Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 9722|Trả lời: 82
Thu gọn cột thông tin

[Lãng Mạn - Xuất Bản] Lý Trí Và Tình Cảm | Jane Austen (HOÀN)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 7-5-2013 07:20:47 | Xem tất |Chế độ đọc


Tên tác phẩn: Lý Trí Và Tình Cảm
Tác giả: Jane Austen
Dịch giả: Diệp Minh Tâm
Người đưa lên ở vnthuquan: Ct.Ly
Đánh máy ở vnthuquan: KatieXinhDep, ikazu
Thể loại: tiểu thuyết, tình cảm, tâm lý
Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Nguồn: http://vnthuquan.org/(S(wxed2x45 ... 343tq83a3q3m3237nvn
Giới thiệu: Truyện Lý trí và tình cảm xoay quanh 2 chị em Elinor và Marrianne.Trong khi cô chị Elinor chủ yếu sống dựa vào lý trí (nhận thức) , luôn cẩn trọng, biết cách tự kiềm chế vui buồn; cô em Marianne hành xử theo cách vô cùng lãng mạn theo ý tình của mình, buông thả vào những cảm nhận đến mức khinh suất- một tố chất tạo cho tác giả phạm trù rộng rãi đề châm biếm và cảm thông. Giọng văn châm biếm xã hội trong truyện này đã đạt tầm mức cao hơn những tác phẩm khác của Jane Austen.Làm thế nào mỗi cô thiếu nữ ứng phó với bất hạnh trong tình cảm và rút tỉa được những bài học cho mình đã tạo nên mấu chốt cho câu chuyện. Mặc dù Marianne, với thái độ bất cần quy ước xã hội có thể trở nên hấp dẫn với người đọc trong thời đại phóng khoáng, tác giả có ý đền cao nhân vật Elinor.Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái ( hoặc quá nuông chiều hoặc quá khe khắt) trong giai đoạn này của Anh quốc cũng được trình bày khá rõ nét.Qua cách đan kết 2 chị em có tố chất khác hẳn nhau qua mỗi biến động tâm tư và những nhu cầu thực tế cùng hạn chế của nữ giới trong khung cảnh xã hội Anh vào thế kỷ 18, Jane Austen đã xây dựng nên tiền đề rằng chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi có sự hài hòa giữa nhận thức và cảm nhận


Mục lục

Chương 1 Chương 2 Chương 3
Chương 4 Chương 5 Chương 6
Chương 7 Chương 8 Chương 9
Chương 10 Chương 11 Chương 12
Chương 13 Chương 14 Chương 15
Chương 16 Chương 17 Chương 18
Chương 19 Chương 20 Chương 21
Chương 22 Chương 23 Chương 24
Chương 25 Chương 26 Chương 27
Chương 28 Chương 29 Chương 30
Chương 31 Chương 32 Chương 33
Chương 34 Chương 35 Chương 36
Chương 37 Chương 38
Chương 39
Chương 40 Chương 41 Chương 42
Chương 43 Chương 44 Chương 45
Chương 46 Chương 47 Chương 48
Chương 49 Chương 50


Ebook
http://www.mediafire.com/?7ggzmf9wtjg5lt9

Lời người dịch

Jane Austen – sinh năm 1775 mất năm 1817 tại Steventon, Hants, Anh quốc. Các tác phẩm của Bà được đánh giá là những tác phẩm lớn của văn chương thế giới ngang hàng với những kiệt tác như: Đỏ và đen, Bà Bovary, Chiến tranh và hòa bình, Bá tước Monte Cristo.

Những tác phẩm nổi tiếng: Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility), Kiêu hãnh và Định kiến (Pride and Prejudice), Thuyết phục (Persuasion), Emma, Mansfield Park, Northanger Abbey.

“Tiểu thuyết của Jane Austen thực sự là những câu chuyện đích thực của trái tim. Sự quyến rũ của những cuốn tiểu thuyết ấy là mạch lãng mạn chảy ngầm dưới những câu chuyện tình, là tài phân tích tâm lý cảm xúc của nhân vật nữ một cách phi thường, là khả năng khắc họa những hình ảnh lý tưởng khác nhau của các chàng trai khiến trái tim độc giả nữ mê muội, là chất hài hước thể hiện một con mắt quan sát xã hội rất sắc sảo, là kết thúc có hậu khi tất cả các nhân vật nữ sau nhiều sóng gió đều tìm được tình yêu đích thực… Có lẽ Jane Austen không chỉ quá lãng mạn mà còn quá thông minh.”


GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Jane Austen sinh ngày 16 tháng 12 năm 1775 tại Steventon, Hants, Anh quốc, và là người thứ bảy trong tám người con của Mục sư George Austen (1731-1805), cai quản giáo xứ Steventon, và bà Cassandra Leigh (1739-1827). Người thân thiết nhất trong cuộc đời tác giả là cô chị Cassandra; cả hai không bao giờ kết hôn. Ông bố là một học giả luôn khuyến khích con cái tính ham học hỏi. Tuy thế, tác giả không được tiếp thu nhiều giáo dục từ nhà trường mà chủ yếu được ông bố dạy học, và cũng có điều kiện đọc nhiều sách vở. Không khí gia đình sống động và yêu thương, cộng thêm những mối quan hệ rộng rãi với họ hàng và bạn hữu, đã cung cấp bối cảnh cho các tác phẩm của tác giả.

Từ tuổi nhỏ, Jane Austen đã bắt đầu viết những vở kịch ngắn và tiểu phẩm nhằm tạo vui thú trong gia đình, tiếp theo là một ít thơ và văn xuôi. Tác giả đã sử dụng khung cảnh đời sống của mình - vùng nông thôn, giáo xứ, láng giềng và những thị trấn miền quê, cùng những chuyến thăm viếng đến các thành phố Bath và London để lấy chất liệu cho những tình huống, cá tính và đề tài trong các tác phẩm của mình.

Tác phẩm Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility) được viết vào năm 1784 dưới tựa đề Elinor và Marianne, qua nhiều bổ sung đến năm 1811 mới được xuất bản, chỉ ghi tác giả là "một phụ nữ", và với chi phí tác giả tự bỏ ra. Tương tự, truyện Kiêu hãnh và Định kiến (Pride and Prejudice) được phác thảo trong thời gian 1796-1797 và xuất bản lần đầu tiên năm 1813. Thêm truyện Mansfield Park được xuất bản năm 1814, và Emma năm 1815. (Bản dịch của Price and PrejudiceEmma đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành cùng với bản dịch này.) Một nhà phê bình văn học có uy tín đã ca ngợi "tác giả không tên" là ngòi bút tuyệt diệu của "tiểu thuyết hiện đại" trong truyền thống mới về hiện thực. Tất cả tác phẩm xuất bản lúc Jane Austen còn sống vẫn đề tên tác giả vô danh. Sau khi tác giả qua đời, lần đầu tiên tên thật của tác giả mới xuất hiện năm 1817, trên truyện Persuasion.

Sống với gia đình của mình trong suốt cuộc đời, tác giả chớm căn bệnh Addison (thoái hóa tuyến thượng thận) vào năm 1816 và qua đời ngày 18 tháng 7 năm 1817, chỉ hưởng thọ 42 tuổi.

Tuy được một số nhà phê bình văn học đương thời tán thưởng, tác giả chỉ được công chúng chú ý chút ít khi còn sống. Khoảng ba thập kỷ sau khi tác giả qua đời, công luận thế giới bắt đầu có những nhận xét nghiêm túc và nồng nhiệt hơn, và từ bấy giờ đến nay Jane Austen đều được đánh giá như là một trong những tác giả tiểu thuyết đặc sắc nhất của nền văn học Anh. Nhiều câu lạc bộ của những người yêu thích Jane Austen đã được thành lập ở Argentina, Úc, Nhật, Mỹ... và dĩ nhiên là ở Anh quốc.

Jane Austen được xem là nhà văn đã mang đến cho nền tiểu thuyết tính cách hiện đại độc đáo qua văn phong hài hước để phê phán thói hư tật xấu trong đời thường. Các nhà phê bình văn học ca ngợi tiểu thuyết của tác giả về giá trị đạo đức lẫn tính chất giải trí; họ cũng yêu mến việc tả chân cá tính con người và đánh giá cao tính hiện thực giản đơn. Những phong cách này đem đến cho người đọc một thay đổi sảng khoái so với cách viết cường điệu lãng mạn đang thịnh hành thời bấy giờ. Trong khi nền tiểu thuyết của Anh phát sinh vào đầu thế kỷ 18, các tác phẩm của Jane Austen tạo ra không khí mới mẻ qua việc tả chân những con người trung bình trong những bối cảnh thông thường.

Đặc biệt, Jane Austen đã dựng lên bộ khung khôi hài của giới trung lưu Anh quốc vào thời đại của mình, mở đầu xu hướng cho nền "tiểu thuyết gia đình" khi xói vào cung cách, nhân phẩm, và sự căng thẳng giữa các nhân vật nữ và xã hội mà họ đang sống. Jane Austen đã thoát khỏi mô-típ văn học thời đại cô sống, vốn vẫn đưa ra nhân vật nữ luôn có đức độ, truyện tình luôn thơ mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho câu chuyện. Đặc điểm này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan gần gũi với thế giới đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18.

Tóm lại, qua các tác phẩm của Jane Austen, người đọc có thể nhận ra những mẫu người "trần thế", không tuyệt vời mà cũng không tồi tệ, nhưng phức tạp, trong bối cảnh tình yêu và lãng mạn bị chi phối bởi kinh tế và bản chất thật của con người, qua đấy họ thể hiện "tài" và "tật" mà gia đình và xã hội đã góp phần đúc khuôn họ.

Để thấu hiểu ý nghĩa văn học của Jane Austen, có lẽ nên nhìn qua bối cảnh chung. Vào thời của tác giả, phụ nữ không có mấy cơ may thăng tiến trong xã hội Anh quốc: những nghề chuyên môn, các đại học, giới chính trị, quân ngũ... đều khép kín đối với phụ nữ. Nhiều cô ít được đến trường, mà chủ yếu được cha mẹ hoặc gia sư dạy học ở nhà (tác giả cũng thế). Một số ít ngành nghề phụ nữ có thể tham gia (như nhận chân dạy học cho trẻ em và sống cùng gia chủ) thì không được coi trọng. Phụ nữ con nhà "gia giáo" chỉ có thể mong được vị thế xã hội tốt qua việc hưởng thừa kế hoặc qua hôn nhân. Nhưng việc thừa kế toàn bộ bất động sản lại dành cho nam giới theo thứ tự liên hệ gia tộc; phụ nữ thường chỉ nhận thừa kế những đồ dùng trong nhà, cùng lắm là một khoản tiền nho nhỏ.

Chỉ còn con đường duy nhất để đảm bảo tương lai cho người con gái: lấy chồng giầu! Do vậy mà phát sinh mối ưu tư lớn lao của những bà mẹ có con gái, đến nỗi các bà mẹ trong truyện của Jane Austen không giáo huấn cho con gái nhiều về tình yêu và hôn nhân, với chủ kiến con gái chỉ cần đẹp để lấy chồng giầu! Mặt khác, các chàng trai con nhà giầu cũng chịu áp lực gia đình là nên lấy vợ có gia thế tương xứng. Những bối cảnh này đã tạo nên tiền đề cho tác giả châm biếm và cảm thông.

Con gái chưa chồng còn phải chịu nhiều hạn chế do phong tục thời ấy: muốn cưỡi ngựa phải có gia nhân cưỡi ngựa đi theo (lại thêm chi phí!), khi đi xa nếu không có bậc trưởng thượng thì phải có người bảo mẫu có tư cách tốt để kèm cặp, không được viết thư cho chàng trai nào khi chưa hẹn ước... Và đã là con gái nhà gia giáo thì chỉ học văn chương, nghệ thuật, nữ công... trong khi chờ hôn nhân!

Cuộc sống trong giới trung lưu (thường là địa chủ) còn phiền toái ở chỗ, vì không phải làm lụng nhiều, các gia đình trung lưu thường tổ chức họp mặt, dạ vũ, dã ngoại... rồi chuyện phiếm với nhau, từ đấy hay bàn tán cợt đùa về chuyện riêng tư lẫn nhau. Hậu quả là các cô gái chưa chồng phải chịu thêm sức ép của dư luận vốn rất bảo thủ trong xã hội chủ yếu còn sống về nông nghiệp. Có lẽ vì thế mà Jane Austen lúc còn sống không muốn đề tên mình trên các tác phẩm, vì với cách châm biếm thói đời, cô khó có thể được yên ổn với xã hội chung quanh nếu tung tích bị tiết lộ!

Cũng là con nhà trung lưu gia giáo, Jane Austen hẳn phải thấm thía với thân phận của phụ nữ như thế, nên đã dựng nên những mẫu người mà các nhà phê bình văn học gọi là “nữ anh hùng”. Đấy là những cô gái trẻ thuộc gia đình có vật chất kém, nhưng lại cứng cỏi hoặc ương ngạnh, không màng đến các anh trai trẻ giầu sang hoặc bất chấp những lễ nghi và thành kiến. Họ muốn biểu hiệu là chính mình: tự chủ - ngay cả kiêu hãnh - chứ không phải lo tìm kiếm hôn nhân giầu sang cho bằng được, dù bà mẹ có gây sức ép hoặc có phiền hà! Có người trở nên phóng khoáng, sống cho tình cảm của mình chứ không muốn gượng ép theo "đất lề quê thói". Trong tình yêu, các cô được hướng dẫn bảo ban rất ít, mà phải tự khám phá, rồi tự hành xử mà giải quyết vấn đề của riêng mình.

Điều tốt đẹp sau cùng của những "nữ anh hùng" này là họ cũng vấp ngã, nhưng cũng biết nhìn nhận lầm lỗi của mình và tha thứ cho lầm lỗi của người khác.

Truyện Lý trí và Tình cảm xoay quanh hai chị em Elinor và Marianne. Trong khi cô chị Elinor chủ yếu sống dựa vào lý trí (nhận thức), luôn cẩn trọng, biết cách tự kiềm chế vui buồn; cô em Marianne hành xử theo cách vô cùng lãng mạn theo ý tình của mình, buông thả vào những cảm nhận đến mức khinh suất - một tố chất tạo cho tác giả phạm trù rộng rãi để châm biếm và cảm thông. Giọng văn châm biếm xã hội trong truyện này đã đạt tầm mức cao hơn những tác phẩm khác của Jane Austen. Làm thế nào mỗi cô thiếu nữ ứng phó với bất hạnh trong tình cảm và rút tỉa được những bài học cho mình đã tạo nên mấu chốt cho câu chuyện. Mặc dù Marianne, với thái độ bất cần quy ước xã hội có thể trở nên hấp dẫn với người đọc trong thời đại phóng khoáng, tác giả có ý đề cao nhân vật Elinor. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (hoặc quá nuông chiều hoặc quá khe khắt) trong giai đoạn này ở Anh Quốc cũng được trình bầy khá rõ nét. Qua cách đan kết hai chị em có tố chất khác hẳn nhau qua mỗi biến động tâm tư và những nhu cầu thực tế cùng hạn chế của nữ giới trong khung cảnh xã hội Anh Quốc vào thế kỷ 18, Jane Austen đã xây dựng nên tiền đề rằng chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi có sự hài hòa giữa nhận thứccảm nhận (hay ta thường nói là giữa lý trítình cảm).

Dựa theo truyện này, phim Sense and Sensibility được thực hiện năm 1995, với Emma Thompson trong vai Elinor, Kate Winslet vai Marianne, Hugh Grant vai Edward. Emma Thompson cũng là người viết kịch bản phim. Phim được Hội đồng Phê bình Quốc gia Hoa Kỳ (National Board of Review), Hiệp hội các Đạo diễn Mỹ (Directors Guild of America) và các Hiệp hội Phê bình Điện ảnh của Thành phố New York, Los Angeles, Boston... trao các giải thưởng phim hay nhất, đạo diễn, nữ diễn viên chính và kịch bản phim. Phim đoạt giải Golden Globe về phim hay nhất và kịch bản phim hay nhất. Với giải Oscar năm 1995, phim được đề cử trong 7 thể loại, và đoạt giải kịch bản phim hay nhất.

Để bạn đọc tiện theo dõi, sơ đồ phả hệ các họ trong truyện được trình bày dưới đây.

Ghi chú của người dịch: – Có thể nói nhiều câu, nhiều từ ngữ của Jane Austen đều rất bóng bẩy, sâu sắc, ngay cả trừu tượng, pha thêm châm biếm dí dỏm, mà người đọc cần nghiền ngẫm, suy nghĩ với cả nhận thứccảm nhận mới tìm ra được những Chân, Thiện Mỹ ẩn khuất trong văn phong của tác giả. Ngay cả một số người Anh, Mỹ cũng nhìn nhận là không mấy hứng thú theo dõi các tình tiết trong truyện này khi lần đầu đọc nguyên bản Anh ngữ. Vì thế, người đọc không nên nôn nóng lướt vội qua những trang sách của Jane Austen để nắm bắt ngay cốt truyện hoặc theo dõi ngay diễn tiến kế tiếp của các sự kiện. Làm thư thế sẽ bị phản tác dụng. Dù văn phong của nguyên bản đã được chuyển thể ít nhiều trong bản dịch theo thể cách đương đại nhằm diễn đạt thông suốt hơn phần nào ý nghĩa tác giả muốn truyền tải, người đọc vẫn nên đánh giá cao – thay vì than phiền – văn phong này ở thế kỷ 18 được thể hiện bởi một tác giả được xếp vào hàng đầu của nền văn học Anh quốc trong mọi thời đại.

Người dịch

Mùa mưa 2009

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 7-5-2013 07:24:44 | Xem tất
Chương 1

Gia tộc Daswood đã từ lâu cư ngụ ở Sussex.Họ có sự sản lớn, gia cư của họ tọa lạc ở Norland Park, giữa vùng đất họ làm chủ , nơi mà nhiều thế hệ đã sinh sống theo cung cách đáng kính gây thiện cảm từ những gia đình chung quanh.Chủ nhân sự sản này là 1 người đàn ông đơn chiếc, sống đến tuổi khá cao, trong nhiều năm có người em gái sống cùng để bầu bạn với ông và chăm lo nhà của giúp ông.Nhưng người em gái này đã chết mười năm trước khi ông qua đời, mang đến thay đổi sâu xa trong ngôi nhà ông ; vì để bù đắp cho sự mất mát , ông đã mời gia đình người cháu trai là Henry Daswood đến sống cùng ông. Henry là người thừa kế sự sản Norland theo luật định, cũng là người ông dự kiến trao quyền thừa kế.Với gia đình vợ chồng cháu trai cùng con cái của họ, những ngày cuối cũng của ông cụ được thoải mái. Càng ngày ông càng yêu quí họ hơn.Hai vợ chồng Henry Daswood chăm chút chiều theo mọi ý muốn của ông cụ , không phải đơn thuần do họ nghĩ đến tư lợi, mà còn do thiện ý muốn tạo cho ông tất cả sự thoải mái mà tuổi tác cao của ông có thể đón nhận; và các đứa trẻ tươi tắn góp thêm niềm vui cho cuộc sống của ông.

Ông Henry Daswood có một con trai trong cuộc hôn nhân thứ nhất và ba con gái trong cuộc hôn nhân thứ hai.Người trai trẻ có tính khí vững vàng và được mến trọng, được chu cấp đầy đủ từ sự sản khá giả của bà mẹ, và phân nửa sự sản này được dành cho anh khi đến tuổi trưởng thành. Cũng thế, qua cuộc hôn nhân của mình sau tuổi trưởng thành ít lâu,gia sản anh được tăng thêm. Vì thế, đối với anh việc kế thừa sự sản Norland không thiết yếu như đối với các cô em cùng cha khác mẹ của anh; vì các cô này chỉ kế thừa phần nhỏ nhoi của ông bố. Bà mẹ của họ không có sự sản gì, ông bố chỉ có 7000 bảng; vì lẽ phần còn lại ít ỏi của sự sản bà vợ trước được giành riêng cho con của bà, còn ông chỉ hưởng phần sinh lợi từ khoản tiền này.

Khi ông cụ qua đời, di chúc của ông được mở ra đọc và, cũng như hầu hết những di chúc khác, tạo ra thất vọng lẫn niềm vui.Ông không thiên vị , cũng không vô ơn bạc nghĩa mà găm giữ phần gia sản đứa cháu đáng được hưởng; nhưng ông để đứa cháu kế thừa qua những điều khoản khiến giá trị kế thừa chỉ còn một nửa.

Ông Henry Daswood đã mong mỏi nhiều hơn cho vợ ông cùng ba cô con gái và ít hơn cho chính ông hoặc câu con trai của ông.Cậu con trai này cùng đứa con trai bốn tuổi của anh được kế thừa theo cách thức ông không còn quyền hạn nào để chu cấp cho những người thân thương nhất đối với ông-những người cần được chu cấp nhất qua phần trích ra từ sự sản hoặc qua tiền bán gỗ quý trên vùng đất của ông.Tất cả đề được dồn cho đứa trẻ kia,người đã chiếm cảm tình của người ông họ nó qua những chuyến thăm viếng ông bố và bà mẹ nó ở Norland, những tình cảm không có gì là bất thường đối với một đứa tre hai hoặc ba tuổi:cách ăn nói ngây ngô, tính khí sôi nổi muốn làm theo ý mình, nhiều trò ngộ nghĩnh và lăm ồn ào, như thể lấn át mọi giá trị của công lao chăm nom mà trong nhiều năm ông già đã nhận được từ cháu gái và ba cô con gái của bà.

Tuy nhiên, ông cụ không phải là xấu tính, và nhằm chứng tỏ lòng thương mến của ông dành cho ba cô gái, ông để lại 1000 bảng cho mỗi cô.

Ông Daswood thất vọng não nề lúc đâu nhưng tỏ ra vui vẻ và tự tin: ông có lý do để hy vọng còn sống thêm nhiều năm, và nếu sống cần kiệm ông có thể tạo dựng một khoản kha khá do vùng đất rộng dang sinh lợi, hầu như ngya lập tức có khả năng cải thiện tình hình.Nhưng vì được tạo ra quá muộn,gia sản chỉ kéo dài 12 tháng.Ông chỉ sống thọ hơn ông bác trong thời gian ngắn như thế, và bà vợ góa cùng các cô con gái của ông chỉ có 10000 bảng kể cả những di sản sau này.

Người con trai của ông được gọi đến ngay khi ông nhận rõ tình trạng an nguy của mình và, bằng mọi sức lực cùng tính cách khẩn thiết mà cơn bạo bệnh cho phép, ông Daswood đề nghị với anh về quyền lợi của bà mẹ kế cùng ba cô em cùng cha khác mẹ của anh.

Anh John Daswood không có mói dây tình cảm thân thiết với những người còn lại trong gia tộc; nhưng anh chịu tác động của lời đề nghị theo cách thức như thế trong tình cảnh như thế, và anh hứa sẽ làm mọi cách trong khả năng của anh để họ sống thoải mái.Ông bố cảm thấy nhẹ nhõm với lời hứa này, và anh John Daswood có thời giờ nhàn nhã để tính toán xem anh có thể hành xử khả năng của anh một cách cẩn trọng như thế nào để lo cho họ.

Anh không phải là người trai trẻ nhẫn tâm, chỉ vì thói lãnh đạm và khá ích kỉ khiến anh trở nên nhẫn tâm, nhưng nói chung anh được vị nể vì anh tự ý thức trong việc hành xử đúng đắn những nghĩa vụ thông thường của anh. Nếu anh cưới một cô vợ nhân ái hơn,anh đã có thể được quý trọng hơn,bản thân anh đã có thể trở nên dễ thương;tất cả chỉ vì anh lập gia đình ở tuổi còn trẻ và yêu quý cô vợ của anh hết mực.Nhưng cô John Daswood lại thể hiện mình là bức tranh biếm họa của anh:hẹp hòi và ích kỷ hơn.

Khi anh ngỏ lời hứa với ông bố, anh dự trù tăng gia sản của môĩ cô em cùng cha khác mẹ ở mức 1000 bảng. Lúc ấy, anh nghĩ mình thực sự đủ khả năng làm việc này. Viễn cảnh của 4000 mỗi năm cộng thêm vào lợi tức hiện tại, chưa kể phần phân nửa gia tài bà mẹ quá cố của anh, làm anh ấm lòng,tạo điều kiện để anh rộng lượng."Đúng thế, anh ấy sẽ cho ba cô em 3000 bảng,là khoản tiền hào phóng và xem ra đáng kể.Đủ để giúp ba cô sống thoải mái.3000 bảng!Anh ấy có thể trích ra số tiền lớn như thế mà không phải nhọc công lắm."

Cả ngày anh suy nghĩ về việc này, và trong nhièu ngày tiếp theo anh không ân hận.

***

Ngay sau khi lễ tang ông bố của anh xong xuôi, cô vợ John Daswood cùng với đứa con và những người hầu dời đến ở mà không báo trước cho bà mẹ kế của chồng cô. Không ai có thể chất vấn quyền của cô muốn đến: khu gia cư đã thuộc về chồng cô ngay từ lúc ông cụ qua đời, nhưng điều đáng nói là cung cách của cô không được tế nhị. Với một phụ nữ trong hoàn cảnh của bà Daswood, chỉ những cảm nghĩ thông thường đã đủ gay khó chịu; huống hồ tâm tư của bà có nhận thức về danh dự, một tư tưởng bao quát đến dộ lãng mạn, đến nỗi sự xúc phạm mà bất cứ ai gây ra hoặc nhận lãnh, đối với bà là một duyên cớ để kinh tởm không gì lay chuyển được. Cô John Daswood chưa bao giờ được cảm tình của ai trong gia đình nhà chồng, mà đấy là cho đến giờ cô chưa có dịp cho họ thấy cô vô tình với tâm tư người khác trong hoàn cảnh đặc biệt.

Bà Daswood sâu sắc nhận ra tư cách bất nhã này và khinh miệt cô con dâu thậm tệ, đến nỗi khi cô đến bà đã có thể dời đi nơi khác, nếu không có cô con gái đầu lòng của bà khuyên nhủ bà nên suy nghĩ lại, rồi tình thương của bà dành cho ba cô con gái khiến bà quyết định ở lại; và cũng vì chúng, bà muốn tránh đổ vỡ tình cảm với ông anh của chúng.

Elinor, cô con gái đầu lòng với những lời khuyên nhủ rất hữu ích, có tố chất mạnh mẽ qua tính dễ cảm thông và trầm tính trong phán đoán. Do vậy, dù mới 19 tuổi cô đã trở thành người cố vấn cho bà mẹ của mình, qua đấy giúp ích cho mọi người khi cô là đối trọng cho tính khí sôi nổi của bà Daswood vốn thường khiến bà kém cẩn trọng. Cô có tấm lòng đôn hậu; tính khí trìu mến và tinh thân cương nghị, nhưng cô biết tự kiềm chế. Đây là ý thức mà bà mẹ vẫn chưa lĩnh hội được và các em gái cô vân không muốn được dạy bảo.

Những khả năng của cô em kế Marianne khá tương đồng với Elinor trong nhiều phương diện. Cô nhạy cảm, tinh khôn, nhưng sôi động trong mọi chuyện: những phiền muộn và sướng thỏa của cô không có chừng mực. Cô rộng lượng, dễ mến, hay để ý; cô có nhiều đức tính ngoại trừ thiếu cẩn trọng. Cô rất giống bà mẹ ở điểm này.

Elinor lo lắng nhận ra em gái có cảm nhận thái quá, nhưng dưới mắt bà mẹ đấy lại là điều được đánh giá cao và khen ngợi. Hai mẹ con cùng cổ vu nhau theo cách họ gắn bó khăng khít với nhau. Những ưu tư khiến ban đầu hai người phiền muộn thì sau đấy lại được họ ấp ủ, rồi họ tìm kiếm thêm thương đau, mãi tạo thêm thương đau. Họ buông thả hoàn toàn trong khổ tâm, lại bị dằn vặt thêm với ý nghĩ thảm sầu, rồi không chịu chấp nhận ai khuyên giải. Elinor cũng bị ảnh hưởng sâu sắc, nhưng cô vẫn chống chọi, vẫn có thể tự mình vượt qua được. Cô có thể tham khảo ý kiến ông anh, có thể tiếp đón chị dâu và đối đãi người này tử tế, và có thể cố gắng thúc đẩy bà mẹ cũng làm như thế, khuyến khích bà nên chịu đựng như cô.

Cô em út Margaret có tính tình vui tươi, có thiện ý với mọi người; nhưng vì cô đã bị tiêm nhiễm tư tưởng lãng mạn của Marianne mà thiếu nhận thức, vào tuổi 13 này cô bé chưa tương đồng với hai chị mình trong đoạn đời tuổi nhỏ của cô.

Bình luận

ủng hộ bạn post truyện này <3  Đăng lúc 8-5-2013 06:39 PM
Thanks bạn, chỉ mới đọc "Kiêu hãnh và định kiến thôi" Giờ mình sẽ nghiền thêm cuốn này, thích văn phong của Jane lắm lắm luôn  Đăng lúc 8-5-2013 10:50 AM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 7-5-2013 07:41:07 | Xem tất
Chương 2

Cô vợ John Daswood giờ trở thành bà chủ ngôi nhà Norland;bà mẹ cùng các cô em chồng bị đẩy xuống vị thế của những người khách. Tuy thế, cô vẫn đối đãi họ lịch sự; anh chồng vẫn cư xử với họ tử tế theo cách anh cố gắng cư xử với bất cứ ai ngoài chính anh, vợ anh và đứa con trai anh. Anh nài ép họ một cách chân tình và khẩn thiết hãy xem Norland như là chính ngôi nhà của họ. Mọi người chấp nhận lời mời của anh vì không có cách nào khác hơn là để bà Daswood tiếp tục ở đấy cho đến khi bà tìm được nơi cư ngụ khác quanh vùng.

Được tiếp tục lưu lại ở nơi chốn gợi cho bà mọi kỷ niệm đẹp chính là hợp với ý của bà. Trong những thời khắc vui vẻ, bà vui hơn ai hết, và nếu chỉ do chính hạnh phúc ấy thì không ai cảm thấy hạnh phúc hơn bà.Nhưng khi buồn thảm bà cũng bị lôi cuốn bơi óc tưởng tượng theo cách tương tư mà không ai khuyên giải được, tương tự như khi bà sướng thỏa không ai có thể khiến bà tiết chế.

Cô vợ John Daswood không hề chấp nhận ý định của anh chồng đối với các cô em. Lấy đi 3000 bảng của đứa con trai yêu quý hẳn sẽ làm nó nghèo xuống mức khinh khiếp. Cô van nài anh nên suy nghĩ lại.Làm thế nào anh có thể tự biện minh khi anh đa cướp đi khoản tiền lớn nhất của con trai mình, và đấy lại là đứa con duy nhất? Và các cô em nhà Daswood, vốn chỉ có quan hệ cùng cha khác mẹ mà cô không cho là họ hàng thân thiết, liệu có tư cách gì để nhận khoản tiền lớn như thế do hào phóng? Nhiều người đều biết rõ rằng không trông mong có tình cảm giữa các người con của những cuộc hôn nhân khác nhau; thế thì tại sao anh lại tự hủy hoại mình và đứa con nhỏ Harry đáng thương của hai người, mang tất cả tiền bạc của nó đem cho các cô em cùng cha khác mẹ?

Chồng cô đáp:

- Đấy là ý muốn cuối cùng của ông bố, rằng anh nên hỗ trợ bà vợ góa và các cô con gái của ông.

- Em có thể nói rằng ông ấy không biết mình nói gì, có điều chắc chắn là lúc ấy ông không sáng suốt. Nếu ông ấy nhận thức đúng đắn hơn, có lẽ ông đã không có ý nghĩ như thế để nài ép anh mang đi cho phân nửa gia tài của đúa con trai anh.

- Em Fanny thân yêu, ông ấy không nói đến số tiền nào. Ông ấy chỉ yêu cầu anh, một cách chung chung, hỗ trợ họ, giúp cho họ thoải mái hơn là khả năng của ông làm được. Có lẽ cũng như thể ông để tùy ý anh lo liệu. Hẳn ông cũng nghĩ rằng anh không thể bỏ quên họ. Nhưng vì ông yêu cầu anh hứa, anh không thể nào không hứa; ít ra lúc ấy anh nghĩ thế. Cho nên anh đã hứa, và phải giữ lời. Anh phải làm việc gì đấy cho họ khi họ rời khỏi Norland và ổn định nơi cư ngụ mới.

- Thế thì, chúng ta sẽ làm gì đấy cho họ, nhưng việc này không nhất thiết phải là 3000 bảng. Anh nghĩ xem, đồng tiền khi đã ra đi là không bao giờ trở lại. Các cô em sẽ lập gia đình, thế là số tiền mất hẳn.Nếu có thể thu hồi cho đứa con trai khốn khổ của chúng ta...

Ông chồng trang trọng:

- Chắc hẳn rồi, đây sẽ là một khác biệt lớn. Sẽ đến lúc Harry lấy làm tiếc phải mất đi số tiền lớn như thế. Giả dụ, nếu nó có một gia đình đông đúc, có thêm món tiền này cùng là đáng kể.

- Thế thì, có lẽ tốt hơn cho mọi bên nếu ta giảm món tiên còn phân nửa. 500 bảng hẳn cũng là phần phụ thêm đáng kể cho gia sản của họ.

- Ồ, thế là tốt quá rồi.Có người anh nào trên đời này muốn chia cho các em gái mình dù chỉ bằng phân nửa số này, ngay cả đối với em ruột. Trong khi ở đây- chỉ là em cùng cha khác mẹ! Nhưng anh có lòng hào phóng đấy.

Anh trả lời:

- Anh không muốn lộ vẻ bủn xỉn.Trong những trường hợp như thế, người ta muốn làm tốt thêm hơn là làm kém đi. Ít nhất, không ai có thể nghĩ anh đã không giúp họ đầy đủ: ngay cả họ cũng khó mong hơn thế.

Cố vợ nói:

- Không có cách nào biết họ mong ước gì, nhưng ta không nên nghĩ họ muốn gì: vấn đề là anh có khả năng đến mức nào.

- Chắc hẳn rồi, và anh nghĩ anh có khả năng cho họ mỗi người 5000 bảng. Thật ra, dù không cần anh thêm khoản nào, mỗi đứa sẽ có trên 3000 bảng khi bà mẹ chúng qua đời: một mức khá thoải mái cho bất kì cô gái nào.

- Đúng thế, và ý em là có lẽ họ không mong ước gì thêm. Chúng nó sẽ có 10000 bảng để chia nhau. Nếu chúng lập gia đình,chắc chắn chúng sẽ được thoải mái; nếu không, chúng có thể sống rất thoải mái bằng tiền lãi từ 10000 bảng.

- Em nói rất đúng, vì thế anh không rõ liệu anh nên làm việc gì đấy cho mẹ chúng nó khi bà còn sống thay vì cho chúng nó; ý anh muốn nói đến khoản bà nhận theo định kỳ. Các cô em của anh cũng sẽ hài lòng như bà.100 bảng mỗi năm cũng giúp chúng nó được hoàn toàn thoải mái.

Cô vợ có ý lưỡng lự một chút, nhưng cuối cùng cô thuận theo kế hoạch này. Cô bảo:

- Hẳn rồi, như thế tốt hơn là chi trả 1500 bảng ngay một lần. Nhưng này, nếu bà Daswood sống thêm được 15 năm, chúng ta sẽ hoàn toàn bị vào tròng.

- 15 năm! Em Fanny yêu, đời sống của bà không đáng giá bằng phân nửa số tiền ấy!

- Chắc chắn là không, nhưng nếu anh để ý, người ta luôn sống dai khi nhận được khoản tiền theo định kỳ; trong khi bà đang đẫy đà khỏe mạnh, chưa đến 40. Khoản tiền định kỳ là chuyện rất nghiêm túc, phải trả đề đặn mỗi năm, không có cách nào hủy bỏ.Anh không nhận thức rõ anh đang làm gì. em biết có nhiều vấn đề lôi thôi do khoản tiền theo định kỳ; vì mẹ em bị gánh nặng khốn khổ do phải chi trả cho những gia nhân đã quá già nua theo di chúc của cha em, và kể cũng lạ lùng khi thấy bà khó chịu biết bao về việc này.Các khoản này được trả mõi năm hai lần; rồi chịu phiên phức lo cho số tiền đến tay họ; rồi được nghe là một trong số những người này đã qua đời, sau đấy hóa ra lại không đúng. Mẹ em đã chán ngán việc này lắm rồi. Bà bảo lợi tức của bà không phải là của riêng bà chỉ vì mấy khoản chi trả bất tận như thế. Cha em càng trở nên khắc nghiệt, bởi vì nếu không như thế khoản tiền sẽ hoàn toàn thuộc quyền mẹ sử dụng, không hề có ràng buộc nào cả. Chyện này khiến em có ác cảm với việc chi trả định kỳ, đến nỗi em không hề muốn chính mình bị vướng vào.

Anh Daswood đáp:

- Đúng là chuyện khó chịu khi lợi tức của ta bị rút đi hàng năm bởi mấy khoản chi như thế. Mẹ em đã nói đúng, người ta có lợi tức mà không phải thuộc hẳn về người ta. Bị trói buộc vào việc chi trả món tiền như thế, vào mỗi ngày nộp tiền thuê nhà, thì thật là phiền phức: nó làm người ta mất đi tự chủ.

- Hẳn là thế. Rốt cuộc không ai hàm ơn ai cả. Họ nghĩ cuộc sống của họ được đảm bảo, cho rằng việc anh làm không gì khác hơn là bổn phận của anh phải làm thế, và họ không cảm thấy hàm ơn anh. Nếu em là anh, bất kỳ việc gì me làm phải do em tự quyết định. Em sẽ không tự trói buộc mình để cho họ nhận khoản gì mỗi năm. Có thể trong một năm nào đấy, chúng ta sẽ bị khó khăn khi muốn chi tiêu 100, hoặc ngay cả 50 bảng.

- Em yêu, anh tin rằng em nói đúng; có thể là tốt hơn nếu ta không phải trả theo định kỳ. Bất kỳ khoản nào đấy anh thỉnh thoảng chi cho họ sẽ có giá trị hỗ trợ lớn hơn là khoản thường niên,bởi vì họ chỉ sống phong lưu hơn nếu họ thấy chắc chắn có khoản thu nhập lớn, và đến cuối năm họ không được giàu thêm xu teng nào. Chắc chắn có cách khác tốt hơn. Thỉnh thoảng biếu họ một món tiền 50 bảng sẽ giúp họ không phải khốn đốn, và anh nghĩ việc này đủ để giúp anh giữ lời hứa với ông bố của anh.

-Em chắc chắn như thế.Thật ra, bản thân em tin chắc rằng ông bố của anh không hề có ý trông mong anh sẽ cho họ tiền. Em đoan chắc rằng việc hỗ trợ mà ông nghĩ đến chỉ có chừng mực; ví dụ, tìm cho họ một căn nhà nhỏ đủ tiện nghi, giúp họ dọn nhà, biếu họ cá mình câu hoặc thú rừng mình săn được, tùy theo mùa. Em đoan chắc rằng ông cụ không có ý gì thêm; thật ra, nếu ông có ý như thế thì quả là lạ lùng và vô lý.

" Anh Daswood thân yêu, xin anh hãy nghĩ xem,bà mẹ kế của anh cùng các cô con gái của bà có thể sống thoải mái như thế nào bằng tiền lãi từ 7000 bảng, cộng thêm 1000 mỗi cô, mang lại cho mỗi cô 50 bảng, dĩ nhiên là họ sẽ dùng tiền này đẻ trả tiền nhà cho bà mẹ. Cộng chung lại, họ sẽ có 500 mỗi năm; bốn người phụ nữ còn mong gì hơn nữa? Họ sẽ sống với nhu cầu chi tiêu rất thấp! Tiền chăm sóc nhà cửa không là gì cả. Họp sẽ không có xe kéo, không có ngựa, khó thể có người hầu, không có thân nhân sống chung với họ và không thể có món chi tiêu nào như thế! Chỉ cần nghĩ xem họ sẽ sống thoải mái như thế nào! 500 bảng mỗi năm! Em không thể tưởng tượng ra họ làm cách nào để tiêu phân nửa số tiền này; và rồi anh cho họ thêm nữa, nghĩ thật là vô lý. Họ có thừa khả năng để cho anh một khoản nào đấy."

Anh Daswood nói:

- Tin anh đi, anh nghĩ em hoàn toàn đúng lý. Khi ngỏ lời yêu cầu anh, ông bố chắc chắn không có ý gì hơn là việc em nói. Bây giờ nah đã hiểu thông suốt, và anh sẽ làm tròn trách nhiệm qua cách hỗ trợ và qua lòng tốt mà em đã diễn tả. Khi bà mẹ kế của anh dời đến ở nhà khác, anh sẽ giúp bà ổn định cuộc sống theo cách anh có khả năng. Vài món món nội thất nhỏ cũng có thể chấp nhận được đối với họ.

Cô Daswood đáp trả:

- Đúng thế. Tuy nhiên, cần xét đến một điều. Khi ông bố và bà mẹ kế của anh dời đến Norland, mặc dù nội thát ở Stanhill được bán đi, mọi món bát đĩa và chăn nệm đều được giữ lại, và bây giờ giao cho bà mẹ. Vì thế mà căn nhà mới của bà hầu như sẽ được trang bị đầy đủ ngay khi bà dọn vào.

- Chắc chắn đấy là một suy xét thực tế. Một di sản quả thật quý giá! và tuy thế, đáng lẽ chúng ta đã được quyền sử dụng vài món bát đĩa này.

- Vâng, bộ đồ sứ dùng điểm tâm có giá trị gấp đôi loại ta có trong nhà này. Em nghĩ, nó quá sang trọng cho bất kỳ nơi nào họ trả được tiền thuê. Thôi thì ta phải chấp nhận. Ông bố của anh chỉ nghĩ đến họ thôi. Em phải nói điều này: anh không hàm ơn ông cụ về bất cứ điều gì cả, anh không cần nghĩ đến những ước muốn của ông; vì chúng ta đã biết rất rõ rằng nếu ông ấy có thể làm được thì ông đã để lại hầu như mọi thứ trên đời này cho họ rồi.

Không thể chống lại luận cứ này. Nó tạo cho anh động lực mà từ trước đến giờ anh chưa quyết định được. Cuối cùng, anh cả quyết rằng hoàn toàn không cần thiết, nếu không muốn nói là không phải phép, giúp đỡ cho bà vợ góa cùng các đứa con của ông bố nhiều hơn là mức hỗ trợ theo tình làng nghĩa xóm như cô vợ anh đã vạch ra.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 7-5-2013 18:31:08 | Xem tất
Chương 3

Bà Daswood lưu lại Norland trong vài tháng. Không phải do bà không muốn đi khi mà mọi khung cảnh quen thuộc đã không làm bà xúc động mãnh liệt như ban đầu; vì khi tâm tư bà được khuây khỏa trở lại và đầu óc bà có những vướng bận khác thay vì những hồi tưởng nhớ nhung, bà nóng lòng muốn đi, hỏi han không mệt mỏi về một nơi chốn ổn định phù hợp trong vùng Norland; vì không thể dời đi xa hẳn khỏi nơi chốn thân yêu này. Nhưng bà không tìm ra nơi nào có thể đáp ứng được yêu cầu tiện nghi và thoải mái của bà, và thích hợp với đức cẩn trọng của cô con gái lớn, vì óc phán đoán của cô luôn kiên định bác bỏ vài căn nahf quá rộng so với lợi tức của họ, nếu không bà mẹ đã chấp nhận.

Bà Daswood đã được ông chồng cho biết về lời hứa trịnh trọng của cậu con trai ông, vốn đã giúp cho ông được nhẹ nhõm sau những suy tư trần thế cuối cùng. Bà không nghi ngờ sự chân thành trong lời hứa của anh đến mức như anh nghi ngờ chính mình, và bà hài lòng nghĩ việc này sẽ giúp nhiều cho các con bà, mặc dù chính bà tin rằng khoản tiền thấp hơn 7000 bảng cũng đủ để bà sống sung túc. Bà cũng lấy làm vui với tình cảm của nah con riêng của chồng bà, vui cho tâm tư của anh, tự trách mình lúc trước đã thiếu công tâm với anh khi nghĩ rằng anh không rộng lượng. Thái độ chăm chút của anh dành cho bà cùng các cô em của anh đã thuyết phục bà rằng anh quan tâm đến an sinh của họ và, trong thời gian dài, bà tin tưởng vững chắc những ý định phóng khoáng của anh.

Ý miệt thị của bà đối với con dâu, khởi đầu từ lúc họ vừa quen biết nhau, nặng nề thêm nhiều khi bà hiểu rõ hơn tính tình cô qua nửa năm họ sống chung dưới một mái nhà. Cho dù xét đến tư cách lịch sử của con dâu hoặc tình cảm của bà mẹ , có lẽ hai phụ nữ vẫn cảm thấy không thể sống chung với nhau trong thời gian dài đến thế, nếu không xảy ra một hoàn cảnh đặ biệt mà-theo mơ tưởng của bà- sẽ tạo điều kiện hợp lệ để các con bà tiếp tục lưu lại Norland.

Hoàn cảnh này là tình thân ngay càng thắm thiết giữa cô con gái lớn của bà và anh trai cô vợ John Daswood, một thanh niên hòa nhã và dễ mến, được giới thiệu với họ ít lâu sau khi em gái anh dời đến tại Norland, và từ lúc ấy anh này đã thường lui tới.

Vài bà mẹ khác hẳn đã khuyến khích hai người thân thiện với nhau thêm qua động lực tư lợi, vì Edward Ferras là trưởng nam của một ông bố rất giàu đã qua đời; trong khi vài người khác hẳn đã kiềm chế bởi lý do thận trọng, vì cả gia sản của anh, ngoại trừ những món tiền vặt vãnh, tùy thuộc vào ý muốn của bà mẹ. Những ý kiến theo chiều nào cũng không ảnh hưởng đến bà Daswood. Đối với bà, nếu anh có tư cách dễ thương, nếu anh yêu con gái bà, và nếu Elinor đáp lại anh,thế là đủ. Điều này đi ngược lại mọi chủ kiến của bà răng cách biệt giàu nghèo sẽ khiến mọi đôi lứa phải chia tay dù tính khí có tương đồng nhau; và rằng tính tình của Elinor hẳn không được người đã quen biết cô đánh giá cao, mà theo bà điều này hoàn toàn không đúng.

Anh Edward Ferras không được ai, dù khoan dung hoặc khôn khéo, chấm điểm cao để giới thiệu với người khác. Anh không đẹp trai, và cung cách của anh đòi hỏi người ta phải thân thiết với anh mới mến anh được.Anh thiếu tự tin để công tâm với chính mình;nhưng khi anh trấn áp tính cả thẹn cố hữu, tư cách anh cho thấy mọi dấu hiệu của một tâm hồn cởi mở, thân ái. Anh có tính cảm thông với người, và nền giáo dục anh nhận được giúp anh càng dễ cảm thông. Nhưng anh không có đủ khả năng hoặc tính khí đáp lại ý nguyện của bà mẹ và cô em, những người muốn anh phai nổi bật...như...như thế nào thì họ không rõ. Họ muốn anh trở nên một người thành đạt trên thế gian theo cách này hoặc cách khác.Bà mẹ anh mong ước anh quan tâm đến chính trị, mong anh được đắc cử nghị viện, hoặc mong anh có mối giao hảo với những người nổi tiếng đương thời.Cô John Daswood có cùng ước muốn, nhưng cho đến lúc được hưởng ơn phước, trong lúc này cô tạm hài lòng nhìn thấy anh đi trên cỗ xe ngựa to.

Nhưng Edward không màng đến mấy người nổi tiếng hoặc xe ngựa to. Mọi ước muốn của anh chỉ thiên về không khí gia đình ấm cúng và đời sống riêng tư bình lặng. Điều may mắn là anh có người em trai có nhiều hứa hẹn hơn.

Edward phải mất vài tuần ngụ trong ngôi nhà trước khi bà Daswood chú ý đến anh, vì lúc này bà đang đau buồn nên không để ý gì đến những gì xảy ra chung quanh. Bà chỉ thấy anh có tính trầm lặng và khiêm tốn, bà mến anh vì điều này. Lúc đầu bà quan sát anh, rồi chấp nhận anh thêm qua câu nhận xét tình cờ của Elinor về những khác biệt giữa anh vè em gái của anh. Chính sự tương phản đã khiến bà mến anh. Bà nói:

- Chỉ cần cho rằng anh áy không giống Fanny là đủ nói lên tất cả. Nó ngầm chỉ ra mọi điều dễ mến. Mẹ đã mến anh ấy.

Elinor nói:

- Con nghĩ mẹ sẽ mến anh ấy khi mẹ hiểu anh hơn.

Bà mẹ mỉm cười:

- Mến anh ấy! Mẹ không thấy có mưc độ chập nhận nào thấp hơn là tình yêu.

- Mẹ có thể quý trọng anh.

- Mẹ chưa hề biết điều gì ngăn cách giữa quý trọng và tình yêu.

Bây giờ bà Daswood chịu khó tìm hiểu anh nhiều hơn. Cử chỉ của bà có tính gắn bó, chẳng bao lâu đã giúp anh bớt dè dặt. Bà nhanh chóng nhận ra mọi đức tính của anh; việc anh quan tâm đến Elinor có lẽ giúp bà được gần gũi anh hơn; nhưng bà thật lòng tin tưởng giá trị nơi anh. Ngay cả tính điềm đạm, vốn đáng lẽ khiến bà suy nghĩ đấy không phải là tư cách mẫu thanh niên cần phải có, thì bà không màng đến nữa khi biết rằng anh có con tim nồng hậu và tính khí trìu mến.

Ngay sau khi bà nhận ra dấu hiệu của ý tình trong cách anh đối xử với Elinor, bà đã xem mối quan hệ nghiêm túc giữa hai người là chắc chắn, mong họ tiến nhanh đến hôn nhân. Bà nói:

- Marianne thân yêu, trong vài tháng Elinor rất có thể sẽ được ổn định. Chúng ta đều sẽ nhớ nhung chị con, nhưng chị con sẽ được hạnh phúc.

- Ôi! Mẹ ơi, liệu chúng ta sẽ sống ra sao mà không có chị ấy?

- Con yêu, đấy không hẳn là chia ly.Chúng ta sẽ sống cách nhau chỉ vài dặm, sẽ gặp nhau mỗi ngày trong cả cuộc đời chúng ta.Con sẽ có thêm một anh rể- một người anh chân chính, trìu mến. Mẹ có ân tượng tốt đẹp nhất trên đời này về tâm tính của Edward. Nhưng Marianne, trông con có vẻ nghiêm nghị; con không chấp nhận người mà chị con chọn phải không?

Marianne trả lời:

- Có lẽ thế, con có thể nhìn việc này mà không mấy ngạc nhiên. Edward là người rất dễ mến; con có cảm tình tha thiết với anh ấy. Tuy nhiên, anh không phải là mẫu thanh niên- còn thiếu một cái gì đấy, ngoại hình của anh không nổi bật- không có vẻ gì trang nhã mà con mong đợi người nghiêm túc gắn bó với chị con. Đối mắt của anh thiếu cái hồn, thiếu chất lửa tỏa ra đức độ và thông minh.

" Và mẹ ạ, ngoài các điều này, con e anh ấy không có khiếu thẩm mỹ chân chính. Có vẻ như anh không thích âm nhạc, và mặc dù anh rất thích mấy bức họa của Elinor, đấy không phải là cách thưởng ngoạn của một người hiểu ra giá trị.Mặc dù anh ấy thường chăm chú xem chị ấy vẽ, hiển nhiên là anh không biết gi về nghệ thuật này. Anh ngưỡng mộ theo cách của người đang yêu, không phải là cách người biết thưởng thức. Phải có cả hai kết hợp thì con mới hài lòng."

" Con không thể cảm thấy hạnh phúc với một người không có khiếu thẩm mỹ trùng hợp với con. Anh ấy phải thâm nhập được những cảm nghĩ của con; cả con và nah ấy phải say mê cùng những quyển sách, cùng loại âm nhạc. Ôi , mẹ ạ! Edward trông thật là vô hồn, nhạt nhẽo thế nào ấy khi anh ấy đọc thơ cho ta nghe tối hôm qua! Con rất lo lắng cho chị của con. Tuy thế, chị ấy bình tĩnh chịu đựng việc này, có vẻ như chị ấy không để ý đến. Con khó lòng ngồi yên. Phải nghe những dòng thơ tuyệt diệu ấy vốn vẫn thường làm con ngây ngất, lại được đọc lên qua giọng trầm lặng cứngnhắc như thế, với cái hồn vô tâm chán ngắt như thế!"

- Chắc chắn là anh ấy có thể diễn tả lôi cuốn hơn với loại văn xuôi đơn giản và trang trọng. lúc ấy mẹ đã nghĩ thế, nhưng đáng lẽ con nên đưa cho anh ấy Cowper!

- Không, mẹ ạ, con e rằng anh ấy cũng không trở nên sinh động vì Cowper! Nhưng ta nên chấp nhận có khác biết về khiếu thẩm mỹ. Elinor không có tâm tư như con, vì thế chị ấy có thể bỏ qua điều này và cảm thấy hạnh phúc với anh ấy, tim con sẽ tan vỡ khi nghe anh đọc thơ với quá ít cảm nhận như thế. Mẹ ạ, càng hiểu qua nhân thế, con càng tin rằng con sẽ không bao giờ gặp được người con có thể yêu thật lòng. Con đòi hỏi quá nhiều! Người này phải có đủ các đức tính của Edward, cộng thêm cá tính và cử chỉ để làm đẹp cho tố chất anh ấy qua mọi cách lôi cuốn.

- Con yêu ạ, nên nhớ rằng con chưa đến tuôi 17. Quá non trẻ trong đời để thất vọng về hạnh phúc như thế. Tại sao con phải vô phúc hơn mẹ của con? Marianne à, mẹ cầu mong chỉ qua một cơ hội, số phận của con sẽ khác với mẹ!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 7-5-2013 19:23:09 | Xem tất
Chương 4

Marianne nói:

- Quả là tiếc khi Edward không có khiếu thẩm mỹ về hội họa.

Elinor đáp:

- Không có khiếu thẩm mỹ! Do đâu mà em nghĩ như thế? Đúng thật là anh không vẽ tranh, nhưng anh rất thích xem tranh của những người khác, và chị có thể nói chắc với em rằng khiếu thẩm mỹ của anh ấy không hề kém, tuy anh không có cơ hội trau dồi.Nếu anh ấy muốn học tập, chị nghĩ anh cũng vẽ tranh được. Anh không tin vào khả năng đánh giá của chính mình, đến nỗi không bao giờ anh muốn đưa ý kiến về bức họa nào, nhưng anh bẩm sinh có khuôn phép và tính giản đơn trong khiếu thẩm mỹ.

Marianne e ngại xúc phạm cô chị và không nói gì thêm về việc này, nhưng theo thái đọ mà Elinor tán thành anh khi diễn tả, cung cách anh thưởng ngoạn tranh của những người khác vẫn chưa đến mức thích thú nồng nhiệt mà theo cô tự nó có thể gọi là khiếu thẩm mỹ. Tuy thế, dù trong thâm tâm cô mỉm cười về sự ngộ nhận này,cô vẫn tôn trọng chị mình khi mù quáng thân thiết với Edward.

Elinor nói tiếp:

- Marianne, chị mong em không cho rằng anh ấy yếu kém về khiếu thẩm mỹ nói chung. Thật ra, chị nghĩ em không cho là thế, vì cử chỉ của em hoàn toàn thân thiện với anh ấy; và nếu đấy là ý kiến của em, chị tin chắc rằng em không bao giờ có thể lịch sự với anh.

Marianne không biết nói gì. Cô không thể làm tổn thương tâm tư của chị cô vì bất cứ lý do nào, tuy thế cô không thể nói ra điều mà cô không tin. Cuối cùng cô đáp:

- Chị Elinor, chị không nên cảm thấy bị xúc phạm nếu cách em ca ngợi anh ấy không bằng với nhận thức của chị về các phẩm chất của anh. Em chưa có nhiều cơ hội như chị để đánh giá các thiên khiếu tinh tế của anh; các sở thích của anh; nhưng em có ý nghĩ tốt đẹp nhất trên thế gian về tư cách và nhận thức của anh. Em nghĩ, theo mọi mặt, anh là người đáng quý và dễ mến.

Elinor mỉm cười:

- Chị tin chắc rằng những người bạn thân thiết nhất của anh ấy không thể phật ý vì lời khen ngợi như thế. Chị không thể nghĩ ra làm thế nào em có thể nhận xét nồng hậu hơn.

Marianne vui khi thấy chị mình dễ hài lòng như thế.

Elinor tiếp:

- Chị nghĩ nếu đã gặp gỡ anh ấy thường xuyên để trò chuyện thoải mái cùng anh, thì không còn ai nghi ngờ nhận thức và phẩm chất của anh. Chỉ vì nhút nhát nên tính cảm thông và các phép tắc xuất sắc của anh bị che đậy và thường làm anh ít nói. Em đã hiểu anh ấy khá rõ, nên cần công minh với chân giá trị của anh, như em nói, vì hoàn cảnh đặc biệt em không hiểu rõ bằng chị. Anh ấy và chị đã có nhiều dịp gần nhau, trong khi em bị đắm chìm trong nguyên tắc thương cảm nhất của mẹ. Chị đã tiếp xúc với anh ấy nhiều lần, đã tìm hiểu tâm tư của anh, đã nghe ý kiến của anh trong những đề tài văn học và khiếu thẩm mỹ.

" Nói chung, chị tin rằng anh có đầu óc khá hiểu biết, anh rất thích sách vở, có óc tưởng tượng phong phú, nhận thức công bằng và đúng đắn, khiếu thểm mỹ chi ly và khẩn thiết. Thoạt nhìn, cử chỉ của anh không gấy ấn tượng. Ngoại hình của anh khó có thể nói là đẹp trai, nhưng nếu nhận ra đôi mắt biểu lộ tinh anh một cách khác thường và tư thái dịu dàng của anh thì mới thấy khác hẳn. Bây giờ, chị đã biết rõ anh ấy, đến nỗi chị nghĩ anh ấy thật sự đẹp trai; hoặc ít nhất , gần như thế. Em nghĩ thế nào, hở Marianne?"

- Chị Elinor ạ, chẳng bao lâu em sẽ nhận ra anh ấy đẹp trai nếu bây giờ em chưa thấy. Khi nào chị bảo em nên mến anh như là người anh rể, lúc ấy em sẽ không còn thấy khuyết điểm trên dung mạo anh như hiện giờ em thấy khuyết điểm ở tâm hồn anh.

Elinor ngạc nhiên khi nghe em gái nói, thấy hối hận vì cô đã quá nồng nàn khi nói về anh. Cô cho rằng Edward có vị trí rất cao trong tâm tưởng của cô. Cô tin rằng anh và cô đều nghĩ về nhau, nhưng cô cần dấu hiệu chắc chắn hơn thế để thuyết phục Marianne về mối quan hệ của hai người. Cô biết tính tình Marianne và bà mẹ: hiện hai người còn suy đoán nhưng chẳng bao lâu sẽ tin ngay- họ là thế, ước ao là để hy vọng, và hy vọng là để đợi chờ. Cô cố gắng giải thích thực chất của sự việc cho em gái hiểu. Cô nói:

- Chị không muốn cố phủ nhận rằng chị nghĩ rất tốt về anh ấy...rằng chị tôn quý anh ấy,chị mến anh ấy.

Đến đây, Marianne nóng nảy thốt nên:

- Tôn quý anh ấy! Mến anh ấy! Chị Elinor quả thật lạnh lùng! Quả xấu hổ không muốn biểu lộ ngược lại. Nếu chị còn nói như thế, em sẽ rời khỏi nơi này ngay lập tức.

Elinor không thể nhịn cười:

- Xin lỗi em, và hãy tin rằng chị không có ý xúc phạm khi nói với em về tâm tư của chị còn mạnh mẽ hơn là những gì chị nói, tóm lại là hãy tin anh xứng đáng được như thế.Riêng tính hồ nghi-niềm hy vọng nơi ý tình của anh ấy- đối với chị có thể xem như đúng lý, để không vấp phải khinh suất hoặc ngu xuẩn.

" Nhưng em không nên tin vào những gì đi xa hơn thế. Chị không hề chắc chắn về tình cảm của anh ấy dành cho chị.Có những điều lúc này xem chừng đáng ngờ. Khi chưa rõ tâm tư của anh, em không nên băn khoăn về ý chị muốn tránh buông thẻ tình cảm mình, em không nên tin tưởng xa hơn thực tại. Trong tâm tưởng, chị không cảm thấy gì nhiều-mà đấy không phải do nghi ngờ ý tình của anh.

" Nhưng có những điểm khác cần phải xét qua ngoài chuyện tình cảm. Anh ấy không có khả năng tự lập. Chúng ta không biết mẹ anh ấy nghĩ gì;nhưng theo cách Fanny thỉnh thoảng nhận xét thái độ và ý kiến của bà, ta không nên cho rằng bà là người dễ mến. Chị sẽ lầm to nếu tự bản thân Edward không nhận ra rằng sẽ bị nhiều trở ngại khi muốn cưới một cô gái không có sự sản mà cũng không cùng giai cấp.

Marianne ngạc nhiên tột độ khi nhận ra bà mẹ và chính cô đã vọng tưởng quá xa. Cô em nói:

- Chị không hẹn ước với anh ấy! Tuy thế, việc này sẽ sớm xảy ra. Nhưng sẽ có hai điều lợi do sự chậm trễ này. Em sẽ không phải xa chị sớm quá, còn Edward sẽ có nhiều cơ hội hơn để nâng cao trình độ thưởng thức của anh cho hợp với ý mong mỏi của chị, rất cần thiết cho hạnh phúc của chị sau này. Ôi, thật là đẹp lòng biết bao nếu anh được thiên tài của chị khuyến khích mà cố học vẽ!

Elinor đã cho em gái biết ý kiến chân thật của mình.Cô không thể buông thả tình cảm với Edward theo mức độ nồng nàn như Marianne đã tin cô phải như thế. Đôi lúc, cô không thấy anh tỏ lộ ý tình rõ rệt, khiến cô nghĩ nếu đấy không phải là hững hờ, thì có vẻ gần như là thiếu hứa hẹn. Dù cho anh có ý phân vân về tâm tình của cô, đáng lẽ anh không nên thêm lặng lẽ vì điều này. Ý nghĩ ấy khó thể làm anh thối chín như cô thường nhận ra. Đúng hơn, có lẽ là do anh không được tự lập, nên anh không thể sống theo tình cảm của mình. Cô biết rằng vào thời gian này, mẹ anh không tạo cho anh cuộc sống thoải mái nơi gia cư của anh và cũng không có hứa hẹn gì để giúp anh tạo dựng một mái ấm gia đình cho riêng anh, vì bà vẫn muốn áp đặt ý của bà muốn nâng cao địa vị của anh.

Theo cách hiểu như thế, Elinor không thể thấy thoải mái. Cô không thể chị dựa vào ý tình của anh dành cho cô, mà bà mẹ và cô em tin tưởng chắc chắn. Không được, nếu anh và cô càng gần gũi nhau hơn thì cô lại càng phân vân về tâm tư của anh. Đôi lúc, trong một vài giây phút buồn nản, cô tin rằng không có gì hơn là tình bạn.

Nhưng, cho dù thật sự có giới hạn nào, cô em của anh vẫn cảm thấy hết mức chịu đựng khi đã nhận ra sự việc, khiến cô bực bội, và cùng lúc (lại càng thường xuyên hơn) khiến cô trở nên bất nhã. Ngay khi cố dịp, cô đã đối diện với bà mẹ chồng của mình, cô nói hùng hồn về các cao vọng của anh, về chủ định của bà Ferras rằng cả hai người con trai của bà phải kết hôn với người sang cả, về mối nguy hiểm đang chực chờ từ mỗi cô gái muốn quyến rũ anh. Cô còn kết án bà Daswood không thể giả vờ không hay biết, hoặc ra vẻ trầm tĩnh. Bà mẹ chồng đã cho cô câu trả lời tỏ rõ thái độ khinh miệt của bà, rồi bước ngay ra khỏi phòng, quyết tâm rằng không nên để Elinor yêu dấu của bà có thêm một tuần lễ nào nữa để chịu đựng mây lời lẽ bóng gió này, dù cho phải khó khăn hoặc tốn kém thế nào để ra đi.

Trong trạng thái tinh thần như thế, bà Daswood nhận được một lá thư qua đường bưu diện, đưa ra một đề nghị đặc biệt hợp thời. Lá thư của một người thân thích của bà có chức phận và tài sản khá ở Devonshire, mời bà dời đến ngụ ở một ngôi nhà nhỏ, điều kiện cho thuê dễ dãi. Chính ông này viết lá thư trong tinh thần thật lòng thân thiện. Ông được biết bà đang cần nơi cư ngụ mới; và mặc dù ngôi nhà chỉ là nơi nghỉ mát, ông hứa sẽ làm mọi việc bà cần, nếu bà muốn. Ông cho biết chi tiết ngôi nhà Barton Cottage và khu vườn trong cùng địa phận giáo xứ của ông, khẩn khoản mời bà cùng các cô con gái đi đén Barton Park, là nơi ông cư ngụ, để tự họ xem xét liệu chỉnh trang ngôi nhà như thế nào cho họ được đủ tiện nghi.

Ý ông có vẻ tha thiết muốn tiếp nhận họ và cả lá thư bày tỏ thân thiện khiến bà chị họ của ông phải lấy làm hài lòng, đặc biệt đúng vào thời điểm bà đang khổ sở vì thái độ lạnh nhạt và vô cảm của các mối quan hệ quanh bà.Bà không muốn mất thì giờ để suy nghĩ hoặc dọ hỏi. Ngay sau khi đọc lá thư, ý bà đã quyết. Nếu chỉ vài giờ trước, địa điểm của ngôi nhà Barton ở chốn thôn dã cách xa Devonshire khiến bà không màng đến, thì giờ đây bà chấp nhận. Bà không còn tiếc nuối phải rời Devonshire, mà ngược lại bà mong muốn đi xa. Đây là điều may mắn so với tình cảnh khó chịu phải làm khách của cô con dâu. Bà lập tức hồi am cảm ơn lòng tốt của Ngài John Middleton, nhận lời mời của ông; rồi vội vàng cho các cô con gái xem cả hai lá thư, vì bà muốn họ cũng tán thành quyết định của bà trước khi bà gửi thư phúc đáp.

Elinor đã luôn nghĩ rằng cần cẩn trọng mà ổn định ở một khoảng cách với Norland, hơn là sống giữa các mối quan hệ hiện giờ. Vì thế, theo chiều hướng này, cô không có lý do để phản đối ý định của bà mẹ muốn dời đến Devonshire. Hơn nữa, theo lời Ngài John, ngôi nhà nhỏ gọn và tiền thuê thấp, nên cô lại càng không có quyền phản đối dựa theo hai tiêu chí này. Do vậy, cô không ngăn trở bà mẹ trả lời chấp nhận, dù theo chiều hướng khác, đấy không phải là kế hoạch mà cô mơ mộng, dù việc rời xa hẳn khỏi vùng lân cận của Norland là ngoài ước muốn của cô.

Bình luận

rất thích truyện của jane austen, nhất là kiêu hãnh và định kiến ủng hộ bạn  Đăng lúc 7-5-2013 07:52 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-5-2013 09:01:53 | Xem tất
Chương 5

Ngay sau khi gửi thư phúc đáp, bà Daswood lấy làm vui báo tin cho cô con dâu và nah chống của cô biết là bà đã tìm được nơi ổn định, và sẽ chỉ làm phiền họ thêm một thời gian ngắn trong khi chuẩn bị xong mọi việc ở ngôi nhà mới. Họ nghe bà với sự kinh ngạc.Cô John Daswood không nói gì, nhưng anh chồng của cô có nhã ý mong rằng bà sẽ không đi quá xa khỏi Norland. Với vẻ rất hài lòng, bà cho biết bà định dời đến ở tại Devonshire. Ngay khi nghe nói thế, lập tức Edward quay sang nhìn bà, qua giọng ngạc nhiên và lo lắng mà không cần giải thích cho bà hiểu, lặp lại:

- Devonshire! Bà thực sự dời đến đấy sao? Cách nơi đây quá xa. Và vùng nào ở Devonshire thế?

Bà cho anh rõ tình hình. Đấy là nơi cách Exeter 4 dặm vè phía bắc. Bà tiếp:

- Chỉ là nhà nghỉ mát, nhưng tôi hy vọng có thể tiếp đón nhiều người bạn ở đấy. Có thể dễ dàng làm thêm 1 hoặc 2 buồng, và nếu những người bạn của tôi không thấy khó khăn để vượt đường xa như thế mà thăm viếng tôi, tôi tin chắc tôi thu xếp được cho họ.

Bà kết luận bằng ngôn từ rất lịch sự mời hai vợ chồng John Daswood đến thăm viếng bà ở Barton; riêng với Edward lời mời lại còn tha thiết hơn. Mặc dù cuộc đối thoại cuối cùng với cô con dâu đã xóa đi chủ định của bà muốn lưu lại Norland, bà không tiếc nuối gì. Bà không hề muốn ngăn cách Edward và Elinor, và qua lời mời anh Edward bà muốn tỏ cho cô John Daswood thấy rằng bà hoàn toàn bất chấp sự phản đối của cô về chuyện hai người.

Anh John Daswood lặp đi lặp lại với bà rằng anh rất lấy làm tiếc bà đã chọn nơi chốn cách xa Norland đến thế,khiến anh không thể giúp bà chuyển đi các món nội thất. Anh thật lòng bứt rứt vì việc này, vì qua đây anh lại khó thực hiện lời hứa của anh với ông bố lúc lâm chung. Mọi món nội thất đều phải chở bằng đường thủy. Các món này gồm chăn màn, tô đĩa, sách vở, cùng với chiếc dương cầm của Marianne. Cô John Daswood thở dài nhìn thấy những kiện đồ đạc ra đi: cô không thể dứt ra khỏi ý nghĩ rằng vì lợi tức của bà Daswood sẽ quá yếu kém so với cô, đáng lẽ cô phải làm chủ mấy món nội thất sang trọng như thế.

Việc trang bị nội thất cho nơi cư ngụ mới đã xong, và bà Daswood có thể tiếp nhận được ngay. Hai bên chủ nhà và người thuê không gặp vấn đề gì. Bà chỉ còn chờ thanh lý đồ đạc ở Norland, sắp xếp nơi ăn chốn ở mới, và bà hoàn tất các việc này vô cùng nhanh chóng.Một thời gian ngắn sau khi ông chồng qua đời, bà đã bán các con ngựa do ông để lại, giờ đây có cơ hội để thanh lý nốt cỗ xe, bà cũng chấp thuận theo lời khuyên khẩn thiết của cô con gái đầu lòng. Nếu bà muốn theo ý mình, bà có thể giữ lại cỗ xe để các cô con gái được tiện lợi; nhưng ý kiến của Elinor chiếm phần quyết định. Tính toán khôn ngoan của cô cũng giới hạn số gia nhân là ba người: hai cô hầu và một ông quản gia đã làm việc cho gia đình từ lúc họ ổn định ở Norland.

Ông quản gia và 1 trong 2 cô hầu lập tức được phái đến Devonshire để chuẩn bị cho ngôi nhà trước khi mọi người chuyển đến, vì bà Daswood hoàn toàn không quen biết Phu nhân Middleton nên bà muốn dời thẳng đến ngôi nhà mới thay vì làm khách một thời gian tại Braton Park. Bà không hề hồ nghi sự mô tả của Ngài John về ngôi nhà, nên không hiếu kỳ muốn xem xét trước khi bà dời đến cư ngụ. Ý bà nôn nóng muốn dời khỏi Norland không nhạt phai với vẻ mãn nguyện hiển hiện của cô con dâu khi thấy bà sắp ra đi; vẻ mãn nguyện khó thể được che lấp bởi lời lẽ lạnh nhạt mời bà nán lại.

Bây giờ là lúc anh con trai có thể giữ trọn lời hứa của anh với người cha quá cố. Nhưng chẳng bao lâu bà Daswood mất cả hy vọng trong việc này: qua cách anh ta lững lờ, bà tin chắc rằng sự hỗ trợ của anh không đi quá mức đã cho phép họ lưu lại Norland trong sáu tháng. Anh thường nói về các khoản gia tăng chi phí trong nhà và về nhu cầu phải chi trả bất tận từ túi tiền của anh hơn bất kỳ người đàn ông có vai vế nào khác trên thế gian, đến nỗi dường như chính anh là người cần thêm tiền hơn là phải trợ giúp tiền bạc.

Vài tuần sau khi lá thư của Ngài John Middleton đến Norland, mọi việc đều ổn định trong tương lai để cho phép bà Daswood cùng các cô con gái bắt đầu cuộc hành trình.

Nhiều nước mắt nhỏ xuống trong cuộc phân ly cuối cùng với nơi chốn thân thương. Khi bước vòng quanh ngôi nhà một mình, vào buổi tối cuối cùng, Marianne than van:

- Norland yêu dấu ơi! Không biết khi nào mình mới thôi luyến tiếc? Có phải khi đã chấp nhận mái ấp ở nơi khác? Ôi, ngôi nhà hạnh phúc, có biêt rằng mình đang đớn đau ngắm nhìn mi ở đây, từ nay trở đi có lẽ mình không thể ngắm nhìn mi được nữa! Còn cây cối ở đây, nhưng chúng mày sẽ tiếp tục sống như thế. Sẽ không có chiếc lá nào bị mục nát vì mình phải ra đi, không có cành nào bị chết lặng dù mình không còn có thể ngắm! Không, tất cả chúng mày sẽ như xưa; không màng đến những vui buồn chúng mày đã gây ra, vô cảm với bất kỳ thay đổi nào nơi những người đi dạo dưới bóng mát của chúng mày! Nhưng còn ai ở đây để mà vui thú với chúng mày?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-5-2013 18:05:05 | Xem tất
Chương 6

Đoạn đầu của cuộc hành trình trải qua trong u phiền nên họ không thấy nhọc nhằn và khó chịu. Nhưng khi đi gần đến đích, họ chú tấm để ý đến quang cảnh của vùng thôn dã nên tâm trạng bớt chán ngán, và khi đi vào Thung lũng Barton, khung cảnh khiến họ tươi vui lên. Đây là vùng màu mỡ trong bắt mắt, nhiều cây cối, đồng cỏ xanh mướt. Sau khi đi ngoằn nghoèo hơn một dặm, họ đã đến ngôi nhà mới. Một khoảng sân có xanh chiếm toàn bộ mặt trước; một khung cổng nhỏ trang nhã đón họ vào bên trong.

Nếu xem là nhà ở, Barton Cottage là ngôi nhà tiện nghi, gọn ghẽ; nhưng nếu là nhà nghỉ mát thì lại có khuyết điểm vì kiểu kiến trúc phổ thông, mái lợp ngói, cánh song cửa không được sơn màu xanh, mặt ngoài các bức tường không có dây leo bò lên. Một hành lang hẹp xuyên qua ngôi nhà dẫn thảng qua sân vườn phía sau. Mỗi bên cửa ra vào là một phòng khách rất hẹp, kế đấy là phòng làm việc và cầu thang. Còn lại 4 phòng ngủ và 2 gác xép. Nhà xây chưa được mấy năm, và còn tốt. So với Norland, nó trông thật nghèo nàn và nhỏ hẹp!- nhưng những giọt lệ tùe hoài niệm chóng khô khi họ bước vào ngôi nhà. Gia nhân vui vẻ tiếp đón họ; mỗi người vì những người khác mà chủ định tao không khí hạnh phúc. Đấy là thời gian đầu tháng Chín; khí hậu dễ chịu trong năm; và khi ngắm nhìn quang cảnh trong thời tiết tốt, họ cảm nhận ấn tượng đẹp đẽ để giúp họ ổn định lâu dài.

Ngôi nhà có vị trí tốt. Những ngọn đồi cao nhô lên ngya phía sau, cách một khoảng không xa hai bên. Vài sườn đồi phủ thảm cỏ, một số được canh tác và có cây cối. Ngôi làng Barton nằm trên một trong các đồi này , tao nên một quang cảnh mát mắt từ các cửa sổ của ngôi nhà. Quang cảnh phía trước mở rộng hơn, bao trùm cả thung lũng, trải dài đến tận xa xa. Những ngọn đồi chung quanh ngôi nhà giới hạn thung lũng theo hướng này; dưới một địa danh khác và theo một hướng khác, thung lũng phân nhánh thành hai vùng đồi dốc nhất.

Bà Daswood hài lòng với khuôn khổ và nội thất của ngôi nhà; vì mặc dù cảnh sống của bà trước kia khiến rất cần phải có thêm nhiều thứ ở nơi này, thêm thắt và cải thiện tự nó là thú vui của bà. Lúc này bà có đủ tiên để mua sắm mọi thứ bà muốn nhằm tạo thêm vẻ sang trọng cho ngôi nhà. Bà bảo:

-Với ngôi nhà này, chắc chắn là quá nhỏ cho cả gia đình ta, nhưng hiện tại chúng ta nên tự thu xếp để được thoải mái, vì đã quá muộn trong năm nên không thể lo việc cải tạo. Có lẽ chờ đến khi sang xuân, nếu mẹ có nhiều tiền, vì mẹ tin chắc thế, chúng ta có thể nghĩ đến việc xây dựng thêm. Các gian tiền phòng này quá nhỏ, không thẻ tiếp đón những người bạn của gia đình mình theo ý mẹ muốn. Mẹ có ý định nối một phần hai hành lang với nhau, dùng một phần kia làm lối vào; thế là sẽ có một ngôi nhà ấm cúng với một phòng dùng trà thêm vào phòng ngủ và gác xép phía trên. Mẹ còn muốn có cầu thang hoa mỹ hơn. Nhưng ta không thể đòi hỏi mọi thứ, dù mẹ cho rằng không khó để cơi nới cho rộng ra. Mẹ sẽ xem mẹ có khả năng đến đâu vào mùa xuân, rồi chúng ta sẽ lên kế hoạch cải tạo theo đấy.

Trong khi chờ đợi mọi công trình biến cải, sử dụng tích lũy từ lãi suất của 500 bảng mỗi năm của một phụ nữ trong đời chưa từng biết dành dụm tiền, họ đủ khôn ngoan để hài lòng với ngôi nhà theo nguyên trạng. Mỗi người đều bận rộn sắp xếp theo cách của riêng mình, cố gắng sắp đặt các quyển sách cùng mọi thứ khác, để tạo nên mái ấm. Chiếc dương cầm của Marianne được mở ra đặt vào vị trí thích hợp; các bức tranh của Elinor được treo trong phòng khách.

Trong khi đang bận rộn như thế, không lâu sau bữa ăn sáng ngày hôm sau, họ bị gián đoạn vì chủ nhà Boarton đến, để mang biếu vài món từ gia cư và vườn rau của gia đình này mà họ có thể còn thiếu. Ngài John Middleton là ưa nhìn ở tuổi khoảng 40. Trước đấy ông đã đến thăm viếng Stanhill, nhưng đã khá lâu nên các cô cháu họ không nhận ra ông. Ông có nét mặt trông hoàn toàn vui tính, thái độ cũng thân thiện như ngôn từ ông viết trong thư. Ông dường như thật sự hài lòng được họ chấp thuận đến cư ngụ, sốt sắng quan tâm muốn họ có tiện nghi. Ông nói đến ước mong tha thiết thấy họ sống hòa hợp với gia đình ông, ông khẩn khoản mời gia đình đến dùng bữa tối tại Barton Park mỗi ngày cho đến lúc họ ổn định ở nơi chốn mới, khẩn khoản đến nỗi dù ông nài ép đến mức vựot quá phép lịch sự, họ vẫn không thể cảm thấy khó chịu. Lòng tử tế của ông không chỉ thể hiện bằng lời; vì một giờ sau khi ông ra về, họ nhận một giỏ to đựng các loại rau quả từ khu vườn rau, tiếp theo là thịt săn được gửi đến vào cuối ngày. Hơn nữa, ông còn nài ép được giúp nhận và gửi thư từ qua bưu điện cho gia đình, và không thể chịu mất nguồn vui được gửi báo chí đến cho họ mỗi ngày.

Phu nhân Middleton đã nhờ ông mang đến ít dòng chữ rất lịch sự, tỏ ý mong mỏi được tiếp đãi bà Daswood ngay khi Phu nhân biết chắc không gây bất tiện cho gia đình; và vì tin nhắn được đáp lại bằng một lời mời không kém lịch sự, Phu nhân được giới thiệu với gia đình vào hôm sau.

Đương nhiên là gia đình náo nức được gặpmột người có ảnh hưởng rất nhiều đến tiện nghi đời sống của họ ở Barton, và họ đều mến vẻ bề ngoài trang nhã của bà. Phu nhân có nét mặt thanh tú, vóc dáng caovà nổi bật, lời lẽ phong nhã. Thái độ của bà toát ra mọi vẻ thanh lịch mà chồng bà muốn. Nhưng ông có thể khá hơn nếu ông bớt trực tính và vồ vập;còn chuyến thăm viếng của bà kéo dài đủ thời gian để họ nhận ra những gì khác với ấn tượng ban đầu, cho thấy dù bà được giáo dục chu đáo, bà có tính dè dặt, lãnh đạm, khôngbiết nói chuyện gì khác hơn là những lời hỏi thăm hoặc nhận xét chung chung.

Tuy nhiên, chuyện trò thì không hề thiếu,vì Ngài John quá liến thoắng, và Phu nhân Middleton đã khôn ngoan dẫn thoe đứa con lớn của họ, một cậu bé khoảng 6 tuổi, trở nên một đề tài thường xuyên cho các phụ nữ bàn đến: vì họ phải hỏi đến tên và tuổi cậu bé, khen ngợi nó, hỏi nó những câu mà bà mẹ phải trả lời thay trong khi thường ồn ào ở nhà. Trong mỗi buổi thăm viếng trang trọng, đứa trẻ phải là trung tâm điểm của cuộc họp mặt, bằng cách tạo đề tài để mọi người nhận xét và phỏng đoán. Trong trường hợp này, mất đến 10 phút để xác định xem đứa trẻ giống cha hay giống mẹ hơn, và giống mỗi người theo chi tiết gì; và mỗi người đều lấy làm ngạc nhiên về ý kiến của những ngừoi kia.

Nhà Daswood chẳng bao lâu sẽ có cơ hội tham gia biện luận về các đứa trẻ còn lại, vì Ngài John không chịu ra về nếu không nhận được lời chấp nhận của họ đến dùng bữa tối với gia đình ông vào hôm sau.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-5-2013 18:49:23 | Xem tất
Chương 7

Barton Park nằm cách ngôi nhà nghỉ mát khoảng nửa dặm. Bốn phụ nữ đã đi ngang qua đây trên con đường dọc theo thung lũng, nhưng tầm mắt từ nơi cư ngụ của họ hướng đến đấy bị một ngọn đồi chắn ngang. Ngôi gia cư rộng rãi và tráng lệ; gia đình Middleton sống trong khung cảnh vừa hiếu khách vừa phong nhã. Hiếu khách là tính cách của ông; phong nhã là nét của Phu nhân. Hiếm khi họ không có vài người bạn đến ở cùng trong khu gia cư; họ tiếp đón nhiều tầng lớp người đa dạng hơn ở bất cứ gia đình nào khác trong vùng. Việc này cần thiết để cả hai vợ chồng được hạnh phúc; vì tuy hai người có tính tình và phong thái khác nhau như thế, họ đều rất giống nhau ở điểm khiếm khuyết về năng khiếu và óc thưởng ngoạn khiến giao tiếp của họ bị hạn hẹp, không liên quan đến giai cấp của họ. Ngài John thích chơi thể thao; Phu nhân Middleton có chức năng làm mẹ. Ông đi săn; còn bà hài lòng với các con, chỉ có thế làm nguồn vui. Phu nhân Middleton có lợi thế ở việc nuông chiều các con của bà quanh năm, còn Ngài John phải tùy thuộc vào sự xuất hiện của thú rừng trong nửa năm. Tuy nhiên, việc họ tiếp đãi khách khứa giúp bù đắp cho họ phần khiếm khuyết về thiên nhiên và giáo dục, giúp nâng đỡ tinh thần Ngài John, tạo cơ hội cho bà vợ ông tập sống theo phong cách tầng lớp của bà.

Phu nhân rất kỹ tính về cách bầy biện bàn ăn đãi khách cho sang trọng, và về mọi cách sắp xếp trong khu gia cư; nguồn vui lớn nhất của bà trong các buổi hợp mặt là qua các thứ phù phiếm như thế. Nhưng sự mãn nguyện của Ngài John trong xã hội có thực chất hơn: ông lấy làm vui tập họp quanh ông những người trẻ đông hơn là ngôi nhà ông có thể chứa được; họ càng ồn ào ông càng vui. Ông là điều may mắn cho giới trẻ quanh vùng, vì vào mùa hè ông liên tục mở chiêu đãi ngoài trời với món thịt đùi và gà nguội, còn vào mùa đông các buổi tối họp mặt của ông thì vô số, đủ cho bất kỳ thiếu nữ trẻ nào tránh buồn chán ở tuổi 15.

Ông luôn lấy làm vui khi một gia đình vừa dời đến ngụ trong vùng; và trong mọi phương diện, ông bị thu hút bởi các cư dân mà ông mới tiếp nhận vào nhà nghỉ mát của ông ở Barton. Các cô nhà Daswood đều trẻ trung, xinh xắn, không giả tạo. Thế là đủ để ông có ấn tượng tốt, vì một thiếu nữ xinh xắn chỉ cần tỏ ra không giả tạo là trở nên cuốn hút. Vì thế, khi tỏ ra lịch sự với các cô cháu họ, từ tâm hồn hiền hòa ông cảm thấy hài lòng thật sự. Khi giúp ổn định một gia đình chỉ toàn phụ nữ trong nhà nghỉ mát của mình, một thể tháo gia thường chỉ trọng vọng cùng giới đàn ông, không mấy khi họ muốn nâng cao khiếu thẩm mỹ bằng cách nhận phụ nữ vào cư ngụ trong khuôn viên gia cư của họ.

Bà Daswood cùng ba cô con gái được Ngài John ra đón tiếp tận cửa chính, chào đón họ đến Barton Park qua vẻ chân thành; và khi ông đưa họ đến phòng gia đình, ông lặp lại với họ nỗi quan ngại ông tỏ bày ngày trước rằng không thể mời anh trai trẻ nào đến để giới thiệu cho họ. Ông bảo, họ sẽ chỉ gặp một người ở giai cấp quý phái ngoài ông ra; một người bạn đặc biệt đang lưu lại khu gia cư của ông, nhưng lại không còn trẻ và không mấy vui nhộn. Ông hy vọng họ không lấy làm phiền vì buổi họp mặt chỉ có ít người, trấn an rằng việc này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Vào buổi sáng ông đã thăm viếng vài gia đình với hy vọng mời thêm được người, nhưng đây là thời gian trăng tròn và ai nấy đều đã có hẹn. Điều may mắn là bà mẹ của Phu nhân Middleton đã đến Barton vào giờ chót, và vì bà là phụ nữ rất vui vẻ dễ chịu, ông mong các thiếu nữ sẽ không cảm thấy vô vị như họ tưởng. Các cô gái, cũng như bà mẹ, đều hoàn toàn hài lòng được gặp hai người lạ, và không muốn gặp thêm người khác.

Bà Jennings, mẹ của Phu nhân Middleton, là một phụ nữ tươi vui, hoạt náo, người to béo, nói huyên thuyên, có vẻ hạn phúc, có phần thiếu tế nhị. Bà có đủ chuyện hài hước và tiếng cười, và trước khi bữa ăn chấm dứt bà đã kể mọi chuyện dí dỏm về đề tài những người tình và ông chồng; bà hy vọng họ không còn lưu luyến tình cảm ở Sussex, giả vờ như nhìn thấy họ xấu hổ dù họ xấu hổ hay không. Marianne bực mình dùm cô chị, quay sang nhìn Elinor xem chị mình chịu đựng được giễu cợt đến mức nào, theo cách tha thiết khiến Elinor khó chịu hơn là do cung cách của bà Jennings.

Đại tá Bradon, bạn của Ngài John, dường như không thể thích ứng để có tính khí tương đồng so với bạn ông, tình cảnh tương tự như Phu nhân Middleton so với chồng bà, hoặc bà Jennings so với Phu nhân Middleton. Ông có tính trầm lặng, nghiêm nghị. Tuy thế, vẻ bề ngoài của ông không phải là khó chịu, dù trong ý tưởng của Marianne và Margaret ông đích thật là mẫu đàn ông độc thân già vì ông đã quá tuổi 35; nhưng dù khuôn mặt ông không được đẹp trai, cử chỉ của ông nhiều tình cảm, lời lẽ của ông đặc biệt phong nhã.

Không có ai trong buổi họp mặt có thể được giới thiệu làm bạn của nhà Daswood; nhưng tư cách nhạt nhẽo của Phu nhân Middleton thì đặc biệt gây mất cảm tình, đến nỗi họ mến tính nghiêm nghị của Đại tá Bradon và ngay cả tật nhiệt náo của Ngài John và bà mẹ vợ của ông. Phu nhân Middleton dường như chỉ bừng vui lên khi bốn đứa trẻ của bà chạy vào sau bữa ăn, níu kéo lấy bà, giằng xé trang phục của bà, khiến mọi chuyện trò đều chấm dứt ngoại trừ việc nói về bọn trẻ.

Vào buổi tối, khi mọi người được biết Marianne có năng khiếu âm nhạc, họ mời cô biểu diễn. Họ mở chiếc dương cầm ra, mọi người đón chờ được cuốn hút, và Marianne hát rất hay. Theo yêu cầu, cô trình bày cùng Phu nhân Middleton những bài hát mà bà mang đến cho gia đình sau ngày cưới, rồi có lẽ từ ngày ấy nó nằm nguyên vẹn trên mặt dương cầm như thế, vì bà ăn mừng ngày cười bằng cách bỏ bê âm nhạc, dù theo lời bà mẹ, trước đây bà trình diễn thật tuyệt diệu, mà mẹ rất yêu thích.

Mọi người tán thưởng nồng nhiệt phần trình diễn của Marianne. Sau mỗi bài hát, Ngài John ồn ào tán thưởng, cũng không kém ồn ào trò chuyện cùng những người khác giữa các bài hát. Phu nhân thường nhắc ông giữ im lặng, tự hỏi làm thế nào người ta có thể bị chi phối mà không màng đến âm nhạc, và yêu cầu Marianne hát lại bài hát cô vừa chấm dứt. Trong cả nhóm, chỉ có Đại tá Bradon yên lặng lắng nghe cô. Ông có ý khen ngợi cô chỉ bằng cách chú tâm nghe cô đàn mà không nói lời nào nên có lúc cô cảm thấy quý ông, trong khi những người khác đánh mất sự trọng vọng của cô vì không biết thưởng thức nghệ thuật mà lại không thấy xấu hổ. Có thể nhận ra thú vui của ông trong âm nhạc khi thấy sự tương phản với thái độ vô cảm khinh khiếp của những người khác, dù ông không ra vẻ sướng thỏa đủ để cô thấy đồng cảm với ông. Cô đủ biết điều để chấp nhận rằng một người đàn ông ở tuổi 35 hẳn đã sống quá giai đoạn cảm nhận nồng nhiệt và năng lục vui thú. Cô hoàn toàn sẵn lòng rộng lượng cho tình trạng tuổi tác của ông Đại tá mà tính nhân bản đòi hỏi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 8-5-2013 18:54:14 | Xem tất
Chương 8

Bà Jennings là một góa phụ có sự sản lớn do chồng để lại. Bà chỉ có hai người con gái, cả hai đều lập gia đình theo quan hệ trọng vọng, vì thế giờ đây bà không còn việc gì để làm ngoại trừ lo chuyện hôn nhân cho cả nhân loại còn lại. Bà tỏ ra tích cực sốt sắng khi tiến hành mục tiêu này theo khả năng cho phép; bà không bỏ lỡ cơ hội nào để dự kiến chuyện hôn nhân trong số những người trẻ mà bà quen biết. Bà nhậy bén đặc biệt khi nhìn ra những mối dây tình cảm, vui thích vì lợi thế tạo bối rối và tính phù phiếm của nhiều phụ nữ khi nói bóng gió đến mãnh lực của họ đối với trai trẻ.

Bà vận dụng khả năng sâu sắc này sau khi đến Barton để tuyên bố cả quyết rằng Đại tá Bradon đã phải lòng Marianne Daswood, vào buổi tối đầu tiên mọi người gặp nhau. Bà rất tin như thế qua việc ông chăm chú nghe cô hát; và khi nhà Middleton đáp lại lời mời đến dùng bữa tại nhà nghỉ mát, sự kiện được xác nhận lần nữa khi ông lại chăm chú nghe cô hát. Hẳn phải là thế. Bà hoàn toàn tin như thế. Hai người sẽ rất xứng đôi với nhau, vì ông ấy giàu có còn cô ấy thì xinh đẹp. Bà Jennings nóng lòng muốn thấy Đại tá Bradon có cuộc hôn nhân tốt đẹp kể từ lúc quan hệ giữa bà và Ngài John giúp bà quen biết ông. Bà luôn luôn nôn nóng muốn tìm một người chồng tốt cho mỗi thiếu nữa xinh đẹp.

Thuận lợi của bà không hề suy kém, vì bà có vô số chuyện trêu ghẹo hai người. Tại gia cư Barton bà trêu ông Đại tá, tại nhà nghỉ mát bà trêu Marianne. Ông hoàn toàn dửng dưng với trò giễu cợt của bà nếu đấy chỉ liên quan đến ông thôi; nhưng đối với cô ban đầu cảm thấy khó hiểu, và khi cô hiểu ra, cô không rõ mình có nên chế nhạo sự vô lý hoặc chê trách tính xấc xược, vì cô xem thái độ của bà là vô cảm với tuổi tác của ông Đại tá và với tình cảnh cô đơn của một ông già độc thân.

Bà Daswood không thể nghĩ một người đàn ông nào kém bà 5 tuổi, trông cực kỳ cổ lỗ như ông, lại đi yêu cô gái trẻ trung của bà, nên cố lèo lái bà Jennings tránh khỏi việc đùa cợt về tuổi tác của ông.

Marianne nói:

- Nhưng, mẹ ạ, dù mẹ có thể không nghĩ ức đoán này chỉ là vô tình tuy khó chịu, mẹ không thể phủ nhận nó là phi lý. Chắc chắn Đại tá Bradon trẻ hơn bà Jennings, nhưng ông ấy đã đủ tuổi để làm cha của con; và nếu ông ấy có khi nào trở nên sinh động để đem lòng yêu ai, thì ông đã sống quá tuổi cho mọi loại cảm xúc. Thật là điều quá buồn cười! Tại sao một người đàn ông cứ bị chế giễu kiểu này, trong khi đáng lẽ người ta phải giữ tế nhị với ông vì lý do tuổi tác và thể chất già lão?

Elinor nói:

- Già lão à? Ý em muốn nói Đại tá Bradon đã già lão sao? Chị có thể dễ dàng nghĩ rằng ông ấy chỉ lớn tuổi chứ không già hơn mẹ, nhưng em không thể tự lừa dối mình rằng ông ấy không thể sự dụng chân tay!

Bà mẹ cười to:

- Con yêu à, nếu cứ xét như thế con sẽ phải luôn hãi hùng về vẻ tàn tạ của mẹ; và dường như là phép lạ đối với co khi đời mẹ đã được kéo dài đến tuổi 40.

- Mẹ ạ, mẹ không công tâm với con. Con biết rõ rằng Đại tá Brandon chưa già đến nỗi phải khiến bạn hữu ông lo sợ sẽ bị mất ông do quá trình lão hóa tự nhiên. Ông ấy có thể còn sống thêm 20 năm nữa. Nhưng tuổi 35 không can dự gì đến hôn nhân.

Elinor nói:

- Có lẽ hai tuổi 35 và 17 không nên dính dáng đến hôn nhân với nhau. Nhưng nếu cơ may xảy đến cho một phụ nữ còn độc thân ở tuôi 27, chị không nghĩ Đại tá Brandon ở tuổi 35 từ chối cưới cô ấy.

Marianne ngập ngừng một chút, rồi nói:

- Một phụ nữ tuôi 27 không còn bao giờ có thể hy vọng hoặc khơi dậy tình yêu, và nếu gia cảnh cô ấy không được thoải mái hoặc tài sản nhỏ nhoi, em nghĩ cô ta có thể tự mang mình đến phòng điều dưỡng, để được sự cung ứng và an thân của một người vợ. Vì thế, không có gì thích hợp cho ông ấy khi cưới một phụ nữ như thế. Đấy chỉ là một khế ước do tiện lợi, và thế gian sẽ hài lòng. Trong mắt em, đấy không phải là hôn nhân; nó không là gì cả. Đối với em, đấy chỉ là trao đổi thương mại, trong đó mỗi người đều muốn hưởng phần lợi từ người kia.

Elinor đáp;

- Chị biết không thể thuyết phục em tin rằng một phụ nữ tuổi 27 có thể cảm nhận điều gì đấy gần như là tình yêu nơi một người đàn ông tuổi 35, để biến ông thành một người bạn đời đáng ao ước. Nhưng chị không đồng ý việc em muốn đày đọa Đại tá Brandon và cô vợ của ông vào một phòng bệnh hạn hẹp chỉ vì ông ấy vô tình than phiền ngày hôm qua (một ngày rất ẩm lạnh) về chứng nhức mỏi phong thấp nhẹ ở vai ông.

Marianne nói:

- Nhưng ông ấy nói về mấy áo choàng bằng vải fla-nen, và đối với em một áo choàng bằng vải fla-nen luôn liên quan đến những chứng nhức mỏi, chuột rút, phong thấp, cùng mọi chứng bệnh có thể xảy ra cho người già yếu.

- Nếu ông ấy chỉ bị một cơn sốt cao, hẳn em sẽ không khinh khi ông ấy đến phân nửa như thế. Marianne, em nên nhìn nhận rằng có một cái gì đấy đáng cho em quan tâm trong má ửng hồng, mắt lõm và nhịp mạch nhanh của cơn sốt, không phải hay sao?

- Ngay sau đấy, khi Elinor đã ra khỏi phòng, Marianne nói:

- Mẹ ạ, con lo ngại chuyện bệnh tật mà không thể giấu mẹ. Con nghĩ anh Edward Ferrars không được khỏe. Chúng ta đã ở đây được gần nửa tháng rồi mà anh ấy vẫn chưa đến thăm. Không có lý do gì ngoài vấn đền sức khỏe khiến có sự chậm trễ này. Có việc gì khác lưu anh lại ở Norland cơ chứ?

Bà Daswood đáp:

- Con nghĩ anh ấy sẽ chóng đến đây như thế hay sao? Mẹ không có ý nghĩ gì. Ngược lại, nếu mẹ có lo lắng gì về việc này, đấy chỉ là nhớ lại rằng đôi lúc anh không tỏ ra vui vẻ và sẵn lòng chấp thuận lời mời của mẹ, khi mẹ nói đến việc anh đến thăm Barton. Liệu Elinor có mong anh đến không?

- Con chưa từng đề cập việc này với chị ấy, nhưng dĩ nhiên là chị ấy mong.

- Mẹ muốn nghĩ con đã nhầm, vì hôm qua khi mẹ nói chuyện với chị con về việc mua vỉ lò sưởi trong phòng ngủ cho khách, nó bảo rằng khong cần gấp vì có lẽ một thời gian nữa mới có khách đến ngụ.

- Thật là lạ! Điều này có nghĩa gì đấy! Nhưng không thể lý giải cho thái độ của cả hai người! Cuộc chia tay lần cuối giữa hai người trông lạnh nhạt, điềm đạm như thế nào ấy! Họ trò chuyện với nhau trong buổi tối cùng theo cách uể oải làm sao! Theo cách Edward giã từ, không có sự khác biệt giữa Elinor và con: chỉ là mấy lời chúc tốt lành của một người anh trìu mến dành cho cả hai. Hai lần con cố ý để cho hai người được riêng tư với nhau trong buổi sáng cuối cùng, mỗi lần anh đều đi theo con ra khỏi phòng một cách khó hiểu. Và Elinor,khi rời xa Norland và Edward, đã không khóc như con. Ngay cả bây giờ chị ấy vẫn luôn tự kiềm chế. Có khi nào chị ấy muốn lánh mặt mọi người, hoặc tỏ ra bồn chồn hoặc bất mãn vì họ không?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 9-5-2013 08:20:50 | Xem tất
Chương 9

Gia đình Daswood giờ đã ổn định tại Barton với tiện nghi họ chấp nhận được. Ngôi nhà và khu vườn, cùng mọi cảnh quan chung quanh, giờ đã trở nên quen thuộc với họ. Những công việc thường nhật họ theo đuổi vốn chỉ cho Norland phân nửa niềm hứng khởi, giờ lại được tiếp tục qua niềm vui lớn lao hơn là Norland có thể tạo ra, kể từ khi cha họ qua đời. Ngài John Middleton đến thăm họ mõi ngày trong hai tuần đầu, không thể giấu sự ngạc nhiên khi thấy họ luôn bận rộn, vì ông không quen nhìn thấy nhiều công việc trong khu gia cư của mình.

Họ không có nhiều khách thăm viếng ngoại trừ những người đến từ Barton Park; vì lẽ dù ngài John đã khuyến khích họ nên giao du nhiều hơn quanh vùng, lặp đi lặp lại rằng cỗ xe của ông lúc nào cũng sẵn sàng cho họ sử dụng, tinh thần độc lập của bà Daswood trấn áp lòng ham muốn giao tiếp của các con bà, và bà nhất quyết từ chối thăm viếng một gia đình nào ở cách xa hơn quãng đường đi bộ. Chỉ có vài gia đình sống cách quãng ngắn như thế; không phải tất cả đều có thể giao hảo được.

Trong một lần đi dạo, các cô gái đã tìm thấy một ngôi biệt thự trông đáng kính cách nhà họ một dặm rưỡi, dọc theo thung lũng Allenham hẹp quanh co phân nhánh từ Barton. Ngôi biệt thự gợi cho họ nhớ chút ít về Norland, khích động trí tưởng tượng của họ và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về nơi này. Nhưng sau khi dọ hỏi, họ được biết rằng chủ nhân là một bà cụ có tư cách tốt, nhưng không thể giao tiếp với thiên hạ vì quá già yếu, không bao giờ bước ra khỏi nhà.

Cả vùng thôn dã quanh họ có nhiều lối đi dạo đẹp mắt. Từ mọi khung cửa sổ của ngôi nhà nghỉ mát, các đồi núi cao mời mọc họ đến thưởng ngoạn không khí trên các đỉnh, một thay đổi hạnh phúc so với cát bụi từ các thung lũng phía dưới che lấp mọi vẻ đẹp trên cao.

Marianne và Margaret có một buổi sáng đáng nhớ là đi dạo đến một trong các ngọn đồi này, bị thu hút bởi ánh mặt trời mù mờ dưới khung trời mưa lâm râm, không còn chịu đựng được khi bị giam hãm trong phòng như hai ngày trước. Thời tiết không đủ hấp dẫn hai người kia xa rời cây bút chì và quyển sách của họ, dù Marianne cho rằng cả ngày hôm ấy trời sẽ đẹp và đám mây trông có vẻ đe dọa họ sẽ bị thổi đi khỏi các ngọn đồi. Thế là hai cô gái cùng nhau cất bước.

Hai người thích chí đi xuống các triền đồi, vui mừng nhận ra loáng thoáng từng mảng khung trời xanh, và khi cơn gió tây-nam thổi quật vào mặt họ, họ thương hại cho bà mẹ và Elinor, vì đã e sợ nên không có dịp chia sẻ cảm giác vui thú như thế.

Marianne nói:

- Trên đời có hạnh phúc nào lớn lao hơn thế này không? Margaret, ta sẽ đi dạo nơi này trong hai giờ.

Margaret đồng ý. Hai cô đi ngược chiều gió, vừa chống chọi cơn gió vừa thỏa thích cười vang thêm khoảng 20 phút, rồi đột nhiên mây giăng đầy đặc trên đầu, và cơn mưa ập xuống mặt mũi họ. Thất vọng và ngạc nhiên, hai cô đành phải quay lại, vì không có nơi nào trú mưa gần hơn nhà của họ. Tuy nhiên, họ vẫn còn có điều an ủi là có thể chạy thật nhanh theo triền đồi dốc dẫn thẳng xuống cửa vườn nhà họ, đây là do tình thế bắt buộc hơn là phép tắc thông thường.

Hai người bắt đầu chạy. Lúc đầu Marianne có lợi thế, nhưng cô bị trượt một bước và thình lình ngã xuống đất. Margaret không thể dừng bước để giúp cô chị, phải tiếp tục chạy, và xuống đến chân đồi an toàn.

Một thanh niên mang một khẩu súng, cùng hai con chó chỉ điểm quấn quít bên cạnh, đang đi lên triền đồi cách Marianne ít bước khi cô bị ngã xuống. Anh đặt khẩu súng xuống và chạy đến. Cô đã tự đứng dậy, nhưng khi ngã cô đxa bị bong gân cổ chân, và cô khó đứng vững được. Người thanh niên tỏ ý muốn giúp cô; và nhận ra rằng do nữ tính nhũn nhặn cô thấy không cần trợ giúp, hai tay anh nâng cô lên rồi mang cô xuống triền đồi. Anh đi qua khu vườn, bước vào cánh cổng do Margaret mở ra, mang cô thẳng vào nhà, trong khi Margaret cũng vừa vào đến, không rời xa cho đến khi anh đặt cô chị xuống chiếc ghế trong hành lang.

Elinor và bà mẹ ngạc nhiên đứng dậy khi hai người đi vào. Khi đôi mắt họ dán lên anh trong phân vân và ngưỡng mộ kín đáo, anh tỏ ý xin lỗi đã đường đột và cho biết nguyên do bằng cử chỉ thẳng thắn và nhã nhặn đến độ vóc dáng anh, vốn đã đẹp trai khác thường, càng thêm thu hút nhờ giọng nói và phong thái. Ngay cả nếu anh có già yếu, xấu xí và thô lỗ, bất kỳ hành động chăm sóc nào cho con gái bà cũng đủ được bà biết ơn; đàng này ảnh hưởng của tuổi trẻ, ngoại hình đẹp trai cùng hái độ thanh lịch đã dấy lên sự quan tâm phải có hành động cần thiết - đúng theo tâm tư của bà.

Bà lặp đi lặp lại lời cảm ơn anh, rồi qua giọng ngọt ngào cố hữu, bà mời anh ngồi. Nhưng anh từ chối vì người anh lấm bẩn và ướt sũng. Rồi bà khẩn khoản xin anh cho biết bà đã mang ơn ai. Anh đáp tên anh là Willoughby, anh hiện cư ngụ tại Allenham. Anh tỏ ý xin bà cho phép anh trở lại ngày hôm sau để thăm hỏi cô Daswood. Bà chấp nhận ngay vinh dự này, rồi anh kiếu từ, khiến cho mọi người càng để tâm đến anh giữa cơn mưa mù mịt.

Dáng vẻ đẹp trai và phong thái nhã nhặn đến khác thường của anh lập tức là đề tài cho mọi người ngưỡng mộ. Thói quen nịnh đầm của anh thường khởi động tiếng cười của Marianne, và tiếng cười càng rộn rã hơn vì vẻ bề ngoài thu hút của anh. Bản thân Marianne không nhìn ra anh nhiều như những người còn lại, vì cơn bối rối khiến mặt cô đỏ bừng, khi anh nâng cô lên, đã đánh mất khả năng cô đánh giá anh. Nhưng cô đã nhìn ra anh đủ để cùng với mọi người cảm mến anh, qua tinh thần nống nàn vốn luôn đi kèm theo lời ca ngợi của cô. Con người và phong cách của anh đúng như trí tưởng tượng của cô vẽ ra cho mẫu anh hùng của cốt truyện cô mê thích. Cách anh bế cô đi vào nhà, mà không tỏ ra khách sáo gì trước, chứng tỏ suy nghĩ nhanh nhậy và tính cách hành động cả quyết. Mọi chi tiết thuộc về anh đều đáng được để tâm nhận xét. Tên anh nghe hay hay, nơi anh cư ngụ nằm trong cùng thôn dã họ thích, và chẳng bao lâu cô đã thấy rằng trong mọi loại trang phục cho đàn ông, áo vét đi săn trông phù hợp nhất. Trí tưởng tượng của cô căng sức làm việc, các hồi tưởng của cô đều dễ chịu, và cô không màng gì đến cơn đau của cổ chân bị bong gân.

***

Vào buổi sáng ngay khi thời tiết tốt đẹp trở lại cho phép Ngài John ra khỏi nhà, ông đến thăm họ. Ông đã nghe kể qua tai nạn của Marianne, bây giờ bị hỏi han một cách nôn nóng liệu ông có biết anh trai tẻ nào tên là Willoughby ở Allenham hay không.

Ông thốt lên:

- Willoughby! Gì thế? Anh ấy đang ở đây à? Đây là tin vui; ngày mai tôi sẽ đi mời anh đến dùng bữa ngày Thứ Năm.

Bà Daswood nói:

- Thế là ông quen biết ạnh ấy.

- Quen biết! Chắc chắn là tôi có quen biêt. Anh ấy xuống đây chơi mỗi năm.

- Anh ấy là người như thế nào?

- Bà hãy tin tôi, mẫu thanh niên cũng tốt như bất kỳ ai khác. Một tay súng săn khá, và không có ai ở Anh quốc cưỡi ngựa gan lì như thế.

Marianne khinh miệt thốt lên:

- Ông chỉ nói về anh ấy có thế thôi sao? Tư cách trong giao tiếp thân mật là như thế nào? Anh ấy theo đuổi những gì, có những biệt tài gì, khả năng thiên phú ra sao?

Ngài John bối rối một ít:

- Quả thật, tôi không biết gì nhiều về anh ấy hơn thế. Nhưng anh chàng dễ chịu, vui vẻ, có một con chó cái đen chỉ điểm giỏi tôi chưa từng thấy. Con chó này có đi theo anh hôm nay không?

Nhưng Marianne không muốn nói qua mầu lông con chó của anh để làm ông hài lòng, cũng như ông không thể diễn tả những sắc màu của tâm tư anh để làm cô hài lòng.

Elinor hỏi:

- Nhưng anh ấy là ai? Gốc gác ở đâu? Anh có nhà ở Allenham không?

Về điểm này, Ngài John có thể cho thông tin rõ ràng hơn. Ông cho họ biết rằng anh Willoughby không có sự sản riêng trong vùng, mà chỉ lưu lại đây khi đến thăm bà cô ngụ ở Allenham Court, người có quan hệ họ hàng với anh và sẽ để thừa kế cho anh các món sở hữu cá nhân. Ông thêm:

- Vâng, vâng, cô Daswood, anh ấy là người rất đáng tóm lấy. Anh ấy có riêng sự sản nhỏ ở Somersetshire; và nếu tôi là cô, tôi sẽ không muốn mang em gái cho anh ta dù có xảy ra mấy việc ngã lăn xuống đồi. Cô Marianne không nên trông mong thu tóm mọi đàn ông cho mình. Brandon sẽ ghen tức, nếu cô không khôn khéo.

Bà Daswood mỉm cười pha trò :

- Tôi không tin cái anh Willoughby này sẽ khó chịu vì bị một trong các cô con gái của tôi thử việc mà ông gọi là tóm lấy anh ấy. Chúng nó không được dạy dỗ theo cách này. Đàn ông đều được an toàn với chúng tôi; cứ để cho họ được giàu có mãi mãi. Tuy nhiên, theo ý ông nói, tôi lấy làm vui mà thấy rằng anh ấy là một thanh niên đáng kính, và phải là người đủ tư cách mới làm quen với anh được.

Ngài John lặp lại:

- Tôi tin rằng anh là một mẫu thanh niên cũng tốt như bất kỳ ai khác. Tôi nhớ đêm Giáng Sinh vừa qua tại buổi nhảy thân mật ở nhà tôi, anh ta nhảy từ 8 giờ đến 4 giờ sáng, mà không hề ngồi nghỉ.

Mắt tròn xoe, Marianne thốt lên:

- Anh nhảy như thế thật ư? Với thanh lịch, với sức sống chứ?

- Đúng thế, rồi 8 giờ sáng anh phóng lên ngưạ đi săn.

- Đây là điều tôi thích; một người trai trẻ phải là như thế. Dù cho anh có theo đuổi những gì, sự háo hức trong các theo đuổi này không nên ở mức bình dị, không mang lại cho anh cảm giác mệt mỏi.

Ngài John nói :

- Vâng, vâng, tôi thấy rồi sẽ ra sao, rồi tôi sẽ thấy. Bây giờ cô định quyến rũ anh ấy mà không còn nghĩ gì đến ông Brandon tội nghiệp.

Marianne trầm giọng:

- Đấy là cách nói mà tôi đặc biệt không thích. Tôi ghét ngôn từ bình dân có ý dí dỏm; "quyến rũ" hoặc "chinh phục" là những từ nghữ ghê tởm nhất. Nó cho thấy xu hướng thô tục, bần tiện, và nếu cách dùng có bao giờ được xem là tinh không, thì từ lấu thời gian đã lấy đi mọi tế nhị.

Ngài John không hiểu lắm ẩn ý mắng mỏ này; nhưng ông cười theo cách thoải mái nhất của ông, ròi trả lời:

- À, tôi đoan chắc cô sẽ có thành tích chinh phục nhiều, bằng cách này hay cách khác. Tội nghiệp Brandon! Ông ta đã buồn nhiều rồi, và tôi có thể nói cho cô biết, ông ấy đáng cho cô quyến rũ dù cho xảy ra mấy vụ trượt ngã và bong cổ chân.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách