Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: i'me...
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết - Xuất Bản] Chiến Tranh Và Hòa Bình | Lev Tolstoy

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 20:50:42 | Chỉ xem của tác giả
Đó là thư của người bạn ấu thời thân nhất của nàng, và chính nàng Juyly Karaghina đã có mặt ở ngày lễ của gia đình Roxtov.
Juyly viết:
Bạn hiền yêu quý,
Sự vắng mặt thật là khủng khiếp và đáng sợ. Tôi đã hoài công tự nhủ rằng một nửa cuộc đời tôi và hạnh phúc của tôi là ở bạn, và tuy xa cách nhau, lòng chúng la vẫn gắn bó khăng khít với nhau bằng những mối dây không có gì cởi bỏ được. Ấy thế mà lòng tôi vẫn nổi dậy phản kháng số phận và dù quanh tôi có bao nhiêu cuộc chơi và trò tiêu khiển, tôi cũng không thể nào thắng được một nỗi buồn u uủan ở tận đáy lòng từ khi chúng ta xa nhau. Tại sao chúng ta không được cùng nhau đoàn tụ như trong mùa hè vừa qua, trong căn phòng lớn của bạn, trén chiếc trường kỷ xanh, chiếc trường kỷ dành riêng cho những lời tâm sự? Tại sao tôi lại không có thể, như cách đây mới ba tháng, tìm lấy những sức mạnh tinh thẩn mới trong cái nhìn dịu dàng trầm tĩnh mà sâu sắc làm sao của bạn, cái nhìn của tôi hằng yêu quý, mà tôi tưởng như nhìn thấy trước mắt khi viết thư này.
Đọc đến đây tiểu thư Maria thở dài và liếc nhìn sang tấm gương áo bên tay phải nàng. Mặt gương phản chiếu lại cho nàng hình ảnh tấm thân yếu duối xấu xí và bộ mặt gầy gò của nàng. Đôi mắt, lúc nào cũng buồn, bây giờ ngãm nhìn mình ở trong gương lại còn lộ vẻ thất vọng khác thường. Nàng liền quay mặt đi và đọc nốt, vừa đọc vừa nghĩ: "Chị ấy nịnh mình". Nhưng Juyly không nịnh bạn: quả thật đôi mắt của công tước tiểu thư to, sâu và sáng (từ đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại toả ra từng luồng một) đẹp đến nỗi nhiều khi nó làm cho khuôn mặt vô vị có sức quyến rũ hơn là khuôn mặt đẹp. Nhưng nữ công tước không bao giờ thấy vẻ đẹp ấy của đôi mắt mình, vì vẻ ấy chỉ hiện ra những khi nàng không nghĩ đến mình. Cũng như mọi người hễ nàng nhìn vào gương và gương mặt nàng lại có một vẻ gò bó thiếu tự nhiên trông xấu hẳn đi. Nàng đọc nốt bức thư.
Khắp Moskva chỉ toàn nói chuyện chiến tranh. Một trong hai anh tôi đã gặp ở nước ngoài, một anh đang theo quân quân cận vệ lên đường ra biên giới. Đức hoàng thượng kính mến của chúng ta đã từ giã Petersburg và theo nhiều người nói thì người định đem tấm thân vàng ngọc ra xông pha nơi mũi lên hòn đạn. Cầu Thượng đế cho con quái vật Corse bị tiêu diệt do bàn tay của thiên thần mà Đấng tối cao đã rủ lòng từ bi ban cho chúng ta làm chúa tể. Không nói đến hai anh tôi, cuộc chiến tranh này đã làm cho tôi mất một mối quan hệ thân thiết nhất đối với lòng tôi. Tôi muốn nói đến cậu: Nikolai Roxtov là người đã vì lòng nhiệt thành bồng bột mà không thể chịu nổi cảnh ngồi không và đã bỏ trường Đại học để tòng quân. Ấy Mari thân mến ạ, xin thú thật với bạn rằng, tuy tuổi cậu ta rất trẻ, nhưng cậu ta ra đi như vậy cũng là một nỗi buồn vô hạn cho tôi. Chàng thanh niên ấy mà tôi đã nói chuyện với bạn trong dịp hè từa qua, tâm hồn thật cao thượng, thật là trẻ trung, trong sáng, trong thế kỷ chúng ta đang sống đây thật khó mà gặp một người như thế giữa những ông lão hai mươi tuổi của chúng ta. Nhất là chàng thẳng thắn và có tình hết sức. Chàng trong trắng là nên thơ đến nỗi mối quan hệ của tôi với chàng, tuy ngắn ngủi, cũng là một trong những niềm vui sướng dịu dàng nhất cho quả tim đáng thương của tôi chưa chi đã phải trải qua biết bao đau khổ. Rồi tôi sẽ kể cho bạn nghe phút từ biệt giữa chúng tôi, những điều chúng tôi đã nói với nhau. Tất cả những việc ấy hãy còn quá mới mẻ. Ồ! Bạn thân mến, bạn thật sung sướng vì bạn không phải biết đến những niềm vui ấy và những nỗi khổ xót xa ấy. Bạn sung sướng vì những nỗi khổ thường vẫn mãnh liệt hơn những niềm vui! Tôi thừa biết rằng bá tước Nikolai trẻ quá nên đối với tôi chàng không bao giờ có thể là gì khác hơn là một người bạn, nhưng cái tình bạn dịu dàng ấy, những quan hệ thật là nên thơ, thật là trong trắng ấy quả là một nhu cầu của lòng tôi. Nhưng thôi đừng nói chuyện ấy nữa. Cái tin quan trọng nhất mấy hôm nay mà khắp Moskva đều bàn tán là tin bá tước Bezukhov chết và cái gia tài của bá tước để lại. Bạn hãy tưởng tượng là bà công tước tiểu thư chỉ được một phần rất nhỏ thôi, công tước Bazil(6) thì chẳng được chút gì còn chính ông Piotr thì lại được hưởng tất cả, đã thế lại còn được công nhận là con trai chính thức và vì vậy được lập tước của cha và trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những gia tài lớn nhất nước Nga.
Người ta còn kể lại công tước Bazil đã đóng góp một vai trò rất xấu xa trong tất cả câu chuyện ấy và ông ta đã phải tiu nghỉu mà trở về Petersburg.
Tôi xin thú thật là tôi chẳng hiểu gì về tất cả những chuyện chúc thư và gia tài ấy cả, tôi chỉ biết rằng từ cái ngày anh chàng thanh niên mà tất cả chúng ta đều hiểu chỉ biết với cái tên là ông Piotr cộc lốc ấy nay trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những tài sản lớn nhất nước Nga, thì tôi rất buồn cười nhận thấy những sự thay đổi trong lời ăn tiếng nói, trong cách đối xử của những bà mẹ có nhiều con gái đến tuổi gả chồng và cả các tiểu thư nữa đối với cái anh chàng ấy mà xin nói thêm là xưa nay tôi vẫn cho là một người khờ khạo. Cũng như từ hai năm nay, người ta vẫn gán đùa cho tôi những vị hôn phu mà thường chính tôi không hề biết đến, ngày nay thời sự hôn nhân ở Moskva đã gọi tôi là bá tước phu nhân Bezukhov. Nhưng bạn cũng thấy rằng tôi không hề có ý muốn trở thành các bà phu nhân ấy một chút nào cả. Nhân việc gả bán, bạn có biết là mới gán đây thôi "bà dì nói chung" là Anna Mikhailovna có nói riêng với tôi một việc tối mật là việc dự định hôn nhân cho bạn. Người ấy chính là con trai công tước Bazil, chàng Anatol không hơn không kém. Người ta muốn ổn định cuộc sống cho chàng ta bằng cách kiếm cho chàng một người vợ giàu có, quyền quý, và người được bố mẹ chàng chọn chính là bạn. Tôi không biết bạn sẽ có thái độ như thế nào đối với việc này, nhưng tôi tự thấy có bổn phận báo trước cho bạn biết. Người ta bảo chàng rất đẹp trai nhưng hạnh kiểm kém lắm; tôi chỉ biết về chàng có thế thôi!
"Nhưng nói chuyện phiếm như thế đã nhiều quá rồi. Tôi đã viết hết đến tờ giấy thứ hai rồi và bà cụ tôi dang cho gọi di ăn bữa chiều ở nhà gia đình Apraksin. Bạn hãy đọc cuốn sách thần bí mà tôi gửi cho bạn, ở đây người ta đang tranh nhau dọc dữ lắm. Mặc dù trong ấy có những điều khó hiểu thấu đối với trí thông minh hèn kém của loài người, đó cũng là một cuốn sách tuyệt; đọc nó linh hồn ta sẽ được yên tĩnh và thanh cao. Chào bạn. Bạn cho tôi gửi lời kính chào lệnh nghiêm và thăm sức khoẻ cô Burien? Hôn bạn thân tiết như lòng tôi hằng yêu bạn.
Juyly
T.B - Bạn cho biết tin tức lệnh huynh và bà vợ xinh xắn dễ thương của ông ta".
Nữ công tước suy nghĩ, rồi mỉm cười, đôi mắt long lanh làm khuôn mặt sáng lên và khác hẳn đi. Bỗng nàng đứng dậy, nặng nề bước tới bàn viết. Nàng lấy giấy ra, bắt đầu viết lia lịa.
Và đây là bức thư trả lời.
"Bạn hiền yêu quý,
Thư của bạn ngày 13 làm cho tôi thi sướng vô cùng, Juyly nên thơ của tôi ơi, thế ra bạn vẫn yêu tôi đấy ư? Sự xa cách mà bạn nguyền rủa nhiều thế, vẫn không hề ảnh hưởng gì tới bạn ư? Bạn phàn nàn về nỗi xa cách - tôi biết nói làm sao; một thân một mình, thiếu hết những người thân thiết, không biết tôi có dám phàn nàn hay không? Ôi! Nếu chúng tôi không có tôn giáo để an ủi, thì cuộc đời này sẽ buồn biết mấy. Tại sao khi bạn kể cho tôi nghe lòng yêu mến của bạn đối với chàng thanh niên ấy bạn lại cho là tôi sẽ nhìn bạn với đôi mắt nghiêm khắc? Về phương diện ấy, tôi chỉ nghiêm khắc với bản thân tôi mà thôi. Tôi hiểu những tình cảm ấy ở người khác và nếu tôi không thể tán thành vì tôi chưa hề biết đến những tình cảm ấy, thì tôi cũng không hề lên án nó bao giờ cả. Tôi chỉ nghĩ rằng lòng thương yêu của Cơ đốc giáo, lòng thương yêu đồng loại lòng thương yêu cả kẻ thù còn quý hơn, dịu dàng hơn, tốt đẹp hơn những tình cảm mà đôi mắt đẹp của một chàng thanh niên có thể thức tỉnh trong một thiếu nữ mơ mộng và có tình như bạn.
Tin bá tước Bezukhov mất, chúng tôi nhận được trước thư bạn, tin ấy làm cho cha tôi rất xúc động. Cha tôi bảo bá tước người đại diện gần cuối cùng của thế kỷ vĩ đại trước và bây giờ là đến lượi cha tôi, nhưng cha tôi sẽ cố hết sức làm cho lượt mình đến thật chậm. Cầu thượng đế giữ cho chúng tôi khỏi phải cái tai hoạ ghê gớm ấy.
Còn ý kiến của bạn lề Piotr thì tôi không tán thành, vì tôi biết Piotr từ thuở bé. Tôi nghĩ rằng anh ta bao giờ cũng rất tốt bụng vì đó là đức tính mà tôi quý nhất ở những người khác. Còn về gia tài của anh ta và về vai trò của công tước Bazil trong việc ấy thì thạt cũng đáng buồn cho cả hai người. Ôi! Bạn thân mến ạ. Chúa cứu thế thiêng lirng của chúng ta đã nói một cách ghê gớm: tôi phàn nàn cho công tước Bazil, nhưng tôi chỉ tiếc cho Piotr hơn nữa. Trẻ tuổi như vậy mà mang lấy gánh nặng của bấy nhiêu tài sản, anh ta sẽ phải chịu biết bao nhiêu là cám dỗ! Nếu có ai hỏi tôi mong muốn cái gì hơn hết trên đời thì xin thưa là tôi chỉ muốn nghèo hơn người hành khất nghèo nhất.
"Bạn thân mến ạ, xin cám ơn bạn nghìn lần về việc bạn đã gửi cho chôn sách mà ở chỗ bạn người ta đang tranh nhau đọc và bàn tán dữ dội. Nhưng vì bạn bảo rằng giữa nhiều điều rất hay, còn có những điều mà sức nhận định hèn kém của người đời không thể hiểu được thì còn thu được kết quả gì, và như vậy chỉ mất công vô ích. Tôi không bao giờ hiểu được một số người cứ say mê những sách thần bí để làm cho lý trí của mình rối như mớ bòng bong; những sách ấy chỉ làm cho óc họ nảy ra những mối hoài nghi, trí tưởng tượng của họ bị kích thích quá độ và tính tình họ trở nên quá khích, hoàn toàn trái với tính giản dị Cơ đốc. Chúng ta cần nên đọc sách Sứ đồ và Sách phúc âm. Không nên tìm hiểu những điều bí ẩn trong những sách ấy, vì chúng ta chỉ là những kẻ lội lỗi khốn khổ, làm sao chúng ta dám có tham vọng thâm nhập cào những bí ẩn ghê gớm và thiêng liêng của Thượng đê trong khi chúng ta còn mang cái hình hài xác thịt nó dựng nên giữa Đấng Vĩnh cửu với chúng ta một bức màn không nhòm qua được vậy? Chúng ta chỉ nên học những nguyên lý cao cả mà Chúa Cứu thế thiêng hêng của chúng ta đã truyền lại để dạy cho chúng ta cách xử sự trên thế gian này; Chúng ta phải cố theo đúng lời dạy của Người và phải tự nhủ rằng càng ít đưa trí thệ hèn kém của loài người bay bổng lên cao, chúng ta càng làm cho Thượng đế hài lòng, vì Thượng đế không thừa nhận bất cứ hiểu biết nào không phải do người đưa đến cho ta: ta càng ít đi sâu vào những điều mà Người đã có lòng không muốn cho ta hiểu biết thì Người càng sớm cho ta nhìn thấy những hiểu biết ấy do linh trí thần thánh của Người.
"Cha tôi không nói năng gì với tôi về người cầu hôn, nhưng cho tôi biết là có nhận được một bức thư của công tước đến thăm. Còn về việc dự định hôn nhân cho tôi thì xin nói với bạn yêu quý rằng tôi nghĩ hôn nhân là một thể chế thiêng liêng mà ta phải thân theo. Nếu có lúc nào Đấng Tối cao ràng buộc cho tôi những bổn phận làm vợ làm mẹ, thì dù có nặng nề, cực khổ đến đâu tôi cũng sẽ cố hết sức một lòng trung thành làm tròn các bổn phận ấy, không băn khoăn suy tính gì về những tình cảm của mình đối với người mang Thượng đế sẽ ban cho mình làm chồng.
Tôi có nhận được một bưc thư của anh tôi báo tin sẽ cùng vợ về Lưxye Gôrư. Nhưng đó chỉ là một niềm vui ngắn ngủi vì anh tôi sẽ từ giã chúng tôi để tham gia trận chiến tranh khốn khổ mà chúng ta đang bị tôi cuốn vào, vì lẽ gì và bằng cách nào thì chỉ có Thượng đế mới biết được mà thôi. Không phải chỉ có chỗ bạn là nơi trung tâm sự vụ và giao thế người ta mới mới nói toàn chuyện chiến tranh, mà ở đây, giữa những nỗi khó nhọc của đời sống thôn đã và cảnh tĩnh mịch của thiên nhiên, như người thành thị vẫn thường hình dung chốn thôn quê, những tin đồn về chiến tranh cũng lan tới và gây một ấn tượng rất nặng nề. Cha tôi suốt ngày chỉ nói đến tiến quân và lui quân là những việc mà tôi không hiểu gì hết; và ngày hôm kia theo thường lệ đi dạo trên con đường làng, tôi được chứng kiến một cảnh não lòng… Phải thấy tình cảnh những bà mẹ, những người vợ, những đứa con của người ra đi, phải nghe tiếng khóc nức nở của kẻ ở cũng như người đi! Tựa hồ nhân loại đã quên hết phép tắc của Đấng Cứu thế thiêng liêng, đã thuyết giáo cho mọi người phải có lòng thương, phải biết tha thứ những điều xúc phạm là nhân loại chỉ còn cho giá trị lớn lớn lao nhất của mình là ở trong cái thuật chém giết lẫn nhau.
Chào bạn hiền yêu quý. Cầu xin Đấng Cứu thế thiêng liêng và Đức Mẹ chí Thánh của Người đặt bạn dưới sự che chở thiêng liêng và mạnh mẽ của mình.
"Mary!"
***
- À, tiểu thư gửi thư đấy à, tôi cũng vừa gửi thư về cho người mẹ đáng thương của tôi. - Cô Burien tươi cười nói liến thoắng, giọng kim thanh thanh uốn lưỡi nghe rất dễ chịu. Trong bầu không khí trầm lặng, buồn rầu, ủ rũ bao quanh tiểu thư Maria, cô ta mang đến một thế giới khác hẳn, vui vẻ, phù phiếm và tự mãn.
Cô ta lại hạ thấp giọng nói tiếp:
- Tiểu thư ạ, tôi phải báo trước để tiểu thư biết là công tước vừa mới to tiếng với Misel Ivanov, cô ta uốn lưỡi đặc biệt khi nóì hai chữ to tiếng và lấy làm thích thú thưởng thức tiếng nói của mình. - Công tước đang bực mình, gắt tợn. Phải dè chừng đấy tiểu thư ạ?
Công tước tiểu thư Maria đáp:
- Ở tôi đã yêu cầu cô đừng bao giờ báo trước cho tôi về thái độ của cha tôi cả. Tôi không hề dám tự tiện xét đoán gì về cha tôi và tôi không muốn những người khác xét đoán về cha tôi.
Tiểu thư liếc nhìn đồng hồ treo và thấy đã quá giờ tập dánh dương cầm mất năm phút; vẻ hoảng hốt, nàng đi vào phòng khách.
Theo đúng thời gian biểu đã định, từ giữa trưa đến hai giờ chiều lão công tước nghỉ, còn nàng thì đánh dương cầm.
Chú thích:
(1) M.elle Bourienne. Một thiếu nữ được nuôi trong các gia đình quý tộc đề làm bạn với các tiểu thư.
(2) Petersburg và Moskva.
(3) Trong danh sách này chúng tôi có từ "dặm" để chỉ dặm Nga (vetxta) bằng 1,060 km: đối với các đơn vị đo khoảng cách khác thường dịch là dặm (mille, lieu v.v…) Chúng tôi sẽ ghi rõ là dặm Anh, hải lý v.v…
(4) Ở thế kỷ 18 những người thượng lưu mang một bộ tóc giả ngắn chỉ xuống đến cổ, phía sau gáy có một cái bím ngắn thắt nơ. Bộ tóc giả đó màu nhạt và rắc phấn rất dày. Ở thế kỷ 19 không có mấy ai dùng nữa.
(5) Héleise. Ý công tước châm biếm nhắc đến nhân vật lãng mạn của Rousseau trong tiểu thuyết "Nàng Eloyza mới".
(6) Basile (tên Pháp) tức là Vaxili.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 20:52:10 | Chỉ xem của tác giả
Chương - 23 -





Người hầu buồng tóc bạc đang ngồi ngủ gật, tai lắng nghe tiếng ngáy của công tước ở trong phòng làm việc rộng thênh thang. Từ một căn phòng ở mãi phía bên kia nhà, qua mấy làn cửa đóng, vẳng đến những đoạn khó đánh của một bản sonata(1) của Dusek(2) tập đi tập lại đến hai mươi lần.
Đúng lúc ấy, một chiếc xe hòm song mã và một chiếc Britxka đỗ trước thềm; công tước Andrey từ trên xe hòm bước xuống, đỡ người vợ xinh xắn bước ra và nhường cho nàng bước lên trước.
Người lão bộc Tikhôn, đầu đội tóc giả, ló đầu qua cửa phòng đợi khe khẽ báo tin rằng công tước đang nghỉ trưa, rồi vội vàng đóng cửa lại. Tikhôn biết rằng con trai công tước đến hay bất cứ việc gì xảy ra, dù là việc phi thường đến đâu, cũng không thể sai lệch thời gian biểu hàng ngày. Hẳn công tước Andrey cũng biết như vậy, chàng nhìn đồng hồ như để kiểm nghiệm xem những thói quen của cha có thay đổi gì từ khi chàng vắng mặt không, và khi đã thấy rằng những thói quen ấy vẫn như cũ, chàng quay lại bảo vợ:
- Hai mươi phút nữa cha mới dậy. Ta vào phòng Maria đi.
Công tước phu nhân nhỏ nhắn dạo này có đẫy ra, nhưng khi nàng nói đôi mắt và cái môi ngắn có lông tơ vẫn cong lên vui vẻ và duyên dáng.
- Ồ thật là một cung điện. Thôi nhanh đi, nhanh đi. - Nàng vừa nói với chồng vừa nhìn sang quanh nhà, vẻ như đang khen vị chủ nhân của một buổi vũ hội. Nhìn quanh nàng, nàng mỉm cười với Tikhôn, với chồng, với người hầu đang dẫn họ vào.
- Maria đang tập đàn phải không? Đi khẽ chứ, làm cho cô ấy ngạc nhiên mới được!
Công tước Andrey đi theo nàng, vẻ lễ độ và buồn buồn. Đi qua mặt người lão bộc, chàng đưa tay cho ông lão hôn và nói:
- Lão rày già đi đấy, Tikhôn ạ.
Trước khi hai người đến căn phòng có tiếng dương cầm vẳng ra thì một cô gái người Pháp xinh xắn tóc bạch kim đã từ một cái cửa ngang nhanh nhẹn bước ra. Cô Burien tựa hồ phát điên lên vì vui sướng. Cô ta nói:
- A! đã về đây rồi. Công tước tiểu thư vẽ sung sướng biết chừng nào! Tôi phải vào báo với tiểu thư mới được!
Công tước phu nhân ôm hôn cô Burien và ngăn lại:
- Đừng, đừng, xin cô… Cô là Burien. Tôi đã biết cô vì tình bạn của cô em chồng tôi đối với cô. Đừng báo, cô ấy không biết chúng tôi đến đâu.
Họ lại gần cánh cửa phòng khách, nơi vẫn vẳng ra cái đoạn nhạc đánh đi đánh lại mãi. Công tước Andrey dừng lại, cau mày như đang chờ đợi một điều gì khó chịu.
Công tước phu nhân bước vào. Tiếng nhạc ngừng bặt giữa chừng; người ta nghe một tiếng kêu, những bước chân nặng nề của tiểu thư Maria và tiếng hôn hít. Khi công tước Andrey vào thì hai người đang ôm nhau hôn lấy hôn để bạ chỗ nào thì hôn ngay vào chỗ ấy tuy hai người mới chỉ gặp nhau có một lần ngắn ngủi hôm lễ cưới của chàng. Cô Burien thì đứng bên cạnh, hai tay ép lên ngực và mỉm cười hể hả: rõ ràng lúc bấy giờ cô ta sẵn sàng khóc ngay hay cười ngay cũng được. Công tước Andrey nhún vai và cau mày, như người sành nhạc nghe phải một tiếng đàn sai cung bậc. Hai người buông nhau ra, rồi như sợ không còn có thì giờ nữa, lại nắm lấy tay nhau đưa lên môi hôn, giằng tay lại, rồi ôm lấy nhau và hôn hít, và thật là công tước không thể ngờ tí nào, cả hai oà lên khóc rồi lại ôm nhau hôn nữa. Cô Burien cũng khóc theo. Công tước Andrey thấy ngượng quá; nhưng hai người thì khóc rất tự nhiên, hình như họ không thể tưởng tượng cuộc gặp gỡ này có thể diễn ra cách nào khác. Bỗng cả hai đều nói và đều bật lên tiếng cười.
- A! Chị… A! Maria… Đêm qua em nằm mê thấy… Cô không biết chúng tôi đến hôm nay chứ? Ô! Maria, nom cô gầy đi… Còn chị thì đẫy ra…
Cô Burien chêm vào:
- Tôi nhận ra công tước phu nhân ngay.
Nữ công tước Maria nói:
- Thế mà em không hề ngờ đấy! Ồ Andrey, lúc nãy em chưa trông thấy anh.
Công tước Andrey hôn em; và cầm tay em, công tước bảo rằng nàng cũng vẫn hay khóc như xưa. Công tước tiểu thư Maria quay về phía anh và qua hàng mi, đôi mắt to sáng bây giờ rất đẹp của nàng nhìn lên mặt anh, cái nhìn âu yếm, ấm áp và dịu dàng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 20:53:43 | Chỉ xem của tác giả
Công tước phu nhân nói không ngớt miệng. Cái môi trên hơi ngắn, phơn phớt lông tơ chốc chốc lại hạ xuống, chạm rất đúng vào chỗ cái môi dưới đỏ thắm như son, rồi lại cong lên trong khi một nụ cười rạng rỡ ánh lên từ hàng răng trắng bóng và từ đôi mắt long lanh. Nàng kể lại việc không may mắn xảy ra cho hai vợ chồng ở núi Xpatxkaya suýt nguy hiểm đến cái thai của nàng, rồi ngay sau đó nàng bảo là nàng để lại tất cả áo xống ở Peterburg và đến đây không biết lấy gì mà mặc nữa, nào là Andrey đã thay đổi hẳn, nào là Kitty Ozytxova đã lấy một ông lão, người ta đã chọn cho tiểu thư Maria một vị hôn phu thật sự, nhưng việc đó sau này sẽ nói chuyện. Công tước tiểu thư Maria vẫn lẳng lặng nhìn anh, đôi mắt đẹp đẽ chứa chan âu yếm và buồn rầu. Rõ ràng là ý nghĩ của nàng đã quay sang một hướng khác, không liên quan gì đến những chuyện mà chị dâu nàng đang kể. Giữa lúc công tước phu nhân đang kể lại buổi dạ hội vừa qua ở Peterburg thì nàng quay sang phía anh thở dài rồi hỏi:
- Anh quyết ra trận thật đấy à, anh Andrey?
Liza cũng thở dài:
- Ừ, mai đã đi.
Anh ấy bỏ tôi ở đây; có trời biết tại sao, trong khi anh ấy có thể được thăng chức…
Nữ công tước tiểu thư Maria không để nàng nói hết và cứ theo dòng tư tưởng riêng của mình âu yếm nhìn vào cái bụng chị dâu hỏi:
- Chắc đấy chứ?
Công tước phu nhân biến sắc đi. Nàng thở dài nói:
- Vâng, chắc chứ? Ôi thật đáng sợ
Cái môi xinh xắn của Liza hạ xuống. Nàng ghé sát mặt vào mặt cô em chồng rồi bỗng dưng khóc oà lên. Công tước Andrey cau mày nói:
- Liza cần nghỉ ngơi. Phải không mình? Em đưa chị sang phòng em, để anh sang chào cha. Không biết cha thế nào, vẵn như trước chứ?
- Vâng vẫn thế, còn anh thì không biết anh sẽ thấy thế nào? - Maria vui vẻ đáp.
- Vẫn theo giờ giấc như trước? Vẫn đi dạo trong vườn chứ? Vẫn cái bàn tiện chứ? Công tước Andrey hỏi, khẽ nhếch miệng cười tỏ ra rằng dù thương yêu và kính trọng cha, chàng cũng biết rõ nhược điểm của cha.
- Vẫn giờ giấc ấy, và vẫn cái bàn tiện, rồi những bài toán và những bài hình học dạy cho em - nữ công tước tiểu thư Maria trả lời vui vẻ làm như những bài hình học là một trong những tiêu khiển lý thú nhất của đời nàng.
Khi cái thời hạn hai mươi phút cần thiết cho mỗi buổi thức giấc lão công tước đã qua. Tikhôn mời công tước Andrey đến gặp ông. Nhân con trai về, lão công tước bỏ một cái lệ thường ngày và cho chàng vào ngay buồng riêng trong khi đang thay áo để ra ăn bữa chiều. Công tước ăn mặc theo lối cổ: áo kaftan dài, tóc rãc phấn. Và khi công tước Andrey bước vào phòng rửa mặt thì ông lão đang khoác chiếc áo choàng lông ngồi trong một chiếc ghế bành da dê rộng, đưa đầu cho Tikhôn chải. Andrey vào đây không phải với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt lầm lì và điệu bộ kiểu cách như ở trong các phòng khách, mà với vẻ mặt linh hoạt như khi nói chuyện với Piotr.
- A! Chàng chiến sĩ? Anh muốn đi đánh Buô***áctê đấy à?
Ông nói, đoạn lắc nhẹ mái tóc rắc phấn; bây giờ Tikhôn đang tết bím cho ông, nhưng đầu còn tự do ngần nào là ông lắc ngần ấy, và nói:
- Này là lo đối phó với hắn, kẻo hắn biến chúng ta thành thần dân của hắn hết cả bây giờ. Nào, chào anh. - Rồi công tước chìa má cho con hôn.
Lão công tước đang lúc thư thái sau giấc ngủ trưa và trước bữa ăn chiều (ông thường nói là giấc ngủ sau bữa ăn chiều quý như bạc còn giấc ngủ trước bữa cơm chiều thì quý như vàng). Ông vui vẻ liếc nhìn con trai dưới hai hàng lông mày dậm nhô ra. Công tước Andrey đến hôn cha ở chỗ đã chỉ. Chàng không hưởng ứng đề tài nói chuyện mà cha chàng vẫn thích là nhạo báng các quân nhân thời nay và nhất là Buô***áctê.
- Vâng, thưa cha con về đây, cả nhà con đang có mang cũng cùng về. Sức khoẻ của cha thế nào? - Công tước Andrey vừa nói vừa theo dõi từng nét mặt của cha trong một cái nhìn cung kính.
- Chỉ có bọn ngốc với bọn trác táng mới hay ốm đau. Còn ta thì anh vẫn biết: ta sống điều độ, làm việc từ sáng đến chìều nên ta vẫn mạnh.
- Đội ơn chúa! - Andrey mỉm cười nói.
- Chúa chẳng liên quan gì đến đấy cả - Rồi công tước lại quay về câu chuyện ưa thích - Thế nào kể cho ta nghe đi, người Đức họ dạy cho các anh đánh nhau với Buôn***actc như thế nào, theo cái khoa học mới của các anh mà người ta gọi là khoa chiến lược.
Công tước Andrey mỉm cười.
- Cha cho con thở đã chứ. Con mới về đã xếp đặt đồ đạc gì đâu? - Chàng vừa nói vừa mỉm cười tỏ rằng những nhược điểm của ông cụ không làm cho chàng bớt thương yêu và kính trọng cha.
Ông lão vẫy cái bím tóc xem tết có chắc không và nắm lấy cánh tay con trai nói lớn:
- Bậy nào, bậy nào, phòng của vợ anh đã dọn xong, sẵn sàng cả; Công tước tiểu thư Maria sẽ đưa vợ anh đến, chỉ cho chị ấy và sẽ kể hết chuyện này đến chuyện nọ, chẳng bao giờ xong được. Mặc họ, chuyện đàn bà. Ta cũng bằng lòng là vợ anh về đây với ta. Ngồi xuống đây, kể cho ta nghe đi. Đạo quân của Mikhelxon, ta hiểu, và đạo quân của Tolstoy nữa… đổ bộ cùng một lúc… Còn đạo quân phía nam sẽ làm gì? Nước Phổ, trung lập… ta biết. Còn nước Áo?(3) - Vừa nói công tước vừa đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Tikhôn phải lẽo đẽo theo sau đưa áo cho công tước mặc. - Còn nước Thuỵ Điển nữa? Thế cho quân tiến qua xứ Pomerani bằng cách nào?
Thấy cha thúc giục một cách thiết tha thật sự, công tước Andrey trình bày kế hoạch dự định của chiến dịch, mới đầu thì miễn cưỡng, nhưng càng nói càng hăng, và giữa chừng câu chuyện vô tình theo thói quen đang nói tiếng Nga lại chuyển sang tiếng Pháp. Chàng kể rằng một đạo quân chín vạn người sẽ uy hiếp nước Phổ buộc nó phải bỏ thái độ trung lập và tôi cuốn nó vào chiến tranh, rằng một bộ phận của đạo quân ấy phải tiến đến Strazund, họp với quân Thuỵ Điển, rằng hai mươi vạn quân Áo họp với mười vạn quân Nga sẽ mở mặt trận ở Ý và dọc sông Ranh, rằng năm vạn quân Nga và năm vạn quân Anh sẽ đổ bộ ở ***le và tất cả là năm mươi vạn quân sẽ tấn công quân Pháp khắp các mặt. Lão công tước không tỏ ra chú ý một chút nào trong khi con trình bày, tựa hồ không nghe gì hết, vừa đi đi lại lại vừa tiếp tục mặc áo và ngắt lời con ba lần một cách bất ngờ. Lần thứ nhất thì kêu lên:
- Cái trắng, cái trắng kia!
Như thế nghĩa là Tikhôn không đưa cho công tước đúng cái áo gi lê mà công tước muốn. Lần thứ hai công tước dừng lại để hỏi:
- Này, sắp đẻ đấy chứ? - rồi lắc đầu với vẻ trách móc, công tước nói thêm - Không tốt! Kể tiếp đi, kể tiểp đi.
Lần thứ ba, khi công tước Andrey kể gần xong, lão công tước cất tiếng hát với cái giọng ông già, sai cả điệu "Malbruk ra đi đánh trận. Có trời biết khi nào trở về".(4)
Andrey chỉ mỉm cười, chàng nói tiếp:
- Con không nói là con tán thành kế hoạch này, con chỉ kể lại cha nghe nó như thế nào. Chắc ***oléon cũng không có kế hoạch, không thua kém gì kế hoạch này đâu.
- Thật đấy mà, anh chẳng cho ta biết thêm điều gì mới cả. - Vẻ trầm ngâm, lão công tước nói một mình rất nhanh - "Có trời mới biết khi nào trở về". Thôi, đi ăn đi.

Chú thích:
(1) Tấu khúc soạn cho nhạc cụ gồm ba hay bốn đoạn (sonata)
(2) Johan Vaixlievats Dusek nhà chơi dương cầm và soạn nhạc người Tiệp(1761-1821)
(3) Đây là ám chỉ kế hoạch của Vinixngerot nhàm tấn công vào Pháp từ cả ba mặt: quân Anh, Nga, Áo tấn công vào mặt trung và liên quân Nga - Anh tấn công mặt nam.
(4) Malbrough s en va en guere. Dieu sait quand reviendra. (Dân ca Pháp có tính hài hước).
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 20:55:38 | Chỉ xem của tác giả
Chương - 24 -




Đến giờ đã quy định, công tước, tóc rắc phấn và râu cạo nhẵn, bước vào buồng ăn; ở đó đã có nàng dâu, cô con gái, cô Burien và người kiến trúc sư chờ sẵn. Người này hoàn cảnh xã hội thấp kém lẽ ra không thể mong được cái hân hạnh ấy, nhưng do một ý muốn kỳ quặc của công tước, đã được phép ăn cùng một bàn với gia đình.
Trong sinh hoạt công tước thường để ý nghiêm khắc đến sự phân biệt đẳng cấp và không mấy khi để ngồi cùng ăn với mình dù là những quan lại cao cấp trong tỉnh, nhưng đối với kiến trúc sư Mikhail Ivanovich - là người mà nếu có xỉ mũi cũng chỉ dám xỉ trộm vào một chiếc mùi soa bằng vải kẻ ô vuông, - thì công tước lại chứng minh một cách bất ngờ rằng mọi người đều bình đẳng và đã nhiều lần công tước cắt nghĩa cho con cái hiểu rằng Mikhail Ivanovich không hề kém hai bố con ông về mặt nào hết.
Trong khi ăn, công tước lại hay nói chuyện với con người lầm lì, rụt rè ấy hơn cả. Trong gian phòng ăn, cũng cao ngất như tất cả các phòng khác trong nhà, gia nhân, người hầu túc trực, mỗi người đứng sau một chiếc ghế tựa, đang chờ công tước đi ra; người chủ thiện(1), khăn vắt trên cánh tay, soát lại bàn ăn, ra hiệu cho mấy người hầu vẻ mặt lo ngại luôn luôn liếc nhìn từ cái đồng hồ treo đến cái cửa mà công tước sẽ bước vào. Công tước Andrey nhìn một cái nhìn khung to tướng mạ vàng ở giữa là bảng gia hệ của dòng dõi Bolkonxki, mà chàng mới trông thấy lần thứ nhất. Đối diện với cái bảng ấy là một cái khung khác cũng to tướng, ở giữa là bức chân dung nét vẽ vụng về (rõ ràng là tác phẩm của một tay thợ vẽ ở địa phương) của một công tước đã trị vì đầu đội mũ miện, được coi là cháu của Rurik và là người sáng lập ra dòng họ thế gia Bolkonxki. Công tước Andrey nhìn bảng gia hệ và lắc đầu, mỉm cười như khi người ta nhìn thấy một bức chân dung giống người mẫu đến mức buồn cười. Chàng bảo công tước tiểu thư Maria đang bước lại gần chàng:
- Đúng là cung cách của ông cụ!
Tiểu thư Maria ngạc nhiên đưa mắt nhìn anh. Nàng không hiểu tại sao anh nàng lại cười. Tất cả những gì cha nàng đã làm đều nảy sinh trong lòng nàng một lòng sùng kính sâu xa, không ai được phép phê phán.
Công tước Andrey lại nói tiếp:
- Người nào cũng có một nhược điểm riêng. Thông minh tuyệt vời như cha mà lại có thể lẩn thẩn như thế này!
Công tước tiểu thư Maria không thể hiểu sao anh mình lại dám táo bạo như vậy, nàng đã toan cãi lại thì vừa nghe tiếng chân mà mọi người đang chờ đợi từ phía phòng làm việc vảng lại: công tước bước vào, dáng đi vội vàng, vui vẻ như thường lệ, tựa hồ công tước cố ý đi đứng, cử động nhanh nhẹn như vậy cho nó trái ngược cái trật tự nghiêm mật trong nhà. Đúng lúc ấy, chiếc đồng hồ treo lớn đánh hai tiếng, và có tiếng chuông nhỏ nhẹ thanh thanh của một chiếc khác hoạ lại trong phòng khách như một tiếng vang. Công tước dùng lại, dưới hai hàng lông mày rậm, đôi mắt linh hoạt, sáng và nghiêm, nhìn khắp mọi người một lượt rồi dừng lại trên nàng dâu. Bây giờ nàng có cái cảm giác của những kẻ triều thần đứng trước Sa hoàng, cái cảm giác sợ hãi và sùng kính ông già này vẫn gây nên trong lòng tất cả những người thân cận. Công tước vuốt tóc con dâu rồi vụng về lấy tay vỗ nhẹ vào gáy nàng.
- Cha rất mừng, cha rất mừng - Công tước nói đoạn lại nhìn nàng một lần nữa, nhìn thẳng vào mặt rồi bỗng đến ngồi vào bàn ăn và nói - Ngồi xuống, ngồi xuống.
Ông Mikhail Ivanovich ngồi xuống.
Công tước ra hiệu cho con dâu ngồi xuống cạnh mình. Một người hầu đưa cho nàng một cái ghế. Công tước nhìn thấy tấm thân tròn trĩnh của con dâu, kêu lên:
- Hô, hô! Vội quá, không tốt!
Công tước cười, tiếng cười khô khan, lạnh lùng, khó chịu như ông vẫn thường cười, chỉ cười bằng miệng, không cười bằng mắt.
Công tước nói tiếp:
- Phải đi bộ. đi bộ thật nhiều, thật nhiều.
Công tước phu nhân nhỏ nhắn không nghe thấy, hoặc giả không muốn nghe thấy những lời nói của bố chồng. Nàng làm thinh và lộ vẻ bối rối. Công tước hỏi thăm ông cụ thân sinh của nàng, nàng mỉm cười và bắt đầu nói. Công tước hỏi thăm nàng về những người quen biết chung. Phu nhân càng trở nên linh hoạt rồi bắt đầu kể chuyện, chuyển đến công tước lời những người quen nhắn chào và thuật lại cả những chuyện kháo vặt ở chốn đô thị. Mỗi lúc một thêm vui nàng nói:
- Tội nghiệp công tước phu nhân Apraksin, chồng vừa mất, bà ta khóc ráo hết nước mắt.
Nàng càng vui vẻ, linh hoạt lên bao nhiêu thì công tước nhìn nàng lại càng nghiêm nghị bấy nhiêu và bỗng nhiên như đã nghiên cứu đủ tính nết của nàng và đã có một ý niệm khá rõ về nàng, công tước quay sang nói với Mikhail Ivanovich:
- Này, Mikhail Ivanovich, nguy đến nơi cho anh chàng Buô***áctê rồi đấy. Theo như công tước Andrey kể lại - lệ thường nói đến con trai bao giờ công tước cũng vẫn dùng ngôi thứ ba, - thì người ta đã tập trung không biết bao nhiêu là lực lượng để đánh lại hắn. Mà tôi và anh thì cứ tưởng hắn là tay xoàng.
Mikhail Ivanovich, tuy không hề biết hai cha con công tước nói chuyện với nhau về Buô***áctê từ lúc nào, nhưng hiểu rằng người ta đang cần đến mình để gợi một câu chuyện thích thú, liền nhìn công tước Andrey ra vẻ ngạc nhiên, không hiểu là câu chuyện sẽ đi tới đâu.
Lão công tước trỏ viên kiến trúc sư bảo con trai:
- Đây là một nhà chiến thuật đại tài!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 20:57:01 | Chỉ xem của tác giả
Rồi câu chuyện lại chuyển sang chiến tranh, sang Buô***áctê, sang các tướng lĩnh và chính sách đương thời. Hình như công tước không những tin chắc rằng tất cả những người hiện đang cầm quân, đang trị nước đều là nhãi ranh không biết đến những điều sơ đẳng của thuật quân sự và chính trị, rằng Buô***áctê là một anh người Pháp bé nhỏ, tầm thường, sở dĩ thành công chỉ vì không có một Poyomkin, một Xuvorov làm đối thủ, mà còn tin chắc rằng ở châu Âu hiện không có một khó khăn chính trị nào cả, cũng chẳng hề có chiến tranh mà chỉ có một thứ trò hề múa rối trong đó những nhân vật đương thời làm ra vẻ đóng một vai trò thực sự. Trước những lời chế giễu của ông đối với các nhân vật mới, công tước Andrey chỉ cười, và càng khích cho cha nói để mà nghe, với một nỗi vui thích rõ rệt. Chàng nói:
- Cái gì đờỉ trước bao giờ cũng tốt đẹp, nhưng chẳng phải chính ông Xuvorov ấy đã mắc mưu Moro không sao gỡ ra được là gì?
- Ai bảo anh thế? Ai bảo - Công tước quát lên và quẳng luôn cái đĩa đang ăn mà Tikhôn vội nhanh tay bắt lấy. - Xuvorov! Xuvorov à!… Này, công tước Andrey nghĩ cho kỹ đã hãy nói. Trên đời chỉ có hai người: Fridrich và Xuvorov mà thôi!… Moro lẽ ra đã bị bắt làm tù binh rồi; nhưng Xuvorov còn có cả một gánh nặng là cái viện ngự tiền quân sự(2) tham nghị của nước Áo trên vai. Đến quỉ sứ cũng phải bị vướng. Các anh có ở trong cuộc rồi thì mới rõ cái bọn trong viện ngự tiền quân sự tham nghị ấy. Xuvorov còn chịu không thể làm ãn gì với họ được, thế thì không biết Mikhail Kutuzov sẽ làm ăn thế nào? Không! Anh ạ, với hạng tướng tá của các anh, chẳng làm gì được Buô***áctê đâu; Các anh cần đến người Pháp kia, để cho họ từ bỏ người nước họ và đánh lẫn nhau. Người ta đã phái người Đức là Palen Moro đến New York ở Mỹ tìm anh chàng Pháp. - Công tước muốn nói đến việc năm ấy người ta đề nghị Moro sang giúp Nga - Tuyệt!… Thế các tướng Potyomkin Xuvorov, Orlov đều là người Đức cả đấy hẳn? Không, con ạ, hoặc là các anh đã hoá điên rồ cả rồi, hoặc là chính ta đã trở nên lẩm cẩm. Cầu Chúa giúp cho các anh, rồi chúng ta sẽ biết. Đối với họ, Buô***áctê mà cũng thành ra một danh tướng! Hừm!
- Con không hề nói là các kế hoạch ấy đều hay cả, con chỉ không hiểu nổi tại sao cha lại có thể coi khinh Buô***áctê đến thế. Cha muốn cười thì tuỳ ý chứ dù sao Buô***áctê cũng thành ra một danh tướng! Hừm!…
- Ông Mikhail Ivanovich? - Công tước gọi giật ông kiến trúc sư đang bận ăn món thịt quay và hy vọng rằng mình đã được bỏ quên trong câu chuyện. - Có phải là ta vẫn bảo anh rằng Buô***áctê là một nhà chiến thuật lớn không? Bây giờ anh ta cũng nói thế đấy nhé.
- Thưa cụ lớn, chính thế đấy ạ.
Công tước lại cất tiếng cười lạnh lùng quen thuộc.
- Buô***áctê đẻ vào giờ tốt. Hắn ta có quân lính giỏi. Trước tiên là hắn ta đánh Đức mà xưa nay chỉ có bọn lười biếng mới không thắng nổi quân Đức. Kể từ khi khai thiên lập địa ai cũng thắng quân Đức hết. Còn quân Đức thì chưa thắng ai lấy được một trận. Chúng chỉ thắng lẫn nhau mà thôi. Danh vọng ***oleon có được là nhờ đánh được những quân Đức ấy đấy.
Rồi lão công tước phân tích tất cả những sai lầm mà theo ý công tước, Buô***áctê đã phạm phải trong tất cả các chiến dịch và cả trong chính sự. Người con trai không hề cãi lại, nhưng có thể thấy rõ là dù có viện bao nhiêu lý lẽ cũng khó lòng có thể làm cho chàng thay đổi ý kiến, mà lão công tước thì cũng vậy. Công tước Andrey im lặng nghe, không hề phản đối, và cũng phải buộc lòng tự hỏi làm sao một ông lão đã bao nhiêu năm không hề ra khỏi chốn nông thôn, lại có thể am hiểu tường tận và biện luận tỉ mỉ và tinh vi như vậy về tình hình quân sự và chính trị ở châu âụ trong mấy năm gần đây. Lão công tước kết luận:
- Anh tưởng già cả như ta thì không hiểu rõ thời cuộc hay sao? Ta quan tâm đến thời cuộc lắm chứ. Đêm ta có ngủ được đâu. Vậy thì vị thiên tài quân sự của anh tàì giỏi ở chỗ nào, anh chứng minh ta xem.
Người con trai đáp:
- Nói ra thì dài lắm!
- Thế thì đi mà theo cái lão Buô***áctê của anh đi. - Rồi công tước nói to lên bằng một thứ tiếng Pháp rất hay - Cô Burien ạ, đây lại thêm một kẻ sùng bái vị hoàng đế mất dạy của cô đấy!
- Thưa công tước, công tước cũng biết con không thuộc phái Buô***áctê
"Có trời mới biết khi nào trở về… " - Công tước khẽ hát, lạc cả điệu rồi lại cười một cách lạc điệu hơn nữa và đứng dậy.
Công tước phu nhân nhỏ nhắn suốt thời gian tranh luận và suốt bữa ăn vẫn im thin thít, hết nhìn công tước tiểu thư Maria lại nhìn bộ chồng vẻ sợ hãi. Khi mọi người đứng dậy, nàng khoác tay em chồng kéo sang phòng bên và nói:
- Cha thật là một người thông tuệ, có lẽ vì thế mà tôi sợ quá!
- Ồ, cha tốt lắm chị ạ! - Công tước tiểu thư Maria đáp.

Chú thích:
(1) Người gia nô chuyên trông nom việc bếp nước tiệc tùng trong các nhà quý tộc
(2) Cơ quan quân sự cao nhất của Áo: Nguyên văn chữ này - Hofskiregsrat - bị lão công tước nói trại ra thành Hofskriegswurtsch***srat: nghiã là "Viện ngự tiền quân sự rượu chè xúc xích tham nghị".
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 20:59:10 | Chỉ xem của tác giả
Chương - 25 -





Chiều hôm sau công tước Andrey lên đường. Sau bữa ăn, cũng như thường lệ, không mảy may thay đổi trật tự thời gian biểu, lão công tước trở về phòng riêng. Công tước phu nhân nhỏ nhắn ở buồng em chồng. Công tước Andrey mặc áo đuôi én đi đường không có tua vai đang soạn hành lý cùng người hầu buồng trong văn phòng dành riêng cho mình. Sau khi tự mình kiểm tra lại xe cộ và cách xếp đặt các va li, chàng cho thắng ngựa. Trong phòng chỉ còn lại những đồ dùng mà chàng thường mang luôn theo mình: một chiếc tráp nhỏ, một cái hộp lớn đựng bộ đồ ăn bằng bạc, hai khẩu súng tay Thổ Nhĩ Kỳ và một thanh kiếm của chàng mang từ Otsakov(1) về làm quà cho chàng. Tất cả các hành lý này đều được công tước xết đặt rất thứ tự, tất cả đều sạch sẽ, mới tinh: áo phủ băng nỉ và buộc dải cẩn thận.
Trong phút ra đi và thay đổi cuộc đời, những ai có thể suy nghĩ về hành động của mình đều thường có những ý nghĩ nghiêm trang;
Đó là lúc người ta kiểm định lại quá khứ và vạch những kế hoạch cho tương lai. Vẻ mặt của công tước Andrey vừa ưu tư vừa dịu dàng. Hai tay chắp sau lưng, chàng đi đi lại lại rất nhanh từ góc phòng này sang góc phòng kia, mắt đăm dăm nhìn phía trước, đầu gật gù có vẻ tư lự. Không biết chàng lo vì phải ra trận hay chàng buồn vì phải xa vợ - có thể là cả hai. Nhưng dù sao thì có lẽ chàng cũng không muốn người ta trông thấy mình đang ở trong tâm trạng ấy nên khi nghe tiếng chân đi ở phòng bên, chàng vội buông tay ra, dừng lại cạnh bàn, làm như đang bận buộc lại tấm vải phủ cái tráp con, với vẻ mặt lạnh lùng, khó hiểu như mọi khi. Đó là những bước đi nặng nề của công tước tiểu thư Maria.
Nàng vừa thở vừa nói (rõ ràng nàng vừa chạy đến đây):
- Em nghe nói anh đã cho thắng ngựa, nhưng em còn muốn nói chuyện riêng thêm với anh một chút. Không biết chúng ta còn phải xa nhau bao nhiêu lâu nữa? Em đường đột vào đây anh không bực mình chứ? Anh đã thay đổi nhiều, anh Andrey ạ. - Nàng nói tiếp, tựa hồ như để giải thích câu hỏi của mình.
Nàng mỉm cười khi gọi anh là "Anđrusa". Hẳn là nàng lấy làm lạ rằng người đàn ông khôi ngô và nghiêm nghị kia lại chính là cậu Anđrusa gầy gò và tinh nghịch, bạn thuở bé của nàng.
Chàng chỉ đáp lại câu hỏi của em bằng một nụ cười và hỏi lại:
- Liza đâu?
- Chị mệt quá đã ngủ thiếp đi trên đi-văng bên buồng em. À, anh Andrey ạ! Anh có một người vợ thật là quý? Hệt như một cô bé, một cô bé thật ngoan, thật vui. Em thích chị ấy quá.
Công tước Andrey làm thinh, nhưng công tước tiểu thư nhận thấy trên nét mặt chàng vẻ mỉa mai và khinh khỉnh.
- Phải biết lộng lượng đối với những nhược điểm nhỏ nhất của người khác, anh ạ, ai mà chẳng có ít nhiều nhược điểm. Anh Andrey ạ? Anh chớ quên rằng chị ấy được giáo dục và lớn lên trong giới xã giao. Vả lại, tình cảm của chị ấy lúc này không lấy gì làm vui vẻ. Ta phải đặt mình vào cảnh ngộ của người khác. Hiểu thấu hết là tha thứ được hết! Tội nghiệp. Anh hãy nghĩ xem chị ấy vừa qua sống như thế nào mà nay đã phải xa chồng, một mình ở chốn thôn quê, nhất là lại bụng mang dạ chửa. Khổ lắm anh ạ.
Công tước Andrey mỉm cười nhìn em như người ta thường mỉm cười khi nghe những người mà mình tự cho là đã hiểu rất rõ. Chàng nói:
- Em ở thôn quê đấy thôi, nhưng em có thấy lối sống này đáng sợ gì đâu.
- Em là khác. Nói đến em làm gì. Em không thích và không thể thích cách sống nào khác vì em có biết cách sống nào khác đâu. Nhưng anh hãy nghe em mà xem, anh Andrey ạ, đối với một thiếu phụ trẻ trung sống ở thôn quê, trong những năm tươi đẹp nhất của đời mình, sống lẻ loi, cô độc, vì cha thì lúc nào cũng bận, còn em… anh còn lạ gì em… anh biết là em chẳng có tài ứng phó gì để khuây khoả một người đã từng sống trong xã hội lịch sự. Chỉ có cô Burien…
Công tước Andrey ngắt lời:
- Cái cô Burien của em, anh chả ưa tí nào.
- Sao thế? Cô ta là một thiếu nữ rất ngoan, rất tốt và nhất là đáng thương. Cô một thân một mình, không có ai thân thích cả. Nói thật ra không những em không cần gì cô ta mà cô ta lại còn làm cho em thêm vướng nữa. Xưa nay em vẫn thích sống một mình hơn bao giờ hết. Em chỉ thích sống một mình… Cha rất thương cô ấy. Cô ấy và Mikhail Ivanovich là hai người mà cha lúc nào cũng đối đãi tử tế và nhân hậu, vì cả hai đều chịu ơn cha; cũng như lời Stem nói: "Ta thương yêu người khác vì họ chịu ơn ta nhiều hơn là ta chịu ơn họ". Cô ấy mồ côi, không nhà không cửa, và cha đã đem cô ấy về nuôi. Cô ta rất tốt. Cha thích lối đọc sách của cô ấy; tối nào cô ấy cũng đọc cho cha nghe. Cô ấy đọc rất hay.
Công tước Andrey hỏi đột ngột:
- Này, anh hỏi thật Maria, anh chắc em nhiều khi cũng phải khổ sở vì tính tình của cha phải không?
Câu hỏi thoạt đầu làm cho nàng ngạc nhiên, rồi kế đến nàng lại sợ hãi. Nàng hỏi:
- Em ấy à? Em ấy à?… Em mà khổ sở à?
- Xưa nay tính cha bao giờ cũng nghiêm khắc và anh thấy độ này tính cha lại càng khó chịu. - Rõ ràng công tước Andrey có ý nói đến cha với một giọng khinh nhờn như vậy cốt để làm cho em gái lúng túng hay để thử lòng em.
Công tước tiểu thư thì cứ theo dòng tư tưởng của riêng mình hơn là theo dõi câu chuyện, nàng nói:
- Anh là người tốt về mọi mặt, anh Andrey ạ, nhưng tư tưởng anh có phần kiêu ngạo, và đó là một tội lỗi lớn. Có lẽ nào con cái lại phê phán cả cha mẹ đẻ ra mình? Mà nếu có thể như thế được nữa thì đối với một người cha, anh bảo không tôn kính sao được? Còn em thì rất bằng lòng, rất sung sướng được ở với cha! Em chỉ muốn rằng mọi người cũng đều sung sướng như em.
Công tước lắc đầu ngờ vực.
- Chỉ có một điều, em nói thực với anh, anh Andrey ạ, một điều làm em phiền lòng là cách suy nghĩ của cha về tôn giáo. Em không hiểu sao một người thông minh, uyên bác như thế lại có thể không thấy những điều rõ ràng như ban ngày, và có thể lầm lẫn đến thế. Đó là điều làm em khổ. Nhưng về mặt ấy em cũng nhận thấy độ này cha đã khá hơn trước. Ít lâu nay, những lời chế giễu của cha đã bớt cay độc, cha đã tiếp một tu sĩ và nói chuyện với ông ta rất lâu.
- Thôi cô ạ anh chỉ e rằng ông tu sĩ và cả cô nữa đều chỉ hao hơi tốn sức mà thôi. - Công tước Andrey nói giọng giễu cợt nhưng âu yếm.
- Anh ạ, em chỉ cầu Chúa và mong rằng Chúa nghe lời em. - Sau một phút im lặng, nàng lại rụt rè nói - Anh Andrey, em có một lời thỉnh cầu mong anh thuận cho.
- Gì thế hở em?
- Anh hãy hứa với em là anh sẽ không từ chối. Việc này không làm cho anh phải tốn công sức gì và cũng không có gì không xứng đáng với anh cả. Anh chỉ làm em yên tâm mà thôi. Anh hứa đi, anh Anđrusa. - Nàng vừa nói vừa thò tay vào cái túi con nắm lấy một vật gì, nhưng chưa dám đưa ra, tựa hồ vật nàng nàng nắm chính là mục đích của điều nàng cầu khẩn, nhưng chưa được lời hứa của anh thì nàng không thể rút ra được.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 21:01:42 | Chỉ xem của tác giả
Nàng nhìn anh với đôi mắt rụt rè, van lơn.
- Dù việc ấy có làm anh cho phải khó nhọc nhiều… - Công tước Andrey đáp lại, dường như đoán biết là việc gì rồi.
- Anh muốn nghĩ gì tuỳ anh! Em biết anh chẳng khác gì cha. Anh nghĩ gì tuỳ anh nhưng xin anh hãy vì em mà nhận lời. Anh nhận lời đi, em van anh! Ông nội ta trong trận nào cũng đeo nó cả… - Nàng nói nhưng vẫn không rút tay ra khỏi cái túi, - Vậy anh có hứa với em không?
- Hứa chứ, nhưng mà cái gì thế?
- Andrey, em sẽ cầu phước cho anh với bức tượng thánh này, anh hứa với em là sẽ không bao giờ bỏ nó ra đi cả. Anh hứa đi nào!
- Vâng, nếu nó không nặng hàng chục cân và không kéo cổ anh xệ xuống… Để cho em, vui lòng… - Công tước Andrey nói đoạn lại xệ xuống… Để cho em, vui lòng… - Công tước Andrey nói đoạn lại hối hận ngay vì thấy câu đùa làm cho gương mặt em gái lộ vẻ phiền muộn. Chàng lại nói tiếp - anh rất sung sướng, thật rất sung sướng em ạ!
- Dù anh không muốn Người cũng sẽ cứu vớt anh, sẽ ban phước lành cho anh và đem anh về với Người, vì chỉ Người mới có chân lý và yên tĩnh. - Nàng nói giọng run run vì cảm động, hai tay trịnh trọng cầm một chiếc tượng thánh cũ bằng bạc có khảm hình Chúa Cứu thế mặt đã rỉ đen, hình bầu dục và đeo và một sợi dây chuyền nhỏ cũng bằng bạc chạm rất tinh vi. Nàng làm dấu thánh giá, hôn chiếc ảnh thánh rồi trao cho công tước Andrey.
- Andrey, em xin anh, anh hãy đeo nó vì em…
Đôi mắt nàng to, ánh ra những tia sáng rụt rè và nhân hậu. Đôi mắt rọi sáng cả bộ mặt ốm yếu, gầy gò và làm cho nó đẹp hẳn lên.
Andrey muốn cầm lấy bức tượng, nhưng nàng ngăn lại. Chàng hiểu ý đưa tay làm dấu thánh giá và hôn bức tượng. Vẻ mặt chàng vừa dịu dàng (vì, chàng cảm động) vừa giễu cợt.
- Cảm ơn anh!
Nàng hôn lên trán anh rồi ngồi xuống đi-văng. Cả hai đều im lặng.
- Anh Andrey ạ, em xin nhắc anh là nên nhân từ và độ lượng, như tính anh từ trước đến nay. Không nên xét đoán Liz nghiêm khắc quá. Chị ấy ngoan thế kia, tốt bụng thế kia, mà hiện nay tình cảnh chị ấy rất khổ.
- Maria, anh nhớ rằng anh có thể nói với em là anh trách cứ vợ anh điều gì hay không băng lòng về vợ anh đâu? Tại sao em lại bảo như thế?
Mặt công tước tiểu thư Maria đỏ lên từng đám, và nàng làm thinh, tưởng chừng như cảm thấy mình có tôi.
- Anh chẳng hề nói gì với em cả, nhưng người ta đã nói với em rồi. Việc ấy làm cho anh rất buồn.
Những đám đỏ lại hiện lên trên trán, trên cổ và trên má nàng đậm màu hơn trước. Maria muốn nói nhưng không thốt ra được tiếng nào. Andrey đã đoán đúng: bữa ăn chiều, công tước phu nhân đã khóc và nói rằng nàng linh cảm thấy kỳ ở cữ sẽ khó khăn nên rất sợ; nàng than thân trách phận, phàn nàn về cả chồng lẫn bố chồng.
Ăn xong nàng ngủ thiếp đi. Công tước Andrey thấy thương hại em gái.
- Masa ạ, em nên biết rõ một điều là hiện anh không có gì phải trách vợ anh cả, anh chưa bao giờ trách móc vợ anh và sau này anh cũng không bao giờ trách móc, còn về phần anh thì anh cũng sẽ không phải tự trách mình một điều gì về cách đối xử với vợ, và sau này mãi mãi cũng sẽ như vậy, trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng nếu em muốn biết sự thật… em muốn biết là anh có được hạnh phúc không? Không. Vợ anh có được hạnh phúc không? Không. Tại sao? Anh cũng chẳng biết…
Nói đoạn chàng đứng dậy, lại gần em gái và cúi xuống hôn lên trán em. Đôi mắt chàng sáng lên một cách khác thường, thông minh và hiền hậu, nhưng chàng không nhìn Maria mà nhìn qua đầu nàng, và bóng tối của khung cửa để ngỏ.
- Thôi ta lại đằng ấy đi. Hay là em đến một mình, đánh thức chị dậy, anh sẽ đến sau. - Rồi chàng gọi người hầu buồng - Petruska! - Vào đây mang tất cả những cái này đi. Cái này để trên ghế xe, cái kia để bên phải.
Công tước tiểu thư Maria đứng lên và đi ra phía cửa. Nàng dừng lại nói:
- Andrey, nếu anh có lòng tin thì có lẽ anh nên cầu Chúa ban cho anh cái tình yêu mà anh không có được là có thể Chúa sẽ chuẩn theo lời cầu nguyện của anh…
- Phải, có lẽ đúng thế! Đi đi Masa, anh sẽ đến ngay.
Đi đến phòng em, công tước Andrey gặp cô Burien trong dãy hành lang nối liền hai dãy nhà dọc của toà dinh thự. Cô Burien cười rất có duyên, và trong ngày hôm ấy, lần này là lần thứ ba cô đã tình cờ xuất hiện trên đường đi của chàng, ở những chỗ vắng vẻ, lúc nào cũng nở một nụ cười phấn khởi và ngây thơ.
- A! Tôi tưởng công tước đang ở phòng riêng? - Cô vừa nói vừa đỏ mặt và cúi nhìn xuống đất, không hiểu tại sao.
Công tước Andrey nghiêm sắc mặt nhìn cô. Gương mặt chàng bỗng tỏ vẻ tức giận. Chàng không nói gì, cũng không nhìn thẳng vào mặt cô mà chỉ nhìn cái trán và cái đầu tóc cô một cách khinh bỉ làm cho cô gái Pháp đỏ mặt bỏ đi không nói thêm được một lời.
Khi chàng đến gần phòng em gái thì vợ chàng đã dậy, và qua cánh cửa mở chàng nghe tiếng nói nhỏ nhẹ và vui tươi của nàng đang liến thoắng chuyện trò, tưởng chừng như sau một thời gian dài, phải nhịn đói, nàng muốn gỡ lại thời gian đã mất.
- Ấy cô hãy tưởng tượng, bà cụ bá tước phu nhân Zubov(2) đần đội tóc giả uốn xoắn miệng đầy răng giả như muốn thách thức cả năm tháng, không chịu già… Ha ha, ha, Maria ơi!
Lần này đã là lần thứ năm công tước Andrey nghe vợ nói đúng câu ấy cũng với lối cười ấy, với một người khác. Chàng lặng lẽ đi vào Công tước phu nhân hồng hào và hơi đẫy - ngồi trong một chiếc ghế bành, tay đan, miệng nói không ngớt, kể một tràng những chuyện cũ ở Peterburg và lặp lại cả những câu đã nói nhiều lần rồi.
Công tước Andrey đến cạnh vuốt tóc vợ và hỏi nàng đã hết mệt chưa. Nàng trả lời. Rồi lại tiếp tục câu chuyện.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 21:07:49 | Chỉ xem của tác giả
Một chiếc xe mui trần thắng sáu ngựa đang chờ trước thềm.
Đêm mùa thu tối như mực. Cả đến càng xe người xà ích cũng chẳng trông thấy đâu. Trên thềm, người nhà xách đèn ***g đi lại tíu tít.
Tất cả cửa sổ lớn của toà nhà đồ sộ đều thắp đèn sáng trưng. Gia nhân tôi tớ tấp nập trong phòng áo, để tiễn công tước lên đường; những kẻ thân thuộc đều tề tựu trong phòng lớn: Mikhail Ivanovich, cô Burien, công tước tiểu thư Maria và công tước phu nhân nhỏ nhắn. Công tước Andrey được gọi vào phòng làm việc vì lão công tước muốn cha con từ biệt nhau riêng không có ai chứng kiến, những người khác đều phải chờ ở ngoài.
Khi công tước Andrey bước vào phòng làm việc thì lão công tước với cái kính kiểu cổ to tướng không gọng kẹp trên sống mũi, đang ngồi viết ở bàn giấy, mình mặc áo đài ngủ màu trắng. Chỉ khi nào tiếp con trai công tước mới mặc chiếc áo này. Công tước quay lại, hỏi:
- Anh đi ấy à? - Rồi lại tiếp tục viết.
- Con vào chào cha.
Công tước chìa má ra cho con, nói:
- Thế thì hôn cha đi, cảm ơn, cảm ơn!
- Tại sao cha lại cảm ơn con?
- Tại anh không để lần chần, anh không bám lấy váy đàn bà. Nhiệm vụ trước đã. Tốt, tốt. Anh có điều gì dặn lại thì nói đi. Ta có thể vừa nghe vừa viết. - Công tước vừa nói vừa viết, viết nhanh đến nỗi ngòi bút kêu lên xèn xẹt, bắn mực bẩn cả giấy.
- Con muốn nói về việc vợ con. Thật con lấy làm ngượng là đã đem vợ con về đây làm phiền cha.
- Anh tán cái gì đấy? Muốn gì thì cứ nói đi nào.
- Khi nào vợ con ở cữ, xin cha cho gọi một bác sĩ sản khoa ở Moskva về, cho có mặt.
Lão công tước dừng bút, và vẻ như không hiểu con nói gì. Ông nhìn chàng chòng chọc với đôi mắt nghiêm khắc.
Công tước Andrey lúng túng nói tiếp.
- Con cũng biết điều kiện tự nhiên mà không thuận thì chẳng ai có thể cứu giúp gì được. Con cũng công nhận rằng trong một triệu trường hợp, mới có một lần tai nạn, nhưng vợ con, và cả con nữa, đã trót lo nghĩ vẩn vơ như vậy. Nghe thiên hạ họ nói thế này thế nọ, vợ con sinh ra mộng mị rồi đâm hoảng sợ.
Lão công tước vừa viết nốt vừa hừm… hừm… một mình rồi nói:
- Được, ta sẽ làm như thế.
Ông ký một chữ to tướng rồi đột nhiên quay về phía con trai và phá lên cười:
- Thế nào, không tốt, hử?
- Cha bảo cái gì không tốt ạ?
- Vợ anh ấy! - Lão công tước nói vắn tắt, gỉọng như bao hàm nhiều ý nghĩa.
- Con chẳng hiểu sao cả - công tước Andrey nói.
- Chẳng biết làm thế nào được, anh ạ, đàn bà đều thế cả, anh chẳng trốn thoát được đâu. Anh đừng ngại, ta không nói lại với ai đâu; nhưng chính anh cũng biết đấy.
Ông cầm lấy tay con trong bàn tay bé nhỏ xương xẩu của mình, giật giật mấy cái, nhìn thẳng vào mặt con, đôi mắt linh lợi như thấu suốt trong lòng người ta, rồi lại cười, tiếng cười lạnh lùng thường lệ.
Chàng thở dài, như thú nhận rằng cha đã đoán biết hết lòng mình. Ông lão tiếp tục gấp lá thư, bỏ vào phong bì, gắn xi lại; tay cầm lấy cái ấn, phong thư và thỏi xi, xong rồi lại ném xuống, động tác nhanh nhẹn như mọi ngày. Vừa gắn phong bì công tước vừa nói nhát gừng:
- Làm thế nào được? Chị ta đẹp! Cha sẽ liệu mọi thứ cần thiết. Cứ yên tâm.
Andrey im lặng, thấy cha hiểu rõ mình, chàng thấy vừa dễ chịu vừa khó chịu. Ông lão đứng dậy đưa phong thư cho con và lại nói:
- Này, dừng lo ngại gì về vợ cả, cái gì có thể làm được, ta sẽ làm cho cả. Bây giờ thì nghe đây, đưa bức thư này cho Mikhail Ivanovich (3). Cha viết cho ông ta là nên dùng con vào những chỗ ứng đáng và không nên giữ mãi con làm sĩ quan phụ tá: đó là một công việc bần tiện! Nói với ông ta là cha vẫn nhớ và rất mến ông ta. Rồi biên thư cho cha biết ông ta đã biết con như thế nào. Nếu ông ta tốt thì hãy ở lại với ông ta. Con trai Nikolai Andreyevich Bolkonxki không đi hầu hạ ai để được chiếu cố hết. Bây giờ thì lại đây!
Công tước nói rất nhanh đến nỗi không có tiếng nào ông nói hết được một nửa, nhưng Andrey nghe đã quen. Ông ta dắt con trai đến bên bàn giấy, mở cái nắp, rút ngăn kéo lấy ra một cuốn vở dày đặc, nét chữ to, dài và ép sít vào nhau.
- Cha chắc là sẽ chết trước con. Con nên biết đây là những điều cha ghi lại, sau khi chết phải gửi lên hoàng thượng. Còn đây, một ngân phiếu của Địa ốc ngân hàng và một bức thư: đó là giải thưởng cho ai viết lịch sử của Xuvorov, con chuyển cho Viện Hàn lâm. Và đây là ghi chép của cha: cha chết rồi thì lấy mà đọc, nó có thể bổ ích cho con.
Andrey không nói với cha rằng ông còn sống lâu. Chàng biết là không cần nói như vậy, chàng trả lời.
- Con sẽ làm tất cả mọi việc cha dặn.
- Và bây giờ thì chào con! - Công tước đưa tay cho con hôn rồi ôm lấy con và bảo - Con phải nhớ một điều, công tước Andrey con mà tử trận thì người cha của con sẽ rất đau lòng… - công tước bỗng làm thinh rồi đột nhiên nói tiếp như thét lên, tiếng lanh lảnh - nhưng nếu cha được tin con không xứng đáng là con trai Nikolai Bolkonxki thì cha… xấu hổ lắm?
- Đáng lẽ cha không cần dặn dò con điều đó - Công tước Andrey mỉm cười đáp.
Ông lão lặng thinh.
- Con lại xin cha một điều này nữa. - Công tước Andrey nói tiếp - Nếu con chết trận mà vợ con đẻ con trai thì xin cha giữ lấy cháu mà nuôi như con đã thưa với cha hôm qua, để cho nó được lớn lên bên cạnh cha… Con xin cha như thế.
- Chứ đừng để nó cho vợ anh nuôi phỏng? - Lão công tước nói đoạn cười lên mấy tiếng.
Hai bố con lại yên lặng đứng trước mặt nhau. Đôi mắt linh hoạt của ông lão nhìn sâu vào mắt con. Ở phần dưới mặt ông như có một cái gì khẽ rung lên. Bỗng nhiên, lão công tước quát:
- Từ biệt nhau thế là được rồi… Đi đi! Đi… - Công tước vừa mở cửa vừa quát tướng lên, giọng cáu kỉnh.
Trông thấy công tước Andrey bước ra và thoáng thấy bóng lão công tước mặc áo ngủ trắng dài, đầu không đội tóc giả, mắt đeo đôi kính kiểu cổ to tướng, đang quát tháo một cách giận giữ, tiểu thư Maria và công tước phu nhân hốt hoảng hỏi:
- Cái gì thế? Cái gì thế?)
Công tước Andrey thở dài không đáp. Rồi chàng bảo vợ:
- Nào.
Và trong tiếng "Nào" ấy có một giọng mỉa mai lạnh lùng, tựa hồ muốn nói: "Bây giờ muốn làm bộ làm lịch gì thì làm đi cho xong".
- Anh Andre, đã đi rồi đấy à! - Công tước phu nhân kêu lên, kinh hãi nhìn chồng, mặt tái nhợt.
Andrey ôm lấy vợ. Nàng kêu lên một tiếng rồi ngã ngất đi trên vai chồng.
Chàng thận trọng gỡ ra, nhìn kỹ mặt nàng rồi nhẹ nhàng đặt nàng xuống chiếc ghế bành.
Chàng nói nhỏ với em gái:
- Maria ở lại nhé!
Hai anh em hôn nhau tay nắm lấy tay, rồi chàng bước nhanh ra khỏi phòng.
Công tước phu nhân nằm trên ghế bành. Cô Burien xoa hai thái dương cho nàng. Maria đỡ chị dâu, đôi mắt đẹp đẫm lệ vẫn cứ nhìn mãì phía cánh cửa mà công tước Andrey vừa đi ra, tay làm mãi dấu thánh giá với theo. Từ phòng làm việc vẳng ra những tiếng liên tiếp nghe như những phát súng, cho biết lão công tước đang xỉ mũi một cách cáu kỉnh. Công tước Andrey vừa đi khỏi thì cánh cửa phòng làm việc vụt mở ra và bóng dáng nghiêm nghị của ông lão mặc áo ngủ trắng xuất hiện trong khung cửa.
- Đi rồi à? Thế thì tốt! - Công tước vừa nói vừa đưa mắt cáu kỉnh nhìn phu nhân nhỏ nhắn đang nằm bất tỉnh, lắc đầu có ý khiển trách, rồi đóng cửa đánh sầm một cái.

Chú thích:
(1) Thành phố Thổ Nhĩ Kỳ bị Xuvorov đánh lấy năm 1788.
(2) Trong chữ Zubov có chữ "Zub" là răng
(3) Tên của Kutuzov
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 21:09:51 | Chỉ xem của tác giả
Phần II

- Chương -1-




Tháng 10-1805, quân đội Nga đã đóng ở các làng lớn và các thị trấn của địa công quốc Áo; luôn luôn có những trung đoàn lục tục từ nước Nga kéo sang và hạ trại ở gần ải Braonao làm thành một gánh nặng cho dân cư vùng này. Braonao là nơi đóng đại bản doanh của Tổng tư lệnh Kutuzov.
Ngày 11-10-1805, một trong những binh đoàn bộ binh vừa mới đến Braonao đang trú quân ngoài thành một nửa dặm Anh để chờ Tổng tư lệnh đến điểm duyệt. Mặc dầu phong cảnh và cuộc sống ở đây không có gì giống như ở Nga, (những vườn cây ăn quả, những bức tường xây bằng đá, những mái nhà lợp ngói, những dãy núi ở chân trời, dân cư địa phương thì nhòm ngó binh sĩ một cách tò mò), nhưng trung đoàn này cũng bày ra một cảnh tượng giống hệt như bất cứ trung đoàn nào khác đang chuẩn bị một cuộc duyệt binh ở một nơi nào đó trong nội địa nước Nga.
Lúc chiều, trên chặng đường cuối cùng, trung đoàn đã nhận đựơc thông báo rằng Tổng tư lệnh sẽ đến điểm duyệt. Lời văn trong bản thông báo có những chỗ mà viên trung đoàn trưởng thấy là không được rõ nghĩa, thành thử ông không biết có nên cho binh sĩ mặc binh phục hành quân hay không: tuy vậy một cuộc họp các tiểu đoàn trưởng để giải quyết vấn đề này đã quyết định rằng bộ đội phải mặc đại quân phục. Vì vậy, sau khi đã đi một cung đường hai mươi dặm Nga, bộ đội phải thức suốt dêm để khâu vá quần áo và lau chùi súng ống; các sĩ quan phụ tá và các đại đội trưởng thì kiểm điểm quân số và tập hợp binh sĩ lại, và sáng hôm sau trung đoàn không còn là một đám người uể oải, lộn xộn như ở chặng hành quân cuối cùng ngày hôm qua nữa, mà đã trở thành một khối hai nghìn người được sắp đặt chỉnh tề, mỗi người đều biết ngôi thứ và nhiệm vụ của mình, mỗi cái khuy áo, mỗi cái dây da đều sạch sẽ láng bóng. Không phải chỉ có bên ngoài là các tươm tất: giả thử Tổng tư lệnh có nẩy ra ý muốn nhìn ở phía dưới các bộ đại quân phục thì sẽ thấy áo lót người nào cũng sạch sẽ cả và sẽ thấy trong mỗi cái bạc đà đủ đều có những vật dụng quy định, "cái dùi khâu dày và bánh xà phòng" như binh sĩ thường nói. Chỉ có một điều làm cho mọi người đều bối rối. Đó là giày. Hơn một nửa số binh sĩ đi giày rách bươm. Nhưng đó không phải là lỗi của trung đoàn trưởng, vì đã yêu cầu thúc giục nhiều lần mà Cục quân nhu Áo vẫn không cung cấp gì cả, mặc dầu binh sĩ đã đi bộ một nghìn dặm.
Người chỉ huy trung doàn là một viên tướng to béo đã có tuổi, lông mày và râu mép đã lốm đốm hoa râm, mặt đỏ gay, rộng ngực hơn là to vai. Ông mặc bộ quân phục mới tinh, có những hằn nếp rất sắc và có hai cái ngù to bự.
- Này, ông bạn Mikhail Dmitrich, quả đêm qua bọn mình phải vất vả khá nhiều đấy! Nhưng tôi xem ra trung đoàn này cũng không đến nỗi… nhỉ? - Ông ta nói với một tiểu đoàn trưởng, trong khi người này vừa cười nụ vừa bước tới. Có thể thấy rõ rằng cả hai người đều rất hồ hởi.
Tiểu doàn trưởng hiểu ý bỡn cợt trong câu nói, liền cười lớn:
- Dầu ở quảng trường Txaritxyn, họ cũng không đuổi kịp trung đoàn ta.
- Sao? - Viên trung đoàn trưởng hỏi.
Liền khi ấy, có hai người cưỡi ngựa xuất hiện ở trên con đường từ thành phố đến (trên con đương này đã có đặt người nghe ngóng từ trước). Đó là một sĩ quan phụ tá và một binh sĩ cô-dắc, viên sĩ quan phụ tá là do Đại bản doanh phái đến để giải thích cho trung đoàn trưởng những điểm không rõ ràng trong bản thông báo hôm qua, nghĩa là Tổng tư lệnh muốn rằng trong lúc hành quân, trung đoàn trang phục như thế nào thì bây giờ cũng phải như vậy: mặc áo ca-pốt, mang bạc đà, và không sửa soạn gì cả.
Số là ngày hôm trước Kutuzov có tiếp tục một nhân viên ở "Viện Ngự tiền quân sự tham nghị" từ Viên đến, mang theo một kiến nghị yêu cầu Kutuzov gấp rút hợp nhất với quân đội của đại công tước Ferdinand và của tướng Mack. Thế nhưng Kutuzov không cho rằng việc hợp nhất là có lợi và đã quyết định, đồng thời với những bằng chứng khác, cho viên tư lệnh áo biết cái tình trạng đáng buồn của quân đội Nga mới đến để chứng minh ý kiến của mình. Chính vì vậy ma Kutuzov muốn gặp trung đoàn, và tình trạng của trung đoàn càng kém cỏi bao nhiêu thì ông ta càng vừa ý bấy nhiêu. Viên sĩ quan phụ tá không biết những chi tiết ấy, nhưng cũng truyền đạt cho viên chỉ huy biết cái yêu cầu nhất quyết của Kutuzov là binh sĩ phải mặc áo ca-pốt và mang bạc đà, và nhấn mạnh rằng nếu không thế thì Kutuzov sẽ không bằng lòng.
Nghe xong, viên chỉ huy cúi đầu, lặng lẽ nhún vai, rồi dang hai tay ra một cách bực tức.
- Rõ thật phiền! Ông Mikhail Dmitrich này, tôi đã nói với ông rằng chúng ta hành quân thì phải mặc áo ca-pốt, - viên chỉ huy nói với bộ mặt kiên quyết - Các ông đại đội trưởng! - Ông ta hô lớn với cái giọng của một người đã quen ra lệnh… Các tào trưởng! Ngài đã đến gần chưa? - Ông ta hỏi viên sĩ quan phụ tá với một giọng tỏ rõ lòng cung kính của mình với nhân vật đang được nhắc đến.
- Còn một giờ nữa, tôi chắc thế.
- Chúng ta có đủ thì giờ để thay đổi trang phục không?
- Thưa tướng quân, tôi cũng không rõ.
Viên chỉ huy đến bên hàng ngũ binh sĩ và ra lệnh cho mọi người phải mặc áo ca-pốt. Các đội trưởng, người nào người nấy chạy về đại đội của mình, các tào trưởng thì lăng xăng cuống quýt (áo ca-pốt không được tốt lành cho lắm) và trong khoảnh khắc, những cái hình vuông vốn chỉnh tề và nghiêm trang bỗng trở thành lộn xộn, ồn ào. Chỗ nào cũng có binh sĩ chạy đi chạy lại họ hất vai cởi bạc đà qua đầu, mở ra lấy ca-pốt rồi giơ tay lên, xỏ vào ống.
Sau nửa giờ lại có trật tự như trước, chỉ khác ở chỗ là những cái hình vuông trước kia đen htì nay đã trở thành xám. Viên chỉ huy tiến lên trước trung đoàn với dáng đi giật nảy như trước và từ xa đưa mắt nhìn qua trung đoàn một lượt.
- Lại còn cái gì thế? Thế là nghĩa lý gì? - Viên chỉ huy quát lên và dừng lại. - Gọi ngay viên đại đội trưởng đại hội trưởng đại hội ba đến đây!…
- Đại đội trưởng đại đội ba lên ngay, có lệnh của tướng quân!
- Đại đội trưởng có lệnh tướng quân! Đại đội ba lên ngay, có lệnh đại đội trưởng? - đó là những tiếng gọi phát ra từ trong hàng ngũ, sau đó một sĩ quan phụ tá chạy đi tìm viên sĩ quan lề mề mãi bây giờ vẫn chưa thấy đến.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 19-5-2012 21:19:20 | Chỉ xem của tác giả
Khi những tiếng gọi sốt sắng nhưng sai lạc đến nỗi thành ra "tướng quân lên ngay, có lệnh đại đội ba", đã thấu tai người đương sự người ấy đã tách khỏi đại đội của mình và mặc dầu đã có tuổi, lại không quen chạy, cũng có chân chạy nước kiệu về phía chỉ huy, luống cuống đến nỗi mũi giày cứ vấp vào nhau. Bộ mặt của viên đại uý biểu hiện vẻ lo lắng của một cậu học trò không thuộc bài bị gọi lên bảng. Có nhiều vết hằn hiện ra trên khuôn mặt đỏ gay (chắc là vì uống rượu quá nhiều), còn cái miệng thì không sao ổn định vị trí được. Viên chỉ huy trung đoàn xem xét viên đạì đội từ đầu đến chân trong khi ông vừa thở hồng hộc, vừa chạy đến gần và dần dần chậm bước lại.
- Rồi đến lúc anh bắt binh sĩ phải mặc áo xarafan hẳn? Thế là nghĩa lý gì? - Viên chỉ huy vừa nói vừa trề hàm duới ra, vừa chỉ trong hàng ngũ của đại đội ba một người lính mặc áo ca-pốt màu da khác hẳn mọi người - Anh đi đâu, hả? Tổng tư lệnh sắp đến mà anh lại rời bỏ vị trí hả?
Rồi tôi cho anh biết tay, nếu quá thật anh muốn trang phục binh sĩ Áo bằng Karakin trong một cuộc điểm binh!… Hả?
Hai mắt nhìn chăm chăm vào cấp trên, viên đại uý mỗi lúc một ấn mạnh thêm ngón tay vào vành mũ lưỡi trai, tưởng chừng chỉ có làm như thế mới thoát nạn.
- Thế nào? Tại sao anh không nói gì cả? Con người cải trang thành người Hunggari trong đại đội của anh là ai đấy? - viên chỉ huy nói nửa khôi hài, nửa nghiêm khắc.
- Bẩm quan lớn…
- Sao, "Bẩm quan lớn" cái gì? Bẩm quan lớn! Bẩm quan lớn?
- Nhưng bẩm quan lớn là gì chẳng ai biết cả.
- Thế tôi hỏi anh nó được thăng chức thống chế hay là đã bị giáng xuống làm lính? Đã là lính phải phục như mọi người lính khác, theo đúng quy chế.
- Bẩm quan lớn, ngài đã cho phép nó trong lúc hành quân…
- Cho phép? Cho phép? Cánh trẻ các anh đều như thế cả - viên chỉ huy nói, giọng hơi dịu lại - Cho phép? Nói với các anh cái gì thì các anh… - viên chỉ huy yên lặng một lúc - Nói với các anh cái gì thì các anh cứ… Thế nào? - Ông ta nói thêm giọng lại gắt gỏng như trước - Tôi xin ông bảo binh lính ăn mặc cho tử tế?
Sau khi liếc nhìn viên sĩ quan phụ tá, ông ta tiến về phía trung đoàn, với dáng đi giật nảy. Rõ rảng ông ta lấy làm thích thú về cơn phẫn nộ của mình, và trong khi đi qua trung đoàn ông ta lại muốn tìm cớ để nổi giận. Sau khi đã thét mắng một viên sĩ quan vì phù hiệu không lau chùi, một viên khác vì sắp hàng không thẳng hàng, ông ta đến trước đại đội ba.
- Mày đứng thế à? Chân mày ở đâu? Chân ở đâu? - Viên trung đoàn trưởng quát to, trong giọng nói có một âm hưởng đau đớn, trong khi Dolokhov mặc áo dài xanh nhạt còn cách ông ta một quãng năm người.
Dolokhov sửa lại cách đứng thẳng chân lên, và đưa đôi mắt trong sáng và xấc xược nhìn thẳng vào mặt viên chỉ huy.
- Sao lại mặc áo dài xanh? Cởi ra… Tào trưởng! Bắt nó thay trang phục ngay… đồ du c…
- Thưa tướng quân, tói phải vâng theo mệnh lệnh, nhưng tôi không bắt buộc phải chịu đựng… Dolokhov nói vội.
- Cấm nói trong hàng ngũ. Không được nói, không được nói!
- Tôi không bắt buộc phải chịu đựng những lời nhục mạ - Dolokhov dõng dạc nói tiếp, giọng sang sảng.
Mặt viên chỉ huy và mắt người lính gặp nhau. Viên chỉ huy im lặng và nắm tấm đai chéo ngực kéo xuống một cách bực tức.
- Thôi tôi xin ông đổi trang phục cho - Ông ta vừa nói vừa bỏ đi.
- Đến rồi! - một người lính canh kêu to.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách