Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: nail65
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Miyamoto Musashi | Eiji Yoshikawa

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 05:41:18 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 13

TIỂU ĐỒ

Cơn mưa trái mùa tầm tã đổ xuống ngoại ô vùng Kyoto. Tiếng mưa rào rào cùng với tiếng chày giã gạo trong xóm quyện vào nhau tạo nên một âm thanh đều đều buồn tẻ làm tăng vẻ tiêu điều của những căn nhà ảm đạm, mái rạ sũng nước và cửa gỗ mục nát không đủ ngăn cơn gió phũ phàng từ đồng không thốc tới. Đây là một xóm nhỏ nghèo dựng trên một khu đất bỏ hoang ở ven cổ thành, cư dân chỉ độ vài chục người, tay làm hàm nhai, vất vả lẳm mới kiếm đủ sống. Có những ngày hoàng hôn tắt đã lâu, sương chiều bắt đầu xuống làm mờ những mái rạ mà bếp núc trong xóm vẫn lạnh tanh, chỉ lác đác vài căn nhà có khói bốc lên chứng tỏ có cơm tối.

Trước một căn lều trông tiều tụy chẳng kém gì những căn khác, khách vãng lai nhìn chiếc nón nan cũ rộng vành treo bên cửa, trên đề mấy chữ vụng về thì mới biết đó là một cái quán. Nhưng quán mới xơ xác làm sao ! Đồ đạc chả có gì, vài chiếc chiếu trải ngay trên mặt đất dùng làm giường ngủ cho khách trọ qua đêm. Góc quán cũng có ổ rơm, nhưng ai muốn nghỉ lưng phải trả thêm tiền nên ít khi có khách sang dám đụng tới món hàng xa xỉ ấy. Xế vào phía trong, gần cửa ra sân sau là một cái bệ đất đắp cao tới đầu gối, giữa khoét sâu xuống vừa dùng làm bếp vừa dùng làm lò sưởi.

Một đứa bé trai trạc mười, mười một tuổi đứng dựa lưng vào bệ đất. Tóc nó ướt sũng nước mưa, những giọt nước chảy đầy trên cổ, trên trán xuống chiếc kimono rộng thùng thình, bùn đất bắn lên đến tận gáy. Bụng nó quấn sợi dây thừng lớn thay dây lưng, mặt mũi đen đủi nhem nhếch, trông chẳng khác gì một con thủy quái vừa rẽ nước sông lên như thường thấy vẽ trên các bức tranh dân gian bán ngoài chợ. Đứng một lúc, nó cất tiếng gọi:

- Có ai ở nhà không ?

Trong quán vắng, giọng nó vang át cả tiếng mưa rơi bên ngoài.

- Thằng Jotaro đấy hả ?

Tiếng chủ quán trong phòng vọng ra. Jotaro là đứa bé hầu bàn ở quán rượu gần đấy, được chủ nuôi để sai vặt.

- Vâng. Hôm nay ông có lấy rượu không ?

- Không. Ông khách chưa về. Hôm nay khỏi.

- Ngộ ông khách muốn về uống thì sao ? Để cháu cứ mang sang như thường lệ.

- Ông ấy uống ta sẽ đi lấy.

Jotaro tiu nghỉu. Nó bước vào phòng, đưa mắt nhìn quanh rồi tò mò hỏi:

- Ông làm gì đấy ?

- Tao viết thư để kịp gửi xe ngựa ngày mai đi Kuruma. Mà khó viết quá, ngồi mãi đau cả lưng.

- Ông già vậy mà chưa biết viết hả ? Lạ nhỉ !

- Im mồm ! Đi chỗ khác chơi. Đừng làm rộn !

- Ông để cháu viết giúp được không ?

- Mày mà viết gì !

- Được, cháu viết được.

Jotaro bước đến sau lưng chủ quán nhìn ông già gò lưng trên tờ giấy, tay lem nhem những mực. Nó chăm chú dò từng chữ đã viết rồi bật cười như nắc nẻ:

- Sai rồi ông ơi ! Chữ “than” đâu có nét này. Nếu có thành ra “thang” à ? Ông muốn gửi than hay thang cho người ta ?

- Ờ ...ờ ...tao muốn gửi than.

- Vậy phải xóa nét này đi. Ông đưa cháu đọc xem nào ...Thế này không được, ông viết lăng nhăng khó hiểu quá !

- Mày giỏi viết thử tao coi ! Lão quán đưa bút cho Jotaro: - Lau cái đầu đi đã ! Nước rỏ ướt hết giấy bây giờ !

- Thôi bỏ tờ này đi, để cháu lấy lau đầu. Ông lấy tờ khác cháu viết hộ. Nào đọc đi !

Jotaro ngồi xuống, lăn bút vào nghiên mực rồi thoăn thoắt viết theo lời ông già nói. Thư viết xong thì ông khách trọ cũng vừa về. Đã hơn nửa tháng nay, Musashi đến trọ ở quán, thấy chủ quán thật thà chất phác rất hợp ý, vả chỗ trọ cũng vừa túi tiền nên hắn cứ nấn ná mãi. Để nón ngoài hiên, hắn vắt khô những chỗ áo ướt:

- Mưa to quá, rụng hết cả hoa mận.

Hắn vừa nói vừa nhìn cây mận ngoài sân, hoa trắng rơi đầy đất, lẫn với bùn và nước. Mưa tuy đã bớt nặng hạt nhưng thỉnh thoảng vẫn còn cơn gió mạnh lay cành làm cánh hoa rơi lả tả. Vào trong bếp, Musashi ngạc nhiên thấy thằng bé vẫn mang rượu đến cho mình đang ngồi cạnh ông già chủ quán chăm chú viết. Hắn đứng sau lưng đọc và mỉm cười. Jotaro ngẩng đầu lên, thấy Musashi, bèn quơ vội lá thư và cây bút giấu sau lưng:

- Xấu lắm ! Xem trộm như vậy là xấu lắm !

- Đưa ta xem ngươi viết gì vậy.

- Không !

Musashi muốn trêu thằng bé:

- Cứ đưa ta xem chút nào !

- Ông mua rượu cháu mới cho xem.

- À ra thế ! Được rồi, ta mua rượu.

- Ba xị nghe ?

- Nhiều quá.

- Vậy hai xị.

- Không, ta không uống nhiều thế đâu !

- Vậy bao nhiêu ? Kẹo thế !

- Ta nghèo, tiền đâu mà dám tiêu phí.

- Thôi được, đây ông xem đi. Nhưng đừng quên kể chuyện như ông đã hứa đấy.

Musashi mỉm cười gật đầu. Hắn cầm tờ thư lẩm nhẩm đọc trong khi Jotaro kéo áo che đầu chạy ra khỏi quán. Đọc xong, hắn ngạc nhiên quay sang hỏi ông lão:

- Thằng Jotaro viết thư này đấy hả ?

- Phải, nó viết đấy. Nó có vẻ rành lắm.

Musashi gật gù đi vào trong nhà rửa mặt thay áo, khi ra ngoài đã thấy chủ quán treo xong ấm nước lên móc trên bếp và đương lấy cơm cùng cải muối chua sắp ra đĩa. Hắn ngồi bên bếp lửa, tiếp tục câu chuyện bỏ dở khi nãy:

- Ông biết nó bao nhiêu tuổi không ?

- Hình như mười một. Tôi nhớ có lần nó bảo vậy.

- Có vẻ khôn sớm, phải không ông ?

- Thì làm ở đó từ năm lên bảy, tiếp xúc với đủ mọi hạng người, gì mà chẳng khôn sớm !

- Ờ ờ ...chữ nó viết còn non nhưng dáng cách khoáng đạt, lời thư chân thật. Thằng ấy chắc sau này sẽ khá.

- Vậy hả ? Lão quán mở nắp ấm, bỏ trà vào: - Hừ ! Quái lạ. Đến giờ này vẫn chưa mang rượu sang. Lại la cà ở đâu rồi !

Vừa lúc ấy Jotaro bước vào, tay cầm bình rượu.

- Sao lâu thế ? Mày làm ông khách đợi.

- Cháu phải hầu bàn. Có ông khách mới tới hỏi nhiều chuyện mất thì giờ lắm.

- Chuyện gì ?

- Chuyện về Miyamoto Musashi.

- Này giữ mồm giữ miệng, nói bậy chết đó con !

- Cháu biết chứ, nhưng cần gì. Ở đây ai cũng rõ chuyện xảy ra hôm nọ ở trên chú ạ. Chị Keiko và cô con gái ông thợ sơn hôm ấy cũng ở đó mà ! Họ biết hết.

Musashi lắng tai nghe nhưng cả hai yên lặng không nói thêm gì nữa. Thằng Jotaro cứ quanh quẩn trong quán, nó nhìn Musashi như dò xét và có ý muốn hỏi điều gì.

- Ông khách này !

- Hả ?

- Cháu có chuyện muốn nói. Cháu ở lại đây với ông một lúc được không ?

- Được chứ, nhưng phải xin phép ông chủ cháu trước đã.

- Không sao, hôm nay trời mưa vắng khách, cháu cũng rảnh.

- Vậy được !

- Để cháu đi hâm rượu.

Và nó nhanh nhẹn để bình rượu lên bếp, một lúc sau rượu nóng, bày ra khay gọn gàng trước mặt ông khách trọ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 05:42:32 | Chỉ xem của tác giả
Musashi nhìn thằng bé lăng xăng trong quán, thấy vui bụng và quyến luyến.

- Ông thích rượu sa-kê không ?

- Thích.

- Nhưng nghèo không có tiền uống phải không ?

- Ờ.

- Cháu thấy kiếm sĩ phần nhiều giàu lắm mà. Lương cao, bổng hàng nghìn giạ lúa. Ở quán, cháu nghe có người nói như tướng quân Tsukahara Bokuden đi đâu cũng hàng năm sáu chục gia nhân theo hầu, ngựa xe thật nhiều, lại mang chim cắt để săn mồi nữa ...

- Đúng đấy.

- Rồi tướng Yagyu, thuộc hạ của lãnh chúa Tokugawa, bổng lộc mỗi năm năm chục ngàn gia. ...

- Đúng.

- Vậy sao ông nghèo thế ?

- Ta còn đang học.

- Bao giờ thì ông có đồ đệ ?

- Không biết. Chắc chẳng bao giờ có.

- Sao vậy ? Võ nghệ ông dở lắm phải không ?

- Cháu đã nghe người ta nói về ta, hôm ở trên chùa. Dù sao đi nữa, ta là kẻ chạy trốn ...

- Phải rồi ! Mọi người đều bảo ông hèn, cháu nghe thật tức.

- Hà hà ...Việc gì mà tức, họ có nói cháu đâu ?

- Nhưng tức hộ ông. Mà sao ông bỏ chạy ? Phải đánh lại chứ ! Bây giờ thì trễ rồi, nhưng ở gần đây có cái sân rộng, hàng ngày con ông tiệm giày, con ông thợ đẽo guốc và cả con ông thợ sơn nữa, thường hay tụ tập ở đấy để luyện võ. Ông ra đấy đánh một đứa đi để lấy tiếng chứ !

Musashi cười:

- Cũng được, nếu cháu muốn ta sẽ làm.

Musashi không muốn làm phật ý thằng bé. Hắn còn trẻ, rất hiểu tâm trạng những đứa trẻ giống như hắn trước kia ; hơn nữa trong thâm tâm cảm thấy yêu mến thằng bé, muốn chiều chuộng nó như trước kia hắn vẫn mong được người lớn chiều chuộng.

- Thôi, nói chuyện khác. Bây giờ đến phiên ta hỏi cháu vài câu nhé. Cháu sinh ở đâu ?

- Ở Himeji.

- Vậy là vùng Harima rồi.

- Đúng. Ông ở Mimasaka phải không ? Người ta bảo thế.

- Ờ, ta ở Mimasaka. Thế bố cháu làm gì ?

- Bố cháu là kiếm sĩ. Kiếm sĩ thứ thiệt, có lính hầu đàng hoàng !

Musashi không ngạc nhiên. Thảo nào thằng bé biết đọc và biết viết khá.

- Bố cháu tên gì ?

- Aoki Tanzaemon. Bố cháu có bổng hàng ngàn giạ lúa, nhưng khi cháu lên bảy thì bố cháu bỏ đi và dẫn cháu đến Kyoto này. Tiêu hết tiền, ông gửi cháu ở tiệm rượu rồi vào chùa tu. Cháu chả muốn làm ở tiệm rượu, cháu muốn học làm kiếm sĩ như bố cháu và học đánh kiếm như ông. Ông nghĩ có phải không ?

Nghỉ một chút, nó nhìn Musashi giọng say sưa:

- Cháu muốn như ông, đi khắp nơi học đánh kiếm. Hay ông cho cháu theo làm đồ đệ ?

Thằng bé có cái vẻ bướng bỉnh, muốn làm gì phải được. Nó nhìn Musashi, kiên nhẫn chờ câu trả lời và không ngờ đã xin làm học trò một người trước đây gây ra sự bất hạnh cho bố nó. Musashi chẳng biết đáp ra sao, vì vấn đề không phải là nhận hay không nhận. Hắn chẳng biết có nên kể cho Jotaro nghe lai lịch cùng những sự liên hệ giữa hắn với Tanzaemon hay không. Hắn thương thằng bé và cảm thấy có trách nhiệm đối với nó.

Con đường người kiếm sĩ theo đuổi thật nhiều bất ngờ, không phải chỉ giản dị có giết người hoặc bị người giết. Tấm gương Aoki Tanzaemon và những bon chen của cuộc sống, trách nhiệm cá nhân đứng trước xã hội, cá nhân với cá nhân làm vầng trán hắn nhăn lại. Vài chén rượu uống trước đây không đủ làm Musashi lên tinh thần mà chỉ làm hắn thấy cô đơn hơn. Hắn cần suy nghĩ. Jotaro ngồi bên cạnh, thấy Musashi mặt lầm lì không nói thì hơi sợ. Nhưng bản tính bướng bỉnh, nó cố hỏi. Lão quán chạy ra đuổi không cho làm rộn khách, nó vùng vằng đáp lại. Nó nắm tay, kéo áo Musashi, sau cùng òa lên khóc.

Musashi không còn cách gì, bao giờ hắn cũng thấy lòng mềm lại trước nước mắt:

- Được rồi, được rồi ! Ta sẽ thu cháu làm đồ đệ, nhưng cháu phải xin phép chủ đã!

Jotaro mừng rỡ, chạy ù ra cửa. Sáng hôm sau, Musashi dậy sớm nói với chủ quán:

- Ông sắp giùm ta một ít món ăn nguội mang đi, nhân thể tính tiền trọ. Mấy ngày nay ở đây thật dễ chịu, nhưng không nấn ná mãi được. Ta phải đi Nara bây giờ.

Ngạc nhiên, lão quán không ngờ Musashi lại có quyết định ấy. Lão hỏi:

- Khách quan không ở đây nữa ư ? Hay tại thằng nhỏ làm phiền đấy ?

- Không. Ta có ý định đi Nara từ lâu để tham quan phép xử trường thương của đền Hozoin. Nghe nói có nhiều ngón đặc sắc lắm ! Phút sau, hắn tiếp:

- Còn thằng Jotaro. Đêm qua không thấy lại. Nếu sau khi ta đi, nó đến làm phiền ông điều gì thì cũng xin bỏ qua cho nó.

- Chậc ! Có gì mà phiền ! Con nít bất quá la hét khóc lóc một hồi rồi quên ngay ấy mà !

- Ta nghĩ chủ nó chẳng cho đi đâu ! Ông vào làm thức ăn hộ, ta đợi.  

Cơn mưa bữa trước đã tạnh hẳn. Buổi sáng tươi mát hứa hẹn một ngày rực rỡ. Gió thổi hây hây, nhẹ như mơn trên da thịt. Nước sông Kamo dâng cao, đục ngầu. Đằng kia, chỗ ngã ba đầu cầu bắc qua sông đi Nara, một toán tuần cảnh đang ồn ào xét hỏi những người qua lại. Họ kháo nhau vì sắp có đại danh tới kinh lý nên lính tuần phải có trách nhiệm giữ an ninh cho ngài. Musashi cũng bị gọi lại khám xét, nhưng thấy không có gì khả nghi nên được phép qua cầu. Câu chuyện tình cờ nhắc hắn nghĩ đến thân phận những kiếm sĩ giang hồ như hắn, lang thang không biết đâu là định sở và cũng không có lãnh chúa nào để thần phục.

Năm năm trước, Musashi cùng với Matahachi đầu quân dưới trướng hệ phái Osaka cũng vì lòng trung thành cố hữu của gia đình hắn đối với hệ phái ấy. Cha hắn làm quản giáo cho nhà Shinmen bấy giờ là thuộc hạ thân tín của dòng họ Toyotomi ở Osaka nên chỉ biết có họ Toyotomi. Lúc còn nhỏ trong những khi ngồi gần bên bếp lửa, nghe cha thuật lại các chiến công hiển hách của dòng họ, hắn hết sức thán phục. Lòng ngưỡng mộ ấy còn lưu lại trong ký ức đến ngày nay và làm hắn có thành kiến coi những lãnh chúa khác như những phe phản loạn. Thân phụ Toyotomi cũng như Shinmen tuy đã khuất, nhưng bây giờ ai hỏi hắn là người của phe nào, hắn chẳng ngần ngại nói hắn thuộc dòng họ Shinmen.

Những năm lang bạt làm hắn khôn lớn và chính chắn hơn. Hắn thấy những điều hắn làm trong tuổi niên thiếu thật vô ích và rồ dại. Phụng sự chủ soái đâu phải chỉ là nhắm mắt xông bừa ra trận, giết cho được nhiều người, mà phải có khả năng, tận tụy và trung thành, nhất là trung thành cho đến chết. Bấy giờ hắn và Matahachi không hiểu và cũng không có một chút ý niệm gì về lòng trung thành. Hai đứa mới chập chững vào đời, hăm hở đi tìm công danh, không ngờ suýt nữa vong mạng trong tăm tối. Thiền sư Takuan dạy cho hắn biết thân mình là quý, không ngờ vì thiếu suy xét, hắn đã mang cái mạng sống trân quý ấy đổi lấy chút hư danh bèo bọt.

Trời đã gần trưa, sắp tới thị trấn Daigo, trán lấm tấm mồ hôi, hắn định dừng lại nghỉ mệt. Bỗng có tiếng gọi sau lưng làm hắn quay lại.

- Ông ơi ! Ông đợi cháu !

Musashi nhận ngay ra là Jotaro, thằng bé làm ở quán rượu. Nó chạy theo, thở chẳng ra hơi, vừa chạy vừa gọi, miệng la tay vẫy rối rít. Đến gần, chưa kịp yên chỗ, nó đã trách:

- Ông nói dối cháu ! Ông nói dối cháu ! Sao ông làm vậy ?

Mặt đỏ gay, lời nói đứt quãng, câu trách móc thật nghiêm khắc nhưng trông vẻ mặt nó thiểu não như sắp khóc. Nó ăn mặc mới thật nực cười. Bộ quần áo hầu bàn cũ lem luốc nay được thay bằng một chiếc kimono mới, nhưng chiếc kimono lại quá ngắn, tay áo chỉ đến khuỷu và gấu áo chỉ vừa quá bụng được một chút. Nó đeo bên sườn thanh kiếm gỗ dài hơn người và sau lưng một cái nón nan thật lớn to như cái dù.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 05:44:44 | Chỉ xem của tác giả
Musashi nhìn thằng bé không khỏi phì cười. Hắn ôm lấy Jotaro và lấy vạt áo chùi những giọt nước mắt bắt đầu chảy xuống đôi má đen sạm của nó. Thằng bé hình như vẫn chưa vừa lòng, còn sụt sịt ấm ức:

- Ông người lớn mà ông nói dối cháu, không biết xấu hổ ! Ông nhận cháu làm đồ đệ rồi lại bỏ đi, không đợi. Người lớn nào cũng nói dối như thế sao ?

- Ta thật không phải. Thôi ta xin lỗi.

Jotaro nhoẻn miệng cười.

- Ta không có ý định nói dối cháu đâu, nhưng vì cháu còn bố cháu, còn chủ quán... Tối qua không thấy cháu sang, ta tưởng chủ cháu không bằng lòng.

- Thì ít nhất ông cũng phải chờ để cháu nói cho biết chứ !

- Vì vậy ta xin lỗi. Thế chủ cháu có bằng lòng không ?

- Có. Jotaro với tay hái chiếc lá dâu bên vệ đường hỉ mũi. Nó nói: - Ông chủ bảo cứ đi, không có võ đường hay một kiếm sĩ nào biết tự trọng lại thu dụng cháu làm đồ đệ. Cháu bảo cháu theo ông thì ông chủ phá lên cười. Ông bảo: “Thằng đó nhận mày là đúng rồi. Mày theo mang gươm cho nó chứ làm gì !”. Ông ấy còn cho cháu thanh kiếm này làm quà đấy !

Musashi mỉm cười.

- Cháu chạy qua quán chỗ ông trọ, không thấy ai. Chủ quán không có đấy, cháu giật luôn cái nón này đội đầu.

- Bảng hiệu của người ta mà mày lấy đội đầu. Mày biết chữ gì viết trên đó không ? “Giường cho thuê” đó !

- Mặc kệ. Khi mưa đội cũng đỡ lắm chứ !

Thái độ của thằng bé bấy giờ rõ ràng là bất cần. Điều quan trọng đối với nó là gặp Musashi, được hắn cho thờ làm thầy để học võ. Cảm thấy vậy, Musashi không muốn nói thêm gì làm cho nó bối rối. Hắn nghĩ có lẽ đây là điều tạo hóa đã an bài để hắn săn sóc thằng bé, đền lại phần nào những bất hạnh mà nó phải chịu. Thấy Musashi vui vẻ, không có ý xua đuổi, Jotaro rụt rè:

- Từ nay cháu sẽ gọi ông bằng thầy.

Musashi mỉm cười gật đầu. Thằng bé yên bụng, mặt tươi hẳn lên. Bỗng sực nghĩ đến chuyện gì, nó nói:

- Ấy quên ! Có cái này cho ông ...à cho thầy ...

Jotaro thò tay vào áo lấy cuộn giấy đưa ra. Musashi ngạc nhiên:

- Gì thế ? Thư ai vậy ?

- Thầy nhớ không ? Hôm qua con đã nói có ông khách đi ngang vào uống rượu hỏi con nhiều chuyện lắm. Ông ấy đưa thư này bảo con chuyển cho thầy. Ông ấy uống rượu như hũ chìm.

Musashi không đoán ra là ai, cậy khằn đóng trên bì thư, mở ra nhìn xuống chữ ký ở dưới mời biết là của Matahachi. Hắn càng ngạc nhiên. Chữ viết nghiêng ngả, tuồng như người viết đã say lắm. Musashi thong thả đọc từng chữ, thấy ý tứ lộn xộn, câu kệ không rõ ràng, nhưng cũng hiểu đại lược:

"Từ khi bỏ mày ở Ibuki, tao vẫn không quên làng cũ, không quên mày. Tao nghe nói đến tên mày ở gần võ đường Yoshioka. Chúng tìm mày đó. Tao muốn gặp mày, mà thôi, chẳng cần. Tao uống rượu ở quán này. Say quá !” Đến đây thì một hàng chữ bị nhòe, có lẽ vì rượu đổ vào. “ ... bị giữ trong thanh lâu, sa đọa quá lắm. Năm năm vô công rỗi nghề, chẳng biết làm gì. Nghe nói mày thành công, tao mừng cho mày. Có người nói mày là tay kiếm vô địch, nhưng ở đây người ta cho mày là thằng hèn. Giỏi hay hèn, tao cóc cần, miễn là mày làm cho người ta nói tới là tao sướng. Mày đã có danh, còn tao chỉ thụt lùi trong vũng bùn nhơ nhớp. Tao chẳng muốn gặp mày đâu, xấu hổ lắm. Nhưng đời còn dài, mày ạ. Sau này ai biết ai ! Còn mày còn tao. Chúc mày mạnh khỏe”. Góc thư còn mấy câu tái bút, dặn dò: “Bảo trọng lấy thân, đừng chết uổng. Thành danh thì phải sống để làm gương cho tao. Sẽ có dịp gặp mày kể nhiều chuyện”.

Musashi đọc xong thư, cuốn lại, lòng buồn man mác.

- Jotaro ! Con có hỏi ông ấy ở đâu không ?

- Không.

- Ở quán có ai biết ông ấy là ai không ?

- Chắc không ai biết.

- Ông ấy đến quán uống rượu thường không ?

- Không. Lần đầu con thấy.

Musashi tự nhủ nếu biết địa chỉ của Matahachi, có lẽ hắn sẽ đến thăm. Hắn muốn an ủi, khích lệ người bạn cũ, đưa bạn trở về con đường lành mạnh, nếu không bạn hắn dám phẫn chí tự hủy hoại cuộc đời lắm ! Hắn muốn dẫn Matahachi về làng gặp mẹ để đánh tan những hiểu lầm của cụ Osugi đối với hắn.

Hai thầy trò yên lặng bước trên con đường núi gập ghềnh dẫn đến thị trấn Daigo, chẳng bao lâu đã thấy ngã tư đầu thị trấn hiện ra trước mặt. Musashi tạt vào ven rừng ngồi nghỉ. Hắn quay nói với đồ đệ:

- Jotaro ! Ta muốn nhờ con một việc.

- Dạ.

- Con mang cho ta bức thư.

- Mang đi đâu vậy thầy ?

- Đi Kyoto.

- Trở lại à ?

- Ừ. Con mang thư đến võ đường Yoshioka đường Shijo.

Jotaro không nói gì. Nó lấy chân đá những hòn cuội ở ven đường. Musashi nhìn thẳng vào mặt nó:

- Con không muốn đi phải không ?

Jotaro ngập ngừng đáp:

- Không phải con không muốn đi, nhưng ngộ thầy lại bỏ con thì sao ?

Musashi hối hận. Vì một quyết định sai lầm, hắn đã làm mất lòng tin của thằng bé:

- Không. Thầy đã nhận con làm đồ đệ, thầy không bỏ. Lấy danh dự một kiếm sĩ, thầy nói với con như thế. Thầy rất tiếc đã có chuyện hiểu lầm ban sáng, thầy xin lỗi.

- Vậy con đi.

Đến ngã tư, cả hai cùng vào quán, gọi trà và cơm. Musashi mua giấy, thảo thư gửi cho chưởng môn Yoshioka:

“Seijuro chưởng môn nhân nhã giám, Tại hạ được biết quí phái đang cho người đi tìm. Hiện nay, tại hạ trên đường đi Yamoto, có ý định lưu lại vùng Iga và Ise chừng một năm để nghiên cứu thêm về kiếm pháp. Tại hạ ân hận không được tiếp kiến huynh đài, người mà tại hạ hằng ngưỡng mộ đại danh, để trau dồi thêm sở kiến. Nhưng sang năm, vào ngày trọng xuân, thế nào tại hạ cũng trở lại kinh thành. Từ nay đến đó, hy vọng tiện kỹ sẽ xứng đáng với quý phái hơn và cũng mong quý phái đừng để tại hạ thất vọng. Thư bất tận ngôn, kính mong huynh đài lượng thứ. Shinmen Miyamoto Musashi kính bái.”

Bức thư lễ độ nhưng cũng thật cao ngạo, đầy tự tin, không những có ý thách thức chưởng môn Yoshioka mà còn cả mọi người trong phái. Viết xong, Musashi buông bút, niêm phong lại giao cho đồ đệ.

- Con để thư ở ngoài cổng được không ?

- Không. Phải đích thân giao tận tay cho người giữ cửa.

- Dạ.

- Còn điều nữa ta muốn nhờ con làm nhưng hơi khó.

- Chuyện gì vậy thầy ?

- Ta muốn con tìm ông khách đến uống rượu ở quán đưa thư cho con trước đây. Tên ông ta là Honiden Matahachi. Ông ấy là bạn cũ của ta.

- Việc ấy dễ lắm.

- Con làm sao nói ta nghe thử.

- Thì con cứ đi một vòng hỏi thăm tất cả các quán rượu là thấy ngay chứ gì !

Musashi cười ha hả, khen thằng bé lém lỉnh.

- Ý kiến hay, nhưng theo thư thì hình như ông ta có quen ai ở Yoshioka. Con thử hỏi dò tại đấy xem.

- Thế khi gặp, con phải nói những gì ?

- Con bảo sang năm, nội trong bảy ngày đầu xuân, ngày nào ta cũng đến đợi ở chân cầu Gojo, mời ông ấy đến gặp ta.

- Còn gì nữa không thầy ?

- Bảo ta muốn gặp ông ấy lắm.

- Dạ. Vậy khi trở về, con sẽ tìm thầy ở đâu ?

- Đến Nara, con tìm đền Hozoin. Đền này lớn lắm, nổi tiếng về môn sử trường thương, không ai là không biết.

- Thật nhé ! Thầy đợi con đấy !

- Con không tin ta hả ? Lần này không thấy ta, con cứ chặt đầu ta đi.

Hai thầy trò Musashi cùng cười lớn, bước ra khỏi quán. Đến ngã tư, chia tay mỗi người một ngả, Musashi đi Nara, còn tên tiểu đồ trở lại Kyoto theo đường cũ. Nơi ngã tư đông nghẹt khách thương hồ, kẻ mua người bán tấp nập, ngựa hí vang rân. Trên trời, én nhỏ như mũi kim, gió thổi qua hàng vi lô xào xạc. Jotaro quay nhìn Musashi, thấy sư phụ cũng đang ngoái cổ lại nhìn mình, nó toét miệng ra cười, giơ tay vẫy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 06:32:52 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 14

CHIM TRỜI CÁ NƯỚC

Akemi ngồi cạnh bờ sông, vừa giặt áo vừa khe khẽ hát một khúc tình ca học được khi xem tuồng Kabuki ở đường Shijo. Lời ca nhẹ nhàng, tiết điệu êm ái ru nàng vào ảo tưởng như được cùng đong đưa với làn gió xuân bên những cành đào nở đầy hoa vẽ trên nền lụa mỏng. "Gió xuân, kìa gió xuân lơi. Thoáng nhẹ trên đồi. Phất phơ tung áo, bồi hồi lòng em ... Gió xuân có nặng bên rèm. Sao lòng em nặng ..." Jotaro đứng bên bờ sông nhìn thiếu nữ giặt áo và hát. Trong khung cảnh thanh bình êm đềm ấy, nó bỗng thấy vui lây và tuy chẳng hiểu gì cũng mỉm cười:

- Chị hát hay quá !

Akemi giật mình quay lại, ngạc nhiên nhìn thằng bé, nhỏ và đen đủi, đeo thanh kiếm gỗ dài hơn người và đội một cái nón lớn rộng vành trông như cái nấm.

- Em là ai vậy ? Sao gọi chị bằng chị ?

Khi nói, Akemi vô tình để một chiếc áo tuột tay trôi theo dòng nước. Bắt không kịp, nàng kêu lên:

- Trời ơi ! Trôi mất cái áo rồi !

- Để em vớt hộ.

Jotaro chạy trên bờ sông, cầm kiếm gỗ chận áo rồi khều lên. Nó cười vui vẻ:

- Ít ra thanh kiếm này cũng không đến nỗi vô dụng !

Akemi cười theo, thấy thằng bé dễ thương và nhanh nhẹn.

- Tên em là gì ?

- Jotaro.

- Em ở đâu, muốn hỏi chị điều gì thế ?

- Chị biết gần đây có trà thất nào tên là Yomogi quán không ?

- Biết chứ ! Nhà chị đấy ! Ở ngay trong khu vườn đằng sau chỗ em đứng đó !

- Vậy hả ! Thật là may. Thế mà em đi tìm mãi.

- Em tìm làm gì ? Em ở đâu tới ?

- Ở đằng kia. Nó lấy tay khua khua chỉ phía trước mặt, không rõ ràng nhất định vùng nào.

- Đằng kia là chỗ nào ?

- Em cũng không biết nữa.

Akemi mỉm cười:

- Thôi khỏi cần. Thế em muốn tìm nhà chị làm gì ?

- Em muốn tìm một người tên Honiden Matahachi. Em hỏi ở võ đường Yoshioka, người ta bảo cứ đến quán Yomogi thì thấy.

- Ông ấy không ở quán.

- Chị nói dối !

- Không, chị không nói dối đâu ! Trước kia ông ấy có ở quán nhưng nay đi rồi.

- Đi đâu ?

- Chị cũng không biết.

- Nhưng ở quán, chắc phải có người biết chứ ?

- Không. Mẹ chị cũng không biết. Ông ấy trốn đi chẳng để lại tin tức gì.

- Lạ quá nhỉ ? Sao lại thế được ?

Jotaro ngồi xuống cỏ, mắt đăm đăm nhìn dòng nước chảy, chẳng biết phải làm thế nào.

- Ai sai em đến đây ?

- Sư phụ.

- Sư phụ em là ai ?

- Miyamoto Musashi.

- Em có mang thư gì của thầy em không ?

Jotaro lắc đầu:

- Không.

- Thằng này thật kỳ ! Mang tin gì mà không biết ở đâu đến lại chẳng có thư từ gì cả là thế nào ?

- Sư phụ em chỉ dặn miệng thôi.

- Dặn điều gì cho chị biết được không ? Có thể ông ấy không trở lại nữa, nhưng nếu gặp, chị sẽ chuyển lời cho.

- Không biết em có nên nói cho chị biết không ? Chị nghĩ thế nào ?

- Tùy em, chị chẳng nghĩ gì cả.

Ngồi yên một lúc, Jotaro mới mở miệng:

- Sư phụ em muốn gặp ông Matahachi nên bảo em tin cho ông ấy biết thầy em sẽ đợi ông ở chân cầu Gojo trong vòng bảy ngày đầu năm tới. Sư phụ em muốn gặp ông ấy lắm !

Akemi che miệng cười ngặt nghẽo:

- Thật chưa bao giờ chị thấy chuyện lạ vậy ! Bây giờ thầy em sai đi tìm một người, bảo đợi đến sang năm mới cho gặp. Thầy em cũng kỳ cục chẳng kém gì em cả !

Và nàng lại che miệng cười như nắc nẻ. Jotaro tức giận:

- Ô hay ! Sao chị cười hoài vậy ? Chuyện có gì đáng cười đâu !

- Em giận chị đấy hả ?

- Chứ gì nữa ! Em hỏi chị tử tế, nhờ chị giúp em một việc mà chị lại cười chế giễu!

Akemi bình tĩnh lại:

- Thôi chị không cười nữa. Ừ, để khi nào gặp chị sẽ nói cho ông Matahachi biết.

- Thật nhé.

- Thật.

Nhưng Akemi vẫn không nhịn được cười. Nàng cắn môi một lát mới hỏi:

- À, thế em nói lúc nãy tên sư phụ em là gì ?

- Miyamoto Musashi, chị chóng quên quá !

- Viết thế nào ?

Jotaro nhặt một cành tre khô viết chứ Musashi lên cát.

- Ô, đấy là họ Takezo mà !

- Sư phụ là Musashi, không phải Takezo !

- Họ Takezo cũng viết thế.

- Nhưng không phải là Takezo.

Akemi lặng thinh, không cãi. Nàng nhìn chữ Takezo viết trên cát, tâm hồn như để tận đâu đâu. Một lúc sau mới ngẩng lên nhìn Jotaro, ngắm nghía nó từ đầu đến chân và dịu dàng hỏi:

- Sư phụ em có phải ở vùng Mimasaka không ?

- Phải. Chị biết à ? Em ở Harima còn sư phụ em người làng Miyamoto, cũng gần đấy.

- Ông người cao lớn khỏe mạnh, tóc trên đầu không cạo hết như kiểu các kiếm sĩ phải không ?

- Đúng rồi ! Vậy chị có biết ông ấy ?

- Chị nhớ có lần sư phụ em nói vì cái sẹo lớn ở đỉnh đầu nên không muốn cạo hết tóc.

- Sư phụ nói với chị như vậy à ? Lúc nào thế ?

- Năm năm rồi còn gì, bấy giờ chị mới mười sáu.

- Chị biết sư phụ em lâu thế kia à ?

Akemi không đáp. Những kỷ niệm ngày xưa ấy nay lại hiện lên, rõ ràng và thân thiết như mới xảy ra hôm qua làm nàng bồn chồn không yên. Nghe thằng bé nói, không còn hồ nghi gì nữa, sư phụ nó chính là Takezo. Nàng không lạ gì nếp sống phóng đãng của mẹ, lại chứng kiến tận mắt sự trụy lạc của Matahachi nên khi chọn Takezo, nàng càng vững tin ở sự chọn lựa của mình. Tư cách Takezo khác tư cách Matahachi bao nhiêu ! Rất may nàng chưa lấy ai, mặc dầu ở trà thất đã có nhiều người lui tới xin cưới nàng làm vợ.

Đối với những khách làng chơi say sưa và khả ố ấy, nàng thường tỏ vẻ khinh bỉ. Bên cạnh họ, Takezo thật là con người lý tưởng, thường hiện ra trong những giấc mơ êm ái nhất của nàng và trong những lúc nàng hát những bài diễm tình cố ý dâng cho người trong mộng. Thấy Akemi không trả lời, Jotaro nói:

- Nhé ...Chị đừng quên đấy ! Nếu gặp ông Matahachi, chị nói hộ em.

Và bỏ cô thiếu nữ ngồi mơ mộng bên dòng sông, nó nhanh nhẹn chạy vào trong xóm.  

Chiếc xa bò chất đầy ngô, gạo và các thổ sản khác đang ì ạch leo dốc. Trên nóc xe, một tấm biển chữ đen viết đậm nét: “Công đức khách thập phương cúng chùa Đại Từ ở Nara” rung rinh theo nhịp bánh xe quay cút kít. Jotaro theo sau xe, vừa đi vừa huýt sáo, thỉnh thoảng nhặt viên sỏi ném vào bụi rậm hoặc cuốn lá làm kèn thổi te ... te ... Bỗng nhiên mắt nó sáng lên như vừa tìm được điều gì thú vị.Nó chạy theo xe, bám lấy tấm ván phía sau lấy đà đánh đu leo lên, nhẹ nhàng như một con mèo nhảy trên mái ngói. Ngồi yên trên một bao gạo thấp, chân bỏ thõng đong đưa theo nhịp xe đi, Jotaro sung sướng nhìn cây cối hai bên đường như chạy lùi trước mặt.

Xa xa, những giải đồi tròn trặn trồng toàn trà xanh uốn éo trải dài đến tận chân trời rồi lẩn vào màn sương mờ trắng đục. Vài cây anh đào nở muộn còn hoa lấm tấm hồng, đây đó hai ba nông dân mặc áo chàm lúi húi làm rẫy. Cảnh vùng Yamoto bấy giờ thật thanh bình và tươi đẹp. Gió mát hây hây thổi, đôi mắt Jotaro nặng trĩu. Nó cố giữ cho khỏi buồn ngủ nhưng thiếp đi lúc nào không hay. Chiếc xe va phải hòn đá lớn chao mạnh làm Jotaro giật mình tỉnh giấc. Nó ước giá đường gồ ghề hơn chút nữa để đỡ buồn ngủ, sợ đến Nara không ai đánh thức.

Xe qua dưới một tàn cây, Jotaro đưa tay ra hái lá kẹp vào hai hàm răng thổi một điệu nhạc nó vẫn thường nghe trong các đám hát dân dã. Tiếng kèn làm gã xa phu chú ý, dừng xe lại. Ngó hai bên không có ai, gã làm lạ bèn vòng ra phía sau thấy Jotaro đang ngồi trên bao gạo. Tức giận, gã túm lấy nó lớn giọng hỏi:

- Ranh con ! Mày làm gì trên đó ?

- Tôi có làm gì đâu !

- Ai cho mày trèo lên xe tao ?

- Tôi đi nhờ mà ! Mà ông có phải kéo xe đâu, bò nó kéo chứ !

- A thằng này hỗn.

Vừa nói gã vừa nắm cổ áo Jotaro xách lên ném xuống đất, thuận chân đá nó một cái vào mông đau điếng. Jotaro ngã chúi vào gốc cây, nhưng biết phận chẳng dám ta thán, chỉ lẩm bẩm nhìn gã xa phu vừa nguyền rủa vừa đánh xe đi khuất, tiếng lọc cọc của cỗ xe trên đường gồ ghề còn vọng lại như chế giễu. Ngồi một lúc, bỗng sực nhớ ra chuyện gì, Jotaro đứng bật dậy dáo dác tìm quanh. Nó sờ lên cổ, lục trong tay áo, nét mặt càng lúc càng tỏ ra lo lắng. Nó vừa nghĩ đến chiếc ống quyển đựng thư phúc đáp của võ đường Yoshioka bảo nó mang về đưa sư phụ. Nó nhớ rõ đã cẩn thận buộc ống quyển đó bằng một sợi dây gai đỏ, bây giờ không biết rơi đâu mất.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 06:34:50 | Chỉ xem của tác giả
Jotaro chạy ra chỗ chiếc xe bò dừng lại lúc nãy rồi lại trở về bên gốc cây, vòng ra xa, lấy tay gạt những đám cỏ cao để tìm cũng không thấy. Nó tỏ ra bối rồi thật sự. Nhìn vẻ mặt hoảng hốt của thằng bé, một thiếu nữ trang phục theo lối lữ hành đi qua chợt dừng lại:

- Em đánh mất vật gì phải không ?

Qua chiếc nón rộng vành, Jotaro ngước nhìn thiếu nữ, gật đầu.

- Tiền hả ?

Jotaro không nói, chỉ lắc đầu rồi lại cúi xuống tiếp tục tìm quanh quẩn.

- Vậy chắc là cái ống tre dài chừng ba tấc, buộc dây đỏ phải không ?

Jotaro giật mình cuống quít:

- Phải rồi ! Phải rồi ! Sao chị biết !

- Vậy em đúng là thằng bé đã chọc cho ngựa chạy ở gần trại Mampu rồi ! Em đánh rơi ống quyển ở đó, có người nhặt được gọi trả mà em cứ chạy hoài !

- Em lại tưởng họ đuổi theo bắt ! Chị trông thấy ai nhặt được ?

- Một vị ăn mặc theo lối kiếm sĩ, người cao lớn.

- Chị chắc không ?

- Chắc.

- Vậy em phải trở lại.

Nhưng mới chạy được vài bước, Jotaro đã nghe tiếng thiếu nữ gọi:

- Thôi đừng trở lại nữa. Ông ấy kia kìa, ở phía cánh đồng, đang đi đến đây đấy !

Jotaro mở to mắt nhìn. Một tráng sĩ cao lớn trạc ba mươi lăm, bốn mươi tuổi bước những bước dài vội vã đến gần chỗ nó đứng. Cái gì ở ông ta cũng khác với người thường: vai nở, lưng rộng, râu rậm và đen mọc gần kín cả mặt, tay để trần to lớn, chân đi dép cỏ đã cũ nhưng y phục còn tươm tất lắm. Trông dáng dấp, Jotaro chắc đây phải là một kiếm sĩ có danh vọng, bổng lộc đến ngàn giạ lúa chứ không ít. Nó hơi ngại, giật lùi lại phía sau, không dám hỏi. May sao tráng sĩ lên tiếng gọi nó trước:

- Bé con ! Có phải mày đánh rơi cái ống đựng thư này gần trại Mampu không ?

- Dạ phải.

Tráng sĩ đưa ống quyển, Jotaro vội vàng giật lấy.

- À há ...Không biết cám ơn à ?

Jotaro lí nhí:

- Dạ, cảm ơn ông.

- Thư quan trọng mà mày không giữ gìn cẩn thận để rớt dọc đường, thật đáng đánh đòn.

- Dạ. Chợt nghĩ không biết sao ông này lại biết là thư quan trọng, Jotaro vội hỏi: - Ông mở ống ra xem thư đấy à ?

- Dĩ nhiên ! Nhặt được cái gì thì phải mở chứ ! Nhưng ta không xem thư đâu, vẫn còn nguyên niêm đấy. Mày kiểm lại đi !

Jotaro mở ống quyển, ghé mắt nhìn vào thấy phong thư vẫn còn nguyên vẹn thì yên dạ, đậy nắp lại đeo lên cổ. Nó tự nhủ:

- Lần này mình phải cẩn thận hơn mới được !

Thiếu nữ thấy thằng bé lúng túng, vội đỡ lời:

- Cảm ơn tráng sĩ. Giá không có tráng sĩ thì cuốn thư chắc bị mất rồi.

Tráng sĩ cười:

- Thằng bé này đi với cô đấy à ?

- Không. Tiểu nữ mới gặp nó ở đây thôi.

- Nó đội cái nón gì lạ quá, lại có chữ viết “giường cho thuê” là thế nào ?

Thiếu nữ cũng cười:

- Tiểu nữ cũng không hiểu, nhưng thấy nó có vẻ lo lắng, tội nghiệp quá !

Quay sang Jotaro, nàng hỏi:

- Em định đi đâu ?

Tìm lại được ống thư, Jotaro yên tâm vui vẻ đáp:

- Em đi Nara, đến Đền Hozoin. Chị cho em đi cùng nhé ?

Thiếu nữ gật đầu. Bước sau người con gái, Jotaro bỗng chú ý đến một cái túi nàng giắt ngang lưng, đựng một vật dài như ống tre nó đương đeo trên cổ. Jotaro tò mò hỏi:

- Chị cũng mang thư đấy à ?

- Không. Sao em hỏi thế ?

- Thế cái gì chị giắt ở thắt lưng đó ?

Thiếu nữ mỉm cười:

- À, cái sáo !

- Cái sáo ?

Jotaro bước vội đến gần hơn, không ngần ngại ghé sát mắt vào lưng thiếu nữ nhìn cây sáo. Đột nhiên nó có cảm giác là lạ. Tuy còn bé, nó cũng biết thế nào là một người đẹp và bản năng của nó mơ hồ cho biết đây là một thiếu nữ còn thanh khiết. Jotaro ngẩng lên nhìn thiếu nữ, xúc động trước vẻ dịu dàng và cao quý của gương mặt nàng. Nó lùi lại, nửa e thẹn nửa sợ hãi, không dám nhìn nữa, tự nhủ: “Chà ! Chị này sao đẹp quá ! Mình có người bạn đồng hành như thế này từ đây đến Nara thật là may !” Nó ấp úng:

- Em thấy cái sáo rồi. Chị biết thổi sáo à ?

Tiếng “chị” nó dùng xưng hô với thiếu nữ làm nó liên tưởng đến phản ứng của người con gái giặt áo ven sông nó mới gặp chiều qua nên không đợi trả lời, nó hỏi tiếp ngay:

- Chị tên gì thế ?

Thiếu nữ đưa mắt nhìn tráng sĩ đi cùng với mình, mỉm cười. Ông này cũng nhếch mép bảo Jotaro:

- Thằng này thật chẳng biết lễ độ gì ! Phàm lệ nếu muốn hỏi danh tính ai, phải xưng tên mình trước đã chứ !

- Tên cháu là Jotaro.

Thiếu nữ và tráng sĩ cùng cười. Jotaro phản đối:

- Các vị làm vậy không công bằng. Cháu đã nói tên rồi, sao các vị lại cười ?

Tráng sĩ hơi thẹn, lập nghiêm:

- Tên ta là Shoda.

- Chắc đó là tên họ. Thôi cũng được. Còn chị tên gì ? Nếu chị không nói thì vị này sẽ chê là vô lễ đó !

- Tên ta là Otsu.

- Otsu ! Otsu ! Nghe quen quá !

Nó lặng yên, đi một lúc, rồi lại liến thoắng:

- Chị mang sáo đi đâu vậy ?

- À, ta thổi sáo kiếm tiền độ nhật.

- Chị làm nghề thổi sáo à ?

Otsu cười:

- Ta không rõ có nghề nào là nghề thổi sáo không, nhưng nhờ ống sáo này ta mới có tiền chi dụng. Nếu em cho là nghề cũng được.

- Chị thổi sáo trong những cuộc lễ lạc ở chùa hay ở miếu phải không ?

- Không.

- Hay cho những ban nhạc rong diễn tuồng Kabuki ?

- Cũng không phải.

- Vậy chị thổi điệu gì ?

- Thì những khúc dân nhạc mọi người vẫn thường nghe ấy mà.

Riêng tráng sĩ rậm râu lại chú ý đến thanh kiếm gỗ của Jotaro:

- Chú bé đeo vật gì sau lưng thế ?

- Thanh kiếm gỗ. Ông không nhìn thấy thanh kiếm gỗ bao giờ à ? Cháu tưởng ông là kiếm sĩ chứ !

- Ta chính là kiếm sĩ, nhưng thấy mày còn bé lại mang thanh kiếm quá dài nên hỏi cho biết.

- Cháu học kiếm thuật.

- Chà ! Vậy mày có sư phụ chưa ?

- Có rồi !

- Người mày mang thư hộ đấy hả ?

- Vâng.

- Chắc sư phụ mày giỏi lắm nhỉ !

- Cũng chẳng giỏi lắm đâu ông.

- Sao ? Mày nói gì ?

- Sư phụ cháu đánh kiếm xoàng lắm, ai cũng chê.

- Thế sao mày theo ông ấy ? Sư phụ kém, mày không buồn à ?

- Không. Cháu đánh kiếm cũng không ra gì nên chẳng cần.

Tráng sĩ nghe thằng bé nói muốn phì cười nhưng giữ ngay được, mặt tuy lập nghiêm mà khóe mắt không dấu nổi vẻ khoái trá.

- Thế mày đã học được chút gì về kiếm thuật chưa ?

- Chưa. Thật ra chưa học được gì !

Lần này thì tráng sĩ không giữ nổi nữa, phá lên cười ha hả. Thiếu nữ nghe chuyện cũng lấy tay che miệng.

-  Hà hà ... Đi đường chung với thằng bé này cũng đỡ buồn. Đường ngắn được chút!

Quay sang Otsu, trung niên tráng sĩ lại hỏi:

- Còn chị đi đâu ?

- Tiểu nữ đi Nara, nhưng chưa định trọ ở chỗ nào cả. Tiểu nữ muốn tìm một người quen cũ là kiếm sĩ. Nghe nói dạo này Ronin lạc thảo đến tụ ở Nara đông lắm, may ra nhờ ơn trời Phật ...

Quá trưa, cả ba người tới chân cầu Uji. Dưới mái hiên quán trà nhỏ ven đường, một ông lão râu tóc bạc như cước ngồi giữa chiếu, dùng gáo tre chuyên trà từ ấm lớn sang các bát sành cho khách đứng ngồi lố nhố xung quanh. Thấy Shoda, ông lão ngừng tay gọi lớn:

- Ngài Shoda, vào đây đã ! Lâu lắm lão phu chẳng thấy ai ở nhà Yagyu đi qua. Nhớ quá ! Nhớ quá !

- Bọn tại hạ chỉ muốn nghỉ chân một lát. Xin lão trượng cho tự nhiên.

Cả ba người cùng bước vào quán:

- Xin lão trượng cho vài cái bánh, thằng nhỏ này chắc đói rồi.

Bánh mang ra, Jotaro nhót lấy hai chiếc, vòng cửa sau mang lên đồi ăn. Với những trẻ hiếu động như nó, ngồi yên chuyện vãn thật chẳng hứng thú gì. Otsu nhấp trà, hỏi lão quán:

- Từ đây đến Nara còn xa không lão trượng ?

- Còn xa. Nếu đi nhanh thì chỉ quá Kizu trước khi trời tối. Sức chị, chắc là phải nghỉ ở Taga hay Ide.

Shoda đỡ lời:

- Chị đây muốn đến Nara tìm người quen nhưng không rõ địa chỉ.

Rồi ngập ngừng, hắn gãi râu:

- Nghĩ chẳng nên phải không lão trượng ? Nara bây giờ không như trước. Thân gái dặm trường đến Nara một mình e không tiện.

Lão quán nhìn Otsu, gật gù:

- Phải, đại nhân nói phải lắm ! Thật không nên !

Khách hàng nghe chuyện cũng phụ họa:

- Đúng vậy. Nara bây giờ nguy hiểm lắm ! Khách phương xa cứ tưởng nơi đó là thị trấn cổ kính, đền đài lăng tẩm mỹ lệ, không giặc giã cướp bọc gì, nhưng lầm lắm. Từ sau vụ Sekigahara, số kiếm sĩ thất trận không biết chạy đi đâu đổ về ẩn trốn ở đó rất nhiều. Có người khá, nhưng phần đông nghèo đói, sống về nghề thảo khấu, ước lượng có đến hàng ngàn không đủ cơm ăn chứ đừng nói gì khôi phục lại địa vị cũ. Thế lực họ Tokugawa ngày càng mở rộng, vùng Nara thế nào cũng bị càn quét, nhưng hiện nay số kiếm khách lưu lạc lợi dụng nơi người thưa rừng rậm này đặt sào huyệt tụ họp ăn hàng không phải là ít. Khách lạ nếu không rõ đường đi nước bước, khó mà được an toàn.

- Ờ ờ ...Các tay kiếm lừng lẫy một thời đều lẩn quất ở đấy cả.

- Phải rồi. Nhiều tay nghèo đói quá, bán cả gươm lấy tiền độ nhật. Rồi rượu chè, ẩu đả, gây hỗn loạn mong kéo dài tình trạng bất ổn để thừa cơ nước đục thả câu. Chị chẳng nên đến chỗ đó làm gì !

Mỗi người một câu, ai cũng cho Nara là nơi gió tanh mưa máu làm Otsu lo sợ. Nàng ngồi yên lưỡng lự. Giá có tin gì, dù không đích xác đi nữa, là Musashi có mặt ở đó thì nàng cũng quyết tâm đi cho bằng được. Đằng này, từ khi bỏ nàng lại trên cầu Himeji, hắn như chim trời cá nước, chẳng để lại tung tích gì.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 06:36:58 | Chỉ xem của tác giả
Shoda thấy nàng do dự, hỏi:

- Chị tên là Otsu, lại biết chơi sáo phải không ?

- Dạ phải.

- Tại hạ đề nghị thế này có hơi đường đột, nhưng như chị biết đấy và các vị ở đây đều đã nói rõ, chị nên bỏ ý định đi Nara, theo tại hạ đến nhà Yagyu. Tại hạ sẽ tiến dẫn chị lên chủ nhân tại hạ.

Rồi như muốn biện minh thêm cho ý định ngay thẳng của mình, Shoda tiếp: - Tại hạ là Shoda Kizaemon, phục thị tại nhà Yagyu. Chủ nhân tại hạ bây giờ đã già, trên tuổi, chán cảnh bon chen giang hồ nên treo kiếm quy ẩn. Được chị vui lòng thỉnh thoảng cho nghe một vài thanh điệu, chắc người cũng đỡ cô tịch.

Lão quán vui vẻ thêm vào:

- Yagyu đại lão gia chính là tay đại kiếm sĩ Yagyu Muneyoshi, từ khi về ở ẩn còn có biệt hiệu là Sekishusai. Thật là một đại gia, danh vọng ít ai bằng. Hân hạnh ấy, chị chẳng nên từ chối.

Otsu từ khi ở chùa cũng đã nghe danh Yagyu Muneyoshi. Nàng cho là may mắn có cơ duyên gặp được Shoda nhưng vẫn ngần ngại:

- Chỉ sợ tiện kỹ không đáng để lọt tai cốc lão chủ.

- Không sao ! Không sao ! Yagyu đại lão gia tính tình khoáng đạt, không như các kiếm sĩ khác đâu ! Người ưa sự bình dị, có lẽ chị quá khiêm tốn đó thôi !

Otsu ngồi suy nghĩ. Nàng tính nếu đi Nara, không chắc gì đã tìm được Musashi. Vả lại, hiện nay giới giang hồ đều đồng ý cho rằng nhà Yagyu là nơi tập trung nhiều kiếm khách cao thủ, có phần danh tiếng hơn cả Yoshioka phái. Vậy rất có thể Musashi cũng đến đó. Nếu nàng tìm thấy tên Musashi trong danh sách quan khách đến nhà Yagyu thì may mắn chừng nào ! Biết đâu ... Nghĩ thế, Otsu vui vẻ gật đầu:

- Nếu tráng sĩ thấy tiểu nữ không đến nỗi bất tài thì xin vâng.

- Vậy hay lắm ! Xong tuần trà này ta lên đường thôi. Hành trình còn xa mà chị sức yếu ...Chị biết cưỡi ngựa không ?

- Dạ biết. Shoda lấy tiền trả chủ quán rồi nhờ người đi thuê ngựa để Otsu cưỡi, còn hắn và mã phu đi bộ dẫn đường.

Hắn gọi Jotaro. Thằng bé chạy từ trên đồi xuống, thở hổn hển:

- Các vị đã đi rồi à ?

- Ừ, chúng ta đi thôi kẻo tối.

Dọc đường, Shoda hỏi Jotaro làm gì trên đồi. Jotaro đáp:

- Cháu xem người ta đánh bạc. Có đến chục người quây quần dưới gốc cây cãi nhau ỏm tỏi.

Gã giữ ngựa cười:

- Chắc lại mấy tên Ronin đó chứ gì ! Chẳng có việc gì làm, chúng tụ nhau lại sát phạt.

- Họ kiếm ăn bằng nghề đó à ?

- Vậy còn khá. Có đứa đi cướp đường, cướp chợ, bắt cóc trẻ con đòi tiền chuộc, chẳng chuyện gì tệ hại đến đâu mà chúng không làm !

- Sao quan quân không bắt ?

- Bắt không xuể. Lính tuần thì ít mà chúng thì đông, nhiều đứa võ nghệ khá lắm, lính cũng nể.

Jotaro đỏ mặt chen vào:

- Này ông kia ! Sao ông vơ đũa cả nắm vậy ? Ronin cũng có người tốt kẻ xấu chứ ! Thầy tôi là một Ronin đấy !

- Vậy hả ? Chả trách mày bênh thầy mày !

- Thầy tôi không phục vụ ai nhưng là một kiếm khách có danh dự.

- Thầy mày thuộc môn phái gì ?

- Không biết.

- Thằng này lạ ! Đồ đệ mà không biết tông môn.

Rồi quay sang Shoda, gã giữ ngựa tiếp:

- Bây giờ ai cũng tự cho mình là kiếm sĩ. Khách quan cứ đi trên đường này một lúc là thấy hàng chục kẻ mang kiếm nghênh ngang, chẳng hiểu có tài cán gì không nhưng cũng làm nhiều người e ngại!

Gã liếc nhìn Jotaro:

- Đến như cái thằng bé này cũng vậy. Trông có khác gì con rận vác cái tăm ! Họ cứ tưởng đeo gươm là trở thành kiếm sĩ, có biết đâu không bỏ thây dọc đường thì cũng chết đói.

Nghe giọng khinh mạn của gã mã phu, Jotaro tức đỏ mặt. Nhưng nghĩ đến chuyện bị tên đánh xe ném xuống đất, nó yên lặng quay đi không phản ứng. Toán người ngựa đi theo đường chính đến tận bến đò sông Kizu. Tới bến, Shoda bảo Jotaro:

- Bé con ! Chúng ta chia tay nhau ở đây. Chiều rồi, chẳng bao lâu nữa mặt trời lặn. Mày nên để ý đừng làm mất ống thư, và cũng đừng la cà dọc đường.

Jotaro ngạc nhiên:

- Thế còn chị ? Chị đi với em chứ ?

Otsu xuống ngựa vội nói:

- Xin lỗi, ta quên không cho em biết. Ta đi theo tráng sĩ này đến nhà Yagyu.

Jotaro sững sờ, đứng lặng. Otsu tần ngần nói với nó:

- Thôi em đi. Hãy bảo trọng lấy thân.

Jotaro gắng gượng hỏi:

- Chị định tìm ai, tên gì ? Cho em biết được không ?

Nhưng Otsu không trả lời. Nàng lẳng lặng bước xuống thuyền, vẫy tay từ biệt. Jotaro buồn rầu nhìn người lái đò chở cả bọn sang bên kia sông. Nó nhặt một viên đá ném thia lia trên mặt nước. Viên đá tưng lên vài lần rồi chìm, để lại những vòng tròn theo nhau lan rộng ra xa, xa dần, trên mặt sông sáng loáng dưới bầu trời chiều đỏ rực.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 06:38:32 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 15

ĐỀN HOZOIN

Trong giới võ lâm, Hozoin không phải là một tên tuổi nhỏ. Từ lâu, đền này đã từng làm chấn động gian hồ nhờ tuyệt kỹ trường thương và những thế mâu, bổng không ai cự nổi. Tổng doanh hội đặt tại khu rừng thông rậm rạp trên triền núi Abura, trong một ngôi đền kiến trúc uy nghi, cổ kính. Xung quanh đền, vách đá sừng sững bao bọc. Trùng trùng điệp điệp, những gốc tùng vạn niên vỏ xù xì, ba người ôm không xuể, cành lá xum xuê xanh biếc, ngọn vươn cao vút, chứng tích thiên nhiên của bao nhiêu triều đại phế hưng, như làm tăng thêm vẻ hùng vĩ của cảnh trí.

Vào những hôm trời u ám, cả khu đền lờ mờ ẩn hiện, bập bềnh trôi trong màn sương mù dày đặc, khiến khách du đứng trước cảnh bao la huyền bí ấy không khỏi ngơ ngẩn xuất thần, thấm thía nỗi hèn mọn của kiếp nhân sinh phù ảo. Trước đây, rừng này trong thời đại Nara đã nổi danh nhờ một nhà tắm công cộng do một lãnh chúa phu nhân cho xây cất. Nhưng công trình ấy ngày nay chẳng còn gì, họa chẳng chỉ lưu lại chút di tích trên nền đá xanh giờ đây rêu và cỏ dại đã phủ gần kín. Khách thập phương vãn cảnh đền Hozoinmột phần vì vẻ đẹp hùng vĩ hoang sơ ấy, một phần cũng vì muốn được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi đền danh tiếng, nhưng ít ai biết nơi đó còn là chỗ tàng trữ một kho cổ ngoạn vô giá có một không hai trong nước Nhật.

Musashi leo vội những bậc đá gồ ghề và trơn trượt trên triền núi Abura trước khi trời tối. Hắn đảo mắt nhìn quanh, thấy rải rác lẩn khuất trong rừng thông rất nhiều đền miếu. Sau cơn mưa lớn vừa qua, những tàn lá thông xanh biếc hẳn lên giữa đám thân cây nâu sẫm vững vàng ngạo nghễ trên sườn núi. Vài vạt nắng hoàng hôn còn đọng lại trên những đỉnh đồi cao làm ửng vàng cả một vùng sơn lĩnh. Musashi chú mục nhìn những ngôi đền, tuyệt nhiên không thấy có doanh trại gì chứng tỏ đông người cư trú nên đồ chừng đền Hozoin phải ở sâu trong rừng rậm.

Đi một quãng xa chừng hơn dặm nữa, hắn thấy hiện ra tam quan một ngôi chùa cũ kỹ. Dưới mái, một bảng gỗ khắc chữ “Chùa Hozoin” dát vàng trên nền gỗ sơn đen, tuy lâu ngày sương tuyết đã làm loang lổ, nhưng nét chữ vẫn còn xương kính. Hắn bước qua tam quan nhưng nghĩ sao lại trở gót, ngước mắt lên đọc kỹ thì thấy là Ozoin chứ không phải Hozoin. Trong lúc vội vàng và nóng lòng muốn được tiếp kiến, hắn đã trông nhầm, tưởng đây là đền Hozoin, tổng doanh của môn phái Hozoin. Musashi tần ngần đứng trước tam quan, tự trách mình thiếu điềm tĩnh. Một nhà sư ở trong chùa đi ra, dừng lại nhìn hắn soi mói. Hắn vội vã bỏ nón thi lễ và hỏi:

- Tại hạ muốn được thỉnh giáo vài điều.

- Thí chủ muốn hỏi điều gì ?

- Phải chăng đây là chùa Ozoin ?

- Phải. Nhà sư vừa gật đầu vừa chỉ tay lên bảng gỗ -  Có viết rõ ràng trên bảng này.

- Tại hạ được biết đền Hozoin cũng ở gần đây, sao không thấy ?

- Đền Hozoin ở phía sau chùa. Chắc thí chủ đến dự thí võ ?

- Dạ phải. Tại hạ quả có ý ấy.

- Vậy bần tăng có lời khuyên, thí chủ nên bỏ qua ý ấy đi.

- Sao thế ?

- Nguy hiểm lắm ! Bần tăng thấy chỉ người què mới đến xin Phật độ cho lành, nhưng người lành mấy ai muốn thành què bao giờ !

Musashi mỉm cười. Nhà sư này trông khỏe mạnh và ưa hí lộng, khác với những nhà sư khác. Có lẽ vị tăng này đã tiếp xúc với nhiều người đến xin thí võ tại đền Hozoin, thấy kết quả không hay nên khuyên vậy. Nhà chùa là nơi hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sinh, dĩ nhiên chăm lo Phật sự là công việc chính, nếu có dùng đến võ công cũng chỉ là điều bất đắc dĩ. Nhà sư giảng giải:

- Kakuzenbu Innei đại sư, vị tiền bối sáng lập ra đền Hozoin, nay đã già, lẫm cẫm. Trước đây, người thường giao du với Yagyu Muneyoshi cùng bằng hữu của đại kiếm sĩ này nên có thời kỳ quan tâm đến võ học. Ấy cũng chỉ vì người muốn bảo vệ đền chống lại quân cường đạo nên đã nghiên cứu khai triển một vài thế võ dùng thiền trượng để tự vệ mà thôi. Nhưng bây giờ tuổi đã cao, người trên tám mươi nên không còn minh mẫn và cũng chẳng muốn tiếp khách thập phương nữa chứ nói gì đến chuyện truyền dạy võ học. Về cách sử trường thương, người không còn để ý gì đến.

Nhà sư tiếp:

- Vì thế thí chủ chẳng nên tìm hiểu thêm làm gì. Người đã ở ẩn, thí chủ chắc không được tiếp kiến đâu, mà có tiếp kiến cũng vô ích !

Trông dáng điệu và nghe cách nói của nhà sư, rõ ràng là vị tăng này có ý ngầm bảo Musashi đi cho khuất mắt. Nhưng không lẽ dụng công tới đây, hắn lại để bị đuổi dễ dàng như thế ! Bèn khẩn khoản:

- Tại hạ cũng có nghe nói Innei đại sư, nhưng được biết vị thủ tòa hiện nay là Inshun thiền sư cũng là tay cao thủ. Người tuy chưa phải là chưởng môn nhưng đã thấu triệt mọi nguyên tắc căn bản và bộ pháp của tôn phái. Tuy đã thâu nhận nhiều đồ đệ nhưng người không bao giờ từ chối chỉ dẫn cho bất cứ ai đến bái kiến ...

- Hừ ! Inshun ... - Nhà sư nói với giọng khinh thường - Người ta đồn vậy chứ chưa chắc đã đúng. Thực ra Inshun còn là đồ tử của viện chủ tệ tự, Ozoin thiền sư. Khi Kakuzenbu Innei tỏ ra có những triệu chứng tinh thần không được mẫn duệ, bản viện chủ thấy cần phải duy trì nên võ học mà người đã khổ công nghiên cứu với Innei trước kia, nên chọn Inshun để truyền thụ và vận động đặt lên chức thủ tòa.

Musashi gật đầu:

- À ra thế !

- Vậy thí chủ còn muốn thí võ nữa chăng ?

- Mô Phật ! Tại hạ cất bao nhiêu công lao tới đây ...

- Vậy tùy thí chủ.

- Xin đại sư cho biết phải đi đường nào mới tới đền, rẽ phải hay trái ?

- Không cần rẽ bên nào cả, cứ xuyên qua tệ tự là nhanh nhất. Nhưng bây giờ sắp tối rồi, thí chủ nên vào hậu liêu nghỉ, ngày mai đến cũng không muộn.

Musashi cảm ơn, theo nhà sư vào hiên chùa ngồi, giở cơm nắm và thức ăn nguội ra dùng bữa tối. Sáng hôm sau, mặt trời vừa ló dạng, Musashi đã sẵn sàng. Đi qua sân chùa nhìn nhà kho, củi chất ngổn ngang, khói bếp bốc cao, một gia nhân đang quảy nước tưới cây, hắn thấy khung cảnh chẳng khác gì một trang trại nhỏ vùng quê. Sau sân là mảnh vườn rộng chừng hai ba sào, giồng đủ thứ rau đậu.

Bước xuống vườn, men theo những luống cải tươi tốt, sương đêm còn đọng lóng lánh trên những tàu lá xanh non, Musashi thấy lòng lâng lâng khoái hoạt, sức sống dạt dào luân lưu trong cơ thể. Cuối vườn, một ông lão cắm cúi cào cỏ, vuông khăn vải sô quấn quanh đầu giữ cho tóc khỏi xõa. Ông lão chăm chú làm việc,Musashi trông không rõ mặt, chỉ thấy đôi lông mày dài rủ trắng như tuyết. Ngoài tiếng răng cào thỉnh thoảng chạm phải hòn đá kêu “cạch” khô khan, cảnh vật yên lặng như tờ, không nghe tiếng động gì khác.

Musashi định hỏi thăm, nhưng thấy ông lão mãi việc quá lại thôi. Khi đi ngang, hắn đột nhiên thấy ông liếc mắt nhìn chân mình, tuy đầu vẫn cúi và tay vấn đều đều cào cỏ. Một sức mạnh vô hình toát ra từ tia mắt khiến hắn giật mình nhảy tránh sang bên. Tia mắt bất ngờ có uy lực dũng mãnh tựa tiếng sét xé mây đen trong những đêm giông bão. Hắn cảm thấy nhột nhạt khó thở, thân thể nóng ran như vừa thoát khỏi một ngọn lửa táp tới hay như vừa tránh kịp một thế kiếm giết người phạt ngang hạ chỉ. Phản ứng tự nhiên khiến hắn để tay lên đốc kiếm. Nhìn quanh chẳng có ai, chỉ có lão làm vườn vẫn yên lặng đưa cây cào đều đều bên luống rau, hắn ngạc nhiên kinh sợ. Thế này là thế nào ? Hắn không mơ ngủ, sau một đêm nghỉ ngơi, đang thoải mái dễ chịu, công lực tràn trề, tự nhiên trong một sát na, kinh mạch như đảo lộn. Lạ ! Lạ quá ! Musashi yên lặng bỏ đi, trong lòng phân vân không biết sao giải đáp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 16:18:48 | Chỉ xem của tác giả
Tiếp tục đi về hướng nam, một lúc sau quả nhiên thấy đền Hozoinhiện ra trước mặt. Trước cổng đền, hắn đứng suy nghĩ: “Theo lời vị tăng thì tất Inshun phải còn trẻ. Innei đã già và lẫn, không quan tâm gì đến võ công nữa. Nhưng xem ra lão già làm vườn là tay ghê gớm lắm chứ không vừa. Hay là ... hay là ...”

Kinh nghiệm quý báu vừa qua bảo hắn phải thức tỉnh đề phòng mọi bất trắc. Musashi giơ tay đập cửa hai lần không ai trả lời. Ngó quanh thấy chiếc khánh treo trong góc, hắn cầm dùi gióng lên mấy tiếng. Một lát có tiếng chân người ra mở cổng. Đấy là một tăng nhân còn trẻ, áo màu vỏ dà vắt trên vai để lộ cánh tay trần lực lưỡng, bắp thịt cuồn cuộn. Nếu là võ sĩ dưới trướng một lãnh chúa nào đó, nhà sư này tất phải làm đến chức đoàn trưởng. Chắc đã quen tiếp xúc với những người như Musashi hàng ngày đến ghi danh xin thí võ, nhà sư thản nhiên hỏi:

- Thí chủ là võ sĩ ?

- Phải.

- Thí chủ muốn điều gì ?

- Tại hạ muốn được bái kiến vị thủ tòa.

- Vậy vào đi.

Tăng nhân đứng tránh sang bên, đưa tay chỉ về phía khạp nước, ngầm bảo phải rửa chân trước khi lên đại sảnh. Một ống tre dẫn nước chảy lanh tanh không ngớt xuống khạp. Bên cạnh để cái gáo cũng làm bằng tre vàng óng. Xung quanh la liệt dép cỏ, cũ có mới có, nhiều đôi đã mòn vẹt và bám đầy bùn đất. Rửa chân xong, tăng nhân đưa Musashi qua dãy hành lang mờ mờ đến một căn phòng nhỏ bảo ngồi đợi. Mùi hương trầm thoang thoảng trong không khí, vài tàu tiêu in bóng mờ ảo lên nền giấy tàu bạch phất khung cửa sổ gió thổi kêu phần phật. Ngoài cách ăn nói hơi khiếm nhã của tăng nhân trẻ tuổi, cảnh đền thật tịch mịch chẳng có gì khác thường. Tăng nhân trở lại, mang theo một quyển sổ, một cây bút và nghiên mực, hách dịch nói như người lớn bảo trẻ con:

- Ghi danh tính, sinh quán và môn phái vào đây !

Musashi nhìn bìa sổ thấy ở trên đề “Danh sách võ sinh”, ở dưới là tên cùng chữ ký của vị tăng chấp quản. Hắn mở sổ, trang nào cũng đặc những chữ. Đến gần cuối, thấy còn chỗ trống, Musashi theo cách những người tới trước, điền tên và sinh quán vào. Nhưng về môn phái, không biết nên viết ra sao, hắn chỉ viết sơ sài là đã thụ huấn môn đánh côn của thân phụ từ khi còn nhỏ. Hắn không có sư phụ, tự luyện tập lấy theo sách vở và theo thiên nhiên, rồi kết luận: “Tiểu nhân còn phải học hỏi nhiều, muốn được các bậc cao minh chỉ giáo”. Nhà sư đứng bên theo dõi những điều hắn viết, cắt ngang:

- Thí chủ hẳn rõ bản tự chuyên về trường mâu, danh tiếng lừng lẫy thiên hạ. Ngay trong những cuộc đua tài giữa võ sinh hay môn đệ, những thế côn bổng cũng rất nguy hiểm, mất mạng là thường. Đao thương không có mắt, thí chủ hãy suy nghĩ kỹ trước khi giao đấu và nên đọc những lời cảnh cáo trên đầu sổ.

Musashi lật trang đầu, quả nhiên thấy ghi rõ trong phần giới luật: “Võ sinh phải nhận hết trách nhiệm nếu bị thương tích hay tử vong khi giao đấu”. Hắn mỉm cười:

- Điều này dĩ nhiên rồi. khi chấp nhận giao tranh, nếu có xảy ra chuyện gì, trách nhiệm còn quy về ai nữa ?

- Vậy tốt ! Thí chủ hãy theo ta đến nơi giảng võ.

Võ đường rộng mênh mông. Musashi chưa bao giờ thấy nơi luyện võ nào lớn như thế. Hai hàng cột chu vi có đến mấy sải tay chạy dài suốt dọc võ sảnh, đỡ những rầm nhà chạm trổ tinh vi, thếp vàng trên nền gỗ sơn then bóng lộn. Ven tường để nhiều giá binh khí cắm toàn trường mâu, mũi mâu đúc thành hình đầu rồng, đuôi rắn và đủ các loại thú cổ quái.

Musashi không phải là võ sinh độc nhất trong sảnh. Khi hắn đến, trên sàn đã có chừng chục người khác ngồi đợi sẵn. Nhiều võ sinh trang phục theo lối kiếm sĩ và tăng lữ đứng nghiêm chỉnh phía sau, chắc là làm nhiệm vụ giám sát. Tất cả đều chăm chú theo dõi cuộc đấu giữa hai người đeo mặt nạ và sử dụng trường côn nên chẳng ai lưu ý đến Musashi được nhà sư dẫn vào chỉ chỗ cho ngồi trong góc. Yên vị rồi, Musashi nhìn lên tường. Tấm bảng cáo thị treo nêu rõ nếu ai muốn dùng binh khí thật cũng sẽ có người bồi tiếp, nhưng thông thường trong khi tỷ thí, chỉ mộc côn được sử dụng mà thôi.

Tuy là mộc côn, nhưng loại này cứng và nguy hiểm không kém gì côn sắt, nếu trúng có thể làm gãy tay chân hay đưa hồn về chín suối như bỡn. Hai đối thủ quần thảo một hồi, một người trúng thương, ôm đùi tập tễnh bước ra khỏi vòng chiến. Gã lê chân vào góc phòng, ngồi phịch xuống, mặt mày nhăn nhó. Đấu thủ thắng trận bỏ mặt nạ ra. Tiếng gã vang lên sang sảng:

- Người kế tiếp !

Đây có lẽ là một trong những tăng sĩ cao thủ của đền Hozoin, giữ chức vụ trắc nghiệm và tuyển chọn võ sinh. Thân hình gã lực lưỡng trong bộ quần áo chẽn màu đen, hay tay giữ chặt một cây côn gỗ sồi dài chừng hai sải. Gã đưa mặt gườm gườm nhìn mặt từng người ngồi ở dưới sàn, không giấu vẻ kiêu ngạo tự đắc. Một võ sĩ tuổi trung niên thấy hắn đưa mắt nhìn mình, vội vàng đứng dậy nhận thách đấu. Tráng sĩ xắn tay áo, dùng dây da buộc gọn cửa tay lại, điềm tĩnh đến bên giá binh khí chọn một cây trường mâu rồi thong thả bước vào đấu trường, trong khi tăng sĩ nọ vẫn lăm lăm cây côn gỗ đứng đợi.


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 16:28:33 | Chỉ xem của tác giả
Theo lệ, hai bên cúi đầu chào nhau trước khi giao chiến. Nhưng võ sĩ nọ vừa cúi đầu xong thì nhanh như chớp, cùng với tiếng thét làm rung động cả những giá binh khí đặt tại võ sảnh, tăng sĩ đã giơ côn bổ một nhát như trời giáng lên đầu đối thủ. Võ sĩ nọ ngã gục, tắt thở ngay đương trường, máu và óc phọt tung tóe. Gia nhân chạy đến khiêng xác chết đi, lau rửa vội vã không nói một lời. Tăng sĩ đứng trong góc phòng lại tiếp tục cất giọng sang sảng:

- Người kế tiếp !

Gọi đến lần thứ hai, không ai động đậy. Cả võ sảnh im lặng như tờ. Musashi tưởng vị tăng sĩ đó là Inshun đại sư, thủ tòa đền Hozoin, nhưng sau hỏi ra thì không phải. Một võ sinh cho biết đó là Agon, một trong thất trụ của viện chấp pháp, vô địch thiết côn và rất tàn nhẫn. Inshun đại sư không bao giờ phải ra chiêu vì từ trước đến nay chưa có ai qua khỏi tay bảy vị đó. Agon cầm ngang cây côn, đứng dõng dạc hỏi:

- Còn ai nữa ?

Tăng nhân chấp quản lấy danh sách võ sinh, nhìn mặt, gọi tên từng người.

- Xin lỗi, vãn sinh hôm nay không sung sức, để khi khác.

- Anh kia ?

- Vãn sinh xin miễn.

Danh sách đọc lên, ai cũng thoái thác. Cuối sổ, viên chấp quản đọc tên và chỉ tay vào Musashi.

- Còn thí chủ thế nào ?

- Xin tùy tiện.

- Tùy tiện là thế nào ? Muốn giao đấu hay không ?

- Tại hạ muốn giao đấu.

Mọi con mắt đổ dồn cả vào Musashi. Hắn khoan thai đứng dậy. Agon không còn ở trên đấu trường này. Gã đã lui vào phía trong võ sảnh, sau cây cột lớn đứng chuyện trò với nhiều tăng sĩ khác. Nghe có người nhận thách đấu, gã hơi bực mình, khó chịu:

- Chán thật ! Hay vị nào thay tại hạ bồi tiếp hắn đi !

- Thôi quý hữu gắng giải quyết nốt. Chỉ còn một người nữa thôi mà !

Bất đắc dĩ, Agon uể oải bước ra, nhấc cây côn gỗ bóng loáng quen thuộc dựng ở góc phòng rồi đứng vào bộ vị. Đột nhiên gã quay phắt người lại, rồi như để áp đảo đối phương, thét lên một tiếng ghê rợn, giơ cao cây côn đâm thẳng vào tường võ sảnh. Tường võ sảnh lát bằng gỗ dầy, tiếng gỗ vỡ nứt cùng với tiếng thét của Agon khiến ai nấy giật bắn người. Trông ra, sức mạnh cây côn đã chọc thủng tường một lỗ to bằng cái bát !

Mọi người đều kinh hãi, duy Musashi vẫn điềm nhiên như không, đứng bất động giữa sàn, hai tay cầm kiếm gỗ thủ thế. Agon rút côn, di chuyển chậm chạp quanh Musashi như mèo vờn chuột. Có tiếng cười gằn phát ra gần cửa sổ, rồi một giọng nói vọng vào:

- Đồ ngu ! Nhìn cho kỹ ! Nó đâu phải là bức tường vô tri vô giác !

Agon mắt vẫn dán vào Musashi, quát:

- Ai đó ?

Nhưng tiếng cười lại nổi lên, thanh âm lần này trầm xuống vừa thương hại, vừa chế nhạo. Thấp thoáng ngoài song, làn tóc bạc phơ với đôi mày trắng như tuyết.

- Agon ! Không xong đâu ! Hãy đợi Inshun về xử trí.

Musashi liếc mắt nhìn ra. Trong một sát na, hắn trông thấy đầu ông già làm vườn hồi sáng, nhưng ngay sau đó đã biến mất. Cảnh lại trở về tịch mịch. Agon phân tâm, hai tay nới lỏng cây côn, lòng hơi rung động. Thấy Musashi vẫn đứng nguyên chỗ cũ, gã thốt một lời rủa ngắn, vận sức hai cánh tay vào cây côn quyết tâm tấn kích. Gã đổi bộ vị. Musashi xoay chuyển theo bước đi của Agon, hai tay vẫn lăm lăm thanh kiếm gỗ nhưng không đổi vị trí. Hắn trầm giọng:

- Sẵn sàng !

Sự bình tĩnh của Musashi làm Agon nổi xung. Mắt gã lồi ra. Gã múa cây mộc côn, đâm dứ một chiêu, hai chân nhảy lên khỏi mặt sàn rồi hạ xuống ở một bộ vị khác, nhẹ nhàng như ánh trăng đùa sóng nước. Phải công nhận công phu của gã tuyệt luân, những thế côn của gã nhanh nhẹn và uy mãnh, địch thủ chỉ mất bình tĩnh một chút là có thể mất mạng như chơi. Nhưng Musashi không dại. Thế thủ kiếm của hắn không có gì khác thường, hay người ngoài trông vào tưởng thế. Hai tay giữ kiếm dọc trước mặt, thân hình hắn hơi lùn hơn đối phương một chút và không lực lưỡng bằng, nhưng điểm khác nhau chính là ở đôi mắt.

Mắt Musashi không chớp, sắt như dao, tinh như mắt chim cắt. Hắn đứng im nhìn địch thủ múa côn, tìm một điểm sơ hở. Agon không ngớt giương đông kích tây, phóng ra những hư chiêu làm phân tâm Musashi, người mà gã coi như một đối thủ đáng sợ. Gã lắc đầu mấy cái để mồ hôi khỏi chảy xuống mắt hay để xua đuổi những lời cảnh cáo của ông già tóc bạc, không ai biết, nhưng mọi người đều thấy tinh thần gã bắt đầu rối loạn. Gã thay đổi cách cầm côn nhiều lần. Nhìn Musashi vẫn đứng trơ trơ trong thế thủ kiếm, gã nghiêng mình đi rồi xuất kỳ bất ý, vung tay ngược lại dùng côn như một cây thương đâm thẳng vào ngực địch thủ trong một tiếng thét xung trận tựa trời long đất lở.

- Gi ...ết !

Không ai rõ chuyện gì xảy ra, chỉ thấy trong võ sảnh, tiếng vang chưa dứt, Agon đã nằm dài sóng sượt, mặt úp sấp xuống sàn, ở vết kiếm chém trên lưng máu bắt đầu loang ướt đẫm hai bên áo. Cây côn gỗ cắm sâu vào tường trước mặt còn rung rung theo tiếng chân mọi người rầm rập chạy đến.

- Sao vậy ? Sao vậy ?

- Agon nguy rồi ! Lấy thuốc, lấy thuốc rịt mau lên !

- Không kịp nữa rồi ! - Lão già ở ngoài hiên bước vào nói - Nếu ta biết là dùng thuốc mà chữa được, ta đã không khuyên hắn đợi Inshun trở về !

Mọi người vội vàng xé tấm tăng bào bịt vết thương, không ai để ý đến Musashi lầm lũi đi ra cửa. Hắn sắp sửa xỏ chân vào dép thì ông già đầu bạc đã theo tới.

- Này thí chủ !

Musashi quay lại: - Tiền bối gọi hậu bối ?

- Phải. Bần tăng có vài điều muốn hỏi thí chủ.

Musashi theo ông già đến một tăng phòng nhỏ sau đại sảnh, một phòng vuông vức, ngoài khung cửa vào độc nhất không còn lối nào khác. Sau khi đã phân ngôi chủ khách, ông lão cất tiếng:

- Đại sư thủ tòa đáng lẽ đích thân tiếp kiến thí chủ, nhưng rất tiếc hiện nay người đang vân du, có thể đến cuối tuần trăng mới trở về, nên bần tăng đại diện.

Musashi cúi đầu:

- Đa tạ lão tiền bối. Hậu bối rất cảm kích về bài học quí hội đã ban, nhưng cũng xin lão tiền bối lượng thứ cho kết quả cuộc giao đấu xảy ra như vừa rồi ...

- Cõi nhân sinh vô thường, thí chủ để ý làm gì ! Hãy coi như là quả nghiệp.

- Thương thế Agon ra sao, thưa lão tiền bối ?

- Hắn chết rồi.

Lời vị lão tăng không khác gì cơn gió lạnh tạt vào mặt Musashi. Hắn nhắc lại:

- Chết rồi ?

Và lẩm bẩm “mô Phật” rồi cúi đầu đọc một lời cầu nguyện ngắn cho người quá vãng. Hắn thấy lòng buồn khôn tả.

- Thí chủ !

- Thưa lão tiền bối ?

- Thí chủ tên là Miyamoto Musashi ?

- Dạ phải.

- Thí chủ học võ công môn phái nào ?

- Kẻ hậu bối không có sư phụ theo nghĩa thông thường như mọi người hiểu. Trước đây, lúc còn nhỏ, gia phụ chỉ cho một vài miếng côn quyền, sau đó nhờ có duyên may mắn, hậu bối có được đọc sách rồi cứ theo sách mà luyện kiếm giữa cảnh núi cao sông rộng. Vì vậy có thể nói võ công của hậu bối đã được đào luyện trong thiên nhiên.

Vị lão tăng trầm ngâm một lúc rồi gật gù:

- Có lẽ thí chủ đã đi đúng đường. Công lực dồi dào quá !

Cho đó là một lời khen, Musashi sượng sùng đỏ mặt:

- Lão tiền bối quá khen ! Kẻ hậu bối còn phải học nhiều !

- Không ! Không ! Ý bần tăng không phải vậy mà chỉ muốn nói công lực thí chủ quá mạnh, cần kiềm chế bớt. Cường bất khiển tất nhược.

Musashi ngạc nhiên, nhướng mắt nhìn lão tăng.

- Thí chủ còn nhớ lúc gặp bần tăng ở vườn rau sáng nay không ?

- Dạ nhớ.

- Trông thấy bần tăng, thí chủ nhảy vội sang bên để tránh ?

- Đúng vậy.

- Tại sao thí chủ làm thế ?

- Hậu bối cũng không rõ. Bấy giờ, cảm thấy có một sức mạnh vô hình đe dọa, hậu bối đã phản ứng tự nhiên. Có lẽ vì tự vệ, cũng như người tránh một thế kiếm ...

Lão tăng mỉm cười:

- Trái lại, khi thí chủ cách bần tăng chừng một trượng, chính bần tăng cảm thấy không khí ngột ngạt, sát khí bừng bừng phát ra từ ánh mắt cũng như dáng đi của thí chủ nên bần tăng đề phòng. Một nông dân chất phác nào đó đi qua chắc chỉ nhìn bần tăng như một kẻ làm vườn vô hại, nhưng thí chủ lại khác. Tham vọng cùng với nội lực hết sức sung mãn của thí chủ không kềm chế tuôn ào ào như thác lũ, gặp bần tăng bị dội lại nên thí chủ tưởng bần tăng sắp động thủ ...

Musashi nghe nói, không ngờ lão tăng này là một kỳ nhân về khí công. Khả năng cảm nhận và phản xạ đã đạt tới mức tinh nhuệ lạ thường. Hắn thấy mình chỉ là tên học trò ngờ nghệch. Nhìn lão tăng, trên vẻ mặt quắc thước vẫn còn phảng phất nụ cười nửa bí mật, nửa từ bi, hắn không đoán được trong lòng vị này đang nghĩ gì.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 16-1-2012 20:07:38 | Chỉ xem của tác giả
- Đa tạ lão tiền bối đã chỉ điểm. Dám xin lão tiền bối cho biết quý tính cao danh và hiện giữ chức vụ gì trong đền Hozoin?

- Bần tăng không thuộc đền Hozoin. Bần tăng là Ozoin, trụ trì chùa Ozoin.

- À ra thế !

- Innei với bần tăng là chỗ cố cựu. Trong những thập niên trước, người và bần tăng có lưu tâm đến võ học và hợp sức nghiên cứu về thương pháp. Nhưng bây giờ bần tăng nguyện không động đến đao thương nữa.

- Vậy ra thủ tòa đền Hozoin, Inshun đại sư chính là đồ tử lão tiền bối ?

- Nói thế cũng được. Vì không muốn sử dụng võ khí vào bất cứ việc gì, nhưng lại tiếc không muốn để mai một nền võ học đã được Innei khổ công tìm tòi, bần tăng có luận với Inshun nhiều lần về những yếu quyết của thương pháp, vì xét ra hắn là người có căn bản nhất.

- Hậu bối thật vô lễ, nhưng muốn xin được tá túc tại quý tự ít lâu, chờ Inshun đại sư trở lại.

- Thí chủ định tranh phong với hắn ?

- Hậu bối từ xa tới đây vẫn có ý muốn được người chỉ giáo.

Ozoin hòa thượng lắc đầu:

- Vô ích ! Thí chủ không có gì phải học ở đền Hozoin cả.

- Thật ư ?

- Trong cuộc tỷ võ vừa rồi, thí chủ đã nhận thấy hết những yếu quyết về việc sử thương của Agon. Nếu còn muốn biết thêm gì nữa, thí chủ cứ nhìn vào mắt bần tăng đây.

Ozoin phóng mục quang thẳng vào Musashi, mắt mở lớn như lòi ra đằng trước. Musashi chăm chú nhìn hai đồng tử Ozoin lấp lánh như sao, ánh mắt đỏ tía tựa hai cục than hồng, dần dần đổi ra màu xanh biếc, sâu thăm thẳm. Ánh bích quang tỏa ra một ma lực kỳ lạ thu hút hết ý chí của hắn làm hắn tê dại, không khác gì một con ếch nhỏ đứng trước miệng một con rắn sắp nuốt mình. Hắn buồn ngủ, mê đi, cố gắng lắc mạnh đầu để tránh đôi mục quang giết người ấy. Tiếng cười hắc hắc của vị lão tăng nghe mơ hồ thoảng như hơi gió. Tiếng cười vẫn chưa dứt thì một chú tiểu từ cửa ngoài bước vào, ghé tai vị sư già nói nhỏ. Ozoin khẽ đáp:

- Được, con cứ mang vào đây.

Chú tiểu đi ra, bưng vào một liễn cơm, đũa bát và một đĩa dưa muối để trên cái khay đặt lên kỷ. Vị sư già xới cơm ra bát:

- Thí chủ dùng tạm. Cơm nhà chùa đạm bạc nhưng ai đến vãn cảnh cũng được tệ tự đãi một bữa cơm chay. Đó là thường tình chứ không phải biệt lệ gì, xin thí chủ đừng bận tâm.

Musashi sực tỉnh, đưa tay áo lau mồ hôi, nhìn vị sư già thấy trên nét mặt tuy thản nhiên nhưng thoáng điểm một chút gì giễu cợt.

- Đây là dưa leo và khổ qua muối chua. Ngon lắm. Món đặc biệt của tệ tự. Vị sư già cười nhẹ, tiếp:

- Nổi tiếng vùng này đấy ! Thí chủ từ xa đến chắc không rõ chứ ở tệ tự nhiều người làm khéo lắm. Họ gọi là dưa muối Ozoin. Khác với những cách muối khác là có thêm chút húng quế và ớt đỏ, nhiều ớt đỏ ...

Musashi nói mấy tiếng cảm ơn và cầm đũa. Trong khi ăn, hắn vẫn cảm thấy mục quang sắc như dao và mạnh như kiếm thép của vị sư già phóng thẳng vào mình. Kinh mạch hắn nhộn nhạo khó chịu, chẳng biết đó là sức phản xạ mãnh liệt của chính ý chí hắn hay tạc lực ghê gớm của bậc kỳ nhân ngồi trước mặt. Musashi cắn một miếng vào quả dưa, tiếng cắn ròn tan khiến hắn có cảm tưởng như nghe mũi thương đâm qua lần giáp sắt hay như một thoi quyền đánh vào mặt, khiến những đốt xương trong đầu hắn nứt rạn.

Rời khỏi đền Hozoin, dư vị món dưa muối vẫn còn tê tê trên đầu lưỡi, Musashi không quên được sự thật phũ phàng. Vị cay đắng của ớt đỏ muối với khổ qua nhắc hắn biết hắn đã thua. Bước nhanh dưới những vòm lá rậm xanh đen của hàng bách cổ thụ che khuất cả ánh mặt trời chiều đang xuống, Musashi tự nhủ, chua chát: “Ngoài khung trời này còn có những khung trời khác, cái ta hiểu thật là nông cạn. Ta đã thắng bên ngoài, nhưng bên trong, phần tâm ý ...” Một con nai nhỏ nghe tiếng chân người, sợ hãi vùng chạy, lẩn vào trong bóng tối của khu rừng sâu thẳm.

Sực nghĩ đến Jotaro, Musashi quay gót theo đường cũ trở lại đền Hozoin. Trong đền đã lên đèn, tăng chúng đi lại vội vã, có vẻ chưa hết xúc động sau biến cố vừa qua. Musashi gọi cổng, đứng chờ một lúc lâu mới thấy một nhà sư bước ra. Nhà sư giật mình khi nhận ra hắn trong bóng tối chập choạng.

- Thí chủ ...thí chủ quên gì chăng ?

- Tại hạ quên một điều, xin quý tự vui lòng giúp. Ngày mai hoặc ngày kia, nếu có ai đến tìm, quý tự bảo giùm là tại hạ tới trọ ở khu bờ hồ Sarusawa. Chỗ đó nhiều phạn điếm nhưng chắc tìm cũng không khó.

- Được !

Nghe lời đáp cụt lủn, Musashi không yên bụng. Hắn thêm:

- Người tìm tại hạ là một đứa trẻ mươi, mười hai tuổi. Nó tên Jotaro. Phiền quý tự chỉ dẫn tường tận cho.

Musashi trở lại khu rừng, theo đường mòn xuống núi. Hắn không thoải mái, bực dọc với chính mình. Tuy là chuyện vặt, nhưng rõ ràng việc này chứng tỏ tâm trạng bối rối của hắn sau khi bị thua vị sư già mày trắng. Hắn chưa đủ bình tĩnh, quên cả những chuyện cần phải làm, chưa đủ trưởng thành chấp nhận lẽ hơn thua, chưa phá được sai lầm của chấp ngã thì làm sao đạt tới chân như, mục đích tối hậu của kiếm học?

Trong hai thập niên vừa qua, vùng hạ lưu sông Sai và bờ hồ Sarusawa phát triển mạnh. Nhà cửa, hàng quán đủ loại mọc lên như nấm. Mới đây, quan đầu xứ đặt bản doanh tại thị trấn gần đó nên số công sai, nha lại lui tới rất đông làm vùng này trở thành một xóm sầm uất. Cũng như ở các nơi khác, hễ chỗ nào đông người là có người Tàu đến buôn bán. Một người Tàu mở cửa hàng ăn chuyên nghề làm bánh bao mới đến lập nghiệp chừng một năm bây giờ đã phát đạt. Nghe nói bác ta học được nghề làm bánh chân truyền của Hồ Vọng Xương, mà bánh bao Hồ Vọng Xương thì nổi tiếng là ngon không ai bì kịp.

Musashi đến xóm bờ hồ, trời đã gần khuya vậy mà hàng quán vẫn còn để đèn sáng trưng, khách ra vào tấp nập. Phạn điếm tuy nhiều, nhưng Musashi kén kỹ, không dám đến những nơi có vẻ sang trọng. Hắn chẳng có bao nhiêu tiền; số bạc Ikeda tặng đã vơi đi nhiều, tuy nhiên hắn lại muốn trọ ở một nơi nào không đến nỗi xa mặt phố để đồ đệ dễ tìm. Musashi mới ăn cơm ở chùa mà bây giờ đã đói vì phải đi một quãng khá xa từ trên núi xuống. Mùi xào nấu và mùi bánh bao vừa chín tời từ một quán ăn đưa ra ngào ngạt làm con tì con vị hắn cồn cào. Hắn đứng tần ngần dưới hiên quán ăn một lúc rồi mạnh dạn bước vào.

Quán đông người, tửu bảo bận tíu tít. Musashi gọi vài cái bánh bao, thấy cái nào trên mặt cũng có đóng dẫu chữ “Hồ ” đỏ chót. So với bữa cơm chay ăn hồi chiều, bánh tiệm này quả thật thơm ngon, chưa bao giờ hắn được thưởng thức bánh ngon như thế. Thiếu nữ đứng rót trà, nhìn dáng điệu và y phục Musashi khác lạ bèn hỏi:

- Qúy khách từ phương xa đến ?

- Phải.

- Quý khách đã định trọ đâu chưa ?

Musashi đương phân vân, nghe hỏi như người được gãi đúng chỗ ngứa, vội nắm ngay lấy cơ hội:

- Chưa, chị biết quán nào chỉ giùm. Ta ở xa đến, chẳng rõ đường lối.

- Vậy may quá. Tiểu nữ có người bà con, nhà còn dư căn phòng rộng vẫn thường để khách vãng lai đến tạm trú. Vừa dịp ông khách trước mới đi, phòng còn để trống, để tiểu nữ hỏi xem.

Rồi không đợi trả lời, nàng quay gót đi ngay, bước nhanh và gọn như bước chân chim. Lát sau, dẫn đến bàn một thiếu phụ, lông mày cạo nhẵn và vẽ cong như kiểu lông mày các phụ nữ đã xuất giá, có lẽ là vợ chủ quán. Thiếu phụ giới thiệu sơ sơ nhà trọ, tuy ở gần thị trấn nhưng yên tĩnh, thật hợp ý Musashi. Hắn gật đầu ưng thuận.

- Nhà đó của bà chị ta. Quý khách yên tâm không phải lo tiền trà nước đâu !

Musashi đứng dậy, gọi tửu bảo trả tiền rồi theo thiếu phụ ra cửa.

Căn nhà có gác, ở lui vào phía trong một khu vườn nhỏ, trông ấm cúng và dễ thương lạ. Thiếu phụ gõ cửa, một tỳ nữ bước ra mở cổng. Hai người đàn bà nói nhỏ với nhau một hồi, thỉnh thoảng lại đưa mắt liếc về phía Musashi. Hắn đứng xa xa, đảo mắt nhìn quanh. Gốc tùng cổ thụ bên hòn đá rêu phong, vài khóm cúc đầu mùa điểm hoa vàng lấm tấm bên hàng giậu tre thưa, gây cho hắn một cảm tình quyến luyến đặc biệt. Người tỳ nữ mời Musashi vào nhà và đưa lên phòng trên gác. Căn phòng đối với hắn thật quá sang trọng làm hắn hơi bối rối. Hắn thắc mắc không hiểu sao một gia đình vào loại khá giả như thế này lại cho khách ở trọ, bèn hỏi thì người nữ tỳ chỉ cười mà không nói.

Musashi đã ăn chiều, thay quần áo đi tắm rồi vào phòng nằm nghỉ. Tuy nhiên, ý nghĩ này vẫn lởn vởn trong trí cho đến khi giấc ngủ đến nhẹ nhàng, ru hắn vào một thế giới bình yên không mộng mị. Sáng hôm sau, Musashi nói với nữ tỳ:

- Ta đang đợi một người nên muốn lưu lại đây một hai ngày, được không ?

- Xin quý khách tùy tiện. Chủ nhân đã đến kia !

Vừa hay một thiếu phụ trạc ba mươi tuổi bước vào, phong tư thanh nhã, nét mặt như hoa, dung nhan thật diễm lệ. Musashi cúi chào, nhân thể hỏi lý do vì sao bà nhận khách trọ. Nữ lang che miệng cười chúm chím:

- Chẳng giấu gì quý khách, tiện thiếp là góa phụ. Tiên phu trước đây diễn tuồng Nô, khi còn sinh thời cũng có đôi chút danh tiếng. Thiếp sống một mình, nhiều phen sợ hãi, nhất là vào lúc này ở Nara, quân cường khấu dòm dỏ khắp nơi nên e ngại lắm.

Ngừng một chút, nữ lang lại tiếp:

- Như quý khách thấy đấy, trong vùng thiếu gì hồng lâu và quán rượu, nhưng bọn chúng vẫn chưa vừa lòng, thường tụ tập đến quấy nhiễu những tư gia lương thiện, nhất là những nhà không có đàn ông. Chúng gọi như thế là “đi thăm quả phụ”.

Musashi mỉm cười:

- Thế ra phu nhân nhận khách trọ vì cần người bảo vệ đấy !

Nữ lang cười theo, cúi đầu e lệ:

- Quả vậy ! Trong nhà không có đàn ông, quý khách cứ tùy tiện ở bao lâu cũng được.

- Cảm ơn phu nhân. Xin cứ yên tâm, tại hạ còn ở đây ngày nào, sẽ cố gắng giữ an toàn cho phu nhân ngày ấy. Duy có điều, tại hạ đang đợi người thân, phiền phu nhân cho treo bảng ngoài cửa đề tên tại hạ để người quen dễ kiếm.

Nữ lang hớn hở sai nữ tỳ viết tên khách vào mảnh giấy dán ra cổng ngoài. Thằng Jotaro cả ngày hôm đó không tới, nhưng trưa hôm sau có ba người ăn mặc theo kiểu kiếm sĩ giang hồ đến thăm. Nữ tỳ ra mở cổng. Bọn này chẳng hỏi han gì, gạt phắt sang bên xăm xăm bước thẳng lên lầu. Musashi trông bọn họ phảng phất quen mặt, mãi sau mới nhớ ra là những người hắn đã gặp tại võ sảnh đền Hozoin khi tỉ đấu với Agon.

Phân ngôi chủ khách xong, ba kiếm sĩ tranh nhau tâng bốc Musashi:

- Đại ca thật là vô địch ! Tiểu đệ chưa bao giờ thấy ai giỏi như thế ! Không phải nịnh đại ca, chứ chuyện vừa rồi lọt ra giang hồ thì Hozoin chỉ còn nước đeo mo vào mặt.

- Phải ! Phải ! Đại ca là khách phương xa mà chỉ một nhát kiếm đã hạ đệ nhất cao thủ của thất trụ đền Hozoin. Chà chà ... Hắn vừa nói vừa múa tay diễn lại thế kiếm của Musashi. - Đại ca biểu diễn chiêu đó vô song, không tiền khoáng hậu.

- Đúng là thánh kiếm !

- Lại còn trẻ nữa chứ ! Nhất ! Nhất !

- Phái lạc thảo võ lâm chúng đệ mới được biết đến phương danh lần này là lần đầu, rất lấy làm bội phục !

Musashi nghe mà đỏ mặt. Hắn ngượng nghịu không biết đáp ra sao và cũng không biết đáp vào lúc nào nữa vì cả ba người kia tranh nhau tán tụng không ngớt miệng. Kẻ nói, người ăn bánh uống trà xì xụp, vụn bánh vãi tung tóe quanh chỗ ngồi. Chờ cho cả bọn nói đã chán, Musashi mới từ tốn hỏi danh tính. Một người xem chừng là đàn anh trong đám vội lên tiếng:

- Ấy quên ! Tiểu đệ tên là Yamazoe Dampachi, phục thị dưới trướng quan đầu xứ Gamo. Tên này là Otomo Banryu. Rồi hất hàm về phía người thứ ba - Còn tên kia là Yasukawa Yasubei, ba đời lạc thảo, bây giờ vẫn đói rách. Anh em cả mà, đại ca !

Musashi tự hỏi không biết bọn này có mục đích gì, sao không nói ra mà cứ quanh co mãi. Hắn hỏi thẳng:

- Tại hạ đoán các vị đến đây chắc phải có chủ ý. Vậy xin cho biết cao kiến.

- Cao kiến mẹ gì ! Muốn mời đại ca nhập đảng mà.

Nhưng người có dáng đàn anh tên Yamazoe Dampachi trừng mắt nhìn, gạt đi và nói:

- Thật ra bọn tiểu đệ phải có mục đích chứ ! Chả là anh em tiểu đệ có dự tính tổ chức một màn thí võ dưới chân đồi Kasuga để mời bách tính đến coi, trước mua vui đánh cuộc, sau để tìm danh thủ võ lâm. Võ đài đã dựng xong rồi, nhưng bọn đệ tự thấy tài còn kém cỏi, nếu chẳng may bị thua thì bao nhiêu tiền bạc thành nước lã ra sông hết.

Thấy Musashi vẫn ngồi im, hắn tiếp tục:

- Bọn đệ muốn mời đại ca hợp tác. Nếu đại ca bằng lòng thì sẽ chia tiền lời đánh cá, ngoài ra bao nhiêu phí khoản ăn uống, cư trú, bọn đệ sẵn sàng bao biện hết. Đại ca thử nghĩ coi, với tài sức của đại ca thì có lợi cho cả đôi bên, bọn đệ có tiền uống rượu mà đại ca cũng không phải lo độ nhật.

Musashi cười khẩy:

- Nếu đó là những điều các vị tính toán thì chẳng nên bàn thêm nữa làm gì. Tại hạ không lưu tâm.

- Sao vậy ? Yamazoe Dampachi ngạc nhiên hỏi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách