Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Sein
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tiểu Thuyết] Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót | Haruki Murakami

[Lấy địa chỉ]
41#
 Tác giả| Đăng lúc 4-8-2012 20:18:55 | Chỉ xem của tác giả


- Này Chim vặn dây cót! - Kasahara May hét gọi tôi. Đang lơ mơ ngủ, tôi cứ tưởng giọng cô bé là ở trong mơ. Nhưng đấy không phải giấc mơ. Nhìn lên, tôi thấy khuôn mặt Kasahara May, nhỏ xíu xa tít. - Em biết anh đang ở dưới đó. Nào Chim vặn dây cót! Trả lời em đi!

- Anh đây, - tôi đáp.

- Trời ạ, anh làm cái gì dưới đó thế?

- Suy nghĩ, - tôi đáp.

- Em không hiểu. Sao lại phải chui xuống tận đáy giếng mới suy nghĩ được? Không có cách nào đỡ nhiêu khê hơn à?

- Làm cách này thì mới thật sự tập trung được. Dưới này tối, mát, lại yên tĩnh.

- Anh hay làm thế này sao?

- Không, không hay làm đâu. Cả đời anh chưa làm thế này bao giờ hết.

- Thấy có hiệu nghiệm không? Có dễ suy nghĩ hơn không?

- Anh chưa biết. Anh vẫn đang thử nghiệm mà.

Cô hắng giọng. Âm thanh đó vang to xuống dưới đáy giếng.

- Thôi được rồi, Chim vặn dây cót, anh có nhận ra là cái thang biến đâu mất rồi không?

- Có chứ, - tôi đáp. - Mới đây thôi.

- Anh có biết chính em đã rút thang lên không?

- Không, cái đó thì anh không biết.

- Thế thì anh nghĩ ai rút?

- Anh không biết. - tôi đáp. - Anh không biết nói thế nào, nhưng anh chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ rằng ai đó đã lấy thang đi cả. Anh chỉ nghĩ nó cứ thế mà biến mất thôi, nói thật đấy.

Kasahara May im lặng. Rồi, với vẻ thận trọng trong giọng nói, như thể cô ngờ rằng lời của tôi có chứa bẫy, cô nói:

- Cứ thế mà biến mất à. Hừm. Ý anh là sao, "cứ thế mà biến mất"? Rằng... tự nhiên mà nó... biến đi hay sao?

- Có thể.

- Này Chim vặn dây cót, nói ra chuyện này bây giờ thì nghe buồn cười, nhưng anh là tay kì quặc lắm cơ. Trên đời này chẳng có mấy ai kỳ quặc như anh đâu. Anh có biết không?

- Với anh thì anh không kỳ quặc đến thế, - tôi đáp.

- Thế thì cớ sao anh nghĩ cái thang tự nó biến đi được?

Tôi lấy cả hai tay xoa mặt, cố tập trung chú ý vào cuộc đối thoại này với Kasahara May.

- Chính em rút thang lên à?

- Dĩ nhiên là em rút. Đâu cần phải động não đến cỡ đó mới nghĩ ra được. Em rút đấy. Đêm em lẻn ra khỏi nhà, kéo thang lên.

- Nhưng tại sao?

- Sao lại không? Anh có biết đêm qua em sang nhà anh tới mấy lần không? Em muốn gọi anh đi làm với em như lần trước ấy. Dĩ nhiên là anh không có nhà. Rồi em thấy mẩu giấy anh để trên bàn bếp. Thế là em đợi, đợi mãi, không thấy anh về. Thế rồi em nghĩ chắc anh lại đến chỗ căn nhà bỏ hoang đây. Em thấy nửa cái nắp giếng bị giở ra, có thang dây thòng xuống. Thế nhưng em không nghĩ ra rằng anh lại đang ở dưới đó đâu. Em chỉ nghĩ chắc có một người thợ hay ai đó chui xuống giếng rồi để thang lại. Trên đời này có mấy ai khi muốn suy nghĩ thì chui xuống đáy giếng ngồi cơ chứ?

- Cái đó thì em nói đúng, - tôi nói.

- Đến đêm em lại chuồn ra khỏi nhà, qua nhà anh, nhưng anh vẫn chưa về. Khi đó em mới chợt nghĩ ra: có khi anh đang ngồi dưới đáy giếng ấy chứ. Anh ngồi dưới đó làm gì thì làm sao em biết được, nhưng anh vốn là một tay kỳ khôi lắm, em đã nói mà... Em liền tới chỗ cái giếng kéo thang lên. Em cuộc là làm anh hết hồn.

- Ừ, có.

- Dưới đó anh có gì ăn uống không?

- Có chút nước. Đồ ăn thì anh không mang theo. À, anh có ba viên kẹo chanh.

- Anh ở dưới đó bao lâu rồi?

- Từ gần trưa hôm qua.

- Chắc anh đói lắm.

- Ừ, cũng đói.

- Anh có muốn ********* hay gì không?

Nghe Kasahara May nhắc, tôi mới nhớ ra rằng từ khi xuống đây tôi chưa ********* lần nào.

- Không, - tôi nói. - Anh có ăn uống gì nhiều đâu.

- Này Chim vặn dây cót, anh có biết gì không? Anh có thể chết ở dưới đó nếu em muốn. Em là người duy nhất biết anh đang ở dưới đó, em cũng là người duy nhất giấu thang dây đi. Anh có hiểu không? Em chỉ cần đi khỏi đây thôi là anh rồi đời. Anh có thể la hét, nhưng không ai nghe thấy anh đâu. Không ai nghĩ là anh đang ở dưới giếng. Em dám cuộc là thậm chí không ai biết anh đi khỏi nhà nữa kia. Anh không làm cho công ty nào, vợ anh thì bỏ nhà đi rồi. Có thể rốt cuộc ai đó cũng sẽ nhận thấy anh mất tích và báo cho cảnh sát, nhưng tới khi đó thì anh ngỏm rồi, mà người ta cũng chẳng bao giờ tìm được xác anh.

- Em nói đúng lắm. Anh có thể chết dưới này tuỳ ý em.

- Đã biết vậy thì anh thấy thế nào?

- Sợ, - tôi đáp.

- Nghe giọng anh có sợ đâu.

Tôi vẫn đang xoa má. Đó là tay của tôi, má của tôi. Tôi không thấy được chúng trong bóng tối, nhưng chúng vẫn đang ở đây: thể xác tôi vẫn đang hiện hữu.

- Ấy là vì vẫn chưa thật sự ngấm được, - tôi nói.

- Với em thì có, - Kasahara May nói. - Em thấy hoá ra giết một ai đó lại dễ hơn người ta tưởng nhiều.

- Có lẽ còn tuỳ ở phương pháp.

- Dễ lắm mà! Em chỉ cần bỏ anh lại đây thôi. Em chả phải làm gì hết. Anh thử nghĩ đi, Chim vặn dây cót. Cứ thử hình dung anh sẽ khổ sở đến nhường nào ở dưới đó, chết dần chết mòn vì đói khát, trong bóng tối. Chết thế kinh lắm đấy.

- Em nói đúng lắm. - tôi bảo.

- Anh không thực sự tin em phải không hở Chim vặn dây cót? Anh vẫn nghĩ em không thể làm điều gì tàn ác đến thế.

- Anh không biết nữa, - tôi nói. - Không phải anh tin em làm được, cũng chẳng phải tin em không làm được. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Điều gì cũng có thể. Anh nghĩ là nghĩ vậy.

- Em không nói về chuyện có thể hay không thể, - cô nói bằng giọng lạnh như đá. - Này, em có ý này. Em mới nảy ra thôi. Anh đã cất công leo xuống dưới kia để có thể suy nghĩ. Sao giờ em không giúp thêm một tí để anh có thể tập trung suy nghĩ còn tốt hơn nữa?

- Em định làm cách nào? - tôi hỏi.

- Cách này này, - cô vừa nói vừa đậy nửa nắp giếng đang mở lại. Giờ thì bóng tối là toàn bích.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
 Tác giả| Đăng lúc 4-8-2012 20:21:47 | Chỉ xem của tác giả


Chương 10
Kasahara May Nói Về Chết Và Tiến Hóa

Cái Được Tạo Thành Ở Nơi Khác


Tôi ngồi thụp xuống trong bóng tối toàn bích. Mắt tôi chỉ nhìn thấy được mỗi cái Không. Và tôi thành một phần của cái Không này. Tôi nhắm mắt lại nghe tiếng tim mình đập, nghe tiếng máu tuần hoàn trong thân thể tôi, nghe nhịp co bóp như bễ lò rèn của phổi tôi, nghe những cuộn sóng trơn chuội của bộ ruột tôi đang khổ sở vì cái đói. Trong bóng tôi sâu thẳm, từng cử động, từng nhịp đập đều được khuếch đại đến mức phi tự nhiên. Đây là thân thể tôi, xác thịt tôi, nó quá sống sít, quá đỗi vật chất.

Chẳng bao lâu ý thức tôi bắt đầu chuội ra khỏi nhục thể tôi.

Tôi thấy mình là con chim vặn dây cót đang bay qua bầu trời mùa hè, đậu trên cành một cây to đâu đó mà vặn sợi dây cót của thế gian. Nếu quả thật không còn chim vặn dây cót nữa thì một ai đó phải đảm đương bổn phận của nó. Một ai đó sẽ phải thay nó vặn dây cót thế gian. Nếu không, dây cót sẽ chùn và cỗ máy tinh vi sẽ ngừng lại. Tuy nhiên, hình như kẻ duy nhất nhận ra rằng chim vặn dây cót đã ra đi là tôi.

Tôi cố sức bắt chước tiếng kêu của chim vặn dây cót ở phần sau cuống họng. Nhưng không được. Tôi chỉ thốt ra một âm thanh vô nghĩa, dị hợm, như tiếng hai vật vô nghĩa, dị hợm cọ vào nhau vậy. Cái tiếng kêu ấy, chỉ một mình Chim vặn dây cót mới phát ra được thôi. Chỉ Chim vặn dây cót mới có thể vặn dây cót của thế gian đúng cách mà thôi.

Dẫu vậy, dù là một con chim vặn dây cót vô thanh, không có khả năng vặn sợi dây cót của thế gian, tôi vẫn quyết định bay trên bầu trời mùa hè. Việc đó hoá ra chẳng lấy gì làm khó. Khi đã lên cao rồi, ta chỉ việc vỗ cánh cho đúng góc độ để điều chỉnh hướng và độ cao. Cơ thể tôi chỉ trong khoảnh khắc đã quen với kĩ thuật bay, thế là tôi bay lượn chẳng khó khăn gì, ung dung tự tại, đi đâu tuỳ thích. Tôi nhìn ngắm thế giới từ điểm nhìn thuận tiện của chim vặn dây cót. Bay chán thì tôi lại đậu lên một cành cây, nghé qua những tán lá xanh mà ngắm những mái nhà, những con đường. Tôi ngắm thiên hạ đi tới đi lui trên mặt đất, lo toan cuộc sống thường nhật. Nhưng, tiếc thay, tôi không thấy được thân thể của chính mình. Đó là vì tôi chưa bao giờ nhìn thấy con chim vặn dây cót nên không hề biết hình dáng nó ra sao.

Tôi là chim vặn dây cót một thời gian khá dài. Có thể là bao lâu? Tôi không biết. Nhưng là chim vặn dây cót thì cũng chẳng đưa tôi đến đâu. Bay lượn thì vui thật, nhưng tôi không thể cứ ham vui mãi. Có việc gì đó mà tôi phải làm cho xong nơi đáy giếng tối om này. Tôi thôi là chim vặn dây cót và trở lại là mình.

° ° °


Kasahara May đến thăm lần thứ hai lúc hơn 3 giờ một chút. Ba giờ chiều. Khi cô mở nửa nắp giếng ra, ánh sáng từ phía trên tuôn xuống - ánh sáng chói gắt một ngày hè. Để bảo vệ mắt, tôi nhắm mắt lại, cúi đầu xuống một lát. Chỉ cần nghĩ tới ánh sáng trên kia thôi là tôi đã trào nước mắt ra.

- Chim vặn dây cót ơi! - Kasahara May nói. - Anh còn sống đấy chứ? Chim vặn dây cót à! Nếu còn sống thì trả lời đi chứ.

- Còn sống, - tôi nói.

- Anh đói lắm nhỉ.

- Ừ, chắc là đói.

- Vẫn "chắc là" thôi à? Chẳng bao lâu nữa anh sẽ chết đói cho mà xem. Đói không thôi thì không dễ chết đâu, nếu như vẫn có nước uống.

- Cái đó có lẽ đúng, - tôi nói, sự không chắc chắn trong giọng nói tôi vang vọng trong giếng. Tiếng vang hẳn đã khuếch đại bất cứ âm sắc nào hàm chứa trong giọng của tôi.

- Em biết chắc là đúng, - Kasahara May nói. - Sáng nay em có nghiên cứu chút đỉnh trong thư viện. Đọc toàn về chuyện đói khát thôi. Này Chim vặn dây cót có biết không, có người đã sống dưới lòng đất hai mươi mốt ngày cơ đấy! Vào thời Cách mạng Nga.

- Em không đùa chứ? - tôi nói.

- Chắc là ông ta khổ sở lắm.

- Ừ, ắt là khổ rồi.

- Ông ấy vẫn sống, nhưng rụng hết tóc, rụng hết cả răng. Chẳng còn cái nào. Sống thì sống đấy, nhưng chắc hẳn là kinh khủng lắm.

- Ừ, hẳn là kinh rồi.

- Nhưng dù anh có rụng hết răng tóc đi nữa, chắc anh vẫn có thể sống bình thường được miễn là anh kiếm được bộ tóc giả và hảm răng giả khơ khớ.

- Ừ, với lại tóc và răng giả ngày nay đã tiến bộ nhiều so với thời Cách mạng Nga, nên nếu là bây giờ thì sẽ đỡ hơn.

- Chim vặn dây cót này... - Kasahara May vừa nói vừa hắng giọng.

- Sao cơ?

- Nếu như con người ta sống đời đời, nếu họ chẳng bao giờ già đi cả... nếu người ta cứ sống hoài sống huỷ trên đời này mà không chết, lúc nào cũng khoẻ mạnh, thì theo anh liệu khi đó người ta có buồn nghĩ ngợi về điều này điều nọ tới nơi tới chốn như anh em mình đang làm không? Bởi vì chúng ta đây cứ nghĩ hầu như bất cứ chuyện gì, dù nhiều dù ít, về triết học này, tâm lý này, logic này. Tôn giáo. Văn chương. Em nghĩ nếu trên đời này không hề có cái chết thì những tư duy và ý nghĩ phức tạp kiểu ấy chẳng bao giờ xuất hiện trên thế giới này cả. Ý em là...

Kasahara May đột nhiên khựng lại, im lặng một lát, trong khoảng thời gian đó cái câu "ý em là..." của cô treo trong bóng tối dưới giếng như một mảnh tư duy bị vạc ra. Có thể cô không muốn nói thêm nữa. Cũng có thể cô cần thêm thời gian để nghĩ sẽ nói tiếp cái gì. Tôi im lặng chờ cô nói tiếp, đầu vẫn cúi như từ đầu. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ nếu Kasahara May muốn giết tôi ngay tức khắc, cô có thể làm vậy chẳng khó khăn gì. Cô chỉ cần thả một tảng đá lớn xuống giếng. Nếu cô thử vài lần thì thể nào cũng có một tảng rơi đúng vào đầu tôi.

- Ý em là... đây là em nghĩ thôi... sở dĩ người ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về chuyện họ sống trên đời để làm gì là bởi họ biết một lúc nào đó mình sẽ chết. Đúng không? Việc gì phải nghĩ ngợi xem ý nghĩa cuộc sống là gì nếu người ra sẽ sống hoài hoài? Bận tâm làm gì cho mệt? Mà thậm chí nếu người ta có bận tâm đi nữa thì hẳn họ sẽ bảo: "Ôi dào, mình còn ối thì giờ. Để sau hẵng nghĩ". Nhưng ta đâu thể chờ để sau được. Ta phải nghĩ về chuyện đó ngay bây giờ. Có thể ngay chiều mai em sẽ bị xe tải chẹt. Còn Chim vặn dây cót, anh thì có thể chết đói. Ba ngày nữa có khi anh đã chết ngoẻo dưới đáy giếng rồi. Thế nên ta cần có cái chết mới tiến hoá được. Em nghĩ vậy đó. Chết là một cái gì đó thật to lớn, sáng chói, và nó càng to lớn, càng sáng chói thì người ta lại càng nghĩ tợn về chuyện này chuyện khác.

Kasahara May dừng lời.

- Này Chim vặn dây cót...

- Gì cơ?

- Dưới kia trong bóng tối, có bao giờ anh nghĩ đến cái chết của chính mình chưa? Về chuyện anh sẽ chết như thế nào dưới đó?

Tôi nghĩ một chút về câu hỏi của cô.

- Không. Chuyện đó thì anh chưa nghĩ tới.

- Sao lại không nghĩ? - Kasahara May hỏi, giọng có vẻ ghê tởm, như thể cô đang nói với một con vật dị dạng. - Sao anh lại chưa nghĩ đến chuyện đó được? Anh đang thật sự đối mặt với cái chết đấy. Em không đùa đâu. Em nói rồi, anh sống hay chết là tuỳ ý em mà.

- Em có thể thả một hòn đá xuống, - tôi nói.

- Đá à? Anh nói chuyện đá điếc gì thế?

- Em có thể tìm một tảng đá to rồi thả xuống đầu anh.

- À, ừ, em làm vậy cũng được. - Nhưng hình như cô không thích ý tưởng đó lắm. - Nhưng Chim vặn dây cót này, chắc anh đói vàng mắt ra rồi. Sẽ càng ngày càng tệ hơn đấy. Rồi anh sẽ còn hết nước nữa. Thành thử làm sao anh không nghĩ đến cái chết được? Anh không thấy thế là lạ à?

- Ừ, thế cũng lạ, - tôi nói. - Nhưng anh toàn nghĩ chuyện khác thôi. Khi nào thật sự đói thì có thể anh sẽ nghĩ đến cái chết. Phải ba tuần nữa anh mới chết phải không?

- Ấy là nếu anh có nước uống, - Kasahara May nói. - Như tay người Nga kia ấy. Ông ta là địa chủ cỡ bự hay gì gì đó. Vệ binh cách mạng ném ông ấy xuống một hố mỏ cũ, nhưng có nước rỉ qua vách, ông ấy liếm nước ấy mà sống được. Ông ấy phải ở trong bóng tối như mực, như anh vậy. Nhưng anh đâu có nhiều nước lắm phải không?

- Ừ, - tôi nói thành thật. - Còn một ít nước.

- Thế thì anh phải cẩn thận, - Kasahara May nói. - Mỗi lần nhấp một tí thôi. Rồi để thì giờ mà nghĩ đi. Về cái chết. Về chuyện anh sẽ chết ra sao. Anh còn nhiều thời gian mà.

- Sao em cứ nhất quyết bắt anh nghĩ về cấi chết thể nhỉ? Có lợi lộc gì cho em sao?

- Chả lợi lộc gì cho em hết. - Kasahara May bật ra. - Sao anh có thể nghĩ rằng nếu anh nghĩ đến cái chết của chính anh thì có lợi lộc gì cho em? Mạng sống là của anh cơ mà. Chẳng liên quan gì đến em hết. Em chỉ... quan tâm thôi.

- Vì tò mò?

- Ừ. Tò mò. Về chuyện con người ta chết ra sao. Khi chết thì người ta thấy thế nào. Tò mò thôi.

Kasahara May im lặng. Khi cuộc đối thoại ngưng lại, một im lặng sâu thẳm tràn ngập trong không gian quanh tôi như thể nãy giờ chỉ đợi có thế. Tôi muốn ngẩng mặt ngước lên. Để xem từ dưới này liệu có thể nhìn thấy Kasahara May không. Nhưng ánh sáng mãnh liệt quá. Tôi sợ nó thiêu cháy mắt mình mất.

- Có chuyện này anh muốn nói với em, - tôi nói.

- Được. Anh nói đi.

- Vợ anh có nhân tình. - tôi nói. - Ít nhất là anh tin vậy. Anh chẳng nhận thấy gì hết, nhưng có đến mấy tháng trời, dù đang sống với anh, cô ấy vẫn ngủ với thằng cha ấy. Ban đầu anh không tin được, nhưng càng nghĩ anh càng tin. Giờ nghĩ lại, anh thấy có rất nhiều manh mối từ những chuyện nhỏ nhặt. Tỉ như cô ấy làm khuya lắc khuya lơ mới về, hay cô ấy rụt lại mỗi khi anh chạm vào người. Nhưng anh đã không hiểu ra những dấu hiệu ấy, anh tin cô ấy. Anh không bao giờ nghĩ cô ấy lại tằng tịu với ai. Ý nghĩ đó chẳng bao giờ nảy ra trong đầu anh cả.

- Chà. - Kasahara May nói.

- Thế rồi một hôm cô ấy bỏ nhà đi, không bao giờ trở lại nữa. Sáng hôm đó anh và cô ấy cùng ăn điểm tâm với nhau. Cô ấy đi làm, ăn mặc vẫn như bình thường. Cô ấy chỉ mang theo túi xách tay, dọc đường thì ghé lấy áo cánh và váy ở chỗ hiệu giặt. Thế đấy. Không một lời tạm biệt. Không để lại một chữ. Không gì hết. Kumiko đã ra đi. Bỏ lại tất cả mọi thứ của cô ấy - quần áo, đồ đạc. Và có lẽ cô ấy sẽ không bao giờ về với anh nữa. Ít nhất là không phải theo ý muốn của cô ấy. Vậy đó.

- Theo anh thì hiện giờ Kumiko có đang ở với gã kia không?

- Anh không biết. - tôi vừa nói vừa lắc đầu. Khi đầu tôi chuyển động chầm châm như vậy, có cảm giác như không khí xung quanh là một thứ nước nặng mình không thể nhìn thấy được. - Chắc là họ đang ở bên nhau.

- Thành ra bây giờ anh mới suy sụp, và chính vì vậy anh mới chui xuống giếng.

- Dĩ nhiên là khi biết được sự tình anh đã suy sụp. Nhưng không phải vì vậy mà anh xuống đây. Anh không muốn trốn tránh thực tại. Như anh đã nói, anh cần một chỗ nào đó chỉ có mình anh thôi, để anh có thể tập trung suy nghĩ. Quan hệ của anh với Kumiko đã hỏng đi từ bao giờ, như thế nào? Chuyện đó anh không hiểu được. Anh không có ý nói là trước đó mọi chuyện đều hoàn hảo. Một người đàn ông, một người đàn bà, hai tính cách hoàn toàn khác nhau, tình cờ gặp nhau đâu đó và bắt đầu sống với nhau. Chẳng có cặp vợ chồng nào trên đời này mà không có những vấn đề riêng. Song anh cứ nghĩ vợ chồng anh nói chung là ổn, dù có những rắc rối nho nhỏ nhưng theo thời gian đều tự nó êm xuôi cả. Nhưng anh đã lầm. Hẳn là anh đã bỏ sót một cái gì đó lớn lao, đã phạm một sai lầm nào đó ở cấp độ cơ bản. Chính vì vậy anh mới xuống đây, để suy nghĩ.

Kasahara May không nói gì. Tôi nuốt nước bọt.

- Anh không biết nói thế này liệu em có hiểu không. Hồi mới cưới, cách đây sáu năm, vợ chồng anh muốn cùng nhau tạo nên một thế giới hoàn toàn mới, giống như xây một căn nhà mới trên lô đất trống vậy. Bọn anh hình dung rất rõ mình muốn gì. Bọn anh không cần nhà cao cửa rộng hay gì gì cả, chỉ cần một nơi che nắng che mưa, cho hai đứa ở bên nhau. Bọn anh chả cần gì hơn. Mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy. Tất cả đều có vẻ đơn giản đối với bọn anh. Em đã bao giờ có cảm giác đó chưa - cảm giác mình muốn đến một nơi hoàn toàn khác, trở thành một người hoàn toàn khác?

- Hẳn rồi, - Kasahara May nói. - Lúc nào em cũng muốn vậy hết.

- Ờ, hồi mới cưới bọn anh đã muốn làm như vậy. Anh đã muốn thoát khỏi chính mình, khỏi cái tôi đã tồn tại từ trước khi đó. Kumiko cũng vậy. Trong thế giới mới đó bọn anh cố tìm một cái tôi mới phù hợp hơn với cái bản lai diện mục sâu xa của mình. Bọn anh tin mình có thể sống theo một lối mới tương hợp hơn với cái tôi đích thực của mình.

Kasahara May hình như đang đổi trọng tâm cơ thể trong dòng ánh sáng. Tôi cảm thấy được chuyển động của cô. Dường như cô đang đợi tôi nói tiếp. Nhưng tôi không còn gì nói nữa. Chẳng nghĩ ra được gì trong đầu. Tôi thấy mệt bởi âm thanh giọng nói của chính mình trong chiếc ống bê tông của cái giếng.

- Những gì anh vừa nói em có hiểu không? - tôi hỏi.

- Hiểu chứ.

- Em nghĩ thế nào?

- Này, anh biết đấy, em còn nhỏ mà. Em không biết gì về chuyện hôn nhân hết. Em không biết vợ anh đã nghĩ gì khi bắt đầu lăng nhăng hay lúc bỏ nhà đi. Nhưng nghe những gì anh vừa kể, em cho rằng ngay từ đầu anh đã nghĩ sai rồi. Anh hiểu ý em chứ hở Chim vặn dây cót? Cái anh vừa nói ấy mà... Những chuyện kiểu như, "ờ, được, mình sẽ làm ra cả một thế giới mới" hay "ờ, mình sẽ tạo ra một cái hoàn toàn mới"... đại loại thế, không ai làm được đâu. Em thì nghĩ vậy đó. Anh cứ ngỡ mình đã tạo ra một thế giới mới, một cái tôi mới, nhưng cái tôi cũ của anh nó vẫn luôn ở đó, ngay bên dưới cái bề ngoài kia, chỉ cần có chuyện gì xảy ra là nó lại ngóc đầu dậy mà nói "Xin chào". Hình như anh không hiểu chuyện ấy. Anh được tạo ra không phải ở chốn này. Và ngay cả cái ý định cần phải tái tạo bản thân mình ấy, nó cũng được tạo ra không phải ở chốn này. Chuyện đó thì đến em cũng biết, Chim vặn dây cót ạ. Anh là người lớn mà, phải không? Làm sao anh không hiểu được chứ? Đấy là cả một vấn đề lớn đấy, nếu anh đã hỏi em. Và chính vì vậy mà anh mới bị trừng phạt, trừng phạt bởi mọi thứ: bởi cái thế giới mà anh muốn vứt bỏ, bởi cái tôi mà anh muốn vứt bỏ ấy. Anh hiểu em nói gì chứ?

Tôi im lặng, nhìn chăm chăm vào bóng tối trùm kín đôi chân mình. Tôi không biết nói gì.

- Thôi được rồi, Chim vặn dây cót, - cô nhẹ nhàng nói. - Anh cứ nghĩ đi. Nghĩ. Nghĩ.

Nắp giếng lại đậy vào chỗ cũ, miệng giếng lại bị phong kín.


° ° °


Tôi lấy bi đông nước ra khỏi ba lô, khẽ lắc lắc. Tiếng nước óc ách yếu ớt vọng lại trong bóng tối. Có lẽ còn chừng một phần tư. Tôi tựa đầu vào vách giếng, nhắm mắt. Có lẽ Kasahara May nói đúng. Con người này, cái tôi này, cái ngã này, được tạo ra ở một nơi khác. Mọi cái đều từ một nơi khác đến, mọi cái đều cũng nơi đó mà trở về. Tôi chẳng qua chỉ là đường thông cho cái kẻ gọi là tôi đi qua.

Đến như em cũng còn biết chuyện đó, Chim vặn dây cót ạ. Làm sao anh không hiểu cơ chứ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 19:44:07 | Chỉ xem của tác giả


Chương 11
Đói Quá Hóa Đau

Thư Dài Của Kumiko

Chim Tiên Tri



Tôi thiếp đi mấy lần, sực tỉnh cũng ngần ấy lần. Đó là những giấc ngủ ngắn, chập chờn bất an, như khi ngồi trên máy bay. Hễ sắp ngủ sâu là lại giật mình thức dậy, rồi hễ sắp tỉnh hẳn là lại lơ mơ ngủ, cứ thế lặp đi lặp lại không ngừng. Không có sự thay đổi ánh sáng, thời gian cứ tròng trành như toa tàu có bộ trục lỏng lẻo, xộc xệch. Tư thế co ro, thiếu tự nhiên khiến thân thể tôi không thư giãn được. Mỗi khi thức dậy, tôi lại nhìn đồng hồ để xem giờ. Thời gian trôi nặng nề, bất cân bằng.

Chẳng biết làm gì, chốc chốc tôi lại cầm đèn pin rọi vơ vẩn chỗ này chỗ nọ, khi xuống đất, khi lên vách giếng, khi lên nắp giếng. Bao giờ cũng vẫn nền đất ấy, vách giếng ấy, nắp giếng ấy. Những cái bóng từ ánh đèn hắt ra cứ xê dịch, giãn ra rút vào, phình ra co lại. Chán trò ấy, tôi lại dành thời gian sờ soạng mặt mình, kiểm tra từng đường nét, từng nếp nhăn, khảo sát từng li từng tí một, đặng phát hiện như mới hình thù của nó. Trước đây tôi chưa bao giờ thật sự quan tâm đến hình dạng đôi tai mình. Nếu có ai bảo tôi vẽ đôi tai mình, dù chỉ phác đôi nét thôi, hẳn tôi đã bó tay. Nhưng lúc này tôi có thể tái tạo từng chỗ hõm, từng đường cong một cách chi tiết, chính xác. Tôi lấy làm lạ khi nhận thấy tai trái với tai phải lại khác nhau đến thế. Tôi hoàn toàn không biết vì sao lại có sự khác nhau như vậy, hay liệu sự bất cân đối này có hệ quả gì không (hẳn là nó có hệ quả nào đó).

Kim đồng hồ chỉ 7:28. Từ khi xuống đây tôi đã xem đồng hồ dễ đến hai nghìn lần. Hiện giờ là 7 giờ 28 phút tối, điều ấy thì chắc; trong một trận bóng chày, đây là lúc cuối hiệp ba hay là cao điểm của hiệp bốn. Hồi nhỏ, tôi hay ngồi ở hàng ghế tít trên cùng ngoài sân bóng, ngắm cảnh ngày hè cứ dùng dằng mãi không chịu dứt. Mặt trời đã lặn qua chân trời phía Tây, nhưng ráng chiều vẫn thật huy hoàng, tuyệt đẹp. Đèn sân vận động hắt những cái bóng dài trên sân như để nhắc khéo điều gì. Đầu tiên một ngọn, rồi một ngọn nữa bật sáng, cực kỳ thận trọng, ngay sau khi trận đấu bắt đầu. Tuy nhiên trời vẫn đủ sáng để đọc báo. Ký ức về ánh chói của ngày dài vẫn còn nấn ná nơi cửa, không cho đêm hè được bước vào.

Tuy nhiên, một cách kiên trì, bền bỉ, ánh sáng nhân tạo cứ lặng lẽ mà chiến thắng ánh sáng mặt trời, tuôn ra cả một dòng lũ những màu sắc hội hè. Màu xanh rực rỡ của sân cỏ, màu đất đen nhánh, những đường vôi trắng vừa vẽ trên mặt đất, ánh véc ni lấp lánh trên gậy các đấu thủ đang đợi lượt mình vào đánh, khói thuốc lá bay lơ lửng trong những luồng ánh sáng (vào những ngày đứng gió, chúng như những linh hồn lang thang tìm người để nhập vào), tất cả đều nổi bật lên, rõ nét lạ lùng. Những người bán bia trẻ tuổi chìa tay ra trong ánh sáng, xòe những tấm biên lai kẹp giữa mấy ngón tay. Đám đông chốc chốc lại nhổm dậy khỏi ghế dõi theo một đường bóng bay cao, giọng của họ vống lên theo vòng cung của bóng hoặc tan biến thành một tiếng thở dài. Những đàn chim nhỏ trên đường về tổ thi thoảng lại bay ngang qua, hướng về phía biển. Đó là sân vận động lúc 7 giờ rưỡi tối.

Tôi nghĩ về tất cả những trận bóng chày đã xem từ trước đến nay. Đội Saint Louis Cardinal từng đến Nhật một lần để đấu giao hữu, hồi ấy tôi còn bé lắm. Tôi đã đến sân vận động xem trận đó cùng với cha tôi. Trước khi khai trận, các đấu thủ đội Cardinals đứng dàn hàng dọc chu vi sân, tay xách túi đựng đầy những quả bóng tennis có chữ ký của họ, ra sức ném từng quả lên khán đài càng xa càng tốt. Thiên hạ nháo nhào tranh nhau bắt, còn tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, không nhúc nhích, thế rồi chưa kịp nhận ra chuyện gì thì đã thấy một quả bóng rơi đúng vào lòng mình. Điều đó xảy ra như thể có phép màu: kỳ lạ và bất ngờ.

Tôi lại nhìn đồng hồ. 7 giờ 36 phút. Tám phút đã qua kể từ lần xem trước. Chỉ có tám phút. Tôi tháo đồng hồ ra đưa lên tai. Nó vẫn kêu tích tắc bình thường. Tôi nhún vai trong bóng tối. Có sự lạ nào đó đang xảy ra với cảm nhận của tôi về thời gian. Tôi quyết định tạm thời không xem đồng hồ nữa. Có thể tôi không còn gì khác để làm, nhưng cứ xem đồng hồ liên tục như vậy thì có gì đó không lành mạnh. Tuy nhiên, phải khó khăn lắm tôi mới kìm được không xem. Làm việc đó cũng khổ sở như khi bỏ thuốc lá vậy. Từ thời điểm quyết định không nghĩ đến thời gian nữa, tâm trí tôi không thể nghĩ về bất cứ gì khác. Nó là một thứ mâu thuẫn, một cơn loạn tinh thần. Càng cố quên thời gian đi, tôi lại càng buộc phải nghĩ đến thời gian. Ngoài ý thức của tôi, mắt tôi cứ chực tìm cái đồng hồ nơi cổ tay trái. Mỗi khi điều đó xảy ra, tôi lại ngoảnh mặt đi, nhắm mắt lại, tự đấu tranh để không nhìn. Rốt cuộc tôi phải tháo đồng hồ nhét vào trong ba lô. Ấy vậy mà sau đó tâm trí tôi vẫn cứ mò mẫm tìm chiếc đồng hồ trong ba lô, nơi nó vẫn đang tích tắc đếm thời gian.

Thời gian cứ vậy mà trôi trong bóng tối, dù không có sự hành tiến của những cây kim đồng hồ - một thời gian bất phân, không chịu sự đo lường. Khi đã mất những điểm phân giới, thời gian không còn là một dòng liên tục mà trở thành một thứ chất lỏng bất định hình, lúc co lúc giãn tùy ý muốn. Trong thứ thời gian này tôi thiếp đi rồi dậy, lại thiếp đi rồi lại thức, từ từ quen với sự sống không có đồng hồ. Tôi đã luyện cho thân thể mình nhận thức được rằng tôi không cần thời gian nữa. Nhưng chẳng mấy chốc tôi cảm thấy bất an ghê gớm. Đúng là tôi đã được giải phóng khỏi cái thói quen thần kinh là cứ năm phút lại xem đồng hồ, nhưng khi cái khung quy chiếu thời gian đã hoàn toàn biến mất, tôi bắt đầu cảm thấy như mình đã bị ném xuống đại dương giữa đêm khuya từ trên boong một con tàu đang chạy. Chẳng ai nghe ra tiếng thét của tôi, con tàu vẫn tiến về phía trước, càng lúc càng xa cho tới khi hầu như biến khỏi tầm mắt.

Thôi không cố nữa, tôi lại lấy đồng hồ ra khỏi ba lô, đeo vào cổ tay. Kim đồng hồ chỉ 6:15. Chắc là 6 giờ 15 sáng. Lần cuối tôi xem đồng hồ là 7 giờ 36 phút. Bảy giờ 36 phút tối. Vậy có thể kết luận rằng từ lúc đó đến giờ đã mười ba tiếng đồng hồ trôi qua. Khó có khả năng là những hai mươi ba tiếng đồng hồ. Nhưng tôi không biết chắc được. Có gì khác nhau về bản chất giữa mười một tiếng với hai mươi ba tiếng cơ chứ? Dù mười một hay hai mươi ba tiếng, cái đói của tôi đã trở nên dữ dội hơn nhiều. Cảm giác đó khác hẳn với những gì tôi từng tưởng tượng về một cái đói dữ dội. Người ta thường cho rằng đói giống như là cảm giác thiếu cái gì đó. Trên thực tế, nó gần với cái đau thuần túy nhục thể, một cái đau hoàn toàn vật lý, trực tiếp, như thể bị đâm hay bị bóp cổ. Và cái đau ấy, nó không đều. Nó không nhất quán. Có lúc nó dâng lên trong tôi như ngọn triều tới ngưỡng cực đại khiến tôi gần ngất xỉu, rồi nó lại từ từ hạ xuống.

Để thôi không chú ý đến cái đau dữ dội của những cơn đói, tôi cố gắng tập trung vào một cái gì khác. Nhưng tôi không thể nghĩ một chuyện gì cho nghiêm túc nữa. Những mẩu ý nghĩ rời rạc dạt vào tâm trí tôi rồi lại biến mất nhanh như khi chúng đến. Hễ tôi cố nắm bắt một mẩu nào là nó lại chuội khỏi tay tôi như một con vật trơn nhẫy, vô hình.

Tôi đứng dậy duỗi người, hít một hơi sâu. Người tôi đau khắp mọi chỗ. Từng bắp thịt, từng khớp sụn rên siết kêu đau vì phải ở trong tư thế thiếu tự nhiên quá lâu. Tôi chầm chậm duỗi người lên phía trên rồi gập đầu gối xuống mấy lần, nhưng chỉ được mươi lần là đã thấy chóng mặt. Lại ngồi trên nền giếng, tôi nhắm mắt lại. Tai tôi kêu ong ong, mồ hôi chảy ròng ròng xuống mặt. Tôi muốn nắm lấy một cái gì đó, nhưng trong tay chẳng có gì để nắm. Tôi muốn nôn, nhưng trong tôi chẳng có gì để nôn. Tôi thử thở sâu, mong có thể làm tâm trí mình tươi mới lại bằng cách đổi mới bầu không khí trong cơ thể, đổi mới dòng lưu chuyển máu, nhưng mây mù trong tâm trí tôi không chịu tản ra. Cơ thể mình yếu quá rồi, tôi nghĩ, và quả thực tôi đã muốn nói to câu đó lên - "Cơ thể mình yếu quá rồi" - nhưng miệng tôi không động đậy nổi thành câu. Giá như thấy được những vì sao thì tốt biết mấy, tôi nghĩ! Nhưng tôi không nhìn thấy sao. Kasahara May đã bịt kín miệng giếng.

Tôi cứ nghĩ rằng nội trong buổi sáng thể nào Kasahara May cũng sẽ tới chỗ giếng, nhưng cô không đến. Suốt buổi sáng tôi ngồi chờ cô, lưng tựa vào vách giếng. Cảm giác khó ở suốt buổi sáng không chịu rời bỏ tôi, tâm trí tôi không còn sức tập trung vào bất cứ cái gì dù trong khoảng thời gian ngắn ngủi đến mấy. Những cơn đói liên tiếp trào lên rồi lại trôi qua, bóng tối quanh tôi hết dày lên rồi lại mỏng đi. Cứ mỗi làn sóng mới là lại thêm một chút khả năng tập trung của tôi bị lôi đi mất, như đồ đạc bị trộm khoắng từng cái một ra khỏi căn nhà không người ở.

Buổi trưa đã qua, Kasahara May vẫn không xuất hiện. Tôi nhắm mắt cố ngủ, hy vọng sẽ mơ thấy Kano Creta, nhưng giấc ngủ của tôi quá nông nên không thể mơ được. Ngay sau khi tôi từ bỏ mọi cố gắng tập trung, đủ thứ ký ức rời rạc bắt đầu xâm nhập vào tôi. Chúng đến lặng lẽ, như nước từ từ lấp đầy một cái hang ngầm. Những nơi tôi từng đến, những người tôi từng gặp, những vết thương tôi từng bị, những cuộc trò chuyện, những vật tôi đã mua, những gì tôi đã mất; tôi nhớ lại tất cả, vô cùng sinh động và chi tiết đến kinh ngạc. Tôi nhớ lại những căn nhà và căn hộ mình từng sống. Tôi nhớ lại những cánh cửa sổ, những cái tủ, bàn ghế, những ngọn đèn. Tôi nhớ lại những thầy cô, những giáo sư mình từng học, từ cấp tiểu học đến tận đại học. Những ký ức ấy ít hoặc hầu như không liên quan gì với nhau. Chúng là những ký ức vụn vặt, vô nghĩa, hiện lên chẳng theo thứ tự thời gian nào hết. Chốc chốc, dòng hồi tưởng của tôi lại bị gián đoạn vì một cơn đau đói mới. Nhưng mỗi ký ức đều sinh động đến kỳ lạ, khiến tôi rung động một cách vật chất như thể dưới sức mạnh của một cơn gió xoáy.

Tôi ngồi quan sát tâm trí mình theo đuổi những ký ức đó, cho đến khi hồi tưởng lại một sự cố từng xảy ra ở cơ quan khoảng ba, bốn năm trước. Đó chỉ là một sự kiện ngu ngốc, tầm phào, nhưng càng để thì giờ nhớ lại những chi tiết vô nghĩa của nó thì tôi lại càng bực tức, cho đến khi nỗi bực tức trở thành cơn giận điên người. Cơn giận xâm chiếm tôi dữ dội đến nỗi át đi mọi thứ khác - cơn mệt mỏi, cái đói, nỗi sợ -, khiến toàn thân tôi run lên, hơi thở tôi hổn hển. Tôi nghe tim mình đập thình thình, cảm thấy cơn giận đang bơm đầy adrenalin vào máu trong người tôi. Đó là một cuộc cãi vã phát sinh từ một sự hiểu lầm nhỏ nhặt. Một gã trong cơ quan buông mấy lời xúc phạm tôi, tôi cũng trả miếng, nhưng rồi cả hai đều nhận ra mình đã đấu khẩu vì chuyện không đâu, nên liền xin lỗi nhau, xí xóa mọi chuyện và không để bụng làm gì. Chuyện như vậy vẫn hay xảy ra: người ta bận, người ta mệt, thảnh thử mới thốt ra lời nhận xét bất cẩn nào đó. Chuyện ấy tôi đã quên từ lâu. Thế nhưng, trong bóng tối như mực dưới đáy giếng, hoàn toàn xa cách thực tại, ký ức đó lại trở về, sống động đến cháy bỏng. Tôi cảm thấy sức nóng của nó trên da tôi, nghe thấy nó đốt xèo xèo thịt tôi. Cớ sao trước một lời chỉ trích quá quắt như vậy phản ứng của mình lại yếu xìu thế kia chứ? Giờ thì tôi nghĩ ra đủ những lời mà lẽ ra tôi có thể nói với gã kia. Tôi gọt giũa những lời đó, mài sắc chúng, và chúng càng sắc bén, tôi lại càng tức giận.

Thế rồi, hết sức đột ngột, con quỷ ám kia đi mất, và toàn bộ câu chuyện kia chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Cớ sao tôi phải ôn lại những ký ức dở hơi như thế này? Có ích gì? Tay kia hẳn từ lâu đã quên béng cuộc cãi vã đó. Bản thân tôi cho đến thời điểm này cũng đã quên. Tôi hít một hơi sâu, chùng vai xuống, cơ thể tôi lại chìm vào bóng tối. Tôi thử theo đuổi một ký ức khác, nhưng khi cơn tam bành đã qua, tôi chẳng còn ký ức nào nữa. Đầu tôi lúc này rỗng không như dạ dày tôi.

Thế rồi, từ lúc nào không biết, tôi bắt đầu tự nói với mình, lẩm bẩm thành lời những mẩu ý nghĩ rời rạc mà tôi không hề biết là mình có. Tôi không dừng được. Tôi nghe miệng mình thốt ra lời, nhưng chẳng hiểu tí gì những điều mình đang nói. Miệng tôi tự chuyển động, tuôn ra từng chuỗi lời xuyên qua bóng tối, những lời mà tôi không tài nào nắm được ý nghĩa. Chúng tuôn ra từ bóng tối này để rồi bị nuốt chửng vào bóng tối khác. Cơ thể tôi chẳng qua chỉ là một cái ống rỗng, một cầu dẫn để chuyển lời từ đó đến đây. Chúng hẳn nhiên là những mẩu ý nghĩ, nhưng đó là ý nghĩ sinh ra ngoài ý thức của tôi.

Chuyện gì đang xảy ra vậy? Thần kinh tôi sắp đứt ư? Tôi nhìn đồng hồ. Kim chỉ 3:42. Có lẽ 3 giờ 42 chiều. Tôi thử hình dung ánh sáng lúc 3 giờ 42 phút vào một buổi chiều hè. Tôi hình dung chính mình trong làn ánh sáng đó. Tôi lắng tai cố tìm một âm thanh mà tai tôi có thể bắt được, nhưng không có gì hết: không tiếng ve sầu hay tiếng chim, không một giọng trẻ con. Có lẽ trong khi tôi ở dưới đáy giếng này, Chim vặn dây cót đã thôi vặn dây cót và thế giới đã ngừng chuyển động. Từng tí một, dây cót chùn dần, và đến một lúc nào đó, mọi chuyển động - dòng sông chảy, cành lá xao xác, chim bay qua bầu trời - thảy đã ngừng lại.

Kasahara May đang làm gì vậy? Sao cô ta không tới? Cô ta không tới đây đã lâu quá rồi. Đột nhiên tôi nảy ra ý nghĩ biết đâu có chuyện gì kinh khủng đã xảy ra với cô ta, tai nạn xe cộ chẳng hạn. Trong trường hợp đó sẽ chẳng còn ai trên đời này biết tôi đang ở dưới đây. Và tôi sẽ thật sự chết một cái chết từ từ nơi đáy giếng.

Tôi quyết định xét vấn đề theo một cách khác. Kasahara May không phải là người bất cẩn như vậy. Cô ta không dễ gì để cho ô tô chẹt. Hẳn là bây giờ cô đang ở trong phòng, thỉnh thoảng lại lấy ống nhòm quan sát khu vườn này mà hình dung cảnh tôi đang ở dưới giếng. Cô ta cố tình làm thế: cứ kéo dài thời gian ra, để tôi phải sợ, để tôi phải cảm thấy mình đã bị bỏ rơi. Đó là tôi đoán vậy. Và nếu quả thật cô cố tình kéo dài thời gian thì kế hoạch của cô đã quá thành công. Tôi đang thực sự sợ đây. Tôi đang thực sự thấy mình bị bỏ mặc đây. Mỗi khi trong đầu hiện ra ý nghĩ mình rất có thể sẽ chết rục xương trong bóng tối này, nỗi khiếp đảm lại khiến tôi nghẹn thở. Thời gian càng trôi qua, tôi lại càng yếu sức, cho đến khi những cơn đói trở nên đủ khốc liệt để giết chết tôi. Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra, có khi tôi đã mất khả năng cử động thân mình theo ý muốn. Thậm chí nếu ai đó hạ thang dây xuống cho tôi, có khi tôi không còn leo lên nổi nữa. Toàn bộ răng tóc tôi hẳn sẽ rụng hết.

Rồi tôi lại đâm lo về chuyện không khí. Tôi ở dưới đáy cái ống bê tông sâu, hẹp này đã hai ngày rồi, vậy mà chưa hết, nắp đã bị bịt kín. Lưu thông không khí hoàn toàn chẳng có. Không khí quanh tôi bỗng nhiên có vẻ nặng trịch, đè ép. Tôi không biết đó là do trí tưởng tượng đánh lừa tôi hay quả thật không khí đã trở nên nặng hơn vì thiếu oxy. Để biết chắc, tôi hít vào sâu rồi thở ra mấy lần, nhưng càng thở càng khó chịu. Sợ hãi khiến toàn thân tôi vã mồ hôi. Hễ tôi bắt đầu nghĩ đến không khí là cái chết liền xâm chiếm tâm trí tôi như một cái gì có thật, không tránh khỏi. Nó dâng lên như một làn nước im lìm, đen kịt, thấm vào từng ngóc ngách của ý thức tôi. Cho đến giờ tôi chỉ nghĩ đến khả năng chết đói, mà để chết đói thì vẫn còn nhiều thời gian. Nhưng nếu hết oxy, mọi chuyện sẽ kết thúc nhanh hơn nhiều.

Chết vì ngạt thở thì thế nào nhỉ? Kéo dài trong bao lâu? Có phải đó là một quá trình chậm chạp, đau đớn, hay tôi sẽ dần dần mất ý thức và chết như là thiếp ngủ? Tôi hình dung Kasahara May đến chỗ giếng thì thấy tôi đã chết. Cô sẽ lớn tiếng gọi tôi mấy lần, không nghe tiếng trả lời, cô sẽ thả vài hòn sỏi xuống giếng bởi cho rằng tôi đang ngủ. Nhưng tôi sẽ không thức dậy. Khi đó cô sẽ nhận ra rằng tôi đã chết.

Tôi muốn hét gọi ai đó. Tôi muốn thét lên rằng mình đang bị nhốt ở đây. Rằng tôi đói. Rằng không khí sắp không còn thở được nữa. Tôi thấy như mình đã trở lại là đứa bé bơ vơ không người giúp đỡ. Tôi đã trốn nhà đi trong một cơn bốc đồng và không tìm được lối về nhà. Tôi đã quên mất đường. Đó là một giấc mơ tôi đã mơ hàng bao nhiêu lần. Đó là cơn ác mộng suốt thời niên thiếu của tôi - lạc đường, mất lối về nhà. Tôi đã quên tất cả những cơn ác mộng đó từ nhiều năm nay. Nhưng giờ đây, dưới đáy giếng sâu này, chúng lại trồi lên, sống động đến đáng sợ. Thời gian quay ngược lại trong bóng tối, để rồi bị một loại thời gian khác nuốt chửng.

Tôi rút bi đông ra khỏi ba lô, mở nắp, rồi, hết sức cẩn thận, cố không đánh rơi một giọt nào, tôi cho một chút nước vào miệng. Tôi ngậm nước trong miệng một hồi lâu, nếm náp cái hơi ẩm, rồi mới nuốt càng chậm càng tốt. Một âm thanh to phát ra từ cuống họng tôi khi nước trôi qua, như thể một vật gì cứng, nặng vừa rơi xuống đất, thế nhưng đó chỉ là âm thanh khi tôi nuốt vài giọt nước.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 19:46:25 | Chỉ xem của tác giả


- Ông Okada ơi!

Ai đó đang gọi tôi. Tôi nghe giọng nói trong giấc mơ.

- Ông Okada ơi! Ông Okada! Dậy đi!

Nghe như giọng Kano Creta. Tôi cố mở mắt, nhưng chẳng có gì thay đổi. Quanh tôi vẫn là bóng tối, tôi không thể nhìn thấy gì. Không có ranh giới rõ ràng giữa ngủ và thức. Tôi gắng nhổm dậy, nhưng mấy ngón tay tôi không còn đủ sức. Cơ thể tôi lạnh ngắt, rúm ró, ỉu xìu, như quả dưa chuột bị bỏ quên lâu ngày trong tủ lạnh. Tâm trí tôi mụ mị vì kiệt sức và yếu ớt. Tôi cóc cần, cô muốn gì cứ làm đi, tôi sẽ lại cương cứng trong tâm trí rồi xuất tinh trong thực tại. Làm đi, nếu cô đã muốn vậy. Trong ý thức mờ đục, tôi đợi hai bàn tay cô cởi thắt lưng tôi. Nhưng giọng của Kano Creta vang lên từ đâu đó ở trên đầu. "Ông Okada ơi! Ông Okada!", cô gọi. Tôi ngẩng lên thì thấy nửa nắp giếng đang mở, bên trên là một bầu trời đẹp đẽ, đầy sao, một mảnh trời hình bán nguyệt.

- Tôi đây!

Tôi nhổm người, cố đứng dậy. Ngẩng lên, tôi lại hét: - Tôi đây!

- Ông Okada! - Kano Creta ngoài đời thực nói. - Ông ở dưới đó à?

- Vâng, tôi ở đây.

- Làm sao lại thế được?

- Chuyện dài lắm.

- Xin lỗi, tôi nghe ông không rõ lắm. Ông nói to hơn chút được không?

- Chuyện dài lắm! - tôi hét. - Để ra khỏi đây xong tôi sẽ kể cô nghe. Ngay lúc này tôi không nói thật to được.

- Đây là thang dây của ông à?

- Phải.

- Làm sao ở dưới đó mà ông đưa nó lên đây được? Ông ném lên à?

- Dĩ nhiên là không! - Cớ sao tôi phải làm vậy chứ? Làm thế nào tôi có thể làm vậy chứ? - Dĩ nhiên là không! Có ai đó đã kéo lên mà không bảo tôi.

- Nhưng nếu vậy thì ông không ra khỏi đây được.

- Dĩ nhiên là không, - tôi nói, cố giữ kiên nhẫn. - Chuyện là vậy đó. Tôi không ra khỏi đây được. Cô có thể làm ơn thả cái thang xuống không? Bằng cách đó thì tôi sẽ ra được.

- Vâng, dĩ nhiên, tôi sẽ làm ngay.

- Đợi một chút! Trước khi thả xuống, cô làm ơn kiểm tra xem nó còn buộc chắc vào gốc cây không. Nhỡ ra...

Nhưng cô không đáp. Hình như không còn ai ở đó nữa. Tôi cố hết sức căng mắt nhìn lên miệng giếng, nhưng không thấy ai. Tôi lấy đèn pin ra khỏi ba lô mà rọi lên trên, nhưng ánh đèn pin không bắt được dáng người nào. Nó chỉ rọi thấy chiếc thang dây treo ở nguyên chỗ cũ, như thể từ trước đến giờ nó vẫn luôn ở đó. Tôi thở một hơi dài. Khi thở ra, tôi cảm thấy như một cái khối cứng ở sâu trong cơ thể tôi chùng xuống, tan đi.

- Này! Kano Creta ơi! - tôi hét, nhưng vẫn không có tiếng trả lời.

Kim đồng hồ của tôi chỉ 1:07. Một giờ bảy phút lúc nửa đêm, dĩ nhiên. Những ngôi sao nhấp nháy trên đầu tôi cho biết thế. Tôi quảy ba lô lên vai, hít một hơi dài rồi bắt đầu leo lên. Thang tròng trành, leo rất khó. Cứ mỗi lần vận sức, từng cơ bắp, từng khúc xương và khớp sụn tôi đều rên rỉ kêu đau. Tôi cẩn thận lên từng bước một, chẳng mấy chốc đã thấy không khí xung quanh ấm lên, sau đó là mùi cỏ không lẫn vào đâu được. Tiếng côn trùng giờ đã lọt đến tai tôi. Tôi đặt tay lên thành giếng, rồi với một nỗ lực cuối cùng ẩy người lên, gần như lăn tròn xuống mặt đất mềm. Vậy là tôi lại ở trên mặt đất. Tôi nằm ngửa một hồi, chẳng nghĩ ngợi gì. Tôi nhìn lên trời, hít không khí thật sâu vào phổi, hít mãi, hít mãi - bầu không khí dày, ấm áp của đêm hè, đầy mùi hương tươi mát của sự sống. Tôi ngửi thấy mùi đất, mùi cỏ. Chỉ mùi đó thôi là đủ để lòng bàn tay tôi cảm thấy cái mềm mại khi sờ lên mặt đất, sờ lên cỏ. Tôi muốn bốc cả đất, cả cỏ lên trong tay mà ăn ngấu nghiến.

Chẳng còn vì sao nào trên bầu trời nữa: không một cái nào. Những vì sao trên kia chỉ có thể nhìn thấy từ dưới đáy giếng thôi. Treo trên bầu trời chỉ có vầng trăng gần tròn, to lồ lộ.

Tôi nằm như thế trong bao lâu, tôi không biết. Mãi một lúc lâu, tôi chỉ lắng nghe tiếng đập của tim mình. Tôi cảm thấy mình có thể cứ sống như vậy mãi mãi mà chỉ làm mỗi việc ấy thôi - lắng nghe tim mình đập. Nhưng cuối cùng tôi cũng đứng dậy nhìn xung quanh. Không có một ai. Khu vườn trải rộng trong bóng đêm, con chim đá vẫn nhìn chăm chắm lên trời như mọi khi. Không có ánh đèn nào trong nhà Kasahara May. Chỉ có một ngọn đèn thủy ngân đang cháy trong sân, hắt ánh sáng nhợt nhạt, vô cảm ra con ngõ không người. Kano Creta biến đi đâu rồi?

Dù thế nào đi nữa, việc đầu tiên cần làm là về nhà - về nhà, uống gì đó, ăn gì đó, tắm cho thật kỹ, thật lâu. Người tôi hẳn bốc mùi kinh lắm. Tôi phải tống khứ cái mùi đó đi trước khi làm bất cứ việc gì khác. Kế đó tôi phải làm đầy cái bao tử rỗng không. Những chuyện khác sau hẵng hay.

Tôi theo con đường quen thuộc để về nhà; nhưng với mắt tôi, con ngõ trông khang khác, là lạ. Có lẽ là bởi ánh trăng sống sít, những dấu hiệu của sự tù đọng và thối rữa nổi bật lên rõ rệt khác thường, tôi ngửi thấy cái gì đó như mùi thịt thối xác thú chết, mùi khắm lặm không thể nhầm lẫn của phân và nước tiểu. Trong nhiều nhà, người ta vẫn còn thức, vừa xem tivi vừa trò chuyện hay ăn uống. Từ một cửa sổ thoát ra mùi thức ăn ngậy mỡ, hành hạ không thương tiếc tâm trí và dạ dày tôi. Tôi đi qua một chiếc máy điều hòa đang kêu ro ro, nó xộc vào tôi một làn khí ấm. Tôi nghe tiếng vòi hoa sen và thấy hình người mờ mờ trên cửa sổ một buồng tắm.

Tôi cố sức trèo qua bức tường sau nhà rồi buông mình xuống sân. Từ đây, căn nhà có vẻ tối om om, dường như nó đang nín thở. Nó không có vẻ gì là ấm áp hay thân thiết. Vốn là căn nhà nơi cuộc sống của tôi vẫn trôi qua ngày này sang ngày khác, nhưng lúc này nó chỉ là một căn nhà hoang không dấu vết con người. Thế nhưng nếu tôi có một căn nhà để trở về thì nó đấy.

Tôi bước lên hàng hiên, đẩy cánh cửa bằng kính ra. Bị nhốt bên trong quá lâu nên không khí nặng nề, tù đọng. Nó có mùi như trộn giữa mùi hoa quả chín nẫu với mùi thuốc diệt trùng. Mẩu thư ngắn tôi để lại trên bàn bếp vẫn còn đó. Những bát đĩa tôi đã rửa vẫn xếp chồng y nguyên trên giá phơi. Tôi lấy một cái cốc, rót đầy rồi lại rót nữa, rót nữa, hứng nước thẳng từ vòi. Trong tủ lạnh chẳng có gì đặc biệt: một mớ hổ lốn những thức ăn thừa, những thứ chỉ mới dùng một phần: trứng, dăm bông, xà lách khoai tây, cà tím, rau diếp, cà chua, đậu phụ, bơ, sữa. Tôi rót ít sữa lên một bát bánh bột ngô nướng rồi ăn. Lý ra tôi phải đói cào ruột mới đúng, nhưng sau khi thấy những thức ăn thật sự có trong tủ lạnh, tôi lại gần như không thấy đói. Có chăng tôi chỉ thấy buồn nôn. Tuy vậy, để làm dịu bớt cơn đau của cái dạ dày rỗng, tôi ăn thêm ít bánh quy. Nhưng rồi bánh quy cũng chẳng làm tôi muốn ăn gì thêm nữa.

Tôi xuống buồng tắm, cởi hết quần áo vứt vào máy giặt. Đứng dưới vòi hoa sen nóng, tôi kỳ cọ từng phân vuông trên cơ thể rồi gội đầu. Chiếc mũ gội đầu bằng nylon của Kumiko vẫn treo trong buồng tắm. Dầu gội đầu của nàng cũng ở đó, dầu dưỡng tóc, chiếc lược bằng nhựa nàng hay dùng khi gội đầu cũng ở đó. Bàn chải răng của nàng. Chỉ xỉa răng của nàng. Mọi thứ đều y như trước khi nàng ra đi. Sự thay đổi duy nhất do việc nàng vắng mặt là một sự kiện đơn giản: Kumiko không còn đó nữa.

Tôi đứng trước gương xem xét kỹ mặt mình. Đầy những sợi râu lún phún đen. Ngần ngừ một chút, tôi quyết định không cạo râu. Nếu cạo bây giờ có khi tôi làm xước mặt mất. Mai cạo cũng được. Tôi có phải gặp ai đâu. Tôi đánh răng, súc miệng mấy lần rồi ra khỏi buồng tắm. Đoạn tôi mở một lon bia, lấy một quả cà chua và một cây rau diếp trong tủ lạnh ra làm món salad. Ăn món salad xong, tôi bắt đầu thấy muốn ăn thêm, bèn lấy ra ít salad khoai tây, kẹp vào giữa hai lát bánh mì rồi ăn. Tôi chỉ nhìn đồng hồ mỗi một lần.

Tôi vào toa lét, đứng nhắm mắt mà tiểu một hồi lâu. Thật khó mà tin được mình lại tiểu lâu đến thế. Có cảm giác như tôi sẽ ngất xỉu giữa lúc đang đứng tiểu như vậy. Sau đó tôi lên phòng khách, nằm duỗi dài trên sofa, nhìn đăm đăm lên trần nhà. Cảm giác thật kỳ lạ: cơ thể tôi mệt nhoài, nhưng trí óc tỉnh như sáo. Tôi không buồn ngủ chút nào hết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 19:48:18 | Chỉ xem của tác giả


Tôi chợt nghĩ cần phải kiểm tra hòm thư. Có thể có người gửi thư cho tôi trong khi tôi đang ở dưới giếng. Tôi ra phòng ngoài xem thì thấy có một lá thư. Phong bì không đề tên người gửi, nhưng nét chữ viết tay ở mặt trước rõ ràng là của Kumiko. Những con chữ nhỏ tí, từng chữ một đều được viết - gần như là vẽ - một cách kỳ khu, nắn nót, như là họa tiết trang trí. Viết theo kiểu này mất khối thời gian, nhưng nàng chỉ biết mỗi cách đó thôi. Mắt tôi chuyển ngay lên dấu bưu điện. Con dấu lem nhem, gần như không đọc được, nhưng tôi vẫn nhìn ra được chữ taka, còn một chữ có thể là matsu. Takamatsu ở tỉnh Kagawa sao? Theo chỗ tôi biết, Kumiko chẳng quen ai ở Takamatsu cả. Hai chúng tôi chưa hề tới đó, nàng cũng chưa bao giờ từng nói đến chuyện từng đi phà sang Shikoku hoặc băng qua cây cầu mới. Cái tên Takamatsu đơn giản là chưa bao giờ xuất hiện trong những lần trò chuyện giữa chúng tôi. Chắc không phải Takamatsu đâu.

Dù thế nào thì thế, tôi mang thư vào bếp, ngồi xuống bàn, lấy kéo rọc phong bì, cẩn thận sao cho không cắt phải thư ở bên trong. Để trấn tĩnh, tôi nốc cạn chỗ bia còn lại.

Chắc anh đã rất sốc và lo lắng khi em biến mất đột ngột như vậy mà không nói một lời - Kumiko viết như vậy bằng loại mực Mont Blanc màu xanh đen nàng vẫn dùng. Giấy là loại giấy viết thư mỏng bình thường, đâu cũng có bán.

Em đã định viết thư cho anh sớm hơn để giải thích mọi chuyện cho tới nơi tới chốn, nhưng trong khi em đang vắt óc nghĩ không biết làm sao có thể diễn tả được chính xác cảm xúc của em, làm sao có thể giải thích tình trạng hiện thời của em cho anh hiểu thì thời gian cứ vùn vụt trôi qua. Em rất áy náy với anh về chuyện đó.

Hẳn là mãi đến giờ anh vẫn ngờ em có dan díu với người khác. Em đã có quan hệ tình dục với người đó trong khoảng gần ba tháng. Em gặp ông ta vì quan hệ công việc; anh không biết ông ấy đâu. Mà ông ấy là ai cũng chẳng quan trọng lắm. Em sẽ không bao giờ gặp ông ta nữa. Ít nhất là với em, chuyện đó đã chấm dứt. Điều này có thể an ủi anh phần nào, mà cũng có thể không.

Em có yêu ông ta không? Câu hỏi ấy em không sao trả lời được. Mà bản thân câu hỏi dường như cũng không cần thiết. Em có yêu anh không? Điều đó thì em có thể trả lời không do dự: có. Quả thực em đã vô cùng hạnh phúc khi lấy anh. Đến giờ em vẫn thấy như vậy. Anh có thể hỏi: đã thế sao em còn phải có nhân tình nhân ngãi làm gì, lại còn bỏ nhà đi? Em cũng đã tự hỏi mình câu đó không biết bao nhiêu lần ngay khi chuyện đó đang diễn ra: Tại sao mình phải làm vậy chứ?

Em không cách nào giải thích điều đó được. Em chưa bao giờ có ý muốn kiếm tình nhân hay tằng tịu với ai. Những ý nghĩ đó tuyệt chẳng hề nảy ra trong đầu em khi em gặp ông ta lần đầu. Em với ông ta gặp nhau mấy lần vì công việc. Mặc dù hai người nói chuyện với nhau khá hợp, song những lúc trò chuyện qua điện thoại chỉ thỉnh thoảng em với ông ta mới nói đôi ba chuyện khác ngoài công việc thôi. Ông ta lớn tuổi hơn em nhiều, có vợ con, cũng không đặc biệt hấp dẫn đối với em trong tư cách đàn ông. Vì vậy trong đầu em chẳng bao giờ nảy ra ý nghĩ một lúc nào đó mình sẽ dan díu với ông ta.

Nói thế không có nghĩa là em đã hoàn toàn loại bỏ được ý nghĩ ăn miếng trả miếng với anh. Em vẫn ấm ức mãi chuyện anh từng qua đêm với người đàn bà nào đó. Em tin anh khi anh nói anh chẳng làm gì cô ta cả, nhưng dù có thật anh chẳng làm gì cô ta thì em cũng không dễ quên được. Tâm trạng em là vậy đó. Nhưng dù vậy, em dan díu với người khác không phải là để trả miếng anh. Em nhớ có lần em nói vậy thật, nhưng ấy là em chỉ dọa thôi. Em ngủ với ông ta vì em muốn ngủ với ông ta. Vì em không thể chịu nổi nếu không ngủ với ông ta. Vì em không kìm nén nổi dục vọng xác thịt của mình.

Sau một thời gian không gặp nhau, em với ông ta mới có dịp cần gặp vì công việc. Làm việc xong, em với ông ta đi ăn tối, sau đó thì đi uống cái gì đó. Em vốn không biết uống rượu, dĩ nhiên rồi, thành thử để giữ lịch sự, em chỉ uống một cốc nước cam không pha một giọt rượu nào. Vì vậy rượu chẳng liên quan gì đến chuyện đã xảy ra. Bọn em chỉ ăn uống và trò chuyện theo cách bình thường nhất. Nhưng rồi, đến một lúc, em với ông ta chạm vào người nhau, khi đó em không thể nghĩ đến gì khác ngoài chuyện làm sao ngả vào vòng tay ông ta. Ngay khoảnh khắc hai bên động chạm nhau, em biết ông ta thèm muốn em, và hình như ông ta biết em cũng thèm muốn ông ta. Dường như có một dòng điện hoàn toàn phi lý, choáng ngợp vừa xẹt qua giữa em với ông ta. Em cảm thấy như bầu trời đã sụp xuống em. Má em nóng bừng, tim em đập thình thịch, em có cảm giác nằng nặng, tan chảy ở dưới sườn. Khó khăn lắm em mới ngồi thẳng được trên ghế quầy bar, cảm giác đó mạnh quá. Đầu tiên em không biết điều gì đang diễn ra bên trong mình, nhưng chẳng mấy chốc em nhận ra đó là dục vọng xác thịt. Em thèm muốn ông ta mãnh liệt đến mức gần như không thở được. Chẳng biết ai gợi ý đầu tiên, em và ông ta đi bộ sang một khách sạn gần đó rồi làm tình với nhau như điên dại.

Nói chuyện này ra một cách rành rọt như vậy chắc hẳn sẽ làm anh đau lòng, nhưng em tin rằng về lâu dài, tốt nhất là có một lời thú nhận trung thực, chi tiết. Đau lòng thì có thể đau lòng đấy, nhưng mong anh hãy cố chịu đựng mà đọc tiếp.

Những gì em đã làm với ông ta tuyệt chẳng có gì liên quan đến "tình yêu". Chỉ là em muốn được ông ta ôm ấp, muốn cảm thấy ông ta nhập vào trong em. Cả đời em chưa bao giờ thấy cần thân thể một người đàn ông đến nghẹt thở như vậy. Trước kia em vẫn đọc được trong sách về một "dục vọng không sao chịu nổi", nhưng mãi đến ngày hôm đó em mới nhận ra mấy chữ ấy có ý nghĩa gì.

Tại sao cái nhu cầu ấy trỗi lên trong em đột ngột như vậy, tại sao không phải với anh mà với người khác, em không biết. Cái dục vọng trong em khi đó không thể nào kiềm chế được, mà em cũng không cố kiềm chế. Xin hãy hiểu cho em: lúc ấy trong đầu em không hề có ý nghĩ rằng em đang phản bội anh. Cuộc ái ân trên giường khách sạn với ông ta là một cái gì rất gần với cơn điên. Nói thật, cả đời em chưa bao giờ thấy thích thú như lần đó. Không, không đơn giản chỉ là "thích thú". Thể xác em lăn lộn trong bùn nóng hổi. Tâm trí em hút lấy khoái lạc, hút mãi cho đến độ nổ tung - và nó nổ tung. Thật là kỳ diệu. Đó là một trong những điều tuyệt vời nhất em từng biết đến trong đời.

Rồi thì, như anh đã biết, em giấu kín mãi chuyện đó. Anh chẳng bao giờ nhận ra em đang có nhân tình. Anh chẳng bao giờ nghi ngờ em, cho dù em bắt đầu về nhà muộn. Em biết anh tuyệt đối tin tưởng em. Anh nghĩ em không bao giờ có thể phản bội anh. Và dù phản bội lòng tin đó của anh, em hoàn toàn không có cảm giác tội lỗi. Em cứ từ phòng khách sạn gọi điện về bảo việc nhiều quá nên em phải làm muộn. Dối trá chất chồng dối trá, nhưng điều đó chẳng làm em động tâm. Dường như với em đó là điều tự nhiên nhất trên đời. Tự đáy lòng em cần cuộc sống bên anh. Căn nhà em chung sống với anh là thế giới của em. Em thuộc về nơi đó. Nhưng thân thể em lại cuồng nhiệt đòi ái ân với người đàn ông kia. Một nửa em ở đằng này, nửa khác ở đằng kia. Em biết sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra tan vỡ, nhưng lúc đó em cảm thấy cuộc sống kép kia có thể kéo dài mãi. Ở đây em sống bình an với anh, ở kia em làm tình cuồng loạn với ông ta.

Em mong anh hiểu ít nhất là một điều này. Rằng đây hoàn toàn không phải chuyện anh kém cỏi hơn ông ta trong chuyện ái ân hay thiếu hấp dẫn về tình dục, cũng không phải vì em đã chán làm tình với anh. Mà chỉ là, trong lúc đó, thân thể em cảm thấy một nỗi khao khát tình dục mãnh liệt, không thể kiềm chế nổi. Em không sao cưỡng lại được. Tại sao lại xảy ra như thế, em không biết. Trong suốt mấy tuần ngủ với ông ta, có đôi lần em cũng nghĩ đến việc ngủ với anh. Nếu chỉ ngủ với ông ta mà không ngủ với anh thì thật bất công cho anh. Nhưng trong vòng tay anh, em không còn cảm nhận được gì cả. Hẳn anh cũng nhận thấy thế. Suốt gần hai tháng, em cố nặn ra đủ cớ này cớ nọ để tránh quan hệ tình dục với anh.

Thế rồi một hôm, ông ta đòi em bỏ anh để theo ông ta. Ông ta bảo: chúng mình là một cặp rất đẹp đôi, chẳng có lý do gì để chúng ta không ở bên nhau. Ông ta nói ông ta sẽ bỏ gia đình. Em đề nghị ông ta cho em thời gian suy nghĩ. Nhưng đêm đó, trên chuyến xe về nhà sau khi chia tay với ông ta, em nhận ra mình không còn cảm thấy gì ở ông ta nữa. Em không hiểu nổi chính mình, nhưng ngay lúc ông ta bảo em theo ông ta thì cái gì đó đặc biệt mà em cảm thấy bên trong mình lập tức biến đâu mất, như có cơn gió mạnh nào ập tới thổi phăng nó đi. Nỗi thèm khát ông ta đã biến mất khỏi em không còn dấu vết.

Chính khi đó em bắt đầu thấy có tội với anh. Như em đã viết ở trên, khi còn thèm muốn mãnh liệt ông ta, em đã hoàn toàn không có cảm giác đó. Em chỉ thấy thật thoải mái vì anh không hề nhận thấy gì. Em đã nghĩ chuyện gì rồi cũng xong, miễn là anh không nhận ra. Mối quan hệ giữa em với ông ta thuộc về một thế giới hoàn toàn khác với quan hệ giữa em với anh. Tuy nhiên, khi nỗi thèm muốn ông ta đã biến mất, em không còn biết mình đang ở đâu nữa.

Em đã luôn luôn tự coi mình là kẻ trung thực. Đúng là em cũng có lỗi lầm. Nhưng nếu là những chuyện quan trọng, em không bao giờ nói dối với ai hoặc lừa dối chính mình. Em đã không bao giờ giấu anh bất cứ chuyện gì. Đó là một nguồn tự hào nho nhỏ của em. Nhưng rồi, suốt mấy tháng trời, em cứ nói dối anh như cuội mà chẳng mảy may dằn vặt.

Chính điều đó bắt đầu giày vò em. Nó làm em cảm thấy mình như một kẻ rỗng tuếch, vô nghĩa, không chút giá trị gì. Mà có lẽ đúng thế thật. Nhưng ngoài ra còn một điều khác vẫn cứ làm em băn khoăn: làm thế nào em lại đột ngột cảm thấy thèm khát nhục dục một cách dữ dội, bất thường như vậy với một người đàn ông mà em không yêu? Điều đó em không hiểu nổi. Giá như không có cái dục vọng đó thì giờ em vẫn đang sống hạnh phúc với anh rồi. Còn người kia thì vẫn là một người bạn tốt để thỉnh thoảng tán gẫu. Nhưng cái cảm giác đó, cái thèm khát nhục dục không thể tin được, không thể cưỡng được đó, nó đã làm sụp đổ tất cả những gì chúng ta đã xây nên trong những năm qua. Nó đã cướp đi tất cả những gì của em: nó cướp anh đi, cướp căn nhà chúng ta chung sức làm nên, và công việc của em. Tại sao điều đó lại phải xảy ra cơ chứ?

Sau khi em phá thai cách đây ba năm, em có bảo anh rằng có một điều em phải nói với anh. Anh có nhớ không? Có lẽ đúng ra đã em phải nói. Đúng ra em nên kể với anh tất cả những gì trong lòng em trước khi xảy ra cơ sự này. Chuyện này hẳn đã không xảy ra nếu như em đã kể. Nhưng bây giờ khi mọi sự đã rồi - thậm chí cả bây giờ nữa -, em vẫn không tin mình có thể kể với anh những gì em đã cảm thấy hồi đó. Đó là bởi em thấy hình như một khi em đã nói điều đó thành lời, mọi sự sẽ còn tan nát hơn cả bây giờ nữa. Chính vì vậy em mới đâm ra nghĩ, tốt nhất là em nên nuốt nó vào mình rồi chính mình biến mất đi.

Em rất tiếc phải nói với anh điều này, nhưng thực tế là em chưa bao giờ có khoái cảm tình dục thật sự với anh, dù trước hay sau khi chúng ta cưới nhau. Em rất sung sướng mỗi khi anh ôm em vào vòng tay anh, nhưng cảm giác của em lúc đó lại mơ hồ, xa xôi, gần như nó thuộc về một người nào khác. Đó hoàn toàn không phải lỗi tại anh. Việc em không có khả năng cảm xúc hoàn toàn là tại em, chỉ tại em thôi. Có một cái rào cản nào đó ở bên trong em, nó bóp nghẹt mọi cảm xúc tình dục của em. Nhưng khi chẳng biết vì lý do gì cái rào cản đó bị cuốn phăng đi khi làm tình với ông ta, em không còn biết mình nên làm gì.

Giữa anh và em luôn luôn có một cái gì đó rất gần gũi và tinh tế. Ngay từ đầu đã như vậy. Nhưng giờ đây nó đã mất đi vĩnh viễn. Cái sự ăn rơ tuyệt vời đó, cái điều huyền bí đó, đã bị hủy diệt. Bởi chính em đã hủy diệt nó. Hay nói chính xác hơn, một cái gì đó đã buộc em hủy diệt nó. Em hối tiếc vô cùng vì đã xảy ra như vậy. Không ai trên đời này có thể may mắn như em khi được ở cùng anh. Em căm thù cái gì đã gây nên nông nỗi này. Anh không thể biết em căm thù nó đến nhường nào đâu. Em muốn biết chính xác nó là cái gì. Em phải biết chính xác nó là cái gì. Em phải tìm cho ra cội rễ của nó, phán xử và trừng phạt nó. Em không biết liệu mình có đủ sức làm vậy không. Nhưng có một điều chắc chắn: đây là vấn đề của riêng em. Nó không liên quan gì đến anh.

Em chỉ có một điều muốn xin anh. Đó là đừng bận tâm đến em nữa. Đừng cố công tìm em. Hãy quên em đi mà bắt đầu một cuộc đời mới. Về phần gia đình em, em sẽ làm việc cần làm: em sẽ viết thư cho họ giải thích rằng tất cả là lỗi của em, rằng anh hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm. Họ sẽ không làm khó dễ gì anh. Thủ tục ly dị chính thức sẽ bắt đầu sớm thôi, em nghĩ vậy. Thế là tốt nhất cho cả hai ta. Nên mong anh đừng phản đối. Cứ làm như vậy. Còn về quần áo và những đồ đạc khác em để lại, em rất tiếc, nhưng anh hãy tống khứ đi, hoặc hiến tặng đâu đó. Mọi cái đã là quá khứ rồi. Tất cả những gì em từng dùng khi còn sống với anh, nay em không có quyền dùng nữa.

Vĩnh biệt.


Tôi đọc thư một lần nữa từ đầu đến cuối rồi cho lại vào phong bì. Rồi tôi lấy thêm một lon bia ra khỏi tủ lạnh mà uống.

Nếu Kumiko đang định nộp đơn xin ly dị, thế nghĩa là ít nhất nàng không có ý định tự tử vào lúc này. Điều ấy làm tôi nhẹ nhõm phần nào. Nhưng rồi tôi sực nhớ, đã gần hai tháng qua tôi không có quan hệ tình dục với ai. Như Kumiko nói trong thư, nàng đã khước từ ngủ với tôi trong suốt thời gian đó. Nàng nói nàng bị viêm bàng quang nhẹ, bác sĩ bảo nàng phải kiêng quan hệ tình dục một thời gian. Và dĩ nhiên tôi đã tin nàng. Tôi không có lý do nào để không tin.

Trong hai tháng đó tôi đã có quan hệ với phụ nữ trong những giấc mơ - hoặc trong một thế giới nào đó mà với vốn từ hạn hẹp của mình tôi chỉ có thể gọi là giấc mơ - với Kano Creta và với người đàn bà trên điện thoại. Nhưng giờ nghĩ lại tôi mới thấy, đã hai tháng qua kể từ lần cuối tôi ngủ với một người đàn bà có thực trong thế giới thực. Nằm trên sofa, nhìn chăm chăm vào hai bàn tay của chính mình đặt trên ngực, tôi nghĩ đến lần cuối cùng nhìn thấy thân thể Kumiko. Tôi nghĩ đến đường cong mềm mại của lưng nàng khi tôi kéo khóa áo cho nàng, mùi nước hoa sau tai nàng. Tuy nhiên, nếu những gì nàng nói trong thư là sự thật không thể thay đổi được thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ được ngủ với Kumiko nữa. Nàng đã viết như vậy một cách rõ ràng, dứt khoát thế kia: nó có thể là gì khác ngoài sự thật không thể thay đổi được?

Càng nghĩ đến việc quan hệ của Kumiko có thể đã là chuyện trong quá khứ, tôi càng nhớ da diết hơi ấm dịu dàng của tấm thân ấy, tấm thân từng có lúc thuộc về tôi. Tôi luôn thấy khoái lạc những khi ngủ với nàng. Dĩ nhiên, tôi đã thấy khoái lạc như vậy từ trước khi chúng tôi lấy nhau, nhưng ngay cả khi vài năm đã qua, những run rẩy và rung động thuở đầu đã nhạt thì mỗi khi ngủ với nàng tôi vẫn thấy sung sướng. Tấm lưng thon mảnh của nàng, phía sau cổ nàng, đôi chân nàng, cặp vú nàng - tôi có thể nhớ lại từng bộ phận thân thể nàng một cách hoàn toàn sống động. Tôi nhớ lại tất cả những gì tôi đã làm cho nàng và nàng đã làm cho tôi những khi chúng tôi ân ái với nhau.

Nhưng nay Kumiko đã nhập thân xác nàng với thân xác của một kẻ tôi không hề biết, và nàng làm việc đó một cách cuồng nhiệt đến mức tôi khó hình dung nổi. Nàng đã khám phá ra một khoái lạc nàng chưa bao giờ được hưởng khi làm tình với tôi. Khi làm tình với hắn ta, hẳn nàng đã oằn mình quằn quại đến nỗi giường phải rung bần bật lên, nàng đã rền rĩ to đến mức ở phòng bên cũng nghe thấy. Hẳn nàng đã làm với hắn những gì nàng chẳng bao giờ làm với tôi. Tôi đến tủ lạnh, mở ra, lấy một lon bia uống. Đoạn tôi ăn ít salad khoai tây. Vì muốn nghe nhạc, tôi bật đài FM, chuyển sang kênh nhạc cổ điển, vặn âm lượng nhỏ. "Hôm nay em mệt quá", - Kumiko hay nói. "Em không cảm thấy có hứng. Em xin lỗi. Thật đấy". Và tôi trả lời: "Được mà, không sao cả". Khi Serenade cho đàn dây của Tchaikovski đã chấm dứt, một bản đàn piano liền cất lên, hình như của Schumann. Nghe quen quen, nhưng tôi không nhớ được nhan đề. Khi bản nhạc dứt, một giọng nữ cho tôi biết đó là cảnh thứ bảy trong Những cánh rừng của Schumann, nhan đề là Chim tiên tri. Tôi hình dung Kumiko vặn vẹo đôi hông bên dưới gã đàn ông kia, nhấc chân lên, bấu mười đầu móng tay vào lưng hắn, rớt dãi xuống khắn trải giường. Người dẫn chương trình cho biết Schumann đã tạo ra một cảnh hoang đường, rằng trong cánh rừng nọ có một con chim huyền bí sinh sống, nó có khả năng tiên đoán tương lai.

Tôi từng biết gì về Kumiko? Im lìm, tôi bóp nát lon bia trong tay rồi ném vào sọt rác. Có thật là Kumiko mà tôi tưởng mình đã biết, Kumiko mà tôi đã đầu gối tay ấp, đã cùng giao hoan trong ngần ấy năm trời, cô Kumiko ấy chẳng qua chỉ là lớp bề ngoài cạn cợt của Kumiko đích thực, cũng như phần lớn của thế giới này thuộc về vương quốc của lũ sứa? Nếu vậy thì sáu năm chung sống của chúng tôi là gì chứ? Chúng là cái gì? Chúng có ý nghĩa gì?


° ° °


Tôi đang đọc lại thư của Kumiko một lần nữa thì điện thoại reo. Tiếng reo làm tôi bật khỏi sofa. Ai có thể gọi điện vào lúc 2 giờ sáng? Kumiko? Không, nàng hẳn không bao giờ gọi tới đây nữa. Có lẽ là Kasahara May. Cô đã nhìn thấy tôi rời căn nhà hoang và quyết định gọi cho tôi. Hoặc có thể là Kano Creta. Cô muốn giải thích vì sao cô đã biến mất. Cũng có thể là người đàn bà trên điện thoại. Hẳn cô ta muốn truyền đạt với tôi thông điệp gì đó. Kasahara May nói đúng: tôi có hơi nhiều phụ nữ quanh mình. Tôi lấy một chiếc khăn mặt nằm gần đó để lau mồ hôi trên mặt, rồi khi đã sẵn sàng tôi mới nhấc ống nghe. "Alô," tôi nói. "Alô", giọng vang lên từ đầu dây bên kia. Không phải giọng Kasahara May. Cũng không phải giọng Kano Creta hay giọng của người đàn bà bí ẩn. Đó là Kano Malta.

- Alô, - cô ta nói. - Ông Okada phải không ạ? Tên tôi là Kano Malta. Không biết ông có còn nhớ tôi không?

- Dĩ nhiên. Tôi nhớ cô rất rõ, - tôi vừa nói vừa cố ghìm nhịp tim đập thình thịch. Làm sao tôi không nhớ cô ta được?

- Tôi phải xin lỗi đã gọi cho ông giữa đêm hôm khuya khoắt thế này. Tuy nhiên, đây là chuyện khẩn cấp. Tôi biết làm thế này là hết sức bất nhã và ông sẽ lấy làm tức giận lắm, nhưng tôi vẫn buộc lòng phải gọi. Tôi vô cùng xin lỗi.

Tôi trấn an cô ta rằng cô không cần phải áy náy gì, đằng nào thì tôi cũng đang thức và tôi không bực mình chút nào hết.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 19:50:40 | Chỉ xem của tác giả


Chương 12
Phát Hiện Trong Khi Cạo Râu

Phát Hiện Khi Thức Dậy



- Sở dĩ tôi phải gọi cho ông giữa đêm hôm thế này là bởi tôi thấy cần phải gặp ông càng sớm càng tốt, - Kano Malta nói. Nghe cô ta nói, tôi có ấn tượng rằng cô đang lựa chọn và sắp xếp từng từ một thành những câu có cấu trúc chỉn chu chuẩn xác theo những nguyên tắc logic nghiêm ngặt, cô ta bao giờ cũng ăn nói như thế. - Nếu ông không phản đối, có vài câu hỏi mà tôi xin phép được hỏi ông, thưa ông Okada. Ông cho phép chứ ạ?

Cầm ống nghe trong tay, tôi ngồi xuống sofa.

- Xin mời cô, cứ hỏi gì cũng được.

- Thưa ông Okada, chẳng hay hai ngày vừa qua ông đã đi đâu? Tôi đã cố gọi điện cho ông không biết bao nhiêu lần, nhưng hình như lúc nào ông cũng đi vắng.

- Ừ, phải, tôi đi vắng. Tôi muốn đi khỏi nhà một thời gian. Tôi cần ở một mình để suy nghĩ đôi chút. Tôi có rất nhiều chuyện cần phải nghĩ.

- Vâng, thưa ông Okada, tôi rất hiểu điều đó. Tôi hiểu tâm trạng của ông. Thay đổi hoàn cảnh có thể là rất tốt những khi ta cần suy nghĩ rõ ràng, thấu đáo về một việc gì. Tuy nhiên trong trường hợp này, ông Okada ạ - tôi cũng biết hỏi thế này thì có vẻ hơi tọc mạch - ông có đi đâu xa lắm không?

- Không, không xa lắm, - tôi nói, cố tình tỏ ra mập mờ. Tôi chuyển ống nghe từ tay trái sang tay phải. - Nói thế nào nhỉ? Tôi đã ở một nơi có phần cách ly. Tuy nhiên, tôi không thể nói chi tiết được. Tôi có lý do của riêng tôi. Tôi vừa mới về thôi, tôi mệt quá nên không giải thích dài được.

- Dĩ nhiên rồi, ông Okada. Tôi hiểu. Ai cũng có lý do riêng của mình. Tôi không ép ông phải giải thích đâu. Ắt là ông phải mệt lắm. Nghe giọng ông tôi biết. Xin ông đừng băn khoăn gì về tôi. Tôi sẽ không dám hỏi quá nhiều kẻo lại phiền ông giữa đêm hôm khuya khoắt thế này. Tôi vô cùng xin lỗi. Chúng ta có thể nói về chuyện này sau, vào một lúc thích hợp hơn. Tôi biết hỏi ông một câu có tính riêng tư thế này thì khí sỗ sàng, nhưng tôi làm vậy chỉ là vì tôi rất lo nhỡ có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra cho ông trong mấy ngày qua.

Tôi cố tìm một lời đáp thích hợp, nhưng cái âm thanh nhỏ thoát ra từ họng tôi nghe chẳng giống lời đáp mà giống tiếng ngáp ngáp của con vật sống dưới nước phải thở theo kiểu trên cạn. Chuyện chẳng lành, tôi nghĩ. Trong tất cả những gì đang xảy ra với tôi, đâu là chuyện lành và đâu là chuyện chẳng lành? Đâu là chuyện phải, đâu là không phải?

- Cám ơn cô đã lo lắng cho tôi như vậy, - tôi nói, cố chỉnh giọng cho bình thường. - Hiện giờ tôi vẫn ổn. Tôi không thể nói là đã có điều lành xảy ra với tôi, nhưng mặt khác cũng không có chuyện gì là đặc biệt chẳng lành.

- Được biết vậy tôi rất vui.

- Tôi chỉ mệt, có thế thôi, - tôi nói thêm.

Kano Malta khẽ hắng giọng một cách trang nhã.

- Nhân thể, thưa ông Okada, tôi không biết liệu ông có nhận thấy một sự thay đổi nào về vật lý xảy ra trong mấy ngày qua không?

- Thay đổi về vật lý? Với tôi?

- Vâng, ông Okada ạ. Một sự thay đổi nào đó trên cơ thể ông.

Tôi ngẩng mặt lên nhìn hình phản chiếu của mình trên tấm cửa kính trông ra sân, nhưng không nhìn ra được cái gì có thể gọi là "thay đổi về vật lý". Tôi đã tỉ mẩn kỳ cọ từng phần cơ thể trong khi tắm nhưng khi đó cũng không phát hiện thấy gì.

- Ý cô muốn nói thay đổi kiểu gì kia? - tôi hỏi.

- Chính tôi cũng không biết là cái gì, nhưng đó hẳn là một thay đổi rất rõ, bất cứ ai nhìn ông sẽ nhận thấy ngay.

Tôi duỗi bàn tay phải ra trên bàn, nhìn đăm đăm vào lòng bàn tay, nhưng đó vẫn là lòng bàn tay bình thường. Nó không hề có thay đổi gì để tôi có thể nhận ra. Nó không trở nên phủ đầy vàng lá, cũng không đâm ra có màng giữa các ngón. Nó không đẹp cũng chẳng xấu.

- Cô bảo ai nhìn vào tôi cũng sẽ nhận ra, vậy ý cô là sao? Kiểu như đôi cánh mọc trên lưng tôi ấy à?

- Cũng có thể vậy, - Kano Malta nói, vẫn bằng giọng đều đều như thường. - Dĩ nhiên, tôi chỉ nói là có khả năng như vậy.

- Dĩ nhiên, - tôi nói.

- Vậy thì ông đã nhận ra sự thay đổi nào như thế chưa?

- Chưa. Ít nhất là đến giờ. Nhưng nếu như sau lưng tôi mọc cánh thì ắt tôi phải nhận ra chứ, phải không?

- Dĩ nhiên, - Kano Malta nói. - Nhưng xin ông Okada hãy cẩn thận. Biết được tình trạng của chính mình không phải là việc đơn giản. Chẳng hạn, người ta không thể nhìn thẳng vào mặt mình bằng chính mắt mình. Người ta không có cách nào khác ngoại trừ nhìn ảnh phản chiếu ở trong gương. Qua kinh nghiệm ta đâm ra tin hình ảnh đó là chân thực, nhưng đó chỉ là niềm tin mà thôi.

- Tôi sẽ cẩn thận, - tôi nói.

- Tôi còn có một chuyện nữa xin được hỏi ông, thưa ông Okada. Ít lâu nay tôi không liên lạc được với Creta em tôi, cũng như không liên lạc được với ông vậy. Có thể chỉ là ngẫu nhiên, nhưng tôi thấy rất lạ. Tôi tự hỏi liệu ông có biết chút gì về nguyên nhân điều đó chăng.

- Kano Creta?!

- Vâng, - Kano Malta nói. - Ông có nảy ra ý gì về chuyện đó không?

- Không, tôi chẳng nảy ra được gì cả, tôi đáp. Tôi không có căn cứ rõ ràng nào để nghĩ vậy, nhưng tôi cảm thấy trong lúc này tốt nhất là không kể với Kano Malta về việc mới đây tôi đã nói chuyện trực tiếp với Kano Creta và ngay sau đó cô ta biến mất. Đó chỉ là cảm giác thôi.

- Creta đã rất lo lắng vì không liên lạc được với ông Okada. Đêm qua nó ra khỏi nhà, bảo rằng nó định đến nhà ông xem có chuyện gì không, nhưng rồi đến giờ này nó vẫn chưa về. Và chẳng hiểu vì lý do gì tôi cảm thấy nó không còn nữa.

- Tôi hiểu. Nếu như cô ấy đến đây, tôi sẽ bảo cô ấy gọi cho cô ngay.

Kano Malta im lặng một lát.

- Chẳng giấu gì ông, tôi rất lo cho Kano Creta. Ông biết đấy, công việc mà nó và tôi đang làm hoàn toàn không bình thường chút nào. Nhưng nó không thành thạo những vấn đề của cái thế giới đó như tôi. Tôi không có ý nói rằng nó không có khiếu. Thực ra nó rất có năng khiếu. Nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thích nghi với cái năng khiếu đó của mình.

- Tôi hiểu.

Kano Malta lại im lặng. Lần này cô im lặng lâu hơn những lần trước. Tôi có cảm giác cô đang ngần ngừ sao đó.

- Alô. Cô vẫn ở đó chứ? - tôi hỏi.

- Vâng, ông Okada. Tôi vẫn ở đây, - cô đáp.

- Nếu gặp Creta, nhất định tôi sẽ bảo cô ấy liên lạc với cô ngay, - tôi nói một lần nữa.

- Đa tạ ông, - Kano Malta nói. Thế rồi, sau khi xin lỗi vì đã gọi điện quá khuya, cô gác máy. Tôi cũng gác máy, rồi lại nhìn hình phản chiếu của mình trên cửa kính một lần nữa. Đột nhiên một ý nghĩ bật ra trong đầu tôi: tôi có thể sẽ không bao giờ nói chuyện với Kano Malta nữa. Đây có thể là lần cuối cùng tôi tiếp xúc với cô ta. Cô ta có thể sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc đời tôi. Tôi chẳng có lý do đặc biệt nào để nghĩ như vậy, đó chỉ là một cảm giác chợt đến.

° ° °


Bỗng tôi sực nghĩ đến chiếc thang dây. Tôi vẫn để nó treo nơi giếng. Tôi phải lấy nó về càng sớm càng tốt. Nếu ai đó phát hiện ra thì có thể sẽ rất phiền. Lại còn chuyện Kano Creta đột ngột biến mất nữa. Tôi gặp cô ta lần cuối cũng ngay chỗ giếng.

Tôi đút đèn pin vào túi, mang giày, bước xuống sân rồi lại trèo qua tường. Rồi tôi lần theo ngõ về phía căn nhà không người ở. Nhà Kasahara May vẫn tối như mực. Kim đồng hồ của tôi chỉ gần 3 giờ sáng. Tôi bước vào sân căn nhà không người ở rồi tiến thẳng về phía giếng. Thang dây vẫn buộc chắc vào gốc cây và thả xuống giếng, miệng giếng vẫn mở một nửa.

Có cái gì đó mách bảo tôi cúi nhìn xuống giếng mà gọi tên Kano Creta khe khẽ, chỉ lớn hơn thì thầm một chút. Không có tiếng trả lời. Tôi rút đèn pin soi xuống giếng. Ánh đèn không rọi đến đáy giếng, nhưng tôi nghe có tiếng gì rất nhỏ như tiếng rên. Tôi thử gọi tên cô lần nữa.

- Không sao đâu, tôi ở đây, - Kano Creta nói.

- Cô làm gì ở cái chỗ này chứ? - tôi hạ giọng hỏi.

- Tôi làm gì à? Tôi đang làm chính cái việc ông đã làm, ông Okada ạ, - cô nói, giọng rõ là bối rối. - Tôi đang suy nghĩ. Đây thực sự là một chỗ thật tuyệt cho mình suy nghĩ, phải không?

- Ừ, có thể thật, - tôi nói. - Nhưng chị cô vừa gọi đến nhà tôi, mới đây thôi. Cô ấy lo cho cô lắm. Nửa đêm rồi mà cô vẫn chưa về nhà, chị cô bảo cô ấy có cảm giác là cô không còn nữa. Cô ấy nhờ tôi nếu gặp cô thì bảo cô liên lạc cho cô ấy ngay lập tức.

- Tôi hiểu. Cám ơn ông đã mất công.

- Không có gì đâu, Kano Creta à. Cô có thể làm ơn ra khỏi đó được không? Tôi có chuyện muốn nói với cô.

Cô không trả lời.

Tôi tắt đèn pin nhét lại vào túi.

- Sao ông Okada không xuống đây? Hai ta có thể ngồi dưới này nói chuyện.

Lại xuống dưới giếng để nói chuyện với Kano Creta cũng không phải là một ý tồi, tôi nghĩ, nhưng rồi tôi nhớ tới bóng tối mốc rêu dưới đáy giếng và lại nghe nặng trĩu nơi dạ dày.

- Không, xin lỗi, tôi không xuống đó lại đâu. Mà cô cũng phải leo lên thôi. Ai đó có thể lại kéo thang lên. Không khí lại thiếu oxy nữa.

- Tôi biết. Nhưng tôi muốn ở dưới này thêm chút nữa. Đừng lo cho tôi.

Nếu Kano Creta đã không có ý định ra khỏi giếng thì tôi chẳng làm gì được.

- Hồi nãy nói chuyện với chị cô qua điện thoại, tôi không cho cô ấy biết tôi đã gặp cô ở đây. Tôi hy vọng mình làm vậy là đúng. Tôi chỉ có cảm giác tốt nhất là không nói gì.

- Ông có lý, - Kano Creta nói. - Xin đừng kể với chị tôi rằng tôi đang ở đây. - Lát sau cô nói thêm: - Tôi không muốn làm chị ấy lo lắng, nhưng đôi khi tôi cũng cần một cơ hội để suy nghĩ. Tôi sẽ ra khỏi đây ngay lúc nghĩ xong. Hiện giờ tôi muốn ở một mình, mong ông không phiền. Tôi sẽ không làm ông phải lo đâu.

Tôi quyết định tạm thời cứ để cô ta đó mà trở về nhà. Sáng ra tôi có thể quay lại xem cô ta thế nào. Nếu giữa đêm Kasahara May lại kéo thang lên, tôi vẫn có thể tìm cách giải quyết, giúp Kano Creta lên khỏi giếng bằng cách này hay cách khác. Tôi về nhà, cởi quần áo, nằm dài lên giường. Nhặt quyển sách đang đọc dở, tôi mở ra. Tưởng như hoàn cảnh hiện tại sẽ khiến tôi không thể ngủ ngay được, nhưng đọc được chưa đầy hai trang thì tôi đã díp mắt lại. Tôi gấp sách, tắt đèn, liền đó đã ngủ say như chết.

° ° °


Khi tôi thức dậy thì đã 9 giờ 30 sáng. Cảm thấy lo cho Kano Creta, tôi mặc quần áo mà không buồn rửa mặt rồi vội vã đi theo con ngõ về phía căn nhà hoang. Trời nặng trĩu mây, bầu không khí ẩm ướt buổi sáng như đe dọa sẽ mưa bất cứ lúc nào. Chiếc thang dây không còn chỗ cái giếng nữa. Ai đó ắt đã tháo nó khỏi gốc cây rồi mang đi mất. Hai nửa nắp giếng đều đã đậy vào chỗ, bên trên dằn tảng đá. Tôi mở nửa nắp giếng ra, cúi người xuống giếng, gọi tên Kano Creta. Không có tiếng trả lời. Tôi thử gọi mấy lần, sau mỗi lần lại đợi một lát. Nghĩ rằng có thể cô ta đang ngủ, tôi ném vài hòn sỏi xuống, nhưng hình như không có ai dưới đáy giếng cả. Kano Creta hẳn đã trèo lên khỏi giếng lúc tảng sáng, tháo thang dây ra rồi mang theo. Tôi đậy nắp vào chỗ cũ rồi lui khỏi giếng.

Lại bước ra con ngõ, tôi tựa vào hàng rào căn nhà hoang, quan sát nhà Kasahara May một hồi. Tôi nghĩ cô sẽ nhìn thấy tôi ở đó như mọi khi và sẽ ra, nhưng chẳng thấy cô đâu. Xung quanh hoàn toàn yên lặng, không một bóng người, không một âm thanh nào, đến cả tiếng ve sầu cũng không. Tôi cứ đứng thế, lấy mũi giày chọc chọc xuống đất. Khu nhà tôi ở hình như có cái gì đó khang khác, lạ lẫm, như thể trong mấy ngày tôi ở dưới giếng, cái thực tại cũ của nơi này đã bị thay bằng một thực tại mới, nó đã trụ chắc và chiếm lĩnh nơi này mãi mãi. Ngay từ lúc lên khỏi giếng trở về nhà tôi đã cảm thấy như vậy tận sâu trong tim.

Đi theo con ngõ về đến nhà, tôi vào buồng tắm đánh răng. Mặt tôi lởm chởm râu mấy ngày chưa cạo. Tôi trông cứ như một nạn nhân đắm tàu vừa được cứu sống. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi để râu mọc dài đến vậy. Tôi chợt nghĩ vẩn vơ không biết có nên để dài vậy không, nhưng rồi ngẫm lại tôi quyết định cạo. Chẳng hiểu vì lý do gì, tôi cảm thấy cứ để nguyên khuôn mặt như lúc Kumiko bỏ đi thì hơn.

Tôi làm mềm râu bằng khăn tắm nhúng nước ấm rồi thoa lên râu một lớp kem dày. Sau đó tôi bắt đầu cạo, chậm rãi, cẩn thận, cố tránh làm xước mặt: đầu tiên là cằm, kế đó là má trái, rồi đến má phải. Sau khi cạo xong má phải, điều tôi nhìn thấy trong gương làm tôi nghẹn thở. Trên má phải tôi có một vết xanh đen không hiểu là gì. Thoạt tiên tôi nghĩ chắc mình ngẫu nhiên bị một vết bẩn. Tôi lau sạch chỗ kem cạo râu còn sót lại rồi rửa mặt kỹ bằng xà bông và nước, đoạn lấy vải nỉ xát lấy xát để lên chỗ bẩn. Nhưng vết bẩn không chịu đi. Dường như nó đã ăn sâu vào da. Tôi đưa ngón tay miết lên. Chỗ da đó nghe như ấm hơn một chút so với những chỗ còn lại trên mặt, ngoài cái đó ra thì chẳng có cảm giác gì đặc biệt. Nó là một vết bầm. Tôi đang mang trên má một vết bầm đúng ở nơi tôi đã cảm thấy nóng khi còn ở dưới giếng.

Tôi đưa mặt sát vào gương, xem xét vết bầm hết sức cẩn thận. Nó nằm ngay gần xương hàm, kích thước bằng bàn tay đứa trẻ sơ sinh. Nó có màu xanh dương thẫm gần như đen, giống màu mực Mont Blanc xanh đen mà Kumiko luôn dùng.

Có thể giải thích rằng đây là do dị ứng da. Hẳn tôi đã tiếp xúc với một cái gì đó ở dưới giếng khiến da rộp lên. Nhưng ở dưới đáy giếng kia làm gì có một thứ nào có thể gây chuyện ấy chứ? Tôi đã dùng đèn pin kiểm tra cẩn thận từng li từng tí một dưới đáy giếng, ở đó ngoài nền đất và vách giếng ra nào có gì đâu. Vả lại, có bao giờ dị ứng hay viêm da mà lại thành một vết bầm hình thù rõ rệt như thế không?

Một cơn hoảng loạn nhẹ trùm lấy tôi. Trong khoảnh khắc tôi mất hết cảm giác về phương hướng, như một cơn sóng lớn dập lên ta trên bãi biển cuốn ta đi vậy. Khăn mặt rơi khỏi tay tôi. Tôi va phải cái sọt rác, vấp chân vào cái gì đó trên sàn, lẩm bẩm một hồi những âm tiết vô nghĩa. Nhưng rồi tôi cố trấn tĩnh, tựa người vào bồn rửa mặt, cố bình tĩnh suy nghĩ xem phải đối phó ra sao với sự kiện này.

Việc tốt nhất tôi có thể làm trước mắt là đợi xem sao. Đi bác sĩ thì lúc nào chẳng được. Có thể đây chỉ là một tình trạng nhất thời, tự nó sẽ khỏi, giống như da bị rộp vì gặp véc ni vậy. Nó chỉ mới hình thành cách đây mấy hôm, nên có khi nó cũng sẽ biến mất nhanh vậy thôi. Tôi xuống bếp pha ít cà phê. Tôi đói, nhưng cứ hễ thử ăn gì đó là cảm giác thèm ăn lại biến mất như nước trong tay vậy.

Tôi duỗi dài trên sofa, nhìn mưa bắt đầu rơi. Chốc chốc tôi lại xuống buồng tắm nhìn vào gương, nhưng chẳng thấy vết bầm có thay đổi gì. Nó đã nhuộm chỗ đó trên má tôi thành một màu xanh thẫm, gần như là đẹp.

Nghĩ lại, tôi thấy chỉ một chuyện duy nhất có thể là nguyên nhân gây ra cớ sự này, ấy là trong cơn ảo giác như giấc mơ trước bình minh khi tôi còn ở dưới giếng, lúc người đàn bà trên điện thoại đi trước dắt tay tôi, tôi đã đi xuyên qua tường. Cô ta đã kéo tôi xuyên qua tường để chúng tôi thoát khỏi kẻ nào đó nguy hiểm vừa mở cửa và đang bước vào phòng. Đúng khoảnh khắc đi qua tường, tôi đã có cảm giác rõ rệt rằng má mình nóng ran lên, ở chính nơi mà bây giờ có vết bầm. Dĩ nhiên, giữa việc tôi đi qua tường với việc hình thành vết bầm trên má tôi có mối liên hệ nhân quả nào thì chưa giải thích được.

Gã đàn ông không mặt đã nói với tôi nơi tiền sảnh khách sạn. "Đây không phải lúc," hắn đã cảnh cáo tôi. "Ông không nên có mặt ở đây". Nhưng tôi đã lờ đi lời cảnh cáo của hắn mà cứ dấn tới. Tôi đang căm giận Wataya Noboru, giận chính cơn bối rối của mình. Và có lẽ hậu quả là tôi mang vết bầm này.

Trên vết bầm này có thể có một dấu triện mà giấc mơ hay cơn ảo giác hay cái gì gì đó để lại. Đây không phải là giấc mơ, chúng nói với tôi vậy qua vết bầm. Chuyện đó thật sự đã xảy ra. Từ nay trở đi, mỗi khi nhìn vào vết bầm, mi sẽ buộc phải nhớ đến nó.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 19:54:21 | Chỉ xem của tác giả


Tôi lắc đầu. Quá nhiều chuyện chưa giải thích nổi. Điều duy nhất tôi hiểu rõ, đó là tôi tuyệt không hiểu gì hết. Một cơn giần giật âm ỉ bắt đầu nổi lên trong đầu tôi. Tôi không thể nghĩ ngợi gì nữa. Tôi chẳng thấy muốn làm bất cứ việc gì. Tôi nhấp một ngụm cà phê âm ấm rồi lại nhìn ra ngoài mưa.

° ° °


Chiều hôm đó tôi gọi điện thoại cho cậu tôi để tán chuyện. Tôi cần phải nói chuyện với ai đó - bất kỳ ai cũng được - về cảm giác hiện giờ của tôi, rằng mình đang bị kéo xa dần khỏi thế giới thực tại.

Khi ông cậu hỏi Kumiko dạo này thế nào, tôi nói nàng vẫn khỏe, rồi thôi. Sau đó tôi nói thêm rằng nàng đang đi công tác ngắn hạn. Thật ra tôi cũng có thể kể thật sự tình với ông, nhưng diễn đạt có đầu có đuôi cho người khác hiểu về một chuyện vừa mới xảy ra là việc bất khả thi. Chính mình cũng chưa rõ lắm thì làm sao giải thích cho người khác rõ được? Tôi quyết định tạm thời chưa nói sự thật cho ông cậu biết.

- Cậu đã từng sống trong căn nhà này phải không ạ? - tôi hỏi.

- Có chứ, - ông đáp. - Sáu bảy năm gì đó. Khoan đã nào... Cậu mua cái nhà ấy hổi cậu ba mươi lăm tuổi rồi sống ở đấy đến năm bốn mươi hai tuổi. Vậy là bảy năm. Đến khi lấy vợ thì cậu chuyển sang căn hộ bây giờ. Suốt bảy năm đó cậu sống có một mình.

- Cháu đang tự hỏi không biết có chuyện gì chẳng lành xảy ra với cậu trong thời gian sống ở đây không?

- Chuyện chẳng lành? Kiểu như chuyện gì?

- Tỉ như là cậu bị bệnh hay phải chia tay cô nào đó chẳng hạn.

Cậu tôi phá lên cười ha hả.

- Cậu đã chia tay không chỉ một cô, chuyện đó thì chắc rồi. Nhưng không phải chỉ khi cậu sống ở đó. Hà, cậu thấy chuyện đó có gì là chẳng lành đâu. Nói thật với cháu, cậu chả tiếc cô nào cả. Còn bệnh ấy à... Chà. Không, bệnh cũng không. Có chăng là cái bướu gì đó mọc sau cổ, phải mổ lấy ra, nhưng chỉ thế thôi. Cậu đi cắt tóc, thợ họ phát hiện ra và bảo phải mổ ngay cho an toàn. Thế là cậu đi bác sĩ, nhưng hóa ra chẳng có gì ghê gớm hết. Đó là lần đầu cậu đi bác sĩ trong suốt thời gian sống ở nhà đó, mà cũng là lần cuối. Có khi cậu phải đòi lại tiền bảo hiểm y tế ấy chứ!

- Vậy là cậu chẳng có ký ức không vui nào về cái nhà này phải không?

- Không, không, - cậu tôi nghĩ một chút rồi nói. - Nhưng sao bỗng dưng cháu hỏi thế?

- Không có gì đâu ạ, - tôi đáp. - Hôm nọ Kumiko có gặp một thầy bói, ông ta kể cho cô ấy chẳng biết bao nhiêu chuyện về cái này, nào là nó xui xẻo, xúi quẩy, kiểu kiểu thế, - tôi nói dối. - Cháu thì nghĩ toàn là bốc phét thôi, nhưng cháu đã hứa sẽ hỏi cậu xem sao.

- Hừm... Người ta gọi là gì nhỉ? Phong thủy hay địa mạch gì gì ấy... Cậu chả rành mấy chuyện đó đâu. Nhưng cậu đã sống ở nhà đó, thấy mọi chuyện đều ổn, chẳng có vấn đề gì. Dĩ nhiên nhà Miyawaki thì khác hẳn, nhưng cháu thì ở khá xa nhà ấy mà.

- Sau khi cậu dọn đi thì đã có những ai đến sống ở đây hở cậu? - tôi hỏi.

- Xem nào, sau cậu thì có một thầy giáo cùng gia đình ở đấy trong ba năm, sau đó thì một cặp vợ chổng trẻ ở trong năm năm. Anh chồng kinh doanh gì đó, nhưng cậu không nhớ là ngành gì. Cậu không dám chắc ai cũng sống vui vẻ hạnh phúc trong căn nhà đó, bởi cậu có một đại lý bất động sản chuyên quản lý căn nhà đó thay cho cậu mà. Cậu chẳng bao giờ gặp những người đó, cũng không biết vì sao họ dọn đi, nhưng cậu chưa bao giờ nghe có chuyện gì chẳng lành xảy ra với ai. Cậu chỉ nghĩ chắc tại nhà hơi nhỏ đối với họ nên họ muốn xây nhà riêng cho mình, thế thôi.

- Có người bảo cháu rằng dòng chảy của nơi này bị ngăn trở. Nghe thế cậu có đoán ra gì không ạ?

- Dòng chảy bị ngăn trở á?

- Cháu cũng không hiểu nói thế nghĩa là thế nào. Người ta bảo thế thôi.

Cậu tôi ngẫm nghĩ một chút.

- Không, cậu không đoán ra gì cả. Nhưng cái ngõ mà người ta rào cả hai đầu lại thì có lẽ chẳng hay gì. Đường đi mà đầu vào chẳng có đầu ra cũng không thì lạ lắm, cứ nghĩ mà xem. Nguyên lý cơ bản của đường đi hoặc sông ngòi là phải chảy. Ngăn lại là chúng sẽ ngưng trệ ngay.

- Cháu hiểu, - tôi nói. - Giờ có một chuyện nữa cháu muốn hỏi cậu. Cậu có bao giờ nghe tiếng kêu của con chim vặn dây cót trong khu này không?

- Chim vặn dây cót? - cậu tôi hỏi. - Nó là cái gì vậy?

Tôi liền giải thích cho cậu về con chim vặn dây cót, rằng nó hay đậu trên cây sau nhà mỗi ngày một lần mà kêu nghe như đang vặn dây cót.

- Cậu không biết, - ông nói. - Cậu chả bao giờ nhìn hay nghe thấy cái gì như vậy cả. Cậu vốn thích chim, lúc nào cũng luôn chú ý nghe chúng hót, nhưng đây là lần đầu tiên cậu nghe nói về cái giống chim ấy. Ý cháu là nó có liên hệ gì đó với căn nhà à?

- Không, liên hệ thì cũng không hẳn. Cháu chỉ muốn biết cậu đã bao giờ nghe tiếng nó không thôi.

- Này cháu, nếu cháu thật sự muốn biết rõ về những chuyện này - tỉ như ai đã sống ở nhà đó sau cậu hay gì gì đó - thì hãy đi hỏi già Ichikawa, đại lý bất động sản ở gần nhà ga ấy. Đó là Công ty bất động sản Setagaya Dai-ichi. Cứ bảo ông ấy là cậu giới thiệu cháu đến. Ông ấy trông coi cái nhà ấy cho cậu đã nhiều năm nay. Ông ấy sống ở khu này từ lâu lắm rồi, nên có thể kể với cháu bất cứ chuyện gì cháu muốn biết. Chính ông ấy kể cho cậu nghe chuyện nhà Miyawaki mà. Ông ấy là kiểu người già ham chuyện, cháu nên đến gặp ông ấy đi.

- Cám ơn cậu, cháu sẽ đến, - tôi nói.

- Thế chuyện tìm việc thì ra sao rồi?

- Chưa ra sao cả ạ. Thú thực với cậu, cháu cũng không cố tìm lắm. Kumiko đi làm, cháu thì lo việc nhà, tạm thời vẫn xoay xở được.

Cậu tôi hình như ngẫm nghĩ gì đó một chút. Rồi ông nói:

- Khi nào có chuyện gì cháu không giải quyết được thì cho cậu biết. Có thể cậu sẽ giúp được cháu một tay.

- Cám ơn cậu, - tôi nói. - Cháu sẽ làm thế.

Đến đây cuộc trò chuyện chấm dứt.

Tôi đã định gọi điện cho ông già làm đại lý bất động sản để hỏi về lai lịch căn nhà này và những người từng sống ở đây trước tôi, nhưng nội nghĩ đến chuyện vớ vẩn đó thôi cũng đã thấy buồn cười rồi. Tôi quyết định thôi không gọi nữa.

Mưa rơi rả rích suốt buổi chiều, làm ướt những mái nhà, ướt cây cối ngoài vườn, ướt đất. Tôi ăn trưa bằng bánh mì với xúp rồi suốt *********** chiều chỉ nằm trên sofa. Tôi muốn đi mua sắm chút đỉnh, nhưng nghĩ đến vết bầm trên má tôi lại do dự. Tôi lấy làm tiếc đã không để râu cứ mọc dài ra. Tôi vẫn còn ít rau củ trong tủ lạnh, một ít đồ hộp trong chạn. Tôi còn gạo, còn trứng. Nếu không đòi hỏi gì nhiều thì tôi vẫn đủ cái ăn trong hai ba ngày nữa.

Nằm trên sofa, tôi không nghĩ gì hết. Tôi đọc sách, nghe nhạc cổ điển, ngắm mưa rơi ngoài vườn. Khả năng tư duy của tôi hình như đã tụt xuống mức thấp chưa từng có, hẳn vì tôi đã tập trung suy nghĩ quá cao độ một thời gian dài dưới đáy giếng tối bưng. Cứ hễ tôi cố nghĩ đến điều gì đó một cách nghiêm túc là trong đầu lại đau âm ỉ, cứ như bị kẹp vào giữa một cái êtô có đệm mút vậy. Còn mỗi khi cố nhớ lại một cái gì đó là từng cơ bắp, từng dây thần kinh trên người tôi lại như kêu ken két vì phải gắng sức. Tôi cảm thấy như mình đã biến thành gã người thiếc trong truyện Phù thuỷ xứ Oz 1, các khớp tôi đang han gỉ cần phải tra dầu.

Chốc chốc tôi lại đến bồn rửa mặt kiểm tra vết bầm trên mặt, nhưng nó vẫn không thay đổi. Nó không lan ra cũng không co lại. Màu xanh đen của nó không thẫm hơn cũng không nhạt hơn. Mãi tôi mới nhận ra mình đã bỏ sót không cạo một ít râu nơi môi trên. Vì quá bối rối khi phát hiện vết bầm trên má phải, tôi đã quên cạo nốt cho xong. Tôi lại rửa mặt, phết kem rồi cạo hết chỗ râu còn lại.

Trong những lần đi soi gương như vậy, tôi nghĩ đến những gì Kano Malta đã nói qua điện thoại: rằng tôi phải cẩn thận, rằng qua kinh nghiệm ta đi đến chỗ tin rằng hình ảnh trong gương là thật. Để cho chắc, tôi vào phòng ngủ soi mặt mình trong tấm gương to bằng thân người mà Kumiko vẫn dùng mỗi khi thay đồ. Nhưng vết bầm vẫn ở đó. Vậy không phải vì gương mới thành vết bầm.

Tôi không thấy gì khác thường về vật lý ngoại trừ vết bầm. Tôi đo thân nhiệt mình, thấy vẫn bình thường. Ngoài chuyện tôi không đói lắm dù đã gần ba ngày không có gì vào bụng và ngoài chuyện thỉnh thoảng hơi buồn nôn (có lẽ chỉ là tiếp diễn triệu chứng tôi đã bị từ lúc ở dưới giếng) thì thân thể tôi hoàn toàn bình thường.

Buổi chiều thật êm ả. Điện thoại không hề reo. Chẳng có thư nào đến. Không ai bước xuống ngõ. Chẳng giọng hàng xóm nào quấy rầy sự tĩnh mịch. Chẳng con mèo nào băng qua vườn, chẳng con chim nào tới hót. Thi thoảng có con ve sầu kêu, nhưng không rền vang như mọi khi.

Chưa tới 7 giờ tôi bắt đầu thấy đói, bèn làm bữa tối gồm thức ăn đóng hộp và rau. Tôi nghe tin buổi chiều trên radio, đã lâu lắm rồi tôi không làm chuyện này, nhưng chẳng có gì đặc biệt xảy ra trên thế giới. Có vài trẻ vị thành niên nào đó chết vì tai nạn ô tô trên đường cao tốc, người lái xe của bọn họ cố vượt một xe khác nhưng không được nên đâm luôn vào tường. Giám đốc và nhân viên chi nhánh một ngân hàng lớn bị cảnh sát điều tra vì một vụ cho vay bất hợp pháp. Một bà nội trợ ba mươi sáu tuổi ở Machida bị một thanh niên dùng búa đánh chết ngoài phố. Nhưng tất cả chỉ là những sự kiện từ một thế giới khác, xa xôi. Điều duy nhất đang diễn ra trong thế giới của tôi là mưa rơi ngoài vườn. Vô thanh. Dịu nhẹ.

Khi đồng hồ chỉ 9 giờ, tôi chuyển từ sofa lên giường, đọc hết chương sách đang đọc dở rồi tắt đèn đi ngủ.

Nửa đêm tôi giật thót mình thức dậy giữa chừng một giấc mơ nào đó. Tôi không nhớ được chuyện gì đang xảy ra trong mơ, nhưng có điều chắc rằng giấc mơ đầy căng thẳng, vì tim tôi đang đập thình thịch. Phòng vẫn tối như mực. Tôi thức dậy một hồi mà không nhớ nổi mình đang ở đâu. Phải lát sau tôi mới nhận ra mình đang ở nhà mình, nằm trên giường mình. Kim đồng hồ báo thức cho thấy chỉ mới hơn 2 giờ sáng. Thói quen ngủ bất thường của tôi khi còn ở dưới giếng hẳn là nguyên nhân của cái chu kỳ ngủ rồi lại thức không sao đoán trước được này. Khi đã hết bần thần, tôi thấy buồn tiểu. Có lẽ vì uống bia. Giá như có thể thì tôi chỉ muốn ngủ lại, nhưng không cách nào ngủ lại được. Khi rốt cuộc tôi đành chấp nhận thực tế đó mà ngồi dậy trên giường, tay tôi chạm phải làn da người đang ngủ cạnh tôi. Điều đó chả làm tôi ngạc nhiên. Bao giờ Kumiko cũng ngủ ở đó. Nhưng rồi tôi sực nhớ Kumiko không còn ở với tôi nữa. Nàng bỏ đi rồi. Một người khác đang ngủ cạnh tôi.

Tôi nín thở bật đèn ngủ. Đó là Kano Creta.

--------------------------------
1.The Wizard of Oz, tác phẩm lừng danh viết cho thiếu nhi của L. Frank Baum, minh họa của W. W. Denslow, ấn hành lần đầu năm 1900. Chuyện kể về cuộc phiêu lưu của cô bé Dorothy ở xứ sở hư cấu Oz. Từng được dịch ra nhiều thứ tiếng, nhiều lần được dựng thành nhạc kịch và phim trong đó có bộ phim vào hàng kinh điển dựng vào thời "hoàng kim" của Hollywood (1939). ND.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 19:59:13 | Chỉ xem của tác giả


Chương 13
Chuyện Kano Creta - phần tiếp


Kano Creta hoàn toàn khỏa thân. Cô nằm quay mặt về phía tôi mà ngủ ngon lành, không mảnh vải che thân, lồ lộ cặp nhũ hoa đẹp đẽ, đôi núm vú nhỏ hồng hồng, dưới cái bụng phẳng lì là màng lông âm hộ hình tam giác đen nhánh trông như khoảng tối trên một bức tranh. Da cô trắng phau, ánh lên như thể vừa mới đúc. Dù băn khoăn không hiểu làm cách nào cô có mặt ở đây được, tôi vẫn không sao rời mắt khỏi tấm thân tuyệt đẹp của cô. Hai đầu gối cô khép chặt vào nhau, hơi gập lại, hai chân xếp đều tăm tắp. Tóc cô xõa về phía trước che nửa mặt khiến tôi không nhìn thấy mắt cô, nhưng rõ là cô đang ngủ rất say: tôi bật đèn ngủ cũng không hề làm cô cục cựa, hơi thở của cô nhẹ và đều. Tuy nhiên, lúc này thì tôi đã tỉnh như sáo. Tôi lấy trong tủ ra một chiếc chăn mỏng nhẹ mùa hè đắp lên người cô. Rồi tôi tắt đèn, vẫn mặc nguyên pijama mà xuống bếp ngồi một lát trên bàn.

Tôi lại nhớ ra vết bầm. Lấy tay sờ lên, thấy vết nám trên má vẫn âm ấm. Thôi được rồi, vết bầm vẫn ở đó - không phải soi gương làm gì. Đây không phải là loại chuyện vặt qua một đêm là tự biến đi. Tôi nghĩ đến chuyện sáng ra sẽ tìm trong danh bạ điện thoại xem có bác sĩ da liễu nào gần nhà, nhưng nếu bác sĩ hỏi theo tôi nguyên nhân là gì thì tôi biết nói thế nào? Tôi đã ở dưới giếng hai, ba ngày liền. Không, chuyện đó chẳng liên quan gì đến công việc hết. Tôi xuống dưới đó chỉ là để suy nghĩ một chút. Tôi cho rằng đáy giếng là chỗ tốt nhất để mình ngồi suy nghĩ. Không, tôi không mang thức ăn gì theo cả. Không, cái giếng ấy không phải trong cơ ngơi của tôi, nó thuộc về nhà khác. Một căn nhà bỏ không gần nhà tôi. Tôi đã vào mà không xin phép.

Tôi thở dài. Tôi không thể nói những điều đó với bất cứ ai, dĩ nhiên.

Tôi chống cùi chỏ lên bàn, rồi tuy không định mà bỗng dưng lại hình dung thân thể trần truồng của Kano Creta một cách thật chi tiết và sống động. Cô vẫn ngủ say trên giường tôi. Tôi nghĩ đến lúc làm tình với cô trong giấc mơ khi cô mặc áo váy của Kumiko. Tôi vẫn còn nguyên ấn tượng rõ rệt về làn da cô, sức nặng của thể xác cô. Nếu không suy xét từng bước một cái sự kiện đó, tôi sẽ không thể phân biệt đâu là thời điểm mà thực tại kết thúc và phi thực tại bắt đầu. Bức tường ngăn giữa hai cõi đó đã bắt đầu tan chảy. Ít nhất là trong ký ức tôi, thực tại và phi thực tại thường trụ ở bên nhau, cùng một sức nặng và cùng sắc nét như nhau. Tôi đã nhập mình vào thân thể Kano Creta, nhưng đồng thời tôi cũng chưa làm vậy bao giờ.

Để xua khỏi đầu mình những hình ảnh tình dục hỗn độn không đầu không đuôi đó, tôi phải xuống buồng tắm dấp nước lạnh vào mặt. Một chút sau tôi ghé nhìn Kano Creta. Cô vẫn ngủ say. Cô đã đẩy tấm chăn xuống tận thắt lưng. Từ chỗ đang đứng, tôi chỉ nhìn thấy lưng cô. Nó làm tôi nhớ lại lần cuối cùng nhìn thấy lưng Kumiko. Giờ nghĩ lại, tôi thấy lưng Kano Creta giống lưng Kumiko đến kỳ lạ. Mãi đến giờ tôi mới nhận ra sự giống nhau đó là bởi hai người quá khác nhau về kiểu tóc, thị hiếu ăn mặc và cách trang điểm. Hai người cao như nhau và hình như cân nặng cũng như nhau. Có lẽ hai người mặc cùng một cỡ quần áo.

Tôi mang tấm chăn dùng cho mùa hè lên phòng khách, nằm dài lên sofa rồi mở sách ra. Tôi đang đọc một cuốn sách lịch sử mượn của thư viện. Sách viết về việc Nhật Bản cai trị Mãn Châu thời trước chiến tranh và về trận chiến với quân đội Xô Viết ở Nomonhan. Câu chuyện của Trung uý Mamiya đã khơi dậy trong tôi mối quan tâm đến những sự kiện xảy ra ở Trung Hoa đại lục vào thời đó, nên tôi đã mượn vài cuốn sách về chủ đề này. Tuy nhiên, chưa đọc được mười phút về những tường thuật lịch sử chi tiết thì tôi đã buồn ngủ rũ. Tôi đặt sách xuống sàn nhà, định chỉ nghỉ mắt một chút, nhưng rồi lập tức rơi vào giấc ngủ sâu, đèn vẫn để sáng.

Một tiếng động từ dưới bếp làm tôi thức dậy. Tôi xuống bếp xem sao thì thấy Kano Creta đã ở đó, đang làm bữa điểm tâm. Cô mặc áo phông và quần soóc xanh, tất cả đều của Kumiko.

- Quần áo của cô đâu? - tôi đứng ở cửa bếp mà hỏi.

- Ồ, tôi xin lỗi. Ông ngủ say quá, nên tôi mạn phép mượn ít quần áo của bà nhà, tôi biết mình làm thế là hết sức tự tiện, nhưng tôi không có gì để mặc hết, - Kano Creta nói, chỉ ngoái đầu lại nhìn tôi. Không biết tự lúc nào kể từ khi tôi gặp cô ta lần cuối, cô đã trở lại lối ăn mặc và trang điểm thịnh hành hổi thập niên 1960, chỉ thiếu mỗi cặp mi giả.

- Không sao cả, - tôi nói. - Tôi chỉ muốn biết quần áo của cô ra làm sao rồi.

- Tôi mất hết quần áo rồi, - cô đáp giản dị.

- Mất?

- Vâng. Tôi mất hết quần áo ở đâu đó.

Tôi bước vào bếp, tựa vào bàn quan sát Kano Creta làm món trứng tráng. Bằng những động tác khéo léo, cô đập trứng, thêm gia vị rồi đánh trứng.

- Nghĩa là khi đến đây thì cô đã trần truồng rồi?

- Vâng, đúng thế, - Kano Creta nói, như thể đó là điều tự nhiên nhất trên đời. - Tôi hoàn toàn trần truồng. Ông biết mà, ông Okada. Chính ông đã đắp chăn lên người tôi.

- Ừ, đúng, - tôi lẩm bẩm. - Nhưng tôi vẫn muốn biết cô đã mất hết quần áo ở đâu, bằng cách nào, và làm sao cô tới đây được khi trên người không có tí quần áo nào?

- Tôi cũng chẳng biết gì hơn ông, - Kano Creta vừa nói vừa lắc chảo cho trứng dàn đều ra.

- Cô cũng chẳng biết gì hơn tôi, - tôi lặp lại.

Kano Creta chuyển trứng tráng lên đĩa rồi cho thêm ít nhánh bông cải hấp. Cô cũng đã nướng bánh mì đặt sẵn trên bàn cùng cà phê. Tôi lấy bơ, muối và tiêu ra. Thế rồi, như một cặp vợ chồng mới cưới, chúng tôi ngồi vào bàn ăn sáng, đối diện nhau.

Chỉ khi đó tôi mới nhớ ra vết bầm. Kano Creta không hề tỏ ra ngạc nhiên mỗi khi nhìn tôi, cũng chẳng hỏi gì tôi về nó. Tôi đưa tay sờ chỗ đó thì thấy nó vẫn âm ấm như trước.

- Có đau không, ông Okada?

- Không, không đau, - tôi đáp.

Kano Creta nhìn đăm đăm vào mặt tôi.

- Trông như vết bầm ấy, - cô nói.

- Tôi cũng thấy nó giống vết bầm, - tôi nói. - Tôi tự hỏi không biết có nên đi bác sĩ không.

- Tôi e rằng bác sĩ không giúp được gì đâu.

- Có thể cô có lý, - tôi nói. - Nhưng tôi không thể cứ để vậy được.

Nĩa cầm trong tay, Kano Creta ngẫm nghĩ một chút.

- Nếu ông cần mua sắm hay làm việc gì, tôi có thể giúp ông. Ông có thể ở nhà bao lâu cũng được nếu ông không muốn ra ngoài.

- Rất cám ơn cô, nhưng hẳn cô cũng có việc cần làm, tôi thì cũng không thể ru rú ở nhà mãi được.

Kano Creta lại ngẫm nghĩ một chút nữa.

- Kano Malta chắc có thể biết cách xử trí chuyện này.

- Vậy cô có thể làm ơn liên hệ với cô ấy giúp tôi không?

- Kano Malta chủ động liên lạc với người khác thì được, nhưng chị ấy không cho phép người khác liên lạc với chị ấy, - Kano Creta vừa nói vừa cắn một miếng bông cải.

- Nhưng cô thì chắc phải liên lạc với cô ấy được chứ?

- Dĩ nhiên. Chúng tôi là chị em mà.

- Vậy thì lần sau gặp cô ấy, sao cô không hỏi về vết bầm của tôi xem sao? Hoặc cô có thể đề nghị cô ấy liên lạc với tôi.

- Tôi xin lỗi, nhưng việc đó tôi không làm được. Tôi không được phép hỏi han chị tôi thay mặt người khác. Đó là một quy tắc giữa hai chị em tôi.

Tôi vừa phết bơ lên bánh mì vừa thở dài.

- Ý cô là nếu tôi có chuyện gì muốn hỏi Kano Malta thì cũng chỉ có cách ngồi đợi đến khi cô ấy liên lạc với tôi sao?

- Vâng, ý tôi là thế, - Kano Creta nói. Đoạn cô gật đầu. - Nhưng về vết bầm ấy mà. Trừ phi nó đau hoặc ngứa, còn thì tôi đề nghị ông tạm thời quên nó đi. Tôi thì chẳng bao giờ để những chuyện như vậy làm bận trí mình. Ông cũng không nên để nó làm bận trí ông, ông Okada ạ. Thỉnh thoảng người ta cũng gặp chuyện như thế mà.

- Tôi không biết nữa, - tôi nói.

Trong vài phút sau đó chúng tôi tiếp tục im lặng ăn. Đã khá lâu tôi không cùng ăn điểm tâm với người khác nên bữa điểm tâm này thấy ngon kỳ lạ. Khi tôi nói vậy với Kano Creta như thế, cô tỏ vẻ thích thú.

- Thế còn... quần áo cô ấy mà...

- Ông có phiền khi tôi mặc quần áo của vợ ông mà không xin phép không? - cô hỏi, vẻ lo lắng thấy rõ.

- Không, không phiền gì đâu. Cô mặc gì của Kumiko thì cứ mặc thôi. Dù gì cô ấy cũng đã bỏ lại hết ở đây mà. Tôi chỉ muốn biết làm cách nào cô mất hết quần áo của cô được.

- Không chỉ mất quần áo đâu. Cả giày nữa.

- Làm sao lại thế?

- Tôi không nhớ được, - Kano Creta nói. - Tôi chỉ biết khi thức dậy đã thấy mình đang ở trên giường của ông, chẳng có tí quần áo nào. Tôi không nhớ chuyện gì đã xảy ra trước đó.

- Cô đã xuống dưới giếng đúng không nào, sau khi tôi đi ấy?

- Chuyện ấy thì tôi nhớ. Rồi tôi thiếp đi dưới đó. Nhưng sau đó thì tôi không nhớ gì cả.

- Nghĩa là cô hoàn toàn không nhớ mình đã ra khỏi giếng bằng cách nào?

- Vâng. Có một khoảng trống trong trí nhớ của tôi. - Kano Creta chìa hai ngón trỏ ra cách nhau khoảng hai mươi phân. Cái khoảng cách đó đại diện cho quãng thời gian bao lâu, tôi thật không hiểu nổi.

- Vậy chắc cô cũng không nhớ mình đã làm gì cái thang. Nó biến mất rồi.

- Tôi chẳng biết gì về cái thang cả. Thậm chí tôi không nhớ mình có leo lên thang để ra khỏi giếng hay không cơ mà.

Tôi nhìn cốc cà phê trong tay mình một lát.

- Cô có thể cho tôi xem lòng bàn chân cô không? - tôi hỏi.

- Được chứ, - Kano Creta nói. Cô ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi, duỗi hai chân về phía tôi để tôi có thể thấy hai lòng bàn chân cô. Tôi giữ hai gót chân cô trong tay mình rồi xem xét lòng bàn chân cô. Sạch bong. Hình dáng thật xinh xẻo, hai lòng bàn chân cô không có lấy một tì vết - không xước, không lấm bùn, không gì cả.

- Không lấm, không xước, - tôi nói.

- Vâng, - Kano Creta nói.

- Hôm qua trời mưa suốt ngày. Nếu cô đánh mất giày ở đâu đó rồi đi bộ đến đây thì chân cô phải lấm bùn chứ. Cô lại còn phải băng qua vườn mới vào đây được. Thế nhưng chân cô sạch bong, không có tí bùn nào cả.

- Vâng.

- Nghĩa là cô chẳng hề từ đâu đó đi chân trần đến đây.

Kano Creta nghiêng đầu qua một bên tỏ vẻ bối rối.

- Ông lập luận rất logic.

- Logic thì có thể logic, nhưng chẳng đưa chúng ta tới đâu hết, - tôi nói. - Cô đã mất hết quần áo, kể cả giày nữa ở đâu, cô đã đi từ đó đến đây bằng cách nào?

Kano Creta lắc đầu.

- Tôi không hiểu gì hết, - cô nói.

° ° °


Trong khi cô đứng bên bồn chăm chú rửa bát, tôi đứng ở bàn bếp ngẫm nghĩ về toàn bộ chuyện này. Dĩ nhiên, tôi cũng chẳng hiểu gì hết.

- Chuyện ấy có hay xảy ra với cô không - đại loại như cô không thể nhớ mình đã ở đâu ấy? - tôi hỏi.

- Đây không phải là lần đầu tôi gặp chuyện này - tự dưng không nhớ được mình đã ở đâu hay làm gì. Không phải là xảy ra luôn, nhưng thỉnh thoảng có xảy ra. Có lần tôi cũng đã mất vài thứ quần áo. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi mất hết quần áo, mất cả giày nữa.

Kano Creta tắt nước rồi lau bàn bằng một chiếc khăn lau bát.

- Creta này, cô vẫn chưa kể hết mọi chuyện cho tôi nghe. Lần trước cô kể đến nửa chừng câu chuyện thì lại bỏ ngang mà đi mất. Cô nhớ không? Nếu được, tôi muốn nghe nốt phần còn lại. Cô đã kể đến chỗ bọn găngxtơ bắt cóc cô và ép cô phải làm điếm cho chúng, song những gì xảy ra sau khi cô gặp Wataya Noboru và ngủ với hắn thì cô chưa kể.

Kano Creta tựa người vào bồn rửa bát nhìn tôi. Những giọt nước trên hai bàn tay cô chảy xuống mấy đầu ngón tay rồi rỏ xuống sàn nhà. Hình dáng hai núm vú cô nổi rõ qua làn áo phông trắng, gợi nhớ sinh động đến tấm thân trần truồng mà tôi đã thấy hồi đêm.

- Thôi được. Tôi sẽ kể với ông về tất cả những gì xảy ra sau đó. Ngay bây giờ.

Kano Creta lại ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi.

- Ông Okada ạ, sở dĩ lần trước tôi bỏ đi khi đang kể nửa chừng câu chuyện là vì lúc ấy tôi chưa sẵn sàng kể hết. Tôi đã bắt đầu kể chuyện mình chỉ vì cảm thấy cần phải kể cho ông biết sự thật về những gì đã xảy ra với tôi, càng trung thực càng tốt. Nhưng rồi tôi cảm thấy không sao kể đến cùng được. Hẳn ông đã rất ngạc nhiên thấy tôi đột ngột bỏ đi như vậy.

Kano Creta đặt hai tay lên bàn, vừa nói vừa nhìn thẳng vào tôi.

- Phải, tôi đã rất ngạc nhiên, tuy rằng đấy không phải điều làm tôi ngạc nhiên nhất từ đó trở về sau.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 20:01:12 | Chỉ xem của tác giả


Như tôi đã kể với ông, người khách cuối cùng mà tôi tiếp trong tư cách điếm xác thịt là Wataya Noboru. Lần thứ hai tôi gặp hắn - khi đó hắn là khách của Kano Malta - tôi nhận ra ngay. Tôi không thể nào quên hắn được. Hắn có nhớ tôi không thì tôi không biết. Wataya không phải là người hay lộ cảm xúc.

Nhưng thôi, để tôi quay lại kể mọi chuyện theo trình tự lớp lang. Đầu tiên tôi sẽ kể cho ông nghe lần tôi tiếp Wataya Noboru với tư cách khách hàng. Chuyện đó cách đây sáu năm.

Như tôi đã kể cho ông, lúc ấy tôi đang ở tình trạng không biết đau là gì cả. Mà không chỉ đau: tôi hoàn toàn không có bất kỳ loại cảm giác nào. Tôi sống trong một cơn vô cảm sâu không đáy. Dĩ nhiên, nói thế không phải là tôi hoàn toàn mất khả năng cảm giác, vì mỗi khi tiếp xúc với cái gì đó nóng, lạnh hoặc gây đau, tôi đều biết hết. Chỉ có điều, những cảm giác đó như thể đến với tôi từ xa, từ một thế giới khác chẳng liên quan gì đến tôi. Chính vì vậy tôi không có gì phản đối việc quan hệ xác thịt với đàn ông để kiếm tiền. Dù người ta làm gì tôi đi nữa, những cảm giác mà tôi thấy đó có thuộc về tôi đâu. Thể xác vô cảm của tôi không phải là thể xác của tôi.

Rồi thì, xem nào, tôi đã kể với ông chuyện đám xã hội đen đã tuyển tôi vào đường dây gái điếm của họ. Họ bảo tôi ngủ với đàn ông thì tôi ngủ, họ trả tiền cho tôi thì tôi nhận. Kể đến đó thì tôi bỏ đi.

Tôi gật đầu.

- Hôm đó họ bảo tôi đến một phòng trên tầng mười sáu một khách sạn dưới phố. Vị khách có cái tên không bình thường là Wataya. Tôi gõ cửa đi vào thì thấy ông ta đang ngồi trên sofa. Hình như ông ta đang vừa uống cà phê phục vụ buồng mang lên vừa đọc sách. Ông ta mặc áo phông thể thao màu xanh lục, quần vải bông màu nâu. Ông ta tóc cắt ngắn, đeo kính gọng nâu. Trên bàn cà phê trước mặt ông ta là chiếc tách, ấm cà phê và cuốn sách. Ông ta có vẻ vừa chìm đắm rất sâu vào việc đọc: một ánh nồng nhiệt nào đó vẫn còn đọng lại trong mắt ông ta. Nét mặt ông ta chẳng có gì đặc biệt lắm, nhưng cặp mắt ông ta lóe lên một sức sống hầu như bất thường, phi tự nhiên. Lần đầu nhìn thấy cặp mắt đó, tôi cứ nghĩ mình vào nhầm phòng. Nhưng tôi không nhầm phòng. Người đàn ông bảo tôi vào rồi khóa cửa lại.

Vẫn ngồi trên sofa, không nói không rằng, ông ta đưa mắt nhìn khắp người tôi. Từ đầu đến chân. Thường là vậy: mỗi khi tôi vào phòng gặp khách hàng, hầu như ai cũng săm soi khắp người tôi như thế. Xin lỗi ông Okada, cho tôi hỏi câu này: đã bao giờ ông đi gái chưa?

Tôi bảo là chưa.

- Cứ như là họ đang săm soi một món hàng. Nhưng rồi cũng nhanh quen với những cái nhìn đó thôi. Dù gì họ cũng trả tiền để mua xác thịt mà, họ xem xét kỹ món hàng thì cũng phải. Nhưng cách người đàn ông kia nhìn tôi thì khác hẳn. Dường như ông ta đang nhìn xuyên qua thể xác tôi vào một cái gì đó ở phía bên kia. Mắt ông ta khiến tôi bối rối, như thể tôi đã biến thành một người nửa trong suốt vậy.

Hẳn là tôi đã hơi lúng túng. Tôi đánh rơi túi xách xuống sàn. Nó làm vang lên một tiếng động nhỏ, nhưng tôi đang thất thần đến nỗi trong một thoáng tôi không biết mình vừa làm gì. Rồi tôi cúi xuống nhặt túi lên. Chiếc khóa bấm đã bung ra khi chạm đất, vài thứ mỹ phẩm của tôi rơi ra ngoài. Tôi nhặt bút kẻ lông mày, son môi và một chai nước hoa nhỏ lên, cho lại vào túi từng thứ một. Suốt khoảng thời gian đó ông ta vẫn nhìn tôi chòng chọc.

Khi tôi đã nhặt nhạnh các thứ rơi trên sàn cho lại vào túi xách xong, ông ta liền bảo tôi cởi quần áo. Tôi hỏi ông ta xem liệu trước tiên tôi có thể tắm một chút không, vì tôi bị đổ mồ hôi hơi nhiều. Hôm đó trời nóng, lúc ở trên xe điện tôi đã vã mồ hôi. Nhưng ông ta bảo không sao hết. Ông ta không có nhiều thời gian. Ông ta muốn tôi cởi ngay lập tức.

Khi tôi đã trần truồng rồi, ông ta bảo tôi nằm lên giường úp mặt xuống, tôi liền làm theo. Ông ta ra lệnh tôi nằm im không động đậy, nhắm mắt lại, không được nói gì chừng nào ông ta chưa bảo nói.

Ông ta mặc nguyên quần áo mà ngồi xuống cạnh tôi. Ông ta ngồi thế, chẳng làm gì cả. Ông ta không đụng một ngón tay lên người tôi. Ông ta chỉ ngồi ngắm thân thể trần truồng của tôi. Ông ta cứ làm thế khoảng mười phút trong khi tôi nằm đó không động đậy, mặt úp xuống. Tôi cảm thấy cặp mắt ông ta xoáy vào sau cổ tôi, vào lưng, vào mông, vào chân tôi, riết róng đến đau đớn. Tôi chợt nghĩ có khi ông ta bị bất lực. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp những khách hàng như vậy. Họ trả tiền mua gái điếm, bảo điếm cởi quần áo rồi ngồi nhìn. Cũng có người bảo cô gái cởi quần áo rồi tự sát ngay trước mặt cô ta. Có đủ loại người đi tìm gái điếm, vì đủ thứ lý do. Có lẽ đây là một trong số đó chăng?

Tuy nhiên, sau một chốc, ông ta chìa tay ra và bắt đầu sờ soạng tôi. Mười ngón tay ông ta chầm chậm di chuyển dọc người tôi, từ vai xuống lưng, từ lưng xuống mông, như tìm kiếm cái gì đó. Đấy không phải kiểu mơn trớn trước khi làm tình, và dĩ nhiên cũng không phải là xoa bóp. Những ngón tay ông ta di chuyển trên người tôi hết sức thận trọng, như thể lần theo một con đường trên bản đồ. Và suốt khoảng thời gian chạm vào thể xác tôi, ông ta dường như đang suy nghĩ - không phải theo nghĩa bình thường của từ này, mà là nghiền ngẫm về cái gì đó, một cách tập trung cao độ.

Có lúc những ngón tay ông ta dường như lang thang bất định chỗ này chỗ nọ, nhưng rồi chỉ khoảnh khắc sau chúng đã dừng lại hồi lâu ở một chỗ. Dường như chính những ngón tay cũng từ bối rối chuyển sang xác tín. Tôi nói có rõ ý không nhỉ? Mỗi ngón tay dường như đều sống và suy nghĩ, đều có một ý chí của riêng nó. Đó là một cảm giác thật kỳ lạ. Kỳ lạ và gây bất an.

Thế nhưng, sự động chạm của ngón tay ông ta lại làm tôi hứng tình. Lần đầu tiên trong đời tôi. Trước khi tôi trở thành gái điếm, tình dục không gây cho tôi cảm giác gì khác ngoài đau đớn. Chỉ nghĩ đến tình dục thôi là tôi đã sợ chết khiếp, sợ vì biết mình sẽ lại phải chịu đau đến thế nào. Nhưng sau khi tôi thành điếm thì hoàn toàn ngược lại: tôi chẳng cảm thấy gì hết. Tôi không thấy đau nữa, nhưng cũng không có cảm giác nào khác. Tôi vẫn thở hổn hển, vờ tỏ ra khoái lạc để làm vui lòng khách, nhưng đó toàn là giả dối, một màn kịch chuyên nghiệp. Nhưng khi hắn ta động chạm tôi, tiếng thở của tôi là thực. Chúng thoát ra từ những vùng sâu thẳm nhất trong tôi. Tôi biết một cái gì đó bên trong tôi đã bắt đầu chuyển động, như thể trọng tâm của tôi đã thay đổi vị trí bên trong cơ thể tôi, khi sang chỗ này lúc sang chỗ khác.

Cuối cùng, người đàn ông ngừng di chuyển các ngón tay. Hai tay đặt trên thắt lưng tôi, hình như hắn đang suy nghĩ. Qua những đầu ngón tay hắn, tôi biết hắn đang cố trấn tĩnh, đang lặng lẽ cố kìm nhịp thở. Rồi hắn bắt đầu chậm rãi cởi quần áo. Tôi vẫn nhắm mắt, vùi mặt vào gối, đợi xem sau thế nào. Khi đã trần truồng, hắn banh rộng tay chân tôi ra.

Căn phòng im lặng đến đáng sợ. Âm thanh duy nhất là tiếng ro ro khe khẽ của máy điều hòa nhiệt độ. Bản thân gã đàn ông không phát ra một tiếng động nào. Thậm chí tôi không nghe được tiếng hắn thở. Hắn đặt hai lòng bàn tay lên lưng tôi. Dương vật hắn chạm vào mông tôi, nhưng nó vẫn còn mềm.

Ngay khi đó điện thoại trên bàn ngủ reo. Tôi mở mắt, ngoái đầu lại nhìn mặt người đàn ông, nhưng hình như hắn không biết điện thoại đang reo. Nó reo tám, chín lần rồi ngưng. Căn phòng lại trở nên im lặng.

Kể đến đây Kano Creta ngừng lại, hít thở mấy hơi đều đặn. Cô im lặng nhìn hai bàn tay mình.

- Xin lỗi, tôi nghỉ một chút được không ạ?

- Được chứ, - tôi nói. Tôi rót thêm cà phê rồi uống một ngụm. Cô thì uống nước lạnh. Chúng tôi ngồi đó không nói gì trong khoảng mươi phút.

- Những ngón tay hắn lại bắt đầu chuyển động, sờ soạng từng bộ phận thân thể tôi, - Kano Creta nói tiếp. - Sờ hết, không chừa một chỗ nào. Tôi không còn nghĩ được gì nữa. Tiếng tim tôi đập inh cả hai tai tôi, đập thình thịch nhưng chậm đến kỳ lạ. Tôi không kiểm soát được mình nữa. Tôi cứ kêu ồi ồi hết lần này đến lần khác trong khi hắn vuốt ve mơn trớn tôi. Tôi cố điều khiển giọng mình, nhưng một kẻ nào khác đang dùng giọng của tôi mà rền rĩ kêu thét. Tôi cảm thấy như mọi đinh ốc trong cơ thể tôi đều nhất loạt lỏng ra. Thế rồi, sau một chập rất lâu, hắn thọc một cái gì đó vào tôi từ phía sau. Nó là cái gì, tôi chịu không biết. Nó rất to, rất cứng, nhưng không phải là dương vật hắn. Điều đó thì tôi tin chắc. Khi đó tôi đã nghĩ: mình đoán đúng, hắn bị bất lực.

Dù hắn đút cái gì vào tôi đi nữa, nó làm tôi cảm thấy đau lần đầu tiên kể từ khi tự tử không thành - một cái đau thực sự, đau tê tái thuộc về tôi chứ không phải ai khác. Nói thế nào nhỉ? Cái đau ấy dữ dội đến hầu như không thể hình dung, dường như thể xác tôi bị xé làm đôi từ bên trong. Thế nhưng, dù đau đớn khủng khiếp là vậy, tôi quằn quại không chỉ vì đau mà còn bởi khoái lạc. Khoái lạc và đau đớn là một. Ông có hiểu ý tôi không? Đau đớn dựa trên khoái lạc, khoái lạc dựa trên đau đớn. Tôi phải hứng chịu cả hai như là một thể duy nhất. Trong cơn đau đớn và khoái lạc đó, thể xác tôi tiếp tục tách làm đôi. Tôi chẳng cách nào ngăn không cho điều đó xảy ra. Thế rồi một cái gì rất kỳ lạ xảy ra. Từ giữa hai nửa xác vừa tách đôi ấy của tôi bò ra một cái gì đó mà tôi chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ đụng tới. Nó to thế nào tôi không biết, nhưng nó ướt và trơn như đứa trẻ sơ sinh. Tôi hoàn toàn không biết nó là cái gì. Nó vẫn luôn luôn ở trong tôi từ trước đến nay, nhưng tôi hoàn toàn chẳng hay biết gì về nó. Gã đàn ông này đã lôi nó ra khỏi tôi.

Tôi muốn biết nó là cái gì. Tôi muốn nhìn thấy nó bằng chính mắt tôi. Dù gì nó cũng là một phần của tôi, tôi có quyền nhìn thấy nó. Nhưng không thể. Tôi bị nuốt chửng trong dòng thác khoái lạc và đau đớn. Tôi là một khối thịt thuần túy vật lý, chỉ có khả năng rền rĩ, nhỏ dãi, vặn vẹo đôi hông. Thậm chí mở mắt còn không mở được nữa là.

Thế rồi tôi đạt cực khoái tình dục - dẫu không hẳn là cực khoái, đúng hơn là tôi như bị ném từ mỏm đá cao xuống vậy. Tôi thét lên, cảm thấy như từng khuôn kính trong phòng đều vỡ vụn ra. Mà không chỉ cảm thấy: tôi thực sự nhìn thấy và nghe thấy cửa sổ và ly tách thảy đều vỡ vụn thành từng mảnh li ti như cám, cảm thấy chúng trút xuống tôi như mưa. Rồi tôi thấy buồn nôn trong dạ dày. Ý thức tôi bắt đầu trôi tuột đi, thân thể tôi hóa lạnh. Tôi biết nói thế này nghe lạ, nhưng tôi cảm thấy mình đã biến thành một bát cháo đặc lạnh tanh, đặc sệt, vón cục, những cục đó cứ giần giật một cách chậm chạp, kềnh càng, theo từng nhịp đập của tim tôi. Tôi nhận ra cơn giần giật này: nó từng xảy ra với tôi trước đây rồi. Chẳng cần mất nhiều thời gian để tôi nhớ ra nó là cái gì. Tôi biết nó là cái đau âm ỉ, chí tử, không bao giờ dứt mà tôi từng trải qua trước lần tự tử không thành. Và, giống như thanh nạy, cái đau đó ẩy bật nắp đậy ý thức của tôi lên - ẩy bật nắp ra bằng một sức mạnh không cưỡng nổi, thế rồi, ngoài ý muốn của tôi, lôi tuột cái nội dung ký ức đã đông thành thạch của tôi ra ngoài. Nói thì nghe lạ, tôi giống như một người chết đang quan sát người ta mổ khám nghiệm tử thi của chính mình. Ông có hiểu ý tôi không? Tôi thấy như mình đang từ một điểm cao quan sát người ta mổ banh thân thể rồi lôi những nội tạng trơn nhẫy ra khỏi tôi, từng cái một.

Tôi vẫn nằm đó, rớt dãi bê bết lên gối, toàn thân co giật, són *********. Tôi biết cần phải kiểm soát được chính mình, nhưng tôi không còn khả năng kiểm soát nữa. Từng ốc vít trong thân thể tôi không chỉ lỏng lẻo mà còn rơi hẳn ra. Trong ý thức tối sầm, tôi cảm thấy một cách riết róng rằng mình cô đơn và bất lực đến nhường nào. Mọi thứ đều phọt ra khỏi tôi. Mọi thứ trong tôi, những cái có hình dạng và những cái vô hình vô dạng, tất cả đều biến thành chất lỏng tuôn qua thịt tôi ra ngoài như nước bọt hay nước tiểu. Tôi biết mình không được để điều đó xảy ra, rằng tôi không được để chính mình chảy hết ra ngoài và mất đi vĩnh viễn như thế, nhưng tôi không thể làm gì để ngăn dòng chảy đó lại. Tôi chỉ có thể nhìn dòng lưu xuất đó diễn ra. Cứ thế kéo dài trong bao lâu, tôi không biết. Dường như toàn bộ ký ức tôi, toàn bộ ý thức tôi đã trôi tuột đi hết. Tất cả những gì từng ở trong tôi giờ đều ở ngoài tôi. Cuối cùng, như một bức màn nặng rơi xuống, bóng tối trùm lấy tôi trong một khoảnh khắc.

Và khi tôi tỉnh lại, tôi đã là một người khác.

Đến đây Kano Creta ngừng nói, nhìn tôi.

- Chuyện xảy ra như thế, - cô nhẹ nhàng nói.

Tôi không nói gì, chỉ đợi cô kể nốt phần còn lại của câu chuyện.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
 Tác giả| Đăng lúc 8-8-2012 20:02:46 | Chỉ xem của tác giả


Chương 14
Điểm Xuất Phát Mới Của Kano Creta



Kano Creta kể tiếp câu chuyện.

Suốt mấy ngày sau đó tôi sống trong cảm giác thân thể mình đã rời ra thành từng mảnh. Khi đi bộ, tôi không cảm thấy chân mình chạm đất. Khi ăn, tôi không cảm thấy mình đang nhai cái gì. Dù ngồi yên tôi cũng có cái cảm giác khủng khiếp là thân thể tôi hoặc đang rơi mãi không ngừng hoặc đang trôi dưới quả bóng bay khổng lồ trong không gian vô tận. Tôi không còn kết nối được những cử động và cảm giác của thân thể tôi. Những cử động và cảm giác của thân thể, chúng cứ vận hành theo ý chúng mà chẳng liên quan gì đến ý chí của tôi, chẳng có trật tự hay phương hướng nào hết. Mà tôi thì chẳng thể nào an định cơn hỗn loạn trầm kha này. Tôi chỉ còn cách đợi cho mọi cái ổn lại dần khi đến đúng hạn kỳ của nó. Tôi giam mình trong buồng riêng từ sáng đến tối, hầu như chẳng ăn gì, nói thác với gia đình rằng tôi không được khoẻ.

Mấy ngày trôi qua như thế, ba bốn ngày gì đó. Thế rồi hết sức đột ngột, mọi thứ nguôi đi, như thể cơn gió dại ào qua rồi đi mất. Tôi nhìn quanh, rồi xem xét chính mình, và tôi nhận ra mình đã trở thành một con người mới, hoàn toàn khác tôi trước kia. Đây là cái tôi thứ ba của tôi. Cái tôi đầu tiên là cái tôi đã từng bị đày đoạ bởi cái đau vô cùng tận. Cái tôi thứ hai là cái tôi từng sống trong tình trạng vô cảm hoàn toàn không biết đến cái đau. Cái tôi đầu tiên là tôi ở trạng thái nguyên thuỷ, không sao dứt được khỏi cổ cái ách nặng trình trịch của cái đau. Và khi tôi thử dứt bỏ nó - nghĩa là khi tôi thử tự sát mà không được - tôi đã trở thành cái tôi thứ hai: một cái tôi trung gian. Quả thật là cái đau từng hành hạ tôi cho đến lúc đó đã biến mất, nhưng đồng thời mọi cảm giác khác cũng cùng với nó mà thoái lui, mờ nhạt đi. Ý chí muốn sống của tôi, sinh lực của thể xác tôi, khả năng tập trung tư tưởng của tôi, tất cả đều biến mất cùng cái đau. Và khi tôi đã kinh qua chặng quá độ kỳ lạ đó thì sinh ra một cái tôi hoàn toàn mới. Liệu cái tôi này có phải là cái tôi mà tôi cần phải trở thành sau khi trải qua toàn bộ chuyện đó không, tôi không biết. Nhưng tôi có cái cảm giác, dù có thể mù mờ đến đâu đi nữa, rằng ít nhất tôi đang đi đúng hướng.

Kano Creta ngước mắt lên nhìn tôi như muốn nghe xem tôi có ấn tượng thế nào về những gì cô kể. Hai tay cô vẫn đặt trên bàn.

- Vậy là cô muốn nói rằng chính gã đàn ông đó đã cho cô một cái tôi mới, phải không? - tôi nói.

- Có lẽ vậy - Kano Creta gật đầu nói. Khuôn mặt cô vô cảm như đáy một cái ao cạn.

- Được gã đàn ông đó vuốt ve, ôm ấp, nhờ hắn mà được hưởng khoái cảm tình dục ghê gớm đến nhường đó lần đầu tiên trong đời, tôi trải qua một sự thay đổi lớn lao về thể xác. Tại sao điều đó xảy ra, và tại sao chính gã đàn ông đó chứ không phải ai khác làm điều đó xảy ra, tôi không thể hiểu. Nhưng dù thế nào thì thế, sự thực vẫn là kết cuộc tôi thấy mình ở trong một vỏ bọc hoàn toàn mới. Và khi đã vượt qua cơn bấn loạn sâu xa mà ban nãy tôi vừa nói, tôi muốn nhận lấy cái tôi mới này như là "cái tôi đúng hơn", dù chỉ vì một lý do rằng tôi đã thoát được khỏi cơn vô cảm triền miên vốn từng là ngục tù nghẹt thở đối với tôi.

Nhưng dẫu sao cái dư vị khó chịu vẫn còn dai dẳng suốt một thời gian dài như một cái bóng đen. Mỗi khi nhớ lại mười ngón tay hắn đã đút vào trong tôi, mỗi khi nhớ lại cái thứ lùm lùm, nhơn nhớt đã chui ra khỏi (hay là theo tôi cảm thấy đã chui ra khỏi) người tôi, tôi lại thấy bất an khủng khiếp. Trong tôi tràn ngập nỗi căm giận - và thất vọng - mà tôi không thể làm gì được. Tôi muốn xoá sạch chuyện xảy ra ngày hôm đó ra khỏi ký ức, nhưng điều đó tôi không làm được bởi gã đàn ông kia đã mở tung một cái gì đó sâu trong thân thể tôi. Cảm giác mình đã bị bật tung cứ bám riết lấy tôi, khăng khít không rời với ký ức về gã đàn ông đó, cùng với cảm giác rõ ràng mình đã bị ô uế. Đó là một cảm giác thật mâu thuẫn. Ông có hiểu ý tôi không? Sự biến đổi đã xảy ra với tôi kia hiển nhiên là đúng, là chính đáng, nhưng sự biến đổi đó gây ra bởi một cái gì đó cực bẩn thỉu, một cái gì đó sai trái. Sự mâu thuẫn này - sự giằng xé này - cứ giày vò tôi suốt một thời gian rất lâu.

Kano Creta lại nhìn hai bàn tay mình đang đặt trên bàn.

- Sau đó tôi thôi không bán mình nữa. Việc đó chẳng còn ý nghĩa gì nữa, - khuôn mặt Kano Creta vẫn vô cảm.

- Cô chỉ đơn giản bỏ ngang thế được à? - tôi hỏi.

Cô gật đầu.

- Vâng, thế thôi. Tôi không nói gì với ai, chỉ thôi không bán mình nữa, nhưng chẳng sao cả. Tôi hầu như không ngờ lại dễ dàng đến thế. Tôi cứ nghĩ người ta ít nhất cũng sẽ gọi điện cho tôi, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho cái lúc đó, nhưng đợi mãi không thấy. Họ không nói năng gì với tôi hết. Họ biết địa chỉ của tôi. Họ biết số điện thoại của tôi. Họ có thể đe doạ tôi chứ. Nhưng chẳng có gì xảy ra cả.

Vậy, ít nhất là ở bề ngoài, tôi đã trở thành một cô gái bình thường. Đến lúc đó tôi đã trả hết cho bố mẹ những gì tôi còn nợ, lại dành dụm được một khoản tiền kha khá. Với số tiền tôi trả, ông anh tôi đã mua một chiếc ô tô mới cáu khác để lại phí thời giờ lái loanh quanh, nhưng anh ấy chẳng bao giờ hình dung nổi tôi đã phải làm gì để trả nợ cho anh ấy.

Tôi cần thời gian làm quen với cái tôi mới của mình. Cái tôi mới này của tôi, nó là loại sinh thể nào? Nó vận hành ra sao? Nó cảm thấy cái gì, cảm thấy thế nào? Từng thứ một như vậy tôi đều phải trải nghiệm, phải ghi nhớ tích luỹ. Ông có hiểu điều tôi nói không? Hầu như tất cả những gì ở trong tôi đều đã chảy hết ra ngoài, đã mất. Giờ đây tôi hoàn toàn mới, nhưng cũng hoàn toàn trống rỗng. Tôi phải xây dựng cái mà tôi gọi là "tôi" này, hay đúng hơn, tự mình làm ra từng cái một trong những cái hình thành nên tôi.

Về danh nghĩa tôi vẫn còn là sinh viên, nhưng tôi không có ý định quay lại trường. Mỗi sáng tôi ra khỏi nhà, đến công viên, ngồi một mình trên băng ghế suốt ngày, chẳng làm gì cả. Hoặc tôi đi lang thang quanh quẩn những lối đi trong công viên. Khi trời mưa tôi đến thư viện, đặt một cuốn sách trên bàn trước mặt, vờ đọc. Đôi khi tôi bỏ suốt một ngày đi xem phim hoặc lái ô tô quanh thành phố theo tuyến vòng cung Yamanote. Tôi cảm thấy mình đang trôi trong một không gian tối om om, đơn độc một mình. Tôi chẳng có ai để xin một lời khuyên. Giá như chị Malta của tôi có đó thì tôi đã có thể chia sẻ mọi điều với chị, nhưng dĩ nhiên lúc đó chị đang ở rất xa, đang lánh mình tu tập trên đảo Malta. Tôi không biết địa chỉ của chị. Tôi không có cách nào liên lạc với chị ấy cả. Cho nên tôi phải tự mình giải quyết những vấn đề đó. Thế nhưng, dù cô đơn, tôi không cảm thấy bất hạnh. Tôi nay đã có thể nắm chặt chính mình. Ít nhất là nay tôi có một cái tôi để nắm chặt lấy.

Cái tôi mới của tôi cảm nhận được cái đau, tuy rằng không đau ghê gớm như trước. Tôi cảm nhận được cái đau, nhưng tôi cũng học được một cách để thoát khỏi cái đau. Nghĩa là tôi nay có thể tách lìa khỏi cái tôi vật chất đang cảm nhận cái đau. Ông có hiểu điều tôi nói không? Tôi nay đã có thể chia mình ra thành một cái tôi vật chất và một cái tôi phi vật chất. Miêu tả thế thì có thể hơi khó hiểu, nhưng một khi đã học được cách đó, ông sẽ thấy không khó chút nào. Mỗi khi cái đau xuất hiện, tôi lại rời khỏi cái tôi vật chất. Cũng như khi có ai đó xuất hiện mà ta không muốn gặp thì ta lẳng lặng bỏ sang phòng bên. Việc ấy rất tự nhiên. Tôi nhận thấy cái đau đã xuất hiện trên thân thể tôi, tôi cảm thấy sự hiện hữu của cái đau, nhưng tôi không ở đó. Tôi đang ở phòng bên. Thế là cái ách đau đớn không còn đè nặng tôi được nữa.

- Có phải hễ khi nào muốn là cô đều có thể tách ra khỏi mình như vậy không?

- Không, - Kano Creta nghĩ một chút rồi nói. - Đầu tiên tôi chỉ có thể làm vậy khi cơ thể tôi đang chịu một cái đau vật lý. Cái đau là chìa khoá để có thể tách đôi ý thức của tôi. Về sau, nhờ chị Malta giúp, tôi học được cách làm vậy tuỳ ý muốn ở mức độ nào đó. Nhưng đó là mãi về sau này.

Chẳng bao lâu sau tôi nhận được thư của chị Malta. Chị ấy cho biết cuối cùng chị ấy cũng đã hoàn thành ba năm tu tập trên đảo Malta và một tuần nữa sẽ trở về Nhật. Chị ấy định từ nay về sau sẽ sống hẳn ở Nhật. Tôi hết sức vui mừng khi nghĩ mình sẽ gặp lại chị. Chị em tôi xa nhau đã gần tám năm. Như tôi đã nói trước đây, chị Malta là người duy nhất trên đời này mà tôi có thể kể thoải mái tất cả những gì trong lòng tôi.

Ngay hôm đầu chị Malta trở về Nhật, tôi kể ngay với chị về tất cả những chuyện đã xảy ra với tôi. Chị lắng nghe đến cuối câu chuyện dài, kỳ lạ của tôi mà không hỏi một câu nào. Và khi tôi đã kể xong, chị trút một hơi thở dài mà nói với tôi:

- Chị biết lẽ ra chị phải ở bên em, chị phải trông nom em trong suốt thời gian đó. Vì lý do nào đó chị không hề biết em có những vấn đề sâu xa như vậy. Có lẽ đơn giản là vì em gần gũi với chị quá. Nhưng dù thế nào đi nữa, có những việc chị cần phải làm. Có những nơi chị phải đến, một mình. Chị không có lựa chọn nào khác.

Tôi bảo chị rằng chị không nên quá bận lòng về chuyện đó. Nói gì thì nói, đó là những vấn đề của tôi, và tôi đang cải thiện dần dần, từng chút một. Chị ngẫm nghĩ một lát, lặng thinh, sau đó chị nói:

- Tất cả những gì em đã trải qua sau khi chị rời Nhật đều rất đớn đau, cay đắng đối với em, nhưng đúng như em nói, em đang tiến đến chỗ đúng là mình, từng bước một. Những gì xấu xa nhất đã qua đối với em và nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Những điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với em lần nữa. Sẽ không dễ dàng đâu, nhưng sau một thời gian rồi em sẽ quên được nhiều chuyện. Tuy nhiên, không có một cái tôi đích thực, người ta không thể sống. Nó cũng như cái nền trên đó ta đứng vậy. Không có nền, ta không thể xây được gì hết.

Tuy nhiên, có một điều em không bao giờ được quên, đó là thân thể em đã bị gã đàn ông đó làm ô uế. Chuyện đó lẽ ra không bao giờ được phép xảy ra. Lỡ mà xảy ra điều xấu nhất, chị có thể sẽ mất em mãi mãi, em có thể sẽ phải vĩnh viễn lang thang trong cõi hư vô. Cũng may, hoá ra cái tôi của em lúc đó không phải là cái tôi thực, cái tôi bản lai của em, thành thử biến cố kia lại có tác dụng ngược. Thay vì giam hãm em, nó lại giải phóng em khỏi trạng thái trung gian. Điều đó xảy ra hoàn toàn là do may mắn. Tuy nhiên, việc em đã bị làm ô uế thì vẫn còn đó, ở bên trong em, đến một lúc nào đó em sẽ phải tự rứt nó ra khỏi mình. Về việc đó chị không thể làm gì giúp em. Chị cũng không biết nên bảo em làm thế nào. Em sẽ phải tự mình tìm ra cách và tự mình làm việc đó.

Rồi chị tôi đặt cho tôi cái tên mới: Kano Creta. Em vừa mới ra đời nên cần một cái tên mới, chị nói. Tôi thích cái tên ấy ngay từ đầu. Sau đó Kano Malta bắt đầu sử dụng tôi làm người trung gian tinh thần cho chị ấy. Dưới sự hướng dẫn của chị ấy, tôi ngày càng học được cách kiểm soát cái tôi mới của mình và tách rời thể xác khỏi tinh thần. Cuối cùng, lần đầu tiên trong đời, tôi bắt đầu có thể sống với cảm giác bình an. Dĩ nhiên, cái tôi đích thực của tôi vẫn là một cái gì ngoài tầm nắm bắt của tôi. Nhưng giờ đây, với Kano Malta, tôi có một người bạn đồng hành ở bên tôi, người mà tôi có thể trông cậy, người hiểu tôi và chấp nhận tôi. Chị trở thành người hướng đạo cho tôi và bảo vệ tôi.

- Nhưng rồi cô lại gặp Wataya Noboru lần nữa phải không?

- Kano Creta gật đầu. Tôi đã gặp lại Wataya Noboru. Chuyện xảy ra vào đầu tháng ba năm ngoái. Đã hơn năm năm qua kể từ khi tôi qua tay hắn, trải qua cuộc hoá thân và bắt đầu làm việc cùng Kano Malta. Tôi với hắn chạm mặt nhau khi hắn đến nhà chúng tôi để gặp chị Malta. Hai chúng tôi không nói chuyện với nhau. Tôi chỉ thoáng thấy hắn nơi phòng ngoài, nhưng chỉ thoáng thấy là đủ để tôi chết cứng tại chỗ như vừa bị sét đánh. Chính là gã đó - người đàn ông cuối cùng đã mua tôi.

Tôi gọi Kano Malta ra một bên, cho chị biết đó là gã đàn ông đã làm tôi bị ô uế. "Được rồi", chị nói. "Cứ để mọi chuyện đó cho chị. Đừng lo, em lánh mặt đi. Đừng để hắn nhìn thấy em". Tôi làm như chị bảo. Chính vì vậy mà tôi không biết hắn và chị Malta bàn với nhau chuyện gì.

- Wataya Noboru có việc gì cần gặp Kano Malta thế nhỉ?

Kano Creta lắc đầu.

- Ông Okada ạ, tôi xin lỗi, tôi không biết.

- Người ta đến nhà các cô bởi họ có việc cần, thường là vậy phải không?

- Vâng, đúng vậy.

- Thường thì họ đến vì chuyện gì?

- Đủ thứ chuyện.

- Nhưng đủ thứ chuyện là chuyện gì? Cô cho tôi một ví dụ được không?

Kano Creta cắn môi một lát.

- Bị mất đồ. Vận mệnh. Tương lai. Mọi thứ.

- Và hai cô biết những chuyện đó?

- Chúng tôi biết. Không phải gì cũng biết, nhưng hầu hết các câu trả lời đều ở đây, - Kano Creta nói, tay chỉ lên thái dương. - Ta chỉ cần vào trong đó thôi.

- Như là xuống giếng ấy à?

- Vâng, kiểu như vậy.

Tôi chống cùi chỏ lên bàn, thở một hơi dài.

- Giờ thì, nếu được, có một điều tôi muốn cô nói cho tôi biết. Cô đã xuất hiện trong giấc mơ của tôi mấy lần. Cô làm việc đó là có ý thức. Cô muốn điều đó xảy ra. Đúng không?

- Vâng, đúng thế - Kano Creta nói. - Đó là hành động có ý đồ. Tôi đã bước vào ý thức của ông và giao hợp với ông.

- Cô làm được những chuyện như vậy à?

- Vâng, tôi làm được. Đó là một trong các chức năng của tôi.

- Cô và tôi giao hoan với nhau trong ý thức của tôi. - Khi nghe chính mình nói ra những lời đó, tôi có cảm giác mình vừa treo một bức họa siêu thực táo bạo lên một bức tường trắng. Thế rồi, như thể tôi đang lùi ra xa một quãng rồi nhìn bức tranh xem nó có treo lệch không, tôi lặp lại: - Cô và tôi giao hoan với nhau trong ý thức của tôi. Nhưng tôi không hề yêu cầu các cô điều gì cả. Tôi chưa bao giờ nảy ý định tìm kiếm một cái gì đó ở cô. Đúng không? Vậy thì tại sao cô lại nhọc công làm chuyện đó chứ?

- Bởi chị Kano Malta ra lệnh cho tôi làm vậy.

- Nghĩa là Kano Malta dùng cô làm trung gian để sục sạo trong ý thức của tôi. Cô ta tìm cái gì vậy? Câu trả lời cho Wataya Noboru ư? Hay cho Kumiko?

Kano Creta im lặng một chút. Cô có vẻ bối rối.

- Tôi không thực sự biết, - cô nói - Tôi không được biết thông tin chi tiết. Không biết thông tin chi tiết thì người trung gian có thể làm tròn vai trò của mình một cách tự nhiên hơn. Việc duy nhất của tôi là làm trung gian để tâm trí của người khác đi qua tôi. Còn việc của Kano Malta là gán ý nghĩa cho những gì tôi tìm thấy ở đó. Nhưng xin ông Okada hiểu cho: Kano Malta về cơ bản là đứng về phía ông. Tôi căm thù Wataya Noboru, ông cũng hiểu, mà chị Kano Malta lo là lo cho tôi trước tiên. Chị ấy làm vậy là vì ông, ông Okada ạ. Tôi tin như thế.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách