Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 9013|Trả lời: 50
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Nhóc Nicolas - Những Chuyện Chưa Kể (Tập 1) | René Goscinny &

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả


Tên tác phẩm: Nhóc Nicolas - Những truyện chưa kể phần 1
Tên tác giả: René Goscinny & Jean-Jacque Sempé
Tên dịch giả: Trác Phong và Hương Lan
Thể loại: Tiểu thuyết
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn tác phẩm: www.e-thuvien.com
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:01:09 | Chỉ xem của tác giả
MỤC LỤC


CHƯƠNG I: NGÀY KHAI GIẢNG

Ngày khai giảng
Những kẻ bất bại
Phòng ăn tập thể
Những kỷ niệm dịu êm và tươi đẹp
Nhà thằng Geoffroy
Thư xin phép
(1611-1673)
Con thỏ tuyệt vời
Sinh nhật của Clotaire
Xong rồi, thế là nhà tôi đã có vô tuyến!
Bài học
Cô giáo mới
Clotaire chuyển nhà
Trò chơi vượt rào
Cái kẹo
Chúng tôi không phải xấu hổ

CHƯƠNG II: THẦY MOUCHABIÈRE GIÁM SÁT CHÚNG TÔI

Thầy Mouchabière  giám sát chúng tôi
Đoàng!
HÍT LE
Pháo đài
Rạp xiếc
Quả táo
Cái ống nhòm
Hình phạt
Chú Eugène
Hội chợ phiên
Nhiệm vụ
Bữa ăn gia đình
Bánh mứt táo
Trông nom tôi
Tôi mua hàng đống quà
CHƯƠNG III: NHỮNG HÀNG XÓM MỚI

Những hàng xóm mới
Điều ngạc nhiên thú vị
TUYYYÝT
Đàn bà con gái
Kèn Trompet
Mẹ đi học
Bài tập làm văn
Cảm hóa ông Courteplaque
Tôi đứng thứ nhất
Bóng chày Sylvestre
Tôi sắp dọn nhà cửa
Con vỏi con voi
Thực thà
Uống thuốc
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:02:39 | Chỉ xem của tác giả
Ngày khai giảng

Mẹ bảo ngày mai chúng tôi sẽ đi mua một vài thứ để chuẩn bị cho lễ khai giảng.

- Vài thứ gì? Bố hỏi.

- Nhiều thứ, mẹ đáp. Này nhé: một cái cặp mới, một hộp bút, và một đôi giày.

- Lại một đôi giày nữa ư? bố kêu lên. Không thể tin được! Cứ như nó ăn giày vậy!

- Không, nó chỉ ăn súp để chóng lớn thôi, mẹ nói. Và khi cu cậu lớn lên, thì chân cũng to lên theo.

Ngày hôm sau, tôi theo mẹ đi mua đồ, tôi và mẹ hơi cãi nhau vì đôi giày, tôi thì muốn mua một đôi giày thể thao, còn mẹ thì lại muốn mua cho tôi một đôi giày bằng da thật chắc chắn, nếu như tôi không ưng thì chúng tôi sẽ về nhà luôn, và chắc chắn bố sẽ không vui.

Cái chú bán ở cửa hàng thật tốt bụng: chú cho tôi thử một đống giày, rồi giải thích với mẹ tôi rằng đôi nào cũng tốt cả, nhưng mẹ không thể nào quyết định được, rồi có một đôi giày màu hạt dẻ mà chú ấy rất thích, mẹ hỏi tôi có thấy thoải mái khi đi đôi giày đó không, tôi trả lời có, vì tôi không muốn làm phiền lòng chú bán hàng, trong khi đôi giày đó làm tôi cảm thấy hơi đau.

Thế rồi mẹ mua cho tôi một chiếc cặp tuyệt vời, mà chúng tôi rất thích dùng cặp để nghịch với nhau mỗi khi tan học, bằng cách lấy cặp ném vào chân lũ bạn khiến chúng vấp ngã, và tôi vô cùng mong được gặp lại bạn bè của tôi, rồi mẹ lại mua cho tôi một cái hộp bút trông như bao súng lục, có điều thay vì khẩu súng lục, thì bên trong lại có một cái gọt bút chì hình máy bay, một cục tẩy hình con chuột, một cái bút chì hình cây sáo, và một đống thứ khác giống hình một loạt thứ, và chắc chắn là với những thứ này chúng tôi sẽ tha hồ đùa nghịch trong lớp.

Đến tối, khi bố nhìn thấy tất cả những thứ mẹ đã mua cho tôi, bố nói bố mong tôi sẽ giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập của mình, và tôi nói vâng ạ. Đúng thế, tôi vẫn giữ rất cẩn thận đồ dùng học tập của tôi chứ, cho dù cái gọt bút chì vẫn bị vỡ trước bữa ăn tối, trong lúc giả vờ ném bom vào con chuột, và bố nổi cáu, bố nói rằng thật không thể chịu nổi tôi từ khi chúng tôi trở về nhà, rằng bố sốt ruột mong sớm tới ngày khai giảng đi cho xong.

Đúng là cũng đã sắp đến ngày khai giảng, thế nhưng tôi và bố mẹ thì đã đi nghỉ hè về từ lâu rồi.

Kỳ nghỉ hè thật là tuyệt, chúng tôi đã vui chơi tha hồ. Chúng tôi ra biển nghỉ mát, và tôi đã làm biết bao nhiêu chuyện kinh khủng: tôi đã bơi ra cực xa, thế rồi, trên bãi biển, tôi đã thắng trong một cuộc thi, và người ta đã tặng cho tôi hai quyển truyện tranh cùng một lá cờ hiệu. Còn nữa, da tôi đã trở nên đỏ au dưới ánh nắng mặt trời, trông tôi thật oách.

Tất nhiên, về đến nhà một cái là tôi rất muốn cho lũ bạn thấy da tôi đỏ lên như thế nào, nhưng có điều vô cùng chán trước ngày trường khai giảng là: chẳng gặp được một mống nào cả. Thằng Alceste - đứa ở gần nhà tôi nhất, và cũng là đứa tôi thân nhất, một tên béo tròn suốt ngày ăn – cũng chẳng có ở nhà; năm nào thằng Alceste cũng đi cùng bố mẹ đến nhà chú nó làm nghề bán thịt nguội ở Auvergne. Mà thằng Alceste còn đi nghỉ hè rất muộn, vì để đến ở nhà chú thì nó phải nhờ chú nó đi nghỉ hè ở tận Côte d’Azur về. Ông Compani, là người bán tiệm tạp hoá trong khu phố chúng tôi, khi nhìn thấy tôi đã khen tôi đẹp trai ghê, rằng trông tôi giống như miếng bánh mì tẩm gia vị (1), rồi ông ấy cho tôi một ít nho khô và một quả ô-liu, nhưng cũng làm sao mà bằng gặp được bọn bạn cơ chứ.

Và suy cho cùng, thật là bất công, nếu chẳng có ai nhìn thấy, thì da có đỏ au lên cũng chẳng để làm gì, đâm ra tôi trở nên hết sức bực bội, và bố nói với tôi rằng đừng có mà giở trò văn nghệ như hàng năm nữa, rằng bố không muốn từ giờ đến ngày khai giảng tôi trở thành kẻ không ai chịu đựng được.

- Nhưng con sẽ trắng toát hết đến khi vào học! tôi nói.

- Nó bị ám ảnh mất rồi! bố kêu lên. Từ khi đi nghỉ hè về, nó chỉ nghĩ tới làn da cháy nắng của nó thôi!... Nghe đây, Nicolas, con có biết con sẽ làm gì không? Con sẽ đi ra vườn và tha hồ mà phơi nắng. Như thế con sẽ không làm điếc tai bố nữa, và đến ngày con nhập học, trông con sẽ giống như một gã Tarzan (2) thực thụ.

Thế là tôi ra vườn, nhưng tất nhiên ở ngoài vườn chẳng thể giống như trên bãi biển được, chưa kể trời còn đầy mây nữa.
Rồi mẹ lại gọi tôi:

- Nicolas! Con làm gì mà nằm dài ra bãi cỏ thế? Con không thấy là trời bắt đầu mưa hả?

Mẹ nói rằng thằng nhóc làm cho mẹ phát điên lên mất, thế là tôi lại vào nhà; còn bố đang đọc dở một tờ báo thì nhìn tôi và nói rằng trông tôi đỏ thật, nhưng mà tôi phải đi lau đầu ngày đi vì tôi đã bị ướt.

- Không đúng! Tôi hét lên. Con chẳng đỏ lên được tẹo nào! Con muốn quay lại bãi biển!

- Nicolas! bố quát lên. Con có thể tỏ ra biết điều và đừng ăn nói lung tung nữa được không! Nếu không thì con sẽ lên phòng ngay lập tức và bị phạt nhịn bữa tối! Con hiểu chưa?

Thế là tôi bắt đầu khóc, tôi nói thật là bất công, rằng tôi sẽ bỏ nhà đi và tôi sẽ đi một mình đến bãi biển, rằng tôi thà chết còn hơn là phải trắng bóc trở lại, rồi mẹ từ trong bếp chạy ra, mẹ nói mẹ đã chán ngấy phải nghe tôi khóc lóc cả ngày, rằng nếu đó là hậu quả của kỳ nghỉ hè, thì năm sau mẹ thà nghỉ ở nhà, mặc kệ bố và tôi xoay xở trong kỳ nghỉ, vì mẹ cũng chẳng cần đi nghỉ để làm gì.

- Thế chính em chả yêu cầu năm nay chúng ta quay lại nghỉ ở vùng Bains-les-Mers là gì, bố đáp. Dù sao đi nữa cũng chẳng phải là lỗi của tôi nếu cậu chàng này trở nên mè nheo như thế, bao giờ nó cũng là đứa khó chịu mỗi khi chúng ta quay về đến nhà!

- Bố bảo nếu ra vườn phơi nắng thì con sẽ trở thành một Tarzan thực thụ, tôi giải thích. Nhưng con chẳng thấy mình đỏ thêm tẹo nào!

Thế là mẹ bật cười, mẹ nói rằng mẹ thấy tôi vẫn rất đỏ, rằng tôi là Tarzan bé bỏng của mẹ, và mẹ chắc chắn rằng đến khi đi học tôi sẽ là đứa cháy nắng nhất trong lũ bạn. Rồi mẹ bảo tôi vào phòng chơi, đến bữa tối mẹ sẽ gọi.

Đến bữa ăn, tôi cố gắng để không nói chuyện với bố, nhưng bố làm đủ kiểu mặt hề khiến tôi bật cười, quả thật là ngộ nghĩnh. Mẹ làm món bánh mứt táo.

Thế rồi, ngày hôm sau, ông Compani cho chúng tôi biết gia đình Courteplaque sẽ trở về trong ngày hôm nay. Ông bà Courteplaque là hàng xóm của chúng tôi, họ sống trong ngôi nhà ngay sát cạnh nhà tôi, và họ có một đứa con gái cùng tuổi với tôi tên là Marie-Edwige, có bộ tóc vàng và đôi mắt màu xanh nước biển tuyệt đẹp.

Về chuyện này tôi thấy thật sự lúng túng, bởi vì tôi rất muốn Marie-Edwige nhìn thấy tôi với làn da đỏ au, nhưng tôi không nói gì với bố, vì bố đã báo trước với tôi nếu tôi còn nói đến chuyện da cháy nắng một lần nữa thì cứ liệu hồn.
Vì ngoài trời có nắng nên tôi ra vườn phơi mình, rồi thỉnh thoảng lại chạy vào trong buồng tắm soi gương, nhưng tôi chảng thấy mình đỏ lên tí nào, và tôi nghĩ rằng tôi sẽ thử ra vườn phơi nắng thêm một lần nữa, nếu như vẫn còn trắng thì tôi sẽ đi nói với bố.

Đúng vào lúc tôi chạy ra vườn, ô tô của ông Courteplaque dừng lại trước cửa nhà họ, với hàng đống đồ đạc xếp trên nóc xe.
Thế rồi Marie-Edwige xuống xe, và khi nhìn thấy tôi, cô nàng giơ tay vẫy chào. Còn tôi, tôi đã đỏ dừ hết cả người.
----------------

(1)  Một loại bánh mì nướng có màu mật ong.
(2)  Nhân vật trong “Quyển sách rừng xanh”
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:11:01 | Chỉ xem của tác giả
Những kẻ bất bại


BỌN MÌNH SẼ LẬP RA MỘT BĂNG... Chính thằng Geoffroy đã nghĩ ra ý đó. Trong giờ ra chơi, nó nói với chúng tôi nó vừa đọc xong một quyển truyện trong đó có một nhóm bạn đã lập ra một băng và sau đó, họ làm nhiều chuyện động trời, họ bảo vệ mọi người đánh lại bọn xấu, họ giúp đỡ người nghèo, tóm cổ lũ cướp, phải nói là vui kinh khủng.

- Băng của bọn mình sẽ lấy tên là Những Kẻ Bất Bại, giống như trong truyện. Sau giờ học, cả bọn sẽ tập trung trên bãi đất hoang, thằng Geoffroy nói với chúng tôi; mật khẩu sẽ là: “Dũng cảm không chùn!”

Khi tôi ra bãi đất hoang, cả lũ Geoffroy, Rufus, Eudes, Alceste và Joachim đã có mặt. Tôi bị cô giáo giữ lại trong lớp một lát, cô nói tôi đã làm sai bài tập số học; tôi phải nhắc bố để bố làm cẩn thận hơn mới được.

- Mật khẩu? thằng Alceste vừa hỏi vừa ném những mẩu bánh sừng bò vào mặt tôi (thằng Alceste này lúc nào mà nó chẳng ăn).

“Dũng cảm không chùn”, tôi đáp. “Mày có thể vào”, nó nói.

Cái bãi đất hoang này thật tuyệt. Chúng tôi rất hay ra đây chơi; ở đây có cỏ, có lũ mèo, một đống vỏ đồ hộp, lốp ô tô và một chiếc xe ô tô đã mất hết bánh, nhưng chúng tôi vẫn leo lên chơi rất vui, dỉn, dỉn! “Chúng ta sẽ họp mặt trong xe ô tô”, Geoffroy nói. Cái thằng Geoffroy này làm tôi buồn cười quá, nó rút từ trong cặp ra một cái mặt nạ che lên mắt, một cái áo choàng đen có chữ “Z” sau lưng và một cái mũ. Bố nó rất giàu, ông ta thường mua cho nó rất nhiều đồ chơi và quần áo cải trang. “Trông mày giống như một thằng hề”, tôi nói với Geoffroy, và nó có vẻ không hài lòng.

- Đây là một băng đảng mật, Geoffroy nói, vì tao là thủ lĩnh, nên không một ai được phép nhìn thấy mặt.

- Thủ lĩnh? thằng Eudes nói, mày đùa đấy à? Tại sao mày lại được làm thủ lĩnh, có phải vì trông mày giống như một cái nấm với cái mũ trên đầu không?

- Không, Geoffroy nói, mà vì chính tao là người đã nghĩ ra ý tưởng lập băng, có thế thôi! Rồi thằng Clotaire đến. Clotaire lúc nào cũng ra về sau tất cả lớp. Vì học dốt nhất lớp, nên nó luôn phải gặp cô giáo, nó còn phải chép phạt nữa. “Mật khẩu?” Alceste hỏi.

“Dũng cảm kỳ lạ”, Clotaire đáp.

- Không, Alceste nói, mày không được vào. Đó không phải là mật khẩu!

- Cái gì, cái gì cơ, Clotaire nói, mày phải cho tao vào, cái đồ béo phì!

- Không, thằng Rufus đáp lời, mày chỉ được vào khi nào nói đúng mật hiệu, tao không đùa đâu! Alceste hãy theo dõi nó!

- Theo tao, thằng Eudes nói, tao đề nghị bọn mình chọn ra thủ lĩnh, oong đơ toa...

- Không được! thằng Geoffroy nói. Trong truyện, thủ lĩnh là người dũng cảm và khéo léo nhất. Thủ lĩnh phải là tao! Thế là Eudes tặng luôn cho nó một quả đấm vào mũi, cái thằng Eudes ấy rất khoái làm như vậy. Geoffroy ngã lăn ra đất, cái mặt nạ lệch sang một bên và hai tay ôm lấy mũi.

- Đã thế, Geoffroy nói, mày sẽ không được vào trong băng nữa!

- Ôi dào! Eudes nói, tao thà về nhà chơi tàu hoả chạy bằng điện còn hơn! Rồi nó bỏ đi.

- Dũng cảm kinh khủng? Clotaire nói, và Alceste trả lời là không đúng, đó vẫn không phải là mật khẩu, và nó không được vào.

- Được rồi, Geoffroy nói, bây giờ chúng ta sẽ quyết định xem phải làm gì. Trong truyện, Những Kẻ Bất Bại lấy máy bay đi sang Mỹ tìm chú của đứa bé mồ côi đáng thương đã bị bọn xấu cướp mất của thừa kế.

- Tao không thể đi được đâu, sang Mỹ, rồi còn đi máy bay nữa, thằng Joachim nói. Mãi vừa rồi mẹ tao mới cho tao tự đi sang đường một mình.

- Chúng ta không thể nào chấp nhận bọn hèn nhát trong băng Những Kẻ Bất Bại!... Geoffroy hét lên.

Thế rồi, thật là tệ hại, Joachim nói như thế là quá đáng, rằng nó mới là người dũng cảm nhất trong cả đám, rằng đã thế thì nó sẽ bỏ đi, rằng cả bọn sẽ tha hồ mà tiếc. Rồi nó đi thật!

- Dũng cảm tuyệt vời? Clotaire hỏi.

- Không! Alceste vừa trả lời vừa ăn một cái bánh nhân sô-cô-la.

- Tất cả vào trong xe, Geoffroy nói, chúng ta sẽ bàn những kế hoạch bí mật. Tôi thích thú vô cùng, tôi rất thích chui vào trong chiếc xe, cho dù thỉnh thoảng chúng tôi bị cứa đau bởi những cái lò xo lòi ra từ đệm ghế xe, giống như cái ghế sa-lông nhà tôi giờ đang nằm trong kho, vì mẹ nói thật là xấu hổ nếu cứ tiếp tục ngồi nó, nên bố đã mua một cái ghế mới.

- Tao sẽ vào trong xe, thằng Rufus nói, với điều kiện tao phải được ngồi chỗ tay lái và lái xe.

- Không, đó là vị trí dành cho thủ lĩnh, Geoffroy trả lời.

- Mày chẳng có vẻ thủ lĩnh hơn tao tí nào, Rufus nói, mà thằng Eudes nói đúng, trông mày giống như một thằng hề trong bộ cải trang của mày!...

- Mày nói như vậy chỉ vì mày là đồ ghen tị, Geoffroy đáp.

- Được rồi! đã thế, Rufus nói, tao sẽ thành lập một băng bí mật khác, và chúng tao sẽ đập tan cái băng của bọn mày, và chính chúng tao sẽ đi sang Mỹ để làm cái việc liên quan tới thằng bé mồ côi ấy.

- Không, Geoffroy hét lên, đó là thằng bé mồ côi của bọn tao chứ có phải của chúng mày đâu, chúng mày cứ đi mà tìm một đứa mồ côi khác đi... không được, tao không đùa đâu đấy!...

- Cứ đợi đấy, Rufus nói, rồi nó bỏ đi.

- Không chùn! Clotaire hét lên, đúng rồi. Không chùn!

- Gượm đã, Alceste nói, cứ đứng yên đó... thế rồi Alceste ra chỗ chúng tôi. “Mật khẩu là cái gì ý nhỉ?” nó hỏi.

- Sao cơ, thằng Geoffroy kêu lên, mày không nhớ mật khẩu là gì nữa rồi à?

- Không, là vì, Alceste nói, cái thằng Clotaire ngu ngốc ấy cứ nói với tao một loạt thứ, thành ra tao chẳng nhớ nữa...
Geoffroy vô cùng tức giận.

- Ái chà! Thật đẹp mặt cho cái băng Những Kẻ Bất Bại, nó nói, bọn mày chẳng phải là Những Kẻ Bất Bại, bọn mày là những đồ vô dụng!...

- Gì cơ? Alceste hỏi.

Thằng Clotaire tiến lại gần.

- Thế nào, tao có thể vào chứ, có hay là không? nó nói.

Geoffroy ném cái mũ xuống đất.

- Mày không được phép vào. Mày đã không nói đúng mật hiệu! Băng đảng mật cần phải có mật khẩu, giống như trong truyện! Những kẻ không biết mật khẩu, toàn là gián điệp!...

- Còn tao, Alceste hét lên, mày nghĩ là tao sẽ ở lại để nghe tất cả những thứ ngu ngốc thằng Clotaire nói với tao hả?... Mà tao cũng chẳng còn gì để ăn nữa cả. Tao đi về nhà đây, nếu không tao sẽ bị muộn bữa quà chiều mất.

Và Alceste đi mất.

- Tao chẳng cần mày cho phép mới vào được đây, Clotaire nói với Geoffroy. Bãi đất hoang này chẳng phải của mày!... Ai cũng đều có quyền vào đây, kể cả gián điệp!

- Tao chán lắm rồi... Nếu thế thì chúng mày cứ vào hết đi!... Geoffroy vừa nói vừa khóc sau tấm mặt nạ. Đúng thế, chúng mày chẳng biết chơi gì cả. Tự tao sẽ thành lập băng Những Kẻ Bất Bại một mình, tao không thèm nói chuyện với chúng mày nữa...

Chỉ còn hai chúng tôi ở lại, thằng Clotaire và tôi. Thế là tôi liền nói mật khẩu cho nó. Như vậy nó không còn là gián điệp nữa, rồi chúng tôi chơi bi với nhau.

Thật là tuyệt vời, ý tưởng thành lập băng đảng của thằng Geoffroy. Tôi đã ăn được ba viên bi...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:13:39 | Chỉ xem của tác giả
Phòng ăn tập thể

Ở TRƯỜNG, CÓ MỘT CÁI PHÒNG ĂN TẬP THỂ, có một số đứa ăn cơm ở đó và chúng tôi gọi bọn ấy là bọn-bán-trú. Tôi và bọn bạn khác của tôi về nhà ăn cơm: đứa duy nhất ở lại là thằng Eudes, vì nhà nó ở khá xa.

Chính vì thế mà hôm qua, tôi rất ngạc nhiên và không thích chút nào khi bố mẹ nói với tôi rằng trưa nay, tôi sẽ ăn cơm ở trường.

- Ngày mai bố và mẹ phải đi xa, mẹ tôi nói, bố mẹ sẽ đi vắng gần như cả ngày. Chính vì vậy mà bố mẹ nghĩ, con yêu, con sẽ ăn cơm ở trường một hôm.

Còn tôi, tôi bắt đầu khóc và hét lên rằng tôi sẽ không ăn ở trường, rằng thật là kinh khủng, rằng chắc chắn ăn cơm ở đó rất chán và rằng tôi không muốn ở cả ngày không được ra khỏi trường, rằng nếu như mọi người cứ ép tôi, thì tôi sẽ phát ốm, tôi sẽ bỏ nhà ra đi, tôi sẽ chết và tất cả mọi người rồi sẽ tha hồ mà thương tiếc tôi.

- Thôi nào, anh chàng, ngoan nào, bố nói. Chỉ một lần thôi mà. Hơn nữa, con cũng phải ăn trưa ở đâu đó, bố mẹ không thể mang con đi theo được. Ngoài ra, chắc chắn họ sẽ cho con ăn rất ngon.

Còn tôi thì càng khóc to hơn, tôi bảo tôi nghe nói ở trường người ta cho ăn thịt toàn mỡ, nên tôi thà chẳng ăn gì cả còn hơn là ở lại trường. Bố gãi đầu và nhìn mẹ.

- Thế làm thế nào bây giờ? bố hỏi.

- Chúng ta chẳng làm thế nào cả, mẹ nói. Mình đã báo với nhà trường rồi và Nicolas đã đủ lớn để phải biết nghe lời. Hơn nữa, dù thế nào thì điều đó cũng chẳng gây đau đớn gì cho nó; như vậy, nó sẽ biết trân trọng hơn những gì được ăn ở nhà. Thôi nào, Nicolas, ngoan đi, hôn mẹ một cái rồi nín đi.

Tôi dỗi một lúc và rồi tôi nhận ra khóc cũng chẳng để làm gì. Vì thế, tôi hôn mẹ, rồi hôn bố và bố mẹ hứa sẽ mang về cho tôi thật nhiều đồ chơi. Cả bố và mẹ đều tỏ ra rất vừa ý.

Sáng nay, khi đến trường, tôi cảm thấy như có một cục to đùng nghẹn trong cổ họng và rất muốn khóc.

- Tao ở lại ăn trưa ở phòng ăn tập thể, tôi giải thích khi lũ bạn hỏi tôi bị làm sao.

- Tuyệt vời! thằng Eudes nói. Chúng ta sẽ xoay xở để được ngồi cùng bàn với nhau.

Thế là tôi bắt đầu khóc và thằng Alceste chia cho tôi một mẩu bánh sừng bò, điều này làm tôi ngạc nhiên tới mức tôi nín khóc ngay lập tức, vì đây là lần đầu tiên tôi thấy Alceste chia một thứ gì đó ăn được cho người khác. Thế rồi, suốt buổi sáng, tôi không nghĩ tới chuyện khóc nhè nữa, vì chúng tôi chơi với nhau rất vui.

Đến trưa, khi nhìn thấy các bạn về nhà ăn trưa, tôi lại bắt đầu cảm thấy một cục to đùng nghẹn ứ trong cổ họng. Tôi liền ra đứng tựa người vào tường và tôi chẳng muốn chơi bi với thằng Eudes. Sau đó chuông reo và chúng tôi ra xếp thành hàng. Thật buồn cười, xếp hàng để đi ăn; chẳng hề giống như mọi khi, vì tất cả các lớp được xêp lẫn lộn với nhau và chúng tôi đứng chung với những đứa hầu như chẳng quen. Cũng may mà còn có thằng Eudes đứng vơớ tôi. Rồi một đứa đứng đằng trước quay lại và nói với tôi:

- Xúc xích, khoai tây nghiền, thịt quay và bánh nhân kem. Hãy báo tiếp đi.

- Tuyệt vời! Eudes kêu lên, khi tôi báo lại như thế cho cậu ấy, có bánh nhân kem! Món ấy ngon kinh khủng!

- Xếp hàng trật tự nào! Thầy Nước Lèo, tức là thầy giám thị của chúng tôi, hét lên.

Rồi thầy Nước Lèo tiến lại gần chúng tôi, thầy nhìn thấy tôi và nói:

- Ồ! Đứng rồi! Hôm nay Nicolas ở lại cùng chúng ta!

Rồi thầy Nước Lèo đưa tay vuốt tóc tôi và nở một nụ cười thật tươi trước khi chạy tới can hai đứa lớp nhỡ đang xô đẩy nhau. Có nhiều lúc thầy Nước Lèo thật đáng mến. Rồi hàng nhích lên dần, và chúng tôi tiến vào phòng ăn tập thể. Gian phòng khá lớn, có rất nhiều bàn với tám cái ghế xếp xung quanh.

- Lại đây nhanh lên! Eudes gọi tôi.

Tôi đi theo Eudes, nhưng quanh bàn của nó, tất cả các chỗ đều đã có đứa ngồi. Tôi vô cùng bối rối, vì tôi không muốn ngồi vào một bàn mà tôi chẳng quen ai cả. Lúc đó, Eudes giơ ngón tay lên và cậu ấy gọi thầy Nước Lèo.

- Thưa thầy! Thưa thầy! Bạn Nicolas có thể ngồi cạnh em được không, thưa thầy?

- Tất nhiên, thầy Nước Lèo đáp. Chắc chắn chúng ta ngồi lung tung rồi. Basile, hôm nay em nhường chỗ của mình cho Nicolas nhé... Hãy ngoan ngoãn một tí chứ nhỉ.

Thế là Basile, một đứa ở lớp tầng trên cầm lấy khăn ăn và thuốc của mình rồi đi sang bàn khác ngồi. Tôi rất vui vì được ngồi cùng bàn với Eudes, nó đúng là một người bạn tốt nhưng tôi chẳng thấy đói tí nào. Và khi hai bà làm việc trong nhà bếp đi qua với những chiếc giỏ đựng đầy bánh mì, tôi cũng lấy một miếng, nhưng đó chỉ là vì tôi sợ sẽ bị phạt nếu như không lấy bánh. Thế rồi người ta mang xúc xích tới, đúng loại mà tôi thích.

- Các con có thể nói chuyện, thầy Nước Lèo nói, nhưng không được làm ồn.

Thế là tất cả cùng bắt đầu hét lên, rồi cái đứa ngồi trước mặt chúng tôi pha trò cho chúng tôi cười, nó làm cho mắt lác xệch đi và giả vờ như không thể nào tìm nổi miệng để nhét miếng xúc xích vào. Sau đó người ta mang thịt quay và khoai tây nghiền tới, cũng may mà bánh mì lại được đưa đến thêm một lần nữa, vì thật là tuyệt khi dùng bánh mì để vét sạch nước sốt.

- Có ai muốn ăn thêm khoai tây nghiền không? bác đầu bếp hỏi.

- Cháu! tất cả chúng tôi cùng kêu lên.

- Bình tĩnh nào, thầy Nước Lèo nói. Nếu không, thầy sẽ không cho các em nói chuyện nữa. Hiểu không?

Nhưng rồi tất cả lại bắt đầu nói chuyện, vì thầy Nước Lèo trong giờ ăn trưa tuyệt vời hơn rất nhiều so với trong giờ ra chơi. Thế rồi chúng tôi được ăn món bánh nhân kem, và món này, đúng là ngon kinh khủng! Tôi ăn đến hai lần, như món khoai tây nghiền.

Sau giờ ăn trưa, chúng tôi ra sân, rồi tôi và Eudes cùng chơi bi. Tôi thắng được ba viên bi thì lũ bạn về nhà bắt đầu quay trở lại, và tôi hơi hơi cảm thấy không vui khi nhìn thấy bọn nó, vì như thế có nghĩa là đã đến giờ vào lớp.

Khi tôi về nhà thì bố mẹ đã về từ trước. Tôi vô cùng mừng rỡ khi gặp lại bố mẹ, rồi chúng tôi ôm hôn nhau một thôi một hồi.

- Thế nào, con yêu, mẹ hỏi tôi, bữa ăn trưa nay không đến nỗi tệ quá chứ? Người ta cho con ăn gì?

- Xúc xích, tôi trả lời, thịt quay với khoai tây nghiền...

- Khoai tây nghiền à? mẹ tôi nói, tội nghiệp gà con của mẹ, con rất ghét món ấy và ở nhà chẳng bao giờ con chịu ăn món ấy cả.

- Nhưng món ấy ở đấy rất tuyệt vời, tôi giải thích. Còn có cả nước xốt, và một đứa pha trò làm cả bọn cười, con ăn món ấy tận hai lần.

Mẹ nhìn tôi, rồi bảo mẹ sẽ đi dọn va-li rồi chuẩn bị bữa tối. Đến bữa, mẹ tỏ ra rất mệt mỏi vì chuyến đi. Thế rồi mẹ mang ra một cái bánh ga-tô nhân sô-cô-la to đùng.

- Nhìn này, Nicolas! mẹ nói với tôi; con xem bánh tráng miệng bố mẹ mua cho con có ngon không này!

- Tuyệt quá! tôi kêu lên. Nhưng mẹ biết không, trưa nay cũng rất tuyệt vời. Bọn con được ăn món bánh nhân kem ngon cực, con ăn tận hai lần, y như món khoai tây nghiền.

Thế là, mẹ nói rằng ngày hôm nay mẹ mệt mỏi quá, rằng mọi người ai cũng căng thẳng, rằng mẹ sẽ để bát đĩa ngày mai mới rửa, rằng mẹ sẽ lên phòng ngủ luôn.

- Mẹ bị ốm phải không? tôi hỏi bố, thấy lo ơi là lo.

Bố cười, vỗ nhẹ lên má tôi và nói:

- Không có gì đâu, anh chàng ạ. Bố nghĩ đó là do món gì đó con ăn trưa nay có vẻ không ổn lắm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:19:27 | Chỉ xem của tác giả
Nhà thằng Geoffroy


Thằng Geoffroy mời tôi đến nhà nó chơi chiều hôm nay. Nó nói với tôi cũng đã mời hàng đống những đứa khác, chắc chắn chúng tôi sẽ tha hồ mà vui!

Bố thằng Geoffroy rất giàu và ông ấy mua cho nó đủ mọi thứ. Chẳng hạn như thằng Geoffroy rất thích chơi trò cải trang, vì thế bố nó đã mua cho nó hàng đống trang phục. Tôi rất thích được đến nhà Geoffroy, đây là lần đầu tiên và hình như nhà nó rất đẹp.

Bố, tức là bố của tôi, đưa tôi đến nhà Geoffroy. Chúng tôi ngồi trong xe ô tô và xe chạy vào tận trong vườn trước nhà Geoffroy.

Bố vừa cho xe chạy rất chậm vừa nhìn xung quanh, miệng huýt sáo khe khẽ. Rồi cả tôi và bố cùng nhìn thấy một lúc: một cái bể bơi! Một bể bơi rất to hình bầu dục, Đầy nước màu xanh biếc và rất nhiều bục nhảy!

- Geoffroy nó có nhiều thứ đẹp quá, tôi nói với bố, con cũng muốn có những thứ giống như thế!

Bố có vẻ lúng túng. Bố để tôi xuống trước cửa nhà Geoffroy và nói với tôi:

- Bố sẽ quay lại lúc sáu giờ để đón con, đừng có ăn nhiều trứng cá hồi quá đấy!

Tôi chưa kịp hỏi bố món trứng cá hồi là gì thì bố đã lái xe đi mất. Tôi không hiểu vì sao bố có vẻ không thích ngôi nhà đẹp đẽ của thằng Geoffroy lắm.

Tôi nhấn chuông cửa và cảm thấy rất lạ, thay vì kêu reng reng như chuông cửa nhà tôi, thì chuông ở đây lại kêu bing boong như chiếc đồng hồ quả lắc của dì Léone vào lúc ba giờ. Cánh cửa mở ra và tôi thấy một ông mặc quần áo rất đẹp và bóng bẩy nhưng trông hơi buồn cười. Ông ấy mặc một bộ áo đen với vạt áo phía sau hơi dài, phía trước không cài khuy, một chiếc áo sơ mi trắng thẳng đơ và một chiếc nơ con bướm màu đen.

- Cậu Geoffroy đang chờ cậu, ông ấy nói, mời cậu đi theo tôi.

Tôi quay người lại để ngó, nhưng đúng là ông ấy đang nói chuyện với tôi, vì thế tôi đi theo ông ta. Ông ấy đi thẳng đơ người, trông y như cái áo sơ mi của ông ấy, đồng thời giậm thật nhẹ hai bàn chân xuống mặt đất, cứ như ông ấy không muốn làm nhàu những tấm thảm trải sàn rất đẹp của bố thằng Geoffroy. Tôi thử đi giống ông ấy, có lẽ trông chúng tôi, người đi trước người đi sau như vậy, phải buồn cười ghê lắm.

Trong lúc chúng tôi đi lên một cầu thang rất rộng, tôi hỏi ông ấy món trứng cá hồi là gì. Lúc đó, tôi không muốn bị ông ấy chế nhạo một tí nào. Ông ấy nói với tôi rằng đó là trứng một loại cá để ăn trên tràng kỷ (trong tiếng Pháp từ “canapé” vừa có nghĩa là “tràng kỷ” lại vừa có nghĩa là “bánh mì lát” . Ở đây Nicolas đã hiểu từ này theo nghĩa đầu tiên nên tưởng là “ăn trứng cá hồi trên tràng kỷ” thay vì phải hiểu là “ăn trứng cá hồi kèm với bánh mì lát” ). Hay đấy chứ, thật là buồn cười khi nghĩ đến việc bọn cá nằm đẻ trứng trên ghế tràng kỷ trong phòng khách. Chúng tôi lên đến tầng trên và đứng trước một cánh cửa. Có rất nhiều âm thanh phát ra từ phía bên kia cánh cửa, những tiếng la hét, tiếng sủa. Cái ông mặc bộ quần áo đen đưa một tay lên ôm trán, ông ấy có vẻ hơi ngần ngừ, rồi ông ấy mở bật cửa, đẩy tôi vào bên trong căn phòng và đóng cửa lại rất nhanh sau lưng tôi.

Tất cả lũ bạn thân của tôi đều đã có mặt, kể cả Hotdog, con chó của Geoffroy. Geoffroy mặc một bộ lính ngự lâm với một chiếc mũ đính lông chim rất to và một thanh kiếm. Có cả Alceste, cái thằng béo ăn suốt ngày, rồi cả thằng Eudes, to khoẻ và rất hay đấm vào mũi bọn khác trong lúc đùa, và một đống đứa khác nữa đang hò hét.

- Vào đây, thằng Alceste bảo tôi, miệng lúng búng nhai, vào đây Nicolas, bọn mình cùng chơi cái tàu hoả chạy điện của Geoffroy!

Tàu hoả của Geoffroy thật tuyệt!

Chúng tôi làm cho tàu trật bánh rất ngoạn mục. Chỉ có điều đáng tiếc là thằng Eudes đã buộc đuôi toa nhà hàng vào đuôi Hotdog khiến nó bắt đầu chạy vòng quanh vì chẳng hề thích như vậy chút nào. Geoffroy cũng không hề thích như thế, vì vậy nó rút kiếm ra và hét lên:

- Hãy coi chừng!

Nhưng Eudes đã cho nó một cú đấm vào mũi. Đúng lúc đó, cửa mở ra và cái ông mặc bộ màu đen bước vào.

- Trật tự nào! Trật tự nào! Ông ấy nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Tôi hỏi Geoffroy xem cái ông ăn mặc đẹp đẽ đó có phải là một người trong nhà nó không, nhưng Geoffroy trả lời không phải, mà đó là Albert, ông quản gia, cũng là người được giao trách nhiệm giám sát chúng tôi. Thằng Alceste nói nó nhớ ra đã từng nhìn thấy những ông quản gia trong phim, và bao giờ họ cũng là lũ sát nhân. Ông Albert nhìn Alceste với đôi mắt của một con cá đã đẻ ra một cái trứng cá quá to. Geoffroy nói là hay ra bể bơi chơi cho thích đi. Tất cả chúng tôi đều đồng ý và chạy cả ra ngoài, theo sau là ông Albert mà chúng tôi hơi xô đẩy một chút trong khi chạy ra, và Hotdog vừa sủa vừa làm ầm ĩ vì chúng tôi quên tháo cái toa nhà hàng ra cho nó. Chúng tôi xuống cầu thang bằng cách trượt trên thanh vịn, thật là tuyệt!

Chúng tôi xúm xít quanh bể bơi và tất cả đều mặc quần lót và áo may-ô do Geoffroy cho mượn. Chỉ có thằng Alceste là không mượn được gì vì quá béo, mặc dù Geoffroy rất muốn cho Alceste mượn hai cái quần lót, nhưng Alceste nói không cần vì nó không thể bơi được, nó vừa mới ăn xong. Tội nghiệp thằng Alceste! Vì nó ăn suốt ngày, nên chẳng bao giờ được bơi.
Tất cả chúng tôi đều nhảy xuống và chúng tôi chơi nhiều trò rất tuyệt: chúng tôi làm cá voi, làm thợ lặn, giả vờ chết đuối, làm cá heo. Chúng tôi thi xem đứa nào có thể ngụp dưới nước lâu nhất, cho tới lúc ông Albert, vẫn theo dõi chúng tôi từ trên bục nhảy để khỏi bị toé nước vào, ra lệnh cho chúng tôi lên bờ hết, ông Albert phát hiện ra Eudes vẫn còn nằm dưới đáy bể bơi. Ông Albert đã nhảy một cú tuyệt đẹp, vẫn mặc nguyên quần áo, và mang Eudes lên.Tất cả chúng tôi đều vỗ tay, trừ thằng Eudes thì vô cùng tức giận, vì nó đang muốn phá kỷ lục lặn dưới nước, đến nỗi nó đã giáng một cú đấm vào mũi ông Albert.
Chúng tôi thay quần áo (Geoffroy cải trang thành người Da Đỏ, với rất nhiều lông chim) rồi chúng tôi sang phòng ăn nhà Geoffroy, trông rộng như một nhà hàng. Bữa chiều rất ngon, nhưng tất nhiên chẳng hề có món trứng cá hồi, đó chỉ là nói đùa thôi. Ông Albert cũng đã đi thay quần áo rồi quay trở lại. Ông ấy mặc một cái áo sơ mi kẻ ô và một áo khoác thể thao màu xanh. Cái mũi của ông ấy vẫn còn đỏ ửng và ông ấy nhìn Eudes cứ như thể cũng sắp đấm một cú lên mũi nó.

Sau đó chúng tôi lại ra chơi tiếp. Geoffroy dẫn chúng tôi vào nhà xe, nó chỉ cho chúng tôi xem ba cái xe đạp và một cái ô tô màu đỏ có bàn đạp, còn có cả đèn pha bật sáng lên được nữa.

- Thế nào? Geoffroy nói với chúng tôi, bọn mày thấy chưa? Tao có tất cả đồ chơi tao thích, bố tao mua cho tao mọi thứ!

Điều này làm tôi không vui mấy và tôi nói với nó rằng ối dào! tất cả nhữnh thứ này chẳng là cái gì cả, ở trong kho nhà tôi có một cái xe ô tô tuyệt vời mà khi còn bé bố tôi đã tự làm bằng những hộp gỗ và bố tôi nói rằng những thứ như vậy các cửa hàng làm gì có mà bán. Tôi còn nói bố thằng Geoffroy còn lâu mới có thể tự làm được một cái ô tô như thế. Chúng tôi đang cãi nhau thì ông Albert đến bảo bố tôi đã đến đón tôi về.

Trong xe, tôi kể cho bố nghe tất cả những gì chúng tôi đã làm và những thứ đồ chơi của Geoffroy. Bố nghe tôi kể và chẳng nói năng gì cả.

Tối hôm đó, chúng tôi thấy chiếc xe ô tô to đùng và bóng loáng của bố thằng Geoffroy dừng lại trước cửa nhà. Bố của Geoffroy tỏ vẻ vô cùng bối rối, ông ấy nói chuyện với bố tôi. Ông ấy hỏi bố có thể bán cho ông ấy cái ô tô nằm trong nhà kho không, vì Geoffroy muốn ông ấy làm một cái như thế nhưng ông ấy lại chẳng biết phải làm như thế nào. Khi đó, bố nói rằng bố không thể bán chiếc xe đó được, bố rất quý nó, nhưng bố sẵn sàng chỉ cho ông ấy biết cách làm. Bố thằng Geoffroy ra về với vẻ rất hài lòng, luôn miệng nói cảm ơn, cảm ơn, và hứa hôm sau sẽ quay trở lại học cách làm ô tô.

Bố tôi cũng rất hài lòng. Khi bố thằng Geoffroy đã ra về, bố tôi đi vòng quanh nhà, ngực ưỡn phồng lên, bố xoa đầu tôi và nói:

- Hê hê! Hê hê!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:33:42 | Chỉ xem của tác giả
Thư xin phép


CÓ MỘT THỨ THÍCH CỰC khi đi học, đó là thư xin phép. Thư xin phép là những lá thư hoặc cả những tấm danh thiếp mà bố của bạn đưa cho bạn, trên đó có viết vài lời cho cô giáo đề nghị cô đừng phạt bạn vì tội đến lớp muộn hay không làm bài tập. Điều phiền phức là thư xin phép phải do chính tay bố ký tên, và còn phải ghi rõ ngày để bạn không thể ngày nào cũng dùng nó được. Cô giáo chẳng thích thư xin phép lắm nên cần phải cẩn thận vì rất dễ sinh chuyện rắc rối, chẳng hạn như cái lần thằng Clotaire mang tới lớp một lá thư xin phép đánh bằng máy. Cô giáo đã phát hiện ra những lỗi chính tả của Clotaire, và cô đã đưa Clotaire lên phòng thầy Hiệu trưởng, suýt nữa thì thầy đã đuổi học Clotaire nhưng may sao nó chỉ bị phạt nghỉ học, còn bố nó, để an ủi, đã mua cho nó một chiếc xe cứu hoả có còi kêu được hẳn hoi.

Cô giáo đã giao cho chúng tôi ngày mai nộp một bài tập số học khó ơi là khó với câu chuyện một trang trại có hàng đống gà mái đẻ ra hàng đống trứng, mà tôi thì chẳng thích các bài tập số học bởi vì mỗi lần có những bài tập như thế bao giờ tôi và bố mẹ cũng cãi nhau.

- Chuyện gì nữa vậy, Nicolas? Mẹ hỏi khi tôi về đến nhà sau giờ học. Trông mặt con rầu rĩ quá.

- Con có một bài tập số học phải nộp vào ngày mai - tôi trả lời.

Mẹ thở một hơi rõ dài, rồi mẹ nói rằng làm bài cũng mất công lắm đấy, rằng tôi phải ăn bữa chiều nhanh lên để làm bài tập và rằng mẹ không muốn nghe tôi nói nữa.

- Nhưng mà con chẳng biết làm cái bài tập số học ấy, tôi nói.

- À! Nicolas, mẹ nói, con đừng có bắt đầu nữa, nghe không?

Thế là tôi bắt đầu khóc, tôi nói thật không công bằng, ở trường người ta giao cho chúng tôi những bài tập quá khó, rằng bố cần phải đến gặp cô giáo để phàn nàn về việc này, rằng tôi đã chán lắm rồi, và nếu như người ta cứ tiếp tục giao những bài tập số học thì tôi sẽ không bao giờ đến trường học nữa.

- Con nghe đây, Nicolas, mẹ nói. Mẹ có rất nhiều việc và mẹ không có thời gian để tranh cãi với con. Vì thế con sẽ đi lên phòng thử tự làm bài tập, và nếu con không giải được, thì khi nào bố về, bố sẽ giúp con.

Thế là tôi đi lên phòng, tôi vừa chờ bố vừa chơi với chiếc xe ô tô màu xanh lơ mà bà mới gửi cho tô. Và khi bố về, tôi cầm quyển vở chạy xuống dưới nhà.

- Bố ơi! Bố ơi! Con có một bài tập số học.

- Vậy à. Con làm đi, thỏ con của bố - bố nói. Hãy tỏ ra là một chàng trai.

- Con không biết làm - tôi giải thích với bố. Bố phải làm cho con.

Bố ngồi vào ghế phô-tơi trong phòng khách và mở tờ báo ra rồi thở ra một hơi thật dài.

- Nicolas, bố nói, bố đã nhắc con hàng trăm lần là con phải tự làm lấy bài tập. Con đến trường để học, nếu bố làm bài hộ con thì còn ý nghĩa gì nữa. Sau này, con sẽ biết ơn bố. Con cũng không muốn trở thành người dốt nát, phải không? Vì vậy, con hãy lên làm bài tập đi và để yên cho bố đọc báo.

- Nhưng mẹ đã bảo bố sẽ làm cơ mà - Tôi nói.

Bố thả rơi tờ báo xuống đùi và kêu lên:

- À! Mẹ đã nói như thế hả? Nếu thế thì mẹ đã nhầm khi nói như vậy. Giờ thì con để cho bố yên. Hiểu chưa?

Thế là tôi lại bắt đầu khóc, tôi nói tôi chẳng biết làm cái bài tập ấy, rằng tôi sẽ tự tử nếu không có ai làm bài hộ tôi. Và mẹ chạy đến.

- Thôi, tôi xin các người! Mẹ hét lên. Tôi mệt lắm rồi, tôi rất nhức đầu, tôi đến phát ốm vì những tiếng kêu gào của các người mất thôi. Lại có chuyện gì nữa thế?

- Bố không muốn làm bài của con. Tôi giải thích.

- Em phải biết, bố nói với mẹ, anh thấy cái phương pháp dạy con bằng cách làm bài hộ nó không hợp lý chút nào, làm như vậy nó sẽ chẳng bao giờ có thể vươn tới được điều gì trong cuộc sống. Và anh sẽ rất biết ơn em nếu em đừng thay anh hứa hẹn trước mặt thằng bé nữa.

- Ồ! Hay lắm, mẹ nói với bố. Giờ anh lại còn chỉ trích em trước mặt con nữa cơ đấy. Ra vậy đấy, hay lắm, phương pháp dạy con của anh thật là hợp lý.

Rồi mẹ nói mẹ đã chán ngấy cái nhà này rồi, rằng mẹ lao động cả ngày, vậy mà người ta lại cảm ơn mẹ như thế này đây, đã vậy mẹ thà về nhà mẹ của mẹ còn hơn (tức là bà tôi, người gửi cho tôi cái xe ô tô nhỏ màu xanh) và tất cả những gì mẹ muốn chỉ là được yên ổn một chút, mẹ có đòi hỏi gì nhiều đâu. Đến đây, bố đưa tay lên vuốt mặt từ trán xuống tận cằm.

- Được rồi, được rồi, đừng có làm như một thảm kịch thế. Hãy đưa bố xem cái bài tập của con nào, Nicolas, để chúng ta khỏi phải nhắc tới chuyện này nữa.

Tôi đưa vở cho bố, bố đọc đề bài, rồi đọc lại một lần nữa và trợn thật to hai mắt, bố ném quyển vở xuống thảm và hét lên:

- Ôi! Nhưng không, không là không. Tôi cũng vậy, tôi cũng mệt mỏi. Tôi cũng phát ốm lên rồi. Tôi cũng phải đi làm cả ngày và khi tôi về nhà tôi cũng muốn được có một chút yên tĩnh để nghỉ ngơi. Hơn nữa, cho dù các người có tin hay không cũng được, tôi chẳng muốn làm các bài tập số học một chút nào.

- Nếu vậy, tôi nói, bố viết cho con một cái thư xin phép cô giáo.

- Bố biết ngay mà. Bố hét lên. Không bao giờ. Như thế thì dễ dãi quá, con chỉ việc làm bài tập của con như những bạn khác thôi.

- Nhưng con cũng vậy, con cũng ốm - Tôi gào lên. Con cũng vậy, con mệt ghê gớm.

- Anh ạ -Mẹ nói với bố

-Đúng là em thấy con có vẻ không bình thường, trông nó nhợt nhạt thế kia. Cũng phải thừa nhận rằng ở trường họ bắt chúng nó học nhiều quá. Hơn nữa nó cũng chưa hoàn toàn phục hồi sau đợt viêm họng vừa qua, em nghĩ có lẽ tốt hơn hết là tối nay mình cho nó nghỉ ngơi một chút, nó sẽ đi ngủ sớm. Dù sao thì cũng không phải là điều gì quá ghê gớm nếu như nó không làm bài tập có một lần thôi.

Bố suy nghĩ một lát, rồi bố bảo thôi được, nhưng đó chỉ là vì tối nay tất cả nhà đều ốm hết. Còn tôi thì vô cùng sung sướng, tôi hôn bố, tôi hôn mẹ rồi nhảy nhót trên thảm. Bố và mẹ đều cười và rồi bố lấy ra một trong số những tấm danh thiếp - đều mới và có chữ viết lấp lánh - rồi bố viết lên trên đó:

“Thưa cô giáo, tôi xin gửi lời chào tới cô giáo và mong cô thông cảm vì Nicolas đã không làm bài tập số học. Hôm qua ở trường về cháu bị sốt nhẹ và chúng tôi buộc phải cho cháu đi ngủ sớm”.

- Nhưng bố báo cho con biết, Nicolas, bố nói. Đây là lần cuối cùng trong năm nay bố viết thư xin phép, con hiểu chưa?

- À! Vâng, thưa bố. - Tôi nói.

Bố đề ngày lên đó, ký tên, rồi mẹ nói với chúng tôi bữa ăn tối đã sẵn sàng. Thật là tuyệt vời vì có món thịt quay, những củ khoai tây nhỏ và cả nhà đều hài lòng.

Sáng hôm sau, khi tôi đến trường, lũ bạn đang bàn tán về bài tập số học.

- Tao tìm ra đáp số là 3508 quả trứng, thằng Geoffroy nói.

Điều này làm thằng Eudes cười lăn lộn:

- Ê bọn mày, Geoffroy nó tìm ra đáp số là 3508 quả trứng.

- Tao cũng vậy, Agnan nói, nó luôn là đứa đứng đầu lớp và là cục cưng của cô giáo.

Thế là thằng Eudes thôi không cười nữa, nó đứng ra một góc sân và bắt đầu chữa lại bài trong vở của mình. Hai thằng Joachim và Maixent cùng tìm ra kết quả giống nhau: 3,76 quả trứng. Mỗi lần có bài tập khó, Joachim và Maixent thường gọi điện cho nhau và cô giáo thường cho mỗi đứa một điểm không. Nhưng lần này thì bọn nó có vẻ rất yên tâm, vì là bố chúng nó đã gọi điện cho nhau.

- Thế còn mày, mày ra bao nhiêu? Alceste hỏi tôi.

- Tao chẳng ra cái gì cả, tôi nói. Tao có thư xin phép đây.

Rồi tôi đưa tấm danh thiếp của bố cho lũ bạn xem.

- Mày thật là may, Clotaire nói. Bố tao chẳng muốn viết thư xin phép cho tao nữa, kể từ khi tao vẫn bị phạt bởi cái thư xin phép bố tao viết lần trước.

- Tao cũng thế, bố tao không muốn viết thư xin phép cho tao nữa, Rufus nói. Hơn nữa, mỗi lần muốn có một thư xin phép thì ở nhà lại xảy ra bao nhiêu chuyện, thành ra tao thà làm bài tập còn hơn.

- Nhà tao cũng vậy, chẳng dễ chút nào, tôi nói. Mà bố tao cũng đã nói năm nay bố tao sẽ không viết thêm thư xin phép nào nữa.

- Bố mày nói đúng, Geoffroy nói. Cũng không nên để lúc nào cũng là cùng một người mang thư xin phép đến lớp. Hơn nữa cô giáo cũng chẳng tin nếu như tất cả lớp cùng mang thư xin phép đến nộp cho cô trong một ngày.

- Đúng thế! Alceste nói. Mày thật may vì sáng nay chẳng có đứa nào mang thư xin phép đến lớp.

Thế rồi chuông vào lớp reo lên và chúng tôi chạy ra xếp hàng. Thầy Hiệu Trưởng đi đến, thầy nói với chúng tôi:

- Các em, thầy Nước... thầy Dubon sẽ trông coi các em. Cô giáo của các em bị ốm, và cô đã gửi thư xin phép nghỉ buổi hôm nay.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 21:40:37 | Chỉ xem của tác giả
(1611 – 1673)


KHI RA KHỎI TRƯỜNG, mỗi buổi chiều thứ Tư, chúng tôi thường khoan khoái vô cùng. Đầu tiên là vì đã hết giờ học, tiếp theo là vì ngày hôm sau là thứ Năm, chúng tôi không phải đến trường, rồi chúng tôi đi ngang qua rạp chiếu phim của khu phố - đó là ngày người ta sẽ thay chương trình mới, chúng tôi sẽ biết họ sắp chiếu phim gì, nếu đó là một bộ phim hay, về đến nhà chúng tôi sẽ xin bố mẹ tiền để hôm sau đi xem, thỉnh thoảng cũng thành công - mặc dù không phải lần nào cũng được, nhất là khi ở trường chúng tôi đã nghịch ngợm, hoặc khi chúng tôi bị điểm xấu.

Lần này, chúng tôi thấy họ chuẩn bị chiếu một phim hay khinh khủng, phim tên là Sự trở về của d’Artagnan và có rất nhiều ảnh trên đó. Có những chàng lính ngự lâm đang đánh nhau bằng kiếm, đầu đội những chiếc mũ rộng có gắn lông chim, chân đi những đôi ủng và mặc những chiếc áo choàng rất rộng, trông y như bộ đồ kỵ sĩ mà Geoffroy đã nhận được vào ngày sinh nhật của nó. Và cô giáo đã mắng nó vì nó mặc bộ đồ đó tới lớp.

- Tuần này tao là một trong hai lăm người đứng đầu lớp, thằng Joachim nói: chắc chắn bố tao sẽ cho tao tiền để xem phim.

- Còn tao, thằng Eudes nói, tao chỉ cần nhìn thẳng vào mắt bố tao và bố tao sẽ cho bất cứ thứ gì tao muốn.

- Bố mày có mà cho mấy cái tát, thằng Maixent nói.

- Mày có muốn một cái tát ngay bây giờ không? thằng Eudes hỏi.

- Hãy coi chừng - Maixent hét lên.

Thế rồi hai thằng rút thước kẻ trong cặp ra và bắt đầu chơi trò những người lính ngự lâm: chát, chát, chát, xung-phong!

- Bọn mày có biết d’Artagnan thật sự đã từng sống không? thằng Agnan nói. Tao đã đọc một cuốn sách trong đó người ta nói rằng ông ấy tên thật là Charles de Batz, sinh tại Lupiac thuộc vùng Gers, và ông ấy mất ở Maestricht (1611 – 1673).

Nhưng vì thằng Agnan luôn đứng đầu lớp và là cục cưng của cô giáo, chúng tôi không thích nó lắm vì thế chúng tôi chẳng buồn trả lời nó. Hơn nữa chúng tôi quá bận chơi trò lính ngự lâm bằng thước kẻ… chát, chát, chát, xung-phong, cho tới khi cô bán vé của rạp chiếu phim bước ra nói rằng chúng tôi cản trở mọi người vào rạp xem phim. Lúc đó, chúng tôi bèn bỏ đi và hẹn gặp nhau vào lúc hai giờ chiều ngày hôm sau trước cửa rạp. Bởi lẽ, nếu đến lúc hai giờ chúng tôi sẽ có thể xem bộ phim hai lần rưỡi. Lần xem thứ ba, nếu xem hết thì sẽ muộn quá, chúng tôi sẽ bị mắng khi về nhà và cũng sinh ra đủ chuyện phiền phức.

Về đến nhà, tôi đợi bố vì bố đi làm về bao giờ cũng muộn hơn tôi đi học về nhưng mà bố đã chẳng bao giờ phải làm bài tập. Đến khi bố về, tôi nói:

- Bố ơi, bố cho con tiền đi xem phim ngày mai.

- Con đã bị một điểm không ngữ pháp trong tuần này, Nicolas ạ, bố tôi nói, và bố đã nói với con là con sẽ không được đi xem phim rồi.

- Ôi, đi bố, tôi nói, cho con đi bố.

- Khóc lóc chẳng ích gì đâu, Nicolas, bố nói. Ngày mai, con sẽ ở nhà làm bài tập ngữ pháp. Bố không muốn có một đứa con trai dốt nát, chẳng biết gì cả, sau này con sẽ biết ơn bố.

- Nếu bố cho con tiền, con sẽ biết ơn bố ngay từ bây giờ, tôi nói.

- Đủ rồi, Nicolas! bố nói. Bố sẽ không thể ở mãi bên cạnh để cho con tiền được. Một ngày nào đó con sẽ phải tự đi làm kiếm tiền. Nếu con là một người dốt nát thì sẽ chẳng bao giờ con được đi xem phim.

Tôi khóc một tí xem thế nào nhưng chẳng ăn thua.

- Đủ rồi đấy - bố nói. Bố muốn được ăn bữa tối sớm một chút và sau đó có thể yên ổn ngồi nghe đài.

Thế là tôi quyết định dỗi. Sau bữa tối, bố tôi ngồi trước máy nghe đài. Có một chương trình mà bố rất thích, đó là chương trình trong đó có một ông cứ hét lên và nói rất nhiều Ông này buồn cười kinh khủng, đặt rất nhiều câu hỏi cho những ông khác nói ít hơn rất nhiều. Khi cái ông bị hỏi trả lời được câu hỏi, tất cả mọi người hét ầm lên và ông đó thắng. Khi đó, ông ấy có thể ra về với rất nhiều tiền được người ta cho, hoặc ở lại để cho cái ông đặt câu hỏi lại hỏi thêm một câu nữa. Nếu như cái ông trả lời lại trả lời được, người ta sẽ cho ông ấy nhiều tiền gấp đôi, và mọi người lại hét to gấp hai. Còn nếu ông ấy không trả lời, cái ông đặt câu hỏi sẽ rất buồn, sẽ chẳng cho ông kia chút tiền nào cả, và mọi người kêu lên: “Ồ!”

Tối hôm đó, cái ông trong đài đã trả lời tất cả các câu hỏi, và cái ông nói nhiều điểm cao khi đi học, đúng không, Nicolas? Tôi không muốn trả lời lắm, vì tôi vẫn còn đang dỗi.

Đúng thế chứ còn gì, suy cho cùng thì chả công bằng gì cả. Được một lần ở rạp chiếu một bộ phim mà tôi thích tại sao tôi lại không được quyền đi xem? Lần nào cũng vậy, mỗi khi tôi muốn một thứ gì đó thì tôi đều bị cấm. Một ngày nào đó, tôi sẽ đi khỏi nhà rồi mọi người sẽ tha hồ mà luyến tiếc tôi, rồi họ sẽ bảo: “Thật đáng tiếc là chúng ta đã không cho Nicolas tiền đi xem phim.” Suy cho cùng, tôi đã bị một điểm không môn ngữ pháp, nhưng môn tập đọc, và có lẽ nếu tôi hứa với bố sẽ học tốt môn ngữ pháp, nhưng môn tập đọc tôi đã được 14 điểm (*), tôi rất giỏi môn tập đọc, và có lẽ nếu tôi hứa với bố sẽ học tốt môn ngữ pháp trong tuần sau thì bố sẽ cho tôi tiền đi xem phim, mà nếu tôi có thể đi xem phim thì, tôi thề đấy, tôi sẽ học chăm khủng khiếp.

- Bố ơi, con bảo này... tôi nói.

- Im nào, Nicolas - bố kêu lên, để yên cho bố nghe đài.

- Xin mời anh, cái ông trong đài nói, đây là một câu hỏi đáng giá một triệu không trăm hai mươi tư ngàn phơ-răng tiền cũ: một nhân vật trở nên nổi tiếng nhờ một cuốn tiểu thuyết đã sinh ra ở Lupiac. Ông ta là ai? Hãy cho biết ngày sinh và ngày mất của ông ta? Ông ta qua đời ở đâu?

- Bố ơi, nếu bố cho con tiền xem phim, con hứa con sẽ học thật tốt ở trường, nhất là môn ngữ pháp, tôi nói.

- Yên lặng nào, Nicolas - bố quát, để bố nghe câu trả lời.

- Đó là Charles de Batz d’Artagnan, tôi nói, ông ấy sinh ở Lupiac, thuộc vùng Gers, mất tại Maestricht (1611 – 1673); thế còn tiền thì sao, bố sẽ cho con chứ?

- Nicolas- bố hét lên, con thật khó chịu, con làm bố không nghe được câu...

- Đúng rồi, hoan hô anh! Ông trong đài hét lên. Ông ta đúng là Charles de Batz, tức đức ông d’Artagnan, sinh ra tại Lupiac thuộc vùng Gers, và mất tại Maestricht (1611 – 1673)!...

Bố tôi đúng là một ông bố tuyệt nhất trần đời, bố đã cho tiền đi xem phim. Có một điều tôi không hiểu, là chẳng biết vì sao từ lúc đó bố tôi cứ luôn nhìn tôi bằng đôi mắt tròn xoe.

---------------

(*) Thang điểm của Pháp là 20.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 22:04:52 | Chỉ xem của tác giả
Con thỏ tuyệt vời


HÔM NAY Ở TRƯỜNG THẬT LÀ TUYỆT! Vì chúng tôi đã rất ngoan suốt cả tuần, cô giáo đã mang đất nặn đến, cô chia cho mỗi đứa chúng tôi một ít, và cô đã dạy chúng tôi nặn một con thỏ con với đôi tai rất dài.

Con thỏ của tôi đẹp nhất trong cả lớp, chính cô giáo đã nói như vậy. Thằng Agnan không vui tí nào và nó bảo như thế không công bằng, con thỏ của nó cũng đẹp như của tôi và tôi đã bắt chước nhưng tất nhiên là không phải vậy. Sự thật về thằng Agnan này là nó luôn đứng đầu lớp và là trò cưng của cô giáo vì thế nó không thích khi có một ai khác được khen chứ không phải là nó. Thế rồi trong lúc thằng Agnan khóc, cô giáo đã phạt những đứa khác bởi thay vì nặn thỏ chúng nó lại dùng đất nặn ném nhau.

Thằng Alceste không ném nhau nhưng nó cũng không muốn nặn thỏ. Nó đã nếm thử đất nặn và không thích mùi vị ấy lắm, và cô giáo nói lần này sẽ là lần cuối cùng cô tìm cách làm cho chúng tôi vui. Đúng là một buổi học hay cực.

Tôi về đến nhà và vô cùng hài lòng, tôi cầm con thỏ trong tay vì để trong cặp sẽ bị bẹp. Về đến nhà, tôi chạy vào trong bếp và hét lên:

- Mẹ ơi, nhìn này! Mẹ buột miệng kêu to một tiếng và giật mình quay người lại.

- Nicolas, đã bao nhiêu lần mẹ bảo con không được chạy vào trong bếp như một tên ăn cướp rồi? Lúc đó tôi chìa con thỏ ra cho mẹ.

- Được rồi, con đi rửa tay đi, mẹ nói. Bữa chiều đã sẵn sàng rồi đấy.

- Nhưng mẹ phải nhìn con thỏ của con, me ơi, tôi nói. Cô giáo đã bảo con thỏ của con đẹp nhất lớp đấy.

- Tốt lắm, tốt lắm, mẹ nói. Giờ thì con đi chuẩn bị đi.

Nhưng tôi, tôi biết thừa mẹ đã chẳng nhìn con thỏ của tôi.

Mỗi khi mẹ bảo: “Tốt lắm, tốt lắm” như vậy có nghĩa là mẹ chỉ nhìn lấy lệ thôi.

- Nhưng mẹ đã nhìn con thỏ của con đâu, tôi nói.

- Nicolas! mẹ la lên. Mẹ đã bảo con phải đi chuẩn bị ăn chiều rồi. Không cần con làm mẹ khó chịu thì mẹ cũng đã bực mình lắm rồi đây. Mẹ không thể chịu đựng được nếu như con còn làm cho mẹ khó chịu thêm.

Thế này thì quá lắm rồi, tôi đã làm được một con thỏ đẹp kinh khủng đến cô giáo cũng phải bảo đó là con thỏ đẹp nhất trong lớp, ngay cả Agnan là cục cưng của cô cũng phải ghen tị, vậy mà về đến nhà tôi lại còn bị mắng. Suy cho cùng thì thật chẳng công bằng tí nào, và thế là tôi đưa chân đá một cái vào ghế tròn trong nhà bếp rồi bỏ chạy ra ngoài. Tôi chui vào phòng tôi ngồi dỗi, rồi tôi nhảy lên trên giường, nhưng trước đó tôi đã cẩn thận để con thỏ lên bàn học để khỏi bị đè lên nó.

Rồi mẹ vào phòng tôi.

- Con vẫn chưa thôi mè nheo phải không, Nicolas? mẹ bảo tôi. Con xuống nhà ăn bữa chiều ngay nếu như con không muốn mẹ kể hết cho bố nghe.

- Mẹ chưa hề nhìn con thỏ của con -Tôi nói.

- Rồi, rồi, rồi! mẹ nói với tôi. Mẹ đã xem con thỏ của con, con thỏ của con rất đẹp. Đấy, con hài lòng chưa? Bây giờ thì con phải ngoan, nếu không mẹ sẽ nổi cáu đấy.

- Sao mẹ lại không thích con thỏ của con? Tôi nói, và tôi bắt đầu khóc, vì đúng vậy, thật phí công lúc nào cũng cố gắng học tốt ở trường để rồi về nhà thì chẳng ai thích con thỏ mình làm. Thế rồi chúng tôi nghe thấy tiếng bố ở dưới nhà vọng lên.

- Mọi người đâu cả rồi? bố kêu lên. Bố về rồi, hôm nay bố về sớm đây.

Rồi bố vào phòng tôi.

- Thế nào? bố hỏi. Có chuyện gì vậy? Từ ngoài vườn đã nghe thấy tiếng la hét rồi.

- Chuyện gì xảy ra à, mẹ nói, Nicolas rất khó chịu kể từ lúc nó đi học về tới giờ. Đấy, chuyện xảy ra là vậy đấy.

- Con có khó chịu đâu, tôi nói.

- Bình tĩnh đã nào, bố nói.

- Hay lắm! mẹ trả lời. Hay lắm! Anh cứ bênh vực nó trước mặt em đi. Sau đó thì anh đừng có ngạc nhiên nếu như nó trở thành đứa hư đốn.

- Anh bênh vực nó trước mặt em ư? bố nói. Nhưng anh chẳng bênh vực ai cả. Anh cố tình về nhà sớm hơn mọi ngày để rồi phải chứng kiến cả một màn bi kịch trong nhà. Thế mà anh đã vui vì có thể về nhà sớm sau một ngày làm việc vất vả, quả thật là vui quá.

- Thế còn em? mẹ hỏi, anh nghĩ một ngày của em không vất vả hay sao? Anh còn được ra ngoài, được gặp gỡ người này người khác. Còn em thì giam mình trong nhà như người hầu, lăn mình ra làm cho cái nhà này thành một chỗ có thể ở được, vậy mà em lại còn phải chịu đựng thêm cả thái độ khó chịu của các người nữa.

- Anh ư, thái độ của anh mà là khó chịu ư? bố vừa hét lên vừa đấm tay xuống mặt bàn học của tôi, và tôi vô cùng sợ vì suýt nữa bố đã đập trúng chú thỏ của tôi, nếu bị đập phải thì chắc chắn nó đã bị bẹp nát ra rồi.

- Tất nhiên là thái độ của anh rất khó chịu chứ còn gì nữa, mẹ nói. Mà em nghĩ tốt nhất anh không nên gào lên trước mặt con như vậy.

- Nhưng nếu anh không nhầm thì chẳng phải tại anh mà nó khóc, bố đáp.

- Đúng vậy, đúng vậy, thà anh nói luôn là em hành hạ nó đi cho xong, mẹ nói.

Đến đây, bố nắm chặt hai tay để lên hai bên má rồi bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, và vì phòng tôi rất bé nên bố cứ phải quay người lên tục.

- Tôi phải phát điên lên mất thôi! bố hét lên. Tôi đang phát điên lên đây.

Thế là mẹ ngồi xuống giường của tôi, mẹ thở hắt ra rất nhiều lần, rồi mẹ bắt đầu khóc, mà tôi thì chẳng thích mẹ khóc chút nào, vì vậy tôi cũng khóc, còn bố thì thôi không đi lại nữa, bố nhìn mẹ và tôi rồi ngồi xuống bên cạnh mẹ, bố vòng tay ôm lấy vai mẹ, bố rút ra một chiếc khăn mùi xoa đưa cho mẹ và mẹ sụt sịt rất to.

- Thôi nào, thôi nào, em yêu, bố nói. Thật nực cười vì chúng ta đã làm ầm lên như vậy. Cả hai chúng ta đều đang bực bội... Nicolas, con lau nước mắt đi... chính vì thế mà chúng ta cứ đối đáp mà không suy nghĩ gì.

- Anh nói đúng, mẹ đáp. Nhưng biết làm thế nào được, khi cả ngày hôm nay trời âm u, mà thằng bé lại còn...

- Đúng thế, đúng thế, bố nói. Anh tin chắc là mọi chuyện sẽ ổn thoả cả thôi mà. Đối với trẻ con phải tâm lý một chút, em cũng biết rồi còn gì. Chờ một chút, rồi em sẽ thấy.

Thế rồi bố quay sang tôi và đưa tay vuốt tóc tôi.

- Có đúng không, bố nói, Nicolas của bố sẽ rất ngoan với mẹ và bây giờ con sẽ xin lỗi mẹ, phải không?

Tôi trả lời đúng, vì ở nhà lúc tuyệt vời nhất là khi tất cả mọi người không cãi nhau nữa. - Em cũng đã hơi bất công đối với con, mẹ nói. Anh có biết ở trường Nicolas của chúng ta đã rất cố gắng. Cô giáo đã khen nó trước mặt tất cả các bạn của nó đấy.

- Giỏi quá còn gì, bố nói. Thật là tuyệt! Hai mẹ con thấy không, chẳng có gì đáng phải khóc lóc cả. Nhưng dù sao đi nữa thì anh cũng đói rồi, chúng ta xuống ăn bữa chiều thôi. Sau đó, Nicolas sẽ kể cho bố nghe về thành tích ở trường.

Và cả bố lẫn mẹ cùng cười. Còn tôi, tôi vô cùng mừng rỡ. Trong khi bố hôn mẹ tôi chạy ra lấy con thỏ của tôi cho bố xem.

Lúc đó, bố quay lại và nói với tôi:

- Thôi nào, Nicolas, bây giờ mọi chuyện xong xuôi cả rồi, con sẽ ngoan ngoãn chứ, đúng không? Vì thế, hãy vứt ngay cái thứ bẩn thỉu con đang cầm trong tay đi, ra rửa tay sạch sẽ rồi chuẩn bị ăn chiều.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 30-9-2011 22:10:31 | Chỉ xem của tác giả
Sinh nhật của Clotaire


CÓ MỘT BUỔI SINH NHẬT CỰC KỲ KINH KHỦNG, chiều nay, ở nhà thằng Clotaire. Thằng Clotaire là đứa luôn luôn đứng bét lớp, hôm nay là sinh nhật của nó và tất cả chúng tôi đều được mời đến nhà nó ăn bữa chiều.

Khi tôi đến nhà Clotaire, tất cả lũ bạn đều đã có mặt. Mẹ hôn tôi và mẹ nói mẹ sẽ đến vào lúc sáu giờ để đơn tôi, và mẹ yêu cầu tôi phải thật ngoan. Tôi trả lời mẹ rằng tất nhiên, tôi sẽ ngoan như thường lệ, và mẹ nhìn tôi một lúc, rồi mẹ bảo mẹ sẽ thử xem có thể đến đón tôi lúc năm giờ ba mươi được không.

Đích thân thằng Clotaire ra mở cửa cho tôi: “Mày mang gì đến làm quà cho tao thế?”, nó hỏi tôi. Tôi đưa gói quà cho nó, nó mở ra, đó là một cuốn sách địa lý có hình vẽ và bản đồ. “Dù sao thì cũng cảm ơn”, thằng Clotaire bảo tôi, rồi nó dẫn tôi vào phòng ăn, nơi tất cả các bạn khác đã ngồi sẵn để ăn bữa chiều. Tôi nhìn thấy thằng bạn Alceste của tôi ngồi trong một góc phòng: nó là đứa to béo ăn nhiều, nó cầm một cái gói trong tay. “Mày vẫn chưa đưa quà của mày à?”, tôi hỏi. “Rồi chứ, tao đã đưa quà rồi; cái gói này không phải là quà, mà là của tao”, rồi nó mở cái gói ra, lấy ra một chiếc bánh mì kẹp pho-mát và bắt đầu ăn.

Bố mẹ của Clotaire đều ở nhà, bọn họ rất dễ chịu. “Thôi nào các cháu, ngồi vào bàn đi!” bố Clotaire nói. Tất cả chúng tôi chạy lại ngồi vào ghế, và thằng Geoffroy, để pha trò, đã đưa chân ra ngáng Eudes khiến thằng này ngã vào người Agnan và làm nó khóc toáng lên. Thằng Agnan lúc nào cũng khóc. Thật là ngốc mới đưa chân ra ngáng Eudes, vì nó rất khoẻ và nó lại rất thích đấm vào mũi người khác, và lần này với Geoffroy nó cũng không hề đấm trượt, mũi Geoffroy bắt đầu chảy máu, thật khổ cho mẹ của Clotaire vì bà ấy vừa mới thay một cái khăn trải bàn sạch bong. Hơn nữa, tất cả những chuyện này đã khiến cho mẹ Clotaire không vui chút nào, bà ấy nói với chúng tôi: “Nếu các cháu không ngồi yên bác sẽ gọi cho bố mẹ các cháu và bác sẽ bảo bố mẹ đến đưa các cháu về ngay lập tức đấy!” Nhưng bố Clotaire bảo: “Bình tĩnh nào, em yêu. Chúng là trẻ con mà, chúng vui đùa nhưng chúng sẽ ngoan thôi, phải không nào các bạn nhỏ? – Nhưng cháu chẳng thấy vui gì, cháu thấy đau khinh khủng”, Agnan trả lời, nó vẫn đang tìm kính và nó rất biết cách ăn nói, bởi vì nó luôn đứng đầu trong lớp. “Cháu đã mang quà đến, vì thế cháu được quyền ăn bữa chiều, hai bác không thể bắt cháu về trước khi cho cháu ăn được!” Alceste vừa nói vừa phun ra những miếng bánh mì kẹp pho-mát. “Ngồi xuống”, bố Clotaire quát lên và ông ấy chẳng có vẻ đùa chút nào.

Chúng tôi ngồi xuống quanh bàn, và trong khi mẹ Clotaire mang sô-cô-la tới cho chúng tôi, bố Clotaire phát cho chúng tôi những chiếc mũ bằng giấy để đội lên đầu. Còn ông ấy thì tự mình đội một chiếc mũ lính thủy có gắn một quả bông đỏ. “Nếu các cháu ngoan ngoãn thì sau khi ăn chiều bác sẽ múa rối cho các cháu xem”, ông ấy nói với chúng tôi. “Với cái mũ thế kia thì bác sẽ chẳng gặp khó khăn gì đâu”, Eudes nói, và bố Clotaire đã chụp một cái mũ lên đầu nó, nhưng bác ấy làm không khéo lắm vì chiếc mũ sụp xuống tận cổ nó.

Bữa chiều khá ngon, có hàng đống bánh ga-tô sinh nhật cắm đầy nến trên đó chúng tôi đọc được dòng chữ viết bằng kem trắng: “Mừng sinh nhật”. Clotaire rất tự hào. “Chính tao đã tự viết chữ lên trên bánh ga-tô”, nó nói với chúng tôi. “Mày thổi nến đi, để bọn mình còn được ăn bánh chứ?” Alcest hỏi.

Clotaire thổi nến rồi chúng tôi ăn bánh và Rufus đã phải vội vàng chạy ra khỏi bàn cùng với mẹ Clotaire vì nó bị khó chịu trong người.

- Bây giờ các cháu đã ăn bữa chiều xong, tất cả hãy ra ngoài phòng khách, bố Clotaire nói, bác sẽ cho rối diễn trò.

Rồi bố Clotaire quay ngay người lại nhìn Eudes nhưng nó không nói gì. Lần này thì Alceste là đứa lên tiếng. Nó bảo:

- Sao lại thế? Bữa chiều đã kết thúc rồi ư?

- Ra phòng khách! bố Clotaire hét lên.

Tôi rất vui vì quả thật tôi rất thích múa rối. Bố của Clotaire thật là tuyệt vời! Trong phòng khách, bố mẹ Clotaire đã xếp sẵn ghế tựa và ghế phô-tơi thành từng hàng ngay trước sân khấu múa rối. “Em trông chúng nó nhé’, bố Clotaire nói với mẹ Clotaire. Nhưng mẹ Clotaire bảo bà ấy còn phải lau phòng ăn và bà ấy đi mất. “Thôi được, bố Clotaire nói với chúng tôi, các cháu hãy ngoan ngoãn ngồi vào ghế, còn bác thì sẽ ra phía sau sân khấu và chúng ta sẽ bắt đầu buổi diễn”.

Chúng tôi ngoan ngoãn ngồi vào chỗ chúng tôi chỉ làm đổ có một cái ghế, rất tiếc là Agnan đang ngồi trên đó, thế là nó bắt đầu khóc nhè. Màn sân khấu được kéo ra, song thay vì nhìn thấy những con rối, chúng tôi lại thấy đầu của bố Clotaire thò ra, mặt đỏ gay và chẳng có vẻ hài lòng gì cả.

- Các cháu có chịu ngồi yên không nào? Bác ấy quát lên.

Rồi Eudes bắt đầu vỗ tay và nó bảo bố Clotaire đóng rối rất hay. Bố Clotaire nhìn Eudes, ông ấy thở ra một hơi thật dài và cái đầu của ông ấy liền biến mất.

Từ phía sau sân khấu, bố Clotaire đập ba tiếng thật to để báo hiệu buổi diễn sắp bắt đầu.Màn sân khấu mở ra và chúng tôi nhìn thấy con rối Guignol với một chiếc gậy trong tay đang muốn đánh cho viên cảnh sát một trận, điều này làm Rufus tự ái, vì bố nó là cảnh sát. Eudes thì có vẻ thất vọng, nó thích cái màn đầu tiên của vở diễn hơn, lúc có cái đầu của bố Clotaire thò ra. Tôi thì thấy múa rối khá hay và bố Clotaire đã diễn hết mình, ông ấy diễn cảnh con rối Guignol cãi nhau với vợ và ông ấy còn thay đổi cả giọng nói, điều này chắc hẳn chẳng dễ dàng gì.

Tôi đã chẳng được xem đoạn tiếp theo của vở rối, vì thằng Alceste sau khi chạy vào phòng ăn xem có còn gì ăn được trên bàn không, đã quay lại và bảo với chúng tôi:

- Ê! Chúng mày ơi, ở đây có vô tuyến đấy.

Thế là tất cả chúng tôi đều chạy ra xem, và thật là tuyệt vì đúng lúc đó họ chiếu một bộ phim phiêu lưu mạo hiểm rất hay, trong đó có những người mặc áo giáp sắt. Đó là một câu chuyện thời xưa, có một chàng trai trẻ ăn cắp tiền của những người giàu để chia cho người nghèo, và hình như làm thế là rất tốt vì ai cũng rất yêu quý chàng trai trẻ ấy, chỉ trừ những người ác, tức là những người đã bị anh ta ăn cắp mất tiền. Geoffroy đang kể cho chúng tôi nghe rằng bố nó đã mua cho nó một bộ giáp sắt giống như trong phim, và lần sau nó sẽ mặc bộ giáp sắt đó đến trường, thì chúng tôi nhe thấy phía sau lưng có một giọng nói rất to quát lên: “Các cháu muốn chọc tức bác có phải không?”

Chúng tôi quay lại và nhìn thấy bố Clotaire. Ông ấy có vẻ tức giận nhưng trông ấy rất buồn cười với chiếc mũ lính thuỷ và mỗi tay cầm một con rối. Lẽ ra Rufus không nên cười vì bố Clotaire đã dùng con rối cảnh sát để tát nhẹ Rufus, điều này chắc đã khiến nó nhớ tới bố ở nhà, nhưng nó có vẻ không thích như thế và bắt đầu hét lên. Mẹ Clotaire chạy từ nhà bếp ra để xem chuyện gì xảy ra và thằng Alceste hỏi bác ấy có còn gì để ăn không. “Đủ rồi, yên lặng nào!”, bố Clotaire quát to và đập tay lên vô tuyến khiến nó dừng lại sau một hồi phát ra những tiếng kêu kỳ lạ, thật đáng tiếc vì lúc đó tôi đang xem đến đoạn những người ác bị lấy cắp tiền chuẩn bị treo cổ chàng trai trẻ lên và tôi rất mong anh ta có thể thoát được.

Mẹ Clotaire nói với bố Clotaire phải bình tĩnh vì chúng tôi chỉ là một lũ trẻ con, vì suy cho cùng thì chính ông ấy là người đã nghĩ ra việc tổ chức bữa tiệc này và mời các bạn của Clotaire đến. Còn Clotaire thì khóc vì chiếc vô tuyến chẳng chịu bật lên nữa. Tất cả chúng tôi đều chơi thật vui nhưng đã đến sáu giờ và bố mẹ chúng tôi đã đến đón chúng tôi về nhà.

Ngày hôm sau, khi đến trường, Clotaire rất buồn. Nó bảo tại chúng tôi mà nó sẽ chẳng bao giờ được lái tàu hoả, nó giải thích với chúng tôi rằng nó muốn sau này lớn lên sẽ lái tàu hoả nhưng sau bữa tiệc ngày hôm qua nó sẽ chẳng thể lớn lên được vì bố nó bảo nó sẽ chẳng bao giờ có sinh nhật nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách