Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 4066|Trả lời: 37
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Dân Quốc - Xuất Bản] Dòng Sông Ly Biệt | Quỳnh Dao (HOÀN)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả




Tên tác phẩm: Dòng sông ly biệt
Tác giả: Quỳnh Dao
Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Độ dài: 371 trang
Thể loại: Tiểu thuyết
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: E-thuvien.com + Tự convert từ file PRC sang word



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 3-6-2013 19:05:38 | Chỉ xem của tác giả
Chương 1  


Thế rồi cái ngày đáng ghét ấy lại đến. Cơm tối xong, tôi ngồi tựa lưng bên khung cửa ngắm mưa đan đầy trời. Ngoài hiên, những sợi dây điện đọng nước lóng lánh trông như những chuỗi ngọc trắng toát. Nước tuôn theo tàu lá chuối đổ xuống vũng bùn bên nhà, trong khi trời vẫn mưa ào ào một cách vô duyên. Vạn vật mang nét buồn ủ rũ. Hàng cột điện đứng lạnh lùng cao ngạo tỏa ánh sáng vàng vọt xuống một vùng đất bên dưới. Tôi thở dài đứng dậy. Dù sao thì tôi cũng phải lo cho xong mọi việc.


Mẹ từ trong bếp hỏi vọng ra:


- Bình ơi? Con đi chưa?


Hình như mẹ vừa rửa bát xong, người đang lau đôi tay ướt nước vào chiếc khăn xanh cột ngang bụng. Tôi lại góc nhà lui cui tìm cây dù đi mưa.


- Con đang sửa soạn đi đây mẹ.


- Nhớ là đến đó đừng có gây lộn với người ta nghe con. Nói với cha là đã thiếu tiền nhà hơn hai tháng rồi, không thể khất được nữa.


Tôi vẫn chưa tìm ra chiếc dù, đáp vọng vào:


- Vâng, con hiểu rồi xin mẹ yên tâm, con sẽ dùng mọi cách để mang tiền về cho mẹ mà!


- Con tìm dù hả, con bỏ ở nhà bếp kìa, con không nhớ sao?


Nói xong, người chạy đi lấy chiếc dù cho tôi. Nhìn ra ngoài, mẹ lo ngại dặn dò:


- Nhớ về sớm nghe con. Nếu có tiền thì đi xích lô về. Trời mưa to quá.


Tay cầm dù, tôi bước ra ngạch cửa, xỏ chân vào đôi giầy mưa nắng hai mùa. Ðôi giầy duy nhất mà mẹ đã mua cho khi tôi vừa đậu tú tài. Một năm rưỡi rồi, ông già sửa giày đầu ngõ đã thay đế, vá mõm mấy lượt, đến nỗi mỗi lần thấy tôi mang nó ra là ông lại lắc đầu:


- Sao, đôi giày đó nữa à? Hư nát thế này còn sửa cái chỗ nào được nữa?


Gần đây, giày lại sút chỉ, mỗi lần mang nói đi trong mưa nhất là qua những vùng lầy lội đất với bùn lại chui vào kêu lép nhép như một điệp khúc buồn. Bây giờ thì tôi chẳng dám mang ra cho ông thợ nữa vì... Vả lại, ở “đằng kia” nhà lót bằng đá mài nên vào nhà không phải bỏ giầy ra. Ðôi chân lấm bùn của tôi chắc chẳng ai trông thấy đâu.


Mẹ đưa tôi ra đến cổng, bà đứng trong mưa ngập ngừng trước bước đi của tôi:


- Bình này...


Tôi quay lại, mẹ lại dặn dò lần nữa:


- Nhớ đừng gây gổ với người ta nghe con!


Tôi gật đầu, bước đi được một quãng tôi quay đầu lại, bóng mẹ tựa cửa nhìn theo, tôi thấy yếu đuối và cô độc làm sao! Tôi ra dấu bảo mẹ vào, mẹ mới chịu quay vô. Cánh cửa lớn đã đóng lại. Gió có vẻ lớn. Tay kéo cao cổ áo, tay nắm chặt cán dù, tôi tiếp tục bước tới trước.


Từ nhà đến “đằng kia” không xa lắm nhưng không có xe buýt nên tôi lội bộ hơn nữa tiếng mới đến nơi. Tháng nào may mắn, xin được tiền thì chỉ cần đi một lần, ngược lại, nếu chẳng may, tôi phải đi ba bốn lần mới xong.


Trời lạnh thật, gió thổi như cắt vào mặt. Con lộ này tuy tráng nhựa bằng phẳng, nhưng mỗi bước đi đất cát lại theo những kẽ hở chui ra chui vào khiến tôi đau điếng. Chân tôi ướt lạnh, cái lạnh từ lòng chân xoáy thẳng lên tim.


Một chiếc xe chạy vượt qua, bắn tung bùn đất, trước khi tôi kịp phản ứng, thì chiếc váy xanh duy nhất của tôi đã lấm đầy. Tôi buồn bã vuốt nhẹ mái tóc. Mưa càng lúc càng to, một lỗ mọt nhỏ trên nóc dù nhỏ nước xuống, tôi phải xoay tròn liền tay, nhưng làm thế nào thì làm, nước vẫn rớt trên đầu, trên trán. Mưa càng to, gió càng lớn, những con gió lạnh đầy ác ý, mang đầy bụi nước, tung cả váy tôi lên. Người ngợm tôi như chuột lột. Tôi cắn răng tính toán số tiền cần cho tháng này để quên cái lạnh. Tôi phải đến người tôi gọi là cha để nài nỉ xin xỏ tám trăm đồng tiền chợ, một ngàn đồng tiền nhà, tất cả là một ngàn tám trăm để may quần áo mùa đông. Còn đôi giầy chắc xài không qua khỏi mùa mưa này.


Qua một khúc quanh, tôi dừng lại trước cánh cổng màu đỏ chói. Cánh cổng có lẽ mới được sơn lại còn hăng hắc mùi dầu. Hai bên cổng có hai ngọn đèn soi sáng nét chữ vàng trên tấm bảng “Biệt thự Họ Lục”. Tôi đưa tay nhận chuông và khẽ nguýt tấm bảng kia một cái. Nhà của người họ Lục! Nhà của người đàn ông có tên Lục Chấn Hoa! Tôi cũng họ Lục, nhưng tôi là người ở trong hay ở ngoài nhà này đây?


Cửa mở, cô Lan, người làm, nhe hai chiếc răng vàng ánh với đôi mắt cá tàu, tay cầm chiếc dù nghểnh cổ ra. Hình như cô ta chẳng ưa mấy người khách đến viếng trong cơn mưa này. Lan đưa mắt nhìn tôi từ đầu tới chân, khi bước vào xong, vừa cài cửa lại nó vừa hỏi:


- Mưa lớn thế này sao cô chẳng đi xe đến?


Hứ! Có bao giờ đến đây mà tôi được ngồi xe bao giờ đâu? Giọng tôi nghe gắt gỏng lạ:


- Có ông ở nhà không?


- Có.


Lan gật đầu, đi vào! Theo con đường trán xi măng giữa sân tôi bước vào nhà. Chiếc sân thật rộng, hai bên đường xi măng trồng đầy những đoá hoa lài, cánh hoa trắng nở đầy thoảng hương thơm dịu. Hình như có cả mùi hoa quế nữa thì phải? Mẹ thích nhất loại hoa này, nhưng nhà tôi chỉ trồng mấy chây chuối xứ mà thôi.


Tôi chà mạnh đế giày lên thảm, xếp dù lại đặt nằm sát tường một cách cẩn thận, mới bước vô. Hơi ấm từ bên trong ùa ra, tôi cảm thấy dễ chịu ngay. Giữa phòng khách, một lò sưởi thật lớn nằm chễm chệ le lưỡi thật dài. Gian phòng ấm cúng làm sao. Nhạc mở thật to, tiếng nhạc kích động ồn ào man dại. Mộng Bình, cô em gái cùng cha khác mẹ của tôi, đang nằm dài trên ghế cạnh đó, cô ta mặc áo thun màu đỏ chói, chiếc quần cao bồi bó sát chân, mái tóc dài xoã tung trông thật khiêu gợi. Cái đẹp như được đúc khuôn của mẹ nó, một cái đẹp quyến rũ đầy nhục dục. Thấy tôi, Mộng Bình thờ ơ gật đầu, rồi nói vọng ra sau:


- Mẹ ơi, chị Y Bình đến.


Tôi ngồi xuống chiếc ghế gần đó, cẩn thận kéo chỗ váy bẩn sang bên, đút đôi chân thật sâu vào bên trong ghế. Tự ái không muốn tôi để cho gia này trông thấy sự nghèo nàn của mình. Nhưng Mộng Bình nào có để ý gì đến tôi đâu? Cô ta chỉ lưu ý đến âm nhạc mà thôi. Vuốt lại mái tóc, tôi ngẩng đầu lên quét nhanh một lượt khắp phòng khách, Bấy giờ tôi mới phát giác ra trong phòng còn một nhân vật nữa. Kiệt, cậu út mới mười hai tuổi ngồi im lìm như xác chết trên một chiếc xe máy nhỏ mới toanh ở góc nhà. Một chân nó đạp trên bàn đạp, chân kia chống dưới đất, lạnh lùng nhìn tôi. Ðôi mắt tinh quái của nó rảo khắp người tôi như dò xét.
Ðôi chân tôi chắc dấu chẳng nổi nó. Kiệt chẳng chào tôi nên tôi cũng không buồn hỏi đến nó. Năm cha tôi năm mươi tám tuổi Kiệt mới chào đời, nó nhỏ hơn Mộng Bình những bảy tuổi, vì là con muộn lại út, nên Kiệt được yêu nhất nhà, nhưng chính nó là thằng bé tôi ghét nhất. Cha tôi thường đắc ý khoe khoang:


- Con của Lục Chấn Hoa bất luận trai hay gái đứa nào cũng đẹp cả!


Câu nói ấy chẳng sai lắm, vì trong đám anh chị em tôi bất luận là con bà nào cũng đều đẹp cả. Như mẹ tôi, bà có hai đứa con là chị Tâm Bình và tôi. Chị Tâm Bình từ năm mười lăm mười sáu tuổi đã vang danh khắp nơi về cái đẹp lộng lẫy của chị. Chị là đứa con được cha cưng nhất nhà, bất cứ tiệc tùng, dạ hội nào hay trong những cuộc đua ngựa cha đều cho chị Tâm Bình theo. Ngồi trong xe chị đội nón rơm vành to trong khi chú lái xe chạy như bay trên đường phố, người hai bên đường phải ngẩn ngơ nhìn. Nhung chị sống không thọ, năm mười bảy tuổi chị đã lìa đời vì bệnh phổi. Khi đã chết rồi nghe đâu còn có một sĩ quan trẻ tuổi mỗi ngày đến cấm hoa trên mộ chị. Mãi cho đến ngày chúng tôi rời Nam Kinh mà người sĩ quan trẻ tuổi kia vẫn không nguôi niềm si cũ. Câu chuyện thật lãng mạn, nhưng cũng thật cảm động. Từ khi hiểu chuyện đến giờ, tôi vẫn thường mơ ước ngày nào tôi nằm xuống, cũng sẽ có một sĩ quan trẻ đẹp ngày ngày đem hoa đến cho tôi. Lúc chị Tâm Bình mất đi, tôi chỉ mới mười tuổi. Có người xoa đầu tôi bảo:


- Con bé này càng lớn càng giống chị nó, gia đình này sắp có một giai nhân thứ hai nữa đây?


Nhưng tôi hiểu lắm. Làm gì có chuyện đó vì tôi không thể nào so sánh được với chị tôi. Chị tôi đẹp, không phải chỉ ở cái bề ngoài mà tính tình chị rất ôn hoà, dễ thương. Còn tôi, tôi là đứa con gái ngang bướng, bẳn gắt.


Trong ký ức tôi, chị Tâm Bình là người con gái đẹp nhất. Ngoài chị Tâm Bình, các anh chị khác cũng đều đẹp, như chị Nhược Bình, Niệm Bình, Hựu Bình, Ái Bình nhưng họ đều ở lại Ðại Lục. Không hẳn chỉ có bên con gái, mà bên con trai cũng thế, anh Khang tôi đang du học tại Hoa Kỳ, nghe nói đâu đã lập gia đình với một thiếu nữ tóc vàng và hiện đã có ba con. Riêng đám con của dì Tuyết gồm bốn đứa: lớn nhất là Hảo, tuy không đẹp trai như anh Khang nhưng coi cũng không đến nỗi nào. Kế đến là Như Bình, năm nay hai mươi bốn tuổi, trên trung bình. Rồi đến Mộng bình, cô bé mười bảy tuổi này đẹp thật, nhưng có điều cái đẹp của nó là cái đẹp bốc lửa chứ không đẹp thùy mị như chị tôi. Chỉ có cậu út Kiệt là tôi không biết phải diễn tả thế nào. Tuy không xấu lắm, nhưng đôi mắt nhỏ một mí của nó trong thật đểu cán, nhân trung và cằm lại cụt ngủn, miệng dài và giầy. Lúc nào tôi cũng trông thấy nó đưa lưỡi ra liếm mép như thể muốn che dấu sự thiếu vắng của hai chiếc răng cửa vậy. Nước da nó trắng xanh như người mắc bệnh lao đang đến thời kỳ thứ ba không bằng. Thế nhưng hắn nghịch và khó chịu khỏi chê. Trong nhà này nó dựa vào sự thương yêu của cha và dì Tuyết mà làm ông “vua con” một cải.


Ngoài những người kể trên, cha tôi còn vô số những người con khác mà tôi không biết được tên. Thuở người còn tung hoành ngang dọc, bao nhiêu người con gái đã qua tay người? Chính người cũng không hiểu rõ thì tôi làm sao biết được.


Bản nhạc trong máy vừa dứt, tiếp đó là giọng của xướng ngôn viên đài đọc tên một bản nhạc ngoại quốc khác, với danh sách người yêu cầu và người được tặng... Mộng Bình vẫn tựa đầu lên thành ghế yên lặng lắng nghe. Kiệt đứng ở góc nhà, hình như hắn vừa nghĩ ra một điều gì, hắn liếc về phía bà chị ruột của hắn với nụ cười nghịch ngợm. Tiếp đó, hắn đạp xe tới trước bóp kèn inh ỏi. Mộng Bình ném quyển báo vào Kiệt hét:


- Ðồ phá đám! Mày có mang cái xe quỷ quái của mày ra khỏi đây không? Coi chừng tao đập cho mà chết bây giờ!


Kiệt lè lưỡi trêu chị, tay vẫn tiếp tục bóp còi:


- Ðố chị đấy! Bộ không được bạn trai yêu cầu nhạc tặng cho rồi quạu, muốn gây người khác hay sao? Hứ! Không biết mắc cỡ, đụng đến tôi là tôi mách cha ngay chứ đừng tưởng hở!


Mộng Bình nhìn em thách thức:


- Mày thử nhấn chuông nữa coi tao có dám đánh mày không? Mộng Bình nói xong bước xuống lượm quyển báo lên cuốn tròn lại như sẵn sàng để đánh, trong khi Kiệt chẳng có vẻ gì là sợ cả, hắn trợn mắt lên đưa chót lưỡi ra như định liếm đầu mũi. tiếc là lưỡi hắn ngắn quá. Tay Kiệt tiếp tục bóp kèn xe inh ỏi. Mộng Bình bước tới đưa cao quyển báo đe:


- Mày nhấn nữa xem!


- Nhấn thì nhấn, sợ ai?


Một tràng chuông kêu điếc tai, mặt Kiệt đầy vẻ thách thức. Quyển báo bay tới trúng ngay sống mũi hắn. Tiếng chuông ngưng bặt, hắn xông về phía Mộng Bình, tay nắm áo, đầu húc thẳng vào bụng chị. Ðồng thời hắn cũng không quên rống cổ lên khóc thật to:


- Cha ơi! Mẹ ơi! Ra xem chị Mộng Bình đánh con nè! Úi da! Ui da!


Tiếng khóc của hắn thật lớn, lớn hơn cả tiếng trống trong máy thu thanh. Nếu dì Tuyết chẳng chạy nhanh ra dám tiếng hét có thể làm gian nhà nầy sụp đổ lắm. Dì Tuyết ôm lấy Kiệt rồi thẳng tay tát vào má Mộng Bình mắng:


- Mày là chị mà chẳng chịu nhường em còn đánh lộn với nó nữa, chẳng xấu à? Mày lớn hơn nó tới bảy tuổi mà còn ỷ sức đánh nó, muốn tao gọi cha mày ra để trị mày không?


Mộng Bình bực tức, đứng chống nạnh nói:


- Nhỏ hơn bảy tuổi? Nhỏ thì nhỏ chứ? Ai cũng bênh vực, chiều chuộng nó. Hôm nay mua cái này, mai mua cái kia cho nói, con xin chiếc áo ba bốn trăm bạc không cho, còn mua chiếc xe bốn ngàn đồng bạc cho nó!


Dì Tuyết hét:


- Câm mồm! Mày còn muốn gì nữa chứ? Muốn tao gọi cha mày ra đập cho một trận mới chịu hay sao?


Lời hăm doạ của Dì Tuyết có vẻ có hiệu quả, nhưng Mộng Bình chưa nguôi cơn bực tức đá mạnh vào chiếc kỷ trà bên cạnh, rồi ngồi phịch xuống ghế, thò tay vặn máy thu thanh tật to, tiếng nhạc tiếng hát muốn vỡ cả phòng. Dì Tuyết bế thằng Kiệt lên, đưa tay xoa đầu nói hỏi:


- Sao con, nó đánh trúng đâu? Ðau không con?


Kiệt được dịp mếu máo, nhưng trong mắt nó chẳng có một giọt nước mắt. Dì Tuyết quay lưng ra nhìn thấy tôi, bà ngạc nhiên:


- Ủa? Ðến đây bao giờ thế? Mẹ cô có mạnh không?


- Mạnh.


Tôi đáp gọn lỏn, răng cắn nhẹ vào môi. Dì Tuyết tiếp tục xoa đầu Kiệt, mặc dù chỗ đó đâu có bị đánh, nhưng nó cũng cứ giả vờ rấm rứt khóc với đôi mắt tỉnh khô, thỉnh thoảng lại nhìn vào nhà trong thăm dò. Tôi hơi bực mình, hỏi:


- Cha có ở nhà không dì?


Thật tình tôi muốn giải quyết cho xong để mau trở về căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng của mình hơn là ngồi giữa gian phòng tráng lệ này. Nhà của mẹ co tôi dù nhỏ, không có lò sưởi, không có ghế nệm êm, nhung tôi có thể đi lại, hít thở không khí tự do. Có lẽ mẹ đang nóng lòng đợi tôi ở nhà. Từ khi đến đây xin tiền cha rồi cãi lẫy với Dì Tuyết trong kỳ hè năm rồi, mỗi lần đi mẹ lại dặn dò cẩn thận. Tội cho mẹ tôi. Cũng vì mẹ mà tôi ráng nhẫn nhịn thế này.


Dì Tuyết quay vào trong gọi lớn:


- Anh ơi! Có Y Bình đến nè!


Tuổi của dì xắp xỉ với tuổi của mẹ, đã gần năm mươi rồi còn gì, thế mà trông vẫn chưa thấy già. Nếu đứng cạnh mẹ, nhất định người ta sẽ tưởng mẹ lớn hơn dì ít nhất cũng mười hay hai mươi tuổi. Con trai lớn của dì Tuyết lớn hơn tôi những năm tuổi chớ nhỏ gì sao, thế mà nước da của dì vẫn mơn mỡn chưa thấy nhăn. Dì Tuyết là người biết trang điểm, gương mặt lúc nào cũng có một lớp phấn mỏng màu hồng nhạt, đôi mắt còn long lanh. Một nét trẻ khó kiếm ở những người cùng lứa tuổi của dì. Nhưng đó cũng là chuyện hiển nhiên, vì dì Tuyết suốt ngày rảnh rỗi vui chơi đâu có nhỏ lệ suốt ngày như mẹ tôi?


Cha từ nhà trong bước ra, người mặc chiếc áo dài gấm đầu đội bê rê nhỏ, miệng vẫn không rời chiếc ống điếu cổ lỗ sĩ mấy mươi năm rồi. Ông nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng, chỉ có đôi mày khẽ chau lại một chút. Dù tôi chẳng mấy ưa người, nhưng vẫn bắt buộc phải đúng lên gật đầu:


- Thưa cha!


Cha khoát tay để tôi ngồi xuống, hình như người nhìn rõ được thái độ miễn cưỡng của tôi nên không muốn kéo dài màn kịch. Tiếng nhạc ồn quá, cha tôi quay sang Mộng Bình lớn tiếng quát:


- Tắt máy thu thanh ngay không?


Mộng Bình khó chịu, miệng lải nhải cái gì rồi cũng tắt máy. Gian phòng được trã về với sự yên lặng. Cha ngồi xuống cạnh dì Tuyết, nhìn Kiệt hỏi:


- Chuyện gì nữa thế?


Kiệt nghe hỏi, giả vờ khóc lớn hơn, dì Tuyết nói:


- Ðánh lộn với con Mộng Bình đấy!


Cha không nói gì chỉ đưa mắt lườm Mộng Bình. Mộng Bình thấy cha nhìn mình vội cúi mặt xuống, không quên lải nhải:


- Ðược mua cho cái xe mới là làm phách!


Cha lại ngẩng đầu lên, Mộng Bình im ngay chẳng dám hó hé. Quay sang tôi, đôi mắt cha vẫn lạnh lùng:


- Cái gì đây? Mẹ mày vẫn mạnh chứ?


Cũng còn may, cha vẫn còn nhớ đến mẹ tôi sao?


- Mẹ già rồi nên bị nhức đầu luôn.


- Có bệnh sao không trị?


Trị à? Tiền đâu? Mỗi tháng lấy có tám trăm bạc thôi mà còn như ăn mày nữa là. Tôi yên lặng. Cha kéo dọc tẩu xuống, gạt tro trong ống ra. Dì Tuyết vội đỡ lấy ống điếu, gạt tro tiếp và cho thuốc mới vào rồi đốt lửa, bà hít một vài hơi dài, ngà người ra, đôi mắt lim dim dễ chịu. Tôi mừng thầm, lòng nghĩ rằng mình đến đây thật đúng lúc, hôm nay có lẽ xin được tiền, ngoài số nợ phải trả cho chủ phố và tiền dùng hàng tháng ra, chắc cha sẽ cho thêm một ít tiền nữa!


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 3-6-2013 19:08:08 | Chỉ xem của tác giả
Một chú chó Bắc Kinh nhỏ từ nhà sau chạy ra, chú chó Bi Bi, ve vẩy chiếc đuôi ngắn xù lông của nó trước mặt mọi người, theo sau là cô chủ Như Bình của nó. Như bình là con gái lớn của dì Tuyết, lớn hơn tôi bốn tuổi, nhưng thuộc loại phụ nữ an phận. Nếu so với Mộng Bình, Như Bình có vẻ kém sút nhiều, cô ta không đẹp hơn em gái, không có vẻ sung mãn và thiếu tự tin hơn. Nhiều khi nói chuyện với khách Như Bình cứ lúng túng, thẹn thùng nói chẳng thành câu. Cô nàng lại không biết trang điểm và ăn mặc đúng cách nên dáng vẻ trông buồn cười làm sao. Lấy ví dụ như ngay bây giờ, Như Bình đang mặc chiếc áo bông màu hành ta, nhưng lại mặc chiếc quần màu cà, trên cổ lại buộc chiếc khăn quàng sặc sỡ. Từ trong bước ra, trông cô nàng chẳng khác chi một cô đào cải lương đang làm tuồng. Có điều dù cho Như Bình có bê bối đi nữa, tôi vẫn thích cô ta hơn bất cứ nhân vật nào trong gia đình này, vì Như Bình có được một điều mà hầu như không có người nào ở gia đình này có được đối với tôi, đó là sự thân mật dễ thương. Thấy tôi, Như Bình cười, rồi khẽ liếc về cha, nói:


- Mọi người ở đây hết. Tôi không hay Y Bình đến, vì nãy giờ tôi ngủ ở trong phòng. Chà, lạnh quá... Ủa, Y Bình, trời thế này mà vẫn mặc váy được sao? Tôi chắc chịu không nổi đâu, lạnh quá!


Như Bình ngồi xuống cạnh tôi, sau một cái ngáp dài, bàn tay cô ta tình cờ đặt lên chỗ bị dính bẩn ban nãy:


- Ủa... Ðồ của Y Bình ướt hết rồi, vào trong lấy đồ của tôi thay đi!


- Không sao đâu, tôi về ngay mà.


Chú chó Bi Bi vẫy đuôi bước tới, nó cạ mõm nó vào chân tôi, tôi cúi xuống vuốt ve, chiếc thân đầy lông mềm nằm ngoan ngoãn giữa hai ống chân tôi, Bi Bi ngước đôi mắt đen nháy lên yên lặng nhìn. Con chó trông thật dễ thương, tôi ao ước phải chi mình có một con chó như vậy để chăm nom.


- Bi Bi! Lại đây!


Nghe tiếng dì Tuyết gọi, Bi Bi thoát khỏi chân tôi chạy đi. Dì Tuyết đưa tay sờ lên bộ lông ấm của nó, đột nhiên nói:


- Coi này! Mới tắm mà lăn vào đâu để lấm đầy bùn thế này!


Tôi liếc dì Tuyết, lòng chợt dân lên chút thù hận. Người đàn bà này lúc nào cũng tìm cách để ngạo báng tôi. Thật ra tôi khinh bà ta nhiều hơn là ghét. Một thứ đàn bà nhỏ nhen ích kỷ! Nhưng tôi vẫn yên lặng. Cha ngồi gọn trong ghế yên lặng hút thuốc, những làn khói mờ nhạt xuất hiện liên tục từ hai lỗ mũi của người. Chiếc mũi cao và thẳng. Theo lời mẹ thì thuở xưa cha đẹp trai lắm. Nhưng bây giờ người đã già, tóc và lông mi đã bạc, gương mặt dài ra, nhưng không làm mất đi vẻ bệ vệ ngày nào. Thuở xưa khi người còn tung hoành ở Ðông Bắc Hoa Lục, nước da ngăm đen của người ít có ai có được, vì vậy người còn có một biệt hiệu là “Hắc Báo Lục Chấn Hoa”. Ðó là thời của anh hùng “Hắc Báo Lục Chấn Hoa”, một đại quân phiệt mà mỗi khi nghe nhắc đế là người người phải khiếp đảm. Nhưng bây giờ “Hắc Báo” đã già rồi, quyền hành và thời oanh liệt xa xưa đã đi vào quá khứ và Hắc Báo chỉ còn biết giải sầu bằng những cái dọc tẩu. Có điều là nước da ngăm đen của người vẫn không thay đổi, cũng như bản tính nóng nảy của người vẫn như xưa. Nhiều lúc tôi nghĩ là nếu bây giờ cho ông trở lại chiến trường, chưa chắc người thua kém các chàng trai trẻ khác.


Cha ngồi trong ghế, mắt hướng về phía tôi và Như Bình. Bất giác tôi cảm thấy hình như người đang tìm kiếm một dấu tích gì trên thân tôi, tôi hơi khó chịu. Tôi đến đây, mục đích duy nhất là làm thế nào kiếm được tiền đem về cho mẹ, chứ không mong mỏi gì khác.


Sau cùng tôi mở miệng:


- Thưa cha, mẹ bảo con đến xin tiền cha tháng này, tiền nhà đã hai tháng rồi chưa trả.


Cha đưa mắt lạnh lùng nhìn tôi, nụ cười thờ ơ hiện trên mép. Có phải người nhạo báng kiếp sống tầm gửi của chúng tôi không? Tôi chưa kịp phản ứng thì người đã quay sang dì Tuyết nói:


- Tuyết, có sẵn tiền bạc chưa? Hỏi xong ông lại quay sang tôi với đôi mắt tóe lửa – Tao nghĩ là nếu không vì đồng tiền, chắc chẳng bao giờ mày đến thăm tao cả.


Tôi cắn nhẹ môi, yên lặng nhìn cha. Cơn giận nhen nhúm trong lòng. Ông còn đòi hỏi tôi phải làm sao hơn, khi sự liên hệ giữa ông và mẹ con tôi chỉ là mấy đồng tiền này không hơn không kém? Nếu không vì tiền tôi đến đây làm gì? Ở đây có ai ưa thích tôi đâu mà đến? Tình trạng mẹ con tôi hiện nay là do ai tạo nên?


Dì Tuyết nhếch môi bảo Như Bình:


- Như Bình, mày vô tủ lấy tám trăm bạc ra đây cho tao.


Như Bình đứng lên vào trong lấy tiền. Tôi quýnh lên, số tiền đó quá ít so với những đòi hỏi của chúng tôi. Tôi vội nói:


- Thưa cha, tiền nhà hai tháng đã không đóng rồi, kỳ này không đóng nữa không được. Vả lại, trời đã nhuốm lạnh, mẹ và con cần phải may áo ấm... Tết sắp đến mà mẹ chỉ có độc nhất một chiếc áo lụa, con cũng cần may thêm một ít. Trời lạnh quá, mũi hai mẹ con con sưng đỏ cả lên. Nếu cha thấy không có gì là quá đáng xin cha cho thêm ít nhiều.


Tôi nói xong chợt nghĩ đến những lời ăn mày vừa rồi mà mặt bừng đỏ.


- Thế mày muốn bao nhiêu?


Cha hỏi, tôi lấy hết can đảm còn thừa trong người ra đáp:


- Hai ngàn năm trăm!


Dì Tuyết chen vào với nụ cười ngạo mạn:


- Y Bình, có lẽ cô có bạn trai rồi chứ gì?


Tôi hơi ngạc nhiên, không hiểu rõ ý bà ta muốn gì.


Dì Tuyết tiếp:


- Có bạn trai mới thích ăn mặc đẹp, chứ con Như Bình đó, suốt năm mặc có chiếc áo bông sắp rách rồi mà có đòi may thêm đâu. Ðầu năm may áo mới cũng đâu có gì đáng nói, nhưng gia đình nào cũng có cái khổ riêng của nó, ở đây không giống như đằng mẹ con cô, chỉ có hai người muốn tiền có tiền, muốn áo có áo, mà ở đây còn thêm bốn miệng ăn nữa. Con Như Bình lớn nhất nên phải chịu thiệt thòi, may là không có bạn trai nên nó cũng không đòi hỏi gì nhiều, bằng không thì...


Tôi nghĩ đôi khi chỉ cái nhìn của ta cũng đủ khiến cho họ ngượng rồi, quả nhiên, dưới ánh mắt của tôi, nụ cười trên môi bà ta biến mất và thay vào đó là nét giận dữ, bực tức. Cái nhìn của tôi đã đạt được kết quả. Tôi quay nhìn cha, người khó chịu ra mặt. Tôi hỏi:


- Thưa cha có được không ạ?


Cha ngẩng đầu lên:


- Bộ mày tưởng muốn lấy ra hai ngàn rưởi ngay để cho mày là dễ lắm à?


Tôi không suy nghĩ gì cả nói ngay:


- Con không nghĩ thế, nhưng con nghĩ cha có thể bỏ ra hơn bốn ngàn bạc để mua cho Kiệt chiếc xe đạp mới toanh thì chắc lấy hai ngàn rưởi ra cho mẹ con chắc cũng không đến nỗi nào khó khăn lắm!


Vừa nói xong, nhìn đôi mày chau lại của cha tôi biết mình đã đi sai nước cờ, lần này kết quả coi bộ không như ý mẹ con tôi mong rồi.


- Thế mày tưởng mày có quyền xài tiền tao à? Tao muốn cho ai cái gì là tao cho, không ai có quyền đòi hỏi, kêu ca gì cả.


Gương mặt giận dữ của dì Tuyết trở lại tươi tắn, thằng Kiệt nín khóc từ hồi nào không rõ. Tôi nuốt ực nước bọt xuống cổ, định chuộc lại lỗi lầm:


- Cha, còn tiền nhà tháng này. Không đóng họ đuổi ra. Không lẽ cha nỡ để cho mẹ con con phải chịu cảnh bơ vơ.


- Nhưng tháng này không có dư tiền, mày cầm đỡ tám trăm đi, rồi gần Tết tới lấy sau.


Tôi nói hấp tấp trong cơn giận:


- Mẹ con với con không thể ngồi đợi đến cận tết được, trừ trường hợp bịt miệng lại nhịn ăn.


- Tao không cần biết! Cha cau có hét – Bây giờ tao không có tiền, tao chỉ còn tám trăm thôi. Chỉ có hai mẹ con phải tiện tặn chớ, lấy tiền nhiều quá để làm gì chứ?


Dì Tuyết đột nhiên cười lớn, liếc tôi nói:


- Thế nữ trang của mẹ cô đâu? Ðể dành cho cô lấy chồng à? Mấy năm nay có lẽ mẹ cô để dành được một ít rồi, tôi biết bà ấy mà, bà ấy đâu cần phải làm gì, còn tôi, tôi phải tay làm hàm mới có nhai.


Tôi trừng dì Tuyết, tôi không hiểu tại sao một người như cha lại không thể nhìn ra cái khốn nạn và mất dạy của dì. Cố ngăn bao nhiêu cơn tức bực trong lòng xuống. Tôi nói:


- Tôi đâu có được phúc lớn như Mộng Bình và Như Bình đâu, nếu nhà còn cái gì đáng giá bán được, có lẽ tôi đã không cần phải đến đây ngửa tay ra xin xỏ thế này.


Dì Tuyết vẫn giữ nụ cười nham hiểm:


- Ðó xem nó lanh không? Hèn gì mẹ cô chẳng sai cô đến đây đòi nợ. Nói mà tội, chắc khi cha cô không còn tiền cho mẹ cô, cô dám bảo là bị người ta bỏ bê mẹ con cô lắm à.


Như Bình từ trong bước ra, mang theo xấp giấy bạc trao cho dì Tuyết, rồi đến ngồi cạnh tôi. Tôi không ghét Như Bình, nhưng hôm nay bỗng nhiên tôi thấy khó chịu làm sao ấy, nhất là khi nhìn thấy chiếc nhẫn hột xoàn màu lục trên ngón tay thon đang lấp lánh dưới ánh đèn. Ðẹp và sang thật! Trong khi tôi lại phải xin xỏ từng trăm bạc.


Dì Tuyết trao xấp giấy bạc cho cha, miệng châm vào:


- Này anh đưa cho nó đi. Tôi thấy có vẻ nó không muốn lấy rồi đấy!


Cha nhìn tôi với ánh mắt đe doạ:


- Sao lấy không?


Tôi cố dằn cơn giận xuống, hôm nay phải cố gắng xin được đủ tiền về cho mẹ, hàng trăm việc cần tiền đang đợi ở nhà.


- Cha! Cha làm ơn cho con thêm. Ðóng tiền nhà ít nhất cũng phải một ngàn đồng rồi!


Cha trợn mắt:



- Mày nói thêm chẳng ích lợi gì, tao nói tám trăm là tám trăm, lấy thì lấy không lấy thì thôi, tao không ở không để cãi lý với mày!


- Cha! Tôi kêu lên mà nghẹn lời – Không có tiền đóng tiền nhà rồi con với mẹ ở đâu? Cha là cha con, con mới đến đây xin chứ con có dám cãi gì đâu!


Cha tôi cao giọng lên:


- Tao là cha mày, nhung đâu phải là con nợ đâu mà đòi hoài? Nếu con nợ đi nữa, cũng chưa chắc đã gặp phải một chủ nợ dai như mày. Tiền tao cũng phải làm ra mới có chứ đâu phải làm ảo thuật được đâu? Tám trăm đó, lấy thì lấy, không lấy thì về đi, tao không có đủ thời giờ để nghe mày lải nhải nữa! Mày chẳng khác mẹ mày tí nào chỉ giỏi tài lải nhải bực mình!


Tôi đứng bật lên khỏi ghế, máu nóng dồn lên mặt, cơn giận đè nén lâu ngày đã bùng nổ. Tôi trừng mắt nhìn mọi người, nhìn cả người đàn ông tôi phải gọi bằng cha. Không cần lưu ý gì nữa, tôi nói thẳng:


- Tôi đến đây không phải ăn xin, ông là cha tôi ông phải có trách nhiệm nuôi dưỡng tôi. Nếu ngày xưa ở Cáp Nhĩ Tân, ông đừng lợi dụng quyền lực ép uổng mẹ tôi làm vợ, thì đâu có tôi, thì đâu có kẻ đáng ghét thế này và tôi đâu phải khổ?


Giọng nói thật to, lời nói như dòng thác tuôn trào đến ngay chính tôi cũng ngạc nhiên. Tôi dám đương đầu với cha à? Một con người chưa bị ai làm nhục, thế mà... Cha tôi ngồi thẳng lưng lại, dọc tẩu rời khỏi môi, đặt lên kỷ trà. Ðôi mắt toé lửa nhìn thẳng vào tôi. Ðôi mắt khiến tôi chợt nghĩ ngay đến biệt hiệu “Hắc Báo Lục Chấn Hoa”. Vâng đây là đôi mắt của Hắc Báo thật. Hai hàng lông mi thật đậm đang chau lại, miệng hậm hự, hơi thở nặng nề. Gian phòng rơi vào bầu không khí ngột ngạt khó thở. Cha không nói gì nhưng bàn tay nắm chặt trên thành ghế của người đã nổi gân xanh. Tôi biết rằng mình đã làm người giận.


- Mày nói thế là thế nào?


Hình như Như Bình đang kéo nhẹ lai áo tôi, như muốn khuyên tôi chạy tội. Mộng Bình nằm dài trên ghế trố mắt nhìn. Tôi hơi hoảng, tiếng quát cuả cha lập lại:


- Nói mau, mày nói thế là sao chứ?


Tôi giật mình, nhưng khi nhìn thấy dì Tuyết ngồi tựa lưng cưòi đắc ý và thằng Kiệt nằm trong lòng bà ta trố mắt nhìn thì cơn giận lại trở về. Tôi quên cả sợ hãi, quên cả người đang đứng trước mặt tôi đã một thời làm vua một cõi, giết người như ngóe. Quên cả lời dặn dò của mẹ, tôi chỉ biết rằng mình cần phải nói, phải trút hết bao nhiêu uất ức dồn nén từ bao nhiêu lâu nay:


- Con không có ý gì cả, con chỉ tiếc là mình đầu thai không đúng chỗ, tại sao tôi lại phải làm con của Lục Chấn Hoa chứ? Nếu tôi đầu thai lên gia đình khác thì tôi đâu phải ngửa tay xin tiền bố như ăn xin thế này. Thú vật nó còn biết chăm sóc con nó, còn tôi, tôi có cha như không! Thưa cha, giả sử với con, cha chẳng có chút tình nghĩa nào đi, nhưng còn mẹ? Người cha đã từng yêu quý, đã từng dùng trăm phương ngàn cách để chiếm đoạt, không lẽ cha cũng có thể để chết đói không màng sao?


Cha đứng bật dây, chiếc dọc tẩu rơi xuống ghế, đôi mắt Hắc Báo trừng trừng nhìn tôi. Cơn giận làm những sợi gân xanh trên mặt hiện rõ, ông lừ lừ tiến tới tôi:


- Mày là giống gì mà dám hỗn láo với tao như thế chứ? Sau mươi tám năm nay rồi, chưa một ai dám láo với tao như vậy. Kiệt đâu, vào lấy sợi dây thừng cho tao xem!


Bản năng khiến tôi lùi ra sau một bước, nhưng chiếc ghế đã cản chân tôi lại, tôi chỉ còn biết đứng đấy. Thằng Kiệt có vẻ thích thú, nó chạy nhanh vào trong. Tôi không hiểu cha định làm gì tôi, trói tôi chết à? Nỗi lo sợ nhen nhúm trong lòng. Như Bình cũng đang lo sợ cho tôi, nàng run rẩy làm chiếc ghế cũng run theo. Ðiều đó khiến tôi mất bình tĩnh, nhưng cơn giận đã giữ chân tôi lại. Kiệt đã mang dây ra, cha cầm lấy, tiến tới sát người tôi. Nhìn hình ảnh đó, tôi càng giận dữ, quát to:


- Ông không có quyền đụng đến tôi, ông không đủ tư cách để làm chuyện đo. Bao năm rồi ông đã đuổi mẹ con tôi ra khỏi gia đình này, ông đã không làm tròn trách nhiệm làm cha của ông thì ông không có quyền!


- Vậy hả? Cha tôi nghiến răng nói, sợi dây được quấn quanh tay ông mấy vòng, đưa cao lên, ông tiếp tục - Thử xem xem, tao có quyền đánh mày không thì biết.


Vừa nói ông vừa quất mạnh sợi dây lên đầu tôi. Như Bình nhảy nhỏm lên, chạy trốn phía sau Mộng Bình. Bản năng khiến tôi né sang bên, sợi roi rơi ngay lên lưng tôi, nhờ chiếc áo khoác bên ngoài hơi dầy nên tôi cũng không đau lắm. Cơn giận sôi ngùn ngụt, tôi hét:


- Ông là quỷ, một thứ quỷ không có nhân tính. Ông cứ đánh tôi đi, tôi không nét tránh đâu, nhưng tôi sẽ nhớ, nhớ mãi... và một ngày nào đó tôi thề sẽ trả thù, trời sẽ phạt ông để ông gặp báo ứng!


- Mày muốn báo thù tao cho mày báo thù. Hôm nay tao đập cho mày chết luôn cho hết dám láo với tao.


Chiếc roi trên tay ông quất xuống đầu, xuống thân tôi như mưa bấc tôi tránh không kịp nữa. Có mấy lần roi rơi trên mặt đau rát. Càng đau tôi càng giận, nước mắt úa ra, tôi bắt đầu chửi, tôi không biết lúc đó mình đã chửi thế nào, cho mãi đến lúc cha đã mỏi tay, ông mới ném roi đi, lạnh lùng bảo tôi:


- Không dạy mày, mày không bao giờ biết ai là cha mày cả!


Cha ngồi xuống ghế, lượm chiếc dọc tẩu lên, chăm chú nhìn tôi. Sự giận dữ của ông có vẻ đã nguôi, cầm tám trăm đồng bạc trên kỷ trà đưa tôi, ông nói:


- Ðem tám trăm này về trước, ngày mai trở lại lấy thêm ngàn rưởi may quần áo với trả tiền nhà!


Bây giờ đã trở lại bình thường rồi à? Nếu xương sống tôi mềm một chút, hoặc tôi chịu khó chịu đựng một chút thì trận đòn vừa qua đổi lấy hai ngàn ba trăm đồng bạc cũng được. Nhưng bản tính ương ngạnh không muốn tôi phải chịu khuất phục! Cầm tiền trong tay, nhìn cha rồi nhìn nụ cười chó má của dì Tuyết, tôi chịu không được:


- Kể từ hôm nay, tôi không còn là con của Lục Chấn Hoa nữa! Tôi nói lớn, lạnh lùng nhìn cha – Ông đã lầm rồi, ông tưởng hai ngàn ba trăm đồng bạc là có thể mua được sự thù hận của tôi à? Còn lâu. Tôi không cần tiền của nhà họ Lục này, tôi khinh thường các người. Tôi sẽ báo thù! Còn bây giờ, các người hãy giữ lấy cái tiền bẩn thỉu này lại đi!


Nói xong, tôi ném thẳng xấp tiền trong tay tôi vào mặt dì Tuyết. Nhìn những tờ giấy bác rơi từ đầu bà ta xuống, tôi thật mãn nguyện. Quay lưng lại tôi bước thẳng ra cửa, tới sân tôi va mạnh vào người Hảo khi hắn vừa bước vào, xô hắn qua một bên, tôi chạy ra cổng.


Khi người tôi bị ướt mưa, bấy giờ tôi mới nhớ ra ban nãy vì giận dữ, tôi đã quên chiếc dù trong nhà họ Lục. Nhưng tự ái không cho phép tôi trở vào. Tựa lưng vào tường, nhớ tới lời mẹ dặn lúc đi lấy tiền và câu “nếu xin được tiền, con cứ ngồi xích lô về” mà tôi ứa nước mắt. Bên trong cổng có tiếng nói vang ra:


- Chuyện gì vậy mẹ, ban nãy vừa bước vào con đã đụng phải Y Bình. Cô ấy làm gì như cọp sút chuồng thế?


Tiếng nói của mụ Tuyết còn đầy vẻ giận dữ:


- Mặc nó, nó bao giờ lại chẳng là con cọp sút chuồng.


Rồi tôi nghe tiếng của mụ gọi to:


- Cô Lan đâu! Mang giẻ ra lau sạch nhà xem, mỗi lần con đó nó đến là vấy bùn bẩn như chó.


Tôi đứng trước hai tấm cánh cổng màu đỏ trịnh trọng thề với lòng mình:


- Từ đây về sau, tôi sẽ không từ nan bất cứ một thủ đoạn nào để trả thù cho bằng được cái nhà này!


Kéo cao cổ áo, tôi lầm lũi đi trong mưa về nhà mình, nước mưa ướt sũng cả mái tóc và thấm lạnh thân tôi.


~HẾT CHƯƠNG 1~

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 18:21:23 | Chỉ xem của tác giả
  Chương 2  



Nhìn vào kính, chải sơ lại mái tóc, cột thêm chiếc nơ xanh, đánh tí phấn hồng lên má, mẹ bảo khi tôi trang điểm trông có vẻ thùy mị hơn. Lúc này tôi cần phải để cho người ta có cảm giác như vậy. Hôm nay là ngày đi tìm việc thứ năm rồi. Nói là tìm việc cũng không đúng lắm, vì gặp việc gì tôi cũng nhảy vào thử thời vận cả. Cầm một xấp giấy báo cắt rời trên tay chạy ngược chạy xuôi, lên xe buýt, xuống xe, dầm mưa... tới đâu tôi cũng chỉ gặp sự từ chối khéo. Hôm nay chắc cũng thế. Hiểu như vậy nhưng lúc nào tôi củng hết sức tự gây lấy niềm tin. Mục rao vặt của tờ báo hôm nay có đăng mấy chỗ cần người. Thứ nhất là phòng khám bệnh tư cần y tá, thứ hai là một tờ báo mà tôi chưa hề nghe nói tới cần một thư ký tòa soạn, thứ ba là một công ty cần gấp một số thiếu nữ trẻ đẹp chưa chồng.


Tôi đã sửa soạn xong xuôi, mẹ tôi từ ngoài bước vào với chiếc dù trên tay, gương mặt tái xanh của người không quên mỉm nụ cười gượng gạo:


- Y Bình, mẹ vừa sang thăm thím Trinh mượn được chiếc dù cho con đây, từ đây con khỏi phải dầm mưa nữa rồi, dầm mưa mãi bệnh thì khổ... Giày của con cũng vá xong, ông thợ đầu ngõ tốt quá, ông ấy bảo trả tiền sau cũng được.


Tôi nhìn mẹ, hôm nay trông người thật xanh xao. Tôi hỏi:


- Mẹ, mẹ không khỏe trong người à?


Mẹ tôi gượng cười, nụ cười trông thật tội nghiệp:


- Không, không sao cả con.


Tôi đoán, có lẽ chứng bệnh nhức đầu của người lại làm tình làm tội người. Mẹ ngồi xuống tấm da hổ lót trước giường của người. Tấm da hổ này mang tận từ nước ngoài về. Lúc đầu gia đình tôi có đến bảy tấm, nhưng bây giờ còn lại một tấm độc nhất này thôi. Mẹ thường ngồi trên tấm da này may vá. Trong những tháng lạnh, khi áo không đủ ấm, người thường vo tròn trong đó. Trong căn nhà nhỏ hai gian của chúng tôi, một chút phú quý, một chút vàng son của thời xa xưa còn lại là nó.


- Mẹ ơi, có lẽ con phải đến Phương Du mượn ít tiền, trưa nay nếu không thấy con về thì chắc tối, mẹ đừng lo nghe.


Phương Du là bạn học của tôi. Mẹ nhìn tôi một lúc mới hỏi:


- Sợ mượn tiền rồi không trả nổi thì cũng khổ.


- Chuyện đó tính sau, bây giờ mượn được thì tốt rồi. Phải chi lúc trước đậu xong bằng tốt nghiệp phổ thông còn đi học thêm đánh máy, tốc ký thì hay biết mấy, bây giờ chỉ còn có cái bằng tốt nghiệp ai cũng coi không ra gì cả.


Mang dù ra cửa, xỏ giầy vô, tôi nhìn bầu trời u ám bên ngoài. Những hạt mưa bụi bay đầy sân. Mẹ bước theo, đưa tôi ra khỏi cổng, xong người khép cửa lại không quên dặn dò:


- Nhớ về sớm nghen con!


Tôi quay sang nhìn mẹ, rồi bước nhanh. Nên đến nơi nào trước đây. Phải rồi, ta đến phòng khám bệnh trước. Xem nào, nằm trong hẻm dường Nam Xương. Để tiết kiệm bốn đồng bạc còn lại trong túi, tôi không ngồi cả xe buýt, khi tìm ra con lộ, tôi đi bộ gần suốt buổi mà vẫn không tìm thấy con hẻm nằm ở đâu. Cuối cùng rồi củng tìm ra, con hẻm vừa hẹp lại vừa tối lại đầy bùn, quanh gần sáu, bảy khúc quẹo, bùn lấm đầy giày tôi mới tìm ra địa chỉ . Đấy là một ngôi nhà gỗ rách nát, có gác, cửa và có chiếc bàn xiêu vẹo với nét chử nguệch ngoạc:


  Bệnh viện Phước An.  


  Bác sĩ đã từng du học ở Nhật.  


  Chuyên trị: Hoa liễu, di tinh, mộng tinh, mào gà, bất lực...  


  Bên cạnh tấm bảng còn có dán mảnh giấy màu đỏ trên đấy có nét chử trẻ con nghịch đầy:


  Cần một y tá, chịu cực giỏi, có tính nhẫn nại, không cần điều kiện học vấn.  


Nhìn gian nhà với tấm bảng, tôi chợt rùng mình. Không đủ can đảm để bước tới gõ cửa, tôi lập tức quay đầu lại bước ra ngõ, cơ hội tìm việc làm trong ngày đầu tiên đã mất. Vứt mảnh tin vặt kia vào sọt rác, tôi nhìn đồng hồ, đã gần 11 giờ rồi.


Còn hai nơi để đến, trước nhất là tòa soạn tờ báo ở đường Hàn Châu Nam. Tôi lại thả bộ đến nơi, lại phải quẹo thêm năm sáu khúc quanh mới tới được địa chỉ. Trước cửa tòa soạn tôi thấy đề "Tòa Soạn Báo Ðông Nam".


Nói thật hồi nào tới giờ tôi chưa hề nghe tên một tờ báo nào có tên như thế. Nhưng nhìn những chữ viết trên bảng tôi thấy vững tâm. Biết đâu đây là một tờ báo mới? Vuốt lại tóc, áo quần cho ngay ngắn xong, tôi tiến tới gõ cửa, cửa chỉ khép hờ, nhìn vào trong tôi thấy một gian phòng rộng khoảng ba thước vuông vức. Một chiếc bàn to, một chiếc ghế bành cho học trò ngồi đã chiếm hơn phân nữa diện tích gian phòng... Trên chiếc bàn rộng, một gã đàn ông khoảng trên 30 tuổi mặc áo pull, miệng ngậm ống vố xem báo. Nghe tiếng gõ cửa của tôi, gã ngẩng đầu lên hỏi:


- Cô tìm ai?


- Dạ thưa, ở đây có phải đang cần một thư ký tòa soạn không ạ?


- Vâng. Gã đàn ông vội vã đứng dậy - Mời cô vào đây.


Tôi bước vào, gã hướng mắt về phía chiếc bàn học trò với cây bút và mảnh giấy trên tay:


- Cô ngồi đây và viết cho tôi một bản lý lịch.


Hồi đó tới giờ tôi chưa hề làm một việc như vậy, lúng túng cầm bút lên ghi vội tên, tuổi tác, trình độ học vấn của mình lên giấy. Không đến năm phút tôi đã viết xong, gã cầm lên xem một lúc rồi gật đầu nói:


- Được rồi. Cô thích làm việc văn nghệ không?


- Cũng thích.


Thật ra thì tôi thích âm nhạc và hội họa hơn. Gã im lặng một chút rồi kéo hộc tủ ra mấy quyển tạp chí:


- Ở đây chúng ta ra loại báo tiểu thuyết này nhiều nhất, cô có thể ngồi đấy xem.


Tôi tiếp, thì ra đó là những quyển báo cóp theo kiều tạp chí tiểu thuyết “Vừng Hồng” ở Hong Kong, nhưng tên báo thì lại viết là “Hiện Ðại Tân Tiểu Thuyết Báo”. Quyển thứ nhất, nơi trang bìa in hình một cô gái sexy, mực in lem luốc, có cái tựa là “Nữ Ma Ðầu”. Lật thử một vài trang bên trong, có vài tấm tranh kèm theo, những bức tranh này nét vẽ trông thật giống nét vẽ của Cao Bửu, nhưng hơi yếu hơn. Cuốn thứ hai là “Da Thịt Cuối Tuần” và cuốn thứ ba là “Tối Nay Buồn Lắm Em Ơi!”. Khỏi cần đọc nội dung bên trong tôi cũng hiểu ý nó viết cái gì. Mặt sau mấy quyển báo đều có hàng chữ in đậm nét “Cơ sở xuất bản tạp chí Ðông Nam ấn hành”. Gã đàn ông nhìn tôi cười nói:


- Chúng ta ở đây xuất bản loại tạp chí này là chánh, nếu cô Bình cảm thấy thích, cô có thể viết thêm càng hay. Riêng về công việc ở đây thì rất nhẹ, cô chỉ có nhiệm vụ thu thập mấy mẩu tin, mẩu truyện trên các báo khác. Nói trắng ra thì văn chương ở đời này nhiều lắm rồi, chúng ta chỉ cần chép lại rồi thêm mắm thêm muối, đổi tên nhân vật, tên sách là được một tác phẩm mới của chúng ta. Cô có biết không, truyện này đây tôi đã trích ra từ một tạp chí cũ cách đây trên hai mươi năm, còn mấy bức tranh phụ bản trong báo, tôi đã mượn tạm của các báo Hồng Kông và ngoại quốc. Tóm lại, công việc chính của chúng ta là sưu tầm. Còn nếu cô thấy có khả năng viết thì cứ viết. Truyện của chúng ta không cần phải cao, phải hay lắm, chỉ cần lâm ly hấp dẫn là được rồi. Bây giờ độc giả chỉ thích những loại như thế, thành ra cô xem báo chúng ta bán cũng đâu kém ai.


Gã đàn ông nói một hơi, hình như hắn rất kiêu hãnh với cái nghề đạo văn, đạo ảnh của thiên hạ. Hèn gì mà ngay từ đầu tôi đã có cảm giác, mấy bức tranh kia là của hoạ sĩ Cao Bửu, thật chẳng sai! Tôi chúa ghét những hạng làm văn nghệ kiểu lem nhem này. Đứng dậy, tôi muốn đi khỏi đây ngay, trong khi gã đàn ông vẫn lải nhải:


- Tạp chí của chúng ta vì còn phôi thai nên tạm thời mỗi tháng chỉ ra có 4 kỳ, và lương của cô là hai trăm đồng.


Tôi cắt ngang:


- Cám ơn ông, nhưng tôi thấy công việc ở đây không thích hợp lắm với tôi, vậy phiền ông tìm người khác.


Nói xong, tôi bước nhanh ra cửa tòa soạn "tạp chí vĩ đại nhất nước". Gã đàn ông có vẻ ngạc nhiên, hắn đứng dậy trố mắt nhìn theo. Ra khỏi hẽm, tôi ném mấy mảnh rao vặt vào thùng rác, thở dài. Ba hy vọng đã văng mất hết hai, bây giờ chỉ còn hy vọng ở công ty còn lại. Nhìn vào đồng hồ, đã gần một giờ rồi, tôi ghé vào một quán ăn nhỏ ăn một tô mì hết một ngàn, như thế cũng tạm xong bữa cơm trưa. Tôi nhảy lên xe buýt đi tìm hy vọng.


Đấy là tòa bin-đinh thật lớn, bên dưới dùng làm trụ sử một hãng buôn. Tìm mãi không thấy tấm biển công ty đâu, do dự một lúc, tôi bước vào hỏi cô bán hàng, cô này lập tức gật đầu xác nhận và đưa tay chỉ tôi lên lầu. Khung cảnh sang trọng trước mặt làm tôi chóa mắt. Bộ sa lông đẹp, những màn cửa bằng nhung thả dài theo mấy khung cửa sổ, ngoài ra còn có mấy kệ sách đánh vẹc-ni thật bóng. Trong phòng khi tôi bước vào đã có sẵn bảy tám cô phấn son lộng lẫy. Cạnh cửa ra vào có một ông thư ký thật trẻ. Thấy tôi, ông ta hỏi:


- Cô dự tuyển à?


- Vâng.


- Thế thì điền tên vào đây.


Ông ta đưa cho tôi một tấm giấy lớn, bên trên có in những hàn chữ tên họ, tuổi tác, quê quán... Tôi điền vào đầy đủ, ông ta nhận lại phiếu, đặt lên chồng giấy bên cạnh, rồi chỉ ghế trước mặt:


- Cô ngồi đợi đi, ông giám đốc đến sẽ hỏi thêm một vài điều.


Hỏi một vài điều? Có lẽ hắn muốn nói là khẩu vấn chăng? Tôi ngồi xuống ghế, yên lặng ngắm nghía các cô cùng đến dự tuyển như tôi. Người nào cũng đẹp hết, dù có một số son phấn lòe loẹt nhưng cũng không đến đỗi nào. Đợi khoảng hai tiếng đồng hồ, gian phòng thêm sáu bảy người nữa. Đến bốn giờ hơn ông giám đốc mới đến.


Người đàn ông được gọi là giám đốc, hơi lùn và mập, ông ta trịnh trọng trong bộ vét-tông. Người thư ký đứng lên cung kính chào, đoạn trao phiếu lý lịch của chúng tôi cho ông ta. Ông giám đốc ngồi xuống, dáng dấp hoàn toàn của một thương gia hạng nặng. Đưa mắt quan sát những người trong phòng một vòng, đôi mắt bén của ông ta khiến cho tất cả các cô đều phải thay đổi dáng dấp ngồi, đôi mắt dừng lại trước mặt tôi. Một lúc ông ta chỉ tôi nói:


- Cô đến đây! Còn mấy người khác đợi tí.


Tôi không hiểu tại sao hắn không gọi theo thứ tự mà lại gọi tôi trước. Ông giám đốc bước tới chiếc bàn lớn ngồi xuống, gã có vẻ chăm chú theo dõi dáng đi của tôi khi tôi bước tới. Rồi ánh mắt lại đưa lên ngắm nghía khuôn mặt tôi, và hỏi:


- Cô tên gì?


- Dạ, Lục Y Bình.


Ông ta lục đống phiếu ban nãy, tìm ra phiếu lý lịch của tôi:


- Có phải phiếu này không?


- Vâng.


Ông ta đọc một lúc, rồi hỏi tiếp:


- Ðậu tú tài rồi à?


- Vâng.


Ông ta gật đầu có vẻ vừa ý, lại nhìn tôi, rồi ra lệnh:


- Cởi chiếc áo ngắn bên ngoài xem.


Tôi ngạc nhiên. Ông ta định làm trò gì đây? Nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn cởi áo khoác ra, bên trong còn lại chiếc áo thun đen. Ông ta nhìn tôi một lúc, rồi vạch bút chì đỏ lên phiếu, nhìn tôi cười nói:


- Cô Bình, chúng tôi thu nhận cô, tuần sau cô đến đây dự một khóa huấn luyện cấp tốc một tuần lễ. Riêng về lương hướng cô đừng lo, mỗi tháng ít nhất cô cũng được hai ba ngàn trở lên.


Tôi ngạc nhiên. Thế này là mình được tuyển dụng rồi à? Không cần phải thi cử gì cả, mỗi tháng lại được hai ba ngàn, nghề gì vậy? Yên lặng một lúc tôi hỏi:


- Ông có thể cho tôi biết công việc tôi sẽ nhận là công việc gì?


- Cô không hiểu à?


- Đọc báo thấy đề là tuyển nhân viên.


- Vâng, thì đề tuyển nữ nhân viên. Thật ra thì khoảng đầu năm âm lịch vũ trường "Trời Xanh" của chúng tôi tại đường Thành Ðô sẽ khai trương nên...


Tôi rùng mình:


- Thì ra mấy ông tuyển vũ nữ.

Bình luận

bạn xem bản dòng sông ly biệt cũ hay tân dòng sông ly biệt ^^  Đăng lúc 4-6-2013 06:31 PM
mình đã xem phim, nhưng bây giờ mới được đọc nguyên bản truyện này  Đăng lúc 4-6-2013 06:28 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 18:30:32 | Chỉ xem của tác giả
Ông ta cười:


- Vâng. Ông ta cười - Cô đừng tưởng nghề vũ nữ là cái nghề hèn mọn. Sự thật ra công việc của nó sạch sẽ và thanh cao hơn là...


Tôi gật đầu, cắt ngang:


- Vâng, nhưng tôi không thích làm nghề đó, xin lỗi ông.


Tôi quay người định bước ra cửa, ông giám đốc gọi giật lại:


- Khoan, đợi một tí cô Bình.


Ông ta ngắm nghía tôi một lúc:


- Cô có thể suy nghĩ thật kỹ, chúng tôi ở đây lúc nào cũng sẵn sàng tuyển dụng cô, cô cũng có thể mượn trước hai ngàn, sau đó mỗi tháng trả dần cũng được. Về nhà suy nghĩ kỹ đi, nếu cô đổi ý cứ đến đây, tên cô sẽ được giữ kỹ, khi nào cô đến chúng tôi cũng nhận ngay lập tức.


- Cám ơn ông.


Tôi bước xuống cầu thang. Mượn trước hai ngàn? Nhất rồi! Có lẽ ông giám đốc đã nhìn ra cái ao ước "có tiền " của tôi, nhưng dù cần tiền thật, tôi cũng không thể làm vũ nữ được! Xuống tới dưới ra khỏi tiệm buôn, tôi đứng bên lề đường nhìn người qua lại tấp nập với những tấm biển quảng cáo hàng mới về bán tết mà lòng buồn bã. Vâng, tết sắp đến rồi, chủ nhà đang đòi tiền mà gạo trong nhà lại cạn, tôi làm sao có thể trở về tay không được? Suốt một ngày lang thang không kết quả, bây giờ phải làm sao đây?


Lên xe buýt, tôi đến nhà Phương Du. Phương Du là nhỏ bạn thân nhất của tôi thời trung học. Cả hai cùng là người Ðài Bắc, lại có chiều cao sấp sỉ nên thân nhau vô cùng. Phương Du thích hội họa, tôi thích nhạc, cả hai đều chúa là mê tiểu thuyết. Có lần vì bàn cãi nhau về nhân vật trong truyện, chúng tôi đã giận đến nỗi mấy ngày liền không nói chuyện với nhau. Các bạn cùng lớp gọi chúng tôi "nhị vị tướng quân hậm hự". Sau khi đậu xong phổ thông, Phương Du thi vào ban nghệ thuật ở đại học Sư Phạm. Còn tôi đậu vào ban quốc văn Đại Học Ðông Hải, nhưng học phí đắt quá, trường lại ở Ðài Trung, gia đình chỉ có hai mẹ con, tôi không thể để mẹ ở nhà một mình. Vì thế đậu cũng như không. Tôi tự nhủ, thôi ở nhà ôn bài sang năm thi vậy, năm sau tôi ghi tên dự thí vào ban âm nhạc trường đại học Sư phạm. Tôi không biết đàn nên chỉ thi nhạc lý, giọng ca tôi dù không dở lắm, nhưng vì chưa được huấn luyện nên kết quả là “đi đoong”. Bây giờ Phương Du đã đường đường là một sinh viên rồi, còn tôi, tương lai mù mịt!


Cha của Phương Du là một giáo sư trung học. Gia đình cũng không khá. Cả nhà chỉ nhờ cả vào đồng lương ba cọc ba đồng của ông. Ở nhà Phương Du còn hai đứa em trai và một đứa em gái. Nhà chỉ toàn là miệng ăn, mẹ Phương Du không dám mướn người làm, một mình bà đảm đang tất cả mọi việc. Dù nghèo túng, dù đời sống chật vật, nhưng gia đình Phương Du chẳng bủn xỉn, trái lại rất quý khách và thật tình. Họ là người duy nhất có thể giúp đỡ tôi.


Nhà Phương Du ở làng Trung Hoà, trong một cư xá chính phủ. Gia đình sáu người phải chen chúc nhau trong một gian nhà ba phòng rộng khoảng sáu thước vuông, mỗi năm mùa nước lũ đến là phải lo. Phương Du với cô em gái được dành cho một phòng, cô em này năm nay đang học lớp hai trường tiểu học gần đấy.


Đưa tay lên gõ cửa. May quá, Phương Du có ở nhà, nàng ra mở cửa cho tôi. Thấy tôi, hắn hét lên:


- Bình! Trời ơi tao mong mày muốn chết đi được!


- Bình tĩnh coi, gặp người ta là hét muốn bể tai, có chuyện gì đấy?


- Sao lâu quá mày không đến tao?


- Thế còn mày?


- Tao bận học thi mày hiểu không?


Theo Phương Du tôi bước lên bậc thềm, mẹ của Du đang bận làm cơm phía sau, tôi vội ra sau chào, bà bảo tôi ở lại dùng cơm. Vì có việc cần nói với Phương Du, tôi dạ ngay. Chúng tôi bước vào phòng riêng của Phương Du khép cửa lại.


- Tao có chuyện muốn nói với mày.


- Tao cũng thế.


- Vậy mày nói trước đi!


Phương Du yên lặng một lúc, bảo:


- Tao vừa mới yêu.


Tôi cười to:


- Thế à? Vậy thì cho tao chúc mừng.


- Khoan đã mày chưa nghe hết mà.


- Mày chẳng nói là mày đã yêu rồi sao? Tình yêu là một chuyện đẹp, đáng mừng chứ sao!


Đôi mày Phương Du chau lại:


- Tao bảo mày là tao yêu người ta, chứ tao có nói người ta yêu tao bao giờ đâu mà mày mừng?


- Mày nói sao? - Tôi nói. Dù Phương Du không đẹp lắm, nhưng đôi mắt sáng và chiếc mũi cao của nàng trông cũng có nét tây phương lắm, bao nhiều đó cũng đủ để xiêu lòng người đàn ông rồi, làm gì có chuyện yêu đơn phương? Tôi biết ngay trong trường Phương Du học, bao nhiêu bạn trai đua nhau tán tỉnh, chỉ mong được một nụ cười của người đẹp nhưng Phương Du lúc nào cũng lạnh lùng - Có thật là người ta không yêu mày không?


- Thật. Không phải chỉ không yêu thôi mà còn không thèm đoái hoài tới nữa.


- Hắn là ai thế?


- Hắn là sinh viên năm thứ tư, mỗi lần tụi tao đắp tượng thạch cao thì hắn được phái xuống để sửa chửa.


- Trông hắn ra sao?


- Không đẹp trai lắm!


- Hử?


- Tóc tai rối bù, mặt mũi cũng không có gì xuất sắc.


- Thế à?


- Còn nữa, râu không cạo, áo quần xốc xếch, tính tình lại nóng nảy. Nhưng có điều, hắn thông minh, nghệ sĩ...


Tôi cắt ngang:


- Thôi, được rồi! Có thật là mày yêu hắn không?


- Thật chứ còn gì mà hỏi.


Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài trời:


- Vậy thì tìm đủ mọi cách để làm cho hắn chú ý, thí dụ như tìm cách gây sự với hắn, làm thật hung hăng hắn sẽ để ý đến mày ngay.


- Vô ích!


- Tại sao lại vô ích? Mày có thử chưa mà bảo là vô ích?


- Chưa thử, nhưng tao biết.


- Tại sao mày chắc thế?


Phương Du chậm rãi đáp:


- Vì...vì hắn đã có bồ rồi.


Tôi thở dài:


- Như vậy là tuyệt vọng rồi sao?


- Đúng thế, hoàn toàn tuyệt vọng.


- Tìm cách cướp đoạt?


- Không được.?


- Vậy thì vô phương, thế người yêu của hắn ra sao?


- Cô ta là bạn cùng lớp của tao, nhút nhát, yếu đuối, đụng một tí là rơi nước mắt, nhưng được cái đẹp và hiền.


- Một gã nóng tính, lập dị đi yêu một cô gái yếu đuối, e thẹn. Có chuyện như vậy sao?


- Sao lại không, có điều đứng trước mặt cô nàng, anh chàng lại có vẽ ngoan ngoãn, dễ thương chi lạ. Cô bé mà rớt nước mắt một cái là anh chàng cuống cuồng lên như nhà cháy.


Tôi cười lớn:


- Hung dữ mà có người kềm chế như vậy mới được chứ.


Phương Du bực bội:


- Mày không buồn cho tao mà còn ở đấy cười được sao?


- Tao thấy chỉ có cách duy nhất cho mày là gặp người như thế mình cứ tảng lờ không quen là được rồi.


Phương Du cắt ngang:


- Đừng nói thế, vì cách của mày bày càng khó thực hiện hơn.


Tôi nhìn Phương Du:


- Mày si tình đến thế sao?


Phương Du có vẻ giận dữ đứng dậy:


- Mày vẫn chưa tin tao? Thôi được rồi bây giờ nói chuyện của mày đi. Sao? Cũng rơi vào cái vòng tình ái lẩm cẩm nữa rồi chứ gì, phải không? Nếu đúng như vậy thì chính chúng mình quả đúng là một cặp tướng quân hậm hự rồi đấy.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 18:43:54 | Chỉ xem của tác giả
Tôi cự ngay:


- Đừng nói bậy.


- Vậy thì chuyện gì?


Tôi kéo cổ áo cho rộng ra, vết roi trên cổ vẫn còn hằn rõ, Phương Du nhìn thấy, hỏi:


- Sao vậy?


- Thành tích của ông bố tao đấy.


- Ông bố đánh mày à? Tại sao vậy?


- Vì tiền!


Tôi lắc đầu nói:


- Thế mày cứ tưởng rằng tao vẫn cần đồng tiền của ông ấy à?


- Vậy thì...


- Tao đến đây, câu duy nhất cần nói với mày là cho tao mượn ít tiền, bao nhiêu cũng được.


Phương Du nhìn tôi một lúc nói


- Mày đợi tao một chút.


Phương Du chạy nhanh vào bếp, chẳng bao lâu bước ra với xấp giấy bạc trên tay, nhét vào túi tôi:


- Chỉ có hai trăm, mày cầm lấy tiêu đỡ, ngày mai tao đến trường kiếm xem có đứa nào có tao mượn cho, tối mai tao đem đến cho mày.


- Du này!


- Đừng, đừng nói gì cả.


Nhưng tôi vẫn nói:


- Tao biết nhà mày cũng nghèo như tao, sang năm tao cố gắng kiếm tiền trả lại mày.


Phương Du quay người đi:


- Đừng nói vậy, bạn bè mình đâu phải chỉ ở hai trăm bạc này thôi đâu. Bây giờ nói cho tao nghe, chuyện gì đã xảy ra thế?


Tôi đem tất cả sự kiện lúc sáng "đằng kia" xin tiền ra sao kể rõ cho Phương Du nghe xong, cắn môi tôi nói:


- Phương Du, rồi mày xem tao sẽ trả cái thù này.


Phương Du ngồi bó gối yên lặng nhìn tôi, nàng có vẻ thông cảm cho hoàn cảnh của tôi. Ăn cơm tối xong, tôi lại đem chuyện đi tìm việc làm ra kể cho bạn nghe nghe, rồi sợ mẹ ở nhà mong, tôi vội vàng xin phép rút lui, mẹ của Phương Du dặn dò:


- Từ rày về sau nếu con cần chi cứ đến với bác con nhé!


- Dạ cám ơn bác!


Tôi nói mà lòng nghẹn ngào. Có một người cha giàu sang như thế lại đến vay từng đồng bạc ở một nhà nghèo rớt mồng tơi. Bước ra khỏi nhà Phương Du, tôi leo lên xe buýt về nhà. Bây giờ đã chín giờ hơn, mẹ lo lắng:


- Đi đâu mà đi dữ vậy? Có chuyện gì chẳng lành không, mẹ lo chết đi được!


Tôi đáp:


- Dạ không gặp chuyện gì cả, con đến thăm Phương Du.


Bước qua ngạch cửa, tôi đưa hai trăm cho mẹ.


- Ở đâu đây cô?


- Mượn của Phương Du đấy!


Mẹ do dự:


- Nhà của Phương Du cũng nghèo lắm mà?


- Vâng, nghèo trên phương diện tiền bạc thật, nhưng trên phương diện tình nghĩa họ giàu lắm mẹ, họ hơn hẳn cha con.


- Thế... thế làm sao ta đành lòng xài tiền của họ chứ?


- Thì cứ dùng đi, rồi con sẽ có cách mẹ đừng lo.


Tắm bằng nước nóng xong, tôi cuốn người trong tấm da hổ. Ngoài trời gió thật lạnh, chỉ có trong nhà mới ấm thế này. Mẹ nhường chiếc túi nước nóng cho tôi. Một ngày ngược xuôi mệt nhọc đã tan mất, tôi đem tất cả chuyện tìm việc kể lại cho mẹ nghe, khi nói đến chuyện hành nghề vũ nữ mẹ đã chận ngang nói:


- Làm thế nào thì làm, mẹ nhất quyết không để con hành nghề vũ nữ.


Tôi đáp:


- Mẹ cứ yên tâm, con không bao giờ có ý định làm nghề đó.


Yên lặng một lúc, mẹ nói:


- Hôm nay bà Châu có đến.


Bà Châu là chủ nhà của chúng tôi, tôi chau mày hỏi:


- Bà ấy làm gì gấp thế? Chúng ta cũng đâu phải có tiền mà không trả đâu?


- Con không thể trách người ta được, con nghĩ coi nhà người ta còn đám con, phải có cơm ăn mới sống nổi chứ. Người ta sống nhờ tiền thuê nhà của mình. Nếu không phải người ta tử tế thì hai năm nay làm gì bà Châu chẳng lên giá. Nhà này mà cho người khác mướn ít nhất mỗi tháng cũng được trên ngàn bạc, còn cho mẹ con mình chỉ được có năm trăm thôi. Bà Châu cũng muốn giúp mình, ngặt nỗi... Mẹ thở dài, rồi tiếp - Hôm nay bà ấy đến, nói thật tội, bà ấy bảo là vì tết sắp đến rồi con cái lại bệnh hoạn, cần tiền, nên mới sang.


Tôi yên lặng, mẹ đưa tay lên xoa xoa trán, tôi thẳng lưng lên hỏi:


- Bệnh nhức đầu của mẹ trở lại nữa à?


- Đâu có! Mẹ tôi vội buông tay xuống nhìn tôi, rồi nhắm mắt lại...


Tôi bứt rứt:


- Mẹ, con ngu thật, đúng ra con không nên gây với cha như thế.


Mẹ đưa tay vuốt cổ tôi, mắt người đỏ hoe:


- Đừng nói nữa Bình a. Đúng ra cha con không nên đánh con như thế, dù sao cũng nên nghĩ đến tình chồng vợ bao nhiêu năm qua chứ. Mẹ nói như muốn khóc, rồi đột nhiên nhớ ra điều gì, người tiếp - Sáng này, thằng Hảo có đến đây.


- Hảo à? Hắn đến đây làm gì thế mẹ?


- Hắn nói cha con bảo con tối nay đến đấy.


Tôi cười buồn:


- Có lẽ ông càng nghĩ càng thấy tức nên muốn đập con thêm một trận nữa chớ gì.


Mẹ suy nghĩ một lúc nói:


- Mẹ không nghĩ như vậy, có lẽ cha con ăn năn rồi đấy.


Tôi cười to:


- Ăn năn à? Mẹ mà cũng tin cha con ăn năn thật à? Với những chuyện ông ấy làm có bao giờ mẹ nghe ông ấy nói hối hận không? Coi bộ chữ ấy không có duyên với cha rồi.


Tôi đứng dậy, đi vào phòng riêng. Bật đèn bàn lên, tôi viết nhật ký. Viết nhật ký là một tập quán không thể thiếu trong những năm dài đói khổ. Tôi bắt đầu ghi sơ lược vài hàng về việc làm, câu sau cùng là:


  “Đời sống càng khổ cực, định mệnh càng cay nghiệt thì càng phải cứng cỏi hơn. Bây giờ mình có trách nhiệm là phải phụng dưỡng mẹ, có trách nhiệm phải trả cho bằng được mối thù của dì Tuyết. Người có chí, không thể quên được mối nhục ngày qua. Phải trả thù, trả thù bằng mọi giá!”  


Ngày kế tiếp, tôi lại bỏ suốt một ngày vô ích cho chuyện tìm việc. Khi hoàng hôn đến, vác thể xác mệt mỏi trở về nhà, sự thất vọng làm chân tôi lê muốn không nổi. Chuyện gì cũng thế, chỉ nghĩ không thôi thì sao mà quá đơn giản, nhưng khi nhảy vào mới thấy cái rắc rối của cuộc đời. Không ngờ ngay cả những việc làm cỏn con cũng kiếm không ra. Bước vào cửa, ngã người lên ghế, tôi không thể dấu được tiếng thở dài. Mẹ hỏi:


- Cùng chưa tìm ra việc làm nữa à?


- Dạ chưa.


Mẹ yên lặng, tôi bỗng cảm thấy hình như mẹ tôi hôm nay xanh hơn, yếu hơn mọi khi, tôi nói:


- Mẹ ơi, mai đi chợ mua gan heo về nấu canh ăn nhé mẹ!


Mẹ nhìn tôi ái ngại:


- Nhưng... nhưng mẹ đã đem toàn bộ số tiền hôm qua đưa cả cho bà Châu rồi.



- Mẹ nói gì? Tôi nhảy nhỏm lên, vì tôi hiểu rằng ngoài số tiền hôm qua mang về và vài ngàn tôi mang đi, ở nhà không còn được một cắc bạc. - Mẹ đưa cả cho bà ấy rồi à?


- Ừ.


- Thế hôm nay mẹ chẳng có ăn một miếng gì vô bụng cả à?


Mẹ tôi quay đầu đi không nói. Sau đấy người bước tới bên giường cuốn tấm da hổ lại, tôi bước tới cạnh hỏi:


- Hôm nay mẹ chẳng có ăn gì hết sao mẹ?


- Con không hiểu là bao tử mẹ không được tốt, mẹ chẳng muốn ăn gì cả


- Mẹ!


Tôi gọi to, chân tôi đột nhiên không còn sức để đứng vững tôi quỵ người xuống, úp mặt trong váy, nước mắt tuôn trào. Mẹ vuốt mái tóc tôi an ủi:


- Bình, đừng khóc nữa, mẹ nói thật đấy, mẹ không đói thật mà, bây giờ đem bán tấm da hổ này đi.


Tôi lắc đầu:


- Không! Đừng bán da hổ, con sẽ mang tiền về ngay.


Vừa nói, tôi xong ra phía cửa, mẹ chạy theo nắm áo tôi, hớt hải hỏi:


- Con đi đâu vậy?


Tôi nói:


- Công ty kia họ bảo con muốn đến lúc nào cũng được.


Mẹ giữ chặt áo tôi, cánh tay yếu đuối hằng ngày bây giờ mạnh dễ sợ. Người mở to đôi mắt khiếp đảm nhìn tôi.


- Mẹ không cho con đi, mẹ không thể để con trở thành vũ nữ được!


- Nhưng mẹ, làm vũ nữ đâu có gì là hèn đâu? Đó cũng chỉ là một cái nghề, nếu con giữ được mình trong sạch thì có gì đáng ngại đâu?


Mẹ vẫn giữ chặt áo tôi:


- Không được Bình, con không hiểu, làm người không thể lùi được, vì lùi một lần là sẽ lùi mãi, rồi đến chỗ sa đọa, không còn hy vọng để trồi lên được. Lúc trước khi còn ở Cáp Nhĩ Tân, mẹ đã từng chứng kiến cảnh bao nhiều cô gái, xuất thân từ những gia đình danh giá, được giáo dục đàng hoàng, nhưng sau đó vì miếng sống mà phải đem thân làm vũ nữ, rồi từ vũ nữ thành kỹ nữ chẳng mấy hồi. Khi đã trở thành điếm rồi thì cuộc đời chẳng mấy hồi. Khi đã trở điếm rồi thì cuộc đời không làm sao vươn lên được nữa, suốt đời lặn ngụp trong chốn bùn nhơ. Con, mẹ không để cho con đi làm nghề ấy đâu, làm vũ nữ không có gì đáng ngại thật, nhưng ánh đèn xanh đỏ trong tửu lầu thật đáng sợ, nó sẽ quyến rũ con sa đọa, nó sẽ làm hại đời con. Bình! Con không nên đi, con!


- Nhưng chúng ta cần phải có tiền mẹ ạ!


Mẹ nhìn tôi, mắt nhòa lệ:


- Thà chết đói chứ mẹ cương quyết không để con hành nghề vũ nữ. Thật là mẹ chịu nhục đến xin tiền cha con, chứ mẹ không để con sa đọa.


- Nhưng thà đi làm vũ nữ hơn là phải đến van nài xin tiền cha!


Tôi nói to và ngồi bệt xuống thềm khóc ngất. Mẹ đứng bên cửa lau nước mắt. Giữa lúc hai mẹ con tôi khóc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa. Tôi đứng dậy sửa soạn lại quần áo cho ngay ngắn bước ra mở cổng. Phương Du đến, nó dúi nhanh mấy tờ giấy bạc vào tay tôi nói:


- Chỉ có bảy chục đồng thôi, mày xài đỡ đi. Bây giờ tao phải đi thi rồi, thi xong tao sẽ tìm cách giúp mày.


Nói xong, nàng nhìn tôi cười, rồi bỏ đi thật nhanh


Tôi đứa mắt nhìn theo. Cài cửa lại, bước lên thềm nhìn những tờ giấy bạc trong tay mà lòng ngẩn ngơ. Trao tiền cho mẹ, tôi nói:


- Phương Du mang tiền đến này, mẹ con mình lây lất thêm hai ngày nữa rồi tính sau.


Hai ngày lại trôi qua, công việc vẫn không tìm được. Sang tối thứ 3, vừa mở cửa cho tôi bước vào mẹ nói ngay:


- Như Bình mới đến!


Tôi ngạc nhiên:


- Nó đến đây làm gì? Để xem mẹ con ta chết chưa à?


- Bình, sao con cứ dùng cặp mắt thù hận nhìn người như thế? Cha con sai nó đến mà!


- Cha bảo nó đến có việc gì?


- Cha con bảo nó mang đến ba ngàn đồng!


Tôi ngạc nhiên:


- Ba trăm ngàn đồng? Tại sao?


- Mẹ cũng không biết, Như Bình nói là cha con bảo mang tiền đến cho chúng ta sắm tết và trả tiền phố.


Tôi chẳng hiểu:


- Nhưng, tại sao bỗng nhiên cha lại mang tiền đến cho chúng ta thế?


Mẹ do dự một lúc nói:


- Có lẽ ông ấy hối hận về việc làm hôm nọ.


Tôi cắn nhẹ môi suy nghĩ xong ngẩng đầu lên nói:


- Mẹ đưa ba ngàn đó cho con để con đem trả lại cho họ. Con đã thề là sẽ không bao giờ dùng tiền của họ nữa mà. Họ tưởng chúng ta sống không nổi nên bây giờ đem tiền tới bố thí cho chúng ta. Mẹ! con không thể chịu được sự bố thí của họ!


Mẹ thở dài. Yên lặng một lúc, người nói:


- Nhưng mà... chúng ta đang cần tiền mà.


Tôi hét lớn:


- Cần tiền thật, nhưng không cần tiền của họ!


Mẹ nói thật nhỏ:


- Không cần tiền họ nhưng cần tiền của Phương Du? Ðể một đứa nghèo khổ như Phương Du phải chia xẻ tiền bạc cho chúng ta, như thế con vẫn yên tâm xài tiền của nó à? Còn cha con, tiền này không phải của bố thí, đó là trách nhiệm bổn phẩn cuả người phải nuôi con mà!


- Mẹ! Tôi hét to – Con không muốn mẹ thuyết phục con! Nói thế nhưng ý chí tôi bắt đầu lung lay, tôi cắn lấy môi, cố bướng – Con người còn phải có tự ái chứ, mẹ nỡ để con chịu nhục à?


Mẹ lắc đầu:


- Nhục? Nhục đâu có ăn được con? Đời có nhiều lúc tàn nhẫn lắm con ạ!


Tôi cũng lắc đầu:


- Mẹ, mẹ đừng ép con nhận số tiền này, vì nếu con nhận, con sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi vì nhục.


Mẹ yên lặng, bước tới bàn, mở hộc tủ lấy gói giấy trao cho tôi. Xấp giấy bạc trong tay, nhìn gương mặt xanh xao của mẹ, lòng tôi bàng hoàng. Ba ngàn đồng! ba ngàn đồng trong lúc này là cả một cứu tinh. Đối với cha tôi, ba ngàn bạc không có nghĩa lý gì cả. Ý chí tôi bắt đầu lung lay, lòng tự ái và thực tại nghèo khổ chiến đấu bất phân thắng bại trong óc tôi. Nhiều lúc tôi muốn buông tay, nhưng khi nghĩ tới những lằn roi cha đã quật trên người tôi, những lời xiên xỏ thâm độc của dì Tuyết, tôi trấn tỉnh lại được và bước mạnh ra khỏi nhà.


Con đường dẫn đến "đằng kia" hôm nay sao dài quá. Ba ngàn đồng bạc làm tim tôi đập chẳng đều. Mãi đến khi đứng trước hai tấm cửa màu đỏ, tôi vẫn chưa bình tĩnh. Có nên nhấn chuông không? Có nên trả lại ba ngàn bạc chăng? Tại sao không nghĩ đến gương mặt xanh xao của mẹ già mà chỉ nghĩ đến tự ái cá nhân của mình? Đầu óc tôi rối tung lên, sau cùng, tôi cũng đưa tay lên nhấn chuông.


Nơi phòng khách, cha đàng ngồi ngậm dọc tẩu, dì Tuyết đang xếp máy bay giấy cho thằng Kiệt. Thấy tôi bước vào, họ đều có vẻ ngạc nhiên, tôi tới gần chỗ họ ngồi, đặt ba ngàn đồng lên kỷ trà, xong yên lặng xoay lưng lại, định bỏ về. Tiếng cha gọi giật lại:


- Y Bình! Đứng lại coi!


Tôi đứng lại, giọng nói cha như một mệnh lệnh, tôi không chống lại được, xoay người lại nhìn cha. Người vẫn ngậm dọc tẩu và mắt đăm đăm nhìn về phía tôi. Yên lặng, tôi cố gắng giữ vững tinh thần cho tim bớt đập. một lúc, cha tôi nói:


- Bao nhiêu đó đủ rồi con ạ! Tôi vẫn đứng yên đưa mắt nhìn ông. Cầm dọc tẩu chỉ về phía ghế, cha tôi bảo - Ngồi xuống đây!


Tôi không ngồi, vẫn đứng yên. Có điều tôi thấy giận mình quá, tại sao không quay lưng bỏ đi đi còn đứng đây làm gì, để nghe ông ấy nói chuyện à?


Cha tôi đưa dọc tẩu và miệng trở lại, người gật gù:


- Y Bình, đem tiền về đi!



Tôi cắn nhẹ môi, nội tâm xung đột dữ dội. Thái độ của cha thật lạ, bên trong lệnh truyền của ông hình như có chứa đựng cái gì, giọng nói của ông hôm nay hình như hòa nhã hơn. Thấy tôi vẫn tiếp tục yên lặng, người ngồi thẳng lưng dậy:


- Y Bình, đừng cứng đầu nữa con ạ, vì tiếp tục cứng đầu là ngu xuẩn. Con đừng ngộ nhận, hảy suy nghĩ kỹ đi rồi đem tiền về cho mẹ con.


Ông ra lệnh cho tôi à? Tôi nhìn xấp giấy bạc rồi lại nhìn chạ. Ngu xuẩn? Có lẽ đúng, vì bấy nhiêu tiền trong tay Lục Chấn Hoa đâu có nghĩa lý gì? Nhưng đối với tôi và mẹ? Có quá nhiều việc cần đến nó. Nhìn cha mà tim tôi đập mạnh. Thế có nên lấy tiền hay không? Nhưng tại sao cha lại đổi thái độ nhanh như vậy? Có phải vì hối hận hay vì thương hại? Hay vì một lý do nào khác? Giữa lúc tôi đang do dự thì dì Tuyết chen vào, vẫn giọng nói châm biếm cố hữu:


- Anh cần gì phải nài ép như vậy, người ta đã không muốn lấy mà cứ nài ép hoài.


Tôi xoay tầm mắt về dì Tuyết. Người đàn bà bần tiện, tham lam, vô học! Muốn tôi đừng lấy số tiền này à? Tôi không lấy chắc bà ta thích chí lắm! Ngu dại gì, tiền đến tay không lấy để mẹ ở nhà chết đói sao? Nhìn gói bạc mà lòng tôi bâng khuâng. Cha đứng dậy lấy gói bạc đưa tận tay tôi:


- Đem về cho mẹ con chữa bệnh.


Tôi ngần ngừ đỡ lấy. Dì Tuyết lại lên tiếng cười trêu chọc:


- Ủa! Không lấy mà sao bây giờ lại lấy rồi!


Lẳng lặng mang gói bạc đi về phía cửa, cái nhục nhã làm cho từng mạch máu trong người tôi muốn vỡ tung. Nhưng có điều tôi không còn ngu, không còn dại nữa. Tôi phải nhận tiền của cha, với đồng tiền đó tôi sẽ không còn lo ăn uống thiếu thốn. Khi đã no đủ, tôi mới có thể thi hành được lời thề của mình. Tiền của cha tôi tại sao tôi không nhận? Chịu chết đói để còn phải nghe lời châm chọc của dì Tuyết à?


Khi bước ra tới cửa, cha tôi gọi theo:


- Y Bình! Ðừng có ương ngạnh nữa con, từ rày về sau nhớ đến đây thường xuyên. Dù sao đây cũng là nhà của con mà!


Thế à? Nhà của tôi? Tại sao cha tôi lại bảo thế? Phải chăng vì bứt rứt với những lằn roi trên lưng tôi? Hay là người muốn kéo một đứa con lâu ngày bị bỏ rơi trở về. Tôi nhìn cha tôi mà vẫn không tìm được lời giải đáp nào trên khuôn mặt lạnh lùng kia, nhưng trong ánh mắt đó có một cái gì hiền hòa đang le lói. Tôi không muốn nghĩ thêm nữa, con người phức tạp khôn cùng làm sao quyết đoán được.


Bước ra khỏi nhà “họ Lục”, lòng tôi nặng trĩu, tôi thấy khó thở và nặng ở ngực. Tiền! Tiền! Tiền! Tự ái, thực tế, tính ương ngạnh của mình. Tất cả dày vò tim tôi. Tiền nắm trong tay đây, thực tế đã được giải quyết xong, còn lòng tự ái của mình?


Mây đen vần vũ trên trời, mưa sắp đến rồi!


~HẾT CHƯƠNG 2~
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 18:53:04 | Chỉ xem của tác giả
Chương 3  



Tôi tiếp tục tới lui "đằng kia", nói đúng hơn thì việc lui tới nơi ấy nhiều hơn cả lúc trước. Lần lần tôi khám phá ra là giữa cha với tôi hình như gần gũi hơn tôi tưởng, người có vẻ chú ý nhiều đến cuộc sống của mẹ con tôi, trong khi tôi đang ở trạng thái phòng bị, cảnh giác. Tôi chẳng hiểu cha tôi thay đổi thái độ như vậy với mục đích gì? hai địch thủ ghìm nhau tìm yếu điểm của đối phương chăng? Có nhiều lúc vì bận gần tuần lễ tôi không đến thì cha tôi sai Như Bình hoặc Hảo sang tìm. Với những đòi hỏi của tôi, lúc nào ông cũng sẵn sàng thỏa mãn. Trận đòn hôm trước đã làm tôi mất sự tôn kính và sợ sệt, tôi luôn luôn trêu tức ông mỗi khi có cơ hội. Và một điều khiến tôi ngạc nhiên hơn là mỗi khi bị kình chống như thế, lúc đầu ông cũng giận dữ lắm, nhưng chỉ một lúc thôi là ông lại bình thản trở lại, ông nhìn tôi với cặp mắt yên lặng, nhưng lại tràn ngập một thứ tình cảm lạ lùng khó tả. Bây giờ tôi thấy hình như cha không xem thường tôi như trước nữa.


Cùng với sự thay đổ thái độ đột ngột của cha là sự giận dữ và lo sợ của dì Tuyết. Hình như bà ta bắt đầu ngán tôi, sự thù nghịch ngấm ngầm trong ánh mắt của dì, đôi khi lộ ra bằng những lời xiên xỏ độc ác. Có điều dì Tuyết sợ cha lắm, chỉ cần ánh mắt tóe lửa quét qua là dì xìu ngay, nhưng thỉnh thoảng bà ấy vẫn tìm cách hạ nhục tôi. Tôi căm thù, tôi ghét gương mặt đê tiện đó, lời nguyền phục thù lúc nào cũng ám ảnh đầu óc tôi. Phải trả thù! Tôi nhớ lại những ngọn đòn hạ tiện của dì Tuyết khi dì dọn hẳn đến ở với cha tôi. Tôi nhớ đến những thủ đoạn của dì đã làm cho cha ghét bỏ mẹ tôi. Ôi! Người mẹ hiền lành yếu đuối, không biết nũng nịu vuốt ve, mà chỉ biết lấy lòng thành đối xử với chồng để bị bỏ xó đến tiều tụy chỉ còn da bọc xương. Cha tôi, một con người hiếu sắc, bị dì Tuyết mê hoặc đến độ chán ghét khuôn mặt tối ngày u sầu "trù chồng" của mẹ và chúng tôi bị ép buộc phải dọn ra khỏi ngôi nhà sang trọng, để về ở trong một ngôi nhà thuê chật hẹp, không kẻ ăn người ở, cũng không được mang theo một món gì quý giá, suốt đêm dài mẹ chỉ biết khóc. Tôi nhìn ra bầu trời đen ngoài song thề nguyền phục thù! Mối thù giữa tôi và dì Tuyết bây giờ đã cao hơn núi.


Lại thêm một tuần không đến "đằng kia". Sáng nay, Như Bình đến nói là cha bảo sang chơi. Hôm nay, Như Bình trông làm sao ấy, hình như cô ta có chuyện gì lo lắng muốn tâm sự với tôi nhưng rồi lại cười. Tuy thế ánh mắt ngời sáng pha lẫn thẹn thùng của cô nàng vẫn không qua khỏi ánh mắt tò mò của tôi. Có lẽ Như Bình đang bị "cú sét ái tình". Cô ta đã hai mươi bốn tuổi rồi, chỉ tại tính nhút nhát nên đến nay vẫn chưa có bạn trai. Hảo học ban điện ở Ðại học thỉnh thoảng cũng có đưa một vài người bạn về nhà giới thiệu, nhưng cũng không đi đến đâu. Ngoài tình yêu không còn gì để Như Bình vừa sung sướng vừa thẹn thùng như thế. Tôi nghĩ và lo lắng không hiểu rồi đây liệu nàng có giữ được người bạn mới không?


Tối đến tôi sửa soạn sơ qua một tí, lúc gần đây tôi sắm thêm rất nhiều quần áo mới. Người con gái nào mà chẳng thích làm đẹp?


Chiếc áo thun đen, chiếc váy cũng đen, trái lại trên mái tóc tôi lại cột băng vải đỏ. Khoác lên bên ngoài chiếc áo lông đỏ sậm tôi ngắm mình trong gương, tôi thấy hãnh diện với cái đẹp của mình. Bước ra chào mẹ, tôi đi thẳng tới "đằng kia"


Vừa bước qua sân, tôi đã đánh hơi thấy một không khí khác thường. Phòng khách hôm nay thắp đèn sáng choang, có tiếng ồn ào, có lẽ đang tiệc tùng chi đây. Bước vào phòng khách, đúng như tôi dự đoán, trong phòng đầy người, đầy tiếng cười tiếng nói, nhưng chẳng qua là cả nhà họp lại, chỉ có một người khách độc nhất thôi, anh ta ngồi giữa dì Tuyết và Như Bình, Mộng Bình, cha tôi, Hảo và Kiệt. Thấy thái độ săn đón của dì Tuyết, tôi hiểu đây là khách quý. Người khách thật trẻ, khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi, mặc bộ âu phục màu cà phê, không đẹp trai lắm, nhưng có duyên. Gã ngồi tựa lưng vào ghế, dáng dấp có vẻ nghệ sĩ, và thân mật. Theo tôi con trai có hai loại, loại thứ nhất vừa nhìn qua là ta có thể xếp hạng ngay. Loại thứ hai, phải nói, phải nghe, phải tìm hiểu mới quả quyết được. Tôi nghĩ tên này có lẽ thuộc loại thứ hai.


Thấy tôi nhìn, hắn ngồi thẳng lưng. Cha bước tới giới thiệu:


- Y Bình, đây là cậu Hà Thư Hoàn, bạn của Hảo. Quay sang Hoàn, cha tiếp - Còn đây là Lục Y Bình, con gái của tôi.


Tôi gật đầu chào gã và thắc mắc tại sao chỉ là bạn học của Hảo mà lại được người xem trọng như thế. Một chúc nghi ngờ thoáng qua, tôi cởi áo ngoài ra, máng lên móc áo. Xong tìm một vị trí đối diện với hắn ngồi xuống. Hoàn nhìn tôi cười, nói:


- Tôi xin phép được giới thiệu lại tên tôi, tôi là Hà Thư Hoàn, Hà là do chữ Nhân với Khả ghép lại. Thư là sách và Hoàn ở đây là Tề Hoàn Công.


Tôi cười. Thật vậy, nếu hắn không giới thiệu thêm mấy chữ vừa rồi thì tôi vẫn không hiểu hắn tên gì. Ngồi ngay ngắn lại, bây giờ tôi thấy kẹo mứt và hạt dưa bày đầy trên bàn. Dì Tuyết và Như Bình ngồi một bên, sự có mặt của tôi hình như làm cho dì khó chịu. Như Bình thì mặt đỏ như gấc, ngồi thẹn thùng, hai tay đặt lên đùi, đầu cúi hẳn xuống. Hôm nay nàng khó chịu trang điểm phấn son đủ cả, tóc tai chải gọn gàng, áo màu đỏ có viền kim tuyến, quần màu gạch tôm. Như Bình giờ đây trông như một con búp bê chưng ở tủ kính. Nhìn sự khác thường đó, tôi chợt hiểu. À! Thì ra họ đang tìm người giới thiệu cho nàng. Anh chàng Hoàn này chắc có lẽ đến đây không phải là lần thứ nhất, vì nhìn tình hình tôi thấy có một sự thân mật khác thường.


Nhúm lấy một nắm hạt dưa, tôi bắt đầu cắn cho vui miệng. Mộng Bình đang ngồi bên xem tạp chí xi-nê. Tôi quay đầu sang nhìn ké. Dì Tuyết ho lên một tiếng rồi nói với anh chàng Thư Hoàn:


- Cậu Hoàn, cậu nhận kèm Như Bình học Anh ngữ rồi chứ? Bắt đầu thứ hai tuần sau nhé, được không?


Dì Tuyết gọi tên Hoàn một cách thân mật. Sự tiến bộ có vẻ nhảy vọt, vì cách đây một tháng, tôi dám chắc là Như Bình không hề biết Thư Hoàn là ai. Ngẩng đầu lên, tôi khẽ liếc dì Tuyết. Thái độ của dì rất mong lời yêu cầu của mình sẽ được như ý. Tôi nhìn sang Hoàn, hắn đang cười, nụ cười cũng khá dễ thương.


- Đừng đòi hỏi tôi phải đúng giờ đúng khắc như thế, bao giờ tôi rảnh tôi sẽ ghé.


- Nhưng cậu phải hứa chắc là sẽ tới mới được.


Hảo đứng cạnh vỗ lên vai Hoàn đùa:


- Hoàn, mày đừng chấp nhận sớm quá, Như Bình nó học dốt lắm, nhận lời rồi mày sẽ hối hận đấy.


Hà Thư Hoàn tiến lên bên bàn, lấy một quả quýt bẻ làm đôi, một nửa đưa cho Hảo, một nửa cầm trên tay, nhưng mắt nhìn về phía Như Bình:


- Thế à? Tao không tin chuyện đó.


Đầu Như Bình vẫn cúi thấp. Từ lúc nào đây tới giờ, tôi không nghe nàng mở miệng câu nào cả. Dì Tuyết đưa tay thúc vào chân Như Bình, hình như muốn nhắc nàng nói chuyện, nhưng Như Bình chỉ ngước mắt nhìn lên là đỏ mặt ngay. Nhưng cuối cùng nàng ấp úng hỏi một câu hỏi ngoài đề:


- Anh... anh thích xem tiểu thuyết không?


Dì Tuyết chau mày, Hảo quay mặt sang nơi khác làm anh chàng Thư Hoàn lúng túng ra mặt:


- Vâng... Vâng tôi thích lắm, thế cô có thích không?


- Dạ thích.


Đến bây giờ Như Bình mới dám nhìn thẳng vào mặt Thư Hoàn. Hoàn nói tiếp:


- Nếu cô thích đọc quyển nào cô cứ nói tên ra là tôi có thể cho cô mượn ngay.


Như Bình được khuyến khích nàng dạn dĩ hơn, dù má vẫn còn hồng:



- Dạ ... dạ tôi thích xem tiểu thuyết loại tình cảm xã hội như loại của Phùng Ngọc kỳ, Lưu Vân Nhược. Ngoài ra tôi cũng thích xem tiểu thuyết kiếm hiệp. Quyển kiếp hiệp nào mới là tôi mua ngay.


Hà Thư Hoàn hơi chau mày:


- À! Hà Thư Hoàn hơi chau mày - Thật tiếc, những quyển tiểu thuyết loại đó tôi không có. Thái độ của Hoàn có vẻ ngỡ ngàng vì những loại tiểu thuyết Như Bình kể đều là loại dành cho giới bình dân, nhưng anh chàng chấn tĩnh lại ngay - Nếu cô thích loại tiểu thuyết hiện đại, loại phiên dịch chẳng hạn thì tôi có rất nhiều.


Nghe đến câu đó, tim tôi chợt ngứa ngáy, tôi thấy khoái ngay. Mê tiểu thuyết là cái tật lớn của tôi, cầm quyển nào lên là tôi mê như chết, không hiểu nghĩ sao, tôi chen vào:


- Ông Hoàn, nếu ông có loại sách dịch, ông cho tôi mượn vài cuốn đi.


Hà Thư Hoàn quay sang tôi, anh chàng quan sát một chút rồi gật đầu:


- Nếu cô thích tôi sẵn lòng, cô muốn xem quyển gì?


Tôi như được gải trúng chỗ ngứa. Hầu như tất cả những quyển sách nổi tiếng tôi đều xem hết cả.


- Không hiểu anh có những quyển tôi chưa xem hay không?


Hoàn cười để lộ hàm răng thật đều:


- Cái đó làm sao tôi biết được.


Tôi thấy mình thật ngớ ngẩn. Hoàn nói:


- Thế này, cô cho biết những nhà văn nào cô thích nào.


- Tôi thích nhiều lám, truyện của Shakespere, Tolstoi, Dostoievski, Henry Miller... tôi đều thích hết.


- Tại sao cô chỉ kể một số tên của những nhà văn già không thế?


Còn những nhà văn hiện đại cô không thích à? Chẳng hạn như Saroyan, Erich Segal...


- Vâng, tôi chỉ thích xem những tác giả viết dễ hiểu.


Bên mép môi Hoàn, nụ cười ẩn hiện, tôi nhìn gã, tìm mãi mà chẳng thấy vẻ khinh thị hay ngạo nghễ.


- Cô xem của Shakespeare được bao nhiêu tác phẩm rồi.


Ngẫm nghĩ một lúc, tôi nói:


- Dạ, Gia Đình Quý Tộc, Khói, La Đình, Sáng Mùa Xuân...


- Ở đằng kia tôi còn mấy quyển như Đêm Kia, Nhật Ký của Ông Thợ Săn cô có xem chưa, ngoài ra tôi còn có Người Đàn Bà Sầu Muộn và Cầu Miêu của Saroyan.


- Quyển Cầu Miêu tôi chưa xem, hay không?


Đôi mắt anh chàng rạng rỡ:


- Bảo đảm cô xem bỏ ăn ngủ luôn đấy.


Tôi thích thú:


- Thế à? Thế bao giờ anh cho tôi mượn được?


- Cô muốn bao giờ.


- Ngay bây giờ.


Tôi buột miệng, rồi sực nhớ lại là bậy quá, không lẽ bắt người ta phải về ngay lấy sách cho mình mượn à? Nghĩ thấy tức cười, tôi vội nói thêm:


- Hai hôm nữa cũng được.


Thư Hoàn cười:


- Tôi sẽ cố gắng đem đến cho mượn càng nhanh càng tốt, nhưng hay nhất là cô đến nhà tôi lựa, tôi có nhiều sách lắm.


- Kể cả những quyển tiểu thuyết hiện đại chứ?


- Vâng, nhưng đa số đều viết bằng ngoại ngữ có bản dịch. Thật ra với những loại tiểu thuyết này dù họ viết khó đọc nhưng cũng có cái hay riêng của nó, đa số thuộc loại tả thực.


- Tôi không đồng ý quan điểm với anh, một quyển tiểu thuyết hay phải là một quyển được cảm tình của độc giả, phải để cho người đọc hiểu tác giả muốn viết gì. Chứ như loại tiểu thuyết mới bây giờ, diễn tả tối mò, người đọc nhiều khi không hiểu tác giả muốn nói gì cả. Tiểu thuyết còn là thú tiêu khiển, đọc mà không hiểu thì đọc làm chi?


- Cô nói thế nghĩa là sao?


- Đọc tiểu thuyết loại mới phải suy nghĩ tìm hiểu mới có thể hiểu được, tôi thích đọc chứ không thích nghiên cứu tiểu thuyết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 19:00:39 | Chỉ xem của tác giả
Hoàn cười, anh chàng có vẻ khoái chí:


- Coi loại dễ hiểu mãi cũng nhàm chán chứ? Đôi khi cũng nên tìm loại khó đọc để nghiên cứu, thay đổi không khí! Cô có xem quyển Người Nơi Xứ Lạ chưa?


- Rồi.


- Thích không?


- Tôi cũng không biết, chỉ thấy là hoàn cảnh nhân vật trong cốt truyện và bối cảnh xã hội hiện đại của chúng ta hoàn toàn khác hẳn nhau. Tôi không hiểu được hành động của nhân vật chính trong truyện.


Thư Hoàn suy nghĩ một chút mới nói:


- Đúng thế, nhiều khi bối cảnh của truyện khác biệt hẳn với hoàn cảnh xã hội khiến ta không thể chấp nhận được tư tưởng và hành động của nhân vật, vì vậy giá trị của tác phẩm có thể bị giảm sút. Tôi cũng ở trong trường hợp của cô nhưng có điều tôi thích đọc nên cũng tạm chấp nhận.


Đột nhiên tôi hỏi:


- Anh là nhà văn à?


Thư Hoàn cười:


- Không, tôi không viết bao giờ, nhưng tôi hiện học ở Văn Khoa.


- Thôi ăn kẹo bánh đi chứ, mãi lo nói chuyện thế!


Dì Tuyết đột ngột hốt nắm kẹo đưa cho Hoàn, đồng thời quay mặt lại liếc xéo tôi.


Tôi hơi ngẩn ra một tí rồi chợt hiểu. Bà ta tưởng tôi cố tình chen vào phá đám! Cơn giận đột ngột đến, khẽ liếc nhìn Như Bình, nàng vẫn ngoan ngoãn như con cừu non. Ta không muốn, chứ nếu muốn thì chuyện cướp Thư Hoàn trong tay cô ta không phải là một chuyện khó đâu nhé. Đột nhiên tôi nghĩ, nếu bây giờ mình cướp tên Thư Hoàn này thì dì Tuyết phải ứa gan lắm chứ chẳng chơi đâu, sự kiêu hãnh làm tôi sung sướng. Trả thù! Quay lại tôi thấy Thư Hoàn đang đăm đăm nhìn tôi, anh chàng trông thấy tôi quay lại, vội đưa kẹo sang mời:


- Cô ăn kẹo không? Cô chắc ưa chocolate lắm?


Tôi gật đầu, lựa lấy hai miếng chocolate rồi nhìn gã cười, nụ cười của tôi làm gã có vẻ xúc động, Hoàn hỏi:


- Cô... cô chắc cũng học ở Văn khoa?


Tôi hơi buồn, việc không được vào đại học làm tôi buồn lắm:

- Dạ không, tôi không có học gì hết.


Hoàn vẫn hỏi tới:


- Thế bây giờ cô học ở đâu?


- Học ở trường "đại học" gia đình.


Mắt anh chàng có vẻ suy nghĩ, xong cười, rồi cúi xuống tiếp tục bóc vỏ một viên kẹo, cha tôi nãy giờ yên lặng đột nhiên lên tiếng hỏi tôi:


- Y Bình, mùa hè này con có định thi nữa không?


Tôi quay sang nhìn cha, cha đang hút thuốc.


- Nếu con muốn vào đại học, muốn luyện thi, cha sẽ kiếm giáo sư cho con.


Tôi không nói gì cả, cha tôi cũng yên lặng trở lại. Thằng Kiệt đang ngồi trong lòng dì Tuyết, trên tay ôm cả hộp kẹo mà vẫn đòi ăn thêm quýt. Dì Tuyết có vẻ bực bội, thẳng tay tát cho nó một cái nói:


- Đồ không biết mắc cỡ, ở đây không có phần của mày, đừng có làm ồn!


Cha chau mày, tôi chết lặng một lúc. Thấy ngồi lại cũng không tốt nên tôi đứng lên:


- Thưa cha, con về!


Cha nhìn tôi hỏi:


- Có cần tiền không?


Suy nghĩ một lúc, tôi nói:


- Hiện giờ thì chưa cần!


Cha bảo:


- Con đi hỏi thử xem, chủ nhà con đang ở cần bao nhiêu, nếu rẻ mua đứt luôn căn nhà đó đi khỏi rắc rối!


Tôi hơi ngạc nhiên chào cha, gương mặt của dì Tuyết trông thật khó coi. Quay sang Thư Hoàn tôi định chào từ giã hắn, thì đột nhiên hắn đứng dậy nói:


- Chào hai bác, cháu xin phép về ạ!


Dì Tuyết kêu:


- Không được, ở lại thêm một chút nữa đi cậu, tôi có chuyện muốn nói với cậu.


Thư Hoan do dự một chút rồi đáp


- Thưa để hôm khác có được không ạ, bây giờ khuya quá rồi!



Tôi bước ra cửa. Thư Hoàn bước theo. Khi tôi quay đầu lại thấy cha đứng nơi cửa kính nhìn theo, trong khi gương mặt của dì Tuyết tái mét. Một ý tưởng lóe ra trong đầu. Đây là bước đầu trong kế hoạch phục thù, tôi sẽ dùng mọi cách để đoạt Thư Hoàn ra khỏi ý định của dì Tuyết.


Trời bên ngoài thật lạnh, tôi co ro trong áo. Thư Hoàn đi bên cạnh, bây giờ tôi mới thấy rõ dáng dấp cao lớn của anh chàng. Hoàn nhìn tôi cười, hỏi:


- Nhà cô ở đâu?


- Đường Hoà Bình Ðông.


- May quá, tôi cũng ở đường đó!


Tôi vui vui:


- Thế thì chúng ta về cùng đường.


Thư Hoàn ngoắc xe xích lô lại, hồi nào tới giờ tôi chưa hề ngồi xe này với đàn ông, nên ngăn lại:


- Xin lỗi. Tôi thích đi bộ hơn.


- Thế thì đi bộ vậy.


Chúng tôi sóng đôi bên nhau trên đường, Hoàn lấy trong túi ra chiếc khăn choàng cổ, choàng cho tôi, rồi nhìn tôi cười. Đột nhiên tôi cảm thấy xúc động kỳ lạ, lần đầu mới gặp mặt, mà tôi lại thấy như thật thân thuộc. Đi một đoạn, Thư Hoàn hỏi:


- Cô có một gia đình phức tạp.


Tôi nhún vai:


- Tôi là con gái của ông Lục Chấn Hoa, anh cũng hiểu gia đình Lục Chấn Hoa thế nào rồi chứ?


Thư Hoàn thở dài. Tại sao? Có phải vì tôi chăng?


- Thế cô sống chung với mẹ à?


- Vâng.


- Còn ai khác nữa không?


- Không, chỉ có hai mẹ con thôi.


Đi được một lúc, tôi nói:


- Gia đình anh chắc giàu lắm, phải không?


- Tại sao?


Tôi không muốn nói là tại trông thấy dì Tuyết đối xử với hắn quá tử tế, tôi nói trớ đi:


- Nhìn bề ngoài anh tôi đoán.


Thư Hoàn ngạc nhiên:


- Nhìn bề ngoài tôi mà cô biết tôi có tiền à?


- Không hẳn thế, nhưng việc anh có cả một tủ sách .


- Tủ sách à? Thích thì sưu tầm thôi, tôi mà nghèo đến độ không có đủ cơm ăn, vẫn có thể nhịn để mua sách cơ mà.


Tôi lắc đầu:


- Tôi không tin có chuyện đó được, nếu anh nghèo đến độ gạo không còn một hạt trong lu, chủ nhà tối ngày đến đòi tiền nhà, lúc đó tôi nghĩ là anh sẽ không còn thời giờ đâu để nghĩ đến sách nữa, mà anh phải làm sao có ăn cho no, tìm biện pháp nào để khất nợ, ráng kiếm manh áo mặc cho lành lặn đủ ấm hơn là bỏ tiền đó ra mua quyển sách hay!


Thư Hoàn nghiêng đầu sang chăm chú nhìn tôi:


- Tôi không tin là cô lại có được những kinh nghiệm nghèo khổ như vậy.


Tôi giận:


- Thế à? Nếu anh biết được rằng chỉ cách nay khoảng một tháng tôi phải đi vay của một người bạn mấy hai trăm, qua ngày sau trong khi tôi đi tìm việc làm thì mẹ tôi lại trao hai trăm bạc đó cho chủ phố, suốt một ngày người không có lấy một hạt cơm nào vào bụng...


Tôi ngưng lại và lấy làm lạ không hiểu tại sao mình lại đem chuyện đó ra khai thật cho một người mới quen? Đứng dưới ngọn đèn đường Thư Hoàn nhìn tôi:


- Đó là chuyện thật à?


Tôi cười:


- Nhưng bây giờ khác rồi, cha tôi tiếp tế đầy đủ cho chúng tôi. Có một điều tôi muốn nói cho anh biết là cái nghèo bao giờ cũng thắng, nó đè bẹp được bản tính cao ngạo và tự ái con người. Sự thật khốn nạn như vậy. Và con người phải chịu khuất phục trước nó, đó chính là điều bi thảm nhất của con người.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 19:09:50 | Chỉ xem của tác giả
Gió thổi thật lớn trên đường người qua lại thưa thớt. một ngày yên tĩnh khó tìm, những vì sao đêm trên trời le lói. Chúng tôi đi bên nhau không nói thêm một lời nào nữa, mãi đến trước cổng nhà tôi, tôi đứng lại nói:


- Đến nhà tôi rồi, anh có muốn vào chơi chút không?


Thư Hoàn yên lặng một lúc, rồi lắc đầu:


- Thôi để dịp khác, bây giờ khuya quá rồi.


- Vậy thì xin phép anh!


Tôi nói, Thư Hoàn vẫn yên lặng, tôi nghĩ có lẽ chàng định hẹn một ngày nào khác gặp lại nên vẫn đứng đấy đợi. Nhưng một lúc thật lâu không nghe anh chàng lên tiếng gì cả.


- Thôi tôi về.


Tôi hơi thất vọng, nhìn bóng dáng to lớn xa dần, tôi thở dài đưa tay gõ cửa. Cho đến lúc vào tận trong nhà, tôi mới nhớ ra mình quên chưa trả lại Thư Hoàn chiếc khăn quàng cổ.


Tối hôm ấy, ngồi trước bàn, lật quyển nhật ký ra tôi viết:


  Hôm này tới "đằng kia" gặp bạn trai của Như Bình một gã con trai cũng dễ thương. Nhìn thái độ săn sóc của dì Tuyết mình phát lợm giọng. Như Bình say đắm như lọt lưới tình. Điều này làm mình thấy vui vui, có điều lòng thù hận trong tim mình vẫn không nguôi, mình nghĩ nếu đoạt được gã con trai này trên tay Như Bình, có lẽ dì Tuyết sẽ tức tối phát điên. Phải, chuyện đó không đến nỗi nào. Đây là giai đoạn thứ một của cuộc trả thù, có điều làm như vậy cũng tội nghiệp cho Thư Hoàn, nhưng mặc, có lẽ định mệnh đã sắp đặt như thế.  


Ném bút, tắt đèn, tôi leo lên giường ngủ. Căn nhà chúng tôi thật nhỏ, chỉ có hai phòng, phòng bên ngoài của mẹ. Nhà chúng tôi ít khách nên cũng không cần có phòng khách làm chi. Thỉnh thoảng tôi cũng chạy sang ngủ chung với mẹ, nhưng mẹ mắc chứng thiếu ngủ, nên người thường trằn trọc đến khuya, do đó tôi cũng ít đến nằm chung với người.


Tối nay, không hiểu tại sao tôi lại cứ trằn trọc mãi, mắt mở lớn nhìn lên trần nhà tối om. Tại sao thế này? Lăn qua lộn lại gần đến sáng, tôi mới chợp được mắt. Đột nhiên tôi thấy như có người đến cạnh giường, tôi mở mắt ra thì là mẹ Tôi hỏi:


- Việc gì thế mẹ?


- Mẹ nghe con cứ lăn lộn mãi không biết có phải con bệnh hay không?


Mẹ đứng ở đầu giường, đưa tay sờ trán tôi.


- Đâu có gì đâu mẹ, chỉ tại hôm nay tự nhiên con thấy khó ngủ quá!


- Tại sao vậy?


- Không biết nữa.


Trời có vẻ lạnh, mẹ chỉ choàng chiếc áo nhỏ nên đứng cạnh giường tôi mà run lập cập, tôi giục:


- Thôi mẹ đi ngủ đi, con không sao cả.


Nhưng mẹ vẫn đứng yên, bàn tay người đặt trên trán tôi, hỏi:


- Y Bình có gì buồn phải không?


- Không.


Mẹ thở dài:


- Mẹ biết, con không vui vì lúc nào lòng con cũng ngập đầy thù hằn giận dữ. Mẹ biết con gái không được yên ổn vui vẻ như bao nhiêu đứa con gái khác ở tuổi con. Đó là lỗi của cha mẹ, có ai muốn cho con mình buồn bao giờ, mẹ luôn luôn ao ước cho con được vui, nhưng mẹ yếu đuối quá mẹ không đủ sức để bảo vệ con, làm cho đời con phải khổ. Y Bình, mẹ biết con là một người con gái cứng cỏi, mong rằng rồi con sẽ tìm được hạnh phúc.


Tôi thò tay ra khỏi chăn, ôm ngang người mẹ, tựa mặt tôi vào mặt của người, tôi nói:


- Tội cho mẹ tôi!


Mẹ tiếp tục nói:


- Y Bình, mẹ cho con biết một điều là dầu làm bất cứ chuyện gì con cũng cần phải bình tĩnh, có như thế đời con mới không khổ, bây giờ con hãy ngủ đi!


Mẹ đặt cánh tay tôi trở về vị trí cũ, người kéo lại chăn cho tôi xong mới trở về giường. Dù nghe lời mẹ tôi vẫn không sao ngủ được, mẹ yếu đuối quá mới để cho họ hiếp đáp. Còn tôi, tôi sẽ chẳng bao giờ buông tha họ đâu. Triết lý sống của tôi là ăn miếng trả miếng, nếu không ai đụng đến tôi thì nhất quyết tôi chẳng đụng đến họ.


Trời sắp sáng mà tôi vẫn không ngủ được. Vừa mới chợp mắt một tí là tôi nghe có tiếng người nói chuyện. Tỉnh dậy, trời đã sáng tỏ. Mặt trời chói lọi trên đầu giường. Hôm nay trời chắc đẹp. Tôi vươn vai. Tôi nghe có tiếng nói chuyện bên nhà ngoài. Cửa phòng hé mở, tôi lắng tai, thì ra là giọng nói của Hà Thư Hoàn. Nhảy vội xuống giường, tôi nhìn đồng hồ đà 9 giờ hơn. Thay áo, mái tóc còn rối bù, thò đầu qua cửa tôi nói:


- Chào anh, xin lỗi đợi tôi tí nhé!


- Không có chi, phá giấc ngủ của cô thật là bậy!


- Đâu có sao, đúng ra tôi phải thức sớm hơn.


Tôi vòng đi ra sau rửa mặt xong mới bước ra. Thư Hoàn đang nói chuyện mưa nắng với mẹ. Nhìn anh chàng tôi cười nói:


- Xin lỗi, tôi chưa giới thiệu.


Hoàn cắt ngang:


- Không cần nữa, tôi đã tự giới thiệu rồi.


Mẹ đứng lên:


- Y Bình, con ngồi đây nói chuyện với cậu Hoàn nhé, mẹ đi chợ. Quay sang Hoàn mẹ nói - Hôm nay cậu ở lại đây dùng cơm với chúng tôi nhé!


Hoàn vội chối từ:


- Dạ cám ơn bác trưa nay cháu bận.


Mẹ cũng không ép, xách giỏ đi. Tôi bước ra nhà sau mang chiếc khăn quàng cổ ra cho Hoàn.


- Trả lại cho anh này, tối qua tôi quên mất.


Hoàn cười, anh chàng chỉ chồng sách trên kỷ trà:


- Tôi đến đây không phải đòi khăn, cô xem có quyển sách nào chưa xem không?


Tôi sung sướng bước tới, lật từng quyển ra xem. Tất cả sáu quyển: Đêm kia, Nhật Ký của Người Thợ Săn, Cầu Miêu, Trời Cao, Bóng Mây và Đêm Trăng. Nhìn đống sách tôi không biết nói sao hơn là:


- Cảm ơn quá!


- Tất cả đều chưa xem hết chứ?


Tôi rút quyển "Bóng Mây" ra, nói:


- Quyển này tôi xem rồi!


- Cô thích tiểu thuyết của Henry Miller không? Lúc đầu tôi định mang thêm cho cô một quyển.


- Tôi đã xem cuốn "hai chị em"


- Ở đằng tôi còn một quyển "Tự Truyện của Gandhi".


Đưa cao quyển " Bóng Mây" lên, hoàn hỏi:


- Đọc quyển này cô có thích không, tôi thấy phần đông chúng ta đều thích nó lắm.


Tôi nói:


- Loại tạp ghi như thế đọc nặng quá, tôi không thích lắm. Quyển mà tôi thích nhất là "Đỉnh Gió Hú".


- Tại sao?


- Vì quyển đó viết về tình yêu với thù hận đều tuyệt cả, tôi yêu nhất là mối tình si trong đó.


- Nhưng nó có vẻ tàn nhẫn quá. Theo tôi viết quyển sách, vẽ một người, phải giống người chứ đừng giống quỷ.


- Anh muốn nói đến anh chàng nhân vật chính? Tôi thì tôi thích nhất ông ta.


- Kể cả hành động báo thù tàn nhẫn? Cưới vợ xong về lại hành hạ? Ép cô bé xinh đẹp phải lấy một thằng xấu xí? Tôi nghĩ hắn là quỷ chứ chẳng phải là người.


- Nhưng anh chàng đó trưởng thành trong thù hận, một người lớn lên trong hoàn cảnh như thế thì hành động làm sao hơn được chứ?


Đột nhiên tôi ngưng lại, rồi bất chợt rùng mình. Thư Hoàn nhìn tôi ngạc nhiên:


- Cô khó chịu à?


- Không.


Nhìn ánh nắng chói chang ngoài song, tôi tiếp:


- Trời đẹp thế này, đi chơi chắc sướng lắm.


- Vậy thì chúng ta đi chơi nhé?


Thư Hoàn hỏi, tôi nheo mắt:


- Đừng quên là trưa hôm nay bận việc đó nhé!


Hoàn cười lớn, đứng dậy:


- Thôi dẹp tất cả qua một bên đi, bây giờ cô nghĩ xem chúng ta đi đâu chơi đây. Bích Ðầm? U Lai? Ðộng Ngân Hà? Ðộng Quan Âm? Miếu Công hoặc núi Dương Minh?


Tôi nói:


- Ðúng rồi, chúng ta đến núi Dương Minh ngắm hoa đào nở đi!


Đợi mẹ đi chợ về, tôi xin phép mẹ, xong chúng tôi sánh vai bước ra khỏi cổng. Vì chưa dùng cơm, nên khi đến đầu hẻm, chúng tôi ghé cái quán nhỏ ăn cháo, thêm một cặp giò cháu quẩy giằn bụng rồi mới lên đường. Hà Thư Hoàn định bao một chiếc taxi, tôi ngăn lại, cười nói:


- Dù biết rằng anh có nhiều tiền thật, nhưng không nên phung phí thái quá, tôi không thích đi chơi mà làm ra vẻ sang trọng. Nếu muốn ta có thể đáp xe buýt đến trạm Ðài Bắc, xong đi xe đò xuống Dương Minh Sơn. Hôm nay anh đi chơi với người bình dân thì cũng nên bình dân một tí!


Thư Hoàn nhìn tôi, gã có thái độ thật khó hiểu:


- Tôi không có thói quen bao taxi, nhưng mấy lần đi chơi với chị em của cô, họ đều gọi taxi nên tôi tưởng... Gã nhún vai nói tiếp – Tôi tưởng đó là thói quen của nhà họ Lục chứ!


Tôi cũng giả vờ bắt chước thái độ của anh chàng.


- Anh muốn nói Như Bình và Mộng Bình à? Họ với tôi khác hẳn nhau vì họ giàu sang, còn tôi? Tôi không thuộc giai cấp đó.


- Nhưng tất cả đều là con Lục Chấn Hoa mà?


- Đồng ý, nhưng không cùng một mẹ!


Tôi giận dữ nói. Hoàn yên lặng suy nghĩ một lúc nói:


- Có lẽ dù chung cha, nhưng cả hai lại thuộc hai giai cấp khác nhau. Cô sống cho đời sống tình cảm nhiều hơn, họ sống vì đời sống vật chất!


Tôi đứng lại nhìn hắn, hắn cũng yên lặng nhìn tôi, trong mắt anh chàng có gì làm cho tim tôi đập mạnh. Xe buýt đã đến, Hoàn kéo tay tôi lên xe, đây là lần đầu tiên tôi nắm tay một người con trai.


Trên núi Long Bửu, người đến viếng thật đông, cả một ngọn núi đầy bóng người, cảnh trí thật hữu tình. Trẻ con tung tăng chạy nhảy, giấy bẩn, thức ăn khắp nơi. Dù những tấm bảng "Cấm hái hoa" cắm đầy khắp nơi, nhưng đến đâu cũng thấy những cành hoa di động trên tay du khách. Đi theo đoàn người về phía công viên, tôi nói:


- Nếu tôi là hoa, chắc tôi thù nhân loại lắm!


- Tại sao thế? Hoàn hỏi - Có phải vì nhân loại đã làm cho hoa lá bị hoen ố đi không?


- Đúng thế! Thượng đế tạo ra mọi vật với vẻ dễ thương riêng biệt của nó, nhưng có một loại thật đáng ghét.


- Nhân loại phải không?


Chúng tôi nhìn nhau cười, Hoàn nói:


- Tội thật, chúng ta lại thuộc về thứ đáng ghét đó!


Tôi hỏi:


- Nếu thượng đế cho anh chọn lựa, không nhất thiết phải làm người, thì anh sẽ xin làm cái gì?


Ngẫm nghĩ một lúc, Hoàn nói:


- Tôi xin làm đá.


- Tại sao?


- Vì đá cứng nhất, ù lì nhất, không sợ gió mưa gì cả.


- Nhưng đá cũng sợ một thứ, đó là con người, con người sẽ đập vỡ nó ra để mở đường để cất nhà.


- Như thế cô muốn làm gì?


- Tôi sẽ làm một cọng cỏ nhỏ.


- Tại sao?


- Vì có đốt cháy đi, mùa xuân đến nó vẫn mọc lại được như thường.


- Nhưng con người vẫn có thể đào rễ nó lên, vẫn có thể vặt chết nó vậy.


Tôi cứng họng. Hoàn tiếp:


- Không có một cái gì không sợ con người, trừ một thứ...


- Thứ gì?


- Gió bão.


Chúng tôi cùng cười lớn, niềm vui len lỏi vào tận đáy tim tôi. Chọn một khoảng cỏ trống chúng tôi ngồi xuống. Hoàn kể cho tôi nghe chuyện gia đình của hắn, đúng như điều tôi đoán, quả thật hắn có một người cha nổi tiếng trong giới chính trị và giáo dục, hèn gì dì Tuyết chẳng săn đón hắn sao được! Hắn lại là con trai duy nhất còn lại ở nhà, có một bà chị, nhưng đã lấy chồng ở riêng. Sau khi cho tôi biết xong, Hoàn hỏi lại:


- Cô cho tôi biết về gia đình cô đi, mẹ cô gặp cha cô trong trường hợp nào?


- Bị cưỡng ép.


- Thật vậy à?


- Vâng, tôi chỉ hiểu được như thế, mẹ tôi không bao giờ nói cho tôi biết, tôi chỉ nghe người khác nói lại.


Chúng tôi chuyển câu chuyện sang một đầu đề khác. Bắt đầu nói về nhiều thứ, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện thơ văn, con người. Trong tiếng nói có pha lẫn tiếng cười, lẫn những lời cãi vã... thời gian đã biến mất trong niềm vui. Khi mặt trời bắt đầu xuống núi, chúng tôi mới trở về nhà, lại một cuộc dạo phố, ngắm nghía những hình ảnh đôi co giữa khách và chủ hàng. Chen chân trong đám đông, ngồi xuống bên quán hàng rong tự nhiên, sau cùng khi Hoàn đưa tôi tới trước cửa nhà, đêm đã xuống tuyệt đẹp, ngõ hẻm thật vắng, đứng tựa người vào cổng tôi hỏi:


- Vào nhà một chút không anh?


- Thôi hôm khác. Hoàn chống tay lên chiếc cột xi măng, nhìn tôi một lúc rồi nói - Hôm nay vui thật. Tôi cười, chàng tiếp - Lần sau nhé?


Tôi vỗ nhẹ lên cổng:


- Nó không bao giờ đóng khi anh đến.


Hoàn tiếp tục nhìn tôi:


- Tính cô thật cởi mở.


- Tôi không biết làm cao, không biết kiểu cách, như thế là yếu quá, phải không?


Hoàn cười, nói:


- Thôi tôi về.


- Vâng, anh về!


Nói xong, mà Hoàn vẫn đứng yên đấy. Tôi gõ cửa, nghe tiếng mẹ bước ra. Cửa mở, Hoàn cúi đầu chào mẹ. Hoàn lại nói thêm hai chữ tôi về. Cửa khép lại, qua khe cửa tôi vẫn còn trông thấy chàng đứng khá lâu. Bước vào nhà, mẹ yên lặng theo sau, người có vẻ không hài lòng.


- Mới quen nhau sao lại đi chơi khuya như vậy?


Tôi ôm ngang người mẹ để cho người phải sống một ngày buồn bã và cô đơn, thật bậy. Hôn mẹ xong, tôi nói:


- Mẹ, hôm nay con vui thật, vì con là kẻ chiến thắng!


Mẹ ngạc nhiên:


- Chiến thắng? Trên phương diện nào?


- Trên mọi phương diện!


Tôi cởi áo ra, vứt trên ghế, tắm rửa xong, mở quyển nhật ký ra tôi ghi:


  Tất cả mọi việc xảy ra thật êm đẹp, thật đúng như chương trình tôi đã dự liệu, tôi đã cướp được người yêu của Như Bình một cách dễ dàng, tôi sẽ cười thật to khi nhìn họ khóc!  


Có lẽ vì quá mệt mỏi, tôi nhảy ngay lên giường. Đêm bên ngoài thật yên, thật vắng, tim tôi đột nhiên đập mạnh một thứ tình cảm lạ lùng nhè nhẹ, lâng lâng, tôi cảm thấy như mình vừa đánh mất chính mình. Giấc ngủ đến với bao ưu tư.


~HẾT CHƯƠNG 3~
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 4-6-2013 19:28:04 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4



Tết đã trôi qua, một cái tết thật bình lặng. Đêm ba mươi hai mẹ con ngồi nhìn nhau. Mồng một sang "đằng kia" chúc mừng năm mới. Hai ngày tiếp đó gió bấc thổi mạnh, cái lạnh căm da làm mọi người không ai muốn ra khỏi nhà, nhưng gió bấc vẫn không cầm được chân tôi. Mặc chiếc áo lông thật dày, tay đeo găng kín, tôi vẫn nhởn nhơ trên sườn núi, bên bờ sông, và người luôn luôn bên cạnh tôi, bao giờ cũng là người thanh niên tràn đầy sức sống - Hà Thư Hoàn. Tình bạn giữa hai chúng tôi càng lúc càng khắng khít. Khắng khít đến độ nhiều lúc tôi phải giật mình.


Hôm nay đến thăm Phương Du, Du đang nhốt mình trên gác vẽ tranh. Một khung vải thật to chiếm gần nửa căn phòng. Phương Du mặc chiếc blouse trắng bê bết sơn, tóc tai nàng rối bù, mặt tái ngắt trông thật thiểu não. Thấy tôi đến, nó vẫn tiếp tục làm việc, chỉ nói một câu.


- Y Bình đấy à? Ngồi chơi xem tao vẽ nhé!


Tôi nhìn khung vải, một bức họa trừu tượng mà màu tro và màu xanh chiếm gần hết bức tranh, những vệt màu rời rạc như bầu trời trước cơn mưa mùa hạ. Tôi ngắm nghía một lúc vẫn không hiểu Phương Du vẽ gì, tôi không đừng được:


- Mày vẽ cái gì thế?


Phương Du quệt thêm một vệt như một giòng máu loang lổ giữa khối màu xanh đậm và xám, giải thích:


- Chủ đề của bức tranh này là "tình yêu".


Tôi nhún vai:


- Tao thấy không đúng lắm, phải đề là "tình yêu của Phương Du" mới phải.


Phương Du ném bút, cởi áo khoác ra rồi ngồi xuống cạnh tôi, nàng nói:


- Còn anh chàng của mày đâu rồi?


- Không có gì khác lạ cả, tao đang bắt hắn làm nô lệ đây, mày đừng hiểu lầm, đấy không phải là tình yêu, chỉ là một sự trả thù đúng nghĩa. Tao chứ đâu phải ai đâu mà dễ ngã lòng như vậy?


- Thật không? Y Bình, mày đừng có đùa với lửa nguy hiểm lắm, tao thấy Hà Thư Hoàn cũng đâu có tội gì mà phải chịu làm vật thí thân cho mày trả thù người khác chứ?


- Tao đâu có ý hại hắn, chỉ tại hắn xui xẻo đấy thôi!


Phương Du trừng tôi:


- Tao không ưa giọng nói đó!


- Sao? Bây giờ mày cũng bày trò đạo đức nữa à?


- Không phải, nhưng tao không muốn thấy mày đem tình yêu ra làm một trò đùa, mày có thể dùng mọi cách để trả thù, nhưng không thể tàn nhẫn với Thư Hoàn như thế được.


Tôi kề mặt sát vào Phương Du:


- Mày phải hiểu cuộc sống của tao bây giờ chỉ có một mục tiêu duy nhất, đấy là báo thù! Ngoài ra tao không cần biết gì nữa hết.


- Thôi được, tao sẽ chống mắt xem mày hành động.


Chúng tôi ngồi yên lặng một lúc. Mỗi đứa đều có một tâm sự riêng tư, tôi thấy không khí loãng quá nên bỏ ra về. Phương Du đưa tôi ra cửa, tôi hỏi:


- Còn anh chàng nóng tính của mày lúc này thế nào?


- Hắn vẫn còn tồn tại trong đáy tim tao. Quả tim tao bây giờ đông giá như nước đá. Một ngày nào đó tao hy vọng anh chàng sẽ hiểu được, để băng sẽ tan và tim tao ấm lại.


Tôi nói:


- Mày nói như làm thơ vậy, tao thấy đúng ra mày nên học văn hơn là học vẽ.


Phương Du cười:


- Để tao đưa mày đi một đoạn đường nhé!


Chúng tôi từ Trung Hoa Hương đi về phía cầu lớn, đứng ra bên này đầu cầu tôi có thể đón xe về được rồi, nhưng tôi thích thả bộ thêm một khoảng nữa ven theo lan can cầu, chậm rãi bước đi trong suy tư, Phương Du bỗng lên tiếng:


- Y Bình, chắc có một ngày nào đó tao sẽ nhảy xuống sông này tự tử quá.


- Cái gì? Mày nói cái gì?


- Y Bình, mày không hiểu tao đâu, thật đấy, ý muốn nhảy xuống sông làm tao phát điên lên được.


Tôi nhìn Phương Du, nàng đứng tựa vào cột cầu, yêu lặng một lúc Phương Du cười phá lên:


- Thôi, không nói khùng nữa đâu, bây giờ mày về đi nhé!


Cô bé quay lưng trở về nhà, tôi nhìn theo thương hại. Tôi muốn chạy theo an ủi nhưng lại thôi. Đột nhiên mắt tôi như bị cuốn hút theo chiếc xe màu đen, chạy ngược chiều với tôi. Tim tôi đập mạnh, mắt vẫn không rời theo dõi.


Lúc bấy giờ nhằm giờ tan sở, trên cầu xe nghẹt cứng, chiếc xe đen vẫn chầm chậm nhích tới trước. Nơi tay lái, một người đàn ông khoảng bốn mươi ngoài, bên cạnh hắn là người lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy - Dì Tuyết! Gã đàn ông một tay đặt trên vô lăng, một tay choàng qua vai dì Tuyết, còn dì thì ngã đẫu sang vai gã, thủ thỉ tâm sự gì đó, trông hai người thật thân mật.


Xe lướt ngang qua chỗ tôi đứng, dì Tuyết hình như không trông thấy tôi. Tôi bước tới nhìn kỹ lại một lần nữa xem mình có lầm lẫn không. Sự thật vẫn là sự thật, xe chạy qua khỏi cầu, ngừng lại trước trạm xe buýt, dì Tuyết xuống xe, tôi vội lánh vào thành cầu, tiếp tục theo dõi. Gã đàn ông cũng bước theo. Khi gã quay mặt lại, tôi nhìn được gương mặt xương xẩu, đôi mắt ti hí với chiếc cằm cụt. Một gương mặt thật khó coi nhưng tôi lại có cảm giác thật quen thuộc như mình đã gặp ở đâu rồi. Gã đàn ông trao đổi gì với dì Tuyết vài câu. (Tôi đứng quá xa nên không nghe được họ nói gì với nhau?) Sau đấy, dì Tuyết gọi xích lô, gã đàn ông bỏ lên xe trở đầu quay lại. Khi chiếc xe chạy ngang qua lần thứ hai, tôi ghi ngay số xe vào óc.


Chiếc xích lô chở dì Tuyết đi khá xa mà tôi đứng đấy suy tính, rồi tôi quyết định đến đằng kia xem tình hình có gì lạ không, thế là tôi cũng gọi một chiếc xe xích lô nhờ kéo về đường Tín Nghĩa.


Đến nơi, bước vào phòng khách, cha đang ngồi trên ghế hút thuốc. Kiệt ngồi gần tập viết. Thấy tôi bước vào, cha có vẻ vui:


- Lại đây, lại ngồi gần cha đây Y Bình.


Tôi bước tới ngồi xuống cạnh. Cha trút tàn thuốc vào gạt tàn.


Nhìn nét mặt nhăn trên trán và hàm râu bạc của cha, đột nhiên tôi thấy xót xa. Cha đã già rồi, không những chỉ già thôi mà còn cô độc, thời vàng son lẫy lừng đã đi vào quá khứ, đã tan thành mây khói. Bây giờ tôi mới thấy rõ một điều là tuổi trẻ về chiều của người nổi danh bi đát hơn ngày tàn của người bình thường. Cha nhìn tôi cười hiền lành:


- Sao, mẹ con khỏe không?


- Dạ khỏe.


Câu hỏi của cha đã làm cho bao nhiêu nồi bùi ngùi nơi tim tôi ban nãy tan mất. Sự thù hận ngủ yên giờ được gợi dậy. Người đàn ông này đã lợi dụng quyền uy của mình ép buộc bao người con gái xinh đẹp làm vợ mình, lấy người ta cho đến lúc chán rồi lại xua đuổi người đàn bà khốn khổ và đứa con gái bạc phước ra khỏi nhà. Đời mẹ buồn quá, người đã để rơi bao nhiêu nước mắt? Nhìn gương mặt trước mặt tôi gay gắt thầm, ông đã làm chết đời con gái của mẹ tôi bây giờ giả vờ hỏi mẹ tôi có khỏe không à?


Tiếng cha lại vang lên:


- Mẹ con có đi khám bệnh chưa?


Tôi trả lời thật gọn:


- Bác sĩ nói thần kinh mẹ suy nhược.


Tôi đưa mắt đảo quanh một vòng xem dì Tuyết đã về chưa. Chú chó Bi Bi từ đâu chạy ra, có lẽ vừa lặn ngoài sân thì phải, lông nó lấm đầy cát, tôi nắm chắc lấy chiếc chuông ở cổ nó rung leng keng, đùa với nó một lúc. Cha bảo:


- Y Bình, hai cha con mình đi tắm cho con Bi Bi đi.


Tôi ngạc nhiên, tắm cho con Bi Bi? Đó đâu phải là công việc của cha? Nhưng nhìn cái vẻ thú vị của cha, tôi không biết nói gì hơn là bước theo. Cha lớn tiếng bảo cô Lan pha nước cho chó tắm, thằng Kiệt hùa theo:


- Cho con đi nữa.


Cha quát:


- Không được, mày phải ngồi đây làm bài.


Kiệt phụng phịu cãi lại:


- Không, con muốn tắm cho con Bi Bi à.


Nhìn chiếc môi trề ra của Kiệt tôi sực nhớ ra một điều. Đúng rồi, đôi mắt nhỏ này, chiếc cằm cụt này, trong óc tôi vụt hiện lên hình ảnh của gã đàn ông nơi cầu lớn. Tôi chết lặng người, nhìn vóc dáng gầy gầy của thằng bé, khuôn mặt xương, cằm cụt, đúng vậy sao? Tôi không dám tin cái điều vừa xuất hiện trong óc tôi. Dì Tuyết có thể hành động như vậy được à? Bà ta dám đùa sau lưng cha như thế sao? Tôi rùng mình, Nếu Kiệt quả là tác phẩm của dì Tuyết và một người đàn ông khác, thì... Kinh khủng biết chừng nào!


- Y Bình lại đây!


Tiếng gọi của cha làm tôi giật mình. Bước ra sau, cha và thằng Kiệt đang giữ Bi Bi. Thằng Kiệt cứ bứt lông nó mãi làm nó cứ gầm gừ chẳng yên. Mỗi lần Bi Bi né là Kiệt lại cười lớn. Tôi không thể dằn được tính tò mò, cứ đưa mắt quan sát Kiệt mãi, càng nhìn tôi càng nghi ngờ. Tại sao hắn không có chiếc mũi cao như bất cứ một đứa con nào khác của cha? Tại sao hắn không có đôi mày rậm? Chắc chắn không phải là con nhà họ Lục này rồi.


Cha thật vui, ông sốt sắng kỳ cọ chiếc đuôi xù của con Bi Bi. Tôi nhìn cha với đôi mắt thương hại. Một nhân vật từng làm cho bao nhiêu người phải kinh sợ đến tuổi về chiều chỉ còn một thú này để tiêu khiển sao?


Tắm cho Bi Bi xong, chúng tôi lại trở ra phòng khách. Lúc đi ngang phòng Như Bình tôi ghé mắt vào, Như Bình đang mê mẩn xem tiểu thuyết kiếm hiệp. Thấy tôi nàng mỉm cười chào, nụ cười gượng ép làm sao. Khi nàng khoác thêm chiếc áo, tôi thấy Như Bình có vẻ xanh xao thế nào. Chuyện giữa tôi với Hoàn, Như Bình có hiểu được tí nào không? Dù hiểu tôi nghĩ chắc Như Bình cũng không rõ lắm đâu. Thật ra, tình cảm giữa tôi với Hoàn đang bước vào giai đoạn tuyệt vời, chữ tuyệt vời dùng ở đây có nghĩa là đã lên đến tột đỉnh của tình bạn, thập thò trước ngưỡng cửa tình ái. Tôi biết rằng, chỉ cần một sự khuyến khích nhỏ của tôi là Hà Thư Hoàn sẽ phá lưới nhảy vào ngay, nhưng tôi là đạo diễn của vở kịch này mà? Tôi đâu thể cho màn kịch kia biến thành sự thật được, nguy hiểm lắm! Tôi cố gắng lặp đi lặp lại hai tiếng "trả thù" để tự đề cao cảnh giác, để cho lòng mình thanh thản, nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn thấy bàng hoàng, ray rứt, phải chăng vì tình cảm tôi quá phức tạp. Tôi cố gắng trốn lánh, không dám nghĩ nhiều đến nó.


Như Bình theo tôi ra tới phòng khách, con Bi Bi đang run rẩy trên ghế. Tôi nói:


- Bọn này vừa tắm cho Bi Bi đấy!


Như bình cười, nụ cười hời hợt. Tôi quay lại, chợt phác giác ra một sự thay đổi lớn nơi Như Bình. Phải chăng tình yêu? Nước da trắng xanh, tâm hồn thì ngẩn ngơ như tận đâu đâu. Tôi biết Hà Thư Hoàn vẫn đến đều đặn để kèm Anh Văn cho Như Bình. Con bé có vẻ si nặng.


Đến gần bữa tối, dì Tuyết về nhà. Tôi lén dò xét, thái độ của bà ta vẫn an nhiên tự tại như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tôi thầm phục tài đóng kịch của bà. Liếc về phía tôi, rồi quay sang cha, dì Tuyết nói:


- Hôm nay xui quá, thua luôn mấy ván!


Đối với cha sự ăn thua của dì Tuyết ông chẳng bận tâm lắm. Thế thì bà ta đã lợi dụng chuyện cờ bạc để che giấu hành vi ngoại tình của mình. Thua hết mấy ván? Thua thật hay chỉ là một cái cớ nói cho qua.


Tôi ở lại ăn cơm tối, sau bữa ăn cha hỏi tôi có định thi lên đại học không? Tôi đáp là chuyện thi cử vẫn cần, nhưng không cần phải có thầy để kèm. Đang nói đến đấy thì Hà Thư Hoàn đến. Tôi mới chợt nghĩ ra, thì ra hôm nay là ngày anh chàng đến dạy cho Như Bình, trách chi cô bé chẳng bối rối sao được.


Nhìn thấy tôi, Thư Hoàn mỉm cười thật tươi, anh chàng nói:


- Cô đoán thử xem suốt buổi chiều hôm nay tôi đã làm gì?


- Làm sao tôi biết được?


- Ở nhà cô. Tôi đợi cô suốt một buổi chiều rồi ăn cơm tối luôn ở đấy!


Hà Thư Hoàn khai toẹt ra hết, tôi nghĩ có lẽ hắn cố tình nói lớn như thế để mọi người cùng nghe. Tình hình này xem chừng anh chàng có vẻ nôn nóng, định tiến nhanh hơn một bước nên mới bày tỏ sự săn đón tôi trước mặt mọi người như vậy.


Mặt Như Bình tái xanh, còn dì Tuyết thì giả bộ tảng lờ như không nghe thấy. Thái độ của họ làm tôi thật sung sướng. Thư Hoàn ngồi xuống ghế, dì Tuyết hết nhìn hắn lại nhìn tôi hình như đang dò xét, đang nghi ngờ một cái gì xảy ra giữa hai đứa tôi. Một lúc bà mới cười nói với Hoàn:


- Cậu Hoàn, cậu uống trà hay uống cà phê? Cà phê nhé? Ngồi lại gần lửa này, trông cậu có vẻ bị lạnh đấy?


Dì Tuyết chỉ chỗ trống bên cạnh Như Bình cho Hoàn. Tôi chợt hiểu, dì đang trổ thủ đoạn chài rể. Tôi vẫn thản nhiên, đưa mắt nhìn xem Hoàn sẽ ứng phó thế nào, chỉ thấy Hoàn nói:


- Dạ không sao, tôi không thấy lạnh tí nào cả.


Vừa nói, anh chàng lại bỏ chạy sang ngồi cạnh tôi. Dì Tuyết có vẻ khó chịu, nhìn thẳng vào mắt tôi rồi bỏ đi vào trong. Thư Hoàn bắt đầu nói chuyện với cha, cha hỏi chàng có quyển sách nào về quân sự không?


Thư Hoàn đáp không, rồi từ đó, chàng mới nói thao thao bất tuyệt về tình hình thế giới hiện nay. Cha thích thú lắm, rất ít khi tôi thấy người có thái độ vui vẻ như vậy! Người bắt đầu bàn cãi và thuật lại một vài sự việc của người thời xưa. Đối với chuyện lịch sử, thời sự, tôi là con bé lười tìm hiểu nhất. Những chuyện đánh đấm của họ nghe thật chán phèo. Nhưng Hoàn và cha bàn luận hăng say quá. Có điều Hoàn có vẻ cố chấp và giữ vững lập trường. Cha giận dữ, người bảo Hoàn chỉ là "đồ con nít chưa dứt sữa" mà bày đặt xen vào chuyện đại sự quốc gia. Nhưng khi dì Tuyết mang cà phê ra thì chiến tranh cũng chấm dứt. Tôi nhìn thấy cha đưa ánh mắt thân tình nhìn "thằng con nít chưa dứt sữa" mà ham nói chuyện đời.


Khi dì Tuyết mang cà phê ra, dựa hơi Hoàn, tôi cũng được một ly. Dì Tuyết vừa ngồi xuống thì thằng Kiệt chạy ngay đến nũng nịu xin tiền ăn quà. Tôi không dằn được, đưa mắt quan sát, càng nhìn tôi lại càng đoán chắc giả thuyết của mình là đúng. Đúng ngay lúc gặp gã đàn ông, tôi đã có cảm giác quen thuộc, cảm giác đó bây giờ đã được xác định. Di truyền quả là một hiện tượng kỳ diệu của đời sống, Kiệt đúng là bản sao của gã đàn ông nọ. Con cái nhà họ Lục có đứa nào xấu xí thế này đâu? Nếu quả đây là sự thật thì đáng buồn cho cha quá? Đứa con trai mình tâng tiu nhất lại là đứa con ngoại tình. Tôi lạnh lùng nhìn dì Tuyết, định tìm trên đấy chìa khóa mở cửa bí mật; nhưng bà ta đúng là một diễn viên có tài. Nhưng sự thật xảy ra trước mắt tôi đã khiến tôi coi thường và ghê tởm người đàn bà này, tuy thế sự thật kia cũng mang đến cho tôi niềm phấn khởi. Biết được chuyện xấu xa kia là một điều hay, chỉ cần nắm vững bằng chứng nữa là phần thắng sẽ về tay mình.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách