Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 10434|Trả lời: 160
Thu gọn cột thông tin

[Viễn Tưởng - Xuất Bản] Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới | Haruk

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 14-9-2012 13:01:49 | Xem tất |Chế độ đọc
  


Tên sách: Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới
Tác giả: Haruki Murakami
Dịch giả: Lê Quang
Thể loại : Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 2009
Số trang: 620
Khổ sách: 14 x 20,5 cm
Trọng lượng: 720 gr
Tình trạng: Đã hoàn thành
Nguồn: http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=39956



~~~~ Tóm Tắt ~~~~



Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới được xây dựng bằng các chương xen kẽ nhau, với hai câu chuyện được kể lại dưới góc nhìn của hai nhân vật xưng “tôi”. Câu chuyện thứ nhất diễn ra tại Tokyo, một toán sư được mời đến làm việc cho một nhà khoa học lập dị đang nghiên cứu dự án điều khiển âm thanh trong tự nhiên. Toán sư này là người làm cho Hệ thống, một tổ chức rộng lớn chuyên bảo vệ dữ liệu, đối lập với nó là Nhà máy – tổ chức của các ký hiệu sư chuyên xâm nhập dữ liệu. Ngoài Nhà máy, bọn ma đen – những sinh vật ghê rợn sống trong bóng tối cũng thèm khát chiếm hữu công trình của nhà khoa học nọ. Để chống lại, toán sư nhận nhiệm vụ mã hóa dữ liệu bằng phương pháp đặc biệt nhất của Hệ thống – sử dụng các tầng ý thức sâu mà chính anh cũng không tự nhận biết được. Bất ngờ nhà khoa học biến mất, anh không còn cách nào khác là dấn thân vào cuộc phiêu lưu dưới lòng đất hòng tìm ra ông, trước thời điểm “thế giới lụi tàn”.

Bối cảnh của câu chuyện thứ hai là một vùng đất kỳ lạ được gọi là Chốn tận cùng thế giới. Được bao quanh bởi bức tường thành chỉ có chim bay qua được, con người ở vùng đất này sống lặng lẽ, không khổ đau, không lo lắng, vì họ đã bỏ lại cái bóng của mình ngoài tường thành. Nhân vật “tôi” có nhiệm vụ là đọc các “giấc mơ xưa” tại thư viện, nhưng do mới tách ra khỏi cái bóng của mình chưa lâu, anh vẫn còn khả năng gợi lại ký ức, vẫn cảm thấy bất an trong xứ sở hoàn hảo này. Anh đứng trước hai lựa chọn, hoặc dấn thân vào những hiểm nguy vô hình để tìm đường thoát ra, hoặc ở lại và vĩnh viễn từ bỏ tâm hồn mình, một khi cái bóng đã chết hẳn…

Hai nhân vật có liên quan gì đến nhau, chốn tận cùng thế giới nằm ở đâu, và thế giới lụi tàn sẽ dẫn đến điều gì? Những câu hỏi siêu hình về số phận, về bản sắc con người trong xã hội bị thống trị bởi các tổ chức bí hiểm đầy sức mạnh – là chủ đề quen thuộc mà Murakami sẽ tiếp tục sử dụng trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển… Một tác phẩm khoa học giả tưởng, truyện trinh thám và bản tuyên ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp trong cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ. Murakami đã hợp nhất Đông - Tây, bi - hài, sự thờ ơ và lòng trắc ẩn, ngôn ngữ lóng thông tục và các tư tưởng triết học siêu hình trong câu chuyện đặc sắc về toán sư 35 tuổi li hôn trong hành trình đi xuống thế giới ngầm mang màu sắc Kafka dưới lòng Tokyo hiện đại. Kết quả là Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới với những tưởng tượng sáng tạo phóng túng và một trạng thái lắng đọng sâu xa của tâm thức, góp phần tạo nên thành công lớn làm gia tăng đáng kể lượng độc giả của Haruki Murakami trên toàn thế giới. Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới đã được trao giải văn học Tanizaki uy tín của Nhật Bản.




“Một tiểu thuyết gia xuất sắc… ông nắm bắt được nỗi đau chung trong tâm hồn và trí óc của con người đương đại.” - Jay Mclnerney


“Tồn tại khái niệm kỳ bí mang tên Hiệu ứng Murakami: đọc sách của ông người ta trở nên trầm lặng, vì bắt buộc phải chìm đắm vào một trạng thái thiền.” - Frankfurter Allgemeine Zeitung


“Haruki Murakami thành công trong nỗ lực kết hợp Stephen King, Franz Kafka và Thomas Pynchon ở tác phẩm của mình. Ông là một trong những cây bút đương đại bậc thầy.” - Der Tagesspiegel


“Khi viết cuốn sách này, một hình mẫu quan trọng của tôi là huyền thoại về Orpheus xuống địa phủ tìm người vợ yêu đã khuất. Xưa kia con người từng quan niệm dưới bề mặt này còn một thực tại khác nữa. Giờ đây tôi vẫn tin như vậy, dĩ nhiên là hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Có thể hình dung thế giới chúng ta đang sống là một ngôi nhà. Có tầng trệt, tầng lầu và tầng hầm. Tôi tin bên dưới tầng hầm vẫn còn tầng hầm nữa. Nếu thực sự muốn, chúng ta sẽ tìm được đường đi xuống. Cuốn tiểu thuyết này dẫn dụ ta theo hướng đó.”- Lời tự bạch của Haruki Murakami, 2003

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
Nhutphonglin + 5 Cảm ơn bạn

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 15-9-2012 21:48:26 | Xem tất

Chương 01




Thang Máy, Im Lìm,

Mũm Mĩm

Thang máy đi lên với tốc độ chậm kinh khủng. Tôi đoán là nó đang chuyển động lên phía trên. Nhưng mà đi đâu tôi cũng không biết chắc. Nó đi chậm đến mức tôi mất cả cảm giác về phương hướng. Có thể nó đi xuống cũng nên, hoặc có khi nó chẳng nhúc nhích tí nào. Suy từ tình trạng trước đó, tôi quyết định cho là nó đi lên đi. Chỉ là đoán vậy thôi. Chẳng có cơ sở nào cả. Biết đâu nó đã lên mười hai tầng rồi tụt xuống ba tầng hay kịp làm một vòng quanh thế giới. Tôi không rõ nữa.

Cái thang máy này khác xa so với thang máy trong tòa nhà tôi đang ở, một cái máy nâng rẻ tiền với bộ dây ròng rọc cải tiến đơn sơ. Sự khác biệt lớn đến nỗi khó có ai dám tin rằng chúng là hai cỗ máy được chế ra cho cùng mục đích, có cùng cơ chế vận hành và mang cùng một tên gọi. Hai cái thang máy khác nhau đến mức tối đa mà người ta có thể tưởng tượng được.

Trước tiên là về kích thước. Cái thang máy mà tôi đang đứng trong đó lớn bằng một văn phòng xinh xinh. Nếu đặt vào đây một cái bàn giấy, két sắt và tủ tài liệu rồi kê thêm một ngăn bếp nữa thì vẫn còn khối chỗ. Tất nhiên có thêm ba con lạc đà và một cây cọ cỡ trung nữa cũng vừa. Thứ hai là sạch. Thang máy sạch như một chiếc quan tài mới đóng. Vách và trần làm bằng thép không gỉ, nhẵn lì và sáng loáng, sàn trải thảm màu xanh rêu dày dặn. Thứ ba: im ắng đến rợn người. Sau khi tôi vào trong, hai cánh cửa trượt khép lại không một tiếng động – theo đúng nghĩa đen của từ: không hề gây một âm thanh nào, và sau đó không thể nghe thấy chút gì khác nữa, khiến tôi không thể nói là thang máy giờ đây đang đứng im hay chuyển động. Sông sâu thì nước không réo.

Thêm vào đó là thiếu hẳn một phần lớn bảng điều khiển, cái thứ mà người ta vẫn cho rằng nhất định phải là trang bị cơ bản của thang máy. Trước tiên không thấy cái bảng với những nút bấm và công tắc. Không có nút bấm đề số tầng và nút đóng cửa, cả nút báo động cũng thiếu nốt. Đúng là thiếu tất. Tôi bối rối vô cùng. Và không chỉ thiếu các công tắc: các ô đèn báo số tầng, bảng hướng dẫn sử dụng và ghi số người cho phép, cả tấm biển hiệu của nhà sản xuất cũng chẳng thấy. Cũng lạ là không biết ô cửa thoát hiểm ở đâu. Một chiếc quan tài chính cống, không nghi ngờ gì nữa. Không bao giờ thanh tra xây dựng lại cấp phép cho một cái thang máy như thế này. Thang máy thì phải có những đặc tính như của thang máy chứ.

Trong khi săm soi bốn bức vách inox không một chỗ bám, tôi chợt nhớ đến những tiết mục đặc sắc của Houdini[1] mà hồi nhỏ hay thấy trên ti vi. Ông sai người trói mình nhiều vòng xích và chão rồi cho vào một va li to, lại còn chằng mấy vòng xích nặng xung quanh rồi đẩy xuống thác Niagara hay chôn xuống băng tuyết Bắc Cực. Sau khi hít một hơi thật sâu, tôi lạnh lùng so sánh tình cảnh của mình với Houdini. Lợi thế của tôi là không bị trói, nhưng dở một nỗi là tôi không biết mẹo trốn thoát.

Không, nói cho đúng thì tôi không chỉ không biết tự thoát thân: thậm chí tôi còn không biết thang máy đang chuyển động hay dừng. Tôi hắng giọng. Tiếng đằng hắng nghe có vẻ rất lạ - không giống như tiếng thông thường. Mà chỉ là một tiếng bộp đùng đục đáng ngờ, như tiếng động tạo ra khi ném một nắm bùn nhão vào tường bê tông vậy. Tiếng tôi đằng hắng đó sao? Tôi hắng giọng lần nữa cho chắc, nhưng kết quả vẫn thế. Tôi chán nản bỏ cuộc.

Tôi cứ thế đứng im một hồi khá lâu. Mãi vẫn chẳng thấy cửa mở. Thang máy và tôi lặng tờ như bức tĩnh vật mang tên “Người đàn ông trong thang máy”. Dần dần tôi bắt đầu thấy lo.

Có thể phần cơ bị hỏng, có thể người điều khiển thang máy – dĩ nhiên, nếu ở đâu đó có ai đó làm nhiệm vụ này thật – đơn giản quên béng đi mất là tôi đang ở trong cái hòm này. Đôi khi cũng từng xảy ra chuyện ai đó quên mất có tôi trên cõi đời. Nhưng gì thì gì, rốt cuộc tôi vẫn đang bị nhốt trong cái xà lim inox này. Tôi cố lắng nghe, nhưng tai tôi không thể nhận ra động tĩnh nào. Tôi ép chặt tai vào vách kim loại nhưng cũng chẳng hơn gì. Chỉ đọng lại vết tai áp vào trăng trắng. Có cảm giác như thang máy này là một hòm kim loại đặc chủng được chế tạo để cách âm. Tôi thử huýt một điệu nhạc của Danny Boy, nhưng âm thanh thoát ra nghe như tiếng thở dài của một con chó mắc chứng viêm phổi.

Tôi từ bỏ, dựa lưng vào tường và giết thời gian bằng cách đếm đồng xu trong túi quần. Thực ra, đối với những người làm nghề như tôi thì đây là một bài tập khá quan trọng, giống như võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp bóp bóng cao su vậy. Lặp đi lặp lại mãi một việc có tác dụng cân bằng xu hướng bấp bênh.

Lúc nào tôi cũng để ý cất một lượng tiền xu kha khá trong túi quần. Tôi đút những đồng 100 và 500 yên vào túi phải, 50 và 10 yên vào túi trái, còn những đồng 1 và 5 yên thì cất ở túi sau nhưng tuyệt đối không sử dụng khi đếm. Tôi thọc tay vào túi quần, tính số tiền gồm những đồng 100 và 500 yên bằng tay phải, đồng thời tay trái đếm chỗ 50 và 10 yên.

Ai chưa từng tính tiền kiểu này thì khó có thể tưởng tượng được, nhưng ban đầu quả thật đây là một việc khá phức tạp. Bán cầu não phải và trái phải làm hai con tính hoàn toàn khác nhau, không khác gì chắp những mảnh vụn của một quả dưa hấu vỡ lại. Không tập thì khó mà làm được.

Liệu nửa phải và nửa trái của não bộ có thực sự hoạt động riêng rẽ, tôi cũng không rõ nữa. Các nhà thần kinh học có lẽ sẽ dùng thuật ngữ khác hẳn. Nhưng tôi không phải nhà thần kinh học, và ấn tượng thường nhật của tôi là bán cầu não bên phải và bên trái của mình thực sự độc lập với nhau mỗi khi làm tính. Cảm giác mệt mỏi sau khi đếm kiểu này cũng dường như có bản chất khác hẳn với sự mệt mỏi sau khi tính toán theo kiểu bình thường.

Tôi tự cho mình là một người có cách tiếp thu các hiện tượng, sự kiện và đồ vật trên thế giới này khá thực dụng. Không phải vì tôi là dạng người thực dụng – mặc dù, thú thực là tất nhiên tính cách đó cũng đóng vai trò nhất định – mà bởi vì trong nhiều trường hợp người ta phát hiện ra bản chất sự việc qua cách tiếp cận thực dụng tốt hơn là dựa vào cách giải trình chính thống.

Thử nghĩ xem, trong cuộc sống thường nhật sẽ có hại gì không nếu ví dụ ta không coi trái đất là một quả cầu, mà là một mặt bàn cà phê khổng lồ? Dĩ nhiên đây là một ví dụ tương đối cực đoan, và không phải mọi thứ trên đời này đều có thể nghĩ ngược kiểu đơn giản như vậy. Cho dù sự thật là, nếu trái đất là một cái bàn cà phê khổng lồ theo kiểu thực dụng thì có thể thản nhiên quên luôn một mớ vấn đề lãng xẹt do cách hiểu quả đất hình cầu đem lại – lực trọng trường chẳng hạn, hay đường đổi ngày quốc tế, xích đạo và mấy thứ không có ích gì lắm. Một người bình thường liệu có mấy lần trong đời dính dáng đến xích đạo cơ chứ?

Do vậy tôi cố gắng hiểu mọi chuyện một cách thực dụng như có thể. Quan điểm của tôi là thế giới được cấu thành bởi hàng nghìn, nếu không muốn nói là vô số khả năng. Và đến một chừng mực nào đó thì chuyện lựa chọn là tùy vào những cá thể cấu tạo nên thế giới này. Thế giới là do các khả năng ngưng tụ lại thành một cái bàn cà phê.

Đồng thời – ta hãy quay lại điểm xuất phát – dùng tay trái và tay phải làm hai con tính hoàn toàn khác nhau là một việc thực sự không đơn giản. Tôi cũng đã mất khá nhiều thời gian để đạt tới mức thành thạo. Một khi đã làm được rồi, hay nói cách khác, một khi đã dò ra được mẹo thì khả năng này sẽ không dễ gì mất đi. Đại loại như khi đã biết đi xe đạp hay biết bơi. Song không có nghĩa là không cần tập luyện. Chỉ có miệt mài tập luyện mới đạt được tiến bộ và phong độ xuất chúng. Vì vậy tôi luôn chú ý giữ tiền xu trong túi quần, cứ rỗi rãi là tôi làm tính.

Trong túi quần tôi có ba đồng 500 và mười tám đồng 100 yên, ngoài ra còn năm đồng 50 và mười sáu đồng 10 yên. Tổng cộng là 3.810 yên. Con tính dễ như chơi. Dễ hơn cả đếm các ngón trên bàn tay. Tôi hài lòng dựa lưng lên bức vách inox và nhìn chằm chằm vào cánh cửa. Nó vẫn chưa mở.

Tại sao cửa thang máy đóng lâu như vậy, đây quả là một câu đố cho tôi. Song nghĩ một lát thì tôi kết luận rằng, cả giả thiết phần cơ bị hỏng lẫn giả thiết nhân viên điều khiển lơ là quên đi sự hiện diện của tôi đều có thể an tâm loại bỏ được. Vì chúng không thực tế. Tôi hoàn toàn không có ý nói rằng trên đời này không có máy hỏng hay nhân viên lơ là. Mà ngược lại tôi tin là những trục trặc kiểu ấy xảy ra khá thường xuyên trong thực tế. Cái tôi không muốn nói ra là, trong một thực tế đặc thù – và đương nhiên tôi ám chỉ cái thang máy khốn nạn này – thì phải loại bỏ những điểm phản đặc thù và coi chúng là điểm đặc thù nghịch lý. Làm gì có chuyện những người lơ là công tác duy tu phần cơ khí, những người đẩy khách vào thang máy rồi quên họ đi, lại có thể chế tạo nổi một chiếc thang máy lập dị điệu nghệ đến mức này?

Câu trả lời hiển nhiên là: Không.

Không thể có chuyện như thế được.

Cho đến giờ bọn họ vẫn cẩn trọng, chu đáo và chính xác kinh khủng. Họ chú ý đến từng chi tiết cỏn con, cứ như thể vừa đi vừa lấy thước đo từng bước vậy.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 15-9-2012 21:51:20 | Xem tất
Chương 1

Phần 2



Ở khu vực cửa vào, hai nhân viên bảo vệ ngăn tôi lại và hỏi đến gặp ai, soi tên trong danh sách những người đang đợi khách, kiểm tra giấy phép lái xe và dữ kiện cá nhân của tôi trong máy tính trung tâm, soi tôi bằng máy dò kim loại và cuối cùng đẩy tôi vào cái thang máy này. Ngay đến ngân hàng quốc gia cũng không kiểm tra khách hàng của mình nghiêm ngặt như vậy. Sau chừng ấy thủ tục, tôi có ác ý mấy cũng không thể tưởng tượng ra họ bỗng dưng đánh mất hết cảnh giác.

Vậy, chỉ còn khả năng cuối cùng là họ cố ý để tôi trong hoàn cảnh này. Hình như họ không muốn tôi nắm bắt được chuyển động của thang máy, vì thế họ cho nó chạy với vận tốc thấp để tôi khó đoán ra chiều di chuyển. Biết đâu còn có camera lắp trong này. Trong phòng bảo vệ gần cửa ra vào họ có một dãy màn hình, và tôi chẳng có gì ngạc nhiên nếu một trong những màn hình ấy đang chiếu các hình ảnh trong thang máy.

Tôi thầm nghĩ cách tìm ống kính camera để giết thì giờ, song nói cho cùng thì có ích lợi gì đâu, ngay cả khi tôi phát hiện ra nó. Người ta sẽ chỉ sinh nghi và biết đâu còn cho thang máy chạy chậm hơn nữa. Đó là điều tôi không muốn. Chỉ tổ làm tôi thêm trễ giờ một cách không cần thiết.

Rốt cuộc thì tôi mặc cho đến đâu thì đến, không làm gì nữa. Thực tình thì tôi đến đây chỉ để hoàn thành một nghĩa vụ công tác hoàn toàn hợp pháp được người ta giao cho. Tôi chẳng việc gì mà lo ngại. Không có lý do gì để phải bồn chồn cả.

Tôi dựa vào vách, thọc tay vào túi quần và bắt đầu tính chỗ tiền lẻ lần nữa. 3.750 yên. Dễ ợt. Nháy mắt là xong.

3.750 yên?

Sai rồi.

Tôi đã phạm sai lầm ở một đoạn nào đó. Trong ba năm tôi chưa hề tính sai tiền trong túi lần nào. Không một lần nào. Rõ ràng đây là điềm gở. Trước khi nó hiện nguyên hình là một tai họa thì tôi phải chiếm lại được cứ điểm đã mất.

Tôi nhắm mắt và cọ sạch hai bán cầu não, tựa như lau kính mắt vậy. Sau đó tôi rút cánh tay khỏi túi quần và xòe ra cho ráo mồ hôi. Công việc chuẩn bị này tôi làm nhanh và thành thạo như Henry Fonda trước khi bước vào cảnh đấu súng trong phim Warlock. Không liên quan gì đến lúc này, nhưng tôi khoái phim ấy.

Sau khi chắc chắn là hai tay đã khô hẳn, tôi lại cho tay vào túi quần và bắt đầu tính lần thứ ba. Nếu kết quả lần này trùng với một trong hai kết quả ban nãy thì vấn đề đã xong. Ai cũng có khi mắc lỗi. Tôi bị bối rối trong một tình cảnh đặc biệt và thú thực là cũng vì hơi tự cao tự đại một chút. Đó là lý do cho sai phạm tài tử này. Giờ thì phải xác định con số chính xác – nó sẽ là cứu tinh của tôi. Song cứu tinh chưa xuất hiện thì cửa thang máy đã mở. Không một dấu hiệu báo trước, cánh cửa im lìm trượt qua hai bên.

Vì đang mải tập trung tinh thần vào chỗ tiền xu trong túi quần, thoạt tiên tôi không nhận thấy cửa đã mở. Nghĩa là, để diễn tả cho đúng hơn: thị giác của tôi nhận thấy cửa mở ra, nhưng một lát sau vẫn không hiểu được ý nghĩa cụ thể của chuyển động ấy. Tất nhiên điều này có nghĩa là sự tái lập tính liên tục của hai không gian bị chia cắt bởi tấm cửa cho đến thời điểm đó. Đồng thời cũng có nghĩa là chiếc thang máy chở tôi đã đến đích.

Tôi chấm dứt trò chơi với ngón tay trong túi và ngó ra ngoài. Bên ngoài là một hành lang, và ở đầu hành lang có một cô gái. Cô ta béo, trẻ, vận bộ đồ màu hồng và đi giày cao gót hồng. Bộ đồ cắt rất khéo bằng vải láng, và khuôn mặt cô cũng nhẵn nhụi như vậy. Cô nhìn tôi một lát như để chắc tin, rồi gật đầu với tôi. Rõ ràng đó là dấu hiệu: “Xin mời”. Tôi bỏ trò đếm tiền xu, rút tay khỏi túi quần và bước ra. Tôi vừa ra ngoài thì tựa như chỉ đợi dịp ấy, cửa thang máy cũng đóng lại sau lưng.

Ra đến hành lang, tôi nhìn quanh quất thật kỹ nhưng không phát hiện ra điều gì khả dĩ làm sáng tỏ hơn tình cảnh của mình. Đây là hành lang một tòa nhà, rõ rồi, nhưng điều ấy thì đến thằng bé lớp Một cũng nhận ra.

Tựu trung đây là một tòa nhà với nội thất tẻ nhạt đến mức khó hiểu. Như trong chiếc thang máy trở tôi lên đây, các vật liệu được sử dụng toàn là loại thượng hạng, nhưng không có điểm nào để dừng mắt. Nền nhà bằng cẩm thạch đánh bóng sáng choang, tường sơn vàng như màu bánh mì mà tôi vẫn hay ăn sáng. Dọc hai bên hành lang là hàng loạt cửa gỗ nặng trịch, trên mỗi cửa một tấm biển kim loại ghi số phòng; tuy nhiên số phòng được đánh thất thường đến mức ngớ ngẩn. Sau số 936 là đến 1213, tiếp theo là 26. Chẳng đâu có cách đánh dấu phòng vớ vẩn như vậy. Ở đây có gì đó không ổn.

Cô gái hầu như không hé miệng. Tuy cô có nói với tôi “Mời ông đi đường này!” nhưng đó chỉ là cặp môi cô động đậy, không có tiếng nói. Trước khi làm công việc hiện tại, tôi đã theo một lớp học đọc cử động môi, nhờ vậy tôi hiểu sơ sơ ý cô. Thoạt tiên tôi tưởng tai mình có vấn đề. Lúc nãy là thang máy lặng ngắt, rồi tiếng đằng hắng và huýt sáo không ra hơi, khiến đầu óc tôi rối tung lên vì chuyện âm thanh.

Tôi thử hắng giọng. Nghe vẫn còn đùng đục nhưng đã khá hơn hẳn so với tiếng trong thang máy. Tôi nhẹ người và lấy lại được tự tin về thính giác của mình. Tai tôi thế là ổn. Có nghĩa vấn đề là ở miệng cô gái.

Tôi đi theo sau cô. Trong hành lang trống trải, tiếng gót giày nhọn của cô vang lách cách như trong một mỏ đá ngay sau giờ nghỉ trưa. Nền cẩm thạch phản chiếu bắp chân đi tất của cô.

Cô gái béo. Trẻ và xinh, nhưng dù vậy vẫn béo. Phụ nữ béo có điều gì đó đáng chú ý, nhất là lại còn trẻ và xinh. Trong lúc theo sau lưng cô, tôi ngắm gáy, tay và chân cô. Thân hình cô mũm mĩm, tựa như đêm qua có một trận mưa tuyết đã dịu dàng phủ lên vậy.

Khi ở cạnh các cô gái trẻ, xinh và béo, lúc nào tôi cũng cực kỳ lúng túng. Chính tôi cũng không rõ tại sao. Rất có thể vì tôi bất giác buộc phải mường tượng ra thói quen ăn uống của những cô gái ấy. Nhìn thấy một cô gái béo là tự khắc đầu tôi tán loạn những hình ảnh, như cảnh cô ta say sưa chén chỗ cải xoong trang trí nằm sót lại trên đĩa hay âu yếm dùng mẩu bánh mì quẹt nốt giọt nước xốt bơ cuối cùng. Tôi không làm khác được. Như a xít gặm thủng kim loại, đầu tôi chật cứng những hình ảnh ở bàn ăn đến nỗi không nghĩ được gì khác.

Nếu họ chỉ béo thôi thì không sao. Phụ nữ béo cũng giống mây trên trời, chúng bập bềnh trên đó và chẳng đụng chạm gì tới ta. Song nếu họ béo và trẻ và đẹp thì lại khác. Những người như thế buộc tôi phải tỏ một thái độ nhất định khi đứng trước mặt họ. Nghĩa là biết đâu ta sẽ ngủ với họ. Lên giường với một cô gái trong khi đầu óc mông lung là chuyện không đơn giản.

Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tôi ghét phụ nữ béo. Lúng túng và ghét không phải là hai từ đồng nghĩa. Tôi đã ngủ với một loạt cô béo, trẻ và đẹp, và nhìn chung những trải nghiệm ấy thực sự không dở. Lái được sự lúng túng sang một hướng thích hợp thì có thể có kết quả tốt đẹp, một kết quả mà đằng thằng ra thì ta không được dây phần. Tất nhiên không phải lúc nào cũng trôi chảy. Tình dục là một công việc rất tinh tế, khác hẳn chuyện ta vào siêu thị ngày Chủ nhật để mua cái phích đựng nước. Phụ nữ có thể vừa béo, vừa trẻ đẹp, nhưng dưới cái vỏ mũm mĩm ấy họ vẫn khác nhau. Tôi có thể lái một dạng mũm mĩm nào đó vào hướng thích hợp, ngược lại thì một dạng khác lại đẩy tôi vào thế lúng túng ghê gớm.

Xét về mặt ấy thì lên giường với phụ nữ béo là một thử thách đối với tôi. Béo cũng có nhiều kiểu và các kiểu ấy khác nhau như các kiểu chết vậy.

Đại để đó là những ý nghĩ của tôi trong khi đi dọc hành lang sau lưng một cô gái trẻ đẹp và béo. Cô quấn một khăn trắng quanh chiếc cổ áo của bộ đồ màu hồng rất thời trang. Bông tai vàng hình vuông lủng lẳng dưới dái tai dày dặn dễ coi của cô chớp lên cùng mỗi bước đi như đèn xi nhan ô tô. Nhìn chung, trong vẻ mũm mĩm ấy, cô vẫn là người nhẹ nhàng và thanh thoát. Tất nhiên có thể cô dùng áo nịt hay gì đó tương tự để bó người, nhưng động tác lắc hông của cô – nếu ta lôi thêm vào để bình phẩm – mang vẻ rắn rỏi dễ chịu. Tôi thấy ưa cô. Kiểu béo của cô là đúng kiểu tôi thích.

Chẳng phải tôi định thanh minh, nhưng không phải bạ cô gái nào tôi cũng thấy thích. Thậm chí ngược lại mới đúng. Vậy nên một khi thấy thích là tôi muốn kiểm tra cảm giác đó ngay, tôi muốn thử theo cách riêng của mình, liệu cảm giác ấy có thật không và nếu thật thì tiếp theo sẽ ra sao.

Vậy là tôi tiến lên ngang hàng cô ta và xin lỗi vì đã đến chậm mất tám, chín phút so với lịch hẹn.

“Tôi không ngờ thủ tục ở cửa mất thời gian đến vậy”, tôi nói. “Mà thang máy lại chậm thế. Đúng mười phút trước giờ hẹn tôi đã có mặt trước cửa rồi.”

“Tôi biết”, cô ra hiệu, thoáng gật đầu. Gáy cô tỏa hương Eau de Cologne. Một mùi hương khiến ta tưởng như đang được đứng trên một cánh đồng dưa bở vào một sớm mùa hạ. Không rõ vì sao mùi hương làm tôi chững lại, một cảm giác hi hữu, nghịch cảnh nhưng cũng buồn bã, tựa như hai hoài niệm khác kiểu nhau được chập lại tại một nơi tôi không quen. Tôi hay sa vào những tâm trạng như thế. Và chúng hầu như luôn được gợi ra bởi một thứ mùi hương đặc biệt. Vì sao ư, chính tôi cũng không lý giải nổi.

“Hành lang này dài thế nhỉ”, tôi nói để tìm cách bắt chuyện. Cô vừa đi vừa nhìn tôi. Tôi đoán tuổi cô cỡ hai mươi, hai mốt. Nét mặt cô sắc sảo, trán cao, nước da đẹp.

Cô vẫn nhìn tôi và nói “Proust”. Nghĩa là cô không nói chính xác ra chữ “Proust”, mà tôi chỉ có cảm tưởng môi cô mấp máy theo hình ấy. Trước sau vẫn không thấy tiếng. Thậm chí không nghe cả tiếng cô thở. Hệt như cô nói với tôi khi đứng bên kia một tấm kính dày vậy.

Proust?

“Marcel Proust?”, tôi hỏi.

Cô ngạc nhiên nhìn tôi. ‘Proust’, cô lặp lại. Tôi đành bỏ cuộc, lùi về vị trí cũ của mình và vắt óc tìm những từ tương ứng với cử động môi của ‘Proust’. Tôi lẩm bẩm một loạt từ vô nghĩa cùng vần, nhưng không từ nào khớp hẳn với cử động môi của cô. Rõ ràng cô vừa nói ‘Proust’. Tuy nhiên tôi không rõ có mối liên quan nào giữa Proust và đoạn hành lang dài này.

Có thể cô dùng Marcel Proust như một ẩn dụ cho hành lang dài. Nhưng nếu đúng thế chăng nữa thì ý nghĩ ấy cũng quá đột ngột và xét về cách thể hiện thì ít nhất phải gọi là bất lịch sự. Nếu cô dùng hành lang dài làm ẩn dụ cho các tác phẩm của Proust, được thôi, tôi còn chấp nhận được. Nhưng ngược lại? Đúng là đánh đố thật.

Hành lang dài như Marcel Proust?

Vậy là tôi đi suốt dọc hành lang dài sau lưng cô. Quả là dài thật. Chúng tôi rẽ hàng nghìn góc, leo lên những cầu thang ngắn năm, sáu bậc rồi lại leo xuống. Quãng hành lang này phải dài gấp năm, sáu lần tòa nhà thông thường. Có lẽ chúng tôi đang đi đi lại lại trong một bức tranh phối cảnh ảo của Escher. Gì thì gì, chúng tôi đi mất bao lâu thì xung quanh cũng chẳng thay đổi chút nào. Nền cẩm thạch, tường vàng trứng, số phòng loạn xạ và cửa gỗ có tay nắm inox. Không có lấy một cửa sổ. Hành lang vang tiếng gót giày gõ nhịp chính xác và đều đặn như máy của cô gái, và tôi bám đuôi cô bằng đôi giày thể thao gây ra tiếng động như cao su dai đang rữa ra. Giày tôi kêu lép nhép to quá mức, khiến tôi ái ngại cho lớp đế cao su quả thực đang tan ra. Lần đầu tiên trong đời tôi đi giày thể thao trên nền cẩm thạch, vì vậy không thể đoán tiếng động như vậy là bình thường hay bất thường. Tôi bụng bảo dạ, có lẽ là nửa bình thường nửa bất thường. Vì ấn tượng của tôi là tất cả mọi thứ ở đây đều được xếp đặt theo tỷ lệ ấy.

Cô gái dừng lại đột ngột, và vì suốt cả thời gian tập trung vào tiếng lép nhép dưới đế giày nên tôi không nhìn thấy và xô ngực vào lưng cô. Cảm giác mềm mại dễ chịu như một đám mây mưa dày đặc, và từ gáy cô, hương dưa bở lại tỏa ra. Suýt nữa cô ngã chúi về phía trước vì bị xô phải, tôi vội đưa hai tay nắm vào vai cô và kéo lại.

“Xin lỗi”, tôi nói. “Tôi đang mải nghĩ.”

Cô nàng béo nhìn tôi, mặt hơi ửng đỏ. Tôi không dám chắc, nhưng có vẻ cô không bực mình. “Taszer”, cô nói và thoáng mỉm cười. Rồi cô nhún vai nói “Sela”. Tất nhiên cô không thực sự nói ra tiếng, mà – tôi nhắc lại – chỉ mấp máy cặp môi theo hình đó.

“Taszes?”, tôi phát âm như thể học thuộc. “Sela?”

“Sela”, cô xác nhận.

Nghe loáng thoáng như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề chỉ là tôi chưa bao giờ nghe tiếng Thổ cả. Vậy thì không phải tiếng Thổ. Dần dần tôi rối tung đầu óc, do đó tôi quyết định không chuyện trò với cô nữa. Nghệ thuật nhìn môi đoán chữ của tôi còn cần phải nâng cấp, không phải thứ nắm bắt được trong một khóa học buổi tối kéo dài hai tháng.

Cô rút một chìa khóa điện tử nho nhỏ hình ô van trong túi áo khoác ra và áp nó vào ổ khóa trên cửa phòng có biển số 728. Then cửa kêu lạch cạch. Hiện đại thật.

Cô mở cửa. Rồi nói với tôi đang đứng chặn trên ngưỡng cửa: “Somto, sela.”

Tất nhiên tôi gật đầu và bước vào.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 13:58:14 | Xem tất
Chương 2

Phần 1



Đến mùa thu là toàn thân chúng phủ một lớp lông vàng ròng dày mượt. Vàng theo đúng nghĩa. Không một thứ sắc màu nào khác có thể lẫn vào được. Lông của chúng là vàng, xuất hiện trên thế gian này dưới dạng vàng và tồn tại trên thế gian này dưới dạng vàng. Với màu vàng óng không hề dính một màu pha trộn nào, chúng đứng đó giữa trời cao đất rộng.


Tôi tới thành phố vào một ngày xuân, hồi đó những con thú ấy mang lớp lông ngắn với những màu sắc khác nhau. Đen, nâu xám, hung hung và nâu đỏ. Có những con pha nhiều màu. Bầy thú với bộ lông đủ màu sặc sỡ nhẹ nhàng cuốn đi trên nền đất phủ màu xanh non như bị gió đẩy. Hầu như có thể coi chúng là những con thú hiền lành vì chúng rất trầm lặng. Ngay hơi thở của chúng cũng nhẹ như sương mai. Chúng lặng lẽ gặm cỏ, và no rồi thì rụt cẳng lại nằm lên thảm cỏ mà gà gật ngủ.


Xuân rồi hạ qua đi, và khi ánh sáng trong trẻo đã nhuốm màu bàng bạc và ngọn gió thu đầu tiên xô những con sóng trên mặt sông lững lờ thì những thay đổi bên ngoài của bầy thú bắt đầu hiện rõ. Thoạt tiên chỉ xuất hiện những đốm vàng lẻ tẻ, như những khóm cây ngẫu nhiên mọc trái mùa, nhưng chẳng bao lâu chúng tỏa ra vô số nhánh len lỏi khắp lớp lông ngắn, để rồi rốt cuộc phủ một lớp vàng lấp lánh sáng lên toàn thân. Toàn bộ diễn biến không đầy một tuần. Sự chuyển hóa bắt đầu gần như cùng lúc ở tất cả các con và chấm dứt hầu như cùng lúc. Sau một tuần, tất cả chùm một tấm chăn vàng ròng, không một ngoại lệ. Sớm hôm sau, khi ánh dương bừng lên và nhuộm thế gian trong ánh vàng tươi trẻ thì đó là lúc mùa thu về.


Riêng cái sừng dài mọc chính giữa trán chúng là trước sau vẫn mang một màu trắng quý phái. Trông nó không giống một cái sừng, đúng ra thì nên gọi là một đoạn xương gãy chọc xuyên qua da và mọc liền lại ở vị trí đó. Duy nhất và chỉ riêng màu trắng của sừng và màu lam của mắt chúng là không chuyển sang ánh vàng tuyệt mỹ. Các con thú hất đầu lên vài nhát và thúc sừng vào bầu trời thu, tựa như chúng muốn thử bộ cánh mới. Rồi chúng lội xuống làn nước sông đã chớm lạnh và nghển cổ với tới những chùm dâu đỏ mùa thu.


Khi hoàng hôn bắt đầu nhuộm tím bóng nhà cửa hiện trên nền trời, tôi trèo lên trạm canh ở bờ tường phía Tây để xem ông gác cổng thổi tù và dồn súc vật về. Tiếng tù và cất lên một nhịp dài và ba nhịp ngắn. Đó là quy định. Mỗi lần tiếng tù và vang lên là tôi lại nhắm mắt để âm thanh mềm mại ấy nhấn chìm mình. Tiếng tù và khác hẳn mọi âm thanh khác. Như một con cá trong suốt lấp lánh xanh lam, nó trườn qua đường phố đang chìm vào bóng đêm, phủ lên đá rải đường, tường nhà và lũy đất cạnh con đường chạy ven sông. Tựa như ngoằn ngoèo bò qua lớp thời gian vô hình bị khí quyển bao bọc, tiếng tù và khẽ lan tỏa đến tận hang cùng ngõ hẻm của thành phố.


Khi tiếng tù và vang lên, bầy kỳ lân cất cao đầu theo một hoài niệm ngàn xưa. Cùng lúc, hơn một nghìn con vật đứng cùng một tư thế và ngoảnh đầu về phía tiếng tù và vẳng đến. Vài con ngừng nhai nhành kim tước, một con khác ngừng nện móng lên nền đá rải đường, một con khác nữa thức giấc ngủ chiều trong tia nắng cuối cùng – và tất cả cùng cất cao đầu.


Tất cả đứng im trong khoảnh khắc này. Chỉ có bộ lông vàng ròng của chúng khẽ lay động trong gió chiều. Không rõ chúng đang nghĩ gì và đang nhìn gì. Chúng quay đầu theo cùng một góc về một hướng, và trong khi đăm đăm nhìn lên không trung thì chúng đứng im phăng phắc như tượng. Rồi tất cả dỏng tai lắng nghe tiếng tù và. Rồi cuối cùng, khi dư âm cuối cùng tan dần trong ánh hoàng hôn nhạt nhòa thì tất cả đứng dậy và chạy về cùng một hướng, dường như vừa sực nhớ điều gì. Vòng kiềm tỏa đã vỡ, và cả thành phố vang dội tiếng móng đổ dồn. Lúc đó tôi luôn mường tượng ra vô vàn bong bóng tí xíu sùi lên từ nền đất. Lớp bọt ấy phủ lên đường sá, dâng lên dọc theo bờ tường nhà và sau rốt nhấn chìm cả tháp đồng hồ.


Sau đó chỉ là một ảo giác lúc đêm về. Hễ tôi mở mắt ra là lớp bọt tan biến tức thì. Chỉ còn tiếng móng gõ như trống, và thành phố nom chẳng khác mọi khi. Bầy thú kéo đi như một dòng sông tràn lên mặt đường, chảy qua các ngõ phố quanh co. Không được chỉ lối. Không có con đầu đàn. Chúng cúi đầu và loạng choạng đi dọc lòng sông im lặng. Trông chúng như bị trói chặt bởi những sợi thừng hoài niệm, những sợi thừng rõ ràng tồn tại ngay cả khi không thấy trên mình từng con vật riêng lẻ.


Chúng đi từ phía bắc về, qua Cầu Cũ sang bờ nam, gặp chúng bạn từ phía đông lại, đi dọc kênh qua khu nhà máy, xuống tiếp phía tây, chui qua đường hầm bên dưới xưởng đúc, rồi tập trung ở Đồi Tây.


Khi những con đầu tiên về tới nơi, ông gác cổng liền ra mở. Cánh cổng được gia cố bằng những thanh sắt to đóng ngang dọc, trông rất nặng nề và chắc chắn. Cao khoảng bốn, năm thước, và phía trên có đóng đinh nhọn sắc lẻm để không ai trèo qua. Ông gác cổng ung dung kéo cánh cổng nặng nề ra và dồn những con vật vừa tụ tập ra ngoài. Cổng có hai cánh, nhưng bao giờ ông ta cũng chỉ mở một cánh.


Thường là cánh bên trái khóa chặt. Khi các con vật đã qua hết, ông gác liền đóng cổng lại và cài then.


Theo tôi được biết, Cổng Tây là nơi ra vào duy nhất của thành phố. Bao quanh thành phố là một bức tường thành hùng vĩ cao bảy, tám thước, chỉ chim chóc mới vượt qua nổi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 14:00:48 | Xem tất
Chương 2

Phần 2


Khi trời hửng sáng, ông gác lại mở cổng, thổi một hồi tù và lùa súc vật vào. Khi chúng vào hết trong thành, ông lại đóng cổng, như mọi khi, và cài then.


“Thực ra không cần cài then”, ông gác cổng cho tôi hay. “Đằng nào thì ngoài tôi ra cũng chẳng ai kéo được cánh cổng nặng nề này. Mấy người cùng kéo cũng chẳng xong. Nhưng biết làm sao được, quy định là quy định.” Ông kéo cái mũ len sụp xuống sát lông mày và im lặng.


Ông gác cổng là người đàn ông lực lưỡng nhất mà tôi từng thấy. Người ông nung núc chắc nịch, hễ cơ bắp ông động cựa một chút xíu thôi là sơ mi và áo khoác của ông chỉ chực bục ra. Thỉnh thoảng ông nhắm mắt và chìm vào sự im lặng oai vệ. Tôi không biết đó có phải là một dạng sầu muộn của ông, hay các công năng bên trong cơ thể ông bị cắt rời khỏi thế giới xung quanh bằng một động thái nào đó. Dù sao đi nữa, khi sự im lặng đã chế ngự ông thì tôi không còn cách nào khác ngoài đợi cho đến khi ông tỉnh. Đó là lúc ông gác cổng lừ đừ mở mắt ra, vừa nhìn tôi thật lâu với ánh mắt uể oải vừa xoa hai tay vào nhau, tựa như phải gắng sức hiểu ra lý do sự hiện diện của tôi ở đây vậy.


“Tại sao buổi tối ông dồn súc vật lại và cho ra ngoài thành, chỉ để sáng hôm sau lại cho chúng vào?”, tôi hỏi ngay khi thấy ông đã hồi tỉnh.


Ông gác cổng vô cảm nhìn tôi chằm chằm một hồi lâu. “Vì đó là quy định”, ông đáp. “Thế đấy. Giống như mặt trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.”


Ngoài việc mở và đóng cổng, hình như phần thời gian còn lại của ông chỉ dành cho việc bảo dưỡng các công cụ. Trong trạm canh có vô thiên lủng các loại công cụ: rìu, đục, dao, và cứ rảnh rỗi là ông mài bén chúng trên phiến đá mài. Sau khi mài xong, các lưỡi cắt lấp lánh sáng trắng và trông rất nguy hiểm. Có vẻ như chúng không phản chiếu ánh sáng mà theo tôi chính chúng chứa một nguồn sáng bí hiểm nào đó.


Thấy tôi ngắm nghía các công cụ, khóe miệng của ông gác cổng nở một nụ cười thỏa mãn.


“Chú ý, chạm một tí tẹo là đứt tay ngay đấy!” Ông chỉ ngón tay sần sùi của mình vào đống công cụ. “Khác hẳn mấy thứ hàng sản xuất đại trà của bọn nghiệp dư bày bán khắp nơi! Tự tay tôi rèn từng lưỡi dao một đấy. Thế mới gọi là thủ công nghiêm túc, ngày xưa tôi là thợ rèn mà. Bảo dưỡng tử tế, nằm thuận trong tay. Chọn cái cán vừa vặn với trọng lượng lưỡi dao không đơn giản đâu nhé. Cậu cầm một con dao lên tay đi, con nào cũng được, nhưng cẩn thận đừng chạm vào lưỡi!”


Trong đống công cụ trên bàn tôi lựa ra một con dao nhỏ nhất và cầm lên tay. Quả thật, nó phản ứng nhạy như một con chó săn được huấn luyện và rít một đường khô lạnh trong không khí. Ông gác cổng thật sự có quyền tự hào về bản thân.


“Cán dao tôi cũng làm lấy. Tôi đẽo nó từ gỗ tần bì mười tuổi. Người ta có thể tranh cãi xem vật liệu nào làm cán tốt nhất, tôi thì nhất quyết dùng gỗ tần bì mười tuổi. Không non hơn, cũng không già hơn, được mười tuổi là gỗ có đủ độ cứng, độ ẩm và độ căng mong muốn. Tần bì loại tốt ở Rừng Đông.”


“Ông cần chừng này dao làm gì?”


“Nhiều việc”, ông gác cổng nói. “Mùa đông là phải dùng chúng suốt. Đến mùa đông rồi cậu sẽ thấy. Mùa đông ở đây dài lắm.”


Bên ngoài cổng đàn súc vật có chỗ ngủ qua đêm của chúng. Có cả một con suối để chúng uống nước. Phía sau là một rừng cơ man là táo.


Dọc tường thành phía tây có ba tháp canh, chúng được che chắn tiềm tiệm để chống mưa. Từ đây có thể quan sát đàn súc vật qua các cửa sổ rào lưới sắt.


“Ngoài cậu ra chẳng ai ngắm mấy con vật ấy cả”, ông gác cổng nói. “Nhưng rồi cũng chán dần thôi. Cậu hiếm khi đến đây mà. Sống một thời gian ở đây rồi thì cậu sẽ hết hứng. Như mọi người khác. Trừ tuần đầu tiên của mùa xuân.”


Ông kể cho tôi biết, trong tuần đầu tiên của mùa xuân, dân thành phố trèo lên các tháp canh để xem những con vật đánh nhau. Chỉ trong một tuần ấy, hình ảnh bình yên biến đổi không ngờ, chỉ lúc ấy thôi – khi các con vật vừa thay lông mùa đông và ngay trước lúc các con mẹ sắp đẻ con – các con đực xông vào nhau một cách tàn bạo không tưởng tượng nổi. Biển máu tràn lan dưới đất làm nảy sinh một trật tự mới và cuộc sống mới.


Bây giờ là mùa thu, từng con vật khoanh chân nằm riêng một chỗ, những bộ lông vàng tỏa sáng trong nắng chiều. Chúng nghếch đầu lên chờ đợi, im phăng phắc như những bức tượng chôn chân xuống đất, cho đến khi những tia sáng cuối cùng trong ngày biến mất sau tán lá rừng táo. Khi vầng dương cuối cùng cũng lặn hẳn và bóng đêm rủ xuống, chúng gục đầu ngả chiếc sừng trắng lên mặt đất và nhắm mắt.


Thế là hết một ngày trong thành.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 15:53:43 | Xem tất
Chương 3

Phần 1



Cô gái đưa tôi vào một căn phòng rộng rãi và trống trơn. Tường và trần đều trắng, nền thảm màu cà phê, mọi màu sắc đều tinh tế và quý phái. Người ta vẫn nói chung là màu “trắng”, nhưng có trắng quý phái và trắng dung tục. Màu cũng có dòng dõi của nó. Kính mờ trên cửa sổ cần ánh nhìn dò xét ra ngoài, nhưng ánh sáng lờ mờ chiếu từ bên ngoài vào thì rõ ràng là ánh nắng. Có nghĩa là tôi không ở trong một tầng hầm, thang máy nhất định đã đi lên phía trên. Tôi yên tâm được một chút vì không bị cảm giác đánh lừa. Cô gái ra hiệu mời tôi ngồi xuống. Tôi ra chiếc sofa bọc da ở giữa phòng và ngồi vắt chân chữ ngũ. Tôi vừa ngồi thì cô gái ra khỏi phòng, qua một cửa sổ khác với cửa chúng tôi đi vào.


Trong phòng hầu như chẳng có gì đáng gọi là đồ nội thất. Trên bàn nước có bật lửa, gạt tàn và một hộp thuốc lá, tất cả đều bằng gốm. Tôi mở nắp hộp thuốc lá ra, nhưng trong hộp không có gì. Trên tường không treo tranh vẽ hay ảnh, không một tờ lịch. Không có gì thừa.


Một bàn giấy lớn kê cạnh cửa sổ. Tôi đứng dậy đi tới cửa sổ, trên đường đi tôi ngó lên bàn giấy. Mặt bàn là một tấm nặng, nhiều ngăn kéo lớn ở hai bên. Trên bàn có một chiếc đèn bàn, ba cây bút bi hiệu Bic và một quyển lịch để bàn, cạnh đó là một nắm kẹp ghim giấy vương vãi. Tôi kiểm tra lịch: ngày tháng chính xác. Lịch chỉ ngày hôm nay.


Ba tủ két loại thường dễ thấy ở khắp nơi đứng trong một góc phòng. Chúng không hợp với căn phòng. Trông có vẻ nặng nề công việc, quá thô. Phải tay tôi thì tôi sẽ kê vài cái tủ gỗ lịch sự vào phòng, nhưng đây không phải phòng tôi. Tôi đến đây vì công việc. Ở đây có kê mấy cái tủ sắt màu lông chuột hay đặt máy nghe nhạc màu trái đào thì cũng chẳng dính gì đến tôi cả.


Bức tường bên trái gắn một tủ âm với những cánh cửa gấp cao và hẹp. Đó là toàn bộ đồ nội thất trong căn phòng này. Không đồng hồ, không điện thoại, không máy gọt bút chì, không ấm nước. Không tủ sách, không kệ tài liệu. Tôi không đoán nổi công năng và mục đích căn phòng này. Tôi quay lại sofa, ngồi vắt chân chữ ngũ và ngáp.


Chừng mười phút sau cô gái quay lại. Không nhìn tôi, cô mở một tủ két, lấy ra một vật màu đen bóng ôm trên ngực rồi đem ra bàn. Đó là chiếc áo mưa gấp ngay ngắn và một đôi ủng. Trên cùng là một cặp kính bảo hộ giông giống như loại phi công trong Thế chiến I vẫn đeo. Tôi không hề đoán được việc gì đang diễn ra.


Cô gái nói với tôi gì đó, nhưng môi cô mấp máy quá nhanh, tôi không đọc nổi.


“Phiền chị nói chậm hơn một chút được không? Tôi không giỏi đọc theo môi lắm.”


‘Ông mặc đồ này vào đi.’ Giờ thì cô nói chậm và mở miệng to hơn. Thực tình tôi chẳng thích thú khi mặc đồ đi mưa này vào, nhưng tranh cãi với cô bé có lẽ còn khó nhọc hơn, vì vậy tôi lặng lẽ làm theo lệnh cô. Tôi cởi giày thể thao và xỏ chân vào ủng, khoác áo mưa ra ngoài áo thể thao. Nó nặng như chì, và giày to hơn chân tôi chừng một, hai số. Song tôi không nói gì.


Cô gái bước ra trước mặt tôi, giúp tôi cài khuy áo mưa xuống đến tận mắt cá và kéo mũ đội lên đầu. Trong lúc làm việc đó, chóp mũi tôi chạm vào vầng trán nhẵn nhụi của cô. “Thơm quá!”, tôi nói. Một câu khen cho nước hoa Eau de Cologne của cô.


‘Cảm ơn’, cô nói và kéo móc cài mũ kín đến mũi tôi. Rồi cô chỉnh kính bảo hộ vòng ra ngoài áo mưa cho đúng chỗ. Trông tôi như một xác ướp được bọc lại để tránh nước mưa.


Sau đó cô mở tủ tường, một tay lôi tôi vào đó, bật đèn và lấy tay kia đóng tủ. Chúng tôi đang ở trong một tủ đựng quần áo. Nhưng không có quần áo treo bên trong, chỉ có vài mắc áo và băng phiến. Tôi tưởng tượng ra, đây chắc phải là một lối thông bí mật được ngụy trang thành tủ hay gì đó tương tự. Chả có lý gì để cuốn tôi vào cái áo mưa rồi đẩy vào một tủ quần áo bình thường.


Cô gái lần mò tới một cần kéo kim loại trong góc, lập tức, đúng như mong đợi, vách tủ mở ra – có một cái hang to bằng cốp xe ô tô loại nhỏ. Hang đen thui, có thể nhận thấy hơi lạnh ẩm ướt phả ra. Một làn gió không dễ chịu mấy. Ngoài ra có gì đó liên tục réo như tiếng nước sông chảy.


“Trong đó là một con suối”, cô gái nói. Tôi có cảm giác tiếng nước réo đưa lại cho ngôn ngữ không tiếng động của cô thêm chút thực tế. Dường như cô có phát âm thực sự nhưng đã bị tiếng suối reo át đi. Ấn tượng của tôi là bây giờ tôi hiểu cô dễ hơn. Thật kỳ lạ, nhưng đúng thế.


“Ông cứ việc đi ngược con suối, sẽ đến một thác nước lớn, ông phải đi xuyên qua đó. Đằng sau là phòng thí nghiệm của ông tôi. Ông sẽ nhìn thấy ngay.”


“Ông cô đợi tôi ở đó à?”


“Vâng”, cô nói và trao cho tôi một cây đèn pin chống nước có dây đeo. Thực ra tôi không hứng thú chui vào cái hang đen thui này, nhưng bây giờ thì bàn cãi nữa cũng chẳng đem lại gì. Tôi trấn tĩnh và cho một chân vào bóng tối đang ngoác mõm ra. Rồi khom người xuống, luồn đầu và vai vào, kéo chân kia theo. Áo mưa cứng quèo khiến mọi việc khá khó khăn, song tôi cũng chui được từ tủ quần áo ra sau bức tường. Tôi ngắm cô gái mũm mĩm trong tủ quần áo. Nhìn qua kính bảo hộ và từ trong hang tối, trông cô cực kỳ đáng yêu.


“Ông hãy cẩn thận! Không được rời xa con suối, và tuyệt đối không rẽ. Cứ thế đi thẳng!”, cô nói. Cô khom lưng vươn tới phía trước và nhìn thẳng vào mặt tôi.


“Đi thẳng, thác nước”, tôi kêu to.


“Đi thẳng, thác nước”, cô nhắc lại.


Tôi thử uốn môi làm điệu bộ chữ ‘Sela’. Cô mỉm cười chào lại: ‘Sela’. Rồi cửa đóng sập lại.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 15:56:32 | Xem tất
Chương 3

Phần 2



Sau khi cửa đóng, tôi đứng trong bóng tối mịt mù. Tối mù theo đúng nghĩa đen của từ này, không một chút ánh sáng bằng đầu kim lọt vào đây. Tôi không nhìn thấy gì, tuyệt đối không thấy gì. Thậm chí không thấy cả bàn tay đưa lên trước mắt. Bàng hoàng như vừa bị quật ngã, tôi đứng im một lúc. Tràn ngập cảm giác bất lực lạnh giá, tôi thấy mình như con cá được gói cẩn thận trong nylon rồi quẳng vào tủ lạnh. Cửa sập đánh rầm! Đột ngột bị ném vào bóng tối mù mịt, trong một thoáng toàn bộ sức lực rời khỏi cơ thể. Ít nhất thì trước khi đóng cửa lại cô gái cũng nên cảnh báo tôi một câu chứ?


Khi tôi mò mẫm bật được đèn pin, ánh sáng vàng thân thuộc chọc thủng màn đêm. Thoạt tiên tôi chiếu xuống chân, rồi mới dần dần soi nền đất xung quanh. Tôi đang đứng trên một bệ bê tông vuông mỗi chiều dài ba thước. Từ mép bệ, vách đá đổ dốc thăm thẳm, không nhìn thấy đáy. Và không có cả tay vịn lẫn rào chắn. Tôi khá bực mình: cô ta cũng phải nhắc tôi đề phòng cả chuyện này mới đúng.


Bên mép bệ có một chiếc thang nhôm để trèo xuống. Tôi quàng đèn pin chéo ngang ngực và thận trọng leo xuống từng bậc trơn nhẫy. Càng xuống sâu tiếng nước réo càng to và rõ hơn. Đằng sau tủ tường trong phòng của một cao ốc có vực sâu, dưới đáy là dòng suối chảy: có nên tin là thật không! Lại còn ở giữa Tokyo nữa chứ! Càng nghĩ về chuyện này tôi càng điên đầu hơn. Trước tiên là cái thang máy kỳ quái, sau đó đến con bé béo quay nói không ra tiếng, còn bây giờ lại còn cảnh tượng này. Có lẽ tôi nên đơn giản từ chối công việc này và quay về nhà. Tất cả quá nguy hiểm và điên rồ từ đầu đến đuôi. Mặc dù vậy tôi vẫn trèo tiếp xuống dọc vách đá tối om. Một phần vì danh dự nghề nghiệp, phần khác vì cô gái mũm mĩm vận đồ hồng. Chẳng hiểu sao tôi thấy lo lắng cho cô ta, tôi không thể đơn giản từ chối và rút lui được.


Được hai chục bậc tôi nghỉ lấy hơi, thêm mười tám bậc nữa thì chạm đáy. Tôi cẩn thận chiếu đèn từ chân thang ra xung quanh. Tôi đang đứng trên một phiến đá cứng và phẳng, cách một đoạn nữa là một dòng suối rộng chừng hai thước. Trong ánh đèn pin, mặt nước cuồn cuộn như cờ trong gió. Có vẻ như nước suối chảy khá xiết, nhưng sâu chừng nào và nước màu gì thì tôi không nhận ra. Tôi chỉ thấy nó chảy từ trái qua phải. Thế thôi.


Tôi chiếu đèn xuống đất và đi tiếp ngược dòng. Thỉnh thoảng tôi lại cảm thấy có gì đó lấp ló quanh mình, và hất ngược ánh đèn lên, nhưng chẳng thấy gì. Chỉ thấy dòng suối và vách đá dựng đứng ở hai bên. Có lẽ hệ thần kinh đã chơi khăm tôi trong bóng tối.


Đi được năm, sáu phút, qua tiếng vọng của nước tôi nhận ra là trần ngày càng hạ thấp. Tôi chiếu đèn lên trên nhưng không nhìn thấy gì vì ánh sáng không chọc qua nổi bóng tối. Sau đó, như lời cô gái, có vài lối rẽ ở hai bên vách đá, hay gọi là khe đá thì đúng hơn. Phía dưới có nước ri rỉ chảy ra và tạo thành những dòng nhỏ ngoằn ngoèo nhập vào suối. Tôi tiến lại gần một trong những khe đá ấy và thử chiếu đèn vào, nhưng không phát hiện được gì. Chỉ nhận ra nó nở rộng đáng kể về phía sau. Tôi không có chút hứng thú nào để bước vào đó.


Tai trái nắm chắc đèn pin, tôi tiếp tục lần mò ngược dòng trong bóng tối; tôi cảm thấy mình giống như một con cá trên đường hóa rồng. Nước suối khiến đá trong lòng suối trơn tuột, tôi phải căng thẳng chú ý từng bước một. Nếu tôi trượt chân trong cái hũ nút tối om này và ngã xuống nước hay đánh vỡ đèn pin thì chắc chỉ còn nước cầu trời mà thôi.


Tôi tuyệt đối tập trung tinh thần vào mỗi bước chân nên thoạt tiên không nhận thấy một ánh sáng yếu ớt đang vung vẩy đằng trước. Khi tôi ngẩng lên nhìn thì nó đã tiến sát khoảng bảy, tám thước. Tôi bất giác tắt đèn pin, thọc tay qua vạt áo mưa và rút con dao trong túi quần sau ra. Tôi mò mẫm sờ đến lưỡi dao và bật nó ra. Xung quanh tôi chỉ còn đêm đen và tiếng suối reo.


Khi đèn pin của tôi vừa tắt thì ánh sáng yếu ớt kia lập tức cũng dừng chuyển động. Nó vẽ trong không khí hai vòng tròn lớn. Nhất định có ý là ‘Không có vấn đề gì, mọi việc ổn cả’. Nhưng tôi vẫn đứng im, căng thẳng chú ý và đợi xem người đằng trước sẽ làm gì. Cuối cùng thì ánh sáng lại vung vẩy, xoay tròn và tiến về phía tôi như một con đom đóm khổng lồ có trí khôn. Như bị thôi miên, tôi nhìn chằm chằm vào đốm sáng, tay phải cầm dao, tay trái cầm chiếc đèn pin đã tắt.


Cách tôi khoảng ba thước thì ánh sáng dừng lại, dịch lên trên và khựng lại. Nó quá yếu, khiến tôi thoạt tiên không rõ nó chiếu vào đâu, nhưng cố giương mắt lên thì tôi nhận ra một cái đầu trùm mũ chụp. Trên sống mũi là cặp kính bảo hộ giống của tôi. Người đàn ông này cầm trong tay một chiếc đèn hộp loại vẫn bày bán trong cửa hiệu đồ cắm trại. Ông ta soi nó lên mặt mình. Ông ta hét lên với tôi qua tiếng nước réo, nhưng tôi không nghe thấy gì, và trời quá tối để có thể nhìn môi đoán miệng.


“… lý do vì… đoán ra thế. Hoặc anh… tiếc rằng, để mà…”, dường như ông ta muốn nói thế, nhưng nó chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Song ít nhất nó cũng không có vẻ nguy hiểm gì, vì vậy tôi bật đèn pin lên, rọi từ bên cạnh lên mặt mình, và bằng cách gõ gõ vào tai, tôi ra hiệu để ông biết tôi gần như chẳng nghe được gì cả.


Ông ta gật đầu mấy lần liền cho thấy đã hiểu, hạ đèn xuống, thọc tay vào túi áo đi mưa của mình và lần mò dưới áo; ngay sau đó tiếng ào ào xung quanh chúng tôi khẽ dần, tựa như tiếng nước triều đột ngột hạ xuống. Tôi nghĩ là mình sắp bất tỉnh và cho rằng tiếng động biến khỏi đầu vì mình đang kém tỉnh táo. Tôi gồng hết mình để đợi ngã lăn ra – dù chẳng rõ làm sao lại có thể ngất đi được.


Mấy giây trôi qua, tôi không ngã lăn ra, mà cũng chẳng thấy xỉu xuống. Duy chỉ tiếng ồn xung quanh là giảm đi rõ rệt.


“Tôi ra đón anh”, người đàn ông nói. Lần này thì tôi nghe rất rõ.


Tôi lắc lắc đầu, kẹp đèn pin dưới nách, gập lưỡi dao và cất vào túi quần. Hôm nay quả là một ngày lắm chuyện!


“Chuyện gì xảy ra với tiếng ồn vậy?”, tôi hỏi.


“À, tiếng ồn. Ầm quá phải không? Tôi chỉnh khẽ đi đấy. Xin lỗi ông. Giờ thì mọi chuyện ổn rồi”, ông nói, đầu gật liên tục. Tiếng suối réo ào ào bây giờ chỉ còn như ai nói thì thầm.


“Nào, ta đi thôi.”


Người đàn ông quay lưng lại phía tôi và vững bước lội ngược suối. Tôi đi theo sau, rọi đèn pin xuống đất.


“Chỉnh khẽ đi – có nghĩa đây là tiếng động nhân tạo?”, tôi nói về hướng mà tôi đoán là lưng ông.


“Không”, người đàn ông nói. “Đó là tiếng động thiên nhiên.”


“Và ông có thể chỉnh cho âm thanh của thiên nhiên khẽ đi?”


“Nói cho đúng thì tôi không chỉnh cho chúng khẽ đi”, ông trả lời. “Tôi rút âm thanh đi.”


Tôi hơi băn khoăn, nhưng thôi không hỏi thêm nữa thì hơn. Tôi không có quyền tra hỏi người ta lắm thế. Tôi tới đây để hoàn tất nhiệm vụ của mình, và người giao nhiệm vụ cho tôi muốn chỉnh âm thanh khẽ xuống hay tắt nó đi hay trộn với vodka chanh thì cũng chẳng liên quan gì đến nhiệm vụ đó cả. Vậy nên tôi ngậm miệng lại và im lặng đi theo ông.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 15:58:24 | Xem tất
Chương 3

Phần 3



Sau khi người đàn ông tắt tiếng nước réo đi, xung quanh trở nên im ắng. Thậm chí nghe rõ được cả tiếng nhóc nhách của ủng cao su. Mấy lần có tiếng ken két trên đầu, tựa như có người miết hai viên sỏi vào nhau, rồi im lặng trở lại.


“Có dấu hiệu của ma đen lẩn quất đâu đây, vì vậy tôi đi đón anh cho chắc. Thường thì chúng không dám mò đến tận đây, nhưng cũng có khi xảy ra rồi, lũ khốn khiếp”, người đàn ông nói.


“Ma đen…”, tôi nói.


“Chắc anh không muốn bị chúng quấy nhiễu chứ?”, người đàn ông nói và cười phá lên.


“Không bị thì hơn”, tôi đáp. Ma đen hay của nợ nào cũng thế - trong cái chốn đen như mực này thì tôi không muốn gặp ai hoặc cái gì bất thường cả.


“Vì thế mà tôi ra đón anh”, người đàn ông nhắc lại. “Bọn ma đen không phải chuyện đùa đâu.”


“Cảm ơn ông”, tôi nói. Một lát sau có tiếng ào ào ở phía trước, giống như có người quên khóa máy nước. Thác nước. Tôi chỉ rọi đèn lướt qua nên không thấy rõ lắm, song có vẻ là một thác nước khá lớn. Giả sử không tắt tiếng ồn đi thì có lẽ ở đây ầm ĩ kinh khủng. Bọt nước bắn lên tận kính bảo hộ.


“Ta phải đi qua đó, đúng không?”, tôi hỏi.


“Vâng”, người đàn ông nói. Rồi ông đi về phía thác nước mà không giải thích một lời – và biến mất. Tôi hấp tấp chạy theo – còn biết làm gì khác?


May mà chúng tôi đi xuyên qua đoạn thác “khô” nhất, mặc dù vậy sức nước vẫn ấn tôi muốn khuỵu xuống. Để đi vào và ra khỏi một phòng thí nghiệm mà lần nào cũng bị thác nước hành hạ - kể cả khi có áo mưa hay không – thì quả là ngu xuẩn. Ngay cả khi phải cân nhắc vấn đề bảo mật chăng nữa thì nhất định phải có giải pháp thông minh hơn. Đúng giữa thác nước thì tôi trượt chân và ngã dập đầu gối lên đá. Mất âm thanh, sự cân bằng giữa tiếng động và thực trạng do tiếng động gây ra bị nhiễu loạn đáng kể, khiến tôi rối cả lên. Thác nước phải ầm ào thích hợp với lượng nước của nó chứ.


Đằng sau thác nước hiện ra một miệng hang đủ rộng cho một người lọt qua, dẫn đến một cửa sắt. Người đàn ông rút trong túi áo mưa ra một vật gì đó trông như máy tính bỏ túi, đút nó vào một rãnh cạnh cửa và bấm bấm một hồi, đến khi cánh cửa im lìm trượt vào bên trong.


“Ta đến rồi. Mời anh vào”, người đàn ông nói và nhường tôi đi trước để cài chốt cửa từ bên trong. “Vất vả quá phải không?”


“Không, ờ… không đến nỗi…”, tôi nhũn nhặn đáp.


Người đàn ông cười, kính vẫn thượng trên mũi, mũi chụp đầu và dây đèn hộp đeo vòng trên cổ. Một kiểu cười hô hố khá kỳ quái.


Chúng tôi ở trong một căn phòng lớn nhưng lạnh và kém thân thiện, trông như phòng thay đồ của nhà tắm công cộng. Trên và cạnh các giá xếp là nửa tá áo mưa đen, ủng cao su và kính bảo hộ sắp thành hàng lối. Tôi lột kính, treo áo choàng lên mắc áo và đặt ủng vào giá. Đèn pin thì tôi treo lên cái móc trên tường.


“Rất xin lỗi vì đã bắt anh phải vất vả đến thế”, người đàn ông nói, “song ta phải cẩn trọng. Không được phép sao nhãng vì bên ngoài có khối kẻ rình rập.”


“Bọn ma đen?”, tôi bắt nọn.


“Đúng vậy. Và không chỉ riêng bọn ma đen, nói thêm để anh khỏi ngạc nhiên,” người đàn ông nói và gật đầu tư lự. Rồi ông dẫn tôi vào phòng tiếp khách nằm sau phòng thay đồ. Lúc này khi bỏ cái áo mưa đen ra, người đưa đường của tôi hóa ra là một ông già trông thâm thấp và trang nhã. Không béo bệu, nhưng to ngang. Da dẻ hồng hào tráng kiện, sau khi ông rút trong túi ra một cặp kính không gọng đeo lên trông ông như các chính khách tiền chiến cao cấp thời kì trước chiến tranh vậy.


Ông bảo tôi ngồi xuống sofa bằng da còn mình ra bàn giấy ngồi. Căn phòng giống hệt căn phòng mà tôi được dẫn vào ban đầu. Màu thảm, ánh sáng, giấy dán tường, sofa, mọi thứ giống hệt. Trên bàn vẫn có những vật dụng cho người hút thuốc. Một cuốn lịch bàn trên bàn giấy và một nhúm ghim giấy, cũng nằm lộn xộn tương tự. Tôi có cảm tưởng rằng mình vừa lượn ra ngoài một vòng rồi quay lại chính căn phòng cũ. Chả gì thì tôi vẫn còn nhớ như in vị trí của từng cái ghim giấy một.


Ông già quan sát tôi một hồi. Rồi ông cầm lên một cái ghim giấy lên, bẻ duỗi ra và nghí ngoáy đẩy ngược lớp da viền trên móng ngón trỏ bàn tay trái một lúc lâu. Xong rồi, ông ném cái ghim giấy đã duỗi thẳng ra vào gạt tàn. Tôi ngẫm nghĩ, giả sử kiếp sau có được đầu thai thành một vật thì tôi nhất quyết sẽ không làm ghim giấy. Đẩy lớp da viền móng tay của một ông già lẩm cẩm rồi sau đó bị vứt vào gạt tàn, quả là viễn cảnh kém hấp dẫn.


“Theo thông tin của tôi, hiện nay bọn ma đen và ký hiệu sư đang cộng tác với nhau”, ông già nói. “Tất nhiên không nên hiểu rằng bọn chúng là đồng minh thật sự. Vì bọn ma đen quá thận trọng, còn ký hiệu sư thì dã tâm quá lớn. Nghĩa là quan hệ này chỉ hạn chế ở mấy nhóm rất nhỏ. Song đó là một dấu hiệu không lành. Hiện nay đã có vài tên ma đen lẩn quất đâu đây, dù không phải là lãnh địa của chúng. Nếu cứ tiếp tục như thế này thì chẳng mấy chốc sẽ nhung nhúc toàn ma đen ở đây, và tôi sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng.”


“Đúng thế”, tôi nói, “đúng thế đấy”. Tôi chẳng rõ ma đen là ai hay cái gì. Song nếu thực sự bọn ký hiệu sư liên minh với một thế lực nào đó thì hậu quả đối với tôi cũng cực kỳ khó chịu. Chưa có chuyện đó thì giữa chúng tôi và bọn ký hiệu sư đã có một tương quan cạnh tranh không mấy cân bằng, khẽ lay động một chút là đủ làm tất cả sụp đổ tan tành. Có thể nhận ra cán cân bấp bênh đó chỉ riêng qua việc chúng tôi không biết gì về các ma đen, còn phe kia thì biết rõ. Cũng có thể chỉ mình tôi, một toán sư quèn công tác độc lập tại hiện trường, là không biết gì về các ma đen, còn ban chỉ huy đã nắm tình hình từ lâu.


“Thôi được, chuyện đã thế rồi”, ông già nói. “Nếu anh đồng ý thì tôi muốn bắt tay vào việc ngay.”


“Bất cứ lúc nào”, tôi nói.


“Tôi đã nhờ người đại diện giới thiệu toán sư giỏi nhất, và người ta đã chọn anh. Ai cũng khen ngợi anh là người xuất sắc về kỹ thuật, có bản lĩnh và làm việc tận tình. Ngoài chuyện anh thiếu tinh thần đồng đội thì không có gì đáng chê cả.”


“Tôi nghĩ là người ta hơi quá lời”, tôi khiêm tốn nói.


Ông già lại bật cười hô hố. “Nhưng tinh thần đồng đội là chuyện vặt. Bản lĩnh mới quan trọng. Thiếu bản lĩnh thì không thành toán sư hạng nhất được. Bù lại thì anh cũng được trả lương hậu hĩnh.”


Biết trả lời gì đây. Tôi im lặng. Ông già lại cười hô hố và đưa tôi qua phòng làm việc bên cạnh.


“Tôi nghiên cứu sinh học”, ông nói. “Nhưng lĩnh vực công tác của tôi rộng hơn nhiều, chỉ riêng chữ sinh học thì không bao hàm hết được. Lĩnh vực của tôi dàn trải từ chức năng sinh lý của não, âm thanh học và ngôn ngữ học cho đến nghiên cứu tôn giáo. Tôi xin được phép gọi công việc của mình là độc đáo và có ý nghĩa cực kỳ trọng đại. Hiện tại tôi chủ yếu nghiên cứu khẩu cái của động vật có vú.”


“Khẩu cái?”


“Cái miệng ấy, anh bạn trẻ ạ. Cấu trúc của miệng. Nó cử động ra sao, phát âm ra sao, vân vân. Tôi nghiên cứu các vấn đề đó. Anh hãy nhìn xem.” Ông bật một công tắc trên tường, phòng làm việc sáng bừng lên. Cả bức tường đầu hồi là một cái giá nhiều ngăn, xếp chật ních đầu lâu của đủ loại động vật có vú. Từ hươu cao cổ đến ngựa, gấu trúc và chuột, các loài thú có vú mà tôi biết đều có mặt, phải đến ba, bốn trăm cái. Tất nhiên có cả sọ người. Sọ người da trắng và da đen, người châu Á và châu Mỹ, từng cặp giới tính một.


“Xương sọ của cá voi và voi tôi để dưới tầng hầm. Chúng chiếm tương đối nhiều chỗ, chắc anh cũng hiểu”, ông già nói.


“Vâng, dĩ nhiên”, tôi nói. Hai hộp sọ cá voi là chật phòng rồi.


Như hẹn nhau, tất cả các đầu lâu đều há hốc miệng ra, và đều chăm chăm nhìn từ hai trố mắt trống rỗng sang bức tường đối diện. Đó là những tiêu bản để nghiên cứu, đương nhiên, nhưng đứng giữa một núi đầu lâu như thế này cũng không được dễ chịu cho lắm. Trên một giá khác là một hàng dài toàn lưỡi, tai, môi và thanh quản ngâm phoóc môn, nhưng không nhiều như số xương sọ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 16:00:18 | Xem tất
Chương 3

Phần 4




“Một bộ sưu tập khá đấy chứ?”, ông già hài lòng nói. “Có người sưu tập tem, có người sưu tập đĩa hát, một số khác có hầm rượu vang, có ông triệu phú thì đặt xe tăng ngoài vườn. Tôi sưu tập đầu lâu. Thế giới muôn màu. Chính vì thế mà nó thú vị, đúng không anh bạn?”


“Vâng, đúng thế”, tôi nói.


“Từ hồi còn khá trẻ tôi đã quan tâm nhiều tới xương sọ động vật có vú và rất để tâm sưu tầm. Bao nhiêu nhỉ, ờ, gần bốn chục năm rồi. Để hiểu rõ một cái đầu lâu, cần có nhiều thời gian hơn người ta vẫn tưởng. So với việc ấy thì hiểu một con người bằng xương bằng thịt chỉ là trò trẻ con. Tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy. Nhưng người còn trẻ như anh thì người ta quan tâm đến xác thịt hơn, đúng không?”, ông già nói và lại cười hô hố. “Tôi đã mất trọn ba chục năm cho đến khi nghe được những âm thanh phát ra từ xương sọ. Ba chục năm, bạn trẻ ạ, không phải là chuyện đùa đâu!”


“Âm thanh?”, tôi nói. “Đầu lâu phát ra âm thanh?”


“Phải”, ông già nói. “Mỗi cái đầu lâu có âm thanh riêng. Có thể gọi chúng là một dạng tín hiệu mật. Đầu lâu biết nói, tôi nói thế là theo nghĩa đen chứ không phải dùng ẩn dụ. Hiện tại tôi đang phân tích các tín hiệu này. Khi việc hoàn thành thì ta sẽ có khả năng chế ngự và sử dụng chúng.”


“Một công trình hoành tráng”, tôi nói. Tôi không hiểu từng chi tiết, nhưng nếu sự việc diễn ra như ông già nói thì rõ ràng đây là một công việc cực kỳ có ý nghĩa. “Quả là công trình có ý nghĩa trọng đại”, tôi nói.


“Thực vậy”, ông già gật đầu nói. “Chẳng trách bọn chúng cứ hau háu tìm hiểu. Chúng nó vểnh hết tai lên, chỉ chực lợi dụng kết quả nghiên cứu của tôi cho mục đích xấu. Nếu lọc được những ý nghĩ khỏi xương sọ thì chẳng việc gì phải tra tấn nữa. Người ta chỉ việc giết chết nạn nhân, lóc thịt ra và làm sạch đầu lâu là xong.”


“Khủng khiếp quá”, tôi nói.


“Không rõ là may hay không may mà tôi chưa tiến xa đến thế. Hiện giờ người ta mới lấy được những ký ức chính xác khi lọc trực tiếp từ não được khuấy tan ra thôi.”


“Nhân đạo nhỉ”, tôi nói. Chặt đầu hay bổ não ra thì có khác gì nhau lắm đâu?


“Vì vậy tôi mới nhờ đến anh: không được để bọn ký hiệu sư ăn cắp các thông tin từ phòng thí nghiệm”, ông già nghiêm mặt nói. “Cuộc khủng hoảng văn minh mà chúng ta đang trải qua vốn sinh ra từ tình trạng lợi dụng và ứng dụng khoa học, xét về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tôi tin tưởng sắt đá rằng khoa học chỉ tồn tại vì khoa học mà thôi.”


“Tôi kính trọng niềm tin của ông”, tôi nói. “Nhưng có một chuyện tôi muốn biết rõ. Chuyện công việc. Nhiệm vụ lần này không đến từ Hệ thống hay từ một đại diện chính thức, mà do ông giao trực tiếp. Một việc ngoài luồng. Nói trắng ra là có thể vi phạm quy định nghề nghiệp. Nếu đúng thế thì có thể người ta sẽ kỷ luật tôi và tước giấy phép hành nghề. Ông biết điều đó chứ?”


“Tôi biết rất rõ”, ông già nói. “Tôi hiểu là anh đang lo ngại. Nhưng công việc này được giao qua Hệ thống, hoàn toàn đúng quy định. Tôi bỏ qua thủ tục văn phòng và liên lạc thẳng với anh cũng chỉ vì lý do bảo mật. Anh sẽ không bao giờ bị kỷ luật.”


“Ông có bảo đảm được không?”


Ông già lôi một tập tài liệu trong ngăn kéo ra và đưa cho tôi. Tôi lật xem. Quả thật, có một văn bản giao việc chính thức của Hệ thống. Mẫu công văn chính xác. Các chữ ký chính xác.


“Rất tốt”, tôi nói và trả lại cặp tài liệu. “Theo thứ hạng của mình, tôi làm việc theo hệ số hai. Được chứ ạ? Hệ số hai nghĩa là…”


“Nghĩa là anh tính gấp hai mức thù lao cơ bản. Tôi đồng ý. Thậm chí tôi còn thưởng thêm nữa: hệ số ba!”


“Ông hào phóng quá.”


“Tính toán là chuyện quan trọng. Vả lại anh còn phải đi xuyên thác nước nữa!” Ông lại cười phá lên.


“Tôi xin được xem các số liệu đã”, tôi nói. “Sau đó tôi sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào. Ai là người tính toán trên máy tính?”


“Tôi làm trên computer của tôi. Trước đó và sau đó, nếu anh đồng ý, là việc của anh.”


“Càng tốt. Sẽ đỡ cho tôi rất nhiều.”


Ông già đứng dậy và mó máy một hồi lâu trên tường. Một khoảng tường đột ngột mở ra. Người ta hẳn đã tốn khá nhiều công sức cho phòng thí nghiệm này. Ông già rút ra một cặp tài liệu thứ hai và đóng lại. Bức tường biến trở lại thành một mặt phẳng trắng tinh như ban nãy. Tôi đón lấy cặp tài liệu và đọc: bảy trang giấy, in toàn những số nhỏ li ti.


“Rửa mấy số này không quá mười phút”, tôi nói. “Ít có sự lặp lại dãy số tương tự như thế này thì hầu như không lo bị tạm thời bắc cầu tắt qua. Dĩ nhiên về mặt lý thuyết thì vẫn luôn xảy ra khả năng ấy, song sẽ không chứng minh được cầu nào đúng, mà không chứng minh được thì nó không loại trừ được một chuỗi lỗi tiếp theo. Giống như băng qua sa mạc mà không có la bàn vậy. Tuy nhiên, nhà tiên tri Moses đã từng làm được.”


“Moses thậm chí còn vượt biển.”


“Đó là chuyện cổ tích rồi. Ít nhất tôi cũng chưa nghe nói đến trường hợp ký hiệu sư nào phá được mật mã ở cấp độ này.”


“Vậy anh cho rằng chỉ một lần mã hóa? Một lần chuyển dạng là đủ?”


“Chuyển dạng hai lần thì quá nhiều rủi ro. Nó sẽ triệt tiêu hoàn toàn khả năng xâm nhập bằng phương pháp bắc cầu tạm thời, nhưng phương pháp này hiện tại vẫn là một phép màu khó thực thi. Quá trình chuyển dạng chưa hoàn hảo. Phương pháp chuyển dạng hai lần vẫn còn trong giai đoạn thiết kế.”


“Tôi không nói tới chuyển dạng hai lần”, ông già nói và lại lấy ghim giấy gẩy gẩy da móng tay: lần này ở ngón giữa của bàn tay trái.


“Mà là…?”


“Chuỗi ngẫu nhiên, anh bạn trẻ ạ. Tôi nói đến chuỗi ngẫu nhiên. Tôi muốn anh rửa số và sắp xếp lại theo dạng tình cờ. Vì vậy tôi mới gọi anh. Chỉ rửa số thôi thì gọi người khác cũng được.”


“Ông đánh đố tôi”, tôi nói và vắt chân chữ ngũ. “Ông lấy thông tin này từ đâu ra? Chuỗi số ngẫu nhiên là chuyện tối mật, người ngoài không ai biết cả.”


“Nhưng tôi biết. Tôi có quan hệ với các nhân vật cấp cao trong hệ thống.”


“Thế thì ông hãy dùng đường dây ấy để hỏi lại xem: phương pháp chuỗi số ngẫu nhiên đã bị đình chỉ. Tôi không biết tại sao. Chỉ biết là cấm không được sử dụng nữa. Nếu lộ ra người nào sử dụng thì rút giấy phép là nhẹ nhất.”


Ông già lại chìa cặp tài liệu đựng giấy ủy thác ra. “Anh đọc trang cuối đi. Trong đó nhất định có cả giấy phép sử dụng phương pháp chuỗi số ngẫu nhiên đấy.”


Theo lời ông, tôi lật trang cuối ra đọc kỹ. Được phép sử dụng hệ thống chuỗi số ngẫu nhiên, không nghi ngờ gì cả. Tôi đọc đi đọc lại. Chính xác. Năm chữ ký. Có trời mà biết mấy vị trên kia có những trò ngấm ngầm gì. Bảo người ta đào hố rồi lại lấp đi. Lấp xong rồi lại đào lại. Chỉ khổ mấy quân tốt đen.


“Ông cho tôi tất cả các giấy tờ giao nhiệm vụ một bản màu. Nếu xảy ra truyện gì mà không giải trình được thì tôi sẽ bị rắc rối to.”


“Không thành vấn đề”, ông già nói. Anh sẽ được nhận bản sao. Anh không phải lo lắng gì cả. Giấy tờ nghiêm chỉnh và chặt chẽ đến từng dấu phẩy. Thù lao của anh hôm nay tôi trả một nửa, nửa kia trả khi nộp dữ liệu. Được chứ?”


“Rất tốt. Rửa số thì tôi làm ngay ở đây. Số đã rửa rồi thì tôi sẽ đem về để sắp xếp theo dạng ngẫu nhiên ở nhà. Việc này cần mấy bước chuẩn bị. Sau khi hoàn thành các dữ liệu thì tôi lại đem qua đây.”


“Nhưng chậm nhất là ba ngày nữa, vào giữa trưa tôi cần chúng…”


“Đủ thời gian”, tôi nói.


“Nhưng anh không được phép trễ vì bất cứ lý do gì”, ông già nhấn mạnh. “Nếu anh đến chậm thì hậu quả sẽ rất kinh khủng.”


“Gì cơ? Thế giới sẽ sụp đổ hay sao?”, tôi hỏi đùa.


“Xét về mặt nào đó thì đúng đấy”, ông già nói đầy ẩn ý.


“Ông đừng sợ. Tôi chưa trễ hẹn một lần nào hết”, tôi nói. “Nếu được thì cho xin một phích cà phê đen nóng, và nước đá. Và một bữa ăn tối nhẹ để vừa làm vừa ăn. Tôi có cảm giác là sẽ lâu đây.”


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 16-9-2012 16:01:53 | Xem tất
Chương 3

Phần 5



Quả thật công việc kéo dài khá lâu. Sắp xếp con số theo thứ tự là một việc tương đối đơn giản, nhưng có nhiều giá trị bậc gắn liền với trường hợp cụ thể, khiến việc tính toán trở nên mệt nhọc hơn tôi nghĩ khi mới ngó qua. Trong khi tính toán, tôi đưa các số vào bán cầu não phải, sau khi chuyển chúng thành ký hiệu khác hẳn thì lại đưa sang bán cầu não trái là nơi tôi biến các ký hiệu nhận được của bán cầu não phải một lần nữa thành các số khác hẳn, trước khi tôi đánh máy viết chúng ra giấy. Việc này gọi là rửa số - cách miêu tả ở trên đã được đơn giản hóa nhiều. Mỗi toán sư có một mật mã riêng. Nó khác dãy số tự nhiên hỗn loạn ở tính chất biểu đồ. Bí quyết nằm trong đường biên hình răng cưa giữa nửa phải và nửa trái của não (tất nhiên đây chỉ là cách phân chia cho dễ giải thích, chứ thực tế không có phân chia phải trái). Vẽ ra biểu đồ trông như sau:








Nói cách khác, nếu hai mảnh răng cưa không khớp nhau hoàn toàn thì không thể biến những con số đã biến chuyển trở lại thành dữ kiện nguyên thủy được. Tuy nhiên giới ký hiệu sư vẫn cố nhận dạng các dữ liệu đánh cắp được bằng cách bắc cầu tạm: chúng tái tạo các giá trị số đã được phân tích thành dạng biểu đồ răng cưa ba chiều. Lúc được, lúc không. Chúng tôi cải tiến kỹ thuật của mình tinh vi hơn thì chúng cũng chế vũ khí chống lại tinh vi hơn. Chúng tôi bảo vệ dữ liệu, bọn chúng đánh cắp dữ liệu. Trò cảnh sát và kẻ cướp kinh điển.


Bọn ký hiệu sư chủ yếu tung các dữ liệu đánh cắp được ra chợ đen và đạt lợi nhuận khổng lồ. Trường hợp tệ nhất là chúng giữ lại các dữ liệu quan trọng nhất, đem sử dụng trong tổ chức riêng của mình để sinh lợi.


Tổ chức chúng tôi được gọi là Hệ thống, tổ chức của ký hiệu sư là Nhà máy. Ban đầu, Hệ thống là tổ hợp của vô số hãng tư nhân, dần dần họ phát triển về tầm cỡ và mang bản chất nửa nhà nước. Về cơ cấu, không khác mấy so với công ty điện thoại Bell Company của Mỹ. Các toán sư hoạt động độc lập trên cơ sở tự quản, giống như cố vấn tài chính hay luật sư. Nhưng họ phải có giấy phép hành nghề do nhà nước cấp và chỉ được nhận đặt hàng của Hệ thống hay các đại lý có chứng chỉ. Đó là một biện pháp bảo vệ để chống bị Nhà máy lạm dụng, ai vi phạm sẽ bị kỷ luật hay rút giấy phép hành nghề. Tôi e là không phải trong trường hợp nào biện pháp này cũng thích hợp. Các toán sư mất giấy phép thường được Nhà máy chiêu mộ, nghĩa là họ biến thành ký hiệu sư hoạt động bí mật.


Tôi không rõ cơ cấu của Nhà máy. Nó khởi nguồn từ một doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và bành trướng nhanh đến chóng mặt. Có người gọi Nhà máy là “mafia dữ liệu”, và quả thực cũng có sự tương đồng với mafia là Nhà máy chỉ duy nhất buôn bán dữ liệu. Nhà máy giám sát có chủ ý các máy tính để đột nhập vào.


Tôi rửa số; trong khi làm tôi uống hết ấm cà phê. Làm một tiếng, nghỉ nửa tiếng – đúng quy định. Làm khác đi thì nửa phải và nửa trái của óc không rập khớp nhau, và giá trị số sẽ bị nhiễu loạn.


Trong các lần nghỉ nửa tiếng tôi nói chuyện với ông già về đủ mọi chuyện trời đất. Nói chuyện, bất kể về đề tài gì, là phương pháp tốt nhất để bộ não mệt mỏi tái tạo sức lao động.


“Những số này là gì vậy?”, tôi hỏi.


“Số đo trong thí nghiệm”, ông già nói. “Kết quả của một năm nghiên cứu. Hình ba chiều thể hiện thể tích của xương sọ và khẩu cái được số hóa liên kết với phân tích ba nhân tố của các âm thanh phát ra. Tôi đã kể ban nãy là tôi mất ba chục năm để nghe được các âm thanh do xương sọ phát ra: nếu tính toán xong xuôi thì chúng ta sẽ đạt trình độ không chỉ thu được âm thanh một cách thụ động, mà còn biết được cơ sở lý thuyết của chúng nữa.”


“Và điều khiển được chúng?”


“Đúng thế”, ông già nói.


“Điều khiển chúng sẽ có ích lợi gì?”


Ông già liếm môi trên và im lặng hồi lâu. “Sẽ có đủ kiểu lợi ích trên đời. Tôi không thể cho anh biết được, nhưng đó là những khả năng mà anh nằm mơ cũng không thấy nổi.”


“Tắt âm thanh đi chẳng hạn?”, tôi hỏi.


“Trúng đích, chính xác, hô hô hô.” Ông già cười khoái trá. “Có thể kết hợp vào tín hiệu vốn có của xương sọ người và tắt âm thanh đi hay chỉnh to lên. Hình dáng hộp sọ mọi người rất khác nhau nên không thể tắt hẳn âm thanh được, nhưng có thể chỉnh cho khẽ hẳn đi. Nói đơn giản là làm cho các sóng âm thanh và sóng phản âm thanh cộng hưởng với nhau. Việc tắt âm thanh là một trong những kết quả nghiên cứu vô hại nhất của tôi.”


Nếu đó là chuyện vô hại thì tôi có thể mường tượng ra các kết quả còn lại sẽ kinh khủng đến chừng nào. Nghĩ đến việc ai cũng có thể tắt hoặc tăng âm thanh là tôi sởn hết cả gai ốc.


“Âm thanh có thể tắt theo hai chiều, chiều nói và chiều nghe”, ông già nói. “Chiều nghe là ví dụ như tiếng nước réo ban nãy, đồng thời ta cũng có thể tắt cả chiều nói. Nói thuộc về hành vi của cá nhân, có thể tắt đến một trăm phần trăm được.”


“Ông có muốn công khai các kết quả ấy không?”


“Có mà dở hơi mới làm thế. Không”, ông già phẩy tay. “Một chuyện thú vị như vậy không khi nào tôi lại đưa cho người lạ. Tôi chỉ làm để tự giải trí thôi.” Ông lại cười hô hố. Tôi cũng cười.


Tôi chỉ định đăng thành quả nghiên cứu của mình lên tạp chí chuyên ngành, mà chẳng có ai hứng thú với âm thanh học cả, ông nói. “Còn lũ học giả bình thường thì quá ngu để có thể hiểu luận thuyết của tôi. Thêm nữa là giới hàn lâm có thèm đếm xỉa đến tôi đâu.”


“Giới ký hiệu sư cũng không ngu đâu. Về mặt giải mã thì bọn họ là những thiên tài. Họ đọc các kết quả của ông như đọc một cuốn sách mở ấy chứ.”


“Tôi đã phòng xa rồi. Tôi đăng bài hoàn toàn ở dạng giả thuyết, không kèm dữ liệu, không mô tả tiến trình. Bọn nó sẽ không bao giờ hiểu nổi đâu. Giới khoa học không để ý đến tôi, nhưng có hề gì! Một trăm năm nữa luận thuyết của tôi sẽ được chứng tỏ là đúng, với tôi thế là đủ.”


“Hừm”, tôi thốt lên.


“Vì vậy anh hãy rửa và đảo số đi.”


“Vâng”, tôi nói, “thưa ông.”


Trong giờ tiếp theo tôi tập trung tinh thần tính toán. Rồi đến giờ nghỉ.


“Xin hỏi một câu nữa”, tôi nói.


“Anh hỏi đi”, ông già đáp.


“Về cô gái ở cửa. Đậm người, vận đồ màu hồng…”


“Đó là cháu tôi”, ông già nói. “Con bé rất có năng khiếu, tuy còn trẻ nhưng đã giúp tôi nhiều việc nghiên cứu.”


“Câu hỏi của tôi là: cô ấy bị câm, hay chỉ nói theo cách mà ông đã tắt tiếng đi?”


“Thôi chết”, ông già đập tay lên đầu gối. “Tôi quên béng đi mất! Xong thí nghiệm rồi mà không chỉnh lại bình thường… Chết chết, tôi phải ra làm ngay.”


“Vâng”, tôi nói.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách