cứ đi vào chân cho ta.

Lúc này nó mới đi giày vào, rụt cổ cúi đầu chờ tôi nói tiếp. Tôi vẫy tay bảo nó:

- Đi đi!

Hữu Khánh quay người chạy lên tỉnh, chạy được một đoạn, nó lại tụt giày ra. Tôi chẳng còn biết làm sao với nó.

Không ngờ Hữu Khánh chạy đi chạy về như thế mà rút cuộc đã làm nên trò trống. Hôm nhà trường tổ chức thi đấu thể dục thể thao ở tỉnh, tôi gánh rau đi bán. Bán xong đang định về nhà thì trông thấy ở cạnh đường rất đông người; dò hỏi ra mới biết những em học sinh ấy đang thi chạy, phải chạy mười vòng trong thành phố.

Thời đó trong thành đã có trường sơ trung, năm ấy Hữu Khánh cũng đã học lớp bốn. Lần đầu tiên thành phố tổ chức đại hội thể thao, các em học sơ trung và tiểu học đều cùng chạy. Tôi đặt đôi quang gánh không xuống cạnh đường, đinh xem xem có Hữu Khánh chạy thi không. Một lúc sau tôi nhìn thấy một đám trẻ em ở độ tuổi Hữu Khánh, em nào cũng dúi đầu dúi cổ chạy đến, có hai em cúi đầu lảo đà lảo đảo, xem ra không chạy nổi nữa. Sau khi các em chạy qua, tôi mới nhìn thấy Hữu Khánh. Thằng bé chạy chân đất, hai chiếc giày cầm trong tay, vừa chạy vừa thở, chỉ có một mình nó chạy. Nhìn thấy nó chạy ở đằng sau, tôi nghĩ bụng, thằng bé này kém cỏi quá, nó làm mình bẽ mặt. Nhưng người ở bên cạnh ai cũng khen nó, tôi chẳng hiểu ra sao nữa. Đang lúc bối rối thì nhìn thấy các em học sinh sơ trung chạy qua. Thế này thì càng không hiểu nổi, thầm nghĩ chạy bộ thế này là thế nào. Tôi liền hỏi một người đứng bên:

- Tại sao các em lớn tuổi lại chạy kém hơn các em ít tuổi thế nhỉ?

Người kia trả lời:

- Em bé vừa giờ chạy qua đã chạy trước các em khác những mấy vòng.

Vậy thì, chẳng phải em đó là Hữu Khánh hay sao? Ôi, lúc ấy tôi vui sướng quá, vui sướng không sao miêu tả nổi. Cho dù có những em lớn hơn Hữu Khánh bốn năm tuổi cũng bị Hữu Khánh quẳng lại một vòng. Tôi đã nhìn tận mắt thằng con mình, nó chạy chân trần, giày cầm trong tay, mặt đỏ bừng bừng, chạy hết mười vòng đầu tiên. Sau khi chạy xong, thằng bé lại không thở hồng hộc mà vẫn thản nhiên như không, nó nhấc một chân lên chùi vào quần, xỏ giày vải vào, rồi lại nhấc chân kia làm y như thế. Sau đó chắp hai tay ra đằng sau, Hữu Khánh ung dung đứng nhìn những em lớn tuổi hơn mình chạy đến.

Tôi vui sướng, cất tiếng gọi:

- Hữu Khánh ơi!

Lúc quẩy đôi quang gánh chạy tới, tôi ra vẻ khệnh khạng, có ý để những người ở bên cạnh biết mình là bố Hữu Khánh.

Vừa nhìn thấy tôi, Hữu Khánh đã mất tự nhiên ngay, nó vội vàng bỏ hai tay chắp ở đằng sau đưa về phía trước. Tôi xoa xoa đầu con, nói to:

- Con trai giỏi đấy, con đã làm vẻ vang cho bố.

Nghe thấy tôi nói bô bô như vậy, Hữu Khánh vội vàng nhìn chung quanh, hình như nó không muốn để người ta biết tôi là bố nó. Lúc ấy có một người béo tốt gọi nó:

- Từ Hữu Khánh!

Hữu Khánh quay người đi đến chỗ đó. Thằng bé không tỏ ra thân thiết với tôi. Đi được mấy bước, nó quay đầu lại nói:

- Thầy giáo gọi con đấy.

Tôi biết nó sợ tôi về nhà “tính sổ nợ”, liền vẫy tay bảo:

- Đi đi! Đi đi!

Con người to béo kia có cái tay rất to, khi ông ta để tay lên đầu Hữu Khánh, tôi không nhìn thây đầu con mình đâu nữa, trên vai Hữu Khánh như mọc thêm một bàn tay. Cả hai người vui vẻ thân mật cho đến trước một cửa hiệu nhỏ. Tôi thấy ông ta mua cho Hữu Khánh một nắm kẹo; hai tay Hữu Khánh bưng kẹo cho vào túi, một tay liền không rút ra khỏi túi nữa. Khi quay trở lại, mặt Hữu Khánh đỏ tưng bừng, nó vui sướng đấy mà.

Tối hôm ấy, tôi hỏi Hữu Khánh ông to béo kia là ai, nó đáp:

- Thầy giáo thể dục.

Tội nói với nó một câu:

- Ông ấy giống bố con lắm nhỉ.

Hữu Khánh để toàn bộ số kẹo thầy giáo thể dục mua cho ra giường, chia thành ba đống. Nó nhìn đi nhìn lại mãi, rồi nó bốc ở hai đống kia mỗi đống hai cái bỏ vào đống của mình. Nó lại nhìn một lúc nữa, rồi từ đống của mình lấy ra hai cái bỏ vào hai đống kia. Tôi biết nó định cho Phượng Hà một suất, Gia Trân một suất, bản thân nó giữ lại một suất, không có phần của tôi. Nào ngờ, nó dồn cả ba đống lại làm một chia thành bốn suất. Cứ thế, nó chia đi chia lại, rút cuộc vẫn chỉ có ba suất.

Được vài hôm Hữu Khánh dẫn thầy giáo thể dục về nhà. Ông giáo cứ khen Hữu Khánh mãi, bảo lớn lên Hữu Khánh có thể làm vận động viên đi chạy thì với người nước ngoài. Hữu Khánh ngồi trên ngưỡng cửa,sung sướng tới mức mặt đổ mồ hôi. Trước mặt thầy giáo thể dục, tôi không tiện nói gì. Sau khi thầy giáo đi, tôi gọi Hữu Khánh lại. Tưởng sẽ được tôi khen, mắt nó sáng lên nhìn tôi. Tôi nói:

- Con đã đem lại vẻ vang cho bố và cho mẹ và cho chị. Bố rất vui. Nhưng bố chưa bao giờ nghe nói chạy bộ mà cũng kiếm được cơm ăn, cho con đi học là để con chăm chỉ học tập, không phải để con đi học chạy bộ. Chạy mà cũng phải học sao? Con gà cũng biết chạy.

Hữu Khánh cúi ngay đầu xuống, nó đi đến góc tường cầm rổ cầm liềm. Tôi hỏi:

- Nhớ lời bố chưa nào?

Nó bước ra cửa, đứng quay lưng vào tôi, gật gật đầu rồi đi.

Năm Phượng Hà mười bảy tuổi thì Gia Trân bị ốm. Cô ấy bị bệnh mất sức. Ban đầu, tôi cứ tưởng vợ mình lớn tuổi nên mới như vậy. Hôm ấy trong làng mọi người gánh phân dê đi bón ruộng. Gia Trân đang đi tự dưng rủn chân ngồi xuống đất. Người làng thấy vậy, ai cũng cười, họ bảo:

- Phú Quí đêm qua hành dữ quá đấy mà.

Gia Trân cũng cười, đứng dậy lại gánh thử, song hai chân cứ run lẩy bẩy, ống quần cũng rung theo như bị gió thổi bay. Tôi nghĩ vợ mình bị mệt, liền bảo:

- Mình ngồi nghỉ một lát đã.

Tôi vừa nói xong, Gia Trân lại ngồi bệt xuống đất, phân dê trong sọt vãi ra phủ vào chân. Mặt Gia Trân chợt đỏ lên, cô ấy bảo tôi:

- Em cũng không biết sao lại thế.

Tôi cứ tưởng chỉ cần Gia Trân ngủ một giấc là hôm sau sẽ lại sức. Nào ngờ mấy hôm sau, Gia Trân cũng không gánh nổi, vợ tôi đành phải làm một vài việc nhẹ ngoài đồng. Được cái Phượng Hà cũng đã lớn; trong số chị em phụ nữ, Phượng Hà có sức vóc hơn cả, công điểm nó làm hàng ngày đều vượt Gia Trân. Mới có vài ngày thôi mà công điểm của Gia Trân đã giảm đi so với trước. Gia Trân lo lắm, đêm nằm cô ấy đã mấy lần hỏi trộm tôi:

- Mình ơi, liệu em có còn nuôi nổi bản thân không?

Tôi nói:

- Em đừng nghĩ việc ấy, già thì ai cũng vậy.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:39:13 | Chỉ xem của tác giả
3.


Nửa năm đã trôi qua, bệnh của Gia Trân càng ngày càng xấu đi, nghĩa là chỉ đứng có một lúc mà chân cũng run lên bần bật. Tôi nhận thấy mặt vợ càng ngày càng hốc hác đi. Gia Trân thường bảo:

- Em bủn rủn hết cả người.

Lúc này tôi mới cảm thấy Gia Trân đã mắc bệnh gì đó, phải đưa đến bệnh viện khám xem sao. Tôi bảo Phượng Hà đi cùng. Gia Trân đi được khoảng mười bước thì chực ngã. Tôi đã có tuổi, cõng vợ đi hơn hai mươi dặm cũng không nổi, hai bố con đành phải thay nhau cõng.

Lúc đầu, hai cánh tay Gia Trân còn quặp chặt cổ tôi. Đi được một quãng thì cánh tay vợ buông thõng xuống cứ đung đa đung đưa trước ngực tôi, trong vào tưởng như không có cánh tay trong ống tay áo. Nhìn vợ, tôi chua xót vô cùng.

Đi gần đến thành phố, tôi đã thấm mệt, liền để Phượng Hà cõng thay. Phượng Hà còn khỏe hơn bố, cõng mẹ trên lưng cứ đi tâng tâng. Nằm trên lưng con gái, Gia Trân đột nhiên cười, nói an ủi:

- Phượng Hà cũng lớn rồi.

Nói xong câu ấy, mắt Gia Trân đỏ hoe, lại bảo:

- Nếu Phượng Hà không bị trận ốm đó thì tốt quá.

Tôi gạt đi:

- Bao nhiêu năm nay rồi, còn nhắc lại làm gì nữa.

Bệnh viện tỉnh xác định Gia Trân bị bệnh nhũn xương. Họ bảo, không ai chữa được bệnh này, khuyên chúng tôi cõng Gia Trân về, có thể cho ăn ngon được chút nào thì cố gắng chút ấy. Có thể bệnh của Gia Trân ngày càng tồi tệ hơn, cũng có thể cứ như thế này. Trên đường về, Phượng Hà cõng mẹ, tôi đi bên cạnh lòng dạ rối bời, Gia Trân đã mắc phải chứng bệnh không ai chữa nổi. Càng nghĩ, tôi càng sợ. Cuộc đời này nhanh vậy đấy, nhìn khuôn mặt Gia Trân héo hon hốc hác, tôi nghĩ sau khi lấy tôi, Gia Trân chưa được sống một ngày ra sống.

Gia Trân, thì ngược lại, có phần tỏ ra vui vẻ, áp mặt vào lưng con gái, cô ấy khẽ nói:

- Chữa không nổi mới tốt, làm gì có tiền mà chữa bệnh.

Thầy thuốc đã nói đúng, bệnh của vợ tôi ngày càng tệ, về sau đi cũng không đi được, đành phải nằm trên giường cả ngày. Gia Trân không cam lòng, không làm được việc đồng thì làm việc nhà. Cô ấy vịn tường đến chỗ này lau lau, a chỗ kia chùi chùi, có một hôm Gia Trân ngã bổ chổng không sao bò dậy được. Khi tôi và Phượng Hà ở ngoài đồng về nhà, Gia Trân vẫn nằm quay lơ, trán va chảy máu. Tôi bế vợ lên giường, thân thể Gia Trân giống như một miếng thịt chết. Phượng Hà lấy khăn rửa mặt lau vết máu ở trán mẹ. Tôi bảo vợ:

- Từ nay trở đi mình đừng xuống đất nữa.

Gia Trân biết mình có lỗi, nhẹ nhàng nói:

- Anh Phú Quí ơi, em đâu biết mình không đứng dậy được nữa.

Gia Trân cứng rắn lắm, đến lúc này cũng không kêu khổ một câu. Không xuống đất được thì Gia Trân bảo tôi vơ hết quần áo rách để lên giường, cô ấy nói:

- Có việc làm thì trong lòng yên tâm hơn.

Gia Trân tháo tháo khâu khâu, sửa vá quần áo cho hai con. Phượng Hà và Hữu Khánh mặc vào trông cũng còn mới lắm. Sau đó tôi mới biết Gia Trân đã tháo gỡ hết quần áo của bản thân ra. Thấy tôi bực mình, Gia Trân mỉm cười bảo:

- Quần áo không mặc thì mau hỏng. Em không mặc đến những thứ ấy nữa, đừng để phí phạm của trời.

Gia Trân bảo đang khâu cho tôi một bộ. Nào ngờ chưa khâu xong quần áo thì ngay đến kim cũng không cầm nổi. Lúc ấy, Phượng Hà và Hữu Khánh đã ngủ say, Gia Trân vẫn ngồi dưới đèn khâu áo cho tôi. Cô ấy mệt tới mức mặt toát mồ hôi. Mấy lần tôi khuyên vợ mau mau đi ngủ, cô ấy đều thở dài lắc đầu bảo sắp xong ngay đây, thế rồi đánh rơi mất kim, tay cô ấy run run sờ kim, mấy lần cầm kim đều không cầm nổi. Tôi nhặt kim đưa cho vợ, Gia Trân vừa cầm lại rơi xuống, cô ấy đã khóc. Đây là lần đầu tiên vợ tôi hóc sau khi bị ốm. Gia Trân đau khổ vì không bao giờ làm việc được nữa. Cô ấy nói:

- Em đã thành người thừa, chẳng còn trông mong được gì nữa.

Tôi lấy ống tay áo lau nước mắt cho vợ. Cô ấy gầy hốc hác, bao nhiêu xương ở mặt nhô cả lên. Tôi an ủi vợ, tôi bảo Phượng Hà đã lớn, công điểm làm đuợc còn nhiều hơn mẹ trước kia, chẳng còn phải lo đến chuyện tiền nong nữa. Gia Trân bảo:

- Nhưng Hữu Khánh thì còn nhỏ.

Đêm ấy, Gia Trân cứ khóc suốt, cô ấy mấy lần dặn tôi:

- Sau khi em chết, đừng bó xác em bằng bao tải, trên bao tải có nhiều gút chết, ở dưới âm ty em không gỡ nổi; cứ gói bằng mảnh vải sạch sẽ là được. Trước khi chôn, nhớ tắm rửa cho em. -Cô ấy còn nói- Phượng Hà đã lớn, nếu tìm được cho nó bà mẹ chồng thì có chết em cũng yên lòng nhắm mắt, Hữu Khánh còn bé, có những việc con không hiểu, anh cũng đừng thường xuyên đánh nó, chỉ dọa thôi.

Vợ tôi đang dặn dò những việc sau khi chết. Nghe vậy, lòng tôi chua xót đau khổ vô cùng, tôi nói với Gia Trân:

- Đáng lý ra anh đã chết từ đời nảo đời nào, lúc đánh nhau bao nhiêu người bị chết, chỉ có anh lại không chết, ngày nào cũng thầm mong phải sống để về với vợ con, lẽ nào em nỡ bỏ bố con anh mà đi?

Lời tôi nói có tác dụng đối với Gia Trân. Sáng hôm sau thức dậy, tôi thấy Gia Trân đang nhìn mình. Cô ấy nói khe khẽ:

- Anh Phú Quí ơi, em không muốn chết, em muốn ngày nào cũng nhìn thấy anh và các con.

Gia Trân ngày ngày nằm trên giường, còn mệt hơn ra đồng làm việc, toàn thân không cựa quậy được. Vào lúc hoàng hôn, tôi cõng vợ đi lại trong làng. Dân làng nhìn thấy Gia Trân ai cũng thân mật hỏi thăm. Gia Trân cũng thấy vui vui. Cô ấy ghé sát vào tai tôi nói:

- Họ không cười chúng mình chứ anh?

Tôi đáp:

- Anh cõng vợ mình chứ cõng ai mà cười.

Gia Trân bắt đầu thích nhắc lại những chuyện cũ; đến chỗ nào, cô ấy cũng nói chuyện của Phượng Hà và Hữu Khánh trước đây. Cô ấy cứ kể, kể mãi rồi cười. Tới đầu làng, Gia Trân liền nhắc đến chuyện hôm tôi trở về, Gia Trân đang làm việc ở ngoài đồng, nghe thấy có ai gọi to Phượng Hà và Hữu Khánh, ngẩng đầu lên thì nhìn thấy tôi, lúc đầu còn không dám nhận. Nói đến đây, Gia Trân cười rồi khóc, nước mắt nhỏ xuống cổ tôi. Cô ấy nói:

- Anh trở về là mọi việc đều tốt.

Sau khi Gia Trân ốm không dậy được, gia đình thiếu đi một người làm công điểm, đời sống đương nhiên là khổ đi nhiều. Phượng Hà càng mệt, ngoài việc đồng áng không hề giảm, việc trong nhà trước kia mẹ làm thì nay dồn hết cho con gái. Được cái nó còn trẻ, làm việc quần quật cả ngày, ngủ một giấc sáng mai lại có sức lại hăng hái. Hữu Khánh cũng phải làm việc nặng, nó không thể chỉ trông coi hai con dê mãi, ruộng phần trăm của nhà cũng cần nó gánh vác ít việc. Năm Hữu Khánh mười ba tuồi, nghĩa là sau khi Gia Trân không còn khâu vá được, chiều tối hôm ấy tôi đi làm về, Hữu Khánh đang xới cỏ ở thửa ruộng phần trăm, nó gọi tôi một tiếng. Tôi bước lại gần, thằng bé tay giữ cán cuốc, cúi đầu nói:

- Con đã học được rất nhiều chữ, bố ạ!

Tôi đáp:

- Tốt lắm.

Nó cúi đầu nhìn tôi một cái rồi nói tiếp:

- Những chữ này đã đủ để con dùng một đời.

Tôi nghĩ bụng khẩu khí thằng này lớn thật; không để ý đến ý tứ gì khác của con, tôi nói luôn:

- Con vẫn phải chịu khó học tập.

Lúc này nó mới nói thật:

- Con không muốn đi học nữa.

Tôi vừa nghe đã sa sầm nét mặt:

- Không được!

Thật ra tôi cũng đã từng nghĩ để Hữu Khánh thôi học. Tôi bỏ ý định này là vì Gia Trân.Hữu Khánh không đi học, Gia Trân cũng chẳng sống được bao lâu. Gia Trân biết nhà nghèo quá mới không cho Hữu Khánh đi học, cô ấy sẽ cảm thấy mình đã làm khổ Hữu Khánh. Tôi bảo với Hữu Khánh:

- Mày không chăm chỉ học tập, ông sẽ chọc tiết!

Nói xong câu ấy, tôi có phần hối hận. Chẳng phải vì cái gia đình này mà Hữu Khánh mới có ý định bỏ học đấy ư? Đứa con mười ba tuổi đã hiểu biết như vậy, khiến tôi vừa vui mừng vừa đau khổ, tôi thầm nhủ từ nay trở đi không thể đánh con một cách tùy tiện nữa.

Một hôm, tôi vào thành phố bán rau, bán xong tôi bỏ ra năm xu mua năm cái kẹo cho Hữu Khánh. Đây là lần đầu tiên trong đời làm bố, tôi mua quà cho con. Tôi cảm thấy nên thương yêu Hữu Khánh hơn nữa.

Tôi quẩy quang gánh đi vào trường học. Trường học chỉ có hai dãy nhà, các em đang học bài trên lớp. Tôi đi hết lớp nọ đến lớp kia tìm Hữu Khánh. Hữu Khánh ở lớp học ngoài cùng. Cô giáo đang giảng bài gì đó trước bảng đen. Qua cửa sổ tôi nhìn thấy Hữu Khánh. Hễ nhìn thấy Hữu Khánh tôi lại bực, thằng bé không chăm chỉ học tập, nó đang cầm cái gì đó ném lên đầu một em ở bàn trước. Để nó đi học, Phượng Hà đã chịu cảnh phải đem cho người ta, Gia Trân ốm đau đến mức này cũng không để nó phải bỏ học, vậy mà nó lại hỉ hỉ hả hả đến lớp học đùa nghịch. Lúc ấy tôi tức đến bất chấp tất cả, quăng luôn quang gánh, xông vào lớp, nhằm trúng Hữu Khánh tát một cái. Hữu Khánh ăn đòn xong mới nhìn thấy tôi. Nó sợ bệch mặt ra. Tôi bảo:

- Mày làm tao điên tiết lên thế hả!

Tôi quát lên.Hữu Khánh run cầm cập. Tôi lại tát cái nữa. Hữu Khánh co rụt người, sợ hãi đến độ đờ người ra. Lúc này, cô giáo kia giận dữ xông đến hỏi tôi:

- Ông là ai? Đây là trường học, không phải nhà quê.

Tôi đáp:

- Tôi là bố nó.

Tôi đang cơn bực tức, giọng vang vang. Cô giáo kia cũng nổi nóng. Cô cất giọng nói lanh lảnh:

- Ông đi ra ngoài kia cho, ông đâu có giống người làm bố, tôi thấy ông giống phát xít, giống Quốc dân đảng.

Tôi không biết phát xít, nhưng quốc dân đảng thì tôi biết. Tôi biết cô giáo đang mắng tôi, thảo nào Hữu Khánh không chịu khó học tập, nó đã gặp một cô giáo chửi bậy. Tôi bảo:

- Cô mới là Quốc dân đảng, tôi đã nhìn thấy Quốc dân đảng cũng chửi người như cô.

Cô giáo kia há mồm, không nói được mà lại khóc. Thầy giáo ở lớp bên cạnh đi sang kéo tôi ra, họ vây chặt lấy tôi ở bên ngoài, mấy cái mồm cùng một lúc nói với tôi, tôi chẳng nghe rõ câu nào. Sau đó, thầy giáo béo tốt dạy thể dục đi tới, ông ấy nhận ra tôi, hỏi tôi tại sao đánh Hữu Khánh. Tôi kể rõ sự việc với ông ấy. Ông ấy nói với các thầy cô khác:

- Để ông ấy về.

Khi quẩy đôi quang gánh ra về, tôi thấy tất cả các cửa sổ của lớp học đều chen chúc những cái đầu nho nhỏ nhìn theo tôi. Phen này tôi đã làm mất mặt con trai. Điều Hữu Khánh buồn đau nhất không phải là tôi đánh nó, mà là tôi đã làm trò hề trước mặt biết bao nhiêu thầy cô giáo và học sinh. Tôi về đến nhà còn ấm ức, ngồi xuống cạnh giường, tôi kể lại với Gia Trân. Cô ấy nghe xong, khe khẽ trách tôi:

- Anh làm thế thì Hữu Khánh biết làm người thế nào trong nhà trường.

Nghe vợ nói, tôi cảm thấy đúng là mình quá quắt, làm bẽ mặt mình không kể, còn làm bẽ mặt con trai. Trưa hôm ấy, Hữu Khánh tan học về nhà, tôi gọi nó, nó cứ phớt bơ, cầm liềm xách rổ định đi. Gia Trân gọi nó một tiếng, nó đứng lại. Gia Trân bảo nó đến gần, nó đến đứng cạnh giường mẹ, cổ cứ rụt lên rụt xuống, rồi gục vào cánh tay Gia Trân khóc nức nở, khóc tới mức đau lòng, thảm thiết.

Trong hơn một tháng sau đó, Hữu Khánh sống chết thế nào cũng phớt bơ tôi. Tôi sai nó làm gì, nó làm ngay, chỉ có điều không nói chuyện với tôi. Nó cũng không làm điều gì sai, tôi chẳng có cớ nào mà trút giận với nó.

Nghĩ lại tôi thấy mình cũng quá thể, trái tim của con trai đã bị tôi làm tổn thương nặng nề. Cả một dạo, Hữu Khánh đi ra đi vào trong nhà, cái cổ không được thẳng cho lắm. Tôi nói chuyện với nó, nó vẫn không đáp lại, nhưng vẻ mặt nó thì tôi vẫn nhìn ra. Nó không ghi thù nữa, thỉnh thoảng còn nhìn trộm tôi. Tôi biết lâu thế nó không nói chuyện với tôi là vì cu cậu ngượng mở mồm.

Còn tôi, cũng không nóng vội. Là con trai tôi, thế nào nó cũng phải mở mồm gọi tôi.

Hôm ấy, tôi cắt lông dê đem vào thành phố bán, vừa vặn buổi trưa Hữu Khánh cũng phải đi học. Thằng bé biết tôi lên tỉnh, cứ rù rà rù rờ chờ tôi đi trước. Tôi thầm nhủ, mình cứ đi trước đã, không thì Hữu Khánh sẽ đến lớp chậm. Khi tôi sắp đến thành phố, thì nghe có tiếng chạy ở phía sau, quay lại nhìn thì là Hữu Khánh. Nó đã học lớp năm mà vẫn chạy chân đất. Hữu Khánh thấy tôi ở phía trước liền đứng lại, ngồi xổm xuống cạnh đường giả vờ xem cái gì đó trên đất. Tôi nghĩ: “Mày đừng có giả đò”, liền gọi một tiếng:

- Hữu Khánh!

Hữu Khánh ậm ừ đáp một tiếng. Đây là câu trả lời đầu tiên của nó trong hai tháng nay. Trả lời xong, nó liền đỏ mặt, đứng tại chỗ, người cứ đung đa đung đưa. Tôi cười bảo:

- Hữu Khánh, con lại đây.

Nó cúi đầu bước đến, hai bố con cùng đi vào thành phố. Tôi bảo con, năm nay lông dê mọc tốt lắm, có thể bán được giá. Nghe xong, nó vâng một tiếng. Tôi lại bảo, hai con dê của nhà hoàn toàn do con trông nom; nó lại vâng một tiếng. Tôi liền đưa tay nắm vai con, vai con tôi vừa gầy vừa nhỏ, tôi vừa nắm vào một cái không biết vì sao lòng đau tê tái. Tôi bảo:

- Hữu Khánh ơi, con cũng đã dần dần lớn rồi, từ nay trở đi bố sẽ không đánh con nữa, mà có đánh cũng không để ai nhìn thấy.

Nói xong, tôi cúi nhìn Hữu Khánh. Mặt nó buồn thiu, nó lại nhớ đến chuyện hôm nào. Việc này cũng khó trách, hôm đó tôi đã làm con trai tôi chẳng còn chút mặt mũi nào nữa.

Đi đến trường học, tôi xoa xoa đầu con, bảo:

- Con đi trước đi, bố rẽ sang đường khác.

Tôi biết Hữu Khánh cùng đi với bố đến cổng trường sẽ mất tự nhiên, liền rẽ sang lối khác. Đi được khoảng mười bước, tôi quay đầu lại, thì thấy Hữu Khánh đang nấp vào đằng sau một thân cây thò đầu nhìn bố. Tôi vừa quay lại, nó vội vàng rụt đầu vào sau cây. Tôi cười, tiếp tục đi, cứ đi mãi, đi mãi đến lúc không nhịn nổi, tôi lại quay đầu nhìn con, Hữu Khánh vẫn còn nấp ở đằng sau cây. Sợ con vào học muộn, tôi gọi:

- Hữu Khánh!

Hữu Khánh đứng ra, cúi đầu ngượng ngùng nhìn tôi.

Tôi bảo:

- Con vào lớp đi kẻo muộn.

Lúc này nó mới chậm chạp bước về phía trường học. Bấy giờ lòng tôi ấm hẳn lên, tôi biết Hữu Khánh không hận bố nó nữa. Xét cho cùng, nó là con trai tôi, quan hệ giữa con trai và bố không giống những người khác. Tôi nghĩ, từ giờ trở đi nên đối xử với Hữu Khánh như một người lớn, không được tùy tiện đánh chửi nữa. Hôm ấy lòng tôi vui vui, từ khi Gia Trân ốm, đây là lần đầu tiên tôi vui vẻ. Bán xong lông dê, tôi nhanh bước quay về, không thấy mệt chút nào. Tôi nghĩ đến công việc ở ngoài đồng đang chờ đang gọi mình.

Cũng buổi chiều hôm ấy, hiệu trưởng trường của bọn Hữu Khánh, tức là vợ của chủ tịch huyện, đẻ con ở bệnh viện ra nhiều máu quá, một chân đã bước sang thế giới bên kia. Thầy giáo nhà trường tập hợp ngay học sinh lớp năm ở bãi tập đưa đến bệnh viện hiến máu. Những em học sinh ấy vừa nghe hiến máu cho hiệu trưởng, em nào cũng nhao nhau vui vẻ như sắp sửa đón tết. Một số em trai đã vén tay áo ngay tại chỗ. Các em vừa ra khỏi cổng trường, Hữu Khánh của tôi liền tụt giày ra, cầm ở tay, chạy đến bệnh viện, có bốn năm em cũng chạy theo. Con trai tôi chạy tới bệnh viện đầu tiên. Sau khi các em khác đã đến đủ. Hữu Khánh xếp ở vị trí đầu tiên. Nó còn đắc ý nói với thầy giáo:

- Em là người đến đầu tiên.

Kết quả, thầy giáo đã lôi nó ra, chỉnh cho một mẻ, phê bình nó không tuân thủ kỉ luật. Hữu Khánh đành phải đứng sang một bên, nhìn các bạn mình lần lượt đi hiến máu, thử máu; thử đến hơn chục em không em nào trùng nhóm máu của cô hiệu trưởng. Hữu Khánh cứ nhìn, nhìn mãi có phần sốt ruột, nó sợ mình sẽ rơi vào người cuối cùng, đến lúc ấy có thể không hiến được máu. Nó bước đến trước mặt thầy giáo, ngượng ngịu thưa:

- Thưa thầy, em biết sai rồi ạ!

Thầy giáo ừ một tiếng rồi cứ phớt lờ, nó lại chờ hai bạn nữa vào thử máu. Lúc này ở phòng đẻ có một bác sĩ đeo khẩu trang đi ra, nói với nhân viên thử máu:

- Máu đâu? Máu đâu?

Người đàn ông thử máu đáp:

- Nhóm máu đều không đúng.

Bác sĩ kia giục:

- Đưa máu nhanh nhanh lên, tim bệnh nhân sắp ngừng đập mất rồi!

Hữu Khánh lại một lần nữa đến trước mặt thầy giáo, hỏi thầy:

- Thưa thầy, đến lượt em chưa ạ?

Thầy giáo nhìn Hữu Khánh huơ huơ tay:

- Vào đi.

Thử đến Hữu Khánh mới khớp nhóm máu, thằng con tôi sung sướng đỏ bừng mặt. Nó chạy ra nói với những người ở bên ngoài:

- Lấy máu của tôi đấy.

Lấy máu là chỉ được lấy chút ít thôi. Nhưng để cứu mạng sống cho vợ ông chủ tịch huyện, người trong bệnh viện một khi đã rút máu con trai tôi là cứ rút mãi. Cứ rút,rút mãi cho đến lúc mặt Hữu Khánh trắng bợt ra, nó vẫn cố gắng gượng không nói gì, sau đó ngay đến môi cũng trắng bợt, nó mới run rẩy nói:

- Cháu choáng đầu.

Người rút máu nói với nó:

- Rút máu thì ai cũng choáng đầu.

Lúc này Hữu Khánh đã hỏng rồi, nhưng bác sĩ đi ra nói máu vẫn chưa đủ. Người rút máu là một tên lưu manh, một kẻ khốn nạn, hắn rút gần như hết máu của thằng con tôi mà vẫn không dừng tay. Đến khi đầu của Hữu Khánh ngoẹo sang một bên, hắn mới cuống quít lên, đi gọi bác sĩ.Bác sĩ ngồi xuống đất đặt ống nghe vào nghe, rồi bảo:

- Tim ngừng đập mất rồi.

Bác sĩ cũng không lo lắng đến việc này lắm, chỉ mắng tên nhân viên hút máu một tiếng:

- Cậu làm ăn vớ vẩn thế.

Nói xong cho qua, rồi đi vào buồng đẻ cứu vợ chủ tịch huyện.

Buổi chiều hôm đó, trước lúc tôi đi làm đồng về, một em bé ở làng bên cạnh, là bạn học của Hữu Khánh, hớt ha hớt hải chạy đến, vừa chạy đến trước mặt chúng tôi, liền hỏi giật giọng:

- Ai là bố của Từ Hữu Khánh.

Tôi vừa nghe em hỏi, tim đã đập loạn xạ, đang lo không biết Hữu Khánh đã xảy ra chuyện gì thì em bé kia lại hỏi:

- Ai là mẹ của Từ Hữu Khánh?

Cậu bé nhìn tôi, lau mũi nói:

- À, phải rồi, là ông. Mời ông đến lớp học của chúng cháu.

Tôi hồi hộp quá, tim sắp sửa bật ra khỏi lồng ngực. Lúc này cháu bé mới bảo:

- Hữu Khánh sắp chết rồi, đang ở trong bệnh viện.

Mắt tôi tối sầm lại, tôi hỏi cậu bé:

- Cháu nói gì vậy?

Cậu bé đáp:

- Ông mau mau đến bệnh viện. Từ Hữu Khánh sắp chết rồi.

Tôi vứt cuốc chạy lên thành phố, trong lòng rối bời bời. Thầm nghĩ, trưa nay lúc tách ra đi riêng, Hữu Khánh vẫn còn khỏe khoắn bình thường, sao bây giờ lại bảo sắp chết cơ chứ! Đầu tôi cứ ong ong rối mù, chạy đến bệnh viện tỉnh, nhìn thấy người thầy thuốc đầu tiên tôi chặn ông ấy lại hỏi:

- Con trai tôi đâu?

Người thầy thuốc ấy nhìn tôi, cười đáp:

- Tôi làm sao biết được con trai ông?

Nghe ông ấy nói, tôi ngớ người, nghĩ bụng hay là nhầm,nếu là nhầm thì hay quá. Tôi nói:

- Họ bảo con trai tôi sắp chết, cần tôi đến bệnh viện.

Người thầy thuốc đang định bước đi, đứng lại nhìn tôi hỏi:

- Con trai ông tên là gì?

Tôi đáp:

- Hữu Khánh.

Ông ấy giơ tay chỉ vào gian phòng ở mãi tít cuối đường đi, bảo:

- Ông đến đằng ấy mà hỏi.

Tôi vội vàng chạy đến gian phòng đó, một người thầy thuốc đang ngồi viết cái gì đó ở bên trong. Tim đập thình thịch, tôi đi vào hỏi:

- Thưa bác sĩ, con trai tôi còn sống không?


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:40:35 | Chỉ xem của tác giả
Ông ta ngẩng đầu nhìn tôi rất lâu rồi mới hỏi:

- Ông có mấy đứa con trai?

Chân tôi lập tức bủn rủn, đứng run run tại chỗ, tôi đáp:

- Tôi chỉ có một đứa con trai, xin bác sĩ làm ơn cứu cháu.

Ông bác sĩ gật gật đầu, tỏ ra có biết, nhưng lại hỏi:

- Tại sao ông chỉ đẻ có một đứa con trai?

Hỏi thế thì tôi biết trả lời thế nào. Tôi cuống lên hỏi ông ta:

- Con trai tôi còn sống không?

Ông ta lắc đầu, nói:

- Chết rồi.

Tôi bỗng dưng chẳng còn nhìn thấy ông bác sĩ nữa, đầu óc tối sầm,chỉ có nước mắt rơi lã chã. Tôi hỏi ông ta:

- Con trai tôi đâu?

Hữu Khánh nằm một mình ở trong một gian nhà nhỏ, cái giường ấy kê bằng gạch. Khi tôi bước vào thì trời chưa tối, tôi thấy thân thể bé nhỏ của Hữu Khánh nằm trên giường, vừa gầy vừa nhỏ, trên người mặc bộ quần áo cuối cùng mẹ khâu cho. Con trai tôi nhắm mắt, mồm cũng ngậm chặt. Tôi cứ Hữu Khánh, Hữu Khánh gọi liền mấy tiếng.Hữu Khánh không nhúc nhích, tôi biết nó đã cứng lạnh. Tôi nghĩ mãi mà không sao hiểu nổi, tại sao đây là Hữu Khánh cơ chứ! Tôi nhìn Hữu Khánh, sờ sờ nắn nắn vào bả vai gầy gò cảu nó, đúng là con tôi rồi. Tôi cứ khóc, khóc mãi, đâu có biết thầy giáo thể dục của Hữu Khánh cũng đã đến. Nhìn thấy Hữu Khánh thầy cũng khóc, cứ nói đi nói lại với tôi:

- Thật không ngờ! Thật không ngờ!

Thầy giáo thể dục ngồi xuống cạnh tôi. Hai chúng tôi cùng nhìn nhau khóc. Tôi sờ mặt Hữu Khánh, thầy cũng sờ. Lâu lắm tôi mới sực nhớ ra, mình đã biết con trai vì sao bị chết đâu. Tôi hỏi thầy giáo, lúc này mới biết Hữu Khánh bị chết vì bị rút hết máu. Lúc này tôi đã muốn giết người, tôi đặt con trai xuống xông ra ngoài, xông ra buồng bệnh, nhìn thấy một bác sĩ, tôi liền túm chặt ông ta mà chẳng cần biết ông ta là ai, đấm luôn một quả vào mặt. Bác sĩ ấy ngã gục ra đất kêu ầm ĩ. Tôi nhìn ông ta, thét lên:

- Mày đã giết con trai tao!

Thét xong lại giơ chân đá ông ta. Có người ôm chặt tôi, quay nhìn thì đó là thầy giáo thể dục. Tôi liền bảo:

- Thầy buông tôi ra.

Thầy giáo thể dục nói:

- Ông không được đánh lung tung.

Tôi đáp:

- Tôi phải giết hắn!

Thầy giáo thể dục cứ ôm chặt tôi. Tôi gỡ không nổi, liền khóc van xin thầy:

- Tôi biết thầy đối xử tốt với Hữu Khánh, xin thầy buông tôi ra.

Thầy giáo thể dục vẫn không buông, tôi đành phải dùng khuỷa tay thúc thục mạng, thầy vẫn ôm tôi khư khư, để cho người bác sĩ kia đứng dậy chạy đi. Rất đông người đã xúm lại, tôi nhìn thấy trong đó có hai bác sĩ, liền nói với thầy giáo thể dục:

- Xin thầy buông tôi ra.

Thầy giáo thể dục to khỏe lực lưỡng ôm chặt tôi, tôi không sao gỡ ra được. Tôi lại giơ khuỷa tay hích thầy, thầy cũng không sợ đau, cứ nói hết lượt này đến lượt khác:

- Ông không được đánh lung tung.

Lúc này có một người đàn ông mặc quần áo kiểu Tôn Trung Sơn đi tới, ông ta bảo thầy giáo thể dục buông tôi ra và hỏi tôi:

- Ông là bố đẻ của học sinh Hữu Khánh ư?

Tôi phớt bơ ông ta. Thầy giáo thể dục vừa buông tôi ra, tôi liền xô vào một bác sĩ, người bác sĩ ấy quay người chạy biến. Tôi nghe ai đó gọi người đàn ông mặc quần áo kiểu Tôn Trung Sơn là chủ tịch huyện.Tôi chợt nhớ, thì ra ông ta là chủ tịch huyện, chính vợ ông ta đã cướp mất mạng sống của con trai tôi. Tôi giơ chân đạp một phát vào bụng chủ tịch huyện. Chủ tịch huyện kêu hự một tiếng rồi ngồi phệt xuống đất. Thầy giáo thể dục lại ôm chặt tôi, nói:

- Đó là chủ tịch huyện họ Lưu.

Tôi nói:

- Người mà tôi phải giết chính là chủ tịch huyện.

Tôi giơ chân đạp tiếp thì chủ tịch huyện đột nhiên hỏi:

- Anh là Phú Quí có phải không?

Tôi đáp:

- Hôm nay tao phải xé xác mày bằng được!

Chủ tịch huyện đứng dậy, nói với tôi:

- Phú Quí ơi, tôi là Xuân Sinh đây.

Ông ta vừa nói vậy, tôi đã ngớ người ra. Tôi nhìn ông ta một lúc, càng nhìn càng giống, liền bảo:

- Anh đúng là Xuân Sinh.

Xuân Sinh bước tới cũng nhìn tôi một chặp, rồi bảo:

- Anh là Phú Quí.

Nhận ra Xuân Sinh, tôi bớt giận đi nhiều. Tôi khóc nói với Xuân Sinh:

- Anh to cao và béo ra đấy.

Xuân Sinh mắt cũng đỏ hoe, bảo tôi:

- Phú Quí ạ, tôi cứ tưởng anh đã chết.

Tôi lắc lắc đầu:

- Chưa chết.

Xuân Sinh lại nói:

- Tôi cứ tưởng anh đã chết như lão Toàn.

Nhắc đến lão Toàn, hai chúng tôi đều khóc hu hu. Khóc xong một trận, tôi hỏi Xuân Sinh:

- Anh có tìm được bánh nướng không?

Xuân Sinh lau nước mắt, đáp:

- Không. Chắc anh còn nhớ chứ, tôi ra đi liền bị bắt làm tù binh.

Tôi hỏi Xuân Sinh:

- Anh có được ăn bánh bao không?

Xuân Sinh đáp:

- Được ăn.

Tôi bảo:

- Tôi cũng được ăn.

Nói xong cả hai chúng tôi đều cười, cười mãi cười mãi; nhớ đến đứa con trai đã chết, tôi lại khóc. Tay Xuân Sinh bóp bóp vào vai tôi. Tôi nói:

- Xuân Sinh này, con trai tôi chết rồi. Tôi chỉ có mỗi đứa con trai.

Xuân Sinh thở dài nói:

- Làm sao lại là con trai anh được nhỉ?

Tôi nghĩ đến Hữu Khánh đang nằm một mình ở gian nhà nhỏ, trong lòng đau đớn không chịu nổi. Tôi nói với Xuân Sinh:

- Tôi phải đi coi con trai đây.

Tôi cũng không định giết ai nữa, ai ngờ Xuân Sinh đột nhiên xuất hiện. Đi được mất bước, tôi quay đầu nói với Xuân Sinh:

- Xuân Sinh này, anh nợ tôi một mạng sống, kiếp sau phải trả tôi đấy nhé!

Đêm hôm ấy tôi bế xác con về, cứ đi lại nghỉ, nghỉ lại đi, bế mệt quá thì cõng con trên lưng, vừa đặt con trên lưng thì trong lòng đã hoảng, lại bế con ra đằng trước. Tôi không thể không nhìn con. Tôi cứ vừa nhìn con vừa đi. Lúc về đến đầu làng, càng đi càng nặng trĩu, tôi sẽ ăn nói làm sao với Gia Trân đây? Hữu Khánh chết đi thì Gia Trân cũng chẳng sống được bao lâu, cô ấy đã ốm đau đến mức ấy. Tôi ngồi xuống bờ ruộng ở đầu làng, đặt xác con lên chân. Cứ nhìn thấy con trai là tôi không sao cầm nổi nước mắt, khóc một thôi một hồi, xong tôi lại nghĩ Gia Trân sẽ thế nào đây? Nghĩ đi nghĩ lại, vẫn là nói dối với Gia Trân trước đã thì hơn. Tôi đặt Hữu Khánh ở bờ ruộng, về nhà len lén lấy cái cuốc; rồi lại ôm xác con đi đến trước mộ bố mẹ, tôi đào một cái hố.

Sắp chôn Hữu Khánh rồi, tôi luyến tiếc không nỡ xa lìa con. Tôi ngồi trước mộ cha mẹ, ôm chặt con không buông. Tôi áp má con
vào cổ mình, mặt Hữu Khánh như băng lạnh cứng áp vào cổ tôi. Gió đêm thổi lá cây trên đỉnh đầu kêu xòa xòa. Thân thể Hữu Khánh cũng bị sương thấm ướt. Tôi cứ nghĩ hết lượt này đến lượt khác, lúc trưa nay con trai tôi còn nấp ở đằng sau gốc cây nhìn bố cơ mà. Tôi nói với đứa con đã tắt thở:

- Hữu Khánh ơi, bố biết trong lòng con yêu bố.

Nghĩ đến Hữu Khánh không bao giờ còn nói được nữa, không bao giờ cầm giày chạy bộ nữa, lòng tôi đau quặn từng cơn, đau tới mức tôi không khóc được nữa. Tôi cứ ôm con ngồi, nhìn trời sắp sáng rồi, không thể không chôn. Tôi liền cởi quần áo, xé ống tay áo bịt mặt cho con, lấy quần áo gói xác con rồi đặt xuống hố. Tôi nói trước mộ của bố mẹ:

- Hữu Khánh sắp xuống dưới đấy, bố mẹ đối xử với cháu tử tế một chút. Khi cháu còn sống, con hay đánh mắng cháu, bố mẹ thay con thương yêu cháu nhiều hơn nhé.

Hữu Khánh nằm trong huyệt, càng nhìn tôi càng thấy con mình nhỏ bé, không giống đứa trẻ mười ba tuổi, ngược lại giống như lúc Gia Trân vừa sinh nó ra, tôi e sỏi đá sẽ làm đau con tôi. Chôn xong Hữu Khánh thì trời tang tảng sáng. Tôi thong thả đi về nhà, cứ đi vài bước lại quay lại nhìn. Về đến cửa, vừa nghĩ từ nay sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy con trai nữa, không nén nổi tôi đã khóc thành tiếng, nhưng lại sợ Gia Trân nghe thấy liền bưng chặt mồm ngồi xuống. Tôi ngồi xổm lâu lắm, nghe thấy tiếng mọi người í ới gọi nhau đi làm, tôi mới đứng lên vào trong nhà. Phượng Hà đứng ở cạnh cửa tròn mắt nhìn tôi. Nó chưa biết em trai đã chết. Khi cậu bé ở làng bên cạnh đến báo tin, nó cũng ở đó nhưng không nghe được.

Nằm trên giường, Gia Trân gọi tôi một tiếng. Tôi đến cạnh giường, nói với vợ:

- Hữu Khánh bị tai nạn đang nằm ở bệnh viện

Hình như tin lời tôi, Gia Trân hỏi:

- Tai nạn gì?

Tôi nói:

- Cũng không rõ, khi đang ngồi học đột nhiên nó ngã lăn ra, được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ bảo loại bệnh này phải mất vài hôm để chữa.

Mặt Gia Trân nhăn nhó, nước mắt ứa ra. Gia Trân nói:

- Mệt đấy mà, em đã làm khổ nó.

Tôi bảo:

- Không phải, mệt cũng không mệt đến mức ấy.

Gia Trân cứ nhìn rôi mãi, rồi bảo:

- Hai mắt anh đã sưng húp cả lên kia kìa.

Tôi gật gật đầu:

- Vậy à, thức cả đêm không ngủ còn gì.

Nói xong, tôi vội vàng đi ra. Hữu Khánh vừa chôn xuống đất, xương vẫn còn nóng, lại cứ nói chuyện với Gia Trân, thì tôi đứng sao nổi.

Những ngày tiếp theo, ban ngày tôi ra đồng làm việc, đến tối tôi nói với Gia Trân là vào thành phố thăm con xem có đỡ chút nào không. Tôi chầm chậm đi lên tỉnh, đi đến lúc trời tối lại trở về, ngồi trước mộ Hữu Khánh. Đêm tối om om, gió hắt vào mặt tôi, tôi nói chuyện với đứa con đã chết, tiếng cứ bay đi bay lại, chẳng giống tiếng tôi nữa. Ngồi đến nửa đêm tôi mới về nhà. Mấy ngày đầu, Gia Trân cứ mở mắt chờ tôi về, hỏi tôi Hữu Khánh có đỡ hơn không. Tôi liên tùy tiện bịa ra nói dối vợ. Vài hôm sau khi tôi về, Gia Trân đã ngủ rồi. Vợ tôi nhắm mắt trên giường. Tôi cũng cứ tiếp tục nói dối thế này không phải tốt đẹp gì. Nhưng đành phải thế, nói dối được ngày nào hay ngày ấy, chỉ cần Gia Trân cảm thấy Hữu Khánh còn sống là được.

Một hôm, tôi rời mộ con về nhà, sau khi tôi nằm xuống cạnh Gia Trân, Gia Trân đang ngủ đột nhiên bảo:

- Phú Quí ơi, em không sống được lâu đâu anh ạ!

Tôi giật mình, sờ lên mặt vợ, nước mắt ướt đầm đìa. Gia Trân lại nói:

- Anh phải trông nom Phượng Hà tử tế, điều em không yên tâm nhất là con gái.

Gia Trân không nhắc gì đến Hữu Khánh, lúc ấy tôi rối ruột lên, định nói mấy lời an ủi mà không nói nổi.

Chiều tối hôm sau, vẫn như ngày thường, tôi nói với Gia Trân vào thành phố thăm Hữu Khánh. Gia Trân gàn tôi đừng đi. Vợ tôi bảo tôi cõng cô ấy đi dạo trong làng. Gia Trân ngày càng nhẹ đi, gầy chỉ còn da bọc xương. Vừa ra khỏi cửa, Gia Trân liền bảo:

- Em muốn ra xem đằng tây thôn.

Nơi đó chôn Hữu Khánh, mồm tôi bảo được, song hai chân lại không chịu bước về hướng đó, cứ đi, đi mãi, đi đến đầu làng đằng đông. Lúc này Gia Trân mới nói khẽ:

- Phú Quí ơi, anh đừng nói dối em, em biết Hữu Khánh đã chết.

Vừa nghe vợ nói thế, tôi đứng chết lặng tại chỗ, chân bủn rủn. Cổ tôi mỗi lúc một ướt; tôi biết đó là nước mắt của Gia Trân. Gia Trân bảo:

- Cho em ra thăm Hữu Khánh.

Tôi biết không thể nói dối được, liền còng Gia Trân đi về đằng tây thôn. Gia Trân khẽ bảo tôi:

- Đêm nào em cũng nghe anh đi từ đằng tây thôn về, em biết ngay Hữu Khánh đã chết.

Đi đến trước mộ Hữu Khánh, Gia Trân bảo tôi đặt cô ấy xuống. Cô ấy ôm lấy mộ con trai, nước mắt giàn giụa, hai tay để trên mộ như muốn âu yếm Hữu Khánh, nhưng cô ấy không còn chút sức lực nào, chỉ có mất đầu ngón tay hơi động đậy. Tôi nhìn điệu bộ của Gia Trân, trong lòng đau đớn đến nghẹt thở. Tôi không nên giấu giếm chôn xác con, để Gia Trân không được nhìn con lần cuối cùng.

Gia Trân cứ thế ôm mộ con đến lúc trời tối. Tôi sợ sương đêm làm vợ cảm lạnh, liền cõng vợ lên lưng. Gia Trân lại bảo tôi cõng cô ấy ra xem đầu làng. Đến đầu làng, cổ áo tôi lại ướt sũng, Gia Trân vừa nói vừa khóc:

- Hữu Khánh không bao giờ còn chạy từ lối này về nữa.

Tôi nhìn con đường mòn quanh co thông lên tỉnh lỵ, từ nay không còn nghe thấy tiếng chân đất chạy bộ của con trai nữa. Ánh trăng chiếu trên đường trông như rắc đầy muối.

Hai hôm sau, Gia Trân qua đời. Tối hôm vợ tôi sắp mất, cô ấy đòi nằm nghiên, đòi nhìn tôi. Tôi nghiên người Gia Trân cho nằm quay sang tôi. Gia Trân bảo tôi đừng tắt đèn. Tối hôm ấy, vợ tôi cứ ngắm nhìn tôi suốt. Cô ấy bảo:

- Phú Quí ơi, anh tốt với em quá.

Nói xong cô ấy cười, nhắm mắt vào. Một lúc sau Gia Trân lại mở mắt ra, hỏi tôi:

- Phượng Hà ngủ có ngon không?

Tôi rướn người nhìn con gái, nói với vợ:

- Phượng Hà đã ngủ rồi.

Gia Trân lại nhắm mắt. Tôi nắm tay Gia Trân, cứ tưởng vợ đã ngủ. Chẳng mấy chốc hau tay Gia Trân lạnh dần. Tôi hớt hải sờ người Gia Trân, người cũng đã lạnh.

Sau khi Gia Trân tắt thở, tôi kín hai xô nước giếng đun ấm lên tắm rửa cho vợ. Phượng Hà cứ ngồi ở bên cạnh, gục mặt lên người mẹ mà khóc. Mấy lần tôi dìu nó tránh ra, nó lại sà ngay đến. Tôi tự nhủ, cứ để cho nó áp vào mẹ thêm một lúc, từ nay về sau nó sẽ chẳng bao giờ còn nhìn thấy mẹ nữa. Gia Trân gầy chỉ còn da bọc xương, dáng dấp của Gia Trân còn đáng thương hơn cả Hữu Khánh.

Sau khi Gia Trân qua đời, gia đình chỉ còn hai bố con côi cút. Bấy giờ Phượng Hà mới biết em trai đã chết. Mấy ngày đầu, Phượng Hà bỏ việc, bỏ cả cơm, cứ đứng trơ trơ trước mộ mẹ và mộ em. Tôi kéo nó về nhà, được một lúc nó lại đi. Mãi đến lúc tôi đổ bệnh, Phượng Hà mới trở lại trạng thái cũ. Nó chạy ngược chạy xuôi trông nom bố. Vài hôm sau, thấy con vất vả quá chừng, tôi cố gượng dậy ra đồng làm việc. Dân làng nhìn thấy tôi, ai cũng phải ngạc nhiên kêu lên:

- Ôi Phú Quí, tóc anh đã bạc hết cả rồi.

Tôi cười đáp:

- Bạc từ trước rồi mà.

Họ bảo:

- Trước kia chỉ lốm đốm, bây giờ mới có mấy hôm mà tóc anh đã bạc trắng cả.

Chỉ mới có vài hôm, tôi đã già khọm đi, sức lực trước kia của tôi không bao giờ có lại nữa, lúc làm việc thì hông mỏi, lưng đau, làm cố lên một chút là tòan thân toát mồ hôi. Có lúc nghĩ mình cũng sắp ra đi. Tôi không hề buồn, con người ta đã đến bước ấy cứ phải đi, chẳng qua là chỉ sớm vài hôm muộn vài ngày. Nhưng hễ nhìn thấy Phượng Hà là quả thật tôi không sao yên tâm. Phượng Hà vừa điếc vừa câm, một mình sống trên đời nó sẽ làm sao đây?

Sau khi Gia Trân và Hữu Khánh chết, Xuân Sinh đến thăm tôi hai lần. Xuân Sinh không gọi là Xuân Sinh nữa, anh ta có tên là Lưu Giải Phóng. Người khác gặp Xuân Sinh, ai cũng gọi anh ta là Lưu huyện trưởng. Tôi vẫn gọi anh ta là Xuân Sinh. Lần đầu đến thăm tôi, anh ta còn đem theo con trai hai tuổi. Con trai Xuân Sinh trắng trẻo mũm mĩm. Xuân Sinh bảo con gọi tôi là bác. Thằng bé ấy nhìn tôi lâu lắm nhưng không chịu mở mồm. Tôi nói với Xuân Sinh:

- Thôi, đừng bắt nó gọi nữa.

Xuân Sinh kể lại, sau khi bị bắt làm tù binh liền tham gia quân Giải phóng, đánh cho đến tận Phúc Kiến, sau đó lại sang đánh nhau ở Triều Tiên. Mạng Xuân Sinh lớn, đánh đi đánh lại thế quái nào đều không bị chết. Đánh xong trận ở Triều Tiên, anh ta chuyển ngành về một huyện ở bên cạnh. Năm Hữu Khánh chết, anh ta mới chuyển đến huyện này. Khi ra về, tôi tiễn Xuân Sinh tới đầu làng, tôi nói với Xuân Sinh:

- Từ này giờ đi anh đừng đến nữa, đừng đưa con anh đến nữa, hễ nhìn thấy nó, tôi lại đau lòng, lại nghĩ đến Hữu Khánh con tôi.

Về sau Xuân Sinh còn đến một lần nữa, lúc đó ở tỉnh thành đang làm cuộc Cách mạng Văn hóa. Khi Xuân Sinh đến thì đã quá nửa đêm, tôi với Phượng Hà đã ngủ. Tiếng gõ cửa làm tôi tỉnh giấc. Tôi mở cửa, nhờ có ánh trăng, tôi nhận ra Xuân Sinh ngay. Mặt Xuân Sinh bị đánh sưng vù. Xuân Sinh nói:

- Phú Quí ơi, anh ra đây một lát.

Dáng vẻ của Xuân Sinh khiến tôi giật mình, vội vàng choàng áo vào đi ra. Xuân Sinh đi trước, tôi đi theo sau. Tôi hỏi:

- Rút cuộc có chuyện gì vậy?

Xuân Sinh không trả lời, anh ta đi thẳng đến cạnh bờ ao này, đứng tại chỗ rồi quay đầu lại nói:

- Phú Quí ơi, tôi đến chia tay với anh.

- Anh đi đâu hả Xuân Sinh?

Xuân Sinh nghiến răng giận dữ nói:

- Tôi không thiết sống nữa.

Tôi ngạc nhiên, vội vàng kéo cánh tay anh ta nói:

- Xuân Sinh ơi, anh đừng có lẩn thẩn. Anh còn có vợ và con trai cơ mà.

Vừa nghe nói vậy, Xuân Sinh đã khóc. Anh ta nói:

- Phú Quí ơi, ngày nào tôi cũng bị chúng nó treo lên đánh.- Nói rồi anh ta giơ tay ra- Anh sờ tay tôi đây này.

Tôi sờ vào, tay anh ta như bị luộc chín, nóng kinh khủng. Tôi hỏi:

- Đau lắm không?

Anh ta lắc lắc đầu:

- Không cảm thấy đau.

Tôi ấn vai anh ta bảo:

- Xuân Sinh ơi, ngồi xuống đã. – Tôi nói với anh ta – Anh đừng có lẩn thẩn, người chết ai cũng muốn sống lại, còn người sống sờ sờ như anh không thể chết được.- Tôi còn nói – Mạng sống của anh là của bố mẹ anh cho, anh không cần mạng sống nữa thì đi hỏi bố mẹ đã.

Xuân Sinh lau nước mắt nói:

- Bố mẹ tôi đã chết từ bao giở bao giờ.

Tôi bảo:

- Vậy thì anh càng phải sống tử tế. Anh thử nghĩ mà xem, anh đánh bao nhiêu trận, đi Bắc về Nam như thế, mà vẫn sống có phải dễ đâu.

Hôm ấy, tôi và Xuân Sinh nói bao nhiêu chuyện. Trời sắp sáng rồi, Xuân Sinh như có phần xuôi xuôi. Anh ta đứng dậy đi, tôi tiễn anh ta ra đầu làng. Anh ta bảo:

- Phú Quí, anh đứng lại thôi.

Tôi đứng lại, nhìn Xuân Sinh bước đi. Xuân Sinh bị đánh thành què, anh ta cúi đầu đi tập tễnh, rất khó nhọc. Tôi lại không yên tâm, dặn với theo:

- Xuân Sinh ơi, nghe lời thôi đừng có chết đấy nhé!

Xuân Sinh đi mất bước, quay đầu lại trả lời:

- Đồng ý!


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 10-4-2012 21:42:37 | Chỉ xem của tác giả



Vậy mà Xuân Sinh vẫn không nghe lời tôi. Một tháng sau, tôi nghe nói Lưu huyện trưởng đã nhảy xuống giếng tự tử ở trong thành phố. Một con người mạng có to đến mấy, nếu bản thân đã muốn chết, thì cũng không làm sao giữ nổi.

Xuân Sinh chết đã được mấy năm. Phượng Hà vẫn sống ở bên tôi, nhoáng một cái nó đã ba mươi nhăm tuổi. Tôi cảm thấy mình càng ngày càng yếu, một đời cũng coi như đã từng trải biết bao nhiêu sự việc, con người cũng chín được rồi, giống như quả lê đã chín nẫu thì phải rụng khỏi cành. Nhưng tôi cứ áy náy, không yên tâm về phần Phượng Hà. Nó không giống người khác, nó già rồi ai sẽ trông coi đây?

Kể ra thì Phượng Hà vừa câm vừa điếc, song nó cũng là đàn bà, không phải không biết chuyện lấy vợ gả chồng. Trong làng năm nào cũng có người gả đi lấy về, trống phách rôm rả một chầu. Những lúc ấy, Phượng Hà cứ chống quốc ngây người ra đứng nhìn. Mấy thanh niên trong làng chỉ chỉ trỏ trỏ trêu Phượng Hà.

Lúc con trai thứ ba nhà họ Vương trong làng cưới vợ, ai cũng khen cô dâu đẹp. Hôm ấy, cô dâu được dẫn về làng, mặc áo thêu hoa đỏ chói, miệng tươi cười. Tôi đứng ở ruộng nhìn theo, cả người cô dâu đỏ rực, khuôn mặt ửng hồng trông ưa mắt lắm; một đám thanh niên đi bên cạnh cười nói vang vang, chắc là nói những lời bậy bạ khó nghe, cô dâu chỉ cúi đầu cười. Con gái lúc đi lấy chồng, cái gì nhìn thấy cũng dễ chịu, cái gì nghe thấy cũng vui vẻ.

Phượng Hà làm việc ở ngoài đồng, vừa nhìn thấy cảnh tượng đó đã ngây ra, hai con mắt cứ chằm chằm nhìn không chớp, cuốc ôm trong lòng, người không nhúc nhích. Đứng ở một bên nhìn con, lòng tôi cay đắng vô cùng. Tôi nghĩ bụng, nó muốn xem cứ để cho nó xem thoải mái. Phượng Hà số khổ, nó chỉ có một chút hạnh phúc đứng xem người khác lấy chồng. Ai ngờ Phượng Hà nhìn mãi xem mãi liền bước đi luôn, nó đi đến bên cô dâu, cười ngây ngô, cùng đi với cô ta. Phượng Hà chân đất, mặc quần áo vá chằng vá đụp, đi cùng với cô dâu. Cô dâu mặc vừa gọn gàng vừa rực rỡ, người lại xinh, so với Phượng Hà nhà tôi, thì Phượng Hà quả thật lụt cụt xấu xí đáng thương quá. Mặt Phượng Hà không son phấn cũng đỏ ửng như cô dâu. Nó cứ quay sang nhìn cô dâu hoài.

Mấy thanh niên trong làng vừa cười vừa nói:

- Phượng Hà muốn lấy chồng đó mà.

Nói thế tôi còn nghe được, nào ngờ một lát sau, vọng đến những câu chối tai. Có ai đó nói với cô dâu:

- Phượng Hà đã nhìn trúng cái giường của em rồi đó.

Phượng Hà đi kề bên, cô dâu không tươi cười được nữa. Cô ta chê Phượng Hà. Lúc này có người nói với chú rể:

- Cậu trúng quả đậm, lấy một thành hai, một đệm ở dưới, một lợp ở trên.

Nghe xong, chú rể cười hì hì, cô dâu không nín nhịn được nữa, cũng chẳng thèm đếm xỉa đến chuyện mình mới đi làm dâu mà nên tỏ ra xấu hổ một chút, liền gân cổ vênh mặt mắng chú rể:

- Cười gì mà thối thế.

Tôi quả tình không thể đứng nhìn tiếp, liền đi lên bờ ruộng nói với bọn họ:

- Làm người không như thế được, có muốn ức hiếp người thì cũng không được ức hiếp Phượng Hà. Chúng mày có giỏi ức hiếp tao đây này.

Nói rồi, tôi kéo tay Phượng Hà đi về nhà. Phượng Hà là con người thông minh, chỉ nhìn thấy sắc mặt của tôi liền biết vừa có chuyện gì xảy ra. Nó cúi đầu theo tôi đi về nhà, khi về đến cổng thì nó khóc.

Sau đó tôi nghĩ, thế nào thì cũng phải kiếm cho con một tấm chồng. Tôi sắp xuống lỗ đến nơi rồi, sau khi tôi chết đã có Phượng Hà lo liệu. Còn Phượng Hà cứ tiếp tục sống thế này, thì sau khi chết, ai sẽ đứng ra chôn cất cho nó? Nhưng có người đàn ông nào muốn lấy nó cơ chứ? Một số người trong làng vẫn cho rằng tôi giữ rịt Phượng Hà để nó hầu hạ tôi suốt đời, họ bảo nếu Gia Trân còn sống thì Phượng Hà đã đi lấy chồng từ lâu rồi. Tôi nghĩ, họ nói vậy cũng có phần đúng, phận làm bố tôi không làm tròn, Phượng Hà đã ba mươi lăm tuổi vẫn chưa xây dựng gia đình. Tôi đi đến từng nhà cậy nhờ dân làng, đề nghị họ thăm dò bốn phương xem có người nào lấy Phượng Hà không. Họ hỏi tôi:

- Phượng Hà đi, ông không tiếc ư?

Tôi đáp:

- Dù người đàn ông kia có cụt chân què tay, chỉ cần anh ta muốn lấy Phượng Hà, tôi cũng gả.

Nói xong câu ấy tôi thấy đau lòng quá, Phượng Hà có đến nỗi nào, đâu có kém người khác, chỉ có điều không nói được thôi. Đã đến nông nỗi này tôi cũng đành phải thế.

Người đi thăm dò về bảo, ở trong thành phố có một người đàn ông tên là Vạn Nhị Hỷ cần Phượng Hà. Người ấy nói:

- Vạn Nhị Hỷ kém Phượng Hà hai tuổi, lại là người thành phố, làm thợ bốc vác, nhiều tiền lắm.

Tôi vừa nghe điều kiện tốt như vậy liền không tin, cảm thấy anh ta định đùa cợt với Phượng Hà đó thôi. Tôi nói:

- Xin đừng có đánh lừa thằng già này.

Người kia đáp:

- Không nói dối ông đâu. Vạn Nhị Hỷ là một anh vẹo đầu, đầu cứ ngả vào vai, không làm sao thẳng lên được.

Anh ta nói vậy thì tôi tin, tôi vội vàng bảo:

- Anh mau mau bảo hắn ta đến xem mặt Phượng Hà.

Chưa đầy ba ngày, Vạn Nhị Hỷ đã đến nhà, đúng là cậu ta vẹo đầu thật. Khi nhìn tôi, cậu ấy phải vểnh vai trái lên, nhìn Phượng Hà cũng thế. Phượng Hà vừa nhìn bộ dạng ấy đã nhoẻn miệng cười.

Vạn Nhị Hỷ mặc quần áo kiệu Tôn Trung Sơn sạch sẽ, nếu cái đầu không ngả vào vai, thì dáng dấp kia chẳng khác gì cán bộ ở thành phố về. Cậu ấy đặt một chai rượu và một mảnh vải hoa lên bàn, rồi cong vai đi một vòng trong nhà. Cậu ấy đang ngắm nhà tôi. Tôi mời cậu ấy ngồi xuống, cũng không cho Phượng Hà đi làm đồng, mà bảo nó ngồi trên giường. Tôi nói với cậu ấy:

- Đã để cậu phải tốn kém, thật ra mấy chục năm nay tôi không uống rượu.

Nghe xong, Vạn Nhị Hỷ vâng một tiếng, không nói gì, lại cong vai lên, nghiên nghiêng ngó ngó trong nhà, xem tới mức tôi đâm ra hồi hộp. Tôi nói:

- Nghèo thì có nghèo một chút, được cái tôi còn nuôi được một con lợn một con dê, nếu cậu lấy Phượng Hà thì tôi bán lợn bán dê sắm đồ cưới.

Nghe xong, cậu ấy vẫn vâng một tiếng. Tôi chẳng biết cậu ấy đang nghĩ gì. Ngồi một lúc cậu ấy đứng lên bảo phải về. Tôi nghĩ coi như đám này không thành rồi. Cậu ấy chẳng nhìn Phượng Hà bao nhiêu, cứ ngắm nghía cái nhà rách nát của tôi. Đi ra ngoài sân, tôi bảo cậu ấy:

- Không đem lễ ăn hỏi về ư?

Cậu ấy lại vâng một tiếng, rồi cong vai nhìn cỏ tranh trên mái nhà, sau đó gật đầu ra đi.

Vạn Nhị Hỷ vừa đi khỏi, người làng sang hỏi tôi:

- Có thành không?

Tôi lắc đầu nói:

- Nghèo quá, nhà tôi nghèo quá.

Sáng hôm sau, tôi đang ở ngoài đồng, có người bảo:

- Ai ở đằng kia thế?

Tôi ngẩng lên, thấy năm sáu người ở đầu đường đằng kia đang lắc la lắc lư đến, lại còn kéo theo một cái xe cải tiến, chỉ có người đi đầu tiên là không lắc lư, cậu ấy vẹo đầu đi rất nhanh. Nhìn từ xa, tôi đã biết là Vạn Nhị Hỷ, tôi không ngờ cậu ấy lại đến.

Nhìn thấy tôi, Vạn Nhị Hỷ nói:

- Cỏ tranh ở mái nhà nên thay, con chở một xe vôi quét lại tường.

Tôi nhìn vào cái xe cải tiến: có vôi, hai cái chổi quét vôi, lại còn có một miếng thịt lợn rõ to. Tay Vạn Nhị Hỷ cầm hai chai rượu trắng.

Lúc này tôi mới biết, Vạn Nhị Hỷ nhìn nhìn ngó ngó không phải là chê nhà tôi nghèo, ngay đến đống rạ ở trước nhà, cậu ấy cũng để ý đến. Tôi đã định thay nóc nhà từ lâu, chỉ còn chờ hết vụ cày cấy, rảnh rỗi sẽ nhờ bà con lợp giúp.
Vạn Nhị Hỷ dẫn năm người đến, thịt cũng mua về, rượu cũng đem theo, sắp xếp chu đáo tử tế lắm. Ngay tức thì bọn họ dỡ đống rạ, buộc thành từng bó nhỏ. Vạn Nhị Hỷ và một người nữa leo lên nóc nhà, để bốn người ở dưới, lợp lại mái nhà cho tôi. Thoáng nhìn một cái, tôi đã biết những người cậu ấy dẫn về đều là người quen việc này, nhanh chân nhanh tay, người ở dưới dùng gậy xọc bó rạ hất lên, Vạn Nhị Hỷ và người kia ở trên lợp. Đừng tưởng đầu Vạn Nhị Hỷ vẹo xuống vai sẽ vướng víu, cậu ấy làm việc thạo đáo để. Bó rạ vất lên, đầu tiên cậu ấy giơ chân đá một cái, rồi đưa tay đỡ. Người có bản lĩnh này trong làng chúng tôi không tìm đâu ra được một.

Chưa đến trưa đã lợp xong mái nhà. Tôi nấu cho anh em một xô nước trà, khiêng hết bàn ghế ra sân. Phượng Hà rót nước mời bọn họ, chạy trước chạy sau bận tíu tít. Phượng Hà cũng vui, nhìn thấy nhà mình đột nhiên có đông người đến làm việc, nó cứ há mồm cười hoài. Vạn Nhị Hỷ ở trên mái nhà leo xuống, tôi giục:

- Nhị Hỷ ơi, nghỉ giải lao đã.

Vạn Nhị Hỷ đưa ống tay áo lau mồ hôi trên mặt, đáp:

- Không mệt đâu ạ.

Nói xong lại cong vai nhìn chung quanh, nhìn thấy một ruộng rau ở bên trái, liền hỏi tôi:

- Rau nhà mình phải không ạ?

Tôi đáp:

- Phải.

Cậu ấy liền đi vào trong nhà lấy con dao bài ra ruộng chặt mấy cây tươi non đem vào trong nhà. Một lát sau cậu ấy thái thịt ở bên trong. Tôi ngăn cậu ấy, bảo để Phượng Hà làm việc này, cậu ấy lại giơ ống tay áo gạt mồ hôi nói:

- Không mệt đâu ạ.

Tôi không ngăn được Nhị Hỷ, đành sau Phượng Hà đi đốt bếp giúp cậu ấy, còn mình ra ngoài nói chuyện với những người Nhị Hỷ dẫn đến. Mấy lần tôi đi vào ngó thử, thấy hai người như một đôi vợ chồng, một người đun bếp, một người nấu cơm xào rau, anh nhìn chị, chị nhìn anh, há mồm cười. Tôi cũng thấy yên tâm.

Ăn cơm trưa xong, anh em Nhị Hỷ Hỷ lấy vôi quét tường. Nhà tôi tường đất, ngày hôm sau vôi khô nom cứ trắng xóa, giống như nhà ngói ở thành phố. Quét vôi xong, còn sớm sủa, tôi bảo Nhị Hỷ:

- Ăn cơm tối xong hãy về.

Cậu ấy đáp:

- Không ăn đâu ạ.

Nói xong cong cong vai với Phượng Hà. Tôi biết cậu ấy đang nhìn Phượng Hà. Cậu ấy khẽ hỏi tôi:

- Bố ơi, bao giờ con đón Phượng Hà đi?

Vừa nghe câu này, vừa nghe cậu ấy gọi tôi là bố, tôi mừng chảy nước mắt. Tôi đáp:

- Con muốn đón lúc nào thì đón.- Tiếp theo đó tôi lại khẽ bảo – Nhị Hỷ ơi, không phải bố bắt con tốn kém, thật tình là Phượng Hà số khổ, hôm con cưới Phượng Hà, mời đông đông người đến cho vui vẻ ồn ào, cùng là để cho dân làng người ta nhìn vào.
Nhị Hỷ đáp:

- Con biết rồi, bố ạ!

Tối hôm ấy, Phượng Hà vuốt ve tấm vải hoa Nhị Hỷ đem đến, hết ngắm lại cười, cười xong lại ngắm. thỉnh thoảng ngẩng đầu, thấy tôi đang nhìn nó, liền lúng túng đỏ mặt. Phượng Hà biết mình sắp sửa đi lấy chồng. Thấy nó thích Nhị Hỷ, tôi cũng vui, nghĩ thầm Gia Trân cũng có thể an tâm được rồi, khi nào tôi duỗi chân đến chỗ Gia Trân, thì chẳng việc gì phải lo đến chuyện Phượng Hà sống một mình trên đời như thế nào nữa.

Tôi bán luôn một con lợn một con dê, dẫn Phượng Hà lên tỉnh may cho con hau bộ quần áo mới, sắm hau cái chăn mới, mua cả chậu rửa mặt, phàm cái gì con gái khác trong làng có thì Phượng Hà cũng có, tôi không thể để Phượng Hà phải thua kém buồn tủi.

Hôm Nhị Hỷ cưới Phượng Hà, chiêng trống rộn ràng từ xa xa vọng đến. Dân làng túa hết ra đầu làng đứng xem. Nhị Hỷ dẫn theo hơn hai mươi người ở trong thành phố, tất cả đều mặc quần áo kiểu Tôn Trung Sơn. Nếu Nhị Hỷ không gài bông hoa hồng to ở ngực, thì chẳng khác gì cán bộ to nào đó về làng. Nổi bật nhất là ở giữa có một chiếc xe cải tiến trang trí lộng lẫy, chiếc ghế trên xe cũng xanh đỏ rực rỡ. Vừa đi vào làng, Nhị Hỷ đã bóc hai túi thuốc lá Đại Tiền Môn, cứ thấy đàn ông là nhét vào tay, mồm cứ rối rít:

- Xin cảm ơn, xin cảm ơn!

Trong làng, nhà nào cưới vợ gả chồng, thuốc lá ngon nhất cũng chỉ là loại Ngựa Bay, đằng này Nhị Hỷ cứ biếu từng bao từng bao Đại Tiền Môn, oai không nhà nào sánh kịp. Hai mươi người đi sau Nhị Hỷ cũng hăng hái vô cùng, chiên trống khua ầm ĩ, lại còn gân cổ lên hò hét. Người nào túi cũng phồng to, hễ nhìn thấy con gái và em nhỏ trong làng là móc kẹo trong túi ra tung cho họ. Nhìn quang cảnh nhộn nhịp hào phòng ấy tôi cứ bần thần cả người, thầm nghĩ những thứ tung ra đó đều là tiền chứ có phải chơi đâu.

Rất nhiều năm sau, khi những cô gái khác trong làng đi lấy chồng, ai ai cũng bảo chỉ có đám cưới Phượng Hà là oách nhất. Hôm ấy, Phượng Hà mặc quần áo mới từ trong nhà bước ra trong xinh đẹp cực kỳ, ngay đến người làm bố như tôi cũng không ngờ con gái mình lại đẹp như vậy. Những người ở thành phố Nhị Hỷ dẫn về ai cũng khen:

- Vẹo đầu thật là diễm phúc.

Xưa nay chưa bao giờ có nhiều người cùng xem Phượng Hà như thế này. Mặt Phượng Hà đỏ ửng như quả cà chua chín tới. Nó cứ cúi gằm mặt xuống ngực không biết làm thế nào hơn. Nhị Hỷ kéo tay Phượng Hà đến cạnh chiếc xe hoa. Phượng Hà nhìn chiếc ghế trên xe cải tiến cũng không biết phải làm gì nữa. Nhị Hỷ thấy hơn Phượng Hà đã bế nó lên xe, người đến xem vui cười rộ lên, Phượng Hà cũng khúc khích. Nhị Hỷ nói với tôi:

- Bố ơi, con đưa Phượng Hà đi đây.

Nói xong, Nhị Hỷ tự kéo xe đi. Xe vừa chuyển bánh, Phượng Hà đang cúi đầu cười, vội vàng quay lại, sốt ruột nhìn tới nhìn lui. Tôi biết nó tìm tôi, liền vẫy vẫy tay; Phượng Hà nhìn thấy tôi là giàn giụa nước mắt. Nó quay người nhìn tôi rồi khóc. Tôi chợt nhớ năm Phượng Hà mười ba tuổi, khi bị người ta dẫn đi, nó cũng nhìn tôi mà khóc thế này. Hễ tôi đau buồn là nước mắt trào ra, nhưng nghĩ lần này khác, lần này là Phượng Hà đi lấy chồng, nên tôi cười.

Nhị Hỷ rất biết điều, khi kéo xe đi rồi còn cứ quay đầu lại nhìn cô dâu của mình, vừa trông thấy Phượng Hà quay người nhìn tôi khóc, thì dừng xe lại, đứng tại chỗ và cũng quay người lại. Phượng Hà càng khóc càng đau long, hai vai cứ rung rung khiến cho người làm bố như tôi cũng phải mủi lòng. Tôi bảo Nhị Hỷ:

- Nhị Hỷ, Phượng Hà là vợ con rồi, còn không mau mau kéo nó đi.

Gả Phượng Hà cho người thành phố, tôi như người mất hồn. Lúc nào thư thả là cứ ngó trước nhìn sau, dường như Phượng Hà đang nấp ở trong nhà. Nghĩ đến Phượng Hà là bát nước hất đi, tôi đành ngồi xuống, nhưng ngồi cũng không ngồi nổi, lại chạy ra đầu làng trông ngóng. Tôi cũng biết Phượng Hà không trở về, nhưng nhìn ra xa xa như thế cũng thấy vững dạ hơn.
Theo tục lệ, thì sau một tháng Phượng Hà sẽ về thăm. Tôi cũng phải một tháng sau mới đi thăm con được. Nào ngờ được năm hôm, vào lúc chiều tối có người đến nhà bảo:

- Phú Quí ơi, ông ra đầu làng thử xem, hình như con rể đã đến.

Tôi chạy ra đầu làng. Nhị Hỷ đến thật, bả vai bên trái vểnh lên, tay xách một hộp bánh ga-tô, Phượng Hà đi ở bên cạnh, hai đứa tay trong tay, cười tít mắt đang đi tới. Dân làng ai nhìn thấy cũng cười, những năm tháng đó đâu có nhìn thấy đàn ông đàn bà cầm tay nhau đi đường. Tôi nói với họ:

- Nhị Hỷ là người thành phố, người thành phố tự nhiên như Tây.

Phượng Hà trở thành vợ của Nhị Hỷ, tôi cứ hai ba hôm lại lên tỉnh, giống như hồi trẻ, chỉ khác nơi đến. Khi đi tôi ra chỗ đất phần trăm cắt mấy cây rau tươi non để vào làn xách theo, bà con trông thấy liền hỏi:

- Lại đi thăm Phượng Hà phải không?

Tôi gật đầu đáp:

- Phải.

Họ bảo:

- Ông cứ đến xoành xoạch, anh chàng con rể vẹo đầu không đuổi về ư?

Tôi đáp:

- Làm gì có chuyện ấy.

Bà con hàng xóm của Nhị Hỷ đều thích Phượng Hà. Hễ tôi đến là họ khen nó, họ bảo nó vừa chịu khó chăm chỉ vừa thông minh. Khi quét sân thì quét giúp cả trước cửa nhà người ta, hễ quét đường là quét cả nửa dãy phố. Người hàng xóm nhìn thấy Phượng Hà toát cả mồ hôi, liền đến bên vỗ vỗ, bảo đừng quét nữa, lúc này nó mới cười tít mắt quay về nhà mình.

Trước kia Phượng Hà chưa học đan áo len, nhà chúng tôi nghèo, có ai được mặc áo len bao giờ. Phượng Hà thấy vợ người ta ngồi ở trước cửa đan áo, ngón tay cứ thoăn thoắt đưa đi đưa lại, nó thích lắm liền xách ghế đến ngồi xem, hễ xem là xem lâu lắm, cứ ngây người ra đó. Chị vợ nhà hàng xóm thấy Phượng Hà thích đến thế, liền cầm tay hướng dẫn. Hướng dẫn xong, chị hàng xóm mới ngạc nhiên, Phượng Hà học một cái là biết ngay, mới có ba bốn ngày mà Phượng Hà đan áo len nhanh như bọn họ. Gặp tôi, các chị ấy bảo:

- Nếu Phượng Hà không câm không điếc thì hay quá.

Trong lòng họ cũng thương Phượng Hà. Về sau, chỉ cần làm xong việc nhà, Phượng Hà lại ngồi trước cửa đan áo len giúp họ. Trong số chị em của cả dãy phố chỉ có Phượng Hà đan áo len dày nhất chặt nhất. Thế là được rồi, họ đưa len đến nhờ Phượng Hà đan cho. Phượng Hà có mệt đôi chút nhưng trong lòng vẫn vui. Áo len đan xong đưa trả họ, họ giơ ngón tay lên khen nhất. Phượng Hà nhoẻn miệng cười lâu.

Lần nào tôi lên tỉnh thăm con, chị em khu phố gần kề sang chơi cứ xuýt hoa khen Phượng Hà thế này thế khác, toàn là những lời nhận xét tốt đẹp, nghe xong tôi cũng đâm ghen. Tôi nói:

- Người thành phố tốt đấy, ở thôn quê rất hiếm nghe thấy có người khen Phượng Hà tốt như vậy.

Nghe mọi người ai cũng khen Phượng Hà như thế, Nhị Hỷ càng thương yêu vợ, lòng tôi cũng vui vui.

Về làng, hễ gặp ai tôi cũng khoe Phượng Hà ở thành phố tốt như thế nào, được người ta thích ra sao. Nghe xong có một số người còn tỏ ra không vui, nói với tôi:

- Phú Quí ơi, ông mụ mị đầu óc mất rồi, người thành phố chẳng biết điều gì cả, Phượng Hà làm việc cho bọn họ suốt ngày như thế, chẳng chết mệt hay sao?

Tôi bảo:

- Sao lại nỡ nói vậy?

Họ nói:

- Phượng Hà đan áo len cho họ, họ có biếu Phượng Hà chút gì không?

Người nhà quê tâm địa hẹp hòi, rặt nghĩ đến chuyện được hời. Đàn bà thành phố đâu có xấu như họ nói. Tôi đã hai lần nghe họ giục Nhị Hỷ:

- Nhị Hỷ ơi, anh đi mua hai cân len về, cũng để Phượng Hà có một chiếc áo len chứ!
Nhị Hỷ nghe xong cười không nói gì. Nhị Hỷ là người thực tế, lúc cưới Phượng Hà, nghe lời tôi đã chi nhiều tiền, phải đi vay nợ. Khi mọi người về, Nhị Hỷ nói riêng với tôi:

- Bố ạ, con trả xong nợ sẽ sắm áo len cho Phượng Hà.

Cứ sống như thế được mấy tháng, lúc đồng áng bận rộn tôi không thể thường xuyên lên thành phố; được cái là công xã nhân dân, dân làng cùng ra đồng làm việc, tôi chẳng cần phải sốt ruột lo lắng. Phượng Hà về thăm hai ngày giúp bố cơm nước, tôi liền giục nó về. Tôi đưa tay đẩy đẩy nó ra đầu làng. Dân làng có người trông thấy cười hì hì, bảo chưa bao giờ thấy ông bố như vậy. Nghe xong tôi cũng cười hì hì, nghĩ bụng trong làng này chẳng có con gái nhà ai đối xử với bố mẹ tử tế như Phượng Hà. Tôi nói:

- Chỉ có một mình Phượng Hà, chăm nom được bố thì không chăm được con rể vẹo đầu của tôi.

Bị tôi đuổi về thành phố, được mấy hôm Phượng Hà lại về. Lần này cả hai vợ chồng cùng về. Từ xa xa, hai đứa dắt tay nhau đi đến. Tôi đã nhận ra chúng nó từ rất xa, khỏi cần nhìn cái đầu bẹt của Nhị Hỷ, chỉ thấy dắt tay nhau là tôi cũng biết ai rồi. Nhị Hỷ xách một chai rượu nếp, cứ há mồm cười hoài; Phượng Hà xách cái làn tre nhỏ trong tay, cũng cười như Nhị Hỷ. Tôi nghĩ chắc là có việc mừng gì chúng nó mới vui thế. Vào trong nhà, Nhị Hỷ kéo kéo ống tay áo tôi:

- Bố ơi, Phượng Hà đã mang thai.

Phượng Hà có con ư? Tôi há miệng cười. Ba bố con tôi cười một lúc thì Nhị Hỷ chợt nhớ đến chai rượu trong tay, liền đi lấy ba cái bát, Phượng Hà lấy từ trong chiếc làn trẻ một bát hạt đậu. Nhị Hỷ rót đầy rượu cho tôi, lại rót cho Phượng Hà. Phượng Hà giữ chặt chai rượu, lắc đầu rối rít. Nhị Hỷ nói:

- Hôm nay em nên uống.

Phượng Hà như hiểu lời chồng, thôi lắc đầu. Chúng tôi bưng bát lên. Phượng Hà uống một ngụm, chau chau mày, thấy bố và chồng đều nhìn mình, nó mím môi cười. Tôi và Nhị Hỷ hai bố con uống hết. Một bát rượu đã vào bụng, Nhị Hỷ rưng rưng nước mắt, nói:

- Bố ạ, Phượng Hà này, con có nằm mơ cũng không nghĩ mình có ngày như hôm nay.

Tôi cũng rơm rớm nước mắt. Tôi bảo:

- Bố cũng không ngờ, trước đây cứ sợ nhất là mình chết đi thì Phượng Hà sẽ sống thế nào. Con lấy Phượng Hà, bố yên tâm hẳn, nay có con nữa lại càng hay, sau này Phượng Hà có ra đi thì cũng có người lo liệu.

Phượng Hà thấy bố và chồng đều khóc, mắt nó cũng đỏ hoe. Nhị Hỷ lại nói:

- Nếu bố mẹ con còn sống thì tốt quá. Khi mẹ con chết cứ cầm tay con không chịu buông.

Tôi liền nghĩ đến Gia Trân và Hữu Khánh, nói:

- Lúc Gia Trân chết, điều mẹ con không yên tâm nhất là Phượng Hà, còn Hữu Khánh nó lớn lên trong bàn tay bế ẵm của chị nó. Mẹ và em con đều không được chứng kiến hôm nay.

Tôi và Nhị Hỷ càng khóc càng đau lòng. Phượng Hà cũng nước mắt lưng tròng. Khóc một trận xong, Nhị Hỷ lại cười. Nó chỉ chỉ vào bát hạt đậu, nói:

- Bố ăn đậu đi, Phượng Hà rang đấy.

Tôi đáp:

- Bố ăn, bố ăn!

Nói rồi tôi cũng cười. Tôi sắp sửa có cháu ngoại. Chúng tôi khóc khóc cười cười, mãi cho đến khi chiều tối Nhị Hỷ và Phượng Hà mới ra về.

Phượng Hà sẽ có con, Nhị Hỷ càng thương yêu nó. Dạo ấy là mùa hè, trong nhà có nhiều muỗi, lại không có màn, hễ trời tối, Nhị Hỷ liền nằm ra giường cho muỗi đốt, để Phượng Hà ngồi hóng mát ở ngoài phố. Chờ muỗi ở trong nhà đốt no rồi, không còn đốt nữa, mới bảo Phượng Hà đi ngủ. Có vài lần Phượng Hà đi vào nhìn chồng, Nhị Hỷ sốt ruột bế vợ ra. Những chuyện này đều do nhà hàng xóm kể với tôi. Họ giục Nhị Hỷ:

- Anh đi mua một cái màn đi.

Nhị Hỷ vẫn cười, không nói gì. Lúc vắng người nó mới nói với tôi:

- Chưa trả xong nợ, con chưa yên tâm.

Nhìn muỗi đốt sần hết mình mẩy con rể, tôi thương lắm. Tôi bảo:

- Con đừng làm thế.

Nhị Hỷ nói:

- Một mình con, muỗi đốt nhiều một chút không hại gì, nhưng Phượng Hà là cả hai mẹ con.

Phượng Hà ở cữ vào mùa đông. Hôm ấy mưa tuyết to lắm, không nhìn thấy gì ở ngoài cửa sổ. Phượng Hà vào buồng đẻ đã một đêm mà vẫn chưa ra. Tôi và Nhị Hỷ chờ ở ngoài, càng chờ càng sợ. Có một bác sĩ đi ra, liền xô đến hỏi, biết Phượng Hà vẫn còn đang chờ, chúng tôi có phần nào yên tâm. Đến lúc trời sắp sang, Nhị Hỷ nói:

- Bố ơi, bố ngủ trước đi.

Tôi lắc đầu, đáp:

- Sốt ruột ngủ sao được.

Nhị Hỷ khuyên tôi:

- Hai người không thể buộc vào nhau được. Phượng Hà đẻ xong còn phải có người trông nom chứ.

Tôi nghĩ nói thế cũng phải, liền bảo:

- Con ngủ trước đi, Nhị Hỷ ạ.

Hai bố con cứ đùn đẩy nhau, chẳng người nào chịu người ngủ. Đến lúc trời sáng hẳn mà Phượng Hà vẫn chưa ra. Chúng tôi lại sợ, những người đi đẻ sau Phượng Hà đều đã ra hết. Tôi và Nhị Hỷ đâu có ngồi yên được, ghé vào cửa nghe ngóng tiếng động trong phòng, nghe thấy có tiếng đàn bà kêu, chúng tôi mới yên tâm. Nhị Hỷ nói:

- Khổ cho Phượng Hà.

Một lúc sau, tôi cảm thấy không đúng, Phượng Hà câm cơ mà, có biết kêu đâu. Tôi nói lại với Nhị Hỷ, Nhị Hỷ bỗng tái mét mặt, chạy đến cửa buồng đẻ gọi thục mạng:

- Phượng Hà, Phượng Hà!

Một bác sĩ ở trong đi ra bảo Nhị Hỷ:

- Anh gọi cái gì thế, ra đi.

Nhị Hỷ khóc huhu, nói:

- Sao mãi không thấy vợ tôi ra!

Có người ở bên cạnh nói với chúng tôi:

- Đẻ đái cũng tùy người, người thì nhanh, kẻ thì chậm.



Tôi nhìn Nhị Hỷ, Nhị Hỷ nhìn tôi, nghĩ bụng có thể là như vậy, liền ngồi xuống đợi, lòng vẫn hồi hộp lo lắng.

Chẳng bao lâu, một bác sĩ đi ra hỏi chúng tôi:

- Cần mẹ hay là cần con?

Nghe hỏi như vậy, chúng tôi đớ người ra. Bà bác sĩ lại hỏi:

- Nào, trả lời đi.

Nhị Hỷ quì thụp trước mặt bác sĩ, khóc trả lời:

- Thưa bác sĩ, cứu lấy Phượng Hà, tôi cần Phượng Hà.

Nhị Hỷ khóc huh u trên nền nhà. Tôi dìu Nhị Hỷ dậy, khuyên con rể đừng làm thế, làm thế ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi nói:

- Chỉ cần Phượng Hà không sao là được. Tục ngữ nói còn giữ được núi xanh thì sợ gì không có củi đun.

Nhị Hỷ khóc huhu nói:

- Con của tôi chết rồi.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách