Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: rubiaceae
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu thuyết - Xuất Bản] Xin Cạch Đàn Ông| Katarzyna Grochola

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:03:57 | Chỉ xem của tác giả
MỨC ENDORPHIN

Hôm qua, lúc ở tòa sạn về, tôi thấy nhà cửa toang hoang, cái cào bị quẳng sang bên cạnh, cổng vẫn khóa chặt. Tôi bước vào nhà – chắc con Borys lại muốn ra ngoài. Và một quả bất ngờ! Trên bàn thấy đặt hai mươi zloty và mảnh giấy: “Chị Judyta ơi, – tôi căm ghét cái tên tôi và những rắc rối vớ vẩn do nó đẻ ra – chúng tôi cần gọi điện, có người mách nhà chị có máy, thế là chúng tôi vào đây, chúng tôi để lại chỗ tiền này, vì chiếc NYSA của chúng tôi bị hỏng ở ngoại ô Bydgoszcz nên chúng tôi đã phải làm phiền.”
Tôi không hiểu gì cả, ai đã gọi điện bằng máy của nhà tôi. Các nhà láng giềng không ai nhận cả. Con Borys thì tôi không thể ép nó nói được lời nào.
* * *
Tôi cảm thấy rất khó chịu trong người. Có lẽ viêm phế quản. Tôi không thể đến phòng khám của bác sĩ được, vì xa. Chẳng ai nhớ đến tôi, chẳng ai giúp đỡ tôi. Tôi mà ở nhà Agnieszka và Grzesiek thì hai vợ chồng đã chăm sóc tôi. Và đứa cháu gái chắc đã sà vào. Và thằng bé nghịch ngợm chắc ở nhà. Sẽ có người pha trà cho tôi. Còn bây giờ tôi phải tự lết quanh nhà. Tosia đi tham quan ngoại khóa tận Krakow.
Trong nhà lạnh lẽo, tôi làm món bánh mì kẹp thịt ngon lành – tiếc thay, tôi mà ốm thì ăn lại thấy ngon – và tôi quay lại giường. Hôm nay tôi sẽ tự chiêu đãi mình bữa tiệc tivi.
Như thế là đã vượt qua mọi giới hạn!
Tôi không bực mình trước cảnh, trong suốt bốn mươi phút liền một ông nom dễ thương, đề nghị một cô hãy chọn cái nằm dưới mũ hình trụ, chứ không phải cái ở trong ô cửa nhỏ, và rồi ông này đưa tiền cho cô kia. Tôi xem chương trình giải trí trên truyền hình. Tôi hiểu – trò giải trí này có thể bổ ích cho một tế bào nào đó trong não bộ, nếu trong não bộ có tế bào cần trò giải trí.
Bản tin không làm tôi kích động khi người ta lại chiếu cảnh hạ một tên mafia tại thành phố Poznan, không, tin này chẳng bổ ích gì, theo tôi nghĩ, đó là tin thương mại. Trên tất cả các kênh đã chiếu cảnh này đến lần thứ bảy.
Cái này thì không liên quan trực tiếp gì đến tôi, bộ phim truyền hình nhiều tập Luz Maryza, giống hệt như một bộ phim có tiêu đề hoàn toàn khác, luôn kết thúc vào lúc một anh chàng da đen có bộ ria mép tuyệt vời, thân trên để trần, trên đó thấy một mớ lông đen khêu gợi, hôn một người đàn bà đẹp, mặc bộ váy dài, khuy ngực không cài, nhìn thấy một cái rãnh khoái lạc giữa hai vú, toàn bộ cảnh đó được một camera cố định quay, lúc đó cửa hé mở… và các dòng chữ chạy trên màn hình.
Không, sao tôi lại phải bực mình vì những chuyện này? Tuần vừa rồi đã có một cảnh y hệt như vậy trong tập phim thứ sáu trăm năm mươi tám.
Lông, lông, lông. Tôi không vùng lên chống lại những cái kết thúc khô khốc mà tôi kiên quyết phản đối. Phải chăng điều này có liên quan đến chuyện tôi không phải là người đàn bà có chồng?
Tôi không hề phản đối khi một cô nàng nào đó liên hồi kỳ trận bê cà phê vào tận giường cho một anh chàng. Việc của cô ta. Và trên cái nền đó, một người rầu rĩ hát, ngày mới phải được bắt đầu như vậy. Jola hãy đi mà bắt đầu một ngày như vậy. Về chuyện này ý tôi khác. Những cái gạc mà tôi phải dùng và dùng cho đến khi tôi có thể thay không làm tôi bực mình. Tôi không nổi cáu trước đề nghị mua loại xà phòng bột đặc biệt để tôi có thể giặt và giặt mãi. Cứ như tôi không có việc gì khác để mà làm! Thế nhưng, lạy Chúa rủ lòng thương, tại sao tôi lại phải bận tâm đến những thứ bám dưới gờ bệ xí của tôi chứ? Tại sao? Ngay lúc đang ăn? Ngay lúc đang xơi món bánh mì kẹp thịt ngon lành? Liệu có ai nghĩ rằng quảng cáo có tác động đối với những người phụ nữ như tôi? Rằng quảng cáo làm tăng cung cầu!
Quảng cáo chỉ có thể làm cho cuộc sống thêm nặng nề. Nhất là đối với người đang ốm như tôi. Kẻ bị bỏ mặc làm mồi cho số phận. Không ai thèm đoái hoài. Tôi mà chết thì chẳng ai biết đâu. Đến nỗi tôi cứ nằm đó rồi bốc mùi. Thêm nữa, tôi không có dù là một chút thức ăn giúp tăng mức endorfin trong não bộ và nâng đỡ tinh thần. Một mẩu nhỏ sôcôla có thể đem cho đời tôi chút xíu ngọt ngào cũng không có. Một mẩu nho nhỏ thôi.
Không có.
Tại sao mức endorfin của tôi lại sụt giảm như vậy? Các phân tử vô hình, hữu ích, làm cho cuộc sống dễ chịu? Tại sao không có ai mang cho tôi dù chỉ là một mẩu sôcôla?
* * *
Tuy nhiên đó lại là một ngày cực kỳ dễ chịu. Tôi phải ghi lòng tạc dạ những gì tổng biên tập của tôi nói. Đừng vội khen một ngày khi mặt trời chưa lặn.
Khi tôi cứ nằm và nằm mãi, còn tivi gí tôi xuống cái gờ bệ xí kia – thật kinh tởm, thì Hrabia, một bác sĩ thú y rất đáng mến và cũng là bạn thân của tôi gọi điện. Lúc nào anh ta cũng phải lòng một ả nào đó. Nhưng không phải tôi.
Tôi ho vào ống nghe và thế là anh ta nói luôn:
- Ôi, cô em lại bị viêm họng mất rồi.
Không đầy một giờ sau, anh ta mang thuốc đến. Anh ta biết tôi cần loại thuốc gì. Vì thú vật cũng có khi bị viêm họng. Anh ta mang đến cho tôi suất ăn trưa do anh ta tự nấu đựng trong giỏ mây, một số viên thuốc không tốt, nhưng nói chung là ổn, nước cam, trứng gà. Anh ta hỏi có phải anh ta được gọi đến để TH. Không cần phải đoán như thế nghĩa là gì. Tức là Tiêu Hủy. Đây là từ viết tắt quen thuộc của các bác sĩ thú y. Có nghĩa là nếu không thể chữa lành bệnh cho con vật thì phải tiêu hủy thôi.
Thời nay, đa phần đàn ông áp dụng TH. Họ là những người biến vợ già (có nghĩa là những người vợ đẹp và chín chắn) thành búp bê Barbie nhựa, và cần hết sức nhẹ nhàng với con búp bê này, bằng không silicon dễ bị chảy ra. Tuy vậy, Hrabia bảo rằng anh ta không hại những người đàn bà tội nghiệp như vậy. Tôi mừng vì điều đó. Tôi có cơ hội dọn sạch dưới gờ bệ xí của tôi. Đương nhiên là sắp tới đây.
Bằng giọng dễ thương tôi nói lần đầu tiên tôi nhìn thấy Hrabia cầm trứng.
Anh ta bắt tôi nuốt – ngay trước mặt! – tất cả các viên thuốc to đùng, chỉ thiếu chút nữa là tắc thở. Rồi anh ta pha aspirin với vitamin C và bắt tôi uống. Thật kinh khủng!
Sau đó anh ta bắt tôi ăn bữa trưa – mì ống với thịt và xa lát, những thứ anh ta đựng trong hộp thủy tinh. Rau diếp trộn sơ qua. Tôi cảm thấy rất tuyệt vời. Tiếp nữa anh ta bắt tôi lên giường nằm rồi tự tay rửa bát đĩa. Tôi đắn đo, thỉnh thoảng có nên ốm lấy một lần không nhỉ.
Ula gọi điện cho tôi và hỏi tại sao các cửa sổ nhà tôi đều đóng kín như vậy. Tôi có còn sống hay không. Hrabia đã ra về. Ula sang, mang cho tôi hai chiếc kẹo, loại giống như trên tivi, rắc dừa, tôi phủi đi (phủi giấu cô ấy), vì tôi không thích dừa. Ula hỏi, bác sĩ tới chưa. Khi được biết Hrabia vừa ở đây, cô bạn thở dài:
- Đúng rồi, ai chữa nổi cho cậu nếu không phải là anh chàng bác sĩ thú y.
Cũng may tôi ốm, tôi khỏi phải hiểu mọi điều.
Mẹ tôi gọi điện, lo lắng khi biết tôi ốm, thế nhưng tôi nói với mẹ, bác sĩ đã đến thăm bệnh và mọi chuyện đều ổn. Tôi không nói là bác sĩ thú y.
Bố tôi gọi điện, mẹ tôi đã gọi cho bố bảo rằng bác sĩ đã đến nhà tôi, và bố tôi, nếu con muốn bố có thể cho vài lời khuyên v.v..
Mẹ tôi gọi điện và hỏi tôi có cần gì không, hay là mẹ đến.
Tiếp nữa bố tôi gọi điện, mẹ tôi đã gọi cho bố, bảo rằng bố có thể đến, và hỏi tôi có cần gì không, thì bố sẽ gửi qua mẹ, mặc dù nếu tôi hỏi bố có thể cho tôi lời khuyên…
Sau đó tôi gọi điện cho mẹ, bảo mẹ khỏi phải đến, vì có Ula đang chăm sóc tôi.
Bố tôi lại gọi điện, mẹ tôi đã gọi cho bố, bảo rằng bố không đến nữa, và bố có trà, bánh bích quy và cà phê cho tôi, tôi ốm thì tiện thể đưa hết cho tôi. Vì bố vừa đi siêu thị Makro về.
Makro là một cửa hàng tiện ích, nơi mọi người mua những thứ mà ở cửa hàng khác người ta thậm chí không thể nghĩ ra là sẽ mua và mua rất nhiều, theo số lượng bán buôn. Bố tôi thỉnh thoảng đến Makro và mua, chẳng hạn một thùng lạc tẩm mật ong để rồi phân phát cho mọi người suốt hai năm sau đó.
Hoặc phải tới một container trà để rồi lại cũng đem phân phát cho mọi người.
Hoặc một thùng phomát mà ở cửa hàng cạnh nhà bố tôi cũng có, có điều nếu ở cửa hàng gần nhà, bố tôi chỉ mua một gói phomát tươi là đủ.
Đằng nào thì bố cũng đang có một thùng phomát. Hạn sử dụng đang hết từng ngày và lượng phomát đang tồn tỉ lệ nghịch với lượng bố tôi chế biến.
Thằng em tôi, nó mà từ tận cùng thế giới trở về thì sẽ cùng đi với bố tôi tới Makro và cũng sẽ mua buôn như bố. Bút chì chẳng hạn. Mỗi gói một trăm cái. Ai cần đến một trăm cái bút chì làm gì?
* * *
Tôi ngồi vào máy tính làm việc. Có điều liều thư hôm nay làm tôi hết hơi. Không biết báo chúng tôi đã có bài nào về tình dục hay chưa? Lá thư đầu tiên về dương vật.
Kính thưa tòa soạn,
Năm nay em mười lăm tuổi, lúc “cương” chim của em hơi bị lệch về bên trái. Liệu sau này em có gặp phiền toái gì không?
Làm sao tôi biết được? Tôi sẽ gọi điện cho tất cả các bạn trai của tôi, hỏi họ về dương vật. Rồi họ sẽ bảo tôi là con cuồng dâm cho mà xem. Nhưng hóa ra chim có thể cong. Chim thường bị cong.
Bác sĩ thú y Hrabia hỏi:
- Thằng bé mang con chim trong ống quần nào?
Tôi là ai nhỉ, nhà tiên tri chăng? Cái mang trong ống quần hả? Nghĩ mà xem, đã ở tuổi này rồi mà tôi còn hiếu kỳ kia đấy.
Hubercie thân mến,
Chị vừa mới tiến hành một cuộc phỏng vấn nghiêm túc với một số đàn ông, trong đó có một anh bác sĩ.
Tôi không viết là thú y.
Chim có thể cong về bên này hoặc bên kia. Nếu em mang chim phía ống quần trái thì đó có thể là hậu quả của việc mang chim thiên về một bên hoặc chim bị đè, bị ép, tuy nhiên không nhất thiết. Chỉ trong ảnh khiêu dâm thì ta mới thấy chim thẳng như vậy thôi. Đa phần đàn ông có chim bị lệch, điều này không gây khó khăn gì trong sinh hoạt tình dục. Nếu em quá lo lắng thì hãy đến ngay phòng khám cho bác sĩ kiểm tra chim của em, hoặc đề nghị bác sĩ giới thiệu em đến...
Đã là ngày thứ ba không nhận được tin gì của Hirek. Tôi chẳng biết chuyện gì đã xảy ra. Chốc chốc tôi lại kiểm tra hộp thư điện tử – không ăn nhằm gì. Không ai gọi điện thoại đến được, vì tôi không thể nối máy, mà đằng nào thì điện thoại cũng bận. E-mail sao mà chán thế không biết.?
Krzys bật mí khoảng bốn giờ sáng vào Internet rất dễ. Thế thì tôi thích người đưa thư đến buổi trưa. Tưởng tôi không có nhiều thư chắc!
Chị Judyta thân mến,
Chị đã trả lời thư của bạn gái em, nhưng chính em cũng có vấn đề chị ạ. Thế này, em rành mọi chuyện về người có chửa v.v… mặc dầu em còn trinh, vì em đang là nữ sinh lớp mười một trung học phổ thông. Thế nhưng em muốn biết, nếu ngồi lên đùi con trai thì có chắc chắn là sẽ không có chửa hay không? Nếu bạn ấy mặc quần “Levi’s”?
Còn hay hơn cả tivi. Hơn cả phim Luz Maryja. Hơn cả cuộc thi về đề tài mũ. Tôi không hiểu. Anh bạn trai kia mặc chiếc quần này lúc nào? Trước khi cô gái ngồi hay sau đó?
Ania thân mến,
Em và bạn trai mà vẫn mặc nguyên quần áo thì chửa không đe dọa các em đâu. Thế nhưng, rồi đây nếu em định ngồi lên đùi bạn trai em khỏa thân và cả em nữa cũng trần chuồng thì chị không chịu trách nhiệm đâu nhé.
Em vẫn còn thời gian để đi tới quan hệ tình dục và đoạn tái bút thiếu mạnh dạn của em bảo rằng em vẫn còn trinh không làm chị ngạc nhiên. Thật là tuyệt. Thế nhưng, trước khi bước vào cuộc sống tình dục, em hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để bác sĩ chỉ bảo cho em các phương cách an toàn cho sức khỏe…
Lạy Chúa, Tosia đi tham quan rồi! Cô bé này cùng lứa tuổi với Tosia!
* * *
Tosia đi tham quan về.
Nom không có vẻ biếng ăn. Nhưng có thể tôi nhầm. Tôi phải cảnh giác.
Ngay ngoài cửa con gái tôi đã nói nó sẽ xăm mình, vì đang là mốt. Một con bướm! Trên vai!
Tôi lo lắng. Tôi hét toáng lên, không được làm thế, mẹ thà chết còn hơn.
Tosia phản ứng ra sao? Nó nhìn tôi rồi nói:
- Cơ thể con thuộc sở hữu của con, con thích làm gì thì con làm. Con của các người không thuộc sở hữu của các người…
Ai đã từng nghe điều vô lý tương tự bao giờ chưa! Và tại sao nó lại lục lọi máy tính của tôi? Tôi rất ghét chuyện này!
Tại sao không phải con gái người khác xăm mình? Tại sao, tôi hỏi, khôg phải một đứa con gái khác thích chơi trội, thích mốt và tự làm nhục mình như vậy!
Kính thưa tòa soạn,
Làm thế nào để tôi vượt qua chuyện con gái xăm mình? Nó bảo rằng, là…
Thưa chị,
Cái quan trọng nhất là làm cho con gái ý thức được đó là biểu hiện quậy phá của tuổi trẻ. Đừng điên đầu vì chuyện này. Đúng là thân thể con gái của chị là thuộc sở hữu của nó. Tôi rất hiểu chị, tuy nhiên chị không thể có tác động vào việc con gái chị làm gì với bản thân nó. Một khi nó học khá và không gây phiền – xăm mình không phải là điều bất hạnh, ma túy thì ngược lại.
Điều quan trọng là con gái chị phải xăm mình tại một cơ sở an toàn và đảm bảo vô trùng, sạch sẽ, chứ không phải làm chui. Việc chị một mực cấm đoán chỉ có thể dẫn tới chỗ con chị càng dứt khoát trong quyết định của mình mà thôi. Hay hơn cả có lẽ là chị nên trò chuyện với con về hậu quả sau này, về mốt vốn không ngừng thay đổi, về chuyện cơ thể con chị sẽ còn lớn, rồi chuyện da dẻ bị căng ra. Biết đâu, sau hai năm nữa, con bướm đẹp bây giờ sẽ trở nên kinh khủng…
Kính thư, thay mặt tòa soạn…
Tôi muốn có đứa con không xăm mình. Tốt nhất là ngoan nết.
Gã ta không gọi. Nhớ.
Tosia từ bỏ chuyện xăm mình. Ơn Chúa. Tôi phát biểu mấy câu ủng hộ. Thật là tuyệt vời, bạn bè không ép được nó. Tôi tự hào về con gái. Nó biết chăm lo cho bản thân.
Hôm nay Tosia đã từ Warszawa về. Đeo khuyên trên mũi. Cứu tôi với!
* * *
Ula sang. Cô bị sốc. Đứa con gái thứ hai của cô có một hình xăm nhỏ, rất mảnh trên vai. Tôi tận mắt thấy. Hoàn toàn không đến nỗi tồi. Không phải như cái khuyên. Tôi đâm sợ khi nghĩ thầm, chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ tôi đến chơi nhà.
Mẹ tôi gọi điện và hỏi có gì mới không.
Chẳng có gì.
Ngoài hình xăm. Bên nhà Ula. Và chiếc khuyên. Đeo trên mũi. Ở nhà tôi!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:05:26 | Chỉ xem của tác giả
MÙA XUÂN

Sung sướng làm sao, xuân đã về, bây giờ tôi và cô bạn Ula của tôi lại có thể cùng nhau trò chuyện qua hàng rào, điều rất khó thực hiện trong mùa đông. Khó đây là khó bên hàng rào thôi, còn việc trò chuyện đã diễn ra thoải mái tại nhà cả hai suốt màu đông vốn chiều lòng người năm nay. Mùa xuân hiện ra trên mặt đất, trên không trung, còn tôi với Ula, bên hàng rào chung của hai nhà, cùng nhau trao đổi những chuyện hệ trọng, chia sẻ những dự định cho tương lai. Nào là chỗ này cần thêm, chỗ này cần bớt, chỗ này cần xê dịch, chỗ này cần dọn sạch.
Đúng lúc này cô bạn láng giềng thứ ba của chúng tôi đứng ở ngoài cổng, hai tay ôm bó cành giâm tua tủa rễ. Cô ta mang biếu Ula, chắc chắn là như vậy, vì đứng trước cổng nhà Ula. Ngay lập tức tôi nổi máu ghen, vì gì thì gì, những thân cây đó chẳng mấy chốc sẽ trổ những bông hồng, thì tôi thích quá đi chứ, tuy nhiên tôi không nói ra miệng, kịp thời kìm nén cảm xúc này của mình. Tôi niềm nở chào cô bạn láng giềng qua lưới sắt, cố nén máu ghen. Trước khi cô bạn láng giềng kịp đáp lại một câu gì đó tình cảm, từ nhà Ula bỗng vọng sang tiếng hét ầm ĩ.
Cả ba chúng tôi giật nảy mình, bó cành giâm đã mọc rễ cũng rung lên trong tay cô láng giềng.
- Đồ ngốc! – tiếng hét vọng tới.
- Chị mới là đồ ngốc thì có! – Giọng lảnh lót của cô con gái thứ hai của Ula đáp lại.
- Em đã bảo chị, đừng có đụng vào son phấn của em!
- Tao có đụng đâu.
- Chị đã đụng! Cũng như lần trước chị đã lấy cái áo cánh của em mà không hỏi han gì!
- Đồ tồi! Mỗi một lần thôi, chỉ tại mày thì có mà tao thì không!
Chúng tôi thở phào. Thì ra hai cô con gái của Ula cãi nhau, mùa xuân giúp cho lời qua tiếng lại vang xa, vì cửa sổ mở và giọng nói có thể bay ra.
Cô bạn láng giềng tay ôm bó cành giâm nhìn Ula. Ula có làm gì hay không? Ula không làm gì cả. Không có ý định can thiệp. Quay gương mặt thản nhiên về phía cô bạn láng giềng, Ula nói về bó cành giâm:
- Đẹp thật đấy! Cây gì vậy?
- Mày đừng có ăn nói như vậy với tao! – Tiếng quát bay qua cửa sổ ngôi nhà.
- Trả áo cánh của em đây, đồ ăn trộm!
- Đây, cầm lấy, và câm ngay cái mồm! Còn son phấn tao không lấy đâu! Tao chẳng có gì cả! Không bao giờ tao được một cái gì, chỉ mày thôi! Tao căm thù mày!
- Chị đã lấy, vì em để ở chỗ này này!
- Mày để lộn xộn, vứt lung tung thì mất là phải!
Ula vuốt nhè nhẹ bó cành giâm.
- Ôi, cành cây mập làm sao, – Ula khen, – Chắc năm nay sẽ ra hoa!
- Mẹ ơi! – giọng thất thanh thoát ra từ cửa sổ. – Mẹ ơi, mẹ bảo chị đi, chị đánh con!
- Mày, đồ điêu toa, bây giờ thì mày biết tay! Mẹ ơi! Chính nó đánh con!
Ula đặt bó cành giâm lên bờ rào.
- Mình xin lỗi một lát, mình quay lại ngay, – Ula nói. Và đi vào nhà.
Trong nhà im ắng.
Một lát sau Ula bước ra, bê một khay đựng ba cốc trà đặt lên chạc cây bên hàng rào. Cô đưa cho tôi cốc trà qua lưới sắt. Trong nhà im ắng, chim bạc má rung chuông ở đâu đó trong khu vườn cũ. Chúng tôi nhìn Ula chờ đợi.
- Chúng nó đánh nhau, – Ula nói.
- Rồi sao? – cả tôi, cả cô bạn láng giềng đều tỏ ý quan tâm.
Ula cực tài trong việc ngăn chặn và hầu như không can dự vào những vụ cãi cọ của con cái. Nhưng rõ ràng cô vừa làm gì đó ở trong nhà. Tôi tò mò, không hiểu Ula phân xử vụ này thế nào. Và đứng về phía nào. Đứng về phía cô con gái nghi ngờ cô con gái kia đã lấy cái gì đó, hay đứng về phía cô con gái thứ hai này, cô con gái mà nếu thậm chí có lấy đi nữa thì cũng chỉ vì nó không có. Có điều lấy mà không được sự đồng ý, nếu tin cô con gái thứ nhất, thì không thể biện bạch gì được. Tất nhiên, một đứa có một đứa không thì thật tội nghiệp. Tuy nhiên, kể cả khi bị xúc phạm thì cũng không nên chửi tục cơ mà. Nhưng nó chửi tục chỉ vì đứa kia cũng chửi tục mà thôi. Có lẽ vì thế mà Ula tập trung vào chuyện đứa nào đã tung nắm đấm trước.
Tôi thấy hứng thú với câu chuyện trong ngày đầu xuân này. Có nên xử hòa cả làng với hai cô con gái cưng? Hay nên nghiêm khắc với cả hai cô con gái? Nếu bênh vực thì bênh bên nào? Và tại sao? Tôi chợt nghĩ đến Tosia. Nó chỉ có một mình – tôi luôn đứng về phía nó, cho dù đôi lúc tôi không tự nhận thấy. Nếu tôi có hai cô con gái thì sẽ ra sao? Giống như chúng tôi bên bờ rào chăng? Tôi sẽ cho ai bó cành giâm đây, khi chẳng mấy chốc những cành cây đó sẽ thành những bụi cây đẹp?
Ôi, cô bạn láng giềng kia cũng phải nghĩ đến tôi nữa chứ. Cho dù bó cành kia có thể không được hoan nghênh lắm, vì to quá, mà cũng chẳng đẹp lắm.
Ula đã làm gì? Cô bước vào phòng, nơi hai đứa đang đánh nhau. Cả hai đứa cùng gào lên “Mẹ ơi!”, Ula nói:
- Yêu cầu thôi ngay, không được đánh các con tôi!
Rồi cô bỏ đi pha trà.
Tôi không nghĩ cành giâm quan trọng đến như vậy. Một ngày mùa xuân, Ula đã chứng tỏ cho tôi thấy toàn bộ cái khôn khéo của một người mẹ tốt. Bình tĩnh. Kiên nhẫn. Và tình yêu. Cô không phải đứng về một bên nào. Nhưng đồng thời cô đứng về phía cả hai cô con gái. Tôi nhìn Ula, khâm phục.
Ula đưa tay nhận bó cành giâm và nói:
- Mình cảm ơn bạn rất nhiều, rồi cây sẽ rất đẹp cho mà xem! Đương nhiên bạn không còn gì cầm trên tay nữa. Ngày mai mình sẽ cùng Judyta đi mua. Cây sẽ ra hoa rất đẹp cho mà xem!
Cô bạn láng giềng đáp:
- Mình tính thế này, các bạn mà trồng đổi bên, một cành phía bên này hàng rào, một cành phía bên kia hàng rào, thì chẳng những lũ chó sẽ không phá hỏng được mà cây sẽ bện vào nhau, nom rất đẹp!
Các bạn có thể hình dung tôi cảm thấy thế nào. Từ lâu tôi đã không còn là một cô gái bé bỏng hay ghen tị nữa cơ mà! Thậm chí có lúc tôi còn nghĩ mình là người tốt tính. Nhưng thật xấu hổ! Một đặc điểm trong tính cách của tôi. Tôi muốn thỉnh thoảng mình được là Ula! Vì đối với cô, đứa con gái đầu là đứa con gái đầu quan trọng nhất, còn đứa con gái thứ hai là đứa con gái thứ hai quan trọng nhất.
Tosia đã tháo cái khuyên đeo mũi, vì cái lỗ trên mũi nom rất bẩn. Và nó không thích nữa. Tôi hy vọng nó sẽ không gặp phiền toái gì khi bị sổ mũi.
Ngày mai Hirek sẽ về.
Xanh Lơ không thư từ gì.
Sao những người đàn ông này lại là những kẻ khiến người khác phải bực mình như vậy?
* * *
Hirek không gọi điện. Tôi gọi vào di động – gã tắt máy. Tôi chẳng biết xảy ra chuyện gì. Tôi chẳng biết có chuyện gì, tôi chẳng biết có chuyện gì, có chuyện gì. Tôi đã biết là sẽ như vậy. Tôi nghi ngờ. Lúc nào tôi cũng thấy vậy. Mọi thứ đều quá đẹp đẽ để có thể là sự thật. Tôi không biết phải làm gì bây giờ. Tôi không thể tìm được chỗ cho mình. Tại sao ông mặt trời vô tích sự kia lại tỏa nắng, mặc dù gã không gọi điện! Tôi thích trời đổ mưa.
* * *
Tôi đến tòa soạn. Có thư của Xanh Lơ.
Chị Judyta thân mến,
Tôi đã cố gắng làm theo gợi ý rất rõ ràng của chị: “Nếu tôi có thể giúp đỡ anh trong các vấn đề gia đình”, và chị nghe đây, tôi viết thư cho chị, còn chị trả lời tôi khô khốc như với người xa lạ. Hay là cần có một chút empatia? Nếu từ này quá khó thì tôi xin nhắc chị bằng Từ điển tiếng nước ngoài của Nhà xuất bản Khoa học Quốc gia: empatia có nghĩa là, “đồng cảm với một người nào đó và nảy sinh trong mình những cảm xúc mà người kia đang có”. Cho nên nếu chị có khả năng empatia, dù chỉ chút xíu, thì có lẽ chị đã không bỏ rơi tôi. Liệu có phải không có thư của chị thì tôi hết chịu nổi không nhỉ?
Còn bây giờ là câu hỏi chính: chị có thông tin nào có thể làm hài lòng chị em phụ nữ? Tôi xin cảm ơn trước.
Ôi, Xanh Lơ, anh nhất định không phải là đàn ông. Anh đừng ảo tưởng.

Tôi đọc một bức thư khác, thú vị:
Thưa chị,
Em không biết có phải em là một người con gái không bình thường, hay là thế giới quanh em chẳng ra làm sao. Em không biết vì sao em đã hai mươi tám tuổi đầu mà lại phải từ bỏ những ước mơ chỉ vì người yêu của em cho rằng đó là không tưởng. Chúng em yêu nhau đã bốn năm nay. Em đã phải nhượng bộ khi anh ấy bảo còn chưa đủ chín chắn để lập gia đình. Em không nài ép gì, em nghĩ đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Có điều, trong suốt bốn năm trời yêu nhau, không một lần nào anh ấy nhớ đến ngày sinh nhật và ngày lễ thánh của em. Khi em bảo, em bực mình, anh ấy phản ứng gay gắt và nói là anh ấy không thích bị ép buộc. Em không hiểu có chuyện gì nữa – đối với em, quà tặng chứng tỏ người ta có nhớ đến nhau, có tình cảm đối với nhau. Anh ấy cười nhạo em rồi bảo em cần phải có một chàng hoàng tử cưỡi ngựa trắng cơ – rằng như thế thì trẻ con lắm.

* * *
Chẳng hiểu tại sao những chuyện xúi quẩy như thế này cứ hành hạ tôi. Và đến khi nào chúng mới buông tha tôi. Chẳng hiểu tôi có tội tình gì mà cứ mắc vào những chuyện như vậy. Tôi không còn cầu mong cho ai bị đậu mùa nữa, tôi mừng khi Tosia vẫn thường lui tới với bố nó và nó quý thằng em cùng cha khác mẹ. Thế nhưng một kịch bản như thế này thì ngay trong những giấc mơ táo bạo nhất tôi cũng không nghĩ ra.
Ula đứng bên hàng rào và hỏi hôm nay tôi có xem bản tin thời sự hay không. Không. Tôi không xem. Có lẽ tại tôi ốm. Tôi xem phim tài liệu và phim tình cảm. Tôi không xem những tin vặt vãnh, có lẽ tại tôi ốm. Tôi nhận thấy Ula có vẻ băn khoăn. Tôi hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
- Cậu mà xem bản tin thời sự hôm nay thì hay biết mấy. Mình sang nhà cậu xem chương trình Toàn cảnh nhé, – Ula nói.
Chắc có chuyện gì, tôi gọi điện hỏi mẹ, có chuyện gì không hả mẹ. Mẹ tôi vẫn thường xuyên xem bản tin thời sự. Vì thế mẹ hay bảo tôi phải xem chương trình thời sự, vì… Chẳng phải chỉ tại vì những người trí thức phải xem bản tin thời sự. Thế ai bắt con phải đi dạo lúc bảy giờ ba mươi tối hồi thiết quân luật nào? Mẹ tôi không nói, chỉ hỏi thăm Tosia.
Tosia ổn.
Ula sang nhà tôi xem Toàn cảnh, mang theo hai ly rượu.
Có chuyện gì nhỉ?
Chương trình Toàn cảnh bắt đầu. Ula nói:
- Uống đi!
Thì uống.
Và đây rồi.
Hieronim K. Kẻ bị tình nghi là thủ lĩnh của một băng cướp ở X đã bị bắt giữ. Và đây là vợ gã đến dự phiên tòa sơ thẩm. Đây là các con của gã. Hai đứa. Chúng vui vẻ. Đây là sếp của gã. Ít hứng khởi hơn. Đây là hồ sơ vụ việc. Đây là lời bình. Rằng từ mấy tháng nay, đội đặc nhiệm… Rằng lực lượng cảnh sát dũng cảm đã nhằm… Rằng tại sân bay, nghi can đang tay bắt mặt mừng với vợ sau khi từ London trở về…
Hirek. Đúng trăm phần trăm. Tôi nốc một hơi cạn ly rượu. Ula san bớt ly của mình cho tôi và đi lấy chai rượu. Tôi tắt tivi. Ula quay trở lại. Con Borys nằm bên cạnh lò sưởi, con Zaraz định cắn đuôi nó. Tôi uống cạn ly thứ hai. Ula cười và nói.:
- Nếu không bị tóm thì chắc chắn hắn ta sẽ gọi điện đấy. Nhưng biết đâu do nhầm lẫn nhỉ.
Kẻ cướp thì đúng là chó thật, thế nhưng chuyện có vợ? Đồ lừa đảo.
- Chắc chắn hắn cần cậu, – Ula nói và rót tiếp ly rượu nữa.
Chắc chắn là như vậy! Mình đúng là con ngốc. Chẳng lẽ không có gì là lạ khi mình không biết số điện thoại bàn của gã? Chỉ biết số di động thôi. Rồi chuyện gã ra đi đột ngột. Gã có lái xe riêng. Tại sao gã không tiễn mình cùng với người lái xe này? Vì vợ đang chờ. Mình đã để cho người ta lợi dụng mình như vậy. Trời đất ơi, chẳng bao lâu nữa mình tròn bốn mươi, còn con gái mình không lâu nữa sẽ đến tuổi thành niên, thậm chí có thể xăm hình lên người, thế mà mình vẫn ngu lâu như vậy! Rõ là như vậy chứ còn gì!
Ula cố an ủi tôi, rằng tất nhiên tôi đã phải làm cho gã để ý.
Thậm chí tôi không căm thù đàn ông. Tôi nát tan rồi. Xem ra, nếu có ai đó chữa trị được cho tôi, thì đó là anh chàng bác sĩ thú y. Còn nếu có ai đó rồi ra sẽ để mắt đến tôi, thì đó là mafia.
Xin cạch đàn ông.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:08:53 | Chỉ xem của tác giả
TÔI MUỐN XUỐNG VÙNG THẤP



Tôi tự mình trấn tĩnh một cách chậm chạp. Có lẽ tôi đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn với Cựu chồng. Ít nhất mọi chuyện cũng rõ mười mươi. Tôi không hiểu cớ sao những chuyện như thế này lại cứ nhằm vào tôi. Không biết xác suất là bao nhiêu nhỉ, để ở tuổi ba mươi bảy người ta gặp được một người đàn ông, yêu, rồi mới vỡ lẽ ra gã là kẻ cướp? Rõ là Chúa đã ném tôi lên vùng xác suất cao. Tôi muốn xuống vùng thấp.
* * *
Từ hôm nay tôi không để việc lại nữa. Sáng dậy tôi tập thể dục. Sau đó làm việc đến hai giờ chiều. Tiếp nữa ra vườn. Rồi lại làm việc. Tôi bắt tay vào việc dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn. Tối nay tôi sẽ dọn dẹp mấy cái tủ bếp. Ngày mai dọn toilet và buồng tắm.
Tôi phải bắt đầu sống bình thường. Không một gã đàn ông nào, cho dù đúc bằng vàng, được bén mảng tới đây.
* * *
Hirek gọi điện. Bảo sẽ giải thích mọi chuyện. Bảo tôi là đôi mắt của gã. Vân vân.
Tôi yêu cầu gã hãy để cho tôi yên.
* * *
Đêm qua có người đi dưới cửa sổ nhà tôi. Tôi biết, chẳng có chuyện gì đâu, thế nhưng tôi vẫn sợ. Tôi không ngủ. Tôi gọi điện cho Ula. Ula hứa sẽ quan sát qua cửa sổ. Lúc ba giờ đêm, nghe cô ấy hô:
- Trộm.
Ula nhìn thấy có người nhảy qua hàng rào chung của hai nhà. Chúng tôi gọi điện cho cảnh sát. Cảnh sát đang dẹp cuộc ẩu đả ở tận đầu kia thị trấn. Kẻ lạ bỏ chạy. Chúng tôi bàn nhau, gọi công ty bảo vệ. Buổi chiều người ta đến lắp chuông báo động. Chúng tôi được cấp thêm hai bộ điều khiển để báo khi có kẻ đột nhập. Khi bị đột nhập chỉ cần nhấn nút.
Tại sao tôi lại muốn rời khỏi nơi này?
* * *
Hôm qua tôi và Tosia xem phim Hồ sơ tuyệt mật. Con Borys nằm trên đivăng, con Zaraz nhảy nhót loạn xị cạnh bình hoa, tôi quẳng nó ra tiền sảnh. Chúng tôi ăn pizza đặt qua điện thoại – Tosia không phải là đứa biếng ăn. Nữ đặc vụ Scully lẻn vào căn phòng tối om, trong đó có tên giết người cải trang thành quái vật đang phục. Nữ đặc vụ Scully giả vờ như không hay biết gì, bò vào dãy nhà kho. Khẩu sung lục nhỏ xíu trong tay lăm lăm chĩa ra phía trước, chúng tôi nghe thấy cả tiếng thở của tên quái vật kia!
Đúng lúc đó, một đám đàn ông mặc đồ đen, súng lăm lăm trong tay, ập vào. Không phải trên tivi. Nhà chúng tôi. Vào nhà.
Miếng pizza rơi khỏi tay Tosia. Tôi lo ngại.
- Có kẻ đột nhập vào nhà này! – một người hô to. – Mật khẩu.
Nữ điệp viên Scully bị tên quái vật tấn công, khẩu súng lục nhỏ xíu của cô văng ra, trượt trên nền nhà rộng.
- Mật khẩu!
Tosia nhặt miếng pizza rơi trên thảm lên.
- Quân ta hả? – con gái tôi lịch sự hỏi.
Tôi không biết nó thừa hưởng đâu ra chút ít nhã nhặn này nữa.
- Chúng tôi cần kiểm tra căn nhà, chúng tôi nhận được tín hiệu bị đột nhập.
Lạy Chúa, họ chỉ là những người bảo vệ tôi, chứ không phải lũ cướp đột nhập nhà tôi! Tạ ơn Chúa! Rất tiếc, họ phải kiểm tra ngôi nhà.
Gian bếp bề bộn, tôi đã lôi những thứ cần cọ rửa trong tủ ra và chất một đống. Mai tôi mới làm nốt. Buồng tắm bề bộn, vì ngày mai tôi mới dọn. Cả toilet nữa! Phòng Tosia bề bộn, nó chưa dọn nên chưa xong, vì nó có toàn quyền đối với chỗ của mình trên trái đất này. Họ kiểm tra mọi ngóc ngách. Tôi cam đoan với họ là nhà chúng tôi không bị đột nhập. Rất tiếc, do không nhớ mật khẩu của nhà mình nên tôi phải gọi điện hỏi Ula. Ula nhớ. Tôi nói mật khẩu. Họ rút lệnh báo động nhà bị đột nhập. Toán người nhìn tôi ngạc nhiên. Khi họ đi ra, con Zaraz lao vào chân họ. Các bạn thử đoán xem, nó đang nghịch cái gì? Bộ điều khiển báo động đột nhập!
Người thứ hai trong tổ đột nhập ra đến cửa ngoái lại, nói:
- Chị phải lắp khóa đi. Chúng tôi vào nhà được vì cửa để mở đấy.
Tôi phải lắp khóa chứ gì. Để thay đổi nếp sống, tôi sẽ lắp ổ khóa chết tiệt này.
* * *
Hirek gọi điện.
Chết tiệt, hắn gọi làm chó gì chứ?

* * *

Tôi thực hiện rất nghiêm túc kế hoạch làm việc. Hôm nay tôi cũng đã tập thể dục nữa. Chín giờ sáng tôi ngồi vào bàn máy tính. Tôi lấy một chiếc phong bì.
Thưa tòa soạn,
Tôi có rất nhiều khó khăn và những vấn đề, nhưng có một chuyện tôi không chịu nổi. Xin hãy cứu tôi! Trong nhà tắm của tôi có những con gì bé tí tẹo, hầu như trong suốt, không cánh. Tôi chẳng biết đó là con gì và làm thế nào để diệt chúng.

Chị thân mến, chị có thích đổi cho tôi không nào? Tôi đổi người tình của tôi lấy con mọt của chị. Thậm chí tôi có thể lấy hết sạch lũ mọt đó. Phái chăng chị ao ước những khốn khó còn tồi tệ hơn? Làm một người vợ bị ruồng bỏ, có con gái đeo khuyên trên mũi và người tình là mafia chăng? Chị hãy đi mua một con dê cái và nhốt nó cùng với lũ mọt chừng ba tuần lễ. Rồi sau đó thả con dê ra. Lũ mọt ắt thôi làm phiền chị…
Tôi sẽ không đeo đẳng nỗi bực tức của tôi. Bây giờ tôi sẽ làm việc chuyên cần.
Thưa chị,
Mọt không lớn, 7-10 mm, mềm mại, một loài côn trùng không cánh, giống như một con cá nhỏ xíu. Thân nó phủ lớp vảy xám bạc óng ánh. Những con côn trùng sống đơn lẻ này thường hay gặp trong các ngôi nhà lắp ghép. Mọt ưa những nơi ẩm, ấm và tối. Chúng thường sinh ra trong những ngăn nhỏ bên dưới bồn rửa, nơi đặt ống thoát nước, dưới bồn tắm, dưới thảm trải sàn. Bật điện sáng lên là có thể nhìn thấy.

Có lẽ chỉ có mình tôi là mù quáng. Tôi nhận biết mọi thứ qua những gì nhìn thấy. Và đây, Cựu chồng là một ví dụ. Anh ta đến và nói, anh ta không thể sống với tôi. Tôi sẽ không nghĩ về đàn ông nữa. Tôi sẽ nghĩ về lũ bọ. Luôn luôn như vậy. Chỉ lũ bọ thôi.
Mọt có thể bò trên bề mặt thẳng đứng, nhưng sần sùi – chúng không thể bò ra khỏi bồn rửa hoặc bồn tắm. Chúng thích đường, bột mì, tấm, hồ dán giấy bồi tường, thảo dược sấy khô. Quá trình trưởng thành khoảng một năm, chúng có thể sống tới ba năm.
Trứng mọt không thể nở, nếu nhiệt độ xuống dưới hai mươi hai độ. Chúng vô hại – rất hiếm khi làm hỏng giấy bồi tường hoặc sách vở…

Ly dị làm hỏng sách kinh khủng. Tôi không còn được một nửa số sách của tôi. Tất cả chỉ tại vì thế giới đầy rẫy đàn ông. Một thế giới đầy mọt còn khá hơn.
Bên dưới thảm trải sàn, dưới bồn rửa… phải được khô ráo. Nếu quá nhiều mọt thì có thể đặt thuốc nhử: “Detia Silberfischen Koderdose Baygon Ungezieferkoder” hoặc thuốc diệt gián. Hoặc có thể dùng aerosol thay thế. Chỉ phun vào những chỗ phát hiện thấy có mọt – mặt dưới bồn tắm và bồn rửa…
Tại sao để diệt trừ những con mọt bé xíu, xinh xẻo và vô hại người ta đã sáng chế tới ngần ấy thuốc độc? Tại sao không có ai sáng chế ra những loại hóa chất có thể phun vào bọn đàn ông vô lương tâm! Những chất ngăn ngừa họ xây tổ, không cho nhân giống đàn ông? Cựu chồng của tôi lại là người có lương tâm. Không lừa dối tôi bất kỳ lúc nào. Anh ta nói ngay một cách thành thật rằng, Jola là người đàn bà thứ hai trong đời anh ta. Anh ta thích vậy.
Phong thư thứ hai. Phải chăng Xanh Lơ sẽ lại chế nhạo tôi như mọi khi? Thế thì chẳng nghĩa lý gì.
Thưa anh,
Có một cách – theo ý kiến của một bác sĩ trị liệu – để gặp được một bạn tình chân thành, tốt bụng, nhạy cảm và thông cảm, trước tiên mình phải là một người như vậy.
Nếu quả tình anh hỏi tôi về lời khuyên trong chuyện đàn bà, thì tôi nghĩ, ngược với bề ngoài, đàn bà không cần gì nhiều. Họ muốn yêu và muốn được yêu. Có điều tôi không được rành cho lắm trong những chuyện như vậy, vì tôi không có được một tình yêu đẹp và bền lâu trong đời. Và khi nghĩ về tất cả những bức thư tôi đã gửi tới anh, tôi nhận thấy, nếu hôm nay tôi trả lời bức thư đầu tiên của anh thì có lẽ tôi đã viết khác. Nhưng lúc đó tôi đang trong tình trạng cười ra nước mắt. Là một người chồng bị vợ bỏ, anh viết thư gửi đến tòa soạn xin được giúp đỡ, và chính một người vợ bị chồng bỏ đã viết thư trả lời anh. Xin anh thứ lỗi cho tôi về bức thư đầu tiên đó – bức thư của một người đàn bà đau khổ và ưu phiền.
Bây giờ tôi đã từ bỏ ý định muốn nện cho đàn ông một trận và tôi sẽ trả lời hết sức thành thật: tôi biết, làm cho đàn bà ưng ý dễ như thế nào – hãy nghe cô ấy nói và không cần giải quyết ngay các vấn đề của cô ấy. Nghe là đủ. Đây chính là sự trợ giúp mà cô ấy thực sự cần.
Tôi khuyên anh hãy quan tâm tới cô ấy một cách tận tình và cụ thể. Nếu cô ấy thích hoa, thì phải được nhận hoa. Nếu cô ấy thích đi du lịch, hãy đi du lịch cùng cô ấy, cho dù phải vay tiền ngân hàng. Nợ trả sau. Nếu cô ấy thích những bộ phim tình cảm sướt mướt thì thỉnh thoảng anh hãy đi xem phim sướt mướt với cô ấy. Có nhiều chuyện còn tệ hơn phim sướt mướt ấy chứ – anh hãy tin tôi đi.
Ngoài những việc đã nói ở trên, việc còn lại chỉ là phải yêu nhau.
Thay mặt tòa soạn, tôi chúc anh được ưng ý…


* * *

Hôm nay Tosia đi học về muộn bốn tiếng! Tôi nghĩ mình đã bạc hết tóc rồi. Nó lại còn kể cả đống những chuyện vô lý, đầu tiên là thầy giáo chuyển tiết học tự chọn sang giờ khác, sau đó một chiếc xe Fiat nhỏ chui vào gầm một chiếc xe chở bê tông lưu động và có người chết, cho nên nó không thể đi đến nhà đứa bạn gái mà nó cần phải đến ngay sau khi tan học, vân vân…
Tôi bảo Tosia là nó nói dối. Tôi chẳng hiểu sao nó lại nghĩ ra toàn những chuyện vô lý để bao biện cho mình như vậy. Tôi không thể tin nó được. Thật đáng tiếc. Tosia òa khóc rồi đóng cửa ở lỳ trong phòng.
* * *
Chiều tối Ula sang nhà tôi và nói Krzys về muộn ba tiếng. Con đường duy nhất từ Warszawa bị ùn tắc vì một chiếc xe Fiat nhỏ chui tọt vào gầm chiếc xe chở bê tông lưu động. Tôi đi xin lỗi Tosia.
* * *
Tại sao con người ta, tức là tôi ấy, khi đang già đi thì quên mất một điều là phải tự hứa với mình sẽ không bao giờ làm một số việc nào đó?
Tosia thậm chí không nổi cáu. Chỉ bực mình.
Còn tôi nhớ lại hồi mình mười chín tuổi. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học tôi đi làm ở bệnh viện, chân lao công. Tôi nhớ hồi đó tôi thích làm bác sĩ lắm. Hồi đó làm như vậy là để kiếm điểm vào ngành y – tôi nộp đơn xin vào làm tại bệnh viện và được chấp nhận, bà trưởng khoa nghiêm nghị nói tôi phải có mặt đều hàng ngày từ lúc bảy giờ sáng, và đường công danh của tôi được bắt đầu như vậy đó.
Ngày đầu tiên tôi hăm hở dậy lúc sáu giờ sáng. Sáu giờ ba mươi tôi đã ngồi trên xe điện. Bảy giờ kém hai mươi, tại góc một ngã tư lớn ở Warszawa, xe điện của tôi va chạm một xe điện khác. Toa thứ hai trệch khỏi đường ray. Hành khách la ó, cửa xe không mở được, mùi thiết bị điện cháy khét khiến ai nấy càng thêm hoảng. Cuối cùng chúng tôi cũng chui ra khỏi toa xe. Tôi không có thời gian để sợ, tôi chỉ sợ muộn giờ làm mà thôi. Tôi chạy thục mạng trên đoạn đường còn lại (ba ga xe điện), vì xe điện không chạy được.
Tôi lao vào khoa khi đã muộn và tất nhiên người tôi gặp đầu tiên là bà trưởng khoa. Bà ta đứng ngoài hành lang như một bức tượng. Mặt bà hầm hầm, bực tức. Tôi than thở vì vụ tai nạn, bà ta ngán ngẩm nhìn tôi, rồi sai tôi đi cọ toilet.
Hôm sau tôi dậy lúc năm giờ ba mươi. Sáu giờ mười tôi ra khỏi nhà – trời tối, xám xịt, đầy sương mù – cuốc bộ đến bệnh viện. Tôi biết mình không được phép đến muộn. Tại một bãi rộng ở phố Plocka có một đám đông đứng chờ xe buýt. Xe đến, hành khách lên xe, một cô mới bước một chân lên bậc xe thì có một gã xô đến giật mất túi xách. Người phụ nữ ngã ngửa ra, hét ầm lên. Tôi chạy lại, vài hành khách trên xe buýt nhảy xuống đuổi tên cướp, cảnh sát cũng tới. Bảy giờ kém mười lăm, các anh cảnh sát rút sổ ghi tên tôi là người làm chứng. Bảy giờ hai mươi tám phút, một chiếc xe trang bị điện đài đỗ xịch trước cổng bệnh viện – vì tôi đã cầu cứu cảnh sát giúp đỡ.
Người đầu tiên tôi chạm trán là bà trưởng khoa. Bà ta hỏi sao tôi đến muộn. Sau khi nghe tôi phân bua, bà ta sai tôi đi cọ bể bơi.
Ngày tiếp theo tôi dậy lúc năm giờ ba mươi. Tôi lên chiếc xe buýt chỉ chở tôi được một đoạn. Trời mưa. Tôi xuống xe, tôi chỉ phải băng qua phố Wolska, và tới phố Kasprzak thì cuốc bộ. Tôi đứng bên rìa đường, đợi đèn xanh. Đứng bên cạnh tôi còn có nhiều người khác cũng đang vội đi làm. Thình lình một người vừa mới bước một bước xuống lối sang đường thì ngã vật ra, người run bắn, đập đầu đành đạch xuống mặt đường nhựa, sùi bọt mép. Một thanh niên kéo anh ta vào vỉa hè, kêu lên:
- Giúp tôi một tay, anh ta bị bệnh động kinh.
Mọi người giãn hết ra, còn tôi đứng ngẩn người.
- Cô đừng đứng đực ra như vậy, – anh thanh niên hét lên, – gọi giúp xe cấp cứu đi.
Đèn xanh, khách bộ hành qua đường, tôi đứng ngây như một con ngốc rồi quay gót chạy đi tìm bốt điện thoại.
Tôi có mặt tại bệnh viện lúc bảy giờ ba mươi lăm phút. Người đầu tiên tôi gặp là bà trưởng khoa. Hành lang lộn tùng phèo trong mắt tôi. Còn bà trưởng khoa thét lớn:
- Hôm nay lại có chuyện gì hả? Cháy nhà chăng? Động đất chắc?
Tôi nhìn bà ta rồi nói:
- Xin lỗi cô, hôm nay em ngủ quên.
Bà trưởng khoa tươi tỉnh mặt mày. Miệng cười tuơi rói. Mặt dịu hẳn.
- Cô thấy chưa? Lần này cô không nói dối. Thôi, vào làm việc đi.
Thực khó tin, phải không? Lúc đó tôi đã tự hứa với mình, tôi sẽ luôn luôn tin những gì người khác nói. Tôi chẳng hiểu tại sao tôi thấy khó tin, rằng người khác nói thật. Cho dù là sự thật khó tin. Tôi đã quên câu chuyện về bà trưởng khoa và hậu quả là ở đó.
Tôi quên rằng hồi còn non trẻ, khi có những chuyện vô lý và phi thường xảy ra với mình, tôi vẫn thường nghe: “Toàn điêu”. Hoặc: “Thôi được rồi, bây giờ thì nói thật xem nào.” Hoặc: “Bớt đi một nửa là vừa đấy.” Hoặc: “Cô biết không, chẳng qua là cô tưởng tượng quá đấy thôi…” Hoặc: “Cô toàn nói đâu đâu vô lý thế để làm gì hả? Cứ nói thẳng sự thật không được hay sao?” Và bây giờ tôi cũng đã cho Tosia xơi đúng một quả như vậy.
Tôi vẫn như trông thấy bà trưởng khoa bằng xương bằng thịt đứng trước mặt. Tay chống nạnh, tạp dề trắng toát. Hành lang bệnh viện chen chúc những cái giường kê thêm. Tôi ngửi thấy mùi lizol {Dung dịch xà phòng kali carbonate hòa với 50% krezol dùng để sát trùng tay, phòng bệnh viện và dụng cụ y tế}. Những từ: “Cháy nhà chăng? Động đất chắc?” xuyên qua mùi này và chui vào tai tôi. Và nụ cười mỗi lúc một thêm rạng rỡ của bà khi tôi nói dối là tôi đã ngủ quên.
Tosia ơi, mẹ đúng là ngốc và có trí nhớ kém quá. Con bỏ qua cho mẹ chứ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:11:04 | Chỉ xem của tác giả
RỒI CON KHẮC CHO MẸ THẤY!



Tosia đâm bổ từ trường về. Mặc chiếc áo len cổ lông. Nó làm gì có chiếc áo len nào như vậy. Quần xanh lá cây. Khi đi nó mặc bộ đồ bò màu xanh kia mà. Nhưng áo khoác thì đúng là của nó. Con bé kêu lên: – Rồi con khắc cho mẹ thấy!
Làm tôi nhảy dựng lên.
Giờ đây lòng tin đã được phục hồi. Như vậy đó. Sau những hiểu lầm vừa rồi liên quan tới mấy môn học tự chọn và chuyện Tosia đi học về muộn, bây giờ tôi hoàn toàn yên tâm. Thêm nữa, nó lại vừa mới đến thăm bố và chắc chắn nó quý thằng em trai và Jola hơn tôi, còn tôi, nó sẽ chỉ khắc cho tôi thấy!
Con gái tôi ở trong phòng của nó, còn tôi viết. Tôi làm việc.

Thưa tòa soạn,
Móng tay tôi nom đến là khiếp, loang lổ đủ thứ vết, và tôi không biết mình phải làm gì với những cái móng tay quỷ quái này cả. Tóc cũng chẳng kém, nhờn dầu…

Cứ bình tĩnh. Mình đang nhiều việc. Mình phải trả lời một số thư.
Monika thân mến,
Móng bảo vệ các đầu ngón tay trước tác động của những yếu tố có hại bên ngoài. Khi ngâm nước quá lâu hoặc tiếp xúc với hóa chất, móng dễ khô, gãy, tạo nên những nếp nhăn trên móng. Vì vậy khi làm một số công việc nhà như quét dọn, giặt giũ, quét vôi, quét sơn, ta phải đeo găng. Một số rối loạn trên móng tay là triệu chứng của những bệnh ngoài da như vẩy nến, eczema, mẩn ngứa, nấm, sùi. Một số bệnh có liên quan đến rối loạn hormone hoặc rối loạn chuyển hóa. Biểu hiện của những rối loạn đó có thể là bong tróc vảy trên móng, tạo nên những nếp nhăn ngang dọc.

Lạy Chúa, đúng là tôi sao nhãng việc chăm sóc hai bàn tay. Tôi bị nhiều nếp nhăn dọc trên móng tay mà chẳng để ý gì cả. Chẳng có gì là lạ khi chỉ có kẻ cướp để mắt đến tôi mà thôi.
Vitamin A, chất lecytyna, axit chanh, chất vôi, chất sắt, chất phốt pho, chất gelatin có tác dụng tốt đối với móng tay. Mỗi ngày nên ăn sáu gram gelatin. Có thể ăn thạch hoa quả hoặc ăn một thìa gelatin thực phẩm. “Gellavit” có chứa gelatin và vitamin A là một chế phẩm bồi bổ móng tay (và tóc). Đôi khi trên móng tay xuất hiện những đốm trắng, thường gọi là chứng rỗ móng. Có thể do thiếu một số loại vitamin hoặc thiếu chất sắt trong cơ thể, hoặc tồn đọng một số khoáng chất…
Lạy Chúa, tôi phải mua thật nhiều gelatin thôi. Có lẽ tôi đã bị rối loạn chuyển hóa. Tôi nhìn bàn tay đang lướt trên bàn phím của mình mà choáng. Nhất định tôi bị thiếu chất sắt và các muối khoáng khác. Tại sao móng tay tôi lại ra nông nỗi này? Tại sao con gái tôi lại hét toáng lên rồi nó khắc cho tôi thấy?
Tôi không bực mình. Chẳng phải vì tôi không được chuẩn bị để nghe những lời như thế, mà là tôi chợt nhớ tới mình trước đây… Cho một người khác biết một điều gì đó không phải lúc nào cũng hoàn toàn có lợi.
Có một lần, vì quá bực tức tôi chạy ra khỏi nhà, kêu ầm lên: “Rồi con khắc cho cả nhà thấy!” Nhưng Tosia lại chạy vào nhà, cho nên có lẽ sự việc không đến nỗi tệ hại. Cho đến thời điểm đó tôi vẫn được xem là một cô gái nhút nhát, vụng về, việc gì cũng có người làm thay, vì Judyta bé bỏng không thể, không biết và không làm nổi. Tôi thì khỏi phải nói, cứ thế tôi càng nhàn. Tôi không làm nổi một việc gì, đi chợ, thanh toán hóa đơn, quét dọn nhà cửa v.v.. Hoặc tôi hậu đậu, cầm gì cũng vỡ, cũng rơi, hoặc nhầm lẫn tờ một trăm zloty với tờ mười zloty, hoặc đổ nhầm nước rửa bát, hoặc khi giặt máy tôi cho bít tất bông màu đen lẫn lộn với đồ trắng. Tất nhiên mọi thứ đều được giặt sạch, mỗi tội tất cả áo quần trắng biến thành màu xám. Có thể kể ra đây vô số những việc tôi không hề đụng tay vào, tôi thì nhờ thế mà cảm thấy thoải mái, nhưng bố mẹ phiền lòng.
Cho nên khi tôi hét toáng lên, con khắc cho cả nhà thấy, là tôi đã tính đến khả năng, rốt cuộc có thể có bước ngoặt trong đời tôi, bởi lẽ tôi sẽ làm được mọi việc, tôi không còn vụng về. Thế nhưng tôi đã nhầm. Tôi đã chẳng chứng tỏ được gì. Chiều tối, tôi về nhà, người tê cóng, ho sù sụ. Vì bị cảm nên tôi không thể dự vũ hội mừng tốt nghiệp trung học phổ thông của bạn trai tôi.
Tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi thái độ của bố mẹ tôi. Bố mẹ không còn cuống quýt chạy quanh đứa con gái tội nghiệp, đứa con gái đã chứng tỏ mình có thể làm được những gì. Tôi thất vọng, lần đầu tiên trong đời tôi phải tự phục vụ khi ốm, không một ai thèm động lòng. Bố mẹ tôi cho rằng, một khi tôi muốn chứng tỏ mình thì bố mẹ sẽ không cản trở tôi. Mẹ tôi nghĩ bụng, nếu nó đã bực mình, bỏ nhà đi hàng giờ đồng hồ, không nói là đi đâu, thì nó có thể tự giặt lấy quần áo. Còn bố cho rằng, không có lý do gì để bố làm lái xe cho tôi trước mười giờ đêm, vì tôi có đôi chân khỏe. Dù muốn hay không muốn tôi đã buộc phải đột ngột từ bỏ vai một đứa con được bảo bọc và bắt đầu tự chịu một phần trách nhiệm trước số phận của mình.
Tôi không biết Tosia khắc cho tôi thấy cái gì.
Còn cô bạn tôi chứng tỏ với chồng cô ấy sử dụng máy khoan thạo hơn chồng, hậu quả là bây giờ cô vợ tay cầm khoan đi đi lại lại tìm chỗ khoan lỗ đóng đinh để gắn thanh treo rèm cửa, còn ông chồng ngồi chễm chệ trên ghế bành mà phán: “Dịch sang phải nữa đi”. Và thế là cô vợ tha hồ hạnh phúc. Tôi không bảo đàn bà chúng tôi đóng đinh chuẩn hơn đàn ông, vì phải đứng vững khi cầm búa trong tay. Hy vọng không lâu nữa ông chồng kia sẽ kiếm được một cô nàng không biết đinh là cái quái gì, và cô ta sẽ nói với anh ta, lúc này đã thành Cựu chồng yêu quý của cô bạn tôi: “Anh Misiaczek ơi, em làm rụng hết những cái que sắt trên tường rồi.”
Khi không còn là Misiaczek của cô bạn tôi nữa, anh ta tự ưỡn ngực, xông xáo làm những việc của đàn ông và chứng tỏ với vợ mình là một gã đàn ông thế nào.
Vậy cô con gái Tosia của tôi đã nghĩ ra trò gì nhỉ? Đúng lúc này nó bước vào nhà, miệng hỏi:
- Mẹ trông con thế nào?
Nó vừa làm đầu.
Nó muốn cho tôi thấy nó có kiểu tóc mới.

* * *

Thì ra bức thư về con ngựa trắng khiến tôi trút bực lên đầu đám đàn ông. Có một cô gái tuyệt vời nào đó thắc mắc, là cô ta có bình thường hay không, vì có con ngựa trắng đang hành hạ cô ta. Tôi viết bức thư tâm huyết trả lời cô gái.
Chẳng biết chị có hiểu đúng ý em hay không? Bạn tình của em coi việc nhớ đến ngày sinh hay các ngày lễ quan trọng khác là những sở thích đỏng đảnh. Anh ta không thích nói về chuyện trăm năm vì chưa sẵn sàng. Chị không ưa như vậy. Chẳng phải tại vì anh ta bảo là em thích hoàng tử cưỡi ngựa trắng. Mà là, thực ra anh ta có gì để cho nào?
Thà rằng cứ chờ đợi con ngựa trắng này còn hơn là bằng lòng với bất kỳ cái gì. Em mới hai mươi tám tuổi mà đã nhìn đời buồn như vậy sao.
Trong đời mình tôi đã nhận được rất nhiều món quà từ trái tim. Và rất món quà như vậy rất đáng để chờ đợi. Cho đến hôm nay, khi sắp đến lễ Giáng sinh… Ôi, tôi thích tháng Mười hai làm sao. Tôi thích từ lâu rồi, vì một số lý do. Kể từ tháng Mười hai, mùa xuân và mùa hè, hai mùa tôi thích, ngày càng tới gần. Tháng Mười hai ngày ngắn hơn, như thế có nghĩa là chẳng bao lâu nữa ngày sẽ dài ra, rực sáng, lấp lánh, ấm áp v.v... Ngoài ra, tháng Mười hai là tháng gồm toàn những công việc chuẩn bị và kết thúc các ngày lễ. Thêm nữa, tháng Mười hai, tháng đưa tôi dần tới mùa hè, là tháng của quà tặng. Một tháng thật đặc biệt.
Một trong những cô bạn của tôi được chồng mua tặng một bộ váy áo đắt tiền và tuyệt đẹp, cô bạn thò tay vào túi, thấy mảnh giấy, cô ta liền mắng anh chồng túi bụi vì đã mua đồ cũ, vì đã đê tiện đến mức giàu có như vậy mà còn dám làm thế và cô ta cầu cho quỷ tha ma bắt anh ta đi. Anh chồng, gã đàn ông, mặt tỉnh bơ, đợi một lúc, rồi sau đó bảo cô vợ, mụ đàn bà vừa nổi tam bành, hãy đọc xem mảnh giấy ấy nói gì, thì ra là hóa đơn anh ta mua ô tô mới tặng vợ, có ghi tên cô bạn tôi. Chiếc xe là món tặng thêm, ngoài bộ váy áo.
Tôi từng có một ông chồng trong đời chưa bao giờ nghĩ được ý hay như vậy.
Món quà quý giá đầu tiên tôi được nhận là của bà. Hồi đó tôi còn là một cô bé tham ăn. Bây giờ vẫn tham ăn, nhưng may mắn cho tôi là tham ăn những thứ khác. Hồi trước là món gà. Một con gà bình thường thôi, với hai chân và món thịt băm nhồi trong bụng. Đúng món thỉnh thoảng bà vẫn chiêu đãi chúng tôi, thế nhưng gia đình tôi có bốn người, mà gà chỉ có một con. Lúc tôi mười ba tuổi, thời bao cấp, là thời kỳ khốn khó đối với những cô bé tham ăn, thịt gà khi đó là của hiếm.
Tôi ước ao một ngày nào đó tôi sẽ được ăn một mình một con gà, và cậu em tôi, thằng bé được cả nhà cưng chiều, sẽ không tranh giành với tôi món thịt nhồi hay món chân gà nữa, vì cả con gà sẽ là phần tôi. Đó là niềm mơ ước bình thường, hồi trước tôi đã nói ra bên bàn ăn và bị cả gia đình phản đối.
Tháng Mười hai đến, trong đêm Giáng sinh mọi người ăn uống no nê, hát thánh ca, nến sáng lung linh, chúng tôi lao vào tìm những gói quà nhỏ, chất đống dưới gốc cây thông Noel. Và chuyện gì đã xảy ra? Tôi vớ được một con gà quay đẹp đẽ, da giòn tan, bụng nhồi thịt, đựng trong chiếc hộp đựng giày. Ôi, tôi sung sướng làm sao. Bà tôi, vẻ xin lỗi, khoát tay về phía bố mẹ tôi, còn tôi hít hà con gà của tôi và đợi cho đến nửa đêm, khi ngày 24 tháng Mười hai ăn chay đã qua, để tôi có thể chén cả con gà này. Lúc đó tôi còn nhận được rất nhiều thứ quà khác. Là những quà gì thì bây giờ tôi không còn nhớ nữa. Nhưng con gà thì tôi nhớ. Vì con gà là món quà từ trái tim.
Bây giờ tôi nhận được nhiều món quà như vậy.
Một lần, tôi nhận tặng phẩm được gọi là một triệu quả chuông nhỏ của Hoàng tử Tí hon, do một chàng trai tôi yêu say đắm và hồn nhiên tặng. Anh ta đề: “Anh tặng em những quả chuông nhỏ này…”. Tôi giữ gìn chúng hết sức cẩn thận, không đánh mất một quả nào, dù tôi chuyển nhà đi đâu…
Có lần món quà tôi nhận được nhân ngày lễ thánh là một chuyến đến thăm tôi của người yêu đến từ một nơi rất xa xôi. Ôi, mẹ của con ơi, giá mẹ biết được con đã yêu anh ấy biết nhường nào! Tức là Cựu chồng ấy!
Cách đây hai năm, vào dịp sinh nhật tôi, Tosia tặng mẹ bức tượng Pegasus {Con ngựa có cánh trong thần thoại Hy lạp, biểu tượng của thi hứng} – mười hai giờ đêm con gái đứng ngoài cửa và trao cho tôi. Một con ngựa xanh, đẹp, khắc trên gỗ, yên cương màu xanh lá cây, hai cánh xinh xẻo lắp vào hai bên yên cương, hôm nay nó vẫn được để trên bàn làm việc của tôi. Bức tượng cùng chuyển nhà với chúng tôi và chưa hề sây xước chút nào.
Khi tôi buồn, Ula thường mang sang một cái giỏ mây đựng những món quà khiến tôi vui lên.
Hoặc Agnieszka, luôn tìm ra một trong những điều tôi ao ước mà cô em họ có khả năng thực hiện, để thực hiện. Cô ấy vất vả mãi mới kiếm được một chiếc cào cỏ tặng tôi, vì những ngày nắng đẹp, tôi rất thích dọn vườn.
Và vân vân.
Tiếc là tôi không thể kể ra tất cả các món quà, các tặng phẩm mà tôi còn nhớ trong đầu, và cho dù không một món quà nào là chiếc ôtô, nhưng chúng quý giá hơn tất cả xe ôtô trên thế giới này cộng lại. Cô gái ơi, hãy chờ đợi những món quà quý giá nhất hạng đó, những món quà không cần mất tiền mới mua được, và không cần phải đi cửa hàng cửa hiệu – mà chỉ cần một chút quan tâm và tấm lòng. Chẳng hạn, từ hai miếng bánh mì người ta có thể chế biến thành hai chiếc bánh nướng mừng sinh nhật và trao cho nhau qua hàng rào. Đó là từ một thứ nguyên liệu quá bình thường, người ta đã làm được một món ăn ưa thích, thậm chí sang trọng để mời nhau. Đó là người ta đã cất công vượt hai nghìn cây số để đến gặp bạn đúng ngày đã hẹn. Đó là tặng nhau một triệu chiếc chuông nhỏ, bức tượng Pegasus, hoặc chiếc cào để làm vườn.
Những món quà quý giá nhất hạng đó có thể trao, không phải áy náy gì, nhưng với điều kiện phải để tâm suy nghĩ xem món quà gì sẽ đem lại niềm vui cho một người thân thiết và để người ấy cảm nhận được tình yêu. Khi yêu nhau, người ta thậm chí có thể hái sao trên trời để tặng nhau kia mà.
Còn chị, chị xin chúc em cũng được như vậy, chị cũng thuộc số những người phụ nữ ao ước có con ngựa trắng và chàng hoàng tử phi thường kia. Tại sao lại không nhỉ? Chị hy vọng điều này không bao giờ bỏ qua chị. Em đừng để cho mình bị tước mất những giấc mơ và niềm vui. Một người đàn ông không khơi dậy được gì, thì em cần mà chi – hãy để cho anh ta đi.
Xin gửi em lời chào thay mặt tòa soạn…

* * *
Ôi, Xanh lơ viết cho tôi thật là dễ thương!
Phải chăng những bức thư chúng tôi gửi cho nhau đã lạc nẻo? Anh ta không đợi trả lời.
Chuyện hoàn toàn nghiêm túc – tôi lấy làm tiếc chị đã thất vọng như vậy. Tôi không biết chị chung sống với chồng được bao nhiêu năm, tuy nhiên mỗi cặp vợ chồng phải chia tay đều đáng thương. Hậu quả người phụ nữ phải gánh chịu nặng nề hơn nhiều so với đàn ông. Tôi hy vọng chị sẽ gặp được một người chồng xứng đáng với chị.
Ôi, Xanh Lơ, nếu anh trích dẫn lời của Hirusie thì chắc tôi đã thích anh. Thế nhưng tôi không còn mắc lừa những lời lẽ ngon ngọt, dễ nghe về đàn bà nữa rồi. Bởi đó chính là cái bẫy mà tôi đã mắc phải. Nhưng những lời của anh dành cho tôi dễ thương lắm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:14:15 | Chỉ xem của tác giả
ĐƯỜNG KHÔNG LÀNH ĐÂU



Mưa rơi không ngớt xuống làng chúng tôi. Trời trút nước có lẽ đã hai ngày nay rồi, hễ trời mưa là đường làng vắng tanh vắng ngắt. Tôi buồn thiu, ngồi lì bên máy tính, trời mà mưa là y như rằng tôi buồn, thay vì viết, tôi rầu rĩ di chuột chạy khắp màn hình, bởi làm sao trả lời nổi các bức thư khi trời cứ mưa rả rích mãi. Mưa như vậy chỉ làm cho đường sá lầy lội. Đường lầy thì không ai thèm ngó ngàng đến tôi, chẳng có chuyện gì xảy ra. Cho nên khi hồi chuông đầu tiên vang lên, tôi không để ý. Đến hồi thứ hai tôi đứng phắt dậy, không dám tin. Bùn lầy thế kia mà có hai người lạ mặt đang đứng trước cổng nhà tôi – một người phụ nữ và một người đàn ông, khá trẻ và hoàn toàn xa lạ. Tôi trùm áo khoác lên đầu, ra mở cồng. Khi ra đến nơi, tôi ướt hết cả người vì chạy nhanh. Thấy vậy mấy người lạ thốt lên, lạy Chúa!
Thì ra, ngay phía trước đường ray, chiếc Fiat của họ đang đứng ì giữa vũng lầy mà người làng luôn biết tránh mỗi khi trời mưa, nhưng người lạ không biết nên đã lao vào đó. Cái hố này có đặc điểm hễ sa vào là xe không thể thoát ra được nữa, đương nhiên là lúc trời mưa. Tôi đã bị sa xuống đó hôm đến xem đất lần đầu. Cô gái và chàng trai sợ hãi, người ướt sũng, trông họ thật đáng thương. Họ không dùng điện thoại di động làm tôi thấy cảm tình. Họ chỉ nhờ tôi gọi điện, yêu cầu xe cứu hộ giao thông tới.
Tôi nhìn cô gái, tím tái từ đầu đến đầu gối vì dầm mưa, còn từ đầu gối xuống bàn chân thì bê bết bùn đất. Anh bạn đồng hành của cô ta chỉ bị ướt thôi. Tại vì cô gái đã cố hết sức đẩy chiếc xe này. Tôi không chịu nổi những người đàn ông bắt những người đàn bà của mình đẩy xe ra khỏi vũng lầy. Bản thân tôi có lần đã đẩy xe cho Cựu chồng. Những người đàn bà bên những người đàn ông kiểu như vậy khiến chúng ta chạnh lòng thương cảm, cho nên tôi đã mời hai người vào nhà uống trà, trước khi giúp cho xe của họ ra khỏi vũng lầy.
Chúng tôi chào hỏi và xưng tên. Họ bước vào. Tôi đi đặt nước, họ gọi điện đi đâu đó. Tôi bước vào phòng mang theo khay trà.
- Đừng cho nhiều đường như vậy, – anh chàng lạ mặt quát cô bạn đồng hành.
Cô gái rụt tay khỏi lọ đường, mặt đỏ bừng – đã lâu lắm rồi tôi không thấy ai đỏ mặt. Nếu như trước đó tôi đã có chút cảm tình với anh chàng kia, thì bây giờ chút cảm tình đó đã biến mất tăm.
- Đường không lành đâu, chị cũng công nhận như vậy phải không?
Phải, tôi công nhận như vậy, tôi cho một thìa rưỡi đường, tôi thấy thương cô gái xinh đẹp này, cô gái muốn làm cho cuộc đời mình thêm ngọt ngào một chút.
- Tại vì, chị biết không, – gã môn đệ của tôn giáo trà không đường nói tiếp, – phụ nữ dễ béo phì, vì thế Ania không nên uống trà đường, sẽ béo phị ra đấy. Em đã bảo cô ấy bao nhiêu lần rồi mà cô ấy cứ quen thói. Khi đến chỗ này em đã nói ngay: chúng mình sẽ bị sa lầy mất thôi. Thế mà cô ấy cứ bắt đi đến nhà bà dì. Và chúng em đã bị sa lầy, – anh chàng hớn hở nói. – Em nói có sai đâu.
Tôi liếc nhìn đôi chân ướt sũng của cô gái, họ để giày ngoài hiên nhà.
- Chắc chắn xe cứu hộ giao thông không sớm hơn một giờ nữa mới đến được chỗ cái hố này, –chàng trai vui vẻ nói tiếp. – Chị thật đáng quý, lại cho chúng em uống trà. Chị không có hàng xóm hay sao? Em đã bảo thời tiết như thế này thì chớ có ra khỏi nhà. Có một lần em cùng Ania đi Zakopany {Vùng rừng núi, một trung tâm du lịch ở phía Nam Ba Lan}, em vốn thích núi non và muốn leo núi, thế mà ngay khi còn trên xe lửa em đã biết chuyến đi sẽ không thành công, đôi khi con người ta linh cảm như vậy đó. Và ngay ngày đầu tiên Ania đã bị trẹo chân ở Kalatowki, em đã bảo trước, nhanh chân lên em, bởi trước lúc hoàng hôn chúng mình sẽ gặp chuyện không may, và chị thấy đó! – Máu đắc thắng vang lên trong giọng anh ta nghe thật nham hiểm. – Tai nạn đã xảy ra. Cả chuyến đi hỏng bét. Có đúng như vậy không nào, em yêu.
“Em yêu” gật đầu công nhận, cụp mắt nhìn xuống đất.
- Như vậy đó, đời cứ hành hạ con người ta. Chẳng dễ dàng gì. Bây giờ chúng em sẽ đợi, không biết vụ gọi xe cứu hộ này sẽ tốn bao nhiêu đây, rồi em sẽ phải chi khoản tiền đáng lẽ có thể dành dụm. Bọn cứu hộ giao thông chặt đẹp người ta trên mỗi bước đi, đúng vậy không nào?
Tôi không cảm thấy mình bị lừa đảo trên mỗi bước đi (quên Hirek rồi), nhưng cô Ania nhìn tôi bằng ánh mắt khiến tôi phải gật đầu.
- Trời thì mưa, mưa mãi thôi. Kiểu này sẽ rả rích suốt tuần cho mà xem, – gã đàn ông có vẻ hả hê. – Em hy vọng trời chỉ tạnh khi em bị sổ mũi. Năm kia em bị viêm phế quản, em cứ tưởng không bao giờ khỏi được, – mắt gã mơ màng.
Ania hắt hơi.
- Thế nhưng, ở đây chúng em quấy rầy chị, và theo kinh nghiệm thực tế của em thì sẽ còn phải đợi lâu. Thiên hạ có người còn chết ngắc ngoải vì đợi xe cấp cứu cơ đấy.
Trong vòng mười lăm phút tiếp theo chàng trai còn cho tôi biết, ngày tận thế dự kiến sẽ vào tháng Bảy, nhưng có vẻ như bị tính sai và đang đến rất gần rồi. Mưa sẽ kéo dài suốt mấy tuần tới, mùa hè sẽ nhanh chóng trôi qua, mùa đông nhất định nặng nề và sẽ làm khổ chúng ta. Anh ta sẽ bị viêm phổi, còn bộ chế hòa khí xe ô tô của anh ta chắc đã bị ngập nước rồi. Đường sá không đi lại được, Ania của anh chàng sẽ phát phì, còn anh ta luôn luôn nói, sẽ không có gì tốt đẹp cả đâu, và do vậy nỗi thất vọng không có cửa để tới với anh ta.
Nụ cười không biến khỏi gương mặt anh chàng. Nó tỏa ra kiến thức, ý thức, sự am tường thế giới và quy luật tự nhiên. Cô Ania ngồi cạnh anh chàng, khuôn mặt nhàu nhĩ, ánh mắt lo âu, tán thành và thụ động.
Khi anh chàng nhớ lại tất cả các trường hợp, như có kẻ không giúp đỡ người khác, không đến kịp thời, chậm trễ, thì trước cổng vang lên tiếng còi xe ô tô. Tôi đứng phắt dậy. Xe cứu hộ giao thông đã đợi ngoài đường.
- Họ đến rồi, – tôi khẳng định, nhẹ cả người.
- Nhanh thế kia ư? – Lần đầu tiên tôi nhận ra trên gương mặt anh chàng vẻ thất vọng. Ania nhoẻn cười, anh chàng im thin thít. Họ ra khỏi nhà.
Tôi đứng bên khung cửa sổ nhìn ra. Đằng Tây, mây đang nhường chỗ cho mặt trời. Từ phía Đông, cầu vồng vàng vọt chậm rãi bò ra. Những giọt nước rung rinh trên ngọn cỏ, mặt đất ướt loáng phản chiếu những tia nắng cuối cùng. Màn sương óng vàng dâng cao, bồng bềnh trôi.
Chiếc xe cứu hộ giao thông chạy qua trước, sau đó đến chiếc Fiat nhỏ. Chiếc Fiat làm nước bắn tung tóe, rơi rào rào. Với cái tội làm bắn bùn vào người đi đường, nhất định anh chàng sẽ gặp xúi quẩy cho mà xem, chẳng hạn bị người nào đó hắt nước vào trong xe do không vặn cửa kính. Hoặc là cảnh sát sẽ tóm được anh ta lái xe vượt tốc độ cho phép. Hoặc xe bị thủng lốp, bởi theo cách nghĩ anh ta, đời là đểu cơ mà.
Tôi chợt nghĩ, chính đời đểu cáng lại là niềm sung sướng đối với gã này. Anh ta luôn luôn trù tính đến những chuyện xúi quẩy, hắc ám. Không chút lạc quan, không chút vui mừng, không chút run sợ. Anh ta chỉ có nỗi thất vọng chẳng lấy gì làm dễ chịu – chẳng hạn, anh ta thất vọng vì chiếc xe cứu hộ giao thông kia đã tới quá nhanh. Tôi sẽ lấy làm mừng nếu như anh ta phải trả cho dịch vụ cứu hộ này một số tiền còn lớn hơn khoản anh ta cảm thấy bị chặt đẹp. Cầu cho anh ta rút cuộc cũng phải hứng chịu một cái gì đó từ cuộc đời này chứ
Ngày hôm sau, tôi ngồi vào máy tính và bụng bảo dạ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện đó.
Tôi đã trả lời mười hai bức thư buồn của mười hai bạn đọc gặp khó khăn, trong đó có cô bé mười ba tuổi muốn vay tòa soạn chúng tôi một ít tiền để bay sang Mỹ, vì cô bé bị điểm hai môn toán nên không biết về nhà phải ăn nói thế nào.
Có lẽ tôi phải liên lạc với trường của Tosia. Chẳng biết con gái tôi được điểm mấy.
Và tôi nghĩ thiên hạ đang có những gì họ muốn. Cho nên tôi không thương xót Ania nữa. Cô ta đừng có cho đường vào trà, khi có thể bị phát phì! Và sẽ chẳng bao giờ tôi kêu ca là mình khổ. Được cái may, tôi không có gã đàn ông nào bên cạnh.
* * *
Tôi dành Xanh Lơ lại sau cùng. Làm món tráng miệng.
Chị Judyta thân mến,
Chị đã thuyết phục được tôi, con gà của chị trong đêm Giáng sinh quả là tuyệt. Hay thật đấy. Tôi e rằng mình sẽ không bì kịp với những sáng kiến của bạn bè chị, thế nhưng tôi lại mong trở thành một trong bọn họ, nhất là khi tôi được biết qua thư của chị, chị đang yêu một người đàn ông hoàn toàn khác, người đã đến với chị từ miền xa. Hay đó chỉ là lãng mạn thi ca…

Lạy Chúa tôi, chuyện gì xảy ra vậy? Gà nào cơ?
Tôi nhìn vào màn hình – lạy Chúa – hai file bị gộp lại, tôi không thoát ra khỏi file của mình, lúc tôi đang điên tiết với Tosia, và tất cả các đoạn văn của tôi gộp nhau lại vào một bức thư, ôi cha mẹ ơi! Bức thư của tôi gửi cho cô gái nói về con ngựa trắng nối vào đoạn những hồi tưởng của tôi, và tất cả những thứ đó đã đến tay Xanh Lơ! Còn lũ mọt thì đến tay cô gái thất vọng về chuyện quà cáp.
Tôi sống để làm gì cơ chứ. Tôi thấy xấu hổ vì mình là một chuyên gia, là một người phụ nữ, là một người mẹ. Cứ bao nhiêu người phụ nữ, thì có một người bị lú lẫn như tôi thế này nhỉ? Bao nhiêu người nào?
Tôi chẳng có gì để mất cả. Tôi sẽ in lại bức thư gửi cô gái nọ, tôi sẽ viết thêm lời tạ lỗi – tôi đi đến tòa soạn.
Tổng biên tập hớn hở khi nhìn thấy tôi. Không một lời nào về âm hạch và sex. Ông ta yêu cầu tôi viết các tiểu phẩm vui, tình cảm, thân tình cho bạn đọc. Dưới dạng những bức thư. Một người khác sẽ tiếp quản mục thư. Vì “Judyta này, chị có thể sẽ viết cho đông đảo bạn đọc hơn, nhân tiện viết về những con mọt nữa.”
Và ông ta cười! Cười xong, ông ta tiếp:
- Và nhân tiện viết cho cả những người đàn ông bị vợ bỏ nữa.
Chân tôi khuỵu xuống. Có nghĩa là ông ta đã theo dõi toàn bộ thư từ! Phải chăng ông tổng biên tập chẳng còn việc gì khác để làm? Ông ta không phải lo công văn giấy tờ, chỉ đọc thư thôi hay sao? Kiểm tra tôi chăng? Định đuổi việc tôi chăng? Thế thì tại sao ông ta đề nghị tôi phụ trách hẳn một mục thường xuyên?
- Nếu cô định viết bài về sự cho và nhận, về việc nói chung thiên hạ quá chú ý tới tiền bạc, thế nhưng vẫn có những món quà từ trái tim, thì chúngt ôi ưu tiên in ngay.
Má tôi nóng bừng. Tôi cúi gằm. Ông ta đã đọc!
- Ngoài ra tôi muốn cô viết phóng sự. Hãy làm việc với trưởng ban. Bà ấy sẽ nói với cô rõ hơn.
Hoan hô!
* * *
Tôi trả lời bức thư mới nhất của Xanh Lơ. Thật là khó. Tôi không còn là một cô gái bé bỏng sợ trách nhiệm. Tôi không cho phép mình là đứa con nít ương ngạnh, tôi đã trưởng thành, một người đàn bà trưởng thành. Tôi phải nhớ điều này. Phải gánh lấy hậu quả của sự thụ động và vô tâm.
Thưa anh,
Do nhầm lẫn, anh đã nhận phải đoạn thư không dành cho anh. Vô cùng xin lỗi, xin anh bỏ quá cho, chuyện tương tự sẽ không bao giờ tái diễn, nhất là tôi đã thôi không còn phụ trách chuyên mục thư bạn đọc nữa.
Tôi xin cảm ơn anh về lời đề nghị kết bạn. Ngược lại với những mối quan hệ không mấy thành công của tôi trên một cơ sở khác với những người khác giới, tôi không thể phàn nàn việc không có bạn để vui vầy.
Xin gửi lời trân trọng thay mặt tòa soạn…
Tôi lại bị mất mặt trước một người đàn ông nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

26#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:16:59 | Chỉ xem của tác giả
TÔI KHÔNG THÍCH VIẾT PHÓNG SỰ!



Tôi mở phong bì bà trưởng ban vừa đưa. Toàn là những công văn giấy tờ ngu ngốc. Tôi không thích viết phóng sự chút nào!
* * *
Tôi không thể ngủ nổi. Tôi ngồi đánh vật với đống tư liệu đến tận một rưỡi sáng. Tôi không thể hiểu tại sao trên thế gian này lại xảy ra lắm chuyện như vậy! Nhà người ta có đứa con ốm nặng, đứa con ốm thập tử nhất sinh, đứa con đang thoi thóp, phải chăm nom suốt ngày đêm, thế mà một ông chủ tịch xã đang tìm cách đẩy người ta ra khỏi căn nhà mà người ta đã đến ở khi còn bỏ không cách đây sáu năm! Căn nhà nhỏ một phòng, và chuyện này làm tôi điên tiết đến nỗi không còn để tâm tới lỗ thủng trên mũi Tosia và mấy con mèo.
Sáng dậy, tôi mặc bộ váy áo, buộc tóc, kẻ mắt, nhét vào túi toàn bộ thư từ qua lại giữa bố mẹ đứa bé và ông cán bộ quan liêu rồi tới nhà Ula mượn máy ghi âm. Mặt tôi xanh như tàu lá vì tức. Ula không tin đây là tôi! Không có chuyện mắt bị nhòe, không có chuyện lảo đảo trên đế giày. Sau đó tôi mang máy ghi âm, đến Ủy ban Xã.
Tôi đợi trước phòng cô thư ký của ông chủ tịch phải tới hơn hai tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng cô thư ký đi ra thông báo, ông chủ tịch đang họp. Tôi sẽ đợi. Có khi ông chủ tịch không quay lại. Tôi sẽ đợi. Có khi ông chủ tịch đi công tác và đề nghị tôi để lại danh tính. Tôi sẽ đợi. Và về việc gì?
Tôi cười.
Sao mà cô thư ký cứ liên tục ra chỗ tôi đang đợi như vậy.
Sau hai giờ đồng hồ tôi chuyển chỗ ngồi. Khi cô thư ký mở cửa thì không thấy tôi đâu cả. Một lúc sau ông chủ tịch lao ra ngoài. Đâm sầm vào tôi. Vào máy ghi âm của tôi. Rất tiếc, ông không có thời gian để nói chuyện với tôi, thế nhưng ngày kia thì ông sẵn sàng.
* * *
Hóa ra ngày kia ông ta đi công tác và tôi có thể trình bày với cán bộ cấp dưới. Tôi trình bày. Mọi thứ ổn cả. Họ đã chiếm nhà một cách bất hợp pháp, biết làm sao bây giờ, xã rất thông cảm với căn bệnh hiểm nghèo của đứa bé, nhưng xã không có nhà. Xã mà có thì ngay bây giờ họ sẽ được phân phối. Thật mà.
Cơn tức trôi qua. Một gã điên rất tinh khôn đến thế chỗ.
* * *
Chưa hết chuyện! Suốt năm ngày liền tôi thu thập tư liệu. Tôi biết hết mọi chuyện về xã này, nhà cửa, cán bộ, viên chức, các vụ ký kết hợp đồng, và tôi còn biết cà phê ở căng tin Ủy ban Thành phố giá bao nhiêu.
Tosia cho mấy con mèo ăn, thậm chí còn tắm được cho chúng mấy lần.
Tại khu này có khu nhà cao tầng tuyệt đẹp chưa phân phối, tôi biết được là nhờ các bạn đồng nghiệp làm việc ở mấy tờ nhật báo. Những ngôi nhà này đang đợi, chẳng biết đợi gì. Dân thường không biết gì về những ngôi nhà này. Thuộc diện quản lý của xã.
Tôi lịch sự gọi điện đến ông chủ tịch, nhưng ông ta không có mặt, tôi lịch sự hỏi cô thư ký về hai căn hộ đang để không. Ba phút sau cô thư ký gọi lại, bảo tôi có thể nói chuyện với ông chủ tịch. Ông chủ tịch tỏ ra thân thiện, ông hỏi, liệu có thể giải quyết toàn bộ sự việc theo hướng hòa giải. Việc gì phải làm ầm ĩ.
Có thể, tôi nghĩ là có thể. Chẳng hạn, nếu xã phân phối cho họ căn hộ hai phòng thì việc gì tôi phải làm ầm ĩ. Ông chủ tịch nhanh chóng kết thúc cuộc trao đổi.
Nhờ bạn gái của anh bạn của Grzesiek – Grzesiek từng bị quản thúc cùng với anh bạn này – tôi được biết rằng, năm ngoái xã đã phân phối hai căn hộ. Một căn hộ rất rộng, đẹp, phân phối cho một phụ nữ chưa có nhà và ngay lập tức một vị trưởng ban của xã đã chuyển đến ở với người phụ nữ này, vị này hai năm trước đã bỏ vợ để đến sống với cô ta và khi đó họ đã phải thuê một căn nhà nhỏ. Còn căn hộ thứ hai, cũng không đến nỗi nào, rộng tám mươi mét vuông, hiện vợ của con trai một vị chủ tịch nào đó có họ khác họ chồng đang ở.
Tôi gọi điện cho ông chủ tịch. Ông ta không có mặt. Tôi lịch sự hỏi cô thư ký về trường hợp người đàn bà không nhà ngoại tình với chồng người khác và về cô con dâu nọ. Tôi vừa đặt ống nghe xuống, chuông điện thoại lại reo. Ông chủ tịch trân trọng mời tôi đi ăn trưa, để chúng ta làm rõ một số vấn đề, và từ đáy lòng mình ông muốn giúp đỡ cả gia đình kia lẫn người thật đáng quý như tôi. Bởi nếu như gia đình đó đúng là có hoàn cảnh khó khăn đến như vậy, ông ta mà biết sớm thì không bao giờ ông ta để xảy ra chuyện, vân vân.
Tôi tin.
* * *
Bốn giờ sáng, tôi viết xong bài báo về căn nhà nhỏ. Về xã, về ông chủ tịch, về các vị trưởng ban, về cô con dâu, về tiêu chuẩn và tiền bạc. Tổng biên tập gọi điện hai lần, trước khi tôi về đến nhà.
Rất tiếc bài không dùng cho tờ báo của chúng tôi được. Tôi đã biết trước.
* * *

Ông ta đã chuyển bài cho tờ nhật báo lớn nhất, mai nó sẽ đi. Tôi không biết trước!
* * *
Tôi không muốn phàn nàn, song tôi thất vọng. Mùa xuân đang thức dậy, tươi tắn, hiện rõ trên những hàng bạch dương, nhưng tôi buồn. Và tôi bị đau cổ. Chắc xương cổ của tôi bị thoái hóa.
Đầu tiên là đàn ông thoái hóa, tiếp đó là xương thoái hóa. Không ai thích tôi. Ngay Xanh Lơ cũng sẽ không viết thư cho tôi nữa. Tôi chẳng còn cần cho ai nữa rồi.

* * *

Ola gọi điện cho tôi.
Tôi quen Ola cách đây không lâu. Từ hồi mùa đông, khi tôi mời Agnieszka và Grzesiek đến ăn món khoai tây trộn tỏi, nướng với húng quế và phomát vàng. Tất cả những món ăn ngon lành đều gây béo phì, hoặc vô đạo đức – như Marilyn Monroe từng nói, cho nên tôi mới mời họ đến ăn món không béo bổ này. Nửa giờ trước cuộc hẹn, vợ chồng cô em họ gọi điện cho tôi, hỏi rằng họ có thể đưa mấy người bạn đang chơi ở nhà họ cùng đến được hay không. Được thôi. Tôi có đủ thìa, dĩa, dao ăn, còn mỗi món có thể chia thành nhiều suất nhỏ. Đúng là càng chia càng nhỏ, thế nhưng rốt cuộc có sao đâu.
Nhìn thấy người phụ nữ lạ, tôi buột miệng trầm trồ. Cô xinh đẹp, lại còn choàng một chiếc khăn voan tuyệt đẹp trên vai, khiến tôi mê luôn cả người lẫn khăn. Một người bạn tuyệt vời, quàng chiếc khăn voan xứ Florence, chồng cô chơi ghi ta cho chúng tôi nghe, đêm vui tuyệt diệu, mỗi tội món khoai tây trộn hơi ít. Tình cảm bạn bè nảy sinh từ hôm đó ngày càng thắm thiết, vì họ khiến tôi thích thú.
Hôm nay họ mời tiệc trong vườn. Và dứt khoát tôi phải đến dự. Tôi nói với Ola là tôi đau cổ. Người Đức bảo, đó là do bị mụ phù thủy cưỡi cổ. Tôi chẳng biết tại sao mụ tóm chính tôi. Chồng Ola là người Đức. Mụ ấy phải tóm Ola chứ.
* * *
Buổi tiệc rất tuyệt, nếu không đau cổ có lẽ tôi đã chơi tới số. Mặc dù không nói ra, nhưng những câu hỏi han sức khỏe đã ít nhiều cải thiện tâm trạng cua tôi. Nhưng nỗi đau trong lòng tôi không nguôi nổi. Tôi thấy dễ chịu chẳng qua nhờ được quan tâm kha khá mà thôi.
- Mình có thể làm gì giúp cậu được đây? – Ola hỏi. – Bọn mình có một thợ matxa tuyệt vời. Cái gì làm cậu vui được nào? Chưa bao giờ cậu như thế này cả, – Ola nói, ngồi xuống bên tôi. – Điều này tùy thuộc vào việc cậu sẽ cảm thấy như thế nào.
Câu nói này tôi nhớ rất kỹ, vì từ nhiều năm nay tôi vẫn vận dụng mỗi khi có cơ hội. Nhất là đối với thái độ vô vọng mà tôi đã chứng tỏ. Chao ôi. Chẳng có gì đến với tôi cả.
Lúc tôi sửa soạn ra về, Ola nói:
- Đợi mình lát, nhân dịp sinh nhật của mình, mình cũng có quà cho cậu.
Ola kêu to, bảo chồng cô giữ tôi nán lại, rồi chạy vội đi đâu đó. Tôi nghe thấy tiếng chân chạy trên cầu thang, rồi tiếng gọi:
- Szatsu, cái kéo đâu nhỉ?
Toi đứng trên cửa – kéo thì tôi có rồi – nhưng tất nhiên tôi ra bộ là tôi mừng khi được tặng chiếc kéo thứ hai. Món quà đặc biệt cũng khiến tôi mừng. Hay là cô ấy định làm một việc điên rồ nào đó, cắt đứt tôi khỏi nỗi thất vọng của tôi, hoặc một việc gì đó đại loại như vậy?
Szatsu tìm kéo, con chó của họ sủa, mấy con chó bị xích gần đó cũng sủa theo, khách uống rượu votka, trời đêm đẹp, chiếc máy hát nỉ non, rằng điệu nhảy tango cần có hai người, còn tôi đứng đơn độc ở cửa và đợi chiếc kéo.
Tôi đứng đợi rất lâu. Tôi buồn, tôi cô đơn, tôi đau khổ. Khi tôi đã định không giữ lời và biến vào đêm đen vang động, Ola chạy xuống cầu thang, trong tay phấp phới chiếc khăn voan. Thực ra không phải chiếc khăn mà là nửa chiếc khăn.
Ola cười tựa hồ không phải nhìn thấy tôi.
- Đây, phần cậu, khăn to quá nên mình cắt đôi, cả hai chúng ta cùng vui.
Tôi im bặt. Tôi đứng sững người ở cửa. Chiếc khăn to, vuông, cực đẹp, của xứ Florence, đã thành một tam giác mép hơi sờn – tuy nhiên chiếc khăn không bị mất đi vẻ đẹp phi thường vốn có.
Tay cầm nửa chiếc khăn voan, Ola cười hớn hở:
- Chỉ cần viền mép khăn lại, đúng không! – Và cô quàng chiếc khăn vào cái cổ đang đau của tôi.
Tôi tưởng mình òa khóc.
Tôi về đến nhà. Một nửa chiếc khăn voan quấn cổ rất vừa. Sáng sớm tôi thức dậy, và thứ đầu tiên tôi trông thấy là nửa chiếc khăn voan này. Tôi nghĩ bụng, tôi cảm thấy như thế nào thì chỉ tùy thuộc vào tôi mà thôi. Rằng, có lẽ tôi không thể làm nổi cái việc cắt đôi cái khăn yêu thích của mình. Rằng, một khi có người làm vậy vì tôi và lúc nào cũng nhớ đến sự thích thú của tôi, thì có lẽ thế giới không đến nỗi kinh tởm và buồn phiền, còn cái cổ đau của tôi rồi sẽ chữa khỏi thôi. Nếu một lần nữa tôi trở thành một người thất vọng và đau khổ thì tôi sẽ tự bắn vào đầu mình.
Tôi vắt nửa chiếc khăn voan lên đầu giường. Đây sẽ là một tín hiệu của tôi về thế giới. Bởi thế giới, nơi đang xảy ra những chuyện như vậy, không hoàn toàn buồn, không hoàn toàn ảm đạm, và không hoàn toàn xấu.
* * *
Chuyện lạ. Sau bài phóng sự của tôi, ông chủ tịch xã mất chức, có lẽ đây là trường hợp đầu tiên ở đất nước này. Chủ tịch thành phố đã viết một bức thư đặc biệt gửi tới tòa soạn, trong đó nhấn mạnh… Báo của chúng tôi đã đăng tin về việc phân phối nhà cho gia đình nọ. Ba phòng, từ nguồn dự trữ của xã khác, phẫn nộ trước sự vô lương tâm của xã kia.
Từ các tòa soạn khác người ta gọi điện cho tôi và họ cũng đang có những dự định. Tôi thấy vui vì mình ở làng quê, tôi không muốn can thiệp vào bất kỳ chuyện gì. Trừ phi…
* * *
Tôi không thể tin vào mắt mình. Thư ký tòa soạn chuyển thư cho tôi. Bức thư này đã gửi tới tòa soạn, gửi đích danh tôi. Không phải gửi tòa soạn. Đề dòng chữ to: “Thư cá nhân”. Thư của Xanh Lơ. Bây giờ ai cũng nghĩ tôi đang tình tứ với anh chàng. Thế đấy! Bạn chìa một ngón tay, họ cắn cả bàn tay bạn! Một bức thư bình thường trong thùng thư.

Thưa chị Judyta,
Tôi không muốn làm chị phật lòng. Tôi thấy mừng về chuyện nhầm lẫn nọ, nhờ đó mà tôi có cơ hội biết thêm chị, từ phương diện khác. Tôi hiểu rằng chuyện đó chắc gây không ít phiền toái cho chị, khi nó vô tình làm cho chị cảm thấy bẽ mặt trong con mắt tôi, nhưng mà không hề gì…

Chỗ này nhà người cường điệu rồi, Xanh Lơ ạ, nhà ngươi tưởng ta bận tâm tới những ý nghĩ của nhà ngươi hay sao, kể cả những ý nghĩ về chuyện của ta? Đừng nghĩ vậy, Xanh lơ. Chớ có tỏ ra rộng lượng như thế và đừng có tinh tế kiểu ma lanh như thế. Ta thừa biết nhà ngươi đang nghĩ gì rồi!
sau chót tôi nghĩ, những chuyện khả dĩ làm chị bẽ mặt chẳng có nhiều đâu.
Rõ ràng là nhà ngươi không biết ta, Xanh Lơ ạ, giá như nhà ngươi biết ta đã gần như đã yêu một anh chàng bảnh bao, có vợ, là thành viên của một băng cướp? Và ta đã nguyền rủa Jola? Người bây giờ ta cầu chúc cho bảy điều phúc?
Chị đã viết cho tôi một bức thư chân thành, còn tôi thì không hoàn toàn thực bụng. Tôi muốn được trực tiếp thanh minh với chị điều này. Chúng ta có thể gặp nhau được không?
Tôi ghi địa chỉ e-mail của tôi và tôi sẽ đợi trả lời.

Không được, hoàn toàn không được. Tôi sẽ không hẹn gặp những người không quen biết. Nói chung tôi sẽ không gặp đàn ông. Không và không. Đương nhiên, trừ những người bạn nam giới thân thiết. Có lẽ tôi đến tự chết cháy vì bẽ mặt mất thôi. Trừ những người bạn đàn ông thích tôi. Và những người tôi chưa từng bị bẽ mặt với họ.
Tôi tò mò muốn biết tại sao Xanh Lơ lại không thực bụng? Cũng như mọi người đàn ông, anh ta phải vờ vịt một chuyện gì đó. Thế nhưng tôi không muốn nghe bất kỳ chuyện buồn nào nữa.
TB. Xin chị nghĩ kỹ, trước khi từ chối lời đề nghị của tôi. Do xấu hổ hoặc ngượng ngùng. Như thế thì không phải là nhà tư vấn hảo hạng đâu.
Xấu hổ và ngượng ngùng! Chỗ này thì nhà ngươi đã cường điệu một cách lành mạnh, hỡi Xanh Lơ! Ta đây không xấu hổ, ta đây cũng chẳng ngượng ngùng.
* * *
Lúc ba giờ sáng, tôi vào mạng gửi e-mail. Trong đêm, chuyện rõ ràng. Khiến tôi không ngủ được như mọi người chỉ tại một gã đàn ông!
Tôi viết, rất tiếc tôi không thể gặp anh được. Và đừng viết thư cho tôi nữa. Tôi chỉ có thể thích anh ta nếu anh ta không lừa dối hoặc nếu anh ta không là đàn ông.
* * *

Hieronim K. nghi can gọi điện. Gã cũng muốn thanh mình với tôi mọi chuyện. Bệnh thời khí hay gì đây?
Thời tiết hôm nay tuyệt đẹp! Sắp sang hè. Tôi trùm chăn ngủ.
Manka đến, gầy và vẫn yêu. Cô hỏi tôi đã có ai chưa? Tránh trả lời, tôi nói có lẽ tôi sẽ đi mua một máy ly tâm.
- Sao, chị chưa có cơ à? – Manka nói, rồi rút máy di động trong túi ra, vì chồng chưa cưới đang gọi.
Sau đó, Justyna gọi để chào tôi trước khi đi London. Đến chỗ Angol, anh chàng vẫn thường xuyên viết thư và gọi điện mà cô ấy mới gặp gỡ cách đây ba tuần, ra thế, còn bây giờ cô nàng đi. Đến với anh chàng! Cả thế giới đang chống lại tôi mất rồi.
Tiếp nữa, một cô người quen cũ gọi điện báo là sẽ tới. Việc cần kíp. Rằng cô ta phải đến. Rằng cô ta không thiết sống nữa, rằng tất cả công toi. Anh ta bỏ đi rồi. Tôi ninh điện thoại một tiếng rưỡi đồng hồ, cố vực dậy tinh thần cô ta, nhưng bản thân tôi biết, trong tình cảnh như vậy thì thế giới đang đi đến hồi kết rồi và người ta không thiết sống nữa. Và tất thảy công toi.
Quả thực họ từng là một cặp vợ chồng đẹp đôi! Cô vợ cần cù, sống dựa vào chồng, điều đàn ông cực thích, cô ta còn nhuộm tóc vàng, vì anh chồng thích các cô gái tóc vàng! Tin ly dị bất ngờ ập đến với cô ta, trưa còn ăn cơm chung ở nhà bố mẹ chồng, sau bữa trưa còn đi dạo chơi với bố mẹ, đi chơi xong cùng nhau ngồi uống trà, sau bữa trà anh chàng tuyên bố: chúng ta sẽ ly dị. Ngắn gọn và hàm súc. Rằng anh ta tôn trọng vợ và anh ta có nhiều tình cảm. Nhưng anh chồng không yêu vợ nữa. Tôi suy nghĩ, có phải tình cờ chúng tôi đã có chồng chung.
Đôi khi tôi có cảm giác, mỗi người đàn bà trên thế gian này đều đã nghe ít nhất một lần trong đời rằng đàn ông rất tôn trọng cô ta và có tình cảm nồng nàn, thế nhưng tiếc rằng, anh ta không yêu cô ta. Những lúc như vậy tất nhiên có một điều lạ lùng xảy ra với thế giới này. Thế giới lộn ngược. Cây cối xám xịt. Không khí ngột ngạt. Màu sắc nhạt nhòa. Không thiết sống. Và không biết phải làm gì.
Với cô người quen cũ của tôi là như vậy, đối với cô ta, anh chồng đã trở thành cả thế giới. Đó là một hình ảnh thế giới cực kỳ dễ thương, khi thế giới này, tức là anh chồng, mang tới cho vợ mình một tình yêu đặc biệt, phi thường. Và vice versa {Ngược lại - tiếng La tinh trong nguyên bản}. Thế nhưng cô ta đã quên rằng, một khi người đàn ông đã trở thành cả thế giới, thì cái tôi của anh ta – một thứ to tát và nặng nề – sẽ được kích thích và cho rằng, chẳng có gì tồn tại ngoài anh ta. Cái tôi được kích thích đó phình ra to tướng. Có khi tới mức không còn chỗ cho người thứ hai nữa. Còn cô vợ thì đến cả tóc tai, công việc, những bạn bè thân thiết cũng… Anh ta thì lại có thể?
Tôi rất thông cảm với cô ta. Chồng cô ta đúng là một gã thần giữ mỏ kinh tởm, loại người vắt chanh bỏ vỏ. Một kẻ ích kỷ đê tiện, loại thần kinh, không còn khả năng có cảm xúc bậc cao. Một kẻ tráo trở. Lạnh lùng vô cảm và đê hèn. Tôi an ủi cô ta những gì có thể. Rằng tất cả đàn ông đều cùng một giuộc. Rằng bất kỳ gã đàn ông nào khác cũng có thể làm như vậy. Có lẽ tôi đã thành công, bởi cô ta đã kết thúc cuộc trò chuyện một cách chóng vánh. Không thấy cô ta bảo khi nào lại đến thăm tôi. Kể cũng lạ, thậm chí cô ta không thèm hỏi thăm tôi câu nào.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

27#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:19:22 | Chỉ xem của tác giả
KHÔNG CÓ AI ĐỢI CẢ!

Tôi cùng Ula đi gặp người trồng vườn. Tôi dùng khoản tiền dành thanh toán hóa đơn điện thoại để đặt cọc mua cây – tôi đặt mua một cây liễu cực đẹp, cao ba mét, một cây liễu rủ nho nhỏ, một cây thích lá vàng và một loạt các cây lưu niên khác. Ông ta sẽ mang cây đến trồng tại vườn nhà tôi. Cỏ mọc đẹp, tử đinh hương ra hoa ngay sau đó. Từ nay tôi sẽ sống hòa nhập với thiên nhiên. Đàn ông tôi cho hết ra rìa. Rồi lúc nào tôi cũng vui cho mà xem. Đúng là tôi đang bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới.
* * *
Không thể tin nổi. Tôi không thể tin là tôi lại có hai con mèo con. Tôi không thể tin là tôi đã chấp nhận như vậy.
Tôi ngồi bên cửa, nhìn ra sân và viết bài đặt trước, thế rồi, một con mèo con lạ hoắc đen tuyền, đi ngang qua con Borys như không có chuyện gì xảy ra. Nó nhảy lên bàn phím, gõ “jjhjhjhjhjhjhjhjhhhjjtaepr” rồi trèo lên vai tôi. Con Borys ngơ ngác, cả tôi cũng vậy. Với vẻ tin cậy, nó ôm lấy cái cổ đã hết đau của tôi, và giữ nguyên như thế. Tôi cho con mèo ăn, thả nó ra vườn, nó nhảy lên bệ cửa sổ rồi ngồi ở đó.
Tosia đến. Tôi tưởng nó sẽ phát điên lên vì mừng.
Tôi nói:
- Con nhìn kìa, con mèo mới đẹp làm sao. Nó đã chọn nhà mình.
Còn Tosia :
- Mẹ có biết hai con mèo nghĩa là thế nào hay không? Mẹ không nhớ con Zaraz đã làm những gì hay sao? Nó sẽ tống ra hàng đống và con không dọn đâu nhé. Chỉ có ngốc mới đi nuôi hai con mèo mà thôi! Con không ngờ mẹ lại như vậy.
Tosia quay về phòng mình. Rồi sau đó đến chỗ tôi và nói:
- Con mèo có thể ở lại, nhưng con muốn thứ Sáu này đi Krakow, ngay sau khi tan học. Đi hai ngày. Con đã hẹn với Irek rồi.
Chỉ còn thiếu nước này nữa mà thôi!
Thế nhưng tôi không ném con mèo nhỏ lông đen ra ngoài đường, chỉ tại vì tôi có đứa con gái chăng?
* * *
Ôi, tháng Năm đẹp làm sao, những cây tử đinh hương đẹp làm sao! Ngay bên thùng rác nhà tôi hoa cũng nở. Thế nhưng ngay cả việc vui xuân một cách yên bình tôi cũng chẳng có được. Bởi Tosia dứt khoát phải đi Krakow. Biết làm sao bây giờ. Tôi mà không cho đi, nó sẵn sàng bỏ trốn. Tôi mà cho đi, nó sẽ thất vọng.
Hồi trước, có lần tôi cũng đã từng đi như vậy. Nhưng bấy giờ tôi đã mười chín tuổi. Chỉ phải thú thật rằng, mười chín tuổi mà tôi ngây ngô y như cô gái mười lăm bây giờ vậy. Thế thì tôi còn nói cái nỗi gì. Tôi quên rằng, thông thường, tuổi mười lăm là tuổi dậy thì. Cho nên hồi ở tuổi đó đầu óc tôi chỉ bằng cô bé chín tuổi bây giờ mà thôi. Tôi đi đón giao thừa. Bạn trai mời. Ngày 28 tháng Mười hai anh ta gọi điện, nói:
- Nếu thích đón Năm Mới cùng với anh thì em đến đi. Anh sẽ đợi em ở sân ga.
Khi đó tôi cho rằng, một lời mời như vậy là tột đỉnh của lịch thiệp, của gia giáo, của tình cảm sâu đậm và của rất nhiều những thứ khác không diễn đạt được thành lời.
Tôi chạy đến chỗ bố mẹ như bay trên đôi cánh và tuyên bố, hai ngày nữa tôi sẽ lên tàu, vượt bốn trăm tám mươi ba cây số, vì anh ấy mời tôi và sẽ đợi tôi ở sân ga. Bố nhìn tôi, hỏi:
- Con nhất quyết đi chứ gì?
- Tất nhiên! – tôi hét ầm lên sung sướng, mẹ nhìn tôi thông cảm, có phần ái ngại và hỏi tôi một cách nhã nhặn, liệu có phải lời mời ba ngày trước đêm giao thừa chắc chắn xuất phát từ yêu cầu tối đó anh ta phải vui chung với tôi, có điều một khi anh ta cần đến như vậy thì anh ta hãy đến đây, chứ sao phải theo ý anh ta khi mới được ngoắc ngón tay thôi. Còn bố tôi nói, bố mà ở vào hoàn cảnh của tôi thì bố sẽ khuyên tôi…
Nhưng tôi có nghe theo lời bố mẹ đâu.
Ngày 30 tháng Mười hai tôi đi, bố mẹ tiễn tôi một cách chân tình, bố nói tôi mà xin bố lời khuyên v.v..., mẹ tôi buồn bã lắc đầu bảo: “Rốt cuộc con đã lớn ” (cô gái mười chín tuổi đã lớn!), còn tôi mặc chiếc quần mượn của cô em họ, (để nom mảnh mai hơn – cái quần chật ních) và chân đi đôi giày thượng hạng. Tôi nhìn bố mẹ và nhận ra rằng, những thứ đó chẳng hề làm họ để ý.
Chiều tối hôm đó tôi xuống một ga xép ở ngoại ô Krynica. Trời tối, tuyết tắng xóa, giá lạnh, hai chiếc đèn pin lấp loáng, và đó là tất cả. Không hề thấy bóng dáng bạn trai đâu. Hay anh gãy chân vì đi trượt tuyết? – tôi tự an ủi. Hay anh gặp tai nạn? Tôi đợi hai giờ đồng hồ, sau đó tôi lên chính con tàu nọ, khi nó quay về Warszawa. Sáng hôm sau tôi về đến nhà.
Tôi, vẻ mặt nhún nhường, chờ đợi câu nói ưa thích của bố: “Bố đã bảo con mà!” Và câu nói ưa thích của mẹ: “Mẹ đã bảo con rồi, đúng không?”
Lần này bố mẹ đón tôi cứ như thể tôi chưa hề đi xa.
- Hay lắm, con gái ơi, con đấy à, – mẹ tôi nói.
Tôi suýt ngã khuỵu vì xúc động.
Thôi được, Tosia của tôi cứ đi đi, còn tôi bắt đầu tập nói câu: “Ô, hay lắm, con gái ơi, con đấy à.” “Ô, hay lắm, con gái ơi, con đấy à.”. Nhất định thằng bé sẽ lừa con bé… Không đi đến nhà thằng bé được đâu. Nó phải tự mình đến đây chứ. Con bé không tôn trọng mình gì cả. “Ô, hay lắm, con gái ơi, con đấy à.” Tại sao tôi lại không có một cậu con trai, để nó sẽ không đứng trên sân ga đợi cô người yêu đến với nó? Và khi đó tôi khỏi phải lo lắng gì?
* * *
Con mèo đen được gọi là con Potem {Sau đó - tiếng Ba Lan}. Tosia vẫn đi Krakow. “Ô, hay lắm, con gái ơi, con đấy à.” Cách đây hai giờ. Nó vẫn còn một giờ đồng hồ nữa để nếm quả thất vọng lớn nhất trong đời.
Bây giờ chúng tôi có hẳn một bộ sưu tầm mèo ở trong làng. Con Retunek của Ula, trắng, xinh, nhỏ xíu; con Ojej, nó không đi, chỉ rảo chân, không kêu meo meo, chỉ phát ra âm thanh, không chạy, chỉ bước nhanh, không nhảy, chỉ nâng mình lên cao, không ăn, chỉ tiêu thụ, không uống, chỉ giải khát – nó đường hoàng như vậy đó. Lông con Zaraz trắng bạc và tai có những chùm lông, con Potem nhỏ xíu, đen tuyền, và nhất định nó sẽ lớn thành con mèo phù thủy thứ thiệt.
Tại sao Tosia đi Krokow không về ngay? Bởi nó vẫn còn chưa tới nơi. Tôi không nghĩ về chuyện đó nữa.
Tôi sẽ không làm một bậc phụ huynh độc địa.
Tôi sẽ không làm một bậc phụ huynh độc địa.
Tôi sẽ không làm một bậc phụ huynh độc địa.
Nhưng tôi đúng là như thế.
Mẹ gọi điện hỏi tôi có bị thần kinh hay không mà dám để cho con gái một thân một mình đi xa, đến một nhà không quen biết. Tôi bảo rằng, nhà thì không phải là không biết, vì tôi đã nói chuyện điện thoại với mẹ của thằng bé này rồi và OK thôi.
Bố gọi điện và hỏi tôi có bị thần kinh hay không, vì mẹ gọi điện cho bố và bảo…
Tosia gọi điện, báo là nó đã đến Krakow. Bây giờ hai đứa đang cùng bố mẹ của thằng bé đến tiệm cà phê dưới tầng hầm nhà hàng Barany. Ngày mai nó sẽ lại gọi điện về.
Tôi đã biết là thằng bé sẽ đợi con bé!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

28#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:21:26 | Chỉ xem của tác giả
NHÌN THẤY NGỰA TRẮNG


Ôi, tôi nhận ra, mùa hè đã đến bên cửa rồi!
Tôi nhận ra điều này khi trông thấy một cô gái đội mũ đen, cưỡi trên lưng con ngựa trắng, thong thả đi ngang qua nhà chúng tôi. Tay cô gái cầm chiếc roi ngựa, một con chó lăng xăng chạy quẩn quanh chân ngựa. Nhìn thấy con ngựa, con Borys lồng lên. Đây có lẽ là ngựa của câu lạc bộ đua ngựa cách làng chúng tôi chừng ba cây số. Nhìn thấy ngựa trắng là thấy điềm báo. Ngựa trắng là con vật rất hữu ích, con ngựa trắng cũng giống như mặt trăng tròn đầy. Tức là ước mơ sẽ thành sự thật. Tôi sẽ không nói là ước mơ gì đâu.
* * *
Có sự bùng nổ ở nhà tôi. Hoa lay ơn nở rộ, cây cierpietnik chi chít hoa, Ula bảo đó là cây niecierpek đấy chứ. Tôi không muốn gọi là cây niecierpek. Cái tên gọi như vậy khiến người ta ác cảm với kẻ tử vì đạo, cho nên ở nhà Ula là cây niecierpek, còn ở nhà tôi thì là cây cierpietnik {Trong tiếng Ba Lan, “cierpietnik” có nghĩa là “kẻ tử vì đạo”. “niecierpek” – “cây phụng tiên”. Judyta không muốn dùng từ “niecierpek” vì từ này có tiếp đầu ngữ “nie” – tức là “không” khi phát âm na ná như “niecierpietnik” – tức “kẻ không tử vì đạo”}, ngày càng tốt tươi – cả hai chẳng khác gì nhau.
Bài phóng sự của tôi được trao giải. Mọi người ở tòa soạn gọi điện đến hỏi thăm khi nào có thể đến nhà tôi uống rượu mừng. Thứ Bảy, không có tổng biên tập, vì theo tôi nghĩ có lẽ ông ta sẽ bận ngâm cứu sự phát triển của các báo và tạp chí đàn ông.
Tosia xúc động hôn tôi.
Chồng Ula vác củi đến, hôm qua anh chàng đã chuẩn bị que để xiên xúc xích nướng, tôi phải đi nhuộm tóc, không nhuộm tóc highlight đâu, mua vang trắng loại không ngọt, vì màu vang đỏ không thích hợp cho đêm lửa trại của tôi, viết bài về những lý do phi tình dục của sex, sau đó tôi có thể nghỉ ngơi.
* * *
Tôi không kịp nhuộm tóc. May thay, chuyện ăn mặc tôi tự giải quyết được, vì mọi người sẽ mặc quần jeans và áo len, cho nên tôi cũng sẽ mặc quần jeans và áo len, không cần đóng bộ cầu kỳ.
Sáu cân xúc xích trong tủ lạnh – tôi đã mua rất nhiều thực phẩm, tay tôi lại dài sát đất vì xách nặng, tôi mua cho cả tuần sau. Khi nào tôi sẽ có ôtô để khỏi khổ sở vì sống ở làng quê? Tôi đã chuẩn bị món phomát với nhiều gia giảm, ngon tuyệt trần, cho bữa sáng mai và món lườn gà nấu dứa cho bữa trưa, vì mẹ sẽ đến, sau đó là bố. Một năm có năm mươi hai ngày Chủ nhật, nhưng bố mẹ tôi, dù đã ly dị, toàn chọn cùng một ngày để đến thăm tôi. Xác suất như thế là cao.
Tosia sang nhà Ula ngủ.

* * *

Mẹ tôi gọi điện để bảo, nếu bố đến thì có lẽ tôi sẽ muốn trò chuyện với bố, cho nên sang tuần sau mẹ sẽ đến thăm tôi cũng được.
Sau đó bố tôi gọi điện để bảo với tôi là tuần sau bố sẽ đến, để tôi có thể yên trí trò chuyện với mẹ, bố sẽ không làm phiền hai mẹ con.
Bố mẹ không đến thì tôi chuẩn bị món lườn gà nấu dứa để làm gì chứ. Tôi không hiểu. Như vậy, bố mẹ không thể cùng nhau, đến nhà đứa con gái chung, tức là tôi, nữa rồi chăng?
* * *
Ôi, tối nay là cái tối gì thế này! Thứ nhất, con Borys cùng con Ojej và con Zaraz sấn vào khay xúc xích tôi đặt bên đống lửa và quên không đậy. Thứ hai, có hai cô gái đến nhà, mặc váy ngắn cũn cỡn nom rất tởm, sát khí đằng đằng, nhất là khi đứng cạnh tôi. Sau đó hai con oắt chuồn thẳng và thế là tôi hết bực mình. Tôi đã cho cô thứ nhất và cô thứ hai mượn hai chiếc quần thể thao cũ, khi mặc vào nom họ thật đáng sợ. Lạy Chúa. Thứ ba, con Borys, miệng tha đoạn xúc xích, bỏ chạy, làm một chai vang bắn vào đống lửa, thế nhưng Adam kịp kều ra, anh chàng thật dễ thương, nếu như rốt cuộc có thể sử dụng thuật ngữ này đối với đàn ông. Anh ta là một nhà xã hội học, cộng tác với tòa soạn chúng tôi, hôm nay cũng tới. Thế là chúng tôi uống vang trắng, nóng, vì không ai chịu đem nhét vào tủ lạnh.
Thứ tư, cả chỗ thực phẩm tôi mua cho tuần tới cũng hết nhẵn, vì món xúc xích chẳng thấm vào đâu, lại còn trước lúc bình minh cả hội đều muốn chén một cái gì đó. Món đầu tiên là món lườn gà nấu dứa, sau đó là món phomát mềm ăn sáng, tiếp đến món phomát vàng, ớt muối, đậu hộp hà Lan. Tại sao người ta phải ăn tới ngần ấy thứ nhỉ?
Thứ năm, tôi gặp tình huống nan giải vì cô nàng chua ngoa, do cô ta cũng đến. Không ai thích cô ta, cái chính là vì cô ta không ưa ai cả. Cô ta đến đây cùng với bạn tình mới toe. Sau kỳ nghỉ hè ở Santoria cách đây hai năm, cô ta đã đem về một bạn trai đã có vợ, rất đỗi phi thường. Anh ta đã có vợ, nhưng vợ không hiểu anh ta, ngược lại với cô nàng chua ngoa. Quan điểm của cô nàng chua ngoa chẳng có gì độc đáo: cần phải nhận cái người khác cho, phải tận dụng cơ hội, đừng có dại dột, ai cũng phải có phần của mình. Mọi thứ đều đúng…
Cô ta tận dụng đời một cách triệt để. Chồng kiếm tiền – cô nàng chua ngoa tiêu tiền. Bạn tình chi tiền – cô nàng chua ngoa khen nắc nỏm những loại nước hoa mới. Cô nàng chua ngoa không có bạn thân, nhưng cô ta quen biết rất rộng.
Tôi không phải là người khiêm tốn giả tạo, thế nhưng tôi biết chồng cô ta, cho nên tôi có phần ngạc nhiên khi thấy cô ta dám đến đây cùng với bạn trai. Chuông điện thoại reo, bứt tôi ra khỏi lửa trại – chồng cô ta gọi. Tôi cùng cô nàng chua ngoa đứng trong phòng, ngoài kia mọi người đang ngồi bên đống lửa, còn cô ta nói ngọt xớt vào điện thoại là đang ở nhà tôi, và có lẽ ở lại đây qua đêm.
- Mình có bảo vậy đâu, – tôi ngạc nhiên nói.
Cô nàng chua ngoa nhà ta đay lại:
- Cậu tưởng là ai tớ cũng tin như tin cậu hay sao? Tớ không ngờ cậu lại chơi bẩn thế.
Nói thực bụng, tôi cũng không ngờ. Cô nàng chua ngoa đứng trong bếp, ngoài vườn các bạn đã uống chúc sức khỏe của tôi, Kryzs chơi bài Mùa hè, cây đàn ghi ta sướt mướt, còn tôi, dẫu có hành động táo bạo này, cảm thấy mình hèn. Cô nàng chua ngoa đay nghiến tiếp:
- Mình cứ tưởng cậu là bạn thân của mình.
Đến đây thì tôi sửng sốt, vì tôi mới chỉ nhìn thấy cô ta có vài lần trong đời, để kết bạn thì còn cả một đoạn đường dài.
- Chính cậu từng nói, lúc nào cũng phải vui, và rằng cuộc đời ngắn ngủi, thế mà bây giờ hóa ra lại như vậy.
Đúng, tôi đã nói thế, có điều những lời nói của tôi trong miệng của cô nàng chua ngoa đã mang ý nghĩa khác.
- Đừng phản lại bạn bè, – cô nàng chua ngoa nói tiếp, – hay là cậu đùa thế thôi?
Cảm thấy mình mắc lỗi, tôi đành phải biến tất cả thành đùa, thế nhưng lúc này anh bạn trai của cô ta vào bếp, cùng với Adam, nhà xã hội học. Họ vào để lấy chỗ rượu vang còn lại.
Bạn trai cô nàng chua ngoa vỗ vai tôi.
- Chuyện ấy giải quyết xong rồi, đúng không? Cái nơi khỉ ho cò gáy này của chị đẹp đấy.
Cũng may tôi cảm thấy như có người hắt cốc nước lạnh vào mình. Nơi khỉ ho cò gáy này ư? Adam từ phía sau cánh cửa tủ lạnh nhìn tôi, tuy không thấy rõ, nhưng tôi có cảm giác đang nhận ra trên gương mặt của Adam vẻ bất bình dành cho anh bạn của cô nàng chua ngoa, nên tôi nói:
- Vậy thì tôi không dám giữ các vị ở lại cái nơi khỉ ho cà gáy này nữa.
- Cậu biết không, – cô nàng chua ngoa hớn hở mặt mày nói, – cổng đang đóng cơ mà.
Thấy vậy, Adam – thực ra là một người đàn ông hoàn toàn xa lạ – nháy mắt ra hiệu cho tôi rồi nói một cách lịch sự:
- Tôi mở ngay bây giờ đây.
Sau đó Adam đóng tủ lạnh và đi ra mở cổng.
- Cậu muốn tớ phải thế nào chứ!? – cô nàng chua ngoa hét lên và họ biến vào đêm ấm trời.
Tôi đứng trong bếp, điếng người. Tại sao lại có những hạng người kinh tởm như vậy đến nhà tôi? Tại sao có kẻ dám thóa mạ chốn dung thân tuyệt vời của tôi trên trái đất này? Tại sao tôi không biết phản ứng ngay tức khắc? Tại sao đầu óc của tôi lại khập khiễng như vậy và tại sao cô ta tới đây? Hai ngày nữa trong đầu tôi sẽ có câu trả lời về cái cô ta gọi là nơi khỉ ho cò gáy này – bây giờ thì không, đầu óc tôi đang rỗng tuếch. Tôi nghe tiếng cánh cổng va loảng xoảng. Suýt nữa tôi bật khóc. Adam quay vào bếp, mở tủ lạnh, lấy rượu vang và nhìn tôi.
- Ta đi thôi, – anh nói, – Những kẻ đó không xứng với chỗ này.
Một người đàn ông lý thú.
Hai giờ đêm, khi tôi đã vét hết sạch mọi thứ trong nhà bếp, trừ thức ăn khô cho chó và mèo thì tôi mới được thở. Tôi mang chai rượu vang cuối cùng ra đống lửa trại, cũng may không ai muốn uống trà hoặc cà phê – tôi có thể bình tĩnh ngắm Adam. Có phải là chuyện lạ hay không khi chúng tôi không gặp nhau sớm hơn, khi chúng tôi cùng làm trong một cơ quan?
Thì ra, anh chàng thỉnh thoảng đảm trách chuyên mục “Chuyên gia tâm lý trả lời”.
* * *
Mười giờ sáng, Adam gọi điện cho tôi để cảm ơn về buổi tối vui vẻ. Buổi tối ư! Anh ta ra về lúc trời đã sáng. Và hỏi tôi có nhận lời đi ăn trưa với anh ta, khi anh ta thấy trong tủ lạnh của tôi chỉ còn lọ ớt muối, mù tạt và hai củ cà rốt khô quắt.
May quá, bố mẹ tôi hoãn đến thăm tôi!
Tosia đang ở chỗ bố và Jola cùng đứa con mới sinh của họ. Tôi có thể nhận một lời mời như vậy, nhất là tôi không cam kết cái gì. Adam cười toáng lên vào ống nghe rồi nói anh ta sẽ đến lúc bốn giờ chiều.
Mười hai giờ, tôi sang nhà Ula. Chúng tôi ngồi dưới cây táo đen đến hai giờ rưỡi. Ba giờ tôi dọn dẹp nhà tắm, gội đầu rồi mặc bộ nào đó không phải là áo len và quần jeans. Tôi muốn mình phải đẹp và tươi tắn, dù thừa cân, có bố mẹ độc địa, những khó khăn thường nhật, nhất là về tài chính và lũ bạn ác tâm, vân vân.
Khoảng bốn giờ kém mười lăm tôi ghé đầu vào vòi nước, vuốt kem dưỡng tóc, ủ khăn bông và bắt đầu bằng lòng với mình, vì mọi việc có vẻ hoàn hảo. Đường đến nhà tôi không dễ đi, nên anh ta chưa chắc đã đến ngay. Khi tôi xoa kem, chuông cửa reo, tóc tôi vẫn còn quấn trong khăn. Đầu tiên tôi lao ra cửa, sau đó chạy vào nhà tắm, rồi lại lao ra cửa, tôi vấn chặt chiếc khăn bông trên đầu, rồi mở vòi nước, lại lao ra cửa, nước chảy lênh láng. Tôi mở hé cửa sổ và nhìn thấy Adam. Anh ta đang đứng đợi.
Nước vẫn tiếp tục chảy. Tôi hốt hoảng. Sao lại như vậy – hẹn bốn giờ chiều và đến đúng giờ ư? Nếu một người đàn ông nói rằng anh ta sẽ đến lúc bốn giờ chiều – thì anh ta nói vậy thôi. Từ kinh nghiệm bản thân tôi rút ra, hẹn như thế là anh ta sẽ có mặt lúc bốn giờ sáng, với đủ lý do – tại xe ôtô, tại tắc đường, tại tai nạn, tại khách du lịch autostop {Ở một số nước phương Tây có một loại hình du lịch gọi là autostop, như du lịch lữ hành, du lịch ba lô, khách đón xe dọc đường, xin đi miễn phí, và bằng cách đi nhờ xe như vậy du khách đi hết điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Sinh viên, những người không có nhiều tiền, thường chọn loại hình du lịch autostop này}, tại đường lầy và đầy ổ voi ổ gà, mãi gần sáng mới rắn trở lại để xe có thể đi. Không thể có chuyện hẹn một giờ cụ thể và đến đúng hẹn. Tôi đã nghiệm ra rằng chẳng việc gì tôi phải chuẩn bị cho những cú bất ngờ như vậy.
Thế mà bây giờ có người đàn ông đang đứng đợi ngoài cổng nhà tôi, người đã hẹn tôi sẽ đến vào lúc bốn giờ chiều. Tôi gọi to qua cửa sổ nhà tắm.
- Đợi em!
Tôi cắm đầu xuống phía dưới vòi nước, tôi làm nước tung tóe vào máy sấy, vào con mèo và váy của mình. Tôi tìm chiếc khăn bông tôi đã nhét vào đâu đó, bây giờ không biết ở đâu, vì nước từ mái tóc chảy tong tỏng xuống mắt tôi. Tôi vắt tóc cho kiệt nước, lao ra lục tủ ngoài tiền sảnh và tống hết ga trải giường lên đầu vì bị nhầm ngăn tủ. Tôi hất ga trải giường ra, lôi ra mấy chiếc khăn bông và chiếc áo cánh mà tôi đã tìm suốt cả mùa thu. Hai mắt cay sè, hai vai ướt đầm. Con Borys chui dưới gầm giá sách, nhìn. Nếu người đàn ông tôi có hẹn nhìn tôi kiểu như vậy thì thà rằng suốt đời tôi không gội đầu còn hơn.
Tôi mở hé cửa sổ bếp, hét to:
- Em đang ra rồi đây!
Chiếc chậu cảnh tôi vẫn đặt trên bệ cửa sổ suốt mùa đông rơi xuống. Thẳng vào chậu rửa mặt, trúng cái cốc thủy tinh mỏng cuối cùng mà tôi thích.
Khi tôi nhặt các mảnh chậu vỡ trong chậu rửa, chiếc khăn mặt tôi quấn trên đầu tụt xuống mắt. Thế là tôi bị đứt tay. Khi kéo chiếc khăn bông ra khỏi mắt để nhìn, tôi làm máu dính vào khăn.
Tôi đã biết trước rồi chuyện gì sẽ xảy ra. Anh ta vào nhà và sẽ cáu tiết vì tôi chưa chuẩn bị xong. Tất cả đàn ông đều cùng một giuộc mà. Anh ta đang đứng trước cổng và đợi. Anh ta phải cáu tiết thôi. Nhìn tôi trong trạng thái này anh ta sẽ biết là anh ta đang quan hệ với một cô nàng ngốc nghếch. Nhìn thấy cái chậu hoa vỡ, anh ta sẽ biết anh ta đang quan hệ với một người đàn bà ném hoa trồng trong chậu vào chậu rửa. Máy sấy bị nước vào, cho nên chúng tôi sẽ không đi ăn ngay được. Có khi phải hủy bữa ăn trưa {Nguyên văn tiếng Ba Lan: “obiad” - bữa trưa, bữa ăn nóng, phong phú nhất trong ngày, thường ăn vào giữa ngày. Tuy nhiên, những bữa ăn nóng và phong phú như vậy, dù không ăn vào buổi trưa, vào giờ muộn hơn, người Ba Lan cũng gọi là obiad. Bữa sáng (sniadanie) và bữa tối (kolacja) người Ba Lan chỉ ăn nhẹ} cũng nên. Tôi có thể không cho anh ta vào bếp. Tôi có thể không nhận mình làm hỏng máy sấy tóc.
Tôi nhảy qua đống khăn bông và ga trải giường ở ngoài tiền sảnh, tôi cho ngón tay chảy máu vào miệng và ấn máy bộ đàm ngoài cổng. Tôi đứng ở cửa. Anh ta không nhìn tôi như con Borys nhìn khi nó rúc dưới giá sách. Kem dưỡng tóc chưa gội sạch chảy xuống mặt tôi, lọt cả vào mắt, làm mắt tôi đỏ ngầu, chiếc khăn bông màu vàng đầy những vết máu đỏ xõa xuống mặt.
- Em bị chảy máu đấy à? – Adam hỏi, khiến tôi sửng sốt.
Anh ta vào bếp và hỏi tôi có gạc hay không. Tôi hất đầu về phía chiếc tủ con cạnh chậu rửa. Anh ta lấy gạc, nhấc hoa trong chậu lên, rồi bảo tôi chìa tay ra. Anh ta dính miếng gạc vào ngón tay. Tiếp đó anh ta tháo máy sấy và sấy khô máy trên bếp ga. Cuối cùng anh ta nói:
- Không sao cả, nhà hàng mở cửa đến tối cơ mà.
Tôi sốc. Cảm thấy mình không còn là mình nữa. Tôi im lặng.
Tôi nhét ga trải giường, khăn bông và áo vào tủ. Tôi vào nhà tắm, lau sạch kem, sấy tóc, tôi lấy chiếc váy Ấn Độ và chiếc áo đen. Tôi thấy ngượng. Trong một khoảnh khắc tôi phân vân, liệu có nên kẻ mắt, nhưng tôi đã quyết định thôi. Lần kẻ mắt cuối cùng của tôi đã có kết cục thảm hại, khi tôi cùng Cựu chồng đến phòng công chứng. Chì kẻ mắt nhòe nhoẹt.
Cho dù bữa ăn này không bó buộc điều gì và đơn giản – có thể nói như vậy – Adam chỉ là bạn cùng cơ quan, chúng tôi có nhìn thấy nhau dăm lần ở tòa soạn, tim tôi vẫn đập thình thịch vì xấu hổ, tôi quyết định phải nghiêm túc hơn với bản thân. Cũng may tôi không cần anh ta, bởi trong tình thế như thế này tôi chỉ có thể tự hại mình.
* * *
Bữa ăn tuyệt vời.
Ngày nào Adam cũng gọi điện. Nói chung tôi không coi anh là đàn ông. Có thể kết bạn được.
* * *

Ula thông báo, nghi can Hieronim bị tạm giữ đã được thả vì không có bằng chứng. Cô đọc được tin này trên báo. Tôi không đọc những tin như thế, vì chỉ tổ bực mình. Tôi viết hết bài báo này đến bài báo khác. Không xuể. Thế nhưng Ula không hiểu, tôi có thể tha thứ cho nghi can chuyện gã là mafia, còn tha thứ chuyện dối trá ư? Chuyện có vợ ư? Không đâu!
* * *
Hôm nay Tosia đi từ trường về, mặc đúng áo quần của nó. Nó đứng giữa cửa và tuyên bố hôm nay là lần cuối cùng nó đến trường. Nó đã nói với thầy hiệu trưởng là nó sẽ chuyển trường. Chịu thôi. Nó có thể đi làm. Không ai hiểu được nó. Nếu ở Tây Ban Nha thì nó có thể lấy chồng được rồi. Nó chán học.
Tôi lo ngay ngáy.
Nó vứt cặp ngay cạnh cửa, bế con Zaraz trên tay và đi thẳng.Tôi không biết phải làm gì lúc này. Tôi gọi điện cho Cựu chồng bảo anh ta nói chuyện với con. Tosia vẫn khăng khăng một mực.
Tôi gọi điện cho Adam. Anh ta là nhà xã hội học, vì vậy tôi có thể đem chuyện học hành của con gái nói với anh ta. Adam khuyên: cứ để tự nhiên, đừng ép buộc nó, rồi nó sẽ nghĩ lại. Đến trường và hỏi xem có chuyện gì. Đừng mắng mỏ và đừng ép buộc bất cứ điều gì. Hãy chứng tỏ tối đa tình yêu thương của một người mẹ. Rồi sau đó Adam hỏi, anh ta có thể đến được không. Anh ta đến. Anh ta không để ý đến tôi. Anh ta gõ cửa vào phòng con gái tôi và hai chú cháu trò chuyện độ một giờ đồng hồ. Tôi không biết họ nói chuyện gì. Tôi ngồi như con ngốc bên chiếc bàn ngoài vườn, Ula vẫy tay, bảo tôi sang bên đó. Tôi gọi Adam, bảo là tôi đang bên nhà Ula. Tôi đang điên tiết. Anh ta hãy sang đây, nếu muốn, hỡi nhà xã hội học.
Ula bình tĩnh lắng nghe những lời tôi nói về thế giới, về những người đàn ông, về những người cha, về những người đàn ông xa lạ, về những vị giám đốc, về những người đàn ông hay chõ mũi, hay can thiệp. Tôi uống trà và tức điên người. Còn Tosia không thèm nói chuyện với tôi! Với người ngoài thì nó có thể chứ gì?
Ula lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe, cuối cùng bảo tôi, có lẽ tôi đúng là ngốc thật, Tosia chắc sẽ không đến trường, và chừng nào tôi chưa biết có chuyện gì xảy ra thì cứ để cho nó yên thân, vì nó đang trong giai đoạn buồn phiền, cậu bạn trai của nó ở Krakow có thư từ gì nữa đâu, và nói chúng tôi cần thông cảm với con, vì nó đang ở lứa tuổi này và đang thất vọng… Tại sao tôi không biết tất cả những chuyện như vậy?
Sau đó Adam sang. Vui vẻ, điềm tĩnh, như không có chuyện gì xảy ra. Tôi không chịu nổi anh ta. Không biết anh ta đến để làm gì. Để dạy khôn. Thậm chí anh ta không thèm để ý tóc tôi đã cắt ngắn.
* * *
Tosia không đến trường. Nó bảo không bao giờ quay lại trường nữa đâu, nó sẽ không đến trường, nó muốn học ở trường khác. Tôi không nổi nóng, tôi không nổi nóng, tôi không nổi nóng. Adam bảo rằng tôi quả là thiên tài vì đã không nổi nóng.
* * *
Hôm qua cô giáo chủ nhiệm của Tosia đến nhà. Cô nói Tosia hãy quay lại trường, trên thế gian này có biết bao nhiêu là chuyện. Con gái của cô cũng đã trải qua thời kỳ gay go với chuyện học hành, cãi bướng và vô vàn những chuyện khác. Tất cả thầy cô và các bạn đang chờ đợi. Không việc gì phải thù ghét thế giới này vì còn có rất nhiều người tốt bụng. Nhất định Tosia sẽ xoay sở được… Và trở về với tư cách là người chiến thắng hay kẻ thất bại cũng có những ý nghĩa khác nhau đấy. Cho nên…
* * *
Lạy Chúa – một ngày tuyệt vời làm sao! Cuộc đời mới đẹp làm sao! Thế giới phi thường biết nhường nào! Tosia lại đến trường! Nó đã quay lại trường! Ông hiệu trưởng, người hóa ra thuộc loại đàn ông thứ thiệt đã bị tuyệt chủng, đã làm gì mới được! Ông ta dắt tay con bé, dẫn nó vào lớp rồi nói:
- Tôi xin giới thiệu với các em một người bạn mới, Tosia. Tôi hy vọng các em sẽ tiếp đón bạn một cách chân tình. Vì bạn đã quyết định đến trường chúng ta.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

29#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:22:34 | Chỉ xem của tác giả
TÔI SẼ ĐẾN MUỘN MỘT CHÚT

Adam đến nhà Ula và Kryzs dự đêm lửa trại. Ula có tính dễ kết thân với mọi người. Cô ấy đã quen biết gì anh ta đâu! Vả lại, đây là người quen của tôi cơ mà! Cách đây một tuần, cô ấy hỏi tôi có đi cùng với Adam hay không? Sao lại phải thế, anh ta là anh ruột tôi chắc? Tôi sẽ đi một mình đến bất kỳ nơi nào tôi thích! Đó không phải là người đàn ông của đời tôi. Tôi không thể có cảm giác như vậy nếu tôi thích anh ta. Từ nay xin cạch việc kết thân với một người đàn ông nào nữa. Thế thì Ula mời riêng anh ta. Và anh ta đã đến.
Adam đỗ chiếc Opel cũ trước nhà Ula. Có lẽ anh ta đến đã được một giờ rồi, thế những tôi không dám vội chạy sang, làm thế chẳng khác nào tôi chỉ chờ anh ta đến để mà sang. Tôi sẽ đến muộn một chút. Tôi còn phải làm một vài việc nữa. Việc này, việc nọ. Tôi phân vân không biết mình nên sang ngay hay cứ từ từ. Nếu tôi sang ngay thì chẳng khác nào tôi đã đợi anh ta. Mà tôi có đợi đâu cơ chứ, tôi bình tâm lắm cơ mà… chính tôi chẳng biết tại sao. Ôi! Tôi đi rửa đống bát đĩa cái đã. Mà thôi. Không bõ công bắt đầu. Phải mất nửa giờ mới rửa xong được.
Tôi thấy lạ, tại sao Ula không sốt ruột vì tôi chưa sang nhỉ? Cô ấy chẳng thèm bận tâm chuyện gì đang xảy ra với tôi ở bên này hay sao? Nhỡ tôi chết rồi thì sao? Nhỡ tôi ốm liệt giường thì sao? Nhỡ tôi ngất xỉu thì sao? Hoặc tôi gãy chân và không thể đi lại được thì sao? Hẳn Ula mừng quá vì khách đến và quên mất tôi rồi. Nhất định tôi sẽ sang. Hay là sang luôn nhỉ? Không, một lát nữa. Họ đừng tưởng tôi rỗi việc, chỉ có chăm chăm chạy ngay sang, nghe huýt sáo là chạy sang đâu. Tôi phải tưới vườn. Đã hai ngày nay trời không mưa. Phải tưới cây một chút, việc cần làm thì phải làm thôi.
Họ ngồi ngay dưới tán cây sồi, đến nỗi bên này nghe được cả tiếng cười nói. Lũ ngốc. Họ ngồi chơi, còn tôi phải có bổn phận với cỏ cây. Chúng sẽ bị héo khô nếu không có bàn tay tôi. Ồ, thấy chưa, họ cười đùa rôm rả như thế đó.
Còn phải tưới cây liễu và bụi cây hình như tên là ô liu đen. Adam ngồi cạnh Kryzs. Không thấy Ula. Và còn một số người nữa, nhưng tôi không biết họ.
- Sao cậu cứ tưới mãi cây nhẫn đông thế? Định cho nó chết chìm hay sao?
Tôi phát hoảng! Cây ô liu đen của tôi tên là cây nhẫn đông. Thế nhưng tôi có nhớ được đâu.
Ula đứng bên hàng rào.
- Cậu không nhớ mình hẹn nhau mấy giờ hay sao?
Tôi nhớ, nhưng tôi phải tưới cây. Lại còn phải tắt máy tính nữa, vì tôi làm việc, vân vân. Cho nên tôi sẽ không thể sang sớm hơn mười phút nữa. Tôi quay vào nhà, máy tính đã tắt từ lâu, thế nhưng họ đừng có tưởng…
Khi tôi bước ra ngoài, một chiếc xe Cinquecento đang đỗ trước cổng nhà tôi. Người quen cũ của tôi, chính là người phụ nữ đã đến nhà tôi hồi bị chồng bỏ, và đêm đó tôi đã động viên cô ta, rằng tất cả đàn ông đều cùng một giuộc! Trông cô ta kìa! Tuyệt vời! Chỉ tiếc tại sao cô ta lại đến vào lúc này! Chúng tôi chào nhau vui vẻ, tôi bảo, thật đáng tiếc, nhưng tôi có việc phải đi bây giờ. Còn cô ta bảo, chỉ một lát thôi, vì cô ta đã trót đến.
Nhìn vẻ ngoài của cô ta, tôi hơi bực bội. Cô ta đã thôi không nhuộm tóc màu bạch kim nữa (ông Cựu chồng của cô ta rất thích màu đó) – đáng tiếc là như thế trông lại hay hơn. Cô ta vừa kết thúc một khóa học ngoại ngữ sáu tuần ở London. Cô ta đã đổi việc – lương cao hơn và thú vị hơn rất nhiều. Quả thật, nom cô ta không giống một cô vợ bị ruồng bỏ tí nào. Tôi sẵn lòng nghe hết mọi chuyện, nhưng tôi đã muộn giờ sang nhà Ula. Thêm nữa: tại sao cô ta lại chóng quên mối tình lớn của mình như vậy? Tôi phẫn nộ phát điên. Còn cô ta ôm lấy cổ tôi, bảo rằng rất mừng được nhìn thấy tôi, rằng chúng ta lại được gặp nhau vì cô ta nhớ tôi kinh khủng, thế nhưng bây giờ cô ta có đúng một phút.
Tôi vội vàng pha trà. Tôi nhìn và nhìn, vẫn không hết ngạc nhiên. Cô ta tươi cười. Dịu dàng. Không một chút thất vọng. Bị chồng bỏ đến mấy tháng mà nom cô ta vẫn tươi tắn, rạng rỡ. Tôi không hiểu gì cả. Điều hay nhất mà cô ta gặp được trong đời chính là việc ông chồng đã chia tay. Cô ta đã từng không biết mình đang sống trên hành tinh nào. Cô ta không biết mình thích điều gì, mong muốn điều gì và thiếu thốn điều gì. Định mệnh đã đưa cô ta đến với anh ta.
- Chẳng biết anh ta sẽ xử lý chuyện này như thế nào? – cô bạn cũ nói với tôi.
Khoan, hay là cô ta đã quên anh ta đã làm những gì cho cô ta? Chẳng quên đâu. Anh ta bất lực. Làm sao anh ta có thể sống nổi với một người đàn bà không còn là mình nữa. Người đàn bà không biết mình thích cái gì, vì cô ta bắt đầu thích cái anh ta thích, để anh ta càng thích cô ta?
- Mình hiểu anh ta – cô người quen cũ nói, – bây giờ mình hiểu anh ta. Anh ta đã lấy một cô tóc đen, cô này thích bạn bè, hay cười, lắm người quen và nhiều mối quan tâm. Còn anh ta đã ly dị với người phụ nữ tóc vàng nhuộm màu bạch kim, mặt buồn rười rượi, không bạn bè, dựa dẫm vào công việc của anh ta, vào sở thích của anh ta và cuộc sống của anh ta. Bây giờ mình phải làm gì với mình đây? Nếu mà không có anh ta, nếu mà không có quyết định của anh ta, thì có lẽ không bao giờ mình biết được sống là thế nào!
Rồi cô ta bắt đầu bắn súng liên thanh.
- Cậu biết không, – cô ta trích dẫn Khiêu vũ với bầy sói, – một cái gì đó đã trôi đi để nhường chỗ cho cái mới. Thật là may, anh ta đã chia tay, bằng không chẳng bao giờ mình gặp được Bartek. Nhưng Bartek… đối với mình không phải là cả thế giới. Cuối cùng mình đã có thể là mình. Như vậy không tuyệt vời hay sao? Còn tình hình của cậu thế nào? Nom cậu đẹp quá, – cô ta ngạc nhiên nói.
Tôi. Mái tóc rối. Chiếc áo len dầy cộm. Quần jeans. Không son phấn. Và thêm nữa bây giờ tôi phải sang nhà Ula ngay, bởi không nên sang quá muộn như vậy.
- Cậu hiểu mình nói về chuyện gì, đúng không?
Tôi chưa gặp một Bartek nào cả, làm sao tôi biết được.
Cô người quen cũ cười rạng rỡ.
- Mình thấy mừng vì cậu cũng bị phản bội. Chồng bỏ… không có nghĩa là tận thế. Bây giờ bọn mình đi nghỉ hè, nhưng cuối tháng mình sẽ quay về. Phải đến nhà mình đấy nhé! – Cô ta nhảy lên chiếc Cinquecento và đi mất.
Tôi ngờ rằng, đôi khi tuyên bố ly dị còn dễ hơn dông dài về việc cầu hôn. Tôi biết điều này từ kinh nghiệm bản thân. Thêm nữa, tôi sẽ không đi nghỉ hè.Mọi người ai cũng đi nghỉ hè ở đâu đó. Hoặc lên núi, hoặc xuống biển. Trong trường hợp tệ hơn thì họ chuồn tới những nước ấm áp. Những nước khí hậu ấm áp hẳn là hay rồi, thế nhưng không phải vào những thời điểm mà ở Ba Lan trời nóng đến 30°C. Một số người không gặp may, vì họ không đi đâu cả. Như tôi chẳng hạn. Tôi chỉ có thể ngồi ở ngoài vườn hoặc sang nhà Ula mà thôi.
Tôi đổ thức ăn ra đĩa cho lũ mèo. Nhưng không thấy chúng đâu cả. Cho nên tôi lại ra vườn. Và lúc đó tôi nghe tiếng gọi nho nhỏ:
- Ojej! Retunek!
Ula không thể gọi lũ mèo thật to – vì những lý do dễ hiểu. Cho nên tôi gọi to mấy con mèo của tôi:
- Zaraz ! Potem!
Chúng ngồi cạnh bụi mẫu đơn và không có ý định nghe tôi. Con Zaraz trèo lên cánh cổng giữa nhà tôi và nhà Ula, còn Ula lớn tiếng gọi tôi:
- Cậu sang ngay đi!
Buổi tối ấm áp. Hoa tử la lan thơm nức. Mấy cây táo đen xào xạc lá. Một chú chim trĩ về tổ muộn cất tiếng kêu, rồi vỗ cánh bay đi đâu đó. Ula thắp đèn dầu, đặt ấm trà lên chiếc bàn ở dưới cây sồi. Liền đó, từ bóng tối Kryzs xuất hiện. Chẳng có ai ngoài chúng tôi. Hai người cười đùa mà tôi tưởng là người lạ chính là hai cô con gái của Ula, khi chúng ra ngồi với bố một lát.
Adam đốt một đống lửa gần cây mận, tôi thậm chí không biết anh ta có để ý là tôi đã sang rồi hay không. Tôi cũng chẳng thèm để ý đến anh ta. Khi anh ta chưa đặt tay lên vai tôi. Tay anh ta nóng đến nỗi tôi giật bắn mình.
- Anh đây mà, – anh ta nói, – Anh mừng là em đã có mặt.
Và tất cả chúng tôi đi ra chỗ đống lửa.
Kryzs mang đàn ghi ta ra. Anh chơi đàn khe khẽ, không át đi bất cứ âm thanh nào ở xung quanh. Tiếng đàn hay tuyệt, đến mức có lẽ Eric Clapton cũng phải phát ghen nếu có dịp ghé qua làng chúng tôi. Một con cá quẫy đuôi dưới cái ao bên gốc cây sồi. Con Ojej từ phía sau khóm hoa huệ chui ra, lại ngồi bên chúng tôi. Con Zaraz nhảy lên đùi tôi.
Kỳ nghỉ hè mà tôi không có được giờ đây đã đến. Tôi có cảm giác các vì sao cũng ngát hương khi Ula rót trà. Cỗ xe lớn – chòm sao Đại Hùng Tinh – lơ lửng trên đầu chúng tôi. Đúng ra thì nó treo lửng lơ bên trên nhà của tôi, thế nhưng khi tôi sang nhà Ula thì Ula lại bảo, chòm sao đang treo lửng lơ trên nhà của họ. Thôi thì cứ cho là như vậy đi. Có tiếng sột soạt trong lùm táo đen, con chó nằm trên gối của chồng Ula đang ngủ. Nó ngoẹo cái đầu nom rất buồn cười. Con Ratunek ra bờ ao tè bậy và thò chân xuống nước khoắng, có lẽ nó hy vọng rằng một con cá ngớ ngẩn nào đó sẽ dính vào râu nó chăng. Lũ thiêu thân xáp vào đống lửa, bay loạn xạ. Chồng Ula đứng dậy.
- Phải ăn mừng tiết mục này thôi.
- Tiết mục gì? – tôi ngạc nhiên.
- Sao lại tiết mục gì? Tiết mục ấy! – Đón chào cây cối, các vì sao, hoa cỏ, và chúng ta, và thú vật, bằng hành động cụ thể vào đêm nay. Mở rượu vang. Làm lễ ăn mừng. Chúng ta sẽ không nói nhiều, chỉ ngắm nhìn, lắng nghe và hít thở.
- Chúng ta uống vì buổi tối tuyệt vời này, và vì chúng ta có thể cùng nhau ngồi đây, – chồng Ula nói và lại cầm cây ghi ta.
Chúng tôi đang ngồi bên đống lửa, trong lặng im, trong thanh bình. Adam ngồi phía trước, tựa vào đầu gối tôi. Chúng tôi nhìn lửa. Đêm nở hoa. Thơm ngát. Tĩnh mịch.
Khi Adam tiễn tôi ra cửa, một con thỏ chạy qua trước nhà như không có chuyện gì xảy ra. Nghe tiếng khóa lách cách nó chạy nhanh hơn chút xíu. Adam hỏi tôi có nhận lời ngày mai đến nhà bạn của anh, vì anh không muốn đi một mình khi chúng tôi đã kết bạn với nhau… Tất nhiên, khi chúng tôi đã kết bạn với nhau thì tại sao không? Anh hôn vào má tôi tạm biệt rồi bước đi.
Tôi thấy tiếc cho tất cả những người bây giờ đang đổ xô tới một nơi nào đó. Họ đâu có được ngắm con Ratunek ngồi trên bờ ao như thế nào và nó nhúng chân xuống nước ra sao. Nhúng chân xuống và khoắng. Họ không được ngắm sao trời. Ở chỗ chúng tôi nhìn thấy sao gần hơn nhiều so với những nơi khác. Họ đi và họ đi mà không hẹn hò với ai ngày mai.
* * *

Tôi cùng Adam đến thăm các bạn của anh. Họ là những người tuyệt vời. Rất đúng quy luật. Đứng đằng sau mỗi người đàn ông kỳ diệu là một người đàn bà kỳ diệu. Adam có vẻ gạ gẫm. Rất tiếc, thật dễ thương. Tuy nhiên tôi kiên định. Tôi không chịu. Tôi sẽ không để mình bị cám dỗ bởi bất kỳ thủ đoạn, mánh khóe nào. Tình bạn! Chỉ tình bạn thôi.
Chúng tôi ra về lúc mười giờ đêm. Adam mời tôi đến một nhà hàng có tường gạch, nền đất nện cùng một lò sưởi to ở giữa nhà. Chúng tôi ngồi trong góc, Adam đăm chiêu nhìn tôi, bảo:
- Nếu chúng ta phải kết bạn thì anh phải nói với em một điều.
Ô, không! Thà chết còn hơn! Chắc anh ta sẽ hỏi, phải làm gì để cô vợ quay về hoặc một câu gì đại loại như vậy! Tôi thuộc làu những trò như vậy. Tôi bực. Lúc nào cũng thế mà thôi.
- Anh muốn em biết rằng anh… mấy tháng trước…
- Về một người đàn bà chứ gì? – tôi ngắt lời anh.
- Trong chừng mực nào đó… – anh cười. – Thế nhưng cả về anh nữa.
Tôi đã có một quyết định gây thất vọng. Tôi không muốn nghe một lời tâm sự nào, một tiểu sử nào, một lời xưng tội nào. Không!
- Anh nghe này, – tôi lấy can đảm. – Chúng mình sẽ ký một bản hợp đồng làm bạn. Em không cần biết gì về anh cách đây mấy tháng. Bạn bè với nhau thì khỏi cần giải thích. Nếu chúng mình xây dựng một cái gì đó, thì bắt đầu từ hôm nay. Không có sự ràng buộc nào cả, OK?
Nom mặt anh có vẻ thiếu tự tin.
- Em hiểu, quả tình em không cảm thấy mình sẵn sàng nghe những lời tâm sự, nhất là những tâm sự của đàn ông. Cựu chồng của em rất hay tâm sự. Rằng anh ta rất yêu một người đàn bà khác, hoặc phải làm gì với cô ta bây giờ, hoặc cô ta thật ngốc, hoặc là anh ta rất thương con, hoặc là… Em nói đã quá nhiều rồi.
- Anh có phải Cựu chồng của em đâu. Đáng tiếc, em đã cho cả hai vào cùng một rọ, bởi vì anh…
- Một khi chúng ta kết bạn với nhau, em hiểu rằng em cũng có thể có yêu cầu điều gì đó ở anh. Một trong những yêu cầu đó là: không có một quá khứ nào cả. Em rợn tóc gáy khi một người đàn ông nào đó định giải thích cho em điều gì đó. – Tôi nhìn thẳng vào mắt anh.
Cái nhìn của anh ta trong sáng. Buồn.
- Anh hiểu, em có vết thương lòng, cho nên…
Anh chẳng hiểu gì cả, nhà xã hội học vô tích sự ạ. Tại sao đàn ông chẳng hiểu gì cả? Lại còn lừa dối tôi. Tôi không thấy thích thú nữa. Tôi muốn về. Mười lăm phút sau đó chúng tôi hơi căng thẳng. Sau đó anh đưa tôi về nhà, mặc dù tôi nói tôi có thể đi tàu. Giờ này mà đi tàu thì nhất định sẽ bị hiếp, cướp, giết, đi mà làm gì.
Anh thả tôi trước nhà. Tôi loay hoay với chiếc chìa khóa cổng. Kể từ ngay tôi lắp khóa cửa, có thêm một chiếc chìa khóa giống hệt móc vào chùm – nó nhỏ, trắng bạc, của cùng một hãng. Biết làm sao khi răng của các chìa khóa tuy khác nhau nhưng đều nhỏ xíu? Mỗi chiếc chìa khóa nên có màu khác nhau. Hoặc khắc chữ khác nhau. Nhất định những chiếc chìa khóa này là do đàn ông làm – tôi tin một trăm phần trăm là như vậy. Rút được cái chìa khóa cửa ra khỏi ổ khóa cổng, tôi lại lấy chìa khóa nhà cắm vào ổ khóa cổng. Adam xuống xe.
Thế rồi xảy ra một chuyện, cho đến hôm nay tôi vẫn không hiểu nổi. Thay vì mở giúp cái ổ khóa chết tiệt anh ta lại hôn tôi. Anh ta thơm kỳ diệu, má ram ráp những râu. Và chúng tôi cứ đứng nguyên như vậy, cứ đứng nguyên như vậy trước cổng nhà, nhất định bà láng giềng vẫn bán trứng cho tôi sẽ không chào đáp lại tôi, chiếc thùng thư bẹp dí sau lưng tôi, còn Adam ghì chặt lấy tôi. Không nhúc nhích. Tệ nhất là tôi chưa bao giờ cảm thấy hứng thú đến vậy trong đời.
Sau đó anh giúp tôi mở cổng, trao chìa khóa cho tôi, rồi nói:
- Ngày mai anh sẽ gọi điện.
Tôi lao ngay vào nhà tắm. Tình bạn ư? Với những cái hôn như thế ư? Anh không ngớt nói về tình bạn, nghĩa là tôi không nên có một chút ảo tưởng nào. Lạy Chúa! Tôi rửa mặt bằng nước lạnh. Tôi hít vào thật sâu. Tôi cảm thấy như vừa trải qua cuộc hẹn hò đầu tiên. Chỉ có điều hồi đó tôi mười lăm tuổi và đôi mắt tinh tường của bố mẹ tôi có thể nhận ra cái tội chết người này trên gương mặt tôi – nghĩa là Krzysiek đã hôn vào trán tôi. Còn bây giờ? Tôi đã lớn, và tôi biết rằng hôn không để lại dấu vết gì.
Tôi vào bếp. Tosia đang ngồi ở đó, ăn bánh mì kẹp phomát một cách ngon lành. Đọc sách.
Tôi đặt ấm pha trà. Con gái ngẩng đầu lên nói:
- Chú Adam chở mẹ về nhà chứ gì? Ô, mẹ đã hôn rồi! No, no, no.
Tôi hoàn toàn không hiểu nổi. Hồi trước tôi nghĩ rằng, khi người đàn bà lấy chồng thì sẽ không bị ai kiểm tra nữa cả. Rồi sau đó tôi lại nghĩ, khi người đàn bà ly dị thì sẽ không bị ai kiểm tra nữa cả. Và như thế đấy! Vậy đến khi nào một người đàn bà, tức là tôi, có thể được sống bình yên, nếu như đầu tiên tôi có bố mẹ, sau đó có chồng và tiếp nữa có con?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

30#
 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 11:23:48 | Chỉ xem của tác giả
TÔI SUY NGHĨ QUÁ NHIỀU



Buổi tối tôi sang nhà Ula. Cô hỏi ngay, có chuyện gì vậy? Để cho tôi hút xong điếu thuốc, Ula bảo tôi sao đắn đo mãi thế, tôi suy nghĩ quá nhiều, phải chấp nhận cuộc sống như nó vốn có đi thôi, tôi là một phụ nữ đa đoan, và tại sao tôi xử sự như vậy. Khoảng một triệu đàn ông thì mới mong có được một người đàn ông thực sự, và cô biết rõ ai là những người như vậy. Thêm nữa, anh ta đã ly dị, nghĩa là có thể học được gì đó trong quá khứ. Anh ta sẽ không học được ở tôi cái gì đâu. Lại nữa, từ một chiếc hôn đến lễ cưới bạc là cả một đoạn đường dài và có lẽ đầu óc tôi mụ mẫm mất rồi. Ula không nghĩ là tôi ngốc đến như thế. Cô ấy không nghĩ tôi là loại đàn bà hễ xem phim tình yêu là xem đến hết với hy vọng mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp, có nghĩa là các nhân vật trong phim sẽ lấy nhau. Tôi có nói gì về đám cưới vàng không nhỉ?
* * *
Hôm qua tôi gặp cô nàng chua ngoa nọ. Khi tôi cùng Adam đang ăn tối. Đó đương nhiên không phải là hẹn hò, cả hai chúng tôi làm việc đến chiều muộn, cho đến khi nộp xong bài cho số mới, và sau đó chúng tôi đến nhà hàng để ăn cái gì đó. Tôi không vội về nhà, vì Tosia đi nghỉ cuối tuần cùng với bố rồi. Chắc là để lấy lại sức do hầu hạ Jola và đứa trẻ mới sinh.
Cô nàng chua ngoa đi lại chỗ chúng tôi đang ngồi. Cùng một người đàn ông lạ mặt. Có thể ngồi cùng được không, chúng mình làm quen với Ikes. Anh ơi, đây là các bạn của em. Anh ơi, anh làm quen với họ đi. Đây là Judyta – nhà báo. Đây là Adam. Adam làm việc với nhiều người. Ha, ha, ha. Thật là vui. Tiền nong chắc chẳng được là bao. Ha, ha, ha. Moi tiền của thiên hạ bây giờ khó lắm. Ha.
Nhà xã hội học chẳng biết làm gì, bởi chúng tôi không thể nhìn thấy nhau khi họ ngồi chen vào bàn chúng tôi và bắt đầu gọi món chân giò hầm với thứ gì đó xanh xanh, cua bể và một chai vang. Adam nháy mắt ra hiệu cho tôi. Tôi biết anh muốn nói gì. Ăn một món nhanh rồi chuồn. Hai đĩa xúp.
- Các vị không uống hay sao?
- Cảm ơn, tôi lái xe. – Adam nói.
- Tôi thì khác chăng? – Gã béo mặc áo vét tông đỏ cười phá lên và vỗ vào đùi cô nàng chua ngoa. – Tôi cũng không đi bộ! Anh đừng quá lo xa, phải vui với đời chứ!
Và trong lúc đợi món xúp, chung tôi nghe được câu chuyện, rằng chồng cô nàng chua ngoa đã giơ nắm đấm lên, anh bạn trước đây tỉnh ngộ và quay về với vợ, nhờ thế mà gã béo vớ bở, vì cô nàng chua ngoa tuyệt lắm. Gã đã mua tặng cô nàng một chiếc Fiat Punto nhân dịp sinh nhật, thứ Sáu này họ sẽ nhận xe. Gã sẽ cưới nàng khi nàng ly dị xong.
- Chị có đi làm hay không? – gã hỏi tôi. – Ô, vì Kicia của tôi sẽ không đi làm nữa. Tôi đủ khả năng để người đàn bà sống với tôi không phải làm gì, – gã quay sang Adam nói.
Tôi nghĩ bụng, đời thật bất công. Đến nỗi phải cầu cho cô nàng chua ngoa đau khổ một lát. Thế này thì đích thị là sự bất công và vô lương được hưởng lợi, tha hồ xài xe cộ, một tương lai hồng đang ở phía trước cô ta.
- Năm nay Kicia muốn đi Bali, còn anh chị định đi đâu?
Adam mỉm cười với tôi, nắm lấy tay tôi rồi nói:
- Chúng tôi định tới Fidzi, nhưng vào mùa này ở đó đang lạnh. Chúng tôi đợi sang tháng Giêng.
Cô nàng chua ngoa diện bộ đồ mua ở Vienna, nhìn trộm Adam.
- Cậu đi với anh ta hả?... – Cô ta thì thầm rất kịch, mắt lóe lên ánh ghen tị.
Gã béo mặc áo vét màu đỏ không cài khuy bụng nghiêng ly rượu.
- Thật là quý hóa khi gặp những người có tri thức, cần phải tận hưởng cuộc đời! Rót rượu đi, con người ta chỉ sống có một lần thôi! – và gã vỗ vai Kicia.
Cô nàng chua ngoa cười nham hiểm.
- Cậu vẫn ngồi chết gí ở cái làng quê khỉ ho cò gáy ấy ư? Phí cả một đời, mà đời chỉ có một.
Chúng tôi ăn vội hai đĩa xúp của chúng tôi và chạy ra xe. Sẽ uống trà ở nhà tôi. Đêm ấm áp. Bên sân nhà Ula có mấy người đang ngồi uống rượu. Ula gọi to:
- Các bạn sang đây với chúng tôi đi!
Nhà láng giềng cạnh nhà Ula hé cửa sổ.
- Chúng tôi hả?
- Các vị cũng sang đây! – Kryzs giơ tay về phía các vì sao.
Thế rồi anh ta nhóm lò nướng, tôi lấy trong tủ lạnh ra chỗ cá còn lại. Kryzs đặt lên lò nướng mấy con cá chép mà anh ta và ông hàng xóm vừa câu dưới ao lên. Anh ta bảo anh ta thích câu cá hơn câu đàn bà, vì nếu đi câu đàn bà thì sau đó không thể đem về nhà được.
Ula nhìn Kryzs, dịu dàng nói:
- Tại sao không? Cứ moi hết lục phủ ngũ tạng …
Chúng tôi ngồi dưới sao trời. Có tiếng chuông ngoài cổng, mấy người láng giềng của chúng tôi mặc đồ ngủ mang một chai vang đỏ sang nhập hội. Ngọn nến trên bàn cháy lấp lánh phản chiếu trong các ly rượu. Đêm tĩnh mịch, trời đẹp. Khoảng một giờ đêm ông láng giềng của chúng tôi nói bâng quơ không cả quyết lắm:
- Có lẽ chúng tôi phải về thôi, ngày mai còn làm việc.
- Các vị cứ ở lại đi, trời đẹp thế này, – Kryzs nói. – Phải biết tận hưởng cuộc đời.
Và chúng tôi đã tận hưởng cuộc đời đến ba giờ sáng. Tôi và Adam nán lại lâu hơn một chút. Cạnh xe, khi tôi tiễn anh ta ra cổng.
Sáng sớm, tôi mở cửa sổ, thấy Ula và Kryzs ăn sáng ngoài sân.
- Không phải thay quần áo đâu, sang đây luôn đi, – Ula đứng dậy, – mình luộc thêm mấy quả trứng. Ngồi vào đi, cà phê ngấm rồi.
Tôi không uống cà phê. Mà uống cũng đâu có sao. Con người ta chỉ sống có một lần.

* * *

Hôm qua chúng tôi giải thích suốt một giờ đồng hồ cho một nhà toán học lỗi lạc thân quen rằng, quả là không thể so sánh gì với e-mail được cả: bây giờ bạn gửi thư, một lát nữa ở đầu kia thế giới đã có thể đọc bức thư này, đương nhiên với điều kiện bạn phải có máy tính. Nhà toán học bảo rằng, thư mất sáu tháng mới đến với anh ta. Chúng tôi kêu ầm lên: “Anh lập ngay hộp e-mail đi thôi!” Đến lúc này anh ta mới tiết lộ, chính là kể từ khi anh ta có email, thư từ đến với anh ta mới lâu như thế. Không thể như vậy được! Thế mà có thể đấy. Tại vì cứ sáu tháng anh ta mới chek e-mail một lần.
Nói thế thì tôi hiểu. Chuyện đương nhiên. Tôi cũng thế. Tôi liền bảo, tôi cũng thế. Có chuyện gì xảy ra với Adam thế kia? Anh tái mặt. Tôi cam đoan như vậy. Anh hỏi tôi có thường xuyên kiểm tra hộp thư không. Anh có lục lọi máy tính của tôi không nhỉ?
- Tại sao anh biết là em có hộp thư?
- Thì ở nhà em có máy tính mà.
Tôi đúng là ngốc. Nhưng từ hồi có chuyện với Hirek, tôi không ngó ngàng gì tới hộp thư. Để làm gì chứ?
Adam xịu mặt. Tôi sẽ không bận tâm tới trạng thái tinh thần của bất kỳ người đàn ông nào. Chim chóc vẫn hót vui, còn Ula thì đang hỏi qua hàng rào, tối nay có tới nhà Manka không, sinh nhật cô ấy. Nhà toán học đã đi, nhưng mối lo ở lại. Bản thân tôi không tin đám đàn ông sử dụng phép diễn dịch. Đúng, óc phân tích thì họ có, một người đàn ông đã viết như vậy trong cuốn sách Giới tính của não bộ, thôi, chúng ta quy ước với nhau – một người đàn ông đã viết như thế!
Tôi không tin là bỗng dưng lại có một cái thư lọt vào e-mail của tôi. Không có lý do gì cả. Còn Adam nhìn tôi hơi ngạc nhiên. Mặt khác, tôi không hiểu nổi, tại sao lại bảo là thư nhanh, khi điện thoại cũng tắc, và liên tục bị yêu cầu đợi chọn số rồi xuất hiện dòng chữ: “đường dây đang bận”. Khi đó, không ai có thể gọi điện cho tôi được nữa. Và liên lạc (điện thoại) của tôi với thế giới bên ngoài bị gián đoạn. Hoặc thế nọ, thế kia.
Hai tuần nữa sẽ có nhật thực. Đây có phải là một tin lạ hay không? Đầu tiên là tin có sao chổi, sau đó đến dự báo ngày tận thế, còn bây giờ là nhật thực. Đó là những điềm báo rằng có thể bắt đầu lại cuộc đời từ đầu. Thay đổi tất thảy. Sẽ toàn là những cái bất ngờ, tốt đẹp, mới mẻ. Tôi sẽ không bận tâm tới Adam và e-mail nữa đâu. Tôi sẽ để mắt khi nào tiện.
Buổi tối, tất cả chúng tôi tới nhà Manka bằng chiếc xe Volkswagen–thằng gù của Kryzs. Adam lái xe của anh hẳn vào cổng nhà tôi. Mấy người láng giềng tưởng tôi có tình nhân. Phía sau ôtô không hề có tấm biển nào đề: “Tôi là bạn thân của Judyta”. Adam sẽ ngủ lại ở nhà tôi, trong phòng khách. Thực ra không ổn lắm, nhưng biết làm sao.
*  * *
Chúng tôi đến nhà Manka khá chậm, vì đi đường đồng. Rồi xảy ra chuyện. Bình thường, khi phải lái xe, Adam không bao giờ uống, và luôn về nhà an toàn. Nhưng hôm nay anh không phải cầm lái, và với tư cách bạn thân, có thể cho phép mình làm chuyện khác thường, nên Adam quyết định uống.
Nhưng chúng tôi lại chưa thỏa thuận ai sẽ cầm lái lúc về. Tất cả chúng tôi đều đã uống, đàn ông uống nhiều hơn, còn phụ nữ, người nọ hơn kém người kia tí chút, cũng đều đã uống. Vì chúng tôi là những người chín chắn, thông minh, có mức độ, chúng tôi thống nhất với nhau rằng đã uống rượu là không cầm lái. Thế nhưng chúng tôi có thể đẩy xe, vì sáu cây số chẳng là cái đinh gì. Cho nên chúng tôi cho chiếc xe thằng gù ra đường. Adam và Kryzs đẩy, đám phụ nữ theo sau. Chiếc xe thằng gù thực ra không to lắm, nhưng cực kỳ khó lái từ bên ngoài. Khi cần phải xoay mạnh tay lái, cửa xe rất vướng. Cho nên Adam và Kryzs nảy ra sáng kiến, để cho Ula, người uống ít hơn cả, ngồi vào buồng lái, lạy Chúa tôi, không điều khiển xe mà chỉ chỉnh hướng.
Ula ngồi vào buồng lái, hai anh chàng đẩy xe, tôi đi bên cạnh. Khi chúng tôi đẩy sang cây số thứ hai, Adam bảo rằng, thật không công bằng khi để tôi đi bộ, và họ cũng có thể xoay xở cả với tôi nữa. Cho nên tôi ngồi vào xe, cạnh Ula. Và họ đẩy hai chúng tôi. Sau ba lần rẽ, hai anh chàng thở hổn hển và họ đề nghị Ula, tuy có phần thiếu mạnh dạn, nổ máy và đi số một, họ sẽ tiếp tục vờ đẩy xe, và không bị hết hơi nữa.
Và thế là Ula vào số một. Nhưng động cơ rít lên ! Kryzs lo hỏng xe, nên ra lệnh vào số 2. Hai anh chàng nhảy lên pa đờ xốc sau xe, vì họ phải luôn luôn sẵn sàng với tình huống vờ đang đẩy xe.
Sau đó, đêm đẹp trời trở thành đêm mưa nhẹ. Mưa bắt đầu rơi. Ngồi trên pa đờ xốc, hai anh chàng hiểu rằng họ không việc gì phải ngốc thế, nếu chiếc xe đã chạy thì họ có thể ngồi vào trong xe và trốn mưa chứ ! Chỉ cần xe chạy đủ chậm. Cứ thế, sau gần một giờ đồng hồ chúng tôi về tới trước cổng nhà tôi.
Rồi sau đó... Đúng là... Có một chuyện không may. Tôi trải giường trong phòng khách cho Adam, và chúng tôi hôn nhau, chúc ngủ ngon, không có chuyện gì xảy ra cả.
Tạm thời như vậy.
Nhưng sau thì có.

* * *

Tôi biết mọi nguyên tắc. Chẳng hạn chớ có lên giường trước đêm tân hôn. Như thế là không ra sao. Không tôn trọng bản thân. Nếu không tự tôn trọng mình thì không ai tôn trọng mình cả. Tôi mà cùng Cựu chồng lên giường trước khi thỏa thuận ngày cưới thì chắc chắn tôi đã không lấy anh ta!
Adam hoàn toàn khác mọi người đàn ông.
Khi tôi ngủ dậy đã không thấy xe anh ta đâu cả. Trên gối có mảnh giấy: “Bảy giờ anh sẽ đến. Chúng mình phải nói chuyện với nhau. Hôn em.” Lạy Chúa, tôi phải làm gì bây giờ? Đến bảy giờ thì thậm chí tôi chẳng gầy đi, trong tình hình này tôi mà giảm được bốn cân thì hay biết mấy. Không kịp rồi. Anh định nói chuyện gì với tôi? Rốt cuộc có chuyện gì xảy ra đâu nào? Chúng tôi đã lớn rồi. Những người lớn gặp nhau, sau đó thậm chí có thể làm tình với nhau cũng là lẽ thường cơ mà. Tất nhiên với một số người thôi.
Lạy Chúa, tôi sẽ làm gì đây?
* * *
Ôi, mẹ yêu quý của con ơi! Chuyện đó làm sao có thể thành sự thật được. Anh không muốn kết bạn với tôi. Anh muốn chung sống với tôi. Một cách bình thường. Làm sao tôi biết được thế nào là bình thường?
Mong sao chúng ta có được mối tình này. Ai đang nói về tình yêu ở đây vậy nhỉ? Có lẽ tôi đã yêu rồi chăng. Dữ dội. Mãnh liệt. Mãi mãi.

* * *
Nhất định chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ muốn tôi nấu nướng suốt ngày. Và vân vân. Muốn tôi lao ra cửa khi anh ta về. Muốn tôi lên giường với anh ta và tối tối không sang ngồi lê bên nhà Ula. Không để vụn bánh rơi ra giường (Tôi không làm rơi vụn bánh ra giường nữa rồi, vì tôi cảm thấy khó chịu khi nằm đè lên mảnh vụn). Không hút thuốc trên giường. Ngủ trong phòng lạnh (Đằng nào tôi cũng ngủ trong phòng lạnh). Và muốn tôi quẳng con Borys từ trên giường xuống dưới nền nhà, nhưng nó không quen chỗ mới. Cùng lắm cho nó ngủ dưới chân. Với mấy con mèo thì khác. Con Potem thích ngủ trên cổ. Con Zaraz ở quanh bụng. Trên người. Vậy tôi biết xử lý như thế nào với lũ mèo đây? Hoặc là anh ta sẽ muốn tôi thức dậy lúc tinh mơ. Không quên pha cà phê. Lại còn làm bữa sáng vào cái giờ oái oăm, tức bảy giờ. Không, không thể chấp nhận được đâu.
Tạm thời là như vậy.
* * *
Hiện nay tôi cũng chẳng biết tôi đang sống trên hành tinh nào. Hôm qua tôi chứng kiến một bạn gái của tôi nói với chồng thế này :
- Chúng mình đi xem phim đi anh.
Anh chồng im lặng. Không phản ứng gì. Không nói năng gì. Vờ không nghe thấy. Cảm thấy hai vợ chồng sắp cãi nhau đến nơi, tôi chào rồi ra về. Tôi không muốn can thiệp vào chuyện của người khác.
Cô vợ tiễn tôi ra cửa. Tôi làm ra vẻ không can thiệp, nhưng vẫn hạ giọng :
- Thật khó kéo anh ta đi xem phim nhỉ ?
Tôi muốn cho cô vợ biết, tôi thông cảm với cô ấy.
Cô vợ nhìn tôi, nói :
- Anh ấy có bảo là không đâu! Có nghĩa là anh ấy sẵn sàng đi. Cậu nghĩ gì vậy?
Tôi quyết định quan sát đàn ông, họ làm gì trước đề nghị muốn đi xem phim như vậy. Và tôi chẳng phải đợi lâu la gì.
Tôi sang nhà Ula, tivi thông báo về bộ phim mới chiếu ở rạp. Ula nhìn Kryzs, bảo :
- Hay là chúng mình đi xem bộ phim này hả anh ?
Kryzs bèn chứng tỏ mối quan tâm rất lớn của mình đối với điện ảnh, đối với bộ phim vừa được giới thiệu, đối với thời kỳ đầu của điện ảnh, anh em nhà Lumiere {Những người mở đường cho ngành điện ảnh}, đặc biệt là kỹ thuật ô tô. Sau đó anh chồng đi pha cà phê, lôi cuốn Automotoshop xem và thế là suốt cả buổi tối hai vợ chồng chỉ còn bàn chuyện khi nào mua xe mới thay xe cũ. Cái gì bán, cái gì mua, phải kiếm tiền như thế nào, phải tiết kiệm ra sao, chỗ nào không nên đến, vay mượn của ai. Chúng tôi mạnh dạn ủng hộ‎‎ ý tưởng thay xe của Kryzs. Chúng tôi uống cô nhắc. Rồi lại uống cà phê. Kryzs vuốt tóc vợ, nói:
- Mềm thật, dầu gội mới phải không em?
Tôi ghen phát điên. Vụ đi xem phim không thành. Thế nhưng trong tình huống như vậy thì bản thân tôi cũng sẵn lòng từ bỏ ý‎ định đi xem.
Chúng tôi uống hết chai cô nhắc, tôi vẫn tiếp tục không biết một người đàn ông bình thường sẽ xử sự như thế nào trước lời đề nghị đi xem phim. Để có ví dụ thứ ba, tôi hỏi người đàn bà thứ ba, chuyện gì xảy ra khi cô ấy rủ chồng đi xem phim. Và đây, người đàn ông thứ ba nói: “Anh có thể”. Đương nhiên cô vợ thất vọng, bởi có thể thì anh nào cũng có thể, nhưng chẳng nghĩa lý gì. Cô ấy muốn anh ta cũng muốn như mình kia. Nhưng anh ta chỉ “có thể”. Thế là cô vợ cảm thấy bị xúc phạm. Vì bản thân cô ấy không nhất thiết phải đi xem phim. Cô ta muốn, nhưng là muốn đi với chồng cơ.

* * *

Có thời tôi đã nghĩ, tại sao không đeo vào cổ mỗi người phụ nữ một bản hướng dẫn sử dụng để tạo thuận lợi hơn cho sinh hoạt của đàn ông. Đại loại như: “trong trường hợp sử dụng không đúng mục đích thì không chịu trách nhiệm về hậu quả...” hoặc “bảo hành sẽ mặc nhiên hết giá trị”. Bây giờ tôi nghĩ ra, không có những bản hướng dẫn như vậy vẫn có thể tự xử lý được.Cho nên cần phải gắn vào mỗi người đàn ông một phiên dịch, để dịch cho phụ nữ biết, đàn ông đang nghĩ gì. Đeo thêm cho mỗi người một cái biển, không viết chung chung, anh từ Sao hỏa, em từ Sao Kim. Để cho phiên dịch giải thích, chẳng hạn, khi người đàn ông im lặng nghĩa là gì. Khi người đàn ôgn nói nghĩa là gì? Khi người đàn ông có thể nghĩa là gì? Tôi cố công hiểu lấy những yếu tố tương đồng và khác biệt, thế nhưng chẳng ăn nhằm gì.
Hôm qua, lúc uống trà với Adam, tôi đùa:
- Chúng mình đi xem phim được không anh? – Tôi hỏi với vẻ nghiêm nghị.
Và tôi nghĩ: bây giờ tôi sẽ rút ra một loạt kết luận khác nhau. Từ đó sẽ có trị số trung bình thái độ của đàn ông.
- Em muốn xem phim gì cơ? – Adam hỏi.
Cái đó không thể. Cái đó có thể. Tôi không tin. Chúng tôi đã cùng nhau đi xem phim Notting Hill.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách