Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: tieu_windy
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Những Quận Chúa Nổi Loạn | Alexandre Dumas

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 10:10:18 | Chỉ xem của tác giả
Chương 6



Những kẻ chiến bại trở về Bordeaux trong một quang cảnh bi đát. Họ hớn hở ra đi, tin tưởng vào số đông và tài trí của vị chỉ huy, hoàn toàn an tâm vào kết cục của biến cố, theo như thói quen.

Bởi vậy, đối với những người dân quân ấy, thất bại này nặng nề bằng hai, họ nhục nhã trước mắt những kẻ ở lại cũng như trước kẻ thù. Mọi người thấy họ trở về, đầu cúi thấp, lặng lẽ trước tiếng khóc than của những người phụ nữ khi nhận ra sự vắng mặt của những kẻ không bao giờ trở về nữa.

Thế là những tiếng than trách nổi lên khắp thành phố tant tóc và buồn phiền. Các chiến sĩ trở về nhà của mình để kể lại sự thất bại, mỗi người theo cách riêng của họ. Những vị chỉ huy đến trình diện với bà quận chúa phu nhân đang trú ngụ tại nhà viên chủ tịch.

Phu nhân De Condé đang đứng nơi cửa sổ chờ đợi đoàn quân trở về. Vốn sanh trưởng trong một gia đình chiến sĩ và là vợ của một vị võ tướng nổi tiếng khắp thế giới, được nuôi dưỡng với lòng khinh miệt trước thanh gươm rỉ sét và đệm lông của dân thường, bà không thể nào thoát được sự lo âu khi nghĩ rằng đội quân chỉ gồm toàn dân giả của bà phải đối phó với một lực lượng gồm toàn lính chiến. Thế nhưng có ba điều làm cho bà an tâm: Thứ nhất, chính ngài De La Rochefoucauld chỉ huy cuộc chinh phạt; thứ nhì, trung đoàn Navailles đi đầu, thứ ba là huy hiệu nhà Condé thêu trên lá cờ.

Nhưng, có một điều đối nghịch rất dễ hiểu, tất cả những gì bà hy vọng đối với quận chúa thì lại là đau khổ đối với De Cambes, cũng như chua cay sắp đến với vị phu nhân danh tiếng thì lại là sự đắc thắng của bà tử tước.
Ngài De La Rochefoucauld đến trình diện với bà, người đầy thuốc súng và máu me, tay áo rách toạc.

- Có phải đúng như mọi người vừa nói với ta không? - Quận chúa kêu lên.
- Mọi người nói như thế nào, thưa phu nhân? - Ngài công tước lạnh lùng hỏi.
- Rằng ông đã bị đẩy lùi?

- Như vậy chưa đầy đủ, thưa phu nhân, nói cho đúng chúng tôi đã bị đánh bại.
- Bị đánh bại! - Bà quận chúa tái mặt kêu lên - Đánh bại? Không thể nào như vậy được!
- Nhưng làm sao lại như vậy được chứ? - Phu nhân nhà Condé hỏi với một giọng cao ngạo để lộ sự bất mãn tột cùng.
- Chuyện đó đã đến như bất cứ những điều sai lầm nào khác trong ván bài, trong tình yêu, trong chiến tranh, chúng ta đã tấn công vào những kẻ khôn ngoan và mạnh hơn chúng ta.

- Vậy thì tên De Canolles đó là một kẻ anh dũng à? - Phu nhân quận chúa hỏi.
Lồng ngực của phu nhân tử tước đập rộn lên vì vui mừng.
- Hừ! - La Rochefoucauld nhún vai trả lời, anh dũng cũng như tất cả mọi người!... Chỉ có điều là vì y có lính tráng được nghỉ ngơi đầy đủ, một thành lũy kiên cố và vì y sẵn sàng phòng bị rất có thể là được mật báo từ trước nên y thắng chúng ta một cách dễ dàng. Ôi thưa phu nhân, cần phải nói thêm, bọn lính thật đáng chê! Bọn chúng đã bỏ chạy ngay từ đợt bắn thứ nhì.
- Còn Navailles thì sao? - Claire kêu lên, mà không nhận ra rằng mình đã thiếu thận trọng.

- Thưa bà - La Rochefoucauld nói - điều khác biệt giữa Navailles và đám dân quân là bỏ chạy, còn Navailles đã rút lui.
- Bây giờ chúng ta chỉ còn thiếu một điều nữa là mất luôn cả Vayres?
- Tôi sẽ không phủ nhận điều đó. - La Rochefoucauld lạnh lùng trả lời.

- Bị đánh bại! - Phu nhân dậm chân lặp lại - Bị đánh bại bởi những tên chẳng ra gì, chỉ huy bởi gã De Canolles! Cái tên nghe kỳ cục.
Claire đỏ bừng mặt.
- Phu nhân cho cái tên đó là kỳ cục - Vị công tước đáp - nhưng ngài Mazarin cho là vĩ đại. Và, tôi cũng mạn phép được nói thêm - Ông ta vừa nói vừa liếc nhanh một ánh mắt sắc bén về phía Claire - rằng ông ta không phải là người duy nhất có ý kiến đó?
- Vậy ông cho rằng Richon là người chịu bại trận à?

- Tại sao không? Tôi cũng phải chịu bại trận vậy! Chúng ta phải đợi cho qua cái xui xẻo thôi, chiến tranh cũng là một ván bài, một ngày nào đó chúng ta sẽ trả thù lại.
- Sẽ không xảy ra một chuyện như vậy - Bà De Tourville nói - nếu mọi người đã theo kế hoạch của tôi.
- Đúng vậy! - Quận chúa nói - Mọi người chẳng bao giờ làm theo những gì chúng ta đề nghị, với lý do rằng chúng ta là đàn bà và chẳng hiểu biết gì về chiến tranh... Các ông chỉ muốn làm theo ý mình và để bị thất bại.

- Hừ, phải đấy, thưa phu nhân, nhưng điều hay lại đến với những viên tướng lẫy lừng nhất. Paul-Emillex đã bị bại trận ở Cannes, Pompéc ở Pharsale và Attila ở Chalons, chỉ có Alexandre và bà, thưa bà De Tourville, là chưa bao giờ bại trận. Hãy nói kế hoạch của bà xem nào!

- Kế hoạch của tôi thưa ngài công tước - Bà De Tourville nói với một giọng khô khan nhất - là tổ chức một cuộc hãm thành theo đúng luật. Người ta đã chẳng thèm nghe tôi và muốn làm một cú chớp nhoáng, ông thấy kết quả rồi đó.
- Hãy trả lời với bà đây giùm tôi, thưa ông Lenet. - Ông công tước nói - Còn tôi, tôi cảm thấy mình không đủ tài ba về chiến thuật để có thể tranh cãi.

- Thưa bà - Lenet nói, từ nãy giờ ông chỉ hé môi là để mỉm cười - Có một vấn đề chống lại cuộc hãm thành mà bà vừa đề nghị, đó là dân chúng Bordeaux không phải là những chiến sĩ mà chỉ là thường dân, họ cần được ăn tối ở nhà và ngủ với vợ. Thế nhưng một cuộc hãm thành theo đúng luật đòi hỏi phải chịu thiếu thốn một số những tiện nghi mà các ngài thường dân của chúng ta không thể nào chịu được. Bởi đó, họ đã vây hãm đảo Saint-Georges theo kiểu tài tử xin đừng chê trách họ ngày hôm nay đã thất bại, họ sẽ quay trở lại quãng đường dài bốn dặm ấy và sẽ lại tấn công bao nhiêu lần tùy theo sự cần thiết.
- Ông tin rằng họ sẽ tiếp tục lần nữa à? - Quận chúa hỏi.

- Ồ, về điều này thưa phu nhân, thì tôi lấy làm chắn chắn, họ quá yêu mến cái đảo của mình để không muốn thấy nó mất vào tay đức vua.
- Họ sẽ thắng chứ?
- Có thể lắm, ngày này, hoặc ngày kia...

- Ngày nào mà họ chiếm được thành - Bà quận chúa kêu lên - ta sẽ cho xử bắn tên khốn kiếp De Canolles đó, nếu hắn không chịu đầu hàng.
Claire rùng mình.
- Xử bắn! - Công tước De La Rochefoucauld nói - Chà! Nếu phu nhân hiểu về chiến tranh như vậy, thì tôi rất thành thật vui mừng khi thấy mình cùng phe với phu nhân.

- Vậy thì hắn hãy đầu hàng đi.
- Tôi rất muốn biết phu nhân sẽ nghĩ sao nếu Richon đầu hàng.
- Richon không ở trong cuộc, thưa ngài công tước, đây không nói về Richon. Nào, hãy dẫn vào đây một gã thường dân, một viên quan lại, một ông cố vấn, ai cũng được, để cho ta có thể hỏi han và dám đoán chắc với ta kẻ đã cho ta nếm tủi nhục hôm nay một ngày kia cũng sẽ phải chịu nếm lại đắng cay này.

- Vừa kịp lúc, thưa phu nhân. - Lenet nói - Đây là ngài D Espagnet đang mong mỏi được vào thưa chuyện với phu nhân.
- Đưa ông ta vào. - Vị quận chúa nói.
Trong suốt cuộc chất vấn vừa qua, tim của nàng Claire khi thì đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, khi thì thắt lại như bị kẹt chặt, thật vậy, nàng đang tự nhủ rằng dân chúng Bordeaux sẽ buộc Canolles trả giá cao cho chiến thắng đầu tiên của chàng.

Tình hình lại càng tệ hơn khi D Espagnet đến củng cố thêm cho những câu nói của Lenet.
- Thưa phu nhân. - Ông ta bảo - Xin phu nhân cứ an tâm, thay vì bốn ngàn, chúng ta sẽ gởi đến tám ngàn, thay vì sáu chúng ta sẽ có mười hai khẩu thần công, thay vì một trăm chúng ta có thể sẽ mất hai trăm, ba trăm, bốn trăm, nếu phải như vậy, nhưng chúng ta sẽ chiến thắng lại Saint - Georges.

- Rất hay, thưa ông. - Ông công tước kêu lên - Ông cũng biết là tôi sẵn sàng theo ông, cho dù là với cương vị chỉ huy hay tình nguyện chừng nào ông vẫn còn giữ ý định chinh phạt đó. Có điều cần phải nhận ra rằng, cứ mỗi lần như vừa qua, quân đội của chúng ta coi như đứt một phần năm.

- Thưa ngài công tước - D Espagnet lại nói - chúng ta có ba mươi ngàn người, trong tình trạng có thể cầm súng, tại Bordeaux đây, nếu cần chúng ta sẽ lôi tất cả súng thần công trong công xưởng đến trước pháo đài, chúng ta sẽ làm cho một núi đá hoa cương cũng phải tàn thành tro bụi, tự tôi sẽ qua sông cùng với đội tiền quân và chúng ta sẽ chiếm lại Saint-Georges, hồi nãy chúng tôi đã long trọng thề rồi.

- Tôi không tin là ông sẽ chiếm được Saint-Georges chừng nào ông De Canolles còn sống. - Claire nói với một giọng thật nhỏ.
- Nếu vậy, chúng ta sẽ giết y hoặc là sẽ cho người ám sát y, rồi chúng ta sẽ chiếm Saint-Georges sau.
De Cambes cố nén một tiếng kêu vừa chực thoát ra khỏi lồng ngực:
- Người ta muốn có Saint-Georges cho bằng được sao?

- Sao? Muốn có à? - Bà quận chúa phu nhân kêu lên - Ta cũng tin như vậy, ở đây mọi người chỉ nghĩ đến chuyện đó.
- Nếu vậy - De Cambes nói - xin cứ để em, em sẽ giao thành lại cho phu nhân.
- Kìa, em đã một lần hứa với ta như vậy và đã thất bại.
- Em đã hứa với phu nhân rằng em sẽ đến điều đình với ông De Canolles, nhưng cuộc điều đình ấy đã thất bại. Ông De Canolles thật khó mà lay chuyển.

- Em cho rằng hắn sẽ dễ dãi hơn trong chiến thắng vừa qua hay sao?
- Không ạ. Bởi vậy lần nay em không nói là sẽ giao viên tổng đốc lại cho phu nhân, em chỉ nói là em sẽ giao thành.
- Làm sao mà có chuyện đó được?
- Bằng cách đưa quân lính của chúng ta vào tận trong sân thành.

- Thưa bà, bà có phép tiên hay sao mà lại nhận lãnh một việc như vậy? - La Rochefoucauld hỏi.
- Không, thưa ông, nhưng tôi là "chủ nhân".
- Bà đùa thật. - Ông công tước lại nói.

- Không đâu, không đâu. - Lenet nói - Tôi đoán biết rất nhiều qua hai tiếng bà De Cambes vừa nói.
- Đối với tôi như vậy là đủ rồi. - Claire nói - Ý kiến của ông Lenet đối với tôi là tất cả. Tôi xin nhắc lại rằng Saint - Georges sẽ thuộc về chúng ta nếu người ta để cho tôi nói vài ba câu riêng với ông Lenet.

- Thưa phu nhân - Bà De Tourville cắt ngang - tôi cũng có thể lấy được Saint - Georges nếu người ta để tôi hành động.
- Chúng ta hãy để cho bà De Tourville trình bày kế hoạch của bà ấy cho tất cả chúng ta trước đã. - Lenet nói và ngăn De Cambes lại khi nàng muốn kéo ông vào một góc - Rồi sau đó bà nói riêng với tôi.
- Bà hãy nói đi.

- Đêm nay tôi sẽ lên đường cùng với hai mươi chiếc thuyền với hai trăm tay súng, một nhóm khác, cũng từng đó người, sẽ đi bên bờ bên phải, bốn hoặc năm trăm người khác sẽ đi ngược bên bờ bên trái, trong khi đó khoảng một ngàn hoặc một ngàn hai trăm dân thành Bordeaux sẽ...

- Hãy cẩn thận, thưa bà! - La Rochefoucauld nói - Nội từng đó thôi cũng đã là hơn một ngàn người rồi.
- Còn tôi - Claire nói - với chỉ hơn một đội quân thôi, tôi sẽ lấy Saint - Georges, cứ giao cho tôi trung đoàn Navailles, và tôi sẽ đảm bảo tất cả.
- Vấn đề này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. - Bà phu nhân lại nói, trong khi ngài công tước DeLa Rochefoucauld với nụ cười khinh miệt, thương hại ngồi nhìn các bà bàn cãi về những chuyện chiến tranh và thường làm điên đầu những người đàn ông gan dạ nhất.

- Tôi xin nghe. - Lenet nói - Xin bà hãy lại đây.
Và Lenet dẫn nữ tử tước đến bên cửa sổ. Claire nói nhỏ điều bí mật của mình vào tai ông ta và Lenet thốt ra một tiếng kêu vui mừng.
- Đúng vậy - Ông ta trở lại nói với bà phu nhân - lần này nếu phu nhân trao toàn quyền cho bà De Cambes, Saint - Georges sẽ thuộc về chúng ta.

- Chừng nào? - Bà phu nhân hỏi.
- Tùy ý phu nhân.
- Bà đây là một viên chỉ huy đại tài. - La Rochefoucauld nói mỉa mai.
- Thưa công tước - Lenet trả lời - rồi ông sẽ được quyền phán đoán một khi ông tiến vào Saint - Georges mà không cần phải nổ một tiếng súng.

- Khi đó tôi sẽ thừa nhận.
- Nếu vấn đề tỏ ra chắc chắn như ông vừa nói - Quận chúa nói - Vậy hãy ra lệnh chuẩn bị cho ngày mai.
- Xin tùy thuộc vào ngày giờ mà phu nhân ấn định. - De Cambes nói - Em sẽ trở về nơi ở của mình và đợi lệnh.

Nói xong, nàng cúi chào và rút lui. Bà quận chúa, sau khi từ giận dữ bước qua hy vọng, cũng lui về cùng với bà De Tourville. D Espagnet sau khi lặp lại mấy câu phản đối của mình, cũng đi ra và chỉ còn lại Lenet cùng ông La Rochefoucauld.
- Ông Lenet thân mến - Ngài công tước nói - bởi vì các bà đã giành lấy chiến tranh về họ, tôi nghĩ bọn đàn ông chúng ta nên âm mưu những chuyện khác. Tôi có nghe nói đến một tên Cauvignac nào đó được ông giao nhiệm vụ tuyển một đạo quân và tôi được biết y là một tên rất khéo léo. Tôi sẽ cho mời y đến, có cách nào gặp y được không?

- Thưa đức ông, người đó đang chờ. - Lenet nói.
- Cho y vào.
Lenet kéo dây chuông, một người hầu bước vào.
- Cho mời đại úy Cauvignac vào đây.
Một lát sau, chỗ quen biết cũ của chúng ta hiện ra nơi ngưỡng cửa. Nhưng vốn tánh cẩn thận, y dừng lại đó.
- Xin đại úy hãy đến gần đây, tôi là công tước De La Rochefoucauld.
- Thưa đức ông - Cauvignac trả lời - tôi biết đức ông rất rõ.

- A, nếu vậy thì càng tốt. Có phải anh đã được lệnh tuyển mộ một đội quân không?
- Việc đó đã làm xong.
- Dưới tay anh có tất cả bao nhiêu người?
- Một trăm năm mươi người.

- Quân trang chỉnh tề, vũ khí đầy đủ chứ?
- Vũ khí đầy đủ nhưng quân trang không được chỉnh tề cho lắm. Tôi lo trước hết là vũ khí, vì đó là vấn đề quan trọng hơn cả. Còn về chuyện quân trang, vì tôi vốn là một thằng vô vụ lợi và vì tôi hành động chỉ là cảm tình của tôi đối với các hoàng thân hơn cả, bởi mới nhận được từ ông Lenet có mười ngàn livres, tôi rất thiếu tiền.
- Như vậy, mười ngàn livres mà anh đã tuyển mộ được một trăm năm mươi quân?
- Vâng thưa đức ông.

- Khá lắm.
- Thưa đức ông, tôi có những phương cách mà chỉ có mình tôi biết, nhờ đó mà tôi tiến hành.
- Vậy họ đâu rồi?
- Ở dưới kia. Ngài sẽ thấy một đội quân rất xứng đáng. Thưa đức ông, nhất là về mặt tinh thần, toàn là những người có danh giá, không có lấy một tên vô lại.

Công tước De La Rochefoucauld đến bên cửa sổ, và quả thật thấy ngoài đường một nhóm một trăm năm mươi người thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi kích thước, mọi giai cấp, được xếp thành hai hàng bởi Ferguzon, Barrabas và Carrotel và hai người bạn kia của họ ăn mặc rất sang trọng. Cái đám đó hoàn toàn có vẻ giống như một băng cướp hơn là một đội lính. Như Cauvignac vừa nói, họ ăn mặc khá rách rưới nhưng vũ trang đầy đủ.

- Anh đã nhận được lệnh gì cho đội quân của anh chưa? - Vị công tước hỏi - Còn anh, anh có thể ở lại Vayres với họ không?
- Tôi, thưa đức ông, tôi có một nguyên tắc là không bao giờ ngu ngốc mà đi giam mình giữa bốn bức tường trong khi có thể muốn đi đâu tùy ý. Tôi vốn sinh ra là để sống một cuộc sống điều độ, đức hạnh.
- Nếu vậy, cứ ở đâu tùy ý anh, nhưng trước hết hãy đưa người của anh đến Vayres.
- Vậy họ sẽ thuộc đội quân canh phòng ở đây sao?

- Phải.
- Dưới quyền của ông Richon?
- Phải.
- Nhưng, thưa đức ông, người của tôi đến đây làm gì khi trong thành đã có gần ba trăm người rồi? Ồ, không phải vì tò mò, thưa đức ông, mà là vì sợ.

- Anh sợ gì?
- Tôi sợ là họ sẽ bị cho ở không, đó là điều rất đáng tiếc, thật sai lầm khi để một cây súng tôi phải gỉ sét.
- Cứ an tâm đi, anh đại úy, họ sẽ không bị gỉ sét đâu, tám ngày nữa họ sẽ chiến đấu.
- Nếu vậy thì người của tôi sẽ bị giết mất?

- Có thể lắm, nếu như ngoài khả năng chiêu mộ họ, anh có một tài đặc biệt giúp họ không bao giờ bị trúng đạn.
- Ồ, không phải như vậy, chỉ có điều trước khi họ bị giết mất, tôi muốn rằng họ được trả công.
- Anh đã không vừa nói với ta rằng anh đã được trả công mười ngàn livres đó hay sao?
- Vâng, mới từng đó thôi. Xin ngài hãy hỏi ông Lenet đây vốn là một người rất cẩn thận, ông ấy chắc chắn là vẫn nhớ đến những thỏa ước giữa chúng ta.

Vị công tước quay về phía Lenet.
- Đó là sự thật, thưa công tước, chúng ta đã giao cho ông Cauvignac mười ngàn livres để tính vào những chi phí đầu tiên, nhưng chúng ta đã hứa với ông ấy một trăm écus cho mỗi người, ngoài số tiền mười ngàn livres kia.
- Như vậy là chúng ta thiếu anh đại úy đây ba mươi lăm ngàn quan?
- Đúng vậy, thưa đức ông.

- Rồi anh sẽ có món tiền đó.
- Có thể nào chúng ta nói đến ngay bây giờ thưa đức ông?
- Không thể được.

- Tại sao vậy?
- Bởi vì anh là bạn với chúng ta, mà những người xa lạ thì cần được biệt đãi trước tiên. Anh cũng hiểu là chỉ khi nào người ta sợ ai đó người ta mới cần vỗ về, mơn trớn người đó.
- Câu châm ngôn mới tuyệt chứ! - Cauvignac nói - Thế nhưng trong tất cả mọi cuộc thương lượng đều có định kỳ hạn.
- Cứ cho là tám ngày vậy. - Công tước nói.

- Tám ngày. - Cauvignac lặp lại.
- Nhưng nếu sau tám ngày chúng ta không thanh toán được thì sao? - Lenet nói.
- Khi đó, Cauvignac tôi sẽ lại là chủ nhân của đội quân.
- Đúng quá rồi! - Vị công tước nói.

- Và tôi tùy ý sử dụng họ?
- Họ thuộc về anh ki amà.
- Thế nhưng... - Lenet xen vào.
- Không sao - Vị công tước nói - họ đã bị nhốt vào thành rồi còn gì.

- Tôi không thích những kiểu mua bán như vậy. - Lenet lắc đầu trả lời.
- Những chuyện đó rất thường ở vùng Normandie - Cauvignac nói - thường gọi là cho chuộc lại.
- Như vậy là đồng ý rồi hả? - Vị công tước hỏi.
- Hoàn toàn đồng ý. - Cauvignac trả lời.

- Khi nào người của anh lên đường?
- Ngay bây giờ nếu ngài ra lệnh.
- Vậy thì ta ra lệnh.
- Họ sẽ đi ngay, thưa đức ông.

Viên đại úy trở xuống, nói hai câu vào tai Ferguzon và cả đội quân. Cauvignac được hộ tống bởi đám người tò mò tụ tập lại do hình thù kỳ lạ của họ, tiến về phía bến cảng nơi có ba chiếc thuyền đang đợi và sẽ chở họ ngược dòng Dordogne cho đến Vayres, trong khi viên chỉ huy, trung thành với nguyên tắc tự do mà chàng ta vừa mới phát biểu trước mặt ngài De La Rochefoucauld, âu yếm nhìn họ xa dần.

Trong thời gian đó, bà tử tước trở về nhà mình, khóc lóc và cầu nguyện.
"Than ôi! Ta không thể nào cứu vãn được hoàn toàn danh dự của chàng nhưng ít ra ta cũng vớt vát được sĩ diện. Không thể để chàng bại trận bởi vũ lực được, bởi vì ta biết tánh chàng, trước sự tấn công, chàng sẽ chống trả cho đến chết, phải làm sao cho chàng có vẻ như bị thua vì có sự phản trắc. Đến chừng đó, một khi chàng biết được những gì ta đã làm cho chàng, dù có bị thua, chàng cũng sẽ biết ơn ta".

Và, an tâm bởi niềm hy vọng đó, nàng đứng dậy, viết vài chữ mà nàng giấu vào ngực áo rồi đến gặp phu nhân quận chúa vì bà vừa cho mời nàng đến để cùng theo bà đi giúp đỡ những kẻ bị thương rồi mang sự an ủi và tiền bạc đến cho những bà vợ góa và những đứa con côi.

Bà quận chúa cho mời tất cả những người đã dự phần vào cuộc chinh phạt đến, bà nhân danh mình và cậu quận công D Enghien để khen ngợi những kẻ có chiến công, nói chuyện rất lâu với Ravailly, chàng này, dù tay đang quấn băng, cũng thề hứa sẽ sẵn sàng làm một cuộc chinh phạt khác ngay ngày mai. Bà đặt tay lên vai D Espagnet bảo với ông rằng bà xem ông cùng với những người dân Bordeaux dũng cảm như những cột trụ vững chắc nhất của gia đình bà, và bà kích động mạnh đầu óc họ, đến nỗi những kẻ thất vọng nhất cũng thề rằng sẽ trả thù và muốn trở lại Saint-Georges ngay lập tức.

- Không, ngay bây giờ thì không được. - Bà quận chúa nói - Hãy nghỉ ngơi ngày và đêm nay, và vào ngày kia, các bạn sẽ vào đó ở luôn.
Câu nói quả quyết, thốt lên với một giọng cương quyết được đón tiếp bởi những tiếng hò reo hiếu chiến. Mỗi một tiếng kêu đào sâu vào tim của nữ tử tước, vì chúng chẳng khác gì những nhát dao đang đe dọa cuộc sống của người tình.

- Em đã thấy ta hứa với họ như thế nào rồi đó, Claire. - Bà nói - Việc của em là sẽ giúp ta giữ trọn lời hứa đó.
- Xin phu nhân cứ an tâm. - Nữ tử tước trả lời - Em sẽ làm những gì em đã hứa.
Ngay đêm hôm đó, một người liên lạc vội vã lên đường thẳng đến Saint-Georges.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:33:47 | Chỉ xem của tác giả

Chương 7




- Ông Lenet thân mến - Ngài công tước nói - bởi vì các bà đã giành lấy chiến tranh về họ, tôi nghĩ bọn đàn ông chúng ta nên âm mưu những chuyện khác. Tôi có nghe nói đến một tên Cauvignac nào đó được ông giao nhiệm vụ tuyển một đạo quân và tôi được biết y là một tên rất khéo léo. Tôi sẽ cho mời y đến, có cách nào gặp y được không?
- Thưa đức ông, người đó đang chờ. - Lenet nói.

- Cho y vào.
Lenet kéo dây chuông, một người hầu bước vào.
- Cho mời đại úy Cauvignac vào đây.
Một lát sau, chỗ quen biết cũ của chúng ta hiện ra nơi ngưỡng cửa. Nhưng vốn tánh cẩn thận, y dừng lại đó.
- Xin đại úy hãy đến gần đây, tôi là công tước De La Rochefoucauld.

- Thưa đức ông - Cauvignac trả lời - tôi biết đức ông rất rõ.
- A, nếu vậy thì càng tốt. Có phải anh đã được lệnh tuyển mộ một đội quân không?
- Việc đó đã làm xong.
- Dưới tay anh có tất cả bao nhiêu người?

- Một trăm năm mươi người.
- Quân trang chỉnh tề, vũ khí đầy đủ chứ?
- Vũ khí đầy đủ nhưng quân trang không được chỉnh tề cho lắm. Tôi lo trước hết là vũ khí, vì đó là vấn đề quan trọng hơn cả. Còn về chuyện quân trang, vì tôi vốn là một thằng vô vụ lợi và vì tôi hành động chỉ là cảm tình của tôi đối với các hoàng thân hơn cả, bởi mới nhận được từ ông Lenet có mười ngàn livres, tôi rất thiếu tiền.

- Như vậy, mười ngàn livres mà anh đã tuyển mộ được một trăm năm mươi quân?
- Vâng thưa đức ông.
- Khá lắm.
- Thưa đức ông, tôi có những phương cách mà chỉ có mình tôi biết, nhờ đó mà tôi tiến hành.

- Vậy họ đâu rồi?
- Ở dưới kia. Ngài sẽ thấy một đội quân rất xứng đáng. Thưa đức ông, nhất là về mặt tinh thần, toàn là những người có danh giá, không có lấy một tên vô lại.

Công tước De La Rochefoucauld đến bên cửa sổ, và quả thật thấy ngoài đường một nhóm một trăm năm mươi người thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi kích thước, mọi giai cấp, được xếp thành hai hàng bởi Ferguzon, Barrabas và Carrotel và hai người bạn kia của họ ăn mặc rất sang trọng. Cái đám đó hoàn toàn có vẻ giống như một băng cướp hơn là một đội lính. Như Cauvignac vừa nói, họ ăn mặc khá rách rưới nhưng vũ trang đầy đủ.

- Anh đã nhận được lệnh gì cho đội quân của anh chưa? - Vị công tước hỏi - Còn anh, anh có thể ở lại Vayres với họ không?
- Tôi, thưa đức ông, tôi có một nguyên tắc là không bao giờ ngu ngốc mà đi giam mình giữa bốn bức tường trong khi có thể muốn đi đâu tùy ý. Tôi vốn sinh ra là để sống một cuộc sống điều độ, đức hạnh.
- Nếu vậy, cứ ở đâu tùy ý anh, nhưng trước hết hãy đưa người của anh đến Vayres.
- Vậy họ sẽ thuộc đội quân canh phòng ở đây sao?

- Phải.
- Dưới quyền của ông Richon?
- Phải.
- Nhưng, thưa đức ông, người của tôi đến đây làm gì khi trong thành đã có gần ba trăm người rồi? Ồ, không phải vì tò mò, thưa đức ông, mà là vì sợ.

- Anh sợ gì?
- Tôi sợ là họ sẽ bị cho ở không, đó là điều rất đáng tiếc, thật sai lầm khi để một cây súng tôi phải gỉ sét.
- Cứ an tâm đi, anh đại úy, họ sẽ không bị gỉ sét đâu, tám ngày nữa họ sẽ chiến đấu.
- Nếu vậy thì người của tôi sẽ bị giết mất?

- Có thể lắm, nếu như ngoài khả năng chiêu mộ họ, anh có một tài đặc biệt giúp họ không bao giờ bị trúng đạn.
- Ồ, không phải như vậy, chỉ có điều trước khi họ bị giết mất, tôi muốn rằng họ được trả công.
- Anh đã không vừa nói với ta rằng anh đã được trả công mười ngàn livres đó hay sao?

- Vâng, mới từng đó thôi. Xin ngài hãy hỏi ông Lenet đây vốn là một người rất cẩn thận, ông ấy chắc chắn là vẫn nhớ đến những thỏa ước giữa chúng ta.
Vị công tước quay về phía Lenet.
- Đó là sự thật, thưa công tước, chúng ta đã giao cho ông Cauvignac mười ngàn livres để tính vào những chi phí đầu tiên, nhưng chúng ta đã hứa với ông ấy một trăm écus cho mỗi người, ngoài số tiền mười ngàn livres kia.

- Như vậy là chúng ta thiếu anh đại úy đây ba mươi lăm ngàn quan?
- Đúng vậy, thưa đức ông.
- Rồi anh sẽ có món tiền đó.
- Có thể nào chúng ta nói đến ngay bây giờ thưa đức ông?
- Không thể được.

- Tại sao vậy?
- Bởi vì anh là bạn với chúng ta, mà những người xa lạ thì cần được biệt đãi trước tiên. Anh cũng hiểu là chỉ khi nào người ta sợ ai đó người ta mới cần vỗ về, mơn trớn người đó.
- Câu châm ngôn mới tuyệt chứ! - Cauvignac nói - Thế nhưng trong tất cả mọi cuộc thương lượng đều có định kỳ hạn.
- Cứ cho là tám ngày vậy. - Công tước nói.
- Tám ngày. - Cauvignac lặp lại.

- Nhưng nếu sau tám ngày chúng ta không thanh toán được thì sao? - Lenet nói.
- Khi đó, Cauvignac tôi sẽ lại là chủ nhân của đội quân.
- Đúng quá rồi! - Vị công tước nói.
- Và tôi tùy ý sử dụng họ?
- Họ thuộc về anh ki amà.

- Thế nhưng... - Lenet xen vào.
- Không sao - Vị công tước nói - họ đã bị nhốt vào thành rồi còn gì.
- Tôi không thích những kiểu mua bán như vậy. - Lenet lắc đầu trả lời.
- Những chuyện đó rất thường ở vùng Normandie - Cauvignac nói - thường gọi là cho chuộc lại.
- Như vậy là đồng ý rồi hả? - Vị công tước hỏi.

- Hoàn toàn đồng ý. - Cauvignac trả lời.
- Khi nào người của anh lên đường?
- Ngay bây giờ nếu ngài ra lệnh.
- Vậy thì ta ra lệnh.
- Họ sẽ đi ngay, thưa đức ông.

Viên đại úy trở xuống, nói hai câu vào tai Ferguzon và cả đội quân. Cauvignac được hộ tống bởi đám người tò mò tụ tập lại do hình thù kỳ lạ của họ, tiến về phía bến cảng nơi có ba chiếc thuyền đang đợi và sẽ chở họ ngược dòng Dordogne cho đến Vayres, trong khi viên chỉ huy, trung thành với nguyên tắc tự do mà chàng ta vừa mới phát biểu trước mặt ngài De La Rochefoucauld, âu yếm nhìn họ xa dần.

Trong thời gian đó, bà tử tước trở về nhà mình, khóc lóc và cầu nguyện.
"Than ôi! Ta không thể nào cứu vãn được hoàn toàn danh dự của chàng nhưng ít ra ta cũng vớt vát được sĩ diện. Không thể để chàng bại trận bởi vũ lực được, bởi vì ta biết tánh chàng, trước sự tấn công, chàng sẽ chống trả cho đến chết, phải làm sao cho chàng có vẻ như bị thua vì có sự phản trắc. Đến chừng đó, một khi chàng biết được những gì ta đã làm cho chàng, dù có bị thua, chàng cũng sẽ biết ơn ta".

Và, an tâm bởi niềm hy vọng đó, nàng đứng dậy, viết vài chữ mà nàng giấu vào ngực áo rồi đến gặp phu nhân quận chúa vì bà vừa cho mời nàng đến để cùng theo bà đi giúp đỡ những kẻ bị thương rồi mang sự an ủi và tiền bạc đến cho những bà vợ góa và những đứa con côi.

Bà quận chúa cho mời tất cả những người đã dự phần vào cuộc chinh phạt đến, bà nhân danh mình và cậu quận công D'Enghien để khen ngợi những kẻ có chiến công, nói chuyện rất lâu với Ravailly, chàng này, dù tay đang quấn băng, cũng thề hứa sẽ sẵn sàng làm một cuộc chinh phạt khác ngay ngày mai. Bà đặt tay lên vai D'Espagnet bảo với ông rằng bà xem ông cùng với những người dân Bordeaux dũng cảm như những cột trụ vững chắc nhất của gia đình bà, và bà kích động mạnh đầu óc họ, đến nỗi những kẻ thất vọng nhất cũng thề rằng sẽ trả thù và muốn trở lại Saint-Georges ngay lập tức.

- Không, ngay bây giờ thì không được. - Bà quận chúa nói - Hãy nghỉ ngơi ngày và đêm nay, và vào ngày kia, các bạn sẽ vào đó ở luôn.
Câu nói quả quyết, thốt lên với một giọng cương quyết được đón tiếp bởi những tiếng hò reo hiếu chiến. Mỗi một tiếng kêu đào sâu vào tim của nữ tử tước, vì chúng chẳng khác gì những nhát dao đang đe dọa cuộc sống của người tình.
- Em đã thấy ta hứa với họ như thế nào rồi đó, Claire. - Bà nói - Việc của em là sẽ giúp ta giữ trọn lời hứa đó.

- Xin phu nhân cứ an tâm. - Nữ tử tước trả lời - Em sẽ làm những gì em đã hứa.
Ngay đêm hôm đó, một người liên lạc vội vã lên đường thẳng đến Saint-Georges.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:36:24 | Chỉ xem của tác giả
Chương 8
Đường hầm


Ngày hôm sau, trong khi Canolles đang đi tuần tra vào buổi sáng, Vibrac đến gần và giao lại cho chàng một mảnh giấy cùng một chiếc chìa khóa do một người đàn ông lạ mặt mang đến vào đêm qua và đã đưa lại cho viên trung úy đội gác bảo rằng không cần phải trả lời.

Canolles giật mình khi nhận ra nét chữ của De Cambes và chàng run rẩy mở ra.
"Trong lá thư vừa qua, tôi đã báo với ông rằng thành lũy Saint-Georges sẽ bị tấn công ngay trong đêm. Trong thư n ày, tôi xin báo rằng thành lũy Saint-Georges sẽ bị chiếm. Là một người lính của đức vua, ông sẽ không bị mối nguy hiểm nào ngoài việc bị bắt giữ làm tù binh, nhưng tiểu thư De Lartigues lại ở trong một tình thế khác và thù hận của mọi người đối với bà ấy rất lớn đến nỗi tôi không đảm bảo mạng sống cho bà ấy nếu như bà ấy bị rơi vào tay những người dân Bordeaux. Hãy khuyên bà ấy trốn đi, tôi sẽ chỉ cách cho ông.

Nơi kế bên giường của ông, sau một tấm thảm có thêu hiệu của các vị lãnh chúa dòng De Cambes, trước kia đã từng là chủ nhân của đảo Saint-Georges mà người chồng quá cố của tôi, ngài tử tước De Cambes, đã tặng lại cho đức vua, ông sẽ thấy một cánh cửa mà đây là chìa khóa. Đó là một trong những cánh cửa mở xuống một đường hầm rộng lớn chạy qua dưới lòng sông và ăn thông đến lâu đài De Cambes. Hãy đưa tiểu thư Nanon De Lartigues trốn theo con đường đó và... nếu ông yêu bà ấy... thì hãy cùng trốn với bà ấy.

Tôi lấy danh dự của tôi mà đảm bảo cho mạng sống của bà ấy.
Vĩnh biệt, chúng ta không còn nợ nần gì nhau nữa.
Nữ tử tước De Cambes"

Canolles đọc đi đọc lại lá thư, mặt tái dần đi, chàng cảm thấy, mặc dù không thể nào tìm hiểu điều bí ẩn đó, rằng có một quyền lực phi thưỜng bao trùm lấy chàng và định đoạt cả con người chàng. Con đường hầm được sử dụng để cứu Nanon kia, phải chăng cũng để đưa kẻ thù vào thành?

Vibrac đọc thấy trên gương mặt của chủ tướng nỗi xúc động đó.
- Thưa chỉ huy, tin xấu hay sao? - Chàng ta hỏi.
- Phải, hình như chúng ta sẽ bị tấn công vào đêm mai.
- Mấy tên cứng đầu! - Vibrac nói - Tôi tưởng rằng bọn chúng đã bị đối xử khác đích đáng và chẳng dám chường mặt ra trước tám ngày nữa.

- Ta không cần phải nhắc anh - Canolles nói - là phải canh phòng cẩn mật.
- Xin chỉ huy cứ an tâm. Có lẽ bọn chúng muốn ập đến bất chợt như đêm qua?
- Ta không biết, nhưng chúng ta phải sẵn sàng trước mọi chuyện, và cũng cứ chuẩn bị cẩn thận như lần vừa qua. Anh hãy thay ta đi tuần tra cho xong, ta có vài mệnh lệnh cần ban phát nên phải trở về nhà đây.

De Vibrac ra dấu đồng ý và bỏ đi với điệu bộ vô tư của những kẻ đã quá quen với hiểm nguy.
Còn Canolles thì trở về phòng riêng, cố gắng để không bị Nanon nhìn thấy, và sau khi biết chắc chỉ còn riêng mình, chàng khóa cửa phòng lại.

Bên cạnh giường chàng ngủ có một tấm thảm thêu những huy hiệu của dòng họ De Cambes, được viền bởi một dải ruban vàng.
Chàng giở dải ruban lên thì thấy khe hở của một cánh cửa.

Cánh cửa ấy mở ra được nhờ chiếc chìa khóa của De Cambes gởi đến cùng với lá thư và một đường hầm rộng hiện ra trước mắt Canolles, rõ ràng là thẳng hướng đến lâu đài De Cambes.
Canolles đứng bất động trong giây lát, đổ mồ hôi. Con đường bí ẩn ấy chắc chắn không phải là duy nhất, làm cho chàng sợ hãi.

Chàng đốt một cây nến và chuẩn bị bước xuống.
Mới đầu chàng bước xuống hai mươi bậc thật dốc, rồi theo một con đường dốc dài hơn, tiếp tục đi sâu vào lòng đất.
Chẳng bao lâu chàng nghe những tiếng động trầm trầm, thoạt đầu khiến cho chàng phải kinh hãi vì không biết nguyên do, nhưng bước tới sâu hơn, chàng nhận ra phía bên trên đầu mình là tiếng rì rầm vô tận của con sông.

Có nhiều đường nứt trên mái hầm, có lẽ nước sông đã thấm vào qua nhiều thời kỳ khác nhau, nhưng đều đã được phát hiện kịp thời nên chúng được trát kín bởi một thứ xi măng về lâu về dài còn chắc hơn cả đá.
Canolles nghe tiếng nước sông chảy bên trên đầu mình trong khoảng mười phút, rồi tiếng ấy giảm dần và chỉ còn là một tiếng róc rách khe khẽ. Cuối cùng cả tiếng róc rách ấy cũng biến mất, thay vào đó là im lặng hoàn toàn, và sau khi đi được năm mươi bước trong cảnh im lặng đó, Canolles đến chân một cầu thang tương tự như cầu thang chàng vừa đi xuống, bên trên là một cánh cửa dày mà mười người đàn ông lực lưỡng chưa chắc đã lay chuyển nổi.

- Bây giờ ta hiểu rồi - Canolles nói - họ sẽ chờ Nanon nơi cánh cửa n ày và sẽ cứu nàng.
Canolles quay về, trở qua dưới con sông, leo lên mấy bậc thang về phòng mình, đóng lại dải ruban và đến gặp Nanon.



Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:40:05 | Chỉ xem của tác giả
Chương 9





Như mọi khi, Nanon đang ngồi trước những tấm bản đồ, thư từ và sách vở. Cô nàng đáng thương cũng đang chiến đấu cho đức vua theo cách riêng của mình. Vừa thấy Canolles, nàng vui mừng đưa tay ra cho chàng.
- Đức vua sắp đến! - Nàng nói - Tám ngày nữa là chúng ta sẽ thoát nạn.

- Hoàng thượng cứ đến. - Canolles mỉm cười buồn bã nói - Nhưng tiếc thay ngài sẽ không vào được đây đâu.
- Ồ, nhưng lần này thì em tin báo chắc chắn mà, chỉ còn tám ngày nữa thôi là ngài sẽ đến đây.
- Nanon à, dù có vội vã đến đâu đi nữa, thì vẫn là muộn đối với chúng ta.

- Anh nói vậy nghĩa là sao?
- Tôi muốn nói là thay vì cứ bận bịu với mớ giấy tờ đó, tốt hơn hết là em nên nghĩ đến cách chạy trốn.
- Trốn? Mà tại sao?
- Bởi vì tôi có nhiều tin xấu, Nanon à. Họ đang chuẩn bị một lần tấn công khác, lần này thì tôi có thể thua.

- Kìa, phải chăng chúng ta đã không thỏa thuận rằng số phận của anh là của em và vinh quang của anh cũng sẽ là của em hay sao?
- Không, không thể như vậy được đâu. Khi còn ở Agen, người ta đã không toàn sát hại em bằng thần hỏa đó hay sao? Họ đã chẳng dìm em xuống sông đó hay sao? Thôi, Nanon, xin hãy thương xót tôi, không nên nghĩ đến việc ở lại, sự có mặt của em có thể sẽ buộc tôi có những hành động hèn nhát.

- Trời ơi, Canolles, anh làm em sợ quá!
- Nanon, anh van em, em hãy thề với anh rằng khi nào thành lũy bị tấn công, em sẽ làm theo như lời anh dặn.
- Ôi, tại sao lại phải thề hứa như vậy chứ?

- Để cho anh còn sức mà sống. Nanon, nếu em không hứa với anh rằng sẽ nghe theo anh hoàn toàn, thì anh thề là anh sẽ tự sát ngay khi có dịp.
- Ôi, Canolles, em sẽ làm theo như anh muốn, em xin thề trên mối tình của chúng ta.
- Hay lắm, Nanon, bây giờ thì anh đã an tâm hơn. Hãy gom góp những món nữ trang quý giá nhất của em, còn vàng em cất ở đâu?

- Trong một cái thùng có đóng quai sắt.
- Hãy chuẩn bị mọi thứ. Sẽ có người mang theo cho em.
- Ôi, Canolles, anh cũng biết rằng gia tài quý giá nhất của em không phải là vàng bạc châu báu. Canolles, tất cả những việc đó phải chăng là để em rời xa anh?

- Nanon, em biết anh là người trọng danh dự chứ, phải không? Đấy anh xin lấy danh dự mà thề với em rằng những gì anh làm đó chỉ là do anh lo sợ nguy hiểm có thể đến với em.
- Và anh tin chắc vào hiểm nguy đó à?

- Anh tin rằng ngày mai Saint - Georges sẽ bị thất thủ.
- Bằng cách nào?
- Anh không biết, nhưng anh tin như vậy.
- Và nếu em bằng lòng trốn?

- Anh sẽ làm tất cả để sống sót, Nanon, anh xin hứa như vậy.
- Anh cứ ra lệnh đi anh yêu, và em sẽ nghe theo anh. - Nanon nói và đưa tay ra nắm lấy Canolles, hai giọt nước mắt lăn dài xuống má.

Canolles siết tay Nanon và bước ra ngoài. Nếu còn nấn ná ở lại, có lẽ chàng đã hứng hai viên ngọc ấy với đôi môi của mình nhưng chàng đặt tay lên lá thư của nàng tử tước và lá bùa ấy giúp chàng có đủ can đảm để rời xa.
Ngày hôm ấy thật cay nghiệt. Lời đe dọa kia có vẻ quả quyết, ngày mai Saint-Georges sẽ bị chiếm, những tiếng ấy cứ vang lên bên tai chàng. Làm sao? Bằng cách nào? Làm sao nàng tử tước lại dám đoán chắc với chàng như vậy? Chàng sẽ bị tấn công theo đường sông? Hay theo đường bộ? Tai họa vô hình nhưng chắc chắn kia sẽ khởi từ đâu? Thật là điên đầu.

Suốt cả ngày, Canolles đưa mắt khắp nơi tìm kiếm quân thù. Tối đến, chàng mở to mắt thăm dò rừng sâu, khắp cánh đồng, suốt con sông, chỉ hoài công, chàng chẳng nhìn thấy gì cả.
Khi đêm đã xuống hẳn, từ lâu đài De Cambes có một ánh đèn sáng lên, đây là lần đầu tiên từ khi đến đảo Saint Georges, Canolles thấy ở đấy có ánh đèn.

- À, họ đã sẵn sàng để cứu Nanon. - Chàng nói, và thở dài.
Trái tim con người mới chứa đựng những bí ẩn kỳ lạ và huyền diệu làm sao! Canolles không còn yêu Nanon nữa, Canolles tôn thờ tử tước phu nhân, thế nhưng khi đến lúc phải chia tay với người mà mình không còn yêu nữa, Canolles cảm thấy tâm hồn se thắt, chỉ đến khi sắp xa nàng, Canolles mới cảm nhận tất cả sức mạnh của tình cảm mà chàng dành cho nữ tử tước yêu kiều kia.

Tất cả đội quân trú phòng đều tỉnh thức và canh chừng trên mặt thành. Canolles đang thăm dò cảnh thinh lặng của đêm tối. Chưa bao giờ bóng đêm lại câm lặng và cô tịch đến như vậy. Không một tiếng động nào khuấy động cảnh hiu quạnh ấy.
Canolles chợt có ý nghĩ rằng quân thù sẽ đến bằng chính đường hầm mà chàng vừa mới khám phá. Điều này không chắc lắm, bởi vì nếu như vậy thì người ta sẽ không cho chàng biết đường hầm đó, nhưng rồi chàng cũng quyết định canh giữ. Chàng cho chuẩn bị một thùng súng với ngòi, chọn một viên đội khá nhất, lăn cái thùng xuống đến bậc thang cuối cùng của đường hầm, đốt một cây đuốc và đặt tay viên đội. Có hai người nữa đứng gần đó.

- Nếu anh thấy có hơn sáu người xuất hiện nơi đường hầm này - Chàng nói với viên đội - thì hãy bảo họ rút lui, và nếu họ không rút thì anh hãy châm ngòi và cho lăn thùng thuốc súng này, nó sẽ chạy theo con đường dốc và nổ tung giữa bọn chúng.

Viên đội cầm cây đuốc, hai người lính đứng bất động sau y, dưới chân họ là thùng thuốc súng.
Canolles trở lên, an tâm phần nào về mặt này, nhưng về đến phòng, chàng thấy Nanon đang đứng đợi chàng để hỏi tin tức, và đang kinh hoảng trước miệng hầm đen ngòm.

- Trời ơi! - Nàng kêu lên - Tại sao lại có cái cửa này?
- Đây là con đường mà em thoát ra đấy Nanon.
- Anh đã hứa với em rằng anh chỉ buộc em phải trốn đi chừng nào có cuộc tấn công.
- Anh vẫn giữ lời hứa đó.

- Nhưng bên ngoài đảo có vẻ yên tĩnh hoàn toàn.
- Cả bên trong cũng vậy, có phải không? Thế nhưng cách chúng ta hai mươi bước có một thùng thuốc súng với một người cầm ngọn đuốc. Người đó châm đuốc vào thùng thuốc súng thì trong một giây, cả tòa lâu đài này chẳng còn viên gạch nào nguyên vẹn. Yên tĩnh là như vậy đó, Nanon à.

Người thiếu phụ xanh mặt.
- Ôi, anh làm cho em sợ quá! - Nàng kêu lên.
- Nanon, em hãy gọi các cô hầu của em đến và mang vàng bạc theo, có thể là anh lầm và đêm nay chẳng có chuyện gì xảy ra cả, nhưng chúng ta cũng cứ sẵn sàng.

- Ai? - Tiếng của viên đội vang lên dưới đường hầm. Một tiếng khác trả lời, nhưng không có vẻ gì là thù địch.
- Kìa! - Canolles nói - Người ta đến kiếm anh đấy.
- Họ chưa tấn công, anh à, tất cả đều yên tĩnh, hãy để em ở lại với anh, họ sẽ không đến đâu.
Nhưng, Nanon vừa nói xong thì tiếng kêu: Ai? Vang lên ba lần nơi sân trong, và sau tiếng kêu thứ ba là một tiếng nổ súng.
Canolles chạy đến bên cửa sổ và mở ra.

- Báo động! - Lính gác kêu lên - Báo động!
Trong một góc, Canolles thấy một đám đen đen di động, kẻ thù đang ùa vào từ một cánh cửa thấy từ dưới hầm để củi, đúng là dưới căn hầm đó, cũng như nơi phòng của Canolles, có một lối đi chưa ai biết đến.
- Bọn chúng kìa! - Canolles kêu lên - Nhanh lên đi Nanon, chúng đến rồi!

Ngay khi đó, khoảng hai mươi tiếng súng đáp lại tiếng súng của lính gác.
Hai ba viên đạn làm vỡ khung kính cửa sổ mà Canolles vừa mới đóng lại.
Chàng quay lại, Nanon đang quỳ dưới đất.
Nơi cánh cửa trong nhà, những cô hầu của nàng chạy đến.

- Không được chậm trễ một giây nào đâu, Nanon! - Canolles kêu lên - Nhanh lên! Nhanh lên!
Và chàng bế xốc người thiếu phụ lên, cứ như đó là một cọng lông, và bước xuống đường hầm, vừa bảo mấy cô hầu theo chàng.

Viên đội vẫn đứng vào vị trí, tay cầm đuốc, hai người lính đang cầm súng, sẵn sàng nhả đạn vào một nhóm người trong đó hiện ra người quen biết cũ với chúng ta, bác Pompéc mặt tái nhợt, đang cố sức biểu lộ sự thân thiện.
- Ôi, ngài De Canolles! - Bác ta kêu lên - Xin ngài hãy bảo họ rằng chúng tôi là những người mà ngài đang đợi. Quỷ thật, không nên đùa với bạn bè như thế đâu.

- Pompéc! - Canolles nói - Tôi giao cho lão phu nhân đây, một người quen biết của lão đã lấy danh dự mà đảm bảo cho bà ấy, còn lão phải lấy đầu của lão mà bảo đảm với tôi đấy.
- Vâng, vâng, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. - Pompéc nói.

- Anh Canolles, em không đi đâu! - Nanon kêu lên và níu lấy cổ chàng - Canolles, anh đã hứa là sẽ đi cùng với em.
- Anh đã hứa là sẽ bảo vệ thành lũy Saint Georges cho đến cùng và anh sẽ giữ lời hứa ấy.
Và mặc cho những tiếng kêu khóc, van nài của Nanon, Canolles giao nàng lại cho Pompéc, ông này cùng với mấy tên người hầu của De Cambes và những người hầu của nàng lôi nàng vào con đường hầm sau hút.

Canolles đưa mắt nhìn theo các bóng trắng ấy một hồi lâu. Nhưng sực nhớ rằng các nơi mọi người đang chờ đợi mình nên chàng leo vội lên thang, hét bảo viên đội và hai người lính cùng theo.
De Vibrac đứng trong phòng chàng, đầu không mũi nón, mặt tái nhợt, gươm cầm tay.
- Thưa chỉ huy! - Chàng kêu lên khi nhìn thấy Canolles - Quân thù... quân thù đến rồi...

- Ta đã biết.
- Phải làm gì bây giờ?
- Hỏi hay nhỉ! Chiến đấu chứ sao nữa.
Canolles chạy ra sân. Trên đường chàng nhìn thấy một cây rìu và vớ lấy nó.

Trong sân đầy kẻ thù, sáu mươi chiến sĩ của đội quân canh phòng đang cố chiến đấu bảo vệ nơi ở của Canolles. Từ trên tường thành đầy rẫy những tiếng kêu la và tiếng súng, chứng tỏ trận chiến đang diễn ra khắp nơi.
- Chỉ huy kìa! Chỉ huy kìa! - Các chiến sĩ kêu lên khi thấy Canolles.

- Can đảm lên các bạn, can đảm lên. - Chàng la to - Chúng ta đã bị đánh úp rồi.
- Chiến tranh là như thế đấy! - Vang lên giọng nói chế giễu của Ravailly, anh chàng này, tay quấn băng, đang thôi thúc binh lính mình bắt cho được Canolles - Hàng đi, Canolles, hàng đi!

- À, cậu đấy hả, Ravailly? - Canolles la to - Mình đã tưởng trả xong món nợ tình cảm rồi chứ. Cậu chưa hài lòng à, thì đây...
Và Canolles, nhảy lên ba bốn bước, ném mạnh cây búa vào Ravailly đến nỗi nó bay sát qua bên viên đại úy của binh đoàn Navailles và chém bể đùi một viên sĩ quan bên địch.

- Kìa, cậu đáp lại câu chào hỏi của mình như vậy đấy hả? Này các bạn, hắn ta điên rồi, hãy nhắm cho kỹ, bắn!
Sau mệnh lệnh đó, tiếng súng nổ ran bên hàng ngũ địch, bên cạch Canolles, năm sáu người ngã xuống.
- Bắn! - Chàng cũng la to - Bắn!

Nhưng chỉ có ba bốn tiếng súng đáp lại. Bị đánh bất chợt vào lúc bất ngờ nhất, vả lại đêm tối làm cho họ hoang mang nên chiến sĩ của Canolles mất hết can đảm.
Canolles thấy rằng chẳng còn cách gì nữa.
- Hãy quay trở vào - Chàng nói với Vibrac - và bảo quân lính cùng vào, chúng ta sẽ chặn lại và chỉ đầu hàng khi bọn chúng tấn công vào.

- Bắn! - Tiếng hô của ngài D'Espagnet và La Rochefoucauld cùng vang lên - Hãy nhớ đến các chiến hữu của chúng ta đã tử trận, hãy trả thù cho họ. Bắn!
Và làn mưa đạn lại rít lên bên tai Canolles, không trúng vào chàng nhưng cũng làm cho hao hụt đi cái nhóm ít ỏi đấy.
- Rút lui! - Vibrac kêu lên - Rút lui!

- Tiến lên! - Ravailly cũng la to - Tiến lên!
Bên địch nhào tới, Canolles cùng với một nhóm không quá mười người cố chống đỡ, chàng nhặt được cây súng của một người lính đã chết và sử dụng nó như một cây gậy.
Các người của chàng quay vào, chàng cùng Vibrac là hai người sau cùng.

Cả hai đóng sập được cánh cửa lại, và lấy thanh sắt chặn ngang, chống đỡ sức tấn công của nhóm người bên ngoài.
Các cửa sổ đều có song sắt.
- Đem rìu, đem đòn bẩy, nếu cần hãy sử dụng cả súng thần công! - Tiếng của công tước De La Rochefoucauld vang lên, phải bắt cho được bọn chúng dù sống hay chết.

Một đợt đạn khủng khiếp tiếp theo tiếng la đó, hai ba viên xuyên qua cánh cửa, một viên cắm vào đùi De Vibrac.
- Chỉ huy ơi! - Chàng ta nói - Tôi bị trúng đạn rồi, hãy lo lấy phần ngài thôi, chẳng liên quan gì đến tôi nữa.
Và chàng ta nằm dài theo vách tường, không thể nào đứng nổi nữa.
Canolles nhìn chung quanh chàng, còn khoảng hơn mười người cầm cự nổi, viên đội mà chàng đã đặt gác nơi đường hầm cũng có mặt.

- Cây đuốc đâu rồi? - Chàng hỏi.
- Thưa chỉ huy, tôi đã vất nó gần bên thùng thuốc súng.
- Nó còn cháy chứ?
- Có lẽ còn.

- Được rồi. Hãy đưa tất cả những cái này ra ngoài cửa sau. Hãy lo cho họ và cho cả anh một cách điều đình nào tốt nhất, phần còn lại để mặc ta...
- Nhưng, thưa chỉ huy...
- Hãy tuân lệnh.

Viên đội cúi đầu ra hiệu cho các người lính đi theo mình. Chẳng bao lâu tất cả đều biến mất sau những dãy phòng, họ đã hiểu ý định của Canolles và không muốn cùng bị nổ banh xác với chàng.
Canolles lắng tai nghe: Có tiếng rìu bổ vào cửa, và tiếng súng vẫn nổ ran.
Đột nhiên, một tiếng ồn ào cho biết là cửa đã bị phá, Canolles nghe tiếng những kẻ tấn công đang ùa vào lâu đài vừa la hét ầm ĩ.

"Được lắm!" Chàng lẩm bẩm "Chỉ năm phút nữa thôi, những tiếng reo hò vui mừng đó sẽ biến thành những tiếng kêu tuyệt vọng".
Và chàng nhảy bổ vào đường hầm.
Nhưng, bên thùng thuốc súng, một chàng trai trẻ đang ngồi đấy, cây đuốc để dưới chân, hai tay ôm lấy mặt.

Nghe tiếng chân, chàng trai ngẩng đầu lên và Canolles nhận ra De Cambes phu nhân.
- Ôi! - Nàng kêu lên - Chàng đây rồi!
- Claire! - Canolles lẩm bẩm - Em đến đây làm gì?
- Để cùng chết với ông, nếu ông muốn chết.

- Tôi đã bại trận, để mất danh dự, tôi phải chết thôi.
- Ông đã được cứu thoát một cách vẻ vang, cứu thoát bởi tôi.
- Bại trận vì em! Em có nghe họ không? Họ đang đến đây, hãy đi đi Claire, hãy đi theo con đường hầm này, em còn năm phút nữa, kịp cho em thoát ra.

- Tôi không đi, tôi ở lại đây.
- Nhưng em có biết tôi xuống đây để làm gì không?
De Cambes nhặt cây đuốc lên đến gần thuốc súng.
- Tôi đã biết rồi.

- Claire! - Canolles hốt hoảng kêu lên - Claire!
- Hãy nhắc lại một lần nữa rằng ông muốn chết, và chúng ta sẽ cùng chết với nhau.
Khuôn mặt nhợt nhạt của tử tước phu nhân mang một vẻ cương quyết vô cùng khiến cho Canolles hiểu rằng nàng sẽ hành động như vừa nói. Chàng dừng lại:
- Nhưng mà em muốn gì?

- Tôi muốn ông hãy hàng đi!
- Không bao giờ!
- Thời gian rất quý giá. - Tử tước phu nhân nói tiếp - Ông hãy hàng đi. Tôi mang đến cho ông mạng sống, tôi mang đến cho ông danh dự.

- Vậy hãy để cho tôi thoát khỏi đây, tôi sẽ đặt thanh gươm dưới chân đức vua và xin ngài cho một cơ hội để phục thù.
- Ông sẽ không đi.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi không thể nào sống như vậy được, bởi vì tôi không thể sống xa ông, bởi vì tôi yêu ông.

- Tôi xin hàng, tôi xin hàng! - Canolles kêu lên và quỳ xuống bên chân Claire, ném ra xa cây đuốc trong tay chàng.
"Ồ!" Nữ tử tước thầm thì "Lần này thì ta nắm được chàng rồi, sẽ không ai cướp chàng ra khỏi tay ta được nữa".

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:41:44 | Chỉ xem của tác giả
Chương 10




Chuyến trở về Bordeaux lần này của đội quân của hoàng thân thật khác hẳn với lần trước. Lần này vòng nguyệt quế dành cho tất cả mọi người, kể cả kẻ bại trận.
Sự tế nhị của phu nhân De Cambes đã dành một phần lớn chiến thắng cho Canolles, nên khi vừa bước qua cổng thành cùng với Ravailly, người bạn mà hai lần chàng đã suýt giết chết và chàng hoan nghinh như vị chỉ huy đại tài và được khen ngợi như một người lính dũng cảm.

Những kẻ chiến bại của ngày hôm trước, và nhất là những ai đã bị trúng một cú nào đó vào người trong trận chiến vừa qua dĩ nhiên là mang ít nhiều thù hận đối với những kẻ thắng trận. Nhưng, Canolles thật là bảnh trai, dễ thương và giản dị, chàng được tình thế mới của mình một cách vui vẻ và bình thản quá, bao vây chung quanh chàng là một nhóm bạn bè quá ư vồn vã, các sĩ quan và binh lính của trung đoàn Navailles cứ mãi luôn khen ngợi chàng đến nỗi các ngài dân Bordeaux rất chóng quên. Vả lại họ cũng còn nhiều chuyện khác phải nghĩ đến. Ngài De Bouillon đến vào hôm sau hoặc hôm sau nữa, và những tin tức chính xác nhất thông báo rằng trễ lắm là sau tám ngày, đức vua sẽ đến Libourne.

Phu nhân De Condé rất muốn gặp Canolles, bà nấp sau rèm cửa nhìn chàng đi ngang qua và thấy chàng có phong thái của kẻ hoàn toàn chiến thắng rất tương xứng với những lời đồn đại về chàng.
Trái với ý kiến của phu nhân quận chúa, bà De Tourville cho rằng chàng không được lịch thiệp cho lắm. Lenet công nhận rằng chàng là một người mã thượng, còn ngài De La Rochefoucauld thì chỉ nói:
- À, à! Vị anh hùng của chúng ta đấy.

Người ta chỉ định cho chàng một nơi ăn ở, tại pháo đài lớn của thành phố, lâu đài Trompette. Ban ngày chàng hoàn toàn tự do đi dạo trong thành phố, giải quyết công việc của mình hoặc giải trí tùy thích. Đến tối thì chàng quay về tất nhiên với lời hứa danh dự rằng sẽ không trốn đi hoặc liên lạc với bên ngoài.

Trước khi thực hiện câu cam kết đó, Canolles đã xin phép được viết một lá thư ngắn, và sau khi được phép, chàng đã tìm cách gửi đến cho Nanon lá thư sau:
"Nanon thân yêu, bị bắt làm tù binh, nhưng hoàn toàn tự do với lời cam kết sẽ không liên lạc với bên ngoài, nên anh viết vài hàng gởi đến em cùng với tình thân ái của anh và xin em đừng nghi ngờ gì về sự bặt tin của anh. Anh trông cậy vào em để bảo vệ danh dự của anh trước mặt đức vua và hoàng hậu.

Nam tước De Canolles."
Qua những điều kiện mà chúng ta nhận thấy rõ ràng là quả dễ chịu đó, có thể nhận ra ảnh hưởng của phu nhân De Cambes.
Phải mất đến năm sáu ngày Canolles mới thoát khỏi những bữa tiệc và lễ hội mà bạn bè khoản đãi, luôn luôn mọi người trông thấy chàng cùng với Ravailly khoác tay nhau vui vẻ đi ngoài đường.

Hơn nữa, từ khi về đây, chàng rất ít được gặp nữ tử tước De Cambes, và chỉ nói được vài câu hiếm hoi. Hình như nữ tử tước đã cảm thấy hài lòng vì Canolles không còn ở gần Nanon nữa và sung sướng vì có chàng gần bên mình. Thế là Canolles viết cho nàng vài câu trách móc nhẹ nhàng, nàng liền giới thiệu với gia đình để lo tiếp đón chàng. Còn hơn thế nữa, nhờ Lenet, Canolles được phép đến diện kiến bà phu nhân quận chúa, và anh chàng tù binh đẹp trai thỉnh thoảng lại đến lượn lờ chung quanh các bà tùy tùng của vị phu nhân.

Ngoài ra, không có người đàn ông nào lại thờ ơ trước những vấn đề chính trị hơn Canolles. Được nhìn thấy phu nhân De Cambes, trao đổi vài câu với nàng, còn nếu không thể trò chuyện được thì nhìn thấy một cử chỉ âu yếm, được siết tay nàng khi nàng bước lên xe, hoặc mang nước thánh đến cho nàng ở nhà thờ mặc dù chàng thuộc giáo phái tin lành. Đấy là những bận rộn quan trọng hơn cả trong ngày tháng của chàng tù binh.
Ban đêm, chàng nghĩ đến công việc bận rộn quan trọng ban ngày.

Thế nhưng, sau một thời gian ngắn, người tù binh ấy không còn hài lòng với những thú tiêu khiển đó nữa. Nhưng chàng hiểu rằng phu nhân De Cambes, với sự tế nhị tinh tế của mình, e ngại cho danh dự của chàng hơn chính là danh dự của nàng, nên chàng đành tìm cách kiếm thêm những trò tiêu khiển khác. Một lần, chàng đấu gươm với một viên sĩ quan của quân đội trú phòng rồi cùng với hai người dân khác, và bằng cách đó, giải khuây được vài giờ. Nhưng vì chàng đánh rơi gươm của một đối thủ và làm bị thương hai người kia, nên chẳng bao lâu trò tiêu khiển đó cũng trở nên hiếm hoi, chẳng còn ai để giải khuây cho chàng.

Rồi có một hai lần chàng gặp được may mắn. Không có gì là lạ cả, như chúng ta đã nói, ngoài việc chàng khá đẹp trai từ khi chàng trở thành tù binh thì có khá nhiều người quan tâm đến chàng. Suốt ba ngày liền và cả buổi sáng của ngày thứ tư, mọi người đều nói đến việc chàng bị bắt làm tù binh, chẳng khác gì với cảnh tù đầy của người hoàng thân.

Một hôm, với hy vọng sẽ được gặp phu nhân De Cambes tại nhà thờ, nhưng phu nhân De Cambes, có lẽ vì ngại sẽ gặp chàng nên đã không đến đấy, chàng trai đã mang nước thánh đến cho một phụ nữ kiều diễm mà chàng chưa quen biết. Đấy không là lỗi của Canolles, nhưng do lỗi của phu nhân De Cambes, nếu nữ tử tước đến, chàng đã chỉ nghĩ đến nàng, chỉ nhìn thấy nàng và sẽ chỉ mang nước thánh đến cho nàng.

Ngay ngày hôm ấy, đang khi Canolles thắc mắc không biết người đẹp kia là ai thì chàng nhận được một lá thư mời đến chơi buổi tối tại nhà viên chưởng lý Lavie, chính người đã ngăn cản việc nhập thành của phu nhân quận chúa, và với tư cách là người bề tôi của đức vua, cũng bị căm ghét không kém gì ngài D'Epernon. Canolles, với nhu cầu giải khuây, hân hoan nhận lời mời, và lúc sáu giờ chiều, chàng đến nhà viên chưởng lý.

Đến vào giờ đó, có lẽ là khá kỳ lạ đối với thời đại chúng ta nhưng có hai lý do để Canolles đến nơi hẹn sớm như vậy. Thứ nhất, là vì vào thời đó người ta thường dùng bữa ăn sớm, lý do thứ hai là vì chàng thường trở về tòa lâu đài Trompette vào lúc chín giờ rưỡi tối, nên nếu không muốn chỉ có mặt trong chốc lát, thì chàng phải là một trong những người đến sớm.
Vào đến phòng khách, Canolles thốt ra một tiếng kêu vui mừng: Phu nhân Lavie chẳng ai khác hơn là người phu nhân kiều diễm mà chàng đã mang mời nước thánh tại nhà thờ.

Canolles được đón tiếp nồng hậu tại nhà viên chưởng lý thuộc phái bảo hoàng. Chàng vừa giới thiệu xong thì những câu ca ngợi tràn đến, đủ để làm xiêu lòng một trong bảy nhà hiền triết của nước Hy Lạp. Người ta ví sự chống trả của chàng trong đợt tấn công đầu tiên như chiến công của Horaties, Cocles và sự thất bại của chàng như thất bại của thành Troie, hoang tàn bởi trò xảo thuật của Ulyse.

- Thưa ông Canolles thân mến! - Viên chưởng lý nói với chàng - Tôi biết rằng tại triều đình có nói nhiều đến ông, công cuộc phòng thủ của ông đã mang vinh quang đến cho ông, và hoàng hậu cũng đã thề sẽ chuộc lại ông khi có dịp và chừng nào ông trở về phục vụ cho người thì sẽ là với chức vụ tư lệnh quân đội hoặc là thống tướng. Sao, ông có muốn được chuộc lại không?

- Thưa ngài - Canolles trả lời vừa ném một ánh mắt sắc lẻm về phía phu nhân Lavie - tôi xin cam đoan với ngài rằng ý muốn thành thật hiện tại của tôi là hoàng hậu không nên vội vã làm gì, bà sẽ chuộc lại tôi bằng tiền hoặc sẽ trao đổi với một sĩ quan cao cấp nào đó. Tôi không xứng đáng với món tiền đó cũng như với danh dự kia. Ở trong thành Bordeaux này thật dễ chịu đối với tôi và tôi sẽ đợi cho đến khi nào ngài chiếm được thành, như vậy hoàng hậu sẽ có được tôi mà không tốn kém gì cả.
Phu nhân Lavie mỉm cười duyên dáng:
- Quỷ thật! - Ông chồng của bà nói - Ông chẳng vẻ gì nôn nóng muốn được tự do nhỉ?

- Kìa, tại sao tôi lại phải nôn nóng chứ? Thế ngài tưởng rằng tôi cảm thấy dễ chịu khi lại phải nhận chức vụ và cứ buộc phải giết ai đó trong đám bạn của mình hay sao?
- Nhưng cuộc sống của ông ở đây như thế nào? Một cuộc sống không xứng đáng với một người như ông, phải đứng ngoài mọi cuộc họp, mọi toan tính, buộc phải nhìn mọi người phục vụ cho lý lẽ của họ còn ông thì phải khoanh tay ngồi đó, vô ích, bất lực, tình cảnh này chắc phải làm cho ông khó thở.

Canolles nhìn phu nhân Lavie, bà cũng đang nhìn về hướng chàng.
- Không đâu. - Chàng nói - Ngài lầm rồi, tôi hoàn toàn không buồn chán gì cả. Ngài quan tâm đến chính trị, mà chính trị thì chán ngắt, còn tôi quan tâm đến tình yêu, điều này lại khá thú vị. Các ngài, kẻ này phục vụ cho hoàng hậu, người kia phục vụ cho quận chúa, còn tôi, tôi không theo phò riêng một vị phu nhân.
Câu trả lời được tán thưởng và nữ chủ nhà phát biểu ý kiến của mình bằng một nụ cười.

Chẳng bao lâu, người ta tổ chức chơi bài, và Canolles cũng chơi. Phu nhân Lavie theo về cánh với chàng chống lại ông chồng, khiến cho ông này bị thua mất năm trăm pistoles.
Ngày hôm sau, không biết vì lý do vì sao mà đám đông mưu toan một cuộc bạo động. Một người theo phe các hoàng thân, cuồng tín hơn tất cả, đề nghị ném đá vào các ô cửa kính nhà ông Lavie. Khi các cửa kính đều vỡ cả, một người khác đề nghị đốt nhà. Họ vừa bắt đầu đốt đuốc lên thì Canolles đến cùng với một nhóm của trung đoàn Navailles, đưa phu nhân Lavie đến một nơi an toàn và cứu chồng bà khỏi tay nhóm bạo động đang toan treo cổ ông lên vì đã không thể đốt nhà ông được.
- Sao, thưa nhà hoạt động. - Canolles nói với ngài chưởng lý đang run lẩy bẩy vì sợ - Bây giờ thì ngài nghĩ sao về cảnh nhàn nhã của tôi? Không làm gì cả như tôi là đúng nhất có phải không?

Sau đó, chàng trở về lâu đài Trompette, vì đã đến giờ. Về đến nơi, chàng thấy trên bàn có một lá thư mà hình dáng bên ngoài khiến tim chàng đập mạnh và nét chữ làm chàng phải giật mình.
Đó là nét chữ của phu nhân De Cambes.
Canolles mở vội lá thư và đọc.

"Ngày mai, ông hãy đến nhà thờ dòng Cames một mình vào khoảng sáu giờ chiều, và hãy ngồi vào trong tòa giải tội đầu tiên bên trái. Ông sẽ thấy cửa không đóng".
- Chà! - Canolles nghĩ bụng - Ý nghĩ thật độc đáo. Còn có phần tái bút nữa.
"Chớ nên khoe khoang về nơi mà ông đã đến hôm qua và hôm nay Bordeaux không phải là một thành phố theo phái bảo hoàng, ông nên nhớ điều đó, và ông cũng nên suy nghĩ đến số phận mà ngài Lavie lẽ ra đã phải gánh chịu nếu không có ông".
- Được lắm! - Canolles tự nhủ - Nàng đang ghen. Như vậy là ta đã hành động đúng, khi đến nhà ngài Lavie ngày hôm qua và hôm nay, dù cho nàng có nói sao đi nữa.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:42:56 | Chỉ xem của tác giả
Chương 11




Cần phải nói rằng từ khi về Bordeaux đến giờ, Canolles đã trải qua mọi giai đoạn của một mối tình đau khổ. Chàng đã thấy tử tước phu nhân được yêu chiều và săn đón, còn chàng thì không được quyền như vậy mà chỉ thỉnh thoảng được ném cho vài cái nhìn an ủi vì nàng muốn tránh những lời đàm tiếu. Sau màn kịch xảy ra dưới đường hầm, sau những câu trao đổi nóng bỏng giữa hai người trong khoảnh khắc tột cùng thì thái độ hiện tại của nàng thật là lạnh như đá. Thế nhưng vì biết rằng mình vẫn được yêu thực sự mặc dù bên ngoài lạnh lùng đó, nên Canolles đã tự xem như một người tình bất hạnh giữa những kẻ may mắn nhất. Dầu sao thì vấn đề cũng dễ thôi. Vì đã thề hứa sẽ không liên lạc gì với bên ngoài nữa, nên chàng đã đẩy lùi hình ảnh Nanon vào một góc nhỏ của lương tâm, nơi dành cho những dằn vặt nho nhỏ về tình yêu.

Thế nhưng, có đôi lúc khi nụ cười tươi vui nhất sắp nở trên môi chàng, khi chàng sắp thốt ra những câu nói bóng bẩy nhất, thì bỗng nhiên, một đám mây làm tối sẫm ánh mắt chàng, một tiếng thở dài thoát ra. Tiếng thở dài ấy là dành cho Nanon, đám mây ấy, là kỷ niệm của quá khứ, đang bắt đầu làm u ám những ngày hiện tại.

Phu nhân De Cambes đã nhận ra những khoảnh khắc buồn phiền đó, con mắt thông minh của nàng đã nhìn thấu đáy sâu tâm hồn của Canolles, và nàng nghĩ rằng không thể để Canolles một mình với nỗi buồn như vậy được. Và nàng đã gởi đi lá thư kia.
Không cần phải nói thêm rằng tất cả mọi ý nghĩ đều biến mất ngay sau khi chàng vừa nhận được lá thư. Vừa đọc xong, chàng tự nhủ làm sao mình có thể yêu một người khác được ngoài phu nhân De Cambes, và đọc lại một lần nữa thì chàng đã tin rằng từ trước đến giờ chỉ mới yêu phu nhân De Cambes.

Canolles trải qua một đêm bồn chồn, hạnh phúc đền bù cho sự mất ngủ. Dù rằng cả đêm chỉ chợp mắt được một lúc, nhưng sáng sớm chàng đã dậy ngay.
Mọi người đều biết những người đang yêu trải qua những giây phút trước giờ hẹn như thế nào. Họ cứ nhìn đồng hồ, chạy tới chạy lui mà không nhận ra ngay cả những người bạn thân nhất. Canolles có tất cả mọi hành động điên cuồng của một người ở trong trạng thái đó.

Đúng sáu giờ, chàng đến thẳng tòa giải tội, cửa không đóng. Qua những cửa kính mờ tối, nắng đã bắt đầu tắt, toàn thể bên trong ngôi thánh đường chìm đắm trong mọi thứ ánh sáng dìu dịu dành cho kẻ đang cầu nguyện và những kẻ đang yêu. Canolles sẵn sàng trả một năm của đời mình để không bị mất đi niềm hy vọng ngay lúc đó.

Chàng nhìn chung quanh để biết rằng ngôi nhà thờ hoàn toàn vắng người, và lẳng lặng bước vào tòa giải tội, đóng cửa lại.
Một lát sau, Claire hiện ra nơi ngưỡng cửa, người trùm kín trong một chiếc áo choàng dày, có Pompéc đứng gác bên ngoài, rồi đến lượt mình, sau khi đã biết chắc sẽ không có ai nhìn thấy, nàng đến quỳ bên tòa giải tội.
- À! Bà đấy phải không? - Canolles nói - Bây giờ bà mới rủ lòng thương đến tôi!

- Cân phải vậy thôi, bởi vì ông đang gặp nguy khốn. - Claire nói.
- Như vậy, thưa bà - Canolles nói - chỉ là do lòng thương hại mà tôi được hân hạnh giáp mặt với bà đây. Ồ! Xin bà phải công nhận rằng tôi có quyền đòi hỏi nhiều hơn thế nơi bà.

- Chúng ta hãy nói chuyện nghiêm túc. - Claire nói, cố gắng kềm hãm giọng nói xúc động của mình - Vì đây là một nơi thánh, ông đã tự hại mình khi đến nhà ông Lavie, kẻ thù số một của phu nhân quận chúa. Hôm qua phu nhân đã nói lại với ông De La Rochefoucauld mà ông này thì đã biết tất cả, và bà đã nói mấy câu khiến tôi phải kinh hoàng: "Nếu chúng ta cần phải đề phòng những cuộc mưu loạn trong đám tù binh, thì chúng ta sẽ phải tỏ ra nghiêm khắc thay cho thái độ dễ dãi trước đây, với những tình t(ế khẩn cấp thì phải có những biện pháp cứng rắn, chúng ta không chỉ sẵn sàng quyết định mà còn phải cương quyết thi hành".

Tử tước phu nhân nói ra những lời đó với một giọng quả quyết.
- Thưa bà, tôi không phải là bề tôi của quận chúa phu nhân nhưng là của bà, có thế thôi, tôi chỉ đầu hàng bà, với một mình bà, bà cũng biết lý do nào và với điều kiện nào.
- Tôi không tin - Claire nói - rằng chúng ta đã nói đến điều kiện.

- Không phải ngoài miệng, nhưng trong trái tim. Ôi, thưa bà, bà đã nói với tôi như thế nào, bà đã hứa hẹn với tôi một hạnh phúc như thế nào, bà đã cho tôi những hy vọng như thế nào?... Ôi, thưa bà, bà hãy nhìn nhận rằng bà đã quá tàn nhẫn.

- Kìa, tại sao ông lại đi trách móc bởi vì tôi chỉ chăm lo đến hạnh phúc của ông ngang bằng với của tôi? Có lẽ nào ông không hiểu mà cũng không đoán được rằng tôi đau khổ không kém gì ông, mà có khi lại còn hơn ông bởi vì tôi không có đủ sức lực để chịu đựng nỗi đau khổ đó? Xin hãy nghe tôi đây, bạn thân mến, tôi đã đau khổ nhiều hơn ông bởi vì tôi có một lo âu là ông, ông không thể nào có được, chính vì, ông cũng biết rồi đấy, tôi chỉ yêu có mình ông. Còn ông, ông còn nuối tiếc gì về người vắng mặt, và những hoài vọng nào không hướng về tôi không?

- Thưa bà, bà đã đòi hỏi tôi phải thành thật, vậy tôi xin đáp lại thành thật. Vâng, khi bà để tôi lại với những ý nghĩ đau đớn của riêng tôi, khi bà để tôi phải đối mặt với quá khứ của tôi, và cả những khi bà tránh ánh mắt của tôi, vâng, những khi đó, tôi tự giận mình tại sao đã không tìm đến cái chết trong chiến đấu, tôi trách mình đã đầu hàng, tôi hối hận, tôi nuối tiếc.
- Nuối tiếc?

- Vâng, thưa bà, nuối tiếc, bởi vì hoàn toàn là sự thật như đấng Tối cao đang ngự trên bàn thờ trước mặt tôi với bà, vào giờ này có một người phụ nữ khác đang khóc lóc, buồn phiền, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì tôi và cũng đang tự nhủ rằng tôi là một thằng hèn và là một kẻ phản bội.
- Ồ! Thưa ông.

- Đúng vậy, thưa bà, người ấy đã không tạo ra tôi như ngày nay đó sao? Người ấy đã không có được lời hứa của tôi sẽ được cứu thoát đó hay sao?
- Nhưng, hình như ông cũng đã cứu bà ấy rồi kia mà.

- Phải, khỏi những kẻ thù sẵn sàng hành hạ nàng, nhưng không khỏi niềm tuyệt vọng đang xé nát con tim một khi nàng biết được rằng chính với bà mà tôi đã đầu hàng.
Claire cúi đầu thấp và thở dài.

- Như vậy là ông không yêu tôi! - Nàng nói.
Đến lượt Canolles thở dài.
- Thưa ông, tôi không muốn dụ dỗ ông. - Nàng nói tiếp - Tôi không muốn để cho ông mất mát đi một người bạn gái đáng giá hơn tôi, thế nhưng ông cũng biết rồi đấy, cả tôi nữa, tôi cũng yêu ông, tôi đến đây hỏi xin tình yêu của ông, một tình yêu trọn vẹn, tôi đến đây để nói với ông rằng tôi tự do hoàn toàn đây, bàn tay tôi đây, tôi mang nó đến cho ông bởi vì tôi chẳng có ai để chống lại ông, tôi chẳng biết hơn được ông.

- Ôi, thưa bà! - Canolles kêu lên - Bà đã làm cho tôi trở nên kẻ hạnh phúc nhất trên thế gian này!
- Nhưng còn ông - Nàng buồn rầu nói - ông không yêu tôi.
- Tôi yêu bà vô cùng, không thể nào nói ra hết được những đau khổ mà tôi đã chịu đựng trước sự im lặng và thái độ dè dặt của bà.

- Trời ơi! Tại sao đàn ông các ông không chịu hiểu gì cả vậy? Tại sao ông lại không hiểu rằng tôi không muốn để ông phải đóng một vai trò kỳ cục, rằng tôi không muốn để cho bất cứ ai có thể nghĩ rằng sự thất thủ của Saint Georges là một vấn đề đã được dàn xếp giữa ông và tôi. Không, tôi muốn rằng dù có được chuộc lại bởi hoàng hậu hay bởi tôi đi nữa thì ông cũng thuộc về tôi trọn vẹn. Thế nhưng, ông đã không muốn chờ đợi.

- Ồ! Thưa bà, bây giờ tôi sẽ đợi. Một giờ như hiện tại, một lời hứa từ giọng nói dịu dàng của bà vừa nói rằng bà yêu tôi và tôi sẽ chờ đợi đến bao lâu cũng được.
- Ông vẫn còn yêu De Lartigues! - Phu nhân lắc đầu nói.

- Thưa bà, nếu tôi nói rằng giữa tôi với người ấy chỉ còn là một thứ tình bạn, như vậy là tôi nói dối, nhưng xin hãy tin tình cảm đó giữa tôi với người ấy. Còn tất cả tình yêu của tôi đều dành cho bà.
- Ôi! Tôi không biết có nên nhận điều đó hay không, tấm lòng ông rộng rãi quá.

- Xin bà hãy nghe tôi. - Canolles lại nói - Tôi sẵn sàng chết để tránh cho bà phải đổ một giọt lệ, thế mà tôi đang làm cho người ấy phải đau khổ. Đáng thương thay, nàng có nhiều kẻ thù và những ai không quen biết nàng đều căm ghét nàng. Còn bà, còn những người quen biết thì yêu mến bà. Vậy hãy nghĩ đến sự khác biệt giữa hai tình cảm đó, tình cảm thứ nhất là do bởi lương tâm, cái sau do bởi trái tim tôi.

- Cám ơn bạn thân yêu. Nhưng có thể là ông chỉ xiêu lòng trong khoảnh khắc trước sự có mặt của tôi, và sau này ông sẽ hối hận. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng những câu nói của tôi. Ngày mai ông hãy trả lời tôi. Nếu ông có muốn nói gì với bà De Lartigues hoặc nếu ông muốn về lại với bà ấy, thì ông hoàn toàn tự do, ông Canolles, tôi sẽ cầm tay ông và đưa ông ra đến tận cổng thành Bordeaux.

- Thưa bà, chờ đến ngày mai mà làm gì, tôi nói đây với một con tim cháy bỏng và một tinh thần sáng suốt. Tôi yêu bà, tôi chỉ có bà và sẽ chỉ một mình bà thôi.
- Ôi! Xin cám ơn! Xin cám ơn! - Claire kêu lên, gạt tấm lưới sang một bên, và đưa bàn tay qua ô cửa. Bàn tay tôi đây, trái tim tôi đây.

Canolles nắm lấy bàn tay ấy và tới tấp hôn lên.
- Lão Pompéc vừa ra hiệu là đã đến lúc trở ra. - Claire nói - Có lẽ người ta sắp đến đóng cửa nhà thờ. Xin chào bạn thân yêu, ngày mai ông sẽ được biết ý định của tôi về ông, nói đúng hơn là về chúng ta. Ngày mai ông sẽ hạnh phúc, bởi vì tôi sẽ hạnh phúc.

Và, không thể kềm chế được nỗi xúc động, nàng kéo bàn tay chàng về phía mình, hôn lên mấy đầu ngón tay, rồi nhẹ nhàng bỏ đi, để Canolles lại một mình nhưng hạnh phúc như chưa bao giờ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:46:07 | Chỉ xem của tác giả
Chương 12




Trong thời gian đó, như Nanon đã nói, nhà vua, hoàng hậu cùng ngài hồng y và ông De La Mazarin đã lên đường để đến trừng trị thành phố phiến loạn đã dám công nhiên theo về phe các hoàng thân. Họ đang đến gần.

Đến Libourne, đức vua tiếp một phái đoàn dân chúng Bordeaux, đến cam kết với ngài về sự tôn kính và lòng tận tụy của họ, nhưng xét tình thế hiện tại, điều đó khá kỳ lạ.

Bởi vậy, hoàng hậu tiếp phái đoàn với tất cả vẻ uy nghi của bà.
- Thưa các ông, chúng tôi sẽ tiếp tục đi đến Vayres. Đến đó, chúng tôi sẽ có dịp nhận xét về sự tôn kính và lòng tận tụy của các ông.

Nghe nói đến Vayres, những người của sứ bộ, có lẽ đã biết được một điều gì đó, mà hoàng hậu chưa biết, nên đưa mắt nhìn nhau, đầy lo âu. Hoàng hậu Anne D'Autriche, một người không bao giờ để sót điều gì, không thể không nhận ra ánh mắt đó.
- Chúng ta hãy đi ngay đến Vayres. - Bà nói - Ở đấy rất dễ chịu theo như ông D'Epernon đã nói, chúng ta sẽ để đức vua trú ngụ ở đấy.

Rồi quay về phía viên đại úy và đám tùy tùng của mình.
- Ai chỉ huy ở Vayres? - Bà hỏi.
- Thưa hoàng hậu - Guitaut trả lời - người ta nói rằng là một vị tổng đốc mới.

- Một người tín cẩn chứ? - Hoàng hậu nhíu mày.
- Một người mà ngài công tước D'Epernon...
Trán của hoàng hậu dãn ra.

- Nếu như vậy, chúng ta hãy đi nhanh lên. - Bà nói.
- Tâu hoàng hậu - Công tước De La Meilleraye nói - xin cứ làm theo như ý hoàng hậu, nhưng tôi nghĩ rằng không đi nhanh hơn đội quân. Nếu có một cuộc biểu dương thanh thế trước thành lũy Vayres, hãy để cho các thần dân của đức vua biết được sức mạnh của ngài, như vậy sẽ làm cho những thần dân trung thành của người thêm hăng hái và làm nhụt chí những kẻ gian trá.
- Tôi nghĩ rằng ông De La Meilleraye đã nói đúng. - Hồng y De Mazarin nói.

- Còn tôi thì cho rằng ông ta nói như vậy là sai. - Hoàng hậu trả lời - Chúng ta không việc gì phải sợ Bordeaux, đức vua mạnh bởi uy danh của chính mình chứ không phải do quân đội.
Ông De La Meilleraye cúi ra chiều tuân phục.

Hoàng hậu gọi Guitaut, ra lệnh bảo nhóm tất cả đội cậnvệ, đội ngự lâm cùng đội khinh kỵ binh lại. Đức vua lên ngựa và dẫn đầu. Người cháu gái của ngài Mazarin cùng các bà tùy tùng lên một cỗ xe ngựa.
Mọi người lên đường đến Vayres. Quân đội theo sau, và vì đoạn đường chỉ dài khoảng năm mươi dặm, nên đội quân có lẽ sẽ đến sau đức vua khoảng ba bốn giờ và sẽ đóng trại bên bờ trái của con sông Dordogne.

Đức vua vừa được mười hai tuổi, thế nhưng đã là một chàng kỵ sĩ tài ba, biết khéo léo điều khiển con ngựa của mình, và cả con người ngài toát lên cái vẻ kiêu hãnh của dòng họ mình, nó khiến sau này ngài trở thành vị vua coi trọng nghi thức bề ngoài nhất Châu Âu. Được nuôi dưỡng với sự chăm sóc của hoàng hậu, nhưng luôn bị đè nặng bởi tính keo kiệt bủn xỉn của Mazarin, ngài luôn phải chịu thiếu thốn những thứ nhu cầu nhỏ nhặt nhất, và vô cùng sốt ruột chờ đợi ngày trưởng thành của mình, sẽ là ngày 5 tháng 9 sắp tới đây và chưa đi qua tính khí thất thường trẻ con ngài đã để lộ tính cách của mình sau này. Cuộc chinh phạt này rất hợp với ngài, coi như ngài đã bước qua tuổi trưởng thành, bắt đầu tập sự làm chỉ huy, tập sự cai trị. Bởi vậy ngài kiêu hãnh ngồi trên lưng ngựa, khi thì đến bên cửa xe chào hoàng hậu, và cười nụ với phu nhân De Frontenac, mọi người đồn rằng ngài đang mê bà này, khi thì bước lên phía trước, trò chuyện với ông De La Meilleraye và lão Guitaut về những cuộc chinh phạt của đức vua Louis XIII và những chiến công của ngài hồng y quá cố (hồng y Riechelieu).

Trong khi vừa đi vừa trò chuyện như vậy, quãng đường đã được rút ngắn bớt và những tháp cao và chòi canh của thành lũy Vayres đã bắt đầu hiện ra từ đằng xa. Thời tiết ấm áp, cảnh sắc tuyệt đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xiên xiên xuống dòng sông, thật chẳng khác gì một cuộc đi dạo. Đức vua đi giữa ông De La Meilleraye và Guitaut, mắt lăm le nhìn về thành lũy, ở đấy hoàn toàn lặng lẽ mặc dù đám lính canh trên cao chắc chắn là đã nhìn thấy tiền quân rực rỡ của đội quân đức vua.

Cỗ xe của hoàng hậu vượt lên hàng đầu.
Mazarin nói:
- Kìa, ngài thống chế, có một điều khiến tôi rất ngạc nhiên.
- Điều gì, thưa đức ông?

- Tôi thấy rằng hình như, bình thường những viên tổng đốc giỏi đều biết những gì xảy ra chung quanh pháo đài của mình và khi một vị vua cất công đến pháo đài đó thì ít ra họ cũng phải gởi đến một đoàn sứ bộ đón ngài.
- Chà! - Hoàng hậu nói và phá ra cười một cách giả tạo - Toàn là nghi thức! Thôi, điều đó chỉ vô ích, ta thích sự trung thành hơn.

Ông De La Meilleraye đưa khăn lên che mặt để giấu đi nếu không phải là một cái nhăn mặt, thì ít ra là ý muốn là cử chỉ đó.
- Đúng là chẳng có ai ló mặt ra cả. - Vị vua trẻ tuổi nói, khá bất bình vì những thiếu sót về nghi thức như vậy.

- Này con! - Hoàng hậu nói - Có ông De La Meilleraye và Guitaut đây sẽ nói với con rằng bổn phận đầu tiên của một viên tổng đốc, nhất là giữa vùng đất địch, là phải sợ bị đánh bất ngờ và phải án binh bất động và nấp kín sau tường thành. Con không thấy lá cờ của con, lá cờ của các đức tiên quân Henri VI và Francois I đang phất phới trên tường thành đó hay sao?
Đoàn người tiếp tục con đường, và chẳng bao lâu, khám phá ra một công trình xây đã gần xong, có vẻ như mới được dựng lên mấy ngày gần đây.

- À! À! - Thống chế nói - Viên tổng đốc này có vẻ biết rành nghề nghiệp của mình nhỉ. Cái đồn này kiến trúc thật khá.
Hoàng hậu thò đầu ra khỏi cửa xe, còn đức vua rướn người trên lưng ngựa.
Chỉ có một tên lính gác đang đi tới đi lui trên thành cao ngaòi ra tất cả đều lặng lẽ.

- Mặc dù ta không phải là một người lính và mặc dù ta chẳng hiểu gì nhiều về bổn phận quân sự của một viên tổng đốc - Mazarin nói - ta thấy cách xử sự trước mặt đức vua như vậy thật là khác thường.
- Chúng ta hãy cứ tiến đến - Viên thống chế nói - rồi sẽ thấy.

Khi nhóm người chỉ còn cách chiến hào một trăm bước chân, tên lính gác trên thành, mãi đến khi đó vẫn đi tới đi lui, dừng lại. Và sau một hồi nhìn ngó.
- Ai đó? - Hắn ta la to.

- Đức vua đây! - Ông De La Meilleraye đáp lại.
Sau tiếng đó, hoàng hậu Anne D'Autriche tưởng sẽ thấy binh sĩ ùa đến, các sĩ quan vồn vã, hạ cầu mở cổng, bồng súng chào.
Chẳng có ai cả.
Viên lính gác đứng thẳng lại, đưa mũi súng hướng về những người mới đến và chỉ la to với một giọng quả quyết:
- Dừng lại!

Đức vua tái mặt vì giận dữ, hoàng hậu cắn môi đến bật máu, Mazarin thốt ra một câu chửi bằng tiếng Ý không thông dụng cho lắm bên nước Pháp nhưng ông ta vẫn không thể chừa bỏ được, ngài thống chế chỉ liếc mắt về phía vua và hoàng hậu, một cái nhìn đầy ý nghĩa.

- Ta thích những kẻ dưới quyền ta luôn luôn thận trọng. - Hoàng hậu nói, cố gắng dối lòng, bởi vì mặc cho bề ngoài đầy tự tin giả tạo, trong thâm tâm, bà đã bắt đầu lo lắng.
- Ta muốn mọi người phải nể vì ta. - Đức vua trẻ tuổi nói nhỏ, ánh mắt bực bội nhìn đăm đăm vào tên lính gác vẫn thản nhiên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:48:28 | Chỉ xem của tác giả
Chương 13




Trong khi đó, tiếng kêu, đức vua! Do tên lính gác thốt ra, nghe như một ý kiến hơn là một biểu hiện kính trọng vọng đến sân trong. Sau đó, một người hiện ra trên tường thành, và cả đội lính canh phòng đang xếp hàng chung quanh người đó.
Người này giơ cao gậy chỉ huy, liền khi ấy tiếng trống đổ dồn, các binh sĩ trong thành bồng súng chào, và một tiếng thần công nổ rền.

- Các người thấy chưa - Hoàng hậu nói - họ đã trở về với bổn phận, có hơi trễ nhưng không sao. Ta đi thôi.
- Xin lỗi, thưa hoàng hậu! - Viên thống chế nói - Nhưng tôi chẳng thấy họ mở cổng thành gì cả, và chúng ta làm sao đi qua được nếu cổng thành không mở?

- Có lẽ là kinh ngạc quá mà họ quên chăng, và có lẽ vì quá phấn khởi trước sự viếng thăm này mà họ không thể nào ngờ được, nên họ đã quên mất. - Một người cận thần nói.
- Những việc đó không thể quên được, thưa ông. - Viên thống chế trả lời.
Và quay về phía đức vua và hoàng hậu.

- Xin phép đức vua và hoàng hậu cho phép tôi được có ý kiến. - Ông ta nói tiếp.
- Ông muốn nói gì?
- Rằng xin hai vị nên lùi lại cách đây năm trăm bước cùng với đội cận vệ, còn tôi sẽ cùng đội ngự lâm quân và đoàn khinh kỵ binh đến trước thành xem sao.

Hoàng hậu chỉ trả lời bằng một tiếng:
- Tiến tới! Để xem bọn đó có dám cản đường chúng ta không.
Nhà vua trẻ thích thú thúc ngựa, và tiến lên hai mươi bước. Viên thống chế và Guitaut cùng vội theo ngài.
- Không qua được! - Tên lính canh từ nãy giờ vẫn không rời thái độ thù nghịch của mình, lên tiếng.
- Đức vua đây! - Mấy tên hầu la to.

- Lùi lại đằng sau! - Tên lính gác cũng la, kèm theo một cử chỉ đe dọa.
Đúng khi đó, ngay trên tường thành hiện ra nón và mũi súng của đám binh sĩ có nhiệm vụ canh giữ chiến hào.

Những tiếng thì thầm nổi lên sau mấy câu vừa rồi và sự xuất hiện của mấy tay súng. Ngài De La Meilleraye nắm lấy hàm ngựa của đức vua buộc phải quay lại, rồi bảo tên phu xe của hoàng hậu thụt lùi về phía sau. Thế là cả hai ngài rút lui cách đó một ngàn bước, còn đám tùy tùng thì chạy lộn xộn như đám chim sau tiếng súng đầu tiên.

Và thống chế De La Meilleraye, người chủ của tình thế, để lại năm mươi người để bảo vệ đức vua với hoàng hậu rồi ông cùng những người còn lại kéo đến trước chiến hào.
Khi còn cách khoảng năm mươi bước, người lính gác từ nãy giờ đã đi tới đi lui với dáng điệu tự tin, lại dừng lại.

- Guitaut, ông hãy lấy một cây kèn, cột một chiếc khăn tay trắng nơi đầu mũi gươm và đến bảo tên tổng đốc khốn kiếp kia ra hàng đi.
Guitaut vâng lời, trương ra những dấu hiệu hòa bình và tiến về phía chiến hào.
- Ai? - Lính gác la to.

- Sứ giả. - Guitaut trả lời, vừa ve vẩy thanh gươm với mảnh giẻ cột ở đầu.
- Cứ để cho y đến. - Người đàn ông đứng trên thành, có vẻ người chỉ huy nói.
Cổng mở, một cây cầu hạ xuống.

- Muốn gì? - Một người sĩ quan đứng nơi cổng hỏi.
- Nói chuyện với ngài tổng trấn.
- Ta đây! - Người đàn ông ban nãy nói.

Guitaut nhận thấy rằng người này trông xanh xao nhưng bình tĩnh và lịch sự.
- Ngài là tổng đốc thành Vayres? - Guitaut hỏi.
- Phải.

- Và ngài từ chối mở cổng thành đón tiếp đức vua cùng hoàng hậu nhiếp chính?
- Ta đành phải như vậy.
- Ngài đòi hỏi những điều kiện gì?

- Tự do cho các ngài hoàng thân, vì cảnh giam cầm của các ngài khiến cho đất nước này phải thiệt thòi và buồn khổ.
- Đức hoàng thượng không điều đình với thần dân của mình.
- Phải, chúng ta rất hiểu điều này, bởi vậy chúng ta sẵn sàng chết, biết rằng cái chết đó sẽ là để phục vụ đức hoàng thượng, mặc dầu bề ngoài chúng ta tỏ ra chống đối ngài.

- Được lắm. Guitaut nói - Đấy là tất cả những gì chúng tôi muốn biết.
Và sau khi chào viên tổng đốc một cái khá kiểu cách, ông trở lui.
Trên pháo đài không ai động đậy.

Guitaut đến bên viên thống chế báo cáo lại nhiệm vụ của mình.
- Năm mươi người - Viên thống chế nói vừa chỉ về ngôi làng Ison - hãy phi nhanh đến cái làng đằng kia và mang về đây tất cả các thang có thể tìm được.

Năm mươi người tuân lệnh, và vì ngôi làng không xa lắm nên chỉ một lát sau các thang đã đến nơi.
- Bây giờ, tất cả hãy xuống ngựa, phân nửa sẽ dùng súng dài để yểm trợ cuộc tấn công, nửa kia sẽ leo lên thành.
Những tiếng hò reo vui mừng đốn tiếp câu ra lệnh này. Những người lính cận vệ, ngự lâm và khinh kỵ binh vội xuống ngựa và nạp đạn vào súng.

Trong thời gian đó, năm mươi người kia đã trở về cùng với độ hai mươi cái thang.
Trong pháo đài tất cả vẫn yên tĩnh, lính gác vẫn đi ngang đi dọc, và ở hành lang trên vẫn thấy ló ra mũ lính cùng mũi súng.
Đội quân đức vua lên đường, do chính ngài thống chế chỉ huy, tất cả gồm độ bốn trăm người, phân nửa chuẩn bị leo lên thành, nửa kia sẽ yểm trở cho cuộc tấn công.

Đức vua, hoànghậu, cùng đám triều thần lo âu theo dõi từ đằng xa sự chuẩn bị. Ngay cả hoàng hậu dường như cũng mất đi sự tự tin của mình, để nhìn cho rõ, bà đã cho xe quay ngang, và như vậy, cả một bên xe đối diện với mặt thành.
Những kẻ tấn công vừa tiến được độ hai mươi bước thì người lính gác tiến đến gần tường thành và la to:
- Ai?

- Đừng trả lời - Ngài De La Meilleraye nói - chúng ta cứ tiến đến.
- Ai? - Lính gác lại la to lần thứ hai, vừa giơ súng lên.
- Ai? - Lính gác lập lại lần thứ ba, và đưa súng lên nhắm bắn.
- Bắn tên khốn đó! - Ngài De La Meilleraye hô.

Liền đó, một loạt tiếng súng nổi lên từ bên quân lính của nhà vua, người lính gác bị trúng đạn, buông rơi cây súng và ngã xuống, vừa la to:
- Báo động!

Một tiếng thần công đáp lại sự mở đầu tranh chấp kia. Viên đạn rít lên trên không, bay qua hàng đầu, rải xuống hàng thứ hai và thứ ba, làm chết bốn người rồi lăn long lóc để làm banh thây một trong mấy con ngựa trắng vào xe của hoàng hậu.

Một tiếng kêu kinh hoàng nổi lên tư đám người có nhiệm vụ bảo vệ đức vua cùng hoàng hậu, đức vua lùi lại. Anne D'Autriche thiếu chút nữa thì ngất xỉu vì giận dữ, còn Mazarin thì vì sợ. Mọi người cắt đứt dây cột ngựa của cỗ xe vì mấy con ngựa còn sống quá hoảng sợ, lồng lên và có nguy cơ làm đổ xe. Khoảng mười người lính cận vệ đeo dây vào và đưa cỗ xe ra khỏi tầm đạn.

Trong khoảng thời gian đó, trên thành hiện ra nòng của khẩu thần công.
Khi ngài De La Meilleraye nhìn thấy mấy khẩu thần công, ông nghĩ rằng cuộc công thành sẽ chỉ vô ích thôi, nên ra lệnh tháo lui.
Ngay khi đội quân của đức vua làm một bước về phía sau, mọi biểu hiện thù địch trong thành đều biến mất.

Viên thống chế đến gần bên hoàng hậu, mời bà nên chọn một nơi nào đó trong vùng lân cận để đóng quân. Hoàng hậu liền nhận thấy bên kia con sông Dordogne một ngôi nhà nằm khuất giữa những lùm cây giống như một tòa lâu đài nho nhỏ.
- Hãy đến hỏi xem - Bà nói với Guitaut - ngôi nhà đó của ai và hãy yêu cầu cho ta đến trú chân.

Guitaut lên đường ngay lập tức, băng qua sông trên thuyền của ông lái bến Ison, rồi trở về tâu rằng ngôi nhà ấy không có ai cả ngoại trừ một người như quản gia, người này đã trả lời rằng nhà ấy thuộc ngài công tước D'Epernon, như vậy là hoàng hậu có thể sử dụng được.

- Vậy ta đi thôi - Hoàng hậu nói - Nhưng mà đức vua đâu rồi?
Mọi người liền gọi cậu Louis XIV, từ nãy giờ đã rút về một góc. Cậu quay lại và mặc dù cố giấu, mọi người đều nhận thấy là cậu vừa khóc.

- Con làm sao vậy? - Hoàng hậu hỏi.
- Ồ, không có gì cả, thưa mẹ! - Cậu trả lời - Nhưng mà khi chừng nào con đã là vua, thì... kẻ nào xúc phạm đến con sẽ phải coi chừng!
- Tên tổng đốc kia là ai vậy? - Hoàng hậu nói.

Không ai biết để trả lời. Người ta liền hỏi ông lái bến Ison và được biết rằng đó là Richon.
- Được rồi. - Hoàng hậu nói - Ta sẽ nhớ cái tên đó.
- Con cũng vậy. - Nhà vua trẻ nói.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:51:35 | Chỉ xem của tác giả
Chương 14




Khoảng một trăm người theo hoàng hậu và đức vua qua bên kia sông, số còn lại cùng với ngài De La Meilleraye quyết định hạ trại chờ đợi quân đến.
Hoàng hậu vừa dọn đến ngôi nhà của Nanon thì Guitaut vào báo rằng có một viên đại úy muốn xin được yết kiến hoàng hậu để trình một vấn đề quan trọng.

- Viên đại úy đó tên gì? - Hoàng hậu hỏi.
- Tâu hoàng hậu, đại úy Cauvignac ạ.
- Người đó có thuộc quân đội của ta không?
- Hình như không.

- Ngươi hãy hỏi lại xem, và nếu người đó không thuộc quân đội của ta thì hãy nói rằng ta không thể tiếp đón được.
- Xin hoàng hậu cho phép tôi không cùng ý kiến với người điểm này. - Mazarin nói - Nhưng hình như chính vì không thuộc quân đội của mình mà hoàng hậu nên tiếp y. Bởi vì nếu y thuộc quân đội của chúng ta mà xin vào yến kiến, thì đó là một thần dân trung thành, còn trái lại nếu y thuộc vào hàng ngũ địch, thì có thể đây là một tên phản bội. Nhưng mà thưa hoàng hậu, vào thời buổi này không nên coi rẻ những kẻ phản bội, bởi vì có thể chúng khá cần thiết cho chúng ta.

- Vậy hãy cho y vào, cứ theo như ý của ngài Mazarin. - Hoàng hậu nói.
Chẳng bao lâu, viên đại úy được dẫn vào, và đến trình diện trước hoàng hậu với một thái độ tự tin và thoải mái khiến cho bà phải ngạc nhiên. Bà nhìn đăm đăm Cauvignac từ đầu đến chân, nhưng gã này vẫn thản nhiên trước cái nhìn đó.
- Ông là ai? - Hoàng hậu hỏi.
- Đại úy Cauvignac. - Người mới đến trả lời.

- Ông phục vụ cho ai?
- Xin được phục vụ cho hoàng hậu, nếu người cho phép.
- Nếu ta cho phép à? Có thể lắm. Vả lại, trong vương quốc này còn ai để phục vụ nữa? Ở nước Pháp đây có hai hoàng hậu chăng?

- Dĩ nhiên là không, thưa hoàng hậu. Nước Pháp chỉ có một hoàng hậu duy nhất, kẻ mà tôi đang được hân hạnh bày tỏ lòng tôn kính, nhưng dường như, theo tôi hiện thời có hai ý kiến khác nhau.
- Ông nói như vậy nghĩa là sao? - Hoàng hậu nhíu mày hỏi.

- Tâu hoàng hậu, tôi muốn nói rằng tôi đang đi dạo trong vùng và cũng vừa đến một mô đất cao có thể nhìn bao quát khắp nơi thì thấy hình như ông Richon không tiếp đón người với đầy đủ lễ nghi cần thiết, điều này đã xác nhận với tôi một ý nghĩ mà tôi đã từng nghi ngờ bấy lâu nay, rằng ở nước Pháp có hai luồng tư tưởng khác nhau: Một bên là tư tưởng tôn kính đức vua, còn ông Richon thì theo tư tưởng khác.

Gương mặt của Anne D'Autriche mỗi lúc mỗi sầm xuống.
- À, ông cho rằng đã khám phá ra điều đó à?
- Tâu hoàng hậu, đúng như vậy. - Cauvignac trả lời với một giọng chất phác, thật thà - Hình như tôi còn thấy một quả đạn thần công được bắn từ trong thành ra và xúc phạm đến cỗ xe của hoàng hậu.

- Thôi, đủ rồi. Ông đã đến xin yết kiến với ta hay là để trình bày những nhận xét ngu ngốc đó hay sao chứ?
"À, mụ thật bất lịch sự". Cauvignac thầm nhủ "Nếu vậy mụ sẽ phải trả giá đắt hơn".
- Không, thưa hoàng hậu, tôi đến đây xin hội kiến với người là để tâu rằng hoàng hậu thật vĩ đại và lòng ngưỡng mộ của tôi đối với người thật vô bờ bến.

- À, thế à! - Hoàng hậu nói cộc lốc.
- Do tính cách vĩ đại và lòng ngưỡng mộ đương nhiên đó, nên tôi đã quyết định đến hiến thân hoàn toàn để phục vụ người.
- Xin cám ơn.
- Hoàng hậu thứ lỗi. - Cauvignac nói - Tôi sẽ đi mà chẳng cần ai đuổi, nhưng nếu tôi bỏ đi, người sẽ không có được Vayres.
Và Cauvignac, sau khi cúi chào hết sức duyên dáng, quay gót.

- Tâu hoàng hậu - Mazarin nói nhỏ - tôi cho rằng đuổi y như vậy là không nên.
- Này tên kia, hãy quay lại và nói cho ta nghe, dẫu sao thì ngươi cũng khác thường và khá vui nhộn đấy.
- Hoàng hậu thật tốt bụng. - Cauvignac nghiêng mình trả lời.
- Ngươi nói đến việc chiếm Vayres à?

- Tâu hoàng hậu, tôi nói rằng, nếu người vẫn giữ ý định muốn vào thành Vayres như tôi đã nhận thấy sáng nay, thì tôi cho rằng bổn phận của mình là phải giúp người.
- Bằng cách nào?
- Tôi có một trăm năm mươi người của tôi ở Vayres.
- Của ông?

- Vâng, của tôi.
- Thì sao?
- Tôi xin nhượng một trăm năm mươi người đó cho hoàng hậu.
- Sau đó thì sao?

- Sau đó à?
- Phải.
- Sau đó, thì tôi cho rằng sẽ thật là quỷ quái nếu với một trăm năm mươi người giữ cửa đó mà hoàng hậu không thể mở được một cánh cửa.
Hoàng hậu mỉm cười.

- Tên khốn này lém thật. - Bà lẩm bẩm.
Cauvignac có lẽ đoán được đây là một lời khen, nên lại nghiêng mình lần nữa.
- Ông đòi bao nhiêu?
- Ôi, lạy Chúa, thưa hoàng hậu, năm trăm livres cho mỗi người gác cổng đó thôi, đây là tiền công mà tôi trả cho họ.
- Ông sẽ có số tiền đó.

- Còn cho tôi?
- À! Ông cũng đòi hỏi cho ông nữa à?
- Tôi sẽ rất hãnh diện nếu nhận được một chức vụ từ lòng độ lượng của hoàng hậu.
- Ông muốn được chức vụ gì?
- Tôi rất thích được làm tổng đốc thành lũy Braune. Từ trước đến giờ tôi vẫn muốn được làm tổng đốc.

- Ta chấp nhận.
- Nếu vậy, chỉ thiếu một chút thủ tục nữa thôi là coi như vấn đề đã được giải quyết.
- Thủ tục ấy là như thế nào?
- Xin hoàng hậu vui lòng ký nhận vào dưới mảnh giấy này, tôi đã soạn sẵn nó với hy vọng công sức của tôi sẽ được hoàng hậu rộng lòng đón tiếp.

- Tờ giấy ấy đâu?
- Xin hoàng hậu cứ đọc.
Cauvignac rất cung kính, quỳ một chân xuống và duyên dáng cung tay trình lên một mảnh giấy.
Hoàng hậu đọc:
"Ngày ta vào thành lũy Vayres mà không cần phải nổ súng, ta sẽ trả cho đại úy Cauvignac món tiền là bảy mươi lăm ngàn livres và sẽ cho người đó chức tổng đốc ở Braune".

- Thì ra - Hoàng hậu nói, cố kềm cơn giận dữ - đại úy Cauvignac không tin tưởng vào lời nói, mà cần có khế ước.
- Thưa hoàng hậu, tôi cho một tờ khế ước là hay hơn cả trong những vấn đề quan trọng! Verba vonlant, một câu châm ngôn xưa đã nói như vậy: lời nói thì bay mất, và xin hoàng hậu thứ lỗi cho tôi vừa mới bị mất cắp.
- Đồ vô lễ! - Hoàng hậu kêu lên - Lần này thì cút đi!

- Tôi sẽ đi ra đây, thưa hoàng hậu. - Cauvignac trả lời - Nhưng người sẽ không có được Vayres.
Một lần nữa viên đại úy lập lại cử chỉ ban nãy, anh chàng quay gót và tiến về phía cửa. Nhưng lần này bực tức hơn lần trước nên hoàng hậu không gọi y lại.
Cauvignac ra ngoài.

- Hãy bắt nhốt y lại. - Hoàng hậu nói.
Guitaut chuẩn bị làm theo lệnh.
- Xin hoàng hậu thứ lỗi. - Mazarin nói - Tôi cho rằng hoàng hậu đã sai lầm, khi để lộ thái độ giận dữ như vậy.
- Tại sao chứ? - Hoàng hậu hỏi.

- Bởi vì tôi e rằng sau này có thể người sẽ cần đến y, và nếu người ngược đãi y như vậy, biết đâu người sẽ buộc phải trả giá gấp đôi.
- Thôi được. - Hoàng hậu nói - Chúng ta sẽ trả cái giá mà y đòi, nhưng tạm thời không được rời mắt khỏi y.
- A, về điều này, thì lại khác, tôi sẽ là người đầu tiên hoan nghênh ý kiến ấy.
- Này Guitaut, hãy xem thử hắn đang làm gì? - Hoàng hậu nói.

Guitaut đi ra và trở lại nửa giờ sau.
- Sao? Hắn đang làm gì? - Hoàng hậu hỏi.
- Tâu hoàng hậu, người có thể hoàn toàn yên tâm. - Guitaut trả lời - Y không muốn tìm cách bỏ đi đâu cả, tôi có hỏi thăm rồi: Y trú ngụ cách đây khoảng ba trăm bước tại lữ quán của một ông tên Biscarros.
- Hắn ta đã về đấy rồi à?

- Thưa ông, y đang đứng trên một mô đất cao và nhìn ngài De La Meilleraye chuẩn bị cuộc hãm thành, y có vẻ rất quan tâm đến công việc đó.
- Còn quân đội thì sao?
- Đã đến rồi, tâu hoàng hậu, và đang chuẩn bị chiến đấu.
- Như vậy ngài thống chế sẽ tấn công ngay bây giờ à?

- Tâu hoàng hậu, tôi nghĩ rằng, trước khi mở một cuộc tấn công, có lẽ để cho binh sĩ nghỉ ngơi một đêm.
- Nghỉ ngơi một đêm! - Anne D'Autriche kêu lên - Quân đội hoàng gia lại phải dừng lại một ngày một đêm trước mặt cái chòi như vậy hay sao? Không thể được. Guitaut hãy đến nói với ngài thống chế rằng phải tấn công ngay bây giờ. Đức vua muốn đêm nay được nghỉ tại Vayres.

- Nhưng, thưa hoàng hậu - Mazarin hỏi nhỏ - hình như sự cẩn trọng của ngài thống chế...
- Còn đối với tôi hình như một khi oai quyền của hoàng gia đã bị nhục mạ, thì cần phải trả thù ngay. Này Guitaut, hãy đến nói với ngài De La Meilleraye rằng ta đang chờ xem ngài hành động đấy.

Sau khi đuổi Guitaut ra ngoài với một cử chỉ oai nghi, hoàng hậu nắm tay con trai dẫn ra khỏi phòng và không thèm chú ý xem có ai ủng hộ mình hay không, bà theo một cầu thang dẫn lên sân thượng.

Từ sân thượng ấy có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng rộng lớn. Hoàng hậu nhìn ra chung quanh. Cách hai trăm bước phía sau bà là con đường đi Libourne, nơi nổi lên ngôi lữ trắng xóa của anh bạn chúng ta, mét Biscarros. Dưới chân bà là con sông Dordogne với dòng nước chảy xiết, hùng dũng và êm đềm. Phía bên phải có sừng sững thành lũy Vayres im lìm như một phế tích, vòng chung quanh là những bức tường thành mới được dựng lên. Vài người lính gác đi dọc trên tường cao và từ lỗ hổng thò ra năm khẩu súng thần công, với nòng súng đen ngòm, phía bên trái là ngài De La Meilleraye đang sắp xếp cho quân đóng trại. Tất cả quân đội đều đến nơi và tụ lại chung quanh ông.

Trên một mô đất cao, một người đàn ông đang đứng chăm chú theo dõi hoạt động của những người bên trong cũng như bên ngoài thành, người đó là Cauvignac.
Guitaut đang qua sông trên thuyền của ông lái bến Ison.

Hoàng hậu đứng bất động trên sân thượng, mày cau lại nắm tay cậu bé Louis XIV, cậu cũng đang tò mò nhìn cảnh tượng đó, và thỉnh thoảng lại nói với mẹ:
- Thưa mẹ, cho phép con leo lên con ngựa chiến của con và xin hãy để cho con đi cùng với ông De La Meilleraye trừng trị bọn khốn kiếp đó.

Bên cạnh hoàng hậu là Mazarin, với bộ mặt diễu cợt tạm thời mang một vẻ suy tư quan trọng chỉ có trong những dịp trọng đại, và phía sau hoàng hậu, là các bà tùy tùng, noi theo sự im lặng của Anne D'Autriche, chỉ dám trao đổi vài câu nho nhỏ.
Thoạt nhìn thì cảnh tượng đó mang một vẻ yên tĩnh vào hòa bình. Nhưng mọi người đều hiểu rằng chỉ cần một tia lửa, để tất cả bùng nổ lên và tàn phá tất cả.

Mọi ánh mắt theo dõi Guitaut nhiều hơn cả, bởi vì chính từ ông sẽ phát ra tia lửa mà mọi người đang chờ đợi với mọi tâm trạng khác nhau.
Ngay cả đội quân cũng chờ đợi. Và khi người liên lạc vừa mới bước chân lên bờ, mọi ánh mắt đều hướng về phía ông, ngài De La Meilleraye vội rời đám sĩ quan của mình và tiến lại gặp ông.

Guitaut và viên thống chế lộ vẻ kinh ngạc. Rõ ràng là ông ta nhận thấy mệnh lệnh quả là không hợp lý. Bởi vậy ông ta đưa ánh mắt nghi ngờ hướng về phía nhóm người trong đó hoàng hậu nổi bận hẳn. Nhưng Anne D'Autriche rất hiểu ý nghĩ của viên thống chế nên gật đầu đưa tay phác một cử chỉ uy nghi, đến nỗi viên thống chế, vốn biết rõ cá tính chuyên chế nên chỉ còn biết cúi đầu tuân lệnh.

Liền đó, sau một mệnh lệnh của viên thống chế, ba bốn viên sĩ quan nhảy lên lưng ngựa và chạy về mấy hướng khác nhau.
Bất cứ nơi nào họ đi ngang qua, công việc dựng trại liền bị đình chỉ và cùng với tiếng trống, tiếng kèn, tất cả chạy đến nơi đặt vũ khí của mình. Một cảnh tượng hoảng loạn xảy ra với người lính chạy qua chạy lại, rồi dần dần trật tự được thiết lập, mọi người đứng vào hàng ngũ, kèn và trống liền im tiếng.

Một tiếng trống đáp lại từ sau những dãy tường thành rồi cùng ngưng bặt và một cảnh im lặng nặng nề trải dài trên đồng bằng.
Thế là một mệnh lệnh chính xác, rõ ràng và rắn rỏi vang lên. Từ nơi bà đứng, hoàng hậu không thể nghe những lời này, nhưng ngay khi đó bà thấy các đội quân xếp thành từng hàng, bà đưa khăn tay lên vẫy con, vị vua trẻ nôn nóng la lên, vừa dậm chân: Tiến lên! Tiến lên!

Quân đội đáp lại bằng một tiếng hô duy nhất: Đức vua muôn năm! Rồi một đoàn tiến lên trước đến dừng lại nơi một mô đất nhỏ, và sau những tiếng súng, hàng ngũ dãn ra.
Có lẽ Richon đã tự đặt cái luật là không nổ súng trước lúc lên, lần này cũng vậy, ông chờ cho quân đội hoàng gia khiêu khích trước, và cũng như lần đầu tiên, một hàng những mũi súng từ trên mặt thành chĩa xuống bên dưới.

Ngay khi đó, sáu khẩu thần công nổ cùng một loạt và người ta thấy đất đá cùng gỗ của pháo đài kia bắn lên mù trời.
Không phải chờ đợi lâu câu trả lời, đội thần công trên thành cũng nổ vang, đào những khoảng trống trong hàng ngũ đội quân hoàng gia, nhưng sau mệnh lệnh của viên chỉ huy, những khoảng trống đó mau biến đi mất và hàng người tiếp tục tiến lên.
Đến lượt những cây súng dài nã đạn trong khi chờ đợi nạp đạn mới vào các khẩu thần công.

Năm phút sau hai bên lại nã đạn vào nhau gần như cùng một lúc, chẳng khác gì hai cơn dông cùng chống lại nhau như hai tiếng sấm phát ra cùng một lúc.

Và vì thời tiết yên tĩnh, trên không trung không có một ngọn gió nào nên khói súng bao phủ toàn cảnh chiến trường, binh sĩ của cả hai bên cùng biến mất và một đám mây mù chỉ thỉnh thoảng xé tan bởi những ánh chớp lửa của các khẩu thần công.
Thỉnh thoảng từ những đám mây người ta thấy phía sau của đội quân hoàng gia sót lại vài người lính lảo đảo cố lê bước rồi ngã xuống với những vệt máu khá dài.

Chẳng bao lâu, số người bị thương tăng nhanh, tiếng thần công và tiếng súng vẫn tiếp tục. Thế nhưng các nòng súng bên quân đội hoàng gia chỉ bắn hú họa và ngập ngừng, bởi vì giữa những đám khói dày đặc ấy chẳng còn có thể phân biệt đích xác nơi bắn. Còn phía trong thành, bởi vì họ có ngay trước mặt mình là kẻ thù nên những phát súng lại gấp rút và dữ dội hơn bao giờ hết.

Cuối cùng, bên quân đội đức vua dứt hẳn tiếng súng, rõ ràng là họ đang leo vào thành và đang chiến đấu xáp lá cà.
Khói súng tan dần và những người chứng kiến trải qua một khoảnh khắc lo âu. Mọi người đều thấy đội hoàng gia đẩy lùi một cách lộn xộn, để lại dưới chân thành đầy những xác chết. Có những mảnh tường thành bị phá hủy để lộ vài lỗ hổng, những lỗ hổng ấy dầy đặc những mũi súng và mũi giáo, và những người đó là Richon, thân hình đầy máu me nhưng bình tĩnh và lạnh lùng như đang chứng kiến một tấn bi kịch nào đó, tay cầm một cây rìu đầy máu.

Dường như người đó, luôn luôn đứng giữa làn đạn, được che chở bởi một thứ yêu thuật, ông không trúng một mảnh đạn nào, không trúng một nhát thương nào, thản nhiên và không thể nào chiếm lại.
Đã ba lần thống chế De La Meilleraye hô quân xung phong, ba lần đội quân hoàng gia đều bị đẩy lùi ngay trước mắt đức vua và hoàng hậu.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 2-7-2012 22:56:41 | Chỉ xem của tác giả

Những giọt lệ lặng lẽ chảy dài trên đôi má của vị vua trẻ. Anne D'Autriche vặn hai bàn tay vào nhau vừa lẩm bẩm:
"Ôi, tên kia! Tên kia! Nếu mi rơi vào tay ta thì ta sẽ cho biết tay".
May sao, màn đêm buông xuống thật nhanh, thống chế De La Meilleraye ra lệnh rút.
Cauvignac rời vị trí quan sát của mình bước xuống khỏi mô đất cao, băng qua cánh đồng tiến về phía ngôi lữ quán của Biscarros.

- Thưa hoàng hậu. - Mazarin vừa nói vừa đưa tay chỉ Cauvignac - Đó là người có thể tránh cho ta khỏi phải đổ biết bao nhiêu máu chỉ với một ít vàng thôi.
- Kìa! - Hoàng hậu nói - Ngài hồng y, đây có phải là lời khuyên của một người vốn tiết kiệm như ngài không?
- Thưa hoàng hậu, đúng vậy, tôi biết giá trị của vàng, nhưng tôi cũng biết giá trị của máu nữa, nhưng hiện tại thì máu đắt hơn vàng.

- Ông cứ yên tâm. - Hoàng hậu trả lời - Máu đổ ra sẽ rửa được hận. Này, Cominges. - Bà nói tiếp vừa quay về phía viên đội phó đội cận vệ - Hãy đi gọi ngài De La Meilleraye về đây cho ta.
- Còn ngươi, Berdouin - Ngài hồng y nói với người hầu của mình, vừa đưa tay chỉ về phía Cauvignac đang chỉ cách quán Con Bê Vàng vài bước - ngươi thấy người đàn ông đó chứ?

- Vâng, thưa đức ông.
- Đấy, hãy đến bảo rằng ta cần gặp hắn, và đêm nay hãy kín đáo đưa hắn vào phòng ta.
Hôm sau buổi gặp gỡ với người yêu tại nhà thờ De Cambes, phu nhân De Cambes đến trình diện bà quận chúa với ý định thức hiện lời nàng đã hứa với Canolles.

Khắp thành phố đều đang nhốn nháo: Người ta vừa nhận được tin báo rằng đức vua đã đến gần Vayres và cùng với tin đó là hành động chống trả dũng cảm của Richon, chỉ với năm trăm người thôi đã hai lần đẩy lùi được đội quân mười hai ngàn của đức vua. Phu nhân quận chúa là một trong những người đầu tiên nhân được tin báo, và trong lúc vui mừng, bà đã vỗ tay kêu lên:
- Ôi! Phải chi ta có một trăm người chỉ huy như Richon!

Nữ tử tước De Cambes cũng góp vào với những lời khen ngợi đó, vui mừng vì có thể khen ngợi trước mặt mọi người, tư cách của một người mà nàng rất quý mến, và hơn nữa đây sẽ là một dịp rất tốt để nàng trình bày nguyện vọng của mình.

Nhưng đang khi ấy phu nhân quận chúa có quá nhiều mối lo âu để Claire dám nghĩ đến chuyện trình bày tâm tư. Vấn đề khi đó phải làm sao gởi quân cứu viện đến cho Richon, vì sắp tới đây, đội quân của ngài D'Epernon sẽ đến hợp lực với quân đội hoàng gia. Ban tham mưu đang bàn đến việc cứu viện và nhận thấy rằng tình hình chính trị lấn át mọi chuyện riêng tư nên Claire trở về với cương vị một nữ cố vấn và cả ngày hôm đó, chẳng có một lời nào nhắc đến Canolles.

Một lá thư ngắn nhưng âu yếm báo cho người tù binh biết về sự chậm trễ, nhưng lần hứa hẹn này không còn làm cho chàng đau khổ nữa. Chàng đã được lời hứa: Claire xin chàng kiên nhẫn chờ đợi và chàng chờ đợi trong hạnh phúc.

Ngày hôm sau, sự chi viện được chuẩn bị xong xuôi, vào lúc mười một giờ trưa, đoàn người xuống thuyền để ngược dòng sông, nhưng vì có giờ và nước chảy xiết nên mọi người tính toán rằng dù có nhanh cách mấy đi nữa thì chỉ có thể đến vào ngày hôm sau. Đại úy Ravailly, người chỉ huy đoàn quân cũng nhận được lệnh thăm dò thành lũy Bordeaux thuộc về đức vua mà mọi người biết rằng chưa có tổng đốc.

Phu nhân quận chúa dùng hết buổi sáng vào việc chuẩn bị để lên đường của đám cứu viện. Buổi chiều bà phải tham dự một cuộc họp tham mưu, mục đích là chống trả với sự kết hợp của hai đội quân hoàng gia và D'Epernon.

Bởi vậy, Claire buộc phải chờ đợi đến ngày hôm sau nữa và đến khoảng bốn giờ chiều nàng có dịp ra một dấu hiệu nhỏ cho Canolles vừa đi ngang qua bên dưới cửa sổ nhà nàng, cử chỉ ấy biểu hiện bao nhiêu là luyến tiếc và yêu thương khiến cho Canolles cảm thấy gần như sung sướng vì cảnh chờ đợi.

Thế nhưng tối đến, để được biết chắc rằng sự chậm trễ này không thể kéo dài lâu hơn, Claire hỏi xin quận chúa ngày mai cho mình được hội kiến riêng, và chắc chúng ta cũng hiểu, nàng không bị từ chối.

Đến giờ đã định, Claire vào trình diện bà quận chúa và được tiếp đón với nụ cười thân thiết nhất. Chỉ có một mình bà, như Claire đã yêu cầu như vậy.

- Sao, em thân yêu! - Phu nhân quận chúa nói với nàng - Có việc gì quan trọng mà em lại muốn được nói chuyện riêng với ta, trong khi em cũng biết rằng ta luôn luôn sẵn sàng với mọi người bạn hữu?

- Thưa phu nhân. - Nàng tử tước nói - Em đến xin phu nhân ném cho em một ánh mắt thương tưởng đến kẻ bầy tôi trung thành đang cần có một chút hạnh phúc riêng tư.

- Rất vui lòng, Claire yêu quý của ta, và chẳng có hạnh phúc nào trên đời này có thể sánh với hạnh phúc mà ta cầu mong cho em. Vậy em hãy nói đi... Em yêu cầu điều gì? Và nếu việc đó thuộc khả năng của ta, thì hãy tin chắc rằng em sẽ được như ý.
- Là một người vợ góa tự do, sự tự do ấy đè nặng lên em hơn là bất cứ cảnh nô lệ nào, nên em muốn đánh đổi sự cô đơn lấy một cuộc sống dễ chịu hơn.

- Như vậy có nghĩa là em muốn lấy chồng, có phải vậy không? - Phu nhân De Condé hỏi.
- Vâng. - Claire đỏ mặt trả lời.
- Việc này đáng được ta quan tâm đến.

Claire phác một cử chỉ.
- Em yên tâm chúng ta sẽ tôn trọng sự kiêu hãnh của em, tử tước à, chồng em phải là một vị công khanh. Ta sẽ kiếm cho em một vị giữa đám cận thần của ta.
- Phu nhân quan tâm quá! - Nữ tử tước trả lời - Và em không muốn làm phiền đến phu nhân.

- Nhưng ta thì lại muốn như vậy, bởi vì ta có bổn phận mang đến cho em hạnh phúc đó để đền bù cho sự trung thành của em, thế nhưng em sẽ chờ đến khi hết chiến tranh chứ?
- Em không muốn chờ đợi lâu nữa, thưa phu nhân. - Claire mỉm cười trả lời.
- Em nói cứ như là em đã chọn lựa rồi, như là em đã có sẵn người chồng mà em muốn hỏi ta.
- Vâng, quả thật là như phu nhân vừa nói.

- Thế à, nhưng kẻ diễm phúc đó là ai vậy? Hãy nói đi, đừng e sợ gì cả.
- Ôi, thưa phu nhân! - Claire nói - Nhưng không hiểu sao em run quá.
Bà quận chúa mỉm cười, nắm bàn tay Claire và dẫn đến gần bên bà.
- Em trẻ con thật! - Bà nói với nàng. Rồi nhìn nàng với một ánh mắt khiến làm tăng thêm sự bối rối của nàng, bà hỏi - Ta có biết người đó không?

- Em tin rằng phu nhân đã nhìn thấy người đó nhiều lần.
- Có lẽ người đó còn trẻ lắm nhỉ?
- Hai mươi tám tuổi.
- Gia đình danh giá?

- Chàng là một nhà quý tộc.
- Một con người anh dũng?
- Danh tiếng chàng được mọi người biết đến.
- Người ấy giàu có?

- Em cũng đã giàu rồi.
- Phải, em à, chúng ta không quên điều đó đâu. Em là một trong những lãnh chúa giàu nhất của chúng ta và chúng ta luôn nhớ rằng những đồng tiền của ngài De Cambes và những tá điền thuộc nhà em đã hơn một lần cứu chúng ta khỏi cảnh khó khăn.

- Lời phu nhân nói khiến cho em cảm thấy vinh dự vì đã được phục vụ người.
- Được rồi. Nếu người đó chỉ là đại úy thì chúng ta sẽ đưa lên làm đại tá, và sẽ đưa lên chức tướng nếu anh ta là đại tá, bởi vì anh ta là một người trung thành chứ?

- Chàng hiện thời đang ở Lens, thưa phu nhân. - Claire trả lời, tránh trả lời câu hỏi.
- Hay lắm! Bây giờ chỉ có một điều ta cần biết.
- Điều gì, thưa phu nhân?

- Tên của con người may mắn đã chiếm đoạt được trái tim và chẳng bao lâu sẽ làm chủ người chiến sĩ đẹp nhất của quân đội ta.
Claire bị đẩy lùi đến mức phòng thủ cuối cùng, gom hết can đảm để chuẩn bị nói lên cái tên nam tước De Canolles, thì bỗng nhiên tiếng vó ngựa vang lên dưới sân, theo sau là tiếng xôn xao bàn tán về những tin tức quan trọng.

Nghe những tiếng ồn ào đó, quận chúa phu nhân chạy đến bên cửa sổ. Người đầy mồ hôi và bụi bặm, người liên lạc nhảy xuống ngựa kể lể chi tiết về một vấn đề gì đó với những người tò mò đang vây quanh. Quận chúa không thể kềm hãm lâu hơn tánh tò mò, bà mở cửa sổ.

- Để cho y lên! - Bà nói lớn.
Người liên lạc ngẩng đầu lên, nhận ra quận chúa và chạy vội lên thang. Năm phút sau, y bước vào phòng, người đầy bụi đất, đầu tóc rối bù, giọng nghẹn lại:
- Thưa phu nhân, xin thứ lỗi cho tôi vì đã trình diện người trong trạng thái này, nhưng tôi mang đến đây một tin trọng đại: Vayres đã đầu hàng rồi!

Quận chúa nhảy lùi một bước, Claire thất vọng buông tay xuống. Lenet vừa theo vào sau người liên lạc, cũng tái mặt.
Năm sáu người khác quên mất, trong chốc lát, sự kính trọng dành cho vị quận chúa, cũng đã ùa vào phòng và câm lặng vì sững sờ.

- Ông Ravailly! - Lenet nói, bởi vì người liên lạc đó không ai khác hơn là viên đại úy đội trưởng đoàn Navailles - Xin ông hãy nhắc lại điều ông vừa nói, vì tôi không thể nào tin được.
- Thưa ông, tôi xin nhắc lại: Vayres đã đầu hàng rồi!

- Đầu hàng! - Phu nhân quận chúa kêu lên, còn đoàn quân cứu viện của ông thì sao?
- Đến muộn quá, thưa phu nhân! Richon đã đầu hàng ngay khi chúng ta vừa đi đến.
- Richon đầu hàng! - Quận chúa kêu lên - Tên hèn nhát! - Tiếng hét của bà quận chúa khiến cho mọi người có mặt ở đó phải rùng mình, thế nhưng tất cả đều im lặng, ngoại trừ Lenet.

- Thưa phu nhân. - Ông nói một cách nghiêm khắc và chẳng nể nang vì lòng kiêu hãnh của bà quận chúa - Xin phu nhân đừng quên rằng danh dự của người bề tôi là tùy thuộc vào lời nói của các quân vương, cũng như mạng sống của họ tùy thuộc vào Thượng đế. Xin đừng gọi người bề tôi dũng cảm nhất của phu nhân là hèn nhát, nếu không, mai đây những kẻ trung thành nhất cũng sẽ bỏ đi khi thấy phu nhân đối xử như vậy với người bạn của họ và phu nhân sẽ cô độc, sẽ bị chê bai và sẽ phải nhận lấy thiệt thòi.

- Kìa ông Lenet! - Quận chúa nói.
- Thưa phu nhân. - Lenet lại nói - Tôi xin nhắc lại với phu nhân rằng Richon không phải là một người hèn nhát, rằng tôi xin lấy danh dự của tôi ra mà bảo đảm cho anh ta, và nếu anh ta đầu hàng, thì chắc chắn là anh ta không thể nào làm khác hơn.
Bà quận chúa tái đi vì giận dữ, đã toan ném vào mặt Lenet một trong những câu nói điên cuồng quá đáng của kẻ bề trên, tin rằng có thể thắng lý lẽ bằng thái độ cao ngạo của mình, nhưng trước con người đang quay lưng lại với bà, trước những ánh mắt né tránh ánh mắt của bà, trước Lenet, đang ngẩng cao đầu và Ravailly đầu cúi thấp, bà hiểu rằng đúng là bà sẽ thua cuộc nếu cứ đeo đuổi phương pháp cay nghiệt này. Thế là bà lại dùng đến lý lẽ thường tình của mình.

- Ôi, đau đớn thay cho ta! - Bà than thở - Tất cả đều bỏ rơi ta rồi, số phận cũng như bạn bè! Ôi, con ơi, đứa con đáng thương của ta ơi, số phận của con rồi cũng như cha con.
Tiếng kêu yếu đuối của người phụ nữ, nỗi đau khổ của một người mẹ luôn luôn đánh động đến mọi tâm can. Bà quận chúa đã nhiều lần thành công với vai đó và lần này cũng vậy.

Trong khi ấy, Lenet đang nghe Ravailly tả lại chi tiết về sự đầu hàng của Vayres.
- Phải rồi. Đúng như ta đã nghĩ! - Một lát sau ông ta kêu lên.
- Ông đã nghĩ như thế nào đây? - Bà quận chúa hỏi.

- Thưa phu nhân, tôi đã nghĩ rằng Richon không phải là một tên hèn nhát.
- Làm sao mà ông biết được?
- Bởi vì anh ta cầm cự hai ngày hai đêm, anh ta sẵn sàng để mình chôn mình vùi dưới đất đống gạch vụn, nếu không có một nhóm người phản phúc đã nổi loạn và buộc anh ta phải đầu hàng.
- Thưa ông, y nên chết chứ không nên đầu hàng. - Bà quận chúa nói.

- Thưa phu nhân, có phải ta có thể chết lúc nào ta muốn đâu? - Lenet nói - Nhưng ít ra... - Ông ta quay về phía Ravailly và nói tiếp - Anh ta là tù binh được bảo đảm với những điều kiện của mình chứ?
- Tôi e là không. - Ravailly đáp lại - Tôi được nghe nói rằng có một viên phó tổng đốc đứng ra thương lượng, như vậy có nghĩa là hình như có kẻ phản bội, và thay vì có quyền đưa ra điều kiện của mình, Richon đã bị giao nạp.

- Phải, phải lắm! - Lenet kêu lên - Bị phản bội, bị giao nạp, chính vậy. Tôi rất biết Richon, và tôi biết anh ta không bao giờ, tôi không nói tiếng hèn nhát, mà là tiếng yếu đuối. Đấy thưa phu nhân, phu nhân có nghe không, bị phản bội, bị giao nạp, nào chúng ta hãy mau mau lo cho anh ta. Một viên phó tổng đốc đứng ra thương lượng, phải không ông Ravailly? Một tai họa đang treo trên đầu Richon. Thưa phu nhân, hãy viết nhanh lên, tôi van phu nhân hãy viết.

- Ta! - Bà quận chúa chua chát nói - Ta phải viết à, mà viết để làm gì?
- Để cứu Richon, thưa phu nhân.
- Sao? Khi đã đầu hàng thì phải lo liệu trước đến những biện pháp an toàn chứ!

- Nhưng chẳng lẽ phu nhân lại không nghe thấy rằng Richon không đầu hàng hay sao? Phu nhân không nghe những gì ông đại úy đây vừa nói: Bị phản bội, bị giao nạp hay sao? Rằng chính một viên phó đứng ra thương lượng chứ không phải anh ta hay sao?
- Thế ông nghĩ người ta sẽ làm gì với Richon của ông chứ? - Quận chúa hỏi.

- Làm gì à? Chẳng lẽ phu nhân lại quên rằng chúng ta đã sử dụng mưu mẹo nào để đưa anh ta vào Vayres hay sao? Chẳng lẽ phu nhân lại quên rằng chúng ta đã dùng một tờ khống chỉ của ngài D'Epernon cho chức vụ của anh ta hay sao? Rằng chính anh ta đã chống lại quân đội hoàng gia do chính đức vua và hoàng hậu chỉ huy hay sao? Rằng chính Richon là người đầu tiên đã giương cao ngọn cờ chống đối hay sao? Và phu nhân, xin phu nhân hãy viết ngay cho ngài De La Meilleraye, xin hãy gởi đi một người liên lạc, một viên sứ giả.

- Vậy, chúng ta sẽ giao cho người liên lạc, viên sứ giả đó nhiệm vụ gì?
- Ngăn cản với bất cứ giá nào cái chết của một viên chỉ huy tài ba, bởi vì nếu phu nhân không hành động nhanh. Ôi! Tôi biết rõ hoàng hậu thưa phu nhân, có lẽ người liên lạc của chúng ta sẽ đến quá muộn!

- Quá muộn! - Bà quận chúa nói - Chúng ta không có con tin hay sao? Chúng ta đã không giam giữ ở Montrond và cả ở đây những viên sĩ quan của nhà vua hay sao?
Claire hoảng hốt đứng bật dậy:

- Ô, thưa phu nhân! Thưa phu nhân! - Nàng kêu lên - Xin phu nhân hãy làm như ông Lenet vừa nói: Hành động trả thù sẽ không mang lại tự do cho ông Richon đâu.
- Đây không phải là vấn đề tự do. - Lenet nói - Đây là vấn đề mạng sống.

- Thì sao? - Bà quận chúa nói - Họ làm gì thì chúng ta sẽ làm y như vậy: Nhà tù đổi nhà tù, thòng lọng đổi thòng lọng.
Claire kêu lên một tiếng và quỳ xuống:
- Ôi, thưa phu nhân! Ông Richon là một người thân thiết của em. Khi nãy em đến đây đển xin phu nhân một ân huệ và phu nhân đã hứa chấp thuận. Bây giờ thì em xin phu nhân hãy sử dụng quyền hạn của mình để cứu Richon.

Claire đang quỳ dưới đất. Bà quận chúa nắm lấy cơ hội này để chấp thuận những lời thỉnh cầu của Claire thay vì phải nghe theo những lời khuyên khô khan của Lenet. Bà đến bên bàn, lấy bút và viết cho ông De La Meilleraye một lá thư, xin đổi Richon lấy một trong những viên sĩ quan của đứa vua mà bà đang cầm tù, theo sự lựa chọn của hoàng hậu. Viết xong, bà đưa mắt tim một kẻ sẽ mang thư đi. Thế là, mặc dù hãy còn đau đớn vì vết thương cũ và vô cùng mệt mỏi, Ravailly xin nhận lãnh sứ mạng với đòi hỏi duy nhất là xin được một con ngựa khỏe mạnh. Bà quận chúa cho phép chàng đến chuồng ngựa của bà chọn một con vừa ý, và viên đại úy lên đường.

Một lát sau, đám đông dân chúng, được biết sứ mạng của Ravailly, xúm đến chung quanh ngôi nhà và vui mừng hô vang:
- Phu nhân quận chúa! Ngài quận công D'Enghien!
Bực bội vì phải ra mặt hàng ngày trước đám đông và vì những lần xuất hiện ấy giống như những mệnh lệnh truyền hơn là những lời tung hô, bà quận chúa đã toan từ chối ý muốn của dân chúng, nhưng đám đông vẫn ngoan cố, và chẳng bao lâu những tiếng reo biến thành những tiếng gào thét.

- Nào! - Phu nhân nói và nắm tay con trai - Chúng ta ra mặt thôi! Chúng ta chẳng còn những tên nô lệ phải tuân lời!
Và tạo cho khuôn mặt một nụ cười duyên dáng nhất, bà hiện ra trên bao lơn và chào đám đông mà bà vừa là nữ hoàng, vừa là nô lệ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách