Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 7975|Trả lời: 72
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Yêu Người Ở Bên Ta | Emily Griffin

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 8-1-2012 06:39:46 | Xem tất |Chế độ đọc


Tên tác phẩm: Yêu Người Ở Bên Ta
Tên tác giả: Emily Griffin
Tên dịch giả: Lê Nguyễn Lê
Thể loại: Tiểu Thuyết
Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành
Nguồn: vietmesenger


Tóm tắt:

Đối với Ellen và Andy, một trăm ngày đầu tiên trong cuộc sống hôn nhân là những ngày hoàn hảo. Nhưng rồi, một buổi chiều định mệnh, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, Ellen tình cờ gặp lại Leo. Leo, người từng biến cuộc đời cô thành địa ngục. Leo, người đã lẳng lặng ra đi, để lại cô với trái tim tan vỡ. Leo giờ đây quay trở về, làm xáo động cuộc sống bình an của Ellen, khiến cô phải đối mặt với sự lựa chọn gai góc cho hạnh phúc của đời mình…

Nữ tính mà không sa vào sướt mướt, có chua chát mà không hề độc địa khô khan, một lần nữa Yêu người ở bên ta mang người đọc vào bầu khí quyển ấm áp mang nhãn hiệu Emily Griffin với một giọng văn linh hoạt và các nhân vật đầy cảm xúc.

"Jane Austen thời hiện đại." - The Cincinnati Enquirer

"Những miêu tả thật thú vị, tinh tế và chân thật về tình bạn của phái nữ, về sự phức tạp trong đời sống hôn nhân và tình mẫu tử." - Atlanta Peach

"Dành cho bất kỳ ai từng băn khoăn về con đường ngày xưa ta không chọn…" - New York Resident

Tác giả Emily Griffin

Emily Griffin tốt nghiệp đại học Wake Forest và trường luật Virginia. Sau một vài năm làm việc tại hãng luật Manhattan, cô chuyển tới London chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác. Là tác giả của những cuốn tiểu thuyết lãng mạn vô cùng ăn khách, cô hiện sống tạo Atlanta cùng chồng và ba con.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:43:02 | Xem tất
Chương 1


Chuyện đó xảy ra chính xác một trăm ngày sau ngày tôi cưới Andy, gần như đúng vào cái thời điểm ba rưỡi chiều từng diễn ra lễ cưới của chúng tôi. Tôi biết rõ ràng thế không hẳn vì tôi là cô dâu mới ngập tràn hứng khởi say mê quan sát những biến đổi nhỏ nhặt trong quan hệ, mà bởi vì tôi vốn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nhẹ khiến tôi buộc phải dõi theo mọi chuyện. Điển hình là tôi thường đếm những thứ không đâu, ví như số bước chân từ căn hộ của tôi đến ga xe điện ngầm gần nhất (341 với một đôi giày thoải mái, thêm mươi bước nữa nếu đi cao gót); sự xuất hiện dày đặc đến nực cười của cụm từ "kết nối kỳ diệu" trong bất kỳ tập nào của bộ phim The Bachelor (luôn là hai con số); số chàng trai tôi từng hôn trong ba mươi năm đời mình (chín). Hay, trong buổi chiều tháng Giêng mưa gió lạnh giá đó, là số ngày tôi đã kết hôn trước khi tôi nhìn thấy người ấy ngay chính giữa lối bộ hành nơi đường Mười một giao với đường Broadway.

Nếu xét bề ngoài, có thể hình dung như bạn là một tài xế taxi đang quan sát những vị khách bộ hành đi ẩu chen qua đường trong vài giây cuối cùng trước khi tín hiệu đèn giao thông thay đổi, đó chỉ là một khoảnh khắc đô thị trần tục: hai người dường như xa lạ, chẳng có gì chung ngoài những chiếc ô đen mỏng mảnh, đang vượt qua một giao lộ, tiếp xúc với nhau bằng ánh mắt thoảng qua và trao đổi lời chào xã giao nhưng không quá thờ ơ trước khi đi tiếp.

Nhưng bên trong lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bên trong, tôi đang cảm thấy quay cuồng, xáo động, nghẹt thở trong lúc bước lên vỉa hè rồi rẽ vào một quán ăn nhỏ vắng tanh cạnh Union Square. Như trông thấy ma, tôi nghĩ, một trong những câu nói tôi đã nghe đến hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ nhận thức được đầy đủ cho đến tận giây phút đó. Tôi gập ô lại và cởi khóa áo khoác, tim vẫn còn đập thình thịch. Trong lúc nhìn một người phục vụ lau bàn với động tác đưa tay mạnh mẽ, thuần phục, tôi tự hỏi tại sao mình lại hoảng hốt đến thế vì cuộc gặp gỡ này, khi mà có điều gì đó dường như hoàn toàn không thể tránh được trong khoảnh khắc ấy. Không phải với ý nghĩa to tát, định mệnh nào cả; chỉ là theo cái cách âm thầm, dai dẳng mà điều còn dang dở đó đã áp đặt ý muốn của nó lên kẻ không hề sẵn lòng đón nhận.

Sau một hồi dường như rất lâu, người phục vụ nhận ra tôi đang đứng sau tấm bảng Vui Lòng Chờ Xếp Chỗ và nói, "Ôi! Tôi đã không nhìn thấy cô đứng đây. Lẽ ra chúng tôi đã phải hạ tấm bảng xuống sau bữa trưa đông khách. Cô vào đi, ngồi chỗ nào cũng được."

Tôi cảm thấy trong câu nói của cô có một sự đồng cảm kỳ cục đến nỗi tôi băn khoăn không biết cô có phải một thầy bói làm thêm ngoài giờ, và thực tình đã tính đến chuyện giãi bày tâm sự cùng cô. Nhưng thay vì làm vậy, tôi thả người xuống ghế đỏ bằng nhựa dẻo ở góc cuối nhà hàng và thề sẽ không bao giờ nói ra điều ấy. Chia sẻ cảm xúc của mình cùng một người bạn có thể tạo nền tảng cho một hành động không chung thủy đối với chồng mình. Kể cho bà chị cay nghiệt của tôi, Suzanne, thì hẳn chị sẽ tuôn ra cả một bài thuyết giảng gay gắt về hôn nhân và quan niệm một vợ một chồng. Viết chuyện này vào nhật ký thì sẽ khiến nó trầm trọng hơn nữa, điều đó tôi quyết không làm. Còn nói với Andy sẽ là tổng hợp của ngớ ngẩn, hủy hoại bản thân và gây tổn thương. Mặc dù lo lắng trước việc phải nói một phần sự thật, một vết đen trong quan hệ vợ chồng mới cưới của chúng tôi, nhưng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất.

"Tôi có thể mang gì cho cô?" cô phục vụ, có biển tên đề Annie, hỏi tôi. Cô có mái tóc xoăn màu đỏ và làn da lấm tấm tàn nhang, và tôi nghĩ, Ngày mai mặt rời sẽ bừng sáng.

Tôi chỉ muốn một ly cà phê, nhưng vốn từng làm phục vụ, còn nhớ mình đã thất vọng ra sao khi người ta chỉ mua đồ uống, ngay cả vào lúc ngoài giờ ăn chính, thế nên tôi gọi cà phê và một chiếc bánh vòng pho mát kem nhân hạt hoa anh túc.

"Được rồi," cô nói, gật đầu vui vẻ với tôi.

Tôi mỉm cười cảm ơn cô. Sau đó, khi cô quay bước về phía bếp, tôi thở hắt ra và nhắm mắt lại, tập trung nghĩ tới một điều: tôi yêu Andy biết chừng nào. Tôi yêu mọi thứ thuộc về anh, kể cả những điều hẳn sẽ làm hầu hết các cô gái phiền lòng. Tôi thấy cả sự dễ thương trong chuyện anh gặp khó khăn khi nhớ tên người khác (anh cứ gọi tên ông sếp cũ của tôi là Fred, thay vì Frank) hay lời hát của ngay cả những bài nổi tiếng nhất ("Billie Jean is not my mother".) Và tôi chỉ lắc đầu mỉm cười khi anh cho hoài gã lang thang ở công viên Bryant mỗi ngày một đô la trong suốt gần một năm trời - cái gã trông hệt tay lừa đảo lái con Range Rover. Tôi yêu sự cả tin và lòng thương người của Andy. Tôi yêu tính tình vui vẻ chân thật ngây thơ vô cùng hòa hợp với ngoại hình điển trai tóc vàng mắt xanh của anh. Tôi thấy may mắn được sống cùng người đàn ông mà sau sáu năm hò hẹn, vẫn sốt sắng đứng chờ tôi quay lại từ phòng vệ sinh nữ, vẫn vẽ những trái tim nguệch ngoạc méo mó trên làn hơi nước phủ mặt gương trong phòng tắm của chúng tôi. Andy yêu tôi, và tôi không ngại nói rằng, đó là lý do quan trọng nhất vì sao chúng tôi ở bên nhau, và vì sao tôi cũng yêu anh.

"Cô có muốn nướng bánh lên không?" Annie nói to từ phía sau quầy.

"Có chứ," tôi nói, mặc dù không thật sự bận tâm.

Tôi để tâm trí mình trôi về cái đêm Andy cầu hôn tôi ở Vail, cách anh vờ đánh rơi chiếc ví, trong một chuyển động rõ ràng được tập dượt hết sức kỹ lưỡng, để anh có thể cúi xuống nhặt nó và rồi đột nhiên quỳ gối. Tôi nhớ khi nhấm nháp sâm banh, chiếc nhẫn của tôi lấp lánh trong ánh sáng lò sưỡi, và tôi nghĩ, Chính là như thế. Đây là khoảnh khắc mọi cô gái đều mơ ước. Đây là khoảnh khắc tôi hằng mơ ước, đợi chờ và khao khát.

Annie mang cà phê tới, và tôi ấp hai tay quanh chiếc cốc nặng trịch nóng hôi hổi. Tôi nâng cốc lên môi, uống một hơi dài, và nghĩ về một năm đính hôn của chúng tôi - một năm đầy ấp lễ mừng, tiệc tùng và ngập tràn kế hoạch cho ngày cưới. Bàn bạc về váy cưới và áo tuxedo, những điệu valse và bánh sô cô la trắng. Tất cả đều hướng tới đêm huyền diệu ấy. Tôi nghĩ về những lời thề nồng thắm của chúng tôi. Điệu nhảy đầu tiên của chúng tôi với bản "What a Wonderful World". Những lời chúc rượu dí dỏm, ấm áp dành cho chúng tôi - những bài diễn văn tràn ngập những lời hoa mỹ quen thuộc quả thật rất đúng với chuyện của chúng tôi: quá sức đẹp đôi… tình yêu đích thực… lẽ sống của nhau.

Tôi nhớ đến chuyến bay đến Hawaii sáng hôm sau, Andy và tôi nắm tay nhau trong khoang hạng nhất, cười phá lên trước tất cả những sơ xuất nho nhỏ ngoài ý muốn trong ngày trọng đại của chúng tôi: Phần nào của buổi lễ mà người quay phim không ghi lại được ấy nhỉ? Trên đường tới tiệc chiêu đãi, mưa còn có thể to hơn được không chứ? Đã khi nào bọn mình trông thấy James, em trai của anh, oải đến thế chưa? Tôi nghĩ về những buổi hoàng hôn đi dạo trong kỳ trăng mật, những bữa tối lung linh ánh nến và cái buồi sáng đặc biệt sống động khi Andy cùng tôi lang thang trên bãi biển hoang sơ hình bán nguyệt tên là Lumahai ở phía Bắc Kauai. Với cát trắng mịn màng và những phiến nham thạch hết sức ấn tượng nhô lên trên mặt nước màu ngọc lam, đó là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất trên trái đất mà tôi từng chiêm ngưỡng. Lúc đó, khi tôi đang mãi ngắm nhìn phong cảnh, Andy đặt cuốn sách của Stephen Ambrose lên chiếc khăn tắm ngoại cỡ của chúng tôi, nắm lấy hai bàn tay tôi, và hôn tôi. Tôi cũng hôn anh, ghi khắc trong lòng giây phút ấy. Tiếng sóng vỗ bờ ì oạp, cảm giác làn gió biển mát lạnh lùa trên mặt, hương thơm của chanh hòa quyện với mùi dừa từ kem chống nắng. Khi chúng tôi rời nhau, tôi nói với Andy rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến thế. Đó là sự thật.

Nhưng phần tuyệt vời nhất lại đến sau lễ cưới, sau tuần trăng mật, sau khi những món quà hữu dụng được tháo dỡ ra trong căn hộ nhỏ bé của chúng tôi ở Murray Hill - và những món ngộ nghĩnh, ít hữu dụng được chuyển xuống phòng kho. Nó đến khi chúng tôi hình thành nhịp điệu đời sống vợ chồng. Bình thường, giản dị và thực tế. Nó đến vào buổi sáng khi chúng tôi nhấm nháp cà phê và trò chuyện trong lúc chuẩn bị đi làm. Nó đến khi tên anh chốc chốc lại hiện lên trong hòm tin nhắn của tôi. Nó đến vào mỗi buổi tối, khi chúng tôi lật tới lật lui mấy cuốn thực đơn giao hàng tại nhà, tính xem nên ăn món gì và cả quyết rằng sắp tới sẽ tự nấu bữa tối. Nó đến trong những lúc massage chân, trong từng nụ hôn, trong mỗi lần chúng tôi giúp nhau cởi đồ trong bóng tối. Tôi hướng tâm trí mình về những chi tiết đó. Tất cả những chi tiết đã làm nên một trăm ngày đầu tiên bên nhau của chúng tôi.

Vậy nhưng lúc Annie mang bánh vòng tới, tôi lại trở về nơi giao lộ đó, trái tim tôi lại đập thình thịch. Tôi chợt hiểu rằng mặc cho tôi cảm thấy hạnh phúc nhường nào khi sống cùng Andy, tôi cũng không thể dễ dàng quên được khoảnh khắc đó, cái cảm giác tắc nghẹn nơi cổ họng lúc tôi trông thấy lại khuôn mặt của người ấy. Dù cho tôi muốn quên nó đến tuyệt vọng. Nhất là vì tôi muốn quên.

Tôi ngại ngần liếc nhìn hình phản chiếu của mình trên vách kính bên cạnh ghế ngồi. Tôi không có gì phải lo lắng về dáng vẻ của mình, mà lại càng không có gì để hân hoan khi nhận ra mình vẫn có mái tóc hết sức gọn gàng đẹp mắt, mặc cho mọi tác động của một buổi chiều loanh quanh trong mưa. Tôi còn có làn da hồng hào, nhưng tôi thầm nhủ đó chỉ là vì gió lạnh đã nhuốm hồng đôi má. Không có gì khác nữa.

Và đó cũng là lúc điện thoại của tôi đổ chuông rồi tôi nghe thấy giọng người ấy. Giọng nói đã tám năm mười sáu ngày rồi tôi không nghe thấy.

"Có thật là em đó không?" người ấy hỏi tôi. Giọng anh thậm chí còn trầm ấm hơn tôi nhớ, nhưng mặc khác nó vẫn như đang quay ngược về quá khứ. Như thể đang nói nốt câu chuyện mới chỉ vài giờ trước.

"Vâng," tôi nói.

"Vậy ư," anh nói. "Em vẫn dùng số cũ."

Rồi, sau một khoảnh khắc im lặng kỳ lạ, khoảnh khắc mà tôi nhất định không chịu lấp đầy, anh nói tiếp, "Anh cho rằng có những thứ không hề thay đổi."

"Vâng," tôi lại nói.

Bởi vì dù tôi không muốn thừa nhận bao nhiêu đi nữa thì anh vẫn đúng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:51:41 | Xem tất
Chương 2


Bộ phim mà tôi luôn yêu thích nhất chắc chắn là Khi Harry gặp Sally. Tôi mê nó vì rất nhiều lý do - cảm xúc đẹp đẽ của thập niên 1980 trong đó, diễn xuất cực kỳ ăn ý giữa Billy Crystal và Meg Ryan, cảnh ái ân nồng nàn ở Kart’s Deli. Nhưng đoạn phim tôi thích thú nhất hẳn là cảnh những cặp đôi trẻ có, già có, ánh mắt thảy đều lấp lánh , ngồi trên trường kỷ, thao thao kể chuyện họ đã gặp nhau như thế nào.

Lần đầu tiên xem bộ phim đó tôi mới mười bốn tuổi, chưa bao giờ hôn, và nói theo một trong những cách nói quen thuộc của Suzanne thì, còn chưa biết mùi đời. Tôi đã thấy Suzanne phải lòng cơ số cậu trai, chỉ để nhận lấy trái tim tan vỡ, còn nhiều hơn cả số lần tôi đi siết lại niềng răng, và trong chuyện yêu đương đó, chẳng có chút gì hạnh phúc cả.

Mặc dù vậy, tôi nhớ mình đã ngồi trong rạp chiếu phim bật điều hòa lạnh ngắt, tự hỏi người chồng tương lai của mình lúc này đang ở đâu - hình dáng và giọng nói anh ấy ra sao? Phải chăng anh đang trong buổi hẹn hò đầu tiên, nắm tay ai đó, và giữa bọn họ là những thỏi kẹo táo và một chai Sprite bự? Hay anh lớn hơn thế nhiều, đã vào đại học và có đầy kinh nghiệm về các kiểu phụ nữ cũng như về thế giới? Anh là tiền vệ ngôi sao hay là tay trống của một ban nhạc diễu hành? Tôi sẽ gặp anh trên một chuyến bay tới Paris? Trong một phòng quản trị danh tiếng? Hay trên lối đi giữa các dãy hàng trong quầy tạp phẩm ở thị trấn quê hương tôi. Tôi tưởng tượng chúng tôi đang kể chuyện của hai đứa, hết lần này qua lần khác, ngón tay chúng tôi đang vào nhau, giống hệt những cặp đôi say đắm trên màn ảnh rộng kia.

Tuy vậy, điều tôi vẫn còn phải học là những chuyện tưởng tượng đó hiếm khi dễ dàng, suôn sẻ như trong giai thoại về hồi ức lãng mạn mà ta chia sẻ trên trường kỷ. Qua thời gian, tôi hiểu rằng hầu như lúc nào cũng vậy, khi ta nghe chuyện của các cặp đã kết hôn, có rất ít sự nên thơ còn sót lại, chỉ là một khoảnh khắc mơ mộng được đánh lên bóng loáng theo thời gian. Và trừ khi bạn cưới người yêu thời trung học (hoặc quanh thời gian ấy), còn không thì đó thường là một câu chuyện đã qua chẳng mấy thú vị. Có những con người, địa điểm và sự kiện mà ta muốn quên đi thì hơn hoặc chí ít là không nghĩ tới nữa. Rốt cuộc, ta có thề dán lên chúng một cái nhãn xinh xắn - ví như duyên phận hay định mệnh. Hoặc ta có thể tin đó chỉ là một con đường ngẫu nhiên mà cuộc sống đã mở ra.

Nhưng dù ta gọi nó là gì đi chăng nữa, dường như mọi cặp đôi đều có hai câu chuyện - một đã được trau chuốt để chia sẻ trên chiếc trường kỷ, và một không gọt giũa, tốt hơn cả là được giữ kín. Andy và tôi không phải ngoại lệ. Andy và tôi có cả hai.

Tuy nhiên, cả hai câu chuyện đều cùng bắt đầu theo một lối. Cả hai cùng bắt đầu từ một lá thư xuất hiện trong hòm thư của tôi vào một chiều hè ẩm ướt, ngột ngạt sau khi tôi tốt nghiệp trung học - và chỉ còn vài tuần trước ngày tôi rời quê hương Pittsburgh đến trường đại học Wake Forest, ngôi trường xây bằng gạch xinh đẹp ở Bắc Carolina mà tôi tìm thấy trong danh mục các trường đại học và rồi đã lựa chọn sau khi họ đề nghị một suất học bổng hào phóng. Lá thư chứa đựng tất cả các chi tiết quan trọng về chương trình giảng dạy, sinh hoạt ở ký túc và định hướng chuyên nghành. Nhưng quan trọng hơn cả là nó có tên người bạn cùng phòng đã chỉ định trước của tôi, được đánh máy trọn cả một dòng: Margaret "Margot" Elizabeth Hollinger Graham. Tôi đọc kỹ tên cô, cùng với địa chỉ và số điện thoại của cô ở Atlanta, Georgia, cảm thấy vừa ấn tượng vừa e sợ. Tất cả lũ học sinh trường trung học công lập chúng tôi đều có những cái tên chung chung kiểu như Kim hay Jen hay Amy. Tôi chẳng biết một đứa nào có cái tên giống Margot (cái âm T câm làm tôi để tâm nhất), và chắc chắn không biết một ai có tới tận hai tên đệm. Tôi chắc rằng Margot từ Atlanta hẳn phải là một trong những cô nàng xinh đẹp có hình trên cuốn sách giới thiệu bóng láng của trường Wake Forest, đeo đôi bông tai ngọc trai và mặc bộ váy hoa tươi mát hiệu Laura Ashley đi xem bóng đá. (Tôi chỉ mặc quần jean và áo nỉ có mũ trùm đầu khi tới các sự kiện thể thao). Tôi chắc chắn cô nàng có một cậu bạn trai hoành tráng, và tưởng tượng ra chuyện cô bỏ rơi anh chàng không thương tiếc vào cuồi học kỳ, chạy theo một trong những gã chân trần cao lêu nghêu diện trang phục có các chữ cái Hy Lạp đang ném đĩa trong khuôn viên trường trên cùng mấy cuốn sách giới thiệu đó.

Tôi nhớ đã cầm lá thư chạy vội vào nhà để kể cho Suzanne tin ấy. Suzanne sắp vào năm thứ ba ở trường Penn State và rất thạo chuyện bạn cùng phòng. Tôi tìm thấy chị trong phòng chúng tôi, đang dán miếng mi giả xanh bằng kim loại dày cộp và nghe bài "Wanted Dead or Alive" của Bon Jovi từ đài.

Tôi đọc to tên đầy đủ của Margot, và rồi nói ra dự đoán cùa mình bằng cái giọng điệu hệt như trong Steel Magnolias, bộ phim đã trở thành cơ sở nhìn nhận mọi thứ đến từ miền Nam của tôi. Tôi thậm chí còn tinh quái lôi vào cả những cây cột trắng, Scarlet O’Hara và đám người hầu đông đúc. Mặc dù phần lớn là đùa cợt, nhưng tôi cũng cảm thấy trào lên nỗi lo lắng rằng mình đã chọn nhầm trường. Tôi lẽ ra nên đăng ký vào Pitt hoặc Penn State như tất cả lũ bạn. Tôi sắp trở thành con cá mắc cạn, một nàng Yankee lạc lõng.

Tôi nhìn Suzanne rời khỏi chiếc gương đứng dài, chống tay lên hông hòng làm nhỏ nhất vòng eo cỡ bự mà chị vẫn chưa thể thu gọn, và nói, "Giọng em nghe kẹo quá, Ellen. Em nói cứ như em từ Anh đến chứ không phải giọng Atlanta… Mà này, cho con bé một cơ hội thì sao nhỉ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó đoán rằng em là một cô nàng Pittsburgh chả có tí thẩm mỹ thời trang nào?" Chị cười to rồi nói tiếp, "Ôi trời… con bé sẽ hoàn toàn đúng nếu nghĩ vậy!"

"Buồn cười ghê," tôi nói nhưng không làm sao cười nổi. Thật trớ trêu, bà chị ủ dột của tôi luôn tràn đầy sức sống nhất khi châm biếm tôi.

Suzanne vẫn không ngừng cười trong lúc tua băng cassette và hát váng lên, "Tôi bước đi trên những con phố này, một chiếc guitar đeo trên lưng!" Rồi chị dừng lại giữa bài hát và nói, "Nhưng mà nghiêm túc nhé, bất chấp những chuyện em đã biết đó, con bé này có thể, thế nào nhỉ, là con gái một nông dân. Và biết đâu, em sẽ thực sự thích nó."

"Con gái nông dân thường có tên bốn chữ hả?" tôi bật lại.

"Em chẳng bao giờ biết đâu," Suzanne nói với cái giọng bà chị kẻ cả. "Chỉ là em chẳng bao giờ biết đâu."

Nhưng những nghi hoặc của tôi dường như được củng cố thêm khi vài ngày sau đó tôi nhận được một lá thư viết tay trên giấy hồng phấn với những nết chữ chững chạc, đẹp mắt từ Margot. Chữ ký lồng óng ánh của cô là kiểu chữ thảo bay bướm, chữ G trong tên họ viết to lên lượn vòng qua chữ M và chữ H. Tôi tự hỏi người họ hàng giàu có nào đã bị cô xem nhẹ bằng hành động bỏ qua chữ E. Giọng văn dạt dào tình cảm (tám dấu chấm cảm cả thảy) nhưng vẫn đâu ra đấy một cách kỳ lạ. Cô nói cô nóng lòng muốn gặp tôi. Cô đã cố gắng gọi cho tôi nhiều lần nhưng không thể gặp được tôi (nhà tôi không có loại điện thoại giữ cuộc gọi chờ hoặc trả lời tự động, một thực tế khiến tôi khá xấu hổ). Cô nói cô sẽ mang theo một chiếc tủ lạnh nhỏ và dàn âm thanh (loại nghe được CD; tôi còn chưa biết gì nhiều về cassette). Cô hy vọng chúng tôi có thể mua chăn giống nhau. Cô đã nhìn thấy mấy chiếc màu hồng pha lục xám rất dễ thương hiệu Ralph Lauren, và đề nghị mua hai chiếc cho chúng tôi nếu tôi thấy thích. Nhưng nếu tôi không phải người yêu màu hồng, chúng tôi có thể đổi sang màu vàng pha với màu hoa oải hương, "một sự kết hợp tuyệt vời". Hay màu ngọc lam pha với đỏ san hô, "thú vị không kém". Cô chỉ không quá thích thú với lối thiết kế nột thất sử dụng các màu cơ bản, nhưng sẳn sàng lắng nghe các gợi ý của tôi. Cô viết cho tôi rằng cô "chân thành" hy vọng tôi sẽ nghỉ ngơi thoải mái suốt mùa hè còn lại và ký dưới lá thư "Nồng ấm, Margot," một lối kết thư quá sức lạ lùng, có vẻ như nhạt nhẽo và giả dối thì đúng hơn là ấm áp. Tôi từ trước tới giờ chỉ ký thư bằng từ "Thân yêu" hoặc "Chân thành", nhưng ghi nhớ trong đầu lần sau sẽ dùng thử từ "Nồng ấm" đó. Nó là điều đầu tiên trong rất nhiều điều tôi sẽ bắt chước Margot.

Tôi lên dây cót để gọi điện cho cô vào chiều hôm sau, cầm sẵn giấy bút trong tay để chắc chắn sẽ không bỏ sót điều gì, chẳng hạn như một đề nghị sử dụng chung đồ phòng tắm - làm cho mọi thứ đúng như gia đình thật sự.

Điện thoại đổ chuông hai lần và rồi một giọng đàn ông trả lời. Tôi đoán đó là bố Margot hoặc có lẽ là người làm vườn đang vào nhà pha một ly nước chanh tươi mát. Bằng giọng trả lời điện thoại thích hợp nhất, tôi hỏi gặp Margot.

"Margot đang ở câu lạc bộ, đi chơi tennis," giọng nam đáp.

Câu lạc bộ, tôi ngẫm ngợi. Bingo. Chúng tôi cũng có một câu lạc bộ, về mặt lý thuyết là thế nhưng thực ra nó chỉ là cái bể bơi khu phố được gọi là câu lạc bộ, bao gồm một cái bể nhỏ hình chữ nhật, một đầu có quầy phục vụ đồ ăn nhanh, một đầu là ván nhảy, còn lại được chắn bởi rào dây xích. Tôi gần như chắc chắn câu lạc bộ mà Margot đến là một kiểu hoàn toàn khác. Tôi tưởng tượng ra hàng dãy sân đất nện, những chiếc sandwich ngon lành dọn trên đĩa sứ, những khu đồi uốn lượn của sân golf điểm tô bởi những cây liễu rủ hay bất kể loại cây bản địa nào của vùng Georgia.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:52:51 | Xem tất
"Tôi có thể nhắn gì cho Margot?" người đó hỏi. Ngữ điệu miền Nam của người đó rất nhẹ, chỉ lộ ra ở chữ tôi.

Tôi lưỡng lự, hơi bối rối, và rồi ngần ngại giới thiệu mình là bạn cùng phòng sắp tới của Margot.

"Ồ, thế ư! Anh là Andy. Anh trai của Margot."

Và chuyện là thế.

Andy. Tên người chồng tương lai của tôi - cái tên mà sau này tôi được biết nó đầy đủ là Andrew Wallace Graham III.

Andy nói tiếp rằng anh học ở trường Vanderbilt, nhưng cậu bạn nối khố sắp vào năm cuối trường Wake Forest, thế nên anh cùng đám bạn thân chắc chắn sẽ tới chỉ bảo mọi việc cho chúng tôi, chia sẽ với chúng tôi thông tin về các giáo sư và các hội nữ trong trường, giữ cho chúng tôi tránh khỏi rắc rối, và "đủ chuyện hay".

Tôi cảm ơn anh, cảm thấy mình có phần dễ thở hơn.

"Không có gì đâu," Andy nói. Rồi bảo thêm, "Margot sẽ mừng lắm đấy khi nghe tin em. Anh biết con bé rất muốn bàn với em về khăn trải giường hay rèm cửa hay cái gì đó… Anh thật sự mong là em thích màu hồng."

Tôi sốt sắng trả lời, "Ồ. Có chứ. Em yêu màu hồng."

Đó là một lời nói dối sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều năm sau, thậm chí Andy còn lôi ra để châm chọc tôi vào bữa tối trước đám cưới của chúng tôi, phần nhiều là để mua vui cho Margot và bạn bè thân nhất của chúng tôi, tất cả những kẻ biết thừa rằng mặc dù cũng có mặt nữ tính nhưng còn lâu tôi mới đáng là thục nữ.

"Ô. Tốt quá," Andy nói. "Một đôi bạn trời sinh giữa thiên đường màu hồng."

Tôi mỉm cười thầm nghĩ mặc cho những điều còn chưa rõ về Margot, cô ấy có người anh trai hết sức đáng yêu.

Rồi hóa ra thế thật, tôi đã đúng về cả Andy lẫn Margot. Anh ấy rất đáng yêu, còn cô ấy hoàn toàn chẳng có gì tương hợp với tôi. Trước hết chúng tôi có nhiều đối lập về ngoại hình. Cô có mái tóc vàng, mắt xanh, da trắng, dáng người mi nhon hấp dẫn. Còn tôi có mái tóc sậm màu, mắt nâu, làn da luôn trông rám nắng ngay cả giữa ngày đông xám xịt, và dáng người thể thao cao ráo. Chúng tôi đều quyến rũ như nhau nhưng Margot có vẻ nhẹ nhàng, uyển chuyển trong khi tôi thì có thể được mô tả một cách đon giản hơn bằng từ xinh đẹp.

Hoàn cảnh sống của chúng tôi cũng chẳng thể khác biệt hơn được nữa. Margot sống trong căn nhà to lớn, lộng lẫy ngự trên mặt đất đẹp đẽ rộng vài mẫu có cây cối bao quanh ở vùng giàu có nhất Atlanta - một điền sản vô giá. Tôi thì lớn lên trong một trang trại nhỏ với những quầy bếp màu cam như trong bộ phim Brady Buch ở khu lao động của Pittsburgh. Bố Margot là một luột sư nổi tiếng có chân trong ban điều hành của nhiều công ty. Bố tôi là một người bán hàng - bán những thứ đồ tầm thường như máy chiếu để chiếu những bộ phim tẻ nhạt, chán ngắt mà cánh giáo viên trung học lười biếng thường bắt hoc trò xem. Mẹ Margot từng là hoa khôi ở Charleston, có óc thẩm mỹ thời trang chẳng kém gì Babe Paley(1) và một thân hình xinh đẹp, quý phái. Mẹ tôi từng là cô giáo dạy số học cấp hai bình thường trước khi bà mất vì bệnh ung thư phổi, dù bà chưa bao giờ hút thuốc, vào ngày trước sinh nhật thứ mười ba của tôi.

Margot có hai anh trai, cả hai đều rất thương chiều cô. Gia đình cô thuộc nhóm Anglo Saxon da trắng theo đạo tin lành ở miền Nam giống như dòng họ Kennedy, chơi bóng ném trên bãi biển ở Sea Island, đi trượt tuyết mọi mùa đông, và nghỉ lễ Giáng sinh ở Châu Âu. Chị gái tôi và tôi trải qua những kỳ nghĩ ở bãi biển Jersey cùng ông bà. Chúng tôi không có hộ chiếu, chưa bao giờ ra khỏi đất nước và chỉ mới được lên máy bay mỗi một lần.

Margot là đội trưởng đội cổ vũ và là cựu hoa khôi của trường, luôn tràn đầy lòng tự tin có được nhờ sự giàu có, giao du rộng rãi của dòng dõi danh giá. Tôi là người kín đáo, thần kinh hơi yếu, và bất chấp khao khát được hòa nhập của mình, tôi lại thấy thoải mái hơn nhiều khi chỉ đứng bên lề.

Nhưng bất kể mọi khác biệt, chúng tôi đã trở thành bạn thân của nhau. Và rồi mấy năm sau, trong câu chuyện sẽ là hồi ức hoàn hảo được kể lại trên trường kỷ, tôi đã phải lòng anh trai cô. Người mà tôi biết hẳn sẽ dễ thương không kém gì sự tử tế mà anh từng thể hiện.

Nhưng có rất nhiều điều đã xảy ra trước lúc tôi cưới Andy và sau khi lá thư của Margot đến trong hòm thư của tôi. Rất nhiều điều. Và một trong số đó là Leo. Người tôi sẽ yêu trước khi yêu Andy. Người tôi sẽ thành ra hận, nhưng vẫn còn yêu, rất lâu sau khi chúng tôi chia tay. Người mà rốt cuộc, rốt cuộc tôi cũng quên được. Để rồi gặp lại, nhiều năm sau đó, trên một lối bộ hành giữa phố phường New York.



(1) Babe Paley (1915 - 1978): Một người phụ nữ Mỹ xinh đẹp, được xem là biểu tượng thời trang thế giới, từng giữ chức tổng biên tập tạp chí Vogue. Bà mất vì bệnh ung thư phổi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:53:59 | Xem tất
Chương 3


"Em đang ở đâu?" Leo hỏi.

Tôi hít thở khó nhọc khi cân nhắc câu trả lời. Trong một thoáng tôi nghĩ anh muốn hỏi với một nghĩa hàm ẩn - Em đang ở đâu trong cuộc đời? - và tôi suýt chút đã nói với anh về Andy. Bạn bè và gia đình tôi. Công việc nhiếp ảnh của tôi. Nơi tôi đang trú ngụ mới tốt đẹp và đáng mãn nguyện siết bao. Những câu trả lời mà cho mãi đến tận gần đây tôi vẫn thường soạn thảo lúc trong phòng tắm hay trên xe điện ngầm, hy vọng dành cho chính dịp này. Cơ hội để nói cùng Leo rằng tôi đã sống sót và bước tiếp với niềm hạnh phúc lớn hơn rất nhiều.

Nhưng ngay khi mở miệng định nói những câu ấy, tôi chợt nhận ra điều Leo thực sự đang hỏi. Anh muốn biết theo đúng nghĩa đen tôi đang ngồi hay đứng hay bước đi ở chỗ nào? Trong góc nhỏ nào của New York, tôi đang tiêu hóa và suy ngẫm về chuyện gì vừa xảy ra?

Câu hỏi làm tôi bối rối hệt như cảm giác người ta bối rối khi bị ai đó hỏi về cân nặng hay số tiền kiếm được hay bất kỳ câu dò hỏi riêng tư nào khác mà người ta hoàn toàn không muốn trả lời. Nhưng, nếu từ chối trả lời công khai, người ta lại sợ mình có vẻ giấu giếm hay thô lỗ. Rồi sau đó, dĩ nhiên, người ta kiếm một cách thay thế và cố nghĩ ra lời đáp né tránh lịch sự, hoàn hảo. Chỉ cái cân của tôi mới biết thôi… Tiền chẳng bao giờ là đủ, tôi e vậy. Hoặc với trường hợp này là: Loanh hoanh đâu đó.

Nhưng trong những lúc như vậy, tôi luôn vụng về buột miệng thốt ra câu trả lời chính xác. Cân nặng thật của tôi. Số lương của tôi chi tiết đến từng đồng. Hay, trong trường hợp này, tên của quán ăn mà tôi đang ngồi uống cà phê trong một ngày rét mướt.

Tốt rồi, tôi nghĩ, khi điều đó đã thốt ra đầu lưỡi. Rốt cuộc, có lẽ tốt hơn cả là nên nói thật. Trốn tránh có thể lại thành ra như đang cố gắng ỡm ờ, tán tỉnh: Hãy đoán xem em đang ở đâu. Tìm em đi, sao anh không làm thế nhỉ.

Dù sao, Leo trả lời nhanh gọn, vẻ hiểu biết. "Được rồi," anh nói, như thể quán ăn này là nơi đặc biệt chúng tôi thường xuyên lui tới. Hay tệ hơn, như thể anh đoán trước được tôi chỉ có thể ở đó mà thôi. Rồi anh hỏi tôi đang ở một mình phải không.

Chẳng liên quan gì đến anh, tôi muốn nói vậy, nhưng thay vì thế tôi lại mở miệng mà thốt lên một từ phải thô mộc, đơn giản, đầy mời gọi. Giống như một con cờ đam màu đỏ đơn lẻ lẻn vào giữa hai hàng cờ đen, chỉ chực bị xơi.

Quả nhiên, Leo nói, "Tốt. Anh đến ngay đây. Đừng đi đâu." Rồi anh ngắt điện thoại trước khi tôi kịp trả lời. Tôi gập điện thoại, và bỗng thấy hoảng sợ. Bản năng đầu tiên mách bảo tôi đứng dậy rời khỏi đây ngay. Nhưng tôi tự nhủ mình không được hèn nhát. Tôi có thể xử lý được chuyện gặp lại anh ấy. Tôi là một phụ nữ trưởng thành, vững vàng, có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vậy thì có gì ghê gớm khi gặp lại bạn trai cũ, trò chuyện đôi lời lịch sự với nhau chứ? Hơn nữa, nếu tôi bỏ chạy, chẳng phải tôi sẽ bày ra một trò chơi mà tôi không có lý do gì để chơi cả? Một cuộc chơi đã kết thúc từ rất lâu rồi!

Thế là thay vì làm vậy, tôi bắt đầu ăn chiếc bánh vòng. Nó không có vị gì cả - chỉ như miếng vải - nhưng tôi vẫn cứ nhai và nuốt, không quên chốc chốc lại nhấm nháp cà phê. Tôi không cho phép mình nhìn vào gương lần nào nữa. Tôi sẽ không tô thêm một lớp son bóng mới, hay thậm chí không thèm kiểm tra xem liệu răng có dính thức ăn không. Cứ để kệ một mẫu bánh nhân hạt hoa anh túc giữa kẽ răng cửa. Tôi chẳng có gì phải chứng tỏ với anh ấy. Và chẳng có gì để chứng tỏ với chính tôi.

Đó là suy nghĩ cuối cùng của tôi trước khi tôi nhìn thấy gương mặt của anh qua khung cửa giăng đầy mưa của quán ăn. Tim tôi lại bắt đầu náo loạn, chân tôi luống ca luống cuống. Tôi nghĩ thật tốt biết mấy nếu tôi có một trong những viên thuốc trợ tim của Andy - loại thuốc vô hại mà anh thường uống trước mỗi phiên tòa để giữ miệng khỏi khô và giọng nói không bị run rẩy. Andy cứ quả quyết rằng anh không bao giờ quá căng thẳng, nhưng những biểu hiện trên cơ thể anh lại nói điều ngược lại. Cũng như lúc này tôi đang tự nhủ mình không căng thẳng. Chỉ là cơ thể tôi đang phản bội trí não và trái tim tôi. Đúng là như thế.

Tôi nhìn Leo vừa giũ nhanh chiếc ô vừa nhìn quanh quán ăn, lướt qua phía Annie đang lau chùi chỗ sàn nhà dưới một chiếc ghế. Thoạt đầu anh không nhìn thấy tôi, và thế nào đó, điều ấy khiến tôi có được một chút sức mạnh.

Nhưng nó lập tức biến mất khi ánh mắt anh chạm phải ánh mắt tôi. Anh thoáng cười nhẹ với tôi, rồi cúi đầu xuống và sải bước về phía tôi. Vài giây sau anh đã đứng bên bàn tôi ngồi, cởi chiếc áo khoác da màu đen mà tôi còn nhớ rất rõ. Bụng tôi cuộn lên cuộn xuống liên hồi. Tôi sợ anh sẽ cúi xuống hôn vào má tôi. Nhưng không, đó chẳng phải phong cách của anh. Andy thường hôn má tôi. Leo không bao giờ làm vậy. Đúng như kiểu cách vốn dĩ của anh, Leo bỏ qua những tiểu tiết và ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi, lắc lắc đầu, một lần, rồi hai lần. Anh trông vẫn giống y như trong trí nhớ của tôi, chỉ già đi một chút, và không hiểu sao lại tràn trề sức sống hơn và đậm hơn - tóc anh sẫm màu hơn, cơ thể vạm vỡ hơn, khuôn hàm khỏe mạnh hơn. Một sự đối lập hoàn toàn với dáng vẻ thanh tú, chân tay mảnh khảnh và nước da sáng của Andy. Tôi nghĩ Andy dễ nhìn hơn. Andy là quãng đời dễ dàng hơn. Cũng dễ dàng như một buổi dạo chơi bên bờ biển. Một giấc trưa ngày Chủ nhật. Một cái vung tròn úp nồi tròn.

"Ellen Dempsey," cuối cùng Leo thốt lên, nhìn thẳng vào mắt tôi.

Tôi không thể soạn thảo được lối mở đầu nào hay hơn. Tôi chộp lấy cơ hội ấy, chằm chặp nhìn lại cặp mắt màu nâu viền đen của anh. "Ellen Graham," tôi tự hào tuyên bố.

Leo nhíu mày, như thể anh đang cố để nhớ được điều gì đó về cái họ mới của tôi, cái họ mà lẽ ra anh có thể ngay lập tức kết nối tới Margot, cô bạn cùng phòng của tôi thời tôi và Leo còn yêu nhau. Nhưng anh dường như không thể tìm ra mối liên hệ đó. Điều này chẳng làm tôi ngạc nhiên. Leo chẳng bao giờ để ý tới việc tìm hiểu bạn bè tôi - và chẳng bao giờ quan tâm chút nào đến Margot. Mà Margot cũng không ưa gì Leo. Sau lần cãi nhau to đầu tiên với Leo khiến tôi biến thành một cô nàng chỉ biết khóc rền khóc rĩ, nhếch nhác đến độ không khác gì nhân vật trong Girl, Interrupted, Margot đã lôi tấm ảnh duy nhất của Leo mà hồi đó tôi có, một loạt ảnh vui chân dung đen trắng chụp liên tiếp bằng máy ảnh tự động, rồi xé chúng theo một đường khéo léo, chạy thẳng từ trán xuống mũi, môi Leo, hoàn toàn tách rời khỏi những gương mặt tươi rói của tôi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:55:12 | Xem tất
"Thấy giờ cậu tuyệt vời hơn bao nhiêu chưa nào," Margot nói. "Khi không có tay của nợ đó."

Thế mới là tình bạn, tôi nớ đã nghĩ vậy, ngay cả khi tôi dùng băng keo cẩn thận dán hình Leo lại. Tôi lại một lần nữa nghĩ y như thế về Margot , khi Leo với tôi chia tay thực sự và cô đã mua cho tôi tấm thiệp chúc mừng cùng một chai Dom Pérignon. Tôi giữ chiếc nút chai lại, lấy dây cao su cuộn tấm ảnh liên hoàn kia quanh nó rồi xếp gọn vào hộp nữ trang - cho tới vài năm sau Margot phát hiện ra nó khi cô trả lại đôi bông tai vàng đã mượn tôi.

"Cái khỉ gì đây?" cô hỏi, lăn lăn chiếc nút chai giữa những ngón tay.

"Ừm… cậu đã mua cho mình chai sâm banh đó," tôi rầu rĩ đáp. "Sau chuyện Leo. Nhớ không?"

"Cậu giữ chiếc nút? Và mấy cái ảnh này?"

Tôi lắp bắp rằng tôi xem cái nút chai như một bằng chứng tình bạn của tôi với cô, chẳng có gì khác cả - mặc dù sự thật là tôi không nỡ bỏ đi bất cứ thứ gì có chút nào đó liên hoan tới Leo.

Margot nhướng mày, nhưng vẫn bỏ qua chủ đề đó, theo cái cách cô thường bỏ qua những vấn đề dễ gây tranh cãi nhất. Đó dường như là cách thức của người miền Nam. Hoặc ít nhất là cách thức của Margot.

Dù sao thì, tôi vừa tuyên bố được với Leo tên theo họ chồng của tôi. Một thắng lợi không phải là nhỏ.

Leo hếch cằm, trề môi dưới ra rồi nói, "Ồ vậy ư? Chúc mừng."

"Cảm ơn anh." Tôi tỏ ra hết sức hân hoan, sôi nổi - rồi thoáng chút xấu hổ vì đã tỏ ra đắc thắng đến thế. Đối lập với tình yêu là sự dửng dưng, tôi thầm nhủ.

"Thế. Gã may mắn đó là ai vậy?" Leo hỏi.

"Anh nhớ Margot chứ?"

"Hẳn rồi, anh nhớ."

"Em cưới anh trai cô ấy. Em nghĩ anh đã gặp anh ấy rồi?" tôi nói với vẻ mơ hồ, mặc dù tôi biết chắc chắn Leo và Andy đã gặp nhau một lần, tại một quán bar ở Đông Village. Vào thời điểm ấy, đó chỉ là lần chạm mặt ngắn ngủi, không có gì đáng nói giữa bạn trai tôi và anh trai người bạn thân nhất của tôi. Một cuộc trao đổi những câu kiểu như Chào anh… Rất vui được làm quen, anh bạn. Có thể có một cái bắt tay. Đúng kiểu cánh mày râu. Nhưng nhiều năm sau đó, rất lâu sau khi tôi và Leo chia tay, còn Andy và tôi bắt đầu hò hẹn, cũng như bất kỳ người phụ nữ nào, tôi lại mổ xẻ khoảnh khắc ấy đến từng chi tiết.

Giờ thì một thoáng vỡ lẽ vụt hiện trên khuôn mặt Leo. "Anh chàng đó. Thật sao? Cậu sinh viên luật ấy ư?"

Tôi thấy gai gai với mấy từ anh chàng đó cũng như giọng lưỡi gợn chút diễu cợt của Leo, tự hỏi không biết lúc này anh đang nghĩ gì. Phải chăng anh lượm lặt được gì đấy từ cuộc gặp gỡ thoáng qua đó? Hay chỉ là anh đang bày tỏ lòng khinh khi với giới luật sư? Hay có một lúc nào đó tôi từng đàm tiếu gì về Andy khiến Leo có thái độ công kích này? Không. Không thể nào. Chưa từng - và cả bây giờ cũng không hề - có bất kỳ điều gì bất hảo hay đáng phàn nàn để nói về Andy. Andy không có kẻ thù. Mọi người đều yêu mến anh.

Tôi nhìn vào mắt Leo, tự nhủ mình đừng tỏ ra phòng vệ hay phản ứng gì cả. Ý kiến của Leo chẳng còn quan trọng nữa. Thế là tôi gật đầu điềm tĩnh, tự tin. "Phải. Anh trai của Margot," tôi nhắc lại.

"Ái chà. Chuyện diễn ra hoàn hảo quá," Leo nói với ngữ điệu mà tôi khá chắc là mai mỉa.

"Vâng," tôi nói, nở nụ cười mãn nguyện. "Quả là vậy."

"Một đại gia đình hạnh phúc," Leo nói.

Giờ thì tôi đã hoàn toàn chắc chắn về giọng điệu của anh, và tôi thấy mình nóng ran người, một cảm giác tức giận quen thuộc trỗi dậy. Kiểu giận sôi gan mà chỉ có Leo từng khuấy lên trong tôi. Tôi nhìn xuống ví với đinh ninh mười mươi là sẽ lấy tiền đặt lên bàn, đứng phắt dậy và mạnh bước bỏ đi. Nhưng rồi tôi nghe thấy tên mình trong tiếng gọi mảnh như tơ và cảm nhận được bàn tay Leo phủ lấy tay tôi, bao bọc gọn ghẽ. Tôi đã quân mất tay anh lớn đến thế nào.Chúng đã ấm áp nhường bao, ngay cả giữa mùa đông tang giá. Tôi đấu tranh để rút tay mình khỏi tay anh, nhưng không thể. Dù sao thì anh ấy cũng chỉ có bàn tay phải của mình thôi, tôi nghĩ. Tay trái tôi đang nắm chặt lại dưới bàn, vẫn an toàn. Tôi miết ngón tay cái lên chiếc nhẫn cưới và nín thở.

"Anh vẫn luôn nhớ em," Leo nói.

Tôi nhìn anh chằm chặp, choáng váng không thốt nên lời. Anh nhớ tôi? Không thể nào đó là sự thật - nhưng nói cho đúng thì, Leo không thuộc típ người nói dối. Anh thà chọn sự thật lạnh lùng, tàn nhẫn. Hoặc chối bỏ, hoặc thương yêu.

"Anh xin lỗi, Ellen," anh nói tiếp.

"Xin lỗi vì điều gì?" tôi hỏi, thầm nghĩ rằng có hai kiểu xin lỗi. Có lời xin lỗi nhuốm màu nuối tiếc. Lại có lời xin lỗi thự sự đúng nghĩa. Kiểu đó đơn giản là cầu mong được tha thứ, không gì khác hơn.

"Mọi điều," Leo nói. "Mọi điều."

Chẳng còn gì để nói nữa, tôi nghĩ. Tôi mở các ngón tay trái ra và nhìn xuống chiếc nhẫn của mình. Có một cục nghẹn to tướng đè nơi cổ họng tôi, và giọng tôi thốt lên thầm thì. "Nước chảy chân cầu rồi," tôi nói. Mà tôi nghĩ như thế thật. Tất cả giờ là nước chảy chân cầu.

"Anh biết," Leo nói. "Nhưng anh vẫn xin lỗi."

Tôi chớp mắt nhìn sang chỗ khác, nhưng vẫn không thể buộc mình rút tay ra. "Không sao," tôi nói. "Mọi chuyện ổn cả."

Cặp mày rậm của Leo dựng ngược lên, đôi mày vốn gọn gàng tới mức tôi từng trêu đùa cáo buộc anh đã nhổ tỉa chúng thành như thế. "Ổn ư?"

Tôi biết điều anh đang ám chỉ nên đáp lời ngay lập tức, "Hơn cả ổn. Mọi chuyện đều rất tuyệt. Chính xác như tất cả nên thế."

Nét mặt anh chuyển thành vẻ tinh quái, đúng như anh vẫn thường trông vậy thời tôi còn yêu anh say đắm và tin tưởng rằng mọi chuyện giữa chúng tôi sẽ có hậu. Tim tôi thắt lại.

"Vậy, Ellen Graham, trong lung linh ánh sáng của mọi thứ mà hóa ra đều rất ổn, em nghĩ sao nếu chúng ta cho tình bạn một cơ hội? Nghĩ xem mình có thể thế không?"

Tôi thầm liệt kê tất cả lý do tại sao không, tất cả mọi thứ nó có thể gây tổn thương. Nhưng tôi lại thấy mình điềm tĩnh nhún vai và nghe mình nói khẽ, "Tại sao không?"

Rồi tôi rút tay ra khỏi tay anh vào thời khắc muộn màng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:56:14 | Xem tất
Chương 4


Tôi rời khỏi quán ăn trong thảng thốt, cảm thấy tâm trạng hỗn độn giữa sầu muộn, oán giận và thổn thức. Đó là một sự trộn lẫn lạ lùng, chao đảo của rất nhiều cảm xúc cứ thao thiết mãi lên trong cơn mưa, giờ tan ra thành muôn mảnh ngổn ngang buốt giá. Tôi thoáng định đi bộ về nhà, hầu mong được chìm trong ướt lạnh và buồn khổ, nhưng rồi tôi nghĩ lại. Chẳng việc gì phải đắm mình vào chuyện ấy, chẳng có lý do nào để phiền muộn hay thậm chí là bận tâm đến.

Vậy nên, thay vào đó, tôi đi về phía ga tàu điện ngầm, sải những bước dài quả quyết trên con đường trơn trượt. Đẹp đẽ, tồi tệ, và cả những kỷ niệm bình thường nhất về Leo vẫn cuộn xoáy trong đầu tôi nhưng tôi nhất định không chịu dừng lại ở bất kỳ kỷ niệm nào trong số đó. Chuyện quá xưa rồi, tôi lầm bầm thành tiếng khi bước trên cầu thang xuống ga tàu điện ngầm ở Union Square. Trên đường vào sân ga, tôi sải chân qua những vũng nước nhỏ và cố gắng tìm cách xua đuổi mọi ý nghĩ. Tôi mua một gói kẹo Butterscotch Life Savers trong quầy tạp phẩm, lướt qua những tít báo, hóng nghe một cuộc đàm thoại sôi nổi về chính trị, và quan sát dòng người hối hả chạy tới chạy lui trên các đường sân ga phía dưới. Bất cứ thứ gì để tránh được việc gợi nhắc hay diễn lại cuộc nói chuyện của tôi với Leo. Nếu cánh cửa được mở bung ra, tôi sẽ không ngừng phân tích tất cả những gì chúng tôi vừa nói, cũng như lối nói bóng gió ương ngạnh vốn xuất hiện quá thường xuyên như một phần của quãng thời gian chúng tôi bên nhau. Anh ấy bảo vậy là ý gì? Tại sao anh ấy lại nói như thế? Anh ấy vẫn còn cảm xúc với tôi sao? Giờ anh ấy cũng đã kết hôn rồi chứ? Nếu vậy, tại sao anh ấy không kể cho tôi?

Tôi tự nhủ rằng giờ đây tất cả điều đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Nó đã chẳng có nghĩa lý gì từ lâu rồi.

Chuyến tàu của tôi cuối cùng cũng vào ga. Giờ cao điểm nên mọi toa tàu đều đã kín, chỉ còn chỗ để đứng. Tôi chen vào một chỗ đứng bên cạnh một người mẹ và đứa con tầm tuổi tiểu học của cô. Ít nhất thì tôi cũng cho rằng đó là con gái cô - họ có kiểu mũi và cằm thon nhọn giống nhau. Cô bé mặc chiếc áo khoác thủy thủ với hai hàng khuy hình mỏ neo vàng. Họ đang bàn xem nên ăn gì vào buổi tối.

"Mì ống pho mát và bánh mì bơ tỏi được không ạ?" cô con gái đề nghị với vẻ rất hy vọng.

Tôi chờ đợi một câu phản đối quen thuộc của các bậc phụ huynh kiểu như "Chúng ta đã ăn món đó tối qua rồi mà", nhưng người mẹ chỉ mỉm cười và nói, "Được thôi, nghe có vẻ rất thích hợp với một ngày mưa đấy." Giọng nói của cô cũng ấm và mềm như loại ngũ cốc mà họ sẽ cùng ăn với nhau vào bữa tối vậy.

Tôi nghĩ về mẹ mình, như vẫn làm thế rất nhiều lần mỗi ngày, rõ ràng bà ít khích lệ hơn nhiều so với hai mẹ con đang đứng cạnh tôi lúc này. Ý nghĩ của tôi lại trôi tới một câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đầu - mối quan hệ người lớn với nhau của mẹ con tôi thế nào? Tôi có nghi ngờ những điều bà khuyên nhủ khi tôi gặp khó khăn trong tình cảm, hay cố ý chống lại những gì bà muốn tôi làm không? Hay chúng tôi sẽ gần gũi như Margot và mẹ cô, ngày nào cũng nói với nhau bao nhiêu là chuyện. Tôi muốn nghĩ rằng chúng tôi có thể trở thành những người bạn tâm tình. Có thể không tới mức dùng chung quần áo, dày dép hay ôm nhau cười khúc khích (mẹ tôi quá nghiêm túc để làm như vậy), nhưng cũng có đủ cảm giác gần gũi để tôi nói với bà về Leo và về quán ăn. Bàn tay của anh ấy chạm vào tay tôi. Cảm xúc của tôi lúc này.

Tôi nghĩ tới mọi điều bà có thể nói với tôi, những lời an ủi kiểu như: Mẹ thật vui biết bao khi con có được Andy. Cậu ấy là người con trai mà mẹ không thể có được. Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến cái cậu kia cả.

Tất cả lời ấy thật dễ dàng đoán được, tôi nghĩ, rồi tiếp tục đào sâu hơn những suy tưởng đó. Tôi nhắm mắt nhớ lại hình ảnh của bà trước khi bà lâm bệnh, điều mà gần đây tôi không nghĩ tới. Tôi có thể thấy đôi mắt màu nâu lục nhạt hình quả hạnh của bà, giống mắt tôi, nhưng ở khóe mắt ngả sang màu sáng hơn - đôi mắt phòng ngủ, bố tôi lúc nào cũng gọi thế. Tôi hình dung ra vần trán rộng mịn màng của bà. Mái tóc dày bóng luôn được cắt tới vai cùng một kiểu đơn giản, không theo xu hướng hay thời trang nào, chỉ đủ dài để buộc túm ra sau khi bà làm việc nhà cửa vườn tược. Khe hở nhỏ giữa mấy cái răng cửa của bà và kiểu bà che tay một cách vô thức mỗi khi cười lớn.

Rồi tôi nhớ lại ánh nhìn nghiêm nghị nhưng thẳng thắn, thích hợp với vai trò cô giáo dạy toán tại một trường công lập hà khắc - và nghe thấy những lời nói bằng ngữ âm Pittsburgh rất nặng của bà: Nghe này, Ellie. Đừng nhồi cho lần chạm mặt này bất kỳ ý nghĩa dở hơi nào như con từng làm với cậu ta vào cuộc gặp đầu tiên. Nó không có nghĩa gì cả. Chẳng mảy may. Đôi khi, trong đời, có những thứ hoàn toàn vô nghĩa đấy.

Lúc này tôi muốn nghe theo mẹ. Tôi muốn tin rằng mẹ đang chỉ dẫn cho tôi từ một nơi xa xôi nào đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bất lực, để mặc cho mình trở lại hồi ức về lần đầu tiên gặp gỡ tại Tòa án Tối cao bang New York ở Centre Street khi Leo và tôi bị triệu đến làm bồi thẩm viên vào cùng một ngày thứ Ba, tháng Mười. Những tù nhân bị tống chung vào một căn phòng ồn ào kinh khủng, không cửa sổ, có mấy cái ghế gập kim loại, và ít nhất còn có thêm một gã nông dân quên xài thuốc khử mùi. Tất cả hết sức ngẫu nhiên, và trong một thời gian dài tôi đã điên rồ tin rằng, điều đó thật lãng mạn bởi vì hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tôi mói hai mươi ba tuổi nhưng cảm thấy mình già hơn thế nhiều bởi nỗi lo sợ mơ hồ và cảm giác vỡ mộng đi kèm với việc phải rời xa cuộc sống an toàn trong trường đại học và đột ngột rơi vào thực tế xã hội, nhất là khi không có mục tiêu hay kế hoạch, không tiền bạc hay một người mẹ. Margot và tôi chuyển đến New York vào mùa hè trước đó, ngay sau khi chúng tôi tốt nghiệp, và Margot đã tiếp nhận vị trí nhân viên marketing tuyệt vời tại văn phòng tập đoàn thời trang J. Crew. Tôi nhận được lời mời tập sự tại Mellon Bank ở Pittsburgh, nên tôi dự định sẽ trở về nhà sống cùng bố và người vợ mới của ông, Sharon, một phụ nữ tốt bụng nhưng hơi xập xệ với bộ ngực đồ sộ và mái tóc ngã màu. Thế nhưng Margot lại thuyết phục tôi đi New York với cô, cho tôi một bài diễn thuyết hùng hồn về Big Apple(1) và rằng một khi đã thành công được ở đó thì tôi sẽ thành công ở bất kỳ nơi nào khác. Tôi miễn cưỡng đồng ý vì không thể chịu được ý nghĩ phải rời xa Margot cũng như không thể chịu được ý nghĩ phải nhìn người phụ nữ khác chiếm mất nhà tôi - nhà mẹ tôi.

Vậy là bố Margot thuê người vận chuyển tới đóng gói đồ đạc trong phòng ký túc xá, mua cho chúng tôi vé một chiều đi New York, giúp chúng tôi ổn định cuộc sống trong một căn hộ hai phòng ngủ xinh xắn ở giữa đường Columbus và đường 79, Margot với tủ quần áo công sở mới tinh và chiếc va li da cá sấu; tôi với tấm bằng triết học vô giá trị và một hòm áo phông lẫn quần soóc jean. Tôi chỉ có 433 đô la trong tài khoản và đã hình thành thói quen chỉ rút mỗi lần 5 đô la từ ATM, một số tiền mà thật kinh ngạc là không đủ mua cho tôi một cái sandwich bò ướp ở thành phố này. Tuy nhiên tài khoản ủy thác ông bà ngoại lập cho Margot vừa mới được kích hoạt, và cô khẳng định với tôi rằng bất kể thứ gì thuộc về cô đều là của tôi bởi vì, rốt cuộc, chẳng phải chúng tôi giống nhau như chị em hơn là bạn bè sao?

"Đừng có bắt mình sống trong một cái ổ chuột chỉ để cậu có thể trả nửa tiền thuê đấy nhé," cô nói đùa nhưng cũng hết sức nghiêm túc. Tiền bạc là thứ mà Margot chẳng những không phải nghĩ tới mà còn không muốn nghĩ tới hay bàn đến. Thế nên tôi đã học được cách kiềm chế lòng kiêu hãnh và phớt lờ cảm giác nóng mặt mỗi lần phải vay mượn cô. Tôi tự nhủ rằng trong chuyện này cảm xúc tội lỗi là một thứ thừa thải, và rằng một ngày kia tôi có thể trả lại cho cô , nếu không phải là tiền bạc thì cũng sẽ bằng một cách nào đó khác.

Suốt gần một tháng trời trong mùa hè tất tả đầu tiên ở New York, tôi thêm mắm thêm muối làm đẹp bộ hồ sơ rồi đem nộp vào bất cứ vị trí công việc nào tìm được. Tôi nhận được vô khối cuộc gọi, nhưng tất cả hẳn nhiên đều là những cuộc phỏng vấn chẳng hứa hẹn gì, bởi lẽ tôi là một kẻ tay không. Vậy nên cuối cùng tôi nhận công việc phục vụ tại L’Express, một quán cà phê ở Nam đại lộ Park luôn tự ví mình như một bouchon Lyon. Những giờ làm việc dài dằng dặc - tôi thường làm ca khuya - và chân tôi luôn luôn đau đớn, nhưng không phải mọi thứ đều tệ cả. Tôi kiếm được số tiền đáng ngạc nhiên (khách boa nhiều hơn vào đêm muộn), được gặp gỡ nhiều người thú vị và học được tất cả mọi thứ mà tôi từng khao khát muốn biết về các món thịt heo ướp kèm pho mát, chân giò hầm vang đỏ.

Trong thời gian rỗi, tôi thường đi chụp ảnh, việc đó ban đầu là sở thích, một cách tiêu khiển trong ngày và để tìm hiểu thêm về thành phố. Tôi lang thang quanh rất nhiều khu phố - Đông Village, Alphabet City, Soho, Chinatown, Tribeca - trong khi chụp ảnh với chiếc máy ảnh ống kính 35 milimet mà bố tôi và Sharon mua tặng nhân dịp tốt nghiệp. Nhưng chẳng bao lâu, chụp ảnh đã trở nên rất có ý nghĩa với tôi. Nó trở thành một thứ tôi không chỉ yêu thích mà còn thật sự cần phải làm, giống như cách các nhà văn nói về việc họ nhất thiết phải viết vai dòng văn lên trang giấy, hay những người mê môn chạy luôn phải chạy bộ vào buổi sáng. Chụp ảnh làm tôi vui sướng, khiến tôi ắp đầy mục đích ngay trong lúc tôi đang thực sự ở vào thời điểm thiếu định hướng và cô đơn nhất. Tôi bắt đầu thấy nhớ mẹ nhiều hơn hẳn hồi đại học, và lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự thèm khát có được một tình yêu lãng mạn. Ngoại trừ chút phải lòng bất chợt và lén lút với Matt Iannotti năm học lớp 10, tôi chưa bao giờ đặc biệt quan tâm đến một người con trai nào. Thỉnh thoảng tôi có hò hẹn với một số chàng trai và từng quan hệ với hai cậu bạn cùng trường đại học, một nghiêm túc, một không nghiêm túc mấy, nhưng chưa khi nào tiến gần tới tình yêu. Mà tôi cũng chưa từng nói hoặc viết ra từ đó với bất kỳ ai khác ngoài gia đình tôi và Margot, vào những lúc cả hai chúng tôi đã uống đến say mèm. Tất cả mọi điều đều vẫn ổn với tôi cho tới năm đầu tiên chuyển đến New York. Tôi không chắc điều gì đã thay đổi trong trí não tôi, nhưng có lẽ đó là việc mình đã là một người trưởng thành thực sự, và như Margot vẫn nói, đang bị bủa vây bởi hàng triệu con người mà dường như ai cũng có những mơ ước rõ ràng và một người nào đó dể yêu.

Thế nên tôi dành toàn bộ tâm lực cho nhiếp ảnh. Tôi chi từng xu dành dụm được để mua phim và dùng mọi thời gian rãnh rỗi để đi chụp hình hoặc ngập chìm trong đống sách ở thư viện hay hiệu sách. Tôi ngấu nghiến cả loại sách tham khảo kỹ thuật chụp hình lẫn các bộ sưu tập của những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Quyển sách yêu thích của tôi - Margot đã mua tặng tôi vào sinh nhật thứ hai mươi ba - là The Americans của Robert Frank, đăng tải hàng loạt bức ảnh ông chụp vào thập niên năm 1950 khi chu du vòng quanh đất nước. Tôi đã bị mê hoặc bởi những tấm hình đen trắng của ông, mỗi tấm chức đựng cả một câu chuyện trong đó. Tôi cảm thấy như thể mình có quen biết người đàn ông vạm vỡ cúi người bên chiếc máy hát, người phụ nữ thanh lịch ngoái nhìn qua vai trong chiếc thang máy, và cả bà nhũ mẫu da đen cưng nựng dỗ dành em bé da trắng đang gào khóc. Tôi nhận ra rằng vượt lên tất cả mọi điều, cảm giác hoàn toàn tin mình quen biết các nhân vật trong bức ảnh ở người xem chính là điểm mấu chốt của một tác phẩm vĩ đại. Nếu chụp được những bức hình như vậy, tôi nghĩ, mình vẫn có thể cảm giác đủ đầy, kể cả khi không có bạn trai.

Nghĩ lại thì lúc ấy tôi hoàn toàn chẳng biết phải làm gì tiếp theo, nhưng chính Margot đã chỉ ra những điều hiển nhiên - một trong những việc mà đúng thực là bạn bè sinh ra để giúp nhau như thế. Hôm đó cô vừa trở về nhà từ chuyến công tác tới Los Angeles, quẳng xoẹt chiếc va li xuống, dừng lại bên bàn bếp cầm một trong những tấm ảnh mới rửa của tôi lên. Đó là tấm ảnh màu chụp một cô bé mới lớn đang thẫn thờ ngồi trên vỉa hè của đại lộ Bedford ở Brooklyn, mọi thứ trong túi xách văng ra khắp đường xung quanh. Em có mái tóc màu đỏ xoăn dài và trông thật xinh tươi trong hương sắc tuổi dậy thì không son phấn, một vẻ đẹp mà tôi còn chưa cảm nhận được trọn vẹn, bởi cũng như em, lúc đó tôi còn quá trẻ. Một tay em chới với nhặt lại tấm gương đã vỡ, còn tay kia hờ hững đặt lên vầng trán.

"Ôi!" Margot thốt lên, nâng tấm ảnh tới sát mặt. "Bức hình tuyệt quá."

"Cảm ơn cậu," tôi nói, cố làm ra vẻ bình thường nhưng thực cảm thấy rất tự hào. Đó là một bức ảnh tuyệt vời.

"Sao cô bé trong ảnh buồn quá vậy?" Margot hỏi.

Tôi nhún vai bảo với cô rằng tôi hiếm khi trò chuyện với những người mà tôi chụp hình. Tôi chỉ làm vậy khi người ta trông thấy tôi chụp ảnh họ và tới bắt chuyện trước thôi.

"Có lẽ cô bé mất ví," Margot nói.

"Có thể em vừa chia tay bạn trai," tôi nói.

Mà cũng có thể mẹ em mới qua đời.

Margot tiếp tục nghiên cứu tấm ảnh , bình luận rằng đôi tất dài tới gối màu đỏ tươi của cô bé tạo cho bức hình một ấn tượng hết sức đặt biệt. "Dù sao thì," Margot nói tiếp, sử dụng cảm quan thời trang của mình như thường lệ, "mốt tất dài tới gối đang trở lại rồi. Mặc cho cậu có thích nó hay không."

"Không thích đâu," tôi đáp. "Nhưng cũng có để ý."

Thế rồi ngay lúc ấy cô nói với tôi, "Hình cậu chụp thực sự kỳ tài đấy, Ellen ạ." Margot khẽ gật đầu với vẻ nghiêm túc trong lúc quấn mái tóc mềm mại màu mật ong thành búi rồi cài vào đó một chiếc bút bi bấm để giữ cho chặt. Đó là thứ kỹ nghệ độc đáo tuyệt vời mà tôi cố bắt chước hàng trăm lần, thế nhưng chưa một lần nào làm được trông đúng như vậy cả. Trong những chuyện liên quan đến đầu tóc, quần áo hay trang điểm, không hiểu sao tất cả mọi thứ tôi học lõm từ Margot đều chẳng giống là bao. Cô gật đầu lần nữa rồi nói, "Cậu nên theo đuổi con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp đi."

"Cậu nghĩ vậy ư?" tôi hỏi một cách chân tình.

Thật kỳ lạ là chẳng hiểu tại sao, tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều đó. Có lẽ tôi đã quá lo lắng rằng nhiệt tâm của mình lớn hơn so với khả năng. Tôi không thể chịu được ý nghĩ sẽ thất bại trong một lĩnh vực mà mình hết sức đam mê. Nhưng ý kiến của Margot đã có tác động vô cùng to lớn với tôi. Và mặc dù đôi khi Margot chẳng mấy thật thà trong những lời ngợi khen hay ca tụng kiểu miền Nam của mình, cô không bao giờ đối xử như vậy với tôi. Cô luôn luôn dành cho tôi những lời nhận xét thẳng thắn - dấu hiệu của một tình bạn đích thực.

"Mình biết rõ như thế," cô nói. "Cậu nên tấn công vào lĩnh vực ấy. Làm công việc đó một cách thật sự."

Thế là theo lời khuyên của Margot, tôi bắt đầu tìm kiếm một công việc mới liên quan đến nhiếp ảnh. Tôi nộp hồ sơ vào mọi vị trí trợ lý mà tôi tìm thấy, kể cả vài ba chỗ phụ tá cho mấy tay thợ ảnh kém cỏi chụp hình đám cưới ở Long Island. Nhưng vì chẳng được đào tạo chính quy nên một lần nữa tôi bị tất cả các nhà tuyển dụng từ chối, cuối cùng đành phải vào làm công việc tráng phim với đồng lương chết đói trong một hiệu ảnh nhỏ bé, tồi tàn, trang thiết bị cổ lỗ. Mình cần một nơi để bắt đầu, tôi tự nhủ như thế khi bắt xe buýt xuống một khu nhếch nhác ở Đại lộ Hai trong ngày đầu tiên đi làm, cũng như khi giở chiếc sandwich nhân lạc- bơ- mứt ra ăn trong tầng hầm chỉ có mỗi một cái quạt thông gió, nồng nặc mùi thuốc lá và chất tẩy.

Nhưng rồi hóa ra đó là một công việc khởi đầu lý tưởng, tất cả nhờ có Quỳnh, cô gái người Việt Nam kết hôn với con trai ông chủ hiệu ảnh. Quỳnh nói tiếng Anh còn bập bõm nhưng lại cực kỳ giỏi về màu sắc, cô dạy cho tôi thủ thuật in tùy chỉnh còn nhiều hơn tôi có thể học từ bất kỳ lớp học nào (mà rốt cuộc là còn nhiều hơn những gì tôi học được thật, khi cuối cùng tôi cũng đã vào trường nhiếp ảnh). Hằng ngày trong khi quan sát các ngón tay mảnh dẻ thoăn thoắt đặt phim lên rồi vặn những chiếc nút trên mấy cái máy, tăng thêm một chút màu vàng, giảm bớt đôi phần sắc xanh để có được bức hình ưng ý nhất, tôi cảm thấy yêu hơn biết bao công việc mình vừa lựa chọn.

Cuộc đời của tôi đang diễn ra như thế vào cái ngày tôi nhận được tờ giấy triệu tập làm bồi thẩm viên quái quỷ đó. Mặc dù vẫn còn rất nghèo, tôi luôn cảm thấy đầy đủ, hạnh phúc, ngập tràn hy vọng, thế nên tôi không quá lo lắng khi phải trì hoãn công việc (và thu nhập) để thực hiện trách nhiệm trong một bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên Margot gợi ý tôi xin lời khuyên của Andy xem làm sao để được miễn trừ trách nhiệm, lúc này anh mới vào năm thứ ba trường luật thuộc đại học Columbia. Thế là tôi gọi cho anh, và anh cả quyết với tôi rằng đó là việc dễ như bỡn.

"Em không thể nói dối trong lúc sát hạch để tuyển lựa bồi thẩm đoàn," Andy nói trong khi tôi lắng nghe và ấn tượng với thuật ngữ Latin mà anh sử dụng. "Nhưng em có thể thổi phồng những thành kiến của mình lên. Chỉ cần làm sao ẩn ý được rằng em chẳng ưa gì giới luật sư, không tin nổi cớm, và ghét cay ghét đắng bọn nhà giàu. Bất cứ thứ gì mà dường như mấy gã trong tòa án đang muốn nghe."

"Được thôi," tôi nói. "Em thực sự ghét bọn nhà giàu mà."

Andy bật cười. Có thể anh cho rằng tôi đang đùa, nhưng chắc hẳn từ Margot, anh cũng biết rõ tình trạng túng thiếu triền miên của tôi. Anh hắng giọng rồi nói tiếp với vẻ nghiêm túc, "Khai thác triệt để ngôn ngữ cơ thể cũng là một thủ thuật hay. Làm ra vẻ miễn cưỡng và phiền toái khi phải ở đó. Cứ như thể em đang có việc quan trọng hơn nhiều. Giữ tay luôn khoanh trước ngực. Không ai muốn có một bồi thẩm viên thiếu kiên nhẫn cả."
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:57:33 | Xem tất
Tôi nói tôi chắc chắn sẽ làm theo lời khuyên của anh. Làm bất cứ điều gì để quay trở lại với cuộc sống được lập trình đều đặn - và đống hóa đơn lúc nào cũng đòi thanh toán khẩn cấp của tôi.

Nhưng mọi ý nghĩ ấy tan biến trong thoáng chốc ngay khi tôi nhìn thấy Leo lần đầu tiên, một khoảnh khắc hằn sâu trong tâm trí tôi mãi mãi.

Lúc đó trời vẫn còn tinh mơ nhưng tôi đã đọc hết nhẵn đống tạp chí trong chiếc túi xách mang theo, đã xem đồng hồ hàng trăm lần, và cũng đã gọi cho Quỳnh từ một bốt điện thoại để trình bày sự việc với cô, thế là tôi lại ngồi vào ghế của mình, lướt mắt khắp một lượt phòng bồi thẩm, và trông thấy anh đang ngồi chéo góc phía trước tôi, cách chừng vài ba hàng ghế. Anh vừa đọc trang cuối của tờ tạp chí New York Post vừa gật gật đầu theo nhịp điệu của bài hát phát ra từ chiếc Discman của mình, và đột nhiên trong tôi trào lên một sự thôi thúc điên rồ muốn biết xem anh đang nghe gì. Chẳng hiểu tại sao, tôi tưởng tượng rằng đó hẳn phải là ban nhạc Steve Miller Band hoặc bộ ba Crosby, Stills và Nash. Những dòng nhạc rất phong lưu và nam tính thật phù hợp với chiếc quần bò mài Levi’s, cái áo nỉ chui đầu và đôi giày Adidas buộc hờ. Lúc anh ngẩng lên liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, tôi ngắm nhìn nét mặt nghiêng nghiêng của anh. Cái mũi đặc biệt (về sau Margot đặt cho nó cái tên mũi cua bò), đôi gò má cao, và mái tóc sẫm màu, gợn sóng quặp vào cái cổ có làn da mịn màng màu ô liu. Leo không quá cao lớn , nhưng anh có bờ vai và khuôn lưng rộng trông hết sức vững chãi. Tôi hình dung cảnh anh nhảy dây trong một phòng tập thể hình trống trơn, đơn giản, hoặc lúc anh chạy lên bậc tam cấp vào tòa án, phong cách cực kỳ thể thao, và quyết định rằng anh quyến rũ thì đúng hơn là đẹp trai. Trong đó bao hàm cả phần "Chắc chắn anh ta rất tuyệt khi ở trên giường" của định nghĩa về quyến rũ. Ý nghĩ đó khiến tôi kinh ngạc bởi vì tôi không có thói quen đánh giá các chàng trai xa lạ theo cái cách đậm màu thể xác đó. Giống như hầu hết phụ nữ, tôi luôn hướng tới việc tìm hiểu con người trước tiên - sự lôi cuốn dựa vào tính cách. Hơn thế nữa, tôi thậm chí còn không mang theo ý nghĩ ấy vào những lần ái ân. Vẫn chưa.

Như thể đọc được ý nghĩ của tôi, Leo xoay người trên ghế, ném cho tôi một ánh nhìn hài hước, ranh mãnh như muốn nói, "Tôi tóm được cô rồi," mà cũng có thể chỉ là, "Cái trò bồi thẩm viên này vớ vẩn quá, phải vậy không?" Anh có đôi mắt sâu thăm thẳm (thăm thẳm đến nỗi tôi chẳng làm sao nói cho chính xác màu của chúng), bằng cách nào đó chúng tạo nên vẻ bí ẩn dưới ánh đèn huỳnh quang vàng vọt. Tôi lưu giữ ánh nhìn đó trong khoảnh khắc tựa hồ một nhịp nguy hiểm, trước khi làm bộ chú ý vào tay nhân viên đang giải thích ít nhất là đến lần thứ năm về những trường hợp được miễn thực hiện nhiệm vụ vì lý do sức khỏe.

Về sau, Leo cứ nói rằng trông tôi lúc đó hết sức bối rối, trong khi tôi kịch liệt phản đối, khăng khăng rằng tôi chẳng tôi chẳng để ý tới anh tẹo nào. Tuy nhiên, chúng tôi đồng thuận rằng đó là khoảnh khắc mà trách nhiệm bồi thẩm viên không còn hoàn toàn vớ vẩn nữa.

Suốt một giờ sau đó, tôi chú ý tỉ mỉ từng cử động nhỏ nhất của Leo. Tôi quan sát anh vươn vai ngáp ngắn ngáp dài. Tôi quan sát anh gập tờ báo lại rồi xếp gọn xuống dưới ghế. Tôi quan sát anh thong dong ra khỏi phòng rồi quay lại với một gói bánh quy đậu phộng bơ giòn tan và cứ thế ăn tự nhiên, mặc kệ những tấm bảng Không Ăn Uống dán khắp xung quanh phòng. Anh không nhìn lại tôi lấy một lần, nhưng tôi có cảm giác anh biết rõ tôi đang quan sát anh, và điều đó khiến tôi run rẩy lạ thường. Tôi không định gọi nó bằng những điều dớ dẩn như yêu từ cái nhìn đầu tiên - tôi không tin vào những thứ như thế - nhưng tôi biết mình đã bị mê hoặc theo một cách vô tiền khoáng hậu, không tài nào cắt nghĩa nổi.

Và rồi nàng thánh nữ bảo hộ bồi thẩm viên đã ban phước cho lời cầu nguyện của tôi. Tên chúng tôi được gọi, cùng với một loạt cái tên khác, và rốt cuộc chúng tôi được xếp ngồi sát cạnh nhau chỉ cách vài phân trong cùng một bồi thẩm đoàn. Chẳng có gì vĩ đại hay hào nhoáng hay lãng mạn kiểu phim ảnh nơi căn phòng xử án nhỏ bé ấy, tuy nhiên vẫn có cảm giác như thể một điều gì đó nghiêm trang và trịnh trọng sắp sửa xảy ra, một cảm giác khiến cho việc ngồi sát bên Leo trở nên hết sức thân tình. Từ khóe mắt, tôi có thể thấy cánh tay anh chằng chịt những đường gân xanh, và tôi ngạc nhiên với nỗi khát khao rung động khiến tôi nhớ lại khi phải lòng Matt thời trung học, nhớ lại tâm trạng phởn phơ một sáng nọ khi ngồi cạnh Matt trong hội trường ẩm mốc suốt giờ giảng chán ngắt về tất cả những con đường mà ma túy có thể phá hủy cuộc sống của chúng ta. Tôi nhớ mình đã chìm đắm trong hương nước hoa Aramis sực nức của Matt (thứ mùi mà đến giờ tôi vẫn còn có thể nhận ra giữa đám đông) và cười phá lên với những câu đùa lém lỉnh của chàng về tất cả các cách mà thật ra cần sa có thể nâng đỡ cuộc đời ta. Nghĩ kỹ thì, Leo gần như một bản sao lớn tuổi hơn của Matt, điều đó khiến tôi băn khoăn tự hỏi phải chăng tôi thực sự có một hình mẫu chàng trai trong lòng, mặc dù tôi luôn khăng khăng cả quyết với Margot điều ngược lại. Nếu đúng vậy thì anh đích thị là hình mẫu ấy. Thế rồi khi tôi đang miên man nghĩ đến điều đó, tay ủy viên công tố hướng sự chú ý tới Leo và nói với một điệu bộ tươi vui thái quá. "Bồi thẩm viên số Chín. Xin chào."

Leo gật đầu đáp lại với vẻ xa cách nhưng kính trọng.

"Ngài sống ở đâu?" tay công tố viên hỏi.

Tôi ngồi thẳng dậy trên ghế, mong rằng giọng nói của anh sẽ tương hợp với vẻ bên ngoài. Sẽ chẳng có gì tệ hơn giọng nói lóe chóe, đi kèm với hai cổ tay lẻo khẻo, đôi bờ vai xuôi xị và cái bắt tay yếu xèo ở một gã đàn ông.

Tất nhiên, Leo không làm tôi thất vọng. Anh đằng hắng rồi cất tiếng với giọng nói trầm ấm, tự tin mang ngữ âm New York chuẩn. "Morningside Heights."

"Ngài sinh trưởng ở đó à ?"

"Không, tôi đến từ Astoria," Leo nói. "Sinh ra và lớn lên ở đấy."

Oa! Vùng Queens! Tôi thầm tán thưởng, bởi vì khi ấy tôi đã bắt đầu thực sự yêu những vùng ngoại ô. Có thể bởi Brooklyn, Bronx và Queens gợi cho tôi nghĩ tới quê nhà - mảnh đất của người dân lao động với sự gần gủi tin yêu. Cũng có thể bởi vì những bức ảnh tôi chụp ở xa vùng trung tâm giàu có của New York luôn luôn hấp dẫn hơn nhiều.

Công tố viên tiếp tục, hỏi Leo làm nghề gì, trong khi tôi thầm nghĩ cuộc sát hạch tuyển lựa bồi thẩm đoàn cò thú vị hơn cả buối hẹn hò đầu tiên. Một ai đó đặt câu hỏi trong khi ta được nghe lén. Và anh chàng của ta phải nói sự thật. Quá hoàn hảo.

"Tôi là một người viết… Một phóng viên," Leo nói. "Tôi quản lý vài chuyên mục cho một tờ báo nhỏ."

Hoàn hảo, tôi lại nghĩ. Tôi hình dung ra cảnh anh lang thang trên những con phố với cuốn sổ gáy xoắn trên tay và trò chuyện với những người trung niên trong mấy quán bar tối tăm vào giữa buổi chiều để viết một bài về việc New York đang đánh mất tất cả bản sắc và truyền thống như thế nào.

Và cuộc trao đổi tiếp tục như vậy một lúc, trong khi tôi rung động trước những câu trả lời của Leo bởi những điều anh nói cũng như bởi gương mặt lạnh lùng mà vô cùng biểu cảm của anh. Tôi nghe thấy rằng anh học đại học được ba năm thì phải nghỉ vì "không còn tiền". Anh chẳng biết một luật sư nào cả, ngọai trừ cậu bạn tên là Vern học cùng tiểu học, "người hiện đang làm luật sư chuyên về các vụ chủ động khuyến khích nạn nhân kiện tụng để kiếm tiền, nhưng cho dù công việc có thế nào thì anh ta vẫn là người rất tử tế. Không có gì đáng để chê trách." Bố và các anh trai anh là lính cứu hỏa, nhưng anh chẳng bao giờ cảm thấy công việc truyền thống của gia đình "thật sự hấp dẩn". Anh chưa từng lập gia đình và không có đứa con nào "mà anh được biết". Anh chưa từng là nạn nhân của vụ ẩu đả nào, "trừ khi ông tính đến những lần thua trong các vụ cãi vã với bồ."

Với câu nói hài hước sau cùng của Leo, mong mỏi được phóng thích của tôi hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, tôi đón nhận trách nhiệm công dân của mình với một cảm giác yêu thích mới mẻ. Khi đến lượt mình trả lời câu hỏi, tôi đã làm tất cả những điều Andy khuyên tôi không nên làm. Tôi tỏ ra vô cùng thân thiện và háo hức được làm vui lòng mọi người. Tôi trao cho luật sư cả hai bên nụ cười nhiệt tình nhất của mình, cho họ thấy tôi là một bồi thẩm viên lý tưởng, khoáng đạt tới chừng nào. Tôi nói qua về công việc của mình, về việc Quỳnh cần tôi cho hiệu ảnh thế nào, nhưng rồi lại tỏ ra cao thượng mà kết luận rằng hệ thống thực thi luật pháp và Hiến pháp làm nền tảng cho hệ thống đó là đáng để cho tôi hy sinh.

Và rồi trong những vòng thẩm vấn tiếp theo, khi Leo và tôi vẫn được chọn là bồi thẩm viên số Chín và số Mười, tôi đã rất vui sướng, một cảm giác cứ trở đi trở lại trong suốt sáu ngày lấy lời khai sau đó, bất chấp những chi tiết vô cùng sinh động của vụ đâm người tàn bạo bằng dao xén giấy ở Spanish Harlem. Một gã trai hai mươi tuổi đã chết, còn một đứa khác bị đi tù vì tội giết người, và tôi đã hy vọng rằng việc tìm chứng cớ sẽ kéo dài trước khi ngã ngũ. Tôi không sao cưỡng lại mong mỏi đó. Tôi khao khát có thêm thời gian ở cạnh Leo, thêm cơ hội để trò chuyện với anh. Để hiểu con người anh cho tường tận. Tôi cần biết rằng phải chăng sự phải lòng của tôi - mặc dù từ này có vẻ tầm thường hóa cảm gíac trong tôi lúc đó - đã bắt đầu. Suốt thời gian ấy, Leo tỏ ra thân thiện, nhưng vẫn thật khó tiếp cận. Anh đeo tai nghe bất cứ khi nào có thể, tránh xa các cuộc xì xào trên hành lang bên ngoài phòng xử án, nơi những bồi thẩm viên còn lại sẳn sàng tào lao bất cứ chuyện gì ngoài lề vụ án, anh luôn ăn trưa một mình thay vì ăn cùng bọn tôi ở hàng cơm sát cạnh tòa. Sự đề phòng của anh chỉ càng khiến tôi thích anh hơn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 06:58:35 | Xem tất
Rồi một buổi sáng nọ, ngay trước lúc kết thúc phần tranh luận, khi chúng tôi đang ngồi trên ghế bồi thẩm, Leo quay sang nói với tôi, "Thế đấy." Rồi anh nở nụ cười chậm rãi, chân thành cứ như thể chúng tôi đang có chung một bí mật. Tim tôi xao xuyến lạ. Và rồi, như thể định mệnh, chúng tôi thực sự có chung một bí mật.

Bí mật đó bắt đầu từ suốt các cuộc tranh luận quanh vụ án khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng Leo và tôi có chung quan điểm về lời khai. Nói tóm lại, cả hai chúng tôi đều thiên về khả năng tuyên bố trắng án hoàn toàn. Hành vi sát nhân không còn là vấn đề cần phải tranh luận - bị cáo đã thú nhận và lời khai không bị bác bỏ - vậy nên vấn đề tranh cãi duy nhất là có phải anh ta hành động để tự vệ hay không. Leo và tôi đều cho là như vậy. Hay, nói chính xác hơn, chúng tôi nghĩ có hàng đống nghi ngờ đối với những chứng cứ của công tố viên cho rằng anh ta không hành động để tự vệ - một sự khác biệt tinh vi mà thật đáng quan ngại là ít nhất nửa tá bồi thẩm viên đã không cảm nhận được. Chúng tôi cứ hết lần này đến lần khác cứ xoáy vào chi tiết bị cáo không hề có tiền án tiền sự (một điều gần như kỳ diệu trong môi trường sống khắc nghiệt của cậu ta), và cậu ta sợ chết khiếp tên nạn nhân (kẻ vốn là tay trùm anh chị khét tiếng ở Harlem và đã đe dọa bị cáo suốt nhiều tháng liền - tới mức cậu ta đã phải nhờ đến sự bảo vệ của cảnh sát). Và cuối cùng, bị cáo mang theo dao xén giấy là hành động bình thường đối với công việc của bị cáo tại một công ty vận chuyển. Tất cả những điều này đã gia cố cho niềm tin của chúng tôi rằng bị cáo đã quá khiếp đảm khi bị nạn nhân và ba gã tay chân trong băng đảng của hắn dồn vào chân tường, và đã ra tay trong tình trạng tự vệ một cách hoảng loạn. Đó dường như là một kịch bản đáng tin cậy - và hoàn toàn đáng tin cậy tới mức đủ để nghi ngờ chứng cứ của công tố viên.

Sau ba ngày dài loay hoay giữa những vòng luẩn quẩn ngày càng phức tạp thêm, chúng tôi vẫn còn vướng mắc với những thành viên còn lại của đoàn bồi thẩm, tất cả chúng tôi cùng bị giam lỏng khốn khổ trong nhà nghỉ Ramada tồi tàn ở gần sân bay JFK. Chúng tôi được phép xem ti vi - hẳn là vụ án không đáng để đưa tin trên truyền hình - nhưng chúng tôi không được phép gọi ra ngoài , cũng không được thảo luận với nhau về vụ án ngoại trừ trong các cuộc tranh luận chính thức tại phòng bồi thẩm.

Thế nên một đêm, khi điện thoại phòng khách sạn của tôi đổ chuông, tôi đã rất ngạc nhiên tự hỏi đó có thể là ai, và âm thầm mong rằng đó là Leo. Có thể anh ấy đã ghi nhớ số phòng của tôi trên đường chúng tôi trở lại khách sạn sau bữa tối chung có sự giám sát của chấp hành viên tòa án hôm đó. Tôi với tay mò chiếc điện thoại và khẽ a lô vào ống nói.

Leo đáp lại bằng tiếng chào thì thầm. Rồi anh nói như thể đang có chút bối rối, "Bồi thẩm viên số Chín. Leo đây."

"Tôi biết," tôi nói, cảm thấy máu dồn từ não xuống khắp tứ chi.

"Nghe này," anh nói (sau ba ngày tranh luận, tôi đã biết anh thường bắt đầu câu nói với từ "nghe này", một thói quen mà tôi rất thích). "Tôi biết là tôi không được phép gọi cho cô… nhưng mà tôi sắp phát rồ rồi đây…"

Tôi không chắc anh có ý gì khi nói vậy - phát rồ vì bị giam lỏng hay phát rồ vì si mê tôi. Tôi nghĩ hẳn phải là vế trước . Vế sau thì quá tuyệt vời để có thể trở thành sự thật.

"Vâng. Tôi hiểu ý anh," tôi nói, cố gắng giữ giọng bình tĩnh. "Tôi vẫn cứ không thể ngừng nghĩ đến lời khai. Thật là phát điên lên được."

Leo thở ra trong điện thoại và nói sau một khoảng im lặng kéo dài, "Ý tôi là chẳng phải quá tệ hay sao khi để một tá những kẻ ngốc nghếch quyết định số phận của ta?"

"Một tá kẻ khờ dại ?" tôi nói, cố gắng tỏ ra vui vẻ, dễ thương. "Nói về mình thế đấy à, anh bạn."

Leo phá lên cười, trong khi đó tôi nằm trên giường, lòng dạt dào cảm xúc.

Rồi anh nói, "Okay. Mười kẻ ngốc nghếch. Hay chắc chắn chí ít cũng là tám."

"Phải," tôi nói. "Tôi cũng nghĩ thế."

"Tôi nói nghiêm túc đấy," anh tiếp tục. "Cô có thể tin tưởng mấy người đó không chứ? Phân nửa trong số họ chẳng có tí đầu óc thông thoáng nào - nửa còn lại thì là những kẻ khờ không có tí chính kiến chỉ biết ba phải theo mấy tay bạn cùng ăn trưa."

"Tôi cũng nghĩ thế," tôi lặp lại, tự thấy câu đó thật ngớ ngẩn. Tôi không tin nổi cuối cùng chúng tôi cũng có một cuộc trò chuyện thật sự. Và khi ấy, nằm trong bóng tối, trùm chăn kín mít, tôi cảm thấy hết sức ngạc nhiên. Tôi nhắm mắt, tưởng tượng ra hình ảnh Leo trên giường. Tôi không thể tưởng tượng được mình lại ham muốn một người hoàn toàn xa lạ đến thế.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này," Leo nói, "nhưng nếu bị xét xử tại tòa thì tôi thà phải đối mặt với quan tòa còn hơn là với một bồi thẩm đoàn."

Tôi đáp rằng tôi hẳn phải đồng ý với điều đó thôi.

"Quỷ thật. Tôi thà có một tay quan tòa chuyên ăn của đút nhận hối lộ từ bọn đối thủ của tôi còn hơn phải chịu đựng một hội dở hơi thế này."

Tôi bật cười khi anh bắt đầu pha hài về những giai thoại ngoài lề còn thái quá hơn mấy gã trong ban bồi thẩm đã kể cho nhau nghe. Anh nói đúng. Đây lại là một sự ngoại lề tiếp nối các sự ngoài lề trong căn phòng khép kín với thế giới bên ngoài đó - một cuộc tranh luận về chuyện đời sống chẳng có chút liên quan nào tới phiên tòa.

"Một số người chỉ thích nghe bản thân nói thôi," tôi nói. Và rồi bồi thêm: "Anh dường như chẳng thuộc số họ, Ngài Tách Biệt ạ."

"Tôi không tách biệt," Leo đáp trả một cách yếu ới.

"Có đấy," tôi nói. "Ngài- Đeo- Tai- Nghe để không phải trò chuyện cùng ai cả ạ."

"Tôi đang nói đấy thôi," Leo nói.

"Cũng đến lúc rồi đấy," tôi nói, thầm nghĩ thật dễ dàng biết bao để có thể dũng cảm trong bóng tối, bên ống nghe điện thoại.

Một khoảng im lặng kéo dài trong cảm giác ấm áp lẫn ngại ngùng. Rồi tôi chợt nhận ra chúng tôi sẽ gặp rắc rối lớn nếu Chester, tay chấp hành viên tòa án lúc nào cũng kè kè như bảo mẫu, phát hiện ra chúng tôi đang nói chuyện điện thoại. Mà lại còn về phiên tòa nữa chứ, thật đáng ngạc nhiên.

"Phải, chúng ta nên thế," Leo nói. Rồi anh chầm chạp nói thêm đầy thận trọng, "Và tôi cá rằng chúng ta còn có nhiều chuyện hay hơn nữa nếu tôi đến chỗ cô ngay bây giờ, nhỉ?"

"Gì cơ?" tôi hỏi, mặc dù tôi đã nghe thấy điều anh nói, rất to và rõ ràng.

"Tôi đến chỗ cô nhé?" anh hỏi lại, giọng nói có chút khêu gợi.

Tôi ngồi bật dậy, vuốt ve tấm chăn quấn quanh mình. "Chester thì sao?" tôi hỏi, cảm thấy giọng nói của mình thật yếu ớt.

"Ông ta đi ngủ rồi. Các phòng đều yên ắng. Tôi kiểm tra rồi."

"Thật sao?" tôi hỏi. Tôi chẳng nghĩ ra cái gì khác để nói.

"Thật. Đúng thế… Vậy?"

"Vậy?" tôi lặp lại.

"Vậy tôi có thể đến chỗ cô được chứ? Tôi chỉ… muốn nói chuyện. Trực diện. Một mình."

Tôi không thật sự tin đó là tất cả những gì Leo muốn - phần lớn trong tôi mong rằng đó là sự thật. Tôi nghĩ bề muôn vàn rắc rối mà chúng tôi sẽ mắc phải nếu cả hai bị phát hiện đang ỡm ờ nhau trong khi giữ vai trò bồi thẩm viên, và nghĩ đến chuyện vì trách nhiệm với bị can chúng tôi phải tôn trọng các quy định - hành động khinh suất của chúng tôi có thể dẫn đến một vụ xét xử sai thủ tục. Tôi nghĩ đến chiếc áo phông hiệu Steelers và cái quần cotton thiếu hấp dẫn đến chừng nào và tôi cũng không có bộ nào khá hơn trong chiếc va li nhét vội nhét vàng của mình. Tôi suy nghĩ theo lối tư duy truyền thống của phụ nự rằng nếu tôi đồng ý - và rồi điều gì quả thực xảy ra - vậy thì Leo có thể sẽ đánh mất lòng tôn trọng đối với tôi, và chúng tôi sẽ kết thúc trước khi kịp bắt đầu.

Thế nên tôi mở miệng, sẵn sàng nói câu phản đối, hoặc chí ít ra cũng là một lời chối quanh. Nhưng thay vì thế, tôi thì thào một từ vâng khôn cưỡng vào điện thoại. Đó sẽ lần đầu tiên trong muôn vàn lần tôi không thể nói không với Leo.



(1) Big Apple: Quả táo lớn - Cách gọi thành phố New York, ám chỉ đây là miền đất hứa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-1-2012 07:00:47 | Xem tất
Chương 5


Trời đã tối mịt khi tôi rẽ vào khu nhà yên tĩnh nằm giữa những hàng cây của chúng tôi ở Murray Hill. Andy đến tận tối muộn mới về nhà, nhưng riêng với lần này thì tôi không phiền lòng về những giờ anh buộc phải làm thêm ở hãng luật hàng đầu của mình. Tôi sẽ có thời gian tắm gội, thắp lên vài ngọn nến, mở một chai rượu và tìm kiếm bản nhạc hoàn hảo để xua đi những dấu vết của quá khứ cuối cùng khỏi tâm trí mình, một bản thật vui tươi nào đó không mảy may dính dáng tới Leo. "Dancing Queen" sẽ cực kỳ hợp lý đấy, tôi nghĩ rồi mỉm cười với chính mình. Tuyệt đối không có gì thuộc về ABBA gợi nhắc đến Leo. Dù sao đi nữa, tôi muốn đêm nay hoàn toàn thuộc về Andy và tôi. Thuộc về chúng tôi.

Khi băng qua màn mưa lạnh giá bước vào lối đi lát đá cát kết màu nâu đỏ, tôi thở sâu thư giãn. Chẳng có gì hào nhoáng nơi tòa nhà này, thế nhưng tôi lại yêu dáng vẻ ấy của nó. Tôi yêu hành lang cũ kỹ sàn gạch hoa văn dích dắc ọp ẹp bước chân và chùm đèn bằng đống thau khẩn thiết chờ được kỹ càng đánh bóng. Tôi yêu tấm thảm thổ cẩm Đông phương thoang thoảng mùi băng phiến. Tôi yêu cả cái thang máy bé tí, ì ạch, đe dọa người ta với một không gian kín bưng lúc nào cũng cơ hồ sắp sửa tiêu đời. Trên tất cà, tôi yêu cái thực tế rằng nó là tổ ấm đầu tiên của chúng tôi.

Đêm nay tôi chọn đi cầu thang bộ, sải bước hai bậc một trong khi tưởng tượng đến ngày nào đó trong tương lai xa Andy và tôi trở lại nơi đây với lũ nhóc rồi- sẽ- chào- đời của chúng tôi. Dẫn các con đi một vòng khắp "nơi đầu tiên ba mẹ chung sống". Nói với chúng, "Thế đấy, với tiền bạc gia đình nhà nội lẽ ra ba mẹ có thể sống ở một tòa nhà cao cấp sang trọng ở khu Thượng Đông ấy chứ, nhưng ba các con chọn nơi đây, giữa một không gian yên tĩnh, bởi vì chỗ này cá tính hơn nhiều… Cũng hệt như chuyện bỏ qua tất cả kiều nữ miền Nam biếc xanh ánh mắt, ba các con đã chọn mẹ vậy."

Tôi bước lên tầng bốn, lục tìm chìa khóa, và khi xoay chìa thì giật mình nhận ra Andy đang chờ tôi trong nhà. Một sự ngạc nhiên. Tôi cảm thấy nửa ngại ngần, nửa xấu hổ khi đẩy cửa, đưa mắt qua dãy kệ bếp liếc vào phòng khách, và thấy chồng tôi đang nằm dài trên trường kỷ, đầu tựa lên chiếc gối ôm màu cam. Anh đã cởi áo khoác và cà vạt bỏ dưới sàn nhà và mở cúc cổ chiếc áo sơ mi xanh. Thoạt đầu tôi tưởng anh đã ngủ, nhưng rồi tôi thấy một ngón chân trần của anh rung rung khi đĩa nhạc chuyển qua bài As it của Ani DiFranco. Đó là bản nhạc từ chiếc CD của tôi, và tôi đoán dàn âm thanh đã được cho chạy ở chế độ chọn bài ngẫu nhiên vì bài hát đó hoàn toàn khác xa với những bài vui nhộn trong Top 40 quen thuộc của Andy (hay kiểu nhạc đồng quê rộn ràng của anh). Andy chẳng bao giờ biện bạch về gu âm nhạc của mình, và mỗi khi tôi nghe những bản nhạc mà tôi say đắm, như của Elliott Smith hay Marianne Faithfull, anh sẽ trợn mắt lên trước những giai điệu quá chừng xáo động đó và kêu lên "Xin lỗi chứ anh đến phải kiếm ít thuốc độc để uống mất thôi." Nhưng mặc cho gu âm nhạc khác xa nhau, anh chẳng bao giờ buộc tôi phải tắt hay chuyển nhạc. Andy hoàn toàn không phải kiểu người ưa điều khiển. Một luật sư Manhattan với tâm hồn vô ưu, khoáng đạt và thoải mái trẻ thơ.

Trong một lúc lâu, tôi ngắm nhìn Andy nằm đó giữa ánh đèn màu hổ phách ấm áp và trong lòng tôi tràn ngập một cảm giác chỉ có thể gọi là nhẹ nhõm. Nhẹ nhõm vì tôi đã chọn nơi này, vì đây chính là cuộc đời tôi. Khi tôi tiến thêm vài bước về phía chiếc trường kỷ, đôi mắt nhắm hờ của Andy mở ra. Anh ngồi thẳng dậy, mỉm cười rồi nói, "Chào, em yêu."

"Chào anh," tôi nói và rạng rỡ cười đáp lại anh khi thả chiếc túi xách xuống chiếc bàn ăn hình tròn mà chúng tôi mua từ một khu chợ trời ở Chelsea. Margot và mẹ cô ghét cay ghét đắng nó cũng hệt như họ chẳng ưa gì những món đồ trang trí linh tinh choán hết mọi bề mặt không gian còn trống trong căn hộ chúng tôi. Một con khỉ bằng vỏ dừa đeo cặp gọng kính thép chễm chệ trên bậu cửa sổ. Chuỗi hạt từ dịp lễ Mardi Gras vừa rồi treo lủng lẳng trên cây máy tính của chúng tôi. Một bộ sưu tập những lọ đựng muối và hạt tiêu hình con giống bày tràn trên khắp quầy bếp. Tôi còn gọn gàng và ngăn nắp gấp bội Andy, nhưng về căn bản chúng tôi đều là những con chuột thích nhặt nhạnh đồ lặt vặt - Margot vẫn thường đùa rằng đó là mối nguy hiểm duy nhất khi chúng tôi sống với nhau.

Andy thở dài ngồi dậy, duỗi chân xuống sàn. Rồi anh liếc qua đồng hồ đeo tay và nói, "Em không gọi. Không nhắn. Em đã ở đâu suốt cả ngày vậy? Anh đã cố gọi di động cho em mấy lần…"

Giọng nói của anh nhẹ nhàng - không hề có ý buộc tội - nhưng tôi vẫn thấy cảm giác run run như có lỗi khi đáp, "Đi loanh quanh. Lang thang trong mưa. Điện thoại của em không hoạt động."

Tất cả đều là sự thật, tôi nghĩ. Nhưng tôi vẫn biết mình đang giấu chồng một điều, và rồi lập tức cân nhắc giữa việc xem xét lại lời thề giữ bí mật của mình với việc sẽ kể cho anh nghe tất cả mọi điều. Những gì thực sự đã xảy ra hôm nay. Anh chắc chắn sẽ phiền lòng - và có lẽ một chút tổn thương nếu biết tôi đã để Leo đến gặp mình ở quán ăn đó. Tôi cũng sẽ cảm thấy như thế nếu Andy để cho một cô bạn gái cũ tới cùng uống cà phê trong khi anh có thể gần như dễ dàng từ chối. Sự thật đó có thể khởi đầu một cuộc tranh luận - lần đôi co đầu tiên trong hôn nhân của chúng tôi.

Mặt khác thì, không có vẻ gì là Andy cảm thấy bị đe dọa bởi Leo hay cảm thấy thù địch đối với anh ấy. Andy chỉ là làm lơ Leo theo đúng cái lối tự nhiên, thông thường mà hầu hết tất cả mọi người vẫn đối xử với người cũ đặc biệt nhất của người đặc biệt của mình. Với một sự kết hợp nhẹ nhàng của ghen tuông và cạnh tranh đã dần mờ theo thời gian. Thực sự thì, Andy là người thoải mái đến nỗi chắc hẳn anh sẽ chẳng có bất cứ cảm giác nào như vậy nếu tôi không mắc sai lầm khi đã quá bộc toạc trong một lần trò chuyện vào lúc khuya muộn thời gian đầu hò hẹn của chúng tôi. Nhất là, tôi đã sử dụng từ cuồng nhiệt để diễn tả chuyện giữa tôi và Leo. Đây dường như không có vẻ là tiết lộ động trời gì vì tôi đoán Margot đã kể cho anh nghe điều này điều kia về Leo và tôi, nhưng tôi lập tức nhận ra chuyện này hoàn toàn mới lạ với Andy khi anh trở mình trên giường để nhìn thẳng vào mặt tôi, đôi mắt xanh của anh lóe lên một ánh nhìn tôi chưa bao giờ thấy.

"Cuồng nhiệt?" anh nói với vẻ bị tổn thương. "Chính xác theo ý em thì cuồng nhiệt là gì?"

"Ôi, em không biết…" tôi nói.

"Tình dục cuồng nhiệt?"

"Không," tôi vội nói. "Không giống như thế."

"Vậy giống như hai người chia sẻ tất cả thời gian bên nhau? Mọi buổi đêm và mọi giờ dạo bộ?"

"Không," tôi lại nói. Mặt tôi nóng ran với cảm giác xấu hổ lạ lùng khi tôi nhớ lại cái đêm Margot buộc tội tôi đã bỏ rơi cô vì Leo. Buộc tội tôi thuộc kiểu con gái luôn đặt người yêu lên trên tình bạn. Mà lại là người đàn ông không đáng tin cậy chẳng mảy may có ý định kết hôn, cô nói thêm một cách phẫn nộ. Ngay cả lúc ấy, đâu đó trong sâu thẳm, tôi biết Margot hẳn là có lý, nhưng bất chấp cảm giác tội lỗi và óc suy xét của mình, tôi vẫn không thể ngăn bản thân lại được. Nếu Leo muốn gặp tôi, tôi lập tức bỏ rơi tất cả mọi thứ - cũng như bỏ rơi tất cả mọi người khác.

"Vậy thì là cái gì?" Andy thúc giục. "Em yêu anh ta như trời như biển à?" Giọng anh kéo dài đầy giễu cợt, nhưng vẻ tổn thương nơi anh vẫn không mất đi.

"Cũng không phải kiểu cuồng nhiệt đó," tôi nói, nỗ lực tìm ra một cách trung hòa và ít cảm xúc nào đó để diễn tả từ cuồng nhiệt. Thật không thể làm được điều đó. Chẳng khác gì cố thêm nghĩa vui vẻ vào từ đau buồn hay nghĩa hy vọng vào từ bi đát.

Tôi băn khoăn thêm một lúc rồi cuối cùng yếu ớt nói, "Em không có ý là cuồng nhiệt… Em rút lại… Lựa chọn từ như thế thật tệ."

Mà quả thật, đó là sự lựa chọn từ ngữ thật tệ. Nhưng chỉ vì nó là sự thật - cuồng nhiệt chính xác là cảm xúc giữa tôi và Leo. Gần như mọi khoảnh khắc chúng tôi đều chia sẻ cảm xúc cuồng nhiệt, bắt đầu từ chính cái đêm đầu tiên đó trong căn phòng khách sạn tối om của tôi khi chúng tôi ngồi đan chân trên giường, đầu gối chạm vào nhau, tay trong tay trò chuyện cho tới tận bình minh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách