Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: tit_mit
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu thuyết] Hai Số Phận| Jeffrey Archer

[Lấy địa chỉ]
121#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 13:03:01 | Chỉ xem của tác giả
Mười ngày sau khi Florentyna đã ở cả một thời gian cuối tuần với mẹ - Abel không bao giờ hỏi đến mẹ cô nữa - hai bố con lên máy bay đi từ Idlewild ở New York đến sân bay Heathrow ở London. Chuyến bay trên chiếc Boeing 377 mất gần mười bốn giờ. Mặc dầu họ đã có khoang riêng trên máy bay, vậy mà khi đến Claridge ở phố Brook, hai bố con vẫn thấy cần được ngủ thêm một giấc nữa.
Abel đi chuyến này có ba lý do: một là, xác định lại những hợp đồng xây dựng khách sạn Nam tước mới ở London, Paris, và có thể cả ở Rome; hai là, cho Florentyna có dịp được thấy Châu Âu lần đầu tiên trước khi cô đi Radcliffe để học ngôn ngữ hiện đại; và ba là, và điều này là quan trọng nhất, để ông thăm lại tòa lâu đài ở Ba Lan xem còn có cơ hội nào chứng minh được rằng ông là chủ của tòa lâu đài đó không.
London đối với cả hai bố con đều đạt yêu cầu. Những cố vấn của Abel đã tìm được một chỗ ở góc Công viên Hyde, ông đề nghị những người của ông bắt đầu thương thảo ngay đề có đất cùng những giấy phép cần thiết cho một Nam tước ra mắt ở thủ đô nước Anh. Florentyna thấy cảnh London sau chiến tranh thật kham khổ, rất khác với cảnh xa hoa của cô ở nhà, nhưng những người dân London hình như không lấy thế làm buồn mà vẫn tự coi mình như một cường quốc trên thế giới. Cô được mời đến các bữa tiệc và vũ hội. Bố cô đã đoán đúng khi ông nói là quần áo cô mặc rất hợp thời và rất được những thanh niên Châu Âu để ý Mỗi đêm đi về cô lại phấn khởi kể lại cho bố nghe mình đã chinh phục được những ai nhưng rồi đến sáng hôm sau lại quên đi. Nhưng cô không thể không nhắc đến những anh chàng đã tỏ ra rất lịch sự với cô nhất là những người có vai vế trong Hoàng cung và trong Quốc hội.
Ở Paris, hai bố con vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi, vì hai bố con đều thông thạo tiếng Pháp nên quan hệ với người Paris cũng thoải mái như với người Anh vậy . Thường cứ đến cuối tuần thứ hai là Abel bắt đầu thấy chán và chỉ muốn trở về nhà làm việc ngay. Nhưng lần này có Florentyna đi theo nên ông không sốt ruột. Từ khi chia tay với Zaphia, con gái là trung tâm của cuộc đời ông và cũng là người duy nhất thừa hưởng những gì ông để lại.
Đến lúc phải rời Paris thì cả hai bố con không ai muốn đi. Họ ở lại thêm vài ngày, lấy cớ là Abel còn phải thương lượng để mua lại một khách sạn đã ọp ẹp ở đường Raspail. Người chủ ngôi nhà này là một ông có tên là Neuffe, trông còn ọp ẹp hơn cả ngôi nhà nữa.
Abel không báo cho ông ta biết là sau khi mua, ông sẽ cho phá đi hoàn toàn và làm lại mới nguyên. Mấy ngày sau khi ông Neuffe ký giấy bán rồi, Abel ra lệnh cho san phẳng chỗ đó. Rồi hai bố con đi Rome, trong bụng vẫn còn tiếc rẻ Paris.
Sau cái không khí hữu nghị của đất Anh và cái vui của thủ đô Pháp, thì cái thành phố gọi là vĩnh cửu này lại quá tối tăm nhếch nhác khiến cho hai bố con chán ngay từ đầu. Người La Mã chẳng có gì để mà vui cả. Hai người khách du lịch này cảm thấy tiếc những giờ phút ở London và Paris. Ở London họ đi la cà trong công viên Hoàng cung, ngắm nhìn những tòa nhà lịch sử, và Florentyna còn được nhảy đến tận khuya. Ở Paris, họ được đi xem ca kịch, ăn trưa trên bờ sông Siene, đi thuyền dưới sông qua nhà thờ Đức Bà rồi ăn tối ở Khu phố La tinh. Còn ở Rome, Abel chỉ thấy có cảm giác tài chính không ổn định, do đó ông quyết định có lẽ sẽ thôi không xây dựng khách sạn Nam tước ở cái thủ đô Ý này nữa. Florentyna cảm thấy bố ngày càng sốt ruột muốn về thăm tòa lâu đài của ông ở Ba Lan một lần nữa, vì vậy cô đề nghị rời nước Ý sớm một ngày.
Abel thấy rằng xin được thị thực của bộ máy quan liêu cho bố con ông vào qua được Bức màn sắt còn khó hơn là xin giấy phép xây khách sạn 500 phòng ở London. Nếu là người không kiên trì thì đã bỏ đi rồi, Abel và Florentyna thuê một chiếc xe đi Slonim. Họ phải đứng chờ hàng giờ ở đồn biên phòng Ba Lan.
Cũng may mà Abel thông thạo tiếng Ba Lan nên rất đỡ. Giá như những người lính biên phòng kia biết trước rằng tiếng Ba Lan của ông giỏi như vậy thì có lẽ họ đã có thái độ khác đối với ông rồi. Abel đổi 500 đô la ra tiền zloty - người Ba Lan thấy thế có vẻ hài lòng - rồi cho xe đi tiếp. Càng đến gần Slonim, Florentyna càng hiểu được chuyến đi này đối với cha con cô có ý nghĩa biết chừng nào.
- Bố này, con chưa thấy bố phấn khởi như thế bao giờ.
- Đây là nơi bố ra đời, - Abel giải thích. - Sau một thời gian dài ở Mỹ như vậy, mà ở đó thì sự vật thay đồi hàng ngày, bây giờ về đây bố cảm thấy như từ khi bố đi đến nay chưa có gì thay đổi hết, thành ra bố tưởng như không có thật.
Xe càng gần đến Slonim, những cảm giác của Abel rộn hẳn lên vì sắp trông thấy nơi sinh ra mình. Ông tưởng như còn nghe lại được tiếng nói con trẻ của mình trước đây gần bốn mươi năm hỏi Nam tước xem có phải đã đến lúc các dân tộc Châu Âu bị chìm đắm sẽ tỉnh dậy và mình sẽ có thể đóng vai trò của mình được chưa. Nghĩ đến giờ phút xa xưa ấy và nghĩ đến vai trò nhỏ bé của mình, ông rơi nước mắt.
Cuối cùng họ đi vòng con đường dẫn vào khu đất của Nam tước và trông thấy chiếc cổng sắt ở phía ngoài lâu đài. Abel phấn khởi cười to và dừng xe lại.
- Tất cả đúng như tôi đã nhớ lại. Không có gì thay đổi hết. Vào đây con, vào đây xem căn lều bố đa ở cho đến lúc lên năm tuổi. Chắc không còn ai sống ở đây đâu Rồi sau đó ta sẽ đi xem tòa lâu đài của bố.
Florentyna theo bố đi xuống một con đường nhỏ vào rừng đầy những cây sồi và cây phong mốc thếch những rêu và có lẽ đến một trăm năm nữa cũng vẫn thế. Đi chừng vài chục phút thì hai bố con đến trước một ngôi nhà lụp xụp của người thợ săn. Abel đứng nhìn. ông quên mất rằng căn lều là ngôi nhà đầu tiên của ông rất bé, thế mà chín mạng người đã sống trong đó được Cái mái rạ đã hỏng chưa chữa, tường đá đã lở đi một ít, cửa sồ xiêu vẹo. Mảnh vườn ương rau trước kia bây giờ không nhận ra được vì cỏ đã mọc đầy.
- Mọi người đã bỏ nơi này đi cả rồi chăng?
Florentyna cầm lấy tay bố tử từ bước đến trước cửa. Abel đứng im không động đậy, Florentyna gõ cửa. Họ im lặng chờ đợi. Florentyna lại gõ, lần này gõ to hơn, và họ nghe thấy trong nhà như có ai đi ra.
- Được rồi, được rồi. - một giọng Ba Lan hơi gay gắt vọng ra, rồi cánh cửa từ từ mở. Một người đàn bà già, gầy guộc và người đã gập xuống, mặc toàn đồ đen, ngẩng lên nhìn hai người. Chiếc khăn quấn trên đầu để lộ mớ tóc trắng phau bù xù. Đôi mắt xám lờ đờ ngơ ngác.
- Không thể như thế này được, - Abel khẽ nói bằng tiếng Anh.
- Các người muốn gì? - người đàn bà hỏi với giọng ngờ vực. Bà cụ không còn răng nữa, mũi miệng với cằm lõm vào thành một vòng cung.
- Chúng tôi vào trong nhà nói chuyện với cụ được không? - Abel trả lời bằng tiếng Ba Lan.
Bà cụ nhìn từ người nọ sang người kia với vẻ sợ hãi.Bà cụ làu bàu.
- Bà già Helena này có làm gì đâu?
- Vâng, tôi biết, - Abel ôn tồn nói. - Tôi đem tin mừng đến cho cụ đây.
Bà cụ có vẻ miễn cưỡng để hai người bước vào trong căn phòng trống trải lạnh lẽo, nhưng không mời ai ngồi. Căn phòng vẫn như xưa, hai chiếc ghế, một chiếc bàn với một cái thảm mà ngày xưa lúc ra đi ông không nhớ nó bằng gì. Florentyna rùng mình.
- Tôi không đốt lửa được - bà cụ đưa chiếc gậy chọc vào lò. Gộc củi đã tàn không còn cháy được nữa. Bà cụ gại tay vào túi.
- Phải có giấy mới được. - Chợt bà nhìn lên Abel, tỏ vẻ chú ý hơn, và hỏi. - Ông có giấy không?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

122#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 13:06:09 | Chỉ xem của tác giả
Abel vẫn cứ chăm chú nhìn bà cụ. Ông nói.
- Bà không nhớ tôi à?
- Không tôi không biết ông là ai.
- Có bà có biết đấy, Helena. Tên tôi là... Wladek.
- Ông biết thằng Wladek nhà tôi à?
- Tôi tên là Wladek đây.
- Ồ không đâu, - bà nói với một giọng xa xôi, buồn thảm. – Nó tốt với tôi lắm... người nó có vết của Chúa để lại, Ngài Nam tước mang nó đi cho nó làm thiên thần. Phải, ông ấy đã mang nó đi, thằng bé nhỏ nhất của tôi. . .
Giọng bà cụ đứt quãng và nhỏ dần. Bà ngồi xuống, thủ hai bàn tay gầy guộc vào lòng.
- Tôi đã về đây, - Abel nói dằn giọng hơn nữa, nhưng bà cụ không để ý gì đến ông, rồi lại run run vang lên trong phòng như chỉ có mình bà cụ ở đây thôi.
- Chúng nó giết chồng tôi, giết Jasio của tôi, rồi tất cả những đứa con yêu quý của tôi bị bắt vào trại giam. Trừ có con nhỏ Sophia thôi. Tôi giấu nó vào một chỗ kín, rồi chúng nó bỏ đi. - Giọng bà đều đều, mệt nhọc.
- Còn Sophia rồi ra sao? - Abel hỏi.
- Cuộc chiến tranh sau, bọn Nga lại bắt nó đi nữa,- bà buồn bã nói.
Abel rùng mình. Bà cụ như dần dần nhớ ra.
- Ông muốn gì? Tại sao ông lại hỏi tôi thế? - bà nói.
- Đây là con gái tôi, - Florentyna.
- Tôi cũng có đứa con gái tên là Florentyna đấy, nhưng bây giờ chỉ còn một mình tôi.
- Nhưng tôi... - Abel nói và định cởi khuya áo sơ-mi. Florentyna ngăn ông lại.
- Chúng tôi biết, - cô nói và cười với bà cụ.
- Cô làm sao biết được? Đó là chuyện từ lâu trước khi cô ra đời kia mà.
- Trong làng họ bảo thế mà. - Florentyna nói.
- Các người có giấy không? - bà cụ hỏi. - Tôi cần có giấy để đốt lửa lên.
Abel nhìn sang Florentyna không biết làm thế nào.
- Không ạ. Rất tiếc là chúng tôi chẳng có giấy gì mang theo.
- Vậy các người muốn gì? - bà cụ hỏi lại với giọng gắt gỏng như trước.
- Không ạ. - Abel nói, biết là bà cụ không thể nào nhận ra mình được nữa. - Chúng tôi chỉ muốn đến chào bà thôi.
Ông rút ví ra, lấy hết cả tiền zloty mới đã đổi ở biên giới và đưa cho bà cụ.
- Cảm ơn ông, cảm ơn ông, - bà cụ cầm lấy từng tờ bạc, mắt long lanh vui sướng.
Abel cúi xuống hôn người mẹ nuôi của mình, nhưng bà cụ lui lại. Florentyna cầm tay bố dắt ông ra ngoài và đi theo con đường trở về chỗ xe đỗ.
Bà cụ đứng trong cửa sổ nhìn ra cho đến lúc hai người đi khuất. Rồi bà lấy những tờ bạc mới ấy vo rúm cả lại từ từ bỏ vào trong lò. Lửa bén ngay. Bà cụ lại nhặt những thanh củi nhỏ đặt lên trên đống tiền zloty đang cháy rồi ngồi xuống tiên đống lửa. Đã mấy tuần nay bây giờ bà mới được ngồi xoa tay hướng cái ấm áp này đây.
Trên đường trở ra xe, Abel không nói gì. Đến tận chiếc cổng sắt ông mới cố quên đi căn lều nhỏ vừa rồi và bảo Florentyna:
- Con sắp được thấy tòa lâu đài đẹp nhất thế giới.
- Bố đừng nói quá đáng nhé.
- Nhất thế giới đấy, - Abel khẽ nhắc lại.
Florentyna cười.
- Rồi con sẽ bảo nó như thế nào nếu so với Versailles.
Hai bố con lại ngồi lên xe. Abel lái qua cổng. Ông nhớ lại chiếc xe ông đã được ngồi ngày xưa trên đường đi đến lâu đài. Bao nhiêu ký ức diễn ra trong đầu. Những ngày còn nhỏ được ở với Nam tước và Lion thật sung sướng, những ngày đen tối trong nhà hầm do bọn Đức canh gác, những ngày đau khổ bị buộc phải rời tòa lâu đài yêu quý và bị quân Nga bắt đi, biết là sẽ chẳng bao giờ được thấy lại ngôi nhà này nữa. Thế mà nay, chính ông, Wladek Koskiewicz, đã trở lại đây, trở lại trong chiến thắng để đòi lại những gì là của mình.
Chiếc xe đi lên con đường gồ ghề ngoằn ngoèo. Cả hai bố con đều im lặng, nghĩ bụng đến chỗ rẽ kia thế nào cũng trông thấy ngôi nhà của Nam tước Rosnovski. Abel đỗ xe lại nhìn tòa lâu đài. Không ai nói một lời, vì có gì đâu để nói, mà chỉ biết nhìn cảnh tàn phá trước mắt và không tin được ở mắt mình, như những gì còn lại của một giấc mơ.
Abel và Florentyna chậm chạp bước ra ngoài xe. Vẫn không ai nói gì. Florentyna nắm chặt lấy tay bố.
Những giọt nước mắt của ông chảy ròng xuống má. Tất cả tòa lâu đài chỉ còn lại một bức tường đứng sững như muốn khoe lại cái vinh quang xưa, còn đều là gạch vụn và đá đỏ. Ông rất muốn kể lại cho cô nghe đâu là những đại sảnh, đâu là nhà ngủ, nhà ăn.
Abel bước đến ba nấm đất bây giờ cỏ xanh đã mọc dầy phủ kín và bảo cô đó là những ngôi mộ của Nam tước, của con ông là Leon, và của chị Florentyna. Đến mỗi nấm đất, ông dừng lại và chỉ nghĩ ước gì đến bây giờ Leon và Florentyna vẫn còn sống. Ông quỳ xuống chân mộ. Những cảnh trong giây phút khủng khiếp cuối cùng điền lại trong óc ông rất rõ nét. Con gái ông đứng bên, để tay lên vai ông mà không nói gì. Một lúc sau Abel mới đứng dậy. Hai bố con đi vào giữa đống gạch vụn và những viên đá vỡ phủ lên nơi trước kia đã từng là những căn phòng lộng lẫy vang vọng tiếng cười. Abel vẫn không nói gì. Bố con cầm tay nhau đi xuống những căn hầm. Xuống đến đây, Abel ngồi phệt xuống nền đất ẩm gần chiếc khung cổng sắt, chỉ còn lại vài thanh. ông xoay xoay chiếc vòng bạc trên tay mình.
- Đây là chỗ bố của con đã phải sống bốn năm của đời mình đây.
- Chả có thể thế được, - Florentyna nói. Cô không chịu ngồi xuống với bố.
- Bây giờ còn hơn lúc đó nhiều, - Abel nói. - Ít ra bây giờ còn có không khí tươi mát, có chim chóc, có ánh nắng mặt trời và có cảm giác tự do. Còn trước kia thì không có gì hết, chỉ là tăm tối, chết chóc, mùi hôi thối của tử thần và nhất là người ta chỉ mong được chết.
- Thôi bố, chúng ta ra khỏi chỗ này đi. Cứ ở đây bố chỉ càng thấy khó chịu thêm thôi.
Florentyna đưa bố ra xe và cô từ từ lái xe xuống con đường dài phía chân đồi. Abel không ngoái lại nhìn tòa lâu đài đổ nát khi chiếc xe lăn bánh ra khỏi cổng sắt một lần cuối.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

123#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 13:07:38 | Chỉ xem của tác giả
Trên đường trở về Warsaw, Abel hầu như không nói gì, còn Florentyna cũng không muốn tỏ ra sôi nổi nữa. Đến lúc bố cô nói: Chỉ còn lại một điều bố phải thực hiện được trên đời này thôi, thì Florentyna không hiểu ông định nói gì. Tuy nhiên, cô không ép ông giải thích. Cô đã cố thuyết phục ông ở lại thêm một tuần nữa ở London trước khi về hẳn. Cô tin rằng như vậy bố cô sẽ vui lên và có lẽ sẽ giúp ông quên đi bà mẹ nuôi già dở điên cũng như đống gạch vụn của tòa lâu đài bị đạn bom tàn phá.
Ngày hôm sau họ bay về London. Abel lấy làm mừng trở về một đất nước có thề liên lạc nhanh chóng với Mỹ. Về đến khách sạn Claridge, Florentyna đã lập tức đi thăm những bạn cũ và có thêm bạn mới. Abel bỏ thì giờ ra đọc những số báo cũ đã tích lũy lại được trong khách sạn. Ông không thích biết đến những gì có thể xẩy ra trong khi ông đi vắng, vì như vậy chỉ càng khiến ông nghĩ rằng không có ông thì Trái đất vẫn quay. Một bài bên trang trọng của tờ Thời báo hôm đó bỗng làm ông để ý. Đúng là trong khi ông đi vắng thì có chuyện xây ra thật. Một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Liên Mỹ đã rơi ngay từ sau lúc cất cánh ở sân bay Mexico City sáng hôm trước. Cả mười bẩy hành khách và phi đoàn đều chết.
Các nhà cầm quyền Mexico đã đổ tội ngay cho hãng hàng không này là không chuẩn bị chu đáo cho các máy bay của mình. Abel nhấc điện thoại lên và yêu cầu tổng đài cho nói chuyện đường dài.
Thứ bẩy này có lẽ ông đã về đến Chicago rồi, Abel nghĩ bụng. Ông giở sổ địa chỉ tìm số điện thoại trong nước.
- Sẽ bị muộn khoảng ba mươi phút, - một giọng Anh rất gọn báo cho ông biết.
- Cảm ơn cô, - Abel nói rồi nằm ra giường nghĩ ngợi, với chiếc máy điện thoại để bên cạnh. Hai mươi phút sau có tiếng chuông reo.
- Đường dây hải ngoại đã thông, thưa ông, - vẫn giọng gọn gàng khi nãy nói.
- Abel, có phải ông đấy không? Ông đang ở đâu đấy?
- Tôi đây, tôi đang ở London.
- Ông xong chưa? - tiếng cô gái hỏi.
- Tôi đã bắt đầu nói đâu? - Abel nói.
- Tôi xin lỗi, thưa ông, tôi muốn hỏi ông có nói được với bên Mỹ không.
- Ồ có chứ. Cảm ơn cô. Lạy Chúa, Henry ạ, ở đây họ nói một thứ ngôn ngữ khác.
Henry Osborne cười.
- Này, ông có nghe về chiếc máy bay chở khách của hãng Liên Mỹ rơi ở Mexico City không thế?
- Có tôi có nghe, - Henry đáp - Nhưng ông không có gì phải lo cả đâu. Chiếc máy bay này được bảo hiểm cẩn thận, công ty hoàn toàn bồi thường, vì vậy họ không thiệt thòi gì, và chứng khoán vẫn vững vàng như trước.
- Tôi không quan tâm đến chuyện bảo hiểm, - Abel nói. - Đây có thể là cơ hội tốt nhất cho chúng ta thí nghiệm xem cái quy chế của ông Kane kia mạnh đến chừng nào.
- Tôi không hiểu, Abel. Ông nói vậy là thế nào?
- Ông hãy nghe kỹ đây nhé. Rồi tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho ông biết là tôi sẽ làm thế nào khi Thị trường chứng khoán mở vào sáng thứ hai. Tôi sẽ về New York vào thứ ba để phối hợp đoạn kết thúc của dàn nhạc này.
Henry nghe những lời căn dặn của Abel Rosnovski rất kỹ. Hai mươi phút sau, Abel bỏ máy.
- Thế là xong.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

124#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 13:09:53 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 31




Buổi sáng hôm Curtis Fenton gọi điện thoại báo cho William biết là Nam tước Chicago đã đóng hết tài khoản ở ngân hàng tín dụng Continental, còn buộc tội Fenton không trung thực và không biết tôn trọng nguyên tắc nghề nghiệp, thì ông biết rồi thế nào cũng sẽ còn rắc rối với Abel Rosnovski.
- Tôi nghĩ là mình đã làm đúng khi viết báo cáo cho ông rằng ông Rosnovski có mua được những chứng khoán của Lester, - nhà ngân hàng nói một cách buồn bã, - thế mà hóa ra tôi bị mất đi một trong những khách hàng lớn nhất. Tôi không biết rồi ban giám đốc của tôi sẽ còn nói gì đây.
William nói cho Fenton yên tâm là ông sẽ nói với cấp trên của ông ta. Tuy nhiên điều ông bận tâm nhiều hơn cả là không biết rồi Abel Rosnovski sắp tới sẽ làm gì.
Gần một tháng sau thì ông hiểu ra. Ông đang xem những thư từ gửi đến ngân hàng sáng thứ hai thì bỗng có điện thoại của đại lý gọi đến cho ông biết là có ai đó đã tung ra thị trường một phần chứng khoán của công ty hàng không Liên Mỹ tương đương với một triệu đô la. William buộc phải quyết định ngay lập tức là mua những cổ phần ấy về. Đến hai giờ chiều hôm đó William chưa kịp mua thì giá thị trường bắt đầu tụt xuống. Vào lúc thị trường chứng khoán New York đóng cửa, tức vào ba giờ, thì giá cổ phiếu của Công ty hàng không Liên Mỹ đã giảm đi một phần ba.
Vào mười giờ mười phút sáng hôm sau, William lại nhận được điện thoại của đại lý lúc này đã cuống lên.
Lại một triệu đô la cổ phiếu Liên Mỹ nữa đưa ra thị trường vào đầu giờ làm việc. Đại lý kêu rằng việc bán phá giá cổ phiếu này có hậu quả rất tai hại. Đâu đâu cũng rao bán cổ phiếu Liên Mỹ đến nỗi giá tụt hẳn xuống đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hai mươi bốn giờ trước đây giá mỗi cổ phiếu còn là bốn đô la rưỡi, thế mà bây giờ người ta chỉ còn bán lấy mấy xu thôi.
William bảo Alfred Rodgers là thư ký công ty triệu tập cuộc họp ban giám đốc vào ngày thứ hai tuần sau đó ông cần có thời gian để tìm ra xem ai là người chịu trách nhiệm về vụ phá giá này, mặc dầu trong thâm tâm ông không hoài nghi gì lắm. Đến thứ tư, ông đành bỏ hết mọi ý nghĩ tăng giá cổ phiếu Liên Mỹ bằng cách đi vét thị trường nữa. Cuối ngày hôm đó ủy ban phụ trách về an ninh hối đoái tuyên bố sẽ tiến hành điều tra về những hoạt động giao dịch chung quanh các cổ phiếu Liên Mỹ. William biết đã đến lúc Ban giám đốc ngân hàng Lester phải quyết định xem có ủng hộ công ty hàng không này một thời gian từ ba đến sáu tháng nữa để ủy ban nói trên hoàn thành công việc điều tra của họ hay là cứ để cho công ty phá sản. Đằng nào thì cũng đều rất nguy hiểm, cả cho túi tiền của William cũng như cho uy tín của ngân hàng.
Hôm sau William không lấy làm ngạc nhiên thấy Thaddeus Cohen phát hiện cho biết công ty đã phá giá ba triệu đô la cổ phiếu của Liên Mỹ chính là một trong những công ty đứng ra làm vỏ cho Abel Rosnovski, có tên là Công ty bảo hành đầu tư. Người phát ngôn cho công ty đưa ra một bản tuyên bố báo chí giải thích lý do bán cổ phiếu của họ: họ rất lo về tương lai của công ty sau khi đã có tuyên bố rất ''trách nhiệm" của Chính phủ Mexieo về phương tiện dịch vụ không chu đáo và những thủ tục của công ty hàng không Liên Mỹ.
- Tuyên bố có trách nhiệm, - William tức giận thốt lên, - Chính phủ Mexico chưa hề có tuyên bố nào có trách nhiệm từ khi họ rêu rao rằng Speedy Gonzales sẽ thắng trong cuộc chạy đua 100 mét ở Thế vận Heisilki.
Báo chí đã làm ầm lên về lời giải thích của Công ty bảo hành đầu tư, và đến thứ sáu thì Cơ quan Hàng không Liên bang buộc hãng đó phải ngừng hoạt động cho đến khi nào điều tra được rõ ràng về các phương tiện dịch vụ và thủ tục của họ.
William tin chắc rằng công ty Liên Mỹ không có gì đáng sợ cuộc điều tra nói trên, nhưng buộc họ phải ngừng hoạt động thì rất tai hại cho những hành khách đã mua vé ngắn hạn. Không có công ty hàng không nào lại chịu để cho máy bay của mình nằm yên dưới đất được, chỉ có bay lên thì mới đẻ ra tiền.
Một số những công ty khác được ngân hàng Lester đại diện cũng xét lại những cam kết của họ trong tương lai, khiến cho những vấn đề của William càng thêm phức tạp. Báo chí cũng nhanh chóng chỉ ra rằng ngân hàng Lester là người bảo đảm cho công ty hàng không Liên Mỹ. Đáng ngạc nhiên là đến chiều thứ sáu những cổ phiếu của Liên Mỹ lại bắt đầu tăng lên, và William không cần phải đoán lâu cũng có thể biết tại sao. Sau đó, điều dự đoán của ông được Thaddeus Cohen khẳng định: người mua chính là Abel Rosnovski. Ông ta đã bán ào đi tất cả cổ phiếu của Liên Mỹ rồi bây giờ dần dần mua lai từng ít một trong khi giá cổ phiếu vẫn còn rất thấp. William lắc đầu bực mình nhưng cũng rất khâm phục ông ta.
Rosnovski đã kiếm được một khoản tiền lớn cho mình trong khi làm cho William phá sản cả về uy tín và tiền nong.
William tính ra mặc dầu Công ty Nam tước mạo hiểm bỏ ra trên 3 triệu đô la nhưng rồi kết cục sẽ kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ. Hơn nữa, rõ ràng là Rosnovski không quan tâm đến việc tạm thời bị mất mát và dù sao cũng chỉ coi đó như mất vào thuế má thôi. Điều duy nhất ông ta quan tâm là sự sụp đổ hoàn toàn uy tín của Lester.
Hôm ban giám đốc họp vào thứ hai, William giải thích đầu đuôi câu chuyện cho mọi người biết là có liên quan đến cuộc xung đột giữa Rosnovski với ông, và nhân đây xin từ chức luôn. Đề nghị đó của ông không được chấp thuận. Không có chuyện bỏ phiếu, nhưng ai nấy rì rầm nói với nhau. William biết rằng Rosnovski lại tiến công một lần nữa thì các bạn đồng nghiệp của ông sẽ không thể có thái độ rộng lượng như lần này được nữa.
Ban giám đốc tiếp tục bàn xét xem ngân hàng có nên ủng hộ công ty hàng không Liên Mỹ nữa không.
Tony Simmons thuyết phục mọi người tin rằng những kết quả điều tra của Cơ quan hàng không Liên bang sẽ có lợi cho Công ty này, và rồi chả bao lâu cả ngân hàng cũng như William sẽ thu hồi được tiền của mình về. Sau cuộc họp, Tony phải thừa nhận với William rằng quyết định trên đây của họ, về lâu về dài chỉ có lợi cho Rosnovski thôi, nhưng ngân hàng không có cách nào khác là phải bảo vệ lấy uy tín của mình.
Điều dự đoán của ông ta là đúng. Ủy ban phụ trách về an ninh hối đoái công bố kết quả điều tra của họ. Ngân hàng Lester "hoàn toàn không có gì đáng trách", còn Công ty bảo hành đầu tư thì bị phê phán kịch liệt.
Sáng hôm đó, khi thị trường giao dịch về cổ phiếu Liên Mỹ, William rất ngạc nhiên thấy chứng khoán đã tăng lên rất mạnh. Chả mấy chốc nó trở lại bốn đô la rưỡi như cũ.
Thaddeus Cohen cho William biết người mua chính lại vẫn là Abel Rosnovski.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

125#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 13:13:40 | Chỉ xem của tác giả
- Lúc này tôi chỉ cần biết thế, - William nói. - Không những ông ta kiếm được khoản lãi to trong toàn bộ vụ này, mà đến khi nào thấy thuận tiện ông ta có thể tái diễn nữa.
- Thực ra, - đó chính là cái ông cần đấy. - Thaddeus Cohen nói.
- Tùy ông nghĩ, Thaddeus ạ, - Wilham nói. - Nhưng sao ông nói khó hiểu vậy?
- Ông Abel Rosnovski đã mắc sai lầm đầu tiên của ông ta trong việc nhận định, vì ông ta đã làm trái với pháp luật. Bây giờ đến lượt ông kiện lại đi.
Có lẽ ông ta không biết rằng điều ông ta vừa làm là phi pháp, và vì những lý do sai lầm mà ông ta đã làm như vậy.
- Ông nói sao? - William hỏi lại.
- Đơn giản thôi, - Thaddeus Cohen nói. - Vì ông bị ám ảnh về Rosnovski, và ông ta cũng bị ám ảnh về ông, cho nên cả hai người điều bỏ qua cái điều rất hiển nhiên là: nếu anh bán cổ phiếu chỉ nhằm mục đích làm cho giá thị trường tụt xuống để rồi lại mua những cổ phiếu ấy ở giá thấp nhất và kiếm lãi vào đó, thì như thế là anh vi phạm Điều 10b-5 của ủy ban hối đoái và là phạm tội lừa đảo. Tôi chắc là ý đồ lúc đầu của ông Rosnovski không phải kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Thực ra, chúng tôi rất biết ông ta chỉ muốn gây khó khăn cho cá nhân ông thôi. Nhưng ai mà tin được nếu ông ta giải thích rằng phá giá cổ phiếu vì thấy không thể trông cậy được vào công ty, rồi chính ông ta lại mua những cổ phiếu ấy khi giá hạ xuống đến cùng tịt. Dứt khoát là không ai tin được, và ủy ban an ninh hối đoái lại càng không tin được. Ngày mai tôi sẽ có báo cáo viết đầy đủ gửi cho ông, William, và giải thích ý nghĩa pháp luật của chuyện đó.
- Cảm ơn ông, - William nói, rất phấn khởi về tin vừa rồi.
Chín giờ sáng hôm sau, bản báo cáo của Cohen đã nằm trên bàn làm việc của William. Sau khi xem xét kỹ nội dung, ông bèn triệu tập một cuộc họp nữa. Các giám đốc đều đồng ý với chủ trương của William.
Thaddeus Cohen được yêu cầu thảo một thông cáo báo chí viết rất cẩn thận và tối hôm đó gửi đi luôn. Sáng hôm sau, tờ Nhật báo phố Wall có bài đăng trên trang nhất như sau:

William Kane, chủ tịch ngân hàng Lester, có đầy đủ lý do để tin rằng việc Công ty bảo hành đầu tư bán các cổ phiếu của Công ty hàng không Liên Mỹ tháng 11 năm 1952, một công ty được Lester ủng hộ, chỉ nhằm kiếm lợi nhuận một cách phi pháp. Mọi người đều biết Công ty bảo hành đầu tư chịu trách nhiệm về việc đưa ra thị trường một triệu đô la cổ phiếu khi thị trường mở vào ngày thứ hai, 12 tháng 5 năm 1952. Năm giờ đồng hồ sau, một triệu đô la nữa lại tung ra thị trường. Rồi đến khi thị trường hối đoái mở lại vào ngày thứ ba 13-5-1952 thì Công ty bảo hành đầu tư trên đây lại bỏ ra một triệu đô la nữa. Điều đó khiến cho chứng khoán tụt xuống đến mức kỷ lục. Sau cuộc điểu tra của ủy ban an ninh hối đoái thì người ta được biết giữa Ngân hàng Lester với Công ty hàng không Liên Mỹ không hề có chuyện giao dịch phi pháp, vì sau đó giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp lại vọt lên. Công ty bảo hành đầu tư đã nhanh chóng trở lại thị trường mua các cổ phiếu với giá rất thấp. Họ tiếp tục mua cho đến khi bù lại được số ba triệu đô la chứng khoán mà họ đã bỏ ra trước đây.
Chủ tịch và các giám đốc ngân hàng Lester đã gửi một bản sao những tài liệu liên quan đến bộ phận chuyên về những vụ lừa đảo của ủy ban an ninh hối đoái và yêu cầu họ tiến hành điều tra kỹ lưỡng.
Dưới bản thông báo là toàn văn điều 10b-5, và bài báo lại bình luận thêm rằng đây đúng là trường hợp thí nghiệm mà Tổng thống Truman đang muốn có.
Rồi một bức tranh châm biếm phía dưới vẽ Harry S Truman đang bắt quả tang một nhà kinh doanh thọc tay vào lọ kẹo.
William mỉm cười sau khi đọc hết bài báo. ông tin rằng từ nay trở đi không nghe nói đến Abel Rosnovski nữa.

*****


Abel Rosnovski nhăn mặt không nói gì trong khi Henry Osbome đọc lại thông báo trên đây cho ông ta nghe lần nữa. Abel nhìn lên, ngón tay sốt ruột gõ trên mặt bàn.
- Các giới ở Washington nhất quyết làm cho ra vụ này, - Osborne nói.
- Nhưng Henry, ông rất biết là tôi không có bán Liên Mỹ để kiếm chác nhanh chóng trên thị trường, - Abel nói. - Lợi nhuận đã kiếm được ấy đối với tôi vô nghĩa.
- Tôi biết thế, - Henry nói. - Nhưng nếu ông định thuyết phục ủy ban tài chính Thượng viện rằng Nam tước Chicago không quan tâm đến chuyện tiền mà thực ra đó chỉ là để thanh toán một mối thù riêng với William Kane, thì họ sẽ cười cho thối óc, ở Thượng viện hay ra tòa cũng vậy.
- Mẹ kiếp, Abel nói. - Vậy tôi làm thế quái nào bây giờ
- Trước hết, ông phải im thin thít để cho việc này qua đi đã. Ông nên bắt đầu cầu nguyện xem có chuyện bê bối nào to hơn nổ ra để Truman phải lo vào đó, hoặc để các nhà chính trị phải dính vào chuyện bầu cử nên không có thời gian điều tra nữa. May ra, một chính quyền mới sẽ bỏ quách chuyện này đi. Nhưng dù ông làm gì đi nữa, Abel, thì ông cũng đừng mua thêm chứng khoán liên quan đến ngân hàng Lester, nếu không ông sẽ bị phạt một khoản vô cùng lớn đấy Còn tôi thì cứ để tôi xoay với những người của đảng Dân chủ ở Washington xem thế nào.
- ông nhắc cho văn phòng Harry Truman biết là tôi đã hiến 50 ngàn đô la cho quỹ vận động bầu cử lần trước, và lần này tôi cũng sẽ làm như vậy cho Adlai.
- Tôi đã nói rồi, - Henry nói. - Thực ra, tôi cũng muốn khuyên ông hiến 50 ngàn cho cả đảng Cộng hòa nữa.
- Họ thì chỉ bé xé ra to, - Abel nói. - To đến mức Kane có thể lợi dụng để làm ầm lên nữa mà thôi.
Ông lại tiếp tục gõ ngón tay lên mặt bàn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

126#
 Tác giả| Đăng lúc 9-3-2012 13:16:21 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 32



Báo cáo quý sau đó của Thaddeus Cohen cho biết Abel Rosnovski đã thôi không mua bán chứng khoán gì của các công ty trong ngân hàng Lester nữa. Hình như lúc này ông ta tập trung sức lực vào xây thêm nhiều khách sạn ở Châu Âu. Ý kiến của Cohen cho rằng Rosnovski chẳng qua chỉ im tiếng để chờ cho đến khi nào có quyết định của Ủy ban an ninh Hối đoái về vụ Liên Mỹ đó thôi.
Đại diện của Ủy ban này đã đến ngân hàng gặp William nhiều lần. Ông đã nói hết với họ một cách rất thẳng thắn, nhưng họ không bao giờ cho biết cuộc điều tra đã tiến hành đến đâu và cũng không nói đã gây ra vụ cổ phiếu sụt giá.
Cuối cùng Ủy ban đó đã kết thúc công việc điều tra và cảm ơn William về sự hợp tác của ông. Từ đó trở đi, ông không nghe nói gì đến họ nữa.

Gần đến ngày bầu cử Tổng thống và Truman thì hình như đang tập trung vào việc giải thể tổ hợp công nghiệp Du Pont, William bắt đầu lo rằng Abel Rosnovski rất có thể sẽ thoát được vụ này. Ông không thể nghĩ rằng Henry Osbome giật dây được một số người trong Quốc hội. ông nhớ rằng Cohen đã có lần nhắc đến việc Công ty Nam tước hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động bầu cử của Harry Truman, và bây giờ ông lại ngạc nhiên thấy trong báo cáo của Cohen nói đến chuyện Rosnovski lại cũng hiến một khoản tiền như vậy cho Adlai Stevenson, người của đảng Dân chủ ra ứng cử Tổng thống, ngoài ra lại cũng hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động của Eisenhower nữa. Báo cáo của Cohen nhấn mạnh vào điểm này.
Trước nay không bao giờ William nghĩ đến ủng hộ ai vào chính quyền nếu người đó không thuộc đảng Cộng hòa, bây giờ rất muốn cho tướng Eisenhower, một ứng cử viên đột xuất đã nổi lên hàng đầu ngay từ Đại hội Chicago, sẽ đánh bại Adlai Stevenson, mặc dầu ông biết rằng chính quyền Cộng hòa ít có khả năng tiến hành điều tra vụ âm mưu mua bán cổ phiếu này so với một chính quyền Dân chủ.
Khi tướng Dwight D.Eisenhower được bầu làm Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ ngày 4 tháng 11, 1952, William cho rằng Abel Rosnovski đã thoát được tội, và ông chỉ mong sao Rosnovski rút kinh nghiệm để ìần sau đừng có gây sự với ngân hàng Lester nữa. Chỉ có điều nhỏ bù cho William là trong cuộc bầu cử này nghị sĩ Quốc hội Henry Osbome đã mất ghế vào tay một ứng cử viên Cộng hòa. Cái áo choàng bên ngoài của Eisenhower có nhiều đuôi nên đối thủ của Osborue đã biết nắm vào đó. Thaddeus Cohen nghiêng về phần nghĩ rằng Henry Osborne sẽ không còn có ảnh hưởng đối với Abel Rosnovski như trước kia nữa. Dư luận ở Chicago đồn rằng từ sau khi ly dị với cô vợ giàu có của ông ta, Osborne nợ Rosnovski rất nhiều tiền và lại chơi bời cờ bạc rất ghê.
William cảm thấy sung sướng và thoải mái dễ chịu hơn trước đây nhiều. Ông mong có thể bước vào thời kỳ hòa bình thịnh vượng như Eisenhower đã hứa trong bài diễn văn khai mạc của ông ta.
Qua vài năm đầu của chính quyền Tổng thống mới, Wilìiam đã dần quên đi những lời đe dọa của Rosnovski, cho đó chỉ là chuyện quá khứ. Ông báo cho Thaddeus Cohen biết ông tin rằng Abel Rosnovski sẽ không làm gì nữa đâu. Nhà luật gia không bình luận gì ông ta có được yêu cầu phải bình luận đâu.
William dồn sức vào việc xây dựng ngân hàng Lester cho có quy mô và uy tín lớn hơn, và bây giờ ông càng có ý thức rằng làm như thế vì con mình cũng như bản thân mình nữa. Một số nhân viên trong ngân hàng đã bắt đầu mỗi khi nhắc đến ông thì dùng chữ "ông già".
- Thì cũng phải thế thôi, - Kate nói.
- Vậy tại sao người ta không gọi em là "bà già"? - William dịu dàng hỏi.
Kate nhìn lên cười.
- Bây giờ thì em biết được cái bí quyết tại sao anh không thích quan hệ với những người đàn ông vô nghĩa rồi.
William cười.
- Vì có một người đàn bà đẹp, - ông đáp.

Chỉ còn một năm nữa là đến sinh nhật thứ hai mươi mốt của Richard. Wiỉliam xem lại những điều khoản trong di chúc của mình. ông để riêng ra 5 triệu đô la cho Kate, 2 triệu đô la cho mỗi cô con gái, còn toàn bộ tài sản của gia đình cho Richard, trong đó ông không quên sẽ mất một khoản lớn vào thuế thừa kế. Ngoài ra, ông cũng để một triệu đô la cho trường Harvard.
Richard cũng đã tranh thủ làm được rất nhiều trong bốn năm học ở trường Harvard. Vào đầu năm cuối, không những anh tỏ ra là một sinh viên xuất sắc nhất mà anh còn chơi cả xe-lô trong dàn nhạc của trường và là một tay ném bóng giỏi trong đội tuyển dã cầu của trường nữa. Đến William cũng phải khen ngợi anh về chỗ đó. Còn Kate thì chỉ hỏi cho biết là có bao nhiêu sinh viên bỏ chiều thứ bảy chơi dã cầu cho trường Harvard đấu với trường Yale, và tối chủ nhật thì có bao nhiêu người chơi đàn xe-lô trong đội tứ tấu của trường và biểu diễn ở phòng hòa nhạc Lowell?
Năm cuối cùng trôi qua rất nhanh, và khi Richard rời trường Harvard, trong tay có sẵn bằng tú tài về toán với cây đàn xe-lô và cây gậy dã cầu, anh chỉ yêu cầu được nghỉ giải trí cho sướng trước khi vào học trường Kinh doanh ở bên kia sông Charles. Anh lên máy bay đi Barbados với một cô gái có tên là May Bigelow, mà cô gái này thì bố mẹ anh không hề biết đến. Cô Bigelow là người theo học ở trường Vassar và cũng có học nhạc. Hai tháng sau khi đi nghỉ và người đã bị cháy đen gần như thổ dân ở đây, Richard đưa cô gái về nhà gặp bố mẹ. William thấy cô Bigelow cũng bằng lòng, vì dù sao cô ta cũng là cháu gái của Alan Lloyd.
Ngày 1 tháng Mười, 1955, Richard đến trình diện ở trường Kinh doanh của Đại học Harvard để bắt đầu công việc chuẩn bị tốt nghiệp, và anh về ở ngôi nhà của bố mẹ. Anh vứt tất cả những bàn ghế bằng mây tre của William và tháo gỡ những mảnh giấy hoa hoét dán lên tường mà trước đây Matthew Lester cho là rất hiện đại, anh trải thảm kín phòng khách, đặt một cái bàn gỗ sồi giữa phòng ăn, một cái máy rửa đĩa bát trong bếp, và rất nhiều khi còn đặt cả cô Bigelow vào phòng ngủ nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

127#
 Tác giả| Đăng lúc 21-3-2012 19:01:30 | Chỉ xem của tác giả
CHƯƠNG 33



Tháng Mười 1952, Abel ở Istanbul nghe tin David Maxton chết vì đau tim đã vội trở về ngay. Ông cùng với George và Florentyna dự đám tang ở Chicago và sau đó nói với bà Maxton rằng bà là khách mời của bất cứ khách sạn Nam tước nào trên thế giới, tùy bà thích đi đâu thì đi đó và cứ như thế cho đến hết đời. Bà không hiểu được tại sao Abel lại có cử chỉ rộng rãi như thế.
Hôm sau, Abel quay về New York. Ông hài lòng thấy trên bàn làm việc của mình ở tầng 42 có báo cáo của Henry Osborue cho biết là chuyện kia bây giờ đã nguội rồi. Theo Henry thì chính quyền mới của Eisenhower không có khả năng tiến hành điều tra vụ thất bại của công ty hàng không Liên Mỹ, nhất là từ khi chứng khoán đã ổn định được gần một năm nay rồi. Vì thế cũng chẳng có lý do gì khơi lại vụ bê bối nữa. Phó Tổng thống của Eisenhower, Richard M.Nixon, hình như quan tâm nhiều hơn đến việc xua cuối bóng ma cộng sản là điều mà Joe Mccarthy trước đây đã không làm được.
Hai năm sau đó Abel tập trung vào xây dựng khách sạn ở Châu Âu. Florentyna khai mạc khách sạn Nam tước Paris năm 1953 và Nam tước London vào cuối năm 1954. Các khách sạn Nam tước khác theo nhau phát triển ở Brussels, Rome, Amsterdam, Geneva, Edinburgh, Cannes và Stockholm trong một chương trình mười năm.
Abel có quá nhiều việc nên không còn có thời gian nghĩ đến William Kane lúc này đang tiếp tục thịnh vượng lên. Ông cũng không nghĩ đến chuyện mua cổ phiếu ở ngân hàng Lester hay những công ty liên quan khác. Tuy nhiên ông vẫn bám vào những cổ phiếu đã có, hy vọng rằng thế nào cũng có dịp chơi cho William Kane một vố đến mức dù có phục hồi được cũng khó. Abel tự nhủ với mình là lần sau có làm gì cũng phải chắc chắn là không đụng chạm đến pháp luật.
Trong thời gian Abel thường đi vắng ở nước ngoài nhiều, George là người quản lý công ty Nam tước.
Abel hy vọng Florentyna sẽ tham gia vào Ban giám đốc ngay sau khi cô rời trường Radcliffe tháng sáu năm 1955. Ông đã quyết định là để cho cô chịu trách nhiệm về tất cả các cửa hàng trong khách sạn, lo về công việc mua sắm của những cửa hàng đó để làm sao tự chúng trở thành một giang sơn riêng sau này.
Florentyna nghe nói đến triển vọng ấy thì rất thích, nhưng cô đòi phải có thêm hiểu biết về kinh nghiệm bên ngoài đã rồi mới tham gia ban giám đốc của cha cô được. Cô không cho rằng những năng khiếu của mình về thiết kế, sử dụng màu sắc và về tổ chức có thể thay thế cho kinh nghiệm thực tế được. Abel gợi ý cho cô đi học lớp huấn luyện ở Thụy Sĩ tại Nhà trường nổi tiếng về phục vụ khách sạn ở Lausanne.
Florentyna không nghe, bảo là cô muốn làm việc hai năm ở một cửa hàng New York trước khi quyết định xem có nên tiếp quản những cửa hàng trong các khách sạn hay không. Cô quyết tâm nếu đã làm thì phải có năng lực thật và nói "... không nên chỉ là con gái bố mà thôi". Abel hoàn toàn đồng ý như vậy.
- Một cửa hàng ở New York, thế thì xong ngay, - ông nói, - Bố sẽ gọi cho Walter Hovinh ở nhà hàng Tiffany, và con có thể đến đó bắt đầu ở cương vị phụ trách ngay được.
- Không, - Florentyna nói, tỏ ra cô cũng đã thừa hưởng được cái tính ngang ngạnh của bố, - Tương đương với một người hầu bàn ở khách sạn Plaza là gì?
- Là một cô gái bán hàng trong cửa hàng bách hóa,- Abel cười đáp.
- Thế thì con muốn làm đúng như vậy, - cô nói.
Abel không cười nữa.
- Con nói thật đấy ư? Với bằng tốt nghiệp ở Radchffe và với tất cả những chuyện đã đi đây đó rồi, bây giờ con muốn làm một cô gái bán hàng vô danh ư?
- Làm một anh hầu bàn vô danh ở Plaza có hại gì cho bố đâu khi bố xây dựng được một trong những công ty khách sạn nổi tiếng thế giới? - Florentyna nói.
Abel biết là mình chịu thua con gái rồi. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt xám lạnh của cô con gái xinh đẹp ông cũng biết là cô đã quyết tâm, dù cho nói cách nào cũng chẳng làm cho cô thay đổi ý kiến được nữa.
Sau khi tốt nghiệp Radchffe, cô sống một tháng với bố ở Châu Âu, kiểm tra từng bước phát triển của khách sạn Nam tước mới. Cô chính thức khai mạc Nam tước Brussels. Ở đây, cô chinh phục được một anh chàng quản lý trẻ và đẹp trai biết nói tiếng Pháp, nhưng Abel thì bảo anh ta toàn mùi tỏi. Cô hạn cho anh ta ba ngày làm sao hết mùi đó đi rồi mới được hôn. Nhưng cô không bao giờ thừa nhận với bố rằng tỏi là một nguyên nhân.
Sau khi về New York với bố rồi, Florentyna lập tức xin việc làm người phụ việc bán hàng ở Bloomingdale. Lúc viết đơn xin việc, cô ghi tên là Jessie Kovats, vì cô biết rằng nếu khai mình là con gái Nam tước Chicago thì chẳng ai sẽ để yên cho cô được đâu.
Mặc dầu bố rất phản đối, cô cũng vẫn bỏ cả căn phòng đặc biệt của mình trong khách sạn Nam tước New York, đi tìm một chỗ riêng khác để ở. Một lần nữa Abel phải chịu thua và đành mua tặng cho cô con gái một căn hộ nhỏ nhưng rất lịch sự trên Đường 57 cạnh bờ sông, coi đó như quà sinh nhật thứ hai mươi hai cho con gái.
Florentyna đã biết kỹ các ngóc ngách ở New York và sống một cuộc sống bình dân. Từ lâu cô đã quyết tâm không cho các bạn mình biết là sẽ làm việc ở Bloomingdale. CÔ sợ nếu họ biết thì sẽ đến thăm cô và chẳng mấy chốc sẽ không giấu được tông tích của mình nữa, do đó không thể được đào luyện như mọi người bình thường khác đi học việc.
Khi các bạn cô dò hỏi, cô chỉ bảo là mình giúp trông nom một số cửa hàng trong khách sạn của bố thôi.
Nghe cô trả lời thế cũng không ai hỏi thêm.
Jessie Kovats - cô phải mất một thời gian mới quen với cái tên ấy - bắt đầu ở bộ phận hóa mỹ phẩm. Sau sáu tháng, cô có thể sẵn sàng tự mình trông coi được ngăn hàng này. Các cô gái ở Bloomingdale thường làm việc có đôi với nhau, Florentyna lập tức chọn cùng làm với cô nào lười nhất trong cửa hàng. Như vậy cả hai cô cùng được lợi. Cô được Florentyna chọn là Maisie, một cô gái tóc vàng mũm mĩm nhưng ít học và chỉ thích có hai thứ trên đời, đó là lúc đồng hồ chỉ sáu giờ và đàn ông. Cái trên mỗi ngày chỉ có một lần, còn cái dưới thì bất cứ lúc nào.
Hai cô chẳng mấy chốc đã trở thành bồ với nhau nhưng không phải là bạn. Florentyna học được của cô kia rất nhiều thứ, thí dụ như thế nào trốn việc được mà không bị người quản lý ở tầng phát hiện, và làm thế nào để được người đàn ông đến kéo đi.
Quầy hàng hóa mỹ phẩm kiếm được khá nhiều lãi sau sáu tháng đầu hai cô cùng làm với nhau, mặc dầu phần lớn thời gian Maisie chỉ đem những thứ hàng đó ra thử chứ không bán mấy. Cô ta thường bỏ hai tiếng đồng hồ để bôi lại móng tay. Florentyna, trái lại, thấy mình có năng khiếu bán hàng nên rất thích. Điều đó rất có lợi cho cô, vì chỉ mấy tuần sau là người quản lý đã coi cô như một người thạo việc không khác gì những người đã làm ở đây từ nhiều năm.
Việc cộng tác với Maisie rất hợp với ý muốn của Florentyna. Khi hai người được chuyển sang quầy hàng khác gọi là áo Đẹp Hơn thì Maisie thỏa thuận với Florentyna là một người sẽ chuyên mặc thử áo, còn một người chuyên bán. Maisie hễ trông thấy người đàn ông nào hoặc đi với vợ hay người yêu là tìm cách thu hút được sự chú ý của họ vào đây, dù cho chất lượng hàng có thế nào đi nữa. Một khi họ đã rơi vào bẫy rồi, Florentyna xen đến và thế nào cũng bán cho khách được một thứ gì. Kể ra ở ngăn hàng gọi là áo Đẹp Hơn mà như thế thì không ổn, nhưng Florentyna bao giờ cũng thuyết phục được những nạn nhân của Maisie phải mua một cái gì đó. Ít người ra khỏi đây mà ví tiền vẫn còn nguyên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

128#
 Tác giả| Đăng lúc 21-3-2012 19:02:37 | Chỉ xem của tác giả
Lợi nhuận trong sáu tháng đầu của bộ phận này tăng lên được 30 phần trăm, và kiểm soát viên của tầng cho rằng hai cô này rõ ràng làm với nhau rất hợp. Florentyna không nói gì để tỏ ra trái với cảm tưởng đó của ông ta. Trong khi bao nhiêu người khác trong cửa hàng phàn nàn về bạn cùng quầy với mình làm quá ít, thì Florentyna cứ tiếp tục ca ngợi Maisie là người bạn cùng làm việc lý tưởng và đã dạy cho cô biết rất nhiều điều về một cửa hàng lớn hoạt động như thế nào. Cô không nhắc đến lời khuyên mà Maisie đã tiết lộ với cô là xử lý như thế nào với những người đàn ông tỏ ra quá mức tình tứ.
Người bán hàng ở Bloomingdale coi như được khen hơn cả nếu được đưa ra một trong những quầy trông ra cửa vào ở Đại lộ Lexington, vì nếu ở đó sẽ là người đầu tiên được khách hàng trông thấy mỗi khi họ bước vào cửa trước. Được đưa ra một trong những quầy này coi như được đề bạt, và ít khi có cô nào được mời ra bán hàng ở đây nếu chưa làm việc trong cửa hàng ít nhất năm năm. Maisie đã làm ở cửa hàng Bloomingdale từ năm cô mười bảy, đến nay đã đủ năm năm còn Florentyna chỉ mới vừa được một năm.
Tuy nhiên do kỷ lục hai người bán được hàng là rất khá nên người quản lý quyết định cho hai cô xuống thử tầng dưới cùng và bán ở quầy văn phòng phẩm xem sao. Ở quầy này Maisie không phát huy gì được lợi thế cá nhân của mình, vì không những cô không quan tâm gì đến đọc mà cả đến viết cũng không để ý nữa. Florentyna đã sống với cô ta một năm rồi mà không biết chắc là cô ta có biết đọc biết viết không.
Tuy nhiên, chỗ mới này khiến Maisie thích vô cùng vì cô ưng được người ta chú ý đến mình. Thế là hai cô gái vẫn tiếp tục cộng sự với nhau rất tốt.


Abel thừa nhận với George rằng đã có một lần ông đến cửa hàng Bloomingdale nấp kín một chỗ theo dõi Florentyna làm việc, và ông phải thú thật là cô rất cừ. Ông đảm bảo với phó chủ tịch của mình là ông mong cho cô hoàn thành hai năm huấn luyện rồi sẽ đích thân thuê cô làm việc. Cả hai người đồng ý là sau khi Florentyna rời nhà hàng Bloomingdale sẽ cho cô làm phó chủ tịch công ty chịu trách nhiệm đặc biệt về những cửa hàng trong khách sạn. Florentyna là một cô gái rất giống tính bố, vì vậy Abel chắc chắn là khi cô nhận những trách nhiệm đã giao, sẽ không có vấn đề gì lắm.
Sau tháng cuối ở Bloomingdale, Florentyna được giao phụ trách sáu quầy hàng với chức phó Giám sát.
Nhiệm vụ của cô bây giờ bao gồm cả kiểm tra hàng tồn đọng, tiền mặt ở quỹ và giám sát mười tám nhân viên bán hàng khác. Nhà hàng Bloomingdale xem như đã coi Jessie Kovats là một nhân viên lý tưởng.
Florentyna chưa báo cho những nhân viên của mình biết là sắp tới cô sẽ về làm việc với bố cô và với tư cách phó chủ tịch Công ty Nam tước. Sáu tháng cuối cùng này sắp đi đến kết thúc, cô nghĩ bụng không biết sau khi mình đi rồi, thì Maisie tội nghiệp sẽ ra sao. Maisie thì yên trí là Jessie sẽ ở cả đời với Bloomingdale - ai mà chả thế - và chưa bao giờ đặt câu hỏi với mình cả. Florentyna cũng có nghĩ đến cho cô ta một việc làm trong một cửa hàng của khách sạn Nam tước New York. Chừng nào còn đứng sau một quầy hàng mà đàn ông thích tiêu tiền ở đó, thì Maisie còn có giá trị.
Một buổi chiều trong khi Maisie còn đang phục vụ một khách hàng - bây giờ cô ta đang ở bộ phận bán găng tay, khăn, mũ - cô kéo Fenton sang một bên và chỉ tay vào một chàng trai đang đứng lảng vảng xem găng trượt tuyết.
- Cậu thấy anh ta thế nào? - Cô ta cười khúc khích hỏi.
Florentyna ngẩng lên nhìn theo Maisie chỉ, tưởng cũng bình thường như mọi khi, nhưng lần này cô phải thừa nhận rằng anh chàng kia là hấp dẫn. Tự nhiên, cô cảm thấy mình muốn được như Maisie.
- Họ chỉ muốn một thứ thôi, Maisie, - Florentyna nói.
- Mình biết, - cô ta đáp. - Và anh ta có thể có được cái anh ta muốn.
- Mình chắc anh ta nghe thế sẽ thích lắm.
Florentyna nói, rồi quay ra phục vụ một khách hàng đang tỏ ra sốt ruột với thái độ bàng quan của Maisie trước mặt khách. Maisie tranh thủ lúc đã có Florentyna thay mình vội bước ra với chàng trai đang xem găng. Florentyna vẫn liếc nhìn về phía họ. Cô lấy làm thú vị thấy anh ta chỉ chăm chăm nhìn mình, ra vẻ như xem Maisie có bị giám sát hay không. Maisie chỉ cười, và anh chàng đó mua một đôi găng da màu xanh thẫm rồi bỏ đi.
- Thế nào, anh ta có đáp ứng hy vọng của cậu không? - Florentyna hỏi với một giọng như ghen với cuộc chinh phục mới của Maisie.
- Không đâu, - Maisie đáp. Cô ta cười, nói tiếp. - Nhưng mình chắc thế nào anh ta cũng quay lai.
Maisie đoán không sai, vì ngày hôm sau chàng trai kia lại đến quầy hàng găng, trông thái độ lúng túng hơn trước.
- Cậu nên ra phục vụ anh ta đi, - Florentyna nói.
Maisie vội nghe theo. Mấy phút sau, Florentyna suýt cười to lên vì thấy chàng trai kia lại bỏ đi sau khi mua một đôi găng màu xanh thẫm nữa.
- Hai đôi rồi, - Florentyna nói. - Nhân danh cửa hàng Bloomingdale, mình có thể nói anh ta xứng đáng được có câu.
- Nhưng anh ta vẫn chưa mời mình đi đâu, - Maisie nói.
- Sao? - Florentyna không tin được. - Hay là anh ta thờ găng tay?
- Thật là rất đáng thất vọng, - Maisie nói. - Vì mình nghĩ anh ta rất dễ thương.
- Đúng đấy, cũng không tồi. - Florentyna nói.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

129#
 Tác giả| Đăng lúc 21-3-2012 19:03:55 | Chỉ xem của tác giả
Hôm sau khi chàng trai kia vừa đến, Maisie đã bỏ dở ngay một khách hàng là một bà già để chạy đến chỗ anh ta. Florentyna vội thay vào chỗ cô ta và lại liếc nhìn ra phía Maisie. Lần này cả khách hàng và cô bán hàng xem ra đã nói chuyện với nhau một cách đậm đà và cuối cùng anh chàng kia lại mua một đôi găng da màu xanh thẫm nữa.
- Có lẽ anh ta kết thật rồi. - Florentyna hỏi thử.
- Có lẽ thế, - Maisie đáp, - nhưng anh ta vẫn chưa hẹn gì hết.
Florentyna vô cùng ngạc nhiên.
- Thế này nhé, - Maisie thất vọng nói, - nếu mai anh ta đến nữa thì cậu ra bán hàng được không? Mình nghĩ có lẽ anh ta sợ không dám hỏi thẳng. Nếu qua cậu mà anh ta hẹn được thì dễ hơn.
- Mua hoa cho người ngửi đấy. - Florentyna cười.
- Sao? - Maisie hỏi.
- Thôi, không sao, - Florentyna nói. - Mình không biết là có thể bán cho anh ta được đôi găng nào không đây.
Vào đúng giờ đó ngày hôm sau, chàng trai kia lại đẩy cửa bước vào và đến ngay quầy bán găng. Cô nghĩ bụng ít ra anh ta cũng có được đức tính kiên trì.
Maisie thúc vào cạnh sườn Florentyna. Florentyna nghĩ đã đến lúc mình phải thử xem sao.
- Xin chào ông.
- Ô chào cô, - chàng trai nói, vẻ ngạc nhiên... hay là thất vọng? Cô cũng không biết nữa.
- Tôi giúp gì ông được không? - Florentyna hỏi.
- Không, à vâng, có. Tôi muốn mua một đôi găng,- anh ta lúng túng nói. -
Vâng, thưa ông. ông dùng màu xanh thẫm chứ ạ? Bằng da chứ ạ? Chắc thế nào cũng có đôi vừa tay ông, trừ phi chúng tôi đã bán hết rồi.
Chàng trai nhìn cô với một vẻ nghi hoặc khi cô đưa găng ra cho anh thử.
- Đôi này hơi quá rộng.
Florentyna lại đưa đôi khác. Đôi này hơi quá chật.
Anh ta nhìn ra phía Maisie. cô ta đang có một lô khách đứng quây xung quanh, nhưng cô ta không bị chìm vì vẫn liếc nhìn về phía chàng trai nọ và toét miệng cười. Anh ta cười lại nhưng hơi ngượng.
Florentyna đưa ra mặt đôi găng khác. Đôi này rất vừa.
- Có lẽ đúng là cái ông đang tìm. - Florentyna nói.
- Không, không hẳn thế, - anh ta đáp với một vẻ lúng túng.
Florentyna nghĩ bây giờ đã đền lúc cô phải giúp anh chàng tội nghiệp này gỡ ra mới được. Cô hạ giọng xuống và nói:
- Để tôi ra cứu cho Maisie đã. Tại sao ông không mời cô ta đi? Tôi chắc cô ta sẽ đồng ý ngay.
- Ô không, - chàng trai nói. - Cô không hiểu. Người tôi muốn mời đi không phải là cô ta... mà là cô.
Florentyna lặng người. Chàng trai như đã lấy thêm được can đảm.
- Cô có thể đi ăn tối với tôi được không?
Cô trả lời có.
- Tôi đón cô ở nhà nhé?
- Không, - Florentyna trả lời có lẽ với một vẻ hơi kiên quyết, nhưng trong bụng cô thì lại rất muốn anh ta đến đón ở nhà cô, vì như vậy ai cũng có thể thấy cô không chỉ là một cô gái bán hàng. Cô đáp nhanh - Chúng ta gặp nhau ở một nhà ăn.
Florentyna cố nghĩ thật nhanh đến một nơi nào đó không lộ liễu quá.
- Nhà hàng Allen ở góc đường 73 và Đại lộ 3 được không - anh ta hỏi.
- Vâng, được, - Florentyna đáp, nghĩ bụng giá là Maisie thì cô ta giải quyết tình hình này dễ như không.
- Khoảng tám giờ được không?
- Vâng, khoảng tám giờ, - Florentyna đáp.
Chàng trai bỏ đi với một nụ cười trên mặt. Florentyna nhìn theo anh ta đi khuất ra ngoài phố, và cô chợt nhớ ra anh ta đã đi mà không mua đôi găng.
Florentyna mất nhiều thời gian để chọn xem tối hôm đó sẽ mặc áo gì. Cô muốn biết chắc là chiếc áo mình mặc sẽ không đến nỗi sặc sỡ lòe loẹt quá. Cô đã sắm được một số áo để dùng riêng cho nhà hàng Bloomingdale, nhưng đó chỉ là áo trong khi làm việc thôi, và cô chưa từng mặc thứ đó vào buổi tối bao giờ.
Nếu anh bạn kia - Trời ơi, cô cũng chưa biết tên anh ta là gì cơ chứ - nghĩ cô là một cô gái bán hàng thì cô cũng không nên làm cho anh ta thất vọng. Bây giờ thì cô không thể không cảm thấy mình thực sự mong có cuộc gặp, chứ không phải ai cưỡng bách gì hết.
Cô rời căn nhà mình ở Đông đường 51 trước tám giờ một chút, và phải chờ đến mấy phút sau mới gọi được taxi.
- Cho tôi đến Allen, - cô bảo người lái xe.
- Trên Đại lộ Ba chứ?
- Vâng.
- Tôi đoán đúng, thưa cô.
Florentyna đến nhà hàng chậm ít phút. Cô để ý tìm xem chàng trai kia ngồi đâu. Anh ta đang đứng ở quầy rượu và giơ tay vẫy. Anh ta thay bộ đồ khác, mặc chiếc quần nỉ màu xám và chiếc áo khoác ngoài màu xanh thẫm. Trông rất sinh viên, Florentyna nghĩ bụng, và rất đẹp trai.
- Em xin lỗi đến muộn, - Florentyna nói.
- Không quan trọng. Điều quan trọng là em đến.
- Anh tưởng em không đến ư? - Florentyna hỏi.
- Anh không chắc lắm, - anh ta cười đáp. - Xin lỗi, chưa biết tên em là gì.
- Jessie Kovats, - Florentyna nói, nhất định giữ kín tên thật của mình. - Còn anh?
- Richard Kane, - chàng trai nói và đưa tay ra.
Cô bắt tay anh ta, và anh ta giữ lấy tay cô lâu hơn cô tưởng.
- Thế anh làm gì mà lại đi mua găng ở Bloomingdale? - cô hỏi đùa.
- Anh ở trường kinh doanh Harvard.
- Em lấy làm lạ tại sao họ không dạy cho anh biết là phần lớn người ta chỉ có hai tay thôi.
Anh ta cười một cách thoải mái và thú vị khiến cô muốn nói đùa thêm là chưa biết chừng hai người đã gặp nhau ở Cambridge từ hồi cô còn đi học Radcliffe.
- Ta đi kiếm chỗ ngồi chứ - anh ta nói và cầm lấy tay cô dẫn đến một chiếc bàn.
Florentyna nhìn lên thực đơn trên bảng.
- Bít-tết Salisbury chứ? - cô hỏi.
- Gì cũng được, miễn có bánh cặp thịt, - Richard đáp.
Họ cười với nhau khi kể lại chuyện hai người không quen biết gì nhau nhưng trong bụng thì lại rất muốn. Cô thấy anh ta ngạc nhiên về chuyện cô biết nhiều đến những cái anh ta nói.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

130#
 Tác giả| Đăng lúc 21-3-2012 19:05:02 | Chỉ xem của tác giả
Florentyna chưa từng ngồi với ai nói chuyện vui như thế. Richard nói về New York, về sân khấu và âm nhạc - rõ ràng là điều say mê đầu tiên của anh ta - và anh nói với sức hấp dẫn có duyên đến nỗi cô cảm thấy dễ chịu ngay. Hẳn anh ta có thể nghĩ cô là một cô gái bán hàng, nhưng lại đối đãi với cô như một người thuộc gia đình quý tộc. Anh ta hình dung như không lạ thấy cô có nhiều sở thích giống mình. Lúc anh ta hỏi sâu hơn về cô, cô chỉ nói là mình gốc Ba Lan và đang sống ở New York với bố mẹ. Càng về khuya, cô càng thấy mình nói dối anh ta như thế là không thể tha thứ được. Tuy nhiên cô nghĩ rồi sau đây chúng ta sẽ chẳng còn bao giờ gặp lại nhau nữa, vậy có nói ra hay không cũng chẳng sao.
Đến lúc đã muộn và hai người không thể uống thêm cà phê được nữa, họ rời nhà hàng Allen và Richard đi kiếm xe taxi nhưng họ đều có khách hoặc đã hết giờ làm.
- Em ở đâu? - anh ta hỏi.
- Đường 57, - cô đáp mà không nghĩ gì khác.
- Vậy chúng ta đi bộ, - Richard nói và cầm lấy tay Florentyna.
Cô cười đồng ý. Họ thủng thẳng bước đi, thỉnh thoảng dừng lại nhìn vào tủ kính của các cửa hàng, cười cười nói nói. Không ai để ý đến những chiếc xe taxi vắng khách bây giờ đang chạy qua mặt họ. Họ đi hết gần một giờ qua mười sáu quãng phố, và Florentyna suýt nữa đã nói sự thật cho anh ta biết.
Đến đường 57, cô dừng lại bên ngoài một ngôi nhà cũ rách cách nhà cô ở vài trạm bước.
- Bố mẹ em ở đây, - cô nói.
Anh ta có vẻ ngập ngừng, rồi buông tay cô ra.
- Mong em sẽ gặp anh nữa, - Richard nói.
- Em rất muốn thế, - Florentyna đáp với một vẻ lễ độ nhưng lảng ra.
- Ngày mai chứ? - Richard dè dặt hỏi.
- Ngày mai ư?- Florentyna hỏi lại.
- Ừ tại sao chúng ta không đến nhà hàng Thiên Thần Xanh và xem Bobby Short, - anh lại cầm lấy tay cô - ở đó thơ mộng hơn Allen chứ?
Florentyna hơi chững người. Kế hoạch của cô dành cho Richard không có chỗ nào dành cho ngày mai cả.
- Nếu em không muốn thì thôi, - anh ta nói trước khi cô bình tĩnh lại.
- Em muốn chứ, - cô khẽ nói.
- Anh sẽ ăn tối với bố anh, vậy đón em vào mười giờ được không?
- Không, không, - Florentyna nói. - Em sẽ gặp anh ở đó. Chỉ cách đây có hai quãng thôi.
- Vậy mười giờ nhé. - Anh ta cúi xuống hôn nhẹ vào má cô. - Chúc em ngủ ngon, Jessie, - anh ta nói và đi khuất vào trong đêm.
Florentyna chậm chạp bước về nhà mình, trong bụng băn khoăn vì đã nói dối quá nhiều về mình. Cô nghĩ chỉ vài ngày là sẽ qua đi thôi. Nhưng cô lại mong nó đừng qua đi.
Ngày hôm sau Maisie vẫn chưa hết giận cứ hỏi mãi về chuyện Richard. Florentyna muốn lái sang chuyện khác mà không được với cô ta.
Cửa hàng Bloomingdale đóng cửa một cái là Florentyna ra về ngay. Lần đầu tiên từ hai năm nay, bây giờ cô mới về trước Maisie. Cô tắm một cái thật lâu mặc vào người chiếc áo đẹp nhất mà cô tưởng đã thôi không mặc nữa, rồi đi bộ đến nhà hàng Thiên Thần Xanh. Đến nơi, cô đã thấy Richard đứng chờ ở phòng ngoài. Anh cầm tay cô và hai người cùng đi vào nhà sảnh. Giọng hát của Bobby Short đang vang lên:
Em có nói thật không, hay để anh phải nói dối nữa đây?
Florentyna bước vào thì Short giơ tay lên chào. Florentyna làm như không để ý. Short đã từng là khách biểu diễn ở khách sạn Nam tước vài ba lần, và Florentyna chưa hề nghĩ là ông ta có thể nhớ mặt mình. Richard trông thấy cử chỉ đó của ông ta và lấy làm ngạc nhiên, nhưng lại nghĩ có lẽ Short chào một người khác. Khi họ đến ngồi ở một chiếc bàn trong góc phòng hơi tối, Florentyna ngồi quay lưng ra phía đàn piano để không ai trông thấy mình nữa.
Richard gọi một chai vang nhưng vẫn không rời tay cô và hỏi chuyện cô về ngày hôm nay thế nào. CÔ không muốn nói chuyện đó, mà muốn nói thật cho anh biết.
- Richard, có một điều em phải...
- A, chào Richard, - một người đàn ông cao lớn đẹp trai đến đứng ngay cạnh Richard.
- A, chào Steve. Giới thiệu với cậu đây là Jessie Kovats và đây là Steve Mellon. Steve với anh cùng học ở Harvard.
Florentyna nghe họ nói chuyện với nhau về đội dã cầu Yankee của New York, về Eisenhower nghiện đánh gôn và về trường Yale tại sao mỗi ngày một tồi đi thế. Sau đó Steve quay ra nói "vui mừng được gặp cô Jessie", rồi đi.
Florentyna thấy không còn đáng lo nữa.
Richard ngồi nói cho cô nghe về những kế hoạch của anh sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh. Anh hy vọng về New York làm việc trong ngân hàng của bố, ngân hàng Lester. CÔ đã nghe nói đến cái tên này rồi nhưng không nhớ trong trường hợp nào. Không biết tại sao cô thấy lo lo.
Cả buổi tối họ ngồi với nhau cười đùa, ăn uống, nói chuyện, và chỉ cầm tay nhau nghe Bobby Short hát.
Khi về đến gần nhà, Richard dừng lại ở một góc đường 57 và hôn cô lần đầu tiên. Cô không nhớ rõ đã có bao giờ được biết về nụ hôn đầu như thế chưa nhỉ. Lúc chia tay ở quãng tối đường 57, cô biết rằng lần này anh ta không nhắc đến ngày mai nữa. Cô cảm thấy hơi buồn và tiếc về cả cuộc gặp gỡ mà không phải là hò hẹn này.
Nhưng rồi đến sáng thứ hai, cô ngỡ ngàng đến mức vui sướng khi Richard gọi điện thoại đến Bloomingdale hỏi xem cô có thể đi chơi với anh vào thứ sáu được không.
Cả mấy ngày cuối tuần đó, họ đều ở bên nhau, đi dự hòa nhạc, xem phim, thăm đủ các chỗ ở New York.
Hết mấy ngày cuối tuần rồi, Florentyna chợt hiểu ra mình đã nói dối anh ta quá nhiều về thân phận của mình, rút cục thái độ bất trắc của cô làm cho Richard thấy khó hiểu hơn là chính mâu thuẫn bên trong người cô. Hình như cô thấy rằng đã đến lúc này thì không thể nào nói lại cho anh ta nghe chuyện khác về cô được nữa, mặc dầu chính chuyện khác ấy là sự thật. Tối chủ nhật, khi Richard trở lại trường Harvard rồi, cô tự nhủ với mình rằng quan hệ thế là kết thúc rồi nên có lừa dối gì thì cũng chả quan trọng nữa.
Nhưng suốt trong tuần, ngày nào Richard cũng gọi điện cho cô, và mấy ngày cuối tuần sau đó lại vẫn đi với cô, cô bắt đầu hiểu ra ngay là chuyện này không dễ dàng kết thúc được đâu, vì cô đã yêu anh ta mất rồi. Thừa nhận điều đó với mình rồi, cô biết là đến tuần tới thế nào cũng phải nói hết sự thật cho anh ta rõ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách