Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: nail65
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Miyamoto Musashi | Eiji Yoshikawa

[Lấy địa chỉ]
61#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 22:47:03 | Chỉ xem của tác giả
Gần đến khu vườn cạnh võ sảnh, một đám đông tụ họp lố nhố, người gậy kẻ đuốc, chỉ trỏ hò hét inh ỏi. Vài kẻ ở trần, chưa kịp cả mặc áo. Đứng ngoài, Musashi nghểnh cổ nhìn vào, ruột thót lại. Đúng như hắn dự đoán, thằng Jotaro học trò hắn, mặt mũi bê bết máu, đương ngồi thở hổn hển trong vòng, tay lăm lăm thanh gươm gỗ. Ta-rô, con chó đen, nằm chết bên cạnh, mắt mở trừng trừng, một dòng máu lẫn rớt rãi rỉ ra từ mõm.

Dưới ánh đuốc bập bùng, khói nhựa thông đen cuồn cuộn, trông Jotaro thật ghê sợ. Chó và người, máu với đất quện đầy mình không khác gì hai con quỷ mới ở âm ty chui lên. Có giọng nói lớn át cả mọi tiếng ồn ào:

- Súc sinh ! Ngươi giết chó của lão nhân gia, ngươi phải đền mạng !

Ai nấy la hét:

- Đúng ! Đúng ! Bắt nó ! Đừng để nó chạy thoát !

Như được kích thích, kẻ vừa nói lập tức nhảy vào giơ tay chộp thằng bé. Nhanh như cắt, Jotaro lăn một vòng, người kia vồ hụt ngã sóng soài. Mọi người cười ồ. Không khí nửa bi nửa hài, cảnh đốt đuốc làm tội phạm nhân ở ngục A Tì chắc cũng chỉ đến thế! Jotaro chạy đến dựa lưng vào gốc cây, một tay giữ ngực, tay kia cầm kiếm giơ lên chùi máu trên mặt, giọng đứt quãng:

- Phải ...Ta giết ...ta giết đấy !

- Sao ngươi giết nó ?

- Trả thù !

Mọi người ồ lên một tiếng ngạc nhiên. Không ai trả thù chó bao giờ, huống chi con Ta-rô này là chó quý, loại rặt giống chó săn do chính tay Yagyu cốc chủ giao cho hai tên túc vệ săn sóc. Bây giờ chuyện xảy ra như thế này, hai tên kia thoát sao khỏi bị trừng phạt.

Người lính ngã lúc nãy đã đứng dậy. Cơn giận nổi lên, mắt đổ hào quang, hắn vung nắm đấm thoi vào mặt Jotaro. Jotaro né, nhưng lần này tránh không kịp, quả đấm trúng vào vai. Nó ngã ngồi, bậm chặt môi giữ cho khỏi khóc. Jotaro ngạc nhiên hết sức. Trong thâm tâm nó, hành động trả thù con chó rất là tự nhiên và chính đáng: con vật đã cào rách mặt nó. Đối với một kiếm sĩ, đấy là một việc làm tổn thương đến danh dự, phải có phản ứng. Mà phản ứng thích đáng nhất, theo nó, là giết con vật. Không biết sao người lớn không hiểu chuyện ấy, đã không giúp nó thì thôi, lại còn tìm cách hành tội nó.

Jotaro là một đứa trẻ liều lĩnh và bướng bỉnh, điều gì nó cho là phải, nó giữ vững, nhất định không chịu nhượng bộ.

- Ta không làm gì quấy, nó cắn ta, ta phải trả hận.

Người lính hét:

- Súc sinh ! Câm mồm ! Ngươi là con nít mặc kệ ngươi ! Ngươi giết chó của lão nhân gia, ta phải bắt ngươi trị tội !

Hắn đảo mắt nhìn quanh. Có kẻ gật đầu, có kẻ bàn bạc, tiếng ồn ào càng lớn. Xuất kỳ bất ý, hắn giơ tay chộp lấy vai thằng bé xách lên. Jotaro vùng vẫy, tay chém chân đạp lia lịa. Bọn Shoda cảm thấy bất nhẫn, nhưng vẫn đứng yên không can thiệp.

Người lính xách Jotaro quay mòng mòng một vòng rồi vứt nó đánh bịch xuống đất. Jotaro ngã lăn ra. Nó lồm cồm bò dậy. Vừa nhục vừa tức, mặt nó xám lại. Người lớn, khi tức giận, còn có thể suy nghĩ hơn thiệt, dằn cơn tức để tìm cách đối phó sau; nhưng trẻ con lúc giận lên thì ngay đến mẹ nó cũng không sao bảo được. Dáng điệu Jotaro lật đật trẻ con, nhưng mắt nó bây giờ không còn là mắt trẻ con nữa. Lòng căm thù hừng hực, nó gầm lên man rợ tựa con thú bị thương dồn vào đường cụt, cong mình nắm chặt đốc kiếm gỗ, quyết chống cự đến cùng:

- Này bắt ! Vào đây bắt đi !

- Á à ! Thằng này giỏi. Ta giết ngươi như giết chó !

Dứt lời, gã đưa gây đập xuống. Miếng đòn ấy nếu trúng Jotaro thì đã rồi đời thằng bé, nhưng theo phản ứng tự nhiên, nó giơ kiếm lên đỡ. Rắc ! Thanh kiếm gãy làm hai, tung lên trời. Jotaro thấy người lính nhào về phía trước, bèn thuận đà nhảy phắt lên lưng gã, chân quặp vào hai bên sườn, răng cắn vào cổ áo, còn hai tay thọc mạnh vào nách người lính. Thế đánh bất ngờ này khiến người lính lúng túng, đánh rớt cây gậy, còn Jotaro như con rắn lục bám vào cành cây, giữ chắc, những ngón tay móng sắc nhọn cào như điên vào nách kẻ địch.

Musashi ở vòng ngoài, cho đến bây giờ vẫn khoanh tay bất động. Một kẻ khác trong đám đông nhảy vào, giơ gậy định phang sau lưng thằng bé. Musashi liếc mắt trông thấy, quát lớn:

- Hèn !

Lập tức tung mình nhảy qua đầu những người đứng xem vào giữa vòng chiến. Ngọn cước đặt đúng chỗ của hắn làm tên đánh lén bắn ra ngoài. Musashi nắm lấy áo Jotaro kéo ra, tiện chân đạp người lính ngã sấp. Jotaro mừng rỡ kêu lên:

- Thầy !

Hai tay Musashi đỡ đồ đệ lên cao khỏi đầu. Dưới ánh đuốc đã lụi, giọng hắn sang sảng hướng về phía tên lính:

- Ta đứng ngoài kia quan sát chuyện này từ đầu. Thằng bé là đồ đệ ta, nếu ngươi muốn gì phải hỏi ta trước !

Người lính đứng dậy, giọng vẫn còn hách dịch:

- Vậy tốt ! Ta bắt cả hai thầy trò ngươi.

- Được ! Bắt thằng bé này trước !

Musashi rỉ tai Jotaro: “Giơ chân phóng vào ngực nó” đồng thời tung Jotaro đến trước mặt tên lính. Mọi người kêu lên kinh hãi. Họ chưa từng bao giờ thấy ai liều lĩnh đến thế: dùng người làm võ khí, nhất là người đó lại là một đứa trẻ. Nhưng chưa kịp hoàn hồn, họ đã nghe đánh “hự”, người lính ngã ngửa về đằng sau. Jotaro dội ngược lại, lộn hai vòng rồi như quả bóng, lăn vào các lùm cây rậm rạp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

62#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 23:33:58 | Chỉ xem của tác giả
Diễn biến đột ngột làm mọi người sửng sốt. Không ai chú ý đến Jotaro nữa và đều quay lại nhìn Musashi:

- Thằng này là ai ?

- Đứa nào vậy ? Nó đến đây làm gì ?

- Thằng điên hay quân cường đạo ?

Không ai biết gốc tích Musashi và tại sao hắn có mặt trong cốc trừ Shoda, Murata và Kimura. Bọn gia nhân vây xung quanh hò hét, tay hờm sẵn đốc kiếm. Nhưng Musashi vẫn điềm tĩnh như không. Giữa những tiếng chân huỳnh huỵch của bọn người mang thêm đuốc chạy tới, hắn giơ tay, mặt đanh lại, nghiêm trọng:

- Đồ đệ ta có lỗi, ta chịu trách nhiệm. Thầy trò ta sẵn sàng chịu lỗi, nhưng ta cảnh cáo các ngươi biết chúng ta không để các người giết như giết một con vật ! Nào, ai muốn bắt ta, vào đây !

Mọi người cùng ồ lên một lượt. Họ không ngờ tên này khùng đến thế. Thay vì nhận lỗi, hắn lại lên tiếng thách thức. Giá hắn chịu nhún một chút có lẽ cũng xong vì dù sao hẵn cũng là khách, Shoda sẽ bỏ qua và chuyện sẽ không đến tai cốc chủ. Nhưng không hiểu vì lý do gì hắn lại nhất định khiêu khích và có thái độ đổ dầu vào lửa như thế ? Murata cau mặt quay sang nói với Kimura:

- Thằng này điên thực rồi. Để nó đấy cho bọn túc vệ xử trí, ta nên tránh thì hơn.

Nhưng Shoda lắc đầu. Hắn bước ra dưới ánh đuốc, giọng oang oang ra lệnh:

- Tên này dường như chủ mưu đến đây gây loạn. Nếu ta mắc mưu nó để có người mất mạng hay thương tật, tất sẽ bị quở trách. Con Ta-rô tuy quý nhưng không quan trọng bằng một mạng người. Bây giờ khuya rồi, tất cả hãy về nghỉ, chuyện gì cũng để ba chúng ta đối phó !

Nhiều người gật đầu, có người phản đối nhưng Shoda quả thật có uy quyền trong cốc. Hắn trừng mắt. Đám đông lục tục ra về. Vài kẻ còn ngập ngừng chưa chịu đi, Kimura phải đích thân giải tán. Một lúc sau, trong vườn chỉ còn lại Musashi, Shoda, Murata và Kimura, nhưng đây không phải là khách với chủ mà là tội nhân trước mặt các phán quan. Đuốc đã mang đi hết. Dưới ánh sao lờ mờ nhìn không rõ mặt người, giọng Shoda nghiêm khắc khác thường:

- Shinmen Miyamoto Musashi ! Ta rất tiếc âm mưu của ngươi đã bại lộ. Ta không rõ ai sai ngươi đến đây, nhưng việc làm ấy thật vô ích ...

Một bóng đen bé nhỏ len lén đến gần Musashi. Không nhìn xuống hắn cũng đoán biết là đồ đệ. Hắn để tay lên vai Jotaro, xoa nhè nhẹ trấn an. Vai áo nó cứng những máu đọng.

- Musashi ! Ngươi thất bại rồi, chỉ còn cách tự xử. Mặc dầu là đứa bất lương, nhưng ngươi đã tỏ ra khá can đảm, dám một mình cùng với thằng nhỏ này đến do thám. Hãy tỏ ra xứng đáng là người cầm kiếm, đừng để chúng ta phải ra tay vô ích !

Đối với Shoda, đó là cách giải quyết êm đẹp nhất. Hắn không được phép của Yagyu cốc chủ mời Musashi đến cốc nên nếu Musashi chết thì câu chuyện coi như xong, không gây hậu quả gì phiền phức. Musashi cười nhạt:

- Ta chưa muốn chết.

- Hay lắm ! Kimura nói gằn giọng. - Chúng ta đã hết lời tử tế với ngươi, nhưng ngươi cố tình lạm dụng lòng tốt ...

Murata nóng nảy:

- Thôi, không nói nhiều. Đi !

- Đi đâu ?

- Vào ngục.

Musashi cười ha hả. Hắn cầm tay Jotaro gật đầu:

- Ừ thì đi !

Nhưng lại xăm xăm bước về phía Đại lâu. Murata nhảy ra ngăn lại:

- Ngươi đi đâu vậy ? Ngục thất ở đằng này !

Musashi khẽ đẩy đồ đệ ra, bảo nhỏ:

- Lại ngồi đằng kia, con.

Jotaro hiểu ngay. Cảnh chiến đấu trên đồng cỏ Hannya buổi chiều hôm nào hiện rõ mồn một trong trí nhớ. Nó vụt đi nhanh như tên bắn.

- Ta không muốn vào ngục.

- Không vào ngục ? Vậy ngươi muốn gì ?

- Gặp Yagyu Muneyoshi !

Câu trả lời của Musashi khiến cả ba đứng sững. Không ai ngờ Musashi liều lĩnh tới mức đó. Shoda là người cao niên nhất cũng phải cau mặt:

- Ngươi gặp cốc chủ làm gì ?

- Ta muốn thỉnh giáo vài thế kiếm.

- Á à ! Sao không nói trước ?

- Muneyoshi không cho ai gặp, lại không bao giờ tiếp khách giang hồ đến xin yết kiến, phải vậy không ?

- Đúng vậy.

- Vậy ta thách các ngươi ! Ta tuyên chiến với cả cốc !

Đối với ba người, Shoda, Murata và Kimura, tiếng tuyên chiến nghe quá lớn và có vẻ kiểu cách, nhưng đối với Musashi, tiếng đó mới chỉ đúng ý muốn của hắn. Vì đây là một trận đấu không phải hơn thua nhau về kỹ thuật của từng thế kiếm mà là một cuộc chiến toàn diện, đem cả sinh mạng mình ra đánh cuộc. Chiến tranh giữa hai quốc gia hay thị tộc có thể khác nhau về hình thức, nhưng trên căn bản cũng không khác.

Trong đêm tối bốn người nhìn nhau không nói, sự cảm thông gần như trọn vẹn. Một con cú lớn bay ngang qua, tiếng đập cánh nhẹ tựa gió thoảng. Dưới ánh sao thưa, bóng nó thoáng hiện ra rồi lẩn ngay trong những tàn lá rậm. Murata xắn tay áo:

- Được lắm ! Ngươi muốn chiến tranh sẽ có chiến tranh. Không có tù và, trống trận nhưng ta vui lòng tiếp ngươi. Shoda huynh, Kimura huynh, xin lược trận cho.

Hắn rút kiếm đánh soạt. Kiếm quang vừa lóe, hắn đã nhảy ngay về phía trước, lưỡi kiếm bổ xuống đầu Musashi mạnh như vũ bão. Musashi không né tránh, chỉ trầm mình xuống rút kiếm đỡ ngọn đòn của Murata. Một tiếng choang, ánh lửa thép nhoáng lên như than nổ trong lò, Musashi xoay kiếm quét một đường vòng cung dưới chân Murata nhưng hắn khôn ngoan nhảy lui ra xa một trượng thủ thế. Hai người đứng cách nhau chừng năm bước, im lặng và quyết liệt. Shoda nói nhỏ với Kimura:

- Có chuyện đấy, không khinh thường được đâu !

Tuy hai người không trực tiếp giao đấu nhưng Shoda và Kimura luôn trong tư thế sẵn sàng. Sau đường kiếm vừa rồi, họ thấy Musashi không phải tay tầm thường, đáng là đối thủ của Murata. Murata cầm kiếm hai tay ngang tầm ngực, lưỡi kiếm thẳng đứng, toàn thân im như tượng. Musashi đứng nghiêng, im không kém, tay phải giữ kiếm gần lá chắn, cườm tay cao, vai hơi đưa ra đằng trước. Trong đêm tối, mắt hắn đen hơn cả bóng đêm, nhìn địch thủ không chớp. Chiến tranh cân não giữa hai người kéo dài như vô tận, nhưng bóng tối quanh mình Murata hình như hơi rung. Người tinh ý thấy hắn thở nhanh hơn, nội tâm hắn dường giao động.

Kimura hừ một tiếng khẽ. Câu chuyện ban đầu không đáng gì, bây giờ thành quan trọng. Mũi tên đã bắn đi không lấy lại được nữa. Hắn cũng nghĩ như Shoda, việc này cần giải quyết sớm chừng nào hay chừng nấy, mà cách giải quyết tốt nhất là phát lạc nhanh chóng cho Musashi. Không ai bảo ai, cả hai cùng rút kiếm khỏi vỏ, di chuyển sang tả hữu, vây Musashi vào một gọng kìm. Ngay lúc đó, một tiếng thét rùng rợn rung động cả đêm sâu, một đường kiếm xẹt nhanh như sao lạc, Musashi đã đổi bộ vị, đứng dựa lưng vào gốc cây lớn với ba đối thủ trước mặt. Thế gọng kìm bị phá vỡ. Dưới bóng cây tối đen như mực, ánh sao thưa lờ mờ yếu ớt, nhưng từ đó Musashi nhìn ra ngoài, trông rõ mọi cử động của cả ba địch thủ. Bóng Musashi nhập với bóng đêm làm một.

Trong cái lúc mà biên giới sống chết chỉ cách nhau một sợi tơ, đầu hắn lạnh như băng nhưng da hắn nóng hừng hực. Sinh lực tràn trề trong cơ thể, từ những thớ thịt đường gân muốn bứt tung qua khắp các lỗ chân lông, trên những ngọn tóc, những đầu móng tay. Không biết đấy có phải là chân như của nhà Phật, lẽ huyền đồng của Đạo gia hay chỉ là sự tương dung của hai thái cực trong quá trình sinh tồn của vật chất ? Không khí nặng như chì. Không một cơn gió, không cả tiếng côn trùng. Giờ phút ấy, người ta thường nghĩ đến cái chết. Musashi thì không, mặc dầu hắn không nắm chắc phần thắng.

Có tiếng động nhẹ về bên trái. Musashi biết Shoda vừa thay đổi bộ vị. Lập tức hắn cũng di chuyển theo. Thế trận này không có lợi cho hắn nếu không có một biến chuyển gì làm thay đổi cục diện. Mồ hôi lấm tấm trên mặt, hắn liếc mắt nhìn bên phải, chỗ Kimura đứng. Hắn muốn tốc chiến tốc thắng, một đường gươm chớp nhoáng và chính xác có thể phá vòng vây, đồng thời giải quyết cuộc chiến chóng vánh. Quang cảnh thật kỳ lạ. Dưới ánh sao thưa, bóng ba người lờ mơ đứng đóng đinh xuống đất, quây xung quanh một gốc cây tối đen như mực. Trong cái yên tĩnh ngột ngạt, đột nhiên từ xa vọng lại một âm thanh không ai ngờ tới, âm thanh của cây sáo trúc.

Tiếng sáo nhẹ nhàng thanh thoát rót vào tai mọi người, theo gió đưa đến trong vắt. Musashi giật mình. Hắn không lầm được, đó là tiếng sáo của Otsu với những âm hưởng mê hồn đã lôi hắn vào tay Takuan. Trong nháy mắt, lòng hắn dịu lại, hắn quên kẻ địch trước mặt, quên cả sống chết, trí lâng lâng như tan loãng vào không gian. Một nháy mắt phân tâm nhưng đủ để định thành bại cả cuộc chiến. Trong tiếng thét mạnh như sấm động xé tan màn đêm tịch mịch, Murata phóng tới, lưỡi kiếm hắn như dài thêm mấy tấc. Kiếm quang lóe cạnh thái dương, Musashi cảm thấy lạnh ở bả vai, tay áo hắn bị cắt đứt một đường dài đến khuỷu. Bắp thịt toàn thân Musashi co lại, hắn chắc bị thương. Chỗ áo rách phơi thịt trần đã thấy rát.

Lòng tự tin không còn nữa, Musashi hét lên một tiếng bi ai, lấy hết sức bình sinh đạp vào gốc cây nhảy qua đầu Murata lên một cành thấp gần đó. Hắn chuyền cành nọ sang cành kia, nhảy mãi nhảy mãi cho đến tận bờ hào Đại lâu mới buông mình rơi xuống, lẩn vào các bụi lau sậy mất dạng. Xa xa, tiếng sáo vẫn văng vẳng đưa tới càng lúc càng thêm tha thiết ...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

63#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 00:01:33 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 19

CÁNH CHIM HỒNG

Hào sâu hay nông, khô hay cạn, Musashi không biết. Trời tối quá, hắn nhìn xuống dưới chỉ thấy hun hút. Musashi chuyền cành, tay bám vào cây, tay cầm đá ném. Không nghe tiếng đa chạm mặt nước, bèn yên chí tụt dần xuống đến khi chân chạm đất mới nằm phục vào bụi cỏ. Một lúc sau đỡ mệt và thấy kinh mạch vẫn điều hòa, Musashi biết là vết thương không nguy hiểm. Sờ vào cánh tay, máu đã se nhưng hắn cũng cứ xé vạt áo ra buộc lại.

Tiếng sáo đã im hẳn. Đâu đây có tiếng cú rúc làm đêm khuya càng thêm tĩnh mịch. Musashi tự nhủ: “Rõ ràng tiếng sáo của Otsu. Không biết sao nàng lưu lạc tới đây ! Ở đời thật lắm chuyện ngẫu nhiên khó mà lường được !”. Một phút phân tâm đủ thay đổi cả những dự định của hắn, làm hắn lỡ cơ hội gặp Yagyu Muneyoshi nhưng cũng dạy hắn bài học quý báu. Nhìn ánh sao lờ mờ ẩn hiện trên trời cao, Musashi không thể nào không nghĩ tới Otsu. Lòng mềm hẳn lại, bao nhiêu kỷ niệm cũ ào đến: cũng dưới bầu trời sao thưa và lộng gió như đêm nay, hắn đã chia tay cùng Otsu trên đỉnh đồi Nakayama. Nàng hứa đợi, trăm ngày, ngàn ngày cũng đợi. Rồi lúc ở trên cầu Hanada, hắn cũng đã bỏ đi sau khi khắc trên thành cầu bốn chữ: “Tha lỗi cho ta”. Bây giờ Otsu ở đâu ? Nàng làm gì, có nghĩ đến hắn không ?

Thương cảm tràn ngập, hắn lẩm bẩm một mình trong đêm tối, nước mắt lưng tròng: “Tha lỗi cho ta ! Tha lỗi cho ta !”. Gió thổi rì rào qua hàng lau sậy. Trong gió dường như có tiếng than vãn lẫn với những tiếng rì rầm to nhỏ. Musashi định thần, lắng tai. Tiếng rì rầm càng lúc càng lớn, ánh đuốc lập lòe ẩn hiện qua những bụi cây rậm rạp trên bờ rào. Gia nhân trong cốc đổ đi tìm hắn, lấy gậy và giáo dài xỉa vào các bụi cây, phạt ngang đầu những ngọn cỏ cao, la gọi nhau ơi ới. Musashi nằm yên không động đậy, kiếm tuốt trần nắm sẵn trong tay, sẵn sàng vùng dậy nếu bị phát giác. Nhưng hình như bọn kia không biết có hắn trốn ở đó. Sau một lúc tìm kiếm vô hiệu, họ bỏ đi; tiếng ồn ào và ánh đuốc xa dần sau những bụi tre cao và rậm.

Musashi đưa tay áo quệt nước mắt. Hắn giận mình đã yếu lòng và đã khóc. Hắn tự nhủ: “Chắc chúng cho mình hèn. Nhưng chưa đâu, phần thắng bại chưa rõ rệt. Để rồi xem ! Yagyu Muneyoshi mới chính là đối thủ của ta !”. Musashi men theo bờ hào, lầm lũi đi trong bóng tối. Một lúc lâu lắm hắn đến một nơi có tường đá chắn ngang, hắn dừng lại nhìn lên, không thấy trời đâu, chỉ thấy tàng cây xòe ra đen nghịt. Đằng trước là bức tường sừng sững, sờ vào ẩm ướt và trơn trợt, không sao leo lên được. Thất vọng, hắn định quay trở lại, bỗng nghĩ ra một kế. Hắn bẻ cành cây cắm luồn vào khe đá làm bậc, tay nắm chân đạp, hì hục trèo lên khỏi hào. Trời đã khuya lắm hay sắp sáng, hắn cũng không rõ. Trong một thoáng, Musashi nghe như có tiếng Jotaro gọi, nhưng lắng tai chú ý, chỉ thấy gió rì rào.

Hắn nghĩ đến đồ đệ, không biết thằng bé ra sao, nhưng tin là nó tháo vát có thể trốn được. Không còn thấy ánh đuốc, Musashi chắc bọn gia nhân trong cốc đã đi xa hoặc bỏ cuộc rồi. Sự tháo chạy vừa qua làm Musashi càng nghĩ càng tự giận mình. Mặc cảm thất bại ám ảnh, hắn nhất định phải tìm cho được chỗ ở của Yagyu Muneyoshi để thách đấu. Chủ quán Wataya đã cho hắn biết Muneyoshi ở ẩn trong một thảo am ven suối cạnh rừng trúc, nhưng không rõ về hướng nào. Vả lại trời tối quá không sao định hướng được nên hắn cứ đi bừa, lợi dụng bóng đêm tránh bọn gia nhân trong cốc. Đi mãi, đi mãi ... Lũy đất dài như vô tận báo cho hắn biết hắn vẫn còn quanh quẩn trong vòng rào đại lâu.

Trời bắt đầu hửng sáng, bóng núi xa đã hiện lên mờ mờ trên nền trời hồng nhạt. Musashi nghe tiếng nước chảy đâu đây, bấy giờ mới nhận ra mình khát. Lần theo tiếng nước chảy, hắn vạch cỏ tìm đường, đến một nơi hình như là đầu ngọn suối. Chỗ này khoáng đãng, cỏ gai và bụi rậm bớt đi nhiều, chỉ còn những gốc tùng, bách cổ thụ già đến hàng mấy trăm năm sừng sững bên đám loạn thạch ngổn ngang. Một dòng nước nhỏ từ hốc đá trên cao chảy ra trong suốt, đổ xuống phía dưới tung bọt trắng phau. Musashi đứng sững, ngây người nhìn cảnh thiên nhiên ấy. Dòng suối tươi mát chảy ào ạt bên những gốc thông già trầm lặng kia gợi hắn liên tưở ng đến dòng đời, tuổi trẻ, thế yếu mạnh của mọi vật.

Ánh dương quang chênh chếch chiếu trên những phiến đá lớn vững vàng như những nét điêu khắc mạnh mẽ của một nghệ sĩ đại gia. Lòng yêu mến cảnh đẹp làm hắn quên cả khát và nhọc mệt. Musashi ngồi xuống phiến đá, bụm tay vốc nước uống. Nước suối trong, ngọt và mát làm sao ! Sau mỗi ngụm, hắn cảm thấy dễ chịu. Những giọt nước theo huyết quản hắn luân lưu trong cơ thể, lòng hắt dạt dào sung sướng như cùng với thiên nhiên hòa đồng một nhịp. Gió trên cành thông là hơi thở của hắn, nước suối kia là máu và những tiếng róc rách là tiếng đập của chính con tim hắn. Không cầm được khích động, hắn để nguyên cả quần áo nhảy xuống nước, ngụp lặn vùng vẫy say sưa ...

Ở suối lên, Musashi như trở thành một người khác hẳn. Tâm hồn cũng như thể xác hắn lâng lâng bay bổng. Hắn cởi bộ quần áo sũng nước hong lên phiến đá rồi chọn một chỗ khuất ngồi nghỉ. Mặt trời lên khỏi ngọn cây, chắc vào khoảng cuối giờ mão. Sương lam trên sườn núi bắt đầu tan dần. Musashi nhìn xa xa thấy một rừng trúc xanh biếc. Dòng suối dưới chân hắn quanh co lượn khúc, đến khu rừng thì bị lớp sương chưa tan hết che khuất. Ẩn hiện trong rừng hình như có nhiều gian nhà cỏ. Musashi mừng hết sức. Ngẫu nhiên hắn đã tìm ra chỗ ở của Yagyu Muneyoshi. Hắn hối hả lấy quần áo mặc vào và đi vội xuống núi.

Quần áo chưa kịp khô, gió sớm thổi qua lành lạnh, nhưng mặc, hắn cứ đi tới. Bao nhiêu lâu chờ đợi, bây giờ thấy đây, hắn quyết không bỏ lỡ dịp. Musashi đã có định kiến, quyết tâm gặp Yagyu Muneyoshi và thách đấu. Sự thành bại ngày hôm nay rất quan trọng: cởi bỏ cho hắn cái mặc cảm thua kém hay là chết; hắn không có lý do gì để lui bước. Vườn nhà Yagyu rộng vô cùng. Từ cổng nhìn vào, ngõ lát đá quanh co, hai bên giồng toàn trúc, thân cao mà thẳng, xanh biếc, cây nào cây nấy to bằng bắp chân, gốc tỉa cắt gọn gàng trên nền rêu xanh tươi mát. Ngõ sâu hun hút, bóng trúc che khuất không thấy nhà bên trong, có một vẻ gì huyền ảo và trang nghiêm phảng phất trong cảnh trí.

Musashi đã có ý định cứ đẩy cổng bước bừa vào, nhưng khung cảnh thanh khiết của khu vườn làm hắn e ngại. Hắn bước tới ngồi trên tảng đá cạnh chân cột dưới mái tranh, vuốt lại tóc và sửa lại nếp áo xô lệch. Dù sao, hắn cũng chỉ là một kiếm khách vô danh, trước khi tiếp xúc với Yagyu Muneyoshi, người hắn kính phục cả về tài năng cũng như nhân cách, hắn không muốn bị coi thường và bị cho là vô lễ. Hắn chờ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

64#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 00:03:35 | Chỉ xem của tác giả
Gió mát thổi hây hây mơn man trên da thịt, Musashi ngủ quên lúc nào không biết. Tiếng chim oanh ríu rít làm Musashi giật mình thức giấc. Mặt trời lên đã cao, ánh nắng chan hòa đổ trên cây cỏ. Musashi đứng dậy vươn vai, trong mình khoan khoái. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc dường như tiêu tan đi cả. Hắn trông trước trông sau, định tâm tìm một vật gì làm dùi gõ cổng thì bỗng nhiên chú ý đến một tấm bảng gỗ dựng bên trong. Tấm bảng hơi nhỏ, có mái che mưa nắng, trên khắc nhiều hàng chữ. Musashi tò mò bước lại xem, té ra là hai bài thơ, nét chữ xương kính và vết khắc thật sắc sảo. Người viết đã dùng một thứ mực màu chàm trộn kim nhũ bôi lên nên những chữ khắc vàng rực dưới ánh nắng ban mai trông rất ngoạn mục.

Bài thơ thứ nhất là một bài ngũ ngôn tứ tuyệt: "Đầu non mây trắng bay. Nhẹ tênh lòng thế sự. Nghìn năm không trú xứ. Chân như, cánh hạc gầy." Bài thứ hai là thất ngôn tứ tuyệt: "Cành thưa nắng rọi, rộn tiếng oanh. Liễu hoa theo gió rụng bên mành. Tâm hư, dõi bước người viên giác. Ngõ trúc, ta về gối cỏ xanh." Hai bài thơ đều do Sekishusai sáng tác, có ghi chú ngày tháng và đóng triện son nhà Yagyu. Musashi đọc xong hai bài thơ, đứng lặng cúi đầu, tay khoanh trước ngực. Hiển nhiên đây không phải là hai bài thơ Muneyoshi đã làm chơi nhân khi ngẫu hứng mà chính là để bày tỏ chí hướng của mình.

Ông không tiếp khách giang hồ đến cầu học không phải vì có ý khinh miệt gì họ, ông từ khước tiếp xúc với mọi người vì không muốn bị ràng buộc với những hệ lụy nhân thế. Lợi danh ông không màng, thì thành bại đối với ông có nghĩa lý gì nữa ? Musashi khẽ lắc đầu. Hắn không còn muốn gõ cổng nhà Yagyu. Ý định khiêu khích và thách đấu Muneyoshi đối với hắn bây giờ là một sự xúc phạm, hành động của kẻ thất phu, man rợ. Hắn tự lấy làm hổ thẹn. “Ta còn trẻ quá ! Đây là một bậc cao nhân thoát tục rồi, ta chẳng nên và cũng không có quyền làm rộn. May mà ta đọc hai bài thơ này, chứ không đã làm trò cười cho dân trong cốc !”. Musashi bỏ ra cổng.

Đột nhiên nghe có tiếng chim xào xạc và tiếng chân người bước trên nền đá. Hắn nấp sau bụi cây nhìn vào, thấy một nữ lang áo trắng, thấp thoáng giữa những thân tre xanh biếc. Bóng nàng đổ dài trên cỏ. Nhìn nữ lang, hắn sững sờ, tim như muốn ngừng đập. Vì người bước tới chính là Otsu, xinh đẹp vô cùng, rạng rỡ dưới ánh nắng. Otsu thật rồi, không còn ngờ gì nữa, chính nàng đã thổi điệu sáo ấy ! Musashi định chạy ra gọi Otsu nhưng không biết có sức mạnh gì ghìm chân hắn lại. Con người hắn quả mâu thuẫn: vừa nhạy cảm đam mê, vừa thực tế lạnh lùng. Nấp trong bụi rậm, hắn phân vân bất định.

Otsu đến gần cổng bỗng quay lại khẽ kêu một tiếng ngạc nhiên:

- Ủa, mình vẫn tưởng nó đi theo sau ... Nàng trở lại đường cũ: - Jotaro ! Jotaro ! Chạy đâu rồi ?

Nghe giọng nói quen thuộc, Musashi như sực tỉnh. Hắn lui vào bụi cây sâu hơn.

- Jotaro ! Jotaro !

- Đây ! Em đến ngay bây giờ đây ! Chị ở đâu thế ?

- Ngoài này, gần cổng. Ta đã bảo em không được đi xa, sao em không nghe ?

- Tại thấy con trĩ, em đuổi theo bắt ...

- Đuổi bắt con trĩ ? Em thật không biết gì hết ! Em quên đã nói với ta là sáng nay chúng ta phải làm một việc rất quan trọng hay sao ?

- Không, em không quên đi tìm sư phụ đâu, nhưng em biết ông không hề gì, ông gặp nhiều may mắn lắm. Thế nào cũng thấy mà !

- Ờ ! Tối hôm qua sao không thấy em nói thế ? Lúc mếu máo đến tìm ta, em đâu có như bây giờ ?

- Tại lúc ấy em vừa lo vừa sợ.

Otsu cười:

- Ta cũng thế ! Khi em kể chuyện và nói tên sư phụ em, ta hết hồn.

- Chị với sư phụ em là thế nào ?

- Ông ta là người làng.

- Người làng thôi à ?

- Chứ còn gì nữa ?

- Lạ quá nhỉ ! Người làng với nhau mà mới nghe tên đã khóc hết nước mắt !

Otsu bẽn lẽn:

- Ta khóc nhiều lắm sao ?

- Khóc nhiều lắm ! Sư phụ em đánh nhau với ba người, bị chém rách tay áo, em đã kể rồi chị không nhớ ư ? Nghe tiếng sáo, em nghĩ đến chị nên tìm đến cầu cứu ...

Otsu rùng mình. Hình ảnh Jotaro áo quần bê bết máu, chạy vào phòng nàng lúc nửa đêm như hiện ra trước mắt. Nàng săn sóc, nấu cháo cho nó ? Nàng quay nhìn Jotaro, mặt nó đã bớt sưng, nàng cũng vui bụng đôi chút.

- Thôi, chuyện đó khoan nói ... Việc phải làm ngay bây giờ là đi tìm sư phụ em.

Otsu dắt tay Jotaro ra cổng. Trong dáng đi vội vã của Otsu có một vẻ gì hớn hở như trẻ con đi đón mẹ về chợ. Má nàng ửng hồng, đôi mắt long lanh. Lo âu hay vui thích? Jotaro nhìn Otsu chằm chằm, ngạc nhiên không hiểu. Musashi nấp trong bụi, nhìn rõ hết. Otsu đẹp hơn trước nhiều, khác hẳn với cô bé âu sầu và lạnh nhạt khi còn ở chùa Shippoji. Bấy giờ Otsu chưa yêu, bản tính kín đáo, không thích giao du của nàng có lẽ bắt nguồn từ tâm sự hổ thẹn mình là đứa trẻ bị bỏ rơi từ tấm bé. Nàng như con ốc cuộn tròn trong vỏ, dễ mếch lòng và hay hờn giận.

Khi Matahachi viết thư từ hôn, tâm trạng bị ruồng rẫy ấy càng thêm nặng khiến nàng suýt liều thân. Musashi đến. Lòng thương người cô thế dần đổi sang tình yêu và kính trọng. Bây giờ, sau nhiều năm xuôi ngược, nàng đã trưởng thành cả về tinh thần lẫn thể chất, sẵn sàng phấn đấu cho mối tình gần như vô vọng của mình. Musashi muốn nhảy ra ôm Otsu, thổ lộ nỗi lòng với nàng rồi dẫn nàng đi thật xa, sống một cuộc đời hạnh phúc, bỏ hết mọi tham vọng khác. Những lời Otsu nói với hắn trên đỉnh đồi Nakayama bữa nào còn như vang vọng bên tai. Hắn muốn xin lỗi Otsu về sự phản bội của mình. Nhưng sao trí óc hắn không cho như thế là phải. Con người thực tế trong hắn bảo hắn dại dột, từ bỏ mục đích cả đời người vì một người đàn bà là điều ngu xuẩn. Đâu là lẽ phải ?

Musashi như đứng trước hai con đường. Bao nhiêu kiến thức thu thập được qua sách vở hắn đọc được khi còn ở thạch thất cũng không giúp hắn quyết định dứt khoát. Nỗi đau khổ dày vò hiện cả lên nét mặt. Cách chỗ hắn đứng không bao xa, Otsu vẫn vui vẻ cùng Jotaro đi tới. Thằng bé cúi xuống nhặt vật gì gần cổng làm nàng dừng chân khẽ trách:

- Jotaro, nhanh lên chứ ! Lại nghịch gì thế ?

- Chị, lại đây xem cái này !

Jotaro đưa miếng vải vừa nhặt được cho Otsu:

- Miếng vải này ở áo sư phụ em.

Otsu mở to mắt nhìn Jotaro rồi giật lấy miếng vải. Miếng vải, thực ra là miếng lụa, dài chừng hai gang tay, loang vết máu đã khô, có dệt chìm hình lá phong với một hàng chữ nhỏ. Jotaro kiễng chân, lấy tay chỉ hàng chữ:

- Đây này, chị xem. Hôm qua đến đây, sư phụ em mặc chiếc áo này do bà chủ trọ ở bờ hồ Sarusawa tặng. Hàng chữ này là Hồ Vọng ... chắc là Hồ Vọng Xương. Đúng là áo sư phụ em rồi ...

- Trời ơi, Jotaro ! Em nói thật hay bỡn ? Musashi đến cổng này đấy ư ?

Otsu chạy vội ra ngoài, mắt nhớn nhác tìm quanh. Jotaro cũng theo bén gót. Nó gọi lớn:

- Sư phụ !

Trong lùm cây có tiếng lá rung động, rồi tiếng chân người chạy. Otsu quay phắt lại đuổi theo.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

65#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 00:05:03 | Chỉ xem của tác giả
- Chị ! Chị đi đâu đấy ?

- Musashi ! Musashi vừa chạy ... ngả này ...

Jotaro đến gần. Otsu thở hổn hển nói không ra hơi:

- Ta vừa thấy ... vừa thấy ... sư phụ em ... chạy ngả này ...

- Sao em không thấy ?

- Rõ ràng mà. Musashi ở bụi cây này chạy ra ...

Otsu vừa nói vừa đuổi theo.

- Chị ! Khoan đã ! Chắc chị lầm rồi ! Nếu là sư phụ em thì việc gì ông lại chạy ? Ừ, việc gì phải chạy ?

Jotaro không hiểu nhưng Otsu hiểu.Nàng dừng lại, hít một hơi thật mạnh, gào lên:

- Musashi ! Musashi ... Mu ... s..ashi ...

Tiếng gào của nàng to quá, những âm sau lạc hẳn đi lẫn với tiếng gió. Otsu không ngăn nổi xúc động, ngã ngồi xuống cỏ, hai tay ôm mặt. Nàng khóc nức nở. Jotaro chạy đến bên.

- Jotaro ! Gọi sư phụ đi Jotaro ! Gọi đi !

Nhưng Jotaro không gọi. Nó kinh hãi nhìn Otsu. Nét mặt này nó đã nhìn thấy ở đâu ... Đôi mắt lạc thần, da trắng bệch như sáp ... Đúng rồi ! Nét mặt của chiếc mặt nạ tuồng Nô, nét mặt của người thiếu nữ điên dại. Chỉ thiếu có đôi mép nhếch cao, còn các điểm khác giống như tạc. Jotaro sợ quá, giật lùi, miệng há hốc. Otsu nói với nó qua nước mắt:

- Gọi đi Jotaro ! Không gọi, sư phụ em không về nữa, em sẽ ở với ai ?

Bấy giờ Jotaro mới hoàn hồn. Nó bắc loa tay, lấy hết sức gọi lớn:

- Sư phụ ! Sư phụ Miyamoto Mu ... sa..shi ... !

Sau mỗi lần gọi, tiếng vọng từ núi xa vang lại như nhại và chế giễu nó cùng Otsu. Trời xanh thăm thẳm trên cao, vài cụm mây trôi hờ hững. Jotaro đứng trên đồi nhìn xuống con đường đất đỏ vắng hoe ẩn hiện dưới những gốc tre già, lòng buồn vời vợi. Nó vẫn không hiểu tại sao thầy nó lại bỏ đi không nói gì với nó.

Otsu dựa đầu vào một thân cây phong, mặc cho nước mắt trào ra đầy má. Hai tấm lòng cô đơn dưới bầu trời yên lặng, những con người lạc lõng bị ruồng rẫy, bỏ rơi như những đứa trẻ mồ côi không ai đón nhận. Jotaro thấy cay cay ở mắt. Nó đến bên Otsu, nắm áo nàng, an ủi:

- Thôi, chị chẳng nên buồn phiền. Chị và em đi tìm, thế nào cũng gặp.

Otsu mỉm cười héo hắt:

- Cảm ơn em.

Rồi nước mắt lại tuôn ra như suối. Nàng không thể tưởng tượng được mối tình của nàng đối với Musashi đằm thắm là thế mà chàng chẳng hề để cho nàng gặp mặt được một chút sau bao nhiêu năm mong nhớ; kể từ cái ngày chàng bỏ đi trên cầu Hanada. Nàng đã thề không làm phiền Musashi, không can thiệp gì vào sự nghiệp của chàng, sao chàng vẫn tìm cách lẩn tránh ? Chỉ có một lý do: Musashi không yêu nàng say đắm như nàng tưởng. Otsu phải hỏi cho ra: trong trái tim rướm máu của người thiếu nữ đương thì ấy, thần tượng nàng chọn không dễ gì bị gạt bỏ.

Một cơn gió thoảng qua. Lá phong rung động dường cảm thông với nỗi lòng người thiếu nữ. Bỗng Jotaro reo to:

- Chị ! Có người lên kìa !

Otsu chùi nước mắt, sửa lại mái tóc và nếp áo rồi ngồi xuống gốc cây giả như ngồi nghỉ. Người đi lên dốc là một nhà sư. Trong khung cảnh tĩnh mịch của khu rừng vắng, nhà sư mặc áo dà đột nhiên xuất hiện sau ngọn đồi tựa như Phật giáng thế, Otsu vừa ngạc nhiên vừa vui mừng vì nhà sư đó không ai khác hơn là Takuan.

- Nam mô a di đà Phật ! Ta không ngờ gặp ngươi ở đây !

- Con cũng thế. Thầy đi đâu vậy ?

- Ta với con trai Sekishusai vốn là chỗ thân tình, lại nhận được thư của cốc chủ mời, tiện đường qua đây đến thăm cốc chủ.

Trông mặt Otsu, Takuan đã đoán ra phần nào. Đôi mắt đỏ mọng và làn da trắng bệch của nàng chứng tỏ nàng vừa trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Ông ôn tồn hỏi:

- Dạo này hình như ngươi không được khỏe ?

Không dằn được cảm xúc, nước mắt Otsu lại trào ra. Nàng không giấu diếm nữa, kể cho Takuan nghe hết nỗi niềm u uẩn.

- Ta hiểu lòng con. Con muốn ta khuyên điều gì không ?

- Không cần thầy ạ ! Chí con đã quyết. - ...

Otsu nhìn chằm chằm xuống đất. Nàng như đắm chìm trong nỗi thất vọng cùng cực.

- Nếu còn điều gì nghi ngờ, con đã không bỏ chùa Shippoji. Con biết lòng con lắm và nhất định phải gặp Musashi. Con sẽ hỏi nếu sự có mặt của con trên dương thế này làm chàng vướng bận thì con đã có cách.

Takuan nghiêm khắc:

- Ngươi nói thế là nghĩa gì ?

- Xin thầy đừng hỏi thêm nữa.

- Otsu ! Hãy cẩn thận. Đó không phải là cách giải quyết vẹn toàn. Trong trường hợp con, chết không giải quyết được gì hết. Ông cười, tiếp: - Nhất là lại chết vì một mối tình không được đáp ứng.

Otsu không đồng ý, nhưng nàng cắn môi không nói thêm gì nữa.

- Ngươi sinh lầm kiếp, đáng lẽ làm đàn ông mới phải. Ý chí sắt đá như ngươi, xã hội hẳn được nhờ lắm !

- Như vậy, những phụ nữ như con không đáng sống hay sao ? Con cản bước tiến thủ của Musashi chăng ?

- A di đà Phật ! Đừng xuyên tạc lời nói của ta. Trong cõi sinh diệt vô thường, không gì ngăn nổi sự biến chuyển. Bước tiến thủ của Musashi chỉ có hắn mới định được.

- Con yêu Musashi. Chàng là lẽ sống của con. Dù phải chịu muôn ngàn gian truân, đau đớn, con cũng không để hạnh phúc đó mất !

- Điều con gọi là hạnh phúc đó không phải là chân hạnh phúc.

- Từ bé, con chưa biết thế nào là chân hạnh phúc.

Giọng Takuan trở nên nghiêm nghị:

- Thế mà vẫn có ! Otsu, ngươi được nuôi dưỡng trong chùa từ nhỏ, há không biết dục vọng chỉ đưa đến khổ đau. Cởi bỏ dục vọng, gieo mầm từ bi để tự giải thoát khỏi cảnh giới vô minh và sinh diệt là chân hạnh phúc ! Con đường ngươi định đi là con đường tối tăm của ngã chấp và ngã ái. Theo đường ấy là tự mang dây oan nghiệt buộc vào mình.

Otsu im lặng cúi đầu. Nhà sư cầm tay, giục:

- Otsu, theo ta về cốc ! Cả cháu này nữa !

Nhưng Jotaro cắt ngang, dứt khoát:

- Không ! Cháu phải đi tìm thầy cháu ! Cháu không biết đường nào tối tăm, sáng sủa, ngã chấp ngã ái là gì, nhưng cháu thấy có bổn phận phải theo sư phụ ...

Lời nói của Jotaro làm Otsu bừng tỉnh. Nàng ngẩng nhìn Takuan:

- Con cảm ơn thầy đã cố sức giúp con nhưng ít con không thể nghe lời thầy được !

- A di đà Phật ! Tùy ngươi, nhưng ít nhất cũng nên trở về từ biệt cố chủ chứ !

- Nhờ thầy từ biệt và tạ lỗi hộ con. Cố chủ khoáng đạt, chắc chẳng lưu tâm đến những tiểu tiết.

Quay sang Jotaro, nàng nói:

- Jotaro, em chạy về lấy hành trang hộ chị.

Trở ra, Jotaro đeo chiếc mặt nạ làm Takuan giật mình đứng lặng. Vì mặt nạ ấy chính là nét mặt Otsu sau khi trôi nổi trong biển trầm luân, quả nghiệp chập chồng không dứt. Ông cúi đầu niệm Phật:

- Otsu ! Trên bước đường con đi, nếu khi nào gặp tột cùng đau khổ, hãy gọi tên ta, hãy gọi tên ta !
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

66#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 01:59:11 | Chỉ xem của tác giả
QUYỂN 3: HỎA THƯ

CHƯƠNG 20

SASAKI KOJIRO

Về phía nam thành Kyoto có một ngọn đồi nhỏ tên gọi Mokoyama có sông khá lớn lượn khúc bao quanh xuyên qua một vùng đồng bằng phì nhiêu đến tận chân thành Osaka mới đổ ra biển. Nhờ có thủy đạo thuận tiện ấy, sự thông thương giữa hai thị trấn Kyoto và Osaka thật dễ dàng. Chuyện nào xảy ra ở trấn này ngày hôm trước, hôm sau trấn kia đã biết, nên các nhà cầm quyền nhất cử nhất động đều rất kín đáo và thận trọng.

Trên đồi Mokoyama, một công trường xây cất mới được mở ra theo lệnh đại danh để chỉnh trang lại tòa lâu đài ngài hiện đang cư ngụ. Tokugawa Ieyasu có ý muốn thay đổi nếp sống dân chúng trong vùng, công trình này chỉ là một phần của toàn bộ chương trình xây cất rộng lớn do ngài chủ trương nhằm cải tổ kinh tế và dùng kinh tế làm sức mạnh để cai trị. Song song với sự chỉnh trang các lâu đài tại Kyoto, nhiều công tác kiến thiết khác cũng được thực hiện tại Edo, Nogoya và hàng chục thị trấn khác trong nước. Bởi kiến thiết tạo ra công ăn việc làm, dân không bất mãn, các đầu lãnh địa phương bận rộn công tác không có dư thì giờ nghĩ đến việc chống đối. Riêng tại đồi Mokoyama, số phu phen lên đến hàng ngàn.

Hàng ngày thuyền bè đi lại tấp nập chở đá to nhỏ đủ cỡ đổ lên bến chất đống cao như núi, phiến to bằng cái bàn, phiến nhỏ cũng bằng mặt ghế, cát bay mù mịt, mái nhà và rặng liễu ven sông phủ bụi trắng xóa. Cùng với thợ thuyền phu phen là đám người đánh hơi thấy lợi bu đến, thôi thì đủ mặt con buôn cùng gái giang hồ già trẻ. Bấy giờ trời đã sang thu, nhưng nắng quý hạ vẫn còn gay gắt. Mặt sông loang loáng, lấp lánh tựa sao sa trông lóa mắt. Buổi trưa, tiếng ve kêu ra rả. Matahachi ngồi nghỉ trong bóng râm của hai phiến đá lớn, khuất sau một lùm cây gai xơ xác. Suốt buổi sáng làm việc cực nhọc, bây giờ hắn đã thấm mệt. Hắn lấy tay xua đàn ruồi bay quanh và kéo vạt áo lau mặt.

Da Matahachi xạm đen, tròng mắt hõm sâu xuống, trên gương mặt gầy guộc ấy chỉ còn phảng phất một vài nét của anh chàng Matahachi béo tốt khi xưa, nếu không tinh mắt đố nhìn ra được.

- Dưa không ? Ai ăn dưa không ?

Một cô bé nhà quê đầu đội thúng dưa hấu vừa đi vừa rao lảnh lót từ tốp thợ này đến tốp thợ khác, đon đả chào mời với hy vọng bán được mối hàng trong giờ nghỉ.

- Dưa, lại đây ! Ta muốn ăn dưa nhưng không có tiền, được không ?

Cô bé nguýt dài, không đáp. Cả bọn cười hô hố. Cô bé đến bên Matahachi:

- Bác mua dưa không ? Trời nắng thế này, ăn dưa đỡ khát lắm !

Matahachi lờ đờ nhìn người bán hàng, một lúc sau mới nghiêng mình móc trong bọc ra vài đồng tiền để trong lòng bàn tay, khều khều mấy cái đếm rồi đưa cả cho cô bé. Cầm quả dưa để lên lòng, hắn ngồi yên lặng, mắt nhìn ra xa như không còn sinh lực gì nữa. Matahachi buồn và chán nản vô cùng. Hắn lẩm bẩm rủa thầm “Khốn nạn !”, chẳng biết rủa ai, những người đã gây ra cho hắn cảnh cơ cực này hay chính cuộc sống cơ cực của hắn. Có điều Matahachi rất hận Oko và Takezo, thằng bạn đã kéo hắn vào cuộc chiến Sekigahara và con đàn bà dâm đãng mặt lúc nào cũng trát phấn trắng như vôi. Nếu không vì chúng thì bây giờ hắn đâu có thân tàn ma dại như thế này.

Matahachi nghĩ đến ngôi làng nhỏ bé Miyamoto êm đềm và thân thiết, mẹ hắn và Otsu, người vị hôn thê đôn hậu, xinh đẹp hắn đã dứt tình bỏ đi. Hắn đập tay xuống đùi, muốn gào lên uất hận, nhưng tiếng kêu không ra khỏi cổ, cả tâm thân gầy guộc vẫn ngồi ì ra đấy. Ruồi nhặng vo ve trên đầu, hắn chẳng thèm đuổi, thấm thía nỗi bất lực cùng cực của mình. Sự trụy lạc tinh thần hơn cả sự trụy lạc thể chất làm hắn sống mà không khác gì một xác chết ! Năm năm rồi ! Hắn đã bỏ phí năm năm kể từ ngày bị con đàn bà ấy mê hoặc ! Chẳng biết bây giờ Otsu ra sao ! Hắn trở về xin lỗi liệu nàng có tha thứ cho hắn không? Và còn thằng Takezo nữa, nghe nói nó đã đổi tên và nổi danh Samurai ...

Nỗi ghen tức ngấm ngầm trào lên làm hắn tắc nghẹn ở cổ họng. Một người phu đẽo đá cùng công trường lại gần:

- Matahachi ! Mày sao thế ? Sao mặt mày xanh vậy ?

Matahachi mỉm cười héo hắt. Nước bọt trào đầy miệng, hắn buồn nôn, quay sang bên cạnh nhổ, rồi chậm rãi:

- Không sao ! Có lẽ trúng gió ! Để tao nghỉ lát nữa chắc đỡ.

Người phu nhìn Matahachi ái ngại, thấy nó yếu quá, muốn giúp nhưng chẳng biết làm thế nào. Gã hỏi bâng quơ:

- Mày không ăn được dưa thì mua làm gì ?

Bấy giờ Matahachi mới sực nhớ đến quả dưa để trên đùi:

- Ừ, mày mang ra đem chia cho chúng nó, tao thết. Nói giùm với ông cai tao mệt, xin nghỉ buổi nay.

- Ê ! Tụi bây lại ăn dưa ! Thằng Matahachi thết đây này !

Matahachi nhếch mép cười thiểu não, chẳng biết là cười hay mếu. Năm sáu người phu chạy đến đập dưa vào thành đá, tranh nhau ăn nhồm nhoàm, không ai để ý đến kẻ thết dưa ngồi ủ rũ ở một góc. Qúa ngọ, một người bước ra, tay cầm roi gọi thợ vào làm. Chẳng bao lâu, phu phen lại chia thành từng tốp bốn người một, quàng thừng vào vai kéo những phiến đá lớn. Tiếng hò nổi lên, không khí oi nồng buổi trưa trở lại nhộn nhịp.

Những bài hò kéo đá bấy giờ không biết ai đặt ra, rất được phổ biến trong dân gian, đến nỗi quan đầu xứ có thế lực lúc ấy là Hachisuka cũng phải chép vào sớ tâu lên hoàng thượng. Trong các điệu hò, có điệu sau đây được khuyến khích hơn cả và được coi như điệu chính thức của phu kéo đá tại những công trường như Kyoto và Edo: "Đá kia trong núi ... dô ta là hò dô ta, Ta đục mang về ... dô ta ! Mang về ta xẻ ... dô ta là hò dô ta, Ta xẻ ta cưa ... dô ta ! Xây nhà cho chúa ... dô ta là hò dô ta, Chúa bảo ta nghe ... dô ta ! Hết lòng đến chết !" Trẻ hò, già hò, riết rồi quen tai, ai cũng thuộc lòng, thành ra những bài hò này đi vào đời sống dân dã.

Dưới thời Shougun Ashikaga, các điệu hò phần nhiều đồi trụy, dâm dật, thường chỉ thấy xuất hiện trong các thanh lâu tửu quán. Đến thời Hideyori, vào những năm sung túc, có nhiều điệu hò tươi vui, rồi khi Tokugawa lên nắm quyền chính, các điệu hò dần dần đổi khác. Nghe kỹ thì những tiết điệu và lời ca có phần gò bó. Khi uy quyền Tokugawa đã vững, những điệu hò dân gian càng ngày càng kém đi, không còn được tự do cởi mở như trước. Tình cảm không còn bộc lộ tự nhiên, lời ca thì nhạt nhẽo đầy xu nịnh phần nhiều do bọn nhạc nô đặt ra để ca tụng giới cầm quyền.

Matahachi ngồi ngả người, dựa lưng vào thành đá, một tay co lại gối đầu. Da hắn nóng hầm hập, lỗ tai lùng bùng. Tiếng hò của thợ thuyền vang đến, hắn chẳng nghe rõ, chỉ văng vẳng như có người đánh trống. Trên cao, mặt trời vẫn hắt xuống những tia lửa gay gắt, tàn nhẫn. “Cứ đà này chắc không kham nổi. Năm năm mười năm cũng đến thế thôi, làm ngày nào chỉ đủ ăn ngày đó, nghỉ làm thì nghỉ ăn ...”. Trong cơn thất vọng cùng cực, ý tưởng tự sát lởn vởn trong óc, Matahachi lắc đầu như để xua đuổi ý tưởng hắc ám ấy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

67#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 02:00:41 | Chỉ xem của tác giả
Bỗng nhiên, hắn có cảm tưởng có người đến gần bên. Hắn ngẩng nhìn, quả nhiên thấy một thanh niên đứng đó từ bao giờ. Gã đội chiếc nón nan chụp xuống tận mắt, quần áo phu trắng bụi đường, bên hông đeo trường kiếm và một túi vải thô giống như túi của khách giang hồ vẫn thường dùng, trên nón gắn một phù hiệu hình quạt, cứng, có lẽ tết bằng sợi kim khí mưa nắng đã làm đen xỉn. Thanh niên đứng nhìn Matahachi một lúc rồi lên tiếng hỏi:

- Bác này không làm hay sao mà ngồi đây ?

- Tôi mệt.

- Chắc cảm nắng rồi !

Nói xong, hắn bỏ đến đứng trong bóng rợp một tảng đá lớn quan sát công trường. Gã rút trong bọc ra quyển sổ, tìm phiến đá bằng phẳng đặt lên rồi ngồi bên cạnh hí hoáy biên chép. Nắng như đổ lửa trên đầu gã, nhưng hình như gã không để ý, chẳng coi vào đâu. Nhìn Matahachi, thanh niên đột nhiên nhớ ra điều gì, mở bọc lấy một cái lọ sơn then dẹp, dốc vào lòng bàn tay hai viên thuốc đỏ như chu sa và nhỏ bằng mắt tôm, đem đến cho hắn:

- Bác kia, uống thuốc này đi, công hiệu lắm !

- Cám ơn bác.

Matahachi bỏ thuốc vào miệng, nhấm nhấm trên đầu lưỡi. Mùi thuốc thơm sực nức, trong giây lát hắn thấy dễ chịu hẳn.

- Bác còn ngồi nghỉ đây lâu không ?

- Dạ, cũng định ngồi cho khỏe hẳn đã.

- Vậy ta nhờ chút việc này. Bác trông chừng có ai đến thì báo cho biết. Ném hòn sỏi chẳng hạn.

- Dạ được.

Thanh niên trở về chỗ cũ, lại giở sổ ra ghi chép và hình như vẽ cả họa đồ. Dưới vành nón nan, đôi mắt gã đưa đi đưa lại, thỉnh thoảng lại ngẩng nhìn về phía lâu đài có vẻ tư lự. Trước khi xảy ra chiến dịch Sekigahara, đạo quân tây biên của lãnh chúa họ Toyotomi đã tiến đến chân thành này và đã tấn công làm sát mất một góc thành. Công tác trùng tu được dự định từ lâu, bây giờ mới thực hiện. Matahachi nghĩ thầm có lẽ đây là người thuộc phe Hideyori đến dò xét tình hình, nhưng hắn không nói gì. Trước kia, hắn cũng đầu quân dưới trướng họ Toyotomi, hơn nữa lại có cảm tình với gã thanh niên đã cho hắn hai viên thuốc.

Có tiếng chân người bước lại gần. Matahachi thoáng thấy bóng viên đốc công, định nhặt hòn sỏi ném nhưng quá trễ, bèn huýt gió làm hiệu. Viên đốc công đã đến sau lưng, gã thanh niên mải biên chép không biết, đến khi giơ tay đập con ruồi trên gáy mới chú ý. Gã ngẩng nhìn, một thoáng lo sợ lộ ra trong ánh mắt.

- Ngươi làm gì vậy ?

Vừa nói, viên đốc công vừa đưa tay định cầm quyển sổ đặt trên phiến đá, nhưng gã thanh niên đã nắm vội lấy cổ tay:

- Ngươi không có quyền !

Bốn mắt nhìn nhau, thách đố.

- Sao không có quyền ? Ta làm nhiệm vụ !

- Ngươi là ai ?

- Đốc công công trường này ! Ta muốn xem ngươi vẽ gì.

Rồi giằng tay ra đoạt quyển sổ. Gã thanh niên giật lại. Đôi bên giằng co, quyển sổ đứt làm hai mảnh.

- A tên này gớm thật ! Ngươi định phi tang phải không ? Ngươi đến đây do thám chứ gì ?

- Ta học kiến trúc, không do thám gì hết !

Viên đốc công giật tay ra:

- Nói láo ! Nếu không đưa sổ, ta bắt !

- Ta không làm gì trái, ngươi lấy quyền gì bắt ta ?

- Ta có bổn phận ngăn gian tế. Theo ta về đồn, chuyện gì nói sau !

- Không.

Viên đốc công rút roi ra.

- A tên này bướng ! Có đi không ?

Nhưng gã thanh niên chẳng phải tay vừa, nhanh như chớp nhảy xổ lại, một tay nắm cổ áo, tay kia bẻ quặt tay viên đốc công ra sau lưng rồi cứ thế đẩy về phía trước. Gã dùng thủ pháp gì không biết, viên đốc công đau đớn há mồm, mặt đỏ gay, những tiếng ú ớ như tắc nghẹn trong cổ họng. Thanh niên đẩy viên đốc công đến một tảng đá lớn, chẳng nói chẳng rằng, đập mạnh đầu ông ta vào một tảng đá.

- Đồ chó đ ...

Tiếng rú thê thảm của viên đốc công khỏa lấp lời chửi bới tục tằn. Matahachi kinh hãi tột độ, giơ tay bưng đầu nhưng mắt vẫn nhìn rõ máu và óc nạn nhân phọt ra tung tóe. Một cơn lốc nổi lên cuốn bụi cát bay mù mịt, thổi chiếc nón nan của gã thanh niên rớt xuống đất. Dưới ánh nắng chói chang, nét mặt gã hiện rõ, da mặt xạm đen, rỗ chằng chịt và cằm hơi lẹm. Mồ hôi Matahachi đổ ra như tắm. Hắn không ngờ con người đối với con người lại có thể tàn nhẫn đến thế, dù trong cơn tức giận. Hắn thấy thanh niên kia tàn bạo quá, tự nhiên bao nhiêu thiện cảm dành cho gã mất hết. Gã lẹm cằm không chạy ngay, cúi xuống nhặt những mảnh quyển sổ bị gió thổi bay tan tác. Cầm chiếc nón nan đội lên đầu, buộc quai cẩn thận xong, gã mới bỏ đi, trước còn thong thả sau rảo bước nhanh như chạy.

Matahachi vừa sợ vừa e liên lụy, lẩn vào trong một bụi cây rậm. Diễn biến xảy ra rất nhanh, thợ thuyền phu phen chẳng ai biết. Họ vẫn tiếp tục gò lưng kéo những phiến đã lớn đặt trên những khúc gỗ tròn cho dễ di chuyển dưới trời nắng gắt. Nhưng trên chòi cao giữa công trường, có người nhìn rõ hết. Phu canh trên chòi báo tổng giám thị, lập tức tiếng tù và báo động nổi liên hồi, phu phen chạy tán loạn.

- Gì vậy ? Chuyện gì vậy ?

- Đánh nhau hả ?

- Chắc cháy chỗ nào rồi ! Nắng khô thế này ...

Tuyệt nhiên không ai ngờ viên đốc công vừa bị hạ sát. Có người nói: “Gian tế đến do thám”, thế là một đồn mười, mười đồn trăm, họ bỏ việc ào ào đi bắt kẻ gian, làm như kẻ gian có thù riêng với họ !

- Đâu ? Kẻ gian đâu ? Nó chạy lối nào ?

- Cổng đằng tây ! Trên chòi nói vọng xuống.

Mọi người ùa ra cổng tây. Đúng lúc ấy có chiếc xe bò chở cỏ vừa tới, gã lẹm cằm chạy ra bám vào thành xe định leo lên trốn bị ngay tên lính canh dùng cây gậy móc xuống. Gã ngã sóng soài. Mọi người xông vào định bắt sống nhưng gã như cọp dữ vùng lên giật cây gậy trong tay người lính, đập anh ta chết tốt. Tiếng viên tổng giám thị oang oang ra lệnh:

- Bắt lấy nó ! Bắt lấy nó ! Đừng để nó thoát !

Hàng trăm người la hét phụ họa:

- Bắt ! Bắt !

Nhưng người la hét thì nhiều nhưng không ai chịu vào bắt. Những kẻ hăng hái nhảy vào đầu tiên đều bị gã lẹm cằm dùng gậy đánh dạt ra cả. Vòng vây càng lúc càng dày. Gã vất gậy, rút trường kiếm đánh soạt, đứng thủ thế. Chiếc nón nan che kín mắt, không biết gã nhìn ai nên ai cũng sợ. Tiếng reo hò inh ỏi, bụi cát mù mịt, quanh cảnh không khác gì một bãi chiến trường nhỏ. Đột nhiên có hòn đá không rõ ai ném, trúng vào lưng gã thanh niên. Gã quay lại vung kiếm, vòng vây rộng ra được khoảng chừng vài thước. Lại hòn đã nữa ném tới, rồi không ai bảo ai, đá lớn nhỏ quăng vào như mưa, tiếng hò reo chửi rủa vang trời dậy đất.

Gã thanh niên tối tăm mặt mũi, giơ kiếm đỡ, chẳng may một hòn đá khá to trúng ngay đầu, gã ngã lăn ra. Ai cũng tưởng rồi gã sẽ vùng dậy, không ngờ gã cứ nằm ì ra đấy, tay chân giật không ngớt, thanh trường kiếm văng sang bên cạnh. Ba bốn người phu lực lưỡng nhảy vào đè chặt lấy gã nằm yên dưới đất, rồi mạnh ai nấy tới, đánh, đạp không còn sợ hãi gì nữa. Viên tổng giám thị chạy đến gần thì gã đã mềm như bún, mắt trợn ngược, máu ở miệng và mũi chảy ra lẫn với đất cát bê bế trên mặt. Người ta hè nhau trói gã lại buộc vào phiến đá gần đó. Ồn ào một lúc rồi dịu dần, công trường trở lại như cũ, trừ vài người được cắt cử lo việc quàn xác hai nạn nhân bị gã thanh niên đánh chết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

68#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 02:02:13 | Chỉ xem của tác giả
Matahachi ở bụi cây chui ra, tò mò đến gần gã thanh niên lẹm cằm bị trói còng queo dưới nắng, cạnh người lính cầm gậy đứng canh chừng.

- Này gã kia ! Không đi làm hả ? Đứng đấy làm gì ? Người lính gọi.

- Ơ ... Ơ ... tôi ốm, nghỉ bữa nay.

- Vậy hả ? Vậy ngươi trông chừng tên này giùm, ta ra nhà sau chút. Nó chết rồi, không sợ !

Matahachi không đáp, nhìn gã thanh niên, mắt lạc thần. Hắn thở dài: “Kiếp người sao mà mong manh quá ! Mới đây còn là thanh niên trai tráng, ngồi đó chăm chú ghi chép bây giờ đã ra người thiên cổ ! Có phải gian tế không hay thực chỉ là một thanh niên hiếu học, quá nhiều máu nóng, dễ bị công phẫn, khích động ?” Nhìn xác gã lẹm cằm, hắn động lòng trắc ẩn. Mặt gã loang lổ những vết máu với đất cát, hàm răng vẫn còn nghiến chặt như căm giận chưa nguôi, quần áo rách tơi tả, một ống chân thò ra để lộ vết thương máu đã đen lại dưới nắng. Khúc xương - xương hay gân ? - trắng hếu. Đàn kiến đen bắt đầu bu lại gần, bò quanh quẩn.

Bất giác hai hàng nước mắt ứa ra, Matahachi thương cho số phận người thanh niên không quen biết. “Gã này còn trẻ, chắc nhiều tham vọng lắm. Như ta. Không biết cha mẹ là ai, còn sống không ? Quê quán ở đâu ? Mong ước những gì mà vì một chút vụng tính, bỏ xác nơi đây ? Nếu gã thông minh một chút, chắc đã xử sự khôn khéo hơn, biết đâu sau này chẳng thành công trong xã hội ...”. Hắn giật mình, hồi tưởng lại những hành động dại dột của mình trong năm năm qua. Sự ao ước nổi danh như Musashi vẫn không giảm, nhưng theo kiếm đạo mà kết cục ra thế này thì hắn không màng. Con đường ấy quá cam go và nguy hiểm.

Đột nhiên, Matahachi thấy tay xác chết dường như động đậy. Ngạc nhiên và sợ hãi cắt đứt dòng tư tưởng của hắn. Hắn chú ý nhìn kỹ hơn, quả nhiên thấy ngón tay giữa của gã thanh niên co vào duỗi ra từ từ có vẻ như khó khăn lắm. Mắt gã vẫn trợn ngược nhưng bây giờ thấy có sinh khí hơn, hình như gã muốn nhắm mắt lại, nhưng máu đọng khô cứng trên mi, không cho gã làm theo ý muốn. Ngón tay bây giờ cử động mạnh hơn, rồi cả bàn tay quều quào co vào duỗi ra một cách khó nhọc dường như vẫy gọi. Matahachi mở banh mắt nhìn, ngạc nhiên tột độ. Xác gã thanh niên lẹm cằm từ từ lật sấp, hai bàn tay đầy máu đen cứng cào vào đất nhích từng chút từng chút, không khác gì con rùa bò ra bể sau khi vừa đẻ trứng xong ở trên bờ. Tảng đá to như thế, nặng có đến hàng trăm cân mà gã kéo đi được, thật đáng sợ cho sức vóc gã và sức mạnh của con người khi phải tranh đấu với cái chết. Từ cổ họng gã thanh niên phát ra những tiếng khò khè. Gã muốn nói gì chăng ? Đôi mắt van lơn cầu khẩn.

Matahachi quỳ xuống ghé tai sát miệng kẻ sắp chết cố nghe xem gã nói gì.

- X ... xi ... xin ...

Nhưng chỉ có thế. Những tiếng khò khè lục ục trong cổ họng gã thanh niên làm Matahachi không thể nào nghe rõ những lời trối trăn của gã. Mắt gã thanh niên lạc thần hẳn đi, miệng méo lại trông thật ghê sợ, một dòng máu lẫn nước rãi trào ra bên khóe mép. Gã rướn mình lên một cái, đầu ngoẹo sang bên, thế là hết ! Matahachi trừng trừng nhìn xác chết: những vết sẹo rỗ lõm hẳn xuống dưới ánh nắng, cái cằm lẹm thêm, chân râu trước đây trông không rõ bây giờ đâm ra tua tủa. Hắn giơ tay vuốt mắt người chết, miệng lẩm bẩm một câu kinh ngắn. Trong trận Sekigahara, Matahachi đã thấy nhiều xác người, nhưng chưa bao giờ chứng kiến một cái chết đau thương và tức tưởi như của gã thanh niên này.

Hắn uể oải đứng dậy định bỏ đi, nhưng nghĩ sao lại ngồi xuống. “Không biết gã này định nói gì ?”. Matahachi thấy mình có phần nào trách nhiệm trong cái chết của gã thanh niên. Nếu hắn trông thấy viên đốc công sớm một chút, báo cho gã biết, có lẽ ... có lẽ ... Hắn đoán gã thanh niên lúc lâm chung, chắc muốn nhờ hắn giúp chuyện gì đó, bèn bò đến gần nắn áo và thắt lưng. Bốn bề vắng lặng như tờ. Dưới ánh nắng chang chang, chỉ có đàn ruồi vo ve trên những chỗ vết thương máu đọng. “Chắc gã muốn nhờ mình mang những vật tùy thân và kỷ niệm về cho người ở nhà. Âu cũng được. Ta có một mình, dò hỏi thân nhân và quê quán gã chắc không khó”. Bèn thò tay vào trong bọc xác chết lấy ra được một cái túi buộc ngay vào bọc mình. Hắn còn định cắt mớ tóc của gã thanh niên để làm tin, nhưng nhìn nét mặt người chết, hắn rùng mình, vả nghe tiếng chân người đi tới, nên thôi.

Matahachi lẩn vội vào sau một tảng đá nhìn ra. Hai người lính với người cai mang một chiếc cáng làm sơ sài bằng tre đến khiêng xác đi. May quá ! Trễ chút nữa, chắc hắn bị xét hỏi và làm rầy rà rồi ! Chờ cho cả ba người đi khỏi, Matahachi mới men theo đường mương cạn, lợi dụng bóng những phiến đá lớn che khuất mắt lính canh, bò ra ngoài. Đến xế chiều, hắn về tới nhà trọ sau một tiệm bánh. Bước qua sân, nhìn bà chủ đang gội đầu, cánh tay trần trắng nhễ nhại, hắn lẻn ra phía sau không muốn cho ai biết, nhưng bà ta trông thấy, gọi:

- Bác Matahachi hả ?

Hắn ậm ừ, bước nhanh vào phòng, quơ vội cái áo nhét vào tay nải, tháo thanh kiếm treo trên tường, buộc cái khăn lên đầu rồi hối hả ra ngoài.

- Bác không ở nhà ăn cơm ư ?

- Không. Tôi bận ra phố ngay bây giờ có chút việc.

- Về sớm không ?

- Chắc khuya. Khi về tôi gọi cửa. Cám ơn bà nhé !

Rồi hắn tất tả đeo tay nải ra cổng, theo đường mòn đến giữa cánh đồng, ngoái cổ lại nhìn đã thấy lính tuần đứng lố nhố trước cửa tiệm bánh. Hú vía ! Matahachi mừng thầm trong bụng. Suýt nữa thì bị tóm ! Tuy không làm điều gì trái, vì hắn tự cho có bổn phận phải theo ý người chết, nhưng lúc nào hắn cũng nơm nớp lo sợ. Tình ngay, lý gian! Có điều chắc chắn hắn không dám trở lại công trường nữa rồi. Thế là mất toi một ngày công, rồi mai làm sao đây?

Hắn phân vân chẳng biết tính thế nào nữa. Trời mỗi lúc một tối dần. Những bụi đài bi mọc đầy bãi hoang đổi sang màu đen sẫm, và trên ngọn đã lãng đãng vài vệt sương mờ mờ như khói. Trong xóm nhìn ra, khó mà phân biệt được người với vật. Giờ này trốn đi thật dễ, nhưng trốn đi đâu ? Osaka ? Nagoya ? Edo ? Chẳng đâu hắn có bạn hay người quen thuộc, thôi thì cầm bằng như gió đưa, muốn đến đâu thì đến ... Matahachi tặc lưỡi, cứ xông bừa tới trước. Càng đi càng sâu vào vùng hoang dã. Bên cạnh những bụi đài bi, bây giờ lại có cả lau sậy cao quá đầu người, lá sắc và ráp cắt vào mặt hắn xon xót. Gió đầu thu thổi hơi lạnh, Matahachi hoang mang chẳng biết nên lùi hay nên tiến.

Cơn sốt buổi trưa đã hết, bây giờ hắn khát và đói dữ dội, chỉ mong được một chỗ có nước uống và bát cơm với chút dưa muối thì tốt quá ! Đi một lúc nữa, Matahachi trông thấy hình như có ngôi nhà lẩn trong đám lau sậy. Hắn rảo bước, mừng thầm được chỗ trú chân nhưng đến gần mới biết ngôi nhà bị bỏ hoang. Hàng rào đổ nghiêng, mái thủng nhiều chỗ để lộ cả rui mè loang lổ rêu xanh. Nhà trước kia lợp ngói, bây giờ lợp cỏ, chắc của gia đình nào vào hạng khá giả, tuy đổ nát nhưng cách kiến trúc vẫn còn mang một vẻ thanh lịch tàn tạ. Vài con chim nhỏ thấy động bay ra, chao đi chao lại trên mái. Cảnh vật đìu hiu khiến Matahachi liên tưởng đến bốn câu thơ thường được nghe khi còn ở quán Yomogi, do các nàng chiêu đãi ngâm lúc kể chuyện cho khách: "Hà xứ thu phong chí Tiêu tiêu tống nhạn quần ? Triều lai nhập đình thủ Cô khách tối tiên văn." Dịch: "Gió thu phương nào tới. Hiu hiu đuổi nhạn về ? Sớm qua cây trước ngõ. Khách lạ trước tiên nghe."

Matahachi ôn lại những câu thơ. Cả một trời kỷ niệm xốn xang trong ký ức. Hắn chính là kẻ cô khách, đến đây mong tìm chút lửa ấm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

69#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 02:03:21 | Chỉ xem của tác giả
Căn nhà tối đen, vắng lặng. Đúng lúc hắn bước lên hiên định vào trong nhà thì có ánh đèn ai mới thắp leo lét qua tấm phên tre. Matahachi nhảy vội sang bên, nín thở, ghé mắt nhìn vào. Trên chiếc bồ đoàn rách nát, một người đàn ông gầy khoác tấm vải gai, ngồi trầm mặc. Ngọn đèn dầu độc nhất chỉ đủ chiếu ánh sáng vàng vọt lên khuôn mặt khắc khổ, không rõ tuổi của người ấy. Người đàn ông lấy sáo ra thổi, điệu nhạc thê lương, nghẹn ngào có lẽ chỉ để riêng ông ta nghe khiến Matahachi rùng mình. Không biết người đàn ông ấy thuộc hạng người nào, nhưng trông cách ăn mặc thì có vẻ nửa đạo sĩ, nửa khất cái. Thổi xong một điệu, ông ta lại ngồi một mình lẩm bẩm. Matahachi lắng tai:

- Cứ bảo tứ thập nhi bất hoặc, sao ta vẫn còn mê muội ? Tình ái, danh vọng, tiền tài, vì những thứ đó mà nghiệp báo không dứt ! Jotaro ! Jotaro ! Bây giờ con ở đâu ? Ta nhẫn tâm bỏ con, thật đáng trách !

Người đàn ông cúi thấp đầu dường như xin lỗi ai hay tự trách phạt, rồi lại ngẩng lên nhắc lại những câu vừa nói. Matahachi chẳng hiểu gì, đồ chừng gã này điên. Hắn tránh không muốn vào, định tìm chỗ khuất trong bếp hay nhà sau nghỉ tạm thì vừa lúc ấy người đàn ông đứng lên, cầm sáo, gậy và nhặt luôn cả chiếc bồ đoàn rách mang theo, khập khiễng bước ra cửa lầm lũi đi như một bóng ma trong màn đêm bắt đầu buông dày đặc.

Matahachi bước vào, đến bên ngọn đèn lẻ loi. “Lão già thật cẩu thả ! Để lửa thế này rồi bỏ đi, chẳng may nó bén vào cái gì thì cháy hết !”. Hắn nghĩ đến những ngôi cổ tự hoang phế tự nhiên bị thiêu rụi, một phần chắc cũng vì những tên thiếu trách nhiệm, điên khùng như lão này cả. Thấy lành lạnh, Matahachi chạy ra ngoài nhặt cành khô đem vào nhóm lửa rồi bó gối nhìn. Ánh sáng bập bùng làm căn phòng ấm và sáng thêm chút đỉnh. Hắn ngước nhìn trần, cột kèo tuy cũ nhưng đẽo gọt tinh vi, có vẻ trước đây là một ngôi đền chứ không phải tư thất.

Ở góc phòng, đột nhiên hắn trông thấy một vật làm hắn reo lên mừng rỡ. Chẳng phải đồ cổ ngoạn hay vật gì quý giá nhưng là một cái nồi đất đen xì, trên đậy tàu lá, bên cạnh là một hũ sành con mẻ miệng. Matahachi đến mở nồi thấy có cơm, bèn bưng cả ra bên đống lửa. Trong hũ sành còn một chút sa-kê, hắn bưng hũ tu rồi thò tay vào nồi bóc cơm ăn. Bữa ăn chưa bao giờ ngon đến thế ! Ăn hết chỗ cơm, bụng mới hơi lưng lửng, Matahachi nằm dài, giơ tay vươn vai khoan khoái. Sực nhớ đến điều gì, hắn vội nhỏm dậy, móc trong bọc ra cái túi của gã thanh niên lẹm cằm chết hồi chiều.

Hắn mở túi dốc cả ra sàn: một cái lọ đen nhỏ xíu đựng thuốc, ít bạc vụn, một cái túi nhỏ nữa bằng da thuộc màu đỏ tía và một vật mềm gói giấy dầu. Hắn cởi túi da ra xem. Trong túi toàn tiền vàng, hắn không biết giá là bao nhiêu nhưng quả chưa bao giờ được cầm nhiều vàng như thế. Vừa mừng vừa sợ, tay run run, hắn buộc ngay lại, nhét vội vào trong bọc mình, ngồi thừ người ra một lúc: “Ơ ... tiền này ... tiền này ... để rồi trả lại cho thân nhân gã !”. Hắn lại nắn cái gói giấy dầu. “Không biết trong này đựng gì ? Chắc là vật gì bí mật và quý giá lắm gã muốn mình mang về quê quán cho gã. Hay thôi, chuyện bí mật của người ta, mình chẳng nên biết !”. Matahachi ngần ngại, cất đi rồi lại lôi ra mấy lượt.

Sau không dằn được tò mò, hắn run run mở gói giấy. Một tờ hoa tiên đã vàng rơi ra, hắn trải tờ hoa tiên trước đống lửa, lẩm nhẩm đọc: “Chứng thư, Võ đường Toda Seigen chứng nhận SasakiKojiro đã thụ huấn xong toàn bộ giáo lý và kỹ thuật thuộc bảy môn học gia truyền của kiếm pháp Chujo, gồm: - Phần bí truyền: Hoa vũ kiếm, xa luân kiếm, trảm nhạn kiếm. - Phần công truyền: Phiên phiên lưu thủy kiếm, khinh chủy vô hình kiếm, bằng dực song kiếm, truy hồn đoạt mệnh kiếm. Vậy cấp cho Sasaki Kojiro chứng thư này để làm bằng. Toda Seigen, mùa đông năm quý ngọ, Chưởng môn: Kanemaki Jisai”.

Cầm tờ chứng thư, Matahachi biết được tên gã thanh niên lẹm cằm là Sasaki Kojiro. Như vậy cũng đỡ cho hắn phải dò hỏi lôi thôi. Nhưng tên Sasaki Kojiro và cả tên Kanemaki Jisai, người chưởng môn kiếm phái Chujo cũng không gợi cho hắn thêm được điều gì. Hắn chỉ biết Ito Yagoro, thường được gọi là Ittosai, người cũng theo kiếm phái Chujo và nổi danh lắm, nhưng đâu có rõ Ito còn là học trò Kanemaki Jisai. “Thật đáng tiếc ! Một thanh niên nhiều triển vọng như vậy mà phải chết uổng !”. Matahachi gấp tờ chứng thư lại, gói cẩn thận vào giấy dầu rồi cất vào trong bọc cùng với túi tiền của Sasaki Kojiro. Hắn đọc một bài kinh ngắn cầu cho linh hồn người chết được siêu sinh tịnh độ, tự hứa sẽ đem tiền và chứng thư trao trả đầy đủ cho thân nhân gã rồi cởi áo nằm ngủ. Trong lúc chập chờn, Matahachi tưởng như nghe tiếng sáo nghẹn ngào của lão khất cái điên dại văng vẳng trên đầu những ngọn lau lách xa xa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

70#
 Tác giả| Đăng lúc 17-1-2012 03:43:59 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 21

ĐƯỜNG CÔNG DANH

Trời hửng sáng, căn nhà hoang giữa rừng lau càng thêm tiêu điều, hiu quạnh. Sương mù đọng trên mái chưa tan, gió sớm qua kẽ ván lùa hơi lạnh bên ngoài vào gian phòng trống trải. Mây xám giăng ngang bầu trời nặng trĩu và ảm đạm. Thu đến rồi, đến thực rồi ! Nỗi u buồn bao trùm cả cảnh vật và len lỏi vào lòng người cô khách. Đạo sĩ khất cái, lưng đeo sáo, tay xách bồ đoàn, chống gậy khập khiễng trở về, tấm vải gai khoác trên lưng ướt đẫm sương đêm. Đến cửa, lão dường như quá mệt, đặt bồ đoàn bên vách dựa lưng ngồi nghỉ, dáng thiểu não chẳng khác gì một linh hồn phiền muộn. Cơn gió lạnh thổi qua, đạo sĩ hắt hơi luôn mấy cái, mũi rãi ròng ròng chảy xuống bộ râu lốm đốm bạc lão cũng chẳng thèm lau, cứ ngồi thở dốc. Một lúc sau mới chống tay đứng dậy mở cửa bước vào nhà.

Việc đầu tiên lão nghĩ đến là hũ rượu, nhưng bước vào phòng, lão ngạc nhiên không thấy đâu. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của gian phòng đổ nát chỉ có đống củi đã tàn, và bên cạnh, một người co quắp nằm ngủ. Đạo sĩ giật mình, định thần nhìn. Hũ rượu mẻ miệng và nồi cơm vất lăn lóc gần đó. Cúi xuống nhặt, lão ghé hũ sát vào tai lắc mấy cái: không nghe tiếng gì, bình rỗng tuếch ! Chắc tên lang bạt này đã uống rượu của lão. Hừ ! Đáng giận thật ! Cơm có thể bỏ qua, nhưng có chút rượu để uống cho ấm bụng cũng tu hết thì thật tàn nhẫn. Không dằn được cơn tức, lão co cẳng đá anh chàng nằm ngủ một phát như trời giáng. Matahachi choàng dậy, nhìn lão đạo sĩ.

- Ngươi là ai, sao vào đây uống rượu của ta ?

Matahachi tỉnh hẳn ngủ, hắn nhăn mặt:

- Thế ra rượu của lão đấy hử ?

- Không của ta thì còn của ai ? Ai cho phép ngươi uống rượu ấy ?

- Trót mất rồi, đạo sĩ tha lỗi.

- Này trót ! Và bồi thêm một cước nữa.

- Cha ! Lão này dữ quá ! Ta xin lỗi rồi mà !

- Xin lỗi không, không đủ !

- Vậy lão muốn gì ?

- Trả lại rượu cho ta !

Matahachi cười hềnh hệch. Hắn vỗ vào bụng:

- Rất tiếc, ta không mổ bụng ra lấy rượu trả lại được.

Nhưng lão đạo sĩ không nghe, vươn cổ sát tận mặt hắn:

- Đồ ăn cướp ! Ngươi không biết ta phải vất vả đi từng nhà mới xin được một chút cơm và một chút rượu ! Ta già nhưng cũng phải sống chứ ! Ngươi đói, ta cho cơm, nhưng rượu, phải trả lại cho ta !

Trong cơn tức giận, giọng lão lạc đi, môi run run, nước bọt bắn cả vào mặt Matahachi. Hắn phải quay đi, lê mình sang bên vách tránh.

- Này lão già, đừng có làm quá ! Đáng gì vài giọt rượu chua với chút cơm nguội, ta trót ăn rồi, đã xin lỗi ! Làm gì mà nhặng lên thế ?

- A, ngươi bảo ai nhặng ?

Đạo sĩ nắm tay áo Matahachi. Hắn giật ra định đạp ông già xuống sàn thì lão đã nhanh nhẹn né tránh và thuận tay dùng một thế nhu đạo tung hắn qua cửa sổ. Matahachi chưa kịp kinh ngạc về ngón đòn sử dụng một cách tinh thục này thì đã rơi ra ngoài hiên. Sàn hiên mục đổ đánh rầm, bụi bay mù mịt, kéo theo hàng lan can gỗ và tấm liếp phủ lên đầu Matahachi. Hắn lúng túng như ếch nằm trong rọ, tay chân vướng vít không sao thoát ra được. Đạo sĩ chạy lại nắm áo hắn lên giật liên hồi, sẵn gậy để bên, cầm bổ xuống đầu hắn như mưa bấc. Áo Matahachi bị giật, tiền vàng trong bọc đổ ra rổn rảng. Lão già trố mắt:

- Chà chả ! Tiền đâu lắm thế này ?

Vớ được cơ hội tốt, Matahachi vùng dậy. Hắn bị đánh đau, thở hổn hển, hằn học nhìn lão đạo sĩ:

- Lão khùng kia ! Thấy chưa ? Ta thừa tiền trả cho lão, nhưng lão đánh ta thì phải để ta đánh lại. Đánh bao nhiêu cái, ta phải đánh lại bằng ấy cho đủ số.

Đạo sĩ không đáp, mắt đăm đăm nhìn những đồng tiền vàng không chớp. Cơn giận dường đã nguội, lão đứng thừ người, tiền không nhặt mà cũng chẳng để ý gì đến gã thanh niên lão vừa đánh. Một lúc sau mới lẩm bẩm:

- Mê muội ! Ngần này tuổi đầu vẫn còn mê muội ! Hỉ nộ ái dục theo năm lỗ sáo bay đi, ta vẫn không nhớ! Thật đáng xấu hổ! Rượu ta không uống, người khác uống, hà cớ gì phải phân biệt của người, của ta ? Này anh kia, vào trong này sưởi ấm, ta không trách anh nữa !

Matahachi ngạc nhiên vô hạn. Lão này tính nết thay đổi khó lường, cơn giận thoắt đến thoắt đi, chắc đã trải qua nhiều chuyện đau khổ. Hắn bất giác động lòng thương xót, nhặt mấy đồng tiền đặt vào tay lão. Đạo sĩ giật mình tỉnh mộng, rụt tay lại:

- Không, ta không lấy. Ta không cần tiền làm gì.

- Tiền bối dường như trong mình không được khỏe. Cần vãn bối giúp điều gì chăng?

- Không !

- Nghe giọng nói, hình như tiền bối quê quán ở miền tây ...

- Ờ, ngươi nhắc ta mới nhớ. Ta sinh quán ở Himeji.

- Vãn bối ở Mimasaka.

- Mimasaka hả, làng nào vậy ?

- Miyamoto.

Đạo sĩ yên lặng, nét mặt thoáng buồn. Lát sau chậm rãi như nói với chính mình:

- Miyamoto ! Nơi đó có nhiều kỷ niệm. Đồn Hinagura, ta đã đóng quân ... Chùa Shippoji ...

Matahachi ngạc nhiên:

- Xin lỗi, thế ra tiền bối trước đây là một Samurai ?

- Phải, ta là Aoki Tanza ... Nhưng vội xua tay: - Không, không phải ! Ta lẫn rồi, ngươi đừng để ý !

Rồi cúi xuống nhặt ống sáo và bồ đoàn:

- Ta đi đây, có lẽ mai mới về. Củi dưới bếp, nếu trời lạnh, lấy mà sưởi.

Nói xong, lom khom bước ra cổng, dáng đi phiền muộn khuất dần sau những rặng lau thưa.  

Matahachi ngồi một mình trong gian nhà trống trải. Gió lạnh đầu thu khiến hắn co ro, hai tay thủ bọc vẫn không đủ ấm. Hắn thèm chén trà nóng và một chút đường để lấy sức, nhưng trong cảnh này kiếm đâu ra. Nghĩ lan man, Matahachi không biết vừa rồi hắn định lấy tiền của ngươi thanh niên tặng cho lão đạo sĩ có phải là một việc làm chính đáng không, nhưng hắn tặc lưỡi tự nhủ: “Thì dù sao muốn trao tiền tận tay cho thân nhân gã cũng phải chi phí chút đỉnh chứ ! Mình không có tiền, hiển nhiên phải mượn của gã đó. Hắn tự cho là phải và bằng lòng với lập luận ấy, tin rằng vong hồn người chết chắc không phản đối gì, miễn đừng tiêu nhiều quá.

Có điều Matahachi băn khoăn chẳng hiểu thân nhân Kojiro là những ai và phải đi tìm bao lâu mới thấy ! Trong thời gian tìm kiếm, lỡ tiêu hết số tiền thì tính sao ? Matahachi định dò hỏi Ito, người môn đệ kiếm phái Chujo hắn nghe danh và cũng là nguồn hy vọng độc nhất giúp hắn phanh ra manh mối. Matahachi đứng dậy thu dọn quần áo, kiểm lại số vàng và bọc giấy dầu rồi vòng quanh căn nhà xem xét một lượt. Dưới trời thu ảm đạm, cảnh điêu tàn càng thêm rõ rệt. Vết chân chồn cáo ngang dọc khắp nơi, cỏ dại cành gai mượn đường giậu đổ, leo lên tận mái. Nhìn cảnh hoang phế của căn nhà, Matahachi liên tưởng đến sự trụy lạc của lòng người và cái chết của Kojiro. Hắn thở dài ngao ngán. Đường đao kiếm chắc không phải là con đường dành cho hắn.

Matahachi theo đường bộ đi từ Fushimi đến Osaka, không lữ quán nào là không tạt qua dò hỏi tin tức về Ito, nhưng không nơi nào biết. Bữa kia, gặp kẻ đồng hành, hắn lân la làm quen, hỏi thăm kiếm phái Chujo và Kanemaki Jisai.

- Ờ ờ ... tại hạ cũng có nghe. Nhưng nếu Kanemaki Jisai còn sống thì bây giờ đã già lắm. Nghe đâu ông ta quy ẩn trong một làng nhỏ vùng sơn cước. Nếu các hạ muốn rõ thêm, cứ đến Osaka hỏi một người tên Tomita làm quản giáo cho vệ binh trong phủ Toyotomi thì biết.

Lời chỉ dẫn mơ hồ quá nhưng Matahachi phải theo vì không có cách nào khác.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách