Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 9867|Trả lời: 56
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết - Xuất Bản] Emma | Jane Austen

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 18-9-2011 20:00:05 | Xem tất |Chế độ đọc
Emma




Tên tác phẩm: Emma
Tên tác giả: Jane Austen
Tên dịch giả : Diệp Minh Tâm
Thể loại: Tiểu Thuyết
Độ dài : 19 chương
Tình trạng sáng tác : Hoàn thành
Nguồn tác phẩm: vnthuquan.net


Giới Thiệu


Nhân vật chính là Emma Woodhouse, một cô gái “xinh xắn, thông minh và giàu có”. Mẹ mất sớm, chị gái Isabella lấy chồng, rồi chị quản gia Taylor cũng lấy chồng, Emma ở lại nhà với ông bố. Cô kết bạn với Harriet, một cô gái hiền lành đáng thương, không rõ nguồn gốc (thực ra đến cuối truyện mới hay Harriet có bố mẹ là người giàu có). Emma quyết tâm cải tạo phong thái và vị thế cho Harriet, và với bản tính thích mối lái, Emma đã làm các trò gán ghép Harrriet với các chàng trai, nhưng rốt cuộc đều “xôi hỏng bỏng không”, gây ra nhiều sự trớ trêu cả cho mình. Nhưng truyện kết thúc có hậu với đám cưới của cả Harriet và Emma.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 18-9-2011 20:05:13 | Xem tất
I

Chương 1


Với nhan sắc, trí thông minh và gia sản giàu có cùng một ngôi nhà tiện nghi và bầu không khí gia đình hạnh phúc, Emma Woodhouse dường như nhận được tất cả ân sủng của cuộc đời. Cuộc sống của cô đã trôi qua gần hai mươi mốt năm mà không có mấy phiền muộn.
Cô và người chị Isabella có một ông bố thật hiền hòa, khoan dung, và vì chị cô đã lập gia đình, từ lâu cô đã là  chủ gia đình để quản lý ngôi nhà cho ông. Mẹ cô đã qua đời từ nhiều năm trước, vì thế cô không còn nhớ gì nhiều đến những cử chỉ âu yếm của bà. Một chị quản gia thay thế vị trí bà mẹ với tình thương không kém người mẹ thật sự là bao.
Chị Taylor làm quản gia cho gia đình ông Woodhouse được mười sáu năm, nhưng còn là một người bầu bạn thân thiết hơn là quản gia đơn thuần vì chị thật long thương yêu hai cô con gái của ông, nhất là Emma. Giữa hai người là hơn cả mối chân tình chị em. Ngay cả trong thời gian chị Taylor chỉ là một quản gia đúng nghĩa, nhờ tính hòa nhã chị không cần thiết phải tỏ ra quá khắt khe đối với đứa trẻ gái. Thời gian dần qua, cung cách áp đặt của chị dần biến mất. Hai người sống gắn bó với nhau trong tình bầu bạn. Emma có thể làm mọi điều cô thích, luôn luôn tôn trọng khả năng suy xét của chị Taylor, nhưng phần lớn là theo ý riêng mình.
Một khuyết điểm của Emma là cứ muốn làm theo ý mình, thêm xu hướng nghĩ về mình quá tài giỏi. Đấy là khuyết điểm làm vẩn gợn những vui thú của cô. Tuy nhiên, hiện giờ không ai nhận ra mối hiểm nguy này, vì thế không cho đấy là điều bất hạnh của cô.
Một nỗi buồn ập đến – chỉ là nỗi buồn nhẹ nhàng: chị Taylor lập gia đình. Chính ý nghĩ mất chị lần đầu tiên đã mang đến nỗi phiền muộn. Trong ngày cưới của người làm bầu bạn thân thiết này, lần đầu tiên Emma ngồi với ý nghĩ buôn bã về những ngày tháng sắp đến. Hôn lễ kết thúc, cô dâu ra đi, hai bố con ở lại với bữa ăn tối mà biết sẽ không có người thứ ba giúp họ được khuây khỏa trong một buổi tối dài đằng đẵng. Ông bố trấn tĩnh để đi ngủ sau bữa ăn như thường lệ, riêng Emma ngồi một mình mà nghĩ đến sự mất mát của cô.
Biến cố ấy hứa hẹn mang đến hạnh phúc cho người bầu bạn của cô, nhưng với cô thì đấy là nỗi ưu phiền. Ông Weston là người có tính khí thật khác thường, một gia sản thoải mái, ở độ tuổi thích hợp, và cung cách dễ mến. Cô hẳn cảm thấy hài long theo cách nào đấy khi nghĩ đến tình thân hữu quên mình, rộng lượng mà cô hằng muốn chứng tỏ để khuyến khích họ đi đến hôn nhân. Mỗi giờ trong một ngày trôi qua, Emma đều nhớ đến chị Taylor. Cô nhớ lại tính hiền hòa của người quản gia cũ – tính hiền hòa, tình thương yêu trong mười sáu năm – qua đấy cô đã được dạy dỗ và chơi đùa với chị. Cô nhớ đến tình cảm gắn bó của chị đã làm mọi cách cho cô vui khi cô khỏe mạnh, và tận lực chăm sóc khi cô trải qua những cơn đau yếu trong thời thơ ấu. Cô mang ơn chị nhiều, riêng bảy năm qua, vị thế bình đẳng, và tình thân thiết giữa hai người sau khi cô chị Isabella kết hôn càng làm cho hai người gần gũi với nhau thêm khiến cho cô chưa có hồi tưởng nào thân thương hơn, nồng nàn hơn. Chị đã là một thân hữu và người làm bầu bạn hiếm thấy; thông minh, sắc sảo, hiểu biết, đắc dụng, hiền hòa, thấu hiểu mọi cách thức trong gia đình, quan tâm đến mọi người và đặcbiệt đến Emma – đến mọi niềm vui của cô, đến mọi trù tính của cô. Chị đã là người mà cô có thể thổ lộ mọi ý nghĩ ngay khi ý nghĩ vừa chợt lóe lên, là người mang đến cho cô tình thương yêu mà hầu như chưa bao giờ bắt lỗi cô.
Làm thế nào cô chịu nổi thay đổi này? Đúng thật là chị chỉ ra đi để sống cách xa có một cây số, nhưng Emma vẫn nhận ra khác biệt to lớn giữa chị Taylor lúc trước ở trong nhà và bây giờ là chị Weston chỉ cách xa có một cây số. Tuy vbh mọi lợi điểm theo tự nhiên và gia cảnh, bây giờ cô có nguy cơ bị khổ sở trong nỗi cô  đơn tri thức. Cô yêu mến sâu đậm ông bố nhưng ông không phải là người làm bầu bạn cho cô. Ông không thể chuyện trò với cô, dù là theo cách đứng đắn hoặc bông đùa.
ảnh hưởng của khác biệt về tuổi tác (vì ông Woodhouse lập gia đình muộn) càng trầm trọng thêm do cá tính và thói quen của ông. Vốn mang bệnh tưởng cả đời, lại thiếu năng động về tinh thần hoặc thể chất, ông trông già trước tuổi. Dù có con tim hiền hòa và tính khí dịu dàng khiến ông được yêu mến, ông không có năng lực tgì khác để thu hút lòng người.
tuy chỉ cách biệt do hôn nhân và đang sống cách xa hai mươi lăm cây số ở thành phố London, chị của Emma  không thể thân cận với cô hàng ngày. Cô phải trải qua nhiều buổi tối lạnh lẽo ở Hartfield trong hai tháng Mười và Mười Một để đến lễ Giáng sinh Isabella cùng chồng và các con mới về lấp đầy ngôi nhà, và một lần nữa mang đến cho cô niềm vui sum họp.
Highbury là một ngôi làng lớn có cư dân đông đúc đến mức gần như một thị trấn. Dù cho có zs thảm cỏ, bụi cây và cái tên riêng biệt, Hartfield thật sự là một phần của cộng đồng ngôi làng và có ý nghĩa thân thương không gì sánh bằng. Gia tộc Woodhouse đứng đầu ở đây. Tất cả mọi người đều kính trọng họ. Emma quen biết nhiều người trong ngôi làng, vì lẽ cha cô là người lịch sdx đối với họ, nhưng trong số họ không ai có thể thay thế chị Taylor dù là nửa ngày. Đấy là một thay đổi mang đến u sầu. Vì thế Emma không tránh khỏi sầu muộn, mơ ước đến những điều không tưởng cho đến khi ông bố thức dậy và cô cố tỏ ra vui tươi. Ông cần được hỗ trợ về mặt tinh thần. Ông là người có tính hay âu lo, dễ dàng phiền muộn, có lòng thương mến đến bất cứ ai ông đã quen tính nết và  không muốn xa cách họ, ông ghét bất cứ thay đổi nào. Hôn nhân như là nguồn gốc của thay đổi thì luôn gây ra khó chịu. Ông vẫn chưa hề chấp nhận là chính cô con gái của ông sẽ lập gia đình. Khi ông phỉa chấp nhận xa rời chị Taylor, ông cũng không nó ivề chị với lòng thông cảm tuy rằng đấy là cuộc hôn nhân do tình yêu. Từ thói quen của tính hơi ích kỷ và chưa hề có ý tưởng rằng người ta có thẻ cảm nhận khác với mình, ông vẫn cho rằng chị Taylor đã gây ra một chuyện đau buồn cho chị cũng như cho hai cha con ông, và  rằng đáng lẽ sẽ tốt hơn nhiều nếu chị sống cả đời ở Hartfield.
Emma mỉm cười và cố gắng trò chuyện vui vẻ để ông xóa tan những ý nghĩ ấy, nhưng đến khi hai cha con dung trà, ông lại nói đúng như cách ông đã nói trong bữa ăn tôi:
-       Tội nghiệp chị Taylor! Cha ước gì chị ấy tiếp tục sống ở đây. Đáng tiếc là ông Weston không nghĩ gì đến chị ấy.
-       Cha ạ, con không thể đồng ý với cha, hẳn cha đã biết thế. Ông Weston là một người vui vẻ, dễ chịu, tuyệt vời, nên ông ấy xứng đáng có một người vợ tốt. Và hẳn cha không muốn chị Taylor sống với chúng ta mãi mãi rồi phải chịu đựng mọi tính khí bất thường của cfon trong khi chị có thể có một ngôi nhà riêng cho chị ấy, có phải thế không?
-       Một ngôi nhà riêng cho chị ấy! nhưng một ngôi nhà riêng cho chị ấy thì có lợi gì? Ngôi nhà này rộng gấp ba lần. Còn con không hề có tính khí bất thường nào , con yêu ạ.
-       Chúng ta sẽ đi thăm họ thường, và họ sẽ đến thăm chúng ta! Tất cả chúng ta sẽ luôn gặp lại nhau! Chúng ta phải bắt đầu. Chúng ta phải sớm di chúc mừng cuộc hôn nhân của họ.
-       Con yêu, làm thế nào cha đi xa được như thế? Randalls cách đây khá xa. Cha không thể đi bộ xa như thế.
-       Không, cha  ạ. Không ai nghĩ cha phải đi bộ. Chắc hẳn là ta phải dùng cỗ xe.
-       Cỗ xe! Nhưng James không thích thắng ngựa để đi đọan đường ngắn như vậy, và trong khi mình đang ở thăm họ thì mấy con ngựa tội nghiệp đó ở đâu?
-       Cha ạ, ta đưa chúng vào chuồng ngựa của ông Weston. Cha biết không, chúng con đã thu xếp xdong xuôi mọi việc. Tối hôm qua chúng con đã nói chuyện với ông Weston về việc này. Còn về  James, cha có thể tin chắc rằng ông ấy lúc nào cũng thích đi Randalls, bởi  vì con gái ông ấy đang giúp việc ở đấy. Con nghĩ liệu có bao giờ ông ấy muốn đưa chúng ta đi nơi nào khác hay không. Đấy là do cha cả, cha ạ. Cha đã đưa Hannah đến nơi ở tốt. Không ai nghĩ đến Hannah cho đến khi cha nhắc đến cô ấy – James hẳn biết ơn cha!
-       Cha rất vui đã nghĩ đến co ấy, vì cha không muốn cái ông James tội nghiệp phải mặc cảm do bất kỳ chuyện gì. Cha tin chắc cô ấy sẽ là người giúp việcgiỏi, cô ấy lễ độ, nói năng dễ nghe, cha có cảm tình nhiều với cô. Mỗi khi cha gặp cô ấy, cô đều nhún mình chào và hỏi thăm sức khỏe của cha. Khi con nhờ cô ấy đến giúp may vá, cha nhận ty cô ấy luôn vặn nắm cứa đúng cách và không bao giờ đóng sầm cánh cửa. Cha tin chắc cô ấy sẽ là người giúp việcxuất sắc. Còn chị Taylor sẽ cảm thấy dễ chịu nhiều khi có một người thân quen sống bên mình. Con biết không, mỗi khi James đi thăm con gái ông ấy, cô ấy sẽ được nghe tin về chúng ta. Ông ấy sẽ kể cho cô nghe hai cha con ta đang sống yên ổn ra sao.
Emma không muốn cố giữ dòng suy tưởng hạnh phúc này trong đầu. Cô bày ra bàn cờ backgammon để hai cha con cùng chơi hầu mong cha cô khuây khoả qua buổi tối và chỉ mình cô cảm thấy nuối tiếc. Nhưng một vị khách bước vào khiến họ cho cuộc chơi không còn cần thiết nữa.
Anh Knightley là người nhậy cảm, tuổi vào khoảng ba mươi bảy đến ba mươi tám, không chỉ là người thân thiết lâu năm đối với gia đình, mà còn có mối quan hệ vì là anh trai chồng của Isabella. Anh sống cách Highbury khoảng gần hai cây số, thường đến thăm hai cha con cô và luôn được tiếp đãi nồng hậu. Tối nay, anh còn được đón tiếp nồng hậu hơn bình thường do cả hai bên  có chung mối quan hệ ở London. Anh trở về để ăn bữa tối muộn sau vài ngày đi vắng, và giờ đi đến Hartfield để báo tin tất cả mọi người ở Quảng trường Brunswick đều mạnh khoẻ. Đấy là cuộc gặp gỡ vui vẻ, khiến cho ông Woodhouse cảm thấy sinh động hơn phút chốc. Anh Knightley có tính khí vui tươi làm hài lòng mọi người, và đều trả lời thoả đáng những câu thăm hỏi về "Isabella tội nghiệp" và các cháu của ông.
Sau đấy, ông Woodhouse cảm kích nói:
- Cháu Knightley ạ, cháu thật là tốt bụng khi đến thăm cha con bác vào giờ muộn như thế này. ác e cháu phải đi bộ qua quãng đường kinh khủng.
-       Cháu Knightley ạ, cháu thật là tốt bụng khi đến thăm cha con bác vào giờ muộn như thế này. ác e cháu phải đi bộ qua quãng đường kinh khủng.
-       Thưa bác không sao cả. Tối nay có trăng sáng, thời tiết dễ chịu đến nỗi cháu phải ngồi xa lò sưởi của bác.
-       Nhưng cháu hẳn bị ẩm ướt và lấm bẩn. Bác hy vọng cháu không bị cảm lạnh.
-       Lấm  bẩn! Bác nhìn đôi giày cháu xem. Không có một vết bẩn nào.
-       À, thế cũng lạ, vì ở đây vừa có mưa khá nhiều. Mưa lớn khủng khiếp suốt nửa giờ trong khi cha con bác dùng bữa sáng. Bác đã muốn họ dời hôn lễ lại.
-       Nhân thể -  cháu chưa kịp chúc mừng bác. Biết rõ hai bố con bác hẳn cảm thấy vui như thế nào nên cháu không vội chúc mừng, nhưng cháu hy vọng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Mọi người tỏ lộ ra sao? Ai khóc nhiều nhất?
-       À! Cái chị Taylor tội nghiệp! đấy là chuyện không hay.
-       Đáng lẽ nên nói ông Woodhouse và cô Woodhouse tội nghiệp, nhưng cháu không thể nói "chị Taylor tội nghiệp" được . Cháu luôn có ý nghĩ đề cao bác và Emma nhưng nói đến cách sống lệ thuộc hoặc độc lập thì không! Dù sao chăng nữa, chiều lòng một người vẫn hay hơn hai người.
Emma nói đùa:
-        Đặc biệt là khi một trong hai người có tính hay mộng tưởng và gây rối! Em biết trong đầu anh nghĩ thế, và biết anh sẽ nói gì nếu bố em không thích.
Ông Woodhouse thở dài:
-       Con yêu, cha cho là đúng như thế. Cha e đôi lúc cha mộng tưởng và gây rối.
-       Cha yêu dấu! Cha đừng cho con hoặc anh Knightley thật sự nghĩ cha là như thế. Quả là ý nghĩ kinh khủng! không đâu! Con chỉ nói về mình. Cha biết đấy, anh Knightley cứ thích bắt lỗi con – khi đùa cợt – tất cả chỉ là đùa  cợt. Chúng con luôn thích nói về nhau thế nào thì cứ nói.
Thật ra anh Knightley là một trong số ít người có thể bắt lỗi Emma Woodhouse, và là người duy nhất nói với cô về những lỗi lầm ấy. Dù chính bản thân Emma không thoải mái lắm về việc này, cô biết ông bố còn cảm thấy khó chịu hơn, đến nỗi cô không muốn ông biết rằng có người cho là cô không được vẹn toàn.
Anh Knightley nói:
-       Emma biết cháu không bao giờ nịnh nọt cô ấy nhưng cháu không có ý ám chỉ ai. Chị Taylor đã quen chiều lòng hai người, bây giờ chị chỉ có một người. Có khả năng là chị sẽ được lợi.
Emma muốn lái câu chuyện qua hướng khác:
-       À, anh muốn biết về hôn lễ, em rất vui kể cho anh nghe, vì mọi người đều tỏ lộ một cách thu hút. Ai nấy đều đến đúng giờ, mọi người đều chưng diện đẹp nhất, không có giọt lệ nào, và cũng không có ai thộn mặt ra. Không đâu, mọi người đều nghĩ rằng sẽ chỉ xa cách nhau có nửa dặm đường, và tin chắc rằng sẽ gặp lại nhau mỗi ngày.
Ông bố nói:
-       Emma yêu dấu chịu đựng mọi điều rất tốt nhưng anh Knightley ạ, thực ra con bé lấy làm buồn phải xa chị Taylor tội nghiệp, và tôi tin chắc con bé sẽ nhớ nhung chị ấy hơn là nó nghĩ.
Emma quay mặt đi, bị dằng co giữa những giọt lệ và nụ cười.
Anh Knightley nói:
-       Không thể nào Emma không cảm thấy nhớ nhung một người bầu bạn như thế. Bác ạ, ta không nên bắt cô ấy phải theo cách như ta muốn, nhưng cô biết hôn nhân là có lợi cho chị Taylor. Cô hẳn biết phải chấp nhận như thế, vào tuổi của chị Taylor cần phải yên bề gia thất, và điều quan trọng là chị có cuộc sống ổn định, vì thế cô không được buồn rầu quá mức. Tất cả những người quen biết chị Taylor đều lấy làm vui khi thấy chị có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Emm nói:
-       Còn anh đã quên một việc làm em vui, một nguồn vui lớn – đấy là chính em đã đứng ra làm mai mối. Anh biết không, bốn năm trước chính em làm mai, rồi giúp hai người đi nd cuộc hôn nhân và em lấy làm vui được chứng tỏ đấy là việc đúng đắn, khi nhiều người nói ông Weston sẽ không bao giờ tái hôn.
Anh Knightley nhìn cô mà lắc đầu.
Cha cô  trìu mến đáp lời:
-       À, con yêu, bố mong con đừng làm mai mối và tiên đoán sự việc, vì bất kỳ con nói chuyện gì thì chuyện ấy luôn xảy ra. Xin con đừng làm mai cho ai nữa.
-       Cha ạ, con hứa sẽ không tự làm mai cho riêng mình, nhưng thật ra con nên làm mai cho người khác. Đấy là thú vui to tát nhất trên đời! và sau thành công như thế, cha biết đấy! – mọi người đều nói ông Weston sẽ không bao giờ tái hôn. Không được đâu! Ông Weston goá vợ đã lâu, xem dường như vô  cùng thoải mái mà không cần có người vợ, luôn bận rộn trong công việc kinh doanh ở thành phố hoặc giữa bạn bè ông ở đây, luôn được chào đón và luôn vui vẻ mỗi nơi ông đi đến. Ông Weston không phải trải qua một buổi tối nào cô đơn nếu ông không thích. Ồ, không! Chắc chắn là ông Weston sẽ không bao giờ tái hôn. Thậm chí vài người còn nói đến lời hứa của ông đối với người vợ khi bà đang nằm trên giường bệnh, và vài người khác nói về việc đứa con trai và ông bác của anh này không muốn ông tái hôn. Họ nói về những việc này bằng đủ thái độ trang trọng nhưng con không tin ai cả.
"Bốn năm trước, chị Taylor và con gặp ông ấy ở Phố Broadway. Lúc đó trời bắt đầu đổ mưa, với cả vẻ lịch sự ông ấy chạy đi mượn hai cây dù cho chúng con ở quán Farmer Mitchell's. Từ ngày ấy, con đã quyết định trong đầu về việc này. Từ giờ khắc ấy, con đã trù định cho việc hôn nhân. Cha ạ, khi con đã thành công, cha không nên nghĩ con sẽ từ bỏ việc làm mai mối".
Anh Knightley nói:
-       Anh không hiểu em có ý gì khi nói đến "thành công". Thành công phải cần đến nỗ lực. Em đã bỏ thời giờ một cách đúng mức và tế nhị, nếu em đã nỗ lực trong bốn năm qua để mang lại cuộc hôn nhân này. Kể cũng là một nghề sáng giá đối với đầu óc của một thiếu nữ trẻ! Nhưng anh tưởng tượng là nếu việc mai mối của em, theo cách em nói, chỉ có nghĩa là trù định, một ngày rảnh rỗi nào đấy em tự nhủ thầm "Mình nghĩ sẽ tốt cho chị Taylor nếu giá như ông Weston cưới chị ấy", và rồi sau đấy thỉnh thoảng tự nhủ thầm như thế, thì tại sao em còn nói đến thành công? Em tự hào về điều gì? Em chỉ nhờ may mắn mà dự đoán đúng sự việc, và tất cả chỉ là nhờ may mắn.
-       Và có bao giờ anh biết đến thú vui và niềm tự hào chiến thắng của một dự đóan may mắn không ? Em thấy tội cho anh. Em đã nghĩ anh phải khôn ngoan hơn, bởi  vì chắc chắn rằng một dự đóan may mắn thì không bao giờ  đơn thuần là may mắn. Lúc nào cũng phải có biệt tài trong đó. Còn về từ ngữ “thành công” mà anh tranh luận, em không biết rằng em bị cấm đóan. Anh đã vẽ nên hai hình ảnh đẹp đẽ, nhưng em cho rằng có thể có hình ảnh thứ ba – cái gì đấy giữa việc không làm gì cả và làm mọi thứ. Nếu em không mời ông Weston đến đây chơi, tạo vài khích lệ nhỏ và giải quyết êm thấm vài vụ việc nhỏ, có lẽ sẽ không nên chuyện gì cả. Em cho là anh hẳn hiểu rõ Hartfield để nhận ra điều ấy .
-       Một người thẳng thắn, cởi mở như ông Weston và một người có lý trí, chân thật như chị Taylor thì ta có thể để mặc họ tự lo chuyện của họ. Khi can dự vào, em có thể gây phương hại cho em hơn là làm điều tốt lành cho người khác.
Tuy chỉ hiểu một phần, ông Woodhouse vẫn góp chuyện:
-       Emma không bao giờ nghĩ đến bản thân nếu có thể làm điều tốt lành cho người khác. Nhưng con yêu ạ, đừng có làm mai mối gì nữa. Đấy là việc điên rồ và làm      cho gia đình người ta tan nát.
-       Cha yêu, chỉ một lần nữa thôi, lần này cho anh Elton. Cái anh Elton tội nghiệp! cha ạ, cha hẳn mến anh Elton. Con phải tìm một người vợ cho anh ấy. Anh ấy đã ở đây cả năm rồi và đã sửa sọan ngôi nhà của anh được tiện nghi, mà không thấy ai ở Hartfield xứng đôi với anh. Kể cũng đáng xấu hổ nếu để cho anh ấy vò võ thêm nữa. Khi anh dự hôn lễ hôm nay, con nghĩ anh trông như mong mỏi có ai đấy làm mai mối cho anh! Con có ý nghĩ rất tốt đối với anh Elton, và làm mai mối là cách duy nhất giúp đỡ anh ấy.
-       Quả thật anh Elton là một thanh niên trẻ, đẹp trai, có tính tình rất tốt, và cha thích anh ấy. Nhưng con ạ, nếu con muốn anh ấy chú ý đến việc này, một ngày nào đấy mời anh ấy đến dung bữa với chúng ta.
Anh Knightley cười:
-       Thưa bác, cháu sẵn lòng, bất cứ lúc nào. Cháu hòan tòan đồng ý với bác rằng đấy là việc tốt hơn cả. Emma, hãy mời anh ấy đến dùng bữa, tiếp cho anh ấy ăn nhiều món cá và gà, nhưng cứ để cho anh ấy tự đi tìm vợ. Em cứ tin là một thanh niên hai mươi sáu hoặc hai mươi bảy tuổi có thể tự lo được.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 20-9-2011 10:04:35 | Xem tất
Chương 2


Ông Weston là cư dân của Highbury, sinh ra trong một gia đình khả kính. Hai hoặc ba thế hệ của gia đình này đã vươn lên đến vị thế quý phái và sung túc. Ông đã nhận được nền giáo dục tốt, nhưng sau khi bắt đầu tự lập từ lúc còn trẻ, ông trở nên miễn cưỡng đối với những nghề nghiệp đơn giản mà các an hem của ông theo đuổi. Ông thỏa mãn trí óc hiếu động, vui tươi và tính cách thích giao tiếp của mình bằng cách gia nhập quân ngũ.
Đại úy Weston được nhiều người yêu mến. Khi cuộc đời binh nghiệp dẫn dắt cho ông gặp cô Churchill của một gia đình Yorkshire có tiếng tăm và cô Churchill tỏ lòng yêu ông, không ai lấy làm ngạc nhiên ngoại trừ người anh và chị dâu. Hai người này không bao giờ đến thăm ông, lại tỏ ra kiêu hãnh và tự cho mình là quan trọng khiến cho mối quan hệ giữa họ trở nên khó chịu.
Tuy nhiên, vốn là người trưởng thành và có quyền làm chủ gia sản của mình – tuy gia sản riêng của cô không tương xứng với bất động sản của gia tộc – cô Churchill vẫn muốn tiến đến hôn nhân. Hôn lễ được cử hành trong khi anh chồng và chị dâu cô cảm thấy mất sĩ diện vô cùng, vì thế họ chối bỏ cô với tất cả vẻ lịch sự tối thiểu. Đấy là mối quan hệ không tương hợp, và khônglàm cho người trong cuộc được hạnh phúc lắm. Cô Churchill – bây giờ trở thành bà Weston – là người cảm thấy hạnh phúc hơn trong mối nhân duyên này, vì cô có một người chồng với con tim nồng thắm và tính khí dịu dàng. Ông luôn nghĩ tốt về cô trong mọi việc để đáp lại tình yêu cô dành cho ông. Tuy  nhiên, dù cô có cá tính, đấy không phải là cá tính tốt nhất. Cô có đủ quyết đóan để làm theo ý mình mà không màng đến chồng, nhưng không đủ để đè nén bất mãn vô lý về sự giận dỗi vô lý của ông, và để đè nén nỗi tiếc nuối đời sống xa hoa ở ngôi nhà của cô lúc trước. Hai vợ chồng tiêu pha vượt mức thu nhập của họ nhưng vẫn chưa bằng lúc cô ở Enscombe. Cô vẫn yêu thương chồng, nhưng cô muốn mình vừa là người vợ của Đại úy Weston như hiện tại và cô Churchill của Enscombe như quá khứ.
Đại úy Weston được nhiều người – nhất là gia tộc Churchill – xem như chuột sa hũ nếp, nhưng hóa ra ông ta bất lợi nhiều. Khi vợ ông qua đời sau ba năm chung sống, ông trở nên nghèo khó hơn so với lúc trước, cùng một đứa con phải nuôi nấng. Tuy thế, chẳng bao lâu ông được nhẹ gánh đối với chi phí cho đứa con. Cậu bé trở thành cầu nối cho hai anh em dàn hòa, thêm lòng thương cảm vì cơn bạo bệnh dai dẳng của mẹ cậu. Ông bà Churchill không có con và cũng không có đứa cháu nhỏ nào, vì thế hai người ngỏ ý nhận cậu bé Frank về chăm sóc mọi mặt ít lâu sau khi mẹ cậu qua đời . Người cha ban đầu lưỡng lự, nhưng sau khi suy xét, ông đồng ý giao đứa nhỏ cho gia tộc Churchill chăm sóc và chia sẻ cảnh sống giàu có. Ông chỉ còn phải lo cho bản thân mình, và lo cho tình trạng vật chất của mình dckhá lên, theo cách có thể được.
Ông cảm thấy cần thay đổi cuộc đời mình. Ông rời quân ngũ, lao vào việc kinh doanh nhờ an hem của ông đã có chân đứng ở London giúp cho ông khởi nghiệp được thuận lợi. Việc kinh doanh giúp ông đủ bận rôn. Ông vẫn còn có một ngôi nhà nhỏ ở Highbury, nơi ông dành phần lớn thời gian để vui thú. Ông trải qua mười năm hoặc hai mươi năm kế tiếp giữa một nghề nghiệp hữu ích và những thú vui với xã hội. Đến lúc này, ông đã khá thành đạt, đủ để mua một trang trại nhỏ kế cận Highbury mà ông hằng mong ước, đủ để cưới một phụ nữ thậm chí không có của hồi môn như chị Taylor, và để sống theo tính khí thân thiện và hòa đồng của ông.
Lúc này, chị Taylor đã tạo ảnh hưởng đến những kế họach của ông, nhưng vì đấy không phải là ảnh hưởng chuyên chế của tuổi trẻ đối với tuổi trẻ, ông vẫn giữ quyết tâm mua điền trang Randalls nên luôn nghe ngóng tin tức người chủ muốn bán, rồi cuối cùng ông đạt ước nguyện. Ông đã tạo dựng một sản nghiệp khá, mua một ngôi nhà, cưới một cô vợ, và đang bắt đầu trải qua thời kỳ mới trong đời với mọi hứa hẹn hạnh phúc hơn thời gian trước. Nhờ tố chất lạc quan, ông chưa bao giờ cảm thấy mình là người bất hạnh ngay cả trong cuộc hôn nhân đầu. Cuộc hôn nhân thứ hai cho ông thấy thế nào là một phụ nữ chin chắn và thật sự dễ thương, và giúp ông nhận ra rằng tự mình chọn thì tốt hơn là được người chọn, cũng như tạo nên lòng biết ơn thì tốt hơn là     tự mình biết ơn.
Ông hài lòng với chọn lựa của mình: gia sản ông là của riêng mình ông. Còn đối với Frank, cậu bé không chỉ là người được ngầm hiểu thừa    kế của ông bác, mà còn được công khai mang cái họ Churchill. Vì thế cậu hẳn sẽ không bao giờ cần đến người cha giúp đỡ. Ông không phải lo lắng về việc này. Bà bác là một phụ nữ thất thường và trấn áp hòan tòan ông chồng, nhưng tố chất của ông Weston khiến ông không nghĩ rằng tính thất thường mạnh đến nỗi ảnh hưởng đến một đứa trẻ thân thương đến thế, mà ông tin rằng đáng được xem là thân thương. Mỗi năm ông đều đi thăm đứa con trai sống ở London và thấy tự hào về nó. Khi nghe ông kể về đứa con trai, Highbury cảm thấy hãnh diện lây. Mọi người đều chấp nhận người trai trẻ là thành viên của họ để anh chứng tỏ chân giá trị của mình.
Highbury ca ngợinhiều về anh Frank Churchill, và nhiều người hiếu kỳ muốn gặp anh, nhưng anh không quan tâm lắm đến những lời đề cao đến nỗi anh cq bao giờ đi đến đây. Đã có nhiều lời bàn tán rằng anh sẽ đến thăm ông bố, nhưng việc này chưa bao giờ xảy ra cả.
Bây giờ, nhân dịp hôn lễ của ông bố, nhiều người khuyên anh nên đến dự để chứng tỏ anh quan tâm đúng mức. Không có lời nào nói ngược lại, hoặc là khi bà Purry ngồi uống trà với bà Bates và chị Bates, hoặc khi bà Bates và chị Bates đến thăm đáp lễ. Bây giờ là lúc anh Frank Churchll nên đến với họ, và người ta càng thêm hy vọng khi được biết vào dịp này anh đã biên thư cho mẹ kế. Trong nhiều ngày, mỗ    I khách đến thăm HIghbury đều được nghe nói về lá thư nhã nhặn mà chị Weston đã nhận được. “Tôi đóan bà đã nghe về lá thư nhã nhặn mà anh Frank Churchill viết cho chị Weston, phải không? Tôi được biết lá thư này thật sự nhã nhặn. Ông Woodhouse kể với tôi về chuyện này. Ông Woodhouse đã đọc lá thư, và ông nói ông chưa từng thấy lá thư nào nhã nhặn đến thế.
Thật vậy, đấy là một lá thư được đánh giá cao. Dĩ nhiên, chị Taylor – bây giờ là chị Weston – đã tạo nên dư luận thuận lợi về anh trai trẻ. Sự chú ý như thế là bằng chứng rõ rệt về ý thức tuyệt vời của anh, ngòai sự chú ý về cuộc hôn nhân mà mọi người tiếp đón với tất cả lời khen ngợi. Chị tự cảm thấy mình là một phụ nữ may mắn nhất. Chị đủ trưởng thành chin chắn để nhận ra mình đã may mắn ra sao, trong khi nỗi tiếc nuối duy nhất là xa cách những người bạn mà tình thân hữu chưa bao giờ lạnh nhạt – những người bạn vốn không hề muốn chia tay với chị.
Nhiều lúc chị nhận ra rằng hẳn nhiều người sẽ nhớ thương chị, và bứt rứt mà nghĩ đến việc Emma mất đi nguồn vui duy nhất, hoặc trải qua những thời khắc buồn chán vì thiếu tình bầu bạn nơi chị. Nhưng Emma không phải là người yếu đuối, cô có nghị lực hơn phần lớn những thiếu nữ khác. Cô còn có ý thức, năng lực và tinh thần vốn có thể giúp cô chịu đựng giỏi và giúp vực cô lên để vượt qua cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm. Và rồi cô cảm thấy an ủi vì quãng đường ngắn giữa Randalls và Hartfield, tiện lợi ngay cả cho phụ nữ đi bộ một mình, và vì tâm tính và gia cảnh của chị Weston cũng tạo thuận lợi cho hai người có thể gặp nhau nhiều buổi tối mỗi tuần.
Tâm trạng của cô khiến cho chị Weston mãi cảm động và nhiều lúc thấy buồn. Sự mãn nguyện của Emma – hơn cả mãn nguyện, mà  là niềm vui – tỏ ra công tâm và hiển nhiên vui vẻ, cho đến nỗi Emma tuy đã hiểu rõ tính tình người cha, đôi lúc vẫn cảm thấy ngạcnhiên vì ông cứ thương xót cho “chị Taylor tội nghiệp” khi họ từ giã chị ở Randalls giữa gia đình êm ấm, hoặc nhìn thấy chị ra về vào buổi tối bên cạnh ông chồng hiền lành đưa chị lên cỗ xe ngựa của chính chị.
Nhưng sau mỗi lần chị từ giã ra về, ông Woodhouse đều thở dài và nói:
-       À, chị Taylor tội nghiệp! chị ấy hẳn lấy làm vui mà lưu lại.
Không có khả năng lưu chị Taylor ở lại cũng như không có việc ngừng thương xót cho chị, nhưng sau vài tuần ông Woodhouse cảm thấy bớt nặng nề. Những lời chúc mừng của hàng xóm đã xong xuôi, ông không còn bị trêu cợt vì người ta mong ông vui đối với sự kiện u buồn đến thế, và chiếc bánh cưới mà ông không thích cũng đã được chiếu cố hết. Dạ dày của ông không thể chịu nổi thức ăn nhiều chất béo, và ông không bao giờ tin rằng có nhiều người khác với ông. Ông tin rằng thứ gì không tốt cho sức khoẻ của ông thì cũng không thích hợp với người khác. Vì thế, ông cố khuyên họ không nên ăn bánh cưới. Khuyên lơn không có kết quả thì ông tìm cách ngăn chặn họ. Ông cố hỏi ý kiến ông Perry, một nhà bào chế thuốc. Ông Perry là một người thông minh, trông như là nhà quý tộc. Việc ông đi đến khám bệnh và cho toa là một trong những niềm an ủi cho ông Woodhouse. Khi được hỏi ý kiến, ông Perry đành phải xác nhận (tuy đấy là không khách quan) rằng bánh cưới chắc chắn là không hợp với một số người nếu họ dùng quá nhiều. Với ý kiến như thế, ông Woodhouse hy vọng sẽ gây được ảnh hưởng đối với tất cả  khách dự tiệc cưới, nhưng họ vẫn ăn bánh cưới, và tinh thần nhân ái của ông cứ bứt rứt mãi cho đến khi họ ăn xong xuôi.
Có một tin đồn lạ kỳ ở Highbury về việc các đứa nhỏ của ông Perry cầm một miếng bánh cưới trong tay, nhưng ông Woodhouse không bao giờ tin.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 21-9-2011 18:06:47 | Xem tất
Chương 3


Ông Woodhouse thích giao tế xã hội theo cách của riêng ông. Ông rất thích tiếp đãi bạn bè tại nhà. Do nhiều nguyên nhân gộp lại, do ông sống lâu đời ở Hartfield, do lòng nhân hậu của ông, do gia sản giàu có của ông, ngôi nhà của ông và cô con gái của ông, ông có thể nắm quyền kiểm soát những chuyến viếng thăm của nhóm nhỏ bạn bè ông, theo ý ông muốn. Ông ít giao tiếp với những gia đình ngoài nhóm nhỏ này. Tính ghét giờ giấc vào đêm khuya và tụ họp đông đúc khiến cho ông khó làm bạn với nhiều người trừ khi họ đến với ông theo những điều kiện ông đặt ra. May mắn cho ông là Highbury kể cả Randalls trong cùng giáo xứ, và tu viện Donwell ở giáo xứ kế bên do anh Knightley cai quản cũng có cùng nhận thức . Nhiều lần, sau khi Emma thuyết phục, ông chọn vài người có tư cách tốt nhất đến ăn tối  với ông, nhưng ông vẫn thích những buổi tụ họp khi trời tối. Trừ khi ông tưởng tượng ra mình không hợp với người đối diện, nhiều buổi tối Emma phải sắp bàn chơi bài cho ông.
Nhờ mối quan tâm chân thật và lâu dài, gia đình Weston và anh Knightley, thêm anh trai trẻ độc thân Elton dù anh không muốn, có vinh dự được ông Woodhouse tiếp đãi để đổi một buổi tối trống trải cô đơn thành khung cảnh sang cả, cùng với nụ cười của cô con gái thân yêu.
Sau đấy là đến ván bài thứ hai, trong số những người có đủ tư cách nhất để chơi là bà Bates và chị Bates cùng với bà Goddard – ba phụ nữ hầu như lúc nào cũng đáp lại lời mời từ Hartfield. Họ được đưa đón thường xuyên đến nỗi ông Woodhouse cho là anh đánh xe James hoặc mấy con ngựa đều đã quen với mệt mỏi. Nếu họ chỉ đi mỗi năm có một lần thì hẳn đã có than phiền.
Quả phụ của một cha xứ ngày xưa, bà Bates là một phụ nữ rất già, hầu như đã quá tuổi cho mọi thứ ngoại trừ trà và môn bài tây chơi bốn người. Bà sống với cô con gái còn độc thân trong khung cảnh rất thanh bạch, được mọi người quan tâm và tôn trọng mà một phụ nữ già vô hại trong những hoàn cảnh bất thường được cảm thông như thế.
Cô con gái của bà được yêu mến một cách bất thường xét qua một phụ nữ không còn trẻ, không đẹp, không giàu, và chưa kết hôn. Chị Bates lâm vào tình huống tệ hại nhất của thế gian khi được ngưỡng mộ quá nhiều, và chị không có tố chất thông minh vượt bậc để tự sửa chữa mức quá đà hoặc qcho những kẻ ghét chị phải nể nang. Chị không lấy làm tự hào về nhan sắc hoặc khả năng khéo léo của mình. Chị trải qua tuổi thơ không có gì nổi bật, và thời thiếu nữ của chị được dành cho việc chăm sóc bà mẹ yếu đuối và cố đáp ứng nhu cầu cuộc sống bằng khoản thu nhập ít ỏi. Tuy thế, chị là một phụ nữ hạnh phúc, và là một phụ nữ mà không ai nói xấu được. Chính do thiện ý của chị đối với mọi người và tính khí tự bằng lòng với chính mình đã làm nên những điều kỳ diệu ấy. Chị yêu mến tất cả mọi người, chú ý đến niềm vui của mọi người, tinh mắt nhận ra điểm tốt của họ, chỉ nghĩ về mình như là một người may mắn nhất và may mắn có một bà mẹ tuyệt vời, có nhiều hàng xóm bằng hữu, và có một ngôi nhà không thiếu thứ gì. Chị có cuộc sống hạnh phúc vô tận, được mọi người trọng vọng nhờ tính đơn giản và vui vẻ, biết tự hài lòng và biết nhớ ơn. Trong những việc nhỏ chị ăn nói rất hay, và điều này đặc biệt hợp với ông Woodhouse vốn chỉ biết trao đổi chuyện tầm phào nhưng vô hại.
Bà Goddard là hiệu trưởng – không phải hiệu trưởng của một trường dòng hoặc của giới có thế lực vốn hay khóac lác bằng ngôn từ dài dòng nhưng vô nghĩa để kết hợp tài năng phóng khóang với đạo đức sang cả, dựa theo những phép tắc mới và những hệ thống mới, là nơi mà học phí ngất trời, nơi mà các cô gái trẻ bị dầy vò hết sức lực và trở nên phù phiếm. Trường nội trú của bà Goddard đúng nghĩa là trường học, chân thật , theo cung cách cổ xưa, nơi học sinh có thể thành đạt một cách đáng kể mà chỉ đóng học phí phải chăng, và nơi mà các cô gái trẻ có thể được gửi đến cho gia đình rảnh tay, và cho các cô ganh đua nhau trong môi trường giáo dục nhỏ hẹp mà không sợ trở thành thần đồng.
Ngôi trường của bà Goddard khá nổi tiếng – và xứng đáng được như thế, vì lẽ Highbury được xem là một vùng trong lành cho sức khỏe: bà có một ngôi nhà với khu vườn rộng cung cấp cho học trò nhiều thực phẩm bổ dưỡng, mùa hè cho phép chúng chạy tung tăng. Mùa đông, bà tự tay chăm sóc những vết sưng phù của chúng vì giá lạnh. Không lạ gì mà hai mươi cặp cô dâu, chú rể đã nhờ bà làm chủ hôn cho họ. Bà là người bình dị, có vẻ giống như bà mẹ của các học trò. Thời thiếu nữ bà đã làm việc nặng nhọc, và bây giờ tự cho là mình có quyền thỉnh thoảng hưởng ngày nghỉ đi thăm viếng đâu đó dự tiệc trà, và vì đã chịu ơn ông Woodhouse tử tế, cảm thấy nên đáp lại mà rời căn phòng ngăn nắp của mình, treo đồ thêu thùa lên bất kỳ nơi nào, để rồi thắng hoặc thua vài đồng xu bên cạnh lò sưởi của ông.
Đấy là những phụ nữ mà Emma  thường mời gọi họ đến. Vì ông bố, cô cảm thấy vui có khả năng làm việc này, dù cô vẫn biết họ không thể thay thế chị Weston. Cô vui mà thấy ông bố được thoải mái, và cũng thấy vui về mình đã có những sắp xếp tốt như thế. Nhưng ba phụ nữ nhạt nhẽo, trầm lặng khiến cho cô nghĩ mỗi buổi tối có họ thật ra là buổi tối lê thê mà cô đón chờ một cách chán ngán.
Một buổi sang trong khi ngồi đón chờ đúng sự việc như thể sắp xảy ra, Emma nhận được thư của bà Goddard, bằng ngôn từ nhã nhặn xin được dẫn cô Smith đi theo. Lời yêu cầu được chấp nhận ngay, vì lẽ cô Smith là thiếu nữ tuổi mười bảy mà Emma đã biết mặt và đã chú ý đến từ lâu vì vẻ đẹp của cô này. Một thiếp mời được gửi để hồi đáp, và buổi tối không còn tẻ nhạt nhờ có cô gái trẻ
Harriet Smith có thân thế không minh bạch. Vài năm trước, một người nào đấy đã đưa cô bé đến trường của bà Goddard, và sau đó một người nào đấy đã trả thêm tiền cho cô bé được ngụ tại ký túc xá của trường. Người ta chỉ biết lai lịch của cô bé đến thế. Chỉ trừ các bạn cô bé mới quen ở Highbury, cô không có bạn bè nào khác. Cô vừa trở về từ chuyến đi xa thăm viếng vài người bạn học của cô.
Cô Smith rất xinh, vẻ đẹp của cô bé khiến cho Emma đặc biệt ngưỡng mộ. Cô bé người tầm thấp, mũm mĩm, có làn da trắng. Trước khi buổi họp mặt ban tối kết thúc, Emma cảm thấy vui với phong thái của cô bé và muốn tiếp tục mối quen biết.
Emma không có ấn tượng với cách trò chuyện đặc biệt khôn ngoan nào của cô Smith, nhưng thấy cô bạn mới có sức quyến rũ – không e lệ đến mức gây ngăn cách, không phải ngại ăn nói – nhưng không có vẻ gì muốn lấn lướt. Cô bé có tư thái trong chừng mực và tôn trọng người đối diện, có vẻ như cảm thấy vui và hân hạnh được đón tiếp ở Hartfield. Cô tạo ấn tượng tốt với tất cả những gì chung quanh có phong cách ở tầm cao hơn cô đã từng thấy, ấn tượng không phải theo trình độ thưởng thức nghệ thuật, thế nên hẳn cô bé có cảm nhận tốt, đáng được phát huy. Cần phải phát huy. Đôi mắt xanh dìu dịu ấy và tất cả phong cách duyên dáng theo tự nhiên ấy không nên bỏ phí nơi xã hội thấp kém ở Highbury cùng các mối quan hệ ở đây. Những người mà cô bé quen biết thì không xứng tầm với cô. Những người bạn mà cô bé vừa đi thăm, tuy là người tốt, sẽ làm hại đến cô. Họ là thành viên của gia tộc Martin mà Emma biết rõ tính cách, vì họ thuê một mảnh đất lớn của anh Knightley và sống trong giáo xứ Donwell. Cô nghĩ họ đáng tin cậy, cô biết anh Knightley đánh giá họ cao, nhưng hẳn họ là những người quê kệch, không được trang nhã, hòan toàn không xứng để chơi thân với một thiếu nữ vốn chỉ thiếu một ít kiến thức và vẻ sang cả là trở nên khá hoàn thiện.
Emma quyết định sẽ cảnh báo cô bé, cô sẽ giúp cô bé cải thiện, cô sẽ tách cô bé khỏi những mối quan hệ ở giai cấp thấp, và đưa cô bé vào xã hội tốt, cô sẽ tạo dựng những chủ kiến và pohng thái cho cô bé. Đây sẽ là việc đáng quan tâm, chắc chắn là việc tử tế sẽ thay đổi vị thế và tầm ảnh hưởng của cô bé.
Emma bận rộn với lòng ngưỡng mộ đôi mắt xanh dìu dịu, với chuyện trò và lắng nghe xen kẽ với tất cả những trù định, đến nỗi cô cảm thấy buổi tối trôi qua nhanh một cách bất thường. Bữa ăn nhẹ, vốn luôn kết thúc những buổi họp mặt như thế mà cô phải ngồi cho qua thời giờ, lần này được chuẩn bị và mang đến gần lò sưởi trước khi cô kịp nhận ra đã đến lúc. Với tính nhanh nhẩu vượt mức bình thường trong cách thức một gia chủ muốn làm tốt và năng nổ trong mọi việc, và với thiện ý thật sự của một tâm tư đang hào hứng, về ý định của mình, cô làm tất cả mọi cách để phục vụ bữa ăn, giúp bồi tiếp và giới thiệu với thực khách các món thịt gà băm và hào, với vẻ sốt sắng mà cô biết sẽ giúp khách bớt e dè.
Trong những dịp như thế này, ông Woodhouse tội nghiệp bị xung đột tư tưởng một cách thảm hại. Ông muốn mời khách ăn uống với ông vì đấy là lối sống của ông thời tuổi trẻ, nhưng ý nghĩ về các lọai món ăn hoặc thức uống có hại cho sức khỏe khiến ông bứt rứt. Trong khi ông muốn tiếp đãi họ mọi thứ vì hiếu khách, ông lại lo lắng khi họ dùng các món ấy vì quan tâm đến sức khỏe của họ.
Thế là, ông chỉ cố ăn một it6’ cháo lõang trong khi các phụ nữ hài lòng mà tiêu thụ mấy món ngon hơn. Tuy có thể dằn lòng, nhưng sau khi đã tự vấn là cần phải nói, ông nói:
-       Bà  Bates, để tôi giới thiệu bà dùng món trứng kia. Trứng luộc thật mềm thì không có hại gì cho sức khỏe. Serle hiểu cách luộc trứng giỏi hơn bất kỳ ai khác. Tôi không khuyên bà ăn trứng do ai khác luộc, vì thế bà  không nên sợ, bà thấy đấy, quả trứng chỉ nhỏ thôi, một quả sẽ không gây hại cho bà. Còn chị Bates, hãy để Emma bồi tiếp một ít bánh nhân quảj, chỉ một tí tẹo thôi. Bánh của chúng tôi là lọai nhân táo. Chị không phải e ngại chúng tôi ở đây dùng chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Tôi không muốn mời bánh sữa trứng. Bà Goddard, bà nên dùng nửa ly rượu vang nhé? Một nửa ly rượu vang nhỏ, pha trong một cốc vại nước nhé? Tôi nghĩ sẽ không có hại cho bà.
Emma để cho bố nói chuyện nhưng bồi tiếp các vị khách bằng những thứ mà họ thích, rồi đặc biệt hôm nay cô có niềm vui tiễn họ ra về trong hạnh phúc. Hạnh phúc của cô Smith ngang bằng với cử chỉ ân cần của gia chủ. Cô Woodhouse là một nhân vật quan trọng ở Highbury đến nỗi người được giới thiệu với cô cảm thấy vừa bối rối vừa vui sướng. Tuy nhiên, cô bé khiêm tốn ra về với cảm nghĩ vô cùng hài lòng, vui thích với tích cách hòa nhã mà cô Woodhouse đã đối xử với cô cả buổi tối, và cuối cùng còn bắt tay cô nữa!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 22:13:17 | Xem tất
Chương 4


Chẳng bao lâu, Harriet Smith trở nên thân thiết tại Hartfield. Vốn có tính nhanh nhẹn và quyết đoán, Emma không để mất thì giờ trong việc mời mọc và khuyến khích cô bé đến thường xuyên. Khi càng hiểu rõ về nhau, hai người càng yêu mến nhau hơn . Ngay từ lúc đầu, Emma đã nhìn ra cô bé là người bầu bạn hữu ích cho mình. Theo khía cạnh này, sự mất mát chị Taylor là yếu tố quan trọng. Ông bố không bao giờ bước qua khỏi hàng rào cây cảnh của khuôn viên, nơi phân cách quãng đường đi bộ thay đổi dài ngắn theo mùa. Sau hôn lễ của chị Taylor, việc vận động thể chất của Emma cũng bị giới hạn. Chỉ một lần cô một mình đi đến Randalls nhưng chuyến đi không được vui thú. Vì thế, nếu có Harriet Smith làm bầu bạn, cô có thể gọi cô bé bất cứ lúc nào để tháp tùng thì thật là đáng quý. Nhưng theo mọi khía cạnh khác, khi càng biết thêm về cô bé, Emma càng thêm hài lòng và thấy mọi toan tính của mình là đúng.
Chắc chắn Harriet không phải là người khôn ngoan , nhưng cô bé có tố chất thùy mị, dễ bảo, biết tỏ cảm khái, hòan toàn không giả dối, và chỉ muốn tuân phục theo người mà cô tin cậy. Việc cô bé tỏ lòng gắn bó với cô ngay từ đầu là động thái rất dễ thương, cho thấy cô bé không thếu nhận thức dù hiểu biết chưa được sâu sắc. Nhìn chung, Emma tin chắc Harriet Smith là người bạn trẻ mà mình muốn – chính là mẫu người mà nhà cô cần. Một người bầu bạn như chị Taylor thì không được nữa. Không thể một lúc có cả hai người như thế. Cô cũng không muốn có cả hai. Phải có một cá tính khác, một cảm nghĩ riêng biệt và tự chủ. Chị Taylor là đối tượng cho lòng tri ân và quý trọng. Harriet sẽ được yêu mến như là người hữu dụng. Với chị Taylor thì Emma không làm được gì cả, với Harriet thì cô có thể làm được mọi việc .
Trải nghiệm đầu tiên cho sự hữu dụng là tìm hiểu cha mẹ cô bé là ai, nhưng cô bé không thể nói ra. Harriet sẵn lòng nói ra những gì mình biết nhưng không thể nói gì về việc này. Emma đành tưởng tượng ra theo ý mình muốn , nhưng cô không thể nào tin rằng nếu ở trong cùng hòan cảnh như thế, chính mình lại không tìm ra được sự thật. Harriet không muốn đào sâu vào vấn đề. Cô bé thỏa mãn với  những gì bà Goddard nói cho cô nghe, và không muốn tìm hiểu thêm.
Dĩ nhiên là cô bé chủ yếu trao đổi với bà Goddard, các cô giáo, nữ sinh và người lien quan đến ngôi trường nói chung, ngòai ra chỉ còn có mối quan hệ với gia tộc Martin ở nông trang Abbey Mill. Gia đình Martin chiếm lĩnh nhiều tâm tư của cô bé. Cô đã lưu lại với họ rất vui trong hai tháng, và bây giờ thích kể lại về chuyến đi này, mô tả nhiều tiện nghi và những món kỳ thú ở nơi ch^’nhưng ấy . Emma khuyến khích cô bé kể , thấy lạ lùng về hình ảnh của một gia tộc khác, thích thú với vẻ đơn giản trẻ trung của cô bé khi hào hứng nói về việc bà Martin có “đến hai phòng khách, hai phòng khách rất sang trọng, một phòng rộng gần bằng phòng gia đình của bà Goddard, và về việc bà có người hầu đã làm việc với bà hai mươi lăm năm, bà có tám con bò, hai con dòng Aldeney, một con nhỏ dòng Welch, một con dòng Welch nhỏ thật dễ thương mà bà Marin nói bà rất thương nó nên phải gọi nó là con bò của bà, và có một nhà nghỉ mát rất đẹp trong khu vườn, nơi mà năm sau thì tất cả bọn họ sẽ đến để dùng trà, một ngôi nhà rất đẹp, đủ rộng cho cả chục người.
Trong một thời gian Emma lấy làm thích thú mà không nghĩ đến căn nguyên trước mắt, nhưng những cảm nghĩ khác dấy lên khi cô bắt đầu hiểu biết hơn về gia đình ấy. Cô đã ngộ nhận, tưởng tượng rằng đấy là mẹ và con gái, con trai và con dâu sống chung với nhau. Nhưng khi cô thấy rằng anh Martin – là một phần của truyện kể và luôn được nhắc đến có tính tình rất tốt khi làm chuyện này chuyện nọ - vẫn còn            độc thân, rằng không có chị Martin trẻ nào, rằng không có người vợ nào trong trường hợp này, thì cô e ngại cô bạn nhỏ của mình sẽ sa vào tình huống không tốt từ tất cả lòng hiếu khách và tử tế ấy, nếu không được chăm sóc, cô bé có thể lún sâu mãi.
Với ý niệm đầy cảm hứng ấy, Emma càng đặt thêm nhiều câu hỏi đầy ý nghĩa. Cô để cho cô bé Harriet kể thêm về anh Martin, và cô thấy rõ ràng cô bé; đã có tình ý gì đó. Harriet kể những lần anh cùng cô đi dạo dưới ánh trăng hoặc chơi bài vui vẻ trong buổi tối, và kể nhiều về tính tử tế, và hay gia ơn của anh. Một ngày, anh đi nhiều dặm để mang về cho cô ít quả óc chó vì cô nói mình thích ăn quả này. Trong những mẩu chuyện khác, anh cũng hay chiều chuộng cô như thế. Một buổi tối, anh cho gọi con trai của người chăn cừu đến phòng khách để hát cho cô nghe. Cô rất thích nghe hát. Anh chỉ có thể hát ít bài. Cô bé tin rằng anh rất khôn ngoan và thấu hiểu mọi chuyện. Anh có một đàn gia súc rất tốt, và trong thời gian cô ở đấy anh đã bán lông cừu được nhiều hơn bất kỳ ai khác trong vùng. Cô tin rằng mọi người đều nói tốt về anh. Bà mẹ và các em gái anh đều yêu mến anh. Một ngày, bà Martin nói với cô (và bà đỏ ửng mặt khi nói) không gia đình nào khác có một người con trai tốt như thế, và vì vậy bà tin chắc anh sẽ là một người chồng tốt. Không phải là bà mong muốn anh kết hôn. Bà không vội vã.
Emma nghĩ “Làm khá lắm, bà Martin! Bà biết phải làm gì”.
-       Và khi em ra về, bà Martin có lòng tử tế gửi cho bà Goddard một con ngỗng đẹp – một con ngỗng đẹp nhất mà bà Goddard chưa từng thấy. Vào một ngày Chủ nhật, bà Goddard mặc trang phục cho con ngỗng và yêu cầu cả ba giáo viên, cô Nash, cô Prince và cô Richardson đến ăn tối với bà.
-       - Chị đoán anh Martin không phải là người có tri thức vượt quá công ăn việc làm của anh ấy ? Anh không đọc sách, phải không?
-       Có chứ - đấy là, không – em không rõ – nhưng em tin rằng anh ấy đọc nhiều sách – nhưng không phải là lọai sách như chị nghĩ. Anh đọc các tài liệu nông nghiệp, và vài lọai sách khác mà anh đặt kế bên cửa sổ - nhưng chính anh đọc tất cả các loại sách ấy. Nhưng đôi khi vào buổi tối, trước khi mọi người chơi bài, anh đọc to lên đọan nào đấy trong Elegant Extracts, nghe rất lý thú. Và em biết anhaa đã đọc Vicar of Wakefield,. Anh ấy chưa bao giờ đọc The Romance of the forest hoặc The Chlldreen of the Abbey. Anh ấy chưa bao giờ nghe đến những quyển sách này cho đến khi em đề cập đến, nhưng anh quyết chí sẽ đọc ngay khi có dịp.
Câu hỏi kế tiếp là:
-       Anh Martin có ngọai hình ra sao?
-       À, không được đẹp trai – không đẹp trai chút nào. Ban đầu em nghĩ anh ấy là người không có gì đáng chú ý, nhưng bây giờ em không còn có ý nghĩ đó nữa. Chị biết đấy  , sau một thời gian người ta thấu hiểu hơn. Nhưng chị chưa bao giờ trông thấy anh ấy sao? Thỉnh thoảng anh có đến HIghbury, chắc chắn là mỗi tuần anh ấy cưỡi ngựa qua đây trên đường đến Kingston. Anh ấy thường đi qua nhà chị.
-       Có thể là như thế, chị hẳn đã trông thấy anh ấy năm mươi lần nhưng không hề biết đến . Tên anh ấy . Chị không hiếu kỳ để ý đến một anh nông gia trẻ, dù  cưỡi ngựa hay đi bộ. Chị không có quan hệ gì với giới tiểu điền chủ. Chị có thể chú ý đến một hoặc hai giai bậc thấp hơn nữa, và ngọai hình trông đáng tin cậy, chị có thể mong được giúp đỡ gia đình họ bằng cách này hay cách khác. Nhưng một nông dân thì không cầ            nhưng chị giúp đỡ, và do đó chị không quan tâm đến.
-       Đúng hẳn thế. Mà này! Chị hẳn chưa từng quan sát anh ấy nhưng anh ấy biết rõ về chị - ý em muốn nói là qua mắt nhìn.
-       Chị tin chắc anh ấy là một thanh niên đáng kính. Chị biết anh ấy đúng là như thế, và như vậy chị mong cho anh ấy được điều tốt lành. Em nghĩ anh ấy bao nhiêu tuổi ?
-       Ngày 8 tháng Sáu rồi anh hai mươi bốn tuổi, còn sinh nhật của em nhằm ngày 23, chỉ cách nửa tháng – quả là điều kỳ lạ.
-       Chỉ mới hai mươi bốn tuổi . Còn quá trẻ để ổn định gia thất. Bà mẹ anh ấy rất đúng khi nói không vội vã. Xem dường như họ có cuộc sống rất thoải mái, và nếu bà mẹ phải khó nhọc kiếm vợ cho con, có lẽ sau này bà sẽ hối tiếc. Sáu năm sau, nếu anh gặp một thiếu nữ cùng địa vị như anh với ít của hồi môn thì anh nên cưới.
-       Sáu năm sau! Cô Woodhouse thân yêu, lúc ấy anh sẽ ba mươi tuổi !
-       À, đấy là tuổi sớm nhất mà đa số thanh niên phụ thuộc vào cha mẹ lúc chào đời có đủ điều kiện để kết hôn. Chị đóan anh Martin đã tự lập gia sản cho riêng anh ấy – không thể nào có sẵn trên đời này. Chị tin chắc rằng, bất cứ khoản tiền nào ông bố để lại hoặc bất cứ khoản chia gia tài nào thì đều nằm trong cổ phiếu hoặc đại lọai như thế. Với nỗ lực và may mắn dần dà anh sẽ được giàu có, nhưng hiện anh chưa thể thật sự có gia sản gì cả.
-       Chắc hẳn là thế, cứ cho là vậy đi. Nhưng họ sống rất thoải mái. Họ không nuôi gia nhân trong nhà, ngòai ra họ không thiếu gì, còn bà Martin nói đến việc sẽ thu nhận một bé trai năm sau.
-       Harriet , chị mong em không lâm vào cảnh dại dột khi anh kết hôn – ý chị là tạo mối quen biết với vợ anh ấy – vì dù cho các cô em gái của anh với nền giáo dục cao hơn đều không phản đối, điều này không có nghĩa là anh sẽ cưới người đáng cho em chú ý đến. Thân thế không may mắn của em đòi hỏi em phải cẩn trọng khi tạo mối quen biết. Chắc chắn em là con của một nhà quý phái, và em phải cố bằng mọi cách củng cố vị thế này, nếu không sẽ có nhiều người lấy làm vui mà hạ thấp em.
-       Đúng, em nghĩ hẳn là thế. Nhưng trong thời gian em thăm viếng Hartfield, chị rất tử tế với em, chị Woodhouse ạ, nên em không sợ ai sẽ làm hại em.
-       Harriet, em thông hiểu khá rõ tầm quan trọng của ảnh hưởng gia thế, nhưng chị muốn em đứng vững trong xã hội bậc cao, để được độc lập thậm chí đối với Hartfield và chị Woodhouse. Chị muốn em mãi mãi có quan hệ tốt, muốn được như thế thì không nên có nhiều môi quan hệ khác thường. Vì thế, nếu em còn ở đây, khi anh Martin kết hôn, chị mong em không nên giao du thân mật với các cô em gái anh ấy , không làm quen với vợ anh ấy, người có lẽ sẽ là con nông dân, không có học thức .
-       Chắc hẳn thế. Vâng. Không phải là em nghĩ anh Martin sẽ kết hôn với bất cứ ai có học thức và được dạy dỗ thẳng. Tuy nhiên, em nghĩ giống chị - và chắc chắn em không muốn quen biết với vợ anh ấy. Em luôn có ý nghĩ rất tốt về các cô nhà Martin, đặc biệt là Elizabeth, và sẽ lấy làm tiếc nếu phải dẹp bỏ các ý nghĩ này, do lẽ họ cũng có trình độ như em. Nhưng nếu anh ấy cưới một thiếu nữ dốt nát, quê kệch, chắc chắn em không nên đi gặp gỡ chị ấy.
Emma nhìn cô bé nói năng với ngôn từ lộn xộn và không nhận ra biểu hiện đáng báo động của tình yêu. Anh trai trẻ là người đầu tiên mến cô bé, nhưng Emma tin rằng không có chuyện gì khác . Cô tin việc thu xếp của mình vì tình thân hữu sẽ không gặp khó khăn trầm trọng do bị Harriet chống đối.
Ngày kế, hai người gặp anh Marting khi họ đang đi bộ trên đường Donwell. Anh đang đi bộ, và sau khi nhìn cô với vẻ tôn trọng, anh nhìn về phía Harriet với vẻ mãn nguyện mà không cần che giấu. Emma thích được có cơ hội như thế để tìm hiểu, và trong khi họ chuyện trò với nhau, cô đi trước ít bước, nhanh chóng quan sát anh Robert Martin. Anh có bề ngòai thật chỉnh chu, trông giống một người nhậy cảm nhưng ngòai ra không có đặc điểm thuận lợi nào khác. Cô nghĩ nếu so sánh anh với những nhà quý phái, anh hẳn mất tất cả lợi điểm trong thiên kiến của Harriet. Không phải là Harriet thiếu nhậy cảm, cô bé đã tự nhận xét với lòng ngưỡng mộ pohng cách quý phái của bố cô. Còn anh Martin có vẻ như không biết phong cách tốt phải là như thế nào.
Họ chỉ chuyện trò với nhau ít phút vì không thể để cô Woodhouse chờ lâu. Rồi Harriet chạy đến cô với khuôn mặt tươi cười và với một thoáng phấn chấn mà cô Woodhouse mong cô bé sớm trấn tĩnh lại.
-       Cứ nghĩ đến việc chúng ta tình cờ gặp anh ấy! quả là kỳ lạ! Anh ấy bảo đấy là một cơ may khi anh đã không đi qua Randalls. Anh ấy không nghĩ chúng ta từng đi qua con đường này. Anh ấy cho là chúng ta thường đi về hướng Randalls. Anh ấy chưa có cơ hội tìm được quyển The Romance of the Forest. Anh ấy quá bận trong chuyến đi đến Kingston vừa rồi nên quên mất việc này, nhưng ngày mai anh ấy sẽ đi nữa. Quả là lạ lùng khi chúng ta gặp anh ấy. Này, chị Woodhouse, anh ấy có giống như người mà chị nghĩ trong đầu không? Chị thấy anh ấy thế nào? Chị có cho là anh ấy quá bình thường không?
-       Anh ấy rất bình thường, chắc chắn rồi – nhưng không đáng gì so với việc anh thiếuvẻ phong nhã. Chị không có quyền đòi hỏi quá nhiều và chị  cũng không đòi hỏi nhiều, nhưng ch. Không ngờ anh ấy trông hề đến thế, hòan tòan không có phong cách gì cả. Chị phải thú nhận là lúc trước chị tưởng tượng anh ấy có phong cách trong chừng mực tốt.
Harriet tỏ vẻ xấu hổ:
-       Đúng là anh ấy không được trau chuốt như một nhà quý phái đích thực.
-       Harriet, chị nghĩ từ lúc em quen biết gia đình chị, em đã thường xuyên tiếp xúc với vài nhà quý phái đích thực, đến nỗi tự em nhận ra sự khác biệt nơi anh Martin. Ở Hartfield, em gặp những mẫu người đàn ông có giáo dục có văn hóa. Chị phải lấy làm ngạc nhiên nếu sau khi đã gặp những người ấy, em lại giao du với anh Martin mà không nhận ra anh thuộc tầng lớp thấp kém – và chị cũng tự hỏi tại sao trước đây em nghĩ anh ta là người dễ mến. Bây giờ em có bắt đầu cảm thấy như chị không? Em có nhận ra không? Chị tin chắc em phải nhận ra dángvẻ vụng về, cử chỉ thô kệch, thêm tiếng nói thô lỗ mà chị nghe không được trau chuốt chút nào.
-       Chắc chắn là anh ấy không được như anh Knightley. Anh ấy không có tư thái tinh tế và cách đi đứng như anh Knightley. Em nhận ra rõ ràng sự khác biệt. Nhưng anh Knightley là một người rất tinh tế!
-       Tư cách của anh Knightley đã quá tốt nên không công bằng mà so sánh anh ấy với anh Martin. Trong số một trăm người, em chưa tìm ra được một người quý phái như anh Knightley. Nhưng anh ấy không phải là người quý phái duy nhất mà em được biết. Còn ông Weston và anh Elton thì sao? Hãy so sánh anh Martin với một trong hai người đàn ông đó. So sánh cách họ đi đứng, cách họ ăn nói, cách họ giữ im lặng. Em phải nhận ra sự khác biệt.
-       À đúng! Có sự khác biệt lớn\/. Nhưng ông Weston gần như là ông già. Ông Weston hẳn đã bốn mươi đến năm mươi tuổi.
-       Như vậy càng gíp cho tư cách của ông ấy có giá trị hơn. Harriet, khi người ta càng già, vấn đề càng quan trọng là không được có tư thái xấu, càng tỏ ra sang chói thì vẻ cục mịch, thô lỗ càng trở nên khó chịu. Điều có thể chấp nhận được thời niên thiếu thì trở nên khó ưa thời trung niên. Anh Martin hiện thời có phong thái vụng về và thô kệch, đến khi tuổi bằng ông Weston thì anh ta sẽ ra sao?
Harriet trả lời một cách trang trọng:
-       Quả thật là không thể ns được.
-       Nhưng có thể đoán được. Anh ta sẽ trở thành một nông dân hòan tòan cục mịch, thô tục, không kể gì đến dáng dấp bên ngòai mà chỉ nghĩ đến tính tóan lời lỗ.
-       Anh ấy sẽ như vậy sao? Thế thì tệ quá.
-       Việc anh ấy quên bãng quyển sách em giới thiệu chứng tỏ việc làm ăn đã choán hết tâm tư của anh. Cứ bận bịu về chuyện mua bán nên anh không còn nghĩ đến việc gì khác. Mà phải như thế, đối với một người đang ăn nên làm ra. Sách vở thì có liên quan gì đến anh? Chị tin chắc anh ấy sẽ ăn nên làm ra rồi đến lúc sẽ là người rất giầu, thế nên chúng ta không cần thắc mắc việc anh ta thiếu kiến thức và có cung cách thô lỗ.
-       Em tự hỏi liệu anh ấy có nhớ gì về quyển sách  hay không.
Harriet chỉ trả lời thế, với vẻ phật ý khiến Emma cho là tốt hơn nên bỏ qua. Vì thế, trong một lúc cô không nói gì thêm.
Rồi Emma bắt chuyện trở lại:
-       Theo một khía cạnh thì có lẽ tư cách của anh Elton ở một bậc cao hơn là anh Knightley hoặc ông Weston. Tư cách ấy có tố chất dịu dàng hơn. Ông Weston có cung cách cởi mở, nhanh nhẩu, gần như là thiếu ý tứ mà mọi người vẫn mến ông bởi tính vui vẻ - nhưng người khác không nên bắt chước. Người ta cũng không nên rập khuôn cá tính thẳng thắn, quyết đoán của anh Knightley dù cá tính này rất thích hợp với anh: ngoại hình, dáng vẻ và hoàn cảnh của anh có lẽ cho phép cá tính như thế, nhưng nếu thanh niên nào bắt chước anh thì không ai chịu được. Trái lại, chị nghĩ thanh niên nên xem anh Elton là mẫu người đáng noi theo. Anh Elton có tính khí nhẹ nhàng vui vẻ, thích chiều đãi, và hiền hoà. Chị nghĩ dường như anh ấy được dạy bảo để thành người hiền hoà. Chị không rõ anh ấy có muốn lấy lòng một trong hai chị em ta hay không bằng cách tỏ ra hiền hoà thêm. Harriet ạ, nhưng điều làm chị chú ý là tư thái của anh hiền hoà hơn lúc trước. Nếu anh có ý gì đấy, thì hẳn em sẽ cảm thấy vui. Chị đã kể cho em chưa về những điều anh ấy nói về em hôm trước?
Rồi cô thuật lại lời khen nồng nàn mà cô nghe từ anh Elton. Harriet mặt ửng đỏ, mỉm cười, và nói cô luôn nghĩ anh Elton thật là dễ thương.
Anh Elton là người mà Emma vận dụng để xua đuổi hình ảnh anh nông dân ra khỏi tâm trí của Harriet. Cô nghĩ đây sẽ là mối lương duyên rất tốt, hiển nhiên là đáng mong ước, theo cách thức tự nhiên và có cơ may thành tựu để cô thấy đáng công mà trù định. Cô e đây là chuyện mọi người đều nghĩ đến và đoán ra được. Tuy thế hẳn không ai dự tính như cô về cái ngày kế hoạch thành hình, vì đầu óc cô nảy ra ý tưởng vào buổi tối đầu tiên Harriet đến chơi ở Hartfield.
Càng nghĩ cô càng tin chuyện này là thiết thực. Hoàn cảnh của anh Elton là thuận lợi nhất, chính anh đã là nhà quý phái và không có mối giao du thấp kém, trong khi anh không thuộc về dòng dõi vốn có thể chống đối lai lịch không minh bạch của Harriet. Anh đã có một ngôi nhà tiện nghi cho cô bé, và Emma đoán thu nhập của anh sẽ dư dả cho cả hai, vì tuy hoa lợi của cha xứ Highbury không được lớn, anh có một số bất độngsản tự lập. Cô có ý nghĩ tốt về anh như là một người có tính khí vui vẻ, có thiện ý, không có khiếm khuyết gì về đầu óc hiểu biết hữu dụng hoặc tri thức của thế giới.
Cô lấy làm hài lòng vì anh Elton nghĩ Harriet là thiếu nữ đẹp, mà cô cho là khi gặp gỡ thường xuyên ở Hartfield như thế, anh sẽ có cơ sở để yêu mến cô bé. Còn về phía Harriet, chắc chắn là ý nghĩ được anh yêu mến là đủ có trọng lượng và hiệu quả. Và anh thật sự là một thanh niên dễ mến, một thanh niên mà bất kỳ thiếu nữ nào không khó tính đều phải mến. Người ta cho là anh rất điển trai, nói chung nhiều người ngưỡng mộ anh tuy cô thì không, anh thiếu một dáng vẻ lịch thiệp mà cô cho là phải có. Nhưng một thiếu nữ đã hài lòng với cách anh Robert Martin đi tìm quả óc chó cho cô ăn có thể bị chinh phục qua lòng ngưỡng mộ đối với anh Elton.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 22:14:00 | Xem tất
Chương 5


Anh Knightley nói:
-        Chị Weston, tôi không rõ chị nghĩ sao về việc Emma và Harriet Smith chơi thân với nhau, nhưng tôi cho như thế là không hay.
-       Không hay! Có thực sự anh nghĩ đấy là chuyện không hay? Tại sao thế?
-       Tôi nghĩ người này không làm được gì tốt cho người kia.
-       Anh làm tôi ngạc nhiên! Emma hẳn đang làm tốt cho Harriet. Và có thể nói Harriet làm tốt cho Emma vì mang đến tình bầu bạn mới. Quả là chúng ta suy nghĩ khác biệt nhau! không nghĩ họ làm được gì tốt cho nhau! Anh Kinghtley ạ, chắc chắn đây là bước khởi đầu cho tranh cãi giữa chúng ta về Emma.
-       Có lẽ chị nghĩ tôi đến với mục đích tranh cãi với chị, biết rằng ông Weston đi vắng và rằng chị phải tự lo chống đỡ.
-       Nếu anh Weston ở đây, chắc chắn anh ấy sẽ ủng hộ tôi, vì lẽ anh ấy suy nghĩ giống như tôi về chuyện này. Chỉ mới hôm qua, chúng tôi có trao đổi và đồng ý với nhau là may mắn cho Emma khi có một cô gái như thế ở Highbury để giao lưu. Anh Knightley, tôi cho là anh không phán đoán công minh trong trường hợp này. Anh quen sống một mình nên không biết được giá trị của một người làm bầu bạn, và có lẽ không người đàn ông nào có thể nhận thức đúng đắn sự thoải mái mà một phụ nữ cảm thấy khi có người bầu bạn cùng giới tính, sau khi đã quen có người như thế trong cả cuộc đời. Tôi có thể mường tượng rằng anh chống đối Harriet Smith. Cô ấy không phải là phụ nữ ở giai cấp cao để làm bạn với Emma. Nhưng mặt khác, vì Emma muốn người bạn của cô nâng cao trình độ, đây là điều khích lệ cho cô bé đọc thêm sách vở. Họ sẽ đọc sách với nhau. Emma quyết chí như thế, tôi biết.
-       Từ năm mười hai tuổi, Emma lúc nào cũng thích đọc sách. Tôi đã thấy nhiều danh mục các tựa sách do cô soạn ra để dự định đọc thường xuyên, và nhiều danh mục ghi những sách hay, được chọn lựa cẩn thận và sắp xếp có thứ tự, đôi lúc theo vần chữ cái, đôi lúc theo cách khác. Danh mục mà cô soạn ra lúc mười bốn tuổi – tôi nhớ mình đã nghĩ cô có óc suy xét tốt nên tôi đã lưu giữ danh mục này một thời gian, và tôi tin hiện giờ cô có một danh mục rất hay. Nhưng tôi không còn mong Emma đọc sách thường xuyên nữa. Cô ấy không bao giờ chịu đọc thứ gì đòi hỏi óc chuyên cần và nhẫn nại, và chịu khuất phục óc tưởng tượng để thông hiểu. Khi chị Taylor không thể thúc đẩy cô ấy đọc sách, tôi có thể nói chắc rằng Harriet Smith sẽ không làm gì được. Không bao giờ chị có thể thuyết phục cô ấy đọc dù là phân nửa cái mà chị muốn. Chị biết chị không làm được.
Chị Weston mỉm cười đáp:
-       Tôi dám nói rằng lúc ấy tôi có nghĩ thế, nhưng vì chúng tôi đã xa nhau, tôi không thể nhớ Emma đã bỏ qua thứ gì mà tôi muốn cô ấy làm.
Anh Knightley nói một cách xúc động:
-       Không ai muốn khơi lại hồi tưởng về chuyện như thế.
Rồi anh thêm:
-        Nhưng tôi không bị sức quyến rũ như thế che lấp giác quan, vì thế tôi vẫn còn thấy, nghe và nhớ. Emma trở nên hư hỏng vì là người khôn ngoan nhất trong gia đình. Lúc mười tuổi, cô ấy đã không may mà trả lời được những câu đố vốn khiến cho chị cô ở tuổi mười bảy phải bó tay. Cô ấy luôn tỏ ra nhanh nhẹn và tự tin, còn Isabella thì chậm chạp và rụt rè. Và từ năm mười hai tuổi, Emma đã là chủ nhân của ngôi nhà. Khi mất mẹ, cô ấy chỉ mất người duy nhất có thể đối phó với cô. Cô ấy thừa hưởng những tài năng của mẹ cô, và hẳn là đã bị mẹ cô khuất phục.
-       Anh Knightley, đáng lẽ tôi đã không vui  gì phải dựa vào lời giới thiệu của anh nếu tôi xin nghỉ việc ở gia đình Woodhouse để đi tìm việc làm khác, vì tôi không nghĩ anh hẳn đã nói tốt về tôi cho bất cứ ai. Tôi chắc rằng anh nghĩ tôi không phù hợp với công việc tôi đã làm.
Anh mỉm cười:
-       Đúng. Chị ở đây thì hay hơn, rất phù hợp trong cương vị một người vợ, nhưng không phù hợp chút nào cho một nữ gia sư. Nhưng trong suốt thời gian làm việc ở Hartfield, chị chuẩn bị cho mình làm một người vợ xuất sắc. Có thể chị đã không tạo cho Emma một nền giáo dục toàn diện như khả năng của chị hứa hẹn, nhưng chị nhận một nền học vấn rất tốt từ cô ấy, và nếu ông Weston yêu cầu tôi giới thiệu cho một người vợ hiền, chắc chắn tôi đã đề cử chị Taylor.
-       Cảm ơn anh. Làm vợ hiền cho một người như ông Weston thì không có giá trị gì nhiều.
-       Này, nói thật. Tôi e rằng chị đã phí cuộc đời. Tuy chị giỏi chịu đựng, ở đây không có gì đáng cho chị chịu đựng cả. Tuy thế, chúng ta sẽ không tuyệt vọng. Ông Weston có thể bực bội vì sống trong không khí quá thoải mái, nếu không thì con trai ông có thể quấy rầy ông.
-       Tôi hy vọng sẽkg như thế. Điều đó khó xảy ra. Không, anh Knightley, xin anh đừng dự báo điều phiền toái từ khía cạnh này.
-       Thật ra tôi chỉ nêu lên những điều khả dĩ. Tôi không giả vờ có thiên tài như Emma để dự báo và tiên đoán. Với tất cả tấm lòng, tôi mong anh trai trẻ có thể là một ông Weston có chân giá trị và một anh thuộc họ Churchill có gia sản lớn. Nhưng còn Harriet Smith tôi chưa bàn xong xuôi về Harriet Smith. Tôi nghĩ cô ấy là mẫu người tệ hại nhất mà Emma có thể làm bầu bạn. Bản thân cô bé không biết gì cả mà lại tìm Emma biết mọi thứ. Harriet cứ thích tâng bốc theo mọi cách, và thế là tệ hơn vì không có chủ ý. Đầu óc kém hiểu biết của Harriet được che giấu bằng tính hay bợ đỡ. Làm thế nào Emma có thể tưởng tượng ra Harreit học hỏi gì được, trong khi cô bé chỉ thể hiện trình độ thấp kém mà người ta lấy làm thú vị như thế? Còn đối với Harriet, tôi dám nói rằng cô ấy không được lợi gì trong mối quan hệ này. Hartfield sẽ chỉ làm cho cô ấy chán ngấy so với những nơi chốn thuộc gốc gác của cô. Cô ấy sẽ trưởng thành với thêm ít trau chuốt đủ để cảm thấy thiếu thoải mái với những người thuộc giai cấp của cô. Tôi không tin ý định của Emma sẽ có kết quả hoặc sẽ giúp một thiếu nữ tự thích nghi với những thay đổi trong cảnh sống. Những việc làm này chỉ mang đến một ít vẻ tinh tế bên ngoài.
-       Tôi thì dựa vào nhận thức của Emma hơn là anh. Tôi không có gì than phiền về tình bạn của họ, nếu không tôi lại lo cô ấy sống thiếu thoải mái. Tối qua, trông cô ấy mới xinh đẹp làm sao!
-       Ồ! Chị muốn nói về ngoại hình hơn là đầu óc của ấy, phải không? Được lắm, tôi nhìn nhận là Emma trông rất xinh.
-       Xinh! Phải nói là đẹp mới đúng. Anh có thể hình dung ra vẻ đẹp nào hoàn thiện hơn toàn con người Emma – về sắc diện và ngoại hình?
-       Tôi không rõ mình có thể hình dung ra sao, nhưng tôi phải thú nhận rằng mình chưa từng trông thấy sắc diện và hình thể nào trông ưa nhìn hơn cô ấy. Nhưng tôi là một người bạn cũ thiên vị.
-       Con mắt như thế! – con mắt khô ráo mà lại rất sáng! Khuôn mặt bình thường, sắc mặt cởi mở, với nước da như thế! Ồ! Thời thanh xuân khỏe mạnh, vóc dáng như thế, ngoại hình săn chắc như thế! Đấy là sức sống, không chỉ là trong vẻ thanh xuân, mà còn trong dáng vẻ của cô, đầu óc của cô, khoé nhìn của cô. Đôi lúc ta nghe nói về một đứa trẻ là "hình ảnh của sức sống", bây giờ Emma luôn cho tôi ý niệm về một hình ảnh toàn diện của sức sống thanh xuân. Chính con người cô là tất cả vẻ yêu kiều. Anh Knightley, có phải thế không nhỉ?
Anh trả lời:
-       Tôi không tìm ra khuyết điểm trong vóc dáng cô ấy. Tôi nghĩ chị nói đúng cả. Tôi thích ngắm cô ấy và tôi muốn thêm lời khen này: tôi không nghĩ bản thân cô ấy là phù phiếm. Cô ấy xinh đẹp nhưng có vẻ như không bận tâm về nhan sắc của mình, tính phù phiếm của của ấy là ở chỗ khác. Chị Weston, tôi vẫn không muốn nghe lời khuyên đừng có ác cảm với Harriet Smith, hoặc đừng sợ tính phù phiếm gây hại cho cả hai.
-       Anh Knightley, còn tôi vẫn muốn tin tính phù phiếm sẽ không gây hại cho hai người. Mặc cho những khuyết điểm nhỏ nhặt, cô bé Emma yêu dấu vẫn là một người tuyệt vời. Ta có thể tìm đâu ra một thiếu nữ tốt hơn thế, hoặc một em gái dịu dàng hơn thế, hoặc một người bầu bạn chân thật hơn thế? Không, không đâu, cô có những đức tính mà ta có thể tin cậy, cô sẽ không bao giờ dẫn dắt ai đi đến sai lầm, cô sẽ không phạm lỗi lầm thiên thu, cứ mỗi lần Emma sai lạc thì cô lại làm đúng một trăm lần.
-       Được rồi, tôi sẽ không làm phiền chị nữa. Emma sẽ là một thiên thần, và tôi sẽ ghim trong lòng cho đến khi John và Isabella về thăm nhà dịp Giáng Sinh. John mến Emma qua tình thương đúng lý và vì thế không phải là mù       quáng. Còn Isabella luôn nghĩ như anh ấy trừ khi anh không quá lo lắng cho các đứa trẻ. Tôi chắc chắn họ đồng ý với tôi .
-       Tôi biết mọi người yêu mến cô ấy lắm nên không có thiên kiến hoặc có ý xấu, nhưng anh Knightley ạ, xin thứ lỗi nếu tôi tự chuyên (anh biết đấy , tôi xem mình có quyền tự do ngôn luận giống như mẹ của Emma)..tự chuyên hàm ý rằng ích gì mà thảo luận về mối quan hệ thân mật với Harriet Smith. Xin bỏ lỗi cho tôi , nhưng giả dụ mối quan hệ ấy gây ra một ít phiền toái, ta không thể mong Emma sẽ chấm dứt quan hệ nếu như cô không muốn . Cô ấy không nghe theo ai ngoại trừ ông bố, trong khi ông hoàn toàn chấp nhận việc này. Đã từ lâu tôi mới dám đưa ra lời khuyên, vì thế anh Knightley ạ, anh đừng lấy làm ngạc nhiên.
Anh thốt lên:
-       Không có gì, tôi rất cảm kích vì điều này. Đấy là lời tôi khuyên hữu ích và sẽ có tác dụng tốt hơn những lời khuyên khác của cô, vì lần này người ta sẽ chú ý nghe cô.
-       Chị John Knightley dễ hoảng hốt, và có thể cảm thấy không vui vì cô em.
Anh nói:
-       Xin chị đừng lo, tôi sẽ không đánh động gì cả. Tôi sẽ giữ mối ưu tư cho riêng tôi. Tôi có lòng quan tâm chân thành với Emma. Isabella không có vẻ là em dâu của tôi , chị ấy chưa bao giờ quan tâm nhiều, hoặc có lẽ chỉ ít thôi. Kh nghĩ Emma, người ta có một ít lo lắng, một ít hiếu kỳ. Tôi tự hỏi rồi cô ấy sẽ ra sao!
Chị Weston nhẹ nhàng nói:
-       Tôi cũng băn khoăn nhiều.
-       Cô ấy luôn nói sẽ không bao giờ kết hôn, và dĩ nhiên lời nói này không nghĩa lý gì cả. Nhưng tôi cho là cô ấy chưa gặp được người thanh niên mà cô để ý. Giá cô yêu người nào xứng đôi thì đấy không phải là chuyện tệ hại. Tôi rất muốn thấy Emma đem lòng yêu thương ai đó, và dù có hồ nghi tôi vẫn nghĩ rằng thế là tốt cho cô. Nhưng quanh đây không có ai đáng cho cô quan tâm đến , còn cô ấy lại hiếm khi đi xa khỏi nhà.
-       Đúng thật là hiện nay không có ai xứng đôi để cô qq từ bỏ quyết tâm sống độc thân. Trong khi cô ấy cảm thấy hạnh phúc ở Hartfield, tôi mong cô sẽ không tạo mốio quan hệ nào gây khó khăn cho ông già Woodhouse tội nghiệp. Hiện giờ tôi nghĩ Emma chưa nên kết hôn tuy tôi không có ý xem nhẹ việc này, xin anh tin như thế.
Một phần ý tứ trong lời nói của chị là nhằm che giấu suy nghĩ của vợ chồng chị. Gia đình Randall có ý đồ về Emma nhưng không muốn người khác nhận ra ý đồ này. Thế nên sau khoảnh khắc im lặng, câu hỏi của anh Knightley “Chị Weston dự đoán thời tiết thế nào? Liệu có mưa không?” khiến cho chị tin rằng anh không còn muốn bàn bạc hoặc suy nghĩ gì về Hartfield.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 23-9-2011 22:14:38 | Xem tất
Chương 6


Emma tin chắc mình đã chỉ đúng đường đi nước bước cho Harriet hầu đạt đến mục đích tốt, vì nhận thấy cô bé bắt đầu để ý đến ngoại hình điển trai và cử chỉ dễ          mến của anh Elton. Khi Emma không ngần ngại ám chỉ về lòng thương mến của anh Elton, cô tự tin là mình cũng đã tạo mối thiện cảm về phía Harriet. Cô tin chắc dù anh Elton chưa yêu thật sự thì con tim anh đã bắt đầu rung động. Cô không có gì phải băn khoăng về anh cả. Anh đã đề cập đến Harriet và ca ngợi cô bé một cách nồng nhiệt, đến nỗi cô thấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Kể từ lúc cô giới thiệu hai người với nhau ở Hartfield, anh đã nhận ra tư cách của Harriet có sự cải thiện sâu sắc, và đấy là một trong những chứng cứ cho thấy anh đang để ý đến cô bé.
Anh nói:
-       Cô đã mang đến cho cô Smith mọi điều cô ấy cần, cô đã làm cho cô ấy khả ái và hoà đồng. Cô ấy đã là một thiếu nữ xinh đẹp khi mới là bạn của cô , nhưng theo ý tôi, cô đã mang đến cho cô ấy thêm nét quyến rũ còn hơn là nét thu hút bẩm sinh.
-       Tôi vui thấy anh cho là tôi giúp ích cho cô ấy, nhưng Harriet chỉ muốn được nghe lời nói cụ thể chứ không chấp nhận những ẩn ý. Cô ấy có tất cả ân sủng thiên bẩm về  tâm tính thùy mị và chất phác. Tôi chỉ giúp cô ấy chút ít thôi.
Anh Elton nói theo cách nịnh đầm:
-       Giá như được phép phủ nhận lời nói của một phụ nữ…
-       Có lẽ tôi đã mang đến cho cô ấy chút tính quyến đoán, đã chỉ bảo cô ấy suy nghĩ về những sự việc chưa xảy đến cho cô ấy trước kia.
-       Đúngl à như thế, đấy là điều làm cho tôi để ý đến. Có thêm nhiều tính quyết đoán! Quả là mát tay.
-       Quả là tự hào, tôi tin chắc thế. Tôi chưa từng sắp đặt việc nào đáng yêu như thế này.
-       Tôi tin như thế.
Anh nói với vẻ nồng nàn và đồng cảm y như là một người đang yêu.
Một ngày, cô lấy làm vui không kém khi anh bất chợt muốn có một bức hoạ của Harriet. Cô hỏi:
-       Harriet, có lần nào em ngồi làm mẫu để được vẽ truyền thần chưa ?
Harriet đang định bước ra khỏi phòng, và chỉ dừng lại để đáp với vẻ ngây thơ:
-       Ồ, em chưa bao giờ  .
Khi cô bé vừa khuất bóng, Emma lên tiếng:
-       Giá như tôi có một bức hoạ cô ấy thì đấy thật là tác phẩm độc đáo. Tôi sẽ trả bất cứ món tiền nào để chiếm hữu. Tôi muốn vẽ truyền thần cho cô bé. Tôi tin anh không biết rằng chỉ mới hai, ba năm trước tôi rất mê vẽ truyền thần. Tôi đã thử vẽ cho vài người bạn, và họ cho là tôi có con mắt nghệ thuật chấp nhận được. Nhưng vì tôi thật sự muốn thử nếu Harriet chịu ngồi cho tôi vẽ. Được vẽ cho cô bé thì vui biết mấy!
Anh Elton thốt lên:
-       Tôi van nài cô, đây sẽ là chuyện rất vui. Tôi van nài cô Woodhouse trổ tài cho bạn của cô. Tôi đã xem qua các bức hoạ của cô. Làm thế nào cô nghĩ tôi không biết ? Gian phòng này chứa đầy những bức hoạ phong cảnh và hoa, còn trong phòng gia đình của chị Weston ở Randalls có vài bức toàn thân mà không ai cóp được , đúng thế không ?
Emma nghĩ “Đúng, anh khá lắm ! nhưng có liên quan gì đến việc vẽ truyền thần? Anh không biết gì về hội hoạ.đừng giả vờ say mê tài vẽ của tôi . Hãy tỏ ra say mê dung nhan của Harriet”. Cô nói:
-       À, anh Elton. Nếu anh tốt bụng khuyến khích như thế, tôi sẽ cố xem mình có thể làm được tới đâu. Sắc diện của Harriet trông rất tinh tế nên khó vẽ được giống, nhưng có nét khác lạ gì đấy ở đôi mắt và vành môi cô ấy mà người ta muốn vẽ ra.
-       Đúng là như thế - đôi mắt và vành môi – tôi tin chắc cô sẽ vẽ được. Xin cô hãy thử xem. Và nếu cô thuận lòng – tôi tin cô sẽ thuận lòng – theo lời cô nói, đấy sẽ là một tác phẩm độc đáo.
-       Nhưng anh Eton ạ, tôi e Harriet không chịu ngồi làm mẫu cho tôi, cô ấy không đánh giá cao vẻ đẹp của mình. Anh có nghe cách cô ấy trả lời tôi không? “Tại sao phải vẽ chân dung em?” là đầy đủ ý nghĩa rồi.
-       À đúng. Tôi có nghe. Tôi không bỏ qua. Nhưng tôi vẫn nghĩ ta có thể thuyết phục cô ấy.
Chẳng bao lâu sau, Harriet trở lại, hai người lập tức tỏ ý đề  nghị. Cô bé chỉ ngần ngại ít phút vì hai người tha thiết thúc giục. Emma muốn bắt tay vào việc ngay, vì thế cô mang ra các bứcvẽ          phác của mình trước đây để họ chọn kích thước phù hợp nhất cho Harriet. Cô cho xem những tác phẩm đầu tay của mình. Cô đã thử qua những thể loại tiểu hoạ, bán thân, toàn thân, viết chì, mầu sáp, mầu nước. Cô vẫn luôn muốn làm qua mọi việc, và đã đạt tiến bộ trong hai ngành hội hoạ và âm nhạc, giỏi hơn nhiều người so với công sức ít ỏi mà cô bỏ ra. Cô đã thử diễn kịch, ca hát – và thử qua mọi thể loại, nhưng luôn thiếu kiên trì. Không có lĩnh vực nào cô đạt mức ưu tú tuy cô rất muốn thành công. Cô không muốn tự lừa dối về tài năng của mình trong hội hoạ hoặc âm nhạc, nhưng lai muốn người khác tin rằng cô có tài thực sự.
Tất cả bức vẽ  đều có giá trị - có lẽ bức phác thảo nào ít hoàn thiện nhất lại có giá trị nhất. Tài năng của cô được tán thưởng, nhưng nếu cô vẽ ít hơn hoặc vẽ thêm gấp mười lần thì hai người bầu bạn của cô vẫn vui thú và ngưỡng mộ tất cả vẫn như thế. Cả hai đều cảm thấy vui sướng tột cùng. Một bức hoạ truyền thần hẳn làm vui lòng mọi người, và tài năng của cô Woodhouse hẳn là xuất chúng.
Emma nói:
-       Không có nhiều loại khuôn mặt cho em. Chị chỉ tập tành với gia đình chị. Đây là bức hoạ cha chị - hình ảnh khác của ông – nhưng ông cảm thấy bồn chồn khi nghĩ đến ngồi làm mẫu, vì thế chị chỉ lén vẽ ông, cho nên bức hoạ trông không giống. Em xem này, đây là bức hoạ chị Weston, thêm một bức, thêm bức nữa, thêm bức nữa, em thấy đấy. Chị Weston thân yêu! Lúc nào cũng làm bầu bạn tốt của chị. Chị ấy sẵn lòng ngồi làm mẫu mỗi khi chị yêu cầu. Còn đây là chị gái, với vóc dáng mảnh mai thanh lịch và nét mặt khá giống như thật. Đáng lẽ chị đã vẽ được giống hơn nếu chị ấy chịu ngồi lâu hơn, nhưng chị ấy thúc hối chị vẽ bốn đứa trẻ nên không thể giữ im lặng. Kế tiếp, đây là chị thử vẽ ba trong số bốn đứa trẻ - đây này, Harry và John và Bella; đứa nào cũng trông giống hai đứa kia. Mẹ chúng nó mong mỏi chị vẽ đến nỗi chị không thể từ chối, nhưng em biết đấy, không thể nào bắt trẻ con ba hoặc bốn tuổi ngồi yên cho được, mà cũng khó vẽ chúng cho giống ngoài vóc dáng và làn da, chỉ trừ khi chúng có đường nét thô ráp. Đây là bức phác thảo của đứa thứ tư, lúc còn là em bé. Chị vẽ khi bé đang nằm ngủ trên chiếc ghế bành ọp ẹp như ổ rơm. Cậu bé ngoẹo đầu xuống rất tiện cho chị vẽ. Trông thật giống. Chị rất hãnh diện về bé George. Cái góc của chiếc ghế bành thì thật tốt. Đây là bức hoạ cuối cùng của chị - cô mở ra bản phác hoạ toàn thân của một thanh niên – bức cuối cùng và đẹp nhất – ông anh rể John Knightley của chị. Bức này không cần phải hoàn thiện nhiều lắm khi chị mang  cất nó vì giận dỗi và thề rằng sẽ không bao giờ vẽ truyền thần nữa. Chị bị trêu tức sau bao nhiêu khổ nhọc khi chị thật sự vẽ rất giống. (chị Weston và chị đều đồng ý với nhau là rất giống người thật) – chỉ có điều quá đẹp nhưng đấy là lỗi theo hướng tích cực – thế mà chị Isabella thân yêu tội nghiệp lại chê bai "Ừ, có giống một tí, nhưng không thể hiện đúng người thật!" Phải cất công lắm mới thuyết phục được anh ấy chịu ngồi làm mẫu. Thế là chị không chịu được nên chị không bao giờ hoàn thiện bức hoạ, và như chị đã nói, chị thề là không bao giờ vẽ ai nữa. Nhưng vì Harriet, hoặc đúng hơn là vì chị, và do lẽ hiện tại không có cảnh chồng vợ, bây giờ chị sẽ bỏ qua lời thề.
Anh Elton lộ vẻ rất xúc động và thích thú với ý tưởng này, và nhắc lại:
-        Đúng là hiện tại không có cảnh chồng vợ, như cô nhận xét. Rất đúng. Không có chồng và vợ.
Anh nói với ý thức rõ rệt đến nỗi Emma nghĩ liệu có nên để cho hai người được riêng tư ngay bây giờ hay không. Nhưng vì muốn vẽ nên cô phải tạm gác lại ý nghĩ ấy.
Rồi cô chọn được kích thước và kiểu của bức hoạ truyền thần. Cô sẽ vẽ toàn thân bằng mầu nước, giống như bức hoạ của anh John Knightley, với đối tượng kế bên lò sưởi.
Việc ngồi làm mẫu bắt đầu. Tươi cười và e thẹn, và cũng e không giữ được tư thái và dáng dấp đúng cách, Harriet thể hiện sự pha trộn đáng yêu của cảm xúc tươi trẻ dưới đôi mắt chăm chú của nhà hoạ sĩ. Nhưng họ không thể bắt đầu vì anh Elton cứ bồn chồn phía sau lưng cô và theo dõi từng nét vẽ của cô. Cô nhận thấy anh chàng chọn ở vị trí để có thể nhòm ngó mà không gây phản cảm, nhưng cô vẫn muốn chấm dứt tình cảnh này. Thế nên cô yêu cầu anh đi ra chỗ khác, và chợt có ý tưởng yêu cầu anh đọc sách. Cô nghĩ "Giá như anh chàng chịu đọc sách cho hai người nghe thì thật là tử tế! Việc này sẽ tránh gây khó khăn cho mình và ngượng nghịu cho cô Smith".
Anh Elton sẵn lòng chiều theo. Harriet nghe anh đọc sách còn Emma được thoải mái mà vẽ. Cô vẫn phải cho phép anh chàng thỉnh thoảng đi đến nhòm ngó, nếu không như thế thì hoá ra không phải là cung cách của người đang yêu. Mỗi khi cây bút ngừng lại là anh chàng sẵn sàng nhảy đến, xem diễn tiến và cảm thấy say mê . Cô thấy vui với thái độ khích lệ như thế, do lòng ngưỡng mộ khiến cho anh nhận ra người trong bức hoạ giống người thật trong khi chỉ mới là nét vẽ phác. Cô không thể đánh giá cao trình độ thưởng thức mỹ thuật của anh, nhưng tình cảm và cử chỉ ân cần mà anh bỉêu lộ thì đúng là khác thường.
Việc ngồi làm mẫu hoàn toàn thoả đáng: Emma lấy làm hài lòng với bức vẽ phác ngày đầu nên muốn tiếp tục. Bức hoạ khá giống người thật, cô đã may mắn tìm được tư thế người mẫu thích hợp. Cô muốn hoàn thiện một chút cho khổ người cao lên một ít và tạo thêm vẻ thanh lịch. Cô tự tin cuối cùng mình sẽ có một bức hoạ đẹp để tôn vinh cho cả hai – một kỷ niệm sống động về vẻ đẹp của một người và tài năng mỹ thuật của người kia. Thêm những mối kết giao mãn nguyện qua lòng gắn bó của anh Elton.
Harriet sẽ cần phải ngồi làm mẫu thêm ngày kế. Anh Elton nài nỉ được phép tham dự và còn đọc sách cho cả hai người nghe. Đúng là phải như thế.
Emma nói:
-       Rất sẵn lòng. Chúng tôi sẽ rất  vui có anh tham gia.
Ngày kế lại có những màn lịch sự và tử tế, có thêm thành công và tự mãn đi kèm với tiến triển khá nhanh chóng trong bức hoạ làm cho cả ba người đều vui. Ai nhìn qua bức hoạ cũng thích, nhưng anh Elton còn thêm hồ hởi và biện hộ chống lại mọi lời chê bai.
Chị Weston nhận xét với anh:
-       Cô Woodhouse mang đến cho người bạn của mình vẻ đẹp theo cách cô ấy muốn – nhất là muốn vẽ ra một người đang yêu\ .đường nét của đôi mắt thì đúng, nhưng cô Smith không có chân mày và lông mi như thế. Khuyết điểm ở chỗ khuôn mặt cô ấy không giống như thế.
Anh đáp:
-       Chị nghĩ như thế à? Tôi không đồng ý. Đối với tôi, bức hoạ xem ra rất giống về mọi sắc thái. Tôi chưa từng xem qua bức hoạ nào giống người thật đến thế. Chị biết đấy, ta nên tính đến ảnh hưởng của bóng tối.
Anh Knightley nói:
-       Emma, em vẽ cô ấy có khổ người quá cao.
Emma biết cô đã vẽ như thế nhưng vẫn không muốn thừa nhận. Rồi anh Elton nồng nhiệt chen vào:
-       ồ không! Chắc chắn không phải là quá cao; không quá cao tí nào. Xem này, cô ấy đang ngồi, nên lẽ tự nhiên là tạo đường nét khác lạ, ý tưởng đúng là như thế, và phải duy trì nét cân đối, anh biết đấy. Những nét cân đối trước và sau. Ô không! Bức họa thể hiện chính xác chiều cao của cô Smith. Chính xác là thế!
Ông Woodhouse nói:
-       Bức hoạ thật đẹp. Vẽ đẹp lắm! con yêu ạ, bức hoạ nào của con cũng đẹp như thế. Bố không biết có ai vẽ tài tình như con. Có một điều bố không thích lắm, ở chỗ cô ấy trông như ngồi bên ngoài cánh cửa, chỉ với một khăn choàng nhỏ khoác trên vai, khiến cho người ta nghĩ cô bé có thể bị nhiễm lạnh.
-       Nhưng bố ạ, bây giờ là mùa hè, một ngày ấm áp trong mùa hè. Bố hãy xem cái cây kia.
-       Nhưng con ạ, ngồi bên ngoài cánh cửa thì không nên.
Anh Elton lên tiếng:
-       Thưa bác, bác có thể nói vậy nhưng cháu phải nhìn nhận đấy là ý tưởng rất hay khi đặt cô Smith ngồi bên ngoài cánh cửa, gần bên cái cây với phong cách độc đáo! Nét ngây thơ trong cung cách của cô Smith, và còn nhiều nữa . Ôi, thật là đáng ngưỡng mộ! cháu thưởng thức mà không thấy chán. Cháu chưa từng thấy bức hoạ nào giống người thật đến thế.
Việc kế tiếp là đóng khung cho bức hoạ, và có vài trở ngại ở đây. Phải đặt hàng đúng chỗ, phải làm khung ở London, phải giao cho người thông minh nào đấy có trình độ thưởng thức tin cậy được. Thường thì Isabella làm việc này, nhưng bây giờ là tháng Mười Hai nên không thể nhờ vả cô . Ông Woodhouse không muốn cô ra khỏi nhà giữa làn sương mù của tháng Mười Hai. Nhưng khi vừa nghe đến chuyện trở ngại là anh Elton có cách giải quyết ngay. Tinh nịnh đầm của anh lúc nào cũng ở mức cảnh giác cao độ. “Nên giao công việc này cho anh ấy, hẳn anh sẽ vui thích vô bờ mà nhận lời! anh sẽ đi London bất kỳ lúc nào. Khó mà nói được anh cảm thấy hân hạnh đến thế nào khi được giao chuyện sai vặt này”.
Cô vẫn còn vương vấn với ý nghĩ “Anh chàng thật là tử tế! Bản thân mình không muốn làm phiền anh ấy đến thế”. Rồi mọi việc cũng được sắp đặt xong sau những lời khẩn cầu và trấn an lặp đi lặp lại.
Anh Elton sẽ mang bức hoạ đi London, chọn cái  khung và chỉ dẫn cách thức, còn Emma nghĩ cô có thể gói bức hoạ cho an toàn mà không làm phiền anh, trong khi anh ra vẻ e rằng cô làm phiền mình chưa đủ.
Khi anh đón nhận bức hoạ, anh khẽ thốt:
-       Quả là  một chuyến hàng quý giá!
Emma nghĩ “Anh chàng hầu như quá xun xoe nên không biết yêu. Mình cho là thế, nhưng hẳn có hàng trăm cách yêu. Anh là một thanh niên tuyệt vời và rất hợp với Harriet. “chính xác là thế”, như cách anh nói ; nhưng anh cũng thở dài và héo hon, luôn chờ đợi lời khen tặng quá mức chịu đựng của mình với tư cách là người chủ hôn. Mình là người được nịnh đầm hàng thứ hai. Nhưng đấy là anh tỏ vẻ biết ơn vì Harriet!”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-9-2011 14:48:44 | Xem tất
Chương 7


Đúng vào ngày anh Elton đi London, Emma có thêm một việc phục vụ cô bạn nhỏ. Như thường lệ, Harriet đến thăm Hartfield sau bữa ăn sang, ngồi chơi một lúc rồi trở về nhà và quay lại. Với vẻ  khích động, vội vã, cô cho biết đã xảy ra một chuyện lạ lùng mà cô muốn thuật lai. Cô chỉ thuật lại trong nửa phút là xong. Ngay khi cô trở về nhà bà Goddard, cô nghe anh Martin đã đến trước đấy một giờ. Khi biết cô đi vắng, anh để lại một gói nhỏ của em gái anh rồi ra về. Cô mở gói quà ra và thấy có hai ca khúc mà cô cho Elizabeth mượn để chép, một bức thư của anh Martin viết cho cô, tỏ ý muốn kết hôn với cô. Ai có thể nghĩ đến chuyện này? Cô quá kinh ngạc nên không biết phải làm gì. Đây đúng là lời cầu hôn, đây là bức thư với lời lẽ thật hay, ít nhất cô nghĩ như thế. Anh viết như thể anh thật lòng yêu cô tha thiết – nhưng cô không chắc – vì thế cô đi vội đến để hỏi cô Woodhouse xem mình phải làm thế nào.
Emma cảm thấy phần nào xấu hổ thay cho cô bạn vi cô này đã ra vẻ hài lòng đến thế và ngờ vực đến thế. Cô thốt lên:
-       Chắc chắn là anh chàng cho rằng có cầu hôn cũng không mất mát gì. Anh ta cố trèo cao nếu có thể được.
Harriet kêu lên:
-       Chị muốn đọc lá thư không? Xin chị hãy đọc. Em muốn chị đọc.
Emma không cảm thấy phiền hà khi bị thúc giục. Cô đọc lá thư và kinh ngạc. Lời lẽ trong thư vượt quá mức cô trông đợi. Không có lỗi văn phạm nào, còn bố cục thì xứng với một nhà quý phái. Từ ngữ tuy đơn giản nhưng quyết đoán và không kiểu cách, còn ý tình thì đúng như cách người viết muốn tỏ lộ. Lá thư ngắn nhưng thể hiện cảm nhận tốt, tâm tư nồng nàn, không câu nệ, đúng mức, thậm chí tinh tế. Cô định thần suy nghĩ trong tiếng nói “À…à..” trong khi Harriet lo lắng muốn nghe ý kiến, rồi cuối cùng cô bé bắt buộc phải thêm “Có phải đây là lá thư hay? Hoặc là quá ngắn?”
Emma chậm chạp trả lời:
-       Vâng, đúng là một lá thư viết rất hay. Harriet à, lá thư hay đến nỗi khi xét qua mọi điều, chị nghĩ một trong các chị em của anh ấy hẳn đã giúp anh viết. Chị khó tưởng tượng một thanh niên mà chị trông thấy nói chuyện với em hôm nọ lại có thể tự bày tỏ ý tưởng hay đến thế nếu để tự anh viết ra, nhưng đấy không phải là văn phong của phụ nữ, chắc chắn không phải vì quá quyết đoán và súc tích, không có nhiều lời lẽ theo cung cách phụ nữ. Chắc chắn anh ấy là người nhậy cảm, và chị đoán có thể anh có tài năng thiên bẩm để suy nghĩ quyết đoán và minh bạch, rồi khi anh ấy cầm cây bút thì ý tưởng của anh tự nhiên tìm được ngôn từ đúng cách. Vài người đàn ông có thiên bẩm như thế. Vâng, chị hiểu được đầu óc như thế. Mạnh mẽ, quyết đoán với tình cảm chừng mực, không thô kệch. Harriet à – cô trả lại bức thư – một bức thư viết hay hơn chị tưởng.
Harriet vẫn có ý trông chờ ý kiến:
-       À..à…và …em phải làm gì?
-       Em phải làm gì! Về chuyện gì? Ý em muốn hỏi về lá thư hả?
-       Vâng.
-       Nhưng em còn nghi ngờ gì nữa? Dĩ nhiên là em phải phúc đáp, và phúc đáp nhanh lên.
-       Vâng. Nhưng em phải nói gì? Chị Woodhouse thân yêu, xin chị cho em biết ý kiến.
-       À không, không! Em nên tự viết thì hơn. Chị tin em có thể biểu lộ ý mình rất đúng mực. Điều thứ nhất là nếu người ta chưa hiểu ý em thì cũng chả sao. Em phải có ý dứt khoát, không có điểm nào nghi ngại hoặc do dự. Đương nhiên là tâm tư của em có ý cảm khái hoặc e ngại mình sẽ gây đau khổ - chị đoán thế. Nhưng em không cần phải viết với ý nghĩ lo lắng cho anh ấy vì bị thất vọng.
Harriet cúi mặt nói:
-       Thế thì chị cho là em nên khước từ anh ấy.
-       Nên khước từ anh ấy! Em Harriet thân yêu, em có ý gì? Em còn có ý phân vân nào chăng? Chị nghĩ – nhưng chị xin lỗi, có lẽ chị đã lầm. Chắc chắn chị hiểu lầm em, nếu em còn có ý băn khoăn về nội dung của câu trả lời. Chị ngỡ em hỏi ý kiến về ngôn từ.
Harriet im lặng.
Không cần phải giữ e dè, Emma tiếp tục:
-       Chị đoán em định trả lời chấp nhận.
-       Không, không có, đấy là, em không định thế. Em phải làm gì? Chị khuyên em nên làm gì? Chị Woodhouse thân yêu, xin chị nói cho em biết phải làm gì.
-       Harriet, chị không khuyên em gì cả. Chi không muốn dính dáng vào chuyện này. Đây là việc mà em phải giải quyết bằng tâm tư của em.
Harriet nhìn qua bức thư, nói:
-       Em không ngờ anh ấy yêu em đến thế.
Emma im lặng một lúc rồi bắt đầu e sợ bức thư có thể gây ma lực quá mạnh, vì thế cô nghĩ mình nên nói ra:
-       Harriet ạ, chị đưa ra nguyên tắc thế này: nếu một thiếu nữ còng dùng dằng liệu có nên chấp thuận người thanh niên hay không, thì chắc chắn cô ta nên từ khước. Nếu cô còn lưỡng lự việc chấp thuận thì cô phải thẳng thắn từ chối. Để tư tưởng nghi ngại vương vấn với phân nửa tâm tư thì không nên. Chị nghĩ với tư cách là người bạn và là người lớn tuổi hơn nên chị mới nói nhiều đến thế. Nhưng không nên cho rằng chị muốn gây ảnh hưởng đến em.
-       Ô không! Em tin chắc chị rất tốt bụng với em, nhưng giá như chị khuyên em nên làm gì là tốt nhất…không, không, em không có ý như thế…như chị nói, người ta cần phải xác định tư tưởng…người ta không nên lưỡng lự….Đây là chuyện rất nghiêm túc. Có lẽ tốt nhất là từ chối…Chị nghĩ em có nên từ chối không?
Emma mỉm cười một cách khoan dung:
-       Chị không thể khuyên em theo cách nào. Em là người phán xét tốt nhất cho hạnh phúc của riêng em. Nếu em đánh giá anh Martin cao hơn bất kỳ ai khác, nếu em nghĩ anh ấy là thanh níên hiền hoà nhất trong số những người em giao tíếp, thì tại sao em còn lưỡng lự? Harriet, Harriet ơi, em đừng dối lòng nữa, đừng để sa đà vào lòng cảm khái và đam mê. Vào lúc này, em đang nghĩ đến ai nhiều nhất?
Những dấu hiệu đều theo chiều hướng thuận lợi. Thay vì trả lời, Harriet quay mặt đi trong vẻ băn khoăn, đứng suy tư kế bên lò sưởi, không biết rằng mình đang vặn xoắn lá thư trong bàn tay. Emma kiên nhẫn chờ đợi kết quả với niềm hy vọng dâng cao.
Cuối cùng, với một ít lưỡng lự, cô nói:
-       Chị Woodhouse, vì chị đã không khuyên em lời nào, em đành phải tự quyết định. Bây giờ em đã quyết, và thật sự quyết định – là từ khước anh Martin. Chị nghĩ em làm đúng không?
-       Đúng, hoàn toàn đúng, em Harriet thân yêu ạ, đúng là em phải làm như thế. Trong khi em còn đang suy nghĩ thì chị giấu kín tư tưởng của mình, nhưng bây giờ khi em đã quyết định rồi thì chị không ngần ngại gì mà đồng thuận với em. Harriet thân yêu, chị thấy vui về chuyện này. Chi sẽ rất đau khổ nếu không có em làm bầu bạn khi em kết hôn với anh Martin. Trong khi em còn giao động một chút thì chị không muốn nói gì cả vì chị không muốn gây ảnh hưởng, tuy chị có thể mất một người bạn. Chi hẳn không thể đến chơi với bà Robert Martin của nông trang Abby Mill. Bây giờ chị tin rằng mãi luôn có em.
Harriet cảm động sâu sắc vì đã không lường trước tình huống này. Cô kinh ngạc thốt lên:
-       Chị không thể đến chơi với em! Không, đúng là chị không thể, nhưng trước đây em đã không nghĩ đến việc này. Hẳn là chuyện kinh khủng! nhưng may mà ta đã thoát! Chị Woohouse thân yêu, em không muốn rời bỏ niềm vui và vinh hạnh được thân quen với chị để đối lấy bất cứ thứ gì khác trên đời này.
-       Harriet, đúng thế, nếu xa em chị sẽ buồn lắm. Em sẽ tự xa rời xã hội tốt. Chị sẽ phải chịu mất em.
-       Trời ơi! Làm thế nào em chịu được ! nếu em không được đến chơi ở Hartfield hẳn em sẽ chết mất!
-       Em thân yêu ơi! Em mà bị giam mình ở nông trang Abbey Mill! Em mà sống giữa xã hội những người thất học và thô lỗ suốt đời! chị tự hỏi làm thế nào anh ta đủ tự tin mà ngỏ lời với em. Anh ta hẳn phải nghĩ về mình khá cao.
Harriet có đủ trực quan để chống lại lời bình phẩm:
-       Em không cho là anh ấy tự dối lòng, ít nhất anh ấy có tư cách tốt, em luôn cảm kích với anh và đánh giá cao anh ấy. Nhưng đấy là chuyện khác, và chị biết đấy , cho dù anh ấy yêu em không có nghĩa là em yêu anh ấy , em phải công nhận rằng từ lúc đến chơi ở đây em đã gặp gỡ nhiều người , và nếu ta phải so sánh theo ngoại hình và tư cách…thật ra không có so sánh gì cả, một người trông thật đẹp trai và hiên hoà. Tuy nhiên, em thật sự nghĩ anh Martin là một thanh niên dễ thương, em nghĩ tốt về anh ấy . Anh ấy để ý nhiều đến em – và đã viết cho em một bức thư như thế - nhưng còn việc rời xa chị, thì là việc em không muốn .
-       Cảm ơn, cảm ơn. Cô bạn nhỏ dễ thương của chị. Chúng ta sẽ không xa nhau. Phụ nữ không nên kết hôn chỉ vì được tỏ tình, hoặc vì anh ta yêu mình và có thể viết một lá thư xem được .
-       Ô, không , nhưng đấy chỉ là một lá thư ngắn.
Emma cảm thấy cô bạn nhỏ thiếu nhận thức , nhưng muốn bỏ qua với ý nghĩ “Đúng lắm, và đấy sẽ là niềm an ủi nhỏ cho em khi thấy chồng mình có thể viết một lá thư, hay tuy mỗi ngày đều có những cử chỉ như anh hề””.
-       À đúng, thật là ngắn. Không ai màng đến một lá thư. Điều quan trọng là luôn được hạnh phúc với người làm bầu bạn tốt . Em đã nhất quyết từ khước anh ấy , nhưng em phải làm cách nào? Em sẽ phải nói gì  đây ?
Emma trấn an cô bạn nhỏ rằng trả lời không phải là khó, và khuyên cô nên viết thư ngay cho anh chàng. Cô bé bằng lòng và mong được Emma giúp đỡ. Dù Emma tiếp tục từ chối, cuối cùng cô vẫn giúp viết từng câu. Khi đọc lá thư của anh chàng để trả lời, một cảm giác xiêu lòng lại đến, vì thế cần chấn chỉnh tâm tư cô bé bằng vài câu từ có tính quyết đóan. Cô bé tỏ vẻ lo lắng về việc làm cho anh chàng đau khổ, băn khoăn không rõ mẹ và các em gái anh có nghĩ và nói gì, và mong họ đừng cho rằng cô vô cảm, đến nỗi Emma tin rằng gía như anh trai trẻ xuất hiện ngay lúc này thì hẳn anh đã được chấp nhận.
Tuy nhiên cô bé đã viết xong lá thư, niêm phong rồi gửi đi. Công việc thế là kết thúc, và HHHarriet lại được an toàn. Cô ủ rũ suốt buổi tối, nhưng Emma chấp nhận nỗi tiếc nuối dễ thương, và thỉnh thoảng giúp cô bé nguôi ngoai bằng cách nói về tình thương mến của mình, và đôi lúc nhắc đến anh Elton.
Cô bé nói với giọng buồn rầu:
-       Em sẽ không bao giờ được mời đến Abby Mill nữa.

-       Đúng, Harriet của chị, vì nếu em còn tới đấy thì chị không chịu được với ý tưởng là phải xa cách với em. Ở Hartfield cần em hơn nên em không thể chia sẻ thời gian cho Abbey Mill.

  

-       Và chắc chắn là không bao giờ em nên đến Abbey Mill, vì em chỉ thấy vui ở Hartfield.
Một lúc sau cô bé lại nói:
-       Em nghĩ bà Goddard sẽ rất ngạc nhiên nếu biết chuyện gì đã xảy ra. Em chắc chắn cô Nash sẽ ngạc nhiên, vì cô Nash cho là em gái mình có cuộc hôn nhân tốt đẹp trong khi cô ấy chỉ là người bán vải.
-       Người ta hẳn thấy tiếc cho giáo viên quá kiêu hãnh hoặc tinh tế, Harriet ạ. Chị dám chắc cô Nash sẽ ganh tị với em khi em có một cơ hội hôn nhân. Ngay cả việc anh chàng kia muốn chinh phục em cũng là chuyện sang giá dưới mắt cô ấy. Cô ấy không biết gì vê cơ hội tốt hơn của em. Việc một thanh niên có lòng để ý đến ai thì ở Highbury người ta chưa quan tâm. Chị nghĩ từ nay về sau, chỉ có hai chị em ta là hiểu được tình ý của anh ấy ra sao.
Harriet đỏ mặt và mỉm cười, nói cô không biết tại sao người ta yêu mến mình đến thế. Cô cảm thấy vui khi nghĩ về anh Elton, nhưng ít lâu sau cô lại bứt rứt về việc đã từ khước anh Martin. Cô nói nhỏ nhẹ:
-       Bây giờ anh ấy đã nhận được thư em. Em không rõ họ đang làm gì, liệu các chị em gái anh ấy có hay biết không, nếu anh ấy buồn thì họ cũng sẽ buồn. Em mong anh ấy sẽ không phiền trách lắm.
Emma nói:
-       Hày nghĩ đến những người bạn của chúng ta không hịên diện ở đây nhưng đang làm một việc thú vị hơn . Có lẽ vào lúc này anh Elton đang cho mẹ và các chị em của anh ấy xem bức hoạ của em, nói với họ rằng người thật còn đẹp hơn, và sau khi họ hỏi đi hỏi lại năm, sáu lần anh ấy mới nói tên của em ra, cái tên thân thương của em.
-       Bức hoạ của em! Nhưng anh ấy đã gửi bức họa đến Phố Bond mà.
-       Anh ấy mà như thế! Vậy thì em không hiểu gì về anh Elton. Không, em Harriet khiêm tốn thân yêu ơi, chắc chắn là bức hoạ  chỉ nằm ở phố Bond đến khi anh lên ngựa vào ngày mai. Anh sẽ mang nó theo bên mình cả buổi tối nay, là nguồn khuây khoả cho anh, niềm vui của anh. Bức hoạ sẽ giúp gia đình anh ấy hiểu về tâm tư của anh, giới thiệu em với họ, mang đến tình cảm trìu mến về bản chất của chúng ta, khuấy động nỗi hiếu kỳ và ý muốn làm quen. Tất cả những gì họ tưởng tượng mới hứng thú làm sao, sôi động làm sao, bất ngờ làm sao, bận lòng làm sao!
Harriet mỉm cười, và lần này cô cười tươi tắn hơn.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-9-2011 14:49:46 | Xem tất
Chương 8


Harriet lưu lại Hartfield đêm hôm ấy. Trong vài tuần nay, cô đã chia hơn phân nửa thời gian của mình cho nơi này, và dần dần cô được thu xếp một phòng riêng, Emma phán đoán cách tốt nhất, an tâm nhất và tử tế nhất là lúc này nên giữ cô bé ở bên mình càng nhiều càng tốt. Buổi sáng hôm sau, cô bé phải đi đến nhà bà Goddard trong một, hai giờ đồng hồ, rồi được phép đi đến ở tại Hartfield để thỉnh thoảng mới về thăm bà.
Trong khi cô bé đi vắng, anh Knightley đến, ngồi chuyện trò một lúc với ông Woodhouse và Emma cho đến lúc ông Woodhouse cần đi dạo và Emma cùng anh khuyên ông không nên bỏ sót việc vận động dù ông thấy như thế là thất lễ. Anh Knightley không quan tâm nhiều đến phép tắc, vì thế trả lời một cách ngắn gọn và cả quyết những lời lẽ dông dài xin kiếu lỗi và thái độ lưỡng lự theo xã giao của  ông.
Ông nói:
-       Nếu cháu bỏ lỗi cho bác, bác tin cháu không cho là bác kém xã giao khi nghe theo lời khuyên của Emma mà đi dạo một lát. Vì mặt trời đã lên, bác nghĩ nhân lúc này đi ba vòng nếu được. Cháu Knightley, bác đành thiếu lịch sự với cháu. Bọn già nua yếu đuối như bác nghĩ mình có đặc quyền.
-       Bác thân yêu ạ, xin cứ  xem cháu như người nhà.
-       Con gái bác thay mặt bác tiếp khách rất giỏi, Emma sẽ rất vui mà hầu tiếp cháu. Vì thế, bác mong cháu bỏ lỗi để bác làm ba vòng – buổi đi dạo mùa đông của bác.
-       Bác ạ, làm được thế là tốt rồi.
-       Cháu Knightley, bác không thể rủ cháu cùng đi cho vui, vì bác phải đi rất chậm khiến cháu sẽ buồn chán. Hơn nữa, cháu còn phải đi bộ một quãng đường xa hơn để trở về tu viện Donwell.
-       Cảm ơn bác, xin cảm ơn. Cháu sắp đi bây giờ. Bác nên đi càng sớm càng tốt, cháu đi tìm áo choàng và mở cổng vườn cho bác.
Cuối cùng ông Woodhouse đi ra, nhưng thay vì ra về ngay, anh Knightley lại ngồi xuống, dường như muốn chuyện trò thêm. Anh bắt đầu nói về Harriet, nói với những lời đề cao mà Emma chưa từng nghe trước đây. Anh nói:
-       Anh thấy cô ấy không đến mức đẹp như em đánh giá, nhưng là người con gái xinh xắn và có tính tình tốt. Tư cách của cô bé tuỳ thuộc vào người cô giao du, và nếu chơi với người tốt cô ấy sẽ là một phụ nữv có phẩm giá.
-       Em vui mà thấy anh nghĩ như thế, còn về người tốt thì không thiếu.
Anh nói:
-       Này, em nôn nóng muốn nghe lời khen, thế nên anh phải nói ngay rằng em đã giúp nâng cao tư cách của cô bé. Em đã giúp cô ấy bỏ lối cười khúc khích của nữ sinh trung học, đúng là nhờ có em.
-       Cảm ơn anh. Em hẳn sẽ lo đến mụ người nếu không tỏ ra hữu dụng gì cả, nhưng không phải ai cũng khen. Chính anh cũng ít khen em.
-       Sáng nay em đang chờ cô bé đến phải không?
-       Em đang chờ hầu như từng giây phút. Cô ấy đã đi lâu hơn dự kiến.
-       Có chuyện gì đấy đã giữ chân cô bé lại, có lẽ là vài người khách.
-       Những lời đồn đại ở Highbury! Những người độc ác đáng chán!
-       Có thể Harriet không xem mọi người là đáng chán như em nghĩ.
Emma hiểu đó là sự thật, vì thế không nói gì cả.
Anh mỉm cười nói thêm:
-       Anh không giả vờ cả quyết về thời giờ hoặc nơi chốn, nhưng anh phải nói cho em rõ anh có lý do xác đáng để tin cô bạn nhỏ của em chẳng bao lâu sẽ được nghe điều gì đó có lợi cho cô ấy.
-       Thật à? Điều ấy ra sao? Về việc gì?
Anh vẫn mỉm cuời:
-       Một việc rất ngihêm túc. Em cứ tin thế đi.
-       Rất nghiêm túc! Em chỉ có thể nghĩ đến một việc : ai có lòng thương tưởng đến cô ? Ai đã thổ lộ chuyện thầm kín cho anh biết?
Emma rất nóng lòng mong anh Elton hé lộ tâm tư. Anh Knightley vốn là bạn và là người cố vấn, vì thế cô tin anh Elton đã hỏi ýkiến anh.
Anh Knightley đáp:
-       Anh có lý do để nghĩ rằng Harriet Smith chẳng bao lâu sẽ nhận được lời cầu hôn, và đấy là từ một người rất tốt – người này là Robert Martin. Chuyến thăm viếng của cô bé đến Abbey Mill vào mùa hè này có lẽ đã tạo cơ hội cho anh ta. Anh ta tha thiết yêu và muốn cưới cô ấy .
Emma nói:
-       Anh ấy rất thành tâm, nhưng anh ấy có chắc Harriet sẽ chấp nhận không?
-       À, à, thế thì phải tỏ tình ý cho cô bé biết. Liệu việc này có kết quả không nhỉ? Hai ngày trước anh ấy có đến tu viện để hỏi ý kiến anh về việc này. Anh ấy biết anh xem trọng anh ấy cùng gia đình anh ấy, và anh nghĩ anh ấy xem anh là người bạn thân thiết nhất. Anh ấy đến hỏi anh liệu có đường đột quá không khi đi đến quyết định nhanh như thế, anh có nghĩ cô ấy còn quá trẻ không . Tóm lại liệu anh có đồng ý với chọn lựa của anh ấy hay không vì anh ấy lo có lẽ cô bé tự xem mình thuộc giai cấp cao hơn (nhất là từ lúc em đã tạo ảnh hưởng này cho cô bé).
“Anh rất vui với mọi lời anh ấy tỏ bày. Anh chưa bao giờ nghe lời lẽ của ai đúng tình như từ con người của Robert Martin. Anh ấy luôn ăn nói có chủ đích, cởi mở, thẳng thắn mà còn có suy xét. Anh ấy bày tỏ tất cả về hoàn cảnh và dự kiến của anh ấy và những gì họ định thực hiện sau khi kết hôn. Anh ấy là một thanh niên rất tốt xét theo cả hai cương vị con trai trong gia đình và anh của các cô em gái. Anh sẵn lòng khuyên anh ấy nên kết hôn. Anh ấy đã minh chứng với anh là có đủ điều kiện vật chất cho việc này, và anh tin anh ấy không thể lo toan được tốt hơn nữa. Anh cũng khen ngợi cô bé, và làm cho anh ấy ra về vui vẻ. Nếu anh ấy chưa từng đánh giá cao ý kiến của anh thì bây giờ hẳn sẽ nghĩ tốt về anh, và anh tin chắc anh ấy ra về mà nghĩ rằng anh là bằng hữu và cố vấn đắc lực nhất. Việc này xảy ra vào tối hôm kia.
“Bây giờ ta có thể đoán ra rằng anh ấy sẽ không mất nhiều thì giờ để thổ lộ với cô bé, và vì hôm qua anh ấy chưa nói, có lẽ hôm nay anh ấy sẽ đi đến nhà bà Goddard. Thế là cô bé được một người khách giữ chân mà cô không nghĩ đấy là người đáng chán chút nào cả.
Emma đã mỉm cười trong khi anh nói, bây giờ cô hỏi:
-       Anh Knightley, xin anh cho biết làm thế nào anh cho là anh Martin đã không nói ra ngày hôm qua?
Anh có vẻ ngạc nhiên:
-       Đúng thế. Anh không chắc tuyệt đối, nhưng có thể suy luận. Có phải cô bé đã ở bên em cả ngày không?
Cô đáp:
-       Này, em sẽ cho anh rõ đôi điều để đáp lại việc anh đã cho em biết. Anh ấy nói ra ngày hôm qua – biên thư thì đúng hơn – và đã bị từ khước.
Cô phải lặp lại nhiều lần anh Knightley mới tin. Mặt anh ửng đỏ vì ngạc nhiên và bực mình. Anh đứng lên trong dáng vẻ khinh bỉ tột độ và nói:
-       Thế thì cô ấy khờ khạo hơn là anh nghĩ. Cái cô ngốc nghếch này làm sao thế?
Emma cất cao giọng:
-       Đúng là đàn ông luôn cảm thấy khó hiểu khi một phụ nữ khước từ lời cầu hôn. Đàn ông luôn nghĩ rằng phụ nữ phải sẵn sang đón nhận khi có người đặt vấn đề với cô ta.
-       Vô  lý! Đàn ông không ai nghĩ như thế. Nhưng ý nghĩa của chuyện này là như thế nào? Harriet Smith mà từ khước Robert Martin à? Quả thật là điên rồ, nhưng anh hy vọng em đã nhầm lẫn.
-       Em đã đọc qua thư phúc đáp của của ấy! – không còn nghi ngờ gì nữa.
-       Em đã đọc qua thư phúc đáp! Em còn viết thư phúc đáp nữa. Emma, chuyện này là do em gây ra. Em đã thuyết phục cô ấy nên từ khước.
-       Nếu em có thể thuyết phục (mà em không hề cho phép mình làm như thế), em không cho là mình đã làm sai]. Anh Martin là một thanh niên đáng kính nhưng em nghĩ anh ấy không xứng đôi với cô bé. Em còn lấy làm ngạc nhiên là anh ấy dám mơ tưởng việc cầu hôn. Theo như anh thấy, anh ấy cũng đã lưỡng lự. Đáng tiếc là anh ấy đã vượt qua được sự lưỡng lự này.
Anh Knightley cao giọng ta thán một cách sôi nổi:
-       Marin mà không xứng đôi với Harriet!
Anh bình tâm lại một hồi, rồi thêm:
-       Đúng vậy, anh ấy không xứng đôi vi ở tầm cao hơn về nhận thức, cũng như gia cảnh. Emma, em đã mù quáng vì em thương mến cô bé quá mức. Liệu Harriet Sminh dựa vào đâu – hoặc là do lai lịch, bản thân hoặc học thức – để tạo vị thế cao hơn Robert Martin? Không ai rõ cha mẹ cô bé là ai, có lẽ cô không có của cải vật chất gì cả, và chắc chắn là không có nhân thân đáng vị nể. Người ta chỉ biết cô là học sinh nội trú ở một trường tầm tầm. Cô không phải là người có óc phán xét giỏi, cũng không phải có tri thức cao. Cô không được giáo dục để làm việc gì hữu dụng, cô còn quá trẻ và quá giản đơn nên không thể tiếp thu điều gì có ích cho mình. ở tuổi này cô không có kinh nghiệm gì với cuộc đời, và với đầu óc còn khờ khạo hẳn cô không được trang bị gì để tự lập thân. Cô xinh và hiền, chỉ có thế.
“Anh, anh chỉ có chút băn khoăn là về phần anh ấy, có thành quả chưa cân xứng với khả năng, và thân thể kém cỏi. Về tình trạng vật chất, anh cho là anh ấy có thể làm tốt hơn, còn nếu có người bạn đời biết điều và đắc lực thì vật chất còn khá hơn nữa. Nhưng anh không thể lý luận như thế đối với một người đang yêu, vả lại anh còn tin cô ấy sẽ không phải chịu thiệt gì để sống trong gia cảnh như thế mà với người tháo vát như anh ấy thì sẽ khấm khá hơn lên. Anh nghĩ cuộc hôn nhân này là có lợi cho cô ấy, và không có chút băn khoăn nào (đến bây giờ anh vẫn không có) khi cho rằng cô ấy đã gặp vận may.
“Anh cũng tin là em sẽ cảm thấy hài lòng. Anh đã nghĩ ngay rằng em sẽ không thấy tiếc vì cô bạn rời xa HIghbury khi cô ấy được yên bề gia thất tốt như thế. Anh còn nhớ đã nhủ thầm “Ngay cả Emma dù có ý che chở cho Harriet cũng phải nghĩ đây là cuộc hôn nhân tốt”.
-       Em phải lấy làm ngạc nhiên vì anh hiểu quá ít về Emma nên mới nhủ thầm như thế. Cái gì? Anh thử nghĩ xem một nông dân (anh Martin chỉ là thế theo mọi cảm nhận và giá trị) mà lại có cuộc hôn nhân tốt với cô bạn thân của em! Em mà lại không tiếc cô rời xa Highbury để cưới người mà em chưa bao giờ chịu giao thiệp! em ngạc nhiên thấy anh nghĩ như thế. Tin em đi, cảm nghĩ của em hoàn toàn khác. Em bắt buộc phải cho rằng lời anh nói là không công tâm chút nào. Anh không công tâm khi nói về thân thế của Harriet. Những người khác và cả em đều phán xét khác hẳn. Anh Martin có thể giàu có hơn, nhưng chắc chắn anh ấy ở địa vị xã hội thấp hơn. Xã hội mà cô ấy giao du còn cao hơn xã hội của anh ấy nhiều. Hôn nhân là chiều hướng đi xuống của cô ấy.
-       Chiều hướng đi xuống đối với nhân thân không chính đáng và đầu óc kém tri giác, để kết hôn với một người nông dân tử tế, đáng kính, thông minh!
-       Về lai lịch của của ấy ,tuy theo pháp lý thì cô không là gì cả, nhưng không nên xét qua nhận thức thông thường. Cô ấy không nên bị buộc phải trả giá vì người khác lầm lỡ, không nên bị ràng buộc với người đã nuôi nấng cô . Chắc chắn cha cô ấy là một nhà quý tộc – lại là quý tộc có tiền của. Cô được mức cấp dưỡng rất cao để không thiếu thứ gì trong cuộc sống. Em thấyrõ ràng cô là con của một nhà quý tộc, ai cũng rõ cô giao du với các con gái nhà quý tộc. Cô ấy ở tầng lớp cao hơn anh Robert Martin.
Anh Kinghtley nói:
-       Dù cho cha mẹ cô ấy là ai, dù cho ai đang lo nuôi nấng cô ấy, thì họ vẫn không dự kiến cô ấy sẽ được đưa vào cái mà em gọi là xã hội tốt. Sau khi đã nhận được nền học vấn hoàn toàn khác biệt, cô ấy được để tự do hành động dưới sự quản lý của bà Goddard, giao du với những người quen biết của  bà Goddard\. Bạn bè cô hiển nhiên nghĩ thế là tốt cho cô, mà đúng là tốt thật. Bản thân cô ấy không mong mỏi gì hơn. Trước ngày em muốn cô ấy làm bầu bạn với em thì đầu óc cô ấy không có định kiến khinh rẻ ai và không có ước nguyện gì cao xa hơn. Cô ấy vẫn cảm thấy thoả nguyện khi đến với gia đình họ Martin. Lúc ấy cô đã không nghĩ mình ở địa vị cao hơn. Nếu có thì là do bây giờ em đặt ra. Emma ạ, em không phải là người bạn của Harriet Smith. Robert Martin hẳn jg bao giờ muốn tiến xa đến thế nếu anh ấy không tin rằng cô bé đã thuận lòng. Anh hiểu rõ anh ấy. Anh ấy có cảm nghĩ rất thực nên sẽ không bầy tỏ với người con gái vì lòng ích kỷ mà mong cưới cô ấy. Còn nói về tính tự cao tự đại thì anh ấy không hề có. Em tin anh đi, anh ấy đã thấy được khích lệ.
Emma thấy không nên trả lời trực tiếp về nhận xét này. Theo vào đó, cô chọn chủ đề của mình:
-       Anh là bạn rất thân của anh Martin, nhưng như em đã nói, như thế là không công tâm với Harriet. Ý Harriet muốn có hôn nhân tốt không phải là đáng khinh như anh nói. Cô ấy không khôn khéo nhưng cô suy xét hay hơn là anh nghĩ, và óc hiểu biết của cô ấy không đáng bị xem rẻ đến thế. Tuy nhiên bỏ qua điều này và giả dụ cô ấy chỉ xinh và hiền như anh nhận xét, em phải nói là theo mức độ ấy những lời đề cao của người ta không phải là tầm thường. Có đến chín mươi chín trong số một trăm người nghĩ cô ấy đúng là một thiếu nữ đẹp. Khi nào mà đàn ông vẫn quan tâm đến nhan sắc, khi nào mà họ chưa thương yêu đầu óc tri thức thay cho dung nhan kiều diễm, thì một thiếu nữ dễ thương như Harriet vẫn còn được ca ngợi.
"Còn vẻ thuỳ mị của cô ấy  cũng là yếu tố đáng kể , bao hàm cả tư cách tử tế, thái độ rất khiêm tốn về mình và tính hoà đồng với mọi người. Em sẽ rất ngạc nhiên nếu thanh niên các anh không công nhận nhan sắc như thế và tính tình như thế là ưu điểm cao nhất của phụ nữ.
-       Emma, khi nghe em nguỵ biện, anh gần đi đến đồng ý với em. Thà đừng có lý trí còn hơn là lạm dụng nó như cách của em.
Cô đùa cợt:
-       Đúng thế! Em biết đấy là cảm nghĩ của thanh niên các anh. Em biết Harriet đúng là mẫu người mà tất cả các anh đều thích – vì vừa làm mê muội lý trí vừa thoả mãn óc suy xét của các anh. Ôi chao! Harriet tha hồ mà chọn lựa. Ngay cả nếu chính anh kết hôn thì cô ấy đúng là mẫu người cho anh. Và nếu cô bé mười bảy tuổi, mới bước vào đời, mới bắt đầu tạo dựng mối quen biết, thì ta có nên băn khoăn hay không chỉ vì cô từ khước lời cầu hôn đầu tiên? Không nên, ta cần để cho cô có thời giờ xem  xét quanh mình.
Anh Knightley nói:
-       Anh luôn nghĩ tình thân giữa hai em là rất ngốc nghếch, dù anh chỉ giữ trong đầu ý nghĩ này. Nhưng bây giờ anh nhận ra rằng đấy là rất không may cho Harriet. Em thổi phồng cho cô ấy ý tưởng về nhan sắc của cô ấy, về vọng tưởng của cô ấy mà chỉ trong thời gian ngắn không ai quanh cô ấy tỏ ra xứng đôi. Tính phù phiếm tiêm nhiễm một đầu óc yếu đuối sẽ gây ra nhiều tai hại. Thiếu nữ dễ có vọng tưởng quá cao. Cô Harriet Smith có thể không có nhiều lời cầu hôn đến nhanh như thế, dù cho cô ấy rất xinh. Thanh niên có lý trí không muốn có người vợ ngu xuẩn, dù cho em có nói thế nào chăng nữa. Người có danh giá không thích quan hệ với một cô gái có lai lịch mù mờ như thế, và phần lớn những người cẩn trọng sợ sẽ bị dây dưa vào chuyện phức tạp hoặc ô nhục khi bức màn bí ẩn về cha mẹ cô được vén lên. Hãy để cô ấy kết hôn với Robert Martin, rồi cô sẽ được ổn định cuộc sống, được kính trọng và hạnh phúc mãi mãi. Nhưng nếu em khuyến dụ cô ấy có cuộc hôn nhân sang cả hơn và bảo cô ấy chỉ nên hài lòng với người có gia thế và của cải, cô ấy có thể sống cuộc đời nội trú suốt đời ở ngôi trường của bà Goddard 0 hoặc ít nhất (vì một ngày cô sẽ cưới ai đấy) cho đến khi cô ấy tuyệt vọng rồi sẵn sàng cưới con trai của một ông thư ký già.
-       Anh Kightley lạ, chúng ta suy nghĩ rất khác nhau về điểm này nên không ích gì mà  tranh luận mãi, nếu không chúng ta chỉ trêu tức nhau mà thôi. Nhưng về việc em để cho cô ấy cưới Robert Martin thì không thể được, cô ấy đã từ khước, và từ khước một cách quả quyết nên em cho là sẽ không có chuyện anh ấy lặp lại lời cầu hôn. Cô ấy phải sống với hậu quả của việc từ hôn dù thế nào chăng nữa. Còn về việc từ hôn, em không giả dối mà nói em không gây ảnh hưởng gì, nhưng xin anh tin rằng em hoặc ai khác có vai trò rất nhỏ. Chính ngoại hình anh ấy khiến cho anh ấy bị bất lợi, và tư cách kém cỏi của anh ấy khiến cô bé không chấp nhận. Em có thể mường tượng là cô bé chưa từng trông thấy ai khá hơn thì cô bé có thể chấp nhận anh ta. Anh ta là anh của các bạn cô và anh ta  cố gắng lấy lòng cô. Xét qua các mặt, nếu chưa từng quen biết ai khá hơn thì trong thời gian lưu lại Abbey Mill có thể cô ấy thấy anh ta không phải là hèn kém. Nhưng bây giờ, tình hình đã khác. Bây giờ cô ấy biết thanh niên quý phái là như thế nào, và chỉ người quý phái có học thức và tư cách mới có cơ may với Harriet.
Anh Knightley cao giọng:
-       Vô lối, vô lối đến lầm lạc mà nói thế! Tư cách của Robert Martin là có lý trí, chân thành và tính tình vui vẻ. Đầu óc của anh ấy có đầy tư tưởng, phong nhã mà Harriet Smith không thể hiểu hết.
Emma không trả lời. Cô cố ra vẻ nhẹ nhàng, không quan ngại, nhưng thực ra cô cảm thấy bất an và muốn anh ra về. Cô không hối hận việc mình đã làm; cô vẫn còn nghĩ mình có óc suy xét hay hơn anh về quyền và phong cách của người phụ nữ. Tuy thế, cô vẫn thường tôn trọng phán xét của anh, nhưng anh làm cô bực bội vì đã phê phán cô quá mạnh. Việc anh luôn có ý nghĩ đi ngược lại với cô càng khiến cho cô khó chịu hơn. Họ giữ im lặng một lúc trong tâm tư khó chịu, rồi Emma lái qua chuyện thời tiết. Nhưng anh không trả lời. Anh đang suy nghĩ.
Cuối cùng, ý nghĩ của anh phát ra thành lời:
-          Robert Martin không mất mát gì lắm nếu anh ấy nghĩ thế, và anh mong chẳng bao lâu anh ấy sẽ cho là thế. Quan điểm của em về Harriet thì chỉ mình em biết, nhưng vì em đã công khai việc em thích làm mai, anh có thể nói rằng quan điểm ấy cùng những trù định của em – mà em đoán Elton là đối tượng – chỉ vô ích thôi
Emma cười to, có ý phản bác.
Anh nói tiếp:
-       Tin anh đi, không thành công với Elton đâu. Elton là người rất tốt và là một cha xứ rất đáng kính ở Highbury, nhưng anh ấy sẽ không khinh suất trong chuyện hôn nhân. Anh ấy biết giá trị của lợi tức cao như bất kỳ ai khác. Elton có thể nói chuyện tình cảm nhưng sẽ hành động theo lý trí. Anh ấy biết rõ mình cần gì, cũng như em biết Harriet cần gì. Anh ấy biết mình rất đẹp trai và đi đâu cũngdc thương mến. Từ cách nói bộc trực của anh ấy khi chỉ có đàn ông với nhau, anh tin rằng anh ấy không muốn tự buông thả. Anh đã nghe anh ấy nói một cách sôi nổi về một gia đình có các thiếu nữ chơi thân với các em gái anh, mà mỗi cô có cả hai mươi nghìn bảng.
Emma lại cười:
-       Giá như em để tâm đến việc anh Elton cưới Harriet thì hẳn là cơ hội mở mắt cho em, nhưng bây giờ em chỉ muốn giữ Harriet ở bên mình. Em đã xong việc làm mai. Em không bao giờ nghĩ còn làm được việc như ở Randalls. Em sẽ ngưng việc này.
-       Thôi chào em.
Anh đứng dậy rồi bước đi ngay. Anh cảm thấy vô cùng phật ý. Anh cảm nhận nỗi thất vọng của người trai trẻ, và xấu hổ vì đã tỏ ra ủng hộ cuộc hôn nhân. Anh cũng bực tức vì đã thuyết phục Emma mà không thành công.
Emma cũng lấy làm phật ý, nhưng những lý do của cô thì không minh bạch như anh. Cô không thấy hài lòng về mình, không thấy thật thuyết phục là mình có ý kiến đúng và đối phương thì sai, như trường hợp này của anh Knightley. Anh ra về mà tự hài lòng hoàn toàn về mình. Tuy nhiên, cô không hề chán nản; với thời gian và khi Harriet trở về cô sẽ bình tâm lại. Cô bắt đầu cảm thấy bất an vì Harriet đi quá lâu. Cô lo lắng với khả năng người trai trẻ tìm đến nhà bà Goddard sáng hôm ấy, gặp gỡ Harriet và khẩn khoản với cô về ý tình của anh. Khi Harriet xuất hiện với vẻ mặt phấn khởi và không cho biết tại sao mình đi vắng lâu, Emma cảm thấy hài lòng và tin rằng cứ để cho anh Knightley nghĩ hoặc nói gì tuỳ ý, cô đã làm mọi việc đúng lý cho tình bạn của phụ nữ và cảm quan của phụ nữ.
Anh đã làm cho cô lo sợ chút ít về anh Elton, nhưng khi cô cho rằng anh Knightley không thể quan sát Elton tường tận như cô và cũng không quan tâm hoặc có khả năng quan sát trong chuyện cô đang trù tính. Khi anh nói ra việc ấy một cách hấp tấp và giận dữ, cô tin rằng an hẳn nhìn nhận anh không hiểu biết gì cả. Chắc hẳn anh đã nghe anh Elton nói một cách bộc trực hơn là cô từng nghe, và hẳn anh Elton không phải là người khinh suất hoặc coi rẻ tiền bạc. Nhưng anh Knightley không xét đến ảnh hưởng của đam mê. Anh chưa từng trông thấy đam mê như thế, và dĩ nhiên không nghĩ gì đến ảnh hưởng của đam mê. Cô đã từng thấy nhiều nên không cho là người như anh Elton có thể cưỡng lại sức đam mê dù đã không khinh suất.
Dáng vẻ và cử chỉ vui tươi của Harriet giúp cho Emma bình tâm lại. Harriet trở về mà không nghĩ gì đến anh Martin, chỉ nói về anh Elton. Cô Nash đã nói gì đó mà cô bé lập tức vui vẻ thuật lại. Ông Perry đến nhà bà Goddard để chăm sóc cho một đứa trẻ bị bệnh, và ông cho cô Nash hay rằng hôm trước khi từ Clayton Park trở về, ông có gặp anh Elton. Ông ngạc nhiên được biết anh Elton đang trên đường đi London đến ngày mai mới trở về dù đấy là đêm họ chơi bài mà anh Elton chưa bao giờ vắng mặt. Ông Perry đã phản đối và khẩn khoản người bạn vốn là tay chơi bài hay nhâ;t nên ở lại, nhưng vô ích. Anh Elton đã nhất quyết đi, và đặc biệt nói rằng anh bận một việc mà anh không thể trì hoãn cho dù mọi lôi kéo trên thế gian này. Anh còn nói về một công tác khiến ai nấy đều ganh tị, và anh đang mang theo mình một món gì đấy rất quý giá. Ông Perry không hiểu gì cả, nhưng chắc chắn là trong việc này có một phụ nữ, nên nói thẳng ra điều này. Anh Elton chỉ lộ vẻ rất có ý thức và chỉ mỉm cười, rồi hồ hởi phóng ngựa đi.
Cô Nash đã kể cho Harriet nghe tất cả việc này và còn nói thêm nhiều về anh Elton, rồi nhìn cô bé với đầy ngụ ý nói rằng "Cô ấy không giả vờ hiểu công việc của anh là gì, nhưng chỉ biết rằng người phụ nữ mà anh để ý đến hẳn là người may mắn nhất trần đời, vì chắc chắn không có ai xứng đôi với anh Elton về ngoại hình và tính tình".

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 26-9-2011 14:52:34 | Xem tất
Chương 9


Anh Knightley có thể tranh cãi với Emma, nhưng cô không thể tranh cãi với chính mình. Anh phật ý đến nỗi một thời gian lâu hơn bình thường anh mới trở lại Hartfield, và vẻ nghiêm trang của anh cho thấy anh vẫn chưa tha thứ cho cô. Cô lấy làm tiếc, nhưng không hối hận. Trái lai, những trù định của cô còn cả quyết thêm trong vài ngày kế tiếp.
Khi anh Elton trở về, bức hoạ đã được đóng khung một cách trang nhã và được treo phía trên bệ lò suởi trong phòng gia đình. Anh Elton đứng nhìn rồi cất tiếng ca ngợi theo cách phải làm. Còn Harriet, ý tình của cô bé được thể hiện rõ ràng và nhất quán theo cách một thiêú nữ như cô được cho phép. Emma hoàn toàn hài lòng thấy cô bé không còn nhớ gì đến anh Martin nữa.
Cách thức Emma trau giồi kiến thức cho Harriet bằng việc đọc sách và thảo luận chưa bao giờ tiến triển quá vài chương, và họ định sẽ tiếp tục vào ngày hôm sau. Chuyện trò thì dễ dàng hơn là học tập. Để trí tưởng tượng phiêu diêu qua vận may của Harriet thì vui thú hơn là mở rộng kiến thức cho cô bé theo những sự kiện nghiêm túc hơn. Trong thời gian này, việc thưởng thức văn học của Harriet – việc động não duy nhất vào buổi tối – là thu thập mọi loại câu đố chép ra giấy rồi lo trang trí.
Trong thời đại văn học này, việc sưu tập câu đố như thế không phải là hiếm. Cô Nash, trưởng  giáo trong ngôi trường của bà Goddard, đã viết ra ít nhất ba trăm câu đố. Harriet đã học được từ những câu đố đầu tiên, hy vọng có thể thu thập được nhiều hơn với sự giúp đỡ của cô Woodhouse. Vì Harriet có nét chữ đẹp, đấy sẽ là công việc đứng hàng đầu về nội dung và khối lượng.
Ông Woodhouse cũng quan tâm nhiều như các cô gái, và thường cố nhớ lại vài câu đố đáng viết ra. Có nhiều câu đố thông minh mà hồi còn trẻ ông thường nghe và tự hỏi bây giờ tại sao lại quên! Nhưng ông hy vọng sẽ nhớ lại. Và câu đố luôn chấm dứt bằng câu "Kitty, người co ngái đẹp nhưng khô cứng".
Người bạn tốt Perry của ông mà ông nói chuyện về việc này cũng không nhớ được câu đố nào, nhưng ông yêu cầu  Perry để ý xem có thấy thì sưu tầm giúp.
Con gái của ông không có ý định huy động tất cả tri thức ở Highbury. Cô chỉ yêu cầu anh Elton hỗ trợ, đóng góp bất kỳ câu đố nào hay hay mà anh sưu tầm được . Cô vui mà thấy anh chăm chú vào công việc với bộ sưu tập của anh, và có thể nhận ra là anh đã chọn lọc để loại bỏ những gì thiếu tính nịnh đầm hoặc chê bai phụ nữ. Anh tìm được hai hoặc ba câu đố có ý lịch sự nhất, và anh vui mừng đọc lên một câu với đầy tình cảm, nhưng Emma lấy làm tiếc cho anh hay là họ đã chép câu đố nổi tiếng này.
Emma nói:
-         Anh Elton ạ, tại sao anh không tự sáng tác một câu đố cho chúng tôi? Như thế sẽ đảm bảo mới, và với anh thì không gì dễ dàng hơn.
"Chao ôi, không! Anh chàng chưa bao giờ viết nên một câu đố gì trong đời. Quả là người ngốc nghếch. Anh ta thậm chí không muốn chiều lòng cô Woodhouse" – anh dừng lại một lúc – "Hoặc là cô Smith có thể gợi cảm hứng cho anh".
Ngay ngày kế là có chứng cứ của nguồn cảm hứng. Anh đến trong chốc lát chỉ nhằm để lại một tờ giấy ghi lại thơ đố ghép chữ mà anh nói một người bạn của anh bày tỏ với một phụ nữ, nhưng từ cử chỉ của anh Emma biết ngay đấy là do anh viết.
Anh nói:
-       Tôi không có ý tặng nó cho bộ sưu tập của cô Smith. Vì do bạn tôi viết nên tôi không có quyền đưa ra trước công chúng, nhưng có lẽ cô đọc sẽ thấy thích.
Từ ngữ trong bài thơ ghép chữ là dành cho Emma hơn là Harriet, và Emma hiểu tại sao. Anh luôn có ý thức về việc mình làm, và anh thấy nhìn vào mắt cô thì dễ hơn là nhìn vào mắt cô bạn nhỏ của cô. Anh chần chừ một lúc rồi ra về.
Emma trao tờ giấy ghi bài thơ cho Harriet:
-        Em nhận đi, đấy là dành cho em. Hãy giữ nó cho riêng em.
Nhưng Harriet run rẩy mà không dám nhận, nên Emma đành đọc bài thơ để tìm cách giải đóan.  Bài thơ có tựa đề "Gửi cô ---".
Cô suy nghĩ, nhận ra ý nghĩa trong đó, đọc lại lần nữa để biết chắc, rồi trao tờ giấy cho Harriet, mỉm nụ cười tươi, tự nhủ thầm trong khi Harriet còn hoang mang đọc qua bài thơ. "Hay lắm, anh Elton. Thật là hay. Tôi đã đọc qua những  bài thơ đố ghép chữ kém cỏi hơn. Lời tỏ tình đúng là ẩn ý hay. Tôi cho anh điểm cao. Đây là tỉnh cảm bỉêu lộ theo cung cách của anh. Đây là cách nói giản đơn: 'Cô Smith, xin cho phép tôi tỏ bày cùng cô. Xin hãy chấp nhận câu đố của tôi và ý tình của tôi trong đó.'
Xin tia chấp nhận trong mắt huyền mơ.
Đúng là Harriet. Đúng là cô bé có đôi mắt huyền mơ, thật xác đáng.
Tài trí nàng ngôn từ sẽ rộng mở.
Hừm! Tài trí của Harriet! Nhưng càng tốt. Anh chàng hẳn đã yêu sâu đậm nên mới mô tả cô bé như thế. Hà! Anh Knightley ạ, em mong anh biết việc này, em cho là anh sẽ được thuyết phục. Một lần trong đời anh phải nhìn nhận mình đã nhầm lẫn. Sự việc đến hồi gay cấn đây.
Đáng lẽ Emma sẽ suy nghĩ mông lung thêm nếu Harriet không cất tiếng:
-       Chị Woodhouse, thế này có nghĩa gì? Ý nghĩa ra sao? Em chẳng hiểu gì cả, em không hề đóan ra mảy may cái gì. Chị Woodhouse, xin chị diễn giải. Xin giúp em. Em chưa từng thấy bài thơ đố nào khó như thế này! em thắc mắc bạn anh ấy là ai, và người phụ nữ ấy là ai. Có phải lời giải đáp là phụ nữ?
"Phụ nữ yêu kiều ngự trị độc tôn" – có phải đấy là Neptune?
"Nhìn ngắm chàng, bậc quân vương biển cả" – hoặc là cái đinh ba? Hoặc nàng tiên cá? Hoặc cá mập? Ôi chao! Chị Woodhouse, chị nghĩ ta có thể giải đoán được không?
-       Nàng tiên cá và cá mập! vô lối! Em Harriet thân yêu ạ, em đang nghĩ gì thế? Nếu anh ấy đưa ra câu đố của người bạn anh về nàng tiên cá hoặc cá mập thì có mục đích gì? Đưa bài thơ cho chị và nghe đây. "Gửi cô ---" phải đọc là "Gửi cô Smith".
Rồi Emma đọc lên bài thơ và giảng giải cho cô bé hiểu ý nghĩa: lời tỏ tình. Cô giảng giải:
-       Lời khen tặng thật đúng cách! Rồi đến mục đích chính mà Harriet ạ, chị nghĩ em sẽ không thấy khó hiểu. Hãy thư thả mà đọc. Không còn nghi ngờ gì nữa, bài thơ này được viết cho em và viết về em.
Harriet không thể chối bỏ lời đôn đốc nồng nhiệt đến thế. Cô đọc qua hai câu cuối:
Tài trí nàng ngôn từ sẽ rộng mở
Xin tia chấp nhận trong mắt huyền mơ
Rồi cảm thấy đầy hãnh diện và vui sướng, cô không thốt nên lời. Nhưng không ai bắt buộc cô phải lên tiếng. Chỉ cần cô tự cảm nhận là đủ.
Emma lên tiếng hộ cô:
-       Ý nghĩa khen tặng thật nổi bật và cũng thật đặc biệt nên chị tin chắc đấy là từ ý tình của anh Elton. Em là đối tượng của anh ấy, và chẳng bao lâu em sẽ nhận được bằng cớ hiển nhiên nhất. Chị đã nghĩ chị có thể nhầm lẫn, nhưng bây giờ thì đã rõ, tâm tư anh ấy thật minh bạch và quyết đoán đúng như ý muốn của chị từ lúc chịmới quen em. Thật vậy, Harriet ạ, đúng là chị đã mong muốn việc này xảy ra. Chị không thể nói liệu chị nên thúc đẩy tình cảm giữa em và anh Elton hoặc để tự nhiên cho sự việc dẫn dắt. Xét về điều khả dĩ hoặc điều kiện cần thiết thì là ngang nhau! chị rất vui. Chị chúc mừng em với cả tấm lòng, em Harriet thân yêu ạ. Đây là mối tình mà một cô gái hẳn rất hãnh diện khi tạo dựng nên. Mối quan hệ này sẽ tốt đẹp thôi. Em sẽ có mọi điều mơ ước – sự quan tâm, đời sống độc lập, một ngôi nhà đúng nghĩa – để đưa em vào vị thế trung tâm giữa những bằng hữu thật sự, gần gũi Hartfield và gần gũi chị, và giúp tình thân giữa hai chúng ta bền chặt mãi. Đây là mối liên kết mà hai chúng ta sẽ chẳng bao giờ hổ thẹn.
Harriet chỉ biết cất tiếng:
-       Chị Woodhouse thân yêu! Chị Woodhouse thân yêu!...
Rồi cô ôm chầm lấy Emma.
Emma cảm thấy mọi việc xảy ra đúng như cô đã quan sát, suy nghĩ và trông đợi. Vị thế cao trọng của anh Elton đã được công nhận.
Harriet lên tiếng:
-       Chị nói hoàn toàn đúng. Vì thế em tin tưởng và hy vọng mọi việc đều như thế, chứ bản thân em không tưởng tượng nổi. Tất cả đều vượt quá mức mà em đáng có. Anh Elton mà lại có thể cưới bất kỳ ai! Không thể nào có ý nghĩa nước đôi về anh ấy. Chỉ cần nghĩ đến những lời thơ ngọt ngào – "Gửi cô ---" Ôi trời, thật là khéo! – có phải nói về em không nhỉ?
-       Chị không muốn nêu lên hoặc nghe câu hỏi như thế. Sự thật là vậy. Chị phán đoán như thế. Đấy như là đoạn mào đầu cho vở kịch, hoặc lời dẫn cho một chương sách, tiếp theo sẽ là nội dung đầy đủ.
-       Đây là chuyện mà không ai nghĩ sẽ xảy ra. Một tháng trước, bản thân em không ngờ sẽ có chuyện này! sự việc lạ lùng nhất đã đến!
-       Khi những thiếu nữ như cô Smith và những thanh niên như anh Elton quen biết nhau thì sự việc như thế đúng là xảy ra, và đúng là lạ lùng. Nó đi ra ngoài thông lệ đến nỗi những gì hiển nhiên và đáng mong đợi thì nó hình thành. Hoàn cảnh đã đẩy đưa cho em và anh Elton quen biết nhau, mỗi người thuộc về nó nkia qua từng cảnh ngộ gốc gác. Cuộc hôn nhân của hai người sẽ giống như mối nhân duyên ở Randalls. Hình như có cái gì đấy trong cuộc đời ở Hartfield khiến cho tình yêu đi đúng hướng, và gieo mầm đúng vào luồng lạch rồi lan toả chảy đi.
-       Sự kiện vào dịp lễ thánh Michael anh Elton yêu em – lại là em trong số bao nhiêu người nó em không biết gì về anh ấy! còn anh, người điển trai nhất, người mà ia nấy đều vọng tưởng, giống như anh Kinghtley! Bằng hữu anh luôn đón chào anh, đến nỗi mọi người nói rằng nếu muốn anh có thể nhận lời mời dùng bữa hàng ngày mà không cần tự mình nấu nướng. Và giáo đường của anh quả là tuyệt vời! cô Nash đã ghi chép lại tất cả bài giảng của anh kể từ khi anh đến cai quản giáo xứ Highbury. Ôi trời! cứ nghĩ đến lần đầu em trông thấy anh ấy! Em đã không nghĩ gì về việc này! Hai Cha bề trên và em chạy vào tiền sảnh và em lén nhìn qua song cửa khi nghe tiếng bước chân anh điqua, rồi cô Nash đi đến và la rầy để đuổi chúng em đi rồi cô lén nhìn vào bên trong. Nhưng rồi cô gọi em trở lại và cho em cùng lén nhìn, thật là tử tế. Và anh trông thật là điển trai. Anh đang khoác tay với ông Cole.
-       Đây là mối quan hệ mà bất kỳ những người em quen biết là ai đều chấp nhận, miễn là ít nhất họ có nhận thức thông thường, còn chúng ta không phải thể hiện tư cách của chúng ta với kẻ khù khờ. Nếu họ mong mỏi em được kết hôn một cách hạnh phúc, thì đây là người có tư cách hiền dịu đảm bảo hạnh phúc cho em. Nếu họ muốn em ổn định ở nơi chốn mà họ chọn lựa cho em thì em sẽ được ổn định ở đây. Và nếu họ có mục đích duy nhất là thấy em kết hôn chỗ danh giá thì đây là cơ hội an lành, cơ ngơi đáng kính, bước tiến thân trong xã hội mà họ sẽ hài lòng.
-       Vâng, đúng thật thế. Chị nói nghe hay quá. Em thích nghe chị  biện luận. Chị hiểu biết mọi điều. Chị và anh Elton thông minh ngang nhau. Trò chơi đố chữ này quả là hay! Dù cho học tập cả năm em vẫn không thể thấu hiểu được.
-        Chị cho là anh ấy muốn thử tài mình, qua cách anh ấy từ chối ngày hôm qua.
-       Em chưa từng đọc qua bài thơ đố ghép chữ nào hay đến thế.
-       Chị cũng chưa từng đọc bài thơ đố nào có đầy ngụ ý như vậy.
-       Bài thơ đố cũng dài bằng bài thơ dài nhất mà chúng ta đã chép được.
-       Chị nghĩ câu từ dài dòng không phải là điều đặc biệt . Sự việc như thế này thì không thể viết ngắn hơn được.
Harriet đang chăm chú đọc câu đố nên không để ý lắng nghe. Những ví von trong câu từ đang lấp đầy tâm tư của cô bé. Rồi cô nói, mặt ửng đỏ:
-        Viết một lá thư như bất kỳ ai khác là một chuyện, còn viết nên những vần thơ thành câu đố lại là một chuyện khác.
Emma không thể mong mỏi gì hơn là cách chối bỏ bức thư của anh Martin như thế.
Harriet tiếp tục:
-        Ngôn từ ngọt ngào làm sao! Nhất là hai câu cuối! Nhưng làm thế nào hồi đáp, hoặc lam thế nào nói rằng em đã hiểu ý nghĩa? Ôi, chị Woodhouse, ta sẽ phải làm  gì đây?
-       Hãy để chị lo. Em không cần phải làm gì cả. Chị dám nói anh ấy sẽ đến đây tối nay, và lúc đó chị sẽ trả lại câu đố cho anh, rồi có chuyện kỳ khôi nào đấy xảy ra giữa anh ấy và chị mà em không cần phải chen vào. Đôi mắt huyền mơ của em sẽ chọn thời điểm để toả ra tia chấp nhận. Hãy tin nơi chị.
-       Chị Woodhouse! Đáng tiếc là em không được chép bài thơ đố tuyệt vời này vào quyển vở của em! Em chưa có bài thơ đố nào dù hay bằng một nửa.
-       Bỏ ra hai câu cuối, và không có lý do nào ngăn cấm em chép.
-       Chao ôi! Nhưng hai câu cuối thật là….
-       Hai câu hay nhất. Đúng thế - nhưng muốn cảm nhận niềm vui riêng tư thì phải giữ trong vòng riêng tư. Bài thơ sẽ không kém hay do em cắt ngắn. Hai câu thơ không phải là lời kết mà cũng không thay đổi ý nghĩa của cả bài thơ. Nhưng nếu bỏ hai câu này ra thì ý tình chiếm hữu riêng tư chấm dứt, còn lại là bài thơ đố rất phong nhã để đưa vào bộ sưu tập nào cũng được. Chắc chắn là anh ấy không thích bài thơ đố chữ bị xem nhẹ hoặc được xem là bầy tỏ nhiều ý tình hơn là anh muốnói. Một thi sĩ đang yêu phải được khích lệ theo cả chiều hướng ấy. Đưa cho chị quyển vở để chị chép vào, rồi không ai nói gì được với em.
Dù tâm trí còn vướng bận với ý tình trong bài thơ, Harrriet vẫn chấp nhận để an tâm là cô bạn không viết ra lời tỏ tình. Bài thơ xem dường như quá quý giá nên không thể phổ  biến được.
Cô nói:
-       Em sẽ không bao giờ để quyển thơ này rời khỏi tay em.
Emma đáp:
-        Tốt lắm, đấy là cảm xúc tự nhiên. Cảm xúc này càng lâu bền thì chị càng vui. Nhưng bố chị đang đi đến, em hẳn không phản đối chị đọc bài thơ đố ghép chữ cho ông ấy nghe chứ? Ông sẽ rất lấy làm thú vị! ông thích câu đố mọi loại, và đặc biệt là loại ca tụng mỹ nữ. Ông ấy có tinh thần phong nhã nhất đối với cả hai chúng ta! Em nên để chị đọc cho ông ấy nghe.
Nét mặt Harriet ra vẻ nghiêm trọng.
-       Em Harriet thân yêu, em không nên quá bận tâm về bài thơ đố này. Nếu em tỏ ra quá ý thức hoặc quá nhanh nhẩu, em có thể đánh mất cảm nhận của mình, rồi em có thể gán ghép thêm ý nghĩa hoặc thậm chí đáng đồng mọi ý nghĩa trong đó. Không nên xúc động quá mức vì vài lời ca ngợi. Nếu anh ấy muốn kín đáo, hẳn anh đã không để lại bài thơ khi chị có mặt ở đây mà đưa trực tiếp cho em. Đừng quá nghiêm túc về vụ việc. Anh ấy đã  được khích lệ đủ để tiến tới, ta không cần phải trải lòng mình trên bài thơ này.
-       Ồ! Không. Em hy vọng mình không tỏ ra buồn cười vì chuyện này. Xin chị cứ làm theo ý muốn.
Ông Woodhouse đi vào, và lặp lai câu hỏi thường nhật:
-       Này các con, bộ sưu tập làm đến đâu rồi? Có thêm được gì không?
-       Có bố ạ. Chúng con có bài này đọc cho bố nghe, khá mới mẻ. Sáng nay con tìm thấy bài thơ này trên bàn, chúng con nghĩ là do một nàng tiên mang đến, và chúng con vừa chép lại.
Cô đọc chầm chậm bài thơ cho ông nghe, rõ ràng theo cách ông thích, rồi đọc lại hai, ba lần, giải thích từng câu từ. Ông tỏ ra rất thú vị và, như cô đã đoán trước, có ấn tượng tốt với đoạn kết ca ngợi người phụ nữ. Ông nói:
-         À, đoạn này diễn tả rất hay. Rất đúng. "Phụ nữ, phụ nữ dễ thương". Đây là bài thơ đố chữ hay, con yêu ạ, đến nỗi bố có thể dễ dàng đoán ra nàng tiên nào đã mang đến. Emma, chỉ có con mới viết nên những vần thơ hay đẹp đến thế.
Emma chỉ gật đầu và mỉm cười.
Sau khi nghĩ ngợi thêm một chút và thở dài nhẹ, ông nói:
-        Chao ôi! Không khó nhận ra con giống ai! Mẹ yêu của con làm thể thơ này rất hay! bố ước có nhiều hoài niệm về mẹ con! Nhưng bố không thể nhớ lại được gì cả - ngay cả bài thơ đố mà con vừa nghe bố nhắc đến. Bố chỉ nhớ đoạn đầu của cả bài thơ gồm nhiều đoạn.
Rồi ông đọc lên năm câu đầu.
-        Bố chỉ nhớ có thế, nhưng toàn bài thơ thật hay. Nhưng con ai, con nói con đã tìm được bài  thơ ấy.
-       Đúng thế, bố ạ. Chúng con đã chép được. Tác giả là Garrick.
-       À, đúng rồi. ước gì bố nhớ được thêm. Bài thơ làm bố nhớ đến Isabella tội nghiệp, con bé suýt được đặt tên thánh Catherine theo tên bà nội. Bố mong tuần tới nó đến đây. Này con yêu, con đã thu xếp xon cho chị con chưa? Mấy đứa nhỏ sẽ ngủ ở phòng nào?
-       À, vâng, dĩ nhiên là chị ấy sẽ có một phòng riêng, phòng mà chị ấy luôn chiếm khi đến đây, còn trẻ con ngủ trong phòng trẻ con như thường lệ, bố biết đấy. Tại sao có thay đổi?
-       Con ạ, bố không rõ, nhưng đã lâu chị con không đến đây, kể từ lễ phục Sinh, mà lần đó chỉ ở có vài ngày. Việc anh John Knightley hành nghề luật sư thật là bất tiện. Isabella tội nghiệp! Con nhỏ hẳn phải buồn khi xa hai cha con ta! Và hẳn là phải tiếc nuối khi đến đây mà không còn được gặp chị Taylor.
-       Bố ạ, ít nhất thì chị sẽ không ngạc nhiên.
-       Con yêu, bố không rõ. Chắc chắn là bố rất ngạc nhiên khi nghe chị ấy sắp lấy chồng.
-       Chúng ta nên mời vợ chồng Weston đến ăn tối, khi Isabella đến chơi ở đây.
-       Được con ạ, nếu có thì giờ. Nhưng – ông nói với giọng buồn rầu – chị con chỉ đến chơi có một tuần, không có đủ thời giờ cho mọi việc.
-       Kể cũng thấy buồn gia đình chị không thể lưu lại lâu hơn, nhưng có lẽ  vì bận bịu. Ngày 28, anh John Knightley phải quay về thành phố. Cha ạ, ta phải mừng khi họ có thể dành nhiều thời gian như thế ở đây mà không phải mất hai, ba ngày ở tu viện. Anh Knightley đã hứa sẽ thu xếp thời giờ cho Giáng sinh này dù rằng như  bố biết đấy, anh đã sống với họ trong thời gian lâu hơn là anh sống với chúng ta.
-       Quả là buồn khi Isabella tội nghiệp phải rời xa Hartfield mà sống ở nơi khác.
Ông không bao giờ cho phép anh John Knightley bận bịu với em trai, hoặc Isabella bận bịu với bất cứ ai. Ông ngồi trầm ngâm một lúc rồi nói:
-        Nhưng bố không hiểu tại sao Isabella tội nghiệp cũng phải về sớm, tuy anh ấy không thể ở lại lâu. Emma à, bố sẽ cố thuyết phục chị con lưu lại lâu hơn với chúng ta. Chị con và mấy đứa trẻ ở đây là rất tốt.
-       Chao ôi! Bố không bao giờ làm được điều ấy, và con không tin có lúc nào bố sẽ làm được. Isabella không chịu xa anh ấy.
Sự thật là thế, nên không thể chối cãi. Dù không thích, ông Woodhouse chỉ có thể thở dài. Khi Emma thấy ông buồn rầu vì chị của cô gắn bó với chồng, cô lập tức hướng ông về một đề tài khác:
-       Trong khi các anh chị con ở đây, Harriet cũng sẽ làm bầu bạn cho ta. Con tin cô bé sẽ  vui với đám trẻ. Chúng ta hãnh diện vì bọn nhỏ, có phải thế không hả bố? Con tự hỏi Harriet sẽ nhìn đứa nào dễ thương hơn, Henrry hay là John?
-       Ôi dào! Bố không rõ cô ấy nghĩ gì. Mấy đứa nhỏ tội nghiệp, bọn chúng hẳn rất vui khi đến đây. Harriet à, bon trẻ rất thích đến chơi ở Hartfield.
-       Bác ạ, cháu tin là thế. Chắc hẳn đứa nào cũng thích.
-       Henry là cậu bé dễ thương, nhưng John thì rất giống mẹ nó. Henry là đứa đầu, nó mang tên theo bác chứ không phải theo tên bố nó. Đứa kế John thì mang tên theo cha. Bác nghĩ có người ngạc nhiên vì đứa đầu không mang tên cha, nhưng Isabella vẫn muốn đặt tên Henry khiến cho bác nghĩ mẹ nó thật dễ thương. Và thằng nhỏ đúng là rất thông minh. Tất cả bọn nhỏ đều thông minh, có nhiều trò lạ.  có lúc Henry hỏi mượn bác một con dao, nhưng bác nói chỉ ông ngoại mới được dùng dao. Bác nghĩ cha chúng thường chơi bạo với chúng.
Emma nói:
-        Đứa nhỏ có vẻ bạo với bố bởi vì bố quá hiền, nhưng nếu bố so sánh anh ấy với những người cha khác thì bố hẳn không nghĩ anh ấy là bạo. Anh muốn các con anh được năng động và rắn rỏi, nếu chúng cư xử không tốt thì thỉnh thoảng mới có lời nghiêm khắc, nhưng anh ấy là người cha thương con – chắc chắn anh John Knightley là một người cha thương con. Bọn trẻ đều yêu mến cha chúng.
-       Rồi khi ông chú chúng nó đến, tung chúng nó đụng trân nhà trông mà kinh!
-       Bố ạ, nhưng bọn nhỏ lại thích, không có trò gì khác làm bọn nhỏ thích đến thế. Nếu ông chú chúng không đặt ra quy tắc luân phiên thì không đứa nào chịu nhường đứa nào.
-       Thật bố không thể hiểu nổi.
-       Đấy là trường hợp của tất cả chúng ta, bố ạ. Phân nửa thế gian không thể hiểu được niềm vui của người khác.
Đến trưa, khi hai cô gái chuẩn bị từ giã để sửa soạn cho bữa ăn lúc 4 giờ chiều, người hùng của bài thơ đố ghép chữ lại bước vào. Harriet quay mặt đi, nhưng Emma vẫn chào đón anh với nụ cười thường lệ, và đôi mắt tinh anh của cô nhận ra thái độ chủ động, như cách người ta lật ngửa con bài, và cô nghĩ anh chàng đến để xem tình hình biến chuyển ra sao. Tuy thế, lý do bề ngoài của anh là để hỏi liệu anh có thể vắng mặt cho buổi tụ họp ban tối, hoặc họ có cần anh đến Hartfield hay không. Nếu cần anh sẽ bỏ qua mọi việc khác, bằng không anh bạn Cole mời anh ăn tối nên anh sẽ chỉ nhận lời với điều kiện được rảnh rỗi.
Emma cảm ơn anh nhưng không muốn anh bạn kia phải thất vọng vì họ, còn cha cô  biết anh đang lưỡng lự. Anh  hỏi lại, rồi cô vẫn từ chối. Khi anh định cúi đầu chào từ giã, cô cầm lấy bài thơ trên mặt bàn trả lại cho anh:
-       À này, đây là bài thơ anh để lại cho chúng tôi, cảm ơn anh đã cho xem. Chúng tôi rất thích, nên tôi đã chép vào tập thơ của cô Smith. Tôi mong bạn anh sẽ không nhận ra nó bị thất lạc. Dĩ nhiên là tôi chỉ chép tám câu đầu.
Rõ ràng là anh bối rối không biết phải nói gì. Anh lộ vẻ nghi ngại, hoang mang, thốt lên hai tiếng "hân hạnh", liếc nhìn Emma rồi Harriet, rồi nhìn qua quyển thơ trên mặt bàn, nhấc lên và chăm chú xem.
Sau khoảnh khắc bối rối , Emma mỉm cười nói:
-        Xin anh gửi lời tôi tạ lỗi đến bạn anh, nhưng bài thơ hay như thế này không chỉ để một hoặc hai người xem. Hẳn anh ấy được mọi thiếu nữ tán thưởng khi viết nên vần thơ này.
Anh Elton đắn đo nhiều rồi mới nói:
-        Tôi không đắn đo mà nói…không đắn đo  gì mà nói rằng, nếu bạn tôi cảm nhận chút nào như tôi…tôi tin chắc rằng nếu anh ấy có vinh hạnh như tôi – anh lại nhìn vào quyển thơ và đặt xuống mặt bàn – anh ấy sẽ xem đây là giây phút hãnh diện nhất trong đời.
Sau câu phát biểu ấy, anh bước đi ngay. Emma không kịp nghĩ ngợi, vì so với tất cả tính nết tốt bụng và hiền dịu, cách nói năng của anh đáng lẽ phải khiến cô bật cười. Cô bước vội đi để mong Harriet được hưởng niềm vui.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách