Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 8341|Trả lời: 70
Thu gọn cột thông tin

[Tâm Lý - Xuất Bản] Giết Con Chim Nhại | Harper Lee (HOÀN)

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 4-2-2013 08:11:43 | Xem tất |Chế độ đọc


Tên tác phẩm: Giết Con Chim Nhại
Tên gốc: To Kill a Mockingbird
Tác giả: Harper Lee
Dịch giả: Huỳnh Kim Oanh & Phạm Viêm Hương
Người đưa lên ở vnthuquan: Ct.Ly
Thể loại: tiểu thuyết, tâm lý
Tình trạng sáng tác: đã hoàn thành
Nguồn: http://vnthuquan.org/(S(0xnsbx45 ... 343tq83a3q3m3237nvn


Mục lục

Rate

Số người tham gia 1Sức gió +5 Thu lại Lý do
nail65 + 5 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 08:17:37 | Xem tất
Chương 1

Khi sắp mười ba tuổi, anh trai Jem của tôi bị gãy ngay khuỷu tay. Khi lànhlại, nỗi sợ không bao giờ có thể chơi bóng được nữa của Jem đã dịu bớt, anh ítnghĩ ngợi về thương tật của mình. Cánh tay trái của anh hơi ngắn hơn cánh tayphải; khi đứng hoặc đi, mu bàn tay anh cứ thẳng góc với thân mình, ngón cáisong song với đùi. Anh hoàn toàn không quan tâm, miễn là anh còn chuyền và lốpbóng được.
Sau nhiều năm tháng trôi qua đủ để giúp chúng tôi nhìn lại, đôi khi chúngtôi bàn bạc về những sự kiện đưa đẩy đến tai nạn này. Tôi vẫn cho rằng tất cảlà do nhà Ewell, nhưng Jem, lớn tôi bốn tuổi, lại bảo chuyện này đã bắt đầu từtrước đó rất lâu. Anh nói chuyện đó bắt đầu vào mùa hè khi Dill đến chơi với chúngtôi, lúc Dill lần đầu mớm cho chúng tôi ý tưởng kéo được Bob Radley ra khỏinhà.
Tôi nói nếu anh muốn có một cái nhìn bao quát về sự việc này, thì thực sựnó bắt đầu với Andrew Jackson. Nếu tướng Jackson không đẩy người Da đỏ Creek[1] lên thượng nguồn thì Simon Finch sẽ không bao giờ chèo thuyền đến Alabama,và liệu chúng tôi sẽ ở đâu nếu ông không làm việc đó? Chúng tôi đã quá lớnkhông thể dàn xếp một cuộc tranh cãi bằng nắm đấm, vì vậy chúng tôi hỏi ý kiếnbố Atticus. Bố nói cả hai đứa tôi đều đúng.
Là dân miền Nam, một số người trong gia tộc thấy xấu hổ vì chúng tôi chẳngcó tổ tiên nào được lưu danh ở phía bên này hoặc bên kia trong trận Hasting[2]. Chúng tôi chỉ có mỗi Simon Finch, một tay bào chế thuốc bẫy thú lấy lônggốc từ Cornwall, người chỉ để cho thói keo kiệt vượt trội hơn so với lòng mộđạo của mình. Ở Anh, Simon tức tối trước việc bách hại những người tự xưng làtín đồ phái Giám lý dưới tay các đạo hữu cấp tiến hơn của họ và vì Simon cũngnhận mình là tín đồ Giám Lý nên ông ta tìm đường vượt Đại Tây Dương đếnPhiladelphia, sau đó đến Jamaica, rồi đến Mobile, và lên đến Saint Stephens.Luôn nghĩ đến những phê phán của John Wesley [3] về thói lắm lời trong việc muabán, Simon kiếm tiền bằng việc hành nghề y, nhưng trong việc này ông ta khôngvui vì sợ mình bị cám dỗ phải làm những điều mà ông biết rằng không vì vinhquang của Chúa, như việc đeo vàng trên người và mặc quần áo đắt tiền. Vì thếSimon, sau khi quên đi châm ngôn của thầy giáo mình về việc sở hữu nô lệ, đãmua ba nô lệ và với sự trợ giúp của họ ông lập một trang trại trên bờ sôngAlabama, cách Saint Stephens khoảng bốn mươi dặm về phía thượng nguồn. Ông chỉtrở lại Saint Stephens một lần, để tìm vợ, và ông đã cùng bà tạo dựng một dònghọ với nhiều con gái. Simon sống rất thọ và chết trong giàu có.
Thông lệ của người trong gia tộc này là vẫn ở lại trang trại của Simon, nócó tên là Finch’s Landing, và kiếm sống bằng nghề trồng bông vải. Trang trạinày hoàn toàn tự túc: khá khiêm tốn so với những đại nông trại xung quanh,nhưng Landing vẫn sản xuất được mọi thứ để duy trì cuộc sống trừ nước đá, bộtmì và những thứ y phục, vốn phải mua từ những ghe thương hồ từ Mobile.
Simon nhìn sự náo loạn giữa miền Nam với miền Bắc với nỗi giận dữ bất lực,vì nó khiến cho con cháu ông bị tước đoạt hết mọi thứ trừ đất đai của chúng,nhưng truyền thống sống bám vào đất vẫn được duy trì đến nhiều thập niên củathế kỷ hai mươi, khi bố tôi, Atticus Finch, đến Montgomery đế học luật, và emtrai bố đến Boston học y. Chị Alexandra của bố là người họ Finch vẫn ở lạiLanding: bà cưới một ông chồng ít nói, người dành phần lớn thời gian nằm trênchiếc võng cạnh bờ sông mà tự hỏi những dây câu của mình đã dính cá hết chưa.
Khi được nhận vào luật sư đoàn, bố tôi trở về Maycomb và bắt đầu hành nghề.Maycomb, cách Finch’s Landing mười hai dặm về phía Đông, là trung tâm của hạtMaycomb. Văn phòng của bố Atticus tại tòa án chẳng có gì nhiều hơn một cái giátreo mũ, một ống nhổ, một bàn cờ đam và một cuốn luật Alabama còn mới nguyên.Hai thân chủ đầu tiên của bố là hai người cuối cùng bị treo cổ trong nhà tù hạtMaycomb. Bố Atticus đã cố thuyết phục họ chấp nhận sự khoan hồng của tiểu bangtrong việc cho phép họ nhận tội giết người cấp độ hai [4] và giữ được mạngsống, nhưng họ thuộc dòng tộc Haverford, ở hạt Maycomb cái tên này đồng nghĩavới thằng ngốc. Những tay Haverford này đã giết chết người thợ rèn giỏi nhấtcủa Maycomb trong một vụ hiểu lầm xuất phát từ việc bắt giữ một con ngựa bị coilà sai trái, thật thiếu khôn ngoan khi làm việc đó trước mặt ba nhân chứng, và cứkhăng khăng rằng đồ-chó-đẻ-nếu-hắn-có-ý-đó là cách biện hộ đủ hiệu quả cho bấtcứ ai. Họ nhất quyết rằng mình không phạm tội giết người cấp độ một, vì vậy bốAtticus không thể làm gì hơn cho thân chủ trừ việc có mặt vào lúc họ lên đường,một vụ xử có lẽ là khởi đầu cho nỗi chán ghét đối với ngạch luật sư hình sự củabố.
Trong năm năm đầu ở Maycomb, bố Atticus thực hành tiết kiệm hơn bất cứ thứgì khác, trong nhiều năm sau đó bố đầu tư thu nhập của mình vào việc học hànhcủa em trai bố. John Hale Finch nhỏ hơn bố mười tuổi và chọn học nghề y vàothời điểm mà việc trồng bông vải không còn sinh lợi nữa; nhưng sau khi giúp chúJack [5] khởi nghiệp, bố Atticus có được thu nhập đáng kể từ nghề luật. Bốthích Maycomb, ông sinh ra và lớn lên ở hạt Maycomb; ông biết rõ dân ở đây vàhọ cũng biết bố, và do công việc làm ăn của Simon Finch, nên bố Atticus có quanhệ họ hàng hoặc thông gia với hầu hết các gia đình ở thị trấn này.
Maycomb là một thị trấn cổ, nhưng nó là một thị trấn cổ chán ngắt khi lầnđầu tiên tôi biết nó. Vào mùa mưa đường phố trở nên lầy lội đỏ quạch; cỏ mọctrên hai lề đường, tòa án ủ rũ ở quảng trường. Không hiểu sao hồi đó trời nónghơn: một con chó mực khổ sở trong ngày hè; mấy con lừa trơ xương bị buộc vàonhững cỗ xe hai bánh lo đuổi ruồi trong bóng râm nồng nực của những cây sồitrên quảng trường. Đến chín giờ sáng những chiếc cổ cồn cứng của các ông rũxuống. Các bà tắm trước buổi trưa, rồi sau giấc ngủ ngắn lúc ba giờ, và khi đêmxuống họ trông giống như những chiếc bánh bơ mềm phủ mồ hôi và phấn rôm ngọt.
Hồi đó người ta di chuyển chậm chạp. Họ thơ thẩn qua quảng trường, lê bướcra hoặc vào các cửa hàng quanh đó, rề rà trong mọi chuyện. Một ngày hai mươibốn giờ nhưng có vẻ như dài hơn. Chẳng có gì vội vã, vì chẳng có nơi nào để đi,không có gì để mua và không có tiền để mua [6] chẳng có gì để thăm thú bênngoài địa giới hạt Maycomb. Nhưng đó là thời kỳ lạc quan mơ hồ của một sốngười: đến gần đây người ta đã bảo với hạt Maycomb rằng nó chẳng có gì để sợngoài chính nỗi sợ hãi [7].
Chúng tôi sống ở con phố chính của thị trấn-bố Atticus, Jem và tôi, thêmCalpurnia đầu bếp của chúng tôi. Jem với tôi thấy bố rất dễ chịu: ông chơi vớichúng tôi, đọc cùng chúng tôi, và đối đãi với chúng tôi với sự xa cách lịch sự.
Calpurnia lại khác. Bà toàn góc cạnh và xương xẩu; bà cận thị; bà lé; bàntay bà to bè như thanh giát giường và cứng gấp đôi. Bà luôn xua tôi khỏi nhàbếp, hỏi tôi sao không cư xử ngoan ngoãn được như Jem mặc dù bà biết anh ấy lớnhơn, và gọi tôi về nhà khi tôi không muốn về. Những trận chiến của chúng tôithật hùng tráng và chênh lệch. Calpurnia luôn luôn thắng, chủ yếu vì bố Atticuslúc nào cũng đứng về phía bà. Bà đã ở với chúng tôi từ khi Jem chào đời, vàtrong những chừng mực gì còn nhớ được thì tôi đều cảm thấy sự có mặt độc đoáncủa bà.
Mẹ chúng tôi mất khi tôi lên hai, vì vậy tôi không hề cảm thấy thiếu vắngbà. Bà là một người thuộc họ Graham gốc ở Montgomery; bố Atticus gặp mẹ khi lầnđầu bố được bầu vào cơ quan lập pháp bang. Lúc đó bố đã trung niên, mẹ nhỏ hơnbố mười lăm tuổi. Jem là kết quả của năm đầu họ lấy nhau; bốn năm sau tôi chàođời, và hai năm sau mẹ tôi mất vì một cơn đau tim. Họ nói bệnh này di truyềntrong gia đình bà. Tôi không nhớ mẹ, nhưng chắc Jem nhớ. Anh ấy nhớ mẹ rất rõ,và đôi khi đang chơi giữa chừng anh ấy thở dài hồi lâu, sau đó bỏ đi chơi mộtmình ở phía sau nhà xe. Khi anh ấy như vậy, tôi biết khôn hồn thì đừng quấy rầyanh ấy.
Khi tôi gần được sáu tuổi và Jem xấp xỉ mười, ranh giới cho kỳ nghỉ hè củachúng tôi (nằm trong tầm nghe được tiếng gọi của Calpurnia) là nhà của bà HerryLafayette Dubose cách nhà tôi hai căn về phía Bắc và tòa nhà Radley cách nhàtôi ba căn về phía Nam. Chúng tôi không bao giờ có ý muốn phá vỡ các ranh giớiđó. Tòa nhà Radley là nơi cư ngụ của một thực thể lạ lẫm chỉ cần nghe miêu tả làđủ khiến chúng tôi ngoan ngoãn trong nhiều ngày liên tục, bà Dubose thì chánchết đi được.
Đó là mùa hè Dill đến với chúng tôi.
Một sáng sớm khi chúng tôi bắt đầu trò chơi ở sân sau, Jem và tôi có nghetiếng gì đó ở nhà bên cạnh, trong mảnh vườn trồng bắp cải của cô RachelHaverford. Chúng tôi đến bên hàng rào dây kẽm để xem có phải một chú chó conkhông-con chó săn chuột của cô Rachel đang sắp đẻ-thay vào đó chúng tôi thấymột đứa bé đang nhìn mình. Ngồi ở đó, nó không cao hơn những cây cải là mấy. Chúngtôi nhìn nó cho đến khi nó lên tiếng:
“Chào”
“Chào”, Jem vui vẻ đáp.
“Tao là Charles Baker Harris”, nó nói. “Tao biết đọc đó”.
“Thì sao?” tôi nói.
“Tao nghĩ tui bay muốn biết tao có biết đọc hay không. Tụi bay có thứ gìcần đọc thì tao đọc cho...”
“Mày mấy tuổi”, Jem hỏi, “bốn tuổi rưỡi hả?”
“Sắp bảy tuổi”.
“Vậy có gì bảnh đâu” Jem nói, chĩa ngón trỏ về phía tôi. “Con Scout kiabiết đọc từ lúc mới đẻ, mà nó còn chưa tới trường nữa kìa. Sắp bảy tuổi mà coimày nhỏ xíu à”.
“Tao nhỏ con nhưng tao lớn rồi” nó nói.
Jem hất tóc ra sau để nhìn rõ hơn. “Sao mày không qua đây, Charles BakerHarris?” Anh ấy nói. “Cái tên nghe ngon dữ”.
“Tên tao đâu mắc cười gì hơn tên mày. Dì Rachel nói tên mày là JeremyAtticus Finch”.
Jem cau mặt. “Tao đủ lớn để khớp với tên của tao” anh ấy nói. “Tên mày còndài hơn người mày nữa. Dám chắc là nó dài hơn cỡ ba tấc”.
“Người ta gọi tao là Dill” Dill nói, cựa quậy bên dưới hàng rào.
“Tốt hơn là mày nhảy qua thay vì chui dưới hàng rào” tôi nói. “Mày ở đâutới vậy?”
Dill quê ở Meridian, Mississippi, đang nghỉ hè ở chỗ dì nó, cô Rachel, vàtừ nay trở đi cứ hè là nó về Maycomb. Gia đình nó trước ở Maycomb, mẹ nó làmviệc cho một tay thợ chụp hình ở Meridian, đã đưa ảnh của nó đi dự một cuộc thiBé Xinh và giành được giải thưởng năm đô. Bà cho Dill số tiền đó, nhờ thế nó đixem phim được hai mươi lần.
“Ở đây không có mục phim ảnh gì hết, trừ thỉnh thoảng có chiếu phim về chúaJesus trong tòa án” Jem nói. “Có từng xem thứ gì hay hay không?”
Dill đã xem Dracula, một phát hiện khiến Jem nhìn nó với đôimắt bắt đầu có vẻ nể nang. “Kể tụi tao nghe đi” anh ấy nói.
Dill là một đứa khác lạ. Nó mặc quần soóc bằng vải lanh xanh cài nút vào áosơ mi, tóc nó trắng như tuyết và ép sát vào đầu như lông vịt; nó lớn hơn tôimột tuổi nhưng tôi cao hơn nó. Khi nó kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện cũ xìđó đôi mắt xanh của nó hết sáng lên lại tối sầm; tiếng cười của nó bất ngờ vàvui vẻ; nó luôn tay giật chỗ tóc bò liếm ngay giữa trán.
Khi Dill kể rốt ráo hết phim Dracula, và Jem nói phim nghe cóvẻ hay hơn sách, tôi hỏi Dill ba nó đâu, “Không nghe mày nói gì về ba mày hết”.
“Tao không có ba”.
“Ổng chết rồi hả?”
“Không...”
“Vậy nếu ổng không chết tức là mày có ba, đúng không?”
Dill đỏ mặt và Jem bảo tôi im, một dấu hiệu cho thấy rõ ràng Dill đã đượcnghiên cứu và xếp vào loại chấp nhận được. Sau đó mùa hè trôi qua trong sự thỏamãn bình thường. Sự thỏa mãn bình thường nghĩa là: cải thiện ngôi nhà trên câycủa chúng tôi vốn nằm giữa hai cây xoan khổng lồ sinh đôi ở sân sau, làm rộnmọi chuyện, lược qua danh sách những vở kịch dựa trên tác phẩm của OliverOptich, Vitor Appleton và Edgar Rice Burroughs. Trong vụ này chúng tôi may mắncó Dill. Nó đóng những vai trước đây tôi phải nhận - con khỉ đột trong vở Tazan,ông Crabtree trong The Rover Boys, ông Damon trong TomSwift. Vì vậy chúng tôi dần xem Dill là một tay Merlin bỏ túi [8], với mộtcái đầu đầy những kế hoạch ly kỳ, những khát khao quái lạ, và những tưởng tượngkỳ quặc.
Nhưng vào cuối tháng Tám kho tiết mục trò chơi của chúng tôi trở nên nhạtnhẽo vì đã chơi hoài không biết bao lần, và chính lúc đó Dill đã mớm cho chúngtôi ý tưởng dụ Boo Radley ra khỏi nhà.
Ngôi nhà Radley mê hoặc Dill. Bất chấp những cảnh báo và giải thích củachúng tôi, ngôi nhà đó cứ thu hút nó như mặt trăng hút con nước, nhưng hút nókhông vượt qua cột đèn ở góc phố, một khoảng cách an toàn tính từ cổng nhàRadley. Nó sẽ đứng đó, ôm lấy cột đèn, chăm chú nhìn và băn khoăn.
Nhà Radley nhô hẳn ra đường cách nhà tôi một đoạn. Đi về phía Nam, người tathấy hàng hiên của nó; lề đường bẻ góc và chạy dọc khu nhà. Ngôi nhà thấp, từngsơn màu trắng với hàng hiên rộng phía trước và những cửa chớp màu xanh lá cây,nhưng từ lâu đã chuyển sang màu xám xanh giống màu của vuông sân quanh đó.Những miếng ván lớn mục rã vì mưa gió rũ trên mái hiên; những cây sồi che khuấtánh mặt trời. Tàn tích của những chiếc cọc nhọn làm hàng rào xiêu vẹo ở sântrước - một cái sân “để quét” vốn không bao giờ được quét - nơi cỏ cho gia súcvà cỏ thuốc thỏ mọc lan tràn.
Bên trong ngôi nhà có một bóng ma quỷ quái. Người ta nói hắn có thật, nhưngJem và tôi chưa bao giờ thấy hắn. Người ta nói hắn ra ngoài vào ban đêm khitrăng lặn, và nhìn lén qua cửa sổ. Khi cây đỗ quyên khô của người ta đông cứngtrong một đợt rét, đó là do hắn hà hơi vào chúng. Mọi vụ trộm vặt ở Maycomb đềulà do hắn. Có lần thị trấn kinh hoàng vì hàng loạt sự kiện ghê rợn về đêm:người ta tìm thấy gà và những thú cưng trong nhà bị chặt khúc; dù thủ phạm làAddie điên, tên này sau cũng đã tự trầm ở vũng xoáy Barker, nhưng người ta vẫnnhìn vào nhà Radley, không hề muốn dẹp bỏ những nghi ngờ ban đầu của họ. Mộtngười Da đen sẽ không đi ngang nhà Radley vào ban đêm, ông ta sẽ băng qua lềđường đối diện và huýt sáo khi bước đi. Khuôn viên trường Maycomb giáp lưng vớikhu đất nhà Radley; những cây hồ đào cao lớn trong sân nuôi gà nhà Radley rụngđầy quả xuống sân trường. nhưng những quả hạch nằm đó mà không đứa trẻ nào dámđụng đến: những quả hồ đào nhà Radley sẽ giết bạn. Một quả bóng rơi vào sânRadley và coi như mất và không ai buồn nêu ra thắc mắc nào.
Nỗi bất hạnh của ngôi nhà đó bắt đầu nhiều năm trước khi Jem với tôi rađời. Người nhà Radley, tuy được chào đón ở bất cứ nơi nào trong thị trấn, lạisống tách biệt, một sở thích không thể tha thứ được ở Maycomb. Họ không đi nhàthờ, nơi giải trí chủ yếu của Maycomb, mà thờ phụng tại nhà; bà Radley hiếm khiqua bên kia đường uống cà phê giữa buổi sáng với hàng xóm, và chắc chắn khôngbao giờ tham gia nhóm truyền giáo. Ông Radley đi bộ xuống thị trấn lúc mười mộtgiờ rưỡi sáng, và trở về vào đúng mười hai giờ, đôi khi xách một túi giấy nâu,mà láng giềng cho hàng tạp phẩm cho gia đình. Tôi không biết ông già Radleykiếm sống bằng cách nào - Jem nói ông ta “mua bông vải”, một mỹ từ lịch sự đểchỉ việc không làm gì cả - nhưng ông Radley và vợ ông ta sống ở đó với hai contrai từ lâu lắm rồi.
Cửa sổ và cửa chính nhà Radley đóng kín vào những ngày Chủ nhật; một điềunữa trái với cung cách của Maycomb: cửa đóng chỉ có nghĩa là bệnh hay trờilạnh. Trong các ngày thì Chủ nhật là ngày dành cho viếng thăm buổi chiều theonghi thức: các bà mặc áo nịt, đàn ông mặc áo khoác, trẻ con mang giầy. Nhưngleo lên những bậc thềm trước nhà Radley và nói, “xin chào” vào buổi chiều Chủnhật là điều mà không một người hàng xóm nào làm. Ngôi nhà Radley không cónhững cửa lưới. Có lần tôi hỏi bố Atticus liệu nó đã từng có cái nào không; bốAtticus nói có, nhưng trước khi tôi ra đời kia.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 08:20:33 | Xem tất
Chương 1
(tiếp theo)

Theo lời hàng xóm đồn đại, khi đứa con nhỏ nhà Radley ở tuổi thiếu niên, nógiao du với đám con nhà Cunningham gốc ở Old Sarum, một dòng họ đông đúc và khóhiểu cư trú ở phía Bắc của hạt này, và chúng lập thành một thứ gần như băngnhóm, thứ Maycomb chưa từng có bao giờ. Chúng chẳng làm gì nhiều, nhưng cũng đủđể dân thị trấn bàn luận và bị cảnh báo công khai tại ba buổi giảng kinh: chúnglẩn quất quanh các hiệu cắt tóc, đi xe buýt đến Abbottsville vào Chủ nhật và đixem phim; chúng dự các buổi khiêu vũ tại ổ cờ bạc bên bờ sông của hạt, Dew-DropInn&Fishung Camp; chúng còn uống cả rượu lậu. Không ai ở Maycomb có đủ dũngcảm để nói với Radley rằng con trai ông ta giao du với bọn xấu cả.
Một đêm nọ, trong cơn phấn khích tột độ, bọn chúng chạy lùi quanh quảngtrường trên chiếc ô tô cũ mượn được, kháng cự nỗ lực chặn bắt của viên tuầncảnh già của Maycomb, ông Conner, và nhốt ông trong nhà xí của tòa án. Thị trấnnhất quyết phải làm điều gì đó; ông Conner nói ông biết rõ từng đứa một, và ôngquyết chí và khẳng định chúng sẽ không yên thân được với chuyện này, vì vậy bọntrai trẻ này bị đưa ra trước tòa với cáo buộc về tội hành xử bừa bãi, phá rốitrật tự, đe dọa và hành hung, sử dụng ngôn ngữ lăng mạ và báng bổ trước sự hiệndiện và nghe thấy của một phụ nữ. Quan tòa hỏi ông Conner tại sao ông bao gồmcả tội cuối cùng; ông Conner nói rằng chúng chửi tục quá lớn đến độ ông chắcmọi quý bà ở Maycomb đều nghe thấy. Quan tòa quyết định tống bọn quấy rối nàyđến trường huấn luyện của tiểu bang, nơi thỉnh thoảng bọn trai trẻ được gửi đếnkhông vì lý do gì khác hơn là cung cấp cho chúng thức ăn và chỗ ở tươm tất: nókhông phải nhà từ và cũng không phải là điều gì đáng xấu hổ. Nhưng ông Radleylại nghĩ nó là vậy. Nếu quan tòa tha cho Arthur, ông Radley xin đảm bảo chắcchắn rằng Arthur sẽ không gây thêm rắc rối nào nữa. Biết rằng lời hứa của ôngRadley là đinh đóng cột, nên quan tòa đã hoan hỉ làm thế.
Những đứa đồng bọn thì vào trường huấn luyện và nhận nền giáo dục trung họctốt nhất có được ở bang này; một đứa trong bọn còn học tiếp lên trường cơ khí ởAuburn. Những cánh cửa nhà Radley đóng kín suốt các ngày trong tuần lẫn ngàyChủ nhật và người ta không thấy mặt thằng con ông Radley suốt mười lăm năm.
Nhưng đến một ngày, mà Jem hầu như không nhớ được, có vài người, nhưngkhông phải Jem, nghe tiếng nói và thấy mặt Boo Radley. Anh ấy nói bố Atticuschẳng bao giờ nói gì nhiều về nhà Radley: khi Jem hỏi bố thì câu trả lời duynhất của bố Atticus là bảo anh ấy hãy lo chuyện của mình và để cho nhà Radleylo công việc của họ, họ có quyền đó; nhưng khi chuyện này xảy ra Jem nói bốAtticus chỉ lắc đầu và kêu, “Mm, umm, umm”.
Vì vậy Jem nhận hầu hết thông tin từ cô Stephanie Crawford, một hàng xómgắt gỏng, người nói mình biết toàn bộ câu chuyện này. Theo cô Stephanie, Bobđang ngồi trong phòng khách cắt một số mục trong tờ The Maycomb Tribune đểdán vào cuốn sưu tập báo của anh ta. Ba anh ta bước vào phòng. Khi ông Radleyđi ngang, Bob đâm kéo vào chân ba mình, rồi rút ra, chùi nó vào quần, và tiếptục công việc cắt dán.
Bà Radley chạy ra đường gào lên rằng Arthur sắp giết cả nhà họ, nhưng khicảnh sát trưởng đến ông ta thấy Bob vẫn ngồi trong phòng khách, cắt tờ Tribune.Lúc đó anh ta đã ba mươi ba tuổi.
Cô Stephanie bảo ông Radley già nói không có người nào trong nhà Radleyphải vào nhà thương điên cả khi có người đề nghị rằng một đợt an dưỡng ởTuscaloosa có thể có ích cho Bob. Bob không điên, nhiều lúc anh ta quá căngthẳng. Nhôt anh ta lại thì được thôi, ông Radley thừa nhận, nhưng khẳng địnhrằng không thể buộc cho Bob bất cứ tội gì: anh ta không phải là tội phạm. Ôngcảnh sát trưởng chẳng nỡ nhốt anh ta vào tù cùng bọn da đen, vì vậy Bob bị nhốttrong tầng hầm của tòa án.
Việc chuyển Bob từ tầng hầm về nhà chỉ lờ mờ trong ký ức của Jem. CôStephanie Crawford nói một số người trong hội đồng thị trấn đã bảo ông Radleyrằng nếu ông không đem Bob về, Bob sẽ chết vì nấm mốc do ẩm thấp. Ngoài ra Bobkhông thể sống dựa vào tiền bạc của hạt mãi được.
Không ai biết ông Radley đã sử dụng hình thức răn đe nào để không ai nhìnthấy Bob, nhưng Jem hình dung rằng ông Radley hầu như thường xuyên xiềng anh tavào giường. Bố Atticus nói không, không phải kiểu đó, rằng có nhiều cách làmcho người ta trở thành bóng ma.
Ký ức tôi trở nên sống động khi thấy bà Radley thỉnh thoảng mở cửa trước,đi đến mé hàng hiên, tưới nước cho mấy cây chuối hoa của bà. Nhưng mỗi ngày Jemvà tôi đều thấy ông Radley đi bộ xuống thị trấn rồi trở về. Người đàn ông gàygò khô quắt, mắt không màu, không màu đến độ chúng không phản chiếu ánh sáng,Xương gò má của ông ta nhọn và miệng thì rộng, môi trên mỏng và môi dưới dày.Cô Stephanie Crawford nói ông ta quá ngay thẳng đến độ ông ta xem lời Chúa làluật lệ duy nhất của mình, và chúng tôi tin cô, bởi vì dáng điệu của ông Radleylúc nào cũng thẳng đơ.
Ông không bao giờ nói chuyện với chúng tôi. Khi ông đi ngang qua, chúng tôithường nhìn xuống đất và nói, “Chào ông”, và ông ho đáp lại. Con trai cả củaông Radley sống ở Pensacola, anh ta về nhà vào dịp Giáng sinh, và anh ta là mộttrong ít người chúng tôi từng thấy bước vào hay rời ngôi nhà đó. Từ ngày ôngRadley đưa Arthur về nhà, người ta nói ngôi nhà đó đã chết.
Nhưng đến một hôm bố Atticus nói với chúng tôi bố sẽ phạt nếu chúng tôi làmồn trong sân và giao cho Calpurnia thực hiện nhiệm vụ khi ông vắng mặt nếu bànghe chúng tôi nói tiếng nào. Ông Radley đang hấp hối.
Ông ấy khá thong thả trong việc này. Những băng ngựa gỗ của thợ mộc chặnhai đầu đường của khu đất nhà Radley, rơm được lót trên lề đường, giao thôngđược chuyển hướng sang đường nhanh phía sau. Bác sĩ Reynolds đậu xe ngay trướcnhà tôi và đi bộ đến nhà Radley mỗi khi ông ta đến thăm bệnh. Jem và tôi chơiquanh quẩn trong sân suốt nhiều ngày. Cuối cùng những băng gỗ được mang đi, vàchúng tôi đứng trước hiên nhìn theo khi ông Radley làm chuyến hành trình cuốicùng của ông ngang qua nhà tôi.
“Đi rồi một kẻ bần tiện nhất mà Chúa từng thổi hơi thở vào” Calpurnia lẩmbẩm, và bà phun nước bọt ra sân với vẻ trầm tư. Chúng tôi nhìn bà đầy ngạcnhiên, vì hiếm khi Calpurnia bình luận về cung cách của người da trắng.
Hàng xóm nghĩ khi ông Radley nằm xuống Bob sẽ xuất hiện, nhưng mọi người đãlầm: anh trai Bob từ Pensacola trở về và thế chỗ ông Radley. Khác biệt duy nhấtgiữa anh ta và người cha là tuổi tác. Jem nói ông Nathan Radley cũng “mua bôngvải”. Tuy nhiên Nathan có đáp lại chúng tôi khi chúng tôi chào buổi sáng, vàđôi khi chúng tôi thấy anh ta từ thị trấn ra về với tờ tạp chí trên tay.
Chúng tôi càng nói nhiều với Dill về nhà Radley, nó càng muốn biết, thậtđứng ôm cột điện càng lâu nó càng thắc mắc.
“Không biết hắn ta làm gì trong đó”, nó lẩm bẩm. “Cứ là hắn ta vừa thò đầura khỏi cửa ấy”.
Jem nói, “Hắn ta đi ra ngoài, chắc chắn rồi, khi mà trời tối thui. CôStephanie Crawford nói có lần cô tỉnh dậy lúc nửa đêm và thấy hắn nhìn cô quacửa số... nơi đầu của hắn giống như cái sọ người nhìn cô. Mày có bao giờ thứcgiấc nửa đêm rồi nghe thấy tiếng hắn không, Dill? Hắn đi giống vậy nè...” Jemlê bàn chân anh trên sỏi. “Mày nghĩ sao khi cô Rachel lại khóa cửa kỹ thế banđêm? Nhiều buổi sáng tao còn thấy dấu vết của hắn ở sân sau, và có đêm tao nghethấy hắn cào cửa lưới sau nhà, nhưng khi bố Atticus ra tới đó thì hắn đã đimất”.
“Không biết hắn như thế nào sao?” Dill hỏi.
Jem đưa ra mô tả hợp lý về Bob: Bob cao khoảng mét chín, đoán chừng quanhững dấu vết của hắn; hắn ăn thịt sóc sống và bất cứ con mèo nào hắn bắt được,đó là lý do tại sao hai bàn tay hắn đầy máu-nếu mày ăn sống thú vật, mày sẽkhông bao giờ rửa sạch máu được. Mặt hắn có nguyên một vết sẹo lồi chạy ngangqua; răng hắn không những vàng khè mà còn bị sâu nữa; mắt hắn thô lố; miệng lúcnào cũng chảy nước dãi.
“Tụi mình thử dụ hắn ra ngoài đi” Dill nói. “Tao muốn thấy hắn ra sao”.
Jem nói nếu Dill muốn bị mất mạng, thì nó chỉ cần đi tới và gõ cửa trước.
Cuộc đột kích đầu tiên của bọn tôi xảy ra bởi vì Dill cá với Jem cuốn TheGray Ghost [9] ăn hai cuốn truyện Tom Swift rằng Jem sẽ không dám đi quá cổngnhà Radley. Cả đời mình, Jem chưa từng từ chối một thách thức nào.
Jem nghĩ về chuyện đó ba ngày. Tôi nghĩ rằng anh ấy yêu danh dự hơn cáimạng mình, vì Dill công kích liên tục khiến anh kiệt sức dễ dàng. “Mày sợ rồi”,ngày đầu Dill nói. “Tao không sợ, chỉ kính trọng thôi” Jem nói. Ngày hôm sauDill nói, “Mày sợ muốn chết đến độ không dám đặt ngón chân cái vào sân trước”.Jem nói anh ấy tin là mình không sợ, mỗi ngày anh ấy đều đi học ngang qua nhàRadley.
“Lần nào cũng chạy thục mạng” tôi nói.
Nhưng Dill khích được anh ấy vào ngày thứ ba, khi nó nói với Jem rằng dânMeridian chắc chắn không sợ hãi như dân Maycomb, rằng nó chưa từng thấy dân nàonhát như dân Maycomb.
Điều này đủ làm cho Jem phải đi đến góc đường, ở đó anh dừng lại và dựa vàocột đèn, nhìn cánh cổng đong đưa như khùng điên trên bản lề tự chế.
“Tao hy vọng cái đầu mày tự hiểu ra rằng hắn sẽ giết từng đứa bọn mình đó,Dill Harris” Jem nói, khi chúng tôi tới nhập bọn với anh. “Đừng trách tao khihắn móc mắt mày nghen. Hãy nhớ là mày khơi mào vụ này đó”.
“Mày vẫn còn sợ” Dill kiên nhẫn lầm bầm.
Jem muốn Dill biết rõ ràng rằng anh ấy chẳng sợ bất cứ thứ gì. “Chỉ có điềutao không nghĩ ra cách dụ hắn ra khỏi nhà hắn mà không bắt được mình thôi”.Ngoài ra Jem còn nghĩ đến cô em nhỏ của mình nữa.
Khi anh ấy nói vậy, tôi biết ngay anh ấy sợ. Jem cũng phải nghĩ tới em gáikhi tôi thách anh ấy nhảy từ nóc nhà xuống. “Nếu tao chết thì mày sống ra sao?”Anh hỏi. Rồi anh nhảy, rơi xuống đất an toàn, và ý thức trách nhiệm đã biếnkhỏi anh ấy cho đến khi anh đối mặt với nhà Radley.
“Mày né vụ thách thức này sao?” Dill hỏi. “Nếu vậy mày...”
“Dill, mày phải nghĩ về mấy chuyện này” Jem nói. “Để tao suy nghĩ mộtchút... nó giống như việc làm cho một con rùa bò ra...”
“Làm cách nào?” Dill hỏi.
“Đốt cây diêm hơ dưới bụng nó”.
Tôi bảo Jem nếu anh đốt nhà Radley tôi sẽ mách bố Atticus.
Dill nói đốt diêm hơ dưới bụng rùa là độc ác.
“Không độc ác, chỉ là thuyết phục nó - không giống như việc mày đốt lửathui nó đâu” Jem làu bàu.
“Sao mày biết đốt diêm không làm nó đau?”
“Bọn rùa không có cảm giác, đồ ngốc” Jem nói.
“Bộ mày từng là rùa hả?”
“Trời đất, Dill để tao nghĩ coi.. tụi mình có thể làm hắn hoảng...”
Jem đứng suy nghĩ quá lâu đến độ Dill nhượng bộ một chút, “Tao sẽ không nóilà mày chạy vụ này và tao sẽ đổi cho mày cuốn The Gray Ghost chỉcần mày dám đến đó rờ vào ngôi nhà”.
Jem sáng rỡ. “Rờ vào ngôi nhà, vậy thôi hả?”
Dill gật đầu.
“Chắc chắn chỉ vậy thôi hả? Tao không muốn mày đòi thêm chuyện gì khác khitao quay lại”.
“Ừ, chỉ nhiêu đó thôi” Dill nói. “Chắc chắn hắn sẽ chạy ra đuổi khi thấymày trong sân, lúc đó tao với Scout sẽ nhào vô, đè hắn xuống cho tới khi mìnhnói được với hắn là mình không tính hại gì hắn”.
Chúng tôi rời góc phố, băng qua con đường nhỏ trước nhà Radley, và dừngngay cổng.
“Tới luôn đi,” Dill nói, “Scout với tao ở ngay sau lưng mày”.
“Tao đi nè,” Jem nói, “đừng có thúc”.
Anh đi đến góc sân, rồi lùi lại nghiên cứu địa thế như thể quyết định tìmcách tốt nhất để vào trong, nhíu mày và gãi đầu.
Rồi tôi chế nhạo anh ấy.
Jem đẩy tung cách cổng và đi nhanh đến hông nhà, vỗ vào nó và chạy trở ravượt qua chỗ chúng tôi, không chờ xác nhận xem cuộc xâm nhập của anh có thànhcông hay không. Dill và tôi chạy theo sát gót anh. An toàn ở hàng hiên nhàmình, thở hổn hển, rầu rĩ và buồn bã.
Ngôi nhà cũ kỹ vẫn như thế, rầu rĩ và buồn bã, nhưng khi nhìn dọc theo conđường, chúng tôi tưởng như mình thấy một tấm rèm cửa bên trong nhúc nhích. Khẽrung nhẹ. Một chuyển động rất nhẹ, hầu như không thể thấy, và ngôi nhà vẫn lặngngắt.
Chú thích:
[1] Andrew Jackson (sau này thành Tổng thống thứ bảy của Mỹ), trong Cuộcchiến Creek (1813-14) đã xua người da đỏ Creek ra khỏi Alabama, Georgia vàMississippi để bảo vệ các khu định cư của dân da trắng.
[2] Trận Hasting (1066): trận đánh quyết định trong cuộc chinh phục Anh củangười Norman (Pháp).
[3] John Weslay (1703-1791): mục sư, nhà thần học Anh, một trong những thủlĩnh đầu tiên của giáo phái Giám lý (Methodist) của đạo Tin lành. Giáo phái nàyxuất phát từ Anh, lan qua Mỹ, thu hút giới lao động và nô lệ.
[4] Tội giết người không dự mưu trước nhưng không kèm tình huống gia trọng,theo luật Mỹ, nhưng định nghĩa này thay đổi ít nhiều tùy từng tiểu bang.
[5] Tên gọi thân mật của John.
[6] Ám chỉ khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
[7] Chẳng có gì để sợ ngoài chính nỗi sợ hãi: câu nổi tiếng trong diễn vănnhậm chức của Franklin Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của Mỹ (đắc cử năm 1932),người có công lớn trong việc đưa nước Mỹ vượt qua Khủng hoảng kinh tế. Ông đắccử bốn kỳ bầu cử liên tiếp: 1932,1936,1940 và 1944.
[8] Merlin: nhà tiên tri, phù thủy và cố vấn của vua Arthur trong truyềnthuyết Anh, ở đây hàm ý Dill là kẻ tài giỏi, tháo vát trong mọi chuyện.
[9] Nghĩa là Con ma xám.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 11:07:23 | Xem tất
Chương 2

Dill chia tay chúng tôi vào đầu tháng Chín, để trở về Meridian. Chúng tôitiễn nó lên chuyến xe buýt năm giờ và tôi đau khổ vì vắng bóng nó cho đến khinhớ ra còn một tuần nữa là phải đi học. Tôi không bao giờ mong chờ bất cứ điềugì hơn trong đời. Nhiều giờ trong mùa đông tôi ở trong ngôi nhà trên cây, nhìnqua sân trường, theo dõi bọn trẻ bằng ống nhòm phóng đại hai lần mà Jem chotôi, nghiên cứu những trò chơi của chúng, dõi theo chiếc áo khoác đỏ của Jemqua những nhóm bạn luồn lách chơi trò bịt mắt bắt dê, bí mật chia sẻ những vậnrủi và những chiến thắng nho nhỏ của tụi nó. Tôi thèm được nhập bọn với chúng.
Jem hạ cố dẫn tôi đến trường ngày đầu tiên, một công việc do bố mẹ thườnglàm, nhưng bố Atticus nói Jem sẽ thích chỉ cho tôi biết phòng học của tôi chỗnào. Tôi nghĩ hẳn anh được một ít tiền trong phi vụ này, vì khi chúng tôi chạylóc cóc quẹo góc phố ngang ngôi nhà Radley tôi nghe tiếng xủng xoẻng khácthường trong túi của Jem. Khi chúng tôi đi chậm lại tại rìa trường, Jem cẩnthận giải thích rằng trong giờ ở trường tôi không được làm phiền anh ấy, tôikhông được lại gần anh ấy để yêu cầu diễn một đoạn trong Tazan and the Ant Men[1], làm anh bẽ mặt qua việc nhắc tới cuộc sống riêng tư của anh ấy, hay lẽođẽo theo sau anh vào giờ giải lao và buổi trưa. Tôi phải chơi với bọn lớp mộtcủa tôi còn anh ấy chơi với bọn lớp năm. Tóm lại, tôi phải để anh yên.
“Ý anh là tụi mình không chơi chung nữa hả?” Tôi hỏi.
“Ở nhà mình vẫn chơi chung,” anh nói, “nhưng mày biết đó - trường học thìkhác chứ”.
Chắc chắn như vậy rồi. Trước khi buổi sáng đầu tiên trôi qua, cô CarolineFisher, cô giáo của chúng tôi, lôi tôi lên trước lớp và khẻ tay tôi bằng câythước, rồi bắt tôi đứng ở góc phòng đến tận trưa.
Cô Caroline chưa quá hai mươi mốt tuổi. Cô có mái tóc màu nâu sáng, máhồng, và sơm móng tay màu đỏ thẫm. Cô cũng mang giày cao gót và mặc váy sọctrắng đỏ. Cô trông giống và có mùi một giọt bạc hà. Cô ở trọ bên kia đường cáchnhà chúng tôi một căn, trong phòng trên lầu của cô Maudie Atkinson, và khi côMaudie giới thiệu tôi với cô, Jem bối rối trong nhiều ngày.
Cô Caroline viết tên cô bằng chữ in trên bảng và nói, “Câu này nghĩa là:Tôi là cô Caroline Fisher. Tôi quê ở Bắc Alabama, hạt Winston”. Cả lớp lầm bầmđầy lo lắng, liệu cô có chứng tỏ mình mang những nét quái đản đặc trưng củavùng đó không đây. (Khi Alabama ly khai khỏi liên bang ngày 11 tháng Giêng năm1861, hạt Winston đã ly khai khỏi Alabama, và mọi đứa trẻ ở hạt Maycomb đềubiết vụ này). Bắc Alabama vẫn đầy những tập đoàn kinh doanh rượu, những tay BigMule [2], các công ty thép, các đảng viên Cộng hòa, giáo sư, và những ngườikhác không rõ lai lịch.
Cô Caroline bắt đầu ngày học bằng việc đọc cho chúng tôi nghe một câuchuyện về những chú mèo. Lũ mèo có những cuộc chuyện trò dài với nhau, chúngmặc quần áo nhỏ trông hấp dẫn và sống trong ngôi nhà ấm áp bên dưới một cái bếplò. Vào lúc bà Mèo gọi điện đến cửa hàng dược phẩm đặt mua món chuột ướp mạchnha sôcôla cả lớp ngó ngoáy giống như một thùng đựng sâu nho. Cô Caroline có vẻkhông biết rằng bọn lớp một mặc váy bằng bao bột mì và áo sơ mi bằng vải bôngsờn rách này, hầu hết đều chặt cây bông và cho heo ăn từ lúc mới biết đi, đãmiễn nhiễm với thứ văn chương tưởng tượng. Cô Caroline kết thúc câu chuyện vàhỏi, “Thế nào, chuyện hay không?”
Sau đó cô lên bảng và viết bảng chữ cái bằng những chứ in vuông thật lớn,quay xuống lớp và hỏi, “Có ai biết những chữ này không?”
Mọi đứa đều biết; hầu hết lớp một đều không làm được chuyện này năm ngoái.
Tôi cho rằng cô chọn tôi vì cô biết tên tôi; khi tôi đọc bảng chữ cái, một nétnhăn mơ hồ xuất hiện giữa cặp chân mày cô và sau khi tôi đọc lớn hầu hết cuốn MyFirst Reader và những bảng báo giá thị trường chứng khoán trên tờ TheMobile Register, cô phát hiện ra rằng tôi đã biết chữ và nhìn tôi với vẻkhông hài lòng hơn nữa. Cô Caroline bảo tôi nói với bố tôi đừng dạy tôi nữa, nósẽ gây trở ngại cho việc học của tôi.
“Dạy em?” Tôi nói với vẻ ngạc nhiên, “Bố em chẳng dạy em gì cả, côCaroline. Bố Atticus không có thời gian dạy em bất cứ thứ gi” tôi nói thêm, khiđó cô Caroline mỉm cười lắc đầu. “Ồ, buổi tối bố em rất mệt và chỉ ngồi ở phòngkhách đọc sách báo thôi”.
“Nếu ông ấy không dạy em thì ai dạy?” Cô Caroline hỏi có vẻ ân cần. “Ai đóđã dạy em. Em đâu có bẩm sinh là đọc được tờ The Mobile Register”.
“Jem nói em đọc được. Anh ấy đọc trong một cuốn sách trong đó em mang họBullfinch thay vì Finch [3]. Jem nói tên em thật ra là Jean Louise Bullfinch,rằng em bị tráo lúc mới sinh và em thực tình là một...”
Rõ ràng cô Caroline đang nghĩ tôi nói láo. “Đừng để những tưởng tượng chiphối chúng ta, em yêu” cô nói. “Bây giờ hãy về nói với ba em đừng dạy em nữa.Tốt nhất là bắt đầu tập đọc với đầu óc mới mẻ. Em hãy nói với ba từ bây giờ côsẽ lo việc này và cố cứu vãn thiệt hại này...”
“Thưa cô?”
“Ba em không biết cách dạy. Em có thể ngồi xuống”.
Tôi lí nhí rằng tôi rất tiếc và về chỗ ngẫm nghĩ về tội của mình. Tôi khônghề chủ tâm học đọc, nhưng bằng cách nào đó tôi đã đắm mình một cách lén lút vàonhững tờ nhật trình. Trong những giờ đằng đẵng ở nhà thờ - có phải tôi đã họclúc đó? Tôi không nhớ được có lúc nào mình không đọc được những bài thánh ca.Bây giờ tôi buộc phải nghĩ về nó, việc đọc là một điều gì đó tự nhiên đến vớitôi, như việc học cách cài chặt đũng quần của bộ áo liền quần mà không cần nhìnquanh, hoặc việc thắt được hai cái nơ từ mớ dây giầy rối nùi. Tôi không thể nhớkhi nào những dòng chữ bên trên ngón tay di chuyển của bố Atticus tách ra thànhnhững từ rời, nhưng tôi đã chăm chú nhìn chúng suốt những buổi tối trong ký ứctôi, trong khi lăng nghe tin tức trong ngày, những dự luật được thông qua thànhluật, nhật ký của Lorenzo Dow [4] mọi thứ mà bố Atticus ngẫu nhiên đang đọc khitôi bò lên đùi ông mỗi tối. Cho đến khi tôi sợ rằng sẽ mất nó, thì tôi chưa baogiờ yêu thích việc đọc. Người ta đâu có yêu việc thở.
Tôi biết mình đã quấy rầy cô Caroline, vì vậy tôi được yên thân và nhìn racửa sổ cho đến giờ ra chơi khi Jem tách tôi ra khỏi đám học trò lớp một trongsân trường. Jem hỏi tôi xoay xở ra sao. Tôi kể anh ấy nghe.
“Nếu không phải ở lại, em đã bỏ về. Jem, cái cô đáng ghét đó nói bố Atticusđã dạy em đọc và bố phải ngừng chuyện đó lại...”
“Đừng lo, Scoutt” Jem trấn an tôi. “Thầy tao nói cô Caroline đang giớithiệu một phương pháp dạy mới. Cô học điều đó ở trường đại học. Rồi tất cả cáclớp sẽ áp dụng nó ngay thôi. Mày không phải học nhiều từ những cuốn sách theocách ấy-nó giống như nếu muốn biết về loài bò, mày phải đi vắt sữa một con bòvậy, hiều không?”
“Hiểu, Jem, nhưng em không muốn học về bò, em...”
“Chắc chắn rồi. Mày phải biết về loài bò, chúng là phần quan trọng trongđời sống ở hạt Maycomb”.
Phải cố gắng lắm tôi mới ngăn được ham muốn hỏi Jem có phải anh bị mất tríhay không.
“Tao chỉ ráng nói cho mày biết về cách dạy mới mà người ta áp dụng cho lớpmột, đồ lì lợm. Đó là Hệ thống thập phân Dewey [5]”
Chưa từng nghi ngờ về những tuyên bố chính thức của Jem, nên tôi thấy khôngcó lý do gì để hỏi lúc này. Hệ thống thập phân Dewey, trong chừng mực nào đó,bao gồm việc cô Caroline vung vẩy trước mặt chúng tôi những tấm bảng trên đóviết những chữ như “the”, “cat”, “rat”, “man” và “you”. Có vẻ như cô giáo khôngchờ đợi ở chúng tôi lời bình luận nào, và lớp học nhận được những phát hiện đầyấn tượng này trong im lặng. Tôi thấy chán, vì vậy tôi bắt đầu viết thư choDill. Cô Caroline bắt gặp tôi viết và bảo tôi phải nói với bố tôi ngừng dạytôi. “Với lại,” cô nói. “chúng ta không viết trong lớp một, chúng ta chỉ tập đồmẫu tự rời thôi. Em sẽ không học viết cho đến khi lên lớp ba”.
Calpurnia là người chịu trách nhiệm về việc này. Nó giúp tôi khỏi làm bàphát điên vào những ngày mưa, tôi đoán vậy. Bà ấy đặt cho tôi bài tập viết bằngviệc vẽ nguệch ngoạc bảng chữ cái ở phía trên một tấm bảng, sau đó chép lại mộtchương Kinh Thánh bên dưới. Nếu viết lại được theo nét của bà một cách thỏađáng, tôi sẽ được bà thưởng một miếng sandwich phết bơ và đường. Trong việc dạydỗ của Calpurnia, không hề có sự đa cảm: tôi hiếm khi làm bà hài lòng và bàhiếm khi thưởng cho tôi.
“Em nào về nhà ăn cơm trưa giơ tay lên?” Cô Caroline nói, cắt ngang cơn bựcbội mới mẻ của tôi đối với Calpurnia.
Những đứa bé thị trấn giơ tay lên, và cô nhìn khắp chúng tôi.
“Em nào mang bữa trưa theo để lên bàn”.
Những xô mật mía đột nhiên xuất hiện, và trần nhà lấp loáng ánh sáng kimloại. Cô Caroline đi lên đi xuống các dãy bàn nhìn và ấn ngón tay vào các hộpđựng bữa trưa, gật đầu nếu thứ bên trong làm cô hài lòng, hơi nhíu mày trướcnhững thứ khác. Cô dừng lại trước bàn của Walter Cunningham. “Bữa trưa của emđâu?” Cô hỏi.
Khuôn mặt của Walter Cunningham cho mọi đứa trong lớp một biết rằng nó bịgiun móc. Việc nó không đi giày cho chúng tôi biết rằng nó bị nhiễm giun rasao. Người ta bị giun móc khi đi chân không trong chuồng ngựa và bãi đầm mìnhcủa heo. Nếu Walter có giầy nó sẽ mang vào ngày đầu tiên đến trường sau đó vứtchúng đi cho đến giữa mùa đông. Nó mặc chiếc áo sơ mi sạch và bộ áo liền quầnđược sửa vừa vặn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 11:08:40 | Xem tất
Chương 2
(tiếp theo)

“Sáng nay em quên mang bữa trưa à?” Cô Caroline hỏi.
Walter nhìn thẳng trước mặt. Tôi thấy một bên cơ hàm trơ xương của nó giậtgiật.
“Em quên mang bữa trưa hả?” Cô Caroline hỏi. Hàm của nó lại giật.
“Dạ, thưa cô” cuối cùng nó lí nhí.
Cô Caroline đến bàn của cô và mở ví tiền ra. “Đây là đồng hăm lăm xu” cônói với Walter. “Hôm nay xuống phố ăn đi. Mai trả lại cô [6]”
Walter lắc đầu. “Không, cảm ơn cô” nó nói nhừa nhựa.
Giọng cô Caroline bắt đầu mất kiên nhẫn, “Đây Walter, cầm lấy”.
Walter lại lắc đầu.
Khi Walter lắc đầu lần thú ba có đứa thì thào, “Lên nói với cô đi, Scout”.
Tôi quay quanh và thấy hầu như cả đám dân thị trấn và toàn bộ nhóm đi xebuýt nhìn tôi. Cô Caroline đã nói chuyện với tôi hai lần, và chúng nhìn tôi vớisự tự tin ngây thơ rằng sự quen biết dẫn đến thông cảm.
Tôi đứng dậy đàng hoàng nhân danh Walter, “A - thưa cô Caroline?”
“Gì đó, Jean Louise?”
“Cô Caroline, bạn ấy là người nhà Cunningham”.
Tôi ngồi xuống.
“Là sao, Jean Louise?”                          
Tôi cứ nghĩ mình đã làm mọi việc trở nên rõ ràng lắm rồi. Nó đủ rõ ràng vớitất cả chúng tôi: Walter Cunningham đang ngồi đó gục đầu xuống. Nó không quênbữa trưa, nó không có bữa trưa gì cả. Hôm nay nó không có và cả ngày mai hayngày mốt cũng không có luôn. Chắc cả đời nó chưa từng thấy ba đồng hai mươi lămxu cùng một lúc bao giờ.
Tôi thử lần nữa, “Walter là người của nhà Cunningham, cô Caroline”.
“Rất tiếc, cô không hiểu, Jean Louise”.
“Phải rồi, thưa cô, cô sẽ biết rõ mọi người dân thị trấn chỉ sau một thờigian ngắn. Người nhà Cunningham không bao giờ nhận bất cứ thứ gì mà họ khôngthể trả lại - không giờ quyên góp ở nhà thờ và cũng không phiếu bạc lẻ [7]. Họkhông bao giờ nhận bất cứ thứ gì của bất cứ ai, họ sống với những gì họ có. Họkhông có nhiều, nhưng họ xoay xở được với điều đó”.
Hiểu biết đặc biệt của tôi về dòng họ Cunningham - tức là một nhanh của họ- có được từ những sự kiện năm ngoái. Cha Walter là một trong những thân chủcủa bố Atticus. Một đêm, sau cuộc nói chuyện không vui trong phòng khách củachúng tôi về vụ hạn chế thừa kế của ông, trước khi ra về, ông Cunningham nói:“Ông Finch, tôi không biết chừng nào mới trả thù lao cho ông được”.
“Đừng lo lắng chuyện đó, Walter” bố Atticus nói.
Khi tôi hỏi Jem hạn chế thừa kế là gì, và Jem mô tả nó như tình trạng bịkẹt đuôi trong một khe nứt, và tôi hỏi bố Atticus liệu ông Cunningham có trảtiền cho nhà mình không.
“Không trả bằng tiền,” bố Atticus nói, “nhưng trước cuối năm họ sẽ trả. Concứ để ý xem”.
Chúng tôi đã để ý. Một sáng Jem và tôi thấy một đống củi ở sân sau. Sau đómột bao hạt hồ đào nằm ở bậc thềm sau nhà. Giáng sinh là có một thùng dây leovà cây ô rô để trang trí. Mùa xuân đó chúng tôi thấy có một bao đầy rau củ cải,bố Atticus nói ông Cunningham đã trả cho bố quá nhiều.
“Sao ổng lại trả cho bố nhu vậy?” Tôi hỏi.
“Vì đó là cách duy nhất ông ấy có thể trả cho bố. Ông ấy không có tiền”.
“Nhà mình có nghèo không, bố Atticus?”
Bố Atticus gật đầu. “Mình có nghèo”.
Mũi Jem nhăn lại. “Mình có nghèo như nhà Cunningham không?”
“Không hẳn. Nhà Cunningham là dân nông thôn, là nông dân, và vụ sập tiệmchứng khoán giáng vào họ mạnh nhất [8]”
Bố Atticus nói những người có tay nghề đều nghèo bởi vì các nông dân nghèo.Vì hạt Maycomb là hạt nông nghiệp, bác sĩ, nha sĩ và luật sư khó kiếm đượcnhững đồng năm xu và mười xu. Việc hạn chế thừa kế chỉ là một phần trong nhữngưu tư cho ông Cunningham. Những cánh đồng không bị hạn chế thừa kế đã được cầmcố gần hết sạch, và số tiền mặt ít ỏi ông kiếm được thì phải trả tiền lãi. Nếubiết giữ mồm giữ miệng, ông Cunningham có thể kiếm được một việc làm ở WPA [9],nhưng đất đai của ông sẽ tàn lụi nếu ông rời bỏ nó, và ông sẵn sàng nhịn ăn đểgiữ đất và quyền bỏ phiếu theo ý thích. Bố Atticus nói ông Cunningham thuộc loạingười ngoan cường ít chịu thay đổi.
Vì người nhà Cunningham không có tiền để trả cho luật sư, nên họ chỉ trảcho chúng tôi bằng những gì họ có. “Con có biết,” bố Atticus nói, “bác sĩReynolds cũng làm việc theo cách này không? Với một số người, ông tính thù laomột lần đỡ đẻ là một thúng khoai tây. Scout, nếu con chú ý bố sẽ nói cho conbiết hạn chế thừa kế là gì. Định nghĩa của Jem đôi khi cũng khá chính xác”.
Nếu giải thích được những chuyện này với cô Caroline, hẳn tôi đã tránh đượcít nhiều phiền toái cho mình và cảnh ê chề sau đó cho cô Caroline, nhưng giảithích mọi việc rõ ràng như bố Atticus là chuyện nằm ngoài khả năng của tôi, vìvậy tôi nói, “Cô đang làm nó xấu hổ, cô Caroline. Walter không có đồng hai mươilăm xu nào ở nhà để trả cô đâu, và cô cũng không thể dùng củi”.
Cô Caroline đứng bất động, rồi cô nắm lấy cổ áo tôi và lôi tôi lên bàn củacô. “Jean Louise, em như vậy với tôi sáng nay thế là đủ rồi” cô nói. “Trongchuyện nào em cũng khởi đầu hỏng bét cả. Giơ tay ra”.
Tôi nghĩ cô sẽ nhổ nước bọt lên đó, đó là lý do duy nhất mà mọi người ởMaycomb chìa tay ra: đó là phương thức đánh dấu hợp đồng miệng có từ lâu đời.Tự hỏi không biết chúng tôi đã thỏa thuận được điều gì, tôi quay xuống lớp tìmcâu trả lời, nhưng cả lớp nhìn lại tôi đầy hoang mang. Cô Caroline cầm câythước lên, phết lẹ làng vào đó sáu cái, rồi bảo tôi đứng vào góc. Một trận cườivỡ òa khi cả lớp rốt cuộc nhận ra rằng cô Caroline đã quất tôi.
Khi cô Caroline dọa cả lớp sẽ bị y như vậy, lớp một lại ôm bụng cười nữa,chúng chỉ nghiêm túc lại khi bóng cô Blount trùm lên chúng. Cô Blount, mộtngười chính gốc Maycomb cho đến lúc đó chưa biêt gì về những bí ẩn của Hệ thốngthập phân, xuất hiện ngay cửa lớp, tay chống nạnh và thông báo, “Nếu còn nghethấy âm thanh nào khác từ phòng này, tôi sẽ thiêu rụi mọi người trong đây. CôCaroline, lớp sáu không thể tập trung vào kim tự tháp vì tất cả sự ồn ào này!”
Tôi chỉ phải đứng trong góc một lát. Được tiếng chuông hết giờ cứu, côCaroline nhìn theo cả lớp xếp hàng một để đi ăn trưa. Khi rời khỏi phòng sautất cả những đứa khác, tôi thấy cô ngồi sụp xuống ghế và vùi đầu vào cánh tay.Nếu cô cư xử tử tế đối với tôi, tôi sẽ cảm thấy tiếc cho cô. Cô cũng thuộc loạikhá xinh xắn.
Chú thích:
[1] Nghĩa là Tazan và những người kiến.
[2] Liên minh giữa các chủ đồn điền lớn với giới công nghiệp Alabama, chiphối nền chính trị của bang này, ủng hộ những chính sách bảo thủ.
[3] Ở đây Jem nói đùa với em gái dựa trên cuốn sách cậu đang đọc, cuốnBullfinch’s Mythology(Thần thoại của Bulfinch), một tuyển tập các truyện thầnthoại Hy Lạp phổ biến thời đó. Cách phát âm hai từ Bullfinch và Bulfinch tươngtự nhau. Trong tiếng Anh, Bukk nghĩa là con bò.
[4] Lorenzo Dow (1777-1834): Nhà truyền giáo thuộc phái Giám lý từng đikhắp nước Mỹ, có tới Alabama.
[5] Phương pháp đánh số phân loại sách trong thư viện do Melvil Dewey lậpra. Jem lẫn lộn ông này với John Dewey, lý thuyết gia về giáo dục tiến bộ.
[6] Trong thời khủng hoảng kinh tế này, một ổ bánh mì giá 5 xu, vé xem phimgiá 10 xu, một gallon xăng (3,8lit) giá 16 xu.
[7] Scrip stamp: phiếu thay tiền giấy có mệnh giá nhỏ, dưới 1 USD, đượcphát hành khi khẩn cấp. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều chính quyền địaphương cấp phát loại phiếu này cho dân thất nghiệp.
[8] Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929: sự kiện khơi mài cuộc khủnghoảng kinh tế Mỹ.
[9] Works Progress Administration-Sở quản lý tiến độ công trình: một trongnhiều cơ quan được thành lập để giải quyết nạn thất nghiệp trong khủng hoảngkinh tế. WPA ra đời năm 1935 để phát triển một chương trình công trình côngcộng với kinh phí nhỏ cho vật tư và kinh phí lớn cho lương bổng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 11:34:25 | Xem tất
Chương 3

Tóm được Walter Cunningham trong sân trường khiến tôithấy hài lòng ít nhiều, nhưng khi tôi đè đầu nó xuống đất thì Jem đi ngang quavà bảo tôi dừng lại. “Mày lớn hơn nó mà” anh ấy nói.
“Nó bằng tuổi anh chứ bộ” tôi nói. “Nó làm buổi học đầutiên của em hỏng bét”.
“Buông nó ra, Scoutt. Sao vậy?”
“Nó không mang theo bữa trưa” tôi nói, giải thích việctôi dính dáng vào vụ ăn uống của Water thế nào.
Walter đã đứng lên và im lặng nghe Jem với tôi. Nắm đấmcủa nó đã hơi giơ lên như thể chờ đợi cuộc tấn công của anh em tôi. Tôi sấn tớiđế đuổi nó đi, nhưng Jem đưa tay ngăn tôi lại. Anh xem xét Walter với vẻ suyđoán. “Cha mày là ông Walter Cunningham ở Old Sarum phải không?” Anh hỏi vàWalter gật đầu.
Walter trông như thể được nuôi bằng thức ăn cho cá: đôimắt nó, xanh như mắt của Dill Harris, đỏ hoe và đầy nước. Mặt nó không có sắcmàu trừ chóp mũi, chỗ đó có màu hồng ẩm ướt. Nó rờ rẫm ngón tay theo những dâycài của bộ áo liền quần đang mặc, lo lắng táy máy những cái móc kim loại.
Bất chợt Jem nhe răng cười với nó. “Về nhà ăn cơm vớitụi tao đi, Walter” anh nói. “Mày tới tụi tao vui lắm”.
Mặt Walter bừng sáng rồi tối sầm.
Jem nói. “Bố tụi tao là bạn của ba mày mà. Còn con Scoutnày, nó khùng - nó không đánh mày nữa đâu”.
“Em không chắc điều đó đâu” tôi nói. Việc Jem tự ý làmra cam kết cho tôi khiến tôi thấy khó chịu, nhưng những phút giây nghỉ trưa quýgiá đang trôi qua. “Phải đó Walter, tao không đe mày nữa đâu. Mày không thíchđậu bơ sao? Bà Cal nhà tao nấu bếp hết sẩy”.
Walter đứng im tại chỗ, cắn môi. Jem và tôi bỏ đi, vàkhi chúng tôi gần đến chỗ nhà Radley thì Walter gọi, “Nè, tao đi với!”
Khi Walter đuổi kịp bọn tôi, Jem nói chuyện thật vui vớinó. “Có con ma sống trong đó” anh nói một cách thân mật, chỉ vào nhà Radley.“Nghe vụ này bao giờ chưa, Walter?”
“Hình như có” Walter nói. “Năm đầu tới trường rồi ăn mấyquả hồ đào tao mém chết luôn - người ta nói hắn tẩm thuốc độc vô rồi thảy chúngqua hàng rào trường”.
Lúc này Jem có vẻ ít sợ Boo Radley vì có tôi và Walterbên cạnh. Thực sự là Jem đâm ra huênh hoang, “Có lần tao dám đi một lèo tới nhàđó luôn” anh nói với Walter.
“Bất cứ ai từng đi tới nhà đó hẳn không phải chạy mỗikhi đi ngang qua đó” tôi nói với đám mây trên trời.
“Ai chạy vậy, cô Priss?”
“Anh chớ ai, khi không có ai đi chung”.
Lúc chúng tôi đi đến bậc thềm trước nhà, Walter đã quên nólà một Cunningham, Jem chạy xuống bếp yêu cầu Calpurnia bày thêm một đĩa nữa,chúng tôi có bạn. Bố Atticus chào đón Walter và bắt đầu nói chuyện về mùa màngmà cả Jem và tôi đều không thể hiểu.
“Lý do cháu không thể qua được lớp một, ông Flinch, là mùaxuân nào cháu cũng phải ra đồng để giúp ba cháu chặt cây, nhưng có một lý dokhác ở nhà bây giờ là kích thước của cánh đồng”.
“Mày đã trả thúng khoai tây chưa?” Tôi hỏi, nhưng bốAtticus đã lắc đầu với tôi.
Trong khi Walter chất thức ăn vào đĩa của nó, nó với bôAtticus nói chuyện với nhau như hai người đàn ông, trước sự ngạc nhiên thíchthú của Jem và tôi. Bố Atticus đang giải thích những vấn đề nông trại thìWalter cắt ngang để hỏi không biết trong nhà có mật đường không. Bố Atticus gọibà Calpurnia, bà quay lại mang theo bình xi rô. Bà đứng chờ Walter tự phục vụ.Walter rót xi tô lên rau và thịt thật hào phóng. Chắc hẳn nó sẽ rót xi rô vàocả ly sữa nếu như tôi không hỏi nó đang làm gì.
Chiếc đĩa bạc kêu lách cách khi nó đặt bình xi rô xuống,rồi nó nhanh chóng đặt hai tay lên đùi. Sau đó nó cúi đầu xuống.
Bố Atticus lại lắc đầu với tôi. “Nhưng nó tẩm bữa ăn của nóngập xi rô” tôi phản đối. “Nó rót xi rô lên khắp...”
Ngay lúc đó Calpurnia gọi tôi xuống bếp.
Bà đang giận dữ, mà khi giận dữ thì văn phạm của Calpurniatrở nên lộn xộn. Khi bình thường, văn phạm của bà cũng tốt như văn phạm của mọingười Maycomb. Bố Atticus nói Calpurnia có học hơn phần lớn người da màu khác.
Khi bà liếc nhìn xuống tôi, những nếp nhăn nhỏ xíu quanhđôi mắt bà hằn sâu hơn. “Có một số người ăn không giống nhà mình,” bà thì thầmmột cách gay gắt, “nhưng đâu có ai yêu cầu cô rầy rà họ tại bàn ăn khi họ khônggiống cô đâu. Thằng nhỏ đó là bạn cô và nếu nó muốn ăn trên tấm khăn bàn thì côhãy kệ nó, hiểu chứ?”
“Nó đâu phải là bạn, Cal, nó chỉ là một đứa Cunningham...”
“Ăn với nói! Họ là ai thì đâu thành vấn đề, bất cứ ai đặtchân đến nhà này đều là bạn cô, và đừng để tôi bắt gặp cô xét nét cung cách củahọ theo kiểu kiêu kỳ này nữa nghe! Họ nhà cô có thể khá hơn họ nhà Cunningham,nhưng đó đâu phải lý do cho cô làm nhục họ - nếu cô không cư xử phù hợp để đượcăn tại bàn, thì cô có thể xuống đây và ăn trong bếp đi!”
Calpurnia đẩy tôi qua cánh cửa đung đưa sang phòng ăn bằngmột cú phát đau điếng. Tôi lấy đĩa thức ăn của mình và xuống ăn trong nhà bếp,dù sao tôi cũng mừng là không bị bẽ mặt khi phải đối mặt với họ lần nữa. Tôibảo Calpurnia hãy chờ đó, tôi sẽ cho bà biết: một ngày nào đó khi bà lơ đi, tôisẽ bỏ đi và nhảy xuống chỗ nước xoáy Barker và rồi bà sẽ hối tiếc. Ngoài ta,tôi nói thêm, bà đã làm tôi gặp rắc rối bữa nay: bà đã dạy tôi viết và tất cảlà lỗi của bà. “Dẹp cái trò nhặng xị của cô đi” bà nói.
Jem và Walter trở lại trường trước tôi: việc ở lại sau đểnói với bô Atticus về việc bất công quái ác của Calpurnia khiến tôi phải chạynước rút một mình ngang nhà Radley. “Dù sao bà ấy cũng thích Jem hơn con” tôikết luận, và gợi ý rằng bố Atticus nên nhanh chóng tống khứ bà ta đi.
“Con có bao giờ nghĩ rằng Jem không làm bà ấy lo lắng bằngnửa con không?” Giọng bố Atticus đanh lại. “Bố không có ý định đuổi bà ấy, bâygiờ và cả sau này nữa. Chúng ta không thể sinh hoạt một ngày mà không cóCalpurnia, con có bao giờ nghĩ đến điều đó không? Con có nghĩ là Calpurnia đãlàm bao nhiêu chuyện cho con chưa, và con hãy quan tâm đến bà ấy, hiểu chưa?”
Tôi trở lại trường và thấy căm ghét Calpurnia cho đến khimột tiếng hét bất ngờ phá vỡ những oán hờn của tôi. Tôi nhìn lên và thấy côCaroline đang đứng giữa phòng, mặt cô đầy kinh hoàng. Dường như cô đã trấn tĩnhlại để giữ vững chức trách của mình.
“Nó còn sống!” Cô rú lên.
Lũ con trai trong lớp xông lên để giúp cô. Chúa ơi, tôinghĩ, cô ấy sợ chuột. Thằng Little Chuck Little, thằng có một sự kiên nhẫn phithường dành cho tất cả các loại sinh vật, nói, “Nó chạy đường nào, cô Caroline?Cho tụi em biết nó chạy đi đâu, nhanh lên! D.C...” Nó quay sang thằng nhóc đứngsau - “D.C., đóng cửa lại để tụi mình bắt nó. Mau lên, cô ơi, nó chạy đâu mấtrồi?”
Cô Caroline chỉ ngón tay run rẩy không phải xuống sàn màcũng không phải lên bàn, mà vào một đứa lóng ngóng tôi không biết tên. Khuônmặt Little Chuck cau lại và nó nói nhẹ nhàng, “Ý cô nói nó hả? Vâng, nó cònsống. Nó làm gì khiến cô sợ vây?”
Cô Caroline nói một cách tuyệt vọng, “Cô vừa mới đi ngangthì nó bò từ tóc trò đó... Vừa mới bò ra khỏi tóc...”
Little Chuck nhe răng cười. “Đâu có gì phải sợ một con chí,thưa cô. Cô chưa từng thấy con chí nào sao? Bây giờ cô chỉ cần trở lại bàn côvà dạy chúng em một số điều nữa”.
Little Chuck là một thành viên khác trong lớp không biếtbữa ăn kế tiếp của nó từ đâu tới, nhưng nó là một quý ông bẩm sinh. Nó nắm lấykhuỷu tay cô và dẫn cô Caroline đến trước lớp. “Giờ cô đừng sợ nữa, thưa cô” nónói. “Không cần sợ một con chí đâu. Em sẽ đi lấy cho cô một ly nước”.
Chủ nhân của con chí không thể hiện một chút quan tâm nàođến sự xôn xao mà nó gây ra. Nó lần mò lớp da đầu bên trên trán, tìm được vịkhách và bóp chặt nó giữa ngón cái và ngón trỏ.
Cô Caroline theo dõi quy trình đó trong sự mê hoặc kinhkhiếp. Little Chuck mang nước đến trong chiếc cốc giấy, và cô uống với vẻ biếtơn. Cuối cùng giọng cô bình tĩnh lại. “Em tên gì, cậu bé?” Cô dịu dàng hỏi.
Thằng nhỏ nheo mắt. “Ai, em hả?” Cô Caroline gật đầu.
“Burris Ewell”.
Cô Caroline xem kỹ cuốn sổ điểm danh. “Đây có một Ewellnhưng không có tên riêng... em đánh vần tên riêng của em được không?”
“Không biết đánh vần làm sao. Ở nhà gọi em là Burris”.
“Được rồi Burris” cô Caroline nói. “Cô nghĩ chúng ta nêncho em nghỉ chiều nay. Cô muốn em về nhà và gội đầu”.
Cô lấy trong bàn ra một cuốn sách dày, lật qua các trang vàđọc một lát. “Một biện pháp tại nhà tốt cho... Burris, cô muốn các em về nhà vàgội đầu với xà bông nước tro. Làm vậy xong, em lấy dầu hỏa bôi da đầu”.
“Để chi vậy cô?”
“Để loại sạch... ờ, mấy con chí. Em biết đó, Burris, cácbạn khác có thể bị lây chí, và em đâu muốn chuyện đó, phải không?”
Thằng nhỏ đứng dậy. Nó là đứa ở dơ nhất tôi từng thấy. Cổnó xám ngắt, mu bàn tay nó cáu bẩn, và mu bàn tay đen thui đến tận phần thịtmềm. Nó nhìn cô Caroline từ một khoảng trống sạch sẽ to bằng nắm tay trên khuônmặt nó. Chắc chắn không ai để ý đến nó, vì cô Caroline và tôi đã giải trí chocả lớp hầu như suốt buổi sáng.
“Burris này,” cô Caroline nói, “làm ơn tắm trước khi đi họclại ngày mai”.
Thằng nhỏ cười một cách thô lỗ. “Cô không cần đuổi em vềnhà, thưa cô. Em sắp nghỉ đây - em làm thế này là đủ cho cả năm rồi”.
Cô Caroline có vẻ bối rối. “Em nói vậy là sao?”
Thằng nhỏ không trả lời. Nó khịt mũi đầy khinh bỉ.
Một đứa lớn tuổi trong lớp trả lời, “Thưa cô, nó là ngườinhà Ewell”, và tôi tự hỏi không biết lời giải thích này có thất bại như nỗ lựccủa tôi không. Nhưng cô Caroline có vẻ sẵn sàng lắng nghe. “Cả trường đầy tụinó. Tụi nó đến trường ngày đầu năm học rồi nghỉ. Cô phụ trách học sinh trốn họcbắt tụi nó đến đây bởi vì cô ấy dạo giao tụi nó cho ông cảnh sát trưởng, nhưngcô ấy bỏ ý định giữ tụi nó lại. Cô ấy nghĩ cô đã thực hiện xong luật bằng việcghi tên tụi nó vào sổ và quản lý tụi nó ở đây ngày đầu. Cô có nhiệm vụ đánh dấutụi nó vắng những ngày còn lại trong năm...”
“Nhưng còn ba má chúng thì sao?” Cô Caroline hỏi với vẻquan tâm thực sự.
“Có má nào đâu,” đó là câu trả lời, “còn ba của tụi nó thìưa gây gổ lắm”.
Burris Ewell hãnh diện với cách tưởng thuật này.
“Em đến trường vào ngày đầu năm lớp một đã ba năm nay rồi”nó nói với vẻ cởi mở. “Coi như nếu năm nay em khôn hơn họ sẽ đẩy em lên lớphai...”
Cô Caroline nói, “Ngồi xuống lại đi, Burris” và ngay khi cônói điều đó tôi biết cô đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Sự hạ mình của thằngnhỏ lóe lên thành cơn giận dữ.
“Cô thử bắt em coi, cô giáo”.
Little Chuck Little đứng dậy. “Để nó đi đi, thưa cô” nónói. “Nó là một đứa xấu, một đứa cực hư. Nó có thể gây chuyện gì đó, mà ở đâycó mấy đứa còn nhỏ”.
Nó thuộc loại nhỏ con, nhưng khi Burris Ewell quay sao,tay phải của Little Chuck Little đút vào túi. “Coi chừng đóm Burris” nó nói.“Tao sẽ giết mày liền khi nhìn thấy mày. Bây giờ xéo về nhà đi”.
Burris có vẻ như sợ thằng bé cao bằng nửa nó, và côCaroline lợi dụng sự do dự của nó. “Burris về nhà đi. Nếu không cô sẽ gọi hiệutrưởng” cô nói. “Dù sao cô cũng phải báo cáo vụ này”.
Thằng nhóc khịt mũi và lừ đừ tiến về phía cửa.
Khi đã yên tâm là không ai có thể đuổi được nữa, nó quaylại nạt lớn, “Báo cáo mặc xác cô. Chẳng có mụ giáo viên mũi thò lò bào có thểbắt tôi làm bất cứ chuyện gì! Cô chẳng buộc tôi phải đi chỗ nào được đâu, côgiáo. Cô hãy nhớ rằng cô chẳng bắt được tôi phải đi đến chỗ nào đâu!”
Nó chờ đến khi nó chắc là cô khóc, rồi mới lê bước rakhỏi trường.
Ngay sau đó chúng tôi vây quanh bàn cô, cố bằng mọi cáchđể an ủi cô. Nó thực là một đứa xấu xa.. hèn hạ... cô không cần phải dậy nhữngđứa như nó... đó không phải là cách ứng xử của Maycomb. Cô Caroline, cô đừngbuồn nữa, sao cô không đọc cho tụi em nghe một câu chuyện nào đó? Chuyện conmèo sáng nay thật hay...
Cô Caroline mỉm cười, chùi mũi, nói, “Cảm ơn các em” bảochúng tôi về chỗ, mở sách ra và làm mê hoặc cả lớp một này bằng một câu chuyệnkể dài về con cóc sống trong tòa lâu đài.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 11:37:09 | Xem tất
Chương 3
(tiếp theo)

Khi tôi đi ngang qua nhà Radley lần thứ tư trong ngàyđó-hai lần chạy như bay - thì sự rầu rĩ của tôi càng trở nên sâu đậm hơn chophù hợp với ngôi nhà. Nếu tháng ngày còn lại của năm học cũng đầy chuyện ly kỳnhư ngày đầu tiên này, thì có lẽ khá thú vị, nhưng viễn cảnh trải qua chíntháng nhịn đọc và viết khiến tôi nghĩ đến chuyện bỏ trốn.
Cho đến chiều tối phần lớn những kế hoạch giang hồ củatôi đã xong, khi tôi và Jem đua nhau chạy trên vỉa hè đón bố Atticus đi làm về,tôi không thua anh nhiều lắm. Bọn tôi có thói quen chạy ra đón khi bố Atticusquẹo góc bưu điện từ xa. Bố Atticus có vẻ quên mất vụ bê bối hồi trưa của tôi;ông hỏi đủ thứ về trường học. Tôi trả lời gióng một và ông không truy hỏi tôi.
Có lẽ Calpurnia cảm thấy rằng ngày hôm nay của tôi làmột ngày u ám: bà để cho tôi xem bà chuẩn bị bữa tối. “Nhắm mắt lại, mở miệngra tôi sẽ cho cô một ngạc nhiên” bà nói.
Bà ít khi làm bánh bì giòn, bà nói mình không có thờigian, nhưng hôm nay là một ngày dễ chịu với bà vì cả hai chúng tôi đều đi học.Bà biết tôi thích bánh bì giòn.
“Bữa nay tôi nhớ cô” bà nói. “Nhà vắng quá nên hai giờtôi phải bật radio”.
“Sao vậy? Jem với con đâu có ở nhà trừ khi trời mưa”.
“Tôi biết,” bà nói, “nhưng một trong hai đứa luôn ởtrong tầm gọi của tôi. Tôi tự hỏi không biết một ngày tôi tốn bao nhiêu thờigian để gọi cô. Ừm”, bà nói, đứng dậy, “chắc là đủ thời gian để làm một chảobánh bì giòn. Giờ cô đi chỗ khác chơi cho tôi chuẩn bị bàn ăn”.
Calpurnia cúi xuống hôn tôi. Tôi chạy đi chơi, tự hỏikhông biết bà có chuyện gì vậy, chắc bà muốn làm hòa với tôi. Bà luôn luôn khắtkhe với tôi, cuối cùng bà đã thấy sai lầm trong cách cư xử gắt gỏng của bà, bàthấy hối tiếc nhưng quá bướng bỉnh không thể nói ra điều đó. Tôi quá mệt mỏivới những tội lỗi trong ngày hôm nay.
Sau bữa tối, bố Atticus ngồi xuống với tờ báo và gọi,“Scout, chuẩn bị đọc chưa?” Đến thế này thì quá sức chịu đựng của tôi rồi, vàtôi đi ra hàng hiên. Bố Atticus theo sau tôi.
“Có chuyện gì không ổn hả Scout?”
Tôi nói với bố Atticus tôi thấy không khỏe và tôi nghĩmình sẽ không đi học nữa nếu như bố không phiền.
Bố Atticus ngồi xuống chiếc xích đu và bắt chéo chânlại. Những ngón tay ông rờ rẫm cái túi đựng đồng hồ; bố nói đó là cách duy nhấtông có thể suy nghĩ. Bố chờ đợi trong sự im lặng thân tình, và tôi tìm cáchcủng cố quan điểm của mình, “bố không hề đi học mà bố vẫn ngon lành, vậy concũng sẽ ở nhà. Bố có thể dạy con giống như ông nội dạy bố với chú Jack vậy”.
“Không, bố không dạy con được” bố Atticus nói. “Bố phảilàm việc kiếm sống. Với lại họ sẽ tống bố vào tù nếu bố để con ở nhà-tối naycon uống một liều magnesia [1] và ngày mai đi học như thường”.
“Con thấy khỏe thiệt mà”.
“Bố cũng nghĩ thế. Giờ thì có chuyện gì vậy?”
Từ từ tôi kể cho bố nghe những chuyện xui xẻo trongngày, “... và cô giáo nói bố dạy con sai hết trơn, nên chúng ta không thể đọcđược nữa. Con xin bố đừng bắt con đi học nữa, nha bố”.
Bố Atticus đứng dậy để đi đến cuối hàng hiên, sau khixem xét giàn đậu tía, ông trở lại chỗ tôi.
“Trước hết,” ông nói, “nếu con học được một cách thứcđơn giản, Scout, con sẽ sinh hoạt thoải mái hơn nhiều với đủ loại người. Conkhông bao giờ thực sự hiểu một người cho đến khi con xem xét mọi việc từ quanđiểm của người đó...”
“Là sao bố?”
“...tức là con sống và cư xử y như anh ta”.
Bố Atticus nói bữa nay tôi đã học được nhiều điều và chínhcô Caroline cũng học được vài điều. Cô đã biết được rằng không nên đưa cái gìcho một người Cunningham, điều thứ nhất là thế, nhưng nếu tôi và Walter tự đặtmình vào vai trò của cô, chúng tôi sẽ thấy đó là một sai lầm thành thực ở phíacô. Chúng tôi không thể mong cô hiểu được mọi cung cách của Maycomb chỉ trongmột ngày, và chúng tôi không thể bắt cô chịu trách nhiệm khi cô không biết rõ mọichuyện.
“Con sẽ bị theo dõi gắt gao” tôi nói. “Con không biết gìhơn là không nên đọc cho cô nghe, và cô buộc tội con... nghe nè bố Atticus, conkhông đi học đâu!” Bất chợt đầu tôi lóe lên ý nghĩ. “Bố nhớ Burris Ewell không?Nó chỉ đi học ngày đầu. Cô phụ trách học sinh trốn học coi như đã làm đúng luậtkhi cô ghi tên nó vào sổ...”
“Con không làm vậy được, Scout” bố Atticus nói. “Đôi khitốt hơn là nên bẻ cong luật một chút trong những trường hợp đặc biệt. Trongtrường hợp của con, luật pháp vẫn rất cứng rắn. Vậy nên con phải đi học”.
“Con không hiểu sao con phải đi học trong khi nó thìkhông”.
“Vậy thì nghe nè”.
Bố Atticus nói rằng người nhà Ewell là sự ô nhục củaMaycomb suốt ba thế kỷ. Không ai trong số họ từng lao động một ngày lương thiệntheo trí nhớ của ông. Bố nói mùa Giáng sinh nào đó, khi đem bỏ cây Giáng sinh,ông sẽ dân tôi theo và chỉ cho tôi nơi và cách họ sống. Họ là con người, nhưnghọ sống giống như thú vật. “Họ có thể đến trường bất cứ khi nào họ muốn, khihọc thể hiện dấu hiệu nhỏ nhất của việc muốn có học vấn” bố Atticus nói. “Cónhiều cách để giữ chúng ở trường bằng vũ lực, nhưng thật ngu ngốc khi ép buộcnhững người như nhà Ewell vào một môi trường mới...”
“Nếu mai con không đi học, bố sẽ ép buộc con”.
“Mình không nói chuyện này nữa” bố Atticus nói một cách khôkhốc. “Con, cô Scoutt Finch, thuộc loại người bình thường. Con phải tuân theoluật pháp”. Bố nói những người nhà Ewell là thành viên của một xã hội riêngbiệt gồm toàn những người mang họ Ewell. Trong một số tình huống nào đó ngườibình thường sáng suốt cho phép họ hưởng những đặc quyền nào đó bằng phương phápđơn giản là làm ngơ trước một hoạt động của người nhà Ewell. Chẳng hạn như họkhông phải đi học. Một điều khác nữa, ông Bob Ewell, cha của Burris, được phépsăn và bẫy thú ngoài mùa.
“Bố Atticus, vậy là xấu” tôi nói. Ở hạt Maycomb, việc sănbắn ngoài mùa là phạm luật, một trọng tội trong mắt dân chúng.
“Nó hoàn toàn sai luật,” bố nói, “và chắc chắn là xấu,nhưng khi một người tiêu hết những tấm ngân phiếu cứu trợ của mình vào rượu thìcon cái ông ta chỉ có nước khóc vì đói. Bố không biết có chủ đất nào quanh đâychịu giao cho bọn trẻ bất cứ thú săn nào mà cha chúng có thể bắn được”.
“Ông Ewell không nên làm điều đó..”
“Dĩ nhiên ông ta không nên, nhưng ông ta sẽ không bao giờthay đổi cung cách của mình. Liệu con có trút sự phản đối của con lên con cáiông ta không?”
“Không, bố” tôi lẩm bẩm, và cố thêm lần cuối, “Nhưng nếucon tiếp tục đi học, bố con mình không bao giờ được đọc chung nữa..”
“Điều đó thực sự làm phiền con hả?”
“Vâng, thưa bố”.
Khi bố Atticus nhìn xuống tôi, tôi thấy trên mặt ông có mộtvẻ luôn khiến tôi mong đợi một điều gì đó. “Con có biết thỏa hiệp là gì không?”Ông hỏi.
“Bẻ cong luật pháp hả?”
“Không, một thỏa thuận đạt được qua tương nhượng. Nó làvầy” ông nói. “Nếu con thừa nhận sự cần thiết của việc đi học, chúng ta sẽ tiếptục đọc mỗi đêm giống như từ trước tới nay. Thỏa thuận vậy được không?”
“Dạ, được!”
“Chúng ta coi như đã ký kết xong mà không cần nghi thứcthường lệ”. Bố Atticus nói khi thấy tôi chuẩn bị nhổ nước bọt.
Khi tôi mở cửa lưới phía trước bố Atticus nói, “Mà nè,Scout, tốt hơn là con đừng nói gì về thỏa thuận của chúng ta ở trường nghe”.
“Sao vậy?”
“Bố sợ những việc làm của chúng ta không được những ngườihọc cao hơn chấp thuận”.
Jem và tôi đã quen với kiểu ăn nóichúc-thư-và-ý-nguyện-cuối-cùng của bố chúng tôi, và lúc nào chúng tôi cũng đượctự do ngắt lời đời bố Atticus diễn dịch khi nó vượt quá tầm hiểu của mình.
“Sao, bố?”
“Bố chưa từng đến trường,” ông nói, “nhưng bố có cảm giácrằng nếu con nói với cô Caroline chúng ta đọc mỗi đêm cô ấy sẽ rầy rà bố, mà bốkhông muốn bị cô ấy rầy rà”.
Bố Atticus làm chúng tôi cười suốt buổi tối đó, nghiêmtúc đọc những cột báo về một người đàn ông ngồi trên cột cờ [2] chằng vì lý docụ thể nào, chuyện đó cũng đủ là lý do để Jem dành ngày thứ Bảy sau đó ở miếttrong ngôi nhà trên cây. Jem ngồi từ sau bữa điểm tâm đến lúc mặt trời lặn vàchắc sẽ ở đó suốt đêm nếu như bố Atticus không cắt đường dây tiếp tế của anh.Còn tôi thì dành hầu như cả ngày để leo lên tuột xuống, chạy việc vặt cho anh,cung cấp cho anh vật liệu, thức ăn và nước, và khi tôi mang cho anh mền đắp banđêm thì bố Atticus nói nếu tôi không thèm để ý đến anh, thì Jem sẽ xuống. BốAtticus nói đúng.
Chú thích:
[1] Thuốc để giảm axit trong bao tử, thúc đẩy tiêu hóa.
[2] Ngồi trên cột cờ là một trò biểu diễn kỳ quái nhưngphổ biến ở thập niên 1930.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 14:23:50 | Xem tất
Chương 4

Những ngày đi học còn lại của tôi chẳng thuận lợi gì hơn ngày đầu tiên. Thật ra chúng là một đề tài tìm hiểu bất tận từ từ phát triển thành một bài học, trong đó hàng dặm giấy thủ công và bút sáp được bang Alabamachi trả trong những nỗ lực đầy hảo ý nhưng vô ích của nó nhằm dạy cho tôi về Động lực nhóm. Cái mà Jem gọi là Hệ thống thập phân Dewey đã phổ biến khắp trường vào cuối năm học đầu tiên của tôi, cho nên tôi không có cơ hội để sosánh nó với các phương pháp giảng dạy khác. Tôi chỉ có thể nhìn xung quanh: bố Atticus và chú tôi, người học tại nhà, biết mọi thứ - ít ra, những gì người này không biết thì người kia biết. Hơn nữa, tôi không thể không nhận thấy rằng bố tôi đã làm việc nhiều năm trong cơ quan lập pháp bang, lần nào cũng được bầu mà không gặp đối thủ, không bị tác động gì của những điều chỉnh mà các giáo viên của tôi nghĩ là thiết yếu đối với việc phát triển tư cách công dân tốt. Jem, được giáo dục trên cơ sở nửa Thập phân nửa Mũ học dốt [1], có vẻ hoạt động hiệu quả dù một mình hoặc trong một nhóm, nhưng Jem là một điển hình tồi: không một hệ thống kèm cặp nào do con người nghĩ ra lại có thể ngăn anh ấy đừng chúi mũi vào sách vở. Về phần tôi, tôi chẳng biết gì trù những điều thu thập được từ tạpchí Time và đọc mọi thứ vớ được ở nhà, nhưng khi uể oải dịch chuyển theo sinh hoạt nhàm chán của hệ thống trường học hạt Maycomb, tôi không thể không có ấn tượng rằng mình bị lừa lấy mất một cái gì đó. Ngoài những gì tôi không biết, tôi còn không tin rằng mười hai năm chán ngắt không nguôi lại chính là điều mà tiểu bang này muốn dành cho tôi.
Suốt cả năm, tan học trước Jem ba mươi phút, anh còn phải ở lại đến ba giờ, bao giờ tôi cũng chạy ngang nhà Radley thật nhanh, không dừng lại cho đến khi an toàn tới được hàng hiên nhà tôi. Một buổi chiều, khiđang chạy ngang đó, một cái gì đó đập vào mắt tôi và nó đập theo một kiểu khiến tôi phải hít một hơi thật sâu, nhìn quanh một vòng, và quay trở lại.
Hai cây sồi tươi tốt đứng ngay rìa khu đất nhà Radley; rễ chúng lan tới rìa đường khiến nó mấp mô. Có cái gì ở một trong hai cây sồi khiến tôi chú ý.
Mấy tờ giấy bạc nằm trong hốc cây ngay bên trên tầm mắt tôi, nhấp nháy với tôi trong ánh nắng chiều. Tôi nhón gót, vội nhìn quanh lần nữa, thò tay vào hốc, và lấy ra hai miếng kẹo cao su không có giấy gói bên ngoài.
Thôi thúc đầu tiên của tôi là cho nó vào miệng ngay tức khắc, nhưng tôi nhớ lại mình đang ở đâu. Tôi chạy về nhà, và tại hàng hiên, tôi xem xét kỹ thứ vừa lượm được. Thanh kẹo trông còn mới. Tôi ngửi và thấy nó tỏa mùi thật thơm. Tôi liếm nó và chờ một lát. Thấy mình không chết tôi nhét nó vào miệng: kẹo Wrigley’s Double-Mint.
Khi Jem về nhà anh hỏi tôi lấy đâu ra cục kẹo vậy. Tôi nói với anh là tôi lượm được.
“Đừng ăn những thứ lượm được, Scout”.
“Cái này không ở dưới đất, nó nằm trên cây”.
Jem hầm hè.
“Thiệt mà. Nó nằm trên cây đằng kia đó, cái cây trên đường đi học về”.
“Nhổ nó ra ngay!”
Tôi nhổ nó ra. Dù sao thì vị nó cũng đã nhạt. “Em nhai nó suốt buổi chiều mà có chết đâu, thậm chí không bệnh nữa”.
Jem giậm chân. “Bộ mày không biết là mày thậm chí không được sờ vào những cái cây đó sao? Mày sẽ bị chết nếu còn làm vậy!”
“Anh đã từng chạm vào ngôi nhà đó rồi mà!”
“Chuyện đó khác! Đi súc miệng đi - ngay lập tức, nghekhông?”
“Không, nó sẽ làm miệng em mất mùi thơm”.
“Nếu không tao sẽ méc Calpurnia!”
Để tránh gặp rắc rối với Calpurnia tôi làm theo lời Jembảo. Vì lý do nào đó, năm học đầu tiên của tôi đã tạo ra một thay đổi lớn trong mối quan hệ của chúng tôi: sự áp chế, bất công, và thói hay xen vào công việccủa tôi ở Calpurnia đã dần dần biến thành những lời cằn nhằn phản đối nhẹnhàng. Về phần tôi, đôi khi tôi phải tốn nhiều nỗ lực, để không chọc giận bà.
Mùa hè sắp đến; Jem và tôi nôn nóng chờ đợi. Mùa hè là mùa tuyệt vời nhất của chúng tôi: ngủ trên chõng ở hiên sau bọc cửa lưới; hoặcthử ngủ trong ngôi nhà trên cây; mùa hè có nhiều thứ ngon để ăn; nó là hàng ngàn màu sắc trên vùng đất khô nóng; nhưng trên hết, mùa hè là có Dill.
Nhà trường cho chúng tôi về sớm vào ngày cuối năm học, tôi và Jem cùng nhau đi bộ về nhà. “Chắc ngày mai thằng Dill sẽ về tới đây” tôi nói.
“Có thể ngày mốt” Jem nói. “Từ Mississippi về đây là hơn một ngày”.
Khi chúng tôi đến chỗ cây sồi tại nhà Radley tôi giơ ngón tay chỉ lần thứ một trăm cái lỗ bọng nơi tôi tìm thấy thanh kẹo cao su, cốlàm Jem tin rằng tôi đã lượm nó ở đó, và nhận ra mình đang chỉ vào một tờ giấy bạc khác.
“Tao thấy rồi, Scout! Tao thấy rồi...”
Jem nhìn quanh, với lên, và cẩn thận nhét vào túi một gói sáng bóng nhỏ xíu. Chúng tôi chạy về nhà, và ở ngay hàng hiên chúng tôi cùng xem cái hộp nhỏ được làm bằng những miếng giấy bạc gói kẹo cao su. Nó là loại hộp đựng nhẫn cưới, bằng vải nhung tím với một cái móc nhỏ. Jem bật mở cái móc. Bên trong là hai đồng xu được chà sạch và đánh bóng, hai đồng chồng lên nhau. Jem xem xét chúng thật kỹ.
“Đầu da đỏ [2]” anh nói. “Một ngàn chín trăm lẻ sáu và Scout, một đồng là năm một ngàn chín trăm. Thứ này là đồ cổ thiệt đây”.
“Một ngàn chín trăm” tôi lặp lại. “Tức là...”
“Im nào, tao đang nghĩ”.
“Jem, anh có nghĩ đó là chỗ giấu đồ của ai đó không?”
“Đâu có mấy người đi qua đó ngoài tụi mình, trừ khi đólà chỗ giấu đồ của một người lớn nào đó..”
“Người lớn không làm chỗ giấu đồ. Anh có cho là tụi mìnhnên giữ chúng không, Jem?”
“Tao chưa biết mình có thể làm gì, Scout. Mình trả chúng lại cho ai đây? Tao biết chắc chắn là không có ai đi ngang đó hết. Cecil điđường nhánh và vòng quanh thị trấn để về nhà”.
Cecil Jacobs, sống ở cuối phố chúng tôi, cạnh bưu điện, mỗi ngày đi bộ đường vòng hơn một cây số đến trường để tránh nhà Radley và nhà bà Herry Lafayette Dubose. Bà Dubose sống cách nhà tôi hai căn; dư luận hàngxóm đều cho rằng bà Dubose là bà già xấu xa nhất trên đời. Jem thường không đi ngang nhà bà nếu không có bố Atticus đi cùng.
“Vậy theo anh mình nên làm gì, Jem?”
Người tìm ra là người được phép giữ trừ khi có ai đó chứng minh được quyền sở hữu. Thỉnh thoảng hái một đóa hoa trà, vắt chút sữa nóng từ con bò của cô Maudie Atkinson vào một ngày hè, hái trộm nho của ai đó là một phần trong văn hóa đạo đức của chúng tôi, nhưng tiền lại khác.
“Thế này” Jem nói. “Mình cứ giữ chúng cho đến ngày tựu trường, rồi đi vòng vòng hỏi xem là của ai. Có thể chúng là của đứa nào đi xe buýt - nó quá mừng vì được nghỉ học hôm nay nên quên chúng. Những thứ này phải là của ai đó, tao biết. Thấy nó được đánh bóng cỡ nào không? Chúng được để dành không dám xài”.
“Phải, nhưng tại sao ai đó muốn để dành kẹo cao su giống vậy? Anh biết nó không để lâu được mà”.
“Tao không biết, Scout. Nhưng những thứ này quan trọngvới ai đó...”
“Quan trọng làm sao, Jem...?”
“Đồng xu đầu Da đỏ-chúng có nguồn gốc từ người Da đỏ. Chúng có ma thuật mạnh dữ lắm, chúng đem vận may cho mày. Không như gà rán đến bất ngờ khi mày không tìm kiếm, mà là những thứ như sống lâu và sức khỏe tốt,và qua được những bài kiểm tra sáu tuần... những thứ này thực sự có giá trị với ai đó. Tao sẽ cất chúng trong rương của tao”.
Trước khi Jem về phòng mình, anh nhìn hồi lâu vào nhàRadley. Có vẻ như anh đang suy nghĩ tiếp.
Hai ngày sau Dill đến trong vinh quang rực rỡ: nó tự đixe lửa từ Meridian đến Nhà ga Maycomb (một tước hiệu mang tính danh dự - vì Nhà ga Maycomb nằm trong hạt Abbott) ở đó nó được cô Rachel đón trên một chiếc taxi của Maycomb; nó đã ăn trên toa xe lửa; nó đã thấy hai anh em sinh đôi dính vào nhau cùng xuống xe ở St. Louis và cứ bám basmo câu chuyện này của nó bất chấp những lời đe dọa. Nó đã thải bỏ cái quần soọc xanh đáng ghét được cài nút vào áo sơ mi và mặc chiếc quần ngắn thực sự có thắt lưng; nó có vẻ to con hơn, không cao hơn, và nói nó đã gặp ba nó. Ba Dill cao hơn bố tụi tôi, ông ta có râu đen (nhọn) và là chủ tịch của Công ty Đường sắt L&N.
“Tao đã giúp tay kỹ sư một thời gian” Dill nói và ngáp.
“Mày làm mọi thứ rối tung lên, Dill. Yên nào” Jem nói.“Bữa nay mình chơi vai gì?”
“Tom, Sam và Dick” Dill nói. “Tụi mình ra sân trước đi”. Dill muốn diễn trò Rover Boys bởi vì truyện này có ba vai đứng đắn. Rõ ràng là nó đã chán đóng những vai kỳ cục cho bọn tôi.
“Em chán những nhân vật đó” tôi nói. Tôi chán đóng vai Tom Rover, người bất chợt mấy trí nhớ giữa một buổi chiếu phim và biến khỏi kịch bản cho đến đoạn cuối, khi người ta tìm thấy nó ở Alaska.
“Chế một vở cho tụi mình đi, Jem” tôi nói.
“Tao chán chế truyện lắm rồi”.
Mới là những ngày tự do đầu tiên của chúng tôi mà chúng tôi đã chán. Tôi tự hỏi mùa hè này sẽ mang lại điều gì.
Chúng tôi thơ thẩn ra sân trước, ở đó Dill đứng nhìntheo con đường, hướng vào bề mặt ảm đạm của tòa nhà Radley.“Tao-ngửi-thấy-mùi-chết-chóc” nó nói. “Thiệt, tao nói thiệt” nó nói, khi tôi bảo nó im miệng.
“Ý mày là mày đánh hơi được khi có ai sắp chết hả?”
“Không, ý tao là tao có thể nghe mùi ai đó và biết ngay họ có sắp chết hay không. Một bà già dạy tao cách đó”. Dill chồm tới ngửi tôi.“Jeans-Louis-Finch, mày sẽ chết trong ba ngày nữa”.
“Dill, nếu mày không thôi ngay tao sẽ đá mày trặc giò.Tao nói thiệt đó...”
“Im giùm coi,” Jem gằn giọng, “mày làm cứ như mày tin là có Hồn nóng vậy”.
“Còn anh làm cứ như là anh không tin” tôi đốp lại.
“Hồn nóng là cái gì vậy?” Dill hỏi.
“Bộ mày chưa hề đi trên một con đường vắng vào ban đêm rồi gặp một chỗ nóng hả?” Jem hỏi Dill. “Hồn nóng là một người không lên thiên đàng được, chỉ mải mê loanh quanh trên những con đường vắng vẻ và nếu mày đi xuyên qua hắn, thì chết mày cũng thành một thứ như vậy, rồi mày sẽ lang thang suốt đêm hút hơi thở của người khác...”
“Làm thế nào để đừng đi xuyên qua một thứ như vậy?”
“Vô phương” Jem nói. “Có khi nó nằm dang ngang trênđường, nhưng nếu phải đi ngang qua mày hãy đọc, Thiên thần sáng láng,sống chết lộn nhau; rời khỏi đường này, đừng hút hơi tao, câu đó làm nó không quấn quanh người mày...”
“Đừng tin lời nào anh ấy nói, Dill” tôi xen vào.“Calpurnia nói đó là đồn đại của người da đen”.
Jem nhìn tôi cau có, “Được rồi, tụi mình có tính chơi cái gì hay không?”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 14:25:03 | Xem tất
Chương 4
(tiếp theo)

“Tụi mình lăn trong lốp xe đi” tôi đề nghị.
Jem thở dài. “Mày biết là tao quá lớn mà”.
“Thì anh đẩy”.
Tôi chạy ra sân sau và lôi một lốp xe hơi cũ ở dưới lớp ván sàn. Tôi lăn nó ra sân trước. “Em trước” tôi nói.
Dill nói nó phải trước, vì nó mới đến đây.
Jem phân xử, cho tôi được đẩy trước và cho Dill được lăn trong thời gian dài hơn, tôi cuộn mình vào trong lốp xe.
Mãi đến khi việc xảy ra tôi mới biết Jem cáu tôi vì tôi cãi anh vụ Hồn nóng, và anh ấy chờ cơ hội để trả đũa tôi. Anh đã làm thế, bằng cách lấy hết sức đẩy lốp xe theo lề đường. Đất, trời, nhà cửa trộn lẫn thành một khối lộn xộn, tai tôi lùng bùng, tôi thấy ngạt thở. Tôi không thể thò hai tay ra để ngừng lại, chúng bị kẹt chặt giữa ngực và hai gối. Tôi chỉ còn nước hy vọng là Jem chạy nhanh hơn lốp xe và tôi, hoặc một chỗ mấp mô trên lề đường sẽ dừng tôi lại. Tôi nghe tiếng anh ở đằng sau, đuổi theo và la hét.
Lốp xe nảy tưng tưng trên nền sỏi, băng ngang đường, va vào một rào chắn và búng tôi như một nút bật lên trên lề đường. Choáng váng và buồn nôn, tôi nằm trên nền xi măng và lắc đầu, vỗ hai tai cho hết lùng bùng, rồi nghe thấy giọng Jem, “Scout, ra khỏi đó mau lên!”
Tôi nhỏm đầu và thấy những bậc thềm nhà Radley ngay trước mặt. Tôi cứng người.
“Ráng lên, Scout, đừng nằm đó!” Jem gào. “Đứng dậy, nổi không?”
Tôi đứng dậy, run rẩy khi cố trở lại bình thường.
“Lấy lốp xe!” Jem hò hét. “Mang nó theo! Bộ mày không hiểu chuyện gì hết hả?”
Khi định thần lại được, tôi chạy về phía họ nhanh hết mức mà đôi chân run rẩy của tôi có thể làm được.
“Sao mày không lấy nó theo” Jem hét.
“Sao anh không vào mà lấy?” Tôi gào lại.
Jem nín thinh.
“Đi đi, nó đâu xa cổng mấy. Thậm chí anh từng rờ ngôi nhà đó rồi, nhớ không?”
Jem nhìn tôi cau có, nhưng không thể từ chối, anh chạy theo lề đường, giẫm lên vũng nước ngay cổng, xông vào rồi lấy lại lốp xe.
“Thấy chưa?” Jem cau có đầy đắc thắng. “Có gì đâu. Tao nói thiệt. Scout, có khi mày hành động y hệt con gái, thiệt mắc cỡ”.
Chuyện còn nhiều hơn mức anh ấy biết, nhưng tôi quyết định không nói với anh.
Calpurnia xuất hiện ngay cửa trước và la lên, “Tới giờ uống nước chanh! Vô nhà mau trước khi nắng nóng thiêu sống mấy đứa!” Nước chanh giữa buổi sáng là một thủ tục mùa hè, Calpurnia bày một bình và ba cái ly ở hàng hiên, sau đó đi làm công việc của bà. Việc không được Jem ưu ái nữa không làm tôi bận tâm lắm. Nước sẽ khôi phục tính hài hước của anh.
Jem uống hết ly thứ hai và vỗ ngực. “Tao biết tụi mình sẽ chơi trò gì rồi” anh tuyên bố. “Trò gì đó mới, một cái gì khác”.
“Cái gì?” Dill hỏi.
“Boo Radley”.
Đầu Jem đôi lúc thật sáng suốt: anh đã nghĩ ra trò đó để làm cho tôi hiểu rằng anh không sợ nhà Radley dưới bất cứ hình thức nào, để đối lập chủ nghĩa anh hùng không biết sợ của riêng anh với tính nhát gan của tôi.
“Boo Radley? Là sao?” Dill hỏi.
Jem nói, “Scout, mày có thể đóng vai bà Radley...”
“Em tuyên bố nếu em thích. Em không nghĩ...”
“Lảm nhảm gì vậy?” Dill hỏi, “Vẫn còn sợ hả?”
“Hắn có thể ra ngoài vào ban đêm khi tụi mình ngủ hết..” tôi nói.
Jem huýt sáo, “Scout, làm sao hắn biết tụi mình làm cái gì? Với lại tao không nghĩ hắn vẫn ở đó. Hắn chết đã mấy năm rồi, và người ta nhét hắn vào trong ống khói”.
Dill nói, “Jem, mày với tao chơi cũng được, còn Scout cứ ngồi coi nếu nó sợ”.
Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Boo Radley vẫn ở trong ngôi nhà đó, nhưng tôi không thể chứng minh, và tôi cảm thấy hay nhất là ngậm miệng lại nếu không tôi sẽ bị buộc tội tin vào Hồn nóng, hiện tượng mà tôi không lo ngại vào ban ngày.
Jem phân vai cho chúng tôi: tôi là bà Radley, và những gì tôi phải làm là bước ra quét hàng hiên. Dill là ông già Radley: ông đi tới đi lui trên lề đường và ho khi Jem nói chuyện với ông ta. Jem, dĩ nhiên là Bob: anh ấy luồn dưới những bậc thềm trước nhà và thỉnh thoảng la hét hay tru lên.
Khi mùa hè dần trôi qua, trò đùa của chúng tôi cũng tiến triển. Chúng tôi trau chuốt và hoàn thiện nó, thêm lời thoại và cốt truyện cho đến khi cho ra đời một vở kịch nhỏ mà chúng tôi thay đổi mỗi ngày.
Dill là một kẻ ác của kẻ ác: nó có thể nhập vào bất cứ vai nào phân cho nó, và có vẻ cao nếu chiều cao là một phần của trò tai quái cần phải có. Nó chỉ diễn xuất theo cách dở nhất của nó; cách diễn tệ hại nhất của nó mang tính rùng rợn. Tôi miễn cưỡng đóng vai đủ loại phụ nữ có trong kịch bản. Tôi không bao giờ nghĩ nó vui nhộn như chơi trò Tazan, và mùa hè đó tôi đảm nhận vai diễn với rất nhiều lo lắng mơ hồ bất chấp những bảo đảm của Jem rằng Boo Radley đã chết và không gì có thể đụng được đến tôi khi có anh ấy và Calpurnia vào ban ngày và bố Atticus vào ban đêm.
Jem là một anh hùng bẩm sinh.
Đó là một vở kịch nhỏ ảm đạm, được thêu dệt từ những mẩu chuyện linh tinh và lời đồn đại của hàng xóm: bà Radley thì khá xinh đẹp cho đến khi bà cưới ông Radley và mất hết tiền. Bà cũng rụng gần hết răng, tóc và ngón trỏ tay phải (đóng góp của Dill. Bob đã cắn cụt nó vào một đêm khi hắn không tìm được con mèo hay con sóc nào để ăn); bà ngồi trong phòng khách và khóc suốt, trong khi Bob dần dần mang hết mọi thứ đồ đạc trong nhà đi.
Bộ ba chúng tôi là những đứa trẻ vướng vào rắc rối; tôi là quan tòa xác định di chúc, để thay đổi không khí; Dill dẫn Jem đi và ấn anh ngồi xuống bên dưới những bậc thềm, lấy chổi thọc anh. Jem trở lại khi cần trong bộ dạng cảnh sát trưởng, dân thị trấn các loại, và trong vai cô Stephanie Crawford, người có nhiều chuyện để kể về nhà Radley hơn bất cứ ai ở Maycomb.
Khi đến lúc diễn cảnh chính của Bob, Jem sẽ lẻn vào nhà, ăn cắp cái kéo trong ngăn kéo máy may khi Calpurnia quay đi chỗ khác, sau đó ngồi trên xích đu cắt các tờ báo. Dill sẽ đi ngang qua, ho với Jem, và Jem sẽ giả bộ lao vào đùi Dill. Từ chỗ tôi đứng cảnh đó trông rất thật.
Khi ông Nathan Radley đi ngang chỗ chúng tôi như thường lệ để xuống thị trấn, chúng tôi sẽ đứng im cho đến khi ông đi khuất, rồi tự hỏi ông sẽ làm gì chúng tôi khi ông nghi ngờ. Những hoạt động của chúng tôi tam ngừng khi có bất cứ một người láng giềng nào xuất hiện, và một lần tôi thấy cô Maudie Atkinson bên kia đường nhìn sang chúng tôi, chiếc kéo tỉa hàng rào của cô lơ lửng trên không.
Một ngày nọ chúng tôi say sưa diễn Chương XXV, phần II của vở One Man’s Family [3], chúng tôi thấy bố Atticus đứng trên vỉa hè nhìn chúng tôi, vỗ tờ tạp chí cuộn lại vào đầu gối. Mặt trời cho biết đã mười hai giờ trưa.
“Tụi con đang diễn cái trò gì vậy?” Ông hỏi.
“Đâu có gì” Jem đáp.
Câu trả lời né tránh của Jem cho tôi biết trò chơi của chúng tôi là một bí mật, vì vậy tôi im lặng.
“Vậy tụi con làm gì với cái kéo đó? Sao lại xé nát tờ báo kia vậy? Nếu là tờ báo hôm nay bố sẽ cho tụi con ăn đòn đó”.
“Không có gì”.
“Không có gì là sao?” Bố Atticus hỏi.
“Không có gì đâu bố”.
“Đưa bố cái kéo” bố Atticus nói. “Nó đâu phải là thứ để con chơi. Bộ trò này không dính dáng gì đến nhà Radlay hả?”
“Không, bố” Jem nói, đỏ mặt.
“Bố hy vọng là không” ông nói cụt ngủn, rồi bỏ vào trong nhà.
“Je-m..”
“Im mồm! Bố mới vào phòng khách, trong đó bố có thể nghe tiếng tụi mình”.
Ra tới chỗ an toàn ngoài sân, Dill hỏi Jem liệu chúng tôi có thể chơi nữa không.
“Tao không biết. Bố Atticus không nói tụi mình không được chơi...”
“Jem,” tôi nói, “em thấy chắc bố Atticus biết”.
“Bố không biết đâu. Nếu biết bố đã nói là biết rồi”.
Tôi không chắc thế, nhưng Jem bảo tôi là con gái, rằng con gái luôn luôn tưởng tượng ra mọi thứ, đó là lý do tại sao người ta ghét con gái như thế, và nếu tôi còn cứ cư xử như một đứa con gái tôi có thể cút xéo và tìm đứa nào khác mà chơi chung.
“Được rồi, anh cứ giữ ý kiến của mình đi” tôi nói. “Rồi anh sẽ thấy”.
Việc bố Atticus xuất hiện là lý do thứ hai khiến tôi muốn bỏ trò chơi này. Lý do thứ nhất xảy ra vào ngày tôi lăn vào sân trước nhà Radley. Lẫn trong cơn choáng váng, cơn buồn nôn và tiếng Jem rú, tôi đã nghe một âm thanh khác, trầm đến độ tôi không nghe thấy nó nếu ở vỉa hè. Có ai đó trong nhà đang cười.
Chú thích:
[1] Mũ giấy hình chóp, ngày xưa được đội như một hình phạt cho học sinh không làm bài tập.
[2] Đó là đồng một xu, một mặt đúc nổi hình đầu một người Da đỏ.
[3] Gia đình của một người: vở kịch truyền thanh nhiều kỳ bắt đầu từ tháng Tư năm 1932 kéo dài đến tháng Năm năm 1959 với 3.256 buổi phát thanh, cực kỳ ăn khách suốt ba thập niên. Vở này có cấu trúc nhân vật tương tự chuyện nhà Radley.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-2-2013 18:12:37 | Xem tất
Chương 5

Trò càm ràm của tôi cuối cùng đã đánh bại Jem, như tôi đã tiên đoán, và tôi thấy nhẹ nhõm khi chúng tôi bớt chơi trò này trong một thời gian. Tuy nhiên anh vẫn cho rằng bố Atticus không cấm chúng tôi chơi, vì vậy chúng tôi có thể chơi; và nếu bố Atticus có nói chúng tôi không được chơi thì Jem đã nghĩ ra một cách luồn lách nào đó: đơn giản là anh sẽ đổi tên nhân vật và sau đó chúng tôi không thể bị buộc tội đang chơi bất cứ thứ gì.
Dill hăng hái đồng tình với kế hoạch hành động này. Dù sao thì Dill cũng đang trở thành một thứ gì đó của một cuộc thử nghiệm, luẩn quẩn theo sau Jem. Hồi đầu hè nó đã yêu cầu tôi cưới nó, rồi nó nhanh chóng quên mất chuyện đó. Nó bám sát tôi, xem tôi như một thứ tài sản của nó, nói tôi là đứa con gái duy nhất nó từng yêu, sau đó nó bỏ mặc tôi. Tôi đập nó hai lần nhưng không ăn thua gì, nó càng thân thiện với Jem hơn. Hai đứa ở suốt nhiều ngày với nhau trong căn nhà trên cây để lập mưu và lên kế hoạch, chỉ gọi tôi khi chúng cần đứa thứ ba. Tôi tránh xa những âm mưu ngu ngốc của chúng một thời gian, và với nỗi đau bị gọi là con gái, tôi dành hầu hết những buổi hoàng hôn còn lại của mùa hè năm ấy để ngồi với cô Maudie Atkinson ở hàng hiên trước nhà cô.
Jem và tôi được tự do chạy chơi trong sân của cô Maudie nếu chúng tôi tránh xa những cây đỗ quyên của cô, nhưng mối liên hệ của chúng tôi với cô không được định rõ. Cho đến khi Dill và Jem gạt tôi ra khỏi kế hoạch của chúng, cô vẫn là phụ nữ khác duy nhất trong khu đó, nhưng là một người tương đối hiền lành.
Hiệp ước ngầm của chúng tôi với cô Maudie là bọn tôi có thể chơi trên bãi cỏ của cô, ăn nho của cô nếu chúng tôi không nhảy lên giàn cây, hay mò vào khu đất rộng phía sau, những điều khoản quá hào phóng mà chúng tôi hiếm khi nói với cô, vì thế chúng tôi thận trọng giữ gìn cân bằng tế nhị trong mối quan hệ của chúng tôi, nhưng lối cư xử của Dill và Jem đã đẩy tôi đến gần cô hơn.
Cô Maudie ghét ngôi nhà của cô: thời gian ở trong nhà là thời gian bị lãng phí. Cô là một quả phụ, một phụ nữ với bề ngoài thường xuyên thay đổi, người chăm sóc những luống hoa trong chiếc mũ rơm cũ và bộ đồ lao động của đàn ông, nhưng sau buổi tắm lúc năm giờ cô sẽ xuất hiện ở cổng và thống trị cả con phố trong vẻ đẹp đầy uy quyền.
Cô yêu mọi thứ mọc trên đất của Chúa, cả cỏ dại. Với một ngoại lệ. Nếu cô thấy một lá cỏ cú trong sân nhà cô, thì mọi chuyện sẽ giống như là Trận Marna thứ nhì [1]; cô sà xuống bên bó với một chậu thiếc và bắt nó phải cháy lá từ bên dưới bằng một chất độc mà cô nói là cực mạnh, có thể giết tất cả chúng tôi nếu chúng tôi không đứng ra xa.
“Sao cô không đơn giản là nhổ nó lên?” Tôi hỏi, sau khi chứng kiến một chiến dịch bền bỉ chống lại một lá cỏ cao chưa tới một tấc.
“Nhổ nó lên, bé con, nhổ nó lên hả?” Cô nhặt lên cái chồi yếu ớt và ép chặt ngón cái vào thân cuống bé xíu của nó. Những hạt li ti rớt ra. “Ồ, một nhánh cỏ có thể làm hư cả cái sân. Nhìn nè. Khi mùa thu đến cái này khô đi và gió thổi nó bay khắp hạt Maycomb!” Khuôn mặt của cô Maudie ví sự cố này như một bệnh dịch trong kinh Cựu ước.
Cách ăn nói của cô thật cả quyết so với một cư dân Maycomb. Cô gọi chúng tôi bằng cả tên lẫn họ của chúng tôi. Và khi cười, cô để lộ hai thanh nẹp vàng nhỏ xíu kẹp vào răng hàm trên. Khi tôi ngắm nghía chúng và mong rốt cuộc tôi cũng sẽ được vài cái như vậy, cô nói, “Nhìn nè”. Bằng một cái búng lưỡi cô làm cái cầu răng giả thò ra, một cử chỉ chân tình có tác dụng thắt chặt tình bạn của chúng tôi.
Lòng tốt của cô Maudie mở rộng tới Jem và Dill, bất cứ khi nào tụi nó tạm nghỉ trong những cuộc rượt đuổi của chúng: chúng tôi được lợi từ một tài năng mà cho đến nay cô Maudie vẫn giấu chúng tôi. Cô làm những chiếc bánh ngon nhất trong vùng này. Khi cô được chúng tôi tin cậy, mỗi lần nướng bánh cô lại làm một cái bánh to và ba cái bánh nhỏ, và cô sẽ gọi vọng qua đường, “Jem Finch, Scout Finch, Charles Baker Harris, sang đây!” Sự mau mắn của chúng tôi luôn được tưởng thưởng.
Trong mùa hè, những buổi hoàng hôn thường dài và thanh bình. Nhiều khi cô Maudie và tôi vẫn ngồi im lặng ở hàng hiên nhà cô, nhìn bầu trời chuyển từ vàng sang hồng khi mặt trời lặn, dõi theo những đàn chim nhạn bay sà thấp trên khu phố này và biến mất đằng sau mái trường học.
“Cô Maudie,” một tối tôi nói, “cô có nghĩ Boo Radley còn sống không?”
“Tên anh ta là Arthur và anh ta còn sống” cô nói. Cô đang đu đưa trên chiếc ghế gỗ sồi to. “Cháu có ngửi thấy mùi hoa Mimosa của cô không? Tối nay nó giống như hơi thở của thiên thần vậy”.
“Vâng, có. Làm sao cô biết?”
“Biết cái gì, bé con?”
“Rằng B.. ông Arthur vẫn còn sống?”
“Một câu hỏi kinh khủng. Nhưng cô cho rằng đó là một đề tài kinh khủng. Cô biết anh ta còn sông, Jean Louise, bởi vì cô không thấy anh ta bị đưa ra”.
“Có lẽ ông ta chết rồi và họ nhét ông ta vào ống khói”.
“Cháu lấy đâu ra cái ý tưởng đó vậy?”
“Jem nói anh ấy nghĩ họ đã làm vậy”.
“Ôi xì. Càng ngày nó càng giống Jack Finch hơn”.
Cô Maudie đã biết chú Jack Finch, em trai của bố Atticus, từ khi họ còn nhỏ. Gần như cùng tuổi, họ cùng nhau lớn lên ở Finch’s Landing. Cô Maudie là con gái một chủ đất lân cận, bác sĩ Fank Buford. Nghề của bác sĩ Buford là nghề y và nỗi ám ảnh của ông là bất cứ thứ gì lớn lên trong đất, vì vậy ông vẫn nghèo. Chú Jack Finch giới hạn niềm đam mê đào xới với những bồn hoa cửa sổ của chú ở Nashville và vẫn giàu có. Chúng tôi gặp chú Jack vào mỗi Giáng sinh, và mỗi Giáng sinh chú đều gọi um qua đường kêu cô Maudie sang cưới chú. Cô Maudie thường gào lại, “Kêu lớn chút nữa đi, Jack Finch, và ở bưu điện họ sẽ nghe anh, tôi chưa nghe anh!” Jem và tôi nghĩ đây là một cách kỳ lạ để xin cưới một phụ nữ, nhưng hồi đó chú Jack cũng hơi kỳ lạ. Chú nói chú đang chọc tức cô Maudie, rằng chú đã cố gắng mà không thành công suốt bốn mươi năm, rằng chú là người cuối cùng trên trái đất này cô Maudie nghĩ đến khi muốn kết hôn nhưng là người đầu tiên cô nghĩ đến để chọc ghẹo và cách phòng thủ tốt nhất của cô là sự xúc phạm mạnh mẽ, tất cả điều này chúng tôi hiểu rõ.
“Arthur Radley chỉ ở trong nhà, vậy thôi” cô Maudie nói. “Cháu có ở trong nhà không nếu cháu không muốn ra ngoài?”
“Phải, nhưng cháu muốn ra ngoài. Sao ông ta không muốn nhỉ?”
Cô Maudie nheo mắt. “Cô cũng biết như cháu thôi”.
“Cháu chưa từng nghe giải thích tại sao. Chẳng ai nói cho cháu biết tại sao?”
Cô Maudie gắn lại cái cầu răng giả. “Cháu biết ông già Radley là một tín hữu Baptist rửa chân... [2]”
“Như cô vậy, phải không?”
“Vỏ ngoài của cô không cứng đến thế, bé con. Cô chỉ là một Baptist”.
“Tất cả những người như cô đều không tin vào việc rửa chân chứ?”
“Tin chứ. Ở nhà, trong bồn tắm”.
“Nhưng chúng cháu không thể rước lễ chung với những người như cô...”
Rõ ràng, cô Maudie cho rằng định nghĩa phái Baptist nguyên thủy là dễ hơn định nghĩa họ đạo khép kín [3], nên cô nói, “Người Baptist rửa chân tin rằng những gì đem đến niềm vui đều là tội lỗi. Cháu có biết có bữa thứ Bảy nọ, một số họ ra khỏi rừng và đi ngang qua chỗ này và nói với cô rằng cả cô và những bông hoa của cô sẽ xuống địa ngục không?”
“Hoa của cô cũng xuống hả?”
“Phải, cưng. Chúng cũng bị thiêu cháy với cô. Họ nghĩ cô đã dành quá nhiều thời gian sinh hoạt ngoài trời và không đủ thời gian ở trong nhà để đọc Kinh thánh”.
Niềm tin của tôi vào sách Phúc âm trên bục giảng đạo đã bớt dần trước cảnh tượng cô Maudie bị nung mãi mãi trong đủ loại hỏa ngục của người Tin lành. Quả là cô có giọng lưỡi cay độc, và cô không đi khắp xóm làm điều tốt, như cô Stephanie Crawford đã làm. Nhưng trong khi không ai có chút xíu hiểu biết lại tin cậy cô Stephanie, thì Jem và tôi tin cô Maudie hết mực. Cô không bao giờ mách tội chúng tôi, không hề chơi trò mèo vờn chuột với bọn tôi, cô hoàn toàn không quan tâm đến đời sống riêng tư của chúng tôi. Cô là bạn của chúng tôi. Làm sao mà một sinh vật hiểu biết như thế có thể sống trong nguy cơ bị tra tấn mãi mãi thì thật không thể nào hiểu được.
“Điều đó không đúng, cô Maudie. Cô là người phụ nữ tuyệt vời nhất cháu biết”.
Cô Maudie cười tươi. “Cám ơn cô bé. Vấn đề là, những người rửa chân nghĩ phụ nữ là một tội lỗi nào đó theo định nghĩa. Họ hiểu Kinh thánh hoàn toàn theo nghĩa đen, cháu biết đấy”.
“Đó có phải là lý do ông Arthur ở trong nhà, để tránh xa phụ nữ không?”
“Cô không rõ”.
“Cháu chẳng hiểu gì cả. Giống như nếu ông Arthur thèm khát nước trời ít nhất ông ấy phải bước ra cổng. Bố Atticus nói Chúa yêu thuong loài người giống như mình yêu chính mình...”
Cô Maudie ngừng đu đưa, và giọng cô đanh lại. “Cháu còn quá nhỏ không hiểu điều đó đâu,” cô nói, “nhưng đôi khi Kinh Thánh trong tay người nào đó còn tệ hại hơn một chai rượu mạnh trong tay của... ồ, của ba cháu chẳng hạn”.
Tôi bị sốc. “Bố Atticus không uống rượu” tôi nói. “Bố cả đời chưa hề uống một giọt nào... à không, bố có uống chứ. Bố nói có lần bố uống chút ít và không thấy thích”.
Cô Maudie cười lớn. “Ta không nói về ba cháu” cô nói. “Ý cô là, nếu Atticus Finch uống cho đến khi say khướt thì ông cũng không khó chịu như một số người ở trạng thái tốt nhất của họ. Có những loại người... họ quá bận lo về thế giới bên kia đến độ không hề biết cách sống trong thế giới này, và cháu có thể nhìn xuống phố và thấy những kết quả đó”.
“Cô có nghĩ chúng có thật, tất cả chuyện mà người ta nói về B... ông Arthur không?”
“Những chuyện gì?”
Tôi kể ra với cô.
“Ba phần tư là chuyện do người da màu kể và một phần tư là của Stephanie Crawford” cô Maudie nói một cách cả quyết. “Stephanie Crawford nói với cô rằng có lần cô ấy thức dậy lúc nửa đêm và thấy anh ta nhìn cô ấy qua cửa sổ. Cô hỏi rồi chị làm gì, Stephanie, nằm xích qua một bên và dành chỗ cho anh ta hả? Câu đó làm cô ta im họng được một thời gian”.
Tôi tin chuyện đó. Giọng điệu của cô Maudie đủ sức làm bất cứ ai im miệng.
“Không, cô bé ạ,” cô nói, “đó là một ngôi nhà buồn. Cô nhớ lại Arthur Radley hồi anh ta còn nhỏ. Anh ta luôn nói chuyện với cô một cách dễ thương, cho dù ai nói gì anh ta cũng vẫn dễ thương. Ăn nói dễ thương hết mức hiểu biết của anh ta”.
“Cô có cho là ông ta khùng không?”
Cô Maudie lắc đầu. “Nếu anh ta không điên thì vào lúc này hẳn anh ta phải điên. Chúng ta không bao giờ thực sự biết những gì xảy ra với người ta. Những gì xảy ra trong các ngôi nhà đóng kín cửa, những bí mật gì...”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách