Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5269|Trả lời: 32
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu thuyết - Xuất Bản] Xin Cạch Đàn Ông| Katarzyna Grochola

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 17-3-2012 22:26:00 | Xem tất |Chế độ đọc
XIN CẠCH ĐÀN ÔNG


Tác giả : Katarzyna Grochola ( Ba Lan)

Dịch giả : Lê Bá Thự

Nguồn : vnthuquan.org

tình trạng: đã hoàn thành

sơ lược:

Bị chồng bỏ rơi, cô nữ nhà báo đầu băm làm lại cuộc đời: cô xây một ngôi nhà và chuyển về làng quê sống. Làm bà mẹ độc thân với một đứa con gái tuổi teen, cô còn làm trong ban biên tập một tờ tạp chí. Ở cương vị của mình, cô không chỉ cho bạn đọc những lời khuyên về vô vàn tình huống trong cuộc sống mà còn - thật ngạc nhiên - trở thành một phóng viên rất thành công. Và trên hết, cô yêu trở lại…

TÔI HÀN GẮN VẾT THƯƠNG LÒNG


Tặng Mẹ, Con Gái và Một Người Đàn Ông

Tôi là một phụ nữ bị chồng ruồng bỏ. Một phụ nữ bị chồng ruồng bỏ với một đứa con. Con gái. Nó hơn mười tuổi. Phải chăng như vậy có nghĩa là tôi đã già? Hoàn toàn không phải thế. Chính con gái Tosia của tôi mới già. Tosia bảo tôi, mẹ đừng quá ưu phiền.
Nó bảo rằng, đằng nào chúng tôi cũng phải chia tay, thì thà làm ngay bây giờ còn hơn độ mười năm nữa. Con gái tôi cũng từng nghĩ đã đến ngày tận thế, khi thằng bé Andrzej học lớp Tám C bảo nó không còn yêu con bé nữa. Vậy mà con bé vẫn trụ nổi. Và bây giờ con bé vẫn có thằng bé theo một cách nào đó. Với tôi rồi cũng hệt như vậy thôi. Chúng tôi vẫn có thể là bạn của nhau kia mà. Như trong phim Mỹ ấy. Còn về con bé thì tôi khỏi phải lo, bởi anh ta hứa với con, mãi mãi anh ta sẽ là cha của nó.
Ôi, lạy Chúa, tại sao tôi lại gặp cảnh ngộ này nhỉ? Tại sao chồng tôi không học lớp Tám C? Nếu như vậy thì nhất định anh ta sẽ không có con với người đàn bà khác. Anh ta lẽ ra phải học lớp Tám C. Anh ta rung động có khác gì Andrzej trước con gái Tosia của tôi cơ chứ!
Tôi căm thù anh ta.
Tất cả đàn ông đều cùng một giuộc.
Cứ mỗi lần nghĩ đến những chuyện không đẹp đẽ lắm, bên tai tôi lại văng vẳng những lời ưa thích của mẹ tôi: “Judyta, sao lại như vậy hả? Mẹ dạy con như thế ư?”
Tôi đã được dạy dỗ từ lâu rồi.
Chừng ba chục năm đã trôi qua kể từ khi quá trình này đúng ra đã phải chấm dứt, vậy mà nó vẫn chưa hoàn tất.
Ôi, mẹ ơi!
Bố mẹ cho tôi cái tên Judyta còn chưa đủ hay sao! Lại còn thêm cho tôi một đứa em trai nữa. Và ra công dạy dỗ. Tôi được dạy dỗ đâu phải để thành một đứa con gái hư nết, đầu óc chỉ nghĩ toàn những chuyện không đẹp đẽ gì. Tôi phải biết dọn dẹp những thanh ghép hình sau khi chơi (và đồ chơi, búp bê, quần tất, quần lót, sách vở, cốc chè, gạt tàn thuốc, ly uống rượu, chai lọ nữa). Nói năng phải lễ phép, chẳng hạn như xin chào, tạm biệt, xin lỗi, xin mời và cảm ơn. Rửa tay trước khi ăn và cả sau khi ăn nữa thì càng tốt. Không nói leo khi không được hỏi. Phải đối xử tốt với em trai. Với cậu em thì tôi có chút phiền toái – tôi sẽ không ngần ngại đưa nó vào rừng và vứt nó ở lại đó mãi mãi. Tống nó vào túp lều cổ tích. Cho nó hóa thành một con hươu non. Đem nó cho bà Chúa Tuyết. Ăn thịt nó. Sau đó cứu nó và lại đưa nó về nhà. Tôi sẽ thành một nữ anh hùng tại gia và lúc đó chắc có lẽ bố mẹ sẽ yêu tôi lắm lắm.
Rồi sau đó em tôi sẽ khôn lớn và rời khỏi nhà đi đến tận cùng thế giới. Lúc đó bố mẹ lại càng yêu tôi hơn.
Thế rồi như các bạn có thể đoán được, tôi không đưa cậu em vào rừng. Không có ai ăn thịt nó, không có ai thiêu sống hay ướp lạnh nó. Tôi không phải đem nó ra rã đông.
Tôi đã quyết định suy nghĩ một cách thật thà và thẳng thắn về chuyện đó, bịt tai trước những lời của mẹ:
“Lạy Chúa tôi, mẹ có dạy con như vậy đâu.”
Cậu em tôi đã trụ được trong những điều kiện khó khăn như vậy, bây giờ nó là một họa sĩ. Tôi quý nó và không phải đưa nó đi đâu nữa cả. Tự nó đi tới tận cùng thế giới. Bây giờ bố mẹ lại càng yêu nó hơn.
Những ý nghĩ không đẹp đẽ gì lúc này của tôi chủ yếu liên quan đến người chồng đã làm Jola có chửa. Jola là một mụ đàn bà. Xấu dã man. Răng vàng. Miệng bé tí xíu. Già nua, da nhăn nheo. Chân vòng kiềng. Và không có vú nữa thì càng tốt. Bẩn tính. Mắt lợn. Tôi ưa hình dung về cô ta như vậy đó.
Để làm tôi thất vọng, Jola lại xinh xắn. Phom người đẹp (có khi thai nghén sẽ làm cho cô ta bớt xinh – tôi cần phải lạc quan). Thông thạo ba ngoại ngữ. Đêm bôi kem và chắc chắn không hút thuốc trên giường. Tôi ao ước, sẽ có lúc cô ta bị gãy cả mớ răng và ông nha sĩ trong lúc nửa tỉnh nửa mê sẽ bọc răng vàng cho cô ta.
Cuộc sống vợ chồng của tôi chủ yếu bao gồm: không hút thuốc trên giường, không ăn trên giường, không uống trên giường, không đốt lò sưởi trong phòng ngủ, vì như vậy khỏe người. Những chuyện chúng tôi đã không làm nhiều hơn cả những chuyện đã làm. Tôi chẳng nên lấy làm lạ đến thế khi cuộc sống vợ chồng của tôi có kết cục như vậy. Còn nếu nói về chuyện giường chiếu, khi chui vào trong chăn buốt lạnh tôi chỉ ao ước duy nhất một điều là anh ta đừng có sinh chuyện với tôi, đừng tung hết chăn bông, chăn len và bộ đồ ngủ vải flanen dày cộm tôi mặc lại của ông nội ra. Căn cứ vào sở thích của anh ta mà tôi biết, thì nhất định anh ta đã làm Jola có chửa ở trong tủ lạnh.
Lạy Chúa, cớ sao tôi lại gặp phải cảnh ngộ như vậy? Chính tôi? Con số thống kê mách rằng, cứ mười người phụ nữ ở nước ta thì một người gặp cảnh ấy. Tại sao tôi lại phải là người thứ mười đó? Ai là người đi tính ra con số này?!
Ngoài ra, tại sao anh ta lại làm bạn với một phụ nữ gầy gò hơn? Con số thống kê cũng bảo rằng, đàn ông khi bội tình với vợ thường là với người đàn bà có nhiều lông. Tôi là người có rất nhiều lông! Các nhà toán học – rặt lũ điêu toa! – đã hủy hoại mối quan hệ quan hệ vợ chồng vốn có khởi đầu đầy hứa hẹn của tôi. Và giờ thì tôi đau khổ. Tôi hấp hối. Tại sao không bao giờ tôi còn được nghe giọng nói bực bội: “Khỉ thật, hộp cà phê để ở chỗ nào!” Tại sao tôi lại lo lắng khủng khiếp đến như vậy? Sẽ không bao giờ tôi chịu dính đến bất kì một tên thuộc giống loài xa lạ đó nữa. Xin cạch đàn ông. Tất cả đàn ông đều cùng một giuộc.
Tôi sẽ bỏ cà phê.
* * *
Thế rồi chúng tôi đã làm một cuộc ly dị cực kì thoải mái. Buổi lễ diễn ra ngắn gọn hơn lễ cưới. Bạn bè đến dự cũng ít hơn. Đến nửa người làm chứng cũng không có. Không có dù chỉ một giọt sâm banh.
- Anh để lại cho em căn hộ, - anh ta nói.
Một người đàn ông tuyệt vời, phải không? Anh ta sẽ để lại cho tôi căn hộ chung của hai vợ chồng mà chúng tôi đã cùng nhau trả góp suốt mười năm qua! Căn hộ ông bà anh ta đã đăng ký cho chúng tôi, còn chúng tôi cùng nhau mua! Anh ta để lại cho tôi!
- Chúng ta chia tay nhau một cách lịch sự nhé. Về chiếc ô tô chắc em không tranh giành với anh chứ? – Anh ta nói ở ngoài hành lang tòa án. – Em biết đấy, đó là công sức của anh mà.
Anh ta vẫn dối trá như thường lệ. Anh ta là một nhà kinh tế. Cầu cho mi trở thành một gã làm nghề lái xe, đồ thần giữ mỏ!
Tôi mỉm cười. Tim tôi nức nở.
- Tùy anh thôi.
Tôi tiếc đến tận bây giờ.
Tôi sẽ không hé một lời nào nữa về lão lùn này đâu! Tôi thề như vậy đó! Sau khi bỏ tôi anh ta sẽ còn phải khóc cho mà xem!

* * *
Anh ta không khóc.
Ula, bạn gái của tôi có nhìn thấy anh ta. Bộ dạng ổn cả. Có phần gầy đi. Tay xách túi hàng, bước theo sau Jola. Còn Jola với cái bụng to đùng có thể là hình mẫu quảng cáo về các bà bầu. Cho dù không bôi trát thứ hormone của cô ta lên mặt! Tại sao số tôi lại hẩm hiu đến vậy! Sao anh ta không vớ phải một ả đàn bà mắc bệnh đậu mùa từ hồi con gái, gãi mụn đậu đến rỗ cả mặt ra, và bây giờ tha hồ phiền toái với da dẻ của mình? Và vừa béo vừa ngu?
Tại sao anh ta đi mua sắm với cô ả kia thì được, còn với tôi thì không bao giờ?
Không thể nói thêm một lời nào nữa về cái xác đàn ông này. Một kẻ giả tạo đáng thương. Không bao giờ! Tôi nghĩ, chí ít anh ta cũng sẽ quát mắng cô ta khi trong nhà không có cà phê. Hay là tôi sẽ làm Cục trưởng Thuế và ra lệnh cấm nhập cà phê.
* * *
Và tôi đã thành người cô đơn như thế. Những đêm đầy nước mắt của tôi đã qua rồi. Sẽ không bao giờ tôi phải khóc vì đàn ông nữa. Tôi đã quyết định bắt đầu cuộc sống mới.
* * *
Tôi bắt đầu từ việc cân trọng lượng. Tôi sẽ không nói bao nhiêu đâu. Cái đó thì có thể xác minh được – tất nhiên là bằng cách cưỡng ép. Nhưng nhẹ nhàng nhé – gây mê, rồi đem cân lên không cho tôi biết và phải cẩn thận không bao giờ để tôi biết được chuyện đó, nếu không tôi sẽ tìm giết bằng được người nào làm việc đó.
Sau đó tôi điểm lại những việc tôi đã làm trong đời. Tổng kết cái mất và cái được.
Rõ ràng, ngoài chuyện có con gái thì tôi còn bị thừa cân, thuật ngữ này làm tôi khó chịu. Ngoài chuyện thừa cân thì tôi còn có mẹ và bố. Hai người đã ly dị. Đang ở riêng. Tôi nhận ra rằng, thời nay người ta ly hôn và lừa dối nhau dễ dàng quá, thật chẳng đẹp đẽ gì. Thậm chí về phần các cặp vợ chồng đã chung sống lâu năm với nhau thì liệu có thể nói gì về bố mẹ tôi, nếu họ không ly dị. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, vì bố mẹ lo cho tôi. Em tôi thì đang sống ở nơi tận cùng thế giới.
Ngoài chuyện có con gái, thừa cân và bố mẹ, tôi còn có cái rốn cắt sót, tôi biết được là nhờ những cuốn sách thông thái. Tất nhiên là sách tâm lý. Bố mẹ tôi là những người độc địa – sách vở bảo vậy. Tôi đã chịu đựng điều đó trên ba mươi năm nay và rốt cuộc tôi đã kiếm được một cuốn sách giúp tôi ý thức điều này. Tôi chẳng biết phải làm gì bây giờ. Tôi đã sống dễ chịu đến thế kia mà!
Tôi biết về chuyện thừa cân cũng là nhờ truyền thông. Thế mà thiên hạ lại bảo tivi có hại.
Ngoài chuyện có con gái, thừa cân, bố mẹ, rốn cắt sót, tôi còn có một loạt vấn đề tình cảm đang hành hạ. Mỗi gã đàn ông tôi đã gặp trên đường đời đều hoặc là kẻ vô công rồi nghề, hoặc suốt ngày vùi đầu vào công việc, hoặc ăn giá đỗ sống rau ráu mà kinh tởm nhìn những miếng bít tết của tôi. Nói chung đàn ông bây giờ chẳng làm nổi trò trống gì, tất cả bọn họ đều cùng một giuộc – hoặc ninh điện thoại di động suốt ngày, hoặc uống rượu, hoặc đã ly dị vợ … Cho đến nay tôi chưa bao giờ làm trắc nghiệm để xem điều gì đang chờ đợi tôi. Tất nhiên làm trước khi tôi rơi vào vòng phụ thuộc một gã đàn ông. Một điều giờ đây đang đi đến kết cục thảm hại bởi tình yêu của tôi lẽ ra mang sứ mệnh chữa trị cho gã. Nhưng không chữa trị nổi, mà tôi giờ đây lại đang cố hàn gắn vết thương lòng trong cô đơn.
Tại sao tôi lại vớ phải một ông chồng thích ngủ trong phòng lạnh? Cấm hút thuốc trên giường? Cấm cả đọc sách nữa? Tại sao ánh đèn lại làm phiền anh ta?
Ngoài chuyện có con gái, thừa cân, bố mẹ, rốn cắt sót, các vấn đề tình cảm, tôi còn có hẳn một đống những chuyện bực mình vặt vãnh khác, những chuyện đang hủy hoại đời tôi. Chẳng hạn bồn rửa mặt hỏng, nước chảy lênh láng. Đã báo cho thợ nước đến chữa, thế nhưng đầu tiên thì thợ quên, còn sau đó tôi quên.
Cứ mỗi lần tôi định ăn kiêng thì bỗng dưng lại có bạn bè mời tôi đến ăn uống, toàn những người chưa bao giờ đãi tiệc sang như vậy. Chẳng hiểu tại sao họ lại biết tôi định tuyệt thực. Không loại trừ khả năng họ có thần giao cách cảm với tủ lạnh của tôi – khi trong tủ chỉ có nồi xúp bắp cải đủ cho người đẹp ăn kiêng bốn ngày tiếp – họ gọi điện và thông báo, một đêm Ấn Độ hoặc thịt phi lê rắc hạt tiêu xanh, hoặc… Ác ý tột đỉnh.
Ngoài chuyện có con gái, thừa cân, bố mẹ, rốn cắt sót, những phiền toái với đàn ông, vòi nước và những người bạn ác ý, tôi còn có một con chó. Nó tên là Borys và không bị thừa cân. Tôi đặt toàn bộ hy vọng vào câu nói của một anh bạn, rằng: Chó nào chủ nấy.
Mặc dù tôi không giấu giếm là tôi không thích có lông tơ trên vú.
Và cứ nghĩ xem, hồi tháng Hai tôi vẫn còn là một phụ nữ có chồng mắn phúc! Cách đây bốn kilô về trước. Các bạn thử đoán coi, mối tình vĩ đại của tôi đã kết thúc ra sao?
Tôi nghĩ bụng, những chuyện của tôi cũng thường thôi, và điều này đang cứu vớt tôi.

* * *

Hôm nay tôi gặp Cựu chồng. Anh ta tỏ ra dễ thương ngay từ đầu. Tôi đã nghi anh ta đang có ý đồ gì đó và quả là không nhầm. Thấy chưa, anh đề nghị đưa tiền cho tôi mua một căn hộ nhỏ. Bởi căn hộ kia vẫn được coi là của ông bà anh ta, cho nên tôi tự hiểu là mình chẳng có chút quyền hành nào.
Tôi vờ không hiểu. Anh ta tỏ ý hy vọng tôi sẽ đồng ý, bởi vì đằng nào thì món tiền đó cũng không phải của tôi. Còn anh ta đến đây chính là để thể hiện thiện ý của mình và hình như cả của Jola nữa.
Jola! Jola mà lại quyết định tôi và con tôi phải ở chỗ nào sao! Bà đây thà chết còn hơn!
Tôi đã đồng ý.
Tôi hoàn toàn thất vọng.
Tosia bảo rằng, nó căm ghét căn nhà này và như thế càng hay.
Tôi gọi điện thoại cho Ula. Tôi không biết mình phải làm gì bây giờ. Tôi không biết hai mẹ con tôi sẽ ở đâu. Tiền chỉ đủ mua một căn hộ độc thân. Tôi không thích sống trong căn hộ độc thân! Hắn đi mà ở trong căn hộ độc thân chết tiệt!
Ula bảo tôi khỏi lo, gần nhà cô ấy có một mảnh đất nhỏ. Với khoản tiền chỉ đủ mua căn hộ độc thân ta có thể mua đất xây một ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Và mọi chuyện tồi tệ rồi sẽ trở nên tốt đẹp cho mà xem.
Ngốc thảm ngốc hại.
Buổi tối, Borys vào phòng ngủ. Tôi cho nó lên giường. Tôi châm thuốc hút. Tôi cắn bánh mì và nhai. Tiếc là kẻ sống cạnh Jola không trông thấy cảnh này.
* * *

Ở tòa soạn gọi điện đến hỏi tôi nghĩ gì. Lạy Chúa lòng lành, tôi đang nghĩ gì ư? Tôi đang mong cô ả kia mắc bệnh đậu mùa, béo phị ra, và quên mua cà phê!
Ừ, nhưng tôi nghĩ gì về những bức thư đang nằm đợi tôi mấy tuần nay cơ. Chỉ vì tôi đã làm việc ở ban biên tập này bảy năm nay nên họ mới thông cảm với hoàn cảnh của tôi thôi nhé. Họ sẽ cử cô văn thư đem xấp thư đến. Nhưng tôi phải khẩn trương lên. Và chúc may mắn.
Được rồi, được rồi.
Nhiệm vụ của tôi là trả lời thư bạn đọc. Về mọi vấn đề. Tôi là cơ sở dữ liệu. Là nhà tiên tri. Làm thế nào để vú to thêm, để nó nhỏ đi, da dầu nên bôi loại kem gì, trên ba mươi tuổi nên đắp loại mặt nạ nào. Phải làm gì khi con gái hư và khi bị chồng phản bội. Tìm việc làm ra sao và làm sao để không bị coi thường. Kêu cứu ai khi chồng nát rượu. Ăn vận thế nào khi có thân hình tròn xoay như quả táo. Giấu đôi chân ngắn ngủn cách nào? Phải làm gì để chồng không bỏ đi với người đàn bà khác?
Làm thế quái nào tôi biết được bây giờ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 17-3-2012 22:38:41 | Xem tất
TÔI KHÔNG THÍCH LÀNG QUÊ

Tôi đi đến nhà Ula. Cách thành phố ba mươi cây số. Ngu gì đâu mà ngu. Đó không phải nơi dành cho tôi. Tôi sẽ không bỏ việc kia mà. Tôi không có ô tô. Tôi không thích làng quê.
Tôi đi chỉ vì tôi đã trót hứa với cô bạn. Thực ra vẫn có tuyến xe lửa nội đô {Hệ thống đường xe lửa khổ nhỏ nối liền các vùng ngoại thành, các làng mạc, các thị trấn ven đô với thành phố Warszawa}. Y như xe điện ba toa. Tốt, thuận tiện và thoải mái. Tôi đi mãi đi mãi – mất khoảng một giờ đồng hồ. Đời tôi sẽ không bao giờ chấp nhận đi thứ xe lửa này đâu.
Thật đúng là hang cùng ngõ hẻm!
Ula đợi tôi ngoài ga.
Một đường ray, xe lửa mỗi giờ một chuyến, không cửa hàng cửa hiệu, có năm ngôi nhà chỗ ngã tư. Không còn gì để nói. Trường học cách đây hai cây rưỡi. Tôi sẽ không nói cho Tosia biết đâu. Chắc chắn con gái tôi sẽ không thích rời thành phố!
Ula dẫn tôi vào rừng bạch dương.
Tôi rất mê bạnh dương.
Hẳn cô bạn tôi điên! Gần đường ray có một cái hố. Tôi bị thụt chân xuống đó. Thiếu chút nữa là gãy chân. Đế giày của tôi lún sâu trong cát.
Chợt mắt Ula sáng lên.
- Cậu xem đi, ở đây này. – Cô bạn tôi đứng lại và chỉ cho tôi mảnh đất có vẻ như tôi sẽ mua. Đất hoang. Đồng ruộng. Khai khẩn chừng ba mươi năm trước. Toàn cỏ dại. Khiếp. – Mình đã nói chuyện với chủ đất. Họ sẽ nhượng với giá mười ngàn. Bọn mình sẽ giúp thêm cậu!
Tôi phải ở trên mảnh đất hoang này, cách xa thành phố ư? Bên cạnh đường xe lửa nội đô, mỗi giờ một chuyến? Không điện thoại? Vì làm gì có đường dây điện thoại. Trong cát và bùn? Không cửa hàng? Không rạp chiếu phim? Không nhà hát? Không bè bạn?
Thôi được, vào nhà Ula uống trà cái đã, sau đó tôi sẽ đi nói chuyện với chủ nhân của mảnh đất hoang. Nếu không xong thì mong Ula hiểu cho là tôi đã làm tất cả. Có điều mảnh đất này không phải dành cho tôi.
Ngôi nhà của Ula xinh xắn. Các cửa sổ nhìn ra rừng bạch dương. Trước nhà, một khu vườn tuyệt đẹp.
- Đây là cây kim tước hoa. Sang xuân sẽ nở hoa vàng. Mình bứng trong rừng đem về. Mọc tốt. Cậu xem đây, cây vân sam đẹp quá phải không? Quặt quẹo mất hai năm đấy, bây giờ đang lớn bật lên.
Cây liễu buồn rủ cành bên hiên gỗ. Ula đi đặt nước pha trà, tôi ngồi một mình. Con gái Ula đi học chưa về, còn chồng cô vào thành phố.
Tĩnh lặng. Nóng bức. Mặc dù mới tháng Tư.
Qua lưới rào tôi nhìn ra mảnh đất hoang. Nếu cày xới, rào giậu thì cũng có thể thành một mảnh vườn đẹp. Trồng thứ cây gì đó có ích. Phía góc xa thấy mấy lùm cây rủ cành. Có một cây liễu hay cây gì đó cành rủ xuống như cây trong vườn Ula. Giữa vườn có thể đào một cái ao. Dẫn nước vào đầy ắp. Như là có ao nước tự nhiên ấy. Nhà Ula có giếng đào.
Sống ở đây hẳn sẽ vất vả lắm.
Nếu là người thích nghịch đất, thì có thể làm những việc hay ho. Nhưng không phải tôi. Cây nào là cây thông, cây nào là cây liễu tôi còn không phân biệt được nữa là. Khó khăn lắm tôi mới nhận ra tiếng gù của chim câu. Cả tiếng hót ríu ran của chim sẻ nữa. Ở ngay đây, trên đầu chúng tôi vang lên những âm thanh ríu rít. Nắng sáng rực, mùi hoa thơm ngát, chim chóc hót rộn ràng. Thật khoan khoái. Cứ như thể giữa kỳ nghỉ hè vậy.
Ula bưng khay trà vào. Con mèo Jacek chạy lăng xăng quanh chân hết bên nọ đến bên kia. Con Jacek to tướng, lông vằn. Dễ thương. Tôi không thích mèo lắm. Thế nhưng tại đây, ở nơi làng quê, tôi có thể nuôi mèo. Tosia có lẽ sẽ mừng. Nó thích mèo mà.
Ula đặt trà trên chiếc bàn con dưới cây sồi.
- Có tiếng chim bạc má.
Như vậy là, ngoài chim câu và chim sẻ tôi còn nhận được tiếng chim bạc má.
Hương thơm ngào ngạt. Và khí trời hoàn toàn khác lạ. Có lẽ tôi sẽ phải thường xuyên đến với Ula. Ula mang chăn ra. Chúng tôi cùng nằm trên cỏ. Bầu trời trên cao. Tôi có thể an hưởng cuộc sống như thế này, ngắm mây trời. Nhưng còn những con ong mật kia thì sao? Và ong vò vẽ nữa. Chúng bay lượn khắp nơi, liệu có đe dọa tới muôn loài vừa thức dậy sau mùa đông hay không? Nơi này để nghỉ hè thì tốt, nhưng không phải ở hàng ngày.
Sau đó chúng tôi đi nói chuyện đất đai. Cho chắc ăn. Mà cũng để Ula đừng nghĩ là tôi không thấy hết những gì cô ấy đã làm vì tôi.
Đến trước cổng nhà chủ đất, Ula kéo tôi nán lại một lát.
- Cậu biết không, – cô nói, – trong thời gian xây nhà có thể kéo điện từ nhà tớ sang, cả nước nữa. Có người mách với Krzys {Tên gọi thân mật của Krzysztof} rằng người ta sẽ bắc đường ống cấp nước sạch ở đây trong năm nay, tháng Chín. Cậu mà mua bản thiết kế vẽ sẵn, bên cạnh có tốp thợ xây người miền núi đang xây một ngôi nhà, sắp xong rồi, họ có thể chuyển sang đây xây cho cậu.
Krzys, chồng bạn gái tôi, khác chồng tôi ở chỗ, thứ nhất không phải là cựu, thứ hai tốt và yêu Ula. Xác suất vận may không nhiều, nhưng lại trúng vào bạn tôi.
Đất hoang rồi sẽ đổi màu. Mặt trời rồi sẽ ngả về Tây. Dưới nắng vàng, cỏ xanh gợn sóng trong gió chiều. Đúng vậy, nhìn thì thật tuyệt vời. Nhưng không phải dành cho tôi. Đằng nào tôi cũng không mua miếng đất này.
Bà chủ nhà đi ra cổng.
- Hôm qua tôi nói với chị Ula là giá mười ngàn, nhưng ngần ấy thì quá rẻ. Cho nên không còn cái giá đó nữa. Tôi xin lỗi.
Tôi phát tởm. Bắt chẹt nhau. Tại sao lại không còn cái giá đó nữa? Mới hôm qua và hôm nay mà giá đã lên hay sao? Không thể có chuyện đó! Tôi phải mua bằng được mảnh đất này! Đây là cơ hội duy nhất để rời khỏi thành phố! Trường học chẳng xa xôi gì, đi mua sắm đã có xe lửa nội đô, không thể lật lọng người ta như thế được! Tôi phải bắt đầu cuộc sống mới.
- Thế bà định đòi bao nhiêu?
- Thì tôi còn phải bàn với con gái cái đã.
Lạy Chúa, bỗng dưng tôi tìm được chỗ cho mình trên trái đất này, thế mà nó lại không phải dành cho tôi hay sao? Chỗ của cả đời tôi! Tôi sẽ làm căng! Tôi không cho phép lấy lại đất của tôi! Tôi thậm chí đã biết sẽ đào cái ao chết tiệt đó ở chỗ nào!
Ula tiễn tôi ra ga. Đế giày lún trong cát. Trong cát mềm và ẩm. Tôi tránh cái hố cạnh đường ray. Những thanh ray lấp lánh trong nắng hồng.
Bầu trời phía tay phải, về hướng Warszawa , hiện lên một dải cầu vồng. Đó là điềm báo! Rằng có thể khởi đầu cuộc sống mới và tất cả!
Ồ! Tôi không đầu hàng đâu!
* * *
Tôi trở về căn hộ mà tôi phải dọn đi trong vòng một tháng.
Đến nơi đó hẳn Borys sẽ vô cùng thích. Tosia vẫn có thể giữ con mèo. Tôi bảo Tosia, con có thể mang mèo rời xa khỏi nơi này. Mỗi tuần tôi có thể đến tòa soạn hai lần. Tôi làm việc chủ yếu ở nhà mà.
Tosia hỏi, liệu nó có được mang con mèo đi theo không . Khi tôi bảo sẽ ở cạnh nhà Ula, con bé đòi đi ngay để gặp hai cô con gái của Ula mà nó đã quen.
Cũng may là đã chín rưỡi, cho nên chúng tôi không đi.
Tôi cho con Borys lên giường ngủ. Nó ngủ, còn tôi nằm chong chong. Ngày mai dứt khoát tôi phải đến nhà Ula. Cái chính là làm sao cho cô ả răng vàng Jola không hành hạ được tôi.
* * *
Mẹ tôi gọi điện và hỏi tôi định khi nào bắt đầu cuộc sống mới, vì có lẽ không thể tồn tại tiếp như vậy được. (Qua thuật ngữ tồn tại mẹ tôi ý nói cuộc sống không có công ăn việc làm ổn định, không có chồng ổn định, không có trọng lượng ổn định. Chưa kể chuyện đi ngủ muộn.) Và hỏi tôi định làm gì với bản thân.
Tôi không nói với mẹ. Tội gì mẹ phải mất ngủ. Tôi đặt lưng đi nằm lúc mười một giờ đêm. Nói cho cùng, ngay cả mẹ tôi đôi khi cũng có lý.
Mười một giờ ba mươi bố gọi điện hỏi tôi sao giờ này vẫn chưa ngủ.
Bị đánh thức, tôi không ngủ tiếp được nữa. Lúc một giờ sáng, con chó bắt đầu gầm gừ. Tôi dậy mặc quần áo rồi cho nó đi tè. Nếu có vườn, tôi chỉ việc thả cho nó ra vườn là xong. Sau đó tôi pha trà. Rồi hút thuốc. Rồi tôi ăn bánh mì trắng phết patê gan ngỗng. Tôi vẫn không ngủ tiếp được. Tôi bật đèn. Ăn xong tôi lại hút thuốc. Tôi pha cốc trà thứ hai. Sau đó tôi đánh răng. Rồi đọc sách, mặc dù đọc sách vào lúc này rất có hại cho tôi. Sau đó tôi cố ngủ. Không ăn thua gì! Ba giờ rưỡi sáng tôi bỏ cuộc và uống nửa viên thuốc ngủ. Chín giờ sáng mẹ tôi gọi điện.
- Giờ này mà con vẫn còn ngủ hay sao?
Tôi không biết tại sao bố mẹ tôi lại ly dị nhau.
Ở đó, ở làng quê, chưa có điện thoại. Như thế càng hay. Tôi sẽ sống hòa nhập với thiên nhiên.
* * *

Tosia hoàn toàn tán thành. Nó muốn kiếm một con mèo con. Bà chủ đất nâng giá thêm năm ngàn.
- Tôi đồng ý, – tôi nói luôn
- Nhưng tôi còn phải bàn với thằng con trai nữa, – bà ta nói.
Lạy Chúa, Ngài cho phép xác suất phụ nữ bị ruồng bỏ và đang sống cô đơn xây nổi một ngôi nhà nho nhỏ xinh xắn, một mái ấm gia đình cho mình là bao nhiêu đây? Xin hãy sắp đặt để lần này xác suất lại rơi trúng vào con, như Ngài đã làm vậy khi để con bị chồng ruồng bỏ!
Rốt cuộc con cũng phải được hưởng cái gì đó, bù cho việc cô ả Jola cả đời chẳng bao giờ mắc bệnh đậu mùa chứ?!

* * *

Nói chung tôi không biết, một người, ý tôi là một phụ nữ, có thể làm lại từ đầu cuộc đời mình được bao nhiêu lần. Còn bản thân tôi, giờ đây tôi đang làm điều ấy, trong một chừng mực nào đó, như một cố tật. Không ngưng nghỉ. Tôi không biết tại sao điều đó lại cứ nhằm trúng vào tôi. Và sẽ chẳng bao giờ tôi biết được ngọn nguồn. Rõ ràng tôi phải nhầm lẫn một cái gì đó, bởi những người bình thường vẫn cứ sống bình thường. Họ không bị ruồng bỏ, chồng của họ không đi ngoại tình với những người đàn bà khác để kiếm đứa con cho tuổi già, những người vợ bị ruồng bỏ của họ không phải ra đi, tìm chỗ cho mình trên trái đất này, con của họ không phải chuyển trường và căng thẳng, và những người đàn bà ấy không bị béo phì.
Họ không phải đi mua đất.
Nhưng tôi sẽ có ngôi nhà của mình, cho dù phải đổi mạng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 17-3-2012 22:40:10 | Xem tất
Tòa soạn cử người mang thư bạn đọc đến. Bốn mươi bức.
Tôi bật máy tính, pha trà. Tôi cắt điện thoại. Tôi phải làm việc. Ba ngày nữa là phải dọn nhà rồi. Anh bạn Julek cùng tòa soạn đang đi công tác, có thể cho tôi mượn chìa khóa nhà 3 tháng.
Tosia đến ở nhà chồng chưa cưới của cô ả Răng Vàng. Đương nhiên tôi phải mừng vì con bé có quan hệ tốt với bố nó. Tôi điên đầu! Tôi phải xoay xở với chồng chưa cưới của cô ả Răng Vàng để anh ta cho phép tôi chuyển đồ gỗ sau.
Bốn mươi lá thư bạn đọc! Tôi ngồi vào bàn làm việc. Lá thư đầu tiên thật bi đát. Có phải là cố tình không đây?
Kính thưa tòa soạn,
Tôi không biết phải làm gì đây khi biết chồng tôi có người khác. Các con tôi biết cô ta, họ đã cùng nhau đi xem phim, đi nghỉ hè từ hai năm nay. Đời tôi thế là tan nát. Làm thế nào để giữ được chồng, đó là điều quan trọng nhất đối với tôi. Các con tôi khuyên tôi không nên quá buồn phiền, chúng tránh gần tôi, tôi khóc suốt ngày và van xin anh ta đừng ruồng bỏ tôi khi đã cùng nhau chung chăn gối tới ngần ấy năm. Chồng tôi liên tục nhục mạ tôi, anh ấy thừa biết tôi yêu anh ấy hết mình. Tôi phải làm gì đây?

Phải làm gì đây? Chị đúng là một mụ đần – phải giết! Làm cho hắn sạt nghiệp rồi mặc kệ hắn vác xác đến mà ở với con điếm đó, còn chị thì bắt đầu cuộc đời mới! Việc gì cứ phải bám riết lấy hắn như vậy chứ! Phải có một chút lòng tự trọng của mình chứ, bà chị ngu ngốc!
Chị thân mến,
Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh khó khăn mà chị đang gặp phải. Rất tiếc, tôi không thể chịu trách nhiệm về mối quan hệ và những quyết định chị có thể đưa ra.
Thật đáng tiếc. Lẽ ra tôi đã có thể trả lời chị, khi chị đang mất ăn mất ngủ như vậy.
Cần phải suy ngẫm xem, cái gì khiến chị bám riết lấy chồng đến vậy, mặc dù anh ta vẫn xúc phạm chị từ nhiều năm nay. Liệu đó có phải là tình yêu hay không? Chị muốn đợi thì xin cứ đợi. Có điều, cuộc đời, có thể nói như vậy, vẫn cứ trôi đi trong khi ta chờ ta đợi, còn chị hẳn là một người đáng được tôn trọng và an hưởng một tình yêu thật sự. Chị hãy tính kỹ, chị có nên chung sống với một kẻ có thể làm bẽ mặt chị ngay trước mắt các con, không đếm xỉa gì đến tình cảm của chị hay không?

Tôi căm thù đàn ông!
Kính thưa tòa soạn,
Mặt tôi đầy tàn nhang, tôi đến tự tử mất…
Tôi cũng thế mà, cô bạn! Nhưng tôi có tự tử đâu! Hãy xoa sữa chua và đắp dưa chuột, mua loại kem chữa tàn nhang của các công ty dược phẩm hám lợi mà dùng. Tàn nhang còn khá hơn rỗ hoa vì bệnh đậu mùa. Tàn nhang còn hơn bị chồng bỏ.
Chị Basa thân mến,
Mẹo chữa tàn nhang hay nhất là đắp mặt nạ dưa chuột…

Còn đây, một lá thư dễ thương. Chào mừng! Tôi thấy thú vị. Đánh máy hẳn hoi. Một anh chàng. Trên giấy màu xanh lơ. Một anh chàng ngớ ngẩn nào đó.
Kính thưa tòa soạn,
Vợ tôi bảo rằng, từ nhiều năm nay cô ấy không hạnh phúc với tôi, chính xác là chưa bao giờ. Vợ tôi phải lòng một đồng nghiệp cùng cơ quan và với anh chàng này thì cô ấy mới thấy mình là một người đàn bà thật sự. Tôi không biết phải làm gì bây giờ, tôi không hiểu nổi, sao lại có chuyện như vậy được, tôi luôn yêu vợ thắm thiết cơ mà…
Nhà ngươi không hiểu chứ gì, hả thằng ngu? Thế là hay cho nhà ngươi đó! Rốt cuộc cũng có một người đàn bà biết tự giải thoát mình khỏi mối quan hệ gia trưởng vẫn làm khổ chị ta, còn nhà ngươi không hiểu chứ gì? Ta giảng giải cho nhà ngươi nhé!
Thưa anh,
Tôi buồn lòng đọc thư anh và cho dù toàn bộ tình cảnh khiến tôi vô cùng cảm thông với anh (Ha, ha, ha – nhà ngươi toan cưỡi đầu cưỡi cổ người ta, nhưng nhà ngươi lại vớ phải bà vợ khôn ngoan hơn mình), nhưng tôi không khỏi có cảm giác, trong chuyện này anh có phần đóng góp hơi nhiều. Nói chung, người phụ nữ không đi lăng nhăng với người khác khi người chồng thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của cô ấy – yêu thương vợ, tôn trọng vợ. Hình như trong quan hệ vợ chồng của anh chị thiếu sự tình tứ và tin tưởng, sự gắn bó giữa hai người không được bền chắc cho lắm. Một người đang yêu có thể tha thứ nhiều chuyện và đấu tranh cho tình yêu của mình. Nếu vợ anh hạnh phúc với một người đàn ông khác – thì cũng có nghĩa như vậy thôi. Cô ấy đã tìm được thứ mà anh không có hoặc không muốn trao cho vợ mình. Tôi hiểu là anh ghen. Điều đó không nhất thiết là bằng chứng của tình yêu, mà có thể là tính ích kỷ và thói sĩ diện đàn ông bị tổn thương. Anh thử tự vấn lương tâm thật kỹ xem, anh đã thực sự chăm lo hết sức cho quan hệ vợ chồng chưa? Tôi nghi ngờ đấy – bản thân là một phụ nữ cho nên tôi biết, tình yêu của đàn ông, nếu là tình yêu thật sự, thì sẽ là một điều kỳ diệu. Người đàn bà được yêu sẽ không bao giờ liếc nhìn một gã đàn ông khác. Nếu thực tình anh yêu vợ thì sự kiên nhẫn và lòng khoan dung của anh rồi sẽ được đền đáp.
Nhà ngươi cứ chờ vợ mình đi nhé, có mà mãn kiếp!
Tôi chúc anh hiểu biết nhiều hơn trong lần kết hôn sau, hẳn là vị thần Thất vọng sẽ không ám anh nữa đâu.
Kính thư…

Nếu phải nói thực lòng thì tôi xin nói. Tôi rất thích cô vợ của anh chàng có lá thư xanh lơ. Ít ra cũng có một người trong số phụ nữ chúng ta không để cho chồng khinh thường. Tôi cũng sẽ làm như vậy. Tôi sẽ có ngôi nhà của riêng mình, tôi sẽ tha hồ hút thuốc trên giường và đắp chăn cho chó. Các Chủ nhật tôi sẽ ăn sáng, đọc sách trên giường. Tôi sẽ vừa đọc vừa nhai bánh mì ngon lành.
* * *

Tôi phát hoảng. Đồ đạc chưa được gói ghém tí nào. Tôi không biết phải bắt đầu từ cái gì. Chỉ còn bốn mươi chín giờ nữa là xe chở chúng tôi đến nhà Ula sẽ tới. Sau đó tôi mới tính sẽ làm gì tiếp.
Ula đến. Tôi đang ngồi trên nền nhà, sắp xếp các thùng các tông. Bên cạnh bừa bộn mấy cuốn sách. Hình như tám cuốn. Mớ áo len. Áo sơ mi. Chăn, gối, ga trải giường. Quần áo của Tosia. Bộ cốc chén của tôi (đúng thế, tôi sắm trước khi cưới!). Lọ đựng đường bằng bạc cô em họ tặng. Mấy cái lẵng mây yêu quý mà tôi sưu tầm được, mỗi cái một kiểu. Mấy thứ đồ sứ mỹ nghệ. Vài cây nến. Tôi pha cốc trà không chanh. Thả luôn chè vào cốc – loại chè tôi thích. Để đọc quyển nhật ký về thời thơ ấu, vừa rơi từ ngăn tủ cao nhất xuống, khi tôi cố với lấy cái áo len. Tôi giấu trên đó để hắn ta không vớ được. Bốn năm về trước, sau dạo chữa nhà.
Nghe tiếng chuông, con Borys vùng dậy, làm đổ cốc trà, không hiểu tại sao, vào đúng cuốn Từ điển thần thoại Hi Lạp đang mở, và lao ra cửa. Tôi ghét chó! Bã chè loang khắp mục từ “Gót chân Achilles” và ngấm sang cuốn từ điển bách khoa. Thoạt tiên tôi hơi lúng túng, sau đó tôi cẩn thận đặt hai cuốn sách dính bã chè chồng lên nhau, rồi tôi đặt tiếp cuốn từ điển Anh – Ba Lan lên và đè mạnh. Cho bã chè bị ép chặt. Không thể nhận ra được trong sách có bã chè nữa.
Lạ thật. Cả hai cuốn sách đều của hắn ta.
Cún giỏi lắm.
Ula vào, hơi tái mặt. Nhưng sau đó dịu giọng:
- Ô, mình thấy cậu đã xong rồi.
Xong xiếc gì. Thậm chí còn chưa bắt đầu.
Còn Ula lấy một thùng các tông, loay hoay chừng mười lăm giây, rồi hỏi chúng ta bắt đầu từ cái gì nào. Tôi không cản trở cô ấy. Tôi đọc to cuốn nhật ký, nghe cực vui.
Sau sáu giờ đồng hồ tôi gói ghém xong đồ đạc.
Chiều tối chồng Ula đến đón vợ (chồng tôi chẳng bao giờ đón tôi nữa rồi!) và chúng tôi chở máy tính đi.
Sau đó họ chở tôi quay trở lại để dọn nốt đồ đạc của tôi (chồng chẳng bao giờ chở tôi về nhà nữa rồi!). Tôi mở chai whisky mà tôi mua về nhân dịp sinh nhật hắn (ngu thật!) – vẫn giấu trong tủ đựng giày – và chúng tôi uống hết nửa chai (sẽ không bao giờ tôi đem whisky cho chồng nữa vì tôi đang không chồng).
Tôi là một người phụ nữ cô đơn bị ruồng bỏ.
Khoảng ba giờ đêm tôi đặt lưng nằm cạnh cuốn Từ điển thần thoại Hi Lạp và con Borys, con chó yêu của tôi, nó rất quý tôi, không bao giờ chịu rời tôi, một con chó thật dễ thương. Còn cả lũ chúng nó, tức Jola và gã đàn ông chạy theo y thị, sẽ mắc bệnh đậu mùa và béo phì. Rồi trần nhà sẽ lung lay và sập xuống đầu chúng cho mà xem. Rồi miệng chúng sẽ đầy ắp răng vàng. Cả răng sâu nữa. Chúng sẽ bị thiểu năng não. Mặt toàn trứng cá. Và chúng sẽ không có con cún cưng dễ thương, con cún của tôi, của tôi và duy nhất của tôi thôi…
* * *

Ôi cha mẹ ơi, tôi muốn làm vài ngụm quá đi mất! Chẳng biết ai đã uống nốt chỗ whisky rồi.
Con Borys thì chắc không muốn uống. Tôi đã lén theo dõi nó rồi.
* * *

Bà chủ mảnh đất đòi hai mươi ngàn.
Cựu chồng trao tiền cho tôi tại phòng công chứng. Tôi đã ký nhận theo yêu cầu của anh ta.
Tôi ăn mặc lộng lẫy, vì Renata đã cho mượn váy, để cho hắn một quả bất ngờ. Chiếc váy đẹp và sang trọng. Riêng đôi tất quần tôi vừa mua mất bốn mươi tư zloty. Màu ghi. Hàng Pháp. Sơn móng tay bảy mươi lăm zloty. Son phấn bảy mươi. Cựu chống chẳng nói năng gì, nhưng tôi thấy anh ta cứ nhìn tôi suốt. Mặc dù anh ta không tỏ vẻ ngạc nhiên. Cho anh ta tiếc! Anh ta hỏi có cần chở tôi đến đâu đó hay không.
Tôi cảm ơn một cách lịch sự. Anh ta đi mà chở ả đàn bà chết tiệt của anh ta. Anh ta phải biết tôi là người phụ nữ có đẳng cấp. Vả lại, chỉ đi hai mươi phút xe buýt là xong. Đứng chết gí trên xe, phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ tôi mới về đến nhà Ula, vì trên đường Lazienkowska có một chiếc xe tải bị lật.
Trên phố thiên hạ ngắm nhìn tôi. Tôi cực kỳ hấp dẫn. Chẳng cần phải là Jola nhịn ăn vẫn thu hút cái nhìn của đàn ông nhé. Trên xe buýt có một gã nhìn tôi không dứt mắt! Mà không chỉ một đâu nhé! Tất cả đang ở phía trước tôi! Tôi đã là một người phụ nữ mãi mãi thanh lịch rồi!
Con Borys mừng quýnh khi tôi về, cứ như thể một năm nay không được gặp tôi.
Nó làm rách bộ tất quần bốn mươi tư zloty của tôi, nó cào móng vào váy của Renata. Lỗ thủng trông như chiếc khuy ốc trắng. Tôi lao vào nhà tắm, phun sơn lên lỗ thủng tất quần. Hình như người ta làm như vậy. Mẹo này trong máy tính của tôi có mách. Trong cơ sở dữ liệu, phần hướng dẫn cách xử lý các sự cố ở nhà. Sơn cũng chẳng ăn thua gì. Đổ cả ra nền nhà. Quần tất hỏng, sơn đi đời. Máy tính của tôi sao lại đi hướng dẫn chuyện vô lý vậy!
Đúng lúc đó, rất tiếc là tôi lại nhìn vào gương. Một con mắt của tôi quả là tuyệt. To. Long lanh. Vệt bóng xanh phớt khiến tròng mắt nổi bật. Tiếc thay tôi lại sở hữu thêm con mắt thứ hai. Nom y như bị ăn đấm. Mí dưới xanh lè, lẫn với chì đen. Ôi Chúa ơi, sao nỡ lòng như vậy chứ? Tại sao tôi không phải là một cô nàng Cyclop khổng lồ một mắt nhỉ?
Đúng rồi. Lúc vừa từ salon thẩm mỹ bước ra, có thứ gì đó rơi vào mắt tôi. Chắc chắn tôi đã dụi tay vào mắt rồi! Tại sao tôi không nhớ mình là một người đàn bà thanh lịch nhỉ? Tôi chúa ghét phải làm một cô ả thanh lịch! Sẽ không bao giờ tôi kẻ mắt nữa, thề đấy!
Sau khi rửa mắt bằng xà phòng có pha chút kem tôi không nhìn thấy gì nữa. Buốt. Đau. Mà tôi còn phải làm việc nữa chứ! Nom tôi chẳng khác nào một con thỏ nhà. Mỗi tội mắt có thêm những viền đen. Rửa không sạch.
Tôi chúa ghét làm một con thỏ nhà.
Tôi bật máy tính.
Kính thưa tòa soạn,
Tôi đọc quý báo và được biết có loại chì kẻ mắt chịu nước. Chị có thể giới thiệu cho tôi loại chì đó được không, vì tôi sắp đi nghỉ hè, tôi thích trang điểm...
Loại của tôi là loại chịu được nước. Chị hãy dùng loại của tôi đi. Khi đi tắm hồ. Chỉ cần kẻ một lần trước lúc đi, sẽ đủ cho hai tuần liền đấy. Có điều đừng tìm cách rửa sạch.
Ela thân mến,
Xin chân thành cảm ơn chị vì đã tin tưởng tòa soạn chúng tôi…
* * *

Hai mươi nghìn. 20 000. Tôi thành bà chủ đất rồi. Tôi đã có đất riêng. Tôi có bản thiết kế. Tôi có tốp thợ xây toàn người miền núi.
Tất cả mọi thứ được giải quyết trong một thời gian kỷ lục, ba tuần vừa rồi. Kiến trúc sư, cán bộ đạc điền, ủy ban xã, lại kiến trúc sư, trích lục, sổ trước bạ, lại cán bộ đạc điền, xét duyệt, công văn về việc hoàn tất vụ cắt thửa đất nông nghiệp nằm tại… lý giải rằng, vụ việc này không còn thuộc phạm vi đối tượng phải xem xét, bởi đã khẳng định thửa đất (mảnh đất của tôi!) nằm trên vùng đất có nguồn gốc đất khoáng, cho nên được miễn giấy phép cắt đất sản xuất nông nghiệp và các khoản lệ phí có liên quan đến mục này.
Ô, như thế đấy.
Không hiểu bố mẹ tôi sẽ nói gì nếu hai cụ biết thợ xây đã bắt đầu đào móng. Nhưng tôi sẽ không nói với các cụ đâu. Tôi đang hoảng sợ, và chỉ cần mình tôi hoảng sợ là đủ.
Tôi chỉ nói với Agnieszka, người cũng như tôi, có nhiều kinh nghiệm trong đời. Đó là em họ của tôi, nó có đặc điểm là không nằm trong xác suất, và trái với tôi, nó đang thực hiện các mục tiêu của đời mình. Sau tiệc cưới của tôi, lúc đang dùng tráng miệng, mẹ chồng tôi bảo, đến lúc phải có con rồi, Agnieszka bèn tuyên bố, nó sẽ chỉ lấy một anh chồng mồ côi. Khi cô bạn thân của cả hai chúng tôi ly dị chồng ngay sau lễ cưới thì Agnieszka bảo rằng, sẽ đi kiếm một anh chàng đã ly dị, kinh nghiệm đầy mình, không còn bị ngu lâu.
Grzegorz – chồng con bé bây giờ – nửa phần mồ côi và đã ly hôn. Một anh chàng dễ thương. Hồi thiết quân luật anh ta từng bị giam vì in thơ của Milosz. Cho nên bây giờ, khi không còn tác động của adrenalin nữa, anh ta xin mọi người tránh xa mình. Trong đời mình Grzesiek {Tên thân mật của Grzegorz} cũng có vài thời điểm cam go.
Thứ nhất, hồi thiết quân luật, anh ta và một số bạn bè bị bắt quả tang cùng toàn bộ ba nghìn sách của Bor–Komorowski. Bọn họ tưởng hoạt động bí mật lắm, trong khi chính quyền chỉ đợi tài liệu in xong là tóm. Một nhân viên an ninh vỗ vai Grzesiek, nói nhỏ:
- Anh khỏi lo, không phí đâu, những người quen của chúng tôi rất thích những thứ phi lý này.
Kết quả là Grzesiek ngồi tù một năm, nhưng anh ta bảo rằng rất thoải mái vì sau này trong đời anh ta không còn được biết nhiều người thú vị như vậy nữa. Bây giờ anh ta quen đến một nửa chính phủ.
Tôi sống trong một đất nước mà chính phủ quen biết nhau trong nhà tù. Chẳng biết mai kia có còn như vậy nữa không.
Thời điểm khó khăn thứ hai đối với Grzesiek là khi đứa con của họ ra đời. Agnieszka nằm viện còn Grzesiek đau đẻ và đã phải cùng mẹ vợ uống cạn một chai cô nhắc để vượt qua cơn đau. Đến tận bây giờ anh ta vẫn còn sợ cô nhắc. Ốm đau liên miên. Lúc sinh ra đứa bé rất tỉnh, nhưng bây giờ cứ ngây ngây như say. Nó đòi bố nó phải tránh xa.
Vậy là tôi báo với Agnieszka và Grzesiek rằng, thợ đã bắt đầu đổ móng. Agnieszka nhìn tôi thương xót. Grzesiek xúc động, quên cả khuyên tôi dừng lại. Cả hai đều sốc. Bảo tôi điên.
Chỉ có Ula tin tôi sẽ thành công.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 17-3-2012 22:41:20 | Xem tất
Chào bạn, thread của bạn bị một số lỗi như sau:
1) Tiêu đề thread phải viết hoa các chữ cái đầu trong tên tác phẩm, lúc nãy mình đã nhắc bạn rồi mà.
2) Tuyệt đối không dùng màu đỏ trên toàn bài viết, màu đỏ chỉ có MOD mới được dùng.
3) Trong post đầu của thread, yêu cầu trình bày các thông tin cơ bản sau:

Tên tác phẩm:
Tác giả:
Dịch giả (nếu có):
Độ dài (không bắt buộc):
Thể loại:
Tình trạng sáng tác (Đã hoàn thành hay chưa hoàn thành):
Nguồn:
Giới thiệu sơ lược (không bắt buộc):


Yêu cầu bạn đọc kĩ nội quy của box trước khi đăng ký và post tác phẩm. Nội quy box Literature.
Bạn vui lòng edit lại lỗi, lần sau cẩn thận hơn.
Cảm ơn,
Spica.

Bình luận

lần đầu post nên còn nhiều lỗi, cảm ơn bạn đã nhắc nhở mình sẽ edit lại  Đăng lúc 17-3-2012 10:42 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 17-3-2012 22:52:43 | Xem tất
TRẺ EM CÓ NHIỀU ƯU ĐIỂM
Trẻ em có nhiều ưu điểm. Nhưng một đứa trẻ như con gái Tosia của tôi lại quả là khá nguy hiểm. Mới bé bỏng thế thôi, thế mà chỉ bằng một câu nói khôn ngoan nó có thể giễu cợt cách dạy con của tôi và hớt lẻo với ông bà chuyện gì đang xảy ra ở nhà mình.
Tôi nhớ có lần một cô bạn ghé nhà tôi chơi. Tosia đang ngoan ngoãn ngồi chơi với con rối trên đivăng. Cô bạn tôi chưa có con nên không hiểu, chớ có đụng vào bọn trẻ con khi chúng đang chơi ngoan. Vì thế cô ta mới thò đầu qua cửa mà đùa:
- Cúc cu, cúc cu, bà bắn cung, còn ông ung dung bắn súng lục…
Tôi phải kéo mạnh cô bạn vì nghĩ bụng, mai kia đến ngày lễ thánh của bố mẹ chồng, trước đông đảo khách khứa, Tosia mà bảo rằng cô nó đã dạy nó câu: ông nội giương súng bắn vội vào bệ xí, thì chắc ông bà phải lộn tiết!
Cô bạn kết thúc câu vè một cách nhỏ nhẹ, còn Tosia ngẩng đầu duyên dáng, cất tiếng cười trong trẻo và hỏi:
- Thế ông đâu? Cô ơi, cháu không nghe thấy tiếng ông, ông đâu?
Chúng tôi đã phải tốn khá nhiều thời gian giảng giải cho Tosia, cô không còn nhớ ông ở đâu, còn khi cô ra về, Tosia chạy ra phòng ngoài, tay vẫy vẫy con rối, cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ có hình tên cướp, và thét to:
- Cháu biết rồi, cô ơi, cháu biết rồi. Cúc cu, cúc cu, bà bắn cung, ông cũng bắn, bắn cái thùng rác nổ văng lung tung!
Tôi lạnh toát người khi nghĩ về cái thùng rác nhỏ bên chiếc bàn phủ khăn trắng ở nhà bố mẹ chồng và tai tôi hầu như đã nghe thấy mẹ chồng than vãn:
- Ông thấy chưa, tôi đã bảo mà, nó không biết làm mẹ đâu.
Nó đây là tôi chứ ai.
Ai trong ngày cưới đã nhắc chuyện sinh con nào?

* * *
Như vậy là Tosia rất thạo nghe những chuyện tiếu lâm không dành cho đôi tai bé bỏng của nó, mà theo tôi, đôi tai đó ắt phải phình ra rất to khi còn lại một mình trong phòng, vì không thể có chuyện một đứa bé tai nhỏ xíu lại có thính giác cực nhạy đến vậy. Tôi nghĩ, đôi tai của nó to ra ngay sau khi tôi rời khỏi phòng.
Có lần tôi nói về chồng của Ela với một cô bạn khác của tôi, rằng anh ta bị thần kinh. Rõ ràng là thần kinh mà. Thế rồi xảy ra chuyện gì kia chứ. Dạo đó Tosia bốn tuổi, lúc tôi nói nó đang ngủ, tôi tưởng thế. Chưa đầy vài tuần sau, trên ti vi nói rằng, trẻ con ngây thơ, cha mẹ cần dặn dò con không đi theo người lạ.
Nó bèn tiến hành một cuộc tra vấn với sự có mặt của cô Ela. Tôi không biết tại sao nó lại đợi đúng hôm cô Ela đến chơi để nói nữa.
- Nếu có một ông người lạ đến trường mẫu giáo đón con – con có được đi theo không?
- Không có người lạ mặt nào đến đón con đâu, chỉ có mẹ thôi.
- Thế nhưng, giả dụ, – Tosia đã học được của ai đó chữ này, chắc không phải tôi, – giả dụ mẹ ốm thì sao?
- Thì bố sẽ đến đón con.
- Giả dụ bố cũng ốm thì sao?
- Thì bà đi đón.
- Bà hả?
- Con không được đi theo người lạ. Người quen thì được.
- Giả dụ với cô Ela, con đi được chứ gì?
- Tất nhiên rồi cháu. – Cô Ela đáp. Hớn hở bất chợt.
- Thế giả dụ, đi với chú có được không?
- Cũng được luôn, – Ela nói, mặt mày vẫn hớn hở.
- Thế sao mẹ cháu bảo, chồng cô là người thần kinh. – Tosia nói.
Ela phật ý. Tôi không hiểu tại sao, chính mồm cô ta nói, chồng em là một thằng đần kia mà.

* * *
Hoặc có lần đứa con gái bé bỏng của tôi ngồi trong vườn với bà ngoại. Cuối những năm tám mươi. Khu vườn nằm ở ngoại ô, đi mất một giờ xe điện. Tosia, thường ngày vẫn ngoan, bỗng dưng không chịu ăn món xúp tấm.
Bà phát hoảng – trẻ con chỉ cần một lần không ăn xúp tấm có thể bị chết đói – và thế là bà dỗ dành:
- Cháu ăn đi, một thìa vì ông, một thìa vì bố, một thìa vì mẹ, một thìa vì bọ rùa, một thìa vì cún con, một thìa vì mèo con. – Những lời dỗ dành kết thúc, Tosia miệng vẫn há to, chỉ còn lại vài thìa, những người quen, gia đình và các con vật đều đã hỗ trợ đắc lực, với vẻ ưu tư bà nói: – Còn thìa này vì giáo hoàng của chúng ta.
Tosia gạt tay bà cầm thìa xúp tấm ra và nói:
- Tại sao lại vì giáo hoàng hả bà?
- Vì ngài là người tốt.
- Ai cũng là người tốt vì, – Tosia nói, ghép từ mới vào cuối câu.
- Vì là người nghèo.
Chừng như Tosia thích thú với từ này.
- Thế tại sao lại nghèo?
Món xúp đã nguội. Tôi không biết mẹ tôi nghĩ ra được kế gì nữa đây. Cuối cùng mẹ tôi hạ một câu.
- Bởi vì có một tên Rusek {Người Nga bị tình nghi ám sát Giáo hoàng} tay cầm dao đuổi theo, định giết ngài!
Tosia ngạc nhiên há to miệng, xúp tấm chui tọt vào bụng, sinh mạng của con gái tôi được cứu vớt.
Buổi tối chúng tôi trở về, xe điện chật ních, các hành khách đứng chen chúc cả trên lối đi, tay xách những giỏ anh đào trĩu nặng. Mặt trời ngả về Tây, cảnh chiều tà mờ ảo, hai cảnh sát đứng bên cửa, nhân viên soát vé dịch chuyển chậm chạp từ hành khách này tới hành khách khác, bà tựa đầu vào kính, nghỉ ngơi, và trong cơn ngái ngủ bỗng vang lên giọng thánh thót của Tosia:
- Bà ơi, cái tên Rusek mà bà bảo là cầm dao đuổi theo giáo hoàng của chúng ta đâu rồi?
Tôi không hiểu là do đâu mà Tosia lại có khả năng gợi ra trong những thời điểm thích hợp, dù là nhỏ nhặt nhất, những chuyện làm ngượng mặt. Cho nên bây giờ tôi giấu không cho Tosia biết tôi đã thành chủ đất, đã bắt đầu xây nhà, bởi chắc chắn sẽ có một cú bất ngờ khủng khiếp tại bữa ăn trưa Chủ nhật ở nhà bà, khiến bà có cơ bị nhồi máu cơ tim.
Tôi không lập dự toán, để khỏi tự làm nản lòng mình.

* * *

Tôi ghé qua chỗ xây nhà thường xuyên. Dân vùng núi là những tay thợ tuyệt cú mèo. Tôi nói với Tosia là tôi đến tòa soạn. Cũng may Tosia đang đi dự trại thuyền buồm thể thao, cho nên tôi có thể đến hàng ngày, trừ những hôm tôi thử ngồi làm việc.
Trong hai tháng vừa rồi tôi đã làm những việc sau đây. Ba mươi tư lần đến cửa hàng vật liệu xây dựng. Ngoài những thứ trưởng toán thợ xây mua, tự tay tôi đã mua khoảng gần 1 tạ đinh và dây thép loại cắt dài một mét để uốn vòng, khoảng ba trăm mét vuông tường thạch cao, mười tám lít rượu trắng và vài chục cân xúc xích.
Ba lần tôi uống rượu cùng với toán thợ người miền núi, một lần thấy khó ở trong người.
Tôi đã trồng hai gốc hồng, nhưng đều bị sâu ăn trụi. Tôi trồng một trăm ba mươi tư khóm cây và cây lưu niên, nhưng sâu không ăn trụi, mặc dù chúng hoàn toàn làm được.
Tôi đã đến trạm lâm nghiệp mua gỗ và tôi đã chặt mười mét khối bạch dương để làm nhà. Khi nghĩ về Jola tôi chặt càng hăng.
Tôi đã rào xung quanh mảnh đất yêu quý, duy nhất, hằng mơ ước của tôi. Và tôi đã có một cái cổng hình trái tim.
Tôi quên đóng vòi nước, nước chảy lênh láng suốt mấy ngày nghỉ cuối tuần, vì đám thợ về quê đi gặt ba ngày, và không ai biết là nước chảy, tôi đã có nước máy, vốn nằm trong kế hoạch từ cách đây năm năm, và bây giờ người ta mới làm. Về xác suất mà nói, tôi gặp may. Tôi không phải đào giếng nữa. Hồi trước tôi đã chiêm bao thấy con ngựa trắng – mà ngựa trắng có nghĩa là điềm báo cầu được ước thấy, và tôi đã cầu có nước máy. Có rồi!
Thợ điện đến cắt điện nhà tôi, vì tôi quên nộp tiền điện, nhưng Ula ngăn họ lại, cô bảo chồng tôi rất xấu tính, hắn sẽ giết tôi nếu biết tôi quên nộp tiền điện. Mấy anh công nhân ngành điện thương tôi, và thế là họ không cắt điện nữa. Thì ra có ông chồng đê tiện cũng có những cái lợi. Nếu ai đó có chồng như vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 17-3-2012 22:54:09 | Xem tất
TRẺ EM CÓ NHIỀU ƯU ĐIỂM(tt)



Tôi đã nhận được:
    bốn bộ cánh cửa gỗ đẹp – của chị láng giềng thứ ba và chồng chị ta
    bệ cửa sổ, gạch tráng men v.v… của Manka, em gái Ula, và một bồn tắm hình tam giác
    gạch lát lối đi và một bao tải thạch cao của Krzys
    bộ xí bệt của Agnieszka và Grzesiek
    màu và sơn để sơn gỗ
    cây con trồng trong vườn, cây ngọc giá, cây liễu bách, rất nhiều cây trắc bách diệp và những cây dẻ hoa hồng
    một tủ bếp đẹp, có móc treo nồi, treo khăn lau bát có dòng chữ thêu hẳn hoi: “Vợ nấu, chồng khen ngon”, một sự phi lý sặc mùi gia trưởng.
    rượu ngon Hy Lạp, anh bạn của Ula cho.
Tôi đã trả lời được một trăm tám mươi thư bạn đọc. Trong đó có những bức thư đại loại thế này:
    phải làm gì, khi không biết làm gì vì con ngoan quá
    làm thế nào đối xử với trẻ ngoan quá
    làm sao để thêu kiểu Anh
    làm sao để gỡ chỉ mẫu thêu kiểu Anh
    làm thế nào giữ son phấn lâu phai
    làm thế nào tẩy trang khi mỹ phẩm bám chặt
    làm thế nào cho vú to thêm
    làm thế nào cho vú nhỏ bớt
    làm thế nào phẫu thuật thẩm mỹ: chân, mắt, cằm, tai, đùi và bụng
    làm thế nào thuyết phục cho vợ không đi phẫu thuật thẩm mỹ: chân, mắt, cằm, tai, đùi và bụng
    làm thế nào thuyết phục vợ đi phẫu thuật thẩm mỹ: chân, mắt…
    làm thế nào để từ bỏ chồng
    làm thế nào để không từ bỏ chồng
    làm thế nào để gây giá đỗ, nuôi hải ly, cáo bạc, cáo nâu, thỏ nhà và gà con
    chỗ nào bán và có thể bán cho ai nuôi các giống cáo, thỏ và gà con
    làm thế nào để quý mẹ chồng
    làm thế nào để ăn uống bổ dưỡng mà không cần ăn rau, vì sợ
    có thể làm nhà dưới đường dây cao thế không
    có nên tin vào bói toán
    bao giờ đến ngày tận thế
    năm 2000 có đúng là tận thế hay không
    có đúng là có mạch nước ngầm hay không
    tôi nghĩ gì về cuốn sách ấn hành tại Đức với tiêu đề không nhắc lại ở đây được, cuốn sách chưa được dịch sang tiếng Ba Lan, nhưng…v.v…
    có phải nếu ai đó đến gặp bác sĩ tâm lý, thì có nghĩa là hắn ta là kẻ bỏ đi rồi không
    thế nào là sự công nhận.
Bạn đọc đề nghị tòa soạn:
     liên lạc với Harris hoặc chủ một trung tâm điều dưỡng khác
    cho vay vài nghìn mua ô tô, tủ lạnh, hoàn thiện nhà cửa, mua nhà cho con gái, đi nghỉ hè
    báo với tổng thống về chuyện tòa xử không công bằng, cho người láng giềng thắng kiện và phạt tiền mình đến hai trăm zloty
    liên lạc với con gái/con trai/chồng/vợ và giải thích cho con trai/chồng/vợ/con gái rằng họ mới sai
    viết thư cho chị hàng xóm khuyên chị ta ăn ở phải biết điều vì chị này hay cãi nhau
    viết một bài báo để mọi người đừng tin là có sự công bằng, bởi làm gì có
    viết một bài báo để nọi người hiểu rằng thế giới thật đẹp, cho nên sẽ không có chiến tranh
    cho con trai sắp đi Thụy Điển mượn một cái túi ngủ, bởi ở tòa soạn chắc có để sử dụng khi cần
    làm thế nào đó để mèo không đái ra thảm chùi chân trong căn hộ số 9, nhà 3C trên phố Sekata
    yêu cầu chim bồ câu không đẻ trứng trên ban công.
Họ cũng tò mò hỏi, có đúng là:
     sang năm sẽ khá hơn
    sang năm sẽ tồi tệ hớn
    sẽ được giảm thuế
    sẽ tăng thuế
    tất cả các thành viên chính phủ đều là đồ ăn cắp
    Walesa sẽ làm tổng thống.
Bạn đọc tò mò muốn biết, làm thế nào để loại bỏ:
     gián
    kiến chúa
    chuột chũi trong vườn
    lão hàng xóm uống rượu ọe trước cửa nhà
    mẹ chồng nói liên chi hồ điệp về cách làm mọi thứ tốt hơn
    ruồi trâu
    giun đất
    mèo hoang
    chó hoang
    chó của người láng giềng sủa liên miên
    cô bạn gái đi với chàng trai mà bạn đọc đó cũng thích
    con quạ đen đậu trên ống khói
    sâu khoai.
Còn về cuộc sống gia đình thì tôi đã không dự một cuộc nào trong số ba cuộc họp ở trường Tosia. Trong khi đó Tosia đã tha ở trường về:
    ba gậy cho môn hóa học mà nó không biết tí gì
    hai gậy cho môn toán, bởi thầy dạy toán không hiểu là nó không hiểu toán
    một gậy cho môn lịch sử nghệ thuật, vì cô giáo đánh mất hình vẽ của nó
    một gậy cho môn tiếng Anh, vì cô giáo đánh mất bài kiểm tra của nó
    một gậy cho môn văn học Ba Lan, vì dứt khoát cô giáo đã làm mất bài tập làm văn của nó
    một gậy cho môn thể dục, vì không có giày (chắc thầy dạy thể dục đã làm mất)
    một gậy cho môn lịch sử, vì thầy giáo không hiểu nó nói gì với thầy
Không nghi ngờ gì nữa, cả thế giới đang chống lại con gái tôi
Ngay trước kỳ nghỉ hè tôi nhận được giấy triệu tập đến trường. Hóa ra là trong giờ đạo đức, cô giáo giảng rằng, sự hiện diện của con người trên trái đất chẳng qua là cuộc sinh tồn của những người bất hạnh. Ngồi nguyên tại chỗ không đứng dậy, Tosia phát biểu, bản thân nó muốn là người hạnh phúc. Cô giáo bực tức, nói đời là tàn nhẫn, sớm muộn rồi Tosia sẽ thấy. Tosia đáp lại tức khắc, thế giới là sự phản ánh thực trạng trí tuệ của chúng ta.
Phủi hai bàn tay đầy bụi thạch cao, tôi đến trường.
Họ hỏi tôi nghĩ thế nào về chuyện này. Tôi nghĩ, thế giới là sự phản ánh thực trạng trí tuệ của chúng ta. Tôi mừng khi Tosia muốn thành người hạnh phúc.
Cuối cùng mỗi người sẽ có được điều mình ao ước.
Cô giáo dạy đạo đức không đồng ý với tôi và yêu cầu Tosia chớ có coi thường. Tôi đã yêu cầu Tosia đừng có coi thường.
* * *

Ngày tháng của tôi trôi đi giữa món sữa chua, củ hoa Tulip và dế trũi, việc kỳ cạch giã thạch cao, tiếp đó một chút bội tình và những cam go trong cuộc sống vợ chồng, cạo tường, làm ống máng, mua gạch lát nền và gạch nối loại rộng 1,2 phân, tiếp đó ong vò vẽ, bàn chuyện thuế khóa, chở về một lượng vật liệu chống ẩm, cách âm, lưới thép, nylon, lại một cuộc tranh luận ngắn về chuyện bội tình và chăm sóc tóc như thế nào, một cuộc trao đổi ngắn về kiểu tóc trước ngày cưới, giữa việc chặt cây và trả lời câu hỏi của mẹ tôi, tôi định làm gì bây giờ, bởi không lâu nữa Julek sẽ trở về, tôi cùng Tosia sẽ ở đâu, mà Tosia cần được chăm sóc, cần có nhà của mình, cần yên tĩnh v.v…
Câu trả lời đại loại là, tôi đang tính.
Và nghe lời khuyên của bố tôi, người đã khuyên tôi đừng đi lấy chồng hồi cách đây mười sáu năm v.v…
Trong thời gian này tôi đã trao đổi với anh chàng Xanh Lơ sáu bức thư về đề tài vai trò của phụ nữ và đàn ông trong thế giới hiện đại – quan điểm của anh ta không thể chấp nhận được, nói chung anh ta không hiểu, rằng phụ nữ đang bị lợi dụng và được chuẩn bị để bước vào đời trong vai đứa ở, đã thế lại còn phải sinh con, thế mà không ai giúp đỡ họ cả, mà anh chàng này sẽ không bao giờ hiểu nổi.

* * *

Khi Tosia từ trại thuyền buồm thể thao trở về, nhà đã lợp mái, máng nước đã làm xong, điện nước đã được dẫn vào nhà, bể phốt đã xây xong, kíp thợ hoàn thiện đã đến thay kíp thợ xây thô.
Tôi kiệt sức.
Tôi đã không đúng khi nghi ngờ Tosia tội nghiệp của tôi thóc mách. Thực ra Ula đã gọi điện cho mẹ tôi và nói rằng, kíp thợ người miền núi mới đến hay say rượu, cho nên tôi cần đến tận nơi trông coi. Mẹ tôi hỏi, người miền núi nào cơ?
- Những người đang xây phòng tắm, – Ula đáp.
- Phòng tắm nào cơ? – mẹ tôi hỏi.
- Loại bình thường, trong nhà.
- Nhưng mà trong nhà ai?
- Bên cạnh.
- Bên cạnh cái gì? – mẹ tôi hỏi một cách lịch sự.
- Bên cạnh cháu. – Không có gì khiến Ula phật lòng.
- Thế tại sao Judyta lại cần cho cháu trong việc này?
- Nhà của chị ấy cơ mà, đúng không? – Ula nói.
Mẹ tôi không bị nhồi máu cơ tim. Tosia trách tôi tại sao không nói trước cho nó biết.
Ngay lập tức cả nhà đòi đến xem nhà. Chúng tôi đi. Tosia, mẹ tôi, bố tôi. Và tôi. Tosia ngạc nhiên. Mẹ tôi ngạc nhiên. Bố tôi bảo, nếu ở địa vị tôi thì cụ không để tới lúc chuyện đã rồi, mà phải xin bố lời khuyên trước, điều tôi đã không làm khi đi lấy chồng và bây giờ hậu quả nhãn tiền v.v...
Rồi sau đó là họp toàn thể gia đình, thống nhất như sau: Tosia ở với ông, Borys ở với bà. Tôi ở nhà Manka, em gái của Ula, sát cạnh mảnh đất của tôi. Bây giờ tôi phải chuyên tâm vào chuyện nhà cửa. Sắp sang thu,. Chẳng mấy nữa là hết hè. Tôi phải làm xong nhà trước mùa đông.
Tôi hết nhẵn tiền. Chưa biết tính sao đây.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 00:59:53 | Xem tất
CÁC CỰU CHỒNG KHÔNG BAO GIỜ ĂN ẢNH



Manka là bác sĩ thú y. Rơi vào xác suất như tôi. Cô có chồng, nhưng chồng đã bỏ đi. Đầu tiên là cả triệu bưu thiếp in hình trái tim, rồi đến đám cưới, rồi đến con trai đầu lòng, cuối cùng là bà khác. Chồng Manka khá vui tính. Khi con trai họ chào đời, anh này đến bệnh viện đón vợ con, cô y tá ôm bọc chăn bước ra hỏi, thằng nhóc này của ai.
Anh chồng đáp:
- Cái chăn này của tôi…
Các ông chồng bao giờ cũng nhận ra con mình nhờ cái chăn.
Mấy năm sau, anh chồng bỏ đi, anh ta cũng từng cấm Manka hút thuốc trong phòng ngủ. Vì sao chúng ta toàn vớ phải những gã đàn ông chỉ ưa cấm đoán vậy nhỉ? Hoặc bắt vợ phải đi ngủ, vì đã muộn, hoặc bắt vợ phải dậy, cũng vì đã muộn, hoặc phải nấu bữa trưa, hoặc phải tằn tiện v.v… Chỉ vì chúng tôi thích vậy?! Hoàn toàn không thể hiểu nổi.
Manka thỏa thuận với Ula là tôi sẽ ở nhà Manka, vì chồng cô ta không ở đó nữa, chỉ cần mang đến vài bộ quần áo, máy tính, để tôi có thể làm việc, rồi đâu sẽ vào đấy. Đám thợ người miền núi sẽ không uống rượu khi có giám sát. Đích thân tôi giám sát.
Có người phụ nữ nào biết, bê tông mười lăm và bê tông hai mươi khác nhau thế nào không? Đinh năm phân và đinh mười bảy phân khác nhau thế nào không?
Đám thợ miền núi không uống rượu nữa. Tôi uống với họ hôm xây xong phần thô, hôm cất nóc và một số dịp khác nữa, tôi không nhớ. Tôi xin hỏi, có người phụ nữ nào biết cất nóc là gì không? Thế mà tôi biết đấy.
Ông ngoại gọi điện bảo, Tosia không vâng lời ông, không chịu ăn xúp.
Bà ngoại gọi điện báo, con Borys cắn hỏng cửa nhà bà.
Tôi gọi điện cho bố, đề nghị bố bán bức tranh của Malczewski {Danh họa người Ba Lan (1854-1929), đại biểu trường phái Biểu tượng ở Ba Lan cuối thế kỷ 19 đầu 20}, treo ở nhà chúng tôi đã nhiều năm nay và tiếc thay còn phải treo trên tường cho đến thế hệ thứ mười của gia đình. Tôi không kiếm đâu ra tiền được nữa. Khoản vay Manka đã tiêu hết nhẵn.
Bố gọi điện cho mẹ tôi và hỏi mẹ tôi còn chút tiền nào không, vì dù thế nào cũng không thể bán trao tay bức tranh của Malczewski, vả lại bức tranh này phải để lại cho đời sau, biết đâu, giả dụ, em tôi sẽ muốn sở hữu bức tranh này.
Em tôi gọi điện cho bố tôi, mẹ tôi cũng gọi. Em tôi bảo đem bán quách bức tranh Malczewski đi, vì em tôi không thích để bức tranh này truyền đời.
Mẹ tôi gọi điện cho tôi, nói rằng do phải để truyền đời bức tranh Malczewski mẹ tôi sẽ đi vay một khoản tiền nào đó.
Bố tôi gọi điện bảo rằng, dĩ nhiên có thể bán bức tranh của Malczewski, và mẹ khỏi phải đi vay, lãi suất cao như thế thì chẳng khác nào ăn cướp.
Sau đó em tôi gọi điện, hỏi tôi cần bao nhiêu để em tôi đi vay, vì bố sẽ khóc nếu bức tranh của Malczewski không còn treo truyền đời trong nhà này nữa.
Bố tôi gọi điện cho em tôi và bảo rằng ở địa vị nó bố tôi sẽ không đi vay tín dụng, vì lãi suất cao như thế là móc túi người ta chứ còn gì.
Sau đó mẹ tôi gọi điện báo là bà đã gửi tiền cho tôi, khi nào có thì trả, vì bà không vội. Bà dành dụm chỗ đó là để làm đám ma cho mình. Nên lại càng không vội.

* * *
Hôm nay Manka về muộn hơn cả tôi từ chỗ xây nhà về. Tôi làm bữa tối nóng sốt, có món thịt băm viên rán với phó mát vàng, không ngậy, cực ngon. Có lẽ trong tương lai tôi sẽ nghĩ đến chuyện có vợ, vì Manka có vẻ mê tôi. Con trai cô ấy cũng thế. Nó gọi tôi là mẹ B, vì lũ bạn nó cứ hỏi, sao mẹ nó lại chung sống với đàn bà.
Manka về muộn, vì phải tiêm cho tám con chó của một ông chủ. Phải điền vào những cuốn sổ nhỏ, trong đó có mục tên chó. Cô hỏi, tên con chó là gì.
- Bobik.
Con thứ hai cũng Bobik. Cả con thứ ba. Cả con thứ tư. Cả con thứ năm.
Trái với tôi, Manka chẳng ngạc nhiên tí nào về chuyện đó, kể từ khi có một bà già gọi cô đến tiêm cho mèo và cắt móng chân cho chó. Cô đến, bà già ra mở cửa và cảnh báo, con chó sẽ cắn đấy vì thằng con trai bà ta đi vắng rồi, còn con mèo đã mất hút con mẹ hàng lươn. Nhân thể liệu cô, tức Manka, có thể cắt giúp bà móng bàn tay phải được không, vì một mình thì bà ta không làm nổi. Công sá tính như cắt móng chân chó. Manka lấy đồ nghề ra, cắt móng bàn tay phải cho bà già. Cô giữ bàn tay bà ta y như giữ cái chân con chó.
Hôm nay, khi tiêm đến con chó thứ tám, Manka ý nhị hỏi, sao cả tám con chó cùng tên là Bobik. Có nhầm lẫn gì không?
Ông chủ nhà giương mắt nhìn cô bác sĩ thú y như nhìn một con ngốc, đáp:
- Vì tôi tên là Bobik. Jerzy Bobik.
Đàn ông chỉ cần thế thôi.
Manka mở chai cô nhắc. Chúng tôi uống một ly cô nhắc trước khi đi ngủ. Sau đó chúng tôi vào phòng ngủ của Manka. Mang theo rượu cô nhắc, trà, nước cam, lạc rang mặn khuyến mãi hiệu “Nhẫn vàng”, gạt tàn và thuốc lá. Chúng tôi để nguyên cả quần áo và leo lên giường. Manka thả cả bốn con mèo vào phòng, lấy cuốn album ảnh ra và tìm chiếc nhẫn trong hộp đựng lạc. Cô dốc hết lạc ra, không thấy cái nhẫn đâu, cả hai cụt hứng. Sau đó chúng tôi uống rượu và hút thuốc. Cái chính là chồng của Manka cũng không cho vợ hút thuốc trên giường. Sau đó cô nàng cho tôi xem tất cả ảnh của chồng. Nói chung anh chàng không ăn ảnh.
Một giờ đêm, con trai Manka đi vào, nhõng nhẽo hồi lâu. Trong phòng tối om và mù mịt khói thuốc, rượu đã ngấm hẳn, tiếng nhạc vang bên tai, lũ mèo nằm trên gối, lạc vãi khắp nơi, chúng tôi trò chuyện với nhau về sex. Manka cũng không được thỏa mãn. Thật là buồn cười, một người, tức một phụ nữ, càng không được thỏa mãn trong cuộc sống vợ chồng thì càng đau khổ khi cuộc sống này chấm dứt. Như thế mà không buồn cười hay sao? Chuyện này khiến chúng tôi rất buồn cười và chúng tôi lệnh cho cậu con trai đi ngủ.

*  * *
Tôi thức dậy lúc bảy rưỡi sáng. Manka ngủ cạnh tôi, nằm sấp, với một con mèo trên lưng. Con mèo thứ hai nằm trên ngực tôi. Con mèo thứ ba và thứ tư nằm kín đáo ở đâu đó. Lạc vãi khắp nơi. Và những đầu mẩu thuốc lá bốc mùi hôi rình. Chai rượu đã cạn ngủ im bên cạnh.
Tôi vội đánh thức con trai của chúng tôi, ăn hộp sữa chua nhỏ, đánh thức Manka, uống tiếp cốc nước cam, tắm qua loa, uống một cốc sữa. Manka làm bữa sáng cho cả nhà, uống nước ngọt, trà chanh, một cốc nước suối pha aspirin. Chúng tôi ăn sáng, tôi uống liền hai cốc trà chanh, đánh răng hai lần.
Sau đó mấy tay thợ người miền núi mách, muốn nhanh dã rượu uống bia là tốt nhất.
Nếu mọi việc suôn sẻ, hai tháng nữa tôi với Tosia sẽ dọn đến nhà mới.

* * *
Buổi tối. Không thể mở cửa cho thông thoáng phòng ngủ nổi. Manka bảo tôi, đừng bỏ bê thư từ. Chồng thư cao ngất. Mikolai vào phòng động viên tôi:
- Mẹ B ơi, đừng lo, con và mẹ con sẽ giúp mẹ một tay.
Manka mang rượu ra, để chúng tôi làm việc năng suất hơn. Mikolai phân loại thư – thư về làm đẹp xếp thành chồng riêng, về tâm lý xếp riêng, còn lại là các loại thư khác.
Manka ngồi bên điện thoại.
Thưa tòa soạn,
Em muốn được hỏa táng sau khi chết, không biết giá cả thế nào và làm ở đâu. Thực ra thì em là một cô gái đang còn trẻ, chưa ốm đau gì, nhưng em sẽ yên tâm hơn, nếu như…
Mikolai mang tờ báo lại, Manka gọi cho công ty dịch vụ mai táng. Mười một giờ. Tại sao mười một giờ đêm tôi còn phải biết, sau bốn mươi năm hoặc đại loại như vậy người ta sẽ phải hỏa táng ai đó ở chỗ nào?
Ewa thân mến,
Chị cung cấp cho em tên công ty sẽ làm dịch vụ đó. Tuy nhiên, qua thư của em thì chị biết, em còn đang học đại học…
Tôi quên viết, giá dịch vụ hôm nay có thể không còn giá trị sau một trăm năm nữa. Không hiểu cô gái có nghĩ ra không?
Tôi viết một câu trả lời chung cho mười bốn bức thư. Không hiểu tại sao thiên hạ có lắm chuyện vô vọng đến thế.
Mặt nạ bột kiều mạch thích hợp cho mọi loại lứa tuổi.
Vâng. Điều đó thì tôi biết. Có lẽ đó là mặt nạ đầu tiên và cũng là cuối cùng tôi đã đắp. Hồi đó tôi ba mươi ba tuổi. Tôi đọc một tạp chí thấy nói rằng mặt nạ bột kiều mạch hợp với mọi lứa tuổi. Tôi lục tung nhà lên tìm bột kiều mạch. Tôi tìm thấy nó trong phòng bố. Bố mẹ tôi hay giấu đủ thứ ở nhiều chỗ khác nhau. Ví dụ, mẹ tôi giấu chai cô nhắc bên cạnh chân dung vợ chồng nhà văn Zeromski. Còn bố tôi cất cuốn Playboy mang từ Mỹ về trong ngăn kéo đựng bít tất. Tôi từng có một ngôi nhà buồn cười như vậy đấy.
Bột kiều mạch ở phòng bố. Trong ngăn kéo đựng bít tất, cạnh cuốn Playboy. Hòa bột với nước nóng cho tới khi thành hồ đặc quánh. Tôi pha bột. Tôi phải sử dụng nửa hộp để có mẻ hồ đặc sệt. Đắp hồ lên mặt, để khoảng hai mươi phút, sau hai mươi phút rửa sạch bằng nước nóng. Tôi đắp hồ lên mặt. Tôi để. Tuy hơi nhói đau, song quả nhiên da tôi nhẵn thín và trong sáng như chưa bao giờ từng vậy.
Tôi gọi điện cho mẹ để khoe tôi là một phụ nữ biết chăm sóc da dẻ của mình như thế nào. Mẹ hỏi tôi lấy bột ở đâu ra, vì ở nhà mình làm gì có. Trước khi biết được sự thật tôi đã làm bố bị bẽ mặt. Có khi vì vậy mà bố mẹ tôi đã ly dị nhau chăng?
Nghe xong, mẹ tôi bảo:
- Ha, thế mà hóa hay, ít ra thì cũng có được một lần con rửa mặt tử tế.
Như một con bò đực, tôi nhìn vào hộp: đó là bột xà phòng.
Không có gì lạ khi Cựu chồng chạy theo Jola. Cô ả này hẳn không bao giờ đắp mặt nạ bằng bột xà phòng.
Vẫn còn mười sáu lá thư nữa. Giấy màu xanh lơ. Trời đất ơi!
Chị thân mến
Tôi không biết ở đâu ra cái nọc độc trong thư của chị gửi cho tôi. Tôi không có ai để nói những chuyện riêng tư của mình, và đã nghĩ, tờ tạp chí mà vợ tôi đọc sẽ thích hợp hơn cả. Tôi phải công nhận, tôi đã không lường trước một ý kiến không công bằng đến như vậy. Chị không biết được tình cảnh của tôi đâu. Tôi không rõ năm nay chị bao nhiêu tuổi, tuy nhiên có lẽ đã đến lúc chị bỏ nghề được rồi đấy, khi tình yêu là một đề tài xa xôi đến như vậy đối với chị…
Ôi!!! Anh chàng Xanh Lơ của tôi ơi! Đúng là trong lá thư cuối cùng tôi có nhả một chút nọc độc thật, anh ta có vẻ đã khôn ra rồi đấy. Tôi chuồn khỏi tòa soạn luôn cho rồi! Tự đi mà nhổ chất độc ra khỏi miệng, ông nội ạ!
Nếu tổng biên tập biết được, tôi trả lời thế nào với thư của các gã đàn ông, những đức ông chồng thất tình tội nghiệp, những kẻ thoạt tiên thì lơ là, phó mặc, khiến vợ của họ ớn đến tận cổ, rồi sau đó lại viết những lá thư tiếc nuối – thì tôi bị tống cổ khỏi toàn soạn là cái chắc.
Giá như tôi đừng có một lô khó khăn khác! Ngày mai lại thợ nước, thợ điện, họ phải sửa lại một số chỗ sau khi tốp thợ miền núi lát gạch men. Tosia xơi hai gậy môn toán, Borys đã thôi phá cửa nhà bà ngoại, tôi phải hong khô nhà, trời đã bắt đầu lạnh, chẳng bao lâu nữa sẽ sang thu… Lạy Chúa, tôi chỉ còn thiếu nước bị sa thải nữa thôi!
Tôi ngồi dậy. Bật máy tính. Tôi có thể viết gì cho anh ta được nhỉ?
Chào anh,
Đương nhiên tôi không hiểu rõ tình cảnh của anh và có lẽ tôi đã cho phép mình viết thư trả lời anh với tư cách là một cá nhân chứ không phải là một biên tập viên của Ban bạn đọc. Về xác suất mà nói, có thể anh thuộc số phần nghìn ít ỏi những người đàn ông biết nghĩ và cảm nhận…
Tôi hy vọng anh ta sẽ hết bực mình. Tôi bảo Mikolai, ngày mai mang tất cả chỗ thư từ này đến tòa soạn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 01:02:38 | Xem tất
CHIM TRỜI ĐÂU PHẢI LÀ ĐIỀM BÁO



Trời đất ơi! Chỉ thiếu chút nữa là tôi đã nghiến bánh xe lên nó – trong thời gian xây nhà, Agnieszka cho tôi mượn chiếc Fiat nhỏ – và kìa có một con chim cú mèo! Một cánh gãy, nó nằm giữa đường đi. Con chim vẫn còn sống! Ula chạy đi lấy một cái hộp các tông, và đứng nhìn từ đằng xa, vì Ula cho rằng, chim là phải bay, còn tôi cho ngay con chim cú mèo vào hộp và đặt lên ghế trước. Đó chẳng phải là điềm báo hay sao? Điềm báo là tôi sẽ có nhà của riêng mình, và cuối cùng thợ điện sẽ đến, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, trời sẽ lạnh vừa vừa thôi, đường ống nhà tôi sẽ không vỡ, vì tôi đã có nước! Còn con cú mèo này sẽ được Manka chạy chữa và nó sẽ ở trên tầng áp mái nhà tôi!
Điềm báo là chuyện cực kỳ hệ trọng trong đời.
Tôi thích mình ở cái tính không hét lên kinh tởm nếu nhận được một gói phân ngựa, mà vui mừng, vì đã có một con ngựa ở đây.
Tôi đặt con cú mèo lên ghế trước, Ula đứng cách một khoảng cách an toàn, lên tiếng hỏi tôi tính sao với vụ này. Với vụ này, tôi sẽ để cho cô bạn trông nom thợ điện, vì nếu không cứu được con cú mèo thì chuyện nhà cửa của tôi sẽ bung bét chẳng đâu vào đâu. Được cái Ula tốt tính, mặc dù vẫn nghĩ lũ chim không sinh ra để đi dưới đất. Cô hứa sẽ để mắt tới đám thợ điện một cách cẩn thận.
Tôi gọi điện đến trạm thú y. Manka bảo tôi đi mua thức gì cho nó ăn. Tôi mua một con gà rán. Tôi không biết bọn chim có ăn thịt đồng loại hay không, nhưng một con cú mèo như thế này chắc là chim ăn thịt chứ còn gì . Tôi đuổi lũ mèo đi chỗ khác và nhốt con cú vào nhà vệ sinh. Hắn sẽ cảm thấy như đang ở trong rừng, vì trong buồng kín này Manka có một cây ngọc giá to đùng và mấy cái ghế mây – có thể chưa được là rừng, nhưng dù sao cũng ấm cúng, và có cây. Lũ mèo đứng rình cả hàng bên cửa nhà vệ sinh. Mèo vốn mê thịt chim mà.
Manka vào, nẹp cánh cho con chim. Cô bảo, phải đưa nó đến vườn bách thú thôi, ở đó có hẳn một ban chuyên trách chim muông. Lạ thật, sao họ không lập các ban chuyên trách đàn ông nhỉ? Được vậy thì thế giới này hẳn sẽ dễ chịu và an toàn hơn. Tôi đẩy con gà ra trước mỏ con cú. Nó uể oải. Nó ăn, song có vẻ không thích. Tôi ra ngoài và giải thích cho Manka biết, tại sao tôi phải cứu con chim cú này. Vì đó là điềm báo. Vì tôi mà cứu được nó, thì cũng cứu được cái nhà.
Manka vào nhà vệ sinh, bắt con cú từ trong giỏ ra, đặt lên bàn, bên cạnh món thịt hầm. Mấy con mèo chắc mẩm món thịt chim săn được cho bữa tối của chúng đang được sửa soạn.
- Chị ngốc lắm, – Manka nói với tôi khá thô lỗ. – Ngu lâu khó đào tạo. Thần kinh nó vừa thôi. Chị nhìn thấy điềm thì tự đi mà giải hạn. Đây là con chim, bà chị ngốc ạ, nó sẽ không xây nhà cho chị đâu. Chim trời đâu phải là điềm báo!
Nhưng sau đó Manka bảo, vết thương của con cú sẽ lành thôi.
Cô ta lắm lời như thế làm gì chứ?
* * *
Ula gọi điện báo thợ điện đã tới, Tosia gọi điện bảo tôi gọi điện cho ông để ông đừng ép nó ăn xúp. Con chim cú ngồi buồn thiu trong nhà vệ sinh. Mấy chú mèo chầu chực bên khe cửa.
Chẳng mấy nữa trời sẽ chuyển lạnh. Lá đang rụng bớt khỏi cành. Nhà hầu như đã xong, mỗi tội tường còn ướt. Mọi người khuyên tôi đốt lò sưởi., sẽ ấm cả gian nhà, mà lại rẻ. Tôi không có nguồn sưởi ấm nào khác. Thế là tôi đốt lò – tuyệt vời, nhưng tôi không thể nói là ấm.
Tôi lo cho con cú. Tôi lo cho con Borys. Mẹ tôi gọi điện phàn nàn, con Borys cắn rách một mảng ghế bành của mẹ. Tôi gọi điện cho bố, bảo bố đừng ép Tosia ăn xúp. Bố dặn, gọi điện muộn một tí, vì Tosia vẫn chưa về, nó không chịu học, mà bố thì đã kiệt sức. Chiều tối, tôi gọi cho Tosia, con gái tôi bảo, nó ghét món xúp, và cô giáo dạy toán thì dốt ơi là dốt. Tôi gọi cho Borys bảo hắn không được cắn rách bàn ghế. Tôi gọi điện cho mẹ và nói, con sẽ nghĩ cách. Tôi phải ráng chịu thôi. Không còn lâu nữa. Tất cả chúng tôi phải ráng chịu thôi.
Tôi sợ mình không chịu nổi.
Agnieszka gọi điện và bảo, trước dịp lễ, tôi và Tosia hãy đến nhà nó mà ở. Nó hỏi Grzesiek, ý anh thế nào, Grzesiek bảo các cô để cho tôi yên.
Xét thấy, ông có vẻ không chịu nổi Tosia, Tosia không chịu nổi ông, còn mẹ không chịu nổi con Borys, chúng tôi quyết định tôi và Tosia chuyển đến nhà Agnieszka, Borys chuyển đến nhà Manka, máy tính đi với tôi, con cú mèo ở lại trong nhà vệ sinh chừng nào nó còn chưa khỏe.
Tôi chia tay Manka. Phụ nữ chỉ nên lấy phụ nữ. Phụ nữ sống chung thoải mái hơn nhiều. Còn khoản sex, thỉnh thoảng có thể cho một gã đàn ông nào đó xài một lần. Nếu thích. Riêng tôi chắc chắn không bao giờ thích chung đụng với bất kỳ gã đàn ông nào nữa. Tôi cạch hẳn rồi.
* * *
Ở nhà Agnieszka và Grzesiek thật dễ chịu. Họ có nhà to, hai đứa con, trong đó có đứa cháu gái bé bỏng của tôi. Đứa trẻ thứ hai suốt ngày chơi ngoài sân, đá bóng. Tôi chỉ nhìn thấy nó độ mười giây trong bếp, lại còn bị cánh cửa tủ lạnh che khuất. Nhờ bộ đồ thể thao tôi nhận ra nó là con trai. Cũng có thể đó là con trai nhà hàng xóm, chúng giống hệt nhau, cũng vào lục tủ lạnh nhà họ. Nhìn mặt tôi không phân biệt được.
Agnieszka và Grzesiek cũng nuôi chó. Con chó tên là Klopot, tính nết rất hợp với cái tên này {Khó khăn - tiếng Ba Lan}. Hắn thường nằm ở lối đi, gầm gừ. Họ cũng có một con mèo. Con mèo tên Kleofas và là con mèo quý nhất trong toàn hệ mặt trời.
Con mèo vài hôm mới đi về nhà một lần. Đúng ra là lết về nhà. Lần thì sứt tai, lần thì rách bụng. Họ phải gọi bác sĩ thú y. Tiếc là Manka không ở gần, vì cô có thể chữa chạy cho con Kleofas, kiếm tiền đủ nuôi Mikolai, bốn con mèo, và thanh toán khoản tiền điện thoại đã tăng sáu trăm tám mươi phần trăm so với năm ngoái, vì cậu Mikolai đã yêu.
Chỉ riêng với con mèo Kleofas, Agnieszka và Grzesiek phải chi trung bình mỗi tháng vài trăm zloty. Cái tai của nó cùng với việc chữa bệnh cầu khuẩn và các lần thăm khám căn bệnh này tốn hết một nghìn hai trăm zloty. Như vậy có thể hình dung toàn bộ con mèo giá bao nhiêu. Tạm thời Kleofas chưa được thả, vì các mũi khâu còn mới (chi hết sáu trăm zloty kể cả tiền chụp điện). Theo tôi, họ thuê hẳn một bác sĩ thú ý rồi trả lương cho người ta thì chắc rẻ hơn. Hoặc mua một chiếc máy chụp X-quang.
Tạm thời bà mẹ vợ sống chung với họ và ở trong một phòng tách biệt. Tổng cộng nhà có sáu phòng. Thằng cha kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà này phải bị phạt giam ở đây cho đến hết đời mới phải. Mặc dù ngôi nhà rất rộng, chúng tôi vẫn gặp nhiều phiền toái. Agnieszka bảo, ngày mai chúng ta sẽ tính, trong tổng số hai trăm bốn mươi mét vuông phải tìm cho được một chỗ trống nho nhỏ cho tôi, Tosia và máy tính.
Vì tôi cần yên tĩnh để làm việc, Agnieszka đề nghị tôi ngủ ở phòng bóng bàn, dưới tầng hầm, trải đệm. Vì từ hôm nay cậu con trai của họ cùng đứa bạn thân sẽ ngủ trong phòng bé gái, cho nên Tosia sẽ ngủ trong phòng cậu con trai, còn phòng ngủ của họ thì hai vợ chồng và bé gái sẽ ngủ chung, như họ đã hứa với cô bé. Phòng tiếp khách thì không ai có thể ngủ được, vì là lối đi lại – ra bếp, ra tủ, ra tiền sảnh. Và xuống nhà tắm dưới nhà.
Chúng tôi phân chia phòng ngủ xong lúc một giờ đêm, nhưng con trai của họ đòi ngủ với bố mẹ, đứa bạn của nó bảo rằng, nếu vậy thì cậu ta sẽ về ngủ ở phòng của nó, cho nên bé gái phải về phòng của mình ngủ cùng Tosia. Bé gái không bằng lòng.
Tôi đi xuống phòng bóng bàn – chỉ có tôi dễ tính nhất nhà.
* * *
Ba giờ đêm, những âm thanh khó chịu khiến tôi thức giấc. Tôi đến chết mất. Có ai đó ho, khụt khịt. Hoặc húng hắng. Hoặc khò khè. Rồi tiếng cào cấu. Tiếng sột soạt.
Có cướp.
Tôi nằm im, vờ như không có ở đây. Tôi không nằm lâu được, bởi liền sau đó ngửi thấy mùi thối khó chịu. Tôi chui ra khỏi túi ngủ. Bật đèn. Ngay bên đầu tôi, con Kleofas đang cào, cố chôn xuống nền nhà lát gạch thứ nó vừa bĩnh ra.
Tôi cầm túi ngủ lên và quyết định vào ngủ trong phòng khách. Biết làm sao. Tôi lặng lẽ lần ra khỏi phòng bóng bàn. Tôi không bật đèn, sợ đánh thức cả nhà. Tôi trải túi ngủ xuống chiếc đi văng thấp. Chiếc đivăng động đậy và nói bằng giọng của Grzesiek:
- Để cho tôi yên!
Té ra là lúc một giờ đêm đứa bạn của thằng con trai chui vào phòng ngủ của hai vợ chồng vì cu cậu sợ. Grzesiek định đi sang phòng con trai, nhưng lại thấy cô con gái ngủ ở đó, vì không thích ngủ chung với Tosia. Anh ta nghĩ, có lẽ chỉ còn cách ra phòng khách mới ổn. Thế là tôi đành mang túi ngủ sang chiếc đivăng nhỏ hơn. Lúc nào tôi cũng là người vất vả nhất.
Grzesiek ngồi dậy, ngoài lời yêu cầu để cho được yên, anh ta còn rủ tôi ăn một cái gì đó, vì khi bực mình thì phải ăn, mà tôi lại đang bực anh ta, còn anh ta thì hiếu khách v.v... Chúng tôi vào bếp và làm mấy thứ đồ ăn. Chúng tôi bật tivi, có thể có chương trình gì đó. Đúng lúc trên kênh Plus bắt đầu đến đoạn kinh dị. Trong căn phòng tối om, một gã cầm cưa lưỡi tròn lùng sục. Và máu, rất nhiều máu. Thật kinh tởm! Đương nhiên là chúng tôi ngồi xem.
Năm giờ sáng, Agnieszka đi tìm Grzesiek, xuống phòng, vì mở mắt ra cô thấy mình nằm bên hai thằng nhóc, Agnieszka vốn rất quấn quýt chồng. Cô uống trà cùng chúng tôi. Tôi bảo con Kleofas tháo dạ.
- Ôi, – Agnieszka lo lắng, – chắc tại tiêm nhiều thuốc kháng sinh đấy mà.
Cô em họ không mảy may bận tâm tới chuyện Kleofas đã bĩnh cái hậu quả đường ruột ngay bên đầu tôi.
Sáu giờ sáng hai thằng bé chạy xuống nhà. Hỏi liệu chúng có được đi đá bóng hay không? Mười hai phút. Tuyết rơi. Agnieszka ra lệnh cho hai thằng phải vào giường ngay. Một lát sau cô cháu bé bỏng xuống nhà và hỏi một cách văn hoa, tại sao ở các nhà khác người ta ngủ yên được, còn nó, thật đáng tiếc, lại không kiếm được những nhà như vậy. Con bé đe sẽ giết ai đó.
Đúng vào lúc này con chó Klopot cho rằng ngày mới đã bắt đầu, và nó muốn ra ngoài đi dạo ngay lập tức. Grzesiek khoác thêm áo lông bên ngoài bộ pajama và đi ra. Con Kleofas lợi dụng lúc nhốn nháo chạy theo, lao vào đống tuyết. Agnieszka gọi Grzesiek, đuổi theo đi chứ, Grzesiek quát Agnieszka hãy im đi, quát con Klopot hãy thôi đi và đừng có kéo, quát con Kleofas hãy để cho người ta yên.
Bé gái thét toáng lên, nó muốn được yên tĩnh dù chỉ chút xíu và muốn ngủ, hai thằng nhóc con hét toáng lên, chúng nó im rồi còn gì, Tosia kêu, tại sao lại đánh thức nó dậy, khi ngay đến nhà của mình nó cũng không có và nó muốn về với ông. Bé gái quát Tosia đừng có tru tréo như vậy khi nó đã phải nhường cả phòng của mình, và nó không có chỗ nào để ngủ cả. Agnieszka quát con gái, con phải biết giữ mồm.
Tôi xuống tầng hầm dọn đống phân của con Kleofas. Tôi mở cửa sổ. Tôi quay lại lấy chăn. Tôi đóng cửa sổ, tôi quay lại lấy thêm cái chăn và túi ngủ. Tôi đẩy bàn đánh bóng ra chặn cửa. Không ai vào chỗ tôi được nữa.
Tôi ngủ thiếp đi.
* * *
- Chị sẽ không chuyển nhà được, kể cả trước lễ Phục sinh năm tới, – ông láng giềng, người mang đến tặng ba bộ cửa nói với tôi, nhờ việc đó ông ta đã đổi những bộ cửa tốt hơn ở nhà mình. Trời giá lạnh thế này. – Tôi dám cược một thùng sâm banh là chị sẽ không thể chuyển nhà trước cuối năm.
Tôi chấp nhận đánh cược.
Sau đó tôi được biết, toàn bộ hàng xóm của tôi đã cùng đánh cược là băng giá sẽ khiến đường ống nước nhà tôi vỡ toác. Một số người cam đoan sẽ vỡ, nhưng trước Noel, một số khác lại bảo sẽ vỡ, sau Năm mới. Đường ống đã không vỡ.
Vào ngày thứ hai sau lễ Noel tôi đến nhà Manka – cô ta gọi bảo tôi đến khẩn cấp và ngay tức khắc. Khẩn cấp và ngay tức khắc và ô tô bị hỏng. Ắc quy chết. Tôi bảo Grzesiek chở tôi đi. Như thường lệ, thoạt tiên Grzesiek bảo tôi hãy để cho anh ta yên, sau đó anh ta chở tôi đến nhà Manka. Khó khăn lắm tôi mới chào hỏi được, vì con Borys nhảy như điên, vẫy đuôi rối rít (ở đây nó cũng cắn rách cửa chính), tôi lao ngay vào nhà vệ sinh, thăm con chim cú mèo. Không còn thấy một vết tích nào của con chim. Lạy Chúa, vậy là tôi không thể hoàn thành ngôi nhà được rồi, tôi thua cuộc rồi, tôi thích sâm banh đến thế cơ mà. Manka theo tôi vào, sao lại có chuyện tồi tệ như vậy hả!
- Chị ngốc không chịu nổi, em đưa nó đến vườn bách thú rồi, em không biết chữa chạy lũ chim gãy cánh, ở đây có điện thoại, lẽ ra chị phải cảm ơn em đã đi một tiếng rưỡi đồng hồ trong cái thời tiết chết tiệt này, để đến cái vườn bách thú phải gió kia, lại còn bị tắc đường nữa chứ, đúng là điềm báo làm cho chị mê muội mất rồi! Ở đó người ta sẽ chữa lành cho con chim!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 01:05:06 | Xem tất
CHIM TRỜI ĐÂU PHẢI LÀ ĐIỀM BÁO(tt)



Cô ấn vào tay tôi mảnh giấy ghi số điện thoại. Tôi không thích ai gọi mình là ngốc, nhưng tôi mừng đến nỗi đã hôn Manka một cái.
Vậy chuyện gì mà lại phải khẩn cấp và ngay tức khắc như thế? Cô ta yêu rồi! Chỉ cần chịu cô đơn ba tuần là cô nàng sẽ quên tiệt, rằng đàn ông chính là nguyên do của mọi đau khổ và nước mắt! Rằng có thể thích một vài anh chàng, được thôi, nhưng đừng có cưới xin. Khá lắm thì họ cũng chỉ là những anh chàng không ăn ảnh như các cựu chồng của chúng ta! Rằng luôn luôn bắt đầu từ yêu, tiếp đó là giải tán. Cô ta không còn nhớ điều đó nữa. Bị mờ mắt rồi, chỉ nói được có thế này:
- Nhưng mà anh này khác.
Chẳng nhẽ cô ta đã quên rằng, tất cả bọn họ đều cùng một giuộc hay sao. Anh này khác… Trong đời, tôi không thấy người đàn ông nào khác biệt cả. Nghĩa là họ có khác nhau, nhưng chỉ bề ngoài – và cũng chỉ chút xíu thôi – khác với… tỉ dụ như khác với tổng thống. Và cũng chỉ một số người mà thôi. Còn Manka, tôi thấy cô ta mất giá quá rồi.
Lạy Chúa, xin hãy che chở con trước gã đàn ông sau này con sẽ nghĩ là “khác”.
Con Borys sủa ngậu lên khi tôi ra về.
* * *
Ở nhà, chúng tôi đang bả nốt thạch cao lên bức tường.Vẫn lạnh, mặc dầu đã đốt hết công suất lò sưởi. Nhưng không sao. Sắp đến lúc tôi mãn nguyện rồi, không bao giờ và không còn ai quấy rầy nữa, v.v… Còn vài ngày nữa. Chỉ vài ngày nữa thôi.
Như mọi ngày, cứ tối đến là bắt đầu sinh chuyện hôm nay ai ngủ chỗ nào. Hôm nay có thêm bạn của bé gái, thế chỗ thằng bạn của cậu con trai vắng mặt. Tosia đang ở nhà ông ngoại, vì nó nhớ ông, thế nhưng có mấy người quen vừa gọi điện từ ngoài ga, bảo ngày mai họ đi Kanary, họ có thể đến ngủ nhờ được không. Grzesiek cố can thiệp để họ buông tha, nhưng Agnieszka gào lên: Mời đến đi. Sau đó cô nói:
- Cái cây có chết vẫn đứng thẳng, ngồi xuống đi mẹ ơi.
Bà mẹ Agnieszka tức giận nhìn cô và ngồi xuống.
Tôi lại ngủ với con mèo Kleofas trong phòng bóng bàn, Kleofas bị đinh chọc vào hông, khi về nhà nó bị què và lại giã kháng sinh. Nếu không phải tôi sắp có nhà riêng, chắc tôi phải treo cổ mất. Ngày mai tôi đến tòa soạn nhận đợt thư mới.
* * *
Tôi buồn. Lần cuối cùng tôi ngồi trong phòng bóng bàn. Xe ô tô cho ngày mai đã đặt. Bắt đầu từ ngày mai chúng tôi sẽ ở nhà mình. Tosia, tôi và con Borys . Cuộc đời tôi với giới đàn ông từ nay cạch hẳn nhau rồi. Có đúng là giá trị của một người phụ nữ chỉ được đo bằng người đàn ông mà chị ta chung sống hay không?
Cô ả răng vàng mới sinh một thằng con trai. Tosia đã đến chỗ họ – nghĩa là đến chỗ bố, nghĩa là đến chỗ Cựu chồng tôi. Lúc về nhà nó phấn khởi lắm. Nó bảo, nó phải sớm có em bé.
Tôi cần phải ngồi vào bàn giải quyết chồng thư, lại hai mươi bốn lá. Có điều sao tôi thấy buồn buồn. Tôi ước gì Tosia đừng thích qua lại đó nhiều như vậy. Chung cục, hay hơn cả là họ nên dắt nhau đến một phương trời khỉ gió nào đó cho rảnh mắt.
Kính thưa tòa soạn,
Chồng tôi bỏ mẹ con tôi đã hơn sáu năm nay. Bây giờ anh ta tự ý liên lạc với đứa con trai mà anh ta đã không thèm đoái hoài suốt nhiều năm qua và muốn duy trì quan hệ với nó, con trai tôi thì không còn nhớ những tổn thương mà mẹ con tôi phải gánh chịu…

Lại cái gọi đàn ông!

Thưa chị,
Cho dù những lời nói của tôi có vẻ tàn nhẫn đối với chị, tôi xin nói thật lòng. Quả là tuyệt vời khi con trai của chị, dẫu sau nhiều năm, đã giành lại được bố. Cái khôn ngoan của người mẹ là ở chỗ phải tạo thuận lợi và chấp nhận thực tế rằng con trai mình cần có bố và tạo thuận lợi...
Con trai thì được, xin mời. Nhưng tôi thà rằng Jola đừng dễ thương như vậy đối với Tosia. Xét cho cùng thì nó không phải là con gái của cô ta! Cô ta đã có đứa con riêng của mình rồi kia mà.!
Ôi, lại anh chàng Xanh Lơ! Có phải vợ anh ta, sau khi đánh mất sạch ý thức về bản thân, đã quay lại?
Thưa chị,
Tôi đã nhận được ý kiến đầy lo ngại của chị về đề tài đàn ông. Tôi đang đắn đo một điều, phải chăng chị cũng đang trong hoàn cảnh y hệt như tôi? Vì chỉ có như vậy mới lý giải nổi sự chán ghét đến mức ấy của chị đối với đàn ông, cái khuynh hướng muốn đánh đồng…
Chuyện khỉ khô gì thế này? Tôi với sự chán ghét đàn ông ấy hả? Vì tôi đã viết thẳng thắn cho anh ta về những lý do… Ô, không đời nào!
Grzesiek vào phòng và hỏi tôi có thích chơi bài cho đủ bốn chân không. Đồng ý, tôi thích, thư chưa đọc, thư chẳng chạy đi đâu. Đó là buổi tối cuối cùng của chúng tôi.
Grzesiek tìm bộ bài, tôi hỏi xem đêm nay ngủ nghê thế nào đây, Agnieszka bảo bé gái lấy chiếc túi xách ngoài phòng khách đem vào phòng của mình rồi quay lại đây, vì mẹ có vài lời muốn nói với con.
Cô cháu gái bé bỏng của tôi, bé thôi chưa đủ, lại còn lắm điều. Tôi không can thiệp – đứng ngoài quan sát người khác hành hạ con thường dễ chịu hơn. Ngoài chuyện hay lý sự, nó còn có tính ưa nói tục, khiến tôi luôn bật cười, và một đứa bạn gái mà nó đang tránh mặt. Bởi nó lại chổng đít vào cô bạn, cho nên bị gọi vào để nói chuyện nghiêm túc.
Con chó của họ nằm nghễu nghện giữa lối đi – không biết các bạn có để ý một nguyên lý thế này: chó càng to càng hay chắn lối đi; con mèo của họ cào vào cửa kính đòi được ra ngoài, không ai nhìn thấy (tôi chỉ là khách); cậu con trai của họ chạy khắp phòng khách, nô đùa, đá bóng, không thèm để ý đến những lời nhắc nhở của bố mẹ; chiếc radio của họ gào thét inh tai nhức óc trong phòng bếp – ôi, bức tranh thường nhật của một gia đình.
Trong tiếng gầm gừ của con chó đang hậm hực với quả bóng, tiếng chân cậu con trai giậm thình thịch, giọng ông radio Zet ông ổng tán dương đợt bán buôn thảm trải nền nhà mới, tiếng cô em họ tôi gọi ầm ĩ, mở cửa cho con mèo ra ngoài với, tôi loáng thoáng nghe cuộc nói chuyện nghiêm túc. Đại loại, cô cháu gái bé bỏng của tôi không được coi thường bạn gái của mình. Nó hãy hình dung, nó mà ở địa vị cô bạn thì sao. Hãy thương bạn một tí. Và chơi thân với bạn. Và khoan dung với bạn. Trả lời các câu hỏi một cách lịch sự. Cố gắng kết thân với nhau. Bởi con người ta mỗi người một khác. Có những người tưởng như không có gì hấp dẫn nhưng lại rất tuyệt vời. V.v…, v.v…, những lời dạy bảo mới chí lý làm sao.
Cô cháu gái bé bỏng của tôi cố cãi rằng, không phải với người nào nó cũng kết bạn, rằng đằng nào thì cô bạn kia cũng không chịu nghe, và rằng nó không thích, nó không thể, nó sẽ không làm vậy.
Con chó cáu tiết rốt cuộc vồ lấy quả bóng, thằng con trai la hét om sòm, đòi giằng lại ngay kẻo nó làm rách bóng, tôi mở cửa cho con mèo, giọng nói trong radio gào lên “tôi là phụ nữ”, còn cô em họ tôi tiếp tục những lời dạy bảo chí lý. Cô cháu gái bé bỏng không chịu nhún nhường rốt cuộc đã hứa rằng nó sẽ thay đổi thái độ và cuộc họp kết thúc tại đó. Tuy nhiên, cuối cùng nó nói thêm: “Bố mẹ chẳng hiểu gì cả.”
Đến đây Grzesiek quyết định can thiệp và hỏi, chúng tao không hiểu cái gì. Không biết tại sao anh ta lôi cả tôi vào, tôi hiểu hết kia mà.
Bé gái lại hỏi:
- Bố mẹ còn nhớ hồi con bị viêm phế quản không?
Bố mẹ nhớ.
- Bố mẹ có nhớ một tuần liền con không đến trường không?
Bố mẹ cũng nhớ. Nhạc inh tai suốt từ sáng sớm.
Con bé thò tay với quả táo.
- Đi rửa tay cái đã, – bố quát.
- Con không chịu nổi nó, – con bé nói rồi cắn quả táo.
- Có chuyện gì? – mẹ nó hỏi.
- Nó ghê gớm lắm.
- Không có ai ghê gớm cả, – mẹ con bé dịu giọng.
- Con thử kể cho bố mẹ nghe xem nào, – ông bố vốn luôn chối mình đang xem phim tâm lý Mỹ đề nghị.
- Thế là, – con bé ghếch chân lên bàn, – nghỉ một tuần xong con đã đến trường, bố mẹ nhớ không?
Bố mẹ nhớ. Chúng tôi thở phào. Lúc này chuyện hai năm rõ mười.
- Nó hỏi con, tại sao suốt cả tuần con không có mặt ở trường. Con bảo với nó là con bị ốm. Nó hỏi, con đã làm gì? Con bảo với nó là con bị ốm. Thế còn hôm thứ Hai? Tao ốm. Còn thứ Ba? Tao nằm và tao đọc. Còn thứ Tư? Tao nằm và tao xem tivi.
Tôi thấy họ đã muốn chấm dứt cuộc độc diễn và bắt con gái đi vào thực chất của vấn đề, tuy nhiên cố kiềm chế.
- Nó lại hỏi con, thế còn thứ Năm? Tao cũng nằm. Thế cậu làm gì vào cuối tuần? Thế là con bảo nó, hôm thứ Bảy, khi những người khách cuối cùng đã ra về hết và người ta chở bố đến phòng tạm giam những người say, thì tao dọn kính cửa bị vỡ, đem vỏ chai bán cho cửa hàng thu mua, rồi dùng tiền đó đi Warszawa…
Mặt hai vợ chồng chuyển sang xanh mét, tôi không ngạc nhiên mảy may.
- … mà tiêm chích. Tao ngủ ở nhà bà dì, vì ở nhà đầy mùi thuốc lá và không ai thèm để ý gì cả.
Mặt cô em họ tôi đỏ ửng, còn ông chồng vốn nhạy cảm túm lấy tay vợ rồi hỏi với giọng hết sức bình thản:
- Rồi nó bảo sao?
- Chính thế, – con cháu tôi đáp, – Và lúc đó nó hỏi: Thế cậu làm gì hôm Chủ nhật?
Chúng tôi im tiếng.
Con bé đặt quả táo cắn dở lên bàn, kéo lê cái túi trên nền nhà, đi về phòng mình. Chúng tôi ái ngại nhìn nhau. Tôi choáng. Con bé khép cánh cửa sau lưng nó lại.
Chú em rể tôi nước mắt đã chảy ròng ròng. Tôi nhìn cô em họ. Nó cũng nghẹn họng. Vì cười. Grzesiek đứng dậy và lại tìm bộ bài. Agnieszka đứng dậy và hỏi, ai đã thả Kleofas trong khi nó phải ở trong nhà. Grzesiek đáp một cách dễ thương rằng, cứ để cho con Kleofas đi.
Thật là may phúc, kể từ mai tôi sẽ có cuộc sống riêng và không còn phải bận tâm đến mấy đứa cháu, mấy con mèo, mấy con chó và sinh hoạt gia đình của cô em họ tôi nữa.
* * *
Một giờ đêm, tôi ngồi vào máy tính. Tôi hồi âm cho anh chàng Xanh Lơ.
Thưa anh,
Tôi lấy làm lạ là anh cố trao đổi thư từ với tôi về việc riêng của tôi. Công việc của tôi là tư vấn và cung cấp các thông tin mang tính chuyên môn cho bạn đọc. Tôi thấy anh bắt đầu chế nhạo tôi. Trong tâm lý học, áp đặt cho người khác những tính cách mà mình chưa rõ mười mươi thì gọi là quy chụp. Trong một trong số những lá thư của anh, tôi có cơ hội quan sát sự quy chụp đó vận hành ra sao.
Tôi nghĩ anh không ưa đàn ông, và anh không lấy làm lạ khi một gã trong bọn họ phải lòng vợ anh. Cho dù không bao giờ tôi chia sẻ thông tin về cá nhân tôi – lần này tôi xin phá bỏ nguyên tắc ấy và tiết lộ với anh rằng, tôi chưa bao giờ có vợ và vợ không bao giờ phải làm cái việc phản bội tôi. Đối với đàn ông (trái với anh) tôi cũng không hề có một xúc cảm nào, bởi vì họ không thể là đối thủ của tôi
Kính thư thay mặt tòa soạn…
Đúng là một gã đàn ông vô liêm sỉ!
Ngày mai, lần đầu tiên trong đời tôi được ở nhà riêng của mình rồi! Ôi, cuộc đời mới đẹp làm sao! Không còn những con chó Klopot và những con mèo Kleofas, không còn lũ cháu và bạn bè của chúng, không còn chuyện yêu cầu để cho tôi được yên, không còn phiền toái vì bệnh đường ruột, không có trò đá bóng trong nhà và chơi bài đến tận ba giờ đêm – sẽ là bình yên, yên tĩnh – một cuộc sống mới!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-3-2012 01:06:18 | Xem tất
CHÚNG TÔI MỞ CÁC GÓI ĐỒ ĐẠC

Ông hàng xóm tặng tôi mấy bộ cánh cửa là người chơi đẹp! Ông ta đến cùng với vợ, mang theo thùng sâm banh, không phải sâm banh “Dorato” {Loại sâm banh màu hồng, 9-10% độ cồn}, mà là loại sâm banh thực sự, sâm banh ra sâm banh. Đời tôi chưa uống thứ này bao giờ.
Tôi cùng Tosia đốt lò sưởi. Ula tới – vì chỉ có cô ấy đóng gói đồ đạc giúp tôi nên biết cái gì ở đâu. Ngày mai Manka sẽ chở con Borys đến! Tôi có một khu vườn xinh xắn – nghĩa là một mảnh đất đẹp. Sắp sang xuân rồi! Tôi sẽ ăn kiêng, cai thuốc lá, tôi sẽ trồng những loại cây nhà Ula trồng! Chúng tôi sẽ mở sâm banh – lạnh và ngon tuyệt!
Chúng tôi mở các gói đồ đạc. Trong gói đầu tiên có cuốn từ điển. Cuốn bị dính bã chè ở giữa. Ula đã gói cả sách của anh ta? Tôi mở cái gói, miệng đắng ngăn ngắt. Những vết thâm nâu. Bã chè dính chặt. Đầu sách có lời đề tặng: “Tặng cháu Judyta vì đã đoạt giải nhất trong cuộc thi Em và Lenin”, khỉ thật, đây là cuốn sách của tôi từ thời thơ ấu xã hội chủ nghĩa – bã chè bẩn dính trong cuốn sách của tôi, tôi ghét con chó!
* * *
Nửa đêm tôi thức dậy, cho thêm củi vào lò sưởi. Tôi tìm túi ngủ và cái chăn bông thứ hai. Tôi mặc bộ thể thao ra ngoài pijama. Lạy Chúa, không, đừng có giống như cái lối của cô ả Jola! Phải hoàn toàn khác cơ!
Kể từ mai tôi sẽ cai thuốc!
* * *
Quả là tôi mừng hết chỗ nói! Tôi mừng, nhưng hơi buồn. Tosia đang ở trường, tôi thử cắm máy tính, nhưng không biết cắm mấy cái phích điện cách nào. Tôi không thể làm việc được. Sẽ không có ai yêu cầu tôi để cho yên. Ô tô không nổ máy được. Thay vào đó tôi hút thuốc. Tôi không có một chút ý chí nào chứ đừng nói gì đến ý chí mạnh mẽ. Tôi không có điện thoại. Tôi cực kỳ cô đơn và nơi nào cũng xa. Không khép được cửa chính. Vì gỗ vênh. Đêm tôi phải chặn cái cào dưới ổ khóa. Thợ sửa cửa lẽ ra đã phải đến, nhưng không thấy đến. Đã biết trước mà, một gã đàn ông.
Ngày mai tôi phải có mặt ở tòa soạn. Nhưng con Borys sẽ về, nó sẽ canh nhà. Tôi không thể gọi điện cho cả bố lẫn mẹ. Cũng may nhà Ula ở ngay bên kia hàng rào.
* * *
Tối Manka đến, con Borys như phát cuồng, ngay lập tức phát hiện thấy lỗ thủng dưới cửa, nó chạy ra ngoài. Tôi tóm được nó gần đường xe lửa. Thiếu chút nữa tôi gãy chân vì cái hố bên đường ray. Liệu ý tưởng làm nhà ở đây có phải là hay không nhỉ?
Manka mang đến cho tôi một cái hộp buộc nơ đỏ – quà tặng tân gia. Tôi hỏi, có ăn được không – trong nhà chẳng còn gì, vì cái xe phải gió có nổ máy được đâu. Đúng là chẳng phải ý tưởng hay khi dựng nhà ở đây. Nhưng sẽ không ai biết chuyện này đâu. Tôi sẽ tự lo liệu được. Tôi mở chiếc hộp – bên trong có một con mèo! Mèo sống! bé độ bằng nửa bàn tay tôi! Đúng, mình chỉ còn thiếu mỗi con mèo! Tosia rồi sẽ mừng phát điên lên cho mà xem.
Con mèo con lập tức lao vào bếp, tè ra sàn. Và kêu! Con Borys theo vào và liếm lông nó. Tosia đi học về, mừng lắm! Con mèo con dễ thương, tuyệt vời!
* * *
Con mèo Mietek quá sướng. Sau vài ngày được chăm sóc nó lớn nhanh như thổi. Tosia cho nó uống sữa bằng xi lanh, mặc dù nó đã có thể tự ăn thức ăn trong hộp. Một con mèo tam thể tuyệt đẹp. Ula giúp tôi mở hết các gói đồ. Tuyệt vời. Trần nhà của tôi bằng gỗ. Tôi cảm thấy đang ở nhà rồi. Đây là ý tưởng hay nhất của đời tôi. Con Mietek bám riết con Borys. Chúng đuổi nhau khắp nhà. Mietek trốn dưới gầm cái tủ đựng bát đĩa, cốc chén trong bếp và bị mắc kẹt trong đó. Con Borys ở dưới đất nhảy tót lên ghế bành. Không thể lôi con Mietek ra được, tôi phải gọi Krzys và Ula giúp sức. Khi chúng tôi đẩy tủ, sáu cái cả đĩa lẫn cốc rơi xuống. Vỡ bốn. Có lẽ là điềm lành.
Chúng tôi uống cạn chai sâm banh tiếp theo. Buổi tối, Agnieszka đến. Cô em đã giải quyết xong vụ điện thoại – họ sẽ kéo cho tôi một đường dây đặc biệt! Tôi sẽ có điện thoại của riêng mình và có thể buôn chuyện hàng giờ đồng hồ với tất cả mọi người ở xa. Tất nhiên bố mẹ tôi sẽ gọi điện khuyên bảo tôi. Tôi sẽ không cảm thấy mình quá cô đơn! Lạy Chúa, con đang tận mắt thấy Ngài vứt bỏ cái xác suất đáng buồn của con!

* * *
Tôi chống cái cào bên dưới ổ khóa rồi đến tòa soạn. Đường không đến nỗi xa, chưa tới một tiếng đồng hồ. Đi xe lửa nội đô rất thoải mái. Có thể đọc sách báo. Rồi tôi khắc quen thôi.
Tại tòa soạn, ông tổng biên tập nói chuyện với tôi. Tay phe phẩy cuốn Playboy, ông hỏi tôi đã biết hay chưa, có một cái âm hạch to gấp hai lần rưỡi bình thường. Tôi không biết. Tôi hỏi, của cái gì. Nếu là của cái mà tôi đang liên tưởng trong đầu thì không có gì là lạ khi có rất ít cặp vợ chồng thành công – xét về con số thống kê.
Nhưng ông ta có nghe tôi đâu, lao bổ vào phòng làm việc. Tôi hy vọng ông ta sẽ không nghĩ đến chuyện duyệt qua đống thư. Tôi hy vọng ông ta sẽ bận bịu với cái âm hạch trời cho kia.
Tôi cầm tệp thư bạn đọc của tôi, tôi đi mua hàng, tôi lên xe lửa nội đô. Tôi ghé qua nhà Manka lấy cái đĩa của con Borys, vì cô ấy quên mang đến. Xe lửa đông nghẹt. Tôi đứng. Khỉ thật, hóa ra chẳng phải là gần. Thế nhưng tôi tự nhủ, đây là phương tiện giao thông tôi thích. Trước mắt tôi là một tấm biển khiến tôi thấy vui vui, viết đại loại thế này: “Hành khách không có vé sẽ bị phạt. Hành khách không có vé chuyển tàu xem như không có vé có giá trị.” Bảng quy định của Ban giám đốc Tổng cục Đường sắt cũng làm tôi vui thích, viết rằng: chuyên chở vật liệu dễ cháy nổ và có mùi hôi thối sẽ bị phạt.
Tới ga thứ hai, có hai gã thuộc số đối tượng nêu đích danh trong hàng chữ trên lên tàu. Tôi thấy bình tâm, ngành đường sắt chỉ dọa tôi thôi. Thực ra chúng tự chuyên chở mình thì đúng hơn. Hai gã say bước khật khưỡng, mồm phun ra toàn những chuyện sex siếc. Hai gã hôi thối và dễ cháy cũng đi trót lọt một ga, tới cửa hàng bán rượu gần nhất đang mở cửa, tuy nhiên cũng kịp kể cho nhau nghe xong một câu chuyện về những người tôi không quen biết, nói rất to và rõ. Cuộc nói chuyện ngắn gọn:
- Ông đụ hả?!
- Làm gì có. Đây nói thật đó.
- Còn mụ ấy?
- Mụ tống tôi ra ngoài cửa như không.
- Thế còn k…a
Kinh khủng! Mấy gã bốc mùi xuống rồi tàu chỉ còn lại mùi hôi của thứ rượu đã qua tiêu hóa. Còn tôi biết được ý nghĩa mới của những từ không lấy gì lịch sự : đụ… có nghĩa là phi lý, dối trá, còn k…a – là người đàn bà không phải ai cũng cho (cách đây không lâu vẫn còn ngược lại).
Thế giới này mới nực cười làm sao.

* * *

Manka đang ngây ngất. Có một hội tụ tập ở nhà cô ấy, cả anh chàng của cô nàng nữa – nom cũng được, dễ thương.
Một đứa bé khoảng lên sáu lấm lét theo dõi những người lớn. Nó đang chui dưới gầm bàn. Và kéo cái đuôi con mèo. Tôi chỉ định ghé lấy cái đĩa của con Borys, nhưng Manka bảo tôi hẵng cứ ngồi xuống đã, một khi cô em đã yêu cầu thì hô hô. Rồi đứa bé tinh nghịch bị cộc đầu kêu toáng lên. Bà mẹ lôi đứa con ra khỏi gầm bàn và nghiêm khắc nhìn Manka. Cô ta cứ việc nhìn như thế đến vô cùng tận, vì Manka đang mải ngắm anh chàng của cô. Hắn cũng không rời mắt khỏi cô nàng. Biết làm sao, lại một thành viên nữa của nữ giới chúng ta mất giá.
Nhưng sau đó là một thảm họa. Đứa bé giật lấy cái cốc từ tay mẹ, hét toáng lên: “Con muốn uống Cola!” và trước khi mẹ nó kịp phản ứng, nó tu luôn một ngụm, rồi phun bắn cả cái mồm rượu vào mẹ nó, vào người nó và cái bàn bày la liệt đủ thứ, sau đó bị lôi vào nhà tắm rửa ráy và súc miệng, nó cố cưỡng lại. Xong xuôi đi ra, nó hỏi:
- Con cú mèo chết đã ở đây phải không?
Manka giật bắn người, sực tỉnh. Ai nấy chết điếng, nhìn tôi. Họ đang nhắc đến con chim cú mèo của tôi ở vườn bách thú! Tôi tái mặt.
- Chị ngốc quá, – Manka quát tôi. – Quá là ngu ngốc! Chẳng lẽ em phải nói với chị là nó chết rồi hay sao? Ngay từ đầu em đã biết không thể cứu nó được nữa rồi, mà chị thì chưa có nhà cửa gì cả, chị ngốc lắm, em phải đưa cái của nợ đó vào vườn Bách thú thật đấy! Nhưng không chữa được! Đồ ngu ngốc, chị chỉ mê tín là giỏi thôi!
Khách khứa ngơ ngác. Đứa bé ngơ ngác. Tôi cứ nghĩ có những ranh giới có thể vượt qua được. Tôi không cảm thấy mình là một kẻ ngu lâu. Tôi nhìn thấy Manka ứa nước mắt, chính Manka người đã không cứu nổi con chim cú mèo. Thế nhưng cô ấy đã làm được nhiều hơn thế. Ức là thứ tình cảm cuối cùng tôi có thể cảm thấy.
Tôi đi chuyến xe lửa cuối trở về nhà. Tosia và con gái của Ula đang ngồi ăn xúp bên lò sưởi. Con Mietek nhảy nhót giữa tấm thảm, cào cây dương xỉ. Tôi mang cây dương xỉ vào bếp, đặt trên bệ ô cửa sổ mà đằng nào bây giờ tôi cũng không thể mở rộng được nữa. Con Borys thậm chí không thèm ngóc đầu khi nhìn thấy tôi. Tôi xắn tay rửa bát đĩa.
Dù sao tôi cũng tin vào những điềm báo.

* * *
Trên đường đến tòa soạn tôi gặp một người quen. Chị này vốn không ưa tôi.
- Cậu có nghe nói Jola đã sinh con rồi không?
- Thế à? – Tôi ra bộ ngạc nhiên. – Với ai vậy?
Chị ta nhìn tôi như một con đần.
- Sao lại thế?
Con mẹ hay sinh sự này tưởng có thể làm tôi suy sụp. Còn bây giờ đang phải tự thanh minh.
- Cậu biết đấy… với ông chồng…
- Ê , ê, – tôi phẩy tay, – họ tính thế từ lâu rồi còn gì. Mình cứ tưởng thế giới có gì mới chứ. Một thằng nhóc kháu khỉnh, – tôi bồi thêm một cách ranh ma, – tóc sáng, mắt đen, hay lắm! Cậu biết không, nặng bốn cân mốt, một con bò đực thật sự đấy! – Mặt tôi tươi roi rói.
Tôi sẽ không để cho con mẹ bụng dạ độc địa này chơi xỏ mình và hả lòng hả dạ, để tôi phải khổ tâm đâu. Tôi sẽ xóa sạch cái vẻ đồng cảm giả tạo trong mắt cô ta. Và đương nhiên là tôi đã đúng. Vẻ đồng cảm dần chuyển sang cáu tiết. Đừng hòng khiến tôi gục ngã nhé!
- Mình tưởng các cậu là một đôi hạnh phúc, – cô ta nói chua chát.
- Rất hạnh phúc cho nên bây giờ bọn mình mới chúc mừng nhau – tôi nói dối trắng trợn, nhưng trong bụng hình dung cô ả Jola đang mắc bệnh đậu mùa.
Tôi mỉm cười.
- Thế mà trước mình chẳng nghĩ là cậu chịu đựng được. – Giọng cô nàng người quen không ưa tôi ngân lên âm sắc thất vọng. – Mình không nghĩ cảm xúc của cậu bây giờ lại cạn kiệt rồi.
Không có gì bằng sự trợ giúp của một người đàn bà khác.
Và thử nghĩ xem, mới cách đây không lâu mình cũng ngạc nhiên vì Manka! Do yêu cầu của công việc, khi thì Manka làm việc chung với đàn ông, khi thì làm việc với đàn bà. Cô nàng bảo, thuyết phục đàn ông dễ hơn. Một phụ nữ làm sao ở riết nơi công sở từ tám giờ sáng đến sáu giờ chiều chứ. Thế thì chăm sóc bản thân vào lúc nào được? Cô ta phải kiếm đủ cớ để chuồn ra ngoài trong giờ làm việc, nhất là khi ở sở làm chẳng có việc gì đặc biệt quan trọng. Phải đi tắm nắng hoặc dầm chân đâu đó. Nếu cùng trực là một anh chàng thì chả có chuyện gì, chỉ việc bảo: “Em đi tắm nắng, độ nửa giờ nữa sẽ về.” Đàn ông không hiểu thuật ngữ tắm nắng, nhưng họ biết tôn trọng. Phụ nữ thì hiểu, nhưng không tôn trọng. Đừng hòng có chuyện cô kia đi mà mình lại không đi. Cô ta sẵn tiền hơn à?
Cho nên khi trực với một phụ nữ thì Manka bày trò khác. Loanh quanh mãi trong trạm thú y, có mỗi cô nàng với cô đồng nghiệp. Cuối cùng Manka bảo:
- Mình phải đi kiếm ít dồi nhồi tấm mạch đây.
Nói “mình phải” nghe có vẻ thật miễn cưỡng. Tôi chẳng muốn đi, nhưng vì hết sạch thứ ăn rồi, suy luận thêm một tí: tôi chỉ nhờ cậy mỗi món dồi nhồi tấm mạch, không có nó thì tôi và cả nhà tôi chết đói mất. Một tầng ý nghĩa nữa: cậu biết không, nếu mà đi mua thì đã khác, nhưng giờ tiền nong chẳng rủng rỉnh tí nào, nên hẳn cậu không phản đối để tôi đi một lát chứ. Nói chữ “mua” người ta lại liên tưởng không cần thiết, chẳng hạn: Cuối tháng mà vẫn còn tiền kia ư? Thế là sẽ đi đến kết luận rằng, nếu có tiền thì cậu cũng có thể bố trí được thời gian chứ sao, tốt nhất là sau giờ làm nhé.
Vậy nên một khi Manka đã phải đi kiếm món dồi nhồi tấm mạch thì đương nhiên, cô bạn đồng nghiệp kia hẳn phải nhìn với ánh mắt thông cảm và nói: “Cậu đi đi”. Manka ngồi vào chiếc xe mới tinh của mình và phóng thẳng ra bãi tắm nắng. Thỉnh thoảng, cô nàng đỏ lựng lên lúc quay về. Vì ai mà chả biết bãi tắm nắng có lúc làm cho da rám nắng, có lúc lại khiến da đỏ lựng lên, chẳng hiểu tại sao.
Tôi hỏi Manka, sao cô bạn lại không nhận ra Manka vừa đi tắm nắng về cơ chứ, nhìn là biết ngay mà.
- Ờ, ờ, – Manka nói, – hồi đi cái xe cũ thì em bảo ắc quy chết, em phải đẩy xe, cho nên người mới đỏ tía lên như thế.
Manka quả là thông minh, thậm chí nếu cô có diện một bộ đồ đẹp đã khiến cô bạn phát ghen, thì ý nghĩ cô đã phải đẩy ô tô trong bộ đồ đó sẽ khiến cô bạn đắc ý, một sự đắc ý được che đậy dưới cái giọng cảm thông, ve vuốt: “Ôi, khủng khiếp quá.”
Và cô ta sẽ hình dung Manka mình đẫm mồ hôi gò lưng đẩy xe, và ngay cả thứ nước lăn khử mùi lịch lãm nhất, đảm bảo thơm hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chốc chốc cũng phải chuyển hóa và thải ra chất microganulki để rồi bị ôxy hóa, v.v… hẳn chưa hề được chuẩn bị cho tình huống đẩy ô tô. Thêm nữa, cô ta có chiếc xe ngon lành hơn, chẳng khi nào phải đẩy. Thành ra chuyện quần áo chẳng còn quan trọng nữa, đó là chưa kể đến vụ phải đi kiếm món dồi nhồi tấm mạch.
Trước đây là vậy. Bây giờ Manka đã có xe mới, không bị hỏng. Vẫn ra bãi tắm nắng. Tôi hỏi:
- Thế bây giờ em nói thế nào khi quay về mà người đỏ rực như củ cải đường?
- Ồ, – Manka đáp, mặt mày tươi hơn hớn, – em sẽ bảo em bị đụng xe. Chị có biết bây giờ cô ta thích em đến thế nào không? Hết sức thông cảm, cô ta hỏi: sao cậu về sớm thế?
Vì thế, có lẽ tôi nên cho cô người quen không ưa tôi được mừng thầm, bằng cách òa khóc và than thở, cô ta hẳn sẽ khoan khoái lắm, vì không phải chồng của cô ta cho Jola một đứa con. Tôi đúng là kém thông minh. Giờ đây, thay vì có người bạn đầy cảm thông, tôi có thêm một kẻ thù. Tôi phải sống bên Manka lâu hơn mới phải – có lẽ sẽ học được thêm nhiều điều.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách