Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 2261|Trả lời: 21
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Trinh Thám] Xử Án Trong Tu Viện | Robert van Gulik (Hết)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


XỬ ÁN TRONG TU VIỆN


Tác giả: Robert van Gulik

Dịch giả: Giang Tân

Độ dài: 19 chương

Người đánh máy: Cunhoi, nguyen thanh, heo_mapyeu

Thể loại: Trinh thám - Hình sự

Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành

Nguồn: vnthuquan.net


Lời tựa


Cũng như tất cả các truyện trinh thám cũ của Trung Hoa, ở đây nhân vật trung tâm của truyện là một vị phán quan.

Từ bước khởi đầu của đế chế Trung Quốc cho đến ngày thành lập nền Cộng Hoà vào năm 1912, vị công chức này vừa đóng vai quan toà, bồi thẩm, chưởng lý và cả thám tử.

Lãnh thổ thuộc quyền tài phán dân sự lẫn quân sự đặt dưới quyền hành của vị công chức đó, được coi như là đơn vị hành chánh nhỏ nhất trong guồng máy cai trị của nhà vua. Thường thường đó là một đô thị có thành quách bao bọc ăn rộng ra vào khoảng một trăm cây số vùng đồng quê lân cận.

Tất cả quyền hành của vị phán quan trải rộng trên lãnh thổ nhỏ bé đó.

Vị công chức đó vừa làm công việc xử án, vừa thu thuế, kê khai bộ đời, bộ tử, lập giá thú, trông coi cả việc trị an trong lãnh thổ.

Vì phải trông coi và chịu trách nhiệm mọi việc trong lãnh thổ của mình nên vị công chức đó được dân chúng liệt vào hàng “phụ mẫu chi dân”.

Trong việc điều hành guồng máy nhà nước, vị công chức này chịu trách nhiệm mở những cuộc điều tra tư pháp và luôn luôn dưới danh nghĩa của một vị phán quan.

Trong chuyện, vị phán quan này tên là Dịch Nhân Tiết, sinh vào năm 630, mất năm 700 ở thời đại của chúng ta.

Theo tác giả, phán quan Dịch Nhân Tiết là người có thật ở ngoài đời. Lúc ông còn giữ chức phán quan ở tỉnh ông đã điều tra được những vụ giết người hết sức bí ẩn, do đó tên tuổi của ông được khắp nước Trung Hoa biết đến. Ít lâu sau, ông được bổ về triều giữ một bộ quan trọng và đã giúp được nhiều việc cho triều đình thời ấy.

Các tác giả những tiểu thuyết trinh thám cũ của Trung Hoa thường thường là các nhà trí thức thuộc môn đồ của Đức Khổng. Lẽ dĩ nhiên, giọng văn cũng như phần lý luận thiên vị nhiều về đạo Khổng hơn là các tôn giáo khác.

Ở đây, chúng tôi chỉ làm công việc trước tác và dịch thuật với mục đich trình bày và giới thiệu một tác phẩm văn nghệ thuộc thể loại tiểu thuyết trinh thám được xây dựng với kỹ thuật cao đã được rất nhiều người hăm hở tìm đọc.

Câu chuyện xảy ra vào năm 666, sau khi phán quan Dịch Nhân Tiết vừa được thuyên chuyển đến tỉnh Hàn Nguyên. Dịch Nhân Tiết lúc đó mới ba mươi sáu tuổi và Hàn Nguyên là tỉnh thứ hai ông đến nhậm chức.

Chuyện xảy ra trong lúc Dịch Nhân Tiết cùng ba nàng thiếp và quan phụ tá Tào Can từ kinh đô đã tới Hàn Nguyên.

Vào buổi hoàng hôn, bất thần một trận giông bão nổi lên, Dịch Nhân Tiết cùng đoàn tuỳ tùng phải vào tạm trú trong một tu viện, thuộc đạo Lão.

Đêm đó, Dịch Nhân Tiết phải thức trắng đêm. Nhiều chuyện kỳ lạ đã diễn ra trước mắt vị phán quan.

Những chuyện đó gần như là những chuyện thần kỳ. Những gì đã xảy ra sau đó?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 16:32:26 | Chỉ xem của tác giả
Chương I


BÓNG NGƯỜI ĐÀN BÀ LOÃ THỂ


Hoàng hôn.

Trận giông như từ trên núi đổ xuống và tràn ra khắp nơi. Từng đợt gió mạnh quất vào những bức tường cũ kỹ của ngôi tu viện. Không khí nơi nơi lạnh buốt.

Hai bóng người đàn ông ngồi cách xa nhau ở phía dưới ngọn tháp cao nhất của ngôi tu viện bỗng nhiên dứt chuyện vãn, để tai nghe gió gào bên ngoài mỗi lúc mỗi lớn hơn.

Ánh sáng ngọn nến lung linh chập chờn vẽ lên vách những hình bóng quái dị.

Người đàn ông trẻ hơn, sau khi nhìn những hình bóng kỳ quái trên vách, cất giọng mệt mỏi:

- Lạ nhỉ! Không lý gì lại có biến trong đêm nay sao?

Người kia lạnh lùng đáp:

- Đại hội hôm nay sẽ diễn ra lắm chuyện lạ.

- Nhưng các quan khách…

- Đừng lo. Lần này sẽ là lần cuối cùng.

Sau hồi đối thoại ngắn ngủi, cả hai im lặng nghe gió gào, sét đánh và mưa tạt mạnh vào các bức bình phong. Người đàn ông trẻ hơn lại lên tiếng:

- Tôi không ngại gì chuyện đó. Nhưng tôi cho anh hay là dường như tôi đã nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ ấy ít nhất một lần rồi. Nhưng bắt gặp ở đâu và vào lúc nào thì thật tình tôi không nhớ rõ nữa. Chính điều đó làm cho tôi thắc mắc.

- Anh chỉ làm cho tôi tức mình thêm thôi.

Thanh niên kia nhíu đôi mày có vẻ khó chịu:

- Nhưng lần này chớ giết hắn làm gì.

Người lớn tuổi cắt ngang câu nói:

- Mọi việc tuỳ ở y thị.

Nói xong, hắn đứng dậy, nói thêm:

- Thôi xuống đi thôi, kẻo người ta lại để ý đến sự vắng mặt của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta cũng không được phép quên vai trò của chúng ta.

Người nhỏ tuổi bước theo.

Bên ngoài, mưa bão mỗi lúc mỗi dữ dội hơn.

Một tiếng sét nghe long óc.

Cơn cuồng phong đang tiến gần…

Trong lúc đó, dưới chân núi chạy dài theo tỉnh Hàn Nguyên, chính tiếng sét long trời lở đất đó cũng làm cho phán quan Dịch Nhân Tiết sửng sốt ngửng cao đầu lên nghe ngóng. Phán quan đưa mắt nhìn ra bên ngoài, một màu đen thẳm bao trùm vạn vật. Ngài co rút mình sâu vào một góc chiếc xe ngựa. Và sau khi lấy thân áo lau đôi mục kính, ngài phán cho hai gia nhân đang ngồi co ro trong chiếc áo tơi bằng lá ở phía mui xe:

- Chúng ta không thể nào đi tới Hàn Nguyên trong đêm nay, thôi hãy ngủ đêm lại trong xe. Hãy tìm một ngôi nhà nào gần đây và lo việc cơm nước đi.

Tên xà ích già đưa tay quấn chặt lại cái khăn quàng cổ, lễ phép:

- Bẩm quan lớn. Con thầm nghĩ ở lại đây thật là bất tiện. Con hiểu rất rõ về những trận cuồng phong ở nơi này, nhất là những cơn giông bão đó xảy ra vào mùa thu. Bây giờ cơn giông chỉ mới khởi đầu. Khuya nay, gió mưa sẽ kinh khủng hơn. Con trộm nghĩ bão lớn có thể đưa cả chiếc xe này xuống vực thẳm thì nguy khốn lắm!

Tên xà ích thứ hai tiếp lời:

- Dạ bẩm quan lớn, hơn nữa gần đây cũng chẳng có một ngôi nhà nào. Hay hơn hết, chúng ta xin vào trú ngụ trong ngôi tu viện cổ kính, nhưng con…

Một tia chớp loé lên. Vệt sáng kéo dài lâu đến một vài giây đủ cho vị phán quan nhìn thấy màu xanh của những ngọn núi bao quanh và ở phía bên kia vực thẳm mái ngói màu đỏ thẫm của ngôi tu viện cũ ẩn hiện dưới những tàng cây cổ thụ.

Liền đó một tiếng sét khác tiếp theo long tai nhức óc.

Tất cả lại chìm vào màn đêm dày đặc. Vị phán quan đưa tay vuốt chòm râu dài ngang ngực. Sau một giây lưỡng lự, ngài phán:

- Gia nhân! Một người hãy chạy mau đến ngôi tu viện kia và trình với hoà thượng trụ trì, nói rằng có phán quan tỉnh Hàn Nguyên muốn xin trọ lại tu viện đêm nay và hãy cho ta mượn lối một chục chú tiểu đem cáng lại đưa mấy thiếp của ta cùng hành lý lại tu viện, mau lên!

Tên xà ích già định nói gì đó nhưng vị phán quan đã quát lớn:

- Ô kìa! Còn đợi chi nữa? Đứng dậy, đi mau lên!

Hắn đứng dậy rồi cùng rủ đồng bọn đi theo. Hai bóng người chìm vào bóng đêm, xa xa người ta thấy hai ngọn đèn do họ cầm trở thành hai cái chấm đỏ nhảy múa trong màn đêm dày đặc.

Vị phán quan lui mình sâu vào trong, với tay kéo cái màn trước mặt. Ba vị thiếp của phán quan ngồi trên một gói mền được cẩn thận bọc trong tấm vải lớn. Hạt mưa tuy không tạt được vào trong xe nhưng từng luồng gió giá rét lọt vào làm cho các thị nữ run lên như cầy sấy. Bọn họ nép mình sát bên nhau mỗi lần nghe tiếng sấm dậy.

Vị phán quan ngồi trên một cái rương đựng quần áo. Người thiếp đầu lên tiếng:

- Xin chàng chớ có bước xuống xe trong lúc này.

Phán quan chậm rãi:

- Ta muốn giúp Tào Can và hai tên xà ích một tay, nhưng mọi cố gắng của ta trở nên vô ích. Cái trục bánh xe đã bị bể rồi. Chỉ còn cách tìm trục mới thay thế vào. Mấy con ngựa xem chừng cũng đã kiệt sức. Cơn giông chỉ mới khởi đầu mà đã tàn phá mạnh mẽ quá mức. Khôn ngoan hơn hết là đêm nay hãy tìm tạm trú ở tu viện Chiêu Vân, hơn nữa, chung quanh đây lại không có một ngôi nhà nào cả.

Người thiếp thứ hai hỏi:

- Có phải toà nhà mái lợp ngói đỏ lẫn ngói xanh nằm bên kia phải không? Dường như có lần chúng ta dã đi qua đây rồi?

Phán quan đáp:

- Lẽ dĩ nhiên là chúng ta đã đi qua nơi đây một lần rồi. Ta xem ra có vẻ tiện lợi lắm vì dù sao thì đây cũng là ngôi tu viện lớn nhất trong tỉnh Hàn Nguyên này. Tín đồ nam nữ dập dìu đến đây trong những ngày lễ lớn.

Người thiếp thứ ba trao cho phán quan một chiếc khăn. Phán quan cầm lấy lau mặt và lau luôn cả bộ râu. Người thiếp thứ nhất nối lời:

- Được thăm viếng một ngôi tu viện lớn và nổi tiếng lâu đời như vậy thì cũng thích thú lắm chứ! Nhưng chỉ ngại là tu viện ấy có ma…

Bà ta rùng mình một cái.

Bà thiếp thứ ba là người vợ đẹp nhất trong số ba người vợ của vị phán quan.

Phán quan Dịch Nhân Tiết nhíu đôi lông mày:

- Đừng có sàm ngôn. Đó là một tu viện như tất cả các tu viện khác. Chúng ta sẽ ăn buổi tối trong phòng của chúng ta và chúng ta sẽ đi ngủ sớm. Ta hy vọng là lúc rạng đông các gia nhân có thể thay xong cái trục bánh xe và chúng ta đến tỉnh lỵ Hàn Nguyên có lẽ là vào lúc xế trưa.

Người thiếp thứ hai luôn luôn băn khoăn lo lắng về lũ con thơ:

- Không biết mấy đứa nhỏ, chúng sẽ ra sao trong lúc này?

Phán quan với giọng an ủi:

- Nàng chớ lo ngại. Đã có gia nhân chăm sóc cho chúng.

Phán quan tiếp tục trao đổi những chuyện vặt với ba người vợ thì bỗng nhiên có tiếng la lối om sòm báo tin có trên chục chú tiểu ở tu viện Chiêu Vân đến.

Tào Can đưa khuôn mặt hốc hác nhìn vào xe cho biết có bốn cái cáng đã sẵn sàng rước phán quan cùng ba bà đi về tu viện. Đoàn gia nhân bước xuống. Hai tên xà ích tháo giây cương cho ngựa. Phán quan ra lệnh cho họ lấy những tảng đá lớn chận vào bánh xe.

Cả đoàn người bước đi chậm chạp, dưới trời mưa nặng hạt. Khi cả đoàn người bước lên cây cầu bắc qua một cái vực thẳm, Tào Can lên tiếng:

- Bẩm quan lớn. Năm ngoái có ba thiếu nữ đã bị chết một cách bí mật ở trong tu viện này, vậy quan lớn có nghĩ đến việc ở lại thêm một ngày trong tu viện để mở cuộc điều tra không ạ?

Dịch Nhân Tiết đáp:

- Ta có nghĩ đến điều đó. Nhưng đến đây để làm công việc ấy thì ta không dẫn theo cả ba người vợ của ta như thế này.

Mấy chú tiểu nhờ quen thuộc đường sá nên bước rất nhanh. Lúc này họ đã bước lên những bậc tam cấp chạy quanh co theo những thân cây to lớn. Dịch Nhân Tiết phải khó nhọc nhìn theo họ và ông tỏ ra vui mừng khi nghe tiếng cửa mở. Thoáng chốc đoàn người đã lọt vào tiền đình của tu viện, bốn bề là những bức tường cao chót vót. Trèo thêm một bậc tam cấp khác, họ đặt cáng và xếp các gói hành lý xuống. Hai hàng tu sĩ mặc áo vải màu lam cầm đèn đứng chờ đón rước vị phán quan.

Lúc cánh cửa lớn vừa được kéo lại thì Dịch Nhân Tiết bỗng nhẹ rùng mình. Ông lẩm bẩm:

- Có lẽ ta bị cảm vì trận mưa này?

Vừa lúc ấy một chú tiểu bước lại trước phán quan, cúi đầu. Dịch Nhân Tiết nói xã giao:

- Ta mong rằng cuộc viếng thăm bất ngờ này không làm bận rộn đến hoà thượng nhiều.

- Bẩm quan lớn. Đây là một hân hạnh lớn cho tu viện của chúng tôi. Thật là một hân hạnh to tát vì sự hiện diện của quan lớn trong ngày lễ lớn hôm nay lại càng thêm có ý nghĩa. Hôm nay chúng tôi làm lễ kỷ niệm thứ 203, ngày xây cất tu viện này.

- Ta lấy làm buồn mà không biết đến điều đó, nhưng thôi, ta xin chúc tu viện mỗi ngày mở rộng thêm trong việc thu hút đón chào các tín đồ từ bốn phương lui tới.

Một cơn gió lạnh thổi tới cắt ngang câu nói của vị phán quan. Ông đưa mắt nhìn âu yếm ba người vợ và lũ gia nhân đang hì hục tháo các rương hành lý.

Dịch Nhân Tiết nhìn sang chú tiểu:

- Bây giờ tiểu hãy dẫn ta tới phòng dành cho ta vì ta cần thay áo quần.

Chú tiểu nhanh nhẩu:

- Bẩm quan lớn. Chúng con sẵn sàng cả rồi. Xin mời quan lớn bước theo. Vì không muốn để quan lớn bị mưa ướt một lần nữa nên xin quan lớn chịu khó đi bộ thêm một chặng đường khá dài nữa.

Chú tiểu cầm đèn bước trước. Đoàn người bước theo sau. Chú hạ thấp ngọn đèn như có ý soi sáng các bậc thang để cho vị phán quan vững bước. Ở cuối đoàn có một chú tiểu khác cầm một cây sào dài, đầu ngọn sào có gắn một cây đèn.

Lúc đoàn người đặt chân vào hành lang từng lầu thứ nhất, tai họ hết còn nghe gió gào thét nữa. Dịch Nhân Tiết lẩm bẩm:

- Những bức tường này có lẽ khá dày đấy nhỉ?

Tào Can thưa:

- Vào thời buổi ấy người ta dám chi tiêu rất lớn vào những vụ xây cất như thế này.

Đoàn người lại phải bước lên một bậc tam cấp nữa. Tào Can lại nói:

- Tuy nhiên, các kiến trúc sư thời ấy lạm dụng đến việc xây quá nhiều các bậc tam cấp.

Đoàn người bước lên tầng thứ hai.

Chú tiểu lại hì hục đẩy cánh cửa gỗ nặng nề. Hai hàng đèn lồng soi sáng một hành lang dài. Về phía trái hành lang có nhiều cửa sổ hẹp. Chú tiểu dẫn đầu quay lại:

- Bẩm quan lớn. Chúng ta hiện ở tầng lầu thứ hai ở mặt cánh đông của tu viện. Chiếc cầu thang mà quan lớn nhận thấy ở phía trái bước xuống đại phòng của tầng trệt. Nếu chịu khó lắng tai nghe thì quan lớn có thể nghe được tiếng nhạc do các diễn viên đang cử trong lúc này.

Dịch Nhân Tiết để ý nghe. Có tiếng trống xa xa nhưng mưa bão đập mạnh vào những tấm liếp át hẳn mọi âm thanh khác. Cuồng phong mỗi phút gia tăng thêm cường độ. Dịch Nhân Tiết gật đầu vừa ý.

- Quyết định của ta vào tạm trú ở ngôi tu viện nầy thật đúng lúc!

Chú tiểu quay lại:

- Sau khi đi vòng quanh nơi này chúng ta sẽ bước đến căn phòng dành riêng cho quan lớn nghỉ ngơi. Chúng con cũng mong rằng căn phòng không đến nỗi thiếu tiện nghi gì cho lắm. Chúng con sẽ dẫn quan phụ tá đến một căn phòng khác. Căn phòng đó ở tầng lầu thứ nhất. Ở đó, còn có nhiều vị tân khách khác nữa.

Dịch Nhân Tiết quay lại nhìn ba bà vợ của ông, bỗng một cơn lốc dữ dội đập vào tấm liếp. Nước mưa xối xả đổ xuống. Dịch Nhân Tiết đưa tay chực khép lại cánh cửa nhưng một cảnh tượng kỳ lạ diễn ra trước mặt làm cho vị phán quan khựng lại.

Chỉ cách lối ba thước, nơi một toà nhà đối diện, một cánh cửa sổ cũng được mở ra để cho nhìn thấy một căn phòng trông có vẻ thiếu ánh sáng. Vị phán quan nhìn rõ một người đàn ông ôm trên tay một thiếu phụ thân hình loã lồ. Người đàn ông đang tìm cách đưa cao thiếu phụ kia. Căn phòng tranh sáng tranh tối nên Dịch Nhân Tiết chỉ nhìn thấy phía sau lưng của người đàn ông. Một cái lưng khá vạm vỡ. Người này lại đội trên đầu một cái mũ bằng sắt. Còn người đàn bà, tay phải che mặt, tay trái buông thõng xuống dường như y thị bị cụt tay. Bỗng người đàn ông liệng mạnh người đàn bà ra phía sau. Giữa lúc đó, một cơn gió mạnh khác thổi tới đóng sầm cánh cửa sổ làm cho vị phán quan giật mình phải thụt đầu vào phía trong. Từng vòi nước ào ào đổ xuống làm cho Dịch Nhân Tiết đến tối tăm cả mặt mày. Đến khi Dịch Nhân Tiết kịp mở lại cánh cửa thì Tào Can và chú tiểu đã đứng sẵn bên cạnh.

Chú tiểu vừa đưa tay giúp Dịch Nhân Tiết mở cánh cửa, miệng lẩm bẩm như có vẻ xin lỗi:

- Bẩm quan lớn để cho chúng con lo các việc ấy.

Dịch Nhân Tiết không nói năng gì. Nhưng khi đoàn người đi qua, Dịch Nhân Tiết hỏi chú tiểu:

- Toà nhà đối diện với toà nhà này dùng để làm gì?

- Bẩm quan lớn. Đó là nơi chứa đồ dùng.

Dịch Nhân Tiết chưa hết ngạc nhiên, hỏi tiếp:

- Lúc nãy, ở phía bên kia, cửa sổ được mở ra, bây giờ có ai đóng lại rồi, có phải như vậy không?

Chú tiểu nghe nói dựng tóc gáy(?):

- Một cánh cửa sổ được mở ra? Bẩm quan lớn. Quan lớn có nhìn lầm chăng? Phòng chứa vật dụng không hề có một cửa sổ nào cả. Bức tường đối diện hoàn toàn dày đặc. Nếu quan lớn muốn được thấy rõ tận mắt, xin quan lớn hãy theo chúng con.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 16:38:51 | Chỉ xem của tác giả
Chương II


CÁNH CỬA MA


Dịch Nhân Tiết bước theo chú tiểu mà không nói năng gì. Vị phán quan cảm thấy nhức nhối nơi đầu. Đôi mắt ngài đỏ hoe. Ông bắt đầu bị cảm nặng. Dịch Nhân Tiết cảm thấy trong người ơn ớn lạnh.

Cảnh tượng kỳ lạ diễn ra qua màn mưa, phải chăng chỉ là ảo giác?

Dịch Nhân Tiết liếc mắt nhìn quan phụ tá Tào Can. Ông nhận thấy quan phụ tá vẫn bình tĩnh. Ông ra lệnh:

- Nhà ngươi hãy đi thay quần áo và nhớ trở lại đây ngay.

Chú tiểu cúi đầu từ giã Dịch Nhân Tiết và trở ra cùng với Tào Can.

Trong căn phòng rộng lớn, người thiếp thứ nhất đưa tay chỉ những chiếc rương và lệnh cho gia nhân tháo mở. Người thiếp thứ hai và thứ ba điều khiển các chú tiểu đốt lửa các lò sưởi. Dịch Nhân Tiết nhìn mọi người làm việc, sau đó ông quay lại phòng riêng của ông.

Căn phòng được bày biện một số bàn ghế kiểu xưa. Những tấm liếp nặng nề che kín các cửa sổ nhưng cũng không sao ngăn được sự giận dữ của cơn cuồng phong ở bên ngoài. Một chiếc giường rộng choáng trọn một góc căn phòng. Đó là một cái sập bằng gỗ quí, bốn mép sập có chạm trổ công phu. Ở một góc khác có đặt một chiếc bàn nhỏ, chung quanh có bốn chiếc ghế. Ngoài một lò than hồng to lớn, còn ra không có gì nữa. Một tấm thảm nâu đã bạc màu trải lên nền gạch bông. Nhìn chung, quang cảnh không mấy hấp dẫn, tuy nhiên Dịch Nhân Tiết có vẻ thoải mái. Vị phán quan nói một mình:

- Một khi mà lò than hồng được đốt lên, tất cả các ngọn đèn được thắp sáng thì quang cảnh xem cũng tạm đẹp mắt đấy chứ?

Dịch Nhân Tiết với tay kéo chiếc màn ngăn cách chiếc giường của ông nằm. Vị phán quan nhận thấy chiếc giường ông nằm cũng đủ rộng để cho ba người vợ của ông cùng nằm chung với ông. Lúc còn ở tỉnh Gia Mân, chẳng bao giờ ba người vợ cùng nằm chung với nhau. Mỗi người có một phòng riêng. Đêm đến Dịch Nhân Tiết vào phòng họ tuỳ nơi mời mọc của mỗi người.

Vốn là đồ đệ trung thành của đạo Khổng, Dịch Nhân Tiết nghĩ rằng có lẽ đó là cách giải quyết ổn thoả nhất. Có nhiều ông chồng có thói quen ngủ chung giường với tất cả các bà vợ của mình. Một sự chung đụng như thế chỉ làm tổn thương đến sự tôn kính nữ giới, mà còn làm phương hại cho sự hoà hợp trong gia đình. Nói thì nói vậy, nhưng trong một cuộc du lịch, người ta không thể làm theo như ý mình muốn được.

Dịch Nhân Tiết trở lại phòng riêng, hắt hơi liên tiếp luôn mấy cái. Người thiếp thứ nhất nói:

- Xin chàng mặc thêm một chiếc áo bông vào người.

Rồi bà hạ giọng:

- Chàng nghĩ xem, thiếp có nên tặng chút ít quà mọn gì cho mấy chú tiểu không?

Vị phán quan nói nhỏ:

- Không sao! Để ta lo việc ấy. Vì trước khi rời khỏi nơi này ta sẽ dành một món quà xứng đáng cho vị hoà thượng trụ trì nơi đây.

Đoạn Dịch Nhân Tiết lớn giọng:

- Cái áo này, ta mặc vừa vặn đấy chứ?

Vừa lúc người thiếp thứ hai định đem hơ khô áo bên cạnh lò than thì vị phán quan lệnh đem đến cho ông chiếc mão.

- Để ta đến ngỏ lời cảm ơn vị hoà thượng trụ trì nơi đây một chút cho phải lễ.

Người thiếp thứ nhất lên tiếng:

- Chàng nhớ trở về thật sớm. Thiếp đang pha trà nóng cho chàng. Bữa ăn tối cũng đang được chuẩn bị gần xong. Chàng có vẻ mệt thì phải. Thiếp nghĩ chàng bị cảm rồi đó!

Dịch Nhân Tiết mau mắn:

- Ta trở lại ngay. Ta cảm thấy trong người cũng không được khoẻ lắm. Có lẽ ta bị cảm nhẹ vì trận mưa quái ác kia.

Dịch Nhân Tiết buộc chiếc thắt lưng vào bụng. Cả ba nàng tiễn chân ông tới cửa.

Quan phụ tá Tào Can đã đứng chờ sẵn ở hành lang. Ông này mặc chiếc áo dài màu xanh và đội chiếc mão bằng nỉ. Một chú tiểu cầm đèn đứng sẵn bên cạnh. Vừa thấy Dịch Nhân Tiết, chú tiểu đã kính cẩn cúi đầu:

- Hoà thượng chúng con đợi quan lớn ở ngay phòng tiếp khách.

Dịch Nhân Tiết bệ vệ bước ra khỏi phòng. Lúc đi qua nơi có cửa sổ mà lúc nãy ông ta được dịp chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ ở bên toà nhà đối diện, vị phán quan để tai nghe ngóng. Mưa gió vẫn trong cơn giận dữ tuy có phần bớt cường độ hơn lúc trước. Dịch Nhân Tiết mở toang cánh cửa sổ. Một làn chớp loé lên. Ánh sáng vừa đủ cho vị phán quan nhìn thấy rõ bức tường toà nhà đối diện. Rõ ràng là một bức tường bằng phẳng, không có qua một cánh cửa sổ nào cả. Phía trên bức tường là một cái tháp nhỏ. Từ đó bức tường chạy dài xuống mặt đất không có một cánh cửa sổ nào.

Dịch Nhân Tiết đóng mạnh cánh cửa, giọng bất bình:

- Mưa bão kéo dài mãi sao? Chú tiểu hãy chịu khó dẫn ta qua căn phòng chứa vật liệu thử xem.

Chú tiểu tỏ vẻ kinh ngac:

- Bẩm quan lớn. Nếu muốn đi đến phòng chứa vật liệu thì phải xuống tầng dưới và lần theo hành lang nối liền toàn nhà này với toà nhà kia, sau đó còn phải…

Dịch Nhân Tiết cắt ngang câu trả lời:

- Không sao! Ta sẽ bước theo chú.

Tào Can liếc nhìn vị phán quan. Ông ta thấy nét mặt Dịch Nhân Tiết có vẻ cương quyết, do đó ông định nói gì nhưng lại ngưng ngay.

Ba bóng người âm thầm bước xuống bậc tam cấp rồi cả ba lần theo một hành lang nhỏ hẹp. Họ phải bước lên một bậc tam cấp khá cao trước khi bước đến một khoang cầu thang. Từ đó nhìn xuống, Dịch Nhân Tiết nhận thấy một cái giếng rộng lớn, lòng giếng đen thẳm. Mùi nhang trầm từ đâu toả ngát căn phòng. Chú tiểu quay lại giải thích:

- Nơi đây nằm ngang với căn phòng mà hiện quan lớn đang tạm trú ở cánh phía đông của tu viện.

Bước thêm vài bước, chú tiểu lại nói:

- Đây là hành lang dẫn tới căn phòng chứa vật dụng.

Dịch Nhân Tiết dừng chân đưa mắt quan sát dãy cửa sổ cao ở bức tường bên mặt.

Chú tiểu lại bước đi. Chú đẩy một cánh cửa lớn rồi mời khách bước vào một căn phòng hình chữ nhật, trần nhà rất thấp. Hai ngọn đèn vừa đủ chiếu sáng căn phòng chứa đầy những gói và những rương vật dụng. Dịch Nhân Tiết hơi thắc mắc, hỏi:

- Ai lo công việc thắp sáng những ngọn đèn này?

- Bẩm quan lớn. Các tu sĩ luôn luôn lui tới nơi đây tìm kiếm các vật dụng và cả quần áo sắm tuồng.

Chú tiểu vừa nói vừa chỉ lên vách cho vị phán quan thấy hàng dãy hia mão, áo gấm, quần hoa và cả những chiếc mặt nạ bằng gỗ sắp xếp thứ tự ở phía ngăn trái. Ở phía mặt là một cái giá gươm trên đó cắm đầy lao, kích, cờ, phướn… và rất nhiều dụng cụ để diễn tuồng.

Dịch Nhân Tiết đứng lặng im quan sát thật kỹ. Sau những dụng cụ sắm tuồng đó, vị phán quan không nhìn thấy một kẽ hở nào ở bức tường. Quả có hai ô cửa nhỏ nằm về mặt đông, nhưng như vậy là hai ô cửa này nằm ở phía ngoài ngôi thiền viện. Dịch Nhân Tiết lệnh cho chú tiểu:

- Chú ra ngoài phòng và đợi ta ở ngoài đó.

Tào Can nhận thấy Dịch Nhân Tiết đi đi lại lại trong căn phòng quan sát thật kỹ lưỡng, không dám lên tiếng hỏi và ông cũng làm theo vị phán quan mà trong lòng không khỏi thắc mắc. Đến một lúc không thể chịu đựng được, Tào Can liền thưa:

- Thưa phán quan. Chẳng hay có điều gì đáng dị nghị ở trong căn phòng này nên phán quan ra chiều bận tâm nhiều đến vậy?

Dịch Nhân Tiết kể lại cảnh tượng kỳ lạ do chính mình chứng kiến và kết luận.

- Chú tiểu của thiền viện này quả quyết với ta là căn phòng này không có một cánh cửa sổ nào đối diện với toà nhà bên cạnh. Ta bắt buộc phải tìm biết là chú tiểu đã không nói dối ta. Tuy nhiên ta vẫn chưa hết thắc mắc vì chính mắt ta nhìn thấy rõ là có một cánh cửa sổ mở ra. Hơn nữa, cảnh tượng đó đã diễn ra chỉ cách đây không bao lâu.

Tào Can chặc lưỡi:

- Rõ quái đản! Bẩm quan lớn. Ngoài ra quan lớn còn nhận thấy gì kỳ lạ nữa không?

- Ta đã nói với nhà ngươi là cảnh đó chỉ diễn ra trong vòng mấy giây đồng hồ mà thôi.

- Cảnh đó lại diễn ra ở nơi này ư? Để tôi thăm dò thật kỹ các bức tường. Để xem có một cánh cửa sổ nhỏ nào ở phía sau những cây lao và những lá phướn đó không?

Dịch Nhân Tiết chắp tay sau lưng đứng nhìn Tào Can xê dịch các ngọn giáo, các ngọn kích, các chĩa ba… bám đầy bụi. Công việc này làm cho Tào Can nhớ lại thời kỳ ông ta làm công việc kiểm soát dưới các ghe đò, thuyền buồm chạy lại trên các sông lạch.

Dịch Nhân Tiết để mặc Tào Can lục soát trong lúc đó ông bước lại rờ rẫm bức tường phía trái. Vị phán quan luồn chân một cách khó nhọc bước qua những gói bao lớn, những rương gỗ chất đầy vật liệu, cả những mặt nạ thô kệch dường như đang trừng mắt theo dõi mỗi cử chỉ của ông. Như vừa nói cho mình và Tào Can đủ nghe, Dịch Nhân Tiết lẩm bẩm:

- Đạo giáo gì mà kỳ lạ thật! Đạo Khổng chân chính minh bạch như vậy, vì sao họ không theo? Lão giáo cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Có phải như đạo Phật đâu!

Tào Can góp ý:

- Tiện đệ nghĩ rằng phía Lão giáo cần xây cất những tu viện to lớn như thế này là để cạnh tranh với đạo Phật đang bành trướng và phát triển mạnh.

Dịch Nhân Tiết ho lên mấy tiếng. Vị phán quan quả thật đã bị cảm nặng. Tuy được mặc rất ấm nhưng chốc chốc ông ta lại rùng mình mấy cái, dường như ông đang cảm thấy ớn lạnh trong mình. Bỗng Tào Can lớn tiếng:

- Bẩm quan lớn. Hãy nhìn đây!

Dịch Nhân Tiết bước lại gần hơn. Trong một góc phòng, cạnh một cái tủ, khi Tào Can lật hẳn một tấm biển lên, ông ta nhận thấy rõ ràng một khung cửa sổ. Cả hai đứng lặng yên một hồi. Tào Can nhìn Dịch Nhân Tiết không chớp mắt, đoạn ông ta lẩm bẩm:

- Thật sự thì tại đây có một cánh cửa sổ nhưng cửa này đã được bít kín lại từ lâu lắm rồi.

Dịch Nhân Tiết chậm rãi:

- Chúng ta đang đứng gần một góc của toà nhà này tức đối diện với cửa sổ ở bên kia.

Tào Can đưa tay vỗ mạnh vào bức tường. Ông ta dùng mũi dao cạy mạnh vào bức tường rồi lần đưa mũi dao vào viền khung cánh cửa. Đoạn ông lên tiếng:

- Bẩm quan lớn. Ngôi tu viện này xưa cũ lắm rồi. Tiện đệ có nghe đồn có lắm chuyện kỳ lạ đã xảy ra ở nhiều nơi trong ngôi Thiền viện này. Nhiều người đáng tin cậy quả quyết là chính mắt họ đã chứng kiến lắm cảnh xưa cũ từ rất nhiều thế kỷ qua và cũng có thể…

Tào Can chưa dứt lời thì nhìn thấy Dịch Nhân Tiết đưa tay lên trán ra chiều suy nghĩ:

- Cái mũ sắt mà người đàn ông nọ đội lên đầu… Kể từ hàng trăm năm qua, chính các binh sĩ của chúng ta cũng không đội loại mũ đó. Ta cho đó cũng là một điều lạ, Tào Can ạ!

Dịch Nhân Tiết suy nghĩ một hồi rồi nói:

- Dường như ta đã thấy loại mũ này ở trong một vở tuồng nào đó. Xem kìa! Chính nó đó!

Dịch Nhân Tiết bước lại bên cạnh những chiếc mặt nạ. Nơi đây bày ngổn ngang những bao tay bằng sắt, những vỏ bao kiếm. Vị phán quan lẩm bẩm:

- Lạ nhỉ! Vì sao lại không có loại mũ sắt kia?

Tào Can đỡ lời:

- Bẩm quan lớn. Có nhiều bộ đồ tuồng còn thiếu sót.

Như không để ý đến câu nói của Tào Can, Dịch Nhân Tiết tiếp tục:

- Ta không để ý đến y phục của người đàn ông nọ nhưng ta nhớ rõ hắn rất lớn vóc với đôi cánh tay to lớn, đôi vai khá rộng.

Dịch Nhân Tiết nhìn Tào Can không chớp mắt rồi bỗng la lên:

- Trời đất! Hay là ta đã thấy ma?

Tào Can thưa:

- Để tiện đệ đo thử để biết bề sâu của cánh cửa sổ đó là bao nhiêu.

Dịch Nhân Tiết rùng mình một cái. Vị phán quan co mình nhỏ lại trong chiếc áo dài bông rồi đưa tay rút ra một khăn bằng lụa, đưa khăn chấm mắt. Cảnh tượng lúc nãy mà Dịch Nhân Tiết được chứng kiến phải chăng do ảo giác gây ra?

Tào Can tiếp lời:

- Bẩm quan lớn. Bức tường này cũng khá dày. Có thể gần đến một thước. Nhưng dù có dày đến mức đó thì cũng không thể nào đủ cho một người đàn ông ôm một người đàn bà trong tư thế như vậy được.

Dịch Nhân Tiết gật đầu:

- Lẽ dĩ nhiên là không thể như thế được!

Vị phán quan quay mặt nhìn kỹ chiếc tủ kiểu xưa. Trên đầu tủ có hình chạm hai con rồng đang vờn ngọn lửa. Dịch Nhân Tiết kéo cánh tủ. Ngoài một chồng mão được xếp gọn gàng, vị phán quan không còn nhận thấy có gì thêm nữa. Dịch Nhân Tiết để ý ở phía chân tủ cũng có hình chạm hai con rồng đang vờn ngọn lửa, nên nói nhỏ:

- Cái tủ xưa này quí lắm đó!

Đoạn Dịch Nhân Tiết buông một tiếng thở dài và nói:

- Thôi hãy quên những gì ta đã thấy đi. Hãy trở lại công việc đang làm. Năm vừa qua, Tào Can nhớ chứ? Không phải cách đây một hay hai thế kỷ đâu. Đã có ba thiếu nữ chết trong ngôi tu viện này. Người thứ nhất tên gọi là Linh. Chết vì bịnh. Người thứ hai là Gao, tự tử. Người thứ ba tên Hoằng, chết vì tai nạn. Người ta đã tường trình lên cho chúng ta như vậy. Nhân dịp này chúng ta hỏi thăm hoà thượng trụ trì để biết rõ hơn về cái chết của ba thiếu nữ đó. Hãy tới gặp vị hoà thượng xem sao!

Chú tiểu đứng đợi ở hành lang từ nãy đến giờ. Mặt chú xanh tưởng chừng không còn một giọt máu. Đôi mắt chú trông lơ láo như đang khiếp sợ cái gì. Dịch Nhân Tiết hỏi:

- Có gì lạ đã xảy ra à?

- Dạ! Dường như con trông thấy một bóng người xuất hiện.

- Chú có nói là các tu sĩ thường lui tới căn phòng chứa vật dụng kia mà?

- Da. Nhưng đây không phải là các tu sĩ mà là bóng một người lính.

- Một người lính?

Chú tiểu gật đầu. Sau một giây im lặng chú bèn kể tiếp:

- Chúng con nghe kể lại là cách đây lõi một trăm năm, một số người nổi loạn đem gia đình vào trú ẩn trong ngôi tu viện này. Quân đội được lệnh nhà vua xông vào tu viện. Hễ gặp ai là họ giết chết ngay. Đàn ông, đàn bà và cả trẻ con.

Chú tiểu trợn tròn mắt vì quá sợ hãi. Chú nhìn vị phán quan và nói thêm:

- Người ta cũng nói rằng những đêm giông bão như đêm nay, những con ma ấy sống lại những giây phút xa xưa. Bẩm quan lớn, chẳng hay quan lớn không nghe thấy gì hết cả hay sao?

Dịch Nhân Tiết lắng tai nghe ngóng. Vị phán quan càu nhàu:

- Chỉ nghe mưa rơi, gió rít. Thôi hãy bước xuống. Ở đây có nhiều gió lạnh, khó chịu quá chừng!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 17:21:37 | Chỉ xem của tác giả
Chương III


DỊCH NHÂN TIẾT HỘI NGỘ CÙNG VỚI HOÀ THƯỢNG


Theo chú tiểu bước xuống nhiều bậc thang với cùng nhiều ngách cùng, ngõ hẻm, Dịch Nhân Tiết và Tào Can bước xuống tầng dưới. Nơi đây có nhiều bức chạm trổ thật tinh vi, phần nhiều là hình những con rồng đang vờn mình giữa các đám mây. Nền nhà lát bằng đá hoa được nhiều thế hệ các chú tiểu và tu sĩ mải miết lau chùi đánh bóng. Khi bước qua phòng nghi lễ, Dịch Nhân Tiết nói với Tào Can:

- Trong lúc ta đàm đạo với hoà thượng trụ trì, nhà ngươi hãy đi tìm một người thợ mộc trong tu viện này thay cái trục xe đã bể. Ta muốn họ sửa chữa cái trục xe ngay trong đêm nay.

Rồi hạ giọng, vị phán quan nói:

- Hãy cố gắng vẽ cho ta bức hoạ đồ về ngôi tu viện này.

Phòng nói chuyện nằm gần căn phòng chánh. Dịch Nhân Tiết bước vào phòng, tỏ ý thoải mái khi nhìn thấy lò than hồng rực cháy và những tấm liếp che gió rất dày làm cho căn phòng trở nên ấm cúng lạ thường.

Một người đàn ông cao lớn nhưng dáng mảnh mai tiến về phía vị phán quan. Chiếc áo dài bằng gấm màu vàng, rộng làm cho người này có vẻ bệ vệ thêm. Người này nhẹ cúi đầu chào vị phán quan. Đó chính là Chân Hiền, vị hoà thượng trụ trì thiền viện Chiêu Vân này.

Dịch Nhân Tiết để ý đến cặp mắt đen, đôi ngươi ít động đậy của vị hoà thượng trụ trì. Thêm vào đó là khuôn mặt dài với một chòm râu thưa bạc trắng. Cả hai ngồi vào hai chiếc ghế có lưng dựa. Chú tiểu lo pha trà. Bình trà đặt trên một cái mâm sơn son thếp vàng. Dịch Nhân Tiết ngỏ lời trước:

- Xin hoà thượng chớ chấp nhất vì chúng tôi đã đến khuấy rầy hoà thượng đúng vào ngày đại lễ của thiền viện. Chúng tôi cứ ngại là sự hiện diện của chúng tôi trong ngày hôm nay có điều gì làm trở ngại trong công việc của tu viện chăng?

Mặc dù đôi mắt nhà tu hành nhìn chằm chằm vào vị phán quan, nhưng ông dường như không nhìn thấy gì cả vì tất cả tâm trí của hoà thượng đang được thu vào nội tâm kín đáo. Uốn đôi lông mày lên, vị hoà thượng trụ trì với giọng nói chậm rãi, nhưng nghiêm nghị:

- Sự viếng thăm của quan lớn không có gì làm bận rộn cho thiền viện. Ở cánh phía đông của tu viện chúng tôi có dành sẵn lối bốn chục phòng cho các tân khách ở xa đến trú ngụ… nhưng thật ra không có vị tân khách nào quan trọng như quan lớn cả.

Dịch Nhân Tiết kính cẩn:

- Căn phòng mà hoà thượng có nhã ý dành cho chúng tôi thật là hoàn toàn.  

Vừa nói vị phán quan đưa tay cầm lấy tách trà do chú tiểu kính cẩn dâng lên bằng cả hai tay. Dịch Nhân Tiết lúc này cũng cảm thấy mệt mỏi nên không tìm ra câu nói nào đượm vẻ xã giao hơn nữa, nên ông đi thẳng vào vấn đề.

- Từ lúc được nhậm chức ở tỉnh Hàn Nguyên đến nay tôi rất nóng lòng đến thăm ngôi thiền viện này, vì đây là ngôi tu viện nổi danh nhất trong nước, nhưng tiếc rằng vì công vụ đa đoan, vậy xin hoà thượng tha thứ cho. Ngoài việc đến đây để nhận thêm những lời chỉ giáo và chiêm ngưỡng lối kiến trúc của ngôi thiền viện danh tiếng, chúng tôi còn muốn được thỉnh giáo thêm nhiều cao kiến của hoà thượng về một vài thắc mắc riêng tư.

- Chúng tôi đâu ngại gì trong việc phục vụ quan lớn. Vậy quan lớn có điều chi cứ dạy.

- Bản chức muốn tìm hiểu thêm vài chi tiết về ba cái chết đã xảy ra vào năm ngoài ở trong ngôi thiền viện này. Thật ra, cũng là chỉ để có thêm tài liệu ghi thêm vào hồ sơ thường nhật mà thôi.

Vị hoà thượng trụ trì ra dấu cho chú tiểu bước ra khỏi phòng. Lúc cánh cửa đã khép lại, vị hoà thượng trụ trì mới ngỏ lời:

- Trong tu viện này có lối một trăm tu sĩ, ấy là chưa kể các chú tiểu, những tín đồ đến làm công quả và một số tân khách quý. Đời người có hạn. Con người ngã bệnh và nằm xuống tại đây cũng giống như mọi nơi khác. Bẩm quan lớn, vậy quan lớn muốn nhắc đến những cái chết nào vậy?

- Sau khi duyệt xét các hồ sơ toà án, bản chức có để ý đến ba bản khai tử do chính thiền viện gửi đến, ba bản khai tử đó thuộc về ba thiếu nữ đã từ trần ở thiền viện này. Bản chức nghĩ rằng họ đến thọ đạo tại đây và đã chết tại đây.

Nhìn thấy vị hoà thượng dướn đôi mày lên nên vị phán quan vừa cười, nói thêm:

- Bản chức quên mất tên họ của ba người xấu số đó…

Dịch Nhân Tiết ngừng lại cố ý dò xét thái độ người đối thoại với mình. Vị hoà thượng trụ trì gật đầu:

- Chúng tôi đã hiểu rõ ý muốn của quan lớn. Vâng. Thiếu nữ đầu tiên tên là Linh bị bệnh vào năm ngoái. Đạo sĩ Tuyên Minh đã lo săn sóc cho y thị.

Vị hoà thượng nói đến đây bỗng ngưng lại. Đôi mắt ông nhìn chằm chằm về phía cửa. Vị phán quan quay lại xem thử có ai vừa bước vào nhưng khi ông đưa mắt nhìn thì cánh cửa đã khép lại.

- Ồ! Những tên vô lễ, thật là vô ý tứ. Chúng vào ra bất cứ nơi nào. Tại sao chúng không gõ cửa trước khi bước vào?

Nhận thấy vị phán quan có vẻ sửng sốt, vị hoà thượng trụ trì giải thích thêm:

- Theo lệ, chúng tôi có mướn một đoàn hát đến đây để diễn những vở tuồng xưa nhân dịp những ngày đại lễ của tu viện. Các nghệ sĩ này còn có nhiệm vụ tìm cách giải trí quan khách bằng những màn nhào lộn hoặc đánh kiếm, đánh đao. Lẽ dĩ nhiên, họ còn phạm nhiều khiếm khuyết trong lúc trình diễn, đặc biệt là trình diễn những vở tuồng thích hợp với các tín đồ.

Để kết luận câu chuyện, vị hoà thượng nói:

- Lần này, tu viện sẽ kiểm soát gắt việc làm của họ.

Dịch Nhân Tiết nhắc lại chuyện cũ vì ngại rằng vị hoà thượng đi ra ngoài đề:

- Bản chức nhớ rằng cô gái họ Linh đã từ trần sau khi bị bạo bệnh. Vậy bản chức muốn hỏi là sau đó có cuộc giảo nghiệm tử thi không?

- Trong tu viện cũng có nhiều vị thông hiểu khá nhiều về y lý.

- Ồ quí hoá quá! Còn cô gái thứ hai lại tự tử?

Vị hoà thượng trụ trì thở dài:

- Câu chuyện đáng buồn thật. Thiếu nữ thông minh rất mực nhưng lại là con người đa cảm. Cô ta hay bị đau khổ vì mắc bệnh ảo giác. Chúng tôi không chấp nhận cô ta tu ở tu viện này. Nhưng cô gái nài nỉ xin được ở lại, hơn nữa cha mẹ cô gái cũng nằng nặc xin cho con được tu ở tu viện. Cuối cùng, chúng tôi đành chấp nhận. Thế rồi, vào một đêm, cô gái bị loạn thần kinh, bệnh tình trầm trọng hơn mỗi ngày. Không rõ cô ta ăn phải vật gì nên bị ngộ độc. Thi thể được trả về cho gia đình. Đám tang đã diễn ra ở nơi quê cô gái sinh trưởng.

- Còn nạn nhân thứ ba? Đây cũng là một vụ tự tử?

- Không phải. Thật ra, đó là một tai nạn. Nạn nhân tên là Hoằng. Y thị cũng rất thông minh. Cô gái say mê tiểu sử ngôi thiền viện này. Hàng ngày cô gái thích đi dạo chơi trong và ngoài ngôi tu viện. Thế rồi, một ngày nọ, cô gái trèo lên ngọn tháp ở phía Đông Nam. Trong lúc cô gái dựa vào lan can, không may chiếc lan can ấy lâu ngày đã mục nát, không chịu nổi sức nặng của cô gái đã đổ gẫy làm cho nạn nhân rơi xuống vực thẳm ở ngay dưới chân ngôi tu viện này.

- Nhưng trong hồ sơ của bản chức thấy thiếu kết quả cuộc giảo nghiệm tử thi.

Nghe câu hỏi trên, vị hoà thượng trụ trì buồn bã lắc đầu:

- Bẩm quan lớn là không hề có cuộc giảo nghiệm tử thi, vì thật ra không làm thế nào tìm được xác của nạn nhân. Lòng vực quá sâu, có đến cả trăm thước bề sâu, nên không có một tay thợ lặn nào dám bước xuống cả.

Một phút im lặng trôi qua. Vị phán quan hỏi dồn tiếp:

- Có phải là ngọn tháp nằm trên kho chứa vật dụng không? Ngọn tháp này trông đối diện với căn phòng mà hiện bản chức đang trú ngụ, có phải không?

Vị hoà thượng trụ trì nhấp một ngụm nước trà rồi mới trả lời:

- Chính phải!

Vị hoà thượng trụ trì cảm thấy như đã đến lúc nên kết thúc cuộc đàm thoại trong lúc vị phán quan không muốn để ý đến điều đó. Ông ta vuốt nhẹ bộ râu mép rồi lại đặt một câu hỏi khác:

- Trong tu viện luôn luôn có sự hiện diện của các nữ tu sĩ?

- Không phải lúc nào cũng có mặt họ. Kỷ luật tu viện này được nổi tiếng nghiêm minh từ xưa đến nay. Tuy nhiên rất có nhiều gia đình lại muốn gửi con gái của họ vào tu ở tu viện. Chúng tôi chấp nhận để họ ở lại trong tu viện vài tuần lễ, xong một khoá học, họ trở thành nữ tu sĩ thì lúc đó họ được phép rời khỏi tu viện về tu nơi những tu viện ở các địa phương.

Vị phán quan hắt hơi mấy cái. Đoạn ông ta rút cái khăn lụa lau lại bộ râu và với giọng hết sức nhẹ nhàng, ông ta nói:

- Bản chức rất lấy làm hoan hỉ về những lời giải thích của hoà thượng. Bản chức cần biết tất cả những điều đó là cũng vì phải làm theo thủ tục mà thôi. Bản chức không bao giờ dám nghĩ là có những chuyện kỳ lạ lại có thể diễn ra sau những bức tường này.

Vị hoà thượng trụ trì kính cẩn cúi đầu. Dịch Nhân Tiết uống cạn tách trà, nối tiếp lại câu chuyện:

- Dường như vừa rồi hoà thượng có nhắc đến đạo sĩ Tuyên Minh. Có phải đó là văn hào Tuyên Minh cách vài năm trước đây từng giữ chức quốc sư trong triều. Có phải không?

- Chính phải. Tu viện của chúng tôi rất lấy làm hân hạnh được tiếp nhận một người có danh vọng cao sang như quốc sư. Bẩm quan lớn, chắc ngài cũng đã rõ sự nghiệp của đạo sĩ Tuyên Minh. Giữ chức quản hạt cho đến khi hai người vợ của đạo sĩ qui tiên thì đạo sĩ được cử giữ chức quốc sư trong triều. Đến lúc đạo sĩ từ giã kinh đô thì ba người con trai của đạo sĩ đã đến tuổi trưởng thành, nhận lãnh những chức vụ công quan trọng nên đạo sĩ muốn dành những năm cuối còn lại của cuộc đời vào việc nghiên cứu các đạo giáo. Ngài đã chọn ngôi tu viện này làm nơi dưỡng tuổi già và đã sống ở đây được hai năm.

Vị hoà thượng trụ trì gật đầu, vui vẻ nói tiếp:

- Sự hiện diện của đạo sĩ Tuyên Minh ở trong tu viện quả thật là một vinh dự quá lớn cho chúng tôi. Ngài tỏ ra rất hoan hỉ về tất cả những công tác của tu viện. Ngài biết rõ mọi việc nhỏ nhặt trong tu viện và không ngại ngùng ban cho chúng tôi những lời chỉ giáo quí báu.

Dịch Nhân Tiết cảm thấy mình có bổn phận đến viếng thăm đạo sĩ Tuyên Minh nên gạn hỏi:

- Vậy đạo sĩ Tuyên Minh trú ngụ nơi nào trong tu viện?

- Chúng tôi dành sẵn ngọn tháp phía tây cho ngài. Quan lớn sẽ gặp đạo sĩ Tuyên Minh ở phòng hội, nhân dịp chúng tôi cho diễn một vở tuồng xưa. Quan lớn cũng sẽ gặp bà Bảo Mẫu, một goá phụ tên tuổi ở kinh đô cũng đến đây cùng với trưởng nữ là cô Mai Quế. Bà Bảo Mẫu cũng có ý định xin tu trong tu viện. Ngoài ra, chúng ta còn được dịp gặp thi sĩ nổi danh Tùng Lập. Đó là tất cả những vị tân khách quí của chúng tôi trong ngày hội hôm nay. Nhiều vị tân khách đã cáo lỗi không đến được vì mấy hôm này mưa gió bất thường. Chúng tôi chưa nói đến đoàn hát Quan Lai. Chỉ ngại rằng những nghệ sĩ ít tăm tiếng trong đoàn chắc chắn không làm cho quan lớn thích thú nhiều đến họ.

Dịch Nhân Tiết tỏ ra khó chịu. Vị phán quan không ưa thích thái độ của những ai khinh rẻ nghề cầm ca, coi những diễn viên sân khấu như hạng vô loại, do đó ông nói lớn:

- Các nghệ sĩ sân khấu đáng ca tụng lắm chứ, vì họ có một nhiệm vụ xã hội phải làm tròn. Họ làm việc nhiều nhưng lại nhận được đồng lương rất khiêm tốn. Họ tìm cách giải trí cho người khác, gây vui nhộn, hầu làm giảm bớt sự buồn chán của cuộc đời. Hơn thế nữa, khi diễn những vở tuồng lịch sử thì chúng ta mới có dịp ôn lại quá khứ oai hùng của đất nước chúng ta, của dân tộc chúng ta, mà không phải chỉ đưa ra những chuyện thần bí huyễn hoặc.

Vị hoà thượng trụ trì tìm cách bênh vực:

- Phải! Mục đích của họ là phải gieo rắc chân lý mà không phải chỉ để giải trí suông.

Như muốn làm dịu bớt câu trả lời cứng nhắc của mình, vị hoà thượng nói thêm:

- Mong quan lớn sẽ không phải thất vọng nhiều. Những tấm mặt nạ, những y phục sắm tuồng, thật sự do tu viện chúng tôi làm ra cách đây ngót cả trăm năm rồi. Đó cũng là những đồ cổ quý giá. Xin quan lớn cho phép chúng tôi được dẫn quan lớn đến phòng hội ngay. Tuồng bắt đầu diễn vào chính ngọ. Lúc này các diễn viên đang đợt tập dợt các màn chót của vở tuồng. Sau buổi trình diễn, thiền viện có đãi quan khách một bữa ăn thanh đạm. Chúng tôi rất lấy làm vinh dự nếu có sự hiện diện của quan lớn trong bữa ăn đạm bạc đó.

Dịch Nhân Tiết cảm thấy chẳng mấy thích thú khi phải dự một bữa tiệc công cộng, nhưng với tư cách là một vị phán quan một tỉnh lớn, không thể nào ông không nhận lời được.

Cả hai đều đứng dậy. Khi tiễn vị phán quan ra đến hành lang tranh tối tranh sáng, vị hoà thượng trụ trì liếc mắt nhìn chung quanh. Ông ta cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng không có một ai lại gần trong lúc hai người hội ngộ trong phòng khách. Vị hoà thượng trụ trì tiễn chân Dịch Nhân Tiết đến ngôi cửa chánh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 17:41:25 | Chỉ xem của tác giả
Chương IV


MỘT VỞ TUỒNG VỚI LẮM TÌNH TIẾT BI AI


Chiêng, trống, phèng la và cả tiếng đờn cò réo rắt nổi lên chào đón vị phán quan và hoà thượng trụ trì. Ban nhạc của tu viện lo phụ trách công việc đó. Lối một trăm tu sĩ đã có mặt đông đủ ở phía tận sau phòng hội. Trên một chục ngọn đèn lồng chiếu sáng căn phòng.

Tất cả đứng dậy lúc vị hoà thượng trụ trì đặt chân vào phòng hội. Không chậm trễ, vị hoà thượng dẫn Dịch Nhân Tiết đến một cái bục cao trên đó đã sắp sẵn ba cái ghế có lưng dựa, tay ghế có chạm trổ tinh vi. Hoà thượng trụ trì đưa tay ra dấu mời Dịch Nhân Tiết ngồi lên chiếc ghế bên mặt, đoạn ông ngồi vào chiếc ghế sát cạnh. Chiếc ghế thứ ba vẫn còn bỏ trống.

Một tu sĩ bước tới cho biết đạo sĩ Tuyên Minh vừa mới bước ra ngoài nhưng sẽ trở vào trong chốc lát. Vị hoà thượng trụ trì gật đầu và ra lệnh cho tu sĩ mang trái cây và đồ giải khát đến.

Dịch Nhân Tiết nhìn chăm chú lên một chiếc bục cao khác được thắp sáng với nhiều hàng nến lung linh cháy. Một người đàn bà khá đẹp mặc áo màu xanh có thêu chỉ vàng, hai tay ôm lấy một vương trượng, trên đầu tóc có cài nhiều bông hoa giấy. Có lẽ đó là bà tiến sĩ Hoàng Môn, nữ hoàng trong Lão giáo. Bảy người đàn ông và một người đàn bà chậm rãi nhảy múa trước mặt nữ hoàng theo tiếng nhạc cử rất trịnh trọng. Những người này biểu hiệu cho tám “đấng bất tử” trong Lão giáo và đang chào mừng nữ chúa của họ.

Dịch Nhân Tiết thấy lạ, hỏi:

- Hai người đàn bà kia cũng là người trong tu viện?

- Không hẳn vậy. Người đàn bà đóng vai nữ chúa là một nữ diễn viên của đoàn Quan Lai. Đó là cô Đinh. Lát nữa, cô ta sẽ biểu diễn một vũ khúc hấp dẫn trong đó cô sẽ trình diễn những pha tung và hứng chén đĩa rất tài tình. Còn người đàn bà đóng vai “bà chúa thế giới loài hoa” chính là vợ của nghệ sĩ Quan Lai.

Dịch Nhân Tiết ngồi xem tuồng mà lòng nôn nóng, có lẽ vì tâm trí của vị phán quan còn bị chi phối bởi lắm chuyện khác. Đầu óc của ông như bị nhức nhối trong lúc tay chân giá lạnh. Vị phán quan nhìn đám khán giả trước mặt. Có những bức chắn ngang bức vách ngăn cách các khán giả. Trong đám khán giả có bóng hai người đàn bà. Một người mặt mũi thoa đầy son phấn mặc áo dài nhung đen. Người kia là một thiếu nữ, cũng phục sức màu đen. Khuôn mặt cô gái có những nét khá đều đặn mặc dầu đôi lông mày cô nàng hơi dày. Cả hai chăm chú theo dõi vở tuồng.

Hoà thượng trụ trì để ý đến mỗi cái nhìn của Dịch Nhân Tiết nên nói ngay:

- Chẳng hay quan lớn muốn tìm danh tánh hai người đàn bà kia chăng? Đó là bà Bảo Mẫu và trưởng nữ là cô Mai Quế.

Dịch Nhân Tiết chăm chú nhìn tám đấng “bất tử” rời khỏi sân khấu cùng với nữ chúa đi trước, hai bên có hai chú tiểu theo hầu. Âm nhạc điếc tai lại nổi lên với tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng phèng la… lẫn với tiếng vỗ tay của khán giả. Dịch Nhân Tiết hắt hơi luôn mấy cái. Vị phán quan ngờ rằng lại có luồng gió lạnh thổi vào. Ông vờ lên tiếng:

- Một màn tuyệt đẹp!

Hoà thượng trụ trì lẩm bẩm:

- Đại lão hoà thượng có lẽ bận việc nên vắng mặt trong buổi trình diễn hôm nay.

Dịch Nhân Tiết không nói năng gì. Im lặng kéo dài một giây khi trên sân khấu xuất hiện một diễn viên có dáng dấp nhà nghề. Chắc chắn đó là vị trưởng đoàn gánh hát. Sau khi cúi đầu thật thấp về hướng hoà thượng trụ trì, nghệ sĩ lên tiếng:

- Như thường lệ, chúng tôi sắp chấm dứt buổi trình diễn với một màn ngắn trong đó diễn tả một linh hồn tội lỗi đang tìm cách chuộc lỗi. Nữ diễn viên Ngẫu Dương sẽ đóng vai đó. Xin cảm ơn hoà thượng trụ trì, cảm ơn quan khách, cảm ơn tất cả quý vị đã chịu khó theo dõi chúng tôi từ nãy đến giờ.

Có tiếng rì rầm trong đám khán giả nhưng rồi một giọng kèn đầy ai oán nổi lên, như gieo rắc sự đau thương trong khắp căn phòng. Một thiếu nữ mặc quần áo màu trắng xuất hiện. Nàng bắt đầu nhảy múa nhịp nhàng theo tiếng kèn, giọng quyển. Đôi tay áo rộng và dài cùng với thân áo phất phơ tung bay trong gió. Dịch Nhân Tiết nghiêng mình ra phía trước để được nhìn rõ hơn. Mặt nữ diễn viên thoa đầy phấn. Dịch Nhân Tiết hơi ngạc nhiên nới nhỏ với Tào Can:

- Nhà ngươi xem thử có phải là thiếu nữ trong đám khán giả đã xuất hiện trên sân khấu không?

Tào Can nhón gót, nghiêng hẳn cả mình ra phía trước nhìn thật kỹ rồi nói:

- Bẩm quan lớn. Thiếu nữ đó vẫn còn ngồi trong đám khán giả. Nàng ngồi cạnh thân mẫu của nàng.

Dịch Nhân Tiết lại nhoài mình ra phía trước nhìn kỹ lần nữa:

- Phải! Nhà ngươi có lý. Trông nàng có vẻ sợ hãi như trong lúc nàng bắt gặp một con ma. Ta tự hỏi vì sao nữ diễn viên ấy lại hoá trang giống như con gái bà Bảo Mẫu.

Nói đến đây, Dịch Nhân Tiết ngưng hẳn. Một chiến sĩ vẻ mặt hung dữ xuất hiện trên sân khấu. Anh ta mặc y phục màu đen, vừa vặn, càng làm nổi bật lên những bắp thịt no tròn. Mặt anh ta trét đầy phấn đỏ với những sọc ngang trắng. Ánh sáng các ngọn nến toả những vệt sáng đỏ lên chiếc mũ tròn và cây gươm do anh ta múa tít trong không khí. Dịch Nhân Tiết nói nhỏ với Tào Can:

- Chính hắn ta!

Tào Can sửng sốt chưa hiểu ý của Dịch Nhân Tiết thì ông này nói tiếp:

- Chính hắn đã ôm người đàn bà cụt một cánh tay… mà ta đã bắt gặp cảnh ấy qua cánh cửa sổ ma. Hãy gọi ngay trưởng đoàn gánh hát đến đây cho ta.

Diễn viên múa kiếm trông thật tài tình. Hắn vừa đi những đường kiếm tuyệt hảo, vừa nhảy múa quanh người đàn bà. Mỗi cử chỉ của hắn ăn nhịp theo tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng phèng la… Cứ mỗi giây hắn tiến gần lại hơn người đàn bà rồi đột nhiên với một sự nhanh chóng phi thường, hắn hạ lưỡi kiếm xuống, chỉ cách vai thiếu nữ không đầy một sợi tóc. Bỗng có tiếng thất thanh nổi lên dưới đám khán giả. Hai tay Mai Quế níu chặt lấy lan can trong lúc đôi mắt nàng như bị cảnh trên sân khấu thôi miên, mở to nhìn, đôi ngươi không động đậy. Bà Bảo Mẫu nói nhỏ gì bên tai nàng nhưng hình như nàng không nghe thấy gì cả. Dịch Nhân Tiết cũng buông một tiếng thở dài:

- Nếu diễn viên vụng về một chút thôi thì tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Diễn viên nào đó vậy?

Hoà thượng trụ trì đáp:

- Diễn viên Mặc Đức. Nhận xét của quan lớn rất chí lý. Hắn đã tỏ ra bất cẩn. Nhưng lúc này hắn bắt đầu thận trọng hơn rồi đó.

Người chiến sĩ vừa múa kiếm vừa vũ xa xa dần người đàn bà. Khuôn mặt trét đầy phấn mang một màu sắc ảm đạm dưới ánh sáng chập chờn của những ngọn nến. Tào Can trở lại với viên trưởng đoàn gánh hát.

- Bẩm quan lớn. Xin giới thiệu đây là ông Quan Lai.

Dịch Nhân Tiết vờ hỏi:

- Vì sao nhà ngươi không giới thiệu cho khán giả biết diễn viên Mặc Đức xuất hiện trên sân khấu?

Quan Lai cười gượng:

- Bẩm quan lớn, cũng có lúc chúng tôi thiếu sót. Diễn viên Mặc Đức có tài múa kiếm, từng được sự hâm mộ của khán giả. Lúc này hắn đóng vai người chiến sĩ trừng trị một linh hồn tội lỗi.

Dịch Nhân Tiết gật đầu:

- Bản chức có cảm tưởng đó như là một sự hành hạ thật sự.

Nàng Ngẫu Dương chống đỡ một cách vất vả những lưỡi kiếm của đối phương. Mồ hôi chảy dài lên trên lớp phấn. Ngực nàng phồng lên xẹp xuống với một nhịp điệu vội vã. Cánh tay trái của nàng có vẻ tù túng. Dịch Nhân Tiết không nhìn thấy rõ vì ống tay áo quá dài và quá rộng. Dịch Nhân Tiết nói lớn, giọng bực tức:

- Vì sao ta lại chỉ thấy những người đàn bà cụt tay khắp nơi như vậy?

Vừa lúc đó lưỡi kiếm của Mặc Đức liếm đúng vào ống tay áo phía trái của Ngẫu Dương lấy mất một viếng vải. Bên dưới, bà Bảo Mẫu thét lên một tiếng la kinh khủng. Dịch Nhân Tiết chực đứng dậy định ra lệnh cho diễn viên chấm dứt trò biểu diễn toát mồ hôi lạnh đó, nhưng vừa lúc ấy một con gấu khổng lồ, bộ lông màu nâu xuất hiện trên sân khấu. Con vật quay cái đầu to lớn về phía người chiến sĩ. Người này vừa múa gươm vừa lùi dần vào trong. Dịch Nhân Tiết ngồi xuống lại.

Con gấu rống lên vài tiếng giận dữ rồi chậm rãi bước về phía vũ nữ. Nàng đưa ống tay áo bên mặt lên che mặt với những dấu hiệu tỏ ra sợ hãi. Con vật vẫn tiến bước. Nhạc ngưng hẳn. Một sự im ắng đầy chết chóc đổ xuống trong căn phòng. Dịch Nhân Tiết la lớn:

- Con vật sẽ giết chết nàng!

Nhưng Quan Lai đứng cạnh với giọng tự tin:

- Xin quan lớn cứ yên tâm. Con vật này do nàng Ngẫu Dương nuôi. Hơn thế nữa, con vật còn bị cột vào một sợi dây sắt ở phía bên kia cây cột.

Dịch Nhân Tiết không trả lời. Dường như những gì diễn ra trên sân khấu không còn làm cho vị phán quan thích thú nữa. Bà Bảo Mẫu cũng không để ý đến vở tuồng, tuy nhiên nét mặt bà vẫn còn xanh mét vì quá xúc động. Người chiến sĩ đi một đường gươm tuyệt đẹp rồi biến mất.

Con gấu vờn vòng quanh Ngẫu Dương. Nàng lại tiếp tục vũ. Nàng xoay mình nhẹ nhàng trên hai đầu ngón chân cái. Dịch Nhân Tiết hỏi:

- Mặc Đức biến đâu mất rồi?

Quan Lai vui vẻ:

- Bẩm quan lớn hắn ta hiện ở trong buồng dành cho các nghệ sĩ. Hắn cần cởi bỏ bộ đồ tuồng.

- Một giờ trước đây hắn ta ở đâu?

- Hắn có mặt trên sân khấu từ lúc tuồng bắt đầu diễn đến giờ. Hắn đóng vai thần chết, mang mặt nạ bằng gỗ. Nhờ có sức khoẻ hơn người lại có tài múa kiếm và chỉ có hắn mới đảm nhận nổi vai đó.

Dịch Nhân Tiết không nghe thêm những tiếng nói sau cùng của Quan Lai. Đôi mắt ông vẫn nhìn lên con vật trong lúc nầy đã đứng thẳng mình lên bằng hai chân sau và đang chực vồ lấy vũ nữ. Ngẫu Dương vẫn tiếp tục vũ trong khi con vật mở to miệng để lộ hàm răng nhọn màu vàng lợt. Bỗng nàng ngã xuống. Dịch Nhân Tiết định la lên một tiếng, nhưng liền đó Ngẫu Dương đã kịp đứng dậy. Nàng đưa bàn tay mềm mại nhẹ vuốt đầu con vật và đột nhiên nàng ôm choàng lấy cổ nó, đoạn người và vật dìu nhau vào bên trong giữa những tràng pháo tay nổi lên như sấm dậy.

Dịch Nhân Tiết rút khăn lau mồ hôi trên trán. Trải qua những phút đầu óc bị căng thẳng quá độ, tự nhiên vị phán quan quên mình đang bị cảm. Nhưng lúc này ông ta lại cảm thấy nhức nhói ở hai bên thái dương. Dịch Nhân Tiết đứng dậy định cáo từ thì hoà thượng trụ trì đã vội để tay lên vai và nói:

- Xin quan lớn ráng đợi nghe thi sĩ Tùng Lập ngâm thơ đã.

Một người đàn ông, dáng còn trẻ, cằm không râu, nét mặt khá thông minh, bước ra sân khấu. Sau khi cúi đầu chào khán thính giả, thi sĩ cất tiếng:

"Hỡi các người hãy nghe ta
Từ các tu sĩ đến các chú tiểu
Các người đã xem vở tuồng
Linh hồn tội lỗi
Các người nên ăn năn hối hận
Thì đấng thiêng liêng
Sẽ chỉ dẫn đường ngay lối thẳng
Để các người tiến bước
Tuy nhiên những kẻ gian trá
Bên đứng thần linh
Để thu hết lợi cho mình
Những người đàn bà đẹp
Nhưng lòng dạ xấu xa
Mỗi người sẽ gặp số phận mình
Và ánh dương sẽ làm tan dần
Những đám mây buổi sáng…"

Đọc đến đây thi sĩ Tùng Lập lại cúi đầu chào khán thính giả giữa lúc ban nhạc chấm dứt câu thơ cuối cùng. Dịch Nhân Tiết nhìn qua hoà thượng trụ trì với cặp mắt dò hỏi. Đoạn sau bài thơ được đọc lên trong ngôi tu viện với cái tên “Tu Viện Chiêu Vân” kể ra không hợp chút nào, nghe ra còn chối tai nữa là khác. Hoà thượng trụ trì tỏ ra khó chịu vô cùng nên truyền lệnh cho Quan Lai:

- Cho gọi ngay thanh niên đó đến đây cho ta.

Quay sang Dịch Nhân Tiết, hoà thượng trụ trì nói tiếp:

- Quan lớn chắc cũng bực mình về tên thi sĩ vô tài này.

Thi sĩ Tùng Lập vừa tới, hoà thượng trụ trì đã xẵng giọng:

- Ông Tùng Lập. Với lý do nào mà ông lại thêm đoạn ứng khẩu sau vào một bài thơ đã có sẵn? Ông có biết rằng chính đoạn thơ ứng khẩu sau đó sẽ phá hỏng hết bầu không khí ấm cúng mà chúng ta đã cố gắng tạo ra được trong ngày hội hôm nay không?

Tùng Lập không tỏ một chút nào xúc cảm cả. Với cái nhìn ngạo nghễ, thi sĩ trả lời:

- Bẩm hoà thượng, khi đã ứng khẩu thì những lời thơ đó ít khi diễn tả đúng theo như ý muốn của mình được.

Hoà thượng trụ trì giận đến đỏ mặt. Không khí đang căng thẳng, thi sĩ Tùng Lập lại nói tiếp:

- Những câu thơ ngắn dễ sáng tác hơn. Ví dụ:

"Hai vị hoà thượng
Vị đầu ở mặt đất
Vị thứ hai ở dưới đất
Hai vị hoà thượng
Một vị thuyết pháp cho tu sĩ
Vị kia thuyết pháp cho giun dế."

Hoà thượng trụ trì đập mạnh đầu cây gậy xuống nền nhà của phòng hội. Tức giận, nhưng chế ngự được sự giận dữ đó, hoà thượng trụ trì quát lớn:

- Thôi ông có thể rút lui, ông Tùng Lập ạ!

Lúc Tùng Lập bước đi. Dịch Nhân Tiết quay lại từ giã hoà thượng trụ trì. Dịch Nhân Tiết nhận thấy đôi bàn tay của hoà thượng trụ trì còn run lên vì giận dữ. Đi được vài bước, Dịch Nhân Tiết nói với Tào Can:

- Bây giờ ta muốn gặp tất cả các diễn viên của đoàn hát. Nhà người có biết họ ở căn phòng nào không?

- Bẩm quan lớn. Họ ở ngay cùng một tầng lầu với tầng lầu tôi ở, nhưng phải theo một hành lang chéo ngang.

Dịch Nhân Tiết lẩm bẩm:

- Chưa bao giờ ta thấy một nơi nào lắm ngõ, lắm ngách như ở đây. Ấy! Thế sao nhà ngươi lại nói với ta là ngôi tu viện này không có hoành đồ gì cả. Theo luật pháp thì tu viện nào cũng phải có một hoành đồ đàng hoàng chứ?

- Vị tăng sĩ lo việc nghi lễ ở đây giải thích cho biết là toà nhà nằm ở ngoài nơi chánh điện cấm chỉ tín đồ bước vào. Chỉ có vị hoà thượng trụ trì và các tu sĩ đã tuyên thệ mới được phép vào. Dường như không ai có thể diễn tả hoặc ghi lại trên mặt giấy. Chính vị tăng sĩ đó cũng xác nhận việc thiếu một bức hoành đồ quả thật bất tiện vì ngôi tu viện này quá rộng, các tu sĩ nhiều khi còn lạc đường, huống hồ các khách lạ.

Dịch Nhân Tiết chau mày:

- Quả là vô lý. Kể từ khi kinh đô để cho Lão giáo được hoạt động tự do thì họ lại vượt cả lên luật pháp. Ta còn nghe nói dường như ảnh hưởng đạo Phật cũng khởi sự lan tràn vào trong triều. Ta không rõ đạo nào mới đáng gọi là chánh giáo.

Dịch Nhân Tiết bước qua một hành lang đi vào một phòng nhỏ. Một vị tu sĩ bước ra. Dịch Nhân Tiết nhờ vị tu sĩ gọi cho một chú tiểu hầu dẫn ông đến gặp đạo sĩ Tuyên Minh, khi vị này đã thay xong quần áo. Tào Can lên tiếng mượn thêm một cây đèn. Cả ba người đứng đợi đoàn tu sĩ ở phòng hội bước ra để bớt phần náo nhiệt. Dịch Nhân Tiết nói nhỏ với Tào Can:

- Hãy xem kìa! Tất cả xem bộ khoẻ mạnh cả đấy chứ. Tốt hơn hết là những người đó phải lo tròn nhiệm vụ xã hội của họ, họ cần lập gia đình, sinh con đẻ cháu…

Vị phán quan lại hắt hơi một cái. Tào Can nhìn Dịch Nhân Tiết mà lòng lo lắng. Vị phán quan thường tỏ ra rất bình tĩnh nhưng lần này ông ta lại nôn nóng lộ rõ, ắt hẳn trong lòng có lắm điều bất như ý. Tào Can hỏi:

- Chẳng hay hoà thượng trụ trì đã giải thích cặn kẽ về cái chết của ba thiếu nữ?

- Không rõ ràng gì cả! Theo ta nghĩ thì ba cái chết đó đã xảy ra trong những trường hợp khá bí ẩn. Đợi lúc trở về lại Hàn Nguyên ta sẽ tìm biết thêm tin tức ở những gia đình các nạn nhân. Và chúng ta sẽ còn trở lại đây với một đội lính vệ và cả một ban thư ký để mở một cuộc điều tra rộng lớn hơn. Và nhà ngươi nên biết rằng chắc chắn là ta sẽ không loan tin trước cho ai hay về cuộc thăm viếng sắp tới của chúng ta. Hãy dành sự ngạc nhiên đó cho vị hoà thượng trụ trì…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 18:11:35 | Chỉ xem của tác giả
Chương V


TIẾNG NÓI BÍ MẬT NHẮC TÊN DỊCH NHÂN TIẾT


Tào Can mỉm cười. Sau khi gật đầu, Tào Can thưa với Dịch Nhân Tiết:

- Bẩm quan lớn, vị tăng sĩ lo việc nghi lễ có cho biết là rất nhiều người nổi loạn bị sát hại tại thiền viện này cách đây lối một trăm năm. Bẩm quan lớn, và bây giờ tôi đã hiểu tại sao chú tiểu đã lắng tai nghe khi đứng ở ngoài hành lang. Mỗi lúc một con ma trong số nạn nhân đó xuất hiện, hễ nó gọi đến tên ai, và người nào nghe đến tên mình là người đó phải chết.

Dịch Nhân Tiết đưa tay quẹt sang bộ râu mép, lớn tiếng:

- Dị đoan kỳ cục! Thôi hãy dẫn ta đến nơi các diễn viên trú ngụ.

Khi hai người bước đến tầng lầu thứ nhất, Dịch Nhân Tiết nhìn vào hành lang nhỏ hẹp ở phía tay mặt. Một bóng người dáng mảnh mai đang tìm cách bước thật nhanh như có ý muốn lẩn tránh. Dịch Nhân Tiết la lớn:

- Dường như thiếu nữ đã chiến đấu với con gấu, có phải không? Ta cần nói với y thị vài lời. À! Y thị tên là gì nhỉ?

- Bẩm quan lớn. Nàng Ngẫu Dương đó!

Dịch Nhân Tiết bước vội. Lúc vị phán quan đến gần thiếu nữ, ông lẩm bẩm:

- Nàng Ngẫu Dương. Hãy đợi ta một chút!

Ngẫu Dương quay lại la lên một tiếng nho nhỏ. Nét mặt nàng tái xanh. Sự sợ hãi làm cho đôi mắt nàng lớn lên một chút. Quái lạ! Vì sao Ngẫu Dương lại có nét mặt giống con gái bà Bảo Mẫu quá vậy! Dịch Nhân Tiết càng để ý. Vị phán quan, với giọng dịu dàng nói:

- Đừng sợ hãi gì cả. Ta chỉ muốn ngỏ lời khen ngợi nàng đây. Nàng vũ thật xuất sắc…

Ngẫu Dương giọng nhỏ nhẹ:

- Quan lớn quá khen. Xin lỗi quan lớn, con không thể đứng lâu ở đây được.

Đưa mắt lo lắng nhìn vào hành lang chạy dài, Ngẫu Dương toan bước đi. Dịch Nhân Tiết ra lệnh:

- Nàng phải đứng lại. Ta là phán quan Dịch Nhân Tiết đây! Ta cần ngỏ vài lời với nàng. Vì sao nàng lại tỏ ý lo ngại? Có phải vì diễn viên Mặc Đức?

Ngẫu Dương lắc đầu:

- Con gấu của con đang đợi con về. Bây giờ đã đến giờ nó đòi ăn rồi.

Nhìn thấy Ngẫu Dương nép cánh tay trái sát hông. Dịch Nhân Tiết hỏi dồn:

- Cánh tay nàng sao vậy? Có phải lưỡi kiếm của Mặc Đức làm cho nàng bị thương?

- Dạ không phải! Chính con gấu đã cào phải làm cho bị thương, nhưng đã khá lâu rồi. Lúc này là lúc con phải đi ngay.

Một giọng ngạo nghễ nổi lên:

- Tôi ngại rằng những vần thơ tôi đọc lên làm cho quan lớn không được vừa ý.

Dịch Nhân Tiết quay lại và bắt gặp thi sĩ Tùng Lập đang gập mình cúi chào ông.

- À! Té ra nhà ngươi! Nếu ta là hoà thượng trụ trì ta đã tống cổ nhà ngươi ra khỏi phòng hội từ lúc nãy rồi!

Dịch Nhân Tiết quay lại nhìn Ngẫu Dương thì thiếu nữ này đã biến mất. Thi sĩ Tùng Lập đáp lời:

- Hoà thượng trụ trì chẳng bao giờ dám dùng đến biện pháp đó. Chính thân phụ của tôi, tiến sĩ Tùng Thiện đã góp công của rất nhiều vào ngôi tu viện này… Đến nay gia đình tôi vẫn còn tiếp tục đổ vào đó những món tiền khá lớn.

Dịch Nhân Tiết ngắm Tùng Lập từ đầu đến chân:

- Thế ra nhà ngươi là con của nguyên Tổng đốc Tùng Thiện. Ông ấy là một nhà trí thức nổi tiếng. Ta từng đọc nhiều tác phẩm của ngài. Nhưng chắc chắn là nguyên Tổng Đốc Tùng Thiện không thể nào ca tụng được những vần thơ của nhà ngươi.

Tùng Lập mỉm cười:

- Chính tôi muốn chọc tức hoà thượng trụ trì. Ông ta cố làm ra người quá quan trọng. Thân phụ của tôi không hề cảm phục ông ta.

- Nhưng đó không phải là lý do để nhà ngươi đọc lên một bài thơ dở tệ như vậy! Mà sự đùa dỡn đó có ý nghĩa gì khác nữa không?

- Bẩm quan lớn, vậy quan lớn không rõ những chuyện đã xảy ra cách đây hai năm. Vâng, cách đây hai năm, hoà thượng trụ trì nơi đây là hoà thượng Ngọc Kính đã viên tịch. Người ta đã ướp xác ngài. Xác đó hiện được đặt ở dưới chân điện chánh, trên điện có dựng bàn thờ nhân vật sáng lập. Hoà thượng Ngọc Kính là vị tu hành tâm đức được hết cả tín đồ khâm phục.

Dịch Nhân Tiết không có thì giờ nghe thi sĩ Tùng Lập kể lại dài giòng tiểu sử các vị hoà thượng quá cố nên cắt ngang câu nói của Tùng Lập:

- Ta không có thì giờ tiếp chuyện nhà ngươi lâu ở đây được vì ta cần gặp các diễn viên gánh hát Quan Lai.

Lúc này, Tùng Lập tỏ ra kính cẩn hơn:

- Chính tôi cũng muốn đến nơi đó. Bẩm quan lớn, xin cho phép để tôi dẫn đường.

Cả ba người bước vào một đường hành lang dài hun hút, hai bên có hai hàng dãy cửa. Dịch Nhân Tiết hỏi:

- Nàng Ngẫu Dương cũng có căn phòng riêng tại đây?

- Bẩm quan lớn, có! Nhưng nằm xa hơn một chút. Nhưng tốt hơn là quan lớn không nên mạo hiểm đến đó khi không có mặt của Ngẫu Dương. Con gấu đó quả thật nguy hiểm.

Dịch Nhân Tiết quả quyết:

- Không. Giờ này có mặt nàng ở trong căn phòng đó. Lúc nãy, nhà ngươi không nhìn thấy nàng sao?

Tùng Lập trả lời:

- Bẩm quan lớn. Làm thế nào mà tôi có thể thấy được nàng ở hành lang này trong khi nàng còn ở phòng hội?

Dịch Nhân Tiết hết sức sửng sốt. Vị phán quan liếc nhìn Tào Can. Ông này cũng tỏ ra lưỡng lự. Không để ý đến nét mặt đầy vẻ nghi kỵ của Dịch Nhân Tiết và Tào Can, thi sĩ Tùng Lập gõ cửa căn phòng ở cuối hành lang, đoạn ba người bước vào.

Căn phòng hết sức bề bộn. Quan Lai cùng hai người đàn bà đang ngồi chung quanh một chiếc bàn tròn, thấy Dịch Nhân Tiết vội vàng đứng dậy. Quan Lai liền giới thiệu:

- Đây là cô Đinh.

Cô Đinh là nữ diễn viên đẹp nhất trong gánh hát. Lúc nãy, trong vở tuồng, cô đã đóng vai nàng tiên Hoàng Môn. Nàng có tài tung và hứng, nổi tiếng về vũ diễn võ. Quay sang nữ diễn viên thứ hai nhiều tuổi hơn, nhan sắc kém thua, Quan Lai nói tiếp:

- Đây là vợ tôi.

Dịch Nhân Tiết ngỏ vài lời khen ngợi diễn xuất của các diễn viên.

Quan Lai tỏ ra hài lòng vì một nhân vật quan trọng như Dịch Nhân Tiết đã đến ghé thăm gánh hát của ông. Quan Lai chưa kịp mời Dịch Nhân Tiết ngồi thì vị phán quan đã tự kéo ghế ngồi xuống. Thi sĩ Tùng Lập đứng trước một bình rượu. Tào Can đứng sau lưng Dịch Nhân Tiết.

- Nàng Ngẫu Dương và diễn viên Mặc Đức đi đâu? Tôi cũng ngỏ lời khen cả hai. Mặc Đức múa kiếm có nghệ thuật và trong màn đấu với gấu, nàng Ngẫu Dương có lúc đã làm cho tôi phải dựng tóc gáy.

Nhưng những lời khen ngợi đó cũng không làm cho Quan Lai thư thái trong lòng nên khi Quan Lai rót rượu cho Dịch Nhân Tiết, không hiểu sao chàng lại rót một nửa ra ngoài bàn. Quan Lai ngồi phịch xuống ghế vừa đưa tay chỉ những mảnh giấy vụn thấm đỏ nằm rải rác trên mặt bàn trang điểm.

- Mặc Đức vừa tháo gỡ mặt nạ xong. Có lẽ hắn ta đi lên phòng chứa vật dụng. Còn nàng Ngẫu Dương dường như đang lo săn sóc con gấu của nàng, chắc chắn nàng sẽ trở lại đây trong chốc lát.

Dịch Nhân Tiết đứng dậy. Lấy cớ soi gương để sửa lại chiếc mão, vị phán quan đưa mắt nhìn những mảnh giấy vụn thấm đỏ và cả những lon chứa phấn. Dịch Nhân Tiết nghĩ thầm:

- Biết đâu màu đỏ kia là máu.

Lúc trở về ngồi lại trên chiếc ghế, Dịch Nhân Tiết để ý đến thái độ bồn chồn của người vợ Quan Lai. Dịch Nhân Tiết nhấp một ngụm rượu và hỏi Quan Lai vài thắc mắc trong việc xây dựng những vở tuồng lịch sử. Quan Lai giải thích dài giòng.

Dịch Nhân Tiết nghe những lời của Quan Lai với đôi tai nghễnh ngãng. Thâm tâm, vị phán quan còn muốn tìm hiểu tiểu sử từng diễn viên một. Bỗng thi sĩ Tùng Lập hỏi nữ diễn viên Đinh:

- Vì sao cô Đinh không giúp nàng Ngẫu Dương chăm sóc con gấu của nàng ấy? Tôi chắc Ngẫu Dương sẽ vui thích lắm nếu có tay cô giúp vào.

Nàng Đinh trả lời thi sĩ Tùng Lập:

- Xin thi sĩ chớ xen vào việc làm của kẻ khác.

Tùng Lập không chút ngượng ngùng, quay sang tấn công cô Mai Quế, ái nữ bà Bảo Mẫu:

- Cô Mai Quế tuyệt đẹp! Cớ sao ta lại không có thơ tặng nàng? Không. Ta có sáng tác một bài dành riêng cho nàng. Hãy nghe đây:

"Những mối tình chân thật
Những mối tình giả dối
Mối tình ngày qua
Hay mối tình vĩnh viễn
Có thêm hay bớt đi
Cũng là toàn hảo"

Dịch Nhân Tiết quay nhìn mọi người, dò xét thái độ họ. Mai Quế tươi vui thấy rõ. Vợ Quan Lai nói:

- Hãy có chút ý tứ trong lời nói một chút, ông thi sĩ Tùng Lập!

Tùng Lập đáp:

- Vậy quý vị có biết đến một bài hát đang làm cho cả kinh đô kinh hoàng trong lúc này không?

Nói xong thi sĩ cất giọng, vừa đưa tay đánh nhịp:

"Hai lần mười vẫn không có chồng
Ngày mai hắn còn tới nữa
Nhưng ba lần tám và một mình trên giường
Tương lai của nàng buồn tới làm sao!"

Giận dữ, nàng Đinh toan lớn tiếng nhưng Dịch Nhân Tiết đã kịp can thiệp:

- Khả năng thưởng thức khôi hài của ta có hạn, ông Tùng Lập ạ! Xin ông hãy đọc những bài thơ đó trước một cử toạ dễ dãi hơn.

Rồi với giọng dịu dàng. Dịch Nhân Tiết nói với Quan Lai:

- Bây giờ, ta cần phải thay y phục để dự tiệc. Nhà ngươi chịu khó dẫn ta ra ngoài được không?

Dịch Nhân Tiết ra dấu cho Tào Can bước theo mình. Khi hai người bước vào hành lang. Dịch Nhân Tiết nói với Tào Can:

- Ta còn muốn biết rõ về tung tích của Mặc Đức. Nhà ngươi hãy ráng ở lại, uống vài chén với họ. Ta có cảm tưởng là ở đây còn lắm chuyện kỳ lạ nữa. Cố gắng làm sao cho tất cả những người có mặt bày tỏ tâm sự của họ thật nhiều. Nhà ngươi có rõ vì sao thi sĩ Tùng Lập nhắc nhiều đến hai tiếng “thêm” và “bớt” không?

Tào Can có vẻ bối rối:

- Dường như đó là những tiếng lóng mà giới hạ lưu thường hay dùng đến. “Thêm” có ý nghĩa chỉ người đàn ông, “bớt” chỉ người đàn bà.

- À! Ta hiểu rồi! Vậy lúc nào nàng Ngẫu Dương xuất hiện, nhà ngươi hãy cố tìm biết thời gian của nàng ở lại trong phòng hội. Vì không thể nào nàng lại có mặt cùng hai nơi trong một lúc được.

Tào Can đáp:

- Có lẽ thi sĩ Tùng Lập đã không nói đúng điều đó khi thi sĩ nói gặp Ngẫu Dương ở phòng hội. Hành lang thì nhỏ hẹp. Chúng ta đứng đó với Ngẫu Dương. Dù thế nào đi nữa thì Tùng Lập cũng bắt gặp nàng Ngẫu Dương kia mà!

- Nếu như thi sĩ Tùng Lập có nói thật đi nữa thì chắc rằng Tùng Lập đã lầm Mai Quế với Ngẫu Dương. Hay có lẽ ta lầm chăng? Thiếu nữ mà chúng ta bắt gặp, xếp cánh tay trái vào thân mình, còn Mai Quế đã từng đưa hai bàn tay níu chặt lấy lan can khi nhìn thấy Ngẫu Dương chiến đấu một cách nguy nan với con gấu ở trên sân khấu. Thật ra ta không hiểu biết gì hết. Hãy gắng khám phá cho ra sự thật rồi quay trở lại phòng riêng của ta.

Dịch Nhân Tiết cầm đèn bước đi còn Tào Can trở lại phòng dành riêng cho các diễn viên. Vị phán quan nghĩ rằng mình có thể dễ dàng tìm đường đi về căn phòng chứa vật dụng. Khi bước lên những bậc tam cấp cao, Dịch Nhân Tiết cảm thấy lưng và đôi chân mỏi nhừ và đau nhức. Phải chăng vị phán quan bị cảm và lại không quen bước lên, đi xuống các bậc tam cấp.

Dịch Nhân Tiết nghĩ nhiều về hai nhân vật Tùng Lập và Quan Lai. Quan Lai có vẻ dễ thương nhưng không hiểu sao thi sĩ Tùng Lập lại có thái độ ngạo nghễ và lời nói hỗn xược đến như thế? Quan Lai xứng đáng là người điều khiển một gánh hát. Cô Mai Quế vào thiền viện để tu vì sao lại hiện diện bên cạnh gánh hát? Nàng Đinh và nàng Ngẫu Dương có một mối tình thân thiết! Nhưng thôi! Ta không cần phải để ý nhiều đến mấy nữ diễn viên nữa. Nhân vật Mặc Đức hãy còn lắm bí ẩn.

Dịch Nhân Tiết buông một tiếng thở dài. Lúc vị phán quan bước đến một khoảng trống thì ông ta bỗng nghe một giọng hát thì thầm từ lòng giếng sâu văng vẳng vang lên. Vị phán quan cho rằng đó là tiếng kinh buổi tối.
Hành lang ở phía mặt không được soi sáng. Ngạc nhiên, Dịch Nhân Tiết đưa cao chiếc đèn lên. Ở bức tường, không có một cái cửa sổ nào. Lối đi đã nhỏ hẹp lại thấp. Trên trần bám đầy váng nhện. Dịch Nhân Tiết biết là mình đã lạc đường. Vị phán quan định quay lại thì đâu đấy nổi lên những tiếng thì thầm kỳ lạ. Dịch Nhân Tiết lắng tai nghe. Hành lang vắng vẻ dẫn tới một cánh cửa sắt. Đến đây vị phán quan nghe rõ tiếng tụng kinh của các tu sĩ. Tiếng rì rầm dễ nhận ra nhưng không ai hiểu ý nghĩa những tiếng đó. Nhưng bỗng nhiên, vị phán quan nghe rõ có ai nhắc đến tên… Dịch Nhân Tiết rồi tự nhiên im lặng đè nặng khắp nơi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 19:29:28 | Chỉ xem của tác giả
Chương VI


TÀO CAN THUẬT CHUYỆN NHỮNG ĐIỀU NGHE THẤY


Dịch Nhân Tiết đưa tay vuốt râu mà lòng đầy tức giận. Tiếng gọi đến tên ông làm cho vị phán quan lấy làm khó chịu. Nhưng rồi Dịch Nhân Tiết tự an ủi. Có lẽ các vị tu sĩ đã nhắc đến tên mình rồi tiếng vọng vang ra trong ngôi thiền viện có lối kiến trúc kỳ quái này tạo ra một thanh âm kỳ lạ. Dịch Nhân Tiết đứng lại nghe ngóng một lát nhưng tiếng thì thầm bỗng chấm dứt.

Vị phán quan nhún vai một cái, bước đi và hiểu rõ sự lầm lạc của mình. Con đường đi tới phòng chứa vật liệu nằm ở phía bên kia khoảng trống. Dịch Nhân Tiết bước vòng quanh cái giếng và nhìn thấy hành lang phía tay mặt với ba chiếc cửa sổ khá cao. Từ một cánh cửa hé mở. Dịch Nhân Tiết nghe có tiếng người nói chuyện với nhau.

Ông bước vào. Lại thất vọng. Vị phán quan chỉ nhìn thấy hai vị tu sĩ đang ngồi thu xếp đồ vật trong một cái rương bằng da thuộc. Không thấy bóng Mặc Đức nhưng thấy cái mũ đóng tuồng của hắn, cả cây kiếm dài đã được tra vào bao. Vị phán quan hỏi vị tu sĩ lớn tuổi:

- Chẳng hay tu sĩ có thấy diễn viên Mặc Đức tới đây không?

- Bẩm quan lớn, không thấy. Chúng con cũng vừa đến nơi đây.

Vị tu sĩ kính cẩn trả lời nhưng xem chừng vị phán quan không mấy ưa thích vẻ mặt dễ ghét của tu sĩ ngồi cạnh tu sĩ lớn tuổi. Người này có đôi vai rộng và nhìn Dịch Nhân Tiết với cặp mắt đầy dị nghị. Vị phán quan nói bâng quơ:

- Ta muốn tìm Mặc Đức khen ngợi tài múa kiếm của hắn ta. Chỉ có thế thôi!

Dịch Nhân Tiết vội vã trở về phòng riêng. Ông ta nghĩ rằng Mặc Đức đã trở về phòng dành cho các diễn viên, nếu vậy thì Tào Can đã có mặt ở đó để theo dõi, quan sát hành vi của hắn.

Khi Dịch Nhân Tiết bước đến cửa phòng của ông thì ông đã cảm thấy thấm mệt. Một gia nhân ra mở cửa. Các gia nhân khác lăng xăng lo dọn bữa ăn. Dịch Nhân Tiết bước vào phòng ngủ, nhận thấy ba thiếp đang chơi cờ. Cả ba đứng dậy đón chào đức lang quân. Người thiếp thứ nhất vui vẻ.

- Đức lang quân về vừa đúng lúc. Xin hãy chơi một ván rồi lại dùng cơm sau.

Vị phán quan rất thích chơi cờ tướng. Đưa mắt nhìn xuống một cách thèm thuồng vào các quân cờ, ông ta nói:

- Ta hơi bực mình một chút vì không thể dùng cơm ở nhà được. Ta phải dự bữa tiệc do hoà thượng trụ trì khoản đãi. Một vị nguyên quốc tử giám có mặt trong thiền viện cũng dự bữa tiệc này. Ta không thể nào không tham dự được.

Người thiếp thứ nhất than:

- Ồ! Nếu vậy chắc thiếp phải đến thăm xã giao phu nhân của ông ấy.

- Không phải làm việc đó vì ông ta goá vợ. Chính ta phải thân hành đến thăm ông ta trước khi bữa tiệc khai diễn. Thôi hãy sửa soạn cân đai áo mũ cho ta.

Vị phán quan hắt hơi mạnh. Người thiếp thứ nhất lại lên tiếng:

- Thiếp khỏi phải đi thăm viếng ai. Quả là một dịp may. Nhưng rất tiếc là đức lang quân lại phải ra đi trong lúc này. Dường như chàng còn bị cảm nặng. Trông mắt chàng còn đỏ ngầu.

Người thiếp thứ ba mở rương quần áo lấy ra một cái áo dài gấm màu xanh, rồi nói:

- Xin chàng để thiếp lấy vỏ cam làm thuốc dán cho chàng. Thiếp chắc chắn là nếu chàng giữ được cái băng vỏ cam này quanh đầu, chàng sẽ hết cảm ngay.

- Nhưng làm thế nào mà ta giữ được cái băng đó quanh đầu trong lúc ta ngồi dự tiệc với thiên hạ.

- Cứ dấu khéo vào trong cái mão, thiếp tin rằng chẳng có ai trông thấy được.

Vị phán quan lẩm bẩm vài tiếng, nhưng người thiếp thứ ba đã nắm sẵn một nhúm vỏ cam khô lấy từ một cái hộp đựng thuốc và bỏ vỏ cam vào một chén nước sôi. Khi các vỏ cam đã thấm nước, người thiếp thứ hai lấy một miếng lụa, bỏ vỏ cam vào và cả hai nàng loay hoay cột giải lụa trong đựng vỏ cam bao lấy đầu Dịch Nhân Tiết. Người thiếp thứ nhất sửa lại chiếc mão cho chồng rồi nói:

- Hãy xem! Có ai thấy gì đâu nào!

Dịch Nhân Tiết ngỏ lời cảm ơn cả ba thiếp và cho biết sẽ trở về ngay khi bữa tiệc vừa chấm dứt. Ra khỏi cửa, vị phán quan còn quay lại dặn đám gia nhân:

- Hãy gài chốt cửa lại cẩn thận. Chỉ mở cửa khi đã biết rõ danh tánh của người xin vào. Trong tu viện này có đủ hạng người đấy!

Dịch Nhân Tiết bước qua phòng bên. Tào Can chờ đón sẵn từ lâu. Sau khi ra lệnh cho gia nhân đem trà cho cả ba thiếp, vị phán quan ra lệnh cho Tào Can ngồi xuống bên cạnh và nói nhỏ:

- Mặc Đức đã rời khỏi phòng chứa vật dụng trước khi ta đến đó. Vậy hắn ta có trở lại căn phòng dành riêng cho các diễn viên không?

- Bẩm quan lớn, không thấy hắn trở lại. Có lẽ hắn ta còn đi lang thang trong thiền viện. Nhưng khi phán quan vừa bước ra thì nàng Ngẫu Dương đến. Một khi không son phấn thì trông nàng không giống nàng Mai Quế chút nào cả. Mặc dù nàng có một khuôn mặt hình bầu dục và có lắm nét hao hao giống như Mai Quế. Cũng có thể thiếu nữ mà chúng ta đã gặp ở hành lang là Mai Quế chăng? Nếu quan lớn nhớ lại thì giọng nói của thiếu nữ đó êm dịu và nhẹ nhàng còn giọng nói của Ngẫu Dương hơi khàn khàn một chút. Thiếu nữ mà chúng ta gặp ở hành lang có thân hình xương xương một chút. Đó là theo lời của một người có dáng dấp đàn bà tên là Ma Chương đã nói ra.

- Nhưng thiếu nữ mà ta gặp ở hành lang mang cánh tay trái nép vào mình như Ngẫu Dương kia mà! Mà người đàn bà đó còn có nói thêm gì nữa không?

- Người ấy rất ít nói. Bà ta chỉ lên tiếng khi tôi bắt đầu ca ngợi nàng Đinh đã vũ rất giỏi. Khi tôi nhắc đến thi sĩ Tùng Lập thì bà ta chê bai Tùng Lập ra mặt.

Dịch Nhân Tiết nổi giận:

- À! Bọn người này ngạo mạn thật! Vậy nhà ngươi có biết gì về Mặc Đức không?

- Đó là một thanh niên tính nết bất thường. Hắn theo đoàn trong một hai tháng rồi lại biến mất. Hắn luôn luôn đóng vai phản trắc. Quan Lai nói rằng chính vai đó cũng làm thay đổi tính tình của con người. Theo tôi hiểu thì Mặc Đức say mê nàng Đinh nhưng thiếu nữ này lại không thích hắn.

Hắn lại ghen với Ngẫu Dương vì hắn cho rằng hai thiếu nữ này đối với nhau với một mối tình khác hơn là tình bạn. Chính thi sĩ Tùng Lập đã diễn tả mối tình đó trong bài thơ hắn ta ứng khẩu. Quan Lai nhận xét là Mặc Đức đã thiếu thận trọng trong buổi diễn vừa rồi khi đưa lưỡi kiếm quá gần nữ diễn viên cùng đóng chung với mình. Quan Lai cũng cho biết Ngẫu Dương không sợ ai cả vì đã có con gấu như một tên nô lệ đắc lực cho nàng. Con vật đó cũng giống như một con chó to và dữ, chỉ biết vâng lời bằng dấu hiệu một ngón chỉ tay hay bằng một cái liếc mắt… Nhưng con vật cũng rất dễ nổi cáu, chỉ có một mình Ngẫu Dương là dám tiến lại gần nó mà thôi. Dịch Nhân Tiết lắc đầu:

- Thật là lắm bí ẩn. Nếu như thiếu nữ mà chúng ta gặp ở hành lang là nàng Mai Quế hay Ngẫu Dương đi nữa, cả hai đều sợ Mặc Đức vì hắn ta là một tay nguy hiểm. Và nếu vậy thì ăn hợp với cảnh tượng mà ta thấy qua cửa sổ. Chắc chắn hắn chính là Mặc Đức rồi. Nhưng hắn đã quần thảo với nạn nhân nào? Bây giờ công việc của chúng ta là hãy kiểm điểm số phụ nữ hiện diện tại đây đã.

- Bẩm quan lớn, tôi không dám nói đến người lạ mặt có cánh tay trái xếp sát vào mình đó là ai nhưng tôi nghĩ rằng số phụ nữ ở đây gồm có vợ Quan Lai, hai nữ diễn viên, bà Bảo Mẫu và cô Mai Quế, chắc không còn có ai thêm nữa.

Dịch Nhân Tiết chậm rãi:

- Nhà ngươi nên biết là chúng ta mới chỉ biết một phần rất nhỏ tất cả những gì ở ngôi thiền viện này. Có ai biết những gì đã xảy ra ở những nơi khác mà công chúng không thể nào tìm ra cửa để vào nơi đó không. Mà chúng ta cũng không có hoành đồ của ngôi thiền viện. Nhưng bây giờ ta phải đến viếng thăm đạo sĩ Tuyên Minh đã. Nhà ngươi hãy trở lại dò xét thêm bọn diễn viên. Đặc biệt là phải để ý đến Mặc Đức. Đeo sát hắn. Bám lấy hắn suốt cả bữa tiệc. Chốc nữa, ta sẽ gặp lại nhà ngươi.

Một chú tiểu đợi ở hành lang. Bên ngoài, mưa gió vẫn chưa dứt. Những giọt mưa theo gió đập mạnh vào những tấm liếp bằng tre bắn tung toé lên chiếc áo đại lễ của vị phán quan nhưng ông ta không một chút lưu ý… Dịch Nhân Tiết quay lại hỏi chú tiểu:

- Như vậy thì ta có phải đi qua ngọn tháp nằm ở phương Tây không?

Chú tiểu lễ phép:

- Bẩm quan lớn. Khỏi cần. Chúng ta đi qua trên ngọn tháp.

Dịch Nhân Tiết lẩm bẩm:

- Lại còn tam cấp nữa sao?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 18-10-2013 22:03:48 | Chỉ xem của tác giả
Chương VII


CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA DỊCH NHÂN TIẾT VÀ ĐẠO SĨ TUYÊN MINH


Có người dẫn đường, Dịch Nhân Tiết trở lại con đường quen thuộc.

Đến phía trên gian giữa của ngôi tu viện, cả hai quay lưng lại nhìn hành lang đưa đến căn phòng chứa vật liệu rồi cả hai lần theo một con đường thẳng được thắp sáng bằng một ngọn đèn có bao ngoài bằng giấy đã rách. Bước lên cao, vị phán quan cảm thấy chóng mặt.

Đột nhiên, Dịch Nhân Tiết quay lại thì bắt gặp một bóng đen, đó là một người đàn ông mặc áo màu xám. Người này bước mau vào hành lang và biến mất. Hai người lại bước đi. Vị phán quan hỏi chú tiểu:

- Các tu sĩ thường hay dùng hành lang đó không?

- Bẩm quan lớn. Các tu sĩ không dùng hành lang đó. Vì không muốn quan lớn phải đi dưới mưa nên con phải mượn con đường này. Những người khác khi có việc cần qua tháp ở phía tây thì họ leo lên một cầu thang con ốc ở ngay gần cửa đối diện với nhà ăn.

Lúc hai người đến căn phòng vuông ở cánh phía tây. Dịch Nhân Tiết ra lệnh ngưng lại, từ đây vị phán quan nhắm hướng và chỉ về phía một cánh cửa, hỏi:

- Vậy cánh cửa này mở ra phòng nào?

- Bẩm quan lớn. Cánh cửa đó dẫn tới “hành lang kinh hoàng”. Hành lang đó chiếm hết cánh trái sân chánh, nhưng tất cả các chú tiểu không được phép vào hành lang đó.

Dịch Nhân Tiết biết rằng tất cả các ngôi thiền viện tương đối lớn đều có một hành lang dành chứa những bức chạm trổ diễn tả theo lối vẽ tả thực về các hình phạt mà những người có tội phải chịu đựng lúc bị đày xuống “mười hoả ngục”. Vị phán quan nói một mình:

- Ta nghĩ rằng các thanh niên cũng nên cần viếng thăm hành lang đó để biết mà tránh xa tội lỗi.

Hai người bước lên những bậc tam cấp ngăn cách khoang cầu thang, bước tới cánh cửa sơn đỏ của vị nguyên quốc tử giám. Chú tiểu lên tiếng:

- Bẩm quan lớn. Xin cẩn thận, những chiếc lan can kia đã hư cần phải sửa chữa.

Lúc bước chân lên sân thượng, Dịch Nhân Tiết nhận thấy có nơi lan can bị gãy. Vị phán quan nghiêng mình nhìn rõ lỗ trống thì chú tiểu vội nói:

- Đây là cầu thang mà con đã trình quan lớn biết lúc nãy. Cầu thang này dẫn tới cửa phía tây, đi xuống hai tầng lầu.

Dịch Nhân Tiết trao cho chú tiểu một tấm thiệp màu đỏ, chú tiểu cầm thiệp và bắt đầu gõ cửa. Một giọng nói lớn vang lên:

- Cứ vào!

Đạo sĩ Tuyên Minh đang ngồi trước một chiếc bàn bày đầy sách và giấy tờ. Chú tiểu cung kính cúi đầu và trao tấm thiệp. Liếc mắt nhìn thật nhanh, đạo sĩ Tuyên Minh đứng dậy và bước ra:

- Té ra phán quan Dịch Nhân Tiết. Chẳng mấy khi phán quan đến thăm tu viện Chiêu Vân.

Dịch Nhân Tiết vòng tay, kính cẩn cúi đầu:

- Thật quá hân hạnh được gặp đạo sĩ nơi đây.

Đạo sĩ Tuyên Minh vui vẻ:

- Hãy bỏ những lời chúc tụng long trọng đó. Cứ ngồi xuống đi để ta sắp xếp thứ tự đống giấy tờ kia lại một chút.

Chú tiểu vừa dâng trà thì đạo sĩ Tuyên Minh đã lên tiếng:

- Cảm ơn con. Bây giờ thì con có thể ra ngoài. Để ta lo săn sóc khách quý của ta.

Vừa nhấp từng ngụm trà ướp hoa lài, Dịch Nhân Tiết vừa dò theo từng cử chỉ một của đạo sĩ Tuyên Minh.

Đạo sĩ Tuyên Minh, dáng người cao lớn, cổ to biến hẳn vào đôi vai. Mặc dù đạo sĩ đã quá sáu mươi nhưng nét mặt của ông không thấy một đường nhăn nào, hơn nữa da thịt lại hồng hào, trông dáng rất khoẻ mạnh. Đạo sĩ có bộ râu quai nón, tóc ông ngả màu bạc chải về phía sau để lộ một cái trán cao và rộng. Đạo sĩ không đội mão. Râu hàm én của ông buông thõng xuống đi ngược với đôi lông mày dựng lên làm cho đạo sĩ có cốt cách khác hẳn với một người thường.

Dịch Nhân Tiết đưa mắt quan sát một vòng quanh căn phòng rồi mới bắt đầu đọc hết các hàng chữ trên những tấm giấy treo ở vách. Đạo sĩ Tuyên Minh sau khi sắp xếp xong mớ giấy tờ, bỗng nhìn Dịch Nhân Tiết với cặp mắt sắc sảo, rồi hỏi:

- Nghe tin quan lớn vừa gặp nạn. Ta mong mỏi tai nạn đó không mấy hệ trọng.

Dịch Nhân Tiết đáp:

- Dạ, tai nạn không đáng kể. Sau hai tuần lễ ở lại kinh đô, chúng tôi cùng gia đình trở về Hàn Nguyên. Chúng tôi trù tính đến Gia Mân dùng cơm tối, nhưng nửa đường gặp giông bão. Trục bánh xe lại bị gãy. Chúng tôi xin phép hoà thượng tá túc tại tu viện và dự định sáng sớm sẽ lên đường vì ngày mai có lẽ trận giông bão cũng dứt.

Đạo sĩ Tuyên Minh mỉm cười:

- Nhờ việc không may của quan lớn mà ta được hân hạnh đón tiếp ngài. Ta rất thích được bàn chuyện với các vị phán quan trẻ, đầy tương lai. Đáng lý ngài cần đến thăm thiền viện này sớm hơn vì dù sao thiền viện cũng thuộc quyền tài phán dân sự của ngài.

Dịch Nhân Tiết vội vã trả lời:

- Sự chểnh mảng của chúng tôi thật không thể tha thứ được, nhưng thật ra chúng tôi có rất nhiều việc chưa làm xong ở Hàn Nguyên đó ạ!

Đạo sĩ Tuyên Minh gật gật đầu:

- Ta rõ hết. Ngài rất chăm lo công việc. Cũng nhờ sự sốt sắng của ngài mà bao nhiêu rối loạn ở Hàn Nguyên đều được dập tắt. Xin thành thật ngợi khen.

Dịch Nhân Tiết nghiêng mình:

- Hôm nay chúng tôi đến đây để nghe thêm lời chỉ giáo của đạo sĩ.

Nhân thấy đạo sĩ Tuyên Minh vui vẻ và thân mật. Dịch Nhân Tiết tự hỏi là vì sao mình không bày tỏ thắc mắc về người đàn bà cụt tay. Vị phán quan lưỡng lự một hồi, sau cùng đi đến quyết định:

- Thưa đạo sĩ, xin đạo sĩ cho phép thỉnh vấn về một câu chuyện kỳ lạ mà vừa rồi chính chúng tôi được chứng kiến.

- Sao lại không được? Chuyện gì đã xảy ra thế?

Dịch Nhân Tiết có vẻ bối rối nhưng rồi cũng cố gắng trình bày câu chuyện:

- Thưa đạo sĩ, thật sự chúng tôi cũng không biết sự việc có đúng không. Lúc chúng tôi đến căn phòng dành riêng cho chúng tôi thì chính mắt chúng tôi nhìn thấy, nhưng chỉ trong vài giây đồng hồ, một cảnh tượng đã xảy ra cách đây một thế kỷ khi các binh lính đã giết các loạn quân. Một sự việc như thế có thể xảy ra không?

Đạo sĩ Tuyên Minh ngồi phịch xuống ghế rồi với giọng nghiêm nghị:

- Có chứ! Có bao giờ ngài bước vào một căn phòng trống nhưng rồi ngài tự cảm biết là vừa có người ở trong phòng ấy không? Ngài có cảm giác đó chứ! Thật ra thì ngài không rõ lý do về sự việc chắc chắn đó, nhưng phải nói là ngài cảm thấy sự việc đó. Hiện tượng ấy cũng rất dễ giải thích. Một người vừa bước ra ít ra cũng để lại một chút gì hơi hướng của hắn trong căn phòng. Hắn không làm việc gì kỳ lạ. Có thể hắn đọc một trang sách hay viết một bức thư. Bây giờ đặt giả thiết là người đó bị chết một cách đột ngột tại nơi đó. Những luồng sóng điện đau đớn thấm sâu vào không khí cho đến vài năm sau còn để lại dấu vết. Một người cảm xúc quá độ hoặc bị gây nên cảm xúc quá độ do mệt mỏi cũng có… là có thể cảm thấy được cái không khí đó đã có từ cả thế kỷ. Vậy ngài có nhận thấy sự giải thích như vậy là hợp lý không?

Dịch Nhân Tiết gật đầu. Lẽ dĩ nhiên, đạo sĩ Tuyên Minh đã suy nghĩ rất nhiều về những câu hỏi đầy bí ẩn đó. Tuy chưa mấy thoả mãn về lời giải thích nhưng vị phán quan cũng không tuyệt đối bác bỏ, nên đã kính cẩn trả lời:

- Có thể lời giải thích của thầy rất hữu lý. Chúng tôi bị mệt nhiều. Hơn thế nữa, chúng tôi lại bị cảm vì đã bị gặp mưa và lạnh.

- Bị cảm sao? Suốt ba mươi năm nay, ta chưa hề bị cảm một lần nào cả. Ta đã vạch cho ta một cuộc sống riêng, chăm sóc cẩn thận đến nguyên tắc bồi dưỡng sự sống đó.

Dịch Nhân Tiết hỏi lại:

- Vậy đạo sĩ có tin rằng con người có thể trở thành bất tử ở trên quả đất này không?

Đạo sĩ Tuyên Minh phì cười:

- Ta không tin điều đó. Đời người có hạn. Kéo dài cuộc sống bằng phương tiện này hay phương cách nọ rồi cũng chỉ vô ích. Mọi cố gắng của chúng ta là phải giữ cho thân thể được tráng kiện, tinh thần được minh mẫn. Muốn đạt được mục đích đó, cần phải sống một cách tự nhiên hơn, khởi sự là nên điều hoà việc ăn uống, ngài Dịch Nhân Tiết ạ! Ngài cần cẩn thận hơn trong việc ăn uống.

- Vâng, bản chức là đồ đệ của Đức Khổng nhưng bản chức xác nhận rằng trong Lão giáo cũng có nhiều sự khôn ngoan của đạo đó.

- Lão giáo cũng giống như đạo Khổng. Đạo Khổng giải thích cho con người phải cư xử như thế nào trong một xã hội đã thành hình. Lão giáo cho ta biết mối liên hệ giữa con người và vũ trụ… trật tự xã hội chỉ là một hinh thức mà thôi.

Dịch Nhân Tiết có vẻ không mấy hăng hái trong một cuộc thảo luận nặng về triết học. Thâm tâm vị phán quan còn muốn nêu hai câu hỏi nữa nhưng vì phép xã giao, đợi mấy giây sau, ông ta mới lên tiếng:

- Có thể có những phần tử xấu ở bên ngoài thường tìm cách lui tới ngôi thiền viện này không? Vì lúc chú tiểu dẫn bản chức đến gặp đạo sĩ thì bản chức có cảm giác như có kẻ theo dõi.

Đạo sĩ Tuyên Minh im lặng một phút. Sau đó, đột nhiên đạo sĩ hỏi:

- Ngài vẫn thích dùng cá đấy chứ?

Dịch Nhân Tiết có vẻ ngạc nhiên:

- Vâng. Bản chức vẫn thích ăn cá.

- Đấy! Thịt cá làm giảm bớt sự hồn nhiên của chúng ta ở chỗ nó làm cho sự tuần hoàn bị trì chậm lại, thần kinh hệ bị ảnh hưởng cho nên chúng ta nhìn thấy những sự việc không hề xảy ra. Để ta nghiên cứu kỹ những sách thuốc của ta và sáng mai ta sẽ kê khai một bảng đầy đủ chi tiết về các thức ăn mà ngài nên dùng đến.

- Xin đa tạ. Ngoài ra chúng tôi xin đa tạ đạo sĩ hơn nữa, xin nhờ đạo sĩ soi sáng một điểm thắc mắc cuối cùng của chúng tôi. Chúng tôi có nghe nói có một số người mượn cớ tu hành, bên trong tổ chức những lễ tửu thần để rồi ép buộc các thiếu nữ tham dự. Vậy có một chút nào sự thật trong những lời đồn đãi đó không?

- Hoàn toàn xuyên tạc và có ác ý. Làm thế nào con người còn ham mê tửu dục khi họ quyết tâm theo một chế độ ăn uống hết sức đạm bạc như vậy? Toàn là những xuyên tạc có ác ý!

Đạo sĩ Tuyên Minh đứng dậy, nói thêm:

- Bữa tiệc sắp bắt đầu rồi đấy! Hoà thượng trụ trì có lẽ đang đợi chúng ta ngài phán quan ạ! Hoà thượng trụ trì không phải là nhà trí thức nổi tiếng, nhưng hoà thượng là người khôn ngoan, biết cai quản thiền viện một cách tài tình.

Dịch Nhân Tiết vui vẻ:

- Vâng. Đó không phải là việc dễ dàng đâu! Thiền viện cũng giống như một đô thị nhỏ. Chúng tôi muốn biết thiền viện rõ hơn, nhưng người ta bảo rằng không có hoành đồ nào về ngôi thiền viện này cả. Ngoài ra, lại có tin là tất cả các tín đồ không được lai vãng nhiều khu vực ở ngoài đền thờ.

- Ồ! Thật ra thì người ta chỉ muốn tạo ra một sự bí ẩn nào đó thôi, nhưng ta đã nói đến cả trăm lần với hoà thượng trụ trì là cần phải thiết lập một bức hoành đồ của tu viện. Hơn nữa, đó là một điều bắt buộc đúng theo điều 28 - Sắc lệnh thiết lập xây dựng các nơi thờ phụng. Tuy nhiên ta có thể trình bày qua về ngôi tu viện này để ngài rõ.

Bước lại gần một tờ giấy lớn treo ở vách, đạo sĩ Tuyên Minh bắt đầu giải thích:

- Đây là bức hoành đồ đó, chính ta vẽ lấy. Giản dị lắm! Tu viện này xây cất được hai trăm năm rồi! Người ta muốn biểu tượng vừa cả vũ trụ, vửa cả con người thu nhỏ lại. Tất cả nằm trong hình bầu dục này tượng trưng cho sự tạo lập nguyên thuỷ. Tu viện quay mặt về hướng Nam, nằm theo sườn núi. Mặt Đông có vực thẳm. Mặt Tây có rừng rậm. Hãy nghe bần đạo kể tiếp. Chúng ta, từ cái sân rộng lớn này bước đi, sân hình tam giác, mỗi bên có nơi dành riêng làm nhà bếp, nơi ở của các chú tiểu và xa xa là chuồng ngựa. Qua tiền sảnh này là sân của đền thờ, nơi đây có những cánh mái nhà cao đến hai tầng lầu. Ở tầng trệt cánh nhà phía Tây là phòng tiếp khách, ở tầng lầu một có thư viện, ở tầng lầu hai có nơi ngụ của vị tăng sĩ giữ tu viện, tăng sĩ lo việc nghi lễ và tăng sĩ lo lưu trữ tài liệu. Tầng trệt cánh phía Đông có phòng hội, nơi đây có sân khấu và có nhiều văn phòng. Ở tầng lầu một và tầng lầu hai có phòng dành riêng cho các tân khách. Ta đoán rằng ngài cùng quý gia đình hiện chiếm ngụ tầng lầu hai thì phải?

- Đúng vậy! Hoà thượng trụ trì đã dành cho chúng tôi hai căn phòng rộng rãi ở góc Đông Bắc của tầng lầu thứ hai.

- À! Đúng vậy sao? Hãy tiếp tục. Ở cuối cái sân này là đền thờ. Nơi đây du khách được thưởng lãm nhiều bức tượng xưa cũ hết sức mỹ thuật. Ở phía sau đền thờ là sân chánh, mỗi góc có dựng lên một ngọn tháp. Chúng ta đang ở phía ngọn tháp Tây Nam. Phía trái sân có “hành lang kinh hoàng” – đó là tiếng nói của người nặng óc dị đoan mà thôi. Phía mặt là nơi trú ngụ của các tu sĩ và ở phía cuối, trên một cái cổng dẫn tới chánh điện, nơi đây còn là chỗ ở của hoà thượng trụ trì. Chánh điện có hình dáng một vòng tròn. Theo thứ tự trong tu viện có hình tam giác, hai hình vuông, rồi lại một hình vuông và một hình tròn. Thôi hãy gác việc ấy qua một bên đã! Điều chính yếu là chắc hẳn lúc này ngài đã có thể định hướng rồi đấy chứ? Lẽ dĩ nhiên trong tu viện có cả trăm ngõ ngách gồm những hành lang, những bậc thang, những lối đi nối liền toà nhà này với toà nhà nọ, nhưng nếu ngài có sẵn bức hoành đồ trong đầu óc rồi thì chẳng bao giờ ngài có thể lầm lạc được nữa.

Dịch Nhân Tiết niềm nở:

- Xin tạ ơn đạo sĩ.Vậy xin ngài cho biết thêm điện thờ gồm đến mấy căn phòng?

- Chỉ có một ngôi đền nhỏ. Trong ngôi đền chỉ có một cái bình đựng tro của vị sáng lập.

- Hẳn không có ai ở trong đền cả chứ?

- Chắc chắn là không rồi. Ta cũng đã đến thăm nơi đó. Chỉ có ngôi đền và những bức tượng bao quanh. Nhưng ngôi đền đó được xem là nơi thiêng liêng nhất. Ở đây, trên tờ giấy này, ta thay thế bằng một vòng tròn đen và trắng, làm như vậy để khỏi phật lòng hoà thượng trưởng lão. Theo Lão giáo, vòng tròn biểu hiện cho hoạt động của vũ trụ trong đó có hai sức mạnh căn bản, nhịp độ muôn thuở của thiên nhiên tức âm và dương. Có thể nói đó là ánh sáng và bóng tối, sự hữu hạn và sự vô cùng, người đàn ông và ngưòi đàn bà, mặt trời và mặt trăng… Vòng tròn đó chỉ cho ta thấy rằng khi sức mạnh hữu hạn rơi xuống điểm thấp nhất thì nó lại biến thành sức mạnh vô cùng và khi sức mạnh vô cùng đạt đến cao độ, lẽ dĩ nhiên, nó lại biến đổi ra sức mạnh hữu hạn khi nó xuống điểm thấp nhất của nó.

- Còn vòng tròn nhỏ ở nửa vòng tròn lớn có ý nghĩa gì?

- Sự hiện diện của hai vòng tròn nhỏ đó nhắc chúng ta nhớ rằng sự hữu hạn nảy mầm từ sự vô cùng, và ngược lại. Vòng luân chuyển đó áp dụng cho mọi vật, cả người đàn ông lẫn người đàn bà. Mỗi người đàn ông có một phân tử rất nhỏ của người đàn bà và mỗi người đàn bà lại có một phân tử của người đàn ông.

Dịch Nhân Tiết suy nghĩ một lát lại hỏi:

- Dương như có lần bản chức thấy rằng có đường cắt ngang một trong hai hình tròn đó, như vậy thì con đường ngang đó có ý nghĩa gì đặc biệt không?

- Đường chia cắt phải nằm dọc mới đúng. Nhưng thôi! Đừng để hoà thượng trưởng lão phải chờ đợi chúng ta lâu. Ông ấy thực tế hơn nhiều.

Lúc hai người bước ra ở khoang cầu thang, đạo sĩ Tuyên Minh nói:

- Cẩn thận đấy nha! Một chiếc lan can đã bị gãy. Đáng lý thợ mộc trong tu viện phải thay lan can khác nhưng có lẽ ngày đại hội làm cho họ bận rộn quá chừng.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 19-10-2013 04:34:05 | Chỉ xem của tác giả
Chương VIII


DỊCH NHÂN TIẾT ĂN ÍT TRONG LÚC THI SĨ TÙNG LẬP UỐNG NHIỀU RƯỢU


Mặt vị phán quan biến sắc tỏ ra ông ta không phải là người sành ăn uống, “thực bất tri kỳ vị”, kể ra, đó cũng là một sự thiếu sót. Dịch Nhân Tiết nếm thử một miếng cá bằng bột. Ông nhăn mặt và cố nuốt lấy. Bắt gặp vị hòa thượng để ý đến cử chỉ của mình, Dịch Nhân Tiết vội giả vờ khen :

- Quả thật là tuyệt! Trong tu viện có nhiều tay bếp giỏi.

Dịch Nhân Tiết uống cạn một hơi chén rượu của mình. Ít nhất là chén rượu nấu bằng nếp đó còn thú vị đôi chút. Rượu uống được hâm nóng, khá ngon. Con cá bằng bột nằm trên dĩa như đưa mắt nhìn vị phán quan, nhưng thật sự đôi mắt đó chỉ là hai hạt tiêu sọ điểm vào cho đẹp, quá nhiều tưởng tượng. Dịch Nhân Tiết chợt tưởng nhớ đến vị hòa thượng đã viên tịch nên ngỏ lời:

- Sau bữa tiệc, bản chức muốn được hân hạnh thăm viếng ngôi đền thờ và được chiêm ngưỡng trước hài cốt của vị hòa thượng đã viên tịch.

Vị hòa thượng đặt chén xuống :

- Bần đạo sẽ đích thân dẫn phán quan đi thăm ngôi đền. Chỉ tiếc rằng vào mùa này lại không thể mở nắp bình đựng hài cốt ra được. Vì nếu chúng ta mở nắp thì e rằng không khí ẩm ướt lọt vào có thể làm hư hỏng hài cốt của vị hòa thượng viên tịch. Trước khi ướp xác, các chuyên viên đã lấy ruột ra, tuy nhiên còn nhiều bộ phận khác trong cơ thể còn được giữ lấy.

Dịch Nhân Tiết nghe những lời trình bày trên tự nhiên mất hết sự thèm ăn. Vị phán quan vội nốc thêm một chén rượu khác. Miếng vải bọc vỏ cam quấn quanh đầu quả có hiệu nghiệm thật vì đến giờ phút này vị phán quan đã hết nhức đầu, tuy nhiên Dịch Nhân Tiết vẫn còn cảm thấy nhức mỏi châu thân và đau nhói ở tim. Dịch Nhân Tiết nhìn một cách thèm thuồng đạo sĩ Tuyên Minh đang ăn một cách ngon lành con cá bằng bột dành riêng cho đạo sĩ. Ăn hết một chén cơm, đạo sĩ cầm lấy một chiếc khăn nóng do chú tiểu dâng lên, lau miệng, đoạn lên tiếng:

- Vị hòa thượng đã viên tịch vốn là một tu sĩ học rộng tài cao. Ngài nghiên cứu nhiều kinh sách, chữ viết ngài rất đẹp, ngài cũng thích thú chơi hoa và nuôi loài vật.

Dịch Nhân Tiết khiêm tốn:

- Bản chức sẽ lấy làm hân hạnh nếu được xem các tác phẩm của ngài. Chắc hẳn thư viện của thiền viện còn lưu trữ nhiều tác phẩm của ngài?

Hòa thượng trụ trì ngắt lời:

- Rất tiếc, thiền viện không còn lưu trữ một tác phẩm nào của ngài cả vì theo đúng di chúc, thiền viện đã chôn theo các di bút của ngài cùng với di hài của ngài.

Đạo sĩ Tuyên Minh bỗng sực nhớ một điều gì vội giơ một ngón tay ra rồi nói:

- Còn lại một bức họa chắc sẽ làm hài lòng phán quan. Đó là bức tranh vẽ một con mèo mà hòa thượng rất ưa thích. Bức tranh đó hiện được treo ở chánh điện. Sau khi tiệc tàn, ta sẽ thân hành dẫn ngài tới thưởng lãm.

Ngôi đền chắc cũng chẳng có gì ấm cúng mà bức tranh của vị hòa thượng đã viên tịch e cũng chẳng gây hứng thú mấy cho vị phán quan, tuy vậy ông cũng làm ra vẻ hân hoan khi nhận lời đạo sĩ dẫn đến xem.

Đạo sĩ Tuyên Minh và hòa thượng trụ trì lúc này đang chăm chú ăn một loại cháo đặc. Dịch Nhân Tiết lấy đũa đùa đùa mấy miếng cái không thể định rõ là thứ gì, nổi lên trên một thứ nước màu nâu mà ông ta nghĩa rằng mình không thể nào nuốt cho xuôi món ăn này. Tìm tòi mãi trong đầu óc vài câu nói xã giao, Dịch Nhân Tiết nghĩ ra một câu hỏi mà ông tin rằng rất khôn khéo, nên ông bạo miệng lên tiếng:

- Chẳng hay hòa thượng có thể dạy cho bản chức biết qua về thứ tự đẳng cấp trong Lão giáo không?

Hòa thượng Chân Hiền tỏ ra khó chịu, do dự một lúc rồi hòa thượng im lặng hẳn. Cũng may vừa lúc đó, có vị tân khách ngồi bàn bên cạnh đứng dậy mời Dịch Nhân Tiết nâng chén, nên vị phán quan phải đứng dậy theo để đáp lễ. Vị tân khách đó không ai khác là thi sĩ Tùng Lập. Lúc này Dịch Nhân Tiết ngồi đối diện với Tùng Lập. Thi sĩ đã uống khá nhiều rượu nên mặt mày đỏ gay.

Cùng lúc, một chú tiểu ở ngoài bước vào, đi tới trước Dịch Nhân Tiết báo tin là cái trục xe đã được thay bằng trục mới, hai con ngựa đã cho ăn no rồi, đến sáng mai là vị phán quan có thể lên đường nếu ông xét rằng không cần ở lại trong thiền viện thêm một hai ngày nữa.

Dịch Nhân Tiết ngỏ lời cám ơn chú tiểu trong lúc chú còn lẩm bẩm thêm vài câu xin phép được cáo lễ vì còn phải lo buổi tụng kinh ban đêm. Dịch Nhân Tiết ngồi lại với thi sĩ Tùng Lập. Vị phán quan tỏ ý thắc mắc:

- Dường như bản chức không thấy bà Bảo Mẫu và nàng Mai Quế hiện diện trong bữa tiệc này?

Tùng Lập vẫn giọng khinh đời:

- Ái nữ của bà Bảo Mẫu? Bẩm quan lớn. Thế thì quan lớn có nghĩ rằng con người mảnh mai đó rồi đây cũng chỉ trở thành một đống mỡ không?

Dịch Nhân Tiết trả lời xã giao:

- Ồ! Năm tháng trôi qua thường làm thay đổi vóc dáng con người một cách thấy rõ.

Tùng Lập nấc cụt mấy cái. Hơi thở của chàng nồng nặc mùi rượu.

- Xin ngài xá lỗi cho. Bọn người đó toan đầu độc chúng ta với thức ăn của họ đấy. Lúc này, chính tôi cảm thấy nôn nao khó chịu ở bao tử. Nhưng xin quan lớn cho tôi được nói ra là bà Bảo Mẫu thuộc hạng người nào. Còn Mai Quế không phải là ái nữ của bà ta đâu nha!

Đưa một ngón tay trước mặt như muốn làm dấu hiệu mật, Tùng Lập hạ giọng:

- Vậy quan lớn có nghĩ rằng thiếu nữ đó bị ép buộc vào tu ở thiền viện này không?

Dịch Nhân Tiết chậm rãi:

- Nếu biết điều đó hãy nêu câu hỏi ấy với chính nàng. Mà những thiếu phụ đó đi đâu cả rồi?

- Có lẽ họ đang dùng cơm tối trong phòng riêng của họ. Kể ra đó là một sự khôn ngoan vì để một thiếu nữ trong trắng và đẹp nõn nà dưới cặp mắt đầy dâm ô của bọn người đó thì chính là một cái tội. Ít ra thì đống thịt mỡ kia lúc này có lý.

- Thì chính thi sĩ cũng thèm khát muốn nhìn Mai Quế?

Thi sĩ Tùng Lập bỗng đứng phắt người dậy, long trọng tuyên bố:

- Tôi xin thề ý tưởng của tôi cao thượng hơn.

- Hân hoan biết được điều ấy. Còn về cái bình đựng hài cốt của vị hòa thượng viên tịch như ông kể chuyện với bản chức, thì bản chức có ngỏ ý với hòa thượng trụ trì là muốn được xem nhưng hòa thượng nói rằng về mùa này người ta không thể mở nắp bình ra được.

Tùng Lập lẩm bẩm:

- Rõ ràng đó là mưu chước của họ.

Dịch Nhân Tiết hỏi lại:

- Thế thì thi sĩ có khi nào bước xuống nơi chôn cất hài cốt không?

- Chưa hề … nhưng đợi có ngày. Bọn họ đã đầu độc hòa thượng Ngọc Kính cũng như trong lúc này họ đang muốn đầu độc chúng ta đó. Xin ngài nhớ lấy những lời tôi đã nói ra.

Dịch Nhân Tiết chau mày:

- Nhưng ông say rượu kia mà!

- Thì tôi có chối cãi điều ấy đâu. Vì đó là phương cách giữ cho tâm hồn trong sạch khi ở trong ngôi tu viện này. Nhưng tôi xin cam đoan với ngài là vị hòa thượng viên tịch đã tỏ ra rất sáng suốt khi ông viết bức thư cuối cùng cho thân phụ của tôi.

Phán quan Dịch Nhân Tiết chau mày:

- Hòa thượng có nói rằng cuộc sống của ngài bị đe dọa không?

Tùng Lập gật đầu uống cạn thêm một chén rượu nữa.

- Hòa thượng nghi ngờ ai?

Tùng Lập đập mạnh cái chén rượu xuống mặt bàn:

- Nếu tôi trả lời câu đó thì ngài sẽ kết tội tôi đã tố cáo người ta bằng cách vu khống. Thưa ngài, tôi hiểu luật lắm chứ.

Ghé sát Dịch Nhân Tiết, Tùng Lập nói nhỏ:

- Tôi sẽ nói với ngài khi tôi đã thu thập đủ bằng chứng.

Dịch Nhân Tiết đưa tay đập nhẹ vào Tùng Lập. Hắn như người điên nhưng thân phụ hắn quả là người có tiếng tăm với phong độ cao thượng. Thiên hạ kính cẩn tưởng nhớ đến ông, người dân thương mến mà đến cả giới thượng lưu trí thức, quan quyền cũng tỏ lòng kính phục. Nếu vị hòa thượng đã viên tịch có để lại bức thư tố cáo rằng, có người đe dọa cuộc sống của hòa thượng thì cần mở ngay cuộc điều tra về âm mưu đó. Dịch Nhân Tiết tự hỏi:

- Hòa thượng trụ trì hiện đang suy nghĩ gì?

Tùng Lập mỉm cười đồng ý, đáp:

- Xin phán quan cứ đặt câu hỏi đó với hòa thượng trụ trì. Đối với phán quan chắc chắn ông ấy không thể bày cách này hay cách khác nói dối được.

Dịch Nhân Tiết đứng dậy và bước lại chiếc bàn của ông ngồi lúc nãy. Vừa lúc Dịch Nhân Tiết ngồi xuống thì hòa thượng trụ trì lên tiếng chua cay:

- Ta thấy là Tùng Lập vẫn còn say! Ồ! Vì sao ông ấy không giống thân sinh của ông ấy chút nào cả.

Dịch Nhân Tiết uống một ngụm nước trà xong rồi nói:

- Người ta nói rằng cố tiến sĩ Tùng Thiện là một trong những ân nhân của ngôi thiền viện này, có phải thế không?

Hòa thượng trụ trì đáp:

- Vâng. Ông ấy là một vị ân nhân lớn nhất của chúng tôi. Quả là một giòng họ xuất sắc. Thân sinh của cố tiến sĩ Tùng Thiện là một người nghèo khổ đi làm thuê, ở mướn ở miền Nam. Nhưng ông ta mê say học hành bằng cách ngồi hàng giờ ngoài cửa, lấy tay tập viết trên cát. Cuối cùng, ông ta đậu hương sư. Các tay lái buôn khâm phục ý chí học hỏi của ông ta nên góp tiền, kẻ ít người nhiều giúp ông ta tiếp tục học. Đến kỳ thi tỉnh, ông ta đậu đầu. Triều đình bổ ông làm phán quan. Vợ ông là một cô gái thuộc dòng họ lâu đời. Ông từ trần trong lúc còn tại chức. Tiến sĩ Tùng Thiện là trưởng nam của ông. Ông này nổi tiếng học giỏi, thi đâu đậu đó, cưới con gái một thương gia giàu có. Tiến sĩ Tùng Thiện làm quan tới chức tổng đốc. Ông biết sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan. Gia đình được hưởng sự giàu có sung túc.

Dịch Nhân Tiết có vẻ sảng khoái, ngắt lời:

- Giàu hay nghèo, sinh trưởng trong một gia đình ra sao không đáng kể, những kẻ có tài cuối cùng cũng đạt được những chức vị cao sang, do đó đất nước mới được phồn thịnh. Thôi hãy trở lại với vị hòa thượng đáng kính của chúng ta. Ngài bị bệnh gì mà phải sớm viên tịch?

- Hòa thượng Ngọc Kính không viên tịch vì bệnh. Ngài muốn về chầu trời sớm đó thôi. Khi ngài nhận thấy thời gian ngài ở lại dưới trần đã tạm đủ, ngài sớm muốn về nơi tiên cảnh. Ngài ra đi trong lúc cơ thể còn cường tráng, tinh thần minh mẫn. Thật đó cũng là một điều kì lạ đối với những ai từng được chứng kiến cái chết của ngài.

Đạo sĩ Tuyên Minh quay sang nói:

- Một kỷ niệm khó quên, ngài Dịch Nhân Tiết ạ! Chính ta được dịp chứng kiến. Trước khi thở hơi cuối cùng, hòa thượng kêu gọi mọi tu sĩ đứng quanh ngài và sau hai giờ lầm rầm cầu nguyện, ngài vòng tay lại, từ từ nhắm mắt, rồi thả hồn …


*
* *


Dịch Nhân Tiết bước theo đạo sĩ Tuyên Minh đến cửa, rồi một mình đi tới phòng ăn. Vị phán quan sẽ đi xem các bức tượng đó sau. Những bức tượng đã nằm nơi đó cả hai trăm năm nay, chắc chắn vẫn còn nằm tại đó lâu ngày nữa.

Dịch Nhân Tiết đến gặp Tào Can ở hành lang. Tào Can báo cáo những gì đã nghe thấy.

- Bẩm quan lớn. Vẫn không có một tin tức gì về diễn viên Mặc Đức cả. Theo lời Quan Lai kể thì hắn là một kẻ tính nết bất thường. Thấy hắn đó rồi đột nhiên hắn lại biến mất, không ai rõ là hắn ta đi đâu cả. Những đồng bạn của hắn đã nói chuyện rất nhiều trong buổi tiệc nhưng không ai nhắc nhở gì đến tên hắn. Bữa tiệc vui vẻ, chỉ có một chuyện nhỏ đáng tiếc xảy ra. Một tu sĩ không có chén ăn, không có đũa. Các chú tiểu bị quở trách nặng nề về sự sơ suất đó.

Dịch Nhân Tiết quắc mắt :

- Thế nào? Nhà ngươi cho đó là bữa tiệc vui vẻ đó sao? Ta chỉ uống vài chén rượu, một ít trà, ngoài ra ta không thể ăn uống gì nữa cả.

- Riêng tôi không có gì phải phàn nàn cả. Thức ăn hậu, ăn lại khỏi tốn một đồng tiền nào.

Dịch Nhân Tiết mỉm cười. Tào Can nói tiếp :

- Quan Lai có nhã ý mời tôi đến phòng hắn uống thêm rượu nhưng tôi từ chối. Tôi muốn được dạo chơi ở hành lang, may ra sẽ gặp được Mặc Đức trong lúc này.

- Ý kiến rất hay! Còn ta sẽ đến thăm bà Bảo Mẫu và ái nữ của bà ta. Để ta hỏi thử bà Bảo Mẫu và nàng Ngẫu Dương có liên hệ giòng họ gì không? Thi sĩ Tùng Lập đoan chắc với ta là Mai Quế không phải là con gái bà Bảo Mẫu. Nàng đi tu cũng là ngoài ý muốn của nàng. Nhưng hắn kể ta nghe những câu chuyện trên trong lúc hắn say. Hắn còn nói hòa thượng Ngọc Kính bị ám sát! Ta có nêu vấn đề đó với hòa thượng trụ trì và cả với đạo sĩ Tuyên Minh. Ta nghĩ rằng Tùng Lập chỉ là một anh chàng ba hoa thôi. Vậy nhà ngươi có biết phòng riêng của bà Bảo Mẫu ở đâu không?

- Bẩm quan lớn. Ở tầng lầu nhứt. Hành lang thứ hai. Ngôi cửa thứ năm.

- Hay lắm! Ta sẽ gặp nhà ngươi ở phòng của Quan Lai. Dường như trời đã tạnh mưa. Bây giờ chúng ta có thể đi ngang qua sân để đi đến cánh phía đông của ngôi thiền viện.

Lúc đó vừa có một chú tiểu xuất hiện. Chú bị ướt từ đầu đến chân và cho biết cơn giông đã hạ, nhưng trái lại, trời vẫn mưa to. Dịch Nhân Tiết và Tào Can lại phải đánh một vòng lớn và lúc hai người đi qua ngôi đền họ thấy rất đông tu sĩ có mặt nơi đó. Cả hai chia tay trước phòng hội.

Vị phán quan nhận thấy tầng lầu một vắng vẻ. Những ngọn đèn leo lét cháy tỏa ra một ánh sáng mập mờ soi sáng các hành lang. Im lặng hoàn toàn. Người ta chỉ nghe tiếng sột soạt của chiếc áo gấm của vị phán quan theo mỗi bước đi, ngoài ra không có một tiếng động nào.

Đúng vừa lúc vị phán quan đang nhẩm đếm các ngôi cửa ở hành lang thứ hai, bỗng nhiên ông ta nghe thấy như có tiếng thì thầm. Dịch Nhân Tiết lắng tai nghe. Quả có tiếng thì thầm ở phía sau nhưng đồng thời có một mùi hương thoang thoảng lọt qua mũi. Dịch Nhân Tiết muốn quay bước nhưng lúc này ông cảm thấy choáng váng mặt mày và trước mắt vị phán quan, bỗng dưng mọi vật chìm trong bóng tối dày đặc…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 19-10-2013 04:57:13 | Chỉ xem của tác giả
Chương IX


DỊCH NHÂN TIẾT MỞ MẮT DẬY THẤY MÌNH
NẰM TRÊN MỘT CHIẾC GIƯỜNG LẠ


Có một mùi thơm thoang thoảng của đàn bà làm cho vị phán quan bừng mở mắt dậy. Vị phán quan ngạc nhiên hơn nữa khi nhìn mình nằm dài trên một chiếc giường lạ. Đưa tay lên đầu, Dịch Nhân Tiết mới biết miếng vải bọc vỏ cam quấn quanh đầu đã biến đâu mất. Phía sau đầu lại nổi lên một cục u. Dịch Nhân Tiết cẩn thận đưa một ngón tay rờ thì ông ta cảm thấy nhức nhối đến nhăn mặt. Một giọng nói dịu dàng vang lên:

- Xin ngài hãy uống chén nước này!

Nàng Đinh đang nghiêng mình về phía Dịch Nhân Tiết, trên tay cầm tách nước. Cô diễn viên đưa tay lên vai vị phán quan giúp ông ngồi dậy. Vị phán quan còn cảm thấy choáng váng mặt mày. Nữ diễn viên Đinh vẫn còn đưa tay đỡ phía sau lưng cho vị phán quan. Uống xong ngụm trà nóng, Dịch Nhân Tiết cảm thấy khỏe hơn một chút và bắt đầu nhớ lại chuyện gì đã xảy ra trước khi ông bị bất tỉnh.

Dịch Nhân Tiết đưa mắt nhìn một cách nghi kỵ nàng Đinh rồi nói:

- Dường như có kẻ nào đã đánh phía sau đầu ta thì phải? Nàng làm gì ở đây?

Nàng Đinh ngồi ở một góc giường bình tĩnh giải thích:

- Tôi nghe có tiếng động mạnh ở cửa. Mở cửa ra tôi thấy ngài nằm bất tỉnh, đầu kê lên bục cửa. Tôi nghĩ rằng ngài có ý định đến thăm tôi. Cũng may là tôi khá khỏe, mặc dù ngài khá nặng, nhưng tôi vẫn bồng nổi ngài lên và đặt trên giường. Tôi đã lấy nước lạnh thoa lên hai bên thái dương cho đến khi ngài tỉnh dậy. Chỉ có thế thôi!

Dịch Nhân Tiết nheo mày:

- Có ai ở trong hành lang?

- Không có ai cả.

- Vậy nàng nghe có tiếng chân đi không?

- Dạ. Không.

- Hãy đưa cái túi nhỏ đựng hương thơm của nàng dùng cho ta xem.

Nàng Đinh móc ở dây lưng ra một cái túi nhỏ may bằng gấm và trao cho Dịch Nhân Tiết. Vị phán quan đưa cái túi nhỏ lên mũi. Hương thơm thật dễ chịu nhưng khác hẳn mùi thơm thoang thoảng mà ông đã ngửi phải trước khi bị bất tỉnh.

- Vậy ta bị bất tỉnh trong bao lâu?

- Cũng khá lâu. Gần đến hai tiếng đồng hồ. Tuy vậy lúc này cũng chưa đến nửa đêm đâu!

Nhìn vị phán quan với một cái bĩu môi tinh nghịch, nàng Đinh hỏi:

- Vậy xin ngài phán là tôi có tội hay vô tội?

Dịch Nhân Tiết không nhịn được cười.

- Xin nàng thứ lỗi. Sự suy diễn của ta hiện chưa được minh bạch. Ta chịu ơn nàng nhiều lắm, nàng Đinh ạ! Vì không có nàng ắt tên thích khách đó đã không chừa mạng sống cho ta.

- Chính miếng vải quấn quanh đầu của ngài đã cứu sống ngài. Những vỏ cam khô đã chặn bớt sức mạnh của sự va chạm, nếu không sọ của ngài dám bị bể lắm đó nghen!

- Vâng. Chính mấy tì thiếp của ta đã nài nỉ ta để họ quấn quanh đầu miếng vải bọc vỏ cam đó. Ta sẽ ngỏ lời cảm tạ họ, nhưng lúc này ta cần tìm cho ra kẻ muốn mưu sát ta đã.

Dịch Nhân Tiết muốn đứng dậy nhưng cảm thấy chóng mặt nên ông ta lại phải ngồi xuống.

- Bẩm quan lớn. Xin hãy khoan đã! Quan lớn chắc hãy còn mệt. Xin để tôi dìu quan lớn đến chiếc ghế bành kia.

Khi Dịch Nhân Tiết ngồi vào chiếc ghế trước một cái bàn lung lay, nàng Đinh lại đem nhúng mấy cái vỏ cam vào một chậu thau đựng đầy nước nóng và nói:

- Quan lớn cho phép tôi quấn cái khăn bọc mấy vỏ cam nầy vào đầu, may ra nơi bị sưng có thể xẹp dần.

Vừa nhấp chén trà nóng, Dịch Nhân Tiết vừa nhìn kỹ khuôn mặt dễ thương và thật thà của nữ diễn viên. Trông nàng trạc hai mươi lăm tuổi. Nàng không đẹp nhưng có cái gì đó rất quyến rũ. Nàng vũ giỏi nên mỗi cử chỉ của nàng mềm mại, nhẹ nhàng, gói ghém một sự duyên dáng đặc biệt. Thân hình mảnh mai của nàng càng làm nổi bật bộ ngực no tròn.

- Nàng hãy ngồi xuống và hãy chuyện vãn với ta vài phút để chờ ta tĩnh trí hơn một chút. Ta muốn biết là tại sao, thông minh và đẹp như nàng mà nàng lại chọn nghề này? Nhưng cần nói là xin hiểu giùm ta, ta hoàn toàn không có ý nghĩ cho là nghề này hèn mọn, nhưng theo ta, với tài vũ trời ban cho nàng, ta nghĩ là nàng sẽ có một cuộc sống tươi đẹp hơn bây giờ nhiều.

Nàng Đinh châm thêm trà cho Dịch Nhân Tiết rồi mới chậm rãi trả lời:

- Âu cũng là do số trời định đoạt. Thân phụ tôi bán thuốc ở kinh đô. Không may cho thân phụ của tôi là ông lại chỉ có năm người con gái. Tôi là con trưởng. Thân phụ của tôi định gả bán tôi làm thiếp cho một người bán cao đơn hoàn tán, lẽ dĩ nhiên, nếu tôi ưng thuận thì gia đình sẽ được hưởng một số tiền khá lớn. Nhưng tôi cảm thấy tôi không thể nào chịu đựng được người đàn ông đó, nên tôi đã bỏ nhà ra đi. Nhờ trời, tôi là một người đàn bà khá khỏe mạnh. Sau cùng với sự ưng thuận của gia đình, tôi gia nhập gánh hát Quan Lai. Ông này giúp gia đình tôi một số tiền. Tôi học đóng tuồng, học tung học hứng, học vũ. Chỉ một năm sau, Quan Lai đã có thể thu lại số tiền mà ông ta đã bỏ ra khi ông ta đem tôi vào gánh hát của ông. Quan Lai là một người đàng hoàng, do đó cho đến nay tôi vẫn còn giúp việc trong gánh hát của ông ta.

Nàng Đinh nhăn nhăn cái lỗ mũi nhỏ và xinh của nàng đoạn tiếp:

- Tôi vẫn biết rằng, dưới mắt đa số thiên hạ thì nghề cầm ca là nghề vô loại nhưng một lần nữa, tôi có thể đảm bảo với tất cả rằng Quan Lai quả là một người lương thiện. Riêng tôi, thật ra tôi cũng chẳng phải là thần thánh gì nhưng tôi chưa bao giờ bán thân xác tôi cho ai và nhất định tôi không bao giờ bán nó cho ai cả.

Dịch Nhân Tiết nói:

- Ta tin ở lời nàng nói. Nhưng nàng nói là Quan Lai không bao giờ quấy rầy nàng, nhưng còn Mặc Đức thì sao?

- Ồ! Anh chàng ấy bám theo tôi lúc khởi đầu. Có lẽ đó là thói quen của hắn. Nhưng tôi không thể làm theo ý hắn được. Tôi nghĩ rằng, tự ái của hắn đã bị thương tổn. Nhưng có một điểm đặc biệt là hắn chơi kiếm thật hay. Tôi thích đóng chung với hắn.

Dịch Nhân Tiết ngỏ lời:

- Nhưng lối đóng tuồng của hắn ta với Ngẫu Dương không làm cho ta bằng lòng chút nào cả. Theo ý kiến của nàng có phải Mặc Đức thuộc loại đàn ông có thú vui khi được hành hạ thân xác người đàn bà không?

- Ồ! Không phải thế! Hắn ta là một người dễ nổi giận nhưng thật sự không hung dữ chút nào. Xin ngài hãy tin lời tôi nói vì tôi hiểu biết tất cả những con người ấy.

- Còn Ngẫu Dương thì sao? Nàng ta có từ chối trước sự tấn công của hắn không?

Nàng Đinh có vẻ ngập ngừng:

- Ngẫu Dương mới gia nhập đoàn… thật ra tôi không…

Chưa dứt câu, nàng Đinh cầm tách nước uống cạn rồi liệng tách lên không, đoạn nàng đưa cây đũa mà nàng lấy trên bàn đón nhận cái tách đó. Chiếc tách xoay tròn… Dịch Nhân Tiết có vẻ không vừa ý:

- Hãy chấm dứt trò chơi đó. Nàng làm cho ta chóng mặt quá!

Nàng Đinh đẩy cái tách mạnh lên cao rồi lẹ làng đưa tay ra bắt, đặt chiếc tách lên bàn. Dịch Nhân Tiết tiếp lời:

- Hãy trả lời câu hỏi của ta. Ngẫu Dương có từ chối trước sự tấn công của Mặc Đức không?

- Ngài khỏi phải lớn tiếng, xin để tôi trả lời. Ngẫu Dương với tôi chơi với nhau rất thân thiết. Chính tình thân thiết đó làm cho Mặc Đức khó chịu. Hắn ta có ý ghen và ghét Ngẫu Dương.

- Mặc Đức gia nhập đoàn khá lâu rồi phải không?

- Khoảng một năm. Tôi không nghĩ rằng hắn là diễn viên chuyên nghiệp. Đó là một thanh niên thích cuộc sống lang thang đây đó, đặt bước khắp nơi. Mặc Đức không hẳn là tên thật của hắn. Một ngày kia, tôi nhìn thấy trên một chiếc áo của hắn có cái tên là Linh, nhưng hắn quả quyết với tôi là hắn đã mua chiếc áo ấy ở một người bán quần áo cũ. Một điểm khác nữa là trước đây hắn đã từng đến thăm ngôi tu viện này rồi.

Dịch Nhân Tiết hỏi gắt:

- Vì sao nàng biết điều đó?

- Ngày đoàn mới đến đây, Mặc Đức đã quen biết rõ hết các hành lang trong ngôi thiền viện. Những lối đi quanh co, tối tăm trong tòa nhà rộng lớn này làm cho tất cả đoàn đều sợ hãi, không ai dám rời phòng ra đi một mình, trái lại, Mặc Đức rảo bước khắp nơi mà không bao giờ hắn ta sợ bị lầm đường, lạc lối.

- Hắn thận trọng! Có thể hắn là một tên sát nhân nguy hiểm. Còn nàng Ngẫu Dương cũng đang làm cho ta thắc mắc không ít.

- Phán quan nghi ngờ gì ở nàng?

- Không có gì cả. Nhưng ta lấy làm khó chịu là chưa được biết rõ lai lịch của hai người đó.

Dịch Nhân Tiết vừa nói vừa có ý dò xét ý nghĩ của nàng Đinh.

- Tôi đã hứa với Quan Lai là giữ mọi bí mật nhưng vì ngài là vị phán quan, tôi khó làm khác được. Hơn nữa, tôi cũng không muốn ngài có nhiều nghi ngờ về Ngẫu Dương. Sự thật thì y thị không phải là một cô đào hát mà nàng cũng không mang tên là Ngẫu Dương. Tôi không biết tên thật y thị, tôi chỉ biết y thị từ kinh đô đến đây, nàng giàu có. Nàng đã giúp Quan Lai một số tiền lớn để Quan Lai có đủ phương tiện hát giúp thiền viện Chiêu Vân nhân ngày lễ kỷ niệm thành lập tu viện, sau nữa là nàng muốn nhân cơ hội đó gia nhập đoàn hát luôn. Mục đích mà nàng đã thề thốt với Quan Lai là muốn cảnh báo một cái gì ở một người nào đấy. Muốn được vậy nàng phải lên sân khấu thủ một vai cùng với con gấu của nàng, và việc hóa trang cũng do nàng chọn lựa. Quan Lai nhận thấy không có gì trở ngại, hơn nữa, hắn lại thấy có lợi nên chấp nhận đề nghị của Ngẫu Dương. Ngẫu Dương không tham dự những buổi tập dượt đóng tuồng. Cũng không có mặt cả Mặc Đức nữa.

- Vậy nàng có tin rằng hai người đã quen biết nhau từ trước không?

- Tôi không rõ điều đó mà chỉ biết rằng lúc họ gặp nhau thì họ sinh sự với nhau liên hồi. Trong buổi đóng tuồng tối hôm nay, Ngẫu Dương đã hóa trang giống như nàng Mai Quế. Quan Lai hỏi lý do thì nàng đáp là nàng biết rõ điều nàng làm. Khi thấy ngài hiện diện trong đêm hát, Quan Lai ngỡ rằng Ngẫu Dương có chuyện gì bất bình nên đã mời ngài đến chứng kiến để mở cuộc điều tra. Câu chuyện chỉ có thế, nhưng xin ngài không nên nói với ai những điều tôi đã trình bày cho ngài biết.

Dịch Nhân Tiết gật đầu. Nhưng trong thâm tâm, vị phán quan vẫn chưa thấy hài lòng. Trái lại, những tiết lộ của nàng Đinh lại làm cho Dịch Nhân Tiết thắc mắc thêm hơn nữa. Dịch Nhân Tiết đứng dậy định từ giã nàng Đinh, nhưng vừa đứng lên, ông ta cảm thấy dạ dầy xôn xao khó chịu. Ra dấu hiệu cho nàng Đinh để ông được tự do, Dịch Nhân Tiết bước vài bước đến một cái bàn nhỏ, đến đây vị phán quan bị nôn mửa khá nhiều.

Sau khi rửa mặt, vuốt lại bộ râu. Dịch Nhân Tiết cảm thấy dễ chịu hơn, cơn nhức đầu cũng biến mất, Dịch Nhân Tiết uống thêm một tách trà rồi gọi nàng Đinh tới:

- Xin đa tạ nàng một lần nữa. Một ngày nào đó, nếu có việc gì cần đến ta, xin đừng ngần ngại. Ta không bao giờ quên trả ơn những kẻ đã giúp ta.

Nàng Đinh nhắm mắt lại, lấy tay đưa đưa chiếc dây lưng rồi bỗng nàng ngửng đầu nói:

- Tôi muốn ngài giúp cho một lời khuyên. Đây thuộc một vấn đề khá tế nhị. Nghĩ ra cũng khó giải quyết. Nhưng vì ngài là một vị phán quan, hẳn ngài có lắm ý kiến. Xin nói thật với ngài, không hiểu tại sao tôi lại có rất nhiều cảm tình với nàng Ngẫu Dương. Tôi có cảm tình với nàng hơn tất cả những thanh niên nào tôi đã gặp. Tôi cứ nghĩ rằng mối tình đó thật là phi lý, tôi cứ mong lâu ngày sẽ phai nhạt, nhưng nó mãi vấn vương. Tôi cứ nghĩ rằng nếu tôi lấy chồng chắc rằng tôi sẽ làm cho chồng tôi phải khổ. Vậy phán quan có cao kiến xin dạy bảo giúp cho. Theo lời khuyên của ngài, nay tôi phải làm gì?

Dịch Nhân Tiết đưa tay gãi trán nhưng ông cảm thấy nhức nhối ở vai nên đành vuốt râu suy nghĩ.

- Nàng hãy khoan có quyết đinh vội vàng. Có thể nàng chưa thật sự yêu thưong các thanh niên đó. Và cũng có thể bọn họ chưa thật sự yêu nàng. Nàng cần hiểu là những liên lạc tạm bợ đó chưa có thể so sánh được với hôn nhân. Cần phải sống trong thân mật để tìm hiểu nhau, đó mới là điều căn bản cho một sự tác hợp. Con người Ngẫu Dương còn lắm bí ẩn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách